[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,987 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
NHẬT BẢN CÔNG KHAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TÀU SÂN BAY HẠNG NHẸ

Trung tuần tháng 12/2018, nội các Nhật Bản đã phê duyệt kế hoạch nâng cấp 02 tàu chiến chở trực thăng lớp Izumo thành tàu sân bay để triển khai tiêm kích tàng hình F-35B trên các tàu này.

1629447681621.png

1629447716297.png

1629447758974.png

Tàu chiến chở trực thăng lớp Izumo

Kế hoạch này không gây bất ngờ đối với các chuyên gia quân sự, bởi vì khi bắt đầu chế tạo hai chiếc tàu loại này, họ đã thấy rõ các đặc điểm và thiết bị của chúng rất giống tàu sân bay hạng nhẹ trong thành phần hạm đội của một số nước châu Âu.
Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận xét trong cuộc phỏng vấn với Sputnik rằng: Thiết kế và kích thước của tàu lớp Izumo rất giống tàu sân bay hạng nhẹ Cavour của Italia, có khả năng chở tới 30 thiết bị bay gồm: trực thăng, máy bay chiến đấu, đường băng ngắn. Trước kế hoạch nâng cấp 02 tàu chiến lớp Izumo, đã có 02 chiếc tàu sân bay chở trực thăng loại Hyuga có kích thước nhỏ hơn được nâng cấp cũng có đặc điểm tương tự như vậy.

1629447895857.png

1629447924524.png

Tàu sân bay hạng nhẹ Cavour

1629448075243.png

1629448100165.png

Tàu sân bay chở trực thăng loại Hyuga

Tàu 16DDH Hyuga có lượng choán nước 18.000 tấn; có thể mang theo từ 11 đến 12 máy bay chiến đấu và 03 đến 05 máy bay trực thăng; 16 tên lửa phòng không, hệ thống ngư lôi chống tàu nổi và tàu ngầm, hệ thống phòng không tầm cực gần Phalanx.
Nếu so sánh với tàu sân bay Inv Invibleible của Anh trong chiến tranh Manvinas/Faukland năm 1982 thì Hyuga có kích thước gần bằng tàu sân bay này. Còn nếu so sánh với tàu sân bay Chakri Narubet của Thái Lan thì khả năng mang theo máy bay của Hyuga “vượt trội” đáng kể.

1629448240300.png

1629448265121.png

Tàu sân bay Inv Invibleible

1629448327284.png

1629448352017.png

Tàu sân bay Chakri Narubet

Theo giới quân sự Nhật Bản, sự “xuất hiện” của các tàu sân bay trong thành phần lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản, sẽ giúp cho lực lượng này tăng khả năng thực hiện các hoạt động quân sự tại Thái Bình Dương và ít phụ thuộc vào Hải quân Mỹ. Mặt khác, kế hoạch này minh chứng cho những thay đổi trong pháp luật Nhật Bản, cho phép quốc gia này mở rộng các hoạt động quân sự (tự vệ, tham gia cùng đồng minh). Chính vì vậy, mà Nhật Bản tiếp tục kế hoạch nâng cấp tàu chiến chở trực thăng lớp Izumo thành tàu sân bay có thể chở được tiêm kích tàng hình F-35B.

1629448523216.png

1629448590994.png

1629448658637.png

F-35B

Năm 2012, tàu Izumo được đặt ki, với kích thước lớn hơn tàu Hyuga và lớn gấp đôi tàu đổ bộ trực thăng lớp Wasp của Mỹ, có khả năng mang theo F-35 cất cánh đường băng ngắn. Izumo có lượng choán nước 19.500 tấn, chiều dài 248m, chiều rộng 38m. Thủy thủ đoàn của tàu khoảng 470 người (còn theo Kyodo, tàu có thể chứa đến 970 người).
Theo giới quân sự Nhật Bản, tàu Izumo có khả năng chở tối đa 07 máy bay trực thăng chống ngầm, 02 trực thăng tìm kiếm cứu hộ cùng một số máy bay chiến đấu khác (theo Tạp chí quốc phòng Jane’s, con tàu này có thể mang theo tới 28 máy bay các loại).
Như vậy, với sự tính toán “kỹ lưỡng” từ trước cùng năng lực của nền công nghiệp quốc phòng hiện đại. Nhật Bản có đủ khả năng để có một cặp tàu sân bay Izumo, mỗi chiếc sẽ có thể mang theo khoảng 20 máy bay chiến đấu và một số máy bay trực thăng. Cùng với cặp tàu sân bay hạng nhẹ nhỏ hơn, lớp Hyuga, Hải quân Nhật Bản sẽ nâng cao khả năng tác chiến khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các đảo và tuyến đường biển đóng vai trò chiến lược của Nhật Bản.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,987 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Vũ khí mới trong Quân đội Lào

Nghĩ đến vũ khí trong quân đội Lào, người ta thường nghĩ đến các loại vũ khí "viện trợ" từ LX cũ và Việt Nam.
Thời gian gần đây, QĐ Lào đã có sự chuyển biến về vũ khí, trang bị, đặc biệt từ nguồn mua/viện trợ từ Trung Quốc.

1629514296050.png

1629514561976.png

Xe tăng T-34 của QĐ Lào

1629514604345.png

Xe tăng T-54 của QĐ Lào

1629514720734.png

Xe tăng lội nước PT-76

1629514752156.png

Xe chiến đấu BMP-1

1629514802834.png

Xe chiến đấu BTR-60

1629514870869.png

Xe chiến đấu BRDM-2

1629516394705.png

Mig-21 KQ Lào

1629517773687.png

Súng máy phòng không 23mm ZSU-23-2

Hiện nay, trong đội hình phương tiện cơ giới của Phòng không Lào, có hệ thống phòng không Yitian, kế đến là hệ thống 9K35 Strela-10 và S-125 Neva/Pechora của Liên Xô, Nga. Trong số vũ khí trên, Yitian được đánh giá là hiện đại nhất do Tập đoàn quốc phòng NORINCO, Trung Quốc phát triển.

1629514939163.png

1629515071701.png

S-125 Neva/Pechora

1629515136464.png

1629515193277.png

9K35 Strela-10

1629515315814.png

1629518166937.png

1629515394114.png

Yitian

Tổ hợp tên lửa phòng không Yitian gồm có module chiến đấu đặt trên khung gầm xe bọc thép bánh lốp chở quân 6x6 WZ-551; trang bị 08 tên lửa đất đối không tầm thấp Tianlong 6 (phiên bản của tên lửa không đối không TY-90), tầm bắn hiệu quả từ 300 đến 6.000m, độ cao tác chiến 4.000m; 01 súng máy 12,7mm để bảo vệ kíp điều khiển.

1629515531124.png

1629515610413.png

Tên lửa không đối không TY-90

Dẫn bắn cho tên lửa là radar mảng pha 3D đa năng quét thụ động đặt trên nóc module tác chiến, có tầm hoạt động lên đến hơn 20km. Toàn hệ thống có thể chuyển trạng thái chiến đấu trong khoảng 10 giây. Với những thông số được Trung Quốc quảng cáo, Yitian có tính năng kỹ, chiến thuật vượt trội hơn rất nhiều so với Strela-10 (do Liên Xô phát triển từ những năm 1970) đang có trong biên chế quân đội nước này ở cả tầm bắn lẫn độ chính xác. Trong tương lai LPAF vẫn sẽ không loại bỏ Strela-10 mà sử dụng nó song song với Yitian. Đây sẽ là 02 phương tiện có vai trò bảo vệ đội hình tiến công của các đơn vị tăng thiết giáp.
Theo số liệu thống kê của trang mạng Global Firepower, LPAF hiện nay biên chế 30.000 quân thường trực, 55 xe tăng chiến đấu chủ lực và xe tăng hạng nhẹ, 185 xe bọc thép các loại và 149 pháo xe kéo. Tuy nhiên, con số thực tế phương tiện của LPAF còn đủ khả năng chiến đấu chỉ vào khoảng 25 xe tăng chủ lực, 10 xe tăng hạng nhẹ, 20 chiếc thiết giáp chở quân BTR-152 và BTR-60 cùng vài chiếc BMP-1.
Hiện nay, Chính phủ Lào đã dành ưu tiên hiện đại hóa quân đội thông qua những hợp đồng mua sắm vũ khí tương đối lớn, đầu tiên và sự xuất hiện của những khẩu pháo tự hành CS/SH1 (phiên bản xuất khẩu của PCL-09 122mm) do Trung Quốc sản xuất. Ngoài ra, Lào dự kiến sẽ mua khoảng 20 máy bay huấn luyện phản lực Yak-130 để làm nhiệm vụ tiêm kích thay thế cho số MiG-21 đã bị loại biên, nhưng do ưu tiên hơn cho hiện đại hóa lục quân nên kế hoạch này nhiều khả
năng sẽ chậm trễ, hoặc phải tiến hành song song với hợp đồng mua xe tăng T-72B “Đại bàng trắng” của Nga.

1629515840176.png

1629516122220.png

Pháo tự hành CS/SH1

1629516492402.png

1629516566296.png

1629516680207.png

1629516730720.png

1629516730309.png

YAK-130 KQ Lào

Tuần báo Jane’s Defence Weekly dẫn lời một nguồn tin của LPAF cho biết, Nga đã bắt đầu chuyển giao các xe tăng chiến đấu chủ lực phiên bản nâng cấp T-72B cho LPAF.

1629517444570.png

1629517470225.png

T-72B1

1629517045270.png

1629517120123.png

T-72B của QĐ Lào

T-72B “Đại bàng trắng” là phiên bản nâng cấp từ những chiếc T-72 lưu kho của Nga được sản xuất từ thời Xôviết, “Đại bàng trắng” là gói nâng cấp hỏa lực nhanh giúp xe tăng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Được biết, trong cuộc thi xe tăng Tank Biathlon 2017, Quân đội Lào đã được phía Nga giới thiệu dòng xe tăng T-72B3 nhưng do mức giá khá cao nên Lào đã quyết định lựa chọn phiên bản T-72B “Đại Bàng trắng” có giá rẻ hơn.
Về cơ bản, xe tăng “Đại bàng trắng” có hệ thống phòng vệ chỉ kém T-90S khi không được lắp giáp phản ứng nổ Kontakt 5 đời mới mà vẫn phải dùng Kontakt 1 cũng như không được trang bị hệ thống phòng vệ mềm Shtora-1, tuy nhiên về hỏa lực nó lại được đánh giá tốt hơn.
Xe tăng “Đại bàng trắng” được trang bị hệ thống kính ngắm đa kênh quang ảnh nhiệt Sosna-U (do Công ty Peleng của Belarus sản xuất) cho pháo thủ và trưởng xe, khách hàng có thể tùy chọn thêm một vài thiết bị điện tử có nguồn gốc phương Tây.
Ngoài ra, xe còn được lắp đặt máy tính đường đạn và hệ thống theo dõi mục tiêu tự động, tích hợp tháp súng máy 12,7mm điều khiển từ xa đi kèm camera hành trình. Hệ thống điện tử và kiểm soát hỏa lực của nó trội hơn đáng kể khi đặt cạnh T-90S.
Vào đầu tháng 4/2018, truyền hình Nga đã phát sóng phóng sự ghi lại chuyến thăm của quan chức quốc phòng Lào tới thăm nhà máy sửa chữa tăng ở St. Petersburg. Tại đây, phía Nga đã giới thiệu trước phái đoàn quân sự Lào toàn bộ quy trình đại tu xe tăng T-72B, đồng thời trình diễn tính năng kỹ, chiến thuật của phiên bản nâng cấp T-72B “Đại bàng trắng”. Giá thành mỗi chiếc chiến xa loại này chỉ vào khoảng 1,5 triệu USD, trong khi sở hữu năng lực tác chiến thậm chí còn nhỉnh hơn T-72B3, rất thích hợp với khách hàng có tiềm lực tài chính hạn hẹp như Lào.
Sau cuộc thi xe tăng Tanh Biathlon 2018 đã xuất hiện nhiều thông tin cho biết, Lào đã chính thức ký hợp đồng với Nga đặt mua 01 tiểu đoàn xe tăng hiện đại dòng T-72 nâng cấp, số lượng ước chừng vào khoảng trên dưới 30 chiếc.
Người đứng đầu các lực lượng vũ trang Lào cho biết, xe tăng và phương tiện thiết giáp Liên Xô đã đóng một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Lào và hiện nay vũ khí Nga vẫn là nòng cốt tạo nên sức mạnh LPAF. Đây cũng chính là lý do để Lào quyết định mua phiên bản T-72 nâng cấp để hiện đại hóa quân đội.

1629517546873.png

BM-21

1629517565486.png

1629517720940.png

1629517676937.png

Pháo phản lực SR-5

1629517900440.png

1629517930355.png

Máy bay hạng nhẹ LE-500

1629517991017.png

Xe chiến đấu Tiger

1629518238686.png

1629518386326.png

Pháo tự hành 82mm Type PCP001

1629517968853.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,987 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Trực thăng đa năng H225M của Không quân Hoàng gia Thái Lan

Trực thăng H225M (trước đây gọi là Eurocopter EC725 Caracal), do Hãng Airbus Helicopters phát triển, là mẫu trực thăng quân sự vận tải chiến thuật tầm xa rất được ưa chuộng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

1629521920338.png

Trực thăng đa năng H225M Airbus

Trang tin Airforce-technology cho biết, Không quân Hoàng gia Thái Lan (RTAF) đã nhận được 02 máy bay trực thăng đa năng H225M mới từ Airbus, nâng phi đội trực thăng H225M của quốc gia này lên con số 08 chiếc.
Trong một tuyên bố gần đây, Airbus cho biết: Không quân Hoàng gia Thái Lan đã nhận 02 máy bay trực thăng đa năng loại H225M. Hiện tại mỗi chiếc H225M mà Thái Lan vừa nhận có giá trị gần 30 triệu USD và mỗi giờ bay của nó tiêu tốn khoảng 2.200 USD.
Không quân Hoàng gia Thái Lan đã đặt tổng cộng 12 chiếc trực thăng vận tải chiến thuật quân sự tầm xa H225M theo chương trình hiện đại hóa lực lượng không quân của nước này đã ký vào năm 2016, nhằm dần loại biên mẫu trực thăng Bell UH-1 lạc hậu vốn đã phục vụ từ cuối những năm 1960. Hai chiếc máy bay trực thăng đa năng mới này sẽ gia nhập lực lượng không quân (hiện có 06 chiếc cùng loại) để phục vụ mục đích tìm kiếm và cứu nạn, và các nhiệm vụ vận tải của quân đội.

1629522243123.png

1629522269911.png

Trực thăng Bell UH-1

Trực thăng H225M có chiều dài 19,5m, cao 4,6m và có trọng lượng cất cánh tối đa 11,2 tấn (chở được 11,2 tấn hàng hóa, hoặc 29 binh sĩ cùng đầy đủ trang thiết bị và phi hành đoàn 02 người), trong khi trọng lượng rỗng chỉ chưa đầy 5,5 tấn. H225M sử dụng 02 động cơ Turbomeca Makila 1A4 công suất 2.413 mã lực/động cơ, đạt tốc độ tối đa 324km/giờ, tầm hoạt động khoảng 860km và trần bay hơn 06km.

1629522649562.png

1629522377624.png


Tùy vào nhiệm vụ, H225M có thể trang bị 02 súng máy FN MAG 7,62mm, 02 rocket 19 nòng Thales Brandt 68mm, 02 đại bác GIAT 20mm cơ số đạn 180 viên, và radar cảnh báo EWR-99. Đồng thời, trực thăng còn được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại và hệ thống lái tự động 04 trục nổi tiếng và có thể gắn được nhiều thiết bị khác nhau để phù hợp với bất kỳ vai trò nào. Chính vì vậy, trực thăng H225M được nhiều lực lượng không quân trên toàn thế giới săn đón.

1629522513006.png

1629522832101.png


Mới đây, việc thử nghiệm thành công phiên bản H225M mang tên lửa chống hạm Exocet khiến giới quân sự đánh giá cao khả năng sát thương của trực thăng này. Hiện tại, có gần 90 máy bay trực thăng Airbus H225M đang hoạt động ở các quốc gia Brazil, Pháp, Indonesia, Malaysia, Singapore... và đã vượt mốc thành công 100.000 giờ bay.

1629522976899.png


Ngoài Thái Lan, một số quốc gia khác ở Đông Nam Á cũng đang sử dụng và đặt trực thăng H225M. Theo thông báo, Indonesia đã đặt mua 06 chiếc H225M, trong khi Malaysia đang sử dụng phi đội gồm 12 chiếc trực thăng này.

1629523123845.png

1629523162711.png

H225M Malaysia

1629523206886.png

1629523228922.png

H225M Indonesia

1629523353303.png

1629523396666.png

H225M Singapore
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,987 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
NHỮNG MÁY BAY CHIẾN ĐẤU "CÁNH NGƯỢC" NỔI TIẾNG NHẤT THẾ GIỚI

Được đánh giá là cuộc cách mạng trong lĩnh vực chế tạo máy bay, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà thiết kế cánh ngược đã không được ứng dụng rộng rãi.

1629594539169.png


Những ưu điểm của thiết kế “cánh ngược”

Thiết kế “cánh ngược” từng được kỳ vọng sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực chế tạo máy bay. So với kiểu cánh truyền thống, “cánh ngược” về phía trước mang lại lợi thế về lực nâng, khả năng cơ động rất cao, duy trì góc tấn lớn ở tốc độ rất thấp cũng như quãng đường cất/hạ cánh ngắn hơn.
“Cánh ngược” có tác dụng khiến luồng không khí đi qua thân máy bay và hướng vào bên trong theo chiều xuôi của cánh, thiết kế này có tác dụng tăng lực nâng nên yêu cầu diện tích cánh không cần quá lớn.
Tuy nhiên, việc luồng không khí hướng vào bên trong lại tạo ra mô men xoắn rất lớn tại góc chữ V giữa cánh và thân, nó sẽ gây ra lực rất lớn đủ để bẻ gãy cánh máy bay khi hoạt động ở tốc độ cao.
Ngoài ra, trong quá trình thao diễn hoặc chiến đấu do phải thay đổi trạng thái bay nên yêu cầu phải có hệ thống điều khiển fly-by-wire với máy tính đủ mạnh, đây là điều rất khó đạt được với trình độ công nghệ cũ. Việc chế tạo “cánh ngược” cũng quá phức tạp, tốn nhiều thời gian và chi phí.
Chính vì nhược điểm nhiều hơn ưu điểm nên thiết kế “cánh ngược” đã chính thức lui vào dĩ vãng.

Những máy bay quân sự “cánh ngược” nổi tiếng nhất

1. Junkers Ju 287 của Đức

Năm 1944, các nhà thiết kế hàng không của Đức quốc xã đã phát triển một mẫu máy bay mới, được gọi là Junkers Ju 287, điểm độc đáo của máy bay này là cánh chính ngược về phía trước.
Ju 287 được chế tạo bằng cách chắp ghép các bộ phận từ các máy bay khác nhau. Mẫu thử nghiệm V1 hoàn thành vào năm 1944, nó đã hoàn thành 17 chuyến bay thử nghiệm mà không gặp trục trặc nào. Tiếp đó các mẫu V2 và V3 có thân máy bay cải tiến cũng được phát triển.

1629594727564.png

1629594807636.png

1629594873081.png


1629595024284.png


Ju 287 dự kiến được đưa vào hoạt động chiến đấu từ năm 1946. Tuy nhiên, Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc khi mẫu V2 hoàn thành 80% và mẫu V3 mới bắt đầu sản xuất.

2. OKB-1 140 của Liên Xô
Sau khi Liên Xô (cũ) tiến vào Berlin, họ thu giữ được rất nhiều tài liệu thiết kế của Ju 287. Dựa vào Ju 287, Liên Xô đã chế tạo chiếc máy bay ném bom phản lực “cánh ngược” OKB-1 140 của mình. Đây là chiếc máy bay phản lực ném bom “cánh ngược” đầu tiên của Liên Xô Có tất cả 2 nguyên mẫu OKB-1 140 được hoàn thành, nhưng giống như Ju 287, nó cũng bị khai tử vào năm 1950.

1629595245835.png

1629595568966.png


3. Máy bay F-16 SFW của Mỹ

Mãi đến năm 1976, Mỹ mới bắt đầu thử sức mình trong lĩnh vực công nghệ đầy thách thức này. Hãng General Dynamics đã chế tạo một chiếc F-16 có “cánh ngược” được đặt tên là F-16 SFW.
Phiên bản F-16 SFW được thiết kế dựa trên nền tảng F-16A, có đôi cánh với góc ngược khoảng 20 đến 25o; và theo tính toán sẽ tăng vận tốc lên 14%, phạm vi hoạt động tăng 34%, giảm quãng đường cất/hạ cánh từ 35 đến 50%.
Mặc dù có những con số tính toán đầy ấn tượng, tuy nhiên số phận của F-16SFW cũng nhanh chóng kết thúc khi các kỹ sư nhận thấy việc chế tạo “cánh ngược” là quá phức tạp, tốn nhiều thời gian và chi phí.


1629595789967.png

1629595840225.png

1629595707260.png


4. Máy bay X-29 của Mỹ
Năm 1984 đến lượt Northrop Grumman đã thử sức mình với thiết kế “cánh ngược”, mẫu thử nghiệm “cánh ngược” mang tên X-29 đã có chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/1984. Nó được phát triển trên cơ sở bộ khung và ý tưởng của chiếc F-16SFW.
Theo tính toán, họ sẽ có một chiếc máy bay chiến đấu với tính năng vượt trội F-16 nhưng kích cỡ lại nhỏ gọn chỉ tương đương F-5.
Để giảm giá thành sản xuất X-29, Grumman còn tận dụng cả máy móc, hệ thống của những chiếc máy bay khác như F-14, F-16. Tuy nhiên, X-29 gồm 2 nguyên mẫu hoàn toàn chỉ mang tính thử nghiệm.

1629596196299.png

1629595937703.png

1629596233062.png


5. Su-47 của Nga

“Đại bàng vàng cánh ngược” Su-47 có lẽ là chiếc tiêm kích “cánh ngược” nổi tiếng nhất thế giới, đây được cho là nguyên mẫu thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ 5 đầu tiên của Nga do Tập đoàn Sukhoi chế tạo (thiết kế “cánh ngược” thứ 2 được phát triển tại Nga). Ban đầu dự án được gọi là S-37. Máy bay cất cánh lần đầu tiên vào tháng 9/1997.
So với các thiết kế “cánh ngược” trước đó, Su-47 được đánh giá là một thiết kế thành công. Những tiến bộ trong công nghệ vật liệu mới đã củng cố tính khả thi của dự án. Các rầm cánh của Su-47 được làm bằng 90% vật liệu composite để tăng độ bền cơ học cho máy bay. Su-47 đã có những màn biểu diễn cực kỳ ấn tượng với khả năng cơ động rất cao. Hiện tại chưa có thông tin rõ ràng về số phận của chiếc tiêm kích đặc biệt này.

1629596338371.png

1629596375153.png

1629596400632.png

1629596419284.png

1629596484723.png


6. HFB-320M Hansa của Đức

Khác với những mẫu tiêm kích trên, HFB-320M Hansa - phiên bản máy bay trinh sát điện tử dựa trên khung thân máy bay chở khách HFB-320 phục vụ trong Không quân Đức có lẽ là chiếc máy bay “cánh ngược” thành công nhất.
Có tất cả 47 chiếc HFB-320 Hansa đã được chế tạo trong giai đoạn 1964-1973 và phải đến năm 1994 chiếc cuối cùng mới chính thức ngừng bay.

1629596552718.png

1629596568951.png

1629596592159.png

1629597459497.png


7. KB SAT SR-10 của Nga

SR-10 được chế tạo với “cánh ngược”, khiến thân máy bay cứng cáp hơn, cũng như cải thiện sự ổn định khi bay ở tốc độ thấp và cất/hạ cánh. Nó thích hợp cho những phi công mới tập lái máy bay, ngoài ra, cũng có thể được sử dụng làm máy bay biểu diễn thể thao.
Chiếc máy bay này từng xuất hiện lần đầu trước công chúng tại Triển lãm hàng không MAKS 2017.

1629597564566.png

1629597597579.png

1629597627646.png

1629597684454.png


KB SAT SR-10 là máy bay cận thanh, 1 động cơ, 2 ghế ngồi, trọng tải cất cánh tối đa là 2.700kg, tầm bay 1.500km, vận tốc cao nhất là 900 km/giờ và trần bay 6.000m.
KB SAT SR-10 được phát triển từ năm 2007, đến năm 2014 đã thua Yak-152 trong cuộc đấu thầu làm máy bay huấn luyện mới của Nga; tuy nhiên, máy bay này vẫn được Không quân Nga mua nó làm máy bay huấn luyện phụ.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,987 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
MÁY BAY TIÊM KÍCH F-16V CỦA MỸ DOANH SỐ TĂNG NHỜ ĐỦ SỨC ĐỐI ĐẦU VỚI SU-35 NGA

1629598118812.png

1629598149884.png


Quân đội Mỹ đã có những thay đổi mang tính cách mạng đối với máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16, tạo cho chúng đủ sức đối đầu với Su-35 Nga, nên liên tục có thêm hợp đồng mới.
Hiện nay, Mỹ đã bắt tay vào chế tạo phiên bản F-16V với những thay đổi mạnh. Cùng với đó, Mỹ cũng tiến hành nâng cấp các máy bay chiến đấu F-16 hiện có lên chuẩn như F-16V. Cách làm như vậy vừa tiết kiệm chi phí, trong khi vẫn có máy bay chiến đấu năng lực tác chiến cao.

Máy bay chiến đấu F-16V Mỹ đủ sức đối đầu với Su-35 Nga
Tập đoàn Lockheed Martin đang phối hợp với Không quân Mỹ nâng cấp phiên bản F-16V với hệ thống radar mảng pha chủ động AN/APG-83 AESA tân tiến của Tập đoàn Northrop Grumman. Với sự cải tiến này, máy bay chiến đấu F-16V sẽ mang một sức mạnh mới, có khả năng tác chiến ngang ngửa với Su-35 Nga.

1629598697596.png

1629598782222.png

Radar mảng pha chủ động AN/APG-83 AESA

Hệ thống radar kiểm soát hỏa lực APG-83 giúp F-16V có được những khả năng chiến đấu không đối không và không đối đất giống như các loại tiêm kích thế hệ 5. Northdrop Grumman cũng là đơn vị cung cấp các loại radar quét mảng pha điện tử chủ động cho dòng máy bay tối tân nhất hiện nay của Mỹ là F-22 Raptor và F-35 Lightning II.
Do tính phức tạp cũng như giá thành chế tạo cao của loại radar mảng pha chủ động, nên thông thường loại radar này chỉ được trang bị trên máy bay chiến đấu thế hệ 5. Khi chúng được đưa xuống trang bị cho máy bay chiến đấu thế hệ 4 đã làm cho năng lực tác chiến của dòng máy bay này tăng lên đáng kể; theo đó, các máy bay chiến đấu thế hệ 4 sẽ vẫn tiếp tục song hành cùng thế hệ 5 thêm một thời gian dài nữa.
So với radar mảng pha thụ động, radar mảng pha chủ động có độ nhạy bắt bám mục tiêu cao hơn hẳn và tầm phát hiện mục tiêu cũng xa hơn gấp hai lần.
Ngoài ra, radar chủ động cũng có thể tạo lập ra các bản đồ khẩu độ tổng hợp với độ phân giải cao và tầm quan sát trải rộng hơn 300km đối với các mục tiêu trên mặt đất. Đồng thời, máy bay chiến đấu F-16V mới cũng được trang bị hệ thống chiến đấu điện tử tối tân; còn buồng lái được gắn màn hình độ phân giải cao, cung cấp hình ảnh theo thời gian thực.
Phối hợp với màn hình trên nón phi công kỹ thuật cao (JHMCS II), người điều khiển có thể dễ dàng phóng tên lửa AIM-9X Sidewinder cũng như nhiều loại vũ khí đa dạng khác.

1629599043356.png

1629599088738.png


Bên cạnh hệ thống điện tử được nâng cấp toàn diện, động cơ trên F-16V cũng được tinh chỉnh để cho hiệu suất tốt hơn, nhưng lại tiết kiệm nhiên liệu hơn. Do tích hợp bình xăng phụ trên lưng, nên F-16V có tầm tác chiến tốt hơn hẳn so với các phiên bản trước đây. Về khả năng mang vũ khí, F-16V có thể mang theo 7,8 tấn vũ khí (Su-35 là 8 tấn).

1629599187985.png

F-16V có bình xăng phụ

1629599281639.png

F-16C/D

Mặt khác, F-16V là tiêm kích hạng nhẹ nên có diện tích phản xạ radar nhỏ hơn nhiều so với Su-35 thuộc phân khúc hạng nặng. Và rõ ràng về mặt kinh tế, F-16V đang có lợi thế so với Su-35. Giá thành cho một giờ bay của F-16V (1 động cơ) chỉ bằng 1/2 so với máy bay chiến đấu hạng nặng Su-35 (2 động cơ).

Tiêm kích F-16V liên tục có thêm hợp đồng mới
Ngày 29/10/2019, Đài Loan đã phê duyệt khoản ngân sách trị giá 8,2 tỷ USD để mua 66 máy bay chiến đấu F-16V của Mỹ, khoản tiền này dự kiến sẽ được giải ngân trong thời gian 7 năm. Đây chính là hợp đồng mua bán tiêm kích lớn nhất trong nhiều năm của Đài Loan, kể từ khi Mỹ bán cho hòn đảo này 150 máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16A/B Fighting Falcon hồi năm 1992.

1629599550048.png

1629599595003.png

F-16A/B Fighting Falcon KQ Đài Loan

Cũng trong ngày 29/10/2019, Tư lệnh Không quân Indonesia - Nguyên soái Yuyu Sutisna đã công bố kế hoạch mua phiên bản mới nhất của tiêm kích F-16V do Tập đoàn Lockheed Martin sản xuất.
Trong giai đoạn 2020-2024, Indonesia dự kiến sẽ nhận 2 phi đội F-16V với khoảng 24 chiếc, còn về dài hạn họ có tham vọng sở hữu tới 72 máy bay chiến đấu thế hệ 4++ tối tân này, giá trị hợp đồng sẽ tới hàng tỷ USD. Như vậy, chưa cần tới tiêm kích thế hệ 5 tối tân F-35 Lightning II, các phiên bản F-16V thế hệ mới vẫn mang lại cho Ngành Công nghiệp quốc phòng Mỹ các hợp đồng có giá trị rất cao, thậm chí lớn hơn toàn bộ thương vụ xuất khẩu máy bay chiến đấu của các quốc gia khác.

1629599740194.png

F-16V KQ Indonesia

Ngược lại với F-16, chiếc tiêm kích đình đám khác của Nga là Su-35 vẫn chưa có thêm hợp đồng mới nào sau khi cung cấp đủ 24 chiếc cho Trung Quốc mà chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ “quan tâm” hoặc “đang đàm phán”. Mới đây nhất, đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bác bỏ việc nước này sắp mua 36 tiêm kích Su-35. Trường hợp Indonesia cũng tương tự, khi đã bỏ số tiền lớn để mua F-16V thì họ chẳng còn dư ngân sách để mua thêm Su-35, chưa kể còn phải tránh lệnh trừng phạt từ Đạo luật CAATSA của Mỹ.


1629600220483.png

1629602688019.png

F-16V KQ Singapore

1629600401193.png

1629602634952.png

F-16V KQ Hy Lạp

1629600493767.png

1629600628132.png

F-16V KQ Bulgaria

1629600812297.png

F-16V KQ Australia
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,987 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chi tiết về việc Không quân Lào tiếp nhận máy bay YAK-130

1629618959586.png

1629618844922.png

YAK-130 của KQ Nga

Theo Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới (TSAMTO), ngày 10/1, Kênh LAOS ARMY CHANNEL trên Youtube đã đăng tải một video về việc máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 do Nga sản xuất (số hiệu 044) đã đến sân bay Vientiane (Thủ đô của Lào).

1629620138265.png

1629623154179.png

1629623106856.png

Yak-130 đầu tiên của KQ Lào số hiệu 044

Trước đó, không có thông tin chính thức nào của Nga về hợp đồng cung cấp máy bay Yak-130 cho Lào. Mặc dù tại Triển lãm hàng không Singapore Airshow 2016, một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga nói với Lenta.ru rằng, Không quân Lào quan tâm đến việc mua máy bay Yak-130 do Nga sản xuất, sử dụng để huấn luyện phi công và thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.
Theo một nguồn tin của Lenta.ru, Lào có thể mua từ 16 đến 20 máy bay và hợp đồng sẽ bao gồm việc cung cấp thiết bị, vũ khí và phụ tùng, cũng như các dịch vụ tổ chức đào tạo phi công và kỹ thuật viên.
Việc Không quân Lào quan tâm đến loại máy bay Yak-130 là để thay thế dần những máy bay chiến đấu MiG-21 khi chúng được loại biên. Hiện tại, có khoảng 25 máy bay chiến đấu MiG-21 trong Không quân Lào, nhưng hầu hết chúng đều không còn đúng nghĩa là máy bay chiến đấu, bởi chúng được Liên Xô phát triển vào những năm 1970.
Việc có trong trang bị của Quân đội Lào những chiếc Yak-130 hiện đại sẽ mang đến sức mạnh mới, tạo ra thay đổi về chất đáng kể cho không quân của quốc gia này. Máy bay huấn luyện chiến đấu đầu tiên Yak-130 (số hiệu 044) đã đến Vientiane trên chiếc IL-76TD (số hiệu RA-78765) của Hãng hàng không Aviakon Tsitotrans của Nga.

1629622945833.png


1629619575093.png

IL-76TD (số hiệu RA-78765)

1629623278475.png

1629623319649.png

1629619420052.png

1629619105063.png
.
1629622945984.png

1629623387976.png

1629623725641.png

1629624033100.png


Việc Lào tiếp nhận máybay Yak-130 cho thấy quốc gia này đã trở thành khách hàng nước ngoài thứ năm tiếp nhận các máy bay huấn luyện được sản xuất tại Nhà máy chế tạo hàng không Irkutsk, đó là: Algeria (16 máy bay), Bangladesh (16 máy bay), Myanmar (06 máy bay) và Belarus (08 máy bay).

1629624303377.png

1629625843017.png

YAK-130 Algeria


1629624898586.png

YAK-130 Bangladesh

1629624898716.png

1629625415696.png

YAK-130 Myanmar

1629625888394.png

YAK-130 Belarus

Máy bay Yak-130 có chuyến bay đầu tiên vào năm 1996, và được giới thiệu ra mắt công chúng vào năm 2003. Yak130 có chiều dài 11,49m; sải cánh 9,84m; chiều cao 4,76m; trọng tải rỗng 4.600kg; trọng lượng cất cánh 10.220kg, tải trọng vũ khí 3.000kg, đây được coi là một trong những mẫu máy bay huấn luyện có tải trọng vũ khí tương đối lớn. Vận tốc cực đại đạt 1.060km/giờ, tầm bay hơn 2.100km. Vũ khí, trang bị cho máy bay bao gồm pháo, tên lửa và bom. Hệ thống điện tử trên máy bay với radar Osa cho tầm quét 85km, có thể theo dõi 08 mục tiêu và tiến công đồng thời 04 mục tiêu.

Tờ Vedomosti của Nga mới đây cho hay Việt Nam đã ký thỏa thuận mua 12 máy bay huấn luyên chiến đấu của Nga với tổng giá trị hợp đồng lên tới 350 triệu USD. Theo thỏa thuận được ký trong năm 2019, Việt Nam sẽ mua ít nhất 12 máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130, Vedomosti dẫn 2 nguồn thạo tin quốc phòng của Nga cho hay. Tuy nhiên tờ báo này không nêu rõ thời điểm mà lô hàng này sẽ được bàn giao cho Việt Nam.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,987 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
HẢI QUÂN MỸ MUA HỆ THỐNG ĐỐI KHÁNG ĐIỆN TỬ VÔ HIỆU HÓA RADAR CỦA S-400

1629702628805.png

1629706006134.png

1629702656767.png

1629703777789.png

Pod NGJ-LB

Nhà thầu Raytheon đã ký hợp đồng cung cấp cho Hải quân Mỹ hệ thống đối kháng điện tử mới NGJ-LB, có thể khiến mắt thần hệ thống phòng không S-400 của Nga mất phương hướng. Dù chính thức đặt mua NGJLB, nhưng phải đến năm 2021, Hải quân Mỹ mới chính thức trang bị đại trà NGJ-LB.

1629702808614.png

1629702831458.png

Pod NGJ-LB trên máy bay EA-18G Growler

Bản hợp đồng giữa Raytheon và Hải quân Mỹ có tổng trị giá 12 triệu USD, và nhà sản xuất sẽ phải hoàn thành hợp đồng trước khi kết thúc năm 2021. Việc Raytheon phát triển hệ thống này nhằm đối phó với những tổ hợp tên lửa phòng không thế hệ mới như S-300 và S-400 của Nga. Trên Cổng thông tin Scout Warrior, một đại diện của Không quân - Hải quân Mỹ tuyên bố rằng: “Để vô hiệu hóa hoặc gây nhiễu hệ thống radar của đối phương, chúng tôi sử dụng máy phát nhiễu dựa trên các mẫu tín hiệu radar của đối phương được ghi nhớ trong hệ thống. Công nghệ mới này đặc biệt cần thiết đối với máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler”. Theo giới thiệu của Raytheon, hệ thống đối kháng điện tử thế hệ mới NGJ-LB được phát triển sẽ thay thế cho hệ thống ALQ-99 hiện đang trang bị trên máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler.

1629703037447.png

1629703068060.png

1629703153529.png

Pod ALQ-99 trên máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler

Hệ thống đối kháng điện tử NGJ-LB là hệ thống radar mảng định pha chủ động (AESA) có khả năng quét đồng thời ở nhiều tần số khác nhau. Mỗi máy bay EA-18G tương lai sẽ được lắp đặt 2 hệ thống NGJ-LB. Khi nói về tính năng kỹ, chiến thuật của khí tài mới, tờ The Aviationist cho biết, hệ thống NGJ-LB có khả năng phát/thu các sóng vô tuyến riêng biệt từ những module giao thoa trên ăngten. Các phần tử trên NGJLB có thể thay đổi tần số 1.000 lần/giây. Những chùm tia phát đi không hoạt động ở một tần số cố định nào nên rất khó bị phát hiện. Đây là một trong những tính năng quan trọng để áp dụng trên máy bay tàng hình. Nhờ các phần tử thu/phát độc lập trên NGJLB có độ chính xác rất cao trong phát hiện và bám, bắt mục tiêu.
Hệ thống NGJ-LB phát hiện được mục tiêu có diện tích phản hồi radar (RCS) rất nhỏ. Ngoài ra, nó còn có thể tập trung nguồn phát làm quá tải các hệ thống trinh sát điện từ của đối phương. Điều này khiến NGJLB đảm nhiệm được vai trò của một vũ khí viba. Các module thu/phát độc lập còn cho phép NGJ-LB phát hiện và theo dõi đồng thời rất nhiều mục tiêu cùng lúc.Do không tập trung vào một tần số cụ thể nào nên NGJ-LB rất khó bị gây nhiễu. Hệ thống khí tài này được nhận định là một chuẩn mực để trang bị cho máy bay chiến đấu hiện đại nhằm đối phó với phòng không đối phương.

1629705710836.png

1629703670510.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,987 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Pháo tự hành RCH-155

1629784664651.png

1629784723074.png

Boxer 8x8

1629784560784.png

1629784582474.png

RCH-155

Pháo tự hành điều khiển từ xa Boxer hay còn gọi là RCH 155 là hệ thống pháo tự hành, sử dụng khung gầm xe thiết giáp Boxer 8x8 và tổ hợp pháo modul 155mm. Pháo tự hành điều khiển từ xa Boxer được giới thiệu vào năm 2014. Các cuộc thử nghiệm khả năng bắn của nó diễn ra trong cùng năm và cho kết quả khá tốt. Nhìn chung, pháo tự hành điều khiển từ xa Boxer là một hệ thống pháo hiện đại và tiên tiến với kíp chiến đấu được rút gọn xuống chỉ còn hai người.
Boxer được thiết kế dựa trên công nghệ của pháo tự hành PzH 2000, giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2004 và đã đưa vào trang bị, sử dụng trong chiến đấu của Quân đội Đức và một số quốc gia khác. Khẩu pháo tự hành tự động này có hiệu năng chiến đấu được coi là tương đương PzH 2000.

1629785104866.png

1629785144245.png

PzH 2000

Tuy nhiên, pháo tự hành điều khiển từ xa Boxer có giá rẻ hơn nhiều và có trọng lượng cũng nhẹ hơn. Khẩu pháo này được thiết kế để phục vụ cho những chiến trường không sử dụng được pháo tự hành hạng nặng hoặc có địa hình chia cắt, ngập nước sâu..
Pháo tự hành điều khiển từ xa Boxer được vận hành bởi kíp chiến đấu chỉ có hai người, do nó có tính tự động rất cao. Hệ thống lái, tải đạn và nạp đạn của RCH 155 hoàn toàn tự động. Do đó, dù có kíp chiến đấu ít người, nhưng hiệu năng sử dụng của Boxer vẫn rất cao.
Hệ thống pháo tự hành này được trang bị pháo chính 155mm/L52. Pháo tự hành Boxer có tốc độ bắn 06 đến 08 viên/phút. Hệ thống pháo này tương thích với tất cả các loại đạn 155mm tiêu chuẩn của NATO. Tầm bắn tối đa là 30km với đạn tiêu chuẩn, 40km với đạn bắn tăng tầm và tối đa 56km với đạn phản lực. Pháo chính có thể mang theo tổng cộng 30 viên đạn. Một hệ thống nâng được lắp đặt ở phía trước tháp pháo cho phép kíp lái tải đạn dược từ bên ngoài xe vào khoang dự trữ.
Điểm yếu (và cũng là nhược điểm duy nhất) của hệ thống pháo này chính là không mang theo vũ khí phòng thủ, như súng máy hoặc súng phóng lựu tự động. Tuy nhiên, các phiên bản nâng cấp được sản xuất sắp tới có thể được trang bị vũ khí thứ cấp.

1629785506305.png

1629785551292.png

1629785665765.png

1629785731470.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,987 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Pháo tự hành "tê giác" G6 Rhino của Nam Phi

Ra đời từ năm 1988, và ít ai biết rằng pháo tự hành G6 Rhino của Nam Phi lại được xuất khẩu sang quốc gia toàn sở hữu vũ khí “xịn” và đắt tiền - Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE).
Với những tính năng ưu việt, pháo tự hành G6 Rhino được cho là một trong những khẩu pháo tự hành bánh lốp nguy hiểm nhất trên thế giới.

1629788939830.png

1629789099939.png


Trong biên chế của Quân đội UAE có tổng cộng 59 khẩu pháo tự hành loại G6. Pháo tự hành G6 là một sản phẩm do Nam Phi sản xuất, được thiết kế từ năm 1981, sản xuất loạt và đưa vào biên chế trong Quân đội Nam Phi năm 1988.
Pháo tự hành G6 Rhino được đặt trên khung gầm bọc thép bánh lốp đặc chủng 6x6 với lớp giáp bảo vệ phía trước dày tới 20mm, có khả năng chống mìn cấp 5 theo tiêu chuẩn châu Âu. Dù ra đời từ lâu, và mặc dù không phải mẫu pháo hiện đại nhất về công nghệ, nhưng nhờ sức mạnh hỏa lực và lớp giáp bảo vệ, nên G6 vẫn giành được thành công cho riêng mình. Pháo tự hành G6 Rhino vẫn được xem là một dòng pháo tự hành bánh lốp thành công trên thế giới.

1629789194718.png

1629789212192.png

1629789578767.png

1629789375259.png


Pháo tự hành G6 Rhino có trọng lượng 46 tấn, dài 9,2m; rộng 3,4m và cao 3,2m, biên chế 05 pháo thủ, thời gian triển khai hơn 30 giây. Vũ khí chính của pháo tự hành G6 Rhino là một khẩu pháo cỡ nòng 155mm - cỡ nòng chuẩn của các loại pháo tự hành hiện đại ngày nay, được phát triển dựa trên mẫu pháo G5 155mm cũng do Nam Phi thiết kế. Cơ số đạn dự phòng mang theo tối đa 47 viên. Tầm bắn hiệu quả của pháo tự hành G6 Rhino đạt 30km và 39km với đạn pháo tăng tầm. Tuy nhiên, pháo tự hành G6 vẫn có thể nâng tầm bắn tối đa lên 50km với các loại đạn pháo 155mm thế hệ mới. Tốc độ bắn tối đa 04 viên/phút. Ngoài vũ khí chính, G6 còn được trang bị một pháo tự động 35mm và khẩu súng máy 12,7mm. Tuy nhiên, chỉ trên các phiên bản tự động, G6 mới được trang bị pháo tự động 35mm hai nòng để thực hiện nhiệm vụ phòng không.
Pháo lựu tự hành G6 sử dụng động cơ công suất 525 mã lực. Đây là động cơ có công suất thấp, khiến G6 có khả năng cơ động không cao, nhất là ở những địa hình xấu. Mặc dù vậy, tốc độ tối đa mà G6 vẫn có thể đạt tới hơn 80 km/giờ. Trong điều kiện thử nghiệm, bình xăng 700 lít của G6 có thể giúp cho hành trình của nó di chuyển được trên quãng đường tối đa 700km.

1629789798658.png


1629789850444.png

1629790306792.png

1629790403681.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,987 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Kế hoạch chế tạo máy bay tác chiến điện tử của Tokyo

Chính quyền Nhật Bản có ý định sản xuất máy bay tác chiến điện tử dựa trên mẫu máy bay Kawasaki C2 để vô hiệu hóa hệ thống radar và phương tiện liên lạc của đối phương. Mục tiêu của phát triển này là để chống lại khả năng ngày càng tăng các hoạt động tác chiến điện tử từ phía Trung Quốc và Nga.

1629790633141.png

1629790682917.png

Kawasaki C2

Thông tin trên được tờ Yomiuri Shimbun dẫn các nguồn tin giấu tên tiết lộ. Theo đó, những thiết bị gây nhiễu mạnh sẽ được lắp đặt trên các máy bay vận tải Kawasaki C-2 của Lực lượng Phòng vệ trên không và máy bay tuần tra P-1 thuộc biên chế của Lực lượng Phòng vệ trên biển của Nhật Bản.
Hiện Không quân Hải quân Nhật Bản có 882 chiếc Kawasaki P-1, 05 máy bay tác chiến và trinh sát điện tử EP-3; Không quân Lục quân Nhật Bản có 17 máy bay trinh sát điện tử cảnh báo sớm và kiểm soát bầu trời Boeing E-767, Grumman E-2 Hawkeye, 05 máy bay tác chiến điện tử NAMC
YS-11, Kawasaki C-1. Đó là những phương tiện có khả năng đảm nhiệm các nhiệm vụ tác chiến điện tử. Cũng theo Yomiuri, kế hoạch phát triển máy bay tiến công điện tử của Nhật Bản phù hợp với nguyên tắc chương trình quốc phòng đã được nội các Nhật Bản thông qua tháng 12/2018; trong đó, có nêu việc củng cố năng lực tác chiến điện tử để vô hiệu hóa radar, hệ thống liên lạc và các phương tiện có ý định xâm phạm Nhật Bản.

1629790931410.png

1629790967375.png

Kawasaki P-1

1629791045825.png

1629791075604.png

EP-3

1629791140161.png

1629791230163.png

Boeing E-767

1629791311452.png

1629791348106.png

Grumman E-2 Hawkeye

1629791398410.png

1629791438858.png

NAMC YS-11

1629791511845.png

1629791488113.png

Kawasaki C-1

Máy bay Kawasaki C-2 được chế tạo và sản xuất bởi Công ty Hàng không vũ trụ Kawasaki, phù hợp với điều kiện địa lý đặc thù của Nhật Bản. Kawasaki C-2 thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, tiếp tế hoặc vận chuyển binh sĩ tới các vùng hẻo lánh, hải đảo cách xa các căn cứ hậu cần trong thời gian ngắn.
Trước đó, Nhật Bản đã nhiều lần sử dụng thành công dòng máy bay Kawasaki C-2 thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Tháng 2/2018, các cơ quan truyền thông của nước này đã đồng loạt đưa tin về việc chiếc C-2 được thử nghiệm khả năng tình báo điện tử tại khu vực căn cứ không quân Gifu.
Bên cạnh việc phát triển biến thể của Kawasaki C-2, Nhật Bản cũng có thể đưa dòng máy bay tuần tra hàng hải P-1 thực hiện nhiệm vụ tác chiến điện tử, hoặc mua loại E/A-18G Growler của Mỹ, bởiE/A-18G không những gây nhiễu, mà còn có khả năng truy tìm, định vị mục tiêu và tiến công mục tiêu. Bên cạnh đó, E/A-18G Growler còn có thể kết hợp với nhau tạo thành mạng lưới liên lạc phục vụ tác chiến.

1629792332446.png

1629792475638.png

1629792711248.png

1629792736673.png

1629791655781.png

1629792786276.png

1629791684248.png

1629792632976.png


1629791702212.png

1629792690463.png


Kawasaki C-2

1629792217551.png

1629791815994.png


E/A-18G Growler
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,987 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Mỹ công bố biến thể M1A2C của dòng xe tăng Abrams

1629793337089.png


Tập đoàn công nghiệp Yuma Proving Ground của Quân đội Mỹ vừa tiết lộ xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2C Abrams (còn được gọi là M1A2 SEPv3) với hệ thống bảo vệ chủ động (APS) – có tên gọi Trophy do Tập đoàn Rafael Advanced Defense Systems của Israel phát triển. M1A2C là biến thể mới nhất của dòng xe tăng Abrams. Các nâng cấp này nằm trong chương trình hiện đại hóa xe tăng M1A2 của Mỹ, nhằm đối phó với đạn xuyên giáp và tên lửa chống tăng mới.

1629793494596.png

1629793547872.png

1629793583335.png

Hệ thống bảo vệ chủ động (APS) – Trophy trên xe tăng M1A2C

“Đây là biến thể có cấu hình hiện đại nhất của dòng tăng chiến đấu chủ lực Abrams, được nâng cấp khả năng phòng thủ nhằm tăng khả năng sống sót trên chiến trường và có sức tiến công cao hơn biến thể M1A1 và M1A2 trước đây. M1A2C sẽ là nền tảng cho các nâng cấp trong tương lai và sẽ được trang bị các công nghệ mà quân đội yêu cầu trong tác chiến”, Trung tá lục quân Justin Shell cho biết.
M1A2C được trang bị hệ thống Trophy giúp loại bỏ các mối đe dọa của kẻ thù, như đạn phóng lựu chống tăng và tên lửa chống tăng có điều khiển.
Hệ thống Trophy gồm các cảm biến và radar có khả năng quét 360 độ quanh xe. Khi phát hiện tên lửa hoặc đạn chống tăng, máy tính của hệ thống Trophy sẽ chỉ thị tổ hợp đánh chặn phóng các viên đạn kim loại vô hiệu hóa mối đe dọa.

1629794030519.png

1629794066360.png

1629796206472.png


Tháng 6/2017, Lầu Năm Góc ký hợp đồng trị giá 193 triệu USD mua hệ thống Trophy của Israel, với đơn giá 350.000-500.000 USD/hệ thống. Sau đó, Mỹ tiếp tục ký thêm hợp đồng trị giá 500 triệu USD, lô hàng đầu tiên trị giá 200 triệu USD được bàn giao tháng 1/2019.
Thông tin chi tiết về loại giáp phản ứng nổ trên M1A2C chưa được công bố, nhiều khả năng đây là sản phẩm của chương trình phát triển gói áo giáp thế hệ tiếp theo (NGAP) dành cho biến thể này. Hình dạng của tháp pháo M1A2C có thể tiếp tục thay đổi trong tương lai. MIA2C được trang bị hệ thống kết nối với các loại đạn cho phép lập trình lại sau khi rời nòng pháo, trong đó có đạn đa nhiệm XM1147 với khả năng tiêu diệt xe tăng, cứ điểm và sinh lực địch.

1629794293349.png

1629794395227.png

1629794367915.png

Đạn pháo đa nhiệm 120mm XM1147

Ngoài việc cải thiện khả năng sống sót, Abrams M1A2C có thể tích hợp bất kỳ công nghệ tiên tiến hoàn thiện nào, phù hợp với các hoạt động tác chiến của quân đội trên chiến trường. Các cải tiến, nâng cấp và hiện đại hóa tập trung vào việc tăng công suất của nguồn cung cấp điện, hệ thống quản lý tình trạng sẵn sàng chiến đấu của xe, chống lại thiết bị nổ tự chế, động cơ trạm nguồn phụ mới, kết nối cơ sở dữ liệu huấn luyện đào tạo và cơ sở dữ liệu cơ số đạn trang bị.
Theo nhà phát triển, đây là chiếc xe tăng Abrams đáng tin cậy nhất từng sản xuất, cho phép đơn giản hóa công tác bảo trì bảo dưỡng, hậu cần - kỹ thuật. Lực lượng tăng thiết giáp Quân đội Mỹ được kết nối ở cấp doanh nghiệp với các hệ thống bảo trì, bảo dưỡng và cung cấp dịch vụ hậu cần - kỹ thuật.

1629796036479.png

1629796138402.png

1629796166395.png

1629796083341.png


1629794680038.png

1629794751161.png

1629795072399.png

1629795142049.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,987 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
MỘT SỐ MÁY BAY TIẾN CÔNG HẠNG NHẸ TRÊN THẾ GIỚI

Máy bay tiến công hạng nhẹ giữ vai trò quan trọng trong tiến công các mục tiêu của đối phương trong những cuộc xung đột cường độ thấp.

1. Máy bay KAI TA-50

1629856938533.png


TA-50 - “Đại bàng vàng”, là một phiên bản máy bay tiến công hạng nhẹ của dòng máy bay huấn luyện siêu thanh T-50 do Hãng Korea Aerospace Industries (KAI - Hàn Quốc) phối hợp với Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) phát triển. “Đại bàng vàng” có khả năng mang tải lên tới 3.850kg vũ khí; có vận tốc cao nhất là 1.852km/giờ và hành trình bay tối đa là 1.850km.

1629857056000.png

1629857115360.png

1629857134985.png

1629857168287.png


2. Textron AirLand Scorpion - “Bọ cạp chúa”
Là một máy bay tiến công hạng nhẹ và cũng đồng thời làm nhiêm vụ tình báo, giám sát và trinh sát, Textron Scorpion có tải trọng tối đa là 4.173kg. “Bọ cạp chúa” Scorpion có thể bay ở vận tốc tối đa là 833km/giờ và có hành trình bay là 4.074km.

1629857276866.png

1629857252653.png

1629857349740.png

1629857383561.png


3. HAL Tejas
Máy bay chiến đấu tiến công hạng nhẹ đa nhiệm Tejas là sản phẩm do Hãng Hindustan Aeronautics Limited (HAL) phát triển cho Không quân và Hải quân Ấn Độ. Máy bay được trang bị khẩu pháo hai nòng 23mm, các tên lửa không đối không, không đối đất, tên lửa chống hạm và các loại bom với trọng tải mang theo tối đa là 3.500kg.

1629857449148.png

1629857479193.png

1629857532835.png

1629857568411.png


4. M-346FA/YAK-130
Từng ra mắt tại Triển lãm Hàng không Paris 2017, M-346FA được quảng bá là một máy bay tiến công hạng nhẹ và cũng có thể được sử dụng cho nhiệm vụ huấn luyện. Loại máy bay này có vận tốc tối đa đạt 1.075 km/giờ.

1629857634093.png

M-346FA

1629857692995.png

YAK-130

1629857736382.png

1629857753789.png

1629857781229.png

1629857807494.png

1629857823534.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,987 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

5. Hongdu L-15
Đây là một máy bay tiến công hạng nhẹ do Nhóm Công nghiệp Hàng không Hongdu (HAIG) sản xuất cho lực lượng Không quân Trung Quốc. Tốc độ tối đa của Hongdu L-15 là 1.715 km/giờ và hành trình của máy bay này là 3.100km.

1629875254637.png

1629875193217.png

1629875164852.png

1629875116867.png

1629875032202.png

1629875065398.png


6. L-159 ALCA
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ L-159 do Hãng sản xuất AERO Vodochody của Cộng hòa Séc phát triển, chủ yếu sử dụng cho các cuộc tiến công chớp khoáng cũng như các nhiệm vụ tuần tra, phòng không và trinh sát. Vận tốc tối đa của L-159 là 936km/giờ, và hành trình bay là 2.530km trước khi phải tiếp nhiên liệu.

1629875901131.png

1629875732372.png

1629875791314.png

1629875823325.png

1629875697023.png

1629875571705.png

1629875611606.png

1629875637046.png

1629875661684.png


7. YAK-130
Một cái tên khác trong dòng máy bay chiến đấu hạng nhẹ là Yakovlev Yak-130, do Tập đoàn Irkut phát triển. Loại máy bay chiến đấu này phục vụ trong Không quân Nga từ tháng 2/2010. YAK-130 có thể thực hiện các cuộc tiến công chớp nhoáng và các nhiệm vụ trinh sát. Máy bay có khả năng mang theo các tên lửa không đối không, bom thông minh, rocket. Máy bay Yak-130 có vận tốc tối đa là 1.060 km/giờ và hành trình bay tối đa là 2.100km.

1629876017751.png

1629876110214.png

1629876146529.png

1629876180917.png

1629876246093.png

1629876291449.png

1629876317240.png

1629876360589.png


8. L-39NG
Đây là một dòng máy bay tiến công hạng nhẹ mới do Aero Vodochody phát triển chủ yếu cho Không quân Séc. Máy bay L-39NG thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện cơ bản và nâng cao, tiến công chớp nhoáng, trinh sát cũng như chi viên hỏa lực tầm gần. Máy bay L-39NG có vận tốc tối đa 775km/giờ; trọng tải cất cánh 5.800kg, hành trình bay 2.590km.

1629876584929.png

1629876585171.png

1629876880897.png

1629876925771.png

1629877315986.png

1629877273707.png


9. AT-6 Wolverine
Được sản xuất bởi Beechcraft, AT-6 Wolverine là một máy bay tiến công hạng nhẹ đa nhiệm đang cạnh tranh với Super Tucano A-29 để nằm trong chương trình máy bay chiến đấu hạng nhẹ của Không quân Mỹ. Vận tốc tối đa của AT-6 Wolverine là 827km/giờ và hành trình bay tối đa là 3.195km.

1629877391023.png

1629877410212.png

1629877447072.png

1629877480187.png

1629877510883.png

1629877535991.png

1629877845241.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,987 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Mẫu máy bay huấn luyện tương lai Boeing/Saab TX

Bộ Tư lệnh huấn luyện Không quân Mỹ đã đưa ra kế hoạch đầy tham vọng, thay thế máy bay huấn luyện T-38 bằng loại máy bay mới vào năm 2020.


1629882105319.png


Hiện nay, Quân đội Mỹ có hơn 500 máy bay T-38 đang được sử dụng trong huấn luyện, và chiếc mới nhất cũng đã có tuổi đời gần 50 năm (được chế tạo vào đầu những năm 1970, thế kỷ 20), khiến chúng trở nên tương đối lạc hậu so với sự phát triển của các máy bay chiến đấu thế hệ 4, thế hệ 5 và thế hệ 6 sắp ra đời.

1629882269517.png

1629882365013.png

Máy bay huấn luyện T-38

Không quân Mỹ cũng đã đặt ra các yêu cầu đối với Hệ thống đào tạo phi công tiên tiến TX (Hệ thống đào tạo phi công nâng cao) trong tương lai. Theo đó, để đào tạo các phi công làm việc được trên các máy bay chiến đấu hiện đại và tiên tiến, cần phải có các loại máy bay huấn luyện mới, để thực hiện đào tạo ban đầu và đào tạo nâng cao.
Mới đây, Dự án Boeing/Saab TX đã đưa ra mẫu máy bay huấn luyện mới với 1 động cơ, cánh đuôi kép; cửa hút khí được đặt dưới cánh, phía sau cabin. Máy bay có chiều dài 14,15m, sải cánh 10m. Thiết kế cánh đuôi kép giúp máy bay ổn định và kiểm soát tốt hơn; điều này rất quan trọng đối với các phi công lần đầu lái máy bay phản lực. Buồng lái 2 chỗ ngồi và hệ thống hạ cánh 3 bánh có thể gập gọn vào trong thân. Động cơ được phát triển trên cơ sở động cơ phản lực buồng đốt sau General Electric F404, tạo lực đẩy hơn 8.000kg. Tốc độ tối đa 1.300 km/giờ, tầm bay tối đa hơn 1.800km. Trần thực tế đạt 15.000m. Tốc độ lên cao là 170 m/giây.

1629882490587.png


Cabin máy bay huấn luyện mới được mô phỏng đầy đủ các thiết bị điều khiển của thế hệ máy bay chiến đấu mới nhất với các màn hình tinh thể lỏng định dạng lớn… Ngoài máy bay và thiết bị mô phỏng, Boeing và Saab còn xây dựng và cung cấp bộ tài liệu cùng các thiết bị huấn luyện hoàn chỉnh; bảo đảm cho các phi công trải qua tất cả các giai đoạn huấn luyện cả trong các lớp học và tại sân bay.

1629882658568.png

1629882706124.png

1629882732147.png


Đáng ngạc nhiên, dù mới trong quá trình thử nghiệm nhưng mẫu Boeing/Saab TX được cho là rất giống với mẫu máy bay S-54, được Sukhoi phát triển vào đầu những năm 1980-1990. Các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không quân sự Nga tự tin cho rằng, người Mỹ đã “mượn” không chỉ hình thức, mà gần như tất cả các ý tưởng kỹ thuật đã được các nhà thiết kế của Sukhoi đưa vào S-54.

1629882901717.png

1629883030837.png

Mẫu Sukhoi S-54

Trước đó, mẫu phác thảo S-54 đã được Tổng công trình sư Mikhail Petrovich Simonov thuộc Cục thiết kế. P.O. Sukhoi đưa ra vào năm 1988. Theo thiết kế, S-54 có 1 động cơ, có thể đạt tốc độ 1.650 km/giờ, trần bay 18km và có khả năng cơ động siêu cao cũng như nhiều tính năng ưu việt khác và được giới quân sự đánh giá rất cao. Tuy nhiên, S-54 đã không được lựa chọn trong dự án chế tạo máy bay huấn luyện mới của Không quân Liên Xô (Nga), vì yêu cầu đặt ra là máy bay 2 động cơ, tốc độ không cao hơn 900 km/giờ.

1629883209152.png

1629883235899.png

1629883276753.png

1629883255335.png

1629883432466.png

1629883485020.png

1629883389076.png

1629883344323.png

1629883684768.png

1629883556725.png

1629883578552.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,987 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Bom lượn GBU-39

Ngày 28/03/2019, các truyền thông viên mạng xã hội ủng hộ Chính phủ Syria công bố một bức ảnh cho thấy, Không quân Israel (IAF) đã sử dụng bom có đường kính nhỏ GBU-39 (còn được gọi là SDB-1) do Mỹ sản xuất tiến hành không kích vào thành phố Aleppo của Syria.

1629939282143.png

1629939604789.png



Bức ảnh chụp những mảnh còn lại của một trong những quả bom mà Israel sử dụng trong vụ tiến công cuối ngày 27/3/2019 cho thấy, những mảnh vụn này tương đồng với cánh của bom GBU-39.

1629940638922.png

1629940666284.png

1629940759495.png

1629940810099.png


GBU-39, lần đầu tiên được Boeing triển lãm vào năm 2006, là loại bom trượt có điều khiển, với cự ly tiến công lên đến 110km. Bom sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính (INS) và GPS, tiến công các mục tiêu cố định với độ chính xác cao, sai số là 5 - 8m. GBU-39 có trọng lượng khá nhỏ, chỉ 130kg, đường kính gần 190mm, chiều dài gần 1,8m. Nếu so sánh với các bom có tính năng tương tự được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ Hai thì có thể thấy, bom có trọng lượng và đường kính khá nhỏ, song lại dài hơn. GBU-39 là loại bom liệng, cánh gấp lại, được xếp gọn trên các giá bom chuyên dụng BRU-61/A (mỗi giá chứa 4 quả). Một “bó bom 4 quả” như vậy chiếm diện tích trong khoang bom bằng diện tích của một quả bom lớn.

1629940976008.png

1629940226425.png

1629940256226.png


Sau khi giá bom được thả, cơ cấu khí nén của nó hất các quả bom ra khỏi giá, các cánh của quả bom xếp dọc theo thân được bung ra nhờ một cơ cấu đặc biệt, các cánh lái cũng bung ra ở phần đuôi (hệ thống điều khiển cũng được bố trí ở đây) và tự bay tìm mục tiêu. Tầm bay xa của bom và tiếp cận mục tiêu bằng cách liệng, giúp giảm thiểu tối đa rủi ro cho máy bay mang khi phải đối đầu với phòng không đối phương.

1629940387256.png


1629940489240.png


Khi đến mục tiêu, ngòi nổ được điều khiển từ máy bay mẹ hoặc trung tâm chỉ huy có thể hoạt động ở các chế độ: chạm nổ, nổ chậm và nổ trên không. Ở chế độ nổ chậm, nhờ vỏ bom có kết cấu vững chắc, nó có khả năng xuyên sâu vào bê tông cốt thép hàng mét.
Tháng 4/2018, Không quân Israel cũng đã sử dụng GBU-39 tiến công các mục tiêu trên vùng ngoại ô thành phố Aleppo. Đường kính của bom này nhỏ đã khiến cho việc phát hiện mục tiêu của radar phòng không Syria gặp nhiều khó khăn. South Front dẫn nguồn tin Quân đội Syria cho biết, dù có đường kính nhỏ và tầm bay xa, lực lượng phòng không Syria cũng đã đánh chặn thành công một số bom lượn GBU-39 của Israel, nhưng một số quả vẫn đánh trúng một số mục tiêu của họ. Không quân Mỹ đang phát triển loại máy bay không người lái (UAV) mang bom GBU-39. Máy bay không người lái mới này có thể đạt vận tốc Mach 0.9 trong thời gian ngắn, tầm hoạt động 2.414km và mang theo ít nhất hai quả bom GBU-39 và được thiết kế bay lượn rất linh hoạt để tránh tên lửa. Chi phí tương đối rẻ với giá chỉ 3 triệu USD cho 99 chiếc đầu tiên và 2 triệu USD nếu mua trên 100 chiếc.

1629941127751.png


1629943455433.png

1629943527097.png

1629942401975.png

1629943282310.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,987 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
ISRAEL PHÁT TRIỂN TÊN LỬA CHỐNG TĂNG THẾ HỆ 5 TẦM BẮN LÊN ĐẾN 16KM

Tập đoàn vũ khí Israel Rafael Advanced Defense Systems thông báo, đã phát triển hệ thống tên lửa chống tăng thế hệ 5 - SPIKE ER2, trên cơ sở nâng cấp của tên lửa SPIKE ER (tầm bắn 08km).

1629968954091.png

1629968982507.png

1629969006646.png

1629969031961.png

1629969154738.png

1629969129630.png

1629969186479.png

1629969525913.png

Tên lửa SPIKE ER

1629969951371.png

1629969202640.png

1629969276899.png

Tên lửa SPIKE ER2

Phần chiến đấu của SPIKE ER2 nặng 35kg, có khả năng tiêu diệt bất kỳ loại xe tăng nào từ khoảng cách 10km khi phóng từ mặt đất, mặt nước và đến 16km khi phóng từ trực thăng. Tên lửa SPIKE ER2 được giới quân sự đánh giá cao vì nó có thêm một số tính năng kỹ, chiến thuật mới: cơ động linh hoạt, khả năng phát hiện và tiến công chính xác mục tiêu cần tiêu diệt; đồng thời, thuận tiện cho các phương tiện mang, nhất là trực thăng tiến công - khi đó nó có thể phá hủy các mục tiêu từ khoảng cách xa hơn; đặc biệt, nó cũng có thể sử dụng các dữ liệu từ máy bay không người lái (UAV), trinh sát tiền phương để tiến công các mục tiêu dự định.
SPIKE ER2 được lắp đặt hệ thống truyền dữ liệu hai chiều không dây 2 tần số vô tuyến (RF), dữ liệu được chuyển tải theo thời gian thực; hệ thống phần mềm có thể tự điều chỉnh quỹ đạo bay của tiên lửa và giúp tối đa hóa tầm bắn, cho phép mở rộng phạm vi tiến công các mục tiêu. SPIKE ER2 là tên lửa có điều khiển (sử dụng sợi quang điện dài 10km), và khi sợi quang được kéo hết, SPIKE ER2 trở thành tên lửa hoạt động theo nguyên tắc “bắn - quên”. Đầu tự dẫn của tên lửa lắp đặt bộ tìm kiếm mục tiêu tiên tiến với các cảm biến hồng ngoại có độ phân giải cao cho phép thu nhận hình ảnh mục tiêu trên phạm vi rộng...

1629969442096.png

1629969918624.png

1629969742568.png

1629969708026.png

1629969642638.png

1629969785140.png


Hơn thế nữa, tên lửa SPIKE ER2 có khả năng kết nối mạng chiến thuật và khả năng tương tác cao; nó có thể thực hiện tiến công các mục tiêu nằm ngoài tầm nhìn theo tọa độ và hình ảnh được cung cấp nhờ sử dụng kỹ thuật NLOS.
Tên lửa ER2 sử dụng nhiều đầu đạn tiên tiến, như đầu đạn kép tandem HEAT có khả năng xuyên giáp tất cả các xe tăng chủ lực hiện có và phá hủy các hệ thống giáp tăng cường (giáp phản ứng nổ). Ngoài ra, còn có đầu đạn xuyên giáp, nổ phá và nổ phá mảnh dùng để tiến công các mục tiêu công trình công sự, tàu, thuyền…Tên lửa SPIKE ER2 đã được xuất khẩu cho Quân đội Ba Lan, chúng có thể được lắp đặt trên các phương tiện mặt đất và các máy bay trực thăng Mi - 24 cùng Sokol hiện đại hóa.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,987 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Quân đội Anh bất an vì thiếu hụt xe tăng

Chính phủ Anh có kế hoạch cho 1/3 số lượng xe tăng ngừng hoạt động, điều này khiến các chỉ huy Quân đội Anh bất an, tờ The Times đưa tin.
Theo The Times, do thiếu kinh phí, giới lãnh đạo mới này dự định chỉ hiện đại hóa 148 trong số 227 xe tăng Challenger-II, các xe tăng còn lại (vốn được đưa vào trang bị từ năm 1998 đến 2002), sẽ được tháo rời làm phụ tùng. Tuy nhiên, có khả năng vẫn duy trì một số xe tăng để triển khai trong tình huống khẩn cấp xảy ra. Challenger-II được thiết kế theo tư duy: hy sinh khả năng cơ động để đổi lấy khả năng bảo vệ. Về nhiều mặt, xe tăng này có nhiều nét giống với phương tiện chống tăng tự hành hơn là xe tăng thực thụ.

1629970998218.png

1629971050418.png


Như vậy, nếu kế hoạch đó được thực hiện, Quân đội Anh sẽ tụt xuống vị trí thứ 56 trong danh sách các quốc gia có số lượng xe tăng lớn đang sử dụng, xếp sau cả Serbia, Campuchia và Myanmar.
Trong danh sách này đứng đầu là Nga, có gần 13.000 xe tăng, tiếp theo là Mỹ với 6.333 xe tăng.
“Lục quân bị tụt lại phía sau hải quân và không quân trong việc nhận ngân sách cần thiết. Ngân sách của quân đội đã bị cắt giảm nghiêm trọng” - tờ The Times trích dẫn lời một chỉ huy cấp cao trong Bộ Quốc phòng Anh. Theo vị chỉ huy này, không nên đánh giá thấp vai trò quan trọng của xe tăng trong tác chiến. Ngoài ra, việc giảm số lượng xe tăng có thể gây tổn hại cho kế hoạch hiện đại hóa quân đội, cần hoàn thành vào năm 2025 và làm ảnh hưởng đến tinh thần sĩ quan, binh lính Anh. Cùng với đó, khả năng chiến đấu của Quân đội Anh có thể bị suy giảm nghiêm trọng. Trước tình hình trên, đại diện Bộ Quốc phòng Anh khẳng định, quyết định cuối cùng về số lượng xe tăng nâng cấp vẫn chưa được đưa ra cụ thể, và nói thêm rằng, Bộ Quốc phòng đang làm mọi điều có thể để đảm bảo trang bị vũ khí cho quân đội trở nên “tốt nhất”.
Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Challenger-II hiện là dòng xe tăng nổi tiếng về trọng lượng khủng trong làng MBT hiện đại. BAE Systems Land and Armaments phát triển xe tăng Challenger-II theo đơn đặt hàng của Quân đội Anh từ năm 1989. Tới năm 1998, dòng MBT siêu nặng này chính thức được biên chế cho Quân đội Anh.
Với tổng trọng lượng chiến đấu đầy đủ lên tới gần 80 tấn, Challenger-II không có đối thủ xứng tầm trong phân khúc MBT, nhưng bù lại nó lại có khả năng sống sót tuyệt vời nhờ hệ thống giáp Chobham thế hệ 2 - Dorchester. Về bản chất giáp Dorchester hay Chobham đều là vật liệu composite, bao gồm các lớp thép, gốm chịu nhiệt và hợp kim ghép lại với nhau.

1629971145742.png

1629971166830.png

1629971258685.png

1629971285537.png

1629971410399.png

1629971333350.png

1629971354463.png

1629971550240.png

1629971599121.png

1629971627152.png

1629971856449.png

1629971929774.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,987 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
MÁY BAY SĂN NGẦM NGUY HIỂM NHẤT CỦA TRUNG QUỐC

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) vừa đăng tải loạt hình ảnh máy bay săn ngầm thế hệ mới nhất của không quân hải quân nước này được định danh là Y-8Q (hay GX-6). Máy bay săn ngầm Y-8Q được đánh giá là một công cụ săn ngầm nguy hiểm của Hải quân Trung Quốc, và được trang bị cho Hạm đội Nam Hải đặc trách khu vực Biển Đông.

1630038394734.png

1630038498877.png


Điều đáng ngạc nhiên là trong loạt ảnh đăng tải, CCTV không chỉ hé lộ kiểu dáng bên ngoài máy bay săn ngầm Trung Quốc Y-8Q, mà còn cho thấy cả hệ thống chỉ huy - kiểm soát tối tân bên trong. Thông thường, không nhiều quốc gia tự tin “khoe” nội thất trong hệ thống giao diện người - máy của máy bay săn ngầm hay máy bay trinh sát điện tử vì nó liên quan tới bí mật quân sự.
Theo CCTV, Y-8Q được thiết kế dựa trên khung sườn máy bay vận tải hạng trung Y-8/Y-9 được sản xuất bởi Tổng Công ty máy bay Thiểm Tây. Phần đuôi của máy bay đã được cải tiến để tăng khả năng xử lý ở tốc độ và độ cao thấp theo yêu cầu đặc trưng nhiệm vụ của máy bay tuần tra biển khi thực hiện nhiệm vụ tác chiến chống ngầm.
Nguyên mẫu đầu tiên của Y-8Q được nhìn thấy lần đầu tiên tại nhà máy Thiểm Tây tháng 11/2011. Việc sản xuất hàng loạt được bắt đầu vào năm 2015. Tuy CCTV không tiết lộ các thông tin chi tiết khí tài trên máy bay, nhưng dựa trên hình ảnh được công bố của Y-8Q, có thể thấy máy bay này được lắp đặt một radar gắn ở mái vòm dưới mũi - loại tương tự như radar tìm kiếm và giám sát mặt nước trên các máy bay tuần tra của các quốc gia khác.

1630039216509.png

1630039332328.png


Nó cũng được trang bị một trạm trinh sát quang điện tử và phát hiện từ tính tàu ngầm lạ cùng một số anten cả phía trên thân cũng như dưới bụng. Vị trí của khoang vũ khí trong thân được đặt ở ngay cạnh bộ phận hạ cánh, phía đuôi có một cửa sổ kính cho nhân viên quan sát Y-8Q được trang bị 4 động cơ turboprop WJ-6C với 6 cánh quạt cho tốc độ tối đa 660km/giờ, tốc độ hành trình 550km/giờ, tầm bay tối đa 5.615km, trần bay 10,4km, tốc độ leo cao 10m/giây, phi hành đoàn khoảng 10 đến 12 người gồm cả phi công.

1630039378543.png

1630039594287.png


Theo đánh giá của trang mạng Strategy Page (Mỹ), sau khi máy bay Y-8Q đưa vào sử dụng, khả năng săn ngầm của Hải quân Trung Quốc sẽ được cải thiện đáng kể. Nếu được trang bị 30 máy bay săn ngầm Y-8Q, Hải quân Trung Quốc có thể ngăn chặn hoàn toàn các động thái của tàu ngầm đối phương, bảo vệ tốt cho chuỗi đảo thứ nhất, thậm chí có thể đến cả khu vực chuỗi đảo thứ hai.

1630039710780.png

1630039873918.png

1630039727412.png

1630039508112.png

1630039616602.png

1630039846016.png

Máy bay chống ngầm Y-8Q

1630039747283.png

1630039779114.png

Ngư lôi chống ngầm Yu-7 trên máy bay chống ngầm Y-8Q
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,987 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
INDONESIA TỰ LẮP RÁP TÀU NGẦM ĐẦU TIÊN

Tại Nhà máy đóng tàu Semarang, nằm ở thành phố Surabaya, Hải quân Indonesia đã tổ chức lễ hạ thủy tàu ngầm KRI Alugoro. Đây là tàu ngầm diesel - điện thứ ba thuộc lớp Nagapasa được Indonesia mua từ Hàn Quốc và là chiếc đầu tiên do các kỹ sư nước này tự lắp ráp với sự hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên viên Công ty Đóng tàu và Kỹ thuật hàng hải Daewoo (DSME), Hàn Quốc.

1630042830651.png

1630042845198.png

1630042863741.png

1630043692609.png

KRI Alugoro

Năm 2011, Indonesia và Hàn Quốc ký hợp đồng cung cấp 3 tàu ngầm Nagapasa trị giá 1,1 tỷ USD. Chiếc đầu tiên KRI Nagapasa được đưa vào hoạt động từ tháng 8/2017, chiếc tiếp theo mang tên Ardadedali cũng đã được bàn giao trong năm 2018.
Tàu ngầm lớp Nagapasa dài 61,2m, lượng giãn nước 1.400 tấn; trang bị 4 máy phát điện MTU 12V 493 (Đức); vận tốc tối đa 40km/giờ khi lặn dưới nước. Nagapasa nguyên bản là tàu ngầm lớp Chang Bogo của Hàn Quốc. Lớp này vốn là Type-209 của Đức được nâng cấp.

1630042972533.png

1630043009139.png

Type-209

1630043042924.png

1630043061953.png

Chang Bogo

Cùng với tự lắp ráp tàu ngầm, Jakarta tiếp tục ký hợp đồng mua lô tàu ngầm Type 209/1400 thứ hai với DSME (ngày 12/4). Với hợp đồng này, hạm đội tàu ngầm Indonesia sẽ tăng lên 8 chiếc vào năm 2024, bao gồm cả cặp tàu Type 209 Cakra mua của Đức vào đầu những năm 1980.

1630043791698.png

1630043846237.png

1630043976026.png

1630044004385.png

1630044062759.png

1630044041664.png

1630043862101.png

1630043887103.png

1630043938910.png

1630044092183.png

Tàu ngầm lớp Nagapasa

Tuy nhiên, tham vọng của Hải quân Indonesia là sau năm 2024 sẽ nâng tổng số tàu ngầm của nước này lên 12 chiếc. Ngay trong thời gian này, Indonesia đã đàm phán bước đầu với Nhà máy đóng tàu Savunma Teknolojileri Muhendislik ve Ticaret (STM), Thổ Nhĩ Kỳ về kế hoạch đóng mới 4 chiếc tàu ngầm. Gần đây, STM đã có buổi thuyết trình thiết kế tàu ngầm Type 209 và Type 214 tới lãnh đạo cấp cao của Hải quân Indonesia.
Type-209 đã chứng minh Đức là quốc gia có công nghệ tàu ngầm phi hạt nhân số 1 thế giới. Type-209 có tất cả 5 biến thể với lượng giãn nước từ 1.100 đến 1.500 tấn khi nổi. Tổng cộng có 61 chiếc tàu ngầm Type-209 do Đức sản xuất đã được xuất khẩu đến 13 quốc gia trong giai đoạn 1971-2008.
Type 214 là tàu ngầm sử dụng động cơ điện - diesel, tích hợp hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP) do HDW Đức sản xuất. Theo thiết kế, tàu ngầm Type 214 sử dụng vật liệu siêu bền HY-100, lượng giãn nước khi lặn 1.860 tấn, có khả năng lặn liên tục 2.311km, dự trữ hành trình 84 ngày, tầm hoạt động cực đại 19.300km, lặn sâu 250m.

1630043231353.png

1630043252176.png

1630043281903.png

1630043304021.png

Type 214

Hỏa lực của Type 214 gồm 8 ống phóng ngư lôi 533mm (6 trước, 2 đuôi) cho phép triển khai 8 ngư lôi Black Shark hoặc các loại ngư lôi chuẩn NATO tương thích với tàu ngầm Đức. Ngoài ra, Type 214 có khả năng triển khai đến 4 tên lửa hành trình chống hạm UGM-84 Harpoon.

1630043428044.png

1630043442814.png

1630043469389.png

Ngư lôi Black Shark

1630043561184.png

1630043593169.png

1630043495617.png

1630043627579.png

1630043522494.png

Tên lửa hành trình chống hạm UGM-84 Harpoon

Hệ thống tác chiến trên con tàu rất hiện đại, giao tiếp người - máy bằng hệ thống kỹ thuật số, màn
hình LCD hiển thị trực quan, rõ nét… Thủy thủ đoàn vận hành con tàu chỉ cần 27 người (trong đó có 5 sĩ quan).
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,987 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Không quân Anh tích hợp hai tên lửa hiện đại lên F-35

1630048030314.png


Theo Tạp chí quân sự Jane's Defence Weekly, Tập đoàn BAE Systems đã bắt đầu quá trình tích hợp hai loại vũ khí mới cho máy bay chiến đấu F-35 Lightning của Không quân Anh.
Với việc tích hợp hai loại tên lửa SPEAR 3 và Meteor lên F-35 Lightning của Không quân Anh sẽ giúp cho máy bay chiến đấu hiện đại này nâng cao khả năng tiến công các mục tiêu trên không, mặt đất và trên biển.

1630047327171.png

1630047358916.png

Tên lửa SPEAR 3

1630047444698.png

1630047471538.png

Tên lửa Meteor

Đại diện truyền thông Tập đoàn BAE Systems cho hay, họ đã ký hợp đồng phụ với Tập đoàn Lockheed Martin nhằm tích hợp các hệ thống tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn Meteor và tên lửa không đối đất SPEAR 3 cho máy bay chiến đấu F-35.

1630047562229.png

1630047590812.png

F-35B của RAF

Một trong các yêu cầu của quá trình tích hợp này là cả hai loại tên lửa trên đều phải mang được trong khoang bom của máy bay F-35, nhằm duy trì khả năng phản xạ sóng radar mức thấp nhất. Dự kiến, việc tích hợp sẽ hoàn thành vào năm 2025.
SPEAR 3 là tên lửa không đối đất tầm xa thế hệ mới đang được Tập đoàn MBDA phát triển, nhằm tích hợp cho hai dòng máy bay chiến đấu Typhoon và F-35B trong biên chế Không quân Anh.

1630047717264.png

1630047735440.png


SPEAR 3 được trang bị động cơ phản lực Pratt & Whitney TJ-130. Động cơ này kết hợp với cặp cánh cho phép nó “lượn” xa tới 130 đến 140km, đầu tự dẫn sử dụng hệ thống dẫn đường GPS cho độ chính xác cao. Đáng chú ý, SPEAR 3 có trọng lượng siêu nhẹ chỉ 100kg, dài 1,8m. Điều đó cho phép các máy bay có thể mang được nhiều quả tên lửa cùng lúc.

1630047791989.png

1630047805522.png


Được thiết kế để hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, SPEAR 3 sử dụng công nghệ tìm kiếm và dẫn đường đầu cuối gồm: cảm biến hình ảnh tần số vô tuyến (RF) kết hợp với thiết bị tìm kiếm laser bán chủ động (SAL) được tăng cường thuật toán và khả năng xử lý cho phép tên lửa “nhìn thấy” và ghi lại hình ảnh của khu vực mục tiêu.

1630049360756.png

1630049805698.png

1630049873316.png


SPEAR 3 trên máy bay Typhoon

Meteor là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn do Tập đoàn MBDA phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 2016. Nó có khả năng tiến công các mục tiêu cơ động cao, như: máy bay chiến đấu chiến thuật, máy bay không người lái, tên lửa hành trình trong môi trường bị gây nhiễu mạnh.

1630048124579.png

1630047901959.png

1630048079155.png

1630048167334.png

1630048327538.png

1630048213668.png



Tên lửa Meteor có trọng lượng 190kg, dài 3,7m, đường kính thân 0,17m, trang bị đầu nổ phá mảnh. Tên lửa trang bị động cơ phản lực tĩnh siêu âm cho tốc độ đến Mach 4, tầm bắn có thể đến 100km. Nó được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động giai đoạn cuối tiếp cận mục tiêu.
Hiện nay, loại tên lửa này đã được tích hợp thành công lên máy bay tiêm kích hàng đầu của phương Tây như: Typhoon EF-2000, Dassault Rafale và Saab JAS 39 Gripen.

1630048568660.png

1630048614607.png

1630048653488.png

Typhoon EF-2000 mang tên lửa Meteor

1630048709482.png

1630048740553.png

1630048814405.png

Dassault Rafale mang tên lửa Meteor

1630048974144.png

1630048891265.png

1630048915635.png

1630048937332.png

Saab JAS 39 Gripen mang tên lửa Meteor

Dự kiến, nước Anh sẽ mua tổng cộng 138 chiếc F-35 và tích hợp hai loại vũ khí mới này nhằm tăng cường khả năng chiến đấu cho lực lượng không quân của họ.

1630049454214.png


1630048379174.png

1630048252809.png

1630047959663.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top