(Tiếp)
Thứ hai, bảo vệ phi công trước những bức xạ nguy hiểm từ lò phản ứng
Thông thường những tấm chắn bằng chì rất dày sẽ làm được điều đó. Nhưng điều này đồng nghĩa với việc chiếc máy bay sẽ nặng hơn, sẽ không khả thi với những chiếc máy bay cần trọng lượng càng thấp càng tốt. Các kỹ sư đưa ra giả thuyết, không có bình xăng như máy bay thông thường thì có thể chuyển phần trọng lượng đó sang các tấm chắn bức xạ hạt nhân. Mỹ mất 16 năm để hiện thực hóa giả thuyết này nhưng không thành công. Liên Xô cũng gặp khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề tương tự.
Máy bay M-50 của Liên Xô
Động cơ nguyên tử lắp trên máy bay Tu-95 LAL của Liên Xô
Đến năm 1958, một bài viết trên Aviation Week cho biết, Liên Xô đang thử nghiệm chiếc máy bay nguyên tử đầu tiên, nhưng phía Mỹ ngay lập tức cho rằng bài viết này là không chính xác, đơn giản vì lý do “thể diện quốc gia”. Không cường quốc nào vượt qua được thử thách về việc bảo vệ phi công và tối ưu hóa trọng lượng của chiếc máy bay. Hơn thế nữa, tên lửa đường đạn liên lục địa được phát triển giữa những năm 50 của thế kỷ trước cũng khiến nhu cầu cho những chuyến bay có người lái, sử dụng năng lượng hạt nhân trở nên không cần thiết. Tên lửa đường đạn liên lục địa chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là phá hủy mục tiêu, không cần quay về như máy bay, và cũng chẳng cần có phi công để bảo vệ khỏi bức xạ hạt nhân. Lợi thế rất lớn theo tư duy của các chuyên gia quân sự. Trong nỗ lực cuối cùng để biến máy bay nguyên tử trở nên khả thi, các nhà chiến lược tính đến phương án sử dụng những phi công già. Những phi công già sẽ mất vì lý do tự nhiên trước khi bức xạ hạt nhân gây hại cho cơ thể của họ. Vậy là khỏi cần làm máy bay có hệ thống tường chắn bức xạ nặng nề. Nhưng ngay cả phương pháp hợp lý nhưng phi nhân tính này cũng không đủ để cứu chương trình máy bay nguyên tử. Chính quyền Mỹ thời ấy cho rằng dự án này không cần thiết, nguy hiểm và tốn kém. Hệ quả, ngày 28/3/1961, Tổng thống John F. Kennedy hủy bỏ chương trình này.
Máy bay NB-36H của Mỹ
Thử nghiệm tên lửa đường đạn vượt đại châu của Mỹ ngày 12-4-1960
Thứ hai, bảo vệ phi công trước những bức xạ nguy hiểm từ lò phản ứng
Thông thường những tấm chắn bằng chì rất dày sẽ làm được điều đó. Nhưng điều này đồng nghĩa với việc chiếc máy bay sẽ nặng hơn, sẽ không khả thi với những chiếc máy bay cần trọng lượng càng thấp càng tốt. Các kỹ sư đưa ra giả thuyết, không có bình xăng như máy bay thông thường thì có thể chuyển phần trọng lượng đó sang các tấm chắn bức xạ hạt nhân. Mỹ mất 16 năm để hiện thực hóa giả thuyết này nhưng không thành công. Liên Xô cũng gặp khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề tương tự.
Máy bay M-50 của Liên Xô
Động cơ nguyên tử lắp trên máy bay Tu-95 LAL của Liên Xô
Đến năm 1958, một bài viết trên Aviation Week cho biết, Liên Xô đang thử nghiệm chiếc máy bay nguyên tử đầu tiên, nhưng phía Mỹ ngay lập tức cho rằng bài viết này là không chính xác, đơn giản vì lý do “thể diện quốc gia”. Không cường quốc nào vượt qua được thử thách về việc bảo vệ phi công và tối ưu hóa trọng lượng của chiếc máy bay. Hơn thế nữa, tên lửa đường đạn liên lục địa được phát triển giữa những năm 50 của thế kỷ trước cũng khiến nhu cầu cho những chuyến bay có người lái, sử dụng năng lượng hạt nhân trở nên không cần thiết. Tên lửa đường đạn liên lục địa chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là phá hủy mục tiêu, không cần quay về như máy bay, và cũng chẳng cần có phi công để bảo vệ khỏi bức xạ hạt nhân. Lợi thế rất lớn theo tư duy của các chuyên gia quân sự. Trong nỗ lực cuối cùng để biến máy bay nguyên tử trở nên khả thi, các nhà chiến lược tính đến phương án sử dụng những phi công già. Những phi công già sẽ mất vì lý do tự nhiên trước khi bức xạ hạt nhân gây hại cho cơ thể của họ. Vậy là khỏi cần làm máy bay có hệ thống tường chắn bức xạ nặng nề. Nhưng ngay cả phương pháp hợp lý nhưng phi nhân tính này cũng không đủ để cứu chương trình máy bay nguyên tử. Chính quyền Mỹ thời ấy cho rằng dự án này không cần thiết, nguy hiểm và tốn kém. Hệ quả, ngày 28/3/1961, Tổng thống John F. Kennedy hủy bỏ chương trình này.
Máy bay NB-36H của Mỹ
Thử nghiệm tên lửa đường đạn vượt đại châu của Mỹ ngày 12-4-1960