Đây là bức thư Nguyễn Huệ gửi Càn Long đây.
Các anh giải thích hộ xem nhé có đế vương nào hèn mạt thế này không nhé.
Xin cho làm nội thuộc thiên triều
Quốc vương mới được phong nước An Nam là Nguyễn Quang Bình kính cẩn tâu lên để mong thánh thượng trông xuống xem xét cho tấm lòng thành của thần.
Ðất An Nam của thần vốn là che chắn bên ngoài ngũ phục[8]. Từ triều đại Ðinh mở nước ngày trước thì đã nội thuộc thụ phong. Tuy náu ở đất Quế, đất Giao, xa cách thiên triều bệ ngọc, thành ra ở ngoài vùng giáo hoá nhưng sắc thư nhà Tống phong cho vua Lê Hằng (Hoàn?), nhà Nguyên phong cho vua Trần Huyễn vẫn còn, mười năm tín sử, có thể làm bằng chứng.
Nói chung mùa thu tiêu điều nhưng ý vẫn nhiều, mùa xuân ấm áp nhưng ân thấm cũng không được mấy. Thế mà thần vừa xin phong hỏi mệnh, đã được trả lại, thi ân lớp lớp, nào là trân châu, nào là ngọc đẹp, sủng ban dụ xuống, nét bút huy hoàng, ngự bút kèm theo sắc thư mà vinh tích, long ân như đại hoàng đế ngày hôm nay thật quả là tao ngộ của thần Nguyễn Quang Bình vậy.
Thần là con nhà điền dã đất Quảng Nam, vì trời khiến cho nhà Lê mờ tối, cường thần làm loạn, lênh đênh bại vong khiến cho đất Giao ở phương nam vô chủ, thần may gặp những người cùng chí hướng thúc đẩy, gõ cửa khuyết thỉnh mệnh. Tuy có lòng thành khác cung nhưng chưa tỏ kính vào triều tam cận. Thần đã sai cháu ruột là Nguyễn Quang Hiển dâng biểu đầu thuận tuy thân chưa đến được cửa khuyết, vậy mà ơn đã ban xuống rồi.
Thần lại sai gia thần Hoàng Ðạo Tú dâng lên biểu văn tạ ơn, còn đang đợi lệnh ở cửa quan thì sủng ân đã đến. Thần quì đọc thánh dụ sắc thư trước sau, khăng khắng theo lẽ trời, lời lời ôn tồn, lòng của bậc thánh nhân quả là lòng trời, vun đắp ngả nghiêng, cốt thuận với tự nhiên, sinh cơ tạo hoá, theo chữ trinh xuống cho dân, đi từ thuở ban đầu. Lại còn vòng đeo tay bằng ngọc trai, thiên tử ban cho, đúng là liên châu hợp bích, là tượng rực rỡ không cùng của sao Bắc Thần vậy.
Còn bài thơ ngự tứ, khắng khít nhắc việc truyền tử lưu tôn giữ lấy bờ cõi, lại phải luôn luôn tuân theo đạo để được lâu dài, chăm chăm như bưng bát canh đầy, nơm nớp lo giữ lấy nghiệp nước, kế thừa mệnh trời để trường kỳ giữ phận nơi nam phục.
Phàm nghĩa lớn của Xuân Thu ấy là nhất thống, thánh thiên tử đãi ai cũng đồng nhân, bao phủ hết cả mọi nơi, ân trạch thấm nhuần thanh giáo, nên những nước nhỏ thấp hèn cũng được ở dưới bóng râm của mái đình nên dù thần đức kém, ngu muội cũng được hưởng vinh quang. Còn bản quốc từ Lê, Trần trở về trước đến tận vua Lạc Long dựng nước, ít thấy mà cũng không được nghe, biết làm sao để báo đáp ơn cao dầy một phần trong muôn vạn?
Thần nghe tin chỉ được phong, lập tức từ Nghệ An khởi trình, sung sướng cảm kích, mong sớm được nhận ân mệnh, nào ngờ lao lực mệt nhọc nên cảm hàn, bệnh cũ trở lại. Trộm nghĩ thần được phong tước rồi, ấy là phên dậu ở cõi nam, nếu không biết yêu lấy thân mình để cho bệnh thêm nguy kịch thì đối với nhà với nước của thần là chuyện nhỏ nhưng phụ ơn như trời của đại hoàng đế đó mới thật là tội lớn nên đành phải tâu lên rõ ràng về việc điều trị, xin thay đổi nhật kỳ tuyên phong.
Trong lúc vội vã rên xiết, nghĩ đến thiên ân vô lượng, ấy thực là dày rộng, phủ ngoài da, thấm vào tuỷ khiến cho bệnh tật biến mất. Ngày 15 tháng Mười, kính cẩn lãnh thụ ngự thi và sắc thư, từ nay chăn dắt đất Nam Giao, thần đời đời con cháu, tuân theo thánh huấn, phụng sự nhà Ðại Thanh.
Thần vốn chỉ là kẻ áo vải đất Tây Sơn, được vinh dự phong hiệu, tự biết không thể nào báo đáp được, chỉ mong thượng tuần tháng ba sang năm, khởi thân lên kinh, chiêm ngưỡng thiên nhan, chúc mừng đại hoàng đế bát tuần vạn thọ, mong được ngày ngày nghe lời thánh dụ, biết qua căn bản chính trị, tuân phụng thi hành, dân chúng thần tử trong nước cũng được nhờ ấy là đại nguyện của thần vậy.
Thần cảm kích ơn đức sâu dày, chỉ có chút mọn đạm bạc, kính cẩn sai kẻ gia thần thân tín là Nguyễn Hoành Khuông, Tống Danh Lang, Lê Lương Thận đem biểu văn tạ ơn và chút lễ dâng lên. Lại tra theo lệ, năm nay đúng là kỳ hạn tuế cống của nước thần, lễ thổ sản không dám thiếu sót, kính cẩn sai gia thần là Trần Phong Ðại[đúng ra là Trần Đăng Thiên], Nguyễn Chỉ Tín, Nguyễn Ðề đem cống nghi đến cửa quan.
Trộm mong ơn thánh soi xuống kẻ dưới, chấp thuận cho những người thần sai đi được cung kính đến nơi cửa khuyết chiêm cận, để được dâng lên cống vật tạ ơn, lòng thành giữ theo lệ cũ mãi mãi được thấm nhuần ân trạch, không thiếu bổn phận kẻ cộng cầu, không rơi nhiệm vụ làm phên dậu. Hạ thần không được chiêm ngưỡng thiên nhan, thánh thể, nhưng thật hết dạ cầu mong.