[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,663
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Nhiệm vụ cấp bách

Nhật Bản cũng tăng cường bảo vệ quần đảo Nansei (Tây Nam), trải dài khoảng 1.100 km từ Kyushu, nằm ở vị trí cực Nam trong số 4 hòn đảo chính của nước này, đến Yonaguni, hòn đảo nhỏ cách Đài Loan khoảng 100 km, trước các hành động quân sự ngày càng tăng về phạm vi, quy mô và tần suất của Trung Quốc kể từ đầu những năm 2010.

1723112751226.png

Quần đảo Nansei

Các hành động quân sự đó và việc những hòn đảo này ở gần Đài Loan khiến các nhà lãnh đạo Nhật Bản phải gắn an ninh quốc gia với an ninh Đài Loan – quan điểm được phản ánh trong các tuyên bố và văn kiện chính thức gần đây. Họ càng lo ngại hơn sau cuộc tập trận lớn của Trung Quốc xung quanh Đài Loan hồi tháng 8/2022, trong đó tên lửa của Trung Quốc lần đầu tiên đáp xuống EEZ của Nhật Bản, khiến Tokyo phải lên tiếng phản đối.

Tại một hội nghị ở Washington D.C. vào tháng 10/2022, Trung tướng Yamane Toshikazu, Phó Tham mưu trưởng cho Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSDF), cho biết hải quân và không quân Trung Quốc đã tăng cường và mở rộng các hoạt động trên biển và trên không xung quanh Nhật Bản, và sức ép này đặc biệt lớn ở các hòn đảo phía Tây Nam Nhật Bản trong những năm gần đây.

Yamane cho biết để đáp lại, JGSDF đã chuyển trọng tâm từ Đông sang Tây, thiết lập các tiền đồn mới trên các hòn đảo phía Tây Nam, đồng thời tăng cường khả năng cơ động và dàn quân để triển khai các đơn vị ở khu vực phía Tây Nam.

Nỗ lực này đã được thể hiện qua việc các đơn vị đồn trú và lực lượng mới, bao gồm các đơn vị tên lửa phòng không, chống hạm và tác chiến điện tử, được triển khai trong thập kỷ qua, kể cả đến Yonaguni và Ishigaki ở đầu phía Tây của chuỗi đảo cũng như Miyako, Okinawa và Amami Oshima, nơi nhìn ra eo biển lớn ở trung tâm. Nhật Bản cũng đang củng cố các cơ sở trong khu vực và xây dựng các kho đạn dược mới để hỗ trợ tên lửa phản công được triển khai trong những năm tới.

Cuối tháng 3/2024, Bộ trưởng Quốc phòng Kihara Minoru đã có bài phát biểu tại lễ thành lập trung đoàn mới của Lữ đoàn triển khai đổ bộ nhanh (ARDB), được thành lập vào năm 2018 để chống lại mối đe dọa đối với các đảo của Nhật Bản. (ARDB là đơn vị thủy quân lục chiến đầu tiên mà Nhật Bản sở hữu kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai). Ông cho biết Nhật Bản phải đối mặt với môi trường an ninh khắc nghiệt và phức tạp nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, và nước này đang trong quá trình tăng cường cơ bản khả năng phòng thủ. Theo ông, việc tăng cường hệ thống phòng thủ ở khu vực Tây Nam là nhiệm vụ cấp bách.

1723112798872.png

Lữ đoàn triển khai đổ bộ nhanh của Nhật Bản

Việc chú trọng phòng thủ đảo cũng ảnh hưởng đến các cuộc tập trận gần đây với Mỹ. Trong cuộc tập trận Orient Shield – cuộc tập trận thường niên của quân đội Nhật Bản và Mỹ – vào năm 2022, các đơn vị phòng không lần đầu tiên tham gia huấn luyện trên Amami Oshima trong kịch bản chống tiếp cận, ngăn chặn xâm nhập (A2/AD). Trong cuộc tập trận năm 2022, quân đội được huấn luyện để bảo vệ hòn đảo trước một cuộc tấn công từ biển. (Các bệ phóng HIMARS của Mỹ cũng đã được triển khai tới quần đảo Nansei lần đầu tiên trong cuộc tập trận Orient Shield 2022 và hiện vẫn ở đó để hỗ trợ quá trình huấn luyện trong tương lai).

Tháng 3/2023, cuộc tập trận thường niên Iron Fist (Cú đấm sắt) giữa Nhật Bản và Mỹ, bắt đầu từ giữa những năm 2000, lần đầu tiên được tổ chức tại Nhật Bản. Trong cuộc tập trận này, lính dù và thủy quân lục chiến của Mỹ và Nhật Bản đã tiến hành đồng thời tấn công đổ bộ và nhảy dù xuống một hòn đảo gần Amami Oshima để thực hành chiếm đảo thông qua đường hàng không, đường bộ và đường biển. Trong một cuộc tập trận khác cuối năm đó, quân đội Mỹ và Nhật Bản đã huấn luyện tại căn cứ mới mở ở Ishigaki, cách bờ biển phía Đông của Đài Loan chưa đầy 300 km, để thực hành triển khai và phân tán khắp chuỗi đảo thứ nhất.

Cuộc tập trận Iron Fist được tổ chức lại trên quần đảo Nansei trong năm nay và một lần nữa bao gồm nội dung huấn luyện chiếm lại các đảo ở xa, lần đầu tiên sử dụng Okinoerabu, gần Okinawa, làm nơi để triển khai quân đến lãnh thổ xa lạ. Phát biểu khi kết thúc cuộc tập trận, Thiếu tướng Kitajima Hajime, chỉ huy ARDB, cho biết: “Chúng tôi sẽ cho thế giới thấy rằng bất kỳ nỗ lực xâm lược Nhật Bản nào cũng sẽ kết thúc bằng thất bại trước liên minh Nhật-Mỹ”.

Những người gác cổng

Việc Nhật Bản và Philippines chú trọng tới các đảo gần Đài Loan nhất phản ánh tầm quan trọng của những đảo này – không chỉ đối với các hoạt động xung quanh Đài Loan mà còn đối với bất kỳ hoạt động nào dọc theo chuỗi đảo thứ nhất, chạy từ Nhật Bản qua Đài Loan và Philippines đến Indonesia. Do nằm đối diện eo biển chính trong chuỗi nên những đảo này sẽ là tài sản đối với bất kỳ ai chiếm giữ chúng và là trở ngại đối với bất kỳ ai cố gắng vượt qua chúng.

Collin Koh, thành viên cấp cao của Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore), cho biết: “Về mặt địa lý, những đảo này gần Đài Loan và là các tuyến đường thủy quan trọng mà lực lượng không quân và hải quân Trung Quốc sẽ tìm cách đi qua để đến Tây Thái Bình Dương”.

Trong một thư điện tử viết vào tháng 12/2023, Koh cho biết do vị trí địa lý, các hòn đảo của Philippines và Nhật Bản gần Đài Loan nhất sẽ giữ vai trò then chốt không chỉ trong việc hạn chế hoặc ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận Tây Thái Bình Dương, mà cả trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho quân đội Mỹ di chuyển về phía Tây chuỗi đảo thứ nhất.

1723112908295.png

Tên lửa chống hạm của Nhật Bản khai hỏa tại chuỗi đảo phía nam

Koh cũng nhận xét thêm rằng các hòn đảo này là “những người gác cổng” có thể giúp ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các tuyến đường thủy và không phận quan trọng, đồng thời tạo điều kiện cho Mỹ và đồng minh tiếp cận các tuyến đường thủy tương tự để tiến hành các hoạt động chiến đấu gần Trung Quốc.

Việc Trung Quốc tiến hành hoạt động quân sự trong khu vực chứng tỏ nước này tập trung vào việc tạo ra bước đột phá. Trong nhiều năm qua, tàu chiến Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận lớn mô phỏng hành trình qua quần đảo Nansei của Nhật Bản. Tàu và máy bay Trung Quốc đang hiện diện gần như thường trực xung quanh các hòn đảo này và eo biển Bashi để tiến hành huấn luyện và thu thập thông tin về môi trường cũng như về lực lượng của đối thủ.

Mặc dù Nhật Bản và Philippines đều đang tăng cường năng lực quân sự, nhưng vẫn chưa rõ liệu 2 nước có tham gia bảo vệ Đài Loan hay không trong trường hợp vùng lãnh thổ này bị Trung Quốc tấn công. Các quan chức dân cử và các nhà lãnh đạo khác ở mỗi quốc gia đều lo lắng về việc bị cuốn vào một cuộc chiến tranh lớn và bày tỏ lo ngại về các hoạt động tăng cường sức mạnh quân sự xung quanh họ.

Theo Timothy Heath, nhà nghiên cứu cao cấp về quốc phòng quốc tế thuộc Tập đoàn Rand, nếu Trung Quốc không trực tiếp tấn công họ, thì Tokyo hay Manila có thể sẽ chỉ hỗ trợ một cách hạn chế cho Mỹ trong một cuộc xung đột như vậy. Tuy nhiên, ngay cả khi họ cố gắng hạn chế tham gia, thì các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc có thể quyết định rằng họ cần tấn công lực lượng Mỹ trên lãnh thổ của các quốc gia này để cải thiện an ninh và giảm thiểu khả năng bị tổn thất trước vũ khí của Mỹ khi hoạt động xung quanh Đài Loan.

Tháng 12/2023, Heath cho hay: “Nếu Mỹ tham chiến, thì các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc sẽ phải sẵn sàng tấn công các mục tiêu ở Nhật Bản, bao gồm cả quần đảo Ryukyu, nơi Mỹ có lực lượng đông đảo hùng mạnh, chủ yếu là không quân và một số tàu, và Philippines, nơi Mỹ có thể có hệ thống phòng không hoặc quyền tiếp cận phần nào căn cứ không quân. Do đó, Trung Quốc có thể sẵn sàng mở rộng chiến tranh với Nhật Bản, Philippines và Mỹ nếu họ đi theo hướng này”.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,663
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Mục đích của việc Mỹ-Nhật-Hàn tập trận chung

Theo trang mạng shobserver.com, Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (INDOPACOM) của Mỹ thông báo từ ngày 27-29/6, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc tập trận chung mang tên Freedom Edge. Trước khi 3 nước bắt đầu tập trận, Triều Tiên cũng tiến hành thử tên lửa sau gần 1 tháng.

1723113069469.png


Các nhà phân tích cho rằng cuộc tập trận chung giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc lần này cho thấy hợp tác quân sự 3 bên đã lên tầm cao mới và có bước tiến lớn hướng tới liên minh. Điều này có thể có tác động đến cấu trúc và cục diện an ninh khu vực, đồng thời làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên.

Tập trận toàn diện hơn so với trước đây

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đạt được sự đồng thuận về cuộc tập trận lần này tại Hội nghị thượng đỉnh ở Trại David (Mỹ) năm 2023, và nhất trí về thời điểm tổ chức tập trận tại Hội nghị bộ trưởng quốc phòng 3 nước ở Singapore vào đầu tháng 6.

Cuộc tập trận 3 bên lần này mang tên Freedom Edge là sự kết hợp của cuộc tập trận “Freedom Shield” giữa Mỹ và Hàn Quốc với cuộc tập trận “Keen Edge” giữa Mỹ và Nhật Bản, ngụ ý rằng hợp tác quân sự 3 bên đang được tăng cường hơn nữa trên cơ sở liên minh Mỹ-Hàn và Mỹ-Nhật.

1723113135688.png


Tập trận chung 3 bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc không phải là chưa từng diễn ra, nhưng các cuộc tập trận trước đây chỉ giới hạn trên biển hoặc trên không. Chẳng hạn như diễn tập tìm kiếm và cứu nạn hải quân, tập trận cảnh báo tên lửa và tập trận hộ tống máy bay ném bom chiến lược. Đây là lần đầu tiên 3 nước tổ chức cuộc tập trận chung kết hợp nhiều lĩnh vực tác chiến như trên biển, trên không, không gian mạng và không gian vũ trụ…, được coi là toàn diện hơn so với các cuộc tập trận trước đây.

Theo INDOPACOM, nhiều tàu chiến và máy bay chiến đấu đến từ 3 nước đã tham gia tập trận. Cuộc tập trận này sẽ tập trung vào các lĩnh vực như phòng thủ tên lửa đạn đạo, phòng không, tác chiến chống ngầm, tìm kiếm cứu nạn, đánh chặn trên biển và phòng thủ mạng.

Theo tờ Báo quốc phòng Trung Quốc và Thời báo Hoàn cầu, các cuộc tập trận trên biển được tổ chức ở biển Nhật Bản, vùng biển xung quanh đảo Jeju và Biển Philippines. Hải quân Mỹ cử nhóm tác chiến tàu sân bay USS Roosevelt, Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản cử tàu khu trục trực thăng JS Ise, trong khi Hải quân Hàn Quốc cử tàu khu trục Aegis tham gia tập trận. Tàu sân bay USS Roosevelt cập cảng Busan (Hàn Quốc) vào ngày 22/6, đây cũng là chuyến thăm Hàn Quốc lần thứ hai của một tàu sân bay Mỹ trong 7 tháng. Christopher Alexander, Chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay USS Roosevelt, cho biết cuộc tập trận chung trên biển giữa 3 nước được thiết kế nhằm cải thiện năng lực chiến thuật của các tàu chiến và tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa hải quân để chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ cuộc khủng hoảng và tình huống bất ngờ nào.

Cuộc tập trận trên không được tổ chức ở biển Nhật Bản, một số máy bay cất cánh từ tàu sân bay để tiến hành huấn luyện chiến đấu ở khu vực trên biển của Philippines nằm ở phía Đông Okinawa. Các máy bay quân sự như máy bay chiến đấu F/A-18 “Hornet”, trực thăng MH-60 Black Hawk đều tham gia tập trận.

Ngoài các mục truyền thống như tác chiến hải quân và không quân, cuộc tập trận lần này còn bao gồm các mục như chiến tranh mạng và chiến tranh không gian. Ví dụ, lực lượng tác chiến mạng của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ thực hiện các hoạt động truy tìm nguồn gốc và tấn công dưới hình thức đối đầu với nhóm tác chiến mạng của Mỹ. Lực lượng không gian Mỹ đóng quân tại Okinawa sẽ tham gia ngăn chặn thông tin và tác chiến trong quỹ đạo không gian với Bộ tư lệnh không gian Mỹ tại Hàn Quốc, Phi đội tác chiến không gian của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản và Không quân Hàn Quốc.

Bước tiến lớn hướng tới liên minh 3 bên

Các nhà quan sát quân sự chỉ ra rằng khái niệm “chiến tranh đa lĩnh vực” do Lục quân Mỹ đưa ra trước tiên, nhằm phá vỡ các hạn chế về chiến tranh trên bộ truyền thống, chuyển sang tác chiến đồng thời trên các lĩnh vực như trên bộ, trên biển, trên không, không gian, trên mạng và điện từ. Trên cơ sở này, Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra khái niệm “tác chiến chung toàn lĩnh vực”, tìm cách phá vỡ các rào cản giữa quân binh chủng, thực hiện sự kết hợp có chiều sâu và hiệp đồng tác chiến xuyên lĩnh vực.

Lưu Cường (Liu Qiang), Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế Vành đai Thái Bình Dương tại Thượng Hải, cho rằng sau khi đưa ra thuyết “tác chiến chung toàn lĩnh vực”, Mỹ cần phải kiểm nghiệm thông qua thực tiễn. Điều này không chỉ giới hạn trong các cuộc tập trận chung giữa các quân binh chủng của Mỹ mà còn bao gồm các cuộc tập trận chung xuyên khu vực với các đồng minh. Ông nói: “Điều quan trọng nhất đối với quân đội là hệ thống chỉ huy và kiểm soát, và cuộc tập trận lần này có thể tạo cơ hội để kiểm tra khả năng phối hợp và hiệp đồng của 3 nước dưới hệ thống chỉ huy và kiểm soát”.

1723113178694.png


Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa 3 nước, thúc đẩy hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong đó có bán đảo Triều Tiên.

Theo Lưu Cường, cuộc tập trận chung đầu tiên giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã phát đi nhiều tín hiệu. Thứ nhất, phát đi tín hiệu quan trọng rằng 3 nước đã tăng cường hiệp đồng chiến lược. Điều này cho thấy hợp tác quân sự giữa 3 nước đã lên một tầm cao mới và đang có một bước tiến lớn hướng tới liên minh. Điều đáng chú ý là cuộc tập trận Freedom Edge có thể được cơ chế hóa trong tương lai. INDOPACOM cho biết kể từ cuộc tập trận chung lần này, 3 nước sẽ tiếp tục mở rộng cuộc tập trận Freedom Edge. Quân đội là lĩnh vực nhạy cảm nhất trong mối quan hệ giữa các nước, và việc Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực quân sự cho thấy quan hệ 3 bên đang phát triển tốt đẹp.

Thứ hai, trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin tới thăm Triều Tiên gần đây và ký kết Hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện, cuộc tập trận lần này cho thấy 3 nước muốn gây sức ép chiến lược lớn hơn đối với Triều Tiên.

Thứ ba, từ các lĩnh vực tác chiến như trên biển, trên không, không gian vũ trụ và không gian mạng của cuộc tập trận lần này có thể thấy bề ngoài là để răn đe Triều Tiên, nhưng trên thực tế là răn đe Trung Quốc.

Theo Lưu Cường, nếu lần lượt xem xét Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc, có thể thấy mỗi nước đều có toan tính riêng trong việc tăng cường hợp tác quân sự bền chặt hơn và rộng rãi hơn giữa 3 bên.

1723113205011.png


Mỹ muốn bắt đầu từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Bắc Á, để xây dựng hệ thống liên minh tiểu đa phương và thúc đẩy toàn cầu hóa Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), từ đó đạt được mục tiêu chiến lược là kiềm chế Trung Quốc. Khi cuộc tập trận Freedom Edge được khởi động, cuộc tập trận đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm 2024 do Mỹ đứng đầu cũng được bắt đầu hôm 27/6. Cuộc tập trận RIMPAC được cho là cuộc tập trận có quy mô lớn nhất toàn cầu, kéo dài hơn 1 tháng với sự tham gia của hơn 25.000 binh sĩ đến từ 29 quốc gia. Trong cách bày binh bố trận của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cuộc tập trận RIMPAC và Freedom Edge có thể nói là phối hợp từ xa.

Trong khi đó, Nhật Bản lại chủ động đi theo Mỹ, lấy lý do an ninh để từng bước phá vỡ những ràng buộc của Hiến pháp hòa bình và nguyên tắc “chuyên về phòng vệ”, tìm cách trở thành một cường quốc quân sự. Ví dụ, trong cuộc tập trận này, lực lượng tên lửa đất đối hạm thuộc Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản lần đầu tiên mô phỏng một cuộc tấn công tên lửa vào căn cứ của kẻ thù với sự hỗ trợ tình báo của các đồng minh.

Hàn Quốc xuất phát từ cân nhắc bảo vệ an ninh, cần dựa vào sự răn đe mở rộng và “chiếc ô hạt nhân” của Mỹ cùng sự hỗ trợ của Nhật Bản để đạt được lợi thế chiến đấu trước Triều Tiên.


................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,663
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Triều Tiên thử tên lửa để chống răn đe

Trước việc tàu sân bay Mỹ xuất hiện ở bán đảo Triều Tiên để tham gia cuộc tập trận 3 bên, Triều Tiên cũng không tỏ ra yếu kém. Trong cùng một ngày diễn ra cuộc tập trận chung Mỹ-Nhật-Hàn, Triều Tiên tuyên bố trước đó đã tiến hành thành công cuộc thử tên lửa. Tân Hoa xã dẫn nguồn của Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 27/10, cho biết Tổng cục tên lửa Triều Tiên đã tiến hành thành công thử nghiệm kiểm soát tách và dẫn đường từng đầu đạn di động bằng tên lửa đạn đạo vào ngày 26/6. Mục đích của cuộc thử nghiệm lần này là để đảm bảo khả năng tiêu diệt các mục tiêu bằng nhiều đầu đạn.

1723113282517.png


Đây là lần thứ 2 Triều Tiên tiến hành thử tên lửa trong vòng chưa đầy 1 tháng. Tuy nhiên, theo phía Hàn Quốc, Triều Tiên có vẻ như đã phóng thử tên lửa siêu thanh và nhiều khả năng vụ phóng tên lửa thất bại. Cho dù là thành công hay thất bại, ít nhất nó cũng cho thấy Triều Tiên đang tìm cách hoặc đang tạo ra những bước đột phá mới trong công nghệ tên lửa. Bởi nhiều đầu đạn sẽ có khả năng tấn công lớn hơn, đột phá mạnh hơn và hiệu quả tấn công cũng tốt hơn so với 1 đầu đạn, điều này sẽ khiến hệ thống chống tên lửa khó phòng thủ hơn.

Trong những năm gần đây, Triều Tiên tiếp tục tiến hành các vụ thử tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình, tìm cách chống lại sự uy hiếp của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc bằng cách thể hiện sức mạnh hạt nhân của mình. Điều này đã trở thành thông lệ của Bình Nhưỡng và lần này cũng không ngoại lệ.

Tình hình ngày càng phức tạp và nghiêm trọng hơn

Thời gian gần đây, tình hình khu vực Đông Bắc Á có nhiều thay đổi và được cho là đang thể hiện xu thế đọ sức mới.

Thứ nhất, quan hệ Triều Tiên-Nga trở nên gần gũi hơn. Trước đó, chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Triều Tiên sau 24 năm nhận được sự quan tâm của toàn thế giới. Việc 2 bên ký kết Hiệp ước quan hệ đối tác chiến lược toàn diện càng khiến phương Tây lo lắng. Trong con mắt của phương Tây, hiệp ước bao gồm điều khoản phòng thủ chung, lo ngại Moskva và Bình Nhưỡng sẽ hợp tác quân sự.

1723113317997.png


Thứ hai, quan hệ liên Triều đang xấu đi. Hai bên không chỉ xảy ra cuộc đối đầu về truyền đơn và bóng bay, mà đối đầu quân sự cũng gia tăng. Cùng với việc đình chỉ toàn bộ hiệu lực của Thỏa thuận quân sự ngày 19/9 giữa 2 miền Triều Tiên, Hàn Quốc khởi động lại một loạt hoạt động quân sự. Ví dụ, ngày 26/6 tái khởi động huấn luyện pháo kích trên biển sau 7 năm tại các đảo ở phía Tây Bắc. Trong khi đó, Triều Tiên tiến hành thử tên lửa và tuyên bố sẽ thể hiện sức mạnh răn đe mới.

Thứ ba, quan hệ Hàn Quốc-Nga đột nhiên trở nên căng thẳng. Hàn Quốc phản đối mạnh mẽ việc Nga và Triều Tiên ký kết hiệp ước. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc triệu tập Đại sứ Nga tại nước này để phản đối và tuyên bố Seoul có thể cung cấp viện trợ quân sự cho Kiev. Putin cảnh báo Hàn Quốc không nên phạm sai lầm lớn.

Việc Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tổ chức cuộc tập trận chung đầu tiên và tăng cường xây dựng liên minh an ninh 3 bên làm cho tình hình vốn đã bất ổn càng thêm bất ổn. Chuyên gia Lưu Cường cho rằng với sự thay đổi của kết cấu sức mạnh ở Đông Bắc Á, tình hình chiến lược khu vực cũng sẽ có nhiều thay đổi và có khả năng trở nên phức tạp và nghiêm trọng hơn.

Thứ nhất, việc Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tiến thêm một bước hướng tới liên minh sẽ có tác động đến kết cấu và cục diện an ninh khu vực.

Thứ hai, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc hợp tác với nhau để tăng cường khả năng răn đe chiến lược đối với Triều Tiên; trong khi Triều Tiên và Nga đang xích lại gần nhau hơn sẽ làm tăng niềm tin của Bình Nhưỡng. Điều này làm cho nguy cơ xảy ra xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên tăng lên.

Thứ ba, Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc ổn định tình hình an ninh chiến lược ở Đông Bắc Á. Trong thời gian tới, tình hình ở Đông Bắc Á nhiều khả năng sẽ trở nên căng thẳng hơn và cuộc đọ sức sẽ trở nên gay gắt hơn, cộng đồng quốc tế nên quan tâm nhiều hơn và cùng nỗ lực để ngăn chặn bán đảo Triều Tiên xảy ra chiến tranh loạn lạc.

1723113350924.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,663
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
PHÒNG KHÔNG CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG UCRAINA

Sau khi Liên Xô tan rã, Ucraina được hưởng một cụm Lực lượng Phòng không quốc gia rất mạnh. Nó được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ các khu công nghiệp, các trung tâm chính trị-hành chính, các điểm dân cư, các cụm quân, các mục tiêu quân sự quan trọng và các mục tiêu khác khỏi các đòn tập kích từ trên không. Để đẩy lùi (ngăn chặn) đòn tập kích (tấn công) của địch trên không, hệ thống phòng không hiện hành bao gồm các lực lượng và phương tiện: Chỉ huy, trinh sát địch trên không, thông báo địch cho bộ đội và các đối tượng; che phủ hoả lực không quân và tên lửa-pháo phòng không; tác chiến điện tử, cũng như các biện pháp tổ chức-kỹ thuật nguỵ trang chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Không phận của Ucraina được bảo vệ bởi 2 quân đoàn (số 49 và 60), tập đoàn quân phòng không độc lập số 8, các tiểu đoàn tên lửa phòng không (TLPK) có trong biên chế các tổ hợp TLPK: S-75М3, S-125М/М1, S-200VМ và các hệ thống TLPK S-300PТ/PS. Tại các cơ sở niêm cất gồm có các tổ hợp TLPK đã loại khỏi trực chiến S-75М, S-125 và S-200А. Bên cạnh đó, quân đoàn phòng không số 24, trước kia không thuộc biên chếtập đoàn quân phòng không độc lập số 8, đã được chuyển thành đơn vị thuộc quyền của tập đoàn quân. Như vậy, trong năm 1991 Bộ đội Tên lửa của đội hình liên kết này đã có 18 trung đoàn và lữ đoàn TLPK– với tổng số trên 100 tiểu đoàn TLPK.

1723117268255.png

Tên lửa PK S-75М3


Che phủ đường không, là một trong những nhiệm vụ chính của Không quân tiêm kích nhằm mục đích không cho phép địch dùng các phương tiện tập kích đường không tấn công vào các cụm quân, lực lượng Hải quân và các mục tiêu hậu cần, cũng như ngăn chặn địch tiến hành trinh sát trên không. Nhiệm vụ này được thực hiện bởi 02 sư đoàn Không quân tiêm kích thuộc Lực lượng Không quân với biên chế 08 trung đoàn không quân có trong trang bị 80 máy bay tiêm kích chiến thuật МiG-23, 220 МiG-29 và 40 Su-27, hoạt động hiệp đồng với các cụm quân và phương tiện phòng không.

Hệ thống Phòng không quốc gia được bổ sung thêm lực lượng và phương tiện Phòng không Lục quân của các sư đoàn và đơn vị Lục quân, Hải quân, Bộ đội Đổ bộ đường không, 03 Quân khu đóng quân trên lãnh thổ Ucraina trong trang bị có: Các tổ hợp TLPK “Tor” (24 đơn vị), “Оsa-АКМ” (150), “Strela-10” (160), các tổ hợp tên lửa-pháo phòng không “Тunguska” (более 100), pháo phòng không di động (ZSU) “Shilka” (khoảng 250), hàng nghìn các tổ hợp TLPK vác vai “Strela-2, 2M, 3” và “Igla”.

1723117381054.png

Tổ hợp TLPK “Tor”

Quân chủng Phòng không thuộc các LLVT Ucraina được thành lập tháng 3 năm 1992 bằng cách sáp nhập các đơn vị Không quân và Bộ đội Phòng không Liên Xô “tự do” còn lại. Biên chế của Quân chủng bao gồm Bộ đội TLPK, Bộ đội Ra đa cũng như không quân tiêm kích bảo vệ, các đơn vị bảo đảm hậu cần, kỹ thuật*. Bộ đội Tên lửa trong hệ thống phòng không “tự do” vẫn duy trì sự phân loại kiểu Xô-viết đối với các phương tiện sát thương mục tiêu trên không theo cự ly bắn: Tầm gần–tới 10 km; Tầm ngắn: từ 10 – 20 km; Tầm trung: từ 20 – 100 km; Tầm xa: từ 100 km trở lên. Lô các đài ra đa của Binh chủng Ra đa cấu thành từ các mẫu của một số thế hệ các đài ra đa:P-18М, P-18МА (P-19МА), đang dạng về cấu trúc bởi các thiết bị tự động hoá chỉ huy và xử lý thông tin. Trong quá trình cải tổ LLVT Ucraina, nhóm thuộc dạng cắt giảm biên chế đầu tiên là các sư đoàn và các đơn vị Bộ đội Tên lửa với các tổ hợp TLPK tầm xa S-75М3 và S-125М có trong trang bị. Đã có hàng chục tổ hợp cùng với hàng nghìn tên lửa phòng không kèm theo bị chuyển đi thanh lý. Ngoài ra, các sản phẩm trên cũng được đem bán cho các nước, mà quân đội của họ đã có kinh nghiệm khai thác sử dụng và vận hành chiến đấu các tổ hợp TLPK Xô-viết. Như vậy, theo trạng thái đến năm 2010, số vũ khí ở trạng thái có khả năng làm việc còn lại tới 30 hệ thống phòng không mục tiêu và các tổ hợp TLPK tầm trung và tầm xa: Hệ thống TLPK S-300V1, S-300PT/PS và tổ hợp TLPK S-200VМ.

1723117531400.png

Hệ thống TLPK S-300V1

............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,663
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Trước cuộc đảo chính nhà nước năm 2014, trong quá trình cải tổ Lực lượng Không quân Ucraina, do trong trang bị của Bộ đội Tên lửa không đủ các phương tiện phòng không hiện đại tầm trung và tầm xa đảm nhiệm phòng không mục tiêu, người ta đã chuyển các tổ hợp TLPK “Buk-M1” và S-300V1 từ biên chế của Lực lượng Phòng không lục quân thuộc các Quân, Binh chủng khác thuộc LLVT Ucraina. Như vậy, trong biên chế của Bộ đội Phòng không thuộc Lực lượng Không quân Ucraina ước tính có: 06 lữ đoàn không quân chiến thuật, 04 lữ đoàn ra đa, 02 lữ đoàn TLPK, 12 trung đoàn TLPK; các đơn vị đặc nhiệm cũng như các đơn vị bảo đảm hậu cần, kỹ thuật.

1723117645622.png

Tổ hợp TLPK “Buk-M1"

Tổng thể trong biên chế của các tổ hợp TLPK di động thuộc Lực lượng Không quân Ucraina gồm có:
- 36 đơn vị các tổ hợp và hệ thống TLPK tầm trung (17 S-300PM1, 13 S300PT/PS, 06 S-300V1);
- 61 đơn vị các tổ hợp TLPK tầm ngắn và tầm gần (55 “Buk-M1”, 03 S125N, 01 S-125М1, 02 “OSA-AKM”, 01 “Tor”).
Đến cuối năm 2022 trong biên chế của Lực lượng Không quân Ucraina đã thành lập 04 Bộ Chỉ huy Không quân: “Trung tâm”, “Hướng tây”, “Hướng nam” và“Hướng đông”, trong đó Bộ đội Phòng không có05 lữ đoàn TLPK, 07 trungđoàn TLPK, 04 lữ đoàn ra đa, 01 lữ đoàn trinh sát vô tuyến và vô tuyến điện tử, cơ sở bảo đảm kỹ thuật tên lửa. Nhiệm vụ che phủ đường không do các máy bay tiêm kích chiến thuật thuộc 03 lữ đoàn không quân chiến thuật thực hiện. Phòng không của LLVT Ucraina về cơ bản là phòng không mục tiêu và về tổng thể là phòng không nhiều lớp. Phòng không khu vực chỉ được duy trì ở khu vực Kiev, nó bảo vệ các mục tiêu quốc gia và quân sự. Trên các hướng khác, nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu quốc gia và quân sự được xây dựng bởi các tiểu đoàn TLPK độc lập S-300 các phiên bản khác nhau, “Buk”, “OSA-AKM”, “Strela-10”.

1723117788439.png

Tổ hợp PK “Strela-10”

Để bảo đảm phòng không quốc gia, lực lượng trực chiến thường xuyên gồm: 78 SCH phòng không; 17 kíp không quân tiêm kích thuộc các lữ đoàn không quân chiến thuật số 40, 204, 831; 15 tiểu đoàn TLPK (biên chế đủ hoặc một phần), trong đó có 10 tiểu đoàn S-300 và 03 tiểu đoàn “Buk-M1”; 65 phân đội ra đa và khoảng 30 trạm trinh sát vô tuyến và vô tuyến điện tử. Tổng thể, tham gia trực ban thường nhật trong hệ thống phòng không quốc gia có tới gần 2.500 quân nhân và trên 500 đơn vị khí tài các loại.

Theo theo tin đăng tải công khai, các Bộ Chỉ huy không quân có trong biên chế: Bộ Chỉ huy “Trung tâm” - Lữ đoàn TLPK 96 (03 tiểu đoàn S-300PS và 02 tiểu đoànS-300PТ), trung đoàn TLPK156(03 tiểu đoàn “Buk-M1”) và trung đoàn TLPK 210 (02 tiểu đoàn S-300V1); Bộ Chỉ huy “Hướng tây”- trung đoàn TLPK11(04 tiểu đoàn “Buk-M1”), trung đoàn TLPK 223 (03 tiểu đoàn “Buk-M1”), trung đoàn TLPK 540 (02 tiểu đoàn S-300PT); Bộ Chỉ huy “Hướng nam”– trung đoàn TLPK 160 (03 tiểu đoàn S-300PS), lữ đoàn TLPK 201 (từ 01 đến 05 tiểu đoàn S-300PS, 01 tiểu đoàn S-300PТ và 01 tiểu đoàn S300V), lữ đoàn TLPK 208 (02 tiểu đoàn S-300PТ và PS mỗi loại); và Bộ Chỉ huy “Hướng đông” - lữ đoàn TLPK 138(05 – 06 tiểu đoàn S-300PT) và trung đoàn TLPK 301 (03 tiểu đoàn S-300PS).

1723117930200.png

Tổ hợp PK S-300PS

Che phủ đường không do Không quân chiến thuật thuộc Lực lượng Không quân Ucraina thực hiện. Bộ Chỉ huy Không quân “Trung tâm” giao trọng trách cho lữ đoàn không quân chiến thuật số 40, bố trí tại sân bay Vasilkov ở phía tây-nam Kiev (được trang bị các máy bay tiêm kích chiến thuật MiG-29) cũng như 02 lữ đoàn không quân chiến thuật được trang bị các máy bay tiêm kích hạng nặng Su-27.
Biên chế của Bộ Chỉ huy “Hướng tây” bao gồm: Lữ đoàn không quân chiến thuật số 204 biên chế hỗn hợp, được triển khai tại sân bay Lutsk thuộc vùng Volynskov (MiG-29, các máy bay học tập-huấn luyện L-39 và Su-25) vàlữ đoàn không quân chiến thuật số 7 (Su-24М). Tại sân bay Oziornoe thuộc vùng Zhytomir triển khai lữ đoàn không quân chiến thuật độc lập số 39. Phần lớn các máy bay Su-27 của Ucraina được tập trung tại lữ đoàn không quân chiến thuật số 831, triển khai tại sân bay Mirgorod thuộc vùng Poltava.

Tổng số tính tới giữa tháng 02/2022, không quân chiến thuật thuộc Lực lượng Không quân Ucraina có trong biên chế chiến đấu: 07 máy bay huấn luyệnchiến đấu Su-27UB, 30 tiêm kích Su-27S/P, 8 máy bay huấn luyện-chiến đấu МiG-29UB, 8-10 tiêm kích chiến thuật МiG-29МU1 và 25-30 МiG-29. Một số lượng nhất định các tiêm kích Su-27 và MiG-29 niêm cất.

1723118047525.png

Tiêm kích Su-27S/P

...........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,663
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Nhiệm vụ bảo vệ bộ đội, đẩy lui các cuộc tấn công đường không của địch trong tất cả các phương thức hoạt động chiến đấu cũng như trong các hoạt động tái bố trí và triển khai lực lượng tại chỗ được giao cho các lực lượng và phương tiện phòng không lục quân thuộc các Bộ Chỉ huy chiến dịch “Hướng tây”, “Hướng đông”, “Hướng bắc” và “Hướng nam” thuộc Lục quân Ucraina. Biên chế của mỗi quân đoàn nêu trên gồm 01 trung đoàn TLPK cũng như các tiểu đoàn tên lửa-pháo phòng không trực thuộc các lữ đoàn tăng, cơ giới, cơ giới hoá và sơn cước.

Trong trang bị của các đơn vị phòng không lục quân nói trên bao gồm các tổ hợp tên lửa phòng không di động, vác vai , tên lửa-pháo phòng không và pháo phòng không tầm gần (cự ly bắn tới 10 km), về cơ bản là sản phẩm thời Liên Xô như: Các tổ hợp tên lửa-pháo phòng không “Tunguska”, tổ hợp pháo phòng không di động ZSU “Shilka” và các tổ hợp vác vai các phiên bản khác nhau “Strela-2M, -3”, “Igla”, pháo phòng không tự hành ZU23-2.

1723118494270.png

Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không “Tunguska”

Tính tổng thể đến tháng 02 năm 2022, Ucraina từng có hệ thống phòng không đủ mạnh, bao gồm các lực lượng và phương tiện của Lực lượng Không quân và Phòng không thuộc các đơn vị và sư đoàn Lục quân với trang bị cơ bản là các mẫu vũ khí khí tài quân sự cũ kỹ là sản phẩm thời Xô-viết. Giới lãnh đạo chính trị-quân sự Ucraina đã có những bước chuẩn bị cho chiến tranh với Nga. Không lâu trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, Bộ Tư lệnh Phòng không thuộc các Lực lượng Không quân/LLVT Ucraina đã di chuyển vị trí một bộ phận các hệ thống phòng không S-300PT/PS hiện có để tránh bị tập kích. Khí tài và bộ đội của một số tiểu đoàn TLPK đã được di chuyển vào các công sự được nguỵ trang tốt dưới lòng đất. Song, việc này chỉ có thể hỗ trợ được phần nào. Vào những ngày đầu của SVO các LLVT LB Nga đã tiêu diệt thành công các đài ra đa quan sát trực chiến, một phần các đài điều khiển và bám sát mục tiêu cho hệ thống S-300, các SCH điều khiển phòng không cũng như một số tiểu đoàn TLPK.

Trong Chiến dịch quân sự đặc biệt, Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga (VKS) chiếm ưu thế tuyệt đối trên không và LLVT Ucraina đã bị mất số lượng lớn máy bay. Các máy bay tiêm kích MiG-29 và Su-27 che phủ đường không trong biên chế của Lực lượng Phòng không đã không hoàn thành được vai trò như các tổ hợp TLPK mục tiêu tầm trung và tầm ngắn, nhưng dù sao chúng cũng tiến hành được một số trận chiến trên không và tham gia đánh chặn tên lửa có cánh và UAV của Nga. Các máy bay tiêm kích chiến thuật MiG-29 thuộc Lực lượng Không quân “tự do”về cơ bản tham gia tấn công bằng các tên lửa hàng không không có điều khiển vào các mục tiêu mặt đất, tránh xâm nhập vào khu vực hoạt động của các phương tiện phòng không của Nga. Cùng với việc sử dụng vũ khí hàng không không có điều khiển, các máy bay MiG-29 còn được trang bị để treo các tên lửa chống ra đa có điều khiển của Mỹ loại “Không đối đất”АGМ-88 НАRМ.

1723118646595.png

Mig-29 của Ukraine sử dụng tên lửa АGМ-88 НАRМ tấn công phòng không Nga

Theo dữ liệu của các nguồn tin công khai, hiện nay Ucraina có tổng số gần 20 chiếc tiêm kích có khả năng hoạt động. Tuy nhiên, tình trạng kỹ thuật của chúng mong muốn được làm tốt hơn. Cần phải lưu ý rằng, tần suất các chuyến bay chiến đấu của Không quân Ucraina đã giảm căn bản khi thiếu sự hỗ trợ về vật chất-kỹ thuật từ Phương Tây.Vật tư dự phòng dùng cho Không quân tiêm kích, Ucraina nhận được từ các nước NATO, mà ở đó có các mẫu VKTB tương tự, còn việc sử chữa thiết bị bay được các chuyên gia nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ Ba Lan.

Từ đó ghi nhận rằng, giới Lãnh đạo “Tự do” từng tuyên bố mong muốn nhận được tới 50 chiếc máy bay tiêm kích chiến thuật F-16, hy vong rằng việc cung cấp các mẫu khí tài hàng không nêu trên có thể xoay chuyển cục diện xung đột với Nga. Những máy bay chiến đấu này, theo như khẳng định của Bộ Chỉ huy LLVT Ucraina sẽ trở thành “một bộ phận của phòng không” cũng như sẽ được sử dụng để tấn công tiêu diệt Lục quân, được sử dụng làm phương tiện mang các tên lửa có điều khiển chống ra đa loại “không đối đất” АGМ-88 НАRМ và bom hàng không có điều khiển chính xác cao 10АМ mà Kiev đã nhận được và chuyển giao cho Lực lượng Không quân quốc gia.

1723119114528.png

F-16 của Ukraine

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,663
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Như đã biết, “Liên minh tiêm kích” được thành lập tháng 5 – tháng 6 năm 2022 đã sẵn sàng cung cấp cho Ucraina các máy bay F-16 do Mỹ chế tạo. Nhóm này bao gồm một số nước thuộc Liên minh Bắc Đại Tây Dương đã loại bỏ số lượng nhất định loại thiết bị bay này. Hiện nay trong biến chế của Không quân chiến thuật các nước Châu Âu thuộc NATO ước tính có trên 650 F-16 các phiên bản khác nhau.

1723119440617.png


Trong đó, phần lớn các thành viên của “Liên minh” thể hiện mong muốn thay thế một phần trong số đó bằng các máy bay hiện đại hơn hoặc thoát khỏi những máy bay này bằng cách khác. Na Uy đã loại khỏi trang bị các mẫu máy bay này năm 2021 và có ý định bán chúng cho Rumani. Cũng không loại trừ, chính những máy bay này có thể nằm trong số những chiếc đầu tiên được chuyển tới Ucraina. Trong biên chế Lực lượng Không quân Hà Lan từng có trên 200 chiếc máy bay tiêm kích chiến thuật F-16. Hiện nay số lượng chúng đã giảm xuống còn 68 chiếc. Một số lượng nhất định các mẫu thiết bị bay diện thanh lý được Bộ Quốc phòng nước có ý định chuyển giao cho Kiev. Ba Lan từng tuyên bố, sẽ chuyển giao cho Lực lượng Không quân Ucraina 36 máy bay F-16 vào năm 2026

1723119232484.png


Các đối tác nước ngoài “độc lập” cũng buộc phải giải quyết một số nhiệm vụ phức tạp, liên quan tới khai thác sử dụng những chiếc máy bay tiêm kích được chuyển giao. Họ phải tìm các bến bãi tối ưu để làm căn cứ, cung cấp các phương tiện cần thiết để khai thác sử dụng, bảo đảm cung cấp ổn định vật tư phụ tùng và các loại vật chất tiêu hao. Ngoài ra, họ phải đào tạo chuyên sâu cho cán bộ, nhân viên. Như đã không ít lần tuyên bố, các phi công Ucraina sẽ điều khiển những máy bay được chuyên giao. Để thực hiện nhiệm vụ này, các nước thành viên “Liên minh” đã triển khai chương trình huấn luyện riêng. Theo đánh giá của các chuyên gia, thời gian huấn luyện phi công phải mất tới một năm. Do đó, các phân đội sẵn sàng chiến đấu đầu tiên trong Lực lượng Không quân Ucraina chỉ có thể xuất hiện vào năm 2024.

Về tổng thể, trong thời gian tiến hành các hoạt động chiến đấu, hệ thống phòng không “độc lập” được xây dựng theo các hướng hoạt động của các cụm quân (hướng Lugansk-Donetsk, Nam-Donetsk, Zaparozhie, Kakhovka, Odessa và Kharkov) cũng như theo nguyên tắc lãnh thổ tại ranh giới các khu vực (Kiev, Dnhepropetrovsk, Krivoigrad, Cherkass, Sumka, Vinitsa, Lvov, Rovnhen,Chernhigov, Poltava, Ternopol, Zhitomir, Khmelnhitsa và Volynsk), đã duy trì được sự ổn định về che phủ các mục tiêu cả về chiều sâu đất nước cũng như dọc theo chiến tuyến tiếp xúc chiến đấu của bộ đội. Các đơn vị phòng không thuộc Lực lượng Không quân Ucraina, các đơn vị và phân đội phòng không Lục quân thuộc các sư đoàn và đơn vị Lục quân tiếp tục tiến hành các hoạt động chiến đấu trong hệ thống phòng không quốc gia chung./.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,663
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nhật Bản triển khai tàu rô-bốt để đối phó với thách thức trên biển của Trung Quốc

Nhật Bản triển khai USV để chống lại Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku, nhấn mạnh sự thay đổi chiến lược phòng thủ và tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ

1723167932188.png


Nhật Bản đang tăng cường năng lực hàng hải của mình bằng các tàu mặt nước không người lái (USV) để ứng phó với các hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông, đánh dấu sự thay đổi chiến lược về công nghệ quốc phòng và liên minh Hoa Kỳ-Nhật Bản.

Tháng này, Diễn đàn Quốc phòng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPDF) đưa tin Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) đang nâng cao năng lực hàng hải của mình bằng cách ưu tiên triển khai USV, được coi là sự cải thiện đáng kể về tình báo, giám sát và hỗ trợ chiến đấu.

IPDF cho biết động thái chiến lược này là để đáp trả các cuộc xâm nhập liên tục của Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý ở Biển Hoa Đông. Ví dụ, nguồn tin lưu ý rằng trong một sự cố đáng chú ý vào tháng 6 năm 2024, các tàu Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng biển Nhật Bản trong 64 giờ kỷ lục.

Stephen Nagy, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế Nhật Bản, đã nhấn mạnh với IPDF về tầm quan trọng của việc tăng cường năng lực nhận thức về lĩnh vực hàng hải ở Biển Nhật Bản, eo biển Đài Loan và Biển Đông.

Ông nhấn mạnh nhu cầu về các biện pháp chống mìn và chiến tranh chống tàu ngầm để chống lại các cuộc phong tỏa tiềm tàng của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA-N).

1723168126506.png


IPDF cho biết sách trắng quốc phòng năm 2024 của Nhật Bản nêu bật tầm quan trọng của USV trong việc tăng cường quốc phòng. Sách trắng lưu ý rằng các tàu này có thể hoạt động tự chủ và an toàn hơn, tiết kiệm chi phí hơn so với tàu có người lái. Sách trắng cũng nhấn mạnh rằng sự hợp tác của USV với Hải quân Hoa Kỳ là rất quan trọng đối với đổi mới công nghệ.

IPDF lưu ý rằng quan hệ đối tác của Nhật Bản với JMU Defense Systems đã chuyển giao một USV để thử nghiệm trên khinh hạm lớp Mogami mới nhất của JMSDF. Báo cáo cho biết khinh hạm này được thiết kế để đóng vai trò là tàu mẹ cho các tàu ngầm không người lái và tàu phá mìn.

Hơn nữa, IPDF đề cập rằng Nhật Bản sẽ phân bổ hơn 160 triệu đô la Mỹ cho nghiên cứu và phát triển vào năm 2024 để chuyển đổi sang các USV hỗ trợ chiến đấu có khả năng phát hiện mối đe dọa và thu thập thông tin tình báo bằng công nghệ dẫn đường tàu ngầm tiên tiến.

USV có thể giúp Nhật Bản cân bằng cán cân quân sự với Trung Quốc, vốn đang dần mất cân bằng về số lượng và có lẽ cả về chất lượng.

Trong bài báo trên Japan News tháng 7 năm 2024 , Kojiro Tanikawa chỉ ra rằng trong khi Trung Quốc đã tăng số lượng tàu chiến và nâng cao năng lực của mình trong những thập kỷ gần đây, với 88 khinh hạm và khu trục hạm hiện đại vào năm 2023, số lượng tàu chiến của JMSDF vẫn duy trì ở mức khoảng 50.

1723168178336.png


Khoảng cách số lượng như vậy có thể khiến Nhật Bản gặp bất lợi. Sam Tangredi chỉ ra trong bài báo Proceedings tháng 1 năm 2023 rằng trong chiến tranh hải quân, câu nói "số lượng có chất lượng riêng" là đúng, vì phân tích lịch sử cho thấy trong 25 trong số 28 cuộc chiến tranh hải quân, bên có hạm đội lớn hơn đã giành chiến thắng.

Tangredi chỉ ra rằng ngay cả khi các hạm đội đối địch có công nghệ tương tự nhau thì hạm đội lớn hơn thường giành chiến thắng vì lợi thế về công nghệ chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng bị đối thủ phản công.

Ông nhấn mạnh rằng trong các cuộc xung đột giữa các lực lượng hải quân ngang hàng, quy mô hạm đội lớn cùng với khả năng bù đắp tổn thất thường quan trọng hơn ưu thế về công nghệ.

Khi đặt câu hỏi liệu chiến lược, công nghệ hay đào tạo vượt trội có thể bù đắp được bất lợi về số lượng hay không, Tangredi chỉ ra các ví dụ lịch sử nhấn mạnh vai trò quan trọng của khối lượng trong chiến lược hải quân.

Ông thách thức niềm tin rằng các hạm đội nhỏ hơn, tiên tiến về công nghệ có thể chiến thắng các hạm đội lớn hơn, đồng thời nhấn mạnh xu hướng lịch sử thiên vị bên có ưu thế về số lượng trong chiến tranh hải quân.

1723168282193.png


Phù hợp với điều đó, Toshi Yoshihara đề cập trong bài báo của CIMSEC tháng 6 năm 2020 rằng đến năm 2030, PLA-N có thể có hơn 450 tàu trong khi JMSDF sẽ không lớn hơn nhiều so với thời điểm ông viết bài.

Yoshihara cho biết Nhật Bản vẫn duy trì lợi thế thoải mái 45% so với Trung Quốc về số tấn trên mỗi chiến hạm. Tuy nhiên, ông cho biết lợi thế đó có thể không kéo dài được lâu khi Trung Quốc đưa thêm nhiều tàu sân bay, tàu tuần dương và tàu khu trục vào hoạt động.

Về hỏa lực, Yoshihara chỉ ra rằng vào năm 2020, Trung Quốc có nhiều hơn 75% hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) so với Nhật Bản và tên lửa hành trình chống hạm của Trung Quốc có tầm bắn xa hơn đáng kể so với tên lửa của Nhật Bản.

Trong khi USV có thể đóng vai trò là biện pháp tạm thời để giải quyết khoảng cách về số lượng và hỏa lực, Tanikawa cho biết Nhật Bản đã chậm triển khai USV mặc dù hiệu quả đã được chứng minh của USV của Ukraine ở Biển Đen so với các mục tiêu của Nga. Ông cũng cho biết Nhật Bản không có USV cho mục đích tấn công.

Trong khi Nhật Bản có thể triển khai USV như một lực lượng nhân lên để bù đắp cho bất lợi về số lượng so với Trung Quốc, họ có thể làm nhiều hơn là nâng cao nhận thức về lĩnh vực hàng hải, các biện pháp chống mìn và chiến tranh chống tàu ngầm.

1723168348158.png


..........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,663
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Trong bài viết của CIMSEC tháng 3 năm 2023 , Kyle Cregg thảo luận về khái niệm “Mỗi tàu là một Nhóm hành động mặt nước (SAG)”, một kiến trúc lực lượng phân tán trong tương lai, trong đó mọi tàu có người lái đều có thể hoạt động cách xa nhau, được bao quanh bởi nhiều Tàu mặt nước không người lái cỡ lớn (LUSV) được trang bị VLS và tùy chọn có người lái.

Ông tin rằng việc kết hợp các nhóm có người lái và không người lái sẽ tạo ra các SAG mạnh hơn so với một tàu có người lái hoặc một SAG có người lái hoạt động độc lập, cho phép nhanh chóng tấn công các nền tảng hải quân truyền thống và tàu tấn công đổ bộ.

1723168446920.png


Cregg cho biết khái niệm “Mỗi tàu một SAG” sẽ giảm yêu cầu bảo trì và sửa chữa cũng như rủi ro liên quan đến hoạt động ở vùng biển nguy hiểm và có tranh chấp. Ông nói thêm rằng khái niệm này kết nối khả năng USV mới ra đời ngày nay với tương lai tự chủ hơn hướng đến USV.

Tuy nhiên, Cregg thừa nhận những thách thức trong việc triển khai khái niệm “Mỗi tàu là một SAG”, chẳng hạn như các vấn đề về ngân sách và quản lý dự án, tình trạng thiếu hụt sản xuất đạn dược và tích hợp nhiều nỗ lực khác nhau để đưa vào sử dụng các LUSV ngày càng có năng lực và tự động hơn.

Chương trình USV của Nhật Bản có thể là trọng tâm để tăng cường hợp tác hải quân chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản. Vào tháng 9 năm 2023, khinh hạm JS Kumano, USS Oakland, USV Ranger và USV Mariner đã tiến hành một cuộc tập trận hải quân song phương tại Vịnh Sagami. Cuộc tập trận được ca ngợi là cơ hội để Hoa Kỳ và Nhật Bản tăng cường nỗ lực nghiên cứu và phát triển USV.

Hơn nữa, Vincent Wroble đề cập trong bài báo Proceedings tháng 6 năm 2021 rằng khi Hoa Kỳ đang vật lộn với tình trạng cơ sở đóng tàu hải quân đang thu hẹp , họ nên cho phép đóng USV tại các xưởng đóng tàu đồng minh như Nhật Bản và Hàn Quốc.

1723168536775.png


Wroble thảo luận về ưu và nhược điểm của cách tiếp cận đó, nói rằng việc cho phép nước ngoài đóng USV sẽ giúp giảm chi phí và tận dụng năng lực đóng tàu tiên tiến của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, ông cho biết việc đảm bảo quyền căn cứ cho USV là tối quan trọng, vì việc bảo trì không thể thực hiện trên biển và ý tưởng đóng USV ở các nước đồng minh có thể gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các công ty đóng tàu lớn của Hoa Kỳ và những người bảo thủ trong chính phủ Hoa Kỳ.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,663
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tin tốt, tin xấu trong sự trỗi dậy của quân đội Nhật Bản

Tokyo cuối cùng cũng hướng tới thế trận quốc phòng đáng tin cậy hơn sau nhiều thập kỷ phụ thuộc vào Hoa Kỳ nhưng có thể là quá ít và quá muộn

1723168969229.png


Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã làm điều mà không một tổng thống Mỹ nào có thể làm được. Ông đã khiến Nhật Bản nghiêm túc hơn về quốc phòng sau nhiều thập kỷ phụ thuộc quá mức vào lực lượng Hoa Kỳ.

Nhưng vấn đề ở đây là: Nghiêm túc về quốc phòng và thực sự có khả năng tự vệ là hai chuyện khác nhau. Nhật Bản đã có lực lượng quốc phòng lớn và hùng mạnh – ít nhất là trên lý thuyết. Sức mạnh quân sự của nước này được xếp hạng 7 trên thế giới.

Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng, mua và phát triển tên lửa tầm xa, ký kết các thỏa thuận quốc phòng với một số quốc gia nước ngoài, chuẩn bị thành lập Bộ chỉ huy tác chiến chung và thúc đẩy người Mỹ đưa trụ sở Lực lượng Hoa Kỳ tại Nhật Bản vào hoạt động.

Và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đang tiến hành nhiều cuộc tập trận ngày càng phức tạp hơn với Mỹ, Úc và các nước khác.

Đó là tin tốt. Nhưng đây là tin không mấy tốt: JSDF vẫn chưa phải là lực lượng chiến đấu thực sự. Lực lượng này chưa sẵn sàng để chiến đấu trong một cuộc chiến về mặt tổ chức, hậu cần, chỉ huy và kiểm soát, phần cứng và vũ khí, thay thế thương vong khi chiến đấu, lực lượng dự bị hoặc thậm chí là về mặt tâm lý.

1723169035713.png


Nó có một số khả năng thích hợp tốt, đặc biệt là trong Lực lượng Phòng vệ Biển (MSDF). Tàu ngầm, tác chiến chống tàu ngầm, giám sát trên biển và trên không, tác chiến thủy lôi và tàu chiến mặt nước của hải quân đều tốt - cũng như khả năng không gian và phòng thủ tên lửa của Nhật Bản.

Nhưng việc JSDF không thể tiến hành các hoạt động chung – kết hợp cả ba dịch vụ – là một vấn đề lớn. Nếu không có điều này, JSDF không phải là tổng thể các bộ phận của nó. Nhưng họ hiểu vấn đề và cuối cùng đang cố gắng khắc phục nó. Sẽ mất thời gian để khắc phục.

Chất lượng nhân sự của JSDF nhìn chung là tuyệt vời nhưng họ phải chịu đựng nhiều thập kỷ bị đối xử tệ bạc về mặt lương, nhà ở và phúc lợi, và sự thiếu tôn trọng nói chung từ giới chính trị gia Nhật Bản và cái gọi là tầng lớp tinh hoa.

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chỉ còn khoảng một nửa quy mô cần thiết để thực hiện nhiều nhiệm vụ. Riêng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (MSDF) và Lực lượng Phòng vệ Trên không (ASDF) cần phải tăng gấp đôi quy mô.

1723169086095.png


Lực lượng Phòng vệ Mặt đất (GSDF) có quy mô vừa phải (khoảng 140.000 người) nhưng cần phải được cải tổ toàn diện để trở thành lực lượng tác chiến thay vì giống Vệ binh Quốc gia.

Tuyển dụng là một vấn đề lớn và đã như vậy trong nhiều năm. JSDF thường bỏ lỡ mục tiêu khoảng 20% nhưng năm ngoái đã bỏ lỡ tới 50%. Đúng vậy, 50%.

Vấn đề một phần là dân số Nhật Bản đang giảm, nhưng quan trọng hơn, đó là các điều khoản dịch vụ kém và sự thiếu tôn trọng đối với JSDF. Với một số sự lãnh đạo và hỗ trợ chính trị, không có lý do gì JSDF không thể thu hút đủ tân binh thay vì đưa ra lời bào chữa.

Nếu bạn muốn xem lực lượng Hoa Kỳ và lực lượng Nhật Bản phối hợp tốt với nhau như thế nào về mặt tác chiến và hầu hết các khía cạnh khác, hãy đến Yokosuka Naval và ghé thăm Hạm đội 7 Hoa Kỳ và Hải quân Nhật Bản tại Funakoshi gần đó. Điều này cho thấy những gì có thể thực hiện được.

................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,663
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Nhưng ngoài điểm sáng này, thật đáng xấu hổ khi lực lượng Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn chưa phối hợp tốt với nhau – nếu có.

Ngoài hai lực lượng hải quân và phòng thủ tên lửa, họ có thể thực hiện các hoạt động thông báo ngắn hạn trong thế giới thực không? Không. Hoặc ít nhất là không thể nếu không có những nỗ lực to lớn để dàn xếp một số phản ứng nửa vời.

1723169257154.png


Các chỉ huy và nhà lãnh đạo dân sự liên tiếp của Hoa Kỳ - và "người quản lý liên minh" - tại Nhật Bản, Hawaii và Washington DC nên xấu hổ về bản thân vì đã đạt được rất ít thành tựu trong 60 năm qua khi nói đến khả năng quân đội của hai quốc gia có thể hoạt động cùng nhau.

Những trường hợp ngoại lệ – và có khá nhiều trường hợp ngoại lệ – đều biết họ là ai.

Người Nhật cũng không mấy hữu ích, và cho đến khoảng 10 năm trước, bất kỳ sĩ quan Nhật nào đề xuất một liên minh hoạt động hữu ích hơn với lực lượng Hoa Kỳ đều sẽ gặp rất nhiều rắc rối - và có khả năng bị sa thải.

Giới lãnh đạo chính trị và bộ máy quan liêu của Nhật Bản (kể cả bên trong MOD) phần lớn phải chịu trách nhiệm cho việc làm chậm mọi thứ hoặc thậm chí dựng lên rào cản. Và họ vẫn thường làm như vậy.

Nhưng Nhật Bản không phải là một quốc gia theo chủ nghĩa hòa bình, ngăn cản hợp pháp việc phát triển một quân đội "thực sự" sao? Nhật Bản không phải là một quốc gia theo chủ nghĩa hòa bình. Họ có một quân đội thực sự - mặc dù có những khiếm khuyết - và họ vui mừng khi người Mỹ tiêu diệt bất kỳ kẻ thù nào cho họ.

Đối với hiến pháp được cho là trói buộc Nhật Bản, Tokyo luôn làm bất cứ điều gì họ cảm thấy phải làm. Hiến pháp đã được diễn giải lại nhiều lần. Các nhà ngoại giao và quan chức Nhật Bản sử dụng hiến pháp như một cái cớ để tránh làm bất cứ điều gì họ không muốn làm. Điều đó rất hiệu quả đối với người Mỹ.

1723169285723.png


Mọi chuyện có thực sự tệ đến thế không? Có chứ.

Ví dụ, trụ sở chung Nhật Bản-Hoa Kỳ tại Nhật Bản, nơi các sĩ quan Hoa Kỳ và Nhật Bản ngồi lại với nhau và tiến hành các hoạt động cần thiết để bảo vệ Nhật Bản và các khu vực xung quanh, nằm ở đâu? Trả lời: Không tồn tại.

Và sau nhiều thập kỷ các quan chức Hoa Kỳ khẳng định rằng "mối quan hệ chưa bao giờ bền chặt hơn". Một lần nữa, thật đáng xấu hổ.

Nhưng còn Cơ chế điều phối liên minh mà cả hai quốc gia đã tạo ra vào năm 2015 thì sao? Đó không phải là một "nơi chốn", mà chỉ là một thỏa thuận để tụ họp và "nói chuyện". Nói cách khác, hãy ứng biến nếu có chuyện gì xảy ra, bao gồm cả trường hợp Trung Quốc tấn công Đài Loan.

Nhật Bản quyết định tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng trước khi đồng yên Nhật suy yếu đột ngột. Tăng gấp đôi ngay bây giờ và bạn thực sự không tăng gấp đôi.

Một vấn đề lớn hơn nữa là người Nhật thực sự không biết nên chi thêm tiền vào việc gì. Hoa Kỳ mong đợi Nhật Bản tự tìm ra cách giải quyết.

Thay vào đó, nên gửi một số nhà hoạch định chiến tranh giỏi đến Nhật Bản và giải thích các yêu cầu thực tế để chiến đấu trong một cuộc chiến – và tập trung chi tiêu vào các lĩnh vực này. Ngoài ra, hãy chi tiền cho nhân viên JSDF để đây trở thành một nghề hấp dẫn hơn. Con người cũng quan trọng như phần cứng.

Vậy quan hệ đối tác Nhật Bản-Hoa Kỳ sẽ tiến triển như thế nào từ đây? Không có lý do gì Tokyo và Washington không thể biến mối quan hệ này thành mối quan hệ mà nguồn lực và sức mạnh chiến đấu kết hợp của họ có thể tạo nên sức mạnh và gây khó khăn cho bất kỳ đối thủ nào.

1723169317647.png


Nhưng điều đó đòi hỏi sự lãnh đạo, trí tưởng tượng, sáng kiến và ý chí của cả hai bên – cả ở cấp cao nhất và trung bình. Thật không may, Nhật Bản dường như chỉ được thiết lập để cải thiện từng bước – tốt theo cách riêng của họ nhưng không đủ nhanh hoặc đủ để thực sự cải thiện sức mạnh chiến đấu của Nhật Bản-Hoa Kỳ khi cần thiết để đối đầu với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Nga.

Rõ ràng là cả hai bên cuối cùng đều muốn làm nhiều hơn nhưng họ cũng cần cảm giác cấp bách để xóa bỏ những trở ngại về mặt quan liêu và sự trì trệ về mặt chính trị. Và có một cảm giác, không phải là không có cơ sở, ở phía Hoa Kỳ rằng họ đã quá sức và không đủ khả năng để làm nhiều hơn nữa.

Mọi thứ đã tốt hơn nhiều so với một thập kỷ trước nhưng vẫn chưa đạt đến mức cần thiết. Còn nhiều thời gian mất mát cần phải bù đắp. Liệu có đủ thời gian không? Có thể, có thể không. Và Bắc Kinh có tiếng nói trong vấn đề này.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,663
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tại sao các tướng lĩnh Ukraine có thể đã liều lĩnh tấn công vào Nga

Kyiv cần một chiến thắng, nhưng không phải là một canh bạc.

Quyết định của Ukraine đưa một lượng lớn nguồn lực quân sự ít ỏi của mình qua biên giới vào Nga - để theo đuổi các tiêu đề nhưng cho đến nay, một mục tiêu chiến lược không rõ ràng - đánh dấu một khoảnh khắc tuyệt vọng hoặc truyền cảm hứng cho Ukraine. Và có lẽ nó báo trước một giai đoạn mới của cuộc chiến.

1723172596678.png


Không phải vì cuộc xâm nhập vào Nga của Ukraine là mới – chúng đã diễn ra trong hơn một năm, chủ yếu là do công dân Nga chiến đấu cho Ukraine với sự hỗ trợ quân sự rõ ràng của Ukraine nhưng không có vai trò chính thức, công khai nào.

Điều này có vẻ mới mẻ vì, ít nhất là theo Nga, đây là hành động quân đội chính quy của Ukraine tiến hành tấn công vào Nga, và là một động thái hiếm hoi của giới lãnh đạo cấp cao Ukraine, những người có hành động bị chỉ trích chủ yếu trong 18 tháng qua là quá chậm chạp và bảo thủ.

Vào thứ Ba, Kyiv đã lấy các nguồn lực và quân lính mới rất cần thiết và triển khai chúng vào sâu bên trong nước Nga. Hiệu ứng tức thời đã đáp ứng được hai nhu cầu: một tiêu đề liên quan đến sự bối rối của Nga và động thái tiến về phía trước của Ukraine, và một tiêu đề khác là quân đội của Moscow nên phân tán để củng cố biên giới của họ. Sau nhiều tuần có tin xấu cho Kyiv, trong đó lực lượng Nga đã chậm rãi nhưng không thể tránh khỏi di chuyển về phía các trung tâm quân sự của Ukraine là Pokrovsk và Sloviansk, Moscow đang phải vật lộn để củng cố tiền tuyến thiết yếu nhất của mình - biên giới của chính mình.

Nhưng ngay cả khi Kyiv từ chối bình luận bất cứ điều gì vào thứ Tư về những gì Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi là "hành động khiêu khích lớn", thì tính khôn ngoan của canh bạc này vẫn bị một số nhà quan sát Ukraine công khai đặt câu hỏi.

Có thể có một chiến lược lớn hơn đang được thực hiện ở đây. Sudzha, hiện ít nhất là một phần nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine, nằm cạnh một trạm kiểm soát khí đốt của Nga, ngay trên biên giới, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp khí đốt từ Nga, qua Ukraine, đến châu Âu. Thỏa thuận đó được cho là sẽ kết thúc vào tháng 1 và đây có thể là một nỗ lực nhằm cắt giảm nguồn tài trợ béo bở cho Moscow đã khiến Kyiv tức giận kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu vào năm 2022. (Tính đến thứ năm, không có dấu hiệu công khai nào cho thấy nguồn cung cấp khí đốt bị ảnh hưởng).

Tuy nhiên, cho đến khi tầm quan trọng rộng hơn của cuộc xâm lược này nổi lên, vẫn còn một dấu hỏi lớn về các mục tiêu chiến lược của Oleksandr Syrskyi, vị chỉ huy tương đối mới của lực lượng Ukraine. Sự chia rẽ trong bộ chỉ huy của ông đã âm ỉ trong công chúng gần đây, với những cấp dưới trẻ hơn đặt câu hỏi về sự sẵn sàng chịu thương vong đáng kể của Syrskyi trong các trận chiến tiêu hao ở tiền tuyến, trong đó lực lượng quân đội vượt trội của Nga thường chiếm ưu thế.

1723172713352.png


Đó là tư duy của Liên Xô, và Syrskyi đến từ thời đó. Nhưng những người chết hoặc trở về nhà với tư cách là người cụt chân thường là thế hệ trẻ coi trọng sự khéo léo và mưu mẹo hơn là sự bền bỉ thô bạo.

Trong nhiều tháng, Ukraine đã thành công trong việc nhắm mục tiêu - thường là với sự giúp đỡ của phương Tây - vào cơ sở hạ tầng nội bộ của Nga , phá hủy đường băng, căn cứ hải quân và nhà ga dầu mỏ nhằm gây thiệt hại lâu dài cho nền kinh tế và cỗ máy chiến tranh của Moscow. Nhưng lần này thì khác: Họ đang gửi một lực lượng bộ binh lớn vào sâu trong lãnh thổ của kẻ thù, nơi các tuyến tiếp tế của Ukraine trở nên căng thẳng hơn và theo định nghĩa, mục tiêu khó theo đuổi hơn.

Động thái này diễn ra vào thời điểm nỗ lực của Ukraine bắt đầu thấy được lợi ích cụ thể khi vũ khí phương Tây cuối cùng cũng được chuyển đến.

Máy bay chiến đấu F-16 là máy bay mới ở tiền tuyến nhưng có thể làm suy yếu ưu thế trên không đang suy yếu của Nga trong những tháng tới. Điều đó có thể có nghĩa là ít bom lượn hơn tấn công quân đội tiền tuyến Ukraine và ít tên lửa hơn gây kinh hoàng cho các cộng đồng đô thị của Ukraine. Đạn dược vẫn là vấn đề đối với Kyiv, theo một số báo cáo, nhưng chắc chắn nguồn cung cấp của phương Tây cuối cùng có thể lấp đầy khoảng trống đó.

Vậy tại sao lại có động thái rủi ro cao này vào lúc này? Nếu chúng ta nhìn xa hơn chu kỳ tin tức tích cực ngay lập tức dành cho Tổng thống Volodymyr Zelensky, những mục tiêu khác sẽ xuất hiện. Lần đầu tiên trong cuộc chiến, người ta đã bắt đầu nói về các cuộc đàm phán. Nga có thể được mời tham dự hội nghị hòa bình tiếp theo do Ukraine và các đồng minh tổ chức. Tỷ lệ người Ukraine chấp thuận đàm phán, mặc dù là thiểu số, đang tăng nhẹ. Và khả năng Trump lên làm tổng thống đang lờ mờ ở Kyiv.

1723172818529.png


Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris có thể vẫn kiên định như Tổng thống Joe Biden về vấn đề Ukraine. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là chính sách đối ngoại của phương Tây là một con quái vật dễ thay đổi và dễ kiệt sức. Sự ủng hộ liên tục của NATO đối với Ukraine là một ngoại lệ. Và khi cuộc chiến đang tiến tới năm thứ tư, những câu hỏi về cách thức kết thúc sẽ ngày càng lớn hơn.

Có thực sự có giá trị gì khi Ukraine chiến đấu và hy sinh mà không có triển vọng thực sự nào giành lại lãnh thổ bị chiếm đóng từ Moscow không? Liệu Nga có muốn một cuộc chiến vô thời hạn, trong đó họ mất hàng nghìn người để tiến lên hàng trăm mét, và chứng kiến khả năng quân sự rộng lớn hơn của mình dần bị suy yếu bởi các cuộc tấn công tầm xa hơn của Ukraine không?

Với viễn cảnh đàm phán giải quyết giờ đây không còn xa nữa, cả hai bên sẽ tranh giành để cải thiện vị thế chiến trường của mình trước khi ngồi vào bàn đàm phán. Không rõ liệu động thái của Ukraine vào Kursk có phải là động cơ thúc đẩy hay chỉ là động thái đơn giản để gây thiệt hại cho kẻ thù yếu.

Nhưng đây là một canh bạc hiếm hoi và đáng kể với nguồn lực hạn chế của Kyiv, và do đó có thể báo hiệu niềm tin của người Ukraine rằng sự thay đổi lớn hơn đang ở phía trước.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,663
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Iran cân nhắc hủy bỏ kế hoạch trả thù Israel để đổi lấy lệnh ngừng bắn ở Gaza

1723173234349.png


Trung Đông, và thực tế là phần lớn thế giới, đang chuẩn bị cho việc Iran thực hiện một cuộc tấn công trả thù vào Israel vì vụ ám sát nhà lãnh đạo chính trị của Hamas . Nhưng liệu Tehran có thể chuẩn bị rút lui để đổi lấy tiến triển trong các cuộc đàm phán hòa bình ở Gaza không? Đó là hy vọng của các nhà lãnh đạo khu vực tụ họp tại một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp ở Jeddah.

Hôm đó là thứ Tư và thế giới đang trong tình trạng căng thẳng. Các chuyến bay qua Iran và các nước láng giềng đã bị hủy vì lo ngại tên lửa có thể bay bất cứ lúc nào, gây ra sự leo thang đáng sợ trong cuộc chiến của Israel ở Gaza.

Khi đất nước đang bên bờ vực nổ ra một cuộc chiến tranh khu vực, Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Iran Ali Bagheri thì thầm với một trợ lý đang cúi xuống để nghe ngóng lời ông.

Bộ trưởng ngoại giao Cameroon ngồi bên phải Bagheri, bộ trưởng ngoại giao Yemen ngồi bên trái ông, cùng với một căn phòng đầy các bộ trưởng ngoại giao khác từ các quốc gia Hồi giáo đa số, tất cả đều có mặt để giúp ngăn chặn tình hình leo thang thành một cuộc xung đột lớn hơn.

Kể từ khi thủ lĩnh chính trị của Hamas là Ismail Haniyeh bị ám sát tại Tehran tuần trước, các nhà lãnh đạo Cộng hòa Hồi giáo đã thề sẽ trả thù Israel, những người mà họ cho là chịu trách nhiệm. Israel vẫn chưa xác nhận hoặc phủ nhận trách nhiệm.

Địa điểm khiêm tốn cho nỗ lực cuối cùng như vậy để dập tắt cơn thịnh nộ sôi sục của Iran là trụ sở của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC), khiêm tốn so với tiêu chuẩn hiện đại hóa và hào nhoáng nhanh chóng của Ả Rập Xê Út. Nó nằm ở một góc bụi bặm, không có gì nổi bật của thành phố Jeddah bên bờ Biển Đỏ.

Tình huống trong phòng, nếu có thể gọi như vậy, đã được Bộ trưởng ngoại giao Jordan, Ayman Safadi, người đã bước ra khỏi các cuộc đàm phán quan trọng để thúc đẩy sáng kiến mà vương quốc dễ bị tổn thương của ông đang ủng hộ, trình bày một cách cẩn thận với CNN: "Bước đầu tiên hướng tới việc ngăn chặn sự leo thang là chấm dứt nguyên nhân gốc rễ của nó, đó là sự xâm lược liên tục của Israel vào Gaza."

Động thái này nhằm thuyết phục Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu mềm mỏng hơn trong các cuộc đàm phán ngừng bắn với Hamas không phải là mới. Nhưng phần thưởng lần này có thể hấp dẫn hơn nhiều so với những nỗ lực trước đây.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết Hoa Kỳ và các đồng minh đã trao đổi trực tiếp với cả Israel và Iran rằng "không ai được phép leo thang xung đột này", đồng thời nói thêm rằng các cuộc đàm phán ngừng bắn đã bước vào "giai đoạn cuối" và có thể bị đe dọa bởi sự leo thang hơn nữa ở những nơi khác trong khu vực.

Safadi đã có mặt tại Tehran vào cuối tuần và gặp cả Bagheri và Tổng thống mới của Iran Masoud Pezeshkian, và dường như tin rằng Iran có thể đang tìm cách giảm căng thẳng.

Iran cần sự bảo vệ ngoại giao để tránh xa những lời đe dọa vội vã của mình đối với Israel ngay sau vụ giết Haniyeh: một lệnh ngừng bắn ở Gaza cho phép Tehran tuyên bố rằng họ quan tâm nhiều hơn đến mạng sống của người Palestine trong vùng đất Palestine này hơn là trả thù sẽ phù hợp. Nhưng phần thưởng phải đủ lớn đối với Iran vì danh dự và sự răn đe của họ đang bị đe dọa.

Tổng thống Pháp Emanuel Macron đang tăng cường sức mạnh ngoại giao của mình khi tuyên bố trong cuộc điện đàm với Pezeshkian hôm thứ Tư rằng, hành động trả đũa Israel "phải bị từ bỏ".

Câu trả lời của Pezeshkian cho thấy ông đang lắng nghe. "Nếu Mỹ và các nước phương Tây thực sự muốn ngăn chặn chiến tranh và bất ổn trong khu vực, để chứng minh cho tuyên bố này, họ nên ngay lập tức ngừng bán vũ khí và hỗ trợ chế độ Zionist và buộc chế độ này phải dừng diệt chủng và các cuộc tấn công vào Gaza và chấp nhận lệnh ngừng bắn", ông nói.

.................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,663
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Hezbollah có thể hành động một mình không?

Gần mười tháng kể từ cuộc chiến của Israel ở Gaza, bắt đầu từ cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7 tháng 10 khiến khoảng 1200 người ở Israel thiệt mạng và ít nhất 250 người khác bị bắt làm con tin, Israel trả đũa làm gần 40.000 người Palestine đã thiệt mạng, theo các quan chức y tế Palestine - và vẫn chưa thấy hồi kết cho cuộc xung đột này.

Vấn đề trong diễn biến leo thang lệnh ngừng bắn ở Gaza là nó chỉ dựa trên hy vọng mà không có thực chất.

Để có thể thực hiện được, Netanyahu cũng sẽ phải chấp nhận điều đó.

Hamas vừa khiến mọi chuyện trở nên khó khăn hơn khi thay thế Haniyah bằng người đồng cấp cứng rắn hơn ở Gaza, Yahya Sinwar, kẻ chủ mưu các vụ tấn công ngày 7 tháng 10, và dù sao thì hiện tại họ cũng không có tâm trạng cho các cuộc đàm phán có ý nghĩa.

Theo sự đồng thuận tại OIC, sự thay đổi, nếu có, phải đến từ bên ngoài, từ người duy nhất có đủ sức mạnh để kiềm chế Netanyahu – Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.

1723173802735.png


Nhưng gần một năm sau cuộc xung đột, Biden đã từ chối đối đầu với chính phủ cánh hữu cứng rắn nhất trong lịch sử Israel, điều này càng làm tăng thêm sự thất vọng ở Jeddah.

Riyad Mansour, Quan sát viên thường trực của Palestine tại Liên hợp quốc, có mặt trong phòng với Bagheri và những người khác.

“Khu vực này không cần leo thang,” ông nói “Những gì khu vực này cần là lệnh ngừng bắn. Những gì khu vực này cần là giải quyết các quyền hợp pháp. Tôi có cảm giác rằng Thủ tướng Netanyahu muốn kéo Tổng thống Biden vào một cuộc chiến tranh với Iran”

Điều Bagheri nhận được ở Jeddah là sự hỗ trợ ngoại giao nhằm giúp họ thoát khỏi bờ vực, khi Mansour nói rằng "Liên quan đến những gì Iran muốn, bạn biết đấy, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nước này, bạn biết đấy, đã có sự ủng hộ mạnh mẽ cho quan điểm này."

Khi quyền Bộ trưởng ngoại giao Iran rời đi Tehran sau cuộc họp khẩn cấp kéo dài bốn giờ, sự chú ý lại chuyển hướng sang lực lượng đại diện Hezbollah của Iran tại Lebanon, lực lượng này cũng có ý định trả thù cho vụ ám sát chỉ huy quân sự cấp cao Fu'ad Shukr tại Beirut vài giờ trước khi Haniyeh bị giết.

Một quan chức Hoa Kỳ và một quan chức tình báo phương Tây nói với CNN rằng nỗi lo ngại về việc Hezbollah hành động hiện nay lớn hơn so với Iran, làm dấy lên viễn cảnh nhóm dân quân có trụ sở tại Lebanon này có thể hành động mà không cần họ.

Đối với Netanyahu, điều này có vẻ giống như một động thái ngữ nghĩa nhằm làm giảm mong muốn của Israel về một phản ứng áp đảo chống lại bất kỳ kẻ xâm lược nào.

Ông coi Iran và Hezbollah là hai bàn tay khác nhau của cùng một người đứng đầu thần học.

Ngoại trừ cuộc đấu súng trực tiếp giữa Iran và Israel vào tháng 4, Hezbollah luôn tung ra những đòn tấn công khiến Israel phải e ngại, và lần này có thể tung ra một đòn kép, một đòn vào Shukr và một đòn vào Haniyeh của Hamas.

Trong trường hợp đó, hành động trả đũa của Israel đối với Hezbollah có thể nhanh chóng trở thành sự leo thang trong khu vực kéo theo Iran mà mọi người đều lo sợ.

Điều rõ ràng là cuộc gặp ở Jeddah và hoạt động ngoại giao bí mật sẽ giúp tạo ra không gian và thời gian ngoại giao để phát triển một con đường tắt ít nhất cũng có chút tác động vào lúc này.

Ở một mức độ nào đó, cả Iran và Hoa Kỳ đều ủng hộ điều này.

Liệu điều này có dẫn đến một chân trời sai lầm khác hay không là tùy thuộc vào Bagheri và tổng thống của ông ta.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,663
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Có vẻ như Nga đã không chuẩn bị gì nhiều cho cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ của mình

Theo nhiều báo cáo, cuộc xâm nhập của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong hai ngày qua dường như đã khiến Moscow trở nên bất ngờ.

Người dân địa phương ở khu vực Kursk đã vội vã di tản mà không có sự hỗ trợ của nhà nước, và các blogger quân sự Nga đã tức giận hỏi tại sao lực lượng Nga lại không sẵn sàng.

Trong khi đó, Điện Kremlin đưa ra thông tin trái ngược nhau về những gì đang diễn ra, cho thấy sự hỗn loạn ở cấp cao.

Quy mô chính xác của cuộc xâm nhập vẫn chưa được biết. Một phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết xe bọc thép của Ukraine đã tiến ít nhất 6 dặm vào Kursk, giáp ranh với phía bắc Ukraine.

Các quan chức Nga cho biết tính đến thứ Ba, Ukraine đã điều động tới 1.000 quân vào cuộc chiến, được hỗ trợ bởi 11 xe tăng và 20 xe chiến đấu bọc thép . Các cảnh quay được chia sẻ bởi các blogger quân sự Nga cho thấy có ít nhất hai lữ đoàn Ukraine tham gia.

Tính đến thứ năm, ISW đánh giá rằng lực lượng Ukraine đã vượt qua hai tuyến phòng thủ .

Ukraine chưa bình luận về hoạt động này và không thể xác nhận thông tin chi tiết một cách độc lập.

Nga đưa ra nhiều thông tin trái chiều về những gì đang diễn ra — Alexei Smirnov, quyền thống đốc Kursk, cho biết tình hình đã được kiểm soát vào thứ Tư khi Tổng thống Vladimir Putin triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với các giám đốc an ninh.

Mick Ryan, một nhà phân tích chiến tranh và là thiếu tướng đã nghỉ hưu của Úc , đã viết trong một bài phân tích gần đây rằng: "Có vẻ như trong vài ngày qua, Ukraine lại một lần nữa khiến Nga và các nhà quan sát phương Tây bất ngờ với hoạt động mới nhất của họ" .

Ông cho biết "quân đội Ukraine đã tấn công bằng lực lượng cơ giới có khả năng cơ động cao", được hỗ trợ mạnh mẽ bởi phòng không.

Nga đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong khu vực. Nước này bắt đầu sơ tán các thị trấn biên giới trong khu vực, các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát đưa tin .

Nhưng một cư dân ở Sudzha - trọng tâm của cuộc tấn công của Ukraine - đã nói với hãng tin độc lập Meduza của Nga rằng bà đã chạy trốn, vài giờ trước khi có bất kỳ lệnh sơ tán nào.

Bà chia sẻ với hãng tin rằng hôm thứ Ba, gia đình bà đã "bị đánh thức lúc 3 giờ sáng vì tiếng tên lửa được phóng về phía chúng tôi".

Nhà máy điện hạt nhân Kursk dường như cũng được bảo vệ khá mỏng, khi Nga chỉ mới triển khai các đơn vị phòng không vào khu vực này một cách muộn màng, tờ Kyiv Post đưa tin , trích dẫn trang tin độc lập của Nga iStories, cho biết họ đã nói chuyện với các nhân viên tại nhà máy.

ISW cho biết một số blogger quân sự Nga đã chỉ trích gay gắt Điện Kremlin vì những gì họ cho là sự thất bại trong việc chuẩn bị hoặc phản ứng hiệu quả.

Rybar, một tài khoản có ảnh hưởng ủng hộ Điện Kremlin, đã viết vào thứ Tư rằng giới lãnh đạo quân sự cấp cao của Nga đã theo dõi sự gia tăng quân số của Ukraine trong hai tháng qua nhưng không có nhiều sự chuẩn bị.

Sáng sớm thứ Tư, Dmitry Medvedev, chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, đã viết trong bài đăng trên Telegram rằng cần phải rút ra những bài học nghiêm túc.

Vào thứ Tư, Karine Jean-Pierre, thư ký báo chí Nhà Trắng, cho rằng Hoa Kỳ cũng có hiểu biết hạn chế: "Chúng tôi sẽ liên hệ với quân đội Ukraine để tìm hiểu thêm về mục tiêu của họ".
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,663
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Người dân Kursk đã quay một đoạn video cho Putin, nói rằng các chỉ huy quân sự Nga đang nói dối rằng cuộc tấn công của Ukraine đang "được kiểm soát"

1723197679033.png

Các quan chức cho biết nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin, trong bức ảnh này đang tham dự một cuộc họp từ xa tại Moscow, đã đích thân giám sát phản ứng trước cuộc tấn công của Ukraine tại Kursk

Người dân ở vùng Kursk đang bị bao vây của Nga đã công bố lời kêu gọi giúp đỡ từ nhà lãnh đạo nước này, Vladimir Putin, cho biết cuộc giao tranh ở đó dữ dội hơn nhiều so với những gì các nhà lãnh đạo quân sự tiết lộ.

Hơn hai chục người từ quận Sudzhansky đã tập trung trong một đoạn video được công bố vào thứ năm , nói rằng Putin đã đánh giá thấp mức độ tồi tệ của tình hình đối với người dân địa phương khi quân đội Ukraine tiến qua biên giới.

"Những lời nói dối này khiến người dân địa phương phải chết. Tổng tham mưu trưởng gần đây đã nói với bạn rằng tình hình đã được kiểm soát", một trong những người dân nói trong video, theo bản dịch từ CNN.

"Nhưng hôm nay, những trận chiến dữ dội đang diễn ra ở các quận Sudzhansky và Korenevsky", bà nói.

Đoạn clip được phát tán trên kênh Telegram Native Sudzha của Nga, kênh đưa tin tức trong khu vực.

Người dân cho biết họ đã mất nhà cửa vì cuộc tấn công của Ukraine và phải dựa vào tin tức từ các kênh Telegram thay vì các quan chức địa phương.

Nhiều người cho biết họ không thể mang theo giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ đi lại vì họ phải sơ tán quá nhanh, và cho biết chính quyền lẽ ra phải biết Ukraine đang tập trung lực lượng ở biên giới.

"Chúng tôi bị bỏ lại một mình với những đứa trẻ không có nơi nào để đi, không được đền bù, không có tiền. Chúng tôi trốn thoát chỉ với bộ quần áo trên người", một người phụ nữ cho biết, theo bản dịch của CNN.

Một người đàn ông đã trực tiếp nói chuyện với Putin rằng người dân ở Guevo, một thị trấn ở Sudzha, đã không được các quan chức sơ tán và bị mắc kẹt trong cuộc giao tranh.

Theo thông tin tình báo nguồn mở, Guevo là một trong hơn chục ngôi làng của Nga hiện nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine.

Lực lượng Kiev đã tiến hành một cuộc tấn công vào Kursk vào thứ Tư, một số xe bọc thép của Ukraine được phát hiện chiến đấu sâu tới chín dặm vào lãnh thổ Nga.

Nga cho biết Ukraine đã phát động cuộc tấn công với khoảng 1.000 quân và khoảng 40 xe bọc thép, bao gồm cả xe tăng. Điện Kremlin gọi cuộc tấn công là "hành động khiêu khích quy mô lớn".

Cách đó khoảng 80 dặm về phía đông nam, Nga đã mở một chiến dịch tương tự vào tháng 5 bằng cách di chuyển quân đội vào khu vực Kharkiv của Ukraine, mở ra một mặt trận chiến tranh mới.

Ukraine nói rất ít về cuộc tấn công vào Nga, mặc dù cố vấn văn phòng tổng thống, Mykhailo Podolyak, đã thừa nhận động thái của Ukraine trong các tuyên bố trên mạng xã hội vào thứ năm.

"Hiện nay, một bộ phận đáng kể cộng đồng quốc tế coi Rf là mục tiêu hợp pháp cho mọi hoạt động và loại vũ khí", Podolyak viết trên X , ám chỉ đến lực lượng vũ trang Nga.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy phát biểu trong bài phát biểu hôm thứ Năm rằng Nga "phải cảm nhận những gì họ đã làm" với Ukraine, nhưng không đề cập trực tiếp đến cuộc xâm nhập.

Trong cuộc họp do Putin triệu tập vào thứ Tư, tổng tư lệnh quân đội Nga Valery Gerasimov báo cáo rằng bước tiến của quân đội Ukraine đã bị chặn lại, đồng thời tuyên bố rằng lực lượng Kiev đã chịu thương vong nặng nề.

Tình hình "đang được kiểm soát", quyền thống đốc Kursk, Alexey Smirnov, cho biết trong một tuyên bố trên Telegram. Ông kêu gọi người dân không nên hoảng sợ.

Nhưng các nguồn tin và cảnh quay của Nga về các cuộc giao tranh ở Kursk cho thấy cuộc giao tranh vẫn diễn ra ác liệt .

Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, đã xác định vị trí các đơn vị Ukraine đã vượt qua các tuyến phòng thủ của Nga ở ít nhất hai khu vực.

"Bầu trời hoàn toàn bị máy bay không người lái của Ukraine thống trị", blogger quân sự VChK-OPGU , người được biết là có quan hệ với lực lượng quân sự Nga, đã viết vào thứ năm.

Trong khi đó, theo truyền thông nhà nước , Putin đã công bố khoản thanh toán một lần là 10.000 rúp, tương đương 115 đô la, để cứu trợ cho người dân Kursk bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công .
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,663
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cách tiếp cận mới của ASEAN đối với Trung Quốc

-
Trong 3 năm qua, các nước Đông Nam Á đã chứng kiến hàng loạt quá trình chuyển đổi lãnh đạo quan trọng. Những nhà lãnh đạo mới này sẽ tiếp cận Trung Quốc ra sao và sẽ có gì khác biệt so với những người tiền nhiệm? Liệu sự thay đổi lãnh đạo sẽ dẫn đến mối quan hệ gần gũi hơn hay xa cách hơn với Trung Quốc? Trong cuộc khảo sát “Trung Quốc qua lăng kính Đông Nam” này, Carnegie Trung Quốc đã phỏng vấn các học giả từ 7 quốc gia Đông Nam Á khác nhau về quan điểm của họ.

Philippines

Trên con đường vận động tranh cử trước thềm cuộc bầu cử quốc gia năm 2022, có những dấu hiệu cho thấy Ferdinand Marcos Jr. sẽ duy trì tính liên tục của các chính sách của tổng thống lúc bấy giờ là Rodrigo Duterte. Không chỉ Sara, con gái của Duterte, tranh cử phó tổng thống trên cùng một phiếu bầu với Marcos, mà Marcos còn sẵn sàng gặp đại sứ Trung Quốc tại Philippines, Hoàng Khê Liên (Huang Xilian), vào tháng 10/2021, trong thời gian ông tranh cử tổng thống. Sau khi nhậm chức, Tổng thống Marcos đã đến thăm Bắc Kinh vào tháng 1/2023, điều này cho thấy rằng ông có ý định duy trì chính sách xoay trục sang Trung Quốc của Duterte.

1723253827850.png


Tuy nhiên, việc Trung Quốc tiếp tục chiếm đóng vùng biển mà Philippines gọi là biển Tây Philippines (Biển Đông, quốc tế gọi là biển Nam Trung Hoa) và tăng cường các hoạt động vùng xám trong suốt năm 2023 đã thúc đẩy Marcos đa dạng hóa quan hệ quốc tế của đất nước. Các sự cố ở biển Tây Philippines - bao gồm tàu Hải cảnh Trung Quốc chĩa tia laser cấp quân sự vào tàu Cảnh sát biển Philippines, sử dụng vòi rồng để ngăn cản các nhiệm vụ thường lệ của Philippines nhằm tiếp tế cho tàu BRP Sierra Madre ở Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), và dựa vào lực lượng dân quân biển Trung Quốc để đuổi ngư dân Philippines ra khỏi ngư trường truyền thống của họ - làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước.

Để bảo vệ lợi ích quốc gia của Philippines trước các mối đe dọa đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước này ở biển Tây Philippines, Marcos đã khôi phục liên minh lâu đời của nước này với Mỹ. Chẳng hạn, tháng 4/2023, các đồng minh đã xác định các địa điểm mới để mở rộng phạm vi áp dụng của Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA) năm 2014. Các cuộc tập trận quân sự chung, như cuộc tập trận Balikatan hằng năm, và hợp tác an ninh với các quốc gia có cùng quan điểm đã góp phần thực hiện mục tiêu của Philippines trong việc phát huy chính sách đối ngoại độc lập và hoàn thành quá trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang.

Marcos đã giới thiệu thành công Philippines với cộng đồng quốc tế - một động thái hoàn toàn trái ngược với đường lối cô lập của người tiền nhiệm. Khi tiến hành các chuyến thăm cấp nhà nước và chính thức tới các quốc gia khác, Marcos đã kết nối với các đối tác và thể hiện quyết tâm của Philippines để được nhìn nhận như một thành viên đáng tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Ngược lại, từ năm 2016-2022, cựu Tổng thống Duterte tập trung chủ yếu vào các sáng kiến trong nước: cái gọi là cuộc chiến chống ma túy, chiến dịch cam kết loại bỏ tội phạm và tham nhũng ở Philippines cũng như chương trình cơ sở hạ tầng trọng điểm của ông. Trước làn sóng chỉ trích rộng rãi liên quan đến các hành vi vi phạm nhân quyền phát sinh từ cuộc chiến chống ma túy, Duterte đã tìm được đồng minh là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping), người ủng hộ chương trình “Xây dựng, xây dựng, xây dựng” của Duterte. Đổi lại, Philippines đã hạn chế lên án hành động xâm nhập của Trung Quốc vào biển Tây Philippines. Duterte cũng chịu trách nhiệm khởi xướng việc bãi bỏ EDCA, và điều này đã thách thức chính nền tảng của liên minh Philippines-Mỹ. Để đáp lại những chỉ trích của quốc tế về chính sách của cuộc chiến chống ma túy của Duterte, ông đã rút Philippines khỏi Tòa án hình sự quốc tế.

Dưới thời Duterte, Philippines hướng nội; Trung Quốc là cửa sổ - hay cầu nối duy nhất - của nước này với thế giới bên ngoài. Ngược lại, Marcos theo đuổi định hướng hướng ngoại hơn và tận dụng các mối quan hệ đối tác quốc tế ngoài Trung Quốc.

Malaysia

Anwar Ibrahim tuyên thệ nhậm chức thủ tướng thứ 10 của Malaysia vào tháng 11/2022. Dưới sự lãnh đạo của ông, Malaysia có cái nhìn tích cực về Trung Quốc và đã thực hiện các bước đi trên một số mặt trận để phát triển quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh. Cuối tháng 3/2023, tức là 4 tháng sau khi nhậm chức, Anwar bay tới Hải Nam để phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao trước khi đến Bắc Kinh để tiến hành các cuộc trao đổi song phương. Vào tháng 9, ông lại có chuyến thăm Trung Quốc, lần này là tới Nam Ninh, để tham dự Hội chợ triển lãm Trung Quốc-ASEAN, một sự kiện thường niên về hợp tác giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Nhu cầu ngoại giao và kinh tế là yếu tố chủ chốt thúc đẩy hai chuyến thăm này: tối đa hóa sự tương tác giữa các nhà lãnh đạo cấp cao và đảm bảo các giao dịch kinh doanh trị giá hàng tỷ USD.

1723253895237.png


Trong cả hai chuyến thăm, Anwar đều tán dương các sáng kiến toàn cầu của Trung Quốc và bày tỏ sự ủng hộ đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Chính quyền của ông đã công bố mạng 5G thứ hai ở Malaysia, có thể mở cửa cho Huawei của Trung Quốc tham gia. Năm đầu tiên của Chính quyền Anwar cũng chứng kiến việc thực hiện các chính sách miễn thị thực chung giữa hai nước, dòng vốn đầu tư của Trung Quốc gia tăng vào lĩnh vực sản xuất của Malaysia (bao gồm cả chất bán dẫn) và sự tiến triển ổn định của các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển liên quan đến BRI ở Malaysia. Năm 2024, hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 5/1974. (Malaysia là nước ASEAN đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc).

Nhiều bước đi và diễn biến trong số này là sự tiếp nối hoặc tăng cường chính sách hợp tác thực tế kéo dài hàng thập kỷ của Malaysia với nước láng giềng hùng mạnh Trung Quốc, chứ không phải là hướng đi mới do Anwar đặt ra. Tính liên tục của chính sách bắt nguồn từ các yếu tố bên trong và bên ngoài. Ở trong nước, các thế hệ giới tinh hoa cai trị của Malaysia coi tăng trưởng và thành tích dựa trên phát triển là con đường chính để tăng cường và củng cố quyền lực của họ nhằm cai trị đất nước đa sắc tộc, đa tôn giáo này. Logic trong nước này đòi hỏi không chỉ chủ nghĩa thực dụng kinh tế mà còn cả chủ nghĩa thực dụng ngoại giao. Cách tiếp cận kép như vậy khiến giới tinh hoa Malaysia coi một Trung Quốc đang trỗi dậy là nguồn sức mạnh để tận dụng, thay vì là mối đe dọa để đối phó. Trung Quốc mang lại cơ hội tối đa hóa lợi ích kinh tế, đảm bảo môi trường bên ngoài ổn định và thúc đẩy một khu vực hội nhập và hiệu quả hơn. Do đó, bất chấp các yêu sách chồng chéo ở phía Nam Biển Đông, Malaysia và Trung Quốc đã hợp tác trong suốt thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh trong một loạt vấn đề khu vực và quốc tế, đáng chú ý nhất là hội nhập Đông Á. Đối với bên ngoài, có những logic mang tính cấu trúc buộc Malaysia, giống như nhiều quốc gia khác trong khu vực, phải theo đuổi chính sách trung lập, “bình đẳng” đối với Trung Quốc và Mỹ, nhất là để tránh nguy cơ bị mắc kẹt trong cuộc xung đột nước lớn có thể xảy ra.

Điều này không có nghĩa là vai trò lãnh đạo không quan trọng đối với chính sách của Malaysia. Khả năng lãnh đạo vẫn là yếu tố quan trọng, chủ yếu về phong cách và kỹ năng ngoại giao. Ví dụ, Anwar tỏ ra tôn kính Trung Quốc. Ông tránh công khai chỉ trích Bắc Kinh về vấn đề Tân Cương, tránh cách tiếp cận đối đầu trên Biển Đông, nhiều lần bày tỏ rằng Malaysia “không có vấn đề gì với Trung Quốc” và công khai bình luận về vấn đề “bài Trung Quốc” của phương Tây. Một số hành động tôn kính này có thể đã đi quá xa (chẳng hạn như những tuyên bố công khai của ông về 3 sáng kiến toàn cầu của Trung Quốc).

1723253961633.png


Tuy nhiên, là một chính khách dày dạn kinh nghiệm, Anwar thận trọng trong việc thiết lập sự cân bằng giữa lợi ích quan trọng trong nước và những cân nhắc bên ngoài. Sự tôn kính có chọn lọc đã được thể hiện cùng với sự thách thức có chọn lọc (chẳng hạn, Malaysia đã chính thức chỉ trích Trung Quốc khi “đường 10 đoạn” ở Biển Đông được đưa vào ấn bản bản đồ Trung Quốc tháng 8/2023). Điều quan trọng không kém là Chính quyền Anwar theo đuổi nỗ lực tăng cường quan hệ đối tác Trung Quốc-Malaysia cùng lúc với nỗ lực mở rộng hợp tác với các đối tác quan trọng khác (bao gồm nâng cấp hợp tác quốc phòng với Mỹ, nâng cấp quan hệ với Nhật Bản lên Đối tác chiến lược toàn diện, tăng cường hợp tác đa lĩnh vực với Hàn Quốc, hợp tác với Liên minh châu Âu trong các dự án Cửa ngõ toàn cầu và hợp tác với Canada về an ninh mạng, thương mại, công nghệ sạch và các lĩnh vực khác).


.................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,663
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Campuchia

Hun Manet, con trai cả của nhà lãnh đạo kỳ cựu Hun Sen, trở thành thủ tướng thứ hai thời hậu chiến của Campuchia vào ngày 22/8/2023. Trong 8 tháng qua, Manet đã thể hiện năng lực quản lý nhà nước tài giỏi và linh hoạt, hoan nghênh chính sách ngoại giao trực tiếp và duy trì tính liên tục của các chính sách đối nội và đối ngoại của cha mình, hướng tới hòa bình, ngoại giao và phát triển kinh tế xã hội.

1723254179403.png


Kể từ khi nhậm chức vào tháng 8, Manet đã bắt tay vào một loạt động thái can dự chiến lược với nhiều quan chức nước ngoài và lãnh đạo doanh nghiệp. Những nỗ lực này đã nhấn mạnh chính sách phòng ngừa rủi ro chiến lược của ông: một cách tiếp cận đa chiều nhằm tìm ra các cách thức chiến lược để đa dạng hóa quan hệ ngoại giao, thúc đẩy ngoại giao kinh tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, giảm thiểu và giảm nhẹ rủi ro tiềm ẩn, đồng thời đảm bảo tính linh hoạt trên toàn cầu.

Quả thật, Trung Quốc là quốc gia nước ngoài đầu tiên mà Manet đến thăm chính thức. Chuyến thăm này có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ song phương giữa hai nước. Thứ nhất, chuyến thăm thể hiện tầm quan trọng của Trung Quốc đối với lợi ích của Campuchia, nhấn mạnh tham vọng của hai quốc gia nhằm tiếp thêm sinh lực cho một “cộng đồng cấp cao, chất lượng cao và tiêu chuẩn cao với một tương lai chung”. Thứ hai, thành công của chuyến thăm có thể là nhờ sự tin cậy sâu sắc về chính trị và chiến lược giữa hai nhà lãnh đạo, nhấn mạnh mối quan hệ bền chặt giữa hai nước nhằm đảm bảo “chủ quyền, an ninh và phát triển quốc gia”. Thứ ba, hai nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc nâng cao quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, mở rộng hợp tác ra ngoài phạm vi song phương.

Thành công của chuyến thăm Campuchia gần đây của Vương Nghị (Wang Yi), cán bộ cấp cao Bộ Chính trị Đ..C...S Trung Quốc, tái khẳng định ý định của Manet tiếp tục coi Trung Quốc là một trong những đối tác của Campuchia. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về hai dự án do Trung Quốc tài trợ ở nước này - căn cứ hải quân Ream và kênh đào Funan Techno. Trong chuyến thăm, Vương Nghị và các nhà lãnh đạo Campuchia đã nhắc lại cam kết duy trì tình hữu nghị bền chặt giữa lãnh đạo hai bên và thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Hai bên đều bày tỏ ý định quyết tâm phát triển khuôn khổ hợp tác Lục giác kim cương, tăng cường sức mạnh tổng hợp chiến lược giữa Chiến lược Ngũ giác của Campuchia và BRI của Trung Quốc, tăng cường hợp tác theo ngành và thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, có khả năng đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực.

1723254229528.png


Việc Campuchia tiếp tục liên kết chiến lược với Trung Quốc được coi là một lựa chọn chính sách đối ngoại “thực tế” cho mục tiêu tìm kiếm hòa bình lâu dài, ổn định chính trị, an ninh và thịnh vượng kinh tế của đất nước. Các yếu tố chính - bao gồm sự gần gũi về mặt địa lý, kết nối văn minh, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và các lợi ích chiến lược hội tụ - chứng minh logic trong mối quan hệ của Campuchia với Trung Quốc. Dựa trên sự liên kết trong các lĩnh vực này, hai bên tiếp tục hỗ trợ lợi ích chung của nhau bằng cách ưu tiên các lợi ích cốt lõi của nhau.

Xương sống của quan hệ Trung Quốc-Campuchia chủ yếu nằm ở lòng tin chính trị và các lợi ích kinh tế và chiến lược hội tụ. Campuchia là nước ủng hộ nhiệt thành các sáng kiến của Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế. Kể từ năm 2013, Campuchia đã tái khẳng định sự ủng hộ đối với các dự án BRI cùng có lợi và các đề xuất khác của Trung Quốc, bao gồm Sáng kiến phát triển toàn cầu, Sáng kiến an ninh toàn cầu và Sáng kiến văn minh toàn cầu. Về hợp tác kinh tế, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại và nguồn đầu tư nước ngoài quan trọng nhất của Campuchia. Trong nửa đầu năm 2023, kim ngạch thương mại của hai nước đạt xấp xỉ 7 tỷ USD, riêng các khoản đầu tư mới của Trung Quốc đã chiếm khoảng 65% tổng vốn đầu tư vào Campuchia, tương đương khoảng 1,1 tỷ USD tổng vốn đăng ký. Đồng thời, du lịch Trung Quốc đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế của Campuchia, với gần 550.000 lượt khách vào năm 2023, đứng thứ ba về du lịch nước ngoài đến Campuchia.

Thái Lan

Thái Lan có vị thế đáng ghen tị ở châu Á với tư cách là đồng minh hiệp ước lâu đời của Mỹ với mối quan hệ mật thiết và gần gũi về lịch sử với Trung Quốc. Ngoại trừ một khoảng thời gian ngắn vào những năm 1970 khi Trung Quốc ủng hộ Đ..C..S Thái Lan, mối quan hệ giữa Bangkok và Bắc Kinh ngày càng bền chặt, được hỗ trợ bởi sự hòa nhập của Hoa kiều trong xã hội thứ bậc của Thái Lan và thành công kinh doanh phi thường của họ trong nền kinh tế Thái Lan.

Chính quyền Srettha - được nhiều người coi là hợp pháp về mặt dân chủ mặc dù đã thiết lập các thỏa thuận gây tranh cãi để lên nắm quyền - đã cố gắng tạo động lực chính sách và cải thiện niềm tin của nhà đầu tư. Trái ngược với chính phủ cũ dưới thời Prayut Chan-o-cha, khía cạnh dân chủ của Chính quyền Srettha cho phép họ ít mắc nợ Trung Quốc hơn. Điều này không có nghĩa là Bangkok đã quay lưng lại với Bắc Kinh để theo đuổi Washington. Tính dân chủ đáng tin cậy chỉ mang lại cho Srettha nhiều lựa chọn và không gian hơn để can dự. Có thể kỳ vọng rằng Thái Lan sẽ đi theo lập trường ưa thích của phương Tây đối với các cuộc xung đột lớn, như chiến tranh Nga-Ukraine và xung đột Hamas-Israel. Lập trường chính sách đối ngoại của Thái Lan có thể là đa chiều, nhưng nó cũng được coi là tương đối cởi mở và tự do hơn vì không còn chịu ảnh hưởng từ tâm lý chuyên chế của Prayut.

1723254312133.png


Cho đến nay, cách tiếp cận của Srettha với Trung Quốc vẫn công bằng. Srettha đã tham dự Diễn đàn Vành đai và Con đường vào tháng 10/2023, nơi ông gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên. Ba tháng sau, Chính quyền Srettha thực hiện thỏa thuận miễn thị thực song phương với Trung Quốc. Srettha cũng hoan nghênh đầu tư của Trung Quốc vào Thái Lan, lấy lĩnh vực xe điện làm trọng tâm. Chính quyền của ông kỳ vọng lượng khách du lịch Trung Quốc sẽ quay trở lại mức trước đại dịch COVID-19. Năm 2019, nước này đã ghi nhận 39 triệu lượt khách, trong đó 11 triệu lượt đến từ Trung Quốc. Những sự can dự khác giữa Trung Quốc và Thái Lan bao gồm các cuộc tập trận quân sự chung và thậm chí cả hợp tác vũ trụ.

Có thể dự đoán rằng xu hướng can dự song phương vững chắc này sẽ tiếp diễn. Nói cách khác, không một điều nào mà Thái Lan đang làm với Trung Quốc dưới thời Chính quyền Prayut sẽ chấm dứt dưới thời Chính quyền Srettha. Ngược lại, mối quan hệ Bangkok-Bắc Kinh dường như đang ngày một vững mạnh. Sự khác biệt hiện giờ là Thái Lan có thể cùng lúc đi theo các hướng khác.

............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,663
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Indonesia

Cuộc bầu cử lập pháp và tổng thống được tổ chức vào ngày Lễ tình nhân 14/2/2024 đã lật sang trang mới cho Indonesia. Sau một thập kỷ Joko Widodo nắm quyền, Prabowo Subianto sẽ chính thức nhậm chức tổng thống vào tháng 10/2024. Được biết đến là một người thẳng thắn và thường dễ xúc động, đặc biệt là trong thời gian làm Bộ trưởng Quốc phòng, tổng thống sắp nhậm chức Prabowo đã đặt ra câu hỏi liên quan đến đường hướng của chính sách đối ngoại Indonesia trong tương lai.

1723254454475.png


Ở giai đoạn này, chúng ta không biết nhiều về đường hướng chính sách đối ngoại mà Prabowo dự định. Tuy nhiên, có một số gợi ý về cách ông có thể điều hành công việc. Đầu tiên, về phong cách lãnh đạo, Prabowo có thể sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc tham dự các diễn đàn khu vực và quốc tế, thay vì né tránh chúng như người tiền nhiệm. Với tính cách của mình, ông có thể sẽ thẳng thắn hơn và thậm chí có thể chỉ trích các nước liên quan nếu cho rằng lợi ích hoặc an ninh quốc gia của Indonesia đang bị đe dọa.

Thứ hai, trong bài phát biểu tháng 11/2023 của Prabowo tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Jakarta, trước thời gian tranh cử, Prabowo khi còn là ứng cử viên đã miêu tả tầm nhìn chính sách đối ngoại của mình là dựa trên “chính sách láng giềng tốt”, trong đó Indonesia theo đuổi quan hệ hữu nghị với tất cả các quốc gia. Ông đã nhiều lần lặp lại câu nói “1 kẻ thù là quá nhiều, 1.000 người bạn là quá ít”.

Điều này có ý nghĩa gì đối với cách tiếp cận chính sách đối ngoại của Indonesia với Trung Quốc? Sẽ có sự tiếp nối hay thay đổi?

Một mặt, trong chiến dịch tranh cử, với người đồng tranh cử là con trai của Widodo, Prabowo đã chỉ ra rằng các chính sách của ông sẽ tiếp tục những chính sách của người tiền nhiệm, bao gồm cả can dự với Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế. Điều này có ý nghĩa từ góc độ kinh tế. Indonesia đã có thể duy trì mức tăng trưởng tương đối cao (tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 5% vào năm 2023) trong khi hầu hết các nước trên thế giới đều gặp khó khăn. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và là nguồn đầu tư lớn thứ hai của Indonesia. Vì lý do này, Prabowo nhiều khả năng sẽ duy trì nguyên trạng và giữ mối quan hệ bền chặt của Indonesia với Trung Quốc.

Mặt khác, Prabowo rõ ràng quan tâm đến việc phát triển hơn nữa năng lực quân sự của Indonesia. Điều này cũng không mới. Với năng lực kinh tế ngày càng mở rộng, Indonesia mong muốn hoàn thành kế hoạch Lực lượng thiết yếu tối thiểu vào năm 2024 và sau đó chuyển thế trận phòng thủ của mình sang giai đoạn tiếp theo. Bởi vì Mỹ và các nước châu Âu có truyền thống là nhà cung cấp vũ khí lớn nên việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với phương Tây cũng quan trọng không kém đối với các mục tiêu phòng thủ của Indonesia.

1723254533829.png


Có lẽ Prabowo nhận thức được đầy đủ những thách thức và rủi ro đặt ra đối với an ninh và phúc lợi quốc gia của Indonesia do sự cạnh tranh chiến lược ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Indonesia được hưởng lợi từ mối quan hệ ổn định, nếu không muốn nói là thân thiện, giữa các cường quốc. Tục ngữ có câu: “Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”. Do đó, dưới thời tổng thống mới, có nhiều hy vọng rằng Indonesia chí ít sẽ duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các cường quốc. Quan trọng hơn, Indonesia có thể trở nên chủ động hơn trong việc đưa ra các sáng kiến nhằm gắn kết các cường quốc này lại với nhau vì lợi ích của tất cả các quốc gia.

Việt Nam

Sau khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đột ngột từ chức vào tháng 3/2024, một loạt hoạt động ngoại giao đã diễn ra giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Ba quan chức cấp cao của Việt Nam đã đến thăm Trung Quốc trong vòng 3 tuần. Ngày 7/4/2024, Chủ tịch Quốc hội khi đó là ông ************** bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 1 tuần. Trong chuyến thăm, ông đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, tại đây hai bên thảo luận về việc tăng cường hợp tác trong các dự án thương mại và phát triển. Chuyến thăm này diễn ra chỉ 1 tuần sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại Quảng Tây và ngay sau chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 3 của Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung.

Những động thái ngoại giao này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng ở điểm nóng Biển Đông, mà Việt Nam là một trong những nước chỉ trích mạnh mẽ nhất thái độ ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh. Những diễn biến này nhấn mạnh một nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của Việt Nam: Chính phủ phải tìm cách hòa hợp nhưng đồng thời cũng phải phản kháng trước Trung Quốc. Sự cân bằng mong manh này dự kiến sẽ tiếp tục tồn tại bất chấp những biến động chính trị ở Việt Nam.

Trong hệ thống chính trị của Việt Nam, mà đặc trưng là sự lãnh đạo tập thể, việc thay thế nhân sự cấp cao thường không báo hiệu thay đổi lớn trong mối quan hệ song phương với Trung Quốc, vốn được củng cố bởi một mạng lưới phức tạp của sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, các mối lo ngại về an ninh và những điểm tương đồng sâu xa về tư tưởng. Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu nông sản. Về mặt ý thức hệ, mô hình định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam gần giống với mô hình của Trung Quốc. Mối quan hệ ý thức hệ này đã khiến Việt Nam áp dụng các biện pháp quản trị tương tự Trung Quốc, bao gồm siết chặt quản lý mạng Internet và xã hội dân sự, đồng thời tập trung xây dựng một nền kinh tế mạnh mẽ do nhà nước dẫn dắt. Dưới góc độ này, các nhà quan sát cần nắm bắt được động lực phức tạp trong mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc: Việt Nam coi Bắc Kinh là một đồng minh về ý thức hệ, chính phủ coi họ là một đối tác thất thường, và người dân nói chung coi họ như một mối đe dọa thường trực.

Chắc chắn, Việt Nam và Philippines vẫn là những ngoại lệ ở Đông Nam Á khi ủng hộ việc liên kết với Mỹ thay vì Trung Quốc nếu buộc phải lựa chọn giữa các siêu cường. Cuộc khảo sát của Viện ISEAS-Yusof Ishak, thăm dò ý kiến các cá nhân từ khu vực công và tư nhân, cũng như các học giả và nhà nghiên cứu, cung cấp cái nhìn sâu sắc về quan điểm phổ biến hình thành chính sách về các vấn đề khu vực ở Đông Nam Á. Trong cuộc khảo sát gần đây nhất, 50,5% người dân Đông Nam Á hiện thích Trung Quốc hơn, theo sát phía sau là Mỹ với tỷ lệ 49,5%. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc vượt qua Mỹ về mức độ ưu tiên kể từ khi khảo sát được tiến hành lần đầu tiên vào năm 2020. Tuy nhiên, Mỹ vẫn là đối tác được ưu tiên của Philippines và Việt Nam, với tỷ lệ ủng hộ lần lượt là 83,3% và 79%.

Mặc dù những phát hiện này làm sáng tỏ tâm lý khu vực nhưng điều quan trọng là phải phân biệt giữa nhận thức và chính sách. Câu hỏi về ưu tiên liên kết phần lớn chỉ mang tính giả thuyết, được thiết kế để đo lường mức độ tin cậy hoặc mất lòng tin đối với Bắc Kinh và Washington. Thực tế chính sách đối ngoại của Việt Nam cho thấy, mặc dù không tin tưởng vào Trung Quốc, nhưng các nhà hoạch định chính sách Việt Nam khó có thể chọn Washington thay vì Bắc Kinh khi phải đối mặt với một quyết định quan trọng. Xét cho cùng, nhìn vào mối quan hệ kinh tế, tư tưởng và chiến lược lâu dài giữa Hà Nội và Bắc Kinh, có thể thấy chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc nhiều khả năng sẽ vẫn nhất quán, cân bằng giữa hợp tác và thận trọng.


................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,663
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Singapore

Ngày 15/5/2024, Lawrence Wong chính thức kế nhiệm Lý Hiển Long trở thành thủ tướng Singapore. Kế hoạch kế nhiệm đầy thận trọng của Singapore sẽ đảm bảo tính liên tục của chính sách công trong nước và quan hệ đối ngoại, bao gồm cả quan hệ đối tác chặt chẽ và tình hữu nghị bền chặt với Trung Quốc. Trong hệ thống chính trị độc đáo của Singapore, Lý Hiển Long tiếp tục giữ vai trò bộ trưởng cấp cao và trở thành cố vấn trên thực tế trong nội các. Ông hiện vẫn là Tổng thư ký đảng Hành động Nhân dân cầm quyền lâu năm.

1723254685570.png


Mặc dù quyền chỉ huy chính trị đã được trao cho Wong, nhưng những người đảm nhận các vị trí chủ chốt - bao gồm Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp - sẽ vẫn giữ chức vụ của họ cho đến ít nhất là cuộc tổng tuyển cử tiếp theo. Nói một cách đơn giản, định hướng chính sách đối ngoại của Singapore sẽ có đặc trưng là tính liên tục, bất chấp sự xuất hiện của thủ tướng mới.

Mặc dù vậy, tính liên tục về mặt chính trị của Singapore không có nghĩa là chính quyền sẽ bằng lòng với việc duy trì mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc. Thay vào đó, Singapore tìm cách tăng cường quan hệ đối tác với Trung Quốc trong những năm tới.

Nhận thức của giới tinh hoa Singapore về Trung Quốc

Theo báo cáo Khảo sát tình trạng Đông Nam Á năm 2023 của Viện ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore, 70,7% giới tinh hoa Singapore (bao gồm các quan chức, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà báo và học giả) cho rằng Trung Quốc là cường quốc kinh tế có ảnh hưởng nhất trong khu vực này. Tuy nhiên, chỉ 33,2% giới tinh hoa Singapore cho rằng Trung Quốc có ảnh hưởng chính trị và chiến lược lớn nhất ở Đông Nam Á. Có thể nói, giới tinh hoa Singapore có quan điểm thực dụng rằng Singapore và các quốc gia thành viên khác của ASEAN phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc, bởi cả hai đều cực kỳ quan trọng đối với Đông Nam Á. Đương nhiên, quá trình chuyển đổi quyền lực lớn ở châu Á-Thái Bình Dương là không chắc chắn và có khả năng gây nguy hiểm cho các cường quốc vừa và nhỏ ở Đông Nam Á, vốn muốn tránh xung đột tiềm tàng giữa các nước lớn đang cạnh tranh lẫn nhau. Với ban lãnh đạo mới, Singapore phải tìm ra hướng đi trong môi trường chính trị và kinh tế hỗn loạn trong khu vực và toàn cầu, đồng thời tìm cách duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các cường quốc và các nước láng giềng ASEAN.

1723254731010.png


Mối quan hệ của Singapore với Trung Quốc dựa trên 3 dự án quan trọng giữa hai nhà nước: Khu công nghiệp Tô Châu, Thành phố sinh thái Thiên Tân Trung Quốc-Singapore và Sáng kiến kết nối Trùng Khánh Trung Quốc-Singapore. Các dự án song phương khác gần đây bao gồm Sáng kiến thành phố thông minh Singapore-Trung Quốc (Thâm Quyến), nhằm thúc đẩy các luồng dữ liệu và thương mại kỹ thuật số xuyên biên giới. Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore, nước này là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc kể từ năm 2013, và Trung Quốc chiếm 15,3% tổng đầu tư trực tiếp lũy kế của Singapore ra nước ngoài tính đến năm 2021. Bên cạnh hợp tác kinh tế, Lực lượng Vũ trang Singapore và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) còn tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung định kỳ.

Kể từ năm 1996, Singapore đã đào tạo hơn 55.000 quan chức và cán bộ Trung Quốc về quản trị tốt và chia sẻ các khía cạnh của mô hình quản trị Singapore, bao gồm cả pháp quyền và chống tham nhũng. Bên cạnh việc đào tạo giới tinh hoa, mối quan hệ giao lưu nhân dân giữa Singapore và Trung Quốc rất bền chặt. Cả hai nước đều nằm trong số các điểm đến du lịch ưa thích của nhau.

Mối quan hệ Trung Quốc-Singapore không phải là mối quan hệ chủ yếu dựa trên sự hoài niệm và quan điểm phiến diện về văn hóa và sắc tộc chung, chỉ vì 75% người Singapore là người gốc Hoa. Xét cho cùng, Singapore là một xã hội đa sắc tộc, đa nguyên và không thể thực hiện chính sách đối ngoại theo sở thích truyền thống của các công dân đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, quần đảo Mã Lai hay châu Âu. Tóm lại, mối quan hệ Trung Quốc-Singapore đã vượt qua thử thách của thời gian, trong đó đôi bên cùng có lợi.

Cả hai nước nên tiếp tục can dự song phương và đa phương trong khuôn khổ ASEAN cũng như trong các tiến trình đa phương do ASEAN chủ trì như Diễn đàn khu vực ASEAN, ASEAN+3, Hội nghị cấp cao Đông Á và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng. Trung Quốc và Singapore nên ủng hộ Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và thúc đẩy Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA).

Với những đánh giá tích cực về quan hệ Trung Quốc-Singapore, cần lưu ý một điều rằng hai nước, với tư cách là những quốc gia có chủ quyền với lợi ích quốc gia cốt lõi riêng, không thể lúc nào cũng có sự liên kết trong chính sách đối ngoại. Cả hai nước nên đánh giá cao sự hợp tác trong quá khứ và xây dựng mối quan hệ đối tác nhiều mặt, hướng tới tương lai, có thể chống chịu trước mọi tình huống bất đồng quan điểm đôi khi xảy ra. Bất kể ai là người nắm quyền ở hai nước này trong thập kỷ tới, quan hệ Trung Quốc-Singapore cũng sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, vì những lợi ích chung sâu sắc.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top