[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,538
Động cơ
1,352,509 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
MỸ PHÁT TRIỂN XE BỌC THÉP HẠNG NHẸ MỚI TỪ KINH NGHIỆM CHIẾN ĐẤU Ở SYRIA, IRAQ

Defense - Blog dẫn nguồn tin từ tài khoản mạng xã hội Twitter cho biết: Từ thực tế chiến trường Syria, Iraq, Mỹ đã phát triển xe bọc thép chiến thuật hạng nhẹ mới nhất có tên JLTV.
Từ nay đến năm 2040, Lục quân và Hải quân đánh bộ Mỹ có kế hoạch mua tổng cộng khoảng 55.000 xe JLTV để thay thế cho dàn xe quân sự Humvee với khoảng 140.000 chiếc. Xe JLTV sẽ kết hợp được tính năng bảo vệ của xe MRAP và tính năng di chuyển linh hoạt trên địa hình gồ ghề của xe Humvee.

1630139174624.png

1630139372164.png


Ttrên tài khoản Twitter @ Scott Gourmetley đã công bố bức ảnh chụp chiếc xe bọc thép bánh hơi hạng nhẹ JLTV, có trang bị 1 tháp pháo điều khiển từ xa Kongsberg LW30, 1 pháo tự động M230 LF, 1 súng máy 62mm và tên lửa chống tăng có điều khiển Javelin.

1630139458761.png

1630139504456.png

Tháp pháo Kongsberg LW30 với pháo tự động M230 LF

1630140002840.png

1630140027318.png

Tên lửa chống tăng có điều khiển Javelin

Với tính năng linh hoạt, nhất là tháp pháo LW30 trên xe JLTV có thiết kế mô đun hóa cao cho phép có thể lắp đặt nhanh chóng các loại vũ khí có uy lực lớn bảo đảm cho các nhiệm vụ chiến đấu thực tế trên chiến trường; quá trình chuyển đổi, khai thác sử dụng các loại vũ khí khác nhau rất thuận lợi, xạ thủ có thể nhanh chóng thực thi nhiệm vụ qua màn hình giao diện liên kết người - máy.
Đặc biệt, thực tế cuộc chiến ở Iraq, Syria cho thấy, nhu cầu sử dụng vũ khí chống tăng để tiêu diệt các loại mục tiêu khác nhau trên chiến trường là rất cao. Tên lửa chống tăng có điều khiển không chỉ sử dụng để tiêu diệt xe tăng mà còn có thể được sử dụng để “chống lại” các xe đánh bom tự sát VBIED, xe cơ giới bán tải gắn hỏa lực mạnh và các ổ hỏa lực.

1630140275884.png

1630140329843.png

1630140197942.png

1630140227929.png


Vì vậy, việc lắp đặt tên lửa chống tăng Javelin trên nóc xe JLTV sẽ biến xe cơ giới bọc thép trở thành phương tiện “săn tăng” hiệu quả trên chiến trường (đặc biệt là trong chiến tranh đường phố), cho phép xạ thủ có thể tiêu diệt không chỉ xe tăng mà còn có thể tiến công các mục tiêu nguy hiểm khác từ các góc khuất trên các đường phố, hoặc các khu vực đồi núi phức tạp mà đối phương hoạt động theo kiểu chiến tranh du kích.

1630140644273.png

1630140464076.png

1630140571933.png

1630140602711.png

1630140534107.png


Xe thiết giáp hạng nhẹ bánh hơi JLTV được Công ty Oshkosh Defense, thuộc Tập đoàn Oshkosh phát triển nhằm thay thế các xe thiết giáp Humvee HMMWV, hiện đang phục vụ trong các lực lượng Lục quân và Hải quân đánh bộ Mỹ.
Theo quảng cáo của Công ty Oshkosh Defense, xe JLTV có nhiều phiên bản khác nhau, như: xe sử dụng với mục đích cơ động chiến đấu thông thường, xe lắp đặt vũ khí hạng nặng, xe trang bị vũ khí đặc chủng (trang bị cho các lực lượng an ninh khác nhau) và xe lắp đặt vũ khí cận chiến. Những xe này đều có khả năng phòng thủ tốt, cơ động ổn định, tải trọng phù hợp, hiệu suất công tác cao, và đặc biệt là có khả năng “tự vệ” trước các loại vũ khí bộ binh thông thường, các loại vũ khí tự chế trong thực hiện nhiệm vụ chiến đấu cả ngày lẫn đêm.

1630140778189.png

1630140840297.png

1630140876597.png

Xe JLVT lắp đặt vũ khí hạng nặng

1630141023272.png

1630141039137.png

1630141131034.png

1630141067714.png

Xe JLVT vận tải/chở quân

1630141087651.png

1630141111670.png

Xe JLVT trinh sát/chỉ huy

1630141196837.png

1630141224608.png

Xe JLVT của lục quân Slovenia

1630141405390.png

1630141457389.png

1630141543242.png

Xe JLVT của thủy quân lục chiến Mỹ
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,538
Động cơ
1,352,509 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Trung Quốc cho 4 tàu khu trục Type 051 Luda về hưu

Ngày 16/5, trong một buổi lễ được tổ chức tại căn cứ Hạm đội Biển Bắc ở Lushun (trước đây gọi là Cảng Arthur), Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã cho ngừng hoạt động 4 tàu khu trục Type 051 (Luda).

1630209018921.png

1630209069230.png

Tàu khu trục Type 051

Trung Quốc không thể tặng hay bán thanh lý các tàu Type 051 nghỉ hưu cho hải quân các quốc gia khác vì lý do hệ thống máy hơi nước lạc hậu, rất tốn nhân lực vận hành và bảo trì, nên chủ yếu chúng sẽ trở thành triển lãm bảo tàng nổi.
Đó là 4 tàu: Khai Phong (số hiệu 109), Đại Liên (số hiệu 110), Zunyi (số hiệu 134) và Quế Lâm (số hiệu 164), các tàu này đã hoạt động được hơn 30 năm. Các tàu khu trục Type 051 mặc dù được thiết kế, chế tạo tại Trung Quốc nhưng được cho là “sao chép” thiết kế từ tàu khu trục lớp Kotlin của Liên Xô (Nga). Trong số 17 tàu được đóng từ năm 1970 đến 1990, hiện tại có 2 chiếc: Trạm Giang (số hiệu 165) và Chu Hải (số hiệu 166) vẫn hoạt động, còn các chiếc khác đã ngừng hoạt động gần đây.

1630209332773.png

1630209385353.png

Các tàu lớp Type-051 lớp Luda bị loại biên

1630209205041.png

Tàu Khai Phong (số hiệu 109)

1630209465716.png

Đại Liên (số hiệu 110)

Type 051 có lượng giãn nước khoảng 3.670 tấn (bằng một nửa so với Type 052D), dài 132m, rộng 12,8m, mớn nước 4,6m, thủy thủ đoàn 280 người. Hỏa lực trên tàu gồm có: 6 tên lửa chống hạm, 2 tháp pháo 130mm nòng kép, 4 tháp pháo phòng không 37mm nòng kép, 2 bệ phóng rocket chống ngầm Type 75, 6 ống phóng ngư lôi, 38 thủy lôi. Loại tên lửa chống hạm chủ lực trên Type 051 là HY-2 (sao chép công nghệ mẫu P-15 Termit của Liên Xô), nhưng tầm bắn được tăng lên tới 200km, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động hoặc hồng ngoại giai đoạn cuối, mang đầu nổ nặng 513kg.

1630209705317.png

1630210010814.png

1630209723855.png

Type 051 Luda class

1630209796068.png

1630209872313.png

Tên lửa đối hạm HY-2

Mặc dù các tàu khu trục Type 051 được đóng sau năm 1980 đã được hiện đại hóa thay thế tên lửa HY-2 cũ kỹ bằng tên lửa hành trình YJ-83 hiện đại hơn. Tuy nhiên, so với các tàu khu trục có tính năng tương tự của Liên Xô và Mỹ (sản xuất những năm 1980), khả năng tác chiến của tàu khu trục Type 051 Trung Quốc hạn chế hơn bởi không có tên lửa phòng không; tên lửa chống hạm “chậm chạp”, dễ bị gây nhiễu, đánh chặn. Kể cả sau khi được hiện đại hóa, tàu khu trục Type 051 vẫn bị coi là yếu kém về phương diện phòng không, khó có thể tự bảo vệ trước các tên lửa chống hạm hay máy bay của đối phương. Chính vì thế, nó đang dần bị loại bỏ để nhường chỗ cho các thế hệ tàu hộ vệ nhỏ gọn (Type 056) hay cỡ lớn (Type 054) có sức mạnh vượt trội về mọi mặt.
Ngoài 2 chiếc Type 051 còn lại, PLAN vẫn vận hành một số tàu khu trục chạy bằng hơi nước, đó là các tàu: Thâm Quyến (số hiệu 167) - tàu khu trục lớp Type 051B (Luhai) duy nhất từng được chế tạo và 2 tàu khu trục lớp Type 051C (Luzhou) được đưa vào hoạt động gần đây (năm 2007). Ngoài ra, PLAN cũng đang sử dụng 4 tàu khu trục chạy bằng hơi nước lớp Sovremenny được nhập khẩu từ Nga trong quãng thời gian từ năm 2000 đến 2006.

1630210168942.png

1630210193580.png

1630210212153.png

Tàu Type 051B Thâm Quyến (số hiệu 167)

1630210310437.png

1630210329159.png

1630210248392.png

1630210287893.png

Tàu lớp Type 051C (Luzhou)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,538
Động cơ
1,352,509 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Siêu bom GBU-57

1630214523902.png

1630214618459.png

1630214589187.png


Không quân Mỹ vừa công bố một đoạn video về việc máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit thả hai quả bom GBU-57 nặng khoảng 14 tấn. GBU-57 hay MOP - bom xuyên phá bê tông. Đây là loại bom chống hầm ngầm mạnh nhất thế giới được phát triển vào năm 2007 để phá hủy các nhà máy làm giàu uranium dưới lòng đất ở Iran và các cơ sở quân sự của Triều Tiên ẩn sâu trong các hang đá. Năm 2011, Không quân Mỹ đã đặt mua 20 quả bom loại này.

1630214693610.png

1630214710765.png

1630214886017.png


GBU-57 kết hợp với tính năng tàng hình của B-2 có thể tiến sâu vào lãnh thổ của đối phương mà không bị phát hiện, đây là tín hiệu rõ ràng gửi tới kẻ thù tiềm năng của Mỹ rằng, Mỹ có thể tiếp cận tới cả những công trình xa nhất và được bảo vệ kiên cố nhất mà không cần phải tiến công hạt nhân.
GBU-57 có chiều dài 6,1m, nặng khoảng 14 tấn, nặng hơn rất nhiều so với con số 2,3 tấn của GBU- 28, là “sát thủ boong ke” và 10,3 tấn của GBU-43, loại bom tiến công mặt đất với biệt danh bom “mẹ”.

1630214808471.png


Siêu bom GBU-57 được thiết kế riêng cho máy bay B-2 và B-52, bom có thể chứa 2,5 tấn thuốc nổ
và được tích hợp khả năng dẫn đường nhờ hệ thống định vị toàn cầu GPS. Sau khi chạm đất, GBU-57 sẽ xuyên thấu các tầng bê tông cốt thép nhờ tốc độ cao kết hợp lớp vỏ rất cứng.
Phía đuôi bom được gắn hệ thống quạt đẩy giúp tăng tốc độ để xuyên phá sâu hơn. Sau khi đạt được độ sâu tối đa có thể, bom sẽ tự kích nổ phá hủy mục tiêu.

1630214908456.png

1630214954185.png


Phần vỏ của đầu nổ được làm từ hợp kim thép đặc biệt và thiết kế cho phép mang khối lượng chất nổ lớn trong khi vẫn duy trì được lực xuyên phá khi va chạm. Tuy sức nổ “chỉ” tương đương 3-5 tấn TNT nhưng nhờ gây nổ từ độ sâu dưới lòng đất nên sức công phá của GBU- 57 lớn hơn rất nhiều so với tiến công từ bên ngoài.
GBU-57 có khả năng xuyên sâu tới 60m qua lớp bê tông thông thường (có khả năng chịu lực 3.500 tấn/ m2), 8m qua bê tông cường lực (có khả năng chịu lực nén 7.000 tấn/m2) và 40m qua đá cứng. Bên cạnh đó, phiên bản mới của GBU-57 được tăng cường công nghệ dẫn đường điện tử để tăng độ chính xác cũng như khả năng sống sót trước các hệ thống phòng không.
Tuy nhiên GBU-57 đã không chứng minh được sức mạnh như nhà sản xuất Boeing công bố. Theo báo cáo của chuyên gia Lầu Năm Góc hồi cuối năm 2012, GBU-57 không đủ khả năng để phá hủy các cơ sở hạt nhân trong lòng đất của Iran. Bởi vì, các cơ sở hạt nhân của Iran được xây dựng ở độ sâu sâu hơn so với khả năng xuyên của bom, ngoài ra còn được tăng cường thêm các lớp bảo vệ bổ sung.

1630215175004.png

1630215325464.png

1630215206614.png

1630215230204.png

1630215249944.png

1630215362744.png

1630215339700.png

1630215384530.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,538
Động cơ
1,352,509 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Hệ thống phòng không tầm thấp MSHORAD của Mỹ

1630471553744.png

1630470932910.png

1630471068178.png


Theo cố vấn cấp cao của Quân đội Mỹ - ông Terry Young, Lục quân Mỹ sẽ sớm nhận được 5 hệ thống phòng không tầm thấp cơ động đầu tiên.
Ngoài các tiểu đoàn tên lửa phòng không Patriot hiện có, Quân đội Mỹ sẽ xây dựng các tiểu đoàn MSHORAD mới. Đơn vị đầu tiên dự kiến sẵn sàng chiến đấu vào năm 2021.
Cũng đã lâu lắm rồi, Lục quân Mỹ mới được trang bị thêm hệ thống phòng không tầm thấp mới. Bởi Quân đội Mỹ luôn coi trọng lực lượng không quân, bất cứ việc gì, yêu cầu không kích hay hộ tống đều sử dụng lực lượng không quân, cho nên không có gì quá lạ khi Mỹ “thiếu” hệ thống phòng không tầm thấp.
Do nhận thức được vai trò quan trọng của hệ thống thống phòng không tầm thấp, chính vì vậy mà hệ thống phòng không tầm thấp MSHORAD được ra đời để lấp khoảng trống trong đội hình của các đơn vị bộ binh Mỹ hiện nay, nhằm chống lại những mục tiêu như máy bay không người lái, máy bay chiến đấu cánh cố định hoặc trực thăng. Hệ thống phòng không tầm thấp MSHORAD được thiết kế trên khung gầm xe thiết giáp Stryker, nhằm bảo đảm tính cơ động để thực hiện sứ mệnh bảo vệ đội hình bộ binh - xe tăng Lục quân Mỹ khi hành quân và tác chiến.
Hệ thống MSHORAD được lắp các cảm biến gồm: radar và hệ thống trinh sát hồng ngoại, cùng tháp pháo với 2 tên lửa Hellfire, 1 pháo M230LF 30mm, 1 súng máy 7.62mm và giá đỡ để gắn tên lửa Stinger.

1630471184004.png

1630471297140.png

1630471328051.png


Pháo tự động M230LF vốn được trang bị cho dòng trực thăng tiến công Apache, cỡ đạn 30mm, tốc độ bắn 200 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 1,5km, tầm bắn xa nhất 4km; có khả năng phòng vệ 360o ở nhiều địa hình chiến đấu khác nhau. Hỏa lực phòng không đặt trên 2 giá đỡ gắn hai bên tháp pháo triển khai được 4 đến 8 tên lửa đất đối không Stinger nổi tiếng của Mỹ. Đó sẽ là phiên bản có sửa đổi nhỏ từ loại vác vai Stinger có tầm bắn 5 đến 6km.
Đáng ngạc nhiên, dù là tổ hợp vũ khí phòng không tầm thấp nhưng MSHORAD còn được thiết kế cho phép triển khai giá đỡ với 2 đạn tên lửa chống tăng Hellfire có tầm bắn 8km. Mỹ dự định đến năm 2023 sẽ sở hữu 144 hệ thống MSHORAD để triển khai cho 4 tiểu đoàn.

1630471390103.png

1630471511835.png

1630471417386.png

1630471440171.png

1630471467872.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,538
Động cơ
1,352,509 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
TRỰC THĂNG ĐA NHIỆM THẾ HỆ MỚI H160M CỦA AIRBUS

1630471833730.png

1630471855926.png

1630471898958.png


Tập đoàn hàng không Airbus chính thức ra mắt mô hình kích thước thật mẫu trực thăng đa nhiệm H160M "Guepard" - một trong những thiết kế trực thăng hiện đại đang được Airbus tích cực phát triển. Chưa rõ quốc gia nào sẽ trở thành khách hàng sau Pháp tiếp nhận H160M, tuy vậy nếu dòng máy bay này chứng minh được hiệu quả trong thực tế, thì các nước đang ưa chuộng máy bay của Airbus sẽ là khách hàng tiềm năng.

1630472003374.png

1630472053508.png


Buổi ra mắt H160M được tổ chức nhân sự kiện Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florans Parly tới nhà máy của Airbus tại Marigane, tỉnh Bouches-du-Rhône miền Nam nước này. Tại đây, bà Parly đã tuyên bố Chương trình trang bị trực thăng hạng nhẹ của Quân đội Pháp với dự định sẽ mua 169 chiếc H160M (trong đó, 80 chiếc sẽ được biên chế cho lực lượng lục quân, 49 cho hải quân và 40 chiếc cho không quân) sẽ chính thức được triển khai từ năm 2021 thay vì 2022 như đã định. Như vậy, lô trực thăng đầu tiên sẽ được bàn giao vào năm 2026. Trực thăng H160M là phiên bản quân sự, phát triển từ mẫu máy bay trực thăng dân dụng đa năng H160 đã được thử nghiệm vào năm 2015 và nó đã nhanh chóng chứng minh được những ưu điểm của mình. H160 được đánh giá là một trong những thiết kế trực thăng hiện đại nhất thế giới với công nghệ tiên tiến; hiệu suất và độ tin cậy khi vận hành được tăng cao.

1630472477287.png

1630472542040.png

1630472599557.png

Buồng lái H160M

Theo các nguồn tài liệu không chính thống, H160M được phát triển nhằm thay thế các thế hệ trực thăng NH Industries NH90, Airbus Helicopters Tiger, and Airbus Helicopters H225M Caracal. H160M được tích hợp công nghệ mới nhất của Airbus nhằm tăng cao hiệu suất và độ tin cậy, nó hứa hẹn nối dài thành công vang dội của Airbus trong lĩnh vực trực thăng.

1630472693719.png

1630472728001.png

1630472773955.png

1630472132833.png

1630472153526.png

1630472181250.png

1630472202844.png


Theo nhà sản xuất, dòng H160 là cơ sở định hình thiết kế trực thăng H160M, và điểm nổi bật của nó là hệ thống cánh quạt chính Bule Edge và cánh quạt đuôi kiểu Fenestron giúp giảm tới 50% tiếng ồn, tăng tải trọng thêm 100kg so với cánh quạt truyền thống hiện nay. Với 2 động cơ turbine thế hệ mới, máy bay có thể đạt tốc độ hành trình 296km/giờ và tầm hoạt động trên 800km. Tổng chiều dài của máy bay trực thăng H160M đạt 14m (15m bao gồm cả cánh quạt), đường kính cánh quạt 12m, chiều cao 4m. Máy bay này nặng 4,3 tấn; trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 5,8 tấn.
Ngoài vai trò chở quân, chở khách, H160M được cho là sẽ tích hợp các cảm biến và cả vũ khí tối tân cho phép nó tham gia nhiệm vụ tiến công mục tiêu trên bộ và trên biển, nó sẽ được mang tên lửa chống hạm ANL có tầm bắn 20km.

1630472287282.png

1630472352461.png

1630472388923.png

Tên lửa chống hạm ANL
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,538
Động cơ
1,352,509 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Mỹ tìm cường kích thay thế lợn lòi A-10

1630551161486.png

1630551195416.png

Cường kích A-10

Với nhiệm vụ thay cho A-10, chiếc Scorpion đã có những thử nghiệm thành công đầu tiên, nhưng Mỹ vẫn chưa yên tâm và tiếp tục tìm "kẻ" thay thế xứng tầm.
Theo Flight Global, tại Triển lãm Hàng không Farnborough (tại Anh), Nhà sản xuất Aero Vodochody của Cộng hòa Séc hợp tác với Tập đoàn Israeli Aerospace Industries (IAI) của Israel đã cho ra mắt máy bay cường kích F/A-259 Striker, trong Chương trình phát triển máy bay cường kích-trinh sát hạng nhẹ OA-X cho Không quân Mỹ.

1630551403656.png

1630551303115.png

1630551500910.png

1630552579397.png

1630552554426.png

Cường kích F/A-259 Striker

Chương trình OA-X ra đời năm 2009 nhằm tìm kiếm một mẫu máy bay nhẹ, chi phí thấp, đảm nhiệm vai trò trinh sát và hỗ trợ hỏa lực tầm gần, phục vụ hoạt động chống khủng bố và các cuộc xung đột cường độ thấp. Nhà sản xuất tiết lộ, máy bay F/A-259 là biến thể của máy bay phản lực huấn luyện L-159 ALCA, phiên bản hiện đại nhất của dòng máy bay phản lực L-39 nổi tiếng của Công ty Aero Vodochody được nâng cấp về thiết bị điện tử. Flight Global tiết lộ, F/A-259 có đủ khả năng để thay thế nhiệm vụ tiến công của A-10 hiện có trong Không quân Mỹ.
Được biết, trước khi nguyên mẫu F/A-259 chính thức được giới thiệu, năm 2017, Mỹ cũng đã có những thử nghiệm rất ấn tượng với máy bay chiến đấu Scorpion dùng để thay thế cho A-10. Tuy nhiên, không rõ vì nguyên nhân gì cho đến nay, chương trình này không được nhắc đến.

1630551594891.png

1630551624483.png

1630551688905.png

Máy bay chiến đấu Scorpion

Theo những thông tin được công khai, A-10 là mẫu máy bay chuyên dùng để hỗ trợ hỏa lực cho các lực lượng mặt đất. Do chủ yếu hoạt động ở độ cao thấp, A-10 được thiết kế để có thể chống lại hỏa lực phòng không của đối phương, đặc biệt là pháo cao xạ và tên lửa tầm gần. Dù được coi là đối trọng của nhau trên chiến trường nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, khả năng “sống còn” của cường kích A-10 gấp khoảng 09 đến 10 lần cường kích Su-25 của Không quân Nga (trong một số tình huống).
Cụ thể, trong Chiến tranh vùng Vịnh lần 1 (1991), một A-10 bị trúng liên tiếp 04 phát đạn pháo phòng không 57mm. Trong đó, 02 phát trúng đuôi, 01 phát nổ ngay trước mũi máy bay, 01 trúng vào cánh phải và gây kích nổ cho quả tên lửa đối không Sidewinder gắn ở đó. Tổng cộng chiếc A-10 có 378 lỗ thủng trên thân, trong đó 17 lỗ ngay dưới buồng lái. Tuy vậy, phi công vẫn “bình yên vô sự” và có thể hạ cánh an toàn. Trong khi đó, cường kích Su-25 Nga tại Syria dù chỉ trúng 01 viên đạn vào phần sau động cơ hôm 3/2/2018 đã bị khuất phục. Có được khả năng này nhờ buồng lái của A-10 được bọc 01 lớp titan dày gần 04cm giúp bảo vệ phi công khỏi hỏa lực phòng không bắn từ mặt đất. Cường kích A-10 được trang bị 02 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy General Electric TF34 cho phép đạt tốc độ cận âm. A-10 có khả năng mang tới 07 tấn vũ khí.
A-10 được trang bị pháo nòng xoay 07 nòng cỡ 30mm Gatling có uy lực mạnh, tốc độ bắn nhanh (hơn 3.500 viên/phút). Pháo 07 nòng hoàn toàn có khả năng uy hiếp xe tăng - thiết giáp nhẹ bằng đạn xuyên giáp. Ngoài súng Gatling 30mm, A-10 có 11 giá treo trên cánh và thân mang được tên lửa, bom. Cơ số đạn 30mm dự trữ là 1.174 viên.

1630552064456.png

1630552131616.png

1630551813417.png

1630551853139.png

1630552463963.png

1630552493633.png

1630551882550.png

1630551914738.png

1630552003868.png

1630551939107.png

1630551966367.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,538
Động cơ
1,352,509 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ấn Độ công bố phát triển tiêm kích hạm Tejas

1630577915901.png

1630577938072.png

1630577975871.png


Chương trình tiêm kích hạm nội địa hạng nhẹ LCA là một dự án vũ khí đầy tham vọng của Ấn Độ, với nguyên mẫu mang tên Tejas được phát triển nhằm thay thế MiG-29 đã lạc hậu.
Nguyên nhân khiến Ấn Độ đẩy mạnh dự án LCA trên hạm được cho là xuất phát từ những nhận xét không tốt về máy bay MiG-29K. Các kiểm soát viên thuộc Cơ quan Kiểm toán Ấn Độ (CAG) cho rằng, khung vỏ của chiếc MiG-29K bị hao mòn quá nhanh và không đủ độ tin cậy. Thêm vào đó, động cơ RD-33MK của MiG-29K chỉ là phiên bản của loại động cơ RD-33 ra đời từ năm 1972 có mức tiêu hao nhiên liệu lớn và không bền.

1630578094070.png

1630578122999.png

1630578061052.png

1630578176276.png

1630578146780.png

Mig-29K

Thậm chí ngay trong Không quân Hải quân Nga, dự định ban đầu thay thế phi đội Su-33 trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov bằng MiG-29K cũng đã bị tạm dừng do MiG-29K chưa tỏ ra đáng tin cậy. So sánh với MiG-29K, tiêm kích hạng nhẹ Tejas có lợi thế hơn do nó nhỏ gọn, dễ dàng triển khai trên tàu sân bay, chi phí hoạt động của máy bay đỡ tốn kém hơn (Tejas sử dụng 01 động cơ). Ngoài ra, động cơ General Electric mà Mỹ cung cấp cho chiếc Tejas được đánh giá có hiệu suất và độ ổn định cao hơn hẳn loại RD-33MK, quan trọng nhất là thời gian giãn cách giữa hai lần đại tu cao gần gấp đôi, khiến cho thời gian sẵn sàng chiến đấu của Tejas cao hơn so với MiG-29K.
Nhưng trước mắt các kỹ sư hàng không Ấn Độ vẫn còn rất nhiều việc phải làm, bởi vì chế tạo máy bay cất, hạ cánh từ tàu sân bay là vấn đề không hề đơn giản. Máy bay Tejas có thể đạt tốc độ tối đa 2.204km/h, có khả năng cơ động ̣ linh hoạt trên không nên sẽ rất hiệu quả trong các cuộc không chiến. Tiết diện phản xạ hiệu dụng của máy bay khá nhỏ, khiến Tejas khó bị rađa đối phương phát hiện so với nhiều loại máy bay khác. Đặc biệt, chi phí cho loại này chỉ 33 triệu USD mỗi chiếc, trong khi giá thành của F-16 là từ 40 đến 50 triệu USD, còn Rafale là 100 triệu USD.
Máy bay Tejas có tải trọng 03 tấn, cho phép mang theo nhiều loại tên lửa khác nhau, từ loại tên lửa định hướng bằng laser có tầm xa 500km cho đến tên lửa R-73 tầm ngắn. Hơn nữa, máy bay Tejas được chế tạo trong nước sẽ giúp Không quân Ấn Độ có thể dễ dàng cải tiến, nâng cấp máy bay tùy vào mong muốn của họ, cũng như việc sửa chữa, bảo dưỡng sẽ thuận tiện hơn so với các máy bay chiến đấu mua của phương Tây. Ngoài ra, trang tin quân sự Defense News cũng đã đăng tải, Hãng chế tạo hàng không Ấn Độ Hindustan Aeronautics Limited (HAL) đang phát triển máy bay không người lái theo phiên bản máy bay chiến đấu nội địa hạng nhẹ Tejas. Theo nguồn tin trên, quá trình phát triển phiên bản không người lái từ máy bay Tejas hiện mới đang ở giai đoạn phác thảo thiết kế. Tuy nhiên, đại diện HAL khẳng định, sản phẩm này sẽ xuất hiện trong tương lai gần.

1630578338965.png

1630578357621.png

1630578374283.png

1630578395981.png

1630578505849.png

1630578446568.png

1630578551371.png

1630578585444.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,538
Động cơ
1,352,509 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Thực chiến cùng F-16 Mỹ, cơ hội khẳng định của Kfir TC.10

Không quân Colombia vừa gửi 06 tiêm kích Kfir TC.10 và một Phi đội vận tải đa nhiệm 767 cùng đội ngũ đảm bảo kỹ thuật 130 người tới căn cứ Không quân Nellis tại bang Nevada nước Mỹ để tham dự cuộc tập trận đối kháng mang tên Red Flag 18-3.

1630642438674.png

1630642402053.png


Theo trang thông tin chính thức của Không quân Mỹ (af.mil), 06 máy bay tiêm kích Kfir TC.10 của Colombia sẽ có các bài huấn luyện không chiến cùng cường kích A-10 Thunderbolt II thuộc Phi đội chiến đấu số 354 “the Bulldogs” và các tiêm kích F-16 Fighting Falcon thuộc Phi đội số 162 của Không quân Mỹ đóng ở bang Arizona. Tiêm kích Kfir do Tập đoàn Công nghiệp hàng không Israel - IAI sản xuất, là mặt hàng Israel đang chào bán cho nhiều quốc gia có ngân sách quốc phòng còn eo hẹp nhưng rất cần một loại máy bay chiến đấu đủ khả năng đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại. Do vậy, việc Kfir TC.10 tham gia huấn luyện không chiến với F-16 là một cơ hội hiếm có để Israel quảng bá sản phẩm quốc phòng của mình. Bởi Kfir là dòng tiêm kích hạng nhẹ được rất nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm dưới dạng mua sắm trang bị đã qua sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí quốc phòng.

1630642630142.png

1630642528188.png

1630642737849.png

Kfir của KQ Israel

Kfir TC.10 được phát triển cho Không quân Israel hơn 40 năm về trước trên cơ sở máy bay chiến đấu Mirage 5 của Pháp, trong đó phiên bản Kfir Block 60 được Không quân Israel sử dụng trong giai đoạn 1975 - 1994.

1630642937952.png

1630642855725.png

1630642901475.png

Mirage 5

Sau khi bị loại khỏi biên chế, Kfir TC.10 được Israel hiện đại hóa dựa trên khung thân những máy bay được niêm cất, bảo quản trong sa mạc Negev. Mặc dù vậy, Kfir hiện vẫn đang đóng vai trò quan trọng trong không lực Sri Lanka, Ecuador, Colombia và có mặt trong biên chế thuộc Không quân của Hải quân Mỹ. Phiên bản Kfir dùng cho xuất khẩu là Kfir C.10 được lắp đặt radar mạng pha quét thụ động EL/M-2032 cùng thiết bị điện tử hàng không tiên tiến và hệ thống quản lý tác chiến tối tân. Mỗi máy bay mang được 02 loại tên lửa không đối không hiện đại Python 5 và Derby, năng lực chiến đấu không hề thua kém F-16 Block 52.

1630643104546.png

1630643129088.png

Tên lửa không đối không Python 5

1630643269167.png

1630643299613.png

1630643324596.png

Tên lửa không đối không Derby

Phiên bản cao cấp nhất của Kfir là Kfir Block 60 được quảng cáo là rất hiện đại, nhờ có radar mạng pha quét chủ động (AESA) kết hợp với máy tính còn hiện đại hơn loại lắp trên F-16 Block 60 “Desert Falcon”. Kfir Block 60 là tiêm kích đa năng có thể đạt vận tốc Mach 2. Nó có khả năng mang 5,5 tấn vũ khí với 09 giá treo ở cánh và thân. Sau nâng cấp, Kfir có thể mang tên lửa đối không đời mới như Python 5, Derby và tên lửa đối đất Rafael Spice. Đặc biệt, máy bay sẽ trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động với tính năng tiên tiến hỗ trợ đa chế độ tiến công. Biến thể này hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn của NATO, nó còn được hỗ trợ chuẩn liên kết Link-16. Máy bay có phạm vi chiến đấu hiệu quả 1.000km, với khả năng bay không cần tiếp nhiên liệu trong phạm vi hơn 2.000km. Đơn giá của tiêm kích Kfir hiện đại hóa chỉ vào khoảng 20 đến 30 triệu USD, thời hạn sử dụng ít nhất 15 năm.

1630643422218.png

1630643458636.png

1630643478769.png

1630643608330.png

Kfir Block 60

KFIR TRONG BIÊN CHẾ KHÔNG QUÂN MỘT SỐ QUỐC GIA

Mỹ:
25 chiếc Kfir-C1 cải tiến đã được Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ thuê từ năm 1985 đến năm 1989, để đóng vai “quân xanh” trong huấn luyện không chiến (DACT). Loại máy bay này được Mỹ gọi là F-21A Lion.

1630643757065.png

1630643682207.png

1630643700091.png

F-21A Lion

Colombia:
Năm 1989, Colombia đã mua 12 IAF Kfir C.2 cũ và 01 TC.2, chúng được chuyển giao cho Không quân Colombia (FAC) vào năm 1989-1990. Sau đó, C.2 đã được nâng cấp thành phiên bản C.7. Tháng 2/2008, Colombia mua thêm 24 IAF Kfir cũ.

1630644358152.png

1630643920939.png

1630643973668.png

1630643993938.png

Máy bay Kfir của KQ Colombia

Ecuador:
Năm 1981, Israel đã ký một hợp đồng bán cho Ecuador 10 IAF Kfir C.2 và 02 chiếc TC.2 cũ được tân trang lại, để trang bị cho Không quân Ecuador (FAE). Năm 1996, khi Ecuador và Peru xảy ra tình trạng căng thẳng, Ecuador đã mua tiếp 04 chiếc Kfir; năm 1999 mua thêm 02 chiếc phiên bản T.C10.

1630644139460.png

1630644113912.png

1630644184128.png

Kfir của KQ Ecuador

Sri Lanka:
Không quân Sri Lanka (SLAF) có 06 Kfir C.2 và 01 chiếc TC.2 mua từ Israel vào năm 1995- 1996; 09 chiếc khác đã được đưa vào biên chế năm 2005.

1630644256806.png

1630644284102.png

1630644315160.png

1630644383953.png

Kfir của KQ Sri Lanka
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,538
Động cơ
1,352,509 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
LÝ DO MỸ MUỐN TIÊU DIỆT PHI ĐỘI F-14 TOMCAT CỦA IRAN

Từ khi Mỹ - Iran căng thẳng, Mỹ đã điều động nhóm tàu sân bay USS Abraham Lincoln tới Trung Đông cùng máy bay ném bom B-52, tiêm kích F-22 và F-35.
Iran hiện còn khoảng hơn 20 máy bay chiến đấu F-14 Tomcat mua từ Mỹ cách đây hơn 40 năm. Mặc dù F-14 Tomcat của Iran đã cũ kỹ nhưng Mỹ vẫn muốn tìm cách xóa sổ phi đội này.

1630666208785.png

1630665419942.png

1630665448333.png

1630665653529.png

1630665468214.png


F-14 Tomcat của Iran

Mỹ đã từng bán 79 chiếc tiêm kích hạng nặng F-14 Tomcat cùng tên lửa tối tân AIM-54 cho Iran vào giữa thập niên 70 (thế kỷ 20) trước khi xảy ra Cách mạng Hồi giáo. Theo trang Flight Global, trong năm 2019, Không quân Iran đang vận hành 24 chiếc F-14 Tomcat.
Kể từ khi Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân đạt được với Iran năm 2015, hiện mối quan hệ Mỹ - Iran đang leo thang tại vịnh Ba Tư, khiến cho loại máy bay chiến đấu F-14 Tomcat trở thành mối đe dọa với Mỹ.

1630665563997.png

1630665582537.png

Tên lửa AIM-54

Ngày 12/5, 4 tàu chở dầu bị tiến công ngoài khơi thành phố cảng Fujairah của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Sáng 13/6, 2 tàu chở dầu là Kokuka Courageous (Nhật Bản) và Front Altair (Na Uy) cũng bị tiến công khi đang thực hiện hải trình qua Vịnh Oman. Mỹ đã cáo buộc Iran đứng sau các vụ tiến công này. Trong khi đó, Chính phủ Iran bác bỏ cáo buộc của Mỹ và cho biết Mỹ đã không đưa ra được bằng chứng thuyết phục.
Tờ National Interest ngày 03/7/2019 nhận định, trong trường hợp bùng nổ xung đột giữa Washington và Tehran, lực lượng Mỹ nhiều khả năng sẽ tìm cách tiến công hoặc gây sức ép với Không quân Iran. Và National Interest cho rằng mục tiêu hàng đầu của Quân đội Mỹ sẽ là tiêm kích F-14 Tomcat. Trong lực lượng Hải quân Mỹ, chiếc F-14 Tomcat cuối cùng đã ngừng hoạt động năm 2006. Nhưng với radar đáng gờm và phạm vi hoạt động tầm xa, F-14 Tomcat vẫn là một trong những máy bay chiến đấu mạnh nhất trên thế giới. Với lý do này, trong nhiều năm, Mỹ đã cố gắng vô hiệu hóa F-14 Tomcat của Iran. Sau khi cuộc chiến tranh Iran - Iraq kết thúc năm 1988, Iran còn 68 chiếc F-14 Tomcat. Mỹ đã áp đặt lệnh cấm vận khiến Iran gặp nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu bộ phận thay thế cho những chiếc F-14 Tomcat cũ.
Trước áp lực từ cấm vận của Mỹ, Iran đã khởi động chương trình tự cung, tự cấp trong không quân và nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, các công ty của Iran vẫn chật vật và chưa thể sản xuất mọi bộ phận đặc biệt của F-14 Tomcat. Do đó, Iran đã tìm đến chợ đen tại Mỹ. Tháng 3/1998, đặc vụ Liên bang Mỹ đã bắt công dân gốc Iran Parviz Lavi tại Long Island, cáo buộc ông này vi phạm luật xuất khẩu của Mỹ khi mua bộ phận của F-14 Tomcat và chuyển chúng đến Iran qua Hà Lan. Lavi bị kết án 5 năm tù và khoản tiền phạt 125.000 USD. Ngoài ra, Mỹ còn “tóm” được nhiều trường hợp khác cũng tìm cách đưa bộ phận của F-14 Tomcat vào Iran.
Năm 2006, khi Mỹ cho chiếc F-14 Tomcat cuối cùng ngừng hoạt động thì Iran trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới còn sử dụng máy bay này. Năm 2008, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã ký ban hành luật cấm kinh doanh bất cứ bộ phận nào của máy bay chiến đấu F-14 Tomcat.

1630666038989.png

1630665826925.png

1630665867036.png

1630666356411.png

1630666250646.png

1630666158614.png

1630666301037.png

1630665898022.png

1630665945683.png

1630665983071.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,538
Động cơ
1,352,509 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Phiến quân Houthi mối nguy hiểm của lục địa đen

Tại châu Phi, bên cạnh các nhóm Hồi giáo cực đoan như Al Shabaab, Nhóm anh em Hồi giáo, Boko Haram thì còn có nhóm phiến quân Houthi. Houthi đang thực sự trở thành mối hiểm nguy cho lục địa đen khi mà 1/4 diện tích đất nước Yemen vẫn nằm trong tay họ…

1630728828140.png

1630728849917.png

1630728875948.png

1630728922774.png


Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu chính trị châu Âu (EU), tính từ giữa thập niên 1990 đến nay, toàn thế giới đã xuất hiện khoảng 27 tổ chức Hồi giáo cực đoan mà trong đó, nhiều tổ chức khét tiếng như Al Qaeda, IS, Abu Sayyaf, Maute, Jemaah Islamiya, Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant, Những con hổ giải phóng Tamil…, đã gây ra những vụ khủng bố kinh hoàng, làm thiệt mạng hàng trăm nghìn người vô tội. Tại châu Phi, bên cạnh các nhóm Hồi giáo cực đoan như Al-Shabaab, Nhóm anh em Hồi giáo, Boko Haram thì còn có nhóm phiến quân Houthi, một nhóm đang thực sự trở thành mối hiểm nguy cho lục địa đen khi 1/4 diện tích đất nước Yemen nằm trong tay của họ…

Sự ra đời của nhóm Houthi
Houthi, theo tiếng Arab có nghĩa là “Đạo quân của đức Allah” mà khởi đầu là từ phong trào Shialed của những người Hồi giáo dòng Shiite, xuất hiện ở Sa’dah, miền Bắc Yemen vào những năm 1990. Shialed nhắm đến tầng lớp trung lưu để rao giảng thần học Hồi giáo. Năm 1992, hai anh em Hussein Al Houthi và Mohammed Al Houthi, thành viên của Shialed, đứng ra thành lập một tổ chức gọi là “Thanh niên tin tưởng” (Belive Young - viết tắt là BY). Chỉ trong 03 năm, đã có gần 20.000 sinh viên tham gia BY. Sử dụng các bài giảng của Mohammed Hussein Fadhlallah (học giả người Liban) và của Hassan Nasrallah (Tổng Thư ký tổ chức Hezbollah ở Liban), anh em nhà Houthi đã truyền bá cho họ những tư tưởng cực đoan, chống lại “mối đe doạ” của khối Arab và người Mỹ lúc ấy đang có ảnh hưởng ở Yemen.
Năm 2003, sau cuộc Chiến tranh Iran - Iraq, nhóm BY công khai bộc lộ quan điểm chống Mỹ, chống Do Thái. Năm 2004, Cơ quan An ninh Yemen bắt giữ 800 thành viên BY với lý do âm mưu tổ chức bạo loạn. Nhằm xoa dịu tình hình, Tổng thống Yemen là ông Ali Abdullah Saleh đã mời Hussein Al Houthi tham dự một cuộc họp hòa giải, tổ chức tại Thủ đô Sana’a nhưng Hussein từ chối. Ngày 18/6/2004, Tổng thống Saleh ra lệnh bắt giữ Hussein. Dưới sự chỉ huy của Mohammed, em ruột Hussein, nhóm BY phản ứng bằng cách tổ chức một cuộc nổi dậy chống lại chính quyền. Sau cái chết của Hussein (ngày 10/9/2004), nhóm BY đổi tên thành nhóm Houthi. Đến năm 2010, một thỏa thuận ngừng bắn giữa Houthi và Chính phủ Yemen mới đạt được. Một số lớn binh sĩ Yemen đào ngũ, mang theo vũ khí chạy sang phía Houthi đã khiến cho thực lực của Houthi tăng lên đáng kể. Tính đến cuối năm 2011, Houthi đã có hơn 40.000 tay súng, được Al Qaeda chi nhánh Bắc Phi yểm trợ tích cực.

1630729989378.png

1630729111711.png

1630729178477.png

Hussein Al Houthi

Cuộc “Cách mạng Yemen” và sự trỗi dậy của Houthi
Năm 2011, khu vực Trung Đông xảy ra nhiều biến động lớn như cuộc cách mạng Tunisie, cách mạng Ai Cập, Mùa xuân Arab… Trong khi đó, tại Yemen, tình trạng thất nghiệp, tham nhũng và suy thoái kinh tế diễn ra nghiêm trọng, dẫn đến những cuộc biểu tình, yêu cầu Tổng thống Saleh từ chức. Ngày 27/01/2011, một cuộc biểu tình do Houthi lãnh đạo đã nổ ra ở Thủ đô Sana’a với 20.000 người tham dự. Đến ngày 02 tháng 02, Tổng thống Saleh tuyên bố sẽ không tham gia ứng cử nhiệm kỳ kế tiếp vào năm 2013, và cũng không “truyền ngôi” cho con trai mình. Tuy nhiên, sự nhượng bộ này không làm phía Houthi hài lòng vì cho rằng đây chỉ là sự lừa bịp, nên Houthi tiếp tục tổ chức những cuộc biểu tình ở những thành phố lớn trên khắp đất nước, dẫn đến những cuộc đụng độ giữa người biểu tình và quân đội chính phủ, khiến hàng chục dân thường thiệt mạng.

1630729395447.png

1630729429413.png

1630729447324.png

1630729528220.png

Biểu tình chống CP ngày 27/01/2011 tại Yemen

Chỉ trong 03 ngày, với sự trợ giúp của những người lính Yemen đào ngũ, phiến quân Houthi chiếm quyền kiểm soát tòa nhà Bộ Nội vụ, Hãng Thông tấn nhà nước và Hãng Hàng không quốc gia Yemen. Ngày 28/5, với sự dàn xếp của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, một lệnh ngừng bắn được ký kết giữa Chính phủ Yemen và phiến quân Houthi trong lúc các cuộc biểu tình đòi lật đổ Tổng thống Saleh vẫn tiếp diễn. Ngày 29 tháng 5, Quân đội Yemen tiến hành cuộc càn quét bằng súng máy và xe ủi đối với những người biểu tình tại quảng trường ở trung tâm Thủ đô Sana’a. Những người lãnh đạo Houthi gọi sự kiện này là một vụ thảm sát, nên ngày 31/5, họ hủy bỏ lệnh ngừng bắn, chiếm đóng tòa nhà Quốc hội Yemen cùng nhiều văn phòng của các cơ quan công quyền.

1630729706984.png

1630729669310.png


Các cuộc giao tranh khốc liệt giữa quân chính phủ và phiến quân Houthi vẫn tiếp tục diễn ra, mà đỉnh điểm là ngày 03 tháng 6, Houthi tổ chức đánh bom một đền thờ Hồi giáo, đúng vào giờ cầu nguyện của Tổng thống Saleh cùng các quan chức chính quyền. Kết quả là ông Saleh và nhiều người khác bị thương, trong đó có Thủ tướng, Phó Thủ tướng, một số Thượng nghị sĩ, Thống đốc Thủ đô Sana’a. Ngày 04 tháng 6, Phó Tổng thống Abd Rabbuh Mansur Hadi đảm nhận vai trò tổng thống trong khi Saleh bay sang Arab Saudi điều trị vết thương. Nhóm Houthi yêu cầu chính phủ phải chuyển giao quyền lực, nhưng Quốc hội Yemen cho biết sự vắng mặt của Tổng thống Saleh chỉ là tạm thời và ông sẽ sớm trở lại để tiếp tục lãnh đạo. Ngày 06 tháng 8, sau khi xuất viện, Tổng thống Saleh không quay về Yemen mà vẫn ở lại Arab Saudi, điều hành đất nước từ xa. Theo lệnh Saleh, quân đội đã nổ súng vào những người biểu tình ở quảng trường Change Square, đồng thời pháo kích vào quận Al Hasaba ở Sana’a, nơi thủ lĩnh của nhóm bộ tộc Hashid thân Houthi là ông Sadeq Al Ahmar đang có mặt ở đó.

1630729803159.png

1630729839932.png

Tổng thống Yemen Saleh

Đến ngày 09 tháng 9, lính bắn tỉa thuộc Quân đội Yemen lại tiếp tục nhắm vào những người biểu tình ở quảng trường, giết chết ít nhất 28 người và làm bị thương hơn 100 người. Khi dư luận thế giới lên án những cuộc tiến công nói trên, Thứ trưởng Bộ Thông tin Yemen đã cho rằng vụ việc gây ra bởi “những kẻ không rõ danh tính”. Từ đó đến cuối tháng 9, phiến quân Houthi và nhóm bộ tộc Hashid chuyển sang đấu tranh bạo lực. Họ tiến đánh căn cứ chính của Lực lượng Vệ binh Cộng hòa mà hoàn toàn không gặp phải bất kỳ một sự kháng cự nào.
Ngày 29 tháng 11, Tổng thống Saleh bay tới Thủ đô Riyadh (Arab Saudi) để ký vào bản thỏa thuận do Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh đứng ra làm trung gian, nội dung tiến hành chuyển đổi chính trị ở Yemen. Theo đó, trong vòng 30 ngày, ông sẽ nhường lại chức vụ tổng thống cho Phó Tổng thống Abd Rabbuh Mansur Hadi để đổi lấy quyền miễn trừ, cả ông lẫn gia đình sẽ không bị truy tố. Ngày 21/2/2012, một cuộc bầu cử tổng thống đã được tổ chức tại Yemen. Kết quả Phó Tổng thống Abd Rabbuh Mansur Hadi nhận được 99,8% số phiếu bầu. Ngày 22 tháng 2, Hadi tuyên thệ tại tòa nhà Quốc hội Yemen để trở thành tổng thống, kết thúc nhiệm kỳ kéo dài 33 năm của Ali Abdullah Saleh. Tuy nhiên, nhóm Houthi không đồng ý với những thay đổi chính trị ấy vì theo họ, đây chỉ là màn hài kịch “bình mới rượu cũ”. Cuối năm 2012, phiến quân Houthi kiểm soát hai tỉnh ở Yemen là Saada và Al Jawf, đồng thời bao vậy tỉnh thứ ba là Hajjah để chuẩn bị mở đường tiến đánh Thủ đô Sana’a. Được sự yểm trợ về vũ khí và tài chính của Al Qaeda chi nhánh Bắc Phi, Houthi trở thành nhóm Hồi giáo cực đoan mạnh nhất lục địa đen vào thời điểm này…

1630730015119.png

1630730049043.png

1630730087622.png

1630730116503.png

1630730141585.png

1630730163662.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,538
Động cơ
1,352,509 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
"Bóc trần" máy bay thế hệ thứ 4 của Iran

1630770595010.png

1630770617862.png

1630770633537.png

1630770658452.png


Hãng thông tấn Tasnim đưa tin, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 của Iran được cho là sở hữu “hệ thống điện tử tiên tiến” và một hệ thống radar đa nhiệm, “hoàn toàn được chế tạo trong nước”. Mẫu máy bay “tiên tiến”, sản xuất với 02 phiên bản - cabin đơn và cabin đôi, được sử dụng cho các nhiệm vụ hỗ trợ trên không cũng như huấn luyện phi công. Các chuyên gia quân sự cho biết, máy bay chiến đấu Iran mới ra mắt thực chất không khác gì máy bay của Mỹ sản xuất từ những năm 1970.
Joseph Dempsey, chuyên gia nghiên cứu quân sự và quốc phòng tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) đã đăng trên trang Twitter cá nhân hình ảnh so sánh 02 chiếc máy bay này. Đồng nghiệp của Joseph Dempsey tại IISS - nhà nghiên cứu hàng không quân sự Douglas Barrie, khi trả lời Hãng tin CNBC cũng đồng tình rằng, máy bay chiến đấu do Iran tuyên bố tự chế tạo, sản xuất, giống với chiếc F-5 có 02 ghế lái của Mỹ.

1630770715694.png

Máy bay Kowsar của Iran (trên) và F-5F 2 chỗ ngồi của Mỹ (dưới)

1630770762061.png

1630770808664.png

Phi đội F-5F Tiger của KQ Iran

Theo ông Douglas Barrie, có thể “Kowsar” của Iran được sản xuất với một vài chi tiết mới, như nâng cấp hệ thống bảng điện điều khiển của máy bay. Song, rõ ràng “Kowsar” không có nhiều khác biệt so với chiếc máy bay của Mỹ. Người đứng đầu bộ phận hàng không thuộc Hãng tư vấn quốc phòng Jane’s IHS Markit - ông John Sneller thì khẳng định, máy bay chiến đấu Iran tuyên bố tự sản xuất chính là chiếc F-5F 02 ghế lái.


1630771166479.png

1630771211418.png

F-5F của KQ Thụy Sỹ

1630772133349.png

1630771265599.png

Máy bay Kowsar của Iran

Trước Cách mạng Hồi giáo năm 1979, Mỹ đã bán cho đồng minh Iran hàng trăm máy bay chiến đấu tiên tiến nhất lúc bấy giờ, gồm: tiêm kích hạng nặng F-4E Phantom, F-14 Tomcat, F-5. Năm 1974, Iran nhận chiếc F-5S đầu tiên… Trong số gần 300 chiếc F-5 Iran đã nhận, có tới 166 phiên bản F-5E Freedom Fighter tiên tiến. Theo ước tính của Jane’s IHS Markit, hiện tại Iran còn 31 máy bay chiến đấu F-5E 01 ghế lái và 17 chiếc F5-F 02 ghế lái vẫn đang trong biên chế hoạt động.

1630771449298.png

1630771495255.png

F-4E Phantom

1630771547379.png

1630771570278.png

F-14 Tomcat

1630771605664.png

1630771641860.png

F-5E

1630771665135.png

1630771727505.png

F5-F

Thực ra, Iran đã nhiều lần tuyên bố tự phát triển máy bay chiến đấu mới. Với ngoại hình bên ngoài và khung thân này, năm 2004, Iran đã ra mắt chiếc Saeqeh. Khi đó, nó cũng được so sánh với chiếc F-5E Freedom Fighter - máy bay chiến đấu thế hệ thứ 3. Saeqeh có một khác biệt nhỏ là đã sử dụng đuôi lái đôi chứ không phải đuôi đơn. Chiếc Kowsar “thế hệ 4” vừa được ra mắt đã trở lại với thiết kế điển hình của chiến đấu cơ thế hệ 3 với cánh đuôi đơn tương tự F-5.

1630771800358.png

1630771828888.png

1630771291144.png

1630771926590.png

Máy bay Saeqeh của KQ Iran

Máy bay chiến đấu thế hệ mới của Iran được công bố ngày 21/8 trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Trung Đông, cũng như mối quan hệ giữa Tehran và Washington rạn nứt ngày một nghiêm trọng. Ông John Sneller cũng đánh giá, trước sức ép ngày càng gia tăng từ Mỹ, Israel và Saudi Arabia, các nhà lãnh đạo Tehran muốn chứng minh khả năng chế tạo máy bay chiến đấu của mình và chứng minh cho các nhà quan sát quốc tế rằng, các hệ thống bên trong của máy bay đã được nâng cấp; đồng thời, nhằm khẳng định với người dân về khả năng phòng vệ quốc phòng.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,538
Động cơ
1,352,509 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Sự thật về "kẻ tội đồ" trong thảm họa nguyên tử Chernobyl

1630814540104.png

1630814590873.png

1630814613903.png

1630814639973.png

1630814683864.png

1630814701589.png


Năm 2005 “Hội nghị Chernobyl” được tổ chức bởi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trong một báo cáo có nêu: 56 người chết tại chỗ; ước khoảng 9.000 người, trong số gần 6,6 triệu người bị ảnh hưởng, cuối cùng đã chết vì một loại bệnh ung thư nào đó. Riêng Tổ chức Hoà bình Xanh ước tính tổng số người chết là 93.000.
Phó Kỹ sư trưởng Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl là người chịu trách nhiệm kiểm soát lò phản ứng vào đêm định mệnh 26/4/1986. Chân dung thực sự của con người này thế nào? Thật khó để trả lời mà không nghe câu chuyện và tìm hiểu về tấn bi kịch ập đến cuộc đời ông.

Chuyên gia hạt nhân khó tính, khó ưa
Sinh năm 1931 tại làng Atamanovo thuộc vùng Krasn Krasnoyarsk của Nga. Năm 1945, Dyatlov đăng ký vào Khoa Kỹ thuật điện Trường Kỹ thuật Khai thác mỏ và Luyện kim Norilsk. Sau 5 năm, tốt nghiệp với bằng cử nhân danh dự và làm việc tại Norilsk 3 năm, Dyatlov được nhận vào Học viện Vật lý Kỹ thuật Moskva, tại đây anh tiếp tục nhận bằng kỹ sư vật lý chuyên ngành tự động hóa và điện tử, cũng với bằng danh dự.

1630815365356.png
1630815397677.png

Dyatlov - Phó Kỹ sư trưởng Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl

Dyatlov được sắp xếp một vị trí tại xưởng đóng tàu ở Komsomolsk-onAmur và làm việc trong phòng thí nghiệm mật số 23, chuyên về trang bị cho tàu ngầm hạt nhân các lò phản ứng hạt nhân. Năm 1973, Dyatlov được chuyển đến Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (thuộc Ukraine) và làm việc ở đó trong 13 năm - qua các vị trí: Phó Phòng phản ứng; Phó Kỹ sư trưởng và nhận hai giải thưởng Nhà nước (Huân chương Huy hiệu Danh dự và Huân chương Biểu ngữ Đỏ Lao động). Những người từng làm việc với ông nhớ lại, Dyatlov là một chuyên gia có năng lực, nhưng thường quá khó tính và khắt khe. Trong khi một số người nhớ đến ông như một người không công bằng, bướng bỉnh, chậm chạp và dễ mâu thuẫn với người khác, thì số khác lại nhận xét rằng Dyatlov là một người có trách nhiệm, nguyên tắc, trung thực và tận tụy.
Trong cuốn sách của riêng mình, “Chernobyl: Chuyện đã xảy ra như thế nào”, chính Dyatlov đã lập luận rằng ông không phải là ông sếp tồi tệ nhất. “Tôi không bao giờ tìm cách để được cấp dưới yêu mến. Tôi nghĩ rằng mình có đủ năng lực và công bằng để đảm bảo các mối quan hệ làm việc bình thường. Trong mọi trường hợp, không ai trong số các nhân viên của tôi từng nghỉ việc vì không thể làm việc với tôi. Đôi khi tôi có thể quá khó khăn, nhưng chỉ có vậy”, Dyatlov viết.

Cuộc thử nghiệm chết chóc
Theo trang RBTH (Nga), vào ngày xảy ra thảm kịch, công việc vẫn diễn ra như thường lệ và hoàn toàn bất ngờ đối với các nhân viên khi họ nghe thấy một tiếng nổ. Trong nỗ lực hoàn thành một thử nghiệm theo lịch trình (vốn đã thử không thành công một vài lần), các nhà vận hành đã thử tắt lò phản ứng số 4, nhưng nhiệt bên trong lò phản ứng đã tăng lên đáng kể. Họ ấn nút khẩn cấp để dừng lò phản ứng, nhưng nó bất ngờ phát nổ.

1630814948251.png

1630815186908.png

1630815106322.png

1630815151511.png


Ban đầu không tin rằng lò phản ứng đã phát nổ, Dyatlov đã ra lệnh bơm nước vào lò phản ứng để làm mát, rồi trong tâm trạng bị sốc, ông đã cử hai nhân viên trực tiếp hạ các thanh điều khiển bằng tay - một quyết định mà Dyatlov sau đó thừa nhận là vô lý. Theo các dữ liệu khác về đêm bi kịch, Dyatlov đã hành động một cách lo lắng, liên tục la mắng cấp dưới và không muốn tin rằng một vụ nổ đã xảy ra trong lò phản ứng.
Về phần mình, Anatoly Dyatlov đã viết trong cuốn sách của ông: “Trước 01h:23:40, những hệ thống kiểm soát trung tâm không ghi nhận bất kỳ thay đổi thông số nào cho thấy cần thiết phải sử dụng SCRAM (một thiết bị ngắt của lò phản ứng, đưa toàn bộ các thanh điều khiển, gồm cả các thanh điều khiển vận hành thủ công vào trong lò phản ứng). Lò phản ứng đơn giản là được ngắt khi thực nghiệm đã hoàn thành”.
Vì cơ cấu đưa thanh điều khiển vào trong mất 18 đến 20 giây và sự chiếm chỗ tạm thời của nước làm mát, SCRAM làm cho mức độ phản ứng tăng lên. Năng lượng được sản xuất ra tăng lên gây ra biến dạng đường dẫn thanh điều khiển. Các thanh điều khiển bị tắc lại sau khi mới chỉ được đưa vào trong một phần ba, và vì thế không thể dừng phản ứng lại được. Lúc 01:23:45 lò phản ứng đã lên mức 30 GW, gấp mười lần công suất hoạt động thông thường. Các thanh nhiên liệu bắt đầu chảy ra và áp lực hơi nhanh chóng tăng lên gây ra một vụ nổ hơi lớn. Chất ô nhiễm phóng xạ thoát ra ngoài không khí sau khi vụ nổ thổi bay lớp vỏ đầu tiên. Sau đó, một phần mái sụp xuống, ôxy tràn vào - cộng với nhiệt độ cực cao của nhiên liệu lò phản ứng và graphit của bộ phận điều tiết - đã gây cháy graphit. Đám cháy này góp phần lớn vào sự lan tràn nhiên liệu phóng xạ và các nguyên tố gây ô nhiễm ra các vùng xung quanh.

Nhà tù và bệnh tật
Sau vụ nổ, Dyatlov có những dấu hiệu đầu tiên phơi nhiễm phóng xạ, ông được đưa đến bệnh viện ở Moskva. Vào đêm định mệnh đó, ông đã tiếp xúc với bức xạ lên tới 390 đơn vị roentgen và sau này phải tập đi lần thứ hai trong đời khi các vết thương phóng xạ trên chân đã lành.
Cùng với những người khác chịu trách nhiệm về thảm họa (Giám đốc Brukhanov và kỹ sư trưởng của nhà máy, Nikolay Fomin), Dyatlov phải ra tòa và lãnh án 10 năm tù dù đang bị bệnh. Dyatlov khẳng định ông đã kiểm tra từng bước thực hiện tối hôm đó và hoàn toàn chắc chắn rằng trách nhiệm của ông trong thảm kịch chỉ là một phần. “Các lò phản ứng đã không tuân thủ hơn 30 yêu cầu thiết kế tiêu chuẩn - quá đủ cho một vụ nổ. Để giải thích thảm kịch theo một cách khác: trước khi biện pháp bảo vệ được dỡ bỏ, lò phản ứng đã đạt đến trạng thái giống như bom hạt nhân và không có tín hiệu báo động. Làm thế nào các nhân viên có thể nhận ra trạng thái đó - qua khứu giác hay xúc giác?”, ông lập luận trong cuốn sách của mình. “Trước khi nói về lỗi của nhân viên, hãy nghĩ về điều đó - lò phản ứng đã được kích nổ bởi chính hệ thống khẩn cấp của nó”.

1630815339627.png

1630815503658.png

1630815443736.png

Dyatlov trong phiên tòa xét xử ông
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,538
Động cơ
1,352,509 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
"CHÂN VOI" trái tim chết chóc từ thảm họa Chernobyl

1630834069609.png

1630833927352.png

1630833952711.png

Khối chất phóng xạ "Chân Voi"

Vật thể nguy hiểm chết người này, là một khối chất corium phóng xạ đậm đặc. Cho đến tận ngày nay (~ 40 năm), đặt chân vào căn hầm nơi “Chân Voi” đang từ từ hạ nhiệt vẫn đồng nghĩa với bản án tử hình.
Ngày 26/4/1986, trong quá trình hoàn thành một thử nghiệm tại Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, nằm cách Thủ đô Kiev của Ukraine khoảng 100km về phía Bắc, lò phản ứng số 4 bỗng nhiên phát nổ, gây phản ứng liên hoàn tại đây. Sau vụ nổ đầu tiên, khoảng 600 công nhân được huy động đến để ngăn rò rỉ chất phóng xạ. Trong suốt 10 ngày, các thanh nhiên liệu hạt nhân vẫn tiếp tục cháy, thải ra không khí các phần tử chứa phóng xạ. Trên 30 công nhân đã chết vài tháng sau đó. Hàng ngàn người mắc bệnh ung thư và các vấn đề sức khỏe trong những năm tiếp theo do tiếp xúc với lượng phóng xạ độc hại.
“Chân Voi” là tên gọi của một khối chất phóng xạ rộng chừng 3m, bề mặt xù xì giống như chân con voi (hình thành sau vụ nổ). Nó được phát hiện vào tháng 12 cùng nằm ở tầng hầm dưới lò phản ứng số 4. g hầm dưới lò phản ứng số 4. Lượng phóng xạ đậm đặc lên đến 10.000 roentgen/giờ do “Chân Voi” phát ra đủ mạnh để rút ngắn cuộc đời một người khỏe mạnh xuống còn vài ngày. Theo các chuyên gia, lượng phóng xạ từ 5 đến 10 đơn vị roentgen đã dẫn đến thay đổi công thức máu; 70 đơn vị roentgen gây nôn mửa và rụng tóc; từ 1.000 đơn vị roengent trở lên sẽ phá hủy niêm mạc ruột, dẫn đến tình trạng chảy máu trong và cuối cùng là tử vong. g là tử vong. Có thể hình dung: một người sẽ bị ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy mất kiểm soát sau 30 giây tiếp xúc với “Chân Voi”. Bất kỳ ai gần nó quá 5 phút sẽ mất mạng sau 2 ngày. Điều này đã khiến “Chân voi” trở thành vật thể nguy hiểm nhất từng tồn tại trên Trái Đất.

1630833977260.png

1630834008811.png

Khối chất phóng xạ "Chân Voi" (Chất lượng của bức ảnh đã bị nồng độ phóng xạ đậm đặc gây ảnh hưởng)

Tại thời điểm “Chân Voi” được hình thành, độ nóng của nó chảy xuyên cả lớp bê tông dày 2m. Người ta lo sợ rằng nếu tiếp tục ngấm xuống phía bên dưới, nó sẽ chảy vào mạch nước ngầm đầu độc toàn bộ nguồn nước ở phạm vi nhiều kilômét xung quanh. Và Dự án Shelter Object ra đời - là cấu trúc bê tông thép khổng lồ chứa 200 tấn chất corium, 30 tấn bụi phóng xạ cùng 16 tấn urani và plutoni tại Chernobyl. Bản thân bức ảnh nổi tiếng nhất về khối vật chất chính là một bí ẩn lịch sử, do ông Artur Korneyev, Phó Giám đốc Dự án Shelter Object chụp năm 1996. Toàn bộ thông tin từ hình ảnh cho thấy, ông Korneyev đứng cạnh vật thể chết chóc nhất hành tinh. Phó Giám đốc Artur Korneyev đã đến Chernobyl nhiều hơn bất kỳ ai, đồng nghĩa với việc bị nhiễm xạ nhiều nhất. Được biết, ông đã dựng máy ảnh hẹn giờ để chụp tấm hình đặc biệt này. Kết cấu mờ ảo, sần sùi của bức ảnh được cho là do lớp bức xạ chết người của “Chân Voi” tạo ra, ngay cả khi nó đã hình thành từ 10 năm trước. Và cho đến ngày hôm nay, gần 40 năm sau thảm họa, nó vẫn gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. “Chân Voi” quá cứng và đậm đặc, không mũi khoan bình thường nào có thể xuyên thủng. Dù vậy, giới chức Nga đã từng thử nghiệm bắn đạn AK-47 vào nó, và kết quả là chỉ gây một vài vết xước nhỏ trên bề mặt. Hiện nay, căn hầm ban đầu của Chernobyl đã bắt đầu sụp đổ. Cấu trúc thay thế nó trị giá 2,3 tỷ USD do Ngân hàng châu Âu tài trợ đã được dựng lên xung quanh để chôn vùi “Chân Voi” mãi mãi.

1630834661893.png

1630834620589.png

1630834600101.png

1630834689062.png

1630834743379.png

1630834722193.png

1630834428248.png

1630834453216.png

1630834485092.png

1630834508798.png

1630834576783.png

1630834787678.png

Khu vực vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ngày nay
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,538
Động cơ
1,352,509 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Súng AK biết bay của Nga có làm thay đổi cục diện chiến đấu?

Công ty VKO Almaz-Antey (chuyên sản xuất tên lửa, radar, các hệ thống điều khiển tự động hóa và tổ hợp tự động hóa) của Nga đã tiết lộ về mẫu máy bay không người lái (UAV) mới được trang bị súng shotgun Vepr-12.

1630901811638.png

1630901945533.png

1630901981619.png

1630901996065.png


Theo trang tin Russia Beyond the Headlines (RBTH), với đặc điểm mới này, Quân đội Nga sắp tới sẽ sở hữu một loại thiết bị bay có khả năng thay thế người lính thực hiện mọi nhiệm vụ chiến đấu trên chiến trường. Nhà sản xuất thiết bị bay này cho biết: “Nhiệm vụ của chúng tôi là đưa một thiết bị có gắn vũ khí lên không trung và duy trì sự ổn định tối đa hiệu suất của nó cũng như độ chính xác cao trong việc tiến công mục tiêu tại những nơi có thể gây nguy hiểm cho binh sĩ khi tác chiến”. Máy bay không người lái mới hiện đang trong quá trình thử nghiệm, và UAV mới này đã chứng minh khả năng có thể tiến công hiệu quả nhiều dạng mục tiêu khác nhau trong phạm vi khoảng 50m. Độ giật từ phát bắn không làm mất thăng bằng, hoặc làm thay đổi quỹ đạo bay của UAV.
Công ty VKO Almaz-Antey cũng cho biết thêm, họ đang xem xét một biến thể khác sẽ được trang bị súng trường tiến công Kalashnikov (AK) cỡ nòng 7.62x39mm thay vì shotgun Vepr-12.

1630902115393.png

1630902200390.png

Súng shotgun Vepr-12

1630902277150.png

1630902308277.png

Súng AK-103 sử dụng đạn 7.62mm

Giải pháp thay thế shotgun Vepr-12 bằng AK sẽ mang lại hiệu quả chiến đấu, nâng cao khả năng sát thương, vì 7.62x39mm là cỡ nòng phổ biến nhất trên thế giới, cho phép UAV được bổ sung đạn từ nhiều kho trong khu vực chiến đấu ở Trung Đông và nhiều nơi khác trên thế giới. “Đặc biệt, khẩu súng biết bay này có tính năng tiếp tục theo dõi những mục tiêu bị bỏ lỡ lần đầu mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của con người”, đại diện nhà sản xuất Nga cho biết sau khi kết thúc những bài bay thử nghiệm đầu tiên với vũ khí đặc biệt này.
Một số thử nghiệm khác cũng cho thấy, “sát thủ không người lái” của Nga có khả năng tiêu diệt cả mục tiêu mặt đất và UAV đối phương; có khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, với thời gian bay khoảng 40 phút mà không cần sạc lại pin. Một tính năng quan trọng của các mẫu UAV chiến đấu là chúng có khả năng tác chiến “bầy đàn”. Theo các nhà phân tích quân sự, quân đội của nhiều quốc gia trong tương lai sẽ dựa vào UAV trang bị tên lửa, thay thế con người trên chiến trường và sử dụng trí tuệ nhân tạo để xác định và loại bỏ các mục tiêu của kẻ thù một cách độc lập.

1630902839344.png

1630902702299.png

1630902556800.png

1630902863413.png

1630902608549.png

1630902629407.png

1630902648809.png


Chuyên gia Mỹ Kyle Mizokami trong bài viết trên Tạp chí Foxtrot Alpha đã kết luận: “Cuộc chiến bây giờ đã đủ kinh hoàng, thế mà giờ đây còn thêm cả hàng nghìn robot bay với súng tự động của Nga” và ông gọi sản phẩm mới của tổ hợp công nghiệp quân sự Nga là “cơn ác mộng”.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,538
Động cơ
1,352,509 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tên lửa Kh-58UShKE thông minh tiến công kiểu đeo bám

1631061354561.png

1631062282020.png

1631061387889.png

1631061460685.png


Theo giới thiệu của Tập đoàn tên lửa chiến thuật KTRV, tên lửa Kh-58UShKE là loại tên lửa chống radar hiện đại nhất trong Không quân Nga nhưng với kích thước “khiêm tốn” hơn Kh-31PD.

1631061524471.png

1631061556353.png

1631061610612.png

Kh-31PD

Kh-31PD Cụ thể, Kh-58UShKE có chiều dài 4,2m (ngắn hơn Kh-31PD tới 1,24m), cánh đuôi có khả năng gập lại rất thích hợp để lắp trong các khoang thân máy bay thế hệ 5 Su-57 của Sukhoi hoặc trang bị với số lượng lớn cho cường kích Su-34.
Kh-58UShKE nặng 650kg, phần chiến đấu (đầu đạn) nặng 149kg, trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ vượt âm thanh Mach 3,6, tầm bắn xa tối đa gần 250km. Kh-58UShKE được trang bị đầu tự dẫn radar thụ động dải tần rộng (dải tần kết hợp А, А’, В, В’, С) và hệ thống đạo hàng - điều khiển tự động dùng để tiêu diệt các đài radar mặt đất hoạt động ở chế độ phát xung trong dải tần 1,2-11 GHz với chế độ phát xạ liên tục ở dải tần А.
Tên lửa Kh-58UShKE có thể tiến công các mục tiêu do đầu dẫn radar lập trình sẵn, cũng như các mục tiêu (tức thời ) do hệ thống chỉ thị mục tiêu của máy bay mang tên lửa phát hiện.

1631062498355.png
1631062554084.png

1631061740197.png

1631061759978.png


1631061801691.png

Mig-31 mang tên lửa Kh-31PD bên cánh trái và tên lửa Kh-58USKE bên cánh phải

Khác với các tên lửa chống radar cũ chỉ có thể dùng tiến công các dàn radar trên mặt đất của đối phương, Kh-58UShKE với tầm bắn xa, tốc độ cao và đầu tìm tiên tiến còn có khả năng tiến công trực tiếp các hệ thống chỉ huy và cảnh báo trên không (AWACS) của đối phương. Theo nhà sản xuất, khi khai hỏa Kh-58UShKE sẽ bám theo cánh sóng radar để đánh vào đài anten máy phát của đối phương với tốc độ lên tới Mach 3,6.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,538
Động cơ
1,352,509 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Hiệu quả từ chiến trường Syria, T-62M đứng trước cơ hội mới

1631076439725.png

1631076462622.png

1631076497944.png

1631077544778.png

1631077565544.png

1631077587517.png

T-62

1631076524595.png

1631076537979.png

1631076570544.png

1631076886777.png

1631076899789.png

T-62M

Xe tăng T-62M, từ “kẻ đóng thế” tới “vai chính”

T-62M là phiên bản hiện đại hóa sâu trên cơ sở mẫu T-62. được ra mắt và đưa vào sản xuất hàng loạt (năm 1983). Hiện nay, các dòng xe tăng T-62 đã được Nga đưa ra khỏi biên chế để lưu kho hoặc chuyển giao cho các đồng minh. Đầu năm 2017, giữa lúc cuộc chiến Syria rất căng thẳng, giới quan sát ngỡ ngàng khi Quân đội Nga chuyển giao hàng chục xe tăng T-62M cho Quân đội Syria.
Hầu hết giới quân sự thế giới đều đặt câu hỏi, tại sao không phải là T-72B3 hay T-90A mà lại là T-62M loại xe đang lưu kho (1990) với số lượng ước tính 2.000 chiếc. Hơn nữa, với chiến trường có nhiều tên lửa chống tăng hiện đại, ngay cả T-90 còn bị đánh hỏng thì T-62M với lớp giáp mỏng liệu có trụ vững?. Chính vì vậy, Syria lúc đầu chỉ coi xe tăng T-62M là giải pháp tình thế, khi hầu hết xe tăng T-72 của nước này bị khủng bố đánh chiếm hoặc hư hỏng. Tuy nhiên, sự thể hiện xuất sắc, ngay cả khi bị tên lửa có điều khiển bắn trúng, T-62M vẫn không bị phá hủy và bảo vệ được kíp chiến đấu. Với số lượng được Nga chuyển giao, loại xe tăng này đang trở thành trụ cột của Quân đội Syria.

1631076654084.png

1631076672967.png

1631076694814.png

1631076744023.png

T-62M tại Syria

Chiến trường Syria “cứu rỗi”
Chiến trường Syria là cuộc đối đầu ác liệt giữa xe tăng với các loại tên lửa chống tăng có điều khiển. Tất cả các xe tăng như T-72, Abram, Leopard đều bị tên lửa chống tăng tiêu diệt. Riêng xe tăng T-90 có 04 trường hợp trúng tên lửa nhưng giáp phản ứng nổ bảo vệ được xe, kíp lái và chiếc T-62M này là trường hợp tiếp theo.

1631078161284.png

1631078185786.png

T-72 bị phá hủy

1631078256298.png

1631078274996.png

Abram bị phá hủy

1631078328328.png

1631078349965.png

1631078402971.png

Leopard bị phá hủy

Trong một đoạn video ghi lại cảnh một tên lửa chống tăng có điều khiển bắn trúng vào hông tháp pháo. Tuy người ta không thể xác định được quân khủng bố sử dụng loại tên lửa chống tăng nào, nhưng việc chiếc T-62M không cháy, kíp lái thoát ra ngoài an toàn, buộc người ta phải thay đổi cái nhìn về T-62M.
Ngoài ra, trên chiến trường Syria, các xe tăng T-62M được đánh giá cao với vai trò mũi nhọn xung kích khi tiến công khủng bố. Rõ ràng, T-62M thể hiện hiệu quả tại Syria đã khiến “giới lãnh đạo” ở Moscow thay đổi ý định về số phận của chúng. Sự xuất hiện của dòng xe tăng này tại địa điểm tập kết lực lượng tập trận lớn nhất lịch sử nước Nga hiện đại - Vostok-2018 minh chứng rõ nét điều đó. Hiện vẫn chưa rõ Quân đội Nga tái trang bị bao nhiêu chiếc T-62M, khó có khả năng là tất cả 2.000 chiếc trong kho nhưng chắc hẳn sẽ là số lượng không nhỏ.

1631076978526.png

1631077033482.png

1631077073359.png

1631077174618.png

1631077913818.png

1631077368464.png


Xe cũ nhưng vẫn đánh tốt
Tuy không thể phủ nhận là T-62M đã lạc hậu so với các công nghệ vũ khí hiện đại hiện nay. Phiên bản T-62M được nâng cấp bao gồm việc tích hợp tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường laser Sheksna, giáp bị động BDD, động cơ V-55U và hệ thống liên lạc R-173.
Vũ khí chủ lực của T-62M là pháo nòng trơn U-5TS 115mm, tốc độ bắn trung bình 04 phát/ phút. Pháo được nâng cấp hệ thống ngắm bắn và điều khiển hỏa lực Volna bao gồm: thiết bị đo xa laser KTD-2 lắp trên thân pháo, máy tính đường đạn BV-62; kính ngắm cho pháo thủ TShSM-41U; hệ thống ổn định hai trục Meteor-M1 giúp nó tác chiến hiệu quả hơn.
Đặc biệt, khẩu pháo 115mm có thể bắn tên lửa chống tăng 9K116-2 Sheksna có tầm bắn hiệu quả từ 100-5.000m, xuyên giáp dày 600-800mm. Với thông số này T-62M vẫn có khả năng phá hủy được một số loại xe tăng chủ lực đối phương, kể cả những loại hiện đại nhất miễn là có chiến thuật hợp lý.

1631077276003.png

1631077342185.png

1631077768456.png

1631077841405.png

1631077949048.png

1631077854969.png

1631077878659.png

T-62M

1631077434280.png

1631077455287.png

1631077513730.png

1631077736625.png

T-62 MV
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,538
Động cơ
1,352,509 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Vì sao NASA vẫn tin dùng phi đội máy bay ném bom từ Chiến tranh thế giới thứ Hai?

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) được đánh giá là cơ quan luôn đi trước thời đại, sử dụng những công nghệ tiến bộ nhất. Tuy nhiên, hiện tại cơ quan này vẫn dùng một loại máy bay được thiết kế từ Chiến tranh thế giới thứ Hai?.

1631087583724.png

1631087618827.png

1631087683440.png

Máy bay WB-57 Canbera

NASA đến nay vẫn dùng 03 máy bay ném bom Canberra của Anh, vốn được thiết kế từ thập niên 1940. Vào năm 1944, khi Chiến tranh thế giới thứ Hai bước vào giai đoạn cuối, Bộ Tư lệnh Không quân Anh đã đưa ra yêu cầu về việc cần phải có một loại máy bay ném bom mới, chúng có thể di chuyển với vận tốc nhanh hơn và ở độ cao lớn hơn và Canberra ra đời. Họ không thể ngờ, những chiếc máy bay này 70 năm sau vẫn được sử dụng, nó mang theo những “phòng thí nghiệm khoa học” chuyên làm công tác nghiên cứu cho NASA và các cơ quan khác của Chính phủ Mỹ.

Bộ ba Canberra của NASA
Những chiếc Canberra mà NASA sử dụng là phiên bản Mỹ, có tên WB-57, dựa trên mẫu B-57 do Hãng sản xuất máy bay Martin thực hiện hồi thập niên 1950. Có khoảng 400 chiếc được xuất xưởng trong thời gian từ 1953 đến 1957. Ngoài 03 chiếc NASA đang sử dụng, số còn lại đã được Không quân Mỹ loại khỏi biên chế. Theo Charles Mallini, người chịu trách nhiệm phụ trách đội bay Canberra của NASA: Khả năng bay được ở độ cao lớn, nên các máy bay này thích hợp để đảm nhiệm các công việc, liên quan tới vai trò hỗ trợ cho các vệ tinh của NASA, như: tiến hành thử nghiệm cân chỉnh để giúp đo đạc chính xác hơn từ các vệ tinh; thử nghiệm đối với các thiết bị cảm ứng mới trước khi chúng được đưa vào vũ trụ; thực hiện các biện pháp đo đạc ở độ cao rất lớn để đối chiếu so sánh với số liệu mà các vệ tinh trong quỹ đạo thu thập được. Đồng thời, còn chở theo nhiều loại thiết bị khoa học để đo thành phần hoá học trong khí quyển, các hạt vật chất có trong mây, bụi vũ trụ, độ ẩm trong đất và nhiều công tác nghiên cứu khác, Mallini nói.

1631089359005.png

1631089387663.png

1631089440597.png

1631089463921.png

1631089557708.png

1631089581357.png


Giống máy bay chiến đấu hơn máy bay ném bom
Hiện những chiếc Canberra đang sử dụng là thế hệ máy bay phản lực đầu tiên - ra đời từ yêu cầu của việc di chuyển ở tốc độ nhanh và độ cao rất lớn. Canberra được thiết kế để trở thành máy bay ném bom, nhưng đã rất thành công khi đảm nhiệm các sứ mệnh khác.
Với thiết kế đặc thù, trông nó giống máy bay chiến đấu hơn là máy bay ném bom. Phi công và hoa tiêu được bố trí ngồi cạnh nhau trong buồng lái (giống như máy bay chiến đấu), trong khi bộ phận ngắm bắn mục tiêu để “thả” bom nhô ra ở phần mũi máy bay (bộ phận được làm bằng kính dẻo Perspex chuyên dùng). Các động cơ Rolls-Royce Avon (sau này được dùng cho máy bay chiến đấu siêu thanh F-35 Lightning), gắn trong các vỏ động cơ khí động học “đặt” trên cánh máy bay, mỗi bên một chiếc. Cánh của máy bay có độ lớn gần bằng thân máy bay, một sự tính toán cân đối nhằm giúp máy bay di chuyển nhanh, ổn định và dễ điều khiển. Năm 1957, một chiếc Canberra đã phá kỷ lục khi bay lên độ cao chưa từng có ở thời điểm đó là 21.400m.

1631089656594.png

1631089697784.png

1631089756731.png

1631089818456.png

1631089934973.png

1631089885071.png

1631089841149.png

1631090172961.png

1631090017054.png

1631090071273.png

B-57 phiên bản ném bom

Bay cao và chở được nhiều thiết bị
“Máy bay Canberra đã chứng minh, nó được thiết kế rất tốt ngay từ đầu”, “Nếu tính theo tiêu chuẩn máy bay ném bom, thì nó di chuyển nhanh và không “ồn ào”; đồng thời, lại lên được độ cao cao hơn bất kỳ máy bay ném bom nào khác”, ông David Keen từ Bảo tàng Không quân ở Hendon nói. Máy bay Canberra không mang theo bất kỳ loại vũ khí tự vệ nào như các loại máy bay ném bom khác trong thời Chiến tranh thế giới thứ Hai thường mang. Nó được cho là có thể bay nhanh tới mức các máy bay chiến đấu của đối phương không đuổi bám nổi.
Ban đầu, một chiếc Canberra có thể mang theo một số camera chất lượng cao để từ trên cao ghi lại hình ảnh về hệ thống phòng không của đối phương và được trang bị các thiết bị cảm ứng có thể phát hiện được các tín hiệu liên lạc điện tử.
Về sau, khi nhiệm vụ chiến đấu giảm dần, thì tính năng này là một trong những yếu tố thích hợp để Canberra tiếp tục được sử dụng, phục vụ công việc của NASA. Các máy bay Canberra của NASA thực hiện các nhiệm vụ như do thám, khảo sát địa hình cho công tác vẽ bản đồ, và được cải tiến một số điểm cho phù hợp.

1631090460594.png

1631090434957.png

1631090505679.png

1631090406230.png

1631090541896.png

1631090226269.png


“Điều khiến cho những chiếc máy bay này trụ được phép thử của thời gian chính là khả năng độc đáo của nó: đạt mức trần độ cao, tầm di chuyển, sức chuyên chở và vị trí cho phi hành đoàn,” Mallini nói. Loại ER-2 (được dựa trên loại máy bay trinh thám U-2) mà Nasa sử dụng thì có thể bay được ở độ cao cao hơn, nhưng lại không chở theo được nhiều trang thiết bị như Canberra. Còn loại Global Hawks thì có thể bay được khoảng cách xa gấp bốn lần Canberra, nhưng sức chở chỉ bằng một phần tư của nó.

Công tác sửa chữa, bảo dưỡng đòi hỏi nhiều công phu
Canberra thực hiện nhiệm vụ quá xuất sắc, cho nên người ta chưa có kế hoạch cho toàn bộ loại máy bay này “nghỉ hưu”. “Trên thực tế, chúng tôi đang tìm kiếm mọi biện pháp để tăng độ bền, cải tiến hệ thống liên lạc, và khả năng thu thập dữ liệu. Cả 03 chiếc máy bay này gần đây mới được hoàn thiện việc nâng cấp (tập trung vào: hệ thống lái tự động, hệ thống thu thập dữ liệu, hệ thống liên lạc vệ tinh)”, Mallini nói. Đến năm 2013, đội máy bay Canberra của NASA chỉ gồm 02 chiếc. Chiếc thứ ba với phiên hiệu 63-13295 (đưa vào bảo quản từ năm 1972) đã được trở lại làm nhiệm vụ theo yêu cầu của NASA và được đặt tên là Nasa 927 - tiến hành chuyến bay thử đầu tiên vào tháng 8/2013 sau 41 năm.
Tuy nhiên, việc duy trì 03 chiếc máy bay này là điều không dễ dàng. “Việc mua các phụ tùng thay thế là một trong những thách thức to lớn nhất mà chúng tôi phải đối diện, bởi có rất nhiều phần thiết bị máy bay đã không còn có trên thị trường, và nhà cung ứng thiết bị đã đóng cửa từ lâu”, Mallini nói.

1631090696075.png

1631090743704.png

1631090770664.png

1631090820321.png

1631090857222.png

1631090880570.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,538
Động cơ
1,352,509 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tên lửa siêu thanh của Nga R-37M

1631159725333.png

1631159749977.png

1631159706329.png


Máy bay chiến đấu đa nhiệm tối tân nhất Su-57 của Nga sẽ được trang bị loại tên lửa siêu thanh có khả năng bắn hạ máy bay của kẻ thù ở cách xa 300km.
Theo thông thường, Su-57 được nhà thiết kế tính toán để có thể mang (chứa) vũ khí, trang bị ở bên trong khoang, nhằm làm giảm mặt cắt radar và tránh ảnh hưởng đến khả năng tàng hình của chúng. Tuy nhiên, với các loại tên lửa có kích thước, sẽ được thiết kế gắn tại một điểm đặc biệt bên ngoài cánh máy bay, một trong số đó sẽ là tên lửa siêu thanh R-37M.

1631159806631.png

1631159823263.png

Su-57

Sức mạnh của tên lửa siêu thanh Nga R-37M
Tên lửa siêu thanh R-37M là phiên bản nâng cấp của một tên lửa không đối không từng hoạt động từ năm 1985. Biến thể cũ của tên lửa này dài 4,2m và nặng tới 600kg, chỉ phù hợp với những máy bay lớn như Mig-31BM. Tuy nhiên, với phiên bản nâng cấp R-37M thì đặc điểm chính của nó là tầm xa. Loại tên lửa đắt tiền này theo báo cáo có tầm xa là 300km, một số nguồn tin khác lại khẳng định nó có thể lên tới 400km. Và tên lửa này có khả năng tiêu diệt chính xác các mục tiêu quan trọng như các máy bay AWACS (máy bay có hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm). Tên lửa siêu thanh R-37M do sở hữu tốc độ Mach 6 (7.400km/giờ) và hệ thống tự điều khiển truy tìm tích cực ở giai đoạn cuối, nên tên lửa này là mối đe dọa với những mục tiêu linh hoạt như các tiêm kích chiến đấu.

1631159978637.png

1631159997145.png

1631159924431.png

1631159945044.png

Mig-31 mang tên lửa R-37M

Các biến thể của R-37M được cho là đang trong giai đoạn phát triển cuối, đã được trang bị hệ thống chỉ dẫn mới và giảm trọng lượng lẫn chiều dài để phù hợp với máy bay thế hệ mới và bệ phóng nhỏ hơn. Giám đốc Tập đoàn tên lửa chiến lược Nga Boris Obnosov hôm 26/9/2018 cho biết, Su-57 sẽ nằm trong số những máy bay có khả năng phóng tên lửa mới này. Tập đoàn tên lửa chiến lược Nga là công ty mẹ của NPO Vympel, nhà phát triển tên lửa R-37M.
Tên lửa siêu thanh R-37M đã được thử nghiệm thành công vài lần nhưng chưa rõ khi nào sẽ được đưa vào sử dụng. Trung Quốc được cho là cũng đang phát triển một tên lửa hai giai đoạn tương tự R-37M nhằm trang bị cho máy bay chiến đấu tàng hình J-20.
Hiện tại, trong kho vũ khí của Mỹ chưa có tên lửa nào có khả năng qua mặt tên lửa siêu thanh R-37M của Nga về cả tốc độ lẫn tầm xa. Phiên bản hiện đại nhất của tên lửa không đối không AIM120 do hãng Raytheon của Mỹ sản xuất hiện chỉ đạt tốc độ Mach 4 và bay xa khoảng 180km.

1631160134117.png

1631160154433.png

1631160175865.png

Tên lửa AIM-120C của Mỹ

Thông tin về loại tên lửa mới của Nga đã khiến Bộ Quốc phòng và chỉ huy không quân nhiều nước từ Ba Lan đến các đồng minh của Mỹ lo lắng. Lúc này, trong kho vũ khí của phương Tây chỉ có duy nhất một loại tên lửa gần theo kịp tên lửa siêu thanh R-37M của Nga về tốc độ và tầm xa, đó là tên lửa không đối không Meteor do MBDA của châu Âu sản xuất. Tuy nhiên, loại tên lửa này chưa từng được triển khai trên bất cứ máy bay nào của Mỹ.

1631160220109.png

1631160273244.png

1631160301786.png

1631160426342.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,538
Động cơ
1,352,509 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Máy bay không người lái Mỹ bắn hạ mục tiêu bay

Mỹ vừa tiến hành một cuộc thử nghiệm đối với máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper. Và bằng một quả tên lửa không đối không, UAV này đã bắn hạ một UAV khác khi nó đang cơ động trên không.

1631161824540.png

1631160753174.png

1631160774352.png

1631160817026.png


Theo Đại tá Julian Cheater, Phi đoàn trưởng Phi đoàn 432 ở căn cứ không quân Creech, bang Nevada, việc thử nghiệm đã diễn ra ở căn cứ này. Máy bay không người lái MQ-9 đã sử dụng tên lửa lắp đầu tự dẫn hồng ngoại để tiêu diệt mục tiêu bay và nó đã bắn hạ một UAV khác khi nó đang cơ động trên không. Tờ Military.com cho rằng, có thể MQ-9 đã sử dụng các tên lửa AIM-92 Stinger và AIM-9 Sidewinder để thử nghiệm.

1631160914168.png

1631161105474.png

1631160948889.png

AIM-92 Stinger

1631161144533.png

1631161166498.png

1631161205996.png

AIM-9 Sidewinder

Vào nửa thập niên đầu thế kỷ 21, công ty General Atomics (Mỹ) đã phát triển biến thể MQ-9 có thể phóng tên lửa AIM-92 Stinger vào các mục tiêu bay. Tên lửa AIM-92 Stinger hiện được trang bị cho các trực thăng tiến công AH-64 Apache, lắp đầu tự dẫn hồng ngoại và có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay ở tầm đến 08km.
Còn tên lửa AIM-9 Sidewinder cũng lắp đầu tự dẫn hồng ngoại và có tầm bắn 35km. Về biên chế, AIM-9 nằm trong thành phần vũ khí dành cho MQ-9, nhưng thực tế chưa bao giờ được lắp cho UAV này và chưa từng phóng thử từ MQ-9. Cũng theo Military.com: “Các cuộc thử nghiệm thành công đã cho thấy rằng, MQ-9 có khả năng tiến hành không chiến như các tiêm kích F-15 và F-22”.
Máy bay không người lái MQ-9 Reaper được phát triển vào đầu những năm 2000 và được đưa vào trang bị cho Không quân Mỹ vào năm 2007 với các nhiệm vụ trinh sát, quan sát và tiến công mục tiêu mặt đất bằng tên lửa và bom. Máy bay không người lái MQ-9 có chiều dài 11m, sải cánh 07m, trọng lượng cất cánh tối đa 4,8 tấn, tốc độ đến 482km/giờ, tầm bay gần 1.800km, có thể bay liên tục đến 14 giờ, được trang bị 07 điểm treo để lắp tên lửa và bom có tổng trọng lượng đến 680kg.

1631161319456.png

1631161346530.png

1631161418923.png

1631161445846.png

1631161492306.png


Theo thông tin của Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ, từ tháng 1/2015 đến tháng 8/2017, MQ-9 Reaper đã thực hiện 950 cuộc không kích vào các mục tiêu ở Afghanistan, Iraq và Syria. Đã sử dụng tổng cộng gần 1.500 quả tên lửa và bom. Mỹ dự kiến trên cơ sở MQ-9 Reaper phát triển một UAV khác để sử dụng trong hệ thống phòng thủ tên lửa tương lai. Hiện nay, đang nghiên cứu chế tạo hệ thống phát hiện mới cho UAV này để phát hiện tên lửa đường đạn và chỉ thị mục tiêu. Việc phát triển UAV phòng thủ tên lửa dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 10/2021.

1631161561408.png

1631161383328.png

1631161630114.png

MQ-9 mang tên lửa AIM-9 Sidewinder
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,538
Động cơ
1,352,509 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Hạm đội Phương Bắc - Nga

Hạm đội Phương Bắc được đánh giá là một trong những hạm đội mạnh nhất của Hải quân Nga khi sở hữu 78 tàu chiến, trong đó có 37 tàu mặt nước và 41 tàu ngầm.

1. Tàu tuần dương mang tên lửa hạt nhân hạng nặng Peter Đại đế

1631176762882.png


Tàu Peter Đại đế có lượng giãn nước là 25.800 tấn, chiều dài 250m, chiều rộng tối đa 28,5m, thủy thủ đoàn 760 thành viên. Tàu Peter Đại đế được trang bị 20 bệ phóng tên lửa chống hạm P-700 Granit, tổ hợp tên lửa phòng không Osa-M, Kinzhal và tên lửa tầm xa S-300F, hệ thống tên lửa - pháo phòng không Kortik và hệ thống pháo AK-630, ngư lôi chống ngầm Metel và Vodopad, cùng pháo 02 nòng tự động AK-130.

1631176619173.png

1631176648683.png

1631176882417.png


1631176982686.png

1631177034476.png

1631177208835.png

1631177137549.png

Tên lửa chống hạm P-700 Granit

1631177261653.png

1631177282084.png

1631177302294.png

Tổ hợp tên lửa phòng không Osa-M

1631177356400.png

1631177389132.png

1631177497403.png

Tên lửa Kinzhal

1631177549158.png

1631177581341.png

1631177598873.png

1631177620930.png

1631177653823.png

Tên lửa phòng không S-300F

1631177692939.png

1631177737937.png

1631177816461.png

Tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Kortik

1631177958128.png

1631178004380.png

Pháo AK-630

1631178061274.png

1631178093983.png

1631178129778.png

1631178420642.png

Ngư lôi chống ngầm Metel

1631178643495.png

1631178487271.png

1631178464745.png

1631178511981.png

Ngư lôi chống ngầm Vodopad

1631178685879.png

1631178709014.png

1631178742601.png

Pháo AK-130

2. Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov

1631178971482.png

1631178997545.png

1631179055138.png

1631179398085.png


Hạm đội Phương Bắc là hạm đội duy nhất được biên chế tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Tàu có hỏa lực cực mạnh, đủ sức hủy diệt bất cứ nhóm tác chiến tàu sân bay nào trên thế giới. Tàu được trang bị 12 bệ phóng tên lửa chống tàu P-700 Granit, 24 bệ phóng tổ hợp tên lửa phòng không Kinzhal với 192 quả lên lửa, 08 module tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Kortik, 06 tổ hợp pháo AK-630 30mm; hệ thống pháo phản lực chống ngư lôi RBU-12000 Udav-1. Kuznetsov có thể mang theo 26 máy bay và 24 trực thăng.

1631179262990.png

1631179330847.png

1631179448512.png

P-700 Granit trên tàu sân bay

1631179355703.png

1631179524572.png

1631179494448.png

1631179575748.png

1631179619136.png

1631179427420.png

Su-33

1631179660763.png

1631179852431.png

1631179873021.png

1631179724494.png

1631179977918.png

Mig-29K

1631180400761.png

1631180008534.png

1631180069450.png

Ka-27/32
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top