[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Hệ thống súng cối Patria

1641610815588.png

Hệ thống AMOS tích hợp trên xe bọc thép mô-đun XA-361 AMV 8×8


1641610859510.png

Hệ thống NEMO tích hợp trên tàu tuần tra

1641611588350.png

NEMO container tích hợp trên xe tải Sisu.

Hệ thống cối Patria do Tập đoàn Patria Plc - tập đoàn liên kết (cùng góp vốn) giữa Phần Lan và Thụy Điển chế tạo, được tích hợp trên nhiều phương tiện. Hiện nay, cối Patria có các hệ thống: Cối hai nòng Patria AMOS; cối tự hành dưới nước Patria NEMO và cối Patria Nemo Container.

Patria AMOS

Được phát triển từ năm 1996, AMOS - tên lấy từ “Advance MOrtar System” (hệ thống súng cối tiên tiến), là hệ thống cối tự hành hiện đại nhất thế giới hiện nay, có thể được tích hợp trên các phương tiện bọc thép (hay Sisu, Pasi, Patria AMV, xe chiến đấu CV90), dùng động cơ diezen công suất 450 mã lực, có chiều dài 7,7m, rộng 2,8m, cao 2,3m, nặng 25 tấn (có thể thay đổi theo khung gầm và các trang bị đi kèm), vận tốc tối đa 100km/h, phạm vi hoạt động 800km, kíp xe 5 thành viên.

1641614258021.png

1641614303030.png


AMOS độc đáo ở chỗ tháp pháo của nó được gắn hai nòng súng cối cỡ 120mm, có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau với tầm bắn 10km. Súng cối gắn trên tháp có thể quay 360 độ, có góc bắn từ -3 đến +85 độ. Với hệ thống nạp đạn tự động hoàn toàn, tốc độ bắn của AMOS đạt 26 phát/phút - cao gấp hơn 2 lần so với loại cối cùng loại của Mỹ và Nga. Hệ thống cối này còn có thể thay đổi cực nhanh góc bắn để tạo hiệu ứng MRSI (Multiple Rounds Simultaneous Impact) - tất cả các quả đạn bay tới mục tiêu gần như cùng thời điểm.

1641614363177.png

1641614411842.png

1641614477206.png


Ở chế độ MRSI, nhờ máy tính điều khiển, AMOS có thể bắn liên tiếp 16 quả đạn dưới các góc nhỏ dần là và liều phóng khác nhau để chúng chạm mục tiêu cùng nhau. Hỏa lực hệ thống AMOS tương đương cuộc tấn công của một phân đội pháo. Ở chế độ bắn và chạy (hit and run), trong khoảng 30 giây sau khi bắn 14 quả đạn, AMOS có thể di chuyển vị trí trước khi quả đạn đầu tiên chạm đích, khiến việc phản pháo của đối phương trở nên cực kỳ khó khăn. AMOS sử dụng đạn điều khiển Strix và Instalaza - một biến thể đạn cối 120mm của Tây Ban Nha.

1641614444635.png

1641614580059.png

1641612614440.png

1641612637436.png

1641612661234.png

Vũ khí phụ của AMOS bao gồm một súng 12,7mm M2HB với 500 viên đạn và một súng máy 7,62mm M240D với 2500 viên đạn. AMOS được trang bị cả định vị GPS và quán tính, hệ thống điều khiển hỏa lực điện tử sử dụng bản đồ số và các thiết bị quang học hiện đại cho phép nó tấn công chính xác mục tiêu. AMOS có khả năng chữa cháy gián tiếp thông thường và chữa cháy trực tiếp.

Patria NEMO

1641611758713.png

1641611775761.png

1641612425937.png


NEMO - tên lấy từ "NEw MOrtar" (súng cối mới) là phiên bản hạng nhẹ của hệ thống cối tự hành 120mm AMOS nòng trơn, có độ chính xác cao, khả năng cơ động và tự bảo vệ tốt, có thể tích hợp trên hầu hết các loại xe bọc thép, xe bánh lốp, xuồng cao tốc và cả tàu chiến. Nemo được bắt đầu nghiên cứu phát triển năm 2005, phiên bản trên mặt đất có thể sử dụng cùng động cơ, khung gầm và hệ thống treo như xe bọc thép chở quân Patria AMV 8x8 với tay lái trợ lực ở bốn bánh trước.
Nemo Patria AMV dùng động cơ diesel tăng áp Scania kết hợp với hộp số tay hoặc tự động với 7 số tiến và 1 số lùi, nặng 18 tấn, có tốc độ tối đa 100km/h, phạm vi hoạt động 800km, có thể leo dốc 60%, sườn nghiêng 30%, vượt rãnh ngang rộng 2m và chướng ngại vật thẳng đứng cao 0,70m. Là xe lưỡng cư, ở dưới nước, nó có thể bơi bằng hai chân vịt được bố trí ở hai bên phía sau thân xe. Thiết bị tiêu chuẩn của Nemo Patria AMV bao gồm các hệ thống phát hiện và chữa cháy, bảo vệ khỏi các tác nhân NBC, điều hòa không khí, radio, liên lạc và thiết bị nhìn đêm.

1641613961035.png

1641614074295.png

1641613993479.png


Tháp pháo cũng được gắn súng máy 7,62mm và lựu đạn khói. Điều làm nên sức mạnh của Nemo là nòng cối của nó có thể quay 360 độ và bắn ngang để tiêu diệt các loại xe thiết giáp hoặc phương tiện khác của đối phương. Chính đặc điểm này khiến Nemo linh hoạt và gọn nhẹ trở thành thành tố quan trọng khi thiết lập hệ thống phòng ngự ven bờ đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại và kiểm soát khủng hoảng. Patria Nemo cũng có thể tạo ra lực lượng tàu tấn công nhanh nếu được tích hợp lên các tàu tuần tra cao tốc.

1641612277555.png

1641612310679.png

1641612340160.png

1641612369583.png

1641615614556.png


Các ưu điểm của Nemo là tháp pháo nhẹ và nhỏ gọn có thể dễ dàng lắp đạt trên khung gầm nhẹ/cũ, xe bọc thép bánh xích hoặc bánh lốp loại 6x6/8x8. Nemo có hỏa lực mạnh, phản ứng nhanh, cơ động, kíp xe gọn (1 lái xe, 1 chỉ huy và 2 nạp đạn viên), có thể chữa cháy trực tiếp, sử dụng tất cả các loại đạn cối 120mm, chứa số lượng đạn nhiều (50-60 viên), có thể quay 360 độ. Tháp pháo và khung gầm bọc thép bảo vệ kíp xe chống lại các mối đe dọa đạn bắn thẳng, mìn và các thiết bị nổ tự chế, các tác nhân NBC… Hiện nay Nemo có trong trang bị của quân đội Phần Lan, Saudi Arabia, Slovenia, Thụy Điển và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Patria NEMO trên tàu

1641613005063.png

1641613083876.png


Phiên bản gắn lên tàu chiến bao gồm cối 120mm, cơ cấu nạp đạn, giáp bọc tháp pháo, hệ thống hỗ trợ hỏa lực và lưu trữ đạn. Nemo được tích hoạt các hệ thống ngắm bắn điện tử hiện đại để có thể tiêu diệt chính xác mục tiêu ngay cả khi nó đang di chuyển với tốc độ cao, tác chiến trên biển. Hỗ trợ hỏa lực trực tiếp hoặc gián tiếp, cũng như khả năng bắn đồng thời được nhiều loại đạn đa năng như đạn nổ phá mảnh, đạn khói, đạn chiếu sáng và đạn truyền đơn…, Nemo có thể sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công gián tiếp và phòng thủ.

1641613193057.png

1641613319973.png

1641613364781.png


Nemo được hỗ trợ bởi một mạng lưới các cảm biến và các giải pháp nhận biết, hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép hoạt động theo kiểu “cảm nhận và bắn”. Nemo có một hệ thống quan sát phía trước để nhận dạng mục tiêu và toàn cảnh chiến trường. Hệ thống điều khiển hỏa lực sẽ lên nhiệm vụ và kế hoạch tấn công mục tiêu, truyền thông tin trên mạng dữ liệu chiến thuật đến hệ thống giám sát và chỉ huy. Quyết định hỗ trợ hỏa lực sẽ được thực hiện ngay ở trung tâm chỉ huy và các Nemo thực hiện nhiệm vụ tấn công mục tiêu.
Nemo tích hợp trên tàu chiến có tầm bắn khoảng 10km tùy thuộc loại đạn, tốc độ bắn tối đa lên đến 10 phát/phút, có thể bắn liên tiếp 3 phát đạn trong 12 giây, và có thể bắn đồng thời 6 phát đạn liên tiếp vào một mục tiêu. Tốc độ bắn trung bình được duy trì ở mức 7 phát/phút, và với chế độ MRSI, Nemo có thể dội đến 5 quả đạn vào mục tiêu. Ưu thế của các hệ thống Nemo là khả năng triển khai trận địa rất nhanh, chỉ trong vòng 30 giây là có thể sẵn sàng bắn, và sau khi bắn 10 giây, có thể rút khỏi trận địa - phù hợp với chiến thuật “bắn và rút”.

1641613411095.png

1641613683972.png

1641613655053.png

1641613711854.png

1641615068640.png

1641615002931.png

Nemo được coi là một trong những vũ khí mới có khả năng tác chiến tốt cho các lực lượng hải quân để bắn phá các vị trí ven biển, chi viện hỏa lực hoạt động đổ bộ cả trực tiếp cũng như gián tiếp, hỗ trợ hoạt động cho các lực lượng tiền tuyến trên đất liền. Nhờ khả năng tấn công trực tiếp rất độc đáo, hệ thống cối Nemo còn có thể tham gia tấn công các tàu chiến cơ động của đối phương.

Patria Nemo Container

Nếu người Nga hãnh diện có hệ thống tên lửa Club-K độc đáo đặt trong container thì người Phần Lan cũng có hệ thống pháo Nemo Container đầy uy lực có thể đặt trên hầu hết các phương tiện di động. Trong thực tế, Nemo Container là một container chứa đạn và hệ thống nạp đạn tự động cho súng cối gắn ở tháp pháo phía trên; có một của chính và một cửa thoát hiểm và hệ thống đảm bảo điện năng riêng. Toàn bộ hệ thống hoạt động tự động, với cơ số dự trữ khoảng 100 viên đạn khác nhau, vận hành bởi ba người, hai người nạp đạn và một xạ thủ cũng là chỉ huy.

1641612741075.png

1641614918547.png

1641614954553.png

1641612791000.png

1641612819204.png

1641615146336.png


Nemo Container được trang bị hệ thống điều hòa không khí khép kín giúp kiểm soát và chống lại các cuộc tấn công hạt nhân, sinh học và hóa học. Khách hàng có thể chọn hệ thống lọc NBC, hoặc bổ sung các thép tấm hay giáp gốm có độ bền cao dày 8-10mm (khoảng ba tấn) để nâng cao khả năng bảo vệ cho kíp xe, vũ khí và đạn dược. Kiểu thiết kế này cho phép nó có thể được vận chuyển và hoạt động trên các phương tiện khác nhau từ tàu đổ bộ, tàu cao tốc, xe tải…, hoặc đặt trên mặt đất và đây cũng là một vũ khí tuyệt vời để bảo vệ các mục tiêu.

1641614789240.png

1641614824963.png

1641614862328.png

1641615104855.png

1641615275021.png

1641615374205.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Siêu vũ khí Ekranoplan của Iran

Hiện tại Iran là quốc gia duy nhất trên thế giới sử dụng phương tiện bay hiệu ứng bề mặt (GEV hay Ekranoplan - theo cách gọi của Nga) cho mục đích quân sự, điều mà ngay cả các cường quốc quân sự như Liên Xô hay Mỹ còn chưa làm được.
Trong bài phân tích mới đây trên tờ National Interest, tác giả Sebastien Roblin cho biết, những năm trở lại đây Iran liên tục đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển các loại vũ khí công nghệ cao trong lĩnh vực tên lửa, máy bay chiến đấu, xe tăng...; trong đó, có Ekranoplan sử dụng cho mục đích quân sự. Như vậy, Iran là một trong số ít các quốc gia chế tạo thành công Ekranoplan. Các nguyên mẫu đầu tiên được giới thiệu vào năm 2006. Ban đầu chúng bị nhầm lẫn là một mẫu thủy phi cơ mới của Iran. Tuy nhiên, qua đoạn phóng sự ngắn về lực lượng Hải quân Iran do kênh truyền hình nhà nước của họ mới đăng tải, chúng đã bộc lộ thân phận là một Ekranoplan.
Các Ekranoplan của Iran được đặt tên là Bavar-1 (với nguyên mẫu thử nghiệm) và Bavar-2 cho phiên bản chính thức. Chỉ 4 năm sau mẫu Bavar đầu tiên được giới thiệu, Iran tuyên bố đã đưa vào trang bị trong quân đội 3 biên đội Ekranoplan.

1641697273791.png

1641697326735.png

Bavar-1

1641697413865.png

1641697522705.png

1641697509303.png

Bavar-2

Tuyên bố trên của Iran khi đó khiến các nhà quan sát quân sự lẫn các tướng lính Mỹ cảm thấy ngỡ ngàng, vì đây là quốc gia duy nhất trên thế giới có các Ekranoplan phục vụ cho mục đích quân sự. Điều mà đến cả “cha đẻ” của Ekranoplan là Liên Xô còn chưa làm được. Tất nhiên, so với các mẫu Ekranoplan của Hải quân Liên Xô (lớp Lun) thì Bavar-2 của Iran nhỏ hơn rất nhiều, nhưng để thiết kế và chế tạo được một mẫu Ekranoplan là điều không hề dễ dàng. Bởi có một thực tế là các kỹ sư của Iran gần như phải bắt đầu từ con số “0” với nền khoa học kỹ thuật họ hiện có. Theo hình ảnh được các hãng thông tấn nhà nước của Iran đăng tải, các Ekranoplan của Iran có thiết kế khá giống một thủy phi cơ cỡ nhỏ với phần cánh ngược, vừa có thể bay trên không (trần bay 300m), vừa có thể lướt trên mặt nước với tốc độ cao khoảng 130km/giờ.

Phương cách sử dụng Ekranoplan
Nếu Liên Xô là quốc gia đi đầu trên thế giới trong việc phát triển các loại Ekranoplan với kích thước lớn (Ekranoplan lớp Lun có tải trọng 300 tấn; trang bị 6 tên lửa P-270 Moskit; tốc độ 550km/giờ), thì ngược lại Iran không cần tới một siêu vũ khí như thế. Thứ mà người Iran cần là một mẫu Ekranoplan dành cho nhiệm vụ trinh sát hơn là chiến đấu.

1641697775899.png

Ekranoplan "Smelost" của Liên Xô cũ

1641697961529.png

1641698049468.png

1641698070673.png

1641698111256.png

Đồ họa Ekranoplan "Smelost" của Liên Xô cũ

Tehran hiểu rõ họ không có lợi thế khi đối đầu trực diện với các tàu chiến của Mỹ, kể cả khi Iran có trong tay Ekranoplan vũ trang. Chính vì thế, Bavar-2 không được vũ trang quá mạnh. Và Bavar-2 sử dụng động cơ cánh quạt cùng với lớp sơn ngụy trang màu xanh da trời giúp nó trở nên khó phát hiện hơn nhất là trong đêm tối. Ngoài ra, với biên chế 2 người, kíp chiến đấu của Bavar-2 có thể dễ dàng thực hiện nhiệm vụ trinh sát trên biển hoặc ven biển với các trang, thiết bị như: kính nhìn đêm, hệ thống camera giám sát ngày/đêm; hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến có khả năng truyền dữ liệu theo thời gian thực.
Về vũ khí, Bavar-2 chỉ được trang bị súng máy hạng nhẹ 7,62mm. Và Iran hoàn toàn có thể gắn lên Bavar-2 các mẫu rocket hay tên lửa như họ đang làm trên hạm đội tàu chiến “mini” của mình khi thấy cần thiết. Sở dĩ Bavar-2 không trang bị vũ khí mạnh, vì nhiệm vụ chính của nó là trinh sát và thông tin tình báo mục tiêu trinh sát được về trung tâm điều hành tác chiến trên đất liền, từ đó các chỉ huy quân đội sẽ đưa ra phương án tác chiến cụ thể bằng các phương tiện chiến đấu khác như xuồng, tàu tiến công cao tốc hay các tàu ngầm tiến công mini. Với phạm vi đảm nhiệm không quá lớn, một biên đội vài chục chiếc Bavar-2 có thể giúp Iran giám sát toàn bộ Vịnh Ba Tư hay eo biển Hormuz. Theo đó, kể cả khi các hệ thống radar của Iran bị đối phương đánh sập thì về cơ bản họ vẫn có cách nắm được tình hình ở các vùng biển này.

1641698351361.png

1641698491088.png

1641698584474.png


Như vậy, nếu xảy ra xung đột trên Vịnh Ba Tư, biên đội Bavar-2 đóng quân ở căn cứ hải quân Bandar Abbas chắn ngang eo biển Hormuz sẽ được tung ra làm nhiệm vụ trinh sát ở hai đầu eo biển. Và khi Bavar-2 xác định được tàu chiến hay tàu hàng của đối phương, dữ liệu mục tiêu sẽ được chuyển đến các tàu tiến công cao tốc trang bị tên lửa chống hạm, chúng cơ động tới cách mục tiêu khoảng 50km và tiến công tàu đối phương bằng hai tên lửa chống hạm Nasr-1, sau đó nhanh chóng rời khỏi trận đánh.

1641698670248.png

1641698714470.png

1641698757029.png

1641698818771.png

Tên lửa chống hạm Nasr-1

Với chiến thuật “tìm và diệt” như trên, Hải quân Iran có thể xây dựng cho mình các biên đội tàu tiến công tên lửa mini có khả năng tác chiến cơ động cao, đủ sức khống chế toàn bộ eo biển Hormuz cũng như chặn lối vào, ra Vịnh Ba Tư. Hiện tại, Iran đang tiếp tục phát triển các thế hệ tiếp theo của dòng phương tiện đặc biệt này; có nhiều thông tin cho rằng, Tehran đang phát triển một mẫu Ekranoplan không người lái vừa có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát lẫn tiến công. Đây được xem là bước đi phù hợp trong bối cảnh chung hiện nay - các phương tiện không người lái dần thay thế cho phương tiện có người lái. Với chiến lược phi đối xứng trên biển của Iran, khiến các chiến hạm hiện đại cũng khó có thể tự bảo vệ trước cuộc vây hãm của một hạm đội tàu tiến công cao tốc đông đảo được trang bị tên lửa chống hạm, và càng khó hơn khi hạm đội này được sự chi viện từ các tàu ngầm mini trang bị ngư lôi.

1641699064953.png

1641698881163.png

1641698897589.png

1641698920230.png

1641699043389.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
XE TĂNG NÂNG CẤP T-80BVM CỦA NGA

Mới đây, Quân đội Nga đã chính thức tiếp nhận và đưa vào biên chế phiên bản xe tăng T-80BVM được nâng cấp từ T-80BV. Đây là cuộc nâng cấp toàn diện cả về động cơ, vũ khí, vỏ giáp, hệ thống điều khiển hỏa lực cũng như các thiết bị điện tử trên xe, giúp cho xe có khả năng chiến đấu vượt trội.

1641785248486.png

1641785300348.png

1641785328794.png

1641788172628.png

1641788011184.png


Về động cơ, T-80BVM được trang bị động cơ turbin khí loại cưỡng bức cải tiến GTD-1250, có công suất 1.250 mã lực, giúp tăng tỷ lệ sức mạnh trên trọng lượng, đạt 27,7 mã lực/tấn (xe tăng T-90 chỉ đạt 18,06 mã lực/tấn); với động cơ mới, T-80BVM có thể đạt tốc độ tối đa 85 đến 90 km/giờ trên đường cao tốc. Đồng thời, động cơ tuabin khí cũng rất phù hợp khi hoạt động ở vùng Bắc Cực (khởi động nhanh, tiêu thụ ít nhiên liệu hơn). Về hệ thống điều khiển hỏa lực, T-80BVM được trang bị hệ thống Sosna-U do Nga chế tạo, được tích hợp kính ngắm ảnh nhiệt, thiết bị đo xa laser và bám bắt mục tiêu tự động, có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly từ 3.000 đến 3.500m trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày và đêm. Về hệ thống giáp bảo vệ, T-80BVM được lắp giáp lồng ở một số vị trí hiểm yếu, như phía sau động cơ và phía sau tháp pháo; giúp xe có thể chống lại được các loại đạn xuyên giáp động năng cỡ nòng 30 đến 40mm. Đồng thời, giáp chính phía trước (có độ dày tương đương từ 450 đến 530mm thép đồng nhất (RHA)), khi được lắp thêm giáp phản ứng nổ (ERA) Relikt thế hệ 5 sẽ làm tăng lớp giáp bảo vệ tương đương 900 đến 1.100mm thép đồng nhất; giúp xe có thể chống lại đạn xuyên giáp M829A3 và DM63 của xe tăng Leopad (Đức) và M1A2 SEP3 của Mỹ ở khoảng cách 1.500 đến 2.000m. Ngoài ra, xe T-80BVM còn được trang bị thêm hệ thống phòng vệ chủ động (Shtora-1 hoặc Arena), giúp xe có khả năng phòng vệ vượt trội.

1641785436895.png

1641785597566.png

Hệ thống Sosna-U

1641785679996.png

1641785703784.png

1641787483001.png

1641787624484.png

1641787525858.png

1641785729430.png

Giáp phản ứng nổ Relikt

1641785820635.png

1641785881388.png

1641785839063.png

1641787303426.png

Hệ thống phòng thủ chủ động Shtora-1

hòng vệ vượt trội. Về hỏa lực chính, T-80BVM sử dụng pháo nòng trơn 125A 2A46M1, bắn nhiều loại đạn; trong đó, đạn xuyên giáp Svinets-1 sử dụng lõi bằng hợp kim vonfram, có thể xuyên thủng lớp giáp tương đương 700 đến 740mm thép đồng nhất.

1641787445595.png

1641787588017.png

1641787648557.png

Pháo nòng trơn 125A 2A46M1

1641787681818.png

1641787735661.png

Đạn xuyên giáp Svinets-1

Đạn Svinets-2 sử dụng đạn lõi urani nghèo có sức xuyên giáp tương đương 800 đến 830mm thép đồng nhất ở cự ly 1.500m; đủ sức xuyên thủng giáp xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất hiện nay như M1A3 Abrams của Mỹ hay Merkava MK-4 của Israel. Ngoài ra, để tiến công các mục tiêu kiên cố tầm xa, T-80BVM có thể bắn tên lửa có điều khiển 9M119M qua nòng pháo; tầm bắn 5km, sức xuyên giáp 700mm thép đồng nhất.

1641787846192.png

1641789037956.png

1641787959870.png

1641787940732.png

1641788488121.png

1641788567004.png

1641788221969.png

1641788339843.png

1641788414689.png

1641788665287.png

1641788703456.png

1641788734512.png

1641789104682.png

1641788821332.png

1641788851189.png

1641788951738.png

1641787911155.png

T-80BVM và T-90M sẽ là bộ đôi chủ lực tăng của Nga trong tương lai, bên cạnh dòng xe tăng T-14 Armata.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Hải quân Đức - Hà Lan dùng chung tàu đổ bộ tiến công

Tàu HNLMS Karel Doorman với các thông số chiều dài, rộng, độ mớn nước và giãn nước; cùng vũ khí được trang bị, cho thấy sức mạnh của nó đủ bảo đảm cho nhu cầu vận tải, hậu cần trên biển của cả Đức và Hà Lan.

1641803853568.png

1641804177965.png

1641803884126.png

1641803905821.png

1641803940375.png


Trị giá khoảng 363 triệu Euro tương đương với gần nửa tỷ USD, tàu đổ bộ tiến công mang tên HNLMS Karel Doorman là một trong số hiếm hoi, nếu không muốn nói là tàu quân sự duy nhất trên thế giới hiện nay mang hai quốc tịch: Đức và Hà Lan. Số phận của HNLMS Karel Doorman khá gian truân, nó được đóng mới tại nhà máy đóng tàu Romania từ năm 2011, năm 2013 con tàu này được hạ thuỷ và sau đó được đưa tới Hà Lan. Tới tận ngày 24/4/2015, tàu HNLMS Karel Doorman mới được gia nhập lực lượng Hải quân Hà Lan. Tới năm 2016, Ngoại trưởng Đức và Ngoại trưởng Hà Lan đã ký kết văn kiện thoả thuận hiệp ước “dùng chung” tàu HNLMS Karel Doorman.

1641803995829.png

1641804015030.png

1641804032329.png

1641804062607.png


Tàu đổ bộ tiến công HNLMS Karel Doorman có độ giãn nước 27.800 tấn và được coi là tàu lớn nhất từng được đóng tại Romania. Tàu có chiều dài 204,7m, rộng 30,4m và có mớn nước tối đa 7,8m. HNLMS Karel Doorman được trang bị 05 động cơ diesel và 02 động cơ điện cho phép tàu di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 18 hải lý/giờ - tương đương 33km/giờ, và tàu có tầm hoạt động 18.000km. Tốc độ hành trình của tàu chỉ 12 hải lý/giờ - tương đương 22km/giờ. Đây được coi là tốc độ khá chậm, khó có thể cho phép HNLMS Karel Doorman theo kịp tốc độ hành quân của các loại khu trục hạm hay thậm chí là tàu sân bay cỡ lớn hiện nay đang được Mỹ, Anh và Pháp sử dụng.

1641804113941.png

1641804128145.png

1641804291336.png

1641806444917.png

1641806305415.png

1641804333360.png

1641806371317.png

1641806390915.png


Vũ khí của tàu bao gồm: 02 pháo cao tốc Goalkeeper phục vụ việc phòng thủ tầm gần, 02 khẩu pháo tốc độ cao Marlin cỡ 30mm và 04 khẩu súng máy 12,7mm. HNLMS Karel Doorman có thể mang theo được tối đa 06 trực thăng NH90. Khi mang theo các trực thăng cỡ lớn không có khả năng gập cánh như CH-47, HNLMS Karel Doorman chỉ có thể chở theo được tối đa 02 chiếc.

1641804449311.png

1641804478901.png

1641804529126.png

1641804589814.png

1641806185357.png

Trực thăng NH90 trên tàu HNLMS Karel Doorman

1641806144276.png

1641806161217.png

1641806098673.png

Trực thăng CH-47 trên tàu HNLMS Karel Doorman

1641806020596.png

1641805274077.png

1641805307895.png

1641805335446.png

Pháo cao tốc Goalkeeper

1641805381451.png

1641805423867.png

1641805633168.png

Pháo tốc độ cao Marlin cỡ 30mm

Bắt đầu từ ngày 3/2/2016, tàu HNLMS Karel Doorman chính thức được sử dụng chung bởi Hải quân Hà Lan và Hải quân Đức với nhiệm vụ là tàu hậu cần, vận tải. Tính tới thời điểm hiện tại, Hà Lan và Đức vẫn chưa có ý định đóng thêm bất cứ một tàu đổ bộ tiến công loại này. Có vẻ như, HNLMS Karel Doorman đã quá đủ cho nhu cầu vận tải, hậu cần trên biển của cả Hải quân Đức lẫn Hải quân Hà Lan.

1641805703406.png

1641805678146.png

1641805767030.png

1641805789526.png

1641805812264.png

1641805830909.png

1641805891134.png

1641805913898.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
BA LAN TÍCH HỢP TÊN LỬA TRỊ GIÁ 152.000 USD/QUẢ LÊN XE CHIẾN ĐẤU BWP-1

Trong “Chương trình vũ khí đặc biệt”, Ba Lan đã tích hợp tên lửa chống tăng Brimstone lên xe chiến đấu bộ binh BWP-1. Thông tin ban đầu được tiết lộ, mỗi chiếc xe chiến đấu loại này có thể mang được 24 quả tên lửa Brimstone. Theo Popular Mechanics, chỉ với một chiếc BWP-1 sau nâng cấp, Ba Lan có thể diệt cả tiểu đoàn tăng Nga.

Mục đích “Chương trình vũ khí đặc biệt” của Ba Lan là nhằm đối phó với lực lượng tăng, thiết giáp Nga trong một cuộc chiến tương lai. Các nhà phát triển vũ khí của Ba Lan tin rằng, chỉ cần vài chiếc BWP-1 cũng đủ sức đối phó với lực lượng xe tăng Nga trong một cuộc chiến quy mô lớn. Bởi 1 chiếc BWP-1 mang theo 24 tên lửa Brimstone cũng đủ sức đánh bại cả tiểu đoàn tăng Nga dù đó là T-90 hay T-14 Armata.

1642064317738.png

1642064344373.png

1642064240196.png

1642064280146.png


Sự tự tin của Ba Lan được cho là có cơ sở, bởi tên lửa Brimstone đã chứng minh được sức mạnh và độ tin cậy trong cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan và Syria. Đây là loại tên lửa do Hãng MBDA kết hợp với Boeing phát triển từ năm 1996, nhưng phải tới năm 2005 mới chính thức hoàn thành thử nghiệm.
Tên lửa Brimstone có trọng lượng 48,5kg, dài 1,8m, được trang bị đầu đạn 2 tầng nổ có sức công phá lớn, giúp cho việc phá hủy mục tiêu đạt được hiệu quả hơn, nhất là các phương tiện được bọc thép.

1642064708528.png

1642065128522.png

1642065153583.png

1642065189934.png

Tên lửa Brimstone

Theo các chuyên gia, Brimstone có thể tiến công các xe tăng hiện đại hiệu quả gấp 3 lần so với loại tên lửa AGM-65G Maverick và gấp 7 lần so với bom chùm BL755. Bộ Quốc phòng Anh còn cho biết, trong tác chiến, Brimstone đã chứng minh độ tin cậy và độ chính xác trên 90%. Không những thế, nhờ cơ chế hoạt động “bắn và quên”, Brimstone được nạp sẵn dữ liệu mục tiêu, có khả năng tìm diệt mục tiêu trong một phạm vi nhất định. Trong quá trình tìm mục tiêu, các bước sóng sẽ quét mục tiêu một cách trực tiếp và ngừng tìm kiếm mục tiêu khi vượt ra ngoài khu vực chiến sự. Điều đó sẽ giúp cho việc giảm bớt các nguy cơ thiệt hại không đáng có do Brimstone gây nên. Việc tích hợp Brimstone lên xe BWP-1 được coi là nỗ lực rất lớn của Ba Lan trong việc hiện đại hóa lực lượng chiến đấu mặt đất, bởi Brimstone có giá rất đắt, lên tới 152.000 USD/quả.

1642065747049.png

1642065437154.png

1642065453683.png

1642065490153.png


Nếu Ba Lan quyết tâm thực hiện chương trình tích hợp Brimstone cho xe chiến đấu BWP-1, thì chỉ riêng số tiền chi mua tên lửa cho một xe là trên 3,6 triệu USD. Ngoài ra, một số tiền lớn nữa sẽ phải chi cho việc hoán cải xe chiến đấu, tích hợp hệ thống chỉ huy chuyên dụng...

1642065698010.png

1642065715567.png

Phương án tích hợp Brimstone cho xe bọc thép bánh lốp
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cộng hòa Czech cung cấp xe bọc thép cho Indonesia

Sắp tới Indonesia sẽ được trang bị những xe bọc thép chở quân Pandur II và trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên sở hữu loại thiết giáp hiện đại này. Xe bọc thép chở quân Pandur II là một trong 10 xe bọc thép chở quân tốt nhất thế giới nằm trong bảng xếp hạng của Tân Hoa Xã.

1642089743345.png

1642089807010.png

1642089856869.png


Theo hợp đồng được ký kết với Cộng hoà Czech, Indonesia đã đặt mua 23 xe bọc thép chở quân Pandur II, và số xe này sẽ được bàn giao cho Indonesia trong năm 2021. Tổng giá trị hợp đồng mua xe bọc thép chở quân của Indonesia lên tới 80 triệu USD, với mức giá này, xe bọc thép chở quân Pandur II có giá tương đương một vài loại xe tăng chủ lực mới hiện nay trên thế giới. Xe bọc thép chở quân Pandur II do Công ty Steyr Daimler Puch (Áo) nghiên cứu và sản xuất. Mẫu xe này được giới thiệu lần đầu vào năm 2005, chính thức phục vụ từ năm 2007. Xe thiết giáp Pandur II hiện đang được nhiều công ty thuộc Áo, Cộng hoà Czech và Tây Ban Nha cùng sản xuất.

1642089924762.png

1642089983869.png

1642090029633.png

1642090064965.png

1642090094488.png

1642090120235.png


Xe có trọng lượng 22 tấn, dài 7m, rộng 2,67m và cao 1,85m. Pandur II có kíp lái 2 người và có khả năng chở theo tối đa 12 người với đầy đủ trang thiết bị, vũ khí cá nhân. Vỏ giáp của xe có thể chống lại đạn xuyên giáp cỡ nòng 14,5mm. Tuy nhiên, đáy xe có thiết kế phẳng nên không bảo vệ tốt trước các loại mìn. Binh lính rời khỏi xe từ cửa phía sau.

1642090379105.png

1642090301579.png

1642090460194.png

Vị trí pháo thủ trên xe Pandur II

1642090516341.png

1642090556392.png

Vị trí chở quân trên Pandur II

1642090647679.png

1642090795934.png

1642091055225.png

Vị trí lái xe trên Pandur II

Theo thông tin mới tiết lộ, các xe bọc thép chở quân Pandur II mà Indonesia đặt mua sẽ được trang bị súng phóng lựu 30mm MK44 và súng máy đồng trục 7.62mm. Tuy nhiên, xe thiết giáp có khả năng linh hoạt trong tích hợp nhiều loại vũ khí khác nhau, nên phiên bản mà Indonesia sắp nhận có thể được trang bị súng máy tự động, pháo tự động, pháo phòng không hay thậm chí là súng cối (nó sẽ trở thành khẩu cối tự hành khi được trang bị súng cối cỡ nòng 60mm). Xe được trang bị động cơ công suất 285 mã lực, có tải trọng tối đa lên tới 8,5 tấn, tốc độ lớn nhất 100 km/giờ, tốc độ lội nước 10 km/giờ, phạm vi hoạt động (không tiếp nhiên liệu) là 700km.

1642091119185.png

Pháo tự động ATK Mk44 30mm

1642091419412.png

1642091468075.png

1642091518046.png

1642091546210.png

1642091596778.png

Pandur II tích hợp cối 60mm trên xe

1642091780317.png

1642091174320.png

1642091743853.png

1642091670002.png

1642091702633.png

Pandur II tích hợp tên lửa chống tăng Spike

1642090888375.png

1642091235255.png

1642090921133.png

1642091092015.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
HẢI QUÂN THÁI LAN NÂNG CẤP KHINH HẠM CHAO PHRAYA

Theo Ấn phẩm Navy Identification, Hải quân Thái Lan đang có dự định nâng cấp 2/4 chiếc khinh hạm lớp Chao Phraya do nước này mua từ Trung Quốc để trở thành các tàu tuần tra xa bờ.
Với việc nâng cấp 2 tàu chiến đầu tiên thuộc lớp Chao Phraya, Hải quân Thái Lan sẽ sở hữu thêm các tàu tuần tra xa bờ hiện đại, góp phần nâng cao năng lực tác chiến trên biển của quốc gia này.

Hiện nay, Hải quân Thái Lan đang có 4 chiếc khinh hạm lớp Chao Phraya trong biên chế bao gồm: HTMS Chao Phraya 455, HTMS Bangpakong 456, HTMS Kraburi 457 và HTMS Saiburi 458.

1642400835607.png

1642401303522.png


Vũ khí chính của tàu là 8 ống phóng tên lửa chống hạm tầm ngắn YJ-8 hoặc tên lửa chống hạm tầm trung YJ-81, hệ thống rocket chống ngầm, 2 pháo nòng đôi 100mm đặt ở trước và sau đuôi tàu, 4 pháo phòng không 37mm. Cùng với đó là hệ thống chân vịt được tiếp sức bởi 2 động cơ diesel công suất 16.000 mã lực Hải quân Thái Lan đã nhận 4 khinh hạm lớp Chao Phraya vào đầu những năm 1990, mỗi chiếc có chi phí khoảng 2 tỷ Bath. Hai chiếc cuối cùng mang số hiệu 457 và 458 được trang bị thêm sàn đáp trực thăng, đồng nghĩa với đó là loại bỏ 1 pháo 100mm nòng đôi và 2 pháo phòng không 37mm ở đuôi tàu để lấy diện tích. Ngoài ra, tàu còn được trang bị sonar trung tần SJD-5A, sonar tìm kiếm SJC-1B và sonar SJX-4 để phát hiện tàu ngầm đối phương. Tuy nhiên, hệ thống chữa cháy tương đối lạc hậu, một khi vỏ tàu bị thủng do hỏa lực của đối phương sẽ khiến nước tràn vào nhiều khoang trên tàu cùng một lúc, gây tổn thất lớn. Hải quân Thái Lan đã dành khá nhiều thời gian và sức lực để sửa chữa lỗi này.

1642400999873.png

1642401144393.png

1642401542164.png

1642401051974.png


Mặc dù đã có thời gian hoạt động khoảng 30 năm trong biên chế, tuy nhiên những con tàu chiến này vẫn có một tầm quan trọng đối với hạm đội tàu mặt nước của Hải quân Thái Lan. Vì vậy, họ quyết định nâng cấp chúng để có thể tiếp tục sử dụng trong thời gian tới. Theo đó, HTMS Chao Phraya 455 và HTMS Bangpakong 456 sẽ là 2 khinh hạm đầu tiên được nâng cấp đạt tiêu chuẩn một tàu tuần tra xa bờ hiện đại. Hải quân Thái Lan sẽ hiện đại hóa những chiến hạm này bằng việc thay thế 2 pháo 100mm nòng đôi bằng pháo 76mm tiên tiến hơn với radar điều khiển hỏa lực và có thể vận hành tự động; đồng thời, loại bỏ cụm 4 pháo phòng không 37mm ở trước và sau đuôi tàu bằng pháo 30mm. Nó cũng sẽ được nâng cấp hệ thống quản lý hỗ trợ tác chiến và khả năng bắn chính xác hơn của pháo.

1642400864533.png

1642401396554.png

1642400959918.png

1642400890290.png

1642401501634.png


1642401093359.png

1642401631765.png

1642402100669.png

1642402148283.png


Hải quân Hoàng gia Thái Lan (RTN) đã tiến hành vụ bắn thử đầu tiên tên lửa chống hạm tầm trung C-802A vào ngày 5/4/2021.
Loại vũ khí này là phiên bản xuất khẩu của tên lửa YJ-83 đang được biên chế cho Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân (PLAN), được bắn từ khinh hạm lớp Chao Phraya (Type 053 HT (H)), HTMS Kraburi (457 ) ở biển Andaman.
Tên lửa được triển khai chống lại một mục tiêu di động mô phỏng tàu chiến, được chế tạo bằng vật liệu phản xạ radar, cách Kraburi khoảng 100 km vào thời điểm khai hỏa. Theo RTN, quả đạn đạt tốc độ Mach 0,94 trước khi trúng mục tiêu.
Tên lửa C-802A có chiều dài tổng thể là 5,15 m không bao gồm ống phóng tên lửa và đường kính thân là 360 mm, trọng lượng phóng 800 kg. Tên lửa có thể hoạt động ở biển động cấp 5, có thể mang đầu đạn nặng tới 190 kg và có tốc độ tối đa Mach 0,9.
C-802A có tầm bắn tối thiểu là 8,1 dặm (15 km) và tầm bắn tối đa là 97,2 dặm (180 km). Tên lửa lướt trên biển bay ở độ cao khoảng 20 m so với mực nước, nhưng sẽ hạ xuống khoảng 5 m khi nó tiếp cận mục tiêu.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
IRAN HIỆN ĐẠI HÓA XE TĂNG T-72S LÊN CHUẨN KARRAR

Iran mới đây lần đầu tiên công bố phiên bản hiện đại hóa xe tăng T-72S với cấu hình trang bị hiện đại, dù về mặt "thẩm mỹ" không thể bằng Nga hay Trung Quốc.
Mặc dù sở hữu hơn 2.000 xe tăng tương đối hiện đại, nhưng T-72S vẫn là xương sống của lực lượng tăng thiết giáp Iran.

1642488640196.png

Xe tăng T-72

1642488507550.png

1642488784018.png

1642488809698.png

Tăng T-72S của Iran

Theo mạng quân sự Iran, ngành công nghiệp quốc phòng nước này đã công bố phiên bản nâng cấp mới nhất của xe tăng chủ lực T-72S tại khu liên hợp công nghiệp Bani Hashim ở Dorud. Đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Iran - Chuẩn tướng Amir Hatami đã đến thăm dây chuyền nâng cấp và tối ưu hóa năng lực tác chiến các loại xe tăng - thiết giáp. Theo một số nguồn tin, các xe tăng T-72S đang được nâng cấp theo cấu hình chuẩn phiên bản tăng Karrar do Iran sản xuất.

1642488408896.png

1642488282837.png

1642488380509.png

1642488334415.png

1642488361767.png


Gói nâng cấp bao gồm việc lắp đặt hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại gồm: Máy đo xa laser, máy tính đường đạn, khí tài nhìn đêm mới. Hỏa lực chính vẫn là khẩu pháo 2A46 125mm chuẩn do Liên Xô sản xuất, nhưng nay nó sẽ bắn chính xác hơn, đặc biệt khi bắn các mục tiêu di động. Tướng Hatami bày tỏ hy vọng các chuyên gia công nghiệp quốc phòng có thể nâng cấp tất cả các xe tăng của Lực lượng vũ trang Iran hiện nay. Ông này cũng tự tin, Iran có khả năng chế tạo xe tăng hiện đại nhất. Nhìn bề ngoài, chiếc T-72S có thiết kế tấm giáp hông và giáp lồng quanh khu vực động cơ khá giống với các xe tăng T-72B3 hay T-90 của Nga. Tất nhiên, chỉ thua về mặt thẩm mỹ, có thể do hạn chế của nền công nghiệp quốc phòng nước này.

1642488972759.png

1642489006001.png

1642489025650.png

Hệ thống quang sát và điều khiển hỏa lực trên tăng Karrar

1642489163247.png

Xe tăng Karrar

1642489219511.png

Xe tăng T-90M

1642489262928.png

Xe tăng T-90MS

1642489305713.png

Xe tăng T-72B3

Iran được cho là có khoảng 565 xe tăng chủ lực T-72S - phiên bản xuất khẩu của dòng T-72B. Cấu hình ban đầu của dòng xe tăng này đã có giáp phản ứng nổ Kontakt-1, hệ thống điều khiển hỏa lực 1A40-1, động cơ V-84-1 840 mã lực, pháo 125mm có thể bắn tên lửa chống tăng 9M119 Svir qua nòng pháo chính.
Dù được cho là đã tự sản xuất được một số dòng xe tăng mới như: Zulfiqar 1/2/3 hay Karrar, nhưng rõ ràng chất lượng xe tăng của Iran vẫn là một dấu hỏi lớn. Đó là lý do nước này vẫn dành nhiều thời gian, tiền bạc để hiện đại hóa xe tăng T-72S. Tăng Karrar do Tổ hợp công nghiệp Bani Hashim sản xuất từ năm 2017 tới nay, bề ngoài khá giống với dòng T-90 của Nga. Trang bị giáp phản ứng nổ không rõ nguồn gốc, tính năng nhưng làm theo kiểu giáp Relikt (Nga), trang bị pháo 125mm nòng trơn.

1642489458146.png

1642489429620.png

1642489490537.png

1642489535725.png

1642489587281.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Vì sao Ukraine buộc phải phá hủy các vũ khí hiện đại?

Ukraine đã tự tay phá hủy 60 pháo đài bay Tu-22 và 423 tên lửa hành trình diệt hạm Kh-22, đây được coi là quyết định đáng tiếc nhất của Ukraine, nhưng họ vẫn bắt buộc phải làm, vì sao?
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine nhận được số lượng vũ khí “khủng” từ Liên Xô, đáng chú ý trong số này có máy bay ném bom chiến lược Tu-22 và tên lửa hành trình diệt hạm Kh-22. Được biết tên lửa Kh-22 kết hợp với máy bay Tu-22 trở thành thứ vũ khí đáng sợ nhất cho hạm đội đối phương, đặc biệt là tàu sân bay. Cho đến thời điểm hiện tại khi mối quan hệ với Nga leo thang cũng như xung đột tại miền Đông trở nên căng thẳng, nhiều ý kiến lên án việc Ukraine đã tự tay phá hủy đi nhiều vũ khí uy lực. Họ lý luận rằng, nếu Ukraine giữ lại các vũ khí như Tu-22 và Kh-22 thì vị thế của Kiev ngày nay đã khác.

1642576179757.png

1642576250303.png

1642576269848.png

1642576306432.png

Tu-22 của không quân Ukraine

1642576447207.png

1642576420670.png

1642576537268.png

1642576564373.png

Tên lửa Kh-22 của Ukraine

Tuy nhiên có một sự thật ít biết rằng, dù có muốn giữ lại số vũ khí này thì các nước khác cũng không để cho Ukraine làm điều đó, cụ thể là Nga và Mỹ. Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine là quốc gia thứ 2 được phân chia số vũ khí nhiều nhất sau Nga. Điều này đã làm cho Không quân Ukraine vụt trở thành lực lượng đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nga. Tuy vậy cả Nga và Mỹ đều không muốn Ukraine trở thành một tiềm lực quân sự mới cạnh tranh với họ. Cùng là anh em khi còn Liên Xô, nhưng khi tách ra độc lập, Nga không mong muốn một thực thể quân sự lớn nằm sát cạnh mình, chính vì thế Nga bắt tay với Mỹ "ép" Ukraine phải phá hủy số vũ khí trên. Mỹ hứa hẹn sau khi Ukraine phá hủy số vũ khí chiến lược, họ sẽ viện trợ kinh tế cho Kiev, đây là điều sống còn trong bối cảnh nền kinh tế nước này “rệu rã” sau khi Liên Xô sụp đổ.

1642576666170.png

1642576680680.png

1642576695187.png

1642576708135.png

1642576720351.png

1642576735748.png

Ukraine phá hủy máy bay Tu-22

Việc buộc phải phá hủy hàng loạt Kh-22 trở thành một trong những dấu mốc đáng nhớ trong lịch sử độc lập Ukraine sau khi Liên Xô sụp đổ. Được biết, mỗi máy bay Tu-22 có khả năng mang theo 2 tới 3 quả tên lửa Kh-22. Kh-22 do Cục thiết kế Raduga nghiên cứu phát triển từ những năm 1950- 1960, với chiều dài 11,65m, đường kính thân 92cm. Kh-22 thiết kế với 2 chế độ tiến công ở 2 độ cao khác nhau là trên độ cao lớn và dưới độ cao thấp. Ở chế độ bay thấp, khi đạt tới độ cao 12.000m, tên lửa sẽ bổ nhào xuống mục tiêu, khi cách mục tiêu khoảng 500m sẽ đạt tốc độ khoảng Mach 1,2. Ở chế độ trên độ cao lớn, khi đạt đến trần bay là 27.000m, tên lửa sẽ bổ nhào xuống mục tiêu, ở giai đoạn cuối đạt tốc độ khoảng Mach 3,4. Tên lửa Kh-22 được phát triển nhằm đối phó với các tàu sân bay và nhóm tàu sân bay chiến đấu của Hải quân Mỹ, nó có thể được trang bị đầu đạn thường hoặc đầu đạn hạt nhân với sức công phá rất mạnh.

1642577008694.png

1642576971920.png

1642576987816.png

1642577024999.png

1642577518994.png

1642577194266.png

1642577221834.png

1642577245526.png

Tên lửa Kh-22

Để quả đạn bay với tốc độ gần gấp 2 lần tốc độ âm thanh và đạt tầm bay tới 600km, tên lửa Kh-22 đã được trang bị động cơ phản lực nhiên liệu lỏng Isayev (dùng nhiên liệu hydrazine và IRFNA). Tên lửa này nặng tới 5,8 tấn nên nó chỉ được trang bị trên các máy bay ném bom chiến lược cỡ lớn, như: Tu-22, Tu-95 và Tu-160. Theo tính toán qua các lần bắn thử nghiệm, lượng thuốc nổ thường của đầu đạn Kh-22 có khả năng tạo ra hố sâu 5m, đường kính 12m. Vì thế, chỉ cần một vài quả Kh-22 đủ khả năng gây hư hỏng nặng hoặc đánh chìm hoàn toàn tàu sân bay đối phương. Hai phiên bản ban đầu được chế tạo là Kh 22A (với đầu đạn thường) và Kh-22N (với đầu đạn hạt nhân có sức công phá từ 350 đến 1.000 kiloton). Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường định vị quán tính pha giữa và hệ thống định vị đầu tự dẫn radar chủ động ở pha cuối (tự quét, tìm và khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ máy bay phóng). Quyết định phá hủy toàn bộ lực lượng máy bay ném bom chiến lược và số tên lửa hành trình diệt hạm luôn là quyết định đầy tranh cãi và tiếc nuối cho Ukraine suốt những năm sau đó, tuy vậy nhìn từ thực tế hoàn cảnh lúc đó, dù muốn hay không, Kiev vẫn phải chịu sự chi phối mạnh mẽ từ Mỹ và Nga.

1642577161105.png

1642577136315.png

Phá hủy tên lửa Kh-22 tại căn cứ quân sự Ozerne ở Zhytomyr, Ukraine năm 2002
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
PHÁO NHIỆT ÁP TOS-2 TOSOCHKA CỦA NGA

Hệ thống pháo nhiệt áp hạng nặng TOS-2 Tosochka có thể đốt cháy mọi thứ trong khu vực lên tới 60.000m2, vượt xa hệ thống TOS-1A Buratino hiện tại.


1642727385266.png

1642727414043.png

1642727811630.png

1642727435145.png

1642727455264.png

1642728363435.png

Hệ thống TOS-1A Buratino

1642727478537.png

1642727499722.png

1642727516834.png

1642727584330.png

Hệ thống TOS-2 Tosochka

Theo Hãng tin TASS, lần đầu tiên Quân đội Nga sử dụng pháo nhiệt áp hạng nặng TOS-2 Tosochka trong giai đoạn chính của cuộc tập trận Kavkaz-2020 tại bãi tập Kapustin Yar ở vùng Astrakhan. Hệ thống TOS-2 Tosochka đã sử dụng hỏa lực để phá hủy các đoàn xe bọc thép của kẻ thù giả định. “Hỏa lực của đạn rocket không điều khiển lắp đầu đạn kiểu nhiệt áp TBS-M3 đã gây thiệt hại đáng kể cho kẻ thù”, nguồn tin cho hay.

1642728038654.png

1642728904206.png

1642728677609.png

1642727675420.png

1642727725484.png

1642728397788.png

Đạn kiểu nhiệt áp TBS-M3

TOS-2 Tosochka là phiên bản kế thừa từ hệ thống pháo nhiệt áp hạng nặng nổi tiếng TOS-1A Buratino, với nhiều cải tiến đáng kể từ khung gầm đến sức hủy diệt của nó. Theo một số báo cáo, TOS-2 có thể đốt cháy mọi mục tiêu trong khu vực lên tới 60.000m2 . Xuất hiện lần đầu trong cuộc duyệt binh hồi tháng 6/2020, TOS-2 được thiết kế trên khung gầm xe tải bánh lốp Ural-63706-0120 thay vì khung gầm xe tăng T-72B. Nó vẫn được trang bị giàn phóng 220mm và các quả đạn rocket lắp đầu nổ nhiệt áp với sức hủy diệt chỉ sau vũ khí hạt nhân. Hệ thống được tích hợp các khí tài tính toán, ngắm bắn tiên tiến đảm bảo độ chính xác cao hơn.

1642727979109.png

1642728077128.png

1642728237305.png

1642728523857.png

1642728560866.png

1642728002908.png

1642728291200.png


Nhà sản xuất cho hay, việc ngắm bắn, bắn và điều khiển hỏa lực của TOS-2 hoàn toàn tự động. TOS-2 còn có hệ thống bảo vệ điện tử tránh sự tiến công của vũ khí chính xác. Đáng chú ý, tầm bắn của TOS-2 tăng lên 10km, trong khi các hệ thống TOS-1 chỉ là 6km Dù đưa vào trang bị TOS-2, nhưng Nga vẫn tiếp tục duy trì hệ thống pháo nhiệt áp hạng nặng TOS1A, vì chúng vẫn hiện đại và có sức mạnh hủy diệt khủng khiếp. Ước tính Quân đội Nga hiện có khoảng 45 hệ thống TOS-1A biên chế cho bộ đội phòng hóa. Trong khuôn khổ tập trận Kavkaz-2020, 9 xe phóng TOS-1A đã tiêu diệt một tiểu đoàn bộ binh cơ giới của kẻ địch giả định. TOS-1A có thể bắn toàn bộ 30 quả đạn nhiệt áp 220mm trong vòng 15 giây.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
IRAN CÔNG BỐ TÊN LỬA KHÔNG THỂ ĐÁNH CHẶN

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) công bố phiên bản mới của Ra'ad-500 - dòng tên lửa nằm ngoài khả năng đánh chặn của Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và Patriot của Mỹ.
“Iran sẽ không ngừng sản xuất những gì để nâng cao khả năng phòng thủ, và tăng cường sức mạnh của mình trong ngành công nghiệp quốc phòng”, ông Salami tuyên bố.
IRGC công bố phiên bản mới của dòng tên lửa đường đạn tầm ngắn Ra’ad-500 và chính thức đưa vào trang bị. Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cho biết, sự khác biệt của Ra’ad-500 với hầu hết những tên lửa Iran đã sản xuất trước đây là rẻ hơn, nhẹ hơn, nhanh hơn và chính xác hơn. Ra’ad-500 là dòng tên lửa thế hệ mới được áp dụng công nghệ tiên tiến nhất của Iran thời điểm hiện tại.

1642768623019.png

1642768697930.png

1642768754120.png

1642768606332.png

Tên lửa Ra’ad-500

Nhờ vào việc sử dụng vật liệu tổng hợp sợi carbon, trọng lượng của tên lửa Ra’ad-500 chỉ vào khoảng 1,8 tấn, nhẹ hơn một nửa so với Fateh-110 (thân kim loại); đồng thời, nâng tầm bắn của nó lên trên 500km. Tên lửa được trang bị hệ thống động cơ đẩy Zoheir, sử dụng nhiên liệu rắn mới có hiệu suất hoạt động ổn định hơn. Mặc dù không tiết lộ tính năng chiến đấu cụ thể của Ra’ad-500, nhưng IRGC đã công bố một số hình ảnh thử nghiệm động cơ cũng như khả năng tiến công chính xác của khí tài này trên thực địa. Cùng với đó, đầu đạn của tên lửa Ra’ad-500 có thể được tháo rời, giúp dễ dàng trong khâu bảo dưỡng và vận chuyển. Đây là cải tiến đáng kể so với các phiên bản tên lửa Fateh-110, Fateh-313 trước đây của Iran.

1642768856308.png


1642768899140.png

1642768873451.png

Tên lửa Fateh-110

1642768947297.png

1642768982173.png

1642769001994.png

1642769064066.png

1642769214029.png

1642769225074.png

Tên lửa Fateh-313

Tư lệnh IRGC, Thiếu tướng Hossein Salami cho biết, do là tên lửa đường đạn tầm ngắn và bay với tốc độ khoảng trên Mach 4, tên lửa Ra’ad-500 có trần bay rất thấp và có thể thay đổi quỹ đạo bay khi tiến công mục tiêu. Việc đánh chặn dòng vũ khí mới này của Iran là điều gần như không thể với bất kỳ hệ thống phòng thủ tiên tiến nào. “Ra’ad-500 bay quá thấp để những hệ thống phòng thủ tầm cao như THAAD phát hiện và quá nhanh để Patriot có thể đối phó. Vì vậy, khi đối phương phát hiện ra thì tên lửa đã ở quá gần và không đủ thời gian phóng đạn tên lửa đánh chặn”, tướng Iran tuyên bố. Điều đặc biệt là cùng với việc đưa dòng tên lửa mới vào trang bị, IRGC cũng tuyên bố bắt đầu vận hành căn cứ hải quân mới gần eo biển Hormuz. Căn cứ nằm ở vị trí án ngữ quan trọng nhất trên con đường vận chuyển dầu của thế giới, nơi thường xuyên xảy ra các sự cố và “xích mích” giữa Iran và Mỹ. “Với việc khai trương và khánh thành căn cứ này, các hoạt động tác chiến, hoạt động của tàu, trinh sát cũng như các hoạt động phòng thủ và tiến công của đất nước ở vịnh Ba Tư sẽ phát triển hơn nữa”, tướng Salami tuyên bố.

1642769287501.png

1642769403148.png

1642769427456.png

1642769456558.png

1642769515289.png

1642769544500.png

1642769589966.png

1642769691356.png

1642769650951.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
TRUNG QUỐC TRÌNH LÀNG TRỰC THĂNG VẬN TẢI Z-8L

Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang thử nghiệm loại trực thăng vận tải mới nhất của họ mang tên Z-8L. Trong tương lai, loại trực thăng này sẽ thay thế trực thăng Mi-17 mà Trung Quốc nhập khẩu từ Nga, giúp tăng cường khả năng đổ bộ đường không cho PLA.
Hiện nay PLA có các loại trực thăng sản xuất trong nước là Z-8/9/20 và Ka-27/28 nhập khẩu của Nga; việc sớm đưa trực thăng Z-8L vào biên chế, sẽ phần nào giúp cải thiện khả năng đổ bộ của PLA.

1642848781124.png

Đồ họa trực thăng Z-8L

1642848737524.png

1642848919951.png

1642848987518.png

Trực thăng Z-8L

Trực thăng Z-8L có trọng lượng mang tải khoảng 15 tấn, dự kiến sẽ được đưa vào biên chế để cải thiện khả năng đổ bộ đường không, lĩnh vực mà PLA đang tụt hậu so với các đối thủ như Mỹ hay Nhật Bản. Mang nhiều nét tương đồng với trực thăng Leonardo AW101 Merlin do Italia liên doanh với Anh chế tạo; nhưng thực chất, Z-8L là phiên bản của trực thăng dân dụng AC313 - bản sao từ SA 321 Super Frelon của Pháp; Z-8L được trang bị 3 động cơ trục cánh quạt WS-6.

1642848840677.png

Trực thăng SA 321 Super Frelon của Pháp

Trước khi được công bố, Z-8L đã trải qua một loạt các bài kiểm tra về việc mang và nâng một xe địa hình 8×8 Bobcat, để kiểm tra tính ổn định và an toàn của quy trình vận chuyển. Z-8L có thân rộng hơn Z-8 và Z-8G, nó có thể chứa 1 chiếc xe địa hình Bobcat. Z-8L có khả năng “sống sót” cao hơn số trực thăng PLA hiện nay, do được trang bị một loại thiết bị quang điện mới và hệ thống tự vệ, bao gồm bộ thu cảnh báo radar và mồi nhử hồng ngoại.

1642850140321.png

1642849813744.png

1642849090523.png

1642849148238.png

1642850010744.png

1642849204736.png

1642849330250.png

1642850095527.png


Theo một số quan chức PLA, trong tương lai Z-8L sẽ thực hiện nhiệm vụ vận chuyển các phương tiện xe cơ giới, giúp cho lính đổ bộ đường không có phương tiện để sử dụng ngay khi họ đặt chân trên mặt đất, điều này sẽ cho phép họ giành được các lợi thế chiến thuật quan trọng. Z-8L sẽ được biên chế vào lực lượng đổ bộ đường không của PLA, để tăng cường khả năng vận chuyển và khả năng tác chiến tổng thể của PLA. Ngoài khả năng hoạt động ở nhiều loại địa hình bao gồm sa mạc và rừng núi, Z-8L còn có thể tham gia các nhiệm vụ tiến công đổ bộ đánh chiếm đảo... Trong một thời gian dài, việc thiếu trực thăng vận tải đã khiến khả năng cơ động của PLA bị tụt hậu; sự ra đời của trực thăng thân rộng Z-8L sẽ giúp nâng cao khả năng đổ bộ cho cả lục quân và hải quân PLA.

1642849976477.png

1642850057451.png

1642850076712.png

1642850168843.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
"SỞ HỮU" 20 TÊN LỬA TOMAHAWK CỦA MỸ, NGA TOAN TÍNH GÌ?

Với 20 tên lửa hành trình Tomahawk thu được, Quân đội Nga có thể phát triển vũ khí phòng thủ hiện đại đối phó với “sứ giả chiến tranh” - thứ vũ khí gieo rắc nỗi kinh hoàng khắp thế giới từ năm 1991.
Hiện nay tên lửa Tomahawk có 4 phiên bản chính, bao gồm: Phiên bản hạt nhân Block II TLAM-A, phiên bản tiêu chuẩn Block III TLAM-C, phiên bản bom chùm Block III TLAM-D và phiên bản chiến thuật mới nhất Block IV TLAM-E.

1643082004928.png

1643082029739.png

1643082053988.png


Theo mạng quân sự Avia Pro, Quân đội Nga đã thu giữ thành công hơn 20 quả tên lửa hành trình Tomahawk hiện đại của Quân đội Mỹ từ các cuộc không kích của liên quân nhằm vào lãnh thổ Syria. Theo nguồn tin, hầu hết các quả đạn thu được đều không phát nổ mà chỉ rơi xuống đất gây vỡ thân đạn, nhưng các thiết bị linh kiện như hệ thống dẫn đường, động cơ vẫn nguyên vẹn. Đây là cơ sở giúp phía Nga phân tích đầy đủ nhất về hệ thống tên lửa hành trình Tomahawk. Về số phận số tên lửa Tomahawk “bị bắt sống”, nguồn tin Avia Pro cho hay, các chuyên gia Quân đội Nga sẽ thu giữ và có thể chuyển về Moscow để phục vụ cho nghiên cứu công nghệ tên lửa của Mỹ. Do tên lửa hành trình Tomahawk là một trong những vũ khí tiến công chủ lực của Mỹ, nên nhờ các mảnh xác tên lửa này, Nga không chỉ có thể phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa, đánh chặn các dạng tên lửa hành trình, mà còn tạo ra những vũ khí hiệu quả nhất để “hạ gục” tên lửa.

1643082253696.png

1643082269677.png

1643082286825.png

1643082493588.png

Các bộ phận của tên lửa Tomahawk gần Tartus tỉnh Latakia - Syria

Nguồn tin của Avia Pro cũng chia sẻ về loại khí tài đã và đang giúp cho Quân đội Nga bắt gọn các tên lửa Tomahawk giữa trời. Đó là tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha-4 - một thành tựu mới của Ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Krasukha-4 là hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến và bí ẩn của Nga, nó được biết là có khả năng triệt tiêu tín hiệu định vị toàn cầu GPS trong bán kính 300km, vô hiệu hóa các thiết bị điện tử, các hệ thống dẫn đường… Hiện vẫn chưa rõ là Krasukha-4 làm thế nào khiến Tomahawk “đâm đầu” xuống đất.

1643082938070.png

1643082781235.png

1643082843134.png

1643082878501.png

Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4

Tomahawk hay có tên gọi đầy đủ là BGM-109 Tomahawk là tên lửa hành trình cận âm, tầm xa, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết do Hãng General Dynamics và Raytheon phát triển qua nhiều giai đoạn. Tên lửa hiện vẫn chỉ được trang bị cho Hải quân Mỹ và Hải quân Anh, vì sự nguy hiểm của chúng khiến Washington không muốn phổ biến thêm ra các đồng minh. Tomahawk có trọng lượng 1,6 tấn, dài 6,25m với tầng khởi tốc, đường kính thân 0,52m, trang bị đầu đạn thuốc nổ mạnh 450kg hoặc đầu đạn hạt nhân W88.

1643083723153.png

Phiên bản hạt nhân Block II TLAM-A

1643083770317.png

Phiên bản tiêu chuẩn Block III TLAM-B

1643083798212.png

Phiên bản tiêu chuẩn Block III TLAM-C


1643083814717.png

Phiên bản bom chùm Block III TLAM-D

1643083186020.png

Phiên bản chiến thuật mới nhất Block IV TLAM-E.

Tên lửa đạt tầm bắn từ 1.700 đến 2.500km tùy phiên bản, độ chính xác của nó lên tới mức tuyệt đối nhờ hệ thống dẫn đường phức tạp, kết hợp định vị quán tính INS, định vị vệ tinh GPS, hệ thống dẫn đường kiểu so sánh biên dạng địa hình, hệ thống radar chủ động... Điểm yếu duy nhất mà người ta có thể tận dụng để bắn hạ Tomahawk là nó bay khá chậm, tốc độ cao nhất là 890km/h. Tuy nhiên, chúng rất thông minh và có khả năng bay bám địa hình với độ cao chỉ từ 30 đến 50m. Cho nên không hề dễ dàng phát hiện và tiêu diệt Tomahawk, thực tế khả năng đánh chặn Tomahawk chưa bao giờ vượt quá 50%.

1643084052070.png

1643084150888.png

1643084134213.png

1643084172573.png

1643084234445.png

1643084300589.png

1643084317806.png

1643084340998.png

1643084378779.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
BOM XUYÊN PHÁ BETAB-500

Truyền thông Nga vừa công bố những hình ảnh về vụ thử nghiệm BETAB-500 - loại bom đang là cơn “ác mộng” với phiến quân tại Syria.
Theo hình ảnh được công bố, sau khi 4 quả bom BETAB-500 được thả từ máy bay cường kích Su-34, tất cả số bom này đã đánh trúng mục tiêu với độ chính xác gần như tuyệt đối. Hiện không rõ thời gian và địa điểm cụ thể Nga thực hiện cuộc thử nghiệm này. Được biết, tại Syria, Lực lượng hàng không vũ trụ Nga (VKS) đã nhiều lần dùng BETAB-500 cho nhiệm vụ xuyên phá boong ke, hầm ngầm của các chỉ huy bọn khủng bố. Hầu hết các vụ không kích Nga dùng BETAB-500 đều gây ra những vụ nổ lớn, kèm theo rung chấn khủng khiếp và phá hủy toàn bộ mục tiêu.

1643168489141.png

1643168724186.png

1643168505880.png

1643168529938.png

1643168585055.png


Theo số liệu của nhà sản xuất, bom BETAB-500 nặng 475kg; chiều dài 2,5m; đường kính thân 426mm; sải cánh 450mm; mang theo phần chiến đấu (đầu đạn) xuyên phá nặng 380kg, trong đó có 77kg thuốc nổ mạnh. Chi tiết khiến BETAB-500 trở nên đặc biệt, độc nhất vô nhị so với các sản phẩm cùng loại trên thế giới đó là nó được trang bị thêm một bộ phận đẩy phản lực ở đuôi. Sau khi được thả từ máy bay chiến đấu, động cơ này sẽ kích hoạt khi cách mặt đất vài chục mét, nhằm tăng tốc độ rơi, từ đó cung cấp thêm động năng cho bom. Bom BETAB-500 có thể thả từ dải độ cao nằm trong khoảng 150m đến 20.000m, vận tốc khi chạm mục tiêu đối với BETAB-500U là 500 đến 2.300km/h, trong khi đó ở phiên bản BETAB-500 SP là 700 đến 1.150km/h.

1643168641790.png

1643168666417.png

1643169208231.png

1643169081785.png

1643168811565.png

Sukhoi Su-34 mang bom Betab-500

Nhờ sử dụng đầu xuyên độ bền cao và ngòi nổ chậm, bom BETAB sẽ tận dụng động năng cực mạnh để xâm nhập sâu vào trong boongke, hầm ngầm rồi mới phát nổ, nhằm gia tăng tối đa thiệt hại. Phiên bản bom BETAB-500 SHP còn có thể xuyên thủng vỏ giáp dày 550mm của xe tăng. Khi xuyên sâu vào vùng đất đá cứng, bom sẽ tạo ra một hố sâu hình phễu với đường kính khoảng 4,5m; còn nếu rơi trúng và xuyên sâu xuống dưới nền đường băng, bom sẽ phá hủy bề mặt bê tông ở trên với diện tích 50m2 . Với bom BETAB-500, mọi căn cứ ngầm dưới lòng đất của các chỉ huy phiến quân đều sẽ bị tiêu diệt, do kết cấu của chúng theo đánh giá còn xa mới đạt tới mức độ đủ để ngăn chặn đầu xuyên siêu bền của loại vũ khí công nghệ cao này.

1643169252830.png

1643168926495.png

1643169704924.png

1643169448671.png

1643169432720.png

1643169103746.png

1643169117908.png

1643169478170.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nguyên nhân tàu ngầm của Trung Quốc gặp nạn năm 2003

Ngày 25/4/2003, ngư dân trên tàu cá Trung Quốc phát hiện ống ngắm lập lờ trên mặt nước, họ đã thông báo cho lực lượng hải quân.

1643212776922.png

1643214236802.png

1643212828840.png

1643212871443.png

1643214028270.png

1643214189389.png

1643214751641.png

1643214274616.png

Tàu ngầm lớp Ming của hải quân Trung Quốc

Tàu ngầm lớp Type 35A thuộc lớp tàu ngầm diesel điện thế hệ thứ hai được thiết kế dựa trên lớp tàu Đề án 633 của Liên Xô. Trung Quốc chế tạo hai tàu ngầm Type 035 đầu tiên vào năm 1975, nhưng chúng rất dễ bị phát hiện so với các tàu ngầm Nga, Mỹ bởi phát ra tiếng ồn rất lớn trong lòng biển. Dù sở hữu nhiều tàu ngầm diesel - điện vào thời điểm đó, Trung Quốc hiếm khi mạo hiểm triển khai chúng ra các vùng biển xa bờ.
Trung Quốc tiếp tục hiện đại hóa lớp tàu Type 35 vào những năm 1990 và trang bị cho chúng ngư lôi dẫn đường Yu-3 cùng hệ thống thủy âm DUUX-5 của Pháp mà sau này Trung Quốc tự sản xuất thiết bị tương tự. Năm 1995, ba tàu ngầm thuộc lớp Type 035A với số hiệu lần lượt từ 359 đến 362 hợp thành lữ đoàn tàu ngầm 12 của Hạm đội Biển Bắc của Trung Quốc, đóng quân tại Liêu Ninh.
Đầu tháng 4/2003, tàu ngầm 361 tham gia cuộc diễn tập hải quân trên biển Bột Hải. Theo dữ liệu hải trình, tàu ngầm 361 vào ngày 16/4 bắt đầu di chuyển trong im lặng từ Trường Đảo về căn cứ tại Uy Hải, tỉnh Sơn Đông. Do tín hiệu liên lạc vô tuyến bị ngắt hoàn toàn trong thời gian tàu lặn dưới nước, hải quân Trung Quốc không hay biết về sự cố mà nó gặp phải cho tới khi phát hiện con tàu trôi tự do ngày 25/4.
Lập tức Hải quân Trung Quốc cử 2 tàu đến điều tra. Họ nhận ra ống ngắm này thuộc tàu ngầm chạy bằng điện diesel lớp Ming số hiệu 361 của chính Quân đội Trung Quốc. Ngày 26/4, họ phát hiện tất cả 70 thủy thủ trên tàu ngầm này đều thiệt mạng. Chủ tịch Giang Trạch Dân vào ngày 2/5/2003 thừa nhận về vụ tai nạn và cho biết nguyên nhân dẫn đến thảm kịch là do “lỗi kỹ thuật”. Ở thời điểm đó, điều bất ngờ là Chính phủ Trung Quốc đã thừa nhận tai nạn này bởi thông thường Bắc Kinh thường giấu thông tin liên quan đến tai nạn quân sự. Một tháng sau, một số lãnh đạo của Hạm đội Biển Bắc Trung Quốc bị thôi việc.
Tàu ngầm 361 đi vào hoạt động từ năm 1995, cùng với 3 tàu ngầm khác thuộc lớp Ming là thành viên Đội tàu ngầm số 12 trong biên chế Hạm đội Biển Bắc, đóng quân ở tỉnh Liêu Ninh. Ngày 16/4, tàu ngầm 361 thực hiện nhiệm vụ huấn luyện ở chế độ yên lặng ở ngoài khơi đảo Changshang và quay trở lại căn cứ ở Weihai, tỉnh Sơn Đông. Chính vì trong chế độ radio yên lặng nên Quân đội Trung Quốc không nhận ra điều bất thường với tàu ngầm 361 và 10 ngày sau đó vụ việc mới vỡ lở. Có nhiều giả thiết liên quan đến tai nạn của tàu ngầm 361. Tờ National Interest (Mỹ) cho biết, tàu ngầm lớp Ming thường có thủy thủ đoàn từ 55 đến 57 người, nhưng ngày xảy ra tai nạn trên tàu có tới 70 thủy thủ. Ngoài ra, trên tàu ngầm 361 khi đó còn có cả Phó Đô đốc Trình Phúc Minh (Cheng Fuming), nên thời điểm xảy ra tai nạn con tàu này có thể không trong nhiệm vụ “bình thường”. Phó đô đốc Trình Phúc Minh, phó giám đốc Học viện Hải quân, người có quân hàm cao hơn so với hạm trưởng tàu ngầm. Sĩ quan giữ quân hàm cao nhất trong biên chế một tàu ngầm Trung Quốc thường là đại tá hải quân, thấp hơn một bậc so với phó đô đốc.

1643212974360.png

1643212993541.png

1643213583675.png

1643213543811.png

Tàu ngầm lớp Ming số 361

Một số nhà quan sát cho rằng, số thủy thủ bổ sung nhằm quan sát thử nghiệm động cơ đẩy độc lập không khí (AIP). Giả thiết khác lại cho rằng do rò rỉ trên tàu khiến nước biển hòa vào acid ổ ắc quy, hình thành chlorine “đầu độc” các thủy thủ. Tuy nhiên, lý giải được cho hợp lý nhất là thủy thủ trên tàu chết ngạt do động cơ diesel của chính phương tiện này. Tàu ngầm chạy bằng điện - diesel thường sử dụng động cơ diesel hút không khí để sạc ắc quy. Điều này thường được thực hiện khi tàu ngầm nổi trên mặt nước, nhưng tàu ngầm 361 khi đó cố gắng không bị phát hiện nên chỉ duy trì hoạt động dưới mặt nước và tận dụng ống thông hơi để thu không khí. Điều đặc biệt là ống thông hơi thường được thiết kế để tự đóng lại khi mực nước lên quá cao. Theo tờ Wen Wei Po (Hong Kong, Trung Quốc), thời điểm xảy ra tai nạn, tàu ngầm 361 đã hết nhiên liệu, trong khi mực nước lên cao khiến ống thông hơi đóng lại và do lỗi kỹ thuật nên thiết bị này không thể vận hành như bình thường. Tuy nhiên, động cơ diesel lại không ngừng hoạt động do vậy đã “tiêu thụ” hầu hết không khí trong tàu ngầm chỉ trong 2 phút. Như vậy, hầu hết các lý giải được đưa ra đều xoay quanh việc sự cố bắt nguồn từ lỗi kỹ thuật.


1643214078957.png

1643214110890.png

Tàu ngầm 361 được sửa chữa lại ngày 29/4/2003 và tiếp tục ra biển vào tháng 8/2004.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
KHÔNG QUÂN MỸ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN UAV SKYBORG

Máy bay không người lái (UAV) Skyborg được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ đảm nhận vai trò tiên phong trong đội hình chiến đấu, dọn đường cho máy bay có người lái hủy diệt mục tiêu.
Skyborg sẽ mở ra kỷ nguyên tác chiến trên không mới, thậm chí là thay đổi các chiến thuật không chiến hiện tại. Trong đội hình hỗn hợp, các Skyborg giúp phi công có khả năng nhận thức tốt hơn về tình huống chiến đấu để chủ động đưa ra các phương án tác chiến thích hợp.

1643344927552.png

1643345083587.png

1643344989351.png


Dự án UAV Skyborg của Không quân Mỹ đã được các hãng chế tạo vũ khí Boeing, General Atomics và Kratos đồng phát triển. Ba công ty sẽ chế tạo bản mẫu và phát triển lô UAV Skyborg thử nghiệm đầu tiên trong vòng 5 tháng. Theo trang truyền thông Hoa ngữ Creaders và Hãng thông tấn Nga Sputnik ngày 9/12, Phòng thí nghiệm nghiên cứu không quân của Mỹ cho biết, Skyborg là sự hợp nhất giữa AI và UAV. Skyborg có giá thành, chi phí bảo trì thấp và tiêu hao ít, sau khi tạo thành biên đội bay, có thể nhanh chóng đánh bại kẻ thù.
Quân đội Mỹ hy vọng rằng bản mẫu chiếc UAV sử dụng công nghệ AI đầu tiên sẽ rời nhà máy trước cuối tháng 5/2021 để thử nghiệm ban đầu và sẽ thực hiện chuyến bay để kiểm tra khả năng hình thành biên đội giữa UAV này và máy bay có người lái vào tháng 7 cùng năm. Các yêu cầu chính để tham gia đấu thầu là UAV có thể tiếp nhận được chỉ thị từ máy bay chiến đấu có người lái, có thể tự động tiến công mục tiêu, biết tránh va chạm với máy bay và chướng ngại vật khác, hoạt động trong điều kiện thời tiết bất lợi, có khả năng cất cánh và hạ cánh độc lập.

1643345184151.png

1643345262420.png

1643345366832.png

Không quân Mỹ thử nghiệm mẫu XQ-58A Valkyrie trong dự án Skyborg

UAV XQ-58A Valkyrie cũng thuộc dự án "Skyborg" đã bay cùng F-22, F-35A và F-35B, đồng thời đã giữ vai trò là cổng giao tiếp và kết nối dữ liệu giữa F-22 và F-35A.
Không quân Mỹ không giải thích tại sao dự án "Skyborg" lại chọn UAV Mako trang bị hệ thống ACS để thử nghiệm mà không phải là XQ-58A Valkyrie. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, Không quân Mỹ sẽ chỉ chọn XQ-58A Valkyrie trong giai đoạn thử nghiệm sau, điều này nhằm thúc đẩy phát triển khả năng phối hợp của máy bay không người lái.
Dự án sử dụng hệ thống AI dành cho máy bay không người lái “Skyborg” của Không quân Mỹ đã được các hãng chế tạo vũ khí Boeing, General Atomics và Kratos xác nhận.
Các công ty góp vốn vào dự án:
• Boeing: $25.7 million;
• General Atomics Aeronautical Systems:$14.3 million;
• Kratos Unmanned Aerial Systems Inc: $37.8 million.

Sự khác biệt lớn nhất giữa Skyborg và các UAV khác trước đây là được tích hợp AI sẽ giúp máy bay tự chủ hơn và khả năng “tự học hỏi” từ quá trình huấn luyện. Trong vài tháng qua, kế hoạch này đã tập trung vào việc phát triển công nghệ cần thiết cho “hệ thống lõi tự chủ”. Với phần mềm và phần cứng này, chỉ cần ra lệnh là Skyborg thực hiện theo ý định của người vận hành. Skyborg rất quan trọng đối với Không quân Mỹ. Hệ thống tự chủ của nó sẽ giúp tăng gấp bội sức mạnh chiến đấu của không quân. Với tính linh hoạt, tính mở, tính môđun và khả năng mở rộng trong tương lai, Skyborg đại diện cho sự sáng tạo. Trước đó, ngày 12/5/2020, Sputnik đưa tin, trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Air Force, ông White, quan chức điều hành Chương trình bay cao cấp của Mỹ cho biết, Không quân Mỹ đã bắt đầu sàng lọc các UAV cho dự án Skyborg và ký kết hợp đồng với các công ty thắng thầu để mua nguyên mẫu trước mùa Thu. Có tin các mẫu UAV XQ-58A Valkyrie do Kratos Defense phát triển và Loyal Wingman do Boeing nghiên cứu phát triển cho Không quân Australia là hai trong số các mẫu đã được lựa chọn.

1643345774233.png

1643345949485.png

1643346224093.png

1643346293021.png

1643346354812.png

Một UAV General Atomics MQ-20 Avenger tại Sân bay El Mirage, California. ngày 24 tháng 6 năm 2021. Mục tiêu của chuyến bay thử nghiệm của MQ-20 với Hệ thống điều khiển tự động Skyborg trên máy bay và thử nghiệm một thiết kế mô-đun mở, có thể tự lái, điều khiển và giao tiếp một cách an toàn trong môi trường không có người lái.

1643346472137.png

1643346532184.png

1643346036687.png

UAV Mako (UTAP-22) của hãng Kratos trong dự án Skyborg
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
ROBOT CHIẾN ĐẤU RCV-L TIÊU DIỆT MỌI LOẠI XE TĂNG

1643514622352.png

1643514651926.png


Theo The Drive, Lục quân Mỹ đã chính thức tiếp nhận xe robot chiến đấu hạng nặng RCV-L với vũ khí có thể diệt được mọi loại xe tăng.
Điều đặc biệt là Robot RCV-L sử dụng cả động cơ đốt trong lẫn động cơ điện, hứa hẹn tiết kiệm năng lượng nhiều hơn các loại phương tiện truyền thống và giảm tiếng ồn khi vận hành với động cơ điện.
Đây là robot chiến đấu do Hãng Pratt Miller của Mỹ và QinetiQ của Anh cùng phát triển. Hai công ty quốc phòng đã ký hợp đồng cung cấp 4 nguyên mẫu RCV-L cho Lục quân Mỹ để phát triển và thử nghiệm. Được biết, RCV-L nằm trong chương trình mua sắm nhiều loại phương tiện mặt đất không người lái và máy bay không người lái (UAV) của Lục quân Mỹ, nhằm hỗ trợ cho các binh chủng khác nhau. Đây là mẫu xe bánh xích cỡ nhỏ nặng khoảng 7 tấn, thấp hơn trọng lượng tối đa theo yêu cầu của Lục quân Mỹ là 10 tấn. Robot chiến đấu RCV-L sử dụng xích cao su với một số ưu điểm so với xích kim loại truyền thống, như cải thiện khả năng di chuyển trên mọi địa hình, giúp phương tiện chạy nhanh và êm hơn. Nhà sản xuất Pratt Miller cho biết, RCV-L có thể đạt tốc độ tới 48km/h. Phương tiện này có thể vận hành bằng chế độ điều khiển trực tiếp hoặc bán tự động.

1643514824586.png

RCV-L trong cấu hình chuyên chở

1643514888801.png

1643514965471.png

RCV-L cấu hình pháo tự động 40mm Mk.19 mod 3

Lục quân Mỹ đặt mục tiêu cải thiện chế độ bán tự hành của RCV-L, thậm chí có thể bổ sung khả năng tự hành đầy đủ. RCV-L đảm nhận nhiệm vụ trinh sát tiền phương và đi trước các đơn vị Lục quân Mỹ. Cấu hình tiêu chuẩn hiện tại của RCV-L được trang bị trạm vũ khí điều khiển từ xa thông dụng M153 II (CROWS II) có thể gắn nhiều loại vũ khí gồm súng máy phòng không 12,7mm M2 hoặc súng phóng lựu tự động 40mm Mk.19 mod 3. Biến thể CROWS-J được trang bị bệ phóng tên lửa chống tăng Javelin. Với cấu hình này, cỗ máy chiến đấu của Mỹ có thể tiêu diệt được hầu hết những xe tăng thế hệ mới nhất hiện nay từ khoảng cách gần 3km.

1643515100539.png

1643515167201.png

1643515184881.png

1643515200646.png

1643515221384.png

1643515297278.png


1643515417563.png

1643515433764.png

1643515635592.png

Thử nghiệm các cấu hình RCV-L

Ngoài các loại vũ khí bộ binh, CROWS II được trang bị camera quang điện và hồng ngoại để làm nhiệm vụ do thám hoặc giám sát. RCV-L là một trong ba mẫu xe chiến đấu không người lái sẽ được trang bị cho Lục quân Mỹ vào những năm tới. Trước đó, Lục quân Mỹ chọn M5 Ripsaw làm xe chiến đấu không người lái hạng trung (RCV-M). Quân chủng cũng đã thông báo yêu cầu thiết kế xe chiến đấu không người lái hạng nặng (RCV-H), với trọng lượng từ 20 đến 30 tấn, có hỏa lực tương đương xe tăng hạng nhẹ.

1643515748106.png

1643515481964.png

RCV-L trang bị tên lửa chống tăng Javelin
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
PHÁO TĂNG TẦM ERCA CỦA LỤC QUÂN MỸ

Với tầm bắn xa 70km, hoặc trên 100km khi sử dụng đạn tăng tầm dẫn đường đặc biệt, loại pháo mới của Mỹ vượt xa vua pháo binh của Nga khi chỉ có tầm bắn tối đa 70km khi sử dụng đạn tăng tầm.

1643886133967.png

1643887311714.png

1643885667655.png

1643885710216.png

1643885758348.png

1643885624386.png


Lục quân Mỹ thông báo chương trình ERCA đạt cột mốc quan trọng khi hệ thống này thử nghiệm đạn dẫn đường M982A1 Excalibur và đánh trúng mục tiêu cách vị trí đặt pháo 70km ở thao trường Yuma, bang Arizona. “Tôi không nghĩ các đối thủ của Mỹ có khả năng đánh trúng đích bằng pháo nòng dài ở khoảng cách gần 70km như vậy. Kết quả cho thấy, Lục quân Mỹ đang tiến gần đến điểm cân bằng giữa liều phóng, thiết kế đạn và những yếu tố liên quan để tăng tầm bắn cho pháo thông thường”, tướng John Rafferty, quan chức phụ trách dự án cho hay.

1643887474050.png

1643887512007.png

1643887611854.png

Đạn pháo dẫn đường M982A1 Excalibur

Hệ thống ERCA đặt trên khung gầm pháo nòng dài tự hành M109A7 Paladin, với chiều dài nòng gấp 58 lần đường kính, so với 39 lần trên những loại pháo thông thường. Thiết kế của ERCA có thể hoàn chỉnh trong năm 2021 và Washington kỳ vọng hệ thống này sẽ được biên chế từ năm 2023. Hiện nay, hầu hết các loại pháo binh, bao gồm pháo xe kéo và pháo tự hành chỉ có khả năng đánh trúng mục tiêu ở cự ly đến 30km, hiệu quả tiến công chính xác mục tiêu ở cự ly từ 40 đến 50km là một bước tiến đáng kể về khả năng tập kích hỏa lực chính xác tầm xa. Tuy nhiên, đánh trúng mục tiêu ở cự ly từ 70 đến 100km là một bài toán “hóc búa” mà không phải quốc gia nào cũng làm được kể cả Nga.

1643885854622.png

1643885875751.png

1643885900035.png

1643886058923.png

1643886029286.png

1643886000090.png


ERCA đã nâng cao hiệu quả chiến đấu lên gấp 10 lần nhờ có sự kết hợp giữa tầm bắn, tốc độ bắn và khả năng sát thương nhiều loại mục tiêu so với các loại pháo cũ. ERCA được kỳ vọng sẽ giúp gia tăng đáng kể sức mạnh của bộ binh nước này nhờ vào tầm xa và độ chính xác vượt trội. Việc nâng cấp sẽ tăng trọng lượng thêm khoảng 450kg do nòng pháo được kéo dài thêm gần 2m. Loa giảm giật của pháo cũng được thiết kế lại để phù hợp với liều thuốc phóng lớn. Việc kéo dài nòng pháo giúp sơ tốc đầu đạn lớn, đường đạn căng và chính xác hơn. Lục quân Mỹ khẳng định hỏa lực chính xác ở tầm xa là yếu tố quan trọng trong chương trình hiện đại hóa lực lượng, bảo đảm binh sĩ nằm ngoài tầm đe dọa của địch và mang lại lợi thế quyết định trong những xung đột tiềm tàng với các đối thủ ngang hàng như Nga, Trung Quốc.

1643886323357.png

1643886343814.png

1643886222375.png

1643886264316.png

1643886165319.png

1643886186014.png

1643886383912.png

1643887254897.png

1643887221433.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
THỔ NHĨ KỲ THỬ NGHIỆM THÀNH CÔNG HỆ THỐNG PHÒNG KHÔNG TẦM NGẮN HISAR-A+

1644147318351.png


Lực lượng phòng thủ Thổ Nhĩ Kỳ vừa tiến hành cuộc thử nghiệm cuối cùng hệ thống phòng không tầm ngắn HISAR-A+, vũ khí được đánh giá mạnh tương đương Patriot của Mỹ.
Tổ hợp HISAR-A + có khả năng bắn đồng thời 6 mục tiêu. Nó có thể được sử dụng để tiêu diệt máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình, cũng như tên lửa không đối đất. Lợi thế đặc biệt của tổ hợp là triển khai nhanh chóng và dễ dàng thay đổi vị trí.

1644146852252.png

1644146885960.png

1644146913776.png

1644147676369.png

1644147601969.png

1644147625280.png


Ban Thư ký Công nghiệp quốc phòng (SSB) của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, những cuộc thử nghiệm cuối cùng trước khi chính thức sản xuất loạt được thực hiện với sự phối hợp giữa nhà sản xuất ASELSAN, ROKETSAN và Bộ Quốc phòng nước này. “Toàn bộ mục tiêu giả định là máy bay không người lái, tên lửa hành trình, máy bay chiến đấu được sử dụng trong cuộc thử nghiệm đều bị HISAR-A+ đánh chặn với độ chính xác gần như tuyệt đối. Căn cứ vào kết quả thử nghiệm, HISAR-A+ bắt đầu sản xuất loạt và trang bị sớm nhất có thể”, tuyên bố của SSB cho biết. Nguồn tin này cho biết thêm, với việc đưa HISAR-A+ vào trang bị sẽ lấp vào khoảng trống giữa hệ thống tầm gần đến tầm cao S-400 trong lưới lửa phòng thủ 3 tầng của Thổ Nhĩ Kỳ.

1644147362894.png

1644147015646.png

1644147231727.png

1644147251094.png


Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, hệ thống HISAR-A+ được thiết kế với sức mạnh tương đương với Patriot PAC 3 của Mỹ, có thể sử dụng để bảo vệ căn cứ quân sự, cảng biển, cơ sở hạ tầng và chống lại mọi mối đe dọa không kích. Được biết, trước khi hoàn thành thử nghiệm HISAR-A+ và mua hệ thống S-400 của Nga, hệ thống phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ bị cho là yếu kém và khó có thể chống đỡ được một cuộc tiến công đường không từ bên ngoài, nhằm vào lãnh thổ nước này. Đây chính là nguyên nhân không phận nước này phải đặt dưới sự bảo vệ của NATO. Theo bảng xếp hạng của trang web Global Fire Power tính đến hết năm 2015, Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu sức mạnh quân sự đứng thứ 7 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khối NATO (chỉ sau Mỹ và Anh).

1644147479624.png

1644147521597.png

1644147558221.png


Hiện Thổ Nhĩ Kỳ có tới gần 2.000 máy bay trong biên chế. Loại tiêm kích hiện đại nhất không quân nước này là F-16 với khoảng 240 chiếc; trong đó, có 30 chiếc F-16C block 52 plus, còn lại là các máy bay thế hệ cũ như F-5E, F-4 Phantom, 4 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không B-737. Đặc biệt, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ được tổ chức một cách rất quy mô, bài bản và có khá nhiều kinh nghiệm trong các cuộc chạm trán với phòng không các nước trong các chiến dịch quân sự cùng với NATO. Tuy nhiên, không giống như không quân, Phòng không Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là không đủ mạnh để có thể tự bảo vệ không phận của mình. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi khi S-400 đã trực chiến và HISAR-A+ cũng chuẩn bị được đưa vào biên chế.

1644147880661.png

1644147845789.png

1644147905308.png

F-4 Phantom của không quân Thổ Nhĩ Kỳ

1644147955697.png

1644148006410.png

1644148044459.png

F-16 của không quân Thổ Nhĩ Kỳ

1644148073262.png

1644147975800.png

1644148100326.png

F-16C Block52 của không quân Thổ Nhĩ Kỳ

1644148159864.png

1644148215188.png

1644148257875.png

F-5E của không quân Thổ Nhĩ Kỳ
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,189
Động cơ
654,836 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
LÝ DO CÁC CƯỜNG QUỐC QUÂN SỰ TỪ BỎ MÁY BAY NGUYÊN TỬ?

Mỹ, Liên Xô đã tiến hành nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chạy bằng năng lượng hạt nhân từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng đến nay chưa nước nào sản xuất loại máy bay này.
Cuối những năm 50, chính quyền Tổng thống Eisenhower cắt giảm ngân sách cho chương trình máy bay nguyên tử. Nikita Khrushchev ở bên kia "bức rèm sắt" cũng có hành động tương tự. Và đến năm 1961, cả Mỹ lẫn Liên Xô đều dẹp bỏ dự án này.

1644209228081.png

1644209276007.png

Mô hình máy bay động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân M-60 của Liên Xô

1644209395906.png

1644209565772.png

1644209597267.png

Máy bay động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân Tu-95LAL của Liên Xô

Không giống như những tàu ngầm chạy bằng nhiên liệu thông thường, phải trồi lên mặt biển thường xuyên để tiếp nhiên liệu, tàu ngầm nguyên tử có thể hoạt động vài thập kỷ liên tục với tốc độ cao ở dưới biển. Lợi thế của năng lượng hạt nhân đã quá rõ ràng, dẫn đến câu hỏi là, vì sao Mỹ, Liên Xô không có máy bay nguyên tử, chạy bằng nhiên liệu hạt nhân được làm giàu ở mức cao để hoạt động được lâu hơn?

Thứ nhất, tạo ra một động cơ nguyên tử đủ nhẹ để trang bị cho máy bay
Người đề ra dự án máy bay nguyên tử không phải ai khác mà chính là Enrico Fermi, cha đẻ của thời kỳ hạt nhân. Vào năm 1942, khi đang làm việc cho Dự án Manhattan, với kết quả là 2 quả bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản, Fermi đã đặt ra ý tưởng những chuyến bay được hoạt động từ các thanh nhiên liệu hạt nhân được làm giàu. Thế chiến Hai kết thúc cũng là lúc Mỹ bắt đầu triển khai kế hoạch tạo ra máy bay nguyên tử. Từ năm 1946 đến năm 1961, các nhóm kĩ sư, nhà chiến lược đã tạo ra hàng loạt bản vẽ thiết kế để biến ý tưởng thành hiện thực. Lợi thế của máy bay chạy bằng nhiên liệu hạt nhân cũng không khác gì tàu ngầm nguyên tử. Hồi năm 1945, Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng: “Với máy bay chạy bằng nguyên liệu phóng xạ, những chuyến bay ở vận tốc siêu thanh vòng quanh thế giới sẽ trở thành thực tiễn”. Một tài liệu tuyệt mật thời đó của Ủy ban Năng lượng nguyên tử Mỹ, đang lưu trữ tại Thư viện Tổng thống Eisenhower thì cho rằng, năng lượng nguyên tử “có thể cho phép máy bay hành trình một hoặc vài vòng Trái Đất, trước khi phải hạ cánh để thay thanh nhiên liệu bên trong lò phản ứng của động cơ máy bay”.

1644209708426.png

Động cơ nguyên tử trên máy bay Tu-95LAL của Liên Xô

Với máy bay nguyên tử, các kỹ sư và chiến lược gia quân sự cho rằng, máy bay sẽ chỉ phải dừng lại nghỉ vì phi công mệt mỏi chứ máy bay không phải lo về vấn đề tiếp nhiên liệu. Thời Chiến tranh Lạnh, tiếp nhiên liệu cho những chiếc máy bay cũng là nỗi lo của các cường quốc. Những chiếc máy bay thả bom tốn nhiều nhiên liệu chỉ để bay tới vị trí mục tiêu, và sau khi hoàn thành nhiệm vụ chúng còn rất ít nhiên liệu, chỉ đủ để bay về. Tiếp nhiên liệu trên không là một giải pháp, nhưng giải pháp đó không hoàn toàn khả thi, đặc biệt là tiếp nhiên liệu khi đang bay trên bầu trời của một đất nước khác. Và cả 2 chiếc máy bay đang tiếp nhiên liệu cho nhau sẽ phải thoát khỏi tầm ngắm của những chiếc máy bay tiêm kích và hệ thống phòng không dưới mặt đất. Việc tiếp nhiên liệu trên cao đã không thành công, thậm chí còn có thể ảnh hưởng tới cả nhiệm vụ ban đầu.

1644208543184.png

Máy bay thử nghiệm Convair NB-36H và máy bay ném bom Boeing B-50 Superfortress (phía xa) trong chuyến bay thử nghiệm

1644208935825.png

1644208998798.png

1644209134103.png

Chiếc NB-36 trong một chuyến bay thử nghiệm

1644209074880.png

1644208711395.png

Chiếc RB-36 đang đậu trong Nhà chứa ở căn cứ không quân Ellsworth (Nam Dakota) được trang bị động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân

Để giảm thiểu nguy cơ phải tiếp nhiên liệu trên không, Mỹ mua hoặc thuê các căn cứ không quân trên toàn thế giới. Những căn cứ này thường rất gần với lãnh thổ Liên Xô khi ấy, cho phép những chiếc máy bay có khoảng cách bay ngắn nhất trước khi chạm tới mục tiêu. Tuy nhiên, cách này thì tốn kém có khi không được sự đồng ý của các nước có căn cứ Mỹ định thuê. Một chiếc máy bay nguyên tử sẽ giải quyết được tất cả những vấn đề liên quan đến giới hạn bay. Nhưng không phải vì thế mà chúng không xuất hiện những vấn đề riêng. Đầu tiên để bay được, lò phản ứng hạt nhân trên máy bay phải nhỏ hơn lò phản ứng trong tàu ngầm rất nhiều, và để hoạt động hiệu quả nó phải sinh ra nhiều nhiệt năng hơn so với bình thường. Quá tải nhiệt có thể dẫn đến việc lò phản ứng bị nung chảy, từ đó lan ra cả chiếc máy bay. Chỉ một tai nạn cũng có thể biến chiếc máy bay nguyên tử trở thành một cục kim loại nóng chảy khổng lồ đầy phóng xạ nguy hiểm lao xuống bề mặt Trái Đất.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top