[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ngư lôi Stingray (Anh)

1624765172889.png


Tháng 2 năm 2003, Bộ Quốc phòng Anh ký hợp đồng với Phòng "Các hệ thống ngầm" của Hãng BAE để chế tạo và sản xuất các ngư lôi hạng nhẹ Stingray mod.1. Chương trình hoàn thiện Stingray sẽ tập trung nâng cao hiệu quả của nó khi đối đầu với các tàu ngầm ít tiếng ồn ở vùng nước nông cũng như kéo dài thời gian phục vụ của ngư lôi loại này tới năm 2025. Thiết kế để đáp ứng các yêu cầu "hạm đối không", ngư lôi Stringray mod.1 là bản hiện đại hóa của Stringray mod.0 - đã được biên chế trong trang bị của Hải quân và Không quân Hoàng gia Anh từ giữa những năm 1980. Tổng cộng có gần 2500 quả Stringray mod.0 đã được chế tạo cho quân đội Anh, một số trong số đó được xuất khẩu sang Ai Cập, Na Uy và Thái Lan. Stringray mod.1 bắt đầu được sản xuất từ năm 2005, đến nay đã có khoảng 1000 ngư lôi loại này được xuất xưởng.

1624765216305.png


Các ngư lôi Stringray mod.1 mang các đặc tính động lực và điện tử của phiên bản trước, bên cạnh đó nó còn có hệ thống dẫn đường hoàn thiện hơn (bao gồm xử lý tín hiệu, định vị và dẫn đường), dựa trên thiết bị xử lý mức (tín hiệu) cao hiện đại. Điểm khác nữa của các ngư lôi này là có hệ thống ăng-ten mảng hiện đại, bộ phận bảo vệ đầu đạn và hệ thống "khởi động mềm" động cơ mới.


1624765248721.png


1624765263146.png


Những thay đổi lớn nhất ở Stringray mod.1 là: bộ phận kiểm soát cảm biến, bộ phận đo quán tính (sử dụng thiết bị đo quán tính LN-200 của Hãng Northrop Grumman), bộ phận xử lý tín hiệu, bộ phận bảo vệ đầu đạn, các hệ thống ăng-ten mảng và kiểm soát điện tử động cơ kiểu mới. Còn lại các hệ thống như pít-tông, động cơ, rôto, thiết bị điều chỉnh điện thế ắc-quy và khung vỏ ngư lôi vẫn giữ nguyên như của mod.0.

1624765291357.png


1624765308339.png


1624765325255.png


Việc chế tạo 10 tiêu bản Stringray mod.1 được hoàn thành bằng các cuộc hạ thủy thử nghiệm vào giữa năm 2004. Các ngư lôi này được đưa vào trang bị vào tháng 5/2006. Song song với đó, việc chế tạo đầu đạn điều chế xung vẫn được tiếp diễn. Các cuộc thử nghiệm nó, bao gồm cả phóng từ mặt đất và từ tàu ngầm, được thực hiện ở Anh vào giữa năm 2004.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ngư lôi Mu-90 (Pháp)

Ngư lôi chống tàu ngầm hạng nhẹ MU90/IMPACT với tính năng tiên tiến là vũ khí được hải quân các nước châu Âu (Đức, Pháp, Italy, Đan Mạch, Ba Lan) biên chế và sử dụng. Ngư lôi MU90/IMPACT có thể được trang bị cho cả chiến hạm và trực thăng vũ trang, săn ngầm của hải quân.

1624934481601.png


Ngư lôi MU90/IMPACT có thể tiến về phía mục tiêu với hai cấp tốc độ. Nó được đẩy đi dưới nước bởi động cơ phản lực - điện. Tốc độ bắn khoảng 50 km/h, có khả năng tàng hình chống sự phát hiện của các hệ thống dò phòng thủ của tàu ngầm đối phương.
Ngư lôi MU90/IMPACT được thiết kế để tiêu diệt các tàu ngầm thông thường và tàu ngầm hạt nhân.

1624934521959.png


1624934540995.png


Ngư lôi MU90/IMPACT được chế tạo bằng công nghệ bắn và quên, có thể tác chiến trong mọi điều kiện đại dương, là vũ khí chống ngầm hiệu quả trong chiến tranh hải quân thế kỷ 21.

1624934573487.png


Eurotop MU-90 là loại ngư lôi hạng nhẹ có xuất xứ từ châu Âu, được thiết kế để trang bị cho cả tàu chiến lẫn máy bay tấn công các tàu ngầm của đối phương. Ngư lôi MU-90 sử dụng các ống phóng loại 324mm. Nó có chiều dài 3m, đường kính thân 324mm, trọng lượng 304kg, độ sâu tác chiến từ 25-1000m.

1624934604614.png


Tính năng ưu việt nhất của nó là khả năng biến đổi tốc độ liên tục từ 29-50 hải lý/h, tầm bắn phục thuộc vào tốc độ. Với tốc độ 50 hải lý/h, tầm bắn là 12km, với vận tốc 29 hải lý/h, tầm bắn đạt tới 25km.
1624934632212.png


Hiện nay, ngoài các tàu mặt nước của Australia ra, ngư lôi Mu-90 còn được trang bị trên một số chiến hạm hàng đầu châu Âu như: Tàu hộ vệ tên lửa đa năng lớp FREMM của Pháp, tàu hộ vệ 3 thân “Hải vương” Triton của hải quân Anh…
1624936987238.png

Tàu hộ vệ tên lửa đa năng lớp FREMM

1624937048153.png

Tàu hộ vệ 3 thân “Hải vương” Triton

1624934670209.png


1624934685542.png


1624934703475.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ngư lôi trong trang bị của Hải quân Việt Nam

Tính tới năm 2019, trong biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam có ít nhất ba lớp tàu chiến được trang bị ngư lôi dành cho nhiệm vụ chống hạm cũng như chống ngầm. Một trong số đó có cả lớp tàu chiến hiện đại nhất của Quân chủng Hải quân là tàu hộ vệ tên lửa Gepard. Tuy nhiên, lớp tàu chiến có khả năng phóng lôi đông đảo nhất của Hải quân Việt Nam vẫn là các tàu phóng lôi Shershen hay có còn được gọi là Đề án 206.
Về cơ bản số lượng tàu phóng lôi Đề án 206 có mặt trong biên chế Hải quân Việt Nam theo nhiều số liệu có thể lên đến 20 chiếc, trong đó các tàu Turya chỉ khoảng 5 chiếc. Các tàu phóng lôi của Đề án 206 đều được trang bị các hệ thống phóng ngư lôi OTA-53-206/206M.

1625128242692.png

Tàu phóng lôi 335 lớp Turya thuộc biên chế Vùng 3 Hải quân - Hải quân Nhân dân Việt Nam

Lớp tàu có khả năng mang ngư lôi tiếp theo của HQVN chính là các tàu hộ vệ săn ngầm Petya II và Petya III – Đề án 159. Có một điều khá đặc biệt là Việt Nam sở hữu các biến thể tàu Petya được trang bị các hệ thống phóng ngư lôi khác nhau gồm PTA-53-57 bis và PTA-40-159. Trong đó PTA-53-57 bis chỉ được trang bị cho các tàu Petya xuất khẩu.

1625128331938.png

1625128349650.png


Lớp tàu chiến thứ 3 của Hải quân Việt Nam được trang bị ngư lôi như đã nói ở trên chính là các tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thuộc Đề án 11661E. Tuy nhiên chỉ có hai tàu Gepard của chúng ta được trang bị ngư lôi gồm Tàu 015 – Trần Hưng Đạo và Tàu 016 Quang Trung nhằm tăng cường năng lực tác chiến chống ngầm.

1625128691506.png

1625128545256.png


Về hệ thống ngư lôi của các tàu Gepard, chúng được bị hệ thống phóng ngư lôi PTA-53-11661 với hai cụm ống phóng được đặt hẳn vào bên trong thân tàu.
Điều khá thú vị là các tàu chiến được trang bị ngư lôi của Hải quân Việt Nam từ các tàu thế hệ mới như Gepard cho đến các " lão tướng" Shershen đều sử dụng chung các loại ngư lôi hạng nặng có đường kính 533mm do Liên Xô phát triển vào đầu những năm 1960.
Ở thời điểm hiện tại Quân chủng Hải quân được trang bị ít nhất 4 dòng ngư lôi trong đó có tới ba loại ngư lôi 533mm và một loại 400mm gồm: 53-56AV, SET-40U/UE, SET-53M và TEST-71. Ngoại trừ 53-56AV thì các mẫu ngư lôi còn lại đều có thể được sử dụng trong mục đích chống hạm lẫn chống ngầm.

1625129209802.png


1625128756664.png

Tàu hộ vệ săn ngầm Petya III thuộc Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân bắn diễn tập với ngư lôi 533mm 53-56AV

Tuy nhiên trong số các ngư lôi trên thì phổ biến nhất vẫn là 53-56AV, đây là một trong các biến thể cải tiến của 53-65 – mẫu ngư lôi hạng nặng 533mm được phát triển cho Hải quân Liên Xô từ đầu những năm 1960. Mặc dù có thời gian phục vụ đã khá dài thế nhưng 53-65 vẫn là mẫu ngư lôi chống hạm được hải quân nhiều nước trên thế giới sử dụng.

1625128929920.png

Tàu phóng lôi lớp Turya của HQVN phóng ngư lôi 53-56AV

Trong biên chế Hải quân Việt Nam 53-56AV được trang bị trên các tàu phóng lôi Shershen, Turya và cả tàu hộ vệ săn ngầm Petya khi nó hoàn toàn có thể được phóng đi từ các ống phóng lôi 533mm - OTA-53-206 và PTA-53-57 bis được trang bị trên các tàu chiến này.
Trọng lượng chiến đấu của ngư lôi 53-56AV là 2.100kg, dài 7.200mm; mang theo đầu đạn nặng 300kg. Tầm bắn hiệu quả của nó có thể lên đến 22.000m với tốc độ di chuyển dưới nước có thể đạt 44 hải lý/h, các mẫu ngư lôi 53-65 đều sử dụng đầu dẫn bằng sóng âm.

1625129427836.png


Nếu 53-56AV chỉ có thể chuyên chống hạm thì nhiệm vụ chống ngầm trên các tàu chiến của chúng ta đã có SET-40U/UE – mẫu ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ cỡ 400mm do Liên Xô sản xuất.
Trên thực thế ngư lôi SET-40 là trang bị chính thức trên các tàu hộ vệ săn ngầm Petya mà Việt Nam đang trang bị, còn 53-56AV chỉ là hệ thống vũ khí được mở rộng ở biến thể xuất khẩu.

1625129464451.png

Tàu hộ vệ săn ngầm Petya II thuộc Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân bắn diễn tập với ngư lôi chống ngầm SET-40UE

Theo đó các tàu Petya II được trang bị các SET-40 đi kèm với đó sẽ là các ống phòng ngư lôi PTA-40-159 – 400mm, mỗi cụm phóng được trang bị tới 5 ống phóng, trong khi đó trên các tàu Petya III chúng được trang bị các ống phóng PTA-53-57 – 533mm mỗi cụm phóng chỉ mang theo 3 ống phóng.
Điều này giúp chúng ta có thể phân biệt được rõ sự khác biệt giữa các tàu hộ vệ săn ngầm Petya của Hải quân Việt Nam.
Ngư lôi SET-40, nó được phát triển cho Hải quân Liên Xô cũng vào đầu những năm 1960 đến năm 1968 thì phiên bản nâng cấp SET-40U ra đời, đây là thế hệ ngư lôi đầu tiên của Liên Xô có thể tìm kiếm mục tiêu dưới nước thông qua một hệ thống sonar chủ động.
Về năng lực tác chiến, SET-40U/UE có tầm bắn chỉ khoảng 8.000m; tốc độ di chuyển 29 hải lý/h; tầm hoạt động của đầu dò chủ động trong khoảng 600 - 800m. Trọng lượng chiến đấu cơ bản của ngư lôi là 550kg; dài 4.500mm và mang theo đầu đạn nặng 80kg.
Dù 53-56AV và SET-40U/UE có những điểm mạnh, yếu khác nhau nhưng chúng không phải là mẫu ngư lôi có năng lực tác chiến toàn diện nhất của Hải quân Việt Nam, bởi vị trí này thuộc về mẫu ngư lôi SET-53M.

1625129604548.png


Việc Hải quân Việt Nam lựa chọn ngư lôi hạng nặng như SET-53M cùng hệ thống phóng PTA-53-11661 trang bị cho các tàu Gepard chứ không phải là hệ thống ngư lôi Paket-NK 324 mm thường thấy trên tàu hộ vệ tên lửa 2.000 tấn của Nga nhiều khả năng là nhằm đảm bảo hậu cần kỹ thuật, do chúng ta đã quen khai thác sử dụng loại vũ khí này.
Bản thân SET-53 được phát triển cho Hải quân Liên Xô từ năm 1958 đến năm 1964 phiên bản nâng cấp SET-53M được hoàn thành với nhiều tính năng kỹ chiến thuật vượt trội.
Tầm tác chiến hiệu quả ngư lôi SET-53M vào khoảng 14.000m; tốc độ di chuyển tối đa 29 hải lý/h và tầm hoạt động của đầu dò thụ động đạt 600 m. Trọng lượng chiến đấu cơ bản cả ngư lôi là 1.480kg; dài 7.800mm; đầu đạn 100kg.

1625129658250.png

1625129682728.png

1625129699690.png

1625129720055.png


Với 6 tàu ngầm điện diesel Kilo 636 được trang bị vũ khí hiện đại gồm ngư lôi TEST-71 có khả năng diệt mục tiêu trên mặt nước và dưới nước, mang lại hiệu quả cấp số nhân cho HQ Việt Nam.

1625129770291.png

Ngư lôi TEST-71 có đường kính 533mm, đây là loại ngư lôi hạng nặng và được thiết kế từ cuối những năm 1970, phiên bản cải tiến vẫn đang được biên chế trong hải quân một số nước trong đó có Hải quân Việt Nam.

1625129828679.png

1625131917202.png


Tàu ngầm Kilo Hà Nội có thể trang bị các loại ngư lôi dẫn hướng âm thanh thụ động như Type 53-65KE, đường kính 533 mm. Ngư lôi này có tầm bắn 19 km, tốc độ tối đa khoảng 81 km/h mang theo đầu đạn nặng 307 kg chất nổ mạnh, đủ sức nhấn chìm bất kỳ tàu chiến nào.
Ngoài ra, tàu ngầm Hà Nội có thể được trang bị TEST-71MKE. Đây là một loại ngư lôi có chế độ dẫn hướng kép bằng sóng siêu âm chủ động và kênh TV. Chế độ dẫn hướng này cho phép ngư lôi chuyển từ mục tiêu này sang mục tiêu khác. Ngư lôi này có phạm vi hoạt động 20 km với tốc độ 73 km/h mang theo đầu đạn nặng 200 kg.

1625129986329.png

1625130198965.png

Từ cuối năm 2018, Hải quân Nhân dân Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử trang bị hệ thống ngư lôi chống ngầm chuẩn Mỹ khi tiếp nhận từ Hàn Quốc tàu hộ vệ lớp Pohang Flight III (Việt Nam đặt lại phiên hiệu "20" tàu "20"). Còn nếu nói chung về ngư lôi thì đây là lần thứ 2, do sau năm 1975 HQVN có biên chế một tàu chiến trang bị ngư lôi chống tàu mặt nước do Mỹ chế tạo. Nguồn ảnh: Jeon Heon-Kyun.

Tàu 20 với lượng giãn nước 1.300 tấn; chiều dài 88,3 m; chiều rộng 10 m; dàn vũ khí trang bị gồm 2 pháo Oto Melara Compact cỡ 76,2 mm, 2 pháo bắn nhanh Dardo cỡ 40 mm, 2 cụm ống phóng ngư lôi săn ngầm Mk 32 cỡ 324 mm; cùng radar trinh sát Marconi ST-1810, hệ thống điều khiển hỏa lực ST-1802, thiết bị ngắm bắn quang học Radamec 2400...

1625130476096.png

Theo các tài liệu được công bố tàu chiến do Hàn Quốc chế tạo trang bị hệ thống ngư lôi tàu mặt nước Mark 32 (hay gọi tắt là Mk 32 SVTT) được thiết kế trang bị trên hầu hết các tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Mỹ cùng nhiều quốc gia đồng minh trên thế giới. Ảnh Manila Livewire.

1625130587065.png

Bệ phóng Ngư lôi Mark 32 thường được thiết kế với cụm 3 ngư lôi bố trí hình tam giác thay vì thiết kế dàn hàng (2-4 ngư lôi) trên các tàu chiến do Nga - Liên Xô sản xuất mà Việt Nam đang sử dụng. Bệ phóng Mk 32 được chế tạo từ sợi thủy tinh hoặc với lớp lót bằng sợi thủy tinh được bọc trong kim loại. Một bệ phóng như vậy có trọng lượng 1.010kg không tải. Nguồn ảnh: Wikipedia

1625130677483.png

Bệ phóng Mk 32 có thể sử dụng nhiều loại ngư lôi đường kính 324mm gồm: Mk 44 (loại này đã không còn được sử dụng), Mk 46, Mk50 và Mk54 đều do Mỹ sản xuất. Trong đó, ngư lôi Mk 46 hiện được Mỹ và đồng minh sử dụng phổ biến trên hầu hết các tàu chiến. Mk 46 trang bị đầu dẫn sonar chủ động hoặc bị động, tầm bắn 11km, độ sâu hoạt động tới 365m, tốc độ 74km/h, trang bị đầu nổ 44kg. Nguồn ảnh: Wikipedia

1625130774108.png

Ngư lôi hạng nhẹ Mk54 - thế hệ ngư lôi 324mm mới nhất được sản xuất từ năm 2003 với đơn giá 839.000 USD/quả. Mk 54 lắp đầu nổ nặng 43,9kg, tầm bắn hơn 10km, tốc độ bơi 74km/h. Loại ngư lôi này được đánh giá có thể tiêu diệt các tàu ngầm tốc độ cao, có thể hoạt động tốt ở vùng nước nông.... Nguồn ảnh: Wikipedia
 
Chỉnh sửa cuối:

duongcua03

Xe tăng
Biển số
OF-103898
Ngày cấp bằng
23/6/11
Số km
1,569
Động cơ
408,330 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó trên cõi mạng.
Mỹ giúp tăng sức mạnh chiến đấu cho Không quân Việt Nam như thế nào?

Mỹ giúp Không quân Việt Nam mạnh hơn. Hợp tác quân sự - quốc phòng Việt – Mỹ đánh dấu bước tiến mới khi Lực lượng Không quân Hoa Kỳ (USAF) vừa gọi thầu cung cấp ba máy bay huấn huyện cho Không quân Việt Nam.
Không quân Mỹ tiết lộ, việc cung cấp 3 máy bay huấn luyện này nằm trong chương trình chiến lược về hợp tác và hỗ trợ an ninh khu vực cũng như nâng cao năng lực chiến đấu, hiệp đồng tác chiến giữa Không lực Hoa Kỳ và Lực lượng Phòng không – Không quân Việt Nam.

Không quân Mỹ gọi thầu cung cấp 3 máy bay huấn luyện cho Việt Nam
Lực lượng Không quân Hoa Kỳ (USAF) đang xúc tiến hợp đồng mới về việc cung cấp cho Lực lượng Phòng không Không quân Việt Nam (ADAF) 3 máy bay huấn luyện cũng như trọn gói vận hành và bảo dưỡng, đồng thời thiết lập Chương trình đào tạo phi công hiện đại (UPT).
Chương trình sẽ dựa trên mô hình đào tạo phi công của Không quân Hoa Kỳ. Việc bàn giao 3 máy bay huấn luyện dự kiến chậm nhất đến giữa năm 2023. Trong khi chờ cấp phép tài trợ, Việt Nam vẫn có thể mua thêm máy bay thông qua hợp đồng.
Chương trình sẽ cố gắng tối đa hóa các tài liệu hướng dẫn, phương pháp đào tạo thí điểm, bảo dưỡng và các thiết bị mô phỏng do USAF thiết lập. Chương trình này được xem có ý nghĩa chiến lược, rất quan trọng đối với việc hỗ trợ an ninh và hợp tác trong khu vực.
Nhà chức trách đã yêu cầu các bên quan tâm, nêu rõ cách tiếp cận để đáp ứng nhu cầu của ADAF. Không quân Mỹ cũng yêu cầu máy bay phải đảm bảo chi phí cho mỗi giờ bay tương đối thấp.
Chương trình sẽ bao gồm việc cung cấp máy bay huấn luyện, gói hỗ trợ hậu cần của nhà thầu (CLS), gói phụ tùng thay thế tối thiểu 2 năm, gói thiết bị hỗ trợ mặt đất (GSE) và hỗ trợ kỹ thuật chương trình.
Đi kèm với gói sẽ bao gồm các dịch vụ như: màn hình mô phỏng 360 độ, phòng huấn luận bằng máy tính cho 12 học viên, 3 năm đào tạo tại chỗ cho thiết bị huấn luyện, làm quen với thiết bị huấn luyện, 3 năm phụ tùng thiết bị huấn luyện.
Các máy bay được chọn sẽ đáp ứng được các yêu cầu của Hoa Kỳ và các đối tác khu vực nhằm đảm bảo đủ tiêu chuẩn tiến hành các sự kiện huấn luyện đa phương. Một yêu cầu khác là khả năng sử dụng các thùng nhiên liệu bên ngoài cho hoạt động huấn luyện phạm vi mở rộng trên mặt nước và ở các khoảng cách địa lý lớn, dọc đường bờ biển Việt Nam.
Máy bay huấn luyện phải có tiêu chuẩn tối thiểu sau: tuổi thọ không dưới 15.000 giờ, động cơ phản lực cánh quạt, chứng chỉ FAA, có hệ thống cấp dưỡng khí (oxygen generating system - OBOGS), buồng lái điều áp, ghế phóng khẩn cấp, liên lạc không đất, mũ lái MIL-STD 1787, máy phát định vị khẩn cấp (emergency locator transmitter - ELT), auto ignition relay kit, external pylon stations, nose wheel centering, quick engine change Kit, bình dầu phụ chuẩn NATO (NATO standard external fuel tanks), và hệ thống buồng lái hiện thị tiên tiến (advanced cockpit avionics suite).
Dự kiến chương trình sẽ kéo dài trong nhiều năm, với việc mua sắm bắt đầu từ năm 2021 và kết thúc vào năm 2025. Các máy bay được lựa chọn sẽ dựa trên tài liệu đào tạo của USAF và các phương pháp tiếp cận nhằm hỗ trợ ADAF.

Mỹ đào tạo phi công cho Việt Nam
Những năm gần đây, Mỹ đã bắt đầu đào tạo cho Không quân Việt Nam một số phi công. Vào tháng 5/2019, Căn cứ không quân Columbus (bang Mississippi, Mỹ) đã tổ chức lễ tốt nghiệp cho 34 phi công Mỹ và nước ngoài. Trong số này, có 1 phi công Việt Nam là thượng uý Đặng Đức Toại. Thượng úy Toại là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp Chương trình ******** Hàng không (ALP) của Mỹ.
Thượng úy Toại tham gia ALP trong vòng 1 năm, và nhận bằng tốt nghiệp vào ngày 31/5/2019 tại căn cứ quân sự Columbus.
"Đây là cơ hội đặc biệt dành cho tôi, được tới đây và học tập nhiều điều mới", thượng úy Đặng Đức Toại chia sẻ.
Sau khi tốt nghiệp, thượng úy Toại tiếp tục lái máy bay vận tải chiến thuật loại 2 động cơ cánh quạt phản lực CASA C-295.
Trước khi tham gia ALP, thượng úy Toại học tại Học viện Ngôn ngữ quốc phòng - Trung tâm Anh ngữ Mỹ (DLIELC) vào năm 2016, tại căn cứ San Antonio Lackland, bang Texas.
Sau khi hoàn tất chương trình tại DLIELC, thượng úy Toại tiếp tục theo học ALP tại căn cứ Columbus vào tháng 5/2018. Trong suốt khóa huấn luyện tại đây, anh đã trải qua 167 giờ bay cùng máy bay huấn luyện T-6 Texan II.
Ngoài thượng úy Toại, Việt Nam còn có trung úy Doãn Văn Cảnh cũng theo học chương trình này tại căn cứ Columbus.
View attachment 6097468

Phi công Việt Nam sẽ được huấn luyện trên các máy bay Mỹ
Các khóa đào tạo nói trên cho phi công Việt Nam nằm trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Máy bay dùng đào tạo cho các phi công là máy bay T-6A Texan II, được Không quân và Hải quân Mỹ sử dụng trong huấn luyện bay.
Tháng 9/2019, trong một sự kiện ở Hawaii, đại tướng Charles Q. Brown, Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương khi đó, cho biết phía Việt Nam đang xem xét mua máy bay huấn luyện T-6 của Mỹ.
Hiện nay, chương trình đào tạo phi công quân sự của Không quân Việt Nam hiện đang sử dụng 2 loại máy bay là Yak-52 (tuabin cánh quạt, do Liên Xô chế tạo, dùng huấn luyện bay sơ cấp) và L-39 (phản lực, Tiệp Khắc chế tạo, huấn luyện bay nâng cao).
t6.jpg

T6 phiên bản chiến đấu

Các tướng Mỹ nói gì về phi công Việt Nam?
Chúc mừng thượng úy Toại trong lễ tốt nghiệp, chuẩn tướng Edward Vaughan - trợ lý đặc biệt Bộ phận Huấn luyện thuộc Phó tổng tham mưu trưởng hành quân tại Lầu Năm Góc cho biết:
"Tôi muốn bạn bay, tôi muốn bạn chiến đấu và tôi muốn bạn chiến thắng. Đây là một vinh dự và một đặc ân của tôi khi được nói chuyện cùng bạn, cũng như chào mừng bạn đến với chúng tôi với tư cách là một trong những đối tác", chuẩn tướng Vaughn nói.
Trong khi đó, trung tướng Steve Kwast, chỉ huy trưởng của AETC, cũng có những chia sẻ về bước tiến mới này đối với quan hệ hợp tác quân sự Việt - Mỹ.
"Sự tham gia của Việt Nam vào Chương trình ******** Hàng không là một cột mốc quan trọng đối với quan hệ hợp tác giữa Không quân Mỹ và Lực lượng Không quân Việt Nam. Việc hợp tác và đào tạo như thế sẽ giúp không quân Việt Nam tăng cường năng lực tác chiến trên không và trên biển", trung tướng Kwast cho biết.
Theo tướng Kwast, quan hệ hợp tác này sẽ giúp đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Trên trang chủ của mình, AETC nhận định thành tích của thượng úy Toại sẽ giúp thắt chặt mối quan hệ hợp tác an ninh Mỹ - Việt, tô đậm cam kết hợp tác quốc phòng song phương.
Đây cũng là một trong số các mục tiêu được nêu rõ trong Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng năm 2011 và Tuyên bố tầm nhìn chung trong quan hệ quốc phòng năm 2015 giữa Mỹ và Việt Nam.
Ngoài ra, việc thượng úy Toại tham gia ALP còn thể hiện cam kết giữa hai nước trong việc thực hiện các mục tiêu chung tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
"Việc Thượng úy Đặng tốt nghiệp ALP, cũng như các kỹ năng và kiến thức mà anh học được từ khóa huấn luyện, cho thấy rằng chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác cùng đối tác, cũng như hỗ trợ hết mình tại khu vực", thiếu tướng Michael Winkler - giám đốc quản lý chiến lược, kế hoạch và các chương trình của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương (Mỹ), cho biết.
Tướng Winkler khẳng định, Hoa Kỳ mong muốn đẩy mạnh hợp tác quân sự, giúp Mỹ và Việt Nam hợp tác hiệu quả hơn nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Máy bay T-6A Texan II
Máy bay T-6A Texan II là máy bay được sản xuất bởi hãng Beechcraft (thuộc tập đoàn Textron), ra đời từ những năm 2000. Đây là loại máy bay có 2 chỗ ngồi, 1 động cơ tuabin cánh quạt, dài 10,16 m, sải cánh 10,19 m, vận tốc tối đa có thể đạt 500 km/giờ, trần bay tối đa 9.440 m, tầm bay 1.660 km.

View attachment 6097467

Loại máy bay này hiện được dùng để huấn luyện đào tạo cơ bản cho phi công thuộc Không quân và Hải quân Mỹ. Trong chương trình đào tạo nâng cao tiếp đó, phi công sẽ được thực hành với máy bay huấn luyện phản lực T-38 Talon.
t38.jpg


Máy bay T-38 Talon
Phiên bản chiến đấu của con này là F5 Tiger phải ko cụ chủ nhỉ?
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Phiên bản chiến đấu của con này là F5 Tiger phải ko cụ chủ nhỉ?
Vâng cụ :D
Cả 2 được phát triển trên nguyên mẫu máy bay chiến đấu hạng nhẹ Northrop N-156. T (Training - huấn luyện), F (fighting - chiến đấu).

1625139533347.png

Northrop N-156

1625138825732.png

F-5 và T-38 năm 1959

F-5 là loại máy bay chiến đấu, nhưng không quân Mỹ "chê" vì tải trọng kém, bán kính chiến đấu ngắn, sau đó được sản xuất để xuất khẩu cho các nước đồng minh.

1625138924337.png

F-5A

1625139073438.png

F-5E của Không lực VNCH

1625139214784.png

F-5E của Thủy quân lục chiến Mỹ (màu sơn và phù hiệu KQ Nga để làm máy bay quân xanh)

Còn T-38 là loại máy bay huấn luyện cho phi công trước khi lái những loại máy bay chiến đấu như F-15, F-16, F-18 hay A-10...
Tương tự như IAK-30 hay L-19, T-38 khi cần cũng có thể sử dụng như một máy bay tiêm kích bom hạng nhẹ
1625139447015.png


T-38 phiên bản huấn luyện

1625138251266.png

T-38 phiên bản tiêm kích bom hạng nhẹ

1625138363248.png

IAK-130 phiên bản huấn luyện

1625138321529.png

IAK-130 phiên bản tiêm kích bom hạng nhẹ

1625138414966.png

L-39 phiên bản huấn luyện

1625138460534.png

L-39 phiên bản tiêm kích bom hạng nhẹ
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Em sang chủ đề mới, vẫn là Hải quân

TRANG BỊ CỦA HẢI QUÂN MỸ, NGA, TRUNG QUỐC

PHẦN I: HẢI QUÂN MỸ

Hiện nay, Hải quân Mỹ (USN) đang chuyển trọng tâm xây dựng năng lực tác chiến từ tác chiến biển gần chuyển sang tác chiến biển xa trong môi trường "chống tiếp cận/ngăn chặn khu vực" (A2/AD). Trong tương lai, USN có thể lựa chọn phương án quyết chiến đại dương, thông qua việc trang bị số lượng lớn tên lửa chống tàu tầm xa, dùng phương thức “tiến công ồ ạt” để tiêu diệt đối phương. Các dự án nghiên cứu phát triển vũ khí, trang bị kỹ thuật mà USN đang triển khai đều là nâng cấp các loại hiện có, trong đó có tàu sân bay, tàu ngầm, tàu khu trục, tên lửa chống tàu tầm xa (LRASM), vũ khí tầm xa liên quân chủng (JSOW), đạn pháo siêu tốc (HVP), tên lửa hành trình chống tàu Tomahawk Block IV, tên lửa chống tàu Standard-6 và tên lửa chống tàu RGM-84D Harpoon Block 1C. Cách làm này ngoài việc có thể kiểm soát hiệu quả giá thành, giảm thấp rủi ro, còn có thể hình thành năng lực tác chiến mới với tốc độ nhanh nhất.

1625239180146.png

AGM-158C LRASM

1625239291756.png

AGM-154 JSOW

1625239412768.png

Tomahawk Block IV

1625239500235.png

Standard-6

1625239563812.png

RGM-84D Harpoon Block 1C

Trong năm 2019, USN tiếp tục được đầu tư để phát triển năng lực tác chiến; đảm bảo duy trì lợi thế về công nghệ và vũ khí tiên tiến, nâng cao năng lực hoạt động ở mọi khu vực. Ngân sách thường niên năm 2019 của USN là 194,1 tỷ USD, tăng 12,6 tỷ (7%) so với năm 2018; trong đó, có 49,9 tỷ USD (28%) chi cho các hoạt động và công tác bảo đảm kỹ thuật; 49,7 tỷ (28%) cho binh sỹ; 3,1 tỷ (2%) cho cơ sở hạ tầng và 76,4 tỷ (42%) cho nghiên cứu phát triển và mua sắm vũ khí, trang bị kỹ thuật mới. Theo kế hoạch đến năm 2023, USN sẽ được trang bị 355 tàu và 4.840 máy bay chiến đấu các loại.

I. CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÀU CHIẾN
Đánh giá cấu trúc lực lượng (FSA) 2018 của USN đã xác định rõ sự cân bằng lực lượng, số lượng tàu chiến cần thiết để đối phó các mối đe dọa ngày càng tăng và phức tạp trên biển. FSA nêu chi tiết về nhu cầu trang bị dài hạn và trong năm 2019 của USN. Năm 2019, USN sẽ mua thêm 18 tàu chiến đấu các loại, gồm 2 tàu ngầm tiến công chạy bằng động cơ hạt nhân (SSN) lớp Virginia Block V, 3 tàu khu trục trang bị hệ thống chiến đấu Aegis lớp Arleigh Burke Flight III, một tàu chiến đấu ven bờ thế hệ mới (LCS), 2 tàu chở dầu T-AO 205, một tàu cứu kéo, sửa chữa đa năng trên biển T-ATS, một tàu căn cứ viễn chinh trên biển, 6 tàu đổ bộ các loại.

1625239661147.png

SSN lớp Virginia Block V

1625239816981.png

Tàu tuần dương Arleigh Burke Flight III

1625239859800.png

LCS

1625239906383.png

Tàu chở dầu T-AO 205

1625240063492.png

Tàu cứu kéo, sửa chữa đa năng trên biển T-ATS
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
1. Chương trình tàu sân bay

Các tàu sân bay lớp Ford, thế hệ tiếp theo sẽ là trung tâm của nhóm tàu sân bay tiến công tương lai của USN. Trên cơ sở thiết kế của tàu sân bay lớp Nimitz, tàu sân bay lớp Ford sử dụng một loạt các công nghệ tiên tiến để nâng cao khả năng tác chiến, nhưng giảm đáng kể nguồn nhân lực. Với khoản ngân sách 1,765 tỷ USD, năm 2019, USN tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các hạng mục đóng chiếc tàu sân bay lớp Ford thứ hai, mang tên USS John F.Kennedy-CVN 79 và hoàn thiện thiết kế chiếc tàu thứ ba USS Enterprise-CVN 80. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Mỹ còn bổ sung 450 triệu USD để bảo dưỡng, cải tiến và nâng cấp tàu sân bay USS John C. Stennis-CVN 74.

1625885964624.png

USS Nimitz - CVN 68

1625885574328.png


1625885736288.png

USS John C. Stennis-CVN 74

1625885814534.png


1625885893273.png

USS John F.Kennedy-CVN 79


Lớp Ford là tàu sân bay tiên tiến và đắt nhất thế giới hiện nay với chi phí lên đến 13 tỷ USD/chiếc. Ford được phát triển để sử dụng cùng với các máy bay tiêm kích liên quân chủng F-35B và F-35C. Chiếc tàu sân bay lớp Ford đầu tiên mang tên USS Gerald R. Ford, số hiệu CVN 78 được biên chế cho USN vào năm 2016.

1625886142686.png


1625886198114.png

USS Gerald R. Ford, số hiệu CVN 78

1625886271845.png

Tiêm kích hạm F-35C

Dự án tàu sân bay hạt nhân đa năng thế hệ mới thuộc lớp CVN 21 có tính đến việc quy hoạch lại đáng kể hệ thống vận chuyển bom đạn. Bom đạn sẽ được đưa từ hầm chứa trực tiếp lên boong nhờ thang máy. Để bốc xếp, thủy thủ sử dụng các xe đẩy trang bị động cơ. Trong kết cấu thang máy để vận chuyển bom đạn dùng động cơ điện. Thang máy sẽ được bố trí hợp lý, không cản trở hoạt động bay của máy bay. Những đổi mới này không chỉ có tác dụng giảm chi phí lao động, mà còn cho phép tăng nhịp độ xuất kích.
Tàu sân bay khổng lồ này có thể chở hơn 4.500 người và lượng choán nước lên đến 90.000 tấn. Thay vì dùng hệ thống phóng máy bay bằng hơi nước như trước đây, siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford sử dụng hệ thống phóng điện từ (EMALS) có trọng lượng nhẹ và chiếm ít không gian hơn, không cần quá nhiều nhân lực để vận hành, đồng thời có độ tin cậy cao và tiết kiệm năng lượng hơn. Hệ thống này có khả năng phóng một máy bay trong 45 giây, nhanh hơn 25% so với hệ thống phóng bằng hơi nước.

1625886428457.png

USS Gerald R. Ford

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford còn được bảo vệ khỏi các mối đe dọa nhờ tên lửa phòng không Rolling Airframe. Đây là loại tên lửa nhỏ và nhẹ với trọng lượng 73,5kg, trong đó đầu đạn nặng 11,3kg, tầm bắn 9km. USS Gerald R. Ford còn được lắp đặt nhiều tháp súng máy và pháo nòng xoay Gatling, đồng thời có khả năng mang theo 75 máy bay chiến đấu sẵn sàng xuất kích bất cứ lúc nào.

1625886517208.png

Tên lửa phòng không Rolling Airframe

Hoạt động của tàu được duy trì bởi năng lượng từ hai lò phản ứng hạt nhân Bechtel A1B. Mỗi lò có công suất khoảng 300 MW điện, nhiều gấp ba lần công suất của các lò phản ứng hạt nhân trên tàu sân bay lớp Nimitz. Vì thế, Gerald R. Ford sẽ có một nguồn dự trữ năng lượng lớn để sử dụng cho các hệ thống vũ khí laze, năng lượng định hướng tương lai.
 
Chỉnh sửa cuối:

Đại xa

Xe tải
Biển số
OF-143155
Ngày cấp bằng
24/5/12
Số km
335
Động cơ
366,736 Mã lực
Đánh dấu hóng HQ TQ và công nghiệp chế tạo VK Tàu
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
2. Chương trình tàu chiến đấu mặt nước

Các chương trình tàu chiến đấu mặt nước của USN tiếp tục được đầu tư để nâng cao năng lực chống lại các mối đe dọa từ tên lửa đường đạn đang nổi lên trên thế giới. Năm 2019, USN đề xuất khoản ngân sách 5,645 tỷ USD để mua thêm 3 tàu khu trục lớp Arleigh Burke Flight III.

1625887789521.png


1625887866174.png

Tàu khu trục lớp Arleigh Burke Flight III

Tàu khu trục Arleigh Burke Flight III dài 155,3m, rộng 20m, cao 9,4m, lượng choán nước 9.200 tấn, vận tốc 35 hải lý/giờ, tầm hoạt động 8.000km, thủy thủ 320 người. Tàu được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, tích hợp các xenxơ và vũ khí hiện đại để chống lại các mối đe dọa từ đối phương. Arleigh Burke Flight III được trang bị 56 quả tên lửa hành trình Tomahawk, trong đó có cả phiên bản tiến công đất liền dẫn bằng GPS và chống tàu dẫn bằng quán tính; 8 tên lửa chống tàu Harpoon; 6 ống phóng ngư lôi 324mm Mk32, pháo tàu 127mm Mk45 và 2 hệ thống vũ khí tầm gần Phalanx. Theo kế hoạch, USN sẽ trang bị 77 chiếc Arleigh Burke với các phiên bản khác nhau, đến nay USN đã đưa vào hoạt động 65 chiếc. Khoản ngân sách năm 2019 còn bao gồm 646 triệu USD để mua một chiếc LCS, nâng tổng số lên thành 32 chiếc; 270 triệu cho chương trình tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt DDG 1000. Chiếc Zumwalt thứ 3 đã được hạ thủy vào tháng 12 năm 2018.

1625888033750.png



h2.png


h1.jpg


1625888258802.png

Tên lửa hành trình Tomahawk

h5.png


1625888601527.png

Tên lửa chống tàu Harpoon

h6.png


h7.png

Ngư lôi 324mm Mk32

h3.jpg

Pháo tàu 127mm Mk45

h4.png

Vũ khí tầm gần Phalanx

1625916329581.png


1625916374545.png

Tàu chiến ven bờ LCS

1625916433135.png


1625916459874.png


Tàu khu trục Zumwalt DDG 1000
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
3. Chương trình tàu ngầm

Tháng 10 năm 2014, chiếc tàu ngầm hạt nhân thứ 11 lớp Virginia mang tên USS North Dakota chính thức đi vào hoạt động, đây là chiếc tàu ngầm hạt nhân loạt Block III đầu tiên trong loạt 8 chiếc đóng cho USN. Tàu được khởi đóng vào tháng 3 năm 2009 và đặt tên vào ngày 2.11.2013. Điểm đặc biệt của tàu ngầm Virginia Block III so với 10 chiếc Virginia Block I và II hiện có trong trang bị của USN là thay vì 12 ống phóng tên lửa thẳng đứng (6 ống mỗi bên), tàu Virginia Block III chỉ có 2 môđun phóng, mỗi môđun chứa 6 tên lửa Tomahawk. Không chỉ phóng tên lửa hành trình Tomahawk, 2 môđun phóng đa năng này còn có thể phóng các loại tên lửa khác và phóng tàu ngầm không người lái.

h1.jpg

h2.jpg

USS North Dakota

Tàu ngầm North Dakota có nhiều cải tiến hơn so với các tàu ngầm hạt nhân thế hệ trước, điển hình là việc cải tiến hệ thống giám sát thụ động để phù hợp hơn với điều kiện tác chiến gần bờ và khả năng mang các loại vũ khí chuyên dụng, và cũng được thiết kế linh hoạt hơn. Tàu dài 115m, rộng 10m, lượng choán nước 7.900 tấn, tốc độ khi lặn 25 hải lý/giờ và tàu có thể hoạt động liên tục trong 33 năm mà không cần tiếp nhiên liệu. Trước đó, tháng 4 năm 2014, USN cũng đã ký hợp đồng trị giá 17,6 tỷ USD đóng mới 10 chiếc loạt Block IV, nâng tổng số tàu ngầm hạt nhân lớp này lên 28 chiếc.
Hiện nay, trong biên chế của USN có 19 chiếc Virginia, nhưng USN đang đầu tư để tiếp tục hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm. Kế hoạch đóng SSN thế hệ mới có khả năng răn đe chiến lược lớp Columbia được quan tâm. Năm 2019, USN đầu tư hơn 3 tỷ USD để tiếp tục thiết kế chi tiết và sản xuất ống phóng tên lửa, đóng các bộ phận thân tàu và hệ thống động lực của SSN lớp Columbia. Đây là năm thứ ba, Bộ Quốc phòng Mỹ đầu tư ngân sách cho dự án SSN lớp Columbia. Dự án gồm 12 chiếc để thay thế các SSN lớp Ohio, trị giá lên tới 128 tỷ USD.
Năm 2019, SSN lớp Virginia tiếp tục được bổ sung vào các hạm đội tàu ngầm lớp Los Angeles và Seawolf hiện có để tăng cường năng lực của USN trên khắp các đại dương. Yêu cầu ngân sách năm 2019 của USN còn bao gồm hơn 7,1 tỷ USD cho 2 SSN lớp Virginia Block V và 7,2 tỷ USD dành cho các hạng mục mua sắm trước đó của chương trình mua sắm giai đoạn 2019-2023.

1625917079273.png

1625917313829.png

Tàu ngầm lớp Los Angeles USS Asheville, SSN-758

1625917609060.png

1625917477786.png

Tàu ngầm lớp Seawolf Jimmy Carter SSN-23

h3.png


h4.png


h5.png


h6.png


h7.png

SSN lớp Virginia

Tàu ngầm lớp Virginia Block V sẽ có những cải tiến đáng kể về khả năng tàng hình và cảm biến trên thân tàu. Thân tàu Virginia Block V thứ hai sẽ là một môđun tải trọng đầu tiên, được bổ sung thêm 4 ống phóng có khả năng mang thêm 28 tên lửa hành trình Tomahawk, tăng số lượng tên lửa hành trình Tomahawk từ 12 quả mỗi tàu trước đây lên thành 40 quả.
Tàu ngầm lớp Virginia Block V có nhiều cải tiến hơn so với các SSN thế hệ trước, điển hình là việc cải tiến hệ thống giám sát thụ động để phù hợp với điều kiện tác chiến gần bờ và khả năng mang các vũ khí chuyên dụng. Tàu dài 115m, rộng 10m, lượng choán nước 7.900 tấn, tốc độ khi lặn 25 hải lý/giờ và có thể hoạt động liên tục trong 33 năm mà không cần tiếp nhiên liệu. Ngoài ra, USN cũng đã ký hợp đồng trị giá 17,6 tỷ USD để đóng mới 10 chiếc loạt Virginia Block IV, nâng tổng số SSN lớp này lên 28 chiếc. Hiện nay, trong biên chế của USN có 13 chiếc Virginia, dự kiến đến năm 2023 sẽ đưa vào phục vụ thêm 12 chiếc nữa, gồm 7 chiếc Virginia Block III, 3 chiếc Block IV và 2 chiếc Block V.

h10.png


h11.png

SSN Virginia Block III

h12.jpg


h13.jpg

SSN Virginia Block IV

h14.jpg

SSN Virginia Block V
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
4. Chương trình tàu đổ bộ và tàu bảo đảm

Năm 2019, USN chi 42 triệu USD cho chương trình tàu đổ bộ đa dụng (LCU) 1700. Các tàu này sẽ thay thế cho các LCU 1610 để nâng cao năng lực vận chuyển binh lính và hàng hóa từ tàu vào bờ. USN còn đầu tư 335 triệu USD để mua 3 tàu vận tải cỡ nhỏ (SSC) vào năm 2019. SSC thay thế cho tàu đổ bộ đệm khí đã hết hạn sử dụng và cung cấp khả năng vận chuyển nhanh các lực lượng tiến công từ các tàu đổ bộ vào bờ. Năm 2019, USN đầu tư 1,052 tỷ USD mua 2 tàu chở dầu T-AO 205 để thay cho tàu lớp T-AO 187 hiện có, làm nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu và hàng hóa cho các tàu chiến trên biển. Chương trình tàu cứu kéo, sửa chữa T-ATS đề xuất 81 triệu USD để mua một tàu mới. Tàu T-ATS mới sẽ đảm nhận nhiệm vụ của tàu lớp T-ATF và tàu cứu hộ lớp T-ARS đã cũ. Ngoài ra, USN còn đầu tư 650 triệu USD để mua mới một tàu căn cứ viễn chinh trên biển để hỗ trợ các hoạt động chiến dịch.

h1.jpg

LCU-1600

h2.jpg

LCU-1700

h3.jpg

T-AO 187

h4.jpg

T-AO 205

h5.png

T-ATF

h6.png

T-ATS

Hiện nay Mỹ đang có 8 tàu đổ bộ tiến công lớp Wasp (LHD), bao gồm: USS Wasp (LHD-1); USS Essex (LHD-2); USS Kearsage (LHD-3); USS Boxer (LHD-4); USS Batan (LHD-5); USS Bonhomme Richard (LHD-6); USS Iwo Jima (LHD-7) và USS Makin Island (LHD-8).
Các tàu lớp này có lượng choán nước 41.150 tấn, chiều dài 253,2m, rộng 31,8m, mớn nước 8,1m, tốc độ 25 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 9500 hải lý, với tốc độ 22 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 1.894 người, chuyên chở thêm 1.208 binh sỹ hải quân đánh bộ.
Khả năng chuyên chở gồm: 6 máy bay phản lực cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier II, 4 trực thăng tiến công AH-1W SuperCobra, 12 trực thăng CH-46 Sea Knight hoặc 4 chiếc máy bay vận tải cánh quạt ngiêng MV-22 Osprey, 4 trực thăng CH-53 Sea Stallion, 3-4 trực thăng UH-1N Huey.

1626194652941.png


1626194692681.png

Tàu vận tải đổ bộ kiểu ụ nổi LPD-17 San Antonio

Khi tham gia nhiệm vụ đổ bộ tiến công hải quân đánh bộ, tàu đổ bộ tiến công lớp Wasp sẽ thay đổi biên chế như sau: 42 chiếc trực thăng CH-46 Sea Knight hoặc hơn 22 chiếc MV-22 Osprey. Còn khi đảm nhận nhiệm vụ kiểm soát biển, các tàu lớp LHD sẽ mang theo 20 máy bay phản lực tiến công AV-8B Harrier II và 6 chiếc trực thăng chống ngầm SH-60F/HH-60H.

h7.jpg

CH-46 Sea Knight

h8.jpg

MV-22 Osprey

h9.jpg

AV-8B Harrier II

h10.jpg

SH-60F/HH-60H

Với lượng choán nước ngang với các tàu đổ bộ tiến công thế hệ mới nhất lớp America (LHA), sau khi được cải tạo xong, tàu đổ bộ tiến công lớp Wasp sẽ được trang bị 10 chiếc F-35B, còn khi tham gia tác chiến nó có thể mang theo tới 20 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này, trở thành biên đội đổ bộ máy bay chiến đấu có sức mạnh khủng khiếp của Hải quân Mỹ.

h11.jpg


h12.jpg

USS Makin Island (LHD-8)

Ngoài tàu đổ bộ tiến công LHD ra, USN hiện đang đẩy nhanh tốc độ chế tạo tàu đổ bộ tiến công LHA. Hiện USN đã có trong biên chế tàu LHA-6 America, chiếc thứ 2 là LHA-7 “Tripoli” đã được khởi đóng vào tháng 5 năm 2020. Hải quân Mỹ dự định trước mắt sẽ đóng 3 tàu đổ bộ tiến công lớp này.

h13.jpg


h14.jpg

LHA-6 America
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
II. CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHÔNG QUÂN HẢI QUÂN

Năm 2019, lực lượng Không quân USN tiếp tục được hiện đại hóa với các tổ hợp tác chiến mới. USN có kế hoạch mua tổng cộng 120 chiếc máy bay có người lái và không người lái (UAV). Tất cả các chương trình mua sắm lớn vẫn nhất quán hoặc tăng so với năm 2018.

1. Chương trình máy bay cánh cố định

Năm 2019, USN đề xuất khoản ngân sách 3,884 tỷ USD cho chương trình mua 29 chiếc máy bay chiến đấu liên quân chủng F-35, gồm 20 chiếc F-35B và 9 chiếc F-35C; 1,996 tỷ USD mua 24 máy bay chiến đấu hải quân F/A-18E/F Super Hornet; 1,188 tỷ USD để mua 4 máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye; 2,218 tỷ USD mua 10 máy bay tuần thám biển P-8A Poseidon; 270,4 triệu USD mua 2 máy bay vận tải hạng nặng KC-130J.

h1.jpg

F-35B

h2.jpg

F-35C

h3.png

F/A-18E/F Super Hornet

Phiên bản F-35B là loại máy bay tiến công đa năng sẽ thay thế cho máy bay AV-8B và F/A-18 A-D của USN. Còn phiên bản F-35C sẽ bổ sung vào phi đội máy bay tiến công đa năng F/A-18 Super Hornet. Các máy bay F/A-18A-D của USN sẽ tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn phục vụ trước khi có thể trang bị đủ các máy bay chiến đấu F-35.

h4.jpg

E-2C Hawkeye

h5.jpg

E-2D Advanced Hawkeye

Máy bay cảnh báo sớm E-2D được cải tiến trên nền tảng máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye. E-2D được trang bị rađa băng tần UHF AN/APY-9 hiện đại, có khả năng quét 3600. Rađa này có nhiệm vụ cùng với các tàu chiến phát hiện, theo dõi và tiêu diệt tên lửa hành trình tầm xa của đối phương. E-2D được cho là có thể phát hiện máy bay tàng hình như J-20 của Trung Quốc và T-50 của Nga. Những chiếc E-2D đầu tiên đã được trang bị trên tàu sân bay USS Ronald Reagan thuộc Hạm đội 7 của USN triển khai tới Nhật Bản vào đầu năm 2017.

h6.jpg

Orion P-3

h7.png

P-8A Poseidon

Các phi đội máy bay Orion P-3 cũ sẽ chuyển sang sử dụng máy bay đa năng Poseidon P-8A. P-8A được đánh giá là “sát thủ săn ngầm” hiện đại nhất thế giới hiện nay, được USN đưa vào phục vụ từ năm 2014. Đây là loại máy bay tuần thám biển đa năng do Hãng Boeing phát triển dựa trên máy bay Boeing 737. P-8A có khối lượng cất cánh 85.370kg, tốc độ bay 907km/giờ, trần bay 12.496m và tầm hoạt động 3.700km. P-8A được trang bị hệ thống rađa cùng với một loạt các ngư lôi và tên lửa chống tàu hiện đại. Mỗi chiếc Poseidon P-8A mang 64 phao chìm gắn thiết bị dò tìm dưới biển.

h8.jpg

KC-130J

KC-130J là biến thể mới nhất của dòng máy bay vận tải C-130 Hercules với 38/47 chiếc đã được chuyển giao theo đơn đặt hàng. KC-130J được giới thiệu lần đầu vào tháng 4 năm 2004 và sẽ thay thế các phiên bản KC-130F/KC-130R. KC-130J có thể tiếp nhiên liệu trên không cho các máy bay tiến công chiến lược và trực thăng trong bán kính hoạt động 930km đồng thời có thể tiếp nhiên liệu trên mặt đất nhanh chóng khi cần thiết. KC-130J có thể mang 26.000kg nhiên liệu trong các cánh và thùng nhiên liệu gắn ngoài và 13.627kg bên trong khoang hàng hóa. Về khả năng vận tải chiến lược, KC-130J có thể chở 92 lính bộ binh hoặc 64 lính dù với đầy đủ vũ khí, trang bị. Trong các nhiệm vụ sơ tán y tế khẩn cấp, KC-130J có sức chứa 74 bệnh nhân với các nhân viên y tế đi cùng. Ngoài chức năng chính là tiếp dầu, khi lắp thêm bộ trang bị Harvest HAWK, KC-130J còn đảm nhiệm được cả vai trò yểm trợ hỏa lực từ trên không.

1626398216083.png

1626398263971.png

1626398291782.png

KC-130J trang bị Harvest HAWK
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
2. Chương trình trực thăng

Năm 2019, USN đầu tư khoản ngân sách 878,9 triệu USD để mua bổ sung 7 chiếc trực thăng AH-1Z Viper; 1,601 tỷ USD mua 8 trực thăng vận tải hạng nặng CH-53K; 1,201 tỷ USD mua 7 chiếc trực thăng cánh quạt lật MV-22B/CMV-22B Osprey.

h1.jpg

AH-1Z Viper

Trực thăng AH-1Z Viper là phiên bản hiện đại nhất của dòng trực thăng vũ trang AH-1 Cobra nổi tiếng, chính thức đưa vào biên chế cho USN từ năm 2012. AH-1Z được nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực cũng như thông tin liên lạc công nghệ số để đáp ứng tốt hơn yêu cầu tác chiến trong chiến tranh hiện đại. Nhờ động cơ Electrix T700-GE-401C mạnh hơn, tốc độ tối đa của AH-1Z có thể đạt tới 337km/giờ, trần bay 6.100m, tầm hoạt động 425km hoặc 715km khi mang thêm thùng nhiên liệu phụ. AH-1Z có thể trang bị tất cả các loại vũ khí dùng cho trực thăng tiến công của Mỹ.

h2.jpg

CH-53K

Theo tuyên bố của Lầu Năm Góc, khả năng tiến công trên không và trên bộ của USN sẽ được tăng cường đáng kể nhờ loại trực thăng vận tải hạng nặng CH-53K. CH-53K dài 30,2m, cao 8,46m, trong đó phần cabin dài 9,14m, rộng 1,98m. Tải trọng của CH-53K lên tới 15,9 tấn, tức là gấp 3 lần phiên bản CH-53E và có phi hành đoàn 5 người.
CH-53K sử dụng động cơ GE 38, công suất 7.500 mã lực, đạt tốc độ tối đa 315km/giờ, tầm hoạt động lên tới 852km.
Động cơ này cũng có khả năng tiết kiệm nhiên liệu khoảng 25% so với phiên bản cũ. Đặc biệt, CH-53K được trang bị hệ thống tác chiến điện tử hồng ngoại trực tiếp, có khả năng đánh lạc hướng các tên lửa của đối phương. USN và Hãng sản xuất Sirkosky đã ký hợp đồng chế tạo 2 chiếc CH-53K đầu tiên như một phần của thỏa thuận ban đầu trị giá 300 triệu USD. Mức giá trung bình khoảng 105 triệu USD/chiếc bao gồm cả phụ tùng thay thế, cũng như dịch vụ bảo dưỡng. Với giá bán này, chi phí mua một chiếc CH-53K tương đương với một máy bay F-35.

h3.jpg

C-2 Greyhound

h4.png

MV-22B/CMV-22B Osprey

Hiện USN có kế hoạch thay thế 35 chiếc máy bay vận tải hoạt động trên tàu sân bay C-2 Greyhound, bằng 44 máy bay cánh quạt lật MV-22B Osprey. MV-22B sẽ thực hiện những nhiệm vụ tương tự của máy bay C-2, bao gồm vận tải, cứu hộ, cung cấp lương thực, cũng như cung cấp phụ tùng và trang thiết bị cho tàu sân bay. MV-22B có thiết kế lai ghép giữa trực thăng và máy bay cánh cố định, cho phép MV-22B hoạt động trên mặt đất và tàu dễ dàng.
Nhờ trang bị 2 động cơ АЕ1107С Liberty có công suất 6.150 mã lực, MV-22B có thể đạt vận tốc tối đa 510km/giờ ở chế độ phản lực, 184km/giờ ở chế độ trực thăng. MV-22B có trọng lượng cất cánh tối đa 27,4 tấn, tầm hoạt động 1.600km, có thể chở theo 24 binh sỹ và 9 tấn hàng hóa. Với tốc độ nhanh và khả năng cơ động cao, MV-22B được xem là loại máy bay phù hợp để triển khai bộ binh cũng như tham gia tiến công ở nhiều chiến trường khác nhau.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
3. Chương trình máy bay không người lái

Máy bay không người lái (UAV) cũng là một trong những hạng mục ưu tiên của USN, đồng thời đó cũng là lựa chọn quan trọng để ứng phó với mối uy hiếp của chiến lược A2/AD và thực hiện việc tối đa hóa khả năng tình báo, trinh sát và giám sát (ISR) của hạm đội. Năm 2019, USN tiếp tục chi 636,3 triệu USD để mua 3 chiếc UAV MQ-4C Triton, 91 triệu mua 4 chiếc UAV RQ-21A Blackjack; đầu tư 683,9 triệu USD cho chương trình nghiên cứu phát triển UAV MQ-25 Stingray. Ngoài ra, USN tiếp tục nhận các UAV chiến thuật cất và hạ cánh thẳng đứng MQ-8C Fire Scout đặt mua năm 2017, loại UAV được xác định là trụ cột quan trọng trong hệ thống ISR trên không của USN. Trong giai đoạn 2019-2023, USN sẽ mua tổng cộng 21 chiếc UAV của cả 3 loại kể trên.

h1.jpg

h2.jpg

MQ-4C Triton

Máy bay không người lái MQ-4C Triton dài 14,5m, sải cánh dài 39,9m, trang bị động cơ tuabin cánh quạt Rolls-Royce AE3007H, có thể hoạt động ở độ cao tối đa 18.000m và tầm hoạt động không tiếp nhiên liệu là 9.950 hải lý. Điểm nổi bật của MQ-4C Triton là được trang bị các khí tài ISR hiện đại, trong đó có rađa mạng pha chủ động AN/ZPY-3, camêra truyền hình, các xenxơ quang-điện tử/hồng ngoại, thiết bị trinh sát rađa, hệ thống nhận dạng tự động AIS. Do có tầm bay cao, thời gian hoạt động dài, các khí tài ISR hiện đại, MQ-4C Triton có thể trinh sát, thu thập thông tin trong khu vực biển rộng 2,7 triệu hải lý, hỗ trợ cho máy bay P-8A Poseidon và các phương tiện ISR khác để chuyển tiếp thông tin trực tiếp đến người chỉ huy. Mặc dù, USN chưa chính thức công bố số lượng UAV MQ-4C Triton sẽ trang bị, nhưng báo chí Mỹ cho rằng khoảng 68 chiếc.

h3.jpg

h4.jpg

RQ-21A Blackjack

Máy bay không người lái RQ-21A Blackjack là loại UAV chiến thuật cỡ nhỏ, được triển khai cho lực lượng tác chiến đặc nhiệm thuộc Nhóm tàu tiến công viễn chinh số 3 và các tàu đổ bộ LSD-41 của USN, cung cấp các khả năng ISR. UAV RQ-21A có khối lượng 55kg, sải cánh 4,9m, trần bay thực tế 4.500m, tốc độ bay tuần tra 100 km/giờ, thời gian hoạt động liên tục 24 giờ, tải trọng hữu dụng 23kg. UAV chiến thuật RQ-21A có thể phóng từ máy phóng như của UAV Scan Eagle.

h5.jpg

h6.png

MQ-8C Fire Scout

h7.jpg

h8.jpg

MQ-25 Stingray
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH VŨ KHÍ

Năm 2019, USN tiếp tục nỗ lực để tối ưu hóa các hệ thống vũ khí cho cả nhiệm vụ tiến công, đối phó và phòng thủ tiên tiến, nâng cao khả năng tác chiến ở cả ngoài khơi và vùng duyên hải, cũng như khả năng tiến công sâu vào đất liền. Kinh phí dành cho các chương trình nghiên cứu phát triển và mua sắm (3,7 tỷ USD) các loại vũ khí triển khai trên tàu và máy bay chiến đấu tăng hơn so với năm 2018 (3,3 tỷ USD). Năm 2019, USN sẽ tiếp tục đưa vào trang bị các hệ thống sô-na tiên tiến băng thông rộng, các loại ngư lôi có điều khiển, tối ưu hóa vũ khí cho cả vùng nước sâu và vùng duyên hải, đồng thời bổ sung khả năng đối phó tiên tiến.

1. Vũ khí trên tàu

Năm 2019, USN tiếp tục được đầu tư 1,079 tỷ USD cho chương trình nghiên cứu phát triển, mua sắm tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm Trident II (D5); 616 triệu USD cho chương trình tên lửa đánh chặn SM-6; 96 triệu cho chương trình tên lửa phòng thủ RAM Block II; tiếp tục đầu tư phát triển vũ khí tiến công đất liền thế hệ tiếp theo và nâng cấp tên lửa hành trình chiến thuật Tomahawk và Harpoon; mua 45 tên lửa phòng không ESSM Block II, 220 ngư lôi hạng nặng Mk48 và Mk54, 90 môđun tên lửa chống tàu (SSMM) trang bị cho LCS.
Theo nhà sản xuất, môđun SSMM được kết hợp với tên lửa Longbow Hellfire tạo thành một phần của gói nhiệm vụ tác chiến mặt nước, nhằm tăng sức mạnh hỏa lực và khả năng tiến công/phòng thủ chống lại các mối đe dọa từ các tàu cao tốc cỡ nhỏ của đối phương, tăng cường khả năng cho LCS để bảo vệ các tuyến đường biển và cơ động lực lượng.
Tên lửa RAM Block II (116-C) là tên lửa hành trình có khả năng đánh chặn mục tiêu bay lướt trên mặt biển. RAM Block II dài 2,9m, nặng 88kg, đường kính tăng thêm 0,15m so với các phiên bản trước. Với 2 động cơ đẩy, RAM Block II có thể đạt tốc độ bay siêu thanh và tầm bắn được mở rộng đáng kể. Điều làm nên sức mạnh đáng gờm của RAM Block II là nó được trang bị 2 phương thức dẫn đường, kết hợp vô tuyến và hồng ngoại, thiết bị thu tần số rađiô và hệ thống dẫn đường được tăng cường các thuật toán điều khiển.

h1.png

h2.jpg

SM-6 Block IA

Tên lửa đánh chặn SM-6 Block IA có thể đạt tầm bắn 240km, độ cao tiêu diệt mục tiêu 33km và tốc độ hành trình 3,5 M. Với thông số này, SM-6 được đánh giá là một trong những loại tên lửa đánh chặn số 1 thế giới hiện nay. SM-6 được thiết kế với mục đích phòng không tầm xa cấp chiến thuật dành cho các tàu chiến của USN để chống lại tên lửa hành trình, UAV và máy bay chiến đấu của đối phương. Điểm mạnh của SM-6 Block IA là kích thước nhỏ và có thể đánh chặn các mục tiêu bay sát mặt nước tốt hơn. SM-6 Block IA được trang bị hệ thống xử lý tín hiệu và hệ thống dẫn hướng mới được phát triển dựa trên hệ thống tự dẫn chủ động của tên lửa AIM-120D. SM-6 được phóng bằng bệ phóng thẳng đứng Mk 41. Năm 2019, USN đầu tư 616 triệu USD để mua 125 quả tên lửa đánh chặn SM-6 Block IA, giá thành của mỗi quả SM-6 Block IA khoảng từ 3-6 triệu USD. Đến nay, Hãng Raytheon đã chuyển giao hơn 250 quả tên lửa SM-6 cho USN.
Tên lửa ESSM Block II (RIM-162) là phiên bản cải tiến của dòng tên lửa nổi tiếng RIM-7 SeaSparrow, sử dụng để chống lại tên lửa chống tàu và máy bay của đối phương. RIM-162 được phóng bằng hệ thống phóng thẳng đứng Mk 41, mỗi bệ phóng chứa 4 tên lửa. RIM-162 có khối lượng 280kg, đầu đạn nổ phá mảnh nặng 39kg, dài 3,66m, bán kính 25,4cm. Với động cơ đẩy nhiên liệu rắn, RIM-162 đạt vận tốc trên 4 M và tầm bắn hơn 50km.

h3.png

h4.png

ESSM Block II (RIM-162)

Sau khi nâng cấp phần mềm, phát triển khả năng chống tàu của tên lửa phòng không Standard-6/SM-6, giúp chúng có thể tiến công mục tiêu mặt nước ở cự ly tới 350km với tốc độ 3 M, hình thành năng lực chống tàu mạnh nhất trong 10 năm gần đây của USN. Tháng 3 năm 2016, tên lửa Standard-6 sau khi cải tiến đã hoàn thành cuộc thử nghiệm chống tàu đầu tiên và được triển khai cho USN ngay sau đó.
Là tên lửa chuyên phòng không và đánh chặn, những cải tiến mới biến SM-6 thành vũ khí lợi hại giúp tàu chiến Mỹ tăng cường khả năng đối kháng trên biển. USN và Hãng Raytheon cho biết, SM-6 có thể tiêu diệt tàu chiến đối phương ngay trong đợt tiến công đầu tiên, tên lửa được bắn từ tàu khu trục USS John Paul Jones lớp Arleigh Burke và đã đánh chìm tàu khu trục cỡ nhỏ USS Reuben James lớp Oliver Hazard Perry.

h5.jpg

USS John Paul Jones

h6.png

USS Reuben James

Tuy nhiên, với việc biến một tên lửa chuyên đánh chặn và phòng không cực mạnh như SM-6 thành tên lửa chống tàu, nhiều chuyên gia tin rằng USN đã có trong tay một vũ khí siêu thanh tầm xa đủ khả năng tiêu diệt tàu chiến đối phương từ khoảng cách an toàn.

Hãng Raytheon cho biết, SM-6 có các tính năng của tên lửa đẩy và tên lửa tiêu chuẩn lắp đặt trên máy bay, đồng thời được tích hợp thêm năng lực kiểm soát dẫn đường và xử lý tín hiệu tiên tiến có trên các tên lửa không đối không tầm trung. Khi được trang bị cho tàu khu trục và tàu tuần dương, SM-6 sẽ giúp đội tàu chiến đấu mặt nước của USN chống lại các mối đe dọa từ máy bay cánh cố định, trực thăng, UAV cũng như tên lửa hành trình chống tàu. SM-6 sẽ là vũ khí then chốt làm nên năng lực kiểm soát hỏa lực và phòng không của USN, giúp USN mở rộng không gian tác chiến, chống lại các mối đe dọa từ xa.
Tên lửa đánh chặn SM-6 được dẫn đường theo cả cơ chế chủ động và bán chủ động, giúp nó tiến công chính xác mục tiêu. Vì phóng theo phương thẳng đứng nên SM-6 tương thích với các tàu tuần dương và tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis hiện nay và trong tương lai. Theo chuyên gia, đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc cải tiến thành công vũ khí phòng không uy lực thành loại vũ khí đối kháng trên biển đầy lợi hại.
SM-6 tích hợp hệ thống kết nối mạng và rađa dò tìm chủ động, được thiết kế để tiến công các mục tiêu ngoài tầm quan sát của rađa trên tàu đối phương. Đầu đạn của SM-6 tương đối nhỏ, nhưng với khả năng đánh chặn được tên lửa đường đạn, SM-6 hoàn toàn đủ sức tiêu diệt tàu chiến của đối phương chỉ sau một lần bắn trúng.
Đến nay, Hãng Raytheon đã chuyển giao hơn 250 quả tên lửa chống tàu SM-6 cho USN. Việc sản xuất sẽ được tiếp tục trong thời gian tới bởi USN bắt đầu thay thế các tên lửa Standard cũ hơn bằng loại tên lửa mới này.

(còn tiếp)
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Hiện nay, USN đang mở rộng phạm vi triển khai tên lửa chống tàu, giúp LCS có khả năng tác chiến vượt tầm nhìn. Sau nhiều tranh cãi, USN cũng đã quyết định tích hợp tên lửa chống tàu Harpoon thế hệ tiếp theo (RGM-84 Harpoon), sử dụng đầu đạn và hệ thống động lực mới, tầm phóng 248km cho LCS. RGM-84 Harpoon được Hãng Boeing giới thiệu lần đầu vào năm 2015, đạt tầm bắn khoảng 248km. Tên lửa được trang bị đầu đạn nhẹ hơn 140kg và hệ thống rađa chủ động dẫn đường giai đoạn cuối được nâng cấp. Năm 2019, USN có kế hoạch mua 52 quả tên lửa chống tàu RGM-84 Harpoon.

h1.png

h2.png

RGM-84 Harpoon

Tên lửa Harpoon hiện là loại tên lửa chống tàu mặt nước chủ lực trên hầu hết các tàu chiến của USN và nhiều nước đồng minh của Mỹ. Tên lửa hành trình Harpoon được thiết kế, phát triển và đưa vào trang bị cho USN từ năm 1977.
Đến nay, đã có khoảng 7.000 quả được chuyển cho USN và đồng minh. Harpoon nổi tiếng với khả năng sống còn cao, khả năng hành trình bay cực thấp, tiết diện phản xạ rađa thấp, độ chính xác cao. Harpoon được phát triển để phóng trên nhiều phương tiện mang khác nhau gồm: Máy bay cánh cố định (phiên bản AGM-84 Harpoon), tàu chiến đấu mặt nước (RGM-84 Harpoon) và tàu ngầm (UGM-84 Harpoon). Tên lửa nặng 691kg, dài 3,8-4,6m, trang bị động cơ tuabin phản lực CAE J402 đạt tầm bắn 124km. Gần nửa thế kỷ qua, họ tên lửa hành trình chống tàu Harpoon liên tục được cải tiến để tăng tầm bắn. Đầu những năm 1990, USN bắt đầu tiếp nhận phiên bản RGM-84F Harpoon Block 1D, tầm bắn lên tới 278km. Năm 2011, USN ký hợp đồng trị giá 120 triệu USD mua 60 quả Harpoon Block 2 cải tiến được tích hợp hệ thống định vị GPS và kênh truyền dữ liệu cho phép cập nhận thêm thông tin mục tiêu trong hành trình bay.

h3.png

AGM-84 Harpoon

h4.jpg

h5.png

UGM-84 Harpoon

h6.png

Harpoon Block II

Tháng 4 năm 2015, Hãng Boeing giới thiệu phiên bản cải tiến của RGM-84 Harpoon được gọi là Harpoon Next Generation, đạt tầm bắn khoảng 248km với đầu đạn nhẹ hơn (140kg) và nâng cấp hệ thống rađa chủ động dẫn đường giai đoạn cuối.

1627031893882.png

1627032294751.png

Hệ thống MK-41 tên lửa RGM-84 Harpoon trên tàu LCS
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,887 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
2. Vũ khí trên máy bay

Số lượng mua sắm vũ khí trang bị trên máy bay trong năm 2019 của USN tăng đáng kể so với năm 2018, gồm tên lửa đánh chặn đường không AIM-9X Block II+, tên lửa không đối không tầm trung (AMRAAM), tên lửa chống bức xạ tiên tiến (AARGM) Block I, tên lửa chống tàu tầm xa LRASM, tên lửa chống tăng không đối đất Hellfire và bom SDB II.

1627033124067.png

Tên lửa AIM-9X Block II+

1627033210898.png

Tên lửa AMRAAM

1627033324246.png

Tên lửa (AARGM) Block I

1627033388298.png

Tên lửa LRASM

1627033471655.png

Tên lửa Hellfire

1627033532782.png

Bom SDB II

AMRAAM là loại tên lửa dẫn đường bằng rađa thế hệ tiếp theo, được thiết kế để chống lại các mối đe dọa trên không có khả năng tiến công điện tử tiên tiến. Những nâng cấp đối với AMRAAM là kết hợp rađa chủ động với khối tham chiếu quán tính và máy tính mini làm cho tên lửa ít phụ thuộc vào hệ thống điều khiển hỏa lực của máy bay. Năm 2018, USN có kế hoạch mua tổng cộng 120 quả AMRAAM cải tiến.

h1.png

h2.png

AMRAAM

Năm 2019 là năm thứ 3 liên tiếp, USN mua tên lửa không đối không Sidewwinder (AIM-9X) Block II+ và AARGM Block I (AGM-88E). AIM-9X Block II+ là biến thể mới nhất của tên lửa AIM-9 Sidewinder, sản phẩm của Hãng Raytheon. AIM-9X Block II+ bắt đầu được thử nghiệm vào năm 1999, sản xuất loạt vào năm 2000, đưa vào sử dụng từ năm 2003. AIM-9X Block II+ dài 3m, đường kính 0,127m, sải cánh 0,44m, khối lượng 85kg, tầm bắn tối đa 35km. Một trong những tính năng ưu việt của AIM-9X Block II+ là khả năng khóa mục tiêu sau khi phóng.

h3.jpg

h4.png

AIM-9X Block II+

h8.jpg

h9.jpg

Tên lửa chống ra đa AARGM Block I (AGM-88E)

Tên lửa chống bức xạ AGM-88E được trang bị cả đầu dò chủ động và bị động, hoạt động trên dải sóng milimét do vậy nó có thể cung cấp cho máy bay chiến đấu những khả năng tiêu diệt hàng loạt mục tiêu. AGM-88E sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, đẩy tên lửa đạt đến tốc độ 2 M.
Hải quân Mỹ dự kiến trang bị AGM-88E cho các máy bay chiến đấu như FA-18C/D, FA-18E/F, F-35, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Glowler, EA-6B Prowler.

h10.png

FA-18C/D mang tên lửa AGM-88E

h11.jpg

FA-18E/F mang tên lửa AGM-88E

h12.jpg

EA-18G Glowler mang tên lửa AGM-88E

h13.jpg

EA-6B Prowler mang tên lửa AGM-88E
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top