[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
TOP 10 trực thăng bay nhanh nhất

Tốc độ là một trong những yếu tố quan trọng với mọi phương tiện hàng không. Tờ Expressen (Thụy Điển) mới đây đã thực hiện việc xếp hạng top 10 trực thăng quân sự bay nhanh nhất thế giới.
Trong bảng xếp hạng, ở vị trí đứng đầu là chiếc Eurocopter X3 của châu Âu. Và điều đáng ngạc nhiên là trong top 10 trực thăng bay nhanh nhất được xếp hạng, Nga có tới 04 trực thăng, điều này cho thấy các công trình sư của nước Nga trong lĩnh vực lá cánh quay trực thăng luôn có những thiết kế hiệu quả. Hiện tại, bảng xếp hạng trực thăng bay nhanh nhất do báo Thụy Điển thực hiện như sau.

1. Eurocopter X3, tốc độ tối đa 472 km/giờ

1635320912681.png

1635320938529.png

1635321045374.png

1635320967003.png

1635320878740.png

1635320992469.png


Đây là trực thăng lai (trực thăng - máy bay) do Công ty Pháp - Đức Eurocopter chế tạo. Rotor chính gồm 05 lá cánh quay, trên đầu mút hai cánh bố trí thêm các động cơ cánh quạt đẩy cũng với 05 lá cánh. Hệ thống động lực gồm 02 động cơ Rolls-Royce Turbomeca RTM322 (2x2.270 mã lực). Trực thăng này chưa được sản xuất loạt và việc nghiên cứu phát triển đang được tiếp tục. Chuyến bay đầu tiên diễn ra vào năm 2010 ở Pháp. Ngày 07/6/2013, X3 đã lập kỷ lục khi đạt tốc độ bay bằng đến 472 km/giờ.

2. AH-64D Apache, tốc độ tối đa 365 km/giờ

1635321336752.png

1635321360601.png

1635321388668.png

1635321431778.png

1635321474551.png


AH-64 Apache là trực thăng tiến công chủ lực của Quân đội Mỹ, tham chiến lần đầu vào năm 1989 trong cuộc xâm lược Panama. Sau đó, tham gia các chiến dịch ở Cận Đông, Iraq, Afghanistan, chiến tranh vùng Vịnh 1991 và AH-64 có một số biến thể. Trực thăng được trang bị hệ thống dẫn đường bay đêm và bay trong thời tiết xấu ở độ cao dưới 30m. Tổ lái 02 người.

3. Ka-52 Alligator, tốc độ tối đa 350 km/giờ

1635321546848.png

1635321571065.png

1635321592603.png

1635321627917.png

1635321659925.png


Trực thăng tiến công đa nhiệm Ka-52 là biến thể hiện đại hóa của Kа-50 Black Shark. Thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1997, sản xuất loạt từ năm 2008. Tổ lái 02 người. Là trực thăng chiến đấu duy nhất trên thế giới có cabin với 02 phi công ngồi sát nhau (không ngồi trước - sau). Trực thăng được trang bị 02 động cơ turbine khí, 02 rotor nâng đồng trục kiểu 03 lá cánh (cánh thẳng, cánh đứng đuôi và cánh đuôi ngang), bộ càng 03 điểm thu vào được khi bay. Ngoài K-52, còn có biến thể trực thăng trên tàu Ka-52K.

4. NH90, tốc độ tối đa 324 km/giờ

1635321894399.png

1635321925569.png

1635321806907.png

1635321832432.png

1635321866840.png

1635322000807.png


Trực thăng đa nhiệm NH90 do liên doanh Pháp - Đức Eurocopter phát triển với 02 biến thể TTH để chở quân và NFH là trực thăng trên tàu. Trực thăng này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1995. NH90 được sử dụng trong những điều kiện khắc nghiệt nhất, cả ngày lẫn đêm, trên đất liền và trên biển. Tổ lái gồm 01 đến 02 phi công. Chở được đến 20 binh sĩ.

5. Mi-28N Night Hunter, tốc độ tối đa 324 km/giờ

1635322194863.png

1635322236622.png

1635322257132.png

1635322280203.png

1635322155706.png


Trực thăng tiến công Mi-28 lần đầu tiên cất cánh vào ngày 14/11/1996, được sản xuất loạt từ năm 2006. Mi-28 có sức cơ động cao và uy lực tiến công mạnh, đã được sử dụng ở Syria. Hiện nay, Nga đã chế tạo biến thể mới Mi28NМ có thể sử dụng vũ khí chính xác cao và được trang bị hệ thống điều khiển mới. Mi-28NМ cũng có thể hoạt động theo “bầy” và tương tác nhanh với các máy bay, trực thăng và máy bay không người lái khác trên chiến trường.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
6. CH-47 Chinook, tốc độ tối đa 315 km/giờ

1635409254202.png

1635409090037.png

1635409199490.png

1635409121074.png

1635409151593.png

1635409324225.png


Ch-47 là trực thăng vận tải quân sự hạng nặng của Hãng Boeing (Mỹ) với thiết kế 02 rotor nâng. Được sử dụng từ đầu thập niên 1960 và có trong trang bị hơn 20 nước. Ngoài Mỹ, CH-47 đã được sản xuất ở Italia và Nhật Bản từ năm 1970. Trực thăng này đã tham chiến ở Việt Nam, sau đó các biến thể hiện đại hóa đã tham chiến ở Iraq, Afghanistan và quần đảo Malvinas. Biến thể CH-47D chở được 33 binh sĩ, tổ lái 03 người, CH-47F lắp 55 ghế hành khách.

7. Mi-35M, tốc độ tối đa 310 km/giờ

1635409424388.png

1635409551048.png

1635409444843.png

1635409469708.png

1635409493029.png


Là biến thể cải tiến của Mi-24, dùng để tiêu diệt tăng - thiết giáp, đổ quân và chi viện hỏa lực cho các đơn vị lục quân. Mi-35M có thể chở đến 08 lính hoặc 04 thương binh trên cáng. Tổ lái 02 đến 03 người. Được sản xuất loạt từ năm 2005. Ngoài Nga, Mi-35M còn được trang bị cho Quân đội Venezuela, Iraq, Brazil, Nigeria, Mali, Pakistan, Azerbaijan và Kazakhstan.

8. AgustaWestland AW101 Merlin, tốc độ tối đa 309 km/giờ

1635409628052.png

1635409696185.png

1635409672590.png

1635409730397.png

1635409764424.png


AW101 Merlin là trực thăng trọng tải trung bình, được sử dụng cho mục đích quân sự và dân sự. Trong Quân đội Anh, Đan Mạch và Bồ Đào Nha, AW101 được đặt tên là Merlin. Tổ lái 01 đến 02 người (cộng với 02 nhân viên vận hành ở các biến thể chống ngầm), có thể chở 30 binh sĩ hoặc 16 thương binh trên cáng. Cất cánh lần đầu tiên vào năm 1987. Các biến thể của AW101 đã được sản xuất ở 04 nước: Anh, Italia, Mỹ và Nhật Bản.

9. AgustaWestland AW139, tốc độ tối đa 306 km/giờ

1635409841753.png

1635409866808.png

1635409893446.png

1635409919176.png

1635409950781.png


AW129 là trực thăng đa nhiệm 02 động cơ do Hãng AgustaWestland của Anh - Italia phát triển. Trực thăng có các biến thể dùng cho quân sự và dân dụng, và được sử dụng cả cho các chiến dịch cứu hộ trên biển. Biến thể quân sự có thể chở đến 10 binh sĩ với đầy đủ vũ khí, trang bị. Chuyến bay đầu tiên diễn ra vào năm 2001. AW139 được lắp ráp ở một số nước, trong đó có ở Mỹ và Nga.

10. Mi-26, tốc độ tối đa 295 km/giờ

1635410030583.png

1635410076445.png

1635410133066.png

1635410202722.png

1635410234780.png


Mi-26 (NATO gọi là Halo) là trực thăng sản xuất loạt lớn nhất thế giới. Được trang bị 02 động cơ (2x11.400 mã lực), có chiều dài thân 40m, đường kính rotor 32m. Mi-26 có khả năng nâng một máy bay chở khách. M-26 được sử dụng từ năm 1977. Biến thể cải tiến Mi-26T2V với khả năng tự bảo vệ được nâng lên đáng kể nhờ lắp hệ thống phòng vệ trên khoang hiện đại, đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 8/2018.

Hiện nay Nga, Mỹ và một số nước châu Âu đang chạy đua nghiên cứu chế tạo trực thăng cao tốc. Các nhà thiết kế dự định đưa tốc độ của các trực thăng lên đến 400 km/giờ và cao hơn.

1635410579305.png

1635410610249.png

1635410450592.png

1635410510745.png

1635410491460.png

1635410638364.png

Trực thăng RaiderX/SB-1 của Mỹ
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Israel nâng cấp "Vòm sắt" theo cấu hình Tor

1635435781240.png

1635435825348.png

1635435863361.png

1635435914820.png

Hệ thống tên lửa phòng không Tor

Hãng Rafael Advanced Defense Systems (Israel) vừa công bố một hệ thống mới trong hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome - “Vòm sắt”. Hệ thống này được phát triển trên xe cơ giới, có tính năng tương tự như Tor của Nga.
Hệ thống phòng thủ tên lửa mới được đặt tên là I-Dome, tích hợp phần điều khiển của 02 hệ thống Iron Dome đã có là V-SHORAD (phòng thủ tầm ngắn) và C-RAM (phòng chống rocket, đạn pháo, súng cối), tất cả các trang, thiết bị được lắp đặt trên khung gầm xe vận tải quân sự MAN 6x6.

1635437285917.png

1635435967640.png

1635436020360.png


I-Dome là hệ thống vũ khí phòng thủ tên lửa chiến trường, được phát triển nhằm yểm trợ các lực lượng bộ binh chiến đấu tiến công hay phòng ngự, tác chiến ngoài vùng phòng không hiệu quả của Iron Dome. Trong Triển lãm Quốc phòng và An ninh quốc tế tại Pháp Eurosatory 2018, diễn ra từ ngày 11 đến ngày 15/6/2018, Rafael đã nhận được một số đơn đặt hàng hệ thống I-Dome từ các khách hàng tiềm năng.
Hệ thống I-Dome hoạt động với một kíp trắc thủ 03 hoặc 04 binh sĩ (tùy thuộc vào yêu cầu, nhiệm vụ được giao). Hệ thống phòng thủ tên lửa này đã thực nghiệm hơn 1.700 lần đánh chặn đầu đạn các loại, tỷ lệ thành công hơn 90%. Hệ thống C4I (chỉ huy, kiểm soát, truyền thông, máy tính, trinh sát, tình báo), trước đây được đặt trong một xe chỉ huy riêng biệt, nay được chuyển vào cabin xe chiến đấu và radar được lắp phía sau cabin. Tổ hợp radar mới với 04 anten mảng pha cung cấp khả năng quan sát 360°. Ăng ten mảng pha được nâng lên phía trên xe bằng cột thủy lực. Hệ thống có thể chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu trong vài phút sau khi dừng cơ động.

1635436646148.png


Tuy radar trên I-Dome có tầm quan sát nhỏ hơn so với Iron Dome, nhưng chúng lại có khả năng cơ động cao, nên hệ thống I-Dome có thể hoạt động như một hệ thống phòng không độc lập trên chiến trường hoặc có thể được nối mạng chỉ huy, điều hành tác chiến chung của nhiều đơn vị phóng để hình thành một tuyến “phòng ngự” V-SHORAD/C-RAM rộng lớn hơn, có thể kiểm soát được cả tuyến biên giới. Hệ thống I-Dome ngoài khả năng đánh chặn, phá hủy đạn, tên lửa và các phương tiện bay, nó còn có thể tiêu diệt được cả những máy bay không người lái có kích thước nhỏ, phản xạ tín hiệu radar.
Trong chế độ phòng không C-RAM, hệ thống điều khiển radar và hỏa lực của I-Dome nhanh chóng phát hiện và theo dõi tên lửa và đạn pháo đối phương, tự động vẽ quỹ đạo điểm rơi 03 chiều của đạn. Nếu đầu đạn gây nguy hiểm cho dân thường hoặc các đơn vị quân đội, phần mềm điều khiển hỏa lực không phóng đạn tiêu diệt. Một tính năng đặc trưng nữa của I-Dome là thuật toán phát hiện, lựa chọn mục tiêu nguy hiểm buộc phải phóng đạn đánh chặn tên lửa, đạn đối phương, nhưng vẫn đảm bảo không gây thương vong cho các phương tiện bay khác (dân sự hoặc quân sự) không nằm trong mục tiêu phải tiêu diệt. Lợi thế này làm giảm thiểu đến mức tối đa những tổn thất ngoài dự kiến.

1635436756658.png

Tên lửa của hệ thống I-Dome bắn hạ rocket bắn từ dải Gaza ngày 4/5/2019

1635437518383.png

1635437460552.png
1635438204214.png

1635438224023.png

1635438145805.png

1635437480694.png

1635437554826.png

1635437394660.png

1635437439158.png

1635437619528.png

1635437655859.png

1635437760660.png

1635437682433.png

1635437736146.png

1635437799325.png

1635437821257.png

1635437862919.png

1635437953624.png

Hệ thống Iron Dome
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
ISRAEL NÂNG CẤP XE CHIẾN ĐẤU BỘ BINH HẠNG NẶNG NAMER

Phiên bản nâng cấp của Namer bao gồm một tháp pháo (tự điều khiển) gắn pháo tự động 30mm và một tổ hợp phóng tên lửa chống tăng có thể thu vào khoang chứa trên tháp pháo.

1635509525944.png

1635509463840.png

1635509636610.png

1635509686207.png

1635510315410.png


Xe chiến đấu Namer mới là một phần trong chương trình nâng cấp của Quân đội của Israel trên cơ sở kinh nghiệm thực tế chiến trường tại Trung Đông. Bắt đầu từ năm 2014, Quân đội Israel đã đặt ra yêu cầu về dòng xe chiến đấu bộ binh mới có tính năng bảo vệ tương đương xe tăng và đây là tiền đề cho Namer mới xuất hiện với việc sử dụng khung gầm của xe tăng Merkava và hệ thống bảo vệ chủ động Trophy.
Bộ quốc phòng Israel công bố, xe Namer mới thử nghiệm phóng tên lửa chống tăng có điều khiển Gil của Công ty Rafael vào các mục tiêu giả định. Thử nghiệm được thực hiện trên thao trường Shdema, kiểm tra tất cả các chức năng chiến đấu của tháp pháo tự điều khiển. Điểm đặc biệt nhất của hệ thống tên lửa chống tăng trên Namer mới là giá phóng các tên lửa được đặt trong một khoang đặc biệt của tháp pháo. Thiết kế này cho phép hệ thống phóng được bảo vệ trước hỏa lực bắn thẳng của súng bộ binh, mảnh đạn pháo, đạn cối. Khi phát hiện mục tiêu cần tiêu diệt, trắc thủ trên xe sẽ khởi động hệ thống phóng tên lửa, giá phóng được nâng lên từ khoang chứa, và nó có khả năng cùng lúc phóng hai tên lửa chống tăng có điều khiển Spike MR (sử dụng phương thức bắn - quên) nhanh chóng tiêu diệt xe tăng đối phương.
Xe Namer mới được lắp đặt hệ thống bảo vệ chủ động Trophy do Israel sản xuất. Tổ hợp Trophy sử dụng radar trường quan sát 360o , có khả năng phát hiện các đạn chống tăng tiến công, đeo bám và phá hủy bằng liều nổ phá mảnh định hướng. Xe lắp đặt động cơ công suất 1.200 mã lực, tốc độ tối đa là 60 km/giờ, dự trữ hành trình 500km; kíp xe 12 người, trong đó có 01 lái xe, 01 trưởng xe - pháo thủ. Xe chiến đấu bộ binh Namer mới, lắp đặt tháp pháo tự điều khiển, cho phép kíp xe có thể chiến đấu bên trong xe trong điều kiện “nguy hiểm”. Pháo tự động liên thanh cỡ nòng 30mm có thể tiến công xuyên phá các bức tường tòa nhà và tiêu diệt xe bọc thép hạng nhẹ của đối phương.

1635510179055.png

1635510220212.png

1635510257396.png

1635510057167.png

1635510091980.png

1635510150830.png

1635510435874.png

1635510358974.png

Xe chiến đấu bộ binh Namer phiên bản trước nâng cấp

Tháp pháo tự điều khiển của Namer mới hơn hẳn tháp pháo được lắp đặt trên xe M2 Bradley, bởi không gây thương vong cho kíp xe khi bị tiến công. Thiết kế này cho phép xạ thủ của Namer lắp tên lửa sau khi đã bắn hết trong xe mà không phải ra ngoài, tiến bộ hơn so với hệ thống tên lửa chống tăng trên M2 Bradley, xạ thủ phải ra khỏi xe và nạp lại tên lửa TOW dưới hỏa lực của đối phương. Xe chiến đấu bộ binh Namer mới có thể thay thế cho M2 Bradley của Quân đội Mỹ không? Đây là câu hỏi lớn mặc dù xe rất nặng, tới 60 tấn, hơn cả những xe tăng hạng nặng, nhưng lại có giáp bảo vệ cấp độ xe tăng, nên an toàn hơn cho kíp xe trong chiến đấu.

1635510497192.png

1635510571889.png

1635510594741.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
TÀU NGẦM SIÊU NHỎ MARK 8 MOD 1

Người nhái hải quân có vai trò quan trọng trong tác chiến trên biển. Để nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng này, Mỹ đã phát triển tàu ngầm siêu nhỏ dành cho người nhái - tàu ngầm SDV Mark 8 Mod 1. Đến nay, tàu ngầm mini SDV Mark 8 Mod 1 là những phương tiện đang được sử dụng trong Hải quân Mỹ và Anh.

1635773407399.png

1635773469029.png

1635773523048.png

1635773627899.png

1635773547725.png

1635773652398.png

1635774234295.png

1635773671542.png


Tàu ngầm SDV Mark 8 Mod 1 được thiết kế để vận chuyên kíp chiến đấu 6 người: 1 lái tàu, 1 hoa tiêu và 4 người nhái cùng thiết bị chiến đấu. Cũng có thể lái tàu và hoa tiêu đều là người nhái. Tàu ngầm mini này có chiều dài 6,4m, đường kính 1,8m, lượng giãn nước 18 tấn. Tàu sử dụng động cơ điện chạy bằng pin lithium-ion. Do kích thước nhỏ, chuyển động bằng động cơ điện và gần như tàu không phát ra tiếng ồn, nên khó bị phát hiện bởi sonar.
Năng lượng động cơ điện đủ để tàu ngầm chạy với tốc độ tối đa 6 hải lý/ giờ (khoảng 11km/giờ), và tốc độ hành trình là 4 hải lý/ giờ (khoảng 7,5 km/giờ). Tàu có thể hoạt động từ 8 đến 12 giờ và có hành trình (bán kính) hoạt động (chiến đấu) khoảng 28 đến 33km. Tàu ngầm SDV Mark 8 Mod 1 được trang bị bộ thiết bị điện tử tích hợp, hệ thống dẫn đường quán tính Doppler, sonar tần số cao được thiết kế để vượt qua các chướng ngại vật và thủy lôi, cũng như điều hướng tàu ngầm và được trang bị hệ thống GPS thường xuyên cập nhật các vấn đề liên quan. Hình dáng tàu và thiết bị điện tử hợp lý đã tăng đáng kể khả năng tác chiến của SDV Mark 8 Mod 1 so với các phiên bản Mod 0.

1635773858380.png

1635774278519.png

1635773735757.png

1635773903987.png

1635773922776.png

1635773810603.png

1635773776703.png

1635774005742.png

1635774080998.png

1635774127632.png


Nhiệm vụ chính của tàu ngần mini là tiến hành các hoạt động bí mật trong khu vực căn cứ hải quân, cảng, bờ biển mà đối phương đang kiểm soát chặt chẽ, như: bí mật đưa người nhái đến đặt mìn các tàu và cơ sở hạ tầng bến cảng đối phương; trinh sát và lập bản đồ đáy biển, trinh sát và tìm kiếm các vật thể chìm. Quân đội Mỹ đã sử dụng SDV của họ trong cả 2 cuộc chiến ở Iraq, nhiệm vụ của SDV là bảo vệ các tàu chở dầu ngoài khơi và trinh sát thủy văn. Hạn chế thực sự đến khả năng tác chiến không phải là dung lượng của pin hoặc nguồn cung cấp không khí cho người nhái, mà là nhiệt độ của nước xung quanh. Khi những người nhái rời tàu ngầm, bơi trong nước thì hoạt động của họ bị giới hạn bởi nhiệt độ của nước. Nước càng lạnh, thời gian hành động của người nhái càng ngắn.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Drone trang bị súng máy của Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhỹ Kỳ vừa cho ra mắt máy bay không người lái có tên Songar; ngoài khả năng trinh sát xác định vị trí của đối phương, còn có thể phục kích tiêu diệt kẻ thù bằng súng máy.

1635868264930.png

1635868295961.png

1635868343765.png


Máy bay không người lái Songar được sử dụng như vũ khí tiến công, có thể bay trên đầu những kẻ phục kích, xác định vị trí của đối phương và tiêu diệt chúng.
Đây là chiếc máy bay không người lái chiến thuật, được thiết kế nhỏ gọn, có thể hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm, được trang bị camera và khẩu súng máy hạng nhẹ. Songar do nhà thầu quốc phòng Asisguard của Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo, nặng khoảng 25kg, độ cao bay có thể đạt hơn 2.800m, phạm vi hoạt động 10km. Camera của Songar có thể quan sát cả ban ngày và ban đêm, truyền tải các video theo thời gian thực và có khả năng đánh giá thiệt hại sau khi nó thực hiện một cuộc tiến công. Songar sử dụng các hệ thống định vị GPS của Mỹ và hệ thống điều hướng GLONASS của Nga để di chuyển xung quanh khu vực đảm nhiệm. Khẩu súng máy hạng nhẹ của Songar được lắp phía dưới giữa 2 càng đỡ. Khẩu súng này có hệ thống bắn tự động hoạt động ổn định và có khả năng bám sát mục tiêu với góc quay tới 600 . Khẩu súng của Songar trong video mô phỏng sử dụng hộp tiếp đạn 30 viên, nhưng theo quảng cáo trên trang mạng của công ty thì nó sẽ sử dụng một hệ thống tiếp đạn liên kết, cung cấp tới 200 viên.

1635868399633.png

1635868671248.png

1635868710043.png

1635868763705.png

1635868805252.png


Theo công ty này, ngoài nhiệm vụ trinh sát, Songar được thiết kế để “tiêu diệt” các lực lượng đối phương trong khu vực tuần tra. Tuy nhiên, nhà sản xuất cho biết nó cũng có thể được trang bị vũ khí đủ mạnh để thực hiện các cuộc tiến công vào các đoàn xe vận tải hoặc phương tiện đối phương di chuyển trên mặt đất. Để bảo đảm độ chính xác Songar còn được trang bị một bộ cảm ứng đo tốc độ gió, hướng di chuyển của mục tiêu và khả năng ngắm bắn laser; đặc biệt hơn là nó còn có một “cánh tay robot” nhằm giảm thiểu độ giật khi súng bắn.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ấn Độ chọn Hybrid Biho thay thế tổ hợp phòng không tầm thấp ZSU-23-4

Theo thông tin được nhiều trang quân sự quốc tế đăng tải, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã đặt 104 tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Hybrid Biho do Hàn Quốc chế tạo, đi kèm gói chuyển giao công nghệ.

1636528657835.png

1636528722060.png

1636528767195.png

Tổ hợp phòng không tầm thấp ZSU-23-4

Nhật báo JoongAng Daily đánh giá, Hybrid Biho đã vượt qua cả Pantsir-S1 lẫn Tunguska-M của Nga nhờ những ưu điểm như: giá thành rẻ, tên lửa có đầu dò, mức độ tự động hóa cao, khí tài quang học rất hiện đại cho phép bắn cả trong đêm khi radar đã tắt. Còn theo Hanwha Defense Systems, hệ thống phòng không tự hành Hybrid Biho đã thể hiện khả năng tác chiến tuyệt vời trong điều kiện thao trường đồi núi như Hàn Quốc. Tổ hợp có khả năng cơ động với tốc độ tối đa 60 km/giờ, tầm bắn hiệu quả 3km và tốc độ bắn nhanh đạt tới 1.200 phát/phút.
Hybrid Biho có thể phát hiện mục tiêu cách xa 21km, khả năng theo dõi và ngắm bắn (đánh giá là rất tốt) đối tượng bay lợi dụng địa hình địa vật để bí mật xâm nhập trận địa. Ngoài ra, hệ thống còn mang theo 04 tên lửa đất đối không tầm ngắn với tầm bắn hiệu quả khoảng 5km, 02 khẩu pháo cỡ nòng 30mm để phòng không hoặc tiêu diệt các mục tiêu mặt đất.

1636528880109.png

1636528897933.png

1636528927788.png

Tổ hợp Hybrid Biho

Hợp đồng sẽ cung cấp 104 hệ thống Hybrid Biho, 97 xe tiếp đạn, 39 xe chỉ huy, 4.928 tên lửa và 172.260 viên đạn, tổng trị giá hợp đồng khoảng 2,5-3 nghìn tỷ won. Tổ hợp Hybrid Biho sẽ được Ấn Độ sử dụng để tăng cường khả năng phòng không cho các đơn vị bộ binh cơ giới hoặc bảo vệ các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa trước vũ khí tầm thấp của đối phương.
Phía Nga cho rằng đã có khuất tất trong đánh giá tính năng, tác dụng giữa các ứng viên. Theo Moskva, Pantsir-S1 của Nga có tầm trinh sát của radar cũng như phạm vi hoạt động của tên lửa lớn hơn, giúp mở rộng chiếc ô phòng không. Ngoài ra, Pantsir-S1 đã được thử nghiệm thực chiến tại chiến trường Syria và thu về một số thành công, trong khi đó Hybrid Biho vẫn chỉ là sản phẩm được thử nghiệm trên thao trường và chưa từng sử dụng ngoài thực địa.

1636529372040.png

1636529409770.png

1636529433575.png


Tổ hợp Pantsir-S1

Sau khi nhận những lời phản ánh từ phía Nga, Ấn Độ đã giải thích về quyết định của mình. Về giá cả, tổ hợp Hybrid Biho của Hàn Quốc với giá 13 triệu USD, trong khi Pantsir-S1 là 25 triệu USD. Về tính năng, tên lửa Pantsir-S1, Tunguska-M là loại không có đầu dò như Shingung, nó thích hợp để đối phó với đạn rocket, cường kích bay thấp chứ không hiệu quả khi chống lại máy bay không người lái, điều này đã được kiểm nghiệm với tên lửa 57E6 tại chiến trường Syria. Giải pháp khi đối đầu máy bay mang tên lửa chống bức xạ đó là phải tắt radar để sử dụng khí tài ngắm bắn quang học, ở mặt này thì Hybrid Biho được đánh giá “ăn đứt” Pantsir-S1 và Tunguska-M, nhất là khi tác chiến đêm, cả pháo và tên lửa của nó đều bắn tốt khi radar không bật, điều mà vũ khí Nga không theo nổi. Cuối cùng, Ấn Độ luôn giành ưu tiên cho những quốc gia bán vũ khí kèm theo cả công nghệ chế tạo để họ tự sản xuất tại chỗ theo chương trình “Make in India”. Trong khi đó việc Nga đồng ý cung cấp công nghệ để Ấn Độ sản xuất Pantsir-S1 dưới dạng chuyển giao công nghệ là điều cực kỳ khó khăn, đây là rào cản rất lớn khiến New Delhi dứt khoát loại bỏ vũ khí Nga để quay sang Hàn Quốc.

1636529042254.png

1636529084897.png

1636529124059.png

1636529187591.png

1636529239983.png

1636529565356.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Mỹ mua rocket thông minh của Anh để trang bị cho xe quân sự

Theo Air Recognition, Bộ Quốc phòng Mỹ đã ký hợp đồng trị giá gần 2,7 tỷ USD với Hãng BAE Systems của Anh để mua rocket thông minh APKWS trang bị cho quân đội của họ.
Rocket APKWS đang là vũ khí tiêu chuẩn mới được trang bị cho tiêm kích F-16, cường kích A-10 cùng loạt trực thăng tiến công của Mỹ.

1636782834388.png

1636782950893.png

1636782856350.png

1636783428537.png

1636783499991.png



Ông Marc Casseres, Giám đốc phụ trách về vũ khí chính xác của BAE Systems cho biết, hợp đồng sẽ được hoàn thành trong thời gian 1 năm kể từ khi hợp đồng chính thức được ký kết. Hiện không rõ với số tiền 2,7 tỷ USD, Mỹ sẽ được sở hữu bao nhiêu đơn vị APKWS. Theo nguồn tin quân sự Mỹ, điều đặc biệt ở đây là cùng với việc mua APKWS, đã có một số nhà sản xuất quốc phòng Mỹ cùng phối hợp trong Dự án Fletcher, nhằm nghiên cứu tích hợp rocket thông minh APKWS lên các xe quân sự, để biến chúng thành vũ khí tiến công mặt đất.

1636783044029.png

1636783065387.png

1636783134196.png


Các nhà sản xuất quốc phòng Mỹ thực hiện Dự án Fletcher bao gồm: Công ty Arnold Defense, Nammo (sản xuất đầu đạn); Supacat (sản xuất các xe quân sự) và Military Systems Group (sản xuất hệ thống lắp đặt vũ khí). Họ sẽ sản xuất một xe cơ giới quân sự đa dụng hoàn toàn mới và sẽ tích hợp loại rocket thông minh APKWS. Chủ tịch và Giám đốc điều hành Công ty Arnold Defense, Jim Heyger cho biết: “Sử dụng rocket APKWS có độ chính xác cao trên các xe thiết giáp bánh hơi hoặc bánh xích, hoặc trong phiên bản hỏa khí đi cùng của bộ binh, sẽ nâng cao năng lực tác chiến của bộ binh lên rất nhiều. Để sẵn sàng cho việc ra mắt phiên bản xe tiến công đặc biệt này vào năm 2020, hiện các kỹ sư của nhóm đang tích cực làm việc với những biến thể khác nhau của Dự án Fletcher để có thể chế tạo một nguyên mẫu xe đầu tiên”.
Nếu Dự án Fletcher phát triển thành công như kế hoạch, Mỹ sẽ tạo ra một phương tiện tiến công mặt đất độc đáo khi kết hợp đạn rocket của không quân với phương tiện quân sự cơ giới trên mặt đất. Vũ khí này sẽ có đủ sức mạnh và sự thông minh để đối phó với bất kỳ mục tiêu mặt đất nào, kể cả mục tiêu đó là xe tăng Nga.

1636783670830.png

1636783308806.png

1636783911658.png

1636784114926.png

1636784155809.png

1636783615165.png

1636784031943.png

1636783699812.png

1636783556313.png

1636783530322.png

1636783584398.png


Rocket thông minh APKWS là biến thể nâng cấp mới nhất của dòng rocket Hydra, được trang bị thêm hệ thống cảm biến tự dẫn chỉ thị bằng tia laser giúp tiến công chính xác các mục tiêu đối phương. Để thực hiện điều này, APKWS được gắn thêm module tự dẫn mới và có chiều dài lớn hơn so với rocket Hydra phiên bản tiêu chuẩn. Đạn rocket APKWS tiến công mục tiêu theo nguyên lý: Từ thiết bị chỉ thị mục tiêu bằng tia laser gắn trên máy bay, thiết bị lái và bộ phận cảm biến được gắn trên thân rocket. Sau khi phát hiện và khóa mục tiêu, đạn rocket được phóng đi, và sẽ được hiệu chỉnh giữa tia laser chỉ thị và bộ cảm biến để tiêu diệt mục tiêu. Kết hợp này cho phép tiến công chính xác mục tiêu với chi phí tối ưu. Trong nhiều nhiệm vụ, đạn rocket APKWS có thể được sử dụng thay thế cho đạn tên lửa có điều khiển AGM-114 Hellfire trong khi giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.

1636783784652.png

1636783806217.png

1636783739466.png

1636783835540.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tổ hợp trinh sát pháo binh Penicillin của Nga

“Penicillin” - “thuốc kháng sinh” - tổ hợp trinh sát pháo binh mới nhất của Nga, có khả năng xác định chính xác vị trí trận địa pháo binh hoặc pháo phòng không của đối phương đang bắn trong vòng bán kính 25km.

1636938874820.png

1636938898027.png

1636938920372.png


Phương pháp xác định vị trí các trận địa pháo binh của đối phương bằng máy định vị âm thanh đã được phòng không Liên Xô sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, theo cách sử dụng các trạm bẫy âm thanh miệng kèn di động để xác định hướng bay của máy bay ném bom Đức. Thiết bị khá thô sơ, nhưng đủ khả năng chống lại máy bay với tốc độ cận âm. Các hệ thống trinh sát pháo binh chiến trường sử dụng âm thanh đầu tiên xuất hiện trong Quân đội Liên Xô trong thập niên 1970, như: hệ thống tự động AZK5 (phiên bản AZK-7). Nhưng khả năng của AZK-5 rất hạn chế, chỉ có thể phát hiện ra súng cối ở khoảng cách 08km, pháo và pháo tự hành khoảng 15km… Tổng Biên tập Tạp chí Kho vũ khí tổ quốc, Viktor Murakhovsky nói với Sputnik: “AZK-5 hoạt động tốt trên địa hình bằng phẳng, còn ở vùng đồi núi đã có những sai sót lớn do phản xạ âm thanh từ đỉnh và hẻm núi. Do đó, tổ hợp này đã không được sử dụng rộng rãi. Hiện nay, các nhà thiết kế Nga đã thành công trong việc kết hợp các nguyên tắc xác định vị trí bằng âm thanh và video cùng hình ảnh nhiệt trong cùng một tổ hợp “Penicillin”, giải quyết những thiếu sót của phương pháp xác định tọa độ bằng âm thanh, cung cấp chính xác kết quả”.

1636939301500.png

1636939335862.png

1636939161589.png

Ra đa trinh sát pháo binh AZK-5/AZK-7

Nguyên tắc làm việc của tổ hợp “Penicillin”
Bốn máy thu âm nằm trên bề mặt đất phát hiện tiếng ồn và động năng sau khi một khẩu pháo hoặc tên lửa bắn ra. Hệ thống xử lý tín hiệu âm thanh phân tích các thông tin thu được và cung cấp tọa độ chính xác vị trí bắn của đối phương thông tin về vị trí đạn nổ. Ngoài ra, “Penicillin” còn được trang bị máy quay video hình ảnh tự động theo dõi quỹ đạo bay của viên đạn. Và chỉ cần 01 loạt bắn của đối phương là hệ thống đã thông báo cho lực lượng pháo binh phản pháo chính xác những thông số cần thiết.

Phương Tây lo ngại?
Theo Tạp chí National Interest: Tổ hợp trinh sát pháo phản lực nhiệt áp mới nhất 1B75 “Penicillin” có thể trở thành “cách mới để tiêu diệt pháo binh hạng nặng của Mỹ”. Khi tổ hợp này hoạt động, loạt pháo kích đầu tiên của pháo binh đối phương sẽ hóa ra là lần cuối cùng: trong vài giây chúng sẽ bị “bao phủ” bằng hỏa lực phản pháo. Tạp chí lưu ý rằng, để ghi nhận tiếng ồn và động năng, hệ thống phát hiện này sử dụng 04 bộ định vị nhiệt áp nhiệt, một nền tảng ổn định lớn và một môđun quang điện tử. Ngoài ra, để phân loại dữ liệu tốc độ cao, Penicillin còn được trang bị 06 camera thông thường và 06 máy ảnh nhiệt. Phức hợp có thể phát hiện các mục tiêu trong vòng 05 giây trong bán kính lên đến 25km. Ngoài ra, Penicillin còn xác định trước được vị trí đạn địch sẽ rơi xuống. Theo lời các đại diện của Rostec - tập đoàn phát triển của phức hợp, các máy dò nhạy đến mức thậm chí có thể phát hiện tiếng sập cánh cửa. Một ưu điểm khác của tổ hợp là làm việc ở một khoảng cách an toàn, hoạt động hoàn toàn ở chế độ tự động mà không cần nhân lực vận hành. Ngoài ra, bản thân thiết bị cũng không phát xạ bất cứ thứ gì, nên cực kỳ khó để “phát hiện”.

1636939414243.png

1636939429434.png

1636939528830.png

1636939390750.png
 

XetăngT90S

Đi bộ
Biển số
OF-612730
Ngày cấp bằng
30/1/19
Số km
0
Động cơ
127,632 Mã lực
Tuổi
33
Em vào xem tin tức quân sự.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
TRỰC THĂNG TIẾN CÔNG S-67: dự án chết yểu của Quân đội Mỹ

Trực thăng tiến công Sikorsky S-67 Blackhawk của Mỹ được thiết kế để có thể vừa tham gia các nhiệm vụ chiến đấu trên không, vừa có thể chở quân như chiếc Mi-24 lưỡng dụng của Liên Xô cũ.

1637139924299.png

1637139845081.png

1637139937806.png

1637139954231.png

1637139987536.png

1637140057983.png


Sikorsky S-67 Blackhawk do Hãng Sikorsky phát triển, được tiến hành vào năm 1969 và nguyên mẫu cất cánh thử lần đầu tiên vào năm 1970. Mục tiêu của nhà sản xuất là phát triển S-67 trở thành một trực thăng tiến công phổ biến trên thế giới. Sikorsky S-67 Blackhawk với thiết kế cánh quạt chính 05 lá và cánh quạt đuôi cũng có tới 05 lá. Nếu so sánh với trực thăng Apache, trực thăng Mi-28 - (hai loại trực thăng có 04 lá cánh quạt đuôi), thì việc S-67 có tới 05 cánh quạt đuội cũng đủ để cho ta thấy khả năng sức mạnh của cánh quạt chính khi nó cần tới lực đẩy cực mạnh ở đuôi để triệt tiêu mômen xoắn ở cánh quạt chính. Hai cánh của S-67 thậm chí còn có thiết kế kèm theo các cánh phụ có thể mở - gập theo từng góc khác nhau theo sự điều khiển của máy tính trung tâm. Các “cánh tà” này có thể giúp S-67 thực hiện được các động tác bay cơ động cực kỳ khó mà ngay cả Apache cũng không thể thực hiện được.

1637140312283.png

1637140350191.png

1637140423479.png

1637140618296.png

1637140791856.png

Phiên bản thử nghiệm của S-67

Trực thăng có phi hành đoàn 02 người, trọng lượng rỗng 5,6 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa 11 tấn. S-67 được trang bị 02 động cơ T58-GE-5 với công suất mỗi động cơ 1.500 mã lực. Tốc độ tối đa của loại trực thăng này có thể lên tới 311 km/giờ. Khi thực hiện động tác bổ nhào, tốc độ tối đa được phép của S-67 không được vượt quá 370 km/giờ. Tuy nhiên, tầm hoạt động của loại trực thăng này lại khá ngắn, chỉ khoảng 350km và trần bay của nó cũng khá thấp chỉ khoảng 5.000m.
Sikorsky S-67 Blackhawk đã có những chuyến bay để đánh giá vào năm 1972 cùng những nguyên mẫu khác như King Corba và trực thăng tiến công siêu nhanh AH-56. Tuy nhiên, tất cả đều không được chọn.

1637140725833.png

1637140750006.png

Phiên bản khác của S-67

Riêng đối với Sikorsky S-67 Blackhawk, nếu không xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng, nguyên mẫu S-67 duy nhất bị phá huỷ, và cả hai thành viên kíp lái bay thử ngày hôm đó tử nạn, thì nó đã có thể là kẻ kế nhiệm tốt vai trò của AH-1, vì được đánh giá khá tốt.

1637141061911.png

1637141094905.png

Trực thăng AH-1

Vụ tai nạn xảy ra khi hai phi công đang cố thực hiện động tác cơ động ở độ cao thấp. Tuy nhiên, không rõ do lỗi của máy tính hay lỗi của phi công, phần mũi của máy bay đã chúc xuống hơi thấp khiến cánh quạt chính va chạm với mặt đất. Chiếc trực thăng ngay lập tức đâm xuống đất. Thảm hoạ đó đã làm cho chương trình S-67 kết thúc vĩnh viễn. Dù dự án thất bại, nhưng những đột phá trong thiết kế và công nghệ của S-67 Blackhawk lại mở đường cho sự thành công rực rỡ của AH-64 sau này.

1637140294523.png

Tai nạn của mẫu thử S-67

1637141194496.png

1637141319857.png

Trực thăng AH-64
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Sức mạnh quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Global Fire Power, lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ có quân số khoảng hơn 412.691 người, đứng thứ 14 thế giới về quân số. Lực lượng dự bị khoảng 378.000 người, sở hữu hơn 1.000 máy bay, 3.200 xe tăng, 194 tàu chiến, được xếp hạng 9 thế giới về sức mạnh quân sự.

Lực lượng mặt đất Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 3.200 xe tăng chiến đấu chủ lực, chủ yếu là nhập khẩu từ Đức và Mỹ, bao gồm Leopard 1/2 của Đức, M60 Patton và M48 của Mỹ. Trong đó, xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 do Đức chế tạo là hỏa lực mạnh nhất của Thổ Nhĩ Kỳ và là một trong 10 loại xe tăng chiến đấu mạnh nhất thế giới. Hiện Lục quân Thổ Nhĩ Kỳ đang vận hành khoảng 354 xe tăng Leopard 2; 397 xe tăng Leopard 1; và khoảng 932 xe tăng M60 Patton. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực nội địa mang tên Altay, dự kiến đưa vào sử dụng trong quân đội năm 2021.

1637311316244.png

1637311387432.png

1637311249515.png

1637311276338.png

Xe tăng Leopard 1/2

1637311438825.png

1637311463147.png

1637311484042.png

Xe tăng M60 Patton

1637311523721.png

1637311550350.png

1637311615603.png

Xe tăng M48

1637311652260.png

1637311678454.png

1637311708377.png

Xe tăng Altay

Lực lượng mặt đất Thổ Nhĩ Kỳ còn có khoảng 9.500 xe bọc thép các loại, phần lớn do công nghiệp quốc phòng trong nước sản xuất và một số xe nhập khẩu từ Mỹ và Nga.
Lực lượng pháo binh Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 1.120 pháo tự hành, 1.200 pháo xe kéo, 350 hệ thống rocket phóng loạt. Đặc biệt, Ankara đã nhập khẩu hệ thống rocket phóng loạt tầm xa T-300 Kasirga, phiên bản xuất khẩu của hệ thống WS-1 do Trung Quốc sản xuất và hệ thống phòng không tầm xa S-400 của Nga.

1637311840489.png

1637311857559.png

1637311875300.png

1637311915226.png

Pháo phản lực tầm xa T-300 Kasirga

1637312044357.png

1637312084893.png

1637311997509.png

1637312113631.png

Tên lửa phòng không S-400

Không quân Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là lực lượng có sức mạnh hàng đầu khu vực Tây Á và Đông Nam châu Âu. Xương sống của lực lượng Không quân Thổ Nhĩ Kỳ là 245 tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất. Đồng thời, có khoảng 49 chiếc F-4 Phantom II do Mỹ chế tạo sử dụng cho nhiệm vụ trinh sát và tiến công mặt đất; 87 máy bay vận tải, gồm A400M, CN-235, C-130, máy bay cảnh báo sớm Boeing 373; 207 máy bay tiến công mặt đất; 289 máy bay huấn luyện và một số máy bay vận tải khác. Sức mạnh không quân Thổ Nhĩ Kỳ được xếp hạng 10 trên 137 quốc gia trong danh sách của Global Fire Power.

1637312397569.png

1637312420598.png

1637312371526.png

Tiêm kích F-16

1637312452345.png

1637312498469.png

1637312527364.png

1637312552936.png

Tiêm kích F-4 Phantom II

1637312607052.png

1637312585575.png

1637312634302.png

Máy bay A400M

1637312663590.png

1637312683681.png

1637312727897.png

Máy bay CN-235

1637312760489.png

1637312787520.png

1637312837969.png

Máy bay C-130

1637312868541.png

1637312891120.png

1637312979912.png

Máy bay cảnh báo sớm Boeing 373

Đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong số ít những quốc gia trên thế giới chế tạo được trực thăng tiến công, đó là T-129 ATAK, đây là một sản phẩm hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Italya. Military Today bình chọn nó là một trong 10 loại trực thăng tiến công tốt nhất thế giới.

1637313043319.png

1637313070607.png

1637313093707.png

Trực thăng T-129 ATAK

Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu 194 tàu chiến các loại, gồm 16 tàu hộ vệ tên lửa, 10 tàu hộ tống, 12 tàu ngầm, 34 tàu tuần tra, 11 tàu quét mìn và một số tàu khác. Tàu chiến mạnh nhất của Thổ Nhĩ Kỳ là tàu hộ vệ tên lửa lớp Barbaros. Nó được thiết kế tại Đức và đóng mới ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tàu có lượng giãn nước 3.500 tấn và được trang bị hệ thống vũ khí tiến công và phòng thủ mạnh mẽ. Và tàu chiến hiện đại nhất là tàu hộ tống lớp Ada, tải trọng 2.300 tấn.

1637313177003.png

1637313275870.png

1637313301596.png

1637313327100.png

Tàu hộ vệ tên lửa lớp Barbaros

1637313394219.png

1637313412445.png

1637313446748.png

1637313465087.png

Tàu hộ tống lớp Ada

Hạm đội tàu ngầm của Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá rất cao, gồm 12 tàu ngầm Type-209 do Đức chế tạo với một số thay đổi theo yêu cầu của Ankara. Type-209 được đánh giá là một trong những tàu ngầm phi hạt nhân chạy êm nhất, đồng thời là tàu ngầm bán chạy nhất thế giới.

1637313550532.png

1637313595268.png

1637313618194.png

Tàu ngầm Type-209

1637313684543.png

Tàu ngầm Type-214
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Hệ thống vũ khí hàng không của Thổ Nhĩ Kỳ

Hiện tại, lực lượng không quân Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được trang bị các tổ hợp vũ khí hàng không có điều khiển do trong nước sản xuất.
Về đặc tính kỹ chiến thuật, các tổ hợp này kém hơn một chút so với các mẫu tương tự do Mỹ sản xuất và đang có trong biên chế lực lượng không quân nước này. Trong thập kỷ qua, Thổ Nhĩ Kỳ có xu hướng trang bị vũ khí chủ yếu trong nước sản xuất cho các lực lượng vũ trang.
Công ty quốc gia Roketsan đã phát triển dòng tên lửa điều khiển không đối đất tầm xa (SOM - Stand-Off Missile). Năm 2013, tên lửa điều khiển SOM-A và SOM-B I lần lượt được trang bị cho máy bay F-4E và F-16 block 40 của không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Chi phí cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm khoảng 100 triệu USD. Tên lửa điều khiển được thiết kế nhằm mục đích phá hủy các mục tiêu hạ tầng chiến lược của đối phương, máy bay (bên ngoài hầm và trong nhà chứa máy bay), các mục tiêu di động và trên biển. Trong kết cấu của tên lửa, các giải pháp kỹ thuật được sử dụng nhằm tránh bị phát hiện. Hệ thống dẫn có khả năng chống nhiều tốt.
Hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triển được các biến thể tên lửa sau:
- SOM-A (phương án cơ bản) – dùng để tiêu diệt các mục tiêu cố định theo tọa độ đã biết; tên lửa có đầu đạn nổ có độ phân mảnh cao;
- SOM-B I bảo đảm khả năng tiêu diệt các mục tiêu cố định; để nâng cao độ chính xác khi bắn, tên lửa được trang bị đầu tự dẫn tầm nhiệt (GOS) và đầu đạn phân mảnh.
Ngoài ra, ngành công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đang phát triển các biến thể sau:
- SOM-B II có khả năng tiêu diệt các mục tiêu được bảo vệ kỹ; được trang bị đầu tự dẫn tầm nhiệt và đầu đạn xuyên phá tandem;
- SOM-C có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên biển và mặt đất. Thiết bị truyền dữ liệu được cài đặt trên tên lửa. Cự ly phóng có thể đạt 500 km (các đặc tính kỹ- chiến thuật khác không được nhà phát triển công bố).
Năm 2016, công ty Roketsan và Lockheed Martin (Mỹ) đã ký hợp đồng tích hợp bệ phóng tên lửa SOM vào vũ khí trang bị của máy bay tiêm kích chiến thuật F-35. Tên lửa phải được lắp cả ở các khoang bên trong và giá treo bên ngoài. Phiên bản mới có tên là SOM-J có khả năng tấn công các mục tiêu trên biển và mặt đất. Trong quá trình bay, tên lửa có thể tự ngắm lại. Đầu đạn là loại phá nổ xuyên giáp, có trọng lượng 140kg. Những tính năng chung phổ biến của tên lửa cho phép nó được sử dụng trên các tàu sân bay khác nhau. Năm 2018, lần đầu tiên tên lửa SOM-J được trang bị cho máy bay F-16 Block 40. Sau khi cập nhật phần mềm F-35 lên phiên bản 4.2, tên lửa sẽ có trong thành phần của vũ khí trang bị. Hiện nay, việc bàn giao F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ đã bị dừng do nước này mua lại hệ thống S-400 của Nga.

1637407089914.png

1637407128594.png

1637407210835.png

Ten lửa Som-J


1637406788336.png


1637406886491.png

1637406838932.png

1637406863170.png

1637406968103.png

Tên lửa Som_A

Công ty Roketsan đã phát triển tên lửa điều khiển Cirit có đầu tự dẫn laser bán chủ động và mô-đun đo quán tính. Trên cơ sở đó, họ chọn tên lửa hàng không không điều khiển Hydra-70 (NAR) do Mỹ sản xuất đã được một số quốc gia sử dụng trong những thập kỷ qua làm phương tiện tấn công các mục tiêu khác nhau. Thành phần chính của tên lửa là một khối có hệ thống điều khiển và dẫn đường. Tên lửa được trang bị đầu đạn phân mảnh, xuyên giáp hoặc đầu đạn gây cháy, có thể tiêu diệt các mục tiêu cố định và di động bọc thép hạng nhẹ di chuyển với tốc độ 60km/h.

1637407328070.png

1637407269941.png

1637407287181.png

Tên lửa không điều khiển Hydra-70

Tên lửa “Cirit” có thể được phóng bằng tất cả các bệ phóng hiện có với các thanh dẫn hình ống cỡ nòng 70 mm hoặc các thùng phóng được lắp đặt trên bất kỳ tàu sân bay nào. Trọng lượng phóng của tên lửa là 15kg, tầm bắn 10 km, chiều dài 1,9 m, đường kính thân tàu 0,07 m. Trực thăng T-129, AH-1W, cũng như máy bay không người lái (UAV) - "Anka-S" và "Bayraktar-TB2" mang loại tên lửa này.

1637407383542.png

1637407503982.png

1637407541359.png

1637407473261.png

Tên lửa “Cirit”

Công ty Roketsan đã giới thiệu hai phiên bản của tên lửa chống tăng có điều khiển UMTAS với đầu dò tầm nhiệt (không được làm mát) và L-UMTAS với đầu dò laze bán chủ động để tấn công các mục tiêu tĩnh và di động. Tầm bắn tối đa của cả 2 loại là 8km. Tên lửa có thể bắt mục tiêu trước hoặc sau khi phóng. UMTAS có thể ngắm lại trong khi bay nhờ kênh vô tuyến 2 chiều băng tần S (2-4 GHz). Các phương tiện mang chủ yếu là trực thăng T-129 và S-70B.

1637407659211.png

1637407692587.png

1637407840710.png

1637407821188.png

1637407901256.png

Tên lửa chống tăng có điều khiển UMTAS

1637489833653.png


1637407867625.png

1637407940073.png

1637408025706.png

Tên lửa chống tăng có điều khiển L-UMTAS

Sau khi UAV được đưa vào trang bị đã nảy sinh vấn đề về trang bị vũ khí hàng không cho chúng. Đối với các UAV đa năng, Công ty Roketsan đã chế tạo tên lửa có điều khiển“Yatagan” cỡ nhỏ với đầu tự dẫn laser bán chủ động.

1637489927157.png

1637489967457.png

1637490047219.png

1637490065613.png

1637490026678.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Gần đây, Công ty đã đưa ra các loại bom mới – bom điều khiển cỡ nhỏ MAM-L và MAM-C trang bị cho các máy bay không người lái và máy bay tấn công hạng nhẹ.
1637491359616.png


1637490233084.png


1637490570409.png

1637490593644.png

1637490613234.png

1637490693014.png

Bom điều khiển cỡ nhỏ MAM-L

1637490728882.png

1637490893802.png

1637490753210.png

Bom điều khiển cỡ nhỏ MAM-C

Ngoài các tên lửa đất đối không có điều khiển, Công ty còn sản xuất các bộ dẫn đường cho các loại bom hàng không. TEBER-81 và -82 được thiết kế để lắp trên các loại bom có cỡ 125 và 250 kg. Cả hai bộ đều có: đầu tự dẫn laser bán chủ động và khối đuôi có bề mặt khí động học, chứa hệ thống dẫn đường quán tính, thiết bị tìm kiếm của hệ thống quan sát và trinh sát không gian "Navstar", cánh lái và pin. Để kích nổ,trên bom được gắnngòi nổ không tiếp xúc. Tầm bay từ 2 đến 28 km, tùy thuộc độ cao thả. Bom được trang bị tổ hợp dẫn đường TEBER, có khả năng tấn công các mục tiêu di động đang di chuyển với tốc độ lên tới 40 km/h.

1637490922282.png


1637490990234.png

1637491074746.png

1637491009334.png



Bom hàng không. TEBER-81

1637491630392.png

1637491233513.png

1637491577266.png

1637491111331.png

1637491034016.png

1637491656700.png

1637491400372.png

Bom hàng không. TEBER-82
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tổ hợp dẫn đường KGK bao gồm khối đuôi với cánh lái và cánh chính cho phép quả bom sau khi thả có thể bay lướt ở khoảng cách lên đến 100km. Nó có thể được lắp đặt trên các loại bom hàng không cỡ 500 và 250 kg. Giao diện tổ hợp KGK theo tiêu chuẩn MIL-STD 1760. Bom hàng không cỡ 1000, 500 và 250 kg được trang bị tổ hợp này. Thiết bị bao gồm một đầu tự dẫn laser bán chủ động để có thể sử dụng bom đánh phá các mục tiêu di động. Giao diện bộ HGK theo tiêu chuẩn MIL-STD 1760.

1637744993968.png



1637745042138.png

1637745090534.png

1637745245735.png

1637745328402.png

1637745367377.png



Năm 2016, bom xuyên phá NEB được đưa vào trang bị cho Không quân nước này. Nó được thiết kế để phá hủy boongke, hầm trú ẩn của máy bay, đường băng, cầu, sở chỉ huy ngầm và có thể được sử dụng với bộ dẫn đường HGK. Ngòi nổ FMU-152 được sử dụng để kích nổ quả bom.

1637745499101.png

1637745620016.png

1637745534565.png

1637745830301.png

1637745668129.png

1637745729244.png


Từ năm 2013, Viện nghiên cứu khoa học công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ TUBITAK và theo nghiên cứu khoa học- kỹ thuật của SAGE đã phát triển hệ thống tên lửa không đối không tầm ngắn (Bozdogan) và tầm trung (Gokdogan). Các vụ phóng thử thành công đầu tiên của các tên lửa này lần lượt được thực hiện vào tháng 3/2018 và tháng 11/2019. Việc phát triển cả hai tên lửa bắt đầu vào năm 2012 theo chương trình “Goktug”.
Tên lửa hàng không "Bozdogan" được trang bị đầu tự dẫn tầm nhiệt băng tần kép. Hệ thống chỉ thị mục tiêu trên mũ của phi công có thể sử dụng để ngắm bắn. Tên lửa sử dụng động cơ phản lực nhiên liệu rắn ít khói với hệ thống điều khiển vec-tơ lực đẩy. Tầm bắn tối đa là 25 km. Tốc độ bay tối đa tương ứng trị số M = 3-4. Khối lượng của đầu đạn nổ phân mảnh là 10-15 kg. Theo ước tính, tên lửa sẽ được đưa vào trang bị năm 2022.
Tên lửa hàng không "Gokdogan" được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động (băng tần Ku) do hãng tự thiết kế. Hệ thống dẫn đường quán tính và hệ thống dẫn đường vệ tinh NAVSTAR bảo đảm dẫn ở giai đoạn giữa. Một đường truyền dữ liệu được lắp đặt trên tên lửa cho phép bắt mục tiêu sau khi phóng trên quỹ đạo. Trọng lượng phóng của tên lửa từ 160-170 kg; trọng lượng đầu đạn nổ mảnh khoảng 20-25 kg. Hệ thống đẩy là động cơ phản lực nhiên liệu rắn. Tầm bắn tối đa là 65km. Tốc độ bay tố đa tương ứng trị số M = 3-4. Theo dữ liệu sơ bộ, tên lửa này sẽ có trong trang bị vào cuối năm 2021, “Gyokdogan” sẽ thay thế hệ thống tên lửa AIM-120 của Mỹ.
Các máy bay mang tên lửa "Bozdogan" và "Gokdogan" là máy bay chiến đấu chiến thuật F-16 và máy bay chiến đấu TF-X của Thổ Nhĩ Kỳ. Tên lửa được phóng từ bệ phóng LAU-129. Giao diện của cả hai loại tên lửa này đều theo tiêu chuẩn MIL-STD-1553 và -1760 nên có thể xuất khẩu các sản phẩm này.

1637746196587.png

1637746279174.png

1637746308054.png

1637746041794.png

1637746373936.png

1637746143550.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Bắc Triều Tiên hiện đại hóa hải quân

Sự xuất hiện lần lượt của các tàu mặt nước mới đang chuyển đổi Lực lượng hải quân Triều Tiên. Một khi tập trung chủ yếu vào phòng thủ bờ biển, được trang bị bằng các tàu ngư lôi, tàu tên lửa hải đối hải và pháo tầm gần lạc hậu của kỷ nguyên Xô Viết, lực lượng hiện nay đang trở thành một hạm đội mặt nước nhiều lớp, được hiện đại hóa với các tàu hộ vệ tàng hình, các tàu hiệu ứng bề mặt và tàu frigat mới, tất cả đều nhằm tạo ra khả năng giao chiến ngoài đường chân trời (ngoài tầm nhìn), tập trung vào phiên bản được chế tạo trong nước tên lửa hành trình đối hạm Kh-35 của Nga.

Cuộc chạy đua tên lửa

Được biết Triều Tiên sở hữu tên lửa Kh-35 kể từ những năm 1990, phiên bản do Triều Tiên chế tạo mang tên Kumsong-3 hay KN-9 có tầm bắn theo thông báo là trên 135 hải lý (250 km), và khả năng bay theo các điểm dấu như đã trình diễn vào năm 2017. Theo Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), thiết kế của Triều Tiên dài hơn, có một tầng động cơ tăng tốc khác, và khả năng hệ thống dẫn đường khác với phiên bản do Nga chế tạo. Tên lửa hành trình đối hạm và tiến công đất liền Kumsong-3 dựa vào tầng động cơ tăng tốc nhiên liệu rắn, bay theo quán tính, khá độc đáo khi so sánh với tên lửa Kh-35. Sau khi tách tầng đầu tiên, động cơ tua bin dòng thẳng (turbofan) tạo ra đường bay ở những vận tốc bay siêu âm cao; hệ thống dẫn đường giai đoạn cuối, đầu tìm hồng ngoại và rađa chủ động/thụ động cho phép tên lửa bay ở tầng thấp cách mặt biển 10 -14 m và bay ở đường bay cuối cùng cách mặt biển 3-4 m. Theo thông báo, tên lửa có mức độ kháng chế áp điện tử cao. So sánh trực tiếp, tên lửa Kumsong-3 giống với phiên bản tên lửa xuất khẩu Kh-35UE của Rosoboronexport. Tên lửa này có tầm bắn hơn 135 hải lý và một đầu tìm mới có khả năng phát hiện và khóa mục tiêu ở tầm 27 hải lý (50km), tăng gấp đôi so với các phiên bản đầu tiên. Kh-35UE mang một đầu chiến đấu thông thường 145 kg, có hiệu quả đáng kể đối với hầu hết các tàu chiến.

1637915118190.png

1637915226889.png

1637915183028.png

1637915206547.png

1637915245999.png

1637918087341.png

Tên lửa chống hạm Kumsong-3/KN-9

1637915602988.png

1637915702771.png

Tên lửa chống hạm Kh-35UE

Tàu hộ vệ/tàu frigat Nampo định hình

Bức ảnh cho thấy ít nhất có 1 tàu hộ vệ mới hoặc tàu chiến kiểu frigat hạng nhẹ hiện đã được lắp đặt tên lửa hành trình đối hạm Kumsong-3, tuy nhiên, trạng thái hoạt động vẫn chưa rõ ràng. Xuất hiện bên cầu tàu tại căn cứ hải quân Nampo, 2 thùng phóng tên lửa bố trí theo cấu hình sát với nhau, có thể nhìn thấy ở giữa cầu tàu và cấu trúc tầng thượng của tàu. Một cần cấu lớn cũng được bố trí ở phía đuôi tàu, tại đây các hoạt động cũng đang được tiến hành. Theo một chuyên gia phân tích ảnh có kinh nghiệm của CSIS, tiến sĩ Joseph Bermudez Jr, 2 tàu đầu tiên thuộc lớp tàu này đã được đóng trước năm 2014 và có một bãi đỗ máy bay trực thăng. Trao đổi với phóng viên tạp chí Naval Forces, tiến sỹ Joseph Bermudes Jr., cho biết khoảng trống trên boong tàu này sau đó được bỏ đi. Những bức ảnh trước đây cho thấy tàu hộ vệ (hoặc tàu frigat nhẹ) đang được cải hoán tại căn cứ hải quân Nampo là một trong số các thân tàu nguyên bản nói trên. Trang bị pháo chính của toàn bộ lớp tàu không được chuẩn hóa, các bức ảnh của tàu hộ vệ trang bị tên lửa hành trình đối hạm Kumsong-3 tại Nampo cho thấy trên thân tàu được lắp một pháo trong tháp hở ở phía cầu tàu, có thể là cỡ 85mm.

1637916545638.png

1637916571231.png

1637916704963.png


Các bức ảnh của tàu hộ vệ/tàu frigat nhẹ lớp Nampo khác về cấu hình đã xuất hiện vào năm 2016. Phiên bản tàu này có đặc trưng một bệ vũ khí được bố trí theo phương ngang phía trong ở cấu trúc thượng tầng phía mũi tàu chứa một ống phóng lôi duy nhất (ước đoán là cỡ 533mm), có thể nhìn thấy ở phía cửa tàu của tàu. Hình dạng của thân tàu thể hiện các đặc điểm thiết kế tàng hình, đem lại mức độ giảm dấu hiệu bộc lộ nào đó. Năm 2017, một nhà phân tích hải quân và nhiếp ảnh gia H.I Sutton đã đăng một bức ảnh của một thân tàu lớp Nampo khác, trên thân tàu này được lắp một pháo hải quân 85mm trong một tháp pháo hở tương tự. Nhưng H.I Sutton đã cho rằng đây là pháo 76mm, có thể được chế tạo trong nước, nhưng lại không thấy xuất hiện trên tàu hộ vệ (hoặc tàu frigat) hiện đại, khiến người ta nghĩ rằng đó là pháo nhập khẩu hoặc ít nhất những thành phần quan trọng không còn có sẵn.
Phỏng đoán của Sutton hoàn toàn có thể chính xác về lý thuyết, rằng nguồn cung pháo 76 mm (Fajr-27/OTO Melara/ Leonardo) có hạn, có thể phải chuyển đổi sang vũ khí khác cho các tàu mới còn lại, tùy thuộc vào nhiệm vụ của tàu. Các bức ảnh cho thấy 2 thân tàu lớp Nampo với pháo 85 mm, trong khi ảnh vệ tinh cho thấy một thân tàu lớp Nampo xuất hiện ở bờ biển phía Đông, phù hợp với mô tả này.
Một thành viên khác, rõ ràng mới hơn của lớp tàu, được phát hiện trong bức ảnh về lớp tàu Nampo, với trường hợp ngoại lệ của tên lửa Kumsong-3, tàu hộ vệ được lắp pháo 76mm ở phía mũi, bên cạnh là bệ phóng rốc két tác chiến chống ngầm 4 hoặc 5 ống phóng RBU-1200. Phía trên và hướng về phía sau, 2 súng máy 14,5 mm Gatling được bố trí trong tháp súng, lắp các kính ngắm quang bắn máy bay. Hai tổ hợp vũ khí tầm gần 30 mm AK-230 tương đối cũ được điều khiển bằng rađa bắt mục tiêu Drum Tilt của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đảm nhận vai trò phòng không tầm gần; một tổ hợp được lắp ở khu vực boong ban đầu dự định làm sân đỗ trực thăng, còn tổ hợp thứ 2 bố trí phía trên cấu trúc tầng thượng phía đuôi tàu. Cấu hình vũ khí tầm gần tương tự cũng được phát hiện trên thân tàu được trang bị tên lửa hành trình đối hạm Kumsong-3. Nhờ lắp đặt vũ khí toàn diện hơn, cấu hình này có thể là phiên bản tàu mới nhất, có lẽ là thiết kế được lựa chọn cuối cùng cho dự án đóng tàu tương lai.
Bức ảnh đối chiếu tham khảo cho thấy ít nhất 3 tàu hộ vệ được trang bị tổ hợp tên lửa hải đối không tầm gần, được chế tạo trong nước gồm 6 tên lửa 9K38 Igla. Các bức ảnh cho phép dự đoán một người vận hành ngồi ở vị trí trống trải giữa 2 dãy tên lửa bố trí thẳng đứng phía trên một tháp xoay vận hành bằng điện. Những tổ hợp này cũng được bố trí trên các tàu frigat tàng hình lớp Kyan Sittha đóng cho Mianma được hạ thủy vào năm 2014 và 2015.
Theo tiến sỹ Bermuderz Jr., các xen xơ và thiết bị điện tử hải quân chưa bao giờ là thế mạnh cua Hải quân Triều Tiên. Có thể đây là một lý do lớp tàu Nampo được lắp 2 ra đa bắt mục tiêu - điều khiển bắn Drum Tilt để điều khiển tổ hợp vũ khí tầm gần AK-230. Loại ra đa này còn được trang bị cho các tàu khác của Triều Tiên, kể cả tàu tiến công cao tốc (FAC) trang bị tên lửa OSA-1 của Liên Xô trước đây và các tàu bản sao đóng trong nước lớp Soju, phần lớn đưa vào trang bị kể từ đầu những năm 1970. Những bức ảnh của tháp xen xơ lớp tàu Nampo cho thấy ra đa sục sạo trên không Square Tie (MR-331 Rangout/Type 352). Có thể cả ra đa sục sạo mặt biển Pot Head và ra đa dẫn đường Pot Drum cũng được lắp đặt. Hai tàu đang neo đậu tại bờ Tây căn cứ Nampo, và 2 tàu đang neo đậu ở bờ biển phía Đông tỉnh Nanjin.

1637917201256.png

1637917370753.png

Khinh hạm lớp Nanjin của hải quân Triều Tiên

1637917612599.png

1637917651100.png

1637917708868.png

Tàu tuần tiễu lớp Sariwon

1637917894152.png

1637917991371.png

1637918007087.png

Tàu tên lửa lớp Nongo

1637918177315.png

1637918461303.png

Tàu tên lửa lớp Soju

1637918517096.png

1637918550674.png

1637918572771.png

Tàu tên lửa lớp Komar
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Lực lượng tiến công tàng hình hiệu ứng bề mặt

Khá nhiều tàu hiệu ứng bề mặt (SES) tàng hình vận tốc cao, thân kép của Triều Tiên gọi theo cách phân loại của Bộ quốc phòng Mỹ là lớp tàu Nongo-B, hiện đang được triển khai lắp đặt tổ hợp tên lửa Kumsong-3. Với chiều dài khoảng 36 m và chiều rộng khoảng 11,30 m, theo thông báo, lớp tàu đạt vận tốc tới 54 hải lý/h (100km) với khả năng ổn định được cải thiện trong các điều kiện biển động. Theo một phân tích tình báo nguồn công khai của công ty tình báo Gladius Defense & Security đóng tại Oasinhtơn DC, ít nhất có 10 tàu lớp này đã được đóng và 9 tàu đang được đưa vào hoạt động. 7 tàu đóng căn cứ xung quanh Nampo, 2 tàu dường như có các vòm an ten cải tiến, 1 tàu có tới 3 vòm an ten, các tàu khác chỉ có 2 vòm, những đặc điểm không có trên các tàu khác thuộc lớp tàu này đang neo đậu trong khu vực.

1638090622011.png


Hai tàu hiệu ứng bề mặt tàng hình đóng căn cứ tại Munchon, một tàu có cấu hình tàu chiến trang bị pháo, chiếc thứ 2 có các giá đỡ tên lửa, có lẽ là dành cho tên lửa Kumsong-3.
Những tàu hiệu ứng bề mặt này có những khác nhau về cấu trúc, so với tàu hiệu ứng bề mặt neo đậu ở Nampo, với thân và cấu trúc thượng tầng được cải tiến có thể nhận biết trong bức ảnh vệ tinh, có thể do những yêu cầu đặc thù của hạm đội Đông Hải hoặc sự thay đổi loạt sản xuất của xưởng đóng tàu.

1638090695424.png


Những thay đổi về vũ khí trang bị, nhiều thân tàu được lắp đặt hai khối lắp ráp giá phóng ở ngay phía sau cấu trúc tầng thượng cầu tàu, trên cửa và mạn phải của tàu. Mỗi giá phóng sẽ hỗ trợ cho các thùng phóng tên lửa. Phần lớn các tàu còn được trang bị tên lửa hải đối không hải quân chế tạo trong nước 9K38 Igla. Các tàu hiệu ứng bề mặt còn được bố trí pháo 76 mm và hệ thống vũ khí tầm gần AK-230, ít nhất là có 1 tàu có súng máy 14,5 mm Gatling có người điều khiển trực tiếp, được bố trí trong một tháp bọc thép hở; kiểu vũ khí tương tự cũng được lắp đặt trên lớp tàu Nampo. Các biện pháp chế áp bằng nhiễu tiêu cực (chaff – nhiễu sợi tráng kim) cũng đã được lắp đặt ít nhất lên một tàu frigat lớp Najin cải tiến; các ra đa dẫn đường số và ra đa đốp lơ thương mại do công ty điện Furuno chế tạo dường như là trang bị tiêu chuẩn. Không rõ thông tin chỉ thị mục tiêu ngoài đường chân trời được tìm kiếm cho tên lửa Kumsong-3 như thế nào, nhưng các vòm an ten được phát hiện trên một số tàu nhất định của lớp tàu này, có thể phục vụ cho mục đích này.

1638090827240.png


Tàu hiệu ứng bề mặt không tàng hình (mẫu A)được đóng trước mẫu B đã được đề cập ở trên. Giống với tàu tiến công cao tốc (FAC) của Liên Xô trước đây, một số tàu mẫu Nongo-A cũng được lắp đặt các thùng phóng kép tên lửa Kumsong-3. Một thí dụ minh họa chi tiết là ra đa bắt mục tiêu và điều khiển bắn Drum Tilt được kết nối với hệ thống vũ khí tầm gần AK-230 lắp ở mũi tàu. Hệ thống tên lửa hải đối không hải quân hóa Igla được lắp trên cấu trúc tầng thượng ở phía sau. Pháo 76 mm cũng được bố trí ở phía trước.

1638090764295.png


Khả năng tìm bắt mục tiêu hải quân ngoài đường chân trời

Theo giáo sư lĩnh vực an ninh quốc gia, Đại học chiến tranh hải quân Mỹ, Tiến sỹ Terence Roehig, thông tin chỉ thị mục tiêu phục vụ cho tên lửa hành trình đối hạm Kumsong-3 có thể do các tàu tuần tiễu khác cung cấp hoặc thậm chí là các tàu đánh cá chuyển tiếp thông tin cho quân sự. Tiến sỹ Roehig còn đảm nhận chức chủ nhiệm nhóm nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương, Đại học chiến tranh Hải quân, ông cho rằng Triều Tiên vẫn duy trì một mạng lưới ra đa phòng thủ bờ gồm gần 40 trạm, nhưng những ra đa này có khả năng giới hạn trong tìm bắt mục tiêu hải quân tầm xa.
Từ năm 1999 đến 2009, Hải quân Triều Tiên đã từng bước vượt lên so với Hải quân Hàn Quốc, những tên lửa kể trên đã cho phép họ với xa hơn. Triều Tiên cũng đã cho thấy khả năng áp dụng các công nghệ vào những vũ khí trang bị sẵn có của mình. Theo vị giáo sư này, có thể ra đa tìm bắt mục tiêu Drum Tilt và hệ vũ khí tầm gần AK-230 đã được tháo dỡ khỏi những tàu cũ hơn hoặc những tàu hết thời gian khai thác sử dụng, để đưa vào lắp đặt cho các tàu lớp Nampo và tàu hiệu ứng bề mặt.

1638091036776.png

1638090936359.png

Ra đa Drum Tilt

1638091149266.png

1638091219270.png


Hệ thống AK-230
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tên lửa của thế kỷ 21 cập nhật cho lớp tàu thời kỳ Chiến tranh Lạnh

Được đóng lần lượt vào các năm 1973 và 1975, ít nhất một trong 2 tàu frigat nhẹ lớp Najin của Hải quân Triều Tiên, tương tự như thiết kế tàu frigat tác chiến chống ngầm KOLA của kỷ nguyên Xô Viết, đang được cải hoán, gồm tháo dỡ và thay thế các tên lửa hải đối hải KN-1 (P-15 Termit/SSN-2/CSS/N-1/2) bằng 2 tên lửa Kumsong-3, được bố trí ở phía mũi tàu. Những cải tiến thêm gồm có lắp đặt 2 súng máy 14,5 mm Gatling trong các tháp súng nửa kín nửa hở giống như các tháp súng trên các lớp tàu Nongo và Nampo. Các báo cáo còn cho thẩy cả việc lắp đặt hệ thống vũ khí tầm gần AK-230. Theo giáo sư Bermudez Jr., mặc dù cả hai thân tàu đều được đại tu, song cũng xuất hiện những báo cáo mâu thuẫn như khả năng dịch vụ, bảo dưỡng của tàu luôn là sự hoài nghi có thể chấp nhận.

1638245592780.png

1638245670823.png

1638245755371.png

Tàu khu trục lớp Najin

Hai tàu hoạt động được trong kho vũ khí gồm 4 tàu đã được thông báo, đang tiến dần đến mốc 50 năm khai thác sử dụng, giống như khá nhiều kho trang bị của quân chủng này. Bức ảnh các căn cứ hải quân của Triều Tiên ở cả hai bờ biển đều cho thấy một số tàu tên lửa lớp Soju cũ và lớp Komar (Project 183R dư thừa của Liên Xô), thậm chí số lượng lớn hơn các tàu ngư lôi lớp Sin Hung đang trên đốc cạn và niêm cất dài hạn trên bờ. Theo Roehig, có thể có ít nhất 25% khí tài trong kho vũ khí là không thể hoạt động, giờ đây là nguồn phụ tùng thay thế.

1638245992501.png

1638246007380.png

1638246028104.png

Tàu tên lửa lớp lớp Komar

Hải quân Triều Tiên được xem là ‘Hải quân vùng nước nông’ nhưng họ vẫn duy trì một khả năng vùng nước xanh không liên tục và có giới hạn, chủ yếu dưới dạng tàu frigat nhẹ. Tuy nhiên, sự lạc hậu và những sức ép ngân sách liên quan đến hiện đại hóa hạm đội có thể đã góp phần vào việc làm xô lệch quá nhiều thân tàu. Ngược lại, phần lớn các phương tiện lớn hơn của quân chủng như 2 hoặc 3 tàu hộ vệ lớp Sariwan và tàu tuần tiễu lớn TAECHONE I/II dường như đang hoạt động trong tình trạng sẵn sàng. Hiện nay, kho vũ khí tàu hộ vệ tàng hình và tàu hiệu ứng bề mặt trang bị tên lửa hành trình ngày càng mở rộng, đang tạo thuận lợi cho khả năng tác chiến bán phi đối xứng (semi-asymmetrical warfare) mới, chuyển hoán dần hạm đội trở thành lực lượng mặt nước có sức mạnh đột phá.

1638246503962.png

1638246536612.png

1638246626414.png

1638246604275.png

1638246664246.png

1638246560879.png

1638246585594.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nga giúp Ấn Độ nâng cấp "mắt thần" cho máy bay cảnh báo sớm A-50EI

Theo Sputnik, Nga và Israel đã ký hợp đồng nâng cấp “mắt thần” cho máy bay cảnh báo sớm A-50EI của Không quân Ấn Độ, nhằm giúp New Delhi đối phó với đối thủ của mình, bảo vệ an ninh vùng Vịnh Persian.

1638419520560.png

1638419582894.png


Theo đó, Nga hiện đã hoàn tất những công tác chuẩn bị đầu tiên và sẵn sàng cho việc nâng cấp máy bay cảnh báo sớm A-50EI cho Ấn Độ. Việc nâng cấp này sẽ tăng cường đáng kể khả năng hoạt động của A-50EI trong tương lai. Cụ thể, quá trình nâng cấp sẽ bao gồm việc hiện đại hoá hệ thống bay và hệ thống điện tử tích hợp trên chiếc máy bay cảnh báo sớm này, kèm theo đó là các tinh chỉnh để phù hợp hơn với phương thức hoạt động của Không quân Ấn Độ. Việc Ấn Độ “nhờ” Nga nâng cấp A-50EI, cho thấy quyết tâm của New Delhi trong việc tăng cường khả năng cảnh báo sớm trên không trước các mối đe dọa an ninh ngày càng lớn trong khu vực. Và theo nhiều nhà phân tích, mục tiêu tác chiến của A-50EI không ai khác ngoài Trung Quốc và Pakistan. Mặc dù trong thời gian gần đây căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã có dấu hiệu hạ nhiệt, thế nhưng những khác biệt về lợi ích của cả hai vẫn còn đó. Trong đó, điểm nóng nhất vẫn là vấn đề tranh chấp biên giới ở Arunachal Pradesh.

1638419709874.png

1638420527473.png

1638420490371.png

Hiện tại, Không quân Ấn Độ đang có trong trang bị 03 máy bay A-50EI. Các máy bay này được Nga và Israel cung cấp cho Ấn Độ theo các hợp đồng ký từ năm 2004. Cụ thể, phiên bản A-50EI của Ấn Độ được phát triển trên khung thân của máy bay vận tải Il-76 do Liên Xô cung cấp và sử dụng hệ thống cảnh báo sớm tầm xa trên không Falcon do Israel nghiên cứu và chế tạo.

1638419951927.png


Hệ thống cảnh báo sớm Falcon được cho là có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 400km. Hệ thống này được đưa vào sản xuất loạt từ năm 1994 và được lắp đặt trên nhiều loại máy bay. Ngoài máy bay vận tải Il-76 của Nga, hệ thống Falcon của Israel còn có thể lắp đặt trên các loại máy bay thương mại do Boeing sản xuất, như phiên bản Boeing 707, Boeing 767 hay Boeing 747.

1638420078316.png

1638420092133.png

1638420426681.png


Giá thành của mỗi chiếc A-50EI phiên bản cảnh báo sớm này có giá vào khoảng 300 triệu USD, bao gồm cả chi phí đào tạo kíp lái vận hành và linh kiện thay thế, hậu cần mặt đất. Tổng giá trị hợp đồng được Ấn Độ ký kết với Israel và Nga vào khoảng 1,1 tỷ USD cho việc nâng cấp 03 chiếc máy bay cảnh báo sớm loại này. Hiện tại, ngoài Không quân Ấn Độ còn có lực lượng Không quân Chile cũng vận hành một loại máy bay cảnh báo sớm sử dụng hệ thống cảnh báo sớm Falcon do Israel thiết kế, nhưng đặt trên khung thân cơ sở là chiếc Boeing 707.

1638420345493.png

1638420232927.png

1638420285918.png

Máy bay cảnh báo sớm của không quân Chile sử dụng radar Falcon

Năng lực cảnh báo sớm trên không của Không quân Ấn Độ sẽ sớm được nâng lên tầm cao mới sau khi Nga và Israel hoàn tất việc nâng cấp “mắt thần” cho máy bay cảnh báo sớm A-50EI.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Mỹ thử nghiệm máy bay không người lái X-61A GREMLINS

Việc thử nghiệm thành công máy bay bay không người lái (UAV) X-61A Gremlin cho thấy bước tiến quan trọng trong chương X-61A dưới cánh của máy bay vận tải trình vũ khí thế hệ mới của Mỹ.
Tham vọng của Mỹ là biến C-130 trở thành một “tàu sân bay” trên không, thực hiện thả và thu hồi UAV cỡ nhỏ để thực hiện các nhiệm vụ.

1638617012564.png

1638616905232.png

1638617267057.png

1638617665476.png

1638617819466.png

1638616882726.png

1638617073673.png

1638617850640.png

Phóng rải UAV X-61A Gremlins

Công ty Dynetics của Mỹ mới đây đã công bố các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của chiếc UAV X-61A Gremlins. Vụ thử nghiệm được tiến hành tại khu vực gần thành phố Salt Lake City (bang Utah) dưới sự giám sát của Cơ quan phụ trách các dự án tương lai (DARPA) của Lầu Năm Góc.
Nguyên mẫu X-61A Gremlins được thả từ máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules và bay liên tục trên không trong vòng 101 phút. Mặc dù 1 trong 5 UAV thử nghiệm đã hư hỏng do sự cố với dù và bị rơi, nhưng những chiếc còn lại vẫn trong tình trạng làm việc ổn định và tiếp tục tham gia thử nghiệm; các thiết bị trên khoang của X-61A Gremlins hoạt động ổn định và các tham số đã được DARPA thu thập, kiểm tra. Mục tiêu chính của dự án này là kết hợp một số UAV thành “bầy” để phối hợp hoạt động với nhau nhằm tăng hiệu quả tác chiến; hoặc thực hiện các nhiệm vụ tác chiến độc lập. X-61A Gremlins là UAV cỡ trung, có thiết kế khí động học với động cơ phản lực do Dynetics là nhà phát triển chính. Ngoài ra, trong dự án còn có Công ty Kratos UAS; Williams Int và một số nhà thầu khác... tham gia. Một UAV thử nghiệm có thể mang tải xấp xỉ 70kg, bay với tốc độ Mach 0,8 (980km/giờ), có thể bay ở trên không tối đa trong 3 giờ, tầm hoạt động tới 1.000km và được trang bị nhiều thiết bị chiến đấu khác nhau tùy vào nhiệm vụ tác chiến. Đây là UAV được thiết kế để thu hồi và tái sử dụng; sau khi hoàn thành nhiệm vụ chúng sẽ tự động quay trở lại phương tiện chuyên chở và theo thiết kế mỗi UAV sẽ có vòng đời 20 lần triển khai hoạt động. Sau khi thu hồi, các thiết bị bay chỉ cần khoảng 24 giờ bảo dưỡng trên mặt đất để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ mới. Trong thực tế, Gremlin vừa giống tên lửa - loại vũ khí chỉ sử dụng một lần, vừa giống UAV mà trên đó được tích hợp công nghệ phóng và thu hồi.

1638617633044.png

1638617610008.png

1638617283837.png

1638617394128.png

1638617294718.png

1638617339555.png

1638617537518.png

1638617441070.png

Máy bay "mẹ" C-130 đang thu hồi UAV X-61A Gremlins

Trong tương lai, các UAV Gremlins có thể đóng vai trò như các thiết bị chỉ thị, cung cấp thông tin về mục tiêu theo mốc thời gian thực cho Không quân Mỹ. Khi cần thiết chúng cũng có thể trở thành một tên lửa tự hành. Dự kiến, việc đưa vào trang bị dòng UAV Gremlins sẽ diễn ra vào năm 2030.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top