[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
MỸ THỬ NGHIỆM MÁY BAY NÉM BOM TÀNG HÌNH B-21 RAIDER

Máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider đầu tiên của Không quân Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm trên mặt đất. Nguyên mẫu này có thể được phóng trong năm nay để bay thử nghiệm.
Tính đến nay, Mỹ vẫn là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu máy bay ném bom tàng hình. Họ hiện có 21 máy bay B-2 đang phục vụ. Mới đây, Mỹ cũng cho biết đã hoàn thành nguyên mẫu máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-21 Raider đầu tiên. Giai đoạn thử nghiệm mặt đất tại Nhà máy Không quân 42 ở Palmdale, California. Máy bay B-21 Raider sẽ được kiểm tra hệ thống phóng, tính toàn vẹn của cấu trúc và sơn, quan chức Không quân Mỹ Darlene Costello tiết lộ hôm 4/3/2022.

1660698694988.png

1660698472424.png

1660698506019.png

1660698525703.png


Nguyên mẫu B-21 Raider đầu tiên sẽ trải qua quá trình thử nghiệm động cơ, sẵn sàng cho chuyến bay đầu tiên từ Nhà máy Không quân 42 đến căn cứ không quân Edwards ở California. Ông Costello cho biết, Tập đoàn Northrop Grumman hiện có 6 máy bay ném bom tàng hình B-21 ở các giai đoạn sản xuất khác nhau.
“Chúng tôi đang đi đúng hướng cho chuyến bay đầu tiên của mình và đang giữ đúng lịch trình” Costello nói, mà không nêu chi tiết về kế hoạch thử nghiệm. Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall ngày 4/3 cũng bày tỏ sự hài lòng về tiến độ của dự án máy bay ném bom tàng hình B-21. “Ít nhất là ở giai đoạn này, dự án B-21 đang tiến triển rất tốt,” Kendall nói. Chủ tịch Tom Jones của Northrop’s Aeronautics Systems xác nhận rằng chiếc máy bay ném bom tàng hình B-21 đầu tiên đang được thử nghiệm trên mặt đất. Ông Jones cho biết, Tập đoàn Northrop đã làm rất nhiều việc trong phòng thí nghiệm để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo không có bất kỳ sai sót nào xảy ra trong quá trình thử nghiệm. Dự án B-21 có chi phí phát triển khoảng 23,5 tỷ USD, trong đó chi phí sản xuất mỗi chiếc khoảng 656 triệu USD. Chiếc máy bay đầu tiên có thể đi vào hoạt động vào năm 2025 và sẽ dần thay thế những chiếc B-2 và một phần của phi đội B-1B Lancer.

1660698593217.png

1660698636357.png

1660698614305.png

1660698720413.png


Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh nhiều ý kiến lo ngại dự án B-21 chậm tiến độ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch triển khai 225 máy bay ném bom của Không quân Mỹ, trong đó chủ lực vẫn là phi đội B-52 và B-2. Không quân đề xuất ngân sách gần 2,9 tỷ USD cho chương trình B-21 trong năm tài chính 2022, tăng 30 triệu USD so với một năm trước đó. B-21 Raider là máy bay ném bom tàng hình thế hệ thứ 5, sở hữu thiết kế cánh bay giống B-2 Spirit ra đời năm 1989. Không quân Mỹ chưa tiết lộ tính năng của dòng B-21, nhưng dự kiến nó sẽ tích hợp công nghệ tàng hình tiên tiến, mang nhiều vũ khí và được tự động hóa cao. Khả năng tàng hình và vũ khí hiện đại khiến B-21 được mệnh danh là sát thủ tàng hình thế hệ mới của Mỹ. Lầu Năm Góc có kế hoạch mua 100 máy bay ném bom B-21. Dù hiện đại nhưng giá thành của B-21 chỉ bằng 1/3 so với B-2 Spirit.

1660699004101.png

1660698978358.png

1660699022526.png

Máy bay ném bom B-52

1660699154938.png

1660699084988.png

1660699065026.png

Máy bay ném bom B-2
 
Chỉnh sửa cuối:

IIIIIIIIIIIIII

Xe đạp
Biển số
OF-801572
Ngày cấp bằng
27/12/21
Số km
35
Động cơ
15,709 Mã lực
Tuổi
27
Tin lặt vặt
Bảng giá các loại máy bay chiến đấu và so sánh giá của nó với đồng tiền mất giá
F35
1660730789749.png

CountryYear of dealNumber of jetsTotal cost in millions (USD)Unit cost in millions (USD)Total cost in millions adjusted for inflation (USD)Unit cost in millions adjusted for inflation (USD)Notes
Australia20091422401602962211
Israel2010202750137.53578179
Japan2012421000023812357294
Netherlands20133759781627280197Cap of 4.5 b Euros has since been removed
South Korea20144070061757680191
Australia2014581150019813782237
Norway201552836016010007192Estimated in 2015
Israel20151430002143591256
Denmark20162730001113546131
Belgium20183465301717374193
South Korea2019203350167.53718186
Japan (F-35A + F-35B)2020105 (63 F-35A, 42 F-35B)2300021928422270
Singapore (F-35B)2020427506883014754Option for 8 more, unit cost will likely go down accordingly
Poland20203246001435042157
Switzerland20213666311846943193
Finland20226491001429100142
F16 và các biến thể
Country/RegionYear of dealNumber of jetsTotal cost in millions (USD)Unit cost in millions (USD)Total cost in millions adjusted for inflation (USD)Unit cost in millions adjusted for inflation (USD)
Bahrain20171927851473223.5170
Slovakia20181418001292033146
Bulgaria2019812501561387173
Taiwan20196680001218878134
Morocco2019253787151.54203168
Jordan20221642102634210263
F15 và các biến thể

CountryYear of dealNumber of jetsTotal cost in millions (USD)Unit cost in millions (USD)Total cost in millions adjusted for inflation (USD)Unit cost in millions adjusted for inflation (USD)Notes
Singapore (F-15SG)20051216001332324193
Saudi Arabia (F-15SA)2011154 (84 new, 70 modernised)2940019137082241Assumption made: modernisation costs as much as a new jet
Qatar (F-15QA)2017361200033313889.5385
Indonesia (F-15EX)2022361390038613900386Contract not finalised yet
F18 thế hệ thứ 3

CountryYear of dealNumber of jetsTotal cost in millions (USD)Unit cost in millions (USD)Total cost in millions adjusted for inflation (USD)Unit cost in millions adjusted for inflation (USD)Notes
Kuwait201628 (22 F-18E, 6 F-18F)270096.43192114Initial contract approved was 10.1 billion USD for 40 jets
Gripen

CountryYear of dealNumber of jetsTotal cost in millions (USD)Unit cost in millions (USD)Total cost in millions adjusted for inflation (USD)Unit cost in millions adjusted for inflation (USD)Notes
Thailand (Gripen C/D)200712 + 2 Erieye AE&W jets1100791505108Assumption made: Erieye costs the same as the Gripen
Em quên gripen của thailand không có HMDS chứ không như của thủy điển
Brazil (Gripen E/F)20143658001616951193
Eurofighter Typhoon

CountryYear of dealNumber of jetsTotal cost in millions (USD)Unit cost in millions (USD)Total cost in millions adjusted for inflation (USD)Unit cost in millions adjusted for inflation (USD)Notes
Austria20031825001393855214
Saudi Arabia200772886012312123.5168
Oman201212 + 6 BAE Hawks37502084634257Assumption made: Hawks cost as much as the Eurofighter
Kuwait201628870031010284366
Qatar201724 + 9 BAE Hawks80002429260280Assumption made: Hawks cost as much as the Eurofighter
Germany20203863501677350193
Rafale

CountryYear of dealNumber of jetsTotal cost in millions (USD)Unit cost in millions (USD)Total cost in millions adjusted for inflation (USD)Unit cost in millions adjusted for inflation (USD)Notes
Qatar20152470002918379348Includes a followup option for 12 more Rafales that brings price down to 269 M USD adjusted for inflation
India201636940026111112308
Egypt20213045001505821157Followup deal to initial 24 Rafales, so cheaper
Greece20211830401683182176
Croatia202112110092115296Used Rafales
UAE202192 (80 rafales + 12 helicopters)1900020719894217Assumption made: Unit cost of helicopters = Rafales
Indonesia20224281001938100193
J10

CountryYear of dealNumber of jetsTotal cost in millions (USD)Unit cost in millions (USD)Total cost in millions adjusted for inflation (USD)Unit cost in millions adjusted for inflation (USD)
Pakistan202125???Somewhere around 50??????
Su35

CountryYear of dealNumber of jetsTotal cost in millions (USD)Unit cost in millions (USD)Total cost in millions adjusted for inflation (USD)Unit cost in millions adjusted for inflation (USD)
China20152425001042993124.5
Egypt201824200083.3225994
Su30 và các biến thể

CountryYear of dealNumber of jetsTotal cost in millions (USD)Unit cost in millions (USD)Total cost in millions adjusted for inflation (USD)Unit cost in millions adjusted for inflation (USD)Notes
India (Su-30MKI)200740160040218954.7
Vietnam (Su-30MK2)200884005066No weapons were sold with the Su-30s
Vietnam (Su-30MK2)201012100083.31301108
Vietnam (Su-30MK2)2013126005073161
Kazakhstan (Su-30SM)201541002512030Unknown exchange rate
Kazakhstan (Su-30SM)20158150 - 200~25179.5 - 239~30Unknown exchange rate
Venezuela (Su-30MKV)20151248040574.548
Belarus (Su-30SM)20171260050694.558
Myammar (Su-30SME)20186~4006745276Russian estimates
Algeria (Su-30MKA)201916 + 14 Mig-29 M/M2s>2000>67>2220>>74.5Unknown cost of Mig-29s and Su-30s
Note chút tác giả của cái này là Jemery Wang chứ em ko làm gì cả
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Iran công bố hệ thống tên lửa phòng không AD-200 mới

Ngành Công nghiệp quốc phòng Iran vừa giới thiệu hệ thống phòng không tầm xa AD-200 mới bản địa trong Triển lãm quốc phòng hàng hải quốc tế (DIMDEX) 2022, được tổ chức tại Doha, Qatar từ ngày 21 đến ngày 23/3/2022.
So sánh AD200 với S-400 của Nga cho thấy, hệ thống này có phạm vi phát hiện thấp hơn một nửa (260km so với 600km), một nửa phạm vi tương tác (200km so với 400km), có thể tham gia một phần nhỏ trong số mục tiêu đồng thời (6 so với 80) và có độ cao tối đa thấp hơn (27km so với 30km).

1660792812723.png

1660792825588.png

1660792836577.png

Hệ thống AD200

Iran đã không tham gia các triển lãm quốc tế trong nhiều năm và trong DIMDEX 2022, lần đầu tiên nước này giới thiệu trước công chúng một mô hình quy mô của hệ thống phòng không tầm xa AD200 đã được phát triển hoàn chỉnh của họ. Các chuyên gia quân sự cho rằng, AD200 có lẽ là phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không Bavaria 373.

1660793525636.png

1660793597237.png

1660793563821.png

Hệ thống Bavar-373

Theo mô hình quy mô của AD-200 được trưng bày tại DIMDEX 2022, một khẩu đội AD-200 bao gồm tối đa 6 bệ phóng di động, mỗi bệ phóng với 2 tên lửa phòng không Sayyad-4, radar tìm kiếm AD-200 SR và radar theo dõi mục tiêu AD-200 TR.

1660793057010.png

1660793311843.png

Tên lửa phòng không Sayyad-4

AD-200 là hệ thống tên lửa phòng không được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu trên không ở tầm xa. Hệ thống phòng không có thể sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết và có thể tiến công đồng thời 6 mục tiêu bởi 12 tên lửa. Hệ thống tên lửa AD-200 có thể tiêu diệt hàng loạt mục tiêu trên không như máy bay, trực thăng, máy bay không người lái (UAV) và tên lửa hành trình.

1660792950626.png


Về tính năng kỹ thuật được phía Iran công bố: tên lửa phòng không Sayyad-4 có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không với tầm bắn từ 5 đến 200km và độ cao từ 200m đến 27km. Tên lửa có đường kính 515mm, tổng trọng lượng 2.050kg với đầu đạn nặng 180kg. Tên lửa có hệ thống dẫn đường quán tính được cập nhật thông qua liên kết dữ liệu dẫn đường bằng radar chủ động và bán chủ động.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
BAYRAKTAR MIUS: MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI CHIẾN ĐẤU THẾ HỆ MỚI CỦA THỔ NHĨ KỲ

Hãng sản xuất máy bay không người lái (UAV) Baykar của Thổ Nhĩ Kỳ đã tiết lộ những bức ảnh mới nhất về MIUS, UAV tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ, đang trên dây chuyền lắp ráp cuối cùng.
Bayraktar MIUS sẽ là đối trọng thực sự với các UAV hiện nay nhờ khả năng cơ động nhanh, có thể tàng hình trước radar; đồng thời, chúng có thể cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay với đường băng ngắn và thực hiện nhiều nhiệm vụ với các loại vũ khí mang theo.

1660821974116.png

1660822101297.png

1660822328929.png

1660822116449.png


Kể từ đầu tháng 3/2022, Công ty Baykar của Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần đề cập đến UAV Bayraktar MIUS thế hệ mới (hoặc Bayraktar Kızılelma). Ngày 12/3/2022, nguyên mẫu Bayraktar MIUS được chuyển sang dây chuyền sản xuất, là một UAV tiến công hạng nặng, có nhiều điểm tương đồng với General Atomics MQ-9 của Mỹ, nhưng có tốc độ vượt trội hơn.
Theo ông Selcuk Bayraktar, Giám đốc Công nghệ của Baykar: “Với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, thế giới đang chứng kiến ngày tàn của các máy bay chiến đấu có người lái. Sẽ không có máy bay chiến đấu có người lái nào được phát triển. Hệ thống không người lái sẽ ngày càng khẳng định sức mạnh vượt trội trên chiến trường trong tương lai”.
Bayraktar MIUS có trọng lượng cất cánh khoảng 6.000kg, có thể mang tới 1.500kg bom và tên lửa; tốc độ tối đa 900 km/h, tốc độ hành trình 740 km/h; phạm vi chiến đấu 930km (khoảng 5 giờ lưu không); trần bay 12.000m. Bayraktar MIUS có 2 phiên bản: MIUS-A, được trang bị động cơ AI-25TLT của Ucraina sẽ có tốc độ cận âm, trong khi MIUS-B với động cơ Ivchenko-Progress AI-322F hoặc TEI TF-6000 của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có công suất cao hơn 2,5 lần và nhanh hơn tốc độ âm thanh; Bayraktar MIUS sẽ được phóng từ trên tàu đổ bộ đa năng (tàu sân bay hạng nhẹ) TCG Anadolu (L-400) của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ mà không cần sự hỗ trợ của hệ thống máy phóng.

1660822181817.png

1660822255344.png

1660822239049.png

Đồ họa sử dụng UAV Bayraktar MIUS trên tàu sân bay hạng nhẹ

Bayraktar MIUS được trang bị radar với ăng ten mảng hoạt động theo từng giai đoạn; có thể tàng hình trước radar đối phương; được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) để điều khiển một UAV duy nhất hoặc thậm chí cả một bầy UAV… Bayraktar MIUS sử dụng để chế áp hệ thống phòng không của đối phương, tiến công tên lửa, hỏa lực yểm trợ trên không, tiến công chiến lược. Vũ khí được trang bị gồm: tên lửa chống radar, tên lửa chống tăng, tên lửa không đối không, một loạt các loại bom, trong đó có cả bom chống tăng hạng nặng.
Lần đầu tiên Bayraktar MIUS được công bố trên báo chí vào ngày 4/8/2021 và vào ngày 12/3/2022, nguyên mẫu UAV đã được đưa vào sản xuất. Chuyến bay đầu tiên của Bayraktar MIUS được lên kế hoạch vào năm 2023. Cũng trong năm 2022, Baykar sẽ thử nghiệm một UAV mới mang tên Bayraktar TB3, đây là phiên bản phóng to của chiếc Bayraktar TB2 (tải trọng lên tới 280kg so với 150kg ở TB2). Ngoài ra, Baykar tiếp tục cung cấp cho lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ các UAV hạng nặng mới nhất Bayraktar Akıncı.

1660822349973.png

1660822368330.png

1660822393829.png

1660822412861.png

1660821992019.png
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
HY LẠP KÝ HỢP ĐỒNG VŨ KHÍ “KHỦNG” VỚI PHÁP

Ngày 24/3/2022, tại Falera, ngoại ô Athens (Hy Lạp), trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hy Lạp, Nicholas Panagiotopoulos và Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang Pháp, Florence Parly, các thỏa thuận mua bán vũ khí, trang bị giữa 2 nước đã được ký kết.
Đây không phải lần đầu Hy Lạp chi số tiền "khủng" để mua vũ khí Pháp. Hồi đầu năm 2021, Hy Lạp từng tuyên bố chi 3 tỷ USD đặt mua 18 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) sở hữu mẫu máy bay hiện đại này của Paris.

1660961901491.png

1660961932491.png

1660961973401.png

Máy bay chiến đấu Rafale của Hy Lạp

Theo thỏa thuận, Hy Lạp ký hợp đồng mua của Pháp: 3 khinh hạm loại FDI (biến thể cho Hy Lạp được chỉ định là FDI HN), với tùy chọn thêm 1 khinh hạm và 6 máy bay chiến đấu dòng F4 Dassault Rafale bổ sung. Tổng giá trị của các thỏa thuận hợp đồng là 4 tỷ euro.
Hy Lạp trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên cho các khinh hạm loại FDI. Cả 3 khinh hạm do Hy Lạp đặt hàng sẽ được chế tạo bởi Tập đoàn Hải quân ở Lorian, với 2 chiếc đầu tiên sẽ hoàn thành vào năm 2025 và chiếc thứ 3 vào năm 2026.

1660962099915.png

1660962112792.png

1660962089259.png

Khinh hạm loại FDI

Các khinh hạm lớp FDI là tàu nhỏ hơn các khinh hạm lớp FREMM đóng cho Hải quân Pháp. Một đặc điểm trong kiến trúc của các khinh hạm kiểu FDI là phần mũi tàu có hình dạng “cắt nước”. Tổng trọng lượng rẽ nước của khinh hạm loại FDI là 4.500 tấn, chiều dài tối đa 122m, chiều rộng 18m, tốc độ di chuyển 50 km/h với hải trình tối đa 9.300km, thời gian tự hành 45 ngày. Thủy thủ đoàn là 125 người với khả năng chứa thêm 28 người.
Trang bị cho các khinh hạm loại FDI cho Hải quân Pháp bao gồm 8 bệ phóng MBDA Exocet MM40 Block 3C SCRC, 16 bệ phóng thẳng đứng Aster 15/30, 1 bệ pháo 76mm và 2 bệ pháo 20mm, 4 ống phóng ngư lôi 324mm, trực thăng NH90 Cayman, máy bay không người lái. Có thông tin cho rằng, ở biến thể FDI HN, các tàu của Hy Lạp sẽ được trang bị 32 hệ thống phóng thẳng đứng dành cho tên lửa Aster 30 Block 1.

1660962239493.png

1660962318973.png

1660962273578.png

1660962329489.png

Tên lửa chống hạm MBDA Exocet MM40 Block 3C SCRC

1660962362933.png

1660962422589.png

1660962454052.png

Tên lửa phòng không Aster 15/30

1660962603814.png

1660962589032.png

1660962524013.png

1660962542509.png

1660962558376.png

Trực thăng NH90 Cayman

Các khinh hạm được trang bị: hệ thống radar đa chức năng Thales Sea Fire 500 mới với AFAR trong 1 cột buồm tích hợp, ASBU SETIS, một sonar dưới cánh Kingklip Mk 11 và 1 sonar CAPTAS 4 được kéo, 1 Aquilon hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống định vị IXblue MARINS và iXblue NetANS và tổ hợp tác chiến điện tử SENTINEL.
Đối với hợp đồng mua 6 máy bay chiến đấu Rafale, Hy Lạp sẽ nhận được máy bay chiến đấu 1 chỗ ngồi với tên gọi Rafale EG và máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi - Rafale DG. Hợp đồng cũng bao gồm gói hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ trong thời hạn 4,5 năm và đào tạo nhân sự. Được biết, 6 máy bay chiến đấu Rafale bổ sung theo đơn đặt hàng sẽ được đóng mới theo phiên bản F4 mới và sẽ được bàn giao cho phía Hy Lạp từ tháng 7 đến tháng 12/2024.

1660962687210.png

1660962772400.png

1660962800059.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
TB-3: MÁY BAY NÉM BOM HẠNG NẶNG ĐẦU TIÊN CỦA LIÊN XÔ

Tháng 12/1930, máy bay ném bom hạng nặng huyền thoại TB-3 của Liên Xô do A.N. Tupolev thiết kế đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.
Máy bay TB-3 đã góp phần quan trọng giúp Liên Xô đánh bại quân Phát xít Đức trên chiến trường. Tuy nhiên, không một bản sao hoàn chỉnh nào của TB-3 còn tồn tại cho đến ngày nay.

Năm 1925, một cơ quan của Viện Khí động học Trung ương (TsAGI) của Liên Xô đã chế tạo ra máy bay ANT-4 (hay TB-1). Đây là loại máy bay ném bom hoàn toàn bằng kim loại đầu tiên trên thế giới, có cánh đơn đúc hẫng. Sau đó, Cục Kỹ thuật đặc biệt cùng với TsAGI bắt đầu phát triển máy bay ANT-6 (đặt tên là TB-3).
Dự án này do nhà thiết kế máy bay nổi tiếng Andrey Tupolev phụ trách. Năm 1926, dự án bắt đầu thực hiện và dần hoàn thành vào năm 1929. Đây là chiếc máy bay ném bom 4 động cơ đầu tiên trên thế giới, với các động cơ được lắp thành một hàng dọc theo sải cánh. Nguyên mẫu đầu tiên được chế tạo vào tháng 3/1930 và cuối tháng 10/1930, chiếc máy bay TB-3 được lắp ráp xong. Nó được trang bị 4 động cơ Curtis Conqueror, với công suất 600 mã lực/động cơ.


1660993325086.png

1660993870187.png

1660993376817.png


Ngày 22/12/1930, chuyến bay đầu tiên của TB-3 diễn ra, dưới sự điều khiển của phi công nổi tiếng Mikhail Gromov, người sau này trở thành huyền thoại trong giới phi công Liên Xô, và là người thứ 8 trong lịch sử được nhận Huân chương Anh hùng Liên Xô.
Ban đầu, Liên Xô tiến hành thử nghiệm máy bay trên ván trượt, được chế tạo đặc biệt ở phiên bản nhẹ. Các tháp pháo được lắp đặt mà không có súng máy, bom không được nạp trên giá treo vũ khí. Sau chuyến bay thử nghiệm, máy bay TB-3 được đề nghị sản xuất hàng loạt. So với nguyên mẫu, phiên bản sản xuất phải thay đổi rất nhiều. Cụ thể, vật liệu thép crom-molypden nhập khẩu đã được thay thế bằng thép cromansil sản xuất trong nước. Do đó, trọng lượng của máy bay tăng lên đáng kể. Ngoài ra, nhiều chi tiết như các nút bổ sung, tiết diện dây quá khổ, các mối hàn thô…, đã ảnh hưởng đến trọng lượng của máy bay. Cùng với đó, các tháp pháo quay sau đó đã bị loại bỏ, một số vách ngăn trong thân máy bay được làm ra bên ngoài. Khung gầm, hệ thống treo bom và nhiều thứ khác được làm nhẹ. Kết quả là hơn 800kg khối lượng của máy bay được cắt giảm.

1660993965284.png

1660994020365.png

1660994050085.png

1660994484566.png

1660994523185.png


Tuy nhiên, mục tiêu về cơ bản đã đạt được. Khối lượng của máy bay, với động cơ M-17 là khoảng 10.970kg. Trọng lượng cất cánh thông thường là 17.200kg và trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 19.300kg. Trong giai đoạn từ 1932- 1937, tổng cộng 818 chiếc TB-3 được chế tạo.
TB-3 được sử dụng làm máy bay ném bom vào năm 1939, đồng thời tham gia chiến đấu trong cuộc chiến với Phần Lan. TB-3 cũng tham gia trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Ngoài ra, TB-3 cũng được sử dụng để vận chuyển hàng hóa và chở quân, với sức chứa 35 người.

1660994611873.png

1660994586646.png

1660994556154.png

TB-3 thả quân dù

1660994633570.png

TB-3 mang 05 tiêm kích I-16

Liên Xô trở thành nước đầu tiên có lực lượng tiến công đổ bộ và nhảy dù cỡ lớn. Trong cuộc diễn tập ở Belarus năm 1935, những máy bay TB-3 đã vận chuyển hơn 5.700 lính dù.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
BA LAN GIỚI THIỆU XE CHIẾN ĐẤU BỘ BINH THẾ HỆ MỚI

Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Ba Lan (PGZ) đã đăng một bức ảnh trên tài khoản Twitter của mình xe chiến đấu bộ binh (IFV) bọc thép mới cho Quân đội Ba Lan mang tên Borsuk, được trang bị trạm vũ khí không người lái ZSSW 30mm, pháo tự động 30mm Bushmaster Mk 44.
Theo Chủ tịch của HSW, chiếc IFV Borsuk đầu tiên có thể được đưa vào trang bị cho Quân đội Ba Lan vào năm 2023.

1661049203729.png

1661049231249.png

1661050080480.png


Borsuk là thế hệ mới của IFV bọc thép bánh xích được phát triển và thiết kế hoàn toàn tại Ba Lan bởi Công ty Huta Stalowa Wola (HSW) trực thuộc PGZ.
Dự án Borsuk của Ngành Công nghiệp quốc phòng Ba Lan ra đời theo yêu cầu của quân đội về việc thay thế các xe chiến đấu bộ binh BWP-1 của Ba Lan (phiên bản BMP-1 của Liên Xô, nhưng được Ba Lan sản xuất theo giấy phép).
Việc phát triển Borsuk bởi Công ty HSW bắt đầu vào năm 2014 và phiên bản đầu tiên của IFV Borsuk đã được công bố vào tháng 9/2017 tại Triển lãm quốc phòng Quốc tế ở Ba Lan (MSPO); tháng 9/2018, một nguyên mẫu của Borsuk được trang bị trạm vũ khí điều khiển từ xa ZSSW-30 đã được trưng bày trong MSPO ở Kielce.
Tháng 9/2020, các nguyên mẫu của Borsuk bắt đầu các bài kiểm tra kỹ thuật, độ bền và khả năng bắn lần đầu tiên tại khu huấn luyện quân sự ở Drawsko Pomorskie và HSW có kế hoạch sản xuất loạt xe đầu tiên vào năm 2023, 2024.

1661050209667.png

1661049310556.png

1661049354106.png

1661049382835.png

1661049399657.png


Bố cục của Borsuk được chia thành 3 phần chính với vị trí người lái ở phía trước bên trái của thân xe, một tháp pháo được gắn ở giữa thân trên cùng và một khoang chứa quân ở phía sau. Xe có khả năng lội nước nhờ sử dụng các vòi phun nước gắn ở phía sau khung xe. Xe Borsuk có kíp lái 3 người (lái xe, chỉ huy và pháo thủ), và có khả năng chở tổng cộng 8 quân nhân. Thiết kế của Borsuk dựa trên một bộ giáp môđun có thể được cấu hình tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ. Ở cấu hình tiêu chuẩn, thân xe và tháp pháo có khả năng chống lại các mảnh đạn pháo nhỏ và các vụ nổ mìn của các thiết bị nổ tự chế (IED).
Trong phiên bản IFV, Borsuk được trang bị trạm vũ khí không người lái ZSSW-30 do HSW phát triển với sự hỗ trợ của WB Electronics. Tháp pháo có gắn súng 30mm Bushmaster Mk 44/S, bắn đạn ABM và sẵn sàng chuyển đổi sang cỡ nòng 40mm. Ngoài ra, xe còn được trang bị súng máy đồng trục 7,62mm và bệ phóng Spike ATGM kép. Tháp pháo cũng có hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến với bộ theo dõi tự động và 2 hệ thống quang điện tử cho xạ thủ và chỉ huy.

1661049480434.png

1661049537695.png

1661049598977.png

Súng 30mm Bushmaster Mk 44/S

Borsuk được trang bị động cơ diesel MTU 8V199 TE20 có công suất 8.720 mã lực do Công ty Wojskowe Zakłady Motoryzacyjne của Ba Lan phát triển, cho tốc độ tối đa 70 km/h, dự trữ hành trình 600km.

1661050029244.png

1661050251100.png
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
Ấn Độ bắn thử thành công tên lửa chống tăng tự phát triển

Ngày 12/4/2022, Ấn Độ đã thử nghiệm thành công tên lửa dẫn đường chống tăng có điều khiển (ATGM) mang tên Helina, từ một trực thăng hạng nhẹ tiên tiến (ALH) ở độ cao lớn trong khu vực Pokhran.
Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trong năm 2021, 11% tổng số vũ khí mua bán toàn cầu được thực hiện bởi Ấn Độ; tuy nhiên, tổng khối lượng nhập khẩu của Ấn Độ đã giảm 21% trong giai đoạn 2012- 2016.

1661079154643.png

1661079183772.png

1661079253932.png

Tên lửa dẫn đường chống tăng có điều khiển (ATGM) Helina

Cuộc thử nghiệm do Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) cùng với lục quân và Không quân Ấn Độ tiến hành. Các chuyến bay thử nghiệm được thực hiện từ ALH và tên lửa do Ấn Độ tự phát triển đã tiến công chính xác một mục tiêu mô phỏng xe tăng trong sa mạc Pokhran.
Các nhà khoa học DRDO cho biết, tên lửa Helina có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết, cả ngày lẫn đêm và có thể đánh bại xe tăng chiến đấu bọc giáp thông thường cũng như giáp phản ứng nổ. Nó đã được phát triển để tích hợp với các trực thăng của cả lục quân và không quân. Phiên bản không quân của Helina được gọi là Dhruvastra.
Helina là ATGM thế hệ thứ ba, được phát triển bởi Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDL), Hyderabad thuộc cụm Hệ thống tên lửa và chiến lược (MSS) của DRDO.
Theo các nhà khoa học DRDO, Helina có phạm vi hoạt động từ 500m đến 20km và có thể tiến công mục tiêu ở cả chế độ tiến công trực tiếp cũng như chế độ tiến công “đột nóc”. Ở chế độ tiến công “đột nóc”, tên lửa sẽ di chuyển ở một độ cao nhất định rồi lao xuống nóc tháp pháo, phần có giáp mỏng nhất của xe. Trong chế độ tiến công trực tiếp, tên lửa bay ở độ cao thấp hơn, tiến công trực tiếp vào mục tiêu.

1661079322932.png

1661079354643.png


Tên lửa được dẫn đường bởi Thiết bị tìm kiếm hình ảnh hồng ngoại (IIR), khiến nó trở thành một trong những vũ khí chống tăng tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Việc thử nghiệm thành công tên lửa Helina có ý nghĩa rất quan trọng, khi Ấn Độ tiếp tục thúc đẩy khả năng tự lực trong lĩnh vực sản xuất quốc phòng của mình.
Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh đã nhiều lần nhấn mạnh và công bố danh sách các vũ khí, trang bị quân sự bị cấm nhập khẩu trong vòng 5 năm tới để ưu tiên phát triển trong nước. Trực thăng phóng ATGM trong cuộc thử nghiệm này cũng nằm trong danh sách cấm nhập khẩu, khiến sự kiện này càng trở nên quan trọng đối với lực lượng vũ trang Ấn Độ.

1661079669983.png

1661079472707.png

1661079724096.png

1661079785579.png

1661079798839.png


Trước đó, vào ngày 8/4, ông Rajnath Singh đã đưa 101 thiết bị quốc phòng chủ yếu vào danh sách cấm nhập khẩu. Danh sách này được đưa ra sau khi 2 danh sách được công bố vào ngày 21/8/2020 và ngày 31/5/2021. Vào tháng 12, Chính phủ Ấn Độ cho biết lệnh cấm nhập khẩu các loại vũ khí này sẽ giúp tiết kiệm tới 3.000 Rs crore (tiền Ấn Độ) mỗi năm.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
THỔ NHĨ KỲ PHÁT TRIỂN TÊN LỬA HÀNH TRÌNH THẾ HỆ MỚI

Ngày 31/3, Công ty Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố tên lửa hành trình mới có tên là Cakir. Tên lửa đang trong giai đoạn thiết kế và Roketsan có kế hoạch tiến hành các cuộc thử nghiệm đầu tiên vào cuối năm 2022.
Tên lửa có thể được phóng từ nhiều nền tảng, bao gồm máy bay cánh cố định, trực thăng, máy bay không người lái (UAV), tàu thuyền không người lái, xe bánh lốp chiến thuật, tàu hải quân...

1661168119983.png

1661168159393.png

1661168174624.png


Tên lửa Cakir có cấu trúc đường đạn và bố cục hình dạng khí động học thông thường, với 1 tấm chắn hình bầu dục và một khe hút gió cố định ở phần dưới của đường đạn, sử dụng các cánh có thể gập lại... Tên lửa Cakir có đường kính 0,275m, dài 3,3m (4,1m khi có tên lửa đẩy), nặng 275kg (330kg khi có tên lửa đẩy), đầu đạn nặng 70kg, có thể tùy chọn từ các mô hình khác nhau, như: nổ cao, bán xuyên thấu, phân mảnh, nhiệt áp.
ệt áp. Tên lửa Cakir sử dụng nhiên liệu rắn, động cơ tuốc bin phản lực KTJ1750 cho tốc độ khoảng từ Mach 0,75 đến 0,85, tầm bắn trên 150km. Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường INS/GPS giữa chặng, được trang bị radar đo độ cao, khí áp kế và dẫn đường phù hợp địa hình. Đây là cấu hình tiêu chuẩn của tên lửa hành trình, có thể bay lướt trên biển và bay đối đất để tăng cường khả năng thâm nhập khu vực phòng thủ và có hiệu suất chống nhiễu mạnh.

1661168266065.png

1661168282560.png

1661168337352.png

1661168356696.png

1661168248521.png


Nhờ kết nối mạng dữ liệu, tên lửa Cakir có thể thay đổi mục tiêu hoặc hủy bỏ nhiệm vụ tùy theo lựa chọn của người điều khiển khi tiến công mục tiêu. Tên lửa Cakir mang lại khả năng sống sót cao nhờ thiết kế thân độc đáo với chức năng hấp thụ radar. Ngoài khả năng bay rất gần mặt biển và khả năng ngụy trang trên đất liền, nó còn hạn chế tối đa sự phát hiện của hệ thống phòng không đối phương nhờ cấu trúc thân hấp thụ radar. Với Hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh toàn cầu (GNSS) và hệ thống dẫn đường quán tính hỗ trợ đo độ cao, nó có thể tiếp tục hành trình trong trường hợp bị nhiễu điện tử mạnh.

(theo turkishdefencenews )
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
INĐÔNÊXIA ĐẨY MẠNH CHƯƠNG TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUÂN

Trong khuôn khổ chương trình "Lực lượng cần thiết tối thiểu" (Minimum Essential Force - MEF) hiện đại hóa Quân đội quốc gia Inđônêxia, chương trình "Hải quân biển xanh 2024" được coi là ưu tiên số 1, vì Inđônêxia là một quốc gia quần đảo, bờ biển dài 54.716km, với hơn 17.500 hòn đảo lớn nhỏ.
Hiện nay, Hải quân Inđônêxia đang có trong biên chế 8 tàu tấn công nhanh (FAC) lớp Clurit; 5 tàu lớp Sampari và 1 tàu lớp Klewang. Hải quân đã lập kế hoạch trang bị tổng cộng 18 tàu FAC lớp Clurit; 9 tàu lớp Sampari và 6 tàu lớp Klewang.

1661305982422.png

1661306009443.png

1661306041253.png

Tàu FAC lớp Clurit

1661306082271.png

1661306165206.png

1661306211864.png

Tàu lớp Sampari

1661306246451.png

1661306276898.png

1661306334137.png

Tàu lớp Klewang

Hải quân Inđônêxia đề ra mục tiêu, đến năm 2024 sẽ được trang bị 274 tàu chiến, bao gồm: 110 tàu chiến đấu mặt nước; 66 tàu tuần tra; 98 tàu bảo đảm hậu cần, kỹ thuật. Như vậy, trong khoảng 2 năm rưỡi, Hải quân Inđônêxia sẽ phải mua hoặc đóng mới 50 tàu chiến, trong đó có 22 tàu frigat và tàu hộ tống và 10 tàu ngầm.
Để tăng cường các phương tiện hiện đại cho hải quân, Inđônêxia đang xúc tiến các chương trình mua sắm tàu chiến của Pháp, Italia, Nhật Bản và Anh, bao gồm 18 tàu frigat và tàu hộ tống; 4 tàu ngầm; trong đó có 8 tàu frigat lớp Mogami của Nhật Bản; 2 tàu frigat lớp Arrowhead 140 của Anh; 6 tàu frigat lớp Bergamini (FREMM) và 2 tàu hộ tống nâng cấp từ tàu Maestrale đã qua sử dụng của Italia; 2 tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp.

1661306515624.png

1661306535454.png

1661306550921.png

Tàu frigat lớp Mogami

1661306764248.png

1661306723254.png

1661306733634.png

Tàu frigat lớp Arrowhead 140

1661306857354.png

1661306846820.png

1661306891534.png

Tàu frigat lớp Bergamini (FREMM)

1661307019052.png

1661306973962.png

1661307003547.png

1661307076840.png

Tàu ngầm lớp Scorpene

Khi các tàu này được đưa vào sử dụng (trong thời gian khoảng 20 năm), Hải quân Inđônêxia sẽ có 27 tàu frigat và tàu hộ tống; 7 tàu ngầm, chưa kể 3 tàu hộ tống lớp Pohang của Hàn Quốc và 23 tàu chiến khác đang có trong trang bị. Cùng với đó, để hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng trong nước phát triển, Inđônêxia rất chú trọng đến chương trình đóng tàu trong nước. Ngành Công nghiệp đóng tàu Inđônêxia rất thành công trong việc nghiên cứu thiết kế và chế tạo các tàu tiến công nhanh (FAC) lượng giãn nước 250 tấn lớp Clurit; tàu FAC lớp Klewang, lượng giãn nước 245 tấn; tàu KRI Golok, lượng giãn nước 53 tấn.
Theo một số nhà phân tích, một trong những lý do khiến Inđônêxia đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa hải quân là lo ngại về những hành động ngày càng có xu hướng tăng lên của Trung Quốc ở Biển Đông. Thách thức an ninh biển từ Trung Quốc và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở Đông Nam Á được coi là những nhân tố thúc đẩy chương trình hiện đại hóa hải quân của Inđônêxia hiện nay và trong thời gian tới.
Tuy nhiên, chương trình hiện đại hóa hải quân đầy tham vọng của Inđônêxia có thể sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, cả trong và ngoài nước; đó là tỉ lệ lạm phát của nền kinh tế, với tác động nặng nề của đại dịch Covid-19; cuộc xung đột Nga - Ukraine và Đạo luật chống lại kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA). Mục tiêu mà Hải quân Inđônêxia đặt ra có trở thành hiện thực hay không vẫn còn là điều để ngỏ, nhưng chắc chắn nước này có cơ hội xây dựng một lực lượng hải quân tốt hơn, nhằm bảo vệ các tuyến giao thông trên biển có vai trò cực kỳ quan trọng cả về kinh tế và quốc phòng, an ninh đối với nước này.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Châu Á đang bước vào cuộc chạy đua tên lửa đầy nguy hiểm

Lo ngại Trung Quốc, các quốc gia trong khu vực đang đặt mua hoặc tìm cách tự phát triển tên lửa để mở rộng kho dự trữ tên lửa của mình.

Mối lo ngại Trung Quốc

Các báo cáo được công bố dựa trên hình ảnh vệ tinh trong thời gian gần đây cho thấy, Trung Quốc đang xây mới 230 hầm chứa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân với tầm hoạt động có thể vươn xa tới Mỹ. Việc xây dựng những hầm chứa tên lửa này cho thấy sự mở rộng năng lực tên lửa của Trung Quốc, đồng thời đánh dấu chương mới nhất trong sự phát triển quân sự của nước này. Tuy vậy, giới phân tích cảnh báo, điều đó có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua tên lửa tại châu Á.
Lo ngại Trung Quốc, các quốc gia trong khu vực đang đặt mua hoặc tìm cách tự phát triển tên lửa để mở rộng kho tên lửa tầm xa của mình. Nhiều tên lửa trong số đó không chỉ được trang bị đầu đạn thông thường mà còn có thể mang đầu đạn hạt nhân.

Patrick Cronin, Chủ tịch Chương trình An ninh Châu Á - Thái Bình Dương tại Viện nghiên cứu Hudson cho biết: “Trước sự gia tăng ảnh hưởng nhanh chóng của Trung Quốc trong những năm gần đầy, thực sự có một cuộc chạy đua tên lửa đang diễn ra tại Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. Nói một cách thẳng thắn, đó là một cuộc chạy đua tên lửa đang tăng tốc”.

Theo ông Cronin, các quốc gia, chẳng hạn như Hàn Quốc, hay thành viên của nhóm Bộ Tứ gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và Mỹ nhìn nhận mối đe dọa từ Trung Quốc theo những khía cạnh khác nhau, nhưng đều có chung mục đích chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Quân đội Trung Quốc - một trong những lực lượng quân đội lớn nhất thế giới, đang phát triển khả năng thực hiện các hoạt động tầm xa. Những tên lửa mà Trung Quốc sử dụng, đặc biệt là DF-21 và DF-26 đang gây ra mối đe dọa với những vùng đệm mà các nước như Mỹ và Australia từ lâu coi là lợi thế. “Khoảng cách hiện giờ không còn là vấn đề đối với tên lửa Trung Quốc. Vì thế các quốc gia này phải tăng cường khả năng tấn công và phòng thủ của riêng họ”.

1661312415985.png

1661312456733.png

1661312509544.png

1661312542887.png

Tên lửa DF-21

1661312703808.png

1661312725636.png

1661312795579.png

1661313200063.png

1661313177017.png

Tên lửa DF-26

Các đồng minh của Mỹ trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc từ lâu trông cậy vào sự hỗ trợ của quân đội Mỹ để tăng cường năng lực phòng thủ. Tuy vậy, sự thiếu chắc chắn trong cam kết về an ninh của Washington khiến họ phải tìm cách nâng cấp và đa dạng hóa hỏa lực của mình.

“Trong thời gian qua, Mỹ đã chứng tỏ là một quốc gia có trách nhiệm trong việc bảo vệ các đồng minh, nhưng cũng không tránh khỏi những sơ suất. Hoặc cũng có thể là những nước này không muốn phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Họ muốn đề phòng trường hợp rủi ro”, ông Cronin nhận xét.

Gia tăng kho dự trữ tên lửa

Lo ngại hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển gần quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku, Nhật Bản đã gia tăng tầm bắn của tên lửa hành trình chống hạm Type 12 từ 200km lên 900km và hướng đến mục tiêu cuối cùng là 1.000km. Tokyo cũng triển khai Type 12 và các tên lửa phòng không khác ở quần đảo Ryukyu nằm gần vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).

1661313344203.png

1661313327301.png

1661313396007.png

1661313425213.png

Tên lửa hành trình chống hạm Type 12

Ngoài ra, Nhật Bản cũng có kế hoạch phát triển 2 vũ khí siêu thanh mới gồm: thiết bị phóng lượn siêu tốc (Hyper Velocity Gliding Projectiles - HVGP) và tên lửa hành trình siêu thanh (Hypersonic Cruising Missile - HCM). HVGP là một tổ hợp di động trên mặt đất dùng tên lửa nhiên liệu rắn có đầu đạn lượn siêu tốc, với tầm bắn dự kiến khoảng 500km, có thể xuyên thủng boong tàu sân bay. Tokyo hy vọng có thể triển khai vũ khí này vào năm 2026.

..................
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Australia cũng tăng cường năng lực quân đội trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng trong khu vực. Thủ tướng Australia Morrison cho biết, nước này sẽ mở rộng các kế hoạch để sở hữu khả năng tấn công tầm xa trên biển và trên đất liền. Canberra đang mua 200 tên lửa chống hạm tầm xa từ Mỹ và đầu tư 1 tỷ USD để phát triển tên lửa dẫn đường nội địa. Khoản kinh phí này cũng được dùng cho việc phát triển vũ khí siêu thanh và tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) phóng từ tàu biển, với sự tham vấn từ Mỹ.

Ấn Độ tiếp tục phát triển kho tên lửa của riêng nước này để đối phó Trung Quốc. New Delhi đã đặt mua các tên lửa hành trình và tên lửa phòng không tầm xa mới, phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm cho tàu ngầm hạt nhân nhân lớp Arihant và nghiên cứu phiên bản siêu thanh của tên lửa hành trình Brahmos. Bên cạnh đó, nước này cũng tìm cách nâng tầm bắn của tên lửa Brahmos từ 400km đến 800km.

1661392095018.png

1661392134494.png

1661392109667.png

1661392214125.png

Tên lửa hành trình Brahmos

Tháng 7 vừa qua, Hàn Quốc lần đầu thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Tên lửa Hyunmoo-2B, có tầm bắn 500km nhiều khả năng sẽ được trang bị cho các tàu ngầm lớp Dosan Ahn Chang Ho của nước này trong tương lai. Sau khi đạt được thỏa thuận với Washington về việc mở rộng tầm bắn hệ thống tên lửa của Hàn Quốc từ 300km lên thành 800km, Seoul giờ đây có thể chế tạo những tên lửa có tầm bắn xa hơn.

1661392419741.png

1661392345845.png

1661392400963.png

Tên lửa Hyunmoo-2

Theo tờ "The Drive" của Mỹ, Hàn Quốc đã chính thức gia nhập nhóm các cường quốc quân sự, khi nước này đã phát triển thành công một loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và thử nghiệm thành công từ dưới mặt nước.
Một quan chức quân đội Hàn Quốc giấu tên xác nhận, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, đã được thử nghiệm thành công dưới nước. Hiện chưa rõ mẫu cụ thể của tên lửa, và tên lửa dường như được phóng từ một sà lan dưới nước, chứ không phải từ tàu ngầm của Hải quân Hàn Quốc.

1661392719996.png

1661392732360.png

Hàn Quốc thử tên lửa phóng ngầm Hyunmoo-2B

Một số lượng lớn tên lửa đặt ở các vị trí chiến lược dọc khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cùng những tên lửa phóng từ máy bay, tàu chiến và tàu ngầm có thể giúp Mỹ và đồng minh tăng cường năng lực chống tiếp cận, chống phong tỏa (A2/AD) trước sức ép từ Bắc Kinh.

“Điều đó đồng nghĩa với việc nếu Trung Quốc nghĩ rằng có thể thực hiện các hành động gây hấn mà không gặp nhiểu rủi ro thì họ đang sai lầm”, ông Cronin nói.

Tuy vậy chuyên gia này cũng lưu ý, dù năng lực tên lửa là một phần “thiết yếu” và mũi nhọn trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc nhưng đó không phải làm phần quan trọng nhất. Trong khi gấp rút cải thiện và mở rộng kho dự trữ tên lửa, các nước vẫn cần phải duy trì khả năng răn đe và tránh những hành vi gây hấn.

“Mọi người không muốn nói rằng có một cuộc chạy đua vũ trang tại châu Á. Nhưng thực tế, cuộc chạy đua này đang diễn biến rất nhanh”, chuyên gia Cronin nhận xét./.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
VÌ SAO NHẬT BẢN TĂNG NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG?

Ngày 27/4/2022, Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền của Nhật Bản đã đề xuất tăng ngân sách quốc phòng lên mức từ 2% GDP trở lên. Theo đó, Nhật Bản cần bảo đảm ngân sách quốc phòng hằng năm ở mức 11 nghìn tỉ yên (86 tỉ USD), gấp 2 lần ngân sách quốc phòng tài khóa 2022 (43 tỉ USD).
Ngân sách quốc phòng Nhật Bản ở mức 2% GDP tương đương với mục tiêu mà Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đề ra cho các nước thành viên.

Một số hạng mục chi tiêu lớn bao gồm 130 tỉ yên mua 12 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ, trong đó có 4 chiếc F-35B có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, dự kiến sẽ trang bị cho các tàu sân bay trực thăng đang được nâng cấp. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ chi 105 tỉ yên cho chương trình tự nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới, do Tập đoàn công nghiệp Mitsubishi Heavy Industries thực hiện, dự kiến hoàn thành vào năm 2030 với chi phí khoảng 40 tỉ USD.

1661569184658.png

1661569226642.png

1661569203542.png

Máy bay chiến đấu F-35B

Ngoài ra, Lực lượng phòng vệ hải quân cũng sẽ được trang bị các tàu chiến cỡ nhỏ, khả năng cơ động cao, phù hợp với việc bảo vệ các đảo xa bờ, cũng như các tên lửa tiến công chính xác tầm xa, đủ sức tiến công các mục tiêu ở sâu trong lãnh thổ đối phương. Theo các nhà phân tích, việc Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng là nhằm gia tăng sức mạnh quân sự trước các mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc và Triều Tiên. Gần đây, Trung Quốc không ngừng gia tăng các hoạt động quân sự mang tính gây hấn ở biển Hoa Đông, nhất là ở khu vực quần đảo Senkaku/Điều Ngư, như điều tàu chiến, máy bay không người lái hoạt động ở các vùng biển, gia tăng hoạt động của các máy bay chiến đấu trong vùng nhận dạng phòng không của Nhật Bản hay tăng cường các cuộc diễn tập quân sự…

1661569304164.png

1661569344664.png

1661569388789.png

Hải quân Nhật Bản

Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc hiện nay xếp thứ 2 sau Mỹ, gấp khoảng 4 lần Nhật Bản. Mặc dù tăng ngân sách quốc phòng, nhưng Chính phủ Nhật Bản nhận thức rằng, việc này không phải là động thái chạy đua với Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc liên tục phóng thử tên lửa của Triều Tiên cũng đang gây lo ngại cho an ninh của Nhật Bản. Theo Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS), từ đầu năm 2022 đến nay, Triều Tiên đã phóng tên lửa tổng cộng 12 lần; gần đây nhất là ngày 16/4/2022. Một số nghị sĩ cấp cao của LDP cho rằng, chỉ nên coi 2% GDP là “một chỉ số” thay vì là “mục tiêu cuối cùng”. Trong số các đề xuất gửi tới chính phủ, LDP cũng kêu gọi nới lỏng các hạn chế xuất khẩu vũ khí. Những đề xuất của LDP sẽ là cơ sở để Chính phủ Nhật Bản dự kiến cập nhật Chiến lược An ninh quốc gia của nước này vào cuối năm nay. Ngoài ra, ngân sách quốc phòng ngày càng tăng của Nhật Bản cũng là kết quả việc Mỹ yêu cầu nước này phải có vai trò lớn hơn trong an ninh khu vực.

1661569476101.png

1661569489540.png

1661569519381.png

1661569548896.png

1661569581715.png

1661569642385.png

Lục quân Nhật Bản
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
ISRAEL THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG PHÒNG KHÔNG IRON BEAM

Bộ Quốc phòng Israel hôm 14/4 thông báo rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa laser mới của họ mang tên Iron Beam (Tia sắt) đã vô hiệu hóa thành công máy bay không người lái (UAV), tên lửa, súng cối trong một vụ thử gần đây.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Benny Gantz, trong tương lai gần Iron Beam sẽ được triển khai ở biên giới phía Nam Israel, gần căn cứ của phong trào Hamas và các nhóm dân quân khác ở Dải Gaza.

1661599244224.png

1661599284431.png


“Tia sắt” là tên của hệ thống tên lửa laser mới nhất, được ca ngợi là “kẻ thay đổi cuộc chơi” đối với lực lượng phòng không của Israel. Theo Thủ tướng Israel, Naftali Bennett “đây là vũ khí dựa trên năng lượng duy nhất trên thế giới”, “nó sử dụng tia laser để “hạ gục” các UAV, tên lửa và súng cối đang tiếp cận với chi phí mỗi lần bắn là 3,5 USD”.
Cùng với Iron Dome đánh chặn tên lửa cực kỳ tiên tiến, Iron Beam là một phần của hệ thống phòng thủ trên không của Israel. Nếu như Iron Dome có khả năng đánh chặn tên lửa đang bay đến với hiệu xuất 90% trong các cuộc xung đột ở Trung Đông gần đây; song, hạn chế lớn nhất là chi phí quá cao (tên lửa của hệ thống có giá trên 100.000 USD/1 quả) và gần như không có khả năng tiêu diệt mục tiêu dưới 4km.

1661599371483.png

1661599351789.png

1661599383541.png

1661599394869.png

1661599548543.png


Ngược lại, Iron Beam là vũ khí laser quang học có thể khóa mục tiêu ở tốc độ ánh sáng và tiêu diệt chúng trong vòng 5 giây ở phạm vi lên đến 7km. Mức độ mạnh mẽ của tia laser tuy chưa được công bố, nhưng nó có thể đạt công suất hàng trăm kilowatt. Ngoài ra, mỗi “viên đạn” laser có giá khoảng vài USD/1 lần bắn, chưa tính chi phí phần cứng, và cơ số đạn là không giới hạn miễn là có điện. Các cuộc thử nghiệm gần đây là một phần trong giai đoạn đầu của chương trình kéo dài trong vài năm của Rafael với các công ty tư nhân khác và Tổng cục Nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DDR&D) của Bộ Quốc phòng Israel, nhằm sản xuất tia laser năng lượng cao có thể chiếu trên mặt đất hoặc trên không, để xử lý nhiều mối đe dọa cùng với Iron Dome.

1661599491241.png

1661599454594.png

1661599476218.png

1661599626162.png


Theo Chuẩn tướng Yaniv Rotem, Trưởng bộ phận của DDR&D, cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi thành công trong việc đánh chặn súng cối, tên lửa và các UAV từ phạm vi và khoảng thời gian đầy thử thách như vậy. Laser là một công cụ thay đổi cuộc chơi nhờ vào hệ thống dễ vận hành và những lợi thế kinh tế đáng kể. Bước tiếp theo là tiếp tục phát triển và triển khai hệ thống đầu tiên tại Israel. Kế hoạch của chúng tôi là đặt nhiều máy phát laser dọc theo biên giới của Israel trong thập kỷ tới để chống lại các mối đe dọa tiềm tàng của các đối thủ trong khu vực”.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
MỸ CÔNG BỐ TÊN LỬA ĐƯỜNG ĐẠN LIÊN LỤC ĐỊA MỚI

Theo trang Defense News, lực lượng Không quân Mỹ đã tiết lộ tên gọi của một loại tên lửa đường đạn liên lục địa (ICBM) mới đầy hứa hẹn, được định danh là LGM-35A Sentinel.
Khác với các đồng minh như Pháp và Anh với chủ trương giảm kho vũ khí hạt nhân nhưng vẫn tiếp tục hiện đại hóa các hệ thống hạt nhân trên biển và trên không, thì phần lớn kho vũ khí hạt nhân của Mỹ có từ những năm 1980 và đang dần lạc hậu.

1661656516747.png

1661656696792.png


Tên lửa, được phát triển với tên gọi Răn đe chiến lược trên mặt đất (GBSD), sẽ thay thế ICBM LGM-30G Minuteman III ra đời từ những năm 70 của thế kỷ 20. Quân đội Mỹ sẽ bắt đầu tiếp nhận Sentinel từ năm 2029. Các tên lửa mới sẽ sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có của Không quân Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ lưu ý rằng việc tái trang bị tên lửa mới sẽ rẻ hơn so với việc kéo dài thời gian phục vụ của tên lửa Minuteman III. Sentinel sẽ hoạt động cho đến năm 2070.

1661656778164.png

1661656812651.png

1661656856835.png

1661656535520.png

1661656791933.png

ICBM LGM-30G Minuteman III

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, tổng chi phí, bao gồm phát triển và sản xuất ICBM, hiện đại hóa và tái thiết toàn bộ hệ sinh thái hoạt động và dịch vụ của bộ ba hạt nhân Mỹ ước tính khoảng 100 tỷ USD. Hệ thống tên lửa mới ra đời sẽ tiết kiệm khoảng 38 tỷ USD so với việc tiếp tục bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống Minuteman III tới năm 2027. LGM-35A Sentinel có một số cải tiến so với LGM30G Minuteman III, như có thiết kế môđun và kiến trúc mở, cho phép dễ dàng thay thế các thành phần đã cũ và lỗi thời.
Kiến trúc mở cũng cho phép Không quân Mỹ kiểm soát mã nguồn của hệ thống, cho phép nhiều nhà thầu cạnh tranh để nâng cấp và cải tiến hệ thống. Chúng có thể bao gồm các biện pháp an toàn mới, hệ thống dẫn đường và hỗ trợ thâm nhập để đánh bại hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.

1661656677516.png

1661657019599.png

1661656991157.png

Silo phóng của tên lửa LGM-35A Sentinel

Tính môđun cũng làm giảm chi phí bảo trì của LGM-35A Sentinel bằng cách cho phép thay thế các hệ thống con tên lửa mà không cần thiết kế lại toàn bộ hệ thống vũ khí. Đây có thể là một cách hiệu quả hơn về chi phí để hỗ trợ vòng đời của LGM35A Sentinel. LGM-35A Sentinel cũng có các tính năng bảo mật được cải thiện hơn so với LGM-30G Minuteman III, chẳng hạn khi bảo trì đầu đạn LGM-30G Minuteman III cửa silo phải mở, điều này tạo ra lỗ hổng bảo mật; trong khi LGM35A Sentinel cho phép bảo dưỡng đầu đạn với các cửa silo đóng kín không những bảo mật tốt hơn mà còn tiết kiệm về nhân lực. Ngoài ra, LGM-35A Sentinel sẽ sử dụng vật liệu composite nhẹ hơn để chứa chất phóng, trái ngược với vỏ thép nặng mà LGM-30G Minuteman III sử dụng. Điều này cho phép phương tiện mang được trọng tải nặng hơn và tăng thêm tính linh hoạt cho nhiệm vụ. Năng lực tăng lên này có nghĩa là LGM-35A Sentinel có khả năng triển khai tối đa 3 đầu đạn hoặc tăng khả năng xâm nhập. Dự án GBSD được bắt đầu vào năm 2020, khi Không quân Mỹ trao hợp đồng trị giá 13 tỷ USD cho Northrop Grumman để phát triển ICBM thế hệ tiếp theo, nhằm thay thế các tên lửa hạt nhân trên đất liền cũ của Mỹ.

1661657194676.png

Đầu đạn Mk 21 với cơ cấu phóng đa mục tiêu W87 của tên lửa LGM-30G cũng sử dụng trên tên lửa LGM-35A Sentinel
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
ẤN Độ và Israel thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ MRSAM

Ngày 27/3, Tập đoàn Công nghiệp hàng không vũ trụ Israel (IAI) và Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã tiến hành thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tầm xa Medium (MRSAM) tại bãi thử tích hợp ở Chandipur, bang Odisha, Ấn Độ.
MRSAM có khả năng phòng thủ 3600 trước các mối đe dọa từ trên không, cho phép Quân đội Ấn Độ chống lại máy bay chiến đấu, UAV, vũ khí có điều khiển và không điều khiển, cũng như tên lửa hành trình.

1661679388042.png

1661679495487.png

1661679244564.png

1661679305594.png

1661679940665.png


Theo DRDO, trong thử nghiệm, 2 tên lửa đánh chặn được phóng từ hệ thống di động trên đất liền và 2 tên lửa khác được phóng từ tàu chiến của hải quân. Các mối đe dọa đã được phát hiện bởi radar của hệ thống, được thiết bị đánh chặn thu nhận và đánh chặn thành công. Tất cả các thành phần của hệ thống đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ, chiến thuật đề ra.
Thông báo của IAI dẫn lời Giám đốc điều hành Boaz Levy nêu rõ: “Cuộc thử nghiệm thành công là một ví dụ nữa chứng tỏ quan hệ đối tác sâu sắc và có chất lượng giữa IAI và Ấn Độ… Cuộc thử nghiệm đã một lần nữa chứng minh, IAI đứng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực phòng không”.
phòng không”. Mỗi hệ thống vũ khí MRSAM bao gồm 1 hệ thống chỉ huy và điều khiển, 1 radar theo dõi, tên lửa và hệ thống phóng di động. Bệ phóng di động được sử dụng để vận chuyển, thay đổi vị trí và phóng đến 8 tên lửa ở chế độ đơn lẻ hoặc phóng loạt.

1661679842518.png

1661679731154.png

1661679750577.png

1661679815387.png


Hệ thống quản lý chiến đấu đơn giản hóa quá trình tham gia vào một loạt các mối đe dọa. Nó xác định và theo dõi mối đe dọa bằng cách sử dụng một radar theo dõi. Hệ thống sẽ tính toán khoảng cách giữa mục tiêu và bệ phóng, sau đó xác định xem mục tiêu được xác định là bạn hay thù. Thông tin mục tiêu sau đó được truyền tới bệ phóng di động. Tên lửa MRSAM được trang bị đầu dò tần số vô tuyến chủ động (RF) tiên tiến, radar mảng pha quay tiên tiến và liên kết dữ liệu 2 chiều. Thiết bị dò tìm RF, nằm ở phần trước của tên lửa, được sử dụng để phát hiện các mục tiêu di động trong mọi điều kiện thời tiết.

1661680182867.png

1661680208847.png

1661680237920.png

1661680381439.png


Radar mảng pha theo từng giai đoạn cung cấp hình ảnh tình hình trên không chất lượng cao, trong khi liên kết dữ liệu 2 chiều được sử dụng để chuyển tiếp hướng dẫn trung tuyến và thông tin mục tiêu cho tên lửa. Đầu đạn nổ của tên lửa, có ngòi nổ tự hủy, mang lại xác suất tiêu diệt mục tiêu cao với mức sát thương tối thiểu. Tên lửa đất đối không MRSAM được trang bị hệ thống đẩy chất rắn xung kép do DRDO phát triển cho tầm bắn khoảng 70km, tốc độ tối đa Mach 2...
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
NGA THỬ NGHIỆM ICBM RS-28 SARMAT

Ngày 20/4, tại sân bay vũ trụ Plesetsk, Nga thử nghiệm phóng tên lửa đường đạn liên lục địa (ICBM) trên mặt đất RS-28 Sarmat. Tên lửa đã đánh trúng một mục tiêu cách vị trí phóng gần 6.000km trên bán đảo Kamchatka thuộc vùng Viễn Đông, Nga.
Trong chiến lược tiến công hạt nhân của Nga, các dòng ICBM cơ động và trên tàu ngầm như Topol-M, Yars, Bulava thường được sử dụng cho các đòn đánh răn đe và phủ đầu, còn các ICBM giếng phóng mang đầu đạn lớn thường là đòn đánh quyết định vào các vị trí chiến lược của đối phương.

1661739507303.png

1661739534215.png

1661739570302.png


Theo Bộ Quốc phòng Nga: Sarmat là tên lửa uy lực nhất, với tầm bắn xa nhất trên thế giới. Nó giúp tăng cường đáng kể sức mạnh chiến đấu của lực lượng hạt nhân chiến lược Nga; quá trình thử nghiệm, tên lửa đã hoàn thành “đúng kỳ vọng” ở tất cả giai đoạn bay. Kể từ năm 2017 đến nay, Quân đội Nga đã tiến hành 5 cuộc phóng thử nghiệm tên lửa Sarmat, tất cả đều thành công.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chúc mừng các lực lượng vũ trang Nga với việc phóng thành công tên lửa Sarmat. Ông lưu ý rằng ICBM mới sẽ đảm bảo an toàn cho Nga và sẽ khiến những kẻ đe dọa Nga phải “suy nghĩ lại”. Ông Putin nói: “Loại vũ khí thực sự độc đáo này sẽ tăng cường tiềm lực chiến đấu của các lực lượng vũ trang và đảm bảo an toàn cho nước Nga trước các mối đe dọa từ bên ngoài”. Theo ông Putin, tên lửa này được chế tạo bằng cách sử dụng các bộ phận và thành phần được sản xuất tại Nga, điều này sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất hàng loạt của nó. Lần phóng thử hôm nay là lần đầu tiên của một chuỗi thử nghiệm. Sau khi hoàn thành, tên lửa Sarmat sẽ được đưa vào sản xuất.

1661739625223.png

1661739706718.png

1661739731746.png

1661739766513.png

1661739788765.png


Người đứng đầu cơ quan vũ trụ Roscosmos Dmitry Rogozin tuyên bố vào ngày 20/4 rằng, Sarmat sẽ bắt đầu được trang bị cho Lực lượng vũ trang Nga vào mùa thu năm nay, với tên lửa mới nặng hơn 208 tấn và được triển khai từ các hầm chứa kiên cố, chứ không phải các bệ phóng di động.
Là sản phẩm của Viện thiết kế Tên lửa mang tên Makeev, ICBM Sarmat có kết cấu 2 tầng, sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng, khi đạt độ cao thiết kế, phần đầu đạn mẹ trên Sarmat sẽ giải phóng từ 10 đến 15 thiết bị hồi quyển độc lập (MIRV) mang theo đầu đạn hạt nhân hoặc thiết bị lướt siêu vượt âm Avangard có tốc độ Mach 27, để chúng lao về phía mục tiêu. Chỉ cần một “cú đánh” duy nhất có khả năng tàn phá một khu vực lớn hơn diện tích nước Pháp.

1661739873213.png

1661739928943.png


Cùng với tầm bắn xa, ICBM mới cũng sử dụng hệ thống dẫn đường kép và thế hệ đầu đạn tự dẫn mới tự cơ động quỹ đạo cho phép tiến công với độ chính xác cao và xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. ICBM Sarmat được phát triển để thay thế cho ICBM R-36M2 (NATO định danh là SS-18 Satan). Sarmat được kỳ vọng sẽ có hiệu quả trong việc tiêu diệt các mục tiêu chiến lược của đối phương trên toàn cầu bằng tác động của động năng và không sử dụng đầu đạn hạt nhân.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Anh và Mỹ phát triển thiết bị dưới nước không người lái

Việc chế tạo thiết bị không người lái tự động dưới nước các loại nhỏ, vừa và lớn trước hết do nhu cầu hiện đại hóa hải quân về mặt chiến dịch-chiến lược và cả ở góc độ kinh tế. Những thay đổi mang tính cách mạng đang diễn ra trong lĩnh vực kỹ thuật robot đang góp phần thúc đẩy xu hướng này.
Khái niệm “Chiến dịch trên biển Phân tán” (DMO) của Hải quân Mỹ là cách tổ chức mới của lực lượng hải quân liên quan đến việc sử dụng loại tàu có và không có thủy thủ đoàn trên tàu. "Hạm đội ma" (Ghost Fleet), là cách gọi các tàu thuyền không người lái, tạo thành "đội tiên phong", đảm nhận các nhiệm vụ nguy hiểm đến tính mạng, tăng cường sức mạnh tấn công của các nhóm.

Chi phí để xây dựng một “hạm đội ma” thấp hơn so với xây dựng lực lượng truyền thống. Ví dụ, 400 triệu USD được phân bổ cho việc chế tạo hai tàu mặt nước tự hành không người lái cỡ lớn (LUSV) trong dự thảo ngân sách quân sự của Mỹ cho năm 2020. Các chuyên gia quân sự Mỹ tin rằng LUSV sẽ có thể thay thế tàu khu trục lớp “O.Burke” mà chi phí chế tạo lên tới 2 tỷ USD. Những phương tiện này là sự tiếp nối hợp lý của các dự án về phương tiện không người lái tự hành dưới nước cỡ nhỏ, vừa, lớn và cực lớn, nhưng việc chế tạo chúng còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Do đó, Hải quân Mỹ đã thay đổi phương thức chế tạo các AUV có tải trọng lớn so với việc phát triển các phương tiện có trọng tải nhỏ hơn. Thay vì cung cấp và đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn các hệ thống đôi khi vẫn còn "thô", chúng cung cấp các nền tảng để nhận đề xuất và nhận xét từ người dùng dựa trên kết quả hoạt động thử nghiệm. Cách tiếp cận này cho phép cải tiến công nghệ song song với chế tạo và thực hiện hiện đại hóa trong quá trình sản xuất.

1661847881610.png

1661849332172.png

1661847977141.png

1661849252393.png

Phương tiện không người lái cỡ lớn thử nghiệm của Mỹ

Để đạt được mục tiêu này, Cơ quan nghiên cứu hải quân (ONR) đã chế tạo hai phương tiện thử nghiệm, chúng được đặt tên là: "Phương tiện dưới nước tự động không người lái có trọng lượng lớn - Nguyên mẫu hải quân đổi mới" (Large Displacement Unmanned Undersea Vehicle - Innovative Naval PrototypeLDUUV-INP). Tháng 10 năm 2017, nguyên mẫu LDUUV-INP-1 đã được tặng cho Hải quân để thử nghiệm.
Theo người đứng đầu chương trình các tổ hợp ngầm dưới nước - John Rucker - đây là một mô hình tĩnh của thiết bị, được thiết kế để đào tạo người vận hành các kỹ thuật phóng, nâng, di chuyển và trang bị cho một UUV lớn. Tháng 12/2017, tàu ngầm tự động không người lái LDUUV-INP-2 đã được chuyển giao cho hạm đội.

1661848130105.png

1661848081296.png

1661848182844.png

Tàu ngầm tự động không người lái LDUUV-INP-2

Thiết bị được kiểm tra độ bền, khả năng tự động, độ chính xác dẫn đường, khả năng điều khiển và liên lạc, cũng như vị trí của các loại vũ khí khác nhau.Trong quá trình vận hành thử nghiệm LDUUV-INP-2, các nhiệm vụ phức tạp đã được thực hiện ở vùng nước nông và độ sâu, liên quan đến việc phát triển các phương pháp và biện pháp chiến thuật sử dụng chiến đấu của thiết bị, cũng như xác định các yêu cầu hoàn thiện để đưa vào trang bị và sản xuất hàng loạt.
Nhờ đó, Hải quân không chỉ nghiên cứu các kỹ thuật nhận được mà còn có thể hoạt động như một nhà tích hợp hệ thống các giải pháp kỹ thuật và thiết kế do ngành công nghiệp đề xuất.

Năm 2017, trong chương trình “Orca” diễn ra một cuộc thi phát triển XLUUV (Extra-Large Unmanned Underwater Vehicles) –tàu ngầm không người lái cực lớn. Tháng 2 năm 2019, sau khi phân tích kỹ lưỡng về các dự án đã đệ trình, sự lựa chọn đã nghiêng về Công ty Boeing. Một hợp đồng đã được ký với công ty để chế tạo 4 tổ hợp robot và các chi tiết liên quan cho chương trình này. Tháng 3 năm 2019, phía Hải quân cho biết hợp đồng với công ty đã được tăng lên 5 chiếc “Orca” XLUUV.Theo Bộ Tư lệnh Hải quân, "Hạm đội có quyền tổ chức một cuộc đấu thầu mới cho việc đóng 4 tàu ngầm theo chương trình này mà họ dự định mua trong các năm tài chính 2023 và 2024". Việc chuyển giao nguyên mẫu đầu tiên theo kế hoạch vào cuối năm 2020, trong năm 2021 và 2022, Bộ Tư lệnh hải quân có kế hoạch chuyển giao thêm 4 chiếc cho hạm đội (mỗi năm 2 chiếc).

1661848273043.png

1661848341754.png

1661848353630.png

1661848365638.png

Tàu ngầm không người lái cỡ lớn “Orca” XLUUV

Theo hợp đồng chế tạo các AUV siêu lớn trong năm tài chính 2020, 182 triệu đô la đã được phân bổ và thêm 68 triệu nữa để tiếp tục công việc chế tạo ra các tàu cỡ lớn.

Các yêu cầu đối với chương trình trên cơ sở dự án “Echo Voyager” do công ty Boeing phát triển, có tính đến kết quả thử nghiệm phương tiện có tải trọng lớn LDUUV-INP. “Echo Voyager” là thiết bị không người lái tự hành hạng nặng đã được chế tạo thành công. Về khối lượng và kích thước, nó là một tàu ngầm diesel nhỏ được trang bị một máy phát điện hỗn hợp gồm pin lưu trữ công suấtlớn (AB) và một máy phát điện diesel để sạc pin.
Thiết bị có khả năng hoạt động dưới nước trong ba ngày, sau đó có thể trồi lên mặt nước hoặc lặn xuống độ sâu kính tiềm vọng để sạc lại pin.
Thiết kế AUV "Echo Voyager" là cấu trúc module, có thể cấu hình lại, thuộc loại kiến trúc mở.

1661848463218.png

1661848490832.png

1661848861986.png

1661848632056.png

AUV "Echo Voyager"

Thân thiết bị dài 16m, mặt cắt ngang hình chữ nhật, cao và rộng 3m, trọng lượng hạ thủy 50 tấn, có thể tháo lắp phần mũi và đuôi tàu. Một module tải trọng có ích được cài đặt giữa ba phần, sau đó tất cả được kết nối với nhau.Module mũi tàu và đuôi tàu có màu vàng ở trên cùng, module trọng tải không có màu này.Sau khi lắp ráp, các đặc tính khối lượng – kích thước tàu tăng lên đáng kể. Tổng chiều dài của thân tàu tăng lên 26m và trọng lượng hạ thủy là 70 tấn.
Cự ly bơi của "Echo Voyager" ở chế độ tự hành lên đến 6.500 dặm, tốc độ hành trình 3,5 hải lý/h (tối đa 8 hải lý), duy trì chế độ tự lập đến 180 ngày. Trọng tải bao gồm khí tài trinh sát và vũ khí tấn công được bố trí trong khoang. Các vũ khí trang bị này được phát triển bởi Phòng giải pháp kỹ thuật HII của bộ phận Newport News thuộc tập đoàn đóng tàu lớn nhất Huntington Ingalls Industries.

Công ty đã phát triển một AUV “Proteus” có chức năng kép. Phiên bản chiến đấu của nó được trang bị một khoang tải trọng có ích. Thiết kế của tàu được giới chuyên môn nhận định là rất thành công.
Với phiên bản chiến đấu, trong khoang chứa bốn thủy lôi, hoặc hai ngư lôi 324mm, hoặc hai hộp với ba ngư lôi mini (tương tự như tên lửa không điều khiển hàng không).

1661849004994.png

1661848957465.png

1661848977691.png

1661849058621.png

AUV “Proteus”

Tập đoàn Lockheed-Martin đã tham gia vào cuộc cạnh tranh cho hợp đồng này. Họ đề xuất một thiết kếtrên cơ sởmục tiêu huấn luyện chống tàu ngầm di động (Mobile Anti-Submarine Training Target - MASTT) với lượng choán nước 64 tấn, chiều dài 24 m. Tuy nhiên, dự án của Boeing đã được duyệt có thể do các giải pháp thiết kế khoang tải trọng do Phòng HII đề xuất.
Đối với các phương tiện siêu lớn, nhiều loại khí tài được xem xét như: ngư lôi chống ngầm, tên lửa chống hạm và tên lửa để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất. Người ta cũng cho rằng các AUV siêu lớn được phát triển theo chương trình “Orca” sẽ mang theo các phương tiện có trọng tải nhỏ hơn và các UAV trinh sát và tấn công nhỏ gọn.Ngoài ra, tổ hợp này có thể được sử dụng để đặt mìn, tiến hành trinh sát điện tử, giải quyết các nhiệm vụ gây nhiễu và làm mù quang-điện tử / hồng ngoại.

Công việc tương tự đang được tiến hành trong Hải quân Anh. Ngày 5/3/2020, một hợp đồng để xây dựng một AUV cực lớn đã được ký kết tại hội nghị của NATO ở Southampton (Anh).Các điều khoản của thỏa thuận sẽ được thực hiện bởi công ty MSubs của Anh – trong thành phần của Tập đoàn Submergens(Mỹ) chuyên phát triển và chế tạo các phương tiện dưới nước khác nhau.
Chiếc AUV do Hải quân Anh đặt hàng cần được chế tạo trong vòng 14 tháng. Chiều dài của nó khoảng 30m,cự ly bơi lên đến 3.000 dặm.Do đó, tàu ngầm của Anh có kích thước lớn hơn các tổ hợp đang được phát triển theo chương trình “Orca”.
Ý định chế tạo tàu ngầm không người lái là một phần trong nỗ lực xây dựng một cấu trúc "phân tán" mới cho hải quân. Cấu trúc này có thể làm thay đổi về chất thành phần lực lượng bằng cách giảm số lượng tàu nổi lớn, tàu ngầm và tăng số lượng các đơn vị chiến thuật nhỏ.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
QUÂN ĐỘI MỸ sử dụng máy bay Liên Xô làm “quân xanh” trong luyện tập

Huấn luyện chiến đấu trên không là một yếu tố cần thiết trong quá trình đào tạo phi công quân sự. Chính vì mục đích này mà lực lượng không quân của nhiều quốc gia đã thành lập các phi đội chuyên biệt, có nhiệm vụ giả định làm kẻ thù trong các cuộc tập trận.
Thông thường, vai trò máy bay chiến đấu đối phương được “đóng vai” bởi các máy bay sản xuất trong nước có những đặc tính kỹ thuật tương tự. Tuy nhiên, đã có những ngoại lệ đối với quy tắc này. Chẳng hạn, trong Chiến tranh Lạnh, Quân đội Mỹ đã “bí mật” sử dụng một phi đội toàn máy bay MiG “xịn” của Liên Xô.
Vào năm 1977, được giao thực hiện chương trình có tên “Constant Peg”, Đại tá Gail Peck và Tướng Hoyt S. Vandenberg Jr. đã thành lập Phi đội Thử nghiệm và Đánh giá số 4477, còn được gọi là “Red Eagles” (Đại bàng đỏ). Từ những thất bại trong cuộc Chiến tranh Việt Nam của Không quân Mỹ, hai viên chỉ huy tin rằng các phi công phải được “huấn luyện thực tế”, tức là thực hành không chiến với máy bay thật của đối thủ tiềm tàng.

Chiến dịch thu mua

Vấn đề duy nhất là việc bắt giữ máy bay địch không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Máy bay chiến đấu của Liên Xô được Mỹ thu mua từ khắp nơi trên thế giới. Chúng được mua hoặc trao đổi từ Nam Tư, Israel, Ai Cập và các nước khác. Trong những năm 1980, một số máy bay Thành Đô J-7 của Trung Quốc được cho là bản sao MiG-21, cũng được mua từ Bắc Kinh.
g được mua từ Bắc Kinh. Indonesia và Somalia cũng đóng góp nhiều cho phi đội “Đại bàng đỏ”. Trong những năm 1970, hai quốc gia này chuyển từ phe xã hội chủ nghĩa sang phe Mỹ và có thể đã cung cấp vài chục máy bay mà họ nhận từ Liên Xô trước đó. Cuối cùng, các máy bay chủ lực của “Đại bàng đỏ” bao gồm MiG-17 (được đặt biệt danh “Fresco”), MiG-21 "Fishbed" và MiG-23 "Flogger". Một thông tin được tiết lộ vào năm 1985 cho thấy phi đội lúc này có 26 chiếc.

1661912985328.png

1661913094713.png

MiG-17 trong không quân Mỹ

1661913058877.png

1661913118444.png

1661913135170.png

1661913144591.png

MiG-21 trong không quân Mỹ

1661913298123.png

1661914691377.png

1661914718591.png

1661913388484.png

MiG-23 trong không quân Mỹ

Quân đội Mỹ gặp khó khăn không chỉ với việc tìm kiếm và mua máy bay Liên Xô mà còn cả việc bảo trì chúng. Họ không thể cần là đi mua động cơ và phụ tùng thay thế. Việc bảo dưỡng các máy bay MiG do các chuyên gia của General Electric thực hiện, trong khi các nhân viên tình báo Mỹ (CIA) ở Ba Lan và Romania có nhiệm vụ săn lùng những phụ tùng thay thế đặc biệt hiếm.

“Bẻ khoá” từ những sai lầm

Mỗi chiếc máy bay chiến đấu trong Phi đội 4477 đều được nâng niu như một báu vật thực sự. Chúng không bao giờ bay vào ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết bất lợi. Do không có đủ tài liệu kỹ thuật về những chiếc máy bay Liên Xô thu thập được, các phi công Mỹ phải học cách vận hành chúng từ chính sai lầm của họ. Trong một số vụ việc, những sai lầm đó đã khiến phi công phải trả giá bằng cả tính mạng.
Rắc rối nhất đối với “Đại bàng đỏ” là những chiếc MiG-23. Các phi công yêu thích dòng máy bay này vì tốc độ của nó, nhưng họ cũng phàn nàn về sự không ổn định trong chuyến bay và khó khăn khi điều khiển. Chỉ những phi công có kinh nghiệm nhất, từng trải qua vài chục chuyến bay trên MiG-21 mới được phép lái chúng. Ngày 25/4/1984, Trung tướng Robert Bond, Phó tư lệnh AFSC (Bộ Tư lệnh hệ thống Không quân Mỹ), đã gặp nạn khi điều khiển một chiếc MiG-23.
Trong khi sự tồn tại của các phi đội “kẻ gây hấn” cổ điển được trang bị máy bay Mỹ không có gì bí mật, thì tất cả thông tin về “Đại bàng đỏ” đều được giấu kín. Các chuyên gia Mỹ đã tính toán khoảng thời gian vệ tinh Liên Xô đi qua căn cứ không quân Nellis và bãi thử Tonopah ở Nevada, nơi đặt bản doanh của Phi đội 4477. Vào thời điểm đó, những chiếc MiG được đưa vào nhà chứa máy bay hoặc được giấu dưới những tấm che để ngụy trang hình dạng. Một phần không phận phía trên bãi muối Hồ Groom (Khu vực 51), nơi diễn ra các cuộc huấn luyện chiến đấu với sự tham gia của máy bay Liên Xô, luôn bị đóng cửa để tránh những con mắt tò mò.

1661914146089.png

1661914222765.png

1661914308784.png


Kinh nghiệm vô giá

Phi đội “Đại bàng đỏ” đã tham gia thử nghiệm hầu hết các máy bay chiến đấu của Mỹ trong những năm 1970, 1980. Hoạt động huấn luyện chiến đấu trên không với máy bay MiG của phi đội này là vì lợi ích của các phi công thuộc Không quân, không quân Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ. Các trận không chiến diễn ra theo một số mô hình đã định: 1 chọi 1; 2 chọi 2 hoặc 2 máy bay Mỹ chống lại 1 Liên Xô. Ngoài ra, các máy bay MiG còn diễn tập tiến công giả định máy bay ném bom chiến lược B-52 và máy bay vận tải C-130 Hercules. Nhiệm vụ của “Đại bàng đỏ” không phải là giành chiến thắng trong trận chiến bằng bất cứ giá nào, mặc dù điều đó cũng xảy ra khá thường xuyên. Mục tiêu chính của phi đội là chứng minh cho các phi công đồng nghiệp của họ thấy điểm mạnh và điểm yếu của máy bay Liên Xô, chỉ ra cách thức và thời điểm tốt nhất để tiến công 1 chiếc MiG. Để mang tính hiện thực cao hơn, các máy bay của Phi đội 4477 được sơn các ngôi sao màu đỏ, nhưng không có viền màu trắng như biểu tượng của Không quân Liên Xô, mà là màu vàng.
Nhiều phi công huấn luyện của Mỹ, khi đối đầu với kẻ thù tiềm tàng trong huấn luyện không chiến đã bị sốc và sững sờ. “Lần đầu tiên nhìn thấy một chiếc MiG-17, tôi đã ngừng lái!” - Thiếu tá Francis Geisler nhớ lại. “Thay vì sử dụng bay thẳng và tốc độ, tôi cố gắng xoay lại với chiếc MiG. Nó giống như kẹo cao su bám trên giày của tôi vậy, tôi không thể ngắt đuôi được. Tôi cảm thấy mình như một tên ngốc”.

1661913034569.png

Máy bay huấn luyện của không quân Mỹ bay cùng Mig-21 và Mig-17

Khai tử “Đại bàng đỏ”

Đến cuối những năm 1980, hoạt động của phi đội “Đại bàng đỏ” bắt đầu đi xuống. Nguyên nhân chính là do thiếu kinh phí, cũng như việc Liên Xô đã tung ra các máy bay chiến đấu mới thế hệ thứ Tư. Các phi công của Phi đội 4477 thực hiện chuyến bay cuối cùng với MiG vào ngày 4/3/1988. “Đại bàng đỏ” chính thức bị giải tán vào năm 1990. Những chiếc máy bay Liên Xô sau đó được cất giữ trong nhà chứa, trở thành hiện vật bảo tàng, hoặc bị đem làm mục tiêu trong các cuộc diễn tập của Không quân Mỹ.

1661914597357.png

1661914641846.png

1661914628919.png

Phi đội “Đại bàng đỏ”
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Thiết giáp hạng nặng: Phát triển xe chiến đấu bộ binh trong tương lai

Những xe tăng thế hệ tiếp theo thường thu hút sự chú ý hơn, nhưng xe chiến đấu bộ binh (IFV) lại chiếm đa số trong lực lượng thiết giáp hạng năng và rất nhiều trong số này là những xe đã cũ.

Trong tương lai gần, đa số thị trường IFV tập trung vào việc hiện đại hóa các xe huyền thoại, hoặc mua các phiên bản được hiện đại hóa của những mẫu thiết kế cũ, thay vì phát triển và trang bị các mẫu xe hoàn toàn mới.
Có lẽ thành công nhất trong bối cảnh hiện nay, về giá trị thị trường và về cơ sở người dùng đã lựa chọn, là các xe CV90, hiện đang được sử dụng tại 09 quốc gia và đã được phát triển thành hơn 35 biến thể và 20 phiên bản cải tiến.

1662001455611.png

1662001469849.png

1662001483512.png

CV-90

Gần đây nhất, Hà Lan đã trao cho công ty BAE System Hagglunds một hợp đồng trị giá 584 triệu USD để nâng cấp giữa vòng đời cho các xe CV9035NL của nước này, được mua từ năm 2007. Hợp đồng bao gồm cả việc trang bị một tháp pháo mới hoàn toàn và cấu trúc điện tử mới, cùng các nâng cấp đáng chú ý như hệ thống bảo vệ chủ động chống tiêu diệt cứng Iron Fist Light Decoupled (IFLD) của Elbit Systems, các tên lửa dẫn đường chống tăng (ATGM) Spike-LR2 của hãng Rafael với giá gắn 02 tên lửa và bánh xích cao su, nhựa composite mới.

1662001530919.png

1662001544045.png

1662001613123.png

CV9035NL

Chương trình nâng cấp của Hà Lan dự kiến sẽ diễn ra trong một khung thời gian tương đối nhanh, bắt đầu như một nỗ lực chính thức vào năm 2018, dự kiến những chiếc xe đầu tiên sẽ được bàn giao vào năm 2024 và hoàn thành tất việc chuyển giao vào năm 2027 - hay 9 năm kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Nếu được thực hiện, đây sẽ là một sự thay đổi nhanh chóng cho một dự án nâng cấp IFV và dường như phản ánh tốt việc mua sắm các phương tiện thuộc 'nhóm người dùng', do đó cho phép chi phí thấp hơn và thời gian phát triển nhanh hơn.

Trong khi đó, xe M2 Bradley của Mỹ, mặc dù quy trình mua sắm ban đầu của nó còn nhiều vòng vo và gây tranh cãi, nhưng việc theo dõi, phát triển và nâng cao khả năng xuyên suốt vòng đời đã tạo ra những kết quả khả quan. Chủ yếu thông qua chương trình Đề xuất Thay đổi Kỹ thuật (ECP), xe Bradley đã trải qua những đợt nâng cấp gần như liên tục kể từ năm 1981, với những sửa đổi về cơ bản cho mọi bộ phận của xe. Trong khi Bradley đang đạt đến giới hạn về kích thước, trọng lượng và sức mạnh (SWaP), các thử nghiệm và nâng cấp vẫn tiếp tục được khám phá một cách chủ động ngay cả ở giai đoạn cuối của vòng đời xe.

1662001681197.png

1662001725509.png

M2 Bradley

Gói nâng cấp mới nhất sẽ là tiêu chuẩn A4, mang đến những cải tiến cho khả năng sống còn, khả năng di chuyển, cấu trúc điện tử và hệ thống nhiệm vụ. Khả năng sống còn sẽ được cải thiện với hệ thống ngăn chặn hỏa hoạn và chống thiết bị nổ tự tạo (C-IED), các hệ thống gây nhiễu và khả năng cơ động được cải thiện thông qua hộp số nâng cấp và nâng công suất động cơ. Tuy nhiên, các nâng cấp lớn nằm ở những hệ thống nhiệm vụ, với bộ xử lý trung tâm mới và máy tính điều khiển hỏa lực kỹ thuật số, theo dõi mục tiêu kép và điều chỉnh súng tự động, Thiết bị tăng tầm nhìn của lái xe với góc quan sát rộng, thiết bị chỉ huy chiến đấu Force XXI được cải tiến, và Bộ phần mềm Below (FBCB2). Dự kiến, hệ thống bảo vệ chủ động tiêu diệt cứng IFLD của hãng Elbit Systems cũng sẽ được tích hợp trong tương lai gần.
Ngoài bản nâng cấp A4, lục quân Mỹ đang khám phá các giải pháp nâng cấp tiềm năng khác cho xe, bao gồm một thử nghiệm thay thế hệ thống treo thanh xoắn bằng hệ thống khí nén trong năm 2019 và nỗ lực không ngừng để xem xét một hệ thống truyền động điện lai (HED). Cải tiến HED bao gồm một động cơ được nâng cấp, một hộp số được thay thế bằng động cơ truyền động điện QinetiQ’s Modular E-X-Drive và bổ sung pin lithium ion. Mặc dù nỗ lực cải tiến bộ số chuyển động bằng khí nén chủ yếu là để thông báo các ưu tiên thiết kế của xe chiến đấu bọc thép (ẠFV) trong tương lai, nhưng cả cải tiến này và thử nghiệm HED mở ra tiềm năng nâng cấp hơn nữa nếu Lục quân Mỹ muốn duy trì hoạt động thêm nữa của các xe Bradley

1662001847463.png

1662001874866.png

1662002101063.png

M2 Bradley A4

..................
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top