[Funland] Lịch sử Dẫn đường Không quân

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
14 giờ 30 phút ngày 9 tháng 1 năm 1979, lực lượng sở chỉ huy F-1 bao gồm đầy đủ các thành phần, do đồng chí đại úy Vũ Đức Bình, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 935 phụ trách, trong đó có hai sĩ quan dẫn đường là trung úy Nguyễn Văn Nhâm và thiếu úy Dư Văn Thắng, được tổ bay Mi-6 chở sang Pô Chen Tông để tiếp tục tổ chức chỉ huy và điều hành các hoạt động của không quân ta trong giai đoạn đánh địch tiếp theo.

Ngày 15, 16 và 17 tháng 1 năm 1979, lực lượng A-37, F-5 và C-130 tiến hành tập kích mãnh liệt vào các mục tiêu tại khu vực Cô Công (Kaoh Kong). Đội ngũ dẫn đường không quân phía nam đã thực hiện dẫn liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày 2 đợt với tổng số lên tới 52 lần/chiếc A-37 (trong đó có 6 lần/chiếc bay chuyển tiếp chỉ huy), 51 lần/chiếc F-5 (có 11 lần/chiếc bay chuyển tiếp chỉ huy), 10 lần/chiếc C-130 và hơn 10 lần/chiếc U-17, UH-1 bay chỉ thị mục tiêu và sẵn sàng cấp cứu. Hỏa lực của Không quân đã chi viện kịp thời và hiệu quả cho các đơn vị của Quân đoàn 2 và Quân chủng Hải quân nhanh chóng đánh bại hai sư đoàn 164 và 101 của địch tại khu vực Cô Công. Cuộc chiến đấu ác liệt trên hướng biển vô cùng khó khăn đã kết thúc thắng lợi.

Ngày 17 tháng 1 năm 1979, bằng các đòn phản công quyết định trên toàn tuyến biên giới và tiến công chiến lược trên Mặt trận Tây Nam, quân ta và lực lượng vũ trang cách mạng của bạn đã giành toàn thắng ở tất cả các hướng, đánh thiệt hại nặng và làm tan rã đội quân ********* Khơ-me đỏ.


Trong chiến dịch này, đội ngũ dẫn đường phía nam đã tham gia dẫn chiến đấu liên tục nhiều ngày cho các loại máy bay và trực thăng của Quân chủng Không quân hoạt động 54 đợt, đánh 99 trận với 627 lần chiếc, trong đó có 352 lần chiếc trực tiếp đánh, 147 lần chiếc MiG-17, MiG-19, MiG-21 và F-5 làm nhiệm vụ tiêm kích phòng không, yểm hộ khu vực và trong đội hình, 67 lần chiếc trinh sát, quan sát chỉ thị mục tiêu, chuyển tiếp liên lạc, 4 lần chiếc C- 130 chụp ảnh và 57 lần chiếc trực thăng bay sẵn sàng cấp cứu Ngoài ra đội ngũ dẫn đường phía nam còn dẫn 210 lần chiếc chở cán bộ, 80 lần chiếc đón thương binh, 79 lần chiếc tiếp tế súng đạn, khí tài, thuốc men...


 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
2. Công tác dẫn đường trong chuẩn bị bước vào chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trên hướng bắc (giữa năm 1978 - tháng 3 năm 1979).

Từ giữa năm 1978, tình hình trên biên giới phía bắc nước ta có nhiều diễn biến phức tạp. Quân ủy Trung ương đã ra chỉ thị nhắc nhở các đơn vị trong toàn quân khẩn trương xây dựng kế hoạch tác chiến theo những tình huống có thế xảy ra và nhanh chóng triển khai huấn luyện và diễn tập theo những tình huống đó. Quân chủng Không quân tổ chức quán triệt tình hình nhiệm vụ mới cho các đơn vị và tiến hành điều chỉnh vị trí đóng quân tạo thế trận.

Ngày 20 tháng 7 năm 1978, 2 phi đội của Trung đoàn 921 từ Kép về Nội Bài. Cuối tháng 7 năm 1978, 6 chiếc MiG-21 của Trung đoàn 927 thuộc Sư đoàn 370 được lệnh cơ động chuyển sân từ Đà Nẵng ra Kép trực chiến. Ngày 5 tháng 8 năm 1978, Quân chủng điều Trung đoàn 927 trở lại Sư đoàn 371. Toàn bộ Trung đoàn 927 rời Đà Nẵng ra Kép đóng quân. Trung đoàn 923 từ Kép xuống Kiến An. Lực lượng C-130 của Trung đoàn 918 thực hiện 7 lần/chuyến vận chuyển máy móc, thiết bị của Xưởng sửa chữa máy bay A-39 từ Yên Bái vào Đà Nẵng... Tất cả các chuyến bay chuyển sân và vận chuyển đều được bảo đảm dẫn đường chính xác và an toàn.

Nhiều sân bay ở phía bắc được gấp rút sửa chữa. Trung đoàn công binh không quân 28 đẩy nhanh tốc độ triển khai giai đoạn 2 san lấp và đổ bê tông kéo dài đường băng Kiến An, các sân bay Thọ Xuân và Hòa Lạc đều được lát lại ghi, Miếu Môn được mở rộng dải bảo hiểm sườn... Căn cứ vào kết quả điều chỉnh vị trí đóng quân và bố trí lực lượng trực chiến, tiến độ sửa chữa các sân bay và triển khai hệ thống thông tin, ra-đa... Ban Dẫn đường Sư đoàn 371 và các tiểu ban Dẫn đường trung đoàn 921, 923, 927 và hệ thống Chủ nhiệm Dẫn đường Trung đoàn 916 đã kịp thời xây dựng các phương án dẫn đường chiến đấu mới theo các nhiệm vụ được giao, đồng thời tích cực triển khai nhiều biện pháp bảo đảm dẫn đường phục vụ cho các đơn vị tổ chức bay huấn luyện bổ sung.


Đến cuối tháng 12 năm 1978, trong lúc quân ta đang tiến hành các đòn phản công quyết định trên toàn tuyến biên giới Tây Nam thì tình hình trên biên giới phía bắc ngày càng trở nên căng thẳng, nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra. Đầu tháng 1 năm 1979, Quân ủy Trung ương ra chỉ thị cho tất cả các quân khu, quân chủng, đặc biệt là Quân khu 1, Quân khu 2 và lực lượng vũ trang các tỉnh biên giới phía bắc, các Quân chủng Phòng không, Không quân và Hải quân phải trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất. **** ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng Không quân tiếp tục chỉ đạo và thúc đẩy nhanh tiến độ triển khai các mặt công tác chuẩn bị chiến đấu. Những công việc cấp thiết trước mắt rất nhanh chóng được giải quyết như củng cố chặt chẽ các chế độ trực ban sẵn sàng chiến đấu, điều chỉnh các tuyến trực chiến trên tất cả các sân bay nhằm rút ngắn thời gian chuyển cấp cất cánh, khẩn trương cơ động lực lượng từ phía nam ra phía bắc, thực hiện hiệp đồng với các quân khu, quân đoàn và quân chủng theo kế hoạch tác chiến chung của Bộ.

 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngày 28 tháng 1 năm 1979, Phi đội MiG-21 của Trung đoàn 921, vào tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam từ cuối tháng 12 năm 1978, được tổ chức dẫn bay chặt chẽ trên toàn tuyến Nam Bắc, đã cơ động chuyển sân từ Biên Hòa ra Nội Bài. Ban Dẫn đường Sư đoàn 371 triển khai tiếp các phương án dẫn đường sẵn sàng tiếp thu các loại máy bay và trực thăng hệ 2 của Quân chủng chuẩn bị cơ động chuyển sân từ Nam ra Bắc.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, cuộc chiến tranh trên toàn tuyến biên giới phía bắc nổ ra. Chủ quyền của Tổ quốc bị xâm phạm hết sức nghiêm trọng. Quân và dân cả nước, trước tiên là các tỉnh biên giới phía bắc đã buộc phải cầm súng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của quốc gia và dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh cho Quân đoàn 2, Quân đoàn 3, nhanh chóng cơ động ra Bắc. Quân chủng Không quân điều một phần lực lượng của Sư đoàn 372 ra tăng cường cho hướng bắc và sử dụng toàn bộ lực lượng của Trung đoàn 918 tham gia vận chuyển đường không theo yêu cầu của Bộ và của Quân chủng.

Ban Dẫn đường Sư đoàn 372 gồm các đồng chí Lê Thành Chơn, Trưởng ban và các trợ lý Nguyễn Việt Cường, Vương Kính, sau khi cơ động ra Nội Bài, đã ổn định ngay các vị trí công tác trong sở chỉ huy của sư đoàn mình đặt tại hội trường của Trung đoàn 921. Ngày 18 tháng 2 năm 1979, 3 chiếc UH-1 của Trung đoàn 917 từ Tân Sơn Nhất ra Hòa Lạc. Ngày 22 tháng 2 năm 1979, 10 chiếc F-5 của Trung đoàn 935 từ Biên Hòa hạ cánh xuống Nội Bài. Ngày 3 tháng 3 năm 1979, 10 chiếc A-37 của Trung đoàn 937 đến Nội Bài đúng thời gian. Đây là những lực lượng đầu tiên của Sư đoàn 372 được bảo đảm dẫn đường chặt chẽ trên toàn tuyến, cơ động chuyển sân an toàn và nhanh chóng được đưa vào trực chiến, tham gia bảo vệ biên giới phía bắc của Tổ quốc. Theo quyết định của Quân chủng toàn bộ lực lượng trên thuộc quyền chỉ huy của Trung đoàn 937.

Nhiệm vụ dẫn đường của Sư đoàn 372 và của Trung đoàn 937 ở phía bắc, ngay từ đầu đã được tập trung vào việc nghiên cứu địa hình các khu vực tác chiến của Quân khu 1, Quân khu 2 và Đặc khu Quảng Ninh, tình hình đối phương trên biên giới, tham gia soạn thảo phương án tác chiến, xây dựng các phương án dẫn bay... Ngày 13 tháng 3 năm 1979, toàn bộ công tác chuẩn bị dẫn đường của sư đoàn và trung đoàn đều được hoàn tất. F-5 và A-37 được bố trí trực chiến tại Nội Bài và Kép, UH-1 tại Hòa Lạc và Bạch Mai, còn U-17 tại Nội Bài.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Cũng vào thời gian trên, ở đầu Nam đội ngũ dẫn đường trên không trong các tổ bay Mi-6 và Mi-8 của Trung đoàn 916 thường xuyên tham gia dẫn bay với cường độ lớn, đã nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển các đơn vị được lệnh ra Bắc từ các vị trí tập kết quân đơn lẻ về tập trung tại các sân bay Tân Sơn Nhất và Cần Thơ.

Vào những tháng đầu năm 1979, thời tiết ở miền Bắc rất phức tạp, mây dày và thấp, mưa phùn nhiều, tầm nhìn xấu nhưng đội ngũ dẫn đường trên không trong các tổ bay C-130, C-119 và C-47 của Trung đoàn 918 đã phát huy cao độ bản lĩnh và trình độ của mình, liên tục thực hiện dẫn bay vận chuyển cán bộ, chiến sĩ, vũ khí, khí tài hang không của Quân chủng và bộ đội các đơn vị của Quân đoàn 2, Quân đoàn 3 từ phía nam ra. Trong quá trình vận chuyển bộ đội các đơn vị của Quân đoàn 2 và Quân đoàn 3, đội ngũ dẫn đường trên không của Trung đoàn 918 luôn sát cánh cùng với đội ngũ dẫn đường trên không của Đoàn bay 919, nâng cao hiệu quả dẫn bay, góp phần tăng nhanh sức mạnh chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc của Tổ quốc.

Khi cuộc chiến đấu còn đang diễn ra rất quyết liệt tại Cao Bằng, một số đơn vị vũ trang và nhân dân huyện Trùng Khánh bị đối phương bao vây, chia cắt cả đường bộ và đường sông. Yêu cấu tiếp tế vũ khí, lương thực, thực phẩm và thuốc men trở nên rất cấp thiết. Trước tình hình đó cấp trên quyết định dùng máy bay dân dụng của Đoàn bay 919 thả dù tiếp tế cho quân và dân ta đang trong vòng vây của đối phương. Nhiệm vụ quan trọng này được giao cho tổ bay IL-14: Lái chính Vũ Quý Đĩnh-lái phụ Nguyễn Hồng Nam-dẫn đường trên không Đào Nam Trường-cơ giới trên không Tạ Văn Leo trực tiếp thực hiện. Để thả dù đúng vị trí quy định, chỉ cách biên giới chưa đầy 5km, tổ bay nhất thiết phải bay qua các khu vực do đối phương chiếm giữ và phải tránh được hỏa lực phòng không của chúng bắn lên. Xét thấy bay ngày không an toàn, tổ bay chuyển sang bay đêm. Với bản lĩnh và trình độ của toàn tổ bay, lái chính Vũ Quý Đĩnh điều kiện máy bay mưu trí, linh hoạt, dẫn đường trên không Đào Nam Trường dẫn bay chính xác, nhiệm vụ trên giao đã được các anh hoàn thành xuất sắc.

Trong suốt quá trình tổ bay Il-14 thực hiện nhiệm vụ, các kíp trực ban dẫn đường của Quân chủng Không quân luôn nắm chắc đường bay, theo dõi chặt chẽ và sẵn sang tham gia xử lý mọi tình huống có thể xảy ra.

Từ ngày 17 tháng 2 đến 18 tháng 3 năm 1979, trải qua 30 ngày đêm, quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng trên toàn tuyến biên giới phía bắc, buộc đối phương phải rút quân, chấm dứt hành động xâm lược. Trong thời gian đó, đội ngũ dẫn đường phía bắc đã kịp thời chuẩn bị chiến đấu đầy đủ và chu đáo, xây dựng được nhiều phương án dẫn bay đáp ứng yêu cầu của người chỉ huy các cấp, duy trì nghiêm chế độ trực ban dẫn đường, thực hiện dẫn 39 lần/chiếc MiG-21 bay sẵn sàng chiến đấu, trong đó có cả dẫn bay yểm hộ cho Il-14, đồng thời thường xuyên hiệp đồng dẫn đường chặt chẽ với Đoàn bay 919 trong chấp hành các nhiệm vụ đột xuất được giao.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
3. Công tác dẫn đường trong thực hiện nhiệm vụ giúp nhân dân Cam-pu-ohia bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng lực lượng vũ trang (tháng 1 năm 1979-tháng 9 năm 1989).

Mặc dù bị đánh bại trên toàn lãnh thổ Cam-pu-chia, nhưng tàn quân Khơ-me đỏ không cam chịu thất bại, chúng ngoan cố chống lại chính quyền mới. Trong lúc đó, sau khi thoát khỏi thảm họa diệt chủng, nhân dân Cam-pu-chia bắt tay ngay vào công cuộc tái thiết đất nước. Nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang, bảo vệ thành quả cách mạng được đặt lên vai Quân đội cách mạng Cam-pu-chia. Quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục sát cánh cùng với các đơn vị vũ trang của nước bạn tham gia thực hiện nhiệm vụ trọng đại này.

Từ ngày 18 tháng 1 năm 1979, tại sân bay Pô Chen Tông, sở chỉ huy (F1) của Sư đoàn 372 liên tục điều hành các hoạt động của không quân ta và tổ chức trực chiến cho 3 UH-1 và 2 U-17. Trong 5 ngày cuối tháng 1 năm 1979, không quân ta được giao nhiệm vụ tổ chức đánh địch theo các nguồn tin tình báo từ các Quân khu 7, Quân đoàn 3 và Quân đoàn 4 tại các khu vực phía bắc Phnôm Pênh. Các kíp trực ban dẫn đường ở Pô Chen Tông và Biên Hòa đã thực hiện dẫn 4 lần/chiếc U-17 lên chỉ thị mục tiêu chính xác và 3 lần/chiếc F-5 bay chuyển tiếp chỉ huy kịp thời cho 30 lần/chiếc F-5 đánh vào các vị trí của tàn quân Khơ-me đỏ đang tiến hành tụ tập lực lượng, phá rối chính quyền địa phương tại các khu vực ở bắc-tây bắc Phnôm Pênh 40km, ở Kông Pông Chàm, Kông Pông Chnăng...

Ngày 31 tháng 1 năm 1979, không quân ta tập trung chi viện hỏa lực cho các đơn vị bộ binh và hải quân đánh tàu và khu tập trung quân ở hai cửa sông chảy xuống phía bắc vịnh Kông Pông Xom. Các kíp trực ban dẫn đường và dẫn đường trên không đã phối hợp chặt chẽ với nhau, dẫn bay chính xác cho F-5, A-37, C-119K và C-130 đánh đúng mục tiêu trong cả 2 đợt hoạt động: Buổi sáng dẫn 4 đôi F-5, 1 biên đội A-37 và 1 C-119K; buổi chiều dẫn 3 đôi F-5, 4 đội A-37 và 1 C-130. Riêng máy bay C-119K, do hệ thống thả cối bị kẹt nhiều lần, nên không thả hết được số lượng đạn mang theo.

Từ giữa tháng 1 năm 1979, tàn quân Khơ-me đỏ đã tiến hành co cụm, tập hợp lực lượng tại các khu vực giữa đường 3 và đường 4 thuộc địa bàn vùng tây nam Cam-pu- chia. Chúng dựa vào địa hình rừng núi hiểm trở để giấu quân, thường xuyên tổ chức phục kích các đoàn xe của ta trên hai trục đường chính nối cảng Kông Pông Xom với thủ đô Phnôm Pênh, tập kích vào các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam và đánh phá chính quyền địa phương của bạn ở nhiều nơi trong vùng.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Đầu tháng 2 năm 1979, địch âm mưu tập trung các đơn vị bộ binh, có xe tăng yểm hộ, tổ chức đánh lại ta, hòng chiếm thị xã Ta Keo và Cam Pốt. Lực lượng A-37 ở Cần Thơ được giao nhiệm vụ hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị Quân đoàn 4 và Quân khu 9, tổ chức các đòn đánh vừa và nhỏ, nhưng liên tục vào các mục tiêu trọng yếu của địch. Trong suốt thời gian từ ngày 1 đến 16 tháng 2 năm 1979, hầu như ngày nào A-37 cũng xuất kích.

Ngày 1 tháng 2, 4 lần/chiếc A-37 đánh ở bắc Cam Pốt 15km, có 2 lần/chiếc A-37 bay chuyển tiếp chỉ huy. Ngày 3 tháng 2, 1 A-37 trinh sát thời tiết, 1 A-37 chuyển tiếp chỉ huy và 8 lần/chiếc A-37 đánh tại bắc Cam Pốt 25km. Ngày 4 tháng 2 năm 1979, ta chuyển sang đánh 2 đợt liên tiếp vào trung đoàn 11 của địch đang tập trung ở đông Ta Keo 35km. Phi công U-17 Mai Chí Lưu bay chỉ thị mục tiêu. Các đôi bay A-37: Vũ Khởi Nghĩa-Nguyễn Năng Nghĩa, Âu Văn Hùng-Huỳnh Hiền, Nguyễn Văn Ngợi-Thái Quang Hợi, Nguyễn Hùng Vân-Phùng Công Định phối hợp chặt chẽ cùng với 2 đôi UH-1 vũ trang đánh địch đạt hiệu quả cao. Để bảo đảm cho A-37 đánh còn có 3 UH-1 bay sẵn sàng cấp cứu và 2 đôi F-5 bay chuyển tiếp chỉ huy.

Ngày 5 tháng 2, 2 đôi A-37 đánh hai đợt ở nam Ta Keo 5km đều có U-17 chỉ thị mục tiêu. Ngày 6 tháng 2, 2 biên đội A-37 đánh hai đợt ở tây bắc Ta Keo 31km. Ngày 7 tháng 2, 2 đôi A-37 chi viện hỏa lực cho các đơn vị Quân khu 9 đánh địch tại Ang Ta Som (tây-tây bắc Ta Keo 13km). Ngày 8 tháng 2, 1 U-17 từ Pô Chen Tông xuống chỉ thị mục tiêu cho 2 đôi A-37 đánh tại tây bắc Ta Keo 33km. Ngày 9 tháng 2, 1 U-17 từ Cần Thơ lên chỉ thị mục tiêu cho 2 đôi bay A-37 từ Cần Thơ cùng với 2 đôi F-5 từ Biên Hòa vào đánh lại các mục tiêu ở tây bắc Ta Keo 33km. Ngày 10 tháng 2, sau khi nhận được thông báo của quân ta phát hiện địch đang đóng một số chốt bộ binh và tập trung xe tăng, xe tải trong một khu vực hẹp ở bắc-tây bắc Ta Keo 35km, 2 đôi bay A-37 và 2 đôi bay F-5 kịp thời cất cánh từ Cần Thơ và Biên Hòa. Bom rơi trúng đích. Quân địch bị tiêu diệt gọn.

Trong 3 ngày 14, 15 và 16 tháng 2 năm 1979, A-37 cùng với F-5 tập trung đánh các mục tiêu ở khu vực Chhuk (đông bắc Cam Pốt 38km). Tại đây, địch lợi dụng địa hình rừng núi sát đường 3, đường 34 và 35, đã thu gom được khá nhiều lực lượng, chuẩn bị chuyển quân để đánh xuống Cam Pốt và đánh lên Ta Keo. Ta sử dụng 2 lần/chiếc A-37 chuyển tiếp chỉ huy, 10 lần/chiếc A-37 và 4 lần/chiếc F-5 đánh trúng các điểm đóng quân quan trọng của địch. Kíp trực ban dẫn đường ở Cần Thơ đã xử lý hiệu quả 2 tình huống: dẫn 1 biên đội A-37 vào ném bom bay bằng khi phi công báo cáo trên mục tiêu mây 10 phần và dẫn 1 đôi F-5 không phát hiện mục tiêu, làm vòng chờ ở phía trên để quan sát điểm nổ của đôi F-5 bay sau, rồi mới cho vào công kích.

 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Cũng trong thời gian trên, ngày 11 tháng 2 năm 1979, 3 đôi bay F-5: Dương Bá Kháng-Nguyễn Văn Trọng, Phạm Hy-Mai Văn Sách và Nguyễn Văn Kháng-Nguyễn Thăng Thắng đánh trúng 3 mục tiêu được giao ở Pva Sát (Pô Xát) tây bắc Kông Pông Chnăng 85km và ngày 14 tháng 2 năm 1979, tổ bay C-130 do tái chính Tiêu Khánh Nha chỉ huy, trong đó có dẫn đường trên không Vũ Mạnh cất cánh từ Biên Hòa đánh địch tập trung ở ngã ba sông Cô Công. Tại khu vực mục tiêu thời tiết xấu, trong lần tính toán ném bom thứ nhất, dẫn đường trên không Vũ Mạnh cảm thấy chưa đạt yêu cầu đã chủ động đề nghị xin vòng lại và quyết tâm tính toán bảo đảm thật chính xác mới thực hiện ném bom.

Trong đợt hoạt động dài ngày nói trên, các kíp trực ban dẫn đường tại Cần Thơ thường xuyên chuẩn bị tốt các phương án dẫn bay và liên tục thực hiện dẫn máy bay của đơn vị mình và đơn vị bạn đánh địch đúng ý định của người chỉ huy.


Ngay sau khi đất nước Cam-pu-chia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, Sư đoàn 370 đã được Tư lệnh Quân chủng không quân giao nhiệm vụ đưa một phần lực lượng của Trung đoàn 925 sang giúp bạn. Đây là một trong những đơn vị quân tình nguyện đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam chịu trách nhiệm giúp bạn khai thác số máy bay MIG-19 thu được từ quân Khơ-me đỏ và khôi phục lại hệ thống bảo đảm trên các sân bay thuộc 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc của bạn, đồng thời sẵn sàng đánh địch cả trên không và mặt đất.

Tháng 2 năm 1979, 8 chiếc MiG-19 của Trung đoàn 925 được dẫn bay chuyến sân từ Biên Hòa sang Pô Chen Tông tham gia trực chiến. Trong năm 1979, MiG-19 tham gia xuất kích 94 lần/chiếc với 71 giờ bay, trong đó có 4 trận chi viện hỏa lực cho các đơn vị của Quân đoàn 3 truy quét tàn quân Khơ-me đỏ tại Pai Lin (cách biên giới Thái Lan 9km), Lếch (tây nam Bát Tam Băng 35km). Được các đồng chí Phạm Ngọc Lan và Lưu Huy Chao trực tiếp chỉ huy và kíp trực ban dẫn đường ở Pô Chen Tông dẫn, các phi công Hoàng Cao Bổng, Phạm Cao Hà, Vũ Hiệu, Nguyễn Thế Ngữ, Vũ Công Thuyết... đều đánh trúng các mục tiêu được giao. Đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy trước đây đã dẫn MiG-19 bắn rơi máy bay Mỹ trên chiến trường miền Bắc, nay lại dẫn thành công máy bay tiêm kích MIG-19 mang bom chi viện hỏa lực cho bộ đội tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Cam-pu-chia. MiG-19 đã nối tiếp được các chiến công do máy bay tiêm kích MIG-17 mang bom đã lập nên vào ngày 19 tháng 4 năm 1972 và do máy bay tiêm kích F-5 cũng mang bom đã lập nên vào ngày 6 tháng 5 năm 1978.

 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Sau hơn một năm công tác, Trung đoàn 925 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao. Ngày 6 tháng 4 năm 1980, toàn bộ số máy bay MIG-19 của trung đoàn từ Pô Chen Tông chuyển sân về nước.

Đầu tháng 3 năm 1979, tàn quân Khơ-me đỏ tiếp tục thu gom lực lượng và tổ chức thành các đơn vị nhỏ, tiến hành phá hoại và gây mất ổn định ở nhiều khu vực dọc theo đường 3 và đường 4 thuộc địa bàn vùng tây nam Cam-pu-chia. Quân tình nguyện Việt Nam sử dụng 4 sư đoàn bộ binh, có không quân chi viện hỏa lực, mở đợt truy quét vào sâu căn cứ của địch tại khu vực tây-tây bắc Ta Keo 45km. Trong 3 ngày 18, 22 và 23 tháng 3 năm 1979, không quân ta đã sử dụng 2 lần/chiếc U-17 chỉ thị mục tiêu, 7 lần/chiếc A-37 và 6 lần/chiếc F-5 đánh vào mục tiêu được giao, chi viện hỏa lực hiệu quả cho các đơn vị bộ binh đánh địch. Trong hai ngày 4 và 5 tháng 4 năm 1979, U-17 chỉ thị mục tiêu chính xác cho A-37 đánh trúng khu tập trung quân của địch, gây thương vong lớn về người, phá huỷ một bãi xe cơ giới và 1 kho xăng bốc cháy trong 7 giờ liền.

Ngoài nhiệm vụ tham gia chiến đấu, từ tháng 1 năm 1979, một trong những nhiệm vụ rất quan trọng đã được đội ngũ dẫn đường trên không của Trung đoàn không quân 917 hoàn thành xuất sắc, đó là thực hiện dẫn bay chuyên chở hơn 10.000 lượt cán bộ, chiến sĩ đi công tác, vận chuyển gần 400 tấn hàng hóa quân sự, đón nhận hàng ngàn thương binh... góp phần nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu của bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Cam- pu chia và một số đơn vị trọng điểm của bạn. Nhiệm vụ này còn thường xuyên được thực hiện tốt trong nhiều năm tiếp theo.


Sau khi đối phương buộc phải rút quân, chấm dứt hành động xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía bắc, để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của quân tình nguyện Việt Nam ở Cam-pu-chia, ngày 20 tháng 4 năm 1979, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Sư đoàn Không quân 376 để thay thế Sư đoàn Không quân 372 chuyển ra Bắc nhận nhiệm vụ mới. Các trung đoàn không quân 935 (sử dụng cả F- 5 và A-37), 917 và 918 (đã rút gọn do máy bay bị thiếu khí tài thay thế) trực thuộc Sư đoàn Không quân 376. Tất cả các đơn vị trong sư đoàn đều nhanh chóng củng cố tổ chức, tập trung giải quyết tình trạng xuống cấp của các trang bị hệ 2, tăng cường huấn luyện bay và bổ sung hoàn thiện thêm các phương án đánh địch.

 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, trong thời gian từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 năm 1979, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 372 tiếp tục cùng với Bộ Tư lệnh Sư đoàn 376 tổ chức bay chi viện hỏa lực cho các đơn vị của Quân đoàn 3 truy quét tàn quân Khơ-me đỏ trên hướng Bát Tam Băng, Quân đoàn 4 trên hướng Kông Pông Chnăng và Quân khu 9 trên hướng đường 4. Từ tháng 8 năm 1979, Sư đoàn 376 thực hiện chỉ huy toàn bộ các lực lượng thuộc quyền.

Trong chiến dịch mùa khô năm 1979-1980, tuy số lượng máy bay và trực thăng đưa vào chiến đấu vẫn gặp nhiều khó khăn do khan hiếm khí tài hệ 2, nhưng Sư đoàn 376 đã kịp thời động viên đội ngũ phi công và tổ bay thực hiện bay tăng chuyến trên các máy bay và trực thăng tốt với cường độ cao, bảo đảm đúng yêu cầu chi viện hỏa lực cho các đơn vị bộ binh của cả ta và bạn hoạt động trên địa bàn vùng Tây Bắc và Tây Nam Cam-pu-chia.

Năm 1980, đội ngũ dẫn đường trên không của Trung đoàn 917 thực hiện dẫn 5.892 chuyến bay nhiệm vụ, chuyên chở 16.000 lượt cán bộ, chiến sĩ, vận chuyển 452 tấn vũ khí, lương thực, thuốc men, đón nhận hơn 3.000 thương binh. Trong đó, đội ngũ dẫn đường trên không Mi-8 dẫn gần 500 chuyến bay, chuyên chở 3.400 lượt cán bộ, chiến sĩ, 23 tấn vũ khí, lương thực và 200 thương binh. Riêng đại úy Vũ Xuân Cán, Chủ nhiệm Dẫn đường Trung đoàn không quân 917, chỉ trong hai tháng 3 và 4 năm 1980, đã đóng góp sức mình dẫn 446 chuyến bay, đạt 115 giờ bay.

Cuối mùa khô 1980-1981, để đáp ứng yêu cầu của các đợt truy quét tàn quân Khơ-me đỏ trên diện rộng với quy mô lớn, nhiều đồng chí dẫn đường trên không liên tục tham gia dẫn bay, nhất là khi trung đoàn có ngày đã sử dụng cả UH-1 và Mi- 8 tiến hành tới 101 chuyến bay nhiệm vụ. Đội ngữ dẫn đường trên không luôn có mặt khi đội ngũ lái chính, có đồng chí bay từ 4 đến 5 chuyến/ngày, có đồng chí bay gần 60 giờ/tháng như các lái chính Vũ Xuân Minh, Nguyễn Minh Tuấn... Trong 3 tháng cuối mùa mưa năm 1981, đội ngũ dẫn đường trên không đã đóng góp sức mình để Trung đoàn không quân 917 hoàn thành hơn 2.000 chuyến bay nhiệm vụ, chuyên chở gần 10.000 lượt cán bộ, chiến sĩ, vận chuyển 350 tấn hàng quân sự, đón nhận gần 2.000 thương binh. Năm 1981, Trung đoàn không quân 918 bắt đầu sử dụng An-26 thực hiện chuyên chở quân tình nguyện và đón nhận thương binh của Mặt trận 479.


Mùa xuân năm 1982, tàn quân Khơ-me đỏ âm mưu mở các đợt hoạt động phá hoại, quấy rối gây mất ổn định chính trị, xã hội và hòng làm suy yếu chính quyền cách mạng của bạn. Quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục cùng với bạn tiến hành truy quét địch. Trong hai tháng đầu năm, Trung đoàn 917 thực hiện 400 chuyến bay, chuyên chở 1.649 lượt cán bộ, chiến sĩ, vận chuyển 36 tấn vũ khí, lương thực, thuốc men và đón nhận hơn 400 thương binh.

 

Đại_Bàng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-124769
Ngày cấp bằng
19/12/11
Số km
696
Động cơ
385,650 Mã lực
Trước em đi lính trong Miền Nam chỉ thích bắn rơi máy bay chứ không bay ;)) , vodka cụ và em đặt gạch để hóng
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Từ tháng 4 năm 1982, Sư đoàn 376 thực hiện giải thể theo quyết định của Bộ Quốc phòng, Trung đoàn 917 và 935 thuộc quyền chỉ huy của Sư đoàn 370, còn Trung đoàn 918 trực thuộc Quân chủng. Tháng 6 năm 1982, Trung tâm chỉ huy và điều hành bay Khu vực 3 (gọi tắt là Trung tâm 3) được thành lập tại Tân Sơn Nhất. Trung tâm 3 chịu trách nhiệm chỉ huy và điều hành các hoạt động bay của Quân chủng Không quân ở phía Nam.

Trong hai năm 1982 và 1983, Trung đoàn 935 tập trung vào nhiệm vụ chuyển loại MiG-21, sau đó đưa một phần lực lượng vào trực chiến và nhận thêm nhiệm vụ đào tạo phi công MiG-21. Trung đoàn 918 tiếp tục đẩy mạnh chuyển loại An-26, tăng cường tổ chức huấn luyện bay đội hình lớn. Hoạt động của không quân ta trên đất bạn trong thời gian này chủ yếu do Trung đoàn 917 thực hiện dưới sự chỉ huy và điều hành của Trung tâm 3. Năm 1982, đội ngũ dẫn đường trên không UH-1 thực hiện dẫn 1.200 chuyến bay, chuyên chở 4.400 lượt cán bộ, chiến sĩ, vận chuyển 114 tấn hàng quân sự, đón nhận hơn 2.000 thương binh; đội ngũ dẫn đường trên không Mi-8 dẫn bay 30 chuyến chuyên cơ, chở 176 lượt cán bộ cao cấp của **** và Nhà nước đi kiểm tra các địa phương. Năm 1983, Trung đoàn 917, sau khi nhận quyết định về trực thuộc Quân chủng, vừa huấn luyện chuyển loại Mi-8 vừa làm nhiệm vụ ở Cam-pu-chia. Với số lượng trực thăng không nhiều, nhưng đội ngũ dẫn đường trên không của trung đoàn đã thực hiện dẫn bay an toàn cho 140 chuyến chuyên cơ gần 1.500 chuyến bay vận chuyển, chuyên chở 9.000 cán bộ, chiến sĩ.

Cuối năm 1983, với kết quả huấn luyện chuyển loại rất tốt của các trung đoàn 917, 918 và 935, sau khi được quán triệt nhiệm vụ chiến đấu của Quân chủng Không quân giao cho, toàn thể đội ngũ dẫn đường phía nam đã tập trung chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ từng phương án dẫn các loại máy bay và trực thăng mới theo cách đánh mới với đội hình chiến đấu mới.

Đầu tháng 2 năm 1984, tàn quân Khơ-me đỏ đã gây dựng và tái lập được một số đơn vị đến cấp sư đoàn và các căn cứ hậu cần mới tại nhiều khu vực xung quanh Biển Hồ với ý định sẽ đứng chân lâu dài và mở rộng hoạt động lấn chiếm các thị xã Bát Tam Băng, Xiêm Riệp, Kông Pông Thom, đánh vào các vị trí đóng quân của lực lượng vũ trang cách mạng Cam-pu-chia. Quân tình nguyện Việt Nam mở chiến dịch mang tên BH-1-84, cùng với bạn bao vây tiêu diệt tàn quân địch và giúp bạn củng cố chính quyền ở vùng tây bắc Cam-pu-chia. Đội ngũ dẫn đường trực thăng vũ trang Mi-8T lần đầu tiên được tham gia dẫn bay chi viện hỏa lực cho các đơn vị bộ binh của bạn, bắn hơn 600 quả rốc-két và 15.000 viên đạn, đánh trúng các mục tiêu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Tại khu vực tây bắc Biển Hồ, giữa Bát Tam Băng và Xiêm Riệp, địch lập một căn cứ lớn có khoảng 1.500 tên. Các lán trại của chúng được bố trí dọc theo các triền sông cả trong rừng rậm và trên đất sình lầy. Ngày 3 tháng 3 năm 1984, Trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân 917 Trịnh Minh Đức trực tiếp chỉ huy lực lượng Mi-8T và U-17 của trung đoàn cơ động chuyển sân đến Xiêm Riệp tổ chức chuẩn bị chiến đấu, trong đó có cả trực thăng đã được Nhà máy A-41 lắp thêm súng M-60. Ngày 4 tháng 3 năm 1984, đúng 7 giờ 30 phút, các phi công U-17 cất cánh bay quan sát chỉ thị mục tiêu cho cả pháo binh và trực thăng. 9 giờ 27 phút, đôi bay Mi-8: Trung đoàn trưởng Trịnh Minh Đức-lái chính Lê Quang Vinh lên đánh vào mục tiêu thứ nhất.

9 giờ 37 phút, chiếc Mi-8 của lái chính Trần Quang Vinh cất cánh, vừa yểm hộ khu vực vừa sẵn sàng cấp cứu. 9 giờ 55 phút, đôi bay Mi-8: Nguyễn Văn Thiệp-Phạm Văn Dũng lên đánh mục tiêu thứ hai. Khi đôi Thiệp-Dũng thoát ly thì lái chính Trần Quang Vinh được lệnh vào đánh tiếp mục tiêu thứ hai với một nửa cơ số đạn của mình và giữ lại một nửa cơ số để sẵn sàng xử lý tình huống trong quá trình trở về hạ cánh. Buổi chiều, các phi công U-17: Nguyễn Thanh Bình-Nguyễn Trọng Hốt lên chỉ thị cho Mi-8 đánh vào vị trí đóng quân của trung đoàn Khơ-me đỏ tại một ngã ba sông ở tây bắc Biển Hồ 20km. 2 đôi Mi-8 lần lượt cất cánh đánh đợt 2 vào lúc 13 giờ 55 phút và về hạ cánh lúc 15 giờ 15 phút. Được U-17 chỉ thị mục .tiêu chính xác, hỏa lực mạnh của Mi-8 đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các đơn vị bộ binh của ta đánh tiêu diệt sinh lực địch, buộc chúng phải tháo chạy ra khỏi căn cứ.

Đội ngũ dẫn đường trên không Mi-8 đã dẫn bay đáp ứng yêu cầu cách đánh của trung đoàn. Có được chiến công trên, một trong những nguyên nhân rất quan trọng là đội ngũ dẫn đường trên không Mi-8 đã tham gia huấn luyện bay nghiêm túc, luyện tập dẫn bay công phu, chuẩn bị các phương án dẫn bay rất chu đáo, tính toán thời cơ cất cánh giữa các tốp và thực hành dẫn bay chính xác.

Trong khi đưa Mi-8 vào tham gia chiến đấu, Quân chủng Không quân đã chỉ đạo rất chặt chẽ cho Trung đoàn 918 chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để bước vào đánh địch bằng loại máy bay mới với cách đánh mới.

Ngày 8 tháng 3 năm 1984, Trung đoàn 918 đưa 8 An- 26 vào chuẩn bị chiến đấu tại Biên Hòa. Trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Hiển và Chủ nhiệm Kỹ thuật Đặng Thí trực tiếp kiểm tra lần cuối cùng tất cả các mặt bảo đảm. 7 máy bay được lắp bom, mỗi chiếc mang 27 quả MK-81 và 1 máy bay làm nhiệm vụ chuyển tiếp chỉ huy. 6 giờ sáng ngày 9 tháng 3, tổ bay An-26 của Trung đoàn trưởng chở Tham mưu trưởng Quân chủng Nguyễn Ngọc Độ bay trinh sát thời tiết khu vực chiến đấu. 10 giờ, An-26 nhận lệnh xuất kích, từng chiếc một nối nhau cất cánh. Tổ bay dẫn đầu đội hình do Trung đoàn trưởng chỉ huy, trong đó có dẫn đường trên không Đặng Văn Lự, lập vòng chờ để tập hợp đội hình, sau đó bay lên Buôn Ma Thuột, qua Kamăng Chông (tây bắc Buôn Ma Thuột 85km) và Kaoh Nhek (Kô Nhiếch, tây Kamăng Chông 40km). 6 chiếc bay sau gồm các lái chính: Nguyễn Thành Trung, Trần Văn Quang, Nguyễn Như Nghi, Nguyễn Hồng Sơn, Phan Hữu Hùng và Mai Chí Lưu phụ trách. 1 chiếc bay cuối cùng đội hình để chuyển tiếp chỉ huy do lái chính Trần Tấn Bửu đảm nhiệm.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
1 giờ 34 phút, tổ bay dẫn đầu đội hình giữ hướng bay 265 độ, qua Kaoh Nhek, tiếp cận mục tiêu ở phía trước 29km, dẫn đường trên không Đặng Văn Lự ngắm chính xác, Trung đoàn trưởng ra lệnh ném bom. Sau khi bom đã ra hết, Trung đoàn trưởng điều khiển máy bay vòng trở lại quan sát và chỉ huy các máy bay trong đội hình của mình thực hiện hết kế hoạch ném bom đã được Tư lệnh Quân chủng phê duyệt. Đội hình An-26 thoát ly khỏi khu vực chiến đấu, lấy hướng về Tân Sơn Nhất và lần lượt vào hạ cánh an toàn. Cấp trên thông báo bom của An-26 rơi trúng căn cứ của tàn quân Khơ-me đỏ và FULRO.

Tin chiến thắng lan nhanh, ngày 9 tháng 3 năm 1984, được ghi nhận là ngày An-26 của Không quân nhân dân Việt Nam đánh thắng trận đầu. Đội ngũ dẫn đường trên không An-26 đã lập thành tích xuất sắc, ghi thêm chiến công mới cho ngành Dẫn đường Quân chủng Không quân: dẫn thành công máy bay vận tải do bạn sản xuất, được ta cải tiến mang bom hệ 2, ném trúng mục tiêu được giao với đội hình chiến đấu mới.

Phát huy các thành tích vừa đạt được, ngày 10 tháng 3 năm 1984, hai trung đoàn 918 và 917 đã tổ chức thực hiện đánh phối hợp, hiệp đồng đạt hiệu suất chiến đấu rất cao vào khu căn cứ quan trọng của tàn quân Khơ-me đỏ và FULRO nằm trên địa bàn vùng đông bắc Cam-pu-chia.

Sáng sớm 10 tháng 3, tổ bay của Trung đoàn trưởng Trung đoàn 918 chở Tham mưu trưởng Quân chủng và Tổ tham mưu chiến dịch lên Buôn Ma Thuột nhận nhiệm vụ chiến đấu, sau đó bay trinh sát khu vực mục tiêu và thời tiết Phương án đánh địch của An-26 rất nhanh chóng được thông qua: 7 An-26 chia làm hai tốp, tốp thứ nhất 4 chiếc do Trung đoàn trưởng chỉ huy đánh vào sườn phía đông và tốp thứ hai 3 chiếc do lái chính Nguyễn Hồng Sơn chỉ huy đánh vào cao điểm 208 (tây-tây nam Kaoh Nhek 36km). Đội hình chiến đấu và đường bay đánh địch, cơ bản được giữ nguyên như hôm trước.

Chiều 10 tháng 3, theo lệnh từ Buôn Ma Thuột, lực lượng An-26 cất cánh đúng kế hoạch tác chiến. Khi còn cách mục tiêu vài phút bay, Trung đoàn trưởng ra lệnh tách tốp, đánh đúng phương án. Dẫn đường trên không Đặng Văn Lự dẫn chính tốp thứ nhất và dẫn đường trên không Đỗ Tuấn dẫn chính tốp thứ hai. Cả hai tốp đồng loạt ném bom trúng mục tiêu vào lúc 14 giờ 07 phút. Cách dẫn An-26, lại một lần nữa phục vụ đắc lực cho cách đánh mới đã được nghiên cứu kỹ.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Sau khi đã thực hiện cơ động chuyển sân và chuẩn bị thêm các mặt bảo đảm, sáng 10 tháng 3 năm 1984, Trung đoàn 917, cùng Trung đoàn 918 nhận nhiệm vụ chiến đấu tại Buôn Ma Thuột. Phương án đổ bộ đường không của Mi-8 cũng rất nhanh chóng được thông qua. Công tác hiệp đồng dẫn bay được kịp thời hoàn tất ngay trước khi tổ bay An-26 quay lại Biên Hòa.

Chiều 10 tháng 3, phi công U-17 Nguyễn Văn Khải, từ Buôn Ma Thuột lên trinh sát khu vực đổ bộ. 13 giờ 32 phút, tốp Mi-8 do các lái chính: Nguyễn Thanh Mua, Đỗ Văn Thân, Lưu Yến Nguộc và An Thế Quang chở đơn vị quân tình nguyện Việt Nam và lái chính Nguyễn Minh Tuấn làm nhiệm vụ quan sát, hướng dẫn đổ quân nhận lệnh cất cánh, rồi bay lên Kamăng Chông, qua Kaoh Nhek, sau đó hướng vào khu vực đổ bộ ở phía tây Kaoh Nhek hơn 40km. 14 giờ 40 phút, từng chiếc Mi-8 lần lượt tiến hành hạ cánh xuống các bãi đổ quân theo sự hướng dẫn từ trên không. Đến 15 giờ 21 phút, nhiệm vụ đổ bộ đường không kết thúc. Quân ta nhanh chóng bao vây, áp sát vừa tiêu diệt địch vừa vây bắt bọn đầu sỏ Khơ-me đỏ và FULRO của căn cứ địch tại đây. U-17 và Mi-8 về tới Buôn Ma Thuột lúc 16 giờ 10 phút.


Đội ngũ dẫn đường trên không Mi-8 đã căn cứ vào thời gian ném bom của An-26, tính toán thời gian cất cánh và thực hiện dẫn bay chính xác đáp ứng yêu cầu chiến thuật đổ bộ đường không cho đơn vị mình.

Trong thời gian tiếp theo của năm 1984, đội ngũ dẫn đường trên không An-26 và Mi-8 luôn phát huy truyền thống tốt đẹp, thực hiện dẫn bay thành công nhiều trận đánh quan trọng, góp phần cho hai trung đoàn không quân 918 và 917 thường xuyên hoàn thành tốt các nhiệm vụ chiến đấu được giao.

Cuối tháng 10 năm 1984, 7 tổ bay trực thăng vũ trang Mi-24A của Trung đoàn 916 cơ động chuyển sân từ Hòa Lạc vào Tân Sơn Nhất để phối hợp với các lực lượng của Trung đoàn không quân 917 cùng làm nhiệm vụ giúp nhân dân Cam-pu-chia bảo vệ thành quả cách mạng. Công tác nghiên cứu địa hình, nắm bắt tình hình địch, xây dựng cách đánh và làm các phương án dẫn bay được hoàn thành rất nhanh chóng. Lực lượng Mi-24 bước vào trực chiến ngay.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngày 28 tháng 11 năm 1984, 6 tổ bay Mi-24 nhận lệnh phối hợp chặt chẽ với Mi-8 và U-17 đánh địch ngay từ lúc sáng sớm. 5 giờ 47 phút, U-17 cất cánh, bay vào khu chiến trinh sát và chỉ thị mục tiêu. 5 giờ 55 phút, Mi-8 lên yểm hộ khu vực và sẵn sàng làm nhiệm vụ cấp cứu. 6 giờ 10 phút, tốp 3 chiếc Mi-24 thứ nhất, gồm các lái chính: Nguyễn Đình Khoa, Đinh Phương Tâm và Lê Thế Lộc cất cánh. 10 phút sau, tốp 3 chiếc Mi-24 thứ hai cũng cất cánh, bao gồm: Đào Mạnh Sơn, Lê Văn Phổ và Trương Hùng Dũng. Cả 2 tốp Mi-24, sau khi được dẫn chính xác tới khu chiến và được U-17 chỉ thị rõ từng mục tiêu, lập tức vào bổ nhào. Mỗi máy bay thực hiện công kích hai lần. Hỏa lực rất mạnh của Mi-24 trùm lên các trận địa của địch. Đợt 1 kết thúc rất nhanh gọn. Lúc 9 giờ 29 phút và 9 giờ 55 phút, 2 tốp Mi-24 lần lượt cất cánh đánh đợt 2. Sư đoàn 980 của tàn quân Khơ-me đỏ bị thiệt hại nặng, hai nhà nổi bị thiêu trụi, 4 tàu lớn và 2 tàu nhỏ bị chìm. Đó là kết quả của trận ra quân đầu tiên.

Lực lượng trực thăng vũ trang Mi-24 đã lập chiến công mới, tô thắm truyền thống đánh thắng trận đầu của Quân chủng Không quân. Đội ngũ dẫn đường trên không của Trung đoàn 916 rất vinh dự được đóng góp sức mình trong chiến công đó.

Ngày 5 tháng 12 năm 1984, lực lượng Mi-24 tham gia đánh 2 trận đều đạt hiệu suất cao và bảo đảm an toàn. Ngày 4 tháng 1 năm 1985, 6 chiếc Mi-24 được dẫn bay chính xác, đánh 2 đợt, chi viện hỏa lực rất hiệu quả cho các đơn vị bộ binh của ta truy quét tàn quân Khơ-me đỏ ở vùng biên giới tây bắc Cam-pu-chia. Từ trung tuần tháng 5 đến cuối tháng 9 năm 1985, lực lượng Mi-24 đưa 3 chiếc vào tham gia chiến đấu trong đội hình của Trung đoàn 917, thực hiện đánh trên 15 trận phối hợp hiệp đồng với Mi-8 và U-17, hoàn thành tốt nhiệm vụ chi viện hỏa lực cho bộ binh.


Với sự nỗ lực rất lớn từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1984, đội ngũ dẫn đường trên không đã dẫn thành công Mi-8, An-26 và Mi-24 đánh thắng địch ngay từ trận đấu. Đây là sự kiện nổi bật của ngành Dẫn đường Không quân trong năm 1984, góp phần tô thắm truyền thống của Quân chủng: Loại máy bay và trực thăng nào được trang bị, khi đưa vào chiến đấu cũng lập công đánh thắng trận đầu.

 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Trong năm 1985, điểm nổi bật trong cách đánh của Trung đoàn 918 là thường xuyên thay đổi đội hình chiến thuật. Ngày 31 tháng 3 năm 1985, trung đoàn sử dụng đội hình 1+2+2, trong đó, 1 chiếc bay trinh sát thời tiết và khu vực mục tiêu trước trận đánh, đôi thứ nhất mang MK-81 và đôi thứ hai mang CBU-49 đánh phá căn cứ của tàn quân Khơ-me đỏ ở đông bắc Bát Tam Băng 24km, làm cho chúng bị thiệt hại nặng cả về người và vũ khí. Ngày 26 tháng 4 năm 1985, trung đoàn áp dụng đội hình 1+1+3 đánh vào vị trí co cụm lực lượng của địch tại khu vực rừng núi ở đông-đông bắc Kra Chie 77km: 1 chiếc làm nhiệm vụ sinh sát thời tiết, 1 chiếc chụp ảnh khu vực mục tiêu, 3 chiếc còn lại đều mang bom MK-81. Ngày 22 tháng 9 năm 1985, trung đoàn lại vận dụng đội hình và phương án mang bom như ngày 31 tháng 3 để đánh 2 mục tiêu tại khu vực núi Chi (bắc-tây bắc Kra Chie 62km). Đến đầu tháng 12 năm 1985, Trung đoàn không quân 918 liên tiếp sử dụng 7 máy bay A-26 đánh nhiều trận với đội hình chiến thuật 1+3+3 hoặc 1+2+2+2, trong đó dùng 1 chiếc vừa trinh sát thời tiết vừa chụp ảnh khu vực mục tiêu cả trước và sau trận đánh.

Đội ngũ dẫn đường trên không An-26 luôn nắm chắc ý định tổ chức đánh địch của Trung đoàn trưởng, tính toán và dẫn bay chính xác, kịp thời đáp ứng yêu cầu thay đổi đội hình chiến thuật đã trực tiếp góp phần nâng cao hiệu suất chiến đấu trong từng trận đánh của trung đoàn.

Năm 1986, đội ngũ dẫn đường trên không Trung đoàn 917 tập trung dẫn bay cho nhiệm vụ chiến đấu là chủ yếu, còn đối với đội ngũ dẫn đường trên không Trung đoàn 918, ngoài dẫn bay chiến đấu còn phải tham gia thực hiện dẫn bay chuyên chở cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện luân chuyển công tác và đón nhận thương binh về hậu phương.

Mùa khô năm 1986-1987, các đợt truy quét tàn quân Khơ me đỏ bước vào thời kỳ cao điểm. Tháng 1 năm 1987, đội ngũ dẫn đường trên không Trung đoàn 917 dẫn đánh 4 trận với 25 lần/chiếc, 12 lần/chiếc trinh sát, chỉ thị mục tiêu 3 lần/chiếc yểm hộ khu vực và sẵn sàng cấp cứu, gần 200 chuyến bay chuyên chở gần 800 lượt cán bộ, chiến sĩ đi công tác, đón hơn 300 thương binh và nhận 60 hài cốt liệt sĩ về tuyến sau, vận chuyển 10 tấn hàng quân sự. Tháng 2 năm 1987, đội ngũ dẫn đường trên không Trung đoàn 918 dẫn đánh 3 trận: Trận ngày 16, 3 An-26 đánh vào mục tiêu nằm ở bình độ 1.000m cạnh điểm cao 1.771 giáp ranh 3 tỉnh Cô Công, Pô Xát và Kông Pông Chnăng. Trận ngày 21, hai đôi An-26 đánh 2 mục tiêu ở tây bắc Biển Hồ 30km trong điều kiện trời mù, tầm nhìn rất hạn chế. Trận ngày 22, hai đôi An-26 đánh tiếp 2 mục tiêu còn lại cũng nằm tại khu vực trên, nhưng trong điều kiện thời tiết tốt hơn. Tất cả các trận của An-26 đều đánh trúng mục tiêu.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngày 7 tháng 5 năm 1987, tổ bay Mi-8: Lái chính Đào Công Tuấn-dẫn đường trên không Nguyễn Danh Đoan-cơ giới trên không Đặng Xuân Niệm-nguyễn Xuân Toàn chở Thiếu tướng Khiếu Anh Lân, Tư lệnh Mặt trận 479 đi kiểm tra vị trí đóng quân của một số đơn vị quân tình nguyện theo đường bay Xiêm Riệp-Chông Can (bắc-tây bắc Xiêm Riêu 63km)-Xam Rông (bắc-tây bắc Xiêm Riệp 87km) - Xiêm Riệp. Trong khi giảm độ cao vào hạ cánh ở bãi Chông Can, đến 150m thì bị đạn AK của địch bắn trúng thùng dầu tiêu thụ và giảm tốc chính. Lái chính bình tĩnh đưa ngay trực thăng vào trạng thái thật ổn định, vừa vòng cơ động vừa chỉ huy toàn tổ bay xử lý tình huống. Cơ giới trên không lập tức dùng khăn sạch nút đáy thùng tiêu thụ, đồng thời dùng xô hứng được 84 lít dầu. Dẫn đường trên không vừa tham gia giữ trạng thái trực thăng vừa nhanh chóng quan sát phía dưới và tính toán chính xác số liệu để dẫn bay quay lại Xiêm Riệp với thời gian ngắn nhất. Tổ bay đã cùng nhau bảo đảm an toàn cho cả người và trực thăng về đến căn cứ.

Theo yêu cầu nhiệm vụ giúp nhân dân Cam-pu-chia bảo vệ thành quả cách mạng, từ ngày 24 đến 30 tháng 9 năm 1987, lực lượng An-2 của Trung đoàn 918 được dẫn bay cơ động chuyển sân từ Tân Sơn Nhất sang Pô Chen Tông. Ngày 1 tháng 10 năm 1987, tổ bay An-2 do Phi đội trưởng Nguyễn Văn Canh chỉ huy, từ Pô Chen Tông lên Xiêm Riệp. Ngày 2 tháng 10, trực thăng Mi-8 của Trung đoàn 917 đưa tổ chỉ huy bay và tổ bay An-2 đi quan sát khu vực mục tiêu ở phía tây Xiêm Riệp. Tại đây tàn quân Khơ-me đỏ lập căn cứ gồm 210 nóc nhà cả trong rừng rậm và ở ven hồ. Các đơn vị bộ binh của ta đã bí mật bao vây cách căn cứ khoảng 5km và sẵn sàng chờ lệnh tiến công.

5 giờ sáng ngày 4 tháng 10 năm 1987, Tiểu đoàn giang thuyền của ta tiến vào mục tiêu ở cự ly 10 km. 6 giờ, tổ bay An-2 cất cánh và được dẫn chính xác theo đường bay: Xiêm Riệp-bát Tam Băng-mục tiêu. Từ độ cao 800 đến 1 000m, Phi đội trưởng Nguyễn Văn Canh cho An-2 vào bổ nhào và ném hai loạt đạn cối, mỗi loạt 16 quả đều trúng mục tiêu. Sau đó anh vòng ra để nạp thêm 32 quả nữa lên giá cối và vòng trở lại ném tiếp loạt vào mục tiêu, rồi thoát ly về hạ cánh. Tại căn cứ Xiêm Riệp lực lượng quân giới đã chờ sẵn và lắp tiếp 64 quả cối lên máy bay. 7 giờ 30 phút, An-2 cất cánh đánh đợt hai theo đường Xiêm Riệp-Cro Lanh (tây bắc Xiêm Riệp 43km)-mục tiêu. Ngay sau loạt đạn cối cuối cùng của An-2, các đơn vị bộ binh và Tiểu đoàn giang thuyền nhanh chóng tiến công, tiêu diệt địch và làm chủ căn cứ.

Đây là trận đầu ra quân của lực lượng An-2 trong nhiệm vụ mới, trên chiến trường mới, giành thắng lợi giòn giã và lập công xuất sắc. An-2 đã giữ vững truyền thống đánh thắng địch và phát huy truyền thống đó trong chi viện hỏa lực rất hiệu quả cho bộ binh. Đội ngũ dẫn đường trên không đã nắm chắc cách đánh của An-2, thực hiện dẫn bay chính xác, góp phần nâng cao sức mạnh hiệp đồng chiến đấu giữa không quân và bộ binh.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Tính đến cuối năm 1987, đội ngũ dẫn đường trên không An-2 tham gia dẫn đánh 16 trận, ném 1.460 quả đạn cối. Ngoài ra, làm nhiệm vụ rải truyền đơn và gọi loa địch vận cũng đã được dẫn đường trên không An-2 thực hiện rất hiệu quả.

Năm 1984, kế hoạch tổng thể của Quân chủng Không quân về việc thực hiện nhiệm vụ giúp Quân đội cách mạng Cam-pu-chia xây dựng lực lượng không quân do Bộ Quốc phòng giao bắt đầu được tổ chức triển khai.


Ngày 16 tháng 8 năm 1984, Quân chủng ra quyết định thành lập Phi đội 2 trực thuộc Trung đoàn không quân 935. Thiếu tá Trần Đình Quang giữ chức Phi đội trưởng, đại úy Trần Tấn Lực, Phó Phi đội trưởng về chính trị, đại úy Trần Văn Tứ, Phó Phi đội trưởng huấn luyện và đại úy Đinh Văn Tỉnh, Phó Phi đội trưởng kỹ thuật. Phi đội có nhiệm vụ trực tiếp giúp bạn xây dựng cơ sở ban đầu cho trung đoàn không quân tiêm kích. Thành phần của phi đội bao gồm cả phi công, thợ máy của ta và phi công, thợ máy của bạn. Cuối tháng 9 năm 1984, phi đội tổ chức tiếp nhận đội ngũ cán bộ, phi công và nhân viên kỹ thuật của bạn đã tốt nghiệp ở các Trường Hàng không của Liên Xô về. Sau đó Trung đoàn 935 cùng với bạn tổ chức tiếp nhận máy bay và các phương tiện kỹ thuật bảo đảm do Liên Xô viện trợ cho bạn chuyển từ Đà Nẵng về Biên Hòa.

Phi đội được biên chế 21 chiếc máy bay MiG-21 cả huấn luyện và chiến đấu. Công tác huấn luyện bay và huấn luyện các mặt bảo đảm kỹ thuật cho bạn được nhanh chóng triển khai. Tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 935 trực tiếp giúp đội ngũ phi công của bạn chuẩn bị dẫn đường cho các bài bay huấn luyện và thực hiện dẫn toàn bộ các chuyến bay huấn luyện trong suốt thời gian bạn chưa có đủ đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy .

Với sự nỗ lực rất lớn của Trung đoàn 935, nhiệm vụ giúp bạn xây dựng cơ sở ban đầu cho trung đoàn không quân tiêm kích luôn được hoàn thành tốt, đáp ứng mọi yêu cầu của Quân chủng Không quân và của Sư đoàn 370 đề ra, nhất là về tiến độ theo thời gian. Sau khỉ có quyết định của nước bạn về việc thành lập Trung đoàn không quân tiêm kích 701, ngày 8 tháng 4 năm 1988, lễ công bố đã được tổ chức trọng thể tại khu huấn luyện bay ở Biên Hòa trước sự chứng kiến của đoàn cán bộ cấp cao hai nước.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngày 23 tháng 4 năm 1988, căn cứ vào quyết định của Quân chủng Không quân, Sư đoàn 370 tổ chức Đoàn chuyên gia không quân do Trung tá Trần Anh Mỹ làm Đoàn trưởng và nhiều chuyên gia các ngành khác, trong đó có đại úy Đặng Văn Sinh và đại úy Nguyễn Xuân Khoát là hai chuyên gia dẫn đường không quân. Đoàn chuyên gia cùng với Trung đoàn 935 tiếp tục giúp. Trung đoàn 701 độc lập công tác trong tổ chức bay huấn luyện, đào tạo đầy đủ cán bộ chỉ huy bay và phi công bay trinh sát thời tiết. Gần 20 phi công của trung đoàn bạn đều đạt trình độ đôi bay đánh mục tiêu trên không và mặt đất trong điều kiện thời tiết giản đơn ban ngày. Đến tháng 6 năm 1989, Đoàn chuyên gia không quân của ta giúp bạn chuyển toàn bộ Trung đoàn 701 từ Biên Hòa về Pô Chen Tông. Sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đoàn đã trở về Việt Nam vào tháng 9 năm 1989.

Sau hơn một năm kể từ khi quân tình nguyện Việt Nam ở Cam-pu-chia đã thực hiện rút toàn bộ lực lượng về trước đến tháng 10 năm 1990, theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Cam-pu-chia, Bộ Quốc phòng nước ta cử Đoàn chuyên gia không quân thứ hai sang giúp không quân Cam-pu-chia. Trung tá Nguyễn Khắc Thanh, Phó Tham mưu trưởng Sư đoàn Không quân 371 được cử làm Đoàn trưởng. Trong Đoàn chuyên gia không quân lần này có thiếu tá Hoàng Đức Hạnh, phụ trách ban Dẫn đường Sư đoàn 370 và thượng úy Đinh Khánh Tiến, trợ lý Dẫn đường Trung đoàn 935. Các chuyên gia dẫn đường của ta vừa giúp bạn bảo đảm bay vừa huấn luyện nâng cao trình độ cho đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy của bạn.


Cũng nằm trong kế hoạch của Quân chủng giúp bạn xây dựng lực lượng không quân, năm 1985, Trung đoàn 917 cử hai tổ bay Mi-8 đầu tiên là: lái chính Vũ Bình Dương-dẫn đường trên không Dương Văn Yên-cơ giới trên không Nguyễn Văn Tính và lái chính Lê Quang Vinh-dẫn đường trên không Nguyễn Xuân Thuỷ-cơ giới trên không Nguyễn Anh Tuấn sang Cam-pu-chia làm chuyên gia bay trực thăng cho bạn. Các thành viên trong hai tổ bay đã thực hiện 26 lượt người trực tiếp hướng dẫn phương pháp tổ chức huấn luyện bay trực thăng và lên lớp về công tác dẫn bay Mi-8.

Năm 1987, Trung đoàn 916 cử hai tổ bay Mi-8: lái chính Trần Đình Long-dẫn đường trên không Phạm Văn Bất-cơ giới trên không Nguyễn Du Lịch và lái chính Trần Quang Tuấn-dẫn đường trên không Văn Đức Huyên-cơ giới trên không Nguyễn Quang Minh sang thay hai tổ bay của Trung đoàn 917. Để đáp ứng yêu cầu của bạn, tháng 4 năm 1988, Trung đoàn 916 cử thêm tổ bay Mi-8 thứ ba: lái chính Trần Văn Thiếu-dẫn đường trên không Bùi Văn Vanh-cơ giới trên không Nguyễn Văn Soạn sang tiếp. Từ tháng 1 năm 1990, để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ làm chuyên gia bay trực thăng, hai tổ bay Mi-8: lái chính Nguyễn Huy Cương-dẫn đường trên không Phạm Văn Thường-cơ giới trên không Nguyễn Đức Thảo của Trung đoàn 916 và lái chính Nguyễn Quang Vinh-dẫn đường trên không Nguyễn Thanh Long-cơ giới trên không Trịnh Năm của trung đoàn 917 được cử sang công tác với thời gian hai năm. Các chuyên gia dẫn đường trên không: Phạm Văn Bất, Văn Đức Huyên, Bùi Văn Vanh, Phạm Văn Thường và Nguyễn Thanh Long đã trực tiếp thực hiện huấn luyện dẫn bay cho các học viên của bạn đã tốt nghiệp Mi-8 ở Liên Xô về Cam-pu-chia năm 1989 và kèm cho bốn tổ bay của bạn chuyển loại từ Mi-8 sang Mi-17 làm được nhiệm vụ chiến đấu.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Năm 1987, Trung đoàn 916 cử hai tổ bay Mi-8: lái chính Trần Đình Long-dẫn đường trên không Phạm Văn Bất-cơ giới trên không Nguyễn Du Lịch và lái chính Trần Quang Tuấn-dẫn đường trên không Văn Đức Huyên-cơ giới trên không Nguyễn Quang Minh sang thay hai tổ bay của Trung đoàn 917. Để đáp ứng yêu cầu của bạn, tháng 4 năm 1988, Trung đoàn 916 cử thêm tổ bay Mi-8 thứ ba: lái chính Trần Văn Thiếu-dẫn đường trên không Bùi Văn Vanh-cơ giới trên không Nguyễn Văn Soạn sang tiếp. Từ tháng 1 năm 1990, để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ làm chuyên gia bay trực thăng, hai tổ bay Mi-8: lái chính Nguyễn Huy Cương-dẫn đường trên không Phạm Văn Thường-cơ giới trên không Nguyễn Đức Thảo của Trung đoàn 916 và lái chính Nguyễn Quang Vinh-dẫn đường trên không Nguyễn Thanh Long-cơ giới trên không Trịnh Năm của trung đoàn 917 được cử sang công tác với thời gian hai năm. Các chuyên gia dẫn đường trên không: Phạm Văn Bất, Văn Đức Huyên, Bùi Văn Vanh, Phạm Văn Thường và Nguyễn Thanh Long đã trực tiếp thực hiện huấn luyện dẫn bay cho các học viên của bạn đã tốt nghiệp Mi-8 ở Liên Xô về Cam-pu-chia năm 1989 và kèm cho bốn tổ bay của bạn chuyển loại từ Mi-8 sang Mi-17 làm được nhiệm vụ chiến đấu.

Để góp phần xây dựng hoàn chỉnh Trung đoàn không quân 701 của bạn, từ năm 1986 đến năm 1991, Trường Sĩ quan Chỉ huy-kỹ thuật không quân tiến hành đào tạo cho bạn 4 khóa sĩ quan dẫn đường sở chỉ huy với tổng số là 18 học viên. Như vậy, sau khi Trung đoàn 701 trở về Cam- pu-chia, đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy của bạn từng bước thực hiện.độc lập công tác.

Vào thời điểm năm 1988, lực lượng cách mạng Cam-pu chia đã trưởng thành và đủ mạnh để đảm đương nhiệm vụ bảo vệ đất nước mình. **** và Nhà nước ta chủ trương rút dần đến rút toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam về nước.

Tháng 7 năm 1988, Trung đoàn 917 sử dụng 3 Mi-8 và Trung đoàn 918 sử dụng 6 An-26 tổ chức bay vận chuyển Bộ Tư lệnh và một số đơn vị trọng điểm của Mặt trận 719 từ Phnôm Pênh về thành phố Hồ Chí Minh đúng kế hoạch. Từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 9 năm 1989, lực lượng An-26 và Mi-8 được huy động tham gia nhiệm vụ rút toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam từ Cam-pu-chia về nước, sớm hơn một năm so với tuyên bố trước đây của **** và Nhà nước ta. Trung đoàn 917 và 918 tổ chức liên tục các chuyến bay để chở quân của Mặt trận 479, Quân khu 5, Quân khu 9, vùng 5 Hải quân và cơ quan Bộ Tổng Tham mưu về nước. Ngày 23 tháng 9 năm 1989, Trung đoàn 917 đưa 6 Mi-8 sang Phnôm Pênh phục vụ cơ quan Bộ Quốc phòng. Đây là những chuyến bay cuối cùng của không quân ta tham gia nhiệm vụ rút toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam từ Cam-pu-chia về nước.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top