Tình thế tiến thoái lưỡng nan về hạt nhân của Hàn Quốc
Mối đe dọa liên tục từ Bình Nhưỡng đang thúc đẩy Seoul đi đến quyết định phát triển hệ thống phòng thủ hạt nhân trong nước.
Trong khi xung đột Ukraine-Nga và xung đột Israel-Hamas vẫn đang diễn ra, bán đảo Triều Tiên cũng phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng dai dẳng do những tuyên bố về hạt nhân mà Triều Tiên liên tục đưa ra. Việc Bình Nhưỡng gần đây bắn đạn pháo gần biên giới trên biển làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong khu vực. Theo Seoul, Bình Nhưỡng đã bắn hơn 350 quả đạn pháo từ đêm 18/1 đến trưa 19/1. Đây là phản ứng của Triều Tiên trước các hoạt động quân sự được “giang hồ quân sự” Hàn Quốc thực hiện, cũng như các cuộc tập trận ở biên giới. Ngoài ra, việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-18 hồi tháng 12/2023 và tuyên bố sẽ thực hiện tấn công hạt nhân “bất cứ lúc nào” là diễn biến quan trọng. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cũng nhắc lại lời đe dọa sẽ tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ nếu bị khiêu khích và khẳng định vụ phóng tên lửa là do những hành động đối đầu quân sự quá khích nhắm vào Triều Tiên.
Phòng không của Hàn Quốc
Mối đe dọa gia tăng gần đây đặc biệt đáng lo ngại đối với Hàn Quốc. Thậm chí trong năm 2022, Bình Nhưỡng đã phóng hơn 70 tên lửa, dẫn tới việc công chúng Hàn Quốc ngày càng yêu cầu chính phủ phải phát triển vũ khí hạt nhân. Bài viết này đi sâu phân tích những vấn đề phức tạp mà Hàn Quốc gặp phải khi chật vật đối phó với các thách thức hạt nhân, sức ép trong nước đòi quyền tự chủ lớn hơn, các mối đe dọa từ bên ngoài và những khía cạnh không ngừng phát triển của an ninh quốc tế.
Điều hướng tình thế tiến thoái lưỡng nan của Seoul về hạt nhân
An ninh của Seoul phần lớn phụ thuộc vào Washington. Tuy nhiên, trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, để có được lợi ích về kinh tế và chống lại mối đe dọa ngày càng tăng từ Bình Nhưỡng, Seoul đã bắt đầu can dự với Bắc Kinh. Chính sách đối ngoại mang tính thích ứng của Hàn Quốc không cho phép quốc gia này đạt được sự cân bằng giữa liên minh và quyền tự chủ, khiến việc điều hướng chính sách đối ngoại một cách độc lập, đặc biệt là chính sách hạt nhân, trở nên khó khăn hơn. Seoul bị mắc kẹt trong một loạt tình thế địa chính trị liên quan đến vấn đề hạt nhân vốn nhiều mặt và phức tạp của họ.
Phòng không của Hàn Quốc
Để điều hướng chính sách đối ngoại của mình một cách độc lập, Seoul đã chủ động tham gia nhiều hoạt động ngoại giao như thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với nhóm Đối thoại an ninh bốn bên (Bộ tứ) và lên tiếng phản đối các hành động gây hấn của Bắc Kinh, cũng như các sáng kiến đa phương như Chính sách phương Nam mới và Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol gần đây cũng thảo luận về khả năng Hàn Quốc phát triển vũ khí hạt nhân riêng hoặc tái trang bị vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ nhằm chống lại mối đe dọa hạt nhân đang gia tăng theo cấp số nhân từ Triều Tiên. Trước đây, dưới thời Tổng thống Park Chung Hee, Seoul đã bắt đầu phát triển vũ khí hạt nhân nhưng lại bị Washington ngăn cản. Mặc dù Yoon Suk Yeol đã bác bỏ lời kêu gọi hạt nhân hóa ngay lập tức, nhưng những phát biểu của ông đã tái định hình và khởi xướng các cuộc thảo luận trong nước về tham vọng hạt nhân của nước này. Vì vậy, điều quan trọng là phải tìm hiểu những vấn đề phức tạp của tình huống này, đồng thời xem xét mối đe dọa liên tục từ phía Bình Nhưỡng, những yếu tố trong nước thúc đẩy Seoul hướng tới phòng thủ hạt nhân và các yếu tố bên ngoài đòi hỏi phải thận trọng.
Sức ép trong nước: Lo lắng về an ninh và mong muốn quyền tự chủ
Mối đe dọa hạt nhân ngày càng rõ nét từ Triều Tiên
Seoul phải đối mặt với mối đe dọa hạt nhân ngày càng rõ nét do Bình Nhưỡng vẫn kiên trì thực hiện phóng tên lửa và không ngừng theo đuổi vũ khí hạt nhân. Luận điệu không thay đổi của Bình Nhưỡng về một cuộc tấn công hạt nhân đã được khuếch đại sau khi Triều Tiên phóng hàng chục tên lửa về phía Seoul hồi tháng 11/2022. Một trong số những tên lửa này đã rơi xuống đảo Ulleungdo của Hàn Quốc. Đây là lần đầu tiên một sự việc như vậy xảy ra kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Những vụ phóng tên lửa này đã làm gia tăng căng thẳng, buộc Chính phủ Hàn Quốc phải báo động về các cuộc không kích nhằm vào hòn đảo này. Sự kiện này tác động lớn đến người dân Hàn Quốc và nhiều cuộc thăm dò dư luận cho thấy ngày càng có nhiều người ủng hộ dự án phát triển hệ thống phòng thủ hạt nhân trong nước.
Tên lửa đạn đạo của Triều Tiên
Nghiên cứu của Viện nghiên cứu chính sách Hasan cho thấy 64,3% người Hàn Quốc ủng hộ việc phát triển vũ khí hạt nhân độc lập. Ngoài ra, nghiên cứu chung của Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu và Viện nghiên cứu tiên tiến Chey cho thấy hơn 70% người Hàn Quốc ủng hộ việc quốc gia họ phát triển năng lực hạt nhân để đối phó với mối đe dọa hạt nhân gia tăng. Việc Bình Nhưỡng đe dọa tiến hành chiến tranh chớp nhoáng gồm các cuộc tấn công tên lửa vào Seoul và khôi phục chiến lược hạt nhân khiến tâm lý trên càng gia tăng, nhấn mạnh hơn nữa sự cần thiết của việc phát triển các loại vũ khí hạt nhân bản địa.
Thái độ hiếu chiến của Bắc Kinh
Bắc Kinh đã làm gia tăng căng thẳng khi ủng hộ chế độ Kim Jong Un. Tình thế này càng trầm trọng sau tuyên bố gần đây của Trung Quốc về khả năng xâm lược Đài Loan. Trong trường hợp tấn công Đài Loan, Trung Quốc có thể tận dụng năng lực quốc phòng của Triều Tiên để mở ra một mặt trận quân sự mới, tạo ra mối đe dọa kép cho cả Mỹ và Hàn Quốc.
Hệ thống THADD tại Hàn Quốc
Chiến lược này cản trở Mỹ can dự vào vấn đề Đài Loan. Ngoài ra, việc Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ việc lắp đặt Hệ thống phòng thủ khu vực trên cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Seoul, tiếp đó là các biện pháp trừng phạt kinh tế đã hạn chế đáng kể khả năng của Seoul trong việc răn đe và bảo vệ an ninh cũng như nền kinh tế của mình. Kết quả là, Hàn Quốc coi Trung Quốc là mối đe dọa đáng kể trong thời gian tới, do đó muốn có vũ khí hạt nhân để giải quyết mối đe dọa kép.
Niềm tin vào “chiếc ô hạt nhân” của Mỹ giảm sút
Sự phụ thuộc lâu dài vào chiếc ô hạt nhân của Mỹ đã gặp phải nhiều thách thức do Hàn Quốc nhận thấy sự thiếu nhất quán trong cam kết của Mỹ. Đáng chú ý, chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Chính quyền Trump, bao gồm cả đề xuất rút tới 4.000 binh lính Mỹ khỏi Hàn Quốc vì lý do tài chính và lập trường mơ hồ về phi hạt nhân hóa, làm dấy lên mối lo ngại về độ tin cậy của chiếc ô hạt nhân. Những diễn biến này đã củng cố quan điểm ủng hộ hạt nhân ở Hàn Quốc.
Phòng không của Hàn Quốc
Mặc dù Tuyên ngôn Washington nhằm mục đích giảm thiểu mối đe dọa hạt nhân thông qua việc triển khai tàu ngầm được trang bị vũ khí hạt nhân tới Hàn Quốc vừa được ký kết, nhưng thỏa thuận này chưa giải quyết thỏa đáng những lo ngại của người dân Hàn Quốc về khả năng thực hiện cam kết an ninh một cách toàn diện và đáng tin cậy của Mỹ, gây ra cuộc tranh luận gay gắt trong nước về vấn đề hạt nhân. Nhiều người thực sự lo ngại rằng Mỹ sẽ ưu tiên sự an toàn của các thành phố và người dân Mỹ hơn sự an toàn của các thành phố và người dân Hàn Quốc, khiến nhiều người cân nhắc việc phát triển năng lực hạt nhân của nước này. Ngoài ra, sự chia sẻ công nghệ hạt nhân giữa Nga và Triều Tiên làm tăng khả năng Hàn Quốc tìm cách sửa đổi các thỏa thuận liên minh nhằm khởi động chương trình tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, được gọi là chương trình SSN. Gabriela Bernal, quan sát viên độc lập về Triều Tiên, cho rằng nếu Hàn Quốc cảm thấy bị Mỹ bỏ rơi, thì rất có thể họ sẽ bỏ qua mong muốn của Mỹ trong tương lai và theo đuổi lựa chọn hạt nhân để bảo vệ an ninh của mình.
.................
Mối đe dọa liên tục từ Bình Nhưỡng đang thúc đẩy Seoul đi đến quyết định phát triển hệ thống phòng thủ hạt nhân trong nước.
Trong khi xung đột Ukraine-Nga và xung đột Israel-Hamas vẫn đang diễn ra, bán đảo Triều Tiên cũng phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng dai dẳng do những tuyên bố về hạt nhân mà Triều Tiên liên tục đưa ra. Việc Bình Nhưỡng gần đây bắn đạn pháo gần biên giới trên biển làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong khu vực. Theo Seoul, Bình Nhưỡng đã bắn hơn 350 quả đạn pháo từ đêm 18/1 đến trưa 19/1. Đây là phản ứng của Triều Tiên trước các hoạt động quân sự được “giang hồ quân sự” Hàn Quốc thực hiện, cũng như các cuộc tập trận ở biên giới. Ngoài ra, việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-18 hồi tháng 12/2023 và tuyên bố sẽ thực hiện tấn công hạt nhân “bất cứ lúc nào” là diễn biến quan trọng. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cũng nhắc lại lời đe dọa sẽ tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ nếu bị khiêu khích và khẳng định vụ phóng tên lửa là do những hành động đối đầu quân sự quá khích nhắm vào Triều Tiên.
Phòng không của Hàn Quốc
Mối đe dọa gia tăng gần đây đặc biệt đáng lo ngại đối với Hàn Quốc. Thậm chí trong năm 2022, Bình Nhưỡng đã phóng hơn 70 tên lửa, dẫn tới việc công chúng Hàn Quốc ngày càng yêu cầu chính phủ phải phát triển vũ khí hạt nhân. Bài viết này đi sâu phân tích những vấn đề phức tạp mà Hàn Quốc gặp phải khi chật vật đối phó với các thách thức hạt nhân, sức ép trong nước đòi quyền tự chủ lớn hơn, các mối đe dọa từ bên ngoài và những khía cạnh không ngừng phát triển của an ninh quốc tế.
Điều hướng tình thế tiến thoái lưỡng nan của Seoul về hạt nhân
An ninh của Seoul phần lớn phụ thuộc vào Washington. Tuy nhiên, trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, để có được lợi ích về kinh tế và chống lại mối đe dọa ngày càng tăng từ Bình Nhưỡng, Seoul đã bắt đầu can dự với Bắc Kinh. Chính sách đối ngoại mang tính thích ứng của Hàn Quốc không cho phép quốc gia này đạt được sự cân bằng giữa liên minh và quyền tự chủ, khiến việc điều hướng chính sách đối ngoại một cách độc lập, đặc biệt là chính sách hạt nhân, trở nên khó khăn hơn. Seoul bị mắc kẹt trong một loạt tình thế địa chính trị liên quan đến vấn đề hạt nhân vốn nhiều mặt và phức tạp của họ.
Phòng không của Hàn Quốc
Để điều hướng chính sách đối ngoại của mình một cách độc lập, Seoul đã chủ động tham gia nhiều hoạt động ngoại giao như thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với nhóm Đối thoại an ninh bốn bên (Bộ tứ) và lên tiếng phản đối các hành động gây hấn của Bắc Kinh, cũng như các sáng kiến đa phương như Chính sách phương Nam mới và Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol gần đây cũng thảo luận về khả năng Hàn Quốc phát triển vũ khí hạt nhân riêng hoặc tái trang bị vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ nhằm chống lại mối đe dọa hạt nhân đang gia tăng theo cấp số nhân từ Triều Tiên. Trước đây, dưới thời Tổng thống Park Chung Hee, Seoul đã bắt đầu phát triển vũ khí hạt nhân nhưng lại bị Washington ngăn cản. Mặc dù Yoon Suk Yeol đã bác bỏ lời kêu gọi hạt nhân hóa ngay lập tức, nhưng những phát biểu của ông đã tái định hình và khởi xướng các cuộc thảo luận trong nước về tham vọng hạt nhân của nước này. Vì vậy, điều quan trọng là phải tìm hiểu những vấn đề phức tạp của tình huống này, đồng thời xem xét mối đe dọa liên tục từ phía Bình Nhưỡng, những yếu tố trong nước thúc đẩy Seoul hướng tới phòng thủ hạt nhân và các yếu tố bên ngoài đòi hỏi phải thận trọng.
Sức ép trong nước: Lo lắng về an ninh và mong muốn quyền tự chủ
Mối đe dọa hạt nhân ngày càng rõ nét từ Triều Tiên
Seoul phải đối mặt với mối đe dọa hạt nhân ngày càng rõ nét do Bình Nhưỡng vẫn kiên trì thực hiện phóng tên lửa và không ngừng theo đuổi vũ khí hạt nhân. Luận điệu không thay đổi của Bình Nhưỡng về một cuộc tấn công hạt nhân đã được khuếch đại sau khi Triều Tiên phóng hàng chục tên lửa về phía Seoul hồi tháng 11/2022. Một trong số những tên lửa này đã rơi xuống đảo Ulleungdo của Hàn Quốc. Đây là lần đầu tiên một sự việc như vậy xảy ra kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Những vụ phóng tên lửa này đã làm gia tăng căng thẳng, buộc Chính phủ Hàn Quốc phải báo động về các cuộc không kích nhằm vào hòn đảo này. Sự kiện này tác động lớn đến người dân Hàn Quốc và nhiều cuộc thăm dò dư luận cho thấy ngày càng có nhiều người ủng hộ dự án phát triển hệ thống phòng thủ hạt nhân trong nước.
Tên lửa đạn đạo của Triều Tiên
Nghiên cứu của Viện nghiên cứu chính sách Hasan cho thấy 64,3% người Hàn Quốc ủng hộ việc phát triển vũ khí hạt nhân độc lập. Ngoài ra, nghiên cứu chung của Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu và Viện nghiên cứu tiên tiến Chey cho thấy hơn 70% người Hàn Quốc ủng hộ việc quốc gia họ phát triển năng lực hạt nhân để đối phó với mối đe dọa hạt nhân gia tăng. Việc Bình Nhưỡng đe dọa tiến hành chiến tranh chớp nhoáng gồm các cuộc tấn công tên lửa vào Seoul và khôi phục chiến lược hạt nhân khiến tâm lý trên càng gia tăng, nhấn mạnh hơn nữa sự cần thiết của việc phát triển các loại vũ khí hạt nhân bản địa.
Thái độ hiếu chiến của Bắc Kinh
Bắc Kinh đã làm gia tăng căng thẳng khi ủng hộ chế độ Kim Jong Un. Tình thế này càng trầm trọng sau tuyên bố gần đây của Trung Quốc về khả năng xâm lược Đài Loan. Trong trường hợp tấn công Đài Loan, Trung Quốc có thể tận dụng năng lực quốc phòng của Triều Tiên để mở ra một mặt trận quân sự mới, tạo ra mối đe dọa kép cho cả Mỹ và Hàn Quốc.
Hệ thống THADD tại Hàn Quốc
Chiến lược này cản trở Mỹ can dự vào vấn đề Đài Loan. Ngoài ra, việc Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ việc lắp đặt Hệ thống phòng thủ khu vực trên cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Seoul, tiếp đó là các biện pháp trừng phạt kinh tế đã hạn chế đáng kể khả năng của Seoul trong việc răn đe và bảo vệ an ninh cũng như nền kinh tế của mình. Kết quả là, Hàn Quốc coi Trung Quốc là mối đe dọa đáng kể trong thời gian tới, do đó muốn có vũ khí hạt nhân để giải quyết mối đe dọa kép.
Niềm tin vào “chiếc ô hạt nhân” của Mỹ giảm sút
Sự phụ thuộc lâu dài vào chiếc ô hạt nhân của Mỹ đã gặp phải nhiều thách thức do Hàn Quốc nhận thấy sự thiếu nhất quán trong cam kết của Mỹ. Đáng chú ý, chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Chính quyền Trump, bao gồm cả đề xuất rút tới 4.000 binh lính Mỹ khỏi Hàn Quốc vì lý do tài chính và lập trường mơ hồ về phi hạt nhân hóa, làm dấy lên mối lo ngại về độ tin cậy của chiếc ô hạt nhân. Những diễn biến này đã củng cố quan điểm ủng hộ hạt nhân ở Hàn Quốc.
Phòng không của Hàn Quốc
Mặc dù Tuyên ngôn Washington nhằm mục đích giảm thiểu mối đe dọa hạt nhân thông qua việc triển khai tàu ngầm được trang bị vũ khí hạt nhân tới Hàn Quốc vừa được ký kết, nhưng thỏa thuận này chưa giải quyết thỏa đáng những lo ngại của người dân Hàn Quốc về khả năng thực hiện cam kết an ninh một cách toàn diện và đáng tin cậy của Mỹ, gây ra cuộc tranh luận gay gắt trong nước về vấn đề hạt nhân. Nhiều người thực sự lo ngại rằng Mỹ sẽ ưu tiên sự an toàn của các thành phố và người dân Mỹ hơn sự an toàn của các thành phố và người dân Hàn Quốc, khiến nhiều người cân nhắc việc phát triển năng lực hạt nhân của nước này. Ngoài ra, sự chia sẻ công nghệ hạt nhân giữa Nga và Triều Tiên làm tăng khả năng Hàn Quốc tìm cách sửa đổi các thỏa thuận liên minh nhằm khởi động chương trình tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, được gọi là chương trình SSN. Gabriela Bernal, quan sát viên độc lập về Triều Tiên, cho rằng nếu Hàn Quốc cảm thấy bị Mỹ bỏ rơi, thì rất có thể họ sẽ bỏ qua mong muốn của Mỹ trong tương lai và theo đuổi lựa chọn hạt nhân để bảo vệ an ninh của mình.
.................