- Biển số
- OF-720267
- Ngày cấp bằng
- 15/3/20
- Số km
- 3,224
- Động cơ
- 102,937 Mã lực
Xung đột Nga-Ukraine: máy bay không người lái – thứ vũ khí thay đổi chiến tranh hiện đại
VietTimes – Cuộc chiến Nga-Ukraine đã cho thấy máy bay không người lái (UAV) hiện đã trở thành một phần của chiến tranh hiện đại. UAV đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau - từ giám sát trên không đến phóng tên lửa.
Theo trang Deutsche Welle ngày 30/4, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ đã phát triển một loại máy bay không người lái mới đáp ứng yêu cầu của quân đội Ukraine và hiện sẽ được nâng cấp thêm, Phoenix Ghost là tên của loại UAV này. Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby nói: "Khi thảo luận về các yêu cầu của người Ukraine, chúng tôi cảm thấy rằng hệ thống đặc chế này sẽ phù hợp với nhu cầu của họ, đặc biệt là cho tác chiến ở miền đông Ukraine."
Việc phát triển máy bay không người lái đã bắt đầu từ trước khi chiến tranh Ukraine bùng nổ. Ý đồ bây giờ là cải tiến hơn nữa để phù hợp hơn với các yêu cầu của Ukraine. Hơn 120 chiếc máy bay không người lái Phoenix Ghost này sẽ được chuyển giao cho Ukraine trong khuôn khổ gói viện trợ quân sự mới trị giá 800 triệu USD của chính phủ Mỹ. Kể từ khi được công bố, đã có nhiều tranh cãi về các thông số kỹ thuật thiết kế của Phoenix Ghost: nó trông như thế nào? Nó khác với các hệ thống vũ khí trước đây ra sao?...
Hiện nay vẫn chưa có gì rõ ràng về Phoenix Ghost. Không có hình ảnh nào của nó được tiết lộ để tham khảo. Phoenix Ghost được Công ty thiết bị quốc phòng Aevex Aerospace của Mỹ hợp tác với Không quân phát triển, Không quân Mỹ cũng đã bảo lưu các thông tin chi tiết về nó. Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby chỉ tiết lộ thêm rằng chỉ cần đào tạo rất ít để vận hành nó.
Máy bay không người lái mới Phoenix Ghost tương tự như loại UAV được gọi là "Switchblade" của nhà sản xuất AeroVironment của Mỹ đã được biết đến từ lâu. Nó được phát triển để các lực lượng đặc biệt của Mỹ ở Afghanistan sử dụng. Vào năm 2012, quân đội Mỹ đã trang bị loại vũ khí này cho quân đội của mình.
"Switchblade" - UAV tự sát (Kamikaze)
Máy bay không người lái mang trên ba lô Switchblade thuộc phạm trù danh mục "đạn hành trình" hoặc "vũ khí hành trình".
Arthur Holland Michel, một tác giả và thành viên cấp cao về Đạo đức trong các Vấn đề Quốc tế tại Carnegie Council ở Barcelona, khẳng định: “Switchblade giống như một sự kết hợp giữa tên lửa và máy bay không người lái”.
Switchblade là thứ vũ khí dẫn đường từ xa, ban đầu được bắn mà không có mục tiêu cụ thể, sau đó bay lượn qua khu vực mục tiêu trong một khoảng thời gian dài cho đến khi người điều khiển trên mặt đất chỉ định mục tiêu thông qua liên kết dữ liệu và sau đó tiến hành tấn công. Theo các mô thức khác nhau, các mục tiêu mới xuất hiện cũng có thể được phát hiện bằng cảm biến của riêng chúng, đồng thời có thể được phân loại và tham gia chiến đấu thông qua khả năng tự phát động các cuộc tấn công.
Thuật ngữ đạn hoặc vũ khí hành trình chưa được mấy người biết tới. Loại vũ khí này chỉ được biết đến trong cuộc chiến năm 2020 ở Nagorno-Karabakh ở Caucasus, khi Azerbaijan sử dụng một số lượng lớn vũ khí kiểu này.
Switchblade có nhiều phiên bản khác nhau. Loại Switchblade-300 nhỏ hơn nặng 2,5kg, tầm hoạt động 10km và có thể ở trên không trong 15 phút. Phiên bản Switchblade-600 lớn hơn nặng gần 15kg, có tầm bay 40km, có thể bay lượn 40 phút.
Ưu thế của nó là: "Không giống như các loại máy bay không người lái cỡ lớn, nó không yêu cầu sân bay hoặc nhiều về cơ sở hạ tầng để cất cánh". Ông Michel nói. "Và không giống như tên lửa, người điều khiển cần có thời gian để xác định mục tiêu, tìm hiểu tình hình và sau đó ra tay phóng tên lửa từ máy bay không người lái vào mục tiêu với sự trợ giúp của nhận dạng mục tiêu. Bằng cách này, khả năng của cả hai hệ thống vũ khí được kết hợp với nhau."
Máy bay không người lái Switchblade còn được gọi là máy bay không người lái kamikaze (tự sát) vì chúng thực sự tự hủy khi tấn công mục tiêu.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết máy bay không người lái Phoenix Ghost cũng có khả năng tương tự, nhưng không hoàn toàn giống Switchblade.
David Deptula, trung tướng đã nghỉ hưu, Giám đốc Viện hàng không vũ trụ Mitchell và thành viên hội đồng quản trị Công ty hàng không vũ trụ Aevex, đã tiết lộ với trang tin Politico thêm một số chi tiết, nhưng chưa được xác nhận.
Theo các chi tiết này, Phoenix Ghost cũng là một loại máy bay không người lái sử dụng một lần, nhưng nó có thể ở trên không trong thời gian dài hơn – tới khoảng 6 giờ. Ngoài ra, nó có thể cất cánh theo phương thẳng đứng, rất tiết kiệm không gian và nó còn có thể hoạt động vào ban đêm nhờ cảm biến hồng ngoại. David Deptula cho biết máy bay không người lái này rất có hiệu quả chống lại "các mục tiêu bọc thép hạng trung ở mặt đất".
Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ
Trong loại "máy bay không người lái cỡ lớn" mà Michel đề cập đến có loại máy bay không người lái chiến đấu và trinh sát Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ cũng được triển khai trong chiến tranh Ukraine. Từ "Bayraktar" trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là "người cầm cờ". Loại máy bay không người lái này được công ty Baykar phát triển vào năm 2014. Bayraktar TB2 dài 6,50 m, sải cánh 12 m, trọng lượng rỗng 420 kg.
Loại máy bay không người lái hoàn toàn tự động này có thể ở trên không trong 24 giờ liên tục, bay ở độ cao tới 7.300 mét và có tốc độ tối đa khoảng 220 km một giờ. Ở chế độ tự động, nó có thể cất cánh mà không cần người điều khiển trên mặt đất, bay đến một mục tiêu đã định, trinh sát, quay trở lại và hạ cánh một cách tự chủ. Hành trình tối đa của nó là 150 km.
"Vector": Công nghệ cao của Đức cung cấp cho Ukraine
Đối với nhiệm vụ gián điệp, Lực lượng vũ trang Ukraine hiện cũng có thể sử dụng máy bay không người lái giám sát từ công ty Quantum Systems ở Bavaria. "Máy bay không người lái đầu tiên của chúng tôi thực sự đã có mặt ở Ukraine", ông Florian Seibel chủ công ty nói với hãng thông tấn Đức Redaktions-Netzwerk (viết tắt là RND). Ông nói thêm Công ty có kế hoạch giao thêm nhiều UAV loại này cho Ukraine nữa. Tờ Times của London cũng đã đưa tin về vụ này.
Chỉ mất 5 ngày kể từ khi tiếp xúc ban đầu đến khi ký hợp đồng. Ít lâu sau đó, ba chiến binh Ukraine đã gửi lại một bức ảnh chụp cùng chiếc máy bay không người lái này về Bavaria.
Loại máy bay không người lái này được gọi là "Vector" và có giá khoảng 180.000 euro. Theo RND, một tỷ phú Ukraine đã tự bỏ tiền túi ra trả mua máy bay này như một khoản "quyên tặng cho Bộ Chỉ huy Phòng thủ Dnipro".
Tuy nhiên, máy bay không người lái Vector của Đức không hoàn toàn là một vũ khí đúng nghĩa. Nó không thể thả bom, thậm chí đó không phải là mục đích của nó. Tuy nhiên, theo RND, với liên kết kỹ thuật số phù hợp, nó có thể trở thành một phần của hệ thống vũ khí.
Mặc dù vậy, Vector vẫn được săn đón đặc biệt vì chuyến bay và công nghệ truyền video rất tiên tiến của nó. Người Ukraine muốn sử dụng máy bay không người lái này để chỉ huy pháo binh của họ một cách tối ưu, chẳng hạn như chống lại các xe tăng Nga đang tiếp cận.
Vector hoàn toàn phù hợp với điều này: nó không cần công cụ để lắp ráp; mặc dù sải cánh dài 3 mét, nhưng không cần đường băng và thậm chí có thể cất cánh thẳng đứng - giống như Phoenix Ghost.
Vector có thể cung cấp video trực tiếp có độ phân giải cao trong phạm vi 15 km và có thể ở trên không trong tối đa 2 giờ. Đồng thời, lực lượng đặc biệt của Mỹ cũng đặt hàng máy bay không người lái Vector trị giá 7 triệu euro và Lực lượng vũ trang Đức cũng đặt hàng 8 chiếc. Seibel, người đứng đầu công ty tiết lộ với RND.
Ukraine: nơi tập trung đội máy bay không người lái quốc tế
Nhật Bản cũng đã cung cấp máy bay không người lái cho Ukraine và theo Cơ quan Quốc phòng Nhật Bản, nước này đang cung cấp máy bay không người lái, tấm che mặt và quần áo bảo hộ theo yêu cầu của Ukraine.
Nhưng binh lính Ukraine cũng sử dụng máy bay không người lái bản địa. Loại phổ biến nhất là Leleka-100, nặng khoảng 5 kg do công ty Deviro ở Dnipro, miền trung Ukraine sản xuất. "Leleka" trong tiếng Ukraina có nghĩa là con cò.
Trong khi đó, Nga dường như ít phụ thuộc hơn vào máy bay không người lái. Trong lĩnh vực này, chiếc Orlan-10 - một loại máy bay không người lái do thám và giám sát nhỏ do Trung tâm Công nghệ Đặc biệt St.Petersburg sản xuất được Nga sử dụng đầu tiên. Với sải cánh 3,10 mét, Orlan-10 có thể bay xa 100 km và cũng có thể được sử dụng để hiệu chỉnh pháo bắn chính xác hơn. Hệ thống trinh sát được thiết kế khá đơn giản. Máy ảnh dòng EOS-D của Canon được sử dụng để chụp ảnh trên không, chụp ảnh nhiệt và quay video.
Kịch bản khủng khiếp về mặt luân lý đạo đức
Tuy nhiên, trong số tất cả những bước phát triển nhảy vọt, không thể bỏ qua những thách thức và rủi ro do tính tự chủ ngày càng cao của các hệ thống vũ khí, Arthur Michel lưu ý trên tài khoản Twitter của ông. Ví dụ:
Liệu người sử dụng UAV có đủ chín chắn để phán đoán tình hình và đưa ra quyết định sử dụng vũ lực hay không? Vũ khí liệu có cung cấp cho người dùng khả năng kiểm soát để thận trọng khi phát động một cuộc tấn công không? Vũ khí có dễ bị hack hoặc cướp quyền sử dụng, dẫn đến sự cố và thiệt hại ngoài ý muốn không? Nếu hệ thống gây ra tổn thất ngoài ý muốn, liệu có một kênh rõ ràng để mọi người có thể chịu trách nhiệm về thiệt hại đó không? Làm thế nào để loại bỏ rủi ro và duy trì các tiêu chuẩn an toàn? Làm thế nào để bảo vệ các thường dân?
"Những mối lo ngại này được nhân lên với mỗi chức năng tự động bổ sung của loại vũ khí này. Vì vậy, tôi khuyến khích mọi người chú ý đến các chức năng tự động riêng lẻ của các hệ thống này và những rủi ro cụ thể có thể phát sinh nếu các chức năng này bị lỗi", ông Michelle cảnh báo.
Trong khi sự phát triển sử dụng các hệ thống vũ khí tự động hoặc điều khiển từ xa đang tiến triển nhanh chóng, thì những lo ngại vẫn còn đó. Tiến hành chiến tranh bằng máy bay không người lái tự chủ là một kịch bản kinh khủng về mặt luân lý đạo đức khi mà các mục tiêu và quân sự được bố trí trong khu vực dân cư do vô tình hay cố ý.
VietTimes – Cuộc chiến Nga-Ukraine đã cho thấy máy bay không người lái (UAV) hiện đã trở thành một phần của chiến tranh hiện đại. UAV đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau - từ giám sát trên không đến phóng tên lửa.
Theo trang Deutsche Welle ngày 30/4, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ đã phát triển một loại máy bay không người lái mới đáp ứng yêu cầu của quân đội Ukraine và hiện sẽ được nâng cấp thêm, Phoenix Ghost là tên của loại UAV này. Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby nói: "Khi thảo luận về các yêu cầu của người Ukraine, chúng tôi cảm thấy rằng hệ thống đặc chế này sẽ phù hợp với nhu cầu của họ, đặc biệt là cho tác chiến ở miền đông Ukraine."
Việc phát triển máy bay không người lái đã bắt đầu từ trước khi chiến tranh Ukraine bùng nổ. Ý đồ bây giờ là cải tiến hơn nữa để phù hợp hơn với các yêu cầu của Ukraine. Hơn 120 chiếc máy bay không người lái Phoenix Ghost này sẽ được chuyển giao cho Ukraine trong khuôn khổ gói viện trợ quân sự mới trị giá 800 triệu USD của chính phủ Mỹ. Kể từ khi được công bố, đã có nhiều tranh cãi về các thông số kỹ thuật thiết kế của Phoenix Ghost: nó trông như thế nào? Nó khác với các hệ thống vũ khí trước đây ra sao?...
Hiện nay vẫn chưa có gì rõ ràng về Phoenix Ghost. Không có hình ảnh nào của nó được tiết lộ để tham khảo. Phoenix Ghost được Công ty thiết bị quốc phòng Aevex Aerospace của Mỹ hợp tác với Không quân phát triển, Không quân Mỹ cũng đã bảo lưu các thông tin chi tiết về nó. Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby chỉ tiết lộ thêm rằng chỉ cần đào tạo rất ít để vận hành nó.
Máy bay không người lái mới Phoenix Ghost tương tự như loại UAV được gọi là "Switchblade" của nhà sản xuất AeroVironment của Mỹ đã được biết đến từ lâu. Nó được phát triển để các lực lượng đặc biệt của Mỹ ở Afghanistan sử dụng. Vào năm 2012, quân đội Mỹ đã trang bị loại vũ khí này cho quân đội của mình.
"Switchblade" - UAV tự sát (Kamikaze)
Máy bay không người lái mang trên ba lô Switchblade thuộc phạm trù danh mục "đạn hành trình" hoặc "vũ khí hành trình".
Arthur Holland Michel, một tác giả và thành viên cấp cao về Đạo đức trong các Vấn đề Quốc tế tại Carnegie Council ở Barcelona, khẳng định: “Switchblade giống như một sự kết hợp giữa tên lửa và máy bay không người lái”.
Switchblade là thứ vũ khí dẫn đường từ xa, ban đầu được bắn mà không có mục tiêu cụ thể, sau đó bay lượn qua khu vực mục tiêu trong một khoảng thời gian dài cho đến khi người điều khiển trên mặt đất chỉ định mục tiêu thông qua liên kết dữ liệu và sau đó tiến hành tấn công. Theo các mô thức khác nhau, các mục tiêu mới xuất hiện cũng có thể được phát hiện bằng cảm biến của riêng chúng, đồng thời có thể được phân loại và tham gia chiến đấu thông qua khả năng tự phát động các cuộc tấn công.
Thuật ngữ đạn hoặc vũ khí hành trình chưa được mấy người biết tới. Loại vũ khí này chỉ được biết đến trong cuộc chiến năm 2020 ở Nagorno-Karabakh ở Caucasus, khi Azerbaijan sử dụng một số lượng lớn vũ khí kiểu này.
Switchblade có nhiều phiên bản khác nhau. Loại Switchblade-300 nhỏ hơn nặng 2,5kg, tầm hoạt động 10km và có thể ở trên không trong 15 phút. Phiên bản Switchblade-600 lớn hơn nặng gần 15kg, có tầm bay 40km, có thể bay lượn 40 phút.
Ưu thế của nó là: "Không giống như các loại máy bay không người lái cỡ lớn, nó không yêu cầu sân bay hoặc nhiều về cơ sở hạ tầng để cất cánh". Ông Michel nói. "Và không giống như tên lửa, người điều khiển cần có thời gian để xác định mục tiêu, tìm hiểu tình hình và sau đó ra tay phóng tên lửa từ máy bay không người lái vào mục tiêu với sự trợ giúp của nhận dạng mục tiêu. Bằng cách này, khả năng của cả hai hệ thống vũ khí được kết hợp với nhau."
Máy bay không người lái Switchblade còn được gọi là máy bay không người lái kamikaze (tự sát) vì chúng thực sự tự hủy khi tấn công mục tiêu.
Phoenix Ghost được tối ưu hóa
Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết máy bay không người lái Phoenix Ghost cũng có khả năng tương tự, nhưng không hoàn toàn giống Switchblade.
David Deptula, trung tướng đã nghỉ hưu, Giám đốc Viện hàng không vũ trụ Mitchell và thành viên hội đồng quản trị Công ty hàng không vũ trụ Aevex, đã tiết lộ với trang tin Politico thêm một số chi tiết, nhưng chưa được xác nhận.
Theo các chi tiết này, Phoenix Ghost cũng là một loại máy bay không người lái sử dụng một lần, nhưng nó có thể ở trên không trong thời gian dài hơn – tới khoảng 6 giờ. Ngoài ra, nó có thể cất cánh theo phương thẳng đứng, rất tiết kiệm không gian và nó còn có thể hoạt động vào ban đêm nhờ cảm biến hồng ngoại. David Deptula cho biết máy bay không người lái này rất có hiệu quả chống lại "các mục tiêu bọc thép hạng trung ở mặt đất".
Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ
Trong loại "máy bay không người lái cỡ lớn" mà Michel đề cập đến có loại máy bay không người lái chiến đấu và trinh sát Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ cũng được triển khai trong chiến tranh Ukraine. Từ "Bayraktar" trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là "người cầm cờ". Loại máy bay không người lái này được công ty Baykar phát triển vào năm 2014. Bayraktar TB2 dài 6,50 m, sải cánh 12 m, trọng lượng rỗng 420 kg.
Loại máy bay không người lái hoàn toàn tự động này có thể ở trên không trong 24 giờ liên tục, bay ở độ cao tới 7.300 mét và có tốc độ tối đa khoảng 220 km một giờ. Ở chế độ tự động, nó có thể cất cánh mà không cần người điều khiển trên mặt đất, bay đến một mục tiêu đã định, trinh sát, quay trở lại và hạ cánh một cách tự chủ. Hành trình tối đa của nó là 150 km.
"Vector": Công nghệ cao của Đức cung cấp cho Ukraine
Đối với nhiệm vụ gián điệp, Lực lượng vũ trang Ukraine hiện cũng có thể sử dụng máy bay không người lái giám sát từ công ty Quantum Systems ở Bavaria. "Máy bay không người lái đầu tiên của chúng tôi thực sự đã có mặt ở Ukraine", ông Florian Seibel chủ công ty nói với hãng thông tấn Đức Redaktions-Netzwerk (viết tắt là RND). Ông nói thêm Công ty có kế hoạch giao thêm nhiều UAV loại này cho Ukraine nữa. Tờ Times của London cũng đã đưa tin về vụ này.
Chỉ mất 5 ngày kể từ khi tiếp xúc ban đầu đến khi ký hợp đồng. Ít lâu sau đó, ba chiến binh Ukraine đã gửi lại một bức ảnh chụp cùng chiếc máy bay không người lái này về Bavaria.
Loại máy bay không người lái này được gọi là "Vector" và có giá khoảng 180.000 euro. Theo RND, một tỷ phú Ukraine đã tự bỏ tiền túi ra trả mua máy bay này như một khoản "quyên tặng cho Bộ Chỉ huy Phòng thủ Dnipro".
Tuy nhiên, máy bay không người lái Vector của Đức không hoàn toàn là một vũ khí đúng nghĩa. Nó không thể thả bom, thậm chí đó không phải là mục đích của nó. Tuy nhiên, theo RND, với liên kết kỹ thuật số phù hợp, nó có thể trở thành một phần của hệ thống vũ khí.
Mặc dù vậy, Vector vẫn được săn đón đặc biệt vì chuyến bay và công nghệ truyền video rất tiên tiến của nó. Người Ukraine muốn sử dụng máy bay không người lái này để chỉ huy pháo binh của họ một cách tối ưu, chẳng hạn như chống lại các xe tăng Nga đang tiếp cận.
Vector hoàn toàn phù hợp với điều này: nó không cần công cụ để lắp ráp; mặc dù sải cánh dài 3 mét, nhưng không cần đường băng và thậm chí có thể cất cánh thẳng đứng - giống như Phoenix Ghost.
Vector có thể cung cấp video trực tiếp có độ phân giải cao trong phạm vi 15 km và có thể ở trên không trong tối đa 2 giờ. Đồng thời, lực lượng đặc biệt của Mỹ cũng đặt hàng máy bay không người lái Vector trị giá 7 triệu euro và Lực lượng vũ trang Đức cũng đặt hàng 8 chiếc. Seibel, người đứng đầu công ty tiết lộ với RND.
Ukraine: nơi tập trung đội máy bay không người lái quốc tế
Nhật Bản cũng đã cung cấp máy bay không người lái cho Ukraine và theo Cơ quan Quốc phòng Nhật Bản, nước này đang cung cấp máy bay không người lái, tấm che mặt và quần áo bảo hộ theo yêu cầu của Ukraine.
Nhưng binh lính Ukraine cũng sử dụng máy bay không người lái bản địa. Loại phổ biến nhất là Leleka-100, nặng khoảng 5 kg do công ty Deviro ở Dnipro, miền trung Ukraine sản xuất. "Leleka" trong tiếng Ukraina có nghĩa là con cò.
Trong khi đó, Nga dường như ít phụ thuộc hơn vào máy bay không người lái. Trong lĩnh vực này, chiếc Orlan-10 - một loại máy bay không người lái do thám và giám sát nhỏ do Trung tâm Công nghệ Đặc biệt St.Petersburg sản xuất được Nga sử dụng đầu tiên. Với sải cánh 3,10 mét, Orlan-10 có thể bay xa 100 km và cũng có thể được sử dụng để hiệu chỉnh pháo bắn chính xác hơn. Hệ thống trinh sát được thiết kế khá đơn giản. Máy ảnh dòng EOS-D của Canon được sử dụng để chụp ảnh trên không, chụp ảnh nhiệt và quay video.
Kịch bản khủng khiếp về mặt luân lý đạo đức
Tuy nhiên, trong số tất cả những bước phát triển nhảy vọt, không thể bỏ qua những thách thức và rủi ro do tính tự chủ ngày càng cao của các hệ thống vũ khí, Arthur Michel lưu ý trên tài khoản Twitter của ông. Ví dụ:
Liệu người sử dụng UAV có đủ chín chắn để phán đoán tình hình và đưa ra quyết định sử dụng vũ lực hay không? Vũ khí liệu có cung cấp cho người dùng khả năng kiểm soát để thận trọng khi phát động một cuộc tấn công không? Vũ khí có dễ bị hack hoặc cướp quyền sử dụng, dẫn đến sự cố và thiệt hại ngoài ý muốn không? Nếu hệ thống gây ra tổn thất ngoài ý muốn, liệu có một kênh rõ ràng để mọi người có thể chịu trách nhiệm về thiệt hại đó không? Làm thế nào để loại bỏ rủi ro và duy trì các tiêu chuẩn an toàn? Làm thế nào để bảo vệ các thường dân?
"Những mối lo ngại này được nhân lên với mỗi chức năng tự động bổ sung của loại vũ khí này. Vì vậy, tôi khuyến khích mọi người chú ý đến các chức năng tự động riêng lẻ của các hệ thống này và những rủi ro cụ thể có thể phát sinh nếu các chức năng này bị lỗi", ông Michelle cảnh báo.
Trong khi sự phát triển sử dụng các hệ thống vũ khí tự động hoặc điều khiển từ xa đang tiến triển nhanh chóng, thì những lo ngại vẫn còn đó. Tiến hành chiến tranh bằng máy bay không người lái tự chủ là một kịch bản kinh khủng về mặt luân lý đạo đức khi mà các mục tiêu và quân sự được bố trí trong khu vực dân cư do vô tình hay cố ý.
Xung đột Nga-Ukraine: máy bay không người lái – thứ vũ khí thay đổi chiến tranh hiện đại
VietTimes – Cuộc chiến Nga-Ukraine đã cho thấy máy bay không người lái (UAV) hiện đã trở thành một phần của chiến tranh hiện đại. UAV đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau - từ giám sát trên không đến phóng tên lửa.
viettimes.vn