[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,933
Động cơ
1,374,118 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
THỔ NHĨ KỲ ĐƯA TRỰC THĂNG ATAK FAZ-2 "sát thủ diệt tăng" đến chiến trường Syria

Thổ Nhĩ Kỳ mới tổ chức thành công lần bay thử đầu tiên cho trực thăng ATAK FAZ-2 - phiên bản nâng cấp của trực thăng tiến công T129 ATAK do nước này phát triển. Giới quan sát nhận định loại vũ khí mới này cũng sẽ được triển khai sang Syria để thử lửa.

1632272530320.png

1632272552533.png

1632272572513.png

1632272610630.png

Trực thăng ATAK FAZ-2

Giám đốc Ủy ban Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (SSB), ông Ismail Demir cho biết, máy bay đã hoàn thành tốt nội dung thử nghiệm cất cánh và duy trì trạng thái bay liên tục. Các trang, thiết bị điện tử trên trực thăng hoạt động đáp ứng yêu cầu đặt ra. Những trang, thiết bị mới được tích hợp lên trực thăng ATAK FAZ-2 bao gồm: các hệ thống tác chiến điện tử và một số nâng cấp ở thiết bị cảnh báo radar (RWR), thiết bị cảnh báo laser (LWR), máy phá sóng (RFJ)... Những thông số cơ bản khác của T129 ATAK vẫn được giữ nguyên trên ATAK FAZ-2.

1632272698279.png

1632272726942.png

1632272752452.png

Trực thăng T129 ATAK

Như vậy, ngoài khả năng chống tăng, thiết giáp và chi viện hỏa lực cho bộ binh như ở T129 ATAK thì biến thể trực thăng tiến công ATAK FAZ-2 sẽ còn có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến điện tử, trinh sát, thu thập tin tức tình báo. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đến cuối năm 2020 đã nhận được 20 chiếc ATAK FAZ-2.
Giới quan sát nhận định, cũng giống như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng chiến trường Syria để thử vũ khí của mình. Loại trực thăng tiến công T129 ATAK được đưa vào biên chế cho Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2014, và đã được đưa sang chiến trường này ngay trong giai đoạn đầu khi Ankara quyết định triển khai các chiến dịch quân sự trên đất Syria.
Trực thăng T129 ATAK là sản phẩm hợp tác giữa Tập đoàn Nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Aerospace Industries (TUSAS/TAI) và Hãng Augusta Westland của Italy. Đây là loại trực thăng tiến công dựa trên mẫu A-129 Mangusta do Augusta Westland sản xuất cho Không quân Italy. Theo một số chuyên gia phân tích, loại trực thăng T129 ATAK còn đáng sợ hơn cả trực thăng Mi24 của Nga.

1632272888429.png

1632272913987.png

Mi-24

Là trực thăng vũ trang nên T129 có khả năng mang theo tới hơn 1 tấn vũ khí bao gồm: pháo, tên lửa và rocket. Trực thăng được trang bị pháo nòng xoay 3 nòng cỡ 20mm với 500 viên đạn. Hai bên hông máy bay được bố trí 2 cánh nhỏ với 4 điểm treo cho phép mang rocket, tên lửa.
Trên T129 ATAK còn có 4 ống phóng rocket cỡ 70mm có điều khiển Cirit do Thổ Nhĩ Kỳ tự phát triển, dùng đầu tự dẫn laser bán chủ động, tầm bắn 1,5 đến 8km. Trực thăng T129 ATAK còn có thể mang theo tên lửa không đối không (có thể là loại AIM-92 Stinger hay MBDA Mistra).
Trực thăng T129 ATAK được trang bị tổ hợp trinh sát quang - điện dùng để trinh sát, dẫn đường tên lửa đặt ngay trước mũi, trên ụ pháo 20mm. Trực thăng này có chiều dài 12,2m; chiều cao 11,9m; trọng lượng cất cánh tối đa 5.000kg; tải trọng vũ khí 1.150kg; vận tốc tối đa 278km/giờ; vận tốc hành trình 269km/giờ; tầm bay 1.000km và trần bay là 6.096m.

1632273005934.png

1632273045269.png

1632273089972.png

1632273143477.png

1632273258234.png

1632273303351.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,933
Động cơ
1,374,118 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
B-21: "PHÁO ĐÀI BAY" TÀNG HÌNH THẾ HỆ MỚI CỦA MỸ

Không quân Mỹ đã hoàn thành việc đánh giá chi tiết thiết kế mẫu máy bay ném bom chiến lược B-21. Và từ thông tin trên, dư luận đang dấy lên rằng thế hệ máy bay mới này sẽ sẵn sàng ra mắt trong năm 2021.

1632369514863.png

1632369556554.png

1632369632342.png

1632369956844.png

1632370005920.png


Máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-21, hay B-21 Raider (Kẻ tập kích) do Tập đoàn Northrop Grumman bắt đầu chế tạo năm 2015, là mẫu máy bay ném bom chiến lược đầu tiên trong thế kỷ 21 của Mỹ. Theo nhiều thông tin, Dự án B-21 có chi phí phát triển khoảng 23,5 tỷ USD, với giá thành gần 600 triệu USD/ chiếc và dự kiến ban đầu đưa vào biên chế năm 2025.

Trang bị công nghệ hiện đại
So với máy bay ném bom chiến lược B-2, kích thước của B-21 nhỏ hơn, nhưng công nghệ tàng hình và hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến hơn; thậm chí còn có thể được trang bị tên lửa hành trình tầm xa mang đầu đạn hạt nhân. Loại tên lửa này được phát triển để thay thế tên lửa hành trình AGM-86B sản xuất từ thập niên 1980.
Truyền thông Mỹ đưa tin, tên lửa hành trình tầm xa mang đầu đạn hạt nhân có khả năng xuyên thủng tổ hợp phòng không S-300 cũng như S-400 do Nga chế tạo, thực hiện các cuộc tiến công vào sâu trong lãnh thổ đối phương. Lầu Năm Góc dự kiến chi 17 tỷ USD để có được 1.000 tên lửa loại này vào năm 2030. Giới chuyên gia nhận định, B-21 có hình dáng giống mẫu máy bay thâm nhập chiến lược tối tân (ASPA) - máy bay ném bom của những năm 1980. Tuy nhiên, ngoài công nghệ tàng hình, B-21 còn được trang bị các thiết bị có khả năng gây nhiễu điện tử, giúp máy bay có khả năng sống sót cao hơn trên chiến trường.
B-21 sử dụng 2 cặp động cơ General Electric F118-GE-100, được đặt ở khoảng giữa cánh và thân. Các cửa hút khí của động cơ B-21 không có vành khuyết răng cưa và có độ dốc lớn hơn. Nhiều thông tin nói rằng, B-21 sẽ sử dụng một hệ thống máy tính cấu trúc mở nhằm thuận lợi cho việc tích hợp vũ khí mới lên máy bay.

1632369899188.png

Động cơ General Electric F118-GE-100

Tham vọng xuyên thủng mọi hệ thống phòng không
Tiến bộ trong tốc độ xử lý máy tính, công nghệ kỹ thuật số và hệ thống định vị giúp nhiều hệ thống phòng không có thể phát hiện các máy bay do thám một cách hiệu quả hơn. Ví dụ, tổ hợp phòng không S-300 và S-400 của Nga sử dụng công nghệ kỹ thuật số để xây dựng mạng lưới các điểm, nhằm theo dõi và xác định dữ liệu mục tiêu trong một khu vực rộng lớn. Các hệ thống phòng không mới với công nghệ điều khiển và kiểm soát tiến tiến dễ phát hiện máy bay ở phổ rộng hơn.
Do vậy, Không quân Mỹ dự kiến phát triển B-21 với các đột phá, nhằm vô hiệu hóa các hệ thống phòng không của đối phương trong tương lai. Theo đó, một số công nghệ tiềm năng sẽ được các nhà thiết kế và chế tạo đưa vào B-21 để tạo ra một mẫu máy bay có cấu trúc và lớp vỏ có thể “che mắt” hệ thống radar của đối phương. Không quân Mỹ sẽ tận dụng các công nghệ tàng hình của B-2 để đưa vào B-21, nhưng nâng lên một tầm cao mới, nhằm đối phó hiệu quả hơn với các radar tần số thấp ở các dải tần UHF và VHF vốn ngày càng được sử dụng phổ biến để đối phó với công nghệ tàng hình.
Radar dải tần thấp có bước sóng dài hàng mét đến hàng chục mét và để vượt qua nó máy bay tàng hình phải thiết kế đảm bảo không có bộ phận nào quá nhỏ có thể gây ra hiện tượng cộng hưởng sóng radar. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi một bộ phận trên máy bay, chẳng hạn như phần cánh đuôi, có kích thước nhỏ hơn 8 lần so với bước sóng radar. Do đó, để vượt qua các radar có dải tần thấp như UHF và VHF, B-21 buộc phải được thiết kế để toàn bộ phần thân và cánh máy bay gần như là một khối đồng nhất. Thiết kế không có cánh đuôi của B-21 giúp giảm tiết diện phản xạ radar thấp đến mức gần như trở nên vô hình đối với hệ thống radar có dải tần UHF hay VHF. Hiện vẫn chưa rõ Không quân Mỹ sẽ mua bao nhiêu chiếc B-21, song có nguồn tin cho biết giới lãnh đạo dự kiến con số “tối thiểu” là 100 chiếc để thay thế các loại máy bay ném bom chiến lược B-1, B-2 sẽ lần lượt loại khỏi biên chế từ năm 2030.

B-21 sẽ có hộ tống khi thực hiện sứ mệnh
Song song với việc phát triển B-21, Không quân Mỹ cũng có kế hoạch chế tạo máy bay tầm xa để hộ tống máy bay tàng hình thế hệ 5 này, nhằm tăng khả năng tác chiến và sống sót khi xâm nhập sâu vào lãnh thổ đối phương. Máy bay hộ tống sẽ là máy bay chiến đấu thế hệ 6, được phát triển theo chương trình “Xuyên thủng hệ thống phòng không đối phương” (PCA).

1632370381951.png

1632370452357.png

Mô hình máy bay hộ tống thế hệ 6

Nhiều nguồn tin còn nói rằng máy bay của chương trình PCA sẽ sử dụng hệ thống radar và cảm biến hồng ngoại để tiêu diệt máy bay địch từ ngoài tầm quan sát. Các máy bay này cũng có thể được thiết kế dạng cánh bằng, thậm chí giống mô hình thu nhỏ của B-21, nhằm tăng khả năng tàng hình và hoạt động tầm xa.
Để phá hủy các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa hiện đại của đối phương, B-21 sẽ phải vượt qua các hệ thống phòng thủ dày đặc, và sẽ rất khó sống sót dù được trang bị công nghệ tàng hình hiện đại. Vì vậy, các máy bay hộ tống B-21 sẽ tiến công các máy bay địch, và hệ thống phòng không dưới mặt đất, tạo điều kiện cho B-21 thực hiện nhiệm vụ tiến công các mục tiêu trọng yếu. Phó Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Stephen Wilson có chuyến thăm Tập đoàn Northrop Grumman vào cuối tháng 7 và cho biết “tiến độ đang được đẩy nhanh”, khả năng B-21 sẽ có chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/2021. Và lãnh đạo Không quân Mỹ rất tự tin về tiến độ của một trong những chương trình vũ khí được giữ khá kín này.

1632370584369.png

1632371037682.png

1632371091606.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,933
Động cơ
1,374,118 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
MỸ BÁN 73 TÊN LỬA ĐÁNH CHẶN CHO NHẬT BẢN

Cơ quan An ninh và Quốc phòng Lầu Năm Góc cho biết: Bộ Ngoại giao Mỹ vừa phê chuẩn việc bán 73 tên lửa đánh chặn cho Nhật Bản.
So với phiên bản Block 1A/B, thì tầm bắn của Block IIA lớn gấp 3 lần, độ cao đánh chặn gấp 2 lần, tốc độ nhanh hơn 1,5 lần (lần lượt là: 700km, 500km và 3.000m/s so với 2.500km, 1.000km và 4.500m/s.

1632472729573.png

1632473212625.png


Thương vụ này được thực hiện trong bối cảnh Triều Tiên đang tăng cường năng lực của các loại tên lửa tiến công và nó đã được chứng minh trong thời gian qua về khả năng các tên lửa đường đạn tầm trung và tầm xa của họ có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, có thể tiến công cả Nhật Bản và Mỹ. Đặc biệt, động thái này diễn ra ngay sau khi Triều Tiên tiến hành một loạt vụ thử tên lửa đường đạn mới gần đây.
Tên lửa đánh chặn Nhật Bản mua là tên lửa SM-3 Block IIA do Hãng Raytheon sản xuất, loại vũ khí được thiết kế để cung cấp cho hệ thống phòng thủ Aegis phóng từ tàu nhằm đánh chặn các tên lửa đường đạn đang bay tới.

1632472887332.png

1632472912332.png

1632472938421.png

1632472980208.png

1632473013712.png


Thông điệp của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Việc bán tên lửa là nhằm hỗ trợ các chính sách ngoại giao và an ninh quốc gia của Mỹ; tăng cường an toàn cho đồng minh của họ, để tạo sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương - khu vực đặc biệt quan trọng đối với lợi ích quốc gia của Mỹ”. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết thêm “Đây cũng chính là biện pháp để chúng tôi bảo vệ quân đội của mình đóng quân ở khu vực này... Và đây chỉ là hoạt động hỗ trợ và sẽ không làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực”.
Các nước láng giềng gần Nhật Bản, như Nga và Trung Quốc dường như không đồng ý với tuyên bố trên. Trước đó, Moscow và Bắc Kinh đã liên tục bày tỏ lo ngại về kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trong một quốc gia khu vực châu Á, rằng điều này sẽ làm đảo lộn sự cân bằng quyền lực hiện tại trong khu vực.
Tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA có chiều dài 6,55m, sải cánh 1,53m, trọng lượng 1,5 tấn, sử dụng nhiên liệu rắn 3 tầng; có tầm bắn lên tới 2.500km, độ cao đánh chặn đạt 1.000km, tốc độ hơn 4.500m/s. Nó có khả năng đánh chặn, bắn hạ các tên lửa đường đạn tầm trung và tầm gần ở giai đoạn giữa đường bay.

1632473331307.png

1632473390888.png

1632473157701.png

1632473111079.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,933
Động cơ
1,374,118 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
UAV Drone-40

1632473700995.png

1632473734078.png


Drone-40 do Tập đoàn Công nghệ quốc phòng DefendTex (Australia) chế tạo và "trình làng" tại Hội nghị Công nghiệp Lực lượng đặc biệt (SOFIC) diễn ra ở Florida (Mỹ).
Quan điểm về công nghệ sản xuất vũ khí đã có sự dịch chuyển. Trước đây, các nước không ngừng theo đuổi khả năng chiếm hữu những công nghệ vũ khí có kích thước lớn, khả năng công phá mạnh. Tuy nhiên, hiện nay cuộc đua của chiến trường hiện đại lại đang tìm kiếm những loại vũ khí nhỏ nhất, nhưng gây thiệt hại cho kẻ thù không kém vũ khí “khủng”.

“Diện mạo” Drone-40
Quá trình theo đuổi loại vũ khí nhỏ, nhưng hiệu quả tác chiến cao đã dẫn đến sự ra đời (gần đây nhất) thiết bị bay không người lái mang tên Drone-40. Thiết bị bay nhỏ, nằm gọn trong lòng bàn tay này có thể tiến công cả đoàn xe bằng thả lựu đạn từ trên cao. Drone-40 có dạng hình trụ ống, giống như một viên đạn lớn. Drone-40 có thể được bắn từ súng phóng lựu M320 hoặc súng phóng lựu sử dụng đạn 40mm. Sau khi được phóng lên không trung, Drone-40 chuyển thành một thiết bị bay không người lái với 4 cánh quạt, phối hợp với nhau giữ thăng bằng và duy trì thiết bị bay ở một độ cao nhất định.
1632474072435.png

1632473907185.png

1632473962449.png

1632473998473.png

1632473929251.png

1632473875085.png


Bộ phận động cơ bay được gắn với bộ phận nạp và thả lựu đạn; đặc biệt, Drone-40 có nút chọn các độ cao thả lựu đạn ở khu vực địa hình khó khăn mà binh sĩ không thể tiếp cận. Drone-40 có thể mang theo cùng một loại hoặc nhiều loại vật liệu nổ khác nhau, gồm: lựu đạn nổ mảnh, khói, nhiệt áp và đầu nổ dạng lõm chống tăng, kèm hoặc không kèm theo camera và các thiết bị do thám khác.

Nhiệm vụ và phương thức hoạt động của Drone-40
Loại thiết bị bay này được sử dụng để tiến công mục tiêu, tạo màn khói; làm nhiệm vụ tình báo, trinh sát và do thám.
Khi làm nhiệm vụ tình báo, trinh sát và do thám, nó sẽ được trang bị một bộ cảm biến, có khả năng truyền hình ảnh hiệu quả trong phạm vi 10km với đường truyền thẳng. Drone-40 cũng có thể ghi lại hình ảnh động và truyền về sở chỉ huy trong phạm vi cho phép hoặc có thể chụp ảnh tĩnh. Với sóng radio được tiếp âm bởi một hệ thống anten khác, thì phạm vi truyền dẫn hình ảnh về sở chỉ huy có thể được mở rộng. Sử dụng hệ thống định vị toàn cầu, Drone-40 có thể bay theo hành trình lập sẵn để đến một mục tiêu; hoặc nó có thể sử dụng radar khẩu độ tổng hợp giao thoa để xác định và lần theo mục tiêu. Giám đốc điều hành DefenceTex, ông Travis Reddy cho biết, Drone-40 có thể phát hiện được cả kết cấu radar của xe tăng T-72 và sau đó lần theo nó một cách độc lập.
Nếu một đơn vị Drone-40 muốn do thám trước khi tiến công thì bộ cảm biến này có thể cung cấp thông tin địa hình, mục tiêu..., sau đó bộ cảm biến này sẽ được tháo ra và thay thế bằng lựu đạn để thực hiện nhiệm vụ tiến công mục tiêu. Khi tiến công mục tiêu, thiết bị này có thể thả lựu đạn từ độ cao lớn, trong khi người điều khiển có thể ẩn nấp an toàn ở phía xa. Sau khi thả lựu đạn, người điều khiển sẽ điều khiển thiết bị bay không người lái tiếp đất và chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp theo.
Theo DefendTex, thiết bị này có thể duy trì bay trong khoảng thời gian 12 phút, hoặc lượn trong vòng 20 phút, với quãng đường khoảng 9,6km, tốc độ 20m/s. Drone-40 có thể được sử dụng đơn lẻ, theo đôi hoặc theo bầy đàn để tạo ra hiệu quả cao. Khi hoạt động bầy đàn với nhiều Drone-40 để lập thành một phi đội, các thiết bị bay này có thể ồ ạt “trút đạn” hiệu quả vào đầu kẻ thù từ trên cao. Phi đội này hoạt động dựa trên hệ thống dữ liệu cảm ứng phát ra từ một thiết bị bay không người lái làm nhiệm vụ tình báo, giám sát và do thám (gọi tắt là ISR) trong đội bay.
Ví dụ, một phi đội Drone-40 ban đầu có thể sử dụng một thiết bị làm nhiệm vụ trinh sát địa hình, đường cơ động và thời điểm đoàn xe địch cơ động, rồi sau đó phục kích và đợi đoàn xe bọc thép của đối phương đến vị trí tiến công thì thả loạt lựu đạn tiêu diệt đoàn xe này. Hiệu quả đạt được phụ thuộc vào loại lựu đạn được thả xuống. Phần lớn hoạt động bay, xác định và lần theo dấu vết mục tiêu được thực hiện một cách độc lập với sự can thiệp nhỏ nhất của con người. Mặc dù vậy, cần khẳng định rằng sự kiểm soát của con người vẫn đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình vận hành thiết bị bay loại này. “Bộ Quốc phòng Australia có những quy định hết sức nghiêm ngặt về bất kỳ trường hợp sử dụng độc lập nào trên chiến trường”, Giám đốc Reddy của DefendTex nói. “Chúng tôi luôn phải cử người đứng sau điều khiển. Vì vậy, hệ thống vũ khí này sẽ không bao giờ hoạt động tự động, tiếp cận và tiêu diệt hoàn toàn mục tiêu mà không có sự cho phép hoặc xác nhận từ mệnh lệnh con người”.
Hiện DefendTex chưa tiết lộ đã có đối tác nào mua hay đầu tư vào loại công nghệ thiết bị bay này. Song, viễn cảnh bán ra thị trường không phải là nhỏ, vì theo ông Reddy, các phiên bản thiết bị bay hiện hành có mức giá khoảng 1.000 USD/chiếc, và DefendTex đang nhắm đến mức giá thấp hơn, khoảng 500 USD cho một Drone- 40. Reddy cho biết, DefendTex đang nâng cấp Drone-40 thành phiên bản Drone-81. Ngoài ra, tập đoàn cũng đang nghiên cứu các mẫu thiết bị bay khác phù hợp với nhiều loại đạn khác nhau. Nếu thành công, sẽ tạo ra một kho thiết bị bay không người lái sử dụng nhiều loại đạn để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.

1632474276408.png

1632474406735.png

1632474306461.png

1632474332788.png
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Thời buổi công nghệ cao, UAV xua lên đầy trời do thám, tấn công căn cứ hậu cần. Lính dù đeo Jet suit bay vượt chiến tuyến tập kích xong lại bay ăn về ăn cơm thì đỡ thế nào nhỉ 😬
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,933
Động cơ
1,374,118 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Pháo tự hành bánh lốp trăm triệu USD đầu tiên của Nhật Bản

Pháo tự hành bánh lốp đầu tiên do Nhật Bản tự sản xuất được đặt tên là Type 19, có cỡ nòng 155mm, hứa hẹn sẽ mang lại khả năng chiến đấu hiệu quả cho pháo binh Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

1632542723985.png

1632542751637.png

1632542772424.png

1632543146580.png

1632542792530.png


Theo mạng quân sự Nhật Bản, mới đây trong cuộc tập trận tổng hợp thường niên dưới chân núi Phú Sĩ, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã ra mắt pháo tự hành bánh lốp thế hệ mới do nước này tự phát triển. Đây được xem là kết quả sau 7 năm nghiên cứu với chi phí ước tính hơn 9,9 tỷ Yên (tương đương hơn 100 triệu USD).
Type 19 được thiết kế trên khung gầm xe vận tải off-roard hạng nặng MAN 8x8 của Đức với khẩu pháo 155mm/L52 - chiều dài nòng gấp 52 lần cỡ nòng. Đây được xem là khẩu pháo tự hành bánh lốp đầu tiên của pháo binh Nhật Bản. Trước đó, họ chỉ có 2 dòng pháo tự hành bánh xích là Type 99, trang bị pháo 155mm và M110, trang bị pháo 203mm.
Hiện vẫn chưa có thông tin về tham số chính thức của pháo tự hành bánh lốp mới, mà chỉ được biết việc vận hành Type 19 cần tối đa 5 người - chứng tỏ tính tự động hóa của Type 19 là tương đối cao. Tuy nhiên, vì Type 19 được cải tiến từ khẩu pháo 155mm L52 trên pháo tự hành Type 99, nên không loại trừ khả năng tham số tác chiến của pháo 155mm/L52 trên Type 19 bánh lốp sẽ tương đương khẩu 155mm/L52 trên Type 99 bánh xích.
Type 99 có các tham số: trọng lượng khoảng 40 tấn, dài 11,3m, rộng 3,2m, cao 4,3m, sử dụng động cơ diesel 600hp, tốc độ tối đa 50km/giờ, tầm bắn 30km với đạn nổ phá, 38km với đạn tăng tầm; tốc độ bắn khoảng 6 phát/phút.
Type 99 do Tập đoàn Mitsubishi phát triển, đưa vào trang bị từ năm 1999, ước tính đến nay có 117 khẩu Type 99 đã được sản xuất và trang bị cho pháo binh Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Ngoài Type 99, hiện Nhật Bản duy trì khoảng 90 khẩu pháo tự hành cỡ nòng lớn nhất - M110 cỡ 203mm do Mỹ sản xuất từ những năm 1960. Đáng lưu tâm là loại pháo này từng tham gia cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

1632542977532.png

1632543005264.png

1632543035219.png

Pháo tự hành Type-99

Tuy có cỡ nòng lớn (203mm), nhưng do được chế tạo đã quá lâu, sử dụng công nghệ cũ nên tầm bắn của M110 chỉ đạt 17km. M110 có đạn nặng 90kg, tốc độ bắn trung bình là 2 viên/phút; kíp chiến đấu cần tới 13 người gồm: 1 lái xe, 2 pháo thủ, 2 nạp đạn và 8 người hỗ trợ ngồi ở xe khác.

1632543829400.png

1632543870064.png

1632544146546.png

1632543964114.png

Pháo tự hành M-110
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,933
Động cơ
1,374,118 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
MỘT SỐ VŨ KHÍ "KỲ LẠ" THỜI ĐỨC QUỐC XÃ

Mặc dù trong những loại vũ khí của Đức Quốc xã có nhiều loại là chuyện hư cấu (như "Wunderwaffe DG-2" - súng bắn ra tia chớp) thế nhưng chắc chắn một điều là thế lực này có những loại trang bị, vũ khí “kỳ lạ” đã được phát triển.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ Hai gần kết thúc, các nhà khoa học và nhà thiết kế giỏi nhất của Adolf Hitler đã được tuyển dụng trong một cuộc đua nhằm chế tạo ra những loại vũ khí tinh vi và tiến bộ nhất thời đại. Những loại vũ khí này nằm trong nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng của Hitler.
Không ít trong số các ý tưởng này ngày nay đã trở thành hiện thực và được áp dụng rộng rãi trong quân sự cũng như dân sự.

1. Xe tăng siêu nặng Panzer WIII Maus
Được hoàn thành vào cuối năm 1944, chiếc xe tăng siêu nặng này giữ kỷ lục là xe tăng nặng nhất thế giới từ trước tới nay - 188 tấn. Do quá nặng và không có động cơ đủ mạnh để duy trì xe hoạt động ổn định, nên vận tốc tối đa theo thiết kế là 20km/giờ, nhưng nguyên mẫu Maus chỉ có thể chạy được 13km/giờ.
Tuy không thể vượt cầu, nhưng cỗ xe tăng này cũng có thế mạnh riêng: Maus có thể lội qua các dòng suối sâu và chạy băng băng dưới các dòng sông sâu. Dự án xe tăng Maus được cho là quá tốn kém, và vì thế chỉ có đúng 1 chiếc hoàn chỉnh và 1 chiếc vẫn còn đang dở dang.

1632617499324.png

1632617697797.png

1632617745218.png

1632617525804.png

1632617579934.png

1632617602941.png

1632617650880.png

1632617866350.png

1632617316698.png

1632617472733.png


2. Siêu pháo Schwerer Gustav
Còn được biết đến dưới cái tên “Đại pháo Gustav”, đây là khẩu súng lớn nhất thế giới đã được chế tạo và sử dụng trong lịch sử. (Chỉ có 2 khẩu được chế tạo, khẩu thứ 2 có tên là Dora). Siêu pháo được thiết kế bởi Krupp Industries, nặng tới 1.350 tấn và có thể bắn những viên đạn nặng 7 tấn đến mục tiêu ở cách xa tới 29 dặm (46,7km).
Phải mất tới 3 ngày chuẩn bị với lực lượng nhân sự tới 250 người để lắp ráp 2 khẩu pháo cỡ nòng 800mm; và cần thêm 2.500 người khác đặt 2 thanh đường ray và cần nửa giờ để nạp đạn..

1632617906386.png

1632617930421.png

1632617994361.png

1632617963340.png

1632618119584.png


3. Tiêm kích ném bom tàng hình Horten Ho 229
Được mô tả là “tiêm kích ném bom tàng hình đầu tiên trên thế giới”. Đây là loại máy bay tiêu chuẩn đầu tiên được trang bị động cơ phản lực. Nó được Reimar và Walter Horten thiết kế; Hãng Gothaer Waggonfabrik chế tạo vào cuối Chiến tranh thế giới thứ Hai.
Horten Ho 229 có thiết kế khác biệt hơn so với máy bay cùng thời: không cánh đuôi và có đôi cánh cố định như kiểu dù lượn; được trang bị công nghệ tàng hình. Thiết kế kiểu dáng mảnh, nên có mặt cắt radar nhỏ giúp nó khó bị phát hiện và theo dõi bằng radar. Thống chế Hermann Göring đích thân phê chuẩn mẫu thiết kế, vì nó đáp ứng được yêu cầu về các hiệu năng “3x1000”, đó là: mang được bom nặng 1.000kg, có tầm hoạt động 1.000km với vận tốc 1.000km/giờ. Trần bay của nó đạt 15.000m và đã được chứng minh (thành công) trong các chuyến bay thử nghiệm, thế nhưng loại tiêm kích này bị thất bại trong việc tác động vào cuộc chiến, chỉ đơn giản vì nó bay lần đầu tiên (năm 1944) khi chiến tranh đã sắp đến hồi kết.

1632618217713.png

1632618856057.png

1632618373914.png

1632618453051.png

1632618532978.png

1632618641214.png

1632618576247.png

1632618244585.png

1632618270335.png

1632618310404.png

1632618351364.png

1632618400889.png

1632618426990.png


4. Súng “thần công gió lốc”
Đây là “sản phẩm tim óc” - loại vũ khí chống máy bay kỳ dị của Tiến sĩ Zippermeyer (người Áo). Súng thần công hoạt động bằng cách tạo ra các vụ nổ trong buồng đốt, sau đó sẽ thoát ra ngoài thông qua các vòi phun đặc biệt nhắm thẳng vào mục tiêu.
Một mô hình quy mô của súng thần công đã được xây dựng để thử nghiệm, nhằm chứng minh khả năng của những “quả đạn lốc xoáy”, và nó đã phá tan những khúc gỗ ở cự ly 182,8m. Dù đã chứng minh hiệu quả, nhưng dự án này bị loại bỏ do khó có thể tạo ra một phiên bản hoàn chỉnh để tiến công các mục tiêu trên không. Súng “thần công gió lốc” đã được phát hiện khi lực lượng quân đồng minh tiến công vào khu thử nghiệm pháo binh ở Hillersleben (Đức) tháng 4/1945.

1632618781500.png


5. Súng âm thanh
Vào đầu thập niên 1940, các kỹ sư Đức Quốc xã đã cố gắng phát triển một loại súng âm thanh tác động lên con người trong tầm ảnh hưởng của nó. Được thiết kế bởi Tiến sĩ Richard Wallauschek, loại súng thần công âm thanh này bao gồm một buồng đốt khí methane với 2 tấm phản xạ parabol lớn, phiên bản cuối cùng có đường kính trên 3m. Các chảo bắn xung điện vào khoảng 44Hz được tạo ra khi dung lượng hỗn hợp methane và oxygen có trong buồng đốt bị đốt cháy, khi đó sẽ biến khí đốt thành âm thanh có thể tiêu diệt đối phương. Dạng sóng âm tiếp đó sẽ được khuếch đại bởi các chảo phản xạ gây ra các triệu chứng chóng mặt và buồn nôn ở cự ly 274m bằng cách làm rung xương tai Tuy nhiên, nó không thuyết phục vì chỉ mới được thử nghiệm trên các động vật trong phòng thí nghiệm; và vũ khí này rất dễ bị tổn thương bởi hỏa lực và khi các chảo parabol bị phá hoại thì vũ khí cũng mất hiệu lực.

1632619073904.png

1632619162814.png

1632619201024.png

1632619224905.png

1632619258809.png


6. Bọ xe tăng
“Bọ xe tăng” là những cỗ máy bánh xích tí hon, hoạt động nhờ điều khiển thông qua dây cáp. Chúng có khả năng mang 100 kg thuốc nổ để tấn công xe tăng, xe bọc thép của đối phương hay các đoàn quân. Phương tiện này có khả năng di chuyển với vận tốc 10 km/h. Tuy nhiên, quân đồng minh có thể vô hiệu hóa chúng bằng cách cắt dây điện.

1632619355295.png

1632619433356.png

1632619479356.png

1632619552865.png

1632619521003.png

1632619459138.png


7. Súng mặt trời
Súng mặt trời là một vũ khí quỹ đạo đã được các nhà khoa học của Đức Quốc xã nghiên cứu trong suốt cuộc chiến tranh. Lần đầu tiên khái niệm này ra đời vào năm 1929 bởi nhà vật lý người Đức Hermann Oberth. Ông Oberth đã thiết kế một trạm vũ trụ từ một tấm gương lõm rộng 100m dùng để phản chiếu ánh sáng mặt trời tập trung vào một điểm trên Trái Đất. Theo các nhà khoa học Đức Quốc xã, nhiệt tập trung trong tấm gương sẽ có thể đun nóng các đại dương và biến các thành phố thành tro bụi.
Có tài liệu nói rằng, người Mỹ đã thu giữ và quản lý một mô hình thử nghiệm của súng mặt trời vào năm 1945; và có thông tin, các tù binh Đức tham gia dự án khai rằng, công nghệ này có thể trở thành hiện thực trong thời gian từ 50 đến 100 năm tới.

1632619661036.png

1632619639663.png


8. Bom điều khiển bằng vô tuyến
Fritz X được coi là tổ tiên của các loại bom thông minh ngày nay. Dự án bí mật của quân đội Hitler tạo ra bom dẫn đường bằng sóng radio, cho phép tấn công những mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt như tàu chiến và tuần dương hạm hạng nặng của quân đồng minh. Loại vũ khí này được triển khai gần đảo Malta và Sicily, ngoài khơi Italy năm 1943 và đã chứng minh hiệu quả. USS Savannah, chiến hạm hạng nhẹ của Mỹ trở thành sắt vụn sau khi trúng một quả bom loại này dù vừa góp mặt trong biên chế chiến đấu một năm trước đó.

1632619921025.png

1632619943412.png

1632619990051.png

1632620041046.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,933
Động cơ
1,374,118 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
DỰ ÁN CARMEL xe bọc thép tương lai của Quân đội Israel

Với hàng loạt cảm biến và công nghệ tiên tiến được ứng dụng, Carmel được Israel giới thiệu là cỗ xe chiến đấu đến từ tương lai.
Dự án Carmel (xe bọc thép tiềm năng) của Israel được bắt đầu triển khai từ tháng 5 năm 2017, do Cục Quản lý phát triển cơ sở hạ tầng vũ khí và công nghệ (MAFAT) cùng các nhà thầu quốc phòng hàng đầu của nước này là IAI, Rafael và Elbit Systems hợp tác phát triển.

1632647106688.png

1632647156004.png

1632647188126.png

1632647623325.png


Mỗi nhà thầu phụ trách một phần của chương trình để cùng chế tạo loại khung gầm thiết giáp đa dụng có thể lắp đặt các thiết bị chiến đấu dùng cho nhiều mục đích khác nhau, giống như Dự án Armata của Nga. Mục tiêu chính của dự án là tạo ra những phương tiện chiến đấu bọc thép nhỏ gọn, tương đối nhẹ, có nhiều chức năng mới và có khả năng tác chiến cực kỳ linh hoạt dành cho quân đội Các nhà thầu quốc phòng của Israel và quân đội nước này cho biết, dự án Carmel đang được thực hiện theo đúng tiến độ. “Hôm nay, chúng tôi đã hoàn thành một quá trình dài trong phát triển và hoàn thiện chiếc xe của tương lai. Khi chính thức được trang bị, Carmel sẽ là cỗ máy chiến đấu cực kỳ hiệu quả và sở hữu những công nghệ tiên tiến trên thế giới chưa có”, một vị đại diện của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết.

1632647293120.png

1632647318547.png

1632647516168.png

1632647353182.png

1632647383365.png

1632647432904.png

1632647484033.png

1632647897376.png

1632647937977.png


Vị đại diện này cũng cho biết thêm: “chiếc xe mới sẽ là một bước nhảy vọt” so với những loại xe bọc thép đang phục vụ trong quân đội hiện nay. Mọi loại vũ khí hiện có đều có thể lắp đặt trên xe chiến đấu Carmel - bất kể là súng máy, pháo hay thậm chí là cả tên lửa. Nhờ được tự động hóa cao, nên kíp lái sẽ chỉ cần 2 người và những công việc họ cần giải quyết sẽ được hạn chế đến mức tối đa - con người sẽ chỉ phải đưa ra quyết định; phần còn lại của công việc sẽ được hệ thống tự động thực hiện. Trong trường hợp cần thiết, xe cũng có thể được lắp thêm cabin mở rộng dành cho thành viên thứ 3 - thường sẽ là người chỉ huy của đơn vị.
Các xe thuộc dự án Carmel sẽ được trang bị hệ thống bảo vệ toàn diện để đảm bảo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong mọi điều kiện hoàn cảnh là tốt như nhau dù có tác chiến trong đô thị hay trên chiến trường rộng lớn. Carmel được điểu khiển bởi các màn hình cảm ứng cỡ lớn, với tầm quan sát 360o xung quanh xe. Các module điều khiển trên Carmel được cho là có thể tích hợp lên các mẫu xe tăng mà Israel sở hữu. Carmel có thể lựa chọn hệ thống lái và nhận dạng mục tiêu tự động nhờ hệ thống cảm biến và camera. Cỗ máy chiến đấu này được ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để tự vận hành trong một số trường hợp. Xe Carmel được trang bị động cơ hybird, hệ thống bảo vệ chủ động Trophy-A. Về hỏa lực, Carmel sẽ được trang bị súng máy, pháo và các tổ hợp tên lửa chống tăng tiên tiến, biến Carmel thành cỗ xe chiến đấu có sức mạnh công, thủ toàn diện hàng đầu hiện nay.

1632648079618.png

1632648105147.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,933
Động cơ
1,374,118 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Pháo mới trang bị trên xe chiến đấu của quân đội Nga

Theo kế hoạch của Quân đội Nga, tất cả các xe thiết giáp hạng nhẹ có trong biên chế sẽ được trang bị pháo 57mm.
Xe thiết giáp hạng nhẹ của Quân đội Nga sẽ được trang bị hệ thống pháo 57mm mới, có khả năng xuyên giáp mạnh, thay thế cho pháo 30mm khả năng xuyên giáp thấp, nhằm tiêu diệt xe thiết giáp của kẻ thù.

1632704664315.png

1632704629849.png


Tổng biên tập Tạp chí Homeland Arsenal - Viktor Murahosky khẳng định, việc nâng cấp là cần thiết, vì các phương tiện bọc thép hạng nhẹ của Liên Xô (cũ) trang bị pháo 30mm không thể xuyên thủng các lớp giáp động năng đang được trang bị cho các loại xe thiết giáp hiện nay.
Chiếc xe đầu tiên được trang bị pháo 57mm là xe thiết giáp hạng nhẹ BMP T-15; khẩu pháo 57mm này được đặt tên là Kinzhal (Con dao) và được trình làng trong Triển lãm quân sự “Army” tại Moscow.

1632704766750.png

1632704801323.png

1632704843140.png

Xe thiết giáp hạng nhẹ BMP T-15

Pháo 57mm được lắp vào môđun tháp pháo tự động AU-220M. Pháo có thể bắn đạn xuyên giáp, đạn nổ phá. Cự ly bắn của pháo là 14km, với tốc độ bắn đạt 80 viên/phút; đạn bay với vận tốc là 1.500m/giây (khoảng 5.400km/giờ); có thể xuyên thủng các tấm giáp hiện nay dày tới 12cm. Tháp pháo được trang bị hệ thống quan sát camera quang học và quang ảnh nhiệt, hệ thống đo xa bằng laser, hệ thống ổn định tầm, hướng sẽ giúp pháo 57mm tiêu diệt tất cả các phương tiện bay tầm thấp cũng như xuyên phá hầu hết các loại xe tăng, thiết giáp thông thường, các công trình quân sự...
Cùng với pháo 57mm, xe thiết giáp hạng nhẹ này còn được tăng cường 1 khẩu súng máy 7,62mm Bailkal có thể tiêu diệt cả mục tiêu trên không và mặt đất; ngoài ra, còn có thêm các súng phóng lựu bắn đạn khói.

1632704923375.png

1632704947266.png

1632704978695.png

Môđun tháp pháo tự động AU-220M với pháo 57mm trên T-15

1632705095635.png

1632705129785.png

Môđun tháp pháo tự động AU-220M với pháo 57mm trên BMP-3K

Súng máy 7,62mm Bailkal có tốc độ bắn 120 viên/phút, vận tốc đạn bay 1.000m/giây (khoảng 3.600 km/giờ). Tầm bắn của hệ thống này đạt tới 12km và có thể tiêu diệt các mục tiêu bay thấp, nhất là các máy bay không người lái hiện nay và bộ binh địch. Theo kế hoạch của dự án, xe thiết giáp hạng nhẹ trang bị pháo mới 57mm sẽ được chuyển giao cho quân đội trong khoảng 2021-2022.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,933
Động cơ
1,374,118 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nga thử nghiệm máy bay không người lái Altius-U

Video được công bố ngày 20/8 cho thấy, UAV cỡ lớn Altius-U cất cánh từ một sân bay chưa được tiết lộ. Quân đội Nga cho biết chuyến bay kéo dài khoảng 32 phút, bao gồm cả quá trình cất và hạ cánh ở chế độ tự động.
Dự án Altius-U được Nga khởi động từ năm 2011 dưới tên gọi Altair, nhưng trải qua quá trình phát triển nhiều trắc trở. Tập đoàn Kazan từng nhiều lần trì hoãn việc hoàn thiện mẫu UAV này và bị tước quyền tham gia dự án vào năm 2018. Cuối cùng Altius-U được công ty Yekaterinburg thuộc tập đoàn Rostec hoàn thiện. Máy bay không người lái Altius-U dài 11,6m, sải cánh 28,5m, trọng lượng cất cánh khoảng 6 tấn, và có thiết kế đuôi hình chữ V, được trang bị hai động cơ diesel V12, mỗi động cơ có công suất 500 mã lực, tầm bay tối đa của Altius-U tới 10.000km.

1632756567519.png

1632756591972.png

1632756166509.png

1632756191991.png

1632756220376.png

1632756249469.png

1632756294184.png


Máy bay không người lái Altius-U mới thử nghiệm của Nga được phát triển để trở thành đối trọng với UAV RQ-4 Global Hawk và Predator đang được Mỹ sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá, không thể so sánh Altius-U với UAV RQ-4 Global Hawk của Không quân Mỹ được, do phiên bản UAV của Nga chỉ được trang bị động cơ cánh quạt trong khi loại UAV của Mỹ sử dụng động cơ phản lực. Hai động cơ cánh quạt của Altius-U cho phép nó bay được ở độ cao 800m - thấp hơn nhiều so với độ cao tối đa mà chiếc UAV của Mỹ có thể đạt được. Nhưng theo nhận định của Samuel Bendett, chuyên gia nghiên cứu tại Tập đoàn CNA, thì khi tác chiến Altius-U có thể bay cao hơn rất nhiều để xâm nhập không phận đối phương.

1632756449320.png

1632756474219.png

1632756500399.png

UAV RQ-4 Global Hawk của Không quân Mỹ

Bendett cũng cho biết, chiếc Altius-U được trang bị các hệ thống trinh sát, do thám và tình báo, nhằm thực hiện các nhiệm vụ do thám, trinh sát và tuần tra thời gian dài trên không. Mặc dù vậy, Altius-U vẫn có khả năng hoạt động như một UAV vũ trang vì nó có thể mang tải vũ khí lên tới 1 tấn. Điều này đồng nghĩa với việc chiếc UAV này có khả năng mang theo gần như mọi loại bom thông thường đang có trong biên chế của Không quân Nga. Hiện tại, vẫn chưa rõ tới bao giờ UAV Altius-U của Nga sẽ được đưa ra thử nghiệm trên chiến trường, và liệu rằng Nga có xuất khẩu loại UAV này ra nước ngoài hay không?

1632756675523.png

1632756839766.png

1632756863199.png

1632756793286.png

1632756713203.png

1632756737741.png

1632756763997.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,933
Động cơ
1,374,118 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
X-37B Tàu vũ trụ không người lái tuyệt mật, bí ẩn của Mỹ

Boeing X-37, còn được biết đến với tên “Phương tiện thử nghiệm quỹ đạo”, là tàu vũ trụ không người lái, có thể tái sử dụng.

1632890289076.png

1632890314485.png

1632890346259.png

1632890375371.png


Dự án tuyệt mật
X-37 là một dự án của NASA được bắt đầu vào năm 1999, và năm 2004 (sau thảm họa của tàu con thoi Challenger), dự án được chuyển giao cho Bộ Quốc phòng quản lý. X-37 được đưa lên quỹ đạo Trái Đất bằng tên lửa đẩy Atlas V, sau đó quay trở lại bầu khí quyển của Trái Đất và hạ cánh theo kiểu truyền thống trên đường băng như tàu con thoi của NASA.
Theo NASA, X-37 được phát triển nhằm phục vụ cho việc “thiết kế chế tạo tàu vũ trụ làm nhiệm vụ cứu hộ và đưa các phi hành gia cùng thiết bị lên và rời Trạm vũ trụ quốc tế ISS”. Ngoài ra, X-37 còn sử dụng để tiếp cận các vệ tinh trên quỹ đạo, nạp nhiên liệu và thay thế các tấm pin Mặt Trời bị hư hỏng.
Tháng 11/2006, Không quân Mỹ quyết định phát triển X-37B cho riêng mình từ X-37A của NASA - mật danh Future-X. Biến thể X-37B có chiều dài 8,9m, sải cánh 4,5m, cao 2,9m, trọng lượng có tải 4.990kg, khoang chứa hàng (2,1x1,2m), sử dụng động cơ Aerojet AR2-3 năng lượng Mặt Trời và nguồn pin Lithium ion, vận tốc quỹ đạo 28.044km/giờ. X-37B có chuyến bay quỹ đạo đầu tiên năm 2010 và đến nay nó đã thực hiện 5 chuyến bay lên quỹ đạo, lập kỷ lục bay dài ngày ở độ cao gần 320km. Ngoại trừ thông tin nó hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời và động cơ đẩy tiên tiến, còn lại mọi thông tin về chương trình X-37B như: tổng ngân sách, đặc điểm kỹ thuật, công dụng và mục đích của X-37B đều được giữ tuyệt mật. Lầu Năm Góc nhiều lần khẳng định X-37B chỉ là “công cụ thí nghiệm những công nghệ mới cho tương lai chinh phục vũ trụ của Mỹ”, nhưng lại không công bố bất kỳ kết quả thử nghiệm nào. Thời gian hoạt động trên quỹ đạo của X-37B ngày một kéo dài, nên X-37B được coi là sự kết hợp hoàn hảo của máy bay quân sự và tàu vũ trụ, cho phép nó thực hiện nhiều chức năng.

Sứ mệnh X-37B
Không quân Mỹ chưa bao giờ chia sẻ vị trí của các tàu X-37B khi chúng ở trên quỹ đạo, chức năng, nhiệm vụ của nó luôn là điều bí ẩn và là chủ đề của nhiều giả thuyết được đưa ra..., nhưng vẫn không giải đáp thỏa đáng sự tò mò của công chúng, đặc biệt là các chuyên gia quân sự. Các nhà thiên văn nghiệp dư đã phát hiện X-37B bay qua Triều Tiên, Iraq, Iran, Pakistan và Afghanistan, thậm chí có những khu vực trên Trái Đất cứ 4 ngày nó lại bay qua một lần. Và điều đó dẫn đến nghi ngờ X-37B hoạt động do thám. Hồi tháng 01/2012, có cáo buộc rằng X-37B được sử dụng để do thám Trạm vũ trụ Thiên cung - 1 của Trung Quốc.

1632890556898.png

1632890587107.png

Trạm vũ trụ Thiên cung - 1 của Trung Quốc

Thiên Cung - 1 là trạm vũ trụ cỡ nhỏ đầu tiên được Trung Quốc phát triển làm tiền đề cho trạm vũ trụ 66 tấn của nước này, dự kiến xuất hiện vào năm 2020. Mặc dù Bắc Kinh đã tuyên bố về sứ mệnh của nó, nhưng Washington vẫn không tin và thế giới có lý do để cảnh giác về những gì đang xảy ra trên Thiên Cung - 1. Theo một nguồn tin quốc phòng giấu tên của Mỹ, X-37B có thể giúp phá hủy các thiết bị cảm biến có nhiệm vụ cung cấp dữ liệu mục tiêu cho tên lửa DF-21D - tên lửa đường đạn - “sát thủ diệt tàu sân bay” của Trung Quốc.
Trong một lần hạ cánh, X-37B được một nhóm chuyên gia mặt đất trong trang phục bảo hộ chờ đón, làm dấy lên đồn đoán có chất phóng xạ bên trong con tàu. Người ta cho rằng, khoang chứa hàng của X-37B được cất giấu những bộ cảm biến hay những thiết bị do thám đặc biệt khác và tin rằng chiếc tàu vũ trụ này là một dạng phòng thí nghiệm trên quỹ đạo để thử nghiệm công nghệ trinh sát trong tương lai.
Phân tích chuyến bay thứ năm, đường bay qua Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran, chuyên gia quân sự Mỹ - Kyle Mizokami cho rằng, một trong những sứ mệnh của X-37B là hoạt động do thám, đánh cắp thông tin từ các vệ tinh của đối phương, chuyển về Trái Đất để các chuyên gia hàng đầu Mỹ nghiên cứu, phân tích nhằm theo dõi và trong trường hợp cần thiết, can thiệp, vô hiệu hóa hoặc tiến công vệ tinh của các nước. X-37B còn được thử nghiệm như là một tàu ném bom vũ trụ, có khả năng mang bom hạt nhân, hoặc hệ thống chiến đấu “Mũi tên của chúa” tiến công chính xác tất cả các mục tiêu của kẻ thù từ vũ trụ.

1632890667498.png

1632890740008.png

1632890770733.png

1632890807562.png

1632890840123.png

1632890860883.png

1632891041831.png

1632891144863.png

1632891176789.png

1632891239499.png

1632891105423.png

1632890945971.png

1632890919506.png

1632891405297.png

1632891332833.png


Brian Weeden - cố vấn kỹ thuật cho Quỹ An toàn thế giới (SWF) và nguyên là chuyên gia phân tích quỹ đạo Trái Đất của USAF - đã công bố đánh giá cá nhân năm 2011, về khả năng hoạt động của X-37B và coi nó có vai trò là một cơ sở thử nghiệm các công nghệ mới và thực hiện các hoạt động giám sát. Cựu Bộ trưởng Không quân Mỹ Heather Wilson xác nhận, con tàu này có khả năng thay đổi quỹ đạo nếu muốn, nhằm tránh bị gián điệp theo dấu. Đặc biệt là chúng có thể “biến mất” dấu vết kể cả ở quỹ đạo thấp. Hiện nhiều chuyên gia quân sự có cùng nhận định: sứ mệnh chính của con tàu này là kiểm nghiệm công nghệ cho thiết bị đánh chặn vũ trụ trong tương lai - điều hoàn toàn phù hợp với “Chính sách Vũ trụ quốc gia của Mỹ”, theo đó, Mỹ sẽ mở rộng một phần chủ quyền quốc gia ra ngoài vũ trụ.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,933
Động cơ
1,374,118 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Những vũ khí của Liên Xô được đặt theo tên STALIN

Nhiều nhà thiết kế vũ khí Liên Xô đã đặt tên vũ khí của mình theo tên của Joseph Stalin. Trong đó, một số vũ khí đã trở thành huyền thoại, còn hầu hết các dự án đều thất bại.

1. Tàu ngầm lớp S

1633078893961.png

1633078979615.png

1633079043465.png

1633079171247.png

1633079202595.png


Đã có 41 chiếc tàu ngầm lớp S, được đặt biệt danh Stalinets (“những người tiếp bước Stalin”) thực
hiện nhiệm vụ giám sát các hoạt động của Hải quân Đức trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Một trong những chiếc tàu ngầm này đã làm nên chiến thắng và trở nên nổi tiếng, đó là vào ngày 30/01/1945, tàu ngầm S-13 dưới sự chỉ huy của Alexander Marinesko đã bắn 3 quả ngư lôi đánh chìm tàu Wilhelm Gustloff của Đức ngoài khơi Ba Lan, làm 9.000 người trên tàu thiệt mạng, đây là thảm họa lớn nhất trong lịch sử hải quân.

1633139219565.png

1633139342741.png


Tàu ngầm S-13

1633139430454.png

1633139493259.png

1633139538040.png

1633139638876.png

Tàu Wilhelm Gustloff

2. Súng cối IS

1633139899583.png

1633139957771.png

1633140027349.png

1633140054054.png


Có một số dự án về súng cối IS do Cục Thiết kế Grabin phát triển, như súng cối IS-3 cỡ nòng 160mm và IS-7 - một loại lai giữa súng cối và súng phóng lựu. Joseph Stalin, người thường thích những loại vũ khí như thế này, ông từng nói: “Không có cuộc chiến tranh hiện đại nào mà không có súng cối”. Ông thường tới thăm các trường bắn để quan sát hiệu quả bắn của súng cối.
Tuy nhiên, do không chính thức được đưa vào sản xuất loạt, nên người dân Liên Xô trước đây và người Nga ngày nay không mấy ấn tượng với loại súng cối IS.

3. Máy bay chiến đấu I-220

1633140222598.png

1633140401228.png

1633140336528.png


Máy bay chiến đấu I-220 (“Istrebitel Stalina” có nghĩa là “chiến binh của Stalin”) đã trở thành một trong những dự án hàng không bị chê trách nhất ở Liên Xô.
Việc sản xuất loại máy bay này được ủng hộ rộng rãi trên khắp đất nước với khoản đầu tư khổng lồ. Vấn đề ở chỗ nhà thiết kế mẫu máy bay chiến đấu này - Alexander Sylvansky là người không có tài năng. Danh tiếng duy nhất của Sylvansky, có lẽ ông ta là con rể của người đứng đầu Cục Hàng không Liên Xô Lazar Kaganovich. Sự bất tài của Sylvansky dẫn tới việc chiếc máy bay này thậm chí còn không thể cất cánh.

4. Xe tăng hạng nặng IS-1

1633140926163.png

1633140946910.png

1633140969939.png

1633141057940.png


Xe tăng hạng nặng IS-1 xuất hiện trong trận Kursk (trận đấu tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh), nhằm đối chọi với xe tăng Tiger của Đức ở mặt trận phía Đông trong mùa Hè 1943.
Trong trận Kursk, ban đầu Quân đội Liên Xô sử dụng chủ yếu là T-34 và đã bị xe tăng Đức tiêu diệt gần 100 xe.
Sau đó, Hồng quân Liên Xô đã đưa vào trận đánh khoảng 500 xe tăng, trong đó có 118 xe tăng IS-1. Và các xe tăng IS-1 lần lượt hạ từng chiếc Tiger I của Đức bằng pháo nòng dài 85mm từ cự ly 1.000m. Pháo 88mm của Tiger I bất lực trước vỏ thép dày từ 90 đến 120mm của loại xe tăng này. Cuộc đấu xe tăng lớn nhất lịch sử chiến tranh, phần thắng đã thuộc về phía Quân đội Liên Xô.

5. Xe tăng IS-2

1633140603420.png

1633140651397.png

1633140860371.png

1633140676967.png

1633140735305.png


Đây là một trong những chiếc xe tăng tốt nhất trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Được trang bị pháo cỡ nòng 122mm, IS-2 là loại xe tăng uy lực nhất của phe đồng minh.
Những chiếc IS-2 đã chiến đấu hiệu quả trước các loại xe tăng mạnh hơn của kẻ thù. Nó được đánh giá có sức mạnh ngang với xe tăng Tiger II của Đức - xe tăng nổi tiếng Royal Tigers. Loại xe tăng IS-2 này được sử dụng chủ yếu trong các cuộc tiến công ở thành phố. Và với 3.395 chiếc được sản xuất, IS-2 phục vụ trong Quân đội Nga đến năm 1995.

6. Xe tăng BT-5-IS

1633141167361.png

1633141267063.png

1633141390579.png

1633141195064.png

1633141229953.png


BT-5-IS là phiên bản nâng cấp của xe tăng hạng nhẹ BT-5. Tên BT-5-IS có nghĩa là “xe tăng di chuyển nhanh số 5 Joseph Stalin” theo tiếng Nga.
Do có khả năng sống sót và thích ứng cao hơn so với phiên bản ban đầu, BT-5-IS được đưa vào sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, do vụ bắt giữ nhà thiết kế Nikolay Tsyganov năm 1938 - đang trong giai đoạn sản xuất hàng loạt loại xe tăng này ở Liên Xô, nên tất cả mọi công việc liên quan đến BT-5-IS đã bị đình chỉ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,933
Động cơ
1,374,118 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Máy bay không người lái tiếp dầu trên không MQ-25

Theo tin của Bộ Quốc phòng Mỹ, Hãng Chế tạo máy bay Boeing đã ra thông báo: Chiếc máy bay không người lái tiếp dầu trên không MQ25 Stingray đầu tiên đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm lần đầu tại Sân bay St.Louis.
1633142911263.png

1633142989443.png

1633143043910.png

1633142934361.png

1633143111727.png

1633143338456.png

1633143381469.png

MQ25 Stingray

Công ty Boeing đưa ra tuyên bố: Sau hai giờ bay thử nghiệm chiếc MQ-25 Stingray “Đã hoàn thành việc tự chạy đà và cất cánh, sau đó bay theo một tuyến đường được hoạch định trước để kiểm chứng các tính năng cơ bản của máy bay và hoạt động điều khiển từ mặt đất”.
Giám đốc dự án MQ25 của Hãng Boeing, ông Dave Bujold nói: “Chiếc MQ-25 Stingray bay trên bầu trời là bằng chứng cho thấy sự hợp tác giữa công ty và hải quân về công nghệ” và đây là một bước quan trọng để đưa máy bay không người lái lên boong tàu sân bay.
Ông James Geurts, Trợ lý Bộ trưởng về nghiên cứu phát triển và mua hàng của Hải quân Mỹ cho biết: Tháng 8/2018, hải quân đã ký hợp đồng trị giá 805 triệu USD với Boeing để thiết kế, phát triển, sản xuất, thử nghiệm và bàn giao 4 máy bay MQ-25 Stingray. Hải quân Mỹ dự kiến sẽ chi tổng cộng 13 tỷ USD để mua 72 chiếc MQ-25 Stingray trong thời gian tới. Được biết, từ năm 2006, Hải quân Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu phát triển loại máy bay không người lái dùng cho việc trinh sát và tiếp dầu trên không. Sau năm 2012, mục tiêu của kế hoạch này chuyển thành nghiên cứu chế tạo phương tiện bay trinh sát để sớm đưa vào hoạt động chống khủng bố. Đến ngày 1/2/2016, Quân đội Mỹ mới quyết định nghiên cứu phát triển máy bay không người lái tiếp dầu trên không cất hạ cánh trên tàu sân bay, tháng 7/2016, kế hoạch này được chính thức khởi động và đặt tên là MQ-25A Stingray.
MQ-25 Stingray sử dụng động cơ Roll-Royce AE 3007 có lực đẩy 4.500kg. Chiếc đầu tiên đã được sản xuất năm 2019 và dự tính đến năm 2024 sẽ đưa MQ-25A Stingray vào biên chế cho Hải quân Mỹ; máy bay này sẽ bay kèm với F/A-18 và F-35 tạo thành các biên đội để hiệp đồng trinh sát tác chiến và tiếp dầu trên không. Mỗi chiếc MQ-25 có thể tiếp 6.800 lít dầu cho từ 6 đến 8 máy bay, giúp nâng cao phạm vi tác chiến cho các máy bay cất cánh trên tàu sân bay.

1633143733363.png

1633143785746.png

1633142877802.png

1633143293111.png

1633143446486.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,933
Động cơ
1,374,118 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
F-15EX trang bị giá vũ khí chia tầng giúp mang được nhiều tên lửa

1633227778214.png

1633227805974.png

1633227841954.png

F-15EX

Mục tiêu chương trình nâng cấp máy bay chiến đấu của Mỹ, ngoài trang bị các thiết bị hiện đại, còn phải tạo ra các loại máy bay vượt Nga về số vũ khí mang theo. Hiện nay, các tiêm kích thuộc loại Flanker của Không quân Nga có thể mang tối đa 12 tên lửa không đối không tầm ngắn và tầm xa trên các giá treo vũ khí của mình.

1633227953387.png

1633227988763.png

Sukhoi Su-35

Theo KQ Mỹ, máy bay mang số lượng lớn vũ khí là một lợi thế lớn khi đối đầu với không quân đối phương. Vì, với số lượng vũ khí mang theo lớn có thể giúp máy bay áp đảo về hỏa lực trước đối phương và theo đó sẽ phá vỡ đội hình chiến thuật của không quân địch. Tiêm kích F-15E của Không quân Mỹ hiện chỉ mang theo được 4 tên lửa tầm ngắn và 4 tên lửa tầm xa, cho nên mặc dù có ưu thế ở radar mảng pha quét chủ động chúng cũng ít nhiều gặp bất lợi khi cơ số tên lửa mang theo chỉ bằng 2/3 của đối thủ.

1633228162959.png

1633228208066.png

F-15E

Do vậy, Không quân Mỹ yêu cầu: Chương trình F-15EX, phải tạo ra những chiếc tiêm kích mang được số tên lửa nhiều gấp đôi Su-27 và Su-35 Nga. Và nhiệm vụ này đã được giao cho Tập đoàn Boeing phát triển. Sau một thời gian triển khai, Tập đoàn Boeing công bố đã phát triển thành công máy bay chiến đấu F-15EX Advanced Eagle - phiên bản mới nhất của loại máy bay chiến đấu huyền thoại F-15 Eagle trang bị trong Không quân Mỹ. Ở phiên bản nâng cấp F-15EX Advanced Eagle với cải tiến lớn ở khung thân - giá vũ khí, giúp số tên lửa không đối không mang theo tăng lên 16 quả. Đặc biệt, ở phiên bản Strike Eagle, máy bay chiến đấu này có thể mang theo tới 24 tên lửa không đối không, tức là gấp đôi cơ số đạn của Su-35.
Để thực hiện được tham vọng của mình, F-15EX Strike Eagle đã phải nâng cấp rất nhiều so với nguyên bản để tích hợp số tên lửa “khủng” như vậy, vì F-15 chỉ có 4 giá treo trên cửa gió và 4 giá khác dưới cánh. Mọi chuyện đã khá rõ ràng khi Hãng Boeing cho công bố hình ảnh thật về phiên bản F-15EX với thiết kế đặc biệt hệ thống giá vũ khí chia tầng.

1633228674986.png

1633228849517.png

1633228914312.png

1633228952835.png

1633228475707.png

1633228517510.png

1633228587069.png

F-15EX Strike Eagle
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,933
Động cơ
1,374,118 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Máy bay không người lái chiến đấu V-247 Vigilant của hải quân đánh bộ Mỹ

Công ty Bell thuộc Tập đoàn Textron của Mỹ đã trưng bày nguyên mẫu máy bay không người lái chiến đấu (UCAV) cánh quạt lật V-247 Vigilant, trong cuộc triển lãm tổ chức tại căn cứ hải quân đánh bộ Quantico mới đây.
Mặc dù, đây không phải lần đầu tiên UCAV V-247 Vigilant được mang đi triển lãm, nhưng nó vẫn thu hút sự quan tâm rất lớn của công chúng nhờ tính năng được đánh giá là “có một không hai”.

1633307411360.png

1633307435159.png

1633307462249.png

1633307497751.png

UCAV V-247 Vigilant

Bell V-247 Vigilant là sự kết hợp giữa khả năng cất - hạ cánh thẳng đứng của máy bay trực thăng với tốc độ và tầm bay của máy bay cánh cố định thông thường. Thiết kế của UCAV này mang tính cách mạng, nên nó có khả năng giám sát và tiếp cận gây sát thương cho đối phương một cách độc lập, không phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng dưới mặt đất.
V-247 Vigilant đáp ứng mọi yêu cầu được nêu trong kế hoạch hiện đại hóa lực lượng hàng không của Hải quân đánh bộ Mỹ và dự kiến sẽ được sản xuất loạt vào đầu năm 2023. V-247 Vigilant là sản phẩm do Bell Helicopter phát triển trên cơ sở công nghệ đã áp dụng cho máy bay cánh quạt
lật V-22 Osprey.

1633307637206.png

1633307656953.png

1633307708961.png

V-22 Osprey

Chiếc máy bay đặc biệt này chính là một phần trong gói thầu tìm kiếm phương tiện chiến đấu mới của Hải quân đánh bộ Mỹ mang tên Marine Air Ground Task Force. V-247 Vigilant được phát triển với yêu cầu phải có khả năng hoạt động tương thích với máy bay cánh quạt lật MV-22 Osprey và tiêm kích tàng hình F-35B của Hải quân đánh bộ Mỹ, để tạo thành các biên đội tiến công rất mạnh.
Chiếc V-247 Vigilant được thiết kế theo dạng module hóa, có khả năng thay đổi cấu hình rất linh hoạt để thực hiện các nhiệm vụ đa dạng, từ trinh sát chiến trường cho tới tác chiến tiến công trực tiếp.

1633308105171.png

1633308042932.png

1633307978164.png

1633307999728.png

1633308015976.png


Đại diện của Bell Helicopter cho biết, UCAV V-247 Vigilant có cấu tạo phần thân cố định, còn hai cụm cánh với khả năng thay đổi từ chế độ bay cánh cố định sang kiểu trực thăng. Ở chế độ hoạt động cánh cố định V-247 Vigilant như một máy bay vận tải thông thường có thể đạt tốc độ tối đa 500 km/giờ, trần bay 7,5km, mang được khoảng 1 tấn trang bị và thời gian hoạt động liên tục trên không là 11 giờ. Trong cấu hình tiến công, UCAV V-247 Vigilant có thể trang bị ngư lôi cỡ nhỏ Mark 50, tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire hoặc JAGM và các thiết bị trinh sát tùy theo cấu hình và nhiệm vụ. Trong tương lai không xa, chiếc V-247 Vigilant sẽ kết hợp cùng MV-22 Osprey để tạo ra
một biên đội vô cùng độc đáo trên các tàu đổ bộ tiến công của Hải quân đánh bộ Mỹ.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,933
Động cơ
1,374,118 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
ROBOT CHIẾN ĐẤU SIÊU NHỎ

Robot chiến đấu Dogo chỉ nặng 12kg, hoạt động liên tục 4 tiếng và được trang bị súng ngắn 9mm Glock 26 với hộp tiếp đạn 14 viên.

1633509318514.png

1633509338756.png

1633509368416.png


Robot chiến đấu Dogo là mẫu robot cỡ nhỏ đầu tiên trên thế giới được trang bị súng ngắn do Israel sản xuất. Dogo có thể thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố cũng như trinh sát các khu vực địa hình khó tiếp cận. Khác với các robot chiến đấu hiện nay trên thế giới, Dogo được trang bị một súng ngắn 9mm Glock 26 với hộp tiếp đạn 14 viên cùng hệ thống kích hoạt, điều khiển vũ khí.

1633509808878.png

Súng ngắn 9mm Glock 26

Thiết bị có khả năng chống giật tốt, nên những phát bắn mà robot chiến đấu Dogo thực hiện bảo đảm độ chính xác khá cao, là nỗi khiếp đảm đối với những kẻ khủng bố, bắt cóc con tin và thậm chí cả binh lính trên chiến trường. Tùy theo nhiệm vụ mà Dogo thực hiện, ngoài trang bị súng ngắn Glock 26, robot còn mang theo một số vũ khí hỗ trợ chiến đấu khác như bình xịt hơi cay, lựu đạn khói, lựu đạn gây choáng...,để sử dụng trong từng tình huống cụ thể.
Hệ thống giám sát trên Dogo gồm 6 máy ảnh dùng để quan sát 360o và 2 máy ảnh khác dùng để ngắm bắn của súng ngắn Glock 26. Robot Dogo có trọng lượng khoảng 12kg, có khả năng leo các bậc thang hoặc dốc 45 độ và dễ dàng di chuyển trong không gian hẹp. Hệ thống pin cho phép Dogo có thể hoạt động liên tục trong vòng 4 giờ với tốc độ di chuyển 6km/giờ.

1633510090694.png

1633510174218.png


Đặc biệt, với hệ thống nhận biết vật cản thông minh, robot chiến đấu Dogo có thể tự điều chỉnh các chế độ hoạt động và tính toán đường đi tối ưu. Thậm chí khi phát hiện cầu thang, Dogo sẽ tự động tính toán và chuyển chế độ leo cầu thang mà không cần sự hỗ trợ của người điều khiển.
Ngoài ra, Dogo còn được trang bị hệ thống micro và loa cho phép người điều khiển giao tiếp với con tin và kẻ địch. Các thao tác điều khiển Dogo được tiến hành thông qua thiết bị điều khiển từ cầm tay đặc biệt với một máy tính bảng. Hiện nay, Dogo được Công ty General robotic đưa vào sản xuất hàng loạt.

1633510432542.png

1633510285089.png

1633510313773.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,933
Động cơ
1,374,118 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
BA LAN PHÁT TRIỂN ROBOT TRANG BỊ TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG VÁC VAI

Quân đội Ba Lan sắp tới sẽ được trang bị hệ thống robot - tên lửa phòng không vác vai, được tích hợp trên khung sườn xe 6 bánh - robot Ibis. Tổ hợp được phát triển bởi Viện Nghiên cứu tự động hóa và Đo lường công nghiệp Ba Lan.

1633514788524.png

1633514679152.png

1633514717324.png

1633514753744.png


Theo các nhà nghiên cứu, tổ hợp phòng không này được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu điểm hoặc mục tiêu diện, như các sân bay và căn cứ hải quân; và được sử dụng trong các lực lượng tác chiến đặc biệt. Theo lý thuyết, một người có thể điều khiển được bốn hệ thống phòng không này.
Robot Ibis có khối lượng 320kg, chiều dài 1,35m, chiều rộng 0,9m và cao 1,25m, có thể di chuyển với tốc độ 10km/giờ, dung lượng pin sử dụng được trong 4 giờ. Giá lắp vũ khí lắp được hai hệ
thống tên lửa phòng không vác vai Grom hoặc Piorun.
Tổ hợp này còn được trang bị một thiết bị chụp ảnh nhiệt, máy ảnh quang điện tử và hệ thống nhận dạng kẻ thù. Nó có thể độc lập phát hiện các mục tiêu trên không hoặc nhận thông tin về các mục tiêu từ các nguồn thông báo khác; có khả năng bắn khi dừng và bắn cả khi đang cơ động. Giá lắp vũ khí của robot Ibis được thiết kế linh hoạt, rất thuận tiện cho việc lắp các tên lửa vác vai mới. Vì vậy, các nhà thiết kế chỉ mất vài tuần để phát triển một tổ hợp phòng không mới.

1633515035497.png

1633515096291.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,933
Động cơ
1,374,118 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
PHÁP THỬ THÀNH CÔNG MÁY BAY CHIẾN ĐẤU KHÔNG NGƯỜI LÁI

Với số bom đạn mang theo, UCAV Neuron tỏ ra lấn lướt trước chiếc X-47B mà Hải quân Mỹ cũng
đang tiến hành thử nghiệm.

1633776679505.png

1633776783215.png

1633776702603.png

1633776731086.png


Chiếc UCAV Neuron thử nghiệm lần này, được điều khiển cất cánh từ boong tàu sân bay Charles de Gaulle và thực hiện chuyến bay kéo dài trong 1 giờ ở độ cao 304m với sự giám sát của các máy bay chiến đấu Rafale-M. Trong cuộc thử nghiệm này, nguyên mẫu UCAV Neuron sau đó đã không trở lại hạ cánh trên tàu sân bay mà bay tới sân bay thử nghiệm ở Istres, nằm bên bờ Địa Trung Hải.

1633776891053.png

1633776910258.png

1633776952416.png


Chuyến bay thử nghiệm của Neuron nhằm đánh giá khả năng hoạt động với nhiệm vụ do thám, đặc biệt là khả năng tàng hình - đây được cho là tính năng quan trọng nhất trong chương trình phát triển loại UCAV tiến công. Dự kiến, UCAV Neuron sẽ thực hiện tổng cộng khoảng 20 chuyến bay thử nghiệm trên biển tại Pháp. Căn cứ vào kết quả thử nghiệm, kế hoạch sản xuất loạt loại UCAV này sẽ chính thức được bắt đầu. Chương trình phát triển Neuron do Pháp khởi động vào năm 2003 và có sự hợp tác của Italia, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Thụy Sĩ. Mục tiêu của chương trình là chế tạo một mẫu trình diễn, nhằm kiểm nghiệm các công nghệ cót lõi của máy bay chiến đấu tương lai: kiểm nghiệm tính hiệu quả của mô hình hợp tác công nghệ trong việc sử dụng bí quyết công nghệ của công ty các quốc gia cùng tham gia. Dự án tập trung đánh giá các công nghệ về điều khiển bay, công nghệ tàng hình, khả năng phóng vũ khí không đối đất từ khoang bên trong của UCAV và tích hợp nó với hệ thống C4I.

1633777317865.png

1633777577946.png

1633777019235.png

1633777357062.png


Việc thiết kế Neuron được bắt đầu vào tháng 2/2006, sau khi nhận được khoản kinh phí 406 triệu euro (562 triệu USD). Năm 2008 thân máy bay bắt đầu được sản xuất và Neuron xuất xưởng ngày 19/01/2012. Mẫu trình diễn công nghệ đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 01/12/2012. Sau đó, nó đã tiếp tục thực hiện nhiều chuyến bay thử. UCAV Neuron có trọng lượng cất cánh tối đa gần 7 tấn, trọng lượng rỗng 5 tấn, chiều dài 9,2m, sải cánh 12,5m. Máy bay được trang bị 1 động cơ RollsRoyce/Turbomeca Adour Mk.951, có vận tốc tối đa 0,8 Мach (980km/giờ) và có thể bay trên không đến 3 giờ, vũ khí trong tương lai sẽ gồm bom Mk-82, CBU12 và JDAM.

1633777161237.png

1633777209866.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,933
Động cơ
1,374,118 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
PHÁO 30MM UY LỰC MẠNH TRÊN TRỰC THĂNG MI-28

Trực thăng tiến công Mi-28 của Nga được trang bị rocket, tên lửa và cả khẩu pháo 30mm đầy uy lực. Tại chiến trường Syria, pháo 30mm đã phát huy hiệu quả, tiêu diệt nhiều phương tiện mặt đất của lực lượng phiến quân.
Mi-28 là loại trực thăng tiến công hạng nặng hiện đại của Nga, chúng được phát triển để thay thế Mi-24 vốn có từ thời Liên Xô. Chiến trường Syria là nơi Mi28 lần đầu tiên phát huy hết tác dụng. Và chính khẩu pháo 30mm trên trực thăng tiến công Mi-28 đã nhiều lần tiêu diệt xe bọc thép và xe đánh bom cảm tử của lực lượng phiến quân tại Syria.

1633834038428.png

1633834076369.png

1633834105950.png


khẩu pháo trên trực thăng Mi-28 chính là một biến thể của pháo 2A42 nổi tiếng do Liên Xô phát triển. Loại pháo này được trang bị trên các xe bọc thép BMP-2, BMD-3, trực thăng Ka-29T, Ka-50/52 và Mi-28. Pháo có trọng lượng 115kg, chiều dài 3.027mm, chiều dài nòng lên tới 2.416mm. Pháo sử dụng loại đạn 30x165mm với uy lực mạnh mẽ; tốc độ bắn trung bình 300 phát/phút, tuy nhiên khi cần thiết có thể nâng tốc độ bắn tối đa lên 800 phát/phút. Sơ tốc đầu nòng của đạn pháo là 960m/giây, tầm bắn xa nhất 3.000m, hiệu quả là 2.000m, cơ số đạn 850 viên.

1633834181776.png

1633834201116.png

Pháo 2A42

Ngoài đạn 30x165mm, pháo 2А42 mới cũng có thể bắn các loại đầu đạn khác, tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ, như: đạn lửa, đạn dẫn đường, đạn xuyên giáp và cả đạn phá mảnh. Pháo 2A42 mới được lắp vào một bệ xoay đặc biệt gắn dưới mũi của Mi-28 để tăng tính cơ động khi ngắm bắn mục tiêu. Bệ xoay gắn pháo 30mm hoàn toàn tự động được kết hợp với mũ bay có hệ thống ngắm bắn giúp phi công có thể nhanh chóng tiêu diệt mục tiêu ngay khi phát hiện ra chúng. Từ máy bay, nó có thể tiến công các mục tiêu bọc thép hạng nhẹ ở khoảng cách xa đến 1.500m.

1633836040757.png

1633835954677.png

1633835992920.png

1633836118241.png

1633836391261.png

1633836169784.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top