[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
DIỄN TẬP ARROW 22 MÀN DẠO ĐẦU GIA NHẬP NATO CỦA PHẦN LAN

Từ ngày 2 đến ngày 13/5/2022, tại Pohjankangas Niinisalo và Säkylä (Phần Lan) đã diễn ra cuộc diễn tập mang tên " Arrow 22" (Mũi tên 22) giữa Quân đội Phần Lan, Anh, Latvia, Mỹ và Estonia. Cuộc diễn tập diễn ra trong bối cảnh Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và cuộc xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra căng thẳng xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra căng thẳng.
Cuộc diễn tập "Arrow 22" là động thái của Phần Lan, một quốc gia trung lập đang trong tiến trình gia nhập NATO; được coi là sự mở đầu cho thay đổi địa chính trị lớn tại Bắc Âu trong thời gian tới.

1663664341738.png

1663664397433.png


Mục đích của của diễn tập là nâng cao khả năng tác chiến của các đơn vị cơ giới hóa trong môi trường đa quốc gia và khả năng tiếp nhận trợ giúp quốc tế cũng như vai trò của nước chủ nhà. Ngoài ra, cuộc diễn tập còn kiểm nghiệm khả năng bảo đảm hỏa lực liên quân của Quân đội Phần Lan, cũng như nâng cao khả năng tác chiến của các đơn vị lục quân trong tác chiến phòng thủ và môi trường đa quốc gia. Đặc biệt, diễn tập Arrow 22 chú trọng đến phát triển năng lực và kỹ năng của binh sĩ thường trực, nghĩa vụ và lực lượng dự bị, cả ở cấp độ cá nhân và tập thể.
Lực lượng Quân đội Phần Lan tham gia diễn tập bao gồm: Lữ đoàn tăng thiết giáp, Lữ đoàn Pori, Lữ đoàn Karelia; 2 Trung đoàn bảo đảm hậu cần số 1 và 2; Trung đoàn Utti Jaeger, Cục Công nghệ thông tin C5A, Bộ Tư lệnh lục quân và một số phân đội thuộc Khoa thiết giáp Học viện Lục quân; một số máy bay thuộc không quân của lục quân; tổng quân số khoảng 3.400 người, 15 xe tăng, thiết giáp, 300 xe quân sự.

1663663952440.png

1663663993875.png


Lực lượng Quân đội Anh tham gia diễn tập gồm 1 đại đội xe tăng Challenger 2, khoảng 120 người. Quân đội Latvia tham gia diễn tập gồm 1 trung đội bộ binh cơ giới gồm 40 người và các xe thiết giáp Patria thế hệ mới. Lực lượng Mỹ tham gia diễn tập thuộc Trung đoàn kỵ binh thiết giáp với khoảng 110 người và các xe thiết giáp chiến đấu Stryker đến từ Bộ Tư lệnh lực lượng Mỹ tại châu Âu (USAREUR). Quân đội Estonia tham gia diễn tập bao gồm 1 trung đội thiết giáp với 40 người và các xe chiến đấu bộ binh CV9035.

1663664087840.png

1663664238302.png

1663664270004.png


Nội dung cuộc diễn tập chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: huấn luyện dã ngoại được tổ chức tại Säkylä (từ ngày 2 đến ngày 6/5), lực lượng tham gia của Quân đội Anh và Mỹ. Các đơn vị khác cơ động từ Niinisalo đến Säkylä. Tốc độ cơ động của các lực lượng là từ 50 đến 80km/h; các phương tiện bánh xích được vận chuyển bằng xe lửa.

1663663913573.png

1663663794502.png

1663664655637.png


Giai đoạn 2: diễn tập bắn đạn thật tại Pohjankangas và Niinisalo, với sự tham gia của tất cả các lực lượng. Địa điểm tổ chức diễn tập là các khu rừng thông của Phần Lan, một khu vực có địa hình phù hợp với hoạt động tác chiến của các đơn vị cơ giới phản ứng nhanh. Đây cũng là cơ hội để đánh giá khả năng tác chiến của các lữ đoàn tăng thiết giáp - lực lượng được coi là “xương sống” của Quân đội Phần Lan, cũng như khả năng phối hợp tác chiến giữa Phần Lan với các nước liên minh; đồng thời, tạo điều kiện để sĩ quan và binh sĩ Quân đội Phần Lan làm quen với các hệ thống chỉ huy tham mưu của NATO.

1663664464681.png

1663664482367.png

1663664820755.png


Hiện nay, lực lượng thường trực của Quân đội Phần Lan bao gồm khoảng 280.000 người và lực lượng dự bị khoảng 900.000 người, được đánh giá là một trong các lực lượng vũ trang lớn nhất châu Âu tính theo bình quân đầu người. Phần Lan đang đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa không quân với việc ký hợp đồng mua 64 máy bay tiêm kích đa năng F-35 của Mỹ, trị giá 8,8 tỉ USD.
Ngày 15/5, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto xác nhận rằng quốc gia của ông sẽ nộp đơn xin gia nhập NATO, một bước ngoặt mang tính lịch sử trong chính sách trung lập của nước này. Thụy Điển cũng dự kiến có quyết định tương tự, vì sự ủng hộ của người dân đối với việc gia nhập NATO đã tăng lên kể từ sau “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine.

1663664926832.png


Phần Lan, quốc gia có đường biên giới rất dài giáp với Nga, nếu gia nhập NATO, sẽ làm cho biên giới của NATO với Nga dài thêm 1.335km. Ngày 11/4/2022, Nga đã cảnh báo nếu Phần Lan và Thụy Điển từ bỏ chính sách không liên minh quân sự trong nhiều thập kỷ và gia nhập NATO, Nga sẽ buộc phải khôi phục cán cân quân sự bằng cách tăng cường phòng thủ tại khu vực Baltic, trong đó có triển khai vũ khí hạt nhân tới đây Phần Lan trở thành nước trung lập thông qua Hiệp ước hữu nghị với Liên Xô năm 1948, với hy vọng ngăn ngừa không để xảy ra xung đột quân sự giữa hai nước, như đã từng xảy ra cuộc chiến tranh giữa Phần Lan và Liên Xô năm 1939, làm hơn 80.000 binh sĩ nước này thiệt mạng.

1663664997367.png

1663665018923.png

1663665071005.png


Trong suốt thời Chiến tranh Lạnh, Phần Lan duy trì tôn chỉ không liên kết, bất chấp ảnh hưởng từ cả hai khối do Liên Xô và Mỹ dẫn đầu. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Phần Lan dần dần chuyển trọng tâm đối ngoại sang phương Tây, đánh dấu với quyết định gia nhập EU năm 1995. Thụy Điển cũng chọn hướng đi tương tự sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, gia nhập EU vào năm 1995 và tăng cường hợp tác với NATO. Thụy Điển đã tránh tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào trong hơn 200 năm qua. Trước khi xung đột quân sự tại Ukraine xảy ra, lần gần nhất Thụy Điển gửi viện trợ vũ khí ra nước ngoài là trong cuộc chiến Phần Lan - Liên Xô năm 1939.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
KHÔNG QUÂN MỸ THỬ NGHIỆM BOM THÔNG MINH DIỆT HẠM MỚI

Phòng thí nghiệm nghiên cứu Không quân Mỹ (AFRL) vừa đăng tải hình ảnh cuộc thử nghiệm thứ 2 với loại bom thông minh diệt hạm “Quicksink”, một lựa chọn chống hạm chi phí thấp cho máy bay.
Bom “Quicksink”có khả năng gây ra sức nổ mạnh hơn nhiều so với các loại vũ khí khác, chẳng hạn như tên lửa chống hạm hoặc hầu hết các loại ngư lôi phóng từ tàu ngầm.



“Qu i c k s i n k ” (đánh chìm nhanh) là một câu trả lời cho nhu cầu cấp thiết, nhằm vô hiệu hóa các mối đe dọa hàng hải. Lực lượng của chúng tôi đã tìm ra cách giải quyết các thách thức lớn nhất”, ông Tony Meeks, Giám đốc bộ phận trang bị vũ khí của AFRL cho biết hôm 29/4.
Theo thông báo, máy bay F-15E Strike Eagle đã thả một quả bom xuống mục tiêu. Loại bom được sử dụng là bom tiến công trực diện phối hợp GBU31 (JDAM). Đoạn video về cuộc thử nghiệm cho thấy, trong vòng 30 giây, toàn bộ mục tiêu đã bị chìm xuống vực sâu.

1663759672910.png

1663759808805.png

1663759827090.png


Đây không phải là công nghệ thực sự mới, quả bom được sử dụng chỉ đơn giản là JDAM, kết hợp với một bộ kit nâng cấp bom thành bom thông minh dẫn đường. Khi áp dụng với một quả bom có khối lượng 907kg như quả bom được sử dụng trong cuộc thử nghiệm gần đây, “Quicksink” có khả năng hủy diệt tàu của đối phương mạnh hơn nhiều loại vũ khí khác như tên lửa diệt hạm hay các loại ngư lôi phóng từ tàu ngầm.
"“Quicksink” độc đáo ở chỗ nó có thể cung cấp các khả năng mới cho các hệ thống vũ khí hiện có và trong tương lai của Quân đội Mỹ, mang đến cho các chỉ huy chiến đấu và các nhà lãnh đạo những cách thức mới để bảo vệ trước các mối đe dọa hàng hải” Kirk Herzog, Giám đốc chương trình nghiên cứu thử nghiệm của AFRL cho biết. Chương trình này dựa trên việc tích hợp một hệ thống dẫn đường quang học mới vào bom dẫn đường INS/GPS thuộc họ JDAM, nhằm thu được một loại vũ khí tiến công bề mặt nhanh và tương đối rẻ.

1663759903447.png

1663759951833.png


“Ngư lôi hạng nặng có hiệu quả trong việc đánh chìm các tàu lớn nhưng đắt tiền. Với “Quicksink”, chúng tôi đã chứng minh một giải pháp chi phí thấp và linh hoạt hơn có khả năng được sử dụng bởi phần lớn các máy bay chiến đấu của không quân, cung cấp cho các chỉ huy chiến đấu và lính chiến nhiều lựa chọn hơn”, Thiếu tá Andrew Swanson, Trưởng bộ phận 85 của Chương trình thử nghiệm cho biết. Nếu chương trình này được phát triển và thực hiện thành công, bất kỳ máy bay nào có thể mang bom JDAM nặng 450 hoặc 900kg sẽ có khả năng tiến công các mục tiêu hải quân mà không cần phải dựa vào các tên lửa chống hạm đắt tiền. Hơn nữa, ở những khu vực giao thông hàng hải đông đúc, tên lửa khó có thể phân biệt được mục tiêu chính xác giữa rất nhiều tàu dân sự và quân sự khác, điều này sẽ không xảy ra đối với một máy bay bay qua khu vực và có thể xác định mục tiêu một cách trực quan.

1663760197965.png

1663760365870.png

1663760384859.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
ẤN ĐỘ ĐẶT HÀNG tên lửa không đối không Astra Mk-1 bản địa đầu tiên

Ngày 31/5, Bộ Quốc phòng Ấn Độ (MoD) đã ký hợp đồng trị giá 382 triệu USD với Bharat Dynamics Limited (BDL) để cung cấp tên lửa không đối không Astra Mk-I và các thiết bị liên quan cho không quân và hải quân nước này.
Phần lớn các bộ phận của tên lửa Astra được sản xuất trong nước, nhưng riêng đầu dò tên lửa thì vẫn phải nhập khẩu. Quốc gia Nam Á cũng hướng đến mục tiêu xuất khẩu tên lửa Astra cho các quốc gia cùng sử dụng các mẫu tiêm kích như của nước này.

1663845252365.png

1663845011698.png

1663844976745.png


Theo MoD, Astra Mk-1 được thiết kế và phát triển “dựa trên các yêu cầu về biên chế do Không quân Ấn Độ đưa ra, nhằm tiêu diệt các mục tiêu ngoài tầm nhìn, cũng như khả năng chiến đấu tầm gần, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn cung của nước ngoài”. “Hợp đồng cung cấp Astra Mk-1 sẽ được thực hiện trong 6 năm. Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) đã hoàn tất việc chuyển giao công nghệ về tên lửa và các thiết bị liên quan cho BDL và việc sản xuất đã bắt đầu”, tuyên bố cho biết.
Thiết kế của tên lửa Astra Mk-1 mang ảnh hưởng từ dòng tên lửa R-77 của Nga về kết cấu cánh lái và thông số kỹ thuật. Tên lửa được điều khiển bằng radar của máy bay thông qua hệ thống kết nối dữ liệu với cơ chế dẫn hướng kết hợp quán tính, cập nhật tham số mục tiêu và radar chủ động giai đoạn cuối. Thiết bị dò tìm radar chủ động của tên lửa có tầm hoạt động 25km do Agat cung cấp và sẽ được sản xuất trong nước. Người tìm kiếm có thể khóa mục tiêu với tiết diện radar 5m2 từ khoảng cách 15km và cho phép phóng ngoài tầm nhìn lên tới một góc 45°.

1663845086558.png

1663845157845.png

1663845111965.png


Astra được trang bị các biện pháp đối phó điện tử cho phép hoạt động ngay cả khi kẻ thù cố gắng gây nhiễu bằng các biện pháp đối phó điện tử. Nó mang một đầu đạn nổ phân mảnh nặng 15kg, sử dụng ngòi nổ cận đích, khi tên lửa cách mục tiêu vài mét, ngòi nổ sẽ được kích hoạt để tạo ra mức sát thương lớn nhất. Tên lửa có tầm bắn tối đa 110km khi phóng ở độ cao 15km, 44km ở độ cao 8km và 21km khi phóng ở sát mực nước biển. Astra Mk-1 sử dụng động cơ chạy bằng nhiên liệu rắn không khói có thể đẩy tên lửa lên tốc độ Mach 4,5 và cho phép hoạt động từ độ cao tối đa 20km.

1663845375691.png

1663845402607.png


Các quan chức MoD cho biết, đây là đơn đặt hàng lớn đầu tiên cho tên lửa Astra, đúng vào thời điểm cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine đang diễn ra, cho thấy sự phụ thuộc quá lớn của Ấn Độ vào các loại vũ khí nhập khẩu, đặc biệt là từ Nga; đồng thời, nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy nhanh xu hướng tập trung hóa để trở thành độc lập tự chủ trong lĩnh vực sản xuất vũ khí. Theo MoD, “Dự án này sẽ hoạt động như một chất xúc tác để phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở thử nghiệm tại BDL. Nó cũng sẽ tạo cơ hội cho một số doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghệ hàng không vũ trụ của Ấn Độ trong ít nhất 25 năm.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
NAUTILUS tàu ngầm nguyên tử đầu tiên trên thế giới

Gần 70 năm trước, chiếc tàu ngầm nguyên tử đầu tiên trên thế giới do Mỹ chế tạo được hạ thủy, đánh dấu bước phát triển cách mạng trong lịch sử nền công nghiệp đóng tàu ngầm thế giới.
Hiện nay, thế giới có 5 quốc gia sở hữu tàu ngầm nguyên tử tự sản xuất là Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Trung Quốc, với tổng số lên đến hơn 100 tàu thuộc các lớp khác nhau. Trong đó, Mỹ là nước có hạm đội tàu ngầm mạnh nhất, với hơn 70 chiếc.

1663922152075.png

1663922166983.png


Lễ hạ thủy tàu ngầm đầu tiên mang tên Nautilus diễn ra vào ngày 21/1/1954, tại Nhà máy đóng tàu Groton, bang Connecticut, với sự xuất hiện của Tổng thống Dwight Eisenhower. Ý tưởng đóng tàu ngầm đã xuất hiện từ rất lâu trước đó. Chiếc tàu ngầm đầu tiên do kỹ sư người Hà Lan Cornelius Van Drebble thiết kế theo lệnh của Vua nước Anh và được thử nghiệm thành công vào năm 1620. Tại Nga, Piot Đại đế cũng từng ra lệnh đóng những con tàu như vậy.
Tuy nhiên, tàu ngầm được phát triển thực sự trong thời gian trước Thế chiến thứ Nhất; chúng được trang bị động cơ diesel cho hành trình trên mặt nước và động cơ điện khi lặn. Khi Thế chiến thứ Nhất nổ ra, tàu ngầm là một loại vũ khí đáng gờm trên biển. Trong suốt cuộc chiến, 600 tàu ngầm của các nước tham chiến đã đánh chìm 55 tàu tuần dương và vận tải, 105 tàu khu trục cùng 33 tàu ngầm của đối phương. Trong Thế chiến thứ Hai, các hạm đội tàu ngầm phát triển mạnh và hoạt động ở tất cả các tuyến hàng hải trên thế giới. Sau chiến tranh, các tàu ngầm thế hệ mới xuất hiện, là những mẫu tàu ngầm sử dụng năng lượng nguyên tử. Mỹ là nước đi đầu trong cuộc chạy đua này. Dự án đóng tàu ngầm thế hệ mới được đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Đô đốc Hyman Rickover, người được coi là cha đẻ của Hạm đội hạt nhân Mỹ. Sau lễ hạ thủy năm 1954, tàu Nautilus chính thức được đưa vào biên chế của Hải quân Mỹ 8 tháng sau đó.

1663922248819.png

1663922583951.png

1663922426579.png


Ưu việt của Nautilus

Tàu ngầm Nautilus có đường kính rộng 8,2m, dài 97m. Tàu gồm có phần mũi, các khoang dành cho thủy thủ, nhà bếp, trung tâm điều khiển, khu chứa động cơ và bánh lái. Khi lặn dưới nước, Nautilus có thể di chuyển với tốc độ 23 hải lý/h, tốc độ trên mặt nước đạt 20 hải lý/h. Đây đều là tốc độ kỷ lục vào thời điểm đó. Lượng giãn nước khi nổi là 4.157 tấn, khi lặn là 4.222 tấn. Tổng công suất động cơ là 13.800 mã lực. Kíp thủy thủ của tàu gồm 105 người, trong đó có 13 sĩ quan và 92 thủy thủ. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và 26 quả ngư lôi.
Khác với tàu ngầm lớp điện - diesel, Nautilus sử dụng lò phản ứng nguyên tử, nên không cần thường xuyên nổi lên mặt biển để nạp không khí và không phải thường xuyên nạp nhiên liệu. Tàu có thể lặn dưới nước trong một thời gian rất dài, nên hệ thống radar và máy bay chống ngầm, vốn hoạt động rất hiệu quả trong Thế chiến thứ Hai, gần như “bất lực” trước tàu ngầm thế hệ mới này. Khả năng nhanh chóng thay đổi độ sâu, cùng tốc độ cao, cũng như thời gian lặn sâu dưới nước của Nautilus buộc các nhà quân sự phải xem xét lại chiến thuật chiến tranh tàu ngầm trên thế giới.

Hạn chế kỹ thuật

Cũng giống như bất kỳ chiếc tàu đầu tiên của một thế hệ tàu ngầm mới, Nautilus cũng bộc lộ nhiều nhược điểm kỹ thuật. Hai nhược điểm lớn nhất là tiếng ồn lớn và độ rung mạnh. Khi tàu vận hành ở tốc độ 15 - 17 hải lý/h, các thủy thủ không thể nghe được tiếng nói của nhau do tiếng ồn quá lớn. Lúc này, dao động rung của các kết cấu tàu có tần số lên đến 180 Hz, làm ảnh hưởng đến độ bền, gây khó khăn cho việc phóng và điều khiển ngư lôi.
Một nhược điểm khác là nếu như tàu chạy với tốc độ 4 hải lý/h, thì thiết bị định vị sóng âm thanh của tàu gần như không hoạt động được. Các nhược điểm trên của Nautilus đều được tính tới khi thiết kế thế hệ tàu ngầm nguyên tử sau này.

Các kỷ lục của Nautilus

Ngay sau khi được hạ thủy, Nautilus đã lập kỷ lục về thời gian lặn sâu liên tục dưới biển, đạt mức trên 90 giờ, với quãng đường 1.213 hải lý (2.250km). Ngày 3/8/1958, tàu này đã lập một kỷ lục mới, khi lần đầu tiên đến được đỉnh cực Bắc của trái đất. Nautilus vượt qua một quãng đường dài 3.400km sau 100 giờ lặn ở độ sâu trung bình 100m, dưới lớp băng dày của Bắc Băng Dương. Để thực hiện chuyến đi này, cả kíp thủy thủ đã phải tiến hành chuẩn bị rất công phu và mãi đến lần thứ năm thì mới thành công. Khó khăn lớn nhất gặp phải trong công cuộc chinh phục Bắc Cực là khi vượt qua eo biển Bering, với lớp băng dày đến 18m. Lần đầu tiên khi đi qua eo biển này, tàu đã phải quay đầu lại, vì đáy lớp băng gần sát với đáy biển. Lần vượt eo biển thứ hai đã thành công, và Nautilus đã lặn dọc theo bờ Alaska đến Bắc Cực, rồi quay lại bên bờ đảo Greenland.

1663922726253.png

1663922756983.png


Các cuộc thử nghiệm của Nautilus diễn ra trong khoảng thời gian đỉnh điểm của cuộc chạy đua công nghệ Liên Xô - Mỹ. Washington đã lạc hậu hơn so với Moscow trong lĩnh vực vũ trụ, khi Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào năm 1957. Chính vì vậy, việc phải vượt trội Liên Xô trong một lĩnh vực nào đó trở thành vấn đề danh dự đối với nước Mỹ.
Tàu Nautilus có mặt trong biên chế của Hải quân Mỹ đến năm 1972, sau đó chỉ để sử dụng cho mục đích huấn luyện. Ngày 6/6/1985, tàu này được chuyển giao cho Bảo tàng Hải quân Mỹ. Nautilus neo đậu vĩnh viễn tại cảng Groton, bang Connecticut, với hàng trăm nghìn khách du lịch đến đây mỗi năm, để chiêm ngưỡng thành tựu công nghệ một thời này.

1663922281409.png

1663922375978.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CỘNG HÒA SÉC RA MẮT PHÁO TỰ HÀNH MORANA

Tại Triển lãm quốc phòng Eurosatory-2022, Công ty Excalibur Army (Séc) lần đầu tiên trình làng mẫu pháo tự hành Morana 155/52mm, với một tháp pháo tự động được đặt trên khung gầm xe tải Tatra 8×8.
Pháo tự hành Morana là một loại pháo tiêu chuẩn của NATO với hệ thống ngắm và nạp đạn tự động, được thiết kế để hỗ trợ hiệu quả cho các lực lượng mặt đất.

1663984102354.png

1663984135099.png


Tatra 8x8 là loại xe có khả năng cơ động trên mọi địa hình, cùng khả năng mang tải tới gần 12 tấn, được trang bị tời để tự cứu kéo hoặc kéo các phương tiện khác. Xe được trang bị hệ thống bơm lốp tự động trong cabin, lái xe có thể điều chỉnh áp suất lốp để phù hợp với điều kiện địa hình. Tatra 8x8 sử dụng động cơ điêzen tăng áp 4 kỳ, 8 xilanh, công suất động cơ 402 mã lực, đạt vận tốc tối đa 86 km/h.

1663984503447.png

1663984624128.png


Xe được trang bị một cabin bọc thép, có khả năng bảo vệ STANAG 4569 cấp độ 2 theo tiêu chuẩn NATO và hệ thống chống vũ khí hủy diệt hàng loạt. Cabin được làm thành 2 hàng và có 4 ghế cho kíp pháo thủ, mỗi ghế đều có cửa riêng. Tháp pháo bọc thép được điều khiển từ xa, với xạ giới hướng sang phải, sang trái 60°; xạ giới tầm từ -3° đến +70°. Pháo có cỡ nòng 155mm, chiều dài nòng gấp 52 lần cỡ nòng; với bộ nạp đạn tự động; tốc độ bắn trung bình 6 phát/ phút, tầm bắn bắn tối đa 41,5km với đạn tiêu chuẩn; khi bắn trực tiếp, ban ngày là 5km, ban đêm là 3km.
Để chống lại máy bay bay thấp hoặc máy bay không người lái, phía trước của khoang, bên phải tháp pháo được lắp 1 môđun chiến đấu điều khiển từ xa gắn súng máy 12,7mm hoặc 14,5mm. Khi pháo ở tư thế hành quân, môđun được thu gọn và xếp vào dưới áo giáp. Morana được trang bị kính ngắm quang học ngày và đêm.

1663984677009.png

1663984776212.png


Pháo tự hành Morana được trang bị các phương tiện liên lạc, dẫn đường hiện đại, 1 trạm thời tiết, 1 máy đo sơ tốc đầu đạn và 1 hệ thống điều khiển hỏa lực. Máy tính trên xe giám sát vị trí của xe và nhận dữ liệu về các mục tiêu. Sau khi dừng ở vị trí bắn, máy tính lấy phần tử bắn, điều khiển hệ thống hỏa lực để lấy phần tử bắn. Từ lúc xe dừng cho đến khi viên đạn đầu tiên rời khỏi nòng pháo chỉ mất từ 20 đến 30 giây, phần lớn thời gian này được dành cho hoạt động của hệ thống kích.

Kíp pháo thủ của Morana gồm 3 người: lái xe, chỉ huy kiêm pháo thủ, người quản lý khoang chiến đấu kiêm xạ thủ điều hành môđun chiến đấu. Nếu cần, có thể được tăng cường thêm pháo thủ thứ tư. Khi hành quân và khi khai hỏa thông thường, tất cả kíp pháo thủ đều ở trong buồng lái.

1663984794437.png

1663984841269.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Vũ khí chống tăng hiện đại

Các hệ thống vũ khí chống tăng đã trở thành tài sản giá trị trong việc chống lại các xe tăng đối phương đang tiến lên nhằm đột phá qua chiến tuyến. Các cuộc xung đột gần đây đã cho thấy rằng dù được trang bị các hệ thống chống tăng hạn chế nhưng các toán bộ binh có thể tiến hành các cuộc tiến công xe tăng và xe thiết giáp hiệu quả.

1664008467018.png

1664008501310.png

1664009259721.png

Súng chống tăng của Đức trong thế chiến 2

Vũ khí chống tăng đã từng và tiếp tục chứng tỏ là loại vũ khí rất hiệu quả để chống lại các loại xe thiết giáp được chế tạo cho mục đích tác chiến đô thị. Thế hệ vũ khí chống tăng hiện đại nhất có trọng lượng nhẹ, dễ dàng di chuyển hoặc đưa từ vị trí này sang vị trí khác trong cùng một tòa nhà hoặc giữa các tòa nhà trong thời gian nhanh nhất có thể. Do có khả năng cơ động và khả năng phóng trong không gian hẹp, khép kín, nhiều hệ thống hiện nay có thể sở hữu khả năng phóng tầm gần hiệu quả bằng việc bắn từ các tầng cao của những tòa nhà hoặc từ những vị trí bên sườn. Ngoài ra nhiều loại tên lửa chống tăng khác nhau nhìn chung đều đã thể hiện được giá trị của chúng trong việc chống lại nhiều loại mục tiêu khác nhau, bao gồm máy bay trực thăng bay gần mặt đất trong những cuộc xung đột gần đây.

1664009325150.png

1664009385916.png

Súng chống tăng RPG-7 (B-41) của Liên Xô

Do chiến trường hiện đại ngày nay, vũ khí chống tăng đang thực thi vai trò đa năng trong tác chiến đô thị. Dù chúng được thiết kế và triển khai chủ yếu để tiêu diệt xe thiết giáp của đối phương nhưng chúng cũng được sử dụng khi cần thiết để tiến công các cấu trúc hoặc mục tiêu được gia cố. Đồng thời những hệ thống vũ khí chống tăng này đã phát triển với những phần cứng công nghệ hiện đại hơn rất nhiều để tiêu diệt thậm chí những loại xe tăng hiện đại nhất.

Các hệ thống vũ khí chống tăng được viện trợ cho Ukraina.

Theo báo cáo hồi đầu tháng 3/2022, các tên lửa dẫn đường chống tăng Javelin đã phát huy tốt tính năng của mình trong chiến đấu ở Ukraina. Đây là một hệ thống công nghệ cao, đắt tiền để tiêu diệt các xe tăng chiến đấu chủ lực hạng nặng hiện đại nhất của Nga từ xa. Đồng thời với trọng lượng khi sẵn sàng bắn khoảng 22 kg tên lửa Javelin là loại vũ khí có thể dễ dàng di chuyển. Đa phần lực lượng thiết giáp của Nga là các xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân có thể bị tiêu diệt bởi các loại vũ khí khác như tên lửa AT4 của Thụy Điển có tầm bắn hiệu quả 300m và nặng 7kg. Các loại vũ khí chống tăng khác bao gồm tên lửa chống tăng tầm gần NLAW. Các quốc gia NATO và châu Âu đã cam kết viện trợ những hệ thống cần thiết nhất bao gồm Thụy Điển, Đan Mạch, Anh, Phần Lan, Đức, Na Uy, Hà Lan, Bỉ và Estonia giúp đưa tổng số các hệ thống vũ khí chống tăng được cam kết viện trợ lên con số 14.800 đơn vị cùng nhiều loại vũ khí sẵn có của Ukraina
Cũng có báo cáo cho rằng Canada đã cam kết viện trợ 4500 ống phóng rocket M72 có trong kho vũ khí của mình. Đây là loại vũ khí hạng nhẹ chỉ dùng 1 lần và rất lý tưởng cho tác chiền đô thị, trong khi đó chính phủ Hà Lan cũng sẽ cung cấp 50 vũ khí chống tăng Panzerfaust 3 và 400 rocket.

Panzerfaust 3

Panzerfaust 3 hay Pzf3 vẫn là loại vũ khí chống tăng mang vác hiệu quả nhất cho các lực lượng bộ binh. Đây là loại vũ khí chống tăng không giật phóng từ trên vai và chỉ cần 1 binh sĩ để mang và vận hành. Đầu đạn đương lượng nổ lõm mạnh của nó có thể xuyện thủng vỏ giáp của những loại xe tăng chiến đấu chủ lực hạng nặng và các công trình kiên cố.

1664009610321.png

1664009641849.png

1664009719067.png

1664009687562.png

Panzerfaust 3

Panzerfaust 3 là loại vũ khí chống tăng tác vai 1 người mang được phát triển từ năm 1978 đến năm 1985 và được biên chế đầu tiên cho quân đội Đức năm 1987. Loại vũ khí chống tăng này được công ty Dynamit Nobel Defence của Đức thiết kế và phát triển. Hệ thống này đã được ít nhất 11 quôc gia khai thác bao gồm cả Nhật Bản và Hàn Quốc. nó lần đầu tiên được sử dụng trong điều kiện tác chiến là trong cuộc chiến tranh Afghanistan, tên lửa Panzerfaust 3 là những tổ hợp gọn nhẹ phóng từ vai và không dẫn đường. nó bao gồm 01 ống phóng mang 01 đầu đạn 110mm và 1 thiết bị ngắm và bắn có thể tái sử dụng. Loại vũ khí này có thể bắn rocket DM12, DM12a1 và DM22.

Tên lửa AT 4

Tên lửa AT4 của hãng Saab Bofor Dynamics là 1 trong những loại vũ khí chi viện và phổ biến nhất trên thị trường. Được vận hành bởi 01 binh sĩ duy nhất, hệ thống bắn một phát đạn duy nhất này đã chứng minh hiệu quả của nó trong việc tiến công các mục tiêu như các tòa nhà, xuồng đổ bộ , máy bay trực thăng, xe thiết giáp và xe chở binh sĩ. Đầu đạn 84mm của nó có thể tạo ra hỏa lực tăng cường trong tác chiến.

1664009817270.png

1664009985815.png

1664009870101.png


Theo thông báo gần đây của hãng Saab, tháng 11/2022, vũ khí AT 4 của hãng Saab đã được Quân đội Ấn Độ lựa chọn thông qua một chương trình cạnh tranh cho loại vũ khí bắn 1 phát duy nhất. AT 4 sẽ được lục quân và quân đội Ấn Độ sử dụng. Quân đội Ấn Độ là 1 khách hàng mới của AT 4. Hợp đồng này bao gồm tên lửa AT 4CS AST, có thể được bắn trong những không gian hẹp như từ bên trong các tòa nhà, boong ke và các môi trường đô thị khác. Tên lửa AT4CS AST mang một đầu đạn đương lượng nổ lõm với đầu nổ xuyên giáp hoặc có sức công phá lớn, được tối ưu hóa cho việc tiêu diệt quân địch trong các tòa nhà và phá hủy các cấu trúc, có thể tạo ra một điểm tiếp cận đối phương.
Hợp đồng được kí kết bởi công ty FFV Ordnance AB chịu trách nhiệm cung cấp các trang bị tác chiến trên bộ của Saab tại Ấn Độ. Quân đội Ấn Độ cũng đã vận hành hệ thống vũ khí đa năng Carl-Gustaf của Saab. Hãng Saab cũng nói rằng họ sẽ cung cấp cho quân đội Ấn Độ phiên bản AT-4CS AST.
Trong tháng 9/2021, Saab đã nhận 01 đề xuất cung cấp đạn và súng chống tăng không giật Carl-Gustaf M4 84mm. Hợp đồng này giá trị 104 triệu USD và việc bàn giao diễn ra trong năm 2022. Saab đã ký kết các hợp đồng với 14 quốc gia để bàn vũ khí Carl- Gustaf M4 kể từ khi loại vũ khí này ra mắt năm 2014. Loại vũ khí đa năng có trọng lượng nhẹ, chỉ 7kg này được tương thích với các thiết bị điều khiển hỏa lực hiện đại và được chuẩn bị cho đầu đạn chuyên dụng.

Tên lửa Javelin

Tên lửa cơ động, dễ sử dụng Javelin là đối thủ đáng gờm của các xe tăng, xe thiết giáp được bảo vệ tốt và nguy hiểm thậm chí cả máy bay trực thăng bay thấp. Có giá thành cao so với các hệ thống tên lửa vác vai khác và có trọng lượng khá nặng gần 22,6kg, hiệu quả tác chiến rất tốt của nó khiến nó trở nên nổi bật và là lựa chọn hàng đầu cho một loại vũ khí chống tăng mang vác. Cùng với rất nhiều các trang bị quân sự hỗ trợ việc phòng thủ Ukraina, uy tín của tên lửa Javelin tiếp tục tăng.

1664010066129.png

1664010086176.png

1664010167362.png


Các hệ thống vũ khí chống tăng Javelin là loại vũ khí được các quốc gia châu Âu viện trợ nhiều nhất cho Ukraina. Tên lửa Javelin là loại vũ khí chống tăng dẫn đường do hãng Raytheon Missiles & Lockheed Martin chế tạo. Nó được một binh sĩ duy nhất phóng đi và có thể được sử dụng cả ngày và đêm, trong mọi điều kiện thời tiết. Nó được Lục quân Mỹ, Hải quân đánh bộ Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới sử dụng.

1664010223297.png

1664010245810.png

1664010261191.png

1664010288506.png

Xe tăng Nga bị phá hủy tại Ukraine

Tháng 8/2021 Bộ ngoại giao Mỹ đã phê chuẩn việc bán 82 tên lửa Javelin FGM-148 cho Grudia theo hợp đồng trị giá 30 triệu USD. Đơn hàng cho quốc gia ở nam Caucasus này cũng bao gồm 46 thiết bị phóng, chỉ huy và một số trang bị khác. Theo Bộ quốc phòng Mỹ hệ thống Javenlin sẽ giúp Grudia xây dựng năng lực phòng thủ lâu dài để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình để đáp ứng các yêu cầu phòng thủ của nước này. Các tên lửa Javenlin này đã được sử dụng trong các chiến dịch của Mỹ ở Apganixtan và Irắc và được xác định sẽ có trong biên chế đến năm 2050.

.................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Các hệ thống chống tăng MBDA

Tên lửa chống tăng tầm trung của MBDA là một loại tên lửa chiến trường thế hệ tiếp theo, công nghệ cao. Sau khi được cơ quan mua sắm Pháp cấp phép, MBDA đã hoàn thành việc bàn giao một số tên lửa MMP cho Cục vũ khí đạn dược Pháp (SIMU) vào ngày 16/11/2021 bao gồm MMP thứ 1000.

1664081544385.png

1664081703482.png

1664081650371.png

1664081588143.png

Tên lửa chống tăng MMP

Việc bàn giao 1950 tên lửa dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025 được Quân đội Pháp sử dụng từ năm 2017, MMP cũng được Bỉ và Thụy Điển đặt hàng. MMP là thế hệ tên lửa chống tăng mới nhất được biên chế và đã thành công trong một số cuộc xung đột gần đây.

MMP được trang bị một lượng nổ lõm rất hiệu quả, linh hoạt và có khả năng tiến công nhiều loại mục tiêu khác nhau, bao gồm các công sự được gia cố, xe bọc thép và thậm chí cả xe tăng được trang bị giáp phản ứng nổ hiện đại nhất. Trong một phiên bản rút gọn, MMp có trọng lượng nhẹ, dễ dàng mang vác. MMP cũng có thể được gắn trên các loại xe khác nhau bao gồm xe thiết giáp, xe hạng nhẹ và tàu hải quân

1664081768724.png

1664081966247.png

1664082350262.png

Tên lửa vác vai hạng nhẹ Enforcer

Enforcer là câu trả lời mới nhất của MBDA cho nhu cầu về một loại vũ khí hạng nhẹ có độ chính xác cao, với khả năng tiến công tầm xa cho bộ binh và lực lượng đặc biệt, với chi phí phải chăng.

Khái niệm Enforcer là loại đạn dẫn đường vác vai, trọng lượng nhẹ, có tầm bắn 2km. Thiết kế Modun tạo ra triển vọng về một gia đình đầu đạn Forcer trong tương lai.

Đức đã mua hệ thống tên lửa phóng từ vai, trọng lượng nhẹ của MBDA cho quân đội nước này theo hợp đồng được kí kết bởi Văn phòng Liên bang Đức về trang bị, công nghệ thông tin và hỗ trợ quân đội của Bộ quốc phòng Đức (BAAINBW). MBDA đã thành công trong việc cạnh tranh cho yêu cầu về hệ thống vũ khí vác vai dẫn đường chính xác cả ngày và đêm, trọng lượng nhẹ có tầm bắn hơn 1.800m của Đức. MBDA xác định tên lửa Enforcer là sự bổ sung cho các hệ thống vũ khí bộ binh vác vai hiện có, bao gồm tên lửa Wirkmittel 90.

NLAW

NLAW hay vũ khí chống tăng vác vai hạng nhẹ thế hệ tiếp theo do hãng Saab and Thales của Thụy Điển chế tạo. Nó là loại vũ khí mang vác với phạm vi tác chiến hiệu quả từ hơn 20m tới 800m chủ yếu được Lục quân Anh sử dụng, NLAW được cho là có trọng lượng khoảng 12,5kg mang theo lượng nổ nặng 1,8kg và có độ chính xác tới cự li ít nhất 600m. Nó được thiết kế để phát nổ trên không trung ngay bên trên nóc xe tăng nơi vỏ giáp thường mỏng nhất, thay vì tiến công phần vỏ giáp dày của thân xe.

1664082586939.png

1664082617989.png

1664082672694.png

1664082743334.png


Hệ thống này cũng có trong biên chế của quân đội Thụy Điển, Thụy Sĩ, Arập Xê-út và giờ đây là Ukraina.
Tháng 3/2022, Anh đã bàn giao 3615 vũ khí chống tăng NLAW, được tập đoàn vũ khí Pháp Thales chế tạo tại cơ sở của họ ở đông Belfast.

Tên lửa Spike cuả hãng Rafael

Spike là tên lửa dẫn đường chống tăng bắn và quên, mang vác và tên lửa chống bộ binh trang bị đầu đạn đương lượng nổ lõm HEAT, được Công ty các hệ thống Quốc phòng tiên tiến Rafael của Ixraen thiết kế và phát triển. Được đưa ra thị trường quốc tế từ giữa năm 2017, hãng Rafael của Ixraen đã tiết lộ tên lửa dẫn đường chống tăng thế hệ thứ 5 LR2 và lực lượng Quốc phòng Ixraen đang mua hơn 1000 tên lửa Spike LR2 để đưa vào biên chế.

1664082846544.png

1664082874267.png

1664082911630.png

Tên lửa Spike LR2

Tên lửa Spike đã được xuất khẩu sang Singapore và Hàn Quốc. Tháng 11/2021, Varley Rafael Australia (VRA) và Thales Australia đã kí một bản ghi nhớ để khám phá tiềm năng sản xuất họ tên lửa dẫn đường chống tăng Spike của Rafael tại Australia. Trọng tâm trong trước mắt của sự hợp tác này là việc xem xét sản xuất hệ thống đẩy rocket hiện đại, đầu đạn và các yêu cầu lưu kho, tích hợp nóng liên quan của tên lửa dẫn đường chống tăng Spike LR22
Tên lửa Spike LR2 đã được lựa chọn cho các chương trình các hệ thống sát thương Australia Land 400 và Land 159.

......................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tên lửa Kornet-EM

Kornet-EM là một hệ thống vũ khí dẫn đường chống tăng đa năng được tập đoàn KBP Instrument Design Bureau sản xuất. Tên lửa này được thiết kế để tiêu diệt giáp phản ứng nổ (ERA) được trang bị trên các xe tăng chiến đấu chủ lực, xe thiết giáp hạng nhẹ và các công sự được gia cố vũng những mục tiêu đường không bay chậm. Phiên bản trước đây của nó, Kornet-E đã giành được một số hợp đồng xuất khẩu. Loại tên lửa này đã được xuất khẩu sang Xyri, Jordan, UAE, Cô-oét, Arập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Morocco, Algeria và Hi Lạp.

1664096928739.png

1664096959641.png

1664096939807.png


Vào cuối năm 2019, cục thiết kế ở Tula đã đặt hàng các thử nghiệm chấp nhận tên lửa Kornet-EM trên khung gầm xe 4x4 Typhoon-K.

1664096990338.png

1664097034793.png


Tên lửa BGM-71 TOW

BGM-71 dẫn đường bằng dây, bám quang học và phóng bằng ống phóng (TOW) là một hệ thống tên lửa tiến công chính xác và chông tăng do Công ty Các hệ thống tên lửa Raytheon sản xuất. Khả năng phóng các tên lửa TOW-2A, TOW-2B, TOW-2B Aero giúp cho TOW trở thành một trong những hệ thống vũ khí tốt nhất trên thế giới.

1664097149055.png

1664097218546.png


Hệ thống tên lửa TOW đã được quân đội của hơn 40 quốc gia sử dụng và được lắp đặt trên hơn 15 nghìn máy bay trực thăng và xe bộ binh. Hệ thống này được triển khai rộng rãi trong quân đội Mỹ, trên các xe thiết giáp như Stryker, Bradley và HMMWV.

Theo báo cáo hồi tháng 4/2021, sau 50 năm được biên chế trong Lục quân Mỹ, loại tên lửa này đã được xác định thuộc danh mục vũ khí sẽ được thay thế. Lục quân Mỹ muốn một loại tên lửa dẫn đường chống tăng mới có tốc độ nhanh hơn và có thể tiến công mục tiêu ở cự ly xa ít nhất hai lần so với phiên bản mới nhất, tăng tầm trong họ BGM-71 TOW. Đồng thời, quân chủng này muốn loại vũ khí mới với tầm bắn ít nhất 6 dặm (9,6 km) có kích cỡ tương tự như các tên lửa BGM-71 hiện có để nó có thể hoạt động hiệu quả với các ống phóng bộ binh và gắn trên xe. Hiện nay, mục tiêu của Lục quân Mỹ là ít nhất bắt đầu thay thế các tên lửa TOW rất hiệu quả này với một loại tên lửa còn hiệu quả hơn trong tương lai, khoảng từ năm 2028-2032, khi đó các dòng tên lửa BGM-71 đã có trong biên chế được khoảng 6 thập niên.

1664097358715.png

1664097413556.png

1664097454429.png


Tên lửa HJ-12E của NORINCO

Vào tháng 3/2020, Tập đoàn Công nghiệp phương Bắc của Trung Quốc (NORINCO) đã cung cấp một loạt tên lửa chống tăng mang vác hiện đại HJ-12E (cũng được gọi là Hồng Tiễn – 12) cho một khách hàng nước ngoài không được tiết lộ. Đây là hợp đồng xuất khẩu đầu tiên của hệ thống vũ khí chống tăng thế hệ thứ 3, được công ty này của Trung Quốc phát triển. Tuy nhiên, chi tiết của hợp đồng không được tiết lộ. Hệ thống tên lửa chống tăng HJ-12 do Trung Quốc chế tạo đã được tiết lộ với công chúng từ năm 2014. Đơn vị phóng của Hồng Tiễn-12 dường như tương tự với ống phóng của tên lửa Spike của Ixraen và FGM-148 Javelin của Mỹ. Ống phóng tên lửa được đặt trên giá 3 chân với thiết bị điều khiển hỏa lực. Ống ngắm bắn được bố trí bên trái ống phóng tên lửa. Ống phóng này cũng có thể được gắn trên một xe chiến đấu. Đây là lần đầu tiên, một hệ thống vũ khí chống tăng thế hệ thứ 3 do một công ty của Trung Quốc sản xuất được xuất khẩu.

1664097508682.png

1664097531050.png


Tháng 7/2021, tên lửa HJ-12 đã được sử dụng trong cuộc diễn tập quân sự do Quân đội Trung Quốc tổ chức tại Quân khu Tây Tạng sau khi nó được truyền thông địa phương nói rằng loại tên lửa chống tăng này đã được biên chế cho Lục quân Trung Quốc. Một bức ảnh đi kèm với thông tin trên thể hiện một binh sĩ đang mang một tên lửa chống tăng có thể mang vác bởi 01 cá nhân trong cuộc diễn tập, đã lần đầu tiên cho thấy loại vũ khí này xuất hiện trong biên chế của Quân đội Trung Quốc./.

1664097574548.png

1664097656216.png

1664097708221.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
PHÁP VÀ TÂY BAN NHA HỢP TÁC PHÁT TRIỂN SÚNG CỐI SHERPA A2M

Để tăng khả năng sống sót tại các chiến trường - nơi thời gian kéo dài có thể trở thành mục tiêu cho máy bay không người lái có vũ trang hoặc các loại vũ khí công nghệ cao khác, Pháp và Tây Ban Nha đã hợp tác để tạo ra một hệ thống súng cối di động có thể dừng, bắn và cơ động trong thời gian 1 phút, mang tên Sherpa A2M.
Sherpa A2M là câu trả lời thỏa đáng cho những thách thức chiến thuật mà pháo binh phải đối mặt và tạo ra trong chiến tranh khốc liệt: tính cơ động, khả năng bảo vệ, hỗ trợ mặt đất chặt chẽ và các tùy chọn phóng tên lửa di động, nhưng giá thành chỉ bằng một phần lựu pháo tự hành.

1664190911484.png

1664190933863.png

1664190965791.png


Nhà sản xuất xe của Pháp Arquus đã gắn một bệ súng cối do NTGS của Tây Ban Nha phát triển vào một trong những xe bọc thép Sherpa hạng nhẹ 4x4 của họ. Hệ thống này bao gồm một thân súng cối 120mm nòng xoắn do Thales của Pháp sản xuất.
Sau khi dừng lại, Sherpa A2M có thể tự động triển khai súng cối sau 20 giây, phát ngôn viên Marin Tollet của Arquus cho biết tại Triển lãm thương mại Eurosatory ở Paris vào ngày 15/6. Sau khi lấy phần tử mục tiêu, pháo thủ lấy 1 viên đạn (nặng khoảng 20kg) nạp vào nòng cối và bắn, tổng thời gian chỉ mất 6 giây. Xe có thể dừng tại trận địa bắn trong khoảng thời gian dài hay ngắn tùy thuộc vào số lượng đạn được bắn ra. Sherpa A2M có thể mang theo 40 viên đạn cối 120mm ở phía sau và có thể bổ sung đạn trong cabin, tùy theo yêu cầu của người sử dụng. Vận hành xe cối gồm 2 người: lái xe và pháo thủ nạp đạn, khi cần hệ thống được vận hành bởi 1 người lính, Marin Tollet cho biết.

1664191226204.png

1664191248761.png

1664191131580.png

1664191203942.png


Quá trình chiếm lĩnh trận địa và sẵn sàng bắn chỉ mất 20 giây. Trong trường hợp khẩn cấp, xe Sherpa có thể cơ động trước khi cối được đưa về tư thế hành quân. Súng cối Sherpa A2M có tầm bắn 8,2km (khi sử dụng đạn tiêu chuẩn) với sai số chỉ 5m. Đặc biệt, Sherpa A2M có thể bắn bất kỳ loại đạn nào của Thales phù hợp với cỡ nòng súng và chúng có thể tăng tầm bắn khi sử dụng đạn tự hành hoặc đạn dẫn đường bằng laser

1664191633364.png

1664191661087.png


Theo Marin Tollet, trong chiến tranh hiện đại nếu lực lượng đối phương đóng quân cố định trong khoảng thời gian dài, sẽ dễ dàng bị phát hiện bởi các máy bay không người lái; và máy bay không người lái sẽ chỉ thị mục tiêu cho quân nhà sử dụng hỏa lực gián tiếp, trong đó có súng cối Sherpa A2M..
Sherpa Light là xe bọc thép đa dụng 4×4, được Arquus thiết kế để cung cấp nhiều phiên bản và tùy chỉnh cho các yêu cầu, nhiệm vụ, dễ sử dụng và dễ bảo trì. Đây là một phương tiện thế hệ mới, hiện đại, trang bị động cơ 215 mã lực cho vận tốc 110km/h trên đường trải nhựa, đồng thời có thể cơ động trên mọi loại địa hình, đảm bảo mức độ an toàn cao cho tổ lái bên trong xe trong quá trình vận hành. Cả bệ súng cối và thân cối đều là công nghệ đạt tiêu chuẩn của NATO. Hệ thống điều khiển hỏa lực NTGS ở phía sau xe nhận thông tin về mục tiêu có thể tự động lấy phần tử bắn cho các loạt đạn; đồng thời, súng cối cũng có thể chuyển sang chế độ thủ công nếu cần, Tollet nói.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
ĐỨC RA MẮT XE TĂNG CHIẾN ĐẤU CHỦ LỰC KF51 PANTHER

Ngày 13/6/2022, tại Triển lãm quốc phòng Eurosatory 2022 ở Paris, Công ty Rheinmetall (Đức) đã gây bất ngờ cho cộng đồng thế giới và các chuyên gia quân sự với xe tăng chiến đấu chủ lực KF51 Panther.
KF51 Panther được phát triển trên nền tảng của xe tăng Leopard 2. Với trọng lượng chỉ 59 tấn, xe tăng mang lại khả năng cơ động cao hơn nhiều so với các hệ thống hiện tại và có tầm hoạt động tối đa khoảng 500km.

1664206911361.png

1664206865862.png

1664206824442.png


Theo ông Armin Papperger, Chủ tịch của Rheinmetall, Panther là phương tiện tác chiến hoàn toàn mới có khả năng thực hiện nhiệm vụ tiến công chủ lực, tác chiến hỏa lực và trinh sát, phù hợp với yêu cầu tác chiến trong không gian liên kết mạng đa miền cấp chiến thuật. Nhà sản xuất tuyên bố, thiết kế của Panther mang tính mở, có thể được trang bị tháp không người lái, hoặc thành phương tiện không người lái.
KF51 Panther được trang bị pháo nòng trơn 130mm và một hệ thống nạp tự động do Rheinmetall Air Defense phát triển, gồm 2 ổ quay, mỗi ổ chứa 10 viên đạn và 10 viên đạn khác được đặt trong thùng chứa để nạp thủ công. Theo Chủ tịch của Rheinmetall Armin Papperger: pháo 130mm có "hiệu quả cao hơn 50% và tầm bắn xa hơn nhiều" so với pháo 120mm trên dòng Leopard 2. KF51 Panther có thể bắn cả đạn động năng và một loạt các loại đạn thông minh.

1664207669733.png

1664207052294.png

1664207080558.png

1664207566375.png

Pháo 130mm

Vũ khí phụ bao gồm 1 súng máy đồng trục 12,7mm (cơ số đạn 500 viên); trên nóc xe tăng là một trạm vũ khí từ xa Rheinmetall Natter (RWS) được trang bị 1 khẩu MG 7,62mm (cơ số đạn 2.500 viên), cùng khoang chứa máy bay không người lái (UAV) cảm tử HERO 120, tên lửa và thậm chí có thể cả vũ khí phòng không tùy thuộc vào cách cấu hình xe tăng..., mang lại sự linh hoạt cho khả năng phòng thủ tầm gần.

1664207214060.png

1664207297319.png

Trạm vũ khí từ xa Rheinmetall Natter (RWS)

Hệ thống điều khiển hỏa lực vi tính hóa (FCS) dựa trên kinh nghiệm dày dạn của Rheinmetall trong lĩnh vực then chốt này, được áp dụng trên xe chiến đấu bộ binh Lynx của Hungary, xe trinh sát Boxer của Australia và gần đây xe tăng Challenger 3 của Quân đội Anh.
Panther được tích hợp Hệ thống Bảo vệ tiến công hàng đầu (TAPS), hệ thống khói/che khuất ROSY và kiến trúc NGVA kỹ thuật số, tạo điều kiện sử dụng các cảm biến để phát hiện kẻ địch, giúp xe tăng chủ động hơn trước các mối đe dọa. Xe tăng còn được tích hợp thêm hệ thống bảo vệ chủ động Rheinmetall StrikeShield, chống lại không chỉ đạn động năng cỡ lớn (KE) mà còn cả vũ khí chống tăng được trang bị đầu đạn chống tăng có sức nổ cao (HEAT).

1664207492666.png

1664207729522.png

1664207359934.png


Để chống lại các loại đạn xuyên giáp từ trên xuống, Panther được trang bị một hệ thống để phát hiện và đánh chặn, đó là hệ thống các camera hoạt động trong phạm vi hồng ngoại và tia cực tím, có khả năng phát hiện đạn và tên lửa bằng bức xạ hồng ngoại. Pháo thủ của Panther được trang bị kính ngắm ngày đêm quang ảnh nhiệt, tự động theo dõi mục tiêu và thiết bị đo xa laser. Tổ lái Panther gồm 3 thành viên: lái xe, trưởng xe và pháo thủ. Tuy nhiên, kíp xe cũng có thể bổ sung thêm 1 người trong vai trò vận hành UAV

1664207401772.png

1664207547325.png

1664207521171.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
VÌ SAO NATO TĂNG QUÂN SỐ LỰC LƯỢNG PHẢN ỨNG NHANH?

Tại Hội nghị thượng đỉnh họp tại Madrid, Tây Ban Nha, từ ngày 28 đến ngày 30/6/2022, các nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên NATO đã nhất trí tăng lực lượng phản ứng nhanh lên 300.000 người. Việc NATO tăng cường lực lượng phản ứng nhanh lên gần gấp 8 lần hiện nay được coi là động thái mang tính đột phá của khối này.
Lực lượng phản ứng nhanh NATO, được thành lập sau Hội nghị thượng đỉnh Prague vào năm 2002, là một lực lượng đa quốc gia sở hữu công nghệ tiên tiến; luôn sẵn sàng để phản ứng ngay lập tức với các khủng hoảng an ninh của khối.

1664275163908.png

1664275192677.png

1664275243815.png


Mục tiêu trước mắt của việc tăng quân số lực lượng phản ứng nhanh của NATO là nhằm đối phó với Nga, khi nước này đang tiếp tục tiến hành "Chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine kể từ ngày 24/2/2022. Mục tiêu lâu dài của châu Âu là từng bước giảm sự phụ thuộc về an ninh và quân sự vào Mỹ.
Theo đó, các quốc gia thành viên NATO sẽ mở rộng các đơn vị chiến đấu ở các khu vực dọc sườn Đông giáp biên giới với Nga, từ cấp tiểu đoàn lên cấp lữ đoàn, quân số từ 3.000 đến 5.000 quân; đồng thời, sẽ tăng quân số lực lượng phản ứng nhanh, các đơn vị luôn được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu của khối, lên hơn 300.000 người. Cùng với đó, các hệ thống vũ khí hạng nặng, trong đó có các tổ hợp phòng không, sẽ được triển khai để bảo vệ một số quốc gia thành viên ở phía Đông giáp với Nga. NATO đang triển khai 8 cụm tác chiến ở các quốc gia thành viên vùng Baltic như Litva, Latvia, Estonia và Ba Lan; các cụm tác chiến này sẽ được nâng lên cấp lữ đoàn.

1664275324980.png

1664275356259.png

1664275373424.png


Các nhà phân tích cho rằng, việc tăng thêm quân số lực lượng phản ứng nhanh, cũng như kế hoạch tăng cường các hoạt động chia sẻ thông tin tình báo, tổ chức tập trận, tuần tra là động thái cho thấy, NATO đang rất lo ngại về tình hình an ninh ở các quốc gia thành viên, nhất là các quốc gia ở phía Đông trước chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Chính vì vậy, NATO cần nâng cao năng lực phòng vệ tập thể của các quốc gia thành viên; đồng thời, khẳng định khối này sẽ bảo vệ các đồng minh trong mọi trường hợp.

1664275447065.png

1664275473066.png

1664275503190.png


Lực lượng phản ứng nhanh của NATO được thành lập ngày 15/10/2003, với lực lượng ban đầu gồm 9.000 người, có khả năng triển khai đến bất cứ điểm nóng nào trên Trái đất trong vòng 5 ngày. Thành phần lực lượng phản ứng nhanh NATO bao gồm lục quân, không quân, hải quân và lực lượng tác chiến đặc biệt, được đặt dưới sự chỉ huy của một chỉ huy duy nhất. Hiện nay, quân số của lực lượng phản ứng nhanh NATO gồm khoảng 40.000 người. Việc tăng thêm quân số cho lực lượng phản ứng nhanh NATO ở thời điểm hiện nay được coi là một thông điệp mạnh mẽ gửi đến Nga, đó là các nước phương Tây sẽ dồn mọi nguồn lực để thực hiện chiến lược hướng về khu vực Đông Âu trong thời gian tới. Ngoài ra, đây còn là một “phép thử” với Nga trong bối cảnh cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine đang diễn biến phức tạp và căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang ngày càng gia tăng.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Diễn tập BALTOPS 2022

BALTOPS là diễn tập thường niên được tổ chức trên biển Baltic từ năm 1972, nhằm tăng khả năng phối hợp giữa NATO và các nước trong khu vực. Thụy Điển và Phần Lan tham gia diễn tập BALTOPS từ giữa những năm 1990 với tư cách đối tác thân thiết của NATO.

Mục đích của cuộc diễn tập

Theo Phó Đô đốc Lisa Franchetti, Tư lệnh Hạm đội 6 Hải quân Mỹ, Chỉ huy Lực lượng tiến công và yểm trợ hải quân NATO, cuộc diễn tập là cơ hội để NATO và các nước đối tác hoạt động cùng nhau, chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất nhằm nâng cao khả năng tác chiến thực tế. Đồng thời, thể hiện cam kết của NATO đối với an ninh khu vực, nâng cao khả năng hiệp đồng tác chiến của các lực lượng hải quân trong mọi tình huống.

1664333364145.png


1664333543912.png


Lực lượng tham gia diễn tập

Lực lượng tham gia diễn tập BALTOPS 2022 gồm lực lượng hải quân 14 nước NATO (Bỉ, Bulgaria, Đan Mạch, Estonia, Pháp, Đức, Latvia, Lithuania, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ) và 2 đối tác là Thụy Điển và Phần Lan, gồm hơn 7.000 người, 45 tàu chiến và 75 máy bay quân sự. Lực lượng Mỹ tham gia diễn tập có tàu đổ bộ tiến công USS Kearsarge LHD-3, lớp Wasp, lượng giãn nước 41.150 tấn, với 26 máy bay chiến đấu, trong đó có máy bay tiến công AV-8B Harrier II và máy bay tiêm kích tàng hình F-35B Lightning và 2.500 binh sĩ thủy quân lục chiến.

1664333846764.png

1664333892202.png

Tàu đổ bộ tiến công USS Kearsarge LHD-3

1664333936616.png

1664333958328.png

Máy bay tiến công AV-8B Harrier II

1664334015472.png

1664334045329.png

Máy bay tiêm kích tàng hình F-35B Lightning

Nội dung diễn tập

Các khoa mục diễn tập bao gồm: Tác chiến đổ bộ đường biển; tác chiến phòng không, bắn pháo, tác chiến chống tàu ngầm, ngăn chặn hàng hải, rà phá thủy lôi; xử lý vật liệu nổ; ứng phó y tế và tìm kiếm cứu nạn... Cuộc diễn tập được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1, tiến hành các hoạt động huấn luyện nâng cao năng lực tác chiến; Giai đoạn 2: phối hợp tác chiến giữa các lực lượng tham gia diễn tập.
BALTOPS 2022 là cuộc diễn tập lần thứ 51, diễn ra trong bối cảnh tình hình châu Âu rất căng thẳng với cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine đang tiếp tục diễn ra và việc Thụy Điển và Phần Lan nộp đơn xin gia nhập NATO cùng những diễn biến trả đũa lẫn nhau giữa Mỹ và NATO với Nga. Cuộc diễn tập do Thụy Điển đăng cai tổ chức nhân kỷ niệm 500 năm thành lập hải quân nước này. Theo Đại tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, biển Baltic là khu vực có tầm quan trọng chiến lược của NATO, nơi có bờ biển của các quốc gia thành viên NATO như: Đức, Ba Lan, Litva, Latvia, Estonia và đối tác Phần Lan và là một trong những con đường biển lớn của thế giới. Đây cũng là khu vực biển của vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga. Nga sẽ rơi vào tình thế khó khăn về quân sự vì đường bờ biển của biển Baltic sẽ bị các thành viên NATO gần như kiểm soát hoàn toàn một khi Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO.

1664334134544.png

1664334307766.png

1664334360350.png

1664334409029.png

1664334459530.png


Nhận xét về cuộc diễn tập, tướng Mark Milley đánh giá cao khả năng tương tác của Hải quân Phần Lan và Thụy Điển, cũng như sự chia sẻ thông tin tình báo của 2 quốc gia này với NATO và cho rằng, với sự tham gia của Thụy Điển và Phần Lan trong cuộc diễn tập BALTOPS 2022, NATO đang nắm bắt cơ hội trong một thế giới không thể đoán định trước để nâng cao sức mạnh của lực lượng liên minh, cùng với 2 quốc gia đang khao khát trở thành thành viên của liên minh.
Theo nhận xét của các chuyên gia quân sự Nga, cuộc diễn tập BALTOPS 2022 có nhiều hoạt động thực chiến hơn so với trước đây. Một số hoạt động mà hải quân NATO tiến hành trong cuộc diễn tập là thực hành trinh sát, phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm của đối phương ở biển Baltic; tiến hành một chiến dịch đổ bộ và thực hiện bảo đảm quyền tự do hàng hải qua các eo biển thu hẹp tự nhiên ở Baltic.

1664334528370.png

1664334573511.png

1664334616566.png

1664334638641.png


Cùng thời điểm diễn tập BALTOPS 2022 diễn ra, Hải quân Nga đã điều 60 tàu chiến đấu mặt nước, tàu bảo đảm, 40 máy bay và trực thăng, khoảng 2.000 đơn vị khí tài và thiết bị quân sự của Hạm đội Baltic tham gia diễn tập ở khu vực biển và các thao trường ở vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga. Các lực lượng tham gia diễn tập đã tiến hành các nội dung huấn luyện khoa mục bảo vệ và phòng thủ các tuyến đường biển cũng như căn cứ quân sự. Các tàu hộ vệ tên lửa đã phóng tên lửa vào những mục tiêu ngoài tầm nhìn; các tàu chiến đấu mặt nước sử dụng các hệ thống pháo hạm 76mm và 30mm pháo kích vào các mục tiêu dự kiến. Trong quá trình diễn tập, các tàu chiến của Hải quân Nga đã thực hiện chiến dịch đáp trả các cuộc tiến công từ các mục tiêu của đối phương, phối hợp tác chiến, khả năng bảo đảm và duy trì thông tin liên lạc.
 
Chỉnh sửa cuối:

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,596
Động cơ
587,999 Mã lực
DIỄN TẬP ARROW 22 MÀN DẠO ĐẦU GIA NHẬP NATO CỦA PHẦN LAN

Từ ngày 2 đến ngày 13/5/2022, tại Pohjankangas Niinisalo và Säkylä (Phần Lan) đã diễn ra cuộc diễn tập mang tên " Arrow 22" (Mũi tên 22) giữa Quân đội Phần Lan, Anh, Latvia, Mỹ và Estonia. Cuộc diễn tập diễn ra trong bối cảnh Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và cuộc xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra căng thẳng xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra căng thẳng.
Cuộc diễn tập "Arrow 22" là động thái của Phần Lan, một quốc gia trung lập đang trong tiến trình gia nhập NATO; được coi là sự mở đầu cho thay đổi địa chính trị lớn tại Bắc Âu trong thời gian tới.

View attachment 7388683
View attachment 7388686

Mục đích của của diễn tập là nâng cao khả năng tác chiến của các đơn vị cơ giới hóa trong môi trường đa quốc gia và khả năng tiếp nhận trợ giúp quốc tế cũng như vai trò của nước chủ nhà. Ngoài ra, cuộc diễn tập còn kiểm nghiệm khả năng bảo đảm hỏa lực liên quân của Quân đội Phần Lan, cũng như nâng cao khả năng tác chiến của các đơn vị lục quân trong tác chiến phòng thủ và môi trường đa quốc gia. Đặc biệt, diễn tập Arrow 22 chú trọng đến phát triển năng lực và kỹ năng của binh sĩ thường trực, nghĩa vụ và lực lượng dự bị, cả ở cấp độ cá nhân và tập thể.
Lực lượng Quân đội Phần Lan tham gia diễn tập bao gồm: Lữ đoàn tăng thiết giáp, Lữ đoàn Pori, Lữ đoàn Karelia; 2 Trung đoàn bảo đảm hậu cần số 1 và 2; Trung đoàn Utti Jaeger, Cục Công nghệ thông tin C5A, Bộ Tư lệnh lục quân và một số phân đội thuộc Khoa thiết giáp Học viện Lục quân; một số máy bay thuộc không quân của lục quân; tổng quân số khoảng 3.400 người, 15 xe tăng, thiết giáp, 300 xe quân sự.

View attachment 7388672
View attachment 7388674

Lực lượng Quân đội Anh tham gia diễn tập gồm 1 đại đội xe tăng Challenger 2, khoảng 120 người. Quân đội Latvia tham gia diễn tập gồm 1 trung đội bộ binh cơ giới gồm 40 người và các xe thiết giáp Patria thế hệ mới. Lực lượng Mỹ tham gia diễn tập thuộc Trung đoàn kỵ binh thiết giáp với khoảng 110 người và các xe thiết giáp chiến đấu Stryker đến từ Bộ Tư lệnh lực lượng Mỹ tại châu Âu (USAREUR). Quân đội Estonia tham gia diễn tập bao gồm 1 trung đội thiết giáp với 40 người và các xe chiến đấu bộ binh CV9035.

View attachment 7388678
View attachment 7388680
View attachment 7388682

Nội dung cuộc diễn tập chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: huấn luyện dã ngoại được tổ chức tại Säkylä (từ ngày 2 đến ngày 6/5), lực lượng tham gia của Quân đội Anh và Mỹ. Các đơn vị khác cơ động từ Niinisalo đến Säkylä. Tốc độ cơ động của các lực lượng là từ 50 đến 80km/h; các phương tiện bánh xích được vận chuyển bằng xe lửa.

View attachment 7388658
View attachment 7388656
View attachment 7388715

Giai đoạn 2: diễn tập bắn đạn thật tại Pohjankangas và Niinisalo, với sự tham gia của tất cả các lực lượng. Địa điểm tổ chức diễn tập là các khu rừng thông của Phần Lan, một khu vực có địa hình phù hợp với hoạt động tác chiến của các đơn vị cơ giới phản ứng nhanh. Đây cũng là cơ hội để đánh giá khả năng tác chiến của các lữ đoàn tăng thiết giáp - lực lượng được coi là “xương sống” của Quân đội Phần Lan, cũng như khả năng phối hợp tác chiến giữa Phần Lan với các nước liên minh; đồng thời, tạo điều kiện để sĩ quan và binh sĩ Quân đội Phần Lan làm quen với các hệ thống chỉ huy tham mưu của NATO.

View attachment 7388691
View attachment 7388698
View attachment 7388719

Hiện nay, lực lượng thường trực của Quân đội Phần Lan bao gồm khoảng 280.000 người và lực lượng dự bị khoảng 900.000 người, được đánh giá là một trong các lực lượng vũ trang lớn nhất châu Âu tính theo bình quân đầu người. Phần Lan đang đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa không quân với việc ký hợp đồng mua 64 máy bay tiêm kích đa năng F-35 của Mỹ, trị giá 8,8 tỉ USD.
Ngày 15/5, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto xác nhận rằng quốc gia của ông sẽ nộp đơn xin gia nhập NATO, một bước ngoặt mang tính lịch sử trong chính sách trung lập của nước này. Thụy Điển cũng dự kiến có quyết định tương tự, vì sự ủng hộ của người dân đối với việc gia nhập NATO đã tăng lên kể từ sau “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine.

View attachment 7388720

Phần Lan, quốc gia có đường biên giới rất dài giáp với Nga, nếu gia nhập NATO, sẽ làm cho biên giới của NATO với Nga dài thêm 1.335km. Ngày 11/4/2022, Nga đã cảnh báo nếu Phần Lan và Thụy Điển từ bỏ chính sách không liên minh quân sự trong nhiều thập kỷ và gia nhập NATO, Nga sẽ buộc phải khôi phục cán cân quân sự bằng cách tăng cường phòng thủ tại khu vực Baltic, trong đó có triển khai vũ khí hạt nhân tới đây Phần Lan trở thành nước trung lập thông qua Hiệp ước hữu nghị với Liên Xô năm 1948, với hy vọng ngăn ngừa không để xảy ra xung đột quân sự giữa hai nước, như đã từng xảy ra cuộc chiến tranh giữa Phần Lan và Liên Xô năm 1939, làm hơn 80.000 binh sĩ nước này thiệt mạng.

View attachment 7388721
View attachment 7388723
View attachment 7388726

Trong suốt thời Chiến tranh Lạnh, Phần Lan duy trì tôn chỉ không liên kết, bất chấp ảnh hưởng từ cả hai khối do Liên Xô và Mỹ dẫn đầu. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Phần Lan dần dần chuyển trọng tâm đối ngoại sang phương Tây, đánh dấu với quyết định gia nhập EU năm 1995. Thụy Điển cũng chọn hướng đi tương tự sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, gia nhập EU vào năm 1995 và tăng cường hợp tác với NATO. Thụy Điển đã tránh tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào trong hơn 200 năm qua. Trước khi xung đột quân sự tại Ukraine xảy ra, lần gần nhất Thụy Điển gửi viện trợ vũ khí ra nước ngoài là trong cuộc chiến Phần Lan - Liên Xô năm 1939.
Phần lan cũng là đất cũ của Nga Hoàng thời xưa!
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
KMW ra mắt LỰU PHÁO TỰ HÀNH RCH 155

Công ty Đức Krauss - Maffei Wegmann (KMW) đã giới thiệu tại Triển lãm quốc tế về quốc phòng và an ninh Eurosatory ở Paris về lựu pháo tự hành bánh lốp RCH 155mm.
RCH 155 là khẩu pháo tự hành có kíp pháo thủ ít nhất thế giới với chỉ một lái xe và một trưởng xe kiêm mọi nhiệm vụ; tuy nhiên, năng lực chiến đấu của nó không hề thua kém các dòng pháo tương tự.

1664377471194.png

1664377498378.png


Lựu pháo tự hành bánh lốp RCH 155 sử dụng khung gầm của xe thiết giáp Boxer 8x8 và tổ hợp pháo modul 155mm (AGM). Đây là loại lựu pháo bánh lốp có khả năng cơ động cao, có thể hành quân trên đường nhựa với tốc độ lên đến 100 km/h; dự trữ hành trình 700km cho một lần nạp nhiên liệu.
Pháo có chiều dài 10,5m; chiều cao là 3,6m và chiều rộng 2,99m; sử dụng động cơ MTU V8 199TE20/21 cung cấp công suất lên đến 600kW tương đương với 816 mã lực; tổng trọng lượng xe 39 tấn, vượt dốc 30%, vượt hào 2m, vượt taluy 0,8m; xạ giới tầm từ -2,5° đến + 65°; xạ giới hướng +/- 200°; được trang bị hệ thống điều hòa không khí và bảo vệ hóa học, sinh học và phóng xạ (NBC); hệ thống chữa cháy trong khoang động cơ…

1664377541371.png

1664377563945.png


Vũ khí chính là một khẩu pháo 155mm/52. Hệ thống pháo này tương thích với tất cả các loại đạn 155mm tiêu chuẩn của NATO. Tùy thuộc vào loại đạn được sử dụng, tầm bắn hiệu quả của pháo là khác nhau: từ 40 đến 54km nếu lựu pháo bắn đạn V-LAP và lên tới 70km nếu sử dụng đạn VULCANO. Tuy nhiên, bất kể loại đạn nào, lựu pháo bánh lốp RCH 155 vẫn có tốc độ bắn trung bình từ 8 đến 10 phát đạn/ mỗi phút.

1664377763690.png

1664377618842.png

1664377885057.png

1664378315950.png


Pháo có thể chứa và mang theo tổng cộng 30 viên đạn. Một hệ thống nâng được lắp đặt ở phía trước tháp pháo, nó cho phép kíp lái tải đạn từ bên ngoài xe vào khoang dự trữ. RCH 155 được vận hành bởi kíp chiến đấu 2 người. Hệ thống lái, tải đạn và nạp đạn của RCH 155 hoàn toàn tự động. Do đó, dù có kíp chiến đấu ít người, hiệu năng sử dụng của RCH 155 vẫn rất cao.
Lựu pháo bánh lốp RCH 155 có khả năng điều khiển hỏa lực và dẫn đường tự động. Tất cả các hệ thống vũ khí được tích hợp vào lựu pháo đều tự động. Điểm yếu (và cũng là nhược điểm duy nhất) của hệ thống pháo này đó chính là không mang theo vũ khí phòng thủ, như súng máy hoặc súng phóng lựu tự động. Tuy nhiên, các phiên bản nâng cấp được sản xuất có thể được trang bị vũ khí thứ cấp.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chương trình phát triển vũ khí siêu vượt âm của LLVT Mỹ

Giới chỉ huy quân đội Mỹ đặc biệt quan tâm đến việc chế tạo các mẫu siêu vượt âm (VKSVA) vì chúng được coi là phương tiện hữu hiệu để vượt qua các khu vực hạn chế (cấm) tiếp cận của đối phương, chủ yếu do Nga và Trung Quốc thiết lập. Việc nghiên cứu chế tạo VKSVA được thực hiện trong khuôn khổ các điều khoản của khái niệm chiến lược-chiến dịch "đòn tấn công toàn cầu".

Hiện tại, các dự án chế tạo VKSVA đang được thực hiện trong lực lượng hải quân (dự án CPS –Tấn công nhanh thông thường), lực lượng mặt đất (LRHW - Siêu vượt âm tầm xa) và không quân (AGM-183А, ARRW - Air-Launched Rapid Response Weapon).

Ngoài ra, Cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu tiên tiến (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ điều phối các dự án công nghệ TBG – siêu vượt âm chiến thuật (Tactical Boost Glide), Hỏa lực cấp chiến dịch (OpFires) và siêu vượt âm hút không khí HAWC (Hypersonic Air-Breathing Weapon).

Qua phân tích các tài liệu nước ngoài,có thể rút ra các kết luận sau đây về việc thực hiện các dự án này.

Tổ hợp công nghiệp-quân sự của Mỹ đã không thành công trong việc chế tạo hệ thống VKSVA tầm xa toàn cầu. Điều này được thể hiện qua kết quả các cuộc thử nghiệm thiết bị HTV-2 vào năm 2010-2011 khi sử dụng tên lửa đẩy Minotaur-4. Do đó, giới chỉ huy quân đội Mỹ đã từ bỏ việc chế tạo hệ thống phòng thủ tên lửa tầm toàn cầu và tập trung nỗ lực chính để phát triển tên lửa đường đạn tầm trung và thực hiện dự án HAWC để chế tạo tên lửa phóng từ trên không với động cơ phản lực siêu vượt âm.

Năm 2011-2017, với việc sử dụng một thiết bị thử nghiệm được chế tạo trong chương trình VKSVA hiện đại (Advanced Hypersonic Weapon) đã khẳng định khả năng bay có điều khiển của tên lửa dọc theo quỹ đạo (với phần đường đạn ban đầu) ở khoảng cách 3800 km.

Dự án CPS- Conventional Prompt Strike- tấn công nhanh thông thường (Hải quân).

Trong khuôn khổ dự án này, dự kiến sẽ sử dụng tên lửa đường đạn tầm trung với đầu đạn lướt siêu vượt âm C-HGB (Common-Hypersonic Glide Body) trên cơ sở khoa học và kỹ thuật thu được trong chương trình AHW.

Tên lửa đường đạn tầm trung được trang bị cho tầu ngầm nguyên tử kiểu“Ohio” và “Virginia”, là tên lửa hành trình nhiên liệu rắn hai tầng có chiều dài khoảng 10m, đường kính tiết diện tối đa 0,8763m và khối lượng khoảng 9,5 tấn. Theo đánh giá, phạm vi bắn tối đa của đầu đạn siêu vượt âm khoảng 6000 km.

Cần lưu ý rằng, tên lửa đường đạn trong thùng chứa này cũng đang được xem xét để trang bị cho các hệ thống tên lửa của Hải quân và Lục quân Mỹ.

1664444278622.png

1664444443153.png

Dự án VKSVA tầm xa của Lục quân nghiên cứu phát triển hệ thống tên lửa đất đối đất siêu vượt âm di động (khẩu đội tên lửa) với tên lửa đường đạn tầm trung được trang bị đầu đạn C-HGB.

Tổ hợp tên lửa siêu vượt âm tầm xa bao gồm một xe chỉ huy -điều khiển và bốn bệ phóng di động, trên đó có hai tên lửa được đặt trong các thùng chứa vận chuyển - phóng với chiều dài khoảng 10 m và được gắn trong một module duy nhất trên khung gầm của xe tải địa hình hạng nặng "Oshkosh" M983A4(bánh xe 8x8). Tổ hợp huấn luyện đầu tiên của hệ thống tên lửa cơ động với các mẫu tên lửa có khối lượng và kích thước lớn, dự kiến cuối năm 2021 sẽ chuyển giao cho lực lượng mặt đất để phục vụ cho đào tạo, huấn luyện.

Hệ thống tên lửa di động nguyên mẫu được trang bị tên lửa đường đạn tầm trung với đầu đạn lướt siêu vượt âm C-HGB đang được các công ty Mỹ Lockheed Martin và Dynamix chế tạo.

1664444299942.png

1664444327051.png

Thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm C-HGB của Lockheed Martin và Dynamix

Theo kế hoạch, năm 2021, hai cuộc thử nghiệm về thiết kế - bay của hệ thống tên lửa siêu vượt âm tầm xa được tiến hành cùng với việc phóng huấn luyện – thử nghiệm.

Năm 2024, Bộ Quốc phòng Mỹ dự định triển khai và tổ chức trực ban chiến đấu khẩu đội tên lửa thử nghiệm đầu tiên của hệ thống tên lửa siêu vượt âm tầm xa và đưa vào hoạt động chiến đấu thử nghiệm với các nhiệm vụ như trực chiến, huấn luyện chiến đấu, các hình thức và phương pháp sử dụng hệ thống tên lửa, tổ chức chỉ huy chiến đấu, bảo đảm và hiệp đồng toàn diện.

Các mục tiêu cần chú ý trước hết khi lập kế hoạch sử dụng hệ thống tên lửa siêu vượt âm là các đài điều khiển, trận địa phóng của tên lửa đường đạn và tên lửa hành trình, hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa, tổ hợp chống hạm ở khu vực lục địa Châu Âu và Châu Á - Thái Bình Dương.

Để tối ưu hóa cơ cấu tổ chức và biên chế của Lục quân Mỹ, các khẩu đội tên lửa siêu vượt âm sẽ được đưa vào tiểu đoàn pháo chiến lược mới (tiểu đoàn hỏa lực chiến lược), sau đó được đưa vào các đơn vị tên lửa đường đạn xuyên lục địa của lực lượng tấn công chiến lược của Mỹ.

Trong khuôn khổ dự án ARRW (vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không) của không quân Mỹ, tháng 8/2018, Hãng Lockheed Martin đã nghiên cứu chế tạo, thử nghiệm và chuẩn bị sản xuất hàng loạt tên lửa siêu vượt âm phóng từ trên không AGM-183A.Không quân Mỹ đã ký hợp đồng trị giá 480 triệu USD với hãng này để chế tạo tên lửa. Tháng 12 năm 2019, Bộ Quốc phòng cũng đã ký hợp đồng với Lockheed-Martin và phân bổ 988,832 triệu USD cho việc phát triển, thử nghiệm và chuẩn bị sản xuất hàng loạt tên lửa AGM-183A.Để thực hiện dự án ARRW, trong năm tài chính 2020 dự án được phân bổ 286 triệu USD, dự kiến năm 2021 phân bổ tiếp 382 triệu USD.

1664444652703.png

1664444630647.png

1664444563380.png

1664444595828.png

Tên lửa siêu vượt âm phóng từ trên không AGM-183A

Tên lửa có thể vượt qua tầm bắn tối đa 1600 km trong 10-12 phút (tốc độ từ 6,5 đến 8 M), độ lệch của đầu đạn dưới 35 cm.Lưu ý rằng, tên lửa siêu vượt âm AGM-183A sẽ được đưa vào vũ khí trang bị của máy bay ném bom chiến lược và máy bay của không quân chiến thuật Mỹ.

Trong quá trình thực hiện dự án vào năm 2019-2020, máy bay ném bom chiến lược B-52H đã thực hiện các chuyến bay với tên lửa AGM-183A ở giá treo bên ngoài. Bộ chỉ huy Không quân Mỹ cho biết 8 nguyên mẫu như vậy (bao gồm 4 mẫu dự bị) đãcó kế hoạch mua để bay thử nghiệm vào năm tài chính 2021. Theo dự án và hợp đồng, tên lửa AGM-183A sẽ chế tạo xong năm 2021 và khả năng sẵn sàng hoạt động vào tháng 9/2022.

1664444604371.png

1664444584166.png

1664444573720.png

1664444691088.png


..................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Dự án TBG (siêu vượt âm chiến thuật).

DARPA cùng với Không quân Mỹ đang nghiên cứu các giải pháp công nghệ để chế tạo ra tên lửa siêu vượt âm có thể tăng tốc đến tốc độ siêu vượt âm, một đầu đạn trượt có thể tháo rời gắn trên tên lửa AGM-183A.

Để kiểm tra các công nghệ then chốt của dự án TBG, tháng 10/2018, Phòng thí nghiệm nghiên cứu của không quân Mỹ (căn cứ không quân Wright-Patterson, Ohio) đã ký hợp đồng với Công ty “Generation Orbit Launch Services” (Atlanta, Georgia) để sử dụng phương tiện bay siêu vượt âm X-60A cho các thí nghiệm bay. Trọng lượng phóng của X-60A vào khoảng 1.100 kg, dài 6,9 m, đường kính 0,8 m, module tải trọng có ích có thể lắp đặt các thiết bị khác nhau có trọng lượng từ 136 đến 454 kg.

1664533886405.png

1664533915179.png

1664533935173.png

X-60A

Phương tiện bay X-60A sử dụng động cơ phản lực nhiên liệu lỏng, bay dưới quỹ đạo với độ cao từ 15,2 - 36,6 km và tốc độ từ 4 - 8 Mach (từ 4,9 - 9,9 nghìn km/h). Để thực hiện các đợt thả thử nghiệm X-60A, dự kiến sử dụng máy bay C-20A của Cơ quan hàng không và vũ trụ quốc gia Mỹ, sau đó phương tiện bay sẽ thực hiện chuyến bay độc lập với động cơ tên lửa.

1664534006365.png

1664534036748.png


Cần lưu ý rằng các chuyến bay thử nghiệm của phương tiện bay X-60A vào năm 2021 với mẫu đầu đạn siêu vượt âm sẽ được thực hiện tại bãi thử tên lửa Thái bình dương của Hải quân Mỹ (Point Mugu, California) và vùng ven biển Thái bình dương. Tuy nhiên, chuyến bay thử ngày 27/5 năm nay bị hoãn vô thời hạn và không thấy thông báo nguyên nhân.

Máy bay ném bom chiến lược B-52H sẽ được trang bị lửa siêu vượt âm AGM-183A. Mỗi máy bay có thể mang tới 12 tên lửa (4 quả treo bên ngoài và 8 quả bên trong).Ngoài ra, vấn đề trang bị tên lửa AGM-183A cho máy bay B-1B, F-15E/EX và máy bay ném bom chiến lược B-21 “Raider” đang được xem xét.

Dự án HAWC.

Dự án này đang đượcDARPA và Không quân Mỹ kết hợp thực hiện nhằm nghiên cứu và đưa ra các công nghệ chế tạo tên lửa siêu vượt âm phóng từ trên không với động cơ phản lực dòng thẳng (scramjet engine).

Công việc dựa trên kết quả của các cuộc thử nghiệm, nghiên cứu và phát triển trên phương tiện bay siêu vượt âm X-51.X-51A (nặng 1814 kg, dài 7,62 m) được Boeing chế tạo trong giai đoạn 2007-2013. Phương tiện bay thực hiện tăng tốc nhờ động cơ nhiên liệu rắn ở giai đoạn đầu của tên lửa chiến dịch-chiến thuật MGM-140 ATACMS (đường kính 0,61 m). Phương tiện bay thử nghiệm được trang bị động cơ phản lực Pratt-Whitney SJX-61.

1664534133274.png

1664534283329.png

1664534302566.png

1664534320686.png

X-51A

Cuộc thử nghiệm cuối cùng thành công thả X-51A từ máy bay ném bom chiến lược B-52H được thực hiện ngày 1/5/2013 tại bãi thử tên lửa Thái bình dương của Hải quân Mỹ và ở vùng ven biển Thái bình dương. Trong cuộc thử nghiệm này, thiết bị bay đạt tốc độ 5,1M, độ cao 18,2 km, cự ly bay khoảng 800 km.

Trong khuôn khổ dự án HAWC, liên doanh giữa Lockheed-Martin và Raytheon / Northrop-Grumman cùng tham gia vào việc phát triển tên lửa siêu vợt âm với động cơ phản lực dòng thẳng.

Việc hợp tác của không quân Mỹ với các tổ chức thương mại về vấn đề trao đổi công nghệ do Trung tâm Quản lý Vòng đời các hệ thống hàng không (căn cứ KQ Wright-Patterson, Ohio) chịu trách nhiệm. Cần lưu ý rằng, các mẫu được chế tạo sẽ tương tự như phương tiện bay X-51A và bao gồm giai đoạn I là động cơ đẩy nhiên liệu rắn và phần đầu có động cơ phản lực siêu vượt âm.

Tầm bắn dự tính của tên lửa sẽ là 600-800 km.

Số tiền thỏa thuận trong hợp đồng trong làm việc chung giữa hai công ty "Raytheon" và "Northrop-Grumman" là 200 triệu USD. Đồng thời, hệ thống đẩy do Northrop-Grumman chế tạo được làm từ các chi tiết bằng phương pháp in 3D.

Trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu và phát triển năm 2020, máy bay ném bom chiến lược B-52H đã thực hiện chuyến bay với mẫu tên lửa siêu vượt âm phóng từ trên không. Tuy nhiên, do tên lửa ở giá treo ngoài tự rơi khi máy bay đang bay trong khu vực căn cứ không quân Edwards, mẫu tên lửa thử nghiệm bị phá hủy, nguyên nhân không được báo cáo.

Theo dự kiến của giới lãnh đạo quân sự Mỹ, tên lửa siêu vượt âm phóng từ trên không sẽ được trang bị cho máy bay ném bom chiến lược cũng như máy bay trên hạm F/A-18 và máy bay chiến thuật F-35C để tiêu diệt các mục tiêu được bảo vệ bởi các phương tiện phòng không và hệ thống phòng thủ tên lửa.

Chương trình OpFires

(Hỏa lực cấp chiến dịch). Chương trình này đang được thực hiện bởi Hãng Lockheed Martin và DARPA.

1664534457718.png

1664534479241.png


Mục tiêu là phát triển công nghệ cho tổ hợp tên lửa di động mặt đất được trang bị tên lửa siêu vượt âm có khả năng vượt qua các hệ thống phòng không hiện đại và đánh trúng các mục tiêu di động của đối phương.

Do đó, dự án hệ thống tên lửa di động mặt đất với bệ phóng có ba tên lửa siêu vượt âm đang được nghiên cứu về tính khả thi. Tổ hợp sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực pháo binh dã chiến AFATDS; khung xe năm trục "Oshkosh" để đặt bệ phóng v.v.

Hiện các cuộc thử nghiệm trên đang được tiến hành, dựa trên kết quả sẽ chế tạo các động cơ mới vào năm 2021-2022.

Như vậy, giới lãnh đạo quân sự-chính trị Mỹ đặc biệt quan tâm đến việc phát triển và sử dụng tên lửa siêu vượt âm như một trong những lĩnh vực nghiên cứu và phát triển cần ưu tiên vì lợi ích của LLVT Mỹ, chủ yếu với mục đích kìm hãm Liên bang Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực này.

1664534519489.png

1664534559144.png

1664534611940.png

1664534629943.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
ISRAEL TRÌNH LÀNG ROBOT CHIẾN ĐẤU THÔNG MINH

Công ty quốc phòng Elbit Systems của Israel vừa tiết lộ một robot chiến đấu thông minh được trang bị tháp pháo tự hành 30mm, có khả năng tự hoạt.
Việc thử nghiệm phương tiện robot mới dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối năm 2022, nhưng ngày triển khai chính thức của nó vẫn chưa được tiết lộ.

Tại Triển lãm quốc phòng Eurosatory ở Paris vào giữa tháng 6/2022, Bộ Quốc phòng Israel đã công bố phương tiện chiến đấu robot hạng trung (M-RCV) được trang bị vũ khí hiện đại, sử dụng cho các nhiệm vụ trinh sát tiền phương của Lực lượng Phòng vệ Israel.
M-RCV dựa trên phương tiện mặt đất không người lái BLR-2 do Công ty BL của Israel sản xuất. Tháp pháo được phát triển bởi Cục Xe tăng và APC, trực thuộc Cục Nghiên cứu và phát triển quốc phòng của Bộ Quốc phòng Israel.

1664588398250.png

1664588425648.png


M-RCV được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động Iron Fist của Công ty Elbit và được trạng bị 1 máy bay không người lái cho các nhiệm vụ trinh sát phía trước và 1 bộ cảm biến thụ động do Elbit Systems and Foresight phát triển.

1664588484322.png

1664588520788.png

Hệ thống bảo vệ chủ động Iron Fist

Theo Bộ Quốc phòng Israel, phương tiện robot có thể mang theo 1 máy bay không người lái quân sự cho các hoạt động giám sát. Nó cũng có thể tích hợp bệ phóng tên lửa chống tăng, mang tải nặng và sở hữu khả năng cơ động tiên tiến.
Ngoài ra, M-RCV có một loạt các cảm biến thụ động để giúp thu thập dữ liệu chiến trường quan trọng thông qua phát hiện rung, ánh sáng, bức xạ và nhiệt. Hệ thống hỗ trợ mặt đất nâng cao BL, Hệ thống Elbit và Công nghiệp hàng không vũ trụ Israel đã cung cấp các bộ phận cho chiếc xe.

1664588604072.png

1664588726667.png


M-RCV được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động Iron Fist của Elbit, chống lại các mối đe dọa từ các loại vũ khí chống tăng và tăng khả năng sống sót của xe. Nó cũng có hệ thống điều khiển hỏa lực và quản lý nhiệm vụ, một bộ công cụ tự động robot và hệ thống nhận thức tình huống. Xe cũng có thể phóng tên lửa chống tăng Spike của Rafael để vô hiệu hóa các mục tiêu của đối phương ở tầm xa. M-RCV có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm trong mọi điều kiện thời tiết.

1664588781043.png

1664588803198.png


Mặc dù Bộ Quốc phòng Israel không cung cấp thêm chi tiết về M-RCV; tuy nhiên, dựa trên 1 video được họ đăng tải cho thấy: M-RCV tự hoạt qua các cánh đồng và trên đường đất, cũng như sử dụng súng với tính năng nhận dạng mục tiêu tự động, có khả năng theo dõi nhiều mục tiêu và ưu tiên những mục tiêu nguy hiểm. M-RCV phóng UAV bằng cách sử dụng một cánh tay robot, kết hợp tính năng lái xe tự động với trí tuệ nhân tạo và công nghệ đối sánh cảnh để lập kế hoạch tuyến đường; điều này cho phép xe phát hiện chướng ngại vật trên tuyến đường và vòng tránh để vượt qua.
Đây không phải là lần đầu tiên Israel cho ra mắt phương tiện mặt đất không người lái. Năm 2012, họ đã sử dụng xe trinh sát không người lái Guardium để tuần tra hàng rào giữa Israel và Dải Gaza. Vào năm 2019, Elbit đã trình diễn một phương tiện chiến đấu bọc thép có thể tự vận hành thông qua tín hiệu điều khiển từ màn hình gắn trên mũ bảo hiểm…

1664588942118.png

1664588917854.png

1664588974351.png

Xe trinh sát không người lái Guardium

Ngoài ra, IAI còn công bố xe robot chiến đấu mặt đất Rex MK II tại Triển lãm thương mại quốc phòng DSEI ở London vào năm 2021. Xe có 4 bánh và có thể mang theo súng 7,62mm. Vào tháng 11/2021, Elbit Systems và Roboteam đã công bố xe tự hành Rook 6x6 sử dụng hệ thống tự động hóa Torch-X của Elbit.

1664589047644.png

1664589064901.png

1664589099223.png

1664589123842.png

Robot chiến đấu mặt đất Rex MK II
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
Đã đến lúc NATO ngừng mở rộng

Trang mạng Foreign Affairs trong một bài viết cuối tháng 1/2022 đã có bài viết đánh giá về Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và dự đoán xu hướng của tổ chức này trong tương lai. Nội dung bài viết như sau:

Liên minh NATO không phù hợp với châu Âu thế kỷ 21. Điều này không phải do Tổng thống Nga Vladimir Putin nói mà là do ông Putin đang cố gắng sử dụng mối đe dọa về một cuộc chiến tranh mở rộng ở Ukraine để ngăn chặn sự mở rộng của NATO sát đến biên giới Nga và buộc Ukraine giữ vai trò trung lập. Đúng hơn, đó là do NATO mắc phải một sai lầm nghiêm trọng trong việc hoạch định diện mạo của khối, đó là việc mở rộng liên minh quân sự này vào sâu vùng ảnh hưởng địa chính trị của Nga ở Đông Âu, cấu trúc này quá lớn, rất khó xác định và quá khiêu khích.

1664616413475.png

1664616457112.png


Được thành lập vào năm 1949 để bảo vệ Tây Âu, NATO ban đầu là một thành tựu. NATO nhằm kìm giữ sự phát triển của Liên bang Xô Viết, gìn giữ hòa bình và tăng cường sự hội nhập kinh tế và chính trị của Tây Âu. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ và các quốc gia khác nhau ở trung tâm và Đông Nam châu Âu đã khuyến khích mở rộng liên minh một cách mạnh mẽ, kết nạp hơn 10 thành viên mới trong các đợt mở rộng liên tiếp. Ngày nay, liên minh là một khối đồ sộ của 30 quốc gia, bao gồm Bắc Mỹ, Tây Âu, các nước Baltic và Thổ Nhĩ Kỳ nhưng kết cấu lỏng lẻo. NATO mở rộng này thường bị dao động giữa tấn công và phòng thủ. Khối này đã tham gia hoạt động quân sự ở Serbia, Afghanistan và Libya. Tuy nhiên, sự cồng kềnh của NATO và sự mập mờ về sứ mệnh có nguy cơ lôi kéo NATO vào một xung đột lớn ở châu Âu.

1664616597165.png

1664616619786.png

1664616651167.png

1664616706784.png

NATO thành lập năm 1949

Để đơn giản hóa mục đích chiến lược và nâng cao năng lực phòng thủ, NATO nên công khai một cách rõ ràng và ngừng bổ sung thêm bất kỳ thành viên nào. Liên minh nên làm rõ rằng giai đoạn mở rộng lâu dài của họ đã kết thúc. Việc chấm dứt chính sách mở cửa khó thực hiện này và đánh giá lại cấu trúc an ninh của Trung và Đông Âu sẽ không phải là một nhượng bộ đối với Putin mà là điều cần thiết để NATO, liên minh thành công nhất trong thế kỷ 20, tồn tại và phát triển thịnh vượng trong thế kỷ 21.

Lớn hơn không có nghĩa là tốt hơn

Liên minh NATO ban đầu phục vụ ba chức năng chính. Đầu tiên và quan trọng nhất là phòng thủ. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã nhanh chóng di chuyển về phía Tây, nuốt chửng các quốc gia độc lập và cố gắng trở thành một cường quốc lớn của châu Âu. NATO đã không đảo ngược xu hướng phòng thủ mà thay vào đó quản lý nó bằng cách thiết lập một vành đai mà Liên Xô không thể vượt qua. Thứ hai, NATO đã giải quyết vấn đề phổ biến của an ninh Tây Âu và đặc biệt là vấn đề đối kháng xen kẽ của Pháp, Đức và Anh. Việc biến Pháp, Đức và Vương quốc Anh từ những kẻ thù truyền kiếp thành những đồng minh kiên định là một công thức cho hòa bình lâu dài. Cuối cùng, NATO đã đảm bảo sự tham gia của Mỹ vào an ninh châu Âu, chính xác là điều mà sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, phương Tây đã không thực hiện được.
Từ năm 1949 đến năm 1989, NATO đã hoàn thành tất cả các chức năng cốt lõi này. Liên Xô chưa bao giờ đưa xe tăng của mình qua Fulda Gap. Thay vào đó, nó tạo ra một phiên bản NATO của Liên Xô, Hiệp ước Warsaw, được thành lập để chống lại sức mạnh của Mỹ ở châu Âu, để kiềm chế Đức và củng cố sự hiện diện quân sự của Liên Xô từ Đông Berlin đến Praha và Budapest. Ở Tây Âu, NATO giữ hòa bình hiệu quả đến mức chức năng này của liên minh gần như bị lãng quên. Chiến tranh giữa Pháp và Đức trở thành điều không thể xảy ra, tiền đề này tạo điều kiện cho việc thành lập Liên minh châu Âu (EU). Bất chấp Chiến tranh Việt Nam, bất chấp vụ bê bối Watergate tại Mỹ và bất chấp cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 1970, Mỹ không bao giờ rút khỏi châu Âu. Washington đã đầu tư vào an ninh châu Âu năm 1989 không kém so với năm 1949. Nói cách khác, liên minh NATO đã hoạt động rất hiệu quả.

1664616967621.png

1664617036412.png

1664617099836.png

Lực lượng khối hiệp ước Warsaw

Nhưng sau đó là một giai đoạn xác định lại đầy kịch tính. Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush đã dựa trên chính sách NATO của họ với hai giả định. Đầu tiên đó là sự khẳng định rằng NATO là phương tiện tốt nhất để đảm bảo hòa bình và an ninh châu Âu. Tinh thần hòa giải Pháp - Đức có thể được mở rộng cùng với NATO. Do đó, quan điểm này đã được triển khai thực tế, giảm thiểu nguy cơ một quốc gia châu Âu không liên kết sẽ sở hữu vũ khí hạt nhân và trở thành kẻ lừa đảo. Tương tự, sự mở rộng của NATO được coi là hàng rào chống lại Nga. Thủ tướng Đức Helmut Kohl và nhiều nhà lãnh đạo Đông Âu cảm thấy rằng những năm 1990 là bất thường và Moskva sớm hay muộn sẽ trỗi dậy. Khi điều đó xảy ra, một NATO mở rộng có thể là bức tường thành chống lại Nga như liên minh NATO ban đầu được thiết lập để chống lại Liên Xô.

1664617162444.png

1664617184563.png

1664617217235.png

Bức tường Beclin sụp đổ

Giả thiết thứ hai đằng sau sự mở rộng của NATO được đưa ra từ những ý tưởng lạc quan về trật tự quốc tế. Có lẽ Nga đang trên con đường tiến tới dân chủ, và một nền dân chủ Nga đương nhiên sẽ thích hợp tác với NATO. Có lẽ Nga không trở thành một nền dân chủ, nhưng nước này sẽ tuân theo một trật tự do Mỹ lãnh đạo. Năm 2003, Văn phòng Hoạch định Chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra một bài báo có tiêu đề “Tại sao NATO nên mời Nga tham gia”. Điều này là không có, nhưng các nhà hoạch định chính sách của Mỹ giả định rằng mô hình có sức hút của phương Tây sẽ thu hút Nga đến châu Âu vì nó sẽ thu hút một loạt các quốc gia chưa thuộc NATO: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Georgia, Moldova và Ukraine. NATO và mô hình chính trị phương Tây sẽ song hành cùng nhau. Trong bối cảnh NATO đã hoạt động tốt cho đến thời điểm này, một NATO nhiều thành viên hơn sẽ đồng nghĩa với bình đẳng hơn, hòa bình hơn, hội nhập hơn và trật tự hơn.

1664617516508.png

1664617579227.png

1664617611079.png

1664617630695.png

Liên Xô tan rã

Cả hai giả định đằng sau sự mở rộng của NATO hóa ra đều không phù hợp. Một cấu trúc được tạo ra cho Tây Âu giữa thế kỷ sau chẳng có ý nghĩa gì đối với Đông Âu sau Chiến tranh Lạnh. NATO ban đầu đã được phân định bằng Bức màn sắt, theo địa lý và chính trị. Ngoài NATO, Áo và Phần Lan không phụ thuộc khối này: họ chính thức trung lập nhưng thể hiện rõ ràng lòng trung thành của mình bằng cách lặng lẽ ủng hộ các yêu cầu của an ninh phương Tây. Hơn nữa, nỗi kinh hoàng của Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm suy yếu chủ nghĩa dân tộc ở Tây Âu, nơi có lịch sử hình thành các quốc gia hùng mạnh. Sau năm 1945, không có bất đồng nổi bật nào về biên giới giữa các nước Tây Âu. Không có thế lực bên ngoài nào, không phải Liên Xô, không phải Trung Quốc, muốn thay đổi biên giới của Tây Âu. Vì vậy, NATO, với lợi thế vượt trội, để tồn tại, như nó nên là, một liên minh quân sự phòng thủ.

1664617720311.png

1664617745812.png

1664617775947.png

1664617821952.png

1664617859698.png


...............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Một NATO mở rộng hoạt động hoàn toàn khác ở Đông Âu. Vào năm 2022, không có cái gì tương đương với bức màn sắt và vùng địa lý phía Đông của châu Âu hạn chế sự mở rộng của NATO. Thay vào đó, liên minh nằm rải rác trên khắp Đông Âu một cách vụng về và lộn xộn. Khu vực Kaliningrad là một hòn đảo nhỏ của Nga nằm trong vùng biển thuộc lãnh thổ NATO, chạy dọc theo đường vòng từ Estonia xuống Biển Đen. NATO của thế kỷ 21 đang chìm trong câu hỏi rối rắm rằng nơi đâu là kết thúc biên giới phía Tây của Nga và bắt đầu biên giới phía Đông của châu Âu, một câu hỏi mà kể từ thế kỷ 17 đã là nguyên nhân của vô số cuộc chiến tranh, một trong số đó bắt nguồn từ chủ nghĩa đế quốc Nga và một số khác xuất phát từ phương Tây, các cuộc xâm lược. NATO tình cờ vượt qua hàng chục ranh giới trong sân chơi tàn nhẫn của các đế chế, quốc gia và dân tộc ở Đông Âu. Liên minh không phải là nguyên nhân gây ra bất ổn khu vực, nhưng với tư cách là một sự hiện diện phi trung lập và là một đối thủ thù địch của Nga, nó không thể tách rời khỏi sự bất ổn này. Có lẽ nếu tất cả các nước châu Âu (ngoài Nga) đều là thành viên NATO, thì liên minh này có thể là một bức tường thành hiệu quả chống lại Moskva, nhưng điều này còn xa vời.

1664676746116.png

1664676664857.png

1664677313141.png


Những nguy cơ khôn lường của việc mở rộng NATO đã được cộng thêm chính sách mở cửa, điều khiến sườn phía Đông của liên minh trở nên khó giải thích. Tuyên bố của NATO vào năm 2008 rằng Ukraine và Gruzia một ngày nào đó sẽ trở thành thành viên là tuyên bố tham vọng nhất và không thành thật. Tuy nhiên, tiềm năng cho việc di chuyển về phía Đông của biên giới NATO là rất thực tế, vì các cuộc đàm phán gần đây về khả năng gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển đã được chú trọng. Hơn nữa, việc Ukraine muốn gia nhập NATO đã khiến liên minh này rơi vào cuộc xung đột dân tộc chủ nghĩa bùng nổ nhất trong khu vực, ngay cả khi những người ủng hộ quyền tự trị của NATO coi tư cách thành viên của Ukraine hoàn toàn là vấn đề tôn trọng hiến chương của liên minh, vốn bao hàm chính sách mở cửa, hoặc quyền của Ukraine được lựa chọn đồng minh của mình.

Một liên minh phòng thủ không được thiết kế để để xử lý mâu thuẫn giữa một quốc gia không phải thành viên đang có nguyện vọng trở thành thành viên với một cường quốc hạt nhân muốn ngăn chặn tư cách thành viên đó. Đó là một cuộc xung đột NATO chỉ có thể thua và một cuộc xung đột thậm chí có thể đe dọa sự tồn tại của liên minh nếu một quốc gia thành viên như Ba Lan hoặc Lithuania bị kéo vào cuộc chiến đang diễn ra giữa Nga và Ukraine.

1664677350944.png

1664677402617.png

1664677428787.png


Một rủi ro khác đối với một NATO đang mở rộng là trật tự quốc tế xung quanh nó. Thay vì muốn tham gia trật tự do Mỹ lãnh đạo ở châu Âu, Nga tìm cách xây dựng một trật tự quốc tế của riêng mình và kiềm chế sức mạnh của Mỹ. Trớ trêu thay, sự mở rộng của NATO hay cam kết của khối lại hỗ trợ Putin trong nỗ lực này. Nó ủng hộ câu chuyện của Putin về sự phản bội của phương Tây và biện minh cho chủ nghĩa can thiệp của Nga trước công chúng Nga. Ở Nga, NATO bị coi là xa lạ và không thân thiện. Sự mở rộng của NATO là một trụ cột cho tính hợp pháp chính trị trong nước của Putin. Nga cần một nhà lãnh đạo, vì vậy lý lẽ của Putin phù hợp, người có thể nói không với một liên minh được xây dựng để nói không với Moskva.

Trở lại phòng thủ

NATO phải thay đổi hướng đi bằng cách từ chối công khai và rõ ràng việc bổ sung thêm bất kỳ quốc gia thành viên nào. Khối này nên trở lại với các cam kết của mình với các quốc gia đã tham gia – sự tín nhiệm Mỹ ở châu Âu phụ thuộc vào việc NATO tôn trọng các cam kết đó - nhưng cần phải điều chỉnh các giả định đã tạo nền tảng cho sự mở rộng của NATO trong những năm 1990. Với việc liên minh vốn bị kéo căng tại một trong những khu vực nguy hiểm nhất thế giới, cộng thêm cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ là một sự điên rồ về mặt chiến lược.

1664677613861.png

1664677497685.png

1664677649054.png


Mỹ cần một chiến lược mới để đối phó với Nga ở Đông Âu, một chiến lược không dựa trước tiên vào NATO. Liên minh để bảo vệ các thành viên của mình và việc đóng cánh cửa đang rộng mở sẽ giúp NATO thực hiện điều đó. Chấm dứt mở rộng chắc chắn sẽ cần một biện pháp ngoại giao khó khăn, mâu thuẫn với những lời hứa thường được lặp đi lặp lại của các quan chức Mỹ và châu Âu, cũng như phá vỡ tiền lệ. Nhưng một liên minh sẽ tự hủy hoại mình nếu hành động chỉ vì lợi ích của mình và bám vào các giả định sai lầm. Yêu cầu sống còn về việc cải cách và việc hoàn chỉnh số thành viên của NATO sẽ cho phép một cách tiếp cận phù hợp với sự phức tạp của khu vực, với một trật tự quốc tế trong đó mô hình phương Tây không thống trị tối cao.

1664677680030.png

1664677743533.png

1664677778336.png


Đồng thời, Mỹ và các đồng minh cũng như đối tác châu Âu nên đề xuất một thể chế mới cho các cuộc thảo luận với Nga, một thể chế sẽ tập trung vào quản lý khủng hoảng, giải quyết khủng hoảng và đối thoại chiến lược. NATO không nên có vai trò trong thể chế này để thông điệp gửi tới Moskva, có lẽ đối với nhà lãnh đạo sau ông Putin, rằng NATO không phải là tất cả cũng như không phải là giới hạn cuối cùng của an ninh châu Âu. Quan trọng nhất, Washington nên tiến hành một cách thận trọng. Tình hình hiện nay là bấp bênh và một chút xíu tiến triển nào có thể đạt được từ ngoại giao Mỹ-Âu-Nga đều xứng đáng để phấn đấu vì nó. Với một thực trạng ngoại giao như vậy, thành công là rất nhỏ, nhưng không cho nó cơ hội sẽ là một sai lầm không thể tha thứ.

Thay vì dựa vào NATO, Washington nên sử dụng biện pháp kinh tế trong các cuộc xung đột sắp tới với Nga. Cùng với Liên minh châu Âu (EU), Mỹ có thể sử dụng kết hợp các biện pháp trừng phạt, các biện pháp ngăn chặn chuyển giao công nghệ và nỗ lực cô lập Nga khỏi các thị trường châu Âu cũng như châu Mỹ để gây áp lực với Nga liên quan đến vấn đề Ukraine và các lĩnh vực bất đồng khác. Đây không phải là một ý tưởng mới lạ, nhưng nền kinh tế kém hiện đại và yếu kém về tài chính tương đối của Nga khiến nước này trở thành mục tiêu tốt cho các biện pháp như vậy.

Trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự mới với Nga, Mỹ nên thành lập một liên minh đặc biệt với các đồng minh và đối tác để đối phó với các mối đe dọa có thể xảy ra thay vì liên quan trực tiếp đến NATO (trừ khi Nga tấn công một thành viên NATO). Kể từ năm 1991, hồ sơ theo dõi của NATO trên lãnh thổ không thuộc NATO đã được kiểm chứng, bao gồm cả các nhiệm vụ thất bại ở Afghanistan và Libya. Những hành động sai lầm bên ngoài khu vực này chứng tỏ rằng liên minh nên thực hiện chiến lược phòng thủ chứ không phải tấn công.

Đóng lại cánh cửa đang mở của NATO sẽ không giải quyết được các vấn đề của Washington với Moskva. Những vấn đề này vượt qua tầm với của liên minh. Nhưng việc chấm dứt sự mở rộng của NATO sẽ là một hành động tự vệ cho chính liên minh.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
HÀN QUỐC HẠ THỦY TÀU KHU TRỤC JEONGJO THE GREAT

Ngày 28/7, Cơ quan quản lý chương trình mua sắm quốc phòng và Hải quân Hàn Quốc đã tổ chức lễ hạ thủy tàu khu trục Jeongjo The Great, có khả năng đánh chặn tên lửa đường đạn và chống tàu ngầm hiệu quả hơn các tàu hiện có trong biên chế.
Là biểu tượng cho nỗ lực xây dựng hải quân viễn dương mạnh mẽ, công nghệ cao, tàu khu trục Jeongjo The Great được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa khả năng tác chiến của Hải quân Hàn Quốc.

1664697435010.png

1664697412458.png

1664697462179.png


Buổi lễ hạ thủy tàu Jeongjo The Great diễn ra tại xưởng đóng tàu của Tập đoàn Hyundai Heavy Industries Co. ở Ulsan; có khoảng 150 người, bao gồm các quan chức cấp cao của Chính phủ và Quân đội Hàn Quốc đã tham dự sự kiện quan trọng này.
Được đặt theo tên một vị vua nổi tiếng của Triều đại Joseon, tàu khu trục Jeongjo The Great được trang bị nhiều hệ thống vũ khí hiện đại, có khả năng đánh chặn tên lửa đường đạn và tác chiến chống tàu ngầm đối phương. Tàu dài 170m, rộng 21m, lượng choán nước 8.300 tấn, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ. Tàu có thể mang trực thăng MH-60R Sea Hawk và các loại máy bay quân sự khác cùng 300 thủy thủ đoàn.

1664697558763.png

1664697575402.png


Tham dự lễ hạ thủy tàu, Tổng thống Yoon Sukyeol khẳng định: Tàu khu trục Jeongjo The Great là tài sản chiến lược quốc gia, sở hữu năng lực thăm dò, truy tìm, đánh chặn tên lửa đường đạn trên nền tảng hệ thống chiến đấu tối tân, sẽ góp phần tăng cường hơn nữa khả năng chiến đấu của Hải quân Hàn Quốc.
Cơ quan quản lý chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Jeongjo The Great được lắp đặt hệ thống chiến đấu Aegis hiện đại, không chỉ có khả năng phát hiện và truy tìm mà còn có năng lực đánh chặn hiệu quả nhiều loại tên lửa đường đạn của đối phương. Tàu sẽ được trang bị tên lửa đường đạn đối đất và đối không tầm xa, vì thế có thể tiến công nhiều mục tiêu chiến lược quan trọng của đối phương ở cự ly xa.

1664697629429.png

1664697666839.png

1664697683427.png


Đặc biệt, ngoài khả năng tàng hình, tàu còn có khả năng thăm dò phát hiện các mối đe dọa dưới nước như ngư lôi, tàu ngầm..., nhờ được trang bị các hệ thống sonar tiên tiến phát triển trong nước. Dự kiến, sau thời gian đánh giá thử nghiệm, tàu sẽ được bàn giao cho Hải quân Hàn Quốc vào năm 2024.

1664697711454.png

1664697723180.png

1664697740583.png
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top