[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,273
Động cơ
694,187 Mã lực
Iran "trình làng" hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn mới

Máy bay không người lái “Gaza”, hệ thống tên lửa đất đối không “9-Dey” và hệ thống radar “Qods” là ba sản phẩm chiến lược được Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) công bố trong một buổi lễ có sự tham dự của Tư lệnh IRGC, Thiếu tướng Hossein Salami và Phó Tư lệnh Lực lượng Hàng không Vũ trụ IRGC, Tướng Amir Ali Hajizadeh.
Hệ thống phòng không tầm ngắn 9-Dey, được phát triển trên cơ sở hệ thống phòng không tầm trung Khordad-3 tiên tiến nhất của Iran hiện nay. Khordad-3 được biên chế vào năm 2014 và đến năm 2019 nó đã xuất sắc lập công khi bắn hạ máy bay không người lái RQ-4B Global Hawk của Mỹ trên vịnh Hormuz.

1647145770353.png

1647145791263.png

1647145893275.png

1647145815298.png

Hệ thống tên lửa phòng không Khordad-3

Theo Tướng Hajizadeh: “hệ thống tên lửa đất đối không “9-Dey” được thiết kế từ sự kết hợp của tên lửa “9- Dey” tiên tiến mới với radar và bệ phóng của hệ thống “Khordad 3”, có khả năng tiêu diệt nhiều mục tiêu thông thường như máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và máy bay không người lái; ngoài ra, còn có nhiệm vụ tiêu diệt tên lửa hành trình và bom do máy bay địch ném xuống”.
Cánh hình thang ở giữa đến phía sau thân và các cánh điều khiển gắn ở cuối thân của 9-Dey có các đặc điểm của cấu hình tên lửa “Taer”. Sự khác biệt về kích thước giữa tên lửa 9-Dey và tên lửa Taer cho thấy, 9-Dey được phát triển cho tiến công các mục tiêu tầm gần.

1647146059360.png

1647146113988.png

1647146132659.png

1647146144122.png

1647146335248.png

Hệ thống tên lửa phòng không 9-Dey

Tên lửa có chiều dài khoảng 4m và đường kính khoảng 0,25m; nặng khoảng 200kg. Tên lửa 9-Dey sử dụng nhiên liệu rắn và tốc độ có thể đến Mach 4. Trong trường hợp này, thời gian cần thiết để đạt được phạm vi 30km cuối cùng có thể được tính trong khoảng 30 giây. Tên lửa 9-Dey cũng có ngòi nổ cận đích bằng laser tiên tiến để đạt được vị trí tốt nhất so với mục tiêu. Ngoài radar, hệ thống 9-Dey còn được trang bị máy ảnh nhiệt và máy dò quang học. Một loạt các hệ thống điện quang Hệ thống 9-Dey hoàn toàn cơ động với radar độc lập trên mỗi bệ phóng, cũng như 8 tên lửa sẵn sàng bắn và khả năng cùng lúc tiến công nhiều mục tiêu; mỗi tiểu đoàn của hệ thống 9-Dey có khả năng tiến công đồng thời 32 mục tiêu.

1647146593355.png

Tên lửa 9-dey
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,273
Động cơ
694,187 Mã lực
Pháp thử nghiệm máy bay chiến đấu Dassault Rafale F4 đầu tiên

Bộ Quốc phòng Pháp cho biết, biến thể F4 mới nhất của máy bay chiến đấu Dassault Rafale đã trải qua loạt thử nghiệm chiến đấu đầu tiên.
Rafale F4 được kỳ vọng sẽ đem tới các giải pháp kết nối, tăng cường tính hiệu quả của máy bay trong chiến tranh lấy mạng làm trung tâm.

1647146892324.png

1647147871582.png

1647147839843.png

1647146977534.png

1647147135389.png


Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Pháp, các cuộc thử nghiệm của Rafale F4 đã diễn ra tại căn cứ không quân Istres, miền Nam nước Pháp. Cuộc thử nghiệm với sự tham gia của các đội bay đến từ Cơ quan mua sắm và công nghệ quốc phòng Pháp (DGA), Hải quân Pháp, Lực lượng Không quân và Vũ trụ Pháp và Dassault Aviation.
Trong quá trình thử nghiệm, 2 chiếc Rafale F4 đã bay trong đội hình 8 máy bay chiến đấu (2 chiếc Rafale Ms, 2 chiếc Mirage-2000 và 2 chiếc Alpha Jets) thực hiện các tình huống chiến đấu thực tế. Tám nhiệm vụ phức tạp đại diện cho 50 lần xuất kích của máy bay đã được thực hiện thành công trong quá trình bay thử nghiệm.

1647147376630.png

1647147404161.png

1647147450526.png

Đội hình máy bay chiến đấu thử nghiệm cùng Rafale F4

Những chiếc tiêm kích Rafale F4 mới sẽ bao gồm các cải tiến đối với radar mảng pha quét điện tử chủ động Thales RBE2 (AESA), hệ thống tác chiến điện tử Spectra, nhóm nhắm mục tiêu đường không tầm xa Thales TALIOS và nhóm trinh sát Reco NG; nâng cấp bộ thông tin liên lạc của máy bay; cải tiến màn hình gắn trên mũ bảo hiểm phi công; một đơn vị điều khiển động cơ mới, cùng các loại vũ khí mới, như: tên lửa không đối không Mica NG của Hãng chế tạo vũ khí MBDA, tên lửa không đối đất dạng module AASM, tên lửa SCALP hay tên lửa hành trình hạt nhân chiến thuật ASMP-A…
Nhìn lại các đời máy bay chiến đấu Rafale, tiêu chuẩn F1 là phiên bản đầu tiên của Hải quân Pháp. Các máy bay Rafale F1 đươc trang bị vũ khí không đối không, nhưng chưa được trang bị vũ khí không đối đất để thực hiện đa dạng các nhiệm vụ tác chiến quân sự.

1647148199366.png

1647148233989.png

1647148464106.png

Rafale F1

1647148510283.png

Rafale F2

Tiêu chuẩn F2 cho phép máy bay Rafale có thể thực hiện các nhiệm vụ tiến công không đối đất và trinh sát. Hai tiêu chuẩn hiện đại nhất lúc này, F3 và F3R cho phép Rafale tác chiến với vũ khí hạt nhân, cũng như sử dụng các tên lửa không đối không và tiến công mặt đất với độ chính xác cao.
Lực lượng Không quân và Vũ trụ Pháp đã đặt hàng 12 chiếc tiêu chuẩn này để thay thế những chiếc Rafale cũ đã bán cho Hy Lạp. Và, nếu thỏa thuận giữa Croatia và Pháp kết thúc thuận lợi, chắc chắn Bộ Quốc phòng Pháp sẽ sớm ký hợp đồng mua thêm 12 chiếc Dassault Rafale F4 tiếp theo để bù vào số lượng thiếu hụt do đã bán cho nước này.

1647232959669.png

1647232803206.png

1647232875153.png

Rafale F3

1647232670614.png

1647232703998.png

1647232752386.png

Rafale F3R
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,273
Động cơ
694,187 Mã lực
ANH NÂNG CẤP XE TĂNG CHIẾN ĐẤU CHỦ LỰC CHALLENGER LÊN CHUẨN MỚI

Hãng Rheinmetall BAE Systems Land (RBSL) đã được trao hợp đồng trị giá 800 triệu bảng Anh (1,1 tỷ USD) để nâng cấp 148 xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 lên chuẩn Challenger 3 cho Quân đội Anh. Những chiếc đầu tiên sẽ được bàn giao vào năm 2027 và số còn lại vào năm 2030.
Challenger 3 sẽ sử dụng khung gầm hiện tại nhưng nâng cấp với tháp pháo điện tử, cải thiện tầm nhìn, khả năng phòng vệ và trang bị một tháp pháo mới. Xe tăng sẽ có thể chia sẻ thông tin trên chiến trường với các phương tiện quân sự khác.

1647233181086.png

1647233232210.png

1647233251845.png

Xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2

Xe tăng chủ lực được số hóa hoàn toàn đầu tiên Challenger 3 của Quân đội Anh là sự hiện đại hóa sâu của tăng Challenger 2 có trong trang bị từ năm 1998, sẽ được thực hiện tại nhà máy RBSL tại Telford, Shropshire.
Phiên bản Challenger 3 có khả năng đạt tốc độ lên tới 97km/h nhờ tổ hợp động lực MTU 833 và hộp số Renk, tầm hoạt động lớn hơn; đồng thời, được thay pháo nòng trơn L30 120mm hiện tại bằng pháo nòng trơn L55A1 áp suất cao (bắn đạn tiêu chuẩn NATO), dẫn đến sơ tốc đầu nòng của đạn cao hơn. Pháo có thể bắn được cả đạn xuyên giáp DM53 và đạn DM11 nổ trên không.
Challenger 3 cũng được trang bị một bộ ống ngắm mới cung cấp cho chỉ huy xe tăng khả năng xác định mục tiêu ban ngày và ban đêm; vỏ giáp module mới được phát triển nhờ những tiến bộ trong công nghệ mới của thế giới; hệ thống bảo vệ tích cực (APS) cho phép phát hiện các mối đe dọa và vô hiệu hóa chúng; tháp pháo số hóa mới; hệ thống treo khí nén mới cũng góp phần mang lại khả năng di chuyển tốt hơn, cùng những tiến bộ công nghệ khác…

1647234033158.png

1647234091030.png

1647233486970.png

1647234121124.png

1647233407151.png

1647233438521.png

Xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 3

Xe tăng cũng sẽ được trang bị hệ thống theo dõi và phát hiện mục tiêu tự động mới và động cơ nâng cấp với hệ thống làm mát và hệ thống treo mới. Challenger 3 sẽ được số hóa, kết nối với các phương tiện chiến đấu khác - với cả xe tăng và trực thăng tiến công và máy bay không người lái, phù hợp với chiến tranh lấy mạng làm trung tâm. Xe tăng cũng được thiết kế để đóng vai trò chủ đạo trong chiến tranh đa miền trong khi vẫn giữ được khả năng hoạt động trong môi trường ven biển để hỗ trợ lực lượng đặc nhiệm trong tương lai.

1647233555472.png

1647233794738.png


John Abunassar, Chủ tịch Hội đồng quản trị RBSL, cho biết: “Thật là một khoảnh khắc cho RBSL, cho lực lượng vũ trang của chúng tôi và cho sự thịnh vượng của Vương quốc Anh. Chúng tôi rất vui mừng đưa ra thông báo này và củng cố sự trở lại của ngành kỹ thuật xe bọc thép. Thông báo này được đưa ra sau nhiều năm làm việc chăm chỉ và hợp tác với khách hàng của chúng tôi, nhất là trong những trường hợp đặc biệt gần đây do đại dịch Covid-19 mang lại”.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,273
Động cơ
694,187 Mã lực
BA LAN MUA MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI CỦA THỔ NHĨ KỲ

Trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, hai nước ký hợp đồng quân sự, theo đó Ba Lan sẽ mua 24 máy bay chiến đấu không người lái (UAV) Bayraktar TB2 của Ankara.
Như vậy, tiếp sau Ucraina, một quốc gia láng giềng khác của Nga là Ba Lan quyết định mua UAV Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo hợp đồng vừa ký kết, Ba Lan sẽ nhận được 24 chiếc Bayraktar TB2 trong năm 2022. Thương vụ cũng giúp Ba Lan trở thành quốc gia thành viên đầu tiên của EU và NATO mua UAV từ Thổ Nhĩ Kỳ.

1647354309595.png

1647354279281.png

1647354339295.png

1647354630138.png

UAV Bayraktar TB2

Các chuyên gia quân sự Ba Lan từng đưa ra nhận định, UAV Bayraktar TB2 có bán kính hoạt động 150km, tốc độ hành trình 130km/h mang tải trọng hữu ích 50kg, được lắp vũ khí chống tăng và hệ thống cất - hạ cánh tự động. Đây là loại vũ khí “thông minh” đã chứng minh hiệu quả trong cuộc chiến tranh ở Libya và trong cuộc xung đột Nagorno - Karabakh. Phía Thổ Nhĩ Kỳ từng tuyên bố, hệ thống phòng không của Nga tỏ ra bất lực trước UAV Bayraktar. Còn theo các chuyên gia quân sự Nga, UAV Bayraktar TB2 không phải là loại vũ khí bất khả chiến bại trước một đối thủ có khả năng công nghệ vượt trội. Chẳng hạn, có tới 47 chiếc Bayraktar TB2 đã bị bắn rơi ở Libya; hàng chục chiếc bị bắn hạ ở chiến trường Syria hay cuộc xung đột Nagorno-Karabakh...

1647354414568.png

UAV Bayraktar TB2 của Azerbaijan

Một câu hỏi được giới phân tích đặt ra ở đây là, vì sao Ba Lan lại quyết định mua UAV Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ vào lúc này? Theo giới quân sự Ba Lan, quân đội nước này sẽ sử dụng UAV khi tham gia hoạt động quân sự phối hợp với NATO ở nước ngoài. Để hoạt động này có hiệu quả, Ba Lan cần thu thập kinh nghiệm sử dụng loại vũ khí này. Vậy, kinh nghiệm đó là gì? Hay là để đối phó với vũ khí của Nga?. Theo giới phân tích, UAV Bayraktar TB2 từng được Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng (trực tiếp hay gián tiếp) trong cuộc chiến ở Syria, Libya và ở Nagorno - Karabakh, trên thực tế, đều nhằm đương đầu với hệ thống phòng không của Nga. Ở Syria, UAV Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ phải đối đầu với các hệ thống phòng không của nước này được Nga chuyển giao và huấn luyện chiến thuật sử dụng. Ở Libya, các UAV Bayraktar TB2 đối mặt với lực lượng Quân đội quốc gia Libya cũng được trang bị vũ khí phòng không mua của Nga.

1647354896286.png

UAV Bayraktar TB2 mang phù hiệu không quân Ba Lan

Phải chăng Ba Lan cần kinh nghiệm sử dụng UAV để phục vụ chiến dịch tiến công tiềm tàng do NATO thực hiện, nhằm vào lực lượng của Nga đang bảo vệ khu vực Kaliningrad - một vùng đất thuộc Đông Phổ đã được chuyển giao cho Liên Xô năm 1946 theo Hiệp ước Posdam sau khi kết thúc Thế chiến Hai. Tuy là một thành phố ở phía Tây Bắc nước Nga, nhưng Kaliningrad bị chia cắt hoàn toàn về mặt địa lý với phần còn lại của nước Nga và chỉ tiếp giáp với Ba Lan và Litva - 2 thành viên của NATO. Do đó, sau khi Liên Xô sụp đổ, NATO đã chuẩn bị kế hoạch tách Kaliningrad ra khỏi Liên bang Nga.
g Nga. Theo toan tính đó, NATO đã từng tiến hành nhiều cuộc tập trận theo kịch bản Quân đội Ba Lan và các nước thành viên NATO ở Baltic đóng vai trò xung kích tiến công các mục tiêu của Nga ở Kaliningrad. Nhận rõ mưu đồ NATO muốn tách Kaliningrad ra khỏi Liên bang Nga, Moscow đã triển khai một lực lượng khá mạnh ở nơi đây, nhằm sẵn sàng đáp trả nếu lực lượng này có ý đồ xâm lấn vùng đất không thể tách rời của mình.

1647355088486.png

1647355106690.png

1647355155077.png

1647355212030.png

1647355365719.png

UAV Bayraktar TB2 của không quân Ukraine
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,273
Động cơ
694,187 Mã lực
QUÂN ĐỘI MỸ phóng thử thành công UAV ALTIUS-600 từ phương tiện mặt đất

Lục quân Mỹ mới đây đã để lộ hình ảnh về một cuộc thử nghiệm bí mật phóng máy bay không người lái (UAV) ALTIUS-600 từ phương tiện mặt đất.
Mặc dù các thông tin về cuộc thử nghiệm của Lục quân Mỹ vẫn chưa rõ ràng, nhưng việc phóng UAV ALTIUS-600 từ phương tiện mặt đất có thể giúp Lục quân Mỹ tiến thêm một bước nữa trong việc triển khai chiến thuật UAV bầy đàn.

1647449502239.png

1647449812449.png

1647448946972.png

1647448981049.png

1647449078777.png

UAV ALTIUS-600

Trong thế giới công nghệ quân sự, xu hướng sử dụng UAV đang nhanh chóng phát triển. Chúng được chứng minh là cực kỳ hiệu quả, và quan trọng nhất, chúng cho phép không mạo hiểm tính mạng của binh lính. Vì lý do này, Quân đội Mỹ tiếp tục thử nghiệm phóng một UAV ALTIUS-600, nhưng lần này, phương tiện mang phóng là xe chiến thuật siêu nhẹ Dagor.
Trước đó, loại UAV này đã được thử nghiệm phóng từ máy bay vận tải C-130, AC-130J, máy bay tuần tra P-3 và các máy bay dân sự, nhưng chưa từng thấy thử nghiệm phóng từ phương tiện mặt đất.

1647449286209.png

UAV ALTIUS-600 thử nghiệm phóng từ máy bay dân sự

1647449417474.png

1647449525464.png

1647449976003.png

1647449849180.png

UAV ALTIUS-600 thử nghiệm phóng từ trực thăng

1647449660516.png

1647449579935.png

1647449686574.png

1647449610161.png

UAV ALTIUS-600 thử nghiệm phóng từ máy bay WP-3 Orion

UAV ALTIUS-600 có chiều dài 1m, sải cánh 2,54m, tổng trọng lượng 12,25kg, tầm bay tối đa khoảng 440km, thời gian bay liên tục là 4 giờ. Loại UAV này có thể thực hiện các nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát; cũng có thể làm nhiệm vụ tiến công và thậm chí gây nhiễu điện tử. Hiện Mỹ mới chỉ sử dụng UAV ALTIUS-600 trong các cuộc thử nghiệm, vẫn chưa rõ liệu chúng có được sử dụng cho các hoạt động tiến công hay không. ALTIUS là một loại drone cỡ nhỏ, động cơ đẩy cánh quạt với các cánh cứng xếp gọn vào thân, bung ra sau khi phóng. Chiếc UAV này có thể được điều khiển từ xa bởi người điều khiển hoặc lập trình cho bay theo các điểm mốc trước khi tự hạ cánh trên bề mặt phẳng.

1647449199892.png

1647449258046.png

1647449345843.png

UAV tự hạ cánh trên bề mặt phẳng

Quân đội Mỹ đánh giá cao loại UAV này bởi nó được xem là giải pháp giúp trực thăng tiến công hay trực thăng trinh sát thăm dò một khu vực rộng lớn hơn, mỗi máy bay sẽ có thể phóng và điều khiển nhiều UAV. UAV ALTIUS-600 cũng có thể lặng lẽ bay và thu thập thông tin tại những khu vực quá nguy hiểm để tiếp cận nếu sử dụng trực thăng có người lái. Nếu UAV ALTIUS-600 có bị bắn hạ thì tổn thất vẫn không đáng kể.
ALTIUS là một bước đệm hướng đến thứ được Quân đội Mỹ gọi là "Các hiệu ứng được phóng từ trên không" (Air Launched Effects - ALE). ALE có thể là drone nhưng cũng có thể là tên lửa và chúng có thể được mô tả là một dạng drone cảm tử (kamikaze drone).
Một hệ thống ALE có thể được phóng từ trực thăng trinh sát để thực hiện nhiệm vụ thám thính và hạ cánh tự động tại một khu vực bí mật để có thể thu lại sau.
ALE cũng có thể mang theo khối nổ hoặc đầu đạn để tấn công các mục tiêu nếu có cơ hội. Thay vì chỉ đóng vai trò là dò tìm, phát hiện mục tiêu và triển khai một loại vũ khí khác vào mục tiêu thì ALE sẽ có thể tấn công cảm tử vào mục tiêu như máy bay bổ nhào của quân đội Đế quốc Nhật thời thế chiến thứ 2.
ALE không hẳn là giải pháp thay thế hoàn toàn cho các loại tên lửa như Hellfire hay thế hệ tên lửa không đối đất JAGM mới của Quân đội Hoa Kỳ bởi một chiếc drone bay bằng động cơ đẩy cánh quạt sẽ khó có thể tấn công mục tiêu chớp nhoáng trên mặt đất như tên lửa.
Dù vậy, ALE hứa hẹn sẽ là giải pháp cực linh hoạt, giúp cải thiện khả năng phản ứng nhanh và cho phép đưa ra quyết định tấn công nhanh vào các mục tiêu vừa phát hiện bằng chính chiếc drone.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,273
Động cơ
694,187 Mã lực
Pháp tích hợp tên lửa chống tăng MMP lên xe bọc thép Jaguar

Tập đoàn công nghiệp quốc phòng MBDA và Hãng Nexter cho biết, họ đã phóng thử thành công tên lửa chống tăng MMP từ phương tiện trinh sát và chiến đấu bọc thép Jaguar (EBRC).
Quân đội Pháp có kế hoạch mua tổng cộng 300 chiếc Jaguar theo chương trình Scorpion. Ngoài ra, họ sẽ mua tới 1.872 xe bọc thép hạng nặng đa nhiệm Griffon (VBMR) và 2.038 xe bọc thép hạng nhẹ Serval để thay thế các loại xe bọc thép đã lỗi thời hiện nay, như: AMX10 RC, ERC 90 và VAB HOT.

1647597883678.png

1647597937498.png

1647597903014.png

1647597971979.png

1647598862039.png

Phương tiện trinh sát và chiến đấu bọc thép Jaguar

Giai đoạn đầu tiên tích hợp tên lửa chống tăng MMP lên EBRC mới của Pháp đã được thực hiện thành công, khi vũ khí này được bắn từ bệ (có thể thu vào trên tháp pháo của xe) và bắn trúng một mục tiêu cố định. Cuộc thử nghiệm được thực hiện do nhà sản xuất tên lửa MBDA và Nexter chịu trách nhiệm cung cấp các tháp pháo cho các phương tiện trinh sát và chiến đấu bọc thép.
Jaguar là một trong ba phương tiện mới được phát triển theo chương trình Scorpion của Quân đội Pháp, nhằm thay thế cho dòng xe bọc thép Vehicule de l’Avant Blinde (VAB) lỗi thời đã được đưa vào sử dụng từ những năm 1970. Việc tích hợp tên lửa chống tăng MMP 140mm, nặng 15kg vào Jaguar được David Marquette, Giám đốc dự án Jaguar của Nexter, mô tả là “một cột mốc quan trọng” được thực hiện theo từng giai đoạn, để đánh giá chất lượng. Mặc dù đây mới là lần thử nghiệm đầu tiên, nhưng kết quả đã vượt ngoài mong đợi. Hệ thống này được kỳ vọng có thể tiêu diệt các mục tiêu cố định hoặc di động trên mặt đất, bao gồm cả thế hệ xe tăng mới nhất, có thể ngắm trực tiếp mục tiêu hoặc mục tiêu ngoài đường ngắm quang học.

1647598307933.png

1647598350868.png

1647598431200.png

1647598459399.png

Tên lửa chống tăng MMP

Tên lửa chống tăng MMP đang được Nexter tích hợp vào tháp pháo của Jaguar, cùng với trạm vũ khí điều khiển từ xa của Arquus, công nghệ điện tử Scorpion của Thales và pháo 40mm do CTAI phát triển.
Trong cuộc thử nghiệm này, ống ngắm giám sát chiến trường Optrolead Paseo đã "giao tiếp" với hệ thống tên lửa, cung cấp khả năng thu nhận quang điện tử theo thời gian thực cả ngày lẫn đêm. Optrolead Paseo do Safran Electronics and Defense cung cấp, là một thiết bị ngắm toàn cảnh ổn định giúp Jaguar có khả năng bắn chính xác kể cả khi xe đang cơ động. Nó có thể phát hiện mục tiêu cách xa hơn 15km, nhận ra mục tiêu ở khoảng cách 7,5km và xác định mục tiêu ở khoảng cách 4km.

1647598905569.png

1647598934770.png

1647598534195.png

1647598580316.png

1647598662811.png

1647598704888.png

1647598729286.png

1647598763811.png

1647598797103.png


Frédéric Michaud, người đứng đầu bộ phận phụ trách bán hàng và phát triển kinh doanh tại MBDA, cho biết “Lần bắn này đánh dấu một bước quan trọng đầu tiên của công việc được tiến hành với Nexter để phát triển tháp pháo Jaguar và tích hợp MMP vào một hệ thống vũ khí được xây dựng dựa trên các giải pháp công nghệ mới nhất. Cấu hình tháp pháo 2 tên lửa này nâng cao đáng kể hỏa lực của phương tiện”.
Jaguar cùng với xe bọc thép đa năng Griffon và Serval, sẽ được trang bị cho các trung đoàn kỵ binh của Pháp.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,273
Động cơ
694,187 Mã lực
Đánh cắp bí mật công nghệ quốc phòng: CÁCH THỨC CÁC CƯỜNG QUỐC QUÂN SỰ LUÔN MUỐN ÁP DỤNG

Vào những thập niên 1950-1970 là thời điểm cao trào của cuộc Chiến tranh Lạnh, giới quân sự Mỹ và Liên Xô đã tìm mọi cách để đánh cắp bí mật công nghệ quốc phòng của nhau.
Trong cuộc chiến gián điệp công nghệ quân sự, mặc dù giữa Mỹ và Liên Xô đã gặt hái được những thành công nhất định. Tuy nhiên, nếu đem việc này so sánh với Trung Quốc thì Mỹ và Liên Xô chỉ là “học trò” tầm trung.

Vào những thập niên 1950- 1970, công tác gián điệp chủ yếu sử dụng con người, như cài cắm nhân sự vào các căn cứ quân sự, viện nghiên cứu để thu thập thông tin, chụp trộm tài liệu bằng máy ảnh mini, thư từ liên lạc và chuyển giao hồ sơ bằng đường bưu điện hoặc các “hòm thư chết” rất thô sơ. Công tác phản gián thời đó cũng chẳng hơn gì: theo dõi đối tượng bằng cách dùng người “bám đuôi”, nghe trộm điện thoại chỉ có cách duy nhất là câu móc vào đường dây liên lạc... Có thể điểm qua một số vụ đánh cắp công nghệ điển hình sau:

Sau Thế chiến Hai, Mỹ là nước duy nhất làm chủ được công nghệ chế tạo bom hạt nhân. Liên Xô cũng quyết tâm sở hữu bằng được loại vũ khí khủng khiếp này, nên tìm mọi cách để lấy được những bí mật chương trình hạt nhân của Mỹ. Và chỉ 4 năm sau, vào tháng 8/1949, Liên Xô cho nổ thành công quả bom hạt nhân đầu tiên của họ. Nước Mỹ đã đánh mất vị thế độc tôn về vũ khí nguyên tử.

1647650041181.png

1647650075799.png

Bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ

1647650346234.png

1647650380305.png

1647650521229.png

Bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô

Mùa Hè năm 1958, Trung Quốc và Đài Loan xảy ra cuộc xung đột quân sự. Phía Trung Quốc pháo kích vào các đảo Kim Môn và Mã Tổ của Đài Loan, và nhiều lần cử máy bay chiến đấu MiG-15 và Mig-17 (do Liên Xô viện trợ) tiến công các đảo này. Phía Đài Loan cũng cho máy bay chiến đấu F-86F Saber (do Mỹ viện trợ) lên không chiến. Để nhanh chóng tiêu diệt máy bay của đối phương, người Mỹ trang bị cho F-86F tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder vừa mới ra lò. Ngày 24/9/1958, Trung Quốc lại đưa MiG-15 và MiG-17 đến vùng tranh chấp. Với tầm bắn xa đến 3km của tên lửa Siderwinder, F-86F liên tiếp hạ được 9 chiếc MiG, buộc Trung Quốc phải rút lui.

1647650660787.png

1647650799332.png

1647650641681.png

Tiêm kích F-86F của không quân Đài Loan

Dù phía Đài Loan thắng trận nhưng người Mỹ bị mất bí mật quân sự về loại vũ khí mới này. Nguyên do là một quả Siderwinder đã bắn trúng một chiếc MiG-17, tên lửa găm vào thân máy bay nhưng không nổ, nên chiếc MiG vẫn bay được về đến sân bay nhà. Đây là món quà “trời cho” vì quả tên lửa còn nguyên vẹn, phía Trung Quốc lập tức cho tháo gỡ ra và chuyển ngay cho Liên Xô. Liên Xô đã sao chép và đưa vào sản xuất loại tên lửa này với ký hiệu R-3.

1647650936613.png

1647650993267.png

1647651119911.png

Tên lửa Siderwinder


1647651156576.png

1647651190295.png

1647651227013.png

Tên lửa R-3 của Liên Xô

Nhưng sự tiến bộ công nghệ đã làm cho AIM-9 Sidewinder sớm trở nên lỗi thời, người Mỹ lại nghiên cứu chế tạo thế hệ AIM-9 mới hơn. Dĩ nhiên người Nga cũng rất muốn “tham khảo” sản phẩm mới này. Ngày 22/10/1967, một người Đức tên Manfred Ramminger, vốn là gián điệp của cơ quan tình báo KGB (Liên Xô) phối hợp với phi công Wolf-Diethard Knoppe của Không quân Đức đánh cắp một quả AIM-9 ngay tại căn cứ không quân Neuburg ở bang Bavaria, Tây Đức. Sau đó, Ramminger dùng ôtô chở quả tên lửa về nhà riêng, tháo rời ra và đóng thùng gửi bằng đường bưu kiện hàng không đến một địa chỉ ở Moscow. Sự việc đổ bể vào cuối năm 1968, Ramminger và đồng bọn bị bắt và kết án 4 năm tù. Nhưng lúc đó thì Liên Xô đã chuẩn bị đưa vào sản xuất bản copy mới của AIM-9 là R-13M.

1647651297088.png

1647651343738.png

1647651390494.png

Tên lửa R-13M của Liên Xô

Người Mỹ cũng chẳng hiền lành gì. Trong cuộc đua đánh cắp công nghệ thì người Mỹ ghi được nhiều “bàn thắng” hơn phía Liên Xô. Tháng 3/1968, tàu ngầm tiến công K-129 của Liên Xô bị đắm do sự cố kỹ thuật ở vùng biển Thái Bình Dương cách đảo Oahu 2.900km. Chiếc K-129 được trang bị các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân R-21 thế hệ mới nhất của Liên Xô. Do đó, năm 1974, giới tình báo Mỹ tìm cách trục vớt xác tàu để tìm hiểu về công nghệ tên lửa R-21. Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) triển khai chiến dịch có mật danh là Azorian, mượn bình phong của một hãng tư nhân Mỹ để đặt đóng chiếc tàu trục vớt Glomar Explorer, trên danh nghĩa là tàu khảo sát hải dương, để bí mật trục vớt chiếc K-129. Cuộc trục vớt không thành công, do tàu K-129 chìm ở độ sâu đến 4,9km và bị đứt làm đôi, nên lúc kéo xác tàu ngầm lên, cần cẩu của tàu Glomar Explorer bị gãy và chỉ lấy được một phần mũi tàu. Cho đến nay, CIA vẫn từ chối giải mật hồ sơ Azorian và không cho biết họ đã thu thập được những gì.

1647651879582.png

1647651471862.png

1647651705125.png

Tàu ngầm K-129

1647651742596.png

1647651800645.png

1647651650826.png

1647651673296.png

Mỹ bí mật trục vớt tàu ngầm K-129
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,273
Động cơ
694,187 Mã lực
(Tiếp)

Vào thập niên 1970 - thời sơ khai của vệ tinh do thám, việc trinh sát lãnh thổ Liên Xô của phía Mỹ chủ yếu dùng loại phản lực do thám SR-71. Chiếc SR-71 bay với vận tốc 3.500 km/h và ở độ cao 26km làm bó tay các loại tên lửa phòng không cũng như các loại máy bay chiến đấu hiện có của Liên Xô.

1647751890604.png

1647751928946.png

1647751903729.png

1647751976557.png

1647751873182.png

Máy bay SR-71

Sau đó, phía Liên Xô công bố chế tạo thành công loại siêu phản lực đánh chặn MiG-25 có vận tốc trên Mach 3 và cao độ hoạt động đương đương SR-71. Thông tin này làm giới quân sự Mỹ vô cùng lo lắng, họ lập tức cho ngưng các chuyến bay do thám vì sợ MiG-25 sẽ bắn hạ được SR-71, gây ra vô số rắc rối ngoại giao vì phía Liên Xô sẽ có bằng chứng cụ thể. Người Mỹ rất muốn được trực tiếp nghiên cứu các tính năng kỹ thuật của MiG-25 để tìm cách đối phó, dĩ nhiên điều này là không tưởng vì làm sao có thể “trạm tay” đến loại vũ khí tuyệt mật này. Nhưng, điều không ngờ đã trở thành sự thật. Ngày 6/9/1976, Trung úy không quân Liên Xô Viktor Belenko, 29 tuổi, lái một chiếc MiG-25 mới xuất xưởng bay từ căn cứ không quân Chuguyevka gần thành phố Vlasdivostok (Liên Xô) đáp xuống một căn cứ không quân Nhật trên đảo Hokkaido. Người Mỹ lập tức cho tháo tung chiếc MiG-25 ra để nghiên cứu, sau đó nhờ Nhật gửi trả lại cho Liên Xô. Họ phát hiện ra loại máy bay chiến đấu này không kinh khủng như họ tưởng. MiG-25 chỉ có thể bay ở vận tốc Mach 2,8, nếu tăng tốc lên Mach 3 thì chỉ trong giai đoạn ngắn và khi đáp xuống động cơ sẽ hỏng hoàn toàn. Thêm nữa, do lượng nhiên liệu chở theo là khá ít nên bán kinh hoạt động của MiG-25 chỉ có 300km, không đủ để rượt đuổi SR-71 trên quãng đường dài.

1647752009492.png

1647752026676.png

1647752038953.png

1647752081965.png

Máy bay Mig-25

1647752119442.png

1647752218293.png

1647752337059.png

1647752283951.png

Phi công Belenko và chiếc Mig-25 chạy trốn sang Nhật Bản

Chuyện ăn miếng trả miếng trong lĩnh vực đánh cắp công nghệ giữa hai siêu cường thời Chiến tranh Lạnh cứ thế tiếp diễn. Sau khi Liên Xô sụp đổ, cuộc tranh đua đánh cắp công nghệ đã không còn quyết liệt vì Nga không còn là đối thủ đáng gờm như ngày trước.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,273
Động cơ
694,187 Mã lực
Hy Lạp thành lập "NATO Trung Đông" để đối phó Thổ Nhĩ Kỳ

Tại Thủ đô Riyadh (Arab Saudi) Hy Lạp và Arab Saudi đã ký kết “Thỏa thuận về việc điều chỉnh vị thế của Quân đội Hy Lạp trên lãnh thổ Saudi Arabia”. Tham gia buổi đàm phán, về phía Hy Lạp có Ngoại trưởng Nikos Dendias và Bộ trưởng Quốc phòng Nikos Panagiotopoulos, còn bên phía Saudi Arabia có Thái tử Muhammad bin Salman, Thứ trưởng Quốc phòng - Thái tử Khalid Ibn Salman Al Saud và Thái rử Faisal bin Farhan kiêm Ngoại trưởng.
Căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp liên tục leo thang trong cuộc tranh chấp tài nguyên khí đốt ở Đông Địa Trung Hải. Trong cuộc tranh chấp này, EU đứng về phía Hy Lạp và gia tăng trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, biến Địa Trung Hải có thể sẽ trở thành một “điểm nóng” mới của thế giới, tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ xung đột quân sự giữa 2 thành viên của NATO.

Cũng theo thỏa thuận này, lực lượng Không quân Hy Lạp sẽ tham gia các chiến dịch của lực lượng đa quốc gia, gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Italia, Jordan và Pakistan để giúp Saudi Arabia chống khủng bố. Theo đó, Hy Lạp sẽ tham gia bảo vệ không phận của Saudi Arabia chống lại các cuộc tiến công bằng tên lửa từ phía Houthis ở Yemen. Thỏa thuận này còn nhằm chống lại Iran là bên đang ủng hộ các lực lượng Houthis ở Yemen. Ngoài ra, thỏa thuận còn nhằm củng cố vị thế của Hiệp hội dầu khí ở Địa Trung Hải gồm các nước: Hy Lạp, Ship, Jordan, Palestine, Israel và Italia. Hiện nay, Hy Lạp chủ trương lôi kéo cả Arab Saudi vào hiệp hội này.

1647786408186.png

1647786444798.png

1647786475978.png

1647786497788.png

1647786607868.png

1647786659955.png

Không quân Hy Lạp

1647786717088.png

1647786736133.png

1647786911877.png

1647786837931.png

1647786766694.png

1647786804235.png

Không quân Saudi Arabia

Như vậy, bằng thỏa thuận lịch sử với Saudi Arabia, Hy Lạp đang xây dựng liên minh quân sự tập thể đa phương ở Địa Trung Hải, có vai trò tương tự như một “NATO Trung Đông” nhằm đối phó với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Liên minh quân sự này sẽ được phát triển và củng cố bằng quyết định của Hy Lạp ký với Israel bản hợp đồng trị giá 1,65 tỷ USD có giá trị 22 năm. Theo hợp đồng, Israel sẽ xây dựng ở Hy Lạp một trung tâm quốc tế huấn luyện phi công cho Không quân Hy Lạp theo mô hình Học viện đào tạo phi công của Không quân Israel. Trung tâm báo chí của Bộ Quốc phòng Israel đánh giá hợp đồng này có giá trị lớn nhất trong lịch sử của Jerusalem.
Việc Hy Lạp tham gia Hiệp hội khí đốt ở Địa Trung Hải còn có ý nghĩa khẳng định vị thế của quốc gia như là khâu kết nối giữa “NATO phương Tây” với “NATO Trung Đông”. Tuy nhiên, rất khó có thể khẳng định “NATO Trung Đông” có lợi gì đối với “NATO của phương Tây”, bởi Hy Lạp đang hình thành một tập hợp lực lượng quân sự để ngăn chặn tham vọng khôi phục Đế chế Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên khác của NATO.

1647787022492.png

1647787066018.png

1647787094669.png

1647787179151.png

1647787219301.png

Hải quân Hy Lạp
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,273
Động cơ
694,187 Mã lực
THỔ NHĨ KỲ THỬ NGHIỆM TÊN LỬA CIRIT PHÓNG TỪ AUS

Xuồng cao tốc không người lái có vũ trang (AUS) đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ mang tên ULAQ, đã phóng tên lửa bắn trúng mục tiêu trên bộ với độ chính xác cao trong lần thử nghiệm đầu tiên được thực hiện trong khuôn khổ cuộc diễn tập hải quân Denizkurdu 2021.

1647831464265.png

1647831500126.png

1647831435595.png

Xuồng cao tốc không người lái có vũ trang ULAQ

Bộ Quốc Phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trên tài khoản Twitter: “ULAQ được phát triển hoàn toàn bằng công nghệ trong nước đã khai hỏa lần đầu tiên, và bắn trúng mục tiêu với độ chính xác cao trong cuộc diễn tập Denizkurdu 2021 của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ trên vùng biển Đông Địa Trung Hải và biển Aegean”.
Giám đốc điều hành của Ares Shipyard, ông Utku Alanc bày tỏ rằng, với việc hoàn thành các thử nghiệm bắn, họ đang hướng tới mục tiêu phát triển AUS tốt nhất và tiên phong trên thế giới trong lĩnh vực này. Chủ tịch Bộ Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, Giáo sư, Tiến sỹ Smail Demir cho biết: “Ngày nay, rõ ràng là chúng ta phải có một lực lượng hải quân để bảo vệ các quyền của chúng ta ở Aegean và Đông Địa Trung Hải. Theo đó, lực lượng hải quân sẽ sớm được trang bị thiết bị hiện đại này”.
ULAQ là AUS đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ, có thể được điều khiển thông qua các phương tiện di động trên bộ, từ trung tâm chỉ huy ở sở chỉ huy hoặc từ các bệ nổi như tàu sân bay và tàu khu trục nhỏ để thực hiện các nhiệm vụ, như: tình báo, giám sát, trinh sát, tác chiến chống tàu nổi, chiến tranh phi đối xứng, hộ tống và bảo vệ cơ sở hạ tầng chiến lược... ULAQ được trang bị 4 tên lửa CIRIT và 2 tên lửa L-UMTAS do Tập đoàn Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp.

1647832333864.png

1647832377081.png

1647832421602.png

1647832474992.png

Tên lửa CIRIT

1647831597339.png

1647831617889.png

1647831669488.png

Tên lửa L-UMTAS

Hơn nữa, ULAQ có khả năng hoạt động với các AUS khác có cấu trúc tương đương hoặc khác nhau, và tiến hành các hoạt động chung với các tàu chiến, máy bay không người lái (UAV) và máy bay có người lái.
Ngoài việc phát triển ULAQ, Thổ Nhĩ Kỳ hiện cũng cam kết phát triển các tàu nổi không người lái khác nhau cho các nhiệm vụ chống tàu ngầm, rà phá bom mìn, chữa cháy và hỗ trợ nhân đạo.

1647831927317.png

1647831798082.png

1647831749014.png

1647831974642.png

1647831774852.png

1647831833693.png

1647831882178.png


Được biết, ULAQ được chế tạo thông qua sự hợp tác giữa Ares Shipyard và Meteksan Defence, hai công ty quốc phòng hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ. ULAQ được chế tạo từ vật liệu tổng hợp tiên tiến, với chiều dài 11m; tốc độ đối đa 35 hải lý/h; phạm vi hoạt động đến 215 hải lý; có khả năng tác chiến cả ngày lẫn đêm. Hệ thống thông tin liên lạc giữa ULAQ và nơi điều khiển được mã hóa an toàn.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,273
Động cơ
694,187 Mã lực
Tên lửa PrSM của Quân đội Mỹ

Tại thao trường White Sands, bang New Mexico, Hãng Lockheed Martin đã thử nghiệm tên lửa tiến công chính xác (PrSM) với tầm bắn trên 400km.
Lục quân Mỹ dự kiến sẽ nhận các đơn vị PrSM để tiến hành nghiệm thu, đưa vào biên chế từ năm 2023.

1647923532557.png

1647923582906.png

1647923617645.png

Tên lửa PrSM

Gaylia Campbell, Phó Chủ tịch Lockheed Martin về hệ thống cơ động chiến đấu và chữa cháy chính xác, nói với nhóm phóng viên rằng: “Chúng tôi đã có buổi trình diễn ấn tượng khi PrSM có tầm bay xa kỷ lục từ trước đến nay - hơn 400km. Tên lửa được bắn từ bệ phóng của hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS, nó bay theo đúng quỹ đạo dự kiến và trúng mục tiêu. Các thử nghiệm của chúng tôi bao gồm xác định quỹ đạo bay, phạm vi và độ chính xác từ khi phóng đến khi va chạm, cũng như khả năng sát thương của đầu đạn, khả năng tích hợp vào HIMARS và hiệu suất tổng thể của tên lửa”.
Năm 2020, Lockheed Martin đã tiến hành 3 lần thử nghiệm PrSM với các tầm bắn 240km, 180km, 85km để hoàn thiện công nghệ và giảm thiểu rủi ro có thể mắc phải. Theo các chuyên gia, các tầm bắn ngắn của tên lửa sẽ khó thực hiện hơn so với các tầm bắn xa, vì tên lửa phải lên và xuống nhanh hơn. Tên lửa này nằm trong chương trình ưu tiên của lục quân, nhằm tạo ra một thế hệ tên lửa tiến công chiến thuật mới để thay thế cho hệ thống tên lửa chiến thuật tầm ngắn ATACMS MGM-140 đã lỗi thời của lực lượng này.

1647923410860.png

1647923448201.png

1647923463286.png

1647923483819.png

Tên lửa ATACMS MGM-140

Ban đầu, PrSM được thiết kế có tầm bắn tối đa dưới 500km. Tuy nhiên, sau khi Washington rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga vào năm 2019, Lục quân Mỹ được cho là đã yêu cầu Hãng Lockheed Martin tăng tầm bắn của PrSM lên tới 750km. Như vậy, tên lửa PrSM sẽ sở hữu khả năng tiến công tương đương với các dòng tên lửa đường đạn tầm ngắn, nhưng vẫn có thể sử dụng được trên khung gầm của hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS.
Một trong những đặc điểm nổi trội của PrSM là cho phép các đơn vị bộ binh có thể tiến công từ khoảng cách an toàn. Vũ khí này sẽ mang được cả đầu đạn thông thường cùng một loại đầu đạn mới và được lắp đặt hệ thống định vị mục tiêu hiện đại hơn các tên lửa trước đây.
PrSM là tên lửa tấn công chính xác tầm xa, thế hệ tiếp theo được thiết kế trong khuôn khổ chương trình PrSM của Quân đội Mỹ. Hệ thống vũ khí đất đối đất mới này sẽ nâng cao những khả năng chiến thuật để tấn công, vô hiệu hóa, chế áp và tiêu diệt các mục tiêu bằng phương pháp sử dụng tên lửa phóng từ cự ly xa hơn 499 km. PrSM cung cấp cho Chỉ huy Lực lượng Liên quân tăng tầm bắn, khả năng sát thương, khả năng sống còn trong tác chiến và tải trọng đầu đạn tên lửa.

1647923724971.png

1647924040144.png

1647923778567.png

1647923949169.png

1647923845857.png

1647923693485.png
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,273
Động cơ
694,187 Mã lực
B-1B CỦA MỸ VÀ TU-160 CỦA NGA

Máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer của Mỹ và Tu-160 Blackjack của Nga trông giống nhau về mặt hình dáng và thậm chí có một số điểm trùng lặp trong nhiệm vụ của chúng, tuy nhiên, hai loại máy bay này khá khác nhau.
Trong tương lai, các máy bay ném bom siêu thanh Tu-160 của Nga và B-1B của Mỹ vẫn không mất đi ý nghĩa giá trị và sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đặt ra cho không quân chiến lược.

Tương tự nhưng có khác nhau
Việc thiết kế máy bay ném bom - tên lửa siêu thanh ở Mỹ và Liên Xô bắt đầu từ những năm 1960. Cả hai cỗ máy đều có thể thay đổi hình dạng cánh, mục tiêu ban đầu được thiết kế để nhanh chóng phóng tên lửa hạt nhân và tiến công vào các mục tiêu trong chiều sâu phòng thủ đối phương. Do đó, các kỹ sư ở cả 2 quốc gia đã cố gắng “đóng gói” tất cả các công nghệ mới nhất tại thời điểm đó. B-1 được coi là mẫu chuyển tiếp giữa máy bay ném bom cận âm B-52 Stratofortress và máy bay B-2 Spirit. Tu-160 thì là một bổ sung quan trọng cho máy bay ném bom tuabin cánh quạt Tu-95, đang khó khăn để vượt qua hệ thống phòng không hiện đại của đối phương.

Mẫu B-1 đầu tiên cất cánh vào tháng 2/1979 và phiên bản B-1B sản xuất hàng loạt vào tháng 10/1984, việc bàn giao cho Không quân Mỹ bắt đầu từ tháng 7/1985. Tu-160 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/1981 và được đưa vào vận hành trong không quân Liên Xô từ năm 1987.

1647962624929.png

1647962644456.png

1647962666003.png

Máy bay ném bom B1-B

1647962725581.png

1647962743382.png

1647962768439.png

Máy bay ném bom Tu-160

Cả 2 máy bay trông giống nhau về ngoại hình, do mục đích sử dụng và cùng tuân theo các quy luật khí động học cơ bản. B-1B Lancer có thể tăng tốc lên tối đa 1,25 Mach, Tu-160 - lên tới 2,05 Mach. Về trọng tải hàng hóa, máy bay Nga vượt lên trước. Trọng lượng cất cánh tối đa của Tu-160 là 275 tấn (trong đó nhiên liệu là 148 tấn) so với 216 tấn của B1-B (88,5 tấn nhiên liệu). Tu-160 có thể mang theo trong khoang (không có hệ thống treo bên ngoài) lên tới 45 tấn tên lửa, bom; B-1B - chỉ 34 tấn. Nhưng phạm vi hoạt động thực tế (không cần tiếp nhiên liệu) và trần bay của cả 2 loại xấp xỉ nhau: Tu160 đến 12.300km và 16.000m; B-1B là 12.000km và 18.300m. Cả 2 máy bay đều được trang bị động cơ phản lực với khoang đốt sau. Máy bay Mỹ được trang bị 4 động cơ General Electric F101-GE-102, mỗi động cơ phát triển lực kéo tối đa khi tăng lực 13.960kgf. Máy bay Nga cũng có 4 động cơ NK-32, mỗi động cơ cung cấp lực đẩy tối đa 2.5000kgf. Ngoài ra, cả 2 máy bay đều có các bộ phận động lực phụ trợ để khởi động động cơ chính (khi cần), và cung cấp năng lượng cho thiết bị khi ở trên mặt đất.

1647962891532.png

1647962907701.png

1647962868035.png

Máy bay ném bom B1-B

1647962997996.png

1647962928173.png

1647963054579.png

Máy bay ném bom Tu-160

Sử dụng trong chiến đấu và các tai nạn xảy ra
Trong các hoạt động chiến đấu thực sự, Tu-160 chỉ được tham gia trong chiến dịch quân sự của Nga ở Syria. Từ ngày 17 đến ngày 20/11/2015, “Thiên nga trắng” lần đầu tiên phóng tên lửa hành trình Kh-555 và Kh-101 vào các mục tiêu IS. Sau đó Tu-160 được sử dụng nhiều lần ở Syria. Hồ sơ của B-1B phong phú hơn: được sử dụng ở Nam Tư, Afghanistan, Iraq và Syria, nhưng chỉ như máy bay ném bom thông thường, chứ không phải như máy bay phóng tên lửa.

1647963439315.png

1647963405792.png

Tu-160

1647963477876.png

1647963564879.png

B1

Tu-160 tỏ ra là một cỗ máy đáng tin cậy. Chỉ có 2 trường hợp thảm họa của “Thiên nga trắng” được biết đến. Năm 1987, một chiếc Tu-160 bị rơi khi cất cánh từ sân bay. Tuy nhiên, phi hành đoàn đã kịp nhảy dù và không có thương vong. Mùa thu năm 2003, khi thực hiện chuyến bay thử nghiệm không có vũ khí (sau khi sửa chữa động cơ), một chiếc Tu-160 đã bị rơi ở khu vực Saratov, cách căn cứ không quân 40km. Cả 4 thành viên phi hành đoàn đều thiệt mạng.
B1-B Lancer ít thành công hơn trong vấn đề này. Những nhược điểm đã xuất hiện từ các chuyến bay đầu tiên: thiết bị điện tử trên máy bay phức tạp và thiếu tin cậy, kiểm soát kém. Máy bay này nằm trong danh sách những máy bay bị tai nạn nhiều trong Không quân Mỹ. Hậu quả của các thảm họa đã làm mất 10 chiếc, 17 phi công thiệt mạng. Một trong những sự cố mới nhất là việc hạ cánh khẩn cấp xuống căn cứ không quân Texas vào tháng 5/2018, do có vấn đề với ghế phóng. Vì lý do tương tự, vào tháng 3/2019, toàn bộ đội máy bay B-1B đã phải “neo” lại, ngừng hoạt động trong một tháng.

1647963930128.png

1647964070205.png

1647964149578.png

1647964704972.png

1647964777059.png

Một số vụ tai nạn của máy bay B1

Phiên bản cập nhật của “cựu chiến binh” vẫn sẽ tiếp tục phục vụ
Trong chương trình vũ khí cấp nhà nước hiện nay Nga đã có kế hoạch hoàn thiện Tu-160 và Tu-160M thành phiên bản M2. Theo giới chức quân sự, đây sẽ là một cỗ máy hoàn toàn mới trong bộ khung thân quen thuộc, dự kiến không thay đổi trong tương lai gần. Tu-160M2 sẽ được trang bị thiết bị điện tử và dẫn đường mới, hệ thống tác chiến điện tử, điều khiển vũ khí hiện đại.

1647965162473.png

1647965201943.png

1647965222284.png

1647965283742.png

Tu-160M2

Không quân Mỹ cũng giới thiệu tùy chọn nâng cấp máy bay B-1B. Trong phiên bản mới, các máy bay sẽ mang theo nhiều gấp đôi số lượng bom và tên lửa, bên trong khoang, có kế hoạch bố trí băng chuyền bom dạng bánh xe, tương tự như B-52. Nhưng quan trọng nhất, Lancer sẽ được trang bị vũ khí siêu thanh. Vì vậy, cả hai loại máy bay “chiến lược” sẽ vẫn tiếp tục hoạt động cho đến khi được thay thế bằng những cỗ máy mới: PAK DA của Nga và B-21 Raider của Mỹ.

1647965372861.png

1647965408423.png

1647965572863.png

1647966009205.png

1647965827940.png

B-1B nâng cấp
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,273
Động cơ
694,187 Mã lực
TÊN LỬA CHỐNG HẠM MỚI CỦA ISRAEL

Công ty Rafael của Israel đã tiết lộ tên lửa chống hạm mới mang tên Sea Breaker, thậm chí họ còn quảng cáo rằng có thể hạ gục một tàu chiến cỡ lớn từ cách xa hàng trăm kilômét chỉ trong một lần bắn.
Tên lửa có thể tiến công các mục tiêu trên vùng nước ven biển hoặc nước nông, bao gồm các quần đảo, có thể tiến công các mục tiêu mà “tên lửa sử dụng khí tài tìm kiếm bằng sóng vô tuyến RF thế hệ trước không hiệu quả”.
Theo thông tin ban đầu, đây là tên lửa hành trình mới có độ chính xác cao, tầm bắn 300km, phóng từ các tàu chiến trên biển và các bệ phóng cố định trên đất liền. Hệ thống Sea Breaker là một vũ khí tiến công của hải quân và pháo binh “tăng cường uy lực với cấp số nhân, được thiết kế để vượt qua những thách thức khó khăn của chiến trường hiện đại” - Rafael tuyên bố. Tên lửa dài 4m, nặng gần 400kg và bay với tốc độ cận âm.

View attachment 6991853
View attachment 6991855
View attachment 6991856
View attachment 6991857
Sea Breaker

Tên lửa được trang bị khả năng dẫn đường hồng ngoại, khả năng nhận dạng mục tiêu tự động, có thể được sử dụng cả ngày và đêm, trong mọi điều kiện thời tiết. Một quan chức cấp cao của Rafael nói với các phóng viên: “Tên lửa thông minh và hiệu quả, Sea Breaker mang tất cả những tính năng kỹ, chiến thuật ưu việt mà Công ty Rafael có được trong một tên lửa tiến công chính xác thế hệ 5”. Tên lửa có thể được sử dụng cho các mục đích chiến thuật khác nhau, thực hiện các nhiệm vụ tiến công hải đối hải, đất đối đất chống lại các mục tiêu có giá trị cao, có thể được phóng từ phương tiện mang hải quân với nhiều chủng loại tàu chiến khác nhau, từ tàu tên lửa tiến công nhanh đến tàu hộ tống và tàu khu trục hạng nhẹ.

View attachment 6991868
Sea Breaker so sánh, lựa chọn mục tiêu trước khi công kích

Theo công ty, hệ thống tên lửa có thể tác chiến độc lập hoặc hoạt động như phương tiện phóng tích hợp với tổ hợp chỉ huy và điều khiển hỏa lực (CCU) cùng các loại cảm biến (radar, hệ thống quang điện tử) khác nhau. Tên lửa được trang bị khí tài tìm kiếm, phát hiện mục tiêu quang ảnh hồng ngoại và có thể được sử dụng hiệu quả trong khu vực chống tiếp cận, chống xâm nhâp (A2/AD).
Theo các quan chức cấp cao của Rafael, công ty sử dụng những tính năng kỹ, chiến thuật ưu việt của cả tên lửa SPIKE NLOS và SPICE, kết hợp lại để phát triển Sea Breaker.
Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, những công nghệ tiên tiến khác như máy học sâu và đối sánh cảnh trên cơ sở dữ liệu lớn (Big data), tên lửa có thể tự động thu nhận và theo dõi, giám sát mục tiêu. Tên lửa được trang bị hệ thống hỗ trợ liên kết dữ liệu chiến thuật, cho phép trắc thủ ra quyết định và cập nhật chiến thuật tiến công mục tiêu dựa trên cơ sở truyền dữ liệu 2 chiều thời gian thực.

1648051592353.png

1648051635190.png

1648051791203.png

1648051676547.png


Tên lửa có thể được sử dụng trong môi trường tác chiến mà GPS bị vô hiệu hóa, miễn nhiễm với các biện pháp tiến công điện tử (ECM) có khả năng chống nhiễu cao. Sea Breaker cũng có khả năng thay đổi đường bay giữa chừng, đánh giá thiệt hại chiến đấu để trắc thủ có thể quan sát mục tiêu sau khi phóng tên lửa. Đây là tính năng chiến thuật của đạn lượn thông minh (UAV mang bom). Rafael nhấn mạnh: “Đây là vũ khí tiến công đa năng, có thể tiến công các mục tiêu theo ý định của kíp trắc thủ, theo phương thức tiến công và hướng tiến công hiệu quả nhất”.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,273
Động cơ
694,187 Mã lực
LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN ỦY NHIỆM CỦA IRAN Ở AFGHANISTAN

Sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan trước ngày 11/9/2021, quốc gia này sẽ trở thành tâm điểm cạnh tranh ảnh hưởng của các nước trong và ngoài khu vực Trung Á. Trong đó có Iran - quốc gia có biên giới giáp Afghanistan thông qua vai trò của một lực lượng dân quân đặc biệt nhận được sư ủy nhiệm của Teheran.
Sau khi thất bại ở Afghanistan, Mỹ quay sang sử dụng Taliban như một lực lượng để tạo ra trạng thái “bất ổn có kiểm soát” không chỉ ở nước này mà còn trên toàn bộ khu vực Nam Á và Trung Á để làm thất bại Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.

1648137511344.png

1648137485871.png

1648137529957.png

1648137563387.png

1648137606974.png

1648137688616.png

Lực lượng Taliban

Kể từ khi bắt đầu bùng nổ cuộc chiến tranh ở Syria, Quân đoàn vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã tuyển dụng, huấn luyện và điều động hàng nghìn chiến binh theo dòng Shiite để ủng hộ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Trong số đó có Lữ đoàn “Fatimioun”, bao gồm chủ yếu là các công dân người Afghanistan bị Taliban xua đuổi và chạy lánh nạn sang Iran. Kể từ năm 2011, IRGC bắt đầu tuyển dụng thêm người Afghanistan di cư và người tỵ nạn. Từ năm 2013, lữ đoàn này được triển khai ở Syria và đã từng chiến đấu cùng với Quân đội Syria để chống lại các lực lượng đối lập được Mỹ ủng hộ và tổ chức khủng bố IS. Vào thời kỳ cao điểm của cuộc chiến ở Syria, quân số của lữ đoàn này lên tới 20.000 người. Tính tổng cộng, trong vòng 10 năm cuộc chiến ở Syria, Lữ đoàn “Fatimioun” đã tuyển dụng và huấn luyện khoảng 50.000 chiến binh.

1648137833246.png

1648137858118.png

1648137873583.png

1648137905184.png

1648138284153.png

Lữ đoàn “Fatimioun” - Fatemiyon

Tháng 12/2020, Ngoại trưởng Iran Mohammed Javad Zarif đề nghị Chính phủ Afghanistan sử dụng lực lượng dân quân được Iran ủng hộ để chống lại tổ chức khủng bố IS trên lãnh thổ quốc gia này. Theo ông Zarif, các chiến binh của Lữ đoàn “Fatimioun” là lực lượng tinh nhuệ nhất và có nhiều kinh nghiệm nhất trong cuộc chiến chống khủng bố. Phía Iran sẵn sàng giúp đỡ chính quyền Kabul tổ chức lại lực lượng này dưới sự chỉ huy của Quân đội Afghanistan. Theo các chuyên gia quân sự của Afghanistan, lực lượng của Lữ đoàn “Fatimioun” hiện nay đang tăng cường hoạt động và phát huy ảnh hưởng ngày càng lớn tại các khu vực của người Afghanistan theo dòng Shiite. Tham vọng địa chính trị của Iran được thể hiện ở chiến lược dài hạn của họ nhằm trang bị, huấn luyện và sử dụng các chiến binh theo dòng Shiite tại nhiều khu vực xung đột trên thế giới như Syria, Libanon, Iraq và Yemen. Ở Syria, Iran tiếp tục sử dụng lực lượng của Lữ đoàn “Fatimioun” để ủng hộ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Sau khi cuộc chiến ở Syria cơ bản đã ngã ngũ, một bộ phận của Lữ đoàn “Fatimioun” quay trở về Iran. Hiện nay, Iran tiếp tục sử dụng lữ đoàn này ở Afghanistan và một số nước khác ở Trung Đông.

1648137996298.png

1648138013988.png

1648138043130.png

1648138066196.png

1648138128499.png

Lữ đoàn Fayemiyon tham chiến tại Syria

Sau khi Mỹ sát hại tướng Qasema Suleimani - Tư lệnh IRGC, Teheran đáp trả bằng cách sử dụng lực lượng của Lữ đoàn “Fatimioun” để tiến công các lực lượng của Mỹ ở Afghanistan. Theo tính toán của các chiến lược gia của Iran, một khi Taliban giành được quyền kiểm soát chính trường Kabul sau khi Mỹ rút quân, Teheran sẽ hợp tác với lực lượng của Taliban theo dòng Shiite để bảo vệ lợi ích của họ ở quốc gia này. Tuy nhiên, hiện nay Teheran đang lo ngại trước một kịch bản khá u ám là Taliban bắt tay với Mỹ. Kịch bản này không thể loại trừ, bởi đối với Mỹ, không có kẻ thù hay là đồng minh vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích là vĩnh viễn.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,273
Động cơ
694,187 Mã lực
Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa Pinaka phiên bản nâng cấp

Ấn Độ đã thử nghiệm thành công phiên bản nâng cấp của tên lửa Pinaka và tên lửa cỡ nòng 122mm từ một cơ sở thử nghiệm ngoài khơi bờ biển Odisha. Có tới 25 tên lửa Pinaka tầm xa mở rộng và 4 tên lửa 122mm đã được phóng liên tiếp nhằm vào các mục tiêu ở các tầm bắn khác nhau.
Với tốc độ bắn 44 giây/12 tên lửa, hệ thống Pinaka có thể vô hiệu hóa một khu vực mục tiêu rộng 3,9 km2 chỉ bằng một loạt phóng. Theo dự kiến vào năm 2026, Lục quân Ấn Độ sẽ biên chế đủ 22 trung đoàn trang bị hệ thống phóng loạt Pinaka.

1648267057057.png

1648267082713.png

1648267313551.png

1648267801286.png

1648267341703.png

1648267876122.png

1648267405383.png

Tên lửa Pinaka

Được phát triển bởi Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO), các tên lửa được bắn từ bệ phóng tên lửa đa nòng (MBRL) tại trường bắn thử nghiệm tích hợp (ITR) và đáp ứng tất cả các mục tiêu nhiệm vụ. Các nguồn tin quốc phòng cho biết, 25 tên lửa Pinaka và 4 tên lửa 122mm đã được thử nghiệm vào 2 ngày 25 và ngày 26/6. Phiên bản nâng cao tầm bắn của hệ thống Pinaka có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên đến 60km.
Một quan chức quốc phòng cho biết: “Quá trình bay thử nghiệm tên lửa được theo dõi bằng các thiết bị tầm xa bao gồm máy đo xa, radar và hệ thống theo dõi điện quang”. Pinaka được DRDO phát triển giành riêng cho Quân đội Ấn Độ. Hệ thống có tầm bắn tối đa 40km đối với Mark-I và 60km đối với phiên bản nâng cao và có thể bắn một loạt 12 tên lửa trong 44 giây. Hệ thống được gắn trên khung gầm xe tải Tatra. Hệ thống tên lửa Pinaka được Quân đội Ấn Độ sử dụng trong chiến tranh Kargil (năm 1999), và tại đây nó đã chứng minh được tính hiệu quả, khi vô hiệu hóa được hầu hết các mục tiêu của đối phương trên đỉnh núi. Sau đó, Pinaka đã được biên chế cho Quân đội Ấn Độ với số lượng lớn.

1648267925568.png

1648267238442.png

1648267208680.png

1648267591839.png

1648267974305.png

1648267673126.png


Tên lửa Pinaka dài gần 4,6m nặng khoảng 280kg và có thể mang đầu đạn nặng tới 100kg. Các thử nghiệm đã được tiến hành với một số cải tiến trong hệ thống khiến nó có khả năng tiêu diệt sinh lực hoặc chế áp các mục tiêu diện. Chủ tịch DRDO ông Satheesh Reddy cho biết, thời gian triển khai nhanh và tốc độ bắn cao của hệ thống sẽ mang lại lợi thế cho các lực lượng vũ trang trong tình huống xung đột cường độ thấp.
Cùng với đó, hệ thống tên lửa 122mm nâng cấp sẽ thay thế các tên lửa Grad 122mm hiện có. Tên lửa đã được phát triển theo yêu cầu của quân đội và có thể tiêu diệt các mục tiêu ở cự ly tới 40km. Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh chúc mừng DRDO và Industry đã phóng thành công cả 2 loại tên lửa mới này. Đồng thời, ông cũng khen ngợi những nỗ lực của các bộ phận cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ quan trọng này
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,273
Động cơ
694,187 Mã lực
MỸ THỬ NGHIỆM THÀNH CÔNG HỆ THỐNG ĐÁNH CHẶN UAV CỠ NHỎ

Tại thao trường căn cứ không quân Eglin, Cơ quan nghiên cứu công nghệ Bộ Quốc phòng Mỹ đã thử nghiệm thành công hệ thống đánh chặn các UAV cỡ nhỏ, được phát triển để bảo vệ các đoàn xe quân sự và các cơ sở quân sự quan trọng.
Cơ chế vô hiệu hóa UAV đối phương là UAV đánh chặn sử dụng “bộ phát xung chuỗi cực mạnh” làm hỏng các cánh quạt của động cơ, khiến cho chúng không còn lực đẩy và UAV sẽ tự rơi.

1648443789910.png

Một trong những hệ thống C-UAS đầu tiên được triển khai hoạt động là LMADIS từ Ascent Vision. Phù hợp với các phương tiện hạng nhẹ Polaris MRZR, nó tích hợp radar, quang điện, tác chiến điện tử và Hỗ trợ người vận hành (CUAS-OA) để phát hiện, định vị, theo dõi, phân loại, xác định và vô hiệu hóa các UAS nhỏ. (USMC)

1648445029960.png

1648445130758.png

1648445171461.png

1648445219362.png

1648445268275.png

1648444119456.png

1648444332958.png

1648444183597.png

1648444203261.png

Hệ thống C-UAS của hãng Raythenon

Theo Cơ quản quản lý Dự án nghiên cứu tiên tiến quốc phòng (DARPA), tại căn cứ không quân Eglin, Chương trình bảo vệ lực lượng cơ động (MFP) giới thiệu Hệ thống phòng không không người lái (C-UAS), cấu trúc đa lớp, chống lại các cuộc tiến công của UAV vào các đoàn xe quân sự, các cơ sở quốc phòng quan trọng hoặc thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, tình báo.
Nhóm nghiên cứu và phát triển cho biết, việc phát triển hệ thống đánh chặn UAV sử dụng nhiều lần, chi phí thấp được triển khai từ năm 2017. Mục đích chính của chương trình là tạo ra một hệ thống đánh chặn các cuộc tiến công bằng UAV cỡ nhỏ tự điều khiển bảo vệ an toàn cho các đoàn xe quân sự quan trọng khi cơ động qua các khu vực đông dân cư, với yêu cầu là không được sử dụng vũ khí phòng không (tên lửa, pháo phòng không) và giảm thiểu tổn thất cho dân thường.
Hệ thống đánh chặn này sử dụng một radar băng tần X để tự động phát hiện và theo dõi các UAV thù địch. Khi phát hiện mục tiêu, MFP sẽ phóng UAV chặn UAV của đối phương đang lao tới và khởi động “bộ phát xung chuỗi cực mạnh” để làm hỏng các cánh quạt của UAV của đối phương, khiến nó mất sức đẩy và tự rơi xuống đất.


1648444801859.png

1648444282477.png

1648444872215.png

Hệ thống SHORADS chống UAV của quân đội Mỹ. SHORAD sử dụng bệ Stryker 8 × 8 gắn tháp pháo MOOG RlwP với pháo tự động 30mm, tên lửa đất đối không Stinger và tên lửa chống tăng Longbow Hellfire. Radar bán cầu đa nhiệm vụ của RADA và thiết bị ngắm toàn cảnh Wescam cung cấp khả năng phát hiện và kiểm soát hỏa lực.

Giám đốc chương trình MFP Gregory Avicola thuộc Văn phòng công nghệ chiến thuật của DARPA cho biết: “Trước mắt chúng tôi tập trung vào mục tiêu bảo vệ các trang, thiết bị di động, nên chương trình hướng tới các giải pháp có kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ và uy lực lớn, cho phép các hệ thống có giá thành hạ và cần ít trắc thủ hơn”.
Yêu cầu đối với các giải pháp đánh chặn phi động học của hệ thống cho phép sử dụng trong và xung quanh các khu dân cư. Mục tiêu tiếp theo của chương trình là C-UAS phải có năng lực đánh bại các cuộc đột kích khi đối phương sử dụng chiến thuật “bầy đàn” UAV, chứ không phải là các UAV đơn lẻ. Theo đó, cần phải phát triển một giải pháp tích hợp các cảm biến, robot hóa, có khối lượng nhẹ nhưng giá thành phải hạ.
DARPA hiện đang làm việc với Bộ Quốc phòng Mỹ để chuyển công nghệ đang phát triển trong dự án MFP thành các chương trình mua sắm trang, thiết bị trong tương lai.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,273
Động cơ
694,187 Mã lực
Indonesia chi 125 tỷ USD hiện đại hóa quân đội

Indonesia đã công bố kế hoạch chi 125 tỷ USD trong 3 năm tới để nâng cấp và hiện đại hóa kho vũ khí quân sự của mình; đồng thời, quốc gia Đông Nam Á này tạm dừng nỗ lực trục vớt một tàu ngầm hải quân 44 tuổi bị chìm hồi cuối tháng 4/2021, cùng 53 thủy thủ thiệt mạng.
Trong dự thảo sắc lệnh của tổng thống Indonesia được ban hành gần đây, chính phủ đề xuất chi 79,1 tỷ USD cho mua sắm thiết bị quân sự, 13,4 tỷ USD tiền lãi cho các khoản vay 25 năm từ các nguồn nước ngoài và 32,5 tỷ USD cho các khoản dự phòng và bảo trì. Kế hoạch chi tiêu này kết thúc vào năm 2024, năm mà Tổng thống Joko Widodo sẽ rời nhiệm sở vào cuối nhiệm kỳ thứ hai được hiến pháp cho phép. Ngân sách của Bộ Quốc phòng cho năm 2021 là 9,6 tỷ USD.
Hãng Thông tấn BenarNews của Malaysia cho biết, nguồn tiền sẽ đến từ các khoản vay nước ngoài, nhưng không cho biết chính phủ sẽ tập trung mua sắm những loại vũ khí nào. Dahnil Anzar Simanjuntak, phát ngôn viên của Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto, cho biết trong một loạt tweet vào ngày 2/6: “Đầu tư được thực hiện trong giai đoạn 2021-2024 sẽ bảo đảm Quân đội Indonesia có được những loại vũ khí trang bị cần thiết, đồng thời qua đó làm tăng vị thế của Indonesia trong khu vực”..., “Ngoài ra, vì khoản đầu tư được thực hiện trong thời gian tương đối ngắn, nên có thể chắc chắn rằng tất cả các thiết bị đặt mua sẽ đưa vào hoạt động được ngày” . Ông còn cho biết, các ưu tiên chi tiêu bao gồm tăng cường công nghiệp quốc phòng trong nước, hệ thống thông tin liên lạc, tình báo, an ninh, cũng như các loại vũ khí dẫn đường và hệ thống phòng không.

Hệ thống phòng thủ đang lỗi thời cần phải nâng cấp
Prabowo, cựu tướng chỉ huy lực lượng đặc biệt của Quân đội Indonesia, cho biết: “Nhiều hệ thống phòng thủ của chúng tôi đã cũ, vì vậy việc thay thế chúng là cấp thiết. “Điều này rất quan trọng để ứng phó với môi trường chiến lược luôn thay đổi” . Ông Dahnil cho biết với khoản đầu tư trên hy vọng đất nước sẽ có được một thế trận quốc phòng lý tưởng vào năm 2025 hoặc 2026 và sau đó sẽ không cần mua khí tài quân sự cho đến ít nhất là năm 2044. “Các khoản vay dự kiến sẽ đến từ các quốc gia bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh”, Thiếu tướng Rodon Pedrason, Tổng giám đốc chiến lược quốc phòng của Bộ Quốc phòng, nói với truyền thông địa phương. Ông còn nói với CNN Indonesia: “Chính phủ có kế hoạch bảo đảm các khoản vay nước ngoài để hiện đại hóa các thiết bị quốc phòng đắt tiền và công nghệ cao, để duy trì chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Kể từ khi nhậm chức vào năm 2019, Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo đã đến thăm các quốc gia sản xuất vũ khí bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc và Pháp để đảm bảo các thỏa thuận quốc phòng. Vào tháng 4, ông đã đến thăm Hàn Quốc để tham dự lễ ra mắt nguyên mẫu đầu tiên của máy bay chiến đấu KF-X do 2 quốc gia cùng phát triển. Vào tháng 2, Bộ Quốc phòng đã phát tín hiệu rằng họ đang tìm cách mua 36 máy bay chiến đấu Dassault Rafale từ Pháp và dự kiến mua 4 máy bay phản lực Boeing F-15EX từ Mỹ vào năm 2022. Khác với các quan điểm trên, Connie Rahakundini Bakrie, một nhà phân tích quân sự tại Đại học Indonesia đã chỉ trích điều mà bà gọi là sự thiếu minh bạch của Bộ Quốc phòng trong các kế hoạch của mình. ạch của mình. “Một ngân sách quốc phòng cỡ này, trong 3 năm, chúng ta sẽ mua những gì? Chúng ta đang chiến đấu với ai? ” bà nói với BenarNews.

1648459968723.png

1648459833867.png

1648459870687.png

1648459903528.png

Máy bay chiến đấu KF-X

1648460009994.png

1648460042674.png

1648460067961.png

1648460137042.png

Máy bay chiến đấu Dassault Rafale

1648460242591.png

1648460322314.png

1648460365888.png

1648460445227.png

Máy bay chiến đấu Boeing F-15EX
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,273
Động cơ
694,187 Mã lực
(Tiếp)

Ưu tiên trang bị tàu ngầm

Kế hoạch hiện đại hóa khí tài quân sự của Indonesia diễn ra cấp bách sau vụ chìm tàu ngầm KRI Nanggala-402 ngày 21/4/2021, khi đang diễn tập bắn ngư lôi gần đảo Bali. Hôm 2/6/2021, phát ngôn viên thứ nhất của Hải quân Indonesia Julius Widjojono tuyên bố chấm dứt nỗ lực trục vớt xác tàu ngầm, sau khi phát hiện thấy tàu bị vỡ thành 3 mảnh ở độ sâu hơn 800m dưới mực nước biển, nếu tiếp tục thực hiện công việc này thì rủi ro cho đội cứu hộ sẽ là quá lớn. Ông cũng cho biết, quân đội đang tìm cách mua tối đa 8 tàu ngầm để bổ sung vào hạm đội 4 chiếc sau vụ chìm tàu. “Chúng tôi đã đệ trình yêu cầu ít nhất 12 tàu ngầm. Nhưng quyết định thuộc về những người ở cấp cao nhất ”Julius nói với BenarNews.

1648610831565.png

1648610858641.png

Tàu ngầm KRI Nanggala-402

1648611104318.png

1648610896171.png

Tàu ngầm KRI Nanggala-402 chìm dưới biển sau tai nạn

Là một quốc gia biển đảo, Indonesia có nhu cầu khá lớn trong xây dựng hải quân nói chung và lực lượng tàu ngầm nói riêng. Các nhà nghiên cứu đánh giá Indonesia cần ít nhất 12 tàu ngầm để bảo vệ vùng biển nước mình. Quy hoạch Chiến lược Quốc phòng Indonesia 2024 đặt ra mục tiêu sở hữu ít nhất 10 tàu ngầm.
Với nhu cầu như vậy, cộng với năng lực tài chính và tiềm lực công nghiệp tương đối đáng kể, việc hướng đến tự chủ đóng tàu ngầm nội địa là một hướng đi khá đứng đắn của Indonesia.
Đánh giá sơ bộ về lực lượng tàu ngầm của Indonesia, có thể thấy rõ rằng hải quân nước này đang từng bước xây dựng lực lượng tàu ngầm trên ba trụ cột chính: (i) cốt lõi công nghệ Đức, (ii) sự hỗ trợ kỹ thuật của Hàn Quốc, và (iii) ngành công nghiệp quốc phòng nội địa.
Trên lý thuyết, việc sở hữu các lớp tàu ngầm nội địa trên cơ sở lớp Type 209 của Đức tạo thuận lợi cho đảm bảo hậu cần, bởi cả hai loại tàu ngầm của Hải quân Indonesia đều thống nhất sử dụng chung phần lớn các loại thiết bị, khí tài, vũ khí dưới nước cho tàu ngầm.
Tuy nhiên, những khó khăn về tài chính và về công nghệ đã nhiều lần gián đoạn tham vọng tàu ngầm của Indonesia. Với xuất phát điểm là nước Đông Nam Á đầu tiên sở hữu tàu ngầm, nhưng đến nay tất cả những gì mà Indonesia sở hữu chỉ có 5 tàu ngầm.
Với việc tàu ngầm KRI Nanggala 402 mất tích, hải quân nước này chỉ còn 4 tàu ngầm, trong khi kế hoạch đóng mới 3 tàu ngầm lớp Nagapasa vẫn đang trong giai đoạn thương thảo. Cần ít nhất 7-8 năm nữa, để các tàu ngầm mới gia nhập biên chế hải quân Indonesia, và chất lượng của các tàu ngầm nội địa vẫn là điều đáng bàn.
Do không được chuyển giao công nghệ tên lửa, nên các tàu ngầm của Indonesia chỉ có khả năng tấn công tầm gần bằng ngư lôi.
Theo Julius: “Singapore, một quốc gia nhỏ bé, có bao nhiêu tàu ngầm? Với tư cách là quốc gia quần đảo lớn nhất, chúng tôi có quá ít tàu ngầm, trong khi có thời điểm chỉ có 2/5 chiếc tàu ngầm có khả năng hoạt động”. Để bù vào “khoảng trống” đó, Indonesia đã hợp tác với Daewoo Shipbuilding and Marine Engineering, một công ty của Hàn Quốc, để đóng tàu ngầm. Và KRI Alugoro-405, một trong ba tàu ngầm Indonesia đặt hàng từ Daewoo (chiếc đầu tiên được sản xuất một phần trong nước) được hạ thủy vào năm 2019.

1648611363088.png

1648611374591.png

1648611411475.png

1648611700166.png

1648611538660.png

Tàu ngầm KRI Alugoro-405

Trong khi đó, Beni Sukadis, một nhà nghiên cứu quân sự tại Marapi Consulting and Advisory, tỏ ra nghi ngờ về việc liệu chính phủ có thể mua được nhiều vũ khí trong vòng 3 năm tới hay không. Ông nói với BenarNews: “Indonesia cần tàu hộ tống, tàu tuần tra biển, tàu ngầm, hệ thống radar, máy bay tuần tra hàng hải và máy bay không người lái, phù hợp với những lo ngại về địa chính trị ở Biển Đông và mối đe dọa cướp biển ở vùng biển gần miền Nam Philippines. Những thứ vũ khí đó từ khi chuẩn bị hợp đồng và giao hàng có thể mất từ 3 đến 5 năm, thậm chí 10 năm, tùy thuộc vào hệ thống vũ khí được mua. Đây có thể là kế hoạch họ đặt ra trong dài hạn”.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,273
Động cơ
694,187 Mã lực
HÀN QUỐC ra mắt một loạt vũ khí mới

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc công bố 4 video về các vụ thử nghiệm tên lửa đường đạn và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất, tàu ngầm và máy bay. Các vụ phóng này diễn ra cùng thời điểm Triều Tiên thử nghiệm tên lửa hành trình tầm xa và tên lửa đường đạn phóng từ tàu hỏa.
"Các chương trình phát triển tên lửa nhằm tăng tính độc lập của Quân đội Hàn Quốc, thay vì phải phụ thuộc vào Mỹ. Đồng thời, đây còn là biện pháp răn đe mạnh mẽ trước các hành động khiêu khích của Triều Tiên", Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố.
Một video cho thấy bệ phóng di động trên mặt đất phóng một “tên lửa đường đạn sức công phá cao”, được truyền thông địa phương mô tả có uy lực “mạnh như vũ khí hạt nhân chiến thuật”. Sau khi rời bệ phóng, tên lửa xuyên thủng mô hình bia mục tiêu mô phỏng một hầm ngầm. Hàn Quốc chưa công bố tên gọi hay tính năng kỹ, chiến thuật của mẫu tên lửa đường đạn mới. Giới chuyên gia nhận định đây có thể là tên lửa đường đạn tầm ngắn Hyunmoo 4 với tầm bắn từ 350 đến 400km, được thiết kế để phá hủy các hầm ngầm của đối phương, bao gồm các kho chứa vũ khí hạt nhân

1648656856570.png

1648656988849.png

1648656883345.png

1648656903073.png

Tên lửa đường đạn tầm ngắn Hyunmoo 4

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng công bố video thử nghiệm tên lửa hành trình vượt âm, được Cơ quan Phát triển quốc phòng Hàn Quốc hoàn thành vào cuối năm 2020. Video cho thấy tên lửa rời bệ phóng trên mặt đất, sau đó xuyên thủng tấm lưới mục tiêu được căng trên một sà lan hoặc con tàu ngoài biển. “Tên lửa mới với tốc độ được cải thiện sẽ khiến tàu chiến đối phương khó lòng đáp trả, nâng cao khả năng sống sót và sức công phá”, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết trong thông cáo. “Vũ khí này được kỳ vọng sẽ là khí tài cốt lõi để đối phó lực lượng hải quân tiếp cận lãnh hải của chúng tôi”. Hàn Quốc chưa công bố tên gọi và chi tiết về mẫu tên lửa hành trình diệt hạm mới.

1648657268210.png

1648657235695.png

1648657330390.png

1648657348965.png

Tên lửa hành trình chống hạm mới của Hàn Quốc

Các chuyên gia quân sự cho rằng tên lửa này có cấu hình tương tự mẫu P-800 Oniks của Nga và BrahMos (do Nga hợp tác với Ấn Độ phát triển). Tên lửa P-800 của Nga có tầm bắn từ 120 đến 800km tùy biến thể, có thể đạt tốc độ Mach 2,8.

1648657812626.png

1648657868080.png

1648658211680.png

Tên lửa P-800 Oniks của Nga

Ngày 15/9, Quân đội Hàn Quốc cũng đã thử nghiệm tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm (SLBM). Tên lửa được phóng khi tàu ngầm Dosan Ahn Changho đang lặn dưới nước, “bay theo lộ trình vạch sẵn và đánh trúng mục tiêu chính xác”, thông cáo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc có đoạn, song chưa công bố tầm bắn của tên lửa mới.

1648658296076.png

1648658340301.png

1648658369729.png

Tàu ngầm Dosan Ahn Changho
1648658507237.png

1648658483758.png

1648658454606.png

1648658429631.png

Tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm (SLBM) của Hàn Quốc

Vụ phóng thử đã đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 8 trên thế giới phát triển được SLBM, cũng là nước không sở hữu vũ khí hạt nhân đầu tiên làm được điều này. Truyền thông Hàn Quốc cho biết mẫu SLBM của nước này được đặt tên là Hyunmoo 4-4, phát triển từ dòng tên lửa đương đạn chiến thuật Hyunmoo-2B và có tầm bắn khoảng 500km.
Trong khi đó, Không quân Hàn Quốc cũng phóng thử tên lửa không đối đất tầm xa mới từ tiêm kích F-4E và điều 1 tiêm kích F-15K bay theo để theo dõi vụ thử. Video cho thấy tên lửa mới có thân hình góc cạnh, được cho là có khả năng tàng hình. Tên lửa rời chiếc F-4E, sau đó mở cánh và lao tới mục tiêu giả định. Hàn Quốc có thể phát triển mẫu tên lửa này để trang bị cho tiêm kích thế hệ mới KF-21.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,273
Động cơ
694,187 Mã lực
MỸ PHÁT TRIỂN TÊN LỬA THẾ HỆ MỚI ĐA TẦNG

Theo tờ Thedrive của Mỹ, Công ty công nghiệp hàng không Boeing, mới đây đã cho ra mắt một thiết kế mới của tên lửa không đối không tầm xa thế hệ mới đa tầng (LRAAM).
Trong 20 năm qua, Không quân Mỹ đã cam kết phát triển 3 loại tên lửa không đối không tầm xa khác nhau, nhưng một trong số chúng, cũng có thể được sử dụng làm tên lửa bức xạ, tiêu diệt các hệ thống radar phòng không trên mặt đất. Tuy nhiên, dự án tên lửa LRAAM này dường như chỉ được tối ưu hóa cho các nhiệm vụ không chiến.

1648738790535.png

Mô hình tên lửa LRAAM

Trong bối cảnh Mỹ lo ngại rằng LRAAM của nước này ngày càng bị các cường quốc đối thủ vượt mặt, nhất là R-37M của Nga và đặc biệt là PL-XX của Trung Quốc; để thu hẹp khoảng cách với các đối thủ này mới đây tại Hội nghị hàng không, vũ trụ và không gian mạng, Hãng Boeing tiết lộ một thiết kế mới của loại tên lửa này.

1648738516659.png

1648738592853.png

1648738644815.png

1648738574751.png

1648738749627.png

Tên lửa R-37M của Nga

1648739207124.png

1648738832238.png

1648738914427.png

1648738929801.png

Tên lửa PL-XX của Trung Quốc

Điều đặc biệt của LRAAM là không giống như các tên lửa sử dụng cấu hình một giai đoạn cùng loại với nó, tên lửa sử dụng thiết kế 2 tầng, bao gồm phần thân chính của đầu đạn phía trước (cũng có cả động cơ tên lửa) và phần động cơ đẩy tăng cường ở phía sau. Động cơ đẩy tăng cường của tên lửa, sau khi đưa tên lửa rời bệ phóng và đưa chúng bay được ở cự ly nhất định, sẽ tự động tách ra ở giữa đường bay, sau khi nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn; thiết kế này cũng có thể thấy trong thiết kế tên lửa đường đạn đa tầng của Mỹ trước đây. Một đại diện của Boeing cho biết, hãng đã nghiên cứu kỹ trước khi thiết kế tên lửa LRAAM, để đáp ứng hàng loạt công nghệ tiên tiến mà Quân đội Mỹ yêu cầu cho các tên lửa không đối không tầm xa trong tương lai.
Quân đội Mỹ yêu cầu tên lửa mới, có thể sử dụng động cơ tên lửa một tầng hoặc nhiều tầng. Hiện Quân đội Mỹ quan tâm nhất đến động cơ tên lửa rắn đa xung. So với các tên lửa hiện có, các động cơ này có thể cung cấp cho tên lửa mới với tốc độ và tầm bắn cao hơn tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120.
Các nhà quân sự suy đoán rằng tên lửa mới của Boeing có thể không mang chất nổ, do đó giảm đáng kể về trọng lượng. Cũng tại hội nghị, hãng Boeing khẳng định rằng LRAAM sẽ không cạnh tranh với các chương trình tên lửa đất đối không hiện có như AIM260, mà nó sẽ cung cấp thêm năng lực cho không quân để bổ sung cho các chương trình khác. Theo cách này, trong khi AIM260 có thể được coi là đối trọng với PL-15 của Trung Quốc và K-77M của Nga, thì LRAAM có thể được coi là đối trọng với PL-XX của Trung Quốc và R-37M của Nga.

1648739587999.png

1648739609173.png

1648739648649.png

1648739462355.png

1648739719917.png

1648739732697.png

Tên lửa AIM-260
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top