[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Đạn pháo của Nga

Văn phòng thiết kế thiết bị KBP của Nga đã phát triển họ đạn LPG, liều phóng và hệ thống điều khiển. Hệ thống vũ khí có điều khiển (GWS) 152mm 2K25 Krasnopol sử dụng đạn pháo 152mm 30F39 LGP tầm bắn 20km, lắp đầu đạn văng mảnh HE (HE-F) và được biết có xác suất tiêu diệt mục tiêu tĩnh tại và cơ động tới 80%.

1666581626087.png

1666581666155.png

152mm 2K25 Krasnopol

Đạn pháo sử dụng hệ thống điều khiển pháo binh tự động Malakhit cũng như thiết bị chỉ thị/định tầm lade bao gồm ID22/ID26, LTsD-3Ml và DHY-307 của Pháp.
Trong khi Lục quân Nga và rất nhiều quốc gia khác hiện có một số lượng lớn vũ khí pháo binh 152mm, NATO và các quốc gia khác sử dụng pháo 155mm vì vậy KBP đã phát triển đạn pháo 155mm. Đạn pháo đầu tiên là 155mm KM-1 Krasnopol GWS và K155 SAL LGP với tầm bắn 20km lắp đầu đạn HE-F. Đạn pháo 155mm mới nhất là KM-1M Krasnopol-M2 bao gồm K115M SAL LGP có tầm bắn tăng lên 25km, cũng sử dụng đầu đạn HE-F.

1666581771369.png

1666581939378.png

KM-1M Krasnopol-M2 155mm

Sử dụng cho pháo 122mm ví dụ như D-30 (pháo kéo) và 2S1 (pháo tự hành) KBP đã phát triển đạn pháo 122mm KM-3 Kitolov-2M GWS, bao gồm K122 LGP và liều phóng với tầm bắn tối đa 13,5km.

1666582008882.png

1666582049678.png

1666582087285.png

Đạn pháo 122mm KM-3 Kitolov-2M GWS

Trung Quốc đầu tư phát triển đạn pháo điều khiển chính xác

Trung Quốc đã đầu tư phát triển triển đạn pháo điều khiển chính xác, đang được tiếp thị xuất khẩu thông qua Tập đoàn công nghiệp Hoa Bắc (NORINCO). Phiên bản đạn pháo 155 mm đang được xuất khẩu tới một số quốc gia và gần đây được sử dụng ở Bắc Phi. Đạn pháo 155 mm GP155 có tầm bắn tối đa 20 km và đạn pháo 155 mm GP155A có tầm bắn 25 km. Cả hai loại đạn pháo trên đều là được dẫn bằng lade (LGP) và lắp đầu đạn nổ mạnh (HE).

1666582221940.png

1666582312309.png

1666582331893.png

1666582379205.png

1666582437418.png

Đạn pháo 155 mm GP155

Để giao chiến với mục tiêu ở cự ly xa hơn, đạn pháo GP155B đã được phát triển và có đặc điểm là sử dụng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc và GPS của Mỹ, tầm bắn 35 km.Hệ thống pháo 122 mm mà NORINCO đang tiếp thị là GP122 có tầm bắn 14 km.

1666582489523.png

1666582584000.png

Đạn pháo 122 mm GP122

Đạn pháo điều khiển bằng lade đề cập ở trên có thể sử dụng thiết bị định tầm lade OL1 và OL2, bổ sung thiết bị truyền tin vô tuyến, hệ thống điều khiển hỏa lực (FCS) và máy tính điều khiển hỏa lực (FCC) và thiết bị cài đặt theo lập trình.

................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Đạn pháo chính xác bắn từ pháo tăng

Ưu thế chính của đạn pháo có điều khiển phóng từ pháo tăng là chúng có thể giao chiến với mục tiêu xa hơn rất nhiều so với tầm bắn hiệu quả của pháo chính trên xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT).

Lục quân Mỹ đã từng sử dụng xe tăng chiến đấu chủ lực M60A3 và xe tăng hạng nhẹ M551,lắp pháo 152 mm có khả năng bắn đạn tên lửa, nhưng cả hai xe tăng này đều đã đưa ra khỏi trang bị.

1666611098187.png

1666611154260.png

1666611273050.png

Xe tăng M60A3 với pháo 152mm có khả năng phòng tên lửa qua nòng

Hãng Northrop Grumman (ATK) và hãng Raytheon đã phát triển đạn tầm trung (MRM) có thể bắn từ pháo chính 120 mm của xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1/M1A2 Abrams và Hệ thống chiến đấu lắp pháo (MCS) là một thành phần của Hệ thống chiến đấu tương lai (FCS), nhưng chương trình này và đạn tầm trung MRM đều bị hủy bỏ.

Một cuộc cạnh tranh tiếp theo đó, công ty Northrop Grumman Armament Systems được lựa chọn tiếp tục phát triển đạn đa nhiệm hiện đại (AMP) 120 mm XM1147, bắn từ pháo chính 120mm M256 trên xe tăng M1MA2 Abrams, có lắp đường truyền kết nối dữ liệu với đạn (ADL).

1666611360332.png

1666611385336.png

1666611473583.png

Đạn đa nhiệm hiện đại (AMP) 120 mm XM1147

Đạn pháo tăng XM1147 có thể được lập trình chọn một trong ba chế độ bao gồm điểm nổ, điểm nổ hẹn giờ và nổ trên không, nhưng cũng có thể cài đặt mặc định đạn ở chế độ điểm nổ khi không sử dụng kết nối đường truyền dữ liệu (ADL).

Đạn có sơ tốc đầu nòng 1.150 m/s,cự ly tiêu diệt mục tiêu điển hình 2 km. Thử nghiệm cho thấy đạn XM1147 phá hủy tạo ra một lỗ thủng đường kính 20 cm trên bức tường bêtông tăng cứng 2 lớp tại điểm chạm 0 độ. Khi đưa vào trang bị đạn pháo XM1147 sẽ thay thế đạn pháo HE hiện tại bao gồm đạn HEAT M830A1, đạn phá vật cản HE M908, đạn chùm Ml028. Tháng 12/2020, đạn AMP XM1147 đạt được cột mốc C, cho phép đưa vào sản xuất loạt ban đầu với số lượng nhỏ (LRIP).

Công ty Northrop Grumman Armament Systems của Mỹ tuyên bố rằng "công ty đang đánh giá khái niệm đạn 105mm AMP sử dụng cho pháo 105 mm trên xe chiến đấu bộ binh Stryker và Phương tiện hỏa lực cơ động có bảo vệ (MPF) lắp pháo 105 mm khi Lục quân Mỹ đưa vào trang bị. Phương tiện MPF đang được triển khai thử nghiệm tại các đơn vị chiến đấu cấp lữ đoàn (IBCT) của Lục quân Mỹ.

1666611688201.png

Đạn 105mm AMP

Đạn pháo đa nhiệm hiện đại (AMP) 105 mm sẽ kết hợp khả năng của 03 loại đạn đang có trong trang bị gồm M456 HEAT, M393 (HEP) và Ml040 thành một loại đạn duy nhất để tăng cường khả năng và hiệu quả sát thương cao của xe chiến đấu bộ binh, cho phép chỉ sử dụng một quả đạn vẫn đạt được khả năng sát thương lớn hơn, trong điều kiện cơ số đạn mang trên xe chỉ có giới hạn.

....................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Phát triển đạn pháo 120 mm đang tiếp tục được đầu tư, thu hút sự quan tâm đặc biệt là đạn AB HE, ví dụ đạn DM11 HE của công ty Rheinmetall Weapons & Munitions (Đức) phát triển. Đạn DM11 HE có thể được lập trình trên hệ thống pháo. Đạn DM11 HE đã sản xuất và đưa vào trang bị của một số quốc gia.

1666752665388.png

1666752694824.png

1666752721088.png

Đạn DM11 HE của công ty Rheinmetall Weapons & Munitions (Đức)

Giữa tháng 4/2021, hãng Rheinmetall công bố: “Đạn DM11 có trong trang bị của 04 quốc gia. Hiện có 03 quốc gia khác đang quan tâm tới mua đạn DM11 cùng với chương trình nâng cấp hoặc mua sắm công nghệ pháo nòng trơn 120 mm”.

Hải quân đánh bộ Mỹ mua đạn DM11 sử dụng trên xe tăng M1A1 Abrams, có ký hiệu MK324, nhưng hiện đã được đưa ra khỏi trang bị.

Đạn 120 mm DM11 được bắn từ pháo tăng nòng trơn 120 mm L44 và L55. Đạn DM11 bao gồm đầu đạn với ngòi nổ lập trình, chụp đường đạn, bộ cánh đuôi, đai đạn, vỏ buồng đốt với liều phóng.Một thiết kế mới vỏ đạn chứa hạt nổ và cáp dữ liệu tích hợp.

Lục quân Nga đã triển khai đạn pháo tăng 125 mm điều khiển bằng lade với tầm bắn tối đa 5.000 m. Phiên bản đầu tiên lắp đầu đạn HEAT nguyên khối, nhưng gần đây đã lắp đầu đạn ghép nối tiếp để tiêu diệt xe tăng lắp giáp phản ứng nổ (ERA).

Hạn chế cơ bản của đạn pháo này là xạ thủ phải duy trì đường ngắm vào mục tiêu cho tới khi tên lửa chạm mục tiêu ở tầm xa, có thể tới 17 giây, với thời gian này mục tiêu có thể cơ động hoặc sử dụng biện pháp phòng vệ chủ động.

Tập đoàn NORINCO cũng đang giới thiệu đạn pháo 105 mm điều khiển bằng lade, ký hiệu GP2 và đạn pháo 125 mm GP7. Đạn pháo GP2 là đạn đơn khối có tầm bắn 5.000 m, trong khi đạn pháo GP7 gồm 2 phần, giống với đạn pháo tăng điều khiển bằng lade của Nga, có tầm bắn tương đương, sử dụng đầu đạn ghép nối tiếp HEAT để tiêu diệt mục tiêu lắp giáp phản ứng nổ.

1666753347532.png

1666753382799.png

Đạn pháo tăng 125 mm điều khiển bằng lade

Phòng thiết kế nhà nước Luchin của Ukraina đã phát triển một họ hoàn chỉnh đạn pháo điều khiển bằng lade với các cỡ đạn 125mm, 115mm, 105mm và 100mm. Trong đó đạn 105 mm đã bắn thành công trên pháo nòng xoắn 105 mm lắp trên tháp pháo 2 người John Cockerill Defense.

Pháp đang phát triển đạn pháo chính xác 120 mm cho xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc. Tuy nhiên lại đang chuyển hướng sang đạn cối 120 mm điều khiển bằng lade, do công ty Thales đảm nhận.

Tập đoàn công nghiệp hàng không Ixraen đã phát triển đạn pháo chống tăng tự dẫn bằng lade (LAHAT) có tầm bắn ít nhất 8.000 m với pháo 105 mm và pháo 120 mm.

Công ty Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ, chuyên chế tạo tên lửa, đang phát triển đạn pháo điều khiển bằng lade 120 mm Tanok sử dụng cho pháo tăng xe tăng chiến đấu chủ lực Altay, hiện đang sản xuất cho Bộ tư lệnh các lực lượng mặt đất Thổ Nhĩ Kỳ. Đạn pháo Tanok có chế độ tấn công trực tiếp hoặc tấn công từ nóc xe, tầm bắn tới 6 km và lắp đầu đạn ghép nối tiếp HEAT.

1666752937691.png

1666752956877.png

1666753061367.png

Đạn pháo điều khiển bằng lade 120 mm Tanok
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Sự phát triển của xe tăng và xe bọc thép của Lục quân Mỹ

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, quân đội Mỹ không còn địch thủ xứng tầm và đã trở thành lực lượng mặt đất hùng mạnh nhất thế giới, không chỉ có quy mô lớn về binh lính và trang thiết bị mà tính năng vũ khí kỹ thuật cũng luôn ở mức hàng đầu thế giới. Trong Chiến tranh vùng Vịnh, lực lượng thiết giáp của Mỹ mà đại diện là xe tăng chiến đấu chủ lực Ml A1 Abrams, xe chiến đấu bộ binh/kỵ binh M2/M3 Bradley, và xe tăng hạng nhẹ M551 Sheridan thậm chí đã đánh bại Lục quân Iraq đến mức không dám một chút ho he, chiến trường đã diễn ra tình thế một chiều. Sự áp đảo và vượt trội về tính năng kỹ thuật của các trang bị mặt đất là một trong những lý do quan trọng! Tuy nhiên, các vương giả trước đây rồi cũng phải già đi. Những loại xe tăng, xe bọc thép này đang dần già cỗi trong các cuộc chiến tranh cường độ cao của Lục quân Mỹ. Mặc dù vào đầu thế kỷ 21 đã có sự chuyển biến bởi xu hướng phát triển của dòng xe bọc thép bánh lốp Stryker, nhưng trong những năm gần đây Lục quân Mỹ đã phát hiện ra rằng, việc đánh chiếm thành trì vẫn phải dựa vào xe tăng và xe bọc thép bánh xích hạng nặng, do vậy Lục quân Mỹ đã triển khai một vòng thay máu mới đối với xe tăng và xe bọc thép.

1666779711930.png

1666779779830.png

Xe tăng chiến đấu chủ lực Ml A1 Abrams

1666779834394.png

1666780030320.png

Xe tăng hạng nhẹ M551 Sheridan

Xe tăng chiến đấu chủ lực kiểu mới

Vào năm 2020, Lục quân Mỹ đóng tại Hàn Quốc đã nhận được lô đầu tiên của mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 Abrams mới nhất - xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2C. Trong tương lai gần, dòng Abrams vẫn sẽ chiếm vị trí chủ lực tuyệt đối trong lực lượng thiết giáp của Mỹ.

1666780155611.png

1666780168737.png

Xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2C

Xe tăng chiến đấu chủ lực Ml Abrams khi mới ra đời không có gì nổi bật, ngay sau khi được đưa vào trang bị cho Lục quân đã bắt đầu được nâng cấp, nó được thay thế bằng pháo nòng trơn cao áp 120mm/dài gấp 44 lần cỡ, có thể bắn đạn xuyên giáp tách guốc cánh đuôi ổn định, với lõi đạn bằng hợp kim uranium nghèo. Đạn xuyên giáp đủ sức xuyên thủng giáp trước của tất cả các xe tăng đang hoạt động tại thời điểm đó. Xe tăng chiến đấu chủ lực Ml sau khi tân trang lại được đặt tên là M1A1, loại hình có lắp giáp uranium nghèo được gọi là M1A1HA. Sau Chiến tranh vùng Vịnh, Lục quân Mỹ lại cho ra mắt xe tăng chiến đấu chủ lực MlA2 với hiệu suất tốt hơn, lắp đặt hệ thống ngắm ngoại vi độc lập cho chỉ huy xe, lần đầu tiên có chức năng "săn-diệt". Kể từ đó, ngoại trừ Hải quân đánh bộ Mỹ vẫn sử dụng xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1HA, hầu hết các xe tăng chiến đấu chủ lực Ml của Lục quân đều bắt đầu nâng cấp lên MlA2, và đã trải qua 3 thế hệ dự án nâng cấp SEP, với hỏa lực, phòng hộ, tính cơ động đều được nâng cao hơn. Một số lượng lớn công nghệ mới được ứng dụng cho xe tăng Abrams đã cho phép nó luôn giữ vững vị trí dẫn đầu toàn cầu. Sự ra đời của nhiều thế hệ xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams đã được hưởng lợi từ sự phản hồi liên tục và ứng dụng kinh nghiệm của Lục quân Mỹ trong các cuộc chiến ở nước ngoài, khiến nó không chỉ đứng đầu trong danh sách xe tăng chiến đấu chủ lực trên thế giới mà còn là một trong những xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ ba của phương Tây bán chạy nhất ở nước ngoài. Dựa vào vị thế chính trị độc bá toàn cầu của mình, Mỹ đã đẩy mạnh tiêu thụ nhiều biến thể cải tiến khác nhau của loại xe tăng này cho các quốc gia, và nó cũng trở thành con bài chính trị của họ để làm chao đảo thế giới. Số tiền bán xe tăng này tiếp tục được trả lại cho quân đội Mỹ để nghiên cứu chế tạo và cải tiến xe tăng mới.

1666780257829.png

1666780350623.png


Phiên bản cải tiến mới nhất M1A2 SEP V3 sử dụng tên mới - M1A2C, thay vì sử dụng mã hậu tố dòng SEP V, để chỉ ra rằng đợt cải tiến và nâng cấp này là rất lớn. Vì lý do này, sau khi xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2C được đưa vào trang bị, nó đã được giới truyền thông quốc phòng nước ngoài tâng bốc là "mạnh nhất trên thế giới". Xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2C vẫn sử dụng pháo nòng trơn 120mm nhưng được trang bị đạn xuyên giáp tách guốc cánh đuôi ổn định uranium nghèo M829A4 mạnh mẽ hơn và đạn đa năng tiên tiến kỹ thuật số AMP mới. Loại đạn AMP này sẽ thay thế đạn nổ cao và đạn phá giáp, đơn giản hóa hệ thống bảo đảm đạn xe tăng, đồng thời nâng cao năng lực tấn công. Xe tăng cũng đã được thay thế bằng một trạm vũ khí điều khiển từ xa với tính năng tốt hơn và kích thước nhỏ hơn, nâng cao hơn nữa năng lực tác chiến đô thị.

1666780551735.png

1666780540204.png

Đạn M829A4

Đồng thời, hệ thống điều khiển hỏa lực cũng được nâng cấp, thay thế hệ thống ngắm hồng ngoại nhìn trước dải tần kép với sóng trung/sóng dài thế hệ ba nhằm nâng cao khả năng quan sát và ngắm bắn trong các trận chiến ban đêm và dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Về mặt phòng hộ, cả hai bên tháp pháo xe tăng MlA2C đều được trang bị hệ thống phòng hộ chủ động Trophy của Israel. Hệ thống này có thể tiêu diệt tên lửa đang bay tới và có tỷ lệ đánh chặn thành công cao. Một bộ gây nhiễu tín hiệu thiết bị nổ đơn giản (IED) cũng được lắp đặt trên tháp pháo, có thể chặn tín hiệu liên lạc IED phát nổ bằng điều khiển vô tuyến từ xa trong một phạm vi nhất định, nâng cao khả năng chống IED. Các thiết bị này có thể dễ dàng lắp đặt hoặc tháo rời và là thiết bị tùy chọn trên tuyến đầu. Về mặt thông tin, thông qua việc lắp đặt phương tiện chỉ huy tác chiến chung, hệ thống vô tuyến chiến thuật chung và bản đồ di động kỹ thuật số GPS mới, xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2C có thể kết nối mạng với các thiết bị đầu cuối liên lạc của bộ binh và các binh chủng khác để chia sẻ thông tin, đáp ứng yêu cầu về khả năng tương tác lẫn nhau của chỉ huy đội tác chiến cấp lữ đoàn. Ngoài ra, máy phát điện phụ cũng được nâng cấp, cải tiến hệ thống quản lý điện năng nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho toàn bộ xe.

1666780611419.png

1666780651823.png

1666780669696.png

1666780689267.png

1666780734941.png

............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Từ xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 đến xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2C, Lục quân Mỹ đã liên tục khai thác tiềm năng của loại xe tăng chiến đấu chủ lực này thông qua dự án nâng cấp SEP để duy trì vị trí hàng đầu trong các loại xe tăng chiến đấu chủ lực trên thế giới. Nhưng dẫn đầu không có nghĩa là "số một". Hiện tại, xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 của Nga, xe tăng chiến đấu chủ lực 99A của Trung Quốc và các xe tăng chiến đấu chủ lực khác thuộc khối NATO như Leopard-2A7, Challenger-2, đều có những "tuyệt chiêu" riêng. Hơn nữa, còn không ngừng được cải tiến và nâng cấp, về khả năng phòng hộ, hỏa lực, nhận biết tình hình và thông tin hóa, đều không hề tụt hậu so với xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2C. Do đó, gọi M1A2C là "mạnh nhất trên thế giới" có lẽ không thuyết phục, và không thể dựa vào loại xe tăng cải tiến này để duy trì ưu thế về kỹ thuật xe tăng. Vì vậy, khi đối mặt với các loại xe tăng đang hoạt động của Trung Quốc, Nga và châu Âu, cũng như các loại xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo đã được phát triển bí mật hoặc công khai, Lục quân Mỹ đang đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo và thăm dò xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ tư. Sau Chiến tranh Lạnh, Lục quân Mỹ kỳ thực đã nhiều lần cố gắng phát triển một thế hệ xe tăng chiến đấu chủ lực mới, nhưng cuối cùng do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như thời gian dự kiến liên tục thay đổi và phân bổ ngân sách quốc phòng bị cắt giảm nên nó đã không đạt được kết quả.

1666956412615.png

1666956436405.png

1666956456103.png

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 của Nga

1666956503382.png

1666956516183.png

1666956585435.png

Xe tăng chiến đấu chủ lực 99A của Trung Quốc

1666956621511.png

1666956640125.png

1666956665328.png

Xe tăng Leopard-2A7

Vào đầu tháng 11/2020, Lục quân Mỹ đã đưa ra một loạt các bức ảnh được mã hóa. Trong số các mẫu xe tăng đang được biên chế, có 3 mẫu xe tăng được mã hóa rất chặt chẽ, được coi là phương án khái niệm "xe tăng tùy chọn có người lái" (OMT) thế hệ tiếp theo của Lục quân Mỹ. 3 phương án lần lượt là "Biến thể 1" 54,9 tấn, "Biến thể 2" 59,9 tấn và "Biến thể 3" 64,9 tấn. Trước đây, quan điểm chủ đạo của Lục quân Mỹ đối với xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 4 là, giảm trọng lượng của xe tăng tương lai xuống còn từ 30 ~ 40 tấn trên cơ sở đảm bảo đủ các chỉ số phòng hộ, đồng thời sử dụng các phương tiện không người lái như máy bay không người lái để mở rộng phạm vi nhận biết chiến trường, đồng thời sử dụng các loại đạn thông minh như tên lửa hành trình để mở rộng phạm vi tấn công của xe tăng. Tuy nhiên, các loại xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo đang phát triển của các nước vẫn có trọng lượng lớn, chưa cần nhắc đến xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 của Nga, mà với pháo tăng 135mm do Pháp và Đức phát triển, nếu chúng được áp dụng cho xe tăng chiến đấu chủ lực, e rằng trọng lượng của xe sẽ lập tức tăng lên hơn 65 tấn. Trọng lượng chiến đấu đầy đủ lớn còn bao gồm khả năng phòng hộ áo giáp tốt. Ngay cả khi việc thông tin hóa đang chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong thiết kế xe tăng, thì việc làm thế nào để đảm bảo rằng giáp xe tăng không bị xuyên thủng bởi các tên lửa, đạn phản lực xuất quỉ nhập thần, và cuối cùng còn bị rơi vào "cuộc đấu giáp-đạn" với cứng đối cứng, trọng tải lớn đã trở thành một xu thế tất yếu.

1666956731751.png

3 phương án khái niệm "xe tăng tùy chọn có người lái" (OMT) của lục quân Mỹ

Cách đây không lâu, những phương án xe tăng mới được thiết kế lại này cuối cùng đã lộ diện. Trong đó có loại tương tự như xe tăng Merkava với động cơ đặt phía trước và tháp pháo phía sau. Nhưng nhìn kỹ hơn, khoang động cơ của nó vẫn nằm ở phía sau, trong khi phía trước thân xe có hai nắp đạy và cửa sổ quan sát. Trên tháp pháo mặc dù có một trạm vũ khí, nhưng không có nắp đậy và cửa sổ quan sát.

1666956930249.png

1666957014023.png

Xe tăng Merkava

Vì vậy, chúng ta có thể mạnh dạn đoán rằng, loại xe tăng này có khả năng là xe tăng hai người lái. Tháp pháo lớn này dường như là một tháp pháo điều khiển từ xa hoàn toàn, tương tự như xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 của Nga. Chỉ có điều, so với kiểu bố trí chặt chẽ cả ba người đều ngồi trong thùng xe, chiếc xe tăng này sử dụng cách bố trí hai người. Trong phương án thứ hai, các thành viên kíp chiến đấu được bố trí bên trong thùng xe dưới tháp pháo, không gian chính của tháp pháo thiết kế pháo và đạn dược. Đây có thể là một phương án xe tăng ba người, loại bỏ người nạp đạn và chỉ có một pháo thủ trong buồng chiến đấu bên dưới tháp pháo. Phương án thứ ba là phương án xe tăng bốn người truyền thống hơn. Hình dáng bên ngoài rất giống với kiểu kiểm chứng xe tăng chiến đấu chủ lực Ml A3 từng xuất hiện trước đây. Tuy nhiên, chiếc xe này cũng có hai người ngồi trong thùng xe. Trên đỉnh tháp pháo có hai bộ nắp đậy và kính ngắm-quan sát, hiển nhiên là trong tháp pháo có 2 người.

1666957081224.png


Những chiếc xe tăng này sẽ như thế nào trong tương lai? Chúng ta vẫn chưa thể biết, nhưng điều chắc chắn là Mỹ đã đưa việc phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 4 vào chương trình nghị sự. Tuy nhiên, do nhu cầu chiến đấu của xe tăng không cấp thiết và ngân sách quốc phòng đang bị thu hẹp, Lục quân Mỹ tạm thời sẽ không thay thế xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams với qui mô lớn. Như cái gọi là "ba năm mới, ba năm cũ, ba năm chắp vá", những chiếc Abrams cũ sẽ phải chinh chiến trên chiến trường trong nhiều thập kỷ vì tham vọng của Mỹ. Nếu muốn xem xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ tư của Lục quân Mỹ, có lẽ sẽ còn phải đợi một thời gian.

1666957177075.png

1666957149980.png

Mẫu tăng Abrams X

..................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Dự án xe tăng hạng nhẹ cạnh tranh kịch liệt

Hiện tại, Lục quân Mỹ đang chuẩn bị tiến hành chương trình "Binh sĩ đánh giá xe chiến đấu" (SVA) trên nguyên mẫu của dự án xe tăng hạng nhẹ "Hỏa lực phòng hộ cơ động" (MPF) do BAE Systems và General Dynamics Land Systems đệ trình. Việc đánh giá sẽ được thực hiện tại Fort Bragg, Bắc Carolina vào tháng 1 năm 2021 và sẽ tiếp tục cho đến tháng 6 năm 2021. Trên cơ sở này, vào năm 2022, Lục quân sẽ chọn ra người chiến thắng trong số hai xe tăng hạng nhẹ và giành được hợp đồng sản xuất cho dự án xe tăng hạng nhẹ MPF. Đơn đặt hàng đợt đầu tiên sẽ được ban hành vào năm tài chính 2025. Lục quân Mỹ có kế hoạch ban đầu mua 26 xe tăng hạng nhẹ kiểu mới và bảo lưu kế hoạch đặt hàng 28 xe mới, cải tạo 8 xe nguyên mẫu. Nếu kế hoạch không thay đổi, cuối cùng sẽ đặt mua 504 xe tăng hạng nhẹ MPF làm phương tiện hỗ trợ hỏa lực ngắm bắn trực tiếp dã chiến cơ động cao cho "Đội chiến đấu cấp lữ đoàn bộ binh" (IBCT) trong tương lai.

1667009721711.png

1667009751200.png

1667009774151.png

Xe tăng hạng nhẹ thuộc dự án MPF

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã liên tiếp phát triển nhiều loại xe tăng hạng nhẹ và xe tăng đổ bộ đường không, nhưng với việc loại biên xe tăng hạng nhẹ M41 và đưa vào biên chế thế hệ xe tăng chiến đấu chủ lực mới của Mỹ, sau năm 1978 chỉ có Sư đoàn Đổ bộ đường không 82 của Lục quân vẫn giữ lại xe tăng đường không M551. Năm 1981, quân đội Mỹ đã hợp nhất Chương trình xe tăng hạng nhẹ cơ động cao của Lục quân với Chương trình pháo phòng hộ cơ động của Hải quân đánh bộ để tạo thành một hệ thống pháo phòng hộ di động mới. Sau đó, với sự rút lui của Hải quân đánh bộ, năm 1984, Lục quân đã độc lập triển khai chương trình hệ thống vũ khí thiết giáp hạng nhẹ cận chiến, vào năm 1985, chương trình này được đổi tên thành chương trình "Hệ thống pháo binh thiết giáp".

1667009903506.png

1667010031784.png

1667010073798.png

Xe tăng hạng nhẹ M-41

1667010110616.png

1667010121092.png

1667010140353.png

Xe tăng đường không M551


Sau khi được nhiều công ty đấu thầu, cuối cùng vào tháng 6 năm 1992, Lục quân Mỹ đã lựa chọn kế hoạch của FMC, được gọi là Hệ thống pháo thiết giáp hạng nhẹ XM8 Buford (AGS). Tuy nhiên, do sự điều chỉnh mạnh mẽ trong chiến lược quân sự của Mỹ sau Chiến tranh vùng Vịnh, chi tiêu quân sự giảm mạnh và toàn bộ kế hoạch phát triển bị chậm tiến độ, XM8 đã bị Lục quân Mỹ chấm dứt hoạt động sau khi phát triển và sản xuất 6 mẫu xe nguyên mẫu. Kể từ đó, Lục quân Mỹ chuyển sang theo đuổi định hướng nhẹ hóa lực lượng thiết giáp, và Lữ đoàn Stryker, được trang bị một số lượng lớn xe bọc thép bánh lốp, đã từng trở thành con cưng. Tuy nhiên, với sự gia tăng của các loại vũ khí chống tăng vác vai cá nhân tiên tiến, sức phòng hộ của những chiếc xe bọc thép bánh lốp Stryker này rất dễ bị tổn thương, và điểm yếu về khả năng cơ động địa hình của xe bánh lốp kém hơn so với xe tăng bánh xích đã một lần nữa được khẳng định.

1667010238477.png

1667010259547.png

1667010335648.png

1667010345592.png

Xe bọc thép bánh lốp Stryker

.............
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
(Tiếp)

Trong bối cảnh đó, Lục quân Mỹ đã đưa ra chương trình "Hỏa lực phòng hộ cơ động", với mục đích cung cấp cho Lục quân Mỹ một loại xe tăng hạng nhẹ có thể cơ động tầm xa theo sau lực lượng hạng trung và hạng nhẹ. Lục quân Mỹ yêu cầu trọng lượng của xe tăng hạng nhẹ mới không được vượt quá 40 tấn, để đảm bảo rằng một chiếc máy bay vận tải C-17 có thể chở hai chiếc xe này cùng một lúc. Để đạt được mục tiêu này, một số doanh nghiệp phòng vụ trang bị mặt đất đã đệ xuất phương án của riêng họ. Năm 2018, các giải pháp của hãng BAE Systems và General Dynamics Ground Systems đã bước vào giai đoạn sản xuất và thử nghiệm xe nguyên mẫu.

1667012865034.png

1667012836343.png

1667012822524.png

Dự án Thunderbolt

Trên thực tế, phương án của hai hãng trên không có gì mới. Đề xuất do BAE Systems đệ trình được phát triển dựa trên hệ thống pháo thiết giáp hạng nhẹ XM8 vốn đang bị đình trệ, Công ty này đã lắp đặt pháo tăng XM-291 120mm cho XM8 vào năm 2000, trở thành hệ thống pháo di động thiết giáp Thunderbolt, nhưng vẫn bị thất bại trên thị trường. Tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Lục quân Mỹ vào tháng 10 năm 2015, BAE Systems đã dẫn đầu trong việc trưng bày hệ thống xe tăng viễn chinh hạng nhẹ, bao gồm hệ thống pháo thiết giáp M8 cải tiến, một túi đựng dù và dù dùng cho thả đường không. Toàn bộ hệ thống có thể thả từ trên không thông qua máy bay vận tải chiến thuật C -130 Hercules, máy bay vận tải C-17 có thể chở theo 3 bộ. Xe tăng viễn chinh hạng nhẹ M8 có một pháo rãnh xoắn độ giật thấp M35 105mm cải tiến với bộ nạp đạn tự động. Tốc độ bắn có thể đạt 12 phát/phút. Khi phóng đạn xuyên giáp tách guốc cánh đuôi ổn định mới, nó có thể xuyên thủng giáp chính của xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 trong phạm vi 2.000 mét. Động cơ là loại diesel DF2 công suất 580 mã lực đặt phía sau, bánh xích cao su mới được lắp đặt cũng giúp xe có khả năng vượt nhanh hơn. M8 vẫn sử dụng bộ phòng hộ mô-đun ba cấp độ để đối phó với các mức độ khác nhau của các mối đe dọa chiến trường. Công nghệ thả đường không trang bị hạng nặng mới được Lục quân Mỹ áp dụng trong những năm gần đây có thể thả một vật thể nặng 27,2 tấn, vượt quá trọng lượng chiến đấu đầy đủ của xe tăng viễn chinh hạng nhẹ tiêu chuẩn phòng hộ ba cấp, có nghĩa là có thể thả được xe tăng tiêu chuẩn phòng hộ cao nhất. Do xe này sử dụng máy lắp đạn tự động nên kíp lái chỉ có 3 người.

1667012956218.png

1667013071571.png

1667013134115.png

1667013169602.png

Tăng XM8

So với xe tăng viễn chinh hạng nhẹ M8 đã tương đối hoàn thiện, General Dynamics Land Systems không hề kém cạnh. Sau khi ngửi thấy hơi thở hồi sinh của những chiếc xe tăng hạng nhẹ trong Lục quân Mỹ, tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Lục quân Mỹ năm 2016, họ đã trưng bày mẫu xe ý tưởng xe tăng hạng nhẹ Griffin-1 và vào năm 2018, nó đã được tái phát triển với chiếc xe tăng hạng nhẹ Griffin-2. Chiếc xe tăng trình diễn đã tham gia đấu thầu MPF và lọt vào vòng chung kết. Kế hoạch của General Dynamics sẽ tiến hành cải tiến hoàn thiện trên cơ sở Griffin-2. Tình hình hiện tại là, xe bố trí 4 chỗ ngồi và sử dụng pháo rãnh xoắn 105mm M35 độ giật thấp như M8, nhưng lại không được trang bị bộ nạp đạn tự động. Khung gầm của xe là phiên bản cải tiến của xe chiến đấu bộ binh hạng nặng Ajax của hãng. Nguyên mẫu của xe lấy từ xe chiến đấu bộ binh ASCOD do Áo và Tây Ban Nha phát triển vào những năm 1980, hiện đã được Lục quân Anh lựa chọn. Vì là khung gầm xe chiến đấu bộ binh nên nó sử dụng hệ thống truyền lực phía trước, ống xả phía sau, bộ chiến đấu của tháp pháo bố trí ở giữa và phía sau xe, xe được trang bị hệ thống treo thủy lực trục khuỷu Horstmann, có thể đảm bảo cho xe chiến đấu có đủ khả năng di chuyển trên đường địa hình và khả năng phòng hộ phía trước.

1667013507153.png

1667013661976.png

Xe tăng hạng nhẹ Griffin-2

Tháp pháo của xe tăng Griffin-2 tương tự như phiên bản thu gọn của tháp pháo xe tăng chiến đấu chủ lực Ml A2. Nó được làm bằng hợp kim nhôm nhẹ. Cả tháp pháo và thân xe đều được treo thêm giáp phụ. Mặt trước và hai bên của tháp pháo còn được lắp hộp đồ dự trữ, từ đó ngẫu nhiên nâng cao khả năng phòng hộ đối với đầu đạn phá giáp dùng thuốc nổ định hình. Hệ thống điều khiển hỏa lực là điểm nổi bật của phương án hệ thống động lực thông dụng. Thiết bị cùng loại của xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 được nâng cấp và cấy ghép cho xe tăng hạng nhẹ. Pháo thủ sử dụng "kính ngắm pháo thủ chính" do Raytheon và DRS cùng phát triển. Chỉ huy xe sử dụng hệ thống ngắm bắn ổn định tiên tiến đã được mô-đun hóa của hãng Safran, Pháp, được tích hợp hệ thống hồng ngoại nhìn trước cải tiến thế hệ thứ ba của Raytheon, có khả năng quan sát và ngắm bắn tốt vào ban đêm. Ngoài ra, ở phía trước và phía sau thùng xe còn được trang bị bộ tăng cường tầm nhìn cho lái xe DVE-W mới, với trường nhìn rộng 107 độ, có thể nâng cao hiệu quả khả năng nhận biết tình hình của xe. Để chống lại các mối đe dọa từ các tay súng bắn tỉa và xạ thủ chống tăng trong tác chiến đô thị, phía sau tháp pháo được lắp đặt các cảm biến âm thanh của Pháp, có thể phát hiện nguồn âm thanh bắn ra như âm thanh súng bắn tỉa và súng phóng rocket chống tăng. Nguồn âm thanh phát hiện được sẽ được hiển thị trên màn hình và sau đó tháp pháo hoặc trạm vũ khí sẽ tự động chuyển sang vị trí bị đe dọa để phản công.

1667013563948.png

1667013576778.png


.................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tuy nhiên, so với khả năng đổ bộ đường không của xe tăng viễn chinh hạng nhẹ M8, General Dynamics đã phát triển một kế hoạch dựa trên Griffin-2 có tổng trọng lượng chiến đấu hơn 34 tấn, điều này đã phá vỡ giới hạn của công nghệ đổ bộ đường không hạng nặng, nên nó không có khả năng đổ bộ đường không. Hơn nữa, do kích thước lớn nên nó chỉ có thể xếp được 2 chiếc trong máy bay vận tải C-17. Tuy nhiên, xem xét từ việc đơn vị chủ yếu được trang bị trong tương lai là "Đội chiến đấu cấp lữ đoàn bộ binh" của Lục quân thay vì Sư đoàn đổ bộ đường không 82, vì thế nó sẽ không mất quá nhiều điểm khi không có khả năng đổ bộ đường không, và kíp lái 4 người cũng phù hợp với thói quen biên chế kíp xe tăng Mỹ trên chiến trường. Còn với kíp xe 3 người của xe tăng viễn chinh hạng nhẹ M8 lại không quen thuộc với lính xe tăng Mỹ.

1667096628484.png

1667096819551.png

Xe tăng hạng nhẹ Griffin-2

Là xe tăng hạng nhẹ có tổng trọng lượng chiến đấu hạn chế ở 40 tấn, mặc dù cả hai giải pháp đều có khả năng lắp giáp mô-đun, nhưng nếu chỉ dựa vào loại giáp của bản thân, chúng khó có thể chống chọi được với mối đe dọa chống tăng ngày càng gay gắt trên chiến trường. Do đó, trong giai đoạn thử nghiệm và cải tiến tiếp theo, nhiều khả năng nó sẽ được trang bị hệ thống phòng hộ chủ động. Đồng thời, hiện tại cả hai nguyên mẫu đều được trang bị pháo rãnh xoắn 105mm, đối mặt với các loại xe tăng chiến đấu chủ lực mới như T-14, loại pháo này không tạo ra nhiều mối đe dọa, vì vậy trong tương lai Lục quân Mỹ có thể cân nhắc thay thế bằng loại pháo nòng trơn 120mm. Bản thân M8 đã từng được trang bị pháo nòng trơn XM-291 120mm, và Griffin-2 với trọng lượng chiến đấu lớn hơn cũng có khả năng này. Việc thay đổi pháo có thể làm tăng đáng kể hỏa lực của xe tăng, không chỉ khiến nó trở nên có sức chiến đấu mạnh mẽ hơn khi đối mặt với xe tăng chiến đấu chủ lực kiểu mới, mà còn có thể phóng ra các loại đạn đa năng mạnh hơn, có khả năng thích ứng chiến trường mạnh hơn.

1667096991771.png

1667097055250.png

Pháo nòng trơn XM-291 120mm trên xe tăng hạng nhẹ M8

Xe chiến đấu bộ binh với pháo chính uy lực lớn

Là người bạn đồng hành cũ của xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams, dòng xe chiến đấu M2/M3 Bradley cũng là loại xe bọc thép quan trọng của Lục quân Mỹ. Vào tháng 10 năm 2020, Bộ Chỉ huy Thử nghiệm tác chiến Lục quân Mỹ (OTC) đóng tại Fort Hood, Texas, bắt đầu thử nghiệm xe chiến đấu bộ binh M2A4 Bradley mới nhất. Những người kiểm nghiệm đến từ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Kỵ binh 12, Đội chiến đấu Lữ đoàn Thiết giáp 3, Sư đoàn Kỵ binh 1 của Lục quân Mỹ. M2A4 được thử nghiệm lần này là mẫu xe mới nhất trong gia đình xe chiến đấu bộ binh Bradley, được trang bị giáp phản ứng nổ BRAT A2 và BRAT II mới. Lục quân Mỹ tuyên bố, những cải tiến mới sẽ nâng cao khả năng tác chiến của xe chiến đấu bộ binh Bradley trong 20 năm tới. Ngay cả khi đối mặt với nhiều mẫu xe chiến đấu bộ binh mới được Nga và châu Âu tung ra trong những năm gần đây, lão binh Bradley vẫn dẫn đầu trong lĩnh vực xe chiến đấu bộ binh.

1667097152274.png

1667097208400.png

Xe chiến đấu M2/M3 Bradley

1667097280398.png

1667097317258.png

1667097345033.png

Xe chiến đấu bộ binh M2A4 Bradley

Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley được hoàn thiện và đưa vào sản xuất năm 1980, được trang bị cho Lục quân Mỹ vào năm 1983. Cùng phát triển còn có xe chiến đấu kỵ binh M3 Bradley được gọi là xe trinh sát bọc thép. Trong Chiến tranh vùng Vịnh, phương tiện này đã dựa vào hệ thống ngắm-quan sát điều khiển hỏa lực ban ngày và ban đêm chất lượng tốt để trợ giúp xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 tấn công xe tăng của Lục quân Iraq trên sa mạc cát vàng. Tên lửa chống tăng Tow của loại xe này cũng có thể dễ dàng tiêu diệt xe tăng Iraq, pháo tự động kiểu băng tải 25mm Serpent không gặp vấn đề về phá vỡ lớp giáp của xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2! Sau đó, Lục quân Mỹ càng coi trọng hơn với xe chiến đấu bộ binh M2 và thực hiện nhiều đợt cải tiến cho đến khi phát triển ra loại xe chiến đấu bộ binh M2 A4 hiện tại.

...............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Vào năm 2012, Lục quân Mỹ bắt đầu chương trình "Đề án thay đổi kỹ thuật" (ECP). M2A4 ECP bao gồm các cải tiến ECP 1 và ECP 2. Nội dung cải tiến của ECP 1 là các nâng cấp bánh xích và hệ thống treo, trong khi ECP 2 là các cải tiến về tính di động và hiệu suất mạng. Lục quân Mỹ ban đầu dự định tiếp tục với dự án nâng cấp ECP 2b mới, sau này được gọi là xe chiến đấu bộ binh M2A5. Những cải tiến bao gồm việc thay thế máy ảnh nhiệt hệ thống hồng ngoại nhìn trước cải tiến thế hệ thứ ba (I-FLIR), thay thế tháp pháo mới cho pháo chính, thân xe mới lớn hơn, v.v… Nhưng vào năm 2018, Lục quân Mỹ đã quyết định hủy bỏ kế hoạch nâng cấp M2 A5 và thay vào đó tập trung vào dự án "Xe chiến đấu tùy chọn có người lái" (OMFV) của Xe chiến đấu thế hệ tiếp theo (NGCV). Nhìn từ góc độ này, M2A4 rất có khả năng trở thành loại xe chiến đấu bộ binh Bradley cuối cùng.

1667122698782.png

1667122592118.png

1667122658087.png

M2A4 bradley

Xe chiến đấu bộ binh M2A4 Bradley được trang bị động cơ diesel Cummins VTA903E-T675 8 xi-lanh thẳng hàng 675 mã lực mới, thay thế cho động cơ 600 mã lực trước đây. Vấn đề nguồn điện đã được cải thiện hơn nữa, cho phép xe chiến đấu bộ binh M2A4 lắp đặt hệ thống phòng hộ chủ động sát thương cứng Tekken mới. Do vấn đề về nguồn điện, các loại hình trước đó, bao gồm cả A3, đều không thể vận hành hệ thống phòng hộ chủ động Tekken IFLD hoạt động bình thường. Bánh xích cao su ghim kép T161 mới được sử dụng để thay thế cho bánh xích ghim đơn T157i cũ, hệ thống treo thanh xoắn chịu tải nặng được cải tiến, cải thiện hiệu suất của hệ thống làm mát và tản nhiệt. Xe chiến đấu bộ binh M2A4 được trang bị công nghệ DRS "bộ tăng cường tầm nhìn lái xe trường nhìn rộng" (DVE-W), lắp thêm hệ thống gây nhiễu IED mới và nâng cấp thiết bị gây nhiễu điện tử CREW Duke V3 để chống lại các thiết bị nổ đơn giản khác nhau. Về hệ thống điều khiển hỏa lực, nó duy trì khả năng điều khiển hỏa lực "săn-diệt" giống như như M2A3, bao gồm "Hệ thống thu chặn mục tiêu Bradley cải tiến" (IBAS) của pháo thủ và "Thiết bị quan sát độc lập của pháo thủ" (CIV), đã nâng cấp “Phương tiện chỉ huy chiến đấu liên hợp” (JBC-P) thế hệ tiếp theo của Lục quân Mỹ tích hợp loạt hệ thống máy tính trên xe (MFoCS) và “Hệ thống theo dõi quân xanh thế hệ hai” (BFT-2). Chiếc xe này đã kế thừa các thành phần nâng cấp tăng cường khả năng sống sót mà M2A3 sở hữu, đã lắp đặt "giáp phản ứng Bradley" (BRAT), tổ hợp của nó bao gồm bộ giáp BRAT A2 và BRAT 2, v.v., được lắp thêm hệ thống phòng hộ chủ động sát thương cứng Tekken IFLD. Trong tương lai sẽ nâng cấp "Phương án giáp chống mìn tạm thời" (UBIS), cải tiến vấn đề chống mìn vốn đã phải đối mặt từ thời Iraq. Sau khi lắp bộ giáp BRAT, xe chiến đấu bộ binh M2A4 Bradley có tổng trọng lượng chiến đấu 36,2 tấn, tương đương với cấp độ của xe tăng hạng trung. Tháp pháo của xe vẫn được trang bị pháo 25mm M242 Serpent và bệ 2 ống phóng tên lửa Tow, kíp xe gồm tổ lái 3 người và 7 bộ binh theo xe. Tốc độ tối đa của xe là 66 km/h.

1667122883842.png

1667123123608.png


Những cải tiến này có thể khiến “cây cổ thụ” Bradley trẻ lại. Tuy nhiên, trước các loại xe chiến đấu bộ binh hạng nặng của Nga vốn đã được áp dụng rộng rãi pháo tự động 57mm, Bradley vẫn sử dụng pháo tự động 25mm, do đó về hỏa lực có vẻ yếu kém hơn hẳn. Việc nâng cấp hỏa lực của xe chiến đấu bộ binh Mỹ đã trở nên cấp thiết! Tại buổi giao lưu Hiệp hội Lục quân Mỹ (AUSA) năm 2019, lần đầu tiên Northrop Grumman đã trưng bày công khai loại pháo tự động XM913 50mm "Serpent kiểu tăng cường". Loại pháo này đang trong giai đoạn phát triển và là hệ thống pháo cỡ trung được thiết kế cho xe chiến đấu bộ binh thế hệ tiếp theo của Lục quân Mỹ. Pháo tự động XM913 50mm do Bộ Chỉ huy Phát triển khả năng tác chiến của Lục quân Mỹ và Hệ thống vũ khí của Northrop Grumman hợp tác thiết kế, nó đã được tích hợp vào nguyên mẫu xe chiến đấu bộ binh Griffin-3.

1667123210441.png

1667123244361.png

Xe chiến đấu bộ binh Griffin-3

Theo thông tin công khai, pháo XM913 50mm có chiều dài nòng là 117,6 inch (2,987 mét), tương đương với 60 lần cỡ nòng, Northrop Grumman tuyên bố rằng, pháo XM913 50mm có tầm bắn hiệu quả 4 km, sẽ được phối trang bị với lựu đạn nổ cao, có thể lập trình đạn nổ rỗng và đạn xuyên giáp tách guốc cánh đuôi ổn định. Pháo tự động XM913 50mm sử dụng động lực năng lượng ngoài, tốc độ bắn từ 600 đến 200 phát/phút. Nó bắn đạn pháo 50 x 228 với đường kính đầu đạn là 50mm và chiều dài đầu đạn là 228mm. Trọng lượng đầu đạn gấp sáu lần đạn pháo cỡ nòng 25mm, sức sát thương gấp 10 lần, có thể tạo nên sức phá hoại mục tiêu của địch với độ chính xác cao hơn và lực sát thương mạnh hơn. Pháo XM913 50mm được biết đến là một trong những hệ thống vũ khí cỡ trung mạnh nhất được phát triển cho xe bọc thép trong lịch sử, và nó không hề yếu hơn so với pháo tự động 57mm của Nga. Tầm bắn và uy lực của pháo này đã được tăng lên đáng kể, nó có thể tiêu diệt hiệu quả các công sự và mục tiêu bọc thép của đối phương. Đồng thời, nó làm cho các công sự truyền thống như boongke và chiến hào cũng không còn an toàn, trong tác chiến đô thị uy lực sát thương của nó đối với các mục tiêu lại càng mạnh hơn. Ngoài ra, khả năng phòng không do các khẩu pháo tự động cỡ lớn mang lại đã đe dọa nghiêm trọng đến các máy bay không người lái nhỏ tầm thấp phổ biến trên chiến trường, giải tỏa sự bất lực cho lực lượng mặt đất.

1667123376040.png

1667123548046.png

1667123492137.png

Pháo tự động XM913 50mm

Khi đã có pháo tự động 50mm, việc nghiên cứu chế tạo xe chiến đấu bộ binh thế hệ tiếp theo cũng đã bước vào giai đoạn thực chất. Năm 2018, General Dynamics Ground Systems đã cho ra mắt mẫu nghiệm chứng xe chiến đấu bộ binh Griffin-3, nó giống với dòng xe chiến đấu Griffin và có ngoại hình hiện đại. Ngoài pháo chính sử dụng pháo tự động 50mm, trên đỉnh tháp pháo còn bố trí một trạm vũ khí điều khiển từ xa súng máy 12,7mm, mặt trước bên trái của đỉnh tháp pháo có hệ thống ngắm ngoại vi của chỉ huy xe, được tích hợp hệ thống quang điện, hồng ngoại và ảnh nhiệt. Ở chính diện tháp pháo có một hệ thống ngắm bắn phía trước dành cho pháo thủ. Ngoài ra, trên đỉnh tháp pháo còn có một dàn phóng nhiều nòng, được sử dụng để phóng các máy bay không người lái cỡ nhỏ và đạn hành trình. Bên hông được tích hợp hệ thống phòng hộ chủ động Iron Fist của Israel, có thể bắn hạ tên lửa chống tăng đang lao tới và các loại vũ khí chống tăng bộ binh vác vai khác. Máy phóng lựu khói đi kèm có thể che giấu vị trí của xe tăng trong khi giao đấu. Thiết kế không người lái của tháp pháo có nghĩa là xe chiến đấu bộ binh có thể chỉ cần kíp lái 2 người, tối đa hóa không gian bên trong thân xe để đáp ứng các chức năng khác. Toàn bộ thân xe chiến đấu bộ binh này cũng được trang bị một áo giáp decal. Lớp giáp bổ sung hình lục giác dày đặc được phân bổ trên giáp chính, càng làm giảm đặc tính hồng ngoại của xe chiến đấu bộ binh này. Đồng thời, giải pháp xé lẻ màu sắc lớp ngụy trang cũng có lợi cho các hoạt động gây nhiễu sự quan sát và đo xa của đối phương.

1667123707743.png

1667123786997.png


Hiện tại, xe chiến đấu bộ binh Griffin-3 vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nếu Lục quân Mỹ lựa chọn xe tăng Griffin-2 trong cuộc đấu thầu xe tăng hạng nhẹ, nhiều khả năng họ sẽ tiếp tục mua Griffin-3, như vậy có thể đáp ứng yêu cầu thông dụng hóa ở mức độ lớn nhất.

................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Xe vận chuyển bọc thép cũ với bộ mặt mới

Trong số tất cả các xe chiến đấu bọc thép của Lục quân Mỹ, xe bọc thép chở quân bánh xích là loại phương tiện chiến đấu rẻ nhất và được trang bị nhiều nhất, có tiếng là "taxi chiến trường". Vào ngày 31/8/2020, nhà máy công nghiệp quốc phòng York của BAE Systems ở Pennsylvania, Mỹ đã hoàn thành việc lắp ráp và sản xuất xe bọc thép chở quân bánh xích AMPV được sản xuất hàng loạt đầu tiên, và chính thức giao nó cho Lục quân Mỹ vào ngày 2 tháng 9, mở đầu cho sự thay thế "taxi chiến trường" của Lục quân Mỹ. Theo kế hoạch, xe bọc thép AMPV sẽ thay thế hoàn toàn dòng xe bọc thép chở quân M113 và nhiều biến thể khác hiện vẫn được Lục quân Mỹ sử dụng, đồng thời đảm nhận nhiều nhiệm vụ như chỉ huy chiến trường, hỗ trợ hỏa lực, bảo đảm hậu cần và hỗ trợ y tế của lực lượng cơ giới, thông qua phát triển các họ tộc xe. Nó cùng với xe tăng chiến đấu chủ lực MlA2C Abrams và xe chiến đấu bộ binh M2A4 Bradley, đã trở thành một bộ phận quan trọng của cụm mặt đất hạng nặng.

1667181574287.png

1667181601008.png

1667181665710.png

Xe bọc thép AMPV

AMPV tên đầy đủ là “xe bọc thép đa năng”, đây là kế hoạch phát triển xe bọc thép quan trọng nhất của Lục quân Mỹ trong gần mười năm qua, nhằm thay thế hoàn toàn dòng xe bọc thép M113. M113 là xe bọc thép chở quân bánh xích được sử dụng rộng rãi nhất và được trang bị lâu nhất ở các nước phương Tây. Nó được sử dụng ở gần 50 quốc gia và khu vực. Tổng số xe được sản xuất và cấp phép sản xuất vượt quá 75.000 chiếc. Riêng Lục quân Mỹ có hơn 24.000 xe. Những chiếc xe bọc thép được phát triển và sản xuất trong những năm 1960 đã không ngừng chiến đấu vì lợi ích của Mỹ trong rừng rậm Việt Nam và sa mạc ở Trung Đông, nhưng chúng cũng bộc lộ những vấn đề như giáp mỏng, hỏa lực yếu và độ thoải mái kém khi đi xe. Một số lượng lớn xe bọc thép M113 đã bị phá hủy bởi tên lửa RPG, mìn hoặc bom ven đường, thậm chí một số súng máy cỡ nòng lớn cũng có thể dễ dàng xuyên thủng lớp giáp mỏng của M113. Trong những năm 1980, Mỹ bắt đầu phát triển xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley thế hệ mới để thay thế xe bọc thép M113 phục vụ tiền tuyến, nhưng do xe chiến đấu bộ binh M2 quá đắt đỏ, có ít biến thể hơn và không thể thay thế hoàn toàn họ tộc xe M113 khổng lồ. Kể từ đó, Lục quân Mỹ đã thành lập một lữ đoàn hạng nhẹ với hạt nhân là xe bọc thép bánh lốp Stryker, và liên tiếp được trang bị các xe chống mìn và chống phục kích MaxxPro MRAP và M-ATV, để đối phó với mối đe dọa từ mìn và bom ven đường trong tác chiến bảo vệ trị an. Vai trò của M113 trong quân đội Mỹ ở nước ngoài một lần nữa bị thu nhỏ. Có điều, khả năng cơ động trên đường bộ của loại xe bánh lốp rất tuyệt vời, nhưng khả năng việt dã lại khó có thể so sánh với xe bánh xích. Xe chống phục kích, chống mìn M-ATV của Lục quân Mỹ thậm chí còn bị sự cố lật xe trong quá trình ganh đua vượt địa hình với xe chiến đấu của Nga ở Syria.

1667181880454.png

1667181852204.png

Xe chống mìn và chống phục kích MaxxPro MRAP

1667181915305.png

1667181962018.png

Xe chống mìn và chống phục kích M-ATV

Vào tháng 3/2013, Lục quân Mỹ bắt đầu phát triển dòng xe bọc thép bánh xích AMPV thế hệ mới, mục tiêu của họ là thiết kế và chế tạo một loại xe đa năng, thông dụng, đồng thời có tính năng việt dã tương đồng với xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams và xe chiến đấu bộ binh Bradley. Trong cuộc đấu thầu sơ bộ, phương án xe bọc thép bánh xích của BAE Systems đã đánh bại phương án xe bọc thép bánh lốp của General Dynamics. Vào tháng 12/2014, phương án này đã giành được hợp đồng cho các giai đoạn kỹ thuật, chế tạo và phát triển. Một nguyên nhân quan trọng trong đó là, Lục quân Mỹ xem xét việc sản xuất các mẫu xe cứu thương bọc thép, yêu cầu xe cứu thương bọc thép vận chuyển thương binh phải sử dụng bánh xích, vì đã xảy ra trường hợp trên chiến trường, xe chiến đấu bánh lốp bị kẹt trong bùn ở vùng núi hiểm trở và không thể kịp thời vận chuyển thương binh về tuyến sau điều trị.

Dự án AMPV sẽ sản xuất tổng cộng 2.897 xe bọc thép, trị giá 10,723 tỷ USD và mỗi chiếc sẽ có giá khoảng 3,7 triệu USD. Nguyên mẫu AMPV đầu tiên được lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp vào ngày 15/12/2016, sau hơn 3 năm thử nghiệm, do ảnh hưởng của dịch bệnh, chiếc xe sản xuất hàng loạt đã lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp chậm hơn 6 tháng so với dự kiến. Để giảm chi phí phát triển, Lục quân Mỹ yêu cầu các xe phải tận dụng hết mức các công nghệ hiện có và thậm chí cho phép sử dụng các công nghệ thương mại trong thiết bị điện tử, mạng và thông tin liên lạc.

1667182045790.png

1667182119630.png

1667182164778.png

Mẫu thử nghiệm AMPV

..............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Hiện tại, dòng xe bọc thép AMPV bao gồm 5 phiên bản:

1667216304284.png


Xe bọc thép chở quân M1283 phiên bản cơ bản, được sử dụng để thay thế hoàn toàn xe bọc thép chở quân M113A3, nó có thể chở được 2 thành viên tổ lái và 6 bộ binh cơ giới, đồng thời có thể mang theo cáng, vũ khí gồm một tháp súng máy 12,7 mm hoặc trạm vũ khí điều khiển từ xa tương ứng. Các nhiệm vụ bao gồm: hộ tống hậu cần, tiếp tế khẩn cấp, sơ tán thương binh và chuyển về tuyến sau điều trị.

1667216159695.png

1667216168049.png

Xe bọc thép chở quân M1283

Xe bọc thép vận chuyển thương binh M1284, được sử dụng để thay thế xe bọc thép vận chuyển thương binh M113. Xe có 3 thành viên, có thể chở tối đa 6 thương binh đi lại được và 4 thương binh trên cáng. Thông thường, xe có thể chở 3 thương binh có thể đi lại và 2 thương binh nằm cáng, được trang bị các thiết bị y tế cấp cứu tương ứng và máy lạnh. Nhiệm vụ bao gồm điều trị y tế và vận chuyển thương binh từ nơi bị thương đến bệnh viện dã chiến.

1667216197927.png

1667216215093.png

Xe bọc thép vận chuyển thương binh M1284

Xe cứu thương bọc thép M1285, được sử dụng để thay thế xe cứu thương bọc thép M577A3. Trên xe có tổng cộng 4 thành viên tổ lái và lính quân y, có thể chở 1 thương binh nặng trên cáng, cùng các thiết bị y tế đặc biệt và máy lạnh. Các nhiệm vụ bao gồm phục vụ như một trạm y tế cấp tiểu đoàn hoặc trạm cứu thương tiền tuyến.

Cối tự hành M1287, được sử dụng để thay thế cho cối tự hành M1064A3, chở 2 thành viên tổ lái và 2 xạ thủ súng cối, được trang bị một bộ cối 120 mm và 69 quả đạn cối. Nhiệm vụ là yểm trợ hỏa lực cối cho bộ binh cơ giới.

Xe chỉ huy bọc thép M1286, được sử dụng để thay thế xe chỉ huy bọc thép M1068A3, xe có thể chở được 2 thành viên tổ lái và 2 sĩ quan tham mưu, có một trạm vũ khí gắn trên xe. Nó đóng vai trò là sở chỉ huy dã chiến.

1667216510855.png

1667216566799.png

Xe chỉ huy bọc thép M1286

Ngoài 5 loại phương tiện chiến đấu trên, BAE hiện đang tự đầu tư để phát triển một loại xe công binh bọc thép dựa trên xe thiết giáp AMPV. Điều đáng chú ý là, trong hạn ngạch 2.897 xe thiết giáp AMPV, kế hoạch sản xuất hai loại xe thiết giáp cứu thương y tế lên tới 1.002 chiếc, điều này đủ cho thấy họ rất coi trọng công tác cứu chữa thương binh chiến tranh.

Việc phát triển xe bọc thép AMPV đã thể hiện đầy đủ tư duy phát triển xe bọc thép hiện tại của Mỹ, đó là cải tiến thiết kế dựa trên mẫu hiện có, để tránh rủi ro lớn trong phát triển và thời gian dự án kéo dài. Ví dụ, xe bọc thép bánh lốp Stryker của Lục quân Mỹ được phát triển trên cơ sở xe bọc thép LAV-25 của Canada, trong khi Griffin-2 và Griffin-3 sử dụng khung gầm bọc thép Ajax. Xe bọc thép AMPV ngoài khung gầm lấy từ xe chiến đấu bộ binh Bradley, nó còn sử dụng một số lượng lớn công nghệ từ lựu pháo tự hành M109A7 Paladin.

Khung gầm của xe thiết giáp AMPV đã được kéo dài từ 6,5 mét của khung gầm xe chiến đấu bộ binh M2A3 lên 6,96 mét, dài hơn 1,64 mét so với xe bọc thép chở quân M113, để có không gian rộng rãi trong khoang của kíp lái, nhưng điều này không phải để tăng số lượng người, mà là để đặt ngày càng nhiều vũ khí và trang bị cá nhân của bộ binh hiện có. Xe bọc thép AMPV rất coi trọng mức độ phòng hộ, phần đáy gầm xe được trang bị bộ giáp hình chữ V để chống bom mìn bên đường, lái xe và binh lính ngồi trên xe cũng sử dụng ghế ngồi đàn hồi giảm chấn trên xe chống mìn, phía trước và bên hông của thân xe lắp thêm lớp giáp phản ứng, trong xe có lớp lót chống bong tróc, giúp tăng cường đáng kể khả năng phòng hộ của xe bọc thép AMPV và khả năng sống sót của những người ngồi trên xe. Về khả năng cơ động, xe bọc thép AMPV cũng sử dụng động cơ diesel tăng áp trên xe chiến đấu bộ binh M2A3, với tốc độ cao 60 km/h, nó có thể theo kịp xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams và xe chiến đấu bộ binh Bradley.

Loại đầu tiên xuất xưởng là xe chỉ huy bọc thép M1286. Với việc bắt đầu sản xuất hàng loạt xe bọc thép AMPV, loại xe chiến đấu này sẽ thay thế hoàn toàn xe bọc thép M113 của Lục quân Mỹ trong thời gian tới. Theo tình hình biên chế hiện tại của Lục quân Mỹ, một đội chiến đấu cấp lữ đoàn thiết giáp được trang bị 469 xe bọc thép các loại, trong đó các loại xe bọc thép M113 chiếm 137 chiếc. Sau khi các xe bọc thép này được thay thế bằng AMPV, cộng với 151 xe chiến đấu bộ binh M2A3 và xe chiến đấu kỵ binh M3A3, 36 lựu pháo tự hành M109A7 Paladin cũng sử dụng khung gầm Bradley, vì vậy có 324 xe chiến đấu sử dụng khung gầm về cơ bản giống nhau, chiếm 69% tổng số xe bọc thép trong đội chiến đấu cấp lữ đoàn này! Như vậy, lực lượng thiết giáp có khả năng cơ động và trình độ phòng hộ tương đối đồng đều, đồng thời đơn giản hóa rất nhiều về chi phí bảo đảm hậu cần. Binh sĩ thậm chí không phải huấn luyện thêm vẫn có thể đồng thời lái các loại xe chiến đấu này. Do vai trò quan trọng của xe bọc thép AMPV trong việc thay thế toàn bộ trang bị cho lực lượng thiết giáp của Lục quân Mỹ, Mỹ cũng có ý định đặt hàng thêm 1.922 chiếc AMPV, đồng thời nhập hệ thống phòng hộ chủ động Trophy của Israel trong những lần cải tiến và phát triển tiếp theo, tiến thêm một bước nâng cao khả năng ứng phó của xe bọc thép AMPV trong môi trường chiến trường phức tạp.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Hỏa lực của xe tăng trong tương lai sẽ sử dụng pháo hay tên lửa?

Ngày 18/8/2020, trên trang web "Bình luận quân sự" của Nga, chuyên gia quân sự nổi tiếng người Nga Andrei Mitrofanov đã đăng một bài báo với tựa đề "Vũ khí xe tăng tương lai: pháo hay tên lửa?". Bài báo đã phân tích lịch sử phát triển của vũ khí xe tăng, những ưu nhược điểm của việc lắp đặt pháo và tên lửa trên xe tăng, mô tả ngắn gọn tỷ lệ hiệu quả chi phí của chúng và kết luận rằng, có thể hiện thực hóa việc trang bị tên lửa cho xe tăng trên cơ sở các công nghệ hiện có và các khái niệm mới. Khi hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt xe tăng địch trong phạm vi 2.000 mét, nó sẽ không thua kém xe tăng trang bị pháo, và ở tầm bắn xa hơn, nó có thể vượt xa xe tăng trang bị pháo rất nhiều. Chi phí bình quân cho tiêu diệt mục tiêu của xe tăng trang bị pháo và xe tăng trang bị tên lửa sẽ gần như nhau. Hơn nữa, bài báo cũng nghiên cứu thảo luận về sự phát triển của xe tăng tên lửa trong tương lai, sự lựa chọn nền tảng, thành phần của đạn dược và vũ khí phụ trợ, cùng với vấn đề liệu xe tăng có cần tồn tại cùng lúc pháo và tên lửa hay không.

Sự biến đổi của pháo xe tăng

Vũ khí chính của xe tăng chiến đấu chủ lực là pháo, kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, xe tăng vẫn được trang bị pháo như mọi khi và cỡ nòng ngày càng được tăng lên. Cỡ nòng của pháo xe tăng luôn là sự lựa chọn dung hòa giữa các nhân tố như tiêu diệt xe tăng địch ở khoảng cách tối đa, không ngừng tăng cường khả năng phòng hộ xe tăng, giảm số lượng đạn đi cùng với việc tăng cỡ nòng và lực giật có thể chấp nhận đối với kết cấu xe tăng.

1667301384113.png

1667301420913.png

Pháo 76mm trên tăng T-34 của Liên Xô

1667301453748.png

1667301477465.png

Pháo 88mm trên xe tăng Đức


1667301219444.png

1667301238693.png

1667301287458.png

Pháo 85mm trên xe tăng T-34 Liên Xô

Trong quá trình phát triển pháo, các loại pháo cỡ nòng 37/45mm, 75/76mm, 85/88mm được lắp đặt trên xe tăng, các loại pháo cỡ nòng 122mm và 152mm được lắp trên pháo tự hành chống tăng. Các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại đã được trang bị pháo cỡ nòng 120/125mm. Xe tăng thử nghiệm T-95 của Nga (Dự án 195) từng được trang bị pháo 152mm, loại pháo này cuối cùng có khả năng được lắp trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata.

1667301566286.png

1667301548702.png

Pháo 120 mm trên xe tăng Mỹ

1667301615662.png

1667301671852.png

Pháo 125 mm trên xe tăng Nga

Xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc hiện đại hóa và cải tiến của Pháp được trang bị pháo 140mm đã được thử nghiệm và xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 của Anh lắp pháo tăng 130mm mới nhất của Đức để trình diễn, cho thấy rằng khả năng các xe tăng tương lai sẽ sử dụng cỡ nòng càng lớn hơn đã tăng lên rất nhiều.

1667301733738.png

1667301757446.png

Xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc với pháo 140mm

Nhìn từ dài hạn, các loại pháo xe tăng khác cũng có thể được sử dụng trên xe tăng, bao gồm cả pháo ray điện từ với đạn gia tốc hoàn toàn bằng điện và pháo hóa học điện nhiệt. Nếu dự án pháo hóa học điện nhiệt đang phát triển có khả năng được trang bị trong tương lai gần, thì trong các phiên bản cải tiến của tàu mặt nước cỡ lớn, chắc chắn pháo ray điện từ sẽ được lắp đặt đầu tiên, nhưng phương tiện mặt đất chạy hoàn toàn bằng điện sẽ không thể cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho pháo ray điện từ.

................
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Sự cuồng nhiệt trang bị tên lửa

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tên lửa đã khiến nhiều loại phương tiện khác nhau được coi là vật mang vũ khí tên lửa. Xe tăng đương nhiên cũng là một trong những phương tiện mang vũ khí tên lửa tốt nhất. Loại xe tăng sản xuất hàng loạt đầu tiên và duy nhất sử dụng tên lửa làm vũ khí chính là xe tăng IT-1 Drakon (Đề án 150) do Liên Xô phát triển. Loại xe tăng này được trang bị tên lửa chống tăng dẫn đường bán tự động 3M7 Drakon (tên lửa chống tăng thế hệ thứ hai) làm vũ khí, được trang bị cho quân đội vào năm 1968. Bộ chỉ huy tối cao Liên Xô đã lên kế hoạch trang bị cho tất cả các sư đoàn bộ binh cơ giới và các tiểu đoàn xe tăng độc lập trực thuộc sư đoàn xe tăng bằng xe tăng IT-1. Chúng thuộc lực lượng dự bị chiến dịch do sư đoàn trưởng trực tiếp chỉ huy, làm lực lượng xung kích vào những thời điểm quan trọng. Tuy nhiên, do những thiếu sót trong hệ thống chỉ huy của Liên Xô, xe tăng thuộc quyền quản lý của Binh chủng Thiết giáp, còn tên lửa thuộc quyền quản lý của Binh chủng Tên lửa-Pháo binh. Hai binh chủng này đều muốn tranh giành quyền quản lý loại xe tiêm kích xe tăng mới này, khiến bộ thống soái Liên Xô gặp rất nhiều khó khăn, và cuối cùng phải quyết định trang bị một tiểu đoàn xe tăng tiêm kích IT-1 độc lập ở Quân khu Belarus, thuộc quyền quản lý của Binh chủng Thiết giáp, trang bị cho một tiểu đoàn xe tăng tiêm kích IT-1 độc lập khác ở Quân khu Carpathian, thuộc quyền quản lý của Binh chủng Tên lửa-Pháo binh.

1667360182336.png

1667360217382.png

1667360242518.png

Xe tăng IT-1

Đồng thời, quá trình thử nghiệm và sử dụng xe tăng IT-1 Drakon cho thấy độ tin cậy cao tới 96,7%, nhưng do các nguyên nhân như trọng lượng và kích thước lớn, linh kiện cơ bản lạc hậu, góc chết khá lớn, không có pháo, và tên lửa chống tăng thời đó cũng không hoàn hảo, dẫn đến việc loại xe tăng tiêm kích này chỉ có trong biên chế quân đội Liên Xô 3 năm trước khi bị loại biên. Loại xe tăng này chưa từng tham gia chiến đấu và cũng chưa từng được xuất khẩu.

1667360433716.png

1667360518907.png

1667361061693.png

Tên lửa chống tăng dẫn đường bán tự động 3M7 Drakon

Sau đó, họ còn cố gắng phát triển các xe tăng tên lửa khác, bao gồm cả xe tăng tên lửa thử nghiệm "Đề án 287". Vũ khí tên lửa trang bị cho nó là hệ thống tên lửa chống tăng 9M15 Typhoon, và nó cũng được trang bị 2 khẩu pháo nòng trơn áp suất thấp 73mm 2A25, sử dụng đạn phản lực tăng tầm PG-15V. Sau khi hoàn thành phát triển, "Đề án 287" cũng không được đưa vào sử dụng.

1667360910042.png

1667360940245.png

Hệ thống tên lửa chống tăng 9M15 Typhoon

Cuối cùng, ý tưởng về xe tăng tên lửa được thể hiện trong hệ thống vũ khí dẫn đường của xe tăng. Tên lửa dẫn đường được phóng trực tiếp từ nòng pháo của xe tăng, hệ thống tên lửa chống tăng tự hành được trang bị trên một khung gầm bọc thép hạng nhẹ bánh xích hoặc bánh lốp. Nhược điểm của hệ thống vũ khí dẫn đường là, đối với tên lửa phóng từ nòng pháo xe tăng, kích thước đầu đạn của nó sẽ bị giới hạn nghiêm ngặt bởi cỡ nòng và buồng đạn của pháo. Do hạn chế này, khả năng xuyên giáp của tên lửa phóng từ pháo tăng kém hơn hầu hết các tên lửa chống tăng cùng thế hệ. Trên thực tế, tên lửa phóng từ pháo xe tăng không thể phá hủy giáp trước của xe tăng hiện đại mà chỉ có thể phá hủy các bộ phận bên hông hoặc phía sau của xe tăng với khả năng phòng hộ kém hơn. So với các chỉ số hiệu suất của tên lửa chống tăng hiện đại, việc gia tăng cỡ nòng của pháo xe tăng sẽ cải thiện hiệu suất xuyên giáp của tên lửa, nhưng trong mọi trường hợp, kích thước sẽ hạn chế đến việc tiếp tục hiện đại hóa và cải tiến.
Hệ thống tên lửa chống tăng tự hành được phát triển trên khung gầm xe bọc thép hạng nhẹ bánh xích và bánh lốp có cả ưu điểm và nhược điểm. Ưu điểm là, chúng có khả năng tấn công xe tăng và các loại xe bọc thép khác, cũng như tấn công các mục tiêu cố định và máy bay tốc độ thấp ở khoảng cách đáng kể, loại bỏ khả năng phản công tiềm ẩn của các mục tiêu. Điểm bất lợi là, hệ thống tên lửa chống tăng tự hành được phát triển trên khung gầm của xe bọc thép hạng nhẹ rất dễ bị sát thương bởi hầu hết các loại vũ khí, trừ vũ khí hạng nhẹ. Giả sử có sử dụng hệ thống phòng hộ chủ động cũng không thể bảo đảm hoàn toàn tránh khỏi bị hư hại. Hệ thống tên lửa chống tăng tự hành có thể bị phá hủy bởi pháo tự động cỡ nhỏ, súng phóng rocket chống tăng vác vai (RPG), pháo tự động cỡ lớn, v.v. Tóm lại, tất cả các bề mặt của hệ thống tên lửa chống tăng tự hành hiện đại có thể bị phá hủy bởi lựu đạn nổ phá và tên lửa chống tăng. Điều đáng chú ý là, quá trình phóng của hệ thống tên lửa chống tăng tự hành diễn ra khá “chậm chạp”: bệ phóng tên lửa được nâng lên khỏi xe và triển khai chậm chạp. Tất cả những điều này là kết quả thiết kế ban đầu dành cho tấn công các mục tiêu tầm xa của loại xe tăng kể trên. Trong cận chiến, tốc độ phản ứng như vậy là hoàn toàn không thể chấp nhận được.

1667361181282.png

1667361221647.png

Tên lửa chống tăng trên xe thiết giáp BMP-1

Do đó, trong cận chiến hiện nay, hầu hết các loại xe tăng đều sử dụng trang bị vũ khí nòng pháo truyền thống. Như vậy, việc sử dụng nòng pháo để phóng tên lửa chống tăng vốn không phải là loại đạn chính của xe tăng, và hệ thống tên lửa chống tăng tự hành về cơ bản lại không thể sử dụng được ở tuyến đầu (vì khả năng phòng hộ yếu). Các loại xe hỗ trợ xe tăng (BMPT) bao gồm Terminator (Kẻ hủy diệt) của Nga có thể được đưa vào một danh mục hệ thống vũ khí riêng biệt. Tuy nhiên, ngoài khả năng ngắm bắn mục tiêu ở góc lớn, hiện tại Terminator hầu như không có ưu thế trong việc phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu xe tăng nguy hiểm.

...................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ưu nhược điểm của pháo và vũ khí tên lửa

Hệ thống vũ khí tên lửa không thể sử dụng đạn xuyên giáp, và pháo là hệ thống vũ khí duy nhất có thể sử dụng đạn xuyên giáp tách guốc ổn định bằng cánh đuôi dưới cỡ. Nòng pháo của nó có thể bắn đạn xuyên giáp với tốc độ khoảng 1.700 m/s. Việc phát triển tên lửa chống tăng siêu vượt âm là một nhiệm vụ rất thực tế. Một mặt, tên lửa chống tăng siêu vượt âm sẽ có "vùng chết" từ 300 đến 500 mét, đó là khoảng cách cần thiết để tăng tốc lên đến tốc độ khoảng 1.500 m/s. Mặt khác, tên lửa chống tăng có thể đạt được tốc độ cao hơn nhiều so với đạn xuyên giáp tách guốc ổn định bằng cánh đuôi dưới cỡ. Nói cách khác, trong tầm bắn hiệu quả, tên lửa chống tăng siêu vượt âm mang đầu đạn động năng sẽ có tốc độ bắn cao hơn gấp nhiều lần so với đạn xuyên giáp tách guốc ổn định bằng cánh đuôi dưới cỡ. Rốt cuộc, đạn xuyên giáp tách guốc ổn định bằng cánh đuôi dưới cỡ là một loại "đạn để tranh giành huy chương bạc", ngoại trừ việc dùng để đối phó với xe tăng của đối phương, nó không có nhiều ý nghĩa đối với việc tấn công các mục tiêu khác.

1667444863197.png

1667444915841.png

1667444942229.png

Đạn xuyên giáp lõi Uranium nghèo

Trên chiến trường hiện đại, xác suất để hai xe tăng được trang bị thiết bị dò tìm hiện đại gặp nhau ở khoảng cách dưới 500 mét là bao nhiêu? Xác suất họ gặp nhau là bao nhiêu? Xác suất này rõ ràng là nhỏ, nhưng vẫn có thể xảy ra. Trong trường hợp này, mọi thứ sẽ được xác định theo tiêu chuẩn chi phí/hiệu quả: chi phí sử dụng một hoặc hai tên lửa chống tăng siêu âm để tiêu diệt xe tăng sẽ cao hơn nhiều so với chi phí sử dụng một hoặc hai tên lửa chống tăng. Khi tầm bắn tăng lên, xác suất tiêu diệt xe tăng đối phương của tên lửa chống tăng siêu vượt âm sẽ cao hơn, vì ở khoảng cách 2.000m trở lên, tốc độ của tên lửa chống tăng siêu vượt âm sẽ cao hơn tốc độ của đạn xuyên giáp tách guốc ổn định bằng cánh đuôi dưới cỡ - tốc độ của tên lửa chống tăng siêu vượt âm là khoảng 2. 200 m/s, và tốc độ của đạn xuyên giáp tách guốc ổn định bằng cánh đuôi dưới cỡ là 1.500 ~ 1.600 m/s. Điều này có nghĩa là, khi trọng lượng đầu đạn bằng nhau thì động năng của tên lửa chống tăng siêu vượt âm sẽ cao hơn. Do tên lửa chống tăng có hệ thống dẫn đường nên độ chính xác của nó cũng sẽ cao hơn. Ưu điểm là, nó có thể phóng cùng lúc hai tên lửa tới cùng một mục tiêu, tăng đáng kể khả năng vượt qua các hệ thống phòng hộ chủ động trong tương lai và tiêu diệt mục tiêu tương ứng, điều này không xảy ra đối với các loại pháo xe tăng phóng đạn xuyên giáp tách guốc ổn định bằng cánh đuôi dưới cỡ.

1667445077594.png

1667445246825.png

Tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo AT-11 Sniper

Để tiêu diệt xe tăng đối phương ở cự ly gần (500 mét), có thể áp dụng nhiều giải pháp khác nhau, chẳng hạn như sử dụng tên lửa chống tăng hoặc đạn không điều khiển, sử dụng hai đầu đạn tụ năng bố trí xâu chuỗi và hai quả đạn được thiết kế để phá vỡ giáp phản ứng nổ - kích thước của tên lửa chống tăng sẽ hoàn toàn có thể đạt được điều này. Hoặc, nó có thể là một loại đạn nổ cao mang theo đạn mẹ con để phá vỡ hệ thống phòng hộ chủ động. Nếu chúng ta xem xét việc phóng đạn trong phạm vi từ 1 đến 2 km, thì đầu đạn của nó có thể chứa hàng chục kg thuốc nổ. Tấn công xe tăng bằng loại đạn có sức nổ cao đầy uy lực này có thể khiến xe tăng bị phá hủy. Ít nhất nó vô hiệu hóa hoàn toàn khả năng hành động, vũ khí bên ngoài và mô-đun quan sát sẽ bị phá hủy, nòng pháo cũng sẽ bị hư hại. Với việc phóng các loại đạn tăng cường và có sức nổ mạnh, thông qua các biện pháp khắc chế phòng hộ chủ động, khả năng hạ gục xe tăng của đối phương sẽ càng cao hơn.

1667445423918.png


Đạn nổ lõm - nổ phá - đạn xuyên giáp dưới cỡ của xe tăng

Một loại đạn xe tăng khác là lựu đạn nổ phá sát thương, bao gồm khả năng kích nổ từ xa trên quỹ đạo đường đạn. Có thể làm cho chúng đạt đến kích thước của tên lửa không? Tất nhiên là có thể, hơn nữa hiệu quả rõ ràng được nâng cao. Ví dụ, với các đầu đạn/bộ chiến đấu có tỷ lệ khác nhau, sử dụng đầu đạn nhỏ và bộ chiến đấu nâng cao uy lực trong tầm bắn từ 1 ~ 2 km để bắn ở tầm xa, việc giảm trọng lượng và kích thước của đầu đạn là có lợi cho việc tiết kiệm nhiên liệu cho động cơ tên lửa.

Hiệu quả của đạn tụ năng xe tăng rõ ràng là thấp hơn đạn xuyên giáp tách guốc ổn định bằng cánh đuôi dưới cỡ nhỏ, xác suất sử dụng ngoài những tình huống, điều kiện nhất định là rất nhỏ. Việc tăng cỡ nòng của pháo xe tăng lên 152 mm có thể làm tăng hiệu quả của đầu đạn pháo tụ năng, nhưng nó cũng chỉ có thể so sánh với các loại tên lửa chống tăng hiện có.

1667445751033.png

1667445814444.png

Pháo 152mm trên pháo chống tăng tự hành SU-152 của Liên Xô

Bất luận như thế nào, thì tên lửa phóng từ pháo xe tăng vẫn kém hơn so với tên lửa chống tăng chuyên dụng, đặc biệt là khi tấn công các mục tiêu bọc thép và mục tiêu trên không tốc độ thấp. Để tấn công mục tiêu trên không, trên xe tăng mang tên lửa có thể trang bị một loại đạn đặc biệt. Trên thực tế, dưới tiền đề tiêu chuẩn hóa kích thước của đạn dược xe tăng trong tương lai, việc chế tạo tên lửa phòng không với ngoại hình đầu đạn như vậy sẽ khó hơn rất nhiều. Vì vậy, so với xe tăng trang bị pháo, ưu điểm chính của xe tăng tên lửa là tính đa năng, có thể linh hoạt phóng đạn để hoàn thành các nhiệm vụ tác chiến khác nhau trong các điều kiện khác nhau.

1667445963306.png

1667445889277.png

1667446105526.png

1667446007854.png

Pháo 130mm trên xe tăng của hãng Rheinmetall Weapons and Ammunition

...............
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,596
Động cơ
587,999 Mã lực
(Tiếp)

Đạn pháo của Nga

Văn phòng thiết kế thiết bị KBP của Nga đã phát triển họ đạn LPG, liều phóng và hệ thống điều khiển. Hệ thống vũ khí có điều khiển (GWS) 152mm 2K25 Krasnopol sử dụng đạn pháo 152mm 30F39 LGP tầm bắn 20km, lắp đầu đạn văng mảnh HE (HE-F) và được biết có xác suất tiêu diệt mục tiêu tĩnh tại và cơ động tới 80%.

View attachment 7459015
View attachment 7459016
152mm 2K25 Krasnopol

Đạn pháo sử dụng hệ thống điều khiển pháo binh tự động Malakhit cũng như thiết bị chỉ thị/định tầm lade bao gồm ID22/ID26, LTsD-3Ml và DHY-307 của Pháp.
Trong khi Lục quân Nga và rất nhiều quốc gia khác hiện có một số lượng lớn vũ khí pháo binh 152mm, NATO và các quốc gia khác sử dụng pháo 155mm vì vậy KBP đã phát triển đạn pháo 155mm. Đạn pháo đầu tiên là 155mm KM-1 Krasnopol GWS và K155 SAL LGP với tầm bắn 20km lắp đầu đạn HE-F. Đạn pháo 155mm mới nhất là KM-1M Krasnopol-M2 bao gồm K115M SAL LGP có tầm bắn tăng lên 25km, cũng sử dụng đầu đạn HE-F.

View attachment 7459031
View attachment 7459035
KM-1M Krasnopol-M2 155mm

Sử dụng cho pháo 122mm ví dụ như D-30 (pháo kéo) và 2S1 (pháo tự hành) KBP đã phát triển đạn pháo 122mm KM-3 Kitolov-2M GWS, bao gồm K122 LGP và liều phóng với tầm bắn tối đa 13,5km.

View attachment 7459036
View attachment 7459037
View attachment 7459039
Đạn pháo 122mm KM-3 Kitolov-2M GWS

Trung Quốc đầu tư phát triển đạn pháo điều khiển chính xác

Trung Quốc đã đầu tư phát triển triển đạn pháo điều khiển chính xác, đang được tiếp thị xuất khẩu thông qua Tập đoàn công nghiệp Hoa Bắc (NORINCO). Phiên bản đạn pháo 155 mm đang được xuất khẩu tới một số quốc gia và gần đây được sử dụng ở Bắc Phi. Đạn pháo 155 mm GP155 có tầm bắn tối đa 20 km và đạn pháo 155 mm GP155A có tầm bắn 25 km. Cả hai loại đạn pháo trên đều là được dẫn bằng lade (LGP) và lắp đầu đạn nổ mạnh (HE).

View attachment 7459055
View attachment 7459060
View attachment 7459062
View attachment 7459067
View attachment 7459074
Đạn pháo 155 mm GP155

Để giao chiến với mục tiêu ở cự ly xa hơn, đạn pháo GP155B đã được phát triển và có đặc điểm là sử dụng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc và GPS của Mỹ, tầm bắn 35 km.Hệ thống pháo 122 mm mà NORINCO đang tiếp thị là GP122 có tầm bắn 14 km.

View attachment 7459077
View attachment 7459079
Đạn pháo 122 mm GP122

Đạn pháo điều khiển bằng lade đề cập ở trên có thể sử dụng thiết bị định tầm lade OL1 và OL2, bổ sung thiết bị truyền tin vô tuyến, hệ thống điều khiển hỏa lực (FCS) và máy tính điều khiển hỏa lực (FCC) và thiết bị cài đặt theo lập trình.

................
Ngại nhất là anh Tàu, giờ ảnh cũng chuyển sang dùng vũ khí hiện đại chính xác cao rồi. Nếu có xung đột là mệt với hắn.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Chi phí sử dụng

Khi so sánh vũ khí pháo và tên lửa, người ta nghĩ rằng đạn pháo sẽ rẻ hơn nhiều so với tên lửa. Đúng là như vậy, nhưng cách nhìn nhận này không toàn diện. Trên thực tế, mặc dù đạn xuyên giáp tách guốc ổn định bằng cánh đuôi dưới cỡ không rẻ, nhưng tên lửa chống tăng siêu vượt âm vẫn đắt hơn một bậc. Đơn giá của loại đạn xuyên giáp uranium nghèo M829A4 của Mỹ là 10.100 USD, trong năm 2014, quân đội Mỹ đã đặt mua 2.501 viên đạn. Tuy nhiên, sự so sánh này hầu như chưa bao giờ tính đến các yếu tố như độ mòn của nòng pháo. Ví dụ, nòng pháo 2A82-1M 125mm mới nhất lắp trên xe tăng T-14 có tuổi thọ khoảng 800 ~ 900 phát bắn, trong khi nòng pháo 2A83 152mm chỉ có tuổi thọ 280 phát. Hiện vẫn chưa rõ tuổi thọ nòng pháo mà nhà sản xuất công bố là sử dụng đạn xuyên giáp tách guốc ổn định bằng cánh đuôi dưới cỡ, hay thông số tuổi thọ trung bình của một số loại đạn khác nhau.

1667559413824.png

1667559463547.png

1667559521831.png

Đạn xuyên giáp uranium nghèo M829A4 của Mỹ

Vì vậy, giá thành đạn dược cũng tăng lên theo giá thành của pháo tăng, nói cách khác tuổi thọ của pháo phải được tính đến trong chi phí. Nhưng điều này không phải là tất cả, nó còn phải cộng thêm chi phí thay nòng, chi phí vận tải chuyển kho bãi xe tăng và các chi phí liên quan khác ngoài thiết bị phóng tên lửa. Ở đây còn chưa tính đến các chi phí cần thiết khác để thay thế nòng pháo trong điều kiện chiến đấu, điều này trên thực tế sẽ dẫn đến việc xe tăng rút lui khỏi trình tự chiến đấu.

1667559644685.png

1667559672067.png

1667559703377.png

Nòng pháo 2A82-1M 125mm mới nhất lắp trên xe tăng T-14

Ngoài ra, nếu sản xuất đạn dẫn đường, chi phí sẽ ngay lập tức tiếp cận giá thành của tên lửa chống tăng, vì động cơ tên lửa không phải là thành phần đắt tiền nhất. Ngược lại, nếu chúng ta đang nói về tên lửa không điều khiển, giá thành của chúng có thể tương đương hoặc thấp hơn đạn pháo, chẳng hạn như súng phóng lựu rocket bộ binh (súng phóng rocket chống tăng vác vai) hoặc tên lửa hàng không không điều khiển (một cách gọi khác là đạn phản lực không điều khiển). Đối với xe tăng tên lửa, chúng ta không chỉ cần có đạn dẫn đường. Đối với các mục tiêu ngoài 500 mét, đặc biệt là các mục tiêu đứng yên, việc sử dụng tên lửa có ý nghĩa gì? Ở khoảng cách xa như vậy, người lính sử dụng tên lửa chống tăng có đủ khả năng để giành thắng lợi, mặc dù điều này không dễ dàng, nhưng nếu xét đến yếu tố thời tiết, tốc độ của bản thân và tốc độ của mục tiêu (nếu nó đang di chuyển) thì hệ thống dẫn đường cũng có thể giành phần thắng.

Ngoài ra còn có một giải pháp thỏa hiệp - tạo ra một phiên bản đơn giản hóa của hệ thống vũ khí dẫn đường, chẳng hạn như việc sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính đơn giản nhất, có thể mang lại tỷ lệ bắn trúng cao hơn so với các loại đạn hoàn toàn không có điều khiển.

Một lựa chọn khác là, phát triển một hệ thống vũ khí dẫn đường tương đối rẻ tiền. "Hệ thống vũ khí sát thương chính xác tiên tiến" (APKWS) là một ví dụ điển hình. Hệ thống này là phiên bản nâng cấp của đạn phản lực không điều khiển Hydra-70 của Mỹ. Trong quá trình hiện đại hóa và cải tiến, thân của loại đạn phản lực này được trang bị bộ phận dẫn đường do BAE phát triển, chuyển đổi thành đạn phản lực dẫn đường bằng laser. Bộ phận này tiếp nhận tia laser phản xạ từ mục tiêu để bám theo và dẫn đạn phản lực hướng tới mục tiêu. Qui trình thực hiện nâng cấp Hydra-70 thành hệ thống vũ khí sát thương chính xác tiên tiến như sau: tháo rời hai thành phần chính của đạn phản lực (đầu đạn và động cơ đẩy), lắp đặt một thiết bị mới với đầu dò và cảm biến ở giữa. Giá của loại đạn này xấp xỉ 10.000 USD.

1667559774082.png

1667559836686.png

1667559867312.png

1667559813197.png

Hệ thống vũ khí sát thương chính xác tiên tiến (APKWS)

Nguyên lý cơ bản của đạn phản lực dẫn đường bằng laser là: máy laser phát ra chùm tia laser để chiếu xạ mục tiêu, và bộ thu laser gắn trên thân đạn nhận tín hiệu laser được chiếu xạ hoặc tín hiệu laser do mục tiêu phản xạ lại, tính toán mức độ sai lệch của đạn từ sự chiếu xạ hoặc phản xạ của chùm tia laser, liên tục điều chỉnh quỹ đạo bay để làm cho đầu đạn di chuyển dọc theo tia laser được chiếu xạ hoặc phản xạ và cuối cùng bắn trúng mục tiêu. Đầu dò tia laser nhận tia laser phản xạ từ mục tiêu để bám theo mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa đến mục tiêu.

Công ty Trung tâm Khoa học và Công nghệ thuộc Công ty cổ phần liên hợp Nghiên cứu Cơ khí và Tự động hóa công nghệ AMETEKH của Nga cũng đã phát triển loại đạn tương tự. Họ đã lên kế hoạch phát triển các phiên bản cải tiến của S-5 "vỏ sò", S-8 "vỏ sò" và S-13 "vỏ sò", trên cơ sở tên lửa hàng không phi điều khiển cỡ nòng 57mm, 80mm và 122mm.

1667559927269.png

1667559962624.png


Hệ thống rocket S-5

1667560267563.png

1667560100502.png

1667560222044.png

Hệ thống rocket S-8

1667560295657.png

1667560533733.png

1667560382385.png

1667560443816.png

1667560577039.png

Hệ thống rocket S-13

Dựa trên tình hình trên, có thể giả định rằng, chi phí trung bình để tiêu diệt các mục tiêu của xe tăng trang bị pháo có khả năng phóng nhiều loại đạn khác nhau (bao gồm đạn xuyên giáp tách guốc ổn định bằng cánh đuôi dưới cỡ, lựu đạn nổ phá sát thương điều khiển từ xa và tên lửa phóng bằng pháo) sẽ tương đương với việc tiêu diệt bằng xe tăng tên lửa. Các loại đạn được sử dụng bởi xe tăng tên lửa bao gồm tên lửa chống tăng siêu âm, cũng như các loại tên lửa có điều khiển và không điều khiển.

..............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Trọng lượng và tốc độ phản ứng

Một nhược điểm quan trọng khác của vũ khí xe tăng là trọng lượng của chúng. Ví dụ, pháo tăng nòng trơn 2A82-1M 125mm và 2A83 152mm của Nga có trọng lượng lần lượt là 700 kg và 5000 kg; pháo nòng trơn 130mm thế hệ mới nhất của Rheinmetall, Đức có trọng lượng là 3000kg. Trọng lượng này không bao gồm trọng lượng của các thiết bị khác như tháp pháo, thiết bị dẫn động,... cần thiết cho cấu hình của pháo, mà chỉ đề cập đến trọng lượng của pháo xe tăng. Trên thực tế, trọng lượng của pháo với tháp pháo có thể chiếm 1/4 ~ 1/3 trọng lượng của toàn bộ xe tăng.

1667616276240.png

1667616320126.png

1667616373679.png

Pháo tăng nòng trơn 2A82-1M 125mm

1667616409371.png

1667616437488.png

Pháo tăng nòng trơn 2A83 152mm

Đặc điểm nổi bật của chiến trường mặt đất là tình thế chiến đấu thay đổi nhanh chóng, sự xuất hiện đột ngột của các mối đe dọa, khả năng che giấu và ngụy trang hiệu quả của các mục tiêu xe tăng. Trong điều kiện đó, thông số cực kỳ quan trọng là tốc độ phản ứng của phương tiện chiến đấu và kíp lái, bao gồm cả tốc độ hướng vũ khí vào mục tiêu. Tốc độ quay của tháp pháo xe tăng và các loại xe bọc thép khác hiện nay vào khoảng 30 đến 45 độ/giây, đặc biệt nếu xét đến việc tăng cỡ nòng và trọng lượng của pháo thì việc tăng tốc độ quay của tháp pháo sẽ rất khó khăn. Mặt khác, các robot công nghiệp hiện tại có thể thao tác các vật thể nặng hàng trăm kg trở lên, tốc độ quay của chúng khoảng 150 đến 200 độ/giây. Trên cơ sở này, trong dự án xe tăng tên lửa tương lai, ban đầu cần phát triển thiết bị phóng với vận tốc quay góc cao, giúp vũ khí nhắm mục tiêu nhanh hơn nhiều lần so với xe tăng trang bị pháo.

1667616576303.png
1667616608156.png

1667616607972.png

1667616724090.png

Pháo nòng trơn 130mm thế hệ mới nhất của Rheinmetall

Xe tăng tên lửa có thể được hiện thực hóa trên cơ sở công nghệ hiện có, khi hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt xe tăng địch trong phạm vi 2.000 mét, nó không hề thua kém xe tăng được trang bị pháo, ở tầm bắn xa hơn, nó có thể vượt xa xe tăng được trang bị pháo. Do sử dụng nhiều nhóm đạn linh hoạt hơn như tên lửa có điều khiển và tên lửa không điều khiển, khả năng tiêu diệt các loại mục tiêu khác của xe tăng tên lửa sẽ được cải thiện đáng kể trong tương lai.

Xem xét đến tuổi thọ hạn chế của nòng pháo xe tăng và khả năng xe tăng tên lửa có thể sử dụng các loại đạn có dẫn đường và không có dẫn đường với các chủng loại và mục đích khác nhau, chi phí bình quân khi tiêu diệt mục tiêu của xe tăng pháo và xe tăng tên lửa sẽ gần như tương đương nhau.

So với tốc độ quay của tháp pháo trang bị pháo cỡ lớn, do tốc độ ngắm của vũ khí trên xe tăng tên lửa trong tương lai sẽ nhanh hơn, nên tốc độ phản ứng trước các mối đe dọa bất ngờ cũng nhanh hơn.

1667617000916.png

1667616895272.png

1667616974326.png

Xe tăng chủ lực Chalellger 3 của Anh

1667617110139.png

1667617173609.png

1667617249009.png

Xe tăng chủ lực Abram M1A2C của Mỹ
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Công nghiệp hàng không quân sự ở các nước Tây Âu

Ngành công nghiệp hàng không là ngành mang hàm lượng khoa học và công nghệ cao nhất trong tổ hợp công nghiệp-quân sự châu Âu. Nền tảng của nó là các tập đoàn, doanh nghiệp, công ty cố phần hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự.

Ngành công nghiệp hàng không của Pháp là một trong những ngành phát triển năng động nhất của tổ hợp công nghiệp - quân sự quốc gia, mà nền tảng là các xí nghiệp của các tập đoàn hàng đầu “Dassault Aviation” và “Airbus Group”. Các loại sản phẩm quân sự mà họ sản xuất bao gồm: máy bay tiêm kích chiến thuật, máy bay tuần tiễu, máy bay vận tải quân sự và hỗ trợ hoạt động chiến đấu, máy bay tiếp nhiên liệu, trực thăng tấn công, trực thăng đa năng và máy bay không người lái (UAV).

1667645480924.png

1667645494235.png


Máy bay tiêm kích chiến thuật “Rafale” do Tập đoàn "Dassault Aviation" chế tạo. Ngoài ra, các công ty con còn làm công việc sửa chữa và hiện đại hóa máy bay chiến đấu “Mirage” của tất cả các biến thể phục vụ cho lực lượng không quân quốc gia, cũng như máy bay tuần tra “Atlantic”.

1667645592407.png

1667645552431.png

1667645531607.png

Máy bay tiêm kích chiến thuật “Rafale”

1667645636628.png

1667645654561.png

Máy bay tuần tra “Atlantic”

Tập đoàn đóng vai trò là tổng thầu trong dự án chế tạo UAV tấn công "Nero" do Pháp khởi xướng từ năm 2003 và được sự hỗ trợ của Italia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Hy Lạp và Thụy Điển. Việc đưa thiết bị vào sản xuất hàng loạt được lên kế hoạch vào năm 2025–2030.

Tập đoàn châu Âu “Airbus Group” giữ vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp hàng không quân sự của Pháp, trong đó bao gồm các công ty “Airbus Helicopters”, “Airbus Defense and Space” và “Airbus”.

1667645771228.png


“Airbus Helicopters” sản xuất máy bay trực thăng đa năng AS365 / AS565 “Dauphine”/”Panther”, H215, H225M, AS350 “Ecurey”, H125/M, H120 “Colibri”, H175 và NH-90, cũng như trực thăng tấn công “Tiger” cho không quân quốc gia và xuất khẩu.

1667645821541.png

1667645858903.png

1667645874500.png

1667645912539.png

Máy bay trực thăng đa năng AS365 / AS565

1667645973799.png

1667645953745.png

1667646030695.png

Trực thăng tấn công “Tiger”

“Airbus Defense and Space” tham gia sản xuất máy bay không người lái thuộc nhiều loại khác nhau, bao gồm cả UAV-mini “Tracker” và máy bay trinh sát tầm trung “Harfang” với thời gian bay dài. Ở đây cũng thực hiện việc nghiên cứu và phát triển (R&D) để chế tạo loại trực thăng không người lái “Kopter” và “Tanan”. Việc lắp ráp cuối cùng máy bay tuần tra và chống ngầm ATR-42/-72 MP/ASW và máy bay tiếp dầu A. 330MRTT được thực hiện tại nhà máy lắp ráp dân dụng của “Airbus”. Một lĩnh vực quan trọng của ngành công nghiệp hàng không Pháp là chế tạo động cơ. "Safran" là tập đoàn đa ngành dẫn đầu trong lĩnh vực này. Nhà sản xuất máy bay trực thăng và động cơ phản lực cho máy bay chính là công ty con “Turbomeca”. Việc sản xuất động cơ máy bay cũng được thực hiện tại các nhà máy của công ty con khác của Tập đoàn - công ty “Snekma”.

1667646172741.png



1667646221027.png

1667646307378.png

UAV-mini “Tracker”

1667646397700.png

1667646376243.png

1667646485060.png

UAV trinh sát tầm trung “Harfang”

1667646535635.png

1667646553282.png

Máy bay tiếp dầu A. 330MRTT

...............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ngoài động cơ, Tập đoàn “Safran” còn chế tạo máy bay không người lái. Doanh nghiệp "Safran Electronics and Defense" chuyên phát triển và sản xuất các mẫu UAV "Patroller" mới. Ngoài ra, Tập đoàn còn là nhà cung cấp lớn các thiết bị điện tử vô tuyến quân sự, đặc biệt là các hệ thống điều khiển điện tử trên tàu, hệ thống điều khiển và liên lạc tự động cũng như các thành phần khác.

1667702931397.png

1667702996134.png

1667702854723.png

UAV "Patroller"

Nhìn chung, ngành công nghiệp hàng không Pháp có nền tảng nghiên cứu khoa học và công nghệ sản xuất tiên tiến, có khả năng cạnh tranh các sản phẩm quân sự trong khuôn khổ hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa các quốc gia cũng như đảm bảo việc tái vũ trang theo kế hoạch của lực lượng không quân quốc gia và thực hiện nghĩa vụ xuất khẩu thiết bị hàng không.

Ngành công nghiệp hàng không Đức có nền tảng nghiên cứu và sản xuất các thiết bị hàng không quân sự, bao gồm máy bay tiêm kích, huấn luyện, máy bay vận tải quân sự, trực thăng tấn công, trực thăng đa năng và máy bay không người lái. Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm quân sự được sản xuất theo giấy phép và có sự tham gia của các công ty nước ngoài. Do đó, ưu tiên chính của tổ hợp công nghiệp-quân sự quốc gia trong lĩnh vực này là hợp tác với các nước đối tác trong khối NATO và Liên minh châu Âu và phát triển hợp tác công nghiệp-quân sự giữa các tập đoàn đa quốc gia.

Các doanh nghiệp chính tham gia vào sản xuất các mẫu thiết bị hàng không quân sự là các công ty thuộc tập đoàn “Airbus Group” của châu Âu. Tại các nhà máy của công ty con “Airbus Defense and Space”, việc sản xuất máy bay tiêm kích “Typhoon”, cũng như thiết bị cho máy bay vận tải quân sự A. 400M đã được thực hiện.

1667704525653.png

1667704548036.png

1667703401912.png

1667703420550.png

1667703441702.png

Máy bay tiêm kích “Typhoon”

1667704623571.png

1667704635983.png

1667703475731.png

1667703490464.png

1667703539543.png

Máy bay vận tải quân sự A. 400M

“Airbus Helicopters Deutschland” là một trong những công ty chế tạo trực thăng hàng đầu châu Âu, đồng thời cũng là một doanh nghiệp của tập đoàn Airbus Group. Công ty chuyên sản xuất trực thăng đa năng H135M và H145 (hợp tác với Pháp, Nhật), NH-90 (với Pháp, Ý, Hà Lan và Bồ Đào Nha) cùng với Pháp, và trực thăng tấn công “Tiger” (với Pháp và Tây Ban Nha).

1667703635037.png

1667703650541.png

1667703665243.png

Trực thăng đa năng H135M

1667703691104.png

1667703717481.png

Trực thăng đa năng H145

Một bộ phận của công ty “Coffin Aircraft” thuộc Tập đoàn "H3 aerospace" sản xuất máy bay huấn luyện. Năng lực của doanh nghiệp “General Atomics Aerotech System” có thể sản xuất máy bay vận tải quân sự Do-228NG, hiện nhà máy dừng sản xuất hàng loạt.

Doanh nghiệp “Rheinmetall defense electronics” thuộc Tập đoàn “Rheinmetall”, có các cơ sở sản xuất UAV đa năng chiến thuật "Tares" theo thiết kế riêng.

1667703789444.png

1667703840376.png

1667703820577.png

UAV đa năng chiến thuật "Tares"

Công ty “EMT inzhenergeselshaft” tập trung vào sản xuất máy bay không người lái do thám “Luna” và KZO (trong thành phần của tổ hợp trinh sát Brevel), cũng như UAV mini “Aladdin”.

1667703945825.png

1667703961272.png

1667703988614.png

UAV mini “Luna”

1667704202754.png

1667704294179.png

1667704269593.png

1667704244115.png

UAV KZO

Các nhà máy của Đức chiếm vị trí quan trọng trong lĩnh vực chế tạo động cơ. Họ sản xuất thiết bị hàng không cho thị trường nội địa và cũng để xuất khẩu. Nhà sản xuất chính các sản phẩm quân sự là công ty “MTU Aero Engines”. Nhà máy hiện đang lắp ráp động cơ phản lực cánh quạt TP400-D6 cho máy bay vận tải quân sự A. 400M.

Các nhà sản xuất thực hiện nghiên cứu và phát triển, bảo đảm thiết bị quân sự với các chi tiết cần thiết, hiện đại hóa và bảo dưỡng kỹ thuật sản phẩm. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, ngành công nghiệp hàng không quân sự ở Đức hiện đã mất đi khả năng công nghệ phát triển toàn diện và sản xuất các mẫu thiết bị hàng không hiện đại ngoài khuôn khổ hợp tác với các nước châu Âu. Riêng ngành công nghiệp chế tạo trực thăng tương đối độc lập, không phụ thuộc vào các đối tác NATO.

..........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ngành công nghiệp hàng không của Vương quốc Anh là một lĩnh vực công nghệ cao và rất phát triển của tổ hợp công nghiệp-quân sự quốc gia, có cơ sở khoa học, kỹ thuật và nền công nghiệp hùng hậu, có khả năng sản xuất thiết bị quân sự - máy bay tiêm kích chiến thuật, máy bay cường kích (trong đó có máy bay huấn luyện), trực thăng đa năng và trực thăng tấn công, máy bay không người lái. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, hiện naytrong tổng khối lượng sản phẩm, tỷ trọng cao rơi vào việc sản xuất các chi tiết và tổ hợp trong khuôn khổ hợp tác giữa các tập đoàn đa quốc gia. Điều này chủ yếu là do mức độ phức tạp trong nghiên cứu và chế tạo, tăng chi phí sản xuất thiết bị hàng không thế hệ mới cho mục đích quân sự và dân sự.

Máy bay quân sự được phát triển và sản xuất bởi các công ty thuộc tập đoàn “BAE Systems” lớn nhất của Anh. Tại các nhà máy của công ty con “BAE Systems Military Air and Information” có tổ hợp lắp ráp máy bay tiêm kích đa năng “Typhoon”, máy bay tiêm kích-ném bom "Tornado", cũng như máy bay huấn luyện - chiến đấu và máy bay cường kích hạng nhẹ "Hawk".

1667808738174.png

1667808685237.png

1667808709587.png

1667808767850.png


Các bộ phận nghiên cứu của tập đoàn tiến hành nghiên cứu độc lập và hợp tác với các công ty khác để cải tiến các mẫu hiện có và phát triển các mẫu thiết bị hàng không quân sự mới. Công ty “Elicotteri” (trước đây là Agusta-Westland) của tập đoàn "Leonardo" Italia tập trung vào sản xuất trực thăng quân sự. Dòng sản phẩm của Công ty bao gồm trực thăng đa năng EH-101 / AW101 "Merlin" và AW159 "Lynx Wildcat" với nhiều phiên bản khác nhau và trực thăng tấn công WAH-64D "Apache".

1667808888993.png

1667808919690.png

Trực thăng đa năng EH-101 / AW101 "Merlin"

1667808967020.png

1667809001236.png

Trực thăng đa năng AW159 "Lynx Wildcat"

1667809057237.png

1667809175930.png

Trực thăng tấn công WAH-64D "Apache"

Một trong những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chế tạo động cơ máy bay là Tập đoàn “Rolls-Royce” với các sản phẩm được sử dụng trên cả trực thăng dân dụng và quân sự. Năng lực sản xuất của công ty con “Rolls-Royce Aerospace” đáp ứng đầy đủ nhu cầu của đất nước về các loại thiết bị hàng không. Phạm vi sản phẩm bao gồm động cơ tuabin phản lực, động cơ phản lực cánh quạt và động cơ tuabin trục.

1667809542680.png

1667809240994.png

1667809326655.png

1667809524597.png


Điểm đặc trưng của ngành công nghiệp hàng không của Anh là sự tham gia vào quá trình hội nhập và hợp tác ở cấp quốc gia và quốc tế với các nhà sản xuất châu Âu và Mỹ. Một đặc thù nữa là các doanh nghiệp không chuyên về lắp ráp cuối cùng mà chủ yếu sản xuất và cung cấp ra thị trường thế giới các linh kiện, cụm thiết bị hàng không, trong đó có cả thiết bị quân sự.

Công nghiệp hàng không của Italia là ngành quan trọng nhất trong tổ hợp công nghiệp - quân sự của nước này, cơ sở khoa học kỹ thuật và công nghiệp phát triển tương đối tốt. Các doanh nghiệp tham gia vào việc phát triển, sản xuất, bảo dưỡng và sửa chữa các loại máy bay chiến đấu và trực thăng cũng như các máy bay phụ trợ có trong trang bị của lực lượng không quân Italia.

Trong Tập đoàn “Leonardo Corporation” có Công ty “Velivoli” sản xuất máy bay và Công ty “Elikotteri” sản xuất trực thăng. Ngoài ra, còn có các nhà sản xuất kỹ thuật hàng không khác như Công ty “Piaggio Aerospace”, "Aerosecur", "Jeven", "Composite Systems" chủ yếu sản xuất linh kiện, phụ tùng.

1667809671991.png

1667809754993.png

1667809693311.png

1667809709398.png


Các loại sản phẩm của Công ty “Velivoli” sản xuất bao gồm máy bay tiêm kích chiến thuật F-35 “Lightning-2” và “Typhoon”, máy bay huấn luyện chiến đấu M-345 và M-346, máy bay vận tải quân sự C-27J “Spartan” và các loại khác. Công ty còn tiến hành việc thiết kế và thử nghiệm, bảo đảm bảo dưỡng kỹ thuật, hiện đại hoá máy bay quân sự và dân dụng. Trực thăng là sản phẩm của Elikotteri - một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Phạm vi sản xuất bao gồm: trực thăng đa năng AW109 – sản phẩm nội địa và sản phẩm hợp tác với các nước khác - NH-90, AW139 / 149/169/189. Ngoài ra, Công ty còn lắp ráp trực thăng vận tải CH-47F Chinook theo giấy phép.

1667809942579.png

1667809875740.png

1667809894931.png

1667809961712.png

Máy bay tiêm kích chiến thuật F-35 “Lightning-2”

1667810015791.png

1667810040356.png

1667809995995.png

Máy bay tiêm kích chiến thuật “Typhoon”

Italia chú trọng việc chế tạo động cơ máy bay. Tại các nhà máy của công ty “Avio Aero” trực thuộc tập đoàn General Electric của Mỹ, họ nghiên cứu và sản xuất phụ tùng cho thiết bị động lực, lắp ráp các tổ máy lớn được nhập từ nước ngoài. Sản phẩm của các nhà sản xuất trong nước không chỉ dành cho các loại máy bay sản xuất trong nước mà còn được xuất khẩu.

1667810147430.png

1667810117424.png

Máy bay huấn luyện chiến đấu M-345

1667810192503.png

1667810221213.png

1667810251136.png

Máy bay huấn luyện chiến đấu M-346

Nhìn chung, trình độ phát triển của ngành công nghiệp hàng không quốc gia hiện nay chưa cho phép sản xuất toàn bộ sản phẩm quân sự cho lực lượng Không quân trong nước bởi khả năng hạn chế của cơ sở nghiên cứu và công nghiệp. Điều này thúc đẩy Italia tích cực hợp tác với các nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới ở mọi giai đoạn chế tạo.

................
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top