[Funland] Lịch sử Dẫn đường Không quân

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Đầu tháng 7 năm 1977, tập đoàn ********* Khơ-me đỏ huy động lực lượng lớn đánh sang đất ta ở nhiều khu vực thuộc tỉnh An Giang và Kiên Giang. Rạng sáng 12 tháng 7 năm 1977, Trung tá Nguyễn Văn Bảy - Phó Tư lệnh Sư đoàn 372 giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 937 và Trung đoàn 917 tổ chức chiến đấu hiệp đồng với các đơn vị thuộc Sư đoàn 9 (Quân khu 9) tại các khu vực Bảy Núi (các ngọn núi ở phía bắc và phía nam Tri Tôn), Giang Thành (đông bắc Hà Tiên 21km) và Đầm Chít (đông Giang Thành 5km). 6 giờ 30 phút, Trung đoàn 917 triển khai phương án tổ chức hiệp đồng đánh địch, đúng 9 giờ, cơ động chuyển sân 10 UH-1, 2 U-17 và 1 CH-47 từ Tân Sơn Nhất xuống Cần Thơ và sau đó thực hiện hiệp đồng chiến đấu ngay với Trung đoàn không quân 937. 13 giờ 10 phút, Trung đoàn trưởng Lê Đình Ký trực tiếp gần 10 HU-1 bay cực thấp, bí mật cơ động từ Cần Thơ lên sân bay phía trước Thất Sơn (đông nam Tịnh Biên 11km). Tại đây, trung đoàn tiến hành hiệp đồng chiến đấu cụ thể với các đơn vị thuộc Sư đoàn 9 và chuẩn bị bổ sung cho các phương án dẫn bay đánh địch.

Ngày 13 tháng 7 năm 1977, theo lệnh của sở chỉ huy, kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 937 dẫn các biên đội A-37 cất cánh từ Cần Thơ, lên chi viện hỏa lực đúng kế hoạch chiến đấu hiệp đồng với các đơn vị bộ binh thuộc Sư đoàn 9 phản công ở khu vực Bảy Núi, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 600 tên, phá huỷ 1 kho đạn, thu 100 súng các loại, đuổi địch về phía bên kia biên giới.

Ngày 14 tháng 7 năm 1977, lúc 4 giờ 50 phút, 2 phi công U-17: Mai Chí Lưu và Đoàn Hồng Quân cất cánh từ Cần Thơ, lên trinh sát khu vực Giang Thành - Đầm Chít và chỉ thị mục tiêu cho pháo binh của ta. Trong khi đang đảm nhiệm vụ, máy bay đã bị thương, do hỏa lực phòng không 12,7mm của địch bắn nên phải quay về Thất Sơn hạ cánh. Sở chỉ huy Sư đoàn 372 quyết định cho phi công U-17 Trần Văn Lại lên tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu. Đúng 5 giờ, pháo binh của ta bắn dồn dập vào các trận địa tuyến trước của địch. 5 giờ 30 phút, đội ngũ dẫn đường trên không Trung đoàn 917 dẫn 3 đôi bay UH-1: Lê Đình Ký-Nguyễn Đình Khoa, Hồ Duy Hùng- Nghiêm Xuân Tích và Nguyễn Văn Nhậm-Đào Mạnh Sơn bay ở độ cao từ 10 đến 15m vào đánh trúng các cụm hỏa lực mạnh của địch. Hỏa lực phòng không 12, 7mm của chúng bắn theo đội hình trực thăng của ta.

Chiếc UH-1 của lái chính Hồ Duy Hùng bị trúng đạn, lái phụ Nguyền Trọng Hùng bị thương nhẹ. Ngay sau đó, 6 A-37 của Trung đoàn 937 cất cánh từ Cần Thơ theo lệnh gọi của thiếu tá Nguyễn Văn Thọ tại Thất Sơn và được dẫn chính xác vào khu chiến, U-17 tiếp tục chỉ thị mục tiêu. A-37 đánh trúng 2 trận địa pháo và 1 trận địa cối. 3 đôi bay UH-1 vòng lại, bắn mãnh liệt vào đội hình bộ binh địch, đồng thời yểm hộ cho xe tăng của ta, tạo điều kiện cho bộ đội Sư đoàn 9 nhanh chóng vượt kênh Vĩnh Tế, đánh vào tuyến sau của địch, buộc chúng phải rút lui. Đây là một trong những trận đánh hiệp đồng tuyệt đẹp, không chỉ giữa không quân và bộ binh, pháo binh, xe tăng mà còn cả giữa UH-1, U-17 và A-37. Cũng trong thời gian diễn ra trận đánh trên, tổ bay CH-47: Trần Đăng Nguyên-Đàm Ngọc Bến đã bay 2 lần/chuyến vận chuyển súng đạn tăng cường cho tuyến trước của ta, đồng thời đón thương binh về tuyến sau.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Theo yêu cầu của Quân khu 9, ngày 18 tháng 7 năm 1977, Trung đoàn 937 tiếp tục thực hiện chi viện hỏa lực 8 lần/chiếc A-37 ném 30 quả bom trúng 1 sở chỉ huy tiểu đoàn và 2 trận địa pháo 105mm trong hậu cứ của địch ở phía tây bắc Châu Đốc.

Như vậy, trong tháng 7 năm 1977, từ thực tiễn chi viện hỏa lực trên chiến trường của Trung đoàn 937 và Trung đoàn 917, ngành Dẫn đường Quân chủng Không quân đã tích lũy được những kinh nghiệm mới về xây dựng các phương án dẫn bay A-37 từ sân bay Cần Thơ và UH-1 từ sân bay phía trước Thất Sơn lên đánh địch tại hai khu vực Bảy Núi và Giang Thành cách nhau 36km, thực hiện hiệp đồng dẫn đường chặt chẽ giữa Cần Thơ với Thất Sơn, làm tốt cách dẫn bay U-17 chỉ thị mục tiêu cho pháo binh và UH-1 yểm hộ cho xe tăng phát triển tiến công. Riêng qua trận đánh ngày 14 tháng 7 năm 1977, đội ngũ dẫn đường đã rút ra được bài học về các biện pháp bảo đảm cho phi công và tổ bay khắc phục hiệu quả hỏa lực phòng không của địch.

Để bảo vệ, giữ yên biên giới Tây Nam và chuẩn bị cho bước đi tiếp theo trong tổ chức các hoạt động quân sự, Bộ Tổng Tham mưu quyết định điều lực lượng của Binh đoàn Tây Nguyên (Quân đoàn 3) xuống địa bàn Quân khu 7 tham gia tác chiến chiến dịch. Việc cơ động lực lượng được tiến hành rất khẩn trương bằng cả đường bộ và đường không. Bộ Tư lệnh Quân chủng Không quân giao cho Sư đoàn 372 tổ chức vận chuyển đường không một phần lực lượng rất quan trọng của Quân đoàn 3.

Với 6 máy bay vận tải quân sự, bao gồm: 2 C-130, 2 C-119 và 2 C-47, Trung đoàn 918 đã thực hiện hơn 100 chuyến bay liên tục trong vòng 24 ngày, từ 19 tháng 9 đến 12 tháng 10 năm 1977, chở 7.000 cán bộ và chiến sĩ, vận chuyển 20 xe chỉ huy và hàng chục tấn hàng cho Quân đoàn 3 từ 3 sân bay nhận quân: Nha Trang, Liên Khương và Hòa Bình (sân bay ngoài thị xã Buôn Ma Thuột) vào sân bay đổ quân Biên Hòa an toàn. Đợt ra quân hoạt động vận chuyển đường không tập trung đầu tiên của Trung đoàn 918 giành thắng lợi, trong đó đội ngũ dẫn đường trên không đã lựa chọn đường bay, phương án nạp dầu, chở quân, chuyển hàng hợp lý và thực hiện dẫn bay chính xác. Có thể nói cách dẫn bay đổ bộ đường không từ sân bay đến sân bay đã được thực hiện rất thành công.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Cuối tháng 9 năm 1977, tập đoàn ********* Khơ-me đỏ đẩy mạnh hoạt động lấn chiếm biên giới tại nhiều khu vực thuộc tỉnh Tây Ninh. Trong lúc đó, sau khi chuyển quân từ Tây Nguyên vào, một phần lực lượng của Quân đoàn 3 đang phối hợp với Quân khu 7 tổ chức củng cố toàn bộ hệ thống phòng ngự trên tuyến biên giới được giao. Ngày 25 tháng 9 năm 1977, địch dùng sư đoàn bộ binh 4 đánh chiếm khu vực Xa Mát (bắc-tây bắc Tây Ninh 41km), đồng thời cho sư đoàn bộ binh 3 và một trung đoàn quân địa phương đánh vào khu vực Cây Me (nam Tây Ninh 25km), Bến Sỏi (tây-tây nam Tây Ninh 10km) và Đường 13. Ngày 26 tháng 9 năm 1977, Bộ Tổng Tham mưu quyết định sử dụng lực lượng của Quân khu 7, Quân đoàn 3, Quân đoàn 4 và lực lượng của Sư đoàn Không quân 372 tổ chức tác chiến hiệp đồng, không cho địch tiến sâu vào địa phận của ta.

Để thực hiện nhiệm vụ tác chiến hiệp đồng được giao, ngay trong ngày 26 tháng 9, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 372 quyết định tổ chức trinh sát trước 2 lần/chiếc U-17 theo đường bay: Tân Sơn Nhất-Bến Cầu (nam-đông nam Tây Ninh 21km)-Tà Nốt (tây-tây nam Xa Mát 12km)-Tân Sơn Nhất. Các phi công Mai Chí Lưu, Nguyễn Duy Lê và Nguyễn Khắc Tuấn đã mang về những thông tin quý báu cho UH-1 và A-37.

Ngày 27 tháng 9 năm 1977, theo đúng kế hoạch chiến đấu hiệp đồng và phương án dẫn bay đã được chuẩn bị, Trung đoàn 917 cho 4 tổ bay UH-1 vũ trang do các lái chính: Nguyễn Đình Khoa, Vi Quốc Ân, Nghiêm Xuân Tích và Nguyễn Lương Bằng điều khiển, bay theo đường bay Tân Sơn Nhất-Tây Ninh-khu chiến Xa Mát) thực hiện chi viện hỏa lực cho các đơn vị bộ binh Quân khu 7 và Quân đoàn 3; Các phi công U-17: Nguyễn Duy Lê, Nguyễn Hữu Thọ, Lê Văn Do, Nguyễn Văn Sửu (B) và Mai Chí Lưu liên tiếp thay nhau lên chỉ thị mục tiêu.

Trong ngày, không quân ta đã hoàn thành tốt 2 đợt đánh với 8 lần/chiếc UH-1, bắn 24.000 viên đạn và 3 lần/chiếc -17 chỉ thị mục tiêu. Ngày 28 tháng 9 năm 1977, có 4 lần/chiếc UH-1 vũ trang, vẫn do các lái chính đã tham gia đánh ngày hôm trước, tiếp tục thực hiện chi viện hỏa lực. Quân địch vẫn ngoan cố chống trả, không chịu lui. Ngày 29 tháng 9 năm 1977, 8 lần/chiếc A-37 tiến hành chi viện hỏa lực, có 2 lần/chiếc U-17 chỉ thị mục tiêu cũng ở Xa Mát. Hỏa lực của A-37 đã làm cho Sở chỉ huy Sư đoàn bộ binh 4 của quân Khơ-me đỏ ở làng Ph.Lông (bắc-tây bắc Xa Mát 4km) bị tê liệt. Ngày 1 tháng 10 năm 1977, không quân ta lại cho UH-1 vũ trang thực hiện chi viện hỏa lực 2 đợt, mỗi đợt 4 lần/chiếc, đánh mãnh liệt vào quân Khơ-me đỏ và U-17 chỉ thị mục tiêu 2 lần/chiếc.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Như vậy, tại khu vực Xa Mát, hỏa lực của cả UH-1 và -37 đều được phát huy hiệu quả, tạo điều kiện cho bộ binh Quân khu 7 và Quân đoàn 3 tiến công, buộc địch hải rút khỏi các vùng đất đã lấn chiếm. Trước tình hình chiến sự diễn ra ác liệt, với tinh thần trách nhiệm cao, các tổ bay UH-1 vận tải đã nhanh chóng hoàn thành 19 chuyến bay "con thoi" vận chuyển súng đạn, thuốc men lên tuyến trước và đón thương binh về tuyến sau.

Ở khu vực Cây Me, ngày 27 tháng 9 năm 1977, lực lượng UH-1, U-17 do đại úy Trịnh Minh Đức chỉ huy, từ Tân Sơn Nhất lên chi viên hỏa lực cho bộ đội Quân đoàn 4 phản kích địch. Các trận đánh diễn ra rất quyết liệt. Trong 2 ngày 27 và 29, UH- 1 vận tải tiên tục thực hiện 13 lần/chiếc lên Tây Ninh tiếp tế và chở thương binh.

13 giờ 02 phút ngày 1 tháng 10 năm 1977, 2 phi công U-17: Mai Chí Lưu-Nguyễn Khắc Tuấn cất cánh chỉ thị mục tiêu cho A-37 tham gia chuẩn bị hỏa lực cho bộ binh Quân đoàn 4 ở khu vực Cây Me-Bến Sỏi. 13 giờ 25 phút, biên đội A-37 thứ nhất: Hán Văn Quảng-số 1, Nguyễn Thế Hùng-số 2, Nguyễn Hùng Vân-số 3 và Nguyễn Năng Nghĩa-số 4 rời đường băng Cần Thơ, 13 giờ 56 phút, đến Trảng Bàng và vòng trái về phía Gò Dầu Hạ (Gò Dầu). 13 giờ 57 phút, số 3 báo cáo hỏng động cơ.

Sở chỉ huy Sư đoàn ra lệnh vứt bom ở chế độ không nổ và về Tân Sơn Nhất hạ cánh. Phi công Hán Văn Quảng tiếp tục dẫn các số còn lại trong biên đội thực hiện nhiệm vụ được giao. 14 giờ 06 phút, U-17 phóng rốc-két khói và chỉ thị mục tiêu 1. 3 phút sau, 3 A-37 của biên đội thứ nhất bắt đầu vào công kích, rồi thoát ly bên trái về Cần Thơ và hạ cánh lúc 15 giờ 13 giờ 50 phút, biên đội A-37 thứ hai: Tạ Đông Trung- Nguyễn Văn Sinh-Cao Văn Phúc-Nguyễn Văn Quang cất cánh và bay đúng đường bay dự tính. 14 giờ 23 phút, U-17 chỉ thị mục tiêu 2 và chỉ 2 phút sau biên đội A-37 thứ hai tiến vào ném bom, rồi trở về Cần Thơ an toàn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Sau đợt tham gia chuẩn bị hỏa lực, vào lúc 15 giờ 30 phút, 2 phi công U-17: Mai Chí Lưu-Nguyễn Văn Sửu (A) lên chỉ thị mục tiêu cho A-37 đánh đợt 2. 15 giờ 44 phút, 3 chiếc A-37 cất cánh. Trên chiếc A-37 bay số 1 có 2 phi công: Tạ Đông Trung và Nguyễn Thế Hùng, số 2: Trần Cao Thăng và Nguyễn Nẵng Nghĩa, số 3: Cao Văn Phúc và Nguyễn Văn Sinh. 16 giờ 02 phút, U-17 phóng rốc-két khói vào mục tiêu lần thứ nhất và sau đó chỉ thị tiếp lần thứ hai. Tốp A-37 lao xuống công kích. Chiếc A-37 bay số 1 bị trúng đạn pháo phòng không của địch, 2 phi công nhảy dù và rơi vào giữa khu vực bốn bề đều có quân Khơ-me đỏ.

16 giờ 10 phút, U-17 xin Sở chỉ huy Sư đoàn 372 cho trực thăng vào cấp cứu. 16 giờ 24 phút, U-17 chỉ thị vị trí phi công của ta cho tổ bay UH-1. 16 giờ 26 phút, lái chính UH-1 Đinh Gia Dục thấy rõ phi công ta, nhưng không thể xuống hạ cánh trong làn đạn dày đặc của địch. Cả 2 phi công Tạ Đông Trung và Nguyễn Thế Hùng đã dùng súng ngắn chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và anh dũng hy sinh. Đây là tổn thất lớn đầu tiên của Trung đoàn 937. Đến 16 giờ 30 phút, A-37, U-17 và UH-1 được lệnh rút khỏi khu chiến. Cũng trong ngày 1 tháng 10, Trung đoàn 917 cho 8 lần/chiếc UH-1 vũ trang chi viện hỏa lực cho Quân đoàn 3 ở khu vực Xa Mát.


Ngày 2 tháng 10 năm 1977, không quân ta tiếp tục cho 3 lần/chiếc U-17 do các phi công: Nguyễn Văn Sửu (A), Nguyễn Văn Sửu (B), Nguyễn Duy Lê, Nguyên Hữu Thọ, Mai Chí Lưu và Nguyễn Khắc Tuấn bay chỉ thị mục tiêu cho UH-1 vũ trang và A-37. Nhưng khi UH-1 chuẩn bị vào công kích, do chưa phân định rõ bộ binh địch-ta, nên buộc phải vòng ra. Sau đó, A-37 với 20 lần/chiếc đã ném bom trúng vào các vị trí cố thủ cuối cùng của quân Khơ-me đỏ ở khu vực Cây Me-bến Sỏi. Đến 10 giờ, bộ đội Quân đoàn 4 hoàn toàn làm chủ trận địa. Trước tấm gương của đồng đội, dù phải chịu hy sinh và tổn thất, nhiều phi công của Trung đoàn không quân 937 đã thể hiện bản lĩnh và trình độ của mình, phát huy cao độ sức mạnh hỏa lực của A-37 tiếp tục chiến đấu như các đồng chí: Phùng Công Định, Âu Văn Hùng, Vũ Khởi Nghĩa, Nguyễn Nẵng Nghĩa, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Văn Sinh...

Như vậy, từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 năm 1977, để đáp ứng yêu cầu của các đơn vị bộ binh trong các trận đánh phản công, trong mỗi ngày lực lượng A-37 và UH-1 phải xuất kích nhiều đợt và tổ chức hoạt động trên cả 2 khu vực Xa Mát, Bến Sỏi cách xa nhau khoảng 40km. Các phương án dẫn bay chi viện hỏa lực và trinh sát, chỉ thị mục tiêu của cả hai trung đoàn 937 và 917 đã tập trung giải quyết tốt việc tính toán đường đi, đường về, độ cao chênh lệch và thời cơ cất cánh giữa các tốp. Kíp trực ban dẫn đường tại sở chỉ huy Trung đoàn 937 đã bảo đảm tốt cho A-37 tham gia chuẩn bị hỏa lực đúng thời gian, đúng mục tiêu và phi công U-17 đã dẫn bay chỉ thị chính xác mục tiêu cho pháo binh ta.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Đây chính là sự khởi đầu nhằm chuẩn bị cho việc sử dụng không quân chi viện hỏa lực trong các trận đánh có quy mô lớn hơn. Đội ngũ dẫn đường trên không của Trung đoàn 917 đã thực hiện dẫn bay yểm hộ cho đội hình UH-1 làm nhiệm vụ chi viện hỏa lực đúng yêu cầu chiến thuật, sẵn sàng đối phó khi phát hiện có hoả phòng không của địch bắn lên. Tuy nhiên, đối với A-37 cách xử lý còn chưa đạt yêu cầu Cuối tháng 11 năm 1977, Trung đoàn 918 sử dụng các máy bay C-130, C-119 và C-47 tiến hành vận chuyển 1 trung đoàn đặc công và chở 20 tấn hàng quân sự từ Hà Nội vào Biên Hòa để tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam. Một lần nữa, cách dẫn bay đổ bộ đường không từ sân bay đến sân bay đã được đội ngũ dẫn đường trên không thực hiện rất hoàn hảo.

Đầu tháng 12 năm 1977, bọn ********* Khơ-me đỏ dùng 2 sư đoàn bộ binh đánh chiếm tây Bến Sỏi, án ngữ Đường 13 huyết mạch của ta, hằng ngày chúng dùng pháo 130mm bắn vào thị xã Tây Ninh, và các khu vực khác, gây nhiều tội ác cho đồng bào ta. Chấp hành mệnh lệnh tác chiến của Bộ Tổng Tham mưu, Sư đoàn Không quân 372 quyết định sử dụng lực lượng của Trung đoàn 917 và Trung đoàn 937 vào làm nhiệm vụ chi viện hỏa lực cho các đơn vị của Quân khu 7 và Quân đoàn 4, đồng thời yêu cầu C-130 và EC-47 của Trung đoàn 918 tiến hành trinh sát đường không toàn tuyến biên giới Tây Nam. Trung đoàn 917 sử dụng 10 UH-1, 2 CH-47 và 2 U-17 trực tại Tân Sơn Nhất, chuẩn bị sẵn phương án cơ động lên sân bay Trảng Lớn (sân bay Tây Ninh West, tây-tây bắc Tây Ninh 3,5km), do thiếu tá Nguyễn Xuân Trường chỉ huy. Lực lượng A-37 của Trung đoàn 937 vẫn ở Cần Thơ.

6 giờ 10 phút sáng 6 tháng 12 năm 1977, 4 phi công U-17: Mai Chí Lưu-Nguyễn Khắc Tuấn và Đoàn Hồng Quân-Nguyễn Hữu Thọ lần lượt cất cánh trinh sát khu vực tây Bến Sỏi và chỉ thị mục tiêu cho pháo binh của ta. Sau khi đã nắm chắc tình hình, 3 tổ bay UH-1 vũ trang: Nguyễn Xuân Trường-Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Đình Khoa-Nguyễn Trọng Hùng và Vi Quốc Ân-Trần Đình cất cánh từ Tân Sơn Nhất, vào chi viện hỏa lực 9 lần/chiếc, đồng thời cho 2 tổ bay UH-1 vũ trang: Hồ Duy Hùng-Đào Mạnh Sơn và Nguyễn Lương Bằng-Nguyễn Văn Tiến làm nhiệm vụ yểm hộ và cấp cứu 8 lần/chiếc. Đến 6 giờ 55 phút, 5 UH-1 từ Tân Sơn Nhất đánh tiếp đợt 2. Sau mỗi đợt đánh ta đều về Trảng Lớn hạ cánh để chuẩn bị cho các đợt đánh tiếp theo.

Cùng tham gia chi viện hỏa lực, Trung đoàn 937 sử dụng 16 lần/chiếc A-37 từ Cần Thơ, có U-17 chỉ thị mục tiêu, đánh phá dữ dội vào các phòng tuyến của địch ở tây Bến Sỏi và cơ sở hậu cần của chúng ở ngã tư Nhà Thương. Được không quân chi viện hỏa lực đúng kế hoạch hiệp đồng, các đơn vị của Quân khu 7 và Quân đoàn 4 phát huy sức mạnh của bộ binh, pháo binh và xe tăng thực hiện phản công giành thắng lợi. Trong trận đánh trên, các tổ bay CH-47 đã làm tốt nhiệm vụ vận chuyển súng đạn lên tuyến trước và đón thương binh về tuyến sau.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Đến đầu tháng 1 năm 1978, tình hình trên biên giới, Tây Nam ngày càng càng thẳng, Quân chủng Không quân quyết định cơ động chiến đấu 1 phi đội MIG-17 của Trung đoàn 923 vào Biên Hòa. 2 trợ lý dẫn đường; Vũ Văn Thuyết và Nguyễn Văn Đờn được bổ sung cho Tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 935. Ngay lập tức 2 phương án dẫn đường chiến đấu hiệp đồng giữa 2 loại máy bay F-5, MIG-17 và giữa 3 loại náy bay F-5, MIG-21, MIG-17 với các đơn vị phòng không của Quân chủng Phòng không đánh máy bay tốc độ nhỏ và tốc độ lớn của địch đã được Tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 935 đồng thời chuẩn bị.

Ngày 25 tháng 1 năm 1978, Thiếu tá Đồng Văn Song, Trung đoàn trưởng đã ký phê chuẩn cả 2 phương án trên (Phương án số 001 và 002/TM-DĐ. Hồ sơ số 73, phông 16, lưu trữ Quân chủng Phòng không-không quân). Từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 1 năm 1978, 6 tiểu đoàn Khơ-me đỏ đánh vào khu vực Phú Cường (An Giang). Tiếp đó ngày 22 tháng 1, địch dùng 3 trung đoàn quân địa phương đánh sâu vào đất ta khoảng 10 km ở khu vực Giang Thành-Đầm Chít (Kiên Giang).

Ngày 28 tháng 1 năm 1978, U-17 cất cánh từ Cần Thơ vào khu chiến trinh sát và chỉ thị mục tiêu cho UH-1, pháo binh và xe tăng của ta. Ngay sau đó, 4 UH-1 vũ trang cất cánh từ Kiên Lương đánh vào sở chỉ huy và đội hình của địch, chi viện hiệu quả cho bộ binh, pháo binh và xe tăng của ta tiêu diệt 1 tiểu đoàn địch, đẩy toàn bộ lực lượng tuyến trước của chúng lùi về phía sau. Ngày 29 tháng 1 năm 1978, UH-1 đánh tiếp trận thứ hai vào hệ thống lô cốt, hầm ngầm của địch. Bộ binh ta tiến công, buộc chúng phải tháo chạy về bên kia biên giới. Tuy bị thất bại, nhưng chúng điều trung đoàn 11 thuộc sư đoàn bộ binh 2 lên chiếm khu vực cồn cát ở Bắc Đay, Phước An (Kiên Giang), xây dựng trận địa phòng ngự kiên cố và gài mìn dày đặc x
ung quanh các khu vực đóng quân.

18 giờ ngày 2 tháng 2 năm 1978, ba trung đoàn không quân 917, 937 và 935 nhận nhiệm vụ chiến đấu chi viện hỏa lực cho Sư đoàn 330 (Quân khu 9), Sư đoàn 341 (Quân đoàn 4) và một trung đoàn bộ đội địa phương An Giang đánh tại khu vực Bắc Đay-Phước An. Mọi công tác chuẩn bị phải xong trước 16 giờ ngày 3 tháng 2 năm 1978 (tức chiều 26 Tết âm lịch). 15 giờ ngày 3 tháng 2 năm 1978, Trung đoàn 917 thực hiện cơ động chuyển sân 5 UH-1, 2 U-17 và 1 CH-47 xuống Cần Thơ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngày 4 tháng 2 năm 1978, ngay từ sáng sớm, 5 UH-1 và 1 CH-47 đã bí mật cơ động chuyển sân lên sân bay Long Xuyên (đông nam thị xã Long Xuyên 6km) và sẵn sàng chờ lệnh cất cánh. Riêng tổ bay UH-1: Đào Mạnh Sơn-Vũ Xuân Cán tiếp tục chở cán bộ, vận chuyển súng đạn, thuốc men và đón thương binh. Còn lực lượng U-17 ở lại Cần Thơ làm nhiệm vụ trinh sát và chỉ thị mục tiêu theo lệnh gọi từ sở chỉ huy tiền phương của Sư đoàn 372 đóng tại Long Xuyên. 6 giờ 20 phút, 2 phi công U-17: Mai Chí Lưu-Trần Tấn Bửu lên trinh sát các mục tiêu M1, 3, 5 và 6 trong khu chiến. Sau khi nắm chắc tình hình trên không và thời điểm cần phải chi viện hỏa lực, sở chỉ huy Long Xuyên yêu cầu sở chỉ huy Cần Thơ cho U-17 và A-37 cất cánh đúng thời gian quy định. 8 giờ 05 phút, 2 phi công U-17: Đoàn Hồng Quân-Nguyễn Văn Sửu rời Cần Thơ lên chỉ thị mục tiêu cho UH-1. 8 giờ 25 phút, phi công Mai Chí Lưu báo cáo M1 đã bị các đơn vị của Sư đoàn 330 tiêu diệt và quay về Cần Thơ.

Đúng lúc đó, sở chỉ huy Long Xuyên ra lệnh cho 3 tổ bay UH-1 vũ trang: Nguyễn Đình Khoa-Bùi Văn Thuấn, Hồ Duy Hùng-Lê Phúc Cường và Vi Quốc Ân-Đinh Gia Dục cất cánh chi viện hỏa lực và tổ bay UH-1: Nguyễn Lương Bằng-Nguyễn Xuân Anh lên yểm hộ và sẵn sàng cấp cứu. Được phi công Đoàn Hồng Quân chỉ thị mục tiêu chính xác, 3 tổ bay UH-1 vũ trang liên tiếp vào công kích 3 mục tiêu M3, 5 và 6. Các đơn vị của Sư đoàn 330 ào lên tiến công. Do trên hướng đánh của Sư đoàn 341 gặp nhiều khó khăn hơn, 11 giờ 50 phút, 2 phi công U-17: Mai Chí Lưu-Trần Tấn Bửu cất cánh lần thứ hai để chỉ thị mục tiêu cho A-37.

Trong quá trình cất cánh tại Cần Thơ, chiếc A-37 của phi công Vũ Khởi Nghĩa đột nhiên phát sinh hỏng hóc, phải dừng lại. Chỉ huy bay cho phi công Nguyễn Năng Nghĩa tiếp tục cất cánh. Với quyết tâm cao, phi công Nguyễn Năng Nghĩa vào công kích 2 lần đều trúng M6. Đến chiều, từ sau 13 giờ, A-37, UH-1 và U-17 tiếp tục đánh nhiều đợt theo yêu cầu của Tư lệnh Quân khu 9. Sở chỉ huy trung đoàn 11, cụm pháo binh và hệ thống công sự kiên cố của địch đều bị trúng bom và đạn của không quân ta. Các đơn vị của hai sư đoàn 341 và 330 phát triển tiến công rất nhanh. Hơn 600 tên địch bị tiêu diệt và nhiều tên khác bị bắt sống, trung đoàn bộ binh 11 "anh hùng" của quân Khơ-me đỏ bị xoá sổ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Đây là một trong những trận phản công lớn của bộ đội ta trên biên giới Tây Nam, trong đó các lực lượng không quân đã phát huy sức mạnh của hỏa lực chi viện, đánh đúng các mục tiêu quan trọng được giao, đáp ứng yêu cầu của Tư lệnh Quân khu 9. Đội ngũ dẫn đường đã thực hiện tính toán chính xác đường bay cơ động chuyển sân, thời cơ cất cánh và tham gia điều chỉnh thứ tự đánh các mục tiêu khớp với thực trạng nhịp độ tiến công của Sư đoàn 330 và Sư đoàn 341.

6 giờ 10 phút sáng 26 tháng 2 năm 1978, Trung đoàn 917 cho 2 phi công U-17: Mai Chí Lưu-Nguyễn Khắc Tuấn cất cánh từ Tân Sơn Nhất lên trinh sát khu vực tây bắc Bến Sỏi Sau khi nắm chắc tình hình, U-17 chỉ thị cho pháo binh của ta bắn dồn dập vào các vị trí tập kết quân của địch. 6 giờ 55 phút, từ Tân Sơn Nhất 3 tổ bay UH-1 vũ trang: Nguyễn Xuân Trường-Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Đình Khoa-Nguyễn Trọng Hùng và Nguyễn Xuân Anh-Trần Đình cất cánh lên chi viện hỏa lực cho bộ đội Quân đoàn 4 ở tây bắc Bến Sỏi và 7 giờ 05 phút, 3 tổ bay UH-1: Hồ Duy Hùng-Đào Mạnh Sơn, Nguyễn Lương Bằng-Nguyễn Văn Tiến và Đinh Gia Dục-Nguyễn Sĩ Chuyên cất cánh yểm hộ khu vực và sẵn sàng cấp cứu.

Trong đợt này ta đã bắn 17.000 viên đạn 7,62mm vào các mục tiêu. Sau đợt hoạt động thứ nhất, tất cả về Trảng Lớn hạ cánh và chuẩn bị cho đợt chiến đấu tiếp theo. 7 giờ 40 phút, 2 phi công U-17: Đoàn Hồng Quân-Nguyễn Hữu Thọ cất cánh từ Tân Sơn Nhất nhằm liên tục bảo đảm cho các sở chỉ huy nắm chắc tình hình địch. Thấy bộ binh phát triển tiến công chậm so với dự tính, Tư lệnh Quân đoàn 4 yêu cầu không quân chi viện hỏa lực vào ngã tư Nhà Thương. Lực lượng không quân ở Trảng Lớn tiếp tục xuất kích: 9 giờ 20 phút, U-17 và 9 giờ 40 phút, 3 tổ bay UH-1 vũ trang cất cánh. Tất cả hướng vào khu chiến, thực hiện chỉ thị mục tiêu và chi viện hỏa lực để bộ binh đẩy nhanh tốc độ tiến công. UH-1 đánh trong vòng 15 phút, phóng hơn 100 quả rốc-két, bắn 23.000 viên đạn 7,62mm vào đội hình địch. Ngay sau đợt chi viện hỏa lực thứ hai của UH-1, bộ đội Quân đoàn 4 tràn lên tiến công làm chủ trận địa, bắt tù binh và thu nhiều vũ khí. CH-47 cũng kịp thời lên tiếp tế và chở thương binh về tuyến sau.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Trong trận này, dẫn đường đã tính toán chính xác đường bay, thời gian cất cánh và độ cao hoạt động, nên sở chỉ huy đã điều hành rất nhanh chóng tất cả các chuyến bay ở Tân Sơn Nhất và Trảng Lớn đáp ứng đúng yêu cầu của Tư lệnh Quân đoàn 4.

Đầu tháng 3 năm 1978, 1 trung đoàn Khơ-me đỏ đánh sâu vào đất ta ở Phước Lộc, Phước Lợi (bắc Bến Sỏi) sát hại đồng bào ta rất dã man. Pháo 130mm của địch bắn phá thị xã Tây Ninh và các vùng lân cận, đồng thời cho lực lượng chốt giữ nhiều vị trí quan trọng ở thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông, làm bàn đạp hòng tiến sâu vào đất ta.
Ngày 8 tháng 3 năm 1978, Sư đoàn 372 giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 937 chuẩn bị 8 A-37 với 4 cơ số bom, đạn và rốc-két tại Cần Thơ; Trung đoàn 917, do đại úy Trịnh Minh Đức chỉ huy, sẵn sàng cơ động chuyển sân 5 UH-1, 2 U-17 và 1 CH-47 đến sân bay Dương Minh Châu (đông núi Bà Đen 5-6km). Các lực lượng trên tập trung chi viện hỏa lực cho Sư đoàn 9 (Quân đoàn 4) đánh địch ở khu vực Phước Lộc, Phước Lợi. Ngày 9 tháng 3 năm 1978, Trung đoàn 937 chuẩn bị xong, các lực lượng cơ động của Trung đoàn 917 vào đúng vị trí tập kết.

Ngày 11 tháng 3 năm 1978, đúng 6 giờ, 2 phi công U-17: Mai Chí Lưu-Trần Tấn Bửu cất cánh từ Tân Sơn Nhất, bay lên Gò Dầu, rồi ngược theo sông Vàm Cỏ Đông vào trinh sát khu chiến (Phước Lộc, Phước Lợi). Vị trí các mục tiêu được báo cáo ngay về Sở chỉ huy Sư đoàn 372. 6 giờ 35 phút, 2 UH-1 vũ trang cất cánh, bay theo đường bay: Dương Minh Châu- Bến Cầu-Bến Sỏi-khu chiến và đánh thẳng vào các chốt của địch ở hai bờ rạch Năng Dinh (tây bắc Bến Sỏi 11km). Tiếp theo 2 A-37 ném bom vào các trận địa của địch ở Xóm Mới và Gò Chùa, trong đó trúng 1 sở chỉ huy. Trong ngày, lực lượng A-37 và UH-1 cùng nhau phối hợp đánh 3 đợt, gây thiệt hại đáng kể về sinh lực và hỏa lực của địch. Hôm sau, ngày 12 tháng 3, 6 lần/chiếc A-37 và 12 lần/chiếc UH-1, được 6 lần/chiếc U-17 chỉ thị mục tiêu, đánh mãnh liệt vào các khu vực tập kết quân và các tuyến phòng ngự vững chắc của địch. Ba trung đoàn của Sư đoàn 9 bao vây, chia cắt và tiêu diệt toàn bộ quân địch ở khu vực Phước Lộc, Phước Lợi.

Trong trận này, các đường bay của U-17, UH-1, A-37 và thứ tự vào đánh đều được dẫn đường lựa chọn và tính toán chu đáo, phi công giữ nghiêm số liệu đã góp phần quan trọng giữ được yếu tố bí mật, bất ngờ và nâng cao hiệu quả đánh địch.

Ở khu vực biên giới Hà Tiên, rạng sáng 14 tháng 3 năm 1978, quân Khơ-me đỏ cho 3 tiểu đoàn tập kích vào thị xã Hà Tiên, 2 tàu 100 tấn tiến vào theo đường biển, đồng thời dùng thuyền nhỏ đưa thám báo, biệt kích đột nhập vào đất liền, tàn sát dã man hơn 1.000 đồng bào ta. Bộ Tổng Tham mưu sử dụng lực lượng của Quân khu 9, Sư đoàn Không quân 372 và lực lượng hải quân đánh bộ, hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ, phản công đánh địch tại khu vực Hà Tiên.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư lệnh Không quân, Sư đoàn 372 nhanh chóng hoàn tất công tác chuẩn bị và triển khai cơ động lực lượng. Ngày 14 tháng 3 năm 1978, các tổ bay C-130, C-119, C-47 của Trung đoàn 918 chở 1 000 cán bộ và chiến sĩ hải quân đánh bộ từ Cam Ranh xuống Cần Thơ và Kiên Lương; 4 UH-1 vũ trang, 2 UH-1 vận tải, 2 U-17 và 1 CH-47 của Trung đoàn không quân 917 cơ động chuyển sân xuống Cần Thơ và ngay sau đó U-17 cơ động tiếp xuống sân bay Rạch Sỏi (đông nam Rạch Giá 7km). 1 Mi-6 của Trung đoàn 916 được huy động phối thuộc với Trung đoàn 917. Trung đoàn 937 chuẩn bị xong 12 A-37 và các mặt bảo đảm cho các đơn vị không quân bạn có thể hoạt động dài ngày tại 3 sân bay Cần Thơ, Kiên Lương và Long Xuyên.
14 giờ 05 phút ngày 15 tháng 3 năm 1978, 2 phi công U-17: Mai Chí Lưu-Trần Tấn Bửu cất cánh từ Rạch Sỏi lên quan sát phía tây núi Xa Kỳ (Hà Tiên), phát hiện các cụm hỏa lực và tuyến phòng ngự của địch, lập tức báo cáo sở chỉ huy tiền phương Quân khu 9. 15 giờ 50 phút, U-17 chỉ thị mục tiêu cho đôi A-37 thứ nhất vào ném bom trúng một số cụm hỏa lực và đôi A-37 thứ hai tiếp tục vào đánh các trận địa phòng ngư của địch. Sau khi A-37 thoát ly, lực lượng UH-1 vũ trang liên tục bắn phá các điểm chốt chủ yếu. Không quân ta chi viện hỏa lực rất hiệu quả cho bộ binh.

Sáng 16 tháng 3 năm 1978, lực lượng UH-1 vũ trang tiếp tục đánh ở Xa Kỳ. Các đơn vị Quân khu 9 phản công, buộc địch phải lui về bên kia biên giới. Tổ bay UH-1: Nguyễn Duy Núi-Đinh Gia Dục đưa đoàn cán bộ Bộ Tổng Tham mưu ra Phú Quốc kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu của bộ đội hải quân.

Đúng vào thời điểm bộ đội Quân khu 9 tiến hành phản công địch ở Xa Kỳ thì quân Khơ-me đỏ cho 1 sư đoàn tiến công vào tuyến phòng ngự của Quân khu 7.

Ngày 14 và 15 tháng 3 năm 1978, chúng cho xe tăng và xe bọc thép đánh vào các chốt của quân ta ở các khu vực Xa Mát, Tà Nốt (tây Xa Mát 14km) và Lò Gò (tây nam Xa Mát 18km). Sau đó địch mưu đồ sẽ tiếp tục điều thêm khoảng 12 sư đoàn từ phía sau lên áp sát tuyến biên giới thuộc tỉnh Tây Ninh, đánh chiếm tuyến phòng ngư của Quân đoàn 3, hòng vượt qua Xa Mát, rồi tiến sâu vào đất ta theo Đường 22.

Để đáp ứng yêu cầu các nhiệm vụ được giao, ngày 24 tháng 3 năm 1978, Sư đoàn 372 thực hiện cơ động lực lượng: Trung đoàn 937 cơ động chuyển sân 10 A-37 từ Cần Thơ lên Biên Hòa và Trung đoàn 917 cho 3 UH-1 vũ trang từ Tân Sơn Nhất lên Dương Minh Châu do đồng chí Nguyễn Lương Bằng chỉ huy, còn U-17 trinh sát, chỉ thị mục tiêu và CH-47 vận chuyển tiếp tế và chở thương binh trực tại Tân Sơn Nhất. Đến 16 giờ cùng ngày, toàn bộ lực lượng không quân đã sẵn sàng vào trận.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
6 giờ sáng ngày 25 tháng 3 năm 1978. 2 phi công U-17: Nguyễn Văn Sửu-Nguyễn Văn Khải cất cánh, bay theo đường bay Tân Sơn Nhất-Trảng Bàng-Tây Ninh-ấp Trại Bí (bắc-tây bắc Tây Ninh 23km) trinh sát dọc tuyến biên giới và khu chiến (Xa Mát-Tà Nốt-Lò Gò). Những vị trí khả nghi có trận địa pháo, bãi tập kết xe tăng và khu tập trung quân trong khu chiến đều được báo cáo rất rõ ràng về Sở chỉ huy Sư đoàn 372. 6 giờ 30 phút, theo lệnh của Sở chỉ huy Sư đoàn, 4 A-37 cất cánh từ Biên Hòa vào khu chiến, đánh trong 10 phút vào các mục tiêu do U-17 chỉ thị ở Xa Mát. Cùng thời gian đó, 3 tổ bay UH-1 vũ trang: Nguyễn Lương Bằng-nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Xuân Anh-lê Việt Bắc và Mai Trung Cam-vũ Xuân Cán từ Dương Minh Châu bay lên Trại Bí và vào đánh các mục tiêu ở Lò Gò và Tà Nốt. Ngày 26 tháng 3 năm 1978, A-37 và UH-1 tập trung hỏa lực vào các khu tập trung quân của địch ở Lò Gò và Tà Nốt. Trong 2 ngày 25 và 26, không quân ta đánh 22 lần/chuyến đạt hiệu quả cao. Bị đòn giáng trả mãnh liệt của các đơn vị Quân khu 7, Quân đoàn 3 và không quân, sư đoàn địch buộc phải lùi rất sâu về phía sau và chúng không thực hiện được âm mưu tiến sâu vào đất ta.

Trung đoàn 11 Khơ-me đỏ, sau khi bị xoá sổ trong trận đánh ngày 4 tháng 2 năm 1978, đã được gây dựng lại với biên chế 9 tiểu đoàn. Đầu tháng 4 năm 1978, với lực lượng trên, trung đoàn 11 và lữ đoàn 10 của địch đã đánh sâu vào đất ta hơn 10km từ Phú Hội (bắc-tây bắc Châu Đốc 14km) đến Tân Châu (Phú Châu). Chúng đốt phá hơn 4.000 nóc nhà, sát hại dã man hàng trăm dân thường. Chiều 14 tháng 4 năm 1978, Trung đoàn 917 cho 5 UH-1 vũ trang, 2 UH-1 vận tải xuống trực chiến tại sân bay Long Xuyên, còn U-17 và CH-47 tại Cần Thơ. Trung đoàn 7 được sử dụng 12 chiếc A-37 ở Cần Thơ tham gia đánh địch. Các phương án dẫn A-37 và UH-1 chi viện hỏa lực cho các đơn vị bộ binh của Sư đoàn 330 rất nhanh chóng được hoàn thành.

Ngày 15 tháng 4, vào lúc 6 giờ sáng, 2 phi công U-17: Mai Chí Lưu-Trần Tấn Bửu lên trinh sát tìm kiếm vị trí khu tập trung quân, cụm hỏa lực mạnh và trận địa pháo của địch trong khu chiến (Tân Châu). Sở chỉ huy Cần Thơ quyết định cho 4 chiếc A-37 cất cánh và sau đó ra lệnh cho 5 UH-1 vũ trang lên đánh vào các cụm hỏa lực mạnh và hệ thống hầm hào tuyến trước của địch, đồng thời cho 1 UH-1 vận tải cất cánh sẵn sàng cấp cứu. U-17 tiếp tục chỉ thị mục tiêu, A-37 và UH-1 liên tục vào công địch. Các đơn vị bộ binh của Sư đoàn 330 tiến lên chiếm được nhiều vị trí quan trọng. 13 giờ 30 phút, A-37 và UH-1 theo yêu cầu chi viện, đánh đợt thứ hai với cường độ hoạt động như đợt thứ nhất, nhưng tập trung đánh vào các trận địa pháo và lực lượng tuyến sau của địch. Sức đề kháng của địch bị giảm xuống rõ rệt, các đơn vị bộ binh của Sư đoàn 330 đẩy nhanh tốc độ phản công.

Ngày hôm sau, 16 tháng 4 năm 1978, 4 A-37 phối hợp chặt chẽ với 4 UH-1 vũ trang đánh tiếp hai đợt nữa. Sở chỉ huy trung đoàn 11 của địch bị bom của ta san phẳng, 9 tiểu đoàn của trung đoàn này và lữ đoàn 10 bị các đơn vị bộ binh Sư đoàn 330 đánh tan. Trung đoàn 11 Khơ-me đỏ bị xoá sổ lần thứ hai.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Sau thất bại nặng nề ở Phú Hội-Tân Châu, ngày 21 tháng 4 năm 1978, bọn ********* Khơ-me đỏ cho sư đoàn bộ binh 520 lấn chiếm khu vực Bảy Núi và Tịnh Biên. Ngày 29 tháng 4 năm 1978, Sư đoàn 372 tổ chức giao nhiệm vụ cho hai trung đoàn 937 và 917. Do yêu cầu sử dụng và cơ động lực lượng lần này cơ bản giống lần đánh ở Phú Hội-Tân Châu, nên công tác chuẩn bị chiến đấu được hoàn tất ngay trong ngày 30 tháng 4. Cả hai phương án dẫn A-7 và UH-1 đều tập trung đi sâu giải quyết cách phát hiện và vào công kích các mục tiêu của địch trên địa hình đồi núi khá phức tạp, nhằm xử lý thật tốt tình huống nếu địch rút vào cố thủ ở khu vực Bảy Núi.

Liên tiếp trong ba ngày 1, 2 và 3 tháng 5 năm 1978, không quân ta thực hiện gần 30 lần/chiếc, trong đó có 7 lần/chiếc U-17, 8 lần/chiếc A-37, 10 lần/chiếc UH-1 vũ trang, phá tan các trận địa tuyến trước, đánh trúng 1 trận địa cối 81mm, khống chế pháo binh địch. Sau đó ta đánh tiếp các chốt phòng thủ khi chúng lùi sâu vào các triền núi. Sư đoàn 330 và Sư đoàn 9 phản công mãnh liệt, đuổi địch ra khỏi khu vực Bảy Núi và Tịnh Biên, đồng thời giải thoát cho hơn 200 đồng bào ta vào lánh nạn trong các hang động ở Núi Tượng.


Trong thời gian từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 năm 1978, tình hình chiến sự trên vùng biên giới thuộc tỉnh Tây Ninh diễn ra nóng bỏng và quyết liệt. Các lực lượng vũ trang Quân khu 7 và Quân đoàn 3 phải đánh trả các mũi tiến công nguy hiểm của 3 sư đoàn Khơ-me đỏ vào khu vực Đập Đá (tây-tây nam Xa Mát 3km)-Bầu Dung Lớn (tây nam Xa Mát 6km). Chúng còn dựa vào các lực lượng đã tập hợp được khá đông ở phía sau, toan tính tổ chức đánh lớn để tiến sâu vào đất ta.

Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, Quân chủng Không quân giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 372 tổ chức lực lượng chi viện hỏa lực cho Quân khu 7 và Quân đoàn 3 phản công địch trên tuyến biên giới Tây Ninh, trọng tâm là khu vực Đập Đá-Bầu Dung Lớn. Trung đoàn 937 cơ động chuyển sân 8 A-37 từ Cần Thơ lên Biên Hòa, Trung đoàn 917 đưa ngay lực lượng cơ động vừa tham gia chiến đấu ở Bảy Núi-Tịnh Biên về Tân Sơn Nhất và cho 2 UH-1 vũ trang lên Dương Minh Châu, Trung đoàn 935 sử dụng hai biên đội F-5, hiệp đồng chặt chẽ với A-37 và UH-1 đánh các mục tiêu được giao trong nhiệm vụ chi viện hỏa lực của sư đoàn. F-5 và A-37 sẽ đánh theo kế hoạch, còn UH-1 đánh theo lệnh gọi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Tại Trung đoàn 935, không khí chuẩn bị cho trận đầu ra quân rất khẩn trương. Được sự quan tâm của trung đoàn, tiểu ban Dẫn đường tiến hành rà soát lại các phương án dẫn F-5 nhằm đáp ứng đúng yêu cầu cách đánh của tiêm kích mang bom; kiểm tra, đối chiếu tỉ mỉ các số liệu vào công kích các mục tiêu khác nhau trên mặt đất và thoát ly nhằm bảo đảm độ chính xác cao và an toàn tuyệt đối; hiệp đồng chặt chẽ với các thành phần trực ban trong sở chỉ huy và với các phân đội trực chiến... Kíp trực ban dẫn đường trong ngày được tiểu ban bố trí gồm: Trung úy Nguyễn Văn Nhâm, trợ lý, dẫn trên bàn dẫn đường tại sở chỉ huy và Trung úy Đào Văn Phao, Trưởng Tiểu ban, dẫn trên hiện sóng tại C-51 ở Biên Hòa.

6 giờ 30 phút sáng 6 tháng 5 năm 1978, 2 phi công U-17: Nguyễn Văn Sửu (A)-Nguyễn Văn Khải cất cánh từ Tân Sơn Nhất bay qua Tây Ninh vào trinh sát khu vực từ Đập Đá đến Bầu Dung Lớn, báo cáo đầy đủ vị trí các trận địa pháo và cụm hỏa lực của địch, trong đó có cả pháo phòng không 37mm 2 nòng. 7 giờ, thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 935, Phó Trung đoàn trưởng Vũ Đức Bình, sau khi cho sở chỉ huy vào cấp 1 xong, ra lệnh cho đôi bay F-5: Lê Khương và Phạm Hy vào cấp 1. 7 giờ 19 phút 30 giây, đôi Khương-Hy cất cánh từ Biên Hòa, bay theo đường bay: Phú Cường-núi Bà Đen-sân bay Thiện Ngôn (nam Xa Mát 7km)-Xa Mát-mục tiêu. Kíp trực ban dẫn đường Nhâm- Phao tập trung theo dõi chặt chẽ đường bay và độ cao bay của F-5, thông báo chính xác cự ly còn lại đến mục tiêu cho phi công. 7 giờ 29 phút 30 giây, đôi Khương-Hy đến Thiện Ngôn, vòng phải lên hướng bắc, sau khi cải bằng, phát hiện mục tiêu bên trái 5km và xin vào công kích. 7 giờ 30 phút 50 giây, bom của F-5 rơi trúng mục tiêu. Ta thoát ly khỏi khu chiến và về Biên Hòa hạ cánh lúc 7 giờ 57 phút.


7 giờ 31 phút 30 giây, sở chỉ huy Trung đoàn 935 cho đôi bay F-5 thứ hai: Nguyễn Thanh Xuân và Nguyễn Văn Kháng cất cánh, giữ nguyên đường bay, tiếp tục đánh vào các mục tiêu theo kế hoạch. Bom của F-5 lại trút xuống mục tiêu. Đến 8 giờ 07 phút, đôi Xuân-Kháng hạ cánh an toàn tại Biên Hòa. Cũng trong thời gian trên, 4 A-37 của Trung đoàn không quân 937 được Sở chỉ huy Sư đoàn dẫn vào khu chiến đánh trúng các mục tiêu do U-17 chỉ thị. Từ 9 giờ 34 phút đến 10 giờ 37 phút, kíp trực ban dẫn đường Nhâm-Phao dẫn 2 đôi bay F-5: Dương Đình Nghi và Nguyên Văn Kháng, Nguyễn Thanh Xuân và Hoàng Hữu Hiền đánh tiếp đợt 2 . Bom của 4 chiếc F-5 đã rơi trúng vào các mục tiên quan trọng của địch ở bờ bắc suối Đà Ha (tây bắc Xa Mát 1,5km, cắt qua Đường 22).

Không quân nhân dân Việt Nam lại có thêm một loại máy bay nữa lập chiến công. F-5 tiêm kích thu được của địch, nhưng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mang bom đánh mục tiêu trên mặt đất bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Ngày 6 tháng 5 năm 1978 được ghi nhận là ngày đánh thắng trận đầu của Trung đoàn không quân 935.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Trong trận đánh này, với bản lĩnh và trình độ của mình, các phi công: Lê Khương, Phạm Hy, Nguyễn Thanh Xuân, Nguyễn Văn Kháng, Dương Đình Nghi và Hoàng Hữu Hiền đã làm chủ được cách đánh, các sĩ quan dẫn đường sở chỉ huy: Nguyễn Văn Nhâm và Đào Văn Phao đã làm chủ được cách dẫn F-5. Đó là sự đóng góp rất thiết thực vào chiến công chung của đơn vị. Chiến công đầu của Trung đoàn 935 còn là một trong những mốc lịch sử rất quan trọng của ngành Dẫn đường Không quân vì ngày 19 tháng 4 năm 1972, ta đã dẫn thành công máy bay tiêm kích MIG-17 mang bom ném trúng tàu khu trục của Mỹ và đến ngày 6 tháng 5 năm 1978, ta lại dẫn thành công máy bay tiêm kích F-5 mang bom ném trúng các trận địa của quân Khơ-me đỏ. Trong ngày, không quân ta đã sử dụng 8 lần/chiếc F-5E, 4 lần/chiếc A-37 và 2 lần chiếc U-17 ném 16 quả bom và 6 thùng rốc-két chi viện hiệu quả cho các đơn vị của Quân khu 7 và Quân đoàn 3 đuổi địch về phía bên kia biên giới.

Ngày 7 tháng 5 năm 1978, A-37 cơ động chuyển sân về Cần Thơ và cả ba trung đoàn 935, 937 và 917 bắt tay ngay vào chuẩn bị cho nhiệm vụ chiến đấu mới.

Từ đầu tháng 12 năm 1977 đến cuối tháng 5 năm 1978, trên biên giới Tây Nam, bộ đội ta đã tiến hành đánh nhiều trận phản công lớn, làm cho địch bị tổn thất nặng nề cả về sinh lực, súng đạn và cơ sở vật chất bảo đảm chiến đấu, nhưng chúng vẫn không chịu từ bỏ dã tâm lấn chiếm biên giới và tiến sâu vào đất ta. Đầu tháng 6 năm 1978, bọn ********* Khơ-me đỏ lại tiến hành bước phiêu lưu mới, cho 12 sư đoàn bộ binh áp sát toàn tuyến biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia. Trên tuyến biên giới do Quân đoàn 3, Quân khu 7 và Quân đoàn 4 đảm nhiệm, thường xuyên có 9 sư đoàn địch hoạt động. Tuy bị ta chặn đánh quyết liệt, nhưng chúng tiếp tục tổ chức lấn chiếm với quy mô ngày càng lớn và ở nhiều khu vực khác nhau, trong đó tập trung nhất là từ Lò Gò tới Xa Mát. Ở địa bàn Quân khu 9, địch lấn chiếm đường biên và đánh sang đất ta suốt từ Hà Tiên tới Tịnh Biên.


Trước tình hình đó, Bộ Tổng Tham mưu quyết định sử dụng lực lượng của Quân khu 7, Quân khu 9, Quân đoàn 3 và Quân đoàn 4; một phần lực lượng của Quân chủng Hải quân và Quân chủng Không quân tiến hành chiến dịch phản công, giáng cho quân Khơ-me đỏ một đòn mạnh, gây cho chúng tổn thất tối đa, đẩy địch ra xa biên giới Việt Nam-cam-pu-chia, đồng thời hỗ trợ lực lượng cách mạng Cam-pu-chia nổi dậy. Chiến dịch sẽ được bắt đầu vào ngày 14 tháng 6 năm 1978.

 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư lệnh Quân chủng Không quân, công tác chuẩn bị chiến đấu trong tất cả các lực lượng không quân phía nam tham gia chiến dịch được tiến hành rất hiệu quả. Ý định phân chia sử dụng lực lượng không quân trong tác chiến hiệp đồng là một trong những điểm mấu chốt được Bộ Tư lệnh tập trung nghiên cứu kỹ và quyết định rất sớm đã tạo điều kiện thuận lợi cho cấp dưới nhanh chóng hoàn thành các phương án đánh địch và kịp thời cơ động chiến đấu. Ban Dẫn đường Sư đoàn 372, các tiểu ban Dẫn đường hai trung đoàn 935, 937 và hệ thống Chủ nhiệm Dẫn đường hai trung đoàn 917, 918 đều chuẩn bị chu đáo các phương án dẫn bay, trước hết là các phương án phục vụ cho các hướng đánh trọng điểm trong giai đoạn đầu của chiến dịch. Ngày 12 tháng 6 năm 1978, không quân ta cơ động tập kết lực lượng xong, sẵn sàng chờ lệnh, trong đó có 8 A-37 lên trực chiến tại Biên Hòa.

Tại khu vực tác chiến Xa Mát, trong 2 ngày 23 và 28 tháng 6 năm 1978, Trung đoàn 935 sử dụng 5 đôi bay F-5 mang bom CBU-58/B, xuất kích từ Biên Hòa, qua Xa Mát, lần lượt đánh vào các mục tiêu ở khu vực Ph.Lông, trúng tiểu đoàn 154 và trận địa pháo 105mm của địch, tạo thuận lợi cho các đơn vị của Quân đoàn 3 phát triển tiến công lên phía bắc, chiếm được điểm cao 62 (bắc-đông bắc Xa Mát 15km) án ngữ đường 7. Ngày 30 tháng 6 năm 1978, kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 935: Nguyễn Văn Nhâm-Nguyễn Văn Hưng dẫn liên tiếp đôi bay F-5: Dương Bá Kháng-Nguyễn Văn Nuôi và biên đội F-5: Lê Khương-Nguyễn Hữu Lâm-Dương Đình Nghi-Hoàng Hữu Hiền, mỗi máy bay mang 4 bom MK-82, ngòi nổ phát quang, đánh vào khu đóng quân của địch ở Ph.Sa Âm (bắc- đông bắc Xa Mát 13,5km), sát tuyến tiến công của ta. Ngày 2 tháng 7 năm 1978, sau khi củng cố lại lực lượng, địch cho 1 trung đoàn chiếm lại điểm cao 62. Ngày 3 tháng 7, Trung đoàn 917 cho 2 phi công U-17: Phạm Văn Luỹ-Nguyễn Khắc Tuấn cất cánh từ Trảng Lớn lên trinh sát và chỉ thị mục tiêu cho 4 A-37 cất cánh từ Biên Hòa vào tiêu diệt cụm quân của địch ở điểm cao 62, phá huỷ 5 súng 12,7mm, 4 khẩu ĐKZ, cháy 5 xe đạn và diệt nhiều sinh lực địch, tạo điều kiện cho Quân đoàn 3 tiến công chiếm giữ điểm cao 62.

Cùng ngày, tại sở chỉ huy Trung đoàn 935 các thủ trưởng trực chỉ huy: Đinh Văn Bồng và Nguyễn Trọng tổ chức cho F-5 đánh theo kế hoạch. Kíp trực ban dẫn đường: Đào Văn Phao tại sở chỉ huy và Nguyễn Văn Hưng trên hiện sóng. Đường bay: Biên Hòa-Phú Cường-núi Bà Đen-kh.Đar (đông bắc Xa Mát 18km, trên đường 7). Mỗi F-5E đều mang 4 MK-82- 500 và nạp đầy dầu. 10 giờ 28 phút, đôi bay F-5E thứ nhất: Lê Khương-Ngô Duy Tuân và 10 giờ 36 phút, đôi bay F-5E thứ hai: Dương Đình Nghi-Hoàng Hữu Hiền cất cánh. Đến Kh.Đar, phát hiện mục tiêu bên trái 60 độ, 8km, từng đôi một vòng trái vào công kích Ph.Sa Âm và cầu Ph.Sa Âm (đông Ph.Sa Âm 1km, trên đường 7) 2 lần, theo hướng từ bắc xuống nam, rồi thoát ly về Biên Hòa. 11 giờ 16 phút, đôi thứ hai hạ cánh. Đợt đánh thứ hai bắt đầu từ 14 giờ 16 phút đến 15 giờ 11 phút, 2 đôi F-5E: Khương-Tuân và Nghi-Hiền tiếp tục xuất kích. Khi đến gần mục tiêu, do ảnh hưởng của mây, cả 2 đôi đều phải vòng cơ động, đổi hướng công kích từ nam lên bắc và đều đánh trúng mục tiêu, giúp bộ binh của ta làm chủ hướng phản công. Trong 2 ngày tiếp theo, 4 và 6 tháng 7 năm 1978, Trung đoàn 935 tổ chức đánh 3 đợt 14 lần/chiếc F-5 theo lệnh, gây cho địch nhiều thiệt hại, buộc chúng phải co cụm cố thủ và lùi sâu về bên kia biên giới.


Đầu tháng 7 năm 1978, tại khu vực biên giới thuộc tỉnh Long An, sau khi đánh sang đất ta, quân Khơ-me đỏ cho 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 513 của sư đoàn bộ binh 5 nhanh chóng xây dựng hệ thống trận địa phòng ngự kiên cố ở Lò Gạch, Vĩnh Trị (tây bắc Mộc Hóa 25km). Căn cứ vào ý định tác chiến của Bộ Tổng Tham mưu, Quân chủng Không quân giao nhiệm vụ cho Sư đoàn Không quân 372 hiệp đồng với các lực lượng của Quân đoàn 4 (trong đó có pháo binh) và bộ đội tỉnh Long An đánh địch tại khu vực Mộc Hóa nhằm lấy lại các vị trí bị chiếm và đẩy lùi địch sâu về phía bên kia biên giới. Lực lượng không quân tham gia chiến đấu gồm: 2 U-17, 2 UH-1 vũ trang, 2 UH-1 vận tải của Trung đoàn 917, 4 A-37 của Trung đoàn 937 và 6 F-5 của Trung đoàn 935. Công tác chuẩn bị được hoàn tất vào ngày 10 tháng 7 năm 1978.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
6 giờ sáng ngày 11 tháng 7 năm 1978, Sở chỉ huy Sư đoàn 372 cho U-17 cất cánh từ Tân Sơn Nhất, tiến hành trinh sát khu vực Mộc Hóa-Lò Gạch-Vĩnh Trị và chỉ thị mục tiêu cho pháo binh Quân đoàn 4. Thời tiết tốt, quan sát địa hình và mục tiêu rất thuận lợi. 6 giờ 40 phút, 2 tổ bay UH-1 vũ trang: Nguyễn Đình Khoa-Vũ Xuân Cán và Đinh Gia Dục-Lê Phúc Cường cất cánh từ Tân Sơn Nhất, đánh địch ở Tây Long Khốt 5km (Long Khốt ở bắc-tây bắc Mộc Hóa 22km) và 7 giờ 02 phút, 4 A-37 cất cánh từ Cần Thơ ném bom các mục tiêu ở Lò Gạch. Còn từ Biên Hòa từng đôi F-5 lần lượt cất cánh, 7 giờ 29 phút, đôi bay thứ nhất: Dương Đình Nghi-Nguyễn Văn Kháng, 7 giờ 37 phút, đôi bay thứ hai: Lê Khương-Ngô Duy Tuân và 7 giờ 47 phút, đôi bay thứ ba: Nguyễn Hữu Lâm-Hoàng Hữu Hiền vào đánh các mục tiêu ở Lò Gạch và Vĩnh Trị sau khi A-37 đã thoát ly.

Mỗi chiếc F-5 mang 5 quả bom Mk-82-500 (1 phá và 4 phát quang), riêng máy bay của phi công Lê Khương chỉ mang 5 MK-81 và đôi Lâm-Hiền, mỗi máy bay ngoài 5 MK-82, còn mang thêm 2 quả tên lửa không đối không. Kíp trực ban dẫn đường: Nguyễn Văn Nhâm tại sở chỉ huy và Đào Văn Phao tại C-51 bám sát từng tốp F-5 bay theo đường bay: Biên Hòa-Phú Cường- Mộc Hóa-điểm cuối (tây bắc Long Khốt 9km), độ cao 10.000 feet (1 foot tương đương 0,3048m), tốc độ 350 knot (1 knot tương đương 1,852kmlh). Khi F-5 gần đến điểm cuối dẫn đường liên tiếp thông báo vị trí mục tiêu. Phi công nhanh chóng phát hiện từ xa từng mục tiêu được giao. Tại điểm cuối, từng đôi F-5 tiến hành vòng trái, giảm tốc độ xuống 300 knot, vào đúng hướng công kích 180 độ với góc bổ nhào 30 độ, giữ điểm ngắm 173 ly giác và thực hiện ném bom ở độ cao 5.500 feet, tốc độ 440 knot. Sau đó kéo lên, từng đôi F-5 vòng trái quay lại vào ném bom lần thứ hai, rồi thoát ly về Biên Hòa. Đôi Lâm-Hiền ném bom xong, làm tiếp nhiệm vụ yểm hộ khu vực cho UH-1 đánh và về hạ cánh lúc 8 giờ 30 phút.

Trong đợt 2 từ 10 giờ 30 đến 11 giờ 20 phút, ta chỉ sử dụng F-5. Các thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 935: Đồng Văn Song và Nguyễn Trọng cho 3 đôi bay: Nghi-Kháng, Khương-Tuân và Lâm-Hiền tiếp tục làm nhiệm vụ giữ nguyên thứ tự cất cánh, đường bay, độ cao và tốc độ bay, phương pháp vào ném bom và thoát ly cũng như số lượng bom và tên lửa trên từng máy bay, nhưng chỉ thay đổi: tăng bom phá lên 3 quả và giảm bom phát quang xuống còn 2 quả. Kíp trực ban dẫn đường vẫn là Nhâm-Phao.


Đây là trận đánh đạt hiệu quả cao, không quân ta tổ chức thực hiện đúng kế hoạch hiệp đồng với các đơn vị của Sư đoàn 9, pháo binh Quân đoàn 4 và bộ đội tỉnh Long An. Dẫn đường lựa chọn các đường bay và hướng công kích cho UH-1, A-37 và F-5 đều đáp ứng yêu cầu chiến thuật, tính toán các số liệu chính xác, tiến hành hiệp đồng chặt chẽ với các đầu mối, cho thời gian cất cánh, cơ bản đúng ý định của thủ trưởng trực chỉ huy. Phi công giữ nghiêm số liệu và đánh trúng các mục tiêu được giao. Chỉ riêng F-5 đã thực hiện ném 10 quả MK-81 và 50 quả MK-82 vào 5 mục tiêu số 1, 2, 6, 7 và ấp Lò Gạch.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngày 12 tháng 7 năm 1978, với đà tiến công mãnh liệt, các lực lượng của Quân đoàn 4 và bộ đội tỉnh Long An tiếp tục đẩy lùi địch sâu về phía bên kia biên giới. Chúng điều 2 trung đoàn thuộc sư đoàn bộ binh 2 co cụm lại ở khu vực tây bắc Khum Chak (bắc-đông bắc Svay Riêng 9km) hòng ngăn chặn hướng phản công của Sư đoàn 7. Sư đoàn Không quân 372 sử dụng 4 A-37 và 6 F-5 đánh vào các mục tiêu A2 ở phía tây Ph.Prey Keas 500m (Ph.Prey Keas ở bắc-tây bắc Kh.Chak 2,5km) và A3 ở Ph.Xvay Chek (tây bắc Kh.Chak 4km).

Trong trận này, hiệu quả hoạt động của F-5 không cao. Đôi thứ nhất ném bom vào A2 xong, khi thoát ly số 2 để mất đội, kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 935: Nguyễn Văn Nhâm và Đào Văn Phao phải dẫn về. Còn đôi thứ ba, lúc vào công kích lần thứ nhất, do nhận dạng nhầm mục tiêu (cách A3 tới 18km về phía đông nam), nên ném 2 quả bom xuống Ph.Pra sot (đông-đông nam Svay riêng 10,5km), chỉ cách phía trước tuyến tiến công của bộ binh ta có 100m. Sở chỉ huy, sau khi phát hiện, đã cho đôi thứ ba vòng trái, lấy hướng 300 độ để vào công kích lần thứ hai đúng mục tiêu quy định.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các sai sót này là do phi công bay số 2 của đôi thứ nhất phân phối sức chú ý quan sát số 1 khi cơ động chưa tốt và phi công bay số 1 của đôi thứ ba không giữ đúng số liệu khi bay đến điểm cuối (Kh. Chak), đồng thời không báo cáo sở chỉ huy trước khi vào công kích. Đối với dẫn đường, do quá tập trung vào dẫn tốp bị mất đội mà không kịp thời đề nghị Sở chỉ huy Sư đoàn giúp đỡ xử lý khi tốp thứ ba còn cách Gò Dầu 10km thì trên hiện sóng bị mất tín hiệu máy bay ta trong 4 phút và không kiểm tra vị trí của tốp này lúc gần đến mục tiêu. Ngoài ra, việc lựa chọn đoạn đường bay từ Gò Dầu Hạ đến điểm cuối, chưa thật hợp lý vì mục tiêu nằm bên phải với giãn cách chỉ có 2,5km mà bay ở độ cao 10.000 feet thì phi công rất khó quan sát.

Được Trung đoàn 935 tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời, nên kết quả đánh địch trong 2 ngày 13 và 15 tháng 7 năm 1978 của F-5 có chuyển biến rõ rệt, góp phần nâng cao hiệu quả chi viện hỏa lực của không quân ta cho Sư đoàn 7 và Sư đoàn 9 tiếp tục phản công theo hướng bắc và tây bắc Svay Riêng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Bộ Tổng Tham mưu đã khen ngợi không quân ta đánh tốt đập tan mưu đồ mở đợt phản công quy mô lớn của quân Khơ-me đỏ. Đây là trận tiêu diệt nhiều sinh lực địch nhất kể từ đầu chiến dịch này.

Bị thiệt hại nặng tại khu vực Svay Riêng, địch điều chỉnh lại lực lượng, sử dụng 5 sư đoàn bộ binh, trong đó có các sư đoàn 2, 2 30, 290...; thành lập các kho hậu cần, trung tâm thông tin, sở chỉ huy và tập kết pháo binh, xe tăng, thiết giáp ở khu vực cách Svay Riêng từ 20 đến 26km về phía bắc-tây bắc. Chúng quyết chặn bằng được các mũi tiến công của Quân đoàn 4. Căn cứ vào mệnh lệnh tác chiến của Bộ Tư lệnh chiến dịch, Sư đoàn Không quân 372 sử dụng 1 U-17, 4 UH-1 và 1 CH-47 của Trung đoàn 917, 4 A-37 của Trung đoàn 937 và 6 F-5 của Trung đoàn 935 tập trung hỏa lực đánh vào các mục tiêu được giao ở khu vực Ph.Chan Trey (tây bắc Kh.Chak 18km).


Sáng 24 tháng 7 năm 1978, Sở chỉ huy Sư đoàn 372 do 2 phi công U-17: Phạm Văn Luỹ-Phan Huy Tứu cất cánh từ Trảng Lớn. Tình hình thời tiết có xu hướng phức tạp: 4-7 Cu 400- 700, 4-7 Sc 1.000-1.500, tầm nhìn trên 10km. Tại khu vực mục tiêu, không quân ta vẫn có thể hoạt động được. U-17 bắn rốc-két khói chỉ thị cho 4 A-37 đánh trúng trung tâm thông tin và sở chỉ huy của địch. Từ 7 giờ 45 đến 8 giờ 49 phút, 3 đôi F-5 lần lượt vào đánh các vị trí tập kết pháo binh, xe tăng và thiết giáp. Từ 10 giờ 30 phút đến 11 giờ 47 phút, 4 A-37 và 5 F-5 đánh tiếp đợt 2. Khi A-37 và F-5 đánh địch, từng đôi UH-1 cất cánh từ Trảng Lớn, rồi bay chờ ở khu vực phía đông khu chiến từ 8 đến 10km, sẵn sàng vào cấp cứu. Trong quá trình F-5 làm nhiệm vụ, dẫn đường đã xử lý tốt 2 tình huống: dẫn phi công vòng lại, vào ném bom lần thứ ba, do quên bật công tắc khi đánh đợt 1 và dẫn phi công vòng tránh mây kịp thời, đến đúng mục tiêu lúc đánh đợt 2. Không quân ta đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh chiến dịch giao cho, làm tê liệt một phần lực lượng dự bị rất quan trọng của địch. Đây là một trong những đòn tập kích rất hiệu quả vào khu vực hậu cứ chiến dịch của đối phương.

Trên vùng biên giới thuộc tỉnh Tây Ninh, ngày 16 tháng 7 năm 1978, tại khu vực Ph.Sa Âm-điểm cao 62 địch cho 2 tiểu đoàn thuộc sư đoàn 310 dự tính tổ chức phản kích lại các đơn vị thuộc Quân đoàn 3 đang bố trí ở phía nam đường 7, quyết giành lại các vị trí đã mất. Để chi viện hỏa lực, không quân ta sử dụng 8 lần/chiếc F-5, chia làm 2 đợt, nhưng tập trung hỏa lực vào 2 mục tiêu chính là A7 (tây Ph.Sa Âm 500m) và A8 (tây Ph.Sa Âm 1.000m) nằm trên trục đường 7. Ngày 19 tháng 7 năm 1978, tại khu vực phía tây Ph.Sa Âm, địch tập trung lực lượng chủ yếu của sư đoàn bộ binh 290, có tăng cường thêm xe tăng, chuẩn bị phản công lại các đơn vị thuộc Quân đoàn 3 đang củng cố trận địa ở Ph.Sa Âm và điểm cao 62. Sư đoàn 372 tiếp tục cho 8 lần/chiếc F-5 đánh vào 2 mục tiêu tại Ph.Chi Peang và Ph.Am Puk (tây Ph.Sa Âm 4,5km). Đây là 2 trận đánh chi viện hỏa lực của không quân cho bộ binh, nhưng mang tính tập kích nhiều hơn vì đều được thực hiện vào thời điểm địch đang co cụm lực lượng, chuẩn bị đánh lại ta.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Trong tháng 7 năm 1978, ngoài nhiệm vụ bảo đảm cho F-5 và A-37 đánh địch, Trung đoàn 917 còn hoàn thành tốt hàng trăm chuyến bay đưa cán bộ các cấp ôi nắm tình hình địch, tổ chức chuẩn bị chiến đấu, tiếp tế súng đạn, thuốc men và chở thương binh. Đặc biệt, trong những ngày cao điểm các tổ bay UH-1 và CH-47 vận tải luôn tận tâm làm việc, đáp ứng mọi yêu cầu của người chỉ huy. Tại khu vực Mộc Hóa-Svay Riêng, từ ngày 10 đến ngày 13 và từ ngày 26 đến ngày 27, đội ngũ dẫn đường trên không đã trực tiếp thực hiện dẫn bay 132 lần/chiếc, chuyên chở 394 cán bộ, vận chuyển 27,3 tấn hàng và đưa đón 291 thương binh. Tại các khu vực Xa Mát và Bến Sỏi, trong 2 ngày 17 và 18, dẫn bay 18 lần/chiếc, chở 28 cán bộ, chuyển 10,1 tấn đạn và đón 38 thương binh... Chuyến bay nào cũng được chuẩn bị dẫn bay chu đáo, tỉ mỉ, thực hiện dẫn bay đến đúng vị trí, đúng thời gian và bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Sau những thất bại nặng nề trong tháng 7 năm 1978 ở khu vực biên giới thuộc 2 tỉnh Long An và Tây Ninh, đến tháng 8, bọn ********* Khơ-me đỏ buộc phải tạm thời giảm bớt các hoạt động lấn chiếm, tìm cách củng cố lại lực lượng, bổ sung súng đạn, phương tiện bảo đảm và lương thực thực phẩm... Chúng theo đuổi ý đồ đầy nham hiểm, đẩy cuộc chiến trên biên giới lên quy mô lớn hơn, với mức độ ác liệt hơn, hòng chiếm giữ lâu dài nhiều vùng đất thuộc lãnh thổ của ta. Từ đầu tháng 9 năm 1978, các hoạt động lấn chiếm biên giới Việt Nam của quân Khơ-me đỏ lại tiếp tục tái diễn.


Trước tình hình đó, Bộ Tổng Tham mưu giao nhiệm. cho Quân chủng Không quân hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng của các quân khu, quân đoàn trên tuyến biên giới Tây Nam, tổ chức đánh địch, chi viện hỏa lực trên hướng chủ yếu: cho Quân đoàn 4 và trên hướng quan trọng: cho Quân đoàn 3.

Ngày 10 tháng 9 năm 1978, hai trung đoàn bộ binh địch tiến công vào các vị trí của Quân đoàn 3 đang chốt giữ, bảo vệ đường biên thuộc tỉnh Tây Ninh. Trung đoàn 935 sử dụng 8 lần/chiếc F-5 chi viện hỏa lực, đánh vào các mục tiêu theo đúng kế hoạch chiến đấu hiệp đồng.

Ngày 13 tháng 9 năm 1978, quân Khơ-me đỏ điều sư đoàn bộ binh 1 và sư đoàn bộ binh 5 từ Kompong (Kp) Trabek (tây-tây bắc Svay Riêng 36km) về Svay Riêng và tổ chức phòng thủ, cố giữ bằng được vị trí trọng yếu này. Chiều 17 tháng 9 năm 1978, chúng chiếm được Prasot và đẩy lui quân ta theo Đường 1 về phía đông Prasot từ 4 đến 7 km. Ngày 18 tháng 9 năm 1978, để chi viện hỏa lực cho các đơn vị của Sư đoàn 9 (Quân đoàn 4) đang tổ chức phòng ngự tại khu vực Prasot, F-5 đánh 2 đợt, mỗi đợt 4 lần/chiếc vào 3 mục tiêu trên vòng cung phía tây, cách Prasot 1km. Ngày 19 tháng 9 năm 1978, 8 lần/chiếc F-5 đánh tiếp 4 mục tiêu trên vòng cung phía đông, cách Prasot 5km.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top