LRASM
Tên lửa LRASM là loại tên lửa chống tàu tầm xa thế hệ mới nhất hiện nay của USN. Tên lửa được trang bị đầu dò vô tuyến đa chức năng, đường truyền dữ liệu tiên tiến. Sau khi rời khỏi bệ phóng, nó sẽ nhận dữ liệu mục tiêu từ tàu chiến hoặc máy bay, sau đó tiếp tục nhận thông tin cập nhật về mục tiêu qua kết nối với vệ tinh. Khi tiến vào khu vực gần mục tiêu, nơi tín hiệu liên lạc vệ tinh bị gây nhiễu hoặc gián đoạn, tên lửa sẽ bay theo lộ trình được vạch sẵn. Khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa nhanh chóng hạ độ cao xuống sát mặt biển để tránh bị rađa trên tàu đối phương phát hiện. LRAMS có tầm bắn trên 370km, trong khi các chuyên gia ước tính con số này có thể đạt 560km. Theo kế hoạch, LRASM sẽ trở thành loại vũ khí tiến công tầm xa chủ lực của USN. LRASM đã được thử nghiệm để kiểm tra độ tương thích với hệ thống phóng trên tàu Mk 41, với máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer.
Những năm gần đây, USN bắt đầu coi trọng việc phát triển vũ khí chống tàu vượt tầm nhìn mang trên tàu, đồng thời mở rộng phạm vi triển khai. Đầu tiên là nghiên cứu phát triển tên lửa hành trình chống tàu Tomahawk Block IV và dự tính trong vòng 10 năm sẽ trang bị hàng loạt cho tất cả các tàu chiến đấu mặt nước cỡ lớn và tàu ngầm.
Tomahawk
Tomahawk phiên bản chống tàu
Hãng Raytheon nghiên cứu phát triển đầu dẫn rađa chủ động mới, nâng cao tốc độ truyền dữ liệu giúp cho Tomahawk có được khả năng tiến công các mục tiêu di động. Tháng 1 năm 2017, USN đã tiến hành phóng thử nghiệm ít nhất 2 quả Tomahawk Block IV cải tiến với khả năng tự nhận biết, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu di động ở cự ly hơn 1.600km. Đây có thể được xem là bước tiến mới của Hãng Raytheon trong việc giúp Hải quân Mỹ hiện đại hóa mẫu tên lửa hành trình hơn 30 năm tuổi này.
Tên lửa hành trình Tomahawk được phát triển từ những năm 1980 bởi Hãng Raytheon, với giá 600.000 USD/quả loại thường và 1,45 triệu USD/quả loại chiến thuật. Hiện nay, USN có trong kho 3.500 quả Tomahawk với các biến thể khác nhau. Tên lửa hành trình Tomahawk đã được sử dụng rất nhiều trong
thực chiến với tỷ lệ tiêu diệt mục tiêu đạt tới 90%. Trong chiến tranh Irắc năm 2003, hơn 725 quả Tomahawk đã được phóng đi tiến công các mục tiêu trên khắp Irắc. Tháng 7 năm 2009, ít nhất 2 quả Tomahawk đã được phóng để tiến công mục tiêu ở Yêmen. Lần sử dụng Tomahawk nhiều nhất gần đây là trong chiến dịch Bình minh Odyssey chống lại Libi vào tháng 3 năm 2011, ít nhất 124 quả tên lửa Tomahawk đã được sử dụng. Ngày 7.4.2017, trong vụ tập kích sân bay Shayrat của Syria, USN đã phóng 59 quả tên lửa Tomahawk để phản ứng lại việc mà Chính phủ Mỹ cho là máy bay của Syria đã tiến công tỉnh Idlib bằng vũ khí hóa học. Theo thông báo từ Bộ Quốc phòng Mỹ, 58 quả Tomahawk đã bắn trúng vào mục tiêu khu vực sân bay, 20% số máy bay vẫn còn đang hoạt động của Syria đều bị tiêu diệt sau vụ tiến công.
Với khối lượng 1.300kg và dài 5,56m (phiên bản thường) và 1.600kg, dài 6,25m (phiên bản tăng tầm), tên lửa Tomahawk mang đầu đạn nặng 450kg hoặc đầu đạn hạt nhân. Về khả năng bay, ngay sau khi rời bệ phóng, trắc thủ có thể điều khiển tên lửa thông qua hệ thống GPS. Trong trường hợp bay tự hành theo lịch trình được cài đặt sẵn, tên lửa vẫn nhận các tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh hoặc hệ thống trinh sát khác.
Dù tầm bắn lên tới 2.500km và tốc độ 880km/giờ, Tomahawk vẫn có thể thay đổi mục tiêu khi đang bay. Tên lửa này không bay theo đường thẳng mà có khả năng di chuyển qua những “điểm mù” của rađa phòng không đối phương, qua đó khiến khả năng "sống sót" của Tomahawk rất cao. Ngoài ra, do khả năng mang theo đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân, Tomakawk có sức công phá lớn hơn rất nhiều so với dáng vẻ bề ngoài của nó. Tên lửa Tomahawk có 4 phiên bản chính, bao gồm: Phiên bản hạt nhân Block II TLAM-A, phiên bản tiêu chuẩn Block III TLAM-C, phiên bản bom chùm Block III TLAM-D và phiên bản chiến thuật mới nhất Block IV TLAM-E.
USN cho biết, sau khi cải tiến, phiên bản Tomahawk Block IV được trang bị đầu đạn nặng 450kg, có thể tiêu diệt các mục tiêu là tàu chiến của đối phương ở cự ly tới 1.850km. Thực tế, ngay từ tháng 5 năm 2015, Hãng Raytheon đã tiến hành thử nghiệm thành công khả năng tiêu diệt mục tiêu di động của Tomahawk Block IV. Để có khả năng này, Hãng Raytheon trang bị cho Tomahawk Block IV đầu tự dẫn. Đầu tự dẫn thụ động và bộ xử lý cho phép nhận các tín hiệu từ các mục tiêu trong môi trường điện từ phức tạp. Kết hợp với đó là hệ thống dẫn đường đa kênh như GPS, INS, TERCOM, DSMAC và cả hệ thống rađa dẫn đường chủ động đem lại độ chính xác cao.
Tên lửa Tomahawk Block IV có khả năng bay lượn linh hoạt trên khu vực mục tiêu với camera quan sát để cung cấp thông tin chiến trường cho các sĩ quan chỉ huy. Cảm biến quang - điện tử của Tomahawk Block IV cho phép nó cung cấp thông tin đánh giá thiệt hại theo thời gian thực từ các cuộc tiến công trước đó. Một cải tiến lớn với Tomahawk Block IV là khả năng tác chiến mạng trung tâm, sử dụng dữ liệu từ nhiều cảm biến trang bị trên máy bay, UAV, vệ tinh, binh sĩ dưới mặt đất, xe tăng, tàu chiến để tìm kiếm mục tiêu. Nó cũng có khả năng truyền dữ liệu từ các cảm biến tới các phương tiện đó. Nó sẽ là một phần của lực lượng kết nối mạng đang được Lầu năm góc triển khai.
Theo USN, Tomahawk Block IV là biến thể duy nhất đang được sản xuất và các biến thể còn lại trước đó sẽ dần được nâng cấp lên tiêu chuẩn Tomahawk Block IV. Mỗi tên lửa Tomahawk có thể cải tiến lại bằng cách thay đổi đầu đạn, cách này không quá đắt đỏ và mất nhiều thời gian như mua mới. Năm 2015, Hãng Raytheon đã ký hợp đồng nâng cấp 114 quả Tomahawk lên tiêu chuẩn Block IV cho USN với giá 122 triệu USD, trung bình 1,07 triệu USD/tên lửa. Năm 2016, USN tiếp tục ký hợp đồng nâng cấp 4.000 quả Tomahawk lên tiêu chuẩn Block IV với chi phí 2 tỷ USD trong 5 năm và mua 149 quả Block IV với giá 297,8 triệu USD, giá trung bình là 2 triệu USD/quả.
Nạp và phóng tên lửa Tomahawk từ tàu ngầm
Tên lửa LRASM là viết tắt của Long Range Anti-Ship Missile (tên lửa chống tàu tầm xa). Dự án này được khởi động từ năm 2009, nhằm phát triển một loại vũ khí lấp chỗ trống của tên lửa chống tàu AGM-84 Harpoon, loại vũ khí chống tàu đã bị Hải quân Mỹ bỏ quên từ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, nhưng sự trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc khiến Lầu Năm Góc không thể ngồi yên.
LRASM
Tên lửa LRASM là loại tên lửa chống tàu thế hệ mới nhất hiện nay của USN. Tên lửa được trang bị đầu dò vô tuyến đa chức năng, đường truyền dữ liệu tiên tiến. Sau khi rời khỏi bệ phóng, nó sẽ nhận dữ liệu mục tiêu từ tàu chiến hoặc máy bay, sau đó tiếp tục nhận thông tin cập nhật về mục tiêu qua kết nối với vệ tinh.
Khi tiến vào khu vực gần mục tiêu, nơi tín hiệu liên lạc vệ tinh bị gây nhiễu hoặc gián đoạn, tên lửa sẽ bay theo lộ trình được vạch sẵn. Các hệ thống cảm biến trên tên lửa sẽ xác định những khu vực bị đe dọa bởi vũ khí phòng không của đối phương, từ đó tự điều chỉnh hướng bay để vòng qua khu vực này. Khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa nhanh chóng hạ độ cao xuống sát mặt biển để tránh bị hệ thống rađa trên tàu chiến đối phương phát hiện.
Theo USN, thiết kế của LRASM dựa trên tên lửa phòng không kết hợp tên lửa hành trình tầm xa. LRAMS có tầm bắn trên 370km, trong khi các chuyên gia ước tính con số này có thể đạt 560km. Đầu nổ xuyên - phá mảnh nặng 450kg của LRASM đủ sức tiêu diệt nhiều loại tàu chiến khác nhau.
Tạp chí Janes International Defence Review dẫn lời Giám đốc dự án LRASM Joseph Mancini cho biết: LRASM sẽ được cải tiến bằng việc trang bị hệ dẫn rađa thụ động, tức là nó chỉ nhận tín hiệu từ bên ngoài chứ không phát ra tín hiệu. Công nghệ này sẽ gây khó khăn cho đối phương trong việc phát hiện LRASM trong khi LRASM phân tích tín hiệu từ đối phương để sử dụng cho hệ dẫn của mình. Hệ dẫn của LRASM được chế tạo trên cơ sở các hệ thống điện tử đã sử dụng ở máy bay B-2, F-22 và F-35.
Tên lửa sẽ có một anten quét góc rộng và hệ thống trí tuệ nhân tạo cho phép độc lập ra quyết định về việc tiêu diệt mục tiêu dựa trên thư viện điện tử về các loại tàu. Khi đó LRASM sẽ có tầm bắn trên 900km, gấp 3 lần so với hiện nay và có khả năng tiêu diệt tàu chiến đối phương có lượng choán nước 9.000 tấn.
Tháng 7 năm 2017, Hãng Lockheed Martin đã chính thức ký hợp đồng sản xuất 23 quả LRASM cho Không quân và Hải quân Mỹ. Nhà sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới này tiết lộ: loại tên lửa đặc biệt này dành riêng cho chiến dịch chống tiến công trên biển của Hải quân Mỹ, bắt đầu được tích hợp trên các máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1B vào năm 2018.
Theo kế hoạch, tên lửa LRASM sẽ trở thành loại vũ khí tiến công tầm xa chủ lực của Hải quân và Không quân Mỹ. Loại vũ khí mới này đã được thử nghiệm để kiểm tra độ tương thích với hệ thống phóng trên tàu Mk 41, với máy bay ném bom B-1B Lancer, máy bay tiêm kích F/A-18 và F-35 Lightning II.
F/A-18 mang tên lửa chống tàu LRASM
B-1B mang tên lửa chống tàu LRASM
Chỉnh sửa cuối: