[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Những thành tựu quân sự mới của Triều Tiên

Phần lớn trang thiết bị của Triều Tiên được xem là lỗi thời. Do vậy, các nhà lãnh đạo nước này đang tìm cách bù đắp thiếu sót đó bằng cách chế tạo hàng loạt vũ khí mới.

1656297269873.png

1656297335105.png

1656297421417.png

Máy bay chiến đấu Mig-29 của Triều tiên

1656297672757.png


Máy bay chiến đấu Su-25 của Triều tiên

1656297907868.png

1656297952734.png

Máy bay chiến đấu Mig-21 của Triều tiên

Tại Đại hội Đảng LĐ Triều Tiên lần thứ tám diễn ra vào tháng Giêng vừa qua, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từng đưa ra danh sách gồm những loại vũ khí mà đất nước đang phát triển, với mục đích chống lại sức ép và “chính sách thù địch” của nước ngoài.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden từng đưa ra các cảnh báo, Mỹ sẽ có các biện pháp đáp trả cứng rắn nếu Triều Tiên tiếp tục khiến căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên leo thang. Tuy nhiên, chính quyền Biden vẫn chưa đưa ra bất kỳ biện pháp trừng phạt mới nào.
Thời gian qua, Triều Tiên liên tục tăng cường sức mạnh quân sự, đẩy mạnh các chương trình phát triển vũ khí, đặc biệt là vũ khí hạt nhân và hiện đại hóa hạm đội tên lửa.
Kể từ đầu năm nay, Bình Nhưỡng đã thực hiện sáu vụ thử tên lửa và vấp phải sự phản đối dữ dội từ Mỹ và các đồng minh. Washington cho rằng, việc Bình Nhưỡng mở rộng kho vũ khí sẽ đặt ra một thách thức an ninh khó lường cho khu vực.

Tiếp tục chương trình hạt nhân

Tên lửa đạn đạo do Triều Tiên sản xuất có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Theo New York Times, từ năm 2006-2017, nước này đã tiến hành ít nhất sáu vụ thử hạt nhân vô cùng tinh vi dưới lòng đất.
Lần gần nhất Triều Tiên thử hạt nhân là vào tháng 9/2017, với việc nổ một quả bom nhiệt hạch, hay còn gọi là bom hydro. Ước tính, sức công phá của thiết bị này nằm trong khoảng 50 đến 300 kiloton. Để so sánh, quả bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống Hiroshima vào năm 1945 có công suất khoảng 15-18 kiloton.
Triều Tiên không hề gặp khó trong việc chiết xuất plutonium, loại nhiên liệu phổ biến nhất được dùng trong chế tạo vũ khí hạt nhân. Nước này sử dụng một lò phản ứng hạt nhân do Liên Xô thiết kế và đặt tại Yongbyon, phía Bắc Bình Nhưỡng. Ngoài ra, Triều Tiên cũng sử dụng máy ly tâm để làm giàu uranium, một loại nhiên liệu cho vũ khí hạt nhân khác.
Theo ước tính của Hiệp hội Kiểm soát vũ khí, tính đến tháng 1/2020, Triều Tiên có khoảng 30-40 đầu đạn hạt nhân, đồng thời có thể sản xuất đủ vật liệu phân hạch cho sáu hoặc bảy quả bom mỗi năm. Những tháng gần đây xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy, Triều Tiên có thể đang chuẩn bị tăng cường sản xuất plutonium và uranium được làm giàu cao ở Yongbyon.

1656298411129.png

1656298194401.png

1656298272988.png


Cơ sở hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên

Tháng 9/2021, khi Mỹ gặp các đồng minh ở Tokyo, Triều Tiên đã thực hiện một loạt vụ thử tên lửa hành trình mới. KCNA đã gọi các quả tên lửa vừa phóng là “vũ khí chiến lược có ý nghĩa quan trọng”. Theo giới phân tích quân sự, từ “chiến lược” cho thấy Triều Tiên dường như có kế hoạch hạt nhân hóa tên lửa hành trình.
Khả năng hạt nhân hóa tên lửa hành trình gây ra một vấn đề đau đầu khác cho các nhà hoạch định phòng thủ khu vực, vốn đã bối rối trước kho vũ khí gồm nhiều loại tên lửa và nhiều tầm bắn của Triều Tiên.

Tên lửa tầm xa hiện đại

Năm 2017, Triều Tiên đạt được bước tiến mới trong nghiên cứu và chế tạo tên lửa khi liên tục bắn thử loại tên lửa đạn đạo tầm trung mới có tên Hwasong-12. Theo trang 38 North, tầm bắn của tên lửa này có thể lên đến 4.500 km và được Triều Tiên bắn thử liên tục sáu lần trong năm 2017.
Trong vụ thử thứ sáu, ngày 15/9, tên lửa đã đạt độ cao 770 km, bay qua khu vực đảo Hokkaido của Nhật Bản và rơi ở khu vực Thái Bình Dương, cách Mũi Erino của Hokkaido khoảng 2.200 km.

1656298571956.png

1656298647036.png

1656298764539.png

1656298837288.png

Tên lửa Hwasong-12

Theo thống kê, chỉ riêng năm 2017, Triều Tiên thực hiện 15 vụ thử tên lửa đạn đạo và sức mạnh của các quả tên lửa ngày càng tăng. Với những thành công của Hwasong-12, Triều Tiên tiếp tục phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-14 và Hwasong-15. Trong đó, Hwasong-15 có thể đi xa 950km và lên tới độ cao 4.475km trước khi rơi xuống biển.

1656299086903.png

1656299276108.png

1656299297854.png

1656299444721.png

1656299593413.png

1656299617968.png


Tên lửa Hwasong-15

Khi đó, Đài truyền hình nhà nước Triều Tiên (KCTV) nhấn mạnh rằng: “Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân và đã sở hữu loại ICBM có thể tấn công bất kỳ nơi nào trên thế giới”.
Sau năm 2017, ông Kim Jong-un đã quyết định ngưng thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa, nhằm thúc đẩy đối thoại với Mỹ, thông qua hai cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore và Việt Nam.
Tuy nhiên, sau khi cuộc thượng đỉnh thứ hai năm 2019 không đạt được kết quả như mong đợi, Triều Tiên đang có những bước tiến khác trong công cuộc phát triển vũ khí quân sự.
Tháng 10/2020, tại buổi duyệt binh kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng Lao động, giới phân tích quân sự phát hiện Triều Tiên cho trưng bày một loại tên lửa ICBM mới, chưa từng được thử nghiệm và có kích thước lớn hơn bất kỳ loại ICBM nào trước đó.

1656299684322.png

1656299759771.png

1656299821757.png


Những loại vũ khí tinh vi

Tại Đại hội Đảng Lao động hồi tháng Giêng, ông Kim nhấn mạnh rằng, Triều Tiên sẽ tăng gấp đôi trữ lượng vũ khí hạt nhân. Đồng thời, ông đưa ra danh sách loại vũ khí mà Bình Nhưỡng dự định phát triển, bao gồm: tên lửa hạt nhân “đa đầu đạn”, tên lửa “siêu thanh”, tên lửa ICBM phóng từ đất liền và phóng từ tàu ngầm và vũ khí hạt nhân chiến thuật tối tân.
Tuy nhiên, hiện giới phân tích quân sự vẫn chưa rõ liệu Triều Tiên có thể làm chủ được công nghệ cần thiết để đưa một đầu đạn hạt nhân xuyên lục địa vào không gian, sau đó tái xâm nhập bầu khí quyển của Trái Đất rồi bay thẳng đến mục tiêu hay không. Tên lửa do nước này sản xuất vẫn chưa thể chống chọi được với sức nóng dữ dội và ma sát tạo ra trong quá trình tái xâm nhập bầu khí quyển.
Chưa dừng lại ở đó, Triều Tiên cũng bí mật có những bước tiến lớn trong chương trình phát triển tên lửa đạn đạo tầm ngắn, với ba loại tên lửa mới với bí danh KN-23, KN-24 và KN-25.

1656299959834.png

1656300323151.png

1656300386061.png

Tên lửa KN-23

1656300466128.png

1656300557959.png

1656300557653.png

Tên lửa KN-24

1656300735300.png

1656301106136.png

1656301356949.png

1656301161278.png

1656301131081.png


Không giống như các tên lửa cũ sử dụng nhiên liệu lỏng, cả ba tên lửa mới đều sử dụng nhiên liệu rắn. Chúng được được lắp trên bệ phóng di động, dễ vận chuyển, dễ cất giấu và tốn ít thời gian hơn để chuẩn bị. Trong đó, KN-23 và KN-24 có thể bay ở độ cao thấp, khiến chúng khó bị đánh chặn.
Tại buổi duyệt binh kỷ niệm Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ tám, các chuyên gia quân sự phát hiện một loại tên lửa mới, được cho là phiên bản nâng cấp của KN-23. Các bức ảnh do truyền thông nước này công bố cho thấy, đây là tên lửa dẫn đường chiến thuật mới và được phóng vào ngày 25/3 vừa qua.
Tên lửa mới được phát triển lớn hơn KN-23 để mang đầu đạn lớn hơn và nhiều nhiên liệu hơn. Triều Tiên tuyên bố rằng, tên lửa này có thể mang đầu đạn nặng 2,5 tấn.
Thậm chí, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh Wook sau đó thừa nhận, quân đội nước này không thể theo dõi một phần quỹ đạo của tên lửa Triều Tiên vì cách di chuyển linh hoạt của nó trên không. Điều này cho thấy, tên lửa của Triều Tiên ngày một tinh vi và sẽ cực kì khó đánh chặn.
Không những vậy, nước này cũng đạt được thành tựu mới trong công nghệ tiếp nhiên liệu cho tên lửa. Bằng cách sử dụng các hộp nhiên liệu để nạp vào tên lửa thay vì bơm trực tiếp nhiên liệu lỏng, quân đội Triều Tiên có thể rút ngắn đáng kể thời gian chuẩn bị để phóng tên lửa trong thực chiến.
Ngoài ra, hiện Bình Nhưỡng chỉ có một tàu ngầm có thể phóng tên lửa đạn đạo, nhưng đang lên kế hoạch đóng một chiếc mới lớn hơn, hiện đại hơn, chạy bằng năng lượng hạt nhân và có khả năng phóng các loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Theo số liệu thống kê, Triều Tiên sở hữu một trong những lực lượng quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với hơn 1 triệu binh sĩ. Nhưng phần lớn thiết bị quân sự của nước này đã cũ và lạc hậu.
Do vậy, thời gian qua, Bình Nhưỡng đang tìm cách bù đắp những thiếu sót đó bằng những chương trình phát triển vũ khí quân sự tiên tiến, trong đó có chế tạo vũ khí hạt nhân, vốn cũng trở thành công cụ đắc lực trong quá trình đàm phán của nước này về tương lai của Bán đảo Triều Tiên.

1656301455831.png

1656301603524.png

1656301634692.png

1656301765184.png

1656301986974.png

1656302022634.png

1656302058719.png

Quân đội Triều Tiên
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Châu Á đang bước vào cuộc chạy đua tên lửa đầy nguy hiểm

Lo ngại Trung Quốc, các quốc gia trong khu vực đang đặt mua hoặc tìm cách tự phát triển tên lửa để mở rộng kho dự trữ tên lửa của mình.

Mối lo ngại Trung Quốc

Các báo cáo được công bố dựa trên hình ảnh vệ tinh trong thời gian gần đây cho thấy, Trung Quốc đang xây mới 230 hầm chứa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân với tầm hoạt động có thể vươn xa tới Mỹ. Việc xây dựng những hầm chứa tên lửa này cho thấy sự mở rộng năng lực tên lửa của Trung Quốc, đồng thời đánh dấu chương mới nhất trong sự phát triển quân sự của nước này. Tuy vậy, giới phân tích cảnh báo, điều đó có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua tên lửa tại châu Á.

1656383617238.png

1656383638784.png

1656383692484.png

1656383723987.png

Tên lửa tầm trung của Trung Quốc

Lo ngại Trung Quốc, các quốc gia trong khu vực đang đặt mua hoặc tìm cách tự phát triển tên lửa để mở rộng kho tên lửa tầm xa của mình. Nhiều tên lửa trong số đó không chỉ được trang bị đầu đạn thông thường mà còn có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Patrick Cronin, Chủ tịch Chương trình An ninh Châu Á - Thái Bình Dương tại Viện nghiên cứu Hudson cho biết: “Trước sự gia tăng ảnh hưởng nhanh chóng của Trung Quốc trong những năm gần đầy, thực sự có một cuộc chạy đua tên lửa đang diễn ra tại Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. Nói một cách thẳng thắn, đó là một cuộc chạy đua tên lửa đang tăng tốc”.
Theo ông Cronin, các quốc gia, chẳng hạn như Hàn Quốc, hay thành viên của nhóm Bộ Tứ gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và Mỹ nhìn nhận mối đe dọa từ Trung Quốc theo những khía cạnh khác nhau, nhưng đều có chung mục đích chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Quân đội Trung Quốc - một trong những lực lượng quân đội lớn nhất thế giới, đang phát triển khả năng thực hiện các hoạt động tầm xa. Những tên lửa mà Trung Quốc sử dụng, đặc biệt là DF-21 và DF-26 đang gây ra mối đe dọa với những vùng đệm mà các nước như Mỹ và Australia từ lâu coi là lợi thế. “Khoảng cách hiện giờ không còn là vấn đề đối với tên lửa Trung Quốc. Vì thế các quốc gia này phải tăng cường khả năng tấn công và phòng thủ của riêng họ”.

1656383844346.png

1656383898347.png

Tên lửa DF-21

1656384067558.png

1656384091153.png

1656384505102.png

Tên lửa DF-26

Các đồng minh của Mỹ trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc từ lâu trông cậy vào sự hỗ trợ của quân đội Mỹ để tăng cường năng lực phòng thủ. Tuy vậy, sự thiếu chắc chắn trong cam kết về an ninh của Washington khiến họ phải tìm cách nâng cấp và đa dạng hóa hỏa lực của mình.
“Trong thời gian qua, Mỹ đã chứng tỏ là một quốc gia có trách nhiệm trong việc bảo vệ các đồng minh, nhưng cũng không tránh khỏi những sơ suất. Hoặc cũng có thể là những nước này không muốn phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Họ muốn đề phòng trường hợp rủi ro”, ông Cronin nhận xét.

Gia tăng kho dự trữ tên lửa
Lo ngại hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển gần quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku, Nhật Bản đã gia tăng tầm bắn của tên lửa hành trình chống hạm Type 12 từ 200km lên 900km và hướng đến mục tiêu cuối cùng là 1.000km. Tokyo cũng triển khai Type 12 và các tên lửa phòng không khác ở quần đảo Ryukyu nằm gần vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).

Ngoài ra, Nhật Bản cũng có kế hoạch phát triển 2 vũ khí siêu thanh mới gồm: thiết bị phóng lượn siêu tốc (Hyper Velocity Gliding Projectiles - HVGP) và tên lửa hành trình siêu thanh (Hypersonic Cruising Missile - HCM). HVGP là một tổ hợp di động trên mặt đất dùng tên lửa nhiên liệu rắn có đầu đạn lượn siêu tốc, với tầm bắn dự kiến khoảng 500km, có thể xuyên thủng boong tàu sân bay. Tokyo hy vọng có thể triển khai vũ khí này vào năm 2026.

1656385120329.png

1656385193724.png

1656385458484.png

1656385535522.png

Tên lửa của Nhật Bản

Tokyo đã thể hiện mong muốn sở hữu những tên lửa tầm xa có thể phóng từ máy bay và tàu. Trong sách trắng quốc phòng công bố hồi giữa tháng này, Nhật Bản nêu rõ việc mua sắm tên lửa phòng không là một trong những ưu tiên chính của nước này.

Australia cũng tăng cường năng lực quân đội trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng trong khu vực. Thủ tướng Australia Morrison cho biết, nước này sẽ mở rộng các kế hoạch để sở hữu khả năng tấn công tầm xa trên biển và trên đất liền. Canberra đang mua 200 tên lửa chống hạm tầm xa từ Mỹ và đầu tư 1 tỷ USD để phát triển tên lửa dẫn đường nội địa. Khoản kinh phí này cũng được dùng cho việc phát triển vũ khí siêu thanh và tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) phóng từ tàu biển, với sự tham vấn từ Mỹ.

Ấn Độ tiếp tục phát triển kho tên lửa của riêng nước này để đối phó Trung Quốc. New Delhi đã đặt mua các tên lửa hành trình và tên lửa phòng không tầm xa mới, phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm cho tàu ngầm hạt nhân nhân lớp Arihant và nghiên cứu phiên bản siêu thanh của tên lửa hành trình Brahmos. Bên cạnh đó, nước này cũng tìm cách nâng tầm bắn của tên lửa Brahmos từ 400km đến 800km.

1656385702433.png

1656385732611.png

1656385768761.png


Tên lửa của Ấn Độ

Tháng 7 vừa qua, Hàn Quốc lần đầu thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Tên lửa Hyunmoo-2B, có tầm bắn 500km nhiều khả năng sẽ được trang bị cho các tàu ngầm lớp Dosan Ahn Chang Ho của nước này trong tương lai. Sau khi đạt được thỏa thuận với Washington về việc mở rộng tầm bắn hệ thống tên lửa của Hàn Quốc từ 300km lên thành 800km, Seoul giờ đây có thể chế tạo những tên lửa có tầm bắn xa hơn.

1656385925104.png

1656385948562.png

1656385976778.png

Tên lửa của Hàn Quốc

Một số lượng lớn tên lửa đặt ở các vị trí chiến lược dọc khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cùng những tên lửa phóng từ máy bay, tàu chiến và tàu ngầm có thể giúp Mỹ và đồng minh tăng cường năng lực chống tiếp cận, chống phong tỏa (A2/AD) trước sức ép từ Bắc Kinh.

1656386191949.png

1656386208807.png

1656386492144.png

1656386516583.png

1656386541208.png

1656386664313.png

1656386711311.png

Tên lửa của Việt Nam

“Điều đó đồng nghĩa với việc nếu Trung Quốc nghĩ rằng có thể thực hiện các hành động gây hấn mà không gặp nhiểu rủi ro thì họ đang sai lầm”, ông Cronin nói.
Tuy vậy chuyên gia này cũng lưu ý, dù năng lực tên lửa là một phần “thiết yếu” và mũi nhọn trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc nhưng đó không phải làm phần quan trọng nhất. Trong khi gấp rút cải thiện và mở rộng kho dự trữ tên lửa, các nước vẫn cần phải duy trì khả năng răn đe và tránh những hành vi gây hấn.
“Mọi người không muốn nói rằng có một cuộc chạy đua vũ trang tại châu Á. Nhưng thực tế, cuộc chạy đua này đang diễn biến rất nhanh”, chuyên gia Cronin nhận xét./.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
Nâng cấp máy bay chiến đấu ở một số quốc gia

Hầu hết các quốc gia ở châu Á còn đang vận hành phi đội máy bay chiến đấu đã cũ tiếp tục mua sắm các gói nâng cấp để tăng cường khả năng và kéo dài tuổi thọ của các loại máy bay này. Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, rất nhiều chương trình nâng cấp đang được triển khai đối với các loại máy bay do Mỹ, Châu Âu và Nga sản xuất.

Ấn Độ

Ấn Độ là quốc gia châu Á hiện đang vận hành một trong những phi đội máy bay chiến đấu lớn nhất. Với 260 chiếc Su-30MKI đa nhiệm (tổng số ban đầu là 272 chiếc do hãng Hindustan Aeronautics sản xuất, hoàn thành vào tháng 4/2020, 12 chiếc trong số này đã bị tiêu hao), Không quân Ấn Độ (IAF) là lực lượng chính vận hành loại máy bay bán chạy nhất của hãng Sukhoi. Số máy bay chiến đấu này hiện đã và sẽ còn đóng vai trò trụ cột trong IAF trong một vài thập kỷ tới. Xét tuổi đời của chúng (sử dụng lần đầu tiên vào năm 2002) cũng như trước những cuộc đụng độ qua biên giới gần đây với Trung Quốc và Pakistan, IAF cần duy trì các máy bay phản lực với những cấu hình tạo ra lợi thế chiến đấu trước các máy bay Lockheed F-16 và JF-17 của Không quân Pakistan (PAF), J-16, J-20 và Su-35 của Không quân Trung Quốc. Ngoài ra, IAF cũng rất cần cải thiện tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu của Su-30MKI.

1656411326669.png

1656411350416.png

1656411365509.png

Su-30 MKI của Ấn Độ

Ấn Độ chỉ có thể giải quyết được các yêu cầu này bằng một chương trình nâng cấp toàn diện. Với tên gọi không chính thức là Super 30, vào mùa hè năm 2019 Chủ tịch HAL Shri Madhavan xác nhận chương trình bao gồm việc nâng cấp động cơ, trang bị ra-đa mới, tổ hợp tác chiến điện tử và các tên lửa ngoài tầm nhìn. Có ý kiến cho rằng mẫu động cơ mới được đề cập có thể là NPO Saturn AL-41FS của Nga có sức đẩy 32.000lb với bộ đốt sau và radar mảng quét điện tử thụ động thế hệ mới Tikhomirov NIIP Irbis-E dựa trên hệ thống N011M Bars.
Theo thông tin chính thức từ HAL, một số hệ thống nội địa trong gói nâng cấp Super 30 gồm hệ thống nhắm mục tiêu EO/IR cải tiến; hệ thống điều khiển vũ khí tiên tiến; tổ hợp tác chiến điện tử tăng cường; máy thu cảnh báo radar kỹ thuật số; hai màn hình LCD độ phân giải cao 230x305mm với bảng điều khiển đa chức năng; Radar AESA với Bộ ăng ten mảng chủ động LRDE (AAAU); thiết bị chỉ định mục tiêu bằng laze mới; máy tính đa nhiệm thế hệ mới; hệ thống hiển thị gắn trên mũ bảo hiểm mới (HMDS); màn hình hiển thị kỹ thuật gắn trên mũ phi công số HAL với trường nhìn rộng 20 × 30 độ.
Ngoài gói nâng cấp Super 30, IAF đã tích hợp thành công tên lửa Brahmos/DRDO/NPO Brahmos-A phóng từ không trung 5.500lb (2500kg), khiến cho Su-30MKI có khả năng tấn công lợi hại ở trên biển, với tầm bay ước tính đạt 400km và tốc độ hành trình Mach 3. Việc tích hợp trên Su-30MKI đã được hoàn thành vào tháng 12/2019 và đưa vào biên chế vào cuối năm 2020. Hai phi đội dự kiến sẽ được biên chế đội hình gồm 40 chiếc Su-30MKI đã được cấu hình lại để mang tên lửa Brahmos-A. Đóng quân tại Trạm Không quân Thanjavur ở đông nam Ấn Độ, Phi đội 222 là đơn vị đầu tiên thử nghiệm hoạt động trong tháng 01/2021.

1656411453623.png

1656411483705.png

1656411606731.png

1656411526054.png

1656411548631.png

Su-30 MKI của Ấn Độ mang tên lửa Brahmos

Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã thiết kế tên lửa không đối không tầm xa Bharat/DRDO Astra với khả năng hoạt động cả ngày lẫn đêm trong mọi điều kiện thời tiết. Được quảng cáo là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn được phát triển trong nước đầu tiên của Ấn Độ, Astra được bắn đi lần đầu từ máy bay Su-30MKI vào tháng 3/2016, đưa vào sản xuất một năm sau đó và sẽ được trang bị cho các phi đội Su-30MKI của IAF.

1656411724013.png

1656411712394.png

1656411813606.png

1656411782215.png

1656411761471.png

Tên lửa không đối không tầm xa Bharat/DRDO Astra

Ngày 10/9/2020, giới chức Ấn Độ thông báo Không quân nước này (IAF) đã chính thức tiếp nhận 5 máy bay chiến đấu Rafale đầu tiên của Pháp vào kho vũ khí của nước này.
Lễ bàn giao máy bay diễn ra tại Căn cứ Không quân Ambala thuộc bang Haryana, giáp thủ đô New Delhi, trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh và người đồng cấp Pháp Florence Parly.
Trong một tuyên bố, IAF nêu rõ: "IAF đã chính thức ra mắt máy bay Rafale trong Phi đội số 17 'Mũi tên vàng' ngày hôm nay, tại căn cứ Không quân Ambala. Buổi lễ này cũng đánh dấu sự 'gia nhập' đầy đủ của máy bay chiến đấu Rafale vào Không quân Ấn Độ".
Trước đó, ngày 27/7/2020, 5 máy bay chiến đấu Rafale đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Ambala sau khi vượt quãng đường 7.000 km từ căn cứ không quân Merignac ở thành phố cảng Bordeaux của Pháp. Dự kiến, lô máy bay thứ hai sẽ được chuyển tới Ấn Độ vào cuối tháng 11 tới.
Năm 2016, Ấn Độ ký hợp đồng trị giá gần 7,9 tỷ USD để mua 36 máy bay Rafale của Pháp. Dự kiến, Pháp sẽ bàn giao toàn bộ 36 máy bay Rafale cho IAF vào cuối năm 2021. Đây là thương vụ chiến đấu cơ lớn đầu tiên của Ấn Độ trong vòng 23 năm qua sau khi quốc gia Nam Á này nhập khẩu máy bay Sukhoi từ Nga.

1656412129828.png

1656412082167.png

1656412153453.png

1656412320989.png

Máy bay chiến đấu Rafale của không quân Ấn Độ

....................
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Indonesia
Không quân Indoensia (TNI-AU) vận hành một phi đội máy bay chiến đấu hỗn hợp F-16 Falcons bao gồm 10 Block 15 OCU mua năm 1989 và 24 Block 25 đã nâng cấp lên tiêu chuẩn Block 52ID. Được bàn giao từ năm 2014 đến năm 2017, 24 máy bay này đã được nâng cấp bởi Trung tâm Hậu cần Hàng không Ogden của Không quân Mỹ (USAF) đóng tại Căn cứ Không quân Hill, Utah. Mỗi máy bay có một bộ cánh mới, bộ ổn định ngang, bộ hạ cánh và được cải tiến một số cấu trúc khác. Các hệ thống được lắp đặt bao gồm một máy tính đa nhiệm mô-đun thế hệ mới, liên kết dữ liệu Link 16, bộ thu cảnh báo radar Raytheon ALR-69, hệ thống quản lý tác chiến điện tử Terma ALQ-213, hệ thống đối phó đáp trả BAE Systems ALE-47 và một số cải tiến đối với radar APG-68 nguyên bản.

1656475283230.png

1656475331876.png

1656475366857.png

Máy bay F-16C nâng cấp lên Block 52ID của không quân Indoensia

Tháng 02/2020, chiếc máy bay phản lực Block 15 nâng cấp đầu tiên đã thực hiện chuyến bay đầu tiên. 10 máy bay Block 15 còn lại đang được cập nhật giữa chu kỳ bởi Lockheed-Martin’s Falcon Star nhằm tăng tuổi thọ máy bay lên đến 8.000 giờ, bao gồm cả việc lắp đặt hệ thống điện tử hàng không và nâng cấp radar. Việc nâng cấp đang được thực hiện bởi PT Dirgantara Indonesia (PTDI) với sự hợp tác của Lockheed Martin và các quân nhân của TNI-AU.
Phi đội không quân 16 của TNI-AU tại Căn cứ Không quân Pekan Baru, phía đông đảo Sumatra của Indonesia vận hành máy bay Block 15 OCU, trong khi đó Phi đội 3 của Căn cứ Không quân Iswahyudi vận hành máy bay phản lực Block 52ID.
Không quân Indonesia hiện nay có 9 chiếc tiêm kích Su-30MK2. Các tiêm kích này được Indonesia mua trong các năm 2009 và 2013. Tổng cộng trong biên chế của Indonesia hiện tại đang có 16 chiếc tiêm kích hiện đại do Nga sản xuất bao gồm 9 chiếc Su-30MK2 và số còn lại là các tiêm kích Su-27SKM. Tất cả các tiêm kích Su-30MK2 của Indonesia đều được đóng quân tại Căn cứ sân bay Makassar của Không đoàn Tiêm kích 11 không quân Indonesia. Căn cứ này còn có tên mã liên lạc là "The Thunders" - Những Cơn Bão.

1656475438745.png

1656475477981.png

1656475580216.png

Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của không quân Indoensia

Bộ Quốc phòng Indonesia đang có kế hoạch mua sắm 42 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp và hợp đồng đầu tiên đã được ký để mua 6 máy bay chiến đấu thế hệ 4,5 Dassault Rafale.
Phát biểu họp báo sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang Pháp Florence Parly ngày 10/2/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto cho biết nước này đang có kế hoạch mua sắm một lượng đáng kể thiết bị quốc phòng cho máy bay chiến đấu đa năng, theo đó, mua 42 máy bay Rafale và hợp đồng đầu tiên đã được ký để mua 6 máy bay chiến đấu thế hệ 4,5 Dassault Rafale.
Hoạt động này sẽ được tiếp tục trong tương lai gần bằng các hợp đồng mua thêm 36 máy bay với sự hỗ trợ trong công tác đào tạo sử dụng vũ khí và các thiết bị mô phỏng cần thiết.

1656475746820.png

1656475771710.png

Máy bay chiến đấu thế hệ 4,5 Dassault Rafale

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Nhật Bản
Lực lượng Phòng vệ Trên không của Nhật Bản (JASDF) tiếp tục phát triển số máy bay F-35A Lightning II Lockheed Martin tại Căn cứ Không quân Misawa. Bộ Quốc phòng nước này giám sát quan hệ đối tác giữa Lockheed Martin và Mitsubishi Heavy Industries trong việc phát triển máy bay chiến đấu F-X trong một kế hoạch thay thế máy bay chiến đấu F-2 vào những năm 2030. Tất cả các máy bay Phantom F-4EJ đã bị loại khỏi biên chế vào tháng 12/2020, bởi vậy, F-15J Eagle của Mitsubishi Heavy Industries trở thành máy bay đánh chặn chính của Nhật Bản. Được biên chế cho 7 phi đội tiền tuyến, 1 phi đội huấn luyện và 1 đơn vị tấn công, đội hình máy bay chiến đấu Eagles của JASDF đang trở nên già nua khi chiếc đầu tiên đi vào hoạt động năm 1981 và chiếc cuối cùng được chế tạo và chuyển giao vào năm 1999. Nếu chính phủ Nhật Bản quyết định tiếp tục vận hành phi đội F-15, một quyết định đặc biệt quan trọng khi số lượng các cuộc xâm nhập ngày càng tăng vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) thực hiện bởi các máy bay của Trung Quốc và Nga, điều này đồng nghĩa số máy bay này sẽ cần phải được nâng cấp. Trên thực tế, 98 chiếc F-15J đã được chuẩn bị để nâng cấp lên tiêu chuẩn F-15JSI (Máy bay đánh chặn siêu tốc của Nhật Bản) trong thập kỷ này, nhưng kế hoạch này đang bị nghi vấn về chi phí.

1656559643433.png

1656559671779.png

1656559771309.png

1656561014672.png

1656559694615.png

Máy bay F-35A

Theo thông báo của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCO) ngày 29/10/2019, chương trình nâng cấp này bao gồm radar mảng pha quét điện tử chủ động APG-82 (V) 1, máy tính hệ thống đa nhiệm Advanced Display Core Processor II (ADCP II), Hệ thống tác chiến điện tử kỹ thuật số ALQ-239; đây là 3 hệ thống đủ tiêu chuẩn để trang bị trên máy bay F-15EX của Không quân Mỹ. Boeing tuyên bố ăng-ten của radar APG-82 là mặt mảng lớn nhất hiện có trên thế giới trên một máy bay chiến đấu.

1656559868120.png

1656559901153.png

1656559840892.png

F-15J

Tất cả các hệ thống điện tử hàng không và dữ liệu truyền tải trên máy bay đều do máy tính hệ thống đa nhiệm ADCP II của Boeing điều hành. Theo Boeing, ADCP II sở hữu khả năng xử lý khổng lồ với tốc độ 87 tỷ lệnh mỗi giây và cho phép khai thác tối đa khả năng theo dõi số lượng lớn mục tiêu của radar APG-82, đồng thời tăng khả năng cung cấp dữ liệu theo dõi.
Các hệ thống khác bao gồm đài kỹ thuật số ARC-210, mô-đun chống giả mạo khả dụng có chọn lọc cho bộ thu GPS của máy bay và hệ thống lập kế hoạch nhiệm vụ liên hợp. Hệ thống hỗ trợ thử nghiệm và tích hợp máy bay và đạn dược cũng được triển khai bao gồm tích hợp tên lửa không đối đất liên hợp Lockheed-Martin AGM-158. Đây thực sự là bước tiến đáng kể. Việc tích hợp AGM-158 trên F-15JSI sẽ đưa Eagle 15 của Nhật Bản trở thành máy bay đầu tiên được trang bị khả năng tấn công không đối đất.

1656560081946.png

1656560372470.png

Radar APG-82

Trong thông cáo báo chí về Thỏa thuận chào bán thương mại trực tiếp giữa Boeing và Mitsubishi Heavy Industries để hỗ trợ chương trình nâng cấp F-15JSI của Nhật Bản, Boeing giới thiệu một hệ thống buồng lái tiên tiến hoàn toàn mới. Hệ thống buồng lái tiên tiến này được Boeing thiết kế nhằm giảm tải khối lượng công việc quản lý cảm biến và tổng hợp dữ liệu cho phi công. Nếu buồng lái tiên tiến của F-15JSI là Trạm phi hành đoàn tân tiến (ACS) của Boeing được trang bị cho F-15EX, nó sẽ bao gồm màn hình độ phân giải cao 19×11 inch do Công ty Elbit Systems của Israel thiết kế và sản xuất. Theo Boeing: “Màn hình tích hợp dữ liệu chiến thuật, kế hoạch nhiệm vụ và thông tin chuyến bay tạo ra bức tranh tình huống hoàn chỉnh, đồng thời phản hồi các giai đoạn nhiệm vụ cụ thể và hoạt động điều khiển của phi công. Mục tiêu chính của Boeing khi thiết kế ACS là cải thiện sự tương tác của phi công với máy bay và hoạt động đồng bộ với màn hình hiển thị trên mũ. Những yếu tố này giúp cải thiện khả năng nhận thức tình huống của phi công và tăng hiệu quả thực hiện nhiệm vụ”.


1656560440354.png

1656560459731.png

1656560490379.png

1656560563818.png

Tên lửa không đối đất liên hợp Lockheed-Martin AGM-158

..................
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
(Tiếp)

Malaysia
Năm 1993, Chính phủ Malaysia mua 8 chiếc F/A-18D Hornet. Hiện nay, số máy bay này được biên chế cho Phi đội 18 Skuadron “Lipan’ thuộc Lực lượng Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) tại Butterworth. Phi đội máy bay chiến đấu này có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu trong mọi hoàn cảnh.

1656588441602.png

1656588462645.png

1656588484914.png

1656588538081.png

F/A-18D Hornet của không quân Malaysia

Năm 2017, Hornet thực hiện chương trình nâng cấp theo từng giai đoạn bao gồm tích hợp màn hình bản đồ chuyển động màu và bộ phát đáp IFF nâng cao. Các công việc nâng cấp lớn hơn bao gồm tích hợp các loại vũ khí và hệ thống nhắm mục tiêu mới, cụ thể là Hệ thống tín hiệu liên kết đặt trong mũ phi công của Boeing và thiết bị hồng ngoại chỉ định mục tiêu nâng cao ASQ-228. Các loại vũ khí được tích hợp bao gồm tên lửa không đối không Raytheon AIM-120 AMRAAM và AIM-9X-2 Block II Sidewinder, đạn tấn công trực tiếp liên hợp GBU-31, GBU-32, GBU-38 và GBU-54.

1656588594002.png

1656588604607.png

1656588624820.png

Tên lửa không đối không Raytheon AIM-120 AMRAAM

1656588651240.png

1656588666907.png

1656588740251.png

Tên lửa không đối không AIM-9X-2 Block II Sidewinder

Không quân Malaysia hiện cũng đang vận hành phi đội Su-30MKM với 18 chiếc. Malaysia ký hợp đồng mua 18 chiếc Su-30MKM của Nga và nhận bàn giao theo hai đợt vào năm 2007 và 2009. Su-30MKM là phiên bản xuất khẩu của dòng máy bay chiến đấu Su-30 dành cho Malaysia và dựa trên phiên bản Su-30MKI của Ấn Độ. Lực lượng không quân của quốc gia Đông Nam Á gấp rút tiến hành chương trình đại tu Su-30MKM kể từ khi Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Mohamad Sabu vào tháng 7-2018 thừa nhận chỉ có 4 trong tổng số 18 chiếc Su-30 của Malaysia là có thể bay được.
Ông Mohamad Sabu cũng cho biết, do thiếu hụt ngân sách nên chính quyền cũ đã chấm dứt tất cả các hợp đồng sửa chữa, bảo dưỡng cho Su-30MKM; vì vậy, chính phủ mới đang tìm kiếm các nhà thầu khác trong nước để thay thế.

1656589127115.png

1656588943010.png

1656589103689.png

Su-30MKM của Malaysia

Cuối cùng, Malaysia đã chọn Tập đoàn Công nghệ Hàng không Vũ trụ (ATSC) – một liên doanh giữa Malaysia và Nga (phía Malaysia nắm 70% cổ phần) chuyên cung cấp phụ tùng thay thế cho các dòng máy bay Nga, trong đó có MiG-29 và Su-30.
Mặc dù không chính thức công bố chi tiết gói nâng cấp, nhưng Air Recognition trích nguồn từ giới phân tích quân sự nhận định, Su-30MKM của Malaysia sẽ có khả năng lắp đặt tên lửa hành trình siêu âm BrahMos, các vũ khí tấn công chính xác khác, và động cơ được cải tiến.
Việc ATSC hoàn thành nhiệm vụ nâng cấp chiếc Su-30MKM đầu tiên đã minh chứng cho năng lực của nhà thầu nội địa Malaysia, đồng thời giúp nước này dần tự chủ trong công tác bảo dưỡng, đại tu các vũ khí, trang bị đã cũ trong biên chế quân đội Malaysia.
Lực lượng không quân Malaysia hiện còn biên chế cả các loại máy bay chiến đấu như MiG-29N Fulcrum của Nga, F/A-18D Hornet và F-5 Tiger của Mỹ.
Không quân Hoàng gia Malaysia cũng được cho là đang có ý định tìm kiếm các loại máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon hay Dassault Rafale để thay thế cho MiG-29 và Su-30MKM.


Singapore
7 năm trước, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận bán hàng quân sự nước ngoài (FMS) cho Singapore trong khuôn khổ gói nâng cấp toàn bộ 60 máy bay F-16 Block 52 và Advanced Block 52. Trị giá 2,43 tỷ đô la, chương trình này bao gồm tích hợp radar điều khiển hoả lực hiệu suất cao Northrop Grumman APG-83, mảng quét điện tử chủ động, máy tính đa nhiệm thế hệ mới và Hệ thống tín hiệu liên kết đặt trong mũ phi công. Các loại vũ khí được tích hợp bao gồm tên lửa không đối không AIM-9X Sidewinder, vũ khí kết hợp cảm biến CBU-105, đạn tấn công trực tiếp liên hợp GBU-38 và bom dẫn đường chính xác chế độ kép GBU-49/GBU-50. Việc tích hợp liên kết dữ liệu nâng cao và bom đường kính nhỏ GBU-39/B được bổ sung vào chương trình theo đơn đặt hàng sau đó trị giá 130 triệu USD. Hai chiếc F-16 của RSAF hiện đang thực hiện chương trình bay thử nghiệm với Lockheed Martin từ cơ sở của hãng tại Fort Worth.

1656589410663.png

1656589233913.png

1656589383030.png


F-16 Block 52 của Singapore

Công ty ST Engineering Aerospace của Singapore đang thực hiện công đoạn nâng cấp tại cơ sở Peya Lebar ở Singapore và dự kiến sẽ tung ra thị trường chiếc máy bay F-16 nâng cấp đầu tiên vào năm 2021. Chương trình nâng cấp này sẽ duy trì khả năng của phi đội F-16 chống lại các mối đe dọa mới xuất hiện cho đến những 2030 và dự kiến sẽ được thay thế bằng F-35 Lightning II.
Singapore là một trong ba quốc gia châu Á hiện đang tiến hành hoặc chuẩn bị nâng cấp các phi đội F-16 của mình. Hàn Quốc và Đài Loan cũng đang tích cực triển khai các chương trình nâng cấp tương tự.
Không quân Singapore hiện là lực lượng được đánh giá đứng hàng đầu khu vực Đông Nam Á với các phi đội F-15SG hiện đại.

1656589572134.png

1656589650403.png

1656589862312.png

F-15SG của Singapore

Lực lượng Không quân Cộng hòa Singapore (RSAF) gần đây đã trao hợp đồng thứ tư cho Boeing để hỗ trợ phi đội máy bay F-15SG của Singapore. Theo hợp đồng Bán Thương mại Trực tiếp kéo dài 10 năm, Boeing sẽ hợp tác chặt chẽ với RSAF để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tùy chỉnh nhằm duy trì F-15SG trong 10 năm tới. Ngoài ra, các nhân viên kỹ thuật của Boeing sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật tại các căn cứ không quân Singapore.
Andy Vest, Giám đốc dịch vụ quốc phòng Viễn Đông của Boeing cho biết: “Giải pháp dựa trên hiệu suất, được điều chỉnh phù hợp với chuyên môn về nền tảng của Boeing, giúp khách hàng Singapore của chúng tôi tối ưu hóa toàn bộ năng lực của đội bay của họ”. “Chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác với không quân Singapore và hỗ trợ hơn nữa nhu cầu sẵn sàng thực hiện sứ mệnh của họ.”
Singapore cũng đã lên kế hoạch mua máy bay tiêm kích đa năng F-35.

.................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Hàn Quốc

Không quân Hàn Quốc (RoKAF) vận hành một trong những phi đội F-16 lớn nhất thế giới bao gồm 40 chiếc F-16C/D Block 32 và 140 chiếc KF-16C/D Block 52. Số KF-16 này được chế tạo trong nước bởi Samsung và Korea Aerospace Industries (KAI).

1656668831771.png

1656668862332.png

1656668790947.png

F-16C/D Block 32


1656668900434.png

1656668925048.png

1656668988537.png

KF-16C/D Block 52

Ngày 18/11/ 2016, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận bán hàng quân sự cho nước ngoài cho Hàn Quốc trong gói nâng cấp 134 chiếc KF-16 lên một cấu hình tiên tiến tương tự như mẫu F-16V của Lockheed Martin, một trong những cấu hình tiên tiến nhất. Thương vụ trị giá 1,2 tỷ đô la này là một phần của chương trình Peace Bridge Upgrade (PBU) của RoKAF lần đầu tiên được khởi xướng vào tháng 11/2009 và được thiết kế để đảm bảo khả năng tương thích với các loại vũ khí trang bị của Mỹ.
PBU bao gồm radar mảng pha quét điện tử chủ động, hệ thống phụ điện tử hàng không thế hệ mới, màn hình bệ trung tâm độ phân giải cao; bus dữ liệu tốc độ cao, khối lượng lớn; hệ thống tín hiệu liên kết đặt trong mũ phi công II; Tên lửa không đối không AMRAAM AIM-120 và bom tấn công trực tiếp liên hợp GBU-31.

1656669087822.png

1656669115554.png

1656669163486.png

Bom tấn công trực tiếp liên hợp GBU-31

Lockheed Martin dự kiến sẽ hoàn thành nâng cấp chiếc cuối cùng trong tổng số 134 chiếc vào tháng 11/2025. Tháng 3/2020, Bộ Ngoại giao Mỹ phê duyệt một thương vụ bán vũ khí quân sự nước ngoài khác cho Hàn Quốc để nâng cấp phi đội F-16 Block 32, với tổng giá trị giá ước tính 194 triệu USD.
Các hệ thống được liệt kê trong thông báo bao gồm liên kết dữ liệu Link 16, bộ phát đáp hỏi đáp liên quân APX-126 (hệ thống có khả năng hoạt động ở Chế độ 4 và Chế độ 5 cho phép máy bay của Mỹ và đồng minh tiến hành các hoạt động liên quân trên không thông qua Chế độ 5), vô tuyến phần mềm ARC-238 bao gồm hai bộ thu phát, một bộ được lắp đặt trong khoang điện tử hàng không, điều khiển từ xa và bộ còn lại được lắp đặt trong buồng lái do phi công và các thuật toán nhảy tần điều khiển để bảo vệ liên lạc thoại và dữ liệu chống nghe trộm.

Hàn Quốc hiện đang sở hữu một lượng máy bay F-15K hùng hậu. Không quân Hàn Quốc với nòng cốt là 60 tiêm kích F-15K Slam Eagle được coi là át chủ bài để nước này đối phó với Triều Tiên khi nổ ra chiến tranh.
Được phát triển từ tiêm kích đa năng F-15E Strike Eagle của Mỹ, F-15K được trang bị nhiều hệ thống tác chiến điện tử và cảm biến tối tân, cùng các tên lửa hành trình chuyên phá hầm ngầm, đủ sức tiêu diệt các công trình kiên cố của Triều Tiên.
Năm 2002, Hàn Quốc đặt mua 40 tiêm kích F-15K từ Mỹ với giá 4,2 tỷ USD. Đây là bước đầu tiên trong chương trình ba giai đoạn có tên mã F-X nhằm hiện đại hóa lực lượng chiến đấu cơ nước này. Gần 40% linh kiện của F-15K gồm thân, cánh và hệ thống điện tử được sản xuất bởi các công ty Hàn Quốc, trước khi chuyển tới nhà máy lắp ráp của tập đoàn Boeing ở bang Missouri, Mỹ.
Ra đời sau mẫu F-15E hơn 10 năm, F-15K được trang bị các công nghệ mới như màn hình hiển thị đa năng, buồng lái tương thích với kính nhìn đêm, cùng hệ thống ngắm bắn gắn trên mũ (JHMCS), cho phép phi công khóa mục tiêu cho tên lửa AIM-9X chỉ bằng cách nhìn về phía máy bay đối phương.
Lô 40 chiếc F-15K cho Hàn Quốc cũng là một trong những biến thể F-15 đầu tiên sử dụng động cơ F110-GE-129, cho lực đẩy cao hơn 10% so với mẫu P&W F110 của F-15E.
Đến năm 2008, Hàn Quốc mua tiếp 21 tiêm kích F-15K trong giai đoạn hai của chương trình F-X nhằm thay thế chiến đấu cơ F-5B bị loại biên. Trong đó, một máy bay được đặt hàng để thay thế cho chiếc F-15K gặp tai nạn vào năm 2006, nâng tổng số tiêm kích F-15K của Hàn Quốc lên 60 chiếc. Lô máy bay này được trang bị cụm chỉ thị mục tiêu Sniper-XR và động cơ F100-PW-229 để tận dụng kho linh kiện của máy bay KF-16.

1656669513806.png

1656669477740.png

1656669538751.png

F-15K

Dòng F-15K được tích hợp hệ thống quét và bám bắt hồng ngoại (IRST) AAS-42, cho phép nó theo dõi đối phương ở khoảng cách gần mà không cần bật radar. Radar APG-63(V)1 của F-15K có chế độ tìm kiếm và xác định mục tiêu trên biển, phục vụ hoạt động tác chiến đối hải.
Để đối phó với lưới phòng không dày đặc của Triều Tiên, F-15K được trang bị Tổ hợp tác chiến điện tử chiến thuật (TEWS) nhẹ và có uy lực hơn hệ thống trên F-15E. Tổ hợp này gồm thiết bị đối kháng ALQ-135M với tốc độ xử lý nhanh để theo dõi và gây nhiễu nhiều tên lửa phòng không cùng lúc, kết hợp với bộ phóng mồi bẫy ALE-47 để đánh lừa cả tên lửa sử dụng đầu dò hồng ngoại và radar.
F-15K có thể mang tới 10,5 tấn vũ khí các loại, bao gồm tên lửa đối không AIM-9X Sidewinder, AIM-7 Sparrow và AIM-120B/C AMRAAM cùng tên lửa hành trình đối đất AGM-84E SLAM-ER với tầm bắn 275 km. Mục tiêu của SALM-ER là các bệ phóng tên lửa di động, khí tài hỗ trợ và hệ thống phòng không Triều Tiên.

1656669640287.png

1656669672011.png

1656669699217.png

Tên lửa hành trình đối đất AGM-84E SLAM-ER

Các tiêm kích F-15K này được biên chế cho Không đoàn tiêm kích số 11 đóng tại căn cứ Daegu, cách giới tuyến phi quân sự (DMZ) 270 km về phía nam. Đây là tiêm kích duy nhất của Hàn Quốc có thể mang tên lửa hành trình Taurus KEPD-350K, cho phép nó tấn công gần như mọi mục tiêu trên lãnh thổ Triều Tiên mà không cần áp sát biên giới.
Hàn Quốc đặt mua tổng cộng 260 quả KEPD-350K của Đức để trang bị cho F-15K. Phiên bản tên lửa của Hàn Quốc sử dụng hệ thống định vị toàn cầu do Rockwell Collins sản xuất, có khả năng chống gây nhiễu cao, khác biệt với mẫu KEPD-350 nguyên bản. Seoul lựa chọn dòng tên lửa này sau khi bị Mỹ từ chối bán sản phẩm AGM-158 JASSM.
Taurus KEDP-350 là tên lửa hành trình có khả năng tàng hình với tầm bắn trên 500 km, sử dụng động cơ phản lực cho tốc độ bay 1.100 km/h. KEPD-350 có thể lắp đặt trên nhiều loại tiêm kích như Panavia Tornado, Eurofighter Typhoon, Jas-39 Gripen, F/A-18 và F-15E/K.
Tên lửa sử dụng đầu nổ kép nặng 481 kg, có khả năng xuyên qua lớp đất hoặc bê tông dày trước khi kích nổ ở bên trong công trình ngầm của đối phương. Mục tiêu chính của KEPD-350 là hầm ngầm kiên cố, trạm chỉ huy và liên lạc, sân bay, bến cảng, kho tàng vũ khí, tàu chiến và cơ sở hạ tầng.
Với vũ khí mạnh và hệ thống điện tử tối tân, F-15K được coi là át chủ bài của Hàn Quốc trong các kế hoạch tấn công phủ đầu, ngăn chặn đòn tấn công hạt nhân và giảm thiệt hại từ đòn pháo kích của Triều Tiên

1656669760102.png

1656670305598.png

1656670354091.png

1656670336635.png

1656669786604.png

1656670086070.png

Tên lửa Taurus KEDP-350
...........
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Đài Loan

Phi đội hiện có của Đài Loan gồm 141 chiếc F-16A và F-16B Fighting Falcons hiện đang nằm trong chương trình nâng cấp Phoenix Rising trị giá 5,3 tỷ USD. Chương trình này được Bộ Ngoại giao Mỹ phê duyệt năm 2011. Tương tự các chương trình của Singapore và Hàn Quốc, Phoenix Rising bao gồm hệ thống quét điện tử chủ động Northrop Grumman APG-83, một máy tính đa nhiệm thế hệ mới, các bản cập nhật cho bộ tác chiến điện tử và thiết bị điện tử hàng không; tích hợp tên lửa không đối không AIM-9X Sidewinder và đạn tấn công trực tiếp dẫn đường chính xác.

1656993888427.png

1656993949937.png

1656993981490.png

1656994042446.png

Máy bay F-16A/B của Đài Loan

Chương trình bị trì hoãn trong giai đoạn phát triển ban đầu do phát hiện hiện tượng ăn mòn khung máy bay và các vấn đề kỹ thuật khác. Công ty Phát triển Công nghiệp Hàng không Vũ trụ - một công ty quốc phòng của Đài Loan- đã bàn giao chiếc F-16V nâng cấp đầu tiên cho Không quân Đài Loan (ROCAF) vào tháng 10/2018 tại cơ sở sản xuất ở Đài Trung. 36 chiếc tiếp theo được bàn giao cho ROCAF vào tháng 12/2020, chiếc cuối cùng sẽ được hoàn thành vào năm 2023.

1656994168875.png

1656994196615.png

1656994386526.png

F-16V của Đài Loan

Trong nhiều năm qua, Mỹ đã từ chối bán cho Đài Loan những mẫu F-16 mới, tiên tiến. Điều này đã thay đổi vào tháng 8/2019 khi chính quyền của Tổng thống Trump phê duyệt việc bán 66 chiếc F-16 Block 70 theo chương trình bán vũ khí quân sự cho nước ngoài với tên gọi Phoenix Soaring. Chương trình này trị giá 8,1 tỷ USD.

1656994693930.png

1656994409187.png

F-16 Block 70

Sẽ có nhiều loại vũ khí được lên kế hoạch tích hợp trên F-16 của ROCAF trong trung hạn. Sau khi được Bộ Ngoại giao Mỹ phê duyệt trong năm 2017 và tháng 10/2020, ROCAF sẽ nhận được ba loại bao gồm: tên lửa hành trình Raytheon AGM-154C; tên lửa chống bức xạ tốc độ cao HARM AGM-88; tên lửa tấn công mặt đất AGM-84H. ROCAF đặt hàng các loại vũ khí này để làm phương tiện để chống lại các tàu, máy bay của Không quân Trung Quốc bay qua eo biển Đài Loan.

1656994791585.png

1656994963494.png

1656994852376.png

1656994897358.png

Raytheon AGM-154C

1656995033905.png

1656995125887.png

1656995604171.png

Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao HARM AGM-88

1656995637677.png

1656995650939.png

Tên lửa tấn công mặt đất AGM-84H

..................
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
(Tiếp)

Thái Lan

1657036801799.png

Phi đội 11 chiếc JAS 39 Gripens của Không quân Hoàng gia Thái Lan (RTAF) gồm 07 chiếc 1 chỗ ngồi và 04 chiếc 2 chỗ ngồi

Vận hành phi đội 11 máy bay chiến đấu, JAS 39 Gripens của Lực lượng Không quân Hoàng gia Thái Lan (RTAF) được cấu hình Hệ thống Saab’s Material System 19 (MS19) của Saab. Điều này cho phép tích hợp liên kết dữ liệu chuẩn NATO Link 16, trạm liên lạc an toàn ARC-164 Have Quick II và kính nhìn đêm. Ngoài ra, máy bay còn được trang bị tên lửa không đối không MBDA Meteor và Diehl BGT Defense IRIS-T, bom dẫn đường bằng laser GBU-49 và bom dẫn đường bằng GPS Tăng cường Paveway II.
Theo Sách trắng năm 2020, máy bay JAS 39 của Không quân Hoàng gia Thái Lan tiếp nhận gói nâng cấp Saab’s Material System 20.

1657035279244.png

1657035308789.png

1657035343778.png

1657036732663.png

JAS 39 Gripens

Sách trắng RTAF 2020 công bố dự định của Không quân Thái Lan về việc nâng cấp máy bay phản lực lên tiêu chuẩn Hệ thống 20. Việc nâng cấp này sẽ hỗ trợ một số khả năng mới bao gồm phiên bản Mark 4 của radar PS-05/A mà Saab tuyên bố sẽ tăng gấp đôi phạm vi phát hiện không đối không và không đối đất, cải thiện khả năng phát hiện mục tiêu của máy bay với một tiết diện radar rất thấp, tạo điều kiện cho khả năng hoạt động ban đầu của tên lửa MBDA Meteor.

1657035595774.png

1657035627435.png

1657035841008.png

1657036135131.png

Tên lửa không đối không MBDA Meteor

1657035960530.png

1657035904148.png

1657035985682.png

1657036076755.png

Tên lửa không đối không Diehl BGT Defense IRIS-T

1657036177481.png

1657036436687.png

1657036378607.png

Bom dẫn đường bằng laser GBU-49

1657036493170.png

1657036525226.png

1657036577110.png

Bom dẫn đường bằng GPS Paveway II
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
TRƯỚC "CHIẾN DỊCH QUÂN SỰ ĐẶC BIỆT" TẠI UKRAINE, NGA YÊU CẦU NATO VÀ MỸ GỒM NHỮNG NỘI DUNG GÌ?

Ngày 17/12/2021, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã công bố các yêu cầu trong dự thảo thỏa thuận với NATO và dự thảo hiệp ước với Mỹ. Nga đưa ra các yêu cầu trong bối cảnh tình hình ở biên giới Nga - Ukraine rất căng thẳng, với những cáo buộc của 2 bên về việc huy động lực lượng và vũ khí, trang bị quân sự.
Các quan chức NATO cho biết sẽ đưa quân đến các nước giáp Ukraine, như Ba Lan hay các nước vùng Baltic, nếu Nga gia tăng các động thái quân sự với Ukraine; tuy nhiên, một số người khác lại cho rằng, Nga đang để ngỏ khả năng nhượng bộ khi đàm phán bí mật
Nội dung của 2 bản dự thảo nêu rõ: NATO không được kết nạp các thành viên mới và mở rộng sang phía Đông, trong đó có việc kết nạp Ukraine vào liên minh quân sự này. Không được triển khai thêm lực lượng và vũ khí bên ngoài các quốc gia mà NATO đã kết nạp vào tháng 5/1997 (trước khi bất kỳ quốc gia Đông Âu nào gia nhập liên minh) trừ những trường hợp ngoại lệ được sự đồng ý của Nga và các thành viên NATO. NATO không triển khai các hoạt động quân sự ở Ukraine, Đông Âu, vùng Caucasus và Trung Á. Không triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn, có khả năng tiến công lãnh thổ của phía bên kia. Không tiến hành diễn tập quân sự với lực lượng tham gia nhiều hơn một lữ đoàn trong một khu vực biên giới đã thống nhất và thường xuyên trao đổi thông tin về các cuộc diễn tập quân sự.
Các bên không coi nhau là đối thủ và đồng ý giải quyết mọi tranh chấp một cách hòa bình và không sử dụng vũ lực. Cam kết không tạo ra các điều kiện mà bên kia có thể coi là mối đe dọa. Thiết lập đường dây nóng cho các liên hệ khẩn cấp. Cả Nga và Mỹ đều không được triển khai vũ khí hạt nhân bên ngoài lãnh thổ của mình.

1657122905081.png

1657122949797.png

1657122983058.png

1657123007120.png

1657123029170.png

1657123046341.png

1657123112765.png

Tập trận Zapad 2021 của quân đội Nga

Theo Hãng tin Reuters và AFP, không khó hiểu khi các yêu cầu của Nga vấp phải sự phản đối ngay lập tức từ NATO và Mỹ. “Chúng tôi sẽ không thỏa hiệp các nguyên tắc chính mà nền an ninh châu Âu được xây dựng. Điều đó bao gồm việc tất cả các quốc gia có quyền tự quyết định tương lai và chính sách đối ngoại của mình mà không bị can thiệp từ bên ngoài”, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki tuyên bố ngày 17/12. Một số nhà phân tích chính trị phương Tây cho rằng Nga cố tình đưa ra những yêu cầu phi thực tế để gây sao nhãng về mặt ngoại giao trong khi duy trì sức ép quân sự đối với Ukraine.
“Đây không phải là một hiệp ước. Đây là một tuyên bố của Nga”, giáo sư chính trị Sam Greene thuộc Đại học King’s College London (Anh) nói về việc Nga đang nói rõ đâu là những vùng phương Tây cần tránh xa. Còn theo ông Dmitri Trenin, lãnh đạo tổ chức Carnegie Moscow Center, bình luận: việc Nga công khai dự thảo hiệp ước “cho thấy Moscow đã biết sẽ không được phương Tây chấp nhận”. Theo chuyên gia này, bản dự thảo đã hệ thống hóa các yêu cầu mà Nga đưa ra trong vài tuần qua, bao gồm cả trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden.

1657122597292.png

1657122645202.png

1657122692354.png

1657122711850.png

1657122790631.png

1657123261267.png

1657123290452.png

1657123334827.png

1657123414157.png

1657123650253.png

Quân đội Nga tiến vào Ukraine
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
ẤN ĐỘ RA MẮT XE TRINH SÁT CÔNG BINH BỌC THÉP BẢN ĐỊA

Quân đội Ấn Độ đã giới thiệu xe trinh sát công binh bọc thép (AERV) thế hệ tiếp theo đầu tiên do nước này sản xuất trong một buổi lễ trang trọng do Đại tướng Manoj Mukund Naravane - Tổng Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ (COAS) chủ trì. AERV là phương tiện chiến đấu bộ binh lội nước đa năng được trang bị các thiết bị trinh sát mặt nước, trinh sát trên bộ, dẫn đường và sao lưu dữ liệu.

1657188435589.png

1657188496980.png

1657188534632.png

1657188611814.png


Phương tiện lội nước hiện đại này được thiết kế và phát triển bởi Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) hợp tác với Công ty Bharat Electronics Ltd (BEL). Xe trinh sát công binh bọc thép được phát triển trên cơ sở nâng cấp xe chiến đấu bộ binh lội nước BMP-2 (Liên Xô), để đáp ứng các yêu cầu chiến thuật của lực lượng công binh. Theo các nhà quân sự, AERV vẫn giữ hệ thống treo thanh xoắn BMP-2 nguyên bản bao gồm 6 bánh xe với đĩa xích dẫn động ở phía trước, bánh lái ở phía sau và các con lăn. Các bánh xe thứ nhất, thứ hai và thứ sáu có bộ giảm chấn thủy lực. BMP-2 có thể lội nước với tốc độ tối đa 7 km/h. Lục quân Ấn Độ đã đặt hàng 53 AERV và biên chế cho một số đơn vị chiến đấu ở mặt trận phía Tây.
Phát biểu trong buổi lễ, ông Naravane cho biết “Các phương tiện trinh sát cũ mà chúng tôi có được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động khác nhau. Trong chiến trường đang thay đổi, chúng tôi đang có được những khả năng mới và thiết bị mới. Đó là một vấn đề đáng tự hào vì những thiết bị này được sản xuất trong nước. Bạn có thể nhớ lại rằng gần đây chúng tôi đã đề xuất một hệ thống bắc cầu nhịp ngắn do DRDO phát triển. Những bổ sung mới này chắc chắn sẽ tăng cường khả năng của lục quân, đặc biệt là ở mặt trận phía Tây”.

1657188717186.png

1657188926514.png

1657189011520.png


AERV được trang bị 14 thiết bị điện tử và cảm biến do BEL phát triển. Đáng chú ý, thay vì tháp pháo, tháp quay mà xe bọc thép thường có, AERV được trang bị thiết bị đo khoảng cách bằng laser và các thiết bị điện tử khác. Xe cũng được trang bị các thiết bị trinh sát mặt nước, trinh sát trên bộ, dẫn đường và sao lưu dữ liệu, đo dòng nước, mật độ đất... để xây dựng cầu quân sự. Bất chấp do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kể từ một năm trước, nhà sản xuất AERV vẫn bảo đảm đúng tiến độ bàn giao cho Quân đội Ấn Độ. Theo lịch trình, có tới 15 chiếc đã được chuyển giao cho Quân đội Ấn Độ.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
QUÂN ĐỘI ANH TRIỂN KHAI HỆ THỐNG PHÒNG KHÔNG MỚI

Bộ Quốc phòng Anh thông báo rằng hệ thống phòng không Sky Sabre thế hệ tiếp theo của nước này đã được đưa vào trang bị để thay thế các tên lửa đất đối không Rapier lỗi thời đang có trong biên chế.

1658460798996.png

1658460573558.png

1658460601032.png

1658460635595.png


Được trang bị cho Trung đoàn 16 của lực lượng Pháo binh Hoàng gia Anh, hệ thống tên lửa mới này có cải tiến về tốc độ, độ chính xác, hiệu suất và khả năng thu nhận mục tiêu. Nó được thiết kế để tiến công các mục tiêu nhỏ đang di chuyển với tốc độ âm thanh. Hệ thống phòng không được trang bị radar giám sát tầm trung Saab Giraffe Agile Multi-Beam 3D, cho phép nó phát hiện và theo dõi máy bay đối phương ở phạm vi tới 120km.
Sky Sabre được vận hành bởi trung tâm hoạt động tên lửa đất đối không của Quân đội Anh, chịu trách nhiệm xử trí các mối đe dọa đối với các đơn vị trên bộ, trên biển và trên không của nước này. Máy tính điều khiển hỏa lực của hệ thống có thể đồng thời dẫn đường cho 24 tên lửa đến các mục tiêu riêng lẻ. Quân đội đã triển khai bệ phóng tên lửa, radar và các phần tử chỉ huy và điều khiển cách nhau 15km (khoảng 9 dặm) để tăng khả năng sống sót của hệ thống. Tên lửa có thể được nạp lại trong thời gian ngắn hơn một nửa so với hệ thống tên lửa Rapier cũ.
Sky Sabre trang bị tên lửa môđun phòng không thông dụng Land Ceptor tiên tiến được lắp đầu dò radar chủ động có thể chống lại một loạt các mối đe dọa, như máy bay chiến đấu, các máy bay không người lái và cả bom thông minh dẫn đường bằng laser của đối phương.

1658460731795.png

1658460765763.png


Theo Bộ trưởng Bộ mua sắm quốc phòng Jeremy Quin, hệ thống vũ khí mới được chế tạo bằng các công nghệ hiện đại, nâng cấp hơn nữa khả năng bảo vệ binh sĩ Anh trước các mối đe dọa trên không. Ông nói trong một thông cáo báo chí: “Hệ thống phòng thủ tiên tiến này là một minh chứng rõ ràng về khả năng chiến đấu của chúng tôi trước những kẻ muốn làm hại chúng tôi. Chỉ huy Trung đoàn 16 pháo binh Hoàng gia, Trung tá Chris Lane tin rằng, Sky Sabre sẽ cho phép Quân đội Anh đối đầu với một số đối thủ khó khăn nhất. Với vũ khí, bệ phóng mới và radar của nó sẽ đưa Quân đội Anh đứng đầu thế giới về phòng không trên bộ”.
“Sky Sabre chính xác và nhanh nhẹn đến mức nó có thể đánh trúng một vật thể có kích thước như một quả bóng tennis đang di chuyển với tốc độ âm thanh”, nhân viên đào tạo cấp cao Tim Oakes cho biết. “Trên thực tế, nó có thể điều khiển đường bay của 24 tên lửa đồng thời khi đang bay, hướng dẫn chúng đánh chặn 24 mục tiêu riêng biệt. Đó là một khả năng đáng kinh ngạc!”

1658460920926.png

1658461009685.png

1658460987065.png

1658460954844.png

1658461093579.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Các hệ thống và tổ hợp phòng không lục quân của những quân đội hàng đầu thế giới

Trong trang bị những nước hàng đầu thế giới, các hệ thống và tổ hợp phòng không lục quân (PKLQ) khá đa dạng. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của chúng là - trực tiếp bảo vệ các phân đội và cụm lực lượng LQ trước các phương tiện tiến công đường không (TCĐK) của đối phương trên chiến trường, bảo vệ lực lượng dự bị, cũng như các mục tiêu quân sự và hậu cần. Kinh nghiệm những cuộc xung đột quân sự cục bộ gần đây cho thấy rõ ràng: xác suất các hệ thống phòng không quốc gia bị tiến công theo cách sử dụng ồ ạt vũ khí chính xác cao (CXC) là rất lớn. Như vậy, phương tiện duy nhất có hiệu quả đẩy lui đòn TCĐK ở độ cao trung bình và thấp là lực lượng PKLQ.
Phần lớn phương tiện PKLQ bao gồm các tổ hợp tên lửa PK tầm gần, tổ hợp tên lửa PK vác vai và pháo PK - pháo cao xạ tự hành và các tổ hợp pháo cao xạ. Thông thường chúng nằm trong trang bị của các phân đội PKLQ, lấy ví dụ, đó là các tiểu đoàn tên lửa PK thuộc lữ đoàn và sư đoàn, hoặc quân đoàn; trung đoàn tên lửa PK thuộc quân đoàn; và trung đoàn pháo cao xạ thuộc các sư đoàn, cũng như các đơn vị PK khác. Phần lớn các phương tiện PKLQ là những tổ hợp tên lửa PK, pháo cao xạ hoặc hỗn hợp pháo-tên lửa có tính cơ động cao (tự hành hoặc có xe kéo) sử dụng bánh xích hoặc bánh lốp.

1658714563906.png

1658714606491.png

Tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của Nga

Thông thường, các hệ thống pháo và tên lửa tầm thấp (pháo cao xạ tự hành, tổ hợp tên lửa PK, tổ hợp pháo-tên lửa PK, tổ hợp tên lửa PK vác vai) trực tiếp nằm trong đội hình chiến đấu của những đơn vị được che phủ phòng không, di chuyển phía sau lực lượng bộ binh cơ giới và xe tăng ở khoảng cách 300 - 400 m tới tiền duyên, thực hiện bắn trong hành tiến và bắn trong dừng ngắn để diệt những mục tiêu bay thấp và cực thấp. Trong chiều sâu chiến thuật của các đơn vị (30 - 40 km) có thể có các phân đội PKLQ dùng để khắc chế phương tiện TCĐK bay ở độ cao thấp và cực thấp. Các phân đội này thường được trang bị tổ hợp tên lửa PK tầm thấp và tầm trung có khả năng nhanh chóng triển khai chiến đấu từ trạng thái hành quân. Những tổ hợp tên lửa PK tầm cao và tầm trung trực thuộc tập đoàn quân, hoặc phương diện quân, dùng để bảo vệ các cụm lực lượng lục quân cấp chiến dịch trước những mục tiêu bay ở độ cao lớn và trung bình. Những phân đội PKLQ được trang bị phương tiện tầm trung và tầm cao, thường cũng được biên chế cả phương tiện tầm gần để che phủ các hệ thống chiến đấu tầm xa trong “vùng chết”.

1658714697439.png

1658714835871.png

1658714876346.png

Một tổ hợp Starstreak được lắp trên xe chiến thuật của lục quân Anh

Những mục tiêu chủ yếu của các phương tiện PKLQ hiện đại không chỉ là máy bay và trực thăng (mới đây thôi chúng còn là lực lượng TCĐK chủ yếu), mà còn là tên lửa hành trình, tên lửa “không đối đất”, bom không quân có điều khiển, các tên lửa đạn đạo chiến thuật và chiến dịch-chiến thuật. Những năm gần đây trong danh sách này còn thêm máy bay không người lái - là những mục tiêu rất khó tiêu diệt, do chúng có kích thước nhỏ. Chính là vấn đề đánh chặn các tên lửa chiến thuật và chiến dịch-chiến thuật, tên lửa hành trình và máy bay không người lái là - vấn đề then chốt trong nghiên cứu chế tạo các phương tiện phòng không và phòng thủ chống tên lửa.

Hiện nay các nước hàng đầu ở phương Tây đang gặp khủng hoảng nhất định về các hệ thống và tổ hợp PKLQ. Theo khái niệm gần đây nhất của họ, người ta chủ trương nhanh chóng giành ưu thế trong không gian đường không-vũ trụ ngay ở giai đoạn đầu xung đột quân sự. Điều đó dẫn đến hệ quả là trong 20 năm gần đây người ta loại ra khỏi biên chế phần lớn phương tiện phòng không tầm trung và tầm thấp có khả năng trực tiếp che phủ phòng không cho đội hình các phân đội trước đòn TCĐK trên chiến trường. Những phương tiện đó được thay thế bằng các tổ hợp phòng không khu vực và phòng không mục tiêu tầm xa (tổ hợp MIM104 “Patriot” của Mỹ), đồng thời để trực tiếp chi viện cho các phân đội lục quân người ta vẫn sử dụng các tổ hợp tên lửa PK tầm thấp và tên lửa PK vác vai. Quả thật, những năm gần đây ở Mỹ nhiều lần người ta có ý định nghiên cứu chế tạo các tổ hợp tên lửa PKLQ của riêng mình (lấy ví dụ, đó là chương trình SLAMRAAM dành cho Quân đội và Hải quân đánh bộ Mỹ), nhưng do tình hình bị cắt giảm ngân sách quân sự, các tổ hợp như vậy không được tiếp nhận đưa vào biên chế.

1658714950066.png

1658715023287.png

1658715064435.png

Tổ hợp MIM104 “Patriot”

Tình hình tương tự cũng diễn ra đối với các loại pháo PK (cao xạ): phần lớn loại phương tiện này bị loại biên hoặc chỉ còn lại số lượng ít, trong khi đó hoạt động nghiên cứu chế tạo những mẫu mới không được tính đến. Dù vậy những nước hàng đầu ở châu Âu - Pháp, Italia, Đức, đang thành lập các tập đoàn đa quốc gia nhằm nghiên cứu phát triển những tổ hợp tên lửa PKLQ mà người ta có kế hoạch tiếp nhận đưa vào biên chế trong thời gian tới đây. Mỹ cũng quan tâm đến những hoạt động này.

1658715153447.png

1658715223153.png

1658715197141.png

Tổ hợp pháo cao xạ Gerpard-1A2 của lục quân Đức

1658715447825.png

1658715627526.png

Phòng không lục quân Thái Lan

1658715596457.png

1658715664232.png

Tổ hợp pháo cao xạ lục quân Trung Quốc

..................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ở nước Nga, theo truyền thống các phương tiện PKLQ được quan tâm chú trọng. Vốn liếng to lớn về khoa học kỹ thuật được kế thừa từ thời Liên Xô cho phép những năm gần đây cải tiến nâng cấp những tổ hợp tên lửa PK trong các đơn vị lục quân đến trình độ hiện đại, cũng như chế tạo và đưa vào biên chế những tổ hợp mới, hiệu quả. Ngoài ra còn tích cực nghiên cứu những hệ thống có triển vọng, vượt lên trước khá xa sản phẩm tương tự của phương Tây và có khả năng khắc chế mọi kiểu loại phương tiện TCĐK hiện đại. Hơn nữa trong biên chế của Quân đội Nga còn có những tổ hợp PK tầm xa - S300V (nguyên bản tiếng Nga là C-300B), có khả năng che phủ cụm lực lượng cấp chiến dịch, nhanh chóng triển khai đến những hướng bị uy hiếp. Đây là điều khác biệt so với các hệ thống PK khu vực của nước ngoài, họ chỉ triển khai tại những khu vực dự kiến trước trên chiến trường. Những tổ hợp này được thiết kế chế tạo theo kiểu tự hành, trên khung gầm các loại xe có tính năng việt dã cao và có thể di chuyển trong phạm vi các mặt trận, nhanh chóng triển khai trong hành tiến khi làm nhiệm vụ che phủ phòng không cho các cụm lực lượng.

Các nước châu Á cũng thấy có sự đẩy mạnh phát triển phương tiện PKLQ. Ví dụ như, Nhật và Hàn quốc đã tiếp nhận đưa vào biên chế các tổ hợp tên lửa PK và pháo PK của riêng mình, điều đó cho phép họ thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào những hệ thống trước đây mua của Mỹ. Trung Quốc cũng tích cực hiện đại hóa các phương tiện PKLQ cũ và chế tạo phương tiện mới, đạt được những thành công nhất định trên hướng này, nhưng quả thật chủ yếu là họ sử dụng công nghệ sao chép.

Nước Nga

Tổ hợp PKLQ mạnh nhất của Nga là S-300V2 (С-300В2), được tiếp nhận đưa vào biên chế năm 1998 trên cơ sở các biến thể S-300V/V1 trước đó. Đây là hệ thống tên lửa PK và phòng thủ chống tên lửa tổng hợp đa kênh cấp phương diện quân của Lục quân. Phương án đầu tiên của tổ hợp được nghiên cứu phát triển từ năm 1998 tại Liên hiệp khoa học-sản xuất “Antey” (Viện nghiên cứu cơ điện) - một tập đoàn của nhà nước, dùng để thay thế các tổ hợp tên lửa PK lỗi thời 2K11 “Krug” (Круг – vòng tròn).

1658748554150.png

1658748577669.png

1658748587624.png

Tổ hợp PKLQ 2K11 “Krug”

Tổ hợp S-300V2 dùng để phòng thủ những mục tiêu quân sự quan trọng, các cụm lực lượng và trung tâm hành chính-công nghiệp trước các đòn tiến công của mọi kiểu loại máy bay và trực thăng, tên lửa hành trình, các phương tiện khí động học TCĐK khác, cũng như các tên lửa đường đạn (chiến thuật) và tên lửa đường đạn phóng từ trên máy bay. Tổ hợp có thể tác chiến cả ban ngày lẫn ban đêm trong mọi điều kiện khí tượng, trong điều kiện bị gây nhiễu mạnh và cả khi địch tập kích ồ ạt.
Tất cả các phương tiện chiến đấu trong thành phần tổ hợp đều được thiết kế đặt trên khung gầm xe bánh xích tiêu chuẩn GM-830 “công trình 831” (ГМ-830 “Oбъект-831”) có khả năng việt dã và tính cơ động cao, phù hợp với khí tài của các đơn vị Lục quân. Mỗi tiểu đoàn tên lửa PK gồm có 1 đài (xe) chỉ huy 9S457, radar cảnh giới 3600 – 9S15M “obzor-3”, radar cảnh giới theo chương trình 9S19M2 “Impir” (phát hiện đầu chiến đấu của tên lửa đạn đạo và tên lửa phóng từ trên máy bay, máy bay gây nhiễu, ở cự ly tới 100 km) và 4 đại đội tên lửa PK, mỗi đại đội gồm có 1 trạm radar 9S32 dẫn đường đa kênh cho tên lửa, 2 bệ phóng 9A82 và 4 bệ 9A83, xe phóng- nạp đạn 9A84 (1 chiếc) và 9A85 (2 chiếc). Ngoài ra trong thành phần của hệ thống còn có các phương tiện đảm bảo kỹ thuật và phục vụ.

1658748628736.png

1658748681272.png

1658748727819.png

S-300V

Điểm đặc biệt của các tổ hợp phòng không thuộc dòng S-300V là có 2 loại tên lửa và tương đương với chúng là 2 kiểu bệ phóng: bệ phóng PU (ПУ) và bệ phóng-nạp đạn PZU (ПЗУ). Cả 2 loại tên lửa đều có một phần được tiêu chuẩn hóa như nhau và được chế tạo theo nguyên lý hình dáng khí động học thông thường, có chung phần đầu chiến đấu (đầu nổ định hướng) với trọng lượng 150 kg, nhưng khác nhau về kích thước và khả năng cơ động. Tên lửa PK có điều khiển “lớn” 9M82 có tốc độ bay trung bình 1800 m/s và tối đa - 2400 m/s; còn tên lửa PK “nhỏ” có điều khiển 9M83 tốc độ trung bình và lớn nhất, lần lượt là 1200 - 1700 m/s. Gia tốc trọng trường lớn nhất - 20g. Hệ thống dẫn đường có tính năng kháng nhiễu, bán chủ động, hoạt động bằng radar bám mục tiêu thông qua tên lửa ở giai đoạn cuối quĩ đạo bay và dẫn đường quán tính ở đoạn giữa quĩ đạo bay. Bệ phóng PU 9A82 có 2 contener chứa đạn tên lửa 9M82, bệ PU 9A83 - có 4 contener chứa tên lửa 9M83; trên cả 2 loại bệ này gắn trạm dẫn đường cho tên lửa (chiếu rọi mục tiêu). Xét về cấu trúc, các tính năng cơ bản và cơ chế vận hành, các bệ phóng này chỉ khác nhau ở chi tiết cố định ống phóng trong tư thế chiến đấu và phần cơ khí của radar. Tên lửa được phóng đi theo phương thẳng đứng.

1658748806764.png

1658748884065.png

1658748918802.png

Tên lửa PK 9M82

1658748962221.png

Tên lửa PK 9M83

Phạm vi khu vực diệt mục tiêu khí động học của tổ hợp tên lửa phòng không S-300V là trong cự ly 100 km, tầm cao 25 - 30 km; phạm vi diệt mục tiêu đạn đạo trong cự ly 30 km (đối với tên lửa 9M82) và 40 km (đối với tên lửa 9M83) và tầm cao từ 1 - 25 km. Tốc độ lớn nhất của mục tiêu sẽ bị diệt - 3000 m/s. Biến thể S-300V2 có tầm đánh chặn tăng lên tới 160 km và độ cao - dưới 40 km.

Tổ hợp được cải tiến sâu là S-300V4, đưa vào trang bị cho quân đội Nga năm 2015. Tổ hợp này cũng có 2 loại tên lửa, nhưng khả năng chiến đấu của nó tăng lên nhiều lần. Đơn cử, tầm với của tên lửa “lớn” 40N6 (nguyên bản tiếng Nga - 40H6) tăng lên tới 400 km, còn độ cao - đến 185 km. Tên lửa loại này có tốc độ siêu thanh, tương đương 7,5 M. Tên lửa “nhỏ” có tầm với 150 km. Tổ hợp S-300V4 đảm bảo diệt mọi kiểu loại mục tiêu và phương tiện tiến công đường không-vũ trụ có triển vọng, kể cả tên lửa đạn đạo chiến thuật (ở cự ly tới 200 km). Hệ thống dẫn đường của tên lửa mới - là dẫn đường quán tính, có điều chỉnh bằng vô tuyến ở đoạn giữa quĩ đạo bay và tự dẫn bán chủ động với độ chính xác cao ở đoạn cuối quĩ đạo bay. Việc sử dụng những tên lửa có hệ thống điều khiển quán tính và hiệu chỉnh bằng vô tuyến có độ chính xác cao cho phép khai thác các loại đầu tự dẫn (đầu dò) bằng radar để đánh chặn cả những mục tiêu kích thước nhỏ với diện tích phản xạ hiệu dụng chỉ tương đương 0,02 m2.

1658749067086.png

1658749119516.png

1658749150611.png

Tổ hợp PKLQ S-300V4

Trong thành phần của hệ thống tên lửa PK cải tiến S-300V4 gồm có: đài chỉ huy 9A457M, radar 9S15M2, 9S19M2 và 9S32M, bệ phóng 9A83M (4 tên lửa phòng không có điều khiển) và 9A82M (2 tên lửa), cũng như bệ phóng-nạp đạn (PZU) 9A85M và 9A84M. Tiểu đoàn tên lửa PK có khả năng đồng thời phóng tên lửa diệt 24 mục tiêu, dẫn đường cho 48 tên lửa. Tốc độ bắn của mỗi bệ là 1,5 giây. Toàn bộ tổ hợp chuyển từ chế độ trực chiến sang chiến đấu chỉ mất 5 phút. Cơ số đạn của tiểu đoàn cho cả 2 loại tên lửa, lần lượt là 96 và 192 quả.

...................
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
(Tiếp)

Tổ hợp tên lửa PK tầm trung 9K37 “Buk-M1” (nguyên bản tiếng Nga Бук-M1) có trong trang bị của các đơn vị Lục quân Nga từ năm 1983. Tổ hợp này do Viện nghiên cứu chế tạo thiết bị mang tên V.V. Tikhomirov nghiên cứu phát triển. Năm 1998 phiên bản cải tiến 9K37M1-2 “Buk-1-2” với tên lửa mới 9M317, đã được tiếp nhận đưa vào biên chế. 2 tổ hợp tên lửa PK tầm trung này (với hơn 350 bệ phóng) là phương tiện PK hiệu quả nhất của quân đội Nga. Các tổ hợp này dùng để khắc chế những mục tiêu khí động học hàng không có khả năng cơ động cao và tên lửa đạn đạo chiến thuật bay ở độ cao trung bình và thấp, trong điều kiện bị tác động mạnh bởi nhiễu vô tuyến, cũng như trong điều kiện khí tượng bình thường và phức tạp.

1658803090438.png

1658803108902.png

Tổ hợp tên lửa PK tầm trung 9K37 “Buk-M1”

Trong thành phần của tổ hợp “Buk-M1-2” gồm có: đài chỉ huy 9S470M1-2, radar phát hiện mục tiêu 9S18M1-1 “Kupol”, 6 bệ phóng (PU) 9A310M1-2 và cũng chừng ấy thiết bị phóng-nạp đạn (PZU) 9A39M1-2. Toàn bộ các phương tiện của tổ hợp đều tự hành trên khung gầm xe bánh xích GM-569. Bệ phóng (PU) bao gồm: sàn quay 360 độ, trên đó gắn 4 tên lửa điều chỉnh được góc tà, radar dẫn đường cho tên lửa, máy tính kỹ thuật số, khí tài quan sát hình ảnh-quang học, đo xa laser, hệ thống nhận dạng “địch - ta”. Bệ phóng-nạp đạn (PZU) mang theo cơ số gồm 8 quả đạn tên lửa và trong trường hợp cần thiết có thể phóng đi 4 quả trong số đó từ các ống phóng của mình và lúc đó việc điều khiển tên lửa được thực hiện thông qua bệ phóng gần nhất.

1658803161305.png

1658803282081.png

Tổ hợp “Buk-M1-2”

Tên lửa PK được chế tạo theo hình dáng khí động học thông thường, trọng lượng 720 kg, trọng lượng đầu chiến đấu - gần 70 kg, động cơ - nhiên liệu rắn. Tầm bắn của tổ hợp là từ 3 đến 45 km khi diệt mục tiêu là máy bay, khi bắn hạ tên lửa chiến thuật - dưới 20 km, bắn tên lửa hành trình - từ 20 đến 26 km, khu vực tiêu diệt mục tiêu, xét về độ cao là từ 15 m đến 25 km, tốc độ mục tiêu - dưới 1100 m/s, số lượng mục tiêu có thể bắn đồng thời cùng một lúc - 22 mục tiêu. Radar với hệ tọa độ 3 chiều 9S18M1-1 cảnh giới 360 độ đảm bảo phát hiện và nhận dạng mục tiêu ở cự ly đến 110 - 120 km và truyền số liệu chỉ thị mục tiêu về đài chỉ huy. Đài chỉ huy đồng thời theo dõi đến 40 mục tiêu trong bán kính 100 km và chỉ thị mục tiêu cho các bệ hỏa lực tự hành.
Năm 2008 đã chế tạo tổ hợp cải tiến - 9K317 “Buk-M2”. Số lượng mục tiêu mà nó có thể tiêu diệt tăng lên đến 24 mục tiêu, khu vực tiêu diệt máy bay - trong cự ly 50 km. Ngoài ra đã nâng cao xác suất bắn hạ tên lửa hành trình và trực thăng; thời gian phản ứng chỉ có 10s. Ngoài đài chỉ huy 9S510, radar 9S18M1-1 (hoặc 9S-112), bệ phóng 9A317 và bệ phóng-nạp đạn 9A316, trong thành phần của tổ hợp còn có radar chiếu rọi mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa 9S36 có anten trên tháp nâng lên khi làm việc.

1658803585428.png

1658803488672.png

1658803515591.png

Tổ hợp cải tiến - 9K317 “Buk-M2”

Trên cơ sở tổ hợp tên lửa PK tiêu chuẩn đã nghiên cứu phát triển tổ hợp dùng để xuất khẩu - 9K317ÈK “Buk-M2ÈK” (nguyên bản tiếng Nga - 9K317ЭK Бук-М2ЭК” đặt trên khung gầm xe bánh lốp MZKT-69221 (8 x 8), cũng như phiên bản lắp đặt trên tàu chiến có tên gọi - tổ hợp tên lửa PK “Uragan”; ở Cộng hòa Belorusia xuất hiện phiên bản 9K317MB “Buk-MB” (9К317МБ “Бук-МБ”).

1658803793629.png

1658803746830.png

1658803826132.png

1658803772091.png

Tổ hợp 9K317EK “Buk-M2EK”

Năm 2016 ở Nga đã tiếp nhận đưa vào trang bị tổ hợp được cải tiến sâu 9K317M3 “Buk-M3” có tên lửa mới 9M317M, dùng để tiêu diệt những phương tiện TCĐK hiện đại, có triển vọng ở cự ly dưới 70 km và độ cao đến 35 km, cũng như độ cao cực thấp - từ 5 m trở lên. Điểm mạnh của tổ hợp này là nó có ống phóng-vận chuyển dành cho tên lửa và tăng số lượng bệ phóng PU lên 6 chiếc.

1658803881399.png

1658803950279.png

1658803901466.png

1658803915377.png

1658804168475.png

Tổ hợp 9K317M3 “Buk-M3”

1658803986533.png

1658804020781.png

Tên lửa 9M317ME

...............
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Một trong những tổ hợp tên lửa PKLQ tầm thấp, có hiệu quả cao của Nga - đó là 9K331 “Tor-M1” và các biến thể của nó. Đây là tổ hợp chiến thuật, tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, dùng để che phủ phòng không cho các lực lượng thê đội 1 của Lục quân và những mục tiêu quan trọng trước sự uy hiếp của tên lửa hành trình hiện đại có điều khiển, được phóng đi từ trên máy bay, máy bay không người lái, bom không quân có điều khiển, cũng như của máy bay và trực thăng các loại. Nó có thể hoạt động trong chế độ tự động hoàn toàn, tự kiểm soát vùng không gian bầu trời được giao và bắn hạ những mục tiêu không được nhận dạng “địch-ta”.

1658887863365.png

1658887882190.png

1658887959640.png

Tổ hợp phòng không 9K331 “Tor-M1”

Phương án đầu tiên của tổ hợp “Tor” được nghiên cứu chế tạo tại “Viện nghiên cứu cơ điện” và được đưa vào trang bị năm 1986. Năm 1991 các đơn vị tiếp nhận biến thể “Tor - M1” – là tổ hợp được đổi mới, dò tìm và tiêu diệt mục tiêu bằng 2 kênh với hiệu quả hơn hẳn. Từ năm 2013 từng bước đưa vào biên chế tổ hợp cải tiến 9K331MU “Tor-M1-2U”. Cũng thời gian này xuất hiện tổ hợp tên lửa PK đặt trên khung gầm xe bánh lốp 9K331MK “Tor-M2KM” và phương án chế tạo theo modul 9K331KM “Tor-M2KM” thích hợp để lắp đặt trên những phương tiện mang khác nhau.

1658888127781.png

1658888192840.png

1658888217042.png

1658888285584.png

Tổ hợp cải tiến 9K331MK “Tor-M2KM”

Tất cả các biến thể của tổ hợp tên lửa phòng không “Tor” đều được lắp đặt trên khung gầm xe bánh xích “Oбъект-355”,trên đó có: radar phát hiện mục tiêu, radar mạng pha dẫn đường cho tên lửa, khí tài quang học bám mục tiêu, máy tính, bệ phóng tên lửa theo kiểu thẳng đứng - 8 quả, và những khí tài khác. Thiết bị anten và bệ phóng nằm chung trên một sàn quay. Radar đồng thời có thể phát hiện tới 24 mục tiêu và bám 10 mục tiêu tron số đó. Ở phương án “Tor-M1” số lượng mục tiêu được phát hiện và nhận dạng tăng lên tới 28 mục tiêu. Cực ly phát hiện máy bay là 27 km, trực thăng - 20 km, máy bay không người lái - dưới 15 km. Độ cao phát hiện mục tiêu - dưới 6 km.

1658888489531.png

1658888500934.png

1658888513755.png

Rada và hệ thống quang điện tử của hệ thống Tor

Tên lửa nhiên liệu rắn được chế tạo theo sơ đồ khí động học “con vịt”, trọng lượng 165 kg, tốc độ 700 - 800 m/s, khối lượng đầu nổ 14,8 kg, ngòi nổ phi tiếp xúc. Tầm bắn - từ 1,5 đến 12 km, độ cao đánh chặn - từ 10 m đến 6 km. Hệ thống dẫn đường - kháng nhiễu, chỉ huy bằng vô tuyến và bám mục tiêu bằng khí tài quang học. Thời gian phản ứng của tổ hợp: dưới 7,4 s khi bắn từ trận địa và dưới 9,7 s bắn khi dừng ngắn. Tên lửa 9M331 có khả năng chịu được gia tốc trọng trường đến 30g và tiêu diệt những mục tiêu cơ động với gia tốc trọng trường 12g.

1658888374945.png

1658888411727.png

1658888423074.png

Tên lửa 9M331

Hiện nay các tổ hợp phòng không dạng này đang nằm trong biên chế các đơn vị Lục quân Nga - hơn 120 tổ hợp thuộc các biến thể khác nhau. Những tổ hợp này dần dần thay thế các tổ hợp “Osa-AKM” và 9K35M3/M4 “Strela-10M3/M4” cũ kỹ. Ngoài ra, các tổ hợp “Tor” còn được chế tạo để xuất khẩu cho quân đội 8 quốc gia. Tổ hợp được cải tiến sâu 9K331-M “Tor-M2” cùng với tên lửa 9M338 đã được tiếp nhận đưa vào trang bị, dự án nghiên cứu phát triển sản phẩm này được thực hiện từ năm 2008. Điểm khác biệt căn bản của nó - là có khả năng khai hỏa trong hành tiến, không dừng và cơ số đạn tên lửa tăng lên gấp đôi (16 quả). Tên lửa phòng không 9M338 có phạm vi tiêu diệt mục tiêu lớn hơn và có khả năng cơ động rất tốt kết hợp với dẫn đường chính xác cao. Điều đó cho phép tổ hợp khắc chế rất hiệu quả những phương tiện TCĐK và máy bay không người lái kích thước nhỏ, cơ động tốt.

1658907027311.png

1658907113522.png

1658907165066.png

Tổ hợp 9K331-M “Tor-M2”

Ngoài ra đã nghiên cứu chế tạo phương án tổ hợp tên lửa phòng không 9K331MDT “Tor-MDT” để trang bị cho các đơn vị hoạt động trên vùng Bắc cực. Sản phẩm này đặt trên khung gầm xe bánh xích DT-30 với 2 khối di chuyển cùng nhau, lần đầu tiên nó được giới thiệu trong Lễ duyệt binh chào mừng ngày Chiến thắng 9/5/2017.

1658907234532.png

1658907314116.png

9K331MDT “Tor-MDT”
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tuy vậy, trong trang bị của các đơn vị Lục quân Nga vẫn còn hiện diện một số tổ hợp tên lửa phòng không tự hành 9K33M3 “Osa-AKM” và 9K35M4 “Strela-10M4”, được sản xuất từ thời Liên Xô (khoảng 400 xe). Đây là những tổ hợp dò tìm mục tiêu đơn kênh, nhưng nhờ nhiều lần được nâng cấp, chúng vẫn có khả năng, tuy rằng hạn chế, khắc chế một số phương tiện TCĐK hiện đại.

1658907511095.png

1658907524744.png

1658907538757.png

1658907753424.png

1658907598741.png

Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành 9K33M3 “Osa-AKM”

Tổ hợp tên lửa phòng không 9K33 “Osa” được Viện nghiên cứu cơ điện số 20 nghiên cứu phát triển và được tiếp nhận đưa vào biên chế năm 1971. Đối với thời điểm lúc bấy giờ, tổ hợp này tỏ ra khá gọn nhẹ và được lắp đặt trên khung gầm xe lội nước 3 cầu chủ động BAZ-5937. Xe chiến đấu 9A33B có mâm quay, trên đó lắp đặt bệ phóng, khí tài dẫn đường cho tên lửa và bám mục tiêu, khí tài quan sát quang học, khí tài cảnh giới 360 độ.
Năm 1975 đã tiếp nhận đưa vào trang bị tổ hợp tên lửa phòng không được cải tiến - 9K33M3 “Osa-AKM”. Tầm bắn từ 1,5 đến 10 km. Khí tài quan sát phát hiện mục tiêu đảm bảo phát hiện máy bay “tiêm kích” ở cự ly tới 40 km (độ cao 5 km), hoặc cự ly 27 km (độ cao 50 m); radar kháng nhiễu bám mục tiêu có thể đồng thời dẫn 2 tên lửa để bắn hạ 1 mục tiêu. Tên lửa 9M33M5 sử dụng nhiên liệu rắn, được chế tạo theo hình dáng khí động học “con vịt”, có hệ thống chỉ huy dẫn đường bằng vô tuyến, trọng lượng phóng - 128 kg, trang bị đầu nổ phá mảnh - 15 kg, ngòi nổ phi tiếp xúc với bán kính kích hoạt - 5 m. Tốc độ hành trình của tên lửa - 1,51 M, cho phép đánh chặn những mục tiêu bay với tốc độ dưới 500m/s (bắn đuổi mục tiêu có tốc độ 300m/s). Trên bệ phóng có 6 tên lửa sẵn sàng khai hỏa, được đặt trong các ống phóng hình trụ có thiết diện vuông. Thời gian triển khai (thu hồi) không quá 5 phút mỗi xe. Chỉ có thể bắn ở tư thế đứng yên. Trong thành phần của tổ hợp còn có xe vận chuyển-nạp đạn 9T217B (mang được 12 tên lửa có điều khiển), được thiết kế cần cẩu-cánh tay máy, tất cả được lắp đặt trên khung gầm cùng loại như xe chiến đấu.
Các tổ hợp “Osa” thuộc các biến thể khác nhau đang hiện diện trong trang bị của quân đội khoảng 15 nước, kể cả các nước ở trung-cận đông (Liban, Syria, Iraq), ở châu Phi (Angola, Libya), cũng như ở Nam tư cũ và Nam Ossetia. Năm 2003 Liên hiệp Khoa học-sản xuất “Tetrahedron” của Belorusia đã nghiên cứu phát triển một phiên bản “Osa” cải tiến - tổ hợp tên lửa phòng không 9K33-1T “Osa-1T” (dùng để xuất khẩu). Tổ hợp này được trang bị hệ thống dẫn đường mới cho tên lửa, cho phép tiêu diệt mục tiêu bay với tốc độ 700 m/s ở cự ly dưới 12 km và độ cao dưới 7 km, nhờ có linh kiện điện tử mới người ta đã nâng cao khả năng kháng nhiễu của tổ hợp, lắp đặt hệ thống quang-điện tử OÈS-1T và nâng cao mức độ tự động hóa các quá trình thao tác.

1658907796657.png

1658907814032.png

1658907846072.png

Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành 9K35M4 “Strela-10M4”

Tổ hợp tên lửa phòng không 9K35 “Strela-10SV” (“Cтрела-10CB”) được nghiên cứu phát triển tại Viện thiết kế “KBtochmash” và được tiếp nhận đưa vào trang bị năm 1976. Khác với “Osa”, tổ hợp 9K35 “Strela-10SV” có thể khai hỏa theo nguyên tắc “bắn - quên” bởi vì tên lửa 9M37 của nó có đầu tự dẫn 2 kênh, làm việc ở chế độ tương phản hình ảnh và kênh hồng ngoại dự bị (trong điều kiện bị nhiễu, ở tư thế bắn đón và bắn đuổi). Đồng thời tổ hợp này còn có phiên bản đơn giản hơn, được chỉ thị mục tiêu từ nguồn thông tin bên ngoài. Điều đó đảm bảo cho tổ hợp có được mức độ ổn định chiến đấu cao.
Xe chiến đấu 9A35 được sản xuất trên cơ sở xe hỗ trợ kỹ thuật bánh xích đa dụng MT-LB. Trên nóc thân xe có lắp đặt mâm quay 360 độ cùng với vị trí của trắc thủ bên trong (trắc thủ quan sát mục tiêu bằng mắt), bên trên có gắn 2 khối contener ống phóng kép, thiết diện vuông và thiết bị dẫn động điện, cũng như anten parabol của khí tài đo xa, làm việc ở dải tần mm. Khí tài đánh giá khu vực tác chiến 9S86, máy tính xác định vị trí mục tiêu và tự động thực hiện tính toán góc bắn đón cho tên lửa. Trong thân xe có lượng dự trữ đạn tên lửa gồm 4 quả, kíp xe nạp đạn tên lửa bằng tay.
Phương án cuối cùng của tổ hợp tên lửa phòng không là 9K35M4 “Strela-10M4” dưới thời Liên Xô, được tiếp nhận đưa vào biên chế năm 1989. Tên lửa của nó là 9M333 được nghiên cứu chế tạo theo hình dáng khí động học “con vịt” (cũng như các phiên bản trước đó - 9M31 và 9M37), có động cơ nhiên liệu rắn; ngoài các kênh hồng ngoại và tương phản hình ảnh, dầu tự dẫn của tên lửa còn có thêm chế độ làm việc kháng nhiễu. Trọng lượng phóng của tên lửa - 42,5 kg, khối lượng thuốc nổ của đầu chiến đấu - 5 kg, tốc độ bay 1,56 M, đánh chặn những mục tiêu bay ở tốc độ 420 m/s (bắn đuổi mục tiêu có tốc độ 310 m/s); cự ly diệt mục tiêu - 5 km, ngòi nổ tiếp xúc và cả cảm biến phi tiếp xúc.

1658908118376.png

1658908148592.png

Tên lửa 9M333

Nhờ kết cấu đơn giản của tổ hợp, do vậy các biến thể của nó cho đến nay vẫn có mặt trong trang bị khoảng gần 20 quốc gia. Năm 2015 Lực lượng Đổ bộ đường không của Nga đã tiếp nhận biến thể cải tiến “Strela-10MN” (“Cтрела-10МН”), được Viện thiết kế “KBtochmash” mang tên A.È. Nudel’man nghiên cứu phát triển. Tổ hợp được trang bị hệ thống ảnh nhiệt, tự động khóa và bám mục tiêu, cũng như khối quét ảnh. Việc cải tiến nâng cấp được thực hiện dựa vào các tổ hợp sẵn có như “Strela-10M2/3/4” (đã đưa về cho các đơn vị hơn 30 xe chiến đấu loại này). Liên hiệp Khoa học-sản xuất “Tetrahedron” của Belorusia cũng nghiên cứu phát triển phương án cải tiến của riêng mình - tổ hợp tên lửa phòng không “Strela-10T”, được trang bị hệ thống quang-điện tử OÈS-1TM, máy tính kỹ thuật số và thiết bị định vị bằng vệ tinh.

1658908312859.png

1658908358299.png

1658908439824.png

Strela-10MN

..................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Năm 1982 các đơn vị lực lượng vũ trang Liên Xô được trang bị tổ hợp pháo-tên lửa phòng không 2S6 “Tunguska” (2C6 “Tунгуска”) - sản phẩm do Viện thiết kế chế tạo thiết bị Tula nghiên cứu phát triển nhằm thay thế những tổ hợp phòng không tự hành ZSU-23-4 “Shinka” đã trở nên lỗi thời, kém hiệu quả. Tổ hợp 2S6 “Tunguska” dùng để đảm bảo phòng không cho các đơn vị, phân đội bộ binh cơ giới và xe tăng trên đường hành quân, cũng như trong các loại hình trận đánh (chiến đấu). Tổ hợp “Tunguska” đảm bảo tiêu diệt những mục tiêu bay thấp, tốc độ dưới 500 m/s, bằng vũ khí tên lửa và pháo. Theo đánh giá của phần lớn giới chuyên gia trong và ngoài nước, cho đến tận ngày nay tổ hợp “Tunguska” không có mẫu tương tự ở nước ngoài và nó là hệ thống phòng không mạnh nhất của lớp vũ khí này.

1658975917939.png

1658975970999.png

1658976277435.png

Tổ hợp pháo-tên lửa phòng không 2S6 “Tunguska”

Xe chiến đấu 2K22 được chế tạo trên cơ sở khung gầm xe bánh xích “Công trình-355” (“Oбъект-355”). Cấu trúc của xe gồm: tháp pháo với 2 khẩu pháo 30 mm tự động, loại 2 nòng và 8 ống phóng tên lửa. Trên tháp pháo còn có radar phát hiện mục tiêu, radar bám mục tiêu, hệ thống hỏi đáp “địch-ta”, khí tài quan sát quang học, các vị trí làm việc của trắc thủ và trưởng xe, cũng như cơ số đạn - 1904 viên, kíp xe - 4 người.
Tên lửa 9M311 - là loại tên lửa 2 tầng, động cơ tầng thứ nhất sử dụng nhiên liệu rắn, tầng thứ 2 không có động cơ (hành trình bay theo quán tính). Ngòi nổ - phi tiếp xúc, đầu nổ chiến đấu là loại có lõi. Khu vực tiêu diệt mục tiêu của tên lửa - dưới 3,5 km (độ cao) và từ 2,5 - 8 km (cự ly). Khu vực tiêu diệt mục tiêu của pháo phòng không - dưới 3 km (độ cao) và từ 0,2 - 4 km (cự ly). Tốc độ bắn lớn nhất của pháo phòng không - 5000 phát/phút. Các nhà thiết kế đã tính đến cả khả năng sử dụng tổ hợp“Tunguska” để tiêu diệt mục tiêu mặt đất trong cự ly 2 km trở lại. Cự ly phát hiện của radar quét 3600 - 18 km, cự ly bám mục tiêu - dưới 15 km.

1658976072843.png

1658976093702.png

Tên lửa 9M311

Năm 1990 xuất hiện tổ hợp cải tiến 2S6M “Tunguska-M”, trong thành phần của nó có thiết bị liên kết song song với các đài chỉ huy 9S482M và đài trinh sát và chỉ huy di động PPRU-1, điều đó cho phép nâng cao hiệu quả của các đại đội phòng không nhờ có phân công mục tiêu giữa các khẩu đội. Cuối thập niên 90 thế kỷ trước đã nghiên cứu phát triển biến thể 2S6M1 “Tunguska-M1” và được tiếp nhận đưa vào biên chế của Lực lượng vũ trang Nga năm 2003. Xe chiến đấu được thiết kế trên khung gầm xe bánh xích GM-5975, với phương án này đã sử dụng thiết bị tự động tiếp nhận chỉ thị mục tiêu từ đài chỉ huy của đại đội, đã tăng cường khả năng kháng nhiễu, cũng như mở rộng khu vực tiêu diệt mục tiêu - cự ly tăng lên đến 10 km, nhờ có tên lửa phòng không cải tiến 9M311-1M. Năm 2015 tại triển lãm kỹ thuật quân sự quốc tế “Army-2015”, xe chiến đấu 2S6M1 đã được đưa ra giới thiệu, với phiên bản này nó có hệ thống ngắm bắn quang-điện tử kết hợp ảnh nhiệt và radar mới.

1658976166942.png

1658975951342.png

1658976212183.png

Tổ hợp 2S6M1 “Tunguska-M1”

Về mặt cơ cấu, đại đội pháo-tên lửa phòng không bao gồm 4 xe chiến đấu “Tunguska” (trung đội) cùng với xe nạp đạn và phương tiện bảo đảm, cũng như 1 trung đội “Strela-10”. Đại đội nằm trong thành phần tiểu đoàn phòng không của trung đoàn bộ binh cơ giới, hoặc trung đoàn xe tăng.
Trong biên chế trang bị của các đơn vị Lục quân Nga có hơn 250 phương tiện “Tugunska” thuộc 2 biến thể sau cùng. Ngoài ra tổ hợp này còn được xuất khẩu cho quân đội khoảng 5 quốc gia, các nước như Ucraina và Belorusia cũng được thừa hưởng dòng vũ khí này từ thời Liên Xô.

..................
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
(Tiếp)

Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai 9K338 “Igla-S” (“Игла-С”) được tiếp nhận đưa vào trang bị năm 2002 - là biến thể sau cùng dòng vũ khí “Igla”, hiện đang có mặt trong trang bị của quân đội Nga và hơn 30 quốc gia. Xét về số lượng và mức độ phổ biến, những tổ hợp này có thể sánh ngang với tổ hợp phòng không vác vai Stinger của Mỹ.

1659061421172.png

1659061444692.png

1659061479428.png

Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai 9K338 “Igla-S”

Tên lửa phòng không vác vai dùng để tiêu diệt những mục tiêu bay thấp ở góc bắn đón, hoặc bắn đuổi trong điều kiện có nhiễu hồng ngoại (nhiệt). Việc nghiên cứu phát triển loại vũ khí này được thực hiện tại Viện thiết kế chế tạo máy “Mashinostroenie” ở Kolomenska kết hợp với Liên hiệp cơ khí-quang học Leningrad “LOMO”. Tên lửa phòng không “Igla” được đưa vào trang bị cho các đơn vị để thay thế những tổ hợp cũ, lỗi thời như “Strela-2M” và “Strela-3M”.

1659061539220.png

1659061576414.png

Strela-2M/3M

Tổ hợp “Igla-S” (“Игла-С”) là sản phẩm hội tụ những giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất từ các tổ hợp cải tiến trước đó. Khối lượng đầu nổ chiến đấu của nó tăng lên (đến 2,5 kg), có khả năng bắn hạ những mục tiêu kích thước nhỏ, kiểu như máy bay không người lái và tên lửa hành trình bay thấp. Trong thành phần của tổ hợp có: tên lửa phòng không đựng trong ống phóng; nguồn điện; cơ cấu phóng có gắn thiết bị hỏi đáp “địch - ta”. Tên lửa được phóng đi từ trên vai người lính phòng không, khẩu đội gồm có 2 người. Phương tiện chỉ thị mục tiêu là bảng tiêu đồ điện tử xách tay 1L15-1, trên đó thể hiện những số liệu về các loại mục tiêu bay thấp được cung cấp từ sở chỉ huy cấp trên. Tên lửa có trọng lượng 11,7 kg, được chế tạo theo hình dáng khí động học “con vịt”, hệ thống dẫn đường - thụ động, với đầu tự dẫn 2 kênh. Động cơ - nhiên liệu rắn. Đầu nổ phá mảnh có ngòi nổ tiếp xúc và phi tiếp xúc. Cự ly bắn hạ mục tiêu - 6 km, độ cao - từ 10 m đến 3,5 km. Có thể tiêu diệt mục tiêu bay với tốc độ dưới 400 m/s ở góc bắn đón và dưới 320 m/s ở góc bắn đuổi. Để tiêu diệt mục tiêu một cách hiệu quả hơn, một vài giây trước khi chạm mục tiêu, tên lửa chuyển vị trí đích ngắm từ miệng ống phụt của động cơ máy bay (tên lửa hành trình) sang trung tâm mục tiêu, xuyên thủng lớp vỏ và phát nổ bên trong mục tiêu.

Ngoài tên lửa “Igla”, trong trang bị của các phân đội Lục quân, Bộ đội Đổ bộ đường không và Hải quân đánh bộ Nga còn có những biến thể của “Igla”, “Igla-1”, “Igla-D” và “Igla-N”. Có cả biến thể “Igla-V” với ống phóng tiêu chuẩn gồm 2 hoặc 4 quả tên lửa dùng để lắp cho máy bay trực thăng và những tổ hợp tên lửa phòng không di động (ví dụ như tổ hợp “Luchnik”), cũng như bệ phóng hạng nhẹ “Dzhigit” để bắn loạt 2 tên lửa. Các tên lửa “Igla” cũng được sử dụng trên tàu phòng không tầm thấp như “Gibka” và “Komar”.

1659061890075.png

1659061901347.png

1659061917242.png

Igla-1

1659061684682.png

1659061697523.png

1659061740462.png

Igla-V

...................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Một loại tên lửa phòng không vác vai mới nhất của Nga là - 9K333 “Verba” (9К333 “Верба”), sản phẩm nghiên cứu phát triển của Viện thiết kế chế tạo máy Kolomenska và được tiếp nhận đưa vào trang bị năm 2014. Tổ hợp này dùng để tiêu diệt mục tiêu bay thấp ở mọi góc bắn trong điều kiện nhiễu phức tạp, kể cả những mục tiêu bức xạ yếu - tên lửa hành trình và máy bay không người lái.

1659149901042.png

1659150044740.png

1659149948285.png

1659150001842.png

Thành phần của tổ hợp gồm có: tên lửa phòng không 9M336; cơ cấu phóng 9P521; thiết bị phát hiện mục tiêu kích thước nhỏ bằng radar 1L122 và máy hỏi đáp “địch - ta” 1L229V. Thành phần tổ hợp còn có: thiết bị điều khiển di động 9V861; modul lập kế hoạch bắn 9S931; modul xách tay trinh sát và chỉ huy hỏa lực 9S933 (trong cơ số của lữ đoàn); bộ lắp ráp 9S933-1 (trong cơ số của tiểu đoàn); bộ phương tiện tự động hóa của xạ thủ phòng không 9S935 và phương tiện luyện tập. Tổng khối lượng của tổ hợp - 17,25 kg.

1659150214813.png


1659150123285.png


Tên lửa 9M336

Tên lửa được chế tạo theo hình dáng khí động học “con vịt”, động cơ nhiên liệu rắn, đầu nổ chiến đấu - là loại phá mảnh, có ngòi nổ tiếp xúc và phi tiếp xúc. Tên lửa được lắp đầu tự dẫn (đầu dò) hồng ngoại 3 dải tần có khả năng kháng nhiễu, kể cả sẽ được bảo vệ trước những tổ hợp gây nhiễu bằng laser có triển vọng. Cự ly tiêu diệt mục tiêu trên không là từ 0,5 đến 6 km, độ cao đánh chặn - hơn 4 km, có thể bắn hạ mục tiêu bay với tốc độ dưới 400 m/s.

Điểm đặc biệt của tổ hợp này là nó có hệ thống tự động hóa điều khiển khi phát hiện mục tiêu đơn lẻ hoặc mục tiêu nhóm trên không, kết hợp xác định các tham số đường bay của mục tiêu, cũng như phân công nhiệm vụ cho các xạ thủ phòng không, có tính đến vị trí đứng của họ.

1659150105890.png

1659150063039.png

1659150135217.png

1659150075156.png

1659150085390.png
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top