[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,247 Mã lực
(Tiếp)

Các xu hướng viễn thám

Một sự thay đổi mô hình đã diễn ra với việc giảm chi phí phóng đồng thời với sự thay đổi nhanh chóng trong việc thu nhỏ vệ tinh. Việc thu nhỏ vệ tinh đã thay đổi tính kinh tế trong chế tạo vệ tinh, dẫn đến một cuộc cách mạng về hình ảnh vệ tinh. Các vệ tinh nhỏ hơn giá rẻ hơn. Hàng chục chiếc có thể được phóng đồng thời trên một mặt phẳng quỹ đạo duy nhất, nơi mà việc điều khiển cẩn trọng trong môi trường vũ trụ có thể sắp xếp chúng một cách hợp lý và giảm độ phân giải tạm thời. Đổi lại là các vệ tinh viễn thám được phóng theo cách này sẽ ít có khả năng mang tải ống kính lớn, từ đó giảm độ phân giải không gian. Các vệ tinh viễn thám nhỏ sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách phóng lên độ cao quỹ đạo thấp hơn nhiều - 250 km so với 600 km hoặc hơn đối với các vệ tinh WorldView truyền thống của DigitalGlobe. Tuy nhiên, việc gia tăng lực cản khí quyển lên vệ tinh trên các quỹ đạo này cũng làm giảm đáng kể vòng đời của chúng. Do đó, duy trì một chùm vệ tinh đòi hỏi các vệ tinh nhỏ phải được bổ sung thường xuyên. Việc chu kỳ thay thế được rút ngắn thúc đẩy nhu cầu cần thêm vệ tinh cũng như phóng chúng, từ đó giảm chi phí đơn vị và cho phép cải tiến liên tục cho cả hai nhu cầu này. Những lợi ích trên củng cố thêm các động lực kinh tế khi sử dụng cách tiếp cận này. Một cuộc chạy đua đang diễn ra xem ai đạt được độ phân giải không gian và tạm thờitốt nhất có thể.
Cuối năm 2017, công ty Planet có trụ sở tại Mỹ đã đạt được mục tiêu chụp toàn bộ bề mặt Trái Đất ở độ phân giải 3-5 m trong vòng một ngày. Phần lớn sẽ cân nhắc mô hình này khi mà đạt được sự thay đổi là không thể chỉ vài năm về trước. Đó chính là một trong số các vệ tinh giá rẻ cung cấp hình ảnh ban đầu về Căn cứ Không quân al-Assad. Planet không đơn độc trong việc giới thiệu các cách tiếp cận đột phá trong viễn thám. Hàng chục các nhà cung hình ảnh mới đã bắt đầu tham gia vào thị trường, cung cấp sự đa dạng trong khả năng từ rađa khẩu độ tổng hợp (SAR) tới chụp ảnh siêu kính. Tính đến năm 2021, nhiều hệ thống này đã có trên quỹ đạo với số lượng nhỏ như một nhóm đầu tiên của các chùm vệ tinh tương tự.
Giai đoạn cuối của cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp thương mại và quốc gia tận dụng công nghệ thương mại là việc phủ sóng toàn cầu ở độ phân giải cao ở mọi nơi mọi lúc. Sự hội tụ độ phân giải này sẽ chắc chắn xảy ra trước năm 2030. Tuy nhiên, các dấu hiệu cho thấy bản năng chiến thắng cuộc chiến của quan sát toàn diện trong chiến tranh hiện đại đã được mô tả trong cuộc xung đột gần đây giữa Ác-mê-ni-a và A-déc-bai-dan, mặc dù bằng các xenxơ từ máy bay chứ không phải từ vũ trụ.


1651287024058.png

1651286961906.png

1651287053374.png

1651287076772.png

1651287121432.png

1651287139287.png

Phương tiện chiến tranh của Armenia bị máy bay không người lái của Azerbaijan phát hiện và phá hủy

Các tác động của xu hướng viễn thám tới chiến tranh tương lai

Vào cuối năm 2020, Ác-mê-ni-a và A-déc-bai-dan đã có một cuộc chiến nhỏ khốc liệt ở khu vực tranh Nagorno-Karabakh đã cho thấy các cuộc tấn công chính xác tầm xa và hỏa lực gián tiếp, hỗ trợ bởi tình báo trên không có thể một sự kết hợp dẫn tới chiến thắng. Khi bắt đầu cuộc xung đột, Ác-mê-ni-a được cho rằng có quân đội tiêu chuẩn vượt trội hơn A-déc-bai-dan khi khả năng huấn luyện và chỉ huy đều tốt hơn. Tuy vậy, họ nhanh chóng bị đánh bại bởi chiến thuật sử dụng máy bay không người lái khi chúng cung cấp dữ liệu nhắm tới mục tiêu cho pháo binh và các vũ khí tầm xa khác của A-déc-bai-dan. Ban đầu, Ác-mê-ni-a điều khiển một hệ thống phòng không do Nga chế tạo mà A-déc-bai-dan phải tiêu diệt chúng để có thể sử dụng được đầy đủ khả năng từ máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ và Ít-xa-ren cung cấp. A-déc-bai-dan đã buộc phải sử dụng 11 chiếc máy bay không người lái AN-2 thời Liên Xô làm mồi nhử để Ác-mê-ni-a bắn chúng và từ đó xác định và tiêu diệt hệ thống phòng không này. Một khi A-déc-bai-dan đã vô hiệu hóa được hệ thống phòng không, họ có thể dùng máy bay không người lái để truy tìm và tiêu diệt các lực lượng Ác-mê-ni-a trên mặt đất. Theo một số tính toán, A-déc-bai-dan đã tiêu diệt gần 1.000 xe tăng, xe bọc thép và các loại xe khác trong chiến dịch ngắn ngày, sử dụng hỏa lực chính xác, buộc Ác-mê-ni-a phải ký vào yểu cầu lập lại hòa bình. Sự thành công của A-déc-bai-dan trong việc sử dụng máy bay không người lái để cung cấp dữ liệu mục tiêu cho các vũ khí gián tiếp cung cấp một góc nhìn khái quát về chiến tranh trong tương lai.

1651287367357.png

1651287527353.png

Máy bay AN-2 được hoán cải thành máy bay không người lái của Azerbaijan

Bất chấp sự thành công ở cuộc xung đột Nagorno-Karabakh, chiến tranh bằng máy bay không người lái không phải không có hạn chế mà tình báo từ vệ tinh có thể khắc phục và mở rộng. Thứ nhất, A-déc-bai-dan đã đánh bại Ác-mê-ni-a bằng tác chiến từ trên không, nhưng chúng có tầm nhìn hạn chế và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khi tác chiến - hạn chế mà vệ tinh không bị ảnh hưởng. Thứ hai, Nga đã nhanh chóng đưa vào một hệ thống tác chiến điện tử chống máy bay không người lái, Krashukha-4, đã bắn hạ thành công máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ trong phạm vi lên tới 300 km. Hệ thống chống máy bay không người lái nhanh và hiệu quả này cho thấy chúng dễ bị tổn thương bởi chiến tranh điện tử. Rõ ràng, chiến tranh sẽ được áp dụng cho các vệ tinh nếu chúng cũng trở thành mối đe dọa, nhưng không giống như các máy bay không người lái, chúng không thể ngay lập tức chịu tổn thương từ các tác nhân vật lý. Hình ảnh về mục tiêu từ vệ tinh cũng sẽ chi tiết hơn so các nền tảng hình ảnh thương mại khác nhau của máy bay không người lái cùng bay trên không và điều đó có thể hỗ trợ cho kẻ địch hoặc không. Cuối cùng, trong khu vực xung đột, các bên tham chiến có thể tuyên bố vùng cấm bay. Khả năng này là không thể trong quỹ đạo không gian, từ đó hỗ trợ rất nhiều cho năng lực xác định và truy tìm các mục tiêu có khả năng là kẻ thù.

1651287626073.png

1651287648538.png

1651287681766.png

Hệ thống Krashukha-4

Các chi tiết chính xác của bất kỳ cuộc xung đột nào không bao giờ được lặp lại, khi mà các tình huống, địa hình và công nghệ liên tục phát triển. Tuy nhiên, người ta có thể rút ra một số dự đoán từ Nagorno-Karabakh về cách các đối thủ có khả năng hơn sẽ chiến đấu trong tương lai.
Thứ nhất, bài học lớn hơn từ cuộc xung đột này là phần lớn tổn thất chiến đấu trong xung đột nhà nước-quốc gia tiếp tục tới từ hệ thống hỏa lực gián tiếp và các vũ khí tầm xa khác.
Thứ hai, khả năng tìm và nhắm chính xác tới đối phương là rất quan trọng đối với hiệu quả của các hệ thống này, vậy nên bên nào có thông tin tình báo tốt hơn sẽ có khả năng tiêu diệt đối phương nhanh hơn.
Cuối cùng, để ngăn đối phương phối hợp không gian chiến đấu bằng các xenxơ - dù là máy bay không người lái hay các hệ thống khác - sẽ là ưu tiên quan trọng cho bên phòng ngự. Tóm lại, bên nào có thể kết hợp được thông tin tình báo với hỏa lực tầm xa một cách tốt nhất sẽ làm chủ chiến trường.
Vai trò của tình báo thời gian thực từ các vệ tinh viễn thám trong một cuộc xung đột tương lai sẽ giống như vai trò của máy bay không người lái trong việc thu thập thông tin tình báo cho A-déc-bai-dan. Sự gia tăng năng lực viễn thám thương mại và của quốc gia trong việc chụp ảnh chi tiết các khu vực rộng lớn và truyền phát hình ảnh đó tới các trung tâm chỉ huy hỏa lực sẽ là một nút thắt quan trọng trong chuỗi tiêu diệt đối phương. Các nhà cung cấp thương mại đã và đang sử dụng các vệ tinh làm nhiệm vụ và phản hồi theo thời gian thực. Những nỗ lực xây dựng có mục tiêu như lớp tìm kiếm và truyền phát của Cơ quan Phát triển Vũ trụ sẽ chắc chắn có khả năng hơn các hệ thống thương mại và rất quan trọng cho sự thành công về chiến thuật trên chiến trường tương lai. Việc ngày càng giảm độ phân giải không gian tạm thời của vệ tinh viễn thám sẽ giúp tình báo vũ trụ phát triển, từ việc sử dụng một công cụ ở cấp độ chiến lược mang tính lịch sử tới một công cụ chiến thuật. Việc giảm thiểu sự thay đổi này sẽ đòi hỏi sự kết hợp giữa các công cụ chủ động, thụ động, pháp lý và ngoại giao.
 

chúa tể thịt beef

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796427
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
62
Động cơ
22,621 Mã lực
Quân đội Nga thử nghiệm thành công Phương tiện phóng hạng nhẹ Anagara-1.2 vào quỹ đạo Trái Đất
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,247 Mã lực
(Tiếp)

Những cách tiếp cận và phương án lựa chọn

Những tác động của độ phân giải ảnh vệ tinh lên các chiến dịch quân sự sẽ không thể bị bỏ qua trong thập kỷ tới. Khi các nền tảng viễn thám thay đổi từ chủ yếu là đánh giá mức độ nguy hiểm về mặt tình báo sang mức độ nguy hiểm trong tác chiến thời gian thực đối với các lực lượng quân sự, thì các biện pháp quản lý các hệ thống này một cách hiệu quả là cần thiết. Các biện pháp quân sự chủ động trong nhắm tới mục tiêu bằng vệ tinh viễn thám sẽ là yếu tố then chốt trong tương lai để quản lý mối đe dọa này. Hiện tại, Nga và Trung Quốc đang phát triển các hệ thống lade mặt đất nhằm chống lại các hệ thống viễn thám ở quỹ đạo thấp. Hệ thống này nhiều khả năng sẽ là một biện pháp phản công hiệu quả chống lại các nền tảng viễn thám của đối phương. Tuy nhiên, bức tranh về mối đe dọa trong quỹ đạo phức tạp hơn nhiều về mặt chính trị so với môi trường trên không. Tính chất của cơ chế quỹ đạo là các nền tảng viễn thám từ hàng chục các quốc gia và thực thể thương mại hàng ngày sẽ đi qua bất kỳ vùng xung đột nào. Đối với các nước tương đối đóng cửa mặt ngoại giao, chẳng hạn như Nga hoặc Trung Quốc, giao chiến với bất kỳ vệ tinh nào không trực tiếp thuộc về đồng minh, bằng các biện pháp quân sự chủ động là có thể xảy ra. Tuy nhiên, một đất nước cởi mở hơn về mặt ngoại giao như Mỹ - quốc gia vốn có lịch sử tự hào về liên minh của mình và thường tuân thủ luật pháp quốc tế - sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc sử dụng các biện pháp quân sự chủ động của mình. Do đó, cần có một cách tiếp cận mềm dẻo hơn để quản lý các mối đe dọa vệ tinh mà đó là một sự kết hợp với giữa các biện pháp ngoại giao và pháp lý rồi đến quân sự khi cần thiết. Phần tiếp sẽ thảo luận về các cách tiếp cận hiện tại và có khả năng nhằm quản lý mối đe dọa ngoài phạm vi các biện pháp quân sự chủ động.
Các biện pháp chủ động là cần thiết chống lại các hệ thống viễn thám của kẻ thù, nhưng chúng nên sử dụng như là biện pháp cuối cùng chống lại các hệ thống thương mại nội địa hoặc được sở hữu bởi bên thứ ba. Các hệ thống này vẫn là mối đe dọa tác chiến khi mà các hình ảnh chúng chụp được có thể mua bán hoặc truy cập công khai và cung cấp thông tin tình báo giá trị cho kẻ địch. Trong các trường hợp nước kẻ thù không có năng lực viễn thám nội địa lớn, các biện pháp chủ động đã nhắc tới ở phần trước là không cần thiết. Thay vào đó, một sự kết hợp giữa các phương án pháp lý và ngoại giao sẽ là biện pháp chính nhằm hạn chế sự phân phối các thông tin tình báo giá trị trên không. Hiện tại, Mỹ có thị trường viễn thám thương mại lớn nhất và nhiều khả năng tiếp tục dẫn đầu thị trường bởi một cơ cấu pháp lý ngày càng cởi mở, một cơ sở công nghiệp vững chắc và các hợp đồng chính phủ nhiều lợi nhuận. Phần còn lại của thị trường thương mại toàn cầu sẽ nhiều khả năng vẫn tập trung ở các nước đồng minh thân cận và đối tác của Mỹ. Vậy nên, Mỹ gặp phải những khó khăn cụ thể trong quản lý các mối đe dọa viễn thám bởi sử dụng các biện pháp quân sự chủ động lên các hệ thống thương mại nội địa hoặc đồng minh không phải là một phương án ngoại giao phù hợp. Tuy nhiên, cơ chế pháp lý của Mỹ có thể được sử dụng cũng như các biện pháp khác nhằm kiểm soát viễn thám thương mại nội địa. Bên cạnh đó, các biện pháp ngoại giao đi kèm bởi các thỏa thuận đối ứng và lưu ý quốc tế cũng là một cách kiểm soát hiệu quả các hệ thống của đồng minh và bên thứ ba. Một sự kết hợp kiểm soát giữa pháp lý và ngoại giao có thể bổ sung hiệu quả cho các biện pháp quân sự trong kiểm soát thông tin tình báo viễn thám, hạn chế rủi ro tác chiến và thông tin tình báo vô tình gây ra bởi các hệ thống này.

Kiểm soát pháp lý

Luật pháp Mỹ về các hệ thống viễn thám thương mại bắt đầu vào năm 1984 với việc thông qua Đạo luật Thương mại hóa Viễn thám Mặt đất. Đạo luật này chủ yếu nhằm tư nhân hóa chương trình Landsat, nhưng nó cũng bao gồm các điều khoản cho phép Bộ trưởng Thương mại cấp phép cho các vệ tinh viễn thám thương mại. Bộ Thương mại nhanh chóng ủy quyền và vẫn duy trì tới giờ cho Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển (NOAA). Trong khi đạo luật 1984 vẫn còn nhiều thiếu sót, nó cũng đã thiết lập một khuôn khổ cho việc cấp phép các hệ thống viễn thám thương mại và bao gồm nhiều cơ sở lý luận của pháp luật hiện hành. Đạo luật 1984 được thay thế vào năm 1992 bởi Đạo luật Chính sách Viễn thám Mặt đất, đạo luật mà đã bỏ một vài điều kiện khắt khe hơn trong cấp phép, bao gồm quyền của Bộ trưởng Thương mại trong việc “chấm dứt, sửa đổi, điều kiện, chuyển nhượng hoặc đình chỉ giấy phép” mà không có bất kỳ quyền truy đòi hợp pháp nào cho bên được cấp phép. Luật Các chương trình Vũ trụ Quốc gia và Thương mại được cập nhật năm 2010 nhưng không có nhiều thay đổi lớn, đạo luật 1992 vẫn là nền tảng cơ sở pháp lý cho việc cấp phép viễn thám ở Mỹ.
Các đối tượng cơ bản được cấp phép trong đạo luật 1992 là tương đối an toàn tuy nhiên vẫn bao gồm một số cảnh báo về an ninh quốc gia. Theo như một phần của luật, các nhà điều hành thương mại được cấp phép của Mỹ phải sử dụng “hệ thống theo nguyên tắc đảm bảo an ninh quốc gia và tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của Mỹ”. Thêm nữa, bên được cấp phép được yêu cầu phải báo cáo Bộ trưởng khi tham gia bất kỳ thỏa thuận nào “với quốc gia, thực thể hoặc tổ chức nước ngoài hoặc liên quan tới nước ngoài”. Những yêu cầu cơ bản khác bao gồm việc cung cấp các đặc trưng quỹ đạo của hệ thống, cách tiêu hủy vệ tinh phù hợp và báo cáo Bộ trưởng về bất kỳ thay đổi của quỹ đạo vệ tinh. Ở cấp độ mặt đất, điều này dường như hợp lý khi yêu cầu nhà cung thương mại tuân thủ với các yêu cầu bởi các nghĩa vụ quốc của Mỹ liên quan tới tìm kiếm mảnh vỡ và an ninh quốc gia. Nhưng sự mơ hồ nhanh chóng xuất hiện trong chính điều này khi mà điều khiển vệ tinh thế nào mới là đạt yêu cầu về an ninh quốc gia. Các nhà cung thương mại và các tổ chức chính phủ có những cách hiểu khác nhau về những gì cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia.
Hình ảnh từ Planet được nhắc tới trước đó là ví dụ minh họa cho xung đột về lợi ích và phương án này. Sử dụng những hình ảnh này, Iran có thể đánh giá sự hiệu quả của hệ thống định vị mục tiêu và tác động của chúng tới cuộc tấn công vào các mục tiêu cụ thể của al-Assad - một rủi ro an ninh quốc gia rõ ràng. Tuy nhiên, việc nhanh chóng công bố những bức ảnh chi tiết ra công chúng cho phép người dân Mỹ và cộng đồng quốc tế quyết định một cách độc lập rằng số lượng tên lửa và mức độ thiệt hại chỉ là hạn chế. Thông tin này được dùng để trấn an suy luận của giới truyền thông và ủng hộ câu chuyện rằng cuộc tấn công tên lửa chỉ là một cuộc tập trận giữ thể diện cho Iran - một lợi thế an ninh quốc gia rõ ràng. Việc công bố hình ảnh của Planet từ đó có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau về an ninh quốc gia, tùy vào góc nhìn và các hành động sau đó. Trong trường hợp này, Iran không tiếp tục thực hiện tấn công. Do đó, nếu nhìn lại, việc công bố hình ảnh của Planet đã không làm tổn hại an ninh quốc gia. Trường hợp này cho thấy sự mơ hồ trong yêu cầu có vẻ như rõ ràng nhằm đảm bảo an ninh quốc gia của Mỹ đối với các nhà cung cấp hình ảnh thương mại.
Nếu chính phủ Mỹ chọn thực hiện quyền kiểm soát pháp lý lên Planet và hạn chế công bố hình ảnh thì các phương án pháp lý sẽ bị hạn chế. Chỉ thị 23 theo quyết định của Tổng thống (PDD-23), được ký bởi Tổng thống Bill Clinton năm 1994, đưa ra khái niệm về tác chiến sửa đổi thường được gọi là “kiểm soát lá chắn sáng”. PDD-23 quy định rằng các nhà cung cấp hình ảnh thương mại có thể được yêu cầu “trong giai đoạn mà an ninh quốc gia… có thể bị tổn hại, như được định nghĩa lần lượt bởi Bộ trưởng Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Ngoại giao, phải hạn chế thu thập và/hoặc phân phối dữ liệu bằng hệ thống trong phạm vi cần thiết tùy thuộc vào tình huống tại thời điểm đó”. Kiểm soát lá chắn sáng là một công cụ pháp lý mạnh mẽ mà chính phủ Mỹ có thể ban hành nhằm ngăn các nhà cung thương mại được cấp phép chụp tất cả mọi thứ từ căn cứ quân sự độc lập tới toàn bộ hoạt động tác chiến của quân đội. Tuy nhiên, cho dù nó là một công cụ pháp lý hiệu quả, điều khiển lá chắn sáng chưa bao giờ được áp dụng.

Thách thức trong thực hiện các biện pháp kiểm soát pháp lý

Những thách thức trong thực thi kiểm soát lá chắn sáng có thể đã ngăn cản việc áp dụng nó. Thứ nhất, áp dụng nó gần như sẽ tạo ra một thách thức về mặt luật pháp. Theo đó, thách thức về mặt luật pháp sẽ không đến từ bên sở hữu vệ tinh được cấp phép. Thay vào đó, thách thức sẽ dần xuất hiện ở các cơ quan thông tấn hoặc thực thể khác tìm cách truy cập vào những hình ảnh bị từ chối - trừ khi được sự đồng thuận rộng rãi cho rằng lí do áp dụng điều khiển lá chắn sáng là để hỗ trợ cho an ninh quốc gia. Như ví dụ về Planet, chứng minh yêu cầu cho điều khiển lá chắn sáng là khó khăn ngay cả trong những trường hợp tưởng như rõ ràng nhất. Thứ hai, việc sử dụng kiểm soát lá chắn sáng có thể gây ra hậu quả lâu dài đối với sự phát triển của ngành viễn thám thương mại của Mỹ. Nó sẽ thể hiện mình việc các nhà cung cấp được cấp phép sẽ bị tổn hại bởi các can thiệp từ chính phủ, từ đó có khả năng biến môi trường cấp phép của Mỹ trở nên ít hấp dẫn hơn.

1651334422774.png

1651334596801.png

1651334449049.png

1651334484737.png

Căn cứ không quân Al-asad sau khi bị Iran tập kích bằng tên lửa, ảnh chụp từ vệ tinh Palnet

Các thách thức về hậu cần cũng là trở ngại cho việc áp dụng và xác minh tính hiệu quả của việc thực thi kiểm soát lá chắn sáng. Với số lượng ngày càng tăng của các bên có giấy phép viễn thám ở Mỹ, việc tuân thủ xác minh một cách chủ động gần như là không thể. Chính phủ sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc xác minh một cách tự nguyện từ các bên có giấy phép. Khi mà mức phạt dân sự tối đa mà Bộ trưởng Thương mại áp dụng lên các nhà cung cấp hình ảnh vi phạm quy định trong giấy phép chỉ là 10.000 USD, bên được cấp phép có thể đơn giản cho rằng chi phí để tuân thủ pháp luật còn lớn hơn cả hình phạt. Nhà cung có thể kết luận một cách thủ đoạn rằng giá trị của hình ảnh bị kiểm soát lá chắn sáng còn lớn hơn nhiều so với mức phạt và bán chúng bất chấp quy định của chính phủ. Kịch bản này là có thể xảy ra, mặc dù chưa chắc chắn cho dù mức phạt dân sự còn tương đối thấp. Chính phủ Mỹ là bên mua hình ảnh vệ tinh thương mại lớn nhất với riêng hợp đồng EnhancedView (Quan sát tăng cường) với Cục Trinh sát Quốc gia Mỹ (NRO) đã có giá trị 300 triệu USD một năm cho các công nghệ. Trong một ngành với doanh thu toàn cầu chỉ ước đạt 2,2 tỉ USD, các nhà cung cấp hình ảnh có trụ sở tại Mỹ sẽ dường như không mạo hiểm đánh mất các hợp đồng lợi nhuận cao trong tương lai bằng cách cố tình bỏ qua các yêu cầu về kiểm soát lá chắn sáng.
Rào cản cuối cùng để áp dụng kiểm soát lá chắn sáng là việc ban hành cơ cấu pháp lý gần đây yêu cầu tất cả các nhà cung viễn thám được cấp phép ở Mỹ phải tuân theo kiểm soát lá chắn sáng. Quy định mới này được sửa đổi lần đầu tiên từ năm 2006 phụ thuộc vào cấu trúc phân cấp được quyết định bởi các tiêu chuẩn khả dụng của nước ngoài. Theo như quy định này, nếu một vệ tinh viễn thám được bán ra thị trường từ bất kỳ nhà cung nước ngoài nào thì nó được coi là có sẵn. Nhà cung Mỹ sau đó được xếp vào cấp thấp nhất trong ba nhóm được phân loại theo quy định hay là cấp một. Trong cấp một, các nhà cung viễn thám vẫn được yêu cầu phải điều khiển hệ thống của mình “đảm bảo an ninh quốc gia Mỹ” nhưng không phải tuân theo kiểm soát lá chắn sáng. Nếu một vệ tinh viễn thám chỉ phổ biến với các nhà cung được cấp phép ở Mỹ hoặc hiện loại đó là duy nhất, nó lần lượt được xếp vào cấp hai và ba. Khi sự sẵn có ở ngoài nước tăng lên, một tỷ lệ lớn hơn các hệ thống viễn thám sẽ không còn tuân theo các chỉ thị điều khiển lá chắn sáng. Bộ trưởng Quốc phòng vẫn có thể bác bỏ quyết định về tính sẵn có dựa trên những quan ngại về tính an ninh quốc gia, nhưng thực thi quyền hành có thể sẽ khó khăn và hiếm khi có các tác động về mặt chính trị. Mặc cho những hạn chế pháp lý về kiểm soát lá chắn sáng, điều này vẫn nằm trong luật để Mỹ có khả năng áp dụng, cho dù cơ cấu pháp lý mới khiến việc áp dụng rộng rãi trở nên cực kỳ khó khăn. Tuy vậy, kiểm soát lá chắn sáng là một công cụ pháp lý mạnh mẽ để kiểm soát các hệ thống viễn thám được cấp phép nội địa, nhưng có một cách tiếp cận cần thiết khác cho các hệ thống thương mại nước ngoài.

1651334850656.png

1651334886534.png

Tiểu đoàn pháo binh Nga đang khai hỏa theo hướng đông nam ở Ozera, Ukraine vào ngày 11 tháng 3 năm 2022 được vệ tinh WorldView-2 của Maxar Technologies chụp.

1651335000672.png

1651335027596.png

1651335013660.png

Những ngôi nhà bị phá hủy, hố đạn pháo và hỏa hoạn ở thị trấn Moschun vào ngày 11 tháng 3 năm 2022 được vệ tinh WorldView-2 của Maxar Technologies chụp.

1651335258426.png

1651336343436.png

1651336405696.png

Hình ảnh vệ tinh đa phương diện cho thấy thiệt hại đối với các tòa nhà và bể chứa nhiên liệu bốc cháy tại Sân bay Antonov ở Ukraine vào ngày 11 tháng 3 năm 2022 do vệ tinh WorldView-2 cho Maxar Technologies chụp.

1651335514599.png

Một bức ảnh vệ tinh cho thấy hình ảnh của các bể chứa dầu đang bốc cháy ở Chernihiv, Ukraine, ngày 21 tháng 3 năm 2002.

1651335537306.png

Các tòa nhà chung cư ở Mariupol, Ukraine, ngày 19/3/2022.

1651335746896.png

Trận địa pháo được triển khai ở Talakivka, phía đông bắc Mariupol, Ukraine, ngày 19/3.

1651335829164.png

Các pháo tự hành, phía đông bắc Chernihiv, Ukraine, ngày 16/3.

1651336057326.png

Máy bay trực thăng Nga bị phá hủy trên đường băng, tại sân bay Kherson, Ukraine, ngày 16/3.

1651336309254.png

Xe bọc thép di chuyển về phía đông bắc sân bay Antonov, gần Hostomel, Ukraine, ngày 8/3.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,247 Mã lực
(Tiếp)

Các hệ thống viễn thám thương mại của đồng minh (NATO)

Hệ thống viễn thám thương mại của đồng minh có thể được giải quyết thông qua các kênh ngoại giao. Tuy nhiên, mức độ kiểm soát mà các nước đồng minh đối với ngành viễn thám của họ là khác nhau, bất kỳ yêu cầu nào cũng sẽ phải phù hợp với những kiểm soát cho các công ty thương mại Mỹ. Canađa là một quốc gia có pháp luật về viễn thám gần giống với Mỹ, bao gồm cả điều khoản cho phép Bộ trưởng Quốc phòng có thể “can thiệp hoặc hạn chế” các hoạt động của bên được cấp phép dựa trên lí do an ninh quốc gia. Điều này cơ bản là học tập luật pháp Mỹ, trao quyền cho Bộ trưởng Quốc phòng điều chỉnh các hoạt động (kiểm soát viễn thám) các bên được cấp phép ở Mỹ. Với cơ cấu pháp lý của mình, Canađa, một đồng minh thân thiết của Mỹ, sẽ tiếp thu và có khả năng hạn chế các hoạt động của vệ tinh nước mình khi có yêu cầu sử dụng cơ chế pháp lý tương tự. Tuy nhiên, nước này cũng mong đợi các hạn chế đối ứng từ phía các hệ thống của Mỹ. Trong khi Canađa sử dụng cách tiếp cận cơ bản về an ninh như Mỹ, với các chỉ thị sửa đổi hoạt động sử dụng theo quyết định của Bộ Quốc phòng, không phải quốc gia phương Tây nào cũng đều áp dụng cách tiếp cận này.
Đức chọn một cách tiếp cận pháp lý viễn thám khác so với Mỹ và Canađa. Luật pháp Đức cho các nền tảng viễn thám nhạy cảm với việc có thể sử dụng hình ảnh mang tính chất thương mại của Đức cho các mục tiêu quân sự và các tác động của chúng lên an ninh nội địa và chính sách đối ngoại. Các quy định pháp lý của Đức yêu cầu các bên được cấp phép điều khiển phải tiến hành kiểm tra độ nhạy cảm của tất cả các giao dịch dữ liệu trên cơ sở dữ liệu chính phủ, tính tới chất lượng của dữ liệu, phạm vi mục tiêu và các cá nhân đưa ra yêu cầu. Kiểm soát giao dịch để tránh những phức tạp trong nỗ lực điều tiết khía cạnh kỹ thuật của các hệ thống viễn thám như Mỹ đã làm và thay vào đó tập trung vào kiểm soát sản phẩm. Việc kiểm soát của chính phủ Đức sẽ cho phép phản ứng nhanh nếu họ cho rằng có một yêu cầu từ chính phủ nước ngoài nhằm hạn chế công bố hình ảnh là hợp pháp. Vì luật viễn thám của Đức là nhằm hỗ trợ cam kết quốc gia về hòa bình và nhạy cảm với các mối đe dọa an ninh nước ngoài, Đức sẽ nhiều khả năng là một trong số các quốc gia dễ tiếp nhận nhất các yêu cầu ngoại giao nhằm hạn chế phân phối hình ảnh. Cùng với Pháp, Đức chỉ là một trong hai thành viên của Liên minh châu Âu (EU) có chính sách quốc gia bao quát trong việc quản lý viễn thám.
Quản lý mối đe dọa an ninh viễn thám bằng các biện pháp ngoại giao ở một Liên minh châu Âu rộng lớn hơn là một vấn đề nan giải so với Đức hay Pháp. Bên ngoài Mỹ, các thành viên EU nói chung có thị trường viễn thám thương mại và tư nhân lớn nhất, cùng với một số thành viên như Phần Lan sở hữu các nhà cung cấp thương mại có năng lực tốt. Các công ty viễn thám có trụ sở tại các nước EU chịu ít sự quản lý bởi pháp lý là một thách thức khó khăn bởi EU không có các chính sách tổng thể rõ ràng trong điều tiết viễn thám. Sự thiếu sót trong cơ chế pháp lý trên toàn EU trong kiểm soát việc công bố hình ảnh vệ tinh nhằm bảo vệ an ninh quốc gia nội địa và nước ngoài là một vấn đề nan giải. Kể cả khi quốc gia nhận được động thái ngoại giao và chấp nhận yêu cầu đó là hợp pháp, quốc gia đó có thể thấy việc áp đặt bất kỳ các kiểm soát hạn chế nào lên nhà cung cấp có trụ sở nằm trong lãnh thổ của họ gần như là không thể về mặt pháp lý. Nếu các nước đồng minh thiếu một khung pháp lý đầy đủ hoặc thẩm quyền pháp lý để ngăn chặn các nhà cung thương mại công bố hình ảnh thì từng nhà cung cấp này phải được xếp vào cùng nhóm với các hệ thống thương mại của bên thứ ba.

Các hệ thống thương mại của bên thứ ba

Cấp độ hai của các hệ thống viễn thám thương mại nước ngoài là các hệ thống thương mại bên thứ ba. Chúng là một thách thức với bất kỳ quốc gia nào trong nỗ lực ngăn chặn việc quan sát các hoạt động tác chiến quân sự. Không như các sản phẩm từ các hệ thống quốc gia của bên thứ ba - sản phẩm mà ít có khả năng được chia sẻ ra bên ngoài chính phủ bởi những lo ngại trong việc tiết lộ các khả năng và hạn chế của chúng - các nhà cung thương mại hoạt động ở từ các quốc gia trung lập sẽ có thể sẽ coi là hành động thù địch giữa các quốc gia khác như là một cơ hội. Về mặt tác chiến điều này có nghĩa là họ có mối đe dọa không khác gì các hệ thống của kẻ địch, nhưng các biện pháp quân sự chủ động không thể sử dụng để chống lại họ nếu không có một sự đánh giá cẩn thận về rủi ro làm quốc gia đó tức giận. Các động thái ngoại giao dường như là cách tiếp cận tốt nhất và chắc chắn là một bước quan trọng nhằm hạn chế việc công bố dữ liệu từ các bên thứ ba, nhưng chỉ mỗi biện pháp này có thể sẽ không có hiệu quả hoặc không kịp thời. Các nước trung lập có thể phản ứng chậm trước các động thái ngoại giao vì lí do vô ý hoặc cố ý. Một khi các hành động thù địch bắt đầu, tiến trình ngoại giao thường chậm chạp và sẽ có thể tạo ra rủi ro không thể chấp nhận được. Trong lịch sử, Mỹ đã áp dụng thành công cách tiếp cận ngoại giao này chỉ một lần trước đó và nó khó có thể lặp lại. Biện pháp này được áp dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh khi Liên Hợp Quốc, trước sự thúc giục của Mỹ, áp đặt lệnh cấm vận lên việc bán hình ảnh vệ tinh cho I-rắc. Hình ảnh có sẵn duy nhất không phải của Mỹ là từ vệ tinh SPOT của Pháp, và thỏa thuận yêu cầu SPOT phải từ bỏ việc bán cho các công ty truyền thông để tránh vô tình công bố hình ảnh cho I-rắc qua bên thứ ba. SPOT có độ phân giải 10m là tương đối thấp ở thời điểm đó nhưng cũng vẫn là một thông tin tình báo trên không giá trị đối với chính chủ I-rắc, nước mà vốn cũng đã mất khả năng do thám trên không. Lệnh cấm vận buôn bán hình ảnh này đối với I-rắc đã hiệu quả và cho phép Mỹ điều động lực lượng thành công trong việc đánh tạt sườn và gây bất ngờ cho Quân đội I-rắc.

1651546539161.png

1651546579913.png

Vệ tinh SPOT 7

1651546624545.png

1651546678249.png

1651546720553.png

Ảnh vệ tinh thành phố Rome từ vệ tinh Spot 5

Việc lặp lại lệnh cấm vận ngoại giao tương tự như hiện nay sẽ khó khăn hơn nhiều so với năm 1990. Vào thời điểm đó, chỉ có một đồng minh thân cận duy nhất có năng lực thương mại và thể hiện mối đe dọa. Mối đe dọa ngày nay lại phổ biến trên nhiều quốc gia, với những hình ảnh thương mại có sẵn từ phần lớn các đồng minh của Mỹ, bên thứ ba và kẻ thù tiềm ẩn là Trung Quốc. Người ta nghi ngờ Mỹ về việc liệu có thành công trong tương lai khi yêu cầu Liên Hợp Quốc cấm vận hoặc nó có thể được thực thi với mức độ thành công như thời Chiến tranh vùng Vịnh. Một giải pháp thay thế cho đàm phán là phát triển một cơ chế cung cấp thông báo nhanh và hiệu quả trong việc cảnh báo các bên điều khiển vệ tinh rằng hình ảnh ở các khu vực cụ thể là không được phép chụp và có nguy cơ làm hỏng hoặc can nhiễu với vệ tinh chụp ảnh. Thông báo cho nhân viên hàng không (NOTAM) cung cấp một khuôn khổ khả thi cho cơ chế này có thể hoạt động một cách hiệu quả.
Các NOTAM cung cấp cho máy bay thông tin cảnh báo nguy hại hoặc giới hạn không phận được chấp nhận ở định dạng quốc tế. Chúng là sự phát triển ở cấp độ cao hơn của Công ước Hàng không Dân dụng Quốc tế được áp dụng tại Mỹ vào năm 1944, nơi thiết lập các hướng dẫn quốc tế về hàng không dân dụng. Công ước này không áp dụng cho máy bay quân sự, nhưng kết quả từ quá trình và cơ chế pháp lý được tiếp thu cho không quân trong tác chiến thông thường. Trong số các hướng dẫn của công ước bao gồm sự hiểu biết về máy bay dân dụng hoạt động không vì mục tiêu dân sự trong không phận của một quốc gia có thể được đối phó bằng “bất kỳ biện pháp nào phù hợp”. Việc mở rộng sự hiểu biết và ý nghĩa của điều này lên cả không gian vũ trụ là một vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, một thỏa thuận tương tự cho các hệ thống vũ trụ có thể cung cấp một khung pháp lý cho các nước để can thiệp vào các hoạt động của vệ tinh thương mại bên thứ ba, vốn trở thành mối đe dọa an ninh khi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ. Với các hoạt động tác chiến bên ngoài lãnh thổ có chủ quyền, mà nhiều khả năng là đối với Mỹ, cơ chế các NOTAM có thể đơn giản cung cấp các cảnh báo rõ ràng và cụ thể rằng các hệ thống bên thứ ba không được phép chụp ảnh khu vực này. Các hệ thống vi phạm cảnh báo bằng việc chĩa ống kính của họ vào các khu vực này trên Trái Đất sẽ bị tấn công bởi các hệ thống vũ khí năng lượng định hướng đang hoạt động, hoặc trong trường hợp các hệ thống rađa mặt mở tổng hợp có thể can thiệp chủ động nếu chúng phát hiện ra bức xạ năng lượng từ vệ tinh.

1651547081408.png

1651547195261.png

Một hình ảnh vệ tinh Maxar WorldView-3 cho thấy một căn cứ của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ở Thung lũng Galwan đang tranh chấp với Ấn Độ

1651547512769.png

Nga không kích một cơ sở quân sự của Ukraine

1651547740721.png

Hình ảnh vệ tinh cho thấy rạn san hô Subi, cách bờ biển Trung Quốc 750 dặm, với gần 400 công trình đã xây dựng

1651547861505.png

Ảnh chụp đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa

1651548007143.png

Hình ảnh vệ tinh ngày 18 tháng 2 năm 2021 cho thấy các cấu trúc của Trung Quốc trên Đá Vành Khăn ở Biển Đông.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,247 Mã lực
(Tiếp)

Các hệ thống thương mại mà đối phương có cổ phần sở hữu đáng kể được xếp vào cấp độ ba trong các hệ thống thương mại có thể cần đến biện pháp ngoại giao hoặc pháp lý. Cấp độ này không rõ ràng như ban đầu phân loại. Các tập đoàn quốc tế điều khiển nhiều hệ thống có thể được sở hữu một phần bởi các công ty ở lãnh thổ của cả hai bên của một cuộc xung đột. Sở hữu nhiều bên tạo thêm khó khăn cho việc xác định mức độ thù địch trong việc quản lý các vệ tinh này. Một số nhà cung thương mại sẽ có trụ sở tại lãnh thổ của đối phương và ký hợp đồng với quốc gia đó, khiến cho họ có vai trò tương đương như trang bị kỹ thuật của quốc gia đối phương. Đối với các hệ thống thương mại khác, rất khó để phân biệt ngưỡng để coi một hệ thống là của đối phương. Xác định một ngưỡng để cho rằng hệ thống được kiểm soát là của đối phương suy cho cùng sẽ yêu cầu một phán quyết ở cấp độ quốc gia, nó cần cân bằng giữa rủi ro ngoại giao và rủi ro tác chiến khi thực hiện các biện pháp chủ động.
Các cách tiếp cận ngoại giao và pháp lý nhằm kiểm soát việc công bố dữ liệu viễn thám là cần thiết để bổ sung cho các biện pháp quân sự chủ động và bị động. Tuy nhiên, không có giải pháp nào đủ đơn giản để giảm thiểu rủi ro tác chiến từ các vệ tinh viễn thám của đối phương. Các biện pháp ngoại giao là cách tiếp cận tốt nhất với các hệ thống viễn thám thương mại của đồng minh, trong khi các hệ thống viễn thám thương mại của bên thứ ba có thể dùng một cách tiếp cận cứng rắn hơn. Hơn nữa, sự phức tạp trong việc xác định rủi ro bởi các hệ thống viễn thám thương mại cũng như xác định quyền sở hữu là một thách thức lớn.
Cắt giảm sự phức tạp bằng việc phát triển và thực hiện một cơ chế như NOTAM - trong trường hợp này là thông báo cho phi hành gia (NOTSM) - để bảo vệ các hoạt động tác chiến là một cách tiếp cận rõ ràng nhất nhưng đòi hỏi yêu cầu bắt buộc. Sự bắt buộc này dành riêng các trang bị kỹ thuật tại chỗ có khả năng truy tìm và giao chiến bất trang bị tình báo, trinh sát và giám sát (ISR) nào di chuyển trên không có tác động mang tính phá hoại hoặc không. Một chiến lược toàn diện và chuyên sâu bao gồm các biện pháp ngoại giao và chủ động là một thách thức nhưng cần thiết trong việc hạn chế các tác động của viễn thám không phải của đối phương có thể có lên các hoạt động tác chiến.
Việc cho phép quan sát gần như toàn bộ Trái Đất từ vũ trụ đang đến gần và không thể bị bỏ qua bởi các nhà hoạch định quân sự. Vốn là một mối đe dọa về thông tin tình báo, các vệ tinh viễn thám đang phát triển nhanh chóng thành một mối đe dọa tác chiến đối với các lực lượng quân sự.
Chỉ dùng các biện pháp thụ động để quản lý rủi ro từ vệ tinh viễn thám sẽ ngày càng trở nên kém hiệu quả, trừ khi chúng đi kèm với các biện pháp chủ động nhằm hạn chế việc quan sát các lực lượng đồng minh, chẳng hạn như các vệ tinh mà Trung Quốc và Nga đang phát triển. Ở đâu và khi nào áp dụng các biện pháp chủ động này là một vấn đề ngày càng phức tạp, đòi hỏi sự cân bằng và thận trọng giữa rủi ro ngoại giao với tác chiến bởi không phải mối đe dọa viễn thám nào cũng được kiểm soát bởi đối phương. Do đó, một số trường hợp yêu cầu các biện pháp kiểm soát về ngoại giao và pháp lý.
Chỉ có một vài quốc gia sở hữu khung pháp lý rõ ràng trong quản lý các mối đe dọa viễn thám nội địa. Cơ cấu pháp lý của Mỹ đối với các hệ thống viễn thám rất vững chắc. Tuy nhiên, nó đã thay đổi từ việc chủ yếu dựa vào các hạn chế kỹ thuật ở cấp độ hệ thống sang dựa vào việc kiểm soát lá chắn sáng và những cách quản lý rộng hơn về an ninh quốc gia theo cơ chế kiểm soát pháp lý của mình. Với việc là một cơ chế pháp lý, kiểm soát lá chắn sáng trên lý thuyết là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ an ninh quốc gia. Tuy nhiên, đó là một trong những điều mà Mỹ chưa bao giờ thi hành bởi e ngại thách thức luật pháp cũng như gây tổn hại cho ngành viễn thám nội địa. Với các nước đồng minh, một hệ thống kiểm soát pháp lý chắp vá đang tồn tại, điều mà các nước này có thể sẽ sẵn sàng thi hành khi được yêu cầu thông qua các kênh ngoại giao.
Khó khăn nhất trong quản lý mối đe dọa nằm ở các hệ thống bên thứ ba hoặc những bên không sẵn sàng trợ giúp các mối quan ngại về an ninh của nước ngoài. Trong các trường hợp này, khái niệm NOTAM/NOTSM có thể sẽ cần thiết để ngăn chặn việc quan sát. Khái niệm NOTSM cho phép cảnh báo trước hình ảnh ở một khu vực cụ thể không được khuyến khích và các nỗ lực nhằm chụp lại khu vực này sẽ phải đối mặt với các biện pháp chủ động. Khái niệm này hiện không có khung pháp lý để thực thi và sẽ cần được tuyên bố đơn phương hoặc được phát triển như là quy chuẩn chấp nhận được ở lãnh thổ có chủ quyền hoặc các vùng có hoạt động tác chiến chủ động. Dù là cách nào, các biện pháp chủ động chống lại các vệ tinh không phải của đối phương cũng sẽ cần phân tích cẩn thận về các rủi ro liên quan.
Các vệ tinh viễn thám trong một thời đại của hình ảnh phổ cập sẽ cung cấp một lợi thế quân sự rất lớn cho bên nào có thể tận dụng được chúng cho lợi ích của mình trong khi vô hiệu hóa việc truy cập của đối phương. Bất chấp kết luận có vẻ như là hiển nhiên này, dường như có rất ít sự thừa nhận về mối đe dọa mà vệ tinh sẽ gây ra cho các lực lượng tác chiến trong tương lai. Các vệ tinh viễn thám trong lịch sử từng thúc đẩy sự ổn định của chiến lược bằng việc cho phép quan sát rõ ràng bên trong biên giới của đối phương, giờ đang phát triển thành một công cụ hỗ trợ quan trọng cho chiến tranh tương lai. Sự thừa nhận đầy đủ về quy mô của mối đe dọa và cơ hội để các hệ thống này có thể chưa hiện diện cho tới khi một quốc gia có thể khai thác thành công lợi thế trong việc sử dụng và kiểm soát vũ trụ để nhanh chóng đánh bại một quốc gia được cho là cường quốc quân sự. Khi ngày đó đến, vũ trụ sẽ thực sự trở thành một chiến trường trong tác chiến.

Cấp độ Chiến tranh
Thời bình​
Căng thẳng​
Xung đột​
Chủ sở hữu vệ tinh
Các nước và công ty thương mại của Mỹ​
Các biện pháp thụ động (vô hiệu hóa và đánh lừa mục tiêu)​
Tăng cường các biện pháp thụ động (vô hiệu hóa và đánh lừa mục tiêu)
Làm mù cùng các can thiệp giới hạn không mang tính hủy diệt​
Không mang tính hủy diệt: tấn công mạng, làm nhiễu liên kết
Mang tính hủy diệt: lade, chống vệ tinh (ASAT) và các vũ khí vũ trụ khác​
Bên thứ ba​
Các biện pháp thụ động (vô hiệu hóa)​
NOTAM và các nỗ lực ngoại giao​
Từ NOTAM đến làm mù và các tấn công không mang tính hủy diệt​
Các nước và công ty thương mại đồng minh​
Các biện pháp thụ động (vô hiệu hóa)
Chia sẻ quyền kiểm soát pháp lý​
Các nỗ lực ngoại giao​
Tiếp tục các nỗ lực ngoại giao, từ NOTAM tới hành động không mang tính hủy diệt trong trường hợp vi phạm an ninh nghiêm trọng​
Các công ty thương mại Mỹ​
Các hạn chế pháp lý lên các hệ thống có khả năng cao cùng các biện pháp thụ động​
Điều khiển lá chắn sáng​
Điều khiển lá chắn sáng​
Các biện pháp kiểm soát vệ tinh theo tình huống


1651570093396.png

1651570107653.png

1651570129256.png

1651570051276.png

Hệ thống vệ tinh Glonass của Nga

1651570422412.png

1651570460977.png

1651570506636.png

Hệ thống vệ tinh Beiduo của Trung Quốc
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,247 Mã lực
HẢI QUÂN ANH thử nghiệm hệ thống tên lửa mới bảo vệ tàu sân bay

Trực thăng Wildcat HMA Mk2 của Hải quân Anh đã phóng tên lửa đa năng hạng nhẹ Marlet (LMM) đánh trúng mục tiêu mô hình trên biển khi đang bay ở Vịnh Bengal. Đây là một bước quan trọng trong việc đưa LMM vào hoạt động và bổ sung thêm một lớp phòng thủ quan trọng khác cho Nhóm tác chiến tàu sân bay của hải quân nước này.
Tên lửa martlet dài 1,3m; nặng 13kg (đầu đạn nặng 3kg); trang bị động cơ nhiên liệu rắn 2 tầng; sử dụng cơ chế dẫn đường bám chùm tia laser để cung cấp khả năng chống lại các mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển trong phạm vi từ 400m đến 6km. Để bảo đảm an toàn, nếu tia laser dẫn đường bị tắt hoặc bay ra ngoài trường thông tin laser, tên lửa sẽ tự hủy sau 1,5 giây.

1651578978656.png

1651579065282.png

1651579136944.png

1651579427757.png

Tên lửa Martlet

Đây là lần đầu tiên loại tên lửa này được Hải quân Anh thử nghiệm ở một cuộc diễn tập ngoài khơi bờ biển Vương quốc Anh. Chỉ sau 0,3 giây, tên lửa tách khỏi trực thăng Wildcat HMA Mk2, tăng tốc với tốc độ Mach 1,5 bay về phía mục tiêu. Mục đích của hệ thống tên lửa này là bổ sung thêm một lớp bảo vệ xung quanh Nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Anh. Mỗi máy bay trực thăng Wildcats có thể mang theo tối đa 20 tên lửa loại này để tiêu diệt các mục tiêu cố định hoặc di động. Theo Đại úy James Blackmore, Chỉ huy trưởng Bộ phận Không quân của Carrier Strike Group: “Martlet là loại tên lửa đa năng hạng nhẹ mới được đưa vào trang bị cho máy bay trực thăng Wildcat và cung cấp khả năng tiến công và phòng thủ chống lại các mối đe dọa có thể gây ra cho Nhóm tác chiến tàu sân bay, như: các tàu thuyền nhỏ và các mục tiêu hàng hải”.
“Wildcat là loại máy bay rất linh hoạt và việc mang tới 20 tên lửa trên mỗi chiếc trong số 4 máy bay vừa được trang bị sẽ bổ sung thêm sức mạnh cho lực lượng phòng không và Nhóm tác chiến tàu sân bay”, James Blackmore nhấn mạnh.

1651579004608.png

1651579342811.png

1651579225482.png

1651579252896.png

1651579272062.png

1651579049699.png

1651579463624.png


Theo Thales, LMM là tên lửa tiến công chính xác, trọng lượng nhẹ, chi phí thấp, được thiết kế để trang bị cho các loại máy bay không người lái, như BAE Fury, Shiebel Camcopter, trực thăng hoặc các tàu chiến. Đặc biệt, hệ thống tên lửa này còn được thiết kế để chống lại các mối đe dọa từ các phương tiện trên mặt đất (xe thiết giáp, pháo binh, pháo phòng không...); trên mặt nước (các tàu nhỏ và tàu tiến công nhanh...) và trên không (các loại máy bay hạng nhẹ).
Tên lửa nặng 13kg, dài 1,3m và đường kính 76mm (sải cánh 260mm), tốc độ tối đa Mach 1,5 và tầm bay tối đa 8km, tầm bắn tối thiểu 400m, được đẩy bằng động cơ tên lửa hai tầng. Đầu đạn phân mảnh tích điện hình dạng nặng 3kg và được kích hoạt bằng cảm biến laser ở mũi.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,247 Mã lực
UAV AKSUNGUR ĐẦU TIÊN ĐƯỢC BÀN GIAO CHO HẢI QUÂN THỔ NHĨ KỲ

Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ thông báo Công ty Hàng không vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ (TAI) đã chuyển giao máy bay không người lái (UAV) Aksungur đầu tiên cho hải quân nước này.
Hiện nay trong biên chế của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ có rất nhiều loại UAV hiện đại, như: TB-2 Bayraktar, ANKA-S, ANKA-B... Khi được bổ sung thêm UAV Aksungur, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có trong biên chế tổng cộng 17 loại UAV hiện đại khác nhau.

1651632835819.png

1651632854857.png

1651632870630.png

TB-2 Bayraktar

1651632909356.png

1651632966781.png

1651633102333.png

ANKA-S

1651632934093.png

1651633246126.png

1651633203552.png

ANKA-B

Theo Chủ tịch Công nghiệp quốc phòng İsmail Demir, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận bàn giao 1 UAV Aksungur đầu tiên do TAI nghiên cứu phát triển. Trước khi bàn giao cho hải quân nước này, Aksungur đã hoàn thành tất cả các cuộc thử nghiệm. Theo TAI, Aksungur là hệ thống UAV có độ bền lâu (MALE) ở độ cao trung bình, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) cả ngày lẫn đêm. Aksungur có chiều dài 11,6m, sải cánh 24m, trong lượng cất cánh tối đa 3.300kg, có thể mang tải trọng lên tới 750kg; được trang bị 3 camera EO/IR (điện quang/hồng ngoại); bộ dẫn đường Teber 81 và 82 dành cho bom dẫn đường bằng laser; bộ dẫn hướng chính xác HGK-82, HKG-3; sử dụng động cơ tăng áp kép PD170 cho phép hoạt động liên tục trên không đến 50 giờ ở độ cao lên đến 12km.

1651633345603.png

1651633413096.png

1651633382371.png

1651633726026.png

Aksungur

Aksungur có 3 trạm vũ khí ở dưới cánh với các tải trọng lần lượt là 500kg, 300kg và 150kg, có thể được trang bị bom thông minh Mk-81, Mk-82; tên lửa dẫn đường chính xác L-UMTAS, MAM-L, MAM-C; bom đường kính nhỏ... UAV Aksungur được phát triển dựa trên nền tảng UAV ANKA đang có trong biên chế của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Nhờ bí quyết thu được từ ANKA, TAI đã phát triển Aksungur trong 18 tháng. Nó thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2019 và đến nay đã đạt 1.000 giờ bay. Trong quá trình thử nghiệm, nó đã thực hiện bắn đạn thật ở độ cao 6km và bắn trúng mục tiêu trên biển bằng bom, đạn dẫn đường KGK-SIHA-82 ở cự ly 30km trên Biển Đen vào ngày 25/4. Chiếc UAV Aksungur đầu tiên hiện đang được Tổng cục Lâm nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng cho mục đích chữa cháy.

1651633557753.png

1651633756959.png

1651633629130.png

1651633650465.png

Bom liệng KGK-SIHA-82

Hiện tại, TAI đang nghiên cứu khả năng tác chiến chống tàu ngầm (ASW) cho Aksungur. Nếu chương trình nghiên cứu thành công, UAV Aksungur sẽ được trang bị các phao sonar (sonobuoys) thụ động và chia sẻ thông tin thu được từ sonobuoys cho các hệ thống tác chiến chống ngầm của hải quân nước này trong khu vực tác chiến. Thời gian cụ thể vẫn chưa được công bố, nhưng theo tuyên bố của các quan chức TAI dự kiến sẽ thực hiện việc thả phao sonobuoy vào nửa đầu năm 2022. Nếu đạt được mục tiêu của TAI, Aksungur sẽ là UAV thứ 2 trên thế giới có khả năng thả phao sonobuoy để săn ngầm. Trước đó, vào cuối năm 2020, lần đầu tiên Quân đội Mỹ sử dụng UAV MQ9B SeaGuardian để săn tàu ngầm, khi thả một loạt các phao sonobuoys xuống một khu vực thuộc Thái Bình Dương, và chúng thành công khi lần theo dấu vết của một tàu ngầm mục tiêu.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,247 Mã lực
NHỮNG VŨ KHÍ “KHÔNG TƯỞNG” CỦA LIÊN XÔ LẬP CÔNG XUẤT SẮC

Cuộc chạy đua vũ trang giữa 2 siêu cường vào những năm 1960 đã khiến họ phải dùng mọi cách theo ý mình, mọi chiến thuật hù dọa nhau. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, ít ai biết rằng Liên Xô cũng là những kẻ “lừa đảo” lão luyện.
Mặc dù chỉ là những vũ khí giả, nhưng các “vố lừa” của Liên Xô đối với Mỹ đã thành công ngoài mong đợi, khi Washington phải đồng ý ký Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NNPT) vào năm 1968.

Trên Quảng trường Đỏ năm 1965, các tên lửa khổng lồ với đầu đạn hạt nhân từ từ đi qua khán đài, trên đó có người dân Liên Xô và nhiều đại sứ nước ngoài. Chỉ riêng kích thước của nó đã đủ để đánh vào sự tò mò hiếu kỳ và sự “khiếp sợ” của những người có mặt tại buổi lễ, nếu chẳng may phải đối phó với những thứ vũ khí “khổng lồ” này. Trên đài phát thanh của Liên Xô sau đó vang lên thông điệp: “Cuộc duyệt binh của sức mạnh quân sự được kết thúc bằng các tên lửa phòng thủ khổng lồ. Việc bảo trì những loại vũ khí này là hoàn toàn tự động. Không có giới hạn nào mà tên lửa này không thể làm…”.

1651741347926.png

1651741402367.png

1651741429169.png

Các mô hình tên lửa đạn đạo trên Quảng trường Đỏ năm 1965

Đây chắc chắn là một thắng lợi của công nghệ quân sự Liên Xô, ít nhất là ở cách thể hiện. Các loại vũ khí khổng lồ với tên lửa đường đạn có thể vươn tới bất cứ đâu, “vũ khí răn đe hạt nhân từ không gian”…, ngay lập tức đã xuất hiện trên các tiêu đề báo chí quốc tế. Ít người biết rằng, không có loại vũ khí như vậy vào ngày hôm đó, mà đó chỉ toàn là “đồ giả”.

Tại sao Liên Xô cần làm như vậy?
Sau khi Liên Xô tan rã, câu hỏi này đã được ông Vladimir Semichastny - Chủ tịch Ủy ban an ninh quốc gia (KGB) trả lời. “Tên lửa đã khơi dậy mối quan tâm lớn trong những năm 1960. Bề ngoài của chúng khiến mọi người đều dán mắt vào, trầm trồ, nín thở…”, Semichastny viết trong cuốn hồi ký “Lực lượng đặc biệt của Liên Xô trong cuộc chiến bí mật” của mình. “Thường xuyên, khoảng một, hai hoặc ba lần mỗi năm, chúng tôi tuyên bố chính thức đã làm chủ một số công nghệ tên lửa mới. Sau những thông báo đó, chúng tôi trình diễn chúng trên Quảng trường Đỏ, trong các cuộc duyệt binh. Chỉ có một số rất ít người dân nhận ra được số tên lửa mới này chỉ đơn giản là “hàng giả”, chúng hoàn toàn không có khả năng bay. Các mô hình được kéo bởi các xe chuyên dụng - chúng chỉ là bản sao”, ông thú nhận.
Về lý do tại sao các “hàng giả” lại cần thiết, Semichastny giải thích rằng các cơ quan tình báo phương Tây không thể dễ dàng đánh giá được tiềm năng của Quân đội Liên Xô vào thời đó, vì đó là một bí mật được bảo vệ nghiêm ngặt. Tất cả những vũ khí uy lực nhất đều được bảo quản trong các nhà chứa dưới lòng đất và không một vệ tinh do thám nào có thể trinh sát được. Không ai biết đó là những vũ khí gì và số lượng là bao nhiêu. Cách duy nhất để họ có thể xem trước là thông qua các cuộc diễu binh nhân ngày 1/5, Ngày Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (ngày 7/11) trên Quảng Trường Đỏ.

Đòn tâm lý của Liên Xô
Mọi việc đều được lên kịch bản đến từng chi tiết nhỏ nhất. Bản thân chiến dịch do đích thân Bí thư thứ Nhất Khruschev chỉ đạo. Một phần của buổi “biểu diễn” là bài phát biểu sắc lạnh của ông ở điện Kremlin vào năm 1962 về cái gọi là “tên lửa toàn cầu” - GR-1.

1651741557661.png

1651741589388.png

Mô hình tên lửa đạn đạo GR-1

“Tên lửa toàn cầu” khiến mọi biện pháp răn đe khác trở nên lỗi thời. Các “tên lửa toàn cầu” không thể bị phát hiện nên đối phương sẽ không có bất kỳ biện pháp ngăn chặn nào”, ông Khruschev “hùng hồn” tuyên bố về GR-1 như thể dự án đã thành công. Trên thực tế, tại thời điểm phát biểu, văn phòng thiết kế thậm chí còn chưa chuẩn bị một đề xuất nghiên cứu nào. Điều đó không ngăn cản bài phát biểu đạt được hiệu quả cần thiết, với việc tình báo nước ngoài bắt đầu nghiêm túc tìm kiếm thông tin về GR-1, đặt cho nó mật danh “SS-X-10 Scrag”.
Khi nguyên mẫu được đưa ra Quảng trường Đỏ vào năm 1965, người Mỹ không còn nghi ngờ gì việc Liên Xô đã làm được điều đó. Bên cạnh đó, bất kỳ sự bí hiểm nào cũng luôn được ngụy tạo như một vở kịch nhiều cảnh. Sau cuộc diễu hành, bản sao sẽ được đưa đến một trong những ga xe lửa của Moscow, nơi có các nhân viên đại sứ quán nước ngoài theo dõi, săn tin, để phán đoán vũ khí mới sẽ đi về hướng nào, tức là nó được dùng để “củng cố” phần nào đất nước. Chẳng hạn nếu đưa đến Ga xe lửa Kievsky có nghĩa là vũ khí có thể được điều về các căn cứ ở phía Đông.
“Nghe các cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa các tùy viên quân sự và tìm hiểu về bất kỳ chuyến công tác dự kiến nào của họ để theo sát hành tung tên lửa, chúng tôi có thể xác định được kế hoạch của mình đã thành công như thế nào. Bằng cách này, các đặc vụ nước ngoài cho chúng tôi biết điều gì hiệu quả và không hiệu quả”, Semichastny viết.

Những dự án không bao giờ thành hiện thực
“Tên lửa toàn cầu” chỉ là một ví dụ về chiến dịch đánh lừa của Liên Xô. Câu chuyện tương tự cũng liên quan đến tên lửa RT-15 và RT-20. Vũ khí tự hành mang một tên lửa dài 18m đã tạo cho người ta nỗi sợ hãi chỉ bằng vẻ ngoài của nó. Nhưng nó đã thất bại trong các cuộc thử nghiệm và không bao giờ được đưa vào kho vũ khí.

1651741880885.png

1651741938032.png

1651741967041.png

1651741778655.png

Tên lửa RT-15

1651741997040.png

1651742019767.png

1651742038578.png

Tên lửa RT-20

Pháo hạng nặng tự hành 2B1 - “Oka” cũng tương tự. Pháo xe kéo khổng lồ có tầm bắn gần 50km, nhưng độ giật quá mạnh đã làm hỏng hệ thống; bản thân xích của xe không thể chịu được trọng lượng và phải được thay cứ sau mỗi 20km cơ động. Do những thiếu sót này, súng cối hạt nhân hầu như không thể kiểm chứng được. Tháng 5/1961, chỉ có 6 hệ thống súng cối khủng này được trình diễn trên Quảng trường Đỏ, sau đó bị tháo rời lặng lẽ vào tháng 7 cùng năm.

1651742105678.png

1651742123134.png

1651742137273.png

Pháo hạng nặng tự hành 2B1 - “Oka”
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,247 Mã lực
KHÔNG QUÂN MỸ thử nghiệm bom phá hầm ngầm mới

Không quân Mỹ đã thử nghiệm thành công 1 quả bom nặng 5.000 pound (khoảng 2.260kg) mới có khả năng phá hầm ngầm, chống lại các cơ sở hạt nhân dưới lòng đất của đối phương, mang tên GBU-72.
GBU-72 là loại vũ khí tiến công trực tiếp các mục tiêu hầm ngầm và không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết như bom dẫn đường bằng laser.

1651810639412.png

1651810832708.png

1651812168277.png

Bom GBU-72

Theo thông tin, 1 máy bay chiến đấu đa năng F-15E Strike Eagle của “Phi đội bay thử nghiệm số 96”, thuộc căn cứ không quân Eglin của Mỹ ở Florida, đã thả quả bom xuyên GBU-72 nặng 2.260kg ở độ cao 10.668m. Quả bom đã rơi trúng mục tiêu mô phỏng và phát nổ thành công. Quân đội Mỹ tuyên bố rằng, độ cao mà máy bay ném bom phóng quả bom GBU-72, đã vượt quá độ cao tính toán. Trước đó, vào tháng 7, Không quân Mỹ cũng đã thử thành công bom xuyên giáp BLU-138, còn đầu đạn xuyên đất GBU-72 đây là lần đầu tiên.

1651811130696.png

1651812206261.png

Máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle thả bom xuyên GBU-72

1651811373886.png

1651811485586.png

Bom xuyên giáp BLU-138

Phi đội bay thử nghiệm Số 96 gần đây đã hoàn thành loạt thử nghiệm nhiều bom xuyên của Quân đội Mỹ, trên nhiều loại máy bay khác nhau. Với bom xuyên GBU-72, đây là lần đầu họ thả từ một máy bay chiến đấu chiến thuật. GBU-72 là bom xuyên đất thông minh tầm xa phóng từ trên không, được thiết kế cho máy bay chiến đấu và máy bay ném bom. So với các loại bom xuyên đất trước đây, GBU-72 có khả năng xuyên đất lớn hơn và mạnh hơn. Bom xuyên GBU-72 sử dụng bộ dẫn hướng GPS và cụm đuôi tương tự như vũ khí tiến công trực tiếp liên hợp (JDAM), nhằm nâng cao độ chính xác khi tiến công. Khi đến khu vực đã định, phi công chỉ cần “cắt bom”, sau đó bom sẽ tự điều khiển đến mục tiêu.
Loại bom xuyên kiểu cũ của Mỹ, như GBU-28 (có thể xuyên sâu xuống mặt đất 45,7m; bê tông cốt thép dày ít nhất 4,57m), thường sử dụng phương pháp dẫn đường bằng laser bán chủ động. Máy bay sau khi “cắt bom”, phải chiếu xạ laser liên tục vào mục tiêu, cho đến khi bom chạm mục tiêu mới thôi.

1651811634086.png

1651811657050.png

1651811937511.png

Bom xuyên GBU-28

Bom GBU-72 sử dụng hệ thống dẫn đường điện tử thông minh, tọa độ mục tiêu được cài đặt trước, nên tầm phóng có thể xa hơn, ít nguy hiểm cho máy bay hơn và mức chính xác cao hơn; do vậy, cũng cần ít bom để phá hủy một mục tiêu và giá thành sẽ hạ hơn. Không quân Mỹ cho biết, bom GBU-72 đã được nghiên cứu từ năm 2017, và nếu thử nghiệm thành công dự kiến sẽ được đưa vào trang bị vào năm 2022. Không quân Mỹ xác nhận rằng, họ có thể mua tới 2.000 quả bom như vậy. Không quân Mỹ hiện có nhiều loại bom xuyên phá boongke, trong đó loại nhỏ nhất là GBU-28 nặng 907kg và loại lớn nhất là “Mẹ của các loại bom (MOP)” GBU-57 nặng 13.607kg. Tuy nhiên, số lượng bom xuyên MOP tương đối ít và hiện chỉ có máy bay ném bom tàng hình B-2 có thể mang được loại bom này. Với loại bom GBU72 trọng lượng trung bình 2.260kg, Không quân Mỹ hy vọng sẽ bù vào chỗ trống đó.

1651812050665.png

1651812084674.png

1651812106540.png

1651812135285.png

Bom GBU-57
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,247 Mã lực
Iran thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm sắt" bản địa

Theo Tasnim News, Iran đang cố gắng tạo ra một loạt hệ thống phòng thủ nội địa sao chép những hệ thống mà Nga và các nước khác đang có. Ví dụ, Iran đã phát triển Bavar 373, được triển khai vào năm 2019 và được cho là tương tự như S-300 của Nga.

1651892161757.png

1651892176660.png

1651892228626.png

1651892254335.png

1651892278889.png

Hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm sắt của Israel

Iran tuyên bố đã thử nghiệm thành công “mạng lưới phòng không tích hợp” trong khuôn khổ cuộc diễn tập phòng không mang tên “Modafean Aseman Velayat 1400” (Những người bảo vệ bầu trời Velayat 1400). Theo truyền thông Iran, cuộc diễn tập đã đánh chặn thành công các mối đe dọa đến từ các điều kiện tác chiến giả định.
“Lực lượng phòng không lục quân, lực lượng không quân IRGC và lực lượng hàng không vũ trụ của Iran đã sử dụng hầu hết các hệ thống phòng không bản địa mới nhất trong cuộc diễn tập nhằm cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu và biểu thị sức mạnh răn đe của quân đội nước này”, Hãng tin Iran Press cho biết.
Theo Chuẩn tướng Amir Qader Rahimzadeh, chỉ huy căn cứ không quân Hazrat Khatam al-Anbiya ở tỉnh Semnan: phòng thủ đa tầng và vững chắc trước cuộc tiến công bằng tên lửa hành trình là một trong những mục tiêu của cuộc diễn tập. Và hệ thống phòng không mới đã được thử nghiệm thành công trong cuộc diễn tập này. Hình ảnh về hệ thống phòng không mới đã được ra mắt lần đầu tiên, tuy nhiên thông tin liên quan đến hệ thống tên lửa này vẫn chưa được công bố rộng rãi. Theo Hãng tin Tasnim News, hệ thống phòng không này có 4 ống phóng với khả năng mang từ 8 đến 12 tên lửa, có sức mạnh tương đương với Iron Dome của Israel, thậm chí cả hệ thống tên lửa Umkhonto của Nam Phi và phiên bản gắn trên xe tải do Denel Dynamics chế tạo. “Về mặt này, mỗi đơn vị của hệ thống đều đạt được tính cơ động, độ ổn định cao trong tác chiến và có sự độc lập tương đối với phương tiện mang radar. Hệ thống phòng không của Iran có tầm phủ sóng radar 360°. Các tên lửa được phóng thẳng đứng”.
Việc phóng tên lửa theo phương thẳng đứng là dấu hiệu cho thấy hệ thống có khả năng cùng lúc tiến công nhiều mục tiêu. Các radar của hệ thống sẽ hoạt động trong băng tần X, có khả năng cho phép tìm kiếm và xác định các mục tiêu với độ chính xác đến từng điểm. Việc triển khai radar trên phương tiện phóng, khiến đối thủ khó có thể phá sóng radar bằng các biện pháp tác chiến điện tử (EW).

1651892559762.png

1651892608536.png

1651892673736.png

1651892729887.png

1651892691814.png

Hệ thống "Vòm sắt" của Iran
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,247 Mã lực
Mỹ thử nghiệm thành công tên lửa dẫn đường bằng laser tiêu diệt UAS

Tập đoàn quốc phòng BAE Systems đã thử nghiệm thành công tên lửa dẫn đường bằng laser của Hệ thống vũ khí chính xác tiên tiến (APKWS) chống lại máy bay không người lái (UAV) nhóm 2 (loại nhỏ, bay thấp, tốc độ chậm) tại căn cứ Yuma Proving Grounds, bang Arizona (Mỹ).
Trong cuộc thử nghiệm, BAE Systems đã sử dụng tên lửa thử nghiệm đường kính 70mm, động cơ Mk66, lắp đầu đạn M151 tiêu chuẩn, với bộ dẫn hướng chính xác APKWS và ngòi nổ cận đích mới, cho phép nó tiến công tiêu diệt UAV nhóm 2 với chi phí chỉ bằng một phần giá trị các hệ thống chống UAV truyền thống. Tên lửa được gắn hệ thống quang học tìm kiếm laser bán chủ động khẩu độ phân tán (DASALS) tiên tiến trên cả 4 cánh dẫn hướng.

1651982024432.png

1651982111847.png

1651982344912.png

1651982396679.png

1651982368417.png

Đạn M151 tiêu chuẩn, với bộ dẫn hướng chính xác APKWS

BAE Systems cho biết, tên lửa dẫn đường bằng laser APKWS không cần khóa mục tiêu trước khi phóng. Thay vào đó, nó dựa vào hệ thống quang học dẫn đường bằng laser bán chủ động được kích hoạt khi phóng. Sau khi khai hỏa, các cánh triển khai và khóa quang học, dẫn hướng tên lửa đến mục tiêu. Đặc biệt, những tên lửa mới được thử nghiệm này rất lý tưởng để bắn hạ các UAV nhóm 2 được sử dụng cho mục đích quân sự. Vấn đề then chốt của tên lửa APKWS để tiêu diệt UAV là ngòi nổ phi tiếp xúc sáng tạo, do Công ty L3Harris Technologies phát triển.

1651982544492.png

1651982577924.png

1651982682614.png

1651982693475.png


Với công nghệ này, tên lửa không cần phải đánh trúng UAV để phá hủy - thay vào đó, chúng có thể được phát nổ gần UAV để tiêu diệt chúng. Theo công ty, hệ thống này rẻ hơn so với việc sử dụng tên lửa chống UAV; ngoài ra, chúng còn có một tính năng ưu việt khác, đó là hệ thống dẫn đường bằng laser giúp tên lửa không cần khóa mục tiêu trước khi phóng. Công ty BAE Systems tiến hành nhiều lần bắn thử nghiệm và nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhằm phát triển một hệ thống chống UAV hiệu quả cho các lực lượng vũ trang Mỹ và đồng minh. Ngòi nổ phi tiếp xúc kết hợp khả năng phát hiện mục tiêu và kích nổ điểm gần, thay thế cho các ngòi nổ M423 hiện có, cho phép tên lửa APKWS tiêu diệt các UAV mà không cần phải đánh trúng trực tiếp. Greg Procopio, Giám đốc hệ thống cảm biến và điều khiển chính xác của BAE Systems cho biết: “Các UAV mọi kích cỡ đang là mối đe dọa ngày càng gia tăng do được các kẻ thù tiềm năng trên toàn cầu triển khai rộng rãi. Tính linh hoạt và giá thành hạ của tên lửa APKWS là lựa chọn hiệu quả để tiêu diệt các UAV nhóm 2”. Bộ khí tài điều khiển bay dẫn đường laser bán chủ động APKWS đã biến tên lửa không có điều khiển thành đạn dẫn đường chính xác với hiệu ứng nổ và phạm vi tiến công mở rộng, rất phù hợp cho những xung đột quân sự ngày nay.

1651982782250.png

1651982918426.png

1651982953763.png
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,247 Mã lực
BA LAN RA MẮT SÚNG CỐI TỰ HÀNH MỚI

Công ty quốc phòng Ba Lan Huta Stalowa Wola (HSW) đã giới thiệu phiên bản mới của súng cối tự hành M120G Rak, đặt trên khung gầm xe bánh xích hạng nhẹ được sửa đổi, do công ty thiết kế và sản xuất.
Ở phiên bản bánh lốp, súng cối tự hành Rak có cỡ nòng 120mm, cơ số đạn 46 quả (20 quả trong hộp nạp tự động, 26 quả trong giá tiếp đạn bổ sung). Tầm bắn với đạn cối tiêu chuẩn là 7km, với đạn hiệu chỉnh tầm bắn có thể lên tới 9km.

1652003259169.png

1652003282908.png

1652003353753.png

1652003381703.png

M120G Rak phiên bản bánh xích

So với súng cối tự hành M120 Rak (SMG), khung gầm của súng cối M120G Rak có một số thay đổi: hệ thống treo được thay đổi từ con lăn xoắn sang hệ thống treo khí nén, số lượng bánh xe được giảm từ 14 bánh xuống còn 12 bánh.
Công ty cho biết khung gầm mới có khả năng chống mìn và mảnh đạn cao hơn nhiều so với khung gầm cũ, mang lại sự an toàn cho kíp pháo thủ và phương tiện; giảm bớt chấn động khi lái xe ở địa hình gồ ghề và triệt tiêu dao động sau mỗi phát bắn, giúp cho tốc độ bắn có thể đạt từ 12 đến 13 phát/phút.
Với kíp chiến đấu gồm 3 người, súng cối tự hành Rak chỉ mất có 30 giây để chuyển từ trạng thái hành quân sang trạng thái chiến đấu, và ngược lại từ trạng thái chiến đấu sang hành quân chỉ mất 15 giây. M120G được trang bị súng cối M120 và súng máy 7,62mm UKM 2000D MG, với kính ngắm bắn ngày đêm Bazalt. Tháp pháo của xe còn có 8 ống phóng lựu đạn khói 81mm và hệ thống cảnh báo laser OBRA-3 SSP-1.

1652003658257.png

1652003691215.png

1652003711563.png

1652003731022.png

Súng cối M120

Trước đây, Công ty Huta Stalowa Wola đã từng thử nghiệm lắp đặt một module súng cối trên khung gầm bánh xích của pháo tự hành Gvozdika, tuy nhiên ở phiên bản cuối cùng, họ đã đặt nó lên cơ sở khung gầm sửa đổi của mẫu xe chiến đấu bộ binh BMP Borsuk.
Theo các nhà phát triển, hệ thống súng cối mới là một phần trong khái niệm thiết kế (concept) của hệ thống pháo binh dạng module. Nếu các lực lượng vũ trang Ba Lan chấp nhận chọn biến thể súng cối tự hành này thì điều đó sẽ cho phép cải thiện khả năng thống nhất trang bị, vì Ba Lan đang có kế hoạch tạo ra một số phương tiện chiến đấu khác trên cơ sở BMP Borsuk đầy hứa hẹn.
Theo dự kiến, BMP Borsuk là một phương tiện lội nước và sẽ thay thế loại BWP-1 (BMP-1) đang được biên chế trong Quân đội Ba Lan hiện đã lỗi thời. Xe sử dụng động cơ đa nhiên liệu có công suất 800 mã lực cho khả năng cơ động cao. Borsuk sẽ được sản xuất với 2 phiên bản: phiên bản BMP lội nước hạng nhẹ nặng 25 tấn, còn phiên bản tiến công hạng nặng khoảng 30 tấn.

1652004130281.png

1652004154516.png

1652004181026.png

1652004217491.png

M120G Rak phiên bản bánh lốp
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,247 Mã lực
KHÔNG QUÂN ĐÀI LOAN tiếp nhận máy bay huấn luyện mới

Không quân Đài Loan (RoCAF) đã tiếp nhận chiếc máy bay chiến đấu hạng nhẹ (AJT) T-5 Brave Eagle được sản xuất loạt đầu tiên của Tập đoàn Phát triển công nghiệp hàng không vũ trụ (AIDC).
Theo các chuyên gia quân sự, ngoài phục vụ huấn luyện, nếu xảy ra chiến tranh T-5 có thể tham gia tác chiến cùng với F-CK-1, F-16 và Mirage 2000 để nâng cao sức mạnh của không quân nước này.

1652094805863.png

1652094751764.png

1652094768375.png

1652094784114.png

Máy bay chiến đấu hạng nhẹ (AJT) T-5 Brave Eagle

Theo một bài đăng trên Facebook chính thức của RoCAF, chiếc máy bay 2 động cơ cất cánh từ căn cứ không quân Ching Chuan Kang ở Đài Trung, nơi đặt các cơ sở của AIDC, lúc 9 giờ sáng giờ địa phương và hạ cánh xuống căn cứ không quân Zhihang ở Đài Đông, nơi tổ chức lễ bàn giao chính thức lúc 10 giờ 35 phút.
T-5 Brave Eagle được mang số hiệu 11003, là chiếc máy bay sản xuất thứ 3, sau 2 nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên, số hiệu lần lượt là 11001 và 11002, được phát triển với sự hợp tác của Viện Khoa học và công nghệ Chung Shan quốc gia (NCSIST). Chiếc máy bay thứ 4 mang số hiệu 11004 được chuyển giao vào cuối năm 2021. Quá trình sản xuất nối tiếp dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 3/2023.
Hợp đồng trị giá 2,2 tỷ USD để phát triển T-5 Brave Eagle đã được trao cho AIDC/NCSIST vào ngày 7/2/2017, với mục tiêu sản xuất tới 66 máy bay đến năm 2026 để thay thế các máy bay huấn luyện AIDC AT-3 và F-5E đã cũ được sử dụng từ những năm 1970.
Các cải tiến khác bao gồm khung máy bay được sửa đổi và tăng cường đã được tối ưu hóa để ổn định chuyến bay ở tốc độ thấp, tăng khả năng chứa nhiên liệu bên trong và khung gầm được thiết kế lại để cải thiện hoạt động hạ cánh và vận chuyển. T-5 Brave Eagle sẽ được trang bị một cặp động cơ phản lực cánh quạt F124-200TW sản xuất trong nước do Công ty động cơ Tua bin quốc tế (ITEC), một liên doanh giữa AIDC và Honeywell Aerospace (Mỹ) cung cấp.

1652095004228.png

1652095022526.png

1652095040285.png

1652095069674.png

1652095093405.png


Công ty Pyras Technology có trụ sở tại Taoyuan được cho là đã ký hợp đồng cung cấp radar và ăng ten liên lạc. Cùng với đó là hệ thống hiển thị buồng lái của BAE Systems và ghế phóng của Martin Baker. NCSIST cũng sẽ cung cấp tới 26 hệ thống huấn luyện trên mặt đất (GBTS), bao gồm 16 hệ thống lập kế hoạch nhiệm vụ, 3 thiết bị mô phỏng chuyến bay cơ bản, mô phỏng bay đầy đủ chức năng, hệ thống giám sát thời gian thực trên mặt đất và hệ thống quản lý huấn luyện bay. Hệ thống huấn luyện bay tích hợp của máy bay sẽ cho phép các phi công huấn luyện có được các kỹ năng chiến đấu hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn. Hình dạng khí động học của máy bay đã được tối ưu hóa để giảm lực cản và tăng góc tấn, đồng thời tăng hiệu suất bay. “AJT được coi là một trong những máy bay huấn luyện tiên tiến nhất thế giới vì buồng lái được số hóa hoàn toàn và phần mềm được thiết kế để mô phỏng một máy bay huấn luyện tiêm kích dẫn đầu có khả năng bắn tên lửa, cho phép nó hiệu chỉnh bắn chính xác hơn,” Su Tzu-yun, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu quốc phòng và an ninh trực thuộc Quân đội Đài Loan cho hay.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,247 Mã lực
QUÂN ĐỘI NGA tiếp nhận lô tên lửa phòng không Strela-9M333 mới nhất

Quân đội Nga đã tiếp nhận lô tên lửa phòng không dẫn đường Strela-9M333 mới nhất từ Tập đoàn Kalashnikov. Đây là loại tên lửa có khả năng tiêu diệt hiệu quả tên lửa hành trình và máy bay không người lái.
Loại đạn mới này được thiết kế để đánh bại máy bay và trực thăng bay thấp vào bất kỳ thời điểm nào khi đối phương áp dụng biện pháp gây nhiễu quang học có tổ chức. Strela-9M333 cũng có khả năng chống lại tên lửa hành trình và các loại máy bay không người lái khác nhau.

1652197633752.png

1652197667070.png

1652197725316.png

Strela-9M333

“Tập đoàn công ty Kalashnikov đã hoàn thành việc chế tạo và chuyển giao thành công tên lửa phòng không dẫn đường 9M333 cho Bộ Quốc phòng Liên bang Nga như một phần của đơn đặt hàng quốc phòng nhà nước”, người phát ngôn của tập đoàn này cho biết.
Theo Bekhan Ozdoev, Giám đốc công nghiệp của tổ hợp vũ khí Tổng công ty Nhà nước Rostec: “Tên lửa dẫn đường phòng không 9M333, đợt giao hàng loạt đầu tiên cho Bộ Quốc phòng Nga vừa được Kalashnikov hoàn thành, sẽ làm tăng hiệu quả của chiến đấu chống lại máy bay bay thấp, máy bay trực thăng trong bối cảnh gây nhiễu quang học cũng như máy bay không người lái và tên lửa hành trình”.

1652197791010.png

1652197893256.png

1652197925927.png


Tên lửa 9M333 dài 2,23m, nặng 50kg, tầm bắn đạt 5km, tốc độ có thể lên tới 679m/s và độ cao bay từ 10 đến 3.500m; đầu điều khiển tên lửa hoạt động ở 3 chế độ: quang dẫn, hồng ngoại và gây nhiễu. Tên lửa hoạt động theo nguyên lý “bắn - quên”, nghĩa là sau khi tên lửa rời bệ phóng, kíp chiến đấu có thể ngay lập tức rút lui khỏi trận địa, tên lửa sẽ tự tìm và tiêu diệt mục tiêu, thậm chí tự đổi mục tiêu nếu mục tiêu thứ nhất đã biến mất. Ngoài ra, kíp chiến đấu cũng có thể ngay lập tức đổi hướng sang một mục tiêu khác và khai hỏa quả đạn thứ hai một cách nhanh chóng. Chính điều này sẽ giúp cho tên lửa Strela-9M333 tiêu diệt hiệu quả mục tiêu hơn so với các loại vũ khí phòng không có điều khiển khác.

1652198241721.png

1652198100438.png

1652198126390.png

1652198146145.png

1652198390755.png

1652198191138.png

1652198170376.png


Tên lửa phòng không Strela-9M333 có thể vượt qua được những kiểu phòng thủ thông thường. Các biện pháp đối phó với tên lửa phòng không phổ biến như bẫy mồi nhiệt sẽ khó có thể đánh lừa được loại tên lửa này. Bởi vì do Strela-9M333 sử dụng đầu đạn tự dẫn có nhiều dải tần, điều này khiến nó sẽ rất khó bị đánh lừa bởi những phương pháp gây nhiễu thông thường - vốn chỉ phù hợp với các loại tên lửa dùng đầu đạn tự dẫn với một dải tần duy nhất. Tên lửa 9M333 được sử dụng trên các phương tiện chiến đấu 9A34M3 và 9A35M3 của hệ thống tên lửa phòng không Strela-10M3.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,247 Mã lực
QUÂN ĐỘI MỸ GIỚI THIỆU TRỰC THĂNG BLACK HAWK NÂNG CẤP

Lục quân Mỹ đã giới thiệu máy bay trực thăng UH-60V mới của mình - một biến thể nâng cấp của chiếc “Diều hâu đen” - với một số tiến bộ công nghệ cho phép vận hành dễ dàng trong các nhiệm vụ đầy thử thách.
UH-60V là biến thể nâng cấp của UH60A/L với buồng lái kỹ thuật số và bộ điện tử hàng không tích hợp, được cung cấp bởi Northrop Grumman, bao gồm cơ sở dữ liệu GPS được chứng nhận, khả năng lập kế hoạch nhiệm vụ tiên tiến.

1652283458946.png

1652283534497.png

1652283591675.png

UH-60V

Được mệnh danh là “Victor”, Black Hawk nâng cấp mới có buồng lái kỹ thuật số cải tiến, cơ sở dữ liệu GPS (hệ thống định vị toàn cầu) RNAV (điều hướng ngẫu nhiên) được chứng nhận, khả năng lập kế hoạch nhiệm vụ bay tiên tiến. Nó cũng có một giao diện kỹ thuật số, cho phép người vận hành quan sát mọi thứ trên màn hình.
Giám đốc Bảo hành 4 Frank Madeira cho biết trong một thông cáo báo chí: “UH-60V là một nâng cấp lớn vì giao diện kỹ thuật số”... “Bây giờ mọi thứ đều được hiển thị trên các màn hình. Không còn như loại đồng hồ đo hơi nước hay đồng hồ đo thông thường có trong xe hơi của bạn. Đó là tất cả thông tin kỹ thuật số được đẩy lên màn hình để bạn xem và họ có thể di chuyển nó đến nơi họ cần trên màn hình”. Phần mềm của máy bay trực thăng cũng được cho là dễ nâng cấp hơn so với những chiếc Black Hawks trước đó, cho phép phi công nhanh chóng nắm bắt được khả năng của máy bay và dễ dàng vận hành nó.

1652283725637.png

1652283770530.png

1652283798272.png

Khoang lái của trực thăng UH-60V

Giám đốc Bảo hành 5 Justin Meyer, cũng là người hướng dẫn phi công tại EAATS và là người quản lý khóa học về UH-60Vcho biết, việc chuyển đổi sang “Victor” khá dễ dàng đối với các phi công đã từng bay cả UH-60 A/L và UH-60M. Ông nói: “Về khía cạnh kỹ thuật số, tôi nghĩ rằng rất nhiều người nắm bắt được điều đó một cách nhanh chóng. “Sau một vài chuyến bay, tôi nghĩ mọi người đều cảm thấy khá thoải mái khi lái máy bay mới này”. Còn theo Trung tá Timothy Zerbe, sĩ quan hàng không lục quân thì cho rằng, những tiến bộ công nghệ trên máy bay mới sẽ cung cấp cho các lực lượng vũ trang Mỹ “khả năng lớn hơn” trên chiến trường.

1652283851289.png

1652283922016.png

1652283972480.png

1652284009614.png

1652284156582.png

1652284182393.png


Máy bay trực thăng UH-60V dự kiến sẽ trải qua quá trình thử nghiệm hoạt động ban đầu trong năm 2022 trước khi chuyển sang giai đoạn sản xuất loạt. Sau giai đoạn thử nghiệm hoàn tất, 10 chiếc UH-60V Black Hawks dự kiến sẽ được chuyển giao cho Tiểu đoàn Trực thăng tiến công 1-230 thuộc Lực lượng Vệ binh quốc gia Pennsylvania.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,247 Mã lực
Philippines nhận lô cuối cùng của S-70i Black Hawk

Lực lượng Không quân Philippines (PAF) đã tiếp nhận thêm 5 máy bay trực thăng đa nhiệm Sikorsky S-70i Black Hawk. Các máy bay trực thăng mới đã được vận chuyển bằng máy bay vận tải hạng nặng Antonov An-124 tới căn cứ Không quân Clark một ngày trước đó.
Nhờ hoạt động bền bỉ, dễ sử dụng và bảo trì, UH60 Black Hawk được coi là một trong những trực thăng tốt nhất của Quân đội Mỹ hiện nay.

1652495100988.png

1652495144375.png

1652495180319.png

Sikorsky S-70i Black Hawk

Manila đã đặt mua 16 máy bay trực thăng Black Hawk S-70i đa năng mới trị giá khoảng 240 triệu USD, được sản xuất tại Ba Lan bởi Công ty con PZL Mielec của Lockheed Martin/Sikorsky, để đáp ứng yêu cầu về máy bay trực thăng cho lực lượng không quân nước này. Trực thăng đa dụng S-70i Black Hawk là phiên bản xuất khẩu được Mỹ cải biên từ dòng trực thăng UH-60 Black Hawk trứ danh của nước này. UH-60 Black Hawk (Diều hâu đen) là máy bay trực thăng đa dụng 2 động cơ hạng trung được đưa vào hoạt động trong Lục quân Mỹ vào năm 1979 để thay thế trực thăng Bell UH-1 Iroquois, đảm nhiệm là trực thăng vận tải chiến thuật.
Trước đó, PAF đã tiếp nhận 11 trực thăng trong 2 lần bàn giao (lô thứ nhất với 6 chiếc vào tháng 12/2020 và lô thứ 2 nhận 5 chiếc vào ngày 7/6/2021).

1652495291374.png

1652495312576.png

1652495350670.png

1652495374361.png

1652495402168.png

1652495445537.png

1652495493838.png

Sikorsky S-70i Black Hawk của Philipines

Sau khi tiếp nhận số trực thăng trên, Philippines đã đưa vào thực hiện các nhiệm vụ yểm trợ tầm gần, sơ tán quân, tìm kiếm cứu nạn, vận tải chiến thuật và các nhiệm vụ hậu cần. Tuy nhiên, một trong những chiếc trực thăng mới được chuyển giao từ lô thứ 2 do đơn vị vận hành đã bị rơi vào ngày 23/6 trong chuyến bay huấn luyện ban đêm, cách Căn cứ Không quân Ernesto Rabina ở Capas, Tarlac vài kilomet.
Ba chiếc S-70i đã được giao cho Bộ Chỉ huy miền Đông Mindanao của AFP để tăng cường khả năng tổ chức các hoạt động chiến đấu và hỗ trợ nhân đạo, 1 chiếc S-70i đã được triển khai tới Trạm Hàng không Davao và 1 chiếc ở sân bay Lumbia để hỗ trợ các hoạt động tác chiến chống lại lực lượng nổi dậy. Vào tháng 2/2021, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phê duyệt việc mua thêm ít nhất 15 chiếc Black Hawks cho PAF để thay thế toàn bộ máy bay trực thăng Bell UH-1 Huey đã cũ thường xuyên gây tai nạn trong thời gian qua.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Tổng hợp các loại vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga

VietTimes – Lầu Năm Góc đã cam kết gói viện trợ lên đến 4 tỉ USD cho Ukraine, bao gồm tên lửa Javelin, Stinger và các loại đạn pháo hạng nặng.

Trong tình cảnh Nga vẫn liên tục tấn công vào Ukraine, Mỹ đã quyết định tăng cường viện trợ quân sự cho Kiev, gửi hàng nghìn vũ khí đến đất nước đang bị chiến tranh tàn phá.

Lầu Năm Góc đã cam kết gói viện trợ lên đến 4 tỉ USD cho Ukraine, bao gồm tên lửa Javelin, Stinger và các loại đạn pháo hạng nặng. Dưới đây là tất cả các loại vũ khí Mỹ thông báo đang chuyển cho Ukraine.

1. Hơn 1.400 tên lửa phòng không Stinger

Tổng hợp các loại vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga ảnh 1
Một thành viên của Không quân Đức cầm trên tay bệ phóng tên lửa phòng không Stinger vào năm 2006 (Ảnh: Business Insider)
Hệ thống phòng không Stinger, còn được gọi là tên lửa đất đối không hoặc tên lửa đất đối không, là một hệ thống tên lửa vác vai di động có thể tiêu diệt máy bay và các tên lửa khác. Raytheon Technologies, công ty sản xuất Stingers, đang gặp khó khăn trong việc thay thế các loại vũ khí được cung cấp cho Ukraine, vì Bộ Quốc phòng đã không mua vũ khí mới trong 18 năm và rất nhiều bộ phận không có sẵn trên thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc Raytheon sẽ phải thiết kế lại một số thiết bị điện tử liên quan đến quá trình sản xuất Stinger.

2. Hơn 5.500 tên lửa chống tăng Javelin

Tổng hợp các loại vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga ảnh 2
Quân đội Australia bắn tên lửa chống tăng Javelin trong cuộc tập trận năm 2019 (Ảnh: Business Insider)
Javelin là một loại vũ khí chống tăng tiên tiến có thể được mang và phóng bởi một người duy nhất. Tên lửa Javelin thường được sử dụng để tấn công từ trên cao, nơi mà lớp bọc thép của xe tăng mỏng nhất. Javelin có tầm bắn lên tới 2,5 km. Javelins do Mỹ sản xuất rất hiệu quả khi chống lại xe tăng Nga trong cuộc chiến đang diễn ra.

3. Hơn 14.000 hệ thống chống tăng khác

Tổng hợp các loại vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga ảnh 3
Xe tăng, bệ phóng tên lửa nhiều nòng đã được chuyển đến miền đông Ukraine vào cuối tháng 3 (Ảnh: Business Insider)
Các vũ khí chống tăng là những loại vũ khí nhắm vào các phương tiện bọc thép. Mỹ từ chối nêu tên cụ thể của các hệ thống được gửi tới Ukraine nhằm khiến Nga không thể dự đoán và đối phó với hiệu quả của chúng.

4. Hơn 700 máy bay không người lái Switchblade

Tổng hợp các loại vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga ảnh 4
Hệ thống máy bay không người lái Switchblade 300 10C được sử dụng trong một cuộc tập trận tại Trung tâm Tác chiến Mặt đất của Lực lượng Thủy quân Lục chiến Twentynine Palms, California, vào ngày 24 tháng 9 năm 2021 (Ảnh: Business Insider)
Switchblade là máy bay không người lái chứa đầy chất nổ. Chúng có thể vác vai, có 2 cỡ là 300 và 600 với loại 300 có thể nhét vừa trong ba lô trong khi loại còn lại đủ uy lực để phá hủy một xe tăng. Do Switchblade vừa là vũ khí vừa là phương tiện trinh sát nên nó được gọi là đạn tuần kích. Được công bố lần đầu tiên vào năm 2011, Switchblade được các chuyên gia đánh giá là vũ khí có thể "cách mạng hóa chiến tranh trên bộ".

5. 90 lựu pháo Howitzer 155mm và 183.000 đạn pháo 155mm

Tổng hợp các loại vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga ảnh 5
Một lựu pháo tự hành 155mm của Israel được triển khai trong cuộc pháo kích ở Dải Gaza vào tháng 5 năm 2021 (Ảnh: Business Insider)
Howitzer, về cơ bản là một khẩu pháo, có tầm bắn xa nhất trong các loại pháo bắn gián tiếp của quân đội. Nó có thể bắn tới bốn phát mỗi phút và có thể bắn trúng mục tiêu cách xa tới 18 dặm. Loại pháo hạng nặng này nặng gần 16.000 pound, sẽ rất quan trọng đối với Ukraine trong giai đoạn chiến tranh ở khu vực Donbas, nơi có địa hình bằng phẳng. Những lựu pháo Howitzer đầu tiên trong gói hỗ trợ mới nhất của Lầu Năm Góc đã đến Ukraine cuối tháng 4 và quân đội Mỹ đang huấn luyện cho quân đội Ukraine cách sử dụng chúng tại một địa điểm bí mật ở châu Âu.

6. 72 phương tiện chiến thuật để chở lựu pháo Howitzer 155mm

Tổng hợp các loại vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga ảnh 6
Phương tiện chiến thuật để chở lựu pháo Howitzer 155mm (Ảnh: Business Insider)
Những phương tiện chiến thuật được sử dụng để chở các lựu pháo Howitzer thường nặng khoảng 16.000 pound.

7. 16 trực thăng Mi-17

Tổng hợp các loại vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga ảnh 7
Một người lính đặc nhiệm Nga cơ động xuống hồ từ trực thăng Mi-17 trong Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự Quốc tế Army-2018 ở Alabino vào tháng 6 năm 2019 (Ảnh: Business Insider)
Trực thăng Mi-17 là phương tiện vận tải tiện ích dùng để di chuyển quân từ nơi này đến nơi khác. Ngoài việc vận chuyển các quân nhân, Mi-17 có thể được trang bị pháo và tên lửa. Những chiếc trực thăng này trên thực tế được mua từ một nhà xuất khẩu vũ khí nhà nước của Nga vào đầu những năm 2010 với mục đích là dành cho Afghanistan. Vào thời điểm đó, các nghị sĩ Mỹ đã giận dữ bởi thương vụ này, cho rằng Lầu Năm Góc nên chọn một nhà sản xuất Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ đã chọn các trực thăng của Nga bởi chúng tương đối rẻ và các phi công Afghanistan biết cách sử dụng chúng.

8. Hàng trăm xe đa dụng với tính năng di động cao (HMMWV)

Tổng hợp các loại vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga ảnh 8
Xe tải Humvee được nhìn thấy gần căn cứ quân sự tạm thời của quân đội Mỹ được thành lập tại Sân bay Arlamow (Ảnh: Business Insider)
HMMWV còn được gọi tắt là Humvee, là những phương tiện hạng nhẹ chạy bằng dầu diesel được sử dụng trong quân đội của khoảng 50 quốc gia.

9. 200 xe bọc thép chở quân M113

Tổng hợp các loại vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga ảnh 9
Xe bọc thép Bundeswehr M113 trong cuộc tập trận tại khu vực huấn luyện quân sự (Ảnh: Business Insider)
Xe chở binh lính bọc thép, hay còn được gọi là "taxi trên chiến trường", được thiết kế để vận chuyển quân đội và thiết bị trong các khu vực chiến đấu. Mặc dù chúng có thể bảo vệ khỏi một số mảnh đạn pháo, nhưng những phương tiện này không thể chống lại hỏa lực trực tiếp từ vũ khí chống tăng.

10. Hơn 7.000 súng khẩu súng ngắn

Tổng hợp các loại vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga ảnh 10
Học viên quân sự luyện tập bắn súng lục 9mm (Ảnh: Business Insider)
Đúng như tên gọi của nó, đây là những khẩu súng nhỏ gọn trang bị cho binh sĩ. Chúng bao gồm súng lục, súng trường, súng ngắn

11. Hơn 50 triệu viên đạn

Tổng hợp các loại vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga ảnh 11
Đạn dược được bố trí trong khuôn viên của Sân bay Antonov, một sân bay vận chuyển hàng hóa quốc tế đã trở thành địa điểm của một trận chiến dữ dội trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga (Ảnh: Business Insider)
Hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố khẩn cấp phê duyệt kho đạn trị giá 165 triệu USD cho Ukraine, theo trang AP đưa tin. Đây là lần đầu tiên một tuyên bố khẩn cấp được sử dụng kể từ khi Tổng Thống Biden nhận chức. Tuyên bố khẩn cấp cuối cùng diễn ra dưới thời tổng thống Trump vào năm 2019, khi cựu tổng thống cố gắng bán vũ khí cho Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

12. 121 UAV chiến thuật Phoenix Ghost

Tổng hợp các loại vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga ảnh 12
UAV chiến thuật Phoenix Ghost (Ảnh: Business Insider)
Phoenix Ghost là loại máy bay không người lái chiến thuật mới chưa từng được sử dụng trước đó. Theo một quan chức quốc phòng, vũ khí này "được Không quân Mỹ phát triển nhanh chóng nhằm phản ứng trước các yêu cầu của Ukraine". Tuy nhiên, người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby sau đó đã phủ nhận nhận định này, cho biết nó được phát triển trước khi chiến tranh nổ ra. Ông Kirby cũng từ chối bình luận về những khả năng cụ thể của Phoenix Ghost và chỉ nói rằng nó giống như UAV Switchblade.

13. Các hệ thống tên lửa dẫn đường bằng laser

Tổng hợp các loại vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga ảnh 13
Thủy quân lục chiến Mỹ nạp một tên lửa 2,75 inch vào bệ phóng tên lửa LAU-68F / A trong một khóa huấn luyện tại Trạm Không quân Thủy quân lục chiến Yuma, Ariz (Ảnh: Business Insider)
Hệ thống tên lửa dẫn đường bằng laser thường được gắn trên máy bay, nhưng cũng có thể được phóng từ các trạm trên mặt đất hoặc gắn trên các phương tiện khác.

14. UAV Puma

Tổng hợp các loại vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga ảnh 14
Đặc nhiệm Tình báo Hạng 2 Jimenez Gerardo, được chỉ định cho Chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm 56, khởi động Hệ thống Máy bay Không người lái RQ-20B PUMA trên Thuyền Tuần tra Mark VI ở Vịnh Ả Rập, ngày 16 tháng 4 (Ảnh: Business Insider)
Hệ thống máy bay không người lái Puma là một máy bay không người lái cung cấp thông tin tình báo, giám sát, thu nhận mục tiêu và trinh sát, do nhà thầu quốc phòng Mỹ AeroVironment sản xuất. Máy bay không người lái có thể hoạt động 150 phút trên không, có sải cánh dài 9,2 feet và có thể bay quãng đường lên tới 37,2 dặm.

15. Tàu phòng thủ bờ biển không người lái

Tổng hợp các loại vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga ảnh 15
Tàu phòng thủ bờ biển không người lái (Ảnh: Business Insider)
Tàu Phòng thủ Bờ biển không người lái là là những tàu hoạt động trên mặt nước mà không có thủy thủ đoàn. Chúng có thể được sử dụng để đánh chặn hoặc chống lại các tàu khác, và Ukraine có thể sẽ sử dụng chúng để phòng thủ trước các cuộc tấn công đổ bộ của Nga.

16. Mìn M18A1 Claymore

Tổng hợp các loại vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga ảnh 16
Một quả đạn nổ mạng nhện XM-7 ở Dãy tên lửa White Sands, N.M., ngày 14 tháng 6 năm 2011 (Ảnh: Business Insider)
M18A1 Claymore là loại mìn thường được sử dụng để chống lại các đội quân trên bộ, nhưng cũng có thể được sử dụng để chống lại các phương tiện không bọc thép. Không giống như các loại mìn truyền thống, M18A1 Claymore có thể được kích hoạt từ xa và bắn ra đạn bi bằng thép.

17. Thuốc nổ C-4

Tổng hợp các loại vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga ảnh 17
Thuốc nổ C-4 (Ảnh: Business Insider)
Đây là loại thuốc nổ dẻo rất phổ biến và có thể được sử dụng dưới nước.

Theo Business Insider

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top