[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
NHỮNG CÔNG TY QUỐC PHÒNG XUẤT KHẨU VŨ KHÍ HÀNG ĐẦU

Sự tăng trưởng chung của chi tiêu quốc phòng trên thế giới tạo ra xu hướng mua sắm vũ khí mạnh mẽ, giúp các công ty quốc phòng thu về khoản doanh số khổng lồ.
Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới đang phải gia tăng các hoạt động quân sự để chống khủng bố. Ở các nước khác, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn chính trị có khả năng dẫn đến một cuộc nội chiến... Những trường hợp như vậy có thể kích thích sự gia tăng chi tiêu mua sắm vũ khí. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI), về mua sắm vũ khí, riêng giao dịch của 100 công ty quốc phòng hàng đầu đã chiếm 420 tỷ USD trong năm 2018, tăng 4,6% so với năm 2017 và tăng 47% so với năm 2002. Trong giai đoạn 2015-2019, các nhà nhập khẩu vũ khí chính là Saudi Arabia, Ấn Độ và Ai Cập. Tỷ lệ xuất khẩu vũ khí quân sự của Mỹ trong giai đoạn 2015-2019 tăng 23%, tương ứng với tỷ lệ xuất khẩu vũ khí toàn cầu tăng 36%. Các công ty của Mỹ chiếm 59% doanh số bán vũ khí trong Top 100 công ty quốc phòng hàng đầu. Trong giai đoạn 2015-2019, xuất khẩu vũ khí của Mỹ cao hơn 76% so với Nga - nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới.
Xếp theo thứ tự về doanh số của công ty quốc phòng toàn cầu năm 2018, thì Mỹ chiếm giữ các vị trí đầu: thứ nhất là Lockheed Martin với 47,2 tỷ USD; thứ hai là Boeing - 29,2 tỷ; thứ ba là Northrop Grumman - 26,2 tỷ; thứ tư là Raytheon - 23,4 tỷ và thứ năm là General Dynamics với 22 tỷ USD.

1633860127069.png

1633860060044.png

1633860093127.png



1633860234561.png

1633860333407.png

1633860439387.png



1633860517092.png

1633860550342.png

1633860671967.png

1633860750745.png



1633860845770.png

1633860909758.png

1633860956745.png



1633861016757.png

1633861119804.png

1633861224737.png


Ở vị trí thứ sáu là Công ty quốc phòng BAE của Anh, với 21 tỷ USD. Đại diện các quốc gia khác có tên trong danh sách này bao gồm Leonardo (Italy) với 9,8 tỷ, Thales (Pháp) với 9,4 tỷ, Rheinmetall (Đức) với 3,8 tỷ, Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi (Nhật Bản) với 3,6 tỷ và Elbit Systems (Israel) với 3,5 tỷ USD.

1633861290076.png

1633861447552.png

1633861368708.png



1633861606742.png

1633861706927.png

1633861661349.png



1633861766320.png

1633861851723.png

1633862064431.png



1633862123447.png

1633862191999.png

1633862256125.png



1633862326182.png

1633862943366.png

1633862511413.png



1633863013613.png

1633863082830.png

1633863049615.png


Đặc biệt, có 10 công ty Nga lọt vào Top 100, dẫn đầu là công ty thuộc sở hữu nhà nước AlmazAntey - nhà sản xuất hệ thống phòng không và các vũ khí khác. Almaz-Antey xếp thứ tám trong danh sách với doanh số 9,6 tỷ USD. Tất cả các công ty Nga trong Top 100 đều thuộc sở hữu nhà nước và chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu trong nước. Năm 2016, Nga đã đưa ra sáng kiến khuyến khích doanh nghiệp quốc phòng đưa tỷ lệ sản xuất hàng dân sự trong tổng doanh số của các công ty vũ khí lên ít nhất 17% vào năm 2020 và 30% vào năm 2025.

1633863250431.png

1633863300107.png

1633863328734.png

1633863389281.png


Đáng chú ý, khác với báo cáo trước đó, lần này các nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc không xuất hiện trong danh sách Top 100 nhà xuất khẩu vũ khí, vì thiếu dữ liệu để đưa ra ước tính hợp lý, mặc dù Trung Quốc bán sản phẩm của họ ra khắp thế giới. Tuy nhiên, SIPRI ước tính 3 công ty vũ khí của Trung Quốc sẽ được xếp hạng trong top 10 của 100 công ty sản xuất vũ khí và dịch vụ quân sự hàng đầu là AVIC, NORINCO và CETC. Dựa trên thông tin hạn chế, tính đến việc xuất khẩu vũ khí và tăng trưởng chi tiêu quân sự của Trung Quốc, ít nhất 7 công ty vũ khí khác của nước này có thể sẽ nằm trong Top 100 nếu có các số liệu đầy đủ.

1633863501957.png

1633863522683.png

1633863648974.png

1633863553741.png



1633863705642.png

1633863833589.png

1633863758611.png



1633863893258.png

1633864026378.png

1633863969912.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Xe tăng nội địa của Iran

I ran - một trong những đồng minh thân thiết của Nga, ban đầu giới truyền thông tin rằng Tehran có thể ký kết hợp đồng với Moskva về việc mua hàng trăm xe tăng T-90, nhưng sau đó Iran lại tuyên bố từ bỏ ý định mua T-90, bởi vì chiếc Karrar họ tự chế tạo không thua kém T-90 Các chuyên gia quân sự đã giật mình khi thấy trên truyền hình Iran giới thiệu một chiếc xe tăng gần giống với chiếc T-90MS do Nga sản xuất. Trên tháp pháo chiếc xe tăng gắn một lá cờ xanh, trắng, đỏ của Iran.

1633927785811.png

1633927802209.png

1633927821539.png


Theo Ấn phẩm Sohu, Karrar của Iran là bản sao từ xe tăng T-90MS nhưng chỉ ở bề ngoài, nó thực chất vẫn là một chiếc T-72 được cải tiến theo phong cách mới vì Iran không thể sao chép T-90 khi họ chưa từng sở hữu nó. T-90MS của Nga là một xe tăng hiện đại xếp vào hàng những chiếc xe tăng tốt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nó là một sự nâng cấp từ T-72, kết hợp giữa khung gầm cũ của T-72 với tháp pháo T-80. Karrar của Iran xem xét kỹ thì đây cũng là mẫu nâng cấp của T-72. Và điều đó cho thấy sự tiến bộ rất nhanh của Iran trong công nghệ chế tạo xe tăng. Trang Sohu nhận định, dù có tiến bộ, nhưng họ chưa thể đủ tầm tạo ra sản phẩm tương đương với Nga.

1633927904184.png

1633927927084.png

1633927965697.png

1633927998795.png

1633928018006.png


Iran tuyên bố Karrar được trang bị những công nghệ và vũ khí hiện đại bao gồm: Hệ thống kiểm soát hỏa lực, máy đo laser..., xe tăng có thể chiến đấu tốt trong mọi điều kiện thời tiết ngày và đêm. Karrar với tháp pháo được trang bị pháo chính cỡ nòng 125mm. Nó có thể bắn tên lửa dẫn đường bằng laser từ nòng pháo. Ngoài ra, trên tháp pháo còn được trang bị thêm một khẩu súng máy 12,7mm. Theo Tướng Hossein Dehqan thuộc lực lượng Cách mạng Hồi giáo Iran, Karrar là một trong những loại xe tăng hiện đại nhất thế giới, có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của lực lượng vũ trang Iran. Loại xe tăng này có mặt còn vượt trội so với mẫu xe tăng đình đám trên chiến trường Trung Đông của Nga là T-90.

1633928082439.png

T-90A

1633928103850.png

1633928147998.png

T-90S

Tướng Ahmad Reza Pourdastan, chỉ huy lực lượng mặt đất của Quân đội Iran tuyên bố rằng, các chuyên gia kỹ thuật xe tăng Iran đã nắm được bí quyết công nghệ để sản xuất xe tăng chiến đấu thế hệ mới và các khung gầm thiết giáp quân sự tiên tiến, do đó, trong tương lai gần, nước này sẽ hoàn toàn làm chủ việc sản xuất xe tăng nội địa. Không mua T-90, nhưng Iran cho biết họ dự định mua một lô lớn thiết bị quân sự Nga khi lệnh cấm vận vũ khí hết hiệu lực, và chủ yếu sẽ tập trung vào tên lửa phòng không và máy bay chiến đấu.

1633928274791.png

Tăng Karrar (trên) và T-90MS (dưới)

1633928375082.png

1633929055143.png

1633929082495.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
LÝ DO NHẬT BẢN THAY XE TĂNG BÁNH XÍCH BẰNG "XE TĂNG BÁNH LỐP"

“Xe tăng bánh lốp” là một thuật ngữ không chính thức được sử dụng để chỉ một số xe bọc thép hạng nặng hiện đại được gắn pháo.
Chúng được gọi là “xe tăng bánh lốp” là vì những đặc điểm chính gần giống với xe tăng hạng nhẹ hiện đại và thậm chí cả xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT).

Xe tăng bánh lốp
Ý tưởng tạo ra một “xe tăng bánh lốp” nhẹ và có tính cơ động cao - một xe bọc thép, với khả năng hỏa lực và khả năng việt dã không thua kém một chiếc xe tăng thiết kế truyền thống - xuất hiện vào nửa sau của thế kỷ 20. “Xe tăng bánh lốp” hiện đại đầu tiên thuộc loại này là xe bọc thép AMX-10RC do Pháp sản xuất vào đầu những năm 1970. Hiện nay, các loại xe tương tự đã được thiết kế, chế tạo tại một số quốc gia.

1634122061826.png

1634122105614.png

1634122205098.png

Xe bọc thép AMX-10RC

So với xe tăng hạng nhẹ, những chiếc “xe tăng bánh lốp” như vậy giảm đáng kể trọng lượng của xe; có tốc độ di chuyển cao hơn trên đường bộ hoặc địa hình sa mạc và ít bị tác động bởi địa hình xấu và bị chia cắt (nhờ khung gầm dẫn động đa trục chuyên dụng với hệ thống điều chỉnh áp suất lốp tập trung); có hỏa lực khá mạnh (xe được trang bị pháo tăng gắn trên tháp pháo quay 360o ) và khả năng điều khiển hỏa lực tương đương. Tuy nhiên, “xe tăng bánh lốp” chỉ có vỏ giáp bảo vệ khỏi mảnh pháo và đạn của súng cỡ nhỏ, hạn chế đáng kể phạm vi sử dụng và về cơ bản, không thể thay thế hoàn toàn các MBT.

Chương trình “xe tăng bánh lốp” của Nhật Bản
Thập niên đầu thế kỷ 21, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã có chương trình hiện đại hóa xe máy trong lực lượng lục quân bằng kế hoạch cho ngừng hoạt động dần các MBT loại cũ và thay thế bằng các phương tiện hiện đại - “xe tăng bánh lốp” (xe bọc thép bánh lốp, xe chiến đấu cơ động - MCV) Type 16.

1634122331707.png

1634122372726.png

1634122399339.png

Type 16

Năm 2007, Type 16 được Viện Nghiên cứu & Phát triển Kỹ thuật của Lầu Năm Góc phát triển cho mục đích phòng ngự và trinh sát chiến thuật, chi viện cho bộ binh, tiêu diệt xe bọc thép của đối phương; Công ty công nghiệp Mitsubishi sản xuất các mẫu thử nghiệm và sản xuất loạt. Type 16 được ra mắt lần đầu vào năm 2013, nghiệm thu cấp quốc gia năm 2014 đến 2015. Xe nặng 26 tấn sử dụng khung gầm bốn trục dẫn động với động cơ diesel công suất 570 mã lực, có tốc độ 100km/giờ và dự trữ hành trình 400km; được trang bị vỏ giáp phía trước có thể bảo vệ khỏi đạn pháo cỡ 30mm và hai bên sườn - đạn 14,5mm.

1634122433039.png

1634122447484.png


Type 16 được trang bị pháo L7 của Anh cỡ nòng 105mm, bắn đạn tiêu chuẩn của NATO; đạn M1060A3 mới có thể xuyên thủng giáp đồng nhất dầy 500mm. Đồng thời, Type 16 còn được trang bị hai súng máy có cỡ nòng khác nhau. Xe được sản xuất loạt năm 2016, đưa vào trang bị trong lục quân Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản năm 2017, đã có 116 chiếc Type 16 được ký hợp đồng sản xuất. Năm 2020 có thêm đơn hàng 33 chiếc với giá 23,7 tỷ yên (220 triệu USD). Đến nay, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã nhận được gần một nửa số lượng Type 16 trong tổng số 250 đến 300 chiếc theo kế hoạch tái trang bị, việc sản xuất dự định hoàn thành vào năm 2026.
Đến nay, Type 16 được biên chế (tuy còn hạn chế) cho tất cả các hướng chiến lược chính trong các trung đoàn phản ứng nhanh của Nhật Bản, như: Trung đoàn 10/Lữ đoàn 11/Quân đoàn phía Bắc; Trung đoàn 22/Sư đoàn 6/Quân đoàn Đông Bắc; Trung đoàn 15/Lữ đoàn 14/Quân đoàn Trung tâm; Trung đoàn 8/Sư đoàn 8 và Tiểu đoàn trinh sát số 4/Sư đoàn 4/Quân đoàn phía Tây. Hiện tại, trong các đơn vị xe tăng Nhật Bản, có 200 xe tăng Type 74 cũ, 341 xe tăng Type 90 mới hơn và 76 xe tăng hiện đại Type 10. Mục tiêu chính của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản là sẽ thành lập mới hoặc cải tổ các trung đoàn phản ứng nhanh theo yêu cầu hiện đại. Theo đó, Type 16 sẽ được thay thế MBT Type 74 đã lỗi thời.

1634122973320.png

1634122998731.png

1634123100582.png

Xe tăng Type 74

1634123265269.png

1634123224929.png

Xe tăng Type 90

1634123285343.png

1634123335352.png

1634123373175.png

Xe tăng Type 10

Giới chức quân sự Nhật Bản đã có kế hoạch đến năm 2025-2026, với mục tiêu thay thế xe tăng bằng Type 16, nhằm giảm số lượng xe tăng xuống còn 300 xe. Các đơn vị thiết giáp sẽ loại bỏ hoàn toàn MBT Type 74; một số lượng đáng kể Type 90 sẽ được chuyển sang dự trữ, còn phần lớn trong số chúng sẽ tiếp tục được sử dụng. Kể từ giữa thập kỷ này, trong các đơn vị tăng - thiết giáp, bao gồm các đơn vị phản ứng nhanh sẽ chủ yếu là các xe tăng Type 90 (khoảng 200 xe) và một số lượng tương đương Type 16. Các ưu điểm chính của Type 16: Có hỏa lực tương tự, thậm chí còn tốt hơn MBT Type 74 và được tích hợp các thiết bị hiện đại cho nhiều mục đích khác nhau giúp đơn giản hóa hoạt động và tăng hiệu quả chiến đấu; trọng lượng nhẹ cho phép di chuyển nhanh bằng đường bộ, vận chuyển bằng máy bay các loại, bao gồm máy bay vận tải mới nhất Kawasaki C-2; về khả năng cơ động chiến thuật và chiến lược, Type 16 vượt trội so với xe tăng “truyền thống”.
Với sự hỗ trợ của Type 16, có thể nhanh chóng tổ chức tăng cường phòng thủ hiệu quả ở các hướng cần thiết trên lãnh thổ Nhật Bản, bao gồm nhiều hòn đảo nhỏ xa bờ - điều kiện đặc trưng của một quốc đảo. Trong khi xe tăng bánh xích nặng, khó triển khai bằng đường biển và đường không, còn “xe tăng bánh lốp” Type 16 có thể dễ dàng “hạ cánh” trên quần đảo Kuril và rất lý tưởng để phân tán khắp quần đảo. Nhật Bản đang chuẩn bị những cỗ máy này cho các trận đánh với quân thù để bảo vệ đảo một khi xung đột nổ ra.

1634123478907.png

1634123519666.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
TOP 4 XE TĂNG CÓ HỆ THỐNG NẠP ĐẠN TỰ ĐỘNG TỐT NHẤT

Hệ thống nạp đạn tự động không những giúp xe tăng chủ lực giảm được kíp chiến đấu, mà còn khiến tốc độ bắn nhanh hơn và an toàn hơn khi hoạt động.
Hiện nay, số mẫu xe tăng được trang bị hệ thống nạp đạn tự động không nhiều, điển hình:

1. Xe tăng AMX-56 Leclerc của Pháp

1634201917977.png

1634201944658.png

1634202001462.png

1634202041104.png

1634202092594.png

1634202215990.png


Trong số những loại xe tăng có hệ thống nạp đạn tự động hiện đại trên thế giới, đầu tiên phải kể tới xe tăng AMX-56 Leclerc của Pháp. Đây là loại xe tăng được phát triển vào cuối những năm 1970 và được sản xuất loạt năm 1991, biên chế trong Quân đội Pháp năm 1992. Xe tăng có kíp chiến đấu 3 người (chỉ huy, xạ thủ và lái tăng). Xe tăng AMX-56 được trang bị pháo nòng trơn cỡ 120mm CN120-26, hệ thống nạp đạn tự động với cơ số đạn 40 viên, trong đó 22 viên sẵn trong ổ nạp, 18 viên dự trữ. Hệ thống nạp đạn tự động của AMX-56 có cấu tạo dạng băng chuyền và được đặt ở phía sau tháp pháo trong một khoang riêng. Nhờ hệ thống này mà AMX-56 có tốc độ bắn lên tới 12 phát/phút cả khi đang di chuyển hay đứng yên.
Xe có hệ thống bảo vệ tốt, được trang bị đầy đủ các trang thiết bị điện tử hiện đại; được lắp thêm thiết bị tác chiến trong thành phố AZUR. Xe tăng trang bị động cơ diesel tăng áp đa nhiên liệu V8 nhỏ gọn nhưng mạnh mẽ, công suất 1500 mã lực (1.125 kW). AMX-56 là một trong những xe tăng chiến đấu chủ lực đắt nhất thế giới, với giá 9,3 triệu euro (gần 11 triệu USD) nên rất kén chọn khách hàng - khách hàng nước ngoài duy nhất của AMX-56 là Các tiểu vương quốc Ả Rập giàu có (390 xe), còn lại hơn một nửa số xe là phục vụ trong Quân đội Pháp.

2. Xe tăng VT-1A: Dự án liên doanh Trung Quốc - Pakistan

1634202358526.png

1634202421532.png

1634202445391.png

1634202490117.png

1634202522497.png

1634202572165.png

1634202628414.png

1634202875568.png

1634202913623.png


Xe tăng VT-1A (MBT-2000), được Công ty Norinco (Trung Quốc) và Heavy Industries Taxila (Pakistan) liên doanh phát triển. Xe được sản xuất loạt năm 1998. Khi chế tạo, các kỹ sư của Trung Quốc và Pakistan đã áp dụng tối đa kinh nghiệm chế tạo xe tăng của Liên Xô. Động cơ và hệ truyền động do Ukraina thiết kế. Xe sử dụng động cơ turbin 6TD-2 có công suất 1200 mã lực (900kW); pháo nòng trơn 125 mm ZPT-98; cơ số đạn 39 viên. Nhiều thành phần của hệ thống điều khiển hỏa lực do Pháp sản xuất, tương tự như AMX-56. Điểm ưu việt của xe tăng VT1A không chỉ là ở hệ thống nạp đạn tự động mà còn từ giá thành. Với giá chỉ khoảng hơn 4 triệu USD, đây là một trong những loại xe tăng chủ lực có giá tốt phù hợp cho khách hàng lựa chọn. Hiện tại, loại xe này đang phục vụ trong Quân đội Pakistan, Myanmar, Morocco, Bangladesh và Sri Lanka.

3. Xe tăng K2 Black Panther “Báo đen” của Hàn Quốc

1634202986865.png

1634203021089.png

1634203047080.png

1634203257345.png

1634203285371.png

1634203381084.png

1634203502483.png

1634203573640.png

1634203600382.png


Xe tăng K2 Black Panther do Cơ quan Phát triển quốc phòng và Tập đoàn Huyndai Rotem (Hàn Quốc) chế tạo, được Quân đội Hàn Quốc nghiệm thu năm 2014. Đây là chiếc xe tăng đầu tiên do Hàn Quốc tự sản xuất, kíp chiến đấu 3 người. Vũ khí chính là pháo nòng trơn 120mm, được các kỹ sư Hàn Quốc phát triển dựa trên pháo tăng nổi tiếng của Đức - Rheinmetal Rh-120, nhưng khác bản gốc ở chỗ được trang bị bộ nạp đạn tự động tương tự như AZMX-56 của Pháp, cơ số đạn 40 viên. Tuy nhiên, hệ thống nạp đạn của xe tăng K2 được đánh giá là phức tạp hơn và chỉ chứa được 16 viên trong ổ nạp, còn 24 viên dự tữ trong khoang xe. Trang bị động cơ tuabin V12 Doosan Infracore DV27K, có công suất 1500 mã lực (1.125kW).
Do có cấu tạo phức tạp, xe tăng K2 Black Panther có giá khá cao, lên tới 8,5 triệu USD. Cũng như AMX56 của Pháp, đây là một trong những loại xe tăng có giá đắt nhất thế giới.

4. Xe tăng T-90 của Nga

1634203696870.png

1634203748150.png

1634203813113.png

1634203836310.png

1634203860989.png

1634203884289.png

1634203936000.png

1634204086925.png

1634203992436.png

1634204042771.png

1634204143133.png

1634204201327.png


Xe tăng này còn có tên riêng là “Vladimir”, tên vinh danh người chế tạo - Vladimir Potkin, cựu sĩ quan xe tăng, thiết kế trưởng của “Uralvagonzavod”. Các chuyên gia đánh giá T-90 là “xe tăng thành công nhất của thế kỷ 21”. Đó là bản hiện đại hóa sâu từ xe tăng T-72. Xe tăng T-90 được lắp đặt động cơ đa nhiên liệu V-12 với các công suất khác nhau, từ 840, 1.000, 1.130 mã lực (tương đương 630, 750, 975kW) tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Con số này ít hơn so với xe tăng Pháp hay Hàn Quốc, nhưng xe tăng Nga nhẹ hơn (46,5 đến 48 tấn so với 55 tấn của “Báo đen”, hay gần 58 tấn đối với các phiên bản Leclerc mới nhất). Vũ khí chính là pháo nòng trơn 125mm với các phiên bản chiều dài nòng khác nhau, được trang bị hệ thống nạp đạn tự động. Cơ số đạn 40 đến 43 viên, trong đó 22 viên trong ổ nạp đạn tự động. Xe tăng T-90 được trang bị vỏ giáp có hiệu suất khác nhau theo nhu cầu của khách hàng. Giá thành T-90 xuất khẩu dao động từ 2,5 đến 4,5 triệu USD tùy từng phiên bản. Xe tăng T-90 của Nga, có giá thành phù hợp, kết hợp các đặc tính kỹ, chiến thuật chiến đấu tuyệt vời, nên đã có 3/4 tổng số xe tăng T-90 được sản xuất với nhiều phiên bản khác nhau. Khách hàng chính của xe tăng T-90 là Ai Cập, Iraq, Ấn Độ và Việt Nam. Quân đội chính phủ Syria cũng có xe tăng này trong trang bị.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
ẤN ĐỘ MUA NGƯ LÔI MỸ GIÁ GẦN 4 TRIỆU USD/QUẢ

Ấn Độ mua 16 quả ngư lôi và 10 tên lửa chống hạm từ Mỹ. Hợp đồng mua bán vũ khí giữa hai nước trị giá 155 triệu USD. Nếu theo cách tính trung bình thông thường, thì riêng ngư lôi mỗi quả có giá gần 4 triệu USD.
Loại ngư lôi được Ấn Độ chọn mua là Mark 54. Theo hợp đồng đã ký giữa hai bên, Mỹ sẽ bán cho Ấn Độ 16 quả ngư lôi loại này, kèm theo 3 ngư lôi huấn luyện loại tương tự với giá trị tổng cộng hơn 66 triệu USD. Mark 54 là loại ngư lôi hạng nhẹ có đường kính 12,75inch tương đương với 324mm. Truyền thông quốc tế cho rằng, giá gần 4 triệu USD/quả ngư lôi là vì Ấn Độ cần mua kèm theo nhiều thiết bị, công cụ hỗ trợ; thậm chí là mua bản quyền tự sản xuất Mark 54 trong tương lai Ngư lôi được phát triển năm 1999, bắt đầu sản xuất loạt năm 2003. Đây là loại ngư lôi được thiết kế để chống tàu ngầm, có trọng lượng đầu đạn khoảng 44kg. Và điều đặc biệt của ngư lôi Mark 54 là nó có thể được phóng đi từ nhiều cơ cấu phóng khác nhau, như: từ ống phóng ngư lôi Mark 34 trên tàu mặt nước hoặc từ máy bay săn ngầm.

1634313346073.png

1634311874521.png

1634311902470.png

1634312041156.png

1634313001541.png

1634313035942.png

1634313407543.png

1634313260069.png

1634312744614.png

1634312776389.png

1634312814980.png

1634312876531.png

1634313509193.png

1634313585053.png

1634311944762.png

Ngư lôi Mark 54

Ngoài 16 ngư lôi Mark 54, Ấn Độ cũng đặt mua 10 tên lửa chống hạm AGM84 (Harpoon). Đây là loại tên lửa chống hạm hiện đại nhất của Mỹ được ra đời từ năm 1977. Tên lửa chống hạm Harpoon có khả năng tiến công mục tiêu ở sau đường chân trời, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết ngày, đêm. Tên lửa này được trang bị radar chủ động để bay ở độ cao hành trình cực thấp, nhằm tránh bị đối phương phát hiện. Phiên bản được Ấn Độ mua là AGM-84 thiết kế để phóng từ máy bay cánh cố định. Các phiên bản khác có: RGM-84 phóng từ tàu mặt nước; UGM-84 phóng từ tàu ngầm.

1634312179714.png

1634312206854.png

1634312242799.png

1634312276043.png

1634312483795.png

1634312375098.png

1634312543885.png

1634312593672.png

1634312622998.png

Tên lửa chống hạm AGM-84 (Harpoon)

Loại tên lửa chống hạm này có trọng lượng tổng cộng gần 700kg, mang theo đầu đạn 221kg và có khả năng tiến công mục tiêu ở khoảng cách tối đa 280km (tuỳ thuộc vào từng cơ cấu phóng khác nhau). Tên lửa bay với tốc độ tối đa Mach 0,71 tương đương 864km/giờ. Hiện tại, trên thế giới đang có gần 30 quốc gia sử dụng loại tên lửa chống hạm này trong biên chế quân đội của họ.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Myanmar nhận lô tên lửa SY-400 đầu tiên của Trung Quốc

Myanmar sẽ nhận được loạt tên lửa đường đạn chiến thuật tầm ngắn SY-400 đầu tiên do Trung Quốc sản xuất, cùng công nghệ chuyển giao kèm theo và một khoản vay để trang trải cho nhiệm vụ này.
Tên lửa đường đạn chiến thuật tầm ngắn SY-400 (Trung Quốc gọi là pháo phản lực bắn loạt), còn được gọi là hệ thống DF-12A, được phát triển bởi Tập đoàn Khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc, chủ yếu được sử dụng cho các cuộc tiến công hỏa lực chính xác. Hệ thống tên lửa đường đạn chiến thuật tầm ngắn SY-400 sử dụng ống phóng thẳng đứng. Bệ phóng được gắn trên khung gầm xe tải quân sự cơ động cao Wanshan 8x8, trang bị động cơ Diesel có công xuất 517 mã lực (388kW), cho tốc độ tối đa 75 km/giờ, dự trữ hành trình 650km.

1634359945586.png

1634359918950.png

1634360065198.png

1634360089362.png


Tên lửa đường đạn tầm ngắn SY-400 có chiều dài 6m, đường kính thân 0,4m; một giàn phóng được trang bị 2 - 8 ống phóng. Các tên lửa được bố trí trong ống phóng dạng container kiêm ống bảo quản, có thể nhiều năm mà không cần bảo quản. Đây là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, theo giới thiệu của nhà sản xuất, loại tên lửa đường đạn chiến thuật này có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly 400km. Tên lửa sử dụng đầu đạn nặng từ 200 đến 300kg tùy theo loại đầu nổ. Do hệ thống SY-400 sử dụng cơ cấu phóng thẳng đứng, nên nó được môđun hóa để có thể sử dụng các loại đạn khác cho nhiều nhiệm vụ.
Tên lửa SY400 sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính; ở pha cuối nó được dẫn đường bằng GPS hoặc hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc, tên lửa có 4 cánh ổn định ở giữa thân và 4 cánh lái ở đuôi cho độ lệch mục tiêu tối đa khoảng 50m. Do đó, Mỹ gọi loại tên lửa này là tên lửa đường đạn chiến thuật tầm ngắn, không phải là đạn pháo phản lực. Việc phát triển của hệ thống tên lửa SY-400 đã được tiết lộ từ năm 2008, và được đánh giá là có thiết kế cùng hình dáng khí động học rất giống với tên lửa RGM-165 của Mỹ, nên được cho là sử dụng công nghệ của loại tên lửa này. Việc Myanmar mua SY-400, sẽ giúp quân đội nước này tăng cường khả năng tiến công tầm xa, nhưng điều đó cũng có thể kích thích việc chạy đua vũ trang, và đây có thể là cơ hội để vũ khí Trung Quốc xuất hiện nhiều hơn trong khu vực.

1634360246534.png

1634360378080.png

1634360310619.png

1634360398912.png

1634360509474.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Đức mua máy bay chiến đấu và tác chiến điện tử của Mỹ

Tạp chí Der Spiegel đưa tin, Đức đặt mua 45 máy bay chiến đấu và tác chiến điện tử do Hãng Boeing (Mỹ) phát triển, để thay thế số máy bay phản lực Tornado Luftwaffe hết hạn sử dụng.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức đã gửi email cho người đồng cấp Mỹ thông báo, Đức sẽ đặt mua 30 chiếc F/A-18 Super Hornet và 15 chiếc EA-18G Growler. Theo ý tưởng của Đức, việc kết hợp giữa Hornet và Growler - máy bay chiến đấu tiến công và máy bay tác chiến điện tử sẽ rất hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu tác chiến hiện nay.

1634403036443.png

1634403128106.png

1634403058877.png

1634403161826.png

1634403187584.png

1634403262066.png

F/A-18 Super Hornet

Máy bay F/A-18 Super Hornet là biến thể mới nhất của dòng tiêm kích F/A-18 - tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay kiêm máy bay tiến công, được đánh giá là một trong những máy bay đáng sợ nhất của Mỹ. Nó còn được ví như xương sống của lực lượng không quân hải quân và hải quân đánh bộ, được biên chế cho các đơn vị của Hải quân Mỹ năm 1999.
Máy bay có chiều dài 18.31m; sải cánh 13.62m; chiều cao 4.88m; trọng lượng rỗng 13.864kg, trọng lượng cất cánh tối đa 29.937kg, khối lượng vũ khí mang theo 9.200kg. F/A-18 Super Hornet có tốc độ tối đa trên Mach 1,8 (1.915 km/giờ), trần bay 15.240m. F/A-18 Super Hornet được trang bị những vũ khí hiện đại nhất, như: tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM, tên lửa chống bức xạ AGM88 Harm; bom dẫn đường laser Paveway, bom lượn thông minh AGM-154, AGM-158. Đồng thời, còn được trang bị pháo tự động 20mm M61A1/A2 Vulcan, và có 11 điểm treo vũ khí với khả năng mang tới 8.050kg.

1634403576042.png

1634403502876.png

1634403475851.png

Tên lửa AIM-120 AMRAAM

1634403618704.png

1634403656701.png

1634403742174.png

Tên lửa chống bức xạ AGM88 Harm

1634403790582.png

1634403818299.png

1634403846847.png

Bom dẫn đường laser Paveway

1634403879504.png

1634403896720.png

1634403959174.png

Bom lượn AGM-154

1634404064445.png

1634404017417.png

1634404184810.png

Bom lượn AGM-158

1634404238178.png

1634404360754.png

Pháo tự động 20mm M61A1/A2 Vulcan

Máy bay EA-18G Growler được phát triển từ F/A-18F Super Hornet, nhằm thay thế cho máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler đã hoạt động từ năm 1971. Nó được chế tạo vào năm 2007 và bắt đầu trang bị cho các đơn vị từ năm 2009. EA-18G Growler được cho là máy bay tác chiến điện tử mạnh nhất của Mỹ và chủ yếu thực hiện nhiệm vụ hộ tống. Nó được trang bị các hệ thống dùng để gây nhiễu radar tầm xa và hộ tống gây nhiễu, nên luôn được bay cùng với F/A-18 trong tất cả các giai đoạn của một nhiệm vụ tiến công.

1634404452917.png

1634404479532.png

1634404508297.png

1634404709912.png

1634404564864.png

1634404672058.png

EA-18G Growler

EA-18G trang bị radar AESA AN/APG-79 - radar thế hệ mới có tầm quét lớn, khả năng nhảy tần số phát nhanh làm đối phương không thể phát hiện ra nguồn phát. Điểm lắp pháo M61 trước mũi máy bay được thay thế bằng hệ thống kiểm soát gây nhiễu AN/ ALQ-218 và AN/ALQ-99. EA-18G Growler có tốc độ tối đa lên tới 1.800km/ giờ, tầm hoạt động 3.330km, trần bay 15.000m, đồng thời có nhiều điểm treo thiết bị gây nhiễu. Giá treo ở đầu cánh lắp hệ thống gây nhiễu có vỏ bọc AN/ALQ-218, các giá treo ở chính giữa thân và cánh giúp nó mang được 2, 4 hoặc 5 hệ thống gây nhiễu AN/ALQ-99. Hệ thống gây nhiễu AN/ ALQ-218 kết hợp với AN/ ALQ-99 sẽ trở thành một bộ tác chiến điện tử hoàn chỉnh, giúp phát hiện và gây nhiễu chống lại tất cả những mối đe dọa từ các hệ thống phòng không đối phương.

1634404877035.png

1634404914514.png

Radar AESA AN/APG-79

1634405052563.png

1634405091556.png

1634404965478.png

1634404984665.png

Hệ thống kiểm soát gây nhiễu AN/ ALQ-218

1634405201547.png

1634405218676.png

1634405240269.png

1634405286047.png

Hệ thống kiểm soát gây nhiễu AN/ALQ-99
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
HARIMAU HITAM - Xe tăng Hổ đen của Indonesia

Theo yêu cầu của Quân đội Indonesia, năm 2014 Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi động chương trình hợp tác phát triển một loại xe tăng hạng trung mới. Xe tăng do PT Pindad của Indonesia và FNSS của Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện.
Năm 2019 Indonesia đã đặt hàng lô đầu tiên gồm 18 đến 20 xe. Bangladesh và Philippines, mỗi quốc gia đã đặt hàng khoảng 40 đến 50 xe.
Ban đầu xe tăng được phát triển với tên gọi xe tăng hạng trung hiện đại (MMWT), sau đó được đổi tên thành Harimau (Hổ) hoặc Harimau Hitam (Hổ đen) ở Indonesia và Kaplan (Hổ) ở Thổ Nhĩ Kỳ.


1634439653082.png

1634439742760.png

1634439821579.png


Xe tăng được thiết kế để chi viện hỏa lực cho bộ binh, tiêu diệt các phương tiện chiến đấu của đối phương. Việc phát triển nguyên mẫu được bắt đầu vào năm 2016. Nguyên mẫu thứ nhất được chế tạo ở Thổ Nhĩ Kỳ và mẫu thứ hai ở Indonesia. Nguyên mẫu lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2017. Và chúng sẽ được sản xuất loạt ở cả Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ. Harimau Hitam được trang bị tháp pháo Cockerill 3105 sản xuất tại Bỉ với pháo cỡ nòng 105mm. Khẩu pháo này có thể sử dụng tất cả các loại đạn xe tăng 105mm tiêu chuẩn của NATO. Pháo có tầm bắn hiệu quả tối đa 4km; được trang bị hệ thống nạp đạn tự động dạng quay, với 16 quả trong ổ nạp. Ngoài ra, xe tăng còn được trang bị súng máy đồng trục 7.62mm, hoặc 12.7mm gắn trên nóc xe.

1634439935898.png

1634439989289.png

Tháp pháo Cockerill 3105

Harimau Hitam có khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển Falarick bằng nòng pháo 105mm. Đây là tên lửa dẫn đường bằng laser, có tầm bắn 5km và khả năng xuyên giáp đến 550mm. Những tên lửa này được sử dụng để tiêu diệt xe tăng và các phương tiện bọc thép hạng nặng khác của đối phương. Xe tăng được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại; hệ thống quản lý chiến trường và camera có tầm bao quát 360°; hệ thống trinh sát ảnh nhiệt và máy đo khoảng cách laser; hệ thống cảnh báo laser, có thể kích hoạt bộ xả lựu đạn khói, nhằm giảm khả năng bị trúng tên lửa chống tăng có dẫn đường bằng laser của đối phương.

1634440059082.png

1634440077633.png

1634440124852.png

1634440152446.png

1634440183558.png

1634440210260.png

1634440243396.png

1634440293519.png

1634440329550.png


Xe tăng được trạng bị giáp dạng mô-đun, có thể thêm giáp bổ sung để tăng mức độ bảo vệ, tùy thuộc vào yêu cầu hoạt động. Xe tăng có thể chống lại đạn xuyên giáp 14,5mm, nếu thêm lớp giáp bổ sung có thể chống lại đạn xuyên giáp 25mm. Đồng thời, Harimau Hitam còn có khả năng bảo vệ chống lại mìn và các thiết bị nổ tương đương với 10kg TNT. Xe cũng được trang bị hệ thống bảo vệ các tác nhân hóa học và có hệ thống chữa cháy tự động Xe tăng Hổ đen có chiều dài 7m, chiều rộng 3,2m, chiều cao 2,7m, trọng lượng 32 đến 35 tấn, tùy thuộc vào cấu hình áo giáp, được trang bị động cơ diesel 650 mã lực (484kW) cho tốc độ tối đa 70 km/giờ, hành trình hoạt động 450km. Kíp chiến đấu 3 người, gồm chỉ huy, xạ thủ và lái xe.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Pháo tự hành 2S19 Msta-9 phiên bản Nga và "NATO"

Hiện đại hóa các loại vũ khí, trạng bị hiện có là giải pháp vừa tiết kiệm, nhưng mang lại hiệu quả cao, thậm chí còn có thể xuất khẩu chúng. Hiện trong biên chế Quân đội Nga có rất nhiều hệ thống pháo tự hành 2S19 Msta-S và Nga đang hướng tới xuất khẩu chúng ra nước ngoài.

1634465580479.png

Phiên bản 155mm "chuẩn NATO"

1634465600838.png

Phiên bản 152mm

1. Pháo tự hành 2S19 Msta-S phiên bản Nga

2S19 Msta-S là hệ thống pháo tự hành hiện đại nhất của Quân đội Nga, do Viện thiết kế UZTM phát triển dựa trên khung gầm của xe tăng T-80 và động cơ diesel của xe tăng T-72 V-84MS 840 mã lực (630kW). Hệ thống pháo tự hành 2S19 Msta-S có chiều dài thân xe 6,04m; chiều dài với pháo hướng về phía trước 11,92m; chiều cao 2,99m; chiều rộng 3,58m; với trọng lượng là 42 tấn. Hỏa lực chính của 2S19 Msta-S là khẩu pháo 152mm L/47 2A64 (L/47 - chiều dài nòng gấp 47 lần cỡ nòng), tầm bắn xa 24,7km và 36km với loại đạn pháo tăng tầm, tốc độ bắn tối đa 6 đến 8 viên/phút; góc hướng 360°, góc tầm từ -4° đến +68°.

1634465675109.png

1634465835693.png

1634466031741.png

1634465959196.png

1634465991551.png


Pháo 152mm L/47 2A64 bắn được tất cả các loại đạn pháo 152mm tiêu chuẩn. Ngoài ra, nó còn bắn được đạn pháo thông minh Krasnopol điều khiển bằng laser, cơ số đạn 50 viên, đầu đạn nạp tự động, nhưng liều phóng vẫn phải nạp thủ công. Tháp pháo được bổ sung thêm súng máy phòng không 12,7mm NSVT với cơ số 300 viên, đồng thời tháp pháo còn được trang bị hệ thống phòng tác nhân xạ - sinh - hóa; hệ thống ngắm bắn đồng bộ gồm các thiết bị hiển thị số hóa, bộ kính ngắm dự phòng 1P22, bộ kính ngắm 1P23 và bộ thiết bị thu tín hiệu định vị, dẫn đường vệ tinh. Từ năm 2008, Lục quân Nga đặt hàng chế tạo loại Msta-S có hệ thống kiểm soát bắn tự động.

1634467420195.png

1634466253862.png

1634466865643.png

Đạn pháo thông minh Krasnopol

Nhiệm vụ của 2S19 Msta-S là chế áp (tiêu diệt) các trận địa hỏa lực (pháo binh, phòng không, tên lửa…); xe tăng thiết giáp và các phương tiện hạt nhân chiến thuật, phương tiện tác chiến điện tử; trung tâm thông tin - chỉ huy; tiêu diệt lực lượng địch trong và ngoài công sự. Đồng thời, chi viện hiệu quả cho lực lượng phòng thủ, phòng ngự; lập tuyến bắn chặn hướng tiến công của bộ binh, bộ binh cơ giới cơ giới và tăng thiết giáp đối phương trên chiến trường.

2. Pháo tự hành 2S19 Msta-S phiên bản “NATO” hóa

Công ty Uralvagonzavod thuộc Tập đoàn Công nghệ nhà nước Rostec vừa giới thiệu phiên bản pháo tự hành 2S19M1-155 Msta-S. Đây là một biến thể nâng cấp từ pháo tự hành 2S19 Msta-S.

1634466647939.png

1634466581877.png

1634466692466.png

1634466497936.png

1634466431627.png

1634466403871.png

1634466522314.png


Việc Ngành Công nghiệp quốc phòng Nga cho ra mắt biến thể 2S19M1-155 Msta-S nâng cấp với pháo cỡ nòng 155mm chuẩn NATO thay vì cỡ nòng 152mm như truyền thống được giới truyền thông cho rằng, Nga đang hướng đến mục tiêu xuất khẩu loại pháo này. Đại diện của Tập đoàn Rostec cho biết: “2S19M1-155 hiện đại hóa đã được tích hợp hệ thống điều khiển hỏa lực hoàn toàn tự động, có thể nhận dữ liệu mục tiêu từ máy bay không người lái chiến thuật Orlan-10”.
Đồng thời, vị đại diện này cũng cho biết thêm, “Động cơ 840 mã lực cũ đã được thay thế bằng loại động cơ mới có công suất 1.000 mã lực (750kW)”, và việc hiện đại hóa này đã đưa khả năng cơ động của tổ hợp pháo tự hành 2S19M1-155 “lên cấp độ xe tăng chiến đấu chủ lực”. Hệ thống pháo tự hành nâng cấp được trang bị thiết bị điều hướng, máy tính đường đạn cải tiến và kính ngắm ảnh nhiệt kết hợp với thiết bị đo khoảng cách bằng tia laser; được lắp đặt “thiết bị giao tiếp hiện đại”, bộ phận phụ trợ và thiết bị quan sát hoàn toàn mới. Hệ thống pháo tự hành 2S19M1-155 mới nặng 43 tấn, có hệ thống nạp đạn tự động hoàn toàn, và quá trình tải đạn nạp vào pháo được kiểm soát thông qua một hệ thống riêng, với độ tin cậy cao hơn. Pháo chính 155mm L/52 (chiều dài nòng gấp 52 lần cỡ nòng) có tốc độ bắn 8 phát/phút và tầm bắn tối đa hơn 40km; bắn được cả đạn 155 mm chuẩn NATO và đạn do Nga sản xuất, bao gồm cả đạn pháo dẫn đường Krasnopol-M2 155mm.

1634467333140.png

1634466226179.png

1634466285915.png

Đạn pháo Krasnopol-M2 155mm

Hệ thống pháo tự hành 2S19M1-155 được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu truyền thống (như 2S19 Msta-S), và nó còn được sử dụng để tiến công các mục tiêu trên mặt biển. Tổ hợp khi triển khai song, sau 30 giây là bắn được viên đạn đầu tiên; hệ thống hoạt động được trong dải nhiệt độ từ -50°C đến +50°C. Hệ thống pháo tự hành 2S19M1-155 nâng cấp được trang bị thiết bị nâng nòng tự động và trang bị giáp cao su bảo vệ hai bên sườn. Cùng với phiên bản “NATO” hóa với pháo cỡ nòng 155mm, Lục quân Nga mới đây đã công bố ý định sẽ hiện đại hóa những tổ hợp 2S19 Msta-S và giữ nguyên cỡ nòng 152mm, nhưng với tính năng “tiệm cận 2S35 Koalitsiya-SV”, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của chiến tranh hiện đại.
Hệ thống pháo tự hành thế hệ mới 2S35 Koalitsiya-SV có trọng tải 48 tấn, tốc độ cơ động 65km/ giờ. Hỏa lực chính là khẩu pháo 2A88 cỡ nòng 152mm, tầm bắn tối đa 40km với đạn thông thường và 70km với đạn thông minh. Nhờ hệ thống nạp đạn tự động, KoalitsiyaSV có thể đạt tốc độ bắn tối đa 15 đến 20 phát/phút, nhanh gấp ba lần mẫu M109 Paladin của Mỹ. Mức độ tự động hóa cao cho phép pháo Koalitsiya-SV chỉ cần 2 đến 3 người để vận hành, trong khi M109 Paladin cần đến 6 người.

1634467528102.png

1634467577600.png

Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Máy bay không người lái cảm tử HAROP

HAROP là một máy bay không người lái cảm tử, được thiết kế để định vị và tiến công chính xác các mục tiêu. Máy bay không người lái cảm tử - loại vũ khí nguy hiểm, tháng 8/2018, nó đã thực hiện vụ ám sát Tổng thống Venezuela, nhưng không thành công.

Máy bay không người lái cảm tử Harop do Công ty Hàng không vũ trụ Israel (IAI) phát triển từ nguyên mẫu Harpy sản xuất vào năm 1990, nhằm chống radar đối phương dựa trên kinh nghiệm của cuộc chiến tranh Lebanon 1982.

1634541637954.png

1634541666990.png

1634541823742.png

1634542806777.png

1634542723115.png

1634543378684.png

Máy bay không người lái Harpy

Harpy được phát triển bằng cách kết hợp máy bay không người lái và tên lửa chống radar để trở thành vũ khí “tuần kích” đầu tiên. Chỉ cần phát hiện radar đối phương, Harpy sẽ tiến công phá hủy mục tiêu bằng đầu đạn phân mảnh mang theo. Máy bay không người lái cảm tử bắt đầu có sự đột phá từ năm 2010 khi công nghệ cảm biến được cải thiện, và nhờ đó máy bay được thu nhỏ đáng kể về kích thước. Cùng với đó, công nghệ máy ảnh cũng được cải tiến giúp nó có khả năng quan sát, nhận biết và tiến công vào bất cứ mục tiêu nào trên chiến trường, không chỉ riêng là radar.
Нarop ra đời và là mẫu máy bay không người lái cảm tử sử dụng một lần để tiến công các mục tiêu có giá trị cao. Нarop có trọng tải cất cánh 135kg, độ cao bay tối đa là 15.000 feet (4.572m), hành trình bay 200km, hoạt động liên tục lên đến 9 giờ, tốc độ 225 Knots (115,75m/giây); trọng lượng đầu đạn 16kg. Нarop có thể tiến công từ mọi góc độ với sai số 1m, nên nó trở thành mối đe dọa cho tất cả các mục tiêu của đối phương.

1634543092209.png

1634543034190.png

1634542948958.png

1634543284000.png

Máy bay không người lái Нarop

Các máy bay không người lái cảm tử Нarop được khởi động từ các bệ phóng trên mặt đất, được điều khiển nhờ hệ dẫn quang-điện tử và thiết bị truyền video. Harop bay lượn trên không nhờ động cơ cánh quạt và có thể trinh sát ở độ cao lớn. Ngay sau khi phát hiện được mục tiêu, Harop lao xuống và tiêu diệt chúng. Harop được coi là đỉnh cao công nghệ máy bay không người lái của nền công nghiệp quốc phòng Israel, được nhiều quốc gia quan tâm. Tháng 6/2015, Công ty IAI cho biết, họ đã xuất khẩu hàng trăm hệ thống máy bay không người lái cảm tử loại này cho Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ. Năm 2016, máy bay không người lái cảm tử Harop lần đầu tiên được Azerbaijan sử dụng chống lại lực lượng ly khai Armenia ở Nagorny Karabakh. Những chiếc máy bay không người lái cảm tử này đã khiến phía Armenia chịu tổn thất nặng nề.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
XE DÒ-PHÁ MÌN TỪ XA HOẠT ĐỘNG THEO NGUYÊN LÝ VẬT LÝ MỚI

1634743321694.png

1634743490547.png


Để bảo vệ các tổ hợp tên lửa cơ động, lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược Nga đã công bố kế hoạch, năm 2020 trang bị 20 xe 15M107 (xe dò-phá mìn từ xa) cho tất cả các đơn vị; tuy nhiên, kế hoạch đã được điều chỉnh giảm 4 lần - chỉ còn 5 chiếc.

Xe dò-phá mìn từ xa 15М107 Listva
15М107 Listva là xe dò-phá mìn từ xa do Phòng thiết kế Ryazan “Globus” phát triển và Nhà máy Krasnodar “Cascad” chế tạo năm 2013, để trang bị/bảo vệ các tổ hợp tên lửa cơ động của lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược Nga tại các vị trí chiến đấu và trên đường cơ động. Xe dò-phá mìn từ xa 15M107 Listva, có kíp xe gồm 5 người: trưởng xe, lái xe, người vận hành thiết bị và 2 lính công binh. Listva có trọng lượng chiến đấu từ 18,4 đến 20 tấn; dài 8,9 hoặc 11,1m; rộng: 2,5 hoặc 3,96m; cao: 3,35 hoặc 4,74m. Listva sử dụng khung gầm xe ôtô bọc thép SBA-60-K2 “Bulat” bánh lốp 6x6 - phiên bản hiện đại hóa của xe KAMAZ-43269 “Bystrel”. Vỏ thép của xe có khả năng bảo vệ kíp lái và thiết bị trước đạn bộ binh và mảnh đạn pháo. Do các hệ thống điện tử có bức xạ mạnh, nên tất cả các khoang có người đều được lắp lớp bảo vệ thích hợp; đồng thời, một số thành viên kíp xe còn được trang bị bộ đồ bảo hộ đặc biệt.
Xe sử dụng động cơ KamAZ-740 V8 với khả năng việt dã cao, giúp Listva hoạt động tốt trong đội hình của các hệ thống tên lửa hiện có; xe có thể vượt giao thông hào rộng 0,8m; tốc độ tối đa 60km/giờ, khi rà phá bom mìn tốc độ không quá 40 km/giờ (thường là từ 10 đến15 km/giờ).

1634776256001.png



1634776380476.png

1634776429934.png


Theo số liệu được công bố, trong các cuộc diễn tập, để kiểm tra khả năng của Listva “đối phương” đã bí mật bố trí nhiều thiết bị nổ dọc tuyến đường các tổ hợp tên lửa đi qua. Các thiết bị nổ này được điều khiển, kích nổ bằng điện thoại di động. Xe Listva đã phá thành công các tín hiệu điều khiển thiết bị nổ và không thiết bị nào được kích nổ. 15M107 Listva đã từng qua thực chiến tại Syria; đã ra mắt trong Lễ Duyệt binh mừng ngày Chiến thắng 9/5/2020 tại Moscow, và sớm đưa vào biên chế đại trà.

Nguyên lý hoạt động mới
Nguyên lý hoạt động của hệ thống rà-phá bom mìn 15M107 là tác động bằng xung điện từ lên các bộ phận kim loại, kể cả các cơ cấu điện và điện tử của thiết bị nổ ứng dụng hoặc mìn, và bằng cách đó, nó kích hoạt các ngòi nổ điện tử hoặc đốt cháy chúng, khiến thiết bị nổ, mìn trở nên vô dụng. 15M107 có một ăng ten parabol kết nối với thiết bị điện tử tạo xung với tần số siêu cao, khoảng sóng siêu rộng và công suất đủ lớn, có thể tác động lên các bộ phận kim loại của các thiết bị nổ và dò mìn trên địa hình với một góc rộng 90o ở cự li ít nhất là 50m. Ăngten khi hành quân xếp gọn trên nóc xe, khi làm việc nâng lên độ cao cần thiết. Trên xe thiết kế một số vị trí có thể gắn các khung của hệ thống môđun tìm kiếm thiết bị nổ. Môdun tìm kiếm tích hợp 16 cảm biến hoạt động theo nguyên lý cảm ứng, có thể phát hiện vật thể có chứa các chi tiết kim loại. Thông tin về thực trạng địa hình được hiển thị trên màn hình bảng điều khiển. Sử dụng môđun tìm kiếm, Listva có thể kiểm tra khu vực rộng với một góc 30o ở khoảng cách lên tới 100m với tốc độ di chuyển 15km/giờ - phù hợp để tháp tùng các hệ thống tên lửa. Trong trường hợp đối phương sử dụng các thiết bị nổ điều khiển bằng radio, người điều khiển xe có thể sử dụng hệ thống tác chiến điện tử gây nhiễu giúp loại bỏ việc kích nổ chúng từ kẻ thù. Hệ thống tác chiến điện tử cũng có khả năng kích nổ sớm các quả mìn.

1634776553870.png

1634776722986.png

1634776596647.png

1634776648956.png


Ngoài ra, để nâng cao sức chiến đấu, các đơn vị của lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược Nga sẽ nhận được hơn 300 thiết bị kỹ thuật, bao gồm các phương tiện phá hủy chướng ngại vật, cầu phao cơ giới hạng nặng, máy xúc, cần cẩu xe tải và các vũ khí kỹ thuật khác. Hơn 50% số thiết bị kỹ thuật cung cấp trên được phát triển dành riêng cho lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược. Listva với khả năng phát hiện các thiết bị nổ dựa trên nguyên tắc vật lý mới, xe và kíp lái có thể tìm kiếm các loại thiết bị nổ khác nhau và vô hiệu hóa chúng. Thiết bị có thể hoạt động theo chế độ được điều khiển hoặc tự động. Người vận hành có thể sử dụng các hệ thống riêng rẽ hoặc đồng thời, tùy thuộc vào yêu cầu: chỉ phát hiện các thiết bị nổ hay vừa tìm kiếm phát hiện với đồng thời phá hủy chúng. Do vậy, nó không chỉ giúp tăng khả năng bảo vệ các lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược Nga mà còn trở thành niềm tự hào của lực lượng răn đe đầy hiệu quả này nói riêng và các lực lượng vũ trang Nga nói chung.

1634776824036.png

1634776798125.png
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,152
Động cơ
400,605 Mã lực
Nước lạ mà sản xuất ra độ 500 cái không người lái rồi cho lên tàu sân bay của nó đưa ra đảo thì có đủ sức răn đe không các cụ
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nước lạ mà sản xuất ra độ 500 cái không người lái rồi cho lên tàu sân bay của nó đưa ra đảo thì có đủ sức răn đe không các cụ
Nhiều UAV nhưng điều khiển kém thì cũng có lúc gặp hạn đấy cụ
Em xin trích:

Tờ Dailymail (Anh) mới đây đã đăng tải đoạn video ghi lại màn trình diễn của 200 thiết bị không người lái (drone) được coi là ‘thảm họa’ tại thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc hôm 1/10. Theo đó, một loạt drone trong quá trình thực hiện màn xếp chữ trên bầu trời đã gặp sự cố, trước khi đột ngột rơi hàng loạt xuống đường phố.
Trong đoạn video, hàng loạt khán giả theo dõi màn trình diễn đã hét lên khi các drone ‘tắt đèn’ và rơi xuống một cách mất kiểm soát. Rất nhiều người đã buộc phải tìm nơi trú ẩn khi rất nhiều drone lao xuống mặt đất và các tòa nhà xung quanh
Theo Dailymail, vụ việc diễn ra tại một màn trình diễn UAV gần một trung tâm thương mại ở Trịnh Châu, nơi nằm cách Bắc Kinh hơn 720 km về hướng tây nam. Có khoảng 5000 khán giả, phần lớn là trẻ em, đang xem màn trình diễn trước khi sự cố xảy ra.
"Có nhiều thiết bị bay không người lái bị rơi xuống," Li, một nhân chứng có mặt tại địa điểm nói với Vice. "Một số bay rất xa, và một số vướng vào cây." Cũng theo Li, các nhân viên thuộc ban tổ chức đã đưa khán giả trú ẩn bên trong các trung tâm mua sắm khi vụ việc xảy ra.
Hiện tại, không rõ chính xác điều gì đã gây ra vụ tai nạn. Một nhà tổ chức nói với China News Services rằng "lỗi vận hành" có thể đã dẫn đến sự cố. Trong khi đó, theo trang Kanzhaji, ban tổ chức buổi trình diễn đã báo cáo sự việc với cảnh sát, nghi ngờ rằng một đối thủ cùng ngành có thể đã sử dụng thiết bị nhiễu sóng để phá hệ thống định vị của drone. Không có thương tích nào được báo cáo sau vụ tai nạn.


Đây mới là drone dân sự, còn nếu là UAV, drone quân sự, tác hại chắc khôn lường
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
"THỢ SĂN" OKHOTNIK CỦA NGA

1634778141489.png

1634778171207.png

1634778188144.png

1634778215040.png


Quân đội Nga đã công bố video chuyến bay của máy bay chiến đấu tàng hình không người lái Okhotnik ("Thợ săn"), còn có biệt danh Hunter-B, vũ khí uy lực mà Nga âm thầm phát triển trong suốt thời gian qua.
Nga đã công bố đoạn video ghi lại cảnh nguyên mẫu máy bay chiến đấu tàng hình không người lái Okhotnik hiện đại của Quân đội Nga cất cánh thành công từ một căn cứ quân sự không được tiết lộ trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Đoạn video cho thấy, chiếc Okhotnik bay 20 phút ở độ cao 600m và thực hiện một vài động tác nhào lộn trên không, rồi hạ cánh an toàn. Okhotnik là một trong những vũ khí bí ẩn của kho vũ khí Nga và đây là lần đầu tiên nó lộ diện đầy đủ góc cạnh. Okhotnik do Tập đoàn quốc phòng Sukhoi chế tạo dựa trên mẫu máy bay khí động học có cánh, kết hợp sử dụng vật liệu composite và công nghệ tàng hình.
Nhiệm vụ của Okhotnik là thu thập thông tin tình báo và tiến công phá hủy các mục tiêu của đối phương, như: hệ thống phòng không, thông tin tiên lạc, sở chỉ huy trong giai đoạn đầu chiến tranh (xung đột), mở đường cho máy bay chiến đấu có người lái tham chiến. Ngoài ra, Okhotnik còn được giao những nhiệm vụ khó khăn, với mức độ nguy hiểm cao trong thời gian tới. Okhotnik có trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 20 tấn; được trang bị 1 động cơ phản lực; có thể mang theo 6 đến 8 tấn vũ khí trong khoang; vận tốc 2.200km/ giờ, bay ở độ cao 16 đến 18km và tầm hoạt động 3.000 đến 4.000km.

1634778311098.png

1634778338227.png

1634778360637.png


Máy bay tàng hình này có thể hoạt động độc lập hoặc kết nối với tiêm kích Su-57 trong nhiệm vụ tiến công mục tiêu hoặc tác chiến điện tử. Okhotnik có thể giúp Nga giải quyết nhiều điểm yếu trong thiết kế Su-57, tạo ra cặp tiêm kích có uy lực vượt xa khả năng chiến đấu của hai loại máy bay riêng lẻ. Bộ đôi Su-57 và Okhotnik cũng hiện thực hóa ý tưởng tác chiến lấy mạng làm trung tâm, trong đó những chiếc Su-57 sẽ trở thành trung tâm chỉ huy cho lực lượng bộ binh, phòng không và các phi đội máy bay khác.

1634778406500.png

1634778428366.png

1634778472600.png

1634778452727.png


Theo hình ảnh được ghi lại, chuyên gia Michael Kaufman nhận định chiếc máy bay chiến đấu tàng hình không người lái của Nga có nhiều nét tương đồng với các mẫu X-47B của Mỹ. Trong khi đó, chuyên gia Kyle Mizokami của Mỹ lại cho rằng hình dạng cánh của Okhotnik có thể giống với máy bay không người lái RQ-170 của Mỹ. Chuyên gia Kyle Mizokami cũng cho biết, với hình dáng đặc biệt, Okhotnik có khả năng mang bom có độ chính xác cao. Mẫu máy bay của Nga cũng có thể vượt qua lưới lửa phòng không của đối phương nhờ khả năng tàng hình.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,152
Động cơ
400,605 Mã lực
Nghĩ đến viễn cảnh chiến tranh mà một đội du kích ở dưới còn trên trời bọn không người lái nhiều như ong nó lượn thì đánh kiểu gì các cụ nhỉ. Thò đầu lên là bùm.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
SÚNG TRƯỜNG TIẾN CÔNG QBZ-191 CỦA TRUNG QUỐC

Súng trường thế hệ mới QBZ-95 bắt đầu được đưa vào biên chế trong Quân đội Trung Quốc năm 1995 và mới chỉ trang bị cho toàn quân từ sau những năm 2000, thế nhưng mới đây Bắc Kinh lại bất ngờ phát triển loai súng QBZ-191 mới để thay thế cho QBZ-95.

1634906771225.png

1634906792910.png

1634906841177.png

1634906876821.png

Súng QBZ-95

Súng trường tiến công QBZ-95, sử dụng đạn 5,8 x 42mm do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển. Tuy nhiên, sau quá trình sử dụng thì súng QBZ-95 phát sinh một số nhược điểm như: khó khăn trong việc tích hợp thêm phụ kiện, kém linh hoạt trong thao tác, vận động; súng quá ngắn, không phù hợp với khổ người…
Chính vì vậy, Trung Quốc đã nghiên cứu và thử nghiệm súng trường tiến công mới QBZ-191 để thay thế khẩu QBZ-95. Súng vẫn sử dụng đạn 5,8 × 42mm, đây là cỡ đạn tiêu chuẩn dành riêng cho Quân đội Trung Quốc. Súng được trang bị băng đạn tiêu chuẩn 30 viên.

1634907101260.png

1634907128069.png

1634907044931.png

1634907164781.png

1634907551215.png

Súng QBZ-191

Súng trường tiến công QBZ-191 được phát triển gồm 3 biến thể: Phiên bản có chiều dài nòng rút ngắn 267mm sẽ được sử dụng cho lực lượng các binh chủng; phiên bản này có tầm bắn hiệu quả 300m. Phiên bản nòng dài 368mm sẽ là dòng súng trường tiêu chuẩn cho bộ binh; phiên bản này có tầm bắn hiệu quả 400 đến 500m. Cả hai phiên bản này có tốc độ bắn 750 viên/phút. Phiên bản thứ ba được kéo dài và gia cố nòng để sử dụng làm súng bắn tỉa tiêu chuẩn, có tầm bắn hiệu quả khoảng 800m. Súng được chế tạo bằng vật liệu composit nhằm giảm trọng lượng, nhưng vẫn giữ được độ bền cơ học; được trang bị sẵn ray pincatinny để gắn các phụ kiện cần thiết.
Súng được phát triển theo hướng thiên về thiết kế khẩu M-16 của Mỹ, nên sử dụng khóa nòng kiểu M-16, nhưng đã được sửa đổi nhiều, giống như khẩu Daewoo K2 của Hàn Quốc. Đồng thời, QBZ191 đã có nút thả khóa nòng ở bên trái tương tự M-16 của Mỹ.

1634907649363.png

1634907672568.png

Súng M-16

1634907728333.png

1634907756386.png

1634907774522.png

Súng Daewoo K2

Thiết kế của QBZ-191 với nút thả khóa nòng kiểu này sẽ được dùng để giữ khóa nòng mở khi không có hộp tiếp đạn, và cho phép thay nòng súng nhanh mà không cần tháo súng. Theo các thông tin thì đây là loại súng khá hiện đại, mặc dù vậy, vẫn cần được kiểm nghiệm thực tế mới có đánh giá chính xác. Bởi vì, cách đây 2 thập niên, họ đưa vào trang bị mẫu QBZ-95, một vũ khí được tung hô là “khẩu súng có tính cách mạng”, thế mà giờ đã phải thay thế nó bằng mẫu QBZ-191. Điều này cho thấy tính không ổn định của ngành thiết kế vũ khí cầm tay Quân đội Trung Quốc.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nga nâng cấp pháo có từ cuối thập niên 1970 cho quân đội

Hãng tin RIA Novisti dẫn thông báo của Công ty Uraltransmash thuộc Tập đoàn Công nghệ cao nhà nước Rostec cho biết, đã hoàn thành việc nâng cấp pháo tự hành 2S7M Malka và đã sẵn sàng sản xuất loạt trang bị cho quân đội.
Pháo 2S7 với số lượng đã sản xuất hơn 1.000 khẩu và hiện vẫn được quân đội nhiều nước như Belarus, Gruzia và Ukraine... tin dùng, vì 2S7 luôn phát huy tốt sức mạnh mà nó sở hữu.

1635002236191.png

1635002316877.png

1635002390554.png

Pháo tự hành 2S7M Malka

Pháo tự hành 2S7M Malka là phiên bản hiện đại hóa của pháo tự hành 2S7 Pion (Hoa mẫu đơn) được sản xuất vào cuối thập niên 1970. Trước đó, cuối tháng 12/2019, Tổng giám đốc Công ty Uraltransmash, Dmitry Semizorov cho biết, việc hiện đại hóa pháo tự hành Malka đã hoàn tất và sẽ sản xuất hàng loạt loại pháo này trong năm tới. Theo ông Dmitry Semizorov, công việc chính của hiện đại hóa là thay thế những chi tiết nhập khẩu bằng các chi tiết được sản xuất trong nước và lắp thêm các tổ hợp linh kiện mới. Mục đích nhằm cải thiện tính năng tự hành, khả năng tác chiến và cơ động, khả năng điều khiển chỉ huy cũng như tất cả các tính năng cơ bản pháo tự hành cần có. Cụ thể: Thay thế hộp số sản xuất ở Kharkov (Ukraine) bằng loại sản xuất trong nước; lắp động cơ mới thay cho động cơ Ukraine sản xuất; cải tiến cơ chế phân phối hỏa lực và bộ cấp điện, hiện đại hóa thiết bị quan sát, thiết bị liên lạc nội bộ và trạm thu, phát; thay thế các linh kiện trong hệ thống, cũng như thiết bị trong tổ hợp bảo vệ bằng linh kiện sản xuất trong nước. Báo cáo của tập đoàn cho biết, loại pháo hiện đại hóa này đã vượt qua quy trình thử nghiệm nghiêm ngặt bao gồm: kiểm tra Pháo tự hành 2S7M Malka, phiên bản hiện đại hóa vẫn giữ những tính năng ưu việt của 2S7 Pion, loại pháo cho đến nay vẫn được coi là một trong những pháo có sức công phá mạnh nhất trên thế giới. Mẫu 2S7 được trang bị pháo cỡ nòng 203mm, đạn nặng 110kg, tầm bắn lên đến hơn 40km, được sử dụng để tiêu diệt những mục tiêu và hạng mục quan trọng sâu trong hậu phương địch. Pháo 2S7 Pion có thể bắn loại đạn nổ phá, nhưng ưu thế chính của nó là sử dụng đạn phá bê tông, đạn hóa học và đầu đạn hạt nhân.

1635003146615.png

1635003171844.png

1635003302663.png

1635003959014.png

1635003119055.png

Pháo 2S7 Pion

So với phiên bản gốc, lần hiện đại hóa này đã giúp cho thời gian chuyển thế từ hành quân sang chiến đấu của 2S7M Malka giảm từ 10 xuống 7 phút, cơ số đạn tăng từ 4 viên lên 8 viên, cơ cấu nạp đạn mới cho phép nạp đạn khi nòng pháo ở bất cứ vị trí nào. Tốc độ bắn của pháo tự hành 2S7M Malka tăng lên 2,5 phát/phút, thay vì chỉ 1,5 phát/phút như 2S7 Pion. Theo các báo cáo, pháo tự hành 2S7M Malka đã tiêu diệt mục tiêu một cách chính xác nhờ kết hợp với máy bay trinh sát không người lái Orlan-10 trong việc xác định phần tử bắn, và phát bắn được mô tả là “chính xác như súng bắn tỉa”.

1635003354062.png

1635003400459.png

1635003578263.png

1635003732404.png

1635003247897.png

1635003878895.png

1635003915911.png

1635003530580.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tàu ngầm hạng nhẹ của Iran

Tư lệnh Hải quân Iran cho biết, hải quân nước này đã được bổ sung thêm 02 tàu ngầm hạng nhẹ do chính Iran sản xuất, nhằm tăng cường năng lực chiến đấu để bảo vệ an ninh vùng Vịnh Persian.
Đài truyền hình quốc gia Iran cho hay, hải quân nước này đã làm lễ biên chế 02 tàu ngầm lớp Ghadir cho một đơn vị hải quân. Tàu ngầm mới được thiết kế để hoạt động ở vùng nước nông như vùng Vịnh. Tham dự buổi lễ có nhiều quan chức cấp cao của Chính phủ và Hải quân Iran, đặc biệt trong đó có tư lệnh Hải quân - Chuẩn Đô đốc Hossein Khanzadi.

1635149219447.png

1635149243706.png

1635149481144.png

1635150464572.png

1635150499602.png


Kênh truyền hình vệ tinh Press TV của Iran dẫn lời một quan chức hải quân cho biết, các tàu ngầm lớp Ghadir nói trên hoàn toàn do các chuyên gia Iran tự thiết kế và chế tạo. Tàu có kích thước: chiều dài 29m, rộng 03m, mớn nước 2,5m, lượng giãn nước 120 tấn. Hai tàu ngầm lớp Ghadir được đóng với thời gian là 10 tháng và 18 tháng, trang bị công nghệ tránh sóng âm. Tuy vậy, điều đáng ngạc nhiên là thông tin tàu ngầm lớp Ghadir không những có khả năng phóng tên lửa hải đối hải từ dưới nước, mà còn có khả năng phóng ngư lôi.
Phải nói rằng đây là tuyên bố gây “kinh ngạc” giới quân sự thế giới, bởi với kích thước khiêm tốn như vậy, việc trang bị được 02 ống phóng ngư lôi 533mm đã là điều “quá sức”, vậy mà Iran còn tuyên bố con tàu phóng được cả tên lửa hải đối hải thì e rằng có phần hơi quá, có chăng chỉ 02 quả ngư lôi đặt sẵn trong ống phóng đã là quá đủ. Cùng với đó, số thủy thủ trên tàu được công bố lên tới con số 18 người. Tất nhiên là việc “nhồi” 02 ống phóng ngư lôi 533mm là có thể, nhưng cần tính tới không gian cho phòng điều khiển, phòng nghỉ ngơi, khoang động cơ… Không hiểu Iran làm thế nào để “nhồi” được 18 thủy thủ, ngư lôi, tên lửa hay thủy lôi trên chiếc tàu ngầm “nhỏ bé, xinh xinh” này.

1635154055921.png

1635154031291.png

1635154276560.png

1635154081597.png

1635154121661.png

1635153963891.png

1635154011551.png


Hải quân Iran được cho là đang sở hữu 12 tàu ngầm hạng nhẹ và 03 tàu ngầm do Nga sản xuất. Iran bắt đầu sản xuất tàu ngầm lớp Ghadir vào năm 2005 và chiếc đầu tiên hoàn thành vào năm 2007. Và lễ bàn giao đã nâng số tàu ngầm của Hải quân Iran lên con số 14 tàu. Tuy nhiên, con số này chưa được phía Iran chính thức công nhận. Động thái trên được xem như một phần nỗ lực của Iran nhằm củng cố khả năng quốc phòng trong bối cảnh căng thẳng với phương Tây về chương trình hạt nhân đang leo thang và có nhiều nguồn tin nói rằng: có thể xảy ra một cuộc tiến công của đối thủ nhằm vào các cơ sở nghiên cứu và sản xuất hạt nhân của Iran.

1635154304232.png

1635154348533.png

1635154541890.png

1635154436700.png

1635154377532.png

1635154410106.png
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top