[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,114
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
e. Tên lửa đối hạm của Pháp

Tên lửa đất đối hạm MM-40 Exocet

MM-40 Exocet được phát triển trên cơ sở cải tiến tên lửa hạm đối hạm MM-38 Exocet. Với kích thước và trọng lượng lớn hơn (dài 5,7m; sải cánh 1,135m; trọng lượng phóng 850kg), MM-40 Exocet có tầm bắn xa 70km. Mỗi bệ phóng tự hành mang theo 4 ống phóng.
1622777975055.png


Tên lửa hành trình chống ngầm Malafon
Malafon có trọng lượng phóng 1.300kg, chiều dài 6,15m; đường kính 0,65m; được phóng bằng 02 động cơ nhiên liệu rắn có tầm bay xa 18km với tốc độ 720km/h. Hai động cơ chỉ hoạt động vài giây đầu để tạo gia tốc, sau đó tên lửa bay theo quán tính, được điều khiển theo chương trình định sẵn. Trong 1/3 đoạn đường bay đầu tiên dạng đường bay được duy trì nhờ một máy đo cao vô tuyến, sau đó được điều khiển theo lệnh vô tuyến của tàu phóng. Khi cách mục tiêu khoảng 800m, dù hãm được bung ra theo lệnh vô tuyến, ngư lôi tách khỏi tên lửa, rơi xuống nước và tìm đến mục tiêu nhờ đầu tự dẫn âm thanh.
1622777991385.png


Tên lửa không đối hạm Exocet
Pháp là quốc gia có nhiều tên lửa không đối hạm hơn các nước khác. Từ những tên lửa đầu tiên là các tên lửa nhỏ cải tiến từ tên lửa chống tăng AS-11 (dài 1,2m, đường kính thân 0,16m, sải cánh 0,5m, tầm bắn 3km) và AS-12 (dài 1,87m, đường kính thân 0,21m, sải cánh 0,65m, tầm bắn 6km); những tên lửa này được điều khiển bằng dây có thể lắp lên trực thăng hạng nhẹ, được dùng để tiến công linh hoạt vào các mục tiêu ít được bảo vệ như tàu chở hàng, tàu đổ bộ. Tên lửa đối hạm AS-15-TT được lắp trên trực thăng là loại tên lửa hoạt động ở mọi thời tiết dùng để thay thế cho hai loại trên có tầm bắn đến 15km, điều khiển bằng rađa CSF-AGRION-15. Tên lửa còn được trang bị một máy đo cao vô tuyến để bay sát mặt biển, sử dụng động cơ là rocket nhiên liệu rắn; có chiều dài 2,3m, đường kính thân 0,18m, sải cánh 0,53m. AM-39 là biến thể của tên lửa này có chiều dài 4,69m, đường kính thân 0,35m, sải cánh 1,04m, trọng lượng 650kg, tầm bắn 50km nhờ cải tiến động cơ phản lực và nhiên liệu phản lực mạnh. Tên lửa này được trang bị cho trực thăng hạng nặng hoặc máy bay trinh sát hải quân.
1622778003160.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,114
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
g. Tên lửa đối hạm của Thụy Điển

Tên lửa đối hạm mang vác RBS-17

Đây là hệ thống tên lửa bờ biển mang vác độc đáo nhất của Thụy Điển. Tháng 10.1984, Hãng Rockwell (Mỹ) ký với Thụy Điển hợp đồng trị giá 7,7 triệu USD để phát triển hệ thống tên lửa đất đối hạm tầm ngắn chuyên dùng để chống tàu đổ bộ và tàu chiến nhỏ, trên cơ sở cải tiến tên lửa chống tăng AGM-114B Hellfire. RBS-17 được trang bị một bệ phóng mang vác chuyên dụng độc đáo chỉ lắp được một tên lửa. Một đại đội RBS-17 có 03 trung đội, mỗi trung đội có 03 tiểu đội và mỗi tiểu đội được biên chế 02 bệ phóng. Mỗi tiểu đội được trang bị một thiết bị laser chỉ thị mục tiêu, đặt cách bệ phóng 4-5km để dẫn tên lửa đến mục tiêu. Người điều khiển có thể dẫn tên lửa đến đúng vị trí nhất định của tàu đối phương. Các đơn vị RBS-17 có thể cơ động đến khu vực triển khai bằng ôtô, xuồng cao tốc và trực thăng. Tên lửa và bệ phóng có thể mang vác trong các túi chuyên dụng với kíp chiến đấu 02 người.
Tuy gọn nhẹ, song RBS-17 có tầm bắn hiệu quả đến 10km và uy lực chiến đấu khá mạnh. Một quả RBS-17 có khả năng đánh chìm 01 tàu đổ bộ đệm khí, xuồng đổ bộ hay tàu quét lôi, 2-3 quả có thể đánh chìm tàu đổ bộ có lượng giãn nước 2.000 tấn. RBS-17 được chuyển giao cho Thụy Điển từ năm 1989, sau đó năm 1997 các hệ thống này cũng được cung cấp cho Nauy.
1622860077107.png


Tên lửa hạm đối hạm RBS-15

Được đưa vào trang bị cho Hải quân Thuỵ Điển từ năm 1985. Tốc độ bay hành trình 0,9M, tầm bay tối đa tới 100km. Không tính tầng đẩy, tên lửa có trọng lượng 560kg; chiều dài 4,35m; đường kính thân 0,5m; sải cánh 0,85m. Tên lửa được lắp một đầu tìm rađa chủ động PEAB, phần chiến đấu nặng 200-250kg, động cơ tuabin phản lực nhỏ Microturbo TRI-60.
1622860114609.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,114
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
h. Tên lửa đối hạm của Na Uy

Tên lửa hạm đối hạm Penguin

Tên lửa hành trình hạm đối hạm Penguin của Nauy được coi là TLĐH có tính năng cao của phương Tây. Tên lửa có chiều dài 3,05m; đường kính thân 0,28m; sải cánh 1,4m; phần chiến đấu kiểu nổ lõm có trọng lượng 115kg. Với trọng lượng phóng 350kg, được đẩy bằng động cơ nhiên liệu rắn, Penguin có tầm bắn đến 20km, với tốc độ bay hành trình 0,7M và độ cao bay 60m. Tên lửa được dẫn bằng hệ quán tính và đầu tự dẫn hồng ngoại giai đoạn cuối. Penguin đã được trang bị cho các tàu nhỏ của Thụy Điển như tàu pháo STORM, tàu phóng lôi Snogg và tàu frigate lớp OSL0.
1622860178891.png


Tên lửa không đối hạm Penguin
Đây là biến thể của tên lửa hạm đối hạm Penguin, được cải tiến để lắp trên máy bay F-16. Tên lửa có chiều dài 2m; đường kính 0,28m; sải cánh 1m; tầm bắn hơn 40km. Tên lửa được đẩy bằng động cơ nhiên liệu rắn 01 tầng, dẫn đường bằng quán tính và đầu tự dẫn thụ động. Tên lửa nhỏ nhẹ nên có thể lắp ở đầu mút cánh hay ở trục giữa cánh với số lượng 04 quả trên một máy bay F-16.
1622860219133.png


Tên lửa đất đối hạm NSM

Có thể nói, NSM (Naval Strike Missile) là loại TLĐH tiến công chính xác thế hệ 5 duy nhất trên thế giới hiện nay. NSM được thiết kế và phát triển theo công nghệ tiên tiến, thân bằng vật liệu composite giúp nó có khả năng tàng hình rất cao; có thể phóng từ tàu chiến hoặc xe phóng di động trên đất liền. NSM dài 3,96m, mang đầu đạn nặng 125kg, tầm bắn tối đa khoảng 185km. Tên lửa được trang bị công nghệ dẫn hướng rất hiện đại kết hợp giữa dẫn hướng quán tính, hệ thống định vị toàn cầu GPS; ở giai đoạn cuối tên lửa khóa mục tiêu bằng cảm biến hình ảnh hồng ngoại thụ động 02 băng tần cho phép phân biệt các mục tiêu trong môi trường lộn xộn. NSM được coi là vũ khí tiến công chính xác tầm xa thế hệ thứ năm nhờ có những tính năng cao, trước hết là độ bí mật cao khi bay và khả năng lọc mục tiêu thông minh, loại trừ khả năng bắn nhầm tàu dân sự, nên có thể sử dụng trong điều kiện giao thông hàng hải cường độ cao.
NSM, được Kongsberg hoàn thiện sau khi hãng dành hơn 10 năm khắc phục các nhược điểm của sản phẩm, trở thành tên lửa diệt hạm thế hệ 5 có khả năng tấn công chính xác nhất thế giới.
NSM có sức mạnh vượt qua Kh-35 Uran-E của Nga và Harpoon. Một trong số các tính năng nổi bật của NSM là khả năng tránh các hệ thống phòng thủ ở giai đoạn cuối nhờ trang bị radar, công nghệ tàng hình và khả năng cơ động. Đặc biệt, nó được thiết kế để chuyên tấn công các mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt.
NSM được chế tạo từ vật liệu tổng hợp (composite) có khả năng hấp thu sóng radar rất mạnh, cho khả năng tàng hình cực cao. Tên lửa này có khả năng "lướt trên ngọn sóng" do chúng bay ở độ cao dưới 10 m so với mặt biển, và dùng cảm biến thụ động để tìm mục tiêu.
NSM không phát ra tia hồng ngoại hay radar mà tàu đối phương có thể phát hiện. Kích thước của tên lửa NSM khá nhỏ gọn với chiều dài 3,96 m, khối lượng 410 kg, nhỏ hơn so với các tên lửa Brahmos.
Tên lửa NSM có trọng lượng phóng tối đa 400 kg, mang theo đầu đạn nặng 125 kg được nhồi thuốc nổ cực mạnh và tận dụng cả động năng đủ để xuyên thủng lớp giáp dày trên các chiến hạm.
Ngoài ra, NSM được trang bị công nghệ dẫn hướng rất hiện đại, kết hợp giữa hệ thống lái theo quán tính kết hợp tham chiếu bản đồ số thông qua hệ thống định vị toàn cầu GPS.
Khi tấn công mục tiêu, tại quỹ đạo bay cuối, tên lửa khóa mục tiêu bằng cảm biến hình ảnh hồng ngoại thụ động 2 băng tần cho phép phân biệt các đối tượng cần tiêu diệt trong môi trường lộn xộn.
NSM được đánh giá là loại TLHTĐH số 1 châu Âu hiện nay, được dự định trang bị cho các máy bay tiêm kích Eurofighter, Gripen, máy bay tiêm kích thế hệ năm F-35 và hệ thống tên lửa bờ biển của Nauy. Năm 2011, Ba Lan đã ký hợp đồng mua loại tên lửa này. Mỹ, Australia và Canada cũng đang xem xét khả năng mua tên lửa NSM của Nauy.

1622860305000.png

1622860320009.png

NSM phiên bản đất đối hải

1622860345889.png

NSM phiên bản cơ động đất đối hải

1622860365228.png

NSM phiên bản hải đối hải

1622860389203.png

NSM phiên bản không đối hải

1622860473748.png

NSM trên tàu chiến ven bờ LCS của Mỹ

Theo Defense Express, Hải quân Mỹ có kế hoạch trang bị cho 31 tàu chiến đấu ven biển (LCS) tên lửa tấn công mới (NSM) trong thời gian tới. Đồng thời, 15 tàu sẽ được trang bị mô-đun chống tàu ngầm, 15 tàu khác sẽ được trang bị vũ khí chống thủy lôi.
Đây là kế hoạch “táo bạo” nhất từ trước đến nay của Hải quân Mỹ đối với tàu LCS. Điều này cho thấy Mỹ đang nhanh chóng tăng cường khả năng tác chiến mặt nước và dưới nước cho lực lượng Hải quân trước các mối đe dọa ngày càng gia tăng trên các vùng biển.
Đô đốc hải quân Mỹ Mike Gilday đã đệ trình bản kế hoạch chi tiết về chương trình này trước Tiểu ban Quốc phòng của Hạ viện, và cũng trình bày quan điểm của mình về tàu chiến LCS.
Tên lửa NSM do Raytheon và Kongsberg hợp tác phát triển đang nhanh chóng trở thành vũ khí mới và sẽ đóng vai trò trung tâm trong chương trình tự vệ trên biển của Hải quân Mỹ.
Tên lửa chống hạm có tầm bắn khoảng 185 km này sẽ không chỉ được lắp đặt trên 31 tàu LCS mà còn trên lô đầu tiên của ít nhất 10 Khinh hạm tàng hình lớp Constellation sẽ gia nhập Hải quân Mỹ thời gian tới.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,114
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tên lửa đối hải của Việt Nam

Thực tế, không thể coi thường sức mạnh Hải quân của Việt Nam vốn được đánh giá là hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á với đội 6 tàu ngầm Kilo do Nga cung cấp, Quân chủng Hải quân có đầy đủ “5 sao biển” là không quân – hải quân, tàu ngầm, thủy quân lục chiến đánh bộ, tên lửa chống hạm, tàu mặt nước.
Việt Nam là nước có đường bờ biển dài đến 3.260 km, kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) tới Hà Tiên (Kiên Giang), với nhiều bãi biển đẹp. Đây là một lợi thế lớn cho Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển ngành du lịch.
Ngoài ra, Việt Nam cũng sở hữu vùng đặc quyền kinh tế lên tới 1 triệu km vuông với gần 3.000 đảo lớn, nhỏ, hợp thành tuyến bảo vệ, kiểm soát, làm chủ các vùng biển và thềm lục địa.
Việt Nam, với vị trí địa chính trị của mình, cũng đang xây dựng một quốc gia mạnh về biển, và xa hơn là trở thành một cường quốc biển khu vực. “Để làm được điều này, đất nước cần có một chiến lược tổng thể, toàn diện để hướng tới mục tiêu, trong đó có những mốc quan trọng từ nay đến năm 2030 và 2045. Chiến lược này sẽ đề ra tầm nhìn, các mục tiêu cụ thể với từng giai đoạn”. Chiến lược đó cần dựa trên ba trụ cột quan trọng về kinh tế, an ninh-quốc phòng và hàng hải. Ngoài ra, nó phải thể hiện một tầm nhìn chung trong việc khai thác và sử dụng biển một cách bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường và các biện pháp nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Việt Nam.
Việc đưa vào biên chế nhiều lớp tàu chiến hiện đại, hỏa lực mạnh như tàu ngầm Kilo, tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya cùng nhiều tàu bổ trợ hiện đại đã giúp Hải quân Việt Nam nâng cao sức mạnh chiến đấu, tiến thẳng lên hiện đại.
Trong Báo cáo "Thị trường tàu hộ vệ và tàu tuần tra xa bờ Châu Á" của Tạp chí Asian Military Review cũng như Cơ sở dữ liệu chuyển giao vũ khí thế giới của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) thực lực Hải quân Việt Nam được đánh giá ở mức khá cao.

a) Tên lửa chống tàu chiến Uran-E
1622950930839.png

Uran E có trọng lượng: 630 kg
Trọng lượng đầu chiến đấu : 145 kg
Tầm bắn tối đa: 130 km, tối thiểu : 5km
Tốc độ tối đa: Mach 0,8
Chiều cao bay từ 5 - 10 m trên mực nước biển

Việt Nam đã mua 198 quả trong giai đoạn 2001 – 2015 để trang bị cho các tàu chiến BPS-500, Monyia, Gepard 3.9.

1622951002704.png

BPS-500


1622951023290.png

Monyia

1622951043208.png


Gepard 3.9

b) ACCULAR
ACCULAR là họ pháo phản lực được phát triển và sản xuất bởi Công nghiệp Quân sự Israel (IMI) và được sử dụng bởi Lực lượng Phòng vệ Israel và các khách hàng quốc tế. Nó có 2 cỡ nòng khác nhau với tầm bắn tối đa 40km với đầu đạn xuyên đơn nhất 20-35kg hoặc đầu đạn phân mảnh có kiểm soát và độ chính xác 10m CEP.
Tên lửa ACCULAR có thể được phóng bằng bệ phóng LYNX (MRL) của IMI, cũng như từ nhiều loại bệ phóng có sẵn khác.

1622951117500.png


1622951140377.png


1622951166465.png


c) EXTRA
Pháo phản lực tầm xa EXTRA là một hệ thống pháo phản lực được phát triển và sản xuất bởi Công nghiệp quân sự Israel IMI và được Lực lượng Phòng vệ Israel, Azerbaijan và Việt Nam sử dụng từ năm 2013. Nó có tầm bắn tối đa 150km với đầu đạn đơn khối nặng 120kg và độ chính xác là 10m CEP.

1622951235172.png


1622951257780.png


1622951278646.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,114
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
d) Tên lửa hành trình Moskit

Mua từ Nga. Được trang bị cho tàu tên lửa Tarantul (mỗi tàu 4 quả). Việt Nam có khoảng 8-10 tàu này. Đây là loại tàu sử dụng tốc độ cao để bất ngờ tấn công rồi nhanh chóng rút chạy.
P-270 Moskit (Tiếng Nga: П-270 Москит) là tên lửa hành trình siêu thanh sử dụng động cơ phản lực của Nga. (GRAU) gọi nó là 3M80. Tên NATO của loại tên lửa này là SS-N-22 Sunburn. Hệ thống tên lửa này do MKB Raduga thiết kế trong những năm 1970 làm phiên bản nối tiếp của P-120 Malakhit (SS-N-9). Moskit vốn được thiết kế để phóng từ tàu, nhưng các biến thể sau đó giúp nó có thể phóng từ đất liền (bằng các trạm phóng lưu động), dưới nước (tàu ngầm), hay Tầm bắn:
Tối thiểu 10 km.
Tối đa (3M-80E/3M-80E1) 120/100 km.
Tốc độ tên lửa: 2.800 km/h.
Độ cao đường bay của tên lửa: 20 m.
Phóng từ trên tàu với bệ phóng nghiêng ± 60 độ.
Thời gian để khởi động động cơ đẩy:
Từ khi tên lửa bắt đầu khởi động đến khi phóng: 50 giây
Khi tên lửa đang ở chế độ tác chiến đến khi phóng: 11 giây
Thời gian tên lửa bắt đầu đốt nhiên liệu để phóng: 5 giây
Trọng lượng phóng:
3M-80E trọng lượng 4.150 kg.
3M-80E1 trọng lượng 3.970 kg.
Đầu đạn loại xuyên giáp hay hạt nhân.
Trọng lượng đầu đạn là 300 kg.
Kích thước:
Dài 9,385 m
Đường kính thân 0,8 m
Cánh gấp trước và sau 1,3 m
Sải cánh 2,1 m trên không

1623038941118.png

1623038952067.png


e) Tên lửa Yakhont
Bastion-P (ký hiệu của Nga: K-300P, ký hiệu của NATO: SSC-5) là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động do Nga phát triển và chế tạo. Hiện có 3 quốc gia đang sở hữu hệ thống này là Nga, Syria và Việt Nam.
K-300P là một hệ thống bao gồm 4 xe phóng K-340P (mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa), 1 đến 2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút, 4 xe chở đạn K-342P TZM (trên khung xe MZKT-7930) được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K-340P; các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu.
Ống phóng có chiều dài 8,1m và có đường kính 71 cm, trọng lượng là 3900 kg.
K-300P Được trang bị tên lửa siêu thanh chống hạm P-800 Oniks
Tên lửa Bastion-P có hai loại hành trình bay cơ bản: Loại thứ nhất là hành trình bay tầm thấp có tầm bắn xa khoảng 120 km, loại thứ hai là hành trình bay cao thấp hỗn hợp có tầm bắn xa khoảng 300 km. Khi sử dụng hành trình bay cao thấp hỗn hợp, Bastion-P có thể đạt được độ cao 14 km, nhưng đến giai đoạn tấn công mục tiêu thì nó có thể hạ xuống độ cao 9 – 15m. Tốc độ của Bastion-P ở tầm cao là 780 m/s còn ở tầm thấp là 680 m/s. Loại tên lửa này được dẫn đường bởi hệ thống dẫn đường quán tính. Sau khi nhận được phần tử bắn từ hệ thống trinh sát, điều khiển của tổ hợp, tên lửa sẽ tự động tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi 50 km và góc lệch ±45o.
Giá của 1 hệ thống bao gồm 4 xe phóng, 2 xe chỉ huy, 4 xe chở đạn cùng 20 tên lửa vào khoảng 150 triệu USD. Hợp đồng mua 2 hệ thống tên lửa bờ K-300P Bastion-P cùng 40 quả tên lửa Yakhont của Việt Nam trị giá 300 triệu USD.

1623039057505.png

1623039074757.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,114
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
f) Tên lửa Shaddock

P-5 "Pyatyorka" (tiếng Nga: П-5 «Пятёрка»; "Pyatyorka", "fiver" trong tiếng Anh), còn được gọi với mật danh NATO SS-N-3C Shaddock, là tên lửa hành trình đối hạm sử dụng động cơ phản lực thời Chiến tranh Lạnh. Tên lửa của Liên Xô, do phòng thiết kế Chelomey thiết kế. Tên lửa được đưa vào sử dụng vào năm 1959.
Các phiên bản của P-5 sau đó được phát triển trang bị radar dẫn đường để sử dụng như tên lửa chống hạm. Các phiên bản chống hạm cuối cùng đã ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990, được thay thế bằng P-500 Bazalt và P-700 Granit.
Chiều dài: 10,20 m (a / b) hoặc 11,75 m (kiểu C)
Đường kính: 0,98m
Sải cánh: 5 m
Trọng lượng: 5000 kg
Động cơ đẩy: tuốc bin phản lực với tên lửa đẩy phóng
Tăng tốc lên đến Mach 0.9
Tầm hoạt động: 450 km (a / b), 750 km (mẫu C)
Dẫn bắn: dẫn đường quán tính có cập nhật giữa hành trình qua liên kết dữ liệu. Radar chủ động giai đoạn cuối hỗ trợ trong các phiên bản trang bị đầu nổ thông thường.
Đầu đạn: 1000 kg thuốc nổ thông thường hoặc hạt nhân 200-350 kt

1623324544776.png


1623324556848.png


1623324572209.png


Hải quân Việt Nam có trong trang bị tên lửa chống hạm P-5 Pyatyorka / Shaddock, có tầm bắn nâng cấp lên 550 km. Việt Nam là khách hàng duy nhất mà Liên Xô xuất khẩu hệ thống tên lửa này.

1623324646568.png

Hải quân Việt Nam bắn thử P-35 ngày 02-6-2017

P-15 Termit

P-15 Termit (tiếng Nga: П-15 "Термит"; tiếng Anh: Mối) là một tên lửa chống hạm được phát triển bởi phòng thiết kế Raduga của Liên Xô vào những năm 1950. Tên gọi GRAU của nó là 4K40, tên cách gọi của NATO của nó là Styx hoặc SS-N-2.
P-15: Loại cơ bản (SS-N-2A) tầm bắn 40 km.
P-15M: (SS-N-2C), nặng hơn và dài hơn P-15, nó có tầm bắn 80 km và một số cải tiến nhỏ.
P-20: P-15 được cập nhật với hệ thống dẫn đường mới nhưng với tầm bắn ban đầu ngắn hơn. Được gọi là SS-N2 B và được sử dụng bởi các tàu lớp Komar và Osa.
P-20K: P-15M với hệ thống dẫn đường mới.
P-20M: Phiên bản bề mặt của P-20L với các cánh gấp. Đây là phiên bản cuối cùng của P-15M với radar dẫn đường.
P-22 phát triển khác của hoặc cùng với P-20; các biến thể khác P-21, P-27
4K51 Rubezh và 4K40, SS-N-2 2c SSC-3 Styx, sử dụng P-20 và P-22, tên lửa tự dẫn.
1623324988630.png

Tổ hợp 4K51 Rubezh

1623325010044.png

Tổ hợp 4K51 Rubezh bắn đạn thật

1623325030510.png


1623325042126.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,114
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
3M-54 Kalibr (Club)

3M-54 Kalibr, (Калибр), còn được gọi là 3M54-1 Kalibr, 3M14 Biryuza (Бирюза, màu xanh lam), (tên mã NATO là SS-N-27 Sizzler và SS-N-30A), 91R1, 91RT2 là một nhóm tên lửa chống tàu mặt nước, tàu ngầm phóng từ tàu ngầm và trên không (AShM), tên lửa hành trình tấn công đất liền (LACM) và tên lửa chống ngầm của Nga do Phòng thiết kế Novator (OKB-8) phát triển. Các phiên bản xuất khẩu có mã là 3M54E, 3M54E1, 3M14E, 91RE1, 91RTE2. 3M54T, 3M54K, 3M54A, 3M54E (3M54TE), 3M54KE và 3M54AE là tên lửa đạt tốc độ siêu âm khi tiếp cận mục tiêu, làm giảm thời gian phản ứng của mục tiêu. 3M54T1, 3M54K1, 3M54A1, 3M54E1 (3M54T / K / AE1) chỉ bay ở tốc độ cận âm, mặc dù tầm bắn của chúng lớn hơn so với các phiên bản siêu âm.
1623400305456.png

Tên lửa 3M-54E1 - Club là ký hiệu được sử dụng cho các phiên bản xuất khẩu.

Tên lửa là một hệ thống mô-đun với năm phiên bản: hai loại chống tàu, một loại dùng để tấn công trên bộ và hai loại chống tàu ngầm. Tên lửa được thiết kế để chia sẻ các bộ phận chung giữa các biến thể phóng từ trên mặt nước và tàu ngầm nhưng mỗi tên lửa lại bao gồm các thành phần khác nhau, ví dụ như phần tăng cường. Tên lửa có thể được phóng từ tàu nổi bằng Hệ thống phóng thẳng đứng (VLS). Nó có một bộ tăng cường với khả năng tạo vectơ lực đẩy. Tên lửa phóng từ ống phóng ngư lôi của tàu ngầm không cần bổ sung như vậy mà thay vào đó là bộ tăng áp thông thường.
3M-54 Kalibr được trang bị trên các tàu ngầm Kilo của Việt Nam, mỗi chiếc Kilo có thể mang theo 04 tên lửa 3M-54 Kalibr khi làm nhiệm vụ.

1623400392755.png

1623400405319.png

Nạp tên lửa Club lên tàu ngầm Kilo

Tên lửa không đối hải KH-25

1623400551320.png

Su-22M4 mang tên lửa Kh-25 MP chống ra đa

Theo báo cáo của Tổng công ty Tên lửa Chiến thuật Nga (KTRV) được tiết lộ năm 2012, công ty đã chuyển giao số lượng lớn các tên lửa không đối đất Kh-25 cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Loại tên lửa này được trang bị chủ yếu trên các máy bay cường kích Su-22M4 và tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Không quân Nhân dân Việt Nam. Kh-25MP (NATO định danh AS-12 Kegler) - biến thể chống radar; Kh-25MR - biến thể dẫn đường vô tuyến, lắp đầu nổ nặng 140kg.

Tên lửa Kh-31

1623400762736.png

Su-30MK2 mang tên lửa Kh-31

Tên lửa có chiều dài 4,7 m; đường kính thân 0,36 m; tầm bắn 50 km; mang đầu đạn trọng lượng 94 kg và có khả năng đạt vận tốc tối đa Mach 3,5. Đây cũng là tên lửa chống hạm siêu âm đầu tiên được trang bị cho máy bay chiến thuật.
Kh-31 có một vài biến thể trong đó biến thể nổi tiếng nhất là tên lửa chống radar (ARM) Kh-31P. Hiện nay Kh-31 cũng được xem xét phát triển một biển thể không đối không tầm xa, giữa năm 2015, trang Sputnik tiếng Việt thông báo, Nga đã bán cho Việt Nam tên lửa chống hạm Kh-59MK để trang bị cho các tiêm kích đa năng Su-30MK2.

Tên lửa không đối hải KH-59MK

1623400977869.png


1623401098838.png

Tên lửa chống hạm Kh-59MK

Kh-59 Ovod (tiếng Nga: Х-59 Овод, định danh NATO AS-13 Kingbolt) là một loại tên lửa hành trình dẫn đường bằng TV của Nga, với hệ thống đẩy nhiên liệu rắn hai tầng và tầm phóng là 115 km, do Viện Raduga thiết kế chế tạo.
Tên lửa Kh-59 được thiết kế dựa trên loại tên lửa Kh-58 (NATO gọi là AS-11 Kilter). Raduga phát triển Kh-59 vào thập niên 1970 như một phiên bản tầm của Kh-25 (định danh NATO AS-10 Karen), như một vũ khí tấn công chính xác từ xa cho Su-24M và Mig-27.
Kh-59 ban đầu được trang bị một động cơ nhiên liệu bột, và kết hợp với một máy gia tốc nhiên liệu bột ở đuôi. Bộ ổn định gấp nếp được đặt ở phía trước của tên lửa, với cánh và đuôi lái ở phía sau.
Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện của động cơ phản lực RDK-300, người ta đã tạo ra các tên lửa hành trình tầm xa, tiêu thụ ít nhiên liệu hơn và hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng.
Dựa trên RDK-300, Viện Thiết kế chế tạo máy Raduga đã đề xuất 1 biến thể tên lửa hiện đại của Kh-59 mang tên Kh-59M Ovod-M (tiếng Nga X-59M Овод – M, định danh NATO AS-18 Kazoo) để thay thế cho các tên lửa mang động cơ nhiên liệu rắn trước đây.
Trên cơ sở của tên lửa không đối đất Kh-59M, Viện thiết kế chế tạo máy Raduga tiếp tục cho ra đời biến thể không đối hạm Kh-59MK có nhiều tính năng vượt trội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tác chiến trên biển. K-59MK đã được trình làng lần đầu tiên tại triển lãm MAKS-2001.
Không giống như người anh Kh-59M, được trang bị với hệ thống dẫn hướng TV, Kh-59MK sử dụng đầu dò radar chủ động ARGS-59.
Việc tăng cường máy gia tốc nhiên liệu cho phép tên lửa có thể bắn xa tới 115 đến 285 km. Tuy chỉ đạt tốc độ cận âm, nhưng uy lực công phá của nó thì vô cùng mạnh mẽ với đầu đạn 320 kg và một ưu điểm nữa là chi phí của nó ít hơn nhiều các tên lửa siêu âm.

1623401379676.png


Theo các chuyên gia của Raduga xác suất bắn trúng một tàu tuần dương, tàu khu trục là 90 đến 96%, tàu, thuyền nhỏ – 70 đến 93 %; đủ sức vô hiệu hóa tàu chiến cỡ lớn chỉ với duy nhất một phát bắn, nó có thể tấn công chiến hạm có diện tích phản xạ radar (RCS) 5.000 m² từ cự ly 285 km; tiêu diệt tàu xuồng cỡ nhỏ (RCS khoảng 300 m²) cách 145 km; tầm bắn nhỏ nhất 5 — 25 km.
Theo nhà sản xuất, đầu tự dẫn ARGS-59E phát hiện được tàu khu trục (RCS > 5.000 m²) cách 25 km, chiến hạm nhỏ (RCS 300 m²) từ cự ly 15 km.
Tên lửa sau khi phóng sẽ bay cách mặt nước 10 — 15 m, khi tiếp cận mục tiêu hạ xuống 4 — 7 m khiến hệ thống phòng không của đối phương cực kỳ khó đối phó.
Tên lửa chống hạm Kh-59MK đã thông qua các cuộc thử nghiệm trên mặt đất và đã được sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài.
Kh-59MK được trang bị trên các máy bay chiến đấu trong gia đình Su-27 trong đó có Su-30MK xuất khẩu cho Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam.
Do có khối lượng tương đối "nhỏ" - khoảng 930 kg, nên người ta có thể treo trên Su-30 tới 5 quả tên lửa này.

Tên lửa Kh-29L

1623401430786.png

Su-30MK2 mang tên lửa chống hạm Kh-29L

Kh-29L là loại tên lửa siêu âm với đầu nổ có sức công phá mạnh, ngoài khả năng diệt hạm, loại tên lửa này còn có thể công phá các căn cứ trên mặt đất của đối phương.
Kh-29 là loại tên lửa siêu âm được bắt đầu sử dụng trong không quân Liên Xô từ những năm 1980, chuyên dùng cho các nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực trên bộ, trên biển, công kích các mục tiêu kiên cố, các loại tàu chiến đấu, tàu đổ bộ, tàu hậu cần chỉ huy với chức năng tương tự loại tên lửa AGM-65 Maverick của Mỹ và AS-30 của Pháp.
Tên lửa Kh-29 với đầu đạn nặng 320 kg đủ sức đánh chìm một chiến hạm có lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn.
Tên lửa phát triển với nhiều biến thể, mỗi biến thể trang bị hệ thống dẫn đường cùng tầm bắn khác nhau. Biến thể Kh-29L sử dụng đầu dò laser bán chủ động 24N1.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,114
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Kh-31 AD
Một vài nguồn tin nước ngoài cho rằng Việt Nam còn có trong biên chế cả biến thể tăng tầm Kh-31AD, tầm xa lên tới gần 100 km.

1623402960333.png


Tên lửa chống hạm Kh-31AD có tầm phóng 120km - 160km, trọng lượng đạn 715kg, đầu đạn nặng 110kg.

Tên lửa chống hạm Kh-28

Thông số kỹ thuật tên lửa Kh-28
Trọng lượng: 720 kg
Chiều dài: 5,97 m
Đường kính: 0,43 m
Sải cánh: 1,93 m
Vận tốc: 3500 km/h
Tầm bắn: 120 km
Đầu nổ: 160 kg HE

Tên lửa đối đất Raduga Kh-28 (NATO định danh AS-9 Kyle) là tên lửa chuyên dụng chống radar hiệu suất cao đầu tiên của Liên Xô, bắt đầu phát triển từ năm 1963 và chính thức đưa vào trang bị năm 1971. Lúc đầu Kh-28 được nghiên cứu để sử dụng trên máy bay ném bom Yak-28 Brewer đóng vai trò máy bay tác chiến điện tử trong lực lượng không quân tiền tuyến.
Thiết kế của Kh-28 dựa trên các loại tên lửa lớn hơn cũng xuất phát từ cục thiết kế Raduga là Kh-22 (AS-4 Kitchen) và KSR-5 (AS-6 Kingfish). Kh-28 bắt đầu được đưa vào sử dụng trong biên chế không quân Liên Xô từ năm 1971 nhưng trách nhiệm mang Kh-28 giờ đây được chuyển giao cho các máy bay Su-17/22/24 và Tu-22M. Tên lửa sẽ được chỉ thị bởi thiết bị Metel A/B trên Su-17/22 gắn dưới cánh hoặc Filin-N gắn trong thân Su-24 Fencer.
Kh-28 có một đầu dò radar thụ động PRG-28/28M ở mũi tên lửa, tiếp theo là đầu nổ 9A283 nặng tới 160 kg. Động cơ R-253-300 cung cấp lực đẩy 8.000 kg giúp tên lửa đạt tốc độ tối đa lên tới 3.500 km/h, tầm bắn 120 km. Độ cao tối đa cho phép phóng Kh-28 là 11 km. Động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng toàn là các chất độc hại có tính ăn mòn cao, cần phải liên tục kiểm tra và tăng hạn mới đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nên gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác bảo quản và sẵn sàng chiến đấu.
Mặc dù Kh-28 có ưu điểm là bay nhanh và tầm bắn xa, nhưng nó cũng có khuyết điểm là phức tạp và khó khăn trong bảo quản với động cơ nhiên liệu lỏng nên về sau đã bị thay thế bởi loại tên lửa dùng động cơ nhiên liệu rắn đơn giản và hiệu quả hơn là Kh-58, vì vậy nên Kh-28 đã bị loại khỏi biên chế quân đội Nga từ những năm 1990. Tên lửa Kh-28 đã được Liên Xô cung cấp cho các quốc gia thuộc khối Warsaw như Tiệp Khắc, Libya, Iraq và cả Việt Nam.
Kh-28 được trang bị cho các máy bay Su-22 Việt Nam từ những năm 1980, hiện nay không rõ số lượng cũng như tình trạng kỹ thuật của những tên lửa này. Mặc dù khá cồng kềnh cùng độ chính xác không được đánh giá cao nhưng Kh-28 cũng là một vũ khí hiệu quả để Su-22 chống tàu chiến địch vì khi bị mất radar thì con tàu đã mất hoàn toàn khả năng chiến đấu, chỉ còn là một chiếc bia nổi.

1623403380360.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,114
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Vẫn là vũ khí chống tàu ạ :D


Vũ khí ngư lôi của hải quân các nước hàng đầu trên thế giới


Ngư lôi vạn năng của hải quân Đức.

Hiện nay trang bị trên tàu ngầm của hải quân nhiều nước thuộc NATO là loại ngư lôi UT DM2A3 "Seehecht" phiên bản 4 (UT DM2A3 – mod 4), có trong thành phần vũ khí trang bị cho các tàu ngầm diesel-điện của Đức thuộc dự án 212A.
Hệ thống điều khiển trên tàu của ngư lôi được thực hiện hoàn toàn trên cơ sở kỹ thuật số, giúp tăng đáng kể khả năng xử lý tín hiệu thủy âm của máy tính trên tàu và loại bỏ nhiễu của các phương tiện phản thủy âm. Thiết kế khoang chiến đấu của ngư lôi cho phép nó tiêu diệt các tàu ngầm hai thân hiện đại và tàu nổi có đáy kép.
Ngư lôi được trang bị hệ thống đẩy điện, bao gồm một ac quy bạc kẽm và một động cơ điện một chiều.
Một tính năng của ac quy ngư lôi này là khả năng thay đổi tầm bắn do thiết kế modul. Khoang ac-quy có thể chứa từ 1 đến 4 modul và các modul này có đến 150 pin hình đĩa. Số lượng cần thiết do nhân viên kho bãi chỉ định trước khi chất tải lên tàu ngầm. Kích thước và tính năng của ngư lôi thay đổi tùy thuộc vào phương án đồng bộ modul pin.
1623558176552.png

Động cơ điện của ngư lôi DM2A3 kiểu "Seehecht" phiên bản 4 - tốc độ cao, dòng điện một chiều trên nam châm vĩnh cửu, với hệ thống điều khiển điện tử gồm hai modul động cơ. Các modul này thông qua các trục ngắn dẫn động hai cánh quạt quay ngược chiều đồng trục. Để làm mát động cơ, ở hai đầu có các khoang trao đổi nhiệt, nước biển được bơm vào qua các khoang này. Các chuyên gia đưa ra các ưu điểm của động cơ van như: hiệu suất cao (hơn 90%), tổn thất năng lượng thấp do kháng từ nhỏ, chỉ số an toàn cao (có thể hoạt động trong thời gian dài trong điều kiện tải cao nhất), cũng như nhiều loại tốc độ với khả năng điều chỉnh linh hoạt và ổn định.
Cánh quạt ngư lôi được làm bằng sợi thủy tinh để tăng tính năng thủy động lực học và giảm tiếng ồn. Ở cánh quạt trước có 10 lá siêu xâm thực, còn cánh sau có 7 lá. Các bánh lái có dẫn động cơ-điện bảo đảm bán kính quay tối thiểu của ngư lôi là 50 m.

1623558202797.png

Sau khi ra khỏi tàu ngầm, ngư lôi được điều khiển thông qua đường truyền cáp quang ở chế độ hai chiều với tốc độ trao đổi dữ liệu là 1442 bit/s. Thông tin về tình trạng và tham số chuyển động (tốc độ, hướng và độ sâu) từ ngư lôi được truyền về tàu. Đầu tự dẫn làm việc ở chế độ thụ động trong dải tần số rộng. Sau khi phát hiện và xác định mục tiêu, ngư lôi chuyển sang chế độ điều khiển theo dữ liệu đầu tự dẫn, tiếp tục làm việc ở chế độ thụ động, khi đến gần mục tiêu sẽ chuyển sang trạng thái chủ động.
Anten thủy âm của đầu tự dẫn đa tầng của ngư lôi gồm 30 modul thu phát, tạo thành biểu đồ hướng rộng với phạm vi +700 theo chiều ngang và +280 theo chiều dọc, bảo đảm phát hiện tàu ngầm đối phương có lớp phủ chống thủy âm ở chế độ chủ động với cự ly tới 2,9km. Ốp che anten đầu tự dẫn được làm từ cao su biphenyl polyfluorinated theo công nghệ đúc. Khi xác định mục tiêu ở chế độ chủ động, động cơ chuyển sang tốc độ tối đa và đầu đạn ở chế độ tự dẫn.
Trong quá trình dẫn, hệ thống tự dẫn đưa ngư lôi đến điểm góc tối ưu để tiêu diệt mục tiêu bằng đầu đạn có sức công phá cao. Trong trường hợp bắn trượt hoặc mất mục tiêu, hệ thống tự dẫn chuyển sang chương trình tìm kiếm lặp lại và sau khi phát hiện, hệ thống tiếp tục chương trình tự dẫn.
Một trong những phát triển mới nhất của lớp ngư lôi vạn năngcủa Hải quân Đức là phiên bản 4 DM2A4 Sea Hake - phiên bản cải tiến của DM2A3. Đạn trong trang bị của tàu ngầm thuộc dự án 212A của Đức.

1623558238636.png


Ngư lôi DM2A4 “Sea Hake” 4 được trang bị ngư đầu tự dẫn thủy âm chủ-thụ động với anten mạng tạo dải tìm kiếm rộng, thiết bị điều khiển bằng đường truyền cáp quang, cảm biến dẫn theo vết rẽ nước, hệ thống xử lý số tín hiệu thủy âm băng thông rộng giúp tăng khả năng theo dõi mục tiêu. Ngư lôi có lắp máy gây nhiễu và khối phân loại và loại bỏ mục tiêu giả ở chế độ chủ động và thụ động của đầu tự dẫn.
Loại ngư lôi mới cũng có khoang modul cho ac quy. Khoang này có thể chứa từ 2-4 pin. Các ac quy oxit bạc-kẽm có quá trình phản ứng hóa học an toàn và thời gian kích hoạt ngắn.Một động cơ điện được lắp trên ngư lôi, kết hợp với 4 ac quy, đảm bảo cho ngư lôi tốc độ hơn 50 hải lý/h và tầm bắn tối đa hơn 50 km.
1623558282476.png

Phiên bản ngư lôi huấn luyện DM2A4 “Sea Hake” cũng như phiên bản DM2A3 được trang bị ac quy lithium-ion. Loại ac quy này có độ an toàn cao khi bị nổ, có thể sạc lại hơn 200 lần trong suốt thời gian hoạt động của ngư lôi (ít nhất 5 năm). Hệ thống điện của ngư lôi và hệ thống làm mát là chu trình khép kín, không chịu tác động của môi trường bên ngoài.
Trên cơ sở ngư lôi DM2A4, phiên bản 4ER ra đời với tầm bắn trên 140km (trên lý thuyết là 185 km). Điều này vượt quá khả năng của hệ thống điều khiển từ xa của ngư lôi.Do vậy nó được dẫn đến mục tiêu thông qua anten định vị GPS nhấp nhô lên trên mặt nước, hiệu chỉnhđường đạn đến khu vực mục tiêu và quỹ đạo chuyển động dọc theo hành trình phức tạp. Ở đoạn cuối, ngư lôi sử dụng hệ thống dẫn bằng sóng thủy âm thụ động.
1623558310288.png


Phiên bản DM2A4 “Sea Hake” 4ER được phóng từ ống phóng ngư lôi hoặc từ thiết bị phóng di động trên bờ đặt trên khung gầm xe. Để đạt được cự ly đã định, động cơ điện được lắp thêm modul phần cứng nhằm tăng tốc độ di chuyển.
Ngư lôi SUT và DM2A3 được chế tạo theo chương trình “Sea Devil” từ năm 1970 -1990. Chúng có thể được nâng cấp bằng cách tích hợp vỏ và bộ nguồn với hệ thống tự dẫn và đầu tự dẫn của ngư lôi DM2A4 “Sea Hake”. Việc này sẽ kéo dài hạn sử dụng của ngư lôi ít nhất 20 năm.
1623558338770.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,114
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ngư lôi vạn năng của Hải quân Ý.
Trong trang bị của hải quân Ý là loại A184 phiên bản 3. Nó được sử dụng trên các tàu ngầm diesel-điện kiểu “Sauro cải tiến” và dự án 214. Việc sản xuất ngư lôi đã bị ngừng vào năm 2019. Tổng cộng, có khoảng 300 quả trong kho vũ khí của Hải quân Ý.

1623715484152.png

Tàu ngầm diesel-điện kiểu Sauro

1623715536581.png


Cùng với việc sản xuất ngư lôi, các hệ thống nâng cấp cũng được nghiên cứu chế tạo nhằm tăng cường các tính năng hiện có. Với sự tham gia tích cực của Hải quân Ý, một phiên bản cải tiến của ngư lôi đã ra đời– đó là A184 "Advance" hay A184.4 "Black Shark", từ năm 2003 đã có trong trang bị của hải quân hơn sáu quốc gia NATO và Mỹ Latinh.

1623715589514.png

Hệ thống tự dẫn hiện đại của ngư lôi này bao gồm đầu tự dẫn thủy âm chủ động - thụ động và thiết bị điều khiển từ xa. Ngư lôi được sử dụng ở chế độ điều khiển từ xa và tiếp theo là chế độ tự lập cũng như hoàn toàn tự lập theo nguyên tắc “bắn và quên”. Một trong những đặc điểm của đầu tự dẫn là có hai mảng anten thu tìm hướng âm thanh. Các mảng thu của đầu tự dẫn được đặt trên mặt phẳng ngang và dọc, bảo đảm dẫn ngư lôi ở chế độ chủ động – thụ động trong hệ tọa độ cực. Mạng anten khẩu độ rộng của đầu tự dẫn bảo đảm việc tìm kiếm mục tiêu ở chế độ thụ động. Các chế độ hoạt động của đầu dẫn ở mực nước sâu và nông đều có hiệu quả như nhau.

1623715643793.png


Các acquy nhôm-bạc là nguồn năng lượng được sử dụng trong ngư lôi. Loại acquy này bảo quản trong kho được 12 năm mà không cần phải thay. Bằng cách cải tiến đường viền thân tàu, hình dáng chân vịt và động cơ điện hai tốc độ, có thể giảm đáng kể mức độ tiếng ồn.
Mặc dù ngư lôi chưa được biên chế trong hải quân Ý nhưng nó là cơ sở để chế tạo ngư lôi A184.4 NSP sắp thay thế cho A184.3. Được phát triển trong khuôn khổ chương trình quốc gia "Ngư lôi hạng nặng mới" (NSP - Nuovo Siluro Pesante), A184.4 khác với mẫu cơ bản bởi khối ac quy có thể thay thế và đầu đạn mới với ngòi nổ được cải tiến, thiết bị lưu trữ mới và đầu cáp quang, cũng như phần mềm có khả năng chống nhiễu cho đầu tự dẫn. Phần mềm được phát triển theo chương trình ASTRA cho phép định dạng giản đồ hướng của anten đầu tự dẫn trong hệ thống tự dẫn và nén kỹ thuật số tín hiệu xử lý sơ cấp. Chế độ hoạt động đa tần của đầu tự dẫn cho phép có thể xử lý tín hiệu riêng biệt từng cánh sóng trong biểu đồ hướng của anten.
Trên cơ sở ngư lôi A184.4 NSP người ta chế tạo phiên bản huấn luyện có đầu đạn thật. Khoang với khối acquy có thể được thay thế tùy thuộc vào việc thực hiện nhiệm vụ chiến đấu hoặc huấn luyện. Ở phương án chiến đấu, ngư lôi được trang bị pin bạc-kẽm. Đặc điểm kết cấu của khoang cho phép giảm tiếng ồn của ngư lôi khi kích hoạt chu trình điện phân acquy. Điều này làm tăng độ bí mật sử dụng ngư lôi. Tương tự, trong thiết bị động lực có một động cơ điện không chổi than giúp kiểm soát tốc độ với khoảng cách 1-2 hải lý.

1623715704798.png


Trong phiên bản huấn luyện, ngư lôi được trang bị một khối acquy lithium-ion-polymer có thể sạc lại, cho phép thực hiện tới 100 lần phóng thử. Điều này làm giảm chi phí sử dụng ngư lôi khoảng 5-6 năm (thời hạn sử dụng ngư lôi huấn luyện các phiên bản cũ từ 12-18 tháng). Năm 2019, Hải quân Ý nhận loạt ngư lôi A184.4 NSP đầu tiên để trang bị cho hai tàu ngầm trong dự án 214.

1623715762999.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,114
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ngư lôi vạn năng của Hải quân Nhật.
Trong trang bị của hạm đội Nhật là loại ngư lôi Type 89 (trên các tàu ngầm diesel-điện loại "Soryu" và "Oyashio"). Ngư lôi được phát triển trên cơ sở phiên bản 5 Mk48 ADCAP của Mỹ. Hệ thống kỹ thuật, linh kiện của ngư lôi được sản xuất tại Nhật. Trong giai đoạn chế tạo Type 89, kho vũ khí của hải quân Nhật có trên 600 quả.

1623715922756.png

Tàu ngầm diesel-điện loại "Soryu"

1623716060899.png

Tàu ngầm diesel-điện loại "Oyashio"

1623716161780.png

Ngư lôi MK-48 ADCAP

Khác với Mk48 phiên bản 5 ADCAP, ngư lôi Type 89 sử dụng động cơ điện chạy bằng ac quy bạc kẽm giúp tăng tốc độ và tầm hoạt động của ngư lôi. Về ứng dụng, Type 89 tương tự như các loại ngư lôi vạn năng khác. Điều khiển từ xa được sử dụng ở chế độ làm việc thụ động của đầu tự dẫn hoặc khi đối phương sử dụng các phương tiện chống thủy âm. Khi cáp bị đứt, chế độ chủ động-bị động của đầu tự dẫn sẽ bật và việc tìm kiếm tiếp tục được thực hiện. Trong trường hợp bắn trượt, nếu trắc thủ có thể điều khiển được ngư lôi và dây cáp điều khiển từ xa đủ dài thì tiến hành bắn lại. Khi không thể thực hiện điều khiển từ xa, ngư lôi chuyển sang chế độ tìm kiếm mục tiêu. Trên cơ sở Type 89, người ta chế tạo ngư lôi tuabin khí có tốc độ cao và trọng lượng thuốc nổ tương đối lớn.

1623716290573.png


1623716317401.png


1623716337165.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,114
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ngư lôi vạn năng của hải quân Trung Quốc
Trải qua một số chương trình hiện đại hóa, ngư lôi YU-3 vẫn có trong thành phần trang bị của hầu hết các tàu ngầm của hải quân Trung Quốc. Đầu tự dẫn chủ động- thụ động, hệ thống tự dẫn một chiều từ ngư lôi, thân vỏ mới bằng hợp kim nhẹ cho phép vận hành ngư lôi tới khi nó được rút hoàn toàn khỏi trang bị.
1624016695502.png


Hiện nay, ngư lôi Yu-3 và Yu-4 chống hạm đã được thay thế bằng Yu-6. Đặc điểm hoạt động của YU-6 giống các loại ngư lôi tương tự của Hải quân các cường quốc đầu những năm 2000. Trong quá trình tạo Yu-6, các kỹ sư Trung Quốc đã có thể áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất.
Hệ thống tự dẫn phối hợp bao gồm đầu tự dẫn ba tọa độ chủ động-thụ động với ốp chỉnh lưu âm thanh trong suốt, kênh dẫn theo vết và hệ thống điều khiển từ xa với cáp đồng trục.Khả năng tính toán của hệ thống tự dẫn được bảo đảm bởi một bộ xử lý có tính năng tương đương với bộ xử lý Intel 80486. Ở tần số xung nhịp 50 MHz, bộ xử lý thực hiện khoảng 40 triệu lệnh máy mỗi giây. Thiết bị của hệ thống tự dẫn có thiết kế modul và kiến trúc phần mềm mở.
1624016726682.png

Tổ máy tuabin khí có độ ồn thấp hoạt động theo chu trình Brighton mở với nhiên liệu riêng mà công thức của nó đã được các chuyên gia Trung Quốc giải mã khi họ nhận được ngư lôi Mk 48 của Mỹ theo đơn đặt hàng của họ. Nhiên liệu tương tự Otto II của Mỹ, bao gồm ba thành phần: 75% - nhiên liệu (propylene glycol dinitrate); 23% - chất khử nhạy - dibutyl sebacate làm giảm độ nhạy của nhiên liệu với các tác động bên ngoài; 2% - chất ổn định - 2-nitrodiphenylamine, ngăn chặn quá trình tự phân hủy nhiên liệu. Quá trình đốt cháy nhiên liệu đơn chất không đòi hỏi bất kỳ chất oxy hóa nào, nó xảy ra sau khi đốt nóng và bay hơi do sự tương tác giữa các thành phần.

1624016753638.png


Thông số chiến, kỹ thuật của Yu-6
1624016783927.png


Nếu so với các mẫu ngư lôi trước đây của hải quân Trung Quốc, Yu-6 có độ sâu hoạt động lớn hơn, do đó cần phải chế tạo thân ngư lôi từ loại hợp kim đặc biệt bền ZLJD-1S với khả năng chống ăn mòn cao.

1624016810617.png


Kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực vật liệu mới giúp chế tạo ốp anten đầu tự dẫn bằng cao su đặc biệt với mật độ 1,098 g/cm3 và độ nhám bề mặt 0,16 micron, do vậy, tốc độ âm thanh trong cao su gần với tốc độ âm thanh trong nước - 1.551 m/s nên biểu đồ hướng anten không bị biến dạng và đảm bảo độ nhạy cần thiết của cảm biến sóng nước.

1624016837906.png


Mô hình Yu-6 là cơ sở để chế tạo một số mẫu ngư lôi mới cho hải quân Trung Quốc. Chẳng hạn, ngư lôi có độ ồn thấp, được điều khiển từ xa bằng đường truyền cáp quang hai chiều.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,114
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ngư lôi Shkval (Nga)

1624016960749.png

Ngư lôi Shkval-E phiên bản xuất khẩu

Ngư lôi Shkval sử dụng động cơ phản lực và có khả năng tạo siêu khoang, giúp nó đạt tốc độ lên tới 370 km/h, khiến đối phương không kịp trở tay. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô chủ yếu dựa vào hạm đội tàu ngầm để vô hiệu hóa lợi thế của hải quân Mỹ. Một trong số những vũ khí dưới nước hiện đại nhất từng được nước này phát triển là ngư lôi siêu khoang VA-111 "Shkval" (NATO định danh: Squal), theo National Interest.
Khác với ngư lôi truyền thống sử dụng động cơ chân vịt hoặc động cơ thủy lực, Shkval sử dụng một động cơ phản lực giúp nó có tốc độ rất nhanh. Để khắc phục lực cản lớn của nước, các kỹ sư Liên Xô đã nghĩ ra cách loại bỏ khối nước phía trước ngư lôi bằng cách tạo thành bọt khí siêu khoang.
Hệ thống khí nén sẽ xả ra ở mũi ngư lôi, kết hợp với hình dáng đặc biệt ở phần mũi để tạo thành một bóng khí mỏng bao quanh thân ngư lôi, cách ly nó khỏi khối nước xung quanh, giảm lực cản dưới nước, giúp ngư lôi đạt vận tốc 370 km/h. Tiến trình này gọi là công nghệ tạo siêu khoang.
Điểm yếu của công nghệ này là khi đổi hướng đột ngột, ngư lôi dễ bị lệch ra ngoài bóng khí, khiến nó chịu lực cản khổng lồ của nước ở vận tốc 370 km/h, dẫn tới phá hủy hoàn toàn quả đạn. Các biến thể đầu tiên của Shvkal sử dụng hệ thống dẫn đường rất thô sơ, buộc nó phải di chuyển theo đường thẳng không cơ động.

1624017006544.png


1624017170434.png


1624017135023.png


1624017338323.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,114
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ngư lôi MK-48 (Mỹ)

1624375430070.png

Ngư lôi Mk 48

Mk 48 là loại ngư lôi hạng nặng được trang bị trên tàu ngầm của Hải quân Mỹ và đồng minh, có thể dùng để chống cả tàu mặt nước và tàu ngầm nguyên tử hoạt động ở độ sâu lớn.
Ngư lôi Mk 48 bắt đầu được phát triển từ cuối thập niên 1960 để bắt kịp với những tiến bộ của công nghệ tàu ngầm Liên Xô và chính thức đưa vào trang bị năm 1972 với phiên bản Mk 48 Mod 1.

1624375464048.png

Nạp ngư lôi MK-48 lên tàu ngầm

Đến năm 1988, phiên bản nâng cấp Mk 48 ADCAP ra đời và bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt trong năm 1989.
Biến thể hiện đại nhất hiện nay là Mk 48 Mod 7 CBASS với băng thông của hệ thống sonar được mở rộng chính thức đi vào hoạt động năm 2008 và có giá 3,8 triệu USD/quả.
Thông số kỹ thuật cơ bản của ngư lôi Mk 48/ Mk-48 ADCAP:
+ Trọng lượng 1.558/ 1.676 kg; đầu đạn 295 kg;
+ Dài 5,79 m;
+ Đường kính 533 mm;
+ Tầm bắn hiệu quả 38 km khi chạy ở tốc độ 102 km/h hoặc 50 km với tốc độ 74 km/h;
+ Độ sâu hoạt động lớn nhất đạt tới 800 m.
Mk 48 có thể được dẫn hướng từ tàu ngầm bằng dây gắn trên ngư lôi, chúng cũng có các sensor chủ động hoặc bị động riêng để tự tiến hành dò tìm, thực hiện quy trình bám và tấn công mục tiêu. Ngư lôi Mk 48 được thiết kế để nổ phía dưới các tàu mặt nước.

1624375621660.png

Nạp ngư lôi MK-48 lên tàu ngầm

Ngư lôi Mk-48 được thiết kế để phóng từ các ống phóng ngư lôi của tàu ngầm. Vũ khí được vận chuyển bởi tất cả U.S. Các tàu ngầm của hải quân, bao gồm các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Ohio-classvà Seawolf -, Los Angeles - và Virginia -lớp tàu ngầm tấn công . Nó cũng được sử dụng trên các tàu ngầm của Canada, Úc và Hà Lan . Ngư lôi Mk-48 và Mk-48 ADCAP có thể được dẫn đường từ tàu ngầm bằng dây gắn vào ngư lôi. Chúng cũng có thể sử dụng các cảm biến thụ động hoặc thụ động của riêng mình để thực hiện các thủ tục tìm kiếm, thu nhận và tấn công mục tiêu được lập trình. Ngư lôi được thiết kế để kích nổ dưới keel của tàu nổi, phá vỡ keel và phá hủy tính toàn vẹn cấu trúc của nó. Trong trường hợp trượt, nó có thể quay trở lại để thực hiện lần thử khác.

1624375673804.png

Ngư lôi MK-48 trong khoang tàu ngầm Mỹ

1624375757623.png


Khác với cuộc tấn công của tên lửa đối hạm, nếu bị trúng ngư lôi Mk 48 thì hầu như mọi tàu chiến chỉ có một kết cục duy nhất là nằm lại dưới đáy đại dương.

1624375952452.png

Tàu chiến mục tiêu bị "xé đôi" khi trúng ngư lôi MK-48
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,114
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ngư lôi MK-46 (Mỹ)

1624376196253.png


Từ năm 1957-1967, Hải quân Mỹ và một loạt các nước khác được trang bị ngư lôi kích thước nhỏ (MT) Mk.44 (tốc độ 30 hải lý, tầm xa (tầm bắn) 5,5km, đầu đạn nặng 34kg), có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở độ sâu tới 300m. Sự xuất hiện vào cuối những năm 1950 - đầu những năm 1960 của các tàu ngầm hạt nhân tên lửa và các tàu ngầm đa nhiệm với sức mạnh khủng khiếp, tốc độ di chuyển cao và khả năng lặn sâu đã làm cho hiệu quả của các ngư lôi đối hạm bị suy giảm. Từ đó bắt đầu một giai đoạn mới trong tiến trình phát triển của các phương tiện đối phó với tàu ngầm hạt nhân. Việc nâng cấp không chỉ tập trung vào việc nâng cao các tính năng của ngư lôi mà còn tập trung vào việc chế tạo ra các vũ khí đối hạm kiểu mới - các tổ hợp tên lửa sử dụng kiểu đầu đạn đặc biệt hoặc các ngư lôi tự hành kích thước nhỏ. Việc phát hiện và chỉ thị mục tiêu được thực hiện bởi các tổ hợp tàu ngầm hoặc tàu nổi tương ứng, kết hợp với dữ liệu của không quân hải quân và trinh sát vũ trụ.

1624376249322.png


Việc phóng các tên lửa có mang theo ngư lôi đối hạm kích thước nhỏ, sử động cơ tên lửa nhiên liệu rắn 2 chế độ chuyên dụng, bảo đảm sự tạo đà và bay ở tầm cao (dưới 300m) với tốc độ không vượt quá vận tốc âm thanh. Hệ thống điều khiển hỏa lực tự động trên tàu (ASBU) cung cấp liên tục các dữ liệu thời gian thực về vị trí của tàu phóng (tàu mẹ), của PLUR và mục tiêu, trên cơ sở những thông tin đó để phát lệnh điều chỉnh tọa độ bay của tên lửa. Ngay sau khi được phóng ra, PLUR được dẫn đường bởi hệ thống theo dõi, có chức năng phát các tín hiệu điều khiển lên máy thu - phát trên boong. Các lệnh của hệ thống điều khiển trên boong (SU) được phát ra từ các lá ở mặt sau của cánh tên lửa. Tầm cao của quỹ đạo bay được kiểm soát nhờ thiết bị đo cao tích hợp trong SU của tên lửa. Để giữ ổn định cho tên lửa khi bay, người ta sử dụng các thiết bị ổn định đường bay cỡ nhỏ, được bố trí ở phần đuôi tên lửa, và cánh gió, được bố trí ở mặt cắt của cửa phụt động cơ tên lửa. Các hệ thống trên boong hoạt động nhờ hệ thống pin nhiệt năng. Khi bay gần tới vị trí mục tiêu, ngư lôi được tách ra khỏi tên lửa nhờ một cơ chế nổ, sau đó đáp xuống nhờ một chiếc dù, tại thời điểm bắt đầu tiếp xúc với mặt nước, ngư lôi sẽ được tách khỏi dù và tiếp tục chuyển động bằng động cơ của nó.

1624376288883.png


1624376306145.png


Mk.46 mod.0 được đưa vào trang bị trong Hải quân Mỹ từ năm 1964. Ngừng sản xuất năm 1966, sử dụng kiểu ngòi nổ không tiếp xúc. Ngư lôi được phóng từ các máy bay phản lực (có tốc độ dưới 740km/h) và trực thăng, được hãm tốc bằng dù chuyên dụng. Sau khi tiếp xuống mặt nước, ngư lôi di chuyển tới độ sâu tìm kiếm ban đầu, bật GASSN và di chuyển theo quỹ đạo tìm kiếm hình tròn từ trái qua phải. Nếu không tìm thấy mục tiêu, nó tiếp tục di chuyển thẳng theo phương ngang và tiếp tục quét vòng tròn từ trái qua phải. Khi thiết lập được tương tác thủy âm với mục tiêu, việc di chuyển tiếp theo được thực hiện theo các lệnh của GASSN. Ngư lôi có GASSN chủ động-thụ động, hoạt động ở tần số 30kHz. Tổng cộng đã có 1300 ngư lôi loại này được sản xuất và biên chế trong không quân hải quân Mỹ. Mk.46 mod.0 sau đó được cải tiến và lấy ký hiệu là Mk.46 mod.1.

1624376846818.png


1624376915868.png


1624376350053.png


Từ những năm 1970 đến nay, đã có nhiều loại ngư lôi đối hạm được chế tạo cũng như cải tiến như: ngư lôi kích thước nhỏ Mk.46 của Mỹ, Stingray và Tigerfish của Anh, Murène của Pháp. Việc sử dụng các động cơ mới như động cơ nhiệt, động cơ đốt trong pít-tông, các hệ thống tự dẫn thủy âm (GASSN) chủ động-thụ động, các vật liệu nổ mạnh hơn trong đầu đạn cho phép nâng cao vận tốc của ngư lôi lên tới 45 - 50 hải lý, tầm bắn từ 10-15km đối với ngư lôi hạng nhẹ, và độ sâu tiêu diệt mục tiêu lên tới 600m.

1624376386775.png


Mk.46 mod.1 được đưa vào trang bị trong Hải quân Mỹ năm 1965, sau đó được biên chế cho Hải quân các nước NATO. Đến năm 1969, Mỹ ngừng sản xuất loại ngư lôi này. Động cơ của Mk.46 mod.1 là động cơ đốt trong pít-tông 2 kỳ công suất 85 mã lực, sử dụng nhiên liệu lỏng đồng chất "Otto II". Đầu đạn sử dụng ngòi nổ tiếp xúc-không tiếp xúc Mk.20 với bán kính phản ứng 0,6 m. Cơ chế nhập dữ liệu - tiếp xúc điện tử bằng cáp nhiều lõi. Kiểu tìm kiếm: hình xoắn hoặc hình vòng tròn; độ sâu tìm kiếm ban đầu là 40, 85, 150, 230 hoặc 305m; kiểu tự dẫn đường - thụ động-chủ động hoặc các chế độ chủ động; độ sâu hành trình tối thiểu - khi sử dụng trên tàu nổi là 15m, khi sử dụng trên máy bay hoặc làm đầu đạn của PLUR là 18m.

1624376421206.png


Mk.46 mod.2 là phiên bản xuất khẩu. Chúng bắt đầu được chế tạo từ năm 1970 và ngừng sản xuất năm 1981. Ngư lôi này có trong trang bị của Hải quân các nước Australia, Brazil, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Israel, Tây Ban Nha, Canada, New Zealand, Đức, Pháp, Hàn Quốc. Mk.46 mod.2 là phiên bản cải tiến của Mk.46 mod.1 với máy tính trên boong có năng lực mạnh hơn cùng hệ thống lái tự động mới. Khi sử dụng trên các máy bay phản lực, trực thăng hoặc trong đầu đạn của PLUR, ngư lôi được trang bị dù hãm tốc. Ngư lôi tiếp nước theo phương 45o và di chuyển tới các độ sâu tìm kiếm ban đầu định sẵn là 40, 85, 150, 230 hoặc 305 m. Ở độ sâu này, ngư lôi kích hoạt GASSN và bắt đầu quét vòng tròn sang phải với vận tốc góc 10o/s cho tới khi phát hiện và "bắt" được mục tiêu, sau đó chuyển động của nó được điều khiển theo lệnh của GASSN. Trong trường hợp để mất hoặc bắt nhầm mục tiêu giả ở vùng xa, ngư lôi tiếp tục di chuyển 5s theo quỹ đạo hiện thời, sau đó quét vòng tròn sang phải trong 56s với vận tốc góc giữ nguyên. Nếu vẫn không tìm thấy mục tiêu, ngư lôi di chuyển tới mức độ sâu tìm kiếm ban đầu và tiếp tục quét vòng tròn sang phải. Trong trường hợp để mất hoặc bắt nhầm mục tiêu giả ở vùng gần (dưới 770m), ngư lôi di chuyển 3s theo quỹ đạo khi đó, sau đó quét vòng tròn sang phải trong 24s với vận tốc góc 20o/s. Nếu vẫn không tìm thấy mục tiêu, ngư lôi di chuyển tới độ sâu tìm kiếm ban đầu và tiếp tục quét vòng tròn sang phải với vận tốc góc 6,5o/s. Khi được phóng từ tàu nổi, ngư lôi chuyển động tới độ sâu tìm kiếm ban đầu, sau đó tiếp tục di chuyển một khoảng cách theo hình chữ chi trên mặt phẳng nằm ngang theo góc 45o so với phương ban đầu. Nếu trên quãng đường này không phát hiện mục tiêu, ngư lôi sẽ thực hiện cơ chế tìm kiếm như đã nêu trên. Mk.46 mod.2 có GASSN chủ động-thụ động, hoạt động ở tần số 30 kHz, phương pháp định vị mục tiêu là pha-biên. Tần số sóng tới trong chế độ tìm kiếm và dẫn đường xa (cách mục tiêu hơn 770m) là 0,51 Hz, ở cự ly cách mục tiêu từ 220m - 770m là 0,8 Hz, ở cự ly dưới 220m là 2 Hz. Ngoài ra, ở cự ly cách mục tiêu dưới 110m, công suất bức xạ được hạ xuống. Ngư lôi này được chế tạo bởi công ty Alliant Techsystems với số lượng gần 3300 quả, phần lớn trong số chúng sau này được tái trang bị thành Mk.46 mod.5.

1624377050857.png


Mk.46 mod.4 được sử dụng như bộ phận hỏa lực của mìn neo đối hạm Mk.60 Captor, được đưa vào trang bị năm 1976, tới năm 1987 thì ngừng sản xuất. Mk.46 mod.4 thực chất là Mk.46 mod.2 được cải biến để lắp đặt vào mìn Captor. Ngư lôi được chứa trong ống phóng (là thân của mìn Captor). Khi thiết lập kênh thường trực (thụ động thủy âm) của mìn, nắp của ống phóng được bật ra và động cơ của ngư lôi được khởi động. Sau đó ngư lôi di chuyển tới độ sâu tìm kiếm ban đầu và ở độ sau này, nó thực hiện quỹ đạo di chuyển như Mk.46 mod.2 (trong trường hợp có dù hãm tốc). Các đặc tính của GASSN chủ động-thụ động của mod.4 cũng tương tự mod.2. Ngư lôi được chế tạo bởi công ty Alliant Techsystems với số lượng 3500 quả. Năm 1989, xuất hiện phiên bản cải tiến Mk.46 mod.6, sử dụng GASSN và bộ phận điều khiển từ Mk.46 mod.5.

1624376764825.png


Mk.46 mod.5 "Neartip" là ngư lôi đối hạm được phát triển theo chương trình NEARTIP (Near-Term Improvement Program), được đưa vào trang bị năm 1979 trong Hải quân các nước NATO.
Về cấu trúc, Mk.46 mod.5 tương tự Mk.46 mod.1 và mod.2. Theo đó, Mk.46 mod.1 và mod.2 hoàn toàn có thể được cải biến thành mod.5 bằng cách trang bị cho nó một số tổ hợp máy móc được chế tạo bởi "Alliant Techsystems" như GASSN (bao gồm ăng-ten, máy thu và máy phát) mới hoặc cải tiến, bộ phận điều khiển và động cơ. Động cơ của Mk.46 mod.5 là động cơ 2 tốc độ. Chế độ tìm kiếm mục tiêu được thực hiện ở tốc độ thấp, sau khi phát hiện mục tiêu, ngư lôi chuyển sang tốc độ cực đại và thực hiện tiến công mục tiêu. Nhờ cơ chế này, quá trình tìm kiếm có thể kéo dài được thêm 30-50%, đồng thời mức tiếng ồn tự phát ra cũng được giảm đi. Kíp nổ tiếp xúc-không tiếp xúc (điện từ) đảm bảo sự phát nổ của đầu đạn khi tiếp cận mục tiêu ở góc hẹp. GASSN chủ động-thụ động với cơ chế xử lý số thông tin cho phép phát hiện các tàu ngầm có trang bị thiết bị chống thủy âm đặc dụng. Nhờ sử dụng máy vi tính trên boong, việc giảm tiếng ồn tự phát của ngư lôi, sự thay đổi hình dạng của tín hiệu và logic xử lý nó mà có thể nâng cao được tầm phản ứng xa của ASSN cũng như tăng cường được khả năng chống nhiễu.
Hầu như tất cả các ngư lôi hạng nhẹ đều có 2 chế độ vận tốc. Vận tốc thấp được sử dụng khi tìm kiếm và tự dẫn ở giai đoạn đầu của hành trình, vận tốc cao - ở giai đoạn tiếp cận đến khoảng cách hoạt động của GASSN ở đoạn cuối của hành trình. Khi tiến công các mục tiêu ít tiếng ồn và các mục tiêu có sử dụng phương tiện chống ngư lôi (GPD), sử dụng cả chế độ chủ động và kết hợp (chủ động và thụ động) của GASSN. Trong trường hợp mục tiêu có sử dụng phương tiện GPD, có 2 phương thức hoạt động GASSN: tìm mục tiêu và tự dẫn trong chế độ thụ động; trong chế độ chủ động, khi bắn trượt mục tiêu, ngư lôi sẽ tiếp tục quay lại chế độ tìm kiếm lần thứ 2; hoạt động đồng thời ở cả 2 chế độ chủ động và thụ động.


1624377330387.png


Clip bắn ngư lôi MK-46 từ tàu chiến

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,114
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ngư lôi Fizik (Nga)

1624636400804.png


Hiện tại, các thông số kỹ thuật cụ thể của ngư lôi Fizik-2 không được công bố nhưng giới chuyên gia Nga đánh giá dòng ngư lôi mới có tính năng vượt trội hoàn toàn so với dòng ngư lôi Mk 48 Mod 7 Hải quân Mỹ đang sử dụng. Ngư lôi Fizik-2 có ưu thế hơn về khả năng di chuyển im lặng, vận tốc cơ động và tầm bắn hơn so với sản phẩm của Mỹ. Cụ thể, ngư lôi Fizik-2 có tầm bắn lớn hơn khoảng 10 km so với Mk 48 Mod 7 và đủ khả năng tiêu diệt bất kỳ mục tiêu cỡ lớn nào, trong đó có tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay của đối phương.

1624636442017.png


Ngư lôi Fizik-2 do Viện nghiên cứu và thiết kế Morteplotekhnika (một chi nhánh của Tập đoàn Tên lửa chiến thuật) phát triển và chế tạo.
“Về dài hạn, ngư lôi Fizik-2 sẽ thay thế hoàn toàn các dòng ngư lôi sử dụng động cơ điện Hải quân Nga đang sử dụng”, kỹ sư Alexei Grigoryev, một chuyên gia tham gia phát triển ngư lôi Fizik-2 khẳng định với tờ báo Izvestia.
Về nguyên tắc, ngư lôi Fizik-2 cỡ 533 mm được thiết kế cho các cuộc đấu tay đôi giữa các tàu ngầm. Nó dài 7,2 m và được trang bị nhiều công nghệ đặc biệt của Nga. Một điểm đặc biệt là dòng ngư lôi này sử dụng động cơ đốt trong xếp thẳng hàng thay vì động cơ điện. Điều này cho phép nó sử dụng cơ cấu đẩy nước phản lực giúp giảm phát ồn khi hoạt động. Ở các điều kiện tối ưu, ngư lôi Fizik-2 có thể đạt tốc độ tới 60 hải lý/giờ (110km/giờ).

1624636471632.png


Khi nói về cuộc chiến giữa tàu ngầm bằng ngư lôi, chuyên gia quân sự, giáo sư thuộc Học viện Hải quân Nga Vadim Kozyulin cho biết: trong tác chiến hiện đại, cuộc chiến giữa các tàu ngầm giống như “chiến đấu bằng dao găm trong bốt điện thoại công cộng”; ai ra đòn trước là bên có lợi thế hơn. Chính vì thế, ngư lôi Fizik-2 sẽ tạo ra lợi thế cho tàu ngầm Nga.

1624636506222.png


Một điểm lợi thế chính của ngư lôi Fizik-2 là khả năng hoạt động ở dưới sâu 500 m, độ sâu mà không một loại ngư lôi nào trong quá khứ có thể làm được. Nhờ công nghệ dẫn đường bán chủ động: Kết hợp giữa tín hiệu thủy âm từ tàu ngầm mẹ đưa ngư lôi tiếp cận khu vực mục tiêu và đầu tự dẫn khi cách mục tiêu 1-2,5 km giúp ngư lôi Fizik-2 có khả năng kháng nhiễu và tỷ lệ đánh trúng mục tiêu cao.

1624636546666.png


Fizik-2 thu được mục tiêu bằng cách sử dụng bộ tìm mục tiêu kênh đôi. Nó dựa trên một hệ thống thủy âm thụ động chủ động có khả năng phát hiện sự đánh thức của mục tiêu ở khoảng cách 1,2-2,5 km. Ngư lôi có tầm bắn tới 50 km và có thể mang đầu đạn nặng tới 300 kg.
Hiện tại, Mỹ cũng theo đuổi hướng phát triển ngư lôi sử dụng động cơ đốt trong tương tự như Fizik-2 do chúng có tốc độ di chuyển và độ sâu hoạt động tối ưu hơn so với ngư lôi sử dụng động cơ điện truyền thống. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu của phía Mỹ chưa được công bố.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,114
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ngư lôi Spearfish (Anh)

1624636777093.png


Ngư lôi Spearfish của Hải quân Anh do công ty BAE System phát triển từ những năm 1990 cho 2 nhiệm vụ là tác chiến chống tàu ngầm và chống tàu chiến mặt nước. Ngư lôi Spearfish nặng 1,85 tấn, đường kính thân 533mm, dài 7m, dùng động cơ đẩy tuốc bin khí với pump-jet cho tầm bắn lên tới 54km, tốc độ bơi 15km/h.
Với đầu nổ nặng tới 300kg, Spearfish cung cấp cho các tàu ngầm Hải quân Anh khả năng đánh chìm bất cứ tàu ngầm, tàu mặt nước cỡ lớn nào của đối phương.
Về hệ thống dẫn đường, Spearfish được trang 2 hệ dẫn kết hợp gồm dẫn qua dây và sonar chủ động pha cuối. Theo đó, hệ thống dây dẫn truyền lệnh điều khiển được thiết kế đặc biệt đảm bảo cho Spearfish khả năng cơ động, tốc độ tốt, cung cấp kênh trao đổi dữ liệu 2 chiều giữa ngư lôi và tàu ngầm, tối đa hóa cảm biến và hệ thống điều khiển tàu ngầm.

1624636813344.png


Ở cự ly gần mục tiêu, sonar chủ động trên ngư lôi Spearfish sẽ tự động phân loại và tấn công mục tiêu. Nếu không bắt được mục tiêu trong lần tấn công đầu tiên, Spearfish sẽ tự động chọn chế độ tái tấn công phù hợp cho tới khi thành công (tất nhiên trong trường hợp nó còn nhiên liệu đẩy).
Có thể nói, Spearfish là ngư lôi chống ngầm - chống hạm mạnh nhất, hiện đại nhất của Hải quân Hoàng gia Anh hiện nay. Những tính năng của nó thậm chí còn vượt trội một số ngư lôi của Hải quân Nga.

1624636844536.png


1624636858382.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top