[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
EXPAL TRÌNH LÀNG HỆ THỐNG SÚNG CỐI EIMOS 81MM

Công ty Expal Tây Ban Nha lần đầu tiên giới thiệu tới công chúng hệ thống súng cối Dual-EIMOS 81mm giành cho hải quân nước này tại Triển lãm quốc phòng FEINDEF 2021. Hệ thống súng cối được lắp ở phía sau trên xe bọc thép chiến thuật hạng nhẹ URO VAMTAC ST5.

1652664009040.png

1652664033504.png

1652664054514.png

Xe bọc thép chiến thuật hạng nhẹ URO VAMTAC ST5

Hệ thống súng cối 81mm gắn trên xe bọc thép đã được phát triển thông qua Chương trình nghiên cứu và phát triển (R&D) với SDGPLATIN (Tổng cục Kế hoạch, công nghệ và đổi mới của Bộ Quốc phòng), tuân theo các yêu cầu khắt khe nhất của Lực lượng hải quân đánh bộ thuộc Hải quân Tây Ban Nha. Chương trình R&D đã kết thúc vào tháng 4/2020 và các lô đầu tiên của hệ thống cối tích hợp dự kiến sẽ được chuyển giao trong những tháng tới.
Dual EIMOS là hệ thống súng cối tích hợp gắn trên xe hạng nhẹ do Công ty quốc phòng EXPAL Systems của Tây Ban Nha thiết kế và sản xuất. Hệ thống súng cối được thiết kế để cung cấp khả năng hỏa lực cao và độ tin cậy trong các nhiệm vụ chiến đấu. Hệ thống Dual-EIMOS lắp trên xe bọc thép giúp tăng cường khả năng bảo vệ cho kíp pháo thủ và khả năng cơ động cao trong mọi điều kiện địa hình. Vào tháng 11/2020, Công ty Expal Tây Ban Nha đã thông báo rằng Dual-EIMOS đã hoàn tất quá trình xác nhận trong chương trình Đơn vị chiến thuật thử nghiệm UTEX với SDGPLATIN - Cơ quan nghiên cứu và phát triển chịu trách nhiệm quản lý chương trình, phát triển và mua các hệ thống vũ khí cho các lực lượng vũ trang Tây Ban Nha.

1652664121327.png

1652664208999.png

1652664174236.png


Súng cối Dual EIMOS tích hợp trên xe bọc thép hạng nhẹ URO VAMTAC ST5

Hệ thống vũ khí EIMOS có cối tầm xa tiêu chuẩn 81mm hoặc cối 60mm, có thể thay thế cho nhau trong vòng 3 phút. Cối 81mm nặng 40kg và có thể bắn với tốc độ 25 phát/phút với tầm bắn 6,9km. Cối 60mm nặng 18,85kg, bắn với tốc độ 35 phát/phút, tầm bắn 4,9km.
Dual-EIMOS có thể vượt qua chướng ngại vật nước sâu 1,5m. Nó được tích hợp với hệ thống chỉ huy hỏa lực tự động của EXPAL, xạ giới hướng 360º, có khả năng bắn và nhanh chóng di chuyển nhằm tránh phản pháo của đối phương. Hệ thống súng cối này được điều khiển bằng động cơ điện, hệ thống điều khiển hỏa lực cho độ chính xác cao tới 0,1m khi định hướng bằng GPS, còn khi sử dụng định hướng kết hợp INS/GPS thì độ chính xác tăng gấp đôi.
Hệ thống thủy lực giúp giảm lực giật của cối trên 90%, hành trình giật khoảng 300mm, điều này cho phép hệ thống có thể tích hợp lên các phương tiện hạng nhẹ mà không cần lắp đặt thêm hệ thống ổn định bổ trợ hoặc các chân kích. Hệ thống súng cối này cũng có thể tháo dỡ nhanh chóng để sử dụng trên mặt đất và thời gian lắp đặt lại hệ thống lên xe chỉ mất 3 phút.

1652664333779.png

1652664396553.png

1652664415219.png

1652664441814.png

1652664454485.png

1652664425877.png

1652664359598.png

1652664320309.png
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
KPE HOÀN THÀNH THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN CHIẾN ĐẤU BARYS 8x8

Kazakhstan Paramount Engineering (KPE), liên doanh giữa Tập đoàn Paramount (Nam Phi) và Công ty quốc phòng Kazpetromash (Kazakhstan), đã thông báo rằng phương tiện chiến đấu bộ binh Barys 8x8 (ICV) đã hoàn thành xuất sắc chuỗi thử nghiệm kéo dài 4 năm do Bộ Quốc phòng Kazakhstan tiến hành, đưa phương tiện này tiến gần hơn đến đơn hàng sản xuất đầu tiên.

1652701446424.png

1652702146561.png

1652701766516.png

1652701470112.png

1652701510780.png

1652701540604.png

Barys 8x8 (ICV)

Được mệnh danh là Barys (tiếng Kazakhstan có nghĩa là Báo tuyết), là phiên bản bản địa hóa của Mbombe 8 (ICV) của Tập đoàn Paramount, được thiết kế, điều chỉnh cho phù hợp với khí hậu Kazakhstan và được ra mắt lần đầu tiên tại Triển lãm KADEX ở Astana, Kazakhstan năm 2016.
Trong khoảng thời gian 4 năm, Barys đã được thử nghiệm trên khắp các địa hình miền núi ở miền Nam Kazakhstan, trên những vùng rừng rậm và thảo nguyên cũng như đầm lầy muối ở miền Trung Kazakhstan. Và chặng dừng chân cuối cùng của chiến dịch thử nghiệm tại Mangistau, gần Biển Caspi, với tổng quãng đường di chuyển gần 25.000km.

1652701614567.png

1652701637492.png

1652701683001.png

1652702373598.png


Ngoài việc kiểm tra khả năng cơ động, độ bền của động cơ, hỏa lực của Barys 8×8 cũng được thử nghiệm ở mức tối đa, với hơn 5.000 viên đạn 30mm và 7.000 viên đạn 7,62 viên. Barys 8×8 trước đó đã trải qua các hoạt động thử nghiệm trong điều kiện thời tiết bất lợi trên khắp Trung Á, chịu được nhiệt độ từ +45ºC đến -60ºC.
John Craig, Chủ tịch điều hành của Paramount Land Systems Group cho biết, “Barys 8×8 đã trải qua quá trình thử nghiệm sâu rộng và đầy thử thách trong suốt 4 năm qua. Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định sự thành công của KPE. Điều này càng chứng tỏ tiềm năng của ngành công nghiệp quốc phòng Kazakhstan, cung cấp các phương tiện hiện đại, trình độ cao cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu”. ICV Barys 8x8 là một loại xe bọc thép đa dụng, có kíp xe 3 người (1 lái xe, 2 thành viên tổ lái) và 8 lính bộ binh; được trang bị động cơ 450 mã lực cho tốc độ tối đa 110 km/h và phạm vi hoạt động 800km, có thể mang tải trọng lên đến 9 tấn và sở hữu khả năng bảo vệ vượt trội STANAG 4569 Cấp 4B chống lại mìn, thiết bị nổ tự chế (IED). Đáy phẳng của Barys 8x8 cũng giúp hình dáng của nó giảm xuống còn 2,4m, mang lại lợi thế bổ sung trong chiến đấu, cũng như bảo vệ chống lại lực quá mạnh của các thiết bị nổ tự chế.
Barys 8x8 có chiều dài 8m, rộng 2,8m và cao 2,4m (tính cả tháp). Trọng lượng chiến đấu lên đến 28 tấn; trọng lượng riêng của xe 19 tấn.

1652701869762.png

1652701887307.png

1652702095703.png


Ghế “chống mìn” đặc biệt đã được thiết kế và trang bị trong Barys 8x8 để ngăn ngừa thương tích cho kíp xe khi tăng tốc quá cao, có thể xảy ra do ảnh hưởng của vụ nổ gần hoặc ngay dưới gầm xe.
Barys 8x8 có máy điều hòa không khí 12kW với hệ thống kiểm soát khí hậu, cho phép binh lính có thể hoạt động trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt. Vũ khí chính của xe là hệ thống tháp pháo điều khiển từ xa AU-220M được trang bị pháo tự động 57mm, súng máy 7,62mm, súng phóng lựu đạn khói và hệ thống nhắm mục tiêu. Xe được trang bị camera truyền hình, máy ảnh nhiệt, máy đo xa laser, thiết bị nhìn ban đêm và một trạm thời tiết. Ngoài ra, một bộ phận dẫn đường cho tên lửa có thể được lắp đặt, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay thấp trên không.

1652702254383.png

Vị trí pháo thủ

1652702397627.png

Vị trí trưởng xe

1652702428333.png

1652702440269.png
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
Trực thăng mới LCH của không quân Ấn Độ

Ngày 19/11/2021, tại Jhansi, Uttar Pradesh Thủ tướng Ấn Độ Modi chính thức bàn giao máy bay trực thăng chiến đấu hạng nhẹ (LHC) cho Không quân Ấn Độ. Đây là máy bay trực thăng chiến đấu chuyên dụng đầu tiên được sản xuất tại Ấn Độ do Hindustan Aeronautics (HAL) thiết kế và phát triển.
LCH là máy bay trực thăng 2 động cơ, nặng 5,8 tấn, có thân máy bay hẹp và cấu hình song song cho phép phi công và người vận hành hệ thống vũ khí thao tác thuận lợi. Máy bay được thiết kế để nâng cao khả năng tàng hình như giảm tín hiệu radar, tia hồng ngoại và thiết bị hạ cánh để có khả năng sống sót tốt hơn.

1652757584507.png

1652757600931.png

1652757628109.png


Được phát triển như một phần của sáng kiến “Made in India”, LHC nặng khoảng 5,8 tấn được trang bị 2 động cơ Shakti do HAL hợp tác với nhà sản xuất động cơ Safran của Pháp phát triển, trần bay có thể đạt tới 5.000m; hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt từ -50 độ C đến 50 độ C.
Máy bay được trang bị tên lửa không đối không và không đối đất, 1 pháo 20mm và tên lửa 70mm. Pháo 20mm được gắn bên dưới mũi của máy bay, đạn pháo có khả năng xuyên giáp hạng nhẹ với tốc độ bắn hàng nghìn phát/phút. Các tên lửa 70mm được gắn trên các bệ ở 2 bên, để vô hiệu hóa các mục tiêu trên không và mặt đất với sự hỗ trợ của hệ thống điện tử hàng không tiên tiến.

1652757804848.png

1652757823805.png

1652757725488.png

1652757749793.png

1652757773146.png


Máy bay trực thăng đã được thử nghiệm ở cả những vùng đồi núi có độ cao lớn dọc theo biên giới phía Bắc của Tây Tạng và vùng đồng bằng dọc biên giới phía Tây của Pakistan. Cùng với đó, LHC cũng được thử nghiệm ở Ladakh, nơi Ấn Độ và Trung Quốc đang có xung đột và trên Sông băng Siachen, có địa hình cao nhất thế giới, nơi Quân đội Ấn Độ và Pakistan đã đụng độ từ năm 1984.
Hindustan hiện đang kết hợp bộ tác chiến điện tử cải tiến, các biện pháp đối phó hồng ngoại định hướng, bổ sung tên lửa không đối đất, tên lửa chống bức xạ và bom vào trực thăng tiến công.
Cựu quan chức Không quân Ấn Độ Bhushan Gokhale cho rằng máy bay sẽ hữu ích trong các môi trường tác chiến khác nhau, bao gồm cả địa hình đồi núi. Ông cũng bày tỏ hy vọng rằng các nhà phát triển bản địa sẽ hợp tác với Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng và các nhà sản xuất quốc phòng tư nhân khác để sản xuất các thiết bị quân sự và hệ thống vũ khí khác cho Ấn Độ.

1652757913971.png

1652757935416.png

1652757967104.png

1652758090021.png

1652758041774.png

1652758066976.png


Trong khi đó, nhà phân tích quân sự Joseph P. Chacko nói với EurAsian Times rằng loại máy bay này có thể cung cấp cho Không quân Ấn Độ lợi thế chiến thuật lớn trong tác chiến độ cao. Ông khẳng định chiếc trực thăng có thể tiêu diệt xe tăng thiết giáp, đoàn xe đang cơ động, boongke của đối phương và các mục tiêu khó tiếp cận khác dọc biên giới với nước láng giềng không thân thiện gần đây. Một lãnh đạo của HAL cho biết. “Trước những diễn biến phức tạp ở khu vực biên giới thời gian qua, Ấn Độ cần một máy bay trực thăng chiến đấu có vũ trang để tiến công hiệu quả đội hình xe tăng của đối phương trong trận chiến. Việc trang bị LHC cho không quân là một biện pháp tuyệt vời để làm cho lực lượng này trở nên mạnh mẽ hơn”.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA SAU KHI MỸ VÀ ĐỒNG MINH RÚT LỰC LƯỢNG TÁC CHIẾN KHỎI IRAQ?

Việc các lực lượng tác chiến của Mỹ và đồng minh NATO rút khỏi Iraq có thể tạo ra nhiều hệ lụy đe dọa đến an ninh của nước này.
Theo các nhà phân tích, việc Mỹ và đồng minh NATO rút lực lượng tác chiến khỏi Iraq sẽ tạo ra nhiều “khoảng trống” và “lỗ hổng” về an ninh, đồng thời tạo ra các hệ lụy về chính trị, ngoại giao và quân sự đối với Iraq.
1652802070480.png

1652802099169.png

1652802122945.png

1652802160406.png

Lực lượng NATO tại Iraq

Iraq mất chỗ dựa làm đối trọng với Iran
Hiện nay, ảnh hưởng của Iran tại Iraq rất lớn, nhất là đối với người Hồi giáo dòng Shiite chiếm hơn 60% dân số Iraq do Iran hậu thuẫn. Sau khi Mỹ bắt đầu quyết định rút lực lượng khỏi Iraq năm 2011 và nhất là sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và P5+1 (JCPOA) và tiếp tục trừng phạt kinh tế Iran, nước này đã trở thành một thế lực có ảnh hưởng lớn tại Iraq.
Trong những năm qua, nhờ có sự trợ giúp của Mỹ cả về chính trị, kinh tế, quân sự, chính sách của Iraq đối với Iran luôn giữ được cân bằng. Nếu Mỹ rút hết lực lượng quân sự khỏi Iraq, nước này có nguy cơ sẽ chịu sức ép nhiều hơn, nhất là trong quan hệ với Mỹ và phương Tây.

Cuộc chiến chống khủng bố sẽ trở nên phức tạp hơn
Hiện nay, ở Iraq đang có hai lực lượng chống khủng bố chủ yếu, đó là lực lượng của chính phủ do Mỹ hỗ trợ và lực lượng dân quân chống khủng bố do Iran hậu thuẫn. Mùa hè năm 2014, khi Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tiến công đánh chiếm miền Bắc Iraq, nước này đã kêu gọi giúp đỡ, nhưng không nhận được sự trợ giúp của bất kỳ nước nào, ngoài Iran. Lực lượng dân quân dòng Shiite do Iran hậu thuẫn đã giúp Iraq chặn đứng các cuộc tiến công của IS. Kể từ đó, lực lượng này trở thành “kiêu binh” và tham nhũng.

1652802331357.png

1652802385050.png

1652802418481.png

Dân quân dòng Shiite

Nhiều nhà phân tích cho rằng, lực lượng chống khủng bố do Mỹ tài trợ và huấn luyện được đánh giá là lực lượng có khả năng chiến đấu tốt cả ở môi trường đô thị và rừng núi. Nếu Mỹ rút quân khỏi Iraq, rất có thể lực lượng chống khủng bố của Chính phủ sẽ bị sát nhập với lực lượng dân quân chống khủng bố do Iran hậu thuẫn. Điều này có thể gây chia rẽ, làm giảm uy tín, thậm chí làm suy yếu lực lượng chống khủng bố.

Tạo ra mối đe dọa đối với người Kurd
Người Kurd là nhóm sắc tộc lớn thứ 3 ở Trung Đông, sau người Arab và người Thổ Nhĩ Kỳ. Ước tính, dân số người Kurd sống ở Iraq chiếm khoảng 15% trong tổng số từ 35 đến 45 triệu người Kurd trên toàn thế giới. Ngoài ra, còn có vài triệu người Kurd ở nước ngoài. Năm 1991, với sức ép của Mỹ sau chiến tranh vùng Vịnh, Chính phủ Iraq đã đồng ý thành lập khu tự trị Kurdistan ở miền Bắc. Hiến pháp năm 2005 của Iraq thừa nhận khu tự trị Kurdistan với 4 triệu dân, đặt thủ phủ ở Erbil.

1652802530364.png

1652802599483.png

1652802625115.png

Lực lượng dân quân người Kurd

Khu tự trị có chính phủ khu vực Kurdistan (KRG), có quân đội riêng (Peshmerga), có quốc kỳ, quốc ca, nghị viện và đại diện ngoại giao ở nước ngoài. Sau khi IS nổi lên từ năm 2014, liên quân quốc tế chống IS đã viện trợ cho Peshmerga đánh đuổi IS đến tận biên giới Syria. Khu tự trị Kurdistan cũng đã trở thành nơi tìm đến của những người Kurd tị nạn.
Tuy nhiên, hiện nay, những khu vực người Kurd đang sinh sống được coi là mất an ninh và an toàn nhất ở Iraq, đặc biệt là ở Irbil. Nếu Mỹ và NATO rút hết lực lượng khỏi những khu vực này, người Kurd có thể sẽ phải đối mặt với những khó khăn từ Chính phủ Iraq và lực lượng dân quân người Shiite. An ninh và cuộc sống tự trị của người Kurd có thể bị đe dọa.

Cơ hội để IS trỗi dậy
Mặc dù đã bị đánh đuổi khỏi tất cả các lãnh thổ mà tổ chức này kiểm soát ở Iraq năm 2017, nhưng các tay súng IS vẫn tiếp tục tổ chức các hoạt động ngầm chống lại các lực lượng của Chính phủ Iraq, chủ yếu ở các khu vực phía Bắc. Từ đầu năm 2021, đã xuất hiện dấu hiệu IS quay trở lại Iraq, nhất là khi tổ chức này lên tiếng nhận trách nhiệm vụ đánh bom tự sát ở một khu chợ thủ đô Baghdad, ngày 21/1/2021, làm 32 người bị chết và 110 người bị thương. Đây là vụ tiến công khủng bố nghiêm trọng nhất tại Iraq kể từ năm 2017 và được cho là dấu hiệu của sự trở lại của tổ chức khủng bố IS .

1652802803271.png

1652802829974.png

1652802848666.png

1652802917228.png

Lực lượng IS tại Iraq năm 2017

Các vụ đánh bom liều chết nhằm vào dân thường là chiến thuật quen thuộc của IS ở Iraq. Nếu Mỹ và đồng minh rút lực lượng tác chiến khỏi Iraq, nguy cơ IS trở lại là hiện hữu và tình hình an ninh của Iraq có thể sẽ trở nên xấu đi, tình hình bất ổn có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Làm trầm trọng thêm thảm họa nhân đạo ở Iraq
Nếu Mỹ và đồng minh rút lực lượng khỏi Iraq, rất có thể IS sẽ đánh chiếm một số vùng của lãnh thổ đất nước và hậu quả của khủng hoảng nhân đạo sẽ rất khủng khiếp, do những người dân ở khu vực này lại nằm dưới sự cai quản của IS và nhiều người dân, nhất là thanh niên sẽ gia nhập lực lượng của IS.

1652803041116.png

1652803120046.png

1652803151050.png

1652803188583.png

Lính Mỹ tại Iraq

Bên cạnh đó, dòng người tị nạn chạy khỏi các vùng chiến sự sẽ tiếp tục gia tăng. Trong đó, những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất là phụ nữ và trẻ em; họ trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng nhân đạo mới, nghiêm trọng nhất, khắc nghiệt nhất trong lịch sử Iraq. Theo thống kê của Liên hợp quốc, trong thời gian qua đã có 1,8 triệu người Iraq phải rời bỏ chỗ ở và khoảng 6 triệu người đang cần sự trợ giúp nhân đạo về lương thực thực, thực phẩm, thuốc men và nhà cửa và các điều kiện sinh hoạt khác.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
PHƯƠNG TIỆN CHIẾN ĐẤU “KẺ HỦY DIỆT”

Sự phát triển

Các cuộc chiến tranh cục bộ và những cuộc xung đột vũ trang thời gian gần đây cho thấy các loại xe chiến đấu bọc thép hoạt động trong khu vực đô thị hay những nơi có địa hình hiểm trở rất dễ bị tiến công bằng súng phóng lựu chống tăng (RPG) và tên lửa dẫn đường chống tăng (ATGM). Để giải quyết mối lo ngại này, các kỹ sư thiết kế tại Tập đoàn UralVagonZavod đã phát triển một phương tiện chiến đấu hỗ trợ xe tăng với biệt danh "kẻ hủy diệt". Phương tiện này được thiết kế để hoạt động cùng xe tăng theo đội hình chiến thuật hợp nhất, nhằm loại bỏ các mối đe dọa đối với xe tăng và yểm trợ tiến công các mục tiêu khác.
“Kẻ hủy diệt”, tên đầy đủ là Boyevaya Mashina Podderzhki Tankov-72 (BMPT-72), là phiên bản nâng cấp của phương tiện chiến đấu hỗ trợ xe tăng BMPT do Tập đoàn UralVagonZavod, Nga phát triển. BMPT, được chế tạo trên khung gầm của xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, đã được ra mắt cách đây hơn 20 năm nhưng không được quân đội quan tâm, National Interest viết.

1652926824630.png

1652926844723.png

1652926880391.png

1652928035586.png

1652928056804.png

Boyevaya Mashina Podderzhki Tankov-72 (BMPT-72)

BMPT-72 được ra mắt tại Triển lãm Russian Arms Expo 2013 và sau đó được trưng bày tại cuộc diễu hành quân sự nhân kỷ niệm Ngày Chiến thắng hằng năm của Nga vào tháng 5/2018. Quân đội bắt đầu thử nghiệm lô xe đầu tiên vào tháng 12/2020 tại khu vực Chelyabinsk. Theo Đại tá Lapin, hoạt động của chiếc xe này rất “hiệu quả” trong các cuộc thử nghiệm, đồng thời khẳng định hỏa lực của nó là “vô song” chưa có loại tương tự trên thế giới. Ông tiết lộ rằng một “cuộc tập trận đánh giá hoạt động” sẽ diễn ra “để khám phá tiềm năng sử dụng 1 tiểu đoàn xe tăng hỗ trợ chiến đấu” thậm chí có thể có 1 đại đội xe cho 1 trung đoàn súng trường cơ giới.

Đặc trưng
Phó chỉ huy Sư đoàn xe tăng cận vệ 90, Đại tá Andrey Sigarev, nói trên một kênh truyền hình rằng tính “độc đáo” của xe là khả năng có thể tiến công đồng thời vào 3 loại mục tiêu khác nhau. BMPT-72 có trọng lượng 44 tấn, được trang bị 2 khẩu pháo tự động 2A42 cỡ nòng 30mm, súng máy PKTM Kalashnikov 7,62mm, 2 súng phóng lựu và 1 tổ hợp tên lửa chống tăng Ataka-T dẫn đường bằng laser. Xe có tốc độ tối đa 60km/h.

1652927263313.png

1652927275265.png

1652927303756.png

Pháo tự động 2A42 cỡ nòng 30mm

1652927363294.png

1652927386473.png

1652927426668.png

1652927555971.png

1652927979861.png

Tên lửa chống tăng Ataka-T

1652927081439.png

1652927101144.png

Súng máy PKTM Kalashnikov 7,62mm

“1 BMPT-72 có thể thay thế cho 1 trung đội súng trường cơ giới với biên chế 6 xe chiến đấu bộ binh và 40 binh sĩ”, UralVagonZavod tuyên bố. Theo nhà sản xuất, phương tiện này được phát triển để che chắn xe tăng khỏi các hệ thống chống tăng, đặc biệt là trong các cuộc xung đột đô thị. Tuy nhiên, theo thời gian, nó đã có nhiều đặc điểm đa dạng hơn, bao gồm đặc điểm của “phương tiện chiến đấu hỗ trợ hỏa lực hơn là phương tiện chiến đấu hỗ trợ xe tăng”, có thể được sử dụng với “đội hình bộ binh cơ giới, bọc thép và riêng lẻ”.

1652927707178.png

1652927630836.png

1652927655633.png

1652927682563.png
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
KẾ HOẠCH NÂNG CẤP CÁC CĂN CỨ QUÂN SỰ Ở CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA MỸ

Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Quân đội Mỹ sẽ nâng cấp và mở rộng căn cứ quân sự tại đảo Guam và Australia. Đây là nội dung chủ yếu của Kế hoạch rà soát lại trạng thái sẵn sàng chiến đấu toàn cầu của Quân đội Mỹ, do Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đệ trình, đã được Tổng thống Joe Biden thông qua.
Các chuyên gia quân sự cho rằng để răn đe Quân đội Trung Quốc, Mỹ phải xây dựng thêm các căn cứ quân sự trên "các đảo quan trọng của Thái Bình Dương", bao gồm Tinian, một trong những quần đảo Bắc Mariana ở phía Bắc đảo Guam; Palau, cách Guam khoảng 1.207km về phía Tây Nam; và Yap, hòn đảo lớn ở cực Tây của Micronesia, nằm khoảng nửa giữa Guam và Palau.
Theo đó, Mỹ sẽ tăng cường lực lượng, nâng cấp và mở rộng các căn cứ quân sự của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương để đối phó với mối đe dọa quân sự của Trung Quốc và Nga, trong đó có căn cứ quân sự ở Guam và Australia

1653097812772.png

1653097968358.png

1653097990515.png

1653098032451.png

1653098063459.png

Căn cứ hải quân Guam của Mỹ

Theo bà Mara Karlin, một quan chức hàng đầu phụ trách chính sách của Lầu Năm Góc, Quân đội Mỹ xác định khu vực ưu tiên là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Theo đó, Mỹ sẽ dành ưu tiên cho các đồng minh và đối tác ở khu vực, nhằm thúc đẩy các sáng kiến hợp tác và ngăn chặn, kiềm chế các hành động gây hấn về quân sự của Trung Quốc và mối đe dọa từ Triều Tiên. Bên cạnh đó, Mỹ cũng sẽ tăng cường hợp tác nhằm nâng cao khả năng răn đe đáng tin cậy của các đồng minh NATO, nhằm ngăn chặn các hành động gây hấn của Nga ở châu Âu, cho phép các lực lượng NATO hoạt động hiệu quả hơn. Mỹ xác định, nước này có trách nhiệm toàn cầu, phải luôn bảo đảm tình trạng sẵn sàng chiến đấu và công cuộc hiện đại hóa để có thể triển khai lực lượng đến bất kỳ nơi nào trên thế giới khi khủng hoảng xảy ra đe dọa đến lợi ích quốc gia của Mỹ và đồng minh.
Bà Mara Karlin cũng cho biết, trạng thái toàn cầu của Quân đội Mỹ sẽ không thay đổi hoàn toàn. Đây là năm đầu tiên của Chính quyền Joe Biden và không phải thời điểm để Mỹ đưa ra thay đổi lớn ở cấp chiến lược với trạng thái quân sự toàn cầu hiện nay.

1653098189544.png

1653098237362.png

1653098259994.png

1653098329227.png

1653098365199.png

1653098424082.png

1653098892076.png

1653099041189.png

1653098452316.png

Căn cứ không quân Andersen

Hiện nay, Trung Quốc và Nga được Mỹ xác định là “đối thủ” cạnh tranh hàng đầu, là đối tượng Mỹ cần phải kiềm chế ngăn chặn để bảo vệ các lợi ích của Mỹ và đồng minh. Mỹ cho rằng, gần đây, cả Trung Quốc và Nga có nhiều động thái quân sự đe dọa an ninh và lợi ích của Mỹ và đồng minh ở khu vực, nên Mỹ cần tăng cường lực lượng quân sự ở khu vực để sẵn sàng đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào từ Trung Quốc và Nga.
Theo kế hoạch, Mỹ sẽ tăng cường điều động các máy bay tiêm kích và máy bay ném bom luân phiên đến Australia, cùng hoạt động huấn luyện của lực lượng hải quân đánh bộ và tăng cường hợp tác hậu cần tại đây. Những sân bay cùng kho nhiên liệu và đạn dược ở đảo Guam, quần đảo Bắc Mariana và Australia sẽ được mở rộng và nâng cấp để đáp ứng yêu cầu các hoạt động quân sự của Mỹ. Cách tiếp cận của Chính quyền Joe Biden về quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương hiện nay và trong thời gian tới là sẽ “thay đổi cán cân quân sự ở khu vực một cách từ từ”.

1653099346856.png

1653099417304.png

F-35 của không quân Mỹ và Australia

1653099577521.png

1653099673094.png

1653099855187.png

Không quân Mỹ, Anh, Úc và Nhật Bản trong cuộc tập trận "Maritime Partnership Exercise 2021"
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
NGA CHẾ TẠO “LƯỚI NỔ” CHỐNG LẠI MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI

Các kỹ sư tại Trung tâm hạt nhân của tập đoàn Rosatom (Nga) đã nghiên cứu, chế tạo một “lưới nổ" đặc biệt có thể cắt xuyên qua máy bay không người lái (UAV), cũng như “tóm gọn” chúng để thu thập thông tin tình báo. Hiện tại, các nhà khoa học đang hoàn thiện những nguyên mẫu đầu tiên của thiết bị này và chuẩn bị cho những thử nghiệm đầu tiên.
Derivation là một hệ thống phòng không lục quân được thiết kế để bắn hạ máy bay bay thấp, máy bay trực thăng, UAV cũng như phá hủy bom và tên lửa ở độ cao thấp. Nếu cần thiết, tổ hợp này cũng có khả năng tiêu diệt các phương tiện bọc thép hạng nhẹ và các vật thể nổi bằng pháo tự động 57mm và súng máy 7,62mm.

1653129437073.png

1653129482246.png

1653129518344.png

1653129552171.png


Đạn chứa một vỏ bọc với một tập hợp các khối thuốc nổ chứa các mảnh kim loại được bố trí dọc theo lưới. Mỗi khối thuốc nổ và mảnh kim loại được kết nối bằng các phần tử cắt liên kết linh hoạt. Sau khi bắn, những khối kim loại này sẽ phát nổ trên không và kéo dài thành một tấm lưới có khả năng cắt xuyên qua các UAV.

1653130120646.png

1653130151073.png


Theo ông Dmitry Litovkin, Tổng Biên tập Tạp chí “Quân đội độc lập”: thiết bị mới này được thiết kế dành riêng cho hệ thống pháo phòng không tự hành Derivation đang được Nga phát triển cho các đơn vị phòng không. Và loại đạn mới này sẽ được sử dụng cùng với các loại đạn mà hệ thống Derivation sử dụng để chống lại các mục tiêu trên không. “Hiện tại, pháo Derivation có đạn nổ trên không, tạo ra một đám mây mảnh kim loại và có khả năng tiêu diệt nhiều mục tiêu trên không khi va chạm. Với loại đạn mới này sẽ cung cấp cho quân đội khả năng không chỉ làm hư hại UAV mà còn vô hiệu hóa chúng và bắt chúng để thu thập thông tin tình báo”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

1653129732222.png

1653129873228.png

1653129943269.png

1653130191849.png

Hệ thống pháo phòng không tự hành Derivation và xe tiếp đạn

Ông gợi ý rằng, các kỹ sư sẽ tạo ra một vài loại đạn loại này - loại mạnh nhất dùng để tiêu diệt các UAV và loại ít mạnh hơn có thể bắt chúng và buộc UAV phải rơi xuống mặt đất. Theo ông Dmitry Litovkin: nếu sự phát triển diễn ra tốt đẹp, lưới nổ này sẽ trở thành một bổ sung hữu ích cho quân đội. Để thiết bị này hoàn thiện và đưa vào trang bị cho Quân đội Nga phải mất từ 4 đến 5 năm. Khi đó, quân đội sẽ có nhiều phương tiện chống UAV khác nhau, chẳng hạn như phương tiện vô tuyến điện tử có thể “làm mù” tín hiệu GPS và vô tuyến trong khu vực hoạt động của họ, cũng như súng điện từ, chẳng hạn như REX-1.
Khi so sánh với các vũ khí cùng loại của nước ngoài, ông Ivan Konovalov, Giám đốc Phát triển của Quỹ khuyến khích công nghệ thế kỷ 21, cho biết: ở nước ngoài không có ‘lưới cắt’ nào như vậy. Họ có bẫy tự động bắn lưới và bắt UAV xâm nhập vào vùng hoạt động của họ. Những chiếc bẫy này được thiết kế cho các UAV cỡ vừa và nhỏ. Còn với các loại UAV cỡ lớn như MQ-9B Predator của Mỹ hoặc Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ thì những lưới này không có tác dụng. Với các kỹ sư Nga, họ đã đi trước một bước khi tạo ra một tấm lưới không những cắt xuyên qua các UAV mà còn có khả năng bắt giữ các UAV chiến lược. Tuy nhiên, để chứng minh tính hiệu quả của vũ khí, phải được thử nghiệm trong thực chiến.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
UKRAINE từng có phi đội máy bay ném bom Tu-160 lớn nhất thế giới

Máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-160 Blackjack, cất cánh lần đầu tiên vào ngày 18/12/1981, là một biểu tượng của lực lượng Hàng không tầm xa của Liên Xô, một thiết kế thời Chiến tranh Lạnh hiện đang được hiện đại hóa và sản xuất các phiên bản nâng cấp. Điều ít được biết đến là có thời điểm, phần lớn lực lượng Tu-160 không nằm trong tay Nga. Thay vào đó, nó thuộc về Ukraine, một quốc gia giành được độc lập sau khi Liên Xô sụp đổ.
Tu-160 của Quân đội Nga được xem là máy bay chiến đấu lớn nhất, nhanh nhất và mạnh nhất trên thế giới, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu quan trọng nhất trong khu vực quân sự và vùng địa lý xa xôi.

1653185464525.png

Mẫu thử nghiệm của Tu-160

1653185511619.png

1653188818349.png

1653188865191.png

Tu-160 của không quân Liên Xô

Là máy bay ném bom chiến lược cuối cùng được giới thiệu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Tu-160 trở thành mũi nhọn trong lực lượng Không quân Liên Xô. Máy bay có nhiệm vụ mang tên lửa hạt nhân chống lại các mục tiêu tầm cao của NATO nếu xung đột nổ ra. Tu-160 được trang bị 4 động cơ, cho tốc độ tối đa 2.220km/h, có thể bay 13.200km mà không cần tiếp nhiên liệu và có thể mang tối đa 12 tên lửa hành trình. Chương trình Tu-160 bắt đầu từ năm 1967, nhằm phát triển máy bay chiến lược siêu âm với khả năng mang tên lửa hành trình siêu thanh, để cạnh tranh với chương trình B-1 Lancer của Mỹ. Nguyên mẫu thử nghiêm đầu tiên của Blackjack cất cánh vào ngày 18/12/1981. Sau giai đoạn bay thử nghiệm, tháng 4/1987, 2 chiếc Tu-160 đầu tiên được biên chế cho Trung đoàn máy bay hạng nặng số 184 được đặt tại sân bay Pryluky (Ukraine), khi đó vẫn thuộc Liên bang Xôviết. Tổng cộng 36 chiếc Tu-160 đã được Liên Xô sản xuất tại nhà máy ở thành phố Kazan của Nga, gồm 9 nguyên mẫu thử nghiệm và 27 chiếc hoàn chỉnh.

1653185834485.png

1653185866123.png


Sau khi Liên Xô tan rã cuối năm 1991, Trung đoàn máy bay hạng nặng số 184 đóng tại Pryluky có 2 phi đội Tu-160 với tổng cộng 19 máy bay. Tất cả máy bay và vũ khí hạt nhân đi kèm đều được chuyển giao cho Quân đội Ukraine mới thành lập, sau đó sơn phù hiệu Không quân Ukraine. Cùng với đó, Ukraine được kế thừa khoảng 1/3 kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô, tương đương 1.700 đầu đạn. Ngoài phi đội Tu-160, Tu-95MS, Tu-22M và tên lửa hành trình đi kèm, nước này cũng tiếp nhận hàng loạt tên lửa đường đạn liên lục địa (ICBM) UR100N và RT-23 Molodets. Đến năm 1994, Ukraine chấp nhận phá hủy toàn bộ số tên lửa này và tham gia Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Đổi lại Nga và Mỹ phải có trách nhiệm bảo vệ Ukraine trong trường hợp cần thiết.

1653185703456.png

1653186001348.png

1653186077280.png

1653186124873.png

Tu-160 của không quân Ukraine

Theo những tài liệu giải mật gần đây cho thấy, dưới sức ép của Nga và Mỹ, buộc Ukraine phải từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình. Mỹ lo ngại một khi Ukraine sở hữu kho vũ khí hạt nhân cực lớn sẽ tác động đến địa chính trị thế giới. Trong khi Nga thì lại không muốn một “ông lớn hạt nhân” ở ngay sát nách mình. Mặt khác, lúc này Ukraine không có nhu cầu răn đe hạt nhân và thiếu kinh phí để bay Blackjacks của mình thường xuyên. Không có sự hỗ trợ kỹ thuật, phụ tùng thay thế và nhiên liệu cần thiết, những chiếc Tu-160 của Ukraine nhanh chóng xuống cấp. Trong khi đó, ở Nga, việc sản xuất Blackjack vẫn tiếp tục, với tốc độ khiêm tốn và vào đầu những năm 1990, có thêm 6 chiếc Tu-160 xuất xưởng và bàn giao cho đơn vị không quân chiến lược đóng ở Engels, tỉnh Saratov, Tây Nam nước Nga.

1653186040300.png

1653186227499.png

1653186148323.png

Tu-160 Ukraine

am nước Nga. Đến năm 1999, Không quân chiến lược Nga ở trong trạng thái tồi tệ nhất từ sau khi Liên Xô tan rã. Họ chỉ vận hành 6 chiếc Tu-160, trong khi mỗi phi công chỉ được bay hơn 20 giờ/năm. Các máy bay Tu-160, Tu22M3 và Tu-95MS hiếm khi được triển khai thực hiện nhiệm vụ tuần tra tầm xa. Nga từng đề xuất mua lại phi đội Tu-160 trong biên chế Ukraine, nhưng 2 bên không đạt được thỏa thuận do bất đồng về mức giá và phương thức thanh toán. Kiev muốn bán giá cao bằng tiền mặt, trong khi Moscow lại ép giá và muốn trả bằng khí đốt. Không đạt được thỏa thuận với Nga do giá quá thấp, đầu năm 1999, Kiev bắt đầu phá dỡ chiếc Tu-160 đầu tiên.

1653187375278.png

1653187265487.png

1653187305489.png

1653187432910.png

Phá dỡ Tu-160 của Ukraine

Chiến dịch ném bom của NATO nhằm vào Nam Tư cùng năm, đã khiến các nhà lãnh đạo Moscow cảnh tỉnh về sự thiếu hụt máy bay ném bom tầm xa của mình, buộc Nga phải nối lại các cuộc đàm phán với Ukraine. Sau nhiều lần đàm phán, tháng 10/1999, một thỏa thuận đã được ký kết tại Yalta, thuộc Crimea - khi đó vẫn thuộc lãnh thổ Ukraine. Theo đó, Nga mua 8 chiếc Tu-160 trong tình trạng kỹ thuật tốt nhất của Ukraine. Số còn lại, Ukraine đưa 1 chiếc vào bảo tàng hàng không ở Poltava, 9 chiếc khác bị tháo dỡ sau đó không lâu.
Moscow cũng đạt thỏa thuận tương tự với máy bay ném bom Tu-95MS. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga tiếp nhận 22 chiếc, Ukraine sở hữu 24 máy bay và Kazakhstan có 40 chiếc. Toàn bộ máy bay Tu-95MS của Kazakhstan được chuyển đến Nga để đổi lấy những chiếc máy bay chiến thuật; trong khi đó, 3 chiếc Tu-95MS của Ukraine đã được bán cho Nga như một phần của thương vụ Tu-160, số còn lại bị phá hủy.

1653187606325.png

1653187643256.png

1653187665107.png

1653187694433.png

Phá dỡ Tu-22M của Ukraine

Cùng với các thương vụ máy bay, Điện Kremlin cũng đã mua 575 tên lửa hành trình trang bị vũ khí hạt nhân Kh-55SM từ Ukraine (vũ khí đi kèm Tu-160 và Tu95MS) - để đổi lấy khoản nợ liên quan đến việc cung cấp khí đốt của Nga. Số lượng Tu-160 của Nga tiếp tục được tăng cường thông qua sản xuất quy mô thấp (1 máy bay được chuyển giao vào tháng 5/2000 và 1 máy bay vào năm 2008). Trong khi đó, nhu cầu về máy bay ném bom chiến lược của Nga lúc này rất cao, buộc họ phải “tân trang” 1 máy bay thử nghiệm Tupolev để bàn giao cho Không quân Nga.

1653187798490.png

1653187823154.png

1653187853116.png

1653187913246.png

Tên lửa Kh-55SM

Nga hiện là quốc gia duy nhất trên thế giới vận hành máy bay Tu-160 với 17 chiếc trong biên chế, cùng nhiều biến thể nâng cấp đang được đặt hàng. Các máy bay Tu-160 hiện mang tên các anh hùng Nga, đang thực hiện các nhiệm vụ tuần tra tầm xa theo kế hoạch. Cùng với đó, Tu-160 đang được sử dụng rộng rãi trong chiến dịch quân sự của Nga tại Syria, đóng vai trò bệ phóng tên lửa hành trình tầm xa để tập kích phiến quân.

1653188242479.png

1653187971957.png

1653188154840.png

1653188182890.png

1653188517129.png

Nga cũng đang tiến hành chương trình nâng cấp giữa vòng đời cho những chiếc Tu-160 của mình, bổ sung thêm các hệ thống nhiệm vụ và hệ thống điện tử hàng không mới. Một chiếc Tu-160M được “hiện đại hóa sâu” đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 2/2020. Nó được trang bị động cơ NK-32-02 sản xuất mới, thay thế động cơ NK-32 nguyên bản. Theo kế hoạch, Nga sẽ chế tạo tối thiểu 50 chiếc Tu160M để duy trì hoạt động cho đến những năm 2050 thậm chí đến năm 2060.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
NAMMO PHÁT TRIỂN VŨ KHÍ CHỐNG TĂNG GẮN TRÊN UAV THƯƠNG MẠI

Công ty hàng không vũ trụ Nammo của Na Uy đang phát triển một hệ thống vũ khí chống tăng tự hành gắn trên một máy bay không người lái (UAV) thương mại cỡ nhỏ.
Ý tưởng M72 tích hợp với UAV của Nammo được phát triển với sự hỗ trợ từ Viện Phát triển quốc phòng Na Uy (FFI). Hệ thống lần đầu tiên được giới thiệu tại Triển lãm thương mại ADEX ở Seoul (tháng 10/2021) và đã trải qua một số cuộc thử nghiệm bắn trực tiếp cho các khách hàng tiềm năng tham quan.

1653213205785.png

1653213252508.png

1653213368888.png

1653213558620.png

UAV của Nammo với súng chống tăng M-72

Theo nhà sản xuất, vũ khí tích hợp trên UAV chính là súng chống tăng hạng nhẹ M72 của bộ binh sử dụng 1 lần, cỡ nòng 66mm, đang được trang bị cho lực lượng vũ trang ở một số quốc gia (chủ yếu là NATO). Khi gắn M72 lên UAV sẽ mở rộng phạm vi tiến công và cải thiện tính linh hoạt cho người sử dụng.
“Với M72 gắn trên UAV, người dùng có thể đưa vũ khí đến mục tiêu theo cách mà trước đây không thể thực hiện được; đồng thời, có thể chống lại các mục tiêu được bọc thép dày hơn, thậm chí cả xe tăng chiến đấu chủ lực. Nó cũng cho phép xâm nhập lãnh thổ đối phương được bảo vệ bởi xe tăng và các phương tiện chiến thuật khác”, Quốc Bảo Diệp, Phó chủ tịch Công ty Nammo cho biết. Ông Quốc Bảo Diệp giải thích thêm rằng: “mặc dù tên lửa chỉ có tầm bắn khoảng 350m, nhưng UAV mang nó có thể tiếp cận các mục tiêu cách xa 3 hoặc 4km. Khi tích hợp vũ khí vào 1 UAV cho phép hoạt động mà không để lộ vị trí của người bắn, giảm nguy cơ bị quân địch nhắm tới. Với mức độ tự động hóa, số lượng người điều khiển có thể được duy trì ở mức hợp lý và tổ hợp vũ khí chống tăng hạng nhẹ/ UAV có thể hoạt động theo bầy đàn. Các biến thể M72 được sử dụng có thể xuyên thủng thép đồng nhất dày 450mm”.

1653213436193.png

1653214065423.png


Công ty cho biết họ đang nghiên cứu tăng cường hệ thống liên lạc của vũ khí để cho phép UAV có thể hoạt động với khoảng cách đến 50km tính từ người điều khiển. Nammo cũng sẽ bổ sung nhiều cảm biến và phần mềm điều khiển tiên tiến hơn để cải thiện khả năng ngắm mục tiêu của vũ khí này.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
DRDO THỬ NGHIỆM THÀNH CÔNG TÊN LỬA PRALAY BẢN ĐỊA

Tại tại Đảo APJ Abdul Kalam ngoài khơi bờ biển Odisha, Ấn Độ đã thử nghiệm thành công tên lửa đường đạn tầm ngắn đất đối đất (SRBM) mang tên Pralay, do nước này tự nghiên cứu phát triển.
Tên lửa Pralay có tầm bắn từ 150 đến 500km, trọng tải từ 500kg đến 1.000kg và có khả năng phóng từ bệ phóng di động. Nó có thể nhắm mục tiêu vào các cơ sở lắp đặt radar và thông tin liên lạc, các trung tâm chỉ huy và điều khiển cũng như các sân bay của đối phương.

1653297404768.png

Tên lửa Pralay

Theo Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) Ấn Độ cho biết cả 2 vụ phóng đều được giám sát bởi tất cả các thiết bị và cảm biến phạm vi, bao gồm cả hệ thống theo dõi từ xa, radar và điện quang được triển khai trên khắp bờ biển phía Đông và các tàu mặt nước được bố trí gần điểm va chạm.
Người phát ngôn của DRDO nói rằng cuộc thử nghiệm đã đáp ứng tất cả các yêu cầu đề ra. Tên lửa đã bay đến mục tiêu được mô phỏng với độ chính xác cao, xác thực các thuật toán điều khiển, dẫn đường và nhiệm vụ. Tất cả các hệ thống con đều hoạt động tốt. Pralay được trang bị động cơ tên lửa đẩy rắn và các công nghệ mới khác. Hệ thống dẫn đường tên lửa bao gồm dẫn đường hiện đại và hệ thống điện tử hàng không tích hợp.
Tiến sĩ G Satheesh Reddy, Chủ tịch DRDO cho biết, Pralay là tên lửa đất đối đất thế hệ mới được trang bị các công nghệ hiện đại. Sau một vài đợt thử nghiệm nữa, nó sẽ được trang bị cho lực lượng vũ trang Ấn Độ.

1653297938577.png

1653297454336.png

1653297559911.png


Thành công của Pralay đến sau khi DRDO thử nghiệm thành công tên lửa Agni Prime có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, tầm bắn đến 2.000km. Tên lửa Pralay có khả năng thay đổi đường đi sau khi “bao phủ” một phạm vi nhất định giữa không trung.

1653297699630.png

1653297629938.png

1653297666838.png

Tên lửa Agni Prime

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã chúc mừng DRDO và các nhóm liên quan về cuộc thử nghiệm đầu tiên của Pralay. Ông khen ngợi các nhà khoa học quốc phòng đã phát triển nhanh chóng và phóng thành công một số hệ thống tên lửa tiên tiến trong thời gian gần đây. Theo kế hoạch ban đầu, cuộc thử nghiệm đầu tiên của Pralay sẽ diễn ra vào năm 2018, nhưng cuối cùng đã bị hoãn lại vì nhiều lý do. Theo các chuyên gia của DRDO, Pralay nhanh hơn và chính xác hơn nhiều so tên lửa đường đạn chiến thuật tầm ngắn Dongfeng 12 của Trung Quốc và 9K720 Iskander của Nga.
Pralay là tên lửa đường đạn thông thường đầu tiên của Ấn Độ và là câu trả lời cho bất kỳ cuộc tiến công tên lửa thông thường nào từ biên giới phía Bắc hoặc phía Tây. Việc phát triển tên lửa có ý nghĩa quan trọng vì Ấn Độ hiện tại không có trang bị tên lửa đường đạn thông thường và bị cản trở bởi chính sách hạt nhân “không sử dụng trước”. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, 2 vụ thử tên lửa đường đạn thông thường được thực hiện thành công trong những ngày liên tiếp.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
Malaysia đẩy mạnh hợp tác công nghiệp quốc phòng với Trung Quốc

Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, ngày 4/12/2021, Ngoại trưởng Malaysia Datuk Saifuddin Abdullah cho biết, Malaysia và Trung Quốc đã nhất trí xây dựng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện mạnh mẽ hơn trong thời kỳ hậu đại dịch Covid-19, trong đó có hợp tác công nghiệp quốc phòng.
Trong những năm qua, hợp tác công nghiệp quốc phòng với Trung Quốc là một trong những ưu tiên của Bộ Quốc phòng Malaysia, do các sản phẩm công nghiệp quốc phòng Trung Quốc có giá thành rẻ hơn so với Mỹ và châu Âu.
Năm 2014, lần đầu tiên, Malaysia ký hợp đồng mua các hệ thống tên lửa phòng không LY-80/Hongqi 16; tuy nhiên, do một số lý do, hợp đồng này đã không thực hiện được. Thay vào đó, năm 2017, Malaysia đã ký hợp đồng mua tàu tác chiến ven biển (LMS) của Trung Quốc.

1653365298167.png

1653365355428.png

1653365379269.png

1653365400625.png

1653365418015.png

Tàu tác chiến ven biển (LMS) của Malaysia do Trung Quốc đóng

Tàu tác chiến ven biển là một phần của chương trình hiện đại hóa Hải quân Malaysia, có tên gọi “15 xuống còn 5” (giảm 15 lớp tàu hiện nay xuống còn 5 lớp vào năm 2030). Theo kế hoạch, Hải quân Malaysia sẽ mua các tàu chiến thế hệ mới để thay thế toàn bộ 50 tàu chiến đang có trong trang bị. Malaysia đã ký hợp đồng mua tổng cộng 18 tàu LMS, trong đó 4 chiếc đầu tiên sẽ có 2 chiếc đóng tại Trung Quốc bởi Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC); 2 chiếc tiếp theo sẽ do Công ty đóng tàu Boustead Naval Shipyard đóng tại Malaysia, nhằm tiếp thu công nghệ và nâng cao khả năng đóng tàu của Malaysia. Giá thành của mỗi tàu là 1,17 tỉ ringgit (280,55 triệu USD).
Tuy nhiên, tháng 3/2019, chính quyền Mahathir đã yêu cầu thương thuyết lại hợp đồng; theo đó, cả 4 chiếc LMS đầu tiên được đóng tại Trung Quốc, với giá thành giảm xuống còn 1,047 tỉ ringgit (251 triệu USD). Gần đây nhất, chiếc tàu LMS thứ 3 đã được bàn giao cho Hải quân Malaysia vào ngày 14/9/2021; chiếc thứ 4 đã được bàn giao vào tháng 11/2021. Trong quá trình sử dụng 2 chiếc tàu LMS đầu tiên, Malaysia đã phát hiện nhiều nhược điểm của trang bị trên tàu, nhất là các hệ thống cảm biến và hệ thống tác chiến. Những nhược điểm này đã được khắc phục trên 2 chiếc LMS tiếp theo.
Cùng với việc hợp tác với Trung Quốc đóng các tàu LMS, Bộ Quốc phòng Malaysia còn đang xúc tiến chương trình hợp tác sản xuất máy bay tiêm kích và máy bay tiêm kích huấn luyện; trong đó, 2 ứng viên sáng giá nhất là máy bay tiêm kích JF-17 (do Trung Quốc hợp tác với Pakistan sản xuất) và máy bay tiêm kích huấn luyện L-15B (do Tập đoàn công nghiệp hàng không Hongdu, Trung Quốc sản xuất).

1653365564765.png

1653365582065.png

1653365604378.png

1653365778720.png

Máy bay tiêm kích JF-17

1653365805168.png

1653365842532.png

1653365870689.png

1653365890590.png

Máy bay tiêm kích huấn luyện L-15B
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
CHƯƠNG TRÌNH TÀU NGẦM HẠT NHÂN ĐẦU TIÊN CỦA HÀN QUỐC DẦN LỘ DIỆN

Các tàu ngầm hạt nhân mang lại những lợi thế đáng kể so với các tàu ngầm phi hạt nhân, do đó nhiều quốc gia đang chuyển dần sang sử dụng loại tàu này. Hải quân Australia đã bắt đầu chương trình AUKUS (liên minh Australia, Anh và Mỹ) trong năm 2021. Hải quân Brazil đã ký kết đóng tàu SN-BR vào ngày 25/11/2021. Trong khi đó, các nhà phân tích quốc phòng đang theo dõi một ứng cử viên sáng giá cho việc chế tạo các tàu ngầm nguyên tử, đó là Hàn Quốc.
Kể từ đầu những năm 1990 đến nay, Hàn Quốc đã đóng được 21 tàu ngầm; tuy nhiên, tất cả các tàu này đều sử dụng động cơ diesel-điện. Với năng lực đóng tàu ngầm như hiện nay và việc tự chủ được các công nghệ cốt lõi, một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đối với Hàn Quốc không phải là điều quá xa vời.
Vào ngày 10/11/2021, các phương tiện truyền thông địa phương Hàn Quốc đã đưa tin về kế hoạch bắt đầu hoạt động của một lò phản ứng hạt nhân bản địa. Hệ thống đa năng được mô tả trong các thuật ngữ dân sự. Tuy nhiên, các nhà quan sát đã nhanh chóng đưa ra mối liên hệ với chương trình tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Hàn Quốc (ROKN). Thực tiễn cho thấy, không có gì quá bất ngờ khi Hàn Quốc quan tâm đến việc đóng tàu ngầm hạt nhân. Việc đóng tàu ngầm hạt nhân đã được Hàn Quốc thảo luận cởi mở trong gần 20 năm qua và nó chỉ thực sự nóng lên khi AUKUS xuất hiện. Với thực lực ngành công nghiệp đóng tàu ngầm và công nghiệp hạt nhân như hiện nay, Hàn Quốc có đủ điều kiện để nghiên cứu phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của riêng mình.

Động lực cho tàu ngầm hạt nhân KSS-N
Mặc dù AUKUS có thể chỉ là chất xúc tác, nhưng không phải là lý do chính, Hàn Quốc quan tâm đến việc chế tạo KSS-N là do nước này luôn phải đối mặt với mối đe dọa tàu ngầm đang phát triển nhanh chóng từ nước láng giềng phía Bắc. Hiện tại, các tàu ngầm dieselđiện của Hàn Quốc thuộc loại hiện đại nhất thế giới. Nhiều loại sử dụng hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) do Đức thiết kế. Lớp KSS-III của Hàn Quốc là tàu đầu tiên được trang bị công nghệ AIP với hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) cho tên lửa đường đạn. Tuy công nghệ AIP có những lợi thế chiến thuật nhất định và đang làm giảm khoảng cách giữa tàu ngầm diesel-điện và tàu ngầm hạt nhân, nhưng về tổng thể tàu ngầm hạt nhân có tính ưu việt hơn rất nhiều.

1653407942434.png

1653407978258.png

1653408182921.png

1653408002635.png

Tàu ngầm lớp KSS-III

Về cơ bản, tàu ngầm hạt nhân cho phép chúng di chuyển với tốc độ cao hơn, có thể lặn trong nước và tàng hình trong thời gian dài, có thể hoạt động trong vài tháng và bao phủ một khu vực rộng lớn hơn nhiều so với tàu ngầm thông thường. Trong khi đó, các tàu ngầm diesel-điện có thể hoạt động trong vài tuần một lần, nhưng chỉ có thể bao phủ trong một không gian hẹp và phải thường xuyên nổi lên mặt nước nhằm khởi động lại động cơ diesel để sạc lại ắcquy.

Hàn Quốc sẽ lựa chọn đối tác nào cho chương trình tàu ngầm hạt nhân ?
Hàn Quốc có thể tự mình nghiên cứu, chế tạo một con tàu ngầm hạt nhân bản địa. Nhưng chương trình sẽ nhanh hơn và gặp ít rủi ro hơn nếu hợp tác với một quốc gia có kinh nghiệm về lĩnh vực này. Giống như Australia, Hàn Quốc đang tìm kiếm các đối tác nước ngoài có các tàu ngầm hạt nhân hiện có để được tư vấn giúp đỡ. Trong trường hợp của họ, 2 quốc gia nổi lên đó là Mỹ và Pháp.
Đối với nhiều người, đối tác thân thiện nhất của Hàn Quốc được cho là Mỹ, một đồng minh chiến lược của Seoul. Tuy nhiên, Mỹ vẫn kín tiếng chia sẻ công nghệ đẩy hạt nhân, cho đến khi có liên minh AUKUS được thành lập. Ngay cả với AUKUS, dường như tất cả các hoạt động đều được giữ bí mật.
Có một số thách thức với Hàn Quốc khi sử dụng các lò phản ứng của Mỹ. Các lò phản ứng của Mỹ hiện đang sử dụng uranium được làm giàu ở mức độ cao. Tuy việc chuyển giao sẽ không vi phạm bất kỳ hiệp ước nào, nhưng sẽ gây hiểu lầm cho thế giới về việc cung cấp vũ khí nguyên tử cho nước này. Ngoài ra, các tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ cực kỳ lớn và đắt tiền, có thể nằm ngoài nhu cầu và tham vọng của Hàn Quốc. Bên cạnh Mỹ, Hàn Quốc cũng đã có một chiến lược mua sắm hiệu quả. Đức, Anh, Pháp và thậm chí cả Nga đã cung cấp các công nghệ hiện đại cho tàu ngầm KSS-III của nước này.
Nếu Hàn Quốc sử dụng loại KSS-III làm cơ sở cho KSS-N, thì Pháp có thể là đối tác chính rõ ràng hơn. Lò phản ứng của họ sử dụng uranium làm giàu ở mức độ thấp, giống như hầu hết các ứng dụng cho dân sự. Về mặt vận hành, điều này có thể là một bất lợi, vì chúng cần được tiếp nhiên liệu thường xuyên hơn. Nhưng về mặt chính trị, đó là một thế mạnh.

1653408467220.png

Mô hình tàu ngầm KSS-N

Pháp đã đóng tàu ngầm hạt nhân trong nhiều thập kỷ và đang giúp Brazil thực hiện một dự án tương tự. Trong trường hợp đó, Brazil đang thiết kế và xây dựng lò phản ứng và Pháp đang giúp thiết kế và tích hợp cho tàu ngầm. Tàu ngầm lớp Suffren mới nhất của Pháp có đường kính thân tàu lớn hơn một chút so với KSS-III. Đường kính là kích thước quan trọng nhất ở đây vì nó quy định kích thước vật lý của hệ thống. Tuy nhiên, lò phản ứng của Pháp rất có thể nằm gọn trong thân tàu KSS-III. Lớp Rubis trước đó vẫn nhỏ hơn nhiều, chứng tỏ rằng sức đẩy hạt nhân không nhất thiết phải có một tàu ngầm lớn về mặt vật lý.

1653408601078.png

1653408640931.png

1653408686030.png

1653408705694.png

1653408722882.png

1653408621162.png

Tàu ngầm lớp Suffren của Pháp

KSS-III tương đối lớn đối với một tàu ngầm phi hạt nhân. Lò phản ứng hạt nhân có thể được đưa vào, thay thế khoang thân tàu hiện đang được sử dụng cho công nghệ AIP. Cùng với việc giảm pin, nó có thể chỉ cho phép tăng một chút kích thước tổng thể. Đương nhiên, sự sắp xếp chính xác của các thiết bị và mức độ cách âm có thể là một yếu tố quan trọng. Nhưng không khó để tưởng tượng một chiếc tàu dựa trên KSS-III với một lò phản ứng của Pháp. Hoặc sự trợ giúp của Pháp với một lò phản ứng của Hàn Quốc. Ý tưởng rằng Pháp có thể giúp Hàn Quốc đóng tàu ngầm hạt nhân đã được cả 2 nước nêu ra. AUKUS, và những tiến bộ rộng rãi hơn trong các hạm đội tàu ngầm của hải quân châu Á, để sở hữu tàu ngầm hạt nhân không phải là điều quá khó đối với Hàn Quốc.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
DỰ THẢO KẾ HOẠCH TÁC CHIẾN GIỮA MỸ VÀ NHẬT BẢN Ở EO BIỂN ĐÀI LOAN

Hãng tin Kyodo trích lời các quan chức chính quyền Nhật Bản về Dự thảo kế hoạch phối hợp tác chiến giữa Quân đội Mỹ và Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong trường hợp Đài Loan bị Trung Quốc tiến công. Đây được coi là động thái mới nhất về hợp tác quân sự giữa Mỹ và Nhật Bản.
Mỹ và Nhật Bản cam kết duy trì hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan và thành lập một "mặt trận chung chống Trung Quốc".

Kế hoạch phối hợp tác chiến giữa Quân đội Mỹ và Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong trường hợp Đài Loan bị Trung Quốc tiến công được xây dựng trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng, nhất là việc Trung Quốc liên tục gia tăng các hoạt động gây hấn ở biển Hoa Đông, Biển Đông và eo biển Đài Loan. Gần đây, tại buổi điều trần trước Thượng viện Quốc hội Mỹ, Đô đốc John Aquilino, Tư lệnh Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhấn mạnh, hiện nay, cán cân sức mạnh quân sự ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang nghiêng về phía Mỹ và đồng minh, điều này có thể dẫn tới việc Trung Quốc đẩy mạnh các hành động đơn phương mạo hiểm hơn, nhằm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông. Đô đốc John Aquilino cũng nhấn mạnh rằng, tham vọng của Trung Quốc đối với Đài Loan sẽ được thể hiện mạnh mẽ hơn trong 6 năm tới.

1653531525905.png

1653531621804.png

1653531574100.png

1653531697778.png

Tàu chiến hải quân Úc, Mỹ, Nhật Bản tập trận trên biển Đông

Kế hoạch phối hợp tác chiến giữa Quân đội Mỹ và Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong trường hợp Đài Loan bị Trung Quốc tiến công được coi kết quả hiện thực hóa quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng 2 nước trong cuộc Đối thoại Chiến lược ngoại giao và quốc phòng (Đối thoại 2+2) vào tháng 3/2021. Theo đó, 2 bên tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của liên minh Mỹ - Nhật; cam kết phối hợp chặt chẽ để đối phó với các thách thức đang nổi lên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả khía cạnh an ninh lẫn kinh tế; Mỹ sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh tại Biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo dự thảo kế hoạch, để bảo vệ chuỗi đảo Nansei kéo dài từ Tây Nam Kyushu (đảo lớn thứ 3 của Nhật Bản), từ Okinawa đến Yonaguni, cách bờ biển phía Đông Đài Loan khoảng 125km, lực lượng Hải quân đánh bộ Mỹ sẽ thiết lập các căn cứ tạm thời làm nơi xuất phát tiến công trong trường hợp xảy ra xung đột ở eo biển Đài Loan. Khoảng 40 vị trí đã được xác định trên chuỗi đảo Nansei, bao gồm khoảng 200 đảo có người ở và không có người ở.

1653531807134.png

1653531851354.png


Hải quân đánh bộ Mỹ sẽ triển khai các hệ thống pháo phản lực phóng loạt (HIMARS) tại các căn cứ này, trong khi Lực lượng phòng vệ Nhật Bản chịu trách nhiệm cung cấp hậu cần, đạn dược và nhiên liệu. HIMARS là hệ thống pháo phản lực phóng loạt cơ động cao của Lục quân Mỹ, gồm 6 ống phóng đặt trên khung gầm xe bánh lốp cơ động cao; có thể phóng từng quả hoặc loạt 6 quả đạn; tầm bắn xa nhất: 300km (đối với tên lửa chiến thuật lục quân - ATACMS) và 500km (đối với tên lửa tiến công chính xác).

1653531936251.png

1653532001950.png

1653532025898.png

1653532145885.png

1653532096546.png

1653532081232.png

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt (HIMARS)

Gần đây, Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan, như thường xuyên điều máy bay quân sự xâm phạm Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) phía Tây Nam của Đài Loan. Từ tháng 9/2020, khi Cơ quan phòng vệ Đài Loan bắt đầu công khai các hoạt động của Không quân Trung Quốc tại ADIZ, Trung Quốc đã gia tăng các vụ xâm nhập vào khu vực này với cường độ cao và số lượng máy bay điều động cũng lớn hơn. Từ đầu năm 2021 đến nay, Trung Quốc đã nhiều lần điều động máy bay quân sự bay vào ADIZ của Đài Loan. Chỉ tính riêng trong tháng 6/2021, Trung Quốc đã điều 28 máy bay chiến đấu đến khu vực này.

1653532282016.png

Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) phía Tây Nam của Đài Loan và khu vực máy bay Trung Quốc thường tuần tra (khu vực màu vàng)

Nhật Bản đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích những hành động đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng tại các vùng lãnh thổ và vùng biển mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền. Tính đến ngày 12/7/2021, các tàu Trung Quốc đã hoạt động liên tục 150 ngày ở gần vùng biển Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.

1653532502624.png

1653532565434.png

1653532612462.png

Tàu CSB Nhật Bản và Trung Quốc gần đảo Senkaku

Nhật Bản cho rằng, sự gia tăng hoạt động quân sự gần đây của Trung Quốc ở khu vực xung quanh Đài Loan là điều đáng lo ngại, vì hòn đảo này nằm gần chuỗi đảo Okinawa ở cuối phía Tây của quần đảo Nhật Bản. Bên cạnh đó, lập trường nhất quán của Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ và chưa bao giờ loại trừ biện pháp sử dụng vũ lực để chiếm lại hòn đảo này tạo ra mối đe dọa đối với khu vực, trong đó có Nhật Bản. Đầu tháng 7/2021, trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng CS Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc T..ập C..ận B..ình đã cam kết việc thực hiện công cuộc “thống nhất” Đài Loan, tuyên bố coi việc giành quyền kiểm soát Đài Loan là một “sứ mệnh lịch sử”, còn Quân đội Trung Quốc đã coi Mỹ là “người gây trở ngại lớn nhất” trong khu vực.
Để đáp trả các hành động khiêu khích của Trung Quốc, cũng như thể hiện cam kết bảo vệ đồng minh, Mỹ đã công khai thể hiện lập trường cứng rắn thông qua việc ủng hộ Đài Loan, nhất là về quân sự. Tháng 8/2021, Mỹ đã quyết định bán 40 hệ thống pháo tự hành M109 trị giá 750 triệu USD cho Đài Loan và nhiều lần điều các tàu chiến hiện diện ở khu vực eo biển Đài Loan.

1653532798553.png

1653532736228.png

1653532751736.png

Pháo tự hành M109

1653532846438.png

Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Barry đi qua eo biển Đài Loan tháng 4-2020

1653532937673.png

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke - USS Curtis Wilbur đi qua eo biển Đài Loan tháng 5-2021

1653533000876.png

Tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS Chancellorsville đi qua eo biển Đài Loan tháng 2-2022

Trong các tuyên bố chung Mỹ - Nhật gần đây, Đài Loan luôn được coi là một nhân tố quan trọng. Lần đầu tiên, kể từ năm 1969, trong cuộc họp báo về kết quả hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tại Nhà Trắng (tháng 4/2021), 2 bên đã công khai đề cập đến “tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan” và Mỹ thúc giục Nhật Bản cần thẳng thắn đối mặt với các hành động khiêu khích quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

1653533117951.png

1653533152835.png

1653533272019.png

1653533172823.png

1653533196163.png

1653533284067.png

Quân Mỹ đồn trú tại Okinawa
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG NĂM 2022 CỦA NHẬT BẢN

Ngày 24/12/2021, Bộ Quốc phòng Nhật Bản (MoD) đã công bố dự thảo ngân sách quốc phòng năm tài khóa 2022 ở mức kỷ lục là 5,4 nghìn tỷ yên, tương đương 47 tỷ USD, nhằm tăng cường khả năng tác chiến để đối phó với các hoạt động quân sự ngày càng tăng của nước láng giềng không thân thiện.
Ngân sách quốc phòng của Nhật Bản được đưa ra ngay sau khi Quốc hội Mỹ thông qua ngân sách quốc phòng năm 2022 ở mức kỷ lục 777 tỷ USD, lớn hơn 16,5 lần so với Nhật Bản.

Ngân sách quốc phòng của Nhật Bản đề xuất tăng 1,1% (cao hơn 5,34 nghìn tỷ yên) so với ngân sách năm 2021. Trong đó, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đề xuất tăng 38% (khoảng 2,5 tỷ USD) chi tiêu cho nghiên cứu cơ bản và phát triển; 100 tỷ yên (khoảng 870 triệu USD) phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ sáu FX, để bổ sung và tiến tới thay thế hoàn toàn phi đội máy bay chiến đấu F-2 đã già cỗi đang có trong biên chế của quân đội nước này.

1653667540206.png

1653667555439.png

Mô hình máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ sáu FX

Cả 2 máy bay đều được sản xuất bởi Tập đoàn Mitsubishi, nhưng F-2 phần lớn dựa trên F-16 Fighting Falcon do Mỹ thiết kế. Nếu được triển khai, FX sẽ là máy bay Nhật Bản đầu tiên được thiết kế và chế tạo trong nước trong 4 thập kỷ qua.

1653667736046.png

1653667670364.png

1653667685483.png

Máy bay chiến đấu F-2

Cùng với đó, JSDF phân bổ 128 tỷ yên (1,1 tỷ USD) để mua 12 máy bay tàng hình F-35 từ nhà thầu quốc phòng Mỹ Lockheed Martin; 65,8 tỷ yên (573 triệu USD) mua 3 máy bay tuần tra P-1; 1,1 tỷ yên (9,57 triệu USD) để cải tạo máy bay tuần tra P-3C; 21,7 tỷ yên (189 triệu USD) để mua ngư lôi hạng nhẹ Kiểu 12, ngư lôi hạng nặng Kiểu 18, thủy lôi Kiểu 15 và ngư lôi ASROC Kiểu 07; 8,4 tỷ yên (7,3 triệu USD) mua 2 tàu FFM lớp Mogami...

1653667996374.png

1653667876081.png

1653667921877.png

Máy bay chiến đấu F-35 của Nhật Bản

1653668028282.png

1653668090847.png

1653668121468.png

Máy bay tuần tra P-1

1653668153472.png

1653668175532.png

1653668211764.png

Máy bay tuần tra P-3C

1653668285357.png

1653668315835.png

1653668335053.png

1653668368718.png

1653668428910.png

Tàu chiến FFM lớp Mogami

Đề xuất ngân sách năm 2022 là mức tăng chi tiêu quốc phòng hàng năm thứ 10 liên tiếp của Nhật Bản, trong các khoản tăng đó một phần đáp ứng yêu cầu của Mỹ buộc Tokyo phải đóng góp nhiều hơn cho an ninh khu vực Đông Á. Mỹ và Nhật Bản từng cảnh giác trước việc Trung Quốc gia tăng áp lực đối với Đài Loan, hòn đảo mà Trung Quốc luôn coi là một phần lãnh thổ của họ. Quân đội Mỹ và Nhật Bản được cho là đã soạn thảo một kế hoạch dự phòng trong trường hợp khẩn cấp đối với Đài Loan, có khả năng sẽ có sự tham gia chung của quân đội 2 nước.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
HỢP TÁC QUÂN SỰ NGA - ẤN ĐỘ CÓ GÌ MỚI?

Ngày 6/12/2021, tại New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây là chuyến công du nước ngoài lần thứ 2 của lãnh đạo điện Kremlin từ khi dịch Covid-19 bùng phát, cho thấy tầm quan trọng của Ấn Độ đối với Nga. Sau cuộc hội đàm, 2 bên đã ký hàng chục thỏa thuận hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực, trong đó có chương trình hợp tác quốc phòng 10 năm (giai đoạn 2021-2031) và các thỏa thuận hợp tác kỹ thuật quân sự.
Ấn Độ coi hợp tác quân sự với Nga là cách để chứng tỏ chính sách đối ngoại độc lập, tránh phụ thuộc vào một đối tác.

Hội nghị thượng đỉnh Nga - Ấn Độ và chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Nga Putin diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và Mỹ đang có chiều hướng xấu đi; trong khi Thủ tướng Ấn Độ vừa có cuộc gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 9/2021 và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm “Bộ Tứ” với các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản, Australia.
Ngay sau Đối thoại 2+2 cấp Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có cuộc gặp song phương với Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận về hiện trạng, triển vọng và phương thức hợp tác để tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 nước.

1653819835925.png

1653819859193.png


Tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đánh giá cao việc Tổng thống Putin đến Ấn Độ, khẳng định mối quan hệ song phương là một mô hình độc đáo và đáng tin cậy của tình hữu nghị giữa các quốc gia. Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin khẳng định coi Ấn Độ là một cường quốc trên thế giới, một đất nước thân thiện và một người bạn đã được kiểm chứng qua thời gian. Mối quan hệ giữa 2 nước đang phát triển và đều hướng tới tương lai. Trong chương trình hợp tác quốc phòng 10 năm (giai đoạn 2021-2031), đã ký giữa Nga và Ấn Độ có nhiều nội dung hợp tác về kỹ thuật quân sự. Tiêu biểu là việc Nga sẽ chuyển giao công nghệ cho Ấn Độ sản xuất hơn 600.000 khẩu súng trường AK-203 để thay thế loại súng trường INSAS đã được sử dụng trong Quân đội Ấn Độ hơn 3 thập kỉ qua. Hai nước sẽ tiếp tục hoàn tất hợp đồng chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không S-400 bất chấp việc Mỹ đe dọa trừng phạt Ấn Độ theo Đạo luật chống kẻ thù của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA).

1653819950839.png

1653819989647.png

1653820051018.png

Súng trường tấn công AK-203

1653820243063.png

1653820146912.png

1653820188601.png

Hệ thống S-400

Trước đó, tại cuộc họp lần thứ 20 Ủy ban liên chính phủ Nga - Ấn Độ về hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự, do Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh và người đồng cấp Nga Sergey Shoigu làm trưởng đoàn, 2 bên đã nhất trí thành lập Công ty liên doanh mang tên “Công ty trách nhiệm hữu hạn súng trường Nga - Ấn Độ”; tỉ lệ góp vốn Nga: 50,5%, Ấn Độ: 49,5%. Nhà máy sản xuất sẽ đặt tại quận Amethi, bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) và dự kiến sẽ đi vào sản xuất trong một vài tháng tới, với tỉ lệ nội địa hóa đạt 100%.
Tuy vẫn tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ, nhưng Ấn Độ tỏ ra lo ngại về độ tin cậy trong quan hệ giữa 2 nước, nhất là khi Washington tiếp tục quan tâm đến nhiều vấn đề ở Ấn Độ, trong đó có tôn giáo. Cho đến nay, Nga vẫn là nhà cung cấp vũ khí, trang bị quân sự lớn nhất cho Ấn Độ. Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trong giai đoạn 2016-2020, khối lượng vũ khí, trang bị quân sự xuất khẩu của Nga sang Ấn Độ chiếm khoảng 23% tổng khối lượng vũ khí xuất khẩu của Nga. Mặc dù hợp tác quân sự Nga - Ấn Độ vẫn được thúc đẩy sau chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng Ấn Độ cũng thừa nhận 2 nước vẫn chưa ký kết thỏa thuận về việc cho phép quân đội 2 nước sử dụng dịch vụ hậu cần tại các cảng, căn cứ quân sự của nhau…

1653820504307.png

1653820464929.png

Máy bay Su-30 MKI của Ấn Độ

1653820532609.png

1653820574030.png

Xe tăng T-90 của Ấn Độ

1653820607177.png

1653820641782.png

Tên lửa Bramosh của Ấn Độ

1653820672459.png

1653820693773.png

Tàu ngầm Kilo của Ấn Độ

1653820857049.png

1653820821140.png

Tàu ngầm hạt nhân (thuê của Nga) của Ấn Độ

1653820952455.png

1653820905258.png

Tàu sân bay của Ấn Độ

Theo các nhà phân tích, Hội nghị thượng đỉnh Nga - Ấn Độ lần này đã giúp giải tỏa sức ép từ Mỹ trong bối cảnh Washington gây sức ép với New Delhi, yêu cầu nước này giữ khoảng cách với Nga. Cùng với đó, Mỹ muốn Ấn Độ chuyển sang đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với nước này, nhằm ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực. Trước hội nghị thượng đỉnh Nga - Ấn Độ, Mỹ đã thúc giục Ấn Độ không ký tiếp các hợp đồng mua tên lửa phòng không S-400 của Nga và cảnh báo việc ký thỏa thuận này với Nga có thể gây nguy hại đến hợp tác quốc phòng Mỹ - Ấn Độ. Theo đó, Ấn Độ có thể phải đối diện với cấm vận tài chính khi theo đuổi thương vụ đặt mua tên lửa phòng không S-400 của Nga theo Đạo luật CAATSA được Mỹ thông qua năm 2017, trong đó Nga, Triều Tiên, Iran được coi là kẻ thù của Mỹ. Thực tế cho thấy, năm 2020, Mỹ đã áp dụng Đạo luật CAATSA để áp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, do nước này mua tên lửa S-400 của Nga. Tuy nhiên, nhiều thượng nghị sĩ tên tuổi của Mỹ đã hối thúc Tổng thống Joe Biden miễn trừ cấm vận đối với Ấn Độ.
Với những gì đã diễn ra, nhiều khả năng Mỹ vẫn phải nhượng bộ, miễn trừ trừng phạt thương vụ Ấn Độ mua tên lửa phòng không S-400 của Nga. Về phần mình, Ấn Độ bảo lưu quan điểm có quyền lựa chọn nhà cung cấp vũ khí, khẳng định cần mua sắm các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 để đối phó với Trung Quốc.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
QUÂN ĐỘI ANH TRIỂN KHAI HỆ THỐNG PHÒNG KHÔNG MỚI

Bộ Quốc phòng Anh thông báo rằng hệ thống phòng không Sky Sabre thế hệ tiếp theo của nước này đã được đưa vào trang bị để thay thế các tên lửa đất đối không Rapier lỗi thời đang có trong biên chế.
Hệ thống phóng của Sky Sabre sử dụng tên lửa môđun phòng không thông dụng (CAMM), dài 3,2m, đường kính 166mm, nặng khoảng 99kg, sử dụng động cơ đẩy rắn, cho tốc độ hơn 1.000m/ giây và bay ở khoảng cách ít nhất 25km.

1653925721290.png

1653925739698.png

1653925756309.png


Được trang bị cho Trung đoàn 16 của lực lượng Pháo binh Hoàng gia Anh, hệ thống tên lửa mới này có cải tiến về tốc độ, độ chính xác, hiệu suất và khả năng thu nhận mục tiêu. Nó được thiết kế để tiến công các mục tiêu nhỏ đang di chuyển với tốc độ âm thanh. Hệ thống phòng không được trang bị radar giám sát tầm trung Saab Giraffe Agile Multi-Beam 3D, cho phép nó phát hiện và theo dõi máy bay đối phương ở phạm vi tới 120km.
Sky Sabre được vận hành bởi trung tâm hoạt động tên lửa đất đối không của Quân đội Anh, chịu trách nhiệm xử trí các mối đe dọa đối với các đơn vị trên bộ, trên biển và trên không của nước này. Máy tính điều khiển hỏa lực của hệ thống có thể đồng thời dẫn đường cho 24 tên lửa đến các mục tiêu riêng lẻ. Quân đội đã triển khai bệ phóng tên lửa, radar và các phần tử chỉ huy và điều khiển cách nhau 15km (khoảng 9 dặm) để tăng khả năng sống sót của hệ thống. Tên lửa có thể được nạp lại trong thời gian ngắn hơn một nửa so với hệ thống tên lửa Rapier cũ.

1653925830555.png

1653925854874.png


Sky Sabre trang bị tên lửa môđun phòng không thông dụng Land Ceptor tiên tiến được lắp đầu dò radar chủ động có thể chống lại một loạt các mối đe dọa, như máy bay chiến đấu, các máy bay không người lái và cả bom thông minh dẫn đường bằng laser của đối phương.

1653925935657.png

1653926042157.png

1653926404501.png

1653926269479.png

View attachment 1653926207586.png

Theo Bộ trưởng Bộ mua sắm quốc phòng Jeremy Quin, hệ thống vũ khí mới được chế tạo bằng các công nghệ hiện đại, nâng cấp hơn nữa khả năng bảo vệ binh sĩ Anh trước các mối đe dọa trên không. Ông nói trong một thông cáo báo chí: “Hệ thống phòng thủ tiên tiến này là một minh chứng rõ ràng về khả năng chiến đấu của chúng tôi trước những kẻ muốn làm hại chúng tôi. Chỉ huy Trung đoàn 16 pháo binh Hoàng gia, Trung tá Chris Lane tin rằng, Sky Sabre sẽ cho phép Quân đội Anh đối đầu với một số đối thủ khó khăn nhất. Với vũ khí, bệ phóng mới và radar của nó sẽ đưa Quân đội Anh đứng đầu thế giới về phòng không trên bộ”.
“Sky Sabre chính xác và nhanh nhẹn đến mức nó có thể đánh trúng một vật thể có kích thước như một quả bóng tennis đang di chuyển với tốc độ âm thanh”, nhân viên đào tạo cấp cao Tim Oakes cho biết. “Trên thực tế, nó có thể điều khiển đường bay của 24 tên lửa đồng thời khi đang bay, hướng dẫn chúng đánh chặn 24 mục tiêu riêng biệt. Đó là một khả năng đáng kinh ngạc!”

1653926747227.png

1653926548481.png

1653926503607.png

1653926572072.png

1653926776128.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
PHÁP ĐẶT HÀNG 169 TRỰC THĂNG H160M GUEPARD CHO LỰC LƯỢNG VŨ TRANG

Theo thông cáo báo chí của Airbus, Tổng cục vũ trang Pháp (DGA) đã ký hợp đồng trị giá 9,8 tỷ USD với Airbus Helicopters để mua tổng cộng 169 máy bay trực thăng H160M Guepard. Việc giao hàng sẽ bắt đầu từ năm 2027 để trang bị cho lục quân, hải quân và không quân nước này.
Trực thăng H160M là máy bay ở dạng môđun, cấu tạo thay đổi linh hoạt cho phù hợp với nhiều loại nhiệm vụ khác nhau. Với việc chỉ có một loại trực thăng hoạt động sẽ cho phép các lực lượng vũ trang Pháp không những giảm chi phí phát triển mà phụ tùng thay thế của nó có thể được mua với số lượng lớn.

1654079229983.png

1654079273812.png

1654079289615.png


“H160M là một máy bay trực thăng hoàn toàn mới. Mẫu máy bay độc đáo này sẽ thay thế các trực thăng Gazelle của lục quân, Alouette III, Dauphin và Panther của hải quân, cũng như Fennec của không quân. Đây là một ví dụ cụ thể về việc chúng tôi tiếp cận mẫu máy bay trực thăng mới để trang bị cho các lực lượng lục quân, hải quân và không quân. Điều này sẽ tăng sức mạnh trong tác chiến và giảm chi phí bảo trì", Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho biết.
Theo kế hoạch, trong 169 chiếc, lục quân sẽ được biên chế 80 chiếc, hải quân có 49 chiếc và không quân 40 chiếc. Cùng với đó, Airbus sẽ cung cấp các hệ thống hỗ trợ và huấn luyện cũng như bảo trì trong 10 năm tiếp sau. Bruno Even, Giám đốc điều hành của Airbus Helicopters cho biết: đây là kết quả sau 10 năm hợp tác chặt chẽ với DGA và các lực lượng vũ trang Pháp. H160M sẽ nâng cao năng lực tác chiến cho các lực lượng vũ trang Pháp thích ứng với chiến tranh hiện đại nhờ khả năng kết nối, khả năng cơ động, tiếng ồn thấp và hệ thống vũ khí hiện đại.

1654079422722.png

1654079362267.png

1654079383425.png


Trực thăng H160M được phát triển dựa trên nền tảng trực thăng dân dụng H160 đã được chứng nhận bởi Cơ quan An toàn hàng không châu Âu (EASA). H160M được thiết kế để trở thành 1 máy bay trực thăng môđun, có thể thực hiện nhiều các nhiệm vụ khác nhau, như: thâm nhập lực lượng đặc biệt, đánh chặn đường không, hỗ trợ hỏa lực, tác chiến chống hạm… Trực thăng được trang bị 2 động cơ Turbomeca Arrano 1.300 mã lực/mỗi động cơ, cho tốc độ tối đa khoảng 325 km/h.
Trực thăng H160M sẽ hiện đại hơn và “tàng hình” hơn so với trực thăng M160 nhờ khả năng giảm âm thanh bằng các cánh quạt Blue Edge. Tính ổn định, khả năng cơ động và hệ thống điều khiển bay tự động của H160 sẽ là những điểm nhấn quan trọng đối với phiên bản quân sự. H160M sẽ được trang bị hệ thống vũ khí HForce, cho phép có nhiều lựa chọn vũ khí như tên lửa chống hạm MBDA ANL và các loại súng gắn trên trực thăng. Trực thăng H160M sẽ được trang bị hệ thống điện quang Safran Euroflir 410, hệ thống điện tử hàng không Thales FlytX và radar AirMaster C, trong khi phi công cũng sẽ được trang bị mũ bảo hiểm ảnh 3 chiều của Thales TopOwl. Trực thăng cũng được trang bị một bộ tự bảo vệ, một hệ thống liên lạc vệ tinh và một hệ thống liên kết dữ liệu chiến thuật.

1654079658172.png

1654079700145.png

1654079723241.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
NGA BẮT ĐẦU SẢN XUẤT HÀNG LOẠT TÊN LỬA SIÊU THANH ZIRCON

Zircon là tên lửa siêu thanh đầu tiên trên thế giới mà hệ thống phòng không không thể bắn hạ. Các tàu chiến của Nga sẽ được trang bị vũ khí này sớm nhất là vào năm 2022.
Tốc độ của tên lửa Zircon, kết hợp với tiết diện radar giảm, về mặt lý thuyết sẽ cho phép tên lửa tiếp cận các tàu sân bay mục tiêu mà không để chúng có cơ hội phòng thủ hoặc trả đũa. Điều đó cũng có nghĩa là Zircon có thể đánh chặn tên lửa siêu thanh của đối phương.

1654156461894.png

1654156418009.png

1654157219375.png

1654156518647.png

1654157139133.png


Ngoài tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin rằng nó có thể bay được 1.000km với vận tốc Mach 9, thực tế không ai biết về Zircon. Ngay cả sự xuất hiện của nó cũng được phân loại. Người ta chỉ biết rằng Zircon không thể bị theo dõi bởi bất kỳ radar nào hoặc bị đánh chặn bởi bất kỳ hệ thống phòng không nào, do đó tạo ra một mối đe dọa rất lớn đối với các đối thủ tiềm tàng.
Một phần thông tin khác là tên lửa Zircon được phóng từ đơn vị phóng thẳng đứng 3C-14. Thiết bị này cũng được sử dụng để phóng tên lửa hành trình Kalibr tầm xa và tên lửa chống hạm Oniks. Nó là cốt lõi của chương trình tái vũ trang khổng lồ nhằm trang bị tên lửa mới cho hạm đội Nga. Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Alexei Krivoruchko, các tên lửa này sẽ được triển khai trên các tàu chiến loại Marshal Shaposhnikov lớp Đề án 1155 và tàu loại Đô đốc Nakhimov thuộc Đề án 1144, cũng như trên các tàu đa năng lớp Đề án 949A và các tàu ngầm loại Severodvinsk thuộc Dự án 855/Yasen mới nhất.

1654156636159.png

1654156670903.png

1654156706641.png

Tàu Marshal Shaposhnikov lớp Đề án 1155


1654156765874.png

1654156830017.png

1654156872715.png

Tàu loại Đô đốc Nakhimov thuộc Đề án 1144

Theo kế hoạch, tàu ngầm hạt nhân thứ 5 thuộc lớp Project 885M Perm sẽ là chiếc tàu đầu tiên được trang bị Zircon. Tàu này dự kiến sẽ được chuyển giao cho Hải quân Nga không sớm hơn năm 2025. Trước đó, trao đổi với Russia Beyond, Tư lệnh Hải đội tàu ngầm số 11 của Hạm đội phương Bắc, Chuẩn Đô đốc Alexander Zarenkov cho biết, chiếc tàu ngầm hạt nhân thứ 2 trong loạt Kazan cũng có thể được trang bị Zircon .

1654156955710.png

1654156975473.png

1654157010194.png

1654157048464.png

Tàu ngầm Project 885M Perm

Quyết định này cho thấy, Hải quân Nga đã phân chia nhiệm vụ của dự án Yasen. Rõ ràng họ sẽ sử dụng tên lửa hành trình Kalibr tầm xa và chống hạm Oniks để giải quyết nhiệm vụ “truyền thống” là tiêu diệt các mục tiêu trên biển và ven biển, trong khi các tàu ngầm trang bị Zircon sẽ đóng vai trò là “vệ sĩ” để ngăn chặn các tàu chống ngầm nguy hiểm của đối phương khi tiếp cận. Theo các nhà nghiên cứu, vũ khí siêu thanh không phải là điều gì mới mẻ. Chẳng hạn, Liên Xô đã làm chủ công nghệ chế tạo đầu đạn hạt nhân từ những năm 1960. Chúng được phóng lên vũ trụ trên một tên lửa đường đạn và từ đó có thể lao xuống đối phương với tốc độ từ 6 đến 10 km/s. Máy bay vũ trụ Buran của Liên Xô đi vào bầu khí quyển với vận tốc Mach 25 - gấp 3 lần tốc độ của Zircon hoặc tên lửa Kinzhal phóng từ MiG-31 với vận tốc siêu thanh...
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM VŨ KHÍ HẠT NHÂN CỦA TRUNG QUỐC

Ở Tân Cương có một nơi diện tích chỉ bằng tỉnh Giang Tô nhưng không thể tìm thấy trên bản đồ, nó bị nhấn chìm vì nằm sâu trong sa mạc Gô Bi mênh mông. Nơi đây đã từng là trung tâm thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Trung Quốc - căn cứ Mã Lan.
Đây là bãi thử nghiệm bom nguyên tử và bom nhiệt hạch Lốp No (tên gọi về các cuộc thử nghiệm bom hạt nhân của Trung Quốc) thuộc khu căn cứ Mã Lan. Ngày nay Mã Lan trở thành cơ sở giáo dục và hiện đang được mở cửa với thế giới bên ngoài.


1654406430691.png

1654406464340.png

Bãi thử hạt nhân Lop nor của Trung Quốc

Mã Lan, tên của một loài hoa
Căn cứ Mã Lan nằm ở huyện Hòa Thạc thuộc khu tự trị Tân Cương. Nó nằm trong vùng sa mạc rộng lớn bao gồm bãi thử Lốp No. Đây là bãi thử nghiệm hạt nhân duy nhất và sớm nhất của Trung Quốc. Những người đầu tiên đến đây là đội quân do tướng Trương Uẩn Ngọc dẫn đầu. Ông Trương Uẩn Ngọc tham gia Bát Lộ Quân năm 1937 và được trưởng thành trong chiến tranh chống Nhật và chiến tranh giải phóng đất nước Trung Hoa. Ngày 24/12/1958, tướng Trương Uẩn Ngọc dẫn một đội quân từ Đôn Hoàng đi đến Lốp No. Phải đến mùa Xuân năm 1959 họ mới phát hiện ra hồ nước Bác Tư Đằng trong vắt giữa vùng hoang vu khô cằn. Sau khi thị sát các vùng xung quanh, ông báo cáo với cấp trên rằng nơi đây đất rộng, người thưa rất thích hợp để làm bãi thử hạt nhân. Nguồn gốc tên gọi Mã Lan cũng là do tướng Trương Uẩn Ngọc đặt theo tên một loại hoa rất đẹp và có nhiều ở vùng này - hoa Mã Lan. Như vậy, tướng Trương Uẩn Ngọc chính là người sáng lập ra căn cứ Mã Lan, đồng thời ông cũng là người lãnh đạo, chỉ huy toàn bộ công việc của căn cứ Mã Lan sau này. Những năm sau đó, căn cứ Mã Lan bắt đầu được kiến thiết xây dựng. Toàn bộ căn cứ có diện tích khoảng 100 nghìn km2 chủ yếu để làm khu nghiên cứu lý thuyết, phân tích thử nghiệm, chỉ huy các vụ thí nghiệm nổ bom hạt nhân, cùng các nhiệm vụ khác…
Bắt đầu từ năm 1960 đã có một số lượng lớn các nhân viên nghiên cứu khoa học và quân nhân đến Mã Lan để xây dựng bãi thử nghiệm hạt nhân Lốp No. Thời gian sau đó, một số lượng lớn các gia đình của các nhân viên nghiên cứu và quân đội đã đến Mã Lan an cư lập nghiệp. Qua một thời gian ngắn khu căn cứ thử nghiệm hạt nhân đã có không dưới 10 vạn nhân viên kỹ thuật và quân đội đến đây làm việc. Các đoàn xe chở vật tư, các máy móc tinh xảo và thiết bị kỹ thuật ùn ùn đổ về căn cứ Mã Lan.

Những điều ít biết về Mã Lan
Ngày 13/6/1959, Quân đội Trung Quốc chính thức ra quyết định lấy Mã Lan làm căn cứ thử nghiệm hạt nhân và đây cũng là ngày thành lập căn cứ Mã Lan. Mã Lan có điều kiện địa lý tuyệt vời, có nguồn nước và không nằm trong vành đai động đất. Diện tích rộng, cách rất xa khu dân cư và cho phép khi bom hạt nhân nổ sẽ không ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Khu vực thử nghiệm các vụ nổ hạt nhân Lốp No ở phía Đông Nam Mã Lan rộng khoảng 300km2 . Bắt đầu từ tháng 10/1963 các bộ phận quân đội ở Lan Châu, Thẩm Dương, Tế Nam và Bắc Kinh…, liên tục nhận được thông tri điều động “lực lượng đặc biệt” đến một “cơ sở đặc biệt” ở Tân Cương. Họ cũng không biết “lực lượng đặc biệt” phải làm những gì, chỉ biết là trải qua nhiều lần di chuyển đến chỗ này, qua chỗ nọ rồi cuối cùng là đến một nơi thần bí trong sa mạc hoang vu. Không ai rõ nhiệm vụ của mình là gì, nhưng kỷ luật quân đội không cho phép họ thắc mắc, họ chỉ được biết nơi đóng quân là Mã Lan. Các binh sĩ cũng chỉ được báo với gia đình rằng mình có nhiệm vụ “canh gác một căn cứ” và không được nhắc đến cái tên Mã Lan. Chỉ trong 2 năm, Mã Lan từ một khu hoang vắng ít người biết đến trở thành một trung tâm quân sự có hàng vạn binh sĩ. Với một đội ngũ phát triển mạnh mẽ, quân đội ở đây đã thành lập 124 đoàn xây dựng công trình, 546 bệnh viện, cơ sở hậu cần, xưởng sửa chữa xe cùng với 36 đoàn xe và các đơn vị hóa học...

Chứng kiến vụ nổ hạt nhân thành công
Ngày 15/10/1964, tất cả binh sĩ và nhân viên kỹ thuật được lệnh rút về sân bay Khai Bình cách địa điểm thử nghiệm vụ nổ khoảng 80km. Chiều ngày 16/10, họ được trang bị kính bảo hộ màu đen đứng chờ đợi quả bom nguyên tử dầu tiên phát nổ.

1654406655248.png

1654406676499.png

1654406704279.png

1654406762948.png

Vụ thử hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc

Vào lúc 3 giờ chiều, tất cả được lệnh quay lưng về phía bãi thử và bịt tai lại chờ chứng kiến sự thành công của cuộc thử nghiệm. Bỗng nhiên một luồng ánh sáng chói lòa xuất hiện và tiếp theo là một tiếng nổ long trời lở đất từ phía xa truyền lại. Sau tiếng nổ mọi người mới quay đầu lại. Thông qua kính bảo hộ họ nhìn thấy một quả cầu lửa rất lớn ở phía quả bom nổ. Khi quầng sáng chói lòa tan dần, họ bỏ kính bảo hộ và nhìn thấy khói lửa cuồn cuộn không ngừng bốc lên cao tạo thành một đám mây hình nấm và đám mây hình nấm không ngừng cuộn khói bụi ở dưới mặt đất lên hình thành một cái "đuôi" dài.
Ngày 16/10/1964 Trung Quốc thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên; ngày 17/6/1967, Trung Quốc lại thử thành công quả bom khinh khí nhiệt hạch đầu tiên và ngày 23/9/1969, Trung Quốc tiếp tục thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên ở dưới lòng đất... Tất cả đều diễn ra ở bãi thử Lốp No, thuộc khu căn cứ Mã Lan, Tân Cương…

Những bí mật chưa được nói
“Được nhìn thấy cảnh tượng vô cùng hùng vĩ, được tham gia nhiệm vụ vô cùng vinh quang, nhưng niềm vui chỉ là niềm vui của riêng mình vì không có cách gì để báo cho người thân biết được, không thể chia sẻ cho người khác nỗi vui mừng này”. Một cựu binh xuất ngũ từ biệt Mã Lan sau khi kết thúc cuộc thử nghiệm nhưng lại có một nhiệm vụ không bao giờ được tiết lộ những gì mình đã chứng kiến tại đây. “Tôi không dám nghĩ rằng sẽ có một ngày được nói điều này”. Hầu hết những cựu chiến binh sau khi phục viên trở về quê hương tiếp tục cuộc sống bình thường đều phải giữ những “bí mật” này, thậm chí khi sức khỏe có vấn đề liên quan đến công việc khi làm ở Mã Lan, nhưng vẫn không dám nói với bác sĩ là mình làm gì, ở đâu”.
Mãi đến năm 90 của thế kỷ 20, khi trên tivi phát một số phim tài liệu như “Tiếng nổ lớn ở phía Đông”, “Cờ đỏ năm ngôi sao vàng phấp phới tung bay”… họ mới biết được thời gian ấy là mình đã làm công việc rất bí mật và cuối cùng công việc bí mật đó mọi người cũng sẽ biết.

1654406918286.png

1654406943354.png

1654406978588.png

1654407006708.png

1654407045399.png

1654407109009.png

1654407082572.png

 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
Hợp tác quân sự THÁI LAN - TRUNG QUỐC

Ngày 16/1/2022, Tờ Nikkei Asia (Nhật Bản) đã có bài phân tích về tình hình hợp tác giữa Thái Lan và Trung Quốc trong bối cảnh dự án xây dựng đường sắt xuyên Á đi qua Thái Lan bị ngưng trệ do bất đồng giữa 2 bên về các điều khoản cho vay và yêu cầu sử dụng vật liệu và công nhân Trung Quốc, cũng như việc Trung Quốc đưa ra yêu sách phát triển các khu vực dọc theo tuyến đường sắt.
Ngoài việc mua vũ khí, trang bị của Trung Quốc, Quân đội Thái Lan còn thường xuyên phối hợp tổ chức các cuộc diễn tập quân sự với nước này như: diễn tập không quân "Falcon Strike"; diễn tập hải quân “Blue Strike” và diễn tập lục quân "Strike" .

1654531519578.png

1654531567731.png

1654531724130.png

1654531793450.png

Diễn tập không quân "Falcon Strike"

1654531844170.png

1654531865254.png

1654531880045.png

Diễn tập hải quân “Blue Strike”

Bất chấp nền kinh tế Thái Lan đang gặp rất nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 và những trục trặc trong hợp tác kinh tế với Trung Quốc, hợp tác quân sự giữa 2 nước trong thời gian gần đây không ngừng phát triển. Thái Lan là một trong bốn nước nhập khẩu vũ khí, trang bị lớn nhất của Trung Quốc ở châu Á (bao gồm Pakistan, Cămpuchia, Bangladesh và Thái Lan). Vừa qua, Trung Quốc đã bàn giao những chiếc xe tăng VT-4 đầu tiên cho Thái Lan trong tổng số 28 chiếc Băng Cốc đặt hàng mua của nước này, trị giá 142,6 triệu USD.

1654532048250.png

1654532073310.png

1654532097642.png

1654532139102.png

Xe tăng VT-4

Các xe tăng VT-4 của Trung Quốc sẽ được sử dụng để thay thế xe tăng M-41 của Mỹ đã có trong trang bị của Quân đội Thái Lan cách đây 40 năm; 34 xe bọc thép chiến đấu VN-1 của Trung Quốc cũng đã được Thái Lan đặt mua trị giá 68 triệu USD. Ba nhà máy lắp ráp, bảo dưỡng vũ khí, trang bị đã được lập kế hoạch xây dựng ở Thái Lan; trong đó, 1 nhà máy giành cho lục quân xây dựng ở Nakhon Ratchasima (miền Đông Bắc), 1 nhà máy cho không quân ở Nakhon Sawan (miền Bắc) và 1 nhà máy cho hải quân đóng gần căn cứ hải quân Sathahip (miền Đông). Nhà máy ở Sathahip chủ yếu phục vụ công tác duy tu, bảo dưỡng các tàu ngầm S26T lớp Nguyên (Yuan) của Trung Quốc mà Thái Lan đã đặt mua. Tháng 8/2020, Chính phủ Thái Lan đã quyết định mua 3 tàu ngầm S26T lớp Nguyên, trị giá 1,05 tỉ USD. Hợp đồng đóng chiếc tàu ngầm đầu tiên đã được hoàn tất, dự kiến sẽ được bàn giao cho Hải quân Thái Lan vào năm 2024.

1654532265245.png

1654532308215.png

1654532363674.png

Tàu ngầm lớp Nguyên (Yuan)

Việc Thái Lan mua vũ khí, trang bị của Trung Quốc đã khiến dư luận Thái Lan, nhất là tầng lớp thanh niên phản ứng mạnh mẽ. Theo quan điểm của đại bộ phận người dân Thái Lan, trong khi đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề và lâu dài đến nền kinh tế đất nước (xuất khẩu giảm sút và hoạt động du lịch ngừng trệ), việc mua các trang, thiết bị quân sự, vốn rất đắt tiền không nên được coi là vấn đề ưu tiên.
Một số nhà phân tích cho rằng, việc Trung Quốc tăng cường hợp tác quân sự với Thái Lan được coi là một “liên minh trái chiều”; qua đó, Trung Quốc không chỉ thu được nguồn ngoại tệ, mở rộng ảnh hưởng ở một nước đồng minh của Mỹ, mà còn tiếp cận với các hoạt động quân sự ở phía Nam Biển Đông.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top