[Funland] Lịch sử Dẫn đường Không quân

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Đầu tháng 2 năm 1969, khi đoàn bay MiG-19 từ Trung Quốc về Kép thì tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 925 đã được ổn định xong về tổ chức. Đội ngũ dẫn đường của tiểu ban gồm: 1 trợ lý từ Ban Dẫn đường Binh chủng xuống (Lưu Văn Cộng), 6 trợ lý từ tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 923 sang (Nguyễn Cửu, Trần Hồng Hà, Bùi Hữu Hành, Nguyễn Quang Thản, Phạm Tân Thuần và Triệu Sĩ Việt), 2 trợ lý từ tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 92 1 (Đinh Minh Đức và Trần Xuân Nhuận), 1 trợ lý từ Đoàn Z (Ngô Tiện), 1 trợ lý từ Tiểu đoàn 929 (Vũ Ba)... Đồng chí Bùi Hữu Hành giữ chức Trưởng Tiểu ban.

Trong thời gian ngắn, khi MIG-19 chưa chuyển sân về Kép, tiểu ban đã gấp rút tổ chức huấn luyện chuyển loại dẫn bay MIG-19 cho trợ lý và hướng dẫn phi công nghiên cứu địa hình khu vực sân bay. Sau khi MIG-19 có mặt tại Kép tiểu ban vừa phải xây dựng một vài phương án dẫn bay chiến đấu cơ bản vừa phải hoàn chỉnh các số liệu bay huấn luyện từ vòng kín, khu vực đến đường dài, chặn kích... Riêng đối với các số liệu bay, tiểu ban luôn phải đáp ứng đầy đủ cho UMIG-15 khi bay kèm và cho MIG-19 khi bay đơn, vì hai loại máy bay có tính năng khác hẳn nhau.

Từ tháng 3 đến cuối tháng 8 năm 1969, nhiệm vụ chính của tiểu ban là bảo đảm dẫn đường cho MiG-19 bay huấn luyện cơ bản ở Kép. Đến tháng 9, do yêu cầu điều chỉnh vị trí đóng quân, Trung đoàn 925 chuyển toàn bộ lực lượng lên đóng quân tại sân bay Yên Bái làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời Tây Bắc. Từ cuối năm 1969 đến cuối năm 1970, tính chất nhiệm vụ của tiểu ban ngày càng phức tạp và khối lượng công việc ngày càng tăng. Những kinh nghiệm ban đầu trong công tác dẫn đường ở Kép đã nhanh chóng đưa tiểu ban chuẩn bị và triển khai có nền nếp công tác dẫn đường tại căn cứ mới, đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ bay ứng dụng chiến đấu cho phi công MIG-19 và bay chuyển loại MIG-17A cho một số phi công đã bay MiG-19; bảo đảm an toàn cho 10 máy bay MiG-19 và 12 máy bay MiG-21 chuyển sân từ Tường Vân về Yên Bái, rồi MiG-21 từ Yên Bái về tiếp Nội Bài. Cũng vào thời gian này, tiểu ban đã tổ chức huấn luyện dẫn đường chuyên sâu theo từng vị trí cho trợ lý cũ và huấn luyện dẫn đường bổ sung cho 2 trợ lý từ khóa đào tạo dẫn hiện sóng ở Ba Lan về tháng 10 năm 1969 (Lương Văn Dình, Nguyễn Thanh Hải) và 4 trợ lý từ khóa đào tạo tại Quảng Bị về tháng 10 năm 1970 (Võ Xuân Cự, Vũ Chí Khai, Nguyễn Văn Năm và Nguyễn Ngọc Rụ). Trong năm 1970, tiểu ban còn cử một nhóm trợ lý dẫn đường cơ động theo các phân đội MIG-19 vào trực chiến tại Thọ Xuân.


Năm 1971, ngoài nhiệm vụ bảo đảm cho bay huấn luyện, tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn không quân 925 tiếp tục hoàn thiện các phương án cơ bản dẫn bay chiến đấu bảo vệ vùng trời Tây Bắc của Tổ quốc; tổ chức trao đổi những bài học và kinh nghiệm dẫn MiG-17 và MiG-21 đánh địch, tham gia thảo luận cách đánh và xây dựng cách dẫn cụ thể cho MIG-19; đồng thời đưa trợ lý dẫn đường, thay nhau vào Thọ Xuân để bảo đảm cho nhiệm vụ cơ động chiến đấu của trung đoàn.


Ngày 8 tháng 5 năm 1972, trong điều kiện chỉ huy-dẫn đường tại Yên Bái gặp rất nhiều khó khăn, tiểu ban Dẫn đường đã tìm mọi cách dẫn MIG-19 bắn rơi 2 F-4 đa năng của địch, góp phần lập nên chiến công đánh thắng trận đầu của trung đoàn, nối tiếp truyền thống của các tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 921 và Trung đoàn 923.


Từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 10 năm 1972, ngoài nhiệm vụ trực chiến tại Yên Bái, trung đoàn tiến hành cơ động trực chiến tại Nội Bài và Gia Lâm. Tiểu ban thực hiện bố trí rộng khắp đội ngũ trợ lý trên tất cả các vị trí trực ban, hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị bạn, dẫn MiG-19 cùng với MiG-21 và MiG-17 tiếp tục đánh địch, bắn rơi thêm 6 F-4 đa năng và 1 F-105.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
chỗ đấy mới được 1/3 thôi bác ạ, chưa hết đâu, hehe
 

Civic TN

Xe lăn
Biển số
OF-82890
Ngày cấp bằng
15/1/11
Số km
13,858
Động cơ
1,181,799 Mã lực
Thanks cụ, e đánh dấu đọc dần
 

tung.pham

Xe hơi
Biển số
OF-77475
Ngày cấp bằng
10/11/10
Số km
191
Động cơ
417,237 Mã lực
Quyển này rất hay, nhà cháu đọc cũng lâu lâu bên quansuvn. Quyển này bản cứng nhà cháu xới tung cả HN, các thư viện, nhà sách, đều không có. Thư viện của NXB QĐND thì không mượn được, mà có mượn cũng chỉ cho photo hoặc scan. Ước gì có cụ nào cho tái bản lại thì hay!
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Quyển này rất hay, nhà cháu đọc cũng lâu lâu bên quansuvn. Quyển này bản cứng nhà cháu xới tung cả HN, các thư viện, nhà sách, đều không có. Thư viện của NXB QĐND thì không mượn được, mà có mượn cũng chỉ cho photo hoặc scan. Ước gì có cụ nào cho tái bản lại thì hay!
cụ giống em, em cũng đi lùng quyển này nửa năm nay không chỗ nào có, may ra thư viện quân đội hoặc thư viện quân chủng có nhưng em không có điều kiện vào, may hôm qua được anh Chiangsan gửi cho file text, đọc hay quá mà bây giờ chưa diễn đàn nào có bản full (thường chỉ có phần đầu chương 1) nên em up lên đây ngay cho anh em thưởng thức, mà cụ có biết chỗ nào bán quyển Tôi là phi công tiêm kích của bác Lê Hải với quyển Tôi & MiG-17 của bác Lưu Huy Chao không ?????
 

maybayfun

Xe buýt
Biển số
OF-59959
Ngày cấp bằng
25/3/10
Số km
830
Động cơ
450,350 Mã lực
Nơi ở
VH-FIX
Chuyên ngành Navaids :)) oánh dấu lại chiều tối tỉnh đọc sau @-)
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
II - NGÀNH DẪN ĐƯỜNG TRONG CUỘC CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ HAI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ ĐỐI VỚI MIỀN BẮC (1972) VÀ HAI NĂM 1973-1974

1. Công tác dẫn đường trong thực hiện các nhiệm vụ bay.


Năm 1972, hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Việt Nam, Tổng thống Mỹ Ních-xơn huy động lực lượng lớn cả không quân và hải quân tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc nước ta. Nhưng ngay từ cuối năm 1971, các triệu chứng địch sẽ đánh phá trở lại miến Bắc đã xuất hiện khá rõ ràng
(Ngày 18 tháng 12 năm 1971: Ta dẫn xuất kích 14 lần chiếc MiG-21 và 8 lần chiếc MIG-19 từ Nội Bài, Thọ Xuân và Yên Bái, đánh trên hướng tây nam Hà Nội, nhưng chỉ có 2 lần gặp địch, bắn rơi 1 F-4, còn ta rơi 1 MiG-21). Binh chủng Không quân, sau 3 năm (1969-1971) được củng cố, phát triển lực lượng và nâng cao trình độ về mọi mặt đã sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới. Toàn ngành Dẫn đường khẩn trương chuẩn bị đánh địch theo các phương án tác chiến đã được Binh chủng Không quân thông qua.

Tháng 1 năm 1972, không quân địch sử dụng nhiều tốp nhỏ, chiếc lẻ, hoạt động ở độ cao cao và trung bình, theo đường bay từ phía Thái Lan, qua Xầm Tơ và Sầm Nưa, vào Suối Rút và Vạn Yên. Chúng không vào sâu, có thể còn đang thăm dò. Các loại tiêm kích của ta đều tham gia đánh địch vào các ngày 15, 17, 19..., trong đó chủ yếu là MiG-21, bắn rơi được 1 chiếc RF-101. MiG-17 và MiG-19 có xuất kích, nhưng chưa gặp địch.


Tháng 2 và 3 năm 1972, Binh chủng tập trung tổ chức nắm địch trên tất cả các hướng, khẩn trương triển khai sở chỉ huy dự bị ở Hà Tây và sở chỉ huy vòng ngoài ở Mộc Châu. Ngày 3 tháng 2 năm 1972, trung đoàn không quân tiêm kích thứ tư của Không quân nhân dân Việt Nam được thành lập: Trung đoàn 927, sử dụng MiG-21 và đóng quân tại căn cứ Nội Bài. Trung đoàn 921 vào Thọ Xuân.


Các phương án dẫn bay đánh địch được bổ sung thêm cách dẫn MiG-21 đánh đêm khi có sự tham gia của sở chỉ huy Mộc Châu, cách dẫn đánh phối hợp, hiệp đồng ở Khu 4 khi địch khống chế ven biển...


Tuy nhiên, trong các trận dẫn MiG-21 đánh đêm đợt đầu tiên trong năm 1972, như các đêm 8, 17, 21 tháng 2 và đêm 1 tháng 3 tại khu vực Mường Lát (nam Mộc Châu 35km) - Mường Xìa (đông nam Mường Lát 35km), mặc dù các kíp trực ban dẫn đường tại Mộc Châu: Đặng Dũng, Nguyễn Quang Thản, Vũ Ba và tại Nội Bài: Hoàng Trung Thông, Nguyễn Đức Trinh đã rất nỗ lực tìm mọi cách dẫn ta vào tiếp cận khi địch luôn cơ động, nhưng do kinh nghiệm dẫn đánh đêm còn ít và có trận chưa kiểm soát hết các tốp địch xung quanh khu chiến, nên MiG-21 đã bị tổn thất. Chính từ đó, ta đã rút ra được bài học cho sau này.
Ngày 6 tháng 3 năm 1972, căn cứ vào tình hình hoạt động của địch, Bộ Tư lệnh Binh chủng đã chỉ đạo cho các lực lượng không quân ở Vinh, Thọ Xuân và Anh Sơn tổ chức đánh phối hợp, hiệp đồng giữa MiG-17 và MiG-21 để bảo vệ sân bay Anh Sơn. Kíp trực ban dẫn đường: Lê Thành Chơn phụ trách MiG-21, Dương Minh Phương MiG-17 tại sở chỉ huy Vinh và Hoàng Kế Thiện trên hiện sóng tại C-45 chịu trách nhiệm dẫn chính MIG-17 ở Thọ Xuân và MiG-21 ở Anh Sơn lên đánh địch; còn kíp trực ban dẫn đường tại sở chỉ huy Thọ Xuân dẫn chính MiG-21 từ Thọ Xuân làm nhiệm vụ yểm hộ.

Hơn 12 giờ, trên mạng tình báo khu vực xuất hiện nhiều tốp địch ở phía tây nam bay lên Anh Sơn. Ta vào cấp 1. 12 giờ 15 phút 30 giây đôi bay MiG-17: Lê Hải-số 1 và Hoàng Ích-số 2 cất cánh, bay đúng số liệu đã hiệp đồng: độ cao 400m, tốc độ 650km/h, dọc theo Đường 15, đến Tân kỳ mới lên độ cao 1.200m. Dẫn đường trên hiện sóng bắt được địch, nhưng không thấy ta. Sở chỉ huy Vinh "dẫn mò", 12 giờ 27 phút, cho vòng phải, hướng bay 270 độ vào Anh Sơn và thông báo mục tiêu ở tây nam sân bay. Số 1 thấy MiG-21 ở Anh Sơn đã cất cánh, sau đó là khói bom và mở rộng tầm quan sát. 12 giờ 30 phút, sau khi phát hiện 2 F-4, đối đầu có gián cách, cự ly 8km, độ cao 1.000m và 2 F-4 khác độ cao 3.000m, số 1 quyết định cắt vào 2 chiếc ở độ cao thấp, bắn 3 loạt, cháy 1 F-4, thoát ly ngay về đỉnh sân lại gặp địch và vào công kích, nhưng hết đạn. Còn số 2, sau khi không bám được số 1, cũng phát hiện địch, vào công kích ngay và báo cáo bắn rơi 1 F-4. Số 1 ra lệnh thoát ly, số 2 trả lời, nhưng cả hai vẫn không thấy nhau. Trên đường về, số 1 xuống độ cao 100m, liên lạc với số 2, nhưng không thấy trả lời.


12 giờ 25 phút, đôi bay MiG-21: Bùi Đức Nhu-số 1 và Nguyễn Văn Nghĩa-số 2 thực hiện cất cánh từng chiếc một từ Anh Sơn và hai phút sau, tập hợp xong đội hình. Sở chỉ huy Vinh cho vòng trái về đỉnh sân, độ cao 3.000m, tốc độ 950km/h. 12 giờ 31 phút, số 1 phát hiện F-8 và F-105 ở phía dưới nhưng cự ly còn xa, số 2 lại phát hiện có F-4 đối đầu, phóng ngay 1 quả tên lửa để uy hiếp. Đích cơ động xuống phía nam. Sở chỉ huy Vinh cho thoát ly về Thọ Xuân.


Trong trận này, số 2 của đôi bay MIG-17 trên đường bay về Thọ Xuân đã bị một tốp địch từ ngoài biển vào Nghĩa Đàn bắn rơi, phi công hy sinh. Nguyên nhân chủ yếu là trực ban dẫn đường hiện sóng tại C-47 và C-45 đều phát hiện có địch ở phía biển, nhưng không báo cáo ngay về các sở chỉ huy
(Bản can và tài liệu dẫn đường tổng kết trận đánh) và sở chỉ huy Thọ Xuân không kịp thời dẫn đôi MiG-21: Trần Việt và Nguyễn Công Huy đang bay trên đỉnh Thọ Xuân xuống yểm hộ cho MIG-17.

Đầu tháng 4 năm 1972, tình hình địch có nhiều diễn biến bất thường. Ngày 6 tháng 4, hơn 100 lần chiếc cường kích và pháo hạm của địch đánh Đồng Hới, Vĩnh Linh; 3 giờ sáng ngày 10 tháng 4, khoảng 50 lần chiếc đánh Vinh, Bến Thuỷ, chủ yếu là cường kích và có cả B-52; sáng sớm ngày 13 tháng 4, không quân địch đánh Thanh Hóa, trong đó có B-52 tham gia và có tốp đã vào Thọ Xuân. Ngày 16 tháng 4 năm 1972, địch ồ ạt đánh Hải Phòng và Hà Nội. Tại Hải Phòng, vào khoảng 3 giờ sáng, bom B-52 và đạn pháo hạm của địch đã gây cho ta tổn thất rất lớn về người và của. Tại Hà Nội, suốt cả ngày, không quân địch cho hàng trăm lần chiếc, đợt nối đợt, đánh sâu vào các mục tiêu trong nội thành. Lực lượng phòng không của ta trên các địa bàn, đồng loạt đánh trả quyết liệt, nhưng bị nhiễu nặng, lúng túng trong cách xử lý, nên kết quả bắn rơi địch rất hạn chế, không một quả tên lửa phòng không nào trúng B-52. Không quân ta cho xuất kích 30 lần chiếc cả MiG-21, MIG-17 và MIG-19 từ các sân bay Anh Sơn, Thọ Xuân, Yên Bái, Kép và Nội Bài để đánh cường kích và B-52 bảo vệ Hà Nội. Nhưng địch đã dùng F-4 với nhiều thủ đoạn khác nhau giả làm B-52, làm cho ta bị nhầm lẫn. Có những trận dẫn không gặp địch, có nhiều trận gặp phải tiêrn kích và một số trận còn để phi công rơi vào thế bất lợi đối phó rất khó khăn và bị địch bắn, 3 phi công MiG-21 phải nhảy dù, nhưng an toàn.

Lúc này, khó khăn lớn nhất là chọn đúng tốp máy bay cường kích và sau khi dẫn vào tiếp địch tạo được thế đánh có lợi cho phi công trong điều kiện các tốp địch vào đánh các mục tiêu của ta đều có nhiễu bao phủ dày đặc, đội hình chiến thuật gọn hơn, tỉ lệ tiêm kích bảo vệ cao hơn, sử dụng các loại vũ khí mới, có độ chính xác cao nhiều hơn. Đáng chú ý nhất là F-4 vì ngay sau khi ném bom, chúng có thể trở thành máy bay tiêm kích, sẵn sàng đối phó với không quân ta. Tính đa năng của F-4 ngày càng lộ rõ.


Cuối tháng 4 năm 1972, đồng thời với việc tìm mọi cách tháo gỡ các khó khăn trong cách đánh mục tiêu trên không, Binh chủng gấp rút triển khai kế hoạch dùng MIG-17 đánh mục tiêu trên biển đã được Quân chủng thông qua.


Công tác chuẩn bị dẫn đường cho MIG-17 cơ động chuyển sân và đánh địch được tiến hành rất chu đáo. Tất cả các phi công và dẫn đường tham gia nhiệm vụ đều nắm vững số liệu dẫn bay và thống nhất cách xử lý từng tình huống cụ thể, thuộc lòng cách điều khiển và dẫn máy bay vào công kích tàu địch bằng phương pháp ngắm ném bom thia lia và vòng lại vào công kích lần hai. Khi sử dụng đối không trong dẫn bay, nhất thiết phải dùng ám hiệu và mật ngữ, nhưng rất hạn chế. Ngày 10 tháng 4 năm 1972, lực lượng tiền trạm vào sân bay Gát
(Sân bay dã chiến ở khu vực Khe Gát thuộc xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch. tỉnh Quảng Bình, được lực lượng công binh không quân tổ chức thi công xong vào tháng 2 năm 1972) làm công tác chuẩn bị trước, trong đó có hai phi công Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy (Bảy B) cùng đi.

 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
15 giờ 45 phút, ngày 18 tháng 4 năm 1972, đôi bay : Nguyễn Hồng Điệp-số 1 và Từ Đễ-số 2 thực hiện chuyển 2 MIG-17, đã được cải tiến lắp dù giảm tốc, từ Kép xuống Gia Lâm, sau đó từ Gia Lâm đi Vinh. Từ Vinh vào Gát, sau khi số 1 hạ cánh xong, số 2 mới cất cánh. Trong suốt quá trình cơ động chuyển sân, cả hai phi công đều dẫn bay bằng mắt rất chính xác ở độ cao thấp và các kíp trực ban dẫn đường đều bám sát, "dẫn mò" từng phút một. 17 giờ 30 phút, số 2 hạ cánh và ngay sau đó phương án dẫn bay đánh tàu nhanh chóng được rà soát lại lần cuối cùng, đặc biệt là các số liệu về thời gian dự tính từ mở máy, lăn ra, đến cất cánh từng chiếc một và tập hợp đội hình. Trực ban dẫn đường đều có mặt đúng vị trí tại các sở chỉ huy tiền phương của Binh chủng ở Lệ Thủy (B8), tiền phương của Trung đoàn không quân 923 ở Đồng Hới (B5), sở chỉ huy sân bay Gát (B7) và tại các đài 403 của hải quân ở đông Thành (cửa Nhật Lệ), chỉ huy bổ trợ ở Lý Nhân Nam (cửa Dinh) . Đôi bay MIG-17: Lê Xuân Dị-số 1 và Nguyễn Văn Bảy-số 2 vào trực chính.

9 giờ 30 phút ngày 19 tháng 4 năm 1972, thủ trưởng trực chỉ huy B5 Lưu Huy Chao ra lệnh mở đài 403. Trực ban dẫn đường Nguyễn Đăng Điển báo cáo về B5, máy bay địch không hoạt động, trên hướng biển từ Lệ Thủy đến cửa Dinh tàu địch cách bờ từ 40 đến 120km. B5 quyết định cho MIG-17 vào cấp 1. Từ đài chỉ huy bổ trợ, phi công Tạ Đông Trung và trợ lý dẫn đường Lê Kiếu báo cáo, thời tiết phía biển trời chưa hết mù, tầm nhìn còn kém. B8 yêu cầu chờ.

Đến 15 giờ 49 phút, sau khi thu thập đầy đủ tình báo của hải quân, B5 cho mở ra-đa và thấy từ cửa Lý Hòa đến cửa Dinh, tàu địch chỉ còn cách bờ từ 15 đến 20km. Chúng vào đúng phương án, B5 lập tức báo cáo quyết tâm. Thủ trưởng trực chỉ huy B8 Nguyễn Phúc Trạch quyết định đánh theo phương án đã được chuẩn bị. Tại B7, đúng 16 giờ, nhận được lệnh cho MiG-17 vào cấp 1, thủ trưởng trực chỉ huy Cao Thanh Tịnh cho mở máy, trực ban dẫn đường Trần Hữu Thăng khống chế thời gian: 16 giờ 05 phút, cho MiG-17 cất cánh, 16 giờ 08 phút, tập hợp xong đội hình.

Đôi bay của ta đi hướng 80 độ, giữ độ cao 200m, tốc độ 600km/h và bám sát bên trái cao điểm 280 (cách cửa Gianh khoảng hơn 8km) để che mắt địch; 16 giờ 10 phút, vòng phải, hướng bay 150 độ, từ từ giảm độ cao xuống dưới 100m và tăng tốc độ lên 700km/h. 16 giờ 12 phút, trực ban dẫn đường Đào Công Thành tại B5 cho hướng bay 125 độ và thông báo vị trí mục tiêu. 16 giờ 13 phút, số 1 báo cáo phát hiện, sau đó điều khiển máy bay vòng trái, rồi cải bằng, giữ hướng bay 80 độ và đối thẳng vào tàu địch. phi công Lê Xuân Dị quyết định vào công kích chiếc đi sau bên trái. Đồng chí giữ máy bay bay bằng thật ổn định, kiểm tra số liệu: độ cao 50m, tốc độ 800km/h, ổn định điểm ngắm, máy bay không trượt cạnh và chờ cự ly đến tàu còn đúng 750m, ấn nút ném bom, rồi tăng độ cao, vòng trái thoát ly về phía đất liền.

Khi số 1 bắt đầu vòng trái, theo đúng hiệp đồng, số 2 tiếp tục bay thẳng, rồi mới vòng về phía mục tiêu. Nhưng trong lúc bay thẳng, do quá chú ý tìm tàu địch, mà vẫn không thấy, nên số 2 đã để mất số 1. Sau khi cải bằng, giữ hướng 80 độ được ít phút, số 2 mới phát hiện phía trước bên trái có 2 chiếc, nhưng cự ly đã quá gần, buộc phải cho máy bay vượt qua. Đúng lúc đó số 2 thấy 1 quả tên lửa từ biển vọt lên ở phía bên phải. Phi công Nguyễn Văn Bảy quyết định quay lại vào công kích lần hai trên hướng vào bờ và đã không để xảy ra bất cứ một sai sót nào nữa.

16 giờ 15 phút, số 1 hỏi số 2 công tác tốt không, số 2 trả lời công tác không tốt lắm. 16 giờ 18 phút, số 1 hạ cánh tại Gát và số 2 tiếp đất an toàn lúc 16 giờ 21 phút 30 giây. Vào khoảng 16 giờ 30 phút đài chỉ huy bổ trợ báo cáo có 4 F-4 quần đảo ở độ cao rất thấp tại khu vực ta vừa đánh và sau đó chúng vào đánh Đồng Hới.

Với đòn tiến công bí mật, bất ngờ và chính xác, 4 quả bom 250kg của MIG-17 đều rơi trúng mục tiêu, làm 1 tàu địch hỏng nặng và 1 chiếc khác bị thương. Đôi bay: Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy đã lập chiến công đầu tiên cho không quân nhân dân Việt Nam dùng máy bay tiêm kích mang bom tập kích đánh trúng tàu khu trục của Mỹ (Lịch sử Không quân nhân dân Việt Nam (1955-1977); Nxb QĐND, Hà Nội.1993, tr.240).

Bài học vô cùng quý giá đối với ngành Dẫn đường Không quân là biết kết hợp chặt chẽ giữa dẫn bay bằng mắt của phi công với dẫn bay từ mặt đất của trực ban dẫn đường để tạo ra khả năng dẫn đánh mục tiêu trên biển đạt hiệu suất cao. Ngày 19 tháng 4 năm 1972, được ghi nhận là một trong những ngày đánh địch đạt hiệu quả chiến đấu cao nhất của Không quân nhân dân Việt Nam.

Ngày 27 tháng 4 năm 1972, địch vào đánh cầu Đò Lèn và Tĩnh Gia. Theo lệnh của Binh chủng, sở chỉ huy Trung đoàn 921 dẫn đôi bay MiG-21: Hoàng Quốc Dũng-số 1 và Cao Sơn Khảo-số 2, từ Nội Bài xuống Vụ Bản và bàn giao cho sở chỉ huy Binh chủng. Lúc này C-26 ở Cầu Diễn chưa bắt địch chính xác, nên C-43 ở Yên Phong, tiếp tục thong báo địch cho phi công. Khi ta đến Cẩm Thủy, trực ban dẫn đường tại sở chỉ huy Binh chủng Phạm Minh Cậy cho MiG-21 hướng bay 220 độ, tốc độ 900km/h, độ cao 3.000m theo đúng yêu cầu đánh ngoài hỏa lực phòng không ở khu vực Hàm Rồng-đò Lèn của thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Trần Mạnh Đàn. Ta bay khoảng 1 phút thì trực ban dẫn đường Trần Đức Thuỷ, trên hiện sóng tại C-26, báo cáo có 1 tốp địch, độ cao 4.000m, từ phía Nông Cống bay lên Thọ Xuân. Sở chỉ huy cho MiG-21 vòng trái gấp vào tiếp địch, hướng bay 110 độ, độ cao 5.000m. Trực ban dẫn đường hiện sóng thấy rõ ta-ớịch và liên tục thông báo vị trí mục tiêu. Số 1 phát hiện 2 F-4 bên phải 30 độ, 6km, thấp hơn ta, gần như đối đầu và lập tức vòng phải lộn xuống, quá tải lên đến 10,5, bám ngay vào chiếc bay sau và phóng 1 quả tên lửa, hạ 1 F-4, rồi thoát ly bên phải. Trong lúc đuổi địch, số 2 lại thấy 1 chiếc khác đối đầu ở phía dưới và cũng lộn xuống bám theo, nhưng không kịp. Sở chỉ huy cho thoát ly lên phía bắc. Ta về Nội Bài hạ cánh.

Đầu tháng 5 năm 1972, địch thả thuỷ lôi, bom từ trường phong toả cảng Hải Phòng và các cửa sông, đồng thời tăng cường đánh phá các tỉnh ven biển miền Bắc. Để sẵn sàng đối phó với những hoạt động liều lĩnh của địch, Bộ Tư lệnh Binh chủng đã quyết định chuyển toàn bộ Trung đoàn 921 từ Thọ Xuân ra Nội Bài, sử dụng một phần lực lượng MIG-21 và MIG-17 của các Trung đoàn 921, 927 và 923 làm nhiệm vụ luân phiên cơ động trực chiến trên các sân bay Gia Lâm, Kép, Yên Bái, Kiến An và Thọ Xuân. Còn MIG-19 của Trung đoàn 925 tập trung tại Yên Bái.

Chiều ngày 5 tháng 5 năm 1972, sau khi xuất kích từ Thọ Xuân, MIG-17 về Gia Lâm và MiG-21 về Nội Bài hạ cánh, thủ trưởng Bộ Tư lệnh Binh chủng đã nhận định: Địch có thể tiếp tục vào Thọ Xuân, nếu ta tổ chức phục kích tốt, sẽ có cơ hội đánh thắng. Trung đoàn 923 và Trung đoàn 927 nhanh chóng triển khai công tác chuẩn bị. Các kíp trực ban dẫn đường lên các phương án dẫn bay cơ động chuyển sân, đánh phục kích và yểm hộ, thống nhất số liệu và hiệp đồng phân công trách nhiệm bảo đảm.

Sáng sớm ngày 6 tháng 5 năm 1972, đôi bay MiG-17: Nguyễn Văn Lục-số 1 và Nguyễn Văn Bảy (Bảy B)-số 2 bí mật cơ động chuyển sân: Kép-Gia Lâm-Vụ Bản-Thọ Xuân, bay trên địa hình 100m và chỉ sử dụng một vài ám hiệu rất cần thiết trên đối không. 12 giờ 50 phút, trên mạng B1 xuất hiện nhiều tốp địch từ phía biển vào đánh phà Ghép, cầu Hàm Rồng và Đò Lèn. C-47 ở Thiệu Hóa không phát hiện được các tốp ở độ cao thấp. Căn cứ vào quy luật hoạt động của địch trong mấy ngày trước đây, trực ban dẫn đường Đào Ngọc Ngư tại sở chỉ huy Thọ Xuân đề nghị cho MIG-17 vào cấp 1, MiG-21 ở Nội Bài sẵn sàng lên yểm hộ theo phương án đã được chuẩn bị.


 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
13 giờ 05 phút, đôi bay Lục-Bảy cất cánh, lên đỉnh làm vòng chờ bên trái, vuông góc với đường băng Thọ Xuân, mỗi cạnh bay thẳng 1 phút, độ cao 300m tại đầu nam sân bay phi công Đinh Tôn chỉ huy tại đài chỉ huy bổ trợ tại sân. Ta vòng được một vòng rưỡi thì đài chỉ huy bổ trợ phát hiện 4 A-6 từ hướng đông nam vào, độ cao khoảng 70m. Phi công Đinh Tôn cho vứt thùng dầu phụ, tăng lực, vòng trái gấp. Số 1 phát hiện địch bên trái, 4km và ép độ nghiêng phải bám ngay vào 2 chiếc đi đầu; số 2 bám 2 chiếc bay sau. Địch phát hiện ta bám, chúng tách tốp và cơ động về phía núi Trẩu. Phi công Nguyễn Văn Lục cắt bán kính vào đúng tầm, bắn đến loạt thứ hai, thấy có mảnh vỡ ở cánh máy bay địch văng ra, đã bồi thêm loạt thứ ba thì chiếc A-6 bốc cháy. Số 2 thấy cự ly còn xa, tiếp tục đuổi theo địch về phía Đồng Trầu. Đúng lúc đó, đài chỉ huy bổ trợ phát hiện 2 F-4 từ phía bắc bay xuống phía nam sân bay, liền hô cho số 2 cơ động gấp về đỉnh, nhưng số 2 vẫn cố bám địch. Số 1 bắn xong, không thấy số 2, gọi liên tục và không thấy trả lời. Số 2 hy sinh, do bị địch bắn. Số 1 theo lệnh của sở chỉ huy, tự bay về Gia Lâm và hạ cánh lúc 13 giờ 28 phút.

Trong trận này, dẫn đường tại Thọ Xuân đã vận dụng tốt những kinh nghiệm dẫn MIG-17 đánh phục kích tại Kiến An từ năm 1967 vào điều kiện tác chiến mới, phức tạp hơn. Dẫn bay cơ động chuyển sân bí mật đã tạo được yêu tố đánh địch bất ngờ, nắm chắc quy luật hoạt động của địch nên cho MIG-17 cất cánh đúng thời cơ, đánh đúng cường kích và tính toán cách bay chờ tại đỉnh Thọ Xuân phù hợp đã giúp cho đài chỉ huy bổ trợ quản lý ta dễ, phát hiện địch nhanh. Tuy nhiên, việc tổ chức dẫn 4 MiG-21 yểm hộ lại chưa đạt yêu cầu chiến thuật, do cho cất cánh muộn, nên khi ta vào đến Cẩm Thủy thì F-4 đã ở trong khu chiến của MiG-17.

Căn cứ vào các hoạt động đánh phá với cường độ lớn của địch trong ngày hôm trước, Binh chủng quyết định tổ chức tập trung đánh địch trên hướng chủ yếu là tây nam Hà Nội, bảo vệ các mục tiêu quan trọng được giao, trong đó có các sân bay Yên Bái, Nội Bài và Hòa Lạc. Sau khi quán triệt ý định tác chiến chung, tất cả các kíp trực ban dẫn đường đều đã làm phương án dẫn bay riêng cho đơn vị mình. Từ 21 giờ ngày 7, tổ chức hiệp đồng trước giữa các sở chỉ huy. 5 giờ sáng ngày 8 tháng 5 năm 1972, trực ban dẫn đường tại các sở chỉ huy tiến hành hiệp đồng trực tiếp với các phân đội trực chiến.

8 giờ 12 phút, trên mạng B1 xuất hiện các tốp địch ở tây nam Kỳ Sơn 50km lên Sầm Nưa và 8 giờ 32 phút từ Tương Dương lên Xầm Tơ, rồi mất. Địch bắt đầu vào hướng tây nam Hà Nội, các đại đội ra-đa dẫn đường tiếp tục sục sạo nhưng chưa bắt được mục tiêu. Có thể chúng bay thấp, thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Trần Mạnh quyết định cho MiG-21 ở Nội Bài xuất kích trước. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn không quân 921 cho đôi bay: Phạm Phú Thái-số 1 và Võ Sĩ Giáp-số 2 xuyên lên trên mây, do lúc đó tại sân có 4Cu 500, 8Sc 1.200, rồi dẫn vào khu chờ Tuyên Quang hoạt động ở độ cao 7.000m để thu hút tiêm kích địch.


8 giờ 36 phút, C-26 ở Cầu Diễn và C-53 ở Đại Thanh đều bắt được tốp 8 chiếc từ Sầm Nưa bay vào phía Vạn Yên. 8 giờ 45 phút, Binh chủng cho MiG-19 vào cấp 1. Trong lúc đó C-30 với 2 đài P-10 và P-12 ở đầu nam sân bay Yên Bái không bắt được địch. 8 giờ 48 phút, Binh chủng thông báo địch ở bắc Vạn Yên 15km và lệnh cho MiG-19 xuất kích. Tại sở chỉ huy Trung đoàn 925, thủ trưởng Hồ Văn Quỳ và Mai Đức Toại quyết định cho biên đội ở đầu bắc sân bay: Nguyễn Ngọc Tiếp-số 1, Nguyễn Đức Tiêm-số 2, Nguyễn Hồng Sơn (Sơn A)-số 3 và Nguyễn Hùng Sơn (Sơn B)-số 4 mở máy, cất cánh ngay, vào khu chờ tại đỉnh và biên đội ở đầu nam: Phạm Ngọc Tâm, Phạm Hồng Sơn (Sơn C), Phùng Văn Quảng và Vũ Chính Nghị sẵn sàng lên yểm hộ. Lúc này, sở chỉ huy Trung đoàn 921, bám sát được tốp địch từ bắc Vạn Yên vào Yên Bái và lập tức dẫn đôi Thái-Giáp từ Tuyên Quang xuống Yên Bái để kéo chúng lên độ cao 6.000m, tạo thuận lợi cho MiG-19 đánh ở độ cao 4.000m. MiG-21 phát hiện F-4 đối đầu và cơ động bám theo chúng hai lần, nhưng không được.

Trong suốt quá trình thoát ly, đối không bị nhiễu, đôi MiG-21 phải phản kích nhiều lần. Máy bay của số 2 bị thương, chảy hết dầu. Phi công quyết định hạ cánh bắt buộc, nhưng khi độ cao còn rất thấp, lại phải tránh trường học ở phía dưới, nên đã không thành công và hy sinh. 8 giờ 51 phút, kíp trực ban dẫn đường Phạm Tân Thuần và Lưu Văn Cộng tại sở chỉ huy Yên Bái "dẫn mò" biên đội Tiếp-Tiêm-Sơn A-Sơn B xuyên lên trên mây theo hướng 134 độ, do tại sân đang có 5Cu 400 và 9Sc 1.000, sau đó cho vòng trái về đài xa, tập hợp đội hình và khi đội hình tốt, cho lên độ cao 3.000m. 8 giờ 55 phút, trên đường quay lại đài xa, hướng bay 300 độ, số 3 báo cáo địch bên trái 30 độ, 5km, độ cao 4.000m (tốp vào thấp, đến Yên Bái kéo lên). 30 giây sau, sở chỉ huy thông báo có MiG-21 yểm hộ, độ cao 6.000m, nhưng biên đội khẳng định là địch, vì chúng đã phóng tên lửa và đang bám theo ta. Sở chỉ huy cho vứt thùng dầu phụ, vào đánh địch. Tiếng tăng lực của động cơ máy bay MIG-19 từ trên mây dội xuống khu vực phía nam sân bay. Không chiến quyết hệt giữa biên đội MiG-19 và 8 F-4. Kíp trực ban dẫn đường chỉ còn duy nhất một phương tiện là đối không để giữ liên lạc với biên đội. 8 giờ 58 phút, sở chỉ huy nhắc chỉ đánh tại đỉnh, không được ra xa. Các số 1, 3 và 4 đều đã có cơ hội nổ súng. Phi công Nguyễn Ngọc Tiếp bắn 24 viên đạn 30mm và phi công Nguyễn Hùng Sơn bắn 105 viên, mỗi người hạ 1 F-4. 9 giờ 04 phút, số 1 báo cáo dầu còn 1.200 lít, sở chỉ huy cho biên đội đối đài về hạ cánh, đồng thời cho đôi Tâm-Sơn C mở máy lên yểm hộ, còn đôi Quảng-Nghị chờ lệnh. 9 giờ 06 phút, đôi bay Tâm-Sơn C cất cánh, xuyên lên trên mây theo hướng 314 độ, rồi quay lại yểm hộ cho biên đội Tiếp-Tiêm-Sơn A-Sơn B xuống hạ cánh an toàn.

Trong điều kiện chỉ huy-dẫn đường hết sức khó khăn, trên mạng B1 chỉ thu được một vài mũi địch ở Văn Yên, Lục Yên vào lúc ta đã cất cánh, còn C-30 không bắt được địch-ta từ đầu đến cuối và không có hiện sóng cho dẫn đường, nhưng kíp trực ban dẫn đường tại sở chỉ huy Yên Bái đã dùng đối không, dẫn MIG-19 cất cánh vào đánh địch, yểm hộ và về hạ cánh đúng ý định của người chỉ huy, góp phần lập nên chiến công đánh thắng trận đầu của Trung đoàn 925, MiG-19 bắn rơi 2 F-4 tiêm kích địch.

Tiểu ban Dẫn đường trung đoàn, trong điều kiện tác chiến cùng quyết liệt của mặt trận trên không năm 1972, đã tiếp được truyền thống dẫn đánh thắng trận đầu của 2 tiểu ban Dẫn đường các trung đoàn 921 và 923.

Trong thời gian diễn ra các trận đánh trên vùng trời Yên Bái, địch liên tục cho nhiều tốp vào hoạt động tại Kim Bôi, Hòa Bình và Việt Trì. Kíp trực ban dẫn đường Trung in 927 đã dẫn biên đội MiG-21; Nguyễn Đức Soát, Ngô Duy Thư, Nguyễn Văn Nghĩa và Hạ Vĩnh Thành từ Nội Bài lên Đại Từ để ngăn chặn, không cho địch đánh xuống sân bay Nội Bài. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 923 dẫn biên đội MiG-17: Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Xuân Hiển, Đỗ Hạng và Âu Văn Hùng từ Kép sang Phúc Yên và kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng dẫn biên đội MiG-17: Hoàng Cống, Nguyễn Văn Giá, Nguyễn Hùng Vân và Ngô Sơn từ Gia Lâm ra phía tây Hòa Lạc để bảo vệ 2 sân bay Nội Bài và Hòa Lạc.

Như vậy, chỉ trong buổi sáng ngày 8 tháng 5 năm 1972, tất cả các kíp trực ban dẫn đường đã dẫn xuất kích 6 tốp ta, 20 lần chiếc MiG-21, MiG-19 và MiG-17. Những khó khăn nẩy sinh trong dẫn đánh mục tiêu trên không lại tăng lên. Địch thả nhiễu tiêu cực dày đặc và gây nhiễu đối không của ta, đặc biệt, vào lúc 9 giờ 12 phút, địch đã dùng tên lửa chống ra-đa mặt đất phóng xuống C-53.


*

* *

 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngày 10 tháng 5 năm 1972, trong phương án dẫn bay các đơn vị đều thể hiện quyết tâm thực hiện ý định tác ổn của Binh chủng là tập trung đánh địch trên hướng đông nam Hà Nội, đồng thời bảo vệ sân bay Yên Bái và nhà máy thuỷ điện Thác Bà. Mỗi người trong từng kín trực ban dẫn đường đều được phân công trách nhiệm rõ ràng. Tại sở chỉ huy Binh chủng: các trực ban dẫn đường Lê Thành Chơn dẫn chính MiG-21 của Trung đoàn không quân 927 trực chiến ở Kép và dẫn bổ trợ MIG-19 ở yên Bái, Khổng Đức Thi dẫn chính MiG-21 của Trung đoàn không quân 92 1 ở Nội Bài, Đỗ Cát Lâm dẫn chính MIG-17 ở Gia Lâm... Tại sở chỉ huy Trung đoàn không quân 923: các trực ban dẫn đường Tống Bá Nhưỡng dẫn chính MiG-21 của Trung đoàn 921 ở Kép và Đặng Văn Hảo (923) dẫn chính MiG-17 ở Kép. Tại sở chỉ huy Trung đoàn 927: các trực ban dẫn đường Vũ Đức Bình và Nguyễn Văn Được dẫn chính MiG-21 của Trung đoàn 927 ở Nội Bài. Tại các C-26, 53, 43 và 42 đều bố trí trực ban dẫn đường trên hiện sóng theo yêu cầu nhiệm vụ của từng sở chỉ huy như: Hoàng Kế Thiện, Phạm Thanh Soát và Vương Kính; Trần Đức Thuỷ và Nguyễn Dũng; Lê Thiết Hùng và Nguyễn Đăng Điển; Nguyễn Hoàng Hải và Nguyễn Văn Hưng.

8 giờ 36 phút ngày 10 tháng 5 năm 1972, sở chỉ huy Binh chủng phát hiện địch từ đông cửa Trà Lý 100km bay lên Long Châu, thủ trưởng Đào Đình Luyện và Trần Hanh quyết định cho MIG-21 của Trung đoàn 92 1 và MIG-17 của Trung đoàn 923 ở Kép xuất kích. 8 giờ 43 phút biên đội MiG-17: Vũ Văn Đang-số 1, Nguyễn Công Ngũ-số 2, Trịnh Văn Quy-số 3 và Nguyễn Văn Lâm-số 4 cất cánh.

Trực ban dẫn đường Đặng Văn Hảo dẫn MIG-17 vào khu chờ Phả Lại, sẵn sàng đánh địch, bảo vệ cầu Lai Vu. Đôi bay MiG-21: Đặng Ngọc Ngư-số 1 và Nguyễn Văn Ngãi-số 2 mở máy xong, nhưng phải chờ, do thứ tự điều hành chuyển cấp, mở máy và cất cánh giữa hai loại ở Kép không rõ rang (Tài liệu dẫn đường tổng kết các trận đánh), nên đến 8 giờ 52 phút, mới cất cánh được, muộn 2 phút so với dự tính. Trong lúc đó địch đã vào qua Uông Bí, Lục Nam. Khi ta vừa lên độ cao 200m thì bị địch bám vào phía sau, bắn trúng số 2, không kịp nhảy dù. Số 1 lập tức cơ động tránh tên lửa theo khẩu lệnh của đài chỉ huy bổ trợ, bình tĩnh quan sát xung quanh. Trực ban dẫn đường Tống Bá Nhưỡng vừa cho tăng tốc độ vừa cho đổi hướng liên tục, cố giúp số 1 thoát khỏi thế bị động. Sau khi vòng ra đến triền núi phía bắc của dãy Yên Tử, số 1 phát hiện 2 F-4 lao vượt lên phía trước, bên trái 15 độ. Phi công Đặng Ngọc Ngự tăng tốc độ, bám kịp chiếc gần nhất và chỉ bằng 1 quả tên lửa, hạ ngay 1 F-4 vào lúc 8 giờ 57 phút 30 giây. Sở chỉ huy cho anh thoát ly lên phía bắc, rồi dẫn về Nội Bài hạ cánh an toàn.

Từ 9 giờ 14 phút đến 9 giờ 35 phút, đài P-12 của C-30 phát hiện được một vài tốp địch ở Suối Rút, Hồi Xuân, nhưng bắt không liên tục. Thủ trưởng Trung đoàn 925 Hồ Văn Quỳ và Mai Đức Toại phán đoán chúng sẽ vào đánh Yên Bái, Thác Bà và quyết định cho biên đội MiG-19 ở đầu nam sân bay: Phạm Ngọc Tâm-số 1, Phạm Hồng Sơn (Sơn C)-số 2, Nguyễn Văn Phúc-số 3 và Lê Đức Oánh-số 4 là đánh. Tại sở chỉ huy Binh chủng, đường bay của các tốp địch ở Tây Mộc Châu bay lên Nghĩa Lộ và từ tây nam Sầm Nưa vào biên giới đều được theo dõi chặt chẽ. 9 giờ 39 phút, đôi bay MiG-21: Nguyễn Công Huy và Cao Sơn Khảo của Trung đoàn 921 ở Nội Bài cất cánh. Trực ban dẫn đường Khổng Đức Thi dẫn vào khu vực Sơn Dương- Tuyên Quang, hoạt động ở độ cao 6.000m. Kết quả là đã kéo được tốp tiêm kích địch ra khỏi khu vực Yên Bái, nhưng đôi Huy-Khảo phải không chiến rất quyết liệt, phi công Cao Sơn Khảo bắn rơi 1 F-4 và sau đó hy sinh, do bị trúng tên lửa của địch.

9 giờ 44 phút, biên đội MIG-19 ở đầu nam sân bay Yên Bái cất cánh, kíp trực ban dẫn đường Lưu Văn Cộng và Triệu Sĩ Việt dẫn ngay vào vòng chờ tại đỉnh: hướng bay 100-280 độ, độ cao 3.000m, tốc độ 850km/h. Khi ta bay đến vòng thứ ba, kết hợp với thông báo của đài chỉ huy bổ trợ, số 1 phát hiện F-4, cự ly 6km, độ cao 1.500m và địch cũng thấy ta. Hai bên không chiến ngay trên đỉnh sân bay. Phi công Phan Trọng Vân, tại đài chỉ huy bay, liên tục chỉ huy cho các số cơ động vào bám địch. Sau khi thấy một chiếc đang vòng từ đầu bắc xuống đầu nam sân bay, phi công Nguyễn Văn Phúc cắt bán kính từ trên xuống, nhanh chóng rút ngắn cự ly và bắn 3 loạt ngắn liên tiếp. 9 giờ 58 phút, luồng đạn pháo 30mm của MIG-19 kéo từ đuôi lên đến giữa thân mục tiêu, chiếc F-4 bị chẻ ra làm đôi trước sự chứng kiến tận mắt của quân và dân khu vực sân bay Yên Bái. Do cự ly quá gần, phi công Nguyễn Văn Phúc đã phải kéo thoát ly với quá tải hơn 10 mới giữ được an toàn. Khi địch vừa giãn ra, sở chỉ huy Trung đoàn 925 lệnh cho biên đội MiG-19 thứ nhất về đỉnh, đồng thời cho ngay biên đội MiG-19 thứ hai ở đầu bắc sân bay Yên Bái: Hoàng Cao Bổng-số 1, Phạm Cao Hà-số 2, Nguyễn Văn Cương-số 3 và Lê Văn Tưởng-số 4 cất cánh. Địch lại kéo đến. Theo lệnh của đài chỉ huy bay, ta vừa cơ động tránh tên lửa vừa tìm địch. Phi công Lê Văn Tưởng phát hiện mục tiêu trong thế có lợi và xin vào công kích. Đồng chí đã bắn 2 loạt liên tiếp, 1 F-4 bốc cháy. Số 3 cũng có cơ hội nổ súng, nhưng không kết quả.

Tình hình trở nên rất phức tạp. Ra-đa không bắt được địch-ta. Sở chỉ huy mất liên lạc với số 4 của biên đội thứ nhất trong lúc đang theo dõi biên đội thứ hai vào đánh tiếp ứng. Còn đài chỉ huy bay vừa chỉ huy các số trong biên đội thứ hai bám địch, vừa hô cơ động phản kích cho các số của biên đội thứ nhất trong quá trình vào hạ cánh; đồng thời điều chỉnh vị trí và chỉ huy từng số xuống hạ cánh với lượng dầu còn lại rất ít. Số 4 của biên đội thứ nhất hy sinh, do sau khi bị địch bắn tại khu vực Thác Bà, đã nhảy dù không thành công. Số 2 của biên đội thứ nhất hạ cánh xông ra ngoài, máy bay hỏng, nhưng người an toàn. Số 4 của biên đội thứ hai hy sinh do gặp tai nạn sau khi hạ cánh.

 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Cũng trong buổi sáng, trên hướng đông nam, sở chỉ huy Trung đoàn 923 còn dẫn đôi bay MiG-17: Nguyễn Hạng và Nguyễn Xuân Hiển từ Kép và sở chỉ huy Binh chủng dẫn thêm biên đội MiG-17: Lương Quốc Bảo, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Hùng Vân và Ngô Sơn từ Gia Lâm, đều lên đỉnh sân để bảo vệ các sân bay Kép, Gia Lâm và Nội Bài. Trên hướng tây nam, sở chỉ huy Binh chủng dẫn tiếp biên đội MiG-17: Nguyễn Văn Thọ, Tạ Đông Trung, Nguyễn Văn Nhượng và Trà Văn Kiếm từ Hòa Lạc lên đỉnh để bảo vệ sân bay Hòa Lạc và Nội Bài, sau đó cho cơ động ngay về Kép và sở chỉ huy Trung đoàn 927 dẫn một đôi MiG-21 của trung đoàn mình từ Nội Bài ra khu vực Thanh Sơn-phù Yên để thu hút địch, khi chúng tiếp tục vào Yên Bái.

12 giờ 50 phút, ngày 10 tháng 5 năm 1972, địch lại vào trên hướng đông nam, thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng lệnh cho MIG-17 của Trung đoàn 92 3 và MIG-21 của Trung đoàn 927 ở Kép vào cấp 1 và mở máy ngay. 12 giờ 55 phút, biên đội MIG-17: Nguyễn Văn Thọ, Tạ Đông Trung, Đỗ Hạng và Trà Văn Kiếm cất cánh, trực ban dẫn đường Đặng Văn Hảo cho xuống chờ ở phía bắc cầu Lai Vu. Sau đó MiG-17 vào không chiến với 12 F-4. Số 1 bị địch bắn, nhưng nhảy dù an toàn. Số 4 hy sinh. Số 3 cũng hy sinh, do bị F-4 dùng súng 20mm bắn thủng dù. 12 giờ 57 phút, đôi bay MiG-21: Lê Thanh Đạo-số 1 và Vũ Đức Hợp-số 2 cất cánh. Trực Ban Dẫn đường Binh chủng Lê Thành Chơn, theo dõi trên B1, thấy địch vào thẳng cửa Trà Lý, dẫn MiG-21 vòng trái hướng bay 360 độ, độ cao 2.000m, dự định chờ ở phía bắc Kép để sẵn sàng đánh địch trên cả hai hướng đông và đông nam. Nhưng khi thấy C-26 và 53 đều xác định địch vào phía tây Hải Dương, rồi vòng phải lên Nam Sách, sở chỉ huy Binh chủng cho đôi bay Đạo-Hợp vòng gấp, quay ngược trở lại.

13 giờ 00, MiG-21 vòng xuống hướng bay 180 độ, địch ở bắc Hải Dương 10km, sở chỉ huy thông báo: mục tiêu bên trái 10 độ, 35km, độ cao 3.500m. Trong lúc địch vòng trái tại bắc Hải Dương, sở chỉ huy cho MiG-21 đi hướng 210 độ, bay 1 phút để mở gián cánh, rồi vòng trái, hướng bay 140 độ vào tiếp địch. Địch tiếp tục vòng trái, ta bám theo. Sau khi số 1 phát hiện mục tiêu, bên trái 30 độ, 25km thì số 2 báo cáo F-4 bên trái, 10km, đối đầu (Dẫn đường thống kê các trận đánh của Không quân, quyển L) và xin vào công kích. Địch phát hiện ta, chúng lập tức tách tốp để đối phó. 13 giờ 04 phút, số 2 cắt vào, ngắm chính xác, phóng tên lửa và báo cáo bắn rơi 1 chiếc, 1 phút 30 giây sau, số 1 cũng phóng tên lửa và báo cáo có giặc lái nhảy dù. Sở chỉ huy Binh chủng cho đôi bay Đạo-Hợp thoát ly và dẫn về Kép hạ cánh.

Chiến công của đôi bay Lê Thanh Đạo-Vũ Đức Hợp đã ghi dấu ấn lịch sử cho Trung đoàn 927. Đây là trận đánh thắng đầu tiên của trung đoàn và cũng là trận dẫn đánh mục tiêu trên không lập nhiều kỷ lục nhất của không quân ta tính từ đầu năm 1972: thời gian từ cất cánh đến phát hiện, chỉ mất 6 phút; 2 máy bay ta bắn rơi 2 máy bay địch tại chỗ trong thời gian 1 phút 30 giây; mỗi phi công chỉ phóng 1 quả tên lửa và thời gian từ cất cánh đến hạ cánh là 21 phút.

Để có được thành công này, đội ngũ dẫn đường Trung đoàn 927 trước đó đã phải trải qua những thời điểm rất khó khăn, khi trung đoàn ra quân đánh không thắng mà còn bị tổn thất. Ngày 16 tháng 4 năm 1972, đôi bay: Nguyễn Ngọc Hưng và Dương Đình Nghi vào gặp địch Ở thế đối đầu, không có gián cách, ta cao hơn địch quá nhiều, phi công tự phát hiện mục tiêu, không kịp xử lý khi bị địch bắn, số 2 phải nhảy dù. Ngày 6 tháng 5 năm 1972, biên đội: Nguyễn Tiến Sâm, Nguyễn Thế Đức, Nguyễn Văn Nghĩa và Lê Văn Lập được dẫn vào tiếp địch, nhưng xông trước. Dẫn đường không kịp thời thông báo tình thế địch-ta, số 4 bị trúng tên lửa, phải nhảy dù, các số còn lại vào không chiến trong thế bất lợi và không bám được nhau.

Trưa 10 tháng 5, ngoài 2 trận của biên đội MIG-17 Thọ-Trung-Hạng-Kiếm và đôi bay MiG-21 Đạo-Hợp, trên hướng đông nam, sở chỉ huy Trung đoàn 923 còn dẫn hai đôi bay MiG-17: Trịnh Văn Quy và Nguyễn Văn Lâm, Vũ văn Đang và Nguyễn Xuân Hiển từ Kép lên đỉnh để bảo vệ sân bay và sở chỉ huy Binh chủng dẫn đôi bay MiG-21 của Trung đoàn 921: Hoàng Quốc Dũng và Bùi Thanh Liêm từ Nội Bài lên yểm hộ cho đôi Đạo-Hợp.

Như vậy, cường độ xuất kích của ta trong ngày đã tăng vọt so với trước, ta dẫn 14 tốp, 40 lần chiếc đánh địch trên cả hai hướng trong điều kiện rất khó khăn và ác liệt MiG-21 bắn rơi 4 F-4 và MiG-19 bắn rơi 2 F-4. Ta hy sinh 2 phi công MiG-21, 2 phi công MiG-19 và 2 phi công MiG-17. Ngày 10 tháng 5 năm 1972 được ghi nhận là ngày có nhịp độ dẫn xuất kích cao nhất và đánh địch vô cùng quyết liệt của mặt trận trên không năm 1972.


*

* *
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngày 11 tháng 5 năm 1972, căn cứ vào ý định đánh địch đã được quán triệt từ tối hôm trước, kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng tập trung chuẩn bị phương án dẫn MiG-21 của Trung đoàn 927 ở Nội Bài đánh trên hướng tây nam và kiểm tra phương án dẫn MIG-19, 17 của Trung đoàn 925 và Trung đoàn 923 ở Yên Bái và Kép.

Từ 14 giờ đến 14 giờ 30 phút, dẫn đường đề nghị cho C-26 tăng cường sục sạo hướng tây nam, vì từ sáng, không quân địch không hoạt động; còn C-53, ngoài hướng đông nam, cần chú ý hướng nam, do có tin B-52 dự định vào hoạt động ở phía bắc Nghệ An.

14 giờ 37 phút, C-26 phát hiện địch từ Xầm Tơ vào biên giới, độ cao 8.000m. Ta cho đôi bay MiG-21 đánh chính: Ngô Văn Phú-số 1 và Ngô Duy Thư-số 2 vào cấp 1. 14 giờ 42 phút, C-53 phát hiện thêm một tốp 8 chiếc từ Tương Dương lên Quế Phong, cũng độ cao 8.000m, rồi xuống thấp. Ta cho tiếp đôi bay MiG-21 nghi binh, thu hút địch: Nguyễn Tiến Sâm và Nguyễn Hùng Thông vào cấp 1. Trực ban dẫn đường Lê Viết Diện tại sở chỉ huy Binh chủng lập tức trao đổi với trực ban dẫn đường Nguyễn Dũng trên hiện sóng tại C-53 về cách phối hợp dẫn đôi đánh chính đi thấp, kéo cao, vào tiếp địch. Số lượng các tốp địch vào trên hướng tây nam tăng dần, ở nhiều độ cao khác nhau, có nhiễu che phủ, làm cho ta rất khó lựa chọn đúng tốp cường kích.

Sau khi đánh giá tình hình, thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Đào Đình Luyện, Hồ Luật và Trần Hanh quyết định cho thực hiện phương án tác chiến đã được chuẩn bị. 14 giờ 45 phút, đôi bay Phú-Thư cất cánh, trực ban dẫn đường Lê Viết Diện cho hướng bay 190 độ, tốc độ 800km/h, độ cao 500m. 14 giờ 49 phút, tại sở chỉ huy Trung đoàn 927, thủ trưởng Nguyễn Hồng Nhị cho đôi bay Sâm-Thông cất cánh và yêu cầu cảnh giới thật tốt, dẫn bay đúng hiệp đồng. Kíp trực ban dẫn đường: Nguyễn Văn Được, Nguyễn Đăng Điển và Lê Thiết Hùng (tại C-43) cho đôi Sâm-Thông bay nghi binh, thu hút địch ra Thanh Sơn, nhanh chóng lên độ cao 7.000, 8.000m, đi Mộc Châu, rồi về Phú Thọ, Nội Bài.

Tại sở chỉ huy Binh chủng, được sự hỗ trợ của các đồng chí Lê Thành Chơn, Đỗ Cát Lâm và Khổng Đức Thi, trực ban dẫn đường Lê Viết Diện bình tĩnh tính toán và "dẫn mò" đôi bay Phú-Thư: 14 giờ 49 phút, hướng bay 210 độ tăng dần tốc độ lên 900km/h, độ cao lên 800m, đồng thời bám sát tốp địch qua biên giới đang hướng vào phía Mai Châu-Hòa Bình. Lúc này, trực ban dẫn đường trên hiện sóng Nguyễn Dũng đã bắt được ta. 14 giờ 52 phút 30 giây, MiG-21 đến ngang Vụ Bản, sở chỉ huy cho hướng bay 270 độ, tốc độ 1.000km/h, độ cao 4.000m, 1 phút 30 giây sau, hướng bay 360 độ, độ cao 6.000m. 14 giờ 55 phút 20 giây, địch qua Đường 15, đi Tân Lạc, áp về phía ta, sở chỉ huy lập tức cho MiG-21 hướng bay 30 độ và thông báo mục tiêu bên trái, 30 độ, 25km, 35 độ, 20km, rồi 40 độ, 15km. 14 giờ 56 phút, số 1 phát hiện, 14 giờ 57 phút, số 2 báo cáo bắn cháy 1 F-105, sở chỉ huy hô thoát ly bên trái, hướng bay 360 độ, độ cao 10.000m. Trong lúc đó, số 1 bám theo tốp F-4, bắn rơi 1 chiếc, nhưng lại bị tốp địch ở phía sau bắn trúng và nhảy dù an toàn. Sở chỉ huy dẫn số 2 vòng qua phía tây Hòa Lạc, Vĩnh Yên về Nội Bài.

Sau khi tổng hợp, phân tích kết quả dẫn đánh địch từ mặt đất của các kíp trực ban dẫn đường và phản ánh tình hình thực tế trên không của phi công, một số thủ đoạn của địch đã được làm sáng tỏ hơn, nhất là mối quan hệ giữa các tốp tiêm kích với cường kích, cách thả nhiễu, cách chế áp ra-đa và tên lửa, các thành phần trong đội hình chiến thuật của địch. Đây là những vấn đề rất quan trọng để dẫn đánh các trận tiếp theo.

Ngày 18 tháng 5 năm 1972, Binh chủng điều chỉnh lực lượng trực chiến: Tại Nội Bài, ngoài MIG-21 còn có 4 MIG-19. Trung đoàn 925 bắt đầu tham gia cơ động đánh địch trên các sân bay, đồng thời vẫn có lực lượng trực chiến ở Yên Bái. Tại Kép có 4 MiG-17 của Trung đoàn 923 và 2 MiG-21 của Trung đoàn 927. Ta tập trung đánh địch trên hai hướng đông và tây Hà Nội.

11 giờ 26 phút, trực ban dẫn đường trên hiện sóng C-43 Nguyễn Đức Trinh báo cáo có nhiễu tích cực, lương vị từ 30 đến 120 độ và 6 phút sau có nhiễu tiêu cực phương vị từ 50 đến 90 độ. Trong lúc đó mạng B1 phát hiện rất nhiều tốp trên hướng tây nam. Thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Trần Mạnh cho MiG-21 ở Kép sẵn sàng xuất kích, trực ban dẫn đường Phạm Minh Cậy dự tính dẫn ta xuống Phủ Lý để đánh địch từ Vụ Bản trở vào. 11 giờ 42 phút, đôi bay MIG-21: Bùi Đức Nhu và Ngô Duy Thư cất cánh. Nhưng ngay lúc đó, C-26 bắt được địch vào hướng tây, thủ trưởng Trần Mạnh lệnh đánh theo phương án, dẫn đường cho MiG-2 1 vòng qua Tam Đảo, xuống Phú Thọ. Ta phát hiện tiêm kích địch trong thế đối đầu, không vào công kích được, phải thoát về Nội Bài.

Trên hướng đông, 11 giờ 47 phút, mạng B1 phát hiện địch từ đảo Long Châu lên Cẩm Phả, rồi vào theo dãy Yên Tử. Binh chủng cho MiG-19 và MiG-17 xuất kích. Tại sở chỉ huy Trung đoàn 923, thủ trưởng Lâm Văn Lích quyết địch cho MIG-17 xuất kích từng đôi một, đánh tốp địch vào đông bắc Kép để bảo vệ sân bay. 11 giờ 52 phút, đôi bay: Hán Vĩnh Tưởng-Nguyễn Văn Điển cất cánh và hai lút sau, đôi bay Trịnh Văn Quy-Nguyễn Văn Lâm rời đất. Trực ban dẫn đường Nguyễn Đăng Điển dẫn cả 2 đôi vòng ngay lên đỉnh sân, tăng lực lấy độ cao và thông báo địch ở đông núi Bảo Đài 25km. Sau đó, phi công Phạm Văn Va, tại đài chỉ huy bay, thông báo tiếp địch bên trái 80 độ độ cao 3.500m. 12 giờ 00, phi công Hán Vĩnh Tưởng phát hiện 4 F-4, bên trái 80 độ, 6km. Anh nhanh chóng cắt vào phía sau của một chiếc và bắn đến loạt thứ ba thì chiếc F-4 bốc cháy. Những chiếc còn lại lập tức quay ra. Sở chỉ huy cho thoát ly về Nội Bài.

11 giờ 51 phút, sau khi cho biên đội MiG-19: Phạm Ngọc Tâm-Nguyễn Thăng Long-Nguyễn Hồng Sơn (Sơn A)-Vũ Viết Tản cất cánh khỏi Nội Bài, thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 925 Hồ Văn Quỳ quyết định đánh tốp địch phía đông, bảo vệ Bắc Giang. Kíp trực ban dẫn đường: Lưu Văn Cộng và Nguyễn Thanh Hải (tại C-42) dẫn MIG-19 ra Phả Lại-Lục Nam. Trên đoạn vòng lại, với góc vào 80 độ, biên đội phát hiện địch bên trái, 20 độ, 4km, độ cao 2.000m và 12 giờ 03 phút, phi công Phạm Ngọc Tâm vào công kích, bắn 3 loạt, cháy 1 F-4, các số của ta bay phía sau đều thấy có dù bung ra. Sau khi thoát ly, Binh chủng lệnh cho MIG-19 vào Kép yểm hộ cho MiG-17, rồi quay về Nội Bài.

Trong lúc MiG-17 và MiG-19 đang rút khỏi chiến đấu, thấy địch ở phía đông vẫn còn, Binh chủng cho tiếp MiG-21 ở Nội Bài lên yểm hộ. 12 giờ 12 phút, trực ban dẫn đường Trung đoàn 927 Nguyễn Văn Được dẫn đôi bay: Nguyễn Ngọc Hưng-số 1 và Mai Văn Tuế-số 2 vòng lên Thái Nguyên, nhưng phía trước có mây Cb (Cb - Cumulonimbus: Một loại mây phát triển theo chiều thẳng đứng dữ dội, hình thành từng đám như những núi tháp đô sộ, màu mây rất đen, gây ra mưa, giông, sấm, chớp) và C-43 đang không bắt được ta. Thủ trưởng Trần Mạnh lệnh cho MiG-21 chuyển ngay đối không để Binh chủng dẫn. 12 giờ 20 phút, trực ban dẫn đường Phạm Minh Cậy dẫn đôi Hưng-Tuế tránh mây xong và cho thẳng lên Kép. Đúng lúc đó, trực ban dẫn đường Vương Kính, trên hiện sóng tại C-26, thông báo địch ở đông Kép, 8km, vào cầu Lường. Sở chỉ huy cho MiG-21 vòng phải gấp. 12 giờ 21 phút, số 1 phát hiện F-4 bên trái, phía dưới, 10km, đối đầu. Thấy số 2 bám đội tốt, phi công Nguyễn Ngọc Hưng cắt vào công kích, bắn rơi 1 F-4. Số 2 cũng có thời cơ phóng tên lửa, nhưng không trúng. Đôi bay thoát ly, đội hình chỉnh tề về Nội Bài.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Trong các trận trên, các kíp trực ban dẫn đường đều dẫn đánh đúng phương án đã được chuẩn bị, cả ba loại MiG-17, MIG-19 và MIG-21 đều lập công, bắn rơi F-4 tiêm kích địch. Nhưng bài học được rút ra là: thực tế, khi dùng lực lượng lớn cường kích đánh vào Hải Phòng, địch đã cho tiêm kích vào khống chế sân bay Kép và khu vực đầu loa phía đông của sân bay Nội Bài, còn ta lại phán đoán đây là các tốp máy bay cường kích vào đánh Đường 1 bắc (Tài liệu tóm tắt trận đánh trưa ngày 18 tháng 5 năm 1972 của Phòng Tham mưu, số 357/TM, ngày 16 tháng 6 năm 1972), nên quyết tâm dẫn vào tiếp địch. Đến chiều, ta tiếp tục dẫn một đôi MIG- 19 đánh chính và một đôi MiG-21 yểm hộ cất cánh từ Nội Bài vào đánh địch tại khu vực đỉnh Kép cũng gặp phải tiêm kích.

Ngày 23 tháng 5 năm 1972, không quân của hải quân địch tiếp tục tăng cường lực lượng đánh phá Hải Phòng- Kiến An, Thái Bình và Đường 1 nam, đoạn Phủ Lý-Nam Định-Ninh Bình. Tại Gia Lâm, Binh chủng bố trí thêm 1 đôi MiG-21 của Trung đoàn 927 và một biên đội MiG-19 của Trung đoàn 925 cùng tham gia trực chiến với MiG-17 của Trung đoàn 923. Ngay từ sáng sớm, biên đội MiG-19: Hoàng Cao Bổng-số 1, Vũ Chính Nghị-số 2, Nguyễn Hồng Sơn (Sơn A)-số 3 và Phạm Hồng Sơn (Sơn C)-số 4 đã xuất kích theo phương án bảo vệ Hải Phòng-Kiến An, nhưng địch quay ra, ta về Gia Lâm hạ cánh.

11 giờ 50 phút, C-53 phát hiện có nhiều tốp địch ở đông Thanh Hóa bay lên phía bắc. Thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Trần Hanh cho các phân đội trực chiến ở Gia Lâm, Nội Bài và Kép vào cấp 1. 11 giờ 54 phút, một vài tốp địch rẽ vào cửa Đáy lên Nho Quan, số còn lại vào cửa Ba Lạt lên Hưng Yên, Phủ Lý. Ta cho đôi bay MiG-21 ở Gia Lâm: Nguyễn Đức Soát-số 1 và Ngô Duy Thư-số 2 mở máy, còn MiG- 19 chờ lệnh. Số 1 lên đường băng, số 2 phải mở máy lại, thời cơ cất cánh bị muộn. Trực ban dẫn đường Lê Thành Chơn tại sở chỉ huy Binh chủng cho đôi bay Soát-Thư tăng ngay tốc độ 950km/h, bay xuống Hưng Yên và trực ban dẫn đường Phạm Thanh Soát trên hiện sóng tại C-26 tập trung bám sát các tốp địch ở phía Thái Bình-Nam Định. Địch đã đánh Phủ Lý và đang quay ra.

12 giờ 03 phút, sở chỉ huy cho đôi bay Soát-Thư vứt thùng dầu phụ, tăng lực, lên độ cao 3.000m và liên tục thông báo vị trí mục tiêu. 12 giờ 05 phút, số 1 thấy địch chỉ có 1 chiếc A- 7, quan sát kỹ xung quanh, rồi vào công kích. 12 giờ 06 phút, phi công Nguyễn Đức Soát báo cáo bắn cháy, số 2 thấy giặc lái nhảy dù và sở chỉ huy cho thoát ly, hướng bay 340 độ, hạ cánh tại Gia Lâm.

Trong khi hai phi công Nguyễn Đức Soát và Ngô Duy Thư đang trao đổi kinh nghiệm trận đánh vừa diễn ra với các phi công MIG-19 thì có lệnh cấp 1. Thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 925 Hồ Văn Quỳ quyết định cho biên đội Bổng-Nghị-Sơn A-Sơn C mở máy và cất cánh ngay, đồng thời yêu cầu trực ban dẫn đường Lưu Văn Cộng dẫn biên đội ra hướng đông, rồi quay lại Kép. Biên đội tách thành hai đôi, đan chéo nhau tại đỉnh và liên lạc với đài chỉ huy bổ trợ. Tiêm kích địch từ phía đông sân bay phóng tên lửa vào đội hình của ta. Phi công Nguyễn Văn Lục, tại đài chỉ huy bổ trợ, vừa chỉ huy cho các số cơ động vừa thông báo vị trí địch. Đôi bay Sơn A-Sơn C, sau vài động tác cơ động với quá tải tương đối lớn, đã giành lại chủ động, mỗi phi công bắn rơi 1 F-4. Số 2, do không kịp chuyển đối không, đã không nghe được đài chỉ huy bổ ra lệnh cơ động gấp cho mình, nên lượng cơ động không đủ lớn, đã bị mảnh tên lửa của địch phá hỏng hệ thống động cơ và hệ thống điều khiển của máy bay, phải nhảy dù. Khi tiếp đất, số 2 còn bị F-4 lao theo phóng 2 quả tên lửa, nhưng không trúng. Số 1 cơ động phản kích, nhưng không có cơ hội nổ súng. Sở chỉ huy lần lượt cho các số thoát ly về Gia Lâm.

Buổi chiều, địch cho nhiều tốp từ biển, qua Hồng Gai, dãy Yên Tử, vào phía Chũ-Lục Nam. 16 giờ 35 phút, biên MiG-17: Vũ Văn Đang-số 1, Nguyễn Văn Điển-số 2, Nguyễn Văn Lâm-số 3 và Nguyễn Công Ngũ-số 4 cất cánh Kép. Trực ban dẫn đường, tại sở chỉ huy Trung đoàn 923 Đào Công Thạnh dẫn MIG-17 lên đỉnh làm vòng chờ.

16 giờ 42 phút, dẫn đường Binh chủng cho biên đội về Yên Phong, nhưng sở chỉ huy Kép lại cho về Hiệp Hòa. 16 giờ 51 phút, đài chỉ huy bổ trợ tại Kép thông báo có 4 F-4, độ cao 1.500m ở phía núi Bảo Đài. Sở chỉ huy Kép cho biên vứt thùng dầu phụ, tăng lực, vòng lại và dẫn vào tiếp địch với góc 100 độ. Số 1 phát hiện F-4, cự ly 4km và địch cũng thấy ta. Hai bên không chiến ở độ cao rất thấp, địch xen kẽ, bám đuổi nhau quyết liệt. Phi công Vũ Văn Đang và Nguyễn Văn Điển, mỗi người bắn rơi 1 F-4, nhưng sau đó số 1 và số 2 hy sinh, số 4 phải nhảy dù, đều do bị địch bắn. Chỉ có số 3 về được Nội Bài hạ cánh.

Mặc dù tất cả các kíp trực ban dẫn đường đều đã rất cố gắng tìm cho ra và dẫn đánh bằng được các tốp cường kích, nhưng khi địch đã lấy F-4, loại máy bay chiến thuật đa năng, làm lực lượng nòng cốt, với đội hình gọn, không quá 12 chiếc, có khả năng cơ động cao vừa đánh phá các mục tiêu vừa sẵn sàng không chiến với các loại tiêm kích của ta, thì ta vẫn gặp phải khá nhiều khó khăn, nhất là dẫn MiG-19 và MiG-17. Để tiếp tục đánh địch, không quân ta kịp thời chuyển hướng sang tập trung vào dẫn MiG-21.


*

* *
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Vào thời gian cuối tháng 5, đầu tháng 6 năm 1972, trước thực tiễn dẫn MiG-21, MIG-19 và MIG-17 đánh địch trên mặt trận trên không vô cùng quyết liệt, ngành Dẫn đường đã tập trung thúc đẩy những mặt thuận lợi trong cách dẫn đôi bay MiG-21, vươn ra xa, đánh địch hoạt động ở độ cao trung bình, sử dụng tốc độ lớn khi tiếp cận và thoát ly ... Kết quả dẫn đánh đã có những bước tiến rõ rệt. Số trận, dẫn đôi bay MiG-21 bắn rơi 1 máy bay địch mà ta không bị tổn thất, nhanh chóng tăng lên (Từ ngày 20 tháng 5 đến ngày 13 tháng 6 năm 1972, có 7 trận). Đây là những tích lũy quan trọng về lượng để biến thành chất, không chỉ thể hiện trong những ngày cuối tháng 6 năm 1972, mà còn kéo dài trong nhiều tháng tiếp theo và không chỉ duy trì thêm nhiều trận dẫn đôi bay MiG-21 bắn rơi 1 máy bay địch, ta không bị tổn thất (Từ ngày 23 tháng 6 đến ngày 15 tháng 12 năm 1972 có 11 trận, bao gồm cả 3 trận đánh không người lái) mà còn mở ra hàng loạt trận dẫn đôi bay MiG-21 bắn rơi 2 máy bay địch (Từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 6 tháng 10 năm 197 có 10 trận, trong đó chỉ có 2 trận ta bị tổn thất 2 máy bay, phi công nhảy an toàn).

Ngày 23 tháng 6 năm 1972, theo lệnh của thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Trần Hanh và Chu Duy Kính, trực ban dẫn đường Phạm Minh Cậy dẫn đôi bay: Nguyễn Văn Nghĩa-số 1 và Nguyễn Văn Toàn-số 2 từ Gia Lâm, vòng qua phía nam Hà Nội, qua Xuân Mai, lên phía tây Yên Lập. Trực ban dẫn đường Hoàng Kế Thiện trên hiện sóng tại C-26 báo cáo phát hiện tốt các tốp địch trên cao ở hướng tây nam, nhưng chưa thấy các tốp phía dưới. Sở chỉ huy cho đôi Nghĩa-Toàn bay ở độ cao 1.500m để luôn giữ liên lạc và khi đã bám sát được tốp lớn với đội hình kéo dài từ tây nam Vạn Yên đi lên, lập tức cho MiG-21 vòng trái, hướng bay 240 độ, độ cao 3.000m, xuống khu vực Vạn Yên để đánh vào cuối đội hình địch. Sau hai lần thông báo trí mục tiêu, số 1 phát hiện 2 F-4, bên phải 30 độ, 12km, đã dùng tốc độ lớn vào công kích, rồi thoát ly ngay, còn số 2 vẫn bám chắc ở phía sau. Bằng 1 quả tên lửa, phi công Nguyễn Văn Nghĩa hạ 1 F-4.

Ngày 24 tháng 6 năm 1972, lúc 15 giờ 13 phút, trên mạng B1 xuất hiện nhiều tốp địch qua biên giới Lào-Việt, hướng vào Mộc Châu, Hòa Bình, các đại đội ra-đa dẫn đường của ta đều đã bắt được địch, nhưng chưa xác định các tốp cường kích.15 giờ 16 phút, Binh chủng cho đôi bay: Bùi Đức Nhu và Hạ Vĩnh Thành ở Nội Bài cất cánh và dẫn ra Thanh Sơn, sau đó chuyển cho sở chỉ huy Trung đoàn 927 dẫn lên Tuyên Quang, hoạt động ở độ cao 8.000m để nghi binh, thu hút địch. 15 giờ 29 phút, trực ban dẫn đường Hoàng Kế Thiện tại C-26 phát hiện 1 tốp lớn ở các độ cao từ 2.500m đến 4.000m, từ Yên Châu hướng vào Phú Thọ. 15 giờ 30 phút, thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Trần Hanh quyết định cho đôi bay: Nguyễn Đức Soát-số 1 và Ngô Duy Thư-số 2 ở Nội Bài cất cánh, trực ban dẫn đường Phạm Minh Cậy tại sở chỉ huy Binh chủng dẫn MiG-21 ra hướng 270 độ, độ cao 2.000m. 15 giờ 34 phút, địch qua Vạn Yên 25km, C-26 mất mục tiêu còn trên B1, địch vòng ra phía Tây, sở chỉ huy cho đôi bay chờ tại Sơn Tây. 15 giờ 40 phút, C-26 phát hiện tốp lớn quay lại, đi lên Đoan Hùng, thủ trưởng Trần Hanh lệnh đánh vào tốp cuối, trực ban dẫn đường Phạm Minh Cậy cho đôi bay Soát-Thư hướng bay 290 độ, tốc độ 950km/h, độ cao 3.000m và hai phút sau, cho vòng phải vào tiếp địch với góc gần 90 độ. Số 2 báo cáo, bên phải 45 độ, 8 chiếc, đồng thời số 1 thấy 16 chiếc. Phát huy lợi thế về tốc độ số 1 bám tốp thứ tư, số 2 bám tốp thứ năm. 15 giờ 44 phút 10 giây, số 1 báo cáo bắn cháy 1 F-4 và 20 giây sau, số 2 cũng báo cáo bắn cháy 1 F-4. Sở chỉ huy cho thoát ly bên phải, xuống ngay độ cao 500m về Nội Bài. Đôi bay Nguyễn Đức Soát và Ngô Duy Thư đã lập kỷ lục mới về bắn nhanh: chỉ mất 20 giây đôi bay MiG-2 1 phóng 3 quả tên lửa bắn rơi 2 máy bay địch tại chỗ.

Ngay sau khi đôi bay Soát-Thư báo cáo phát hiện tốp lớn 24 chiếc của địch, Binh chủng lập tức quyết định cho MiG-21 ở Nội Bài xuất kích đánh địch quay ra. Đôi bay: Nguyễn Văn Nghĩa-số 1 và Nguyễn Văn Toàn-số 2 cất cánh, sở chỉ huy Trung đoàn 927 cho hướng bay 280 độ, độ cao 1.000m, nhưng C-43 không bắt được địch, nên buộc phải chuyển cho Binh chủng dẫn. 15 giờ 51 phút, trực ban dẫn đường Hoàng Kế Thiện tại C-26 thông báo cho đôi Nghĩa-toàn, địch đang ở bắc Tam Đảo, sở chỉ huy Binh chủng cho hướng bay 360 độ. 15 giờ 52 phút, C-43 mới bắt được địch, trực ban dẫn đường Nguyễn Đăng Điển tại sở chỉ huy Trung đoàn 927 thông báo mục tiêu bên trái 30 độ, 20km, đôi bay Nghĩa-Toàn chủ động vòng trái, hướng bay 310 độ. 15 giờ 53 phút, số 1 phát hiện địch bên trái 10 độ 15km, độ cao 4.500m và tăng lực đuổi theo. Do chưa có ngay ưu thế về tốc độ, nên 6 phút 20 giây sau (tại bắc Vạn Yên 10km) số 1 mới có đủ điều kiện xạ kích và bắn rơi 1 F-4. Sở chỉ huy cho thoát ly bên trái, xuống độ cao 200m trên địa hình, về Nội Bài.

Sáng ngày 27 tháng 6 năm 1972, kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 927: Nguyễn Văn Được tại sở chỉ huy và Lê Thiết Hùng tại C-43 đã dẫn đôi bay Bùi Đức Nhu và Hạ Vĩnh Thành từ Nội Bài lên đánh địch trên hướng tây Hà Nội. Sau khi phát hiện 4 F-4 ở phía dưới, từ độ cao 7.000m, đôi MiG-21 lao xuống, bám vào chiếc sau cùng. Phi công Bùi Đức Nhu phóng 1 quả tên lửa bắn rơi 1 F-4 tại khu vực nam Yên Bái 25km, có giặc lái nhảy dù. Đến buổi chiều, địch cho nhiều tốp vào hoạt động trên trục: Mộc Châu-Vạn Yên-Yên Lập. Binh chủng nhận định, chúng tổ chức tìm cứu giặc lái, phải tận dụng thời cơ này.

11 giờ 53 phút, thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 927 Nguyễn Hồng Nhị quyết định cho đôi bay: Nguyễn Đức Soát số 1 và Ngô Duy Thư-số 2 ở Nội Bài cất cánh. Kíp trực ban dẫn đường Nguyễn Văn Được và Lê Thiết Hùng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Đôi Soát-Thư hướng bay 210 độ, độ cao 500m và tốc độ 900km/h, qua Hòa Lạc lên độ cao 2.000m, ra Mộc Châu. C-43 bám sát 1 tốp bay ra, từ Vạn Yên xuống Mộc Châu và 1 tốp bay vào, từ nam Sầm Nưa qua biên giới Lào-Việt. Thủ trưởng Nguyền Hồng Nhị cho phép đánh tốp bay ra, 12 giờ 02 phút, sở chỉ huy cho MiG-21 vòng trái vào tiếp địch, hướng bay 180 độ, độ cao 5.000m và liên tục thông báo vị trí mục tiêu. 12 giờ 03 phút 30 giây, số 1 phát hiện 2 F-4 bên phải 30 độ, 15km, độ cao 4.000m, đang đi ra. Ta đuổi theo. 12 giờ 06 phút 10 giây, qua Pa Háng (tây nam Mộc Châu 20km), phi công Nguyễn Đức Soát phóng 2 quả tên lửa liên tiếp, bắn rơi tại chỗ 1 F-4. Trong lúc đó, phi công Ngô Duy Thư bám theo 2 chiếc khác và phóng đến quả tên lửa thứ hai thì 1 F-4 nổ tung. 12 giờ 07 phút, sở chỉ huy cho thoát ly và dẫn về Nội Bài.

Cùng với trận đánh trên, lúc 11 giờ 59 phút, sau khi C-26 bắt được tốp bay vào, qua biên giới, lên Mộc Châu, Vạn Yên, sở chỉ huy Binh chủng lệnh cho sở chỉ huy Yên Bái cho đôi bay: Phạm Phú Thái-số 1 và Bùi Thanh Liêm- số 2 (đã cơ động chuyển sân từ chiều hôm trước) cất cánh ngay. Kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng: Phạm Minh Cậy tại sở chỉ huy và Vương Kính tại C-26 dẫn đôi Thái- Liêm ra Nà Sản, độ cao 4.000m. 12 giờ 06 phút, MiG-21 qua sông Đà, vòng trái đi Vạn Yên và vào tiếp địch. Tại Vạn Yên, ta phát hiện 4 F-4, độ cao 2.000m, đang vòng phải một vòng tạo thế đối đầu nên không bám theo được. Sau đó chúng xuống dưới mây và bay lên hướng bắc, ta vòng trái, đón địch ở trên mây. Khi chúng quay ra, sở chỉ huy dẫn đôi bay Thái-Liêm đuổi theo và thông báo ngay vị trí mục tiêu. 12 giờ 16 phút, số 1 phát hiện 4 F-4 bên trái 30 độ, 15km, địch phân tốp cơ động đan chéo nhau. Số 1 lệnh cho số 2 tăng cường quan sát, đội hình hàng ngang, bám sát hai chiếc đi sau, đồng thời công kích. 12 giờ 18 phút, số 1 báo cáo bắn rơi và mấy giây sau số 2 cũng bắn rơi. Vị trí tiêu diệt hai chiếc F-4 này trùng với vị trí tan xác của hai chiếc F-4 trước đó 12 phút, do đôi bay Soát-Thư hạ gục. Đôi bay Phạm Phú Thái và Bùi Thanh Liêm đã lập kỷ lục mới cả về bắn nhanh và tốn ít tên lửa: chỉ trong vài giây đôi bay MiG-21 đồng thời công kích, bắn rơi tại chỗ 2 máy bay địch bằng 2 quả tên lửa. Sở chỉ huy binh chủng dẫn quay về Yên Bái.

Đây là một trong những ngày dẫn đánh địch đạt hiệu quả chiến đấu cao nhất của mặt trận trên không năm 1972 : Dẫn 3 tốp ta với 6 lần chiếc MiG-21, bắn rơi 5 máy bay địch, ta đều an toàn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngày 5 tháng 7 năm 1972, thực hiện ý định đánh địch bảo vệ Đường 1 bắc, kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng: Lê Thành Chơn, dẫn trên bàn dẫn đường và Vương Kính, dẫn trên hiện sóng đã dẫn đôi bay: Nguyễn Tiến Sâm-số 1 và Hạ Vĩnh Thành-số 2 từ Nội Bài, bay thấp, qua nam Hải Dương, rồi kéo cao, vòng lên phía bắc để chặn đánh các tốp địch từ Đầm Hà, qua Đình Lập, vào đánh Đường 1 bắc. Sở chỉ huy dẫn MiG-21 vào tiếp địch tại khu vực cầu Sông Hóa. Với góc vào rất thuận lợi, 60 độ, số 2 phát hiện 4 F-4, 17km và chiếm ưu thế về tốc độ, đôi bay Nguyễn Tiến Sâm và Hạ Vĩnh Thành đã nhanh chóng đuổi kịp và 1 bắn rơi tại chỗ 2 F-4 trong 30 giây. Khi số 1 bị tắt máy, do phóng tên lửa quá gần, lao qua tâm nổ, kíp trực ban dẫn đường đã bám sát từng khẩu lệnh xử lý của người chỉ huy, theo dõi chặt chẽ các bước hành động của phi công và kịp thời dẫn về hạ cánh an toàn, ngay sau khi số 1 mở máy thành công.

Từ những bước tiến rõ rệt trong cách dẫn MiG-21 đánh địch, ta đã tiếp tục phát huy yếu tố về tốc độ, dẫn đôi bay MiG-21 vào tốp cuối của đội hình địch, cả khi chúng bay vào và quay ra để giành ưu thế về chiến thuật, góp phần nâng cao rõ rệt hiệu quả bắn rơi địch.

Để dẫn đánh địch đạt hiệu quả chiến đấu cao, nhất là khi mặt trận trên không năm 1972 diễn ra vô cùng quyết liệt ngoài việc thường xuyên tích lũy những kinh nghiệm hay, ngành Dẫn đường còn rất nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ các nguyên nhân về dẫn đường từ các trận ta bị tổn thất, điển hình như các trận trong ngày 8 tháng 7 năm 1972.

Ý định tác chiến chung của Binh chủng trong ngày hôm đó là sử dụng các đôi bay MiG-21 trực chiến trên các sân bay Nội Bài, Gia Lâm và Yên Bái, đánh địch từ xa, ngoài hỏa lực phòng không của ta để bảo vệ Hà Nội, trên cả hai hướng tây bắc và đông nam, nhưng đề phòng hướng tây nam. Kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng: Phạm Minh Cậy, Đặng Dũng, Phạm Công Kim tại sở chỉ huy và Hoàng Kế Thiện, Vương Kính, Nguyễn Dũng tại C-26, C-53, chịu trách nhiệm dẫn chính MiG-21 ở Gia Lâm và Yên Bái. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn không quân 921: Tạ Quốc Hưng, Trần Đức Tụ tại sở chỉ huy và Lê Thiết Hùng tại C-43, chịu trách nhiệm dẫn chính MiG-21 ở Nội Bài. Công tác chuẩn bị dẫn đường cho trận đánh được tổ chức thực hiện như mọi ngày.

Ngay từ sáng sớm, lúc 5 giờ 49 phút, sau khi theo dõi trên mạng Bị và C-43 phát hiện được tốp 4 chiếc từ Sầm Nưa vào Yên Châu, sở chỉ huy Trung đoàn không quân 921 đã cho đôi bay: Đặng Ngọc Ngự-số 1 và Trần Việt-số 2 ở Nội Bài cất cánh, dẫn ra Thanh Sơn và lên độ cao 4.000m, nhưng địch quay ra, ta cho xuống hạ cánh.

9 giờ 50 phút, C-26 bám được tốp 12 chiếc vòng ở bắc Sầm Nưa 30km, rồi đổi hướng vào Sơn La. Để đề phòng địch vào đánh Yên Bái và nhà máy thuỷ điện Thác Bà, 9 giờ 54 phút 30 giây, đôi bay: Lương Thế Phúc-số 1 và Đỗ Văn Lanh-số 2 ở Yên Bái cất cánh. Sở chỉ huy Yên Bái dẫn MiG-21 xuyên lên trên mây (thời tiết tại sân lúc đó 5-7cu 500-700) và vòng về đỉnh, sau đó sở chỉ huy Binh chủng dẫn tiếp, hướng bay 180 độ, độ cao 3.000m. 10 giờ 00, địch đổi hướng vào Yên Châu, trực ban dẫn đường phán đoán là tốp cường kích, xin đánh và dẫn đôi bay Phúc-Lanh xuống phía nam Yên Châu, rồi vòng phải ngược lên. 10 giờ 04 phút, địch vòng ở độ cao 3.600m, ta vòng ở độ cao 5.000m, tốc độ 1.000km/h. 10 giờ 06 phút, số 1 phát hiện địch ở dưới thấp và 1 phút 30 giây sau, báo cáo địch vòng lại đối đầu. Sở chỉ huy Binh chủng cho thoát ly về Yên Bái.

10 giờ 05 phút, địch cho nhiều tốp vào hướng tây nam Hà Nội, C-26 phát hiện tốp 8 chiếc ở đông Xầm Tơ vào Bá Thước và sau đó C-43 cũng bắt được. Sở chỉ huy Trung đoàn 921 cho đôi bay MiG-21: Phạm Phú Thái và Bùi Thanh Liêm ở Nội Bài cất cánh, đi hướng bay 250 độ. Binh chủng nhắc, không được vào hỏa lực và yêu cầu cho ra Hòa Bình. Đôi bay Thái-liêm vòng qua Hòa Bình, xuống Tân Lạc, Vụ Bản, không gặp địch, sau đó lên Thanh Sơn và về Nội Bài hạ cánh.

10 giờ 08 phút, C-43 bắt được tốp 16 chiếc, độ cao 5.000 ở Hồi Xuân bay lên phía bắc, ta nhận định là cường kích, nên 10 giờ 13 phút, sở chỉ huy Trung đoàn 921 cho đôi bay: Đặng Ngọc Ngự-số 1 và Trần Việt-số 2 ở Nội Bài cất cánh, đi hướng 270 độ, độ cao 500m. 10 giờ 19 phút, MiG-21 qua Thanh Sơn 25km, vì chưa xác định chính xác vị trí tốp cường kích, nên sở chỉ huy cho vòng trái, lên hướng 360 độ và 3 phút sau, cho vòng xuống hướng 180 độ 10 giờ 25 phút, thấy địch từ phía Hòa Bình quay ra, sở chỉ huy cho đôi Ngự-Việt hướng bay 120 độ, sau đó lên độ cao 5.000m, rồi 210 độ, tốc độ 1.000km/h, đón địch ở Suối Rút. Ta dẫn MiG-21 cơ động bám theo địch. 10 giờ 28 phút 40 giây, số 1 phát hiện 4 F-4, bên trái 30 độ, 15km, độ cao 4.000m, cắt chéo ngược chiều, từ trái qua phải và lệnh cho số 2 vòng phải gấp, bám theo. Thấy số 2 thông báo còn 2 chiếc phía sau, số 1 giảm độ nghiêng, rồi bám tiếp và phóng ngay 1 quả tên lửa, sau đó thoát ly bên phải, hướng bay 360 độ. 10 giờ 32 phút, sở chỉ huy cho số 1 hướng bay 30 độ và từ đó mất liên lạc.

Số 2 không kịp vào công kích, kẻo cao, đi hướng 330 độ phát hiện 2 F-4 và lập tức bám theo, đến cự ly khoảng 1.600m, phóng 1 quả tên lửa, nhưng không xác định được điểm nổ. Sau đó, số 2 lại phát hiện 2 F-4 và cố bám vào gần hơn, đến cự ly 1.000m, phóng quả thứ hai, rồi thoát ly ngay sang phải và lại thấy 1 chiếc đối đầu, phía dưới. Lúc này dầu chỉ còn 450 lít và nhìn thấy sân bay Hòa Lạc, số 2 tập tức giảm độ cao, xin xuống hạ cánh và tiếp ất an toàn lúc 10 giờ 39 phút. Phi công Trần Việt bắn rơi 1 F-4. 10 giờ 25 phút, trong khi sở chỉ huy Trung đoàn 921 đang dẫn đôi bay Ngự-Việt vào Suối Rút thì sở chỉ huy Binh chủng cho đôi bay MiG-21: Nguyễn Ngọc Hưng-số 1 và Vũ Đức Hợp-số 2 ở Gia Lâm cất cánh, dẫn vào khu vực Hưng Yên chờ ở độ cao thấp, theo hướng đông bắc-tây nam. 10 giờ 43 phút, C-26 bắt tốt tốp 8 chiếc, độ cao 3.000m ở tây bắc Lang Chánh 15km, đang hướng vào Vụ Bản; dẫn đường tại sở chỉ huy phán đoán là máy cường kích và cho đôi bay Hưng-Hợp vòng phải, hướng bay 270 độ lên độ cao 4.000m. Ngay sau đó, C-26 mất tín hiệu cả ta và địch, sở chỉ huy lập tức "dẫn mò", 10 giờ 46 phút, hướng bay 290 độ, tốc độ 1.000km/h. Đến 10 giờ 48 phút 45 giây, theo dự tính, ta sẽ gặp địch, nhưng đôi bay Hưng- Hợp không thấy địch, sở chỉ huy cho vòng trái về Hưng Yên. 10 giờ 49 phút, từ C-26, dẫn đường hiện sóng báo cáo qua điện thoại, đang bắt tốt địch và trực tiếp dẫn MiG-21 vòng phải, hướng bay 310 độ, tốc độ 950km/h, rồi 360 độ và thông báo vị trí, độ cao địch. Sau đó C-26 lại mất tín hiệu mục tiêu, sở chỉ huy liền thông báo địch bên trái 30 độ 15km. Số 2 phát hiện 4 F-4, đối đầu. 10 giờ 52 phút, số 1 lệnh cho số 2 vào công kích 2 chiếc phía dưới, còn mình công kích 2 chiếc phía trên. Đến 10 giờ 53 phút 25 giây, ta hoàn toàn mất liên lạc với đôi bay Hưng-Hợp.

 

Hoathanhtao

Xe container
Biển số
OF-143470
Ngày cấp bằng
26/5/12
Số km
6,305
Động cơ
410,300 Mã lực
Oánh dấu phát,nghe cụ que chém hay phết!
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Từ diễn biến của các trận trên, ta nhận thấy: Trong năm lần xuất kích, dẫn đường đã phán đoán và lựa chọn chưa đúng các tốp địch cần phải đánh, vì lần đầu cho là trĩnh sát, nhưng có nhiều khả năng là tốp nghi binh; còn bốn lần tiếp theo đều cho là cường kích, nhưng thực tế lại là tiêm kích. Kể cả tốp địch từ Hòa Bình quay ra cũng không phải là cường kích đã vào đánh mục tiêu của ta. Việc dựa vào trình tự thời gian hoạt động của các tốp địch, số lượng chiếc trong từng tốp, độ cao và hướng vào ban đầu của chúng để tìm ra các tốp cần phải đánh là rất cần thiết, nhưng chưa đủ vì địch còn thường xuyên sử dụng nhiêu, cả tiêu cực và tích cực, tách và hợp tốp khá phổ biến, thay đổi độ cao và hướng bay nhiều lần... để đánh lừa ta. Về tính toán thời cơ cất cánh: ba lần đầu đều bị sớm; còn hai lần sau, đúng lúc. Về xử lý các tình huống trong lúc dẫn vào gặp địch: Khi đôi bay Thái-liêm cất cánh sớm, nếu cho ra Thanh Sơn, rồi dẫn xuống theo ý định ban đầu của Binh chủng thì khả năng gặp địch có thể sẽ nhiều hơn, nhưng dẫn đường tại sở chỉ huy lại cho ngay hướng bay 250 độ, nên ta không thể gặp địch trong khu vực dự tính. Trong trận dẫn đôi bay Hưng-hợp, khi C-26 mất tín hiệu ta-địch, dẫn đường tại sở chỉ huy đã chuyển ngay sang "dẫn mò" vào tiếp địch, nhưng kéo dài hơn 4 phút là không cần thiết. Còn khi dẫn đường trên hiện sóng xin dẫn vào tiếp địch lần thứ hai, thực tế là bắt tốt tốp địch khác. Về hỗ trợ phi công sau khi phát hiện địch, qua theo dõi trên đối không, nhất là lúc đôi bay Ngự-Việt, trong khoảng 5 phút, liên tục báo cáo phát hiện địch và xin vào công kích, dẫn đường đã chưa nhạy bén đánh giá hết tình hình, nên chưa kịp thời cảnh báo tiêm kích cho phi công.
Làm rõ được các nguyên nhân về dẫn đường là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để ngành Dẫn đường tiếp tục nâng cao chất lượng hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Ngày 24 tháng 7 năm 1972, kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng: Lê Viết Diện tại sở chỉ huy và Hoàng Kế Thiện tại C-26 chịu trách nhiệm dẫn chính đôi bay: Lê Thanh Đạo-số 1 và Trương Tôn-số 2. Còn kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn. 927: Nguyễn Đăng Điển tại sở chỉ huy và Nguyên Đức Trinh tại C-43 chịu trách nhiệm dẫn chính đôi bay: Nguyễn Tiến Sâm-số 1 và Hạ Vĩnh Thành- số2. Tất cả đều tập trung thực hiện nhiệm vụ dẫn MiG-21 đánh địch trên hướng đông để bảo vệ Đường 1 bắc. Sau khi C-26 và C-43 bắt tốt các tốp địch ở tây Bạch Long Vĩ 40km, bay thẳng lên Hồng Gai, Binh chủng lần lượt cho MiG-21 ở Gia Lâm và Nội Bài vào cấp 1. 12 giờ 20 phút, đôi bay Sâm-Thành cất cánh khỏi Nội Bài và ba phút sau đôi bay Đạo-Tôn rời đường băng Gia Lâm.

Sở chỉ huy Trung đoàn 927 dẫn đôi bay Sâm-Thành lên phía Hiệp Hòa, độ cao 500m. 12 giờ 24 phút, địch vào đến đỉnh 1068 của dãy Yên Tử, rồi lên cầu Sông Hóa, MiG-21 ở Nhã Nam, sở chỉ huy cho vòng trái, hướng bay 120 độ, tốc độ 950km/h, lên độ cao 4.000m, vào tiếp địch.

12 giờ 27 phút, ta đến Đường 13B, số 2 phát hiện 8 F-4, bên trái 90 độ, 12km. Số 1 lệnh cho số 2 tăng tốc độ, vòng trái, cảnh giới phía trên. Ta bám được vào phía sau, tuy còn thấp hơn địch 500m, nhưng cự ly tốt. Phi công Nguyễn Tiến Sâm phóng 2 quả tên lửa, rơi tại chỗ 1 F-4; số 2 cũng phóng 2 quả, nhưng không trúng. 12 giờ 29 phút, sở chỉ huy cho thoát ly về phía Võ Nhai. Đôi bay Sâm-thành vừa cơ động đổi hướng vừa xuống độ cao cực thấp để về Nội Bài. Số 2, trong lúc vào hạ cánh, bị địch bám theo, đã kịp thời làm ngay động tác phản kích theo lệnh của chỉ huy bay, rồi hạ cánh an toàn lúc 12 giờ 42 phút.

Đôi bay Đạo-tôn, sau khi cất cánh, đi thấp. hướng bay 150 độ. C-26 không bắt được ta, nhưng liên tục bám sát địch. Sở chỉ huy Binh chủng vừa "dẫn mò" MiG-21 vừa lựa chọn các tốp địch từ khu vực cầu Sông Hóa-kép-lục Ngạn quay ra Hồng Gai. Ta đến sông Luộc, sở chỉ huy cho vòng trái, hướng bay 60 độ, tốc độ 900km/h và lên độ cao 1.000m. Lúc này C-26 bắt tốt ta-địch. 12 giờ 31 phút, Đôi bay Đạo-Tôn qua đông Hải Dương, sở chỉ huy cho tăng tốc độ lớn, lên tiếp độ cao 6.000 m và đi hướng 80 độ. Lúc này địch từ Lục Ngạn đi ra. Thời cơ vào tiếp địch thuận lợi. 12 giờ 33 phút, qua Đường 18, theo thông báo của C-26, số 1 phát hiện toàn bộ đội hình địch, 12 chiếc F-4, đồng thời chỉ thị cho số 2 vị trí từng tốp. Địch hoàn toàn không phát hiện có MiG bám sau. Đôi bay Đạo-Tôn xin vào công kích, mỗi phi công phóng 1 quả tên lửa, 2 F-4 rơi. 12 giờ 36 phút, sở chỉ huy lệnh thoát ly bên trái, độ cao 9.000m, nhưng chỉ có số 2 thoát ly trái, còn số 1 lại thoát ly phải, vì cho rằng về Nội Bài gần hơn. Trong lúc đó, tại Nội Bài và Kép đều có địch, lượng dầu số 1 còn 900 lít, số 2 còn 800 lít. Sở chỉ huy Binh chủng cho bay theo chế độ tiết kiệm nhiên liệu, tăng cường quan sát trên không và chỉ thị cho các đại đội ra-đa dẫn đường theo dõi địch trên tất cả các độ cao tại hai khu vực trọng điểm Nội Bài và Kép.

12 giờ 51 phút, số 2 hạ cánh xuống Kép và 1 phút sau, số 1 hạ cánh ở Nội Bài an toàn.
Trong tháng 9 năm 1972, ta dẫn thêm ba trận, đôi bay MiG-21 bắn rơi 2 máy bay địch: Ngày 9 tháng 9, kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 921: Tạ Quốc Hưng tại sở chỉ huy và Trịnh Văn Tuất tại C-43 dẫn đôi bay: Lương Thế Phúc và Đỗ Văn Lanh đánh địch từ Sơn Động quay ra. Sau khi vào tiếp địch ở góc 60 độ, số 1 phát hiện 8 F-4 10km và cả hai số đều bắn rơi địch tại khu vực Hồng Gai. Ngày 11 tháng 9, kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 927: Hoàng Trung Thông tại sở chỉ huy và Lê Thiết Hùng tại C-43 dẫn đôi bay: Lê Thanh Đạo và Trần Văn Năm đánh địch bay vào tại Đồng Mỏ. Với góc và tiếp địch 50 độ, số 1 phát hiện 8 F-4, 5km và đôi bay cũng bắn rơi 2 chiếc. Ngày 12 tháng 9, kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 927: Nguyễn Văn Được tại sở chỉ huy và Lê Thiết Hùng tại C-43 dẫn đôi bay: Nguyễn Tiến Sâm và Nguyễn Văn Toàn đánh tốp F-4, 8 chiếc đang thả nhiễu tại Lục Ngạn. Số 2 phát hiện địch ở cự ly 17km, mỗi phi công bắn rơi 1 F-4. Tuy nhiên, trong các trận trên, do địch đông, phân thành nhiều tốp, nhiều tầng, ta kiểm soát không hết, nên một phi công phải phản kích quá lâu, hết dầu và một phi công bị địch đeo bám, bắn trúng, đều trong giai đoạn đã thoát ly bay về, nhưng cả hai đã nhảy dù an toàn.

 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Tháng 10 năm 1972, ta tiếp tục dẫn thành công hai trận rất quan trọng, đó là đôi bay MiG-21 bắn rơi 2 máy bay địch mà ta không hề bị tổn thất.

Ngày 5 tháng 10 năm 1972, sau khi được dẫn từ Nội Bài, vòng lên phía bắc, rồi sang Đồng Mỏ, ta phát hiện địch ở cự ly 20km, nhưng cao xạ bảo vệ ga Đồng Mỏ đang đánh, buộc phải thoát ly và về Nội Bài hạ cánh, đôi bay: Bùi Đức Nhu-số 1 và Nguyễn Tiến Sâm-số 2 đã bắt tay ngay vào chuẩn bị phương án đánh phục kích tại sân bay Yên Bái. Kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng dẫn chính: Lê Thành Chơn tại sở chỉ huy và Trần Đức Thuỷ tại C-26, Sở chỉ huy Trung đoàn 925 ở Yên Bái bổ trợ. Ta cơ động chuyển sân, địch không hề hay biết.

13 giờ 44, khi C-26 bám sát được các tốp địch từ tây Mộc Châu vào phía Yên Bái, sở chỉ huy Trung đoàn 925 nhận lệnh của Binh chủng và tổ chức cho đôi bay Nhu- Sâm mở máy, cất cánh. 13 giờ 52, đôi Nhu-Sâm ở bắc Yên Bái 25km, giữ hướng bay 20 độ, tiếp nhận chỉ huy-dẫn đường của sở chỉ huy Binh chủng và lên độ cao 6.500m. 13 giờ 53 phút, địch đến Văn Yên, trực ban dẫn đường Lê Thành Chơn cho MiG-21 vòng trái quay lại, sau đó một phút thông báo địch bên trái 40 độ, 25km, đang vòng phải về Yên Bái và cho ta tăng tốc độ 1.300km/h. 13 giờ 54 phút 30 giây, số 1 phát hiện 4 F-4, 15km, sở chỉ huy nhắc, địch có 8 chiếc; 15 giây sau, số 2 báo cáo, địch có 6 chiếc và trực ban dẫn đường Trần Đức Thuỷ thông báo phía sau không có địch. 13 giờ 56 phút, số 1 báo cáo, địch đan chéo và bám chặt một chiếc. Thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Trần Hanh nhắc bình tĩnh, yểm hộ lẫn nhau, công kích dứt điểm. 13 giờ 56 phút 40 giây, phi công Bùi Đức Nhu báo cáo bắn cháy 1 F-4 và thoát ly hướng bay 60 độ. Trong lúc đó, số 2 cũng đang bám theo 1 chiếc. Địch lượn vòng, ta lợi thế và 13 giờ 58 phút, phi công Nguyễn Tiến Sâm báo cáo bắn rơi 1 F-4. Sở chỉ huy cho số 2 kéo cao, thoát ly và thông báo địch bên trái 90 độ, 12km, ở phía dưới. Ta cơ động đổi hướng lên phía bắc Tam Đảo, rồi nhanh chóng hạ thấp độ cao và về Nội Bài hạ cánh. Kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng Lê Thành Chơn và Trần Đức Thuỷ đã lập kỷ lục dẫn đôi bay MiG-21 đánh nhanh- diệt gọn. chưa đầy 20 phút từ cất cánh đến hạ cánh, ta bắn rơi 2 chiếc.

Trong ngày, nếu tính cả 2 trận đánh trên, các kíp trực ban Dẫn đường Binh chủng và các trung đoàn 927, 921, 925 và 923 đã dẫn 10 tốp ta, với 14 lần chiếc MiG-21, 6 lần chiếc MIG- 19 và 2 lần chiếc MIG-17 tham gia đánh địch trên nhiều hướng khác nhau. Đây là một trong những ngày có nhịp độ dẫn xuất kích rất cao của mặt trận trên không năm 1972.

Ngày 6 tháng 10 năm 1972, để thực hiện nhiệm vụ cùng với các đôi bay MiG-21 của Trung đoàn 921 ở Kép và MiG-19 của Trung đoàn 925 ở Gia Lâm, tham gia đánh địch bảo vệ Đường 1 bắc, Trung đoàn 927 đã bố trí đôi bay MiG-21: Nguyễn Văn Nghĩa-số 1 và Trần Văn Năm- số 2 trực chiến ở Nội Bài và kíp trực ban dẫn đường dẫn chính: Hoàng Trung Thông tại sở chỉ huy và Lê Thiết Hùng tại C-43.

Trong khi theo dõi trên mạng B1, thấy có nhiều triệu chứng địch sẽ vào hoạt động sớm hơn so với tin dự báo, sở chỉ huy Trung đoàn 927 đã xin chuyển cấp trước. 8 giờ 45 phút, C-43 bắt được nhiều tốp địch từ Tây Sầm Nưa, qua biên giới, hướng vào Yên Châu-Phù Yên, trực ban dẫn đường Hoàng Trung Thông dự tính sẽ dẫn MiG-21 ra Thanh Sơn để đánh địch tại khu vực Phú Thọ-Đoan Hùng, nhưng sở chỉ huy Binh chủng yêu cầu cho MiG-21 lên Bắc Cạn để đánh các tốp địch vòng qua Sơn Dương-Thái Nguyên, vào đánh Đường 1 bắc.

8 giờ 49 phút, đôi bay Nghĩa-Năm cất cánh, lên đầu tây sân bay, sở chỉ huy cho vòng phải, hướng bay 30 độ để tránh tốp tiêm kích địch đang vòng ở tây bắc Thái Nguyên và quyết định vứt thùng dầu phụ, tăng lực ngay để chiếm ưu thế về độ cao và tốc độ. 8 giờ 58 phút, địch đến Sơn Dương, ta ở đông Chợ Mới 15km, sở chỉ huy cho vòng trái, hướng bay 270 độ, tốc độ 1.200km/h và 1 phút 30 giây sau, cho vòng trái, giữ hướng bay 180, 140, rồi 120 độ vào tiếp địch ở cạnh ngoài. Trên hiện sóng, trực ban dẫn đường Lê Thiết Hùng tập trung bảo đảm chắc chắn cho MiG-21 phải vào được cuối đội hình của địch. 9 giờ, số 1 phát hiện 4 F-4 bên trái 45 độ, 18km, độ cao 6.500m. Ta còn cách địch 10km thì chúng cơ động tách tốp. Số 1 lệnh cho số 2 cảnh giới và vào công kích. 9 giờ 04 phút, sau khi phóng quả tên lửa thứ hai, số 1 báo cáo bắn cháy 1 chiếc và khi thoát ly bên phải, thấy có 6 chiếc đối đầu ở phía trên, anh lập tức xuống ngay độ cao 200m và lấy hướng 220 độ, rồi về Nội Bài hạ cánh lúc 9 giờ 09. Số 2 bám theo chiếc đang vòng trái, phóng quả thứ nhất, tên lửa vọt lên phía trước mục tiêu Khi ép độ nghiêng phải, thấy 1 chiếc có thể vào công kích được ngay, anh bám sát luôn và phóng quả thứ hai. Tên lửa nổ dưới bụng chiếc F-4, khói trắng xì ra. Số 2 thoát ly và hạ cánh tại Nội Bài sau số 1 khoảng 3 phút. Đôi bay Nguyễn Văn Nghĩa và Trần Văn Năm đã bắn rơi 2 F-4 và trở về an toàn.

Nhờ quán triệt tốt định hướng tập trung vào dẫn MiG-21 đánh F-4 đa năng, các kíp trực ban dẫn đường đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, phát triển cách dẫn truyền thống đối với MiG-21: đi thấp, kéo cao, tiếp cận nhanh vào cuối đội hình của địch, tạo thuận lợi cho phi công lần lượt hoặc đồng thời vào công kích, thể hiện được khả năng tập trung cao độ hỏa lực của đôi bay, đánh mãnh liệt. Với nhiều trận thắng, từ đôi bay MiG-21 bắn rơi 1 F-4 đến đôi bay MiG-2 1 bắn rơi 2 F-4, ta đều an toàn, vị thế của MiG-21 đã được nâng cao trong cuộc đọ sức vô cùng quyết liệt với không quân Mỹ. Không quân nhân dân Việt Nam đã đánh bại nhiều thủ đoạn chiến thuật nham hiểm của F-4 đa năng trên mặt trận trên không năm 1972. Đó cũng là mốc son của ngành Dẫn đường Không quân.

Từ cuối tháng 5 năm 1972, cách dẫn từng biên đội MIG-17 và MIG-19, chờ trong khu vực tại đỉnh hoặc gần sân bay ở độ cao thấp, có đài chỉ huy bổ trợ vẫn chưa tạo được thế chủ động hoàn toàn cho phi công. Ban Dẫn đường Binh chủng đã cùng với các tiểu ban Dẫn đường hai trung đoàn 923 và 925 tiến hành nghiên cứu kỹ các thủ đoạn hoạt động của địch, phân tích sâu những điểm yếu mà ta có thể tận dụng được, tổ chức học tập tính năng tên lửa A-72 đã được cải tiến lắp lên máy bay MiG-17, MiG-19 và điều chỉnh cách dẫn đôi bay thay cho biên đội khi xuất kích. Trung đoàn 923 và 925 đã xây dựng lại các phương án chiến đấu, tận dụng mọi thời cơ, tranh thủ bay huấn luyện bằng các bài tập nhỏ nhằm nâng cao thêm trình độ điều khiển, xạ kích cho đội ngũ phi công và năng lực dẫn MiG-17, MiG-19 cho đội ngũ dẫn đường. Nhưng khi tổ chức bay huấn luyện, dù chỉ thực hiện một ban rất ngắn gọn, cũng phải thường xuyên đối phó với địch.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC

Ngày 11 tháng 7 năm 1972, Trung đoàn 923 triển khai huấn luyện từ 4 giờ sáng. Sở chỉ huy theo dõi chặt chẽ tình hình địch trên không qua mang B1 và cho mở đài P-12 của C-42. Trung đoàn xin 5 giờ 15 phút cất cánh, nhưng có tin không quân của hải quân địch sẽ hoạt động từ 5 giờ 30 đến 6 giờ 40, nên Binh chủng yêu cầu chờ. Đến 5 giờ 48 phút, đôi bay MiG-17: Hán Vĩnh Tưởng-số 1 và Hoàng Thế Thắng-số 2 cất cánh từ Kép, sau đó lên đỉnh sân vòng hai vòng, rồi ra khu vực Nhã Nam để thực hiện bài bay huấn luyện có mang tên lửa A-72. 5 giờ 50 phút, chiếc UMIG-15 cất cánh bay bài vòng kín hẹp: phi công Lương Quốc Bảo làm giáo viên ngồi buồng sau và phi công Hoàng Tam Hùng, ngồi buồng trước.

5 giờ 52 phút, khi thấy tốp dịch, trước đó hoạt động ở đông Thái Bình 20km, đổi hướng vào phía Hải Dương, trực ban dẫn đường Đào Công Thạnh tại sở chỉ huy, chấp hành lệnh đình chỉ bay huấn luyện của thủ trưởng Lưu Huy Chao, cho đôi Tưởng-Thắng, hạ thấp độ cao, đi Hiệp Hòa với ý định vừa tránh địch phát hiện vừa sẵn sàng chiến đấu, đồng thời có thể nhanh chóng xuống Nội Bài hạ cánh khi cần. Trong lúc đó, chiếc UMIG-15 vừa mới qua vị trí vòng 2. Biết địch đã vào, phi công Lương Quốc Bảo xin xuống hạ cánh ngay, nhưng chỉ huy bay Nguyễn Văn Thọ, lệnh thu càng, đi Nội Bài. Vừa làm động tác bay lại vừa quan sát xung quanh, phi công Lương Quốc Bảo thấy 2 F-4 ngược chiều, lao qua đầu, anh bình tĩnh điều khiển máy bay đúng thứ tự động tác bay lại, sau đó giữ ngay tốc độ cơ động có lợi và xuống độ cao cực thấp, thoát ly về Nội Bài hạ cánh an toàn. Trong khi đang vòng ở 1 Hiệp Hòa, căn cứ vào các thông báo về địch trên đối 1 không, đôi Tưởng-Thắng tăng cường quan sát về phía Phả Lại-Bắc Giang. 5 giờ 57 phút, số 2 báo cáo phát hiện 2 F-4 bên trái, 5km. Số 1 quyết định cắt vào đánh, số 2 nhắc số 1 chú ý bật công tắc tên lửa A-72. Phi công Hán Vĩnh Tưởng thấy cự ly rút ngắn rất nhanh, anh chuyển ngay sang dùng pháo, bắn 3 loạt liên tiếp, chiếc F-4 bốc cháy và giặc lái nhảy dù, đồng thời cơ động gấp theo lệnh của đài chỉ huy bổ trợ. Còn phi công Hoàng Thế Thắng, tuy không theo kịp số 1, nhưng bám được 1 chiếc F-4, vừa bắn rơi địch thì bị trúng tên lửa của chiếc F-4 khác. Đồng chí đã hy sinh sau khi nhảy dù. 6 giờ 05 phút, số 1 hạ cánh tại Nội Bài.

Từ dẫn bay huấn luyện chuyển ngay sang chiến đấu, tạo cơ hội cho đôi bay MiG-17 hạ gục 2 F-4 trong giai đoạn MiG- 1 7 đang gặp rất nhiều khó khăn về cách đánh là bài học vô cùng quý giá đối với ngành Dẫn đường Không quân. Ngày 2 tháng 9 năm 1972, đôi bay MiG-19: Hoàng Cao Bổng-số 1 và Phùng Văn Quảng-số 2 trực chiến tại Nội Bài. Ngoài pháo 30mm, cả 2 máy bay đều có thêm tên lửa A-72. Ta quyết tâm thực hiện cách dẫn: đi thấp, kéo cao vào tiếp địch, phát huy khả năng tăng nhanh tốc độ của MiG-19, bám gần, dùng pháo là chủ yếu và chỉ sử dụng tên lửa khi có đủ các điều kiện xạ kích. Đây là một trong những nhân tố quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn cho cách dẫn MiG-19. Để hỗ trợ cho trực ban dẫn đường Lưu Văn Cộng tại sở chỉ huy Trung đoàn 925, Binh chủng đã bố trí trực ban dẫn đường hiện sóng Lê Thiết Hùng của Trung đoàn 927 tại C-43 cùng dẫn. Trong ngày, còn có hai đôi MiG-21 và một đôi MIG-17 của các trung đoàn bạn cùng tham gia đánh địch.

11 giờ 29 phút, C-26 và C-43 đều bám sát được các tốp địch ở tây Quan Hóa-Hồi Xuân 35km đang bay lên hướng bắc. 11 giờ 33 phút, địch lên đến đông Mộc Châu 20km thì đôi bay Bổng-Quảng cất cánh, một phút sau, sở chỉ huy cho hướng bay 100 độ, độ cao 500m, tốc độ 850km/h. C-43 bắt địch tốt, nhưng không thấy ta, sở chỉ huy buộc phải "dẫn mò". 11 giờ 37 phút, địch ở nam Thanh Sơn 10km, ta vòng trái, hướng bay 290 độ, lên độ cao 2.500rn.

11 giờ 38 phút, sở chỉ huy thông báo địch phía trước 45km, sau đó, phía trước 30km, đồng thời C-43 cũng thông báo địch 8 chiếc tại đầu đông sân bay Nội Bài. Trong thế vào tiếp địch đối đầu, song song có giãn cách, 11 giờ 42 phút, số 1 phát hiện F-4, bên trái 30 độ và số 2 báo cáo có F-105 bên trái, 8km. Do không thấy F-105, số 1 quyết định vòng trái, cắt vào tốp F-4 và dùng pháo. 11 giờ 44 phút, phi công Hoàng Cao Bổng báo cáo bắn cháy 1 chiếc, nhưng sau đó bị trúng tên lửa của địch và nhảy dù an toàn. Phi công Phùng Văn Quảng, sau khi bám được tốp F-105 đã phóng tên lửa A-72 nhưng không kết quả đã chuyển sang dùng pháo và bắn rơi 1 chiếc. Đến 11 giờ 48 phút, C-43 mới phát hiện được MIG-19 ở Phả Lại và dẫn số 2 thoát ly về Kép.

Đây cũng là trận đánh đã mang lại bài học vô cùng quý giá. Ta đã tận dụng khả năng tăng nhanh tốc độ của MiG-19 ở độ cao thấp để dẫn vào cuối đội hình của địch, tạo được thế chủ động cho đôi bay MiG-19 bắn rơi 2 máy bay địch trong giai đoạn MIG-19 cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về cách đánh.


*

* *

 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngày 1 tháng 9 năm 1972, Binh chủng tổ chức triển khai gấp các mặt công tác chuẩn bị cho nhiệm vụ sử dụng lực lượng Il-28 và MiG-21 tập kích căn cứ Buôn Loọng của địch ở tây bắc Bản Ban 25km. Căn cứ quân sự này do lực lượng phái hữu Lào-Thái Vàng Pao xây dựng và chiếm giữ từ lâu. Sau khi bị quân giải phóng nhân dân Lào và bộ đội tình nguyện Việt Nam đánh thiệt hại nặng hồi tháng 8 năm 1972, địch rút về Buôn Loọng hòng củng cố lực lượng và tìm cách phản công lại ta. Chúng kéo về đây 3 tiểu đoàn. Hàng ngày có từ 60 đến 70 lần chiếc máy bay vận tải và trực thăng lên xuống hoạt động. Ngoài ra, còn có lực lượng pháo phòng không 12,7mm, nhưng không nhiều. Ta quyết tâm tiêu diệt căn cứ quan trọng này.

Dựa vào kế hoạch sử dụng không quân chi viện hỏa lực trong chiến dịch Cánh Đồng Chum-Xiêng Khoảng, mang mật danh K-61, đã được Binh chủng xây dựng từ tháng 6 năm 1972, Ban Dẫn đường đã nhanh chóng dự kiến phương án dẫn bay tập kích cơ bản. Tiếp sau đó, căn cứ vào kế hoạch tác chiến cụ thể của Binh chủng, Ban Dẫn đường cùng với Chủ nhiệm Dẫn đường Trung đoàn 919 Phan Phi Phụng và tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 921 hoàn tất phương án dẫn bay tập kích căn cứ Buôn Loọng bằng Il-28 và MiG-21.

Những nội dung dẫn đường quan trọng đều được đưa ra thảo luận rất kỹ và tính toán chính xác như: độ cao bay trên từng đoạn, thời cơ cất cánh và thời điểm tập kích, lựa chọn bom và các số liệu ngắm ném bom vào mục tiêu cao hơn mực nước biển khoảng 1.800m, cách nhận biết mục tiêu trên địa hình rừng núi ngoài biên giới, đội hình vào công kích của Il-28 và MiG-21; thứ tự sử dụng Li-2 chuyển tiếp chỉ huy, MiG-21 yểm hộ và Mi-4 cấp cứu; bố trí thêm 1 dẫn đường trên không Il-28 Đỗ Tuấn và trợ lý dẫn đường Trung đoàn 923 Đào Công Thạnh vào kíp trực ban dẫn đường tại sở chỉ huy Binh chủng. Tất cả đều nhằm thực hiện bằng được quyết tâm "Đi đến nơi, ném trúng đích, về an toàn" (Tài liệu về trận đánh số. 156/TM, ngày 22 tháng 3 năm 1973).

Sau khi 2 chiếc Il-28 được hồi phục xong toàn bộ về mặt kỹ thuật, 2 tổ bay bắt tay ngay vào bay hồi phục kỹ thuật lái-dẫn đường và bay huấn luyện có sử dụng bom, đạn thật theo phương án đánh địch vì trước đó, trong thời gian khá dài Il-28 đã tạm ngừng hoạt động. Trong những ngày chờ lệnh thực hiện nhiệm vụ, căn cứ vào bản đồ địa hình, kết hợp với các thông tin thu được về căn cứ Buôn Loọng, ta đã đắp sa bàn để nghiên cứu sâu them cách đánh và cách dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ bay Il-28 và phi công MiG-21 có thể phát hiện mục tiêu từ xa và nhanh chóng phân chia mục tiêu khi vào công kích.

Ngày 9 tháng 10 năm 1972, tận dụng thời cơ giữa hai đợt hoạt động của địch vào đánh Thái Nguyên, lúc 11 giờ 12 phút, 2 chiếc Il-28 chuyển sân từ Gia Lâm lên Nội Bài để lắp bom và chuẩn bị trực tiếp cho trận đánh. Chiếc máy bay số 02 được lắp 8 quả bom phá-mảnh 250kg. Chiếc máy bay số 04 được lắp 8 quả bom mẹ 250kg, mỗi quả bom mẹ chứa 1.500 quả bom con. Đây là chiếc máy bay trinh sát đã được cải tiến thành máy bay ném bom từ tháng 7 năm 1971. 16 giờ 05 phút, địch vừa quay ra thì ta cho kéo máy bay vào vị trí trực chiến. 16 giờ 20 phút, lệnh mở máy. 16 giờ 25 phút 30 giây, tổ bay Il-28: lái chính Nguyễn Văn Trừ, dẫn đường trên không Thân Xuân Hạnh và xạ thủ súng máy kiêm thông tin trên không Ngô Văn Trung, trên máy bay số 04, cất cánh trước. 30 giây sau, tổ bay Il-28: lái chính Bùi Trọng Hoan, dẫn đường trên không Nguyễn Đình Nhẫn và xạ thủ súng máy kiêm thông tin trên không Nguyễn Văn Tá (Theo bản can trận đánh và một số sách có chi tiết chưa thống nhất), trên máy bay số 02, rời đường băng Nội Bài. Sở chỉ huy cho Li-2 vào khu vực chuyển tiếp chỉ huy theo đúng kế hoạch. Căn cứ vào tình hình thực tế, Binh chủng quyết định chỉ sử dụng MiG-21 làm nhiệm vụ yểm hộ cho Il-28.

Từng tổ bay Il-28 thực hiện tự dẫn theo phương án, không liên lạc đối không, lần lượt vòng trái, qua đài xa ở đầu tây sân bay, giữ hướng 266 độ, tốc độ 600km/h đi Cò Nòi (đông nam Mai Sơn 10km). Tại khu vực Ba Vì, ta đi dưới mây Cb, sau đó lên dần độ cao, ở phía dưới có 6, 7 phần mây Cu, nhưng dẫn đường tổ bay vẫn liên tục xác định chính xác vị trí máy bay. Đến Cò Nòi, ta vòng trái, giữ hướng bay 215 độ, độ cao 2.300m đi Sốp Khao (tây bắc Bản Ban 43km). Tại khu vực Pa Thí, gặp mây Cb, từng chiếc đều tránh sang bên trái, rồi trở lại đúng đoạn bay dự tính Cách Sốp Khao 3 phút, ngang điểm kiểm tra Viếng Thoong, chiếc đi đầu lên độ cao 2.700m và giữ tốc độ 500km/h, chiếc thứ hai giữ nguyên độ cao và giữ tốc độ 400km/h để điều chỉnh đội hình sẵn sàng vào công kích. Đến Sốp Khao, vòng trái, vào hướng 134 độ, ta quan sát thuận mặt trời và phát hiện ngay toàn bộ căn cứ Buôn Loạng, đồng thời nhanh chóng điều chỉnh đúng độ cao và tốc độ cần thiết để ném bom. Căn cứ vào các thông tin rất ngắn gọn của đài chỉ thị mục tiêu, dẫn đường trên không Thân Xuân Hạnh và Nguyễn Đình Nhẫn tính toán hiệu chỉnh vào đúng hướng chiến đấu, có góc cắt chéo nhỏ so với hướng đường băng của địch và lấy đúng các phần tử ngắm ném bom. 17 giờ 04 phút, với 8 quả bom mẹ và 2 loạt pháo 23mm với tổng số 220 viên đạn, tổ bay thứ nhất đánh vào khu nhà gần đầu sân bay và 1 phút sau, với 8 quả bom phá-mảnh, tổ bay thứ hai đánh tiếp vào khu nhà sát sở chỉ huy và 4 loạt pháo 23mm với tổng số 300 viên đạn bắn vào 4 góc sở chỉ huy của địch. Ta thoát ly, hướng bay 58 độ, độ cao 2.500m. 17 giờ 07 phút, đài chỉ thị mục tiêu thông báo, các mục tiêu quy định đều bị đánh trúng. Từ 17 giờ đến 17 giờ 36 phút, đôi bay MiG-21 Nguyễn Công Huy-Đỗ Văn Lanh được dẫn vào yểm hộ trên tuyến Bá Thước-Yên Châu. Il-28 về Nội Bài hạ cánh an toàn lúc 17 giờ 37 phút.

Với chiến công: Phá huỷ và làm hỏng nặng 78 ngôi nhà, cháy 1 kho xăng và nổ 1 kho đạn, đánh trúng sở chỉ huy, đánh hỏng 1 đoạn đường băng, tiêu diệt và làm bị thương 300 tên địch, 2 tổ bay Nguyễn Văn Trừ-Thân Xuân Hạnh-Ngô Văn Trung và Bùi Trọng Hoan-Nguyễn Đình Nhẫn-Nguyễn Văn Tá đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao. Ngành Dẫn đường có thêm bài học quý báu về chọn đúng thời cơ chuyển sân và xuất kích, đánh địch vào đúng lúc chúng đã thu quân về căn cứ, tận dụng được hướng công kích khi mặt trời đã xuống thấp, ném bom và bắn pháo trúng mục tiêu trên vùng núi cao để tạo ra đòn tập kích bí mật, bất ngờ. Đội ngũ dẫn đường trên không Il-28 đã trực tiếp góp phần xứng đáng vào truyền thống dẫn đánh thắng trận đầu cho máy bay ném bom Il-28 và tạo nên sự kiện lịch sử quan trọng của ngành Dẫn đường.

Ngày 9 tháng 10 năm 1972 trở thành một trong những ngày đánh địch đạt hiệu quả chiến đấu cao nhất của Không quân nhân dân Việt Nam.



*

* *

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top