[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
THẢM HỌA KINH HOÀNG đối với tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô

Vào giữa những năm 1980, Liên Xô đã chế tạo một siêu tàu ngầm hạt nhân mang tên Komsomolets, đây được coi là một hướng đi mới cho Hải quân Liên Xô. Tuy nhiên, chỉ 5 năm sau, Komsomolets, toàn bộ vũ khí và 2/3 thủy thủ đoàn đã nằm dưới đáy đại dương.
Đến nay, Nga đã liên tục thực hiện các kế hoạch trục vớt tàu ngầm Komsomolets nhằm ngăn chặn thảm họa rò rỉ phóng xạ khi tàu bị nước biển mặn ăn mòn nhưng chưa thành công. Để tránh nguy cơ rò rỉ, Nga đã dùng các biện pháp đặc biệt bao kín con tàu, biến nó thành “nấm mồ chôn titan” khổng lồ dưới đáy biển ở độ sâu 1,6km.

1659176622350.png

1659176193201.png

1659176115300.png

1659176217996.png

Tàu ngầm hạt nhân mang tên Komsomolets

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, với tham vọng chế tạo tàu ngầm lặn sâu nhất thế giới, Liên Xô đã cho ra đời tàu ngầm Komsomolets K-278, lớp Plavnik thuộc Dự án 685 duy nhất từng được đóng. Tàu ngầm Komsomolets có chiều dài 122m, cao 11,2m, với thân tàu bên trong rộng khoảng 7,3m; trọng lượng dãn nước 6.500 tấn và việc sử dụng titan thay vì thép khiến nó nhẹ hơn đáng kể. K-278 có một thân tàu đôi độc đáo, với thân bên trong được làm bằng titan, mang lại cho nó khả năng lặn sâu. Vỏ bên trong được chia thành 7 khoang, 2 trong số đó được gia cố để tạo khu vực an toàn cho thủy thủ đoàn và 1 khoang thoát hiểm được tích hợp vào khoang điều khiển cho phép thủy thủ đoàn rời tàu khi tàu lặn ở độ sâu lên đến 1.500m.

1659176767870.png

Mô phỏng khoang thoát hiểm của tàu ngầm Komsomolets K-278

K-278 được trang bị một lò phản ứng hạt nhân OK-650B-3 công suất 190MW, dẫn động 2 động cơ tuabin hơi nước 45.000 mã lực, cho phép con tàu cơ động dưới nước với vận tốc 30 hải lý/h và tốc độ trên mặt nước là 14 hải lý/h. K-278 được trang bị 6 ống phóng ngư lôi đường kính tiêu chuẩn 533mm, với 22 ngư lôi Kiểu 53 và ngư lôi chống tàu ngầm siêu trọng lực Shkval và tên lửa chống ngầm SS-N-15 Starfish. Mặc dù tàu K-278 ban đầu được chế tạo để thử nghiệm công nghệ nhưng nó sau cùng được vũ trang và sẵn sàng tác chiến vào năm 1988.
K-278 Komsomolets gia nhập sư đoàn 6, Hạm đội Phương Bắc của Hải quân Liên Xô vào tháng 1 năm 1984 và từ đây con tàu bắt đầu thực hiện một loạt các thử nghiệm lặn sâu. Dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Yuri Zelensky, tàu K-278 đã đạt kỷ lục lặn sâu với độ sâu đến 1020 m tại biển Na Uy - một độ sâu thực sự đáng kinh ngạc nếu so với các tàu ngầm của Mỹ. Chẳng hạn như USS Los Angeles có khả năng lặn sâu tối đa chỉ ở 450 m. Thêm vào đó, độ sâu giới hạn (crush depth - độ sâu giới hạn của cấu trúc tàu) của K-278 lên đến 1371 m.
Hải quân Liên Xô xem K-278 là con tàu bất khả xâm phạm ở độ sâu hơn 1000 m bởi ở độ sâu như vậy, con tàu gần như biến mất trong lòng biển, thủy âm cũng rất khó phát hiện và ngư lôi của địch của khó với tới. Chẳng hạn như loại ngư lôi Mark 48 của Mỹ có độ sâu hoạt động tối đa chỉ 800 m.
Thiết kế tối tân của tàu ngầm dự án 685 của Liên Xô bao gồm nhiều hệ thống tự động từ đó giảm nhân sự cần có trên tàu. Theo đề xuất năm 1982 của Bộ quốc phòng Liên Xô thì thủy thủ đoàn chỉ cần 57 người, sau đó tăng lên thành 64 người trong đó bao gồm 30 sĩ quan, 22 chuẩn úy, 12 hạ sĩ và thủy thủ.
Sau khi được hạ thủy, tàu ngầm Komsomolets bắt đầu thực hiện các chuyến tuần tra dưới lòng biển và được biên chế vào đơn vị tác chiến chống ngầm của Hạm đội Phương Bắc. Tuy nhiên, vào ngày 7/4/1989, một ngọn lửa bùng phát trên khoang đã biến Komsomolets thành cỗ quan tài titan khổng lồ dưới đáy biển Na Uy.

Hỏa hoạn từ tia dầu

Lúc đó, tàu ngầm Komsomolets đang hoạt động ở độ sâu 381m dưới lòng biển Na Uy, cách đất liền Na Uy 514,9km về phía Bắc. Tính đến hôm đó, tàu đã tiến hành chuyến tuần tra được 39 ngày. Sau khi kết thúc cuộc tuần tra, Komsomolets trở về căn cứ như dự kiến. Vào lúc 11 giờ trưa, báo cáo của sĩ quan trực tàu cho biết các khoang của tàu vẫn hoạt động bình thường. Thế nhưng, chỉ 3 phút sau, hệ thống báo động hú vang khi nhiệt độ ở khoang 7 của tàu (gần đuôi tàu) cao bất thường ở mức 70 độ C. Cùng với đó, một tia dầu đã xịt lên bề mặt nóng trong khoang làm bùng lên ngọn lửa lớn. Sĩ quan đang trực tại khoang 7 liên lạc với thuyền trưởng nhưng không được.
Sau khi được báo cáo xảy ra hỏa hoạn ở khoang số 7 và liên tục liên lạc với thủy thủ khoang 7 nhưng không có tín hiệu, thuyền trưởng tàu quyết định xả khí freon (một loại khí làm lạnh không màu, không mùi, không cháy nhưng lại gây tử vong cho người nếu tiếp xúc phải) nhằm dập tắt đám cháy trước khi nó lan rộng ra các khoang khác, gây nguy hiểm cho toàn bộ con tàu và 69 thủy thủ. Áp suất khổng lồ tại khoang 7 đã đẩy dầu sang các khoang 6 khiến lửa cháy lan sang các khoang bên cạnh. Ngọn lửa khủng khiếp tới mức, các thủy thủ khoang 6 không kịp đeo mặt nạ khí và đồ bảo hộ. Họ nhanh chóng tử vong trong biển lửa và khí độc freon.
Lúc này, lo sợ lò phản ứng tan chảy, thủy thủ đoàn buộc phải dừng máy phát điện còn lại trong khi máy phát điện trước đã bị hỏng, con tàu dừng lại đột ngột ở độ sâu 152m và bắt đầu mất sức nâng. 10 phút sau, hệ thống bơm dầu trên tàu bị ngắt, tàu bị mất hệ thống kiểm soát hệ thống áp suất thủy lực để nổi lên mặt nước. Thuyền trưởng tàu buộc phải ra lệnh quá trình nổi khẩn cấp bằng cách cho nổ các bể nước dằn để tạo phản lực đẩy tàu lên. Sau tiếng nổ đầu tiên, tàu Komsomolets nổi lên được gần 91,4m. Quá trình này được lặp lại với các bể nước dằn khác, và cuối cùng tàu ngầm cũng nổi được lên mặt nước.
Theo Norman Polmar và Kenneth Moore - 2 chuyên gia nghiên cứu về hoạt động và thiết kế tàu ngầm của Nga thì tàu K-278 Komsomolets vốn dĩ là nền tảng để thử nghiệm công nghệ và với thủy thủ đoàn ít người, nó thiếu đi các biện pháp kiểm soát hư hại và bản thân thủy thủ đoàn trên tàu đa phần là là lính mới. Trong cuốn sách Cold War Submarines: The Design and Construction of U.S. and Soviet Submarines, 1945 - 2001, Polmar và Moore mô tả rằng đám cháy trên tàu Komsomolets lớn đến nỗi các thuyền viên sau khi lên được boong tàu đã chứng kiến được cảnh tượng lớp cao su chống dội âm phủ bên ngoài thân tàu bị bóc ra do quá nóng.

Vào 11:37 giờ địa phương, thuyền trưởng Vanin đã phát tín hiệu cầu cứu và Hải quân Liên Xô đã nhận được nhưng thông điệp mà họ nhận lại không trọn vẹn khiến họ không biết được tình trạng nguy hiểm của tàu. Đến 11:54 thuyền trưởng Vanin quyết định bỏ qua các quy định phát sóng mã hóa của Liên Xô để phát tín hiệu SOS, kêu gọi mọi sự giúp đỡ có sẵn với thông điệp: “Trong vùng biển gần đảo Bear có một con tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô đang cháy. Con tàu đang nổi trên mặt nước, thủy thủ đoàn đang giành giật sự sống.”
Tuy nhiên, Hải quân Liên Xô gặp khó khăn trong công tác triển khai cứu hộ bởi họ đứng trước rất nhiều giải pháp. Một là có thể cử các máy bay trực thăng có thể hạ cánh trên mặt nước đến vị trí tàu Komsomolets gặp nạn nhưng vị trí của tàu cách biên giới Liên Xô đến gần 1000 km, thế nên trực thăng chỉ đủ nhiên liệu để bay đến, không thể bay về. Thứ 2 là họ có thể gởi máy bay cánh bằng tầm bay xa đến thả bè cứu sinh dù không thể hạ cánh trên biển. Quyết định sau cùng được đưa ra là cử máy bay Il-38 Dolphin đến ứng cứu.

1659177297396.png

1659177136526.png

1659177268167.png

Il-38 Dolphin

Chiếc Il-38 lăn ra đường băng từ 12:43 và đến 14:40, phi công trên chiếc Il-38 nhìn thấy các thủy thủ trên mặt biển nhưng họ không mang bộ đồ chống nước. Có thể là họ nghĩ họ sẽ sớm được giải cứu nhưng nhiệt độ nước ở biển Na Uy lúc này gần đóng băng (~ 2 độ C) và nếu ngâm mình trong nước biển lạnh giá như vậy trong chỉ 15 phút, họ sẽ bất tỉnh. Trong khi đó, tàu K-278 Komsomolets nằm bất động trên mặt biển, khói đen bốc ra từ đuôi. Chiếc Ilyushin Il-38 thả những chiếc bè cứu hộ nhưng chỉ một số thủy thủ lên được bè và cũng không đủ bè cho tất cả. Nhiều thủy thủ do ngâm mình trong làn nước lạnh giá đã tê cóng và không thể bám vào bè.
Thuyền trưởng Vanin cùng 4 thủy thủ khác quay trở lại bên trong tàu Komsomolets để tìm kiếm những người khác - những người vẫn đang tìm cách cứu con tàu này trong vô vọng. Tuy nhiên, đám cháy dữ dội khiến Vanin cùng những đội cứu hộ không thể tiến vào sâu hơn, con tàu thì đã chúi mũi xuống và bắt đầu chìm.
Vanin và đội giải cứu tìm được đến buồng thoát hiểm nhưng nó bị kẹt, không thể phóng ra ngoài được. Khi con tàu chìm xuống độ sâu gần 400 m nước, áp suất khiến nó bị xé toạc và nhờ đó buồng thoát hiểm được nhả ra. Khi buồng thoát hiểm lên gần đến mặt nước, chênh lệch áp suất thổi bay nắp buồng thoát hiểm, 2 người bị đẩy ra ngoài, nước tràn vào nhanh chóng. Sau cùng chỉ có 1 người lên được mặt nước và sống sót, thuyền trưởng Vanin cùng những người còn lại chìm theo buồng thoát hiểm cùng với con tàu Komsomolets.

17:08, sau nhiều giờ nổi trên mặt biển thì tàu K-278 Komsomolets chìm xuống độ sâu 1680 m ở góc 80 độ. Những thủy thủ nổi trên mặt nước được giải cứu nhưng không phải tất cả đều sống sót. 81 phút sau khi K-278 Komsomolets chìm thì 2 con tàu là Aleksey Khlobystov và Oma đến cứu nhưng chỉ 27 người sống sót, 42 người chết trong đó 9 người chìm cùng với chiếc tàu ngầm, 30 người chết vì hạ thân nhiệt hoặc chấn thương và 3 người chết trên thuyền.

Phóng xạ vẫn rò rỉ đến ngày nay

Tàu K-278 Komsomolets chìm với lò phản ứng hạt nhân, 22 ngư lôi Type 53 và tên lửa chống ngầm SS-N-15 Starfish. Trong số ngư lôi này có 2 ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân. Trước áp lực từ Na Uy, Liên Xô đã sử dụng các tàu lặn sâu, được điều hành từ tàu nghiên cứu đại dương Keldysh để tìm kiếm tàu ngầm K-278. Vào tháng 6 năm 1989 tức 2 tháng sau sự cố, xác tàu được tìm thấy và các quan chức Liên Xô khẳng định rằng phóng xạ rò rỉ không đáng kể và không gây hại đến môi trường.
Vào năm 1992, cuộc thăm dò thứ 2 diễn ra với sự góp mặt của một nhóm các nhà khoa học trong đó có chuyên gia từ Na Uy đã tiến hành khảo sát mẫu nước, trầm tích và sinh vật đáy biển nhưng không phát hiện rò rỉ phóng xạ nguy hiểm. Đến năm 1993 thì một khảo sát khác của Nga với các chuyên gia từ Hà Lan, Na Uy và Mỹ mới phát hiện ra phóng xạ Cesium-137 và họ cũng tìm thấy một lỗ lớn tại khoang chứa ngư lôi. Từ năm 1989 và năm 1998, đã có tổng cộng 7 cuộc thăm dò để bảo quản lò phản ứng và niêm phong các ngư lôi nhằm chống rò rỉ phóng xạ.
Tengiz Borisov - người đứng đầu Ủy ban đặc biệt của Nga về các nhiệm vụ dưới nước từng nói với các phóng viên rằng: "Nếu có rò rỉ, hoạt động đánh bắt cá sẽ không thể xảy ra tại biển Na Uy trong khoảng từ 600 đến 700 năm."

1659178354489.png

1659177815579.png

1659177841003.png

1659177884669.png

1659177906804.png

1659178079422.png

Xác tàu ngầm Komosolets

Hilde Elise Heldal - một nhà nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu biển, từng tham gia các chuyến thăm dò đến xác tàu Komosolets cho biết: "Những cuộc thăm dò trước đó của Nga, vào những năm 1990 và lần cuối là vào năm 2007 đã phát hiện ra tình trạng rò rỉ phóng xạ từ một ống thông hơi của tàu." Sau khi lấy 5 mẫu vật từ chiếc ống này, các nhà nghiên cứu đã đo được nhiều mức độ ô nhiễm phóng xạ khác nhau. Một mẫu không cho thấy mức ô nhiễm quá cao so với bình thường, một mẫu cho thấy nồng độ cao hơn 30 ngàn lần so với bình thường, 2 mẫu cho thấy độ ô nhiễm gấp 100 ngàn lần và đặc biệt là một có nồng độ đến gần 1 triệu lần.
Năm 2019, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận gần và đo trực tiếp nồng độ phóng xạ tại tàu Komsomolets nhờ một tàu lặn không người lái là Aegir 6000. Họ cũng đã quay phim và chụp hình cũng như thu thập các mẫu vật tại tàu. Máy đo phóng xạ trên Aegir 6000 xác nhận phóng xạ rò rỉ từ ống thông hơi của con tàu đắm có nồng độ cao từ hàng trăm ngàn đến gần một triệu lần so với nước biển không ô nhiễm. Dù vậy, Heldal vẫn bày tỏ sự lạc quan khi nói "kết quả có thể rất đáng sợ" nhưng vẫn chưa đáng báo động bởi phóng xạ rò rỉ sẽ nhanh chóng bị pha loãng và bằng chứng là ở khu vực chỉ cách ống thông hơi nửa mét thì máy đo không phát hiện ra phóng xạ.

1659178250614.png

1659178214161.png

Kiểm tra mức độ phóng xạ tại xác tàu ngầm Komsomolets bằng tàu lặn không người lái Aegir 600
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
6C90F6A4-DB11-4C31-92D1-0EE4CB7BE388.png


Công ty Sig Sauer đã thắng thầu trong chương trình NGSW (súng bộ binh tương lai) của quân đội Mỹ. Vũ khí này sẽ trang bị cho các đơn vị lục quân tầm gần XM5 (Spear) thay cho m4a1 và khẩu XM250 thì thay cho M240,M249 (súng máy) hiện đang có trong quân đội Mỹ. Dự kiến quân đội Mỹ sẽ mua và trang bị 120k khẩu này.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tên lửa đường đạn đầu tiên trên thế giới

Theo Day in History, V-2 không những là vũ khí tiên phong và đáng sợ nhất của Đức quốc xã trong Thế chiến 2; mà còn là cơ sở cho tên lửa sau này được sử dụng trong các chương trình vũ trụ của Mỹ và Liên Xô.
Là tên lửa lớn, sử dụng nhiên liệu lỏng thành công đầu tiên trên thế giới, V-2 đã khai phá nền tảng mới và là cơ sở cho các tên lửa sau này, được sử dụng trong các chương trình vũ trụ của Mỹ và Liên Xô.


1659240581602.png

1659240605989.png

1659240592231.png

Tên lửa V2 của Đức quốc xã

Đ ầu những năm 1930, nhà khoa học trẻ người Đức, Wernher von Braun được cấp bằng tiến sĩ với công trình nghiên cứu “Xây dựng giải pháp lý thuyết và thực nghiệm các vấn đề của tên lửa nhiên liệu lỏng”. Giới lãnh đạo Đức quốc xã nhìn thấy tiềm năng phát triển vũ khí từ dự án này nên thành lập một phòng nghiên cứu bí mật. Đến cuối năm 1934, nhóm của ông đã phóng thành công 2 tên lửa đạt độ cao 2,2 và 3,5km.
Braun kết hợp công trình nghiên cứu của Goddard (một nhà vật lý người Mỹ) cùng các tài liệu kỹ thuật khác để phát triển dự án Aggregat A-4 (V-2). Nhưng lúc đó, Adolf Hitler không thật sự ấn tượng với tên lửa. Trùm phátxít cho rằng, nó đơn thuần chỉ là một đạn pháo với tầm bắn xa và tốn kém. Sự phát triển của tên lửa V-2 gặp khá nhiều khó khăn về kỹ thuật, ở thời điểm đó, dự án được coi là "điên rồ". Sau nhiều lần thất bại, ngày 3/10/1942, V-2 phóng thử thành công từ Trung tâm nghiên cứu Peenemunde. Sự nhiệt tình của các nhà khoa học cuối cùng đã thuyết phục được Adolf Hitler chi tiền cho dự án. Mặt khác, quốc trưởng Đức Quốc xã cần một “vũ khí kỳ diệu” để duy trì tinh thần quân đội. Khoảng 5.000 tên lửa V-2 được sản xuất và đưa vào sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Khái quát về V-2

V-2 là tên lửa đường đạn nhiên liệu lỏng một giai đoạn, sử dụng hỗn hợp ethanol và oxy lỏng. Hai thành phần nhiên liệu được bơm vào buồng đốt chính thông qua 1.224 vòi phun. Động cơ chính có thời gian cháy liên tục khoảng 65 giây, đưa tên lửa lên độ cao 80km. V-2 có 4 vây lái ở đuôi cùng 4 vây khác ở miệng xả của động cơ. Tên lửa được dẫn hướng bằng con quay hồi chuyển, trọng lượng 12,5 tấn, dài 14m, tốc độ bay tối đa lên tới 5.700km/h và tốc độ va chạm tối đa đạt 2.800km/h (lý thuyết), tầm bắn khoảng 320km, mang theo đầu đạn nặng khoảng 1 tấn. Tên lửa hoạt động theo nguyên lý phương trình chuyển động tự do trong trường trọng lực. Quỹ đạo của tên lửa càng cao, tầm bắn càng xa. Đây cũng là nguyên tắc hoạt động của các loại tên lửa đường đạn trên thế giới hiện nay

1659240674236.png

1659240693447.png

1659241123942.png

1659241065403.png

1659240732121.png


Lịch sử hoạt động

Ban đầu, các tên lửa V-2 được phóng từ các hầm phóng cố định đặt ở Éperlecques và La Coupole gần eo biển Manche. Cách tiếp cận tĩnh này nhanh chóng bị loại bỏ để thay thế cho các bệ phóng di động. Di chuyển trong đoàn xe gồm 30 xe tải, V-2 được đưa đến khu vực lắp đặt đầu đạn và sau đó đưa đến bãi phóng trên một chiếc xe đầu kéo Meillerwagen. Tại đó, tên lửa được đưa lên bệ phóng, tiếp nhiên liệu và đặt con quay hồi chuyển. Quá trình thiết lập này mất khoảng 90 phút và nhóm khởi động có thể dọn sạch một khu vực 30 phút sau khi khởi chạy. Nhờ hệ thống di động rất thành công này, lực lượng V-2 của Đức có thể phóng tới 100 tên lửa mỗi ngày. Ngoài ra, do khả năng di chuyển liên tục, các đoàn xe V-2 hiếm khi bị máy bay đồng minh phát hiện và đánh phá. Các cuộc tiến công V-2 đầu tiên được phát động nhằm vào Paris và London vào ngày 8/9/1944. Trong 8 tháng tiếp theo, tổng cộng có 3.172 V-2 đã được phóng vào các thành phố của đồng minh, bao gồm London, Paris, Antwerp, Lille, Norwich và Liege. Do quỹ đạo đường đạn và tốc độ cực đại của tên lửa vượt quá 3 lần tốc độ âm thanh khi lao xuống mục tiêu, nên đối phương lúc đó không có phương pháp hiệu quả để đánh chặn chúng. Để chống lại mối đe dọa, một số thử nghiệm sử dụng gây nhiễu vô tuyến và súng phòng không đã được tiến hành. Những điều này cuối cùng đã được chứng minh là không có kết quả.

1659240849127.png

1659240887497.png

1659240904823.png

1659241009295.png

London bị tên lửa V-2 tấn công

Các cuộc tiến công của V-2 nhằm vào các mục tiêu của Anh và Pháp chỉ giảm khi quân đồng minh đẩy lùi lực lượng Đức và đặt các thành phố này ra khỏi tầm bắn của chúng. Từ tháng 9/1944 đến khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc, khoảng 4.000 tên lửa V-2 đã được phóng vào các mục tiêu ở Anh, Pháp khiến 3.800 thường dân thiệt mạng. Hiệu quả tác chiến không cao do kém chính xác, nhưng sự tham chiến của nó khiến phe đồng minh hoang mang.

Nền tảng cho mọi loại tên lửa đường đạn

Sau khi Đức quốc xã thất bại, cả Mỹ và Liên Xô rất quan tâm đến V-2, nên tìm mọi cách thu thập tài liệu kỹ thuật của loại vũ khí này, nhằm phục vụ quá trình phát triển vũ khí của họ. Khi tiến vào Berlin, Liên Xô thu được 30 tên lửa V-2 cùng một số nhà khoa học làm việc cho dự án. Tháng 10/1946, những kỹ sư của Đức được đưa vào làm việc tại một trung tâm nghiên cứu đặc biệt gần Moscow. Tháng 4/1947, Liên Xô phát triển thành công tên lửa đường đạn R-1 dựa trên bản thiết kế của V-2. Từ bản thiết kế V-2 của Đức kết hợp với sự sáng tạo của các nhà khoa học, Liên Xô đã phát triển công nghệ tên lửa đạt mức độ hàng đầu thế giới. Ngày nay, RS-24 Yars của Nga được giới quân sự thế giới đánh giá là tên lửa đường đạn liên lục địa đáng sợ nhất thế giới.

1659241196794.png

1659241175374.png

1659241157237.png

Tên lửa R-1

1659241235411.png

1659241311827.png

1659241343779.png

1659241406817.png

Tên lửa RS-24 Yars

Với Mỹ, trước khi chiến tranh kết thúc, 126 nhà khoa học từng làm việc cho chương trình tên lửa V-2, bao gồm Wernher von Braun và Dornberger, đã đầu hàng Quân đội Mỹ và được nước này tuyển dụng vào làm việc cho các dự án nghiên cứu vũ khí. Năm 1947, một cuộc thử nghiệm mang tên chiến dịch Sandy được thực hiện bởi Hải quân Mỹ, chứng kiến việc phóng thành công một bản sao của V-2 từ boong tàu USS Midway(CV-41). Năm 1952, tên lửa đường đạn PGM-11 Redstone, bản sao trực tiếp của V-2 do các nhà khoa học Đức chế tạo thành công tại Mỹ.

1659241496539.png

1659241564640.png

1659241587139.png

1659241631802.png

Tên lửa đường đạn PGM-11 Redstone

Bản thiết kế và công nghệ của V-2 và các nhà khoa học xuất sắc được tuyển chọn trên khắp thế giới đã đưa công nghệ tên lửa của Mỹ đạt đỉnh cao của thế giới. V-2 cũng tạo ra cuộc chạy đua công nghệ tên lửa khốc liệt trong những năm Chiến tranh Lạnh và đến ngày nay.

1659241729902.png

1659241811497.png

1659241662405.png

1659241753770.png

Tên lửa đạn đạo Pershing-II
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
UAV WING LOONG-1E CỦA TRUNG QUỐC HOÀN THÀNH CHUYẾN BAY ĐẦU TIÊN

Ngày 23/1/2022, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) đã công bố chuyến bay đầu tiên của máy bay không người lái (UAV) mang tên Wing Loong-1E.
Theo các chuyên gia quân sự, hiện nay Lục quân Trung Quốc đang sử dụng UAV của Công ty Zhongtian Feilong rất hiện đại; vì vậy, UAV Wing Loong1E sẽ chủ yếu hướng đến thị trường xuất khẩu.

1659313006019.png

1659313066367.png

1659313080763.png

UAV Wing Loong1E

Nguyên mẫu Wing Loong-1E mà công ty tuyên bố được chế tạo hoàn toàn từ vật liệu composite nhẹ - đã cất cánh từ một địa điểm không được tiết lộ vào ngày 18/1. Chuyến bay thử nghiệm kéo dài khoảng 22 phút và các hệ thống trên máy bay đều hoạt động đáp ứng đầy đủ các thông số kỹ thuật, AVIC đã công bố trên tài khoản WeChat chính thức của mình vào ngày 23/1.
AVIC không tiết lộ thông số kỹ thuật chi tiết của nguyên mẫu UAV này, nhưng nó tương tự về kích thước và thiết kế với chiếc Wing Loong-1D mà công ty đã bay thử nghiệm trước đó vào ngày 23/12/2020. Tuy nhiên, vẫn có một số các tính năng đáng chú ý giúp phân biệt giữa 2 loại này, như cánh hướng gió ở đầu cánh thẳng đứng và một khe hút gió được sửa đổi cho hệ thống động cơ.

1659313183907.png

1659313202404.png


Thiết kế của Wing Loong-1E bao gồm 1 thân máy bay dài với các cánh gắn ở giữa. Cấu trúc thân máy bay của nó được thiết kế để giảm thiểu tiết diện radar. Nó có 2 vây đuôi thẳng đứng, xếp thành hình chữ V; được trang bị bộ hạ cánh 3 chu kỳ, với 2 bánh chính dưới thân máy bay và 1 bánh đơn dưới mũi. Wing Loong-1E được trang bị động cơ tăng áp, dẫn động 1 trục 3 cánh quạt, được gắn ở phía sau thân máy bay. Wing Loong-1E đã trải qua một số sửa đổi trong thiết kế, mặt trước có một số thay đổi trong thiết kế khí động học và mỗi cánh giờ đây đều có các cánh nhỏ hướng lên trên. Việc sử dụng cánh nhỏ nhằm mục đích giảm lực cản. UAV Wing Loong-1E sử dụng hệ thống điện tử hàng không tích hợp dựa trên sợi quang. Hệ thống có khả năng xử lý và truyền thông tin tốt hơn, đồng thời có thể được nối mạng với mặt đất thông qua các liên kết dữ liệu băng thông rộng tốc độ cao để đạt được sự chia sẻ thông tin. UAV có thể được trang bị radar khẩu độ tổng hợp, thiết bị trinh sát điện tử và các thiết bị phát hiện khác, thu được hình ảnh mục tiêu mặt đất và các thông tin khác, sau đó truyền chúng đến trạm chỉ huy ở mặt đất.

1659313268332.png

1659313370077.png

1659313342670.png


Thông qua các biện pháp này, hiệu suất của UAV Wing Loong-1E đã được cải thiện một cách hiệu quả. Theo các chuyên gia quân sự, trọng lượng cất cánh tối đa của UAV này tăng lên 1.600kg, tải trọng tối đa tăng lên 400kg, trong đó tải trọng vũ khí là 300kg, có thể lắp được nhiều vũ khí hơn, nặng hơn. Vì lý do này, các giá treo trên cánh được tăng lên 4, nên có thể lắp được 4 tên lửa chống tăng. Trần bay tối đa gần 8.000m, vượt quá độ cao bắn của hầu hết các tên lửa phòng không di động, nâng cao khả năng sống sót của UAV trên chiến trường. Thời gian bay tăng lên 35 giờ và nó có thể bao quát một chiến trường rộng hơn hoặc tiến hành giám sát mục tiêu chặt chẽ hơn.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
HÀN QUỐC RA MẮT HỆ THỐNG CỐI 120MM TỰ HÀNH MỚI

Cơ quan mua sắm quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc ngày 4/2/2022 thông báo rằng, một lô hệ thống súng cối tự hành 120mm đầu tiên phát triển trong nước đã được chuyển giao cho Quân đội Hàn Quốc (RoKA).
Theo đánh giá của giới chức quân sự Hàn Quốc, cối tự hành 120mm mới sẽ nâng cao khả năng phản ứng của quân đội nước này trong các tình huống khẩn cấp. Ngoài việc cung cấp cho RoKA, công nghệ cối tự hành mới này sẵn sàng xuất khẩu tới các quốc gia có nhu cầu.

1659370640064.png

1659370653524.png

1659370686943.png

Theo DAPA, hệ thống súng cối mới do Hanwha Defense và S&T Dynamics của Hàn Quốc phát triển, được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hóa và cơ cấu nạp đạn bán tự động mới. Những công cụ hỗ trợ này cho phép súng cối có thể bắn với tốc độ 8 phát/phút hoặc tốc độ bắn tối đa lên tới 10 phát/ phút trong thời gian tối đa 3 phút.
Hệ thống súng cối mới được lắp đặt trên xe thiết giáp chở quân (APC) bánh xích M113 do Mỹ sản xuất, có thay đổi một số kết cấu. Nhà sản xuất cho rằng, việc đưa cối tự hành lên M113 sẽ giúp giảm số lượng binh sĩ trong khẩu đội, tăng cơ số đạn dự trữ để tác chiến trong thời gian dài, tăng tỷ lệ bắn chính xác vào mục tiêu, dễ dàng di chuyển trên các địa hình khác nhau, hạn chế thương vong từ hỏa lực đối phương.
Súng cối có trọng lượng 1.400kg và được gắn trên bàn xoay có thể xoay 360° và có góc tầm từ 45 đến 70°, tầm bắn 8km bằng đạn nổ cao tiêu chuẩn hoặc lên đến 13km bằng đạn tăng tầm. Hệ thống mới được vận hành bởi kíp pháo thủ 4 người (lái xe, chỉ huy, pháo thủ và người nạp đạn) và sẽ thay thế súng cối M30 107mm đã già cỗi mà quân đội nước này sử dụng trong nhiều thập kỷ qua. Nó sẽ là một vũ khí rất uy lực dùng cho mục đích yểm trợ hỏa lực cấp tiểu đoàn.

1659370999573.png

1659371283923.png

1659371331166.png

1659371298721.png


Cho Hyun-ki, một quan chức cấp cao của DAPA cho biết trong một tuyên bố hôm 4/2: “Súng cối tự hành 120mm là tài sản cốt lõi nâng cao năng lực hoạt động của các đơn bộ binh cơ giới của RoKA, đảm nhiệm các nhiệm vụ cơ động tiến công và các nhiệm vụ vụ khác”. Tổng chi phí phát triển bắt đầu từ năm 2014 ước tính khoảng 880 tỷ won (733 triệu USD). Hanwha Defense cũng cho thấy kỳ vọng đối với xuất khẩu, khi nói rằng hệ thống súng cối tự hành 120mm có hiệu suất tốt hơn các hệ thống tương tự về tầm bắn, hỏa lực và tích hợp nhiều hệ thống tự động hóa cao.
DAPA cho biết, hệ thống súng cối mới sẽ được vận hành cùng với các phương tiện dẫn đường hỏa lực mới. Việc sản xuất hệ thống súng cối trị giá khoảng 649 triệu USD, trong khi các phương tiện định hướng hỏa lực trị giá khoảng 86 triệu USD. Trước đó, Hanwha Defense cũng đã ký một thỏa thuận với Bộ Quốc phòng Ai Cập để chuyển giao hệ thống pháo tự hành K9 cho quốc gia châu Phi này. Thỏa thuận, bao gồm việc chuyển giao công nghệ và sản xuất K9 ở Ai Cập, trị giá hơn 1,65 tỷ USD.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
LỰC LƯỢNG DÙ NGA SẮP TIẾP NHẬN HỆ THỐNG PHÒNG KHÔNG PTITSELOV

Theo Tờ báo Izvestia, hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn mới nhất của Nga mang tên Ptitselov sẽ đi vào hoạt động cùng các Sư đoàn Phòng không Cận vệ số 98 và 106 của lực lượng dù.
Theo các chuyên gia quân sự, Ptitselov có sức mạnh sánh ngang với tổ hợp Pantsir-S2. Hệ thống này khi được đưa vào biên chế trang bị sẽ làm tăng đáng kể sức mạnh chiến đấu của lực lượng dù Nga trong việc chống lại hiệu quả các cuộc không kích của đối phương.

1659408662679.png

1659408300362.png

1659408310909.png

Hệ thống phòng không Ptitselov

“ Các hệ thống tên lửa phòng không Ptitselov sẽ đi vào hoạt động cùng các sư đoàn dù của Nga. Ptitselov được coi là một trong những hệ thống phòng không tầm ngắn tốt nhất thế giới hiện nay”. Tờ báo cho biết, chúng có thể được thả bằng dù hoặc đưa bằng trực thăng tới hậu phương của kẻ thù, nơi chúng sẽ bảo vệ lính dù khỏi các cuộc không kích, máy bay không người lái và tên lửa hành trình.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Ptitselov được phát triển bởi Cục thiết kế khí cụ Tula. Hệ thống mới được trang bị 12 tên lửa phòng không Sosna-R đặt trên khung gầm của xe bọc thép BMD-4M. Ptitselov có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không ở khoảng cách đến 10.000m và độ cao lên tới 5.000m. BMD-4 là một loại xe chiến đấu bộ binh đổ bộ (IFV) có nguồn gốc từ Nga thời hậu Chiến tranh Lạnh. Ban đầu được đặt tên là BMD-3M, khung gầm của BMD-4 giống với BMD-3 vì nó được phát triển trên cùng một cơ sở. Đây là loại xe bọc thép nhẹ nhất trong lớp BMD, sở hữu sức mạnh hỏa lực đáng kể.

1659408355266.png

1659408391386.png


BMD-4M có chiều dài thân xe 6,1m; rộng 3,11m; cao 2,45m; trọng lượng 13,6 tấn; sử dụng động cơ diesel UTD-29 500 mã lực cho tốc độ trên đường cao tốc tối đa 70km/h, đường trường 45km/h, dưới nước 10km/h; leo dốc 60%; vượt chướng ngại vật thẳng đứng dưới 0,8m, vượt hào rộng 1,8m; dự trữ hành trình tối đa 500km. Sosna-R là tên lửa phòng không 2 tầng phóng với động cơ đẩy có thể tháo rời. Tên lửa được phóng ra từ container bằng “mệnh lệnh vô tuyến”, đẩy tên lửa lên quỹ đạo đường bay trong trường nhìn của trắc thủ, động cơ đẩy tách ra, khởi động động cơ hành trình và hệ thống dẫn đường chống nhiễu bằng laser.

1659408486299.png

1659408519377.png


Đầu đạn tên lửa nổ phá mảnh que khi nổ gián tiếp, mảnh xuyên giáp khi va chạm trực tiếp. Bộ phận kích nổ laser va chạm và không va chạm với bức xạ vòng tròn liên tục và thời điểm nổ phù hợp với từng loại mục tiêu. Tên lửa không cần kiểm tra bổ sung hoặc kiểm tra trong suốt thời gian sử dụng. Container tên lửa có khối lượng không lớn nên không cần thiết phải trang bị thêm xe chuyên dụng nạp đạn. Hệ thống điều khiển quang điện tử có độ chính xác cao khi xác định phần tử bắn của mục tiêu, có khả năng chống nhiễu mạnh, đảm bảo khả năng tự động hóa cao của tổ hợp từ khi phát hiện mục tiêu cho đến khi phóng tên lửa.

1659408582740.png


Hệ thống điện tử bao gồm môđun quang - điện tử (OEM), hệ thống tính toán đường đạn, hệ thống dẫn động cơ khí điều khiển tầm, hướng, bàn điều khiển và đèn tín hiệu, bloc nguồn nuôi, bộ phận tự động khóa mục tiêu, giám sát tên lửa và mục tiêu cần tiêu diệt.

1659408729877.png

1659408761008.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Iran "trình làng" tên lửa đường đạn tầm bắn 1.450km

Ngày 9/2/2022, Quân đoàn Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cho biết, họ đã phát triển một tên lửa đường đạn mới với tầm bắn 1.450km - có khả năng nhắm mục tiêu vào Israel, các thủ đô của các quốc gia vùng Vịnh và các căn cứ của Mỹ ở Trung Đông.
Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) cho biết Iran có khoảng 20 loại tên lửa đường đạn, cũng như tên lửa hành trình và máy bay không người lái. Khả năng của chúng khác nhau, với Qiam-1 có tầm bắn 800km và Ghadr-1 có thể đạt 1.800km.

1659434947573.png

1659434975061.png

1659435043395.png

Tên lửa Kheibarshekan

Được mệnh danh là Kheibarshekan (lâu đài), đây là một trong những tên lửa tầm xa nhất của Iran. Việc công bố được đưa ra trong chuyến thăm của Thiếu tướng Mohammad Hossein Baqeri - Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Iran đến căn cứ tên lửa của Lực lượng hàng không vũ trụ IRGC. Phát biểu tại buổi lễ công bố, ông Mohammad Bagheri nhấn mạnh: “Cộng hòa Hồi giáo Iran đang liên tục cải thiện khả năng tên lửa của mình để chống lại những kẻ xâm lược, áp bức, các cường quốc kiêu ngạo cũng như những kẻ theo chủ nghĩa phục quốc sát nhân. Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy công nghệ tên lửa cả “định lượng và chất lượng”.
Ông nói thêm rằng những kẻ thù của Cộng hòa Hồi giáo không hiểu bất cứ điều gì khác ngoài ngôn ngữ của vũ lực. Nếu kẻ thù cảm thấy rằng bằng cách tiến công Iran, họ sẽ được gì nhiều hơn những gì họ sẽ mất mà họ không bao giờ quan tâm đến “đạo đức”, “nhân văn”, “nhân quyền”, hoặc “lời khuyên nhủ” của giới truyền thông. Kheibarsheka là tên lửa tầm xa thế hệ thứ ba do IRGC phát triển. Tên lửa mới được đẩy bằng nhiên liệu rắn và có khả năng xuyên thủng các lá chắn tên lửa với khả năng cơ động cao trong giai đoạn cuối hành trình, truyền thông địa phương đưa tin.
Thiết kế sửa đổi của Kheibarshekan đã giảm 1/3 trọng lượng so với các tên lửa tương tự, trong khi thời gian chuẩn bị phóng của nó giảm xuống còn 1/6 so với các tên lửa tương đương. Theo Tư lệnh Lực lượng hàng không vũ trụ IRGC, Chuẩn tướng Amir Ali Hajizadeh, tên lửa này tuy mới công bố, nhưng được sản xuất từ lâu và đã được đưa vào biên chế cho các đơn vị chiến đấu.

1659435098978.png

1659435122797.png

1659435201701.png


Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 1/2021 với kênh tin tức al-Manar bằng tiếng Arab, ông Hajizadeh cho rằng, Iran có khả năng phát triển tên lửa có tầm bắn 2.000km trở lên. “Sức mạnh tên lửa của chúng tôi có thể được nhìn thấy trong các bình luận của kẻ thù. Không ai bắt chúng tôi hạn chế tầm bắn 2.000km vì Iran chưa có bất kỳ ràng buộc nào với các quốc gia khác về sức mạnh tên lửa của mình. Và tầm bắn này không phải là xa nhất đối với chúng tôi”. Việc IRGC công bố tên lửa mới diễn ra một ngày sau khi Iran và các nước có mặt tại Vienna (Áo) để tham gia vòng đàm phán thứ 8, nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) do Iran ký với nhóm P5+1 (gồm Nga, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức) hồi năm 2015.
Trong khi Iran tìm cách dỡ bỏ các lệnh trừng phạt trong các cuộc đàm phán bắt đầu vào tháng 4/2021, họ đã tuyên bố chương trình tên lửa của mình là “không thể thương lượng”, bất chấp những lời kêu gọi từ phương Tây. Theo các nhà quan sát khu vực, việc công bố tên lửa Kheibarshekan có khả năng làm gia tăng căng thẳng giữa Iran và Israel, đồng thời gây ra phản ứng từ các quan chức Mỹ.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
LỰC LƯỢNG PHẢN ỨNG NHANH NATO

Ngày 25/02/2022, Tổng Thư ký Hiệp ước Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), Jens Stoltenberg đã thông báo, khối quân sự này đã bắt đầu kích hoạt Lực lượng phản ứng nhanh NATO (NATO Response Force - NRF). Đây là lần đầu tiên NATO triển khai lực lượng phản ứng nhanh, nhằm tăng cường hệ thống phòng thủ và ngăn chặn nguy cơ chiến tranh ở Ukraina có thể lan sang các quốc gia thành viên NATO.

1659491292494.png

1659491196361.png

1659491240117.png

1659491260027.png

Lực lượng phản ứng nhanh NATO

Hội nghị thượng đỉnh NATO tổ chức tại Praha năm 2002 đã quyết định thành lập NRF. Tháng 10/2003, những đơn vị đầu tiên của NRF được đưa vào thành phần chiến đấu của NATO, quân số khoảng 9.000 người, đến nay đã lên tới 40.000 người. Theo quy định, các quốc gia thành viên có trách nhiệm đóng góp lực lượng hàng năm trên cơ sở luân phiên, với quyền chỉ huy chung do Đại tướng Tod D Wolters, Tư lệnh lực lượng Mỹ ở châu Âu, Tư lệnh Lực lượng liên hợp đồng minh tối cao châu Âu chỉ huy. Trụ sở của Bộ Chỉ huy Lực lượng liên hợp đồng minh đóng ở Brunssum, Hà Lan. Được thành lập dựa theo mô hình các đơn vị viễn chinh Mỹ, NRF là một thành phần trong tổng thể lực lượng NATO và là bộ phận quân sự linh hoạt nhất, có khả năng phản ứng ngay lập tức bằng sức mạnh quân sự đối với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào. Lực lượng phản ứng nhanh NATO có thể thực hiện các nhiệm vụ quân sự và đảm nhiệm nhiều chức năng đặc biệt tại bất kỳ nơi nào trên thế giới, như tác chiến chính quy, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ các quốc gia thành viên NATO, chống khủng bố, gìn giữ hòa bình, ngăn chặn thảm họa nhân đạo...

1659491326954.png

1659491357486.png

1659491380958.png


Lực lượng phản ứng nhanh NATO có 1 lữ đoàn lục quân, quân số khoảng 5.000 người, được trang bị vũ khí hạng trung và hạng nhẹ. Sở chỉ huy của lữ đoàn đóng tại Lille, Pháp. Các đơn vị trực thuộc gồm không quân, phòng không, pháo binh, công binh, thông tin liên lạc, phòng hóa... từ Quân đội Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ba Lan. Bộ chỉ huy được thành lập trên cơ sở bộ tham mưu của một quân đoàn lục quân triển khai nhanh của NATO.
Không quân của NRF có nhiệm vụ vận chuyển kịp thời lực lượng, phương tiện đến những khu vực cần thiết và yểm trợ cho hoạt động của các đơn vị này. Lực lượng không quân gồm các phi đội máy bay chiến đấu, máy bay vận tải; lực lượng và phương tiện phòng không - không quân của các nước thành viên, bảo đảm 200 lượt máy bay xuất kích trong một ngày đêm.

1659491469555.png

1659491504970.png

1659491537784.png


Hải quân của NRF gồm bộ chỉ huy trên biển, cơ quan tham mưu của lực lượng hải quân liên hợp NATO, các nhóm tàu sân bay đa năng/tàu chiến đấu mặt nước, tàu cứu hộ, cứu nạn, tàu đột kích, tàu đổ bộ, tàu ngầm và máy bay... được tổ chức thành binh đoàn cấp chiến dịch, đủ sức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm đổ bộ và hộ tống đoàn tàu vận tải, chống ngầm, rà phá thủy lôi, phòng không và bảo đảm những cuộc chuyển quân bằng đường biển.
Lực lượng tác chiến đặc biệt gồm 4 đơn vị từ các quân chủng khác nhau. Lực lượng bảo đảm hậu cần liên quân đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tư lệnh NRF. Đây là lực lượng bảo đảm hậu cần chủ yếu trên nguyên tắc đa quốc gia như tiếp nhận, tập kết, chuẩn bị và hộ tống các đơn vị đến địa điểm tiến hành các chiến dịch quân sự; tổ chức bảo quản, dự trữ phương tiện vật chất dành cho chiến trường, cung cấp lương thực, nước ngọt, nhiên liệu và đạn dược; bảo đảm quân y; chỉ huy vận tải.

1659491647136.png

1659491692239.png

1659491729849.png


Ngoài ra, tham gia bảo đảm hậu cần cho NRF còn có Trung tâm vận tải đa quốc gia (thuộc Bộ Chỉ huy vận tải chiến lược NATO), Trung tâm điều phối vận tải châu Âu, Trung tâm điều phối vận tải đường biển đa quốc gia. Để thực hiện chuyển quân và hàng hóa lớn giữa các chiến trường, NATO sẽ sử dụng lực lượng và phương tiện dùng chung trên cơ sở ký hợp đồng thuê các phương tiện, như máy bay vận tải AN-124-100, máy bay C-17A, tàu há mồm Ro-Ro.

1659491799327.png

1659491817570.png

1659491841591.png

1659491861102.png


Thành phần dự bị của NRF được xác định tùy theo mức đóng góp tài chính của các nước thành viên và được cụ thể hóa trên cơ sở diễn biến tình hình ở khu vực chiến sự. Các quốc gia thành viên NATO được phép sử dụng các đơn vị dự bị cho NRF để thực hiện nhiệm vụ, kể cả sử dụng cho các chiến dịch quốc tế. Mặc dù tuyên bố kích hoạt NRF, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ các quốc gia thành viên NATO, nhưng Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg không đưa ra bất kỳ thông tin nào về địa điểm cụ thể nơi các đơn vị NRF được triển khai. Ông nhấn mạnh rằng, việc triển khai NRF còn tùy thuộc vào quyết định của Tư lệnh Lực lượng liên hợp đồng minh tối cao châu Âu. Theo quy định, vì Ukraine không phải là thành viên NATO, nên muốn điều NRF đến nước này phải được nhất trí của tất cả 30 quốc gia thành viên NATO. Đây là một điều không dễ dàng đối với một tập thể 30 quốc gia, có quan hệ với Nga ở các mức độ khác nhau.

1659491896304.png

1659491933950.png

1659491959260.png

1659492039312.png

1659492088482.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
HỢP TÁC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG Pháp - Indonesia

Ngày 10/2/2022, nhân chuyến thăm Indonesia của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly, Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký với Bộ Quốc phòng Pháp biên bản ghi nhớ về một số thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.
Cũng trong ngày 10/2, Mỹ đã phê duyệt thỏa thuận bán 36 máy bay chiến đấu F-15, động cơ và các thiết bị quân sự liên quan, trong đó có đạn dược và hệ thống thông tin liên lạc, trị giá 13,9 tỉ USD cho Indonesia.

Theo Bản ghi nhớ, các tập đoàn công nghiệp quốc phòng 2 nước đã ký hợp đồng chuyển giao máy bay tiêm kích, tàu ngầm và tàu mặt nước. Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký hợp đồng mua 6 máy bay đầu tiên trong tổng số 42 máy bay tiêm kích thế hệ 4,5 Dassault Rafale do Pháp sản xuất. Đây là hợp đồng đầu tiên trong kế hoạch hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa 2 nước.

1659576842281.png

1659576862631.png

1659576886867.png

Máy bay chiến đấu Dassault Rafale

Ngoài máy bay tiêm kích, các quan chức Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Indonesia PT PAL và Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Naval Group, Pháp đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về việc mua 2 tàu ngầm lớp Scorpene, lớp Riachuelo, với đầy đủ vũ khí và phụ tùng thay thế cần thiết. Được biết, tàu ngầm lớp Riachuelo sử dụng động cơ không cần không khí (AIP), có lượng giãn nước 1.800 tấn, dài 75m, rộng 6,2m, kíp thủy thủ 31 người. Tàu có khả năng lặn sâu tới 350m; được trang bị ngư lôi hạng nặng F21 và tên lửa MBDA Exocet SM39 Block 2 Mod 2, phóng qua ống phóng ngư lôi 533mm.

1659577172746.png

1659577250776.png

1659577141432.png

Tàu ngầm lớp Scorpene

1659577361305.png

1659577329477.png

1659577391452.png

Tàu ngầm lớp Riachuelo

Hải quân Indonesia cũng ký hợp đồng mua 2 tàu frigat lớp Gowind của Pháp. Tàu có lượng giãn nước khoảng 3.000 tấn, kíp thủy thủ 71 người; được trang bị động cơ CODAD, công suất khoảng 60.000 mã lực, cho phép tàu chạy với vận tốc đối đa 53km/ giờ; khi chạy với vận tốc tiết kiệm nhiên liệu, tàu có thể thực hiện hành trình liên tục dài 7.000km. Gowind có thể hoạt động ở chế độ tự động hóa cao; được trang bị hệ thống điện tử hiện đại, bao gồm rađa mạng pha đa năng Smart-S Mk2, có thể theo dõi 500 mục tiêu cùng một lúc, từ cự ly 200km; rađa điều khiển hỏa lực Theinmetall TMEO Mk2 hoạt động trên băng tần I và J, dẫn bắn cho các hệ thống vũ khí trên tàu. Tàu được trang bị tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block III có khả năng tiêu diệt tàu mặt nước, lượng giãn nước hàng nghìn tấn, từ cự ly 180km; tên lửa chống hạm NSM thế hệ mới; pháo hạm OTO Melara, tầm bắn 16km, tốc độ bắn 120 phát/ phút; tên lửa phòng không VL MICA, tầm bắn 20km; ống phóng ngư lôi ECAN.

1659577589046.png

1659577478584.png

1659577669808.png

1659577520861.png

Tàu frigat lớp Gowind

g phóng ngư lôi ECAN. Ngoài ra, Indonesia và Pháp còn ký các bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực viễn thông giữa PT LEN và Tập đoàn Thales cùng hợp tác sản xuất đạn pháo giữa PT Pindad và Nexter Munition. Việc tăng cường hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa Indonesia và Pháp đánh dấu bước chuyển hướng chiến lược hợp tác giữa 2 nước. Đối với Pháp, sau khi hợp đồng đóng 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Australia rơi vào tay Mỹ, việc ký các hợp đồng bán vũ khí trang bị cho Indonesia được coi là một thành công lớn của Pháp. Đối với Indonesia, việc ký hợp đồng mua máy bay của Pháp cũng được coi là thành công, sau khi nước này hủy bỏ hợp đồng mua máy bay Su-35S của Nga, trị giá hơn 1,1 tỉ USD, do Mỹ đe dọa trừng phạt, nhất là trong bối cảnh các máy bay chiến đấu đang có trong trang bị của không quân xuống cấp nghiêm trọng, cần được thay thế.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
NGA LẦN ĐẦU TIÊN THỬ NGHIỆM MÁY BAY A-100 PREMIER

Theo Hãng tin Tass, ngày 10/2/2022 Tập đoàn Rostec (Nga) đã công bố chuyến bay thử nghiệm đầu tiên máy bay dẫn đường và giám sát radar tầm xa mới nhất của Nga mang tên A-100 Premier.
A-100 Premier được phát triển để tăng cường năng lực cảnh giới tầm xa cho Không quân Nga, bổ sung và thay thế dần phi đội A-50, A-50U trong biên chế hiện nay. Với tính năng đó, A-100 được ví như "mắt thần trên không" của Quân đội Nga.

1659606671789.png

1659606414076.png

1659606449626.png

1659606622331.png

A-100 Premier

A-100 Premier là máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS) thế hệ mới 4 động cơ, dựa trên máy bay vận tải quân sự Il76MD-90A (Il-476) của Tổ hợp hàng không Ilyushin và do Aviastar-SP sản xuất. Máy bay mới sẽ được Không quân Nga sử dụng để giám sát tầm xa và phát hiện các mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển. Trong các hoạt động tiến công không đối không hoặc đối đất, nó cũng có thể cung cấp cho máy bay chiến đấu và máy bay cường kích khả năng tình báo, giám sát, trinh sát và chỉ huy, kiểm soát trên không.
Do vòm radar quay đặc biệt của nó bố trí phía trên thân máy bay, nên A-100 Premier còn được gọi là “nấm bay”. Máy bay được trang bị radar mảng quét điện tử chủ động (AESA) toàn cảnh, đa vị trí của Vega Premier 476 và 2 ăng ten mảng pha quay theo từng giai đoạn được tích hợp trong một vòm radar hình tròn đặt trên 2 thanh chống phía trên thân máy bay. Các radar mảng pha có thể thực hiện cả quét ổ trục cơ học và quét theo pha dọc điện tử chủ động để cung cấp góc phủ sóng rộng hơn. Góc nâng của chùm radar được điều khiển điện tử, trong khi góc phương vị được điều chỉnh vật lý bằng cách xoay vòm.

1659606568763.png

1659606700488.png


A-100 Premier có khả năng phát hiện máy bay địch bay ở tầm xa hơn 600km, tại bất kỳ độ cao nào, sau đó chuyển số liệu tự động về trung tâm chỉ huy, đồng thời hướng dẫn, chỉ huy các máy bay chiến đấu và tên lửa phòng không trong các nhiệm vụ chiến đấu. Theo một số đánh giá sơ bộ, A-100 Premier có thể phát hiện các tàu chiến ở khoảng cách xa tới 400km, tên lửa hành trình ở khoảng cách gần 300km. Máy bay có thể trinh sát, phát hiện, theo dõi trên 300 mục tiêu, sau đó đồng thời chỉ huy tác chiến tới 10 máy bay chiến đấu ở các khoảng cách khác nhau..
Cùng với đó, máy bay trang bị hệ thống nhận dạng bạn hoặc thù (IFF), thiết bị truyền dẫn vô tuyến và máy tính kỹ thuật số đều là một phần của hệ thống dẫn đường và cảnh báo radar trên không. Dữ liệu mục tiêu được chuyển đến đài chỉ huy tên lửa thông qua liên kết vô tuyến chỉ huy để dẫn đường cho tên lửa phòng không. Hệ thống điện tử hàng không của máy bay có thể thu thập, đánh dấu và theo dõi các mục tiêu đứng yên và di chuyển ở cả chế độ tự động và thủ công để tăng độ an toàn khi bay. Con quay hồi chuyển laser tiên tiến và máy đo gia tốc thạch anh được sử dụng để xác định vị trí của máy bay. Để tự bảo vệ mình khỏi vũ khí của kẻ thù, A-100 Premier còn được trang bị công nghệ tình báo điện tử (ELINT) và tác chiến điện tử (EW). Máy bay được trang bị 2 động cơ PS-90A-76 hiện đại, mỗi động cơ có lực đẩy 3.500kgf, cải thiện khả năng cơ động và giảm chi phí vận hành so với máy bay Il-76MD-90A.

1659606788502.png

1659606828253.png

1659606850780.png

1659606864124.png

1659606891146.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Israel thử nghiệm hệ thống phòng không C-Dome

Israel đã “thực hiện thành công một loạt thử nghiệm phức tạp” trên C-Dome, một phiên bản trên biển của hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt, Bộ Quốc phòng Israel (MoD) tuyên bố hôm 21/2/2022.
C-Dome có nguồn gốc từ hệ thống Iron Dome trên đất liền mà Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sử dụng chủ yếu để đánh chặn tên lửa, pháo binh. Nó được liên kết với radar đa nhiệm vụ Adir của IAI-Elta, thông qua hệ thống chỉ huy và điều khiển do mPrest Systems sản xuất.

1659927229402.png

1659927251345.png

1659927292494.png


Hệ thống C-Dome được thiết kế bởi Tập đoàn Rafael và được lắp đặt trên tàu hộ tống Sa’ar-6. Theo MoD, hệ thống này đã hoạt động thành công trong các cuộc thử nghiệm chống lại “nhiều mối đe dọa tiên tiến” trong quá trình thử nghiệm do Hải quân và Cục Quản lý phát triển cơ sở hạ tầng vũ khí và công nghệ (MAFAT) thuộc MoD giám sát.
“Thử nghiệm đã kiểm tra một số kịch bản mô phỏng các mối đe dọa hiện tại và tương lai mà hệ thống có thể phải đối mặt trong một cuộc xung đột, chẳng hạn như tên lửa, tên lửa hành trình và máy bay không người lái (UAV)”, MoD cho biết trong một tuyên bố. “Bằng cách sử dụng radar mạnh mẽ được phát triển đặc biệt cho nhiệm vụ, hệ thống đã xác định thành công các mối đe dọa (UAV, tên lửa hành trình...) và phóng các tên lửa đánh chặn Iron Dome từ giữa biển, tiêu diệt chúng với độ chính xác hoàn hảo. Thành công của cuộc thử nghiệm càng củng cố niềm tin của chúng tôi vào khả năng của hệ thống trong việc bảo vệ các khu vực rộng lớn và tài sản chiến lược của Nhà nước Israel”, Giám đốc Tổ chức phòng thủ tên lửa Israel Moshe Patel cho biết.

1659927456143.png

1659927468170.png

1659927369785.png

1659927394074.png


Một đoạn video về các cuộc thử nghiệm được chia sẻ trên Twitter cho thấy tên lửa và UAV bắn từ đất liền bị chặn bởi tên lửa phóng từ boong tàu hộ tống Sa’ar-6 ở Địa Trung Hải, mặc dù tỷ lệ thành công của hệ thống không được tiết lộ công khai. Hệ thống C-Dome bao gồm 1 bệ phóng nhiều vòng được nạp tối đa 10 tên lửa đánh chặn phóng thẳng đứng, giống như được sử dụng trong Iron Dome trên đất liền. Tên lửa đánh chặn hoạt động rất linh hoạt, có khả năng tiến công ngay cả những mục tiêu cơ động cao. Đầu đạn mạnh mẽ của nó bao gồm một ngòi nổ cận đích, giúp nâng cao tỷ lệ tiêu diệt đối với nhiều loại mục tiêu.
Hệ thống chỉ huy và kiểm soát vũ khí của C-Dome được hợp nhất với hệ thống quản lý chiến đấu của con tàu; đồng thời, nó sử dụng radar giám sát của con tàu để điều khiển hỏa lực. Thiết kế môđun của hệ thống cho phép nó có thể tích hợp với nhiều loại tàu khác nhau, bao gồm cả tàu tuần tra xa bờ và tàu hộ tống nhỏ. Sau khi đi vào hoạt động, C-Dome sẽ gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa đa tầng của Israel.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
Trung Quốc thử nghiệm hệ thống phòng không di động mới

“Tên lửa phòng không di động mới nhất của Trung Quốc, QW-12, đã đánh chặn thành công trực thăng, máy bay và tên lửa hành trình trong một cuộc thử nghiệm bắn đạn thật”. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin trong một bản tin được phát vào đầu tháng 2/2022.
QW-12 (biến thể của QW-2), là vũ khí vác vai hoặc gắn trên các phương tiện và tàu chiến hạng nhẹ, có thể tiến công các mục tiêu ở khoảng cách từ 0,5 đến 6km và ở độ cao từ 10m đến 4km.

1659948898260.png

1659948915758.png

1659949068425.png

1659949245301.png

1659949320143.png

QW-12

QW-12 là tên lửa phòng không lục quân do Trung Quốc sản xuất, được thiết kế để chống lại trực thăng, máy bay phản lực, máy bay không người lái (UAV) và tên lửa hành trình. Được thử nghiệm tại một trường bắn ở miền Bắc Trung Quốc, tên lửa QW-12 đã bắn hạ thành công một máy bay mục tiêu, được thiết kế và chế tạo đặc biệt để mô phỏng một máy bay trực thăng tiến công với tín hiệu hồng ngoại.
Theo CCTV, khi tên lửa QW-12 bay đến gần, chiếc máy bay mô phỏng mục tiêu đã phóng ra 8 quả pháo sáng giống như tín hiệu hồng ngoại của máy bay để làm mồi nhử, nhằm đánh lạc hướng tên lửa đánh chặn. Tuy nhiên, tên lửa đã vượt qua và bắn trúng máy bay. Quá trình này chỉ diễn ra trong vài giây. “Tên lửa của chúng tôi không hề bị phân tâm bởi các mồi nhử và đánh trúng mục tiêu. “Không có tên lửa nào thuộc loại này trên thế giới đã công khai chứng minh khả năng như vậy”, CCTV nhấn mạnh.
QW-12 được vận hành bởi 3 người, với một bệ phóng được đặt trên mặt đất. Sau khi được bắn lên không trung, tên lửa kích hoạt động cơ chính của nó để tăng tốc đồng thời theo dõi tín hiệu hồng ngoại của mục tiêu. Sau khi kiểm tra khả năng bắn trúng mục tiêu có tốc độ bay chậm như trực thăng, QW-12 chuyển sang thực hành đánh chặn mục tiêu bay nhanh hơn, đó là quả đạn pháo cỡ 122mm mô phỏng máy bay phản lực hoặc tên lửa hành trình bay với tốc độ 360m/s.
Báo cáo của CCTV cho biết, mục tiêu tốc độ cao đã bị tên lửa QW-12 hạ gục nhờ sử dụng “ngòi nổ tiệm cận laser”, được kích hoạt khi nó di chuyển đến gần mục tiêu, tạo ra sóng xung kích. Đoạn video cho thấy một hệ thống cảm biến đã được gắn vào bệ phóng. QW-12 là sản phẩm kế thừa của QW-2 và được thiết kế nhỏ gọn, nhẹ với hỏa lực cao. Nó có thể được vận hành bằng cách mang vác bởi binh lính hoặc gắn trên xe, với nhiều QW-12 có thể được bắn từ một phương tiện. Shi Hong, Tổng biên tập Tạp chí Shipborne Weapons nói với Tờ Global Times, dòng QW đã từng được trưng bày trước đây tại các triển lãm quốc phòng, cũng có thể chứng tỏ sức hút trên thị trường vũ khí quốc tế. Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy khả năng của QW-12 có thể đáp ứng trong môi trường chiến trường phức tạp. Trung Quốc là một trong số ít quốc gia phát triển được tên lửa phòng không di động. Loại tên lửa phòng không di động phổ biến nhất vẫn là FIM-92 Stinger của Mỹ, được các lực lượng vũ trang cũng như dân quân du kích trên thế giới mua và sử dụng rộng rãi từ những năm 1980. Tuy nhiên, QW-12 với những công nghệ mới hơn có khả năng chống mồi nhử tốt hơn nhiều so với các đối thủ lâu đời hàng chục năm.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
SỰ CẠNH TRANH QUÂN SỰ GIỮA CÁC CƯỜNG QUỐC NĂM 2022

Mặc dù thế giới đang chịu tác động do sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ và đại dịch Covid-19, nhưng năm 2022 sẽ là năm mà cạnh tranh quân sự giữa các nước lớn tiếp tục nóng lên. Trên trang moderndiplomacy, ông Raihan Ronodipuro thuộc Trung tâm Nghiên cứu Indonesia - Trung Quốc (CICS) có bài phân tích sâu về nội dung này.
Theo các chuyên gia quân sự, chạy đua vũ trang giữa các quốc gia khó có thể kết thúc “một sớm một chiều”, thậm chí khả năng bùng nổ ở mức độ cao hơn trong năm 2022 khi nhiều nước tăng mạnh ngân sách quốc phòng. Kịch bản tái diễn chiến tranh thế giới khó có thể xảy ra song xung đột, đụng độ ở quy mô nhỏ giữa các nước, ở các khu vực là điều không ngoại trừ.

Về vũ khí hạt nhân và siêu thanh

Theo ông Raihan Ronodipuro, cuộc cạnh tranh quân sự giữa các cường quốc trước hết là cuộc chiến giành quyền thống trị chiến lược, và vai trò của vũ khí hạt nhân trong việc thay đổi vị trí chiến lược là lĩnh vực được chú trọng. Vào năm 2022, cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân sẽ vẫn là trung tâm của sự cạnh tranh quân sự giữa Nga, Mỹ và các nước lớn khác, trong khi vũ khí siêu thanh sẽ trở thành tâm điểm của cuộc cạnh tranh công nghệ quân sự giữa các nước lớn.
Cuộc cạnh tranh vũ khí hạt nhân hiện nay giữa các nước lớn sẽ tập trung nhiều hơn vào việc cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng vũ khí. Năm 2022, Mỹ sẽ đầu tư 27,8 tỷ USD vào phát triển vũ khí hạt nhân, bao gồm: mua các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân chiến lược lớp Columbia và cải thiện hệ thống chỉ huy, kiểm soát và liên lạc hạt nhân, cũng như các hệ thống cảnh báo sớm.

1660012817932.png

1660012832464.png

1660012877048.png

Tàu ngầm lớp Columbia

1660012937356.png

1660012991215.png

1660013027977.png

Tàu ngầm lớp Borei-A

Một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Borei-A, 2 máy bay ném bom chiến lược Tu-160M và 21 hệ thống tên lửa đường đạn mới sẽ được Nga đặt hàng. Và kho vũ khí hạt nhân chiến lược của nước này được dự đoán sẽ được hiện đại hóa với tốc độ hơn 90%. Năm nay, Anh và Pháp đều sẽ tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình. Họ mong muốn cải thiện lực lượng hạt nhân của mình bằng cách đóng các tàu ngầm chiến lược mới chạy bằng năng lượng hạt nhân, tăng số lượng đầu đạn hạt nhân và thử nghiệm các tên lửa đường đạn mới.

1660013113568.png

1660013137601.png

1660013188970.png

Tên lửa Zircon

Nga sẽ đưa vào trang bị tên lửa hành trình siêu thanh trên biển Zircon trong năm nay và tiếp tục phát triển các tên lửa siêu thanh mới với tư cách là nước dẫn đầu trong lĩnh vực này. Để bắt kịp Nga, Mỹ sẽ đầu tư 3,8 tỷ USD trong năm nay vào việc phát triển vũ khí siêu thanh. Vũ khí siêu thanh cũng đang được nghiên cứu và phát triển ở Pháp, Anh và Nhật Bản.

Về vũ khí truyền thống

Việc duy trì ưu thế của các vũ khí và trang, thiết bị truyền thống cũng là nền tảng của cuộc cạnh tranh quân sự giữa các nước lớn. Vào năm 2022, các nước lớn như Nga và Mỹ sẽ đẩy nhanh việc nâng cấp các thiết bị chiến tranh. Mỹ sẽ tập trung cải tiến vũ khí, trang bị của hải quân và không quân. Theo kế hoạch, Hải quân Mỹ sẽ nâng cấp và đưa vào trang bị các loại vũ khí, trang bị như tàu sân bay lớp Ford, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Virginia và máy bay chiến đấu F-15EX, cũng như phát triển các phương tiện đường biển và đường không cao cấp…

1660013305635.png

1660013324148.png

1660013393648.png

Máy bay chiến đấu F-15EX

1660013435490.png

1660013485024.png

1660013503907.png

1660013541583.png

Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Virginia

Các hoạt động cải tiến trang, thiết bị quân sự của Nga đang diễn ra mạnh mẽ, với quân đội nhận thêm xe tăng T-14, hải quân nhận 16 tàu chủ lực; lực lượng hàng không vũ trụ và hải quân nhận hơn 200 máy bay mới hoặc tốt hơn. Việc đưa vào vận hành thế hệ xe bọc thép Boxer mới ở Anh sẽ được đẩy nhanh. Ấn Độ sẽ tiếp tục đẩy nhanh việc triển khai tàu sân bay nội địa đầu tiên của mình. Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục mua máy bay chiến đấu F-35B và cải tiến tàu sân bay trực thăng Izumo.

1660013852233.png

1660013887241.png

1660013942481.png

1660013961946.png

Xe tăng T-14 của Nga

1660013715538.png

1660013739334.png

1660013789260.png

Xe bọc thép Boxer của Anh

1660014103291.png

1660014008276.png

1660014028217.png

Tàu sân bay nội địa của Ấn Độ

1660014159460.png

1660014192064.png

1660014213442.png

1660014268781.png

1660014290403.png

Tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật Bản

....................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Về lĩnh vực tác chiến điện tử

Quân đội Mỹ đẩy nhanh chương trình tác chiến điện tử Dự án Kaiju của không quân và chương trình băng tần thấp gây nhiễu thế hệ tiếp theo (NGJ-LB) của hải quân, cũng như tăng cường các cuộc tập trận để nâng cao hiệu quả quy trình tác chiến điện tử. Pole-21, Krasukha và các hệ thống tác chiến điện tử mới khác sẽ được trang bị cho Quân đội Nga nhằm tăng cường tự động hóa các hệ thống tác chiến điện tử. Hệ thống tác chiến điện tử của các khu trục hạm Kiểu 45, cũng như các khinh hạm Kiểu 26 và Kiểu 31 sẽ được Anh nâng cấp. Để xây dựng sức mạnh chiến đấu, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ tiếp tục phát triển Đại đội tác chiến điện tử số 301 mới thành lập.

1660095135635.png

1660095187967.png

1660095206272.png

Hệ thống Pole-21

1660095221208.png

1660095306973.png

1660095321093.png

Hệ thống Krasukha

Trên khắp thế giới, một chu kỳ biến động khoa học, kỹ thuật và quân sự mới đang thu hút sự chú ý và xung đột đang nhanh chóng chuyển sang một dạng thức mới. Để giành chiến thắng trong các cuộc chiến trong tương lai, Nga, Mỹ và các nước lớn khác tập trung vào nghiên cứu công nghệ thông minh, thiết bị không người lái và chiến thuật phối hợp giữa người và máy.

1660095495078.png

1660095429385.png

1660095459134.png

Khu trục hạm Ty-45 của Anh

Về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông minh và tác chiến phối hợp giữa người và máy

Năm 2022, Quân đội Mỹ dự định chi 874 triệu USD cho nghiên cứu và phát triển các công nghệ thông minh trong các lĩnh vực như thông tin, chỉ huy và kiểm soát, hậu cần, phòng thủ mạng và các lĩnh vực khác. Hơn 150 dự án trí tuệ nhân tạo (AI) hiện đang được phát triển ở Nga. Để nâng cao hiệu quả chiến đấu, các nước sẽ tập trung vào việc điều chỉnh phần mềm thông minh cho các nền tảng vũ khí khác nhau. Pháp, Anh, Ấn Độ và các quốc gia khác cũng đã tăng cường nghiên cứu AI của họ và cố gắng sử dụng trên diện rộng trong các lĩnh vực như trinh sát, tình báo, ra quyết định bổ trợ và an ninh mạng.

1660095572139.png

1660095598155.png

1660095614324.png

Robot quân sự của Mỹ

1660095658231.png

1660095670809.png

1660095704037.png

Robot quân sự của Nga

Trong lĩnh vực phối hợp tác chiến, Mỹ đang nắm lợi thế so với các nước khác. Mỹ dự định tiến hành cuộc thử nghiệm chiến đấu đầu tiên đối với lực lượng thiết giáp không người lái, tìm hiểu cách thức để máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm phối hợp với máy bay trinh sát không người lái (UAV) và bầy UAV; đồng thời, thúc đẩy các tàu chiến có người lái và không người lái phối hợp với nhau trong nhiệm vụ trinh sát, chống tàu ngầm, và các nhiệm vụ rà phá bom mìn.

1660095769887.png

1660095789926.png

1660095803731.png

1660095818332.png

1660095838146.png

1660095866539.png

UAV hiện đại của Mỹ

Nga sẽ tích hợp thiết bị không người lái vào các hệ thống chiến đấu có người lái trong thời gian sớm nhất, đồng thời thúc đẩy sự phát triển UAV và phương tiện không người lái. Hơn nữa, Pháp và Anh đang tích cực nghiên cứu các kỹ thuật phối hợp giữa người và máy trong các hoạt động quân sự, chẳng hạn như các khu vực đô thị lớn.

1660095988969.png

1660095953180.png

1660096018119.png

1660096062287.png

UAV của Nga
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
K-19 TÀU NGẦM CỦA LIÊN XÔ MANG BIỆT DANH “HIROSHIMA”

Ngày 4/7/1961, chiếc tàu ngầm nguyên tử đầu tiên của Liên Xô mang số hiệu K-19 đã xảy ra sự cố lò phản ứng khi đang di chuyển gần bờ biển Na Uy. May mắn, thảm kịch đã được ngăn chặn bằng chính mạng sống, lòng quả cảm của các thủy thủ trên chiếc tàu ngầm xấu số này.
Năm 2018, doanh nhân Vladimir Romanov, người từng phục vụ trên tàu K-19 trong những năm 1960, đã quyết định mua lại cabin của tàu ngầm K-19, đặt bên hồ nước Pyalovsky, ngoại ô Moscow. Đây là một phần của đài tượng niệm các đồng đội của ông đã hy sinh.

1660212881578.png

1660210272414.png

1660210396651.png

1660212843454.png

1660213407144.png

Tàu ngầm K-19

Vội vàng đốt cháy giai đoạn và hậu quả

Theo trang mạng Lenta của Nga, cuối những năm 50 của thế kỷ 20, Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ đang ở giai đoạn căng thẳng nhất. Hai bên chạy đua vũ trang, đẩy mạnh phát triển lực lượng tàu ngầm để tăng cường sức mạnh răn đe đối phương. Mỹ là nước đầu tiên đóng thành công tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, trong khi 4 năm sau Liên Xô mới có được thành quả này.
Ngày 9/6/1959, Mỹ hạ thủy George Washington - tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Không muốn thất thế trong cuộc đua, Liên Xô lập tức huy động tất cả các công trình sư, kỹ sư và công nhân làm việc suốt 3 ca để tạo ra một con tàu có khả năng tương tự. Kết quả là tàu ngầm K-19 mang tên lửa hạt nhân đã được hạ thủy ngày 11/10/1959, sau 4 tháng nhưng có thời gian hoàn thành ngắn hơn, chỉ mất 359 ngày so 586 ngày của tàu Mỹ.

1660212080127.png

1660210754386.png

1660210778635.png

Tàu ngầm George Washington của Mỹ

Ngay từ khi thử nghiệm, đã có những lo ngại về việc thời hạn hoàn thành bị rút ngắn có thể khiến nảy sinh những vấn đề lớn. Dù vậy, K-19 vẫn được gấp rút hoàn thành, lễ hạ thủy K-19 diễn ra một cách long trọng. Mùa Hè năm 1961, Hải quân Liên Xô bắt đầu cuộc tập trận “Vòng cực” nhằm phối hợp hiệp đồng giữa tàu mặt nước và tàu ngầm, đồng thời phô diễn khả năng tiến công địch bằng tên lửa. Chỉ trong 1 tuần, K-19 đã vượt qua Đại Tây Dương, tham gia diễn tập, sau đó quay trở lại vị trí cách đảo Jan Mayen của Na Uy 70 hải lý. Suốt thời gian này, tàu vận hành hoàn toàn bình thường, 2 lò phản ứng chỉ hoạt động với 35% công suất, thời tiết thuận lợi, thủy thủ đoàn đang nghỉ ngơi.
Tuy nhiên rạng sáng ngày 4/7, tín hiệu cảnh báo sự cố phát liên hồi. Nguyên nhân là do áp suất nước và mức thể tích trong các khe co giãn ở mạch chính của hệ thống làm mát lò phản ứng sụt giảm. Mực nước giảm khiến cả 2 máy bơm nước làm mát đều bị kẹt, nhiệt độ trong lõi phản ứng bắt đầu tăng cao.
Thuyền trưởng Nikolai Zateev triệu tập một cuộc họp khẩn tại khoang trung tâm. Lúc này, bức xạ gamma đang tăng nhanh ở gần khoang chứa lò phản ứng, nguy cơ xảy ra vụ nổ là cực lớn. Zateev hiểu rằng nếu lò phản ứng trên tàu K-19 phát nổ, hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc. Mỗi tên lửa trên tàu có thể phá hủy cả một thành phố, chất phóng xạ có khả năng gây nhiễm độc cho các đại dương trên thế giới. Không chỉ vậy, một vụ nổ hạt nhân xảy ra gần bờ biển các nước NATO có thể được họ coi là một hành động xâm lược của Liên Xô và trở thành điểm khởi đầu cho Thế chiến Ba. Hơn nữa, sự cố diễn ra đúng vào ngày 4/7, khi cả nước Mỹ đang long trọng kỷ niệm Ngày độc lập.

1660212210175.png

Thuyền trưởng Nikolai Zateev

Những con người quả cảm

Trong tay thủy thủ đoàn không có bất cứ thiết bị đặc chủng hay kiến thức chuyên môn nào để xử lý sự cố nguy hiểm. Sau khi họp bàn, họ tìm ra giải pháp duy nhất, đó là hàn một đường ống khác vào mạch ống bị vỡ, sau đó bơm nước làm mát qua đó. Kế hoạch này gần như tối ưu, ngoại trừ một điểm: làm việc đó đồng nghĩa không thể tránh khỏi cái chết.
Chỉ huy đội cứu nạn Boris Korchilov đã cùng một số thủy thủ tình nguyện mặc đồ bảo hộ và lên đường thực hiện nhiệm vụ. Họ chia thành 3 nhóm, làm việc theo ca trong khoảng 2 giờ. Cuối cùng, đường ống mới cũng được hàn vào hệ thống làm mát và bắt đầu bơm nước. Nhiệt độ của lò phản ứng bắt đầu hạ.
Nhưng khi trở về, các thủy thủ đều trong tình trạng hết sức nguy kịch. Họ yếu đi trông thấy, khuôn mặt sưng tấy, toàn thân đau nhức... Chính trị viên Shipov đề nghị đưa tàu vào đất liền để thủy thủ đoàn được xuống tàu. Nhưng, Thuyền trưởng Zateev phản đối vì không thể bỏ lại chiếc tàu ngầm mới nhất của Liên Xô trong lãnh hải Na Uy, cũng không thể trở về căn cứ, vì sau gần 6 ngày di chuyển sẽ chẳng còn ai sống sót. Cuối cùng, Zateev lệnh cho tàu quay trở lại phía Nam, nơi có đội hình tàu ngầm Liên Xô đang hoạt động và bắt đầu phát tín hiệu cầu cứu.
Theo quy định bảo mật, tàu ngầm hoạt động trong đội hình không được phép phát tín hiệu về tọa độ của mình. Bất chấp điều đó, Thuyền trưởng tàu ngầm diesel S-270 Zhan Sverbilov vẫn quyết định phát tín hiệu để tàu K-19 có thể tiếp cận nhanh hơn, đồng thời lệnh cho tàu của mình đi cứu hộ tàu gặp nạn. Hai tàu tiến sát nhau, 11 thủy thủ bị bệnh nặng được đưa lên tàu, Zateev được cung cấp thiết bị vô tuyến để liên lạc với chỉ huy hạm đội.
Một giờ sau, chỉ thị từ trên mới được gửi tới. Bộ chỉ huy yêu cầu các tàu cảnh giác vì quân Mỹ đang ở gần đó, đồng thời lệnh cho Sverbilov chuẩn bị 2 quả ngư lôi, sẵn sàng bắn chìm tàu K-19 nếu cần thiết. Tất cả các tàu lân cận đều được huy động hỗ trợ tàu K-19; 68 thành viên thủy thủ đoàn và 11 thuyền viên bị bệnh nặng được chuyển đến Polyarny trên tàu S-270, những người còn lại được một tàu ngầm diesel khác tiếp nhận, còn chiếc K-19 được tàu cứu hộ “Aldan” lai kéo về căn cứ.
Vụ tai nạn đã khiến 8 thủy thủ thiệt mạng, những người còn lại tuy sống sót, nhưng phải hứng chịu lượng phóng xạ cực kỳ lớn. Họ được yêu cầu viết cam kết không tiết lộ thông tin về vụ việc trong thời hạn 30 năm. Để bảo đảm bí mật, những người nằm viện điều trị nhiễm phóng xạ đều được công bố là mắc hội chứng trầm cảm. Những quân nhân hy sinh được an táng vào ban đêm.
g vào ban đêm. Sau sự cố, tàu ngầm K-19 được đặt biệt danh là “Hiroshima” và không thủy thủ nào muốn phục vụ trên đó. Tàu được sửa chữa và đưa trở lại hoạt động vào năm 1963. Nhưng số phận sau đó của nó vẫn không yên ả. Năm 1969, suýt chút nữa K-19 đã đụng độ với tàu ngầm do thám USS Gato của Mỹ ở biển Barents. Năm 1972, hỏa hoạn trên tàu khiến 30 thủy thủ thiệt mạng... Đến năm 1990, K-19 được đưa ra khỏi biên chế.

1660213353096.png

1660213450246.png

1660213380818.png

Tàu ngầm K-19 được đưa về nơi lưu giữ

1660213584832.png

Khu tưởng niệm các thủy thủ tàu ngầm K-19
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
HẢI QUÂN THỔ NHĨ KỲ BẮN THỬ NGƯ LÔI HẠNG NẶNG AKYA MỚI

Ngày 14/3, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ thông báo hải quân nước này đã tiến hành thử nghiệm ngư lôi hạng nặng AKYA (HWT) do Roketsan chế tạo từ tàu ngầm TCG Preveze (S-353) ở biển Marmara.
Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu lần thứ hai thử nghiệm bắn đạn thật thành công từ tàu ngầm của AKYA HWT. Cuộc thử nghiệm trước đó được thực hiện bởi tàu ngầm Type 209/1400 TCG Gür ở biển Marmara vào ngày 20/1/2021.

Cuộc bắn thử được tổ chức tại thao trường huấn luyện tàu ngầm ở Vịnh Izmit trên biển Marmara, với sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng Akar, Tổng tham mưu trưởng Tướng Güler, Tư lệnh Hải quân Đô đốc Ercüment Tatlıoğlu và các quan chức khác. Ông Akar và Tướng Güler cùng lên tàu ngầm TCG Preveze trực tiếp tham gia cuộc thử nghiệm. “Các cuộc thử nghiệm bắn ngư lôi huấn luyện AKYA do quốc gia phát triển từ tàu ngầm của chúng tôi vẫn tiếp tục. Lần đầu tiên, một vụ phóng thành công đã được thực hiện từ tàu ngầm TCG Preveze ở biển Marmara bằng cách sử dụng hệ thống quản lý chiến đấu “MÜREN”, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ viết trên Twitter.

1660304476549.png

1660304105516.png

1660304121259.png


1660304154022.png

Ngư lôi hạng nặng AKYA (HWT)

Sau bắn thử thành công, ông Akar chúc mừng tất cả các đối tác và nhân viên của dự án, đồng thời mô tả tàu ngầm là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của lực lượng hải quân. “Chúng tôi ủng hộ hòa bình và yên tĩnh ở tất cả các vùng biển xung quanh chúng ta, đặc biệt là ở Aegean, Địa Trung Hải và Biển Đen,” Akar nói thêm rằng tàu ngầm là một lực lượng tác chiến rất hiệu quả. “Chúng tôi muốn các giải pháp cho mọi vấn đề thông qua đối thoại hòa bình. Hơn bao giờ hết, chúng tôi yêu cầu một lực lượng vũ trang hiệu quả, có tính răn đe và được tôn trọng”. Roketsan’s AKYA là một loại ngư lôi hạng nặng thế hệ mới có khả năng nhắm mục tiêu các tàu ngầm thuộc nhiều lớp khác nhau, cũng như các mục tiêu trên mặt nước. Ngư lôi có chiều dài 7m, trọng lượng 1.200kg. Ngư lôi bao gồm khả năng dẫn đường bên ngoài thông qua cáp quang, cũng như một đầu Sonar chủ động/bị động với khả năng đo đối kháng và báo thức. Ngư lôi có tầm bắn khoảng 50km và tốc độ tối đa hơn 45 hải lý/h.

1660304216353.png

1660304348469.png

1660304230541.png


Ngư lôi AKYA, dự kiến giao hàng vào cuối năm 2022, nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài của Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách thay thế dần các ngư lôi DM2A4 do Đức sản xuất và ngư lôi Mk46 do Mỹ sản xuất trong kho của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Tập đoàn Roketsan, trên cơ sở những kết quả thu được từ ngư lôi hạng nặng AKYA, đơn vị sẽ phát triển một loại ngư lôi hạng nhẹ thế hệ tiếp theo mang tên ORKA. ORKA, bắt đầu được phát triển vào cuối năm 2020, sẽ được đưa vào kho vũ khí của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ trong tương lai gần, và sẽ được phóng từ các bệ mặt nước, máy bay, kể cả với các phương tiện bay không người lái trọng tải lớn như Akıncı hay Aksungur để tiêu diệt tàu ngầm. Một hợp đồng mới cho quy trình kiểm tra chất lượng sẽ được ký kết dựa trên dữ liệu thu thập được từ các đợt thử nghiệm và ORKA, sau đó sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt theo cách mà AKYA đã làm.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
SAUDI ARABIA NHẬN TÀU HỘ TỐNG ĐẦU TIÊN THUỘC DỰ ÁN AVANTE 2200

Ngày 31/3/2022, Công ty đóng tàu Navantia đã bàn giao cho Hải quân Saudi Arabia chiếc đầu tiên trong số 5 tàu hộ tống lớp Avante 2200 được đóng tại xưởng đóng tàu của họ ở Vịnh Cadiz, trong một buổi lễ được tổ chức tại căn cứ hải quân La Carraca, ở San Fernando (Tây Ban Nha).
Các tàu hộ tống dựa trên thiết kế AVANTE 2200, phù hợp với yêu cầu của Saudi Arabia, mang lại hiệu suất tiên tiến, hoạt động hiệu quả trên biển, khả năng sống sót cao và khả năng hoạt động trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt như ở Biển Đỏ và vịnh Arab.

1660361146136.png

1660361190753.png

1660361209583.png

1660361231436.png

1660361745425.png


Tham dự buổi lễ có Phó Đô đốc Fahad bin Abdullah Al Gofeili, Tư lệnh Hải quân Saudi Arabia; Đô đốc Antonio Martorell Lacave, Tham mưu trưởng Hải quân Tây Ban Nha và nhiều quan chức khác của chính phủ 2 nước. Trước đó, ngày 12/4/2018 các thỏa thuận hợp đồng trị giá khoảng 2,5 tỷ euro cho việc đóng 5 tàu hộ tống cỡ lớn thuộc dự án Avante 2200 của Công ty Navantia cho Hải quân Saudi Arabia đã được ký kết. Đây có thể được coi là hợp đồng xuất khẩu lớn nhất trong lịch sử Ngành Đóng tàu Tây Ban Nha.
g tàu Tây Ban Nha. Tàu hộ tống AVANTE 2200 AL-JUBAIL được chuyển giao cho Hải quân Saudi Arabia sau khoảng 3 năm kể từ khi cắt tấm thép đầu tiên của nó (tháng 1/2019) và sau khi vượt qua các cuộc thử nghiệm thành công trên Vịnh Cadiz vài tháng qua. Các cuộc kiểm tra này đã xác minh hoạt động bình thường của cả nền tảng và các hệ thống khác nhau, với mục đích chứng minh sự tuân thủ các yêu cầu quy định trong hợp đồng đóng tàu đã được ký kết giữa 2 nước. Hợp đồng cũng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật toàn bộ trong vòng 5 năm kể từ ngày bàn giao con tàu đầu tiên, với tùy chọn trong 5 năm tiếp theo. Ngành Công nghiệp quân sự Saudi Arabia cũng đã ký một thỏa thuận với Navantia thành lập một liên doanh để nội địa hóa một phần ở Saudi Arabia một số hệ thống vũ khí điện tử cho các tàu hộ tống này; đồng thời, cũng sẽ lắp đặt và tích hợp chúng trên các tàu, thuyền khác trong các hạm đội của Saudi Arabia.

1660361530323.png

1660361307317.png

1660361335264.png


Trước đó vào những năm 2008-2012, Navantia đã đóng 4 tàu tuần tra thuộc dự án Avante 2200 (POVZEE) cho Hải quân Venezuela. Không giống như các tàu của Venezuela, các tàu hộ tống của dự án sửa đổi này dành cho Hải quân Saudi Arabia sẽ là những tàu đa chức năng được trang bị mạnh mẽ hơn. Theo Navantia, tổng lượng choán nước của các tàu hộ tống này sẽ là hơn 2.500 tấn, chiều dài thân tàu 104m, chiều rộng 14m. Sử dụng động cơ điện diesel MTU hai trục, bảo đảm tốc độ tối đa của tàu khoảng 27 hải lý/h; thủy thủ đoàn 102 người, có thể hoạt động liên tục 21 ngày trên biển.
Tàu được trang bị: 2 bệ phóng với 4 ống chứa tên lửa chống hạm Boeing Harpoon Block II mỗi bệ; 1 bệ phóng thẳng đứng 16 ống phóng của hệ thống tên lửa phòng không Raytheon ESSM; 1 bệ phóng pháo đa năng 76mm/62 Leonardo Super Rapid; 1 hệ thống pháo phòng không 35mm Rheinmetall Oerlikon Millenium; 2 bệ pháo điều khiển từ xa cỡ nhỏ; 4 súng máy 12,7mm; 2 dàn phóng ngư lôi 324mm; nhà chứa máy bay trực thăng… Ngoài ra, tàu còn được trang bị các hệ thống điện tử ASBU CATIZ do chính Navantia phát triển và sản xuất, tổ hợp liên lạc HERMESYS, hệ thống điều khiển hỏa lực DORNA, radar phát hiện tổng hợp Hensoldt TRS-3D…

1660361820168.png

1660361859683.png

1660361875101.png

1660361890919.png

1660361917340.png

Tên lửa phòng không Raytheon ESSM
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
THAM VỌNG ĐẰNG SAU CÁC CHƯƠNG TRÌNH VŨ TRỤ CỦA IRAN

Ngày 8/3/2022, Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) thông báo đã phóng thành công vệ tinh quân sự thứ 2 lên quỹ đạo. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới của Ngành Công nghiệp hàng không vũ trụ Iran; đồng thời, cho thấy tham vọng rất lớn của nước này về vũ trụ.
Việc phóng vệ tinh lên quỹ đạo được coi là bước tiến lớn của IRGC, nhưng cũng khiến nhiều nước lo ngại về chương trình hạt nhân và tên lửa đường đạn của Iran.

Ngành Công nghiệp hàng không vũ trụ Iran có bước phát triển mới

Thông báo được đưa ra trong bối cảnh những cuộc đàm phán tại Vienna, Áo, nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) đang tiến gần đến giai đoạn quan trọng. Theo đó, vệ tinh của IRGC được phóng lên quỹ đạo cách mặt đất 500km là vệ tinh Noor 2. Lần đầu tiên, IRGC phóng vệ tinh Noor lên quỹ đạo cách mặt đất 425km hồi tháng 4/2020. Vệ tinh được phóng bằng tên lửa đẩy 3 tầng Qased từ sân bay vũ trụ Shahourd.

1660444120950.png

1660443994996.png

1660444093967.png

1660444060920.png

Tên lửa Qased

Trong thời gian gần đây, công nghiệp hàng không vũ trụ của Iran có nhiều phát triển mới. Ngày 13/1/2022, Hãng thông tấn IRNA cho biết, IRGC vừa phóng một tên lửa mang vệ tinh dùng nhiên liệu rắn lên vũ trụ. Theo tướng Amirali Hajizadeh, người đứng đầu Lực lượng hàng không vũ trụ của IRGC, vụ phóng thử đã thành công đánh dấu lần đầu tiên Iran sử dụng tên lửa đẩy dùng nhiên liệu rắn thay vì nhiên liệu lỏng như thông thường. Ngoài ra, ông Hajizadeh còn cho biết thêm, Iran sẽ sản xuất động cơ tên lửa nhẹ hơn cho các dự án hàng không vũ trụ trong tương lai.
Các tên lửa đẩy mang vệ tinh thường sử dụng nhiên liệu lỏng và loại dùng nhiên liệu rắn có thể phù hợp với các bệ phóng di động, cho phép vận chuyển tới bất cứ địa điểm nào bằng đường bộ hoặc đường sắt. Tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu rắn thường được dùng cho các hệ thống tên lửa đường đạn.
Cuối năm 2020, Trung tâm Nghiên cứu vũ trụ Iran (ISRC) đã thành lập Trung tâm đổi mới không gian vũ trụ. Mục tiêu chính của Trung tâm là định hướng nguồn nhân lực và tài chính mạnh mẽ của khu vực tư nhân hướng tới các dịch vụ và công nghệ vũ trụ.
Iran đã thành lập 2 Trung tâm giám sát không gian vũ trụ (Space Tracking Centre), sử dụng các hệ thống rađa, các công nghệ quang học vô tuyến và theo dõi vô tuyến, có khả năng giám sát các vệ tinh ở quỹ đạo Trái Đất tầm thấp (LEO). Hai phương tiện phóng vệ tinh chủ yếu của Iran hiện nay là hệ thống tên lửa Safir 1 và Safir 2, có tên gọi chung là Simorgh.

1660444329884.png

1660444389679.png

1660444421888.png

Tên lửa Safir 1

1660444459572.png

1660444502425.png

1660444522712.png

1660444470623.png

Tên lửa Simorgh

Trong một cuộc duyệt binh vào cuối năm 2019, Iran đã công bố một loại tên lửa đường đạn tự động có tên là Labbayk-1, vốn được cho là biến thể chuyển đổi từ 2 loại tên lửa đường đạn truyền thống của nước này là Zelzal và Fateh-110 thành những bệ phóng vệ tinh và vũ khí dẫn đường.

Iran còn có tham vọng khác

Các cơ quan tình báo Mỹ cho rằng, Iran có thể đã được Trung Quốc và Nga bí mật chuyển giao những công nghệ lade “xuyên thủng” khí quyển và cho phép chúng hủy diệt các vệ tinh hoặc vũ khí động năng bằng những công nghệ tiên tiến hay vũ khí gây nhiễu điện tử. Việc Iran đã hợp tác với Nga thiết kế và chế tạo một nhà máy điện hạt nhân dân sự và quân sự hiện đại và ký thỏa thuận “Hợp tác khoa học công nghệ và dân sự” (năm 2021) với Triều Tiên có thể là “bình phong” để nước này hợp tác phát triển công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân.
Iran từng tuyên bố đã buộc một máy bay không người lái RQ-170 của Mỹ phải hạ cánh ngay trên lãnh thổ của mình sau khi làm gián đoạn và thao túng liên lạc bằng vệ tinh tham chiếu, cũng như hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của máy bay. Đã từ lâu một căn cứ của Iran đặt trên một trong các hòn đảo của eo biển Hormuz đã điều chỉnh thông tin liên lạc của nhiều máy bay và tàu bè để chúng "vô tình" chạy vào lãnh hải Iran và bị nước này bắt giữ.
Iran cũng đầu tư rất lớn cho các chương trình nghiên cứu phát triển tác chiến mạng, đặc biệt là khả năng tiến công “từ chối dịch vụ” nhằm vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ, như ngân hàng và các tập đoàn viễn thông, gây thiệt hại hàng chục triệu USD. Năm 2019, Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã trở thành mục tiêu tiến công mạng của Iran, với các hoạt động xâm nhập và xóa dữ liệu hoạt động liên quan đến những công nghệ vệ tinh bí mật của Mỹ.
Theo đánh giá của các cơ quan tình báo Mỹ, Iran có khả năng chế tạo virus máy tính Shamoon nhắm mục tiêu hủy diệt toàn bộ các hệ thống máy tính nội bộ. Trong năm 2019, những cuộc tiến công đến từ Iran vào các mạng máy tính ước thiệt hại khoảng 500 triệu USD/ngày. Trong lúc đó, Iran đang phát triển mô hình tác chiến bão hòa tình báo (dù chưa thực sự hoạt động) bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo, tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, thực tại tăng cường và dữ liệu lớn. Hiện nay, Iran sở hữu một trong những kho tên lửa lớn nhất tại Trung Đông. Năm 2019, Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với cơ quan vũ trụ dân sự và 2 viện nghiên cứu của Tehran, với cáo buộc những tổ chức này đã thực hiện các chương trình tên lửa đường đạn.

1660444741948.png

1660444760537.png

1660444879148.png

1660444899286.png

1660444926628.png

1660444949855.png

1660444803281.png

Tên lửa đạn đạo của Iran
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
AUSTRALIA - HÀN QUỐC đẩy mạnh hợp tác công nghiệp quốc phòng

Gần đây, một trong những động thái quốc phòng thu hút sự chú ý và quan tâm của các nước trong khu vực là việc Australia tăng cường hợp tác công nghiệp quốc phòng với Hàn Quốc.
Việc đạt được thỏa thuận hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa Australia và Hàn Quốc, 2 đồng minh thân cận của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho thấy, hợp tác quốc phòng nói chung và hợp tác công nghiệp quốc phòng nói riêng giữa 3 nước đang được đẩy mạnh.

Theo đó, Australia đã ký hợp đồng mua 30 hệ thống pháo lựu tự hành AS9 Huntsman và 15 xe tiếp đạn bọc thép AS-10, trị giá 788 triệu USD. Theo thỏa thuận, các hệ thống pháo và xe tiếp đạn sẽ được sản xuất tại một nhà máy được xây dựng ở thành phố Geelong (bang Victoria, Australia). AS9 Huntsman là pháo lựu tự hành 155mm trên cơ sở thiết kế của pháo lựu tự hành K9 Thunder, có chiều dài nòng gấp 52 lần cỡ, tầm bắn xa nhất 54km (khi bắn đạn K315 tăng tốc nổ phá - HE-RAP); kíp pháo thủ 5 người (1 chỉ huy, 1 lái xe, 3 pháo thủ). AS9 Huntsman do Tập đoàn công nghiệp Hanwha Defense, Hàn Quốc sản xuất, đã được xuất khẩu sang 4 nước (Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập). Thông qua việc ký hợp đồng bán các hệ thống pháo lựu tự hành AS9 Huntsman và các xe tiếp đạn cho Australia, Tập đoàn Hanwha Defense hy vọng sẽ nhận được hợp đồng hợp tác chế tạo 450 xe bọc thép chiến đấu bộ binh Redback cho Lục quân Australia, trị giá từ 13 đến 15 tỉ USD trong thời gian tới.

1660532310442.png

1660532329210.png

1660532360823.png

1660532399144.png

Pháo lựu tự hành AS9 Huntsman

1660532479643.png

1660532522021.png

1660532626307.png

1660532652534.png

Xe tiếp đạn bọc thép AS-10

Australia và Hàn Quốc là 2 nước có nền kinh tế lớn thứ tư và thứ năm của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, với ngân sách quốc phòng được xếp thứ hạng tương ứng: Australia: 44,6 tỉ USD; Hàn Quốc: 48 tỉ USD (2021). Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ tư của Australia năm 2020, với kim ngạch thương mại trị giá 25 tỉ USD; than và khí đốt tự nhiên chiếm hơn một phần ba xuất khẩu của Australia sang Hàn Quốc.
Trong bối cảnh diễn biến phức tạp ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với sự gia tăng các hành động gây hấn và chèn ép của Trung Quốc đối với Australia và Hàn Quốc, 2 nước đã tăng cường hợp tác quốc phòng nhằm một mặt đối phó với các hành động quân sự đang gia tăng của Trung Quốc; mặt khác, hưởng ứng lời kêu gọi và ủng hộ cách tiếp cận về đồng minh và đối tác của chính quyền Joe Biden ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Hai nước đã nhất trí mở lại Ủy ban công nghiệp và vật liệu quốc phòng, tạo điều kiện cho chính phủ 2 nước sử dụng các cơ sở công nghiệp quốc phòng của nhau để giải quyết tốt hơn các vấn đề an ninh chung. Cùng với đó, Mỹ, Australia và Hàn Quốc đã nhất trí thiết lập Khuôn khổ 3 bên về nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và đánh giá quốc phòng nhằm tăng cường sự hợp tác về khoa học và công nghệ quốc phòng, bao gồm những hoạt động với các đồng minh và đối tác khác.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
THÔNG ĐIỆP ĐẰNG SAU VỤ THỬ ICBM CỦA TRIỀU TIÊN

Ngày 25/3/2022, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, Triều Tiên đã bắn thử tên lửa đường đạn liên lục địa (ICBM) lớn nhất từ trước đến nay theo lệnh của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, người tuyên bố sẽ mở rộng "biện pháp răn đe chiến tranh hạt nhân" của Triều Tiên trong khi chuẩn bị cho một "cuộc đối đầu lâu dài" với Mỹ.
Ngoài việc thử các tên lửa có tầm bắn khác nhau, Triều Tiên được cho là đang khôi phục một số đường hầm thử hạt nhân mà nước này cho nổ ngay trước cuộc gặp đầu tiên của ông Kim với ông Trump vào năm 2018. Đây có thể là dấu hiệu rõ ràng Triều Tiên tiếp tục thử hạt nhân trong những tháng tới.

Báo cáo của truyền thông nhà nước Triều Tiên được đưa ra một ngày sau khi Quân đội Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết họ phát hiện Triều Tiên phóng ICBM trong vụ thử tầm xa đầu tiên kể từ năm 2017. Vụ phóng này được tiến hành sau một loạt các cuộc thử nghiệm vũ khí trong năm nay mà các nhà phân tích cho rằng nhằm buộc Mỹ chấp nhận coi Triều Tiên là cường quốc hạt nhân và dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt chống lại nước này thời gian qua. Hwasong-17, được bắn ở góc cao để tránh lãnh hải của các nước láng giềng, đạt độ cao tối đa 6.248km và bay được 1.090km trong thời gian lưu không kéo dài 67 phút trước khi rơi xuống vùng biển giữa Triều Tiên và Nhật Bản.

1660564316954.png

1660564343205.png

1660564360695.png

Tên lửa vượt đại châu Hwasong-17

KCNA tuyên bố vụ phóng đáp ứng đầy đủ các chỉ số kỹ thuật và chứng minh ICBM sẵn sàng tác chiến khi có tình huống xảy ra. Theo các nhà phân tích, tên lửa có thể đạt tầm bắn 15.000km khi phóng theo quỹ đạo bình thường với đầu đạn nặng dưới 1 tấn. Điều đó sẽ đặt toàn bộ đất liền của Mỹ nằm trong tầm khống chế. Được cho là dài khoảng 25m, Hwasong-17 là vũ khí tầm xa nhất của Triều Tiên và theo một số ước tính, nó còn là tên lửa đường đạn phóng trên bệ di động lớn nhất thế giới. Trước đó, Triều Tiên đã phô diễn loại tên lửa này trong một cuộc duyệt binh vào tháng 10/2020 và vụ phóng hôm 24/3 là vụ thử toàn tầm đầu tiên.
KCNA đã dẫn lời ông Kim rằng, vũ khí mới này sẽ khiến “cả thế giới nhận thức rõ ràng” về các lực lượng hạt nhân của Triều Tiên. Ông thề rằng quân đội của mình sẽ có được “khả năng quân sự và kỹ thuật đáng gờm, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ mối đe dọa nào và luôn sẵn sàng cho cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ”.

1660564487240.png

1660564466599.png

1660564511654.png


Phản ứng của các nước

Đáp trả hành động của Triều Tiên, ngay lập tức Quân đội Hàn Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật tên lửa phóng từ đất liền, máy bay chiến đấu và tàu trên biển. Đồng thời, khẳng định sẵn sàng thực hiện các cuộc tiến công chính xác nhằm vào các điểm phóng tên lửa của Triều Tiên, cũng như các sở chỉ huy và các khu vực hậu cần, kỹ thuật.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J. Austin đã tổ chức các cuộc điện đàm riêng với những người đồng cấp của mình ở Hàn Quốc và Nhật Bản, thảo luận về các biện pháp ứng phó với các hoạt động tên lửa của Triều Tiên và cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng. Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết ông đã nói chuyện với người đồng cấp Hàn Quốc Chung Eui-yong qua điện thoại và nhất trí tăng cường hợp tác song phương chống lại mối đe dọa từ Triều Tiên và đề xuất với Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng. Bộ Thống nhất Seoul, cơ quan giải quyết các vấn đề liên Triều, chỉ trích Triều Tiên đã phá bỏ lệnh cấm khi tự tiến hành các vụ thử ICBM.
thử ICBM. “Dù ý định của Triều Tiên có thể là gì, Triều Tiên phải đình chỉ ngay hành động gây căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và làm mất ổn định tình hình an ninh khu vực và quay trở lại bàn đàm phán và đối thoại”, Cha Deok-cheol phát ngôn viên của Bộ này cho biết trong một cuộc họp báo. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price Mỹ cho biết, Oasinhton cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với 5 thực thể và cá nhân ở Nga và Triều Tiên vì chuyển giao các mặt hàng nhạy cảm cho chương trình tên lửa của Triều Tiên.

Thông điệp của Triều Tiên

Trong bối cảnh các hoạt động ngoại giao được tăng cường mạnh vào năm 2018, ông Kim cho dừng thử ICBM và vũ khí hạt nhân nhưng cũng tỏ ý rằng Triều Tiên có thể khôi phục thử nghiệm các loại tên lửa tiên tiến như vậy một khi các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa bị đình trệ.
ân hóa bị đình trệ. Lệnh tạm hoãn thử tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên thời điểm đó thường được coi là thành công của tổng thống Mỹ lúc đó là ông Donald Trump. Ông Trump đã có 3 hội nghị thượng đỉnh lịch sử với ông Kim vào năm 2018, 2019 nhưng chưa ký được một hiệp ước cụ thể nhằm hạn chế kho vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Đến vụ phóng thử ICBM Hwasong-17 vừa qua, giới chuyên gia cho rằng đây là cách để Bình Nhưỡng thăm dò giới hạn của Washington bằng cách leo thang căng thẳng theo từng nấc. Kể từ tháng 1, Triều Tiên đã tiến hành nhiều vụ thử tên lửa tầm ngắn nhằm tự nâng mình lên trong danh sách ưu tiên đối ngoại của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, vốn đang phải tập trung vào ứng phó với đại dịch Covid-19 và xung đột ở Ucraina.

1660564648889.png

1660564679739.png

1660564748861.png

1660564694061.png

1660564823251.png

1660564711884.png

1660564839692.png

1660564851250.png

Triều Tiên phóng ICBM Hwasong-17

Chương trình vũ khí của Triều Tiên lâu nay vẫn luôn là vấn đề hóc búa đối với 4 đời tổng thống Mỹ trước đây. Mỗi lãnh đạo Mỹ áp dụng các biện pháp khác nhau, cả trừng phạt lẫn khuyến khích song không thuyết phục được Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân. Vụ thử mới nhất cho thấy bất chấp các lệnh trừng phạt đã làm tê liệt nền kinh tế, ông Kim vẫn kiên quyết sử dụng tên lửa đường đạn làm đòn bẩy răn đe, thương lượng hoặc cả hai, theo tờ The New York Times. Trước thái độ sẵn sàng đối đầu của Triều Tiên, Tổng thống Biden giờ đây có thể phải đưa ra quyết định khó khăn: cứng rắn và đối diện với nguy cơ rằng Bình Nhưỡng sẽ đẩy bán đảo Triều Tiên đến bờ vực chiến tranh, hoặc đối thoại với ông Kim và chấp nhận thực tế rằng các cuộc đàm phán nhiều khả năng sẽ đạt được kết quả không như mong muốn.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top