Vũ khí siêu vượt âm đặt trên mặt đất: Các chương trình và sự phát triển
- Các nước phương Tây đang tiếp tục phát triển các hệ thống vũ khí siêu vượt âm đặt trên mặt đất (HWS). Tuy nhiên, dù đạt được những thành công liên tục, nhưng việc thử nghiệm và đưa vào sử dụng vẫn chậm hơn so với dự kiến.
Theo định nghĩa, vũ khí siêu vượt âm có vận tốc từ March 5 (1.715 m/s) trở lên. Mặc dù có nhiều loại vũ khí đáp ứng tiêu chuẩn này như tên lửa đạn đạo, nhưng nhãn hiệu “siêu vượt âm” trước hết được dùng cho các vũ khí siêu vượt âm có khả năng vận động trong khi bay, và chúng được chia thành hai phạm trù chính: Phương tiện lượn siêu vượt âm (HGV) được phóng đi từ một tên lửa mang, khá giống với các đầu đạn tên lửa đạn đạo tiêu chuẩn. Sau khi tách ra khỏi tên lửa, chúng chuyển sang chế độ lượn không có động cơ trong phần còn lại của nhiệm vụ; và tên lửa hành trình siêu vượt âm (HCM) hoạt động rất giống với tên lửa hành trình thông thường, nhưng tốc độ cao hơn rất nhiều, nhờ sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng (scramjet).
Sự kết hợp giữa tốc độ cao và khả năng vận động thường được cho là sẽ tạo cho vũ khí siêu vượt âm khả năng tránh được các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa. Ngày 4/5/2023, các lực lượng Ukraine đã sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot bắn hạ một tên lửa Kh-47M2 Kinzhal của Nga. Tuy nhiên, bản chất của vụ đánh chặn này lại mở màn cho cuộc tranh cãi. Tuy Nga xếp tên lửa Kinzhal là vũ khí siêu vượt âm dựa trên tốc độ của nó, nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng nó chỉ là tên lửa đạn đạo kết hợp khí động học (aeroballistic missile) chứ không phải là tên lửa siêu vượt âm thực thụ. Kh-47M2 là biến thể phóng từ trên không của tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất 9M723 Iskander. Tuy tên lửa đạt được tốc độ như báo cáo là Mach 10, nhưng lại tương đối hạn chế về khả năng vận động sau khi phóng. Nó chủ yếu chỉ duy trì đường bay dạng đạn đạo, nên cho phép tính toán được vector đánh chặn.
3M22 Zircon
Với tên lửa Kinzhal chưa được xếp hạng, loại vũ khí duy nhất hiện được cho là “vũ khí siêu vượt âm thực thụ” đã từng được sử dụng trong chiến đấu cho đến nay là tên lửa hành trình siêu vượt âm 3M22 Zircon (còn gọi là “Tsirkon”). Theo Viện Nghiên cứu Khoa học Kiev về mổ xẻ vũ khí, tên lửa Zircon được sử dụng ngày 7/2/2024 để tấn công Kiev. Ngày 29/2/2024, Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố khẳng định việc sử dụng vũ khí này. Sau đó đã có các báo cáo về việc tiếp tục sử dụng nó trong nhiều cuộc tấn công khác vào Ukraine, nhưng cho đến nay nó vẫn là loại vũ khí ít được phía Nga sử dụng.
Tùy theo thiết kế, các vũ khí siêu vượt âm có thể được phóng từ trên không, trên bộ, hoặc từ biển. Kinzhal và Zircon là những ví dụ về những loại phóng từ trên không và trên biển. Phần sau của bài viết này sẽ tập trung vào một số nỗ lực phát triển hệ thống vũ khí siêu vượt âm phóng từ mặt đất của Mỹ và một số nước đồng minh của Mỹ.
LRHW Dark Eagle
Quân đội Mỹ và ngành công nghiệp quốc phòng vẫn đang nghiên cứu công nghệ siêu vượt âm từ hai thập kỉ nay. Tuy nhiên, sự tập trung kéo dài của Lầu Năm Góc vào các cuộc chiến ở I-rắc và Ápganixtan đã làm hạn chế nguồn lực có thể dành cho công nghệ này vì không có nhu cầu trực tiếp về chúng trong các chiến dịch chống khủng bố. Nhận thức rằng Nga và Trung Quốc đã vượt lên trước trong cuộc chạy đua về loại vũ khí mới mang tính cách mạng này cuối cùng đã thúc đẩy Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố việc phát triển hệ thống vũ khí siêu vượt âm là một ưu tiên. Đạo luật Quốc phòng Tài khóa 2019 đã thúc đẩy phát triển HWS (hệ thống vũ khí siêu vượt âm), và ngân sách mỗi năm tiếp theo đều bổ sung thêm cho các dự án khác nhau thuộc phạm trù này.
Chương trình phát triển đang được thực hiện bởi Lục quân Mỹ là chương trình HWS phóng từ mặt đất, có tên gọi Vũ khí siêu vượt âm tầm xa (LRHW) Dark Eagle. Theo các tài liệu ngân sách, yêu cầu nhiệm vụ của LRHW là đánh bại những khả năng chống tiếp cận/ngăn chặn khu vực (A2/AD), chế áp hỏa lực tầm xa của đối phương và tấn công các mục tiêu phải trả giá cao, cấp bách về thời gian.
(LRHW) Dark Eagle
Chương trình phát triển và thử nghiệm được thực hiện phối hợp với Hải quân Mỹ, là lực lượng đang tìm kiếm một biến thể đặt trên tàu chiến và tàu ngầm có tên gọi vũ khí tấn công nhanh thông thường tầm trung (IR-CPS). Cả hai loại đều là HVG (phương tiện lượn siêu vượt âm), và cả hai đều sử dụng đầu đạn lượn siêu vượt âm dùng chung (C-HGB) do Dynetics Inc. phát triển, trong đó bao gồm đầu đạn, hệ thống dẫn đường, dây cáp và tấm che nhiệt. Nó sẽ được kết hợp với một rocket đẩy hai tầng đường kính 87,6 cm để tạo thành toàn bộ phần đạn của hệ thống phóng thẳng đứng (AUR) sử dụng được trong cả hai quân chủng. Mỗi quân chủng sẽ phát triển hệ thống phóng và trang thiết bị hỗ trợ của riêng mình. Lockheed Martin là người liên kết hệ thống cho biến thể đặt trên mặt đất. Dark Eagle sẽ được triển khai trong ống phóng lắp trên bệ phóng thẳng đứng đặt trên xe tải cơ động (TEL). Mỗi TEL sẽ mang 2 AUR. Bốn TEL ở trung tâm và các xe hỗ trợ ở xung quanh tạo thành một khẩu đội. Tầm dự kiến của LRHW là trên 2.775 km.
.............
- Các nước phương Tây đang tiếp tục phát triển các hệ thống vũ khí siêu vượt âm đặt trên mặt đất (HWS). Tuy nhiên, dù đạt được những thành công liên tục, nhưng việc thử nghiệm và đưa vào sử dụng vẫn chậm hơn so với dự kiến.
Theo định nghĩa, vũ khí siêu vượt âm có vận tốc từ March 5 (1.715 m/s) trở lên. Mặc dù có nhiều loại vũ khí đáp ứng tiêu chuẩn này như tên lửa đạn đạo, nhưng nhãn hiệu “siêu vượt âm” trước hết được dùng cho các vũ khí siêu vượt âm có khả năng vận động trong khi bay, và chúng được chia thành hai phạm trù chính: Phương tiện lượn siêu vượt âm (HGV) được phóng đi từ một tên lửa mang, khá giống với các đầu đạn tên lửa đạn đạo tiêu chuẩn. Sau khi tách ra khỏi tên lửa, chúng chuyển sang chế độ lượn không có động cơ trong phần còn lại của nhiệm vụ; và tên lửa hành trình siêu vượt âm (HCM) hoạt động rất giống với tên lửa hành trình thông thường, nhưng tốc độ cao hơn rất nhiều, nhờ sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng (scramjet).
Sự kết hợp giữa tốc độ cao và khả năng vận động thường được cho là sẽ tạo cho vũ khí siêu vượt âm khả năng tránh được các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa. Ngày 4/5/2023, các lực lượng Ukraine đã sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot bắn hạ một tên lửa Kh-47M2 Kinzhal của Nga. Tuy nhiên, bản chất của vụ đánh chặn này lại mở màn cho cuộc tranh cãi. Tuy Nga xếp tên lửa Kinzhal là vũ khí siêu vượt âm dựa trên tốc độ của nó, nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng nó chỉ là tên lửa đạn đạo kết hợp khí động học (aeroballistic missile) chứ không phải là tên lửa siêu vượt âm thực thụ. Kh-47M2 là biến thể phóng từ trên không của tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất 9M723 Iskander. Tuy tên lửa đạt được tốc độ như báo cáo là Mach 10, nhưng lại tương đối hạn chế về khả năng vận động sau khi phóng. Nó chủ yếu chỉ duy trì đường bay dạng đạn đạo, nên cho phép tính toán được vector đánh chặn.
3M22 Zircon
Với tên lửa Kinzhal chưa được xếp hạng, loại vũ khí duy nhất hiện được cho là “vũ khí siêu vượt âm thực thụ” đã từng được sử dụng trong chiến đấu cho đến nay là tên lửa hành trình siêu vượt âm 3M22 Zircon (còn gọi là “Tsirkon”). Theo Viện Nghiên cứu Khoa học Kiev về mổ xẻ vũ khí, tên lửa Zircon được sử dụng ngày 7/2/2024 để tấn công Kiev. Ngày 29/2/2024, Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố khẳng định việc sử dụng vũ khí này. Sau đó đã có các báo cáo về việc tiếp tục sử dụng nó trong nhiều cuộc tấn công khác vào Ukraine, nhưng cho đến nay nó vẫn là loại vũ khí ít được phía Nga sử dụng.
Tùy theo thiết kế, các vũ khí siêu vượt âm có thể được phóng từ trên không, trên bộ, hoặc từ biển. Kinzhal và Zircon là những ví dụ về những loại phóng từ trên không và trên biển. Phần sau của bài viết này sẽ tập trung vào một số nỗ lực phát triển hệ thống vũ khí siêu vượt âm phóng từ mặt đất của Mỹ và một số nước đồng minh của Mỹ.
LRHW Dark Eagle
Quân đội Mỹ và ngành công nghiệp quốc phòng vẫn đang nghiên cứu công nghệ siêu vượt âm từ hai thập kỉ nay. Tuy nhiên, sự tập trung kéo dài của Lầu Năm Góc vào các cuộc chiến ở I-rắc và Ápganixtan đã làm hạn chế nguồn lực có thể dành cho công nghệ này vì không có nhu cầu trực tiếp về chúng trong các chiến dịch chống khủng bố. Nhận thức rằng Nga và Trung Quốc đã vượt lên trước trong cuộc chạy đua về loại vũ khí mới mang tính cách mạng này cuối cùng đã thúc đẩy Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố việc phát triển hệ thống vũ khí siêu vượt âm là một ưu tiên. Đạo luật Quốc phòng Tài khóa 2019 đã thúc đẩy phát triển HWS (hệ thống vũ khí siêu vượt âm), và ngân sách mỗi năm tiếp theo đều bổ sung thêm cho các dự án khác nhau thuộc phạm trù này.
Chương trình phát triển đang được thực hiện bởi Lục quân Mỹ là chương trình HWS phóng từ mặt đất, có tên gọi Vũ khí siêu vượt âm tầm xa (LRHW) Dark Eagle. Theo các tài liệu ngân sách, yêu cầu nhiệm vụ của LRHW là đánh bại những khả năng chống tiếp cận/ngăn chặn khu vực (A2/AD), chế áp hỏa lực tầm xa của đối phương và tấn công các mục tiêu phải trả giá cao, cấp bách về thời gian.
(LRHW) Dark Eagle
Chương trình phát triển và thử nghiệm được thực hiện phối hợp với Hải quân Mỹ, là lực lượng đang tìm kiếm một biến thể đặt trên tàu chiến và tàu ngầm có tên gọi vũ khí tấn công nhanh thông thường tầm trung (IR-CPS). Cả hai loại đều là HVG (phương tiện lượn siêu vượt âm), và cả hai đều sử dụng đầu đạn lượn siêu vượt âm dùng chung (C-HGB) do Dynetics Inc. phát triển, trong đó bao gồm đầu đạn, hệ thống dẫn đường, dây cáp và tấm che nhiệt. Nó sẽ được kết hợp với một rocket đẩy hai tầng đường kính 87,6 cm để tạo thành toàn bộ phần đạn của hệ thống phóng thẳng đứng (AUR) sử dụng được trong cả hai quân chủng. Mỗi quân chủng sẽ phát triển hệ thống phóng và trang thiết bị hỗ trợ của riêng mình. Lockheed Martin là người liên kết hệ thống cho biến thể đặt trên mặt đất. Dark Eagle sẽ được triển khai trong ống phóng lắp trên bệ phóng thẳng đứng đặt trên xe tải cơ động (TEL). Mỗi TEL sẽ mang 2 AUR. Bốn TEL ở trung tâm và các xe hỗ trợ ở xung quanh tạo thành một khẩu đội. Tầm dự kiến của LRHW là trên 2.775 km.
.............