[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,483
Động cơ
1,352,682 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Sự hiện diện chống cướp biển làm bộc lộ thách thức của HQHQ trong việc cân đối sự hiện diện của lực lượng tàu mặt nước ở cách xa và gần căn cứ. Sự hiện diện chống cướp biển đã được hình thành từ năm 2009, tiếp sau sự leo thang của nạn cướp biển Xômali. Tuy nhiên, tháng 3/2010, vụ tàu hộ vệ Cheonan (PCC 772) lớp Pohang của HQHQ bị bắn chìm, theo thông báo là do tàu ngầm của Bắc Triều Tiên, đã làm gia tăng sự chú trọng của HQHQ vào việc duy trì sự hiện diện trong vùng biển chủ quyền.

1670745828886.png

1670745970077.png

1670745890058.png

Tàu hộ vệ Cheonan (PCC 772) lớp Pohang của HQHQ bị bắn chìm

Tiến sĩ Collin Koh Swee Lean, một nhà nghiên cứu thuộc Trường nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnan (Xinhgapo), một chuyên gia trong lĩnh vực an ninh hàng hải và hải quân, nói rằng: “Seoul chắc chắn quan tâm nhiều nhất đến bán đảo Triểu Tiên, và cũng là ưu tiên hàngđầu”. Ông cũng làm rõ những mối đe dọa đường biển khác nhau đối với Hàn Quốc. Mặc dù, về mặt kỹ thuật, HQHQ có thể có những phương tiện mang rất tinh vi, nhưng Bắc Triều Tiên lại nắm giữ một số năng lực hải quân, như số lượng tàu (như tàu tấn công cao tốc, tàu ngầm hoạt động ven bờ). Hàn Quốc cũng muốn ngăn chặn nạn khai thác thủy sản bất hợp pháp ở vùng biển Hoàng Hải và an ninh lãnh thổ đảo Dokdo. Tóm lại, theo tiến sĩ Koh, Hàn Quốc đang lo ngại việc duy trì an ninh các tuyến vận tải biển trong khu vực ADD-TBD rộng lớn, bởi vì Hàn Quốc phụ thuộc vào đó, trong các hoạt động thương mại đường biển, kể cả năng lượng.

Tiến sĩ Bowers cho rằng về mặt địa lý biển của Triều tiên, các hoạt động răn đe khu vực và bán đảo Triều tiên thường diễn ra trong không gian trống trải. Năng lực biển xa đang được phát triển sẽ đem lại cho HQHQ khả năng linh hoạt tương lai trong thực thi chiến lược.

Yêu cầu của lớp tàu KDX-III

Số lượng tàu khu trục trong hạm đội của HQHQ là 12 tàu, 3 tàu lớp Gwanggacto Daewang (KDX-I) được đưa vào hoạt động vào 1998 – 2000, 6 tàu KDX-II và 3 tàu KDX-III, trang bị tổ hợp phòng không AEGIS. Để gia tăng số lượng và khả năng, HQHQ đang phát triển loạt tàu thứ 2 gồm 3 tàu KDX-III. Theo tiến sĩ Bowers, nhu cầu tăng thêm đối với các phương tiện mang lớn có khả năng AEGIS được thôi thúc bởi cả những yêu cầu an ninh khu vực và chống mối đe dọa tên lửa của Bắc Triều Tiên đang ngày càng tăng lên trong thời gian gần đây. Để phát huy vai trò của hải đội tàu khu trục trong răn đe và phòng vệ trước các mối đe dọa trong khu vực bán đảo Triều Tiên, 6 tàu KDX-II và 3 tàu KDX-III được hợp nhất lại, vào cấu trúc hải đội làm nhiệm vụ trên biển mới - MTF 7. Hải đội MTF 7 chịu trách nhiệm ứng phó với những tình huống khủng hoảng xung quanh bán đảo Triều Tiên và kéo dài cho đến vùng Đông Bắc Á. Ba Tàu khu trục lớp KDX tạo thành khả năng nòng cốt của hạm tàu mặt nước HQHQ. Với tàu KDX-I đưa vào hoạt động năm 1998 và tàu KDX-III cuối cùng đưa vào hoạt động vào năm 2012, sự xuất hiện của lớp tàu KDX đã đáp ứng với sự trở lại của sự kình địch hải quân trên khắp khu vực ADD-TBD.

1670746240089.png

1670746274770.png

Tàu lớp Gwanggacto Daewang (KDX-I)

1670746325291.png

1670746357745.png

Tàu lớp KDX-II

Cốt lõi của chương trình hiện đại hóa tàu mặt nước biển xa của HQHQ là loạt tàu khu trục KDX. Lớp tàu này là một bước thay đổi trong sức mạnh HQHQ. Sự bổ sung xen xơ, vũ khí và tính chịu sóng của tàu tạo ra sự đột phá về chất trong khả năng của HQHQ. Xét về tàu KDX-III nói riêng, kích thước và tính đa chức năng của những tàu mặt nước này đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong khả năng tác chiến chống ngầm, chống tàu mặt nước và phòng không. Những tàu có sức mạnh này đem lại cho HQHQ sự đa dạng về khả năng cần thiết để đáp ứng với nhiều dạng thách thức khác nhau, trong môi trường chiến lược biển của Hàn Quốc.

Đặc biệt, các tàu đa chức năng là cốt lõi để HQHQ hỗ trợ cho các yêu cầu răn đe của Hàn Quốc. Trong tình huống Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đường đạn, các khí tài của tổ hợp Aegis trên tàu khu trục KDX-III (vốn được xem là biểu tượng của chương trình hiện đại hóa phương tiện mang trên vùng nước xanh) của HQHQ là thành phần then chốt của hệ thống phòng thủ trên bán đảo Triều Tiên.

1670746425188.png

1670746467037.png

Tàu lớp KDX-III

Tàu khu trục Aegis KDX-III với các xen xơ mạnh mẽ và khả năng bám, đem lại cho Hàn Quốc khả năng giám sát cần thiết, giúp cho họ theo dõi được những vụ phóng tên lửa từ Bắc Triều Tiên. Những tàu trang bị hệ thống Aegis đóng vai trò quan trọng trong phát hiện và giám sát các vụ phóng tên lửa đường đạn của Bắc Triều Tiên, tuy nhiên, khả năng này vẫn đòi hỏi phải triển khai chúng ở khu vực gần với Bắc Triều Tiên.

Tác chiến chống ngầm (ASW) cũng ngày càng được Hàn Quốc ưu tiên, do mối đe dọa ngày càng tăng, đã được minh chứng qua vụ tàu Cheona của Hàn Quốc bị đánh chìm vào năm 2010 và việc triển khai trong tương lai của các tàu ngầm có khả năng mang tên lửa đường đạn tiềm tàng của Bắc Triều Tiên.

Tàu KDX-III là thí dụ điển hình về phương thức mà HQHQ đang tăng cường cho cơ cấu lực lượng, nhằm bảo đảm tốt hơn cho các quyền lợi quốc gia. Cùng với việc phát triển mối quan hệ hữu nghị hợp tác với Hải quân Mỹ, HQHQ còn từng bước xây dựng khả năng và năng lực để tác chiến độc lập. Điều này được phản ánh trong cơ cấu lực lượng và các phương tiện mua sắm của HQHQ. Ví dụ, các tàu khu trục KDX-III không chỉ có trách nhiệm phòng thủ tên lửa đường đạn (BMD), chúng còn được thiết kế để mang một phương tiện phản công để răn đe Bắc Triều Tiên. Do tàu KDX- III chủ yếu thực hiện nhiệm vụ được phân công, nên phần lớn hoạt động xung quanh giới hạn khu vực bán đảo Triều Tiên.

Báo cáo quốc phòng thường nhật của Bộ quốc phòng Hàn Quốc từ tháng 6/2020 đã khẳng định: 3 tàu khu trục đang hoạt động trong các vùng biển bán đảo Triều Tiên. Báo cáo còn bổ sung thêm, tàu khu trục KDX-III đã phát hiện thành công các vụ phóng tên lửa đường đạn của Bắc Triều Tiên vào tháng 4/2009 và tháng 12/2012.

.......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,483
Động cơ
1,352,682 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Khả năng của tàu KDX-III

Tàu KDX-III được mô phỏng theo thiết kế tàu khu trục lớp Arleigh Burke (DDG-51) của Hải quân Mỹ, với khả năng được đóng mới phù hợp với tổ hợp chiến đấu Aegis của Lockheed Martin (tiêu chuẩn Baseline 7). Tương tự như lớp tàu khu trục Arleigh Burke được đóng cho Hải quân Mỹ, tàu khu trục KDX-III là thành phần trung tâm trong các hoạt động của HQHQ. Trong cuốn sách viết năm 1990 có tựa đề “Tương lai của sức mạnh biển” (The Future of Seapower), giáo sư Eric Grove đã xếp tàu khu trục là hạm tàu chiến cỡ trung, với lượng choán nước nằm trong khoảng 2750 tấn và 7000 tấn, với vận tốc và khả năng đáp ứng hầu hết các hoạt động chiến đấu, kể cả tham gia vào các nhóm tàu sân bay chiến đấu cao tốc. Tuy nhiên, theo Eric Grove, các tàu khu trục lớn khác với các tàu tuần dương cùng kích cỡ ở chỗ, chúng thiếu khả năng tác chiến phòng không diện rộng. Bảo đảm cho toàn phổ nhiệm vụ tác chiến (kể cả tác chiến phòng không, tác chiến chống ngầm, chống hạm nổi và tấn công đất liền đẳng cấp cao), các tàu khu trục hiện đại đã chứng minh nhu cầu ngày càng tăng về khả năng và thời gian hoạt động đã được nâng cao nhằm đáp ứng với sự cạnh tranh hải quân mới hơn, điều đó đã dẫn đến kích thước các tàu mặt nước tăng lên. Tàu khu trục KDX-III có lượng choán nước 12.037 tấn đủ tải, đem lại khả năng tác chiến phòng không vững mạnh.

1670766118261.png

1670766200644.png

Tàu khu trục lớp Arleigh Burke (DDG-51) của Hải quân Mỹ

Loạt thứ nhất của lớp tàu KDX-III gồm 3 tàu: Sejong Daewang (DDG 991), tàu Aegis đầu tiên của HQHQ được hạ thủy vào năm 2008; Yulgok Yi (DDG 992), được hạ thủy vào năm 2010; và tàu Seoae Ryu Seong ryong (DDG 993), được đưa vào trang bị từ tháng 8/2012. Theo báo cáo thường nhật của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, nghiên cứu dự án được khởi động vào năm 1995, và thiết kế khái niệm bắt đầu vào năm 1996. Tập đoàn Hyundai Heavy Industries (HHI) được trao hợp đồng thiết kế vào năm 2001, và hợp đồng đóng tàu bắt đầu vào năm 2004. Kế hoạch ban đầu của chương trình KDX-III là 6 tàu, nhưng sau đó đã cắt giảm 3 tàu, cho dù loạt thứ 2 sẽ có thêm 3 tàu khu trục được chuyển giao. Khả năng của loạt tàu KDX-III thứ nhất tập trung vào tính đa chức năng. Do được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis và ra đa sục sạo trên không/điều khiển bắn băng F SPY-1D(V) của Raytheon/Lockheed Martin, khả năng tác chiến phòng không của tàu còn được các tên lửa SM-2 Block IIIB (phòng không diện) và RIM-116A/B RAM Block0/1 (phòng không điểm) đem lại khả năng.

1670766329292.png

1670766394584.png

Sejong Daewang (DDG 991)

1670766431061.png

1670766452000.png

Seoae Ryu Seong ryong (DDG 993)

Ra đa Aegis có thể phát hiện 1000 mục tiêu đồng thời ở cách xa tới 1000 km, và tấn công 20 mục tiêu. Mục tiêu bị ra đa 3D SPY-1D(V) phát hiện, có thể bị tên lửa hải đối không SM-2 đánh chặn ở tầm khoảng 170 km. Nếu mục tiêu vượt qua lớp phòng thủ đầu tiên này của tàu, thì lại có tên lửa RAM (RIM-116A/B) chờ đợi.

Các tên lửa phòng không được đặt trong các ống phóng của tổ hợp phóng thẳng đứng Mk41 trên tàu của Lockheed Martin, 48 ống phóng bố trí ở phía đầu tàu, còn phía đuôi tàu có 32 ống phóng. Theo báo cáo thường nhật của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, khả năng chứa tên lửa trong ống phóng trên tàu khu trục KDX-III của Hàn Quốc nhiều hơn (128 tên lửa) so với các tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ (96 tên lửa). Khả năng mang tên lửa kể trên làm tăng đáng kể hiệu quả răn đe của các tàu khu trục loạt thứ I. Các tàu KDX-III còn được lắp một hệ thống phóng thẳng đứng thứ 3, 42 ống phóng chế tạo trong nước K-VLS, có khả năng lắp các tên lửa hành trình phóng từ tàu tầm 1500 km Hyummoo-III do Cục nghiên cứu phát triển quốc phòng (ADD) và LIG Nex 1 phát triển, cũng như tên lửa đối hạm Haesong. Ngay từ năm 2016, tiến sỹ Bowers đã cung cấp thông tin rằng các tàu KDX-III sẽ tiếp nhận một hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) mới, có thể phù hợp với các tên lửa SM-3 và SM-6. Khả năng này sẽ gia tăng năng lực phòng thủ tên lửa đường đạn (BMD).

1670766517475.png

1670766555917.png


Phòng thủ tầm gần dựa trên tổ hợp vũ khí tầm gần như pháo 30mm (CIWS), có tốc độ bắn 4000 phát/phút. Khả năng tác chiến chống ngầm (ASW) do sô na trung tần, sục sạo/tấn công chủ động lắp ở mũi tàu SQQ-89(V), sô na ngầm dưới nước CMS/SQS-53D của Lockheed Martin và ngư lôi K745 Cheong Sangeo (Blue Shark) của LIG Nex1 (bắn ra từ 6 ống phóng 324mm). Trên tàu còn được trang bị 2 máy bay trực thăng Mk99 Super Lynx có khả năng mang sô na thả chìm. Tàu KDX-III còn có khả năng giám sát, cảnh báo sớm, chỉ huy và điều khiển, cũng như khả năng kết nối đường truyền dữ liệu tăng cường, từ đó tăng khả năn hoạt động phối hợp và liên kết với các lực lượng hải quân khác.

........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,483
Động cơ
1,352,682 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Loạt tàu KDX-III thứ 2

Các kế hoạch đóng loạt tàu KDX-III thứ 2 đã được khẳng định vào cuối năm 2013, một hợp đồng phát triển đã được ký kết vào năm 2016 và hợp đồng đóng tàu được ký kết vào tháng 10/2019. Tháng 2/2021, tại xưởng đóng tàu Ulsan của HHI, thép đã được cắt để đóng tàu đầu tiên thuộc loạt tàu thứ 2, và theo lịch trình đến tháng 10/2021, sống tàu sẽ được lắp đặt, và việc hạ thủy sẽ diễn ra vào cuối năm 2022, đưa vào hoạt động sẽ vào năm 2024. Theo NAVAL FORCES, các tàu khu trục KDX-III loạt thứ 2 sẽ lớn hơn, và sẽ có khả năng tác chiến chống ngầm, phòng thủ tên lửa đường đạn (BMD), tấn công đất liền và quản lý dữ liệu cải thiện hơn. Về tác chiến chống ngầm, theo như báo chí công bố tháng 6/2016 của Cục quản lý chương trình mua sắm quốc phòng, Bộ Quốc phòng Hàn quốc, yêu cầu thiết kế cốt lõi đối với tàu KDX-III loạt 2 mới là phải có khả năng tác chiến chống ngầm hiệu quả hơn gấp 3 lần thiết kế tàu khu trục trước đó. Về phòng thủ tên lửa đường đạn, loạt tàu KDX-III thứ 2 sẽ được lắp đặt hệ thống chiến đấu Aegis mới nhất, chuẩn Baseline 9.B2.0/BMD 5.1. Những tàu khu trục này sẽ có khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa tích hợp, cho dù chưa rõ những tàu khu trục của HQHQ có mang theo tên lửa đánh chặn SM-3IIA được thiết kế để dùng cho tổ hợp phòng thủ tên lửa đường đạn BMD 5.1 hay không.

1670813473446.png

1670813491251.png

1670813532256.png

Loạt tàu KDX-III thứ 2

Khả năng tiến công mặt đất được cải thiện đối với cả hạm đội - bao gồm cả tàu KDX-III Batch 2, các tàu frigat FFX-II và tàu ngầm KSS-III mới - sẽ là thành phần trung tâm để gia tăng khả năng răn đe thông thường của Hàn Quốc. Theo thông báo vào tháng 3/2021, các tàu KDX-III loạt thứ 2 sẽ có ít ống phóng thẳng đứng hơn, nhưng tổ hợp K-VLS với các ống phóng lớn hơn sẽ được lắp đặt (thích hợp với các tên lửa lớn hơn) và có thể thích hợp với cả tên lửa đối hạm siêu âm.

Kết luận

Ngoài tàu khu trục KDX-III Batch 2, Hàn Quốc có kế hoạch đóng thêm lớp tàu khu trục mới KDDX. Theo tiến sĩ Bowers, lớp tàu mới có thể sẽ có 6 tàu, chú trọng đến khả năng tấn công đất liền và tác chiến chống tàu mặt nước. Ngày 29/5/2020, Cục các chương trình mua sắm quốc phòng, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) đã công bố thông báo mời thầu đối với thiết kế lớp tàu khu trục mới. Theo báo cáo quốc phòng thường nhật, Cục DAPA sẽ lựa chọn thiết kế cơ sở vào cuối năm 2023, thiết kế chi tiết và đóng tàu sẽ vào năm 2024. Báo cáo cũng lưu ý, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc sẽ chú trọng hơn đến khả năng thiết kế và đóng tàu trong nước. Tàu có thể có lượng choán nước thấp hơn so với tàu KDX-II và KDX-III. HQHQ gọi tàu khu trục KDDX là những “phương tiện mang Aegis mi ni”.

1670813914552.png

1670813856066.png

1670813931416.png

Tàu frigat FFX-II

1670813976087.png

1670813994942.png

1670814018484.png

Tàu ngầm KSS-III

Lee Willett

T/c “NAVAL FORCES”, số V/2021
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,483
Động cơ
1,352,682 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ảnh hưởng của chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ đối với quan hệ Trung Quốc-ASEAN

Trang mạng “Quốc tế”, Trung Quốc, tháng 12/2021, đăng bài viết của hai tác giả là Lưu Trĩ - nghiên cứu viên Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế thuộc Đại học Vân Nam và An Đông Trình hiện là nghiên cứu sinh tại viện này với tiêu đề “Ảnh hưởng của Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ đối với quan hệ Trung Quốc-ASEAN và đối sách của Trung Quốc”. Dưới đây là nội dung bài viết.

I. Tiến triển mới nhất trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ

1. Xu thế kiềm chế Trung Quốc của Mỹ trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Về an ninh, Mỹ thực hiện chủ nghĩa đa phương mang tính bài xích nhằm vào Trung Quốc, tăng cường bao vây và ngăn chặn Trung Quốc. Thứ nhất là việc thúc đẩy thể chế hóa, bình thường hóa Đối thoại an ninh bốn bên (Bộ tứ) giữa Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia. Kể từ khi tái khởi động đối thoại an ninh năm 2017, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia ban đầu chỉ trao đổi ở cấp chuyên viên, sau đó năm 2019 nâng lên cấp ngoại trưởng. Sau khi Chính quyền Biden lên nắm quyền, Mỹ có ý định tăng cường vai trò trụ cột của cơ chế này trong quá trình thúc đẩy Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tháng 3/2021, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ theo hình thức trực tuyến và tuyên bố thành lập các nhóm công tác như nhóm công tác chuyên gia về vaccine, nhóm công tác về khí hậu, nhóm công nghệ chủ chốt và mới nổi.

1670854196694.png

1670854221285.png


Ngày 24/9/2021, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia tổ chức Hội nghị thượng đỉnh trực tiếp lần đầu tiên tại Washington. Theo tuyên bố chung sau hội nghị, bốn nước tái khẳng định sẽ thiết lập quan hệ đối tác và hợp tác trong 7 lĩnh vực bao gồm phòng chống dịch bệnh, xây dựng cơ sở hạ tầng, biến đổi khí hậu, giáo dục, công nghệ, mạng Internet và không gian, đồng thời cùng xây dựng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, cởi mở và bao trùm. Hai là việc thành lập liên minh quân sự giữa Mỹ, Anh và Australia. Ngày 15/9/2021, Mỹ, Anh và Australia tuyên bố thành lập liên minh chiến lược mới về an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mang tên AUKUS.

1670854269076.png

1670854287210.png


Mục đích của AUKUS là tăng cường sự răn đe quân sự đối với Trung Quốc và có ý nghĩa biểu tượng và thực tế hơn so với nhóm Bộ tứ. Ba là những động thái nhằm thu hút hơn nữa các lực lượng ở trong và ngoài khu vực như Hàn Quốc, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU), đồng thời đẩy mạnh việc xây dựng một cấu trúc khu vực để cân bằng với Trung Quốc. Trước đó, nhóm Bộ tứ còn mời các nước khác như Hàn Quốc, New Zealand tham dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến. Chính quyền Biden đang tìm cách để EU và các nước NATO can dự ngày càng nhiều hơn vào các vấn đề của châu Á. Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh trực tiếp nhóm Bộ tứ, EU đã chính thức đưa ra chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của mình. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Mỹ rất có hứng thú với việc tăng cường hợp tác với châu Âu.

Về kinh tế, một là Mỹ tìm cách cung cấp đầu tư cơ sở hạ tầng minh bạch và có thể thay thế cho đầu tư của Trung Quốc. Đầu năm 2021, Kurt Campbell, Điều phối viên của Chính quyền Biden về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và Rush Doshi, Giám đốc phụ trách các vấn đề Trung Quốc của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ, đã có bài viết cho rằng do Trung Quốc đang cung cấp kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho châu Á thông qua Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI), nên Mỹ cũng phải nỗ lực để cung cấp các giải pháp thay thế. Đạo luật cạnh tranh và đổi mới năm 2021 được Thượng viện Mỹ thông qua nhấn mạnh việc liên kết các đồng minh và đối tác trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và công nghệ cao, vốn mang tính then chốt và nhạy cảm, để cạnh tranh với Trung Quốc. Hiện tại, ngoài việc tiếp tục thúc đẩy dự án Mạng lưới Điểm Xanh, tháng 6/2021, tại Anh, Mỹ và các thành viên của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) còn công bố Kế hoạch cơ sở hạ tầng xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn (B3W) nhằm thách thức BRI của Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ còn cung cấp các thỏa thuận cấp vốn mới cho các dự án cơ sở hạ tầng của Cơ quan tài chính phát triển quốc tế Mỹ (DFC). Hai là việc thúc đẩy sự “tách rời” của chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu với Trung Quốc. Trong chiến dịch tranh cử của mình, Biden đã đưa ra ý tưởng về “chuỗi sản xuất dựa trên giá trị”, cố gắng xây dựng mạng lưới chuỗi cung ứng khu vực ít phụ thuộc vào Trung Quốc. Tháng 3/2021, Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến nhóm Bộ tứ đã tuyên bố thành lập nhóm công tác về vaccine, soạn thảo các kế hoạch phân công hợp tác bao gồm cung cấp tài chính, công nghệ sản xuất vaccine, đồng thời tuyên bố thành lập nhóm công tác công nghệ then chốt và mới nổi để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ đổi mới sáng tạo mới và tiêu chuẩn quốc tế trong tương lai. Tháng 9/2021, tại hội nghị thượng đỉnh trực tiếp, nhóm Bộ tứ đã chủ trương xây dựng “chuỗi cung ứng chất bán dẫn an ninh” để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực bán dẫn.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,483
Động cơ
1,352,682 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

2. Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ tăng cường mức độ lôi kéo ASEAN

a. Tìm cách xóa tan sự hoài nghi của ASEAN và các nước thành viên đối với Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Sau khi Biden lên nắm quyền, Mỹ coi Đông Nam Á là mấu chốt thành công của Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Chính vì vậy Mỹ đã tích cực khôi phục quan hệ và tăng cường tương tác với ASEAN. Tại đối thoại trực tuyến về chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do Hiệp hội châu Á tổ chức, Kurt Campbell cho biết: “Để có chiến lược châu Á và Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hiệu quả, chúng tôi sẽ phải làm nhiều công việc hơn nữa tại Đông Nam Á”.

1671069366675.png


1671069319175.png

Tổng thống Mỹ và các nguyên thủ Asean

Một mặt, Mỹ đang tìm cách xóa tan sự hoài nghi của ASEAN và các quốc gia thành viên về nhóm Bộ tứ. Trong tuyên bố chung vào tháng 3/2021, các nhà lãnh đạo nhóm Bộ tứ đã tái khẳng định chính sách “ngoại giao dựa trên giá trị” của Chính quyền Biden với ASEAN. Để giảm bớt sự hoài nghi của các nước ASEAN, trong tuyên bố chung được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh ngày 24/9/2021, nhóm Bộ tứ đã đặc biệt nhấn mạnh sự ủng hộ đối với vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ngoài ra, nhóm này còn cam kết cung cấp cho ASEAN 1 tỷ liều vaccine, nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong quá trình xuất khẩu vaccine và coi đây là cơ hội hợp tác giữa hai bên. Trong chuyến công du đến các nước ASEAN, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Phó Tổng thống Kamala Harris đều nhấn mạnh sẽ không yêu cầu các nước trong khu vực phải chọn bên. Austin nhấn mạnh rằng bên cạnh việc để ASEAN giữ vai trò trung tâm trong khu vực, Mỹ còn tập trung vào các cơ chế bổ sung của khu vực như khuôn khổ nhóm Bộ tứ, điều này sẽ khiến khuôn khổ an ninh của khu vực trở nên vững bền hơn.

1671069051684.png

1671069069437.png

Phó Tổng thống Kamala Harris thăm Việt Nam

Mặt khác, sau khi nhậm chức, Biden đã tích cực cử các quan chức đến thăm các nước ASEAN để tìm kiếm sự ủng hộ của ASEAN và các nước thành viên cho Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6/2021, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã đến thăm Indonesia, Campuchia và Thái Lan. Tháng 7/2021, Austin đã đến thăm Singapore, Việt Nam và Philippines, nhấn mạnh khu vực này đang phải đối mặt với các mối đe dọa như sức ép của các cường quốc đang trỗi dậy... và trình bày một cách có hệ thống về Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Chính quyền Biden. Tháng 7/2021, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tham dự hàng loạt hội nghị với các nước ASEAN như Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Mỹ, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao cấp cao Đông Á, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao quan hệ đối tác Mekong-Mỹ… theo hình thức trực tuyến. Tháng 8/2021, Harris đến thăm Singapore và Việt Nam, trình bày rõ tầm nhìn của Chính quyền Biden về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tháng 9/2021, bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, Blinken đã nói với Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Đông Nam Á rằng Washington sẽ sớm đưa ra chiến lược mới cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đây là động thái cho thấy rõ ý định của Washington muốn lôi kéo các nước ASEAN tham gia vào chiến lược này.

1671069143471.png

1671069168598.png

1671069236516.png

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman thăm các quốc gia Đông Nam Á

b. Lôi kéo ASEAN và các nước thành viên phối hợp với Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Vấn đề Nam Hải (Biển Đông) là vấn đề cốt lõi trong chương trình nghị sự an ninh của Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ. Tháng 7/2021, trong chuyến công du Singapore, Austin đã bày tỏ sự ủng hộ chính trị của Mỹ đối với các nước Đông Nam Á như Philippines, Việt Nam trong vấn đề Nam Hải. Tháng 8/2021, Blinken tuyên bố rằng Mỹ và Indonesia đã khởi động “đối thoại chiến lược” và hai nước sẽ cùng nỗ lực trong các phương diện như bảo vệ tự do hàng hải ở Nam Hải. Khi trình bày rõ hơn về tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Harris đã đề cập đến vấn đề Nam Hải, vốn đang nhận được nhiều sự quan tâm trong khu vực, chỉ trích gay gắt Bắc Kinh vẫn gây sức ép, đe dọa và tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn khu vực Nam Hải.

1671069557677.png

1671069605478.png

1671069647727.png

Tàu tuần duyên Mỹ viện trợ cho cảnh sát biển Việt Nam và Philippines

Về mối đe dọa hạt nhân, Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc tại Hội nghị cấp cao Đông Á và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Diễn đàn khu vực ASEAN năm 2021, công khai cảnh báo các nước trong khu vực về mối đe dọa hạt nhân của Trung Quốc. Tại hội nghị lần này, Blinken đã sử dụng mối đe dọa hạt nhân để gây sức ép với Trung Quốc, nhằm kích động mối lo ngại của các nước ASEAN về mối đe dọa hạt nhân đến từ Trung Quốc.

Ngoài ra, Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng đã thâm nhập vào khu vực sông Mekong. Tháng 7/2021, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao đặc biệt ASEAN-Mỹ, Blinken lần đầu tiên chính thức mở rộng Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đến khu vực sông Mekong, đề xuất một “Sông Mekong tự do và cởi mở”. Khi đề cập đến hợp tác tiểu vùng sông Mekong trong khuôn khổ quan hệ đối tác ASEAN-Mỹ, Blinken đã sử dụng thuật ngữ “Sông Mekong tự do và cởi mở”. Đây là lần đầu tiên một quan chức cấp cao của Mỹ liên kết tiểu vùng sông Mekong với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

1671069719277.png

1671069755516.png

Máy bay huấn luyện Mỹ sắp chuyển giao cho không quân Việt Nam

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,483
Động cơ
1,352,682 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Xu hướng quan hệ Trung-Mỹ trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược

Sự thay đổi của Mỹ trong chiến lược đối với Trung Quốc không chỉ là sự thay đổi về biện pháp, mà còn là sự thay đổi về tư duy chiến, tức là chuyển từ nguyên tắc chiến lược ban đầu là tiếp xúc và đồng hóa sang tư thế chiến lược cạnh tranh và đối đầu. Một mặt, điều này liên quan đến sự trỗi dậy nhanh chóng và sự gia tăng về sức mạnh tổng hợp quốc gia của Trung Quốc; mặt khác, cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như trào lưu chính trị trong nước và những thay đổi trong xã hội ở Mỹ. Việc tư duy chiến lược có những thay đổi quan trọng sẽ tiếp tục trong thời gian tương đối dài và sẽ không bị tác động bởi sự thay đổi tổng thống hoặc các biện pháp cụ thể khác. Kể từ khi Nixon đến thăm Trung Quốc năm 1972, tư duy chiến lược của hai bên đã có những thay đổi quan trọng, quan hệ song phương cũng có những cải thiện rõ rệt và kéo dài trong khoảng thời gian 40 năm, cho đến khi Trump được bầu làm tổng thống Mỹ.

1671189413952.png

1671189440655.png

Tổng thống Nixon thăm Trung Quốc năm 1972

Mặc dù sự thay đổi về tư duy chiến lược có một quá trình, nhưng thường sẽ có một thời điểm rõ rệt. Tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc năm 2021, khi trả lời phóng viên, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết: “Trung Quốc và Mỹ quả thực đã gặp phải những khó khăn nghiêm trọng trong vài năm qua. Điều này đã gây ra những ảnh hưởng không có lợi cả hai nước và thế giới”. Đây chắc chắn là một nhận định rõ ràng và chính xác về thời điểm thay đổi của quan hệ chiến lược Trung-Mỹ. Do đây là sự thay đổi về hành vi chiến lược trên cơ sở những thay đổi về tư duy chiến lược, nên trong thời gian tới quan hệ Trung-Mỹ sẽ là một cuộc đọ sức về chiến lược.

1671189516170.png

1671189589105.png

1671189732679.png

Máy bay chiến đấu Trung Quốc va chạm máy bay do thám Mỹ ngoài khơi đảo Hải Nam


Do sự cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng gia tăng, nên cách nói về cục diện lưỡng cực và chiến tranh lạnh mới lần lượt xuất hiện. Cho dù là cục diện lưỡng cực hay là chiến tranh lạnh mới đều phản ánh cuộc đối đầu Trung-Mỹ và thái độ bi quan đối với sự phát triển quan hệ song phương trong tương lai. Ở một mức độ nhất định, đây không phải là thực tế của thế giới ngày nay. Sự cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ và căng thẳng trong quan hệ hai nước sẽ còn kéo dài. Nhưng cho dù là kéo thế giới vào cuộc đối đầu toàn diện của cục diện lưỡng cực, hay làm cho cộng đồng quốc tế rơi vào cuộc đấu tranh ý thức hệ, thì Mỹ đều không có đủ điều kiện để thực hiện, đồng thời đây cũng là vấn đề không có tính hợp pháp trong cộng đồng quốc tế.

Chính vì vậy, để dự đoán xu hướng của quan hệ Trung-Mỹ, cần nhận thức rõ ba sự thật cơ bản liên quan mật thiết đến mối quan hệ này.

Thứ nhất là Trung Quốc và Mỹ có lợi ích chung cơ bản nhất trong việc duy trì trật tự và ổn định thế giới. Giữa Trung Quốc và Mỹ có nhiều lợi ích chung, nhưng duy trì sự ổn định cơ bản của trật tự thế giới là trụ cột của lợi ích chung song phương. Cho dù từ các tuyên bố chính thức hay từ các cuộc đối thoại khác nhau giữa hai nước, lợi ích chung này luôn tồn tại. Thế giới ngày nay không còn là thế giới lưỡng cực trong thời Chiến tranh Lạnh, mà là một thế giới được hình thành từ sự liên kết giữa các nước dựa trên các vấn đề toàn cầu. Sự phá hoại nghiêm trọng nhất đối với trật tự thế giới này là Trung Quốc và Mỹ đang rơi vào bẫy Thucydides, xảy ra các cuộc xung đột lớn và thậm chí chiến tranh như học giả John Mearsheimer đã dự đoán. Nếu điều này xảy ra, không chỉ có Trung Quốc và Mỹ đều bị tổn thất, mà còn là thảm họa đối với toàn thế giới. Đóng góp lớn nhất cho trật tự thế giới là hai bên hợp tác để cùng thúc đẩy quản trị toàn cầu, bởi vì trong bất kỳ khía cạnh nào của quản trị toàn cầu, nếu không có sự tham gia của Mỹ hoặc Trung Quốc thì đều khó có thể thực hiện được. Cả hai bên đều có nhận định tương đối đầy đủ về vấn đề này. Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Biden, Chủ tịch Tập Cận Bình nói: “Hợp tác sẽ cùng có lợi, đối đầu sẽ gây tổn hại cho cả hai bên. Do đó, hợp tác là lựa chọn đúng đắn duy nhất của hai nước. Hợp tác Trung-Mỹ có thể thực hiện được nhiều vấn đề lớn có lợi cho cả hai nước và thế giới, trong khi đối đầu chắc chắn là thảm họa đối với hai nước và thế giới”.

1671189849993.png

Tổng thống Mỹ và TBT-CT Trung Quốc

Thứ hai là Trung Quốc và Mỹ đang ở trong một môi trường cùng tồn tại không có sự lựa chọn. Trung Quốc và Mỹ không những là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay, mà còn là hai nước lớn có vai trò quan trọng trên chính trường quốc tế. Tuy nhiên, hai nước cũng có sự khác biệt rất rõ ràng. Trung Quốc và Mỹ thuộc hai nền văn minh khác nhau, chế độ chính trị và đời sống xã hội cũng khác nhau rõ rệt. Có quan điểm cho rằng sự khác biệt chắc chắn sẽ dẫn đến bất đồng, bất đồng chắc chắn sẽ dẫn đến xung đột và đối đầu. Cho dù theo lý thuyết về sự xung đột giữa các nền văn minh của nhà nghiên cứu chính trị và chiến lược người Mỹ Samuel Huntington, hay là theo quan điểm của John Mearsheimer về bi kịch của chính trị nước lớn, Trung Quốc và Mỹ dường như đang vướng vào một cuộc đọ sức được mất ngang nhau cho đến khi xác định được bên chiến thắng. Tuy nhiên, thế giới quan kế thừa phép biện chứng xung đột của Hegel không phù hợp với sự phát triển của thế giới ngày nay. Thế giới ngày nay đã là một thế giới đa dạng, từ sự phân bố quyền lực đến sự phân bố khái niệm, từ nền văn minh truyền thống đến văn hóa thực tiễn. Theo tư duy văn hóa truyền thống của Trung Quốc, sự khác biệt không những không nhất thiết dẫn đến xung đột, mà còn là cơ sở để bổ trợ cho nhau. Trung Quốc và Mỹ phải tìm kiếm con đường chung sống bền vững, vì cả Trung Quốc và Mỹ đều không thể thay thế nhau, đều không thể thay đổi được nhau, hai nước không có lựa chọn nào khác ngoài việc cùng tồn tại trong thế giới này.

1671189929308.png


Thứ ba là Mỹ vẫn sẽ duy trì vị trí là cường quốc có sức mạnh tổng hợp quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới trong một thời gian tương đối dài. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quyền lực của Mỹ trong hệ thống quốc tế đạt đỉnh chính là dựa vào sức mạnh này. Mỹ bắt đầu thiết lập một trật tự bá quyền theo chủ nghĩa tự do thời hậu chiến và hệ thống chế độ quốc tế tương ứng với chi phí rất cao. Trong vài thập kỷ qua, sức mạnh của Mỹ đã suy giảm đáng kể. Trong khi đó, sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm của thế giới và các nền kinh tế mới nổi khác cũng đang phát triển mạnh mẽ. Có quan điểm cho rằng năng lực tư tưởng và vật chất để Mỹ giữ vai trò chủ đạo trong trật tự thế giới đã bị thiếu hụt nghiêm trọng, trật tự bá quyền thế giới theo chủ nghĩa tự do của Mỹ đã kết thúc. Quan điểm này cũng có phần hợp lý, bởi trật tự bá quyền của Mỹ đã kết thúc và thời đại mà Mỹ thống trị thế giới cũng đã qua. Mỹ đã không có đủ năng lực để cung cấp các sản phẩm công cần thiết để duy trì trật tự, và sự suy yếu của trật tự bá quyền đã trở thành một vấn đề quan trọng của chính trị thế giới. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Mỹ không còn là quốc gia có sức mạnh tổng hợp hùng mạnh nhất. Xét về năng lực kinh tế, thực lực quân sự, sự phát triển công nghệ và vị thế của đồng USD, Mỹ vẫn chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu quyền lực thế giới. Sự kết thúc bá quyền của Mỹ không đồng nghĩa với việc địa vị quốc gia mạnh nhất thế giới của Mỹ cũng kết thúc.

1671190031191.png

1671190211961.png

1671190261721.png

Hải quân và không quân Mỹ tuần tra trên Biển Đông
.......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,483
Động cơ
1,352,682 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Dựa trên những thực tế cơ bản này, quan hệ Trung-Mỹ có thể có những xu hướng chính sau.

Thứ nhất là cạnh tranh chiến lược lâu dài. Quan hệ Trung-Mỹ là quan hệ cạnh tranh và hợp tác, nhưng mặt cạnh tranh luôn phức tạp và nổi bật hơn. Đây là một cuộc đọ sức chiến lược, là một mối quan hệ mang tính lâu dài và bình thường. Hơn nữa, cạnh tranh sẽ là khía cạnh chủ yếu của mâu thuẫn trong nhiều thời điểm. Tình hình này sẽ không thể dẫn đến sự thay đổi mang tính căn bản ở một thời điểm nào đó, có thời điểm thậm chí còn được biểu hiện công khai và gay gắt. Tư duy chiến lược chủ yếu của Mỹ đối với Trung Quốc đã có những thay đổi quan trọng và hơn nữa là đã đạt được sự đồng thuận cao trong nội bộ nước Mỹ, do đó, cạnh tranh chiến lược sẽ tiếp tục tồn tại. Tư duy chiến lược chủ yếu dựa vào tiếp xúc đã kéo dài trong khoảng 40 năm được bắt đầu từ chuyến thăm Trung Quốc của Nixon, tiếp tục sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc cho đến khi Trump lên nắm quyền mới kết thúc; tư duy chiến lược chủ yếu dựa vào cạnh tranh bắt đầu xuất hiện từ khi Trump lên nắm quyền cũng sẽ tồn tại trong khoảng thời gian tương đối dài. Để đạt được mục tiêu cạnh tranh chiến lược, Mỹ sẽ tăng cường mức độ liên kết đồng minh, bao gồm các phương diện khác nhau về ý thức hệ, lợi ích quốc gia, nhằm gia tăng sức ép với Trung Quốc. Những sự kiện chạm đến điểm giới hạn cuối cùng của Trung Quốc vẫn sẽ xảy ra, bao gồm các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi và chủ quyền lãnh thổ như vấn đề Hong Kong, Tân Cương, thậm chí là Đài Loan. Sự cạnh tranh giữa hai nước sẽ được bộc lộ rõ hơn trong một khoảng thời gian, thậm chí có thời điểm còn đối đầu gay gắt. Cạnh tranh chiến lược lâu dài đã trở thành trạng thái bình thường mới của quan hệ Trung-Mỹ.

1671244095368.png

1671244131311.png

1671244165516.png

1671244201787.png

Máy bay và tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan

Thứ hai là kiểm soát hợp lý các nguy cơ. Nếu nói cạnh tranh chiến lược lâu dài giữa Trung Quốc và Mỹ là trạng thái bình thường mới của quan hệ song phương, thì các nguy cơ trong quan hệ song phương cũng sẽ thường xuyên xảy ra. Dưới thời Chính quyền Trump, không chỉ có cuộc chiến thương mại và cuộc chiến công nghệ làm quan hệ song phương xấu đi, mà các hành động mạo hiểm của Washington như đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc và cử quan chức đến thăm Đài Loan đã trực tiếp dẫn đến các nguy cơ trong quan hệ giữa hai nước. Hơn nữa, do tính chất lâu dài của cạnh tranh song phương, cho dù ai được bầu làm tổng thống Mỹ thì cũng đều khó thay đổi lập trường mang tính nguyên tắc liên quan đến quan hệ Trung-Mỹ. Nguy cơ sẽ tiếp tục hình thành. Trong bối cảnh này, do Trung Quốc và Mỹ có lợi ích chung trong việc duy trì trật tự thế giới ổn định, việc kiểm soát và ngăn chặn nguy cơ leo thang thành xung đột bạo lực sẽ trở thành xu hướng chính của quan hệ song phương. Quan sát quan hệ Trung-Mỹ hiện nay, có một giả định hợp lý là hai bên đều không có ý định sử dụng bạo lực. Tuy nhiên, kinh nghiệm lịch sử đã chứng minh rằng xung đột bạo lực có thể xảy ra trong những tình huống ngoài ý muốn và có thể bùng phát không theo ý muốn chủ quan của cả hai bên trong quá trình khủng hoảng song phương leo thang. Do đó, trong sự hoài nghi chiến lược và cạnh tranh chiến lược, làm thế nào để kiểm soát nguy cơ có thể xảy ra xuống mức thấp nhất, làm thế nào để ngăn chặn nguy cơ đã xảy ra không leo thang và làm thế nào để kiểm soát nguy cơ đang leo thang không trở thành xung đột bạo lực sẽ là một trong những cân nhắc chính sách quan trọng nhất của Trung Quốc và Mỹ trong tương lai.

1671244274332.png

1671244310256.png

Bộ trưởng QP Mỹ và TQ

Thứ ba là hợp tác quản trị toàn cầu. Nền tảng chính cho sự hợp tác Trung-Mỹ trong cuộc đọ sức lâu dài giữa hai bên là quản trị toàn cầu. Mục đích của việc Mỹ tiến hành cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc là làm thay đổi Trung Quốc. Nhưng ngay cả đối với các chính trị gia và các nhà chiến lược gia Mỹ, đây là một quá trình lâu dài và là một mục tiêu khó có thể thực hiện được. Do Trung Quốc và Mỹ là hai cường quốc trên thế giới, nên trong quá trình tương tác và chung sống, hai bên vẫn cần tìm ra nền tảng có thể hợp tác. Theo nghiên cứu của nhà khoa học người Mỹ Julius Axelrod, ngay cả giữa các đối thủ cũng cần hợp tác và hợp tác thiết thực với nhau. Mỹ và Liên Xô xác định đối phương là kẻ thù của mình trong Chiến tranh Lạnh, nhưng vẫn đạt được thỏa thuận hợp tác về vũ khí chiến lược. Trung Quốc và Mỹ khác xa Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, và thế giới ngày nay sẽ không diễn ra chiến tranh lạnh toàn diện lần thứ hai. Lợi ích chung lớn nhất giữa Trung Quốc và Mỹ với tư cách là đối thủ cạnh tranh là duy trì sự ổn định của trật tự toàn cầu và để duy trì sự ổn định này đòi hỏi hai nước phải thực hiện quản trị toàn cầu hiệu quả. Quản trị toàn cầu không thể thiếu sự tham gia của Trung Quốc và Mỹ, và quản trị toàn cầu lại mang lại nền tảng hợp tác khả dĩ nhất cho hai cường quốc thế giới này. Mặc dù trong lĩnh vực quản trị toàn cầu, sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn sẽ tồn tại như trong các lĩnh vực an ninh y tế công cộng và biến đổi khí hậu, nhưng cho dù thế nào thì đây vẫn là lĩnh vực có khả năng và rõ ràng nhất cho hợp tác Trung-Mỹ, đồng thời cũng là lĩnh vực mà hai nước có thể dễ hợp tác nhất trong bối cảnh hiện nay. Nếu hai bên có thể cùng nhau phát triển, thì có thể có hiệu ứng lan tỏa tích cực.

1671244414091.png

1671244436513.png

Mỹ vẫn cần TQ trong giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên

Quan hệ Trung-Mỹ không chỉ là một trong những quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới hiện nay, mà còn có liên quan trực tiếp đến sự ổn định của trật tự thế giới và tiến trình của quan hệ quốc tế. Trong vài năm trở lại đây, quan hệ Trung-Mỹ đã trải qua nhiều khó khăn và thách thức nghiêm trọng. Trong 40 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Trung-Mỹ đã có không ít thăng trầm. Dự đoán cơ bản của mọi người vào thời điểm đó là “tốt cũng không thể tốt hơn được nữa và xấu cũng sẽ không xấu hơn được nữa”. Đằng sau nhận định này có một sự ủng hộ quan trọng, đó là kế hoạch chiến lược mà Mỹ xác định trong quan hệ với Trung Quốc là lấy tiếp xúc làm biện pháp, lấy việc đưa Trung Quốc vào hệ thống quốc tế do Mỹ giữ vai trò chủ đạo làm mục tiêu.

Tuy nhiên, sự xuống cấp mạnh mẽ của quan hệ Trung-Mỹ trong vài năm gần đây đã khiến người ta không thể không hoài nghi về nhận định này. Thậm chí có quan điểm còn cho rằng Trung Quốc và Mỹ đã hình thành hai cực mới và bước vào chiến tranh lạnh mới. Lý do quan trọng khiến quan hệ Trung-Mỹ xấu đi nhanh chóng là do Mỹ thay đổi tư duy chiến lược đối với Trung Quốc. Sự trở lại mạnh mẽ của chính trị cường quyền, sự lo lắng chiến lược của nước bá quyền đối với nước đang trỗi dậy, sự cân nhắc mang tính bài xích liên quan đến lợi ích quốc gia, sự xuất hiện trở lại của địa chính trị - tất cả những điều này đã phản ánh sự thay đổi trong tư duy chiến lược của Mỹ và ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi chiến lược của nước này, bao gồm cả việc xác định lại vị thế của Trung Quốc và Mỹ, xác định lại các lợi ích chiến lược quốc gia của Mỹ, và việc xem xét lại ý thức hệ.

Sự thay đổi trong hành vi và tư duy chiến lược thường là hiện tượng diễn ra trong thời gian tương đối dài và không thể có thay đổi do một vài sự kiện cụ thể nào đó. Do đó, cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ là cuộc đọ sức tương đối lâu dài và sẽ còn tiếp tục trong tương lai. Tuy nhiên, một số thực tế cơ bản trên thế giới hiện nay và trong quan hệ Trung-Mỹ đã khiến hai nước này phải tìm cách chung sống và hợp tác trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược. Trung Quốc và Mỹ là hai quốc gia có vai trò hết sức quan trọng đối với thế giới. Quan hệ Trung-Mỹ không chỉ là quan hệ song phương, mà còn là quan hệ có ý nghĩa toàn cầu. Lợi ích chung cơ bản nhất của hai nước là duy trì sự ổn định bền vững của trật tự thế giới. Do đó, mong muốn tương đối hợp lý là kiểm soát có lý trí các nguy có có thể xảy ra hoặc đã xảy ra, đồng thời phát hiện và tạo ra các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực quản trị toàn cầu ít nhạy cảm và dễ đạt được sự đồng thuận. Tất nhiên, để tìm ra con đường chung sống hòa bình trong bối cảnh cạnh tranh không chỉ là sự lựa chọn có lý trí của hai nước khi phải đối mặt với thực tế, mà còn phải có những nỗ lực chính trị khôn ngoan và gian khổ./.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,483
Động cơ
1,352,682 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Hải quân Hoàng gia Ôxtrâylia tích hợp các hệ thống không người lái vào lực lượng hải quân mới

Chiến lược mới của Hải quân Hoàng gia Ôxtrâylia (RAN) nhằm phát triển các hệ thống tàu mặt nước và tàu ngầm không người lái mang lại cả khả năng và năng lực để hỗ trợ hạm đội mới của hải quân.
Hải quân trên khắp thế giới đang đầu tư vào các hệ thống không người lái, để cung cấp những bổ sung ngắn hạn cho các hoạt động hiện tại và phát triển khả năng và năng lực mang tính lâu dài để cho phép họ hoạt động bền vững hơn từ các hệ thống như vậy trong tương lai.
Những thách thức khi vận hành các hệ thống không người lái ngoài tầm quan sát, ví dụ như các tàu mặt nước không người lái (USV) tác chiến ngoài khơi xa hoặc các tàu ngầm không người lái (UUV), có lẽ đã phần nào khiến một số lực lượng hải quân không đủ kiên nhẫn trong việc tìm hiểu thấu đáo những gì mà hệ thống không người lái có thể mang lại. Việc thiếu kiên nhẫn như vậy cũng có thể được giải thích bởi một số hải quân phải tìm sự cân bằng giữa nguồn lực tài chính và hoạt động tác chiến, giữa việc đầu tư vào các hệ thống không người lái hoặc cho các trang bị có người lái thế hệ mới.

1671356793747.png

1671357020078.png

Ảnh được chụp trong cuộc tập trận Chiến binh Tự động 2018 của Hải quân Hoàng gia Úc ( 'AW18') Tàu mặt nước không người lái mang tên Bluebottle của Công ty công nghệ Ocius) đóng vai trò như một nút 'kết nối' để cho phép liên lạc với các tàu ngầm không người lái.

Tuy nhiên, RAN là một lực lượng hải quân tích cực đưa vào khai thác các hệ thống không người lái cho các hoạt động tác chiến hiện tại và tương lai, đồng thời để giảm biên chế quân nhân trên các nền tảng mới của mình. RAN thực sự có ý định kết hợp lực lượng hải quân có người lái của mình với hệ thống không người lái mới.
Lực lượng hải quân mới của Ôxtrâylia được trang bị nhiều loại tàu khác nhau. Tâm điểm của tổ chức biên chế lực lượng mới này là một số nền tảng đã được đưa vào hoạt động là 02 tàu đổ bộ đổ bộ trực thăng (LHD) lớp Canberra; và ba tàu khu trục tên lửa dẫn đường tác chiến đối không (DDG) lớp Hobart. Trong trung và dài hạn, sẽ có thêm một số tàu sau được bổ sung vào biên chế cùng với các tàu trên gồm: 9 khinh hạm tên lửa dẫn đường lớp Hunter, 12 tàu ngầm diesel-điện lớp Attack và 12 tàu tuần tra xa bờ lớp Arafura (OPV).
Cách tiếp cận của RAN trong việc sử dụng các hệ thống không người lái là sẽ sử dụng các năng lực hiện có để tích hợp và nâng cao - chứ không thay thế - các trang bị của các nền tảng có người lái. Cách tiếp cận này được đề ra trong chiến lược hệ thống không người lái mới của hải quân, có tiêu đề Chiến lược Người Máy, Hệ Thống Tự Động Và Trí Tuệ Nhân Tạo tới năm 2040: Hải quân Đổi mới phương thức tác chiến, được xuất bản vào tháng 10/2020.

1671357075809.png

1671357103033.png

Tàu khu trục HMAS Sydney lớp Hobart của hải quân Úc

Tác chiến và tư duy
Tư lệnh RAN, Phó đô đốc Michael Noonan coi quân chủng của mình như một lực lượng vừa 'tác chiến' vừa 'tư duy'. Trong bối cảnh đó, Người đứng đầu quân chủng đã nhấn mạnh (trong Lời mở đầu của chiến lược) rằng, “Là một hải quân vừa tác chiến vừa tư duy, chúng ta phải tận dụng những tiến bộ này [do các hệ thống không người lái mang lại] để… biến đổi và nâng cao năng lực chiến đấu và chiến thắng trên biển". Ông tiếp tục, phải tận dụng những tiến bộ như vậy để hỗ trợ việc thực hiện 5 'Mục tiêu Hải quân' (còn được gọi là 4PC): bảo vệ lực lượng; triển khai lực lượng; quan hệ đối tác để nâng cao khả năng tập hợp lực lượng liên quân; phát huy tối đa tiềm năng lực lượng; và kiểm soát (cụ thể là chủ quyền).

1671357357316.png

1671357400154.png

Tàu tác chiến đổ bộ HMAS Adelaide (DDG) của hải quân Úc

Chiến lược Người máy, Hệ thống tự động - Trí tuệ Nhân tạo tới năm 2040 đã nhận diện những thách thức và cơ hội mà các hệ thống không người lái mang lại, đồng thời chỉ ra cách mà RAN hướng tới việc xây dựng các nỗ lực nhằm phát huy lợi ích mà chúng mang lại, đặc biệt là việc nâng cao hiệu suất chiến đấu và vai trò của con người trong đó. Phó đô đốc Noonan viết “Khi làm chủ công nghệ, chúng ta phải nhớ rằng tác chiến đang và sẽ vẫn là một hoạt động mà con người là yếu tố quyết định. Nguồn nhân lực của chúng ta vẫn sẽ là cốt lõi của những tiến bộ công nghệ và chúng ta phải thiết kế ra những hệ thống mà ở đó con người phải là trung tâm. Người máy, Hệ thống tự động và Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp quân nhân của chúng ta trở thành những chiến binh thiện chiến hơn và sẽ cho phép chúng ta vươn ra xa hơn trong khu vực.”

1671357670816.png

1671357711606.png

1671357735688.png

Hải quân Úc thử nghiệm phương tiện ngầm không người lái

Trong chiến lược, RAN đã nêu rõ bối cảnh công nghệ, tầm nhìn và các nguyên tắc thiết kế của quân chủng để xây dựng năng lực và phương pháp tiếp cận các yếu tố Người máy, Hệ thống tự động và Trí tuệ nhân tạo của mình. Quân chủng đã nhấn mạnh rằng các công nghệ quân sự sẵn có được các quân chủng khác của Ôxtrâylia hoặc các đối tác quốc tế phát triển không nhất thiết phải cung cấp khả năng hoặc năng lực phù hợp để khắc phục những hạn chế, ràng buộc và cơ hội vốn có trong môi trường hàng hải địa chiến lược đặc thù của Ôxtrâylia. Để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt như đã nêu trên, mặc dù không chỉ ra các công nghệ cụ thể, tài liệu đã xác định các động lực, xu hướng và thách thức mà Người máy, Hệ thống tự động và Trí tuệ nhân tạo mang lại cho các lực lượng hải quân, đặc biệt tìm kiếm “các yếu tố hỗ trợ phổ biến cần có để tạo ra Người máy, Hệ thống tự động và Trí tuệ nhân tạo đã sẵn sàng cho Quân chủng'”. Hướng về khung thời gian năm 2040, chiến lược sẽ được hỗ trợ bởi một kế hoạch chiến dịch bao gồm các mốc quan trọng, các chỉ số hiệu suất cốt lõi, các dòng chỉ số nỗ lực và tổng kết chiến lược (được ấn định hoàn thành trong năm 2024).

1671357552936.png

1671357602382.png

Tàu ngầm tấn công của hải quân Úc
.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,483
Động cơ
1,352,682 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Theo RAN, thực trạng địa lý ở khu vực mà nó hoạt động được xác định là xa xôi và có các điều kiện môi trường đầy thách thức. Trải khắp và xuyên qua vùng địa lý này, các lực lượng (bao gồm cả các hệ thống không người lái) phải: xây dựng các kịch bản tác chiến liên quân; duy trì thông tin liên lạc tầm xa; thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin kịp thời; và tạo hiệu ứng hàng loạt ở nhiều vị trí. Ở đây, hải quân ghi nhận vai trò của các hệ thống không người lái trong việc hoạt động độc lập đồng thời cũng bổ sung cho các hoạt động trên nền tảng có người lái.

Ngoài ra, chiến lược nhận thấy rằng việc hiện đại hóa công nghệ quân sự nhanh chóng trong khu vực đang làm cho thời gian cảnh báo chiến lược buộc phải ngắn lại. Do đó, các hệ thống không người lái cần phải được triển khai trước (trong điều kiện tác chiến) liên lục, trên diện rộng, và (về năng lực) phải là một 'hộp công cụ' các hệ thống linh hoạt, nhanh nhẹn.

Nhấn mạnh tới vai trò của các hệ thống không người lái trong việc tăng cường các hoạt động trên các nền tảng có người lái, RAN nhận định rằng “hải quân đang phát triển hạm đội tàu mặt nước của mình thông qua các chương trình như tàu frigat lớp Hunter và tàu tuần tra xa bờ lớp Arafura. Tuy nhiên, các tàu này sẽ cần bổ sung thêm Người máy, Hệ thống tự động và Trí tuệ nhân tạo để tăng cường sự hiện diện trên khắp các vùng biển mà Ôxtrâylia có lợi ích về hàng hải”.

1671417779295.png

1671417750671.png

1671417806510.png

Tàu frigat lớp Hunter

Trong môi trường hoạt động rộng lớn và phức tạp của RAN, bản chiến lược đã nhấn mạnh mối đe dọa an ninh đối tới các lợi ích của Ôxtrâylia do tốc độ hiện đại hóa công nghệ tạo ra.

Ở đây, RAN đã nhận ra nhu cầu “theo đuổi các công nghệ Người máy, Hệ thống tự động và Trí tuệ nhân tạo mang tính đột phá có khả năng 'thay đổi cuộc chơi'”. Trong bối cảnh ấy, mặc dù RAN đang mua sắm một loạt các nền tảng có người lái, nhưng đối với các nền tảng không người lái, nó sẽ “cần có phương pháp mua sắm theo kiểu hệ thống của các hệ thống chứ không phải theo kiểu lấy nền tảng làm trung tâm”, có nghĩa là nhấn mạnh tới vai trò của các hệ thống không người lái như là bộ hỗ trợ và tích hợp cho các nền tảng có người lái .

1671417891980.png

1671417857134.png

1671418001060.png

Các thành viên của Đội rà phá thủy lôi số 16 của Ôxtrâylia đang tiến hành việc huấn luyện cơ bản về tàu ngầm tự động Bluefin 9 (AUV) từ một chiếc thuyền hỗ trợ rà phá thủy lôi thuộc Dự án Sea 1778 tại Pittwater, Bang New South Wales vào đầu năm 2020.

Tiềm năng nhiệm vụ

Từ bối cảnh thực tế, và từ các hoạt động hiện nay, RAN nhận ra tiềm năng trong thực thi nhiệm vụ của tàu mặt nước và tàu ngầm không người lái đang có xu hướng phát triển, (sử dụng công nghệ hiện có được điều chỉnh cho phù hợp với các hoạt động của hải quân), từ đáp ứng các nhu cầu ngắn hạn khả thi (dựa trên các dự án hiện đang trong kế hoạch) hướng tới phát triển dài hạn (tùy thuộc vào cải tiến công nghệ) đến khung thời gian năm 2040.

Đối với USV, chiến lược đã liệt kê các loại hình nhiệm vụ hiện tại bao gồm: nhiệm vụ tình báo, do thám và trinh sát (ISR) trong môi trường cho phép; quét thủy lôi; và tìm kiếm cứu nạn. Các nhiệm vụ ngắn hạn có thể bao gồm: tác chiến chống thủy lôi; hộ tống vũ trang; tác chiến chống tàu ngầm (ASW); cảm biến phòng không và tên lửa; tác chiến điện tử; và điều khiển từ xa chống lại tàu bay tấn công nhanh. Đến năm 2040, các nhiệm vụ có thể bao gồm: ISR trong môi trường khắc nghiệt; thả thủy lôi; hoạt động phòng không và tên lửa khí động học; tự động chống tàu bay tấn công nhanh; và tấn công mặt đất.

Đối với UUV, các nhiệm vụ hiện tại được liệt kê bao gồm: tác chiến chống thủy lôi; đối phó với các cảm biến đã được triển khai; giám sát cơ sở hạ tầng dưới mặt nước và các khu vực ven biển; chuyển tiếp thông tin liên lạc; nhiệm vụ nghi binh; kiểm tra kết cấu hạ tầng và thân vỏ tàu; và các hoạt động hải dương học. Các nhiệm vụ ngắn hạn có thể bao gồm: ISR lâu dài; theo dõi tàu ngầm để hỗ trợ tác chiến chống tàu ngầm; chống tàu mặt nước; làm nút liên kết để kết nối các khí tài khác; và các nhiệm vụ khảo sát, dẫn đường. RAN nhận thấy tiềm năng lâu dài mà tàu ngầm không người lái mang lại, tuy đơn giản nhưng lại có tác động đáng kể - tạo ra khả năng phản ứng nhanh, tấn công mặt đất vào những thời khắc quan trọng(và bảo đảm bí mật).

1671418166421.png

1671418256260.png

Thiết bị lặn không người lái của hải quân Úc

Do đó, RAN coi các hệ thống không người lái là những loại khí tài có khả năng tạo ra rất nhiều ảnh hưởng quan trọng trong tác chiến, sẽ được tăng thêm uy lực khi được tích hợp với các nền tảng trong cấu trúc lực lượng mới của hải quân. Tầm nhìn như vậy không phải chỉ là trên lý thuyết.Trong thực tiễn, RAN, các quân chủng và các cơ quan an ninh khác của Ôxtrâylia đã cùng chia sẻ các hệ thống không người lái để mang lại khả năng hợp tác. Những lợi ích của những công nghệ này cũng đang được thử nghiệm trên diện rộng. Phó đô đốc Noonan viết: “Để phát huy hết tiềm năng của mình, chúng ta cần tham gia vào các thử nghiệm liên tục và khuyến khích sự hợp tác và đổi mới ở mọi cấp độ.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,483
Động cơ
1,352,682 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Các bài học từ tập trận

Một trong những sự phát triển quan trọng nhất gần đây của RAN là Cuộc tập trận Chiến BinhTự động 2018 (AW18), diễn ra vào tháng 11 năm 2018 ngoài khơi bờ biển thuộc Bang New South Wales. Đỉnh cao của 5 năm làm việc, bao gồm loạt thử nghiệm tại The Hell Bay (Tạm dịch: Vịnh Địa ngục) của RAN và cuộc tập trận Wizard of Aus cũng như các hoạt động quốc tế như cuộc tập trận Chiến binh không người lái năm 2016 của Vương quốc Anh, Cuộc tập trận AW18 được thiết kế để chứng minh tiềm năng của các hệ thống không người lái trong việc biến đổi khả năng và năng lực phòng thủ.

1671535720406.png

1671535741363.png

Tập trận AW18

Như đã được đề ra trong chiến lược và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thường xuyên thử nghiệm một cách nghiêm ngặt việc phát triển các khái niệm và năng lực của hệ thống không người lái, từ năm 2021, AW sẽ chuyển từ loạt tập trận hai năm một lần sang lịch trình một nămbốn lần. Vào năm 2020, RAN đã tiến hành cuộc tập trận Chiến binh tự động quốc gia để thông báo về việc xây dựng chuỗi bốn sự kiện tập trận cho năm 2021 (được gọi là AW21). Theo chiến lược, lịch trình phát triển này dành cho AW sẽ giúp RAN “chứng minh, đánh giá và thử nghiệm các năng lực Người máy, Hệ thống tự động và Trí tuệ nhân tạo mới nổi ở nhiều mức độ sẵn sàng của công nghệ”: lịch trình cũng sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng và công nghiệp, và RAN sẽ làm quen với năng lực Người máy, Hệ thống tự động và Trí tuệ nhân tạo. Chiến lược đã cho thấy Sự hợp tác như vậy “sẽ làm nền tảng cho một chương trình vừa học vừa làm, liên tục cải tiến và phát triển”, và sẽ cho phép đưa vào ứng dụng năng lực này một cách nhanh chóng.

Ngay sau khi RAN đăng cai tổ chức cuộc tập trận AW18, chương trình Người máy, Hệ thống tự động và Trí tuệ nhân tạo lớn đầu tiên của Ôxtrâylia mang tên Phát triển năng lực tác chiến chống thủy lôi, thuộc Dự án SEA 1905 đã được công bố. Các hoạt động tác chiến chống thủy lôi là trọng tâm ban đầu của nhiều lực lượng hải quân trong việc phát triển và vận hành các hệ thống không người lái, với mong muốn đặc biệt là giữ cho quân nhân không bị thương vong. Tuy nhiên, RAN coi tầm ảnh hưởng hoạt động của các hệ thống không người lái là rất rộng lớn.

Trung tá hải quân Paul Hornsby, người đứng đầu RAN về các hệ thống tác chiến tự động, nói rằng, về mặt năng lực, “Chúng tôi dự đoán rằng chỉ có rất ít nhiệm vụ tác chiến là Người máy, Hệ thống tự động và Trí tuệ nhân tạo không thể giúp cải thiện được”. Về mặt tác chiến, tính phức tạp của thách thức mà RAN phải đối mặt đó là có một thực tế rằng nó phải đương đầu với các thách thức an ninh từ rủi ro cấp thấp đến cấp cao từ các vùng biển cạn, các quần đảo đến đại dương sâu thẳm. Trung tá Hornsby nhấn mạnh thêm “Vì các hoạt động ven biển là ưu tiên, nên không có ứng dụng vận hành nào mà chúng tôi không khám phá để sử dụng các công nghệ này”.

Kết hợp các yêu cầu về năng lực và hoạt động, Trung tá Hornsby đã chỉ ra 5 lý do chính tại sao công nghệ người máy, hệ thống tự động và trí tuệ nhân tạo lại quan trọng đối với Ôxtrâylia. Thứ nhất, Ôxtrâylia phải bảo vệ các vùng lãnh thổ và các lợi ích rộng lớn, cả trên bờ và trên biển, trong khi có dân số tương đối ít. Thứ hai, nhu cầu 'có mặt tại thực địa' trên khắp các vùng lãnh thổ và ở những nơi có lợi ích như vậy, đòi hỏi phải có sự cân bằng giữa sự hiện diện của con người và thiết bị tự động. Thứ ba, rất cần phải giảm thiểu rủi ro đối với con người. Thứ tư, công nghệ không người lái có thể cải thiện kết quả đạt được của con người và trang thiết bị. Thứ năm, cần phải có sự đổi mới công nghệ và giá trị năng lực đặc thù trong việc xây dựng các hệ thống phù hợp với những thách thức đặc biệt của môi trường hoạt động của RAN.

Với RAN, cuộc tập trận AW18 không chỉ chứng minh rằng 'nghệ thuật là khả thi' với các hệ thống không người lái, mà còn cho thấy cả tầm quan trọng của các cuộc thử nghiệm. Trung tá Hornsby cho biết “Có lẽ bài học quan trọng nhất của AW18 là tầm quan trọng của việc tiến hành các thử nghiệm tác chiến”. “Công nghệ người máy, hệ thống tự động và trí tuệ nhân tạo đang phát triển quá nhanh và với vòng đời năng lực nhanh chóng đến mức, để dẫn đầu, chúng ta phải 'bắt nhanh' các công nghệ mới nổi cùng với các sản phẩm hàng đầu trong ngành và các trang bị vũ khí của hạm đội tác chiến."

Chứng minh hiệu quả của việc kết hợp các hoạt động quốc gia và đa quốc gia trong quá trình xây dựng cuộc tập trận AW18, Trung tá Hornsby cho biết chương trình 'Chiến binh tự động' được triển khai từ năm 2021 sẽ tạo ra các hoạt động hàng quý theo từng lĩnh vực, đồng thời RAN cũng tiếp tục học hỏi từ các đồng minh và chương trình của họ. Ông giải thích đối với các chương trình riêng của RAN “'Chiến binh không người lái' chính là về việc chấp nhận các công nghệ người máy, hệ thống tự động và trí tuệ nhân tạo; AW18 là tập trung vào áp dụng các công nghệ này. Các chương trình tiếp theo không chỉ là về sự tích hợp và khả năng tương tác mà trong tương lai gần là khả năng hoán đổi cho nhau ”.

1671535806284.png

1671535870615.png

Tập trận AW18

Cuộc tập trận AW18 và các bước tiến bộ từ nó cũng phản ánh các yếu tố trong cấu trúc '4PC' (bảo vệ lực lượng; triển khai lực lượng; quan hệ đối tác để nâng cao khả năng tập hợp lực lượng liên quân; phát huy tối đa tiềm năng lực lượng; và kiểm soát ) của RAN, ví dụ như quan hệ hợp tác với các bên liên quan khác và phương thức này đã mang lại công nghệ và khả năng hỗ trợ hoạt động sử dụng tàu mặt nước và tàu ngầm không người lái. Trung tá Hornsby cho biết: “Kể từ AW18, RAN và Bộ Quốc phòng Ôxtrâylia đã thiết lập ba phương tiện cụ thể để thúc đẩy sự đổi mới trong học thuật và trong lực lương quân đội. “Đó là: Trung tâm Cải cách Quốc phòng [DIH], nơi chủ yếu đưa ra các đề xuất mang tính chìa khóa trao tay ở cấp độ nhỏ hơn; Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác Quốc phòng [CRC] chịu trách nhiệm về các Hệ thống Tự động tin cậy, đây là nơi giải quyết các mối quan hệ đối tác lớn hơn và phức tạp hơn bên cạnh các vấn đề về luật pháp và đạo đức; và, cơ quan đặc thù dành riêng cho RAN là Trung tâm Cải cách Bờ Đông và Bờ Tây (CFI) của chúng ta, đây là nơi phát huy các đề xuất cơ bản cho 'đường thủy'. " Hai căn cứ hạm đội chính của RAN nằm trên các tuyến bờ biển Đông và Tây của đất nước: Căn cứ Hạm đội Đông là Kuttabul đặt tại Sydney, New South Wales; và Căn cứ Hạm đội Tây là Stirling, gần Perth, Miền Tây nước Ôxtrâylia.

1671535963351.png

1671535976187.png

Hải quân hoàng gia Ôxtrâylia

Về tác động của các cấu trúc hợp tác mới, Trung tá Hornsby cho hay“Chúng tôi đang giành được nhiều kết quả tốt và rút ra được nhiều bài học từ ba thực thể này”. Có khá nhiều ví dụ, đó là thông qua Trung tâm Cải cách Quốc phòng, RAN và Công ty Công nghệ Ocius đang cung cấp tàu mặt nước không người lái Bluebottle: đây là phương tiện chạy bằng năng lượng gió, sóng biển và mặt trời, hiện đang được thử nghiệm ngoài khơi Darwin trên Bờ biển phía Bắc của Ôxtrâylia. Nó có thể hoạt động như một tàu mặt nước, là 'cổng kết nối' để cho phép liên lạc với tàu ngầm không người lái và cũng có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ giám sát trong phạm vi tác chiến. Tương tự, Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác Quốc phòng [CRC] đã cho phép thành lập dự án 'Tác Chiến Chống Thủy Lôi Tự động trong ngày', trong khi hai Trung tâm Cải cách Bờ Đông và Bờ Tây cũng đã cung cấp các ứng dụng để sản xuất các bộ phận của máy bay không người lái.

1671536038659.png

1671536066583.png

Tàu mặt nước không người lái Bluebottle
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,483
Động cơ
1,352,682 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Công nghiệp quốc phòng của Canada

Canađa là một quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng công nghệ cao rất phát triển, các doanh nghiệp của Canađa có thể độc lập hoặc phối hợp với các nước khác để phát triển và sản xuất các loại vũ khí và thiết bị quân sự hiện đại. Có một điểm đặc biệt là các công ty của Canađa có sự liên kết chặt chẽ với các tập đoàn công nghiệp quốc phòng Mỹ. Trong sự liên kết này, thỏa thuận Canađa-Mỹ về sự phối hợp sản xuất vũ khí, thiết bị quân sự có ý nghĩa rất quan trọng. Theo thỏa thuận này, các công ty Canađa sẽ chịu tránh nhiệm thực hiện các đơn đặt hàng quân sự của Bộ quốc phòng Mỹ.

Tham gia sản xuất vũ khí có hơn 100 công ty và tập đoàn của Canađa. Nền tảng của lĩnh vực sản xuất quân sự là 18 xí nghiệp lắp ráp của các công ty tư nhân, trong số đó, rất nhiều xí nghiệp là chi nhánh địa phương của các tập đoàn lớn của Mỹ, như là: Lockheed Martin, General Dinamics, Raytheon Technologies, Textron và nhiều đơn vị khác nữa. Ngoài ra, còn có 15 nhà máy sửa chữa và 3 trung tâm nghiên cứu khoa học.

Nền công nghiệp quốc phòng của Canađa bao gồm các ngành: vũ trụ-tên lửa, không quân, bọc thép, pháo binh, súng bộ binh, đạn dược, đóng tàu và tác chiến điện tử.

Các doanh nghiệp chế tạo các loại máy bay vận tải quân sự, máy bay trực thăng đa năng, máy bay không người lái, tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu tuần tra, xe chiến đấu bọc thép, thiết bị tác chiến điện tử với nhiều chức năng khác nhau, súng bộ binh và sản xuất đạn dược. Ngoài ra, các doanh nghiệp quốc phòng Canađa còn sản xuất các linh kiện vũ trụ, tên lửa, máy bay chiến đấu và nhiều chi tiết cho các thiết bị quân sự khác nữa.

Canađa có nền công nghiệp tên lửa-vũ trụ rất phát triển với hơn 8.000 chuyên gia. 80% sản phẩm của lĩnh vực này được Canađa xuất khẩu, chủ yếu là sang Mỹ. Hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là: linh kiện, tổ hợp máy, chi tiết và các loại thiết bị. Chính phủ Canađa có một cơ quan chuyên trách về lĩnh vực vũ trụ, với tên gọi là Cơ quan vũ trụ Canađa, đơn vị này được thành lập vào năm 1989, với sứ mệnh là thực hiện chương trình không gian quốc gia. Trụ sở của cơ quan vũ trụ Canađa đóng ở Trung tâm vũ trụ mang tên John Chapman (thành phố Saint-Hubert, tỉnh Quebec).

1671536522661.png

1671536597147.png

Công ty Honeywell Airspace

Nhà sản xuất hệ thống vệ tinh lớn nhất của Canađa là công ty Honeywell Airspace, năm 2016, doanh nghiệp này đã trở thành thành viên của Tập đoàn đa nghành, xuyên quốc gia Honeywell International của Mỹ, có trụ sở tại Ottawa. Các xí nghiệp của công ty này sản xuất các thiết bị vũ trụ thông tin tự động, thiết bị vũ trụ điều khiển tự động, hệ thống vệ tinh chuyên dụng, hệ thống vô tuyến điện tử và hệ thống quang học để trang bị cho tàu vũ trụ, cũng như các linh kiện để cung cấp cho nghành công nghiệp tên lửa-vũ trụ và công nghiệp hàng không. Đặc biệt là cũng chính công ty này đã phát triển và chế tạo các mô-đun vệ tinh cùng nhiều linh kiện khác nhau trang bị cho hơn 900 tàu vũ trụ cả dân sự và quân sự.

Nhà máy của công ty Bristol Airspace, thuộc tập đoàn Magellan Airspace nằm ở thành phố Winnipeg, tỉnh Manitoba sản xuất tên lửa thăm dò dạng Black Bland và các thiết bị hàng không, bao gồm cả đuôi cho máy bay F-35.

1671536737597.png

1671536755400.png

Tên lửa Black Bland Công ty Bristol Airspace

Năm 2017, tập đoàn Maxar Tekhnologies của Mỹ mua lại doanh nghiệp MDA (địa chỉ tại thành phố Montreal) của Canađa, đây là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực sản xuất robot vũ trụ, ăng-ten vệ tinh và hệ thống trinh sát không gian. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn sản xuất thiết bị quang học-điện tử và radar trang bị cho vệ tinh Radarsat-2 chuyên thực hiện chức năng khảo sát bề mặt trái đất.

Ngoài ra, tháng 12/2020, trong chương trình xây dựng trạm không gian “Luna Gateway”gần mặt trăng của NASA, Cơ quan Vũ trụ Canađa ký hợp đồng với MDA để phát triển và sản xuất hệ thống thao tác từ xa (cánh tay robot) “Canadaarm” để vận chuyển hàng hóa trong vũ trụ.

Đầu năm 2021, chính phủ Canađa đã chọn MDA là nhà phát triển hệ thống tìm kiểm cứu nạn cho vệ tinh định vị vô tuyến thế hệ mới GPS-3F, hệ thống này giúp thời gian ứng phó trong những tình huống khẩn cấp từ 1 giờ xuống còn 5 phút. Dự kiến tàu vũ trụ đầu tiên trang bị hệ thống này được phóng lên vào năm 2026.

Công nghiệp hàng không. Đại diện cho công nghiệp hàng không của Canađa là ba nhà sản xuất lớn: Bombardier Aviation, Viking Air và Bell Textron Canađa, chuyên sản xuất máy bay, động cơ, máy bay trực thăng, sản phẩm dân dụng và nhiều linh kiện khác. 70% sản phẩm được xuất sang Mỹ, Pháp, Anh và Đức.

Công ty Bombardier Aviation sản xuất dòng máy bay dân dụng (máy bay chở khách và hàng hóa), máy bay kinh doanh hàng không và máy bay vận tải phục vụ trên các tuyến trong khu vực và các tuyến bay tầm trung, mặt bằng sản xuất của công ty đặt ở gần thành phố Montreal (tỉnh Quebec). Một số mẫu máy bay kinh doang hàng không được sử dụng để phát triển máy bay quân sự chuyên dụng. Thí dụ trên nền tảng của máy bay BD-700 Global Express, bốn trung tâm thông tin hàng không – chuyển tiếp tần số vô tuyến được thiết lập. Những máy bay này đã được sử dụng rất tích cực trong cuộc chiến ở Afghanistan.

1671536894711.png

1671536917107.png

Công ty Bombardier Aviation

Ở khu vực thành phố Toronto (tỉnh Ontario), nhà máy của Công ty Bombardier Aviation sản xuất máy bay vận tải quân sự, máy bay tìm kiếm cứu nạn và nhiều mẫu máy bay khác. Trên nền tảng của máy bay trở khách DHC-8 của không quân Canađa, doanh nghiệp này phát triển máy bay vận tải quân sự CC-142, máy bay huấn luyện CT-142 và nhiều mẫu khác nữa, trong đó có máy bay tuần tra E-9A cho không quân Mỹ. Trong số sản phẩm của Công ty Bombardier Aviation, có máy bay trực thăng không người lái Guardian, UAV này được trang bị cho nhiều nước thành viên NATO.

1671537002733.png

1671537036201.png

Máy bay vận tải quân sự CC-142

1671537080432.png

1671537060873.png

Máy bay huấn luyện CT-142

1671537106186.png

1671537138860.png

Máy bay tuần tra E-9A

Công ty Viking Air có địa chỉ tại thành phố Calgary, tỉnh Alberta chuyên sản xuất máy bay vận tải quân sự DHC-6 Twin Otter, (phiên bản nâng cấp có tên là DHC-2 Beaver), ngoài ra công ty này còn sản xuất phụ tùng thay thế cho dòng máy bay DHC đã ngừng sản xuất và thiết bị phục vụ cho các sản phẩm của doanh nghiệp Bell Texctron Canađa.

1671537213047.png

1671537259070.png

Máy bay vận tải quân sự DHC-6 Twin Otter

Nhu cầu của ngành hàng không đối với loại máy bay DHC-6 Twin Otter buộc công ty này phải phát triển một chương trình sản xuất: “Viking Series 400”.

Năm 2016, Viking Air mua lại quyền sản xuất thủy phi cơ CL-415, phiên bản nâng cấp của máy bay này có tên là Viking CL-515.

Công ty Bell Textron có nhà máy đặt tại thành phố Mirabell, tỉnh Quebec, nhà máy này có dây truyền sản xuất dòng máy bay trực thăng dân dụng Bell. Một số mẫu máy bay này, như: Bell 412 EPI, Bell429, Bell505 sau này được nâng cấp để phục vụ cho quân đội và các cơ quan thực thi pháp luật.

1671537321247.png

1671537343512.png

Trực thăng Bell505

Cơ sở sản xuất động cơ máy bay lớn nhất của Canađa là chi nhánh Pratt and Whitney Canađa của một công ty Mỹ Pratt and Whitney, công ty này thuộc tập đoàn Raytheon Technologies, trụ sở chính đặt tại thành phố Longueuil, tỉnh Quebec. Đây là đơn vị chuyên phát triển và sản xuất các loại động cơ máy bay. 75% sản phẩm của công ty là phục vụ xuất khẩu, cụ thể là động cơ máy bay, động cơ tàu chiến cỡ nhỏ, động cơ phương tiện giao thông trên bộ và các phụ tùng thay thế.

Công ty quốc gia Eru-Devtek tập trung sản xuất thiết bị hàng không và vũ trụ. Công ty này có các cơ sở sản xuất ở Anh và Mỹ. Eru-Devtek đảm nhiệm từ khâu thiết kế đến sản xuất và cả sửa chữa khung gầm máy bay và các thiết bị khác nhau cho tàu vũ trụ. Công ty Eru-Devtek đứng thứ 3 trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất khung gầm máy bay. Ngoài ra. Công ty này còn sản xuất các hệ thống radar, hệ thống điều khiển cho máy bay, hệ thống quang học, hệ thống thủy lực điện tử, bộ trao đổi nhiệt và thân vỏ cho thiết bị điện tử.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,483
Động cơ
1,352,682 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Với ngành công nghiệp đóng tàu phát triển, Canađa có thể chế tạo các loại tàu chiến, tàu hộ tống, tàu khu trục có lượng choán nước từ 2000 đến 5000 tấn. Trong 20 năm trở lại đây, các xí nghiệp đóng tàu của Canađa không sản xuất tàu chiến nữa. Thay vào đó là sửa chữa và nâng cấp trang thiết bị hiện có của Hải quân nước này và đóng tàu dân sự. Các nhà máy đóng tàu của Canađa tập trung chế tạo tàu nghiên cứu thủy văn, tàu hải dương học, tàu tuần tra, tàu cánh ngầm, tàu chở dầu, tàu chở hàng với tổng trọng tải từ 30.000 đến 150.000 tấn. Ngành công nghiệp đóng tàu của Canađa hoàn toàn phụ thuộc vào các đơn đặt hàng quốc gia, không có sản phẩm xuất khẩu.

Hiện nay lãnh đạo Canađa đang triển khai một loạt các biện pháp để khôi phục phát triển ngành đóng tàu của mình. Năm 2017, để duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của Hải quân, Canađa đã thông qua chiến lược quốc gia “mua sắm tàu chiến”, chương trình này kéo dài 30 năm, nhằm xây dựng củng cố Hải quân Canađa trên quy mô lớn. Canađa lên kế hoạch đóng tổng cộng 23 tàu chiến, trong đó có 15 tàu đa năng thay thế các tàu khu trục lớp Iroquois URO, 8 chiếc còn lại là tàu khu trục lớp Halifax. Nhiệm vụ trên được giao cho hai tập đoàn đóng tàu lớn, đó là: JD Ivring và Seaspan. Để đảm bảo hoạt động của các nhà máy đóng tàu quy mô nhỏ, chính phủ Canađa buộc các tập đoàn lớn phải ký hợp đồng nhà thầu phụ với họ.

1671593510771.png

1671593541732.png

1671593553470.png

Tàu khu trục lớp Halifax

Công ty đóng tàu Ivring Shipbuilding nằm ở phía đông Canađa là cơ sở sản xuất lớn nhất của tập đoàn JD Ivring, công ty này có chi nhánh tại thành phố Halifax (bang Nova Scotia) và ở Georgetown (Ontario).

Hiện nay, công ty Ivring Shipbuilding đang thực hiện chương trình đóng 8 tàu tuần tra Bắc Cực Harry DeWolf. Năm 2018 Hải quân Canađa đã nhận bàn giao một chiếc, năm 2021 là chiếc thứ 2.

1671593666964.png

1671593624704.png

1671593639420.png

Tàu tuần tra Bắc Cực Harry DeWolf

Seaspan Shipyards là công ty đóng tàu lớn nhất Canađa, công ty này là chủ sở hữu hai nhà máy ở thành phố Vancouver và Victoria thuộc tỉnh British Columbia, phía tây Canađa. Ngoài ra công ty Seaspan Shipyards còn có nhà máy sửa chữa tàu biển đạt tại các thành phố Esquimalt và Vancouver tỉnh British Columbia. Nhà máy đóng tàu ở Vancouver chuyên đóng tàu vận tải cho Hải quân Canađa. Dự kiến chiếc đầu tiên được bàn giao trong năm 2022.

Đại diện cho công nghiệp chế tạo xe thiết giáp của Canađa là những doanh nghiệp thuộc tập đoàn General Dinamics và Textron của Mỹ.

Công ty: “General Dinamics Land Systems” của Canađa là thành viên của tập đoàn General Dinamics – Mỹ, có nhà máy đặt tại thành phố London, tỉnh Ontario. Sản phẩm chính của nhà máy này là xe chiến đấu bọc thép LAV. Ngoài ra, nhà máy này còn tiến hành nâng cấp cải tiến nhiều mẫu xe bọc thép khác nhau nữa.

Những chương trình chính hiện nay của nhà máy là:

-Sản xuất xe bọc thép LAV-25 Coyote để trang bị cho quân đội Canađa dựa trên nền tảng xe bọc thép Pirana-1 do công ty Movag của Thụy Sĩ phát triển, (hiện nay công ty Movag cũng là thành viên của tập đoàn General Dinamics).

1671593783596.png

1671593804327.png

Xe bọc thép LAV-25 Coyote

-Phát triển xe bọc thép LAV-A3 để trang bị cho Thủy quân Lục chín Mỹ (phiên bản nâng cấp của LAV-25).

1671593848669.png

1671593869830.png

Xe bọc thép LAV-A3

-Chế tạo xe bọc thép LAV-3 do Canađa phát triển dựa trên dự án xe bọc thép Pirana-3 của Thụy Sĩ.

-Hiện đại hóa xe bọc thép LAV-3 thành LAV-6.

Công ty Textron Land Systems của Canađa thuộc tập đoàn Textron – Mỹ có nhà máy đặt tại Ottawa, tỉnh Ontario, nhà máy này thực hiện khâu lắp ráp hoàn thiện cho xe bọc thép bánh lốp TAPV. Giai đoạn từ năm 2012 đến 2020, doanh nghiệp này đã sản xuất được 500 xe bọc thép cho quân đội Canađa. Ngoài ra, nhà máy này còn đảm nhận việc bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa phương tiện thiết giáp, trong đó có xe tăng Leopard, và sản xuất linh kiện, cụm máy cho xe bọc thép.

Canađa cũng rất chú trọng việc sản xuất pháo, súng bộ binh và đạn dược. Công ty Colt Canađa thuộc tập đoàn Colt của Mỹ chuyên sản xuất súng bộ binh hạng nhẹ. Sản phẩm chính của công ty Colt – Canađa là súng trường tấn công C7 và C8 cùng các biến thể khác, súng máy C9A2, súng phóng lựu 40mm Eagle, linh kiện cho pháo binh và súng bộ binh.

1671593933963.png

1671593960028.png

Súng trường tấn công C7

1671594010952.png

1671594032002.png

Súng máy C9A2

1671594086534.png

1671594146654.png

Súng phóng lựu 40mm Eagle

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,483
Động cơ
1,352,682 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Lĩnh vực sản xuất đạn dược: Công ty General Dinamics Ordnance and Tactical Systems của Canađa có địa chỉ tại thành phố Augustin-de-Desmor, tỉnh Quebec thuộc tập đoàn General Dinamics của Mỹ chuyên sản xuất đạn dược. Sản phẩm chính của công ty này là các loại đạn: 5,56, 7,62 và 12,7 mm, đạn pháo 155mm, đạn xe tăng 105mm, đạn súng cối từ 60 đến 120mm và lựu đạn.

1671621914692.png

1671621888698.png

Đạn pháo 155mm của Canada

Công nghiệp vô tuyến điện tử là một trong những lĩnh vực rất phát triển của Canađa. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này của Canađa chuyên sản xuất hệ thống định vị trên máy bay, hệ thống radar, thiết bị đo lường trên tàu, thiết bị thông tin trinh sát, phao thủy âm, hệ thống phát hiện tàu ngầm bằng sóng từ trường, thiết bị hồng ngoại.

Canađa dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất thiết bị huấn luyện hàng không, các cơ sở sản xuất của nước này đảm bảo cung cấp đầy đủ thiết bị luấn luyện phi công trong nước cho các loại máy bay, như: Airbus, Boeing, Bombardier và Embraer. Các công ty hàng đầu của Canađa trong lĩnh vực này phải kể đến là: công ty: Canadian Aviation Electronics, công ty: L3 Harris Technologies.

1671621658543.png

1671621671060.png

Máy bay CF/A-18 của Canada

Công ty Canadian Aviation Electronics có nhà máy đặt tại thành phố Montreal tỉnh Quebec, nhà máy này chuyên sản xuất thiết bị huấn luyện các kíp bay cho máy bay tiêm kích đa năng F/A-18 Hornet, máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules, máy bay trực thăng CH-47 “Chinook” và CH-148 “Cyclone” và nhiều mẫu khác nữa. Các thiết bị huấn luyện bay đều được ứng dụng công nghệ hiện đại, vì vậy có thể mô phỏng tình huống bay thực với độ chính xác rất cao.

Hiện nay công ty đang phát triển dòng máy bay trực thăng CAE 3000, có buồng lái cho máy bay trực thăng Bell 142EPI và Bell 429.

1671622073795.png

1671622251313.png

1671622202188.png

Sản phẩm của L3 Harris Technologies Canađa

Công ty L3 Harris Technologies Canađa thuộc tập đoàn L3 Harris Technologies của Mỹ. Các doanh nghiệp của công ty này chuyên sản xuất các hệ thống radar, hệ thống định vị và thiết bị tính toán điện tử. Hơn một nửa số sản phẩm của công ty được dùng vào mục đích quân sự. Công ty L3 Harris Technologies Canađa là đơn vị dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực chế tạo hệ thống định vị, hệ thống điều khiển các thiết bị quân sự, (đặc biệt là hệ thống điều khiển cho máy bay tiêm kích F/A18 Hornet, máy bay huấn luyện CP-140 Aurora, máy bay trực thăng đa năng CH-148 Cyclone, và máy bay vận tải quân sự CH-47 Chinook). Nhà máy của công ty này cũng sản xuất thiết bị huấn luyện cho các phi hành đoàn vũ trụ.

Như vậy, với tiềm lực sản xuất to lớn, nền công nghiệp quốc phòng của một đất nước không thể đảm bảo một chu kì khép kín từ phát triển đến chế tạo các hệ thống vũ khí và thiết bị quân sự hiện đại. Vấn đề này chỉ được giải quyết bằng cách tăng cường hợp tác công nghiệp-quốc phòng quốc tế và cung cấp nhập khẩu.

Tư cách thành viên NATO của Canađa giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển công nghiệp quốc phòng của đất nước. Trong tương lai, lãnh đạo Canađa chủ trương tiếp tục chính sách tối ưu hóa cơ cấu nền công nghiệp quốc phòng của mình, tăng cường xuất khẩu vũ khí, phát triển hợp tác chặt chẽ với các quốc gia thành viên NATO trong việc ứng dụng công nghệ cao và chế tạo nhiều mẫu vũ khí và thiết bị quân sự mới.


N.Zheleznyak; I.Beregovaya

T/c Nga “Bình luận quân sự nước ngoài”; số 6/2022, trang 25 – 31
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,483
Động cơ
1,352,682 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Hệ thống tên lửa phòng không hải quân tầm gần

Các hệ thống tên lửa phòng không hải quân bảo vệ cho tàu chiến trước các mối đe dọa trên không từ máy bay hay tên lửa phóng từ các phương tiện trên không hoặc phóng từ tàu nổi của đối phương. Các hệ thống này tích hợp những công nghệ xen-xơ mới nhất vào vũ khí cũng như vào các xen-xơ của tàu nhằm phát hiện và tiêu diệt những mối đe dọa nói trên. Những tên lửa phòng không hải quân thế hệ mới nhất, dù lớn hay nhỏ, đều được tích hợp hoàn toàn vào hệ thống quản lí tác chiến của tàu, nhưng một số có thể tự hoạt.

Tên lửa hạm đối không (SAM) tầm gần của hải quân là hệ thống tự vệ tầm gần, và sẽ là tuyến phòng thủ cuối cùng trước mối đe dọa đang tới; tên lửa SAM tầm trung là một phần của những trang bị chủ yếu cho hầu hết các tàu chiến cỡ frigat và lớn hơn nữa; còn tên lửa SAM tầm xa chỉ có trong các lực lượng hải quân lớn.

Với các tàu chiến lớn hơn, nhiều hệ thống phòng không đặt trên mặt đất và thậm chí cả tên lửa không đối không giờ đây đã được điều chỉnh chuyên dụng cho các nhiệm vụ phòng không theo tầng của hải quân. Các hệ thống này đang ngày càng trở nên tinh vi hiện đại và làm cho phù hợp với bộ hệ thống phòng thủ điểm cho các tàu cỡ nhỏ hơn tàu co-vét như tàu tuần tra và tàu tác chiến ven bờ, cũng như những loại ở giữa chúng như tàu frigat tuần tra hạng nhẹ.

Mặc dù nhỏ hơn về kích thước và tầm bắn, nhưng những hệ thống được gọi là “nhẹ” này giờ đây có thể phối hợp với các biến thể tầm xa và bệ phóng thẳng đứng. Những mẫu mới nhất có thể chuyển từ trạng thái không hoạt động đến phóng vào không trung trong khoảng thời gian rất, rất nhanh, đồng thời chúng rất linh hoạt và chính xác, mặc dù tầm ngắn. Sau đây là một số trong những phát triển mới nhất về hệ thống tên lửa phòng không tầm gần.

MICA phóng thẳng đứng của MBDA

Hãng MBDA đã chào hàng thương mại cho hệ thống phòng không phóng thẳng đứng MICA NG (thế hệ mới) của họ tại Hội chợ triển lãm trực tuyến Euronaval 2020. Hệ thống dựa trên việc tích hợp vào hệ thống phóng thẳng đứng MICA một loại tên lửa phòng không thế hệ mới (NG), bắt đầu được phát triển năm 2018, ban đầu để trang bị cho máy bay chiến đấu Rafale của Pháp.

1671758872674.png

1671758930671.png

Tên lửa MICA phiên bản không đối không

Họ hệ thống tên lửa phóng thẳng đứng MICA, với các biến thể dùng cho hải quân và phóng từ mặt đất đã được chấp nhận sử dụng trong quân đội 15 nước trên thế giới, và rất tiềm năng trong đối phó với các mối đe dọa tương lai. CEO của MBDA, ông Eric Beranger đã nhận xét về hệ thống rằng: Sau 2 năm phát triển tên lửa MICA thế hệ mới, chúng tôi đã hiểu sâu sắc về tính năng của loại tên lửa không đối không hoàn toàn mới này. Điều đó cho phép chúng tôi, với sự hoàn toàn tin tưởng, đưa ra thị trường sự tích hợp nó vào các hệ thống MICA phóng thẳng đứng từ mặt đất hoặc từ tàu hải quân. Sự tương hợp hoàn toàn giữa hai thế hệ tên lửa sẽ cho phép các lực lượng vũ trang kết hợp chúng với các hệ thống hiện có, nhờ đó tối đa hóa kết quả đầu tư”. Hãng MBDA cũng cho biết, hệ thống MICA NG phóng thẳng đứng có những tính năng cải thiện để đối phó với những loại mục tiêu khác biệt (như UAV, máy bay nhỏ) cũng như những mối đe dọa tương lai khác ngày càng khó bị phát hiện bằng tín hiệu hồng ngoại và tần số radio.

1671758979309.png

1671758989443.png

1671759014975.png

Tên lửa MICA phiên bản đất đối không

Ngoài ra, theo công bố của công ty, nó sẽ có thể đánh chặn ở những cự li xa hơn đối với các mục tiêu “thông thường” (như máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và tên lửa đối hạm) so với hệ thống MICA phóng thẳng đứng hiện nay. Các kích thước của tên lửa MICA NG không thay đổi, cho phép nó có thể sử dụng với các bệ phóng MICA thẳng đứng hiện có. Các cơ chế kênh nối dữ liệu tên lửa hiện nay hoàn toàn tương hợp với đặc tính động năng lớn hơn của tên lửa, cho phép các hệ thống tên lửa MICA phóng thẳng đứng có thể được nâng cấp lên tiêu chuẩn MICA NG phóng thẳng đứng chỉ đơn giản bằng cách nâng cấp phần mềm. Dựa trên một thiết kế hoàn toàn mới nhưng vẫn thừa hưởng những kích thước bên ngoài và khái niệm thiết kế đặc biệt đã làm nên thành công cho tên lửa MICA NG trong một phần tư thế kỉ qua. Khái niệm thiết kế đặc biệt này là MICA có một đầu tìm hồng ngoại hoặc một đầu tìm tần số radio trên cùng một thân tên lửa, cho phép người dùng, tại thời điểm bắn, có thể lựa chọn phương án tối ưu để đối phó với chiến thuật mà đối phương sử dụng.

1671759219632.png

1671759318530.png

1671759285777.png

Tên lửa Mica phiên bản hải quân

Ở tên lửa MICA NG, đầu tìm hồng ngoại dựa trên một xen-xơ ma trận sẽ gia tăng độ nhậy cảm, còn đầu tìm tần số radio có một ăng-ten quét điện tử tích cực cho phép thực hiện các chiến lược phát hiện thông minh.

Khối thiết bị điện tử nhỏ hơn sẽ giúp MICA NG có thể mang lượng thuốc phóng lớn hơn, làm tăng đáng kể tầm xa và động cơ rocket xung kép mới sẽ tạo thêm năng lượng cho tên lửa ở cuối đường bay, làm tăng tính cơ động và khả năng đánh chặn mục tiêu ở tầm xa hơn. Ở chế độ hạm đối không, MICA NG sẽ có thể đánh chặn các mục tiêu ở xa 40km.

Cuối cùng, chi phí bảo dưỡng và giá bán của nó sẽ giảm đáng kể nhờ các xen-xơ lắp bên trong giám sát tình trạng của tên lửa trong suốt đời sống của nó. Theo công ty MBDA, tên lửa MICA NG sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt năm 2026.

Ai Cập là khách hàng quốc tế đầu tiên của hệ thống MICA NG phóng thẳng đứng của MBDA.Tháng 2 năm nay, công ty cho biết, họ đã nhận được một hợp đồng từ Hải quân Ai Cập mua hệ thống tên lửa phòng không MICA NG phóng thẳng đứng để trang bị cho các tàu co-vét.

1671759454389.png

1671759468465.png

Tên lửa MICA NG

CEO của MBDA, ông Eric Beranger nói: “Hợp đồng này đã chứng tỏ niềm tin của khách hàng Ai Cập đối với họ tên lửa MICA phóng thẳng đứng của chúng tôi, là họ tên lửa đã được quân đội 15 nước trên thế giới sử dụng để bảo vệ các lực lượng hải quân và lực lượng trên bộ của họ.

Hải quân Ai Cập đã trang bị họ tên lửa MICA phóng thẳng đứng cho 4 tàu corvettes lớp Gowind mới mua của Tập đoàn đóng tàu Hải quân Pháp. Hệ thống tên lửa MICA phóng thẳng đứng cũng đã được Hải quân Hoàng gia Malaixia lựa chọn cho tàu tác chiến ven bờ (chương trình Gowind cải tiến).

1671759547494.png

1671759640725.png

Tàu lớp Gowind của Ai Cập
.......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,483
Động cơ
1,352,682 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Hệ thống Pantsir hải quân tự hoạt linh hoạt của Nga cho mọi loại tàu

Một ví dụ về hệ thống phòng không hải quân tự hoạt là hệ thống Pantsir-M (tên xuất khẩu là Pantsir-ME) thế hệ mới nhất do Nga phát triển, lần đầu tiên xuất hiện tại Triển lãm quốc tế 2019 IDEX ở Abu Dhabi.

1671846816345.png

1671846848373.png

Hệ thống Pantsir-M

Dựa trên biến thể cơ động đặt trên mặt đất, Pantsir vừa là hệ thống vũ khí đánh gần (CIWS) vừa là hệ thống tên lửa phòng không tầm gần trong cùng một gói.

Với một bệ đỡ dạng hầm mang hai pháo cannon xoay 6 nòng 30x165mm GSh-6-30K/AO-18D tầm xa khoảng 5km và 8 ống phóng tên lửa trên hai vai có khả năng bắn tên lửa 57E6 tầm xa 20km và Hermes-K tầm xa 30km, Pantsir là một hệ thống vũ khí phòng thủ toàn diện.

1671846918953.png

1671846901913.png


Bộ thiết bị gồm ra-đa mạng pha, hệ thống bắt và chỉ thị mục tiêu quang-điện tử và hồng ngoại cho phép Pantsir đánh chặn các tên lửa bay sát mặt biển để tránh các hệ thống ra-đa truyền thống. Giống như hệ thống Kashtan-M, Pantsir-M hoàn toàn tự động và có thể tiến công đồng thời tới 4 mục tiêu và có thể vận hành như một khẩu đội với 4 mô-đun. Hệ thống có khả năng bắn 10.000 phát/phút từ các cannon tự động, và tầm bắn của tên lửa là khoảng 20km lên tới độ cao từ 2-15km khiến nó hiệu quả khi tiến công tàu nổi và máy bay đối phương. Thời gian phản ứng của hệ thống từ 3 đến 5 giây.

Ra-đa mạng pha và hệ thống bắt và chỉ thị mục tiêu quang-điện tử/hồng ngoại dựa trên những thiết bị này của hệ thống Pantsir 1RS2-1. Các dữ liệu cũng như các chuyên gia Nga cho biết, sức mạnh phá hủy của Pantsir-M cao hơn 3 đến 4 lần so với hệ thống Kashan-M.

Hệ thống vũ khí phòng không đặt trên tàu, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, thế hệ mới Sea Ceptor

Hệ thống tên lửa phòng không dạng mô-đun thế hệ mới (CAMM) được thiết kế cho môi trường hoạt động trên bộ, trên không và trên biển. Ứng dụng trên biển của CAMM có tên gọi Sea Ceptor (Hải cẩu) đảm nhiệm vai trò của hệ thống phòng không đánh gần đặt trên các tàu chiến tương lai.

1671846987392.png

1671847039140.png

Hệ thống Sea Ceptor

Sea Ceptor có tính năng tự vệ đặc biệt, với thời gian phản ứng nhanh và tốc độ bắn cao, có thể đánh đồng thời nhiều mục tiêu, với tầm bắn trên 25km với tốc độ bay Mach 3 (3.704,4km/h). Công nghệ phóng thẳng đứng mềm hiện đại cho phép nó bao trùm toàn bộ 360 độ với tính năng đánh gần thường chỉ có ở những hệ thống phóng được huấn luyện kĩ càng.

Với việc áp dụng các công nghệ tiên tiến mới, Sea Ceptor tạo ra khả năng bảo vệ hoàn chỉnh chống lại các mục tiêu trên không đã biết. Hệ thống hiện đang được phát triển với qui mô toàn bộ cho Bộ Quốc phòng Anh để tạo khả năng phòng không chủ yếu cho các tàu frigat Type 23 và Type 26 của Hải quân Hoàng gia Anh. Nó cũng đã được lựa chọn cho chiến hạm nổi của Hải quân Hoàng gia Canada.

Sea Ceptor sẽ bảo vệ được cả tàu chủ cũng như những đơn vị có giá trị cao trong khu vực xung quanh nhờ khả năng đánh chặn và vô hiệu hóa toàn bộ các mối đe dọa hiện nay và trong tương lai bao gồm cả máy bay chiến đấu và tên lửa chống tàu siêu âm thế hệ mới. Với khả năng sử dụng nhiều kênh hỏa lực, hệ thống cũng sẽ đối phó được với các cuộc tiến công ồ ạt (saturation).

1671847078674.png

1671847094449.png

1671847122012.png


Hệ thống vũ khí có thể dễ dàng trang bị cho nhiều loại tàu, từ tàu tuần tra xa bờ OPV đến các tàu frigat và khu trục. Có hai đặc điểm tạo nên sự linh hoạt này. Thứ nhất là việc sử dụng công nghệ vũ khí “phóng mềm” cho một hệ thống phóng rất chắc chắn và nhiều thang bậc để có thể dễ dàng lắp đặt vào nhiều loại phương tiện. Thứ hai là hệ thống có thể bắt-tiến công mục tiêu từ các xen-xơ ra-đa cảnh giới sẵn có của tàu, vì thế không đòi hỏi ra-đa điều khiển hỏa lực dành riêng cho nó.

Sea Ceptor sẽ được bắn từ ống phóng SYLVER và Mk41 với dạng cấu hình gói 4 quả, và còn có những cấu hình linh hoạt khác. Công nghệ phóng thẳng đứng mềm sẽ làm giảm kích thước khối hệ thống và dễ lắp đặt.

......
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,257
Động cơ
694,291 Mã lực
(Tiếp)

Hệ thống tên lửa hạm đối không Red Flag (Hồng Kỳ) của Trung Quốc
Hai Hong Qi-10 (Hồng Kỳ Hải quân) là một hệ thống tên lửa hạm đối không tầm gần hải quân của Trung Quốc, có thiết kế tương tự hệ thống RIM-116 RAM của Mỹ, tuy khả năng khác nhau. Bệ phóng tương tự bệ phóng của tên lửa thân xoay, hình chữ nhật, với 24 ống phóng gắn kín. Nó có thể xoay 3600, và thiết kế dao động cho phép nó có độ nâng và hạ rất cao. Hệ thống phòng không tầm gần này của Trung Quốc lần đầu tiên xuất hiện công khai năm 2008, và có tin cho biết nó bắt đầu được đưa vào sử dụng năm 2012 hoặc 2013.

1671931343655.png

1671931324935.png

1671931394610.png

Hệ thống RIM-116 RAM của Mỹ

HHQ-10 là một tên lửa không bình thường với kích thước và các tỉ lệ tương tự hệ thống tên lửa phòng không vác vai (MANPAD), nhưng lại giống Nga và phương Tây ở chỗ được thiết kế với ý đồ áp dụng cho cả trên bộ, trên không và trên biển.
Được phát triển từ tên lửa không đối không TY-90, nhưng HHQ-10 có đường kính lớn hơn khoảng 1/3, với hệ dẫn đường cải tiến. Mỗi tên lửa có hai hệ thống dẫn đường: một hệ thống dẫn đường ra-đa thụ động (hữu ích khi chống lại máy bay và tên lửa cần có tín hiệu ra-đa chủ động trong giai đoạn cuối của tiến công), và một hệ thống dẫn đường hồng ngoại. Tầm xa của nó khoảng 10km với độ cao khoảng 6km.

1671931498734.png

1671931511519.png

1671931544389.png

Hệ thống phòng không HHQ-10

Hệ thống phòng không HHQ-10 được lắp trên tàu co-vét Type 56, tàu khu trục lớp Type-052, tàu tuần dương lớp Type-055, tàu sân bay Liaoning và Type 001A, và các tàu chiến khác của Trung Quốc.
Có ít nhất 4 dạng mô-đun bệ phóng với gói 8, 15, 18 hoặc 24 tên lửa. Hệ thống phòng không HHQ-10 có thể hoạt động theo chế độ hoàn toàn tự động, không cần bất cứ đầu vào nào từ người vận hành. Các báo cáo dữ liệu cho biết thời gian phản ứng của hệ thống là từ 6-8 giây.
Biến thể xuất khẩu của HHQ-10 là FL-3000N (Flying Leopard-3000 Naval), được giới thiệu năm 2014, và có những báo cáo cho biết nó đã được sử dụng ở Bangladesh và Nigieria.

Tên lửa thân xoay/Sea RAM của Mỹ

Tên lửa thân xoay (RAM) RIM-116 là một tên lửa hạm đối không nhỏ, nhẹ, dẫn bằng hồng ngoại ban đầu được dự định chủ yếu sử dụng như một vũ khí phòng thủ điểm chống lại tên lửa hành trình chống tàu trọng lượng nặng. Nó đã được sử dụng trong các lực lượng Hải quân Đức, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, và một số nước khác.

1671931616614.png

1671931630636.png


Hệ thống tên lửa có điều khiển thân xoay (RAM) của Mỹ là vũ khí tự vệ cho tàu hiện đại nhất thế giới, được thiết kế để tạo ra sự bảo vệ đặc biệt cho tàu chiến thuộc mọi cỡ. Nó hiện đã được triển khai ở hơn 165 tàu chiến của 11 quốc gia, từ các tàu tiến công nhanh 500 tấn đến tàu sân bay 95.000 tấn. Đây là một tên lửa siêu âm, trọng lượng nhẹ, thời gian phản ứng nhanh, bắn và quên, được thiết kế để tiêu diệt tên lửa chống tàu. Hệ dẫn đường hồng ngoại và tần số radio thụ động giúp nó có được sức mạnh khi tiến công đồng thời nhiều mối đe dọa. Tên lửa hiện vẫn được liên tục cải tiến để đối phó với các mối đe dọa không ngừng tiến hóa của tên lửa chống tàu, trực thăng, máy bay và tàu nổi. Tầm xa của tên lửa được cho là khoảng 10km.

Biến thể Block 2 của tên lửa là phát triển mới nhất, có một động cơ rocket lớn hơn, bộ phận điều khiển tiên tiến, và một máy thu tần số radio tăng cường có khả năng phát hiện những tín hiệu “im ắng” nhất phát ra từ mối đe dọa. Những cải tiến làm cho tên lửa có khả năng cơ động lớn gấp 2,5 lần, và tầm đánh chặn hiệu quả gấp 1,5 lần so với những biến thể cũ, khiến tên lửa có khả năng đánh bại những mối đe dọa cực kỳ áp lực, đồng thời gia tăng khả năng sống còn cho tàu mà nó bảo vệ.

1671931713249.png

1671931694123.png



Hộp đạn chứa 21 tên lửa có điều khiển MK 44 và hệ thống phóng MK 49 tạo thành hệ thống tên lửa có điều khiển MK 31. Hệ thống được thiết kế để có thể dễ dàng lắp đặt vào nhiều loại tàu chiến khác nhau. Các loại xen-xơ đang có trên tàu đều có thể cung cấp thông tin cần thiết cho tên lửa để tiến công mục tiêu.

Tên lửa MK 44 còn có thể được sử dụng trong hệ thống phòng thủ tên lửa chống tàu SeaRAM thay thế pháo M601A1 Gatling trong hệ thống vũ khí đánh gần Phalanx với một bệ phóng mang 11 tên lửa. Bộ xen-xơ và hệ thống quản lí tác chiến lắp bên trong của Phalanx sẽ làm giảm bớt sự lệ thuộc vào hệ thống tác chiến của tàu và cho phép phản ứng nhanh với các tên lửa chống tàu cấp bách. Tên lửa RAM Block 2 đã được bắn thử thành công từ một hệ thống SeaRAM.

1671931740807.png

1671931762982.png

1671931779444.png


Trong lực lượng Hải quân Mỹ, hệ thống được lắp trên các tàu đổ bộ tiến công, tàu đổ bộ dock, tàu sân bay, tàu tác chiến ven bờ - với RAM MK 49 và MK 15 trong hệ thống vũ khí đánh gần MOD 31 SeaRAM; và tàu khutrục mang tên lửa có điều khiển với hệ thống vũ khí đánh gần MK 15 MOD 33 SeaRAM.

Hệ thống vũ khí RAM là sản phẩm của một chương trình hợp tác quốc tế giữa Mỹ và Đức. Các chi phí phát triển, chế tạo và bảo dưỡng được chia sẻ giữa công ty Raytheon Missiles & Defence (Mỹ) và các công ty Đức LFK, DBD và RAMSYS. Việc chế tạo theo lixen đối với hệ thống RAM cũng đã được thực hiện ở Hàn Quốc./.

Issak Zulkarnaen

T/c Malaixia “Asian Defence Journal”, số tháng 4/2021
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,483
Động cơ
1,352,682 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cái bóng quá lớn của cuộc chiến tranh năm 1962 và tranh chấp biên giới Trung Quốc - Ấn Độ

Trong cuộc chiến giữa Ấn Độ và Trung Quốc từ ngày 20 tháng 10 đến ngày 20 tháng 11 năm 1962, Ấn Độ không chỉ chịu thất bại nhục nhã mà còn mất một phần lãnh thổ ở Aksai Chin thuộc Ladakh phía đông Jammu và Kashmir. 60 năm sau, Quân đội Ấn Độ và Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) rơi vào thế đối đầu dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), biên giới trên thực tế, tại Ladakh, bắt đầu vào giữa năm 2020 và tiếp tục cho đến nay. Cho đến nay, các tư lệnh quân đoàn của cả hai bên đã tổ chức 16 vòng đàm phán song phương và đã đạt được các thỏa thuận về việc rút quân khỏi một số điểm xung đột và thiết lập một số “vùng đệm” ở những khu vực này. Tuy nhiên, Trung Quốc đã từ chối quay trở lại nguyên trạng vào tháng 4 năm 2020 và các vùng đệm đã được tách ra khỏi lãnh thổ Ấn Độ. 60 năm sau khi mất một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Ladakh, liệu Ấn Độ có lại một lần nữa chấp nhận mất thêm lãnh thổ ở khu vực đó về tay Trung Quốc?

1672023083295.png

1672023112837.png

1672023176266.png

Chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962

Cơ sở

Toàn bộ biên giới Ấn Độ-Trung Quốc đang là khu vực tranh chấp. Hai quốc gia không đồng ý về vị trí đường biên giới và tuyên bố chủ quyền đối với các phần lãnh thổ hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của bên kia. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với 90.000 kilômét vuông (km vuông) đất ở đông bắc Ấn Độ, một khu vực mà nước này gọi là “miền nam Tây Tạng”, gần như trùng với bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ (Global Times, ngày 22 tháng 1 năm 2021). Đối với Ấn Độ, ngoài 38.000 km2 lãnh thổ ở Aksai Chin mà họ đã mất vào tay Trung Quốc trong cuộc chiến năm 1962, họ tuyên bố chủ quyền với 5.300 km2 khác trong Thung lũng Shaksgam của Jammu và Kashmir mà Pakistan chiếm đóng vào năm 1947-1948 và nhượng lại cho Trung Quốc năm 1963 (The Hindu, ngày 6 tháng 11 năm 2020).

1672023266219.png

Hiện trạng vùng Jammu và Kashmir

Kể từ cuộc chiến năm 1962, các bên đã đụng độ tại Nathu La và Cho La (1967), Tulung La (1975) và Sumdorong Chu (1986-1987) (The Wire, ngày 17 tháng 6 năm 2020). Tuy nhiên, trong suốt những năm 1990, cho đến giữa những năm 2000, tình hình dọc theo LAC tương đối yên bình. Các thỏa thuận đạt được về duy trì hòa bình và ổn định (1993), các biện pháp xây dựng lòng tin quân sự (1996), các tham số chính trị và nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề biên giới (2005) và hợp tác quốc phòng biên giới (2013) đã góp phần duy trì hòa bình dọc LAC. Điều đó bắt đầu thay đổi vào năm 2013-2014 khi bên cạnh việc hai bên gia tăng “vi phạm” qua LAC, sự xâm phạm của Trung Quốc vào các phần bên trong LAC do phía Ấn Độ kiểm soát ngày càng tăng về tần suất, quy mô và mức độ nghiêm trọng. Ví dụ, vào tháng 4 và tháng 5 năm 2013, binh sĩ Trung Quốc đã xâm nhập 19 km vào lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát ở Thung lũng Depsang và dựng lều ở đó, dẫn đến căng thẳng trong 21 ngày.

1672023433414.png

1672023395029.png

Quân đội Trung Quốc triển khai tại thung lũng Depsang

Các vụ xâm nhập của Trung Quốc qua LAC

Căng thẳng hiện tại dọc theo LAC ở Ladakh là chưa từng có về thời gian, số thương vong trong các cuộc đụng độ; tăng cường sự hiện diện của binh sĩ và khí tài quân sự; và việc mở rộng vùng lãnh thổ bị Trung Quốc chiếm đóng. Cuộc khủng hoảng bắt đầu vào tháng 4 và tháng 5/2020 khi hàng nghìn binh sĩ PLA được hỗ trợ bởi xe tăng và xe bọc thép chở quân vượt qua LAC tiến vào vùng do Ấn Độ kiểm soát tại Thung lũng Galwan, Pangong Tso, Gogra-Hot Springs, Depsang và Demchok, dựng lều ở đó và cấm các đội tuần tra của Ấn Độ tiến vào khu vực. Mặc dù các cuộc đụng độ giữa binh lính Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu vào đầu tháng 5, nhưng chỉ đến khi một cuộc giao tranh bạo lực nổ ra tại Thung lũng Galwan vào ngày 14-15 tháng 6 thì mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng mới được bộc lộ. Trong cuộc đụng độ ở Thung lũng Galwan, binh lính của cả hai bên đã giao chiến tay đôi dẫn đến nhiều người chết, đây là những trường hợp tử vong đầu tiên dọc theo LAC sau 45 năm. Vụ việc được coi là “một yếu tố thay đổi cuộc chơi trong chiến lược chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Ấn Độ”.

1672023732588.png

1672023750553.png

1672023780638.png

Xung đột biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 2020

Các cuộc xâm nhập của Trung Quốc vào lãnh thổ Ấn Độ vào tháng 4 và tháng 5/2020 là nghiêm trọng; PLA chiếm một diện tích đất đai đáng kể. Một quan chức cấp cao của chính phủ Ấn Độ nói với The Hindu vào tháng 8 năm 2020 rằng hơn 1.000 km2 lãnh thổ dọc theo LAC ở Ladakh đã nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Con số này bao gồm khoảng 900 km vuông ở khu vực Depsang, 20 km vuông ở Thung lũng Galwan, 12 km vuông ở Hot Springs, 65 km vuông ở Pangong Tso và 20 km vuông ở Chushul. Thật vậy, nhà phân tích Ấn Độ Manoj Joshi ước tính khu vực bị Trung Quốc chiếm đóng là “bất cứ nơi nào có diện tích lên tới 2.000 km2 nếu tính cả Depsang Bulge, Thung lũng sông Kugrang, Galwan, Pangong và các khu vực Charding Nala”.

1672023598980.png

1672023638818.png

Thủ tướng Ấn Độ Moddi đến vùng biên giới Ladakh

........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,483
Động cơ
1,352,682 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Rút quân và các vùng đệm

Trong 30 tháng kể từ khi xảy ra các cuộc đụng độ đẫm máu tại Thung lũng Galwan, Ấn Độ và Trung Quốc đã tham gia 16 vòng đàm phán quân sự, dẫn đến việc rút quân khỏi các “điểm va chạm” tại Thung lũng Galwan vào tháng 7 năm 2020, Pangong Tso vào tháng 2 năm 2021, Gogra Post vào tháng 8 năm 2021 và Hot Springs vào tháng 9 năm 2022 (Bộ Quốc phòng Trung Quốc (MND), ngày 9 tháng 9; Global Times, ngày 9 tháng 9). Các vùng đệm đã được thiết lập tại các điểm xung đột và có chiều rộng khác nhau, từ 3 km ở Thung lũng Galwan đến 3,5 km ở Gogra và Hot Springs, và 10 km ở Pangong Tso (The Telegraph, ngày 17 tháng 9). Theo một quan chức Bộ Quốc phòng, “hai bên đã rút lui với khoảng cách bằng nhau” để tạo vùng đệm và không bên nào được phép tuần tra tại đây.

1672042431472.png

Các điểm nóng tại LAC tháng 4-2020

Mặc dù cả hai bên có thể đã lùi lại với khoảng cách bằng nhau, nhưng các vùng đệm được tạo ra sẽ gây bất lợi cho Ấn Độ. Ajai Shukla, đại tá Lục quân Ấn Độ đã nghỉ hưu và nhà phân tích các vấn đề chiến lược cho biết: “Ở cả bốn khu vực, các vùng đệm đã tồn tại hoàn toàn nằm trên lãnh thổ mà Ấn Độ đã tuyên bố chủ quyền và trước đây đã tuần tra, nhưng kết quả là giờ đây, Ấn Độ bị từ chối quyền tuần tra đến nơi mà trước đây họ có thể làm được”. Ví dụ, ở Gogra, “nơi người Trung Quốc xâm nhập 4 km vào lãnh thổ Ấn Độ, họ đã lùi lại 2 km và 2 km còn lại trở thành vùng đệm”. Kết quả là vùng đệm tại Gogra “hoàn toàn nằm trên lãnh thổ Ấn Độ tuyên bố chủ quyền” (The Wire, ngày 15 tháng 9).

1672042488854.png

1672042529437.png

Quân đội TQ - Ấn Độ tại Gogra

Người Ladakh địa phương phàn nàn rằng binh lính Trung Quốc không cho họ chăn thả cừu và dê trên đồng cỏ truyền thống của họ. Konchok Stanzin, một đại diện được bầu của Chusul trong Hội đồng phát triển đồi tự trị Ladakh, cho biết: “Các khu vực chăn thả gia súc đã thu hẹp hơn nữa khi chúng được biến thành vùng đệm. “Một khu vực chăn thả rộng lớn đã bị biến thành vùng đệm và chúng tôi đang rút lui khỏi vùng đất của chính mình,” ông nói, đồng thời cho biết thêm rằng trong khi Ấn Độ đang mất đất vào vùng đệm, thì Trung Quốc đang nhượng lại ít đất hơn rất nhiều, hoặc không có chút nào cho Ấn Độ để tạo ra các khu vực này.

Thách thức phía trước

Các lực lượng Trung Quốc đã chiếm phần lãnh thổ rộng lớn nhất ở Depsang và Demchok trong mùa xuân năm 2020, nhưng việc rút quân vẫn chưa xảy ra ở những khu vực này. Người Trung Quốc được cho là thậm chí không muốn thảo luận về việc tạo ra các vùng đệm ở hai khu vực này, cho rằng tranh chấp không phải là một phần của căng thẳng hiện tại mà đã có từ năm 2013 (The Hindu, ngày 11 tháng 3). Nếu Ấn Độ nhượng bộ với việc Trung Quốc từ chối rút quân ở Depsang và Demchok, đây sẽ không chỉ là tổn thất lớn về đất đai mà còn là lãnh thổ chiến lược đối với Ấn Độ. Ở phía bắc của Depsang là đèo Karakoram, phía đông là Aksai Chin và sông băng Siachen ở phía tây. Quyền kiểm soát của Ấn Độ đối với Tiểu khu vực quan trọng phía Bắc (SSN) ở Ladakh, phụ thuộc vào Đường Darbuk-Shyok-Daulat Beg Oldi dài 255 km mới được xây dựng chạy qua Depsang (The Print, ngày 19 tháng 9 năm 2020).

1672042622533.png

1672042684521.png

Công trình TQ xây dựng tại Demchok

Nguyên nhân đằng sau việc Ấn Độ mất lãnh thổ là chiến lược thiếu sót của nước này. Thay vì khăng khăng đòi quay trở lại nguyên trạng vào tháng 4 năm 2020, họ đã đồng ý thành lập các vùng đệm (Quân đội Trung Quốc Online [CMO], ngày 29 tháng 9). Các quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ biện minh cho những nhượng bộ này bằng cách tuyên bố rằng “các vùng đệm là tạm thời và Ấn Độ không từ bỏ quyền của mình đối với những khu vực đó” (The Telegraph, ngày 1 tháng 11). Tuy nhiên, các quan chức quân đội đã nghỉ hưu tỏ ra hoài nghi. Họ chỉ ra rằng các cuộc xâm nhập từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2020 qua LAC sang phần do phía Ấn Độ kiểm soát của các binh sĩ PLA là nhằm thay đổi hiện trạng trên mặt đất bằng cách chiếm đóng các khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với PLA. Một trung tướng về hưu nói “Những vùng đệm này đại diện cho một hiện trạng mới trên biên giới,”. “Người Trung Quốc đã không cam kết khôi phục nguyên trạng kể từ tháng 4 năm 2020 và đang thúc ép Ấn Độ chấp nhận biên giới bị thay đổi do hành vi vi phạm của họ tạo ra” (The Telegraph, ngày 7 tháng 11).

Không xuống thang

Tiền đề chính của các cuộc đàm phán cấp tư lệnh quân đoàn Trung Quốc-Ấn Độ là việc rút quân khỏi các khu vực xung đột sẽ dẫn đến giảm leo thang (CMO, ngày 18 tháng 7). Tuy nhiên, điều này vẫn chưa xảy ra tại các khu vực xung đột nơi quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã rút lui. Các quan chức chính phủ Ấn Độ nói rằng việc giảm leo thang sẽ xảy ra sau khi hoàn thành việc rút lui tại tất cả các khu vực xích mích dọc theo LAC ở Ladakh.

Trong khi đó, có một sự leo thang đáng chú ý trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở cả hai bên của LAC. Ví dụ, tại Pangong Tso, Trung Quốc đang xây dựng hai cây cầu bắc qua Pangong Tso. Cây cầu thứ hai, “có kích thước lớn hơn và rộng hơn” so với cây cầu thứ nhất, được kỳ vọng sẽ cho phép PLA “di chuyển nhanh hơn không chỉ quân đội và phương tiện mà thậm chí cả các đội hình xe bọc thép” tới biên giới. Rõ ràng, Trung Quốc đang xây dựng “nhiều tuyến đường để chống lại bất kỳ hoạt động nào có thể xảy ra của lực lượng Ấn Độ ở bờ nam của Pangong Tso trong tương lai”. Nhiều con đường và cây cầu tại Pangong Tso sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển nhanh chóng của quân đội từ nơi đồn trú ở Moldo của Trung Quốc đến LAC khi cần thiết (The Hindu, ngày 29 tháng 10). Trung Quốc cũng đang xây dựng một đường cao tốc khác nối Tân Cương với Tây Tạng. Đường cao tốc G695 dài 857 km được cho là sẽ chạy gần Depsang, Thung lũng Galwan và Hot Springs trên LAC (The Hindu, ngày 20 tháng 7).

1672042798957.png

1672042898097.png

1672042878849.png

TQ xây cầu tại hồ Pangong, Ladakh

Ba mươi tháng sau khi binh lính Ấn Độ và Trung Quốc đụng độ dữ dội tại Thung lũng Galwan, làm nổi bật tình hình quân sự mong manh dọc theo LAC ở Ladakh, tình hình vẫn căng thẳng. Hai bên được cho là có khoảng 50.000 binh sĩ mỗi bên dọc theo LAC tại Ladakh. Họ tiếp tục tích lũy phần cứng quân sự ở đó. Nhiều khả năng những người lính sẽ phải co ro trong một mùa đông lạnh thấu xương nữa trên dãy Himalaya. Giữa bối cảnh ảm đạm này, có một tia hy vọng; các chỉ huy quân sự của hai bên sẽ tiếp tục đàm phán nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng dọc LAC tại Ladakh. Vòng đàm phán thứ 17 giữa các chỉ huy quân sự cấp cao dự kiến sẽ được tổ chức “sớm nhất” (The Hindu, 14 tháng 10). Câu hỏi lớn mà Ấn Độ sẽ hy vọng có câu trả lời là liệu Trung Quốc có sẵn sàng thảo luận về Depsang hay không./.

Sudha Ramachandran

T/c Nghiên cứu TQ “China Brief”, tập 22, số 21, ngày 18/11/2022
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,483
Động cơ
1,352,682 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Mẫu tên lửa có thể giúp Ukraine xoay chuyển thế trận phòng không

Tổ hợp Patriot được cho là sẽ củng cố đáng kể lưới phòng không Ukraine, giúp chặn đứng đòn tập kích tên lửa của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng.

Truyền thông Mỹ đưa tin chính quyền Tổng thống Joe Biden đang hoàn thiện kế hoạch chuyển các khẩu đội tên lửa Patriot tới Ukraine, sau khi Kiev liên tục kêu gọi phương Tây giúp họ chống đỡ những cuộc tập kích bằng tên lửa hành trình và máy bay không người lái (UAV) ngày càng dữ dội của Nga.

Mỹ được cho là sẽ phê duyệt thỏa thuận, Patriot sẽ là tổ hợp tên lửa phòng không tiên tiến nhất mà Mỹ cung cấp cho Ukraine từ trước tới nay, dù Washington cũng đã viện trợ Kiev hàng loạt khí tài quân sự quan trọng khác, trong đó có hệ thống pháo phản lực HIMARS.

1672192409930.png

1672192426944.png


Patriot là hệ thống phòng thủ tên lửa di động trên mặt đất, có thể phát hiện, theo dõi và tiêu diệt UAV, tên lửa hành trình cũng như tên lửa đạn đạo, cả chiến thuật lẫn tầm ngắn.

Mỗi khẩu đội Patriot gồm một radar cảnh giới và bám bắt mục tiêu, hệ thống điện tử, xe chỉ huy, xe phát điện và xe chở đạn kiêm bệ phóng, mỗi bệ phóng mang được 4-16 tên lửa tùy phiên bản. Chúng đã được triển khai trên khắp châu Âu và Trung Đông, từng bắn hạ hơn 100 tên lửa đạn đạo trong các chiến dịch quân sự.

Radar trong tổ hợp Patriot có khả năng phát hiện và theo dõi hơn 100 mục tiêu, đồng thời có tầm hoạt động hơn 100 km. Phần lớn hệ thống Patriot vận hành tự động, bộ phận duy nhất cần thao tác của con người là đài điều khiển hỏa lực. Kíp ba người tại bộ phận này có thể liên lạc với các trạm phóng, khẩu đội Patriot khác và sở chỉ huy.

1672192471616.png

1672192483925.png


Sau khi tên lửa được khai hỏa, bệ phóng sẽ truyền dữ liệu trở lại trạm radar, giúp dẫn đường chính xác tới mục tiêu.

Cựu sĩ quan tình báo quân đội Anh Philip Ingram đánh giá tổ hợp tên lửa Patriot sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh của quân đội Ukraine cũng như "gây tác động tâm lý mạnh tới Nga".

"Họ biết hệ thống này có năng lực như thế nào và chúng sẽ khiến các phi công Nga cảm thấy lo lắng hơn, mặc dù Patriot khó có thể được triển khai gần những khu vực chiến sự", ông giải thích. "Chúng gần như chắc chắn sẽ được sử dụng để bảo vệ các thành phố lớn như Kiev hay Lviv và cả những cơ sở hạ tầng điện xung quanh".

1672192524878.png

1672192511051.png


Thời tiết lạnh giá và địa hình lầy lội khiến giao tranh trên mặt đất trở nên bế tắc, nhưng các cuộc tập kích bằng tên lửa và UAV đến nay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

"Khi bước vào mùa đông, các hoạt động quân sự trên mặt đất sẽ giảm đi vì thời tiết, địa hình", Jonathan Eyal, phó giám đốc Viện các Quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), cho hay. "Vì vậy, rất có khả năng Nga sẽ tiếp tục gây áp lực từ trên không, cố gắng phá hủy cơ sở hạ tầng Ukraine một cách có hệ thống. Điều mà các đồng minh phương Tây cần làm nhất lúc này là đánh giá lại hệ thống phòng không của Ukraine".

Dù vậy, ông cho rằng tên lửa Patriot không phải là "viên đạn bạc" có thể giải quyết tất cả các vấn đề phòng không của Ukraine, đặc biệt là khả năng đối phó UAV, vốn rất khó phát hiện vì kích cỡ quá nhỏ. Dù vậy, Patriot vẫn mang đến một lớp lá chắn phòng không bổ sung quan trọng cho quân đội Ukraine.

Ngoài ra, với tính chất tiêu hao khốc liệt của cuộc xung đột đã kéo dài hơn 300 ngày, kịch bản Washington cung cấp một vũ khí hiện đại như Patriot cho Kiev có thể là bằng chứng thể hiện rằng các đồng minh phương Tây sẽ không khoanh tay đứng nhìn Nga tấn công cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine.

1672192670014.png

1672192697734.png

1672192753659.png

UAV của Nga tấn công mục tiêu tại Ukraine

"Thông điệp chính trị gửi tới người Nga là họ không thể tự do hành động để tiếp tục phá hủy cơ sở hạ tầng của Ukraine. Họ không thể làm điều đó nếu phương Tây không cung cấp vũ khí tốt hơn và tinh vi hơn cho quân đội Ukraine", Eyal nói.
Keir Giles, nhà phân tích tại viện nghiên cứu Chatham House, trụ sở ở London, Anh, cho rằng nếu Mỹ cung cấp tên lửa Patriot cho Ukraine, đây sẽ là dấu hiệu cho thấy bản chất cuộc xung đột đã thay đổi, từ những cuộc tấn công trên bộ để kiểm soát các thành phố lớn, sang tập kích đô thị và cố gắng giữ những vùng lãnh thổ đang kiểm soát.

"Trận chiến sống còn cho tương lai của Ukraine giờ đây không còn nằm ở tiền tuyến, mà là bảo vệ dân thường và các trung tâm đô thị quan trọng khỏi đòn tập kích bằng tên lửa, UAV của Nga", Giles lưu ý.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,483
Động cơ
1,352,682 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Iran cung cấp UAV sát thủ cho Armenia, cục diện Karabakh sẽ thay đổi mạnh?

Việc Iran xuất khẩu máy bay không người lái (UAV) sang Armenia có thể tác động lên tiến trình hòa bình ở khu vực Karabakh, nơi Azerbaijan tuyên bố chủ quyền. Ngoài UAV, Iran có nhiều động thái khác tăng cường sức mạnh quân sự cho Armenia.

Cuộc chiến ngôn từ gần đây giữa Azerbaijan và Armenia cùng các diễn biến trong vài tuần qua cho thấy cả hai bên còn lâu mới tiến tới ký kết một thỏa thuận hòa bình vốn được hứa hẹn trước đó.

Vào tháng 10/2022, cả hai quốc gia Nam Kavkaz này đã hứa hẹn tăng cường nỗ lực hướng tới một hiệp ước hòa bình bên lề thượng đỉnh Praha. Nhưng kể từ đó, hai bên gần như không đạt thêm bước tiến nào.

1672227145448.png

1672227161400.png

UAV của Iran

Mặc dù Nga duy trì vai trò “trung gian hòa giải chính” trong vấn đề Karabakh, hiện nay Azerbaijan đã công khai bày tỏ sự không hài lòng của mình đối với vai trò của Moscow trong tiến trình hòa bình, đặc biệt sau hội nghị mang tính biểu tượng đơn thuần ở Sochi vào ngày 3/10.

Tuy nhiên, Nga chỉ là một trong nhóm các nước trong khu vực có liên quan đến đàm phán hòa bình phức tạp giữa Armenia và Azerbaijan.

Trong bối cảnh ấy, Iran - một cường quốc khu vực, đã có những động thái đáng lưu ý liên quan đến Armenia giữa lúc quan hệ Iran - Azerbaijan xấu đi.

“An ninh của Armenia cũng là an ninh của Iran”

Giới chức Iran đã tuyên bố rằng sau Cuộc chiến Karabakh lần 2, sự hiện diện của NATO, EU và Israel ở Nam Kavkaz đã gia tăng, đặc biệt là thông qua Azerbaijan. Họ cũng công khai tuyên bố rằng mình sẽ không để thực tế này tiếp diễn.

Căng thẳng ngoại giao giữa Baku và Tehran đã leo thang đột ngột sau khi Iran tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn dọc theo biên giới với Azerbaijan, nhằm phản ứng lại việc Azerbaijan cố gắng thiết lập một hành lang trung chuyển Zangezur đi qua lãnh thổ tách rời Nakhchivan (thuộc Azerbaijan) thông qua tỉnh Syunik của Armenia để nối với Thổ Nhĩ Kỳ. Iran cũng giận dữ trước quan hệ sâu sắc của Azerbaijan với Israel trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh.

Tập trận của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran ở khu vực biên giới nói trên bao gồm tập dượt nhảy dù, tấn công đêm, tác chiến trực thăng, vận hành UAV cảm tử… Nội dung tập trận còn gồm cả xây cầu tạm bắc qua sông Aras chia tách Iran với Azerbaijan và Armenia, chiếm và kiểm soát các tuyến đường tiếp tế chính và các điểm cao quan trọng…

1672227371783.png

1672227450554.png

Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdullahian đã thăm Armenia

Sau cuộc tập trận của Vệ binh Cách mạng Iran, vào ngày 20/10, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdullahian đã thăm Armenia với tư cách trưởng phái đoàn Iran. Trong chuyến thăm này, Ngoại trưởng Abdullahian tham dự lễ khai trương lãnh sự quán Kapan. Tại đây, ông tuyên bố “an ninh của Armenia là an ninh của chúng tôi”. Một vài tuần sau đó, cựu Đại sứ Iran ở Azerbaijan, Mohsin Pakain, nói rằng các cuộc tập trận này nhằm bảo vệ Armenia trước Azerbaijan.

Nhưng nỗ lực của Iran nhằm buộc Azerbaijan từ bỏ hành lang Zangezur và ngừng quan hệ đối tác với Israel dường như lại phản tác dụng, vì Azerbaijan lại càng làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa họ với Israel bằng việc công bố mở một đại sứ quán ở Israel.

Tính toán của Iran và việc tăng cường sức mạnh cho Armenia

Iran đang thực hiện một số biện pháp tác động vào Armenia trong bối cảnh nước này có khả năng ký một hòa ước với Azerbaijan. Nếu kịch bản hòa ước xảy ra, ảnh hưởng của Iran trong vùng có thể suy giảm nghiêm trọng, đồng thời ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được mở rộng lớn hơn. Nếu căng thẳng ở vùng Karabakh còn duy trì, Azerbaijan sẽ gặp khó trong các hành động địa chính trị.

Mặc dù hiện không có nhiều thông tin công khai về gói vũ khí mà Iran có thể cung cấp cho Armenia, nhiều khả năng Iran sẽ cung cấp cho Armenia các UAV “lảng vảng” cảm tử Shaheed-136. Truyền thông gần đây đưa tin, Iran có thể cung cấp cho Armenia các loại UAV chiến đấu và UAV “lảng vảng” do Iran chế tạo. Nếu được cung cấp các UAV này, lực lượng quân sự Armenia sẽ có khả năng tạo ra răn đe lên các nước đối thủ, nhất là Azerbaijan.

1672227615653.png

1672227655998.png

1672227633907.png

UAV Shaheed-136

Trong các tuần gần đây, Nga đã và đang sử dụng các UAV như thế (chính xác là các UAV cải tiến từ phiên bản Iran) để tấn công các mục tiêu quân sự của Ukraine cũng như hạ tầng điện lực tại nước này. Ngoài ra, Armenia có lẽ đã có dịp quan sát năng lực UAV của Iran trong một cuộc tập trận UAV chung giữa Nga, Belarus, Armenia và Iran vào tháng 8/2022, tổ chức ở Căn cứ không quân Kashan.

Đề xuất của Iran viện trợ quân sự cho Armenia đã được củng cố thêm sau khi Iran khánh thành một lãnh sự quán mới ở Kapan, thủ phủ tỉnh Syunik, Armenia. Thủ phủ này nằm gần lãnh thổ tách rời Nakhchivan của Azerbaijan.

Cựu tư lệnh Vệ binh Cách mạng Iran Yahia Rahim Safavi, đồng thời là cựu trợ lý của Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei vào ngày 18/10 tuyên bố rằng tổng cộng 22 nước, bao gồm Armenia, Algeria và Nga, đã chính thức xin được mua UAV do Iran chế tạo. Theo viên tướng này, hơn 10 quốc gia đã tiếp cận Iran để mua sắm các UAV chiến đấu trong riêng năm nay (2022).

Trên thực tế, Iran đang tìm cách mở rộng việc bán vũ khí thông qua khu vực lục địa Á-Âu và đã tìm cách bước chân vào thị trường quốc phòng của Armenia, tạo dựng hình ảnh là bên răn đe tiềm năng trước mối liên kết ngày càng chặt chẽ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan.

1672227719033.png

1672227850223.png

Tên lửa Dehlavieh

Ngoài ra, báo chí Azerbaijan đưa tin, Iran đã cung cấp 500 quả tên lửa Dehlavieh và 100 quả tên lửa Almas cho Armenia.

Đồng thời, Iran được cho là duy trì sự ủng hộ cho các công dân Azerbaijan thân Iran. Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev hồi tháng 4/2022 đã yêu cầu dẫn độ 22 công dân Azerbaijan hoạt động ở Iran chống lại Azerbajan. Cho tới nay, Iran vẫn chưa dẫn độ sang Azerbaijan bất cứ ai trong nhóm người này.

1672227895169.png

1672227912852.png

Tên lửa Almas

vov.vn
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top