[Funland] Lịch sử Dẫn đường Không quân

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
9 giờ ngày 13 tháng 5 năm 1975, 13 chiếc MiG-21 lần lượt rời đường băng Kép xuống Nội Bài hạ cánh. Sau khi nạp đầy dầu, đúng 12 giờ, cả phi đội cất cánh lấy hướng bay về phía Nam. Đôi bay MiG-21 dẫn đầu đội hình: Phi đội trưởng Nguyễn Văn Nghĩa-Nguyễn Hùng Thông, tốp 3 chiếc MiG-21 bay cuối đội hình: Trần Thông Hào-Nguyễn Mạnh Hải-Nguyễn Văn Nhượng. 13 giờ 15 phút, chiếc MiG-21 đầu tiên mang số hiệu 5033 do Phi đội trưởng Nguyễn Văn Nghĩa điều khiển hạ cánh xuống Đà Nẵng và 12 chiếc phía sau lần lượt vào hạ cánh an toàn. Nạp dầu xong, 15 giờ, phi đội cất cánh, thực hiện chuyển sân chặng thứ hai: Đà Nẵng-Biên Hòa. Khi bay đến Bình Định, do thời tiết quá xấu, nên cả phi đội phải quay ra Đà Nẵng. 10 giờ 30 phút ngày 14 tháng 5 năm 1975, sân bay Biên Hòa, sân bay đóng quân, đồng thời là sân bay thứ hai ở phía nam của Tổ quốc đón chào phi đội MiG-21 đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam xuống hạ cánh. Nhiệm vụ dẫn đường chuyển sân thắng lợi là sự kết hợp chặt chẽ giữa dẫn bay của phi công theo số liệu dẫn đường kết hợp chặt chẽ với địa tiêu và dẫn đường từ mặt đất tại các sở chỉ huy, đại đội ra-đa dẫn đường suốt dọc đường bay.

Ngày 15 tháng 5 năm 1975, tại quảng trường dinh Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, Đang?, Nhà nước, quân đội tổ chức trọng thể lễ mừng ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Theo quyết định của cấp trên, hai biên đội MiG-21 của Trung đoàn 927: Nguyễn Văn Nghĩa Nguyễn Hùng Thông-Đinh Văn Bồng-Vũ Quốc Bảo và Trần Thông Hào-Nguyễn Mạnh Hải-Nguyễn Thanh Quí-Dương Đình Nghi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ bay diễu binh. Công tác dẫn đường đã được thực hiện chính xác, MiG-21 thông qua đúng vị trí trên quảng trường và đúng thời gian quy định theo kế hoạch đã được phê chuẩn.

Cuối tháng 5 năm 1975, lợi dụng tình hình chưa hoàn toàn ổn định ở một số vùng mới giải phóng của ta, bọn ********* Khơ-me đỏ đã cho quân xâm lấn một số điểm ở Hà Tiên, Tịnh Biên, Châu đốc... trên biên giới Tây Nam và cố tình chiếm giữ trái phép một số đảo như Hòn Ông, Hòn Bà (đảo Vay ở tây-tây nam Phú Quốc 120 km)... trên vùng biển Tây Nam. Bộ Tổng Tham mưu quyết định sử dụng một phần lực lượng của Quân khu 9, Vùng 5 Quân chủng Hải quân và một phần lực lượng không quân ở phía nam của Quân chủng Phòng không-Không quân, mở chiến dịch tiến công địch, bảo vệ đường biên giới quốc gia và thu hồi đảo. Tư lệnh Không quân chiến đấu Trần Hanh được cử làm Phó Tư lệnh chiến dịch, trực tiếp chỉ huy lực lượng không quân, trợ lý dẫn đường Hoàng Cần được phân công giúp Bộ Chỉ huy chiến dịch thực hiện công tác dẫn đường không quân. Lực lượng không quân tham gia chiến dịch chủ yếu là của Trung đoàn không quân 937, bao gồm 21 chiếc máy bay và trực thăng các loại (10 A-37, 5 UH-1, 1 L-19, 1 U-17, 2 CH-47 và 2 DC-3), tương đương gần một trung đoàn không quân hỗn hợp. Sân bay Cần Thơ được tổ chức thành căn cứ xuất phát của không quân ta. Trung đoàn không quân 917 sẵn sang tham gia chiến đấu khi có lệnh.

Từ ngày 30 tháng 5 đến 4 tháng 6 năm 1975, Trung đoàn 937 lần lượt cho xuất kích 21 lần chiếc các loại, lấy A-37 làm lực lượng chủ công trong chi viện hỏa lực cho các đơn vị bộ binh Quân khu 9 và Quân đoàn 4 phòng ngự, phản kích đánh địch lấn chiếm biên giới ở Hà Tiên và Tịnh Biên, Châu đốc. Tiểu ban Dẫn đường luôn bám sát ý định sử dụng lực lượng của Trung đoàn trưởng Nguyễn Văn Bảy, thực hiện hiệp đồng chặt chẽ với phi công và các cơ quan, bảo đảm cho A-37 đánh trúng mục tiêu, tạo thuận lợi cho các đơn vị bộ binh đẩy lùi quân địch về phía bên kia biên giới. Trung đoàn ra quân trận đầu, đợt đầu thành công đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần vươn lên cho toàn thể đơn vị quyết tâm xây dựng truyền thống vẻ vang đánh thắng ngay từ trận đầu. Tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 937 tự hào vì đã được đóng góp công sức của mình cho trung đoàn lần đầu tiên thực hiện thành công cách đánh chi viện hỏa lực cho các đơn vị bộ binh của ta phòng ngự, phản kích đánh địch.
 
Chỉnh sửa cuối:

thangbillcut

Xe hơi
Biển số
OF-40763
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
122
Động cơ
468,810 Mã lực
Cục chính trị QC thế nào cũng mời về làm giám đốc bảo tàng PK _KQ đấy ! sướng nhé ,bõ công tìm tòi ! Híc ./.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Cục chính trị QC thế nào cũng mời về làm giám đốc bảo tàng PK _KQ đấy ! sướng nhé ,bõ công tìm tòi ! Híc ./.
là sao hử cụ, không lẽ trên Thư viện QC, bảo tàng hay Cục CT k có quyển này :-ss
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Tại hai đảo Hòn Ông và Hòn Bà, quân Khơ-me đỏ lợi dụng địa hình hiểm trở, rừng già và các bãi đá, đã cho hai tiểu đoàn tổ chức phòng thủ nhiều lớp với công sự vững chắc và hỏa lực mạnh quyết không rời đảo. Chúng còn cho các tàu tuần tiễu vũ trang thường xuyên hoạt động ở ngoài khơi xung quanh 2 hòn đảo trên.

Căn cứ vào ý định tổ chức đánh địch của Trung đoàn trưởng, tiểu ban Dẫn đường đã nhanh chóng xây dựng ngay phương án dẫn đường. Trong đó, tập trung làm nổi bật cách dẫn chi viện hỏa lực cho bộ đội ta tiến công tiêu diệt địch thu hồi đảo; lấy đường bay của A-37 làm trục dẫn chính: Cần Thơ-Phú Quốc-Cô Tang-mục tiêu (đảo Hòn Ông và Hòn Bà) - Phú Quốc-Cần Thơ với tổng cự ly bay là 660km; trọng tâm bảo đảm dẫn đường là: Các đoạn bay trên biển từ núi Hòn Đất ra Phú Quốc, Cô Tang, đến mục tiêu, rồi quay về Phú Quốc, Hòn Đất vì cự ly bay trên biển là 460km, chiếm tới 70% tổng cự ly đường bay; tất cả các phi công và tổ bay phải tự dẫn bay là chính, khi bay trên biển phải giữ nghiêm các số liệu dẫn đường và tăng cường quan sát, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau. Công tác hiệp đồng dẫn đường được thực hiện rất chặt chẽ và tỉ mỉ, đặc biệt là giữa trên không và trên không vì khu chiến cách rất xa căn cứ Cần Thơ và lực lượng UH-1, U-17 và CH-47 còn phải cơ động chuyển sân ra các sân bay trên đảo Phú Quốc và xuống sân bay Kiên Lương (sân bay Hòn Chông, đông nam Hà Tiên 20km).


Cuối tháng 11 năm 1975, lực lượng FULRO lại tăng cường hoạt động phá hoại ở các khu vực Krông-nô, Krông-buk và Ya-súp thuộc địa bàn tỉnh Đắc Lắc. Trung đoàn 917 được giao nhiệm vụ hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị của Quân khu 5 tiến hành truy quét địch. Ngày 4 tháng 12 năm 1975, 10 chiếc UH-1 vận tải, 2 chiếc UH-1 vũ trang và 2 chiếc U-17 do đồng chí Nguyễn Đình Khoa trực tiếp chỉ huy cơ động chuyển sân và tập kết đầy đủ tại sân bay nằm trong thị xã Buôn Ma Thuột. 7 giờ 30 phút ngày 5 tháng 12 năm 1975, U-17 cất cánh trinh sát tình hình khu vực đổ bộ đường không. 8 giờ 30 phút, 10 UH-1 vận tải cất cánh với gián cách thời gian chiếc cách chiếc 2 phút, lần lượt chở hai tiểu đoàn bộ binh đổ bộ xương khu vực Ya-súp đúng kế hoạch. Bộ binh ta phát triển tiến công, bao vây thít chặt sào huyệt của địch, tiêu diệt và kêu gọi ra hàng nhiều tên, bắt sống hơn 100 tên.

Qua hai đợt hoạt động chiến đấu, cách dẫn bay trinh sát đổ bộ đường không chiến thuật và đặc biệt là dẫn bay trực tiếp đánh địch trên địa bàn rừng núi ở Tây Nguyên đã được thực hiện thành công. Đây còn là cơ sở để đội ngũ dẫn đường trên không của Trung đoàn 917 tiếp tục đi sâu nghiên cứu cách dẫn chi viện hỏa lực cho các đơn vị bộ đội của ta tiến hành phòng ngư, phản công và tiến công đánh địch khi chiến trường cần đến.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Đầu tháng 1 năm 1976, Trung đoàn 917 được giao nhiệm vụ dùng trực thăng UH-1 phối hợp với Vùng 4 Quân chủng Hải quân triển khai nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ quần đảo Trường Sa. Sau khi chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, tháng 3 năm 1976, tổ bay UH-1: Lái chính Lê Đình Ký, lái chính Hồ Duy Hùng ngồi ghế lái phụ, dẫn đường trên không Vũ Xuân Cán cất cánh từ Cam Ranh, rồi hạ cánh xuống tàu LST của hải quân và lên đường ra Trường Sa. Khi đến gần đảo Trường Sa lởn, từ trên boong tàu tổ bay cất cánh, đưa đoàn cán bộ Bộ Tổng Tham mưu do Thiếu tưởng Lê Ngọc Hiền dẫn đầu hạ cánh xuống đảo. Từ Trường Sa lớn, trực thăng được sự hổ trợ của tàu LST lần lượt hạ cánh xuống các đảo Song Tử Tây, Song Tử Đông, Sơn Ca... Đợt hoạt động bay trực thăng đầu tiên của trung đoàn kéo dài 2 tuần và bảo đảm an toàn tuyệt đối. Các chuyến bay lịch sử này đã khẳng định đội ngũ dẫn đường trên trực thăng của không quân ta hoàn toàn có đầy đủ khả năng dẫn bay trên biển xa.

Sau đợt bay đầu tiên tại quần đảo Trường Sa, tháng 5 năm 1976, tổ bay UH-1: Lái chính Nguyên Đình Khoa, lái chính Hồ Duy Hùng ngồi ghế lái phụ, dẫn đường trên không Vũ Xuân Cán tiếp tục đưa đoàn cán bộ hải quân đi kiểm tra tất cả các đảo nổi, đảo chìm của ta trên khu vực quần đảo Trường Sa. UH-1 cũng cất cánh từ Cam Ranh, hạ cánh xuống tàu LST để ra Trường Sa. Khi ra đến gần các đảo như Châu Viên, Sinh Tồn... ta lại áp dụng cách bay như đợt hoạt động trước. Chuyến công tác dài ngày đã góp phần giảm bớt khó khăn cho bộ đội hải quân trong nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc tại khu vực quần đảo Trường Sa.

Giải pháp kết hợp chặt chẽ giữa trực thăng UH-1 và tàu LST cùng hoạt động đã đem lại hiệu quả rất thiết thực. Chính vì thế mà nhiều năm sau này không quân ta vẫn tiếp tục tổ chức các đợt huấn luyện bay hạ cất cánh trên tàu LST không chỉ đối với UH-1 mà còn đối với nhiều loại trực thăng khác. Nhờ đó, chất lượng dẫn bay trực thăng ngày càng cao hơn, hình thức huấn luyện dẫn bay trực thăng ngày càng phong phú. Đây còn là cơ sở vững chắc cho cách dẫn trực thăng hạ cất cánh tại các nhà giàn, giàn khoan trên biển khi Quân chủng yêu cầu.

Căn cứ vào ý định bố trí lại các lực lượng không quân của Quân chủng trong giai đoạn cách mạng mới, khi nước nhà đã hoàn toàn thống nhất, Trường Không quân có nhiệm vụ nhanh chóng tiếp quản các sân bay Nha Trang và Phan Rang, đồng thời thực hiện chuyển toàn bộ lực lượng của trường ở Tường Vân (Trung Quốc), Mông Tự và ở Cát Bi, Kiến An vào phía Nam. Theo kế hoạch đã được phê chuẩn, việc chuyển sân sẽ tiến hành theo hai bước. Bước một, thực hiện chuyển sân từ Tường Vân xuống Mông Tự, rồi từ Mông Tự về Nội Bài. Bước hai, tổ chức chuyển sân cho MIG-17 và L-29 từ Nội Bài và Kiến An vào Nha Trang và Phan Rang.

 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Trong các lực lượng của không quân được triển khai để bảo đảm cho Trường Không quân chuyển sân, đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy đã có mặt đầy đủ trên tất cả các vị trí trực ban tại Thọ Xuân, Vinh, Đồng Hới, Đà Nẵng, Phù Cát Nha Trang và Phan Rang. Công tác hiệp đồng dẫn đường chuyển sân được thực hiện chặt chẽ và tỉ mỉ trên toàn tuyến.

Ngày 21 tháng 7 năm 1975, những chuyến bay đầu tiên của L-29 từ Nội Bài và MIG-17 từ Kiến An đã được dẫn chuyển sân thành công. Đến ngày 30 tháng 8 năm 1975, nhiệm vụ chuyển sân của Trường Không quân đã kết thúc tốt đẹp. Toàn bộ 42 chiếc MiG-17 và L-29 vào đến Nha Trang và Phan Rang.

Từ cuối năm 1975, Trung đoàn không quân 925 đã chuẩn bị kế hoạch chuyển toàn bộ lực lượng từ Yên Bái vào đóng quân tại căn cứ Phù Cát. Nhiệm vụ chuyển sân được tiến hành, trước tiên là vào Đà Nẵng, sau đó vào tiếp Phù Cát, trong đó MIG-19 sẽ bay thẳng vào Đà Nẵng, còn UMIG-15 và UMIG-17 sẽ phải nạp dầu ở Vinh, rồi mới vào Đà Nẵng. Đến đầu năm 1976, do thời tiết tại Yên Bái xấu kéo dài, nên đơn vị đã phải thực hiện chuyển sân từ Yên Bái xuống Nội Bài, rồi từ Nội Bài vào Đà Nẵng, Phù Cát. Trên dọc tuyến Bắc Nam đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy tiếp tục được triển khai.

Ngày 9 tháng 4 năm 1976, trung đoàn bắt đầu thực hiện cho MIG-19 chuyển sân. Trung đoàn trưởng Hồ Văn Quỳ tại Sở chỉ huy Sư đoàn Không quân 370, Chính trị viên Đại đội 2 Vũ Chính Nghị tại đài chỉ huy hạ cánh và trợ lý huấn luyện Nguyễn Thăng Long tại bãi đỗ máy bay của sân bay Đà Nẵng. Công tác hiệp đồng chuyển sân được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định của Quân chủng. Khi đôi bay MIG-19 đầu tiên: Phạm Cao Hà và Trần Văn Chiến gần đến đèo Ngang (giới hạn để quay lại sân bay cất cánh an toàn) thì phía tây Đà Nẵng mây Cu Con (Cu Con (Cumulus Congeslus): Một loại Cu mà đỉnh mây phát triển mạnh theo chiều thẳng đứng có thể biến thành Cb) phát triển khá nhanh và có xu hướng lan toả sang phía đông. Theo dự báo, tình hình thời tiết có khả năng không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chuyển sân, nên Sở chỉ huy Sư đoàn quyết định tiếp thu MiG-19. Đôi Hà-Chiến đến Phú Bài phải tăng độ cao từ 8.000m lên 13.500m để bay trên mây vào Đà Nẵng. Trong lúc đó đài ra-đa trên sơn Trà do hỏng hệ thống điều khiển trúc ngẩng ăng-ten, nên đã không bắt được tốp MIG-19 này.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Tại đài chỉ huy bay, được sự giúp đỡ của trợ lý huấn luyện Sư đoàn 370 Hà Quang Hưng (phi công MiG-21), chỉ huy bay Vũ Chính Nghị đã kiến nghị với Trung đoàn trưởng Hồ Văn Quỳ cho đôi bay MIG-19 thứ hai: Nguyễn Hùng Sơn-Đỗ Anh Dũng quay lại Nội Bài để tập trung chỉ huy-dẫn đường cho đôi Hà-Chiến xuống hạ cánh. Đôi Hà-Chiến qua đài xa, mở góc kẹp ra phía biển, rồi kéo dài cự ly và giảm độ cao xuống dưới mây theo lệnh của chỉ huy bay. Rất may, tầm nhìn trong mây tốt nên số 2 vẫn bám chặt số 1 và đến độ cao 3.500m thì cả 2 chiếc hoàn toàn ra khỏi mây. Chỉ huy bay cho đôi MIG-19 vòng phải về phía đất liền, bám theo bờ biển bay lên bán đảo Sơn Trà, rồi lần lượt vào hạ cánh. Khi đôi MiG-19 lăn vào gần đến bãi đỗ thì trời đổ mưa to, nhưng sau đó ngớt dần. Trợ lý huấn luyện Nguyễn Thăng Long cùng với tổ thợ máy cơ động của trung đoàn ùa ra đón chào. Và ngày hôm sau, đôi bay MiG-19: Vũ Chính Nghị-Trần Văn Chiến bắt tay ngay vào trực chiến.

Đến cuối tháng 6 năm 1976, toàn bộ máy bay MIG-19, UMIG-15 và UMIG-17 của Trung đoàn 925 đã được lần lượt chuyển hết vào Đà Nẵng, rồi tiếp tục chuyển sân vào căn cứ Phú Cát.

Tháng 6 năm 1976, chấp hành lệnh của Quân chủng, Trung đoàn không quân 935 tổ chức thực hiện chuyển toàn bộ MiG-21 từ Biên Hòa ra Kép để bàn giao lại cho Trung đoàn 927. Đội ngũ dẫn đường từ mặt đất trên dọc tuyến Nam Bắc đều nắm chắc các yêu cầu của Quân chủng là phải chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, xử lý tốt các bất trắc, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Công tác hiệp đồng dẫn đường tiếp tục được củng cố chặt chẽ, các tuyến giao nhận chỉ huy-dẫn đường từ Biên Hòa ra Đà Nẵng được xác định cụ thể. Công tác bảo đảm dẫn đường trên toàn tuyến đã góp phần quan trọng giúp cho đội ngũ phi công Trung đoàn 935 hoàn thành tốt nhiệm vụ trên giao.

Những bài học và kinh nghiệm bảo đảm dẫn đường chuyển sân Bắc Nam cho MiG-21 của Trung đoàn 927, MiG-17, L-29 của Trường Không quân, MiG-19, UMIG-15 và UMIG-17 của Trung đoàn 925 và chuyển sân Nam Bắc cho MiG-21 của Trung đoàn 935 đã góp phần làm tăng khả năng cơ động lực lượng ra Bắc, vào Nam, nhanh gọn, an toàn cho tất cả các loại máy bay và trực thăng của ta trong các giai đoạn tiếp theo.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
2. Huấn luyện, đào tạo và kiện toàn các tổ chức dẫn đường.

Ngay từ tháng 5 năm 1975, trước yêu cầu cấp bách của Quân chủng là phải nhanh chóng triệt để khai thác toàn bộ các loại máy bay và trực thăng, cũng như các loại phương tiện và khí tài kỹ thuật bảo đảm mà ta đã tổ chức thu hồi được của địch (gọi tắt là hệ 2) để đưa vào làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời phía nam của Tổ quốc, đặc biệt là sau khi 4 trung đoàn không quân 917, 918, 935 và 937 được thành lập, một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của ngành Dẫn đường Không quân lúc này là tập trung huấn luyện dẫn đường tại chức cho đội ngũ Phi công, dẫn đường trên không và dẫn đường sở chỉ huy đang công tác ở phía Nam.

Nội dung huấn luyện dẫn đường tại chức chủ yếu là học tập chuyển loại dẫn bay các loại máy bay và trực thăng hệ 2; nghiên cứu cách sử dụng các phương tiện ra-đa, đối không hệ 2 để phục vụ cho công tác chỉ huy-dẫn đường; nghiên cứu địa hình các khu vực phía Nam, nhất là vùng đồng bằng Nam Bộ, vùng biển Tây Nam, vùng biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia và Tây Nguyên. Hình thức huấn luyện hiệu quả nhất là tổ chức học tập từng đợt ngắn, kế tiếp nhau ngay tại từng đơn vị, học lý thuyết gắn liền với thực hành, tận dụng mọi nguồn tài liệu về dẫn đường bằng tiếng Việt thu được để tự nghiên cứu. Chính nhờ có sự nỗ lực phi thường của đội ngũ phi công, dẫn đường trên không và dẫn đường sở chỉ huy ở các đơn vị nên công tác huấn luyện dẫn đường tại chức luôn đạt chất lượng cao. Đây là cơ sở vững chắc bảo đảm cho lực lượng mũi nhọn trong từng đơn vị có đầy đủ trình độ dẫn đường để bay huấn luyện tiến độ nhanh, giữ vững an toàn và tham gia chiến đấu đạt hiệu quả cao.

Sau thời gian huấn luyện chuyển loại rất ngắn, trong đó có huấn luyện dẫn đường, hai trung đoàn 937 và 917 đã tham gia 2 đợt chiến đấu kế tiếp nhau đều giành thắng lợi. Cả hai trung đoàn đều giữ vững truyền thống đánh thắng trận đầu.

Đối với Trung đoàn 935, nhiệm vụ chuyển loại F-5 không giống như các loại máy bay và trực thăng hệ 2 khác, tính chất huấn luyện phức tạp hơn và cần nhiều thời gian hơn. Với bản lĩnh của các phi công MiG-21 đã trải qua chiến đấu, được sự giúp đỡ rất tận tình của phi công Nguyễn Thành Trung, ngày 27 tháng 5 năm 1975, Phi đội trưởng Nguyễn Văn Nghĩa đã bay đơn thành công chuyến đầu tiên và sau đó anh trở thành giáo viên bay huấn luyện chuyển loại của trung đoàn. Các phi công MiG-21 như Đinh Văn Bồng, Lê Khương... cũng lần lượt vào bay chuyển loại và đều đạt chất lượng cao. Đến cuối năm 1975, trung đoàn đào tạo thêm 2 giáo viên bay F-5. Cùng với sự trưởng thành của đội ngũ phi công bay chuyển loại, tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn không quân 935 cũng đã nhanh chóng làm chủ được cách dẫn F-5 trong các bài bay ứng dụng chiến đấu. Bên cạnh đó, tiểu ban vẫn phát huy thế mạnh của mình trong công tác bảo đảm dẫn đường cho MiG-21 bay huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.

Đầu tháng 8 năm 1975, Trung đoàn 918 tổ chức huấn luyện thực hành bay cho phi công và dẫn đường trên không. Một số tổ bay, sau khi hoàn thành chương trình bay chuyển loại trong điều kiện thời tiết giản đơn ban ngày, đã chuyển sang bay huấn luyện nâng cao trong điều kiện thời tiết phức tạp ban ngày. Riêng các tổ bay C-130 bắt đầu thực hiện bay huấn luyện trong điều kiện thời tiết giản đơn ban đêm. Đến cuối năm 1975, chương trình huấn luyện chuyển loại máy bay vận tải cơ bản hoàn thành, nhiều tổ bay có trình độ khá, đảm đương được các nhiệm vụ khó khăn và phức tạp, đáp ứng nhiệm vụ sẵn sang chiến đấu và vận trịi quân sự.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Trường Sĩ quan Không quân khai giảng khóa đào tạo sĩ quan tham mưu đầu tiên sau giải phóng miền Nam, trong đó có 58 học viên học chuyên ngành dẫn đường sở chỉ huy. Đội ngũ giáo viên dẫn đường trong Khoa Giáo viên của trường, sau khi ổn định tổ chức và chuẩn bị chu đáo các bài giảng, đã bắt tay ngay vào giảng dạy cho các học viên khóa này mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng đội ngũ học viên dẫn đường luôn vươn lên đạt nhiều thành tích tốt trong học tập. Ngày 10 tháng 1 năm 1978, khóa đào tạo kết thúc, học viên tốt nghiệp đều được phong quân hàm sĩ quan. Kết quả đào tạo của khóa này đã kịp thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dẫn đường của Quân chủng ở cả phía Bắc và phía Nam, đồng thời nhà trường cũng có thêm nguồn để bổ sung cho đội ngũ giáo viên dẫn đường của chính mình.

Tháng 3 năm 1976, Sư đoàn Không quân 371 mở lớp đào tạo tại chức đội ngũ dẫn đường ra-đa hạ cánh do chuyên gia Liên Xô giảng dạy trong thời gian 9 tháng. Tham gia học có 30 học viên, gồm 8 sĩ quan dẫn đường và 22 trắc thủ ra-đa. Đồng chí Vũ Văn Thuyết, trợ lý dẫn đường Trung đoàn không quân 923, được cử làm lớp trưởng. Đây là lớp đào tạo dẫn đường ra-đa hạ cánh đầu tiên với nội dung rất cơ bản và toàn diện, học lý thuyết luôn gắn liền với học thực hành. Kết quả đào tạo đáp ứng ngay nhu cầu dẫn bay của các đơn vị, nhất là dẫn bay hạ cánh trong điều kiện thời tiết phức tạp ban ngày và cả trong điều kiện thời tiết giản đơn và phức tạp ban đêm. Ngành Dẫn đường đã sử dụng nội dung đào tạo của khóa đầu tiên này để tổ chức huấn luyện đồng hóa nghiệp vụ cho đội ngũ dẫn đường từ mặt đất trong các năm tiếp theo.

Ngày 21 tháng 5 năm 1975, Bộ Quốc phòng ký quyết định thành lập 4 trung đoàn không quân 917, 918, 935 và 937, sử dụng các loại máy bay và trực thăng hệ 2 làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời phía Nam của Tổ quốc. Trung đoàn 917 trực thuộc Lữ đoàn không quân 919, đóng quân tại sân bay Tân Sơn Nhất và được trang bị hơn 100 chiếc trực thăng và máy bay các loại UH-1, CH-47, U-17 và L-19: trong đó có 57 chiếc tốt đưa vào huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Với trang bị trực thăng hệ 2 là chủ yếu, nên Trung đoàn 917 trở thành trung đoàn không quân trực thăng đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam. Đại úy Lê Đình Ký được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, đại úy Trần Tấn Sơn, Chính ủy và thượng úy Nguyễn Huy Tứ, Tham mưu trưởng trung đoàn. Đồng chí Nguyễn Viết Quyền giữ chức Chủ nhiệm Dẫn đường trung đoàn. Trong Đại đội bay 1 (sử dụng UH-1) và Đại đội bay 2 (sử dụng cả CH-47 và UH-1) đều có Chủ nhiệm Dẫn đường của từng loại trực thăng.

Ngay sau khi được thành lập, một số tổ bay trực thăng Mi-4, Mi-6 thuộc Lữ đoàn 919, được biên chế về đơn vì đã nhanh chóng làm chủ kỹ thuật lái-dẫn đường UH-1 và CH-47. Các phi công Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Đình Khoa trở thành giáo viên bay UH-1 đầu tiên. Một số phi công Mi-8 vừa tốt nghiệp ở Liên Xô về, đã bay chuyển loại thành công trên CH-47 như các đồng chí Trần Đăng Nguyên, Nguyễn Thanh Mua và trên UH-1 như Nguyễn Lương Bằng, Đinh Gia Dục, Nguyễn Duy Núi. Các bài bay cơ bản luôn được coi trọng, các khoa mục bay ứng dụng chiến đấu thường xuyên đạt chất lượng cao là cơ sở để trung đoàn vững bước vào tham gia chiến đấu.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Có trực thăng vũ trang và vận tải trong tay, cách đánh trực tiếp tiêu diệt địch, chi viện hỏa lực cho bộ đội ta, cách đổ bộ đường không chiến thuật và cả cách trinh sát chỉ thị mục tiêu từ trên không luôn được Trung đoàn 917 rất quan tâm và tổ chức nghiên cứu thấu đáo. Các phương án dẫn bay cho các bài bay từ cơ bản đến ứng đụng chiến đấu và cho các phương pháp hoạt động chiến đấu đều được Chủ nhiệm Dẫn đường trung đoàn cùng với Chủ nhiệm Dẫn đường UH-1, CH-47 và các phi công U-17, L-19 tính toán kỹ càng và chuẩn bị chu đáo. Sau tháng 8 năm 1976, trung đoàn tiếp nhận toàn bộ UH-1, U-17... của Trung đoàn 937, đội ngũ dẫn đường trên không càng có điều kiện góp sức hoàn thành tốt các nhiệm vụ bay của trung đoàn.

Trung đoàn 918 cũng trực thuộc Lữ đoàn 919 và đóng quân tại sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng được trang bị cho các loại máy bay vận trịi C-130, C-119, C-47, C-7A, DC-4... Chỉ riêng tại khu vực Tân Sơn Nhất trung đoàn đã thu hồi được 76 chiếc các loại, số lượng được đưa vào khai thác khá lớn. Thiếu tá Hoàng Ngọc Trung được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, thiếu tá Lê Văn Lạo, Chính ủy và đại úy Phan Phi Phụng, Tham mưu trưởng trung đoàn. Đồng chí Nguyễn Văn Kính giữ chức Chủ nhiệm Dẫn đường trung đoàn. Trong Đội bay 1 (sử dụng C-119 và C-7A) và Đội bay 2 (sử dụng C-130, C-47 và DC-4) đều có Chủ nhiệm Dẫn đường.

Một trong những khó khăn lớn nhất trong công tác huấn luyện chuyển loại đã được trung đoàn tháo gỡ thành công, đó là đánh giá chính xác và sử dụng đúng các nhân viên bay tạm tuyển (đã phục vụ cho không quân địch trước đây) để làm giáo viên chuyển loại cho đội ngũ lái chính, lái phụ, dẫn đường trên không và cơ giới của ta. Chủ nhiệm Dẫn đường trung đoàn cùng đội ngũ dẫn đường trên không đã phát huy truyền thống một người dẫn bay thành thạo trên nhiều loại máy bay khác nhau, nhanh chóng làm chủ công tác dẫn bay trên các loại máy bay hệ 2, kịp thời phục vụ dẫn bay vận chuyển đường dài ra Bắc, vào Nam, cũng như chuyên chở bộ đội, vận chuyển súng đạn thuốc men, đưa đón thương binh... theo yêu cầu của các nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới, thu hồi đảo, truy quét địch...

Trung đoàn 935 trực thuộc Bộ Tư lệnh Không quân chiến đấu, lấy một phần lực lượng của Trung đoàn 927 làm nòng cốt, đóng quân tại sân bay Biên Hòa và được trang bị cả MiG-21 và F-5 (chức năng chủ yếu là tiêm kích). Sau khi tổ chức kiểm tra kỹ thuật rất chặt chẽ, 17 chiếc F-5 đã được đưa vào khai thác, gồm: 10 F-5A, 5 F-5E (một chỗ ngồi) và 2 F-5B (hai chỗ ngồi). Thiếu tá Nguyễn Nhật Chiêu được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, đại úy Nguyễn Trọng, Chính ủy và đại úy Vũ Đức Bình Tham mưu trưởng trung đoàn.


 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 935 do thiếu úy Nguyễn Hữu Văn giữ chức Trưởng Tiểu ban Dẫn đường, có 5 trợ lý là các đồng chí Lê Quốc Báo, Nguyễn Việt Cường, Hoàng Ngọc Hớn, Nguyễn Văn Sửu và Phạm Tường Thuật. Tất cả đều từ hai tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 927 và 923 vào. Tiểu ban vừa phải bảo đảm dẫn đường cho MiG-21 hoạt động trên địa bàn mới vừa phải học tập chuyển loại dẫn F-5. Khi số phi công MiG-21 vào bay chuyển loại F- 5 đợt đầu đạt kết quả cao cũng là lúc tiểu ban nắm vững được cách dẫn F-5 trong các bài bay ứng dụng chiến đấu. Đến giữa năm 1976, khi MiG-21 được chuyển hết ra Bắc và trung đoàn có tới 22 chiếc F-5, gồm: 7 F-5A, 11 F-5E, 2 F-5B và 2 RF-5, tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn không quân 935 mới có điều kiện tập trung nghiên cứu sâu thêm cách tổ chức bảo đảm dẫn đường cho F-5. Trong năm 1976, trung đoàn còn được trang bị thêm máy bay cường kích cánh quạt AD-6, tiểu ban đã nhanh chóng tham gia học tập chuyển loại.

Trung đoàn 937 trực thuộc Bộ Tư lệnh Không quân chiến đấu, lấy Phi đội Quyết thắng làm nòng cốt, được trang bị hơn 200 chiếc máy bay và trực thăng các loại của sư đoàn 4 không quân ngụy trước đây. Trong đó, có khoảng 60 máy bay cường kích A-37 và 140 trực thăng vận tải, vũ trang UH-1, CH-47, máy bay trinh sát U-17, L-19. Sân bay Bình Thuỷ (Cần Thơ) là căn cứ đóng quân chính và trung đoàn còn quản lý các sân bay Lộ Tẻ (gần Cần Thơ), Phú Quốc và Côn Sơn. Thiếu tá Nguyễn Văn Bảy được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, đại úy Lê Tùng, Chính ủy và thượng úy Phạm Từ Tịnh, Tham mưu trưởng trung đoàn.

Chuyển loại, khai thác các trang bị hệ 2 là một trong những nhiệm vụ rất cấp bách và quan trọng hàng đầu của đơn vị. Được sử dụng máy bay cường kích A-37, Trung đoàn 937 trở thành trung đoàn không quân cường kích đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam, đồng thời còn là trung đoàn không quân đầu tiên áp dụng cách đánh chi viện hỏa lực cho bộ đội ta trong phòng ngự, phản công và tiến công địch.

Tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 937 do thiếu úy Nguyễn Đình Bắc giữ chức Trưởng Tiểu ban, có 4 trợ lý là Vũ Ba, Võ Xuân Cự, Vũ Chí Khai và Đỗ Văn Tường. Tất cả đều được điều động từ hai tiểu ban Dẫn đường các trung đoàn 923 và 925 về. Ngay trong thời gian đầu, tiểu ban đã phải bảo đảm dẫn đường cho rất nhiều loại máy bay và trực thăng cùng hoạt động như: A-37, UH-1, U-17, L-19 và CH-47. Sau tháng 8 năm 1976, Quân chủng điều toàn bộ UH-1, U-17... về Trung đoàn 917. Từ đó, tiểu ban chỉ tập trung bảo đảm dẫn đường cho một loại máy bay là A-37.

Hệ thống Chủ nhiệm Dẫn đường và tiểu ban Dẫn đường trong cả 4 trung đoàn không quân, ngay sau khi được kiện toàn, đã quán triệt sâu sắc tình hình, nhiệm vụ được giao, khắc phục mọi khó khăn về quân số, điều kiện sinh hoạt, ăn ở, nhanh chóng vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu trong tiếp xúc với các loại máy bay và trực thăng, cũng như các loại phương tiện, thiết bị và cả dụng cụ dẫn đường hệ 2 để kịp thời đáp ứng yêu cầu huấn luyện chuyển loại và phục vụ chiến đấu. Tất cả đều đã vươn lên đóng góp nhiều công sức cho thành tích chung của đơn vị.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhất là tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 937 và Chủ nhiệm Dẫn đường Trung đoàn 917 đều tập trung giải quyết việc nâng cao khả năng phối hợp, hiệp đồng dẫn đường giữa các loại máy bay và trực thăng khác nhau trong chấp hành cùng một nhiệm vụ như A-37 hoặc UH-1 vào đánh địch có U-17 hoặc L-19 chỉ thị mục tiêu từ trên không. Tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn không quân 937 đã đột phá thành công trong cách dẫn A-37 đánh chi viện hỏa lực cho các đơn vị bộ đội của ta tiến hành phòng ngự, phản công và tiến công địch. Chủ nhiệm Dẫn đường Trung đoàn 917 cùng với đội ngũ dẫn đường trên không đã giành thắng lợi trong cách dẫn UH-1 trực tiếp đánh địch và đổ bộ đường không chiến thuật. Có thể nói, công tác dẫn đường đã nhanh chóng bám sát và phục vụ kịp thời cho các hình thức hoạt động chiến đấu mà trước đây, trên chiến trường miền Bắc không quân ta chưa bao giờ tổ chức thực hiện.

Một trong những yếu tố thuận lợi cho công tác dẫn đường ở 4 trung đoàn trong thời gian này là các đồng chí Chủ nhiệm và Trưởng Tiểu ban Dẫn đường luôn được các đồng chí Tham mưu trưởng hết lòng giúp đỡ, trong đó có nhiều đồng chí trưởng thành từ ngành Dẫn đường như các đồng chí Phan Phi Phụng, Chủ nhiệm Dẫn đường Lữ đoàn 919 từ năm 1974; Vũ Đức Bình, Trưởng Tiểu ban Dẫn đường đầu tiên của Trung đoàn 927 từ tháng 2 năm 1972 và Phạm Từ Tịnh, Trưởng Tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 923 từ tháng 5 năm 1969.


Căn cứ quyết định của Bộ Tổng Tham mưu về tổ chức lực lượng nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và chiến đấu trong tình hình mới, ngày 13 tháng 10 năm 1975, Quân chủng ra quyết định (Quyết định số 841/QĐ-QL, ngày 13 tháng 10 năm 1975 do Tư lệnh Quân chủng, Thiếu tướng Lê Văn Tri và Chính ủy Quân chủng, Thiếu tướng Hoàng Phương ký) sáp nhập Bộ Tư lệnh Không quân chiến đấu và Lữ đoàn không quân vận tải 919 thành Sư đoàn Không quân hỗn hợp 371, trực thuộc Quân chủng. Thượng tá Trần Hanh được bổ nhiệm làm Tư lệnh sư đoàn, thượng tá Chu Duy Kính - chính ủy và trung tá Trần Hậu Tưởng - tham mưu trưởng Sư đoàn. Ban Dẫn đường nằm trong Phòng Tham mưu sư đoàn. Đồng chí đại úy Nguyễn Văn Chuyên giữ chức Trưởng ban.

Ngày 30 tháng 10 năm 1975, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập cùng một lúc hai Sư đoàn Không quân 370 và 372 (Quyết định số 157/QĐ-QP, ngày 30 tháng 10 năm 1975 do Thượng tướng Hoàng Văn Thái, Thứ trưởng Quốc phòng ký).


Sư đoàn 370 đóng tại Đà Nẵng, làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời miền Trung. Trung tá Lê Oánh được bổ nhiệm làm Tư lệnh sư đoàn, trung tá Lăng Văn Khánh, Chính ủy và trung tá Nguyễn Hào Hiệp, quyền Tham mưu trưởng sư đoàn. Ban Dẫn đường nằm trong Phòng Tham mưu sư đoàn. Đồng chí thượng úy Phạm Minh Cậy giữ chức Trưởng ban và có 6 trợ lý dẫn đường: Nguyễn Cửu, Phạm Văn Hùng, Lê Kiếu, Trần Xuân Mão, Hoàng Trung Thông...
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngày 15 tháng 11 năm 1975, Quân chủng ra quyết định điều Trung đoàn 925 từ Sư đoàn Không quân hỗn hợp 371 về Sư đoàn 370 (Quyết định số 231/TM-QL, ngày 15 tháng 11 năm 1975 do đại tá, Phó Tư lệnh Quân chủng Nguyễn Quang Bích ký). Tiểu ban dẫn đường trung đoàn do đồng chí Triệu Sĩ Việt làm Trưởng Tiểu ban.

Sư đoàn 372 đóng quân tại Biên Hòa, làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời miền Nam, gồm bốn trung đoàn không quân 917, 918, 935 và 937. Trung tá Nguyễn Hồng Nhị được bổ nhiệm làm Tư lệnh sư đoàn, trung tá Chu Mạo, Chính ủy và trung tá Hà Văn Chấp, Phó Tư lệnh - tham mưu trưởng sư đoàn. Ban Dẫn đường sư đoàn do đại úy Hoàng Cần giữ chức Trưởng ban và có 9 trợ lý: Đặng Dũng, Hoàng Đức Hạnh, Lê Thiết Hùng, Nguyễn Văn Hưng, Vương Kính, Đào Văn Phao, Trần Hữu Thăng, Lường Tú Thông và Lương Văn Vóc. Đây là ban Dẫn đường thường xuyên có khối lượng công việc lớn và cường độ làm việc cao, vừa phục vụ bay huấn luyện chuyển loại vừa tham gia bảo đảm chiến đấu.

Ngày 19 tháng 12 năm 1975, theo quyết định của Bộ Quốc phòng, trung đoàn không quân trực thăng thứ hai của không quân dược thành lập, mang phiên hiệu 916 và trực thuộc Sư đoàn 371. Trung đoàn 916 sử dụng 2 loại trực thăng Mi-8 và Mi-6. Đồng chí Trần Ngọc Bích được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, đại úy Nguyễn Văn Bốn, Chính ủy và đại úy Hoàng Đình Chỉ, Tham mưu trưởng trung đoàn. Đồng chí Vũ Quý Lự giữ chức Chủ nhiệm Dẫn đường trung đoàn.

Như vậy, trong năm 1975, các tổ chức dẫn đường trong Quân chủng Phòng không - Không quân luôn được kịp thời kiện toàn theo sự phát triển của các lực lượng không quân. Ban Dẫn đường Sư đoàn 371 chủ yếu tập trung giải quyết các nhiệm vụ dẫn đường cho các loại máy bay và trực thăng hệ 1 (do các nước bạn viện trợ) thuộc các trung đoàn không quân 921, 923, 927, 919 và 916. Ban Dẫn đường Sư đoàn 370 chủ yếu đảm nhiệm dẫn đường cho một loại máy bay MiG-19 của Trung đoàn 925. Riêng ban Dẫn đường Sư đoàn 372 phải dồn hết sức lực thực hiện bằng được nhiệm vụ dẫn đường chiến đấu cho các loại máy bay và trực thăng của cả hệ 2 và hệ 1 thuộc các trung đoàn 935, 937, 917 và 918 đang tập trung hoạt động ở phía Nam.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngày 19 tháng 6 năm 1976, Bộ Quốc phòng quyết định điều Trung đoàn không quân vận tải 919 từ Sư đoàn Không quân 371 về trực thuộc Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam (Ngày 11 tháng 2 năm 1976, Thủ tướng Chính Phủ ra Nghị số 28/CP về việc thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng Nam trên cơ sở Cục hàng không Dân dụng đã được thành lập Nghị định số 666/TTg, ngày 15 tháng 1 năm 1956). Từ đây, hệ thống Chủ nhiệm Dẫn đường Trung đoàn 919, sau này là Đoàn bay 919, tách khỏi ngành Dẫn đường Không quân.

Căn cứ yêu cầu chiến đấu và xây dựng lực lượng, ngày 31 tháng 12 năm 1976, Quân chủng quyết định tổ chức Tiểu đoàn không quân hỗn hợp trực thuộc Sư đoàn Không quân 370, lấy phiên hiệu là 929. Tiểu đoàn được biên chế A-37, UH-1 và L-19. Tổ chức dẫn đường của tiểu đoàn bao gồm cả dẫn đường sở chỉ huy và dẫn đường trên không. Đến ngày 20 tháng 12 năm 1977, do yêu cầu nhiệm vụ, Tư lệnh Quân chủng Không quân ký quyết định giải thể Tiểu đoàn 929 để tập trung vũ khí hệ 2 cho biên giới Tây Nam.


Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chuyển toàn bộ lực lượng vào Nha Trang và Phan Rang vào cuối tháng 8 năm 1975, Trường Không quân nhanh chóng ổn định tổ chức và tập trung củng cố cơ sở vật chất để chuẩn bị triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo tại căn cứ đóng quân mới. Cuối năm 1975, Trường Không quân được đổi tên thành Trường Sĩ quan Không quân với biên chế tổ chức mới (Quyết định số 834/TM-QL, ngày 12 tháng 11 năm 1975 của Quân chủng). Thượng tá Nguyễn Phúc Trạch được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, thượng tá Hồ Luật, Chính ủy và trung tá Nguyễn Danh Bạch, Tham mưu trưởng trưởng.

Trung đoàn không quân 910 đóng quân tại Phan Rang, thiếu tá Phan Văn Na được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, thiếu tá Vương Xuân Kỳ làm Chính ủy. Trong biên chế tổ chức mới của Trường Sĩ quan Không quân (ngày 12 tháng 11 năm 1975) còn có Trung đoàn không quân 920 đóng quân tại Nha Trang, thiếu tá Lê Công Uẩn được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, thiếu tá Bùi Như Lạc làm Chính ủy và đồng chí Trần Quang Vĩnh làm Tham mưu trưởng trung đoàn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Huyndaicounty

Xe buýt
Biển số
OF-7229
Ngày cấp bằng
19/7/07
Số km
961
Động cơ
549,796 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
em biết Cụ Hà Đổng, quê Điện Thắng Điện Bàn Quảng Nam. em biết Cụ từ thời Cụ chuyển về làm Giám đốc đầu tiên của rừng QG Cúc Phương ạ, nhắc đến Cụ em lại cảm thấy rất khâm phục!
 

phucdung

Xe hơi
Biển số
OF-53014
Ngày cấp bằng
16/12/09
Số km
104
Động cơ
452,542 Mã lực
Chủ thớt bỏ dở đi đâu rồi thế này???
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Chủ thớt bỏ dở đi đâu rồi thế này???
Dạo này em đang bận chút, tối em sẽ up nốt phần còn lại :D
----------------------------------------------------------------------

Công tác dẫn đường tại hai trung đoàn bay thường xuyên được tổ chức thực hiện có nền nếp trong bay chuyển loại cho giáo viên sang T-41 và U-17, bay giữ kỹ thuật cho giáo viên trên L-29 và bay đào tạo phi công bằng các loại máy bay trên. Cuối năm 1976, Trung đoàn 920 được bổ sung thêm lực lượng UH-1 và C-47 để đào tạo phi công trực thăng và vận tải. Chương trình đào tạo phi công khóa 10 từ tháng 8 năm 1976 đến tháng 3 năm 1977 đã cơ bản được hoàn thành đúng kế hoạch đề ra. Trách nhiệm bảo đảm dẫn đường cho bay đào tạo phi công luôn được đề cao, nhất là của đội ngũ cán bộ và giáo viên bay như các đồng chí Nguyễn Văn Nhật, Nguyễn Xuân Bính, Nguyễn Thành Nguyên... ở Trung đoàn 910 và các đồng chí Lê Công Uẩn, Nguyễn Đức Tiêm, Nguyễn Duy Lê, Phạm Đình Tuân, Lữ Thông... ở Trung đoàn 920.

Cùng trong khối các đơn vị trực thuộc trường, ngoài hai trung đoàn bay, Khoa tham mưu chỉ huy, Khoa trung cấp kỹ thuật và Tiểu đoàn học viên dự khóa bay còn có Khoa Giáo viên. Đồng chí Nguyễn Đức Thịnh được bổ nhiệm làm Trưởng khoa. Tổ Giáo viên dẫn đường, nằm trong Khoa Giáo viên, do đồng chí Lê Thế Hưng làm Tổ trưởng và có 7 giáo viên, gồm các đồng chí: Lê Từ Bi, Lưu Văn Cộng, Nguyễn Văn Đãi, Lê Thế Hưng, Nguyễn Văn Khuê, Trần Ngọc Quyền và Nguyễn Quang Sáng.

Đây là đội ngũ giáo viên dẫn đường, tuy từ nhiều vị trí công tác khác nhau, trình độ dẫn đường, kinh nghiệm giảng dạy và tuổi đời cũng rất khác nhau, nhưng đều tâm huyết với ngành, hăng hái chuẩn bị bài giảng, vượt mọi khó khăn trong sinh hoạt và ăn ở, tích cực tham gia đào tạo học viên khóa đầu tiên sau khi nước nhà thống nhất từ tháng 1 năm 1976 đến tháng 1 năm 1978.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
III. NGÀNH DẪN ĐƯỜNG TRONG CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM. CHUẨN BỊ BƯỚC VÀO CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ TỔ QUỐC TRÊN HƯỚNG BẮC (1977-1979) VÀ LÀM NGHĨA VỤ QUỐC TẾ Ở CAM-PU-CHIA (1979-1989)


1. Công tác dẫn đường trong thực hiện các nhiệm vụ bay chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và giúp nhân dân Cam-pu-chia thoát khỏi thảm họa diệt chủng (tháng 5 năm 1977 đến tháng 1 năm 1979).

Trung tuần tháng 4 năm 1977, căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ và khả năng phát triển của Không quân ta trong giai đoạn cách mạng mới, chủ trương tổ chức lại lực lượng Quân chủng Phòng không-Không quân theo hướng tách ra thành Quân chủng Phòng không và Quân chủng Không quân đang được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương nghiên cứu và cân nhắc rất thận trọng. Tại phía nam Bộ Tổng Tham mưu đang tổ chức cuộc diễn tập tác chiến hiệp đồng bảo vệ đảo, có một phần thực binh giữa ba lực lượng hải quân, không quân và phòng không với quy mô lớn.

Sư đoàn Không quân 372 sử dụng một phần lực lượng của bốn trung đoàn không quân 917, 918, 935 và 937 tham gia diễn tập. Cũng vào thời gian này, tình hình biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia có nhiều diễn biến ngày càng phức tạp. Tập đoàn ********* Khơ-me đỏ vừa xúc tiến tuyên truyền chống lại Việt Nam vừa bí mật điều 5 sư đoàn chủ lực áp sát biên giới ở nhiều khu vực khác nhau, nhưng tập trung hơn cả là đối diện với các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang...

Sáng 30 tháng 4 năm 1977, trong lúc quân và dân cả nước ta đang hào hứng, phấn khởi kỷ niệm 2 năm ngày giải phóng miền Nam thì quân Khơ-me đỏ cho 2 sư đoàn tiến công 13 trên tổng số 14 đồn biên phòng của ta trên biên giới thuộc An Giang, đánh vào 3 xã Khánh An (bắc Châu Đốc 25,5km), Khánh Bình (tây-tây nam An Khánh 3,5km) và Vĩnh Tế (tây nam Châu Đốc 5km), chiếm giữ thượng nguồn sông Châu Đốc. Đêm 30 tháng 4 năm 1977, chúng cho quân chủ lực tiếp tục tiến công nhiều khu vực khác nhau trên toàn tuyến biên giới Tây Nam, dùng pháo lớn bắn vào các khu dân cư đọc đường biên của ta gây nhiều tội ác dã man như tại Phú Hội (bắc-tây bắc Châu Đốc 18,5km), Tịnh Biên (trên bờ phía đông kênh Vĩnh) và thậm chí tại cả thị xã Châu Đốc... Nghiêm trọng hơn, chúng tiến sâu vào lãnh thổ nước ta, chiếm giữ một số khu vực từ Tây Ninh đến Hà Tiên.

Ngày 6 tháng 5 năm 1977, Bộ Chính trị Trung ương Đang? phê chuẩn Nghị quyết của Thường vụ Quân ủy Trung ương và đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tổ chức lực lượng Phòng không và Không quân thành hai quân chủng: Quân chủng Phòng không và Quân chủng Không quân.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Đúng vào lúc này, căn cứ vào ý định tác chiến của Bộ Tổng Tham mưu, sáng 6 tháng 5 năm 1977, đồng chí Lê Ngọc Hiền, Phó Tổng tham mưu trưởng, giao nhiệm vụ cho Quân khu 9 hiệp đồng với Sư đoàn Không quân 372 tổ chức các trận đánh phản công, đuổi ịch ra khỏi lãnh thổ nước ta. Toàn bộ lực lượng không quân đang tham gia diễn tập được lệnh cấp tốc trở về căn cứ. Các lực lượng đang có mặt tại trại gấp rút xây dựng các phương án tác chiến hiệp đồng. Nhờ có những bài học và kinh nghiệm về dẫn đường trong chiến đấu đã được rút ra từ năm 1975, các phương án dẫn đường rất nhanh chóng được hoàn thành, đáp ứng yêu cầu của người chỉ huy các cấp và kịp thời triển khai đến từng phân đội trực chiến. Ngay chiều 6 tháng 5 năm 1977, 2 UH-1 và 1 U-17 của Trung đoàn 917 từ Tân Sơn Nhất cơ động chuyển sân xuống Cần Thơ cùng với A-37 của Trung đoàn 937 tiến hành công tác chuẩn bị chiến đấu.

5 giờ 15 phút sáng 7 tháng 5 năm 1977, phi công U-17 Mai Chí Lưu cất cánh trinh sát, phát hiện khu vực đóng quân của địch và báo cáo về sở chỉ huy tiền phương Quân khu 9. 5 giờ 50 phút, 4 A-37 xuất kích chi viện hỏa lực cho bộ binh và 5 phút sau, 1 UH-1 cất cánh làm nhiệm vụ sẵn sàng cấp cứu. Tất cả lấy hướng bay về phía khu chiến (Vĩnh Tế). Khi khu chiến đã nằm trong tầm quan sát của A-37 thì U-17 phóng rốc-két khói vào các mục tiêu cần phải chỉ thị. 4 A-37 lập tức lao vào công kích trúng sở chỉ huy dã chiến, doanh trại và một số trận địa pháo của địch.

Sở chỉ huy Cần Thơ vừa điều hành các chuyến bay chiến đấu vừa tổ chức tiếp thu các chuyến bay cơ động chuyển sân tiếp theo của Trung đoàn 917, trong đó có thêm 6 chiếc UH-1 từ Cam Ranh xuống Cần Thơ. Ngay trong trận đánh hiệp đồng đầu tiên với các đơn vị bộ binh Sư đoàn 330 (Quân khu 9), kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 937 cùng với đội ngũ dẫn đường trên không Trung đoàn 917 đã dẫn 5 đợt xuất kích chi viện hỏa lực có chỉ thị mục tiêu từ trên không đạt hiệu quả cao.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngày 8 tháng 5 năm 1977, không quân ta tập trung đánh vào tuyến giao thông phía sau của địch và ngày 9 tháng 5, cả A-37 và UH-1 vũ trang đã phối hợp đánh tàu thuyền của địch trên phía thượng nguồn sông Châu Đốc.

Trong ba ngày tham gia đánh địch, hai trung đoàn 937 và 917 đã xuất kích 25 lần/chiếc A-37, 13 lần/chiếc UH-1 và U-17, ném 28 quả bom, phóng 581 quả rốc-két và bắn 23 ngàn viên đạn 7,62mm, tiêu diệt 2 trận địa pháo 105mm, phá huỷ 1 kho đạn, 10 khẩu súng 12,7mm, bắn cháy nhiều tàu thuyền trên sông của địch... Các đơn vị bộ binh ta nhanh chóng phản kích, làm chủ thế trận, giành lại các khu vực đã bị địch lấn chiếm. Nhiệm vụ chi viện hỏa lực của không quân cho bộ binh đánh địch bảo vệ biên giới Tây Nam đã trở nên rất cấp bách.

Ngày 16 tháng 5 năm 1977, cùng với Quân chủng Phòng không, Quân chủng Không quân được thành lập. Từ 0 giờ ngày 31 tháng 5 năm 1977, Bộ Tư lệnh Quân chủng Không quân sẽ bắt đầu chỉ huy, điều hành và quản lý các cơ quan và đơn vị thuộc quyền.

Trước tình hình biên giới Tây Nam diễn biến ngày càng xấu, chấp hành mệnh lệnh tác chiến của Quân chủng và chỉ thị của Sư đoàn Không quân 371, ngày 21 tháng 5 năm 1977, Trung đoàn 921 thực hiện cơ động chuyển sân một phi đội MiG-21 vào Biên Hòa để tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Căn cứ vào ý định đánh địch của Trung đoàn không quân 935, tiểu ban Dẫn đường đã xây dựng phương án dẫn đường chiến đấu hiệp đồng giữa F-5 và MiG-21. Đến ngày 30 tháng 6 năm 1977, trung đoàn thực hiện diễn tập thực binh. Qua kiểm nghiệm thực tế, trình độ dẫn đường chiến đấu hiệp đồng của Tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 935 đã cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra và các phương án dẫn đường tiếp tục được củng cố, hoàn thiện.

Cũng trong thời gian MiG-21 vào Biên Hòa, chấp hành chỉ thị của Sư đoàn 371, một phần lực lượng Mi- 8 của Trung đoàn 916 cũng lên đường vào tham gia phục vụ chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam. Đội ngũ dẫn đường trên không hai trung đoàn 917 và 916 sát cánh cùng nhau chuẩn bị các phương án dẫn bay theo từng nhiệm vụ được giao. Phòng Dẫn đường Quân chủng Không quân, ngay sau ổn định tổ chức đã cử 3 trợ lý Đặng Dũng, Phạm Văn Quí và Lương Văn Vóc vào tăng cường cho Ban Dẫn đường Sư đoàn 372.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top