[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,161
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Phát triển không quân hải quân Mỹ

Trong vài năm gần đây, đã có dấu hiệu cho thấy những xu hướng đảo chiều đáng kể đối với lĩnh vực không quân hải quân: đội giá, cắt giảm chương trình, thay đổi lãnh đạo, các vấn đề quan trọng về hệ thống ô xy (oxygen system) và giảm ô xy mô (hypoxia), những thiếu hụt về nguồn cung và bảo trì, và việc cắt giảm ngân sách lớn do gộp một số chương trình vào với nhau và gây tổn hại cho các chương trình khác.

Những vấn đề trên dẫn đến việc ngày càng nhiều các quân nhân (cả nữ và nam) rời bỏ không quân hải quân để tìm kiếm những cơ hội việc làm tốt hơn, một xu hướng đáng báo động, dẫn đến một cuộc khủng hoảng kéo dài nhiều năm. Xu hướng này chỉ dịu đi vào năm 2020, vì một lý do khá chính đáng: thị trường việc làm bất ổn trong đại dịch COVID-19.

1719745170548.png

F/A-18E/F Super Hornet

Điều này hoàn toàn khác so với một thập kỷ trước, khi Không quân Hải quân nâng cấp thành công các phương tiện mang trong toàn bộ lực lượng: Máy bay tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet, máy bay tiến công điện tử EA-18G Growler, máy bay tuần thám biển P-8A Poseidon, máy bay báo động sớm E-2D Advaned Hawkeye, và máy bay trực thăng MH-60R/S Seahawk.

Câu hỏi đặt ra là: bài toán hiện nay là gì? Không quân Hải quân Mỹ đang thiếu một chiến lược nhất quán và kịch bản chiến lược đi kèm. Chính những sự đảo chiều về ngân sách đã làm cho các vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, và có thể còn khó khăn hơn trong vài năm tới.

Chắc chắn là mỗi năm sẽ có một sự thay đổi mang tính quy luật đối với các chương trình đã triển khai. Nhưng theo nhiều sĩ quan chỉ huy hải quân, thuyền trưởng và sĩ quan trẻ hiện đang tại ngũ, mục tiêu rõ ràng nhất hiện nay đang theo đuổi, tại thời điểm này, phần lớn lại không tưởng. Khái niệm “Không quân Hải quân trong tương lai” về cơ bản là một khái niệm mơ hồ không có nhiều yếu tố làm cơ sở. Khái niệm Máy bay chiếm ưu thế trên không thế hệ kế tiếp vẫn chỉ là một khái niệm, đang đứng trước những khó khăn lớn, chưa được chấp nhận rộng rãi.

Xét trên nhiều khía cạnh, tình hình hiện nay đang gợi lại giai đoạn “Tác chiến không – biển” được quảng cáo khá rùm beng, khi việc tuyên truyền vượt xa những gì diễn ra phía sau.

1719745248008.png

EA-18G Growler

Nếu Không quân Hải quân có thể có vị thế mới một cách thành công, trong vài thập kỷ tới, thì các chỉ huy trẻ cần đánh giá lại môi trường chiến lược đã được lường trước và vẽ sơ đồ đường đi rõ ràng, để luôn thích hợp.Triển khai những công việc này là bắt buộc, để không chỉ duy trì vị thế quyết địnhnhằm chiến đấu và giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh, mà còn giữ lại được những quân nhân tài năng đang trên đường binh nghiệp đầy năng lực sáng tạo.

Nhu cầu toàn cầu về nhân tài là không thể thỏa mãn, đặc biệt là những nhà tuyển dụng đang tìm cách tận dụng những kỹ năng được phát triển bởi các phi công và các chuyên gia bảo dưỡng đang phục vụ trong Không quân Hải quân. Không quân Hải quân phải vạch ra một chiến lược hấp dẫn (và thực thi chiến lược này), nếu như muốn giữ chân những người tốt nhất và sáng giá nhất, ở những vị trí cần họ nhất.

Các tàu sân bay

Năm 2022, lãnh đạo Bộ hải quân rõ ràng đã làm được một trong những mục tiêu cấp thiết nhất là đưa tàu sân bay Gerald R.Ford sẵn sàng đi vào hoạt động như một tàu chiến thực sự.

Một bài báo đăng trên báoUSNI News gần đây đã mô tả chi tiết các đợt thử đánh giá hệ thống chiến đấu trên tàu General R. Ford hiện nay,và sự chuẩn bị cho các đợt thử nghiệm trên biển trong điều kiện khắc nghiệt.

1719745342286.png

Tàu sân bay Gerald R.Ford

Phóng và thu hồi máy bay vẫn là một điểm sáng/nổi bật đối với tàu sân bay chiến đấu. Năm 2020, tàu Gerald R. Ford đã hoàn thành kiểm tra khả năng tương thích của máy bay – phóng và thu hồi hàng trăm máy bay từ các phương tiện mang khác nhau, bao gồm máy bay huấn luyện T-45 Goshawk, EA-18G, E-2D, C-2A Greyhound và các biến thể F/A-18E/F. Kiểm tra quan trọng này đã đem lại cho tàu Gerald R.Ford khả năng cung cấp sự bảo đảm chất lượng tàu sân bay cho các học viên phi công hải quân ở nhiều tuyến đào tạo. Hệ thống phóng máy bay điện từ (EMALS) mới và bộ thiết bị níu giữ máy bay tiên tiến (AAG) tiếp tục tạo ra những thành công.

Tuy nhiên, các thiết bị nâng vũ khí tiên tiến - được thiết kế để di chuyển vũ khí nặng tới 28.000 pao (12,6 tấn) gấp 2 lần giới hạn của các thiết bị nâng của lớp tàu sân bay Nimitts khi sử dụng sức đẩy điện từ - vẫn là mối quan tâm đặc biệt. Bởi vì tháng 11/2019, Hải quân Mỹ mới chỉ xác nhận 4 trong số 11 thiết bị nâng. Tháng 3/2021, Hải quân Mỹ mua trực tuyến 7 trong số 11 thiết bị, cho dù dự đoán trước đó là mua tất cả 11 thiết bị vào tháng 4/2021.

Tàu sân bay thứ 2 lớp Ford đang được đóng –USS John F.Kennedy (CVN-79), đã được đặt tên thánh vào ngày 7/12/2019.Do lịch trình bàn giao cho hạm đội vào năm 2022, nên tàu F.Kennedy vẫn trong gian đoạn hoàn thiện, tập trung vào đánh giá tiện nghi sinh hoạt, lắp ráp và cơ khí, cũng như kiểm tra các hệ thống chiến đấu. Không giống như tàu đóng trước đó (lắp ra đa băng kép), tất cả các tàu sân bay lớp Ford tiếp theo,như kế hoạch đã lập, sẽ được hoàn thiện với một phiên bản của ra đa phòng không và tên lửa mới AN/SPY-6(V), được biết đến là hệ ra đa giám sát trên không tầm trung.

1719745431082.png

USS John F.Kennedy (CVN-79)

Bốn tàu sân bay đầu tiên thuộc lớp tàu này, hiện nay đã được quyết toán, với một hợp đồng đóng nhiều tàu trị giá 15,2 tỉ USD, nhằm đóng các tàu USS Enterprise (CVN-80) và USS Doris Miller (CVN-81), được ký kết vào tháng 1/2020. Hạng mục đóng tàu Enterprise đã được bắt đầu, và việc lắp đặt sống tàu Doris Miller đang được giãn tiến độ đến năm 2026; và lịch trình chuyển giao 2 tàu sân bay này được lùi lại vào năm 2028 và 2032. Đáng lưu ý là, tàu CVN-81 được lấy tên một chiến binh dũng cảm người Mỹ gốc Phi - Doris Miller, từng phục vụtrên tàu sân bay USS West Virginia (BB-48) tham gia trận chiến Trân châu cảng trong thế chiến thứ 2.


..............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,161
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Máy bay cường kích/tiêm kích

Đội ngũ máy bay Không quân Hải quânMỹ tiếp tục được củng cố. Máy bay tiêm cường kích tiếp tục nhận được những cập nhật phần mềm,nhằm mở rộng khả năng, trong khi lớp học viên phi công F-35 TOPGUN đầu tiên đã tốt nghiệp khóa đào tạo vào tháng 6/2020.

Máy bay F-35 Lightning II: F-35B và F-35C đem lại các khả năng tấn công và chiếm ưu thế trên không tàng hình trong tất cả điều kiện thời tiết. Bộ Hải quân Mỹ đã đầu tư hơn 450 triệu USD vào Chương trình phát triển và chuyển giao khả năng liên tục phục vụ cho những nâng cấp Block 4. Phi đội F-35C đầu tiên của Hải quân Mỹ đi vào hoạt động là phi đội tiêm – cường kích Argonauts (VTA-147).

1719745569052.png

F-35B

Các biến thể F-35C của Hải quân và F-35B của Hải quân đánh bộ Mỹ dự kiến sẽ nhận được gói nâng cấp Block IV trong thời gian sắp tới. Theo thông tin từ chủ thầu Lockheed Martin, một phần của chương trình là “tiếp tục quy trình phát triển khả năng và chuyển giao, hoạt động nâng cấp sẽ tạo ra thêm sức mạnh tính toán và xử lý,kết hợp với tăng bộ nhớ để bảo đảm cho các hệ thống tiên tiến hơn. Gói nâng cấp Block IV dự kiến sẽ kết hợp sự hỗ trợ cho kíp bay bằng trí tuệ nhân tạo, ví dụ như chương trình XQ-58A Valkyrite của Không quân Mỹ.

Máy bay F/A-18E/F Super Hornet. Hải quân Mỹ đã tiếp nhận máy bay Super Hornet được nâng cấp theo gói Block III đầu tiên, đem lại thêm khả năng kết nối mạng và sống còn. Gói nâng cấp Block III còn đem lại cho máy bay tổ hợp một buồng lái tiên tiến (gồm một màn hình cảm ứng lớn thay cho nhiều màn hình nhỏ hơn), tiết diện phản xạ ra đa thấp hơn, và thời gian khai thác sử dụng máy bay tăng thêm 10.000 giờ.

1719745637724.png

F/A-18 Super Hornet Block II

Ngoài ra, hãng Boeing đã đồng ý chuyển đổi tất cả các máy bay Super Hornet Block II hiện có sang tiêu chuẩn mới nhất Block III vào giữa thập niên 2030.

Máy bay cường kích và tiêm kích chiếm ưu thế trên không chủ chốt của Hải quân Mỹ còn duy trì được những mốc tỉ lệ máy bay có khả năng thực hiện nhiệm vụ. Trong 10 năm vừa qua, chỉ có 250 trong tổng số 550 máy bay Super Hornet duy trì được trạng thái khả năng thực hiện nhiệm vụ, khiến cho công tác huấn luyện và hoạt động gặp khó khăn. Sau đó, theo chỉ thị 2018 của Bộ trưởng quốc phòng James Mattis nhằm tăng tỉ lệ máy bay có khả năng thực hiện nhiệm vụ của phi đội làm nhiệm vụ thường trực lên 80%, Hải quân Mỹ đã cải tiến các mô hình dây chuyền bảo dưỡng và tiếp ứng, cho phép đạt tỉ lệ máy bay Super Hornet có khả năng thực hiện nhiệm vụ đạt con số 341 chiếc vào tháng 9/2019. Không quân Hải quân Mỹ hiện nay, tính trung bình, duy trì được mức: khoảng 340 máy bay Super Hornets có khả năng thực hiện nhiệm vụ, vào bất kỳ thời điểm nào yêu cầu.

Một yếu tố then chốt để đạt được các mức sẵn sàng chiến đấu có thể chấp nhận được là việc xây dựng một trung tâm bảo dưỡng. Được bố trí tại Sở chỉ huy không quân hải quân Đại Tây dương ở Norfolk, Virginia, Trung tâm quy tụ những đại diện từ các cơ quan cung ứng, kỹ thuật, ngành công nghiệp và không quân hải quân. Các thành viên phối hợp với nhau đưa ra các quyết định liên quan đến cả hoạch định chiến lược dài hạn phục vụ cho các vấn đề bảo dưỡng từng máy bay và toàn bộ lực lượng, xác định ưu tiên tức thời về phụ tùng và lao động cần thiết để bảo dưỡng và duy trì tình trạng máy bay có khả năng thực hiện nhiệm vụ trong toàn bộ đội ngũ máy bay. Mô hình này đang vận hành suôn sẻ đối với các máy bay Super Hornets và Growlers, do đó,Không quân Hải quân sẽ mở rộng mô hình này, áp dụng cho tất cả các phương tiện mang khác.

Máy bay chiếm ưu thế trên không thế hệ kế tiếp (NGAD). Chương trình NGAD, FA-XX trước đây, là một họ các tổ hợp được thiết kế như là sự kế tiếp cho các máy bay F/A-18 và EA-18G của Hải quân Mỹ. Tháng 4/2021, Hải quân Mỹ đã tiến hành các phân tích các giải pháp thiết kế thay thế đã được chờ đợi từ lâu. Yêu cầu ngân sách năm tài chính 2021 đề nghị ngân sách để tái khởi động chương trình với ý đồ ban đầu mua tổng cộng 12 máy bay Super Hornet mỗi năm từ năm 2022 đến năm 2024 (kết thúc hơn 20 năm mua máy bay Super Hornet vào năm 2021) để gia tăng nỗ lực NGAD. Bản đệ trình ngân sách nêu rõ: “quyết định ngừng mua máy bay F/A-18 sau năm tài chính 2021 đảm bảo Không đoàn không quân tàu sân bay sẽ duy trì khả năng tiêm – cường kích, bắt kịp với những mối đe dọa áp lực nhất cho tới những năm 2030”. Kết hợp những khoản tiền tiết kiệm mua sắm F/A-18 với ngân quỹ nghiên cứu, Hải quân Mỹ có kế hoạch đầu tư ước tính 4,5 tỉ USD trong giai đoạn 2021 và 2025, để đẩy nhanh phát triển máy bay NGAD và những đầu tư không quân then chốt khác.

Tiến công điện tử

Máy bay EA-18G Glowler.
Đây là một biến thể thành công của khung máy bay F/A-18E/F Super Hornet. EA-18G Glowler được tối ưu hóa để tiến hành các hoạt động động năng và phi động năng trong phổ điện từ. Hải quân Mỹ đã tiếp nhận 3 máy bay EA-18G cuối cùng, nâng tổng số máy bay loại này trong kho trang bị là khoảng 60 máy bay.

1719745720679.png


Hãng Boeing đã tiếp nhận các máy bay EA-18G Hải quân đầu tiên để cải tiến ở Trạm Không quân Hải quân Whidbey Island, bang Washinton. Những nội dung cải tiến tập trung vào nâng cấp kiến trúc hệ thống nhiệm vụ và cấu trúc máy bay, đem lại khả năng phát triển trong tương lai. Cải tiến quy mô lớn dự kiến sẽ kéo dài trong 5 năm.

Báo động sớm

Máy bay E-2D Advanced Hawkeye:
Hải quân Mỹ đã ký một hợp đồng trị giá 34 triệu USD với hãng Northrop Grumman để phát triển mẫu máy bay E-2D Hawkeye kỹ thuật buồng lái đổi mới (HECTR). Với việc thiết kế lại phần cứng và phần mềm quan trọng, giải pháp HECTR sẽ mang lại những khả năng của buồng lái hiện đại cho máy bay E-2D Hawkeye, sau khi tập trung chủ yếu vào các nâng cấp ra đa và vũ khí trong các thập kỷ qua.

1719745756528.png


Với ra đa quét điện tử chủ động, xoay cơ khí AN/APY-9, E-2D là phương tiện quan trọng trong khái niệm điều khiển bắn tích hợp hải quân. Khả năng này được tăng cườnG với sáng kiến nâng cấp rộng khắp lực lượng lên Cấu hình hệ thống phần mềm Delta 3. Mặc dù các thông số kỹ thuật vẫn được giữ kín, nhưng phần mềm này sẽ xử lý dữ liệu phục vụ phân tích và hiển thị, nhằm giúp các trắc thủ ra đa trong thực thị nhiệm vụ. Ngoài ra, các phi đội máy bay E-2D lựa chọn sẽ bắt đầu huấn luyện tiếp nhiên liệu trong khi bay. Với sự gia tăng tiếp tục về khả năng của biến thể mới, các phi đội E-2D sẽ được đổi tên gọi từ phi đội máy bay cảnh báo sớm tàu sân bay, thành phi đội máy bay chỉ huy và điều khiển trên không.

Máy bay trực thăng

Các máy bay trực thăng MH-60R là những phương tiện tác chiến chống ngầm cơ bản duy nhất trong các không đoàn không quân tàu sân bay hiện nay. Năm ngoái Hải quân Mỹ đã tiếp nhận chuyển giao các máy bay MH-60R cuối cùng.

MH-60R/S Seahawk: cả hai phiên bản máy bay này đều được triển khai trong các không đoàn tàu sân bay và các phân đội tác chiến xa trên bờ, cũng như trên các tàu tuần dương và tàu khu trục, tàu tiến công thủy bộ lớp L, tàu tác chiến duyên hải (LCS) và tàu chỉ huy hải vận quân sự.

1719745797037.png


Nhiệm vụ được giao cho máy bay trực thăng MH-60S bao gồm tiếp ứng hậu cần không hạ cánh/thẳng đứng (bay treo), tiến công chống tàu mặt nước, tìm kiếm và cứu nạn, chống thủy lôi và hỗ trợ tác chiến đặc biệt hải quân.MH-60S xuất hiện vào năm 2002 và 275 máy bay đã được chế tạo cho Hải quân Mỹ, nhưng đến năm 2016 dây chuyền chế tạo mẫu máy bay này đã đóng lại. Trực thăng MH-60 được trang bị kết hợp thiết bị điện tử hàng không và vũ khí chuyên dụng, gồm hệ thống chỉ thị mục tiêu đa phổ, hệ thống vô hiệu hóa thủy lôi từ trên không, các tên lửa AGM-114 Hellfire, tổ hợp vũ khí sát thương chính xác tiên tiến, pháo 20mm và vũ khí do tổ lái vận hành.

Trực thăng MH-60R đảm nhận các nhiệm vụ chống tàu mặt nước, chống tàu ngầm và tác chiến điện tử. Là phương tiện mang chống ngầm cơ bản duy nhất trong lực lượng không quân tàu sân bay Mỹ, MH-60R được trang bị ra đa APS-153, sô na hạ tần thả chìm ASQ-22, hệ thống chỉ thị mục tiêu đa phổ, đường truyền dữ liệu chiến thuật phổ dụng, các phao thủy âm, và ngư lôi hạng nhẹ Mk-46/54. Những nâng cấp khả năng đang diễn ra, bao gồm: đặt mua các bộ thiết bị phát hiện và phân biệt kính tiềm vọng ra đa tự động để lắp cho ra đa APS-153 và bộ thiết bị của hệ thống chuyển tải dữ liệu tiên tiến (dùng chung với máy bay trực thăng MH-60S), kết hợp với một máy ghi dữ liệu số và bản đồ di động trong buồng lái. Với hơn 290 máy bay MH-60R trong kho trang bị của Hải quân, các đợt chuyển giao máy bay MH-60R cho Hải quân đã hoàn tất vào năm 2020.

1719745833074.png


Trực thăng MH-53/CH-53: cả hai biến thể máy bay trực thăng đều có nguồn gốc từ mẫu trực thăng vận tải hạng nặng được thiết kế từ những năm 1960:S-65 Sikorsky. Mẫu trực thăng này có tầm hoạt động tối đa (phụ thuộc vào tải hàng hóa) là hơn 1000 hải lý. Trực thăng CH-53E Super Stalion của Hải quân đánh bộ Mỹ là phương tiện mang cánh quay, vận tải hạng nặng chiến đấu duy nhất của quân chủng, được dùng để triển khai các lực lượng thủy quân làm nhiệm vụ đổ bộ đường không, khá phổ biến trên các tàu đổ bộ lớp L của Hải quân Mỹ.

1719745864089.png


Được thiết kế để chở được tới hơn 14 tấn treo bên ngoài và tổng trọng tải hơn 33 tấn, máy bay có thể được định dạng để chở 32 binh sĩ, và có khả năng tiếp nhiên liệu trong khi bay. Máy bay có thể được trang bị tới 3 tổ hợp vũ khí GAU-21 .50 calib (12,7 mm) và được trang bị đẩy đủ các biện pháp đối phó. Với hệ thống chứa nhiên liệu chiến thuật khối lượng lớn bên trong máy bay, đảm bảo cho máy bay hoạt động tầm xa và có khả năng tiếp nhiên liệu cho các phương tiện mặt đất như xe cộ và các phương tiện bay khác, giống như một máy bay tiếp liệu. Phương tiện mang kiểu cũ này dự kiến sẽ vẫn có trong trang bị cho tới những năm 2030.

Máy bay CH-53K hiện đang được phát triển trong vai trò phương tiện kế cận trong kế hoạch của Hải quân đánh bộ Mỹ.

Trực thăng MH-53 Sea Dragon là phương tiện vận tải cánh quay hạng nặng duy nhất của Hải quân Mỹ dùng để chuyển hàng chứa bên trong và treo bên ngoài. Máy bay có thể chở được 55 binh sỹ hoặc 14,4 tấn hàng. Tuy nhiên, không giống như mẫu trực thăng CH-53 của Hải quân đánh bộ Mỹ, phiên bản của Hải quân Mỹ chủ yếu được dùng để triển khai tới các vị trí trên bờ, vận chuyển hậu cần thiết yếu tới tàu và từ các tàu thủy bộ lớp L và tàu sân bay. Đáng lưu ý là, máy bay Sea Dragon còn là phương tiện mang quét thủy lôi linh hoạt nhất của Hải quân Mỹ, có khả năng sử dụng sô na và các phương tiện quét thủy lôi từ tính (Mk 103, Mk 104 và Mk 105), thiết bị phát hiện thủy lôi ASQ-24B và hệ thống vô hiệu hóa thủy lôi AN/ASQ-232A. Với một lực lượng 29 trực thăngMH-53E đang cũ dần, Hải quân Mỹ đã dành nỗ lực đáng kể nhằm nâng cao tính an toàn và tin cậy của phương tiện mang này cho tới khi chúng được đưa ra khỏi trang bị vào năm 2025.

1719745905284.png


...............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,161
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Máy bay tuần thám biển

Máy bay P-8A Poseidon:
P-8A là máy bay tuần thám biển tầm xa của Hải quân Mỹ. Mặc dù được thiết kế là phương tiện mang tác chiến chống ngầm chủ chốt, nhưng năm 2020, Văn phòng chương trình P-8A (PMA-290) đã mời nhà thầu công nghiệp tích hợp thêm các vũ khí, phát triển máy bay không chỉ có vai trò chính là săn tàu ngầm. Các vũ khí đáng lưu ý được đưa vào yêu cầu là tên lửa đối hạm tầm xa AGM-158C, vũ khí tiến công trực tiếp liên quân, họ thủy lôi Quickstrike và mồi bẫy trên biển phóng từ máy bay.

1719746018064.png


Các máy bay P-8 triển khai tới các vị trí trên bờ, và 2 căn cứ tác chiến tiền duyên tin cậy từ thời chiến tranh lạnh là Trạm không quân hải quân Keflavik (Iceland) và Adak (Alaska), đang được giới tuần thám biển Hải quân Mỹ quan tâm. Năm 2019, Hải quân Mỹ bắt đầu tìm cách sử dụng Trạm không quân Adak làm căn cứ triển khai P-8 trong thời gian sắp tới. Trạm không quân Keflavik đã trở thành vị trí triển khai thường xuyên máy bay P-8 kể từ năm 2018. Hải quân Mỹ có yêu cầu lực lượng P-8 tổng cộng 138 máy bay, nhưng sức ép ngân sách, đã giới hạn kế hoạch mua sắm chỉ còn là 117 máy bay.

Máy bay cánh quạt lật

CMV-22B:
CMV-22B phiên bản hải quân của V-22 Opspey, đang trong quá trình thay thế các máy bay C-2A Greyhound, trong vai trò phương tiện mang triển khai trên tàu sân bay. Gữi lại các khả năng cất và hạ cánh thẳng đứng của rô to quay, phương tiện mang vận tải hạng trung này có tầm hoạt động lớn hơn, bốc/dỡ hàng nhanh hơn, khả năng sống còn tăng lên, và thông tin liên lạc ngoài tầm nhìn tăng, khi so với máy bay C-2A. Tháng 10/2020, lực lượng CMV-22 đã có một bước tiến có ý nghĩa, khi Không đoàn hậu cần hạm đội đa nhiệm được thành lập, chịu trách nhiệm về điều hành, huấn luyện và trang bị cho phi đội hậu cần hạm đội đa nhiệm.

1719746064173.png


Các phương tiện bay không người lái

MQ-4C Triton:
Được thiết kế là máy bay không người lái thu thập tình báo, giám sát và trình sát, hoạt động thời gian dài trên không, bổ trợ cho lực lượng máy bay có người lái P-8. UAV MQ-4C Triton được trang bị xen xơ chủ động đa chức năng AN/ZPY-3 và kết hợp một ra đa mạng quét điện tử chủ động 360o được thiết kế tối ưu cho nhiệm vụ giám sát biển.Mặc dù không đặt lịch trình đạt được khả năng hoạt động đầu tiên vào năm 2023, nhưngtổ hợp máy bay không người lái MQ-4C Triton đã triển khai một vài kiểm tra khả năng hoạt động ban đầu nhằm phát triển các khái niệm hoạt động và trình diễn khả năng vận hành một tổ hợp không người lái tầm cao, thời gian hoạt động dài trên không, trong chiều không gian biển của hạm đội.

1719746103182.png


MQ-8C Fire Scout: MQ-8C của Northrop Grumman được phát triển dựa trên thiết kế trực thăng Bell 407, có khả năng hoạt động trên không dài gấp đôi, tải công tác gấp 3 lần phiên bản máy bay không người lái MQ-8B. Hải quân Mỹ thông báo MQ-8C đạt được khả năng hoạt động đầu tiên (IOC) và sẵn sàng hoạt động từ tàu tác chiến duyên hải (LCS). Xác nhận khả năng hoạt động đầu tiên được công bố sau khi điều chỉnh lại nhiệm vụ trước đây của MQ-8C, từ một tổ hợp tiến công phòng thủ từng tốp ở tuyến trước sang tổ hợp xen xơ trên không, tập trung vào nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu ngoài đường chân trời cho tàu tác chiến duyên hải. Theo kế hoạch, một lực lượng 38 máy bay MQ-8C sẽ được bổ sung cho lực lượng 30 máy bay MQ-8B hiện nay của Hải quân Mỹ.

1719746134240.png


MQ-25A Stingray: Được thiết kế là một máy bay không người lái có khả năng tiếp nhiên liệu trên không với trữ lượng khoảng 6750 kg nhiên liệu, mẫu chế thử MQ-25A Stingray đã thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào ngày 19/9/2020. Dưới sự điều khiển bay kiểm tra của phi công Boeing, UAV đã hoàn thành các nội dung, chạy taxi/chạy đà, cất cánh và bay kéo dài 2 giờ, đánh giá hoạt động kết nối cơ bản và những tương tác với trạm/đài điều khiển mặt đất của máy bay. Theo báo USNI News, đầu tháng 4/2020, Hải quân Mỹ đã triển khai những lựa chọn hợp đồng với Boeing trị giá 84,7 triệu USD để mua 3 máy bay MQ-25A Stingrays. Ba máy bay sẽ được hoàn tất vào tháng 8/2024, và đạt được khả năng hoạt động đầu tiên vào cuối năm 2024. Kế hoạch của Hải quân Mỹ sẽ mua tổng cộng 72 máy bay MQ-25 Stingrays.

1719746175208.png


Vũ khí và thiết bị điện tử hàng không

Tên lửa đối hạm tầm xa AGM-158C:
là một biến thể của chương trình tên lửa không đối hải liên quân, phóng từ xa - tăng tầm (LRASM), thuộc loại tên lửa tầm xa dẫn chính xác được thiết kế để sử dụng nhiều xen xơ chỉ thị mục tiêu các tàu chiến mặt nước đối phương hoạt động trong môi trường chống xâm nhập/ngăn chặn khu vực/diện rộng. Tên lửa đạt được khả năng hoạt động bước đầu (IOC), lần đầu tiên trên máy bay B-1B của Không quân Mỹ vào tháng 3/2018. Đối với Hải quân Mỹ, khả năng hoạt động ban đầu (IOC) đạt được vào tháng 11/2019, khi được lắp thành công lên máy bay F/A-18 Super Hornet. Kho vũ khí hiện nay có khoảng 100 tên lửa, và mục tiêu mua sắm đến năm 2025 là 210 tên lửa.

1719746210183.png


Máy gây nhiễu thế hệ kế tiếp AN/ALQ-247: Máy gây nhiễu thế hệ kế tiếp (NGJ) là khí tài tiếp nối của tổ hợp khí tài gây nhiễu chiến thuật AN/ALQ-99. Được thiết kế dưới dạng thùng treo bên ngoài, máy gây nhiễu thế hệ kế tiếp sử dụng nhiều mạng quét điện tử chủ động và một máy phát kỹ thuật đánh lừa tiên tiến, mang lại những khả năng tác chiến điện tử tiên tiến cho không gian chiến trường. Tháng 8/2019, Hải quân Mỹ đã tiếp nhận từ hãng Raytheon thùng khí tài gây nhiễu thế hệ kế tiếp băng trung đầu tiên, và đến tháng 11/2019, Hải quân Mỹ thông báo sửa đổi hợp đồng với Raytheon trị giá 403 triệu USD để mua thêm 7 thùng khí tài băng trung, cùng các trang thiết bị bảo đảm đi kèm.

1719746244519.png


Hải quân Mỹ đã ký với L3 Harries Technologies một hợp đồng trị giá 496 triệu USD để chuyển giao 8 thùng khí tài gây nhiễu băng thấp thế hệ kế tiếp dạng chế tạo mẫu. Thùng khí tài gây nhiễu băng trung và băng thấp hình thành 2 trong số ba khả năng cần thiết trên máy bay, khi kết hợp đủ tất cả 3 khả năng cần thiết sẽ thay thế cho tổ hợp khí tài gây nhiễu AN/ALQ-99đang cũ dần. Khả năng hoạt động đầu tiên đạt được với các thùng gây nhiễu băng thấp từ quý 4/2022 đến năm tài chính 2024.

Khí tài tìm và bám hồng ngoại (IRST) Block II: Đây là khí tài cảm biến thụ động, tầm xa kết hợp các công nghệ hồng ngoại và công nghệ xen xơ khác để chỉ thị mục tiêu chính xác. Xen xơ IRST được bố trí trong phần phía trước của thùng dầu phụ FPU-13, được thiết kế để lắp ở giữa thân thân máy bay F/A-18 Super Hornet. Để thích hợp với xen xơ IRST, FPU-13 sẽ chỉ chứa 330 galon nhiên liệu (FPU tiêu chuẩn chứa được 480 galon nhiên liệu)./.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,161
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cuộc cạnh tranh khốc liệt cho xe tăng thế hệ tiếp theo của Châu Âu

1719797152232.png

Nhiều nhà sản xuất vũ khí châu Âu đang thiết kế xe tăng thế hệ tiếp theo như Leclerc Evolution của KNDS, được trưng bày tại triển lãm quốc phòng năm 2024 ở Paris

Trong nhiều năm, thị trường xe tăng châu Âu khá ổn định. Leopard 2 của Đức là mẫu xe tăng phổ biến nhất trong quân đội châu Âu, trong khi Anh, Pháp và Ý sản xuất một số lượng nhỏ các mẫu xe tăng nội địa cho quân đội của họ.

Nhưng một loạt các thiết kế xe tăng mới đang nổi lên từ các bản vẽ của châu Âu. Điều này một phần được thúc đẩy bởi cuộc chiến tranh Ukraine, nơi chứng kiến cuộc chiến thiết giáp dữ dội nhất ở châu Âu kể từ năm 1945. Nhưng nó cũng có thể phản ánh sự thiếu niềm tin vào Hệ thống chiến đấu mặt đất chính, một dự án chung giữa Pháp và Đức để phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực vào năm 2040.

Léo Péria-Peigné, một chuyên gia quốc phòng người Pháp, chia sẻ: "Có vẻ như mọi đối tác công nghiệp đều đang nghiên cứu giải pháp thay thế cho MGCS của riêng mình".

Không thể tránh khỏi việc một thế hệ xe tăng mới sẽ xuất hiện để thay thế các thiết kế cuối thời Chiến tranh Lạnh vẫn thống trị quân đội phương Tây, chẳng hạn như Leopard 2, M1 Abrams và Challenger của Anh. Ngay cả Quân đội Hoa Kỳ cũng đang hướng tới một phiên bản thế hệ tiếp theo của M1 Abrams có thể thu gọn cỗ máy khổng lồ 70 tấn này xuống còn dưới 60 tấn.

1719797375776.png

Mẫu xe tăng châu Âu MCGS

MCGS nhằm thay thế Leopard 2 và Leclerc của Pháp làm xe tăng chính trong quân đội Đức và Pháp. Cả hai quốc gia gần đây đã ký một thỏa thuận để bắt đầu phát triển và sản xuất nguyên mẫu. Nhưng đồng thời, MGCS có vẻ như cũng có thể thay thế Leopard 2 như một loại xe tăng xuyên châu Âu. MGCS được cho là có thiết kế mô-đun với các tính năng tiên tiến như súng 140 mm, động cơ đẩy hybrid, cảm biến tiên tiến và khả năng kết hợp các phương tiện mặt đất không người lái. Một mô hình ý tưởng được trưng bày vào năm 2018 sử dụng thân tàu Leopard 2 và tháp pháo Leclerc.

Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy Đức muốn có một thiết kế dự phòng, dựa trên mẫu Leopard 2A8 mới nhất, trong trường hợp MCGS thất bại. "Leopard 2AX, phiên bản cải tiến của xe tăng chiến đấu Leopard 2A8, đang được ngành công nghiệp quốc phòng Đức phát triển theo yêu cầu rõ ràng của Bundeswehr", theo Army Recognition , một trang tin tức quốc phòng.

Army Recognition cho biết: "Diễn biến này cũng đóng vai trò là Kế hoạch B cho Đức trong trường hợp chương trình Pháp-Đức thất bại, hoặc thậm chí là đòn bẩy trong các cuộc đàm phán trong tương lai, qua đó đối mặt với Pháp với tình thế đã rồi liên quan đến các quyết định quan trọng vẫn phải đưa ra".

1719797446595.png

Leopard 2AX

Trong khi đó, hai thiết kế mới đang được cung cấp bởi KNDS, một liên doanh giữa công ty quốc phòng Đức Krauss-Maffei Wegmann - nhà sản xuất Leopard 2 - và Nexter của Pháp, nhà sản xuất Leclerc.

Leopard 2 A-RC 3.0 là thiết kế mô-đun với tháp pháo không người lái với tổ lái nằm trong thân xe, tương tự như T-14 Armata của Nga. Nó có thể bắn tên lửa dẫn đường và đạn pháo hạng nặng, ngoài ra còn có pháo 30 mm và áo giáp cải tiến được củng cố bởi hệ thống bảo vệ chủ động để ngăn chặn tên lửa chống tăng. Các mẫu Leopard 2 hiện tại cũng có thể được trang bị những tính năng này.

1719797532298.png

Leopard 2 A-RC 3.0

Điều đáng chú ý là KNDS "đánh giá Leopard 2 A-RC 3.0 không chỉ là giải pháp cầu nối cho đến khi giới thiệu hệ thống chiến đấu trên bộ thế hệ tiếp theo MGCS, mà còn là tiền thân công nghệ quyết định của MGCS", theo thông cáo báo chí của công ty .

KNDS cũng đang chào hàng Leclerc Evolution, được trang bị tháp pháo và súng Ascalon của công ty. Công ty mô tả Ascalon là "một khẩu pháo chính cho xe tăng chiến đấu mạnh hơn tất cả các loại vũ khí nòng tương đương. Nó có thể bắn đạn nhỏ gọn và có thể lập trình được ngoài tầm nhìn với độ hao mòn tối thiểu. Do khả năng mở rộng, Ascalon có thể được trang bị bất kỳ nòng nào từ 120 đến 140 mm".

Như thể bức tranh mua sắm còn chưa đủ phức tạp, bốn công ty – KNDS Đức, KNDS Pháp, Rheinmetall của Đức và Thales của Pháp – cũng vừa công bố liên doanh để phát triển MGCS. Tuy nhiên, Rheinmetall cũng đang tiếp thị xe tăng KF51 Panther của mình , được trang bị pháo 130 mm mới. Hungary đã ký một hợp đồng phát triển xe tăng Panther mà Rheinmetall cũng đã đề nghị với Ukraine.

Bất ổn chính trị ở Pháp cũng phủ bóng đen lên MGCS, khi các đảng cực hữu được cho là sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội sắp tới . Péria-Peigné nói: “Có vẻ như ngay cả chính phủ Đức cũng tin rằng dự án MGCS có thể bị bỏ dở nếu cánh hữu nắm quyền”.

"Mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn theo thời gian, nhưng rõ ràng là cả hai đối tác đều đang giữ các giải pháp thay thế trong tay áo. Đức đã làm như vậy trong một thời gian dài. Điều ngạc nhiên mới là ngay cả KNDS Pháp dường như cũng đã làm như vậy."

Ngân sách quốc phòng châu Âu hiện đang bị căng thẳng do nhu cầu bổ sung các kho dự trữ đã cạn kiệt, liên tục gửi vũ khí và đạn dược đến Ukraine và xây dựng năng lực sản xuất để sản xuất tất cả các loại vũ khí này. Điều này đặt ra câu hỏi liệu có đủ tiền cho tất cả các thiết kế xe tăng khác nhau này hay không.

1719797798454.png

Mẫu xe tăng châu Âu MCGS

Nhưng những khó khăn của MGCS cũng minh họa cho vấn đề luôn làm đau đầu các dự án quốc phòng chung của châu Âu: sự căng thẳng giữa việc tiết kiệm tiền thông qua phát triển chung, so với áp lực trong nước ủng hộ các dự án quốc gia có lợi cho các nhà sản xuất và lực lượng lao động của một quốc gia. Nếu MGCS bị bỏ rơi, đó sẽ là điềm xấu cho Hệ thống Không quân Chiến đấu Tương lai , một dự án của Pháp-Đức-Tây Ban Nha nhằm phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu cũng như máy bay không người lái chiến đấu trên không.

Péria-Peigné nói: “Việc từ bỏ MGCS sẽ là gánh nặng đối với Pháp hơn là đối với Đức, vì Đức không cần Pháp chế tạo xe tăng mới”. “Không giống như FCAS, nơi Pháp có thể tự mình làm điều đó về mặt kỹ thuật nhưng lại thiếu tiền để phát triển nó một mình.”
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,161
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Putin thân thiết với Kim Jong Un có thể là vấn đề lớn đối với Trung Quốc cũng như đối với

1719797979497.png


Mối quan hệ đối tác ngày càng sâu sắc giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đang gây ra hiệu ứng lan tỏa trên toàn thế giới, từ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cho đến Ukraine.

Và mặc dù mối quan hệ đối tác ngày càng tăng có thể làm gia tăng căng thẳng và gây ra nhiều vấn đề cho Mỹ và các đồng minh, nhưng điều đó cũng không hẳn là điều tốt đẹp đối với Trung Quốc, một nhà quan sát hàng đầu của Hàn Quốc cho biết.

Tuần trước, Putin đã đến thăm Bắc Triều Tiên lần đầu tiên sau 24 năm. Trong chuyến đi hào nhoáng và gây chú ý đến Bình Nhưỡng, hai bên đã ký một thỏa thuận tuyên bố sẽ hỗ trợ lẫn nhau nếu bên kia bị tấn công.

Thỏa thuận phòng thủ chung diễn ra sau các thỏa thuận vũ khí trước đó giữa hai nước, theo đó Nga nhận được vũ khí của Triều Tiên để giải quyết tình trạng thiếu đạn dược ở Ukraine, đổi lại Bình Nhưỡng có thể nhận được thực phẩm, sản phẩm dầu mỏ và các khả năng, công nghệ tiên tiến và nguy hiểm hơn cho tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hoặc các chương trình ưu tiên khác.

1719798049808.png


Hiệp ước này là một bước ngoặt đáng chú ý, đánh dấu mối quan hệ gần gũi nhất giữa Nga và Triều Tiên kể từ Chiến tranh Lạnh và mở ra cánh cửa cho sự hợp tác trong tương lai. Không có điều nào trong số này có lợi cho Hoa Kỳ — mối quan hệ đối tác này thúc đẩy cuộc chiến của Putin, tạo cơ hội cho Triều Tiên vượt qua các lệnh trừng phạt toàn cầu và khuấy động căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, cùng với những thách thức khác.

Nó cũng đưa các đối thủ của Hoa Kỳ lại gần nhau hơn thành cái mà các chuyên gia gọi là " trục biến động ", thúc đẩy thách thức trực tiếp đối với trật tự thế giới do Hoa Kỳ lãnh đạo .

Không có lựa chọn tốt

Nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải là người duy nhất giải quyết các vấn đề của mối quan hệ đối tác mới này. Sự gần gũi giữa Nga và Triều Tiên cũng khiến nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình rơi vào tình thế khó xử.

Victor Cha, phó chủ tịch cấp cao về châu Á và chủ tịch Hàn Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết: “Mối quan hệ này tồi tệ đối với Trung Quốc cũng như đối với Hoa Kỳ”.

Bắc Kinh từ lâu đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với Triều Tiên và đã nỗ lực rất nhiều để duy trì mối quan hệ với Bình Nhưỡng bất chấp việc nước này phải 'chống lưng' các vụ thử vũ khí hạt nhân bị quốc tế lên án của Triều Tiên và các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Vào những thời điểm dường như các quốc gia khác có thể cạnh tranh vì lợi ích của Triều Tiên - chẳng hạn như hội nghị thượng đỉnh giữa ông Kim và Donald Trump hoặc giữa ông Kim và ông Putin - Trung Quốc đã tìm cách tái định vị một cách cẩn thận để duy trì vai trò là đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên.

1719798282074.png


Nhưng năm nay là một trò chơi bóng hoàn toàn mới. Vào đầu năm 2024, Cha và những người khác dự đoán rằng do hội nghị thượng đỉnh trước đó của Putin và Kim vào tháng 9 năm 2023 và thỏa thuận vũ khí cung cấp đạn dược cho Nga, Triều Tiên sẽ thấy mình "khá ổn" khi cả Nga và Trung Quốc đều tán tỉnh họ và Mỹ vẫn bị phớt lờ trong vấn đề này.

Giờ đây, với việc Trung Quốc đã bị loại khỏi mối quan hệ vừa chớm nở giữa Putin và Kim, nước này thực sự không có bất kỳ lựa chọn tốt nào trên bàn đàm phán.

"Họ có thể cùng với Hoa Kỳ lên án điều này, nhưng họ sẽ không bao giờ làm vậy, mặc dù mối quan hệ này hoàn toàn không có lợi cho họ", Cha nói.

Ông nói thêm: “Họ có thể công khai chỉ trích Triều Tiên và họ sẽ không bao giờ làm điều đó. Hoặc họ có thể ngừng hỗ trợ công nghiệp cho Nga để ngăn cản người Nga hợp tác với Triều Tiên và họ cũng sẽ không bao giờ làm điều đó”.

Một vấn đề lớn mà cả Trung Quốc và Hoa Kỳ phải đối mặt là nguy cơ căng thẳng hơn nữa trên bán đảo Triều Tiên, nơi mà không bên nào muốn chứng kiến xung đột.

.....................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,161
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Domino nguy hiểm

Với việc Nga xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Triều Tiên theo cách có thể dẫn đến những tiến bộ trong năng lực quân sự của Triều Tiên hoặc cải thiện sản xuất vũ khí, Hàn Quốc thấy mình đang phải đối mặt với một nước láng giềng thù địch ngày càng táo bạo và có năng lực . Và Seoul đã đe dọa sẽ đáp trả điều đó.

Sau hội nghị thượng đỉnh giữa Putin và Kim, Seoul cho biết sẽ cân nhắc từ bỏ chính sách không gửi trực tiếp viện trợ sát thương cho Ukraine. Do đó, hiệu ứng domino đã sẵn sàng đổ.

Hàn Quốc đã cung cấp cho Ukraine lượng đạn dược rất cần thiết thông qua Hoa Kỳ, bỏ qua các hạn chế, nhưng mối đe dọa khiến mọi thứ leo thang.

1719798427811.png


Putin cảnh báo Hàn Quốc không nên hỗ trợ trực tiếp cho Ukraine, ám chỉ rằng nếu nước này quyết định dốc toàn lực, Nga có thể hỗ trợ quân sự nhiều hơn cho Triều Tiên, làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo. Ông nói với các phóng viên : “Những người cung cấp những vũ khí này tin rằng họ không có chiến tranh với chúng tôi” , đồng thời nói thêm rằng, “kể cả ở Bình Nhưỡng, chúng tôi sau đó có quyền cung cấp vũ khí cho các khu vực khác trên thế giới”.

Cha giải thích rằng Nga nắm giữ một chút đòn bẩy trong tình huống này, có khả năng đáp trả bằng cách giúp Triều Tiên cải thiện kho dự trữ, sản xuất đạn dược tốt hơn và thậm chí có khả năng cung cấp công nghệ cao cấp cho tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc vệ tinh quân sự tốt hơn.

Nếu Nga thực hiện bước trả đũa như vậy, điều đó có thể khiến Seoul suy nghĩ nghiêm túc hơn về chương trình vũ khí hạt nhân, điều đã được thảo luận từ lâu nhưng thường bị cản trở bởi các cam kết mạnh mẽ hơn của Mỹ trong việc bảo vệ Hàn Quốc.

Năm ngoái, Hàn Quốc đã đồng ý không theo đuổi việc phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình, loại vũ khí mà Triều Tiên đã phát triển sau một loạt cuộc thử nghiệm bất hợp pháp, để đổi lấy việc triển khai các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ trong khu vực.

Sự lo lắng ngày càng tăng

Với liên minh Putin-Kim, Trung Quốc cũng có thể phải đối mặt với áp lực lớn hơn từ các liên minh do Mỹ dẫn đầu. Cha giải thích rằng hiệp ước an ninh giữa Nga và Triều Tiên “đảm bảo các liên minh quân sự Mỹ-Nhật-Hàn sẽ phát triển chặt chẽ hơn nữa”, điều này khiến khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương càng trở thành điểm nóng cho các cuộc tập trận quân sự chung và gia tăng hoạt động quân sự với sự hiện diện của Mỹ .

1719798549958.png


Trung Quốc từ lâu đã phản đối các liên minh như vậy và chỉ trích các hoạt động của Hoa Kỳ ở vùng biển quốc tế. Trong những năm gần đây, khi Hoa Kỳ tăng cường quan hệ với Nhật Bản và Hàn Quốc để phản ứng trực tiếp với những lo ngại ngày càng tăng về sự xâm lược của Trung Quốc , điều này đã gây ra sự thất vọng ở Bắc Kinh.

Bây giờ, điều đó dường như chỉ tăng lên khi Hoa Kỳ và các đồng minh theo dõi chặt chẽ hơn Bắc Triều Tiên và Nga. Nhưng hiện tại, Trung Quốc vẫn giữ suy nghĩ của mình về vấn đề này cho riêng mình.

"Sự hợp tác giữa Nga và CHDCND Triều Tiên là vấn đề giữa hai quốc gia có chủ quyền", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Li Jian phát biểu vào tuần trước, gọi Triều Tiên bằng tên chính thức là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

"Chúng tôi không có thông tin về vấn đề liên quan", ông nói.

Có thể còn nhiều điều đang diễn ra ở hậu trường, như Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Kurt Campbell đã đề xuất tại một sự kiện của think tank hồi đầu tuần này.

“Tôi nghĩ thật công bằng khi nói rằng Trung Quốc có phần lo lắng về những gì đang diễn ra giữa Nga và Triều Tiên”, ông nói tại một sự kiện do Hội đồng Quan hệ Đối ngoại tổ chức. "Họ đã chỉ ra điều đó trong một số cuộc tương tác của chúng tôi và chúng tôi có thể thấy một số căng thẳng liên quan đến những điều đó."

“Trung Quốc có lẽ lo lắng rằng bằng cách nào đó Triều Tiên sẽ được khuyến khích thực hiện các bước khiêu khích có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng ở Đông Bắc Á”, Campbell nói.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,161
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Máy bay ném bom Su-34 chết chóc của Nga là mục tiêu dễ dàng cho ATACMS của Ukraine. Nhưng Ukraine không thể tấn công nếu không có sự chấp thuận của Hoa Kỳ.

Gần biên giới với đông bắc Ukraine, một số máy bay ném bom chiến đấu Su-34 chết người của Nga nằm lộ diện trên đường băng của một sân bay quân sự khi chờ lệnh thực hiện cuộc tấn công tiếp theo.

Căn cứ không quân Voronezh Malshevo là điểm xuất phát cho các máy bay phản lực do Trung đoàn ném bom cận vệ số 47 của Không quân Nga điều hành .

1719798806686.png

Sân bay quân sự Voronezh Malshevo

Sư đoàn 47 thường xuyên tham gia các cuộc tấn công vào khu vực Kharkov đồng thời cũng thường xuyên thực hiện các cuộc tấn công vào lực lượng và dân thường Ukraine bằng cách sử dụng bom lượn có sức tàn phá cao .

Hình ảnh vệ tinh của căn cứ không quân Voronezh Malshevo cho thấy có vẻ như một nhóm máy bay Su-34, cùng với các máy bay và trực thăng khác, xếp hàng trên đường băng — dường như để chờ xuất kích.

Chỉ cách biên giới Ukraine 100 dặm, căn cứ này nằm trong tầm bắn của Hệ thống tên lửa chiến thuật của Lục quân Ukraine (ATACMS) do Hoa Kỳ sản xuất , một hệ thống vũ khí pháo binh đất đối đất dài 300 km (186 dặm).

Tuy nhiên, Mỹ cấm Ukraine tấn công lãnh thổ Nga được công nhận bằng ATACMS. Kiev chỉ được phép tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ có chủ quyền, bao gồm cả lãnh thổ bị chiếm đóng. Ukraine trong tháng này đã tấn công Sevastopol ở Crimea bị chiếm đóng bằng tên lửa ATACMS, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và hơn 150 người khác bị thương. Moscow đổ lỗi cho Mỹ về vụ tấn công và thề sẽ trả đũa.

Đây có thể sẽ là một sự thất vọng lớn đối với Kyiv, vốn đã bắt đầu một chiến dịch chuyên sâu nhằm cản trở Không quân Nga và tiêu diệt các máy bay Su-34.

1719798891564.png

Sân bay quân sự Voronezh Malshevo

Ukraine thường bị buộc phải dựa vào các thiết bị như máy bay không người lái để thực hiện các cuộc tấn công này và có thể bị ngăn chặn bằng các hệ thống điện tử.

Đầu tháng này, lực lượng Ukraine đã phóng ít nhất 70 máy bay không người lái vào một căn cứ không quân ở khu vực Rostov của Nga, cách biên giới Ukraine gần 200 dặm.

Trong cuộc tấn công đó, hình ảnh vệ tinh chụp một sân bay gần Morozovsk cũng cho thấy nhiều máy bay ném bom chiến đấu Su-34 một lần nữa xếp hàng ngoài trời.

Một kênh Telegram của Nga dẫn lời một nguồn tin trong Bộ Tổng tham mưu Nga cho biết: "Hầu hết máy bay không người lái đã bị bắn hạ, một số thì không thành công. Chúng tôi có sáu người chết, trong đó có hai phi công quân sự. Và hơn mười người bị thương".

Mức độ thiệt hại đối với máy bay do cuộc tấn công gây ra vẫn chưa được biết rõ.

1719798997991.png

Sân bay quân sự gần Morozovsk

Nga đã tăng cường sử dụng bom lượn có sức công phá lớn khi cuộc chiến ở Ukraine diễn biến phức tạp.

Bom giá rẻ được sản xuất bằng cách gắn cánh và hệ thống định vị vệ tinh vào những quả bom cũ thời Liên Xô.

Các máy bay phản lực của Nga như Su-34 sau đó có thể thả chúng từ khoảng cách an toàn hơn, khiến Ukraine khó có thể chống lại các cuộc tấn công như vậy.

Đoạn video mới được chia sẻ trên các kênh Telegram của Nga vào tuần trước dường như ghi lại cảnh sử dụng quả bom lượn khổng lồ nặng 6.600 pound trong chiến đấu đầu tiên của Nga .

Forbes đưa tin quả bom khổng lồ FAB-3000 được máy bay phản lực Su-34 thả xuống .

"Việc quân đội Nga tìm ra cách phóng FAB-3000 là một bước tiến đáng kể và sẽ làm tăng khả năng hủy diệt của các cuộc tấn công bằng bom lượn đang diễn ra của Nga nhằm vào lực lượng và cơ sở hạ tầng của Ukraine", Viện Nghiên cứu Chiến tranh viết trong bản cập nhật về cuộc xung đột.

1719799200457.png

Bom FAB-3000
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,161
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Trung Quốc tiếp tục gây áp lực lên Philippines bất chấp Mỹ

Liệu sự thách thức của Bắc Kinh trong các cuộc tập trận chung gần đây có cho thấy giới hạn răn đe của Mỹ ở Biển Đông?

1719801134749.png

Một thành viên của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines được chụp ảnh khi tàu của anh ta bị một tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc bám đuôi tại Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông đang tranh chấp

Cuộc tập trận quân sự chung Balikatan thường niên năm nay giữa Philippines và Mỹ (22/4-10/5) đã mở ra nhiều điểm mới. Phản ứng của Trung Quốc cũng vậy. Các khu vực tập trận và vũ khí được triển khai cho thấy mối liên hệ giữa các điểm nóng ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan. Sự gia tăng hiện diện của tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế phía Tây của Manila và một vụ việc bạo lực khác trên biển liên quan đến rạn san hô đang tranh chấp cho thấy sự thách thức của Bắc Kinh trong bối cảnh liên minh phô trương vũ lực.

Việc phô trương sức mạnh và phản ứng trước nó đã làm gia tăng căng thẳng ở vùng biển động và đặt ra câu hỏi về giá trị răn đe của cuộc tập trận. Biểu tượng và thông điệp cho thấy các bên đang đào sâu, chấp nhận nhiều rủi ro hơn và thu hẹp không gian ngoại giao.

Cuộc tập trận Balikatan lần thứ 39 được coi là "hiệu quả nhất, tham vọng nhất và phức tạp nhất" từ trước đến nay. Nó dựa trên những tiến bộ đạt được trong các phiên bản gần đây của cuộc tập trận thường niên, vốn đã trở thành phòng thí nghiệm để thử nghiệm các khái niệm và vũ khí phòng thủ mới trên thực địa.

Năm 2022, tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất đã được triển khai đổ bộ bằng đường bộ và đường biển ở Cagayan, một trong những tỉnh cực bắc của Philippines đối diện với Đài Loan.

Năm ngoái, các cuộc trình diễn bắn đạn thật của tên lửa Patriot và Avenger đã diễn ra ở Zambales, một tỉnh ven biển hướng ra biển Tây Philippines. Lần đầu tiên, một cuộc tập trận đánh chìm (SINKEX) cũng được tiến hành với một tàu hộ tống đã ngừng hoạt động làm mục tiêu giả bị bắn trúng bởi các loạt đạn từ đất liền, trên không và trên biển. Sự kiện này cũng được tổ chức ngoài khơi Zambales, cách Bãi cạn Scarborough 235 km, một thực thể đang tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh.

Năm nay, đến lượt tên lửa mặt đất Typhon có tầm bắn 1600 km xuất hiện trong cuộc tập trận chung trước Balikatan. Lần đầu tiên, các bệ phóng tên lửa Patriot cũng được triển khai tại Clark, căn cứ không quân cũ của Mỹ ở trung tâm Luzon.

1719801638181.png

Tên lửa mặt đất Typhon

Liệu cuối cùng những vũ khí này có được bố trí tại các địa điểm đã thống nhất theo Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA) giữa Philippines và Hoa Kỳ hay không, chúng ta đang theo dõi. Tên lửa Typhon vẫn được đặt tại các địa điểm không được tiết lộ sau cuộc tập trận, làm dấy lên suy đoán rằng chúng hiện đang đóng quân ở nước này. Các căn cứ của EDCA đã được mở rộng từ năm lên chín vào năm ngoái, với ba địa điểm mới ở phía bắc Luzon và một địa điểm bổ sung ở phía nam Palawan.

...........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,161
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Nếu chúng được đặt ở những nơi như vậy, liệu Trung Quốc có phản ứng giống như cách họ đã làm khi Hàn Quốc cho phép lắp đặt tên lửa Phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Hoa Kỳ trên lãnh thổ của mình không? Nếu có, mối quan hệ đang suy yếu của Manila với người hàng xóm lớn và đối tác thương mại lớn nhất của mình có thể xấu đi hơn nữa. Bắc Kinh lên án việc triển khai tên lửa. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian cho biết chúng "mang đến những rủi ro chiến tranh to lớn vào khu vực", lưu ý rằng "tên lửa tầm trung là vũ khí chiến lược và tấn công mang màu sắc Chiến tranh Lạnh".

1719801731046.png


Định hướng phòng thủ bên ngoài và đa miền của các đợt Balikatan gần đây đã được tăng cường. Lần lặp lại năm nay bao gồm bảo vệ và chiếm lại đảo, phòng thủ tên lửa và phòng không, cũng như các hoạt động thông tin và an ninh mạng. Sự kiện này cũng chứng kiến sự tham gia đầu tiên của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines, một cơ quan đi đầu trong việc đối phó với một Trung Quốc ngày càng hung hăng ở vùng biển động.

Tên lửa HIMARS của Mỹ cũng được bắn tại Palawan, một tỉnh tiền tiêu hướng ra Biển Đông.

Một cuộc tập trận SINKEX đã được tiến hành tại tỉnh Ilocos Norte, quê hương của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr., cũng ở phía bắc Luzon. Một tàu chở dầu cũ do Trung Quốc sản xuất đã trở thành mục tiêu, làm dấy lên những suy đoán bất chấp những lời giải thích rằng điều đó chỉ là ngẫu nhiên.

1719801850879.png

Một tàu chở dầu cũ do Trung Quốc sản xuất đã trở thành mục tiêu của ngư lôi trong tập trận SINKEX 2024

Quan trọng nhất là lần đầu tiên, các hoạt động hàng hải vượt ra ngoài lãnh hải 12 hải lý của quốc gia này. Pháp, quốc gia hy vọng sẽ cung cấp tàu ngầm cho Manila, đã phái một khinh hạm tham gia cùng các đối tác Philippines và Hoa Kỳ của họ, những người đã đi từ Biển Sulu đến Biển Đông. Paris là quốc gia đầu tiên tham gia. Mười bốn quốc gia, bao gồm các quốc gia ven biển Biển Đông khác là Brunei, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, cũng đã cử quan sát viên.

Trung Quốc: thách thức và không nao núng

Những động thái chưa từng có của Manila đã bị Bắc Kinh đáp trả bằng các biện pháp táo bạo. Các tàu của chính phủ và dân quân Trung Quốc đã được phát hiện gần các tiền đồn của Philippines ở Biển Đông. Bao gồm ba tàu nghiên cứu hàng hải của Trung Quốc được phát hiện ở Bãi Cỏ Mây, một điểm nóng gần đây giữa hai nước láng giềng. Một tàu khác được nhìn thấy ngoài khơi Catanduanes và Samar, xa về phía đông của đất nước hướng ra Thái Bình Dương.

Bốn tàu của Hải quân PLA Trung Quốc thay phiên nhau bám đuôi đội tàu đồng minh gồm bốn tàu - hai tàu của Philippines, một tàu của Mỹ và một tàu của Pháp - đang tiến hành các cuộc tập trận hàng hải đa phương ở Biển Đông.

1719802035063.png


Trong khi Balikatan đang diễn ra, một sự cố mới đã xảy ra ở bãi cạn Scarborough. Hai tàu của chính phủ Philippines bị hư hại do bị ba tàu của Cảnh sát biển Trung Quốc đâm và phun vòi rồng. Sự cố này xảy ra ngay sau một sự cố vào tháng 3 khi một tàu dân sự của Philippines do quân đội thuê cũng bị hai tàu của Cảnh sát biển Trung Quốc phun nước áp suất cao.

Kỳ vọng rằng Balikatan, đặc biệt là khi có sự hiện diện của hải quân nước ngoài, sẽ buộc Trung Quốc phải hành xử đúng mực và kiềm chế không có hành động quyết đoán đã sụp đổ. Sự cố trên biển mới nhất đã bị một số quốc gia lên án. Nhưng ngoài việc coi thường luật pháp quốc tế và tổn thất về danh tiếng, sự thách thức của Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ: Cuộc tập trận nâng cấp không còn ngăn cản được Bắc Kinh nữa, cũng như động thái minh bạch của Manila trên vùng biển đang tranh chấp.

Liệu điều này có thúc đẩy liên minh điều chỉnh phản ứng hay không? Thương tích cho thủy thủ và thiệt hại về tài sản và tất cả, hành động của Trung Quốc vẫn không đáp ứng được định nghĩa về "tấn công vũ trang" cần thiết để thúc đẩy những cam kết cứng rắn của Hoa Kỳ đối với đồng minh nhỏ bé của mình. Vụ nổ nước ở bãi cạn Scarborough có thể khiến Trung Quốc mạnh dạn hơn nữa. Đổi lại, những trường hợp bất lợi hơn có thể làm xói mòn lòng tin vào khả năng của liên minh trong việc đẩy lùi ngoài những lời lên án hùng biện.

1719802071220.png


Một cuộc tập trận Balikatan mở rộng và phát triển hơn là một phần trong cách tiếp cận của Philippines nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ và các đối tác khác để ngăn chặn Trung Quốc. Việc không đạt được kết quả thỏa đáng có thể buộc phải suy nghĩ lại. Điều này có thể ảnh hưởng đến mong muốn của Trung Quốc là làm suy yếu mối quan hệ bền chặt của Manila với cựu thực dân và đồng minh hiệp ước lâu năm của mình và loại trừ các cường quốc ngoài khu vực khỏi cuộc tranh chấp trên biển khó giải quyết.

Tuy nhiên, bất chấp những cuộc gọi cận kề và tất cả, các bên tranh chấp vẫn chịu đựng thêm rủi ro. Manila vẫn bướng bỉnh với việc vạch trần các hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp và tham gia vào các hoạt động kết hợp với các đồng minh và đối tác. Các cuộc biểu tình ngoại giao đang chồng chất mà không có cuộc đối thoại cấp cao nào được dự kiến với Bắc Kinh.

Ngược lại hoàn toàn, các bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Trung Quốc đã gặp nhau bên lề Đối thoại Shangri-la năm nay tại Singapore vào tháng trước, đây là cuộc gặp đầu tiên kể từ năm 2022. Đây là một phần trong một loạt các cuộc tiếp xúc chính thức cấp cao nhằm cố gắng ổn định mối quan hệ giữa hai đối thủ khi Hoa Kỳ chuẩn bị bầu cử vào cuối năm.

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và Ngoại trưởng Antony Blinken đã nhanh chóng tới Trung Quốc vào tháng 4 năm ngoái. Chuyến đi của Blinken trùng với những ngày đầu của Balikatan.

1719802135847.png


Biển Đông chỉ là một trong nhiều vấn đề gai góc chia rẽ hai cường quốc và thậm chí có thể không phải là vấn đề cấp bách nhất. Mặt khác, Bắc Kinh không lùi bước và tiếp tục gây áp lực lên nước láng giềng nhỏ hơn ngay cả khi có sự hiện diện của đồng minh lớn.

Nếu phản ứng của Trung Quốc đối với Balikatan năm nay cho thấy giới hạn của khả năng răn đe thì Biển Đông có thể gặp nhiều bất ổn hơn.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,161
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Strela-10M4 được cho là sẽ trở thành vũ khí chống máy bay không người lái mà Nga đang tìm kiếm

Học viện vũ trang liên hợp của Lực lượng vũ trang Liên bang Nga đã cấp bằng sáng chế cho một hệ thống chế áp điện tử đối với máy bay không người lái dành cho vũ khí phòng không tầm ngắn, chủ yếu dành cho hệ thống tên lửa đất đối không di động Strela-10, hãng truyền thông nhà nước Nga đưa tin.

Các nguồn tin giải thích, với "hệ thống chống máy bay không người lái có mục tiêu" mới, các bệ phóng tên lửa trên không của Nga sẽ nhận được bảo hiểm dưới hình thức bảo vệ chống máy bay không người lái thụ động bổ sung. Đáng chú ý, họ cho biết thiết bị tác chiến điện tử (EW) sẽ có hình dáng tương tự ống phóng của tên lửa đất đối không.

1719803380521.png


Hệ thống EW sẽ không chỉ tạo ra nhiễu điện tử mà còn có thể xác định loại UAV và nó thuộc về bên nào, tức là có tính năng Nhận dạng Bạn hay Thù. Thiết bị EW sẽ được lắp đặt trong quá trình sản xuất hệ thống SAM mới hoặc hiện đại hóa các hệ thống hiện có.

Để bổ sung vào bối cảnh, Defense Express nhắc đến một phiên bản hiện đại hóa đặc biệt của Strela-10 được gọi là M4. Strela-10M4 được định vị tại Nga như một hệ thống được thiết kế riêng cho các nhiệm vụ chống UAV.

Biến thể SAM này lần đầu tiên được tiết lộ vào năm 2005, việc cung cấp cho quân đội Nga bắt đầu vào năm 2015. Hệ thống này có khả năng hoạt động vào ban đêm và nhận được tên lửa đánh chặn 9M-333 cập nhật - việc sản xuất tên lửa này bắt đầu tại Tập đoàn Kalashnikov vào năm 2021. Tên lửa đánh chặn mới được tuyên bố là có trọng lượng đầu đạn tăng lên và khả năng chống nhiễu EW được cải thiện.

1719803514785.png


Hơn nữa, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã đầu tư vào việc tạo ra hệ thống SAM Ptitselov (Bird Catcher) để thay thế cho Strela-10 đã cũ. Vào năm 2022, phương tiện truyền thông Nga đã đề cập rằng các đơn vị đầu tiên của hệ thống mới lạ này sẽ được cung cấp cho lực lượng không quân của Nga. Hệ thống được lắp trên khung gầm BMD-4M .

Ptitselov mang theo tới mười hai tên lửa 9M340 với tầm bắn 10 km và vận tốc 500 m/s, tên lửa đánh chặn được thiết kế để vô hiệu hóa trực thăng, tên lửa hành trình hoặc máy bay không người lái. Năm 2023, công trình trên hệ thống SAM này được công bố là hoàn thành, sản xuất hàng loạt sẽ bắt đầu vào năm 2024.

1719803552995.png

Hệ thống SAM Ptitselov
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,161
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Trung Quốc chỉ trích hành động 'tống tiền hạt nhân' của NATO

Bắc Kinh cáo buộc NATO "tống tiền hạt nhân" sau khi người đứng đầu liên minh an ninh này nhận xét rằng các thành viên đang đàm phán về việc triển khai thêm tên lửa hạt nhân để chống lại tốt hơn các mối đe dọa tiềm tàng từ Nga và Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian nói với các phóng viên hôm thứ Năm: “Chúng tôi yêu cầu NATO ngừng lan truyền những thông tin sai lệch, ngừng tống tiền và ép buộc hạt nhân, đồng thời kiềm chế đi sâu hơn vào con đường sai lầm”.

1719808355610.png


Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Telegraph được công bố đầu tháng này, Tổng thư ký NATO sắp mãn nhiệm Jens Stoltenberg cho biết các cuộc thảo luận vẫn đang tiếp tục về việc đặt đầu đạn hạt nhân ở chế độ chờ nhưng từ chối tiết lộ số lượng cụ thể.

Vị chính trị gia 65 tuổi này cũng kêu gọi minh bạch hơn về năng lực hạt nhân và các cuộc tập trận của khối, đồng thời nói thêm rằng "chừng nào vũ khí hạt nhân còn tồn tại, chúng ta sẽ vẫn là một liên minh hạt nhân vì một thế giới mà Nga , Trung Quốc và Triều Tiên có vũ khí hạt nhân trong khi NATO thì không, thì đó là một thế giới nguy hiểm hơn".

Wu cho biết NATO đang "thổi phồng 'mối đe dọa hạt nhân từ Trung Quốc'". Sau đó, ông nói rằng trong những năm gần đây, NATO đã liên tục tăng cường vai trò của vũ khí hạt nhân trong chính sách an ninh tập thể của mình; củng cố thỏa thuận 'chia sẻ hạt nhân'; và nâng cấp và hiện đại hóa vũ khí hạt nhân do Hoa Kỳ triển khai ở [các] quốc gia NATO khác ". Ông nói thêm rằng điều này "làm gia tăng nguy cơ chạy đua vũ trang và xung đột hạt nhân".

Trong thông cáo được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2021 tại Brussels, liên minh này đã tái khẳng định tầm quan trọng của khả năng răn đe hạt nhân trong chiến lược của mình.

Ba trong số 32 thành viên của NATO—Mỹ, Anh và Pháp—là các quốc gia có hạt nhân, mặc dù chỉ có hai quốc gia đầu tiên cam kết sử dụng kho vũ khí hạt nhân của mình để bảo vệ một đồng minh NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Đức, Bỉ và Hà Lan sở hữu vũ khí hạt nhân của Mỹ theo thỏa thuận chia sẻ của NATO. Lần đầu tiên kể từ năm 2008, Hoa Kỳ cũng đang chuẩn bị triển khai một số vũ khí hạt nhân ở Anh

Trong cuộc phỏng vấn với Telegraph , Stoltenberg cũng đưa ra cảnh báo về việc Trung Quốc đầu tư mạnh vào vũ khí hiện đại và kho vũ khí hạt nhân của nước này , mà ông cho biết đang trên đà đạt tới 1.000 đầu đạn vào năm 2030.

Trung Quốc được cho là có khoảng 500, so với hơn 5.000 của Mỹ và Nga mỗi nước. Trung Quốc cũng có một số tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân , có tầm bắn tấn công lục địa Mỹ nếu được phóng từ bờ biển phía đông hoặc từ tàu ngầm của Trung Quốc.

Trong báo cáo tháng này, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho biết họ tin rằng Trung Quốc đã triển khai một số đầu đạn của mình, lần đầu tiên ở quốc gia Đông Á này.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,161
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Triều Tiên bắn hai tên lửa sau khi kết thúc cuộc tập trận chung của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản

Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã lên án mạnh mẽ cuộc tập trận Freedom Edge của ba nước, gọi quan hệ đối tác an ninh ba bên là phiên bản châu Á của NATO.

1719808817062.png

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ đã đến Busan, Hàn Quốc vào ngày 22 tháng 6 để tập trận chung với Hàn Quốc và Nhật Bản

Hôm nay (thứ Hai), Triều Tiên đã bắn thử hai tên lửa đạn đạo nhưng một trong số chúng có thể đã bay bất thường, quân đội Hàn Quốc cho biết, một ngày sau khi Triều Tiên tuyên bố sẽ đáp trả "một cách tấn công và áp đảo" cuộc tập trận quân sự mới của Hoa Kỳ với Hàn Quốc và Nhật Bản .

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân cho biết trong một tuyên bố rằng các tên lửa được phóng cách nhau 10 phút theo hướng đông bắc từ thị trấn Jangyon ở đông nam Triều Tiên.

Họ cho biết tên lửa đầu tiên bay được 370 dặm và tên lửa thứ hai bay được 75 dặm, nhưng không cho biết chúng rơi xuống đâu. Triều Tiên thường bắn thử tên lửa về phía vùng biển phía đông, nhưng khoảng cách bay của tên lửa thứ hai quá ngắn để tới vùng biển đó.

Người phát ngôn của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Lee Sung Joon sau đó đã nói trong một cuộc họp báo rằng tên lửa thứ hai có thể đã có một chuyến bay bất thường trong giai đoạn đầu của chuyến bay. Ông cho biết nếu tên lửa phát nổ, các mảnh vỡ của nó rất có thể đã rơi xuống đất mặc dù không có thiệt hại nào được báo cáo ngay lập tức. Lee cho biết các phân tích bổ sung về vụ phóng tên lửa thứ hai đang được tiến hành.

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là hành động khiêu khích gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Hội đồng này cho biết Hàn Quốc vẫn duy trì sự sẵn sàng vững chắc để đẩy lùi mọi hành động khiêu khích của Triều Tiên cùng với Hoa Kỳ.

Vụ phóng diễn ra hai ngày sau khi Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản kết thúc cuộc tập trận ba bên đa phương mới trong khu vực. Trong những năm gần đây, ba nước đã mở rộng quan hệ đối tác an ninh ba bên để đối phó tốt hơn với các mối đe dọa hạt nhân ngày càng gia tăng của Triều Tiên và sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

1719808977918.png


Cuộc tập trận “Freedom Edge” nhằm tăng cường độ phức tạp của các cuộc tập trận trước đó với các cuộc tập trận hải quân và không quân đồng thời nhằm cải thiện khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo chung, tác chiến chống tàu ngầm, giám sát cũng như các kỹ năng và năng lực khác. Cuộc tập trận kéo dài ba ngày có sự tham gia của một tàu sân bay Mỹ cũng như các tàu khu trục, máy bay chiến đấu và trực thăng của ba nước.

Vào Chủ Nhật, Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên đã ra một tuyên bố dài lên án mạnh mẽ cuộc tập trận “Freedom Edge”, gọi quan hệ đối tác Hoa Kỳ-Hàn Quốc-Nhật Bản là phiên bản NATO của châu Á. Bộ này cho biết cuộc tập trận đã công khai phá hủy môi trường an ninh trên Bán đảo Triều Tiên và chứa đựng ý định của Hoa Kỳ nhằm bao vây Trung Quốc và gây áp lực lên Nga.

Tuyên bố cho biết Triều Tiên sẽ “kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích của nhà nước cũng như hòa bình trong khu vực thông qua các biện pháp đối phó mang tính tấn công và áp đảo”.

Các vụ phóng hôm thứ Hai là lần đầu tiên Triều Tiên bắn vũ khí trong năm ngày. Hôm thứ Tư, Triều Tiên đã phóng thứ mà họ gọi là tên lửa đa đầu đạn trong cuộc thử nghiệm đầu tiên được biết đến về một loại vũ khí tiên tiến, đang phát triển nhằm đánh bại hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Triều Tiên cho biết vụ phóng đã thành công, nhưng Hàn Quốc bác bỏ tuyên bố của Triều Tiên là sự lừa dối để che đậy một vụ phóng thất bại.

1719809066474.png


Trong những tuần gần đây, Triều Tiên đã thả nhiều quả bóng bay chở rác về phía Hàn Quốc trong điều mà nước này mô tả là phản ứng ăn miếng trả miếng đối với việc các nhà hoạt động Hàn Quốc gửi truyền đơn chính trị qua bóng bay của chính họ. Tháng trước, Triều Tiên và Nga cũng đã đạt được thỏa thuận cam kết hỗ trợ phòng thủ lẫn nhau nếu một trong hai bên bị tấn công, một hiệp ước quốc phòng lớn làm dấy lên lo ngại rằng nó có thể khuyến khích nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tiến hành thêm các hành động khiêu khích nhằm vào Hàn Quốc.

Trong khi đó, Triều Tiên đã khai mạc một cuộc họp quan trọng của đảng cầm quyền hôm thứ Sáu để xác định cái mà họ gọi là “các vấn đề quan trọng, trước mắt” liên quan đến các nỗ lực nhằm nâng cao hơn nữa chủ nghĩa xã hội kiểu Hàn Quốc. Các nhà quan sát cho biết cuộc họp vẫn tiếp tục vào thứ Hai.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,161
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ý là nước mới nhất ở châu Âu tăng cường quan hệ quân sự với Nhật Bản

Rome đang triển khai tàu sân bay chủ lực của mình đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để tập trận chung với hải quân Nhật Bản. Ý cũng đang hợp tác với Nhật Bản và Anh về máy bay chiến đấu thế hệ mới.

1719809865802.png

Mối quan hệ chặt chẽ hơn dường như đã được củng cố thông qua cuộc họp G7 giữa Thủ tướng Ý Giorgia Meloni và nhà lãnh đạo Nhật Bản Fumio Kishida

Tàu sân bay Cavour của Ý dự kiến sẽ ghé cảng Nhật Bản vào tháng 8 và tham gia các cuộc tập trận quân sự với các đơn vị của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, trong đó Rome trở thành quốc gia châu Âu mới nhất tăng cường quan hệ chính trị và quốc phòng với Tokyo.

Việc triển khai soái hạm nặng 27.100 tấn của Hải quân Ý đã được Bộ trưởng Quốc phòng Guido Crosetto công bố trong tuần này tại Rome.

Ông cũng xác nhận rằng nhóm tàu sân bay gồm 10 máy bay chiến đấu tàng hình F-35B tiên tiến sẽ tham gia cuộc tập trận "nhằm đảm bảo sự ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", Kyodo News đưa tin.

Các phân đội của lực lượng không quân Đức , Pháp và Tây Ban Nha cũng dự kiến tham gia các cuộc diễn tập đa quốc gia tại Nhật Bản vào tháng 7.

1719809982662.png

Tàu sân bay Cavour của Ý

Mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Rome và Tokyo dường như đã được củng cố thông qua cuộc họp của các nhà lãnh đạo các nước G7 tại Puglia, miền Nam nước Ý , do Thủ tướng Giorgia Meloni chủ trì vào giữa tháng 6.

Meloni được cho là đã tổ chức cuộc gặp trực tiếp với Thủ tướng Fumio Kishida bên lề hội nghị thượng đỉnh, trong đó nhà lãnh đạo Nhật Bản nhấn mạnh sự cần thiết của hợp tác đa quốc gia để đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương .

Marco Zappa, trợ lý giáo sư nghiên cứu về Nhật Bản tại Ca' Foscari, cho biết : “Ý và Nhật Bản dường như có quan điểm ngoại giao và lợi ích chiến lược khá khác nhau, ngay cả trong thời gian gần đây. Ý tập trung nhiều hơn vào Trung Đông và Bắc Phi”. Đại học Venice.

Nhưng hiện nay chúng ta đang chứng kiến sự hội tụ này khi mối quan hệ giữa Ý và Trung Quốc đã trở nên lạnh nhạt trong vài năm qua, ông nói với DW.

Ý là nền kinh tế lớn duy nhất của phương Tây đăng ký tham gia “Sáng kiến Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh. Tuy nhiên, chính phủ Meloni đã tuyên bố vào tháng 12 rằng họ sẽ rút khỏi dự án, điều này có thể khiến Trung Quốc tức giận.

Zappa cho biết "không có gì ngạc nhiên" khi trong những tháng kể từ quyết định đó, Ý đã thể hiện sự liên kết chặt chẽ hơn nhiều với Hoa Kỳ và các đồng minh NATO khác .

Tương tự như vậy, Nhật Bản cũng đang hợp tác chặt chẽ hơn với NATO.

1719810098501.png


Cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã thúc đẩy Tokyo có những động thái tiếp cận lớn hơn với các quốc gia châu Âu, cũng như mở rộng các quy định tự áp đặt về những gì nước này có thể cung cấp cho một quốc gia khác đang có chiến tranh.

Zappa cho biết "Lập trường mang tính biểu tượng đó sẽ được bình thường hóa thông qua các chuyến thăm cảng và hoạt động huấn luyện chung này".

Tránh gây hấn với Trung Quốc

Tuy nhiên, ông không dự đoán rằng Rome sẽ mạo hiểm gây hấn với Trung Quốc trong quá trình triển khai Cavour đến khu vực này. Con tàu sẽ tránh xa các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông, nhiều vùng trong số đó đã bị Bắc Kinh chiếm giữ và củng cố .

Cũng khó có khả năng tàu sân bay sẽ đi qua eo biển Đài Loan mang tính khiêu khích cao .

Jeff Kingston, giám đốc Nghiên cứu Châu Á tại Đại học Temple ở Tokyo, cho biết việc điều động một tàu chiến Ý phần lớn chỉ mang tính biểu tượng, nhưng nói thêm rằng Kishida sẽ hài lòng với mối quan hệ an ninh sâu rộng hơn mà ông đang xây dựng cho Nhật Bản.

“Kishida đã rất hợp tác với châu Âu và NATO và đang tìm cách chứng minh rằng Nhật Bản đang làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ Ukraine để các quốc gia châu Âu sẽ thể hiện sự ủng hộ của họ trong trường hợp xảy ra khủng hoảng ở Đài Loan ,” ông nói. nói với DW.

1719810195880.png


Một yếu tố quan trọng trong việc gắn kết quốc phòng và an ninh của Nhật Bản là cùng nhau phát triển các hệ thống vũ khí, thay vì cách tiếp cận trước đây là mua phần lớn thiết bị của Mỹ.

Nhật Bản, Ý và Anh đang hợp tác phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo, một quan hệ đối tác mà Bộ trưởng Quốc phòng Minoru Kihara cho biết sau khi thỏa thuận được ký kết vào ngày 14 tháng 12 "sẽ kết hợp những công nghệ tốt nhất từ Nhật Bản, Vương quốc Anh và Ý để tăng cường khả năng răn đe trước môi trường an ninh đầy thách thức và phức tạp nhất kể từ Thế chiến II".

'Bước ngoặt lớn' trong mua sắm vũ khí

Zappa mô tả dự án này là một "bước ngoặt lớn trong lịch sử mua sắm của Nhật Bản" và đồng thời là cơ hội quan trọng để ngành quốc phòng Ý mở rộng và phát triển sang các thị trường mới.

Ông nói thêm, ở trong nước, mối quan hệ đang phát triển với Nhật Bản không gây ra mối lo ngại nào.

"Không có cuộc thảo luận chính trị hay công khai nào về mối quan hệ với Nhật Bản, nhưng hình ảnh Nhật Bản trong mắt người Ý là một đất nước xinh đẹp và là một đồng minh toàn cầu tốt", ông nói.

Đối với Nhật Bản, chuyên gia lưu ý, việc cải thiện quan hệ quốc phòng với các quốc gia châu Âu như Ý có thể giúp giảm sự phụ thuộc vào Hoa Kỳ .

"Tôi tin rằng Nhật Bản rất muốn chuẩn bị cho khả năng có một nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của [Donald] Trump. Điều đó có thể mang lại thêm bốn năm bất ổn nữa và vì vậy Tokyo đang phòng ngừa điều đó bằng các mối quan hệ đối tác mới này."
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,161
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Các quy định mới từ các đồng minh của Ukraine về cách nước này có thể sử dụng vũ khí có thể tác động mạnh mẽ đến những chiếc F-16

Các quy định mới từ các đồng minh của Ukraine về cách nước này có thể sử dụng vũ khí mà họ cung cấp có thể tác động mạnh mẽ đến những chiếc F-16 được chờ đợi từ lâu của nước này.

Các chuyên gia nói rằng những chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên do Mỹ sản xuất sẽ được bàn giao vào mùa hè này, vào thời điểm chúng có thể có tác động đặc biệt trong cuộc chiến chống lại Nga .

Đó là vì Ukraine hiện được phép sử dụng vũ khí do các đồng minh cung cấp để tấn công các mục tiêu trên đất Nga .

1719830031124.png


George Barros, chuyên gia quân sự Nga tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Mỹ, cho biết điều này sẽ giúp F-16 hoạt động hiệu quả hơn.

Khoảng một tháng trước, ông coi F-16 là "một thứ hỗn hợp" - Ukraine cần khả năng này, nhưng Nga có lực lượng không quân mạnh hơn và mạng lưới phòng không lớn.

“Bây giờ, tôi thực sự lạc quan hơn rất nhiều,”

Ukraine có thể tấn công các mục tiêu ở Nga

Cho đến tháng 5, Ukraine đã bị các đồng minh ngăn cản sử dụng vũ khí mà họ cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga.

Đây là một bất lợi lớn vì Nga có thể tập trung quân và thiết bị ngay bên kia biên giới và tiến hành các cuộc tấn công từ những nơi mà Ukraine không thể tấn công.

Nhiều nhà phân tích cho rằng điều này có nghĩa là Ukraine đang chiến đấu với một tay bị trói sau lưng .

Nhưng vào tháng 5, nhiều đồng minh của nước này đã nới lỏng các hạn chế.

Barros cho biết giả định lâu nay rằng Ukraine không thể tấn công vào Nga có nghĩa là tác động dự kiến của máy bay này được coi là hạn chế.

"Nhưng giờ đây tôi thấy tia hy vọng le lói khi chúng ta sắp hoàn thành mọi việc để có thể bắt đầu đánh giá sức mạnh không quân", ông nói, "vì về cơ bản, chúng ta đã bỏ qua sức mạnh không quân trong hai năm qua".

1719830060189.png


Peter Layton, nghiên cứu viên tại Viện Griffith Châu Á và là cựu sĩ quan Không quân Hoàng gia Úc, cho biết để F-16 phát huy hiệu quả cao nhất, hệ thống phòng không của Nga cần phải bị vô hiệu hóa.

Do đó, khả năng tấn công các hệ thống phòng không được bố trí tại Nga là một sự trợ giúp lớn.

Barros cho biết Ukraine có thể sẽ có quá ít F-16 vào mùa hè này để thực hiện một thay đổi lớn. Nhưng theo thời gian, ông cho biết, điều này có thể "tạo ra một tác động lớn".

Ông nói thêm rằng việc Mỹ dỡ bỏ nhiều hạn chế hơn sẽ tạo ra sự khác biệt lớn hơn. (Mỹ vẫn sẽ không cho phép Ukraine sử dụng đạn dược tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, nơi một số vũ khí tầm xa nhất của Nga có thể bắn vào Ukraine từ đó.)

Tổng thống Ukraine cũng kêu gọi các đồng minh nới lỏng hơn nữa các hạn chế sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga, nói rằng Ukraine vẫn không thể ngăn chặn các cuộc tấn công bằng bom lượn chết người của mình .

Ukraina có thể phản công một lần nữa

Ukraine đã dành những tháng đầu năm nay để giải quyết tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng về thiết bị và đạn dược.

Nhưng Hoa Kỳ đã nối lại viện trợ vào tháng 4 sau khi đảng Cộng hòa trì hoãn nó trong sáu tháng và nguồn cung cấp đã bắt đầu đến tay binh lính tiền tuyến.

Một số chuyên gia cho biết điều đó sẽ thúc đẩy việc cung cấp những chiếc F-16 đầu tiên cho Ukraine, mặc dù không rõ sự hỗ trợ của Hoa Kỳ sẽ kéo dài bao lâu so với thời điểm những chiếc F-16 tiếp theo có thể đến.

Layton cho biết "ở cấp độ chiến thuật", việc máy bay F-16 đến cùng với kho vũ khí được bổ sung là một sự thúc đẩy cho Ukraine, nhưng ông nói thêm rằng một số tình trạng thiếu hụt của Ukraine có thể đã không nghiêm trọng như vậy nếu máy bay F-16 đến sớm hơn để hỗ trợ phòng không của Ukraine.

.................
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,161
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

F-16 sẽ sớm đến

Ukraine đã yêu cầu F-16 kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm 2022, nhưng mãi đến tháng 5 năm 2023 mới có sự cho phép của Hoa Kỳ để gửi các máy bay phản lực do Mỹ sản xuất.

1719829957557.png


Các chuyên gia cho rằng các đồng minh của Ukraine nên cung cấp F-16 sớm hơn nếu họ muốn thấy những chiếc máy bay phản lực này tạo nên tác động trên chiến trường trong năm nay, vì các vấn đề về đào tạo phi công và đưa họ vào quân đội Ukraine có thể đã được giải quyết vào thời điểm này.

Michael Clarke, chuyên gia về Nga và Ukraine đồng thời là cố vấn an ninh quốc gia Anh, nói với BI: "Nếu phương Tây tài trợ máy bay F-16 sớm hơn một năm, thì hầu hết những vấn đề này đã có thể được giải quyết rồi".

Ông nói thêm: “Nhưng như thường lệ, chúng tôi đã để nó đến thời điểm cuối cùng có thể khi nó sẽ tạo ra sự khác biệt và sau đó mong đợi người Ukraine sẽ làm nên điều kỳ diệu với họ, điều đó sẽ không xảy ra”.

Các chuyên gia cũng cho biết Ukraine cần nhiều máy bay phản lực hơn so với những gì đã hứa, vì số lượng ít hơn có nghĩa là họ cần phải thận trọng hơn với những máy bay họ mua.

Mark Cancian, một đại tá Thủy quân Lục chiến đã nghỉ hưu và là chuyên gia chiến lược quốc phòng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói rằng "vấn đề là sẽ không có nhiều máy bay F-16".

Ông nói rằng thật không công bằng khi mong đợi Ukraine đạt được những bước đột phá lớn mà không có nhiều máy bay hơn.

Ông cho biết Hoa Kỳ có được sự thống trị trên không như vậy là do nước này sử dụng "hàng trăm máy bay với hệ thống hỗ trợ rộng rãi trên mặt đất".

1719829990607.png


Ukraine đã được Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy và Bỉ hứa hẹn cung cấp khoảng 85 máy bay phản lực, nhưng không rõ có bao nhiêu chiếc sẽ đến trong đợt đầu tiên hoặc khi nào nhiều hơn sẽ được giao.

Clarke nói rằng nếu không có thêm máy bay phản lực, "về việc bảo vệ không phận Ukraine và khả năng đối phó trên khắp mặt trận với số lượng của Nga, F-16 còn lâu mới có thể làm được điều đó."
Ông cho biết, để thực sự hiệu quả, Ukraine cần ít nhất 200 máy bay, cùng với sự hỗ trợ mà chúng yêu cầu phải có để hoạt động.

Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng F-16 sẽ tạo ra sự khác biệt cho Ukraine mà không phải là yếu tố thay đổi hoàn toàn cuộc chơi.

Các máy bay phản lực này sẽ giúp bổ sung các máy bay bị mất, ngăn chặn các máy bay phản lực của Nga và làm nhiệm phòng không.

Tim Robinson, chuyên gia hàng không quân sự tại Hiệp hội Hàng không Hoàng gia Anh, nói rằng máy bay cũng sẽ “khiến các phi công Nga ở đó cảnh giác hơn một chút, cẩn thận hơn một chút về những gì họ sắp phải đối mặt”.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,161
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Lực lượng Houthis ngày càng thông minh hơn với các cuộc tấn công ở Biển Đỏ

1719830177975.png

Nhóm Houthi của Yemen đã công bố một đoạn video cho thấy một chiếc thuyền không người lái chứa đầy thuốc nổ nhắm vào một tàu thương mại vào đầu tháng này.

Lực lượng Houthi đã tấn công thành công một loạt các tàu thương mại trong những tuần gần đây - thậm chí đánh chìm một trong số chúng - và chứng tỏ khả năng tấn công mục tiêu hiệu quả bằng thuyền không người lái, báo hiệu rằng họ ngày càng thông minh hơn trong các cuộc tấn công.

Các chuyên gia cho rằng những thành tựu có sức tàn phá cao này cho thấy người Houthi đang rút kinh nghiệm từ các cuộc tấn công thường xuyên trong nhiều tháng vào các tuyến đường vận chuyển ở Biển Đỏ và Vịnh Aden và tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ Iran, nhà cung cấp hỗ trợ tài chính và quân sự chính của họ.

"Họ đang học hỏi và nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn", Archer Macy, một đô đốc đã nghỉ hưu của Hải quân Hoa Kỳ, chia sẻ.

Theo báo cáo ngày 13 tháng 6 do Cơ quan Tình báo Quốc phòng công bố, từ tháng 12 đến tháng 3, Houthi đã tấn công làm hư hại ít nhất 19 tàu thương mại. Hầu như tất cả các tàu đều bị tên lửa nhắm tới, mặc dù một số bị máy bay không người lái tấn công .

Người Houthis sau đó đã mất một tài sản sứ mệnh quan trọng. Một tàu chở hàng của Iran bị nghi ngờ cung cấp cho họ thông tin nhắm mục tiêu và thông tin tình báo đã lên đường về nhà. MV Behshad đã dành nhiều tháng ở vùng biển gần Yemen, nhưng nó đã rời khu vực này vào giữa tháng 4 khi Tehran chuẩn bị cho việc Israel trả đũa cuộc tấn công chưa từng có của họ .

1719830308738.png

Hình ảnh này do Bộ Tư lệnh Trung ương của quân đội Hoa Kỳ công bố cho thấy đám cháy trên tàu chở hàng rời True Confidence sau một cuộc tấn công bằng tên lửa của Houthis ở Vịnh Aden vào ngày 6 tháng 3

Những tuần tiếp theo chứng kiến tốc độ tấn công thành công của Houthi giảm dần. Theo danh sách các sự cố do Military Times tổng hợp, vào tháng 4 và tháng 5, tổng cộng có ba tàu thương mại được báo cáo đã bị tấn công bởi tên lửa đạn đạo chống hạm do phiến quân phóng đi.

Tuy nhiên, tháng Sáu lại là một câu chuyện khác.

Houthis bắt đầu tháng này bằng lời thề sẽ tăng cường các cuộc tấn công của họ sau các cuộc không kích của Mỹ và Anh tại Yemen. Kể từ đó, phiến quân đã tấn công ít nhất năm tàu thương mại, đạt được mức độ thành công trong việc nhắm mục tiêu tương tự như những tháng đầu của chiến dịch.

Một số vụ việc cũng tiết lộ những chiến thuật mới nguy hiểm. Đáng chú ý nhất là vào ngày 12 tháng 6, Houthis đã tấn công một tàu thương mại ở Biển Đỏ bằng một chiếc thuyền không người lái chứa đầy thuốc nổ lần đầu tiên kể từ khi họ bắt đầu tấn công tàu buôn vào tháng 11.

Không giống như các xuồng không người lái hải quân tinh vi đã chiếm vị trí trung tâm trong cuộc chiến tranh Ukraine, tàn phá Hạm đội Biển Đen của Nga, vũ khí trông thô sơ này chỉ là một chiếc tàu nhỏ, di chuyển chậm được điều khiển bởi hai hình nộm trông giống như một tàu đánh cá thông thường. Do đó, con tàu đã di chuyển được hơn 65 hải lý qua các tuyến đường vận chuyển mà không bị chặn lại.

1719830551343.png


Brian Carter, trưởng nhóm Salafi-Jihadism và là nhà phân tích tại Dự án Đe dọa nghiêm trọng của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, nói với BI rằng: "Có rất nhiều thuyền nhỏ ở vùng nước đó, và đó là lý do tại sao, thực tế là, rất khó để ngăn chặn việc buôn lậu tên lửa và máy bay không người lái cho người Houthi".

"Bạn không thể chặn mọi chiếc thuyền nhỏ. Vì vậy, tôi nghĩ đó là cách ngụy trang hữu ích cho họ", ông nói.

Cuộc tấn công bằng xuồng không người lái đầu tiên vào tàu chở hàng rời thương mại MV Tutor đã gây ngập và hư hỏng phòng máy. Vài giờ sau, một tên lửa Houthi đã bắn trúng tàu. Cuộc tấn công bằng tên lửa kép đã buộc thủy thủ đoàn phải bỏ tàu và cuối cùng tàu bị chìm, trở thành tàu thứ hai làm như vậy kể từ khi các cuộc tấn công bắt đầu vào mùa thu năm ngoái.

Cùng tuần đó, lực lượng Houthi đã bắn hai tên lửa chống hạm, bắn trúng tàu MV Verbena ở Vịnh Aden. Chưa đầy 24 giờ sau, tàu chở hàng rời bị một tên lửa khác tấn công , đánh dấu cuộc tấn công kép thứ hai trong tuần. Thủy thủ đoàn cuối cùng đã bỏ tàu do bị hư hại do các cuộc tấn công.

1719830723296.png


Công ty an ninh Ambrey của Anh cho biết các cuộc tấn công vào Tutor và Verbena, cùng với các cuộc tấn công thành công vào hai tàu khác trong những ngày trước đó, là dấu hiệu cho thấy “sự gia tăng đáng kể về hiệu quả” của các hoạt động của Houthi.

Carter nói: “Mỗi cuộc tấn công của Houthi, người Houthis có thể đang học được điều gì đó về điều gì hiệu quả và điều gì không. “Nếu bạn nghĩ về cách một tổ chức quân sự hoạt động, họ chắc chắn đang rút ra bài học từ các gói tấn công khác nhau mà họ đang sử dụng.”

.................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,161
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ngoài các cuộc tấn công hai lần gần đây, khả năng học hỏi từ các cuộc tấn công trong quá khứ của người Houthis còn thể hiện rõ trong các hoạt động của tàu không người lái của họ.

Trong vài tháng đầu năm nay, lực lượng Mỹ đã phá hủy các tàu không người lái của Houthi ở Yemen gần như mỗi khi phiến quân cố gắng phóng chúng vào các tuyến đường vận chuyển. Tuy nhiên, vào tháng 6, quân nổi dậy đã đưa được hơn chục chiếc thuyền không người lái xuống nước - nhiều hơn bất kỳ tháng nào trước đó.

Và khả năng làm như vậy của họ cuối cùng đã dẫn đến cuộc tấn công thảm khốc nhằm vào tàu buôn.

1719830827876.png

Bức ảnh do quân đội Pháp công bố, tàu MV Tutor chìm ở Biển Đỏ sau khi bị một tàu không người lái của Houthi tấn công

Các chuyên gia cho rằng sự gia tăng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái cho thấy khả năng của Houthi trong việc phản ứng trước các cuộc tấn công của Mỹ ở Yemen và điều chỉnh hoạt động của họ cho phù hợp.

Điều đó có thể có nghĩa là giấu chúng tốt hơn hoặc chọn những địa điểm phóng hiệu quả hơn. Nó cũng cho thấy rằng quân nổi loạn hiện có thể có nguồn cung cấp vũ khí như vậy lớn hơn, trao cho họ nhiều cơ hội hơn để phóng và do đó dẫn đến cơ hội lớn hơn rằng cuối cùng họ sẽ bắn trúng thứ gì đó.

Macy, hiện là cộng tác viên cấp cao tại Dự án Phòng thủ Tên lửa của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết: “Tôi nghĩ có nhiều khả năng họ có nhiều tên lửa hơn nên họ sẵn sàng sử dụng chúng hơn”. "Chúng không phải là những đồ vật quý giá và có lẽ chúng đã tiến bộ hơn về nó."

Không rõ tất cả các tàu không người lái của Houthi trông như thế nào, nhưng tàu đánh cá nhỏ đâm vào tàu Tutor là loại tàu giá rẻ, dễ kiếm và có thể được cải tiến thành vũ khí.

1719830903344.png

Bức ảnh do quân đội Pháp công bố, tàu MV Tutor chìm ở Biển Đỏ sau khi bị một tàu không người lái của Houthi tấn công

Alex Stark, một nhà nghiên cứu chính sách phụ trách vấn đề an ninh Trung Đông tại RAND Corporation, nói: “Rất khó để ngăn chặn phiến quân có được các phương tiện tấn công “công nghệ thấp, chi phí thấp” và ngăn chặn chúng tiến hành các cuộc tấn công.

Bà nói thêm, những cuộc tấn công này là một "vấn đề đang diễn ra mà không có giải pháp rõ ràng hoặc hữu ích trong tay".

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby thừa nhận tuần này rằng Houthis đã thành công hơn trong các mục tiêu gần đây, mặc dù ông chỉ ra rằng phần lớn các cuộc tấn công của họ vẫn thất bại.

Lực lượng hải quân của Mỹ và liên minh thường xuyên được giao nhiệm vụ tiêu diệt tên lửa và máy bay không người lái của Houthi - cả trước và sau khi phóng - và nhiều mối đe dọa trong số này đã bị bắn hạ rơi xuống biển.

Kirby nói với các phóng viên hôm thứ Tư: “Houthi bỏ lỡ nhiều hơn những gì họ đạt được”.

Ông cho biết Mỹ sẽ tiếp tục "làm suy giảm khả năng của họ" - điều mà các lực lượng Mỹ được cho là đang thực hiện thông qua các cuộc tấn công liên tục ở Yemen - nhưng cảnh báo rằng lực lượng Houthi vẫn đang được Iran hỗ trợ và cung cấp nguồn lực, điều này đã xảy ra trong nhiều năm.

1719831089590.png


Macy nói: “Người Houthis, những người không có mong muốn lớn hơn hay ít hơn sáu tháng trước, đã được trao thêm năng lực và nhận được nhiều hỗ trợ hơn để thực hiện điều đó”.

Những thành công gần đây của Houthi diễn ra trong bối cảnh có sự thay đổi về sự hiện diện của hải quân Mỹ trong khu vực. Nhóm tấn công tàu sân bay Dwight D. Eisenhower, đã trải qua hơn bảy tháng chiến đấu với quân nổi dậy, gần đây đã rời Biển Đỏ, nhưng nhóm này sẽ sớm được thay thế bởi Nhóm tấn công tàu sân bay Theodore Roosevelt.

Các quan chức Mỹ đã cảnh báo rằng cuộc xung đột không có dấu hiệu chậm lại và tổn thất tài chính ngày càng tăng đã đặt ra câu hỏi về tính bền vững lâu dài của sứ mệnh chống Houthi.

Các chuyên gia nói rằng bất chấp những ảnh hưởng vật chất của chiến dịch Houthi, vốn gây ra sự gián đoạn cho tuyến đường vận chuyển quan trọng trên toàn cầu, phiến quân vẫn mong muốn sử dụng các cuộc tấn công của mình để tăng cường thông điệp và tính hợp pháp của họ. Người Houthis mô tả chiến dịch của họ là một phản ứng đối với cuộc chiến Israel-Hamas, nhưng họ cũng đang cố gắng khẳng định mình là một người chơi lớn trong mạng lưới ủy quyền của Iran.

“Tôi nghĩ họ đã phát hiện ra rằng chiến thuật này khá thành công đối với họ và rất khó ngăn cản”, Stark nói.

Bà nói, giảm leo thang trong khu vực trên diện rộng có thể là cách duy nhất để giải quyết vấn đề một cách bền vững, nhưng điều đó có thể không giải quyết được vấn đề một cách lâu dài. "Tôi không nghĩ người Houthis sẽ sẵn sàng chấm dứt các cuộc tấn công kiểu này mãi mãi."
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,161
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tàu đổ bộ hải quân

Các tàu thủy bộ tiếp tục là một trụ cột vững mạnh trong các hoạt động thủy bộ. Những tàu này được sử dụng để vận chuyển một lực lượng đổ bộ như bộ binh và xe cộ từ biển vào bờ. Ngày nay, những tàu này không chỉ được sử dụng trong các hoạt động quân sự, mà còn trong các nhiệm vụ giúp đỡ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Phổ biến nhất được biết đến là tàu đốc vận tải thủy bộ hoặc tàu đốc chở phương tiện mang đổ bộ (LPD – Landing Platform Dock) được xếp vào họ tàu thủy bộ lớn hơn, gồm: tàu đốc tấn công chở trực thăng đổ bộ (LHA) cỡ trung đến cỡ lớn, tàu đốc chở trực thăng đổ bộ (LHD – Landing Helicopter Deck), đốc tàu đổ bộ cỡ trung (LSD – Landing Ship Dock), tàu đổ bộ chở tăng (LST), và mới nhất là tàu hỗ trợ đa năng (MRSS – Multi-Role Support Ship).

Phần lớn cường quốc hải quân trong khu vực đềuđang tìm kiếm nhằm giành những lợi thế đáng kể của các tàu lớn, nóc phẳng hoặc sàn boong thông, thuộc các lớp khác nhau, so với các kiểu tàu chiến khác, trong khi các lực lượng hải quân nhỏ hơn và các lực lượng khác với ngân sách eo hẹp sẽ trung thành với các tàu nhỏ hơn, nhưng vẫn có khả năng giống như những tàu lớn hơn khác. Bài viết này đề cập đến một số tàu tác chiến thủy bộ hiện có và mới, trên thị trường.

Tàu LCU do Ấn Độ đóng

Để tăng cường cho các khả năng tác chiến thủy bộ, tháng 3/2021, Hải quân Ấn Độ đã đưa vào trang bị một tàu chở xuồng đổ bộ đa năng (LCU), được sử dụng cho một loạt hành động khác nhau như: vận chuyển xe tăng chiến đấu và các tổ hợp vũ khí hạng nặng khác. Chiếc thứ 8 và là chiếc cuối cùng của lớp tàu chở LCU Mark-IV đã được hạ thủy tại Port Blair. Tàu được thiết kế và đóng trong nước, bởi công ty thiết kế kỹ thuật và đóng tàu Garden Reach thuộc sở hữu nhà nước, đặt tại Kolkata.

1719831872786.png

LCU Mark-IV

Các tàu LCU lớp Mk-IV là các tàu thủy bộ với vai trò chính theo thiết kế: vận chuyển tăng chủ lực, các xe thiết giáp, chở quân và trang thiết bị từ tàu vào bờ. Tàu được vận hành bởi một kíp tàu gồm 5 sĩ quan và 50 thủy thủ, và có khả năng chở được 160 binh sỹ. Đóng căn cứ tại Port Blair, những tàu thủy bộ này có thể được triển khai cho nhiều vai trò khác nhau như: tìm kiếm và cứu nạn, các hoạt động cứu trợ thảm họa, tiếp tế và bổ sung thêm, cứu tải thương các nạn nhân từ các đảo xa xôi. Việc đưa vào hoạt động những tàu thủy bộ này sẽ đáp ứng các nhu cầu an ninh biển của Ấn Độ và phù hợp với tầm nhìn của Thủ tướng Ấn Độ, là “chế tạo tại Ấn Độ (Make in India) và Ấn Độ tự lực (Self-reliant India)”.

Đội ngũ tàu thủy bộ của Nhật Bản

Theo tuyên bố của Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản - Nobuo Kishi, lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ thành lập một đơn vị được trang bị 3 tàu vận tải mới vào năm 2024. Những tàu mới này sẽ gồm 1 tàu bảo đảm hậu cần kỹ thuật cỡ trung (LSV), có khả năng chở được 2000 tấn hàng hóa, và 2 LCU nhỏ hơn có khả năng chở được hàng trăm tấn hàng, và hoạt động ở vùng nước nông. Mặc dù Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) chịu trách nhiệm chính, nhưng một đơn vị liên quân sẽ vận hành các tàu này, bởi vì trọng tâm là bảo đảm cho lực lượng phòng vệ trên bộ Nhật Bản (JGSDF) và các lực lượng khác hoạt động trên các đảo xa xôi. Kế hoạch này đã được xác định trong chương trình quốc phòng trung hạn công bố tháng 12/2018, và được đưa vào trang bị nhằm tăng cường khả năng vận chuyển quân của lực lượng phòng vệ Nhật bản đến các đảo xa trong thời bình. Hiện nay, Lực lượng phòng vệ Nhật bản đang có kế hoạch triển khai các đơn vị của lực lượng phòng vệ trên bộ (JGSDF) tới các đảo ở phía Tây Okinawa,nhằm ứng phó với sự bành trướng trên biển của Trung Quốc.

1719831968476.png

Tàu đổ bộ lớp Izumos

Hiện tại, các chỉ tiêu kỹ thuật chi tiết của các tàu và tên của hãng chế tạo, vẫn chưa được xác định, nhưng theo tài liệu của Bộ quốc phòng, những tàu mặt nước này dự kiến sẽ có những khả năng tương đương khả năng của các tàu LSV lớp General Frank S Besson và tàu LCU lớp Runnymede của Hải quân Mỹ.

Một hãng đóng tàu Nhật Bản đã công khai một thiết kế đối với tàu đốc tấn công thủy bộ chở trực thăng đổ bộ tương lai (còn được gọi là LHD), với ý đồ hỗ trợ cho Lực lượng phòng vệ biển Nhật bản. Công ty hợp thành hàng hải Nhật bản (JMU – Japan Marine United Corp) đã công khai thiết kế LHD tại Triển lãm quốc tế trang bị an ninh và quốc phòng tại Nhật Bản năm 2019(DSEI Japan 2019). Công ty IHI Marine United Inc. đã ký được hợp đồng bắt đầu đóng tàu đầu tiên Izumo của lớp tàu này, và sau đó công ty JMU chịu trách nhiệm về hoạt động đóng tàu này, cũng như tàu tiếp theo mang tên Kaga. Trước đó công ty IHI cũng đã đóng 2 tàu khu trục chở trực thăng nhỏ hơn lớp Hyuga cho lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản. Theo thông tin từ công ty JMU, thiết kế tàu LHD của JMU hiện nay, sẽ có lượng choán nước khoảng 19.000 tấn và chiều dài tổng thể khoảng 720ft (gần 216m), nhỏ hơn so với thiết kế đề xuất tàu LPH-II của Hàn Quốc. Tàu sẽ có một sân bay lớn trên boong, có khả năng bảo đảm cho các máy bay cánh quạt lật như V-22 Osprey, cũng như máy bay trực thăng.

Nhật Bản đã tiếp nhận được máy bay V-22 Osprey đầu tiên vào năm 2017, và có kế hoạch mua tổng cộng 17 máy bay. Tàu LHD cũng có khả năng chở được các xe thiết giáp chở quân thủy bộ AAV7A1 và các xe tải chiến thuật của BAE Systems, cũng như một cặp xuồng đệm khí đổ bộ (LCAC). Mặc dù Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) không có yêu cầu về LHD bất kỳ thể loại nào, nhưng công ty JMU dự kiến sẽ vẫn chào hàng một lần nữa vào những năm tới.

1719832051173.png

Tàu đổ bộ lớp Hyugas

Hiện tại, Lữ đoàn thủy bộ triển khai nhanh phần lớn phải dựa vào 3 tàu tác chiến thủy bộ lớp Osumis của JMSDF. Nhật Bản phân loại những tàu này là tàu đổ bộ chở tăng, nhưng chúng lại có boong giếng (well deck).Nói chung, những tàu này gần giống hơn với loại tàu mà phần lớn các lực lượng hải quân gọi là tàu đốc đổ bộ phương tiện mang (LPD). Thậm chí với những nâng cấp tương lai, tàu lớp Osumis vẫn có khả năng hạn chế khi so với thiết kế tàu mà công ty JMU hiện đang chào hàng đóng mới. Tàu lớp Izumos và Hyugas có thể chở thêm quân, cũng như máy bay Osprey và máy bay trực thăng, nhưng thiếu boong giếng để triển khai các xe thủy bộ hoặc xuồng đổ bộ đệm khí (LCAC), chuyên chở trang thiết bị nặng khác.

Đầu tháng 8/2013, Nhật bản đã công khai tàu chiến lớn nhất của họ kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ II, sàn phẳng dài 250m, trọng tải 24.000 tấn, có khả năng chở 14 máy bay trực thăng. Tàu có tên gọi Izumo được xếp vào loại tàu khu trục chở trực thăng lớp 22DDH và được hạ thủy vào tháng 3 năm 2015, đồng thời một tàu tương tự kế tiếp Kaga được đưa vào trang bị 3/2017.

.............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,161
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tàu thủy bộ mới của Trung Quốc

Theo thông báo, tàu đầu tiên trong số những tàu tiến công thủy bộ boong lớn của Trung Quốc đã bắt đầu các đợt thử trên biển vào tháng 8/2020. Tàu đầu tiên trong số 3 tàu lớp Type 075 của Hải quân Trung Quốc dự kiến sẽ được hạ thủy đưa vào hoạt động trong vòng 1 hoặc 2 năm tới. Dự án phát triển bắt đầu vào năm 2011 và các bức ảnh sống tàu đầu tiên đang được đóng bắt đầu xuất hiện trên mạng Internet trong khoảng tháng 4 và 5/2019, cho dù không rõ thời gian Công ty đóng tàu quốc gia Trung Quốc (CSSC) chính thức bắt đầu công việc.

1719832168327.png

Tàu đổ bộ Type 075

Sau đó, tàu đầu tiên của lớp tàu Type 075 được hạ thủy vào 25/9/2019. Công ty CSSC đã hạ thủy tàu Type 075 thứ 2 vào tháng 4/2020, và tàu thứ 3 đã được đặt hàng. Cũng có thông tin cho rằng các tàu được đóng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, không biết chính xác tàu LHD này lớn đến mức nào. Mặc dù, những bài báo ban đầu ước đoán lượng choán nước là trên 30.000 tấn, như vậy tàu Type 075 lớn hơn đáng kể so với tàu lớp Canberra của Australia (27.500 tấn), tàu lớp Dokdo của Hàn Quốc (18.800 tấn), gần ngang với kích thước tàu tiến công thủy bộ lớp Wasp của Hải quân Mỹ.

Trong vai trò của một phương tiện mang phục vụ vận chuyển quay vòng trên biển, boong chứa trực thăng của tàu Type 075 dự kiến sẽ chứa được 28 và 30 máy bay trực thăng. Hiện nay, họ máy bay trực thăng Z-8 và Z-9 nhỏ hơn, đang là máy bay cánh quay chủ đạo của Hải quân Trung Quốc, nhưng tương lai có thể chúng sẽ cùng tham gia với các biến thể của máy bay trực thăng Z-20. Hải quân Trung Quốc còn có kế hoạch vận hành cả phương tiện bay không người lái cất hạ cánh thẳng đứng từ tàu Type 075.

Tàu LPH-II của Hàn Quốc

Quyết định mua một tàu phương tiện mang trực thăng đổ bộ LPH-II của Hàn Quốc được đưa ra vào tháng 7/2019. Tàu LPH-II là tàu chuẩn mực thế hệ kế tiếp của 2 tàu LPH lớp Dokdos của Hải quân nước này. Hàn Quốc đang trong những giai đoạn đầu phát triển một tàu tiến công thủy bộ mới, lớn hơn, có thể hỗ trợ cho máy bay chiến đấu cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, và có kế hoạch hạ thủy một tàu vào cuối thập kỷ tới. Trong hơn một năm, Hàn Quốc đã xem xét mua tới 20 máy bay F-35B JSF, tạo thành nòng cốt của không đoàn không quân trên các tàu tương lại nói trên.

1719832231726.png

Tàu LPH-II

Hiện nay, các yêu cầu đặt ra với tàu LPH-II là lượng giãn nước khoảng 30.000 tấn, gấp đôi lượng giãn nước của lớp tàu Dokdos, nhưng vẫn nhỏ hơn so với các tàu tiến công thủy bộ lớp Wasp hoặc America của Hải quân Mỹ. Tàu LPH-II cũng sẽ có chiều dài khoảng 820ft (246m), gần ngang với kích thước của tàu khu trục chở trực thăng lớp Izumo của Nhật Bản, các tàu thủy bộ lớp Canberra của Australia, hoặc các thiết kế tàu tiến công thủy bộ và tàu sân bay hạng nhẹ khác nhau của châu Âu.

Tàu LPH-II trong kế hoạch của Hàn Quốc sẽ vẫn là tàu tiến công thủy bộ và, sẽ có không gian cho 3000 quân và 20 xe thiết giáp. Tàu sẽ có một boong giếng để thả các xe thủy bộ và tàu đổ bộ, giống như tàu thủy bộ lớp Dokdos của Nhật bản. Nhưng tàu còn sân bay trên boong lớn hơn đáng kể so với tàu lớp Dokdos và có một đà phóng (ski jump) để tăng tính năng hoạt động cất cánh và tạo ra một giới hạn an toàn đối với máy bay cất cánh đường băng ngắn như F-35B. Tàu LPH-II có thể có khả năng chở được tới 16 máy bay phản lực trong cấu hình cuối cùng của lớp tàu.

Quyết định về tàu LPH mới được đưa ra, khi nước này đặt mua máy bay F-35. Máy bay dự kiến hoạt động với các tàu lớp Dokdos, nhưng những tàu này tương đối nhỏ so với vai trò này, và tàu sẽ có khả năng duy trì các hoạt động của F-35, trong trường hợp có sự cải tiến quan trọng. Tình trạng hiện nay, lớp tàu Dokdo được định hình để chở khoảng 10 máy bay trực thăng hạng trung và vận tải hạng trung, như trực thăng UH-60P Black Hawks hay Westland Lynxes của Hải quân Hàn Quốc.

Tàu đầu tiên thuộc lớp Dokdo, theo thông báo, có không gian trên boong cho một máy bayV-22 Osprey hoạt động. Tàu lớp Dokdo thứ 2 mang tên Marado hiện đang được hãng đóng tàu tiến hành các đợt thử. Tàu có sân bay trên boong lớn hơn một chút, có thể cho phép 2 máy bay V-22 hoạt động đồng thời. Đáng lưu ý là tàu Marado còn có một ra đa giám sát 3D, mặt an ten cố định, mới của Elbit,bố trí ở vị trí của ra đa 3D SMART an ten xoay của hãng Thales, thường thấy trên tàu lớp Dokdo. Không quân Hàn Quốc đã tiếp nhận 2 máy bay F-35A thông thường nằm, ngoài kế hoạch đặt mua tổng cộng 60 máy bay.

1719832291429.png


Tàu hỗ trợ đa năng (MRSS) tương lai của Malaysia

Vẫn đang trong khái niệm và hy vọng trong tương lai, hiện nay đang có 6 chủ thầu tham gia chương trình tàu hỗ trợ đa năng(MRSS – Multi Role Support Ship) của Hải quân Hoàng gia Malaysia, bao gồm: Damen (Niu Di-lân), Naval Group (Pháp), công ty đóng tàu CSOC (Trung Quốc), PT PAL (Inđônêxia), Mitsui (Nhật Bản) và Xưởng đóng tàu Hàn Quốc. Chương trình chuyển đổi từ 15 xuống còn 5 của Hải quân Malaysia liên quan đến mua sắm 3 tàu MRSS với loạt đầu 2 chiếc, sẽ được chuyển giao trong khoảng thời gian từ 2021-2025 và chiếc thứ 3 vào năm 2035. Theo yêu cầu của Hải quânMalaysia, tàu có thể chở quân, hỗ trợ thủy bộ, chi huy và điều khiển (C2) và chức năng bảo đảm hậu cần kỹ thuật. Quan trọng nhất, tàu sẽ có khả năng tham gia các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa (HADR).

Hãng đóng tàu TAIS Thổ Nhĩ Kỳ đã công khai đề án theo yêu cầu tàu MRSS của Hải quân Hoàng gia Malaysia. Tàu MRSS dùng một thiết kế tàu LPD hiện đại và tàng hình, chủ yếu dựa vào boong sân bay rộng 2000m2, có thể bảo đảm cho 3 máy bay trực thăng cỡ trung, đồng thời còn đậu được 2 trực thăng ở nhà chứa trên sân bay trên boong, bao gồm cả khả năng chứa hàng trên boong dạng nâng hạ (roll on/roll off) rộng 1800m2, không gian đủ lớn để bố trí 2 phương tiện đổ bộ LCM phục vụ cho nhu cầu hàng hóa nặng, như vận chuyển từ tàu vào bờ.

1719832357428.png

Mẫu tàu MRSS của Công ty Mitsui E&S

Công ty Mitsui E&S (Nhật Bản) đề xuất thiết kế tàu MRSS có khả năng chở được 500 quân, 16 xe tăng chủ lực, 6 xe thiết giáp và 1 xe cứu thương. Khoang cất chứa máy bay lên thẳng có không gian cho 2 máy bay trực thăng cỡ trung, cộng với các phương tiện bay không người lái khác nhau. Boong giếng có thể cất giữ được 2 tàu đổ bộ loại (LPM). Tàu MRSS của Mitsui có thể cho phép cất cánh và hạ cánh đồng thời 2 máy bay trực thăng cỡ trung, kiểu EC725 của Không quân Hoàng gia Malaysia. Tàu có chiều dài 160m và chiều ngang 24m, lượng choán nước 13.000 tấn.


................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,161
Động cơ
654,890 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Lực lượng làm nhiệm vụ thủy bộ Australia

Tháng 6/2020, lần đầu tiên, 2 tàu LHD và một tàu LSD của Hải quân hoàng gia Australia đã hoạt động cùng với nhau trên biển. Sự kiện nay đã diễn ra trong thời gian huấn luyện hợp nhất lực lượng ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Australia. Lực lượng phòng thủ Australia đã tiến hành huấn luyện nhóm làm nhiệm vụ trên biển ở ngoài khơi vùng biển phía Đông và phía Bắc Australia. Các tàu hải quân hoàng gia Australia HMA Stuart, Choules, Hobart và Canberra đã bơi theo đội hình trong thời gian huấn luyện hợp nhất lực lượng ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Australia.

Tàu tiến công thủy bộ lớp Canberra còn được biết đến là loại tàu đốc đổ bộ trực thăng (LHD) cung cấp cho lực lượng phòng thủ Australia một trong những hệ thống triển khai thủy bộ không - bộ - biển tinh vi và có khả năng nhất trên thế giới. Những tàu 27.000 tấn này có khả năng đổ bộ một lực lượng lên tới 1000 quân bằng trực thăng và tàu, cùng tất cả vũ khí, đạn dược, xe cộ và hàng hóa. Là những tàu lớn nhất từ trước tới nay đã được đóng cho Hải quân Hoàng giaAustralia (RAN), tàu LHD là dự án hợp tác giữa công ty Navantia và BAE Systems.

Tàu HMAS Choules là tàu LSD lớp Bay đã từng phục vụ trong hạm đội tàu phụ trợ của Anh từ năm 2006 đến năm 2011, trước khi được Hải quân Hoàng gia Australia đặt mua. Đây là tàu có tải trọng hoạt động 16.000 tấn, dài 170m, chiều ngang 24m, có khả năng chở được 300 quân và 23 xe tăng M1A1 Abrams, 150 xe tải nhẹ, tàu đổ bộ LCVP, tàu đổ bộ cơ giới (LCM8) và còn có khả năng chở trực thăng hải quân hoạt động, bao gồm trực thăng MRH-90 Taipan, MH-60R Seahawk, và S-70A Blackhawk của Lục quân Australia. Tàu Choules được Hải quân Hoàng gia Australia đưa vào hoạt động vào tháng 12/2011.

Chương trình tàu chiến thủy bộ hạng nhẹ (LAW) của Hải quân Mỹ

Một trong những lực lượng đi tiên phong của các hoạt động thủy bộ, gần đây (tháng 11/2020), Hải quân và Hải quân đánh bộ Mỹ đã công khai chi tiết khái niệm tàu chiến thủy bộ hạng nhẹ (LAW-Light Amphibious Warship) mới,có giá 100 triệu USD. Theo các quan chức hải quân, Hải quân và Hải quân đánh bộ Mỹ đang chú ý đến một tàu chiến thủy bộ hạng nhẹ, có chiều dài từ 60 -120 m (200 – 400ft), có khả năng chở được 75 binh sĩ, và không gian cất trữ trang bị rộng 8000ft2 (720m2) với đơn giá không vượt quá 100 triệu USD. Theo thông báo, khoảng 6 nhóm công nghiệp đang làm việc với 2 quân chủng sau 2 ngày và suốt mùa hè nghiên cứu, và quân chủng bày tỏ sự tin tưởng, họ sẽ tìm một thiết kế có thể đáp ứng các yêu cầu về tốc độ và khả năng sống còn với giá như mong muốn.

1719832486212.png

Mẫu tàu LAW-Light Amphibious Warship

Khái niệm tàu chiến thủy bộ hạng nhẹ (LAW) không có nghĩa là tàu sẽ thay thế cho bất kỳ tàu thủy bộ nào hoặc bất kỳ tàu cầu nối nàohiện đang có trong trang bị, mà nó sẽ đảm nhận một vai trò mới. Tàu sẽ cho phép các đơn vị hải quân đánh bộ nhỏ cơ động xung quanh các chuỗi đảo, hỗ trợ cho kiểm soát biển vào bờ, và sau đó di chuyển đến những địa điểm mới, để tránh bị phát hiện.

Theo các yêu cầu đặt ra, tàu sẽ có chiều dài 60m và 120m, có không gian chở hàng 360 m2 và 720 m2, lượng giãn nước có thể tới 4000 tấn. Ngược lại, lớp tàu thủy bộ nhỏ nhất hiện nay, tàu đốc đổ bộ lớp Whidbey Island dài 182,7 m, lượng giãn nước hơn 16.700 tấn. Tàu LAW sẽ không có boong giếng giống như các tàu thủy bộ khác, nhưng thay vào đó, sẽ có khả năng tự vào bờ, cho phép các thủy binh trên tàu lái xerời tàu từ cửa sau lên bờ.

Các tàu LAW sẽ hướng trọng tâm vào cơ động các thủy binh khắp không gian chiến trận, không tham chiến ở vùng nước xanh. Hệ thống vũ khí 30 mm (pháo) được xem là hệ thống vũ khí cần thiết, ứng phó tương xứng với phần lớn mối đe dọa đối với những tàu chiến này. Sự phòng thủ chủ chốt của các tàu sẽ là khả năng di chuyển nhanh và tránh sự phát hiện, nhưng các tàu còn có cả hệ thống vũ khí để tự bảo vệ khi cần.

Tàu sẽ có thời gian phục vụ là 20 năm, ngắn hơn so với tàu chiến lớn hơn khác, nhưng phù hợp với quan niệm hiện nay hải quân và hải quân đánh bộ, cần đưa người và trang bị vào chiến trường nhanh chóng và không tốn kém, và có thể được nâng cấp để sau này thay thế các tàu, khi bản chất của tác chiến thủy bộ tiến hóa trong những thập kỷ tới. Nếu có thể, hải quân và hải quân đánh bộ Mỹ sẽ tiếp nhận được từ 28 – 30 tàu trong khoảng thời gian từ 2023 đến 2026.

Tàu Mistral của Pháp

Tàu chỉ huy và tung lực lượng kiểu BPC đầu tiên mang tên Mistral được đặt hàng cho Hải quân Pháp, đã được chuyển giao vào năm 2006, còn chiếc thứ 2 Tonnerre đã được chuyển giao năm 2007. Các tàu lớp Mistral do các công ty đóng tàu Pháp như Naval Group (sau này đổi thành DCNS) và Alstom Marine-Chantier de I’Atlantique đóng mới. Cả hai tàu LHD đã thay thế cho 2 tàu LSD hiện có là Ouragan và Orage. Tau Mistral đã được đưa vào kiểm định trong cuộc khủng hoảng Li băng ngay sau khi được chuyển giao vào năm 2006, tham gia giải cứu hàng ngàn công dân Pháp và người nước ngoài bị mắc kẹt trong vùng xung đột, trong chiến dịch mang tên ‘Operation Baliste’. Các tàu lớp Mistral 21.300 tấn còn là những tàu sân bay trực thăng, nằm trong số những phương tiện hiện đại và mạnh nhất của Hải quân Pháp. Tàu có thể chở được tới 4 tàu đổ bộ và 16 máy bay trực thăng hạng nặng hoặc 35 máy bay trực thăng hạng nhẹ.

1719832565139.png

Tàu Mistral

Tháng 6/2016, Naval Group đã chuyển giao tàu đầu tiên trong số 2 tàu sân bay trực thăng cho Ai Cập, tàu LHD Gamal Abdel Nasser. Tháng 9/2016, Naval Group đã chuyển giao tàu thứ 2 LHD Anwar El Sadat, khiến cho Ai Cập là nước đầu tiên cho đến thời điểm đó, ở châu Phi và Trung Đông, sở hữu tàu sân bay chở trực thăng. Một tàu thiết kế theo lớp Mistral đã được chào hàng cho Hải quân Hoàng gia Malaysia đáp ứng yêu cầu tàu hỗ trợ đa năng (MRSS) của quân chủng.

Tháng 7/2020, thế hệ tàu đổ bộ kế tiếp của Hải quân Pháp có tên gọi là EDA-Swqas đã được tập đoàn công nghiệp CNIM công bố. Một khi đã sẵn sàng hoạt động, tàu EDA-Swqas sẽ triển khai các hoạt động thủy bộ từ các boong giếng trên các tàu LHD lớp Mistral, chở theo quân, thiết bị và xe quân sự. Vào cuối năm 2022, toàn bộ 6 tàu đổ bộ của loạt thứ nhất sẽ được chuyển giao cho Hải quân Pháp, còn loạt thứ 2 gồm 8 tàu EDA-S sẽ diễn ra tiếp sau.

Tàu lớp San Giorgio

Tháng 4/2021, tàu tiến công thủy bộ San Giorgio của Hải quân Italia đã thay thế cho tàu Aegean của Hy Lạp trong vai trò tàu chỉ huy mới trong chiến dịch EUNAVFOR MED IRINI hay Chiến dịch IRINI (chiến dịch Hòa bình, theo tiếng Hy Lạp), đã được triển khai từ 31/3/2020, sau quyết định của Hội đồng liên minh châu Âu. Nhiệm vụ chính của chiến dịch IRINI là triển khai cấm vận vũ khí đối với Li bi theo Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Chiến dịch còn có những nhiệm vụ thứ yếu như: giám sát hoạt động buôn dầu bất hợp pháp từ Lybi, góp phần vào chống buôn người và các hoạt động buôn lậu khác (thông qua giám sát đường không) và góp phần huấn luyện Hải quân và Cảnh sát biển Lybi. Nhiệm vụ sau cùng này, có thời điểm đã bị đình trệ do sự thỏa thuận với chính phủ Lybi mới. Chiến dịch IRINI vừa hoàn thành năm hoạt động đầu tiên. Mới đây hội đồng EU đã mở rộng nhiệm vụ thêm 2 năm cho đến tháng 3/2023.

1719832660881.png

Tàu San Giorgio của Hải quân Italia

Tàu lớp San Giorgio là tàu tiến công thủy bộ và tàu chở trực thăng đang có trong trang bị của Hải quân Italia. Tàu có khả năng chở được 1 tiểu đoàn quân, và tới 36 xe thiết giáp. Đốc đuôi tàu có thể hạ xuống nước, có đủ chỗ cho 3 tàu đổ bộ. Ba tàu đốc vận tải thủy bộ lớp San Giorgio đang trong trang bị của Hải quân Italia đều do công ty đóng tàu Italia Fincantieri đóng. Tàu tiến công thủy bộ San Giorgio hay còn gọi là tàu đốc vận tải thủy bộ có thể chở được 3 trực thăng SH-3D Sea King hoặc 5 trực thăng AB-12 Agusta Bell.

Các tàu thủy bộ khác trong khu vực châu Á

Lớp tàu Makassar là lớp tàu của 4 đơn vị tàu LPD được công ty Daewoo Shipbuilding and Marine Engineering (Hàn Quốc) thiết kế cho Hải quân Inđônêxia, dựa trên lớp tàu Tanjung Dalpele trước đây.

1719832715561.png

Tàu lớp Makassar

Hợp đồng trị giá 150 triệu USD đã được ký vào tháng 12/2004, và loạt đầu tiên 2 tàu đã được đóng tại Busan (Hàn Quốc). Hai tàu còn lại đã được đóng tại xưởng đóng tàu của PT PAL (Inđônêxia) đặt tại Surabaya, với sự giúp đỡ của Daewoo. Hải quân Inđônêxia đã đưa vào hoạt động 4 tàu LPD: KRI Makassar và KRI Surabaya, KRI Banjarmasin và KRI Banda Aceh. Hải quân Inđônêxia cũng đã vận hành một tàu kiểu LPD mới: KRI Tanjung Dalpele, cũng được mua từ Hàn Quốc. Tàu được đưa về Inđônêxia vào năm 2003, đã được chuyển thành tàu bệnh viện và đổi tên thành KRI Dr Soeharso vào 1/8/2007. Hải quân Philippin đã chọn một biến thể của thiết kế lớp tàu Makassar từ công ty PT PAL (Inđônêxia) cho chương trình Tàu vận tải biển chiến lược (SSV) sau cuộc đấu thầu cạnh tranh vào năm 2013, và hợp đồng mua 2 tàu đã được ký kết vào 23/1/2014. Đơn vị tàu đầu tiên đã được hạ thủy tại Surabaya vào ngày 22/1/2015.

1719832772074.png

Tàu thủy bộ LPD lớp Endurance

Tàu thủy bộ LPD lớp Endurance của ST Marine (Xinhgapo) lượng choán nước khoảng 8400 tấn (đủ tải), có thể chạy với vận tốc lên tới 20 hải lý/h và có dự trữ hành trình trên 5000 hải lý. Tàu đầu tiên thuộc lớp tàu này RSS Endurance do kíp thủy thủ 65 người vận hành. Tàu có thể chở được 350 binh sỹ với đầy đủ trang bị. Lớp tàu này có thể chở được cho khoảng 20 xe thiết giáp hoặc 18 xe tăng chủ lực. Tàu cũng có thể chở được hỗn hợp tàu đổ bộ. Tàu bảo đảm cho 2 máy bay trực thăng hạng nặng hoặc hạng trung (loại 10 -15 tấn). Bốn tàu LPD lớp Endurance của Hải quân Xinhgapo gồm: RSS Endurance, RSS Resolution, RSS Persistence và RSS Endeavour hiện đang có trong trang bị của Hải quân nước này. Hải quân Hoang gia Thái Lan cũng đang vận hành một tàu LPD lớp Endurance duy nhất: HTMS Angthong, được chuyển giao vào năm 2012. Công ty ST Marine còn cung cấp các tàu đổ bộ cho tàu LPD Angthong./.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top