[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,248 Mã lực
Máy bay tác chiến điện tử mới J-16D của Trung Quốc

J -16D là biến thể của máy bay chiến đấu đa năng J-16, bản thân nó là sự cải tiến của máy bay tiêm kích J-11 (dựa trên Su-27SK/UBK) và Sukhoi Su-30MKK, một máy bay chiến đấu hạng nặng 2 chỗ ngồi được sản xuất tại Trung Quốc theo giấy phép của Nga. Theo báo chí Trung Quốc, so với các máy bay chiến đấu thuộc dòng Su-30, J-16 là loại máy bay vượt trội, vì nó được chế tạo với tỷ lệ vật liệu composite cao hơn so với các đối thủ của Nga, vật liệu RAM để giảm tín hiệu radar, động cơ WS-10, radar AESA mạnh mẽ hơn được phát triển trong nước và thiết bị điện tử cao cấp.

1649168156346.png

1649168320774.png

1649167985225.png

1649168010178.png

Tiêm kích J-16 của Trung Quốc

Dựa trên nền tảng hiện đại này, phiên bản J-16D được phát triển cho các nhiệm vụ gây nhiễu, vô hiệu hóa và tiêu diệt khả năng phòng không của đối phương. Theo đó, buồng lái phía sau được chuyển đổi để chứa người điều khiển các hệ thống điện tử phức tạp trên máy bay. Các sửa đổi có thể nhìn thấy đối với biến thể D bao gồm việc loại bỏ pháo 30mm và hệ thống tìm kiếm, theo dõi hồng ngoại phía trước (IRST), cũng như thay thế các bệ phóng tên lửa đầu cánh bằng các máy tác chiến điện tử. J-16D được trang bị bộ thu hệ thống cảnh báo trinh sát mới, có thể quản lý và điều khiển các máy gây nhiễu điện tử trên không để “theo dõi và xác định mục tiêu gây nhiễu” từ radar. Đây là một trong những hệ thống cảnh báo trinh sát chiến thuật đường không tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Ngoài ra, để đảm bảo chế áp gây nhiễu hiệu quả hơn, J-16D sẽ sử dụng thế hệ máy gây nhiễu chiến thuật đường không công suất lớn.

1649168274710.png

1649167912931.png

1649168368729.png

1649168424652.png

1649168508347.png

1649168550932.png

1649168613393.png

Máy bay J-16D

So với các máy gây nhiễu điện tử trước đây của Trung Quốc, các máy gây nhiễu chiến thuật mới nặng hơn, lớn hơn và sẽ mở rộng thêm tần số phủ sóng lên từ 0,05 đến 20 GHz, công suất phát cũng sẽ được tăng từ 30 đến 40KW hiện tại lên gần 100KW. Khoảng cách gây nhiễu hiệu quả sẽ được tăng từ hàng chục kilomet hiện tại lên hơn 150km. J-16D còn được trang bị hệ thống gây nhiễu và chế áp liên lạc chiến thuật mới với khả năng đánh lừa, gây nhiễu và chế áp trên đất liền, trên biển và trên không; đây cũng là một tính năng đột phá được trang bị cho các máy bay tác chiến điện tử chiến thuật hiện tại của Không quân Trung Quốc.
Ngoài ra, J-16D còn được trang bị tên lửa không đối không tầm trung/tầm xa kiểu PL-15, hoặc vũ khí chống radar mới (tương tự HARM của Mỹ), cho phép chúng tiêu diệt radar của đối phương.

1649168716663.png

1649168739638.png

1649168796684.png

1649169255402.png

Tên lửa PL-15 của Trung Quốc
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,248 Mã lực
RESOURCE VÀ PANTSIR-ME: sự kết hợp hoàn hảo dành cho tàu chiến

Tập đoàn Almaz-Antey đã cho ra mắt hệ thống tên lửa phòng không hạm tàu đa kênh Resource. Hệ thống tên lửa này có thể bắn hạ các tên lửa mới nhất và các mục tiêu bay thấp đang tiếp cận tàu ngay trên mặt nước, ngay cả trong điều kiện mưa bão.
Hệ thống tên lửa phòng không Resource, lần đầu tiên được Tập đoàn Almaz-Antey giới thiệu. Theo Phó giám đốc Trung tâm khoa học và kỹ thuật Altair (thuộc Tập đoàn Almaz-Antey ) Sergey Pavlov: tổ hợp Resource đang được phát triển cho Hải quân Nga đã vượt qua một chu kỳ thử nghiệm đầy đủ. Hiện tổ hợp đang được vận hành thử nghiệm như một phần của vũ khí, trang bị cho các tàu chiến hiện đại của hải quân và sẽ là một trong những hệ thống phòng không chính của lực lượng này.
Theo các nhà phát triển, tổ hợp này có thể sử dụng 2 loại tên lửa phòng không dẫn đường: tên lửa tầm trung 9M96E và tên lửa tầm ngắn 9M100E. Tên lửa 9M96E có khả năng tiến công các mục tiêu khí động học và tên lửa đường đạn đang bay với tốc độ lên đến 1.000 m/s ở độ cao tới 20km, ở khoảng cách từ 1,5km đến 40km. Tên lửa 9M100E có thể được sử dụng không chỉ như tên lửa phòng không mà còn như tên lửa chống hạm. Phạm vi phóng của nó là từ 0,5km đến 15km.

1649346409723.png

1649346246791.png

1649346292355.png

1649346339116.png

Tên lửa phòng không tầm trung 9M96E

1649346458088.png

1649346528817.png

1649346561724.png

Tên lửa phòng không tầm ngắn 9M100E

Cùng với tổ hợp tên lửa Resource, cuối năm 2019, Tập đoàn AlmazAntey cũng đã trình làng một hệ thống tên lửa pháo phòng không Pantsir-ME trang bị cho tàu chiến, được phát triển trên cơ sở tổ hợp tên lửa đất đối không Pantsir-S1.

1649346685867.png

1649346740399.png

1649346763749.png

1649346797301.png

1649346828049.png

Hệ thống Pantsir-ME

Pantsir-ME là hệ thống tên lửa pháo phòng không được thiết kế cho các trận hải chiến để đánh chặn tên lửa của đối phương và các loại đạn khác trong mọi điều kiện thời tiết. Sự khác biệt lớn nhất giữa phiên bản trên biển và trên bộ của hệ thống nằm ở phần cấu trúc bên trong, bảo đảm bắn hạ tên lửa bay trên mặt nước phản chiếu, thường che giấu quỹ đạo của đạn khỏi hệ thống chống tên lửa. Một điểm khác biệt khác giữa phiên bản trên bộ và trên biển là tốc độ bắn của chúng. Nếu Pantsir-S1 tốc độ bắn tới 4.800 phát/ phút, thì Pantsir-ME lên tới gần 10.000 phát/phút
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,248 Mã lực
KAZAKHSTAN đã từng là cường quốc hạt nhân

Sau khi Liên bang Xôviết tan rã, không kể Nga, Kazakhstan được thừa hưởng kho vũ khí hạt nhân vượt trội Belarus và chẳng kém so với Ukraine.
Các hoạt động giải trừ vũ khí của Kazakhstan vào tháng 5/1995 bao gồm: trao trả 1.400 đầu đạn hạt nhân chiến lược và 104 ICBM SS-18 cho Nga; loại bỏ 147 silo phóng ICBM tại các trung tâm điều khiển phóng; đóng và niêm phong 178/181 đường hầm thử vũ khí hạt nhân tại Tổ hợp đường hầm thử nghiệm núi Degelen và 13 lỗ khoan thử nghiệm thẳng đứng tại Balapan; phá dỡ 7 máy bay ném bom hạng nặng Tu-95...

Nhiều nước đã quan tâm đến kho vũ khí hạt nhân của Kazakhstan
Mới đây, cựu tổng thống đầu tiên của Kazakhstan - Nursultan Nazarbayev đã tiết lộ rằng, sau khi Liên bang Xôviết tan rã, nước này được thừa hưởng một kho vũ khí hạt nhân “mắc kẹt” khổng lồ. Ông nhấn mạnh, Kazakhstan sau một đêm đã trở thành chủ nhân của kho vũ khí hạt nhân lớn thứ Tư thế giới. Và các chính khách phương Tây bắt đầu đến với đất nước này, ví dụ như cựu Thủ tướng Anh - bà Margaret Thatcher, ông James Baker - cựu Ngoại trưởng Mỹ dưới Thời tổng thống George H.W.Bush.

1649432820703.png

Bà Margaret Thatcher - cựu thủ tướng Anh

1649432865885.png

Ông James Baker - cựu Ngoại trưởng Mỹ

“Khi đến, tất cả bọn họ đều hỏi chung một câu: còn tên lửa thì các vị sẽ làm gì?” - ông Nazarbayev nói trong cuộc phỏng vấn của đạo diễn nổi tiếng Mỹ Oliver Stone. Ông Nazarbayev tiết lộ, vào thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, Ngoại trưởng Kazakhstan (giai đoạn 1994-1999) Kassym Zhomart Tokayev (hiện là đương kim tổng thống Kazakhstan) đã nhận thư của một số quốc gia Hồi giáo gửi cho ông Nazarbayev. Những lá thư này đến từ nhiều quốc gia nhưng nội dung chính đều viết rằng: “Kazakhstan đã trở thành quốc gia Hồi giáo duy nhất có vũ khí hạt nhân và phải giữ lấy vũ khí đó”. Đặc biệt, cũng đã có những đề nghị giúp đỡ “hết sức cụ thể” về vấn đề này.
Cựu Tổng thống Nursultan Nazarbayev nhớ lại rằng, Chủ tịch Palestine Yasser Arafat đã đến Kazakhstan với lời gửi gắm từ nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, cam kết cho Kazakhstan 20 tỷ USD để giữ vũ khí hạt nhân sau khi ly khai khỏi Liên Xô.
Đương nhiên, Kazakhstan không có ý định bán những tên lửa hạt nhân của Liên Xô. Ông Nazarbayev cho biết khi đó ông chỉ nói đơn giản là để duy trì kho vũ khí này sẽ mất rất nhiều tiền và đất nước ông không thể gánh được. Thật bất ngờ là ông đã nhận được câu hỏi: “các bạn cần bao nhiêu tiền?”. Lúc đó ông Nazarbayev không hiểu về quy mô tiền, đặc biệt là dollars. Vì vậy, ông nói đùa là “vào khoảng 20 tỷ”.
“Tôi chỉ nghĩ đó là một câu đùa” - ông Nazarbayev nhớ lại. Tuy nhiên, ông Arafat đã phản ứng một cách cực kỳ nghiêm túc. “Tôi sẽ chuyển cho ông, ông sẽ có số tiền đó” - tổng thống đầu tiên của Kazakhstan nhớ lại lời tuyên bố đầy bất ngờ của nhà lãnh đạo Palestine.

1649433038225.png

Chủ tịch Palestine Yasser Arafat

Kazakhstan được thừa hưởng nhiều cơ sở quân sự và kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Liên Xô
Trước khi Liên Xô tan rã, Kazakhstan là địa điểm hoạt động quân sự - công nghiệp quan trọng nhất ở Trung Á. Nước cộng hòa này là nơi có khoảng 3% cơ sở quốc phòng của Liên Xô, bao gồm hơn 50 xí nghiệp và 75.000 công nhân, chủ yếu nằm ở phần phía Bắc của đất nước. Một nhà máy ở Öskemen chế tạo berili và nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân và một nhà máy khác ở Aqtau sản xuất quặng uranium. Các nhà máy ở Oral sản xuất súng máy hạng nặng cho xe tăng và tên lửa chống hạm.
Tại Petropavl, có một nhà máy sản xuất tên lửa đường đạn tầm ngắn SS-21 và các nhà máy khác sản xuất ngư lôi và thiết bị liên lạc hải quân, thiết bị hỗ trợ cho tên lửa đường đạn liên lục địa (ICBM), thiết bị phóng tên lửa chiến thuật, pháo và xe bọc thép. Cũng có một cơ sở sản xuất ngư lôi ở Almaty. Vũ khí hóa học và sinh học được sản xuất ở Aksu và vũ khí hóa học được sản xuất ở Pavlodar.

1649433349296.png

1649433436139.png

Tên lửa đường đạn tầm ngắn SS-21

Mặt khác, Kazakhstan còn là nơi thử nghiệm và phóng tên lửa của Liên Xô. Nước cộng hòa này tuy chỉ là địa điểm của khoảng 1% tất cả các bãi thử của Moscow, nhưng lại quan trọng nhất, đặc biệt là trong các chương trình vũ trụ và hạt nhân.
Các địa điểm thử nghiệm bao gồm một trường bắn lớn tại Vladimirovka được sử dụng để tích hợp máy bay ném bom với hệ thống vũ khí của nó; một trường bắn tại Saryshaghan để thử nghiệm tên lửa đường đạn và hệ thống phòng không; căn cứ thử nghiệm vũ khí hạt nhân Semipalatinsk - một trong 2 cơ sở thử nghiệm hạt nhân lớn và quan trọng nhất của Liên Xô. Trong 4 thập kỷ tồn tại, đã có ít nhất 466 vụ nổ hạt nhân tại Semipalatinsk.

1649433536276.png

1649433579020.png

1649433604926.png

Căn cứ thử nghiệm vũ khí hạt nhân Semipalatinsk

Đặc biệt, sau khi tách ra khỏi Liên bang Xôviết, Kazakhstan đã trở thành chủ sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ Tư thế giới, chỉ đứng sau Nga, Mỹ và Ukraine; đáng chú ý là: 1.400 đầu đạn hạt nhân trên ICBM SS-18 Satan (R-36M) và 40 máy bay ném bom tầm xa Tu95M Bear-H được trang bị 320 tên lửa hành trình có gắn đầu đạn hạt nhân.

1649433701812.png

1649433741804.png

Tên lửa ICBM SS-18 Satan (R-36M)

Mặc dù 2 quốc gia mới khác là Ukraine và Belarus cũng sở hữu vũ khí hạt nhân “mắc kẹt” của Liên Xô, nhưng các vũ khí của Kazakhstan đã thu hút sự chú ý đặc biệt của quốc tế bởi đây là một quốc gia Hồi giáo.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán giải trừ vũ khí hạt nhân sau đó đã tiến hành, cũng giống như Belarus hay Ukraine, quyền kiểm soát hoạt động của các loại vũ khí này cuối cùng vẫn thuộc về Các lực lượng Tên lửa chiến lược của Nga. Tất cả vũ khí hạt nhân đã được dỡ bỏ khỏi Kazakhstan vào tháng 5/1995.
Kazakhstan kể từ đó đã trở thành thành viên của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), Hiệp ước cấm thử nghiệm hạt nhân toàn diện (CTBT) và Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân (NSG). Nước này cũng không bao giờ nuôi ý định và cũng không còn đủ lực tái hiện hình ảnh của một cường quốc thứ Tư thế giới về vũ khí hạt nhân.

1649433949554.png

1649433972899.png

1649434101725.png

1649434125897.png

1649434150284.png

1649434290565.png

1649434434477.png

1649434531563.png

1649434606856.png

1649434655734.png

Quân đội Kazakhstan hiện nay
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,248 Mã lực
BELARUS TRÌNH LÀNG XE BỌC THÉP VOLAT V2

Belarus lần đầu tiên ra mắt xe bọc thép bánh lốp Volat V2 nội địa. Đây được xem là sự thay thế đầy tiềm năng cho các phương tiện chiến đấu bộ binh bọc thép lỗi thời đang biên chế trong quân đội nước này và cho phép Minsk từ chối mua BTR-82A của Nga.
Volat V2 dùng để vận chuyển binh sĩ, hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh trong chiến đấu, bảo vệ lực lượng đổ bộ trước các loại vũ khí bộ binh cũng như chất nổ. Ngoài ra, Volat V2 có thể được sử dụng để tiêu diệt bộ binh, vũ khí chống tăng, xe bọc thép hạng nhẹ và các mục tiêu trên không tốc độ thấp của đối phương.

1649522293644.png

1649522320757.png

1649522337926.png

Xe bọc thép bánh lốp Volat V2

Xe bọc thép bánh lốp Volat V2 do Nhà máy máy kéo bánh lốp Minsk (MZKT) của Belarus chế tạo. Việc các chuyên gia MZKT phát triển xe bọc thép của riêng mình chỉ được biết đến vào cuối tháng 6/2021, thông qua Triển lãm MILEX-2021.
Công ty MZKT đã có bề dày kinh nghiệm chế tạo xe bọc thép bánh lốp. Sản phẩm của công ty bao gồm dòng xe bọc thép hạng nhẹ có mã định danh MZKT-490100, được chế tạo trên khung gầm 4x4, với tên gọi Volat V1. Volat V1 bắt đầu sản xuất loạt từ năm 2016, nặng khoảng 12 tấn, chủ yếu phục vụ trong các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ, Bộ đội Biên phòng và lực lượng đặc biệt của Belarus.
Volat V2 có mã định danh MZKT-690003, được chế tạo trên khung gầm xe bánh lốp 8x8, tương tự như xe bọc thép MOWAG Piranha của châu Âu, Stryker của Mỹ và các xe bọc thép mới của Nga. Volat V2 sử dụng bánh xe với lốp không săm có kích thước 14.00R20, được trang bị hệ thống RunFlat (bộ hạn chế biến dạng xuyên tâm), cho phép xe vẫn có thể di chuyển ngay cả khi lốp bị xẹp với tốc độ lên đến 20 km/h trên đường trải nhựa.

1649522413981.png

1649522446276.png

1649522477412.png


Xe được trang bị động cơ diesel 6 xilanh thẳng hàng WP13.550 của Trung Quốc với công suất 550 mã lực, cho tốc độ tối đa trên đường cao tốc lên tới 110 km/h và khi “bơi” là 10km/h. Xe có chiều dài khoảng 8m, khoảng sáng gầm xe 520mm, có thể hoạt động ở nhiệt độ môi trường từ -40 đến +400 C; cấp độ bảo vệ đối với đạn cỡ nòng 5,45x39 và 7,62x39mm là Br4, cấp độ bảo vệ bom mìn là STANAG 4569 cấp độ 2a/2b (khối lượng nổ lên tới 6kg dưới bánh xe hoặc đáy xe chiến đấu).
Để bảo vệ kíp xe khỏi tác động của sóng xung kích, cũng như khỏi sự xâm nhập của các mảnh vỡ, trong trường hợp xe vướng phải mìn hoặc các thiết bị nổ tự chế, Volat V2 được lắp đặt ghế hấp thụ năng lượng và sàn treo.
Phần thân của Volat V2 bao gồm một khoang động cơ, các khoang hệ thống và một khoang chứa binh sĩ (8 người). Xe được trang bị tháp BMP-2, với pháo tự động 2A42 30mm và một súng máy PKT 7,62mm. Ngoài ra, trên tháp còn có vị trí để lắp bệ phóng tên lửa tùy chọn.

1649522782083.png

1649522798946.png

1649522557805.png

1649522609860.png

1649522633340.png

1649522658713.png

1649522855427.png

1649522873323.png

1649522947299.png
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,248 Mã lực
THẢM HỌA HẠT NHÂN Ở VỊNH CHAZHMA

Ngày 10/8/1985, tại vịnh Chazhma (Liên Xô) trong quá trình tiếp nhiên liệu cho tàu ngầm K-431 đã xảy ra vụ tai nạn nghiệm trọng. Vụ việc đã khiến 10 thủy thủ trên tàu thiệt mạng tại chỗ và nhiều người bị phơi nhiễm phóng xạ nặng. Tạp chí Times nhận định là một trong những "thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới".
Tàu ngầm hạt nhân K-431 chỉ là một trong số rất nhiều tàu ngầm của Liên Xô gặp tai nạn với phóng xạ trong suốt thế kỷ 20. Tổng cộng đã có 10 tàu ngầm hạt nhân Liên Xô gặp tai nạn dạng này.

1649558138720.png

1649559922879.png

1649560034070.png

Tàu ngầm hạt nhân đề án 675 (cùng loại với K-431)

Tàu ngầm hạt nhân K-431 thuộc Đề án 675 - dòng tàu ngầm khá lớn của Liên Xô được trang bị tên lửa hành trình. Trong thời gian từ năm 1960 đến năm 1969, Ngành công nghiệp Liên Xô đã bàn giao 29 chiếc tàu thuộc dự án này cho Hải quân Liên Xô. Tàu ngầm K-431 được đặt lườn tại xưởng đóng tàu ở Komsomolsk-on-Amur vào ngày 11/1/1964; ngày 8/9 cùng năm, con tàu đã được đưa ra khỏi xưởng và hạ thủy. Các cuộc thử nghiệm của nhà máy kéo dài từ tháng 12/1964 đến tháng 5/1965, hoàn thành cấp nhà nước vào ngày 30/9/1965, sau đó biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương. Cho đến khi gặp nạn, con tàu đã hoạt động được gần 20 năm. Trong quá trình hoạt động, tàu ngầm K-431 đã thực hiện 7 chuyến phục vụ chiến đấu, bao gồm cả vùng biển Ấn Độ Dương. Năm 1974-1975, tàu được thay lõi lò phản ứng mà không xảy ra bất kỳ sự cố nào. Ngoài ra, trong thời gian phục vụ tại Hạm đội Thái Bình Dương, con tàu đã được sửa chữa 2 lần. Tính đến năm 1985, tàu ngầm K-431 đã đi được quãng đường 291.373km (181.051 dặm) với 21.392 giờ đi biển. K-431 có lượng choán nước 5.760 tấn, sử dụng 2 lò phản ứng hạt nhân VM-A, cung cấp tổng cộng 60.000 mã lực cho tốc độ tối đa khoảng 23 hải lý/h khi lặn dưới nước và 15 hải lý/h khi cơ động trên mặt nước.

Tai nạn phóng xạ ở vịnh Chazhma
Ngày 10/8/1985, chiếc tàu ngầm đang ở bến tàu số 2 của xưởng đóng tàu hải quân ở vịnh Chazhma trên Biển Nhật Bản. Doanh nghiệp quốc phòng của Hạm đội Thái Bình Dương đã tham gia vào việc thay lại lõi của các lò phản ứng hạt nhân, cũng như sửa chữa các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương. Quy trình thay thế lõi của 2 lò phản ứng VM-A đã được lên kế hoạch. Lò phản ứng bên mạn phải đã được nạp lại mà không xảy ra sự cố. Nhưng sau khi khởi động lại lò phản ứng bên trái, thì vỏ lò phản ứng không đáp ứng được các bài kiểm tra độ kín. Vào thời điểm đó, tất cả 180 thanh nhiên liệu đã được thay thế, nhưng nắp bên trái của lò phản ứng buộc phải lắp lại một cách chính xác để đảm bảo độ kín. Mặc dù biết được tình trạng kỹ thuật trên, nhưng các thủy thủ và nhân viên kỹ thuật đã không đưa ra bất kỳ động thái nào về tình huống khẩn cấp đã xảy ra và kết quả kiểm tra thủy lực, cũng như không thông báo cho cơ quan cấp trên của họ. Các thủy thủ cũng không nhờ đến sự trợ giúp của Ban Giám đốc kỹ thuật của hạm đội, nơi mà các đại diện của họ có thể theo dõi tình hình và giám sát việc tuân thủ các quy trình cần thiết. Theo đó, họ đã sử dụng cần cẩu nâng nắp lò phản ứng và tai nạn đã xảy ra. Cuộc điều tra sau đó đã kết luận, đội sửa chữa đã vi phạm các yêu cầu về an toàn hạt nhân và các công nghệ hiện có. Ví dụ, để nâng nắp lò phản ứng, cáp treo thông thường phải được thay bằng loại cáp đặc biệt. Để không mất thời gian, các thủy thủ và nhân viên kỹ thuật quyết định không buộc dây bù lưới bằng cáp treo. Để làm được điều này, họ sẽ phải cắt bỏ thêm phần đan xen gây nhiễu, nằm trong khoang lò phản ứng của tàu bằng máy cắt. Nhận thấy rằng việc nâng nắp lò phản ứng cũng sẽ dẫn đến việc nâng lưới điện bù, có thể kích hoạt quá trình phản ứng dây chuyền hạt nhân không kiểm soát, các sĩ quan phụ trách công việc đã tính toán độ cao tối đa có thể nâng nắp lò lên. Việc nâng nắp lò phản ứng bằng cần cẩu đang tiến hành, thì một tàu phóng lôi đi vào vịnh, tàu này đã phớt lờ các biển cảnh báo ở cửa ra vào, hạn chế tốc độ di chuyển. Con tàu đi dọc vịnh với tốc độ 12 hải lý/h, gây ra những đợt sóng làm rung chuyển xưởng nổi; trong khi nắp của lò phản ứng không được cố định bằng các chốt chống sốc cứng. Dẫn tới, cần cẩu đã nâng nắp lò phản ứng lên trên mức cho phép; đồng thời, nắp kéo lưới tản nhiệt bù lại không bị ngắt kết nối và các bộ phận hấp thụ. Lò phản ứng chuyển sang chế độ khởi động và một vụ nổ nhiệt cực mạnh đã xảy ra.

1649558384475.png

1649558607380.png

1649558863170.png

1649559229626.png

1649559654700.png

Sự cố nổ lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm hạt nhân K-431

Hậu quả của vụ tai nạn
Vụ nổ đã thổi bay nắp lò phản ứng hạt nhân nặng 12 tấn trên tàu, tạo ra áp lực cực lớn nên thân tàu và khiến thân tàu bị vỡ từ bên trong vỡ ra. Vụ nổ lớn tới mức các mảnh vỡ được tìm thấy rải rác trong một khu vực rộng 650m và dài tới 3,5km theo hướng gió dọc khu vực tàu đang neo đậu. Theo thông tin được trang Nuclear Risks đăng tải, vụ tai nạn đã gây rò rỉ phóng xạ nặng. Vụ nổ đã giải phóng khoảng 259 petabecquerels (đơn vị đo cường độ phóng xạ), trong đó bao gồm khoảng 29 gigabecquerels của chất Iodine-131, một chất được coi là nguyên nhân có thể dẫn tới ung thư và phá hủy mô của con người. Có thể nói, số phận của toàn bộ các nạn nhân có mặt xung quanh khu vực xảy ra vụ nổ cùng các lực lượng dọn dẹp, cứu hỏa hoạt động ở gần vụ nổ đã “an bài” sau khi họ bị phơi nhiễm một lượng lớn phóng xạ kể trên. Trong số các nạn nhân, có cả một ngôi làng với phụ nữ và trẻ em sinh sống gần nơi xay ra vụ nổ.

1649558967274.png

1649559063910.png

1649559117175.png

1649559033752.png

Xác tàu ngầm hạt nhân K-431 hiện nay

Theo ước tính năm 1990, hậu quả của vụ tai nạn đã làm 290 người được công nhận là nạn nhân; trong đó, 10 người thiệt mạng ngay tại thời điểm vụ nổ, 10 người khác được chẩn đoán mắc bệnh phóng xạ cấp tính và 39 người bị nhiễm phóng xạ liều cao. Vào giữa những năm 1990, số người được chính phủ chính thức công nhận là nạn nhân của vụ tai nạn ở vịnh Chazhma đã tăng lên 950 người.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,248 Mã lực
Trực thăng AW101 đầu tiên của Hải quân Ba Lan hoàn thành chuyến bay thử nghiệm

Công ty quốc phòng Leonardo (Italia) thông báo rằng chiếc trực thăng AW101 (ZR285) của Hải quân Ba Lan đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại thao trường Yeovil. Trong chuyến bay này, công ty đã đánh giá chức năng các bộ phận, như: khung máy bay, hệ thống điều khiển và khả năng hoạt động của động cơ máy bay để kiểm tra tốc độ.
Tháng 4/2019, Leonardo đã nhận được hợp đồng trị giá 380 triệu euro để cung cấp 4 chiếc AW101, đi kèm một gói huấn luyện và hậu cần tích hợp toàn diện cho Hải quân Ba Lan.

1649580549607.png

1649580522818.png

1649580571506.png

Trực thăng AW101

Công ty PZL-Swidnik (công ty con của Leonardo) là nhà thầu chính và sẽ thực hiện tất cả các công việc liên quan đến số trực thăng AW101 mới mà Ba Lan đặt mua. Việc bổ sung trực thăng AW101 sẽ tăng cường khả năng tác chiến cho Hải quân Ba Lan. Các máy bay này sẽ được biên chế cho Lữ đoàn hàng không Hải quân Ba Lan để làm nhiệm vụ tác chiến chống tàu ngầm (ASW) và tìm kiếm cứu nạn (CSAR).
Theo phi công thử nghiệm cao cấp của Leonardo - Miles Barnett: “Đây là chuyến bay đầu tiên của máy bay AW101 ASW mới được chế tạo tại Yeovil cho Quân đội Ba Lan. Chuyến bay không chỉ minh chứng cho đỉnh cao của quá trình thiết kế và sản xuất, mà còn là sự khởi đầu của giai đoạn thử nghiệm kỹ lưỡng trong quá trình phát triển của dòng máy bay này”.

1649580734830.png

1649580752124.png

1649580659682.png

1649580787396.png

1649580702004.png

Trực thăng AW101 của Ba Lan đang bay thử

“Dự kiến sẽ có tổng cộng 700 giờ bay thử nghiệm trên 4 khung máy bay, qua đó sẽ xác nhận chức năng chính xác của từng máy bay cũng như xác nhận một loạt các nhiệm vụ và có những thay đổi cụ thể để phát triển cho khách hàng từ AW101 tiêu chuẩn”. AW101 cho Hải quân Ba Lan sẽ được trang bị súng máy 12,7mm, hệ thống lái tự động với các chế độ SAR, hệ thống truyền dữ liệu, hệ thống dẫn đường chiến thuật, cũng như các hệ thống bảo vệ và phòng thủ (thụ động và chủ động). Ngoài ra, sẽ có đèn rọi và đèn chiếu sáng dạng mảng, đảm bảo khả năng quan sát tốt trong mọi điều kiện thời tiết. Máy bay sẽ được tối ưu hóa với các thiết bị y tế và cứu hộ, bao gồm 2 tời và hệ thống tải trọng treo bên ngoài.
Đặc biệt, phi đội AW101 sẽ được trang bị hệ thống phao khẩn cấp, bè cứu sinh và bộ dụng cụ bảo hộ cho phi hành đoàn trong điều kiện khí hậu lạnh. Với nhiều tính ưu việt, AW101 trở thành máy bay trực thăng đa năng, linh hoạt và tiên tiến nhất hiện nay. Máy bay trực thăng đã được đưa vào sử dụng tại một số quốc gia NATO, như Italia, Anh, Canada, Đan Mạch, Na Uy và Bồ Đào Nha...

1649580869420.png

1649581050450.png

1649581146784.png

Trực thăng AW101 đầu tiên mang cờ hiệu Ba Lan ngày 04/11/2021

Số hiệu đăng ký cho 4 chiếc trực thăng của Ba Lan là 6201 đến 6204.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,248 Mã lực
NĂNG LỰC VŨ KHÍ HẠT NHÂN NGẦM ẨN CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG Á

Đặc điểm bao trùm thế kỷ 21 là trong điều kiện cạnh tranh địa chính trị, bất kỳ nước nào cũng đặt lợi ích của quốc gia lên trên hết, dù có tham gia hay không tham gia liên minh quân sự. Đối với những quốc gia có vị trí địa lý nằm ở các khu vực nhạy cảm về xung đột địa chính trị thì điều đó lại càng đúng. Đông Bắc Á là một trong những khu vực như vậy.
Hiệp ước cấm VKHN đã được 86 quốc gia ký kết và 52 nước phê chuẩn, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 22/1/2021. Tuy nhiên, không những 5 nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và là những cường quốc hạt nhân, gồm: Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Mỹ không tham gia, mà nhiều quốc gia phi hạt nhân cũng đã cự tuyệt trở thành thành viên của hiệp ước này, khiến những người yêu chuộng hòa bình thất vọng.

Ở Đông Á, trong bối cảnh Triều Tiên và Trung Quốc không ngừng phát triển và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân (VKHN), còn năng lực răn đe mở rộng của Mỹ đã suy giảm đáng kể, vấn đề các quốc gia và vùng lãnh thổ có nên sở hữu VKHN đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trước hết, cần nhận thấy, phát triển VKHN là giải pháp hoàn toàn bất đắc dĩ đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Á. Tuy nhiên, trong bối cảnh an ninh quốc tế và khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang bị đe dọa, các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á cần tăng cường năng lực răn đe hạt nhân ngầm ẩn. Nghĩa là, ngay cả khi không sở hữu năng lực răn đe hạt nhân, chí ít Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan vẫn cần sở hữu năng lực VKHN tiềm tàng, nghĩa là sở hữu công nghệ để có thể rút ngắn thời gian sản xuất nguyên liệu hạt nhân ở mức có thể chế tạo VKHN.

1649674882677.png

1649674951360.png

1649674979654.png

Tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân DF-41 (tầm bắn 15.000 km) của Trung Quốc

1649675196274.png

1649675222830.png

1649675248692.png

1649675275621.png

Tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân của Bắc Triều Tiên

Hiện nay, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan phải đối mặt với hiểm họa hạt nhân chưa từng có kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Trong đó, Triều Tiên đã sở hữu kho vũ khí ước tính có khoảng từ 30 đến 40 đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, Triều Tiên còn sở hữu tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có khả năng cơ động để tránh khả năng đánh chặn của đối phương. Theo một nghiên cứu từ Trung tâm Henry L. Stimson, tên lửa thế hệ mới của Triều Tiên có khả năng vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
Ngoài Triều Tiên, kho VKHN Trung Quốc không ngừng được mở rộng và hiện đại hóa. Theo niên giám năm 2021 của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trong kho VKHN của Trung Quốc hiện nay có ít nhất 320 đầu đạn, vượt qua số đầu đạn hạt nhân của Anh và Pháp, mặc dù vẫn còn khiêm tốn so với năng lực hạt nhân của Nga và Mỹ. Tuy nhiên, công nghệ hạt nhân của Trung Quốc không thua kém Nga và Mỹ. Trong đó, Trung Quốc đã sở hữu tên lửa mang nhiều đầu đạn phân hướng (MIRV) như DF-5B và có thể thay đổi mục tiêu sau khi phóng (MARV) như DF-21. Khả năng này của Trung Quốc đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa đường đạn của Mỹ. Nghiêm trọng hơn, kho VKHN của Trung Quốc không bị ràng buộc bởi bất kỳ hiệp ước kiểm soát VKHN nào.

1649676218907.png

Tầm bắn của các loại tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc

1649675873088.png

1649675964503.png

1649676186112.png

Tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân DF-21 của Trung Quốc

Hơn nữa, thế giới rất hoài nghi về cam kết của Trung Quốc “không sử dụng VKHN trước tiên” trong bối cảnh Bắc Kinh đã có những “đe dọa” sẽ sử dụng sức mạnh quân sự trong các cuộc xung đột. Thực tế này làm dấy lên nhiều lo ngại và tạo ra tình trạng mất an ninh đối với các nước láng giềng. Trong khi đó, “ô hạt nhân” của Mỹ cũng không còn là đảm bảo an ninh cho các đồng minh. Về mặt lý thuyết, quan hệ đồng minh với Mỹ sẽ giúp đảm bảo năng lực răn đe hạt nhân ở mức độ nào đó đối với các thế lực thù địch. Theo đó, Mỹ đã cam kết bảo vệ Nhật Bản theo Hiệp ước hỗ trợ quốc phòng ký năm 1960. Tuy nhiên, bất kỳ quốc gia nào cũng không thể dựa vào quốc gia khác để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. Liệu Mỹ có sẵn sàng hi sinh Washington để cứu Tokyo hoặc hy sinh New York để cứu Seoul hay không? Những cam kết mạnh mẽ và thậm chí hiệp ước quốc phòng cũng không đủ để đảm bảo an ninh chung. Đó là chưa tính đến “sự mập mờ chiến lược” mà Mỹ đang áp dụng đối với Đài Loan.
Vì thế, mỗi quốc gia vẫn cần chuẩn bị đối phó với tình huống xấu nhất. Thậm chí, nếu mối quan hệ đồng minh của Mỹ vững chắc và năng lực răn đe mở rộng của Mỹ hiệu quả, thì vẫn tồn tại một câu hỏi lớn hơn. Đó là, các quốc gia Đông Á có thể và có nên mãi mãi “trú ẩn” dưới chiếc “ô hạt nhân” của Washington hay không? Nếu các quốc gia này không phát triển VKHN, thì họ sẽ thường xuyên bị đe dọa bởi các quốc gia láng giềng sở hữu loại vũ khí này và bị buộc phải đàm phán hoặc thậm chí là nhượng bộ trước các đe dọa hạt nhân.
Như vậy, trong bối cảnh Triều Tiên và Trung Quốc liên tục mở rộng và hiện đại hóa kho VKHN của mình, an ninh quốc tế và khu vực hiện đang bị đe dọa, bất chấp các quốc gia Đông Á có quyết định phát triển và sở hữu VKHN hay không. Với tư cách là thành viên chính thức của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), quyết định của Tokyo và Seoul rút khỏi hiệp ước có thể sẽ là “cú huých” để các quốc gia khác bắt đầu phát triển VKHN cho riêng mình. Mặc dù vậy, một thực tế hiển nhiên là sự tồn tại của NPT cũng không thể ngăn Triều Tiên, Israel, Ấn Độ và Pakistan phát triển VKHN.
Phải thừa nhận rằng, con đường để bất kỳ quốc gia Đông Á nào phát triển và sở hữu VKHN đều không hề dễ dàng. Còn nỗ lực phát triển VKHN của Đài Loan chắc chắn sẽ vấp phải phản ứng quyết liệt từ Bắc Kinh. Một kịch bản tương tự cũng sẽ diễn ra giữa Seoul và Bình Nhưỡng mặc dù nguy cơ xảy ra chiến tranh thấp hơn. Đối với Nhật Bản, mặc dù nguy cơ đối đầu quân sự trực tiếp ít có khả năng xảy ra hơn so với Seoul và Đài Loan nhưng các thách thức mà Tokyo phải đối mặt khi lựa chọn phát triển VKHN cũng không hề đơn giản. Vì vậy, lựa chọn khôn ngoan hơn đối với Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan hiện nay là tăng cường năng lực răn đe hạt nhân ngầm ẩn.

1649745460690.png

1649745612501.png

1649745851117.png

Tên lửa đạn đạo Hyunmoo - 4 của Hàn Quốc

1649745508745.png

1649745781334.png

Tên lửa hành trình Hyunmoo-3 của Hàn Quốc

1649745691731.png

1649745728762.png

Tên lửa Hyunmoo-2 của Hàn Quốc
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,248 Mã lực
QUÂN ĐỘI SINGAPORE giới thiệu hệ thống súng cối tự hành 120mm mới

Quân đội Singapore đã ra mắt hệ thống súng cối tự hành tiên tiến siêu nhanh SRAMS Mk II, cỡ nòng 120mm được tích hợp trên xe chi viện chiến đấu Belrex 4x4, với tên gọi là Belrex PCSV (Mortar).
Ngoài hệ thống súng cối tự động SRAMS Mk II, xe Belrex PCSV còn được trang bị súng máy 7,62mm điều khiển từ xa để hỗ trợ hỏa lực tầm gần chống lại các mục tiêu bọc thép nhỏ và sinh lực đối phương. Ngoài ra, còn được trang bị 3 ống phóng lựu đạn khói nằm ở hai bên của bệ súng cung cấp thêm khả năng sống sót của phương tiện chiến đấu này.

1649747169239.png

1649747287655.png

1649747241724.png

Súng cối SRAMS Mk II

So với các loại súng cối bộ binh trước đây, khẩu đội Belrex PCSV có kíp chiến đấu ít hơn và thời gian triển khai nhanh hơn. Sự tích hợp vũ khí trên xe bảo đảm bắn và di chuyển nhanh hơn, giúp tăng khả năng sống sót cho người lính.
Súng cối tự động SRAMS Mk II được cung cấp hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp (FCS), có thể triển khai trong khoảng 30 giây (nhanh hơn 80% so với súng cối xe kéo), để thực hiện các nhiệm vụ hỏa lực với tốc độ bắn liên tục 4 phát/phút trong 20 phút, hoặc ở tốc độ tối đa là 10 phát/phút trong 3 phút. Như vậy, so với súng cối xe kéo, Belrex PCSV có tốc độ bắn tăng 67%, nhưng nhân lực giảm 50%.
Xe chi viện chiến đấu Belrex là sản phẩm của Tập đoàn công nghệ khoa học quốc phòng Singapore, được thiết kế để thay thế cho các xe bọc thép chi viện chiến đấu Mercedes Benz MB290 hiện đang có trong biên chế của quân đội nước này nhưng đã gần hết niên hạn sử dụng. Xe chi viện chiến đấu Belrex được phát triển dựa trên nền tảng xe chống phục kích, chống mìn Marauder của Nam Phi. Quân đội Singapore đã đưa vào sử dụng các Belrex PCSV vào tháng 11/2016.

1649747377645.png

1649747439706.png

1649747458614.png

Cối SRAMS Mk II tích hợp trên xe Belrex PCSV

Được thiết kế theo kiểu module, phiên bản súng cối Belrex được tùy chọn cho các nhiệm vụ chiến đấu trong đô thị. Belrex PCSV được bọc giáp toàn thân nên có khả năng chống lại các loại vũ khí cỡ nhỏ và các vụ nổ của mìn ở khá gần xe. Belrex PCSV dựa trên khung gầm 4×4 bánh; xe có chiều dài 7,25m; rộng 2,6m; cao 2,75m; khối lượng chiến đấu là 20 tấn; khả năng mang tải tối đa 4.000kg; sử dụng động cơ có tỷ lệ giữa công suất và khối lượng là 14,8 mã lực/tấn; vận tốc tối đa 110km/h; tầm hoạt động 600km; có khả năng vượt vật cản thẳng đứng cao 0,4m; hào rộng 0,95m; vượt dốc cao 60%; kíp pháo thủ 3 người.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,248 Mã lực
HẢI QUÂN ANH thử nghiệm hệ thống phòng không Sea Ceptor

Hải quân Anh đã thử nghiệm thành công đợt thử nghiệm cuối cùng của hệ thống phòng không Sea Ceptor mới để sẵn sàng thay thế hệ thống vũ khí Sea Wolf đã lỗi thời trên các tàu khu trục hiện nay.
Hải quân Anh cho biết, những tên lửa của Sea Ceptor với tốc độ Mach 3 có thể đánh chặn và tiêu diệt tên lửa mục tiêu bay với tốc độ siêu thanh. Đồng thời, nó có khả năng xử lý nhiều mục tiêu cùng lúc, bảo vệ được khu vực bao phủ diện tích khoảng 1.300km2 trên biển hoặc đất liền.

1649865626115.png

1649865515665.png

1649865579563.png

1649865654605.png

Hệ thống vũ khí Sea Wolf

Hải quân Anh vừa công bố đoạn video thử nghiệm hệ thống tên lửa Sea Ceptor được bắn từ một silo trên tàu khu trục nhỏ HMS Montrose Hệ thống tên lửa mới sẽ được triển khai trên các tàu HMS Daring, Dauntless, Dragon, Diamond, Defender và Duncan trong một hợp đồng trị giá 688 triệu USD với MBDA Missile Systems, một liên doanh của 3 công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ hàng đầu châu Âu, đó là Airbus, BAE Systems và Leonardo có trụ sở tại Le Plissis Robinson, Pháp.
Hải quân Anh cho biết: “Loại vũ khí mới được trang bị trên hạm đội tàu khu trục nhỏ kiểu 23 sẽ tăng cường khả năng tác chiến của các tàu khu trục trong việc đối phó với các cuộc tiến công bằng tên lửa đường không tầm trung, đồng thời tiêu diệt các tàu tiến công đang di chuyển nhanh. Sea Ceptor sẽ được đưa vào trang bị trên tất cả 13 tàu khu trục kiểu 23 của Hải quân Anh và cũng sẽ được trang bị trên những chiếc kế nhiệm của chúng, các lớp Type 26 và 31 đang được chế tạo.

1649865790470.png

1649865923218.png

1649865818420.png

1649865855507.png

1649865885852.png

1649866000473.png

Hệ thống tên lửa Sea Ceptor

Tên lửa Sea Ceptor được gọi là CAMM (tên lửa module phòng không thông thường), với nhiều tính năng độc đáo, được trang bị động cơ tên lửa mạnh mẽ, cho tầm bắn gấp đôi Sea Wolf và được trang bị thiết bị dò tìm radar chủ động bảo đảm cho tên lửa tiến công mục tiêu mà không cần thiết bị dẫn đường từ tàu mẹ.
CAMM là vũ khí “phóng mềm” sử dụng bộ tạo khí để đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng, với các lợi ích: tăng thêm tầm bắn bằng cách tiết kiệm tất cả năng lượng của động cơ tên lửa để cung cấp năng lượng đánh chặn, giảm đáng kể chi phí bảo trì, lắp đặt gọn gàng hơn trên tàu. Là một phần của hệ thống Portfolio hợp tác giữa Bộ Quốc phòng Anh và MBDA, CAMM cũng đang được đưa vào trang bị như một phần của hệ thống vũ khí Land Ceptor để thay thế các hệ thống phòng không trên bộ Rapier của Quân đội Anh.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,248 Mã lực
Rafael thử nghiệm thành công tên lửa Spike NLOS từ xe chiến thuật hạng nhẹ

Tại đảo Saaremaa (Estonia), dưới sự chủ trì của Hải quân Estonia, Tập đoàn Rafael cùng với Công ty Oshkosh Defense thử nghiệm thành công tên lửa Spike NLOS phóng từ một xe chiến thuật hạng nhẹ (JLTV).
Spike NLOS là tên lửa thế hệ thứ năm, tầm bắn 32km, đạt hiệu quả cao nhờ hệ thống dẫn đường và đầu đạn sát thương có khả năng tiêu diệt hàng loạt mục tiêu. Tên lửa này là phiên bản mới nhất của dòng tên lửa điện quang chính xác, đa nhiệm vụ Spike được quân đội của 37 nước trên thế giới sử dụng.

1650078570454.png

1650078638743.png

Spike NLOS

Cuộc thử nghiệm trước sự chứng kiến của đại diện 14 quốc gia, bao gồm các nước NATO sử dụng Spike, các chỉ huy cấp cao của Bộ Quốc phòng Estonia và một số thành viên của lực lượng vũ trang nước này. Xe chiến thuật hạng nhẹ JLTV đã phóng 2 tên lửa Spike NLOS vào 2 mục tiêu trên biển có kích thước và đặc điểm khác nhau, cả 2 mục tiêu đều bị tiêu diệt.

1650078841097.png

1650078772652.png

1650078792178.png

Xe chiến thuật hạng nhẹ JLTV phóng tên lửa Spike NLOS

Tên lửa Spike NLOS không những có thể bắn mục tiêu quan sát thấy mà còn có khả năng bắn mục tiêu bị che khuất. Hệ thống phóng tên lửa ngoài tầm nhìn NLOS, dựa trên tọa độ lưới sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính và định vị vệ tinh INS/ GPS, giai đoạn cuối của quỹ đạo, tên lửa bay theo tín hiệu của hệ thống dẫn đường quang điện tử và truyền dẫn hình ảnh mục tiêu đến trắc thủ điều khiển qua liên kết dữ liệu không dây (RF). Tọa độ mục tiêu được trắc thủ tự nạp thủ công cho hệ thống Spike NLOS hoặc được chọn từ số lượng mục tiêu được xác định trước, hoặc từ ngân hàng dữ liệu nhiệm vụ chiến thuật.
Sau khi phóng, tên lửa bay theo thuật toán dẫn đường tự động. Trong khi tên lửa bay, trắc thủ có thể rà soát khu vực mục tiêu thủ công, tìm kiếm mục tiêu trong trường quan sát (FOR) và có thể nhanh chóng thay đổi mục tiêu tiến công khi cần thiết. Dẫn đường cho tên lửa tiến công đầu cuối thực hiện bằng phương thức khóa mục tiêu lựa chọn hoặc xạ thủ điều khiển chỉ cần thay đổi chế độ bắn.

1650078955141.png

1650078970239.png

1650079161658.png

1650079197292.png


Ông Roman Palaria, giám đốc tiếp thị và phát triển kinh doanh của Rafael cho biết: “Rafael rất vinh dự được lực lượng vũ trang Estonia đã chọn Spike, chúng tôi cũng cảm ơn Hải quân Estonia, vì họ đã hỗ trợ cuộc thử nghiệm để chứng minh khả năng độc đáo của Spike NLOS. Chúng tôi cũng cảm ơn đối tác Oshkosh về sự hợp tác trong việc tích hợp Spike NLOS trên xe JLTV” .
Ông John Lazar, đại diện Công ty Oshkosh Defense cho biết: “Chúng tôi tự hào được tham gia cùng đối tác Rafael trong việc tích hợp, trình diễn và bắn đạn thật thành công tên lửa Spike NLOS. JLTV không chỉ là một phương tiện chiến thuật hạng nhẹ mà còn tích hợp đầy đủ các gói nhiệm vụ, bao gồm cảm biến, thông tin liên lạc, cứu hỏa, bảo vệ thụ động và chủ động...”.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,248 Mã lực
Thế trận quân sự của Mỹ trên toàn cầu

Quân đội Mỹ duy trì hàng trăm căn cứ quân sự cùng hàng vạn binh sĩ ở nhiều nơi trên thế giới với mục đích "bảo vệ nước Mỹ và đồng minh". Tuy nhiên, tình hình thế giới có nhiều thay đổi buộc chính quyền Tổng thống Joe Biden phải hoạch định lại cách bố trí lực lượng quân đội nước này trên thế giới để tập trung nhiều hơn vào đối phó với Nga và Trung Quốc, nhưng không lơ là mối đe dọa an ninh từ khu vực Trung Đông.

1650106554289.png

Các căn cứ quân sự Mỹ trên thế giới

Quá trình thiết lập các căn cứ quân sự của Mỹ
Căn cứ đầu tiên của Mỹ ở nước ngoài là Guantanamo tại Cuba, là kết quả của cuộc chiến tranh giành thuộc địa giữa Mỹ và Tây Ban Nha. Ngay từ năm 1903, Mỹ đã áp đặt hiệp định thuê mướn Guantanamo vô thời hạn với chính quyền Cuba, bất chấp sự phản đối của La Habana. Guantanamo hiện vẫn là nơi Mỹ bố trí lực lượng đồn trú cùng nhà tù giam giữ các cá nhân mà Washington coi là “nguy hiểm nhất trên thế giới”. Ngoài ra, rất nhiều căn cứ quân sự của Mỹ đã được thiết lập sau chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến vùng Vịnh và cuộc chiến ở Afghanistan. Căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Okinawa là di sản của sự chiếm đóng Nhật Bản của Mỹ trong giai đoạn Thế chiến Hai.

1650106710801.png

1650106786319.png

1650106810631.png

Căn cứ quân sự Mỹ tại Guantanamo

1650107057272.png

1650107422997.png

1650106913216.png

1650106963847.png

1650106988377.png

1650107288352.png

1650107384974.png

Căn cứ quân sự Okinawa

Sau chiến tranh, Mỹ đẩy mạnh quá trình hiện diện về quân sự ở nước ngoài, trong bối cảnh do làn sóng đấu tranh giành độc lập của người bản địa, các cường quốc như Anh và Pháp bắt đầu phải từ bỏ các thuộc địa khắp thế giới, đặc biệt ở châu Á. Nước Mỹ trở thành cường quốc sở hữu hệ thống căn cứ quân sự nhiều chưa từng có. Cựu cố vấn chính trị tại Bộ Tham mưu liên binh chủng Mỹ James Blaker cho biết, đến cuối Thế chiến Hai, hệ thống căn cứ của Mỹ được phân bố tại 2.000 địa điểm, được xây dựng tại hơn 100 quốc gia. Blaker tiết lộ: “Bên cạnh sự độc quyền về năng lượng nguyên tử, không có biểu tượng nào phổ quát hơn để thừa nhận ngôi vị cường quốc của Mỹ là hệ thống các căn cứ quân sự tại nước ngoài”. Từ thời điểm Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô (trước đây) nổ ra, việc dấu chân của các đồng minh ngày càng thu hẹp trên phạm vi toàn cầu khiến Mỹ lo sợ họ sẽ mất đi sự kiểm soát đối với thế giới. Tuy nhiên, khi Liên Xô tan rã (năm 1991), Mỹ chẳng những không giảm bớt căn cứ ở châu Âu mà tiếp tục tìm cách mở rộng sự hiện diện về hướng Đông Âu, vốn bao gồm các nước thành viên Hiệp ước Warsaw. Thậm chí, Mỹ đã đàm phán với Bulgaria và Romania về khả năng triển khai hiện diện quân sự thường trực sau khi đạt một số thỏa thuận tương tự với Ba Lan.

Kế hoạch tái bố trí lực lượng
Theo Tờ Politico, hiện nay, Mỹ là quốc gia có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới, với mạng lưới căn cứ quân sự ở nước ngoài nhiều hơn bất cứ nước nào, bất cứ lực lượng nào trong lịch sử nhân loại. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ duy trì 109 căn cứ ở Nhật Bản, 85 căn cứ ở Hàn Quốc. Tại châu Âu, Mỹ có 350 căn cứ; trong đó, 58 căn cứ ở Italia và gần 180 căn cứ trên lãnh thổ Đức...
Hệ thống căn cứ quân sự Mỹ ở nước ngoài như một “mạng nhện khổng lồ” phủ kín địa cầu. Tuy nhiên, cũng có những báo cáo khác cho thấy do tính chất bí mật, thực tế số căn cứ quân sự của Mỹ lớn hơn nhiều. Theo đó, riêng tại Iraq, giai đoạn cao điểm vào năm 2004, Mỹ duy trì khoảng 400 căn cứ, đồn bốt, kho vũ khí. Hệ thống căn cứ quân sự nước ngoài của Mỹ được chia thành ba loại: căn cứ vĩnh cửu; căn cứ phục vụ tác chiến và những căn cứ có đủ những điều kiện cơ bản để cấu thành một căn cứ quân sự khi cần.

1650107677306.png

Trạm vũ khí Hồ China, Khu vực Randburg Wash của lực lượng Không quân thuộc Hải quân Mỹ: có diện tích 469.729 mẫu, nằm ở bang California

1650107741665.png

Bãi huấn luyện Cusick của Không quân Mỹ có diện tích 494.250 mẫu, nằm ở bang Washington. Đây là nơi các quân nhân huấn luyện cách sống sót trong các điều kiện khắc nghiệt, chiến thuật lẩn trốn, ngụy trang cùng các kỹ năng sinh tồn khác.

1650107766846.png

Thao trường Barry M. Goldwater, có diện tích 692.800 mẫu, nằm ở bang Arizona. Đây là khu vực huấn luyện phi công của Thủy quân lục chiến.

1650107800274.png

Bãi thí nghiệm Yuma của Lục quân Mỹ, nằm ở bang Arizona, có diện tích 1.083.956 mẫu. Đây là một trong những căn cứ quân sự lớn nhất trên thế giới và được 10 nước sử dụng cho việc thử nghiệm vũ khí. Trực thăng Apache, xe tăng M-1 Abrams, hay xe chiến đấu Bradley đều diễn tập tại đây.

1650107848913.png

Căn cứ Fort Bliss thuộc Lục quân Mỹ ở bang Texas, có diện tích 1.346.659 mẫu. Căn cứ được thành lập từ năm 1848, nằm ở nơi giao cắt giữa bang Texas, New Mexico với Mexico. Căn cứ này còn là nhà của Đơn vị Thiết giáp số 1.

1650107867266.png

Thao trường Không quân Nellis thuộc lực lượng Không quân Mỹ, nằm ở bang Nevada, có diện tích 3.092.317 mẫu. Căn cứ này phục vụ cho các chiến dịch quân sự thời bình.

Giới chức Mỹ nhiều lần khẳng định, các căn cứ quân sự của nước này ở châu Âu nhằm bảo vệ đồng minh khỏi cái gọi là “mối đe dọa” từ Nga; căn cứ ở Trung Đông bảo đảm dòng chảy tự do của dầu mỏ, chống khủng bố, cực đoan, ngăn chặn nguy cơ Iran gây hấn; các căn cứ ở châu Á thì bảo vệ đồng minh trước nguy cơ hạt nhân từ Triều Tiên và sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, hiệu ứng răn đe của các căn cứ này thường bị báo chí, truyền thông Mỹ “thổi phồng”.
Trong tình hình mới, cả cựu Tổng thống Mỹ D.Trump và người kế nhiệm Joe Biden đều muốn tái bố trí lực lượng ở nước ngoài nhằm phục vụ chính sách an ninh mới. Về các mối đe dọa, không có quốc gia đối trọng nào thật sự đủ khả năng tiến công Mỹ từ xa, ngoại trừ Nga và Trung Quốc. Theo ông John Glaser, Mỹ và đồng minh nói họ muốn tăng cường hiện diện quân sự gần Nga để chống lại nguy cơ xâm lược từ nước này, song chính bước đi của Mỹ đã đẩy căng thẳng với Moscow lên cao. Trên Tờ Politico, chuyên gia David Vine cũng cho rằng, các căn cứ của Mỹ sát vách các nước có thể dấy lên nguy cơ chạy đua vũ trang.
Trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Mỹ D. Trump, ông chủ trương rút bớt quân đội khỏi các nước vì số tiền chi ra quá lớn so với ngân sách quốc phòng của các đồng minh châu Âu. Từ khi nhậm chức năm 2016, ông Trump nhiều lần nhắc tới khoản ngân sách khổng lồ mà Mỹ phải bỏ ra để vận hành các căn cứ quân sự ở nước ngoài, thường xuyên hối thúc các đồng minh đóng góp nhiều hơn. Tại một loạt sự kiện cấp cao thường niên của NATO, ông Trump yêu cầu các nước chi mạnh tay hơn cho quân sự, song lời đề nghị này đến nay được đáp ứng chưa đáng kể. Đáng chú ý, đầu tháng 6/2020, ông đã ra lệnh cho Quân đội Mỹ rút 9.500/34.500 binh sĩ đồn trú khỏi Đức, động thái sau đó đã vướng chỉ trích của các quan chức Đức và cả Mỹ.

1650108041388.png

1650108068137.png

1650108079444.png

1650108095890.png

1650108139755.png

1650108189312.png

Căn cứ không quân Moron, Tây Ban Nha

1650108238544.png

1650108287450.png

1650108322688.png

1650108351773.png

1650108514402.png

1650108542381.png

Căn cứ không quân Misawa, Nhật Bản. Căn cứ không quân Misawa trên đảo Honshu từng là nơi đào tạo phi công cho cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng và nó đã bị bom phá hủy gần 90% trong Thế chiến II. Ngày nay, nhân viên quân sự Mỹ và Nhật Bản từ đây có thể giám sát không gian qua hệ thống vệ tinh.

Theo giới quan sát, khác với người tiền nhiệm, nhiều khả năng Tổng thống J. Biden sẽ đẩy mạnh triển khai đồn trú đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương để thực hiện chiến lược “tái cân bằng” và “xoay trục” của mình, từ đó giảm gánh nặng cho ngân sách quốc phòng đối với Trung Đông nhiều thập niên qua; đồng thời, đối phó tốt hơn các vấn đề đối nội cũng như cực đoan và phân biệt chủng tộc.

1650108826813.png

1650108861941.png

1650108905515.png

1650108882505.png

1650108926646.png

1650108942205.png

1650108962579.png

1650108991460.png

Căn cứ quân sự Pyeongtaek, Hàn Quốc
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,248 Mã lực
NGA ĐẶT NHÀ MÁY SẢN XUẤT VŨ KHÍ Ở NHỮNG NƯỚC NÀO?

Nga sản xuất tất cả các loại vũ khí, từ dao cho đến tàu ngầm hạt nhân, nhưng ít người biết rằng hàng nghìn đơn vị vũ khí được sản xuất bên ngoài nước này.
Việc Nga đặt nhà máy sản xuất vũ khí ở các nước không chỉ trực tiếp mang lại khoản thu lớn cho Moscow mà còn giúp Nga "quảng cáo" nhanh hơn các loại vũ khí hiện đại của họ trên thị trường vũ khí quốc tế.
Trong nhiều thập kỷ, Nga không chỉ bán vũ khí mà còn xây dựng các cơ sở quân sự trên khắp thế giới để sản xuất vũ khí công nghệ cao cho khách hàng của mình. Đôi khi, nước này bán giấy phép với toàn bộ tài liệu kỹ thuật về thiết bị quân sự để khiến đối tác nước ngoài có khả năng tự sản xuất vũ khí Nga.

Ấn Độ
Vào giữa những năm 1960, Ấn Độ trở thành khách hàng vũ khí chính của Liên Xô (Nga). Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), kể từ đó, 1/3 xuất khẩu quân sự của Moscow đã đến New Delhi, đưa về cho ngân sách của Nga khoảng 65 tỷ USD “Bên cạnh bán vũ khí đồng bộ, Moscow cũng bán giấy phép với đầy đủ tài liệu kỹ thuật để mở quy mô sản xuất vũ khí đầy đủ Theo ông, một trong những giấy phép này đã được bán cho Tập đoàn Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của Ấn Độ. Tập đoàn HAL đã sản xuất hơn 200 máy bay chiến đấu Su-30MKI kể từ năm 2000. Cụ thể, tập đoàn không chỉ lắp ráp máy bay chiến đấu từ các bộ phận, linh kiện sản xuất tại Nga, mà còn sản xuất hoàn chỉnh máy bay chiến đấu Su-30MKI. Trong trường hợp này, Nga sẽ cung cấp nhôm và titan cho HAL để sản xuất các bộ phận của máy bay.

1650296941391.png

1650296978098.png

1650297073650.png

Máy bay Su-30MKI

Tuy nhiên, Ivan Konovalov cho rằng, Ấn Độ vẫn là khách hàng vũ khí lớn nhất của Nga. “Ấn Độ cố gắng đăng ký trong một số hợp đồng về việc tạo ra các cơ sở sản xuất vũ khí, hoặc ít nhất là phụ tùng thay thế cho các thiết bị quân sự mà họ mua từ Nga. Ví dụ, Nga có một số nhà máy dọc theo bờ biển Ấn Độ để sản xuất phụ tùng thay thế cho tàu thủy và tàu ngầm mà đã bán cho Ấn Độ trong suốt nhiều năm qua”. Sắp tới, Tập đoàn Kalashnikov cũng sẽ mở một cơ sở sản xuất súng trường AK-203 cho Quân đội Ấn Độ trị giá hàng triệu USD. Theo nhu cầu hiện nay Ấn Độ cần khoảng 670.000 khẩu súng trường tiến công AK-203 để trang bị cho lực lượng vũ trang của họ.

1650297146436.png

1650297186564.png

1650297216248.png

Súng trường tấn công AK-203

Trung Quốc
Tuy Nga và Trung Quốc có mối quan hệ quân sự lâu đời nhưng không phải lúc nào cũng “nồng ấm”. Trong suốt nhiều năm, Moscow đã bán giấy phép sản xuất vũ khí cho Trung Quốc. “Trong thời Liên Xô, chúng tôi đã mở một cơ sở sản xuất súng trường AK-47 được cấp phép ở Trung Quốc. Các đối tác của chúng tôi đã thực hiện một số sửa đổi cho khẩu súng trường và nó được đặt tên là Type-56. Nhưng việc sản xuất những khẩu AK nổi tiếng thế giới đã trở thành những bản sao chất lượng kém với vô số trục trặc. Moscow không chấp nhận điều đó nên đã không gia hạn giấy phép với người Trung Quốc. Tuy nhiên, ngay cả ngày nay, bạn vẫn có thể tìm thấy các bản sao AK47 trên thị trường vũ khí được sản xuất bất hợp pháp ở Trung Quốc”, Konovalov nói.

1650297313561.png

1650297340270.png

Súng trường tấn công AK-47

1650297389761.png

1650297445537.png

Súng trường tấn công Type-56

Quay trở lại những năm 1990, Moscow cũng đã xây dựng một cơ sở quân sự ở Trung Quốc để sản xuất máy bay chiến đấu Su-27. “Tuy nhiên, trong những năm qua, thỏa thuận với Trung Quốc đã đổ vỡ và nhà máy ban đầu có kế hoạch chế tạo 200 máy bay phản lực cho Quân đội Trung Quốc, nhưng cuối cùng chỉ sản xuất được 100 chiếc”, chuyên gia này nhớ lại.

1650297558978.png

1650297577167.png

1650297593445.png

Su-27 của không quân Trung Quốc

“Trung Quốc cũng đã mua giấy phép chế tạo xe chiến đấu bộ binh BMP-3 do Nga sản xuất để tạo ra dòng xe chiến đấu bộ binh của riêng mình mang tên ZBD04A. Tuy nhiên, thỏa thuận này cuối cùng đã đổ vỡ khi Trung Quốc nhận lô xe chiến đấu bộ binh đầu tiên để thử nghiệm”, ông nói. Bên cạnh đó, có những hợp đồng giữa 2 nước vẫn đang phát huy hiệu quả, điển hình như năm 2005, Trung Quốc đã đặt hàng và mua (trong khuôn khổ sản xuất được cấp phép) 8 khẩu pháo 76mm AK-176 đặt trên tàu. Theo SIPRI, tại Trung Quốc, hệ thống này đã nhận được ký hiệu H/PJ-26 và đang được lắp đặt trên các tàu đổ bộ Type-071.

1650297714138.png

1650297671808.png

1650297738678.png

Xe chiến đấu BMP-3

1650297809416.png

1650297840151.png

1650297863131.png

Xe chiến đấu ZBD04A

Theo hợp đồng năm 2011, Nga đã và đang cung cấp động cơ phản lực cho máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc sử dụng trên các tàu sân bay nội địa. “Tất cả các nhà máy được tạo ra ở nước ngoài đều thuộc về quốc gia sở tại. Tuy nhiên, Nga có quyền phủ quyết trong các thỏa thuận vũ khí tiềm năng với các bên thứ ba về việc cung cấp vũ khí được sản xuất tại các nhà máy đó. Chúng ta có thể phá bỏ hợp đồng vũ khí với bên thứ ba một cách hợp pháp, nếu Nga cảm thấy rằng những hệ thống vũ khí này sẽ rơi vào tay bọn khủng bố. Nếu không, quốc gia sở tại có thể tự do làm bất cứ điều gì họ muốn và bán vũ khí cho bất cứ ai họ muốn”, Konovalov nhấn mạnh.

United Arab Emirates (UAE)
Đầu năm 2010, nhà sản xuất vũ khí Nga Lobaev Arms được mời tham gia sản xuất súng bắn tỉa tại UAE. Hợp đồng trị giá hàng triệu USD giữa một công ty vũ khí tư nhân và vương quốc, bao gồm việc tạo ra 200 súng bắn tỉa cho các đơn vị SpecOps và bán giấy phép vũ khí để sản xuất thêm các súng bắn tỉa được sửa đổi cho khu vực bán đảo Arab. Ông Yuri Sinichkin, kỹ sư trưởng của Tập đoàn Lobaev Arms cho biết, Tavazun là công ty sản xuất súng bắn tỉa Nga ở UAE. Ban đầu, công ty này chuyên sản xuất súng trường bắn tỉa cho Nga có khả năng bắn trúng mục tiêu ở cự ly từ 600 đến 1.800m. Trong nhiều năm qua, công ty này đã mời các kỹ sư châu Âu từ SIG Sauer mở rộng hoạt động kinh doanh và bắt đầu sản xuất súng trường tiến công.
Theo ông Yuri Sinichkin, hiện nay Tavazun đang sản xuất các phiên bản mới của súng trường bắn tỉa DVL-10 của Nga phù hợp với nhu cầu thị trường vũ khí quốc tế. Loại vũ khí này có tên CSR-308 và khác với phiên bản ban đầu là có khả năng tác chiến được ở môi trường cát, bụi.

1650298083148.png

1650298117683.png

1650298155896.png

Súng bắn tỉa DVL-10

1650298187220.png

1650298211469.png

1650298412310.png

Súng bắn tỉa CSR-308
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,248 Mã lực
THẢM HỌA TÀU NGẦM USS THRESHER CỦA HẢI QUÂN MỸ

Là một trong những đại diện đầu tiên trong thế hệ tàu ngầm hạt nhân tiến công nhanh của Mỹ, USS Thresher giờ đây mãi mãi nằm lại dưới vùng biển sâu 2,5km cùng với toàn bộ thủy thủ đoàn. Đây là 1 trong 2 vụ tai nạn tàu ngầm của Hải quân Mỹ kể từ sau Thế chiến Hai.
Theo National Interest, mặc dù tham gia vào “chuyến tuần tra vĩnh cửu” nhưng sự ra đi của 129 con người trên USS Thresher không hề vô nghĩa. Nhờ họ mà hệ thống SUBSAFE được ra đời, đảm bảo cho mọi tàu ngầm của Mỹ sau này được an toàn hơn mỗi khi xâm nhập lòng đại dương.

1650336640148.png

1650336706329.png

1650336688014.png


Hạ thủy USS Thresher

Năm 1954, Hải quân Mỹ đưa USS Nautilus, tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới vào hoạt động. Sau đó, Hải quân Mỹ đóng 9 lớp tàu ngầm hạt nhân khác nhau, nhưng không thể tìm ra thiết kế xứng đáng để đưa vào sản xuất hàng loạt cho đến khi lớp tàu ngầm hạt nhân Thresher ra đời.

1650336785785.png

1650336858694.png

1650336816218.png

1650336837242.png

USS Nautilus

Tàu ngầm hạt nhân tiến công nhanh USS Thresher có lượng giãn nước khi nổi là 3.540 tấn, dài gần 85m. Tàu được trang bị 4 ống phóng ngư lôi, các tên lửa UUM-44A SUBROC, UGM84A/C Harpoon, thủy lôi MK 57, MK 60 CAPTOR, các thiết bị cảm biến và hệ thống định vị thủy âm BQQ-5, TB-16. Ngoài ra, tàu được trang bị một lò phản ứng hạt nhân S5W, 2 động cơ tuốc bin khí, giúp nó đạt vận tốc 30 hải lý/h.
Tàu Thresher được đóng theo công nghệ mới, giúp nó chạy êm và lặn sâu hơn bất kỳ tàu ngầm nào ở thời điểm đó. Bởi vậy, USS Thresher trở thành niềm tự hào của Hải quân Mỹ đầu thập niên 1960.

1650337041177.png

1650337084331.png

USS Thresher

Để kiểm tra sức chịu đựng tối đa của thân tàu ngầm USS Thresher (đã phục vụ được 2 năm), ngày 9/4/1963, Hải quân Mỹ cho tàu lặn thử nghiệm tại vùng biển cách mũi Cod, Massachusetts khoảng 330km và liên lạc với tàu cứu hộ tàu ngầm USS Skylark đang hoạt động gần đó. Theo kế hoạch, tàu này thông báo tình hình hoạt động cho tàu Skylark 15 phút/lần.
Mọi việc diễn ra suôn sẻ cho đến khi tàu ngầm Thresher gửi đi một thông điệp lộn xộn “có một số khó khăn, đang nổi lên, cố gắng cho nổ”, Đại úy hải quân James Watson, hoa tiêu trên tàu Skylark hồi tưởng lại. Thông điệp cuối cùng mà tàu USS Thresher truyền lên chỉ có con số “900”, và sau khi không nhận được phản hồi từ tàu ngầm, tàu Skylark nhận ra nó đã bị chìm và phát lệnh báo động. Khoảng 5 phút sau, hình ảnh thủy âm cho thấy tàu Thresher đã nổ tung và chìm xuống lòng biển; 16 sĩ quan, 96 thủy thủ và 17 nhân viên dân sự có mặt trên tàu khi ấy đều thiệt mạng. Phần còn lại của con tàu bị vỡ làm 6 và sau đó được tìm thấy nằm rải rác trên một khu vực rộng 2,4km2 dưới đáy biển.
Ngày 12/4, Tổng thống Mỹ John F. Kenedy ra lệnh treo cờ rủ trên toàn quốc để tưởng nhớ những thủy thủ đã thiệt mạng trong thảm họa này.

1650337095994.png

1650337111885.png

1650337125662.png

Xác tàu USS Thresher

Sau khi tàu ngầm USS Thresher xảy ra sự cố, Hải quân Mỹ đã tổ chức tìm kiếm và xác định nguyên nhân tai nạn. Có 2 giả thiết giải thích về nguyên nhân tàu ngầm USS Thresher gặp nạn:
1) Sự cố bung mối hàn
Sau khi điều tra kỹ qua các bức ảnh chụp và những gì vớt lên từ đáy biển, cơ quan điều tra kết luận rằng thảm kịch tàu Thresher nhiều khả năng bắt nguồn từ các mối hàn. Giả thuyết khi đó là có ít nhất 1 mối hàn bị bung khiến nước biển tràn vào tàu, gây chập điện dẫn đến lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngừng hoạt động. Khi không còn động cơ đẩy, tàu Thresher mất sức nâng và bắt đầu chìm xuống do nước biển tràn vào phần đuôi càng lúc càng nhiều. Để khởi động lại lò phản ứng hạt nhân, các thủy thủ phải mất tới 7 phút, không kịp để cứu vãn con tàu. Trong bối cảnh đó, giải pháp duy nhất cho thủy thủ đoàn trên tàu Thresher là cho nổ bể dằn chính để đẩy tàu nổi lên mặt nước. Tuy nhiên, khí nén từ vụ nổ bể dằn xì ra với áp suất cao qua các van đã khiến hơi nước trong buồng máy bị đóng băng, bít chặt các van này. Có vẻ như thủy thủ trên tàu ngầm đã tìm cách cho nổ bể dằn 2 lần, nhưng đều vô vọng vì hiện tượng đóng băng khiến khí nén không thoát được vào bể để đẩy nước ra bên ngoài, giúp con tàu nổi lên. Chiếc tàu ngầm chúi đuôi xuống và từ từ chìm dần xuống đáy biển, vỡ tan dưới áp suất cực cao trong lòng biển.
2) Sự cố điện
Ông Polmar, nhà phân tích hải quân và là tác giả cuốn sách “Cái chết của tàu USS Thresher”, cùng cộng sự của mình là Bruce Rule, đã viết một bài phân tích trên Tờ Navy Times vào năm 2013, lập luận về một nguyên nhân khác dẫn đến vụ tai nạn. Theo bài phân tích này, các bằng chứng chỉ ra rằng, 1 sự cố về điện chứ không phải vỡ đường ống, đã khiến các máy bơm làm mát của lò phản ứng ngừng hoạt động. ộc nói chuyện với sĩ quan Dean Axene - chỉ huy đầu tiên của tàu ngầm Thresher. Người này cho biết, thông điệp cuối cùng mà các thủy thủ của Thresher gửi đến các tàu trên mặt nước đã củng cố giả thuyết của ông. Ngay trước khi mất liên lạc, Thresher đã gửi một tin nhắn có nội dung: “có một số khó khăn nhỏ, đang nổi lên, cố gắng cho nổ”. Dean Axene cho biết, điều duy nhất mà ông có thể nghĩ đến ở độ sâu thử nghiệm 369m mà Thresher mô tả là khó khăn nhỏ, chính là việc lò phản ứng hạt nhân ngừng hoạt động vì điều này đôi khi vẫn xảy ra và có một quy trình để khởi động lại nó.
Trong một bức thư ngỏ gửi tới các chỉ huy của Hải quân Mỹ năm 2013, ông Rule viết rằng, thông điệp nói trên là bằng chứng cho thấy những khó khăn đó không liên quan đến sự cố nước tràn vào bên trong”. Những chi tiết mới được công bố đã thu hút sự chú ý bởi thực tế là vẫn còn rất nhiều bất đồng về nguyên nhân khiến tàu Thresher không thể hoạt động được và bị chìm xuống đáy đại dương. Đến nay, vẫn có rất nhiều người mong muốn tìm kiếm câu trả lời cho vụ tai nạn của tàu ngầm Thresher, bao gồm các cựu sĩ quan hải quân và thành viên gia đình của các thủy thủ đoàn. Họ hy vọng sẽ được biết nhiều thông tin hơn khi hải quân công bố thêm tài liệu.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,248 Mã lực
BOEING Boeing ra mắt máy bay chiến đấu F-15QA dành cho Qatar

Tại cơ sở sản xuất St Louis của công ty ở Missouri, Boeing đã giới thiệu máy bay chiến đấu F-15QA đầu tiên cho Không quân Qatar.
Các chuyên gia đánh giá F-15QA là một trong những loại máy bay chiến đấu tốt nhất về tốc độ và khả năng cơ động trong các nhiệm vụ tiến công hoặc phòng thủ.

1650415989594.png

1650416056160.png

1650416016032.png


Tại buổi ra mắt này đã chứng kiến sự có mặt của các lãnh đạo Hãng Boeing, lực lượng Không quân Mỹ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Qatar Khalid bin Mohamed Al Attiyah. Theo ông Khalid bin Mohamed Al Attiyah, Qatar mua lô máy bay này nhằm nâng cao sức mạnh quân sự cho đất nước; đồng thời nói thêm rằng, máy bay mới có thông số kỹ thuật chiến đấu tốt hơn và nhanh hơn những chiếc F-15 cũ.
Còn theo Tướng Greg Guillot, Tư lệnh lực lượng không quân số 9 (Mỹ): “Việc bán F-15QA cho Qatar có ý nghĩa quan trọng, không chỉ nâng cao năng lực tác chiến cho nước này mà còn là trách nhiệm đối với các đối tác”.
Ông nói thêm: “Mối quan hệ mà Mỹ chia sẻ với Qatar là rất quan trọng đối với sự ổn định an ninh của khu vực; chúng tôi biết ơn các đối tác đã tiếp tục tập trung vào việc xây dựng khả năng tương tác và sự sẵn sàng kết hợp”.

1650416300394.png

1650416161163.png

1650416219678.png

1650416259588.png

1650416275308.png

Không quân Qatar

F-15QA (Qatar Advanced) là một biến thể của F-15, được trang bị tên lửa không đối không AIM-9X Sidewinder và AMRAAM, tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, tên lửa JDAM, tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM88 HARM. F-15QA có các điểm cứng ở cánh ngoài để treo vũ khí, radar quét mảng điện tử tiên tiến AN/APG82 (V), hệ thống gắn mũ bảo hiểm chung (JHMCS) cho cả phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí (WSO), màn hình diện tích lớn 10×19 inch (LAD); buồng lái kính và hệ thống điều khiển bay kỹ thuật số fly-by-wire; sử dụng động cơ General Electric F110-GE-129.

1650416348681.png

1650416368613.png

1650416392247.png


Tháng 11/2016, Mỹ đã đồng ý bán 72 chiếc F-15QA cho Qatar trong một thỏa thuận trị giá 21,1 tỷ USD, bao gồm vũ khí, hỗ trợ, thiết bị và huấn luyện. Trong tháng 6/2017, Qatar đã ký một thỏa thuận mua 36 chiếc F-15QA với giá 6,2 tỷ USD. Vào ngày 13/4/2020, chiếc F-15QA đầu tiên đã thực hiện chuyến bay đầu tiên. Vào ngày 22/6/2021, Boeing thông báo rằng họ sẽ tích hợp hệ thống chống nhiễu Elbit Systems vào F-15QA, cho phép máy bay có thể bay vào môi trường nhiễu điện từ nặng.
Boeing cho biết, máy bay F-15QA đầu tiên được bàn giao cho Qatar vào cuối năm 2021 sau khi Boeing hoàn thành khóa đào tạo phi công cho nước này. Ngoài ra, Boeing sẽ thành lập và vận hành một Trung tâm đào tạo phi công và bảo dưỡng cho Không quân Qatar tại căn cứ không quân Al Udeid (Qatar) đến năm 2024; đồng thời, cung cấp phụ tùng thay thế và hỗ trợ hậu cần sau khi máy bay được bàn giao.

1650416505352.png

1650416526086.png

1650416476300.png

1650416550274.png

1650416574235.png

1650416595745.png
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,248 Mã lực
BRAZIL THỬ NGHIỆM TÊN LỬA SS-60 MỚI TỪ BỆ PHÓNG ASTROS II

Bộ Tư lệnh Pháo binh lục quân Brazil đã tiến hành bắn thử nghiệm với tên lửa SS-60 nâng cấp mới, phóng từ bệ phóng tên lửa đa nòng tự hành bánh lốp ASTROS II (MLRS) do Công ty Avibras (Brazil) nghiên cứu sản xuất.
Các loại tên lửa cơ bản của ASTROS II có cỡ nòng từ 127 đến 450mm, với tầm bắn hiệu quả từ 9 đến 150km. Một hệ thống ASTROS II có thể triển khai đồng thời nhiều loại đạn khác nhau do bệ phóng di động của nó được thiết kế theo kiểu module với các khoang chứa đạn rời.

1650503023815.png

1650503064088.png

1650503135623.png

ASTROS II

Tên lửa SS-60 nâng cấp được lực lượng vũ trang Brazil phát triển như một phần của chương trình ASTROS 2020, với mục đích tạo ra một phương tiện phóng tên lửa mới có thể bắn tên lửa hành trình chiến thuật với tầm bắn lên tới 300km.
Hệ thống pháo phản lực bắn loạt ASTROS II được đưa vào trang bị cho Quân đội Brazil vào năm 1983. Hệ thống này đã được chứng minh trên thực tế và được Quân đội Iraq chứng minh tính hiệu quả khi sử dụng trong các cuộc chiến tranh vùng Vịnh.
ASTROS 2020 là một chương trình đầy tham vọng do Quân đội Brazil phát động, nhằm phát triển ASTROS MK6 mới dựa trên xe tải T815-790R39 6×6 và T815-7A0R59 4×4 của Hãng xe tải Tatra thay cho xe tải MercedesBenz 2028A 6x6 ban đầu. ASTROS 2020 cung cấp một số cải tiến cơ bản bao gồm cabin bọc thép cải tiến, hệ thống định vị và liên lạc kỹ thuật số hiện đại, cùng một radar theo dõi mới thay thế hệ thống Contraves Fieldguard của AV-UCF. Một hệ thống ASTROS II đầy đủ bao gồm 1 xe chỉ huy 4×4 (AV-PCC), 1 xe điều khiển hỏa lực bằng radar 6×6 (AV-UCF), xe tên lửa đa năng 6×6, xe phóng (AV- LMU), 6 xe tiếp đạn 6×6 (AV-RMD), 1 xe sửa chữa 6×6 (AV-OFVE) và 1 xe trạm thời tiết di động 4×4 (AV-MET).

1650503339497.png

1650503429271.png

1650503439948.png

1650503533464.png

1650503725459.png

Hệ thống ASTROS II đầy đủ

Các phương tiện chỉ huy và trạm thời tiết là những bổ sung gần đây, được thiết kế để cải thiện hiệu suất tổng thể của hệ thống trên các phiên bản mới hơn. Tất cả các phương tiện đều có thể vận chuyển bằng máy bay vận tải C-130 Hercules. Tại Triển lãm quốc phòng LAAD năm 2019, Công ty Avibras của Brazil đã trưng bày một phần tên lửa hành trình chiến thuật AV-MTC mới của mình trong chương trình ASTROS 2020. Tên lửa có thể tiếp cận mục tiêu ở cự ly tối đa 300km. Tên lửa ban đầu được cung cấp năng lượng bởi động cơ tên lửa nhiên liệu rắn và được dẫn đường bởi hệ thống dẫn đường quán tính (INS) và GPS. Tên lửa SS-60 mới có chiều dài 5,5m, trọng lượng 1.400kg. Nó có thể bay với tốc độ tối đa 800 km/h và có thể mang đầu đạn HE nặng 200kg, tầm bắn tối đa 70km.

1650503746411.png

1650503889962.png

1650503628649.png

1650503781466.png

1650503683987.png

1650503920846.png

Bắn nghiệm thu hệ thống ASTROS 2020
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,248 Mã lực
Tập đoàn FNSS công bố phiên bản xe tăng Kaplan MT

Tại Triển lãm Công nghiệp quốc phòng quốc tế lần thứ 15 (IDEF-2021) diễn ra tại Istanbul từ ngày 17 đến ngày 20/8/2021, Tập đoàn FNSS (Thổ Nhĩ Kỳ) đã trưng bày phiên bản xe tăng hạng trung Kaplan MT. Theo tuyên bố của FNSS, việc nghiên cứu phát triển đã hoàn thành và sẵn sàng sản xuất loạt.
Kaplan MT là xe tăng hạng trung do Thổ Nhĩ Kỳ thiết kế dùng cho xuất khẩu và là xe đầu tiên có thể giao hàng từ các thỏa thuận hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa Ankara và Jakarta.

1650682013945.png

1650682031028.png

1650682054564.png

1650682071351.png

Kaplan MT

Xe tăng hạng trung tiên tiến Kaplan MT (Indonesia gọi là Harimau) là sản phẩm hợp tác giữa nền công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ với Indonesia, đối tượng tham gia bên phía Ankara là Tập đoàn FNSS còn từ Jakarta là Tập đoàn PT Pindad. Indonesia dự kiến sẽ nhận được lô 18 chiếc Kaplan MT đầu tiên vào cuối năm 2021; trong đó, 10 chiếc đầu tiên sẽ được sản xuất tại cơ sở FNSS ở Thổ Nhĩ Kỳ và 8 chiếc còn lại sẽ được sản xuất tại Indonesia. Tổng cộng 52 chiếc nữa sẽ được đấu thầu vào năm 2022, tiếp theo là 19 chiếc vào năm 2023 và 17 chiếc vào năm 2024.
Kaplan MT dài 7m; rộng 3,2m; cao 2,7m; nặng từ 32 đến 35 tấn; tốc độ tối đa 70km/h; dự trữ hành trình 450km; kíp xe 3 người.

1650682192301.png

1650682299046.png

Khoang lái của Kaplan MT được điều hòa nhiệt độ và trang bị hệ thống quan sát quang học, điện tử, số tự động (ảnh trên: khoang lái phiên bản giới thiệu năm 2021, ảnh dưới: khoang lái phiên bản năm 2017)

Về hỏa lực, Kaplan MT được trang bị tháp pháo CMI Cockerill 3105 mang pháo chính cỡ 105mm do John Cockerill (Bỉ) cung cấp, có khả năng bắn nhiều loại đạn và tên lửa chống tăng, cùng 1 khẩu súng máy đồng trục 7,62mm hoặc 12,7mm trên tháp pháo. Tháp pháo được trang bị bộ nạp đạn tự động và có thể xoay 360 độ bằng điện hoặc cơ khí, với góc tầm từ -6 độ đến +42 độ , được trang bị hệ thống ổn định con quay hồi chuyển và kiểm soát bắn.

1650682548777.png

1650682696123.png

1650682581903.png

Tháp pháo CMI Cockerill 3105

Khả năng phòng vệ của xe tăng được đánh giá cao với lớp giáp đạt tiêu chuẩn STANAG 4569 cấp 4 của NATO (có khả năng chống đạn xuyên giáp cỡ 14,5mm và an toàn trước mảnh đạn pháo cỡ 155mm). Do tính module, áo giáp có thể được tích hợp thêm các tấm giáp phụ mà không làm tăng thể tích của xe tăng, với vòng cung phía trước có thể chịu được đạn 30mm. Phần dưới của xe tăng sử dụng thân chữ V, có thể chịu được mìn AT nặng 10kg dưới gầm. Xe có thể tích hợp hệ thống bảo vệ chủ động PULAT dạng module do ASELSAN và TÜBITAK SAGE hợp tác phát triển. Điều này đảm bảo khả năng phòng thủ của xe tăng trước các loại đạn ở mọi góc độ. So với bản mẫu đã được giới thiệu trước đó, Kaplan MT được giới thiệu ở triển lãm này có một số thay đổi như: lớp giáp phía trước của xe có thể dày hơn và thay đổi vị trí đặt kính tiềm vọng của người lái.

1650682742433.png

1650683002086.png

1650683045852.png

1650683068048.png
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,248 Mã lực
CUỘC CHẠY ĐUA TÁC CHIẾN VŨ TRỤ GIỮA MỸ - NGA - TRUNG QUỐC

Hiện nay, không gian vũ trụ là nơi diễn ra cuộc chay đua vũ trang giữa 3 cường quốc Mỹ - Nga - Trung Quốc. Mỹ vẫn là cường quốc vũ trụ hàng đầu thế giới với khoảng 600/1.300 vệ tinh đang hoạt động trên các quỹ đạo Trái Đất, trong đó khoảng 25% vệ tinh được dùng cho mục đích quân sự. Trong khi đó, Nga sau thời gian bị tụt lại cũng đang tích cực tìm lại vị thế của mình, còn Trung Quốc thời gian gần đây là cường quốc vũ trụ mới nổi, đạt được nhiều thành tựu đột phá, thách thức vị trí hàng đầu của Mỹ.
Các chuyên gia phân tích lo ngại rằng, trong bối cảnh một số quốc gia tăng cường đầu tư cho lĩnh vực vũ trụ có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt trên không gian. Mặt khác, khi một vệ tinh phát nổ sẽ tạo ra một loạt mảnh vỡ có thể hủy hoại các vệ tinh khác theo hiệu ứng dây chuyền, đồng thời khiến mảnh vỡ va đập mạnh với Trái Đất, không loại trừ những khu vực dân cư đông đúc.

Mỹ
Tháng 2/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành Chỉ thị chính sách vũ trụ (SPD-4), yêu cầu Bộ Quốc phòng triển khai công tác chuẩn bị thành lập “Lực lượng vũ trụ” (Space Force), có quy mô như một quân chủng của lực lượng vũ trang Mỹ, trên cơ sở hợp nhất 87 đơn vị của không quân và lực lượng vũ trụ, quân số khoảng 13.000 người. Sự ra đời của Quân chủng vũ trụ là bước triển khai cụ thể của tham vọng, nhằm khôi phục vị thế của một “siêu cường vũ trụ” thế giới của Mỹ.
Về vũ khí, phương tiện tác chiến vũ trụ, từ năm 2013 Mỹ đã phóng lên quỹ đạo Trái Đất tàu vũ trụ không người lái X-37B, để thực hiện nhiệm vụ vô hiệu hóa các “vệ tinh diệt vệ tinh” của Trung Quốc.

1650702195869.png

1650702216746.png

1650702253485.png

1650702320670.png

Tàu vũ trụ không người lái X-37B

Hiện nay, Mỹ được coi là nước đứng đầu thế giới trong lĩnh vực phát triển vũ khí laser. Không quân Mỹ đang thực hiện chương trình thu nhỏ vũ khí laser để đạt chuẩn trang bị cho máy bay chiến đấu phản lực, đây được coi là phát triển đột phá chưa từng có từ trước đến nay. Mỹ cũng đã xây dựng kế hoạch phát triển vũ khí laser trên máy bay chiến đấu tương lai. Trong khuôn khổ chương trình Thực nghiệm hệ thống vũ khí laser tự vệ năng lượng cao (SHiELD), Không quân Mỹ đang tiến hành thử nghiệm hệ thống vũ khí laser tự vệ năng lượng cao công suất 100kW trang bị cho các máy bay chiến đấu.

1650702466234.png

1650702484156.png

1650702510420.png

Hệ thống vũ khí laser tự vệ năng lượng cao (SHiELD)

1650703901317.png

1650703963219.png

1650703993571.png

Tên lửa diệt vệ tinh ASM-135A của Mỹ

1650704115953.png

1650704408724.png

1650704442569.png

1650704240901.png

F-15 mang tên lửa diệt vệ tinh ASM-135A

Nga
Lực lượng Không quân vũ trụ Nga được thành lập năm 1992, tồn tại và hoạt động trong các giai đoạn 1992-1997 và 2001-2011; được tái lập năm 2015 như một thành phần của Lực lượng không quân vũ trụ. Theo đánh giá của các nhà quân sự, hiện nay, về tiềm lực, Nga khó có thể cạnh tranh với Mỹ trong không gian vũ trụ, song nước này đang có những nỗ lực lớn trong việc hiện đại hóa lực lượng không quân vũ trụ, nhằm nâng cao khả năng phòng thủ và tiến công trên không gian vũ trụ.
ến vũ trụ, để đối phó, tiêu diệt với các vệ tinh trinh sát và thông tin liên lạc ở quỹ đạo tầm thấp, Nga sử dụng máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31, trang bị tên lửa tầm xa Vympel R-33. Ngoài ra, trong khuôn khổ chương trình vũ khí nhà nước giai đoạn 2018-2027, Nga đang phát triển tổ hợp tên lửa diệt vệ tinh thế hệ mới Rudolph và tổ hợp tên lửa cơ động mặt đất diệt vệ tinh thông tin Tirada-2C.

1650702732334.png

1650702762205.png

1650702845996.png

Tên lửa Vympel R-33. Việc phát triển tên lửa tầm xa R-33 để đánh chặn tầm xa được ICB Vimpel khởi xướng vào cuối những năm 1960. Đây là phản ứng của Liên Xô đối với tiêm kích F-14a do Mỹ thiết kế với tên lửa AIM-54A Phoenix. Tên lửa R-33 cùng với tiêm kích MiG-31 tạo thành tổ hợp đánh chặn tầm xa đa kênh

Ở các quỹ đạo từ cận Trái Đất (độ cao 160km), nơi đặt Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) và quỹ đạo trung (độ cao 20.116km), nơi các vệ tinh định vị toàn cầu hoạt động và quỹ đạo địa tĩnh (độ cao 35.405km), nơi các vệ tinh cảnh báo sớm tiến công hạt nhân và vệ tinh viễn thông quân sự của Mỹ hoạt động, Nga triển khai chương trình phát triển vệ tinh Kosmos 2499, làm nhiệm vụ theo dõi và khi nhận được lệnh sẽ sẵn sàng tiến công vô hiệu hóa hoặc phá hủy các vệ tinh của đối phương.
Nga cũng đã hoàn tất việc phát triển vũ khí laser trên máy bay Beriev A-60, cho phép bắn hạ mục tiêu trên quỹ đạo cách mặt đất hàng trăm kilomet và máy bay ném bom hạt nhân từ vũ trụ. Theo kế hoạch, máy bay ném bom hạt nhân Tu160M2, được trang bị động cơ NK-32 cải tiến, tầm bay 12.000km không cần tiếp nhiên liệu và hoạt động ở tầng bình lưu Trái Đất, bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ năm 2021. Với phiên bản cải tiến này, động cơ của Tu160M2 không chỉ đơn thuần là của máy bay phản lực thông thường mà còn là một loại động cơ tên lửa, nhờ đó có thể đạt độ cao mà không có một hệ thống phòng không nào có thể bắn tới.

Trung Quốc
Cùng với việc tiến hành cải tổ toàn diện quân đội, tháng 12/2015, Trung Quốc thành lập Bộ Tư lệnh bảo đảm chiến lược (SSF), trong đó lực lượng tác chiến vũ trụ là một thành phần quan trọng. SSF được xây dựng nhằm đáp ứng các hình thái chiến tranh tương lai, trên những mặt trận chiến lược mới, gồm không gian vũ trụ, không gian mạng và tác chiến điện tử. Ngoài ra, SSF còn có nhiệm vụ nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai các loại vũ khí thế hệ mới như: vũ khí năng lượng định hướng, vũ khí động năng, vũ khí laser, pháo điện từ, các hệ thống gây nhiễu, những loại vũ khí được thiết kế “đặc biệt”, góp phần nâng cao khả năng tác chiến vũ trụ của Quân đội Trung Quốc.
Về vũ khí, phương tiện tác chiến vũ trụ, hiện nay Trung Quốc mới chỉ phát triển được loại tên lửa có khả năng phá hủy vệ tinh của đối phương trong phạm vi quỹ đạo gần Trái Đất. Để khắc phục tình trạng này, Trung Quốc được cho là đang nghiên cứu phát triển loại tên lửa đánh chặn vệ tinh có tên gọi Động Năng-3, có khả năng tiêu diệt vệ tinh ở độ cao 35.785km, có thể bắn hạ vệ tinh GPS của Mỹ, vệ tinh Glonass của Nga. Trung Quốc cũng đã phóng thành công vệ tinh Shiyan-7, trang bị một cánh tay ngoạm có khả năng "giật" các vệ tinh Mỹ chệch khỏi quỹ đạo. Trong thời gian tới, vệ tinh này sẽ chủ động di chuyển và tiến gần đến các vệ tinh khác đang di chuyển gần đó.

1650703498791.png

1650703681633.png

Tên lửa đánh chặn vệ tinh KT-2 của Trung Quốc

Về vũ khí laser diệt vệ tinh, theo Bộ Quốc phòng Mỹ, những năm qua, Quân đội Trung Quốc đầu tư nguồn lực lớn cho phát triển vũ khí chống vệ tinh bằng công nghệ laser. Gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần sử dụng vũ khí laser năng lượng cao, làm rối loạn hoạt động của các vệ tinh gián điệp Mỹ tiến hành trinh sát, do thám gần vùng trời Trung Quốc.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,248 Mã lực
KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG GIAI ĐOẠN 2022-2026 CỦA HÀN QUỐC

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã công bố "Kế hoạch quốc phòng giai đoạn 2022-2026". Đây là kế hoạch quốc phòng trung hạn cuối cùng được xây dựng trong nhiệm kỳ Chính phủ Tổng thống Moon Jae-in.
Việc đẩy mạnh các hoạt động diễn tập, thử nghiệm vũ khí mới và công bố kế hoạch ngân sách quốc phòng giai đoạn 2022-2026 của Hàn Quốc cho thấy, Soul đang tăng cường tiềm lực quốc phòng trước những thách thức an ninh ngày càng gia tăng, nhất là từ Triều Tiên.
Theo “Kế hoạch quốc phòng giai đoạn 2022- 2026”, tổng ngân sách quốc phòng của Hàn Quốc 5 năm tới là 315.200 tỉ won (271,37 tỉ USD), tăng 14.500 tỉ won (12,48 tỉ USD) so với “Kế hoạch quốc phòng giai đoạn 2021-2025” công bố năm 2020; trong đó, tập trung vào việc tăng cường khả năng tác chiến, nhằm hoàn thành chương trình cải cách quốc phòng 2.0.
Tính theo năm, ngân sách quốc phòng năm 2024 của Hàn Quốc sẽ là 63.400 tỉ won (54,5 tỉ USD), lần đầu tiên vượt 60.000 tỉ won (51,67 tỉ USD). Ngân sách quốc phòng năm 2025 là 67.000 tỉ won (57,7 tỉ USD) và cán mốc 70.000 tỉ won (60,3 tỉ USD) vào năm 2026. Mức tăng ngân sách quốc phòng bình quân trong vòng 5 năm tới là 5,8%.
Giới phân tích nhận định, Hàn Quốc tăng ngân sách quốc phòng trong bối cảnh nước này đối mặt với những thách thức an ninh ngày càng gia tăng, trong đó Triều Tiên vẫn được coi là mối đe dọa thường trực, nhất là khi các cuộc đàm phán hạt nhân giữa nước này với Mỹ bị đình trệ. Từ đầu năm đến nay, Triều Tiên đã tiến hành 13 lần phóng thử tên lửa đường đạn tầm ngắn và tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm.
phóng từ tàu ngầm. Theo kế hoạch, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc sẽ dành 6.220 tỉ won cho các dự án đối phó với các mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân và các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác, tăng 22,6% so với năm nay. Các dự án này bao gồm việc mua các máy bay tiêm kích tàng hình F-35A của Mỹ; đóng tàu ngầm lớp Chang Bogo-III, lượng giãn nước 3.000 tấn; mua vệ tinh trinh sát quân sự; nghiên cứu phát triển tên lửa đất đối không tầm xa và đóng tàu sân bay cỡ nhỏ.

1650776943486.png

1650776968157.png

1650776903219.png

1650776997040.png

1650777038109.png

Tiêm kích tàng hình F-35A của Hàn Quốc

1650777067484.png

1650777091098.png

1650777157766.png

1650777170440.png

Tàu ngầm lớp Chang Bogo-III

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc sẽ thực hiện chương trình nâng cấp các hệ thống phòng không Patriot; nghiên cứu phát triển tên lửa phòng không có điều khiển Cheongung-II (Thiên cung II); tên lửa phòng không có điều khiển tầm xa (L-SAM) và triển khai chương trình phát triển hệ thống đánh chặn đạn pháo tầm xa “Iron Dome” (Vòm sắt) phiên bản Hàn Quốc.

1650777295627.png

1650777445698.png

1650777400261.png

1650777498901.png

1650777457871.png

1650777539508.png

1650777559357.png

Tên lửa phòng không có điều khiển Cheongung-II

1650778142681.png

1650778260244.png

1650778187102.png

1650778242254.png

1650778336567.png

Tên lửa phòng không L-Sam

Hải quân Hàn Quốc sẽ thành lập Bộ Tư lệnh hạm đội cơ động và Bộ Tư lệnh không quân của hải quân; trong đó, hạm đội cơ động sẽ được bố trí thêm 3 tàu khu trục mang tên lửa phòng không Aegis. Bên cạnh đó, Hàn Quốc sẽ triển khai chương trình đóng tàu khu trục phòng không Aegis thế hệ mới, lượng giãn nước 6.000 tấn. Theo kế hoạch, đến năm 2030, tàu sân bay hạng nhẹ sẽ đóng vai trò là tàu chỉ huy của hạm đội cơ động. Ngoài ra, kế hoạch ngân sách cũng bao gồm các nội dung như nâng lương cho binh sĩ, đạt khoảng 1 triệu won (860 USD)/tháng vào năm 2026 và cải thiện đời sống cho sĩ quan, binh sĩ quân đội.

1650777712530.png

1650777759403.png

1650777779705.png

1650777792835.png

1650777811115.png

1650777876584.png

1650777864135.png

Tàu khu trục mang tên lửa phòng không Aegis - Sejong the Great của Hàn Quốc
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,266
Động cơ
694,248 Mã lực
Mối đe dọa từ cuộc cách mạng viễn thám

Viễn thám sử dụng các vệ tinh để chụp lại các vật thể trên mặt đất. Viễn thám đang phát triển nhanh chóng, từ chỗ mục tiêu ban đầu chỉ tập trung chủ yếu vào xác định mối đe dọa tình báo chiến lược và an ninh quốc gia, thì hiện nay đã hướng tới mối đe dọa trong tác chiến của lực lượng quân sự. Viễn thám sẽ càng làm phức tạp hơn mối đe dọa về thông tin tình báo và định vị mục tiêu từ các máy bay không người lái và các xenxơ khác trên chiến trường, đã được nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Các công nghệ viễn thám ưu việt sẽ cho phép quan sát lực lượng quân sự thời gian thực ở mọi nơi, mọi lúc và mọi điều kiện thời tiết. Quan sát toàn cảnh sẽ cung cấp một lợi thế quân sự vô cùng lớn cho quốc gia biết tận dụng nó trong khi các quốc gia khác sẽ gặp bất lợi. Các biện pháp ngoại giao, pháp lý và quân sự hiện tại để quản lý mối đe dọa như vậy không còn đáp ứng được đối với mức độ thách thức mà các xenxơ này đặt ra trong chiến tranh hiện đại.

Sáng sớm ngày 8/1/2020, đã có quả 10 tên lửa của Iran tấn công vào Căn cứ Không quân al-Assad tại I-rắc, một căn cứ quan trọng của quân đội Mỹ trong khu vực1. Trong cùng ngày, các hãng tin toàn thế giới đã bình luận về hiệu quả rõ ràng của các tên lửa Iran và các thiệt hại do cuộc tấn công này gây ra. Phần lớn các bình luận và phân tích đã sử dụng hình ảnh vệ tinh chất lượng cao - cung cấp bởi công ty Planet được cấp phép có trụ sở tại Mỹ - chụp được sau cuộc tấn công một vài giờ đồng hồ. Các bức ảnh cho phép thế giới thấy được mức độ thiệt hại và đánh giá độ chính xác của các cuộc tấn công này. Một công ty thương mại viễn thám có trụ sở tại Mỹ cũng tung ra những hình ảnh vệ tinh chi tiết và cùng ngày về ảnh hưởng của cuộc chiến giữa Mỹ và một cường quốc nước ngoài. Iran đã có được thông tin quan trọng mà lẽ ra đã không thể có về tính hiệu quả của các tấn công và nhắm tới mục tiêu của mình. Sử dụng hình ảnh này cho phép Iran tiến hành phân tích sau đợt tấn công tên lửa để cải tiến, phục vụ cho các đợt tấn công trong tương lai, gây ra mối đe dọa thậm chí còn lớn hơn cho các lực lượng Mỹ và I-rắc. Nếu không có dữ liệu vệ tinh của Planet, Iran sẽ chỉ có thể truy cập vào những báo cáo rời rạc và không được xác nhận từ các nhân chứng ở mặt đất. Những biện pháp khác để thu thập hình ảnh trên không, như là việc sử dụng máy bay hoặc máy bay không người lái, nhiều khả năng sẽ thất bại bởi cả I-rắc lẫn Mỹ đều không cho phép Iran bay qua Căn cứ Không quân al-Assad mà không bị phát hiện. Cuối cùng, Iran đã chọn không tiếp tục tấn công và làm xung đột leo thang, giảm thiểu bất kỳ các thiệt hại có thể xảy ra bởi hình ảnh của Planet. Tuy nhiên, việc nhanh chóng công khai hình ảnh vệ tinh chất lượng cao về cuộc tấn công vào lực lượng Mỹ báo hiệu một sự khởi đầu của một kỷ nguyên chiến tranh mới - kỷ nguyên mang lại những thách thức, rủi ro và cơ hội lớn cho cuộc chiến trong tương lai.

1650789835806.png

1650789781638.png

1650789915179.png

1650790117964.png

Căn cứ Không quân al-Assad

1650789984088.png

1650790001476.png

1650790034566.png

1650790089870.png

Căn cứ Không quân al-Assad bị tên lửa Iran tấn công

1650790154292.png

1650790203119.png

Căn cứ Không quân al-Assad bị tên lửa Iran tấn công,ảnh chụp từ vệ tinh Palnet

Các cơ hội sẵn có trong việc tiếp cận với hình ảnh thời gian thực đều nằm trong tầm tay. Tuy nhiên, việc giải quyết các mối đe dọa từ dữ liệu viễn thám vũ trụ có chất lượng cao và tỷ lệ truy cập cao sẽ phức tạp hơn. Nó sẽ đòi hỏi một cách tiếp cận được phù hợp về mặt quân sự, pháp lý và ngoại giao. Bài viết này đề cập tới các cách tiếp cận pháp lý và ngoại giao hiện tại và khả thi, trong khi để lại những chi tiết trong các phương án thuần về mặt kỹ thuật quân sự nhằm giải quyết các mối đe dọa cho các phân tích khác trong tương lai. Đầu tiên, bài viết thảo luận về sự phát triển của viễn thám, các xu hướng phát triển nhanh chóng của thị trường viễn thám và các tác động của xu hướng này tới các cuộc chiến tranh trong tương lai. Tiếp đến bài viết tập trung vào các kiểm soát về mặt pháp lý có thể giúp giảm thiểu rủi ro hình ảnh vệ tinh thương mại nội địa và đồng minh cũng như cân bằng nhu cầu của ngành công nghiệp này và an ninh quốc gia.

Sự phát triển của viễn thám, các xu hướng và tương lai của chiến tranh

Sự phát triển của viễn thám

Trước khi vệ tinh ra đời, thu thập thông tin tình báo chi tiết về vị trí và cách bố trílực lượng của đối phương trong cuộc xung đột đòi hỏi phải có các chuyến bay mạo hiểm hoặc sử dụng trinh sát mặt đất. Bên ngoài cuộc xung đột, có được hình ảnh trên không của các quốc gia khác cho mục đích tình báo thậm chí còn khó khăn hơn nếu không có vệ tinh bởi các quốc gia quản lý chặt không phận của họ. Qua hàng thập kỷ, vệ tinh thu được các thông tin tình báo giá trị trên không này rất đắt, hiếm và chỉ có ở một vài nước. Trong thập kỷ vừa qua, sự tiến bộ của công nghiệp đã dẫn tới sự gia tăng của công nghệ viễn thám, với ít nhất 25 quốc gia hiện đang sở hữu một số vệ tinh viễn thám với chất lượng khác nhau. Đối với các nước không có nền tảng quốc gia, hình ảnh chất lượng cao có sẵn từ các nguồn thương mại. Dân chủ hóa thông tin viễn thám dại diện cho một mối đe dọa mới và thực tế đối với các lực lượng quân sự khi chúng chỉ làm gia tăng sự phức tạp cho các chiến trường trong tương lai. Hiện có một vài xu hướng bao trùm sự phát triển của vệ tinh viễn thám và chúng là một mối đe dọa lớn đối với tác chiến trong tương lai.
Với sự ra đời của viễn thám vào những năm 1960, các vệ tinh có thể thay thế phần lớn máy bay cho việc thu thập thông tin với mục đích tình báo, nhưng không phải không có hạn chế. Trong khi một vệ tinh có thể bay trên không tự do theo quỹ đạo của nó, nó không thể thay đổi quỹ đạo của mình để bay tới một mục tiêu cụ thể sớm hơn. Do đó, tình báo vũ trụ được quyết định bởi giới hạn thời gian (độ phân giải tạm thời) mà trở nên khó khăn hơn bởi chi phí và các giới hạn độ phân giải mục tiêu (độ phân giải không gian). Khi việc trở lại bằng kỹ thuật số là khả thi và hình ảnh vệ tinh không còn chỉ dùng một lần, một sự cân bằng cần phải đạt được giữa độ phân giải và tuổi thọ của vệ tinh. Các vệ tinh hình ảnh đang, hoặc ít nhất đã từng, vô cùng đắt đỏ, vậy nên chúng cần được bay đủ cao quanh quỹ đạo của mình để tránh lực cản khí quyển ở mức độ nào đó mà sẽ làm giảm tuổi thọ của chúng. Độ cao lớn dẫn đến nhu cầu về những ống kính lớn hơn và chất lượng để đảm bảo rằng độ phân giải không gian là phù hợp, từ đó làm tăng chi phí. Các chi phí lớn đã làm tình báo vũ trụ là một đặc quyền giới hạn chỉ cho một vài nước có đủ tiền để chế tạo, phóng và vận hành các vệ tinh viễn thám. Bởi vì hình ảnh chụp từ vũ trụ vẫn còn đắt, số lượng các nền tảng thương mại vẫn còn tương đối ít, hạn chế khả năng hoạt động của chúng.

1650790374080.png

1650790415788.png

1650790436421.png

1650790486598.png

Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất Spunik 1

Điều này bắt đầu thay đổi vào năm 2001 khi hình ảnh có độ phân giải tương đối cao trở nên sẵn có để bên thứ ba có thể mua, với sự ra đời của QuickBird-2 và các vệ tinh viễn thám có khả năng cao và hoàn toàn thương mại hóa. Vệ tinh đầu tiên phá vỡ giới hạn độ phân giải 0.5 m là DigitalGlobe’s WorldView-1 có trụ sở tại Mỹ, ra mắt vào năm 2007. Khả năng của WorldView-1’s đã bị WorldView-3 vượt qua vào năm 2014. Vệ tinh này có thể chụp ảnh ở độ phân giải toàn sắc ở 0.3 m nhưng tốn gần 600 triệu USD và trường hợp lý tưởng nhất cho phép truy cập ở bất kỳ nơi nào trên thế giới chỉ trong thời gian hơn một ngày. Vệ tinh thương mại gần đây nhất làm theo mô hình chất lượng này là WorldView-4, ra mắt vào năm 2016 và rơi khỏi quỹ đạo vào đầu năm 2019 - chỉ hai năm theo vòng đời dự kiến 10 năm. Các vệ tinh này trả lại hình ảnh có độ phân giải cao nhưng bị giới hạn bởi nhiều yếu tố kĩ thuật để chụp một khu vực có diện tích 680.000 km2 trong một ngày, một khu vực bằng khoảng bang Texas. Với độ phân giải không gian cao, nhưng độ phân giải tạm thời thấp, các vệ tinh này là các công cụ tình báo giá trị nhưng vẫn có rủi ro tác chiến tương đối thấp đối với các lực lượng quân sự trên chiến trường.

1650790621925.png

1650790638901.png

Vệ tinh DigitalGlobe’s WorldView-1

1650790780184.png

1650790837957.png

1650790856747.png

Vệ tinh DigitalGlobe’s WorldView-4

Việc tăng độ phân giải tạm thời yêu cầu phải phóng thêm vệ tinh, nhưng hạn chế về mặt kỹ thuật được nhắc tới ở phần trước khiến cho việc này rất đắt đỏ khi mà chi phí phóng vẫn còn cao. Chỉ từ khi năm 2015 chi phí phóng mới bắt đầu giảm thật bởi các công ty thương mại đúng nghĩa, nổi bật là SpaceX, tham gia vào thị trường trước đó gần như độc quyền bởi nhà nước. Độc quyền nhà nước phụ thuộc chủ yếu vào các hợp đồng của chính phủ tài trợ và không thực sự có đối thủ, nên họ ít có động lực để tiến hành cách mạng công nghệ. Bắt đầu với hợp đồng Dịch vụ Vận tải Quỹ đạo Thương mại của NASA đã cơ bản cung cấp nguồn tài trợ ban đầu cho SpaceX, cạnh tranh thương mại thực sự đã xuất hiện tại thị trường phóng lần đầu tiên, dẫn tới bước nhảy vọt mạnh mẽ về công nghệ và mở ra những cơ hội về thị trường mới.

1650790908223.png

Ảnh chụp một bãi biển tại Sydney từ vệ tinh DigitalGlobe’s WorldView-4

1650791116356.png

Tháp truyền hình Tokyo trên ảnh của vệ tinh DigitalGlobe’s WorldView-4
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top