[Funland] Lịch sử Dẫn đường Không quân

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
3. Đào tạo, tập huấn, ban hành tài liệu và kiện toàn các tổ chức dẫn đường.

Tháng 9 năm 1978, các đồng chí Phạm Văn Năm, Vũ Chính Nghị, Đinh Văn Nghĩa, Nguyễn Công Tản và Đỗ Văn Tường được Quân chủng Không quân cử ôi đào tạo cán bộ dẫn đường tại Học viện Không quân Ga-ga-rin. Sau 4 năm học tập, đạt trình độ chuyên ngành dẫn đường cấp chiến thuật-chiến dịch, 5 học viên đều tốt nghiệp và trở về nước vào tháng 9 năm 1982. Các đồng chí Vũ Chính Nghị được điều về Phòng Dẫn- đường làm trợ lý, Đinh Văn Nghĩa về Ban Dẫn đường Sư đoàn 372; các đồng chí Phạm văn Năm, Đỗ Văn Tường và Nguyễn Công Tản về các tiểu ban Dẫn đường các trung đoàn 921, 923 và 927.


Trong những năm tiếp theo, được sự quan tâm của Quân chủng Không quân đối với ngành Dẫn đường, nhiều phi công bắt đầu được lựa chọn đưa đi đào tạo tại Học viện Không quân Ga-ga-rin Liên Xô để trở thành cán bộ dẫn đường. Năm 1984, 3 phi công Nguyễn Kim Cách, Nguyễn Việt Dũng và Phương Minh Hòa lên đường đi học. Đây là khóa phi công đầu tiên học chuyên ngành dẫn đường (1984- 1988). Với sự nỗ lực học tập liên tục trong 4 năm, phi công Nguyễn Kim Cách đã tốt nghiệp xuất sắc về chuyên ngành dẫn đường cấp chiến thuật-chiến dịch và được nhận huy chương vàng. Đây là học viên phi công Việt Nam đầu tiên giành được phần thưởng cao quý này của Học viện Không quân Ga-ga-rin. Khi trở về đơn vị đồng chí Nguyễn Kim Cách làm Chủ nhiệm Dẫn đường Trung đoàn 937 (1988- 1990). Trong khóa học tiếp theo (1988- 1992), 3 phi công nữa là Trần Trung Kiên, Trần Văn Minh và Cao Sơn được tiếp tục cử đi đào tạo cán bộ dẫn đường. Sau này đồng chí Trần Văn Minh làm Chủ nhiệm Dẫn đường Trung đoàn 920 (1992-1999), 910 (1999-2002) và lên làm Chủ nhiệm Dẫn đường Trường Sĩ quan Không quân (từ 2002).


Sau khi đào tạo thành công sĩ quan dẫn đường sở chỉ huy khóa đầu tiên sau khi miền Nam được giải phóng (1976-1978), Trường Sĩ quan Không quân, sau này là Trường Sĩ quan Chỉ huy-kỹ thuật không quân tiếp tục đào tạo sĩ quan dẫn đường sở chỉ huy cho Quân chủng Không quân. Tính đến năm 1989, trường đã tổ chức đào tạo 10 khoá, trong đó có 9 khóa được 183 sĩ quan dẫn đường và 1 khóa được 72 sĩ quan điều hành chiến đấu.

Tháng 3 năm 1981, Trường Sĩ quan Chỉ huy-kỹ thuật không quân tổ chức khai giảng khóa đào tạo sĩ quan dẫn đường trên không lần thứ hai cho 27 học viên. Quân chủng Không quân điều động các đồng chí Phan Phi Phụng, Nguyễn Xuân Hồng, Vũ Mạnh, Nguyễn Văn Ngần, Nguyễn Danh Đoan và Nguyễn Văn Phúc về làm giáo viên tăng cường cho trường để cùng với Khoa Dẫn đường tiến hành giảng dạy lý thuyết dẫn bay. Sau 8 tháng, chương trình học lý thuyết kết thúc, học viên được đưa về các trung đoàn để học thực hành dẫn bay và giáo viên tăng cường cho trường được điều trở lại đơn vị cũ tiếp tục công tác. So với khóa trước (1978-1980), ưu điểm nổi bật của khóa đào tạo này là vẫn kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, giảm tải cho đơn vị vì khi học lý thuyết, học viên được tập trung tại trường và giúp Khoa Dẫn đường tháo gỡ ngay được tình trạng rất thiếu giáo viên dạy lý thuyết dẫn bay.

Tháng 7 năm 1980, Phòng Dẫn đường tổ chức tập huấn về phương pháp tính toán dẫn bay SU-22M cho đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy tại sân bay Thọ Xuân. Các đồng chí Nguyễn Quang Thản và Tạ Văn Vượng được lựa chọn làm hai giáo viên chính, truyền đạt đầy đủ và tỉ mỉ về hệ thống dẫn bay mới cũng như cách tính toán các số liệu dẫn bay cho Su-22M. Kết quả tập huấn đã trực tiếp giúp tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 923 hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm dẫn đường cho những chuyến bay đầu tiên của trung đoàn chuyển sân từ Đà Nẵng ra Thọ Xuân và bay huấn luyện tại Thọ Xuân.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Để đáp ứng yêu cầu nhanh chóng nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu, trong thời gian tổ chức Hội nghỉ Ngành Dẫn đường từ ngày 23 đến ngày 29 tháng 3 năm 1983 tại Bạch Mai, Phòng Dẫn đường đã tiến hành tập huấn về phương pháp làm kế hoạch chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu và soạn thảo các văn kiện dẫn đường chiến đấu cho tất cả các ban Dẫn đường sư đoàn và nhà trường, các tiểu ban Dẫn đường và hệ thống Chủ nhiệm Dẫn đường trung đoàn. Việc triển khai làm ngay kế hoạch chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch công tác năm 1983 của toàn ngành.

Từ ngày 5 đến ngày 12 tháng 5 năm 1989, tại Phan Rang, các nội dung về phương pháp tính toán dẫn bay Su-22M4 và Ka-28 đã được Phòng Dẫn đường đưa ra tập huấn rất chi tiết. Bằng thực tiễn công tác của chính mình, các đồng chí giáo viên Nguyễn Kim Cách và Lê Quang Vĩ đã trình bày rõ ràng và dễ hiểu một số vấn đề phức tạp trong tính toán và thực hành dẫn bay Su-22M4 và Ka-28. Đội ngũ dẫn đường trong toàn ngành được trang bị them kiến thức về hai hệ thống dẫn đường mới, tạo thuận lợi hỗ trợ nhau bảo đảm dẫn đường, nhất là khi cơ động huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.

Tháng 9 năm 1981, cuốn sách giáo khoa "Lý thuyết dẫn bay" do Phòng Dẫn đường biên dịch đã được Quân chủng Không quân cho phép đưa vào sử dụng. Cuốn sách này cùng với ba tập "Lý thuyết dẫn đường hàng không" trước đây, đã được xuất bản từ năm 1970, tạo thành một bộ tài liệu hoàn chỉnh cả về lý thuyết và thứ tự chuẩn bị thực hành dẫn bay. Từ đơn vị đến nhà trường lại có thêm một đầu tài liệu nữa để huấn luyện và giảng dạy dẫn đường.

Ngày 22 tháng 11 năm 1983, Tư lệnh Quân chủng Không quân phê duyệt ban hành "Điều lệ Công tác Dẫn đường của Quân chủng Không quân Quân đội nhân dân Việt Nam". Điều lệ công tác dẫn đường ra đời là sự kiện rất quan trọng. Ngành Dẫn đường tiếp tục được xây dựng và phát triển theo hướng chính quy. Nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ công tác dẫn đường là cơ sở vững chắc tạo ra sức mạnh tổng hợp cho toàn ngành, sẵn sàng đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Năm 1987, Phòng Dẫn đường tổ chức biên soạn và cung cấp cho toàn ngành 2 đầu tài liệu là bài tập ước lượng và tính nhẩm dẫn đường. Nội dung tài liệu có tác dụng thiết thực củng cố và nâng cao năng lực thực hành cho đội ngũ dẫn đường ở đơn vị cũng như học viên dẫn đường ở nhà trường.

Vào thời điểm giữa năm 1976, trong đội hình của Sư đoàn 371 bao gồm các trung đoàn 921, 923, 927 và 916. Phi đội MiG-21 của Trung đoàn 927, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở phía Nam, đã chuyển sân ra Kép. Nhờ thường xuyên được bổ sung đầy đủ về quân số và tích cực rèn luyện đội ngũ trợ lý, nên các tổ chức dẫn đường trong sư đoàn đều bảo đảm cho đơn vị mình hoàn thành tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng bay ứng dụng chiến đấu và cơ động chuyển sân.

Các tiểu ban Dẫn đường trung đoàn 921, 923 và 927 luôn phát huy tốt khả năng độc lập công tác của đội ngũ trợ lý, bảo đảm cho trung đoàn hoàn thành các nhiệm vụ bay được giao, nhất là khi cơ động phân tán ở nhiều nơi. Cuối tháng 6 năm 1976, Trung đoàn 921 cùng một lúc tổ chức cơ động chuyển sân từ Nội Bài 1 phi đội vào Đà Năng và lực lượng còn lại lên Yên Bái để vừa bay huấn luyện vừa trực chiến. Đến đầu tháng 7, đơn vị đã bước vào hoạt động ổn định. Ngày 21 tháng 5 năm 1977, 1 phi đội của Trung đoàn 921 thực hiện cơ động chuyển sân vào Biên Hòa để tham gia chiến đấu. Ngày 7 tháng 12 năm 1977, Sư đoàn 371 ra mệnh lệnh cho Trung đoàn 927 cơ động 1 phi đội vào Đà Nẵng làm nhiệm vụ thay cho phi đội của Trung đoàn 921 và ngay ngày hôm sau, sư đoàn ra tiếp mệnh lệnh cho Trung đoàn 921 cơ động lực lượng của mình ra Yên Bái. Công tác dẫn bay chuyển sân rất nhanh chóng được triển khai và thực hiện đúng kế hoạch.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Đầu tháng 1 năm 1978, 1 phi đội của Trung đoàn 923 nhận lệnh cơ động chuyển sân vào Biên Hòa tham gia chiến đấu. Tiểu ban Dẫn đường đã kịp thời cử ngay 2 trợ lý là Vũ Văn Thuyết và Nguyễn Văn Đờn vào theo. Cuối tháng 2 năm 1978, toàn bộ lực lượng của Trung đoàn 927 ở Kép chuyển vào Đà Nẵng và ngày 1 tháng 3 năm 1978, Quân chủng ra quyết định điều Trung đoàn 927 về trực thuộc Sư đoàn 370. Nhưng đến ngày 5 tháng 8 năm 1978, do yêu cầu tăng cường lực lượng cho hướng bắc, trung đoàn được điều trở lại Sư đoàn 371. Ngày 7 tháng 3 năm 1978, Trung đoàn 921 cùng 1 phi đội bay ngày và 1 phi đội bay đêm chuyển về Kép đóng quân, chỉ để 1 phi đội bay ngày ở lại Yên Bái. Ngày 18 tháng 12 năm 1978, 1 phi đội bao gồm cả lực lượng bay ngày và bay đêm của Trung đoàn 921 cơ động chuyển sân vào Biên Hòa. Ba trợ lý dẫn đường của tiểu ban là Khổng Vũ Bằng, Đoàn Văn Bình và Trương Thanh Lương đã nhanh chóng lên đường ngay. Nhưng đến ngày 28 tháng 1 năm 1979, phi đội này lại cơ động chuyển sân ra Nội Bài để tăng cường lực lượng cho hướng bắc.

Sau khi đối phương buộc phải rút quân, chấm dứt hành động xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía bắc, sư đoàn tiếp tục cho MiG-21 cơ động chuyển sân vào Đà Nẵng để bay huấn luyện. Ngày 25 tháng 4 năm 1979, Trung đoàn 923 thực hiện chuyển 25 chiếc MiG-17 vào Phan Rang cho Trung đoàn không quân 940, chỉ giữ lại 8 MIG-17 và 2 UMIG-15 để huấn luyện và trực chiến

Ngày 13 tháng 7 năm 1979, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Trung đoàn không quân tiêm kích 931 trực thuộc Sư đoàn Không quân 371. Trung đoàn 931 được trang bị MiG-21 và đóng quân tại Yên Bái. đại úy Nguyễn Công Huy được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Xuân Tùng làm Chính ủy. Trưởng Tiểu ban Dẫn đường là Trung úy Khổng Vũ Bằng. Một bộ phận của Trung đoàn 923 được điều về Sư đoàn 370 để tổ chức xây dựng phi đội tiêm kích bom, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phát triển thành trung đoàn không quân tiêm kích bom sau này.

Cuối năm 1979, căn cứ vào số lượng phi công bay chuyển loại và máy bay Su-22M đã được lắp ráp tại Đà Nẵng, ngày 25 tháng 12 năm 1979, Quân chủng ra quyết định điều Trung đoàn 923 từ Sư đoàn 371 sang Sư đoàn 372, đồng thời điều bộ phận của Trung đoàn 923 đang ở Sư đoàn 370 sang Sư đoàn 372.

Cũng trong thời gian trên, nhiệm vụ và biên chế trang bị của Trung đoàn 916 có nhiều thay đổi: Cuối tháng 5 năm 1977, một phần lực lượng Mi-8 lên đường vào phía nam tham gia chiến đấu; ngày 16 tháng 2 năm 1978, trung đoàn tổ chức tiếp nhận Phi đội An-2 từ Đoàn bay 919 (Tổng cục Hàng không dân dụng). Ngày 19 tháng 3 năm 1979, Phi đội trực thăng săn ngầm Ka-25 đầu tiên được thành lập và trực thuộc Trung đoàn 916, đội ngũ dẫn đường trên không gồm 5 đồng chí là Linh Quang Đáp, Nguyễn Trọng Hạ, Nguyễn Xuân Hoè, Trần Quang Huy, Nguyễn Thanh Liêm. Vào thời gian này, Phi đội U-17 được điều về Trung đoàn 916. Ngày 6 tháng 5 năm 1979, Phi đội Ka-25 và U-17 được Quân chủng Không quân điều về Trung đoàn 923. Nhưng đến ngày 31 tháng 7 năm 1979, Quân chủng lại điều Phi đội U-17 về Trung đoàn 916 để làm nhiệm vụ chỉ thỉ mục tiêu cho pháo binh. Ngày 11 tháng 1 năm 1980, Phi đội trực thăng vũ trang Mi-24A đầu tiên được thành lập, mang phiên hiệu 304, trực thuộc Trung đoàn 916. Ngoài Phi đội U-17, trong tất cả các phi đội còn lại đều có Chủ nhiệm Dẫn đường. Hệ thống Chủ nhiệm Dẫn đường phi đội trong Trung đoàn 916 được kiện toàn kịp thời là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần làm cho các lực lượng Mi-8, Mi-6, Ka-25, Mi-24 và An-2 luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đến ngày 8 tháng 9 năm 1979, Trung đoàn 916 được điều về trực thuộc Quân chủng Không quân.


Như vậy, tính đến cuối năm 1979, trong đội hình của Sư đoàn 371 có 3 trung đoàn không quân 921, 927, 931 và đều sử dụng máy bay MiG-21, trong đó, số lượng MIG-21Bis còn chưa nhiều. Từ năm 1981 trở đi sư đoàn tiếp nhận MiG-21Bis ngày càng nhiều, các tiểu ban Dẫn đường tiếp tục tập trung vào học tập chuyển loại.

Cuối tháng 2 năm 1979, sau khi cơ động chuyển sân ra Nội Bài tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc của Tổ quốc, các lực lượng UH-1, U-17, F-5 và A-37 đều thuộc quyền chỉ huy của Trung đoàn 937. Đồng chí Lương Quốc Bảo được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Phan Minh Thành làm Chính ủy và đồng chí Khương Tại làm Tham mưu trưởng. Tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 937 nằm trong Ban Tham mưu, có nhiệm vụ bảo đảm dẫn đường cho 4 loại máy bay và trực thăng hệ 2 khác nhau cùng hoạt động trên địa bàn phía bắc. Đây là đặc điểm nổi bật của một tiểu ban dẫn đường không quân. Đồng chí Đào Văn Phao giữ chức Trưởng Tiểu ban.

Trong thời gian đóng quân ở phía bắc, tiểu ban Dẫn đường luôn bảo đảm cho trung đoàn bay huấn luyện và trực chiến. Tháng 4 năm 1979, tiểu ban đã bảo đảm tốt cho 4 chiếc F-5A chuyển sân vào Biên Hòa và tiếp thu 4 chiếc F-5E ra Nội Bài. Cuối năm 1979, tiểu ban tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ dẫn F-5, A-37 và UH-1 tham gia bay diễu binh tại Hà Nội. Ngày 10 tháng 4 năm 1980, trung đoàn bắt đầu thực hiện chuyển 9 F-5 và 8 A-37 vào Biên Hòa để bàn giao cho Trung đoàn 935. Sau này do các loại khí tài hệ 2 không còn, nên ngày 24 tháng 4 năm 1980, Quân chủng Không quân ra chỉ thị cho Trung đoàn 937 tạm ngừng hoạt động.

 

ongngoai

Xe máy
Biển số
OF-117900
Ngày cấp bằng
23/10/11
Số km
56
Động cơ
385,200 Mã lực
Kính các bác , em cũng là dân dẫn đường chính hiệu . Trước em có 2 khóa , còn tính chính quy trong trường NHA TRANG thì khóa của em là khóa 1 . Rất cám ơn các bác đã mở thớt này để cùng ôn lại những tháng ngày kg thể nào quên trong đời binh nghiệp . Hàng năm Phòng Dẫn đường đều tổ chức gặp mặt , em cũng có tham gia nhưng để các thế hệ sau biết đến những đóng góp của thế hệ đi trước cho ngành D Đ không quân thì những tư liệu trong LỊCH SỬ DẪN ĐƯỜNG KHÔNG QUÂN là rất đáng trân trọng .
 

Sky-jet

Xe máy
Biển số
OF-117005
Ngày cấp bằng
16/10/11
Số km
60
Động cơ
385,990 Mã lực
...
Tháng 10 năm 1961, trong lần thứ hai Bác về thăm quê, tổ bay IL-14 chở Bác từ Gia Lâm vào vinh. Còn tổ bay Mi-4: lái chính và cơ giới trên không của Liên Xô, dẫn đường trên không Hoàng Cần, đang trực tại Cánh Đồng Chum phục vụ hội nghị "Ba ông Hoàng”, được lệnh về Vinh làm nhiệm vụ chuyên cơ. Sau khi về thăm quê bằng ô tô, tổ bay Mi-4 đã đưa Bác từ Vinh đi thăm Nông trường Tây Hiếu (Nghệ An), thăm tỉnh Thanh Hóa và hợp tác xã Yên Thành (Thanh Hóa).

... gia chiến đấu tăng cường huấn luyện bay có sử dụng vũ khí và thả dù trong đêm, sẵn sàng chi viện cho các chiến trường.[/SIZE][/FONT]

[/FONT]
"Yên Thành Nghệ An" cụ ạ
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Kính các bác , em cũng là dân dẫn đường chính hiệu . Trước em có 2 khóa , còn tính chính quy trong trường NHA TRANG thì khóa của em là khóa 1 . Rất cám ơn các bác đã mở thớt này để cùng ôn lại những tháng ngày kg thể nào quên trong đời binh nghiệp . Hàng năm Phòng Dẫn đường đều tổ chức gặp mặt , em cũng có tham gia nhưng để các thế hệ sau biết đến những đóng góp của thế hệ đi trước cho ngành D Đ không quân thì những tư liệu trong LỊCH SỬ DẪN ĐƯỜNG KHÔNG QUÂN là rất đáng trân trọng .
quý hóa quá, lại có thêm 1 bác OFer Không quân nữa tham gia :D
 

Sky-jet

Xe máy
Biển số
OF-117005
Ngày cấp bằng
16/10/11
Số km
60
Động cơ
385,990 Mã lực

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngày 13 tháng 7 năm 1979, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Trung đoàn không quân tiêm kích 933 trực thuộc Sư đoàn 372, sử dụng toàn bộ MiG-17 và Ka-25 của Trung đoàn 923 và đóng quân tại Kiến An. Đồng chí Hoàng Thanh Xuân được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Mai Duy Thành làm Chính ủy. Trưởng Tiểu ban Dẫn đường là đồng chí Nguyễn Đăng Điển. Tại nơi đóng quân mới Ở Thọ Xuân, ban Dẫn đường Sư đoàn 372 đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn ban đầu về nơi ăn chỗ ở, nhanh chóng củng cố các vị trí trực ban tại sở chỉ huy và tích cực tìm hiểu tính năng kỹ, chiến thuật, cũng như cách dẫn các loại máy bay và trực thăng mới được trang bị trong Quân chủng. Tháng 12 năm 1979, ban đã chủ động cử Trung úy Nguyễn Văn Nhâm và Thiếu úy Đinh Khởi Nghĩa vào Đà Nẵng tự nghiên cứu học tập chuyển loại dẫn đường Su-22M.

Sau khi Trung đoàn 923 nằm trong đội hình của Sư đoàn 372, đồng chí Nguyễn Văn Lục được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Trịnh Hướng làm Chính ủy.

Tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 923 trở thành tiểu ban dẫn đường tiêm kích bom đầu tiên của ngành Dẫn đường. Nhiệm vụ bay chuyển loại Su-22M được đặt lên hàng đầu và được tổ chức thực hiện tại Đà Nẵng. Tiểu ban vừa học tập chuyển loại vừa phục vụ bay. Những vấn đề mới và khó trong dẫn bay Su-22M từng bước được tháo gỡ nhờ sự giúp đỡ rất tận tình của đội ngũ chuyên gia và phi công. Giữa tháng 9 năm 1981, đôi bay Su-22M: Vũ Xuân Cương và Phùng Công Định đã được dẫn thành công bay chuyển sân từ Đà Nẵng hạ cánh xuống Thọ Xuân an toàn trong niềm hân hoan đón chào của tất cả cán bộ, chiến sĩ tại sân bay. Từ tháng 10 năm 1981, hơn 40 chiếc Su-22M đã có mặt tại Thọ Xuân và bước vào giai đoạn huấn luyện mới nâng cao sức mạnh chiến đấu cho lực lượng không quân tiêm kích bom.


Sau 14 tháng học tập chuyển loại, tháng 2 năm 1981, đoàn Be-12 về nước. Phi đội thuỷ phi cơ Be-12 đầu tiên của không quân ta được thành lập, trực thuộc Trung đoàn 933 và đóng quân tại Kiến An. Đội ngũ dẫn đường trên không Be-12 có các đồng chí: Dương Đình Chúc, Nguyễn Văn Cảm, Lê Quang Vỹ và Trần Quốc Dũng. Trong tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 933 lúc này, ngoài đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy còn có thêm cả dẫn đường trên không Ka-25 và Be-12.

Tháng 9 năm 1981, Phi đội An-2 của Trung đoàn 916 được điều về trực thuộc Sư đoàn 372, đóng quân tại Vinh.

Như vậy, trong thời gian ngắn, nhiệm vụ của Ban Dẫn đường Sư đoàn 372 tăng lên rất nhanh, tính chất ngày càng phức tạp. Đồng chí Từ Đễ, một phi công bay giỏi, am hiểu nhiều về công tác dẫn đường cả trên không và sở chỉ huy đã được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Dẫn đường sư đoàn.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Tháng 4 năm 1982, theo quyết định của Bộ Quốc phòng, Phi đội Ka-25 và Phi đội Be-12 được điều từ Quân chủng Không quân về Quân chủng Hải quân. Do đó, trong Trung đoàn 933 chỉ còn lại MiG-17, nhưng số lượng máy bay tốt bắt đầu giảm dần do hết niên hạn sử dụng. Năm 1983, Quân chủng Không quân điều Phi đội An-2 về trực thuộc Trung đoàn 933 và đóng quân tại Kiến An (Sau này Quân chủng điều Phi đội An-2 về trực thuộc Cục Huấn luyện-nhà trường). Tháng 4 năm 1984, trung đoàn được lệnh vào Biên Hòa chuyển loại MiG-21 và sau đó sẽ tiếp nhận máy bay mới. Đầu năm 1987, Trung đoàn 933 thực hiện giải thể. Tháng 9 năm 1987, toàn bộ máy bay MiG-21 của Trung đoàn 933 được chuyển vào cho Trung đoàn không quân 940. Đội ngũ trợ lý dẫn đường của trung đoàn được điều về các ban Dẫn đường hai sư đoàn 371, 372 và các tiểu ban Dẫn đường hai trung đoàn 923, 940.

Vào tháng 7 năm 1987, cơ quan Sư đoàn 372 chuyển vị trí đóng quân từ Thọ Xuân vào Đà Nẵng và thay thế Sư đoàn 370 làm nhiệm vụ ở miền Trung. Sư đoàn tổ chức tiếp nhận Trung đoàn 929 từ Sư đoàn 370. Trung tá Lê Khương giữ chức Trung đoàn trưởng, thiếu tá Nguyễn Ngọc Trân, Phó Trung đoàn trưởng về chính trị. Đồng chí Đinh Văn Bính làm Trưởng Tiểu ban Dẫn đường trung đoàn.

Sau hơn 2 năm được điều sang Quân chủng Hải quân, đến ngày 25 tháng 6 năm 1984, Phi đội Ka-25 và Phi đội Be-12 được điều trở lại Quân chủng Không quân. Ngày 15 tháng 9 năm 1984, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Trung đoàn không quân-hải quân, mang phiên hiệu 954, trực thuộc Quân chủng Không quân và đóng quân tại Cát Bi. Thiếu tá Bùi Tiến Dũng làm Quyền Trung đoàn trưởng, thiếu tá Hoàng Thái Mai làm Phó Trung đoàn trưởng về chính trị, đại úy Dương Thành Thạo làm Phó Trung đoàn trưởng Tham mưu trưởng. Thiếu tá Linh Quang Đáp làm Chủ nhiệm Dẫn đường trung đoàn, Thượng úy Hoàng Minh Trọng làm Chủ nhiệm Dẫn đường Phi đội Ka-25 và thượng úy Nguyễn Văn Cảm làm Chủ nhiệm Dẫn đường Phi đội Be-12. Trung đoàn nhanh chóng tổ chức bay huấn luyện. Hệ thống Chủ nhiệm Dẫn đường của trung đoàn được tổ chức chặt chẽ và có trình độ đã tạo ra khả năng dẫn bay tốt trên biển.

Ngày 12 tháng 11 năm 1988, Quân chủng Không quân ra quyết định điều Trung đoàn 954 từ trực thuộc Quân chủng về trực thuộc Sư đoàn 372, hoạt động trên hai sân bay Cát Bi và Đà Nẵng. Trung tá Lê Đức Trường giữ chức Trung đoàn trưởng, trung tá Vũ Văn Sông làm Phó Trung đoàn trưởng về chính trị, thiếu tá Phạm Văn Hòa làm Phó Trung đoàn trưởng Tham mưu trưởng. Hệ thống Chủ nhiệm Dẫn đường trung đoàn tiếp tục được giữ vững và hoạt động ổn định.

Ngày 25 tháng 11 năm 1988, tại Phan Rang, Quân chủng Không quân tổ chức lễ công bố quyết định khôi phục phiên hiệu Trung đoàn không quân 937. Trung đoàn được trang bị máy bay tiêm kích bom mới Su-22M4, trực thuộc Sư đoàn 372 và đóng quân tại Phan Rang. Thượng tá Âu Văn Hùng được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, Trung tá Nguyễn Mạnh Tùng làm Phó Trung đoàn trưởng về chính trị, trung tá Vũ Kim Điến làm Phó Trung đoàn trưởng Tham mưu trưởng. Tiểu ban Dẫn đường trung đoàn nằm trong Ban Tham mưu, thiếu tá Nguyễn Kim Cách giữ chức Chủ nhiệm Dẫn đường. Sau khi được kiện toàn, tiểu ban Dẫn đường bắt tay ngay vào tổ chức học tập chuyển loại. Nội dung chuyển loại dẫn đường luôn được hoàn thành đúng kế hoạch đề ra. Trình độ dẫn bay của đội ngũ phi công được giữ vững, khả năng bảo đảm dẫn đường của tiểu ban được củng cố đã góp phần cho trung đoàn thực hiện tốt các nhiệm vụ bay ngay trong giai đoạn sau khi được khôi phục phiên hiệu.

Ngày 3 tháng 3 năm 1989, trung đoàn tiếp nhận 4 chiếc Su 22M4 đầu tiên tại Đà ng và tổ chức chuyển sân về Phan Rang; ngày 17 tháng 4 năm 1989, bắt đầu tổ chức bay huấn luyện; cuối tháng 8 năm 1989, 7 chiếc Su-22M4 chuyển sân ra Thọ Xuân thực hiện bắn thử vũ khí mới. Từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 10 năm 1989, trung đoàn triển khai công tác chuẩn bị chiến đấu; ngày 19 tháng 10 năm 1989, đôi bay Su-22M4: Vũ Kim Điến và Nguyễn Văn Thận hoàn thành xuất sắc chuyến bay nhiệm vụ đầu tiên ra Trường Sa; cuối tháng 10 năm 1989, 2 đôi bay Su-22M4: Nguyễn Kim Cách - Trần Ngọc Đông và Nguyễn Văn Thận -Nguyễn Dương thực hiện bắn đạn thật tại trường bắn Hòn Tý. Ngày 20 tháng 12 năm 1989, Trung đoàn 937 được Tư lệnh Quân chủng giao nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ quần đảo Trường Sa và vùng kinh tế biển phía nam để lực lượng của Trung đoàn 923 trở lại căn cứ Thọ Xuân.

Ngày 3 tháng 7 năm 1978, tại Cam Ranh, Trường Sĩ quan Không quân tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ Quốc phòng về việc thành lập Trung đoàn không quân 930 trên cơ sở hai đơn vị đã có từ trước là Đại đội 9 (bay UH-1 và C-47) ở Nha Trang thuộc Trung đoàn không quân 920 và Tiểu đoàn 41 (sân bay Cam Ranh). Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện đào tạo phi công trực thăng UH-1. Đại úy Nguyễn Văn Nhậm được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, đại úy Nguyễn Mạnh Thường làm Chính ủy, đại úy Nguyễn Xuân Bính làm Tham mưu trưởng trung đoàn. Trong Ban Tham mưu được biên chế 1 trợ lý dẫn đường là thiếu úy Nguyễn Văn Sinh. Năm 1981, trung đoàn được trang bị Mi-8, thay cho UH-l và năm 1983, có thêm Mi-24. Chất lượng đào tạo tăng lên, nhiều học viên tốt nghiệp đạt loại khá và giỏi.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Cuối tháng 5 năm 1979, Trường Sĩ quan Không quân tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Trung đoàn không quân 940 tại sân bay Phan Rang. Trung đoàn có nhiệm vụ đào tạo Và bổ túc phi công MIG-17. Thiếu tá Triệu Bội Ngọc được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, Thiếu tá Phạm Đình Tuân làm Chính ủy, Thượng úy Nguyễn Văn Nhật làm Tham mưu trưởng trung đoàn. Trung úy Nguyễn Văn Khuê, giáo viên dẫn đường Trường Sĩ quan Không quân được điều về làm trợ lý dẫn đường trung đoàn. Từ cuối tháng 4 năm 1979, Trung đoàn 923 đã chuyển 25 chiếc MiG-17 vào cho Trung đoàn 940. Đây là điều kiện rất thuận lợi để trung đoàn bắt tay vào đào tạo huấn luyện học viên. Đến cuối năm 1981, trung đoàn chuyển ra Phù Cát đóng quân.

Ngày 28 tháng 2 năm 1980, lễ công bố quyết định thành lập Trung đoàn không quân 945 ( Quyết định thành lập ngày 25 tháng 12 năm 1979 do Thượng tướng Trần Văn Trà, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ký) được tổ chức trọng thể tại sân bay Biên Hòa. Thiếu tá Trần Thông Hào được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, đại úy Nguyễn Văn Quặng làm Chính ủy, đại úy Nguyễn Văn Nhượng làm Phó Trung đoàn trưởng Tham mưu trưởng. Trung đoàn có nhiệm vụ đào tạo phi công MiG-21. Trung úy Phạm Văn Hùng giữ chức Trưởng Tiểu ban Dẫn đường trung đoàn. Trong khóa đầu tiên đào tạo phi công, ngoài đội ngũ giáo viên của trung đoàn còn có 10 chuyên gia bay Liên Xô. Công tác bảo đảm dẫn đường của Trung đoàn 945 luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực của Tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 935. Đến đầu tháng 6 năm 1981, 20 phi công MiG-21 khóa 1A và 1B đã được tốt nghiệp.

Từ ngày 1 tháng 1 năm 1981, Trường Sĩ quan Không quân chính thức được mang tên Trường Sĩ quan Chỉ huy-Kỹ thuật không quân. Thượng tá Vũ Ngọc Đỉnh được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, thượng tá Trương Minh Nghi làm Chính ủy. Các cơ quan của trường đều được kiện toàn. Khoa Dẫn đường ứng dụng chiến đấu và bảo đảm an toàn bay do Thượng úy Lê Đình Vạn làm Phó Trưởng khoa, sau đó là Quyền Trưởng khoa. Trong khoa có 4 tổ giáo viên: Dẫn đường, ứng dụng vũ khí, Huấn luyện-An toàn bay và Nguyên lý bay. Đồng chí Lê Đình Vạn kiêm Tổ trưởng Dẫn đường, đồng chí Trần Ngọc Quyền là Tổ trưởng ứng dụng vũ khí, đồng chí Dương Đình Dũng là Tổ trưởng Huấn luyện-An toàn bay và đồng chí Nguyễn Văn Phúc là Tổ trưởng Nguyên lý bay.

Ngày 8 tháng 10 năm 1981, theo quyết định của trên, Trung đoàn 910 ở Phan Rang và Trung đoàn 920 ở Nha Trang thực hiện hợp nhất, mang tên chung là Trung đoàn không quân 910 và đóng quân tại Nha Trang. Trung đoàn có nhiệm vụ đào tạo phi công. L-29 và L-39. Đồng chí Cấn Đỗ Kết được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Đỗ Tiến Vượng làm Phó Trung đoàn trưởng về chính trị, đồng chí Lữ Thông làm Tham mưu trưởng trung đoàn. Đội ngũ dẫn đường được hợp nhất thành tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 910.

Tháng 11 năm 1981, Trung đoàn 945 chuyển toàn bộ lực lượng từ Biên Hòa ra Phan Rang đóng quân. Ngày 28 tháng 12 năm 1981, Trung đoàn 945 được đổi tên thành Trung đoàn không quân 920, nhưng vẫn giữ nguyên nhiệm vụ đào tạo phi công MiG-21. Thượng úy Phạm Văn Hùng, Trưởng Tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 945 được điều về làm trợ lý dẫn đường Phòng Phương pháp bay. Trong gần 10 năm tại Phan Rang, tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 920 luôn nỗ lực phục vụ bay, đóng góp công sức để trung đoàn hoàn thành 9 khóa đào tạo, được 118 phi công, 11 giáo viên bay và 2 chỉ huy bay cấp trung đoàn... Vào các năm 1987, 1988, công tác dẫn đường của Trung đoàn 920 do đồng chí Nguyễn Đức Sinh, Trưởng Tiểu ban Dẫn đường và đồng chí Mai Văn Minh, Chủ nhiệm Dẫn đường trung đoàn cùng nhau đảm nhiệm thực hiện.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Tháng 9 năm 1985, do máy bay MIG-17 hết hạn sử dụng, Trung đoàn 940 đã thực hiện giải thể theo các quyết định của cấp trên. Ngày 17 tháng 2 năm 1986, Trung đoàn không quân 940 được khôi phục trở lại, tiếp tục đóng quân tại Phù Cát, nhưng thực hiện nhiệm vụ mới là sử dụng MiG-21Bis tiến hành huấn luyện bay đề cao cho đội ngũ phi công mới tốt nghiệp ra trường. Trung tá Trần Văn Năm được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, đại úy Trần Văn Lý làm Phó Trung đoàn trưởng về chính trị, thiếu tá Lưu Văn Hinh làm Phó Trung đoàn trưởng Tham mưu trưởng. Thiếu tá Nguyễn Văn Thịnh giữ chức Chủ nhiệm Dẫn đường. Tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 940 nhanh chóng được kiện toàn. Tháng 10 năm 1986, Trường Sĩ quan Chỉ huy-Kỹ thuật không quân điều thêm lực lượng khoảng một phi đội do thiếu tá Nguyễn Văn Ớt chỉ huy, từ Trung đoàn 920 (Phan Rang) ra sáp nhập vào Trung đoàn 940. Tháng 12 năm 1986, đồng chí Đặng Văn Diệp giữ chức Trưởng Tiểu ban Dẫn đường trung đoàn. Tháng 9 năm 1987, Quân chủng điều toàn bộ máy bay MiG-21 của Trung đoàn 933 cho Trung đoàn không quân 940. Tiểu ban Dẫn đường cũng được bổ sung thêm một số trợ lý dẫn đường từ Trung đoàn 933. Khả năng bảo đảm dẫn đường tăng lên. Nhiệm vụ huấn luyện bay đề cao được thực hiện vững chắc hơn.

Ngày 17 tháng 4 năm 1986, Quân chủng Không quân ra quyết định ngừng hoạt động của Trung đoàn không quân 930 vì thiếu khí tài bảo đảm cho trực thăng huấn luyện và số lượng phi công trực thăng hiện tại so với biên chế đã đáp ứng yêu cầu.

Tháng 4 năm 1980, chấp hành quyết định của Bộ Quốc phòng về việc thành lập Cục Quân huấn-Nhà trường, Quân chủng Không quân điều Phòng Dẫn đường từ Bộ Tham mưu sang Cục Quân huấn-Nhà trường. Thiếu tá Phan Phi Phụng được bổ nhiệm làm Trưởng phòng, Thiếu tá Nguyễn Xuân Hồng làm Phó Trưởng phòng Dẫn đường. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là xây dựng kế hoạch huấn luyện dẫn đường cho đội ngũ phi công, dẫn đường trên không và dẫn đường sở chỉ huy đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của Quân chủng; cùng với Phòng Nhà trường xây dựng chương trình đào tạo, bổ túc sĩ quan dẫn đường tại các nhà trường và tổ chức biên soạn các tài liệu chuyên ngành.

Ngày 12 tháng 5 năm 1980, 7 sĩ quan dẫn đường của Phòng Dẫn đường trước đây được điều về Ban Dẫn đường thuộc Phòng Sở chỉ huy của Bộ Tham mưu để làm nhiệm vụ trực ban dẫn đường Sở chỉ huy Quân chủng. Đại úy Tạ Quốc Hưng giữ chức Trưởng ban. Còn 3 trợ lý ra-đa về Ban Kế hoạch thuộc Phòng Sở chỉ huy. Như vậy, ở cấp quân chủng, Phòng Dẫn đường và Phòng Sở chỉ huy cùng tổ chức thực hiện nhiệm vụ dẫn đường, nhưng theo 2 mảng công tác khác nhau.

Ngày 22 tháng 10 năm 1982, căn cứ vào quyết định của Quân chủng Không quân, Phòng Dẫn đường được điều từ Cục Quân huấn-Nhà trường trở lại Bộ Tham mưu và đưa Ban Dẫn đường thuộc Phòng Sở chỉ huy về Phòng Dẫn đường. Trung tá Hoàng Cần được bổ nhiệm làm Quyền Trưởng phòng, thiếu tá Nguyễn Xuân Hồng làm Phó Trưởng phòng. Phòng được biên chế 15 sĩ quan, thiếu tá Vũ Chính Nghị làm Trưởng ban Kế hoạch, thiếu tá Phạm Minh Cậy làm Trưởng ban Dẫn đường sở chỉ huy, thiếu tá Nguyễn Thanh Quý làm Thanh tra Dẫn đường không quân tiêm kích. Đây là lần kiện toàn tổ chức rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho Phòng Dẫn đường tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, biên chế tổ chức, chức danh và quân số của mình trong những năm tới.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngay sau khi về Bộ Tham mưu, Phòng Dẫn đường đã tham gia cuộc diễn tập C-3182 của Quân chủng từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 10 năm 1982. Với sự nỗ lực của toàn phòng, tất cả các văn kiện dẫn đường và các chuyến bay thực binh trong diễn tập đều được hoàn thành tốt. Bước khởi đầu thuận lợi để phòng tiếp tục vươn lên.

Trong 2 năm 1983 và 1984, đội ngũ cán bộ phòng có nhiều thay đổi. Tháng 7 năm 1983, đại tá Hoàng Biểu, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng được cử kiêm chức Chủ nhiệm Dẫn đường Quân chủng. Tháng 12 năm 1983, trung tá Hoàng Cần được điều sang làm Phó Trưởng phòng Tác chiến. Tháng 3 năm 1984, thiếu tá Vũ Chính Nghị được bổ nhiệm Phó Trưởng hòng Dẫn đường Quân chủng. Tháng 4 năm 1984, thiếu tá Tạ Quốc Hưng, Phó Tham mưu trưởng Sư đoàn Không quân 371 được điều về làm Phó Trưởng phòng Dẫn đường Quân chủng. Đến tháng 9 năm 1984, đại tá Nguyễn Văn Chuyên, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng được cử kiêm chức Trưởng phòng thay đại tá Hoàng Biểu.

Ngày 25 tháng 6 năm 1985, Phòng Dẫn đường tiếp nhận toàn bộ sĩ quan dẫn đường thuộc Phòng Tham mưu chiến dịch, bao gồm các đồng chí: Trần Hồng Hà, Dư Văn Thắng và Đoàn Đức Thuỷ.

Từ năm 1984 , Phòng Dẫn đường được biên chế tổ tiêu đồ gần, gồm 4 chiến sĩ, làm nhiệm vụ đánh dấu đường bay trên bàn dẫn đường tại Sở chỉ huy Quân chủng. Phòng thường xuyên làm tốt công tác quản lý chiến sĩ trong suốt thời gian làm nghĩa vụ quân sự, tổ chức đào tạo, huấn luyện và đưa vào trực với chất lượng cao. Được rèn luyện có nền nếp, đội ngũ tiêu đồ gần của phòng luôn giữ vững trình độ chuyên môn, phục vụ đắc lực cho công tác dẫn đường tại sở chỉ huy. Nhờ đó, có chiến sĩ đã được kết nạp vào ****.

Ngày 20 tháng 4 năm 1985, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Trường đào tạo, bổ túc cán bộ trung, cao cấp không quân trên cơ sở Trường Sĩ quan Tham mưu không quân, gọi tắt là Trường Trung cao không quân, trực thuộc Quân chủng Không quân. Ngày 18 tháng 5, Quân chủng đề nghị Bộ Tổng Tham mưu ban hành tổ chức biên chế Trường Trung cao không quân. Đại tá Lê Liên được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng. Trong khoa Chỉ huy-Tham mưu có hai giáo viên dẫn đường là Nguyễn Kim Khuê và Tạ Văn Vượng.

Ngày 15 tháng 2 năm 1986, Hiệu trưởng Trường Trung cao không quân ký quyết định thành lập các đơn vị thuộc Trường: Khoa Chỉ huy-Tham mưu được tách thành 2 khoa: Chiến thuật-Chiến dịch do thiếu tá Phạm Từ Tịnh làm Quyền Trưởng khoa và Chỉ huy-Tham mưu do trung tá Trần Hùng làm Trưởng khoa. Trong khoa Chỉ huy- Tham mưu có 2 tổ bộ môn là: Tham mưu do thiếu tá Vi Quốc Ân làm Tổ trưởng và Dẫn đường do thiếu tá Tạ Văn Vượng làm Tổ trưởng. Đồng chí Nguyễn Đăng Điển làm giáo viên dẫn đường. Đồng chí Trần Xuân Mão được bổ nhiệm làm Hệ trưởng hệ Đào tạo và đồng chí Nguyễn Kim Khuê chuyển sang làm công tác kế hoạch huấn luyện. Bộ môn Dẫn đường tuy nhỏ, số lượng giáo viên còn rất thiếu, nhưng ngay trong năm học đầu tiên 1985-1986 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy cho các khóa đào tạo và bổ túc sĩ quan chỉ huy, tham mưu cấp chiến thuật- chiến dịch. Trong những năm tiếp theo, bộ môn Dẫn đường tiếp tục được kiện toàn. Các đồng chí Đỗ Duy Đán, Nguyễn Xuân Thông, Lê Đình Vạn và Trần Xuân Mão (sau khi thôi làm Hệ trưởng hệ Đào tạo) lần lượt được bổ sung vào đội ngữ giáo viên dẫn đường. Bộ môn không ngừng phấn đấu vươn lên, vừa giảng dạy vừa biên soạn tài liệu và thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức giảng dạy bậc đại học.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Trong suốt chặng Đường 15 năm, từ đầu năm 1975 đến cuối năm 1989, ngành Dẫn đường vinh dự, tự hào được có mặt trong cuộc tổng tiến công mùa Xuân năm 1975, hoàn thành nhiệm vụ dẫn bay vận chuyển đường không phục vụ tác chiến thần tốc và bảo đảm dẫn đường cho phi đội Quyết thắng tiến công tập kích vào sào huyệt của địch; tiếp tục vừng bước dẫn bay chi viện hỏa lực cho bộ đội các quân khu, quân đoàn và quân chủng bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế ở Cam-pu-chia; nhanh chóng tổ chức bảo đảm dẫn đường cho các lực lượng không quân cơ động bố trí thế trận chuẩn bị chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc, bảo vệ vùng biển, hải đảo và thềm lục địa phía Nam.

Ngành Dẫn đường đã tổ chức khai thác triệt để các thiết bị, phương tiện kỹ thuật dẫn bay thu được của địch, nắm vững cách dẫn các loại máy bay và trực thăng cũng thu được của địch, cùng với đội ngũ phỉ công góp phần quan trọng đưa cách đánh của không quân chi viện hỏa lực trên chiến trường phía nam lên một tầm cao mới.

Ngành Dẫn đường đã tập trung sức lực học tập chuyển loại nhanh chóng làm chủ cách dẫn các loại máy bay và trực thăng mới, kịp thời cùng đội ngữ phi công tham gia chiến đấu ở phía Nam, cơ động chuẩn bị chiến đấu trên hướng bắc và trên hướng biển phía Nam.

Đội ngũ dẫn đường trong toàn ngành thường xuyên được rèn luyện, có đủ chất lượng và số lượng đáp ứng yêu cầu các nhiệm vụ được giao. Hoạt động của toàn ngành luôn gắn liền với Điều lệ công tác dẫn đường. Đây là những yếu tố quan trọng để ngành Dẫn đường vững tin bước sang giai đoạn mới: xây dựng Quân chủng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Chương bốn

NGÀNH DẪN ĐƯỜNG TRONG SỰ NGIỆP
XÂY DỰNG Quân CHỦNG KHÔNG QUÂN VÀ
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG-KHÔNG QUÂN
CÁCH MẠNG, CHÍNH QUY, TINH NHUỆ, TỪNG BƯỚC HIỆN ĐẠI
(1990 - 2004)

I. NGÀNH DẪN ĐƯỜNG TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG QUÂN CHỦNG KHÔNG QUÂN CÁCH MẠNG, CHÍNH QUY, TINH NHUỆ, TỪNG BƯỚC HIỆN ĐẠI (1990-1999)

1. Công tác dẫn đường trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Để tiếp tục củng cố và tăng cường khả năng tác chiến hiệp đồng trên hướng biển, cuối tháng 4 năm 1990 tại khu vực Cam Ranh, Quân chủng Không quân tham gia diễn tập tác chiến hiệp đồng giữa các lực lượng làm nhiệm vụ chi viện, bảo vệ quần đảo trọng điểm và thềm lục địa phía Nam (RS-90) do Bộ Tổng Tham mưu tổ chức. Cơ quan hai sư đoàn 370, 372 và các trung đoàn 937, 954, 918 tập trung tại Phan Rang tham gia diễn tập trong hai ngày 23 và 24 tháng 4 năm 1990. Đội ngũ dẫn đường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ diễn tập. Trong giai đoạn thực binh, có hai tổ bay: lái chính Trần Quang Huy-dẫn đường trên không số 1 Lê Quang Vỹ-dẫn đường trên không số 2 Lưu Đức Bột và lái chính Nguyễn Đình Tài-dẫn đường số 1 Trương Quang Minh-dẫn đường số 2 Nguyễn Bá Thúy. Đây là lần đầu trực thăng Ka-28 bay và hạ cánh an toàn trong niềm hân hoan chào đón của bộ đội bảo vệ đảo. Cuộc diễn tập kết thúc tốt đẹp, trong đó nhiệm vụ dẫn đường trên biển xa đã được hoàn thành xuất sắc.

Ngày 25 tháng 8 năm 1992, Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị tổ chức diễn tập thực nghiệm (TN-92) kiểm tra phương án bảo vệ đảo Phú Quốc, vùng biển và hải đảo Tây nam của các lực lượng vũ trang Quân khu 9, Quân chủng Hải quân, Không quân và Phòng không. Cuộc diễn tập diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 10 năm 1992, trên địa bàn 4 tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang và Minh Hải. Từ sân bay Cần Thơ các loại máy bay và trực thăng được dẫn bay thực binh làm nhiệm vụ trinh sát, ném bom, quan sát, vận chuyển, chuyển tiếp chỉ huy, tìm kiếm-cứu nạn trên biển và chở cán bộ đi kiểm tra diễn tập.

Từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 5 năm 1994, Quân chủng Không quân tổ chức diễn tập chỉ huy-tham mưu có một phần thực binh cho Cụm không quân phía nam với đề mục "Sư đoàn Không quân 370 và các lực lượng phát thuộc hiệp đồng chặt chẽ với hải quân và các lực lượng vũ trang khác tác chiến bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế biển" (ĐB- 94). Thiếu tướng Phạm Thanh Ngân, Tư lệnh Quân chủng Không quân là Trưởng ban chỉ đạo diễn tập. Đại tá Phạm Phú Thái, Phó tư lệnh-tham mưu trưởng Quân chủng là đạo diễn chính. Lực lượng của Cụm không quân phía Nam tham gia diễn tập gồm: cơ quan Sư đoàn 370, 2 phi đội của Trung đoàn 935, 1 phi đội của Trung đoàn 937, 1 phi đội của Trung đoàn 917, 1 phi đội của Trung đoàn 954 và 1 phi đội An-26 của Trung đoàn 918. Sở chỉ huy diễn tập đóng tại Phan Rang. Nhiệm vụ dẫn bay thực binh như dẫn đánh mục tiêu trên không, trinh sát đường không, phối hợp với hải quân đánh các mục tiêu trên mặt biển và ngầm dưới biển; chuyển tiếp chỉ huy, tiếp tế đường không và tìm kiếm-cứu nạn trên biển đã được hoàn thành tốt và đảm bảo an toàn tuyệt đối.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Đầu tháng 10 năm 1994, Bộ Tổng Tham mưu tổ chức diễn tập hiệp đồng chiến đấu trong chiến dịch phòng thủ tích cực thời gian đầu chiến tranh trên địa bàn Quân khu 7 (PT-94). Quân đoàn 4, Vùng 4 Hải quân, Sư đoàn phòng không 367, Sư đoàn Không quân 370 và lực lượng vũ trang Quân khu 7 tham gia diễn tập. Thời gian diễn tập từ ngày 5 đến ngày 12 tháng 10 năm 1994. Đội ngũ dẫn đường Sư đoàn 370 dẫn bay hợp luyện và thực binh đúng kế hoạch, dẫn trực thăng có lắp đặt thiết bị truyền hình để truyền trực tiếp tình hình diễn tập từ trên không về sở chỉ huy Bộ Tổng Tham mưu. Dẫn đường trên không An-26 thực hiện dẫn bay trinh sát, chuyển tiếp chỉ huy, vận chuyển đường không và tìm kiếm-cứu nạn đúng yêu cầu của đạo diễn đề ra.

Chấp hành chỉ thị ngày 27 tháng 3 năm 1995 của Tổng tham mưu trưởng, Quân chủng Không quân tham gia biên tập bảo vệ quần đảo trọng điểm và thềm lục địa phía nam giữa các lực lượng hải quân, không quân, phòng không, đặc công và thông tin liên lạc (BM-94/95). Tham gia cuộc diễn tập này còn có Bộ Giao thông vận tải và Bộ Thuỷ sản, các tổng cục: Dầu khí và Bưu điện. Khu vực diễn tập là vùng biển phía Đông Nam.

Quân chủng Không quân đưa toàn bộ lực lượng của Sư đoàn 370, một phần lực lượng của Trung đoàn 918 và Công ty bay Nam vào tham gia diễn tập từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 5 năm 1995. Sở chỉ huy phía trước Quân chủng và Sư đoàn 370 được triển khai tại Phan Rang. Đại tá Từ Đễ, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng là Tham mưu trưởng diễn tập. Tất cả các chuyến bay thực binh đánh mục tiêu trên không, trinh sát đường không, chi viện hỏa lực cho hải quân đều được dẫn chính xác, đúng thời gian.

Từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 9 năm 1995, Quân chủng Không quân tổ chức diễn tập chỉ huy-tham mưu, 2 cấp 1 bên, có một phần thực binh cho Sư đoàn 371, với đề mục: Chống tập kích hỏa lực đường không thời kỳ đầu chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (PĐ-95). Các tình huống trên không về quân xanh được Phòng Trinh sát và Dẫn đường chuẩn bị rất công phu và mã hóa rất chi tiết. Cách phát tình báo giống như thực tế, cả trên mạng Bi và mạng tiêu đồ gần. Phòng Dẫn đường chịu trách nhiệm tổ chức phát tình báo gần từ các phòng đáy. Tại phòng đáy cho Sư đoàn 371 có các đồng chí đại tá Vũ Chính Nghị, trung tá Nguyễn Văn Nhâm và trung tá Lưu Thế Nghiệp, tại phòng đáy cho Trung đoàn 921 có Thiếu tá Trần Văn Quang và cho Trung đoàn 927 có trung tá Nguyễn Tuấn Long. Khi quân xanh vào đến tầm bắt của ra-đa dẫn đường thuộc đơn vị nào thì sĩ quan dẫn đường tại phòng đáy cho đơn vị đó phát tình báo gần, đồng thời thu trực tiếp khẩu lệnh dẫn của đơn vị tập, tạo vết bay quân đỏ và phát ngay tình báo đó trở lại cho đơn vị tập. Với cách thức phát tình báo như trên, các tình huống của Ban Chỉ đạo diễn tập trở nên rất sống động, chất lượng xử lý của người tập được nâng lên rõ rệt. Đây là một trong những thành công của Phòng Dẫn đường trong lần diễn tập này.

Trong giai đoạn bay thực binh, Quân chủng Không quân sử dụng lực lượng của Trung đoàn 92 1 và lực lượng của Trung đoàn 916 làm quân xanh. Bên quân đỏ lần lượt cho lực lượng của mình cất cánh đánh vào các mục tiêu giả định làm tên lửa hành trình, máy bay mang bom, lực lượng đổ bộ đường không chiến thuật và tổ chức bay tìm kiếm-cứu nạn. Các chuyến bay của quân đỏ đều được dẫn chính xác, phát hiện sớm, công kích tốt và bảo đảm an toàn.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngày 24 tháng 2 năm 1997, Trung tướng Phạm Thanh Ngân, Tư lệnh Quân chủng Không quân ra Chỉ thị số 07/CT-QCKQ về việc chuẩn bị lực lượng tham gia diễn tập bảo vệ vùng biển, hải đảo và thềm lục địa phía Nam (BĐ-97) do Bộ Tổng Tham mưu tổ chức. Đây là cuộc diễn tập có quy mô lớn nên được phân ra làm nhiều giai đoạn khác nhau. Ngày 17 tháng 3 năm 1997, trong đoàn công tác của Bộ Tham mưu Quân chủng, đại tá Vũ Chính Nghị, Chủ nhiệm Dẫn đường Quân chủng, tổ chức quán triệt ý định diễn tập và phổ biến nội dung công tác dẫn đường trong các giai đoạn diễn tập cho Ban Dẫn đường Sư đoàn 370. Đầu tháng 4 năm 1997, Bộ Tham mưu lập kế hoạch tổng thể; tháng 5, làm kế hoạch huấn luyện phân đoạn trong Quân chửng; tháng 7, làm kế hoạch hiệp đồng huấn luyện phân đoạn giữa Quân chủng Không quân và Quân chủng Hải quân.

Đầu tháng 9 năm 1997, Sư đoàn 370 triển khai thực hiện huấn luyện phân đoạn giai đoạn 2. Đây là giai đoạn rất quan trọng của cuộc diễn tập. Sáng ngày 14 tháng 9 năm 1997, Trung đoàn không quân 937 cho đôi bay Võ Văn Tuấn-Đỗ Văn Đức bay tuần tiễu trên vùng trời khu vực quy định Qua chuyến bay này, công tác dẫn bay trên biển xa đã góp phần khẳng định khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, hải đảo và thềm lục địa phía Nam của không quân ta, trong đó có lực lượng không quân tiêm kích tầm xa. Chiều 14 tháng 9, bay tuần tiễu trên vùng trời DK-1 Ngày 15 tháng 9 năm 1997, Trung đoàn 917 cho 2 tổ bay: Lái chính Đỗ Văn Thân-dẫn đường trên không Nguyễn Danh Đoan-cơ giới trên không Trần Ngọc Phú và lái chính Lê Việt Thắng-dẫn đường trên không Trần Như Vi-cơ giới trên không Nguyễn Xuân Toàn cất cánh và hạ cánh đúng quy định. Ngay ngày hôm sau, 2 tổ bay trên lại cất cánh bay ra DK-1-11. Các đồng chí Nguyễn Danh Đoan và Trần Như Vi đã sử dụng thành thạo các thiết bị dẫn bay truyền thống và hệ thống định vị vệ tinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Cuối tháng 10 năm 1997, Trung đoàn 937 cơ động 10 một lực lượng vào Biên Hòa. Ngày 4 tháng 11, các đơn vị nhận lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu và bước vào diễn tập. Máy bay thực hiện trinh sát chụp ảnh, trực thăng vận chuyển sở chỉ huy phía trước Vùng 3 Quân chủng Hải quân đến vị trí quy định và máy bay vận tải thả hàng tiếp tế. Ngày 8 tháng 11, 3 đôi bay: Nguyễn Ngọc Hiền-Nguyễn Văn Dương, Lâm Quang Đại-Lê Trọng Tư, Nguyễn Xuân Vọng-Nguyễn Văn Thuần thực hành đánh các mục tiêu trên biển ở trường bắn đảo Côn Sơn. Cuộc diễn tập kết thúc. Công tác dẫn bay trên biển xa được hoàn thành với chất lượng cao. Trình độ dẫn bay của đội ngũ dẫn đường và phi công tham gia diễn tập đã phản ánh đúng kết quả huấn luyện và sự tập trung cao độ trong chuẩn bị dẫn đường trước những nhiệm vụ bay phức tạp do diễn tập đề ra.

Từ ngày 3 đến ngày 8 tháng 7 năm 1998, Quân chủng Không quân tham gia diễn tập hiệp đồng tác chiến bảo vệ vùng biển, hải đảo và thềm lục địa phía Nam (BM-98A) do Bộ Tổng Tham mưu tổ chức. Toàn bộ lực lượng của Sư đoàn 370 và Phi đội 2, Trung đoàn 918 được đưa vào tham gia diễn tập. Công tác dẫn đường được tập trung vào bảo đảm cho bay trinh sát trên biển, chì viện hỏa lực cho hải quân; bay yểm hộ cho hải quân và bay tìm kiếm-cứu nạn trên biển. Ngày 6 tháng 7, trong khi làm nhiệm vụ trên biển xa, một máy bay tham gia diễn tập đã gặp nạn. Ngay lập tức phương án tìm kiếm-cứu nạn trên biển được tổ chức thực thi. Chủ nhiệm Dẫn đường Quân chủng cùng với kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 937 khẩn trương khoanh vùng khu vực xảy ra tai nạn, phân chia thành từng ô với các mức độ ưu tiên tìm kiếm-cứu nạn khác nhau. Đội ngũ dẫn đường trên không liên tục thay nhau dẫn bay nhiều chuyến trong khu vực xảy ra tai nạn, quyết tìm cứu bằng được phi công, nhưng không thu được kết quả Đây là tổn thất rất lớn cả về người và trang bị xảy ra trong diễn tập.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top