[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,852 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Cô lập đồng minh, Trung Quốc hưởng lợi?

Tuy nhiên, điều khiến chuyên gia phân tích lo ngại nhất là, một khi trở lại Nhà Trắng, Donald Trump có thể khôi phục chính sách đối ngoại “Nước Mỹ trước tiên” theo chủ nghĩa biệt lập, có thể làm tổn hại đến hệ thống liên minh mà Chính quyền Biden đã củng cố, qua đó giúp Trung Quốc hưởng lợi.

Ali Wyne cho rằng: “Chính quyền Biden từng bước khôi phục các liên minh và quan hệ đối tác cốt lõi của Mỹ ở châu Âu và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ra sức điều chỉnh các mối quan hệ đó. Với khuynh hướng “Nước Mỹ trước tiên” của cựu tổng thống, Chính quyền Trump nhiệm kỳ hai có thể sẽ làm suy yếu tiến triển ngoại giao này, từ đó làm suy yếu năng lực cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc”.

1719054971580.png


Ngày 23/1/2017, ngày làm việc đầu tiên sau khi nhậm chức tổng thống, Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp, tuyên bố rút Mỹ khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), làm xa cách nhất định mối quan hệ giữa Washington với các đồng minh ở châu Á-Thái Bình Dương.

Gần đây, những phát biểu của Donald Trump đã gây tranh cãi sôi nổi về việc liệu có nên bảo vệ các quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay không. Ngày 11/2/2024, trong cuộc mít tinh tranh cử ở bang Nam Carolina, Donald Trump tuyên bố nếu các thành viên NATO không đạt mức chi ngân sách quốc phòng ít nhất 2% GDP như đã thống nhất, ông sẽ khuyến khích Nga làm bất kỳ điều gì mà Moskva muốn.

Vào thời điểm đó, khi đề cập đến việc một số quốc gia NATO không đạt mức sàn ngân sách quốc phòng đã thống nhất và nhắc lại cuộc thảo luận với lãnh đạo một cường quốc thuộc tổ chức này về việc liệu Mỹ có bảo vệ họ hay không khi Nga tấn công nước này, Donald Trump quả quyết: “Không, tôi sẽ không bảo vệ họ. Trên thực tế tôi sẽ khuyến khích Nga thích làm gì với họ thì làm. Họ phải trả tiền. Họ phải thanh toán hóa đơn của mình”. Phát biểu của ông khiến các nhà lãnh đạo châu Âu cảm thấy ngạc nhiên và lo ngại. Tối ngày 15/2/2024, Donald Trump đã tái khẳng định quan điểm với lời phát biểu thẳng thắn: “Nếu họ không trả tiền, chúng ta sẽ không bảo vệ, OK?”.

Beckley nhận xét: “Ở một số mặt nào đó, việc làm này có thể có lợi cho Bắc Kinh, bởi vì tôi cũng nhận thấy Trump cơ bản sẽ phá hủy liên minh của Mỹ, không chỉ ở châu Âu mà còn ở châu Á. Vì vậy, các bạn có thể sẽ thấy một nước Mỹ chống Trung Quốc quyết liệt, rất diều hâu, nhưng lại không có liên minh đa phương mà Chính quyền Bắc Kinh rõ ràng lo sợ”.

Chính sách Đài Loan của Trump càng đáng lo ngại hơn

Tuy nhiên, điều Beckley lo ngại nhất là vấn đề Đài Loan. Ông nói: “Tôi cho rằng Trump có thể sẽ phá hoại cam kết liên minh của Mỹ ở châu Âu. Trên thực tế, việc làm này sẽ khiến chính sách của Mỹ đối với châu Á trở nên khó khăn hơn. Điều khiến tôi thực sự lo ngại là tình hình Đài Loan. Tôi thực sự không biết tình hình Đài Loan sẽ diễn biến như thế nào”. Tháng 8/2022, Michael Beckley cùng Giáo sư Hal Brands của Đại học Johns Hopkins xuất bản cuốn sách “Khu vực nguy hiểm: Xung đột sắp diễn ra với Trung Quốc”, thảo luận về việc Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ bùng phát xung đột quân sự xung quanh eo biển Đài Loan trong 5-10 năm tới.

1719055016896.png


Khác với Biden, Trump không muốn tiết lộ liệu ông có bảo vệ Đài Loan hay không. Lần gần đây nhất Trump nói về Đài Loan là khi ông tham gia phỏng vấn chương trình "Sunday Morning Futures" của Fox News vào tháng 7/2023. Khi đó, ông nói: “Hiện nay, tôi sẽ không trả lời câu hỏi của anh bởi vì điều này đe dọa khả năng đàm phán của tôi với Trung Quốc. Vì vậy tôi không đề cập đến vấn đề này. Rất khó nói, họ đã biết tôi làm gì và cũng biết lập trường của tôi”. Khi đó, ông cũng chỉ trích Đài Loan "cướp đoạt" ngành công nghiệp chip của Mỹ.

Trái lại, Biden đã 4 lần tuyên bố rõ ràng rằng nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan, Mỹ sẽ bảo vệ hòn đảo này. Quan điểm của Biden đã vượt qua chính sách “mơ hồ chiến lược” truyền thống của Mỹ.

Pottinger biện hộ cho những phát ngôn của Trump về Đài Loan. Trong chương trình podcast "The China Talk", Pottinger nhận định rằng trong nhiều năm qua, Trump ngày càng nhận thức được rằng nếu Đài Loan bị thôn tính do sức ép, thì đó sẽ là một thảm họa đối với Mỹ, cả về kinh tế lẫn an ninh quốc gia. Pottinger chỉ ra rằng những bài phát biểu công khai của Trump về Đài Loan trong và sau nhiệm kỳ tổng thống của ông là sự quay trở lại với quan điểm mơ hồ chiến lược. Đó thực sự là chính sách của Mỹ trong 40 năm qua. Trump tuyên bố không thể tiết lộ cuối cùng ông sẽ làm gì, ít nhiều phù hợp với chính sách thời kỳ trước Chính quyền Biden.

1719055051219.png


Tuy nhiên, Giáo sư Beckley vẫn lo ngại về lập trường của Trump đối với Đài Loan: “Tôi thực sự rất lo lắng về cam kết của Mỹ đối với Đài Loan. Việc làm này chắc chắn sẽ cơ bản làm đảo lộn cấu trúc an ninh Đông Á. Trump từng tuyên bố không muốn bảo vệ Đài Loan và coi liên minh như chiếc ô bảo vệ, ép các quốc gia phải trả tiền bảo hộ cho Mỹ. Nếu số tiền đưa ra không đủ, họ sẽ phải đi tìm sự che chở ở nơi khác”.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,852 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Vì sao Israel vẫn tấn công Rafah dù Hamas đồng ý ngừng bắn?

Theo trang mạng Quan sát Thượng Hải (Trung Quốc), Benjamin Netanyahu và nội các chiến tranh của Israel đang thực hiện chiến thuật trì hoãn nhằm kéo dài sinh mệnh chính trị của họ. Ngày 6/5, Phong trào kháng chiến Hồi giáo Palestine (Hamas) tuyên bố đồng ý với đề xuất ngừng bắn ở Dải Gaza do bên trung gian đề xuất. Ngay trong ngày, Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết tuy đề xuất của Hamas còn xa mới đáp ứng được yêu cầu cốt lõi của Israel, nhưng Israel sẽ cử phái đoàn cấp cao đến Ai Cập. Trong khi đó, nội các chiến tranh của Israel lại quyết định tiếp tục hành động ở Rafah. Vì sao Israel lại vừa đánh vừa đàm? Liệu sẽ có ngừng bắn ở Dải Gaza không?

Vì sao Hamas lại đồng ý ngừng bắn?

Trong bối cảnh vòng xung đột mới giữa Palestine và Israel kéo dài, Hamas và Israel từ chối đàm phán trực tiếp; Ai Cập và Qatar đóng vai trò bên trung gian "truyền tin". Trong những tháng gần đây, các cuộc đàm phán nhằm mục đích ngừng bắn và thả người bị giam giữ gần như không có tiến triển.

Ngày 4/5, phái đoàn của Hamas đã đến Cairo để bắt đầu vòng đàm phán mới với những trung gian hòa giải như Ai Cập, Qatar… Ngày 5/5, Hamas tuyên bố vòng đàm phán kết thúc và họ đã phản hồi đề xuất của bên trung gian. Sau đó, đêm 5/5, phái đoàn của Hamas đã rời Ai Cập, trở về văn phòng tại Qatar và tiếp tục thảo luận với lãnh đạo của họ.

1719055199222.png


Ngày 6/5, Hamas tuyên bố đồng ý với đề xuất ngừng bắn ở Dải Gaza do bên trung gian đưa ra. Tuyên bố này cho biết, trong một cuộc điện đàm, thủ lĩnh chính trị Hamas, Ismail Haniyeh, đã thông báo quyết định này cho Thủ tướng Qatar Mohammed Bin Abdulrahman al Thani và Giám đốc Cơ quan tình báo Ai Cập Abbas Kamel.

Giáo sư Đinh Long, Viện nghiên cứu Trung Đông thuộc Đại học ngoại ngữ Thượng Hải, nhận định phương án ngừng bắn được Hamas nhất trí sẽ được thực hiện theo 3 giai đoạn. Theo giới thạo tin, giai đoạn thứ nhất kéo dài 42 ngày, trong thời gian đó Hamas sẽ phóng thích 33 người Israel, còn Israel sẽ thả nhiều tù nhân Palestine. Đồng thời, Israel sẽ rút một phần quân đội ra khỏi Gaza và cho phép người Palestine tự do di chuyển từ phía Nam lên phía Bắc Gaza. Giai đoạn thứ hai cũng kéo dài 42 ngày, nhằm mục tiêu khôi phục “sự yên ổn lâu dài” ở Gaza. Có thông tin Hamas và Israel đã nhất trí không tiếp tục thảo luận về khái niệm "ngừng bắn lâu dài". Đồng thời, phần lớn quân đội Israel sẽ rút khỏi Gaza; Hamas sẽ thả một số quân nhân dự bị và binh sĩ của Israel, trong khi Israel sẽ tiếp tục thả người Palestine bị giam giữ. Giai đoạn thứ ba còn xa hơn, liên quan đến tất cả những người bị giam giữ, bao gồm cả việc trao đổi thi thể những người thiệt mạng, cũng như việc tái thiết Gaza dưới sự giám sát của Qatar, Ai Cập và Liên hợp quốc.

Đinh Long nhận định: "Kế hoạch này có lợi cho Hamas, có thể bảo toàn lực lượng chủ chốt của tổ chức này. Hamas quyết định chấp nhận phương án này một cách quyết đoán. Ngoài ra, sở dĩ Hamas đồng ý có thể là vì còn liên quan đến việc Israel gần đây đe dọa tấn công Rafah. Phương án này có thể tránh được thương vong lớn ở Rafah do các cuộc tấn công của quân đội Israel”.

Israel là nhân tố quyết định

Ngày 6/5, người phát ngôn quân đội Israel Hidai Zilberman cũng xác nhận rằng Hamas đã chấp nhận đề xuất ngừng bắn do Ai Cập làm trung gian. Israel đang nghiêm túc xem xét từng nội dung của đề xuất, ra sức thúc đẩy mọi khả năng liên quan đến đàm phán và thả con tin. Đồng thời, quân đội Israel sẽ tiếp tục hoạt động quân sự ở Dải Gaza.

Văn phòng Thủ tướng Israel cũng tuyên bố rằng, tuy đề xuất của Hamas còn xa mới đáp ứng được yêu cầu cốt lõi của Israel, nhưng Tel Aviv sẽ cử phái đoàn cấp cao đến Ai Cập để tối đa hóa khả năng đạt thỏa thuận có thể chấp nhận được.

1719055224616.png


Theo giới thạo tin, phái đoàn của Hamas đã đến Cairo nhằm nghiên cứu thực hiện đề xuất ngừng bắn ở Gaza của Ai Cập. Đồng thời, Ai Cập đã mời phái đoàn Israel đến Cairo để hoàn tất đàm phán; một nhóm gồm các quan chức trung cấp của Israel sẽ sớm khởi hành.

Đến nay, thái độ của Israel đối với việc đàm phán dường như đã có sự thay đổi rõ rệt. Ngày 5/5, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố Israel muốn sử dụng lệnh ngừng bắn ngắn hạn để đổi lấy việc Hamas phóng thích các con tin đang bị giam giữ. Tuy nhiên, Hamas lại có lập trường cứng rắn, kiên quyết yêu cầu Israel ngừng chiến và rút quân, đó là vấn đề mà Israel không chấp nhận.

Theo nhìn nhận của Đinh Long, Israel chưa bày tỏ thái độ về phương án ngừng bắn, nhưng lại cử phái đoàn đến Cairo. Điều này cho thấy Israel vẫn đang kéo dài thời gian. Ngoài ra, việc Israel cử phái đoàn đàm phán dường như vẫn là do chịu sức ép từ dư luận trong và ngoài nước. Hiện nay, gia đình của những người Israel bị Hamas giam giữ cũng như phần lớn dân chúng nước này đều kêu gọi ngừng bắn.

Theo Đinh Long, một khi đàm phán thất bại, các bên liên quan trực tiếp đều có trách nhiệm. Sau khi Hamas đồng ý, “bóng đã được chuyển sang chân Israel”, buộc họ phải đưa ra phản hồi. Đồng thời, Chính phủ Israel còn phải đối mặt với sức ép ngừng bắn từ cộng đồng quốc tế. Tiếp sau Ngoại trưởng Antony Blinken, Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) William Burns cũng đã can dự vào các nỗ lực thúc đẩy hòa đàm ở Trung Đông. Sau khi tham gia đàm phán ở Cairo, Burns đã đến Qatar, nhanh chóng hội đàm với Thủ tướng Qatar Mohammed. Mục đích của Burns là gây sức ép tối đa lên Israel và Hamas, tránh để đàm phán đổ vỡ.

1719055252163.png


Đinh Long cho rằng việc các quan chức cấp cao như William Burns đến Trung Đông cho thấy sự quan tâm của Mỹ đối với các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza. Xung đột Israel-Palestine đã gây ra sóng gió tại các trường đại học Mỹ và ảnh hưởng lớn đến khả năng tái đắc cử của Tổng thống Joe Biden. Khi tiến trình tranh cử của Mỹ ngày càng quyết liệt, Chính quyền Biden muốn tình hình căng thẳng nhanh chóng hạ nhiệt. Tuy nhiên, liệu Netanyahu có nghe theo Mỹ hay không, thì phải vẫn phải đặt dấu hỏi.


.....................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,852 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ngừng bắn vẫn gặp trở ngại

Tuy lập trường đàm phán của Israel đã có phần mềm dẻo hơn, nhưng theo Đinh Long, phương án ngừng bắn mà Hamas chấp nhận không dễ được Israel đồng ý. Trong tương lai gần, mục tiêu tác chiến của Israel không những là giải cứu con tin mà còn là tiêu diệt Hamas.

1719055347183.png


Đinh Long lưu ý: "Việc Israel từ bỏ mục tiêu này sẽ làm lãng phí công sức trước đây. Các quan chức cực hữu trong nội các Israel tuyên bố công khai phản đối. Việc Netanyahu chấp nhận phương án ngừng bắn này có thể dẫn đến giải tán chính phủ. Vấn đề tiếp theo mà Netanyahu phải đối mặt là bầu cử, trong đó sinh mệnh chính trị của ông sẽ gặp rủi ro. Ngoài ra, gần đây, giới thạo tin cho hay Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đang chuẩn bị phát lệnh truy nã các quan chức cấp cao của Israel với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh trong cuộc xung đột mới giữa Israel và Palestine. Điều này khiến Netanyahu chịu sức ép lớn. Do đó, nhà lãnh đạo này chỉ có thể kéo dài cuộc chiến. Động thái này cũng có thể giải thích vì sao Israel hồi tháng 4/2024 lại khiêu khích Iran. Trong bối cảnh hoạt động quân sự ở Rafah khó tiến triển, Israel lại mở mặt trận thứ hai nhằm vào Iran”.

Tuy nhiên, do tác động của những nhân tố như lời kêu gọi ngừng bắn và các toan tính chính trị…, Benjamin Netanyahu đang đối mặt với thử thách. Đinh Long cho rằng Netanyahu đang đứng trước 2 lựa chọn: Một là tiếp tục chiến đấu để tiêu diệt Hamas; hai là đưa các con tin còn lại trở về nhà. Đối với Benjamin Netanyahu, cả 2 lựa chọn này đều không hoàn hảo. Tuy nhiên, ông sẽ buộc phải lựa chọn giữa chiến tranh và hòa bình.

1719055369696.png


Đinh Long dự đoán rằng, xung quanh cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza, có thể có một số hướng đi tiếp theo. Một là xem xét ý kiến của Israel, tiếp tục sửa đổi phương án ngừng bắn, nhưng có thể bị Hamas phản đối. Vì vậy, tiến trình đàm phán có thể sẽ còn kéo dài. Hai là xét đến tính chất phức tạp của việc ngừng bắn trong cuộc xung đột hiện nay, Israel có thể tạm thời chấp nhận phương án ngừng bắn, sau đó tiếp tục tìm lý do để khôi phục hoạt động tác chiến. Đó là kế hoạch trì hoãn. Khi đó, cùng với việc các con tin trở về nước, Netanyahu có lẽ có thể tạm thời vượt qua được cuộc khủng hoảng. Đàm phán ở Cairo là cơ hội cuối cùng, trong đó Israel ít có khả năng bác bỏ hoàn toàn phương án ngừng bắn.

Không thể tránh khỏi cuộc chiến ở Rafah?

Hiện nay, đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza dường như đang xuất hiện hy vọng, nhưng hoạt động quân sự của Israel vẫn chưa dừng lại.

Sau khi Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn ở Gaza do các bên hòa giải đưa ra vào ngày 6/5, ngay tối cùng ngày, Văn phòng Thủ tướng Israel đã phát đi thông báo cho biết nội các chiến tranh nước này nhất trí quyết định tiếp tục tiến hành chiến dịch ở thành phố Rafah phía Nam Gaza nhằm gây sức ép quân sự lên Hamas, từ đó thúc đẩy giải thoát các con tin đang bị giam giữ và đạt được các mục tiêu chiến đấu khác. Theo thông tin từ hãng thông tấn WAFA của Palestine, ngày 7/5, quân đội Israel đã bắt đầu ném bom với tần suất dày đặc vào Rafah từ sáng sớm, khiến ít nhất 20 người thiệt mạng.

1719055406229.png


Vì sao Israel quyết tâm tấn công Rafah? Đinh Long cho rằng một mặt, những tháng gần đây, tiến triển của Israel trong việc làm suy yếu lực lượng cốt cán của Hamas thấp hơn so với dự kiến. Theo giới thạo tin, Hamas chưa bị tổn thương nghiêm trọng về mặt nhân sự, vũ khí… Mặt khác, theo nhìn nhận của Israel, lực lượng quân sự của Hamas đang tập trung ở Rafah. Vì vậy, đối với Benjamin Netanyahu và nội các chiến tranh Israel, tấn công Rafah có thể là cuộc chiến kéo dài, qua đó giúp kéo dài sinh mệnh chính trị của họ, đồng thời cũng có thể giáng đòn chí mạng vào Hamas.

Tuy nhiên, cuộc tấn công của Israel vào Rafah vấp phải làn sóng phản đối của đông đảo cộng đồng quốc tế. Hiện nay, hơn 1,5 triệu người dân Palestine đang trú ẩn tại Rafah. Cộng đồng quốc tế lo ngại cuộc chiến tranh trên bộ mà quân đội Israel phát động ở Rafah chắc chắn khiến nhiều dân thường thương vong. Ngoài ra, Rafah tiếp giáp với Ai Cập và là con đường chính để vận chuyển hàng cứu trợ nhân đạo quốc tế vào Dải Gaza.

Đinh Long nhận thấy Israel gần như bị cô lập trong vấn đề tấn công Rafah. Thông tin gần đây cho biết Chính phủ Mỹ đã tạm thời ngừng chuyển đạn dược cho Israel. Đây là lần đầu tiên kể từ khi vòng xung đột mới giữa Palestine và Israel bùng phát vào ngày 7/10/2023, Washington dừng cung cấp vũ khí cho lực lượng quân đội Israel - một tín hiệu mạnh mẽ.

1719055445700.png


Theo Đinh Long, Israel đang cân nhắc giữa sự phản đối của dư luận quốc tế và lợi ích từ việc tấn công Rafah. Trận chiến tại Rafah dường như không thể tránh khỏi, nhưng vấn đề là phải tác chiến như thế nào. Hiện nay, quân đội Israel đã yêu cầu người dân phía Đông Rafah sớm di tản đến "khu vực nhân đạo". Mới đây, người phát ngôn quân đội Israel cho biết khoảng 100.000 người đang rời khỏi phía Đông Rafah.

Theo tờ Yedioth Ahronoth của Israel, dựa trên nguồn tin từ các quan chức chính phủ, nếu Hamas chấp nhận thỏa thuận phóng thích các con tin đang bị giam giữ, quyết định tấn công Rafah của Israel có thể sẽ được hủy bỏ.

Đinh Long cho biết, đàm phán giữa Hamas và Israel là một phần của cuộc đọ sức, trong đó Israel vừa đánh vừa đàm phán với hy vọng đạt được một phương án ngừng bắn có lợi cho họ.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,852 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Mỹ lấy danh nghĩa “răn đe” khuấy động Biển Đông - quan điểm của TQ

Khi nhắc đến Đông Nam Á và hệ thống biển ở khu vực này, chúng ta thường nghĩ đến những căng thẳng xung quanh Biển Đông (quốc tế gọi là biển Nam Trung Hoa) và eo biển Đài Loan. Địa chính trị của khu vực này về cơ bản xoay quanh biển. Tuy nhiên, biển không chỉ là tâm điểm của tranh chấp mà còn là nguồn tài nguyên chung có thể được sử dụng để thúc đẩy phát triển kinh tế và duy trì an ninh khu vực.

1719055636417.png


Trong những tháng gần đây, nhiều phương tiện truyền thông chính thống tập trung vào căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines xung quanh con tàu Philippines mắc cạn ở bãi Cỏ Mây (quốc tế gọi là bãi cạn Second Thomas). Hồi tháng 4/2023, Philippines và Mỹ tuyên bố sẽ xây dựng 4 căn cứ hải quân mới ở Philippines để mở rộng hợp tác quân sự giữa 2 nước. Gần đây, Mỹ, Philippines, Nhật Bản và Australia đã tổ chức các cuộc tập trận chung ở Biển Đông. Đáp lại, Trung Quốc cũng điều động đội tàu tuần tra của mình.

Bên cạnh đó, tình hình eo biển Đài Loan cũng rất căng thẳng. Mỹ đã triển khai Lực lượng đặc nhiệm Mũ nồi xanh (Green Berets) trên đảo Kim Môn và Bành Hồ của Đài Loan. Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt kế hoạch bán vũ khí trị giá 300 triệu USD cho Đài Loan.

Những động thái địa chính trị này thực sự là một phần của tình hình an ninh khu vực, nhưng chúng không phải là toàn bộ câu chuyện. Trên thực tế, những động thái này thường che đậy sự hợp tác đang diễn ra và tiềm năng hợp tác sâu sắc hơn nữa giữa các nước ở khu vực Biển Đông.

Vùng biển Đông Nam Á vẫn là một địa điểm quan trọng cho các hoạt động trao đổi nhân sự, thương mại và giao lưu văn hóa toàn cầu trong hàng nghìn năm qua. Vì hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á đều là quốc gia ven biển, nên việc hiểu rõ các cơ hội, thách thức và hạn chế do vị trí địa lý này mang lại là rất quan trọng đối với việc định hình môi trường kinh tế và an ninh trong tương lai ở khu vực này.

1719055698947.png


Rõ ràng, biển và hệ thống giao thông đường biển là những vật dẫn rủi ro, chúng có thể là nguồn gốc của những bất ổn và căng thẳng, nhưng đồng thời cũng có thể là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và sức sống của khu vực. Quản trị biển - nguồn tài nguyên công cộng này không thể tránh liên quan đến thể chế, quy trình và quản trị của nhiều bên. Giới truyền thông có xu hướng khuếch đại các tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ cũng như quân sự hóa các tuyến đường biển, nhưng hiếm khi đề cập đến một góc độ khác, đó là các nước trong khu vực hoàn toàn có thể cùng nhau thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng trong khu vực thông qua việc quản lý và khai thác hiệu quả tài nguyên biển.

Ngoài tập trận quân sự, hợp tác ở Đông Nam Á đang được triển khai

Đông Nam Á là khu vực có bối cảnh chính là biển. Ngay cả những quốc gia nằm ở lục địa châu Á (như Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Myanmar) cũng có mối liên hệ chặt chẽ với đại dương qua vô số con sông. Lãnh thổ còn lại của các nước Đông Nam Á khác chủ yếu là các quần đảo và đảo. Trong đó, chỉ có Lào là quốc gia nội lục hoàn toàn không giáp biển. Về mặt lịch sử, sự tương tác giữa người dân của các quốc gia này phần lớn chịu ảnh hưởng bởi các vùng nước và đường thủy.

Thương mại trong khu vực cũng như thương mại giữa khu vực với phần còn lại của thế giới diễn ra chủ yếu qua đường biển. Trong lịch sử là như vậy và cho đến nay cũng chưa thay đổi. Các thành phố cảng trong khu vực là những nút quan trọng trong mạng lưới thương mại, hàng hóa, dịch vụ, con người và kiến thức được luân chuyển thông qua chúng. Các thành phố cảng này luôn đóng vai trò là điểm trung chuyển và cảng vận chuyển, không chỉ kết nối các nền kinh tế Đông Nam Á với nhau, mà còn kết nối các nền văn minh lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Ba Tư với nhau thông qua các hoạt động thương mại trong nhiều thế kỷ qua.

1719055786929.png


Ngày nay, Đông Nam Á đã trở thành trụ cột của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới. RCEP có 15 bên ký kết, do ASEAN khởi xướng và đã có hiệu lực vào năm 2021. Ngoài 10 quốc gia ASEAN, các thành viên khác bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Australia.

Mới đây, tại “Diễn đàn thanh niên hợp tác khu vực kinh tế biển RCEP 2024” tổ chức tại thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, “thúc đẩy hợp tác kinh tế biển và xanh” là thông điệp cốt lõi được các bên tham gia đưa ra. Hơn 220 đại diện từ các quốc gia thành viên RCEP đã đưa ra quan điểm về cách thức thúc đẩy hợp tác. Tại diễn đàn, “Quan hệ đối tác kinh tế xanh” được xác định là mục tiêu then chốt của “Tầm nhìn quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc-ASEAN 2030”. Ngoài ra, các bên tham gia đã đạt được đồng thuận quan trọng về các mục tiêu sau:

1. Thúc đẩy sự phối hợp hơn nữa giữa các sáng kiến kinh tế xanh của khu vực: tối ưu hóa việc phân vùng tài nguyên và chức năng trong sử dụng biển, thúc đẩy tự do hóa và tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư và thương mại xuyên biên giới liên quan đến kinh tế biển;

2. Cùng nhau xây dựng “động cơ xanh” để phát triển bền vững, kiên trì các nguyên tắc bổ sung lợi thế và đôi bên cùng có lợi, thúc đẩy chuyển đổi xanh các ngành như ngư nghiệp, du lịch biển và vận tải cảng, đẩy mạnh phát triển và ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng thủy triều;

3. Chung tay bảo vệ và phát triển tài nguyên biển, tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng tái tạo ngoài khơi, tài nguyên thủy sản bền vững, khử muối trong nước biển, quản lý sinh thái biển và bảo vệ đa dạng sinh học biển;

4. Nâng cao năng lực phát triển của nền kinh tế xanh, tập trung thúc đẩy chuyển giao kỹ năng và kiến thức từ các nước tiên tiến trong khu vực sang các nước đang phát triển;

5. Cùng thúc đẩy và mở rộng trao đổi nhân sự trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo liên quan đến nền kinh tế xanh cũng như trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ liên quan;

Nói cách khác, người dân đã nhận thức được rằng việc quản lý và khai thác hiệu quả tài nguyên biển chung là điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế, xã hội bền vững của các nước trong khu vực.

1719055856397.png


Môi trường biển và hệ thống đường thủy ở Đông Nam Á chứa đựng nguồn tài nguyên phong phú. Việc khai thác các nguồn tài nguyên này một cách công bằng và bền vững đặt ra thách thức lớn cho các quốc gia. Về mặt giải quyết tranh chấp, có thể đạt được tiến triển thông qua triển khai đối thoại một cách hiệu quả, như tranh chấp lãnh thổ giữa Thái Lan và Campuchia trên vịnh Thái Lan là một ví dụ điển hình. Thái Lan và Campuchia đã đạt được thỏa thuận cùng nhau giải quyết xung đột về quyền lợi và sẽ cùng nhau khai thác các nguồn tài nguyên trong khu vực.

...........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,852 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Mới đây, Campuchia và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận cùng nhau xây dựng kênh đào Funan Techo. Sau khi kênh đào hoàn thiện, Campuchia sẽ không còn phụ thuộc vào Việt Nam vì có lối ra trực tiếp tham gia thương mại hàng hải. Dự án kênh đào trị giá 1,7 tỷ USD này kết nối nội địa với cảng nước sâu Sihanoukville của Campuchia nằm ven vịnh Thái Lan. Ngoài ra, diễn đàn tổ chức tại Hải Khẩu lần này còn đưa ra những đề xuất phát triển hơn nữa hệ sinh thái sông ngòi của Campuchia, trong tương lai sẽ kết nối khu vực thượng nguồn của nước này với các cảng biển thông qua tàu điện, đồng thời xây dựng mạng lưới sản xuất điện mặt trời.

1719055999065.png

Kênh đào Funan Techo

Là một phần của sáng kiến “Vành đai và Con đường”, Indonesia và Trung Quốc đã thiết lập cơ chế tăng cường hợp tác hàng hải song phương. Các nhà khoa học Trung Quốc và Indonesia đang hợp tác để lập bản đồ vùng biển Indonesia. Hiện Indonesia mới chỉ lập bản đồ được 19% diện tích vùng biển này.

Đây chỉ là một số ví dụ về hợp tác khu vực, còn tình hình thực tế rất phức tạp.

Mỹ có ý định phá vỡ các nguyên tắc tổ chức khu vực của châu Á lấy ASEAN làm trung tâm

Mặc dù các bên đã đưa ra những cam kết chung tương đối lớn đối với các mục tiêu cốt lõi được đề xuất tại Diễn đàn Hải Khẩu, nhưng thực tế địa chính trị vẫn là vấn đề mà các nước không thể bỏ qua khi thúc đẩy hợp tác hàng hải trong khu vực.

Kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, kế hoạch của Mỹ nhằm quân sự hóa châu Á đã trở nên quen thuộc. Khi đưa tin về tình hình an ninh trong khu vực này, truyền thông chính thống phương Tây thường bắt đầu như sau: Chúng ta đang chứng kiến sự phát triển quân sự quy mô lớn nhất của Trung Quốc trong thời bình kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Chính diễn biến này đã gây ra phản ứng “phòng thủ” từ Mỹ và các nước đồng minh trong khu vực. Những quốc gia này bao gồm Philippines – nước thuộc địa, Nhật Bản – nước phụ thuộc thời hậu chiến, và Australia - quốc gia bán đế quốc.

Tuy nhiên, những tuyên bố về hoạt động hiện đại hóa quân sự gần đây của Trung Quốc không có bằng chứng xác đáng. Như chúng ta đều biết, chi tiêu quốc phòng của Mỹ vượt xa Trung Quốc. Trên thực tế, ngân sách quốc phòng của Mỹ vượt quá ngân sách quốc phòng của 10 quốc gia tiếp theo cộng lại. Phân tích gần đây của Greg Austin thuộc Đại học Công nghệ Sydney cho thấy những tuyên bố cho rằng sự phát triển quân sự của Trung Quốc có quy mô lớn nhất từ trước đến nay trong thời bình là không có cơ sở. Quy mô phát triển quân sự của Liên Xô trước đây và Mỹ đều lớn hơn nhiều.

1719056063671.png

Mỹ tập trận tại Philippines

Sức mạnh quân sự của Trung Quốc quả thực đã có bước tiến vượt bậc, điều này không cần hoài nghi. Tuy nhiên, tất cả đều gắn liền với bối cảnh lịch sử: kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một cường quốc ngoài khu vực đã thực sự áp dụng chính sách quân sự bành trướng trong khu vực, và cường quốc ngoài khu vực này lần đầu tiên thể hiện xu hướng “ngoại giao tích cực”. Cường quốc này chính là Mỹ.

Theo dữ liệu từ tổ chức phi lợi nhuận Mạng lưới nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ có hơn 240 căn cứ quân sự chỉ riêng ở khu vực Đông Bắc Á và Thái Bình Dương, và triển khai tổng cộng hơn 80.000 binh sĩ tại khu vực này. Theo các số liệu, bình quân mỗi năm Mỹ tiến hành 2,4 cuộc can thiệp quân sự trong giai đoạn 1946-1989 và 3,7 cuộc trong giai đoạn 1990-2019. Mỹ được mô tả là “quốc gia bị ám ảnh bởi can thiệp quân sự”. Sau năm 1989, Mỹ không chỉ tăng cường các hành động can thiệp về tần suất và mức độ, mà giai đoạn này còn là thời kỳ bá quyền đơn cực của Mỹ và các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ cũng ở mức nhỏ nhất.

Nhìn chung, bằng chứng lịch sử cho thấy Mỹ “bị ám ảnh bởi việc sử dụng lực lượng quân sự”, có xu hướng can thiệp quân sự để giải quyết vấn đề giữa các quốc gia hơn là thông qua biện pháp ngoại giao. Sở dĩ như vậy là vì Mỹ tin rằng ưu thế quân sự của mình là không thể lung lay.

Trên thực tế, bản chất của vấn đề không nằm ở quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, mà ở chỗ Mỹ kết luận rằng họ coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh và là mối đe dọa mang tính hệ thống. Đối với một số người, chính sự tồn tại của Trung Quốc đã đặt ra mối đe dọa hiện hữu.

Ở cấp độ kinh tế song phương, Mỹ bề ngoài nhân danh an ninh quốc gia để cố gắng kìm hãm sự phát triển kinh tế của Trung Quốc bằng các biện pháp như áp đặt thuế quan và ngày càng nhiều lệnh cấm xuất khẩu trong các lĩnh vực công nghệ cao. Bên cạnh đó, Mỹ ý thức được việc mình không còn được hưởng lợi từ sự bất cân xứng về sức mạnh quân sự, nên nước này đang nỗ lực giành lại ưu thế quân sự của mình.

1719056107028.png

Mỹ tập trận tại Philippines

Điều đáng lo ngại là học thuyết “hòa bình thông qua sức mạnh” của Tổng thống Reagan không còn bền vững do sức mạnh của nó đang suy yếu. Do đó, ở cấp độ khu vực, Mỹ có kế hoạch hành động trên 2 mặt trận. Trước tiên, Mỹ tìm kiếm sự cân bằng lực lượng “có lợi cho mình” bằng cách tăng cường sức mạnh quân sự trong khu vực (cụ thể là tạo ra và khuếch đại sự mất cân bằng). Thứ hai, áp dụng chiến lược “chia để trị”, Mỹ tìm cách kích động bất ổn và nỗi e ngại đối với Trung Quốc trên toàn khu vực, đồng thời tập hợp các đồng minh khu vực để hình thành các cấu trúc vững chắc mới. Đây chính là mục đích của việc thành lập AUKUS và Bộ Tứ.

Việc Mỹ theo đuổi sự mất cân bằng lực lượng dưới danh nghĩa “răn đe” (nghĩa là có ý định khôi phục vị thế lãnh đạo trong khu vực) là điều cấm kỵ trong việc duy trì hòa bình bền vững trong khu vực. Luận điệu “răn đe” che giấu sự thật rằng những hành động được thực hiện dưới danh nghĩa “răn đe” trên thực tế sẽ khiến tình hình trở nên nguy hiểm hơn.

“Răn đe” có nguy cơ thất bại cao, minh chứng thực tế là Israel, quốc gia gần đây có ưu thế quân sự áp đảo, đã thất bại trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công của Hamas. “Răn đe” nhiều nhất cũng chỉ có thể kéo dài thời gian nhưng cũng có thể gây phản tác dụng. Việc theo đuổi “răn đe” không những không thể răn đe nước khác, mà ngược lại có thể kích động các nước tham gia chạy đua vũ trang trong khu vực bởi các quốc gia đều đang cố gắng “áp đảo” đối thủ. Hơn nữa, theo đuổi “răn đe” thường dẫn đến việc hình thành các liên minh thù địch, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

1719056186970.png

Tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam

Ở khu vực châu Á, Mỹ theo đuổi sự cân bằng lực lượng có lợi cho mình, điều này trên thực tế phá vỡ các nguyên tắc tổ chức khu vực lấy ASEAN làm trung tâm. Ý đồ của Mỹ đạt được vị trí lãnh đạo khu vực ở châu Á không phù hợp với cấu trúc chính trị được đặt ra để đảm bảo rằng các nước trong khu vực có thể nhất trí hành động dựa trên lợi ích riêng cũng như bằng các phương thức riêng của họ. Các liên minh như AUKUS và Bộ tứ trên thực tế đã đặt ASEAN vào vị trí phụ thuộc trong khu vực, gạt ASEAN - tổ chức vốn đặt mục tiêu duy trì vai trò trung tâm trong việc xử lý các vấn đề khu vực thông qua nguyên tắc đồng thuận - sang bên lề.

.................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,852 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nga sử dụng vệ tinh Resurs-P hỗ trợ Kinzhal tiêu diệt Su-24MR Ukraine

Hôm 20 tháng 6, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ bằng cách sử dụng tên lửa, tấn công hai nhà chứa máy bay bê tông cốt thép được thiết kế cho máy bay Ukraine. Theo Overclockers.ru, những nhà chứa máy bay này đã được chuyển đổi để phóng vũ khí của phương Tây, bao gồm cả những vũ khí dùng để tấn công khu vực biên giới của Nga.

Bất chấp khả năng che giấu và ngụy trang tiên tiến, những chiếc Su-24 của Không quân Ukraine nhanh chóng bị tấn công bởi Kinzhal siêu thanh. Những tên lửa này đã bắn trúng máy bay bên trong hầm trú ẩn bằng bê tông kiên cố đặt tại sân bay quân sự Starokonstantinov.

Kênh Weapons TG của Nga đưa tin , các nhà chứa máy bay phòng thủ chứa một số máy bay Su-24MR, được sửa đổi đặc biệt để triển khai tên lửa hành trình Storm Shadow tầm xa của Anh-Pháp.

Như cổng thông tin Voivode nhấn mạnh , những thành công gần đây trong nỗ lực phát hiện và vô hiệu hóa là nhờ những cải thiện đáng kể về năng lực tình báo của Nga. Theo ghi nhận của chuyên gia quân sự Yevgeny Damantsev, những tiến bộ này phần lớn là nhờ thiết bị mới trên tàu vũ trụ Resurs-P, giúp tăng cường khả năng cảm nhận từ xa về bề mặt Trái đất ở cả phổ truyền hình và hồng ngoại.

1719106484014.png


Damantsev giải thích thêm rằng việc bổ sung vệ tinh thứ tư thuộc dòng Resurs, có độ phân giải lên tới 0,7 mét, vào dàn vệ tinh hiện có của Lực lượng Vũ trang Nga, đóng một vai trò quan trọng. Khả năng phát hiện nâng cao này dự kiến sẽ xác định chính xác các vị trí bí mật của các máy bay chiến đấu F-16AM của Mỹ sắp tới dành cho lực lượng vũ trang Ukraine.

Hơn nữa, việc phá hủy và sập một phần các kết cấu bê tông cốt thép được cho là do sử dụng đầu đạn nổ mạnh nặng 500 kg. Do tốc độ siêu thanh cao, đầu đạn này thể hiện khả năng xuyên phá ấn tượng.

Starokonstantinov, một điểm quân sự quan trọng, thường xuyên phải đối mặt với các cuộc tấn công chính xác từ Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga. Địa điểm này có ít nhất 20 nhà chứa máy bay kiên cố, hệ thống cung cấp nhiên liệu toàn diện, đường ống dẫn nhiên liệu và máy phát điện cần thiết cho hoạt động của sân bay.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng lực lượng vũ trang Ukraine vẫn duy trì khoảng 20 máy bay chiến đấu Su-24. Con số này vẫn còn tương đối đáng kể, đặc biệt khi xét đến những tổn thất mà họ phải gánh chịu.

Vệ tinh Resurs-P [Tài nguyên bằng tiếng Anh] của Nga là một phần của loạt vệ tinh quan sát Trái đất được phát triển bởi cơ quan vũ trụ Nga, Roscosmos. Những vệ tinh này được thiết kế để chụp ảnh bề mặt Trái đất có độ phân giải cao cho nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm giám sát môi trường, quản lý tài nguyên và quy hoạch đô thị. Ra mắt từ năm 2013 đến năm 2016, dòng Resurs-P thể hiện sự tiến bộ so với các sản phẩm tiền nhiệm về khả năng chụp ảnh và độ tinh vi công nghệ.

Chất lượng hình ảnh được chụp bởi vệ tinh Resurs-P rất cao. Các vệ tinh này được trang bị hệ thống quang-điện tử tiên tiến có thể đạt được độ phân giải mặt đất lên tới 1 mét ở chế độ toàn sắc và 3-4 mét ở chế độ đa quang phổ.

1719106738289.png


Các vệ tinh Resurs-P được sử dụng cho mục đích quân sự, bên cạnh các ứng dụng dân sự của chúng. Sự nghi ngờ này xuất phát từ nhiều yếu tố. Thứ nhất, hình ảnh có độ phân giải cao mà chúng cung cấp có thể so sánh với hình ảnh được sử dụng bởi các vệ tinh trinh sát quân sự, có thể là công cụ thu thập thông tin tình báo và giám sát các địa điểm chiến lược.

Thứ hai, bản chất lưỡng dụng của công nghệ này có nghĩa là mặc dù các vệ tinh được chính thức chỉ định sử dụng cho mục đích dân sự nhưng khả năng của chúng có thể dễ dàng được tái sử dụng cho các mục tiêu quốc phòng và an ninh. Cuối cùng, bối cảnh địa chính trị và tiền lệ lịch sử của công nghệ vệ tinh lưỡng dụng ở Nga góp phần tạo nên nhận thức rằng các vệ tinh Resurs-P đóng vai trò quân sự chiến lược.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,852 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nga tiến hành cuộc tấn công 'quy mô lớn' vào lưới điện Ukraine, lần thứ 8 chỉ trong vòng 3 tháng

Nga đã phát động một cuộc tấn công "quy mô lớn" vào lưới điện của Ukraine chỉ trong đêm khi nước này tiếp tục nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này, Bộ năng lượng Ukraine thông báo trên Telegram .

1719112517269.png


Bộ này cho biết thêm, cuộc tấn công mới nhất đánh dấu lần thứ tám lực lượng Nga nhắm vào lưới điện của Ukraine kể từ tháng 3.

Lực lượng không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng 16 tên lửa và 13 máy bay không người lái trong cuộc tấn công nhằm vào một số khu vực khác nhau.

Trong khi lực lượng không quân cho biết hệ thống phòng không của Ukraine có thể bắn hạ được 12 tên lửa và tất cả máy bay không người lái, thì hai công nhân đã bị thương trong các cuộc không kích ở Zaporizhzhia ở đông nam Ukraine và một số thiết bị bị hư hỏng.

Việc Nga nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine cũng đã gây ra tình trạng mất điện hàng loạt trên khắp Ukraine trong năm nay.

Nga đã thay đổi chiến thuật từ những nỗ lực tấn công lưới điện trước đây, nhằm tấn công cơ sở hạ tầng sản xuất năng lượng thay vì các trạm biến áp điện.

Maxim Timchenko, Giám đốc điều hành của DTEK, một công ty năng lượng Ukraine, cho biết sau các cuộc tấn công mới nhất: “Chúng tôi cần khẩn trương đóng cửa bầu trời nếu không Ukraine sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong mùa đông này” . "Lời cầu xin của tôi với các đồng minh là giúp chúng tôi bảo vệ hệ thống năng lượng của mình và xây dựng lại kịp thời."

1719112614555.png


Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã kêu gọi các đồng minh của Ukraine cung cấp thêm hệ thống phòng không khi lực lượng của ông cố gắng đẩy lùi các cuộc tấn công như vậy, nói rằng họ cần ít nhất "bảy 'Patriots' hoặc các hệ thống phòng không tương tự."

Ivan Fedorov, thống đốc Zaporizhzhia, đã lặp lại điều này trong một bài đăng trên Telegram sau cuộc tấn công mới nhất.

Ông viết: “Vào ban đêm, người Nga lại tấn công vùng Zaporizhzhia. "Kẻ thù sẽ không dừng lại. Ukraine cần hệ thống phòng không."

Vào tháng 4, Business Insider đưa tin rằng lượng tên lửa phòng không dự trữ thấp của Ukraine đã khiến ngay cả những thành phố được bảo vệ tốt nhất của nước này ngày càng dễ bị tấn công sau khi Nga có thể tấn công một nhà máy điện lớn gần Kyiv.

Tờ New York Times hồi đầu tháng này đưa tin rằng Mỹ đã đồng ý gửi hệ thống phòng không Patriot thứ hai tới Ukraine, dẫn lời các quan chức Mỹ.

1719112729961.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,852 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nguy cơ leo thang thành chiến tranh hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên

Trả lời phỏng vấn tờ Hankyoreh, ông Moon Chung In, cựu Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và hiện là giáo sư danh dự của Đại học Yonsei, nhận định rằng một cuộc đụng độ bất ngờ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc vào thời điểm hiện tại có nguy cơ leo thang thành chiến tranh hạt nhân.

1719113072510.png

Biên giới 2 miền Triều Tiên

Bán đảo Triều Tiên đang trong thời kỳ bất ổn chính trị nghiêm trọng. Các chuyên gia Mỹ nghiên cứu về Triều Tiên gọi thời điểm hiện tại là cuộc khủng hoảng lớn nhất trên bán đảo Triều Tiên kể từ Chiến tranh Triều Tiên. Người dân Hàn Quốc ngày càng lo ngại về khả năng xảy ra chiến tranh.

Bất chấp thực tế này, các nhà lãnh đạo của cả 2 miền Triều Tiên vẫn tiếp tục tham gia vào trò chơi nguy hiểm. Hai bên tấn công nhau bằng những lời lẽ buộc tội, tuyên bố không phát động, nhưng cũng không né tránh chiến tranh, đồng thời tiến hành các động thái phô trương sức mạnh.

Trong khi ở nơi khác của khu vực, việc Đài Loan lựa chọn ứng cử viên của đảng Dân tiến Lại Thanh Đức (Lai Ching-te) làm tổng thống tiếp theo khiến thế giới hướng sự chú ý vào quan hệ 2 bờ eo biển, cũng như quan hệ Mỹ-Trung, đặc biệt là tác động của lễ nhậm chức của nhà lãnh đạo này đối với tình hình hiện tại ở Đông Á.

Ngoài ra, khả năng Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới dường như ngày càng tăng lên. Trump được biết đến ở Hàn Quốc với biệt danh là “quả bóng bầu dục khó đoán định” vì tính cách thất thường của mình.

1719113156953.png


Hankyoreh có buổi phỏng vấn giáo sư Moon Chung In, chuyên gia về quan hệ quốc tế và bán đảo Triều Tiên, để thảo luận về những diễn biến gần đây. Mặc dù đánh giá rằng khả năng 2 miền Triều Tiên chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thực sự là rất thấp, song ông bày tỏ lo ngại về khả năng một cuộc va chạm bất ngờ có thể dẫn đến không phải là chiến tranh thông thường, mà là một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Vị chuyên gia chính sách đối ngoại nổi tiếng này nhấn mạnh rằng 2 miền Triều Tiên nên hạ bớt giọng điệu hiếu chiến và chính quyền Hàn Quốc của Tổng thống Yoon Suk Yeol nên tập trung vào ngoại giao phòng ngừa.

Hankyoreh (+): Lại Thanh Đức của đảng Dân tiến trở thành tổng thống đắc cử Đài Loan. Điều này tác động thế nào đến quan hệ 2 bờ eo biển, quan hệ Mỹ-Trung và tình hình khu vực Đông Á hiện nay?

Moon Chung In (-): Tôi tin rằng hiện trạng sẽ được duy trì. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rõ rằng Washington không ủng hộ Đài Loan độc lập ngay sau khi Lại Thanh Đức đắc cử, trong khi Trump, ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa, cũng ngụ ý rằng Mỹ có thể không bảo vệ Đài Loan trong trường hợp hòn đảo này bị Trung Quốc tấn công.

Điều đó cho thấy Mỹ không có ý định làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ 2 bờ eo biển bằng cách khuyến khích Đài Loan tìm kiếm độc lập. Ngoài ra, Lại Thanh Đức đã tận dụng tối đa vấn đề quan hệ 2 bờ eo biển trong chiến dịch tranh cử của mình nên có thể suy đoán rằng từ nay trở đi ông có xu hướng ổn định tình hình.

Quan hệ Mỹ-Trung ổn định hơn kể từ hội nghị thượng đỉnh ở San Francisco hồi tháng 11/2023, cũng như kể từ khi lãnh đạo quân đội 2 nước mở thêm kênh liên lạc, theo đó khó có khả năng xảy ra xung đột quân sự làm phá vỡ hiện trạng ở eo biển Đài Loan hay ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).

+ Có khả năng là cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan gây thêm áp lực lên quan hệ Hàn Quốc-Trung Quốc. Theo ông, Chính quyền Yoon Suk Yeol nên tập trung vào vấn đề gì để quản lý và khôi phục quan hệ Hàn Quốc-Trung Quốc?

- Quả thực là kết quả bầu cử có thể gây thêm áp lực lên quan hệ Hàn Quốc-Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đáng hy vọng là tân Ngoại trưởng Hàn Quốc Cho Tae Yul bày tỏ sẵn sàng tăng cường quan hệ không chỉ với Washington mà cả với Bắc Kinh.

Nếu tuyên bố trên đi kèm với hành động cụ thể, chúng ta có thể chứng kiến sự thay đổi thái độ của Trung Quốc. Tuy nhiên, có một biến số trong kịch bản này là quan hệ liên Triều. Vào thời điểm quan hệ liên Triều đang bị đình trệ và xấu như hiện nay, nếu liên minh Hàn-Mỹ và hợp tác 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn được tăng cường để đối phó với mối đe dọa Triều Tiên, Trung Quốc có thể bắt đầu tự hỏi liệu mình cũng đang trong tầm ngắm hay không.

1719113234634.png


+ Quan hệ liên Triều đã và đang rơi vào vùng chông gai ngay từ những ngày đầu năm mới. Theo ông, đâu là lý do Triều Tiên định vị lại mối quan hệ với Hàn Quốc từ “quan hệ tạm thời đặc biệt theo định hướng thống nhất” thành quan hệ “giữa 2 quốc gia thù địch với nhau”?

- Điểm đáng chú ý dường như nằm ở chỗ việc bình thường hóa quan hệ giữa 2 miền Triều Tiên được thay đổi từ mối quan hệ dựa trên sắc tộc hay bản sắc quốc gia sang quan hệ giữa 2 quốc gia. Điều trớ trêu ở đây là bình thường hóa quan hệ liên Triều là một trong những chương trình nghị sự của Chính quyền Yoon Suk Yeol, nhưng bị Triều Tiên làm cho thất bại. Phe bảo thủ ở Hàn Quốc từ lâu tìm cách loại bỏ Bộ Thống nhất bằng cách sáp nhập bộ này vào Bộ Ngoại giao, qua đó cho thấy họ coi quan hệ liên Triều là quan hệ giữa 2 quốc gia riêng biệt.

Thật ngạc nhiên khi thấy Kim Jong Un lại chủ động và có những bước đi táo bạo theo hướng đó. Theo quan điểm của Kim Jong Un, việc xác định quan hệ giữa 2 miền Triều Tiên là “quan hệ tạm thời đặc biệt theo định hướng thống nhất” không mang lại lợi ích gì cho ông và chỉ làm tăng nguy cơ thống nhất do bị sáp nhập.

Việc xác định quan hệ giữa 2 miền là mối quan hệ giữa “2 quốc gia thù địch” dường như dựa trên đánh giá về hiện trạng này. Đây là một động thái phản ứng nhằm củng cố sự gắn kết nội bộ Triều Tiên.

.................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,852 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

+ Bà Kim Yo-jong, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên (WPK), đưa ra tuyên bố hồi đầu tháng, trong đó mô tả cựu Tổng thống Moon Jae In là “khôn ngoan và xảo quyệt”, đồng thời chỉ trích sự bất nhất giữa hành động và lời nói của ông. Với tư cách là cựu Cố vấn đặc biệt của tổng thống về thống nhất, đối ngoại và an ninh quốc gia dưới thời Chính quyền Moon Jae In, ông giải thích thế nào về đánh giá này?

1719113338017.png


- Không khó để hiểu tại sao Triều Tiên lại cảm thấy bất mãn trước thực tế như vậy. Ngay cả sau khi nước này tuyên bố phi hạt nhân hóa và tìm kiếm hòa bình trước 150.000 người tại Sân vận động Mùng 1/5 Rungrado sau khi thông qua Tuyên bố Bàn Môn Điếm (Panmunjom) và Tuyên bố Bình Nhưỡng, Hàn Quốc không thực hiện tốt phần việc của mình được nêu trong thỏa thuận này.

Các thỏa thuận như khởi động lại hoạt động du lịch tới núi Kim Cương (Kumgang) ở phía Bắc và mở lại khu công nghiệp Khai Thành (Kaesong) chưa bao giờ đem lại kết quả. Đó là chưa kể đến thực tế rằng Hàn Quốc chưa bao giờ chuyển thuốc Tamiflu cho miền Bắc như đã cam kết.

Vào thời điểm đó, khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai sắp diễn ra, Chính quyền Tổng thống Moon Jae In rất có thể cho rằng hợp tác Hàn-Mỹ có thể gặp trở ngại nếu quan hệ liên Triều tiến triển quá nhanh mà không có Mỹ.

Hơn nữa, việc chấp nhận đề xuất của Hàn Quốc và đưa điều khoản: “Miền Bắc thể hiện sẵn sàng tiếp tục thực hiện các biện pháp bổ sung, chẳng hạn như dỡ bỏ vĩnh viễn các cơ sở hạt nhân ở Yongbyon, đồng thời Mỹ thực hiện các bước đi tương ứng, phù hợp với tinh thần Tuyên bố chung Mỹ-Triều ngày 12/6/2018” vào Tuyên bố chung Bình Nhưỡng tháng 9/2018 thực sự là một động thái mang tính bước ngoặt của Triều Tiên.

Thách thức lớn nhất đối với Chính quyền Tổng thống Moon Jae In, vốn đang tìm kiếm bước đột phá trong quá trình phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên và thiết lập chế độ hòa bình thông qua hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội tháng 2/2019, là nỗ lực tiến hành các cuộc tham vấn mở rộng để thuyết phục Mỹ. Khi làm như vậy, Hàn Quốc có thể làm mất đà cải thiện quan hệ liên Triều do cố gắng đáp ứng yêu cầu của Chính quyền Trump. Nhìn lại thì đó là một thất bại lớn.

+ Gần đây chúng ta ngày càng nghe nhiều hơn về việc bán đảo Triều Tiên đang bên bờ vực chiến tranh. Hai học giả nổi tiếng của Mỹ về Triều Tiên - Robert Carlin và Siegfried Hecker, đều là hội viên của Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury tại Monterey (Mỹ) - gần đây công bố bài phân tích cho rằng Triều Tiên “đưa ra quyết định chiến lược là tiến hành chiến tranh”. Xin cho biết ý kiến của ông về nhận định này?

- Nhận định này nói về nỗ lực được tính toán trước nhằm phát động một cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên với quy mô tương tự như Chiến tranh Triều Tiên, nhưng tuyên bố của nhà lãnh đạo Kim Jong Un thực chất luôn kèm theo điều kiện. Về cơ bản, ông ấy đang nói rằng “Nếu chúng ta ‘phải’ tham chiến, chúng ta sẽ không né tránh. Chúng ta sẽ sử dụng tất cả vũ khí của mình, bao gồm cả kho vũ khí hạt nhân, để đánh bại miền Nam và đòi lại đất đai cho chế độ của chúng ta”.

Nếu nhìn tuyên bố này ở một góc khác, có nghĩa là miền Bắc sẽ không phải là bên gây chiến. Chính quyền Yoon Suk Yeol cũng lặp lại quan điểm tương tự: “Nếu Triều Tiên khiêu khích chúng ta, chúng ta sẽ phản ứng nhanh chóng, mạnh mẽ và dứt khoát, dẫn đến sự kết thúc của chế độ Triều Tiên”.

Đây là tuyên bố có điều kiện khác. Nói cách khác, cả 2 bên đều tin rằng không có cuộc tấn công phủ đầu nào được tính toán trước.

1719113399035.png


+ Khả năng xảy ra va chạm vũ trang có chủ đích hoặc leo thang xung đột là gì?

- Đó là điều khiến tôi lo lắng. Một va chạm ngoài ý muốn có nguy cơ làm bùng phát thành chiến tranh khu vực, chiến tranh toàn diện hoặc thậm chí là chiến tranh hạt nhân. Hiện tại, căng thẳng xung quanh Đường giới hạn phía Bắc (NLL) đang gia tăng trở lại. Kim Jong Un gần đây tuyên bố sẽ không thừa nhận NLL và thậm chí coi việc xâm nhập 0,001mm vào lãnh thổ nước này là hành động gây chiến. Kim Jong Un càng đưa ra nhiều lời đe dọa thì Chính phủ Hàn Quốc càng phản ứng mạnh mẽ hơn để bảo vệ NLL.

Ngoài ra, nếu các nhà hoạt động bên phía Hàn Quốc rải truyền đơn chống Triều Tiên bằng bóng bay ở khu vực biên giới khi gió thuận chiều, thì khả năng xảy ra va chạm vũ trang sẽ còn gia tăng hơn nữa. Nếu va chạm xảy ra, những lời đe dọa của Triều Tiên sẽ khớp với các quy tắc can dự tích cực của Chính quyền Yoon Suk Yeol để tạo ra các điều kiện cho một cuộc xung đột toàn diện.

Nếu Hàn Quốc và quân đội Mỹ cùng hành động để đáp trả các mối đe dọa Triều Tiên, hỏa lực tổng hợp của liên quân sẽ lớn hơn nhiều so với Triều Tiên và Bình Nhưỡng coi động thái này là mối đe dọa hiện hữu đối với chế độ và đất nước họ. Đáp trả hành vi hủy diệt đất nước họ là điều kiện thứ hai đã được Triều Tiên tuyên bố là cái cớ cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược.

...............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,852 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

+ Mỹ có quyền tài phán đối với Bộ tư lệnh Liên hợp quốc và Bộ tư lệnh các lực lượng hỗn hợp Hàn-Mỹ. Liệu Washington có thể ngăn chặn leo thang xung đột không?

- Trường hợp này có thể xảy ra, nhưng nếu Hàn Quốc và Triều Tiên hành động quân sự với mục đích tự vệ, số lượng binh sỹ được huy động có thể tăng mạnh chỉ trong một thời gian ngắn. Lúc đó, Mỹ khó có thể ngăn được cuộc chiến tranh toàn diện.

1719113489467.png


Hơn nữa, trước đây khi xảy ra các cuộc đụng độ nhỏ ngoài ý muốn, các kênh liên lạc liên Triều vẫn hoạt động giúp ngăn chặn leo thang, nhưng hiện nay các kênh liên lạc này không còn nữa. Nguy cơ thông tin sai lệch hoặc hiểu lầm ngày càng tăng làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang. Điều này rõ như ban ngày. Trao đổi dân sự liên Triều cũng đang trong tình trạng bế tắc và cơ hội để Mỹ hoặc Trung Quốc can thiệp nhằm xoa dịu mọi chuyện dường như rất mong manh. Kịch bản này thực sự đáng lo ngại.

+ Có những lời kêu gọi đàm phán đơn giản chỉ để hạn chế chạy đua vũ trang, thay vì mục tiêu phi hạt nhân hoàn toàn Triều Tiên.

- Những người theo quan điểm này về cơ bản cho rằng Triều Tiên đã sở hữu vũ khí hạt nhân, vì vậy chúng ta có thể phải đối mặt với tình huống đó. Họ nói rằng nếu chúng ta bắt đầu đàm phán với điều kiện Triều Tiên phải phi hạt nhân hóa thì Bình Nhưỡng không bao giờ ngồi vào bàn đàm phán. Vì vậy, theo họ, mục tiêu chiến lược quan trọng hơn là hạn chế, thay vì cố gắng loại bỏ kho vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Thành thật mà nói, họ có lý. Tiến sĩ Siegfried Hecker lập luận rằng chúng ta nên tập trung vào việc ngăn chặn Triều Tiên gia tăng vũ khí hạt nhân và giảm dần kho vũ khí hiện tại với mục tiêu lâu dài là loại bỏ hoàn toàn. Đây có thể là một kế hoạch có tính thực tế. Chúng ta có thể bắt đầu đàm phán nhằm hạn chế và cuối cùng giảm bớt kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên với điều kiện nước này bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Kịch bản này có thể ngăn chặn nguy cơ leo thang trên thực tế. Đương nhiên, Triều Tiên phải đưa ra một số nhượng bộ để đổi lấy việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ.

+ Nếu Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2024, điều đó tác động thế nào đến tình hình bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Á?

- Trump chắc chắn tin tưởng vào khả năng đàm phán của mình. Do vẫn tiếp tục thể hiện lập trường thân thiện với Kim Jong Un, một cuộc đối thoại giữa Trump và Kim Jong Un có thể ngay lập tức diễn ra nếu Trump tái đắc cử. Trong trường hợp đó, Chính quyền Yoon Suk Yeol sẽ gặp khó khăn. Liên minh Mỹ-Hàn cũng có thể bị ảnh hưởng. Trump có ranh giới rất rõ ràng về những gì ông coi là liên minh “một chiều”, trong đó Mỹ cho đi mà không nhận lại gì cả, nghĩa là Trump một lần nữa yêu cầu Hàn Quốc tăng chi tiêu quốc phòng.

1719113559252.png


Trump có thể cố gắng tránh việc bị đề cập liên quan đến cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên, nghĩa là ông sẽ yêu cầu Hàn Quốc tăng đóng góp tài chính cho các cuộc tập trận chung và triển khai tài sản chiến lược của Mỹ tới lãnh thổ Hàn Quốc. Tuyên bố Washington được thông qua gần đây cam kết tăng cường năng lực răn đe mở rộng và hợp tác 3 bên với Nhật Bản cũng có thể bị ảnh hưởng. Vì Chính quyền Yoon Suk Yeol về cơ bản đã “đặt hết trứng vào giỏ” liên minh với Mỹ nên những điều này đặt ra vấn đề nghiêm trọng đối với Yoon Suk Yeol.

+ Ông hy vọng Chính quyền Yoon Suk Yeol sẽ ghi nhớ điều gì?

- Phải tránh chiến tranh bằng mọi giá. Tôi hy vọng chính quyền tập trung các nguồn lực ngoại giao và an ninh quốc gia không phải vào việc giành chiến thắng mà để tránh một cuộc chiến. An toàn và sinh kế của người dân là ưu tiên hàng đầu của tổng thống và chính phủ. Họ cần nhớ rằng nhiệm vụ của họ là bảo vệ tài sản của người dân và đất nước là của người dân trong một xã hội dân chủ.

Điều tôi thực sự muốn nói với cả Chính quyền Yoon Suk Yeol và Kim Jong Un ở Triều Tiên: Cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều cần kiềm chế và thận trọng. Nếu không có đối thoại thì lựa chọn tốt nhất là kiềm chế. Chúng ta cần bắt đầu quá trình xây dựng lại niềm tin bằng cách giảm bớt hoặc tạm dừng các cuộc tập trận quân sự ở cả 2 bên biên giới, bằng cách nối lại các đường dây liên lạc và đối thoại liên Triều. Việc khôi phục thỏa thuận quân sự liên Triều ngày 19/9 cũng là điều cần thiết. Những biện pháp này sẽ tạo ra động lực cho việc xây dựng lại chính sách đối ngoại tập trung vào ngăn chặn xung đột.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,852 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nguy cơ thế giới ngập tràn tên lửa

Theo Tạp chí Foreign Affairs, trong thập kỷ qua, thế giới đã ghi nhận mức độ gia tăng về phổ biến và sử dụng tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình. Đà tăng này phần lớn đến từ Iran cùng mạng lưới lực lượng ủy nhiệm rộng khắp của Tehran. Đơn cử, phiến quân Houthi đã tiến hành chiến dịch tấn công tên lửa nhằm vào Saudi Arabia và tuyến hàng hải gần Mũi Hảo vọng châu Phi. Iran phóng tên lửa vào căn cứ không quân Al Asad ở Iraq hồi tháng 1/2020. Lực lượng dân quân Iraq thân Iran cũng tấn công tên lửa vào chính căn cứ này hồi tháng 1 năm nay. Cuộc chiến ở Ukraine cũng góp phần thúc đẩy xu thế này, với việc quân đội Nga phát động nhiều cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn nhằm vào các mục tiêu quân sự và dân sự. Và dù không can dự vào một cuộc xung đột hiện hữu nào, Triều Tiên tiếp tục nhắc nhở thế giới rằng Bình Nhưỡng vẫn đang có một chương trình phát triển tên lửa, thông qua việc liên tục thử nghiệm loại vũ khí này.

1719115388952.png

Tên lửa của Hamas

Thế giới mới này rất khác so với thế giới 10 năm trước đây. Ngày càng có nhiều quốc gia và các nhân tố phi nhà nước tiếp cận, sở những loại vũ khí này, với số lượng lớn hơn nhiều các dự báo trước đó. Đổi lại, nhiều Nhà nước và lực lượng phiến quân đang sử dụng tên lửa như là công cụ đe dọa đầy sức mạnh. Tên lửa giống với máy bay tiêm kích và máy bay ném bom, ngoại trừ một điểm khác biệt với vũ khí đường không khác: Thách thức tên lửa đặt ra không phải là tiềm năng hủy diệt mạnh mẽ áp đảo hay độ chính xác. Nó đến từ khả năng đe dọa thường trực và áp đặt tổn thất cho phe phòng thủ, bất chấp tên lửa đã được phóng đi hay chưa. Đặc điểm này khiến tên lửa trở thành công cụ nguy hiểm rất phù hợp với các Nhà nước theo chủ nghĩa phục thù cùng với lực lượng ủy nhiệm của những nước này. Mỹ và các đối tác sẽ cần tìm ra các giải pháp mới để giảm cấp độ nguy cơ thường trực của kỷ nguyên tên lửa hiện đại này.

Ngược dòng thời gian

Tên lửa đã được sử dụng như vũ khí khủng bố hăm dọa trong hơn 80 năm qua. V-2 của quân đội Đức quốc xã - tên lửa đẩy với quỹ đạo bay hình parabol - là mẫu tên lửa đạn đạo đầu tiên xuất hiện trên thế giới. Bom V-1 của Đức cũng được coi là một trong những mẫu tên lửa hành trình đầu tiên, có khả năng tự xác định đường bay trong khí quyển, với quỹ đạo giống máy bay và cũng có hình dạng giống máy bay. Phát-xít Đức sử dụng những vũ khí này như là một phần trong chiến dịch “báo thù dọa nạt” nhằm vào các thành phố của Anh và phe đồng minh. Hai vũ khí này đều không giúp thay đổi kết cục của Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng khiến 15.000 người thiệt mạng.

1719115449972.png

Bom V-1 của Đức

Không lâu sau đó, nhiều nước phát triển và sở hữu vũ khí này. Scud của Liên Xô là mẫu tên lửa đạn đạo đầu tiên được phiên chế năm 1995, sau đó có mặt ở hơn 20 quốc gia, biến Scud trở thành tên lửa của thế giới với mức độ phổ biến tương tự như súng trường tấn công Kalashnikov. Trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq, nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein đã sử dụng cả máy bay và tên lửa Scud để tập kích trừng phạt nhằm vào các thành phố của Iran. Ông một lần nữa sử dụng vũ khí này chống lại Israel và Saudi Arabia trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 – cuộc chiến mà ở đó các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot do Mỹ phát triển chỉ có khả năng đánh trả hạn chế nhất định.

Scud cùng các thế hệ tên lửa kế tiếp phổ biến một phần do chúng là một lựa chọn tốt cho sức mạnh tấn công đường không từ máy bay. Tên lửa không cần kíp vận hành và thiết bị đi kèm nhiều như máy bay. Chúng cũng không tạo ra nguy cơ đối với mạng sống của phi công như máy bay, giá rẻ hơn và cần ít hạ tầng hỗ trợ hơn. Tên lửa cũng ngày một hiệu quả hơn. Các cuộc tấn công tên lửa trong thập kỷ 1980, 1990 và đầu những năm 2000 mang đặc điểm sử dụng số lượng nhỏ tên lửa Scud và thường là không thành công. Nhưng những vụ tập kích gần đây có quy mô lớn hơn, tinh vi hơn và mang lại hiệu quả lớn hơn. Ví dụ rõ nét nhất là đòn tấn công do các nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn nhằm vào các cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia hồi tháng 9/2019. Các nhóm này đã sử dụng cả tên lửa đạn đạo lẫn tên lửa hành trình để tấn công, khiến Saudi Arabia mất 50% sản lượng ở thời điểm đó.

1719115527990.png

Tên lửa Scud

Việc phổ biến tên lửa đạn đạo vào tay các nhóm như phiến quân Houthi một phần là nhờ quan hệ đối tác giữa Iran và Triều Tiên. Tehran mua tên lửa từ Bình Nhưỡng vào đầu những năm 1990, với khoảng 200 tên lửa Scud. Kể từ đó, 2 nước chia sẻ thiết kế và thành phần tên lửa. Là những Nhà nước bạo chúa thế giới, cả Iran và Triều Tiên đều có động lực mạnh mẽ trong việc hợp tác phát triển các tiềm lực quân sự hiện đại. Họ cũng đối mặt với một thách thức quân sự chung: Ngăn chặn Mỹ tự do hành động.

Hai nước bắt đầu cho trưng bày, trình diễn kho vũ khí ngày một tinh vi này. Đến giữa thập kỷ 2010, Iran đã đủ thực lực sử dụng tên lửa để đạt các mục tiêu chiến lược thông qua việc chuyển giao cho các lực lượng ủy nhiệm. Đơn cử, năm 2015, Houthi bắt đầu sử dụng tên lửa đạn đạo do Iran cung cấp để tấn công Saudi Arabia. Trong cả năm 2021, Riyadh cho biết Houthi đã phóng hơn 1.200 tên lửa và thiết bị bay không người lái nhằm vào các mục tiêu ở Saudi Arabia. Rất khó để đánh chặn do đối thủ tấn công cường độ cao và liên tục. Saudi Arabia cũng gặp khó khăn trong việc phát hiện, tiêu diệt hạ tầng phóng của Houthi.

Theo nghiên cứu của tổ chức Dự án Địa điểm Xung đột vũ trang và Dữ liệu Sự kiện (ACLED - Armed Conflict Location and Event Data Project), Houthi đã sử dụng các đòn tập kích tên lửa thường trực để đạt các mục tiêu chính trị. Đơn cử, báo cáo của ACLED chỉ ra rằng luôn có mối tương quan giữa số lượng đòn tấn công tên lửa với các cuộc đàm phán sắp diễn ra. Áp dụng phương thức từng được Mỹ sử dụng cho chiến thuật không kích chiến lược ở Việt Nam để chi phối kết cục đàm phán, Houthi cũng tìm cách gắn đàm phán với tên lửa.

1719115579474.png

Tên lửa của Houthi

Liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, cả Iran và Triều Tiên gần đây đều bắt tay cung ứng vũ khí cho Nga vốn từng chuyển giao cho cả 2 nước những lô tên lửa đạn đạo đầu tiên trong quá khứ. Theo hãng tin Reuter và Trung tâm Nghiên cứu xung đột vũ trang (CAR), sự hỗ trợ này bao gồm tên lửa đạn đạo tầm ngắn hiện đại, như mẫu “Kimskander” của Triều Tiên và mẫu Fateh-110 của Iran. Moskva giờ đây dựa vào cả tên lửa lẫn drone của Iran để gây tổn thất cho người dân Ukraine và đó cũng chính là chiến lược được Houthi sử dụng để chống lại Saudi Arabia và hành lang vận tải biển toàn cầu. Các đòn tấn công bằng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo gần như không thành công trong việc đánh chìm các tàu bè qua lại trên Biển Đỏ, nhưng lại đủ sức buộc nhiều hãng tàu phải thay đổi luồng tuyến, chạy qua cực Nam châu Phi, gây ra tình trạng tăng giá đối với thương mại toàn cầu, cũng như gây tổn thất đáng kể với nhiều nước (như Mỹ) vốn đang tìm cách bảo vệ tự do hàng hải. Các đòn đánh chặn tên lửa thành công cùng với tấn công mục tiêu của Houthi ở Yemen là thông tin tốt lành đối với liên quân. Nhưng việc liên minh không đủ khả năng để chấm dứt khả năng tấn công của Houthi và phải huy động một lực lượng quân sự hùng hậu lại cho thấy một câu chuyện khác.

1719115633989.png

Tên lửa Fateh-110 của Iran

............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,852 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Số lượng và thời gian

Dù là ở châu Á, châu Âu hay Trung Đông, kỷ nguyên tên lửa hiện đại dường như được định danh bởi vũ khí đạn đạo và hành trình, với đặc trưng gây khó khăn cho hệ thống phòng thủ của đối phương. Nhưng nó cũng ẩn chứa một sự thay đổi sâu rộng đang được thành hình. Theo hiểu biết thông thường, hỏa lực răn đe đường không mang đặc điểm gây thiệt hại lớn, thời gian ngắn hoặc cả hai. Nhưng kỷ nguyên tên lửa hiện đại lại giống với chiến tranh du kích hơn là răn đe hạt nhân, ném bom chiến lược hay thậm chí là các đòn tấn công chính xác quy mô lớn vốn được giới hoạch định chính sách Mỹ ưa thích – tất cả đều nhấn mạnh đến yếu tố tác chiến nhanh. Thay vào đó, kỷ nguyên tên lửa hiện đại được định nghĩa là việc sử dụng số lượng vũ khí nhỏ hơn so với các chiến dịch ném bom trong lịch sử, nhưng thời gian kéo dài hơn.

1719115761049.png

Tên lửa chống tàu của Iran

Tên lửa là công cụ bất đối xứng hiệu quả trước hết là do loại vũ khí này gây ra những tổn thất thường trực. Một số Nhà nước và lực lượng phiến quân giờ đây có đủ năng lực để phát động tấn công tên lửa ở cấp độ thường xuyên, liên tục mà trước đây họ không thể làm được, phóng hàng trăm quả thay vì chỉ với số lượng đếm trên đầu ngón tay. Các cuộc tấn công kiểu này không dẫn đến cú sốc hàng loạt, hay một cú đánh mang tính hủy diệt. Nhưng chúng lại có thể gây ra cái chết cho hàng nghìn người, được phóng đi từ khoảng cách hàng trăm kilomet, kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm. So với drone, tên lửa mang được đầu đạn nặng hơn với tầm bắn xa hơn và khó bị đánh chặn một khi đối phương phát hiện ra.

Chống đỡ nguy cơ tên lửa mới này là phần việc khó khăn. Huy động tàu chiến hải quân, cung ứng vũ khí đánh chặn tên lửa, cũng như tấn công tiêu diệt các cụm và bệ phóng tên lửa không hề rẻ. Thực tế này được chứng minh rõ nét qua sứ mệnh hiện nay của Washington trên Biển Đỏ. Nhưng đó cũng không phải là nhiệm vụ bất khả thi. Các bộ cảm biến cùng vũ khí hiện đại có thể giúp quân đội các nước dễ dàng hơn trong việc tiêu diệt tên lửa đối phương trước khi chúng được phóng. Các hệ thống phòng thủ như vũ khí năng lượng định hướng (DEW) hay pháo cao tốc có thể giúp giảm chi phí đánh chặn. Những công nghệ này có thể khiến việc sử dụng tên lửa mất đi sức hút với đối phương.

Điều mà các nước không dễ xử lý chính là chi phí của việc duy trì liên tục các chiến dịch phòng thủ. Đó là tổng chi phí không chỉ được tính bằng tiền, nhân lực, vật lực mà cả mức độ tập trung. Duy trì một trạng thái báo động cao thường trực làm bào mòn khả năng chiến đấu của một quân đội. Thật không may, xử lý triệt để thách thức này gần như là điều không thể. Nếu muốn duy trì vai trò người bảo trợ an ninh quốc tế trong kỷ nguyên tên lửa ngày nay, Mỹ phải chấp nhận mức chi phí gia tăng này.

1719115823803.png

Tên lửa của Hezbolla

Giới chức quốc phòng cần thừa nhận điều này theo hướng ứng phó thay vì tung đòn đánh chặn trực diện, vì không có bất kỳ viên đạn bạc nào có thể giúp xử lý thách thức do tên lửa gây ra. Ở cấp độ tối thiểu, Washington sẽ cần tăng số lượng nhân lực đặc trách sứ mệnh phòng thủ đường không. Lầu Năm góc cần kết hợp bước đi này với việc thúc đẩy hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin phòng thủ đường không với đồng minh và đối tác ở cấp độ hệ thống. Mục đích cuối cùng là đạt được khả năng tương tác thay vì chỉ là điều phối.

Thực hiện những bước đi này sẽ đóng vai trò ngày một quan trọng, khi mà kỷ nguyên tên lửa hiện vượt khỏi Ukraine hay Trung Đông. Phổ biến tên lửa toàn cầu ngày nay chủ yếu tập trung vào Iran và Triều Tiên. Nhưng nó chắc chắn sẽ lan rộng hơn trong bối cảnh các hoạt động không gian thương mại đang góp phần phổ biến khả năng tiếp cận các công nghệ tên lửa nền tảng. Các Nhà nước và các nhân tố phi nhà nước đều ngày một thừa nhận sức mạnh đe nẹt mà kho tên lửa này tạo ra. Một số nước như Afghanistan, Libya và Myanmar đều là những địa điểm mới tiềm tàng cho phổ biến tên lửa. Mỹ cùng các đồng minh, đối tác phải hiểu rằng kỷ nguyên tên lửa hiện đại, với khả năng gây tổn thất lớn và tạo ra những thực tế không mấy dễ chịu, sẽ còn tiếp tục.

1719115890084.png

Tên lửa của Triều Tiên
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,852 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Kim Jong Un đưa mối quan hệ với Putin - và có thể cả chương trình hạt nhân của ông ta - lên một tầm cao mới

Một hiệp ước giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên và Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể làm xáo trộn cán cân quyền lực ở Đông Á và khiến việc ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng càng trở nên khó khăn hơn.

Vladimir Putin và Kim Jong Un đang đưa mối quan hệ của họ lên một tầm cao mới – một mối quan hệ có ý nghĩa an ninh vượt xa hai quốc gia của họ.

1719137527290.png


Hôm thứ Tư, trong chuyến thăm hiếm hoi tới Triều Tiên của Tổng thống Nga, hai nhà lãnh đạo đã ký một thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện, trong đó có cam kết “hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp xảy ra xâm lược”.

Hiệp ước này được đưa ra khi Putin đang tìm kiếm sự hỗ trợ lớn hơn từ Triều Tiên trong cuộc chiến chống Ukraine , có khả năng làm xáo trộn cán cân quyền lực ở Đông Á, củng cố mối quan hệ an ninh ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản , và đặt ra những câu hỏi hóc búa cho Trung Quốc .

Hiệp ước này cũng khiến việc ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Triều Tiên trở nên khó khăn hơn, bao gồm cả tên lửa đạn đạo có khả năng vươn tới lục địa Mỹ.

Thỏa thuận này yêu cầu cả Nga và Triều Tiên cung cấp hỗ trợ quân sự ngay lập tức nếu quốc gia kia là đối tượng của sự xâm lược vũ trang, về cơ bản là làm sống lại thỏa thuận phòng thủ chung năm 1961 đã được thay thế bằng một thỏa thuận yếu hơn nhiều vào năm 2000.

1719137552487.png


Victor Cha , phó chủ tịch cấp cao phụ trách châu Á và Triều Tiên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một tổ chức tư vấn ở Washington, cho biết: “Đây chắc chắn là lần gần gũi nhất kể từ Chiến tranh Lạnh”. “Cả hai đều tuyên bố rằng an ninh của họ được kết hợp với nhau.”

Ông Putin cũng cho biết Nga không loại trừ việc phát triển hợp tác quân sự và kỹ thuật với Triều Tiên theo thỏa thuận này.

Các quan chức Mỹ nói với NBC News rằng để đổi lấy sự hỗ trợ quân sự ở Ukraine, Nga có thể cung cấp cho Triều Tiên công nghệ cần thiết để tránh hệ thống phòng thủ tên lửa hoặc phóng tên lửa hạt nhân từ tàu ngầm.

Hoa Kỳ và các đồng minh lên án chuyến thăm Triều Tiên của Putin, người tiếp tục chuyến công du hôm thứ Năm tới Việt Nam.

Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ nói với NBC News hôm thứ Tư: “Điều này sẽ gây lo ngại cho bất kỳ quốc gia nào quan tâm đến việc duy trì hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên, tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và ủng hộ người dân Ukraine”.

1719137580546.png


Hàn Quốc và Nhật Bản cũng bày tỏ lo ngại về tác động của hợp tác kỹ thuật-quân sự như vậy đối với an ninh khu vực. Phản ứng của họ trước mối quan hệ Nga-Triều ngày càng sâu sắc cũng có thể có tác động bên ngoài khu vực: Hôm thứ Năm, văn phòng tổng thống Hàn Quốc cho biết họ đang xem xét thay đổi chính sách cho phép cung cấp viện trợ quân sự sát thương cho Ukraine.

Thỏa thuận giữa Nga và Triều Tiên nói rằng nếu một trong hai nước bị xâm lược hoặc bị đẩy vào tình trạng chiến tranh, nước kia phải triển khai “tất cả các phương tiện theo ý mình ngay lập tức” để cung cấp “hỗ trợ quân sự và các hỗ trợ khác”, làm tăng khả năng Mỹ sẽ tấn công Triều Tiên có thể khiến Nga đáp trả.

Nhưng ý nghĩa chính xác của ngôn ngữ này vẫn chưa rõ ràng, Cha nói.

Ông nói: “Tôi nghĩ điều thực sự có ý nghĩa lúc này là hỗ trợ vật chất, vì Triều Tiên hiện đang cung cấp cho Nga và rất có thể Nga cũng đang cung cấp cho Triều Tiên, dưới dạng công nghệ quân sự”.

Ông nói, về việc liệu hai nước có thực sự gây chiến với nhau hay không, điều đó khó có thể nói trước được và “sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh”.

1719137648910.png


John Delury, chuyên gia về Trung Quốc và Triều Tiên tại Đại học Yonsei ở Seoul, cho biết ngay lập tức hơn, chuyến thăm của Putin tới Bình Nhưỡng cũng nhấn mạnh sự thất bại của các nỗ lực quốc tế nhằm ngăn chặn những tiến bộ hạt nhân của Triều Tiên.

Ông nói: “Hoa Kỳ và chính quyền Biden cần phải chấp nhận thực tế là chính sách đối với Triều Tiên không hiệu quả và đã không hiệu quả trong một thời gian dài”.

Delury tiếp tục: “Rõ ràng, chúng tôi biết các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đang tiến triển nhảy vọt bất chấp mọi lệnh trừng phạt”. “Và bây giờ bạn đang chứng kiến Triều Tiên thực hiện những động thái chiến lược này”.

...............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,852 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Nga, được cho là có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, đã hợp tác trong nhiều thập kỷ với Mỹ, Trung Quốc và các nước khác nhằm ngăn cản Triều Tiên đạt được mục tiêu trở thành một quốc gia có vũ khí hạt nhân chính thức, tham gia vào liên minh sáu bên. đàm phán vào những năm 2000 và ủng hộ chế độ Triều Tiên bắt đầu từ năm 1948.

1719137805554.png


Tính toán của họ đã thay đổi cách đây hai năm khi cuộc chiến bắt đầu ở Ukraine, khiến kho vũ khí của Moscow cạn kiệt.

Cha nói: “Putin cần đạn dược từ nơi khác và nơi duy nhất trên thế giới cung cấp cho ông ấy là Triều Tiên”.

Mỹ lần đầu tiên cáo buộc Triều Tiên cung cấp đạn pháo cho Nga vào cuối năm 2022. Dòng vũ khí dường như chỉ tăng tốc kể từ đó, khi một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao cho biết trong tuần này rằng Bình Nhưỡng đã vận chuyển trái phép hàng chục tên lửa đạn đạo và hơn 11.000 container vũ khí hạt nhân. đạn dược tới Moscow trong những tháng gần đây.

Triều Tiên và Nga phủ nhận việc chuyển vũ khí để sử dụng ở Ukraine, điều này sẽ vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mà Nga đã ủng hộ trong quá khứ.

Mối quan hệ của họ đã có một bước tiến lớn vào tháng 9 năm ngoái khi ông Kim đến thăm vùng viễn đông của Nga , nơi ông đi thăm sân bay vũ trụ của Nga và ông Putin gợi ý rằng Nga có thể giúp Triều Tiên chế tạo vệ tinh.

1719137834681.png


Vào tháng 3, Nga đã ngăn chặn việc tiếp tục giám sát các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên bằng quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an, điều này có thể giúp Triều Tiên thúc đẩy chương trình vũ khí hạt nhân.

Mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Nga và Triều Tiên lên đến đỉnh điểm hôm thứ Tư với chuyến thăm của ông Putin tới Bình Nhưỡng, nơi ông được chào đón bằng một buổi lễ hoành tráng và đám đông cổ vũ.

Hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi quà tặng. Ông Kim đã nhận được chiếc limousine Aurus thứ hai do Nga sản xuất - cả hai đều vi phạm lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an cấm chuyển các mặt hàng xa xỉ sang Triều Tiên - cùng với bộ ấm trà và một con dao găm của sĩ quan hải quân. Ngoài tác phẩm nghệ thuật mô tả nhà lãnh đạo Nga, ông Kim còn tặng Putin hai con chó săn Pungsan , một giống chó quý hiếm có nguồn gốc từ Triều Tiên.

Hai nhà lãnh đạo cho biết họ đang hỗ trợ lẫn nhau trước các biện pháp trừng phạt có động cơ chính trị nhằm duy trì quyền bá chủ của phương Tây.

1719137890942.png


Cha cho biết , Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên và cũng đang ngày càng thân thiết hơn với Nga , đã im lặng trước chuyến thăm Triều Tiên của Putin, khiến nước này rơi vào “tình thế khó khăn”.

Bắc Kinh ít bị tẩy chay hơn Bình Nhưỡng và Moscow, và khó có thể mạo hiểm mối quan hệ của mình với các khu vực khác trên thế giới để hợp lực hoàn toàn với Kim và Putin.

“Họ quan tâm đến những gì châu Âu nghĩ,” Cha nói, “và người Triều Tiên và Nga cùng nhau chống lại châu Âu” ở Ukraine.

Putin tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi khác hôm thứ Năm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam, quốc gia cố gắng giữ thái độ trung lập trong chính sách đối ngoại và kiềm chế không lên án việc Nga xâm lược Ukraine. Hoa Kỳ, nước đã nâng cấp mối quan hệ với Việt Nam vào tháng 9 năm ngoái, đã trách cứ Việt Nam về chuyến thăm.

1719138043102.png


Cha cho biết, chuyến công du châu Á tới hai quốc gia là một động lực cho Putin khi ông thấy mình không bị cô lập trên trường quốc tế.

Ông nói: “Putin đang định hình môi trường và đối thoại ở châu Âu, Đông Á và sau Việt Nam, ông ấy sẽ định hình nó ở Đông Nam Á”.

“Ông ấy thực sự thích điều này và đối với ông ấy, điều đó cho thấy Nga đã quay trở lại”.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,852 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Những thách thức đối với Ukraine khí nhận F-16

Ukraine chuẩn bị nhận máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất trong vòng vài tháng tới, một bản nâng cấp mà Kiev và các đồng minh phương Tây hy vọng sẽ giúp tạo sân chơi bình đẳng với lực lượng không quân đáng gờm của Nga. Nhưng F-16 sẽ chỉ có tác động có ý nghĩa đến cuộc chiến ở Ukraine nếu Kiev và các đối tác có thể xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng hậu cần và hỗ trợ rộng rãi cần thiết để duy trì hoạt động của các máy bay chiến đấu đẳng cấp thế giới này.

F-16 là gì và khả năng độc đáo của nó là gì?

F-16 Fighting Falcon (còn được gọi là “Viper”) là bản nâng cấp lớn từ các máy bay chiến đấu thời Liên Xô mà Ukraine hiện đang sử dụng. Được sản xuất bởi nhà sản xuất Lockheed Martin của Mỹ, F-16 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, chỉ đứng sau các máy bay chiến đấu tàng hình hiện đại như F-35 Lighting và F-22 Raptor một thế hệ.

1719140762196.png


Tùy thuộc vào mẫu và các nâng cấp của nó, F-16 có thể thực hiện nhiều vai trò, bao gồm cả nhiệm vụ không đối không và không đối đất. Trong buồng lái, giao diện người-máy của nó được thiết kế để cho phép phi công đưa ra quyết định nhanh chóng, trong khi radar và đạn dược tương đối tiên tiến của nó cho phép phi công tấn công mục tiêu ở khoảng cách khoảng 100 km (62 dặm).

F-16 sẽ bổ sung thêm một lớp phòng thủ cho hệ thống pháo phòng không hiện tại của Ukraine. Ukraine có thể sẽ sử dụng F-16 của mình để đánh chặn tên lửa hành trình của Nga và các tên lửa đất đối không kém tiên tiến khác. Là máy bay chiến đấu đa chức năng, F-16 cũng có thể hỗ trợ trên không cho các hoạt động trên mặt đất của Ukraine, giúp ngăn chặn Nga giành quyền kiểm soát các không phận bổ sung và giúp ngăn chặn máy bay Nga tiến hành các hoạt động hỗ trợ trên không dọc theo tiền tuyến.

1719140847199.png


Ngoài ra, các loại vũ khí khác nhau của F-16—bao gồm tên lửa chống bức xạ, tốc độ cao AGM-88, tên lửa không đối không AIM-120 theo dõi tự động, bom đường kính nhỏ và vũ khí tầm xa (tên lửa hành trình Storm Shadow)— và sự tích hợp của nó trong các hệ thống phòng không cục bộ sẽ giúp Ukraine liên kết chặt chẽ hơn về mặt quân sự với các đối tác phương Tây.

Ukraine sẽ nhận được bao nhiêu chiếc F-16 và khi nào?

Ukraine bắt đầu yêu cầu F-16 ngay sau cuộc xâm lược của Nga vào tháng 2 năm 2022, nhưng phải đến mùa hè năm ngoái, Hoa Kỳ mới chấp thuận chuyển giao bên thứ ba từ Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan và Na Uy. Như hiện tại, các quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) này đã hứa sẽ cung cấp nhiều phi đội máy bay chiến đấu này (tổng cộng khoảng 60 máy bay) cho Ukraine. Những chiếc F-16 đầu tiên được cho là sẽ được giao vào đầu tháng 6, cùng thời điểm các phi công Ukraine sẽ bắt đầu tốt nghiệp khóa đào tạo về cách lái máy bay.

Hiện tại, phi đội máy bay chiến đấu cũ kỹ của Ukraine bao gồm vài chục chiếc MiG-29 và Su-27 thời Liên Xô. Ngược lại, Nga sử dụng Su-35 có khả năng tốt hơn, mang lại cho họ lợi thế về công nghệ trước Ukraine trong bất kỳ cuộc chiến không đối không nào.

Cần những gì để đào tạo phi công F-16 và phi hành đoàn hỗ trợ của Ukraine?

Phi đội số 162 của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Không quân Arizona , ở Tucson, điều hành đơn vị huấn luyện nước ngoài của Hoa Kỳ dành cho phi công F-16, và một số phi công Ukraine đang được hướng dẫn về F-16 ở đó. Việc đào tạo một phi công F-16 mới mất tới 9 tháng và gần 90 giờ bay, tùy thuộc vào trình độ của phi công. Khóa học được chia thành các khối học thuật, mô phỏng và các sự kiện bay trực tiếp, với sự tiến bộ của phi công dựa trên kinh nghiệm trước đây và kỹ năng tiếng Anh của họ. Trong khóa học chuyên sâu, các phi công Ukraine được huấn luyện về nguyên tắc chiến đấu không đối không và không đối đất, đỉnh cao là “sát hạch” xác nhận trình độ kỹ năng và khả năng xử lý bất kỳ quy trình khẩn cấp nào của họ. Các phi công sẽ được đào tạo sâu hơn tại các trung tâm ở Romania và Đan Mạch, nơi cung cấp các khóa học tương tự như các khóa học do Hoa Kỳ giảng dạy, nhưng có thêm hướng dẫn về các nguyên tắc bay cơ bản dành riêng cho NATO.

1719141063701.png


Quá trình học lái máy bay F-16 có thể khá dốc, ngay cả đối với những phi công có kinh nghiệm. F-16 là một loại máy bay cực kỳ có khả năng, khả năng cơ động cao với nhiều khả năng tiên tiến. Các phi công mới làm quen với F-16 có thể gặp khó khăn trong việc thành thạo các kỹ năng đa dạng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của máy bay phản lực. Khi Ukraine bổ sung F-16 vào đội bay của mình, nước này nên xem xét cẩn thận trình độ của những người điều khiển và cách họ được sử dụng. Nếu không có sự kết hợp phù hợp giữa huấn luyện, thể hiện trình độ và sự hội nhập vào cấu trúc sức mạnh không quân lớn hơn, việc đưa F-16 vào sử dụng sẽ không mang lại tác dụng như mong muốn của Ukraine đối với cuộc xung đột.

..............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,852 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Cần có cơ sở hạ tầng quân sự nào khác để vận hành máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư này?

Một yếu tố đôi khi bị bỏ qua trong các cuộc thảo luận công khai về viện trợ quân sự cho Ukraine , đặc biệt liên quan đến các phương tiện có độ phức tạp cao như F-16, là vai trò quan trọng của nhiều người trên mặt đất để giữ cho các máy bay này và hệ thống vũ khí của chúng hoạt động an toàn và thành công trong môi trường chiến đấu cường độ cao.

1719141206182.png


Ví dụ, đối với mỗi phi công F-16, có một đội ngũ nhân viên hỗ trợ bảo trì và hậu cần đáng kể đi cùng mỗi chiếc máy bay để giữ cho nó có khả năng bay. Một gói điển hình gồm 12 máy bay cần gần 250 người bảo trì để duy trì hoạt động. Những người này bao gồm các chuyên gia cơ khí và khung máy bay, trưởng phi hành đoàn, người nạp đạn dược và hỗ trợ cuộc sống của phi hành đoàn. Để tạo ra các gói mục tiêu và sứ mệnh, cần có một đội ngũ mạnh mẽ gồm các nhà phân tích tình báo và chuyên gia về mục tiêu để đảm bảo hoạt động thành công. Trong khi đó, nhân viên cấp cứu tại chỗ, bao gồm lính cứu hỏa và y tế, là cần thiết để đảm bảo các hoạt động trên mặt đất được an toàn. Ukraine cũng sẽ cần xem xét việc bố trí các hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không đáng gờm gần các địa điểm hoạt động của F-16. Vì lý do mang tính biểu tượng và hoạt động, Nga có thể sẽ quan tâm đến việc tấn công bất kỳ chiếc F-16 nào đậu trên mặt đất trong thời gian dài.

Nhóm Liên hệ Quốc phòng Ukraine (UDCG)—một tập đoàn gồm các nhà lãnh đạo quốc phòng và quân sự từ khoảng 50 quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ—sẽ nhằm mục đích đảm bảo Ukraine không chỉ có một phi đội máy bay chiến đấu có khả năng bay mà còn cả nhân sự, thiết bị hỗ trợ cần thiết và và phụ tùng thay thế. Nếu không có điều này, máy bay F-16 của Ukraine có thể bị ngừng hoạt động trong vòng vài tháng. May mắn cho Kyiv là nhiều đối tác và đồng minh của NATO có thể cung cấp các thiết bị và đạn dược quan trọng để duy trì hoạt động của F-16. Nguồn cung cấp ổn định hoặc lượng lớn vũ khí không đối không và không đối đất sẽ rất quan trọng.

1719141277459.png


Các chỉ huy Ukraine lên kế hoạch cho hoạt động của F-16 sẽ lo ngại về mối đe dọa từ các mảnh vỡ trên đường băng. Vì F-16 chỉ có một động cơ—trái ngược với MiG-29 và Su-27 có hai động cơ—chúng đặc biệt dễ bị hư hại do đường băng bị hư hỏng hay lồi lõm. Việc vận hành F-16 từ các sân bay như vậy sẽ phải là một phần trong tính toán rủi ro được các nhà khai thác F-16 xem xét. F-16 không được thiết kế để hoạt động trên các đường băng bị hư hỏng hoặc dã chiến, nhưng nếu có thì cần phải quét cẩn thận các đường băng và bề mặt không bằng phẳng.

F-16 có phải là kẻ thay đổi cuộc chơi không?

Ukraine càng sở hữu nhiều F-16 thì khả năng các chỉ huy có thể sử dụng những máy bay này trong các nhiệm vụ có tác động mạnh hơn chống lại lực lượng Nga càng cao. Tùy thuộc vào diễn biến của cuộc xung đột, F-16 có thể có tác động ngay lập tức và lâu dài đến hoạt động sử dụng tài sản trên không của Nga ở Ukraine, có thể bằng cách làm gián đoạn hoạt động của máy bay chiến đấu và máy bay tấn công Nga gần mặt trận. Điều này sẽ làm phức tạp thêm bất kỳ hình thức hỗ trợ trên không nào cho các cuộc tấn công trên bộ trong tương lai.

1719141399083.png


Nhưng nhiều F-16 hơn cho Ukraine đồng nghĩa với việc nước này sẽ cần nhiều phụ tùng thay thế hơn, nhiều đào tạo hơn, nhiều đạn dược hơn và nhiều cơ sở hạ tầng hơn - tất cả những điều này đều đòi hỏi thêm thời gian và nguồn lực quý giá. Cơ sở hạ tầng cho các hệ thống vũ khí phức tạp phải mất nhiều năm để phát triển và gắn kết, điều này khó có thể được bất kỳ bộ chỉ huy nào thiết lập trong bối cảnh xung đột đang diễn ra, nhưng sẽ đặc biệt thách thức đối với một quốc gia đang tham gia một cuộc chiến quy mô lớn chống lại một trong những quân đội lớn nhất thế giới. Do đó, tác động mà máy bay F-16 của Ukraine gây ra đối với cuộc chiến nên được đo lường theo năm chứ không phải theo tháng . Nhưng việc có một máy bay chiến đấu của phương Tây trong hạm đội của mình chắc chắn sẽ giúp Ukraine trở thành một mối đe dọa trên không khả thi hơn về lâu dài.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,852 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tiêm kích JF-17 của Pakistan gặp tai nạn thứ 5

Ngày 5 tháng 6 năm 2024, một máy bay chiến đấu JF-17 Thunder Block 2 đã bị rơi ở quận Jhang của bang Punjab, Pakistan. Mạng xã hội tràn ngập những đồn đoán và video nhưng không có tuyên bố chính thức nào từ Islamabad. Các phương tiện truyền thông chính thống của Pakistan và Lực lượng Không quân đã giữ im lặng về vụ việc cho đến ngày 11/6. Martin-Baker, công ty sản xuất ghế phóng, xác nhận vụ tai nạn trên chiếc X.

1719194358810.png


“Vào thứ Tư, ngày 5 tháng 6, một chiếc máy bay JF-17 Block 2 của Không quân Pakistan đã bị rơi gần quận Jhang. Phi công đã phóng ra thành công bằng Ghế Martin-Baker PK16LE”, bài đăng của Martin-Baker cho biết.

Máy bay chiến đấu JF-17 là máy bay chiến đấu một động cơ, hạng nhẹ, đa chức năng. Nó được phát triển bởi Tổ hợp Hàng không Pakistan và Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô của Trung Quốc. Máy bay phản lực chủ yếu được chế tạo ở Pakistan [58%] và một phần ở Trung Quốc [42%). Đây là máy bay chủ chốt của Không quân Pakistan [PAF].

Được thiết kế để thay thế các máy bay phản lực cũ của Pháp và Trung Quốc trong phi đội của PAF, như A-5C, F-7P/PG, Mirage III và Mirage V, JF-17 hiện có khoảng 150 chiếc đang hoạt động. Tuy nhiên, nhiều máy bay phản lực trong số này hiện không hoạt động, theo báo cáo của Sputnik Ấn Độ.

Dữ liệu từ Mạng lưới An toàn Hàng không của Tổ chức An toàn Chuyến bay cho thấy đây là vụ tai nạn thứ năm được xác nhận của máy bay chiến đấu Trung Quốc-Pakistan trong lịch sử phục vụ 13 năm của chúng. Ngược lại, đối tác của JF-17, Máy bay chiến đấu hạng nhẹ [LCA] Tejas của Ấn Độ, chỉ gặp một vụ tai nạn trong gần 8 năm phục vụ.

1719194494894.png


Việc sử dụng động cơ RD-93 của Trung Quốc trên máy bay chiến đấu JF-17 đang gây ra vấn đề nghiêm trọng cho Lực lượng Không quân Pakistan [PAF]. Theo một bài báo trên tờ SP's Aviation từ năm 2023, 40 máy bay chiến đấu JF-17 Block 1 và 2 đã bị cấm bay và được coi là không đủ khả năng bay. Nhiều động cơ phát triển các vết nứt ở cánh dẫn hướng, vòi xả và bộ ổn định ngọn lửa. Một số nguồn tin cho biết ngay cả Lực lượng Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc [PLAAF] cũng không sử dụng JF-17 do những vấn đề này.

Vào năm 2021, Thống chế Không quân đã nghỉ hưu Anil Chopra đã chỉ ra rằng động cơ JF-17 không tốt bằng động cơ LCA Tejas của Ấn Độ. Vì điều này, Không quân Pakistan [PAF] và Tập đoàn Xuất nhập khẩu Công nghệ Hàng không Quốc gia Trung Quốc [CATIC] đang xem xét mua động cơ RD-93 của Trung Quốc trực tiếp từ Moscow. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này không hề dễ dàng. JF-17 Thunder sử dụng động cơ RD-93 do công ty Klimov của Nga sản xuất. Động cơ này cần được thay thế bởi nhà sản xuất ban đầu sau một số giờ bay nhất định.

Việc bảo trì đã trở nên khó khăn hơn do các lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt từ phương Tây đối với nhà cung cấp thiết bị gốc, Công ty Cổ phần Rosoboronexport, kể từ cuộc xung đột Nga-Ukraine. Kể từ năm 2018, công ty do nhà nước kiểm soát này đã xử lý mọi hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị quân sự, công nghệ và hàng hóa đa dụng ở Nga.

1719194578746.png


Những biện pháp trừng phạt này khiến bất kỳ sự hợp tác quân sự nào giữa Pakistan và Nga trở nên rất khó khăn. Pakistan hiện đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế và mối đe dọa từ các lệnh trừng phạt của Mỹ. Vì những lệnh trừng phạt này, giao dịch của Nga không thể sử dụng đô la Mỹ. Điều này khiến các khoản thanh toán ngân hàng và chính phủ trở nên khó khăn hơn, đồng thời làm tăng chi phí bảo trì cho Không quân Pakistan do đồng tiền sụt giảm nhanh chóng.

Theo phân tích của phi đội trưởng IAF DK Pandey, máy bay chiến đấu JF-17 phải đối mặt với các vấn đề về độ tin cậy trong vai trò phòng không. Liên kết dữ liệu Link-17 của nó có tốc độ truyền dữ liệu hạn chế và không thể tích hợp với hệ thống Link-16 được sử dụng bởi F-16 của Pakistan.

Hơn nữa, máy bay phản lực này thiếu khả năng ngoài tầm nhìn [BVR] mạnh mẽ và Radar đánh chặn trên không của nó có vấn đề về độ chính xác. Trong Chiến dịch Swift Retort vào ngày 27 tháng 2 năm 2019, JF-17 hoạt động kém hiệu quả do bị phi công Ấn Độ gây nhiễu hiệu quả, dẫn đến không có quả bom Bộ mở rộng phạm vi [REK] nào của PAF đánh trúng mục tiêu của chúng.

Nhìn chung, JF-17 có một số vấn đề lớn như thời gian bay ngắn, nhắm mục tiêu không chính xác, radar không đáng tin cậy, khả năng mang theo hạn chế, vấn đề bảo trì, máy tính chính không đáng tin cậy và lỗi thiết bị thường xuyên.

................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,852 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Điều thú vị là Pakistan đã bán thành công máy bay chiến đấu JF-17 của mình cho các nước như Nigeria và Myanmar. Các báo cáo cho thấy các thỏa thuận cũng đã được thực hiện với Azerbaijan và Iraq.

1719195056716.png

JF-17 của Nigeria

Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc [AVIC] tuyên bố: “JF-17 được chế tạo để đáp ứng yêu cầu của khách hàng quốc tế và thị trường toàn cầu”. Điều này cho thấy những chiếc máy bay phản lực này được thiết kế dành cho những khách hàng quốc tế đang tìm kiếm một máy bay chiến đấu một động cơ, đa chức năng, nhẹ, giá cả phải chăng. JF-17 nhằm mục đích trở thành một lựa chọn thân thiện với ngân sách hơn là một máy bay hàng đầu.

Tuy nhiên, các vấn đề đã xuất hiện. Theo Irrawaddy Times, Myanmar, quốc gia đầu tiên sau Pakistan mua JF-17, đã phải cho ngừng hoạt động phi đội của mình do trục trặc kỹ thuật. Các nhà phân tích và cựu phi công của Lực lượng Không quân Myanmar báo cáo rằng các máy bay có “vết nứt về cấu trúc và các vấn đề kỹ thuật khác”. Họ nói: “Chiếc máy bay dùng cho các nhiệm vụ đánh chặn, tấn công mặt đất và ném bom đã được chứng minh là không phù hợp để phục vụ và quân đội Myanmar không thể khắc phục những vấn đề này”.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh một vấn đề lớn với hệ thống điện tử hàng không của JF-17 là radar AI KLJ-7 do Trung Quốc sản xuất. Radar này nổi tiếng là không chính xác và khó bảo trì. Ngoài ra, máy bay còn thiếu tên lửa ngoài tầm nhìn [BVR] mạnh mẽ và radar đánh chặn trên không đáng tin cậy. Tệ hơn nữa, các vấn đề với Máy tính Quản lý Nhiệm vụ Vũ khí đã làm giảm hiệu quả của tên lửa không đối không BVR trong quá trình huấn luyện. Một cựu phi công của Lực lượng Không quân Myanmar lưu ý: “Khung máy bay cũng dễ bị hư hỏng, đặc biệt là ở đầu cánh và các điểm cứng khi chịu lực hấp dẫn mạnh”.

Myanmar đã đồng ý mua 16 máy bay phản lực JF-17 từ Trung Quốc vào năm 2016, với mỗi chiếc có giá khoảng 25 triệu USD. Sáu chiếc máy bay đầu tiên đã được giao vào năm 2018, nhưng không rõ điều gì đã xảy ra với mười chiếc còn lại. Bốn máy bay phản lực gia nhập Không quân Myanmar vào tháng 12 năm 2018 và hai chiếc nữa vào tháng 12 năm 2019. Mặc dù vậy, gần 5 năm rưỡi sau, những chiếc JF-17 của Myanmar vẫn không bay.

Năm 2016, Nigeria trở thành quốc gia thứ hai mua loại máy bay này khi đặt mua 3 chiếc. Những chiếc máy bay này gia nhập Lực lượng Không quân Nigeria vào năm 2021. Chúng chủ yếu được sử dụng trong các hoạt động chống khủng bố chống lại các nhóm như Boko Haram và Nhà nước Hồi giáo ở đông bắc Nigeria.

1719195177019.png

JF-17 của Nigeria

Trong khi hy vọng về các đơn đặt hàng mới khá cao, Không quân Nigeria đã ký thỏa thuận với công ty Leonardo của Ý để mua 24 máy bay M-346FA. Những chiếc máy bay này sẽ được chia thành bốn lô, lô đầu tiên dự kiến sẽ xuất hiện vào cuối năm nay.

Ban đầu được thiết kế như những chiếc máy bay huấn luyện phản lực hai chỗ ngồi, những chiếc M-346FA đã được điều chỉnh cho phù hợp với vai trò chiến đấu. Việc mua bao gồm gói hỗ trợ hậu cần 25 năm để đảm bảo chúng vẫn hoạt động. Không giống như các vấn đề với JF-17 ở Myanmar, những chiếc máy bay này có thành tích vững chắc ở Ý, Israel, Qatar, Ba Lan và Singapore.

1719195291228.png

M-346FA của công ty Leonardo

Tuy nhiên, bất chấp mọi lời chỉ trích, PAF vẫn tự tin vào khả năng của máy bay chiến đấu của mình. Phiên bản mới nhất, JF-17 Block 3, ra mắt tại Triển lãm hàng không Dubai vào tháng 11 năm 2023. PAF ca ngợi máy bay chiến đấu này trong tuyên bố: “Máy bay chiến đấu JF-17 Thunder Block 3 đại diện cho công nghệ tác chiến trên không hiện đại. Với hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, vũ khí tốt hơn và hệ thống tác chiến điện tử được cải tiến, JF-17 Block 3 vượt trội về khả năng cơ động, tầm bắn và khả năng chiến đấu. Sự hiện diện của nó tại Triển lãm hàng không Dubai cho thấy sự tin tưởng của PAF đối với chiếc máy bay phản lực nội địa này, nhấn mạnh cam kết của Pakistan về khả năng tự lực trong phòng thủ.”

JF-17 Block 3, được coi là máy bay chiến đấu “thế hệ thứ tư cộng” , gia nhập Lực lượng Không quân Pakistan vào tháng 11 năm 2023. Phiên bản này mang lại khả năng cơ động tốt hơn, tầm bắn xa hơn và khả năng chiến đấu được cải thiện, như đã đề cập trước đó. Block 3 cũng có tính năng tàng hình tốt hơn nhờ có nhiều vật liệu tổng hợp và hệ thống điện tử tiên tiến hơn, đồng thời đi kèm với radar quét mảng điện tử chủ động [AESA].

1719195330152.png


Radar KLJ-7A là radar điều khiển hỏa lực 3D trên không băng tần X [FCR] do Viện Nghiên cứu Công nghệ Điện tử Nam Kinh [NRIET] chế tạo. Phiên bản cũ hơn của nó, KLJ-7 V2, được sử dụng trong mẫu Block 2, có thể phát hiện các máy bay có tiết diện radar 3 mét ở khoảng cách lên tới 150 km. Phiên bản mới có khả năng nhắm mục tiêu đa mục tiêu tốt hơn, chống nhiễu, dễ bảo trì hơn và có tầm bắn xa hơn. Đến cuối năm 2024-2025, Pakistan có kế hoạch trang bị 50 radar Khối 3 tiên tiến này, giúp cải thiện đáng kể khả năng phòng thủ của họ.

Vào năm 2021, tờ Global Times của nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng máy bay chiến đấu JF-17 sẽ nhận được tên lửa chiến đấu không đối không mới nhất của Trung Quốc, PL-10. Đây chính là tên lửa được sử dụng trên máy bay chiến đấu J-20 tiên tiến của họ. Một chuyên gia quân sự từ Bắc Kinh nói với Global Times: “Với PL-10, JF-17 Block 3 sẽ có khả năng không chiến tuyệt vời và thậm chí có thể vượt trội hơn các máy bay địch hạng nặng hơn trong phòng không nội địa”.

Chuyên gia quốc phòng Ấn Độ Abhijit Mitra từ Viện Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột ở New Delhi thường ca ngợi JF-17. Phát biểu trên kênh YouTube nổi tiếng 'The Jaipur Dialogues', ông ấy nói rằng JF-17 Block 1 thậm chí còn tốt hơn Tejas MK 3. Ngoài ra, trên một kênh YouTube khác có tên 'Abhinav Prakash', anh ấy đã đề cập rằng JF-17 có chi phí thấp cho phép Không quân Pakistan triển khai nhiều chiếc trong trận chiến, có thể áp đảo Rafale của Ấn Độ với số lượng tuyệt đối.

Mitra cũng nhấn mạnh những lợi ích của JF-17, bao gồm khả năng tích hợp vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc và một loạt vũ khí đã được chứng minh. Ông cũng lưu ý rằng việc nâng cấp máy bay là “chắc chắn và đã được chứng minh”.

1719195475029.png

JF-17 Block 3
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,852 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cơ hội của F-16 và Su-30SM trong cuộc đối đầu tại Ukraine

Trong một thời gian dài, chính phủ Kyiv, do Tổng thống Zelensky đứng đầu, đã yêu cầu các máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ từ các đồng minh phương Tây. Liên minh phương Tây đã đáp lại lời kêu gọi, hứa sẽ cung cấp những chiếc máy bay này.

Những cam kết này được công khai vào mùa hè năm 2023, khi Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan và Na Uy cam kết cung cấp máy bay chiến đấu F-16 từ không quân của họ. Ngoài ra, các quốc gia liên minh khác, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã bắt đầu đào tạo phi công cho loại máy bay mới này.

1719195745525.png


Kyiv đang háo hức chờ đợi sự xuất hiện của những chiếc F-16 đầu tiên, bày tỏ sự tin tưởng rằng những chiếc máy bay phản lực này của phương Tây có thể thay đổi cục diện cuộc xung đột theo hướng có lợi cho Ukraine. Nhiều phương tiện truyền thông phương Tây chia sẻ quan điểm này và thường mô tả máy bay Mỹ là “vũ khí thần kỳ”.

Trong khi đó, một số nhà phân tích quốc tế và quan chức quân sự cấp cao khẳng định rằng việc cung cấp F-16 sẽ không làm thay đổi đáng kể tình hình hiện tại ở Ukraine, đồng thời chỉ cung cấp hỗ trợ tối thiểu về tổng thể.

Những hiểu biết sâu sắc thú vị về chủ đề này đã được tờ Eurasian Times chia sẻ. Thống chế Không quân đã nghỉ hưu Anil Chopra, cựu phi công chiến đấu của Không quân Ấn Độ, đã đánh giá tính hiệu quả của F-16 trước Su-30SMSu-35 của Nga . Chopra nhấn mạnh việc so sánh Su-30 với F-16 là không hoàn toàn phù hợp. Ông ví nó như việc so sánh táo và cam. Các tính năng của Su-30SM nên được so sánh với F-15, trong khi F-16 nên được so sánh với MiG-29.

Với khả năng xảy ra kiểu đối đầu này, việc đưa ra những so sánh là rất quan trọng. Khi được trang bị thiết bị phù hợp, các phi công F-16 Ukraine có thể đối đầu với các máy bay chiến đấu Su-27, Su-30SM và Su-35 của Nga trong các trận không chiến.

1719195776043.png


Phản ánh về điều này, một chuyên gia dẫn lời một phi công Ukraine có kinh nghiệm thực tế lái F-16. Phi công này, người trước đây đã lái Su-27, chỉ ra rằng chiếc máy bay cũ của anh ta có những đặc điểm tuyệt vời và có thể sẵn sàng cạnh tranh với F-16 của Mỹ trong chiến đấu. Điều thú vị là một nhà phân tích Ấn Độ dường như đồng tình khi cho rằng kỹ năng của phi công sẽ là yếu tố quyết định trong các cuộc giao tranh trên không.

Điều đáng chú ý là Su-30SM là máy bay lớn hơn so với F-16, dễ dàng bị phát hiện hơn cả bằng mắt thường và qua radar. Tuy nhiên, trong cuộc đối đầu, máy bay chiến đấu Nga có lợi thế về khả năng cơ động ở góc tấn công cao và nhắm mục tiêu bằng vũ khí nhanh hơn. Với lực đẩy lớn hơn và khả năng chịu lực kéo dài, Su-30SM có thể bay lâu hơn, thể hiện sự nhanh nhẹn hơn và mang theo tải trọng vũ khí nặng hơn.

Cả hai máy bay chiến đấu đều có tên lửa không đối không tầm xa trong kho vũ khí của mình. Hiện tại, AIM-120 của Mỹ vượt trội hơn R-77 của Nga về tầm bắn. Tuy nhiên, R-37M của Nga vượt qua tất cả các tên lửa thuộc lớp này của phương Tây. Ngoài ra, các máy bay F-16 của Ukraine sẽ phải đối mặt với mối đe dọa từ các máy bay đánh chặn MiG-31, mỗi chiếc được trang bị 6 tên lửa tầm siêu xa.

1719195867462.png


Những chiếc F-16 được gửi tới Ukraine thiếu các hệ thống và radar tiên tiến như trên các bản nâng cấp Block 70/72. Khả năng tác chiến điện tử của chúng cũng không phải là tiên tiến. Điều này chủ yếu là do Mỹ sẽ không mạo hiểm cung cấp cho Ukraine công nghệ có khả năng rơi vào tay Nga.

Bất chấp những thiếu sót về radar và hệ thống điện tử hàng không, F-16 của Ukraine vẫn có thể có cơ hội chiến đấu trước máy bay Sukhoi của Nga. Cơ hội này nằm ở một chiến lược cụ thể, duy nhất: tiếp cận nhanh chóng, phóng tên lửa tầm xa và sau đó nhanh chóng rút lui về căn cứ. Ngay cả khi đó, thành công vẫn chưa được đảm bảo. Trong hầu hết các kịch bản, máy bay phản lực Su-30SM và Su-35S của Nga có khả năng bắn hạ F-16 Ukraine cao hơn.

Điều đáng chú ý là các chuyên gia Ấn Độ lên tiếng khá chắc chắn về ưu thế vượt trội của máy bay Nga. Trụ cột của phi đội chiến thuật của Không quân Ấn Độ là máy bay chiến đấu Su-30MKI, được huấn luyện bài bản và liên tục thể hiện khả năng của mình - không chỉ trong huấn luyện mà còn trong chiến đấu thực sự.

1719195996903.png


Lấy năm 2019 làm ví dụ, khi các máy bay F-16 của Pakistan không thể theo kịp nhóm Su-30MKI của Ấn Độ. Các máy bay Su-30MKI đang thực hiện chiến thuật nghi binh, khiến các phi công Pakistan phải phóng ra 3 hoặc 4 quả tên lửa AIM-120, tất cả đều bị các phi công Ấn Độ khéo léo né tránh.

Theo Anil Chopra, hiệu suất của dòng Su-27/30 là một trong những thành tích đáng chú ý nhất từng thấy trong ngành hàng không. Với sức mạnh to lớn và sự nhanh nhẹn phi thường, các nhà thiết kế Nga đã sử dụng thiết kế cơ bản cho nhiều mẫu máy bay khác nhau, cho đến Su-35.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,142
Động cơ
654,852 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nga dùng máy bay không người lái thả lưới để săn máy bay không người lái Ukraine

Ở Nga, một hệ thống chống UAV mới đã được trình diễn bằng cách sử dụng máy bay bốn cánh được trang bị để chống lại máy bay không người lái bằng cách phóng lưới vào chúng. Hệ thống cải tiến này, được gọi là “Netcomet”, cung cấp giải pháp thay thế an toàn hơn cho các chiến thuật húc thông thường thường thấy trong các cuộc chạm trán với máy bay không người lái. Netcomet đặc biệt hiệu quả đối với các máy bay bốn cánh loại Mavic.


Mặc dù nó có vẻ là sản phẩm của những “người đam mê” cá nhân ở Nga, nhưng sự đổi mới này cần được xem xét cẩn thận. Có khả năng những hệ thống như vậy sẽ được tích hợp vào bộ công cụ của quân đội Nga.

Điều khiến điều này đặc biệt hấp dẫn là Netcomet không phải là máy bay không người lái chuyên dụng mà là một phụ kiện đính kèm cho máy bay không người lái Mavic tiêu chuẩn, được kích hoạt bằng một công tắc đèn đơn giản. Điều này có nghĩa là hầu như bất kỳ máy bay không người lái nào cũng có thể được trang bị hệ thống này.

Điều đáng nói là việc sử dụng lưới để chống lại máy bay bốn cánh có thể là một trong những phương pháp sớm nhất được thử khi những chiếc máy bay không người lái này trở nên phổ biến. Tuy nhiên, kỹ thuật này vẫn chỉ là một trong nhiều lựa chọn và chưa nổi lên như một giải pháp tối ưu. Theo thời gian, các phương pháp thay thế như “pháo” trên mặt đất , máy bay không người lái đánh chặn và lưới kéo trên không cũng đã được phát triển.

1719196313738.png


Hơn nữa, trong video gốc giới thiệu một máy bay không người lái được trang bị hệ thống “Netcomet” , nó nhấn mạnh rằng có nguy cơ đáng kể về “đánh nhầm”. Điều này có nghĩa là các hoạt động như vậy cần được tiến hành với sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị lân cận. Ngoài ra, việc vận hành hệ thống này đòi hỏi các kỹ năng chuyên môn, do đó nên giao việc sử dụng nó cho một nhóm UAV chuyên dụng.

Thiết bị bắt máy bay không người lái bằng lưới phóng là một loại công nghệ chống máy bay không người lái được thiết kế để đánh chặn và vô hiệu hóa máy bay không người lái trái phép hoặc thù địch. Các hệ thống này thường sử dụng cơ chế phóng lưới để bắt giữ máy bay không người lái mục tiêu giữa không trung, ngăn không cho nó hoàn thành nhiệm vụ hoặc gây hại.

Nguyên lý hoạt động của các thiết bị bắt máy bay không người lái này bao gồm việc phát hiện và theo dõi máy bay không người lái mục tiêu bằng radar, cảm biến quang học hoặc các công nghệ theo dõi khác. Sau khi xác định và khóa mục tiêu, hệ thống sẽ tung ra một mạng lưới, từ bệ phóng trên mặt đất hoặc từ một máy bay không người lái khác, để bẫy mục tiêu. Lưới có thể được triển khai bằng cách sử dụng khí nén, cơ cấu lò xo hoặc thậm chí cả thuốc nổ nhỏ để đảm bảo triển khai nhanh chóng và chính xác.

Sau khi bắt thành công, lưới sẽ vướng vào cánh quạt của máy bay không người lái và các bộ phận quan trọng khác, khiến nó không thể bay được. Một số hệ thống được thiết kế để đưa máy bay không người lái bị bắt xuống đất an toàn, trong khi những hệ thống khác có thể cho phép lưới và máy bay không người lái rơi cùng nhau. Phương pháp này đặc biệt thuận lợi trong môi trường đô thị hoặc các khu vực nhạy cảm, nơi các biện pháp đối phó động học truyền thống có thể gây rủi ro cho con người hoặc cơ sở hạ tầng.

1719196360915.png


Nhật Bản đã đầu tư vào công nghệ bắt giữ máy bay không người lái, đặc biệt để đảm bảo an ninh cho các sự kiện công cộng lớn và cơ sở hạ tầng quan trọng. Cảnh sát Nhật Bản đã sử dụng máy bay không người lái có lưới để bắt những máy bay không người lái không phép trong các sự kiện nổi bật. Tương tự, Vương quốc Anh đã phát triển các hệ thống cho cả ứng dụng quân sự và dân sự, tập trung vào việc bảo vệ các sân bay và các địa điểm nhạy cảm khác khỏi sự xâm nhập của máy bay không người lái.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top