- Biển số
- OF-806509
- Ngày cấp bằng
- 4/3/22
- Số km
- 3,262
- Động cơ
- 694,247 Mã lực
Lục quân Mỹ với 06 chương trình hiện đại hóa lớn
Những nhu cầu ưu tiên của Lục quân Mỹ đối với các lực lượng tương lai được định hướng bằng Chiến lược hiện đại hóa (AMS) công bố năm 2019. Nó vạch ra 6 lĩnh vực tiêu điểm bao gồm hỏa lực chính xác tầm xa (LRPF), phương tiện chiến đấu thế hệ mới (NGCV), năng lực lên thẳng tương lai (FVL), mạng (N), phòng không - phòng thủ tên lửa (AMD) và uy lực sát thương của người lính (SL). Những nỗ lực phát triển và mua sắm trang bị đã được thực hiện trong khuôn khổ này với mục đích hiện đại hóa lực lượng hiện tại và chỉ ra những khoảng trống về năng lực của Lục quân Mỹ. Bài báo đánh giá tổng quan 6 chương trình này.
Các chương trình này đều nhằm mục đích giúp Lục quân Mỹ đạt được năng lực tác chiến trong môi trường tác chiến đa miền chống lại các đối thủ tương xứng và gần tương xứng trong năm 2035. Trong Đánh giá tổng quan ngân sách dành cho năm tài chính 2022 (FY-22) của Bộ Quốc phòng Mỹ công bố vào tháng 5/2021, cho thấy rằng Lục quân Mỹ đã cắt bỏ ít nhất 105 chương trình mua sắm, cùng với giảm ngân sách thêm 169 chương trình nữa. Điều này cho phép đầu tư thêm 23,9 tỷ đô la Mỹ vào những ưu tiên hiện đại hóa của Lục quân Mỹ, đặc biệt là đầu tư vào những mục tiêu của “Sáu chương trình lớn- Big Six”.
Hỏa lực chính xác tầm xa (LRPF)
LRPF tăng cường khả năng giao chiến, phá hủy và tiêu diệt hiệu quả của các lực lượng mặt đất tại tầm cực xa,được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng đảm bảo chiến thắng chống lại năng lực A2/AD của đối phương. Tăng cường tầm bắn của cả các hệ thống hỏa lực gián tiếp và nhanh chóng giới thiệu và đưa vào trang bị các hệ thống mới có tầm bắn thậm chí xa hơn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Lục quân Mỹ.
Pháo tăng tầm (ERCA) M-1299
Pháo tăng tầm (ERCA) được phát triển bởi Nhóm nghiên cứu và phát triển đặt tại căn cứ Picantinny của Lục quân Mỹ. Giúp tầm bắn hiện tại của pháo 155 mm từ 30 km lên tới 70 km. Phát triển này kết hợp một nòng pháo 58 lần cỡ dài hơn với đạn sử dụng thuốc phóng siêu nạp, ERCA đã được thử nghiệm thành công vào năm 2020. Chương trình đã ứng dụng nguyên lý hoạt động ERCA vào hệ thống pháo tự hành M109A4 vào năm 2019 trong một hợp đồng với BAE Systems. Lục quân Mỹ có ý định trang bị thử nghiệm một tiểu đoàn gồm 18 hệ thống pháo này với tên gọi M1299 vào năm 2023. Bên cạnh những nỗ lực bổ xung hệ thống nạp đạn tự động đang thực hiện cùng lúc tại trung tâm trang bị và 6 nhà thầu phụ. Điều này sẽ giúp tăng tốc độ bắn của pháo từ 5 phát/phút lên 10 phát/phút và sẽ được ứng dụng vào M1299 trong năm 2025. Các tiểu đoàn M1299 sẽ được biên chế cho Sư đoàn pháo binh thiết giáp (DIVARTY) của Lục quân Mỹ.
Tên lửa tấn công chính xác (PrSM)
Tên lửa tấn công chính xác (PrSM) do Lockheed Martin phát triển đã được lựa chọn để thay thế cho Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân Mỹ (ATACMS) đóng vai trò là hệ thống tên lửa tấn công tầm xa thế hệ kế tiếp dùng cho hệ thống rốc két phóng loạt (MLRS) và hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS). PrSM được sử dụng tấn công các mục tiêu trọng yếu, các hệ thống A2/AD của đối phương với tầm bắn lên tới 500 km hoặc xa hơn. PrSM sẽ có thể tiêu diệt mục tiêu từ 60 tới trên 500 km và mỗi phương tiện phóng có thể mang theo 2 tên lửa. Ngân sách mới nhất của Lục quân Mỹ dành cho chương trình này bao gồm 166 triệu đô la Mỹ nhằm mua 110 PrSM và yêu cầu Lockheed Martin bàn giao vào tháng 12/2023. Bên cạnh những phát triển về tên lửa, chương trình cũng đang nghiên cứu phát triển một đầu dò có thể bám sát và tiêu diệt các mục tiêu là tàu mặt nước, mang lại năng lực tác chiến đa miền cho tên lửa, với tầm bắn có thể lên tới 800 km hoặc hơn và đầu đạn uy lực sát thương mạnh hơn.
Vũ khí siêu vượt âm tầm xa (LRHW)
Lục quân và Hải quân Mỹ đang phối hợp phát triển một loại tên lửa siêu vượt âm thông dụng với tham vọng đưa vào trang bị vào cuối năm 2023. Trong đó Dynetics đang chế tạo một thân vũ khí liệng còn Lockheed Martin được trao hợp đồng tích hợp vũ khí vào một bệ phóng trên mặt đất. Lục quân Mỹ có kế hoạch sở hữu tổ hợp đầu tiên gồm 4 bệ phóng và 8 tên lửa siêu vượt âm có tên gọi Dark Eagle vào năm 2023, với tầm bắn trên 2.775 km với tốc độ Mach 5. Các phương tiện vận chuyển và phóng (TEL) có thể tự cơ động trên đường bộ hoặc được vận tải bằng máy bay C-17. Lục quân Mỹ đã lên kế hoạch trang bị 5 tổ hợp LRHW, trong đó 2 tổ hợp bố trí tại Thái Bình Dương, một tổ hợp tại Châu Âu, một tổ hợp tại Bắc Cực và một dùng cho nhiệm vụ phản ứng toàn cầu như một thành phần của Lực lượng tác chiến đa miền mới.
Tên lửa siêu vượt âm Dark Eagle
Tên lửa tầm trung
Lực lượng tác chiến đa môi trường cũng sẽ được trang bị các tên lửa tầm trung (MRC) dựa trên nhu cầu chiến lược đã được chỉ ra trong tài liệu Nghiên cứu hỏa lực chiến lược được thực hiện năm 2020. Năng lực này giúp lực lượng có được năng lực giao chiến các mục tiêu mặt nước cơ động, đặc biệt là năng lực chống tàu cho Lục quân. Lockheed Martin đã được giao một hợp đồng nghiên cứu các tên lửa cận âm Tomahawk và tên lửa siêu vượt âm SM-6 Standard để ứng dụng chúng cho các phương tiện phóng trên mặt đất. Loại vũ khí này cũng sẽ lấp đầy khoảng trống năng lực giữa hệ thống vũ khí PrSM và LGHW với tầm bắn khoảng 1.800 km. Tổ hợp đầu tiên sẽ được trang bị vào năm 2023.
Tên lửa tầm trung (MRC)
Những nhu cầu ưu tiên của Lục quân Mỹ đối với các lực lượng tương lai được định hướng bằng Chiến lược hiện đại hóa (AMS) công bố năm 2019. Nó vạch ra 6 lĩnh vực tiêu điểm bao gồm hỏa lực chính xác tầm xa (LRPF), phương tiện chiến đấu thế hệ mới (NGCV), năng lực lên thẳng tương lai (FVL), mạng (N), phòng không - phòng thủ tên lửa (AMD) và uy lực sát thương của người lính (SL). Những nỗ lực phát triển và mua sắm trang bị đã được thực hiện trong khuôn khổ này với mục đích hiện đại hóa lực lượng hiện tại và chỉ ra những khoảng trống về năng lực của Lục quân Mỹ. Bài báo đánh giá tổng quan 6 chương trình này.
Các chương trình này đều nhằm mục đích giúp Lục quân Mỹ đạt được năng lực tác chiến trong môi trường tác chiến đa miền chống lại các đối thủ tương xứng và gần tương xứng trong năm 2035. Trong Đánh giá tổng quan ngân sách dành cho năm tài chính 2022 (FY-22) của Bộ Quốc phòng Mỹ công bố vào tháng 5/2021, cho thấy rằng Lục quân Mỹ đã cắt bỏ ít nhất 105 chương trình mua sắm, cùng với giảm ngân sách thêm 169 chương trình nữa. Điều này cho phép đầu tư thêm 23,9 tỷ đô la Mỹ vào những ưu tiên hiện đại hóa của Lục quân Mỹ, đặc biệt là đầu tư vào những mục tiêu của “Sáu chương trình lớn- Big Six”.
Hỏa lực chính xác tầm xa (LRPF)
LRPF tăng cường khả năng giao chiến, phá hủy và tiêu diệt hiệu quả của các lực lượng mặt đất tại tầm cực xa,được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng đảm bảo chiến thắng chống lại năng lực A2/AD của đối phương. Tăng cường tầm bắn của cả các hệ thống hỏa lực gián tiếp và nhanh chóng giới thiệu và đưa vào trang bị các hệ thống mới có tầm bắn thậm chí xa hơn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Lục quân Mỹ.
Pháo tăng tầm (ERCA) M-1299
Pháo tăng tầm (ERCA) được phát triển bởi Nhóm nghiên cứu và phát triển đặt tại căn cứ Picantinny của Lục quân Mỹ. Giúp tầm bắn hiện tại của pháo 155 mm từ 30 km lên tới 70 km. Phát triển này kết hợp một nòng pháo 58 lần cỡ dài hơn với đạn sử dụng thuốc phóng siêu nạp, ERCA đã được thử nghiệm thành công vào năm 2020. Chương trình đã ứng dụng nguyên lý hoạt động ERCA vào hệ thống pháo tự hành M109A4 vào năm 2019 trong một hợp đồng với BAE Systems. Lục quân Mỹ có ý định trang bị thử nghiệm một tiểu đoàn gồm 18 hệ thống pháo này với tên gọi M1299 vào năm 2023. Bên cạnh những nỗ lực bổ xung hệ thống nạp đạn tự động đang thực hiện cùng lúc tại trung tâm trang bị và 6 nhà thầu phụ. Điều này sẽ giúp tăng tốc độ bắn của pháo từ 5 phát/phút lên 10 phát/phút và sẽ được ứng dụng vào M1299 trong năm 2025. Các tiểu đoàn M1299 sẽ được biên chế cho Sư đoàn pháo binh thiết giáp (DIVARTY) của Lục quân Mỹ.
Tên lửa tấn công chính xác (PrSM)
Tên lửa tấn công chính xác (PrSM) do Lockheed Martin phát triển đã được lựa chọn để thay thế cho Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân Mỹ (ATACMS) đóng vai trò là hệ thống tên lửa tấn công tầm xa thế hệ kế tiếp dùng cho hệ thống rốc két phóng loạt (MLRS) và hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS). PrSM được sử dụng tấn công các mục tiêu trọng yếu, các hệ thống A2/AD của đối phương với tầm bắn lên tới 500 km hoặc xa hơn. PrSM sẽ có thể tiêu diệt mục tiêu từ 60 tới trên 500 km và mỗi phương tiện phóng có thể mang theo 2 tên lửa. Ngân sách mới nhất của Lục quân Mỹ dành cho chương trình này bao gồm 166 triệu đô la Mỹ nhằm mua 110 PrSM và yêu cầu Lockheed Martin bàn giao vào tháng 12/2023. Bên cạnh những phát triển về tên lửa, chương trình cũng đang nghiên cứu phát triển một đầu dò có thể bám sát và tiêu diệt các mục tiêu là tàu mặt nước, mang lại năng lực tác chiến đa miền cho tên lửa, với tầm bắn có thể lên tới 800 km hoặc hơn và đầu đạn uy lực sát thương mạnh hơn.
Vũ khí siêu vượt âm tầm xa (LRHW)
Lục quân và Hải quân Mỹ đang phối hợp phát triển một loại tên lửa siêu vượt âm thông dụng với tham vọng đưa vào trang bị vào cuối năm 2023. Trong đó Dynetics đang chế tạo một thân vũ khí liệng còn Lockheed Martin được trao hợp đồng tích hợp vũ khí vào một bệ phóng trên mặt đất. Lục quân Mỹ có kế hoạch sở hữu tổ hợp đầu tiên gồm 4 bệ phóng và 8 tên lửa siêu vượt âm có tên gọi Dark Eagle vào năm 2023, với tầm bắn trên 2.775 km với tốc độ Mach 5. Các phương tiện vận chuyển và phóng (TEL) có thể tự cơ động trên đường bộ hoặc được vận tải bằng máy bay C-17. Lục quân Mỹ đã lên kế hoạch trang bị 5 tổ hợp LRHW, trong đó 2 tổ hợp bố trí tại Thái Bình Dương, một tổ hợp tại Châu Âu, một tổ hợp tại Bắc Cực và một dùng cho nhiệm vụ phản ứng toàn cầu như một thành phần của Lực lượng tác chiến đa miền mới.
Tên lửa siêu vượt âm Dark Eagle
Tên lửa tầm trung
Lực lượng tác chiến đa môi trường cũng sẽ được trang bị các tên lửa tầm trung (MRC) dựa trên nhu cầu chiến lược đã được chỉ ra trong tài liệu Nghiên cứu hỏa lực chiến lược được thực hiện năm 2020. Năng lực này giúp lực lượng có được năng lực giao chiến các mục tiêu mặt nước cơ động, đặc biệt là năng lực chống tàu cho Lục quân. Lockheed Martin đã được giao một hợp đồng nghiên cứu các tên lửa cận âm Tomahawk và tên lửa siêu vượt âm SM-6 Standard để ứng dụng chúng cho các phương tiện phóng trên mặt đất. Loại vũ khí này cũng sẽ lấp đầy khoảng trống năng lực giữa hệ thống vũ khí PrSM và LGHW với tầm bắn khoảng 1.800 km. Tổ hợp đầu tiên sẽ được trang bị vào năm 2023.
Tên lửa tầm trung (MRC)