[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)
Tên lửa hạm đối hạm được xếp vào loại TLĐH tiến công. Điển hình là Harpoon, Tomahawk (Mỹ); SS-N-2B Styx, SS-N-3 (Liên Xô), Exocet (Pháp), Penguin (Na Uy), OTOMAT (Italy, Pháp)... Một số nước đã nghiên cứu cải tiến hệ tên lửa hạm tàu để có thể đảm nhiệm cả hai nhiệm vụ phòng không và chống hạm như Sea Sparrow (Mỹ), Sea Dart (Anh). Tên lửa Sea Skua (Anh) và Sea Killer (Italia) là những loại tên lửa không đối hạm điển hình. Tên lửa đất đối hạm phần lớn là những loại cải tiến từ tên lửa hạm đối hạm, bố trí cố định trên bờ biển hay trên các xe cơ động. Tên lửa đất đối hạm Silkworm của Trung Quốc được Iran sử dụng trong Chiến tranh Iran-Irắc là loại được cải tiến từ tên lửa SS-N-2C của Liên Xô. Tên lửa hạm đối hạm Exocet cũng đã được Achentina cải tiến thành tên lửa phòng thủ bờ biển đã hoạt động hiệu quả trong Chiến tranh Manvinat. Liên Xô đã cải tiến tên lửa không đối đất Kanal thành tên lửa bảo vệ bờ biển SSC-2 Samlet. Trong một cuộc triển lãm hàng không ở Paris, Trung Quốc đã trưng bày nhiều loại TLĐH phóng từ bờ như HY-2 Hải Ưng và FL-2 Phi Long, là các loại được cải tiến từ TLĐH của Liên Xô.
Từ cuối thập niên 1950 của thế kỷ 20, các nước tư bản đã phát triển các tên lửa có cánh (cruise) hay còn gọi là TLHTĐH. Đầu tiên là tên lửa SS-12M, cải tiến từ tên lửa chống tăng SS-12 (Pháp), sau đó là Sea Killer của Italia với các kiểu Mk-1, Mk-2. Trước khi có Harpoon và Tomahawk, Mỹ đã đưa tên lửa Sidewinder không đối không xuống tàu làm nhiệm vụ chống hạm (AGM-87A Focus), Anh có tên lửa Sea Dart vừa làm nhiệm vụ phòng không vừa kiêm nhiệm vụ chống hạm.
Do không có tàu sân bay lớn như Mỹ và các nước phương Tây khác nên Liên Xô đã sớm phát triển TLĐH và đưa vào trang bị nhiều kiểu loại khác nhau. Sự kiện tên lửa P-5 của Liên Xô (NATO gọi là SS-N-2 Styx), đánh đắm tàu khu trục Eilath của Ixraen ngày 21.10.1967 đã làm sửng sốt các nước phương Tây vì nó tỏ rõ sức mạnh của TLĐH. Được trang bị loại vũ khí này, một tàu hộ tống cỡ nhỏ vẫn có thể đánh đắm được tàu khu trục cỡ lớn. Sự kiện đó mở ra một thời kỳ mới-thời kỳ TLĐH trở thành mối uy hiếp chủ yếu đối với hải quân các nước. Từ đó, nhiều nước đã ra sức phát triển TLĐH, làm xuất hiện những kiểu loại TLĐH có tính năng cao, thế hệ mới như Harpoon, Penguin, Exocet, OTOMAT, Kormoran, Gabriel… Cũng từ đó một hướng phát triển mới xuất hiện là nghiên cứu chế tạo các hệ thống vũ khí phòng chống TLĐH.

Ngày nay, các phương tiện trinh sát, quan sát trên tàu không những có khả năng phát hiện mục tiêu với cự ly xa hơn, cả ngày lẫn đêm và trong mọi điều kiện thời tiết, mà còn được sự hỗ trợ của các phương tiện trinh sát, báo động sớm từ trên không và trên vũ trụ. Sự phát triển của kỹ thuật điện tử đã tạo điều kiện nâng cao tính năng của vũ khí chống hạm mới nhờ sự kết hợp với các Hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin và tình báo (C3I), nhưng cũng đã làm cho môi trường điện-từ mà tên lửa hoạt động trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Sự phối hợp tác chiến giữa hạm tàu và máy bay, trực thăng trong tiến công cũng làm tăng thêm tính bất ngờ, hiệu quả của TLĐH và các phương tiện phòng chống nó. Tuy nhiên, TLĐH dễ bị rađa phát hiện và các phương tiện trinh sát, chiến tranh điện tử có thể gây nhiễu và đánh lạc hướng. Trong bối cảnh đó, những yêu cầu về tầm bắn, khả năng tiến công bất ngờ, xác suất trúng đích, khả năng sống còn (tránh bị phát hiện và tiêu diệt trước khi đến được mục tiêu) và khả năng chống nhiễu của TLĐH cũng ngày càng cao, dẫn đễn sự ra đời của những TLĐH thế hệ mới sau này.

Sự phát triển của TLĐH có thể được khái quát như sau:
Tên lửa đối hạm thế hệ 1

Được nghiên cứu chế tạo trong khoảng thời gian từ cuối những năm 40 đến cuối những năm 50, chủ yếu để tiến công tàu sân bay, tàu chiến nổi, hải cảng và mục tiêu trên bờ. Loại tên lửa này thường sử dụng động cơ tuabin phản lực, điều khiển bằng chùm sóng hoặc vô tuyến điện, có thể tích lớn, tốc độ chậm, tính năng kỹ-chiến thuật còn hạn chế, hệ thống thiết bị cồng kềnh. Ðại diện cho loại này là SS-N-1 của Liên Xô, Sea Sparrow của Mỹ.

dh9.jpg

SS-N-1

dh10.jpg

Sea Sparrow


Tên lửa đối hạm thế hệ 2
Được nghiên cứu chế tạo trong khoảng thời gian thập kỷ 60. Loại tên lửa thế hệ này có thể tích nhỏ hơn, nhẹ hơn, dễ thao tác, song tốc độ vẫn tương đối chậm, tầm bắn gần, chỉ có thể phóng từ bờ và trên hạm. Ðiển hình là SS-N-2A của Liên Xô và Exocet MM-38 của Pháp.

dh11.jpg

SS-N-2A

dh12.jpeg

Exocet MM-38


Tên lửa đối hạm thế hệ 3
Được nghiên cứu chế tạo từ đầu thập kỷ 70 đến đầu thập kỷ 80, chủ yếu để tiến công tàu tuần dương, tàu khu trục và các mục tiêu trên biển. Về cơ bản, chúng có thể tích nhỏ, đa năng, nhiều chủng loại, có thể phóng từ nhiều loại phương tiện mang; sử dụng các kỹ thuật như đường bay lôgic máy tính, rađa chủ động dải tần rộng, đầu dẫn điều khiển phức hợp, nâng cao được khả năng chống nhiễu; được lắp động cơ tuabin phản lực, nâng cao tầm bắn và tốc độ, uy lực lớn. Tiêu biểu cho loại này là tên lửa MM-40 của Pháp, OTOMACH-I (Italia), SS-N-12 (Liên Xô) hay tên lửa chống ngầm Exocet AM39 (Pháp), AGM-84A (Mỹ).

dh13.jpg

MM-40

dh14.jpg

SS-N-12

dh15.jpg

AGM-84A


Tên lửa đối hạm thế hệ 4
Loại tên lửa thế hệ này có tính đến khả năng phát triển của các loại vũ khí phòng không trên hạm. Ðầu thập kỷ 80, Ixraen, Anh bắt đầu nghiên cứu chế tạo TLĐH thế hệ 4 để thay thế các TLĐH cũ có tốc độ dưới âm, nhằm tăng khả năng đột kích đường không trong điều kiện các loại vũ khí phòng không trên hạm phát triển mạnh. Tên lửa đối hạm thế hệ này được sử dụng kỹ thuật tiên tiến có tốc độ siêu âm và vượt âm; có tầm bắn xa hàng trăm km, thậm chí hàng nghìn km như: Mk-4 của Thuỵ Điển có tầm bắn là 1.000km, DF-21 của Trung Quốc là 1.700km... Các hệ thống tên lửa này thường được trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh, đa năng hoá, đa dạng hoá, trí năng hoá, có khả năng tàng hình, chống nhiễu tốt. Điển hình các loại TLĐH đa năng này là các hệ thống như Exocet MM-40 Block-3 của Pháp; RBS-15 Mk-3 của Thụy Điển hay hệ thống mới như Club-M, Club-K của Nga; BrahMos của Ấn Độ... Tên lửa loại này đang được các nước chú trọng nghiên cứu phát triển và không ngừng hoàn thiện.

dh16.jpg

Mk-4

dh17.jpg

DF-21

dh18.jpg

Club-M

dh19.jpg

BrahMos
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tên lửa đối hạm trong chiến tranh

Trong Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất (1914-1918), vũ khí chống hạm chủ yếu là pháo hạm và ngư lôi. Chiến tranh thế giới thứ Hai (1939-1945) nổ ra, máy bay trở thành "kẻ huỷ diệt" các tàu và hạm đội bằng các phương tiện chống hạm như bom, pháo và sau này là tên lửa.

Tên lửa đối hạm xuất hiện đầu tiên trên thế giới dưới dạng bom liệng là tên lửa Hs-293 của Đức, được nghiên cứu từ năm 1940 và sử dụng từ năm 1943. Sự xuất hiện của Hs-293 đã gây bất ngờ lớn cho Hải quân Đồng minh. Rất nhiều tàu chiến cũng như tàu thương mại của Hải quân Đồng minh đã bị Hs-293 đánh chìm hoặc làm hư hỏng nặng. Điển hình là tàu chiến HMS Egret của Hải quân Hoàng gia Anh đã bị tên lửa Hs-293 bắn chìm ngày 27.8.1943 và trở thành chiếc tàu chiến đầu tiên đã bị đánh chìm bởi TLCH.

dh1.jpg

HMS Egret

dh2.jpg

HMS Egret trúng tên lửa và đang chìm

Ngày 21.10.1967, trong cuộc Chiến tranh Trung Đông lần thứ Ba, Hải quân Ai Cập đã phóng 02 quả TLHTĐH SS-N-2A Styx (P-15) từ tàu hộ tống ở gần cảng Sait, bắn chìm một tàu buôn của Ixraen. Ở gần bán đảo Sinai, các tàu tên lửa Ai Cập đã phóng 04 TLĐH P-15, đều bắn trúng và làm chìm tàu khu trục Eilath của Ixraen; cuộc tiến công này đã làm chết 47, bị thương 91, trong tổng số 199 thủy thủ đoàn trên tàu Eilath của Ixraen. Đó là thành tích lớn đầu tiên của TLHTĐH chống hạm.
dh3.jpg

Tàu khu trục Eilath

dh4.jpg

Tàu tên lửa lớp Komar mang tên lửa P15 cùng loại đánh chìm khu trục Eilath

Trận đánh đầu tiên trong lịch sử hải quân thế giới mà các bên đối kháng đều sử dụng TLHTĐH đã xảy ra trong trận chiến ngày 6.10.1973 giữa Ixraen và Syria. Vào hồi 17 giờ cùng ngày, một biên đội gồm 5 tàu tên lửa, đều trang bị TLHTĐH Gabriel của Ixraen, chạy nối đuôi nhau thành hai hàng dọc, tiến đánh cảng Latakia của Syria. Đến 22 giờ 28 phút, biên đội tàu Israel bước vào giao chiến với tàu phóng lôi K-123 của Syria đang cảnh giới cách cảng Latakia 50km. Tàu chiến Ixraen đã dùng pháo 76mm bắn bị thương tàu K-123 từ cự ly 10km, nhưng đồng thời hoạt động của biên đội tàu Israel cũng bị đối phương phát hiện. Phía Syria lập tức phản ứng, đưa tàu quét lôi Yarmuk của Syria đang tuần tra, chạy về hỗ trợ các lực lượng ở cảng Latakia, dưới sự bảo vệ của các khẩu đội pháo. Nhưng tàu Yarmuk đã bị 02 quả TLHTĐH Gabriel phóng từ tàu tên lửa của Israel đánh chìm. Ba tàu tên lửa của Syria gồm (2 tàu lớp Komar và 1 tàu lớp Osa) xuất phát từ Latakia lao nhanh tới chặn đánh biên đội tàu Israel; các tàu này đã phóng 06 quả TLHTĐH P-15 về phía tàu Ixraen. Để đối phó với P-15, các thủy thủ Israel đã sử dụng hệ thống chế áp điện tử, làm cho các rađa trên các tàu Syria và các hệ dẫn tên lửa TLHTĐH P-15 bị hỗn loạn. Tất cả 06 TLĐH P-15 đều đã bị nổ, trước khi tiếp cận phía đuôi các tàu tên lửa Israel. Tiếp đó, tàu chiến Israel đã tiếp cận các tàu chiến của Syria và phóng đi các TLHTĐH Gabriel đánh đắm 01 tàu Osa và 01 tàu Komar, 01 tàu Komar còn lại bị thương và cố gắng bỏ chạy nhưng lại bị mắc cạn; tuy nhiên vẫn bị tàu Israel tiếp cận và dùng pháo bắn trực diện tiêu diệt. Trận đánh đầu tiên trong lịch sử hải quân mà các bên tham chiến đều sử dụng TLHTĐH đã diễn ra như vậy.

dh5.jpg

tàu phóng lôi K-123

dh6.jpg

Tàu quét lôi cùng lớp với tàu quét lôi Yarmuk

dh7.jpg

tàu Osa

Trong chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakixtan, đêm 05.7.1974, nhóm tàu tiến công của Hải quân Ấn Độ gồm các tàu tuần tiễu, tàu tên lửa đã tắt hết các phương tiện vô tuyến điện, tiến hành ngụy trang nghi binh và chiếm lĩnh các vị trí cần thiết. Khi còn cách bờ 20km, các tàu tuần tiễu Ấn Độ tự thả trôi, tàu tên lửa chạy với tốc độ thấp nhất để tránh bị phát hiện. Khi phát hiện được tàu khu trục Haibiêc của Pakixtan, tàu tên lửa Ấn Độ đã tiến công bằng 02 quả tên lửa Styx, bắn hỏng tàu khu trục Haibiêc, các tàu khác tiến công bắn chìm tàu quét mìn Mukhapic. Sau đó, các tàu Ấn Độ tiến vào gần bờ, phóng 02 quả tên lửa và bắn phá vào bờ, nơi có các căn cứ và các tàu đang đỗ, làm bị thương 01 tàu quét mìn khác. Kết quả trận chiến, Ấn độ đã phóng 15 quả tên lửa Styx (12 quả bắn trúng mục tiêu), bắn chìm 01 tàu quét mìn, bắn hỏng 01 tàu khu trục và bắn bị thương 01 tàu quét mìn của Pakixtan; Hải quân Pakixtan không chống trả được chút nào.

dh8.jpg

Tên lửa Styx

Trong cuộc chiến tranh Ai Cập và Ixraen lần thứ Tư, chiều tối ngày 08.10.1973, 5 tàu tên lửa, 02 tàu đổ bộ của Ixraen (có 04 trực thăng trên boong) đang tuần tra trên biển cách bờ 30km ở đoạn Damieta-Bantim. Trực thăng Ixraen bay trinh sát với tốc độ chậm và ở độ cao thấp, vì thế rađa của Ai Cập đã nhận nhầm là tàu nổi của Ixraen; 04 tàu tên lửa Ai Cập được lệnh tiếp cận mục tiêu. Khi phát hiện 04 chấm sáng trực thăng (bị nhận nhầm là tàu chiến) trên màn hình, ở cự ly 17km các tàu Ai Cập đã phóng 06 tên lửa Styx, 04 chấm sáng biến mất (vì sau khi phát hiện Ai Cập phóng tên lửa, trực thăng đã nâng độ cao); các tàu Ai Cập cho rằng tàu địch đã bị tiêu diệt nên rút về căn cứ. Đúng lúc đó, các tàu tên lửa và trực thăng Ixraen tổ chức tiến công. Các tàu của Ixraen phóng 03 tên lửa Gabriel Mk-1, tiêu diệt 03 tàu tên lửa Ai Cập. Cùng ngày, khi các tàu Ixraen trở về thì bị một tàu tên lửa Ai Cập đang trực tại cảng Sait tiến công bằng 03 quả tên lửa Styx ở tầm tối đa 20km, tiêu diệt một tàu của Ixraen. Đêm 16.10.1973, 03 tàu tên lửa và 01 tàu phóng lôi Ixraen ở vùng Vịnh Abuka phát hiện 02 mục tiêu lạ, đã tiến hành tiếp cận và công kích. Nhưng các tàu của Ai Cập đã lợi dụng ưu thế về cự ly bắn đã tiến công trước bằng 05 quả tên lửa Styx ở cự ly tối đa, diệt 02 tàu tên lửa và 01 tàu phóng lôi của Ixraen, tàu tên lửa còn lại của Ixraen cũng phóng được 01 tên lửa, làm cháy 01 tàu Ai Cập nhưng đã được dập tắt nhanh chóng.

dh9.jpg

Tên lửa Gabriel Mk-1

Kết quả trong ba trận chiến đấu, TLĐH của Ai Cập đã diệt 01 tàu phóng lôi và 06 tàu tên lửa của Ixraen; về phía Ai Cập bị mất 04 tàu và 01 tàu bị thương. Nếu tính cả cuộc chiến tranh này, Ai Cập bị mất tổng cộng 07 tàu tên lửa vì TLĐH của Ixraen. Đây là một cuộc chiến đấu giữa hai lực lượng hải quân dùng tên lửa hạm đối hạm, nhưng có khác nhau về yếu tố chiến thuật và sử dụng các phương tiện điện tử gây nhiễu đánh lừa, phối hợp với các lực lượng hỗ trợ khác như trực thăng và tàu phóng lôi; dẫn đến kết quả sử dụng TLĐH của Ấn Độ hiệu quả hơn.

Sau đó, trong cuộc chiến tranh Manvinat năm 1982, bằng ba đợt tiến công, các máy bay Super Etendard của Achentina (được trang bị TLĐH AM-39 Exocet của Pháp) đã bắn cháy, làm chìm tàu khu trục Sheffield và 01 tàu chở quân loại lớn (15.000 tấn) Atlantic Conveyor của Anh; một tên lửa MM-38 phóng từ bờ đã đánh bị thương tàu khu trục HMS Glamorgan của Anh ngày 12.6.1982. Thực ra, Hải quân Anh có lực lượng mạnh hơn Achentina, nhưng do quá tin tưởng vào tên lửa phòng không tiên tiến, họ đã loại bỏ pháo trên tàu; nên khi TLĐH Exocet của Achentina (lắp trên máy bay) bay cực thấp, tránh được hệ thống rađa cảnh giới dày đặc, bất ngờ tiến công làm cho tên lửa phòng không của Anh phải "bó tay".

dh10.jpg

Máy bay Super Etendard

dh11.jpg

AM-39 Exocet

dh12.jpg

Tàu khu trục Sheffield trúng tên lửa AM-39 Exocet

dh13.jpg

Atlantic Conveyor trúng tên lửa AM-39 Exocet

dh15.jpg

HMS Glamorgan trúng tên lửa

Những năm 1980, trong cuộc xung đột Iran và Irắc, đã ghi nhận 112 trường hợp TLĐH của Irắc bắn trúng các tàu mặt nước của Iran; trong đó, gần 60% trường hợp các tàu bị TLĐH tiến công, bị đắm hoặc hỏng nặng. Về phía Iran, cũng đã sử dụng TLĐH Silkworm HY-2 mua của Trung Quốc, để đánh đắm nhiều tàu chở dầu của Irắc trên vùng Vịnh. Tháng 3.1986, Mỹ cũng đã sử dụng tên lửa Harpoon đánh chìm hai tàu chiến và hỏng hai tàu khác của Libi. Tháng 5.1987, phi công Irắc đã phóng 02 tên lửa không đối hạm AM-39 Exocet vào tàu khu trục USS Stark của Mỹ, khiến tàu hỏng nặng, làm 37 thủy thủ thiệt mạng. Năm 2006, lực lượng Hecbôla đã bắn 01 TLĐH C-802 của Trung Quốc vào tàu hộ tống INS Hanit của Ixraen gây hư hỏng nặng và làm tràn một khối lượng lớn dầu ra biển...

dh16.png

Silkworm HY-2

dh17.jpg

C-802

dh18.jpg


dh19.jpg

USS Stark trúng tên lửa đối hạm của Iraq

Những sự kiện trên đã cho thấy hiệu quả và lợi thế của TLĐH. Từ đó, những loại TLĐH có tính năng cao đã được phát triển và lần lượt ra đời.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tên lửa đối hạm hiện có trong trang bị của các nước

a. Tên lửa đối hạm của Nga


Nga là nước nghiên cứu chế tạo nhiều loại TLĐH để sử dụng và xuất khẩu cho các nước khác. Một số loại TLĐH điển hình của Nga qua các thời kỳ gồm:

Họ tên lửa SS-N-2

SS-N-2 (NATO gọi là Styx) có tên thiết kế đặt theo các phiên bản khác nhau là: P-15, P-20, P-21, P-22 và P-27. SS-N-2 là TLHTĐH đầu tiên của Nga; được thiết kế từ đầu những năm 1950 và chính thức đưa vào trang bị trong Quân đội Liên Xô vào năm 1967. SS-N-2 sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu lỏng, có tầm hoạt động từ 40-80km, vận tốc đạt 0,9M. Tên lửa có chiều dài 5,8m, rộng 0,76m và sải cánh rộng 2,4m. Khối lượng phụ thuộc vào từng phiên bản khác nhau: kiểu P-15 Termit nặng 2.125kg, đầu nổ 480kg; kiểu P-20 nặng 2.500kg, đầu nổ 500kg.

SS-N-2 thuộc loại tên lửa hạm đối hạm, thường được trang bị cho các tàu lớp Osa-Il, Tarantul I. Đây là loại tên lửa được điều khiển theo chế độ “bắn và quên”, đầu tự dẫn chủ yếu dùng rađa chủ động, có loại dùng hồng ngoại. Khi tên lửa được phóng từ hạm tàu, trong thời gian đầu, tên lửa sẽ hoạt động ở chế độ tự dẫn cho đến khi đến gần mục tiêu, rađa tích cực sẽ kích hoạt, giúp điều khiển tên lửa tiến công chính xác mục tiêu. Điểm yếu lớn nhất của loại tên lửa này là thay vì dùng động cơ phản lực dùng không khí thì nó lại dùng động cơ nhiên liệu lỏng, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tầm bắn của nó.

Ngày nay, với tốc độ chậm, kích thước lớn và thiết kế khí động kém không cho phép cơ động gấp, các tên lửa dòng P-15 dù được nâng cấp hệ dẫn đường tiên tiến cùng thiết bị chống nhiễu mới nhất cũng khó đảm đương được nhiệm vụ chống các loại tàu chiến thế hệ mới, do dễ bị phát hiện từ xa và bắn hạ dễ dàng. Nhưng bù lại nó có khung thân rất rộng cùng đầu đạn lớn nên rất thuận lợi cho việc hoán cải công năng thành tên lửa hành trình tiến công mặt đất.

dh20.jpg


P-15 phiên bản đất đối hải

dh21.jpg

P-15 phiên bản hải đối hải

dh22.jpg

P-15 phiên bản không đối hải


dh23.jpg

Tàu tên lửa Osa-Il

dh24.jpg

Tàu tên lửa Tarantul I
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Họ tên lửa SS-N-3

dh1.jpg


SS-N-3 (NATO gọi là Shaddock hoặc SS-C-1), là loại TLĐH được chế tạo từ thời Liên Xô, phóng từ tàu ngầm nhằm chống lại các hạm đội tàu sân bay của đối phương. SS-N-3 được thiết kế theo các phiên bản khác nhau là P-5, P-6, P-35 và S-35. SS-N-3 có kích thước: dài 11,85m, rộng 0,96m; sải cánh 3,2m; tầm hoạt động từ 460-500km; đầu tự dẫn dùng rađa chủ động kết hợp điều khiển bằng lệnh; trọng lượng tùy theo phiên bản, dao động từ 4.600-5.400kg; đầu nổ nặng 900kg; động cơ đẩy dùng động cơ nhiên liệu lỏng.

Phiên bản đầu tiên của SS-N-3 là P-5, sử dụng hệ dẫn đường bằng quán tính, được trang bị cho các tàu ngầm loại Echo II, Whiskey Conversion và Juliett. P-5 sử dụng cánh gập được, do đó có thể trang bị cho các tàu ngầm loại nhỏ. P-5 có tầm bắn lên tới 500km, hoạt động ở độ cao từ 100-400m và hành trình ở tốc độ 0.9 M. Vào những năm 1960, P-5 có thể xuyên thủng qua hệ thống phòng thủ bờ biển của Mỹ. Phiên bản P-6 được thiết kế với độ chính xác cao hơn so với P-5 và sử dụng vào mục đích tiến công các tàu sân bay của Mỹ. P-6 được trang bị cho các tàu ngầm loại Echo II và Juliett, sử dụng hệ dẫn đường bằng rađa tích cực. P-6 có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường.

Để phóng P-5, tàu ngầm bắt buộc phải nổi lên mặt nước, kích hoạt rađa dẫn đường để điều khiển tên lửa hướng tới mục tiêu. Sau khi phóng, tên lửa lên đến tầm cao, tăng tốc tới vận tốc cực đại và bắt đầu tìm kiếm vùng phía trước với rađa dẫn đường. Hình ảnh kết quả được truyền tới tàu phóng thông qua 1 kênh TV. Khi một mục tiêu được xác định, nhân viên trên tàu sẽ xác minh có phải đó là mục tiêu hay không, sau đó điều khiển tên lửa bằng cách bật hệ thống tìm đường của nó sang chế độ tự động. Tên lửa hạ độ cao (nhưng vẫn ở tốc độ siêu âm) rồi chui xuống nước 10-20m trước khi tới mục tiêu và phát nổ để phá hoại mục tiêu dưới nước, tăng mức độ thiệt hại cho đối phương.

dh2.jpg

SS-N-3 - P5

dh3.jpg

SS-N-3 - P6


dh4.jpg

SS-N-3 - P35



Họ tên lửa SS-N-12

SS-N-12 (NATO gọi là Sandbox) là loại TLĐH tầm xa, sử dụng nhiên liệu lỏng, có khả năng tác chiến trong phạm vi 550km. SS-N-12 có tên thiết kế là Bazalt P-500, Bazalt 4k-80, bắt đầu được trang bị trong Quân đội Liên Xô từ năm 1975 với mục tiêu thay thế lớp tên lửa Shaddock; được trang bị cho tàu sân bay Kiev, các tàu ngầm lớp Echo II, Juliett và sau đó còn được trang bị cho các tàu khu trục lớp Slava và một số loại tàu chiến khác. P-500 có kích thước: dài 11,7m, rộng 1,544m, sải cánh 2,6m, có thể mang đầu đạn thường (từ 500kg đến 1.000kg) hoặc đầu đạn hạt nhân (350KT). Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính và rađa hoạt động chế độ chủ động. Do tầm hoạt động xa, hệ thống dẫn đường của tên lửa được cập nhật thông qua một số loại máy bay như Tu-95, Ka-25 và Ka-27 Helix hoặc thông tin truyền dẫn qua vệ tinh.

Điểm ưu việt của thế hệ P-500 là có hệ thống gây nhiễu điện tử hiện đại, khiến cho hệ thống phòng thủ đối phương khó có thể phát hiện và tiêu diệt trước khi tên lửa lao đến mục tiêu. So với các thế hệ tên lửa trước đó, P-500 có tầm hoạt động xa hơn và bay thấp hơn khiến cho hệ thống phòng thủ của đối phương trở nên vô hiệu.

dh5.jpg

SS-N-12
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Họ tên lửa SS-N-21

SS-N-21 (NATO gọi là Sampson) có tên thiết kế là 3k-10 Granat, RK-55 Granat, S-10/3M-10, là TLĐH chiến lược tầm trung, trang bị cho tàu ngầm, sử dụng động cơ đẩy phản lực và bắt đầu trang bị cho Hải quân Liên Xô kể từ năm 1984.
Sampson được xem là loại tên lửa có khả năng tác chiến ngang ngửa với TLHT Tomahawk của Mỹ. Sampson được thiết kế nhằm trang bị cho các tàu ngầm lớp Victor 3, Akula 1/2, Sierra 1/2 và Yankee Notch; mỗi tàu có thể mang từ 20-35 tên lửa loại này. Sampson có kích thước: dài 8,09m, rộng 0,51m, trọng lượng 1.700kg, có thể phóng từ ống phóng ngư lôi 533mm.
Sampson sử dụng hệ dẫn đường quán tính, có khả năng cập nhật thông tin địa hình trên đường bay và điều khiển từ trung tâm chỉ huy. Sampson có thể tiêu diệt mục tiêu cách tàu lên tới 2.400km, hành trình trên biển với vận tốc 0,7M, mang đầu đạn hạt nhân có sức công phá 200KT hoặc đầu đạn thường nặng 400kg hoặc đầu đạn có chứa nhiều đầu đạn con bên trong.
Kể từ khi chính thức đưa vào trang bị đến nay, Hải quân Nga có hơn 240 tên lửa Sampson triển khai trên 37 tàu ngầm. Theo Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược START-2, loại tên lửa này đã được cắt giảm đáng kể, hiện còn khoảng 200 tên lửa. Tuy nhiên, một số tên lửa loại này đã được hoán cải mang đầu đạn thông thường hoặc loại mang nhiều đầu đạn con. Nga trang bị loại tên lửa này cho các tàu ngầm hiện đại lớp Delta 1/2/3 và có thể triển khai trên một số tàu khu trục.

dh6.jpg

SS-N-21

dh7.jpg

Tàu ngầm Victo III

dh8.jpg

Tàu ngầm lớp Akula

dh9.jpg

Tàu ngầm lớp Sierra


dh10.jpg

Tàu ngầm lớp Yankee Notch
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Họ tên lửa SS-N-25

dh11.jpg


SS-N-25 (NATO gọi là Switchblade) là loại TLĐH chiến thuật tầm trung, có tính năng kỹ chiến thuật giống TLĐH nổi tiếng của Mỹ US RGM-84/AGM-84 Harpoon, Exocet của Pháp hoặc Sea Eagle của Anh.
SS-N-25 có tên thiết kế là Kh-35, 3M24, Uran, Bal hoặc Harpoonski (vì có tính năng giống với TLĐH Harpoon của Mỹ). Switchblade được thiết kế nhằm tiêu diệt mục tiêu là các tàu thuyền trên biển có trọng lượng lên tới 5.000 tấn.
Phiên bản đầu tiên của dòng tên lửa Switchblade được đưa vào sử dụng trong Quân đội Liên Xô từ năm 1983 nhằm thay thế cho dòng tên lửa SS-N-2 Styx. Trải qua quá trình phát triển, Switchblade hiện có thể triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau như: tàu khu trục, tàu tuần tra, lực lượng phòng vệ bờ biển trên đất liền, từ một số loại máy bay trực thăng và từ máy bay tuần tra trên biển Tu-142 Bear.
Switchblade có trọng lượng 520-610kg tùy từng phiên bản, đầu đạn nặng 145kg, kích thước tên lửa 4,4m x 0,42m, sử dụng động cơ tuabin phản lực, vận tốc 0,8M và tầm bắn cực đại lên tới 130km. Switchblade sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính và rađa chủ động. Thông tin về mục tiêu có thể được truyền tới tên lửa từ các hệ thống bay hoặc từ trung tâm điều khiển bắn. Quá trình tiến công mục tiêu được chia thành hai giai đoạn: khi tên lửa rời khỏi bệ phóng, hệ thống dẫn đường quán tính được khởi động, đưa tên lửa tới khu vực có mục tiêu. Tại một khoảng cách nhất định, rađa chủ động được kích hoạt nhằm xác định, khóa mục tiêu; cùng thời điểm đó, hệ thống dẫn đường quán tính sẽ hướng tên lửa tới mục tiêu, đồng thời thay đổi độ cao hành trình, bay là là trên mặt biển (thấp nhất là 1m trên mặt biển). Tại thời điểm này, tên lửa tiếp tục nhận thông tin chỉ thị mục tiêu và điều khiển từ trung tâm cho đến khi tên lửa tiêu diệt mục tiêu.
Riêng phiên bản cuối của dòng SS-N-25 là TLĐH Kh-35UE được tích thêm hệ thống tiếp nhận thông tin Hệ thống định vị toàn cầu bằng vệ tinh Glonass. Với hệ thống tiếp nhận thông tin Glonass, Kh-35UE có thể hoạt động trong điều kiện biển động cấp 6, tốt hơn hẳn AGM-84 Harpoon của Mỹ, đồng thời có khả năng tiến công cả các mục tiêu cố định trên bờ biển.
Phiên bản SS-N-25 sử dụng vào mục đích phòng thủ bờ biển (đất đối hải) có tên là Bal-E, được thiết kế nhằm thay thế cho Hệ thống phòng thủ bờ biển Rubezh. Hệ thống Bal-E bao gồm một xe chỉ huy, một xe xác định mục tiêu và một số xe mang tên lửa, trong đó, mỗi xe mang được 08 quả tên lửa 3M-24 Uran.

dh12.jpg

Tổ hợp Bal-E

dh1.jpg

Kh-35UE phiên bản hải đối hải

dh2.jpg


dh3.jpg

Kh-35UE phiên bản không đối hải

dh4.jpg

Kh-35UE phiên bản container
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Họ tên lửa SS-N-26

dh5.jpg

SS-N-26 là TLĐH chiến thuật tầm trung, có tên thiết kế là 3k-55 Onyx/Yakhont, P-800. Họ tên lửa này đã được phát triển từ năm 1983, trang bị cho Hải quân Nga vào năm 1999; đến năm 2001, P-800 đã được triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả trên biển, trên không và đất liền. Đến nay, P-800 đáp ứng tất cả những yêu cầu do Quân đội Nga đặt ra đối với TLĐH mới là: tiến công chính xác, có tốc độ siêu âm ở tất cả các giai đoạn bay, có thể phóng từ nhiều loại phương tiện mang như: máy bay, tàu nổi, tàu ngầm, bệ phóng cơ động và cố định trên mặt đất. Hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa P-800 được đặt tên là hệ thống phòng thủ Bastion. Đây là một hệ thống phòng thủ bờ biển di động, sử dụng xe MZKT-7930 TEL, trọng tải 41 tấn, mỗi xe mang theo 03 quả tên lửa P-800, hoạt động trong đội hình bao gồm các xe mang tên lửa, xe chỉ huy, hệ thống rađa truyền tiếp thông tin.

dh6.jpg

Hệ thống Bastion

Về mặt thiết kế, P-800 giống TLĐH Moskit (SS-N-22) và P-700 Granit. Tên lửa này có kích thước 8,9m x 0,9m, trọng lượng 3.000kg, đầu đạn nặng 250kg, sải cánh rộng 1,7m, sử dụng động cơ đẩy ramjet phản lực dòng thẳng nhiên liệu lỏng, hoạt động trong phạm vi từ 120-300km tùy theo độ cao và hành trình với vận tốc 2,5M.

So với các TLĐH thế hệ trước, hành trình của P-800 đặc biệt hơn. Ngay khi rời bệ phóng P-800 bay thẳng đứng lên cao, hành trình gần tới mục tiêu thì dần dần hạ thấp độ cao. Khoảng cách tới mục tiêu khi tên lửa hạ thấp có thể được lập trình từ trước. Việc kiểm soát độ cao của tên lửa được thực hiện nhờ rađa KTRV-Deltal K313, cho phép tên lửa có thể hoạt động ở độ cao từ 1.000m đến 5.000m. P-800 sử dụng hệ thống dò tìm mục tiêu Granit-Elektron; đây là một trong những hệ thống dò tìm mục tiêu kỹ thuật số hiện đại nhất của Nga hiện nay.

Rađa có thể hoạt động ở hai trạng thái chủ động và thụ động; trong chế độ chủ động, rađa hoạt động ở giải băng tần rộng với điều biến phổ tần ngẫu nhiên, có thể xác định mục tiêu cách 50km. Khi tên lửa phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 25-30km, lúc này tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng rađa ở trạng thái thu thụ động. Nhờ công nghệ hiện đại, P-800 có thể chống lại hiệu quả hệ thống gây nhiễu của đối phương, đồng thời cho phép hoạt động trong điều kiện biển động cấp 7.

Trong vài năm gần đây, Nga bán bản quyền hợp tác sản xuất P-800 cho Ấn Độ dưới tên là Brahmos-A và Brahmos-S. Trung Quốc cũng đang đàm phán với Nga để mua dây chuyền sản xuất phiên bản 3M-55 nhằm trang bị cho tàu chiến của hải quân. Trong phiên bản hợp tác sản xuất với Ấn Độ, tên lửa Brahmos có những cải tiến đáng kể về hệ thống dẫn đường. Phiên bản Brahmos được Ấn Độ triển khai trên các tàu chiến, các hệ thống phòng thủ bờ biển di động và trên máy bay Su27/30. Nga và Ấn Độ cũng đang xem xét triển khai phiên bản Brahmos tiến công đất liền. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào khả năng tăng độ chính xác cũng như hệ thống dẫn đường bổ sung.

dh9.jpg


Các phiên bản Brahmos

dh10.jpg

Su30 MKI mang tên lửa Brahmos

Clip về tên lửa Onyx/Yakhont
 
Chỉnh sửa cuối:

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
22,996
Động cơ
398,602 Mã lực
Em hỏi ngu là cả đống vũ khí như thế mà chả đánh nhau thì sau đó lại mang đi tiêu huỷ hả các cụ. Nước nào cũng tàng trữ khôgn biết bao nhiêu mà kể.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Họ tên lửa SS-N-27

dh11.jpg


SS-N-27 có tên thiết kế của Nga là 3M-54 là một họ tên lửa đa chức năng, được thiết kế dùng cho tàu chiến (Club-N), tàu ngầm (Club-S) và các máy bay chiến đấu. Hệ thống tên lửa này có thể sử dụng nhiều loại đầu đạn khác nhau, cho phép tiến công các mục tiêu trên biển cũng như các mục tiêu cố định trên bờ.
Không giống như TLĐH Moskit và Yakhont, Club sử dụng ống phóng ngư lôi 533mm hoặc các ống phóng thẳng đứng. Cho đến nay, có 5 phiên bản Club khác nhau; trong đó, phiên bản 3M-54E1 và 3M-14E gần giống TLĐH Tomahawk của Hải quân Mỹ.
Tùy từng phiên bản, trọng lượng của tên lửa dao động từ 1.300kg đến 2.300kg và kích thước cũng từ 6,2m đến 8,2m x 0,533m. Do có nhiều phiên bản khác nhau nên tên lửa này cũng sử dụng nhiều loại động cơ đẩy khác nhau, bao gồm cả động cơ phản lực sử dụng nhiên liệu rắn nhiều tầng và động cơ tuabin phản lực.
Phiên bản 3M-54E1 sử dụng hệ thống dò tìm mục tiêu bằng rađa ARGS-54E (hoạt động chế độ chủ động), hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh Glonass và hệ thống dẫn đường bằng quán tính. Rađa ARGS-54E có góc dò ±450, bán kính hoạt động 65km. Tên lửa cũng sử dụng rađa KTRV-Detal RVE-B, giống như rađa sử dụng trong họ tên lửa SS-N-25.
Phiên bản tiến công mục tiêu trên đất liền 3M-14E sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính và bằng hệ thống định vị Glonass. Rađa chủ động ARGS-14E, có tầm hoạt động 20km, được sử dụng để xác định các mục tiêu trên mặt đất với góc tìm kiếm ±450.
Giống như các họ tên lửa khác, sau khi được phóng, tên lửa sẽ hành trình trên cao, khi tới gần mục tiêu, rađa tích cực sẽ được kích hoạt để xác định mục tiêu. Khi mục tiêu đã được khóa, động cơ tên lửa được tăng tốc lên tới 2,9M, độ cao hạ thấp xuống còn 15m và lao thẳng đến mục tiêu.
Nhằm vượt qua lưới phòng ngự của đối phương, tên lửa 3M-54 hành trình theo đường dích dắc; thân tên lửa được thiết kế khá gọn, sử dụng vật liệu hấp thụ sóng rađa khiến cho đối phương khó khăn trong việc phát hiện tên lửa từ xa. Hiện Nga đang xem xét triển khai loại tên lửa này trên máy bay Su-34; Ấn Độ đã mua và triển khai loại tên lửa này của Nga cho lực lượng hải quân, còn Trung Quốc đã đặt hàng cho các tàu ngầm lớp Kilo.

dh14.jpg
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Em hỏi ngu là cả đống vũ khí như thế mà chả đánh nhau thì sau đó lại mang đi tiêu huỷ hả các cụ. Nước nào cũng tàng trữ khôgn biết bao nhiêu mà kể.
Cụ cứ lo, thi thoảng xung đột là họ mang ra xài, cả loại cũ và mới như ở Iraq, Syria, Lybia ấy. Vừa thanh lý đồ cũ, vừa thử nghiệm và quảng cáo đồ mới
Em ví dụ tại Syria, Nga họ mang những thứ này xài (sử dụng trực tiếp hoặc ủy nhiệm)

dh15.jpg

Xe tăng T55

dh16.jpg

Xe tăng T62

dh17.jpg

Xe tăng T72

dh18.jpg

Xe tăng T90


Và xài loại này bắn từ biển Caspi sang Syria
dh19.jpg

dh20.jpg


Và vài loại khác


dh21.jpg

Tên lửa đất đối đất Iskander


dh22.jpg

Hệ thống pháo phản lực nhiệt áp Tos-1a solntsepek - 220mm
 
Chỉnh sửa cuối:

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
22,996
Động cơ
398,602 Mã lực
Cụ cứ lo, thi thoảng xung đột là họ mang ra xài, cả loại cũ và mới như ở Iraq, Syria, Lybia ấy
Em thấy đầu tư cho vũ khí là một món đầu tư khốn nạn nhất trong lịch sử nhân loại, trí tuệ đó, tiền đó mà nó dành để nghiên cứu những thứ phục vụ cuộc sống như vật liệu thân thiện với môi trường nhất là vật liệu xây dựng, tái tạo rừng, tái tạo biển....thì giờ khác rất nhiều rồi.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Em thấy đầu tư cho vũ khí là một món đầu tư khốn nạn nhất trong lịch sử nhân loại, trí tuệ đó, tiền đó mà nó dành để nghiên cứu những thứ phục vụ cuộc sống như vật liệu thân thiện với môi trường nhất là vật liệu xây dựng, tái tạo rừng, tái tạo biển....thì giờ khác rất nhiều rồi.
Hầu hết mọi sản phẩm phục vụ cho dân sinh đều đến sau và là ứng dụng của các sản phẩm quân sự đó cụ
Và tùy theo quan điểm của mỗi người, quan điểm sử dụng của mỗi giới cầm quyền, vũ khí có thể là "món đầu tư khốn nạn nhất trong lịch sử nhân loại" nhưng không có nó, nhà cửa, đất đai, sông biển của mình liệu có ... còn

Trích Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019:
"Tiềm lực quân sự là khả năng về sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ và khả năng huy động nhân lực, vật lực phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; là bộ phận nòng cốt của tiềm lực quốc phòng, được xây dựng trên nền tảng của tiềm lực chính trị - tinh thần, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ. Tiềm lực quân sự bao gồm hai yếu tố cơ bản là con người và vũ khí, trang bị, trong đó con người là nhân tố quyết định."
"Vũ khí, trang bị kỹ thuật, hậu cần có vai trò rất quan trọng trong chiến tranh hiện đại. Là quốc gia đang phát triển, trình độ khoa học - công nghệ còn có mặt hạn chế, song Nhà nước Việt Nam rất chú trọng bảo đảm cho Quân đội những loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại cần thiết để bảo vệ Tổ quốc".
"Việt Nam chủ trương củng cố và phát triển sức mạnh quốc phòng, trong đó sức mạnh quân sự là nòng cốt, đủ khả năng răn đe và đánh thắng mọi hành động xâm lược và chiến tranh".
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
b. Tên lửa đối hạm của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia "áp đảo" về số lượng các loại TLĐH so với kho tên lửa cùng loại của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, từ khi Nga xuất khẩu tên lửa chống hạm siêu âm P-800 Yakhont cho một số nước Đông Nam Á thì tên lửa chống hạm của Trung Quốc trở nên “lép vế”. Một số loại TLĐH điển hình của Trung Quốc qua các thời kỳ gồm:

Tên lửa đối hạm SY-1, SY-2

Trong những năm 1970-1980, SY-1 là tên lửa hạm đối hạm chủ lực của Trung Quốc. Ngoài nhược điểm độ chính xác kém, tên lửa SY-1 có thân hình khá đồ sộ cùng với tốc độ bay chậm nên tên lửa dễ dàng bị các hệ thống phòng không hiện đại đánh chặn. Ngoài ra, tên lửa còn tỏ ra kém hiệu quả trong môi trường tác chiến điện tử mạnh, động cơ nhiên liệu lỏng tiềm ẩn mối nguy hiểm và không đáng tin cậy nếu không được bảo trì đúng cách.

Nhận thấy sự bất lợi của động cơ nhiên liệu lỏng, các kỹ sư Trung Quốc đã phát triển động cơ nhiên liệu rắn cho TLĐH SY-2. Nhờ động cơ mới, kích thước, trọng lượng của tên lửa giảm đáng kể, tầm bắn và tốc độ được tăng lên. Tầm bắn của SY-2 đạt 130km, tên lửa sử dụng cơ chế dẫn đường quán tính và rađa chủ động giai đoạn cuối, xác suất tiêu diệt mục tiêu được quảng cáo là 70%. Tương tự như SY-1, SY-2 vẫn không phải là một TLĐH hiệu quả, nó tiếp tục lặp lại các nhược điểm của SY-1, trình độ công nghệ Trung Quốc chưa cho phép tạo ra các bước tiến bộ.

dh23.jpg

SY-1



Tên lửa đối hạm họ HY

Họ tên lửa HY là một biến thể nâng cấp của họ tên lửa SY. Chẳng hạn, HY-1 được NATO định danh với hai tên gọi CSS-N-2 cho biến thể sử dụng trên tàu chiến và CSS-C-2 cho bệ phóng trên đất liền. Trong đó biến thể HY-1J được Hải quân Trung Quốc dự định sử dụng trên tàu khu trục Type-051. Tuy nhiên, Cách mạng Văn hóa kéo dài trong những năm 1970 đã ngăn cản điều này. Kết quả tàu khu trục Type-051 chỉ được triển khai cho nhiệm vụ hỗ trợ thử nghiệm tên lửa đạn đạo chứ không được trang bị TLĐH. HY-1 dài 6,6m, tầm bắn khoảng 85km và rađa tìm kiếm mục tiêu của tên lửa được cải thiện khả năng chống nhiễu tốt hơn họ tên lửa SY.

dh25.jpg

HY-1

HY-2 giống HY-1, ngoại trừ chiều dài tên lửa dài hơn (7,48m so với HY-1 dài 6,6m). Mũi của tên lửa HY-2 được trang bị một rađa tìm kiếm mục tiêu mới. HY-2 được phóng từ bệ phóng trên đất liền với tầm bắn khoảng 200km, xác suất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa được giới thiệu là 90%. Do kích thước đồ sộ, HY-2 chỉ có thể phóng từ bệ phóng trên đất liền mà không được trang bị cho tàu chiến. Tên lửa này đã được xuất khẩu rộng rãi cho các nước Trung Đông.


dh24.jpg

HY-2

HY-3 là một biến thể TLĐH phóng từ đất liền sử dụng động cơ ramjet, còn gọi là C-301, NATO định danh là CSS-C-6. Tên lửa có tốc độ 2,5M, tầm bắn từ 130-180km. Tên lửa có kích thước khá đồ sộ: dài 9,85m, trọng lượng 3,4 tấn, phần mũi nhỏ và dài, phần thân sau lớn hơn với 04 tầng đẩy nhiên liệu rắn và 02 động cơ ramjet. Tên lửa được phát triển trong những năm 1980, hoàn thành vào năm 1990. Tuy nhiên, HY-3 không phải là một tên lửa có chất lượng và độ tin cậy để đưa vào sử dụng rộng rãi. Một nhược điểm khác là kích thước tên lửa quá lớn, nên nó dễ dàng bị phát hiện và bị đánh chặn bởi những hệ thống phòng không trên tàu chiến như: AK-630, Kashtan, Phalanx CIWS... Bên cạnh đó, công nghệ rađa trang bị trên tên lửa khá hạn chế, nên tên lửa này nhanh chóng bị lạc hậu.

dh26.jpg

CSS-C-6

HY-4 là một biến thể của tên lửa hành trình tầm trung tiến công mặt đất được phóng từ tàu chiến. Tên lửa được phát triển trong những năm 1970, nhằm xuất khẩu sang các nước Trung Đông, là nơi đang xảy ra nhiều cuộc xung đột giữa Ixraen và khối Ảrập. Tên lửa được trang bị động cơ phản lực và động cơ tăng cường nhiên liệu rắn, tầm bắn từ 300-500km, tốc độ 0,8M, độ cao hành trình của tên lửa từ 70-200m, ở giai đoạn cuối tên lửa hạ độ cao xuống còn 8m trước khi tiến công mục tiêu. Khi Chiến tranh Trung Đông kết thúc, tên lửa HY-4 không có thêm khách hàng; cùng với chất lượng của tên lửa không thực sự thuyết phục. Do đó, tên lửa này chỉ phục vụ với số lượng hạn chế và nhanh chóng rơi vào quên lãng.

dh27.jpg

HY-4

Trong giai đoạn 1970-1990, Trung Quốc đã cố gắng để phát triển khá nhiều mẫu TLĐH, tên lửa hành trình khác nhau để thử nghiệm cũng như tạo bước đột phá về công nghệ như: FL-1/2, YJ-4, WX-41, YJ-63, KD-63, C-611... Song những hạn chế về nền tảng công nghệ Trung Quốc, sự phong tỏa của phương Tây, mối quan hệ với Liên Xô chưa được cải thiện, nên các tên lửa này đều không đạt được thành công để tạo ra sự đột phá.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tên lửa đối hạm YJ-8X

Sau thời gian dài vật lộn với các thiết kế sao chép dựa trên TLĐH P-15 của Nga không thành công, Trung Quốc tìm kiếm giải pháp mới là hệ thống TLĐH của Pháp. Tranh thủ thời gian quan hệ thân mật với Pháp trong những năm 1970, Trung Quốc tiếp cận các công nghệ TLĐH Exocet nổi tiếng của Pháp. Kết quả, sau tám năm, biến thể sao chép đầu tiên của Exocet là YJ-8 hay C-801 chính thức ra đời.

dh1.jpg

YJ-8 (C-801)

Tên lửa đối hạm YJ-8 có hình dáng bên ngoài và kích thước hoàn toàn giống với Exocet của Pháp, mẫu được thử nghiệm vào năm 1985 và chính thức được phê duyệt vào năm 1987. YJ-8 có trọng lượng gần 750kg, dài 6,4m, được thiết kế đa năng để có thể triển khai phóng trên nhiều phương tiện khác nhau như: từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay và bệ phóng trên mặt đất. Tên lửa có thân hình nhỏ gọn với 4 cánh ổn định ở giữa thân, 04 vây điều khiển ở đuôi và 04 cánh ổn định lớn ở tầng đẩy phụ. Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn hướng quán tính và rađa chủ động giai đoạn cuối, rađa của tên lửa có độ kháng nhiễu cao, hệ thống đo độ cao chính xác cho phép tên lửa bay ở độ cao tối thiểu so với mực nước biển. Trong quá trình bay đến mục tiêu, tên lửa được kiểm soát bởi hệ thống lái quán tính và máy đo độ cao. YJ-8 bay với tốc độ 0,9M, ở giai đoạn cuối tên lửa khóa mục tiêu bằng rađa và hạ thấp độ cao xuống còn 3-5m để tiến công. YJ-8 được trang bị đầu đạn bán xuyên giáp với khả năng phát nổ bên trong thân tàu để tăng độ thiệt hại. YJ-8 được cho là có khả năng cơ động ở giai đoạn cuối để tránh hệ thống đánh chặn của đối phương, song khả năng này chưa được kiểm chứng. Nhờ thân hình nhỏ gọn, khả năng bay hành trình thấp chỉ từ 10-30m (tùy biến thể), tên lửa YJ-8 được cho là khó bị phát hiện và đánh chặn bởi các hệ thống phòng thủ trên tàu chiến đối phương. Tầm bắn của tên lửa từ 40-180km (tùy biến thể), xác suất tiêu diệt mục tiêu trong điều kiện thử nghiệm được giới thiệu lên đến 98%.

Đến nay, các biến thể được phát triển gồm: phóng từ trên không YJ-8A (C-801A), YJ-8K (C-801K), phóng từ tàu ngầm YJ-8Q (C-801Q). YJ-82 (C-802) là biến thể của YJ-8 được nâng tầm bắn lên 120km; YJ-82A (C-802A) là biến thể nâng cấp gồm thay thế rađa đo độ cao bằng máy đo độ cao laser, giảm khả năng bị phát hiện bởi các hệ thống tác chiến điện tử, bổ sung hệ thống dẫn đường hồng ngoại tương tự chế độ dẫn đường kép của TLĐH Hùng Phong-II của Đài Loan, tầm bắn tăng lên 180km, biến thể này được giới thiệu vào năm 2005.

dh2.jpg

YJ-8K

Mẫu tên lửa YJ-82 là một cải tiến đáng kể của thiết kế cơ bản. Tên lửa YJ-82, dài hơn và nặng hơn, sử dụng động cơ đẩy tuabin phản lực để tầm bắn xa hơn và tầm hiệu quả đạt trên 120km. Tính năng này đạt được là nhờ lắp thêm động cơ tuabin siêu nhỏ TRI-60-2 Microturbo do Pháp chế tạo (hiện nay động cơ này đã được chế tạo tại Trung Quốc).

Năm 2005, tên lửa YJ-82 đã được cải tiến theo tiêu chuẩn C-802A với tầm bắn tăng lên tới 180km và được lắp một đường truyền dữ liệu để cập nhật số liệu chỉ điểm mục tiêu cho tên lửa trên đường bay. Tên lửa YJ-82A hiện nay đóng vai trò TLĐH phòng tuyến bên trong tầm xa của Trung Quốc với khối đầu đạn bán xuyên giáp nổ phá nặng 165kg. Ngoài ra, một hệ thống dẫn đường qua vệ tinh đã được phát triển cho tên lửa YJ-82A, đem lại khả năng tiến công mục tiêu mặt đất cho hệ tên lửa này.

YJ-82 được trang bị rộng rãi trên các tàu chiến của nước này, trong đó có một số tàu chiến chủ lực như tàu khu trục Type-052C, Type-054A/D. YJ-82 còn được xuất khẩu rộng rãi cho một số quốc gia Trung Đông và Nam Á, trong đó chủ yếu là Iran, Pakixtan và một số quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Mianma, Inđônêxia. So với một số TLĐH hiện đại khác như AGM-84 Harpoon, Exocet, Kh-35 Uran E... khả năng của tên lửa YJ-8 bị đánh giá là "dưới cơ".

dh3.jpg

YJ-82K

Sau khi Đài Loan công bố phát triển TLĐH Hùng Phong-II, Trung Quốc cho ra mắt YJ-83 (C-803) biến thể nâng cấp, tốc độ siêu âm, được phát triển vào năm 1994. Tầm bắn của biến thể này được giới thiệu từ 150-200km, riêng biến thể phóng trên không có tầm bắn trên 255km. Tuy nhiên, sau năm lần phóng thử, có tới ba lần thất bại, tên lửa lao xuống đất ngay sau khi rời bệ phóng, nguyên nhân được xác định là do hệ thống động cơ Trung Quốc sản xuất không ổn định, các nhà thiết kế Trung Quốc đã đề nghị nhập khẩu hệ thống động cơ của Nga để thay thế. Sau khi áp dụng chính sách quản lý chất lượng mới, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công và tên lửa được chấp nhận sử dụng vào năm 2000.

dh4.jpg

YJ-83 (C802A - phiên bản xuất khẩu)

Ngay sau thành công này, việc nâng cấp tên lửa lập tức được tiến hành, một ăngten đường truyền dữ liệu đã được gắn thêm vào tên lửa để nhận mục tiêu trung gian thông qua thiết bị chỉ thị mục tiêu trang bị trên trực thăng như Z-8, Z-9. Hệ thống datalink này đã được trang bị cho YJ-82, tuy nhiên nó chỉ tương thích với một trong hai hệ thống tìm kiếm mục tiêu hoặc rađa, hoặc hồng ngoại, không thể hoạt động ở cả 2 chế độ cùng lúc. Một hạn chế khác là do tốc độ siêu âm ở giai đoạn cuối cùng với những hạn chế về công nghệ dẫn đường, tên lửa không có khả năng tiến công các mục tiêu sâu trong đất liền. Ngoài ra, độ ổn định khả năng chịu đựng điều kiện khắc nghiệt của chiến trường không phải là thế mạnh của TLĐH này.

Năm 2011, Trung Quốc tuyên bố một loại TLĐH mới có tên là YJ-85 hay C-805, giới quân sự Trung Quốc tự hào cho rằng, loại TLĐH mới này còn ưu việt hơn cả các TLĐH hiện đại nhất của Nga. Các thông số kỹ thuật được công bố cho thấy, YJ-85 có đường kính 0,67m, dài 8m, trọng lượng 03 tấn, tầm bắn hiệu quả 380km. YJ-85 mang theo đầu đạn nặng 300kg, hệ thống dẫn đường được trang bị bộ cảm biến tinh vi, có khả năng phát hiện và bám theo các mục tiêu liên tục thay đổi vị trí. Theo một số thông tin, YJ-85 có sử dụng hệ thống dẫn đường kết hợp hệ thống định vị toàn cầu kiểu GPS và một rađa có khả năng lập bản đồ để bay theo kiểu men theo địa hình TERCOM.

Điều làm cho TLĐH YJ-85 đặc biệt nguy hiểm chính là tốc độ. Loại TLĐH này được cho là có tốc độ lên đến 3,5M; do đó việc đánh chặn TLĐH này gần như là điều không thể. Về cấu hình khí động học của YJ-85 tương tự như các biến thể trước đó. Tên lửa đối hạm YJ-85 được giới thiệu là thiết kế theo công nghệ hiện đại và rất đa năng, có thể phóng từ máy bay, tàu chiến, tàu ngầm và bệ phóng di động trên bờ. Ngoài chức năng chính là chống hạm, YJ-85 còn có thể sử dụng như một loại tên lửa hành trình tiến công mặt đất, các căn cứ quân sự và kho tàng ven biển. Tên lửa được thiết kế với khả năng tàng hình rất cao, các loại rađa hiện đại nhất gần như không bắt được tín hiệu của loại tên lửa này. Độ chính xác chính là một điểm nỗi bật của YJ-85; theo công bố, qua tám lần thử nghiệm, YJ-85 đạt hiệu suất tiêu diệt mục tiêu 100%.

dh5.jpg

C-805
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tên lửa đối hạm DF-21D

dh12.jpg


Kể từ sau cuộc chiến vùng Vịnh, Quân đội Trung Quốc đã chuyển từ việc nghiên cứu sang mua sắm và chế tạo các vũ khí để có thể đánh bại các tàu sân bay Mỹ trên các biển Hoa Đông và Biển Đông, tiến tới hiện thực hóa tham vọng giành vị thế bá chủ ở Tây Thái Bình Dương. Một trong những vũ khí đó là tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM) DF-21D (Dong Feng-21D), có thể nhấn chìm tàu sân bay Mỹ từ cự ly 1.700km.
Hiện có rất ít thông tin về ASBM DF-21D, chỉ biết rằng, nó được chế tạo dựa trên tên lửa đường đạn mặt đất DF-21 (phương Tây gọi là CSS-5). Biến thể đầu tiên của DF-21 được phát triển từ thập niên 1960 và hoàn thành vào giữa thập niên 1980. Đến nay, Quân đội Trung Quốc hiện có khoảng 60-80 tên lửa DF-21 trang bị cho 40-60 bệ phóng cơ động và 7 lữ đoàn tên lửa. Tên lửa có thể sử dụng đầu đạn thông thường và hạt nhân. DF-21 được triển khai ở các vùng biên giới và bao trùm những khu vực rộng lớn.
DF-21D (CSS-5 Mod 4) là tên lửa hai tầng, nhiên liệu rắn, trọng lượng phóng dự đoán là gần 15 tấn, tầm bắn gần 1.700 km. Tên lửa mang đầu đạn xuyên thông thường, nặng 500kg và có khả năng sử dụng thông tin chỉ thị mục tiêu từ các nguồn bên ngoài mà chủ yếu là các trạm rađa ngoài đường chân trời trên bờ biển, cho phép phát hiện và phân loại các tàu mặt nước cỡ lớn ở cách đường bờ biển đến 3.000km. DF-21D được cho là có sai số vòng tròn xác suất khoảng 10m, tức là bảo đảm bắn trúng chắc chắn một mục tiêu như tàu sân bay hạt nhân của Mỹ.
Các chuyên gia cho rằng, DF-21D dùng để trang bị cho các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động và mang đầu đạn lắp đầu tự dẫn rađa hoặc hồng ngoại. Nếu không được lắp đầu đạn hạt nhân, thì chỉ có đầu tự dẫn rađa và/hoặc hồng ngoại mới cho phép DF-21D mang đầu đạn thông thường tiến công hiệu quả các mục tiêu mặt nước cơ động.
Điều khiến Hải quân Mỹ đặc biệt lo ngại là để sử dụng ASBM, Trung Quốc đã cải tiến một số loại máy bay không người lái và phóng lên quỹ đạo các vệ tinh do thám trang bị các hệ thống quang-điện tử và rađa khẩu độ tia tổng hợp để cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu cho tên lửa này. Người ta cho rằng, đây là mắt xích còn thiếu để dẫn đường cho các ASBM của Trung Quốc đến các tàu sân bay Mỹ. Trung Quốc cũng coi các trạm rađa ngoài đường chân trời là phương tiện ưu tiên để cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu cho ASBM. Theo các chuyên gia, từ năm 2001, Trung Quốc đã bắt đầu chế tạo một rađa như vậy có khả năng phát hiện và phân loại mục tiêu với độ chính xác cao ở cự ly 800-3.000km. Một khi rađa này được đưa vào hoạt động thì có thể khẳng định, vùng biển giữa Nhật Bản và Philipines sẽ nằm trong vòng kiểm soát của Trung Quốc.
Trong vòng gần 5 năm, Trung Quốc tiến hành phát triển hệ thống chỉ thị mục tiêu cho ASBM. Vấn đề này đã được thảo luận trong nhiều thập kỷ và Trung Quốc đang nỗ lực kết hợp các hệ thống chỉ thị mục tiêu với các ASBM thành một tổ hợp thống nhất. Toàn bộ hệ thống phát hiện và dẫn đường cho tên lửa có thể gồm các vệ tinh, tàu ngầm và máy bay tuần tra làm nhiệm vụ định vị vị trí tương đối của tàu sân bay trước khi phóng ASBM. Thông tin về tình trạng của ASBM này cũng chưa rõ ràng và có nhiều mâu thuẫn, có thể tên lửa này đã được chế tạo và đang chuẩn bị cho bay thử hoặc vẫn đang ở giai đoạn phát triển cuối cùng.

dh13.jpg


dh14.jpg

TQ bắn tên lửa DF-21
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
c. Tên lửa đối hạm của Mỹ

Ngày 16.5.1972, Mỹ tuyên bố trở lại nghiên cứu chế tạo TLĐH vốn đã bị "lãng quên" từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai. Qua xem xét các kiểu TLĐH mà Mỹ cho là thuộc loại tên lửa thế hệ 1 đã lạc hậu, họ đã thúc đẩy tìm mọi cách áp dụng các kỹ thuật tiên tiến để phát triển các loại TLHTĐH, gồm một số loại sau:

Tên lửa đối hạm đa năng RGM-84A Harpoon 84A

Ra đời từ năm 1977, Harpoon 84A là TLHTĐH đa năng, có thể phóng từ tàu chiến hoặc từ trên không, có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết. Harpoon 84A có chiều dài 4,581m, đường kính thân 0,344m, trọng lượng phóng 667kg, tầm bắn từ 11-110km; độ cao bay hành trình 61m, tốc độ bay hành trình 0,75M. Harpoon 84A được lắp động cơ tuabin phản lực và động cơ rocket gia tốc nhiên liệu rắn; đầu tự dẫn rađa chủ động có độ phân giải cao, bắt đầu hoạt động khi cách mục tiêu 10km. Khả năng chống nhiễu được bảo đảm bằng việc thay đổi tần số nhanh một cách ngẫu nhiên. Nếu đối phương sử dụng nhiễu tích cực thì đầu tự dẫn Harpoon sẽ tự ngắt và tên lửa được dẫn đến mục tiêu theo các thông số cuối cùng của đầu tự dẫn với hỗ trợ của hệ dẫn đường quán tính trên tên lửa. Harpoon có thể tiến công theo các phương thức khác nhau (như đã nêu ở phần đặc điểm). Từ năm 1982 trở đi, xuất hiện lần lượt các kiểu cải tiến là Harpoon Block-1B, Block-1C, Block-1D với đầu tự dẫn hoàn thiện hơn, khả năng chống nhiễu cao hơn và dung lượng bộ nhớ máy tính lớn hơn, tầm bắn xa hơn.

dh6.jpg

Cấu tạo

dh7.jpg

Phiên bản hải đối hải

dh8.jpg

Phiên bản không đối hải

dh9.jpg

Phiên bản đất đối hải
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tên lửa đối hạm phóng từ tàu ngầm UUM-44A SUBROC

dh10.jpg


dh11.jpg


UUM-44A SUBROC được trang bị cho nhiều tàu ngầm ở Mỹ, hệ thống chiến đấu gồm có tên lửa kết hợp với bom chìm. Tên lửa mang bom chìm nặng 1.800kg, dài 14,6m, tầm bay tối đa 55km. Tên lửa được phóng từ hệ thống phóng thủy lôi thông thường đường kính 533mm. Ra khỏi ống phóng, tên lửa được xoay dần một góc 30-400 rồi động cơ rocket nhiên liệu rắn được khởi động đẩy tên lửa ra khỏi mặt nước. Giai đoạn bay trong không khí với vận tốc siêu âm, tên lửa được điều khiển bằng hệ thống quán tính SD-510 theo chương trình đã định sẵn trước khi phóng dựa vào số liệu thu được của mục tiêu. Vào cuối giai đoạn hoạt động của động cơ, khoang dầu chứa thiết bị điều khiển và bom (thường là hạt nhân có đương lượng nổ 1-10KT) tách ra khỏi động cơ và bay theo quỹ đạo đường đạn cho đến khi rơi xuống nước. Ở độ sâu định trước (có thể lên tới 300m), bom nổ sát thương mục tiêu trong bán kính khoảng 2.000m.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tên lửa hành trình đối hạm Tomahawk RGM-109A

Từ năm 1972, Mỹ đã nghiên cứu loại tên lửa hành trình có khả năng tiến công chiến lược và chiến dịch; có thể phóng từ trên biển, trên đất liền và trên không vào nhiều loại mục tiêu khác nhau. Trong đó, Tomahawk RGM-109A là loại tên lửa hành trình kiểu hạm đối hạm. Loại tên lửa này được thiết kế theo đúng kích thước ngư lôi tiêu chuẩn, có tầm bắn 560km (kiểu chiến lược có tầm bắn 2.600km), trọng lượng phóng 1.360kg, tốc độ bay hành trình dưới âm (0,7-0,88M), độ cao bay hành trình 60-150m, chiều dài 6,12m, đường kính 0,517m, sải cánh 2,29m, phần chiến đấu kiểu nửa xuyên giáp nặng 454kg. Động cơ hành trình là tuabin quạt kết hợp động cơ tăng tốc rocket nhiên liệu rắn.

Tomahawk được phóng lần đầu vào rạng sáng ngày 17.01.1991 từ hai hạm tàu Missouri và Wisconsin trên vùng Vịnh. Với hơn 100 tên lửa được phóng đi đã phá hủy các mục tiêu chiến lược, các hệ thống phòng không của Irắc, tạo cơ sở thuận lợi cho liên quân giành thắng lợi. Tuy nhiên, đây là những biến thể để chống các mục tiêu trên đất liền. Như vậy, tuy Mỹ đi vào lĩnh vực TLHTĐH có muộn hơn so với nước khác, nhưng với trình độ khoa học-công nghệ cao, các loại tên lửa hành trình nói chung và TLHTĐH nói riêng của Mỹ đã chiếm được vị trí cao trong lớp vũ khí này.

dh2.jpg


dh1.jpg
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tên lửa hành trình đối hạm tầm xa LRASM

Tên lửa chống hạm tầm xa LRASM (Long Range Anti-Ship Missle), là loại tên lửa có yêu cầu tính năng khác so với các loại TLĐH trước đây, được đề xuất để đối phó với mối đe dọa trên biển mới từ Trung Quốc. Hải quân Mỹ đã dựa vào khái niệm “tác chiến nhất thể không-hải” để đề ra kế hoạch phát triển LRASM. Ngày 12.11.2013, tại vùng biển ngoài khơi bang Nam California, Mỹ đã sử dụng máy bay B-1B phóng thử tên lửa LRASM phá hủy mục tiêu thành công.
LRASM được nghiên cứu chế tạo trên cơ sở JASSM-ER (tên lửa kiểu tăng tầm của JASSM), chủ yếu để tiêu diệt tàu sân bay, tàu tiến công thủy bộ và tàu khu trục cỡ lớn. LRASM dài 4,27m, trọng lượng 1.134kg, sử dụng sensor đa mô phỏng, đường truyền dữ liệu và hệ thống định vị toàn cầu kháng nhiễu kỹ thuật số để dò tìm mục tiêu, có năng lực tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết. So với các loại tên lửa trước đây, LRASM đã nâng cao năng lực tập kích mục tiêu di động không xác định, sensor của tên lửa có thể tìm kiếm chính xác tàu thuyền muốn tập kích. LRASM trang bị đầu đạn nổ phá xuyên giáp, trọng lượng 454kg. Tầm bắn của LRASM ở khoảng 800-1.000km, đáp ứng được yêu cầu theo chiến lược “tác chiến nhất thể không-hải” và đối phó với “chống xâm nhập”. Nếu như dùng máy bay B-1B, F-35 hoặc các phương tiện tàng hình và tốc độ cao khác, có thể thực hiện bao phủ hầu như toàn bộ hỏa lực đối với chiều sâu phòng ngự hỏa lực 2.000km của Trung Quốc.
Về kết cấu vỏ, tên lửa sử dụng lượng lớn vật liệu phức hợp và bề mặt phủ một lớp sơn hấp thụ sóng kiểu mới. Động cơ áp dụng vòi phun hình chữ nhật kiểu gài, lợi dụng phần đuôi thân đạn che chắn sự thải khí nhiệt độ cao, bề mặt thân đạn được đánh bóng tạo thuận lợi cho việc giảm bức xạ hồng ngoại sản sinh do ma sát với không khí. Thông qua nhiều biện pháp, LRASM có thể vượt qua hệ thống phòng không đánh chặn trên hạm của đối phương một cách dễ dàng. Dưới sự trợ giúp của kỹ thuật dẫn đường và nhận biết mục tiêu mới, LRASM có thể tự dò tìm và tiến công mục tiêu mặt nước, nếu như đối phương có hệ thống phòng không tiên tiến, tên lửa có khả năng không thể đánh trúng mục tiêu, thì hệ thống dẫn đường sẽ giúp tên lửa thực hiện lại một lần tiến công khác. LRASM còn trang bị một bộ thiết bị đo quán tính tiên tiến để tiến hành dẫn đường trong tình huống không thể thu được tín hiệu GPS và được trang bị 01 đài rađa có năng lực tính toán cao để tiến hành bay lướt.
Phương tiện mang LRASM rất đa dạng, ngoài máy bay B-1, F/A-18, F-35, Mỹ đang cân nhắc mở rộng đến máy bay tác chiến B-2, F-15E, F-16C/D, tương lai có thể mở rộng đến máy bay không người lái. Điều đó có nghĩa, các máy bay tác chiến chủ yếu của Mỹ đều có thể uy hiếp mạnh mẽ các tàu sân bay của nước khác. Nhất là khi Hệ thống MK41 phóng thử nghiệm LRASM thành công, thì tất cả các tàu tuần dương và tàu khu trục hiện có của Mỹ hầu như đều có thể phóng LRASM, điều đó sẽ khiến Mỹ có thể sử dụng LRASM để tiến công mục tiêu đồng thời ở trên không, trên biển từ cự ly rất xa. Ví dụ: nếu huy động 04 chiếc B-1B trong 01 lần có thể phóng 96 tên lửa LRASM xuống cụm chiến đấu tàu sân bay của đối phương mà không có cách nào để phòng ngự được.

dh3.png


dh4.jpg

Gắn tên lửa LRASM lên máy bay

dh5.jpg

Tên lửa LRASM trên máy bay B1
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
d. Tên lửa đối hạm của Anh

Tên lửa đất đối hạm Exocet MM-38

Exocet MM-38 đang có trong lực lượng phòng thủ bờ biển của Anh (với tên gọi Excalibl), Achentina và Oman. Exocet MM-38 còn được sử dụng như tên lửa không đối hải. Exocet MM-38 có trọng lượng 750kg; kiểu đầu nổ mảnh (165 mảnh); nhiên liệu động cơ rắn; kích thước: dài 5,2m, đường kính thân 0,35m, sải cánh 1m; tầm bắn tối đa 45km; tốc độ hành trình 0,93M; dẫn đường bằng vô tuyến chủ động.

1622777403125.png

1622777423592.png


Tên lửa hạm đối hạm P-5T
P-5T được phát triển để thay thế tên lửa Exocet MM-38. Đây là biến thể cải tiến từ tên lửa không đối hạm P-3T Sea Eagle, lắp một động cơ rocket tăng tốc và động cơ hành trình Microturbo TRT-60, tầm bắn tương tự như Sea Dart, lắp đầu tự dẫn điện từ tĩnh chủ động và thích hợp với hệ thống phóng hạng nhẹ của tên lửa Sea Dart.
1622777460511.png

1622777480411.png



Tên lửa không đối hạm Sea Skua
Sea Skua được thiết kế chuyên để trang bị cho trực thăng Lynx, hoạt động trong mọi thời tiết, dùng để chống hạm ở cự ly không xa lắm, 01 trực thăng có thể mang được 04 tên lửa này. Sea Skua có tầm bắn trên 15km, tốc độ âm thanh, chiều dài 2,5m; đường kính 0,27m; sải cánh 0,61m. Động cơ khởi động và động cơ hành trình đều sử dụng nhiên liệu rắn nhờ đó tăng được tốc độ và làm giảm trọng lượng của tên lửa. Tên lửa được điều khiển bằng 01 rađa bán chủ động hoạt động phối hợp với 01 rađa dò tìm, cảnh giới, có tần số thay đổi (Sea Spray) đặt trên trực thăng. Đường bay Sea Skua được lập trình sẵn để có thể bay sát mặt biển và được hiệu chỉnh bằng 01 trong 04 máy đo cao vô tuyến, khi cần 04 máy có thể cùng làm việc trong một thời gian ngắn.
1622777502392.png

1622777520364.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top