[Funland] Lịch sử Dẫn đường Không quân

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
7 giờ 03 phút, trực ban dẫn đường Đào Ngọc Ngư đề nghị cho MIG-17 vào cấp 1, mở máy, cất cánh ngay và ra khu vực Sơn Tây-Hòa Lạc. 7 giờ 07 phút 30 giây, theo kế hoạch hiệp đồng, thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 923 Nguyễn Phúc Trạch lệnh cho biên đội MIG-17: Vũ Thế Xuân-số 1, Nguyễn Quang Sinh-số 2, Nguyễn Hồng Điệp- số 3 và Nguyễn Phi Hùng-số 4 cất cánh từ Gia Lâm, trực ban dẫn đường Hà Đăng Khoa cho vòng qua phía bắc Hà Nội, vào khu vực Hòa Lạc, độ cao 2.000m. 7 giờ 13 phút, số 1 báo cáo ở độ cao 2.000m tầm nhìn xấu. Trực ban dẫn đường Đào Ngọc Ngư vừa theo dõi MiG-21 đang được dẫn vào tốp 8 chiếc thứ hai vừa điều chỉnh cách bay cho biên đội MiG-17 để lựa thời cơ thuận lợi. Khi MiG-21 bắt đầu khép giãn cách, trực ban dẫn đường xin cho MIG-17 rời khỏi khu vực Hòa Lạc vào đánh địch tại Phú Thọ. Thủ trưởng Đào Đình Luyện nhắc: MiG-21 đánh trước, MiG-17 đánh sau. Trực ban dẫn đường Đào Ngọc Ngư dẫn MiG-17 lên Sơn Tây-thanh Sơn, vòng phải vào Phú Thọ ở độ cao 2.000m và thông báo vị trí mục tiêu. MiG-17 được dẫn vào đánh tiếp với góc 90 độ, số 2 phát hiện F-4, 10km và nhiều F-105 khác, đồng thời báo cáo có 4 F-4 phía sau. Số 1 phân công yểm hộ và chỉ huy biên đội vào không chiến. Các phi công Vũ Thế Xuân và Nguyễn Phi Hùng, mỗi người bắn rơi 1 F-105 (Dẫn đường thống kê các trận đánh của Không quân, quyển L). Sau đó MiG-17 cũng về Nội Bài hạ cánh.

Mũi tây bắc của địch đánh vào Hà Nội bị bẻ gẫy. Đây là lần đầu tiên ta dẫn thành công 2 loại cùng đánh trong một khu chiến, cùng thời gian và có độ cao chênh lệch phù hợp. Sau khi nhận được tin: từ 15 giờ đến 15 giờ 30 phút sẽ có 60 lần/chiếc máy bay địch hoạt động, các thủ trưởng Nguyễn Văn Tiên và Đào Đình Luyện quyết định cho MiG-21, MiG-17 của không quân ta và MiG-21 của Đoàn Z tập trung đánh phía tây và tây bắc Hà Nội. Căn cứ vào tình báo B1, kíp trực ban dẫn đường Binh chủng phán đoán 15 giờ 30 phút, địch sẽ vào đến mục tiêu và đề nghị ta nên cất cánh không muộn hơn 15 giờ 09 phút. Thủ trưởng đồng ý. Từ 14 giờ 59 đến 15 giờ 5 phút, thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 921 Trần Hanh và 923 Nguyễn Phúc Trạch lần lượt đề nghị cho đơn vị mình cất cánh, nhưng thủ trưởng Nguyễn Văn Tiên thấy còn sớm và đến 15 giờ 07 phút, mới đồng ý.

Đúng 15 giờ 09 phút, đôi bay MiG-21: Đặng Ngọc Ngự và Nguyễn Văn Cốc cất cánh khỏi Nội Bài. Trực ban dẫn đường Phạm Minh Cậy cho MiG-21 xuống Lương Sơn-vụ Bản, nhưng địch chưa vào, buộc phải cho vòng trái tại Vụ Bản, sau đó cải hướng bay 270 đô bay về phía Mai Châu. 15 giờ 20 phút, dẫn đường hiện sóng Nguyễn Quang Sáng tại C-47 phát hiện có 2 tốp địch ở đông Sầm Nưa 50km, hướng vào Suối Rút, trực ban dẫn đường Binh chủng Lê Thành Chơn thông báo ngay cho sở chỉ huy Trung đoàn 921. Trực ban dẫn đường Phạm Minh Cậy cho MiG-21 tiếp tục giữ hướng bay 270 độ. 15 giờ 21 phút, dẫn đường hiện sóng Hoàng Kế Thiện tại C-45 cũng phát hiện địch, nhưng ta đã vào thế đối đầu và chỉ được 1 phút rồi lại mất. 15 giờ 22 phút, sở chỉ huy Trung đoàn 921 đề nghị Binh chủng dẫn hỗ trợ thì đã quá muộn, buộc phải cho thoát ly và dẫn về Kép hạ cánh.​
Cũng vào 15 giờ 09 phút, biên đội MiG-17: Vũ Thế Xuân, Nguyễn Quang Sinh, Nguyễn Hồng Điệp và Nguyễn Phi Hùng cất cánh từ Gia Lâm (sau trận buổi sáng về Nội Bài, biên đội cơ động xuống Gia Lâm ngay), bay xuống Kim Bôi, cũng tương tự như MiG-21, địch chưa vào. Sở chỉ huy Trung đoàn 923 dẫn vòng phải lên Hòa Bình, rồi vòng trái xuống Vụ Bản. 15 giờ 21 phút, ra-đa dẫn đường của trung đoàn bắt được mục tiêu, sở chỉ huy cho biên đội vòng trái về phía Suối Rút, góc vào tiếp địch 90 độ, bay bằng 1 phút và thông báo vị từ mục tiêu. Biên đội phát hiện 4 F-4, 25km và trong quá trình vòng trái về Hòa Bình lại thấy thêm 8, rồi 12 chiếc F-4 nữa. Khi chúng biết ta đang cắt vào, lập tức vứt bom, vòng trái về hướng tây bắc. Không chiến quyết liệt từ Hòa Bình đến Suối Rút. 15 giờ 28 phút, sở chỉ huy Trung đoàn 923 thấy nếu kéo dài, sẽ bất lợi, cho lệnh thoát ly. Nhưng phải đến phút thứ 34, MiG-17 mới thoát ly được và về Hòa Lạc hạ cánh.

Với kết quả trên, MiG-17 đã cản phá được 2 tốp lớn F-4 cường kích đánh vào Hà Nội, nhưng chưa thực hiện đánh phối hợp, hiệp đồng đúng nghĩa của nó. Nguyên nhân về dẫn đường là chọn khu chờ cho MiG-21 chưa thật hợp lý, dẫn MiG-21 vào đối đầu, nhưng không kịp tạo gián cách, dẫn đường Binh chủng chưa quyết đoán dẫn vượt cấp khi thấy dẫn đường trung đoàn cho MiG-21 vào thế bất lợi...

Trong năm 1967, dẫn đánh phối hợp, hiệp đồng giữa MiG-21 và MiG-17 đã có bước chuyển biến mới. Đó là số trận dẫn hai loại cùng đánh ngày càng tăng, dẫn đánh phân đoạn các tốp mục tiêu trong một đội hình lớn của địch đạt hiệu quả cao, luôn phát huy cách dẫn sở trường của từng loại để dẫn MiG-21 vào đánh các tốp phía sau và MIG-17 vào đánh các tốp phía trước của đội hình địch, đặc biệt đã dẫn thành công hai loại cùng đánh trong một khu chiến, ở hai độ cao phù hợp với tính năng cơ động của máy bay ta. Cách dẫn đánh phối hợp, hiệp đồng giữa hai loại còn được vận dụng ngay trong các trận MIG-17 đánh phục kích tại Kiến An.

*

* *​
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Sáng ngày 23 tháng 4 năm 1967, địch đánh hỏng nặng đường băng, đường lăn, sân đỗ của sân bay Kiến An. Ngay đêm hôm đó và sáng sớm ngày hôm sau, ta tập trung lực lượng tổ chức sửa chữa gấp. Thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Nguyễn Văn Tiên quyết định: khẩn trương khắc phục mọi khó khăn để đưa MIG-17 vào trực chiến. Sau khi quán triệt ý định đánh phục kích tại Kiến An, kíp trực ban dẫn đường Binh chủng đã kịp thời đề xuất phương án dẫn bay và chịu trách nhiệm dẫn chính. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 923 tại Kiến An đảm nhiệm dẫn bổ trợ.
Chiều ngày 24 tháng 4 năm 1967, địch từ Cửa Ông, qua phía bắc núi Am Vạp (đỉnh 1094 của dãy Yên Tử), hướng vào Sơn Động. Tại Kiến An, MIG-17 được nguy trang kín đáo và luôn sẵn sàng xuất kích. Biên đội: Võ Văn Mẫn-số 1, Nguyên Bá Địch-số 2, Nguyễn Văn Bảy-số 3 và Nguyễn Thế Hôn-số 4 thực hiện chuyển cấp, mở máy, lăn ra từ vị trí sơ tán bí mật rất nhịp nhàng, khớp với ý định đánh địch của sở chỉ huy Binh chủng. Sau khi cất cánh, trực ban dẫn đường Binh chủng Nguyễn Văn Chuyên cho MiG-17 bay thấp qua Đông Triều và vòng vào chặn địch ở phía tây Sơn Động. Với góc vào tiếp địch 25 độ, số 1 phát hiện F-4, 5km và chỉ huy các số vào công kích. Ta đánh rất bất ngờ, Nguyễn Bá Địch và Nguyễn Văn Bảy, mỗi phi công bắn rơi 1 F-4. Biên đội phân thành hai tốp quay lại Kiến An hạ cánh.

Sau khi 4 chiếc MiG-17 vừa được kéo vào khu sơ tán cất giấu an toàn xong thì địch đánh phá dữ dội sân bay. Tối ngày 24 tháng 4, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 923 Nguyễn Phúc Trạch đã có mặt kịp thời, tổ chức sửa chữa gấp ngay trong đêm và đến khoảng 4 giờ sáng hôm sau (ngày 25 tháng 4), sân bay Kiến An đã được khôi phục xong. Binh chủng tiếp tục cho MIG- 17 trực chiến. Nhiệm vụ của kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng và Trung đoàn 923 vẫn được giữ nguyên như hôm trước. Biên đội: Nguyễn Văn Bảy-số 1, Hà Bôn-số 2, Nguyễn Thế Hôn-số 3 và Nguyễn Bá Địch-số 4 đã kiên trì phục kích từ sáng sớm (phi công Hà Bôn đi cùng ô tô với Trung đoàn trưởng Nguyễn Phúc Trạch từ Gia Lâm xuống Kiến An vào tối ngày 24 tháng 4 năm 1967, ngay sau đó Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 923 Lê Oánh và phi công Võ Văn Mẫn đi ô tô quay lại Gia Lâm). Đến trưa ngày 25 tháng 4 năm 1967, địch từ hướng biển đánh vào Hải Phòng. Trực ban dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên, dựa vào tình báo B1 cho cất cánh đúng thời cơ và dẫn MIG-17 vào tiếp địch với góc 90 độ. Dẫn đường hiện sóng Binh chủng Vũ Đức Bình bám sát ta-địch. Số 2 phát hiện cả A-4 và F-8, cự ly 6km. Số 1 chỉ huy biên đội vào không chiến tại khu vực Hải Phòng - Kiến An. Nguyễn Thế Hôn và Nguyễn Bá Địch mỗi phi công bắn rơi 1 A-4, sau đó phi công Hà Bôn bắn rơi 1 F-8
(Lịch sử Trung đoàn không quân 923 (1965-2000), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.2000, tr.58. Còn "Dẫn đường thông kê các trận đánh của Không quân", quyển L: ta bắn rơi 2 F-4 và 1 F-8). Biên đội tách thành 2 tốp, nhanh chóng thoát ly về sân bay Gia Lâm hạ cánh.

Trên đây là hai trận dẫn MIG-17 đánh phục kích tại sân bay Kiến An đạt hiệu quả rất cao của mặt trận trên không vào đầu năm 1967.


Sáng sớm ngày 11 tháng 7 năm 1967, thấy có nhiều triệu chứng địch sẽ đánh Hải Dương, thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Nguyễn Văn Tiên yêu cầu phải tổ chức theo dõi chặt chẽ tình hình địch ở hướng đông nam, ta sẵn sàng đưa MIG-17 (4 chiếc đã chuyển sân cơ động xuống từ chiều hôm trước) vào đánh phục kích tại sân bay Kiến An và cho MiG-21 từ Nội Bài làm nhiệm vụ nghi binh, yểm hộ. Kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng dẫn chính tại sở chỉ huy Nguyễn Văn Chuyên, Đào Ngọc Ngư dẫn MiG-21, Phạm Từ Tịnh, Vũ Đức Bình dẫn MIG-17 và Nguyễn Quang Sáng trên hiện sóng. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 923 và 921 dẫn bổ trợ.

Dựa vào tình báo B1, 7 giờ 24 phút, 2 đôi bay MiG-21 liên tiếp cất cánh từ Nội Bài. Đôi thứ nhất: Lê Trọng Huyên-số 1 và Đồng Văn Song-số 2, do trực ban dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên dẫn, bay theo Đường 18, qua Đông Triều, Hải Phòng vào yểm hộ và sẵn sàng đánh địch ở độ cao trung bình. Còn đôi thứ hai: Trần Ngọc Xíu và Mai Cương, do trực ban dẫn đường Đào Ngọc Ngư dẫn, bay theo Đường 1 nam vào nghi binh tại khu vực Ân Thi - Hưng Yên.

7 giờ 26 phút, C-45 bắt được tốp cường kích 12 chiếc của địch ở đông nam cửa Ba Lạt 50km, bay về phía cửa sông Thái Bình. 7 giờ 29 phút, sở chỉ huy Binh chủng cho biên đội MiG-17: Lưu Huy Chao, Lê Hải, Bùi Văn Sưu và Nguyễn Đình Phúc cất cánh, sở chỉ huy Kiến An dẫn bổ trợ, đi Ninh Giang vào khu chiến Phủ Cừ-Thanh Miện để sở chỉ huy Binh chủng dẫn tiếp đánh tốp cường kích 12 chiếc. Nhưng đến khu chiến, biên đội MIG-17 gặp mây thấp, không lên độ cao theo đúng hiệp đồng, nên C-45 không bắt được và đối không sở chỉ huy Binh chủng cũng không liên lạc được, đồng thời do nhận được thông báo của đài chỉ huy bổ trợ Ninh Giang: địch toàn tiêm kích F-4 và F-8 (đài chỉ huy bổ trợ nhận dạng nhầm), nên biên đội MIG-17 đã tự vòng tại chỗ, chờ đánh cường kích quay ra, nhưng không thành. Sau đó thoát ly về Gia Lâm hạ cánh.

Đội bay Huyên-Song bay đúng hiệp đồng, sẵn sàng vào yểm hộ, mặc dù lúc đó Binh chủng không bắn được MiG-17, nhưng thấy tình thế còn có lợi đối với MiG-21, trực ban dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên đã đề nghị cho chuyển sang đánh chính và được thủ trưởng đồng ý. 7 giờ 35 phút, đôi Huyên-Song vừa bay qua Kiến An, được dẫn ngay vào tiếp địch với góc 50 độ. Số 1 nhanh chóng phát hiện A-4 có F-8 yểm hộ trong đội hình, cự ly 12km. phi công Lê Trọng Huyên cắt vào tốp A-4, bám theo 1 chiếc, phóng tên lửa, 1 A-4 rơi. Đồng chí thoát ly bên trái xuống độ cao thấp rồi lật sang phải, vòng qua Hải Dương. Số 2 bám theo 2 chiếc khác, nhưng không kịp bắn, vì thấy cao xạ bảo vệ Hải Dương bắn lên, đành phải kéo cao và thoát ly về Nội Bài. Sau khi vòng xuống phía nam Hải Dương, số 1 phát hiện 1 chiếc máy bay khác trên đường bay ra, bèn đuổi theo, phóng quả tên lửa thứ hai, nhưng không trúng và về Nội Bài hạ cánh.

Đây là trận dẫn MiG-17 đánh phục kích có MiG-21 phối hợp, hiệp đồng đầu tiên. Tuy dẫn MiG-17 đánh phục kích không thành công, nhưng dẫn đường đã xử lý tốt một số tình huống: dẫn đôi MiG-21 thứ nhất từ yểm hộ chuyển sang đánh chính đúng ý định, đúng thời cơ, kịp thời cản phá tốp địch đánh vào Hải Dương, góp phần bảo vệ hai cầu quan trọng trên đường 5 là Phú Lương và Lai Vu; dẫn đôi MiG-21 thứ hai bay trong khu nghi binh ở độ cao cao đúng yêu cầu chiến thuật, sau đó chuyển sang bay yểm hộ cho đôi MiG-21 thứ nhất và biên đội MiG-17 trong suốt quá trình về hạ cánh. Tuy nhiên, dẫn đường tính thời gian cất cánh cho đôi MiG-21 thứ nhất và biên đội MiG-17 theo tình báo B1 còn để bị muộn, chưa kịp thời yêu cầu sở chỉ huy Kiến An hoặc qua đối không với đôi MiG-21 thứ hai truyền lệnh cho biên đội MIG-17 lên độ cao cần thiết...​
Trong thời gian cuối tháng 9, đầu tháng 10 năm 1967, địch liên tục đánh phá các mục tiêu thuộc Hải Phòng, các tuyến đường bộ và đường sắt Hải Phòng-Hải Dương, Hồng Gai-Đông Triều mà không thấy không quân ta xuất hiện, số lượng máy bay tiêm kích yểm hộ giảm đi rõ rệt, đường bay và đội hình ít thay đổi. Bộ Tư lệnh Binh chủng đã chớp thời cơ này để tổ chức đánh phục kích có phối hợp, hiệp đồng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngày 21 tháng 9 năm 1967, sau khi biên đội MiG-17. Hồ Văn Quỳ-số 1, Nguyễn Đình Phúc-số 2, Bùi Văn Sưu- số 3 và Lê Sĩ Diệp-số 4 (Lịch sử Trung đoàn không quân 923 (1965-2000), Sđd, tr.71. Còn "Dẫn đường thông kê các trận đánh của Không quân", quyển L: Quỳ-Điệp-Sưu) xuất kích buổi sáng, không gặp địch, về Gia Lâm hạ cánh; thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Hoàng Ngọc Diêu quyết định cho MIG-17 chuyển sân cơ động để đánh phục kích tại sân bay Kiến An, sau đó sẽ quay trở lại Gia Lâm và yêu cầu MIG-17 ở Gia Lâm và MiG-21 ở Nội Bài làm nhiệm vụ yểm hộ. Kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng dẫn chính: Lê Thành Chơn và Đào Ngọc Ngư tại sở chỉ huy. Kíp trực ban dẫn đường hai trung đoàn không quân bổ trợ, Trung đoàn 923: Hà Đăng Khoa và Bùi Hữu Hành tại sở chỉ huy; Trung đoàn 921: Phạm Minh Cậy tại sở chỉ huy.

15 giờ 15 phút, biên đội Quỳ-Phúc-Sưu-Diệp bí mật hạ cánh xuống Kiến An và vào trực cấp 2 luôn. Từ 16 giờ 35 đến 16 giờ 37 phút, C-45 phát hiện 3 tốp địch bay thấp, vào qua phía bắc đảo Cát Bà, bắc Đồ Sơn và cửa Diêm Điền. MiG-17 tại Kiến An cất cánh ngay lúc 16 giờ 35 phút, nhưng khi tập hợp đội hình, sở chỉ huy Kiến An cho số 4 lên thay số 2 vì số 2 mở máy không thành công. Sở chỉ huy Binh chủng dẫn tốp MIG-17 Quỳ-Diệp-Sưu vào tiếp địch ngay tại đỉnh, với góc vào 50 độ. Số 1 phát hiện cả F-4 và A-4, cự ly 6km. Đài chỉ huy bổ trợ tại sân vừa chỉ thị mục tiêu vừa dẫn ta bám địch. Sau 4 phút không chiến, Hồ Văn Quỳ và Bùi Văn Sưu, mỗi phi công bắn rơi 1 F-4. Tốp MiG-17, với đội hình chỉnh tề, thoát ly về Gia Lâm đúng kế hoạch.

Với tính toán chính xác, sở chỉ huy Binh chủng dẫn biên đội MiG-17: Cao Thanh Tịnh, Nguyễn Phú Ninh, Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Phi Hùng từ sân bay Gia Lâm vào khu vực Gia Lộc-Mỹ Hào và đôi bay MiG-21: Vũ Ngọc Đỉnh và Đồng Văn Song từ sân bay Nội Bài vào khu vực Tiên Lữ- Phủ Cừ để yểm hộ đúng vào lúc tốp MIG-17 về đến khu vực Kẻ Sặt-Mỹ Hào.

Phát huy kết quả đã đạt được, ngày 5 tháng 10 năm 1967, ta lại dẫn đánh tiếp một trận phục kích nữa tại sân bay Kiến An và cũng có yểm hộ theo ý định của thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Đào Đình Luyện. MIG-17 ở Kiến An đánh cường kích địch ở độ cao thấp tại khu chiến phà Quý Cao-Kiến Thuỵ, có đài chỉ huy bổ trợ, đánh xong sẽ về Gia Lâm hạ cánh. MiG-21 ở Nội Bài vào yểm hộ cho MiG-17 ở độ cao 4.000m tại khu chiến, đồng thời thu hút tiêm kích và uy hiếp cường kích địch; nếu thời cơ cho phép, MiG-21 trực tiếp đánh địch khi chúng vào đến bờ. MIG-17 ở Gia Lâm yểm hộ cho MIG-17 ở Kiến An trên đường về Gia Lâm. Nhiệm vụ của các kíp trực ban dẫn đường cơ bản không thay đổi.

11 giờ 25 phút, biên đội MiG-17: Dương Trung Tân-số 1, Lê Sĩ Diệp-số 2, Lê Xuân Dị-số 3 và Nguyễn Đình Phúc-số 4 cất cánh từ Kiến An, đánh cường kích theo tình báo B1. Do C-45 chưa bắt được địch, nên sở chỉ huy Binh chủng buộc phải dẫn biên đội xuống tận khu vực Tiên Hưng, rồi mới quay trở lại khu chiến. 11 giờ 35 phút, C-45 bắt được tốp địch bay từ hướng đông nam lên và vào cửa Trà Lý. Sở chỉ huy Binh chủng dẫn MiG-17 tiếp dịch với góc vào 85 độ. 11 giờ 41 phút, số 1 phát hiện A-4 có F-4 yểm hộ và quyết định cắt ngay vào đánh A-4. Ta tách thành 2 đôi, vừa bám sát A-4 vừa đề phòng F-4. Được số 2 và số 4 yểm hộ chặt chẽ, Dương Trung Tân và Lê Xuân Dị, mỗi phi công bắn rơi 1 A-4. Sau đó, MIG-17 xin thoát ly.

11 giờ 22 phút, đôi bay MiG-21: Nguyễn Ngọc Độ và Nguyễn Văn Cốc cất cánh từ Nội Bài, bay qua phía tây Hà Nội, xuống Vân Đình và vào khu vực Hưng Yên để yểm hộ từ 11 giờ 29 phút. Còn biên đội MIG-17: Cao Thanh Tịnh, Trần Sâm Kỳ, Nguyên Văn Thọ và Phan Trọng Vân (Bản can trận đánh), cất cánh từ sân bay Gia Lâm lúc 11 giờ 51 phút, sau đó vòng tại đỉnh một vòng, nên khi biên đội đánh phục kích ở Kiến An về đến Văn Giang thì biên đội MiG-17 yểm hộ mới từ bắc sông Đuống bay xuống.

So với trận đánh ngày 11 tháng 7 năm 1967, kết quả dẫn bay trong trận này lại có nhiều điểm rất khác nhau: cho MIG-1 7 ở Kiến An cất cánh sớm, nhưng đã xử lý kịp thời, nên đánh phục kích đạt hiệu quả cao; cho MiG-21 ở Nội Bài cất cánh quá sớm, còn MIG-17 ở Gia Lâm lại cất cánh quá muộn, nhưng không quyết đoán xử lý, nên dẫn yểm hộ không đạt yêu cầu chiến thuật.

Sau khi tổ chức đánh xong hai trận của MiG-21 và MiG-17 vào lúc sáng sớm ngày 19 tháng 11 năm 1967, các thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Nguyễn Văn Tiên, Trung đoàn 923 Nguyễn Phúc Trạch và 921 Trần Mạnh tiến hành ngay chuyển sân cơ động lực lượng và chuẩn bị cho trận đánh tiếp theo. 3 MIG-17 do các phi công Lê Hải, Nguyễn Đình Phúc và Nguyễn Phi Hùng từ Kép xuống Kiến An để cùng với lực lượng trực chiến ở đó thực hiện đánh phục kích; 2 MiG-21 do các phi công Vũ Ngọc Đỉnh và Nguyễn Đăng Kính từ Kép về Nội Bài làm nhiệm vụ yểm hộ trên khu chiến cho MIG-17. Kíp trực ban dẫn đường Binh chủng dẫn chính: Nguyễn Văn Chuyên, Lê Thành Chơn tại sở chỉ huy và Phạm Văn Khả trên hiện sóng. Kíp trực ban dẫn đường hai trung đoàn không quân dân bổ trợ, 923: Bùi Hữu Hành tại sở chỉ huy; 921: Phạm Minh Cậy, Tạ Quốc Hưng tại sở chỉ huy và Hoàng Kế Thiện trên hiện sóng.​
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
10 giờ sở chỉ huy Binh chủng cho mở ra-đa dẫn đường, nhưng không thấy triệu chứng địch vào. Đến 10 giờ 23 phút, trực ban dẫn đường Phạm Văn Khả tại C-45 báo cáo phát hiện nhiều chiếc ở phía biển, có thể chúng đang tập hợp đội hình. 10 giờ 24 phút, dẫn đường đề nghị cho đôi bay MiG-21: Vũ Ngọc Đỉnh và Nguyễn Đăng Kính ở Nội Bài vào cấp 1, mở máy, thủ trưởng đồng ý, nhưng chờ lệnh và đến 10 giờ 32 phút mới cất cánh. 10 giờ 36 phút, biên đội MiG-17 phục kích: Hồ Văn Quỳ-số 1, Lê Hải-số 2, Nguyễn Đình Phúc-số 3 và Nguyễn Phi Hùng-số 4 rời đường băng Kiến An để đánh tốp địch 12 chiếc từ hướng đông nam bay về phía Hải Phòng. Do số 1 hỏng đối không, nên sở chỉ huy Binh chủng lệnh cho số 2 lên dẫn đội.

Đôi MiG-21 bay dọc theo phía tây Đường 1 nam, xuống Phủ Lý, qua
Nam Định và Thái Bình. Còn biên đội MIG-17 vòng tại khu vực phà Quý Cao ở độ cao thấp nhằm tránh 2 chiếc F-8 tiêm kích đang khống chế khu vực Hải Phòng - Kiến An. 10 giờ 44 phút, sở chỉ huy Binh chủng cho biên đội MiG-17 hướng bay 240 độ để lựa thời cơ vào tiếp địch. Tốp 12 chiếc còn cách cửa Thái Bình 12km về phía đông nam thì ta đến Vĩnh Bảo, trực ban dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên lập tức cho biên đội MiG-17 vòng trái gấp 180 độ, góc vào gần 90 độ và thông báo địch bên phải 40 độ 15km. Dẫn đường hiện sóng Phạm Văn Khả dẫn tiếp ta vào bám địch. 10 giờ 48 phút, số 2 phát hiện cả F-4 và A-4, cự ly 10km. Thấy đánh F- 4 thuận lợi hơn, anh chỉ huy biên đội cắt vào. Không chiến diễn ra trong 6 phút.

Cả 3 phi công Lê Hải, Nguyễn Đình Phúc và Nguyễn Phi Hùng, mỗi người đều bắn rơi 1 F-4. Trong lúc MiG-17 vào tiếp địch, sở chỉ huy Binh chủng cho đôi MIG-21 vòng tại Phù Dực, rồi bay trên khu vực MIG-17 đang không chiến để yểm hộ. MiG-21 thấy địch phóng tên lửa vào MIG-17, nhưng không có điều kiện vào công kích. Sở chỉ huy cho tất cả thoát ly theo kế hoạch. Số 2, 3 và 4 của biên đội MIG-17 về thẳng Kép hạ cánh, riêng số 1 bay về Gia Lâm, rồi mới xuống Kép. Còn đôi MiG-21 hạ cánh tại Nội Bài. Ngày 19 tháng 11 năm 1967 là một trong những ngày dẫn đánh địch đạt hiệu quả cao của không quân ta.


Dẫn MIG-17 đánh phục kích ở Kiến An thắng lợi đã góp phần tích cực xoay chuyển tình thế và giữ vững hiệu quả chiến đấu cho MiG-17 trong năm 1967, đồng thời làm phong phú thêm cách dẫn đánh phối hợp, hiệp đồng giữa hai loại MIG-21 và MIG-17 của ta.
*

* *
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Từ năm 1966, Quân chủng đã chú ý theo dõi và rút ra được một số quy luật hoạt động của loại máy bay trinh sát gây nhiễu điện tử EB-66. Nó có thể là cầu nối quan trọng giữa các tốp cường kích và tiêm kích, thông báo các tin tức có MiG hoạt động hay không, mức độ liên lạc đối không của đối phương nhiều hay ít và ở hướng nào, ra-đa ở đâu đang hoạt động... Ta cũng đã tổ chức dẫn đánh một vài trận, nhưng chưa thành công vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trong ba ngày 2, 3 và 5 tháng 11 năm 1966, các thủ trưởng trực chỉ huy Quân chủng Đỗ Đức Kiên và Hoàng Ngọc Diều quyết tâm đưa MiG-21 vào đánh EB-66. Ta tổ chức theo dõi chặt chẽ tình hình địch. Các kíp trực Ban Dẫn đường Quân chủng: Nguyễn Văn Chuyên, Phạm Từ Tịnh tại sở chỉ huy và Trung đoàn 921: Tạ Quốc Hưng tại sở chỉ huy, Lê Thiết Hùng trên hiện sóng đã tiến hành phân công thay nhau dẫn chính từng trận.


Chiều ngày 2 tháng 11 năm 1966, kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 92 1 dẫn chính đã đưa đôi bay MiG-21: Hà Văn Chúc-số 1 và Nguyễn Đăng Kính-số 2 từ Nội Bài vào tiếp địch với góc 120 độ trên đoạn Yên Bái-Tuyên Quang. Số 2 phát hiện EB-66, 15km có F-4 yểm hộ. Ta nhanh chóng cơ động, chiếm vị trí có lợi và vào công kích. Nhưng rất tiếc tên lửa phóng không đi
(Dẫn đường thông kê các trận đánh của Không quân, quyển L).

Chiều ngày 3 tháng 11 năm 1966, kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 921 tiếp tục dẫn chính. Đôi bay MiG-21 thứ nhất: Bùi Đình Kình và Đồng Văn Song cất cánh lúc 14 giờ 27 phút, đôi bay thứ hai: Vũ Ngọc Đỉnh và Nghiêm Đình Hiếu cất cánh lúc 14 giờ 32 phút từ Nội Bài. Cả hai tốp ta đều được dẫn vào tiếp địch trên đoạn từ Nghĩa Lộ đến Yên Bái địch bay Yên Châu-Yên Bái). Đôi bay thứ nhất phát hiện EB-66 ở cự ly 20km có 4 F-4 yểm hộ và vào công kích, nhưng khi phóng tên lửa quả không đi, quả không trúng
(Bản can trận đánh). Đôi bay thứ hai, do bị dẫn xông trước quá nhiều, không phát hiện được mục tiêu (Bản can trận đánh).

Ngày 5 tháng 11 năm 1966, kíp trực Ban Dẫn đường Quân chủng dẫn chính. Từ sân bay Nội Bài đôi bay MiG-21 thứ nhất: Bùi Đình Kình và Đồng Văn Song cất cánh lúc 14 giờ 30 phút , đôi bay thứ hai: Lê Trọng Huyên-trần Thiện Lương cất cánh sau 4 phút. Đôi bay thứ nhất được dẫn vào tiếp cận trên đoạn Hàm Yên-văn Yên, phát hiện EB-66, 10km có F-4 yểm hộ. Nhưng không thấy hết đội hình của chúng, nên khi vào công kích, ta chưa kịp bắn thì đã bị địch ở phía sau bắn lên, đôi thứ nhất phải nhảy dù. Còn đôi bay thứ hai, do bị dẫn vào quá lạc hậu (cách phía sau địch quá xa), không quan sát, phát hiện được địch, nên đã không yểm hộ được cho đôi bay thứ nhất
(Sơ đồ trận đánh).
Từ những bài học và kinh nghiệm trên, trong năm 1967-1968 ta tổ chức dẫn đánh EB-66 thành công hơn. Sáng ngày 19 tháng 11 năm 1967, ta tổ chức theo dõi chặt chẽ các tốp EB-66 hoạt động ở hướng tây nam và đặc biệt bám sát 2 tốp hoạt động ở phía tây Đường 15. Đôi bay: Vũ Ngọc Đỉnh-số 1 và Nguyễn Đăng Kính-số 2 cất cánh từ sân bay Nội Bài lúc 7 giờ 13 phút và vòng lên Phúc Yên, sau đó vào hướng 180 độ, đến độ cao 1.200m ra khỏi mây, lên tiếp 5.000m, rồi 7.000m và bay thẳng xuống phía nam. Đến Hà Trung, đôi MiG-21 được dẫn vòng phải vào tiếp địch, hướng bay 280 độ, tăng tốc độ đến 1.100kmfh và lên độ cao 10.000m. Sau 3 phút, số 1 phát hiện 1 chiếc đi đối đầu có 4 F-4 yểm hộ, nên không vào công kích được, phải thoát ly. Ngay lúc đó, phi công Nguyễn Đăng Kính phát hiện chiếc đi cùng chiều, đuổi đến cự ly 2.000m, đồng chí phóng quả tên lửa thứ nhất trúng động cơ bên trái; cự ly còn 1.000m, phóng tiếp quả thứ hai, nổ phía sau đuôi. Sở chỉ huy cho thoát ly lên hướng bắc và thấy ở Nội Bài đang có địch, nên đã dẫn MiG-21 vòng qua Thái Nguyên để về Kép hạ cánh. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 921: Phạm Minh Cậy, Tạ Quốc Hưng và Hoàng Kế Thiện đã lập thành tích xuất sắc trong chiến công dân MiG-21 lần đầu tiên bắn rơi chiếc EB-66 của không quân Mỹ.

Chiều 14 tháng 1 năm 1968, sau khi phát hiện có nhiều tốp EB-66 hoạt động dọc theo Đường 15, thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Hoàng Ngọc Diêu đã quyết định cho MiG-21 vào đánh. Thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 921 Trần Hanh cho đôi bay: Nguyễn Đăng Kính-số 1 và Đồng Văn Song-số 2 cất cánh từ Nội Bài lúc 15 giờ 27 phút. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 921 dẫn chính: Phạm Công Thành tại sở chỉ huy và Lê Thiết Hùng trên hiện sóng. Đôi MiG-21 bay từ Phúc Yên đi thẳng xuống phía nam và lên dần độ cao có lợi. 15 giờ 33 phút, địch đang vòng phải ở nam Mộc Châu 30km xuống Thường Xuân thì ta đến ngang Phủ Lý, sở chỉ huy cho vòng tại chỗ 1 vòng để điều chỉnh vị trí tiếp địch đúng dự tính, rồi bay tiếp xuống phía nam. 15 giờ 40 phút 30 giây, địch đến tây bắc Thường Xuân 10km và bắt đầu vòng trái lên Mộc Châu, cũng là lúc ta ở ngang Đông Sơn, trực ban dẫn đường Phạm Công Thành cho vòng phải, ngược lên hướng bắc và tăng dần tốc độ để lựa thời cơ vào tiếp địch. 15 giờ 44 phút, khi địch đã bay ổn định từ Ngọc Lạc lên Lang Chánh, MiG-21 được dẫn vòng trái, bám theo phía sau mục tiêu, nhưng bị lạc hậu tới 35km. Dẫn đường hiện sóng Lê Thiết Hùng kiểm soát chặt chẽ địch-ta và dẫn tiếp cho rút ngắn cự ly. Sau 3 phút bám đuổi, số 1 phát hiện EB-66, cự ly 12km, số 2 quan sát kỹ phía sau, ổn định vị trí yểm hộ. Phi công Đồng Văn Song bắn rơi thêm 1 EB-66 nữa
(Dẫn đường thông kê các trận đánh của Không quân, quyển L), góp phần cản phá một mũi 24 chiếc đánh vào Hà Nội theo hướng Suối Rút - Hòa Bình.
Chiều ngày 3 tháng 2 năm 1968, có 2 tốp địch hoạt động trên biên giới Việt - Lào từ nam Mộc Châu 30km đến Quế Phong, độ cao 10.000m, tốc độ 950km/h, cách Nội Bài khoảng 170km. Thời tiết tại sân phức tạp, 8Cu 400 (8 phần mây Cu ở độ cao 400m) và 10Sc 1000 (10 phần mây Sc ở độ cao 1000m) (Sc (Stratocumulus) - một loại mây mầu trắng nhạt, xám, phát triển ở độ cao trung bình theo chiều ngang, có nhiều lớp, bao phủ trên diện rộng). Thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 921 Trần Hanh, nắm chắc quyết tâm của bộ đội và đề nghị Binh chủng cho xuất kích. Thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Đào Đình Luyện đồng ý và nhắc nhở phải đánh thật bí mật, bất ngờ. Ta sử dụng đôi bay MiG-21 đánh EB-66 và 1 chiếc MiG-21 bay nghi binh-yểm hộ. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 921 dẫn chính: Phạm Minh Cậy tại sở chỉ huy và Lê Thiết Hùng trên hiện sóng tại C-43. Kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng dẫn bổ trợ: Vũ Đức Bình và Lê Thành Chơn tại sở chỉ huy. Dẫn đường quyết tâm phải dẫn vào tiếp địch bất ngờ, xử lý nhanh khi gặp tiêm kích và bảo đảm đủ nhiên liệu để dẫn 3 chiếc của ta về xuyên mây hạ cánh.

15 giờ 50 phút, đôi đánh chính: Phạm Thanh Ngân-số 1 và Nguyễn Văn Cốc-số 2 cất cánh từ Nội Bài, xuyên lên trên mây, rồi vòng xuống phía nam, đi Quỳ Châu, giữ tốc độ 850km/h và từ từ lên độ cao 6.000m; 15 giờ 54 phút, phi công Mai Cương, làm nhiệm vụ nghi binh-yểm hộ cất cánh, bay về phía Thanh Sơn, nhanh chóng lên độ cao 10.000m và hoạt động từ Khê Long đến Suốt Rút. Nếu tiếp tục dẫn đôi đánh chính vào tiếp địch từ phía nam lên, như ngày 14 tháng 1 năm 1968, thì có thể sẽ gặp khó khăn về nhiên liệu, nên trực ban dẫn đường Phạm Minh Cậy xin dẫn từ phía bắc xuống, mặc dù anh rất biết đây là hướng khó. Thủ trưởng đồng ý.


15 giờ 58 phút, đôi MiG-21 đến Đường 12A (đoạn Tân Lạc-Vụ Bản), sở chỉ huy cho vòng phải, giữ hướng bay 280 độ và lên độ cao 10.000m, vào tiếp địch. Bốn phút sau, dẫn đường hiện sóng Lê Thiết Hùng thấy rõ địch-ta, thông báo chính xác vị trí mục tiêu. Số 1 báo cáo phát hiện EB-66, đối đầu, 5km
(Dẫn đường thông kê các trận đánh của Không quân, quyển L), đang vòng phải xuống Quế Phong. Số 1 lập tức vòng trái gấp và khi đã bám chắc phía sau mục tiêu, anh nhận thấy không phải EB-66 mà là 2 chiếc yểm hộ. Số 1 bám vào chiếc số 2 của địch, đồng thời chỉ huy số 2 đánh chiếc số 1 của địch. Sau khi kiểm tra kỹ phía sau đôi bay của ta, dẫn đường hiện sóng dẫn tiếp MiG-21 vào bám địch. Phi công Phạm Thanh Ngân ngắm chính xác, phóng quả thứ nhất, tên lửa không đi. Anh bình tĩnh, phóng quả thứ hai, máy bay địch bốc cháy. Đây là chiếc F-102 đầu tiên của không quân Mỹ bị không quân ta bắn rơi. Số 2 rút ngắn cự ly, phóng tên lửa vào chiếc số 1 của địch, nhưng nó cơ động gấp, nên không trúng. Sở chỉ huy cho thoát ly khỏi khu chiến. Khi đôi đánh chính bắt đầu vào công kích, trực ban dẫn đường Phạm Minh Cậy cho ngay phi công Mai Cương quay xuống phía nam để vào đánh tiếp ứng, nhưng thấy khả năng không đủ nhiên liệu, nên đã cho vòng trở lại. Đôi đánh chính về đến đỉnh Nội Bài thì chiếc nghi binh của ta rời khỏi Thanh Sơn. Cả 3 chiếc MiG-21 lần lượt xuyên mây từ hướng đông xuống hạ cánh.
Đây là trận đánh mà trong suốt quá trình chuẩn bị, theo dõi bám địch và dẫn vào tiếp cận, ta luôn cho là EB-66, nhưng sau đó phát hiện và bắn rơi mới biết là F-102. Khi tổ chức rút kinh nghiệm sau trận đánh, dẫn đường trên hiện sóng mới nhận ra, trong quá trình bắt mục tiêu có một số biểu hiện khác thường so với những lần bắt EB-66 trước đây phải hết sức nhạy bén, tỉnh táo trước mọi thủ đoạn của địch, chính là bài học đã được rút ra cho dẫn đường, nhất là dẫn đường hiện sóng trong dẫn đánh loại máy bay trinh sát-gây nhiễu điện tử.

*

* *
[FONT=&quot]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot][/FONT][/FONT]​
[FONT=&quot] [/FONT]
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Khi đưa không quân vào đánh phá miền Bắc Việt Nam, Mỹ đã sử dụng nhiều loại phương tiện thông tin, trinh sát và dẫn bay khác nhau đặt trên các hạm tàu và cả trên mặt đất. Căn cứ ra-đa Pa Thí của Mỹ (tây Sầm Nưa 34km) thuộc tỉnh Hủa Phăn nước Lào là một trong những căn cứ lớn, rất lợi hại trong việc cung cấp thông tin chiến trường tức thời và trực tiếp dẫn bay, đặc biệt là dẫn các tốp từ Thái Lan, qua Lào, vào miền Bắc như: dẫn tập hợp đội hình chiến thuật lớn, điều hành các tốp trinh sát, yểm hộ, tiếp nhiên liệu trên không, dẫn các tốp vào tìm cứu phi công, dẫn các tốp bị phân tán khi quay ra...

Ý định sử dụng An-2 của Trung đoàn không quân 919 đánh căn cứ ra-đa này đã được hình thành từ cuối năm 1967, công tác chuẩn bị đã được thực hiện rất chu đáo. Căn cứ vào phương án tác chiến đã được Bộ Tư lệnh thong qua, các tổ bay khẩn trương bước vào huấn luyện dẫn bay đường dài ở độ cao thấp trên địa hình rừng núi; luyện tập nhận dạng các địa tiêu lạ và nhỏ, công kích mục tiêu trên mặt đất có độ cao cao hơn mực nước biển khoảng 1.600m bằng rốc-két và đạn cối với đội hình hàng dọc... Những bài học và kinh nghiệm dẫn bay vận chuyển cơ động chiến đấu thả dù hàng xuống sân bay Điện Biên và tập kích tàu địch từ năm 1966 đều được dẫn đường trên không cùng với lái chính chắt lọc, nghiên cứu tỉ mỉ.


Từ kết quả đi thực địa trở về, Phó Tham mưu trưởng Trung đoàn không quân 919, Nguyễn Vãn Ba, phi công bắn rơi C-123, đã làm rõ thêm một số chi tiết: Căn cứ ra-đa Pa Thí nằm trên điểm cao 1.667m, có mặt bằng tương đối rộng, xung quanh là địa hình hiểm trở bao bọc và có hệ thống công sự che chắn khá vững chắc; ngoài hệ thống ra-đa, thông tin, còn có 2 tiểu đoàn bộ binh, một số trận địa pháo 105mm, bãi cất hạ cánh cho trực thăng, kho tàng và nhà ở Phương án đánh địch được kịp thời bổ xung, các số liệu dẫn bay được nhanh chóng hiệu chỉnh theo từng lần công kích vào từng mục tiêu cụ thể.
Sáng 12 tháng 1 năm 1968, sau khi các nội dung kiểm tra cuối cùng đã được hoàn tất, sở chỉ huy Binh chủng quyết định sử dụng lực lượng theo đúng kế hoạch đã được chuẩn bị, thời điểm đánh địch vào giữa trưa. 11 giờ 43 phút, 4 chiếc An-2 lần lượt cất cánh. Tổ bay dẫn đầu do lái chính Phan Như Cẩn, chỉ huy tập kích, dẫn đường trên không Phạm Thanh Tâm và đồng chí Trần Sĩ Tiêu; tổ bay thứ hai do lái chính Trần Hữu Quý phụ trách, dẫn đường trên không Lê Xuân Kịch và đồng chí Phạm Văn Phán; tổ bay thứ ba do các đồng chí Ngộ (lái chính) phụ trách, Kiểu (dẫn đường trên không) và Hùng; tổ bay bay sau cùng do lái chính Đinh Công Riểng phụ trách, các đồng chí Hùng dẫn đường trên không) và Liêm. 4 chiếc An-2 bay nối đuôi nhau theo đội hình hàng dọc với cự ly chiếc cách chiếc khoảng 500m, không sử dụng đối không, dẫn bay bằng địa tiêu theo đúng đường bay dự tính: Gia Lâm - Hòa Bình - Mai Châu - Mường Hàm - Mường Út - Pa Thí và tận dụng các khe núi để tránh ra-đa địch phát hiện. Đến khu vực Sâm Nưa, lái chính Phan Như Cẩn liên lạc với đài chỉ thị mục tiêu của ta ở bắc Pa Thí 15, 16km, trên bình độ khoảng 1.600m. Sau khi quan sát được toàn bộ đội hình An-2 trên đoạn bay cuối cùng đến khu vực mục tiêu, Phó Tham mưu trưởng Trung đoàn không quân 919, Nguyễn Văn Ba, từ đài chỉ thị mục tiêu, thông báo ngắn gọn tình hình địch tại căn cứ ra-đa Pa Thí và chỉ thị các mục tiêu cụ thể cho từng tổ bay. Lúc 13 giờ 7 phút, lái chính Phan Như Cẩn chỉ huy toàn bộ đội hình lần lượt vào công kích. Trong từng tổ bay, dưới sự điều hành của lái chính, từng thành viên tập trung cao độ thực hiện chính xác từng động tác, phóng toàn bộ 32 quả rốc-két 57mm và ném 12 quả đạn cối 120mm vào mục tiêu, rồi thoát ly. Trên đường về tổ bay thứ nhất và thứ hai đã hy sinh do va chạm vào nhau trong khi luồn lách quá thấp giữa các khe núi hẹp. Còn tổ bay thứ ba và thứ tư trở về hạ cánh an toàn.

Bị đánh bất ngờ, địch không kịp trở tay, toàn bộ các đài ra-đa, thông tin, chỉ huy đều bị phá huỷ, 2 chiếc trực thăng bị thiêu cháy, gần 200 tên chết và bị thương, cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nghiêm trọng. Hệ thống ra-đa ở Pa Thí phải ngừng hoạt động. Đây là chiến công đầu tiên của Không quân nhân dân Việt nam tiến công đánh địch bằng đòn tập kích đường không vào mục tiêu trên đất liền tại vùng rừng núi hiểm trở, vẫn do An-2 lập nên. Hơn thế nữa, mục tiêu đó còn nằm trong lòng địch và ở ngoài biên giới của ta. Với các thiết bị dẫn bay không hiện đại, nhưng trình độ dẫn bay rất vững vàng, dù phải chịu tổn thất, đội ngũ dẫn đường trên không An-2 như các anh Tâm, Kịch, Kiểu và Hùng đã đóng góp một phần rất quan trọng vào chiến công đó.

*

* *
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Mỹ-ngụy đã hoàn toàn bị bất ngờ trước cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt của quân và dân ta trên toàn thiền Nam trong dịp Tết Mậu Thân năm 1968. Ta đã làm chủ được nhiều khu vực và thành phố quan trọng, nhưng địch chống trả rất quyết liệt, phản công, bao vây, chia cắt các mũi tiến công của ta, hòng giành lại quyền kiểm soát. Tại chiến trường Thừa Thiên-huế nhu cầu chi viện cho bộ đội ta trở nên rất cấp bách. Trên quyết định đưa lực lượng của Trung đoàn không quân 919 vào làm nhiệm vụ, lấy Il-14 làm nòng cốt, có Li-2 và An-2 cùng tham gia. Tất cả các tổ bay và máy bay đều đã được chuẩn bị trước rất chu đáo, sẵn sàng chi viện hỏa lực cũng như vật chất cho chiến trường Thừa Thiên-Huế. Các phương án tập kích vào một số mục tiêu nguy hiểm của địch và thả dù hang tiếp tế cho bộ đội ta đều đã được phê chuẩn.

Binh chủng cấp tốc cơ động lực lượng do đồng chí Trần Mạnh phụ trách, vào lập sở chỉ huy tiền phương ở Xuân Hòa (Lệ Thủy, Quảng Bình), trong đó có nhóm sĩ quan dẫn đường sở chỉ huy? Đào Ngọc Ngư, Trịnh Văn Tuất và Tạ Quốc Hưng. Tất cả đều sẵn sàng dẫn hỗ trợ và giúp tổ bay xử lý các tình huống khi có lệnh.


Sáng ngày 7 tháng 2 năm 1968 (ngày 10 tháng Giêng năm Mậu Thân) công tác chuẩn bị trực tiếp được tổ chức triển khai rất khẩn trương: các tổ bay vận tải Il-14 chuyển sân cơ động lực lượng từ sân bay Tường Vân (Trung Quốc) về Gia Lâm nhận nhiệm vụ. Một khối lượng công việc rất lớn mà dẫn đường phải cùng với một số thành phần khác hoàn tất trước cuối giờ buổi chiều như; nhận dù hàng và lắp bom, đạn cối, xác định vị trí và tìm cách nhận dạng bãi Tam Giang (phía tây Huê), đồn Mang Cá (góc đông bắc kinh thành Huế) và mục tiêu phụ là sân bay Tà Cơn (bắc-tây bắc Hướng Hóa 7km), lựa chọn trục đường bay cơ bản: Gia Lâm-mường Xén (Kỳ Sơn) - Lao Bảo-huế (khi về sẽ bay ngược lại), tìm các điểm kiểm tra chủ yếu, tính toán các số liệu thả dù hàng và thả bom, đạn cối...


Đêm 7 tháng 2 năm 1968, các tổ bay Il-14 lần lượt cất cánh khỏi Gia Lâm, lấy độ cao và vào trục đường bay theo đúng dự tính. Ba tổ bay tập kích đồn Mang Cá bay trước, gồm tổ bay thứ nhất: lái chính Nguyễn Văn Bang, Lê Văn An, dẫn đường trên không Hồ Văn Tiếp, Trần Văn Tụ và Lê Hữu Đắc; tổ bay thứ hai: lái chính Phạm Thanh Ba, Ngô Văn Luyến, dẫn đường trên không Bùi Đình Vận, Nguyễn Văn Công, Lưu Văn Tuyên và tổ bay thứ ba gồm các đồng chí: Hoàng Liên (lái chính), Linh, Trường (dẫn đường trên không), Khương và Chuyền. Hai tổ bay thả dù hàng xuống bãi Tam Giang bay sau; tổ bay thứ nhất gồm các đồng chí: Hoàng Ngọc Trung (lái chính), Sửu, Nguyễn Văn Kính (dẫn đường trên không), Quý và Sen, tổ bay thứ hai: lái chính Phạm Kế, Nguyễn Văn Mẫn, dẫn đường trên không Ngô Phượng Châu, Nguyễn Văn Tê và Nguyễn Minh
(Đoàn bay 919-45 năm xây dựng và trưởng thành, Sđd, tr.87). Trên đường bay vào, thời tiết phức tạp, không ổn định và càng gần vùng nam vĩ tuyến 17 trời càng xấu. Mưa và mù làm cho tầm nhìn rất hạn chế. Với trình độ đêm-phức tạp, dẫn đường trên không trong từng tổ bay đã đưa máy bay đến đúng Lao Bảo và tiếp tục lấy hướng vào điểm cuối.

Khi tiến sát đến khu vực chiến sự, do thời tiết rất xấu nên các tổ bay tập kích và thả dù hàng đều phải vòng đi, vòng lại nhiều lần để cố tìm bằng được đồn Mang Cá và bãi Tam Giang, nhưng vẫn không đạt kết quả, đồng thời còn phải liên tục cơ động tránh hỏa lực phòng không của địch bắn lên. Trước tình hình đó, sở chỉ huy tiền phương Binh chủng quyết định cho tất cả các tổ bay quay về Gia Lâm. Tổ bay tập kích thứ nhất và thứ hai lần lượt lấy hướng bay ra Lao Bảo, rồi trở về. Tổ bay tập kích thứ ba, do bị trúng mảnh đạn cao xạ của địch, chảy hết nhiên liệu ở một bên cánh, nên đã quyết định thả hết bom-đạn xuống mục tiêu phụ, trúng sân bay Tà Cơn, rồi mới quay ra. Sau đó, vì không đủ nhiên liệu, tổ bay buộc phải hạ cánh xuống sân bay Thọ Xuân. Trong lúc hãm đà, đến cuối đường băng, một càng bị sập xuống hố bom, máy bay bị hỏng, nhưng tổ bay an toàn. Tổ bay thả dù hang thứ nhất, căn cứ vào kết quả tính toán của dẫn đường trên không Nguyễn Văn Kính, đã quyết định thả dù hàng từ trên mây, rồi quay về. Toàn bộ 15 chiếc dù mang theo 14 tấn hàng rơi xuống khu vực Tam Giang. Đạn dược, thuốc men, lương thực... cũng đã đến được tay quân ta. Còn tổ bay thả hàng thứ hai đã hy sinh, do giảm xuống độ cao quá thấp để cố tìm bãi Tam Giang và bị đâm vào núi.

Đêm 12 tháng 2 năm 1968, Trung đoàn không quân 919 tiếp tục đưa 5 tổ bay Il-14 vào thực hiện nhiệm vụ, đồng thời cho 2 tổ bay An-2 do 2 đồng chí Huân và Đào Hữu Ngoan lái chính trực tại sân bay Gia Lâm, sẵn sang cơ động vào Quảng Bình để đánh hỗ trợ cho Il-14. Nhiệm vụ tập kích đồn Mang Cá do 3 tổ bay II-14 đã xuất kích đêm 7 tháng 2, tiếp tục thực hiện. Nhiệm vụ thả dù hàng xuống bãi Khe Sanh (đông Lao Bảo 13km) do tổ bay Il-14 đã tham gia lần trước và thêm tổ bay mới: Lái chính Võ Minh Chung, Nguyễn Văn Nùng, dẫn đường trên không Nguyễn Đình Hồi, Ma Văn Thường và Phạm Đình Phú thực hiện. Đường bay của Il-14 không thay đổi. Dọc đường bay vào, ta phát hiện có nhiều tốp địch bay tuần tiễu ở trên cao, còn chúng không hay biết gì ta đang ở phía dưới.


Từ phía bắc Lao Bảo trở vào thời tiết tiếp tục xấu. Sau khi cơ động, lọt vào sát khu vực mục tiêu, các tổ bay tập kích vẫn không tìm thấy đồn Mang Cá. 2 tổ bay của lái chính Nguyễn Văn Bang và lái chính Phạm Thanh Ba quyết định giảm thấp độ cao, rồi báo cáo chỉ phát hiện rất nhiều đèn trên biển. Sở chỉ huy quyết định cho phép ném bom và sau đó bị mất liên lạc hoàn toàn với 2 tổ bay trên. Các tổ bay thả dù hàng cũng không tìm thấy bãi Khe Sanh. Sở chỉ huy cho lệnh quay ra. Nhưng chỉ có tổ bay tập kích của lái chính Hoàng Liên và tổ bay thả hàng thứ nhất của lái chính Hoàng Ngọc Trung, sau khi thả hết dù hang từ trên mây xuống khu vực Khe Sanh, về được căn cứ, còn các tổ bay khác đã anh dũng hy sinh. Lực lượng II- 14 phải chịu tổn thất quá lớn.
Các anh Tiếp, Vận, Trường, Kính, Châu và Hồi, những người dẫn đường trên không II- 14, đã cống hiến hết mình cho nhiệm vụ được giao trong điều kiện nhu cầu chi viện cho chiến trường vô cùng khẩn trương, vị trí chiến trường cách rất xa căn cứ xuất phát, phải thực hiện dẫn bay vào ban đêm, gặp thời tiết xấu, lại không có thiết bị ra-đa quan sát địa hình, đồng thời luôn phải đối phó với hỏa lực phòng không của địch... Đây là bài học vô giá cho ngành dẫn đường.

Mùa xuân năm 1968, chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ ở miền Nam bị phá sản, tông thống L.Giôn-xơn buộc phải "xuống thang" đánh phá miền Bắc. Không quân ta vừa tiếp tục đánh địch từ vĩ tuyến 20 trở ra vừa chuẩn bị các phương án đánh địch ở chiến trường Khu 4: Bảo vệ bằng được tuyến vận tải chiến lược-chi viện cho miền Nam.


Từng kíp dẫn đường đã kịp thời cơ động theo các sở chỉ huy tiền phương của Binh chủng vào Khu 4 để tìm hiểu quy luật hoạt động 'của địch và chuẩn bị các phương án dẫn bay chiến đấu. Các yếu tố về địa hình, thời tiết, vị trí các sân bay chính thức và dự bị, các bãi hạ cất cánh, các đại đội ra-đa dẫn đường, các trận địa cao xạ, tên lửa, các đài chỉ huy bổ trợ và quan sát mắt... đều được nghiên cứu rất chi tiết. Ngay trong giai đoạn chuẩn bị chiến trường, căn cứ vào ý định tác chiến mới của người chỉ huy, đồng thời vận dụng triệt để những bài học và kinh nghiệm trong tổ chức dẫn đường chiến đấu ở phía bắc vĩ tuyến 20, ngành Dẫn đường đã kịp thời đề xuất cách thức tổ chức mạng lưới chỉ huy-dẫn đường trên chiến trường Khu 4.


Tại các sở chỉ huy X1, X2, X3... (ở Thọ Xuân, Đô Lương, Anh Sơn...) đều bố trí các kíp trực ban dẫn đường 2 cấp. Tại các đại đội ra-đa dẫn đường (ở Thọ Xuân, nông trường Cờ Đỏ, Diễn Châu...) phục vụ cho sở chỉ huy cấp nào thì có trực ban dẫn đường cấp đó trên hiện sóng.


Cách thức giao nhận chỉ huy-dẫn đường giữa các sở chỉ huy đối với các chuyến bay liên quan đến nhiệm vụ đều được tính toán cụ thể. Đội ngữ dẫn đường từ Binh chủng đến các trung đoàn không quân đã có mặt đầy đủ tại các sở chỉ huy và các đại đội ra-đa dẫn đường từ nam vĩ tuyến 20 trở vào. Tất cả các kíp trực 'ban dẫn đường đều quyết tâm rất cao: tổ chức dẫn bay chuyển sân cơ động lực lượng bí mật, tham gia dẫn đánh ngay trận đầu và từng bước tiến sâu vào phía nam Khu 4. Đội ngũ phi công được tổ chức thảo luận kỹ về cách dẫn bay chuyển sân cơ động, nghi binh-yểm hộ và cách dẫn đánh địch bảo vệ các mục tiêu của ta ở chiến trường Khu 4; nắm chắc những biện pháp nhằm khắc phục khó khăn về tầm quan sát, phát hiện mục tiêu của ra-đa dẫn đường, tầm phủ sóng của đối không và đặc biệt là được chuẩn bị rất chu đáo về cách dẫn đường bằng địa tiêu trên chiến trường Khu 4.




 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Sau khi công tác chuẩn bị chiến trường đã cơ bản hoàn thành, đầu tháng 5 năm 1968 ta bắt đầu thực hiện dẫn chuyển sân cơ động MiG-21 từ sân bay Nội Bài vào Thọ Xuân, sân bay được chọn làm căn cứ tập kết và xuất kích chủ yếu cho không quân ta đánh địch ở chiến trường Khu 4. Các phi công: Đặng Ngọc Ngự, Nguyễn Văn Cốc và Nguyễn Văn Minh, sau khi bí mật hạ cánh xuống Thọ Xuân, đã cùng với các phi công khác bắt tay ngay vào trực chiến.

Sáng sớm ngày 7 tháng 5 năm 1968, các thủ trưởng Binh chủng Hoàng Ngọc Diều và Trung đoàn không quân 921 Trần Hanh, Thạch Quang Nhung đều thống nhất nhận định: địch có thể tổ chức vào đánh đường 7 với cường độ lớn, vì thời tiết đang tốt dần lên. Còn ta sẽ sử dụng lực lượng đúng phương án đã được chuẩn bị. Kíp trực ban dẫn đường tại X3 dẫn chính: trực ban dẫn đường Binh chủng Đào Ngọc Ngư tại sở chỉ huy (Dẫn đường thông kê các trận đánh của Không quân, quyển L) và Trung đoàn 921: Tạ Quốc Hưng tại sở chỉ huy và Lê Thiết Hùng trên hiện sóng (Một số trận đánh của Không quân trong chiến tranh chống Mỹ, tập 2, Nxb Quân đội nhân dân; Hà Nội.2001, tr.26). Các kíp trực ban dẫn đường tại X1 và X2 dẫn hỗ trợ.

Sau khi nắm chắc các tốp địch đang hoạt động ở phía đông Diễn Châu, bắt đầu đổi hướng vào đất liền, thủ trưởng Hoàng Ngọc Diêu cho các đôi nghi binh-yểm hộ và đánh chính vào làm nhiệm vụ. Đôi bay MiG-21: Nguyễn Đang Kính và Nguyễn Văn Lung, sau khi cất cánh từ sân bay Nội Bài, bay qua tuyến giao nhận chỉ huy-đẫn đường, đã được trực ban dẫn đường Trần Quang Kính tại X1 dẫn tiếp về phía Con Cuông-Anh Sơn, rồi vào khu vực tây Đô Lương làm nhiệm vụ nghi binh-yểm hộ ở độ cao cao hơn đôi bay đánh chính.

8 giờ 23 phút, thủ trưởng Trần Hanh đồng ý cho đôi bay MiG-21 đánh chính: Đặng Ngọc Ngư-số 1 và Nguyễn Văn Cốc-số 2 cất cánh từ sân bay Thọ Xuân, giữ độ cao thấp, men theo Đường 15 bay vào Đô Lương đánh địch bảo vệ nút giao thông quan trọng của ta. Dọc đường bay vào, đôi đánh chính tuy phải tự vòng tránh các đám mây thấp và mưa rải rác, nhưng đã đến đúng các địa tiêu quy định liên lạc đối không và thay đổi độ cao.

Qua Tân Kỳ số 1 thấy cao xạ phía đông Đô Lương bắn lên, đã báo ngay về sở chỉ huy. X3 cho hướng bay 160 độ, nhưng vướng mây, đôi đánh chính xin tiếp tục giữ hướng 190 độ. X2 cho ta vòng tại tây nam Đô Lương (trên sông Lam), sau đó X3 cho đi hướng 60 độ và thông báo địch vào từ phía đông. Ta quyết tâm dẫn vào đánh tốp địch đang bay theo Đường 1 lên phía bắc, góc vào tiếp cận 40 độ, bên trái của mục tiêu, số 1 phát hiện 2 F-4 bên phải, phía dưới, 5km. Lúc này trong khu chiến mây Cu lổn nhổn, tầm nhìn chỗ tốt, chỗ xấu, nên bám địch rất khó khăn. Số. 1 ra khỏi đám mây Cu, báo cáo không thấy địch, X3 liền cho vòng phải; đã phát hiện 3 F-4 khác, nhưng chúng đang vòng trái ra phía biển và đúng vào chỗ có mù, nên lại bị mất mục tiêu. Số 2, sau khi cơ động tránh mây, trong lúc chưa tìm thấy số 1 thì phát hiện 1 F-4 và xin bám theo, địch vòng lại phản kích. Sau vài vòng cơ động, nó đột ngột cải bằng, lao thẳng ra hướng đông. Được sự hỗ trợ của X2, phi công Nguyễn Văn Cốc tăng tốc độ rút ngắn cự ly và phóng tên lửa. Chiếc F-4 bốc cháy, rơi ngay xuống biển. Sau khi cho số 1 thoát ly, X1 dẫn tiếp số 2 về Thọ Xuân. Đôi nghi binh-yểm hộ cũng xuống hạ cánh.

Đây là trận dẫn đánh mở màn thắng lợi của không quân ta ở chiến trường Khu 4, nhằm bảo vệ tuyến vận tải chiến lược chi viện cho miền Nam. Với nỗ lực rất lớn, tất cả các kíp trực ban dẫn đường và phi công đã thực hiện đúng nội dung hiệp đồng trong quá trình dẫn, chủ động tìm mục tiêu, tạo điều kiện thuận lợi bắn rơi địch.

Sau trận này ta còn tổ chức đánh tiếp năm trận nữa, nhưng đều không thành công. Có những trận máy bay ta bị tên lửa phòng không trên hạm tàu của địch bắn, phi công phải nhảy dù và cũng có những trận như ngày 9 và 11 tháng 5 năm 1968, ta chưa kịp bắn thì tốp địch khác đã bắn uy hiếp vào đội hình của ta. Nguyên nhân chủ yếu là ta không giữ được yếu tố bí mật, bất ngờ. Chính từ đây ta đã tập trung nghiên cứu hình thành cách đánh và cách dẫn mới ở chiến trường Khu 4.

Sáng ngày 14 tháng 6 năm 1968, đôi bay MiG-17: Lưu Huy Chao-số 1 và Lê Hải-số 2 chuyển sân từ sân bay Gia Lâm vào Thọ Xuân lúc 8 giờ 30 phút, sau đó nghe thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn không quân 923 Nguyễn Văn Bảy quán triệt thêm tình hình, nhiệm vụ trong ngày và 9 giờ 30 phút vào trực cấp 2. Ý định sử dụng lực lượng trong ngày của thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Đào Đình Luyện là cả MIG-17 và MIG-21. Kíp trực ban dẫn đường Binh chủng: tại sở chỉ huy Lê Viết Diện dẫn chính MiG-17 và Đào Ngọc Ngư dẫn chính MiG-21, còn Trần Quang Kính và Trịnh Văn Tuất dẫn phụ. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 923 dẫn bổ trợ: Đỗ Cát Lâm tại sở chỉ huy và Nguyễn Hoàng Hải trên hiện sóng.

Tại X3, từ 14 giờ 24 phút đến 14 giờ 25 phút, phát hiện ở đông cửa Sót 60km có nhiều tốp địch hoạt động, 14 giờ 28 phút, thủ trưởng trực chỉ huy Nguyễn Phúc Trạch ra lệnh cho MiG-17 vào cấp 1. Tại Thọ Xuân 14 giờ 32 phút, MiG-17 cấp 1 xong và mở máy, 14 giờ 34 phút, cất cánh từng chiếc, sau đó tập hợp đội hình chỉnh tề. Theo đúng hiệp đồng dẫn đường với X3, X1 cho MiG-17 bay thấp, xuôi theo Đường 15 vào khu chờ khu vực có lợi về chiến thuật, sau này gọi là khu trực ban trên không) Tân Kỳ để đánh địch bảo vệ đường 7, trên đoạn Đô Lương - Diễn Châu. 14 giờ 42 phút, đôi MiG-17 có mặt tại khu chờ, vừa vòng phải lên hướng bắc vừa từ từ lấy độ cao 1.500m, đồng thời phát ám hiệu trên đối không cho X3.

[FONT=&quot]
[/FONT]
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Trong lúc đó, X3 tập trung bám sát tốp địch từ phía biển bay vào Diễn Châu, lựa đúng thời cơ (phút thứ 45), cho MiG-17 vòng trái gấp, hướng bay 150 độ, tốc độ 750kmjb, độ cao 2.000m và thông báo liên tục vị trí mục tiêu . Đôi bay MIG-17 được dẫn vào tiếp địch với góc 90 độ. 14 giờ 46 phút, đài chỉ huy bổ trợ thông báo 2 F-4 vào Đô Lương. 14 giờ 47 phút, số 2 phát hiện F-4, bên trái, phía trên, 6km. Chỉ sau 2 phút 30 giây không chiến, Lưu Huy Chao và Lê Hải, mỗi phi công bắn rơi 1 F-4, rồi thoát ly ngay về Thọ Xuân. Đến 14 giờ 57 phút, xuất hiện một tốp địch ở đông Lạch Quèn 60km, ta lập tức cho một đôi MiG-21 cất cánh, vào chờ tại khu vực bắc Nghĩa Đàn, nhưng chúng không vào. Trận này ta giữ được bí mật, dẫn đánh nhanh, làm địch hoàn toàn bị bất ngờ và đạt hiệu quả chiến đấu rất cao. Các kíp trực ban dẫn đường đã hoàn thành nhiệm vụ trong ngày được giao.

Chiều ngày 16 tháng 6 năm 1968, đôi bay MiG-21: Đinh Tôn-số 1 và Nguyễn Tiến Sâm-số 2 thực hiện cơ động chuyển sân, cất cánh từ sân bay Nội Bài lúc 14 giờ 30 phút và hạ cánh tại Thọ Xuân lúc 14 giờ 50 phút, sau đó vào trực ngay. Mọi công việc chuẩn bị cho trận đánh đều đã được tiến hành rất chu đáo từ hôm trước ở Nội Bài. Tại X3, trực ban dẫn đường Binh chủng Đào Ngọc Ngư dẫn chính, kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 921 dẫn bổ trợ: Tạ Quốc Hưng tại sở chỉ huy và Lê Thiết Hùng trên hiện sóng. Các thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng và trung đoàn tập trung bám sát tình hình trên không ở khu vực Vinh và yêu cầu dẫn đường theo dõi chặt chẽ các tốp địch đang hoạt động ở phía đông Vinh từ 60 đến 90km. Gần 16 giờ đôi bay Tôn-sâm được lệnh vào cấp 1, mở máy và cất cánh luôn. Dẫn đường tại X3 theo dõi và "dẫn mò", vì theo kế hoạch ta sẽ bay cực thấp vào khu chờ tây nam Quỳ Hợp 15km, rồi vừa vòng tại chỗ vừa nâng dần độ cao để cho ra-đa dẫn đường bắt được.


16 giờ 10 phút, trên bàn tiêu đồ bắt đầu theo dõi được ta. Địch từ phía hòn Mát bay lên Diễn Châu và vào đường 7; X3 dẫn MiG-21 vòng phải, rồi đổi hướng xuống Yên Thành. Ta bay chưa được 2 phút thì địch đột ngột cơ động hình chữ "S" xuống phía nam đường 7, MiG-21 vòng phải gấp đi Anh Sơn, tăng ngay tốc độ và lên độ cao. Vài phút sau, thấy cao xạ ở phía Đô Lương bắn lên, số 2 đã nhanh chóng báo cáo. Sở chỉ huy phán đoán địch sẽ từ phía nam lên đánh các mục tiêu ở khu vực Đô Lương, nên khi đôi MiG-21 qua đường 7, ta buộc phải cho vòng trái xuống Thanh Chương để vào tiếp địch đối đầu ở cạnh ngoài, nhưng vẫn có gián cách, đồng thời thông báo ngay vị trí mục tiêu. Số 1 phát hiện F-4 bên trái, 10km, chúng đang vòng trái vào Đô Lương và quyết định vào công kích. Từ độ cao cao hơn địch và lựa đúng thời cơ, bằng các động tác lật xuống và cơ động sang trái, rồi sang phải rất thành thạo, số 1 bám chắc và đuổi kịp 1 chiếc F-4. Thấy số 2 yểm hộ tốt ở phía sau, số 1 chờ đến đúng cự ly hiệu quả và ngắm chính xác mới phóng tên lửa, rồi thoát ly bên trái. Chiếc F-4 kéo theo một vệt dài khói đen và lửa. Còn số 2, do cố theo dõi mục tiêu cho đến khi thấy phi công địch nhảy dù mới thoát ly, nên đã để mất số 1. Trong lúc đó sở chỉ huy vẫn kiểm soát chặt chẽ tình hình trên không, kịp thời thông báo địch ở phía sau cho số 2 và dẫn về hạ cánh an toàn tại Thọ Xuân.
Kết quả trận đánh: phi công Đinh Tôn bắn rơi tại chỗ 1 F-4, đội hình địch tan vỡ, quẳng bom quay ra. Cách xử lý cho vào tiếp địch đối đầu ở cạnh ngoài và có gián cách của dẫn đường, tuy chỉ là giải pháp tình thế buộc phải áp dụng, nhưng đã giúp phi công phát hiện được mục tiêu; còn phi công vừa quyết đoán vừa có kỹ thuật lái rất thuần thục đã đưa được máy bay vào vị trí công kích có lợi. Sự kết hợp đó là một trong những nhân tố rất quan trọng đế lựa chọn cách dẫn đánh địch tốt hơn ở chiến trường Khu 4.

Sau hơn một tháng cùng với các lực lượng cao xạ và tên lửa, không quân ta đã tham gia đánh thắng một số trận, trực tiếp góp phần làm giảm bớt lượng bom đạn đánh trúng vào các nút giao thông quan trọng của ta. Một số biện pháp bảo đảm dẫn đường đã được đưa ra, bước đầu có tác dụng tốt. Các đường bay xuất kích và thoát ly, do đã được tận dụng khá triệt để các đỉnh núi cao: 1563 ở tây- tây bắc Thường Xuân 12km, 1001 ở tây Như Xuân 36km, 1085 ở tây bắc Nghĩa Đàn 27km, 1570 ở tây-tây bắc Quỳ Hợp 37km...; các địa tiêu điểm: Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn..., riêng các điểm địch hay bay qua như: Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn, Hương Sơn... còn được đặt mật danh là Đ1, Đ2, Đ3, Đ4... và các địa tiêu tuyến: Đường 15, đường 7, đường 8, sông Hiếu, sông Con, 1 sông Lam, sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu..., nên phi công dễ dẫn bay bằng mắt ở độ cao thấp, dẫn đường dễ "dẫn mò" qua các ám hiệu trên đối không và hạn chế khá nhiều khả năng theo dõi ta của hệ thống ra-đa trên các tàu địch. Vị trí một số khu chờ đã được lựa chọn khá chính xác, giữ được yếu tố bí mật, tạo điều kiện dẫn tiếp địch bất ngờ.


Nhưng yêu cầu bảo vệ các nút giao thong trọng điểm và tuyến đường ống xăng dầu X42 đầu tiên (dài 42km) từ Nam Thanh (Nam Đàn) đến Nga Lộc (Hà Tĩnh) của ta ở chiến trường Khu4 ngày càng cao và rất khẩn trương, nhất là trong các đợt vận tải đột kích phải bảo đảm cho các đoàn xe của ta vượt cửa khẩu thật an toàn. Địch những thủ đoạn rất xảo quyệt như: bất ngờ đánh thẳng vào mục tiêu của ta hoặc chờ sẵn trên biển, rồi đánh nhanh, rút nhanh; tăng tỉ lệ tiêm kích yểm hộ cường kích lên rất cao, không dùng tốp lớn mà dùng nhiều tốp nhỏ hỗn hợp; theo dõi ta về hạ cánh rồi mới vào đánh... Ta có thể đánh địch bằng nhiều phương án khác nhau, sử dụng cả MiG-17 và MiG-21, nhưng để dẫn bắn rơi hoặc cản phá hay thu hút đánh lạc hướng hoạt động của chúng và bảo đảm an toàn cho ta trong lúc này là một thách thức, đòi hỏi các kíp trực ban dẫn đường phải tiếp tục nỗ lực vượt qua.


Trong thời gian từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 năm 1968, với cách thức tổ chức dẫn đường ở X1, X2 và X3 vẫn được thực hiện như khi mới bắt đầu vào Khu 4, ta đã dẫn đánh trên 10 trận, cho cả MiG-17 và MiG-21, cản phá nhiều mũi cường kích của địch vào đánh các mục tiêu của ta ở các khu vực Đô Lương, Nam Đàn, Hương Sơn, Đức Thọ..., MiG-17 bắn rơi 1 F-8, nhưng 2 phi công MiG-21 phải nhảy dù và 1 phi công MIG- 17 hy sinh. Có trận phi công không giữ tốt vị trí yểm hộ cho nhau hoặc còn để mất đội, có trận ra-đa hỏng không khắc phục được, đối không tốt thì lại bị địch gây nhiễu nhưng điều trăn trở nhất vẫn là chưa xác định được một cách dẫn thật thích hợp ở chiến trường Khu 4.


 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Cần phải khắc phục đồng bộ những trở ngại cả về khách quan và chủ quan. Ta chỉ có mỗi sân bay Thọ Xuân để tập kết lực lượng và xuất kích đánh địch, nên đường bay đi và bay về hầu như nằm trên một trục; khu vực Đô Lương, nơi có nhiều mục tiêu cần được bảo vệ, cách sân bay Thọ Xuân khoảng 115km, nhưng cách bờ biển chưa đầy 35km, còn Đức Thọ cách Thọ Xuân 180km (qua Anh Sơn) và chỉ cách bờ biển hơn 25km; các phương tiện thông tin liên lạc, ra-đa, đối không của ta, về số lượng chỉ có hạn và về chất lượng thường tốt không đồng bộ... Tại X3 và X2 ta có nhiều điều kiện để nắm địch cụ thể hơn X1, nhưng máy bay ta lại ở ngoài X1, nên khi X3 quyết định đánh, còn phải dự tính cả thời gian tập hợp đội hình 2 chiếc (do nhiều khi phải cất cánh từng chiếc một) và thời gian truyền lệnh từ X3 đến X1. Địch có nhiều điều kiện thuận lợi kiểm soát tình hình trên không, tổ chức hoạt động ở độ cao thấp và đánh nhanh, rút nhanh, có hỏa lực phòng không trên các hạm tàu sẵn sàng bắn ta và không loại trừ khả năng chúng tổ chức dẫn đối kháng (dẫn tiêm kích của chúng đánh lại các máy bay tiêm kích của ta từ các đài ra-đa trên các hạm tàu).

Trong hầu hết các trận cuối tháng 6 và đầu tháng 7 năm 1968, dẫn đường trên bàn tiêu đồ đều đã dẫn phi công phát hiện được mục tiêu, chỉ có một trận do đài chỉ huy bổ trợ. Có tới năm trận gặp F-4 và hai trận gặp F-8 đều làm nhiệm vụ tiêm kích. Một trận do phi công nhận nhầm địa tiêu, nên đánh hụt A-4. Có sáu trận phải dẫn vào thế đối đầu. Ta có nhiều đài chỉ huy bổ trợ, nhưng chủ yếu chỉ thông báo tình hình địch cho phi công qua đối không, chưa kịp thời báo cáo về sở chỉ huy.


Sau khi tổ chức rút kinh nghiệm, dẫn đường đã khẳng định một số vấn đề mấu chốt về cách dẫn: Phải chấp nhận dẫn vào tiếp địch đối đầu, cố gắng tạo đủ gián cách cho MiG-17 và MiG-21 để phi công có điều kiện cơ động vào vị trí có lợi Phải luôn đề phòng gặp tiêm kích khi dẫn đánh bất kỳ một tốp nào. Phải tận dụng mọi nguồn tin tức để dẫn đánh có công kích, có yểm hộ, đồng thời xử lý nhanh khi phi công bị mất đội và bị địch bám.


Ngày 29 tháng 7 năm 1968, Binh chủng tiếp tục tổ chức đánh địch. Ta bố trí đài chỉ huy bổ trợ ở núi (rú) Trọc do đồng chí Lâm Văn Lích phụ trách, cùng đi có trợ lý dẫn đường Trung đoàn 923 Lê Viết Diện và một số thành phần khác. C-41 ở Diễn Châu và C-15 ở nông trường Cờ Đỏ cũng đã được củng cố lại và bảo đảm kỹ thuật tốt tương đối đồng bộ (đài P-15 và 12 của C-15 chưa có máy hỏi). Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 923 dẫn chính: Đỗ Cát Lâm dẫn tại sở chỉ huy, Nguyễn Hoàng Hải trên hiên song tại C-41 và kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng đảm nhiệm dẫn bổ trợ: tại sở chỉ huy Đào Ngọc Ngư dẫn MIG-17 và Trịnh Văn Tuất dẫn MIG-21.

Từ 9 giờ, các thủ trưởng trực chỉ huy: Đào Đình Luyện, Trần Mạnh, Nguyễn Phúc Trạch, và Nguyễn Ngọc Phiếu đã tập trung theo dõi các hoạt động của địch ở phía đông Vinh và chỉ đạo bám sát các tốp có khả năng vào đánh đường 7, đặc biệt chú ý các tốp tiêm kích. 9 giờ 50 phút, biên đội MiG-17 đánh chính: Lưu Huy Chao-số 1, Hoàng ích-số 2, Lê Hải-số 3, Lê Sĩ Diệp-số 4 được lệnh vào cấp 1 và 10 giờ 16 phút, cất cánh. Sau khi ổn định đội hình, số 1 tự dẫn biên đội bay vào theo đúng hiệp đồng. Qua Nghĩa Đàn, X3 trực tiếp dẫn biên đội đánh chính và đài chỉ huy bổ trợ ở rú Trọc theo dõi qua ám hiệu trên đối không. 10 giờ 20 phút, đôi bay MiG-21 yểm hộ: Phạm Thanh Ngân và Nguyễn Ngọc Thiên cất cánh, bay theo kế hoạch, không phát đối không và do X1 trực tiếp dẫn. 10 giờ 26 phút, MIG-17 vào đúng khu vực quy định, nhưng địch vẫn vòng ở ngoài biển, buộc ta phải chờ tại đông Tân Kỳ 15km. Từ 10 giờ 30 đến 10 giờ 34 phút, có 2 tốp địch ở đông cửa Hội 35km và đông cửa Vạn 25km bắt đầu đổi hướng, bay vào cửa Vạn, Yên Thành. 10 giờ 34 phút, trên nhắc đài chỉ huy bổ trợ chú ý quan sát phía đông. 10 giờ 35 phút, đài chỉ huy bổ trợ cho MiG-17 lên độ cao 2.000m, thông báo vị trí mục tiêu và dẫn vào tiếp địch. 10 giờ 36 phút, với góc vào 140 độ, số 1 phát hiện F-8 ở cự ly 4km. 4 Mig- 17 không chiến với 8 F- 8. Lưu Huy Chao và Lê Hải, mỗi phi công bắn rơi 1 F-8, nhưng số 4 phải nhảy dù và không ai bám được ai. 10 giờ 38 phút, nhiều máy đối không của ta trong khu vực chiến đấu bắt đầu bị nhiễu. 10 giờ 41 phút, đài chỉ huy bổ trợ cho MiG-17 thoát ly. 10 giờ 42 phút, X1 dẫn MiG-21 có mặt đúng lúc tại khu chiến và yểm hộ cho MiG-17 về Thọ Xuân.

Tuy có tổn thất, nhưng trận đánh đã cơ bản thành công. dẫn đường tại sở chỉ huy X3 đã kịp thời thông báo chính xác hướng địch vào cho đài chỉ huy bổ trợ. Đài chỉ huy bổ trợ, do đặt đúng vị trí và có sự hỗ trợ của sở chỉ huy, nên đã chủ động chỉ huy-dẫn đường toàn bộ trận không chiến. Song, cả sở chỉ huy và đài huy bổ trợ đều chưa nắm hết địch, đồng thời các số trong biên đội bám nhau không chặt, nên chưa hỗ trợ kịp thời cho số 4.


Ngày 1 tháng 8 năm 1968, ta lại đưa MiG-21 với đội hình chiến đấu "2+ 1” vào trận, Trung đoàn 921 quyết định bố trí: Nguyễn Đăng Kính-số 1, Phạm Văn Mạo-số 2 và Nguyễn Hồng Nhị-số 3. Nhiệm vụ của các số trong đội hình, cơ bản giống như trận ngày 10 tháng 7 năm 1968: số 1 và 2 là đôi đánh chính, số 3 phải yểm hộ cho cả số 1 và 2. Công tác chuẩn bị trước cho trận này được tiến hành ở Nội Bài và chiều 31 tháng 7 năm 1968, tốp MiG-21 chuyển sân cơ động vào Thọ Xuân. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 921 dẫn chính: Tạ Quốc Hưng dẫn tại sở chỉ huy, Lê Thiết Hùng trên hiện sóng, trực Ban Dẫn đường Binh chủng Đào Ngọc Ngư dẫn bổ trợ tại sở chỉ huy và trợ lý dẫn đường Trung đoàn 923 Lê Viết Diện tại đài chỉ huy bổ trợ ở rú Trọc.

Đến trưa, thời tiết tuy vẫn còn phức tạp, nhưng đáy mây đã nâng cao dần lên. Các thủ trưởng trực chỉ huy Đào Đình Luyện, Trần Mạnh (Bản can trận đánh) yêu cầu dẫn đường bám sát các tốp địch vào hoạt động từ đông Hà Tĩnh đến đông Diễn Châu và nhất trí cho MiG-21 xuất kích theo phương án đã được chuẩn bị. 12 giờ 37 phút, tốp MiG-21 cất cánh, X1 cho vào đường bay theo kế hoạch và đi dưới mây. 12 giờ 42 phút, ta đến bắc Nghĩa Đàn 10km, X1 cho lên trên mây. Sau khi bắt tốt ta-địch, X3 cho MiG-21 tiếp tục giữ hướng bay 210 độ, lên độ cao 4.000m. 12 giờ 43 phút 30 giây, X3 thông báo: bên trái, 50 độ, 30km (phía đông Đô Lương 15km), độ cao 3.000 đến 3.500m có địch. 12 giờ 44 phút 15 giây, X3 cho hướng bay 160 độ. 12 giờ 46 phút, tốp MiG-21 bay đến ngang Đô Lương, X3 cho vòng trái để đánh tốp địch từ phía đông, bay dọc theo Nam đường 7 vào Đô Lương. 30 giây sau, số 1 và 2 phát hiện: 2 F-4, đối đầu, 13km, chúng đang vòng phải lên phía bắc đường 7 và xuống dưới mây. Ta vòng trái bám theo. Đến độ cao 2.000m, địch cải bằng, số 3 báo cáo, F-4 tách tốp vòng lại đối đầu Số 1 vòng phải gấp bám theo 1 chiếc, nhưng F-4 vào mây. Số 2 không theo kịp số 1 và báo cáo mất đội. Số 1 ra lệnh cho số 2 thoát ly về Xl, hướng bay 330 độ và tiếp tục vòng phải lên trên mây. Ngay sau đó, số 3 báo cáo phát hiện 2 F-8. X3 vừa dẫn số 2 và số 1 thoát ly vừa theo dõi số 3 đánh F-8. Thủ trưởng Trần Mạnh nhắc: bám tốt thì công kích. Một lúc sau, số 3 báo cáo: máy bay bị thương và X3 không liên lạc được nữa.

Phi công Nguyễn Hồng Nhị, sau khi cơ động chuyển thế chiến thuật từ bất lợi sang có lợi, đã bắn rơi 1 F-8 và tránh được pháo địch. Nhưng do máy bay bị hỏng tăng lực từ khi cất cánh và khi gặp tiêm kích địch thì số 1 và 2 đã thoát ly nên số 3 bị trúng tên lửa của địch và nhảy dù an toàn. Trong trận này, những thiếu sót, như dẫn đường chưa nắm hết địch trong khu chiến và phi công để mất đội vẫn chưa được khắc phục triệt để.


Ngày 17 tháng 8 năm 1968, Bộ Tư lệnh Binh chủng sử dụng cả MiG-17 và MiG-21 đánh theo ý định tác chiến hiệp đồng giữa không quân, tên lửa phòng không và pháo cao xạ. Kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng dẫn chính: Nguyễn Văn Chuyên và Đào Ngọc Ngư tại sở chỉ huy, Nguyễn Quang Sáng trên hiện sóng.


Buổi sáng, địch tổ chức đánh tiếp đợt thứ hai. Ta dẫn biên đội MiG-17 đánh chính: Cao Thanh Tịnh, Đinh Trọng Lực, Nguyễn Văn Thọ và Lương Quốc Bảo vào khu vực tây Tân Kỳ và đôi bay MiG-21 nghi binh-yểm hộ: Đinh Tôn và Nguyễn Văn Minh vào khu vực tây-tây bắc Con Cuông 20km, nhưng địch không lên Đô Lương-Yên Thành (khu vực đánh hiệp đồng) mà chỉ hoạt động ở Nam Đàn-Đức Thọ, nên sau khi đã bay chờ một vài vòng trong khu vực, MiG-17 và MiG-21 đều quay về Thọ Xuân vì bay chiến đấu ở Khu 4 trung bình mỗi chuyến mất 35 phút và dài nhất tới 46 phút.

Đến chiều, thủ trưởng trực chỉ huy Bộ Tư lệnh Nguyễn Văn Tiên nhận định: địch còn tiếp tục hoạt động và khả năng sẽ vào đúng phương án mà ta đã dự kiến. 15 giờ 56 phút, X1 cho đôi bay MiG-21: Đinh Tôn-số 1 và Nguyễn Văn Minh-số 2 cất cánh. 16 giờ 02 phút, sau khi liên lạc tốt đối không với MiG-21 trên R5, X3 dẫn thẳng xuống Con Cuông và cho tăng tốc độ lên 950km/h để đánh tốp trinh sát vào Nam Đàn-Thanh Chương. Khi ta đến Con Cuông thì địch quay ra, thủ trưởng trực chỉ huy tại X3 Trần Mạnh đã cho ngay MiG-21 vòng trái lên Quỳ Hợp và giảm tốc độ để lựa thời cơ đánh các tốp khác. 16 giờ 08 phút, MiG-21 đang ở ngang quỳ Hợp thì X3 lập tức cho vòng phải, hướng bay 180 độ, sau đó cho lên độ cao 5.000m và tăng tốc độ 950km/h để đánh tốp địch từ cửa Hội vào Thanh Chương.

MiG-21 qua đường 7, X3 cho vòng trái đi Thanh Chương, rồi vòng trái tiếp lên Đô Lương và thông báo: địch bên phải 100 độ, 15km, độ cao 4.000m. Ngay sau đó, dẫn đường trên hiện sóng tại C-41 bắt ta-địch tốt, đã dẫn tiếp MiG-21 đuổi theo và thông báo: địch phía trước 7km, nhưng rồi đối không bị nhiễu, không thấy phi công trả lời. Còn ở X3, dẫn đường tại sở chỉ huy thấy ta-địch rất gần nhau và nghe được tiếng chỉ huy của đài chỉ huy bổ trợ (do có 2 máy đối không, X3 dùng R5 và đài chỉ huy bổ trợ dùng R6), nên cho là phi công đã phát hiện và ra khẩu lệnh (phát trên R5): dùng tốc độ lớn, đánh nhanh, thoát ly nhanh. Không thấy phi công trả lời, dẫn đường nhắc lại liên tiếp 3 lần nữa. Số 2 không thấy số 1 trả lời, liền tự chuyển đổi không sang R6. 16 giờ 19 phút, X3 cho thoát ly theo hướng bay 330 độ và thấy đài chỉ huy bổ trợ hô cho số 2 cơ động gấp, lập tức truyền thêm 2 khẩu lệnh cơ động. Sau khi cơ động thoát khỏi địch đeo bám, phi công Nguyễn Vãn Minh phát hiện F-4, 7km, đã nhanh chóng đuổi kịp và bắn rơi tại chỗ 1 chiếc. Đến 16 giờ 22 phút, X3 liên lạc tốt với cả hai số, cho thoát ly và chuyển X1 dẫn về.


Nhiệm vụ dẫn đánh đúng ý định tác chiến hiệp đồng của trên đã được hoàn thành, ta bắn rơi địch và cản phá một số tốp cường kích. Dẫn đường tại X3 đã tận dụng được tin tức từ đài chỉ huy bổ trợ (qua đối không) để nắm thêm tình hình trên không và nhanh chóng truyền lệnh cho phi công, nhưng nghe trên R6 lại phát trên R5. Còn dẫn đường trên hiện sóng, khi bị nhiễu đối không, không kịp thời xử lý. Số 1 và số 2 tự chuyển đối không sang R6, nhưng đều không báo cáo sở chỉ huy. Những thiếu sót mới lại nảy sinh.


Từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 10 năm 1968, địch tổ chức đánh phá ác liệt các khu vực Đô Lương, Đức Thọ và có lần còn vào đến Anh Sơn. Sáng 25 tháng 8 năm 1968, kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng: tại sở chỉ huy Nguyễn Văn Chuyên dẫn MiG-21, Đào Ngọc Ngư phụ trách MIG-17, Trịnh Văn Tuất trên hiện sóng và kíp trực ban dẫn 1 đường Trung đoàn 921: Tạ Quốc Hưng tại sở chỉ huy, Lê Thiết Hùng trên hiện sóng đã thực hiện phối hợp cùng nhau dẫn đôi MiG-17: Cao Thanh Tịnh và Cao Sơn Khảo bay nghi binh tại tây Thanh Chương, đôi MiG-21: Phạm Thanh Ngân-số 1 và Nguyễn Ngọc Thiên-số 2 vào đánh cường kích ở ngã ba Đồng Lộc và đôi MiG-21: Nguyễn Văn Cốc và Phạm Thành Nam lên yểm hộ cho cả hai đôi Ngân- Thiên và Tịnh-Khảo khi rút về Thọ Xuân. Kết quả: Ta không dẫn được đôi Ngân-Thiên vào đánh cường kích mà gặp phải tiêm kích địch. Phi công đã tỉnh táo cơ động tránh được nhiều tên lửa của địch và phóng trả, nhưng không kết quả. Số 2, sau khi vào công kích lần thứ nhất, đã để mất mục tiêu và không bám được số 1. Còn đôi Tịnh-Khảo do vào sai khu vực quy định (vào nhầm tây Đô Lương), nên không thực hiện nghi binh đúng kế hoạch.

 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Sáng ngày 26 tháng 10 năm 1968, thời tiết trong khu vực tuy giản đơn, nhưng có mù ở độ cao thấp, địch có nhiều biểu hiện sẽ tổ chức đánh lớn, ta quyết tâm xuất kích bảo vệ các mục tiêu được giao. Các kíp trực dẫn đường, Binh chủng: Nguyễn Văn Chuyên tại sở chỉ huy, Trung đoàn 921: Trần Đức Tụ tại sở chỉ huy , Lê Thiết Hùng và Trịnh Văn Tuất trên hiện sóng, Trung đoàn 923: Đỗ Cát Lâm tại sở chỉ huy, thực hiện dẫn phối hợp. Ta tập trung theo dõi các tốp địch từ hướng biển, qua Diễn Châu vào đánh Thanh Chương và Nam Đàn.

Thủ trưởng trực chỉ huy Bộ Tư lệnh Nguyễn Văn Tiên quyết định sử dụng cả MiG-17 và MiG-21. 8 giờ 17 phút, X1 cho đôi bay MiG-17: Nguyễn Quang Sinh và Bùi Đình Đoàn cất cánh và 2 phút sau, cho đôi bay MiG-21: Nguyễn Đăng Kính-số 1 và Vũ Xuân Thiều-số 2 lên tiếp. Cả hai đôi đều bay theo Đường 15 ở độ cao thấp. Đến Tân Kỳ, theo lệnh của thủ trưởng trực chỉ huy tại X3 Trần Mạnh, MiG-17 và MiG-21 đều lần lượt làm vòng chờ ở Bắc đường 7. 8 giờ 27 phút, X3 cho MiG-17 vòng gấp 180 độ, hướng bay 150 độ, lên độ cao 2.000m để đánh địch ở độ cao thấp tại khu vực phía nam Yên Thành. Khi bay qua đường 7, được đài chỉ huy bổ trợ thông báo địch đã bay xuống Vinh, đôi MIG-17 lập tức vòng trở lại. Sau đó địch không vào đúng dự kiến, X3 cho ngay MIG- 17 về Thọ Xuân. 8 giờ 28 phút, X3 cho MiG-21 cũng vòng trái 180 độ, nhưng hướng bay 160 độ, lên 3.000m để đánh địch ở độ cao trung bình tại Nam Đàn. 8 giờ 30 phút, X3 thông báo vị trí mục tiêu và ngay sau đó số 1 phát hiện F-4 và A-6 đối đầu, 10km. Đột nhiên 2 chiếc F-4 vòng phải gấp 180 độ có lẽ chúng muốn bảo vệ tốp A-6 ở phía dưới. Đôi MiG-21 cơ động bám theo, 2 F-4 tách tốp. Thấy số 1 bám chiếc bay thẳng, số 2 liền bám chiếc vòng phải, nhưng không kịp. Phi công Nguyễn Đăng Kính đuổi theo chiếc bay thẳng, nhanh chóng rút ngắn cự ly, lựa đúng thời cơ xạ kích và bắn rơi tại chỗ 1 F-4. X3 cho thoát ly bên phải, hướng bay 360 độ. Số 1 lợi dụng tốc độ lớn, vừa đổi hướng vừa vọt lên và báo cáo độ cao 8.000m. Thủ trưởng Trần Mạnh nhắc dẫn đường: đề phòng tên lửa phòng không trên hạm của địch. Dẫn đường liền cho ngay xuống 1.000- 1.500m. Khi hai đôi đánh chính về qua Nghĩa Đàn, X1 dẫn tiếp đôi MIG-17: Hoàng Thanh Xuân và Nguyễn Phú Ninh lên yểm hộ cho hai đôi Sinh-Đoàn và Kính-Thiều.

Tại Thọ Xuân, do trời mù, phi công không thấy sân bay, còn các đài K1 và K2 thì đang trục trặc
(Một số trận đánh của không quân trong chiến tranh chống Mỹ tập 2, Nxb Quân đội nhân dân; Hà Nội, 2001, tr.192), dẫn đường đã kịp thời xử lý và dẫn được MIG-17, MiG-21 xuống hạ cánh an toàn.

Ngày 1 tháng 11 năm 1968, tổng thống Mỹ Giôn-xơn tuyên bố chấm dứt mọi hành động chiến tranh đối với miền Bắc Việt Nam, chấp nhận họp hội nghị bốn bên ở Pa-ri về Việt Nam. Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc đã hoàn toàn thất bại. Nhưng trong 3 năm tiếp sau đó: 1969, 1970 và 1971 đế quốc Mỹ không cam chịu thất bại, hành động chiến tranh đối với miền Bắc không hề chấm dứt. Không quân ta tiếp tục quán triệt tinh thần chiến trường Quân khu 4 là tiền tuyến của Binh chủng và quyết tâm "vươn sâu, ở lâu, trụ vững"
(Tài liệu tổng kết trận đánh, số 157/TM, ngày 22 tháng 3 năm 1973, tr.1).
Ngay trong năm 1969, không quân ta đã khẩn trương sửa chữa các sân bay ở chiến trường Khu 4 để các loại máy bay và trực thăng của ta đều có thể hoạt động được như: từ tháng 2 năm 1969, MiG-17 và MiG-21 trực ngày ở Vinh và Anh Sơn, còn từ tháng 4, MiG-21 trực đêm tại Anh Sơn; đường băng Đồng Hới kéo dài lên 2.000m và làm thêm một số sân bay bí mật khác; củng cố lại sở chỉ huy tiền phương của Binh chủng ở Ba Đồn, tích cực chuẩn bị những phương án tác chiến mới, đồng thời tiếp tục duy trì một phần lực lượng của mình để sẵn sàng tổ chức đánh địch. Đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy vừa luân phiên cơ động vào trực ban tại các vỉ trí thuộc X2, X3 vừa chuẩn bị từng bước tiến sâu vào phía nam Khu 4.

Trong thời gian đầu, do công tác tổ chức thực hiện chuyển sân cơ động lực lượng trực chiến không chặt chẽ, chưa lường hết các thủ đoạn hoạt động của địch nên ta đã phải chịu tổn thất: Ngày 9 tháng 2 năm 1969, đôi bay MiG-21 trên đường từ Nội Bài vào Vinh đã bất ngờ gặp máy bay tiêm kích địch, ta bị động đối phó, 1 chiếc phải quay lại Thọ Xuân hạ cánh, còn 1 chiếc hết dầu, phi công phải nhảy dù. Ngày 22 tháng 4 năm 1969, đôi bay MiG-21, sau khi hạ cánh an toàn xuống sân bay Anh Sơn đã bị địch phát hiện và đánh hỏng cả 2 chiếc. Công tác bảo đảm dẫn đường cho chuyển sân phải củng cố lại.


Trong thời gian nửa cuối năm 1969, do các trung đoàn không quân đang tập trung tranh thủ cung cố tổ chức và huấn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt, nên ta chỉ thực hiện một số trận dẫn đánh không người lái. Một nhiệm vụ rất quan trọng đối với ngành Dẫn đường lúc này là căn cứ vào những phương án tác chiến mới của Binh chủng, đề xuất và xây dựng các phương án dẫn bay đánh trinh sát ở khu vực sông Lam và Đường 12, đánh hiệp đồng giữa không quân và cao xạ, tên lửa ở khu vực Tân Ấp (đông nam Hương Khê 27km), đánh B-52 trên Đường 12, 20 và trên đường hành lang...


Chiều 28 tháng 1 năm 1970, sau khi bị cao xạ của trung đoàn 230 thuộc Sư đoàn phòng không 367 bắn rơi
(Lịch sử Bộ tham mưu Phòng không – Không quân 1963-2003, Sđd, tr. 168), địch cho nhiều tốp vào hoạt động từ phía nam đèo Ngang lên hoạt động ở cả hai phía tây và đông đường biên giới Việt Lào: đoạn từ đèo Keo Nưa (đường 8) đến đèo Mụ Giạ để tìm cứu giặc lái. Tại X3, thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Trần Mạnh yêu cầu X2 triển khai ngay lực lượng theo phương án đánh hiệp đồng đã được chuẩn bị. Tại X3, trực ban dẫn đường binh chủng Lê Thành Chơn và trực ban dẫn đường Trung đoàn 921 Tạ Quốc Hưng tại Sở chỉ huy, Hoàng Kế Thiện trên hiện sóng tại C-41 đều đã sẵn sàng.
Từ 14 giờ đến 14 giờ 12 phút, các C-45 ở Nghi Lộc và C-41 ở Cẩm Xuyên lần lượt mở máy, các tính báo gần nhanh chóng được đưa về Sở chỉ huy. 14 giờ 20 phút, ở phía tây đèo Mụ Giạ 30km có 1 tốp 1 chiếc của địch hoạt động, độ cao 3.000m. 14 giờ 24 phút, thủ trưởng Trần Mạnh lệnh cho đôi bay MiG-21: Vũ Ngọc Đỉnh-số 1 và Phạm Đình Tuân-số 2, đang trực chiến tại sân bay Vinh, vào cấp 1. 14 giờ 28 phút, xuất hiện thêm 1 tốp 2 chiếc của địch, độ cao 6.000m từ nam-đông nam đèo Mụ Giạ 45km bay dọc biên giới Việt Lào lên phía bắc Đường 12 và 1 tốp 4 chiếc, độ cao 2.500m từ tây-tây bắc đèo Mụ Giạ 45km lên hoạt động tại khu vực tây nam Hương Khê 40km.

14 giờ 31 phút, đôi MiG-21 được lệnh cất cánh và sau đó theo yêu cầu của trực chỉ huy, dẫn đường tại X3 cho vòng vào khu vực tây Bến Thuỷ chờ để tiếp tục làm rõ thêm ý đồ hoạt động của địch. 14 giờ 35 phút, dẫn đường hiện sóng Hoàng Kế Thiện từ C- 41, sau khi phát hiện có 1 tốp địch vòng liên tục tại khu vực cầu Khe Ve (ngã ba Đường 15 và Đường 12), đã nhanh chóng báo cáo về sở chỉ huy. Trực ban dẫn đường Lê Thành Chơn xin thay đổi hướng xuất kích: từ dọc theo đường biên giới sang dọc theo Đường 15 và được thủ trưởng chấp nhận. 14 giờ 38 phút, xuất hiện thêm 1 tốp 2 chiếc, độ cao 6.000m vào Khe Ve. Trực ban dẫn đường Tạ Quốc Hưng dẫn đôi MiG-21 bám Đường 15 và cho cơ động độ cao từ 1.000 đến 1.500m, 14 giờ 40 phút, lệnh cho phi công mở SOĐ-57 (máy phát tín hiệu phản hồi trên máy bay) và thông báo cho dẫn đường hiện sóng biết ý định sở chỉ huy sẽ dẫn đánh từ phía đông. 14 giờ 42 phút, khi MiG-21 đến nam Hương Khê 10km, trực ban dẫn đường Tạ Quốc Hưng cho vòng trái, hướng bay 120 độ, tốc độ 900km/h và thông báo vị trí khu vực có địch, đồng thời lệnh cho dẫn đường hiện sóng sẵn sang dẫn tiếp cận; 14 giờ 43 phút, cho vòng phải, hướng bay 170 độ, độ cao 4.000m và thông báo: mục tiêu bên phải 30 độ 18km, độ cao 3.000m. 14 giờ 43 phút 30 giây, thủ trưởng Trần Mạnh lệnh: đánh nhanh, giải quyết nhanh. 14 giờ 44 phút, dẫn đường hiện sóng Hoàng Kế Thiện dẫn MiG-21 vào tiếp địch: mục tiêu bên phải 10 độ, 12km; rồi bên phải 60 độ, 10km.


Số 2 lập tức phát hiện F-4, 8km, xin vào công kích và số 1 yểm hộ. X3 nhắc: công kích xong, thoát ly hướng bay 310, 320 độ. 14 giờ 45 phút, số 2 xin thoát ly. 14 giờ 46 phút, trực ban dẫn đường Tạ Quốc Hưng hô: phản kích bên trái. 14 giờ 46 phút 30 giây, số 2 lại phát hiện bên trái phía trước có 2 F-4 và xin vào công kích lần 2, số 1 tiếp tục yểm hộ. 14 giờ 47 phút, số 1 phát hiện 3 chiếc trực thăng ở phía dưới và xin vào công kích. Với động tác kỹ thuật bay điêu luyện, chỉ trong 1 phút 15 giây số 1 đã thực hiện xạ kích chính xác. 14 giờ 48 phút 15 giây, trên đối không vang lên: "Cháy rồi". 14 giờ 49 phút, số 2 xin thoát ly lần thứ hai. 14 giờ 50 phút, trực ban dẫn đường Lê Thành Chơn cho số 1 và số 2 hướng bay 20 độ. Sau đó số 2 báo cáo: đang phản kích, chưa thoát ly được.
Kết quả trận đánh: Phi công Vũ Ngọc Đỉnh bắn rơi 1 CH-53 và phi công Phạm Đình Tuân bắn rơi 1 F-4, nhưng sau đó hy sinh trong khi cơ động phản kích địch ở độ cao thấp. Dẫn đường tại X3 đã vận dụng phương án linh hoạt, kịp thời đổi hướng xuất kích và gây bất ngờ cho địch; tạo điều kiện tốt cho dẫn đường trên hiện sóng dẫn tiếp cận và phi công phát hiện địch trong thế thuận lợi. Nhưng trong quá trình dẫn, đã chưa kiểm soát hết địch-ta để hỗ trợ cho phi công, nhất là khi số 2 phản kích ở độ cao thấp, mặc dù tình báo gần có bị ngắt quãng, nhưng đối không vẫn còn liên lạc được.

Chiều 13 tháng 4 năm 1971, qua theo dõi địch trên bảng tiêu đồ xa, 17 giờ 15 phút ta cho C-41 mở máy. 17 giờ 24 phút, xuất hiện 1 tốp 1 chiếc, tốc độ nhỏ, độ cao 3.000m ở nam-tây nam đèo Mụ Giạ 20km; tiếp sau đó xuất hiện thêm 4 tốp, tốc độ lớn, độ cao từ 4.000 đến 8.000m cũng ở nam-tây nam đèo Mụ Giạ từ 40 đến 100km. Thủ trưởng trực chỉ huy Trần Mạnh quyết định cho đánh tốp tốc độ nhỏ. 17 giờ 27 phút, 2 chiếc MiG-21 ở Anh Sơn được lệnh vào cấp 1. 17 giờ 57 phút phi công Đinh Tôn cất cánh và bay thấp theo đường 7, đến Đô Lương vòng phải dọc theo Đường 15. 18 giờ 05 phút, trực ban dẫn đường Khổng Đức Thi tại sở chỉ huy B8 ở Quảng Trạch, sau khi liên lạc tốt với phi công, cho lên độ cao 2.000m. Một phút sau, dẫn đường hiện sóng Trần Xuân Dung tại C-41 ở Quảng Trạch bắt tốt ta. Thấy địch liên tục vòng đi, vòng lại với bán kính rất nhỏ trong một khu vực hẹp trên Đường 12, nên trực ban dẫn đường Khổng Đức Thi đề xuất phương án đưa MiG-21 vào thế vòng trái, liên tục ôm lấy khu vực mục tiêu đang bay để phi công có nhiều thời gian quan sát phát hiện hơn và được thủ trưởng đồng ý ngay. Dẫn đường cho hướng bay 200 độ, độ cao 2.500m. Phi công báo cáo tốc độ 850km/h. Dẫn đường cho lên độ cao 3.500, rồi 4.000m, hướng bay 210 độ và thông báo: mục tiêu tốc độ nhỏ, bên trái 40 độ, 30km; sau đó cho vòng trái, hướng bay 130 độ, rồi 60 độ để giảm dần giãn cách và thông báo tiếp: mục tiêu bên trái 80 độ, 13km, rồi 90 độ, 7km, nhưng phi công chưa phát hiện được địch. Dẫn đường cho vòng trái động tác nhanh, mục tiêu bên trái 90 độ, 12km. 18 giờ 16 phút, phi công báo cáo chói mặt trời (mặt trời lặn lúc 18 giờ 14 phút). Dẫn đường cho giảm độ cao xuống 3.000m và tiếp tục vòng trái. Sau hai lần thông báo nữa, phi công Đinh Tôn phát hiện: mục tiêu bên trái 20 độ, 8km. Sau khi phóng quả tên lửa thứ nhất, anh xin vòng lại và chuẩn bị phóng quả thứ hai thì thấy máy bay địch đảo cánh, xoáy xuống.

18 giờ 23 phút, dẫn đường cho thoát ly, hướng bay 360 độ, độ cao 3.000m, tốc độ 900km/h và nhắc chú ý cảnh giới bên trái phía sau. 18 giờ 26 phút, MiG-21 đến tây Khe Ve 30km và bay theo hướng 340 độ để về Anh Sơn. Thủ trưởng Trần Mạnh yêu cầu tổ chức liên lạc tốt với Vinh. 18 giờ 38 phút, ta hạ cánh an toàn xuống Anh Sơn. Cũng trong thời gian này địch cho hai tốp máy bay tiêm kích, mỗi tốp 2 chiếc, độ cao 5.000m đuổi theo ta đến Đô Lương mới quay trở lại. Đây là trận đánh với quyết tâm rất cao, đúng phương án đánh trinh sát trên Đường 12. Ta đã dẫn thành công MiG-21 đánh mục tiêu tốc độ nhỏ, sáng tạo khi đưa vào tiếp cận, giành thuận lợi cho phi công phát hiện và xạ kích bằng mắt trong lúc hoàng hôn; góp sức để phi công Đinh Tôn bắn rơi 1 O-2A. Thêm một loại máy bay nữa của Mỹ bị Không quân nhân dân Việt
Nam hạ gục. Dẫn đường tại sở chỉ huy hoàn toàn làm chủ tình hình và dẫn toàn trình. Dẫn đường trên hiện sóng kiểm soát chặt chẽ địch- ta, nhưng do thông tin đặt sai tần số đối không (Bản can trận đánh), nên không trực tiếp dẫn được mà phải dùng điện thoại để truyền các khẩu lệnh về sở chỉ huy.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Trưa 10 tháng 5 năm 1971, máy bay trinh sát tốc độ nhỏ của địch vào hoạt động tại khu vực Mường Xén (Kỳ Sơn)-Noọng Hét-Bản Ban (Mường Khằm). Ta sử dụng MiG-21, một đôi đánh chính và một đôi yểm hộ để thực hiện nhiệm vụ. Kíp trực ban dẫn đường tại X3 đã phối hợp nhịp nhàng với X1, tiếp nhận đôi đánh chính kịp thời, chủ động áp dụng cách dẫn đánh O-2A, đưa phi công vào thế có lợi phát hiện được mục tiêu. Cả hai số đều có cơ hội phóng tên lửa, nhưng rất tiếc, OV-10 không rơi. Kíp trực ban dẫn đường tại X1 đã dẫn đôi yểm hộ đúng ý định chiến thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho X3 nối thông chỉ huy khi đôi đánh chính phải xuống độ cao thấp ở khu chiến.

Trong suốt thời gian từ năm 1968 đến 1971, số lượng trận đánh của không quân ta tại chiến trường Khu 4, so với đánh ở các khu vực phía bắc vĩ tuyến 20, tuy không nhiều, nhưng mang lại ý nghĩa rất to lớn đối với công tác tổ chức dẫn đường sở chỉ huy. Việc bố trí các vị trí dẫn đường tại nhiều sở chỉ huy, đài ra-đa và đài chỉ huy bổ trợ bằng mắt đã tạo ra một mạng lưới chỉ huy-dẫn đường liên kết chặt chẽ với nhau, nâng cao khả năng dẫn đường chiến đấu hai cấp. Tại sở chỉ huy tiền phương Binh chủng, do thường xuyên duy trì tốt chế độ từng trực ban dẫn đường phụ trách dẫn từng tốp, nên chất lượng dẫn chính đã được nâng lên rõ rệt. Với quyết tâm cao, cách dẫn đối đầu có giãn cách thích hợp, cơ động lượng lớn vào bám địch đã nâng cao hiệu quả đánh tiêm kích ở chiến trường Khu 4. Đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy đã góp công bắn rơi 7 F-4, 4 F-8, 2 không người lái, 1 CH-53, 1 O-2A và bắn trọng thương 1 B-52.


Sau lần dẫn phi công MiG-21 Nguyễn Hồng Nhị bắn rơi chiếc không người lái đầu tiên trên miền Bắc vào ngày 4 tháng 3 năm 1966, hàng loạt vấn đề đặt ra trước đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy cần phải giải quyết, như cách xác định đường bay vào và bay ra, cách nhận biết trên hiện sóng, cách dẫn đánh máy bay không người lái ngoài vùng hỏa lực phòng không của ta ở độ cao cao hoặc vào thấp, ra kéo cao và đặc biệt là dẫn đánh máy bay không người lái ở độ cao thấp trong tầm nhìn hạn chế, cũng như cách xử lý khi đang dẫn đánh máy bay không người lái, có các loại máy bay khác xuất hiện... Nhưng chỉ có dẫn bắn rơi máy bay không người lái mới trực tiếp góp phần cắt nguồn cung cấp các dữ kiện trinh sát đường không cho bọn cường kích và tiêm kích.


Ngành Dẫn đường Không quân luôn coi đây là một trong nhũng nhiệm vụ rất quan trọng và đã thực hiện phương châm hành động: Giải quyết được đến đâu, đưa ngay vào từng phương án dẫn bay chiến đấu đến đó và những gì chưa giải quyết được thấu đáo thì tiếp tục làm sáng tỏ. Hoàn thiện cách dẫn đánh máy bay không người lái ngay trong quá trình dẫn bay chiến đấu.


Ngày 21 tháng 7 năm 1966 , lúc 10 giờ 13 phút, xuất hiện một tốp địch từ phía Thanh Sơn bay vào khu vực sân bay Nội Bài ở độ cao 8.000m, tốc độ lớn. Có thể địch trinh sát trước khi đánh lớn hoặc thăm dò phản ứng của ta. Đến 10 giờ 36 phút, trên bảng tiêu đồ xa, có thêm một tốp nữa bay qua biên giới Lào-Việt (tây Lang Chánh 50km), độ cao 17.000m. Thủ trưởng trực chỉ huy Quân chủng Nguyễn Văn Tiên và Hoàng Ngọc Diêu nhận định ngay, đây là máy bay không người lái, nhưng chỉ sau 3 phút thì mất tình báo. Căn cứ vào hướng bay của địch, thủ trưởng chỉ thị theo dõi chặt chẽ máy bay không người lái, mở thêm ra-đa dẫn đường và MiG-21 sẵn sàng xuất kích. Khoảng 10 giờ 47 phút, địch xuất hiện ở tây Thanh Sơn 10km, hướng thẳng vào Phú Thọ, thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn không quân 921 Trần Mạnh lệnh cho phi công MiG-21 Nguyễn Đăng Kính mở máy và cất cánh ngay. Không người lái đến Phú Thọ vòng trái, theo Đường 2, qua Thác Bà, tốc độ ổn định khoảng 800km/h, rồi bay thẳng dọc đường sắt Yên Bái-Lào Cai, độ cao khoảng 16.000m.
Sau khi MiG-21 đã vào hướng xuất kích 300 độ, trực ban dẫn đường Phạm Công Thành, dẫn trên bàn dẫn đường tại sở chỉ huy Trung đoàn 921, cho lên độ cao 8.000m, nhưng thực tế lúc 10 giờ 54 phút, khi ngang Việt Trì, MiG-21 mới đạt 6.000m và bắt đầu vòng phải hướng bay 350, 360 độ để mở gián cách, tạo góc vào. 10 giờ 56 phút, dẫn đường cho lên độ cao 13.000m, nhưng chỉ đạt 8.000, rồi 10.000m, còn tốc độ tăng từ 900 lên 1.200km/h; đến Bắc Tuyên Quang 15km cho MiG-21 vòng trái hướng bay 270 độ, độ cao đạt 12.000m và tốc độ đạt 1.500km/h; đến Lục Yên vòng phải, bắt đầu áp đường bay, độ cao đạt 14.000m và đuổi theo máy bay không người lái.

11 giờ 02 phút, ta đến Bảo Hà, địch ở phía trước khoảng 30km và chỉ sau vài giây, phi công phát hiện mục tiêu rồi lên dần độ cao. 1 phút sau, ta đến Bảo Thắng đạt độ cao 16.000m, địch ở phía trước khoảng 15km, độ cao 17.000m, dẫn đường cho mở ra-đa. Nguyễn Đăng Kính bám sát mục tiêu bằng ra-đa tốt và phóng tên lửa. Chiếc không người lái lật nghiêng về bên trái, rồi rơi thẳng xuống. Ta thoát ly phải, vòng ngược lại 180 độ về hạ cánh.


Trong trận này, dẫn trường đã phán đoán đúng đường bay vào của địch, xin cất cánh đúng thời cơ, sử dụng tốc độ đuổi địch hợp lý, nhưng chưa theo sát lượng lên thực tế (tốc độ lên theo phương thẳng đứng) của MiG-21 để tính toán thời điểm phải đạt độ cao cần thiết. Riêng việc mở giãn cách và tạo góc vào chưa phải là phương án tối ưu, vì sau khi cải hướng 270 độ, độ cao của ta mới đạt 12.000m, còn địch là 16.000m và ta lạc hậu tới 60km.


Trưa 13 tháng 8 năm 1966 ta phát hiện không người lái ở phía đông Bạch Long Vĩ, bay thẳng lên hướng bắc. Có thể địch vào trinh sát đường 4. 12 giờ 47 phút, phi công MiG-21 Hà Văn Chúc cất cánh từ Nội Bài, bay ra Cẩm Phả. 12 giờ 59 phút, ta đến ngang Hồng Gai đã đạt độ cao 14.000m, tốc độ 1.500km/h và cách địch 90km với góc cắt chéo đường bay là 110 độ, rất có lợi để dẫn vào tiếp cận, nhưng địch tiếp tục đi thẳng, nên sở chỉ huy cho ta quay về hạ cánh.


Khi đến Móng Cái, máy bay không người lái vòng trái và bay dọc phía bắc biên giới Việt-trung. 13 giờ 11 phút, trực ban dẫn đường Trung đoàn 92 1 Lê Thiết Hùng dẫn trên hiện sóng báo cáo mất tín hiệu mục tiêu, 13 giờ 13 phút, đột nhiên lại xuất hiện và sau đó lại mất. Tại Sở chỉ huy Quân chủng thủ trưởng Phùng Thế Tài và Nguyễn Văn Tiên cho rằng máy bay không người lái sẽ vào khu vực Cao Bằng-Bắc Cạn, nên quyết định cho MiG-21 đánh tiếp.


 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
13 giờ 14 phút, phi công MiG-21 Đặng Ngọc Ngự cất cánh, mặc dù lúc đó ra-đa dẫn đường vẫn chưa xác định được chính xác vị trí của địch. Trực ban dẫn đường Phạm Minh Cậy dẫn tại sở chỉ huy Trung đoàn 921 cho MIG-21 vòng qua Vĩnh Yên, lên Sơn Dương và vừa lấy độ cao vừa tăng tốc độ. 13 giờ 18 phút, ta đến ngang Đại Từ thì trực ban dẫn đường trên hiện sóng Lê Thiết Hùng bắt được địch ở đông Thất Khê khoảng 13km, nhưng 2 phút sau, đúng vào lúc địch vòng trái thì mất tín hiệu ta. Trực ban dẫn đường Phạm Minh Cậy lập tức hỏi phi công vị trí và "dẫn mò": ta đến Chiêm Hóa cho vòng phải, hướng bay 90 độ và tiếp tục lên độ cao. 13 giờ 24 phút, ra-đa dẫn đường bắt được ta ở hồ Ba Bể, đang bay theo hướng đông và địch đã qua Na Rì, xuống đến tây bắc Bình Gia 15km, vẫn ở độ cao 18.000m. Ta bị lạc hậu tới 80km. Dẫn đường cho vòng trái, đi hướng 125 độ, áp đường bay; tăng nhanh tốc độ lên 1800km/h, nhưng từ từ lên độ cao. 13 giờ 28 phút, ta đến Bình Gia, chỉ còn cách địch 30km và thấp hơn 1.000m. Trong vòng 1 phút 30 giây tiếp theo, trận đánh diễn ra tương tự như trận 21 tháng 7 và phi công Đặng Ngọc Ngự bắn rơi ngay chiếc không người lái này.

Dẫn đường tại sở chỉ huy và trên hiên sóng đã phối hợp nhịp nhàng cùng nhau xử lý tốt nhiều tình huống. Cách tính toán để lấy độ cao và cho tăng tốc độ bám đuổi địch trong lần dẫn này đã được giải quyết rất thoả đáng.


Ngày 23 tháng 9 năm 1966, địch cho máy bay không người lái vào từ hướng biển, ta sẵn sàng cất cánh, nhưng ra-ôa dẫn đường không bắt được mục tiêu. Trong lúc sở chỉ huy đang tập trung nhận định tình hình thì 15 giờ 01 phút, ta phát hiện mục tiêu ở đông Mỹ Đức 8km, độ cao 500m, rồi đến ngang Miếu Môn địch vòng phải hướng vào Hà Nội. 15 giờ 04 phút, khi địch ở tây Hà đông 5km, ta cho đôi bay MIG-17: Hồ Văn Quỳ và Nguyễn Hồng Thanh cất cánh từ Gia Lâm và vòng lên đỉnh Nội Bài để mở giãn cách, tạo cự ly bám vào phía sau.


15 giờ 06 phút, địch qua Hà Nội và bay dọc theo Đường 1 bắc, ta cho tiếp phi công MiG-21 Nguyễn Hồng Nhị cất cánh từ Nội Bài, đánh địch trên đoạn bay ra. Sở chỉ huy dẫn MIG-17 mở gián cách không đủ, nên bị xông trước khá nhiều, buộc phải cho vòng lại. Còn không người lái sau khi ra khỏi Hà Nội lái tăng dần độ cao. Trong khi MiG-21 đang vòng tại đỉnh để lấy độ cao, sở chỉ huy phán đoán địch sẽ ra theo hướng đông và cho hướng xuất kích 80 độ. 15 giờ 13 phút, không người lái đến tây nam Đồng Mỏ 10km, bắt đầu vòng phải, tốc độ khoảng 900km/h, độ cao 4.500m, sau đó đi hướng 180 độ và liên tục tăng độ cao. 15 giờ 15 phút, ta đến tây Lục
Nam 5km, sở chỉ huy cho vòng phải, lên độ cao 6.000m. 15 giờ 16 phút, địch xuống đến bắc Chũ 8km, ở phía trước ta 15km và cao hơn ta 1.500m, nhưng góc vào gần 90 độ. Sau đó địch vòng trái ra Sơn Động và lên độ cao 10.000m, ta vòng phải, hướng bay 120 độ đuổi theo. Phi công Nguyễn Hồng Nhị phát hiện máy bay không người lái ở bên trái, phía trước 10km và cao hơn ta khá nhiều. Anh quyết định bắn, nhưng cự ly xa, không trúng. Sở chỉ huy cho thoát ly về hạ cánh.

Lần đầu tiên gặp phải thủ đoạn mới của địch: cho máy bay không người lái vào thấp, ra kéo cao, các kíp trực Ban Dẫn đường Quân chủng: Nguyễn Văn Chuyên, Khổng Đức Thi và Trung đoàn 921: Phạm Công Thành, Lê Thiết Hùng đã xử lý không thành công, nhưng ta lại có được một bài học cực kỳ bổ ích: Phải xây dựng phương án gần bay đánh không người lái toàn diện, đón đánh địch cả trên đoạn bay vào và bay ra, cả ở độ cao thấp và độ cao cao.

15 giờ 31 phút, ngày 29 tháng 9 năm 1966, máy bay công người lái xuất hiện ở bắc Thái Bình 5km, độ cao 1.000m, bay về phía Kẻ Sặt. Thủ trưởng trực chỉ huy Quân chủng Phùng Thế Tài ra lệnh cho MIG-17 ở Gia Lâm vào cấp 1, mở máy, cất cánh ngay. Đội trưởng Hồ Văn Quỳ mở máy không lên, phi công Nguyễn Biên - số 2 xin lăn ra, thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 923 Nguyễn Phúc Trạch quyết định 1 chiếc cũng phải cất cánh.

15 giờ 34 phút, máy bay không người lái xuống độ cao 1.200m, ra-đa dẫn đường mất tín hiệu. Trực ban dẫn đường Lê Thành Chơn tại Sở chỉ huy Quân chủng xác định ngay địch bay tốc độ 720km/h và dự tính hướng bay có thể qua Nội Bài, liền cho phi công vòng gấp quay lại đỉnh sân. 15 giờ 35 phút 15 giây, ta lại bắt được mục tiêu tại tây nam Kẻ Sặt 3km, độ cao 1.000m, hướng lên Vĩnh Yên. Khi MIG-17 vừa quay lại, thủ trưởng Phùng Thế Tài ra lệnh cho MiG-21 cất cánh và 15 giờ 36 phút, phi công Lê Trọng Huyên rời đường băng Nội Bài, vòng trái đi Phúc Yên. 1 5 giờ 3 7 phút, dẫn đường cho MiG-17 vòng trái gấp, hướng bay 310 độ. Sau khi phi công cải đúng hướng, dẫn đường thông báo vị trí mục tiêu, phi công báo cáo trời mù. 15 giờ 39 phút 30 giây, máy bay không người lái bay ngang qua phía nam Nội Bài, đài chỉ huy bổ trợ tại sân phát hiện và thông báo vị trí mục tiêu cho cả MIG-17 và MiG-21. Phi công Nguyễn Biên thoáng nghĩ: ở dưới nhìn lên tốt hơn, anh giảm độ cao xuống dưới 1.000m, sau đó phát hiện mục tiêu bên trái, phía trước, 4km, rồi tăng tốc độ đuổi theo. Qua Việt Trì, anh vào công kích và bắn rơi không người lái. Đây là chiếc không người lái đầu tiên của địch vào trinh sát ở độ cao thấp bị Không quân nhân dân Việt
Nam bắn rơi.

15 giờ 41 phút, MiG-21 đến Phúc Yên, dẫn đường cho vòng phải, hướng bay 300 độ, mục tiêu phía trước 20km và 15 giờ 42 phút, đến nam Vĩnh Yên 5km, cho vòng trái đi Thanh Sơn, tăng tốc độ và lên độ cao để sẵn sàng xử lý nếu địch kéo cao bay ra. Do không liên lạc được với phi công Nguyễn Biên, 15 giờ 46 phút, sở chỉ huy Trung đoàn 923 cho phi công Hồ Văn Quỳ cất cánh. Trực ban dẫn đường Đỗ Cát Lâm dẫn thẳng lên Việt Trì. Phi công Nguyễn Biên đã hy sinh do gặp tai nạn.


Ngày 14 tháng 12 năm 1966, trong khi biên đội MiG-21 Nguyễn Nhật Chiêu - Đặng Ngọc Ngự - Đồng Văn Đe và Nguyễn Văn Cốc đang đánh F-105 tại khu vực Tam Đảo, ra-đa dẫn đường phát hiện máy bay không người lái vào trinh sát, độ cao 4.000m. Được lệnh của thủ trưởng trực chỉ huy Quân chủng Phùng Thế Tài cho MiG-21 cất cánh tiếp, kíp trực Ban Dẫn đường Quân chủng: Nguyễn Văn Chuyên, Vũ Đức Bình, Hoàng Cảnh đã kịp thời dẫn đôi bay: Phạm Thanh Ngân-số 1 và Hoàng Biểu-số 2 lên đánh
(Bản can trận đánh). Dẫn đường vừa thông báo vị trí mục tiêu thì số 2 báo cáo phát hiện địch ở cự ly 4km, thấp hơn ta 1.000m và số 1 cũng nhanh chóng phát hiện. Phi công Phạm Thanh Ngân kịp thời bám sát, phóng tên lửa trúng ngay máy bay không người lái khi nó vừa đến khu vực Nội Bài. Cũng trong thời gian trên, Sở chỉ huy Quân chủng còn dẫn thêm đôi bay MiG-21: Trần Ngọc Xíu và Mai Cương lên yểm hộ cho biên đội Chiêu-Ngự-Đe-Cốc và đôi bay Ngân-Biểu về hạ cánh. Kíp trực Ban Dẫn đường Quân chủng đã xử lý rất thành công tình huống vừa dẫn đánh máy bay cường kích vừa dẫn đánh máy bay không người lái, đồng thời dẫn yểm hộ.

Đầu năm 1968, để tìm lối thoát cho cuộc chiến tranh Việt Nam bằng giải pháp chính trị có lợi về mình, đế quốc Mỹ buộc phải "xuống thang" đánh miền Bắc, nhưng chúng lại tăng cường trinh sát đường không bằng không người lái và nếu bị ta bắn rơi thì địch cũng chỉ mất máy bay mà không chịu tổn thất về sinh lực.

Với quyết tâm là phải dẫn đánh máy bay không người lái sát hiệu quả cao hơn, ngành Dẫn đường Không quân, trong những tháng đầu năm 1968 đã tổ chức tổng hợp các thông tin về hoạt động của không người lái liên quan trực tiếp đến cách dẫn của ta, sau đó lập bảng thống kê theo từng tháng hoặc từng đợt chiến đấu và chỉ rõ tất cả các đường bay trong ngày của địch, mục tiêu trinh sát; độ cao bay vào, bay qua mục tiêu và bay ra; mối quan hệ giữa máy bay không người lái với EB-66 và C-130 như: thời gian, số lượng chiếc xuất hiện, vị trí và cách bay của chúng; cường độ gây nhiễu của EB-66 và thời gian từ khi C-130 có triệu chứng phóng máy bay không người lái đến khi máy bay không người lại qua mục tiêu. Kết quả của biện pháp này đã làm cho cách dẫn đánh máy bay không người lái có độ tin cậy cao hơn.


Trưa 15 tháng 4 năm 1968, tại sở chỉ huy Binh chủng, theo tin dự báo, không người lái sẽ hoạt động, sau đó trên hiện sóng ra-đa dẫn đường có nhiễu ở phương vị 160, 170 độ và mở rộng gần, rồi xuất hiện nhiều tốp địch ở phía đông Thái Bình 100, 120km và nhận được tin của đài quan sát mắt Cát Bà, nghe thấy tiếng máy bay bay qua. Thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Lê Văn Thọ nhận định địch sẽ trinh sát các mục tiêu trên Đường 18 hoặc đường 5, cho MIG-17 và MiG-21 đánh theo phương án đã được chuẩn bị.


14 giờ 04 phút 30 giây, sở chỉ huy Trung đoàn 923 cho đôi bay MiG-17: Lưu Huy Chao và Lê Hải cất cánh từ Giã Lâm, xuống khu chờ ân Thi-Thanh Miện, tận dụng đài chỉ huy bổ trợ để đón đánh máy bay không người lái bay vào ở độ cao thấp, mặc dù lúc đó ra-đa dẫn đường của trung đoàn vẫn chưa bắt được địch.


14 giờ 10 phút, thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 921 Phạm Ngọc Lan quyết định cho đôi MiG-21: Nguyễn Đăng Kính-số 1 và Đinh Tôn-số 2 cất cánh. Dẫn đường cho vòng qua đỉnh sân bay và "dẫn mò" đi Tân Lạc, vị trí có lợi để có thể đón đánh máy bay không người lái kẻo cao bay ra theo 3 hướng: tây nam, nam hoặc đông nam. Lúc này ra-ôa dẫn đường chưa bắt được địch-ta. 14 giờ 19 phút, tiêu đồ gần chấm một mũi ta ở tây bắc Hòa Bình khoảng 17km, độ cao 8.500m, nhưng dẫn đường cho là địch và lập tức cho MiG-21 vòng trái, hướng bay 120 độ. Hai phút sau, trên bàn dẫn đường ta-địch được phân biệt rất rõ ràng: địch bay hướng 200 độ, khá ổn định, tốc độ gần 800km/h và độ cao đang tăng dần; ta đang bay hướng 120 độ. MiG-21 qua Vụ Bản, dẫn đường cho vòng phải, hướng bay 240, rồi 230 độ, tốc độ 950km/h, độ cao 10.000m vào tiếp địch. Đến đông nam Quan Hóa 5km, số 1 báo cáo bên phải có vệt khói trắng (tầng khéo khói, độ cao trên 11.000, 12.000m) và dẫn đường cho lên tiếp độ cao 13.000, rồi 14.000m. Ta còn cách địch gần 10km, sở chỉ huy cho áp đường bay, vào hướng 200 độ. Số 1 phát hiện mục tiêu: phía trước, 5km, bám theo và phóng tên lửa, nhưng không trúng, phải thoát ly. Phi công Đinh Tôn vào công kích, bắn rơi máy bay không người lái ở độ cao 14.500m tại khu vực phía tây Lang Chánh, trên biên giới Việt-Lào, nhưng chưa kịp thoát ly thì động cơ bị tắt. Dẫn đường lập tức bám sát các số liệu xử lý mở máy trên không của chỉ huy và phi công, sau khi phi công Đinh Tôn mở máy lần thứ hai thành công, lại tiếp tục dẫn về. MiG-21 về đến Việt Trì, lần lượt vào hạ cánh, MIG-17 cũng về đến Gia Lâm.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Các kíp trực ban dẫn đường đã thực hiện tốt phương án dẫn đánh máy bay không người lái ngoài vùng hỏa lực phòng không của tá, cả khi chúng bay vào ở độ cao thấp và kẻo cao khi bay ra, đồng thời duy trì nghiêm sự phân công trách nhiệm dẫn đường giữa các kíp với nhau. Kíp trực ban dẫn đường Binh chủng: Nguyễn Văn Chuyên, Khổng Đức Thi và Nguyễn Quang Thản dẫn MiG-21 từ khi cho vòng vào tiếp địch đến lúc thoát ly, Trung đoàn không quân 921: Phạm Công Thành và Lê Thiết Hùng dẫn MiG-21 từ cất cánh, vào khu vực Tân Lạc và từ thoát ly đến hạ cánh. Khi có tình huống, cả 2 kíp đều trập trung bám sát ta, sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau.

Trong thời gian từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 10 năm 1968, ta tổ chức dẫn nhiều trận đánh máy bay không người lái, nhưng đạt hiệu quả chưa cao: chỉ có 3 trận dẫn bắn rơi, còn 7 trận dẫn vào tiếp địch tốt, nhưng phi công bắn không kết quả, một số trận cho cất cánh không đúng thời cơ và dẫn vào tiếp địch không chính xác.

Ngày 1 tháng 11 năm 1968, tổng thống Mỹ Giôn-xơn tuyên bố chấm dứt mọi hành động chiến tranh đối với miền Bắc, nhưng trên thực tế hành động trinh sát đường không của địch không hề chấm dứt. Máy bay không người lái còn vào ta còn đánh. Phải tìm ra cách đánh và cách dẫn thích hợp trong giai đoạn này: vừa tiêu diệt máy bay không người lái vừa tạo dựng khả năng sẵn sàng đối phó với máy bay cường kích khi địch trở mặt đánh lại miền Bắc.

Trưa ngày 8 tháng 11 năm 1968, căn cứ vào tình hình hoạt động của EB-66 và C-130 ở phía tây Bạch Long Vĩ 30km, ta phát hiện máy bay không người lái vào Hải Phòng, qua Hải Dương, cầu Đuống ở độ cao khoảng 300, 500m và hướng lên Việt Trì, rồi tăng dần độ cao. Thời tiết phức tạp trên diện rộng, đáy mây cao 1.500m. 9 giờ 08 phút, khi địch ở nam Nội Bài 10km, sở chỉ huy Binh chủng đồng ý cho phi công MiG-21 Nguyễn Văn Cốc cất cánh. Vừa đạt độ cao an toàn, trực ban dẫn đường trên hiện sóng Phạm Văn Khả, lập tức cho ta vòng trái, động tác nhanh và trực ban dẫn đường tại sở chỉ huy Trung đoàn 921 Phạm Minh Cậy cho giữ tăng lực lấy độ cao và đi hướng 240 độ. Địch đến ngang Phúc Yên vòng trái, lên độ cao 2.500m và bay về phía Hòa Lạc. 9 giờ 11 phút, trực ban dẫn đường Binh chủng Đào Ngọc Ngư thông báo: mục tiêu bên phải 30 độ, 5km, nhưng phi công đang trong mây; tiếp theo dẫn đường hiện sóng thông báo: mục tiêu phía trước 6km, lúc này phi công đã lên trên mây. 9 giờ 12 phút, khi MiG-21 qua Hòa Lạc, sở chỉ huy Trung đoàn 921 cho vòng trái, hướng bay 170 độ, độ cao 7.000m và thông báo vị trí mục tiêu. 9 giờ 13 phút, sau khi cải đúng hướng 170 độ, phi công Nguyễn Văn Cốc phát hiện không người lái trên nền mây trắng, đang tạt qua rất nhanh từ trái sang phải, bên dưới, phía trước máy bay mình, cự ly gần và đã phóng ngay quả tên lửa thứ nhất, nhưng không trúng. 9 giờ 14 phút, không người lái đến Hòa Bình vòng trái, bay ra hướng 115 độ và lên độ cao 9.000m. Ta ở bên trái, phía trước của mục tiêu.

Cùng thời gian cho MiG-21 ở Nội Bài xuất kích, Binh chủng quyết định đưa MiG-21 ở Thọ Xuân vào trận. Đôi bay: Đồng Văn Song-số 1 và Lương Thế Phúc-số 2 được trực ban dẫn đường Trần Hồng Hà, tại X1, cho vào khu vực Yên Thuỷ-Cẩm Thủy.

9 giờ 15 phút, khi vị trí của máy bay ta đã cắt hẳn sang phía bên phải đường bay của địch, trực ban dẫn đường Phạm Minh Cậy cho phi công Nguyễn Văn Cốc vòng trái, lên tiếp độ cao, rồi áp đường bay đuổi theo trên hướng 115 độ 9 giờ 16 phút, địch ở phía trước 10km và cao hơn ta khoảng 1.000m, nhưng phi công chưa phát hiện được. 9 giờ 17 phút, trực ban dẫn đường tại sở chỉ huy Binh chủng Tạ Văn Vượng cho đôi MiG-21 từ Cẩm Thủy đi hướng 70 độ, tăng tốc độ từ 900 lên 1.100km/h và lên độ cao 12.000m. 9 giờ 19 phút, đôi bay Song-Phúc đến Gia Viễn thì phát hiện cả không người lái và MiG-21. Đây là tình huống chưa từng xảy ra, sở chỉ huy Binh chủng quyết định dẫn đôi MiG-21 bám theo, nhưng chỉ khoảng 20, 30 giây sau thì phi công Nguyễn Văn Cốc phát hiện và xin vào công kích. Dẫn đường Binh chủng cho đôi Song- Phúc giảm tốc độ, vòng phải, giữ giãn cách khoảng 7km và ở bên phải phía sau mục tiêu. Sau khi phi công Nguyễn Văn Cốc bắn quả tên lửa thứ hai, phi công Đồng Văn Song báo cáo máy bay không người lái cháy. Sở chỉ huy trung đoàn cho phi công Nguyễn Văn Cốc thoát ly bên trái và dẫn về.

Trong lúc đôi Song-phúc đang vòng trái để về Thọ Xuân thì trên hiện sóng vẫn còn tín hiệu mục .tiêu, sở chỉ huy Binh chủng lập tức cho tiếp tục vòng trái để quay ra hướng đông. 9 giờ 23 phút, khi tín hiệu không người lái mờ đi, rồi mất hẳn (do không rơi tại chỗ), đôi Song-Phúc mới vòng phải, quay lại Thọ Xuân hạ cánh.

Sáng 15 tháng 12 năm 1968, khoảng 9 giờ, khi ra-đa dẫn đường của C-46 đang theo dõi cách bay của C-130, phát hiện có nhiễu của EB-66 tăng đến cường độ 2 và sau đó máy bay không người lái xuất hiện, rồi 10 giờ cũng có những diễn biến tương tự. Đến 11 giờ 06 phút, thấy C-130 chuẩn bị phóng máy bay không người lái, thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 923 Lâm Văn Lích cho đôi bay MiG-17: Vũ Thế Xuân số 1 và Nguyễn Văn Lục-số 2, đang trực chiến tại Kiến An, vào cấp 1, mở máy và cất cánh ngay. Trực ban dẫn đường tại sở chỉ huy Trần Kỳ và Dương Minh Phương thông báo máy bay không người lái vào cửa Thái Bình, cách bờ 20km, rồi đến đất liền...

MIG-17, sau khi đạt độ cao an toàn, giữ tăng lực và vòng trái động tác nhanh về đầu nam sân bay. Đúng lúc đó đài chỉ huy bay phát hiện máy bay không người lái và chỉ huy cho MiG-17 bám theo. Căn cứ vào hướng bay của địch và khả năng bám đuổi của ta, được sự đồng ý của thủ trưởng trực chỉ huy (qua đường hiệp đồng), dẫn đường lập tức thông báo cho MiG-17 được phép vào C5 (vùng hỏa lực phòng không của ta ở Hải Dương), nhưng không được vào A1 (vùng hỏa lực phòng không của ta ở Hà Nội). 11 giờ 11 phút, phi công Nguyễn Văn Lục phát hiện, xin vào công kích, anh ngắm từ trên xuống với góc nhỏ, chiếc không người lái bị trúng đạn vào giữa lưng và rơi ngay tại chỗ. Đến ngang Gia Lương, đôi MIG-17 vòng trái thoát ly và về Kiến An hạ cánh. Trận dẫn đánh nhanh, diệt gọn máy bay không người lái ở độ cao thấp lần này đã kế thừa trực tiếp kết quả trận trước đó vào ngày 9 tháng 12 năm 1968, của biên đội MiG-17: Bùi Đình Đoàn, Đỗ Huy Hoàng, Ngô Sơn và Nguyễn Văn Lục cũng cất cánh từ Kiến An, cũng đánh ở độ cao thấp và phi công Nguyễn Văn Lục đã bắn rơi 1 máy bay không người lái.​

Trong quá trình đánh không người lái ở độ cao thấp, ta đã sử dụng phương án dẫn đánh dọc theo đường bay của địch, tốp nào phát hiện cho đuổi đến cùng, các tốp khác bám theo, sẵn sàng vào đánh tiếp ứng, nhưng khi gặp các tình huống đột nhiên có mây thấp, tầm nhìn xấu hoặc ra-đa mất tín hiệu địch-ta hay phi công bị mất mục tiêu việc xử lý thường rất phức tạp, nhất là quản lý các tốp ta. Do đó, để tiếp tục đánh máy bay không người lái, ta chuyển sang dẫn từ các khu chờ, đã được tính trước.

Ngày 9 tháng 2 năm 1969, căn cứ vào các triệu chứng phóng không người lái, 10 giờ 22 phút, đôi bay MiG-21: Mai Cương-số 1 và Phạm Phú Thái-số 2 vào cấp 1, 10 giờ 27 phút, mở máy và 10 giờ 31 phút, cất cánh khỏi Nội Bài. Không người lái từ phía nam đảo Cát Bà vào cửa Trà Lý, rồi bay lên phía Hưng Yên, độ cao 500m. Sở chỉ huy cho MiG-21 vào khu chờ Bắc Ninh và bay vòng trái, 2 lần 180 độ, hướng 160 và 340 độ để lựa thời cơ dẫn ra tiếp địch khi nó bay vào. 10 giờ 36 phút, địch đến Tiên Hưng, ta cho MiG-21 đi hướng 150 độ, tốc độ 900km/h. 10 giờ 39 phút, địch ở đông Phú Xuyên 10km, MiG-21 vòng phải vào tiếp cận. Phi công Mai Cương phát hiện máy bay không người lái bên trái, 6km và bằng 1 quả tên lửa đã bắn rơi tại chỗ. Số 2 còn nhìn thấy cả dù hạ cánh của máy bay không người lái bị bung ra.

Chiều ngày 24 tháng 6 năm 1969, vào khoảng 16 giờ C-130 xuất hiện tại nam đảo Long Châu 35km, Thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Đào Đình Luyện ra lệnh cho MIG-17 ở Kiến An, MIG-21 ở Nội Bài và Thọ Xuân vào cấp 1 đánh máy bay không người lái theo phương án đã được điều chỉnh. 16 giờ 13 phút, không người lái ở đông cửa Trà Lý 30km, bay vào cửa Thái Bình, sở chỉ huy Kiến An cho ngay một đôi MIG-17 cất cánh và dẫn lên đỉnh sân, phối hợp với đài chỉ huy bổ trợ đón đánh địch khi chúng bay vào phía nam sân bay, nhưng phi công không phát hiện được mục tiêu. Khi máy bay không người lái bay lên phía Từ Sơn, độ cao khoảng 200, 300m, sở chỉ huy Binh chủng lệnh cho đôi bay MiG-21 ở Nội Bài: Phạm Phú Thái-số 1 và Mai Cương-số 2 cất cánh và dẫn xuống khu chờ Mỹ Hào tiếp tục đón đánh địch bay vào, nhưng mục tiêu đến Kẻ Sặt thì trực ban dẫn đường trên hiện sóng tại C.26 Phạm Văn Khả báo cáo mất tín hiệu địch. Trực ban dẫn đường tại sở chỉ huy Binh chủng Nguyễn Văn Chuyên chuyển ngay sang "dẫn mò", nhưng không kết quả.

Trước tình thế đó, thủ trưởng Đào Đình Luyện quyết định tập trung đánh địch quay ra và đồng ý thực hiện đề nghị của dẫn đường: cho đôi MIG-21, đã cất cánh từ Thọ Xuân, đang bay ở Nam Trực, lên khu vực Thanh Oai và giữ độ cao 500m; đôi bay Thái- Cương và MIG- 17 giữ nguyên vị trí. Lúc này, đài chỉ huy bổ trợ tại Nội Bài thông báo: Máy bay không người lái qua sân bay từ đông sang tây, vòng trái về phía Hà Nội. Sau đó, đài chỉ huy bổ trợ tại sân Gia Lâm thông báo tiếp, địch qua Gia Lâm. 16 giờ 28 phút, trực ban dẫn đường Phạm Văn Khả báo cáo: mục tiêu ở Gia Lâm, hướng bay 140 độ, độ cao 300m. Qua đối không, số 1 phán đoán ngay đường bay của địch và lập tức vòng về hướng đón trước không người lái sẽ bay ra. Đúng lúc này, trực ban dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên cho đôi bay Thái-Cương hướng bay 180 độ, tốc độ 900km/h, bay 1 phút, rồi vòng trái gấp, hướng bay 90 độ và thong báo: mục tiêu bên trái 30 độ, 8km, từ trái qua phải. Số 1 phát hiện máy bay không người lái bên phải, 5km và vào công kích, nhưng rất ngẫu nhiên, tên lửa đang lao về phía mục tiêu lại chuyển hướng vào một lò gạch đang rực lửa . Phi công Mai Cương vào công kích tiếp và bắn rơi tại chỗ không người lái ở độ cao 250m. Việc điều chỉnh cách dẫn, chọn khu chờ có lợi về chiến thuật đã phát huy tác dụng tốt.

Chiều ngày 26 tháng 6 năm 1969, cũng áp dụng cách dẫn trên, sau khi theo dõi cách bay của C-130 ở ngoài biển, ta kịp thời cho đôi bay MiG-17: Nguyễn Khắc Lộc-số 1 và Hoàng Cống-số 2 cất cánh từ sân bay Kiến An lên chờ tại đỉnh. Trực ban dẫn trên hiện sóng Nguyễn Dũng bắt tốt địch ở tây nam sân bay, bay lên hướng bắc, rồi vòng phải qua Hải Phòng để ra biển. Ta cũng ở tây nam sân bay, nhưng đang bay xuống hướng nam, trực ban dẫn đường tại sở chỉ huy Nguyễn Văn Chuyên lập tức cho vòng trái gấp gối về Hải Phòng. Đôi MIG-17 phát hiện ngay máy bay không người lái, 4km. Với động tác vòng phải cắt bán kính chính xác, phi công Hoàng Cống, chỉ dùng 17 viên đạn 37mm và 94 viên 23mm, đã nhanh chóng bắn rơi máy bay không người lái cũng ở độ cao 250m. Trong lúc cho MiG-17 lên đỉnh Kiến An, ta đồng thời dẫn đôi MiG-21 từ Nội Bài vào khu vực Mỹ Hào-Kẻ Sặt sẵn sàng đánh tiếp ứng.

Trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 năm 1969, các kíp trực ban dẫn đường đã tiếp tục dẫn đánh máy bay không người lái ở độ cao thấp và kéo cao nhiều trận thành công, tích lũy được nhiều bài học và kinh nghiệm có giá trị về cách thức tổ chức dẫn đường. Ngày 1 tháng 7 năm 1969, đôi bay MiG-21: Nguyễn Văn Minh-số 1 và Trần l'mg-số 2 cất cánh từ Nội Bài, được dẫn từ khu chờ đông Gia Lâm, ra đánh máy bay không người lái ở độ cao thấp, trên đoạn bắt đầu bay ra. Số 1 phát hiện bên trái 70 độ, 5km, vào công kích hai lần, nhưng không trúng. Phi công Trần Cung vào công kích tiếp và bắn rơi. Ngày 13 tháng 7 năm 1969, đôi bay MiG-21: Hoàng Biểu và Phạm Văn Mạo cất cánh từ Thọ Xuân, được dẫn vào tiếp địch kéo cao 12.500m lên 13.000m. Phi công Hoàng Biểu phát hiện không người lái phía trước, 5km và bắn rơi tại khu vực Nghĩa Đàn. Ngày 27 tháng 7 năm 1969, đôi bay MiG-21: Nyuyễn Văn Lung-số 1 và Vũ Như Ngữ-số 2 cất cánh từ Nội Bài, được dẫn vào tiếp địch kéo cao từ 14.000m lên 15.000m. Số 1 phát hiện phía trước 3km, vào công kích nhưng không trúng. Phi công Vũ Như Ngữ bắn rơi máy ty không người lái tại khu vực Thọ Xuân. Ngày 23 tháng năm 1969, đôi bay MiG-17: Võ Sĩ Giáp-số 1 và Ngô Duy Thư-số 2 được dẫn từ đỉnh Kiến An, ra đánh máy bay không người lái ở độ cao thấp, trên đoạn bay vào. Số 2 phát hiện bên phải 30 độ, 4km và báo cáo số 1. Phi công Võ Sĩ Giáp bắn rơi tại khu vực Kinh Môn.

Trong nhiệm vụ dẫn đánh máy bay không người lái trên vùng trời miền Bắc, đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy đã từng bước trưởng thành, góp công tạo nên những bài học kinh nghiệm quý giá về nắm chắc đối tượng và điều kiện tác chiến, xác định đúng phương châm hành động, kịp thời áp dụng các phương án dẫn bay thiết thực, nâng cao hiệu quả dẫn đường chiến đấu.

*

* *​
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Đầu tháng 5 năm 1966, kết thúc giai đoạn bay chuyển loại Mi-6 ở Liên Xô, tất cả các tổ bay trong đoàn bay do đồng chí Lê Đình Ký làm đoàn trưởng đều đã hoàn thành đầy đủ chương trình bay cơ bản và ứng dụng, kể cả bay cẩu hàng do bạn đề ra, trong đó có 2 đồng chí Lê Đình Ký và Nguyễn Văn San đã được bạn phê chuẩn giáo viên lái Mi-6. Ngày 24 tháng 5 năm 1966, đoàn về đến Hà Nội, đúng vào dịp chuyên gia Liên Xô đang gấp rút hoàn thành lắp ráp 12 chiếc trực thăng cho ta, trong đó có 6 chiếc Mi-6 tại Cát Bi. Ngày 26 tháng 5 năm 1966, Trung đoàn không quân 919 do đồng chí Đoàn Mạnh Nghi phụ trách, cùng tổ bay Mi-6: Lái chính Lê Đình Ký, dẫn đường trên không Phan Phi Phụng, Võ Tấn Mẫn, Trương Tạo và các thành phần có liên quan, đã phối hợp với bạn tổ chức bay thử và nghiệm thu. Ngày 29 tháng 5 năm 1966, được sự giúp đỡ trực tiếp của hai chuyên gia bay Liên Xô, tổ bay của ta bay thử thành công và ngày 30 tháng 6, chiếc Mi-6 đầu tiên, mang số hiệu 1897 đã được chuyển sân về Gia Lâm an toàn.

Phát huy thành tích vừa đạt được, ngay sau khi bay chuyển loại về nước, công tác dẫn bay Mi-6 đã được triển khai kịp thời. Nhiều đồng chí dẫn đường trên không, trong thời gian rất ngắn đã dẫn thành tạo Mi-6 bay huấn luyện cẩu các thùng chứa máy bay, ô tô vận tải, pháo cao xạ... di chuyển trên bề mặt địa hình phức tạp. Đội ngũ dẫn đường trên không Mi-6 đã được chuẩn bị về mọi mặt để luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Giữa năm 1966, không quân Mỹ tập trung đánh áp sát các mục tiêu xung quanh Hà Nội và Hải Phòng, đồng thời tăng cường đánh phá các sân bay của ta. Để đáp ứng nhiệm vụ phân tán, cất giấu máy bay MiG-17 và MiG-21 vào các vị trí an toàn, ngày lữ tháng 7 năm 1966, tổ bay của đồng chí Lê Đình Ký đã cẩu thử thành công 1 chiếc MiG-17 do bị tai nạn trong lúc hạ cánh, từ lòng hồ phía bắc sân bay Gia Lâm lên đường băng. Ngay sau đó và trong những năm tiếp theo, lực lượng Mi-6 của Trung đoàn 919 đã cẩu hơn 400 lần máy bay của ta ở các sân bay Gia Lâm, Kép, Nội Bài, Kiến An, Thọ Xuân, Miếu Môn, Anh Sơn...


Tháng 7 năm 1966, đúng mùa nước lớn Mi-6 đã cẩu toàn bộ pháo và đạn của 2 đại đội cao xạ 57mm ra 2 trận địa nằm ở 2 bên cầu Long Biên, tại bãi giữa sông Hồng để tăng cường hỏa lực phòng không, bảo vệ nhà máy điện Yên Phụ và cầu Long Biên. Năm 1968, sau khi dẫn bay chuyển sân cơ động vào Quảng Bình, các tổ bay Mi-6 đã tiến hành cẩu pháo 130mm phòng thủ bờ biển: 3 khẩu vào vị trí rú Hòn Bung, 2 khẩu vào núi Mồng Gà và 2 khẩu vào sát chân núi Ba Rền. Trong năm 1966 và 1967 Mi-6 đã cẩu và đặt đúng vị trí 2 bộ ra-đa của ta lên núi Thơi, cao 1.225m và núi Viên.


Cũng trong năm 1967, đội ngũ dẫn đường trên không còn hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng nữa là dẫn Mi-6 cẩu các thiết bị xây dựng công trình đường ống xăng dầu từ biên giới phía bắc về các kho trung chuyển, trên một đoạn đường có địa hình rừng núi rất hiểm trở mà xe cơ giới không thể vận chuyển vào được. Khối lượng thiết bị chính do Mi-6 cẩu đã đáp ứng yêu cầu xây lắp đủ 20km đường ống, trong đó mỗi đoạn ống dẫn dài tới 7m, nặng 70kg và 30 bể chứa loại 35 mét khối.


Song song với việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong những năm từ 1968 đến 1971 trên khắp các địa bàn của miền Bắc, Trung đoàn không quân 919 luôn sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ đột xuất được giao. Đội ngũ dẫn đường trên không trong tất cả các tổ bay của trung đoàn thường xuyên giữ vững trình độ dẫn bay, duy trì tốt lực lượng mũi nhọn, cùng với đội ngũ phi công góp phần đắc lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp.


Cuối năm 1968, khu vực Tây Bắc gặp mưa lớn, kéo dài. Nhiều nơi bị lũ đầu nguồn tàn phá, trong đó khu vực Mường Tè chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiệm vụ cứu trợ trở nên vô cùng cấp bách. Từ ngày 26 tháng 12 năm 1968 đến ngày 3 tháng 1 năm 1969, Trung đoàn 919 đã sử dụng Li-2 trực tiếp thả dù hàng cứu trợ xuống khu vực tiếp nhận trọng điểm ở Mường Tè. Hàng cứu trợ được tập trung tại Gia Lâm. Các tổ bay thống nhất đường bay và cách thả dù hàng, dẫn đường từng tổ bay tính toán các số liệu dẫn bay cụ thể và dự kiến cách xử lý các tình huống do thời tiết xấu gây nên. Tuy đường xa, không có đầy đủ các thông tin cần thiết tại khu vực tiếp nhận hàng, nhưng 18 lần chuyến Li-2 đã thả 163 chiếc dù hàng, gồm: 15,3 tấn gạo, 1 tấn muối và 1 tấn quần áo kịp thời tới tay đồng bào các dân tộc ở Mường Tè. Đội ngũ dẫn đường trên không Li-2 đã dẫn bay thả dù hàng cứu trợ chính xác, trong điều kiện thời tiết phức tạp, trên địa hình rừng núi sau khi bị mưa lũ tàn phá.

Trong trận lụt lịch sử ở miền Bắc năm 1971, hầu hết các khu dân cư ở các tỉnh Hà Bắc, Hà Tây, Vĩnh Phú, Hải Hưng, Hà Nam Ninh, Thái Bình và cả Hà Nội' đều bị lũ cuốn và úng ngập, hệ thống giao thông đường bộ giữa các tỉnh đồng bằng bị tắc nghẽn. Trung đoàn 919 đã huy động toàn bộ lực lượng và khả nàng của mình, lấy sân bay Bạch Mai làm căn cứ xuất phát và tổ chức hoạt động liên tục trong 14 ngày đêm từ ngày 20 tháng 8 đến ngày 3 tháng 9 năm 1971, để tiếp nhận và vận chuyển hàng. Tổ bay Il-14-482 mở màn, hoàn thành xuất sắc chuyến bay chuyên cơ chở Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đi thị sát. Căn cứ vào điều kiện tiếp nhận hàng của từng địa phương, trung đoàn đã giao cho từng loại máy bay Il-14, Li-2, An-2 và trực thăng Mi-6, Mi-4 đảm nhiệm từng khu vực, dẫn đường từng tổ bay chủ động tính toán đường bay và cách thả hàng. Trung đoàn đã thực hiện 570 chuyến bay, vận chuyển được hơn 500 tấn hàng cứu trợ, trong đó có: 283 tấn lương thực, 27 tấn vải vóc, 211 tấn hàng hộ đê; cơ động, sơ tán 2.693 lượt người và 5 ô tô...

Tại những nơi bị lụt nặng, dẫn đường trong các tổ bay đã kết hợp chặt chẽ giữa dẫn bay bằng thiết bị (khí tài) và dẫn bay bằng địa tiêu, trong lúc nước ngập trên diện rộng đã làm cho bề mặt địa hình biến đổi khác thường, rất khó nhận biết để đến đúng từng vị trí quy định, xuống thật thấp với tốc độ nhỏ để thả trực tiếp các thùng bánh mỳ, lương khô, thuốc men, quần áo, phao cứu sinh... đến tay nhân dân. Các tổ bay trực thăng đã đến những vị trí xung yếu nhất, đưa dân đi sơ tán, đặc biệt Mi-6 đã thực hiện cẩu những tấm pa nen, những giọ đá nặng hàng chục tấn để hàn khẩu đoạn đê Nhất Trai (Gia Lương).


Đội ngũ dẫn đường trên không của Trung đoàn không quân 919 đã không quản ngại khó khăn, làm việc hết mình với tinh thần “tất cả vì sinh mạng và tài sản của nhân dân". Đón trước một trong những nhiệm vụ quan trọng mà không quân ta sẽ phải thực hiện là phục vụ các đoàn đại biểu và khách cấp cao của **** và Nhà nước đi công tác nước ngoài, tháng 2 năm 1969 Binh chủng đưa tổ bay bay II-18: lái chính Võ Quang Bốn, Đỗ Ngọc Thăng, dẫn đường trên không Nguyễn Cảnh Phiên, thông tin trên không Ngô Hồng Nhung, Trần Trung Quý và Ngô Sĩ Tứ sang Liên Xô để huấn luyện nâng cao trình độ lái và dẫn đường, sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ bay chuyên cơ đi nước ngoài. Tổ bay được bay huấn luyện theo đường bay: Tas-ken - Max- cơ va - Ir-kusk - Lê-nin-grad - Tas-ken, chủ yếu là bay đêm với cường độ 4 đêm trong 1 tuần, sau 4 tháng phải đạt 390 giờ bay. Đến tháng 7 năm 1969, kết thúc huấn luyện, tổ bay của ta đã được bạn phê chuẩn đủ điều kiện bay chở khách trên các đường bay quốc tế.


Cuối năm 1969, tổ bay Il-18: Bốn-Thăng-Phiên-Quý-Tứ đã hoàn thành tốt chuyến bay chuyên cơ đưa Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Hoàng thân Xu-pha-nu-vông, Quốc trưởng Xi-ha-núc sang Trung Quốc họp hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương.

Để phục vụ cho việc đi lại cửa Đoàn đại biểu nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ dẫn đầu và đoàn đại biểu Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình dẫn đầu, ngày 8 tháng 5 năm 1970, tổ bay Bốn-Thăng-Phiên-Quý-Tứ đã điều khiển chiếc máy bay II-18, số hiệu 195 thực hiện chuyến bay chuyên cơ, theo đường bay: Hà Nội-Bắc Kinh (nghỉ lại) - Ir-kusk - Max-cơ-va (nghỉ lại) - Pa-ri. Đây là chuyến bay chuyên cơ đầu tiên của không quân ta theo các đường bay quốc tế, qua nhiều quốc gia Châu Á, châu Âu khác nhau. Công tác dẫn đường đã được chuẩn bị chu đáo, thực hành chính xác theo đúng các quy định dẫn bay của hàng không quốc tế và không để xảy ra bất cứ một sai sót nào. Trên đoạn bay qua vùng biển quốc tế ở biển Bắc, không quân của khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương đã cho 4 chiếc F-4, phân thành từng đôi, kèm sát hai bên máy bay ta trong suốt 12 phút bay, có lúc hai bên còn nhìn rõ mặt nhau. Dẫn đường tổ bay đã cùng với các thành viên khác bình tĩnh xử lý tốt trước hành động khiêu khích trắng trợn này bằng cách dẫn bay chính xác không lệch khỏi trục đường bay quốc tế quá 10km. Sau khi lần lượt liên lạc tốt với chỉ huy đường dài, tiếp cận và đài chỉ huy của sân bay quốc tế Lơ-buốc-giê (Pháp), tổ bay thực hiện đúng các huấn lệnh (khẩu lệnh không lưu) và vào hạ cánh an toàn.

Trong năm 1970, tổ bay II-18: Bốn-Thăng-Phiên-Quý-Tứ còn thực hiện 10 chuyến bay nữa theo hành trình trên, thời gian mỗi chuyến cả đi và về khoảng 48 giờ. Ngoài ra tổ bay còn thực hiện các chuyến bay con thoi: Max-cơ-va - Pa-ri - Max-cơ-va, trung bình mỗi tuần hai chuyến, thời gian mỗi chuyến khoảng 12 giờ. Tất cả đều được hoàn thành rất tốt.


2. Đào tạo, huấn luyện và kiện toàn cáo tổ chức dẫn đường.


Thực hiện sự chỉ đạo của Thường vụ Đang? ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng, tháng 3 năm 1964, khóa đào tạo tập trung dẫn đường sở chỉ huy ở trong nước đầu tiên, gồm 25 học viên (Nguyễn Đình Anh, Vũ Đức Bình, Nguyễn Chuẩn, Trần Xuân Dung, Đinh Minh Đức, Nguyễn Văn Được, Bùi Hữu Hành, Lê Thiết Hùng, Hà Đăng Khoa, Nguyễn Đăng Khôi, Trần Kỳ, Bùi Thanh Liêm, Phạm Văn Nho, Võ Phái, Nguyễn Quang Sáng,... Thái, Phạm Công Thành, Đào Công Thạnh, Khổng Đức Thi, Phạm Từ Tình, Trịnh Văn Tuất, Nông Đình Xe...) từ nhiều đơn vị khác nhau trong Quân chủng đã được triệu tập và tổ chức khai giảng tại sân bay Bạch Mai.


Đồng chí Nguyễn Văn Chuyên, trợ lý Ban Dẫn đường, được cử làm giáo viên. Tất cả các tài liệu, giáo án và dụng cụ giảng dạy cần thiết cho khóa đào tạo đều do anh chủ động thu thập đầy đủ và chuẩn bị hết sức chu đáo. Với trình độ chuyên ngành vững vàng, khả năng sư phạm tốt và rất có trách nhiệm trong mọi công tác, anh đã đảm nhiệm toàn bộ công việc lên lớp lý thuyết và hướng dẫn thực hành dẫn đường. Học viên hăng say học tập, nhanh chóng tiếp thu những kiến thức chung và những kiến thức cơ bản về dẫn đường từ mặt đất, tập trung nghiên cứu cách dẫn MIG-17A, loại máy bay tiêm kích đang được trang bị cho Trung đoàn không quân 921. Cách nơi học tập không xa, có Sở chỉ huy Quân chủng và C-29A, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để học viên tiếp xúc thực tế.

Kết quả đào tạo rất khả quan. Hầu hết học viên đều thành thạo tác nghiệp bản đồ, dẫn bay trên bàn dẫn đường (Một hình thức dẫn bay sáng tạo của không quân Trung Quốc, nhiều nước khác chỉ tổ chức dẫn bay trên hiện sóng) và trên hiện sóng; ước lượng, tính nhẩm dẫn bay nhanh chóng và chính xác; thuần thục cách làm các phương án dẫn bay huấn luyện và chiến đấu... Đặc biệt là ai cũng giỏi đánh dấu đường bay cả trên bàn dẫn đường và trên bảng tiêu đồ xa. Sau 11 tháng miệt mài học tập, đầu năm 1965, khóa đào tạo dẫn đường sở chỉ huy làm lễ bế giảng, 25 học viên đều tốt nghiệp, 15 người được điều về ngay Trung đoàn 921 và giáo viên Nguyễn Văn Chuyên trở lại Ban Dẫn đường Quân chủng. Còn 10 người (Nguyễn Đình Anh, Vu Đức Bình, Nguyễn Chuẩn, Trần Xuân Dung, Lê Thiết Hùng, Hà Đăng Khoa, Nguyễn Quang Sáng, phạm Từ Tịnh, Đào Công Thạnh, Trịnh Văn Tuất) được chuyển sang "Công trường 300" tại Mỏ Chén học sử đụng các loại ra-đa mới (sau đó bổ sung thêm đồng chí Đào Ngọc Ngư, trợ lý Ban Dẫn đường). Lớp học này do chuyên gia Liên Xô giảng dạy. Học viên của lớp tập trung học cách sử dụng các loại ra-đa: P-30, P-35, PRV-11, P-12 và P-15, được luyện tập thao tác trên máy và được dẫn trên máy tập T-30. Lớp học khai giảng ngày 1 tháng 5 và kết thúc vào tháng 9 năm 1965. Sau đó, 4 người được điều về Ban Dẫn đường Quân chủng, 3 người về tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 921 và 3 người về tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 923.

 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Trải qua thực tiễn công tác, cả thầy và trò đã cùng nhau dẫn đánh thành công nhiều trận quan trọng, nhất là trong giai đoạn đầu của mặt trận trên không, đều trưởng thành trong ngành Dẫn đường và tiếp tục phát huy tốt các tố chất dẫn đường sau khi được điều động sang các cương vị công tác khác.

Căn cứ vào kết quả công tác tại Sở chỉ huy Quân chủng của nhân viên tiêu đồ gần Lê Thành Chơn (người duy nhất được đào tạo ở Trung Quốc) và khả năng tiếp thu kiến thức dẫn đường của anh, được sự đồng ý của cấp trên, trong năm 1965, Ban Dẫn đường Quân chủng đã lập kế hoạch và thực hiện đào tạo tại chức thành công cho học viên Lê Thành Chơn.


Anh trở thành trợ lý dẫn đường của ban và đã dẫn chính trên bàn dẫn đường tại Sở chỉ huy Quân chủng trong các trận đánh ngày 6 tháng 11 năm 1965, biên đội MiG-17: Hanh-Nhung-Lan-Phương bắn rơi 1 CH-47 tại Chợ Bến; ngày 29 tháng 4 năm 1966, biên đội MIG-17: Kình-Nhuần-Tào-Sưu
(Bản can trận đánh) bắn rơi 1 AD-5 tại Suối Rút; ngày 29 tháng 9 năm 1966, phi công MIG-17 Nguyễn Biên bắn rơi 1 máy bay không người lái tại Việt Trì và dẫn trên hiện sóng trong các trận đánh ngày 5 tháng 12 năm 1966, đôi bay MiG-21 Kính-Nhu (đánh buổi sáng), đôi bay MIG-21 Đỉnh-Hiếu (đánh buổi chiều) bắn rơi 2 F-105 tại khu chiến Vĩnh Yên-Đại Từ-Đoan Hùng. Đồng chí Lê Thành Chơn còn cùng với các trợ lý khác của Ban Dẫn đường Quân chủng tham gia dẫn nhiều trận đánh trong những năm tiếp theo.
Giữa năm 1964, được sự giúp đỡ của bạn, 24 học viên đã được tuyển chọn để đưa đi đào tạo tập trung dẫn đường sở chỉ huy ở Trung Quốc. Trong đoàn đi học lần này, có 2 học viên nhập ngũ năm 1959 (Lê Từ Bi và Lưu Văn Cộng), 6 học viên nhập ngũ năm 1961 (Lê Viết Diện, Trần Hồng Hà, Đỗ Cát Lâm, Lưu Văn Lộc, Hoàng Minh Nam và Lê Quang Nhận) và còn lại 16 học viên đều nhập ngũ năm 1963 (Hoàng Cảnh, Nguyễn Cửu, Đặng Dũng, Nguyễn Dũng, Hoàng Nhân Giá, Nguyễn Hoàng Hải, Ngô Mạnh Hùng, Tạ Quốc Hưng, Vũ Duy Hưởng, Phạm Văn Khả, Lê Kiếu, Nguyên Văn Lạng, Nguyễn Quang Thản, Hoàng Kế Thiện, Trần Đức Thuỷ, Trần Đức Tụ). Sau khi tham gia huấn luyện quân sự ở sân bay Cát Bi, tất cả các học viên được chuyển lên Trường Văn hóa quân đội ở Lạng Sơn để học tiếng Trung Quốc.

Ngày 23 tháng 8 năm 1964, đoàn lên đường. sang Trung Quốc. Sau khi học thêm tiếng Trung Quốc ở Tây An (Thiểm Tây), đoàn vào Trường Hàng không Nam Uyển (Bắc Kinh) học chuyên môn. Với thời gian đào tạo 17 tháng, học viên được tiếp nhận một khối kiến thức rất cơ bản, toàn diện và sâu sắc, học lý thuyết luôn gắn liền với thực hành. Nội dung trọng tâm của khóa học bao gồm: lý thuyết dẫn đường sở chỉ huy, ước lượng, tính nhẩm dẫn bay, chiến thuật không quân tiêm kích và chiến thuật dẫn đường (cách dẫn theo cách đánh), ra-đa và phương pháp dẫn trên hiện sóng; luyện tập tác nghiệp dẫn MIG-17 đánh ngày và đêm trên bàn dẫn đường. Lớp đào tạo còn được nghiên cứu lý thuyết dẫn đường trên không, luyện tập thực hành dẫn bay trên máy bay II-14, bom đạn và ngòi nổ, các phương pháp ném bom và luyện tập thực hành ném bom trên máy tập, cũng như lý thuyết khí động lực học, khí tượng và cách dự báo thời tiết. Đến cuối khoá, số học viên tốt nghiệp đạt chất lượng cao chiếm đa số (18/23). Riêng học viên Ngô Mạnh Hùng phải về nước nước do sức khoẻ yếu.


Tháng 1 năm 1966, đoàn về nước. 8 người được điều về Ban Dẫn đường Quân chủng, 6 người về tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 921 và 9 người về tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 923.


Trong suốt thời gian công tác tại các đơn vị, đặc biệt là được trực tiếp dẫn đánh địch trong giai đoạn rất khó khăn, quyết liệt của mặt trận trên không những năm 1967 và 1968, khóa đào tạo dẫn đường sở chỉ huy ở Trung Quốc năm 1964-1966 đã nhanh chóng trở thành lực lượng nòng cốt ở 2 tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 921 và Trung đoàn 923 dẫn MIG-17 và MiG-21 lập nên những chiến công vang dội.


Tháng 10 năm 1967, Quân chủng tổ chức chiêu sinh 31 học viên, từ các đơn vị không quân, đã tham gia học lái máy bay ở nước ngoài, nhưng không còn đủ điều kiện để tiếp tục bay nữa và đã học dẫn đường trên không, nhưng không dẫn được hết 1 khí tương để đào tạo tập trung dẫn đường sở chỉ huy tại Yên Cốc thuộc xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Học viên được chia thành hai lớp, lớp 4A (Gồm 16 người: Hoàng Đức Hạnh, Đặng Văn Hảo, Hoàng Ngọc Hớn, Nguyễn Đức Hợp, Nguyễn Văn Lâm, Lưu Đức Ngân, Đinh Văn Nghĩa, Trần Xuân Nhuận, Nguyễn Xuân Phong, Dương Minh Phương, Lý Phương, Phạm Văn Quý, Phạm Thanh Soát, Nguyễn Hồng Thái, Hoàng Trung Thông và Tạ Văn Vượng) và lớp 4B (Gồm 15 người: Vũ Ba, Nguyễn Đăng Điển, Nguyễn Văn Đờn, Vương Kính, Đào Văn Phao, Trương Phượng, Đào Văn Thành, Nguyễn Hữu Thăng, Chu Đức Thoàn, Lường Tú Thông, Phạm Tân Thuần, Ngô Tiện, Nguyễn Đức Trinh, Triệu Sĩ Việt và Lương Văn Vóc).
Đầu tháng 11 năm 1967, học viên của cả hai lớp được giáo viên lý thuyết bay Hoàng Thanh Cảnh và dẫn đường trên không Lê Thế Hưng (đã dẫn bay An-2 thả hàng ở Vít Thù Lù và Chở quân trong chiến dịch Nậm Thà, là giáo viên dẫn bay Li-2 Trường Huấn luyện Hàng không) tập trung hệ thống hóa toàn bộ phần kiến thức cơ bản về lý thuyết bay và dẫn đường trên không, đồng thời phân tích sâu thêm những nội dung gắn liền với công tác dẫn đường sở chỉ huy. Tiếp theo, giáo viên Phạm Từ Tịnh (trợ lý Ban Dẫn đường Binh chủng, dẫn chiến đấu thành thạo cả tại sở chỉ huy và trên hiện sóng) đảm nhiệm toàn bộ môn học dẫn đường sở chỉ huy. Học viên học lý thuyết đến đâu, được làm bài tập và tổ chức thực hành ngay đến đấy.

Lớp 4A, với thời gian đào tạo 8 tháng, đã kết thúc vào tháng 6 năm 1968. Còn lớp 4B, sau khi học thêm 4 tháng nữa - đào tạo 12 tháng, đã kết thúc vào tháng 10 năm 1968. 31 người của hai lớp đều được lần lượt điều về các trung đoàn 921, 923, Tiểu đoàn 929 (Vũ Ba) và Đoàn Z (Ngô Tiện).


Trong quá trình đào tạo phi công ở Ba Lan, có 5 học viên (Lương Văn Dình, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Văn Hưng, Phạm Công Kim và Trần Xuân Mão), do không còn đủ điều kiện để tiếp tục bay nữa, đã được bạn chuyển ngay sang đào tạo dẫn đường trên hiện sóng. Nội dung đào tạo tập trung vào công tác dẫn đường trên hiện song cả về lý thuyết và thực hành. Thời gian đào tạo từ tháng 3 năm 1968 đến tháng 10 năm 1969. Sau khi về nước, 2 người được điều ngay về Ban Dẫn đường Binh chủng, 1 người về tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 923 và 2 người về tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 925.


Tháng 9 năm 1969, Quân chủng tiếp tục tổ chức chiêu sinh 20 học viên (Nguyễn Đình Bắc, Chiến, Võ Xuân Cự, Nguyễn Hữu Hảo, Bùi Ngọc Huấn, Nguyễn Ngọc Hữu, Vũ Chí Khai, Nguyễn Văn Năm, Tống Bá Nhưỡng, Quyên, Nguyễn Ngọc Rụ, Lý Minh Tăng, Đỗ Xuân Thành, Nguyễn Văn Thành, Dương Văn Thảo, Nguyên Văn Thịnh, Phạm Tường Thuật, Trần Văn Thức, Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Hồng Xiêm) từ các đơn vị không quân đã tham gia học lái máy bay ở nước ngoài, nhưng không có điều kiện tiếp tục bay nữa để đào tạo tập trung dẫn đường sở chỉ huy ở trong nước tại Quảng Bị (huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây).


Do đối tượng đào tạo của khóa này tương tự như khóa ở trong nước tại Yên Cốc, nên nội dung đào tạo, về cơ bản vẫn được giữ nguyên. Tháng 10 năm 1970, kết thúc khóa đào tạo (13 tháng), toàn bộ học viên đều được điều về các tiểu ban Dẫn đường các trung đoàn 921, 923 và 925.


Đầu năm 1965, công tác huấn luyện tại chức cho đội ngữ dẫn đường sở chỉ huy được tập trung triển khai ở tiểu ban dẫn đường Trung đoàn không quân 921 cho 15 trợ lý dẫn đường, tốt nghiệp khóa đào tạo tại Bạch Mai năm 1964-1965. Căn cứ vào kết quả học tập cụ thể của từng người trong quá trình đào tạo, tiểu ban tiến hành phân nhóm, đa số được đưa vào huấn luyện chuyên sâu dẫn đường tại sở chỉ huy, còn một số ít sẽ tiến hành học tập công tác dẫn đường tại đài chỉ huy bay. Sau khi được giới thiệu tình hình cụ thể của đơn vị và hướng dẫn ôn tập lý thuyết, từng nhóm bắt tay ngay vào nghiên cứu các phương án dẫn đường chiến đấu và học tập thứ tự, nội dung các bước công tác trực ban dẫn đường của trung đoàn tại sở chỉ huy và tại đài chỉ huy bay, đồng thời luyện tập tác nghiệp và tham gia trực kèm dẫn thực hành MIG-17 bay huấn luyện cơ bản và ứng dụng chiến đấu.
Khoảng giữa năm 1965, xuất phát từ thực tiễn phục vụ chiến đấu, ban Dẫn đường đã tiến hành cấp tốc bồi dưỡng nghiệp vụ cho trợ lý Nguyễn Văn Chuyên, từ dẫn trên hiện sóng sang dẫn tại sở chỉ huy vì khi đó, khối lượng công việc dẫn đường tại Sở chỉ huy Quân chủng ngày càng tăng mà chỉ có 1 trợ lý là Trần Quang Kính đảm nhiệm. Hình thức huấn luyện dẫn đường tại chức mới được hình thành là đồng hóa nghiệp vụ giữa hai vị trí trực ban rất quan trọng là dẫn tại sở chỉ huy và dẫn trên hiện sóng.

Đến tháng 9 năm 1965, công tác huấn luyện dẫn đường tại chức được đồng thời tiến hành ở cả ban và 2 tiểu ban Dẫn đường các trung đoàn không quân 921, 923 cho 10 trợ lý vừa được học dẫn đường trên hiện sóng ở "Công trường 300" trở về đơn vị. Nội dung huấn luyện được thống nhất từ trên xuống dưới và chủ yếu đi vào huấn luyện thực hành ngay trên máy. Đối với bất kỳ trợ lý dẫn đường nào, ai qua trực kèm vững vàng, sau khi kiểm tra lý thuyết và dẫn thực hành đạt yêu cầu mới được phê chuẩn vào trực chính.


Qua tập trung huấn luyện chuyên sâu và phát huy kết quả huấn luyện đồng hóa giữa hai vị trí trực ban chủ yếu, nhiều trợ lý mới như: Phạm Từ Tịnh, Phạm Công Thành, Hà Đăng Khoa, Nguyễn Chuẩn... đã dẫn thành thạo trên bàn dẫn đường, Vũ Đức Bình, Nguyễn Quang Sáng, Lê Thiết Hùng, Trần Xuân Dung... đã dẫn thành thạo trên hiện sóng; có những trợ lý như: Phạm Từ Tịnh, Vũ Đức Bình đã dẫn thành thạo trên cả 2 vị trí. Họ vững vàng bước vào dẫn chiến đấu.


Trong nhiều năm tiếp theo, các hình thức và nội dung huấn luyện dẫn đường tại chức cho đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy ngày càng được củng cố và phát triển. Huấn luyện bổ sung (học thêm những nội dung cụ thể theo yêu cầu thực tế của từng đơn vị) luôn được tiến hành kịp thời, huấn luyện chuyên sâu hai vị trí trực ban chủ yếu thường xuyên được giữ vững, huấn luyện chuyển loại MIG-21PFL-76, MIG-17F và PF năm 1965, MiG-21F-13, F-94 (PFM) năm 1967, MiG-19 năm 1969, MiG-21F-96 (MF) năm 1971-1972 và L-29 năm 1973 đạt hiệu quả cao, đồng thời gắn liền với yêu cầu cơ động chiến đấu trên diện rộng của Quân chủng. Trình tự huấn luyện: học tập, kiểm tra, phê chuẩn luôn được giữ nghiêm.


Trải qua thực tiễn hoạt động của mình, ngành Dẫn đường Không quân đã không ngừng làm phong phú them các hình thức và nội dung huấn luyện tại chức cho đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy, tổ chức nhân rộng và phát huy để trở thành một truyền thống tốt đẹp trong công tác huấn luyện dẫn đường. Ngành Dẫn đường luôn khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực duy trì tốt công tác huấn luyện dẫn đường tại chức lúc nhiệm vụ chiến đấu rất căng thẳng như trong những năm từ 1966 đến 1968 và 1972, đồng thời tập trung triển khai có hiệu quả khi ta có điều kiện củng cố xây dựng lực lương vào các năm từ 1969 đến 1971 và 1973, 1974.


Ngay từ đầu năm 1964, được sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng Phòng Tác chiến, Ban Dẫn đường Quân chủng với quân số chỉ có bơn người, đã hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan Quân báo, Thông tin, Ra-đa..., tập trung toàn lực thực hiện tốt chức năng làm tham mưu cho Bộ Tư lệnh Quân chủng về cách tổ chức dẫn máy bay ta đánh địch trong quá trình xây dựng kế hoạch tác chiến chống lại các hoạt động trường không khiêu khích, phá hoại miền Bắc của Mỹ-nguỵ và xây dựng quyết tâm mở mặt trận trên không đánh thắng không quân Mỹ.
Ngày 16 tháng 2 năm 1964, Ban Dẫn đường trực tiếp dẫn T-28 bắn rơi C-123 của địch. Từ tháng 3 năm 1964, ban cử trợ lý Nguyễn Văn Chuyên phụ trách khóa đào tạo tập trung 25 dẫn đường từ mặt đất tại Bạch Mai trong thời gian một năm nhằm tạo nguồn cho toàn ngành, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu dẫn tiêm kích của ta đánh địch khi Quân chủng mở mặt trận trên không. Ngày 6 tháng 8 năm 1964, Ban Dẫn đường tham gia dẫn toàn bộ MIG-17 của Trung đoàn không quân 921 chuyển sân từ nước bạn về sân bay Nội Bài, đồng thời trực tiếp tổ chức thực hiện bảo đảm dẫn đường cho trung đoàn khi triển khai bay huấn luyện.

Trong suốt tám tháng đầu năm 1965, chỉ với ba trợ lý: Trần Quang Kính, Nguyễn Văn Chuyên và Đào Ngọc Ngư, Ban Dẫn đường đã tổ chức trực ban chiến đấu liên tục tại sở chỉ huy và trên hiện sống, tiến hành dẫn MIG-17 của Trung đoàn 921 đánh thắng trận đầu và nhiều trận tiếp theo. Khoảng giữa năm 1965, mặc dù phải trực chiến liên tục nhưng ban đã sáng tạo ra hình thức huấn luyện dẫn đường tại chức đồng hóa nghiệp vụ. Đến tháng 8 và tháng 9 năm 1965, sau khi Quân chủng điều động xong đội ngũ dẫn đường theo yêu cầu thành lập Trung đoàn 923, Ban Dẫn đường mới được bổ sung ba trợ lý từ lớp học tại "Công trường 300" về là: Phạm Từ Tịnh, Vũ Đức Bình dẫn được hai vị trí và Nguyễn Quang Sáng chuyên dẫn trên hiện sóng. Các trợ lý Vũ Đức Bình đã dẫn thành công trên hiện sóng và Phạm Từ Tịnh đã dẫn thành công tại sở chỉ huy ngay trong lần dẫn chiến đấu đầu tiên của mình. Với tinh thần chủ động, tích cực đào tạo tại chức, cuối năm 1965, ban có thêm trợ lý dẫn đường Lê Thành Chơn vào trực. Ban Dẫn đường Quân chủng đã góp phần bắn rơi 12 máy bay địch với 5 kiểu loại khác nhau cho mặt trận trên không giành thắng lợi trong giai đoạn mở đầu.


Từ cuối năm 1965, Ban Dẫn đường đã kịp thời nghiên cứu đề xuất cách thức tổ chức dẫn đường chiến đấu hai cấp Đầu năm 1966, ban cùng với các tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 92 1 và Trung đoàn 923 đã thực hiện dẫn thành công một số trận theo cách thức trên. Cuối tháng 4 năm 1966, với kết quả tổ chức dẫn MIG-17 đánh địch từ ba sân bay: Nội Bài, Kép, Kiến An, đã hình thành được một tam giác dẫn đường chiến đấu từ mặt đất đầu tiên trên miền Bắc. Từ tháng 6 năm 1966, ban cùng với tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 923 tổ chức dẫn MiG-17 cơ động chiến đấu liên tục trên các sân bay Nội Bài, Kép, Gia Lâm và Kiến An. Đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy của toàn ngành phải trải rộng tại tất cả các sở chỉ huy và đại đội ra-đa dẫn đường. Cuối tháng 4 năm 1966, từ những trận MiG-21 đánh không thành công, căn cứ vào yêu cầu của bộ chỉ huy các cấp, ban cùng với tiểu ban Dẫn đường trung đoàn 921 tiến hành tổng hợp, phân tích các số liệu bay, đối chiếu kết quả thực tế phóng tên lửa của phi công với các điều kiện tiêu chuẩn tìm ra cách dẫn thích hợp cho MIG-21, củng cố niềm tin dẫn MIG-21 đánh thắng bằng tên lửa. Từ tháng 8 năm 1966, Ban Dẫn đường ìn chủng thực hiện dẫn chính MIG-17 và MiG-21 đánh hợp, hiệp đồng, góp phần quan trọng nâng cao hiệu của cách thức tổ chức dẫn đường chiến đấu hai cấp.


Trong năm 1966, Ban Dẫn đường Quân chủng còn phối chặt chẽ với lực lượng An-2 xây dựng các phương án dẫn tập kích tàu biệt kích địch trên vùng biển gần ở phía đông Thanh Hóa, đồng thời bố trí các trợ lý của mình thường xuyên có mặt tại sở chỉ huy và trên hiện sóng tại các đại đội ta dẫn đường theo dõi và sẵn sàng hỗ trợ xử lý các tỉnh huống trong suốt quá trình An-2 thực hiện nhiệm vụ.
Tháng 1 năm 1966, Ban Dẫn đường được bổ sung them trợ lý (Lê Từ Bi, Lưu Văn Cộng, Hoàng Cảnh, Lê Viết Diện, Đặng Dũng, Nguyễn Dũng, Phạm Văn Khả và Lê Kiếu) tốt nghiệp khóa đào tạo ở Trung Quốc.

Như vậy, trong thời gian từ đầu năm 1964 đến giữa là 3 năm 1967 (trước khi thành lập Binh chủng Không quân), Ban Dẫn đường Quân chủng Phòng không - Không quân đã làm nổi bật chức năng dẫn bay đánh mục tiêu trên không, giữ vững chất lượng huấn luyện dẫn đường tại chức, kịp thời tháo gỡ khó khăn và sử dụng có hiệu quả về quân số dẫn đường.


*

* *
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngày 3 tháng 2 năm 1964, Trung đoàn 921 được thành lập, nhưng trước đó, trong văn bản đề nghị của Quân chủng gửi lên Bộ (Biên chế Trung đoàn không quân 921 số 221/B-5, ngày 22 tháng 12 năm 1963 do trung tá Hoàng Ngọc Diêu, Tham mưu phó Quân chủng ký thay Tham mưu trưởng Quân chủng và được Bộ duyệt tháng 2 năm 1964) đã ghi rõ trong Ban Tham mưu có:

- Chủ nhiệm Dẫn đường bay: 1, cấp bậc: Thiếu úy, trung úy. Hiện có 1: đồng chí Phạm Ngọc Lan.


- Trợ lý Dẫn đường tác chiến: 12, cấp bậc: Thiếu úy, trung úy. Hiện có 2: đồng chí Bùi Quang Liên và Phạm Minh Cậy (Từ Ban Dẫn đường Quân chủng xuống).


Như vậy, về cơ cấu tổ chức của tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 921 đã được xác định rất rõ từ vị trí, chức danh, thành phần, cấp bậc đến biên chế quân số. Nhưng vào năm 1964, Quân chủng chỉ có một trung đoàn không quân tiêm kích, nên việc tổ chức dẫn bay huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của trung đoàn, cơ bản đều do Ban Dẫn đường Quân chủng chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, khối lượng công tác dẫn đường sở chỉ huy trong trung đoàn không quân tiêm kích so với công tác dẫn đường trên không là rất lớn. Để giải quyết tốt công tác trọng tâm này, đồng chí Bùi Quang Liên đã được cử làm Trưởng Tiểu ban và cùng với đồng chí Phạm Ngọc Lan, Chủ nhiệm Dẫn đường tổ chức thực hiện các nhiệm vụ dẫn đường do trung đoàn giao cho.


Đầu năm 1965, sau khi được bổ sung 15 trợ lý dẫn đường mới (Đinh Minh Đức, Nguyễn Văn Được, Bùi Hữu Hành, Hà Đăng Khoa, Nguyễn Đình Khôi, Trần Kỳ, Phạm Văn Nho, Phạm Công Thành, Khổng Đức Thi, Nông Đình Xe...), tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 921 đã kịp thời triển khai công tác huấn luyện dẫn đường tại chức và lần lượt đưa các trợ lý có đủ trình độ vào đảm nhiệm từng phần nhiệm vụ dẫn MiG-17 bay huấn luyện và trực chiến. Trưởng Tiểu ban Bùi Quang Liên trực tiếp quản lý và điều hành công việc của các trợ lý dẫn đường sở chỉ huy.


Tháng 8 năm 1965, sau khi có quyết định thành lập Trung đoàn không quân 923, quân số trợ lý của tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 921 giảm xuống còn 10
(7 trợ lý chuyển sang Trung đoàn không quân 923), đến tháng 9 được bổ sung thêm 3 trợ lý dẫn đường hiện sóng từ “Công trường 300" (Nguyễn Đình Anh, Lê Thiết Hùng và Trịnh Văn Tuất), nhưng nhiệm vụ lại phức tạp hơn, vì trung đoàn được biên chế 1 đại đội bay MiG-21PFL, 1 đại đội bay đêm MIG-17PF và 1 Đại đội bay Il-28. Tiểu ban phải tập trung ngay vào nhiệm vụ huấn luyện chuyển loại. Do đó, những trận đánh của trung đoàn trong năm 1965, vẫn do các kíp trực Ban Dẫn đường Quân chủng thực hiện.

Tháng 1 năm 1966, trong lúc công tác chuẩn bị chiến đấu đang rất khẩn trương, tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 921 vẫn tranh thủ tổ chức huấn luyện tại chức cho sáu trợ lý dẫn đường mới tất nghiệp ở Trung quốc về đơn vị (Tạ Quốc Hưng, Hoàng Kế Thiện, Trần Đức Thuỷ, Trần Đức Tụ...). Ngày 3 tháng 2 năm 1966, tiểu ban trực tiếp dẫn MIG-17PF của đơn vị đánh đêm trận đầu tiên, bắn rơi 2 A-6. Ngày 4 tháng 3 năm 1966, tiểu ban thực hiện dẫn chính hai trận liên tiếp cho MiG-21 của trung đoàn bắn rơi 1 máy bay không người lái BQM-34A ở độ cao 19.500m và MIG-17 của đơn vị bạn đánh thắng trận đầu bắn rơi 1 F-4. Đầu tháng 12 năm 1966, trong nhiệm vụ dẫn MiG-21, tiểu ban đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, củng cố niềm tin dẫn MiG-21 đánh bằng tên lửa, vươn lên dẫn đánh thành công hàng loạt trận quan trọng, tạo đà cho MiG-21 đánh thắng giòn giã trong năm 1967. Khi tham gia dẫn MIG-17 của Trung đoàn 923, cơ động trực chiến tại Nội Bài, tiểu ban thường xuyên và liên tục làm tốt công tác hiệp đồng, góp phần dẫn đánh nhiều trận đạt hiệu quả cao. Năm 1966; cùng với sự phát triển chung của Trung đoàn 921, tiểu ban Dẫn đường đã không ngừng được kiện toàn về tổ chức và đã từng bước vững chắc thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của mình. Đây còn là mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của tiểu ban.

Trải qua thực tiễn chiến đấu, cách dẫn MiG-21 ngày càng trở nên phong phú. Từ tháng 2 năm 1966 đến tháng 10 năm 1967 và ba tháng đầu năm 1968, MiG-21 tuy chỉ sử dụng một sân bay là Nội Bài để đánh địch, nhưng tiểu ban Dẫn đường đã tiến hành dẫn nhiều trận không những với hướng xuất kích liên tục thay đổi làm cho địch luôn bị bất ngờ tại nhiều khu vực khác nhau trên miền Bắc mà còn rất khôn khéo trong dẫn về hạ cánh an toàn. Từ tháng 7 năm 1967, tiểu ban Dẫn đường phát huy thế mạnh của MiG-21 đánh địch từ xa, ngoài vòng hỏa lực phòng không của ta và khả năng cơ động linh hoạt của đôi bay ở độ cao từ 3.000 đến 5.000m, giữ vững cách dẫn tiếp địch với góc vào từ 60 đến 70 độ và có tốc độ chênh lệch từ 100 đến 150km/h, tạo nên cách dẫn truyền thống của MiG-21. Trong hai tháng cuối năm 1967, tiểu ban bắt đầu thực hiện dẫn MiG-21 cơ động chiến đấu trên các sân bay Gia Lâm, Kép, Kiến An. Từ tháng 4 năm 1968 đến cuối năm 1971, khi MiG-21 vào đánh tại chiến trường Khu 4, tiểu ban vận dụng cách dẫn cơ động liên tiếp với quá tải lớn để đánh tiêm kích địch. Năm 1972, tiểu ban dẫn đường phát triển cách dẫn truyền thống, dẫn đôi bay MiG-21 đi thấp kéo cao, tiếp cận nhanh vào cuối đội hình của địch, tạo thuận lợi cho phi công lần lượt hoặc đồng thời công kích, khi thoát ly cho thay đối độ cao đột ngột hoặc vọt lên hoặc lao xuống thấp và dẫn về hạ cánh an toàn. Đây là mốc son của tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 921, đóng góp vào chiến công chung đánh bại uy thế của máy bay chiến thuật đa năng F-4 và máy bay ném bom chiến lược B-52.


Do Trung đoàn 921 luôn được cấp trên giao cho sử dụng nhiều loại máy bay tiêm kích khác nhau như: MiG-21PFL (PFL-76) mang 2 tên lửa và 1 pháo 23mm, MiG-17PF có ra-đa bắt mục tiêu trên không, MiG-21F-13 mang 2 tên lửa và 1 pháo 30mm (tháng 7 năm 1967), MiG-21F-94 (PFM) mang 2 tên lửa và 1 pháo thuyền GP-9 (tháng 10 năm 1967), MiG-21F-96 (MF), mang 4 tên lửa và 1 pháo 23mm (cuối năm 1971, đầu năm 1972), nên tiểu ban Dẫn đường thường được tham gia huấn luyện chuyển đầu tiên, sớm tiếp thu những kiến thức mới về máy bay, về cách dẫn và đi đầu trong vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn huấn luyện và chiến đấu.

Về quân số, tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 921 thường được ưu tiên bổ sung như: từ tháng 6 đến tháng 10 năm 1968, thêm hơn 12 trợ lý (Hoàng Đức Hạnh, Đinh Văn Nghĩa, Nguyễn Đăng Điển, Đào Văn Thành, Nguyễn Đức Trinh, Lương Văn Vóc...) và tháng 10 năm 1970, thêm 6 trợ lý (Tống Bá Nhưỡng, Lý Minh Tăng, Đỗ Văn Thành, Phạm Tường Thuật, Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Hồng Xiêm), nhưng luôn sử dụng có hiệu quả, tổ chức rèn luyện tốt, tuần tự đưa trợ lý mới có đủ bản lĩnh vào trực, thường xuyên có các kíp mạnh, đảm đương những nhiệm vụ khó khăn, triển khai đầy đủ đội ngù của mình tại tất cả các sở chỉ huy và đại đội ra-đa dẫn đường đáp ứng yêu cầu của người chỉ huy. Khi Quân chủng, Binh chủng tiến hành điều động lực lượng, các trợ lý của tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 921 tiếp tục phát huy hết khả năng công tác của mình, góp phần quan trọng xây dựng các tiểu ban Dẫn đường các trung đoàn 923, 925 và 927 vững mạnh.

*

* *
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Trong năm 1973, Ban Dẫn đường Binh chủng đã kịp thời chuyển trọng tâm công tác của mình vào việc tổ chức bảo đảm dẫn đường cho nhiệm vụ bay chuyển sân điều chỉnh lực lượng theo yêu cầu của Binh chủng, củng cố chất lượng và đẩy nhanh tiến độ học tập dẫn đường phục vụ cho bay huấn luyện và xây dựng các phương án dẫn bay sẵn sàng chiến đấu mới.
Ngày 4 tháng 8 năm 1965, Trung đoàn không quân 923 được thành lập, cũng là lúc ngành Dẫn đường Quân chủng có thêm một tiểu ban mới. Tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 923 gồm 7 trợ lý từ Trung đoàn không quân 921 chuyển sang (Nguyễn Văn Được, Bùi Hữu Hành, Hà Đăng Khoa, Nguyễn Đình Khôi, Trần Kỳ, Nông Đình Xe...) và 3 trợ lý mới từ "Công trường 300" về (Nguyễn Chuẩn, Trần Xuân Dung và Đào Công Thạnh). Đồng chí Nguyễn Chuẩn giữ chức Trưởng Tiểu ban.

Sau khi ổn định tổ chức, tiểu ban bắt tay ngay vào xây dựng các phương án dẫn bay đánh địch bảo vệ vùng trời đông bắc của Hà Nội, trước tiên là phương án dẫn bay đánh cường kích bảo vệ Đường 1 bắc: Hà Nội-Lạng Sơn và tổ chức dẫn bay huấn luyện và trực ban sẵn sàng chiến đấu tại Kép.


Cuối năm 1965, khi Trung đoàn 923 chỉ để 4 chiếc MiG-17 trực chiến ở Kép, số còn lại đều ở Nội Bài, tiểu ban Dẫn đường đã kịp thời xây dựng các phương án dẫn bay đánh cường kích trên hướng tây nam và đông nam Hà Nội, đánh cường kích bảo vệ Hải Phòng, đồng thời thường uyên thực hiện tốt công tác hiệp đồng với tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 921.


Đầu năm 1966, sau khi được bổ sung 9 trợ lý dẫn đường, tốt nghiệp khóa đào tạo tập trung ở Trung quốc (Nguyễn Cửu, Trần Hồng Hà, Nguyễn Hoàng Hải, Vũ Duy Hưởng, Đỗ Cát Lâm, Lê Quang Nhận, Nguyễn Quang Thản...), tiểu ban vừa tổ chức huấn luyện dẫn đường tại chức vừa triển khai chuẩn bị dẫn đánh trận đầu cho trung đoàn tại cả hai sân bay Kép và Nội Bài. Như vậy, ngay từ đầu đội ngũ dẫn đường của Trung đoàn 923 đã phải cơ động phân tán. Số trợ lý đã được phê chuẩn vào trực luôn phải có mặt ở hai nơi, nhịp độ làm việc rất khẩn trương và căng thẳng, có ngày báo động chuyển cấp tới mười hai lần, có biên đội cất cánh tới bốn lần trong một ngày, nhưng chưa gặp địch. Sau trận đầu đánh thắng vào ngày 4 tháng 3 năm 1966, tiểu ban đã dẫn chính thành công hai trận, bắn rơi 3 F-4.

Từ tháng 6 năm 1966, Trung đoàn 923 bắt đầu cơ động một phần lực lượng của mình trực chiến tại Gia Lâm, đội ngũ trợ lý dẫn đường của tiểu ban được bố trí rộng khắp tại các sở chỉ huy ở Kiến An, Nội Bài, Gia Lâm và tại các đại đội ra-đa dẫn đường khác nhau, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ tác chiến cơ động tạo thế trận đánh địch từ nhiều sân bay của Quân chủng. Đến đầu năm 1967, phi công Phan Văn Túc được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Dẫn đường trung đoàn (Lịch sử Trung đoàn Không quân 923 (1965-2000), Nxb Quân đội nhân dân; Hà Nội.2000, tr.52). Tháng 2 năm 1967, Trung đoàn 923 chuyển toàn bộ lực lượng xuống Gia Lâm đóng quân để Đoàn Z sử dụng căn cứ Kép. Từ tháng 3 năm 1967, đội ngũ trợ lý dẫn đường của tiểu ban lại toả rộng ra các vị trí trực ban trên hướng tây Hà Nội để phục vụ trung đoàn triển khai cơ động trực chiến tại Hòa Lạc. Từ tháng 4 đến tháng 11 năm 1967, tiểu ban đã tham gia dẫn MIG-17 cơ động chuyển sân và đánh phục kích tại sân bay Kiến An. Năm 1966 và 1967 là những mốc son đánh đấu sự cống hiến hết mình của tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 923, dẫn MiG-17 phát huy sức mạnh và giữ vững hiệu quả đánh địch.

Tháng 5 năm 1968, Trung đoàn 923 đưa một phần lực lượng của mình vào chiến trường Khu 4, cùng với MiG-21 đánh địch. Đội ngũ trợ lý của tiểu ban Dẫn đường lại tiếp tục lên đường. Phân tán rộng, cơ động nhanh đội ngũ trợ lý dẫn đường theo kịp yêu cầu nhiệm vụ của trung đoàn đã trở thành truyền thống nổi bật của tiểu ban. Tiểu ban Dẫn đường luôn bảo đảm tốt cho tất cả các chuyến bay chuyển sân khi Trung đoàn 923 chuyển toàn bộ lực lượng từ Thọ Xuân ra Hòa Lạc vào cuối năm 1968 và trở lại Kép cuối năm 1969.


Trong năm 1968, tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 923 được bổ sung hai đợt trợ lý từ khóa đào tạo tại Yên Cốc vào tháng 6 và tháng 10 (Đặng Văn Hảo, Nguyễn Đức Hợp, Dương Minh Phương, Vương Kính, Trương Phượng, Phạm Tân Thuần, Triệu Sĩ Việt...). Tháng 2 năm 1969, trên điều động sáu trợ lý của trung đoàn sang Trung đoàn 925. Đến tháng 10 năm 1969, thêm một trợ lý dẫn đường hiện song từ khóa đào tạo ở Ba Lan (Nguyễn Văn Hưng), tháng 10 năm 1970 thêm một số trợ lý (Nguyễn Đình Bắc, Nguyễn Ngọc Hữu, Dương Văn Thảo...) từ khóa đào tạo tại Quảng Bị. Sau khi được huấn luyện dẫn đường tại chức, số trợ lý dẫn đường mới đã có trình độ vững vàng hơn. Trên cơ sở quán triệt tốt nhiệm vụ tập trung củng cố lực lượng và huấn luyện nâng cao trình độ chiến đấu của Trung đoàn 923, tiểu ban đã nỗ lực tổ chức bảo đảm dẫn đường với chất lượng cao, góp sức hoàn thành tốt trên 6.000 lần/chuyến với gần 2.400 giờ bay huấn luyện trong năm 1969, trên 4.000 lần/chuyến trong năm 1970 và trên 4.000 giờ bay trong năm 1971, đặc biệt là bảo đảm cho đơn vị tổ chức huấn luyện bay biển ở độ cao cực thấp để đánh tàu bằng phương pháp ném bom thia lia tại khu vực Đồ Sơn-Long Châu.


Bước vào năm 1972, tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 923 tiếp tục thực hiện cơ động nhanh đội ngũ trợ lý, hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị bạn, dẫn đánh địch trong điều kiện hết sức khó khăn, góp phần tạo nên chiến công đầu tiên cho không quân ta dùng máy bay tiêm kích MIG-17 mang bom tập kích trúng tàu khu trục của Mỹ, dẫn MIG-17 bắn rơi 8 F-4 đa năng và nhiều chiếc khác.

Căn cứ vào sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng của các lực lượng trong toàn Quân chủng, để tạo điều kiện thuận lợi trong lãnh đạo, chỉ huy tổ chức chấp hành có hiệu quả các nhiệm vụ trên giao cho từng lực lượng, ngày 24 tháng 3 năm 1967, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập các Binh chủng Không quân, Tên lửa và Ra-đa trong Quân chủng Phòng không-không quân và các Bộ Tư lệnh Binh chủng Ra-đa, Không quân và Tên lửa trực thuộc Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-không quân. Bộ Tư lệnh Không quân mang phiên hiệu công khai f371 (Sư đoàn Không quân 371). Các cơ quan trực thuộc Binh chủng Không quân gồm 4 phòng: Tham mưu, Chính trị, Kỹ thuật và Hậu cần.

Ban Dẫn đường Binh chủng Không quân được thành lập trong bối cảnh đó. Ban Dẫn đường thuộc Phòng Tham mưu; về chức năng, nhiệm vụ và quân số, cơ bản được giữ nguyên. Đồng chí Lê Liên vẫn là Trưởng ban và có them Phó ban do đồng chí Trần Quang Kính đảm nhiệm. Trong ban có 14 trợ lý. Cơ cấu tổ chức của ngành Dẫn đường ở các trung đoàn không quân không thay đổi.


Năm 1967, ngay sau khi được thành lập, Ban Dẫn đường tiếp tục phát huy cách thức tổ chức dẫn đường chiến đấu hai cấp, tham gia bố trí hệ thống đài chỉ huy bổ trợ, mở rộng khả năng dẫn đường sở chỉ huy của Binh chủng ra hướng tây của Hà Nội, hình thành mạng lưới chỉ huy dẫn đường phục vụ yêu cầu tạo thế trận đánh địch. Từ tháng 4 năm 1967, Ban Dẫn đường thực hiện dẫn chính MiG-17 đánh phục kích tại sân bay Kiến An và đến tháng 8, tiến hành dẫn chính MiG-21 và MIG-17 đánh phối hợp, hiệp đồng. Cách thức tổ chức mạng lưới chỉ huy-dẫn đường cho MIG-21 và MIG-17 đánh địch ở chiến trường Khu 4 từ năm 1968 đến năm 1971 và đánh không người lái trên vùng trời miền Bắc, vào các năm 1966, 1968 và 1969 là một trong những bài học và kinh nghiệm vô cùng quý giá của ngành Dẫn đường Quân chủng Phòng không-không quân, trong đó Ban Dẫn đường Binh chủng luôn có vị trí rất quan trọng trong quá trình củng cố và phát triển mạng lưới này.


Trong thời gian từ năm 1967 đến năm 1971, Ban Dẫn đường Binh chủng còn kịp thời chỉ đạo công tác dẫn đường trên không cho Trung đoàn 919 khi tổ chức thực hiện những nhiệm vụ trọng điểm, xây dựng các phương án dẫn bay An-2 tập kích căn cứ ra-đa Pa Thí, dẫn bay Il-14 chi viện cho chiến trường Thừa Thiên-Huế, trực tiếp hỗ trợ bảo đảm dẫn bay cho các lực lượng vận tải và trực thăng thực hiện thả hàng cứu trợ và tham gia chống lụt.


Do khối lượng công việc ngày càng nhiều, tháng 6 năm 1968, Ban Dẫn đường Binh chủng được bổ sung thêm 5 trợ lý (Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Xuân Phong, Phạm Văn Quý, Phạm Thanh Soát và Tạ Văn Vượng) từ khóa đào tạo ở Yên Cốc và tháng 10 năm 1969, thêm 2 trợ lý (Phạm Công Kim và Trần Xuân Mão) từ khóa đào tạo ở Ba Lan. Công tác huấn luyện dẫn đường tại chức tiếp tục được đưa vào nền nếp.

 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Năm 1972, trong điều kiện tác chiến rất khó khăn và ác liệt của mặt trận trên không, Ban Dẫn đường đã quán triệt sâu sắc nhiệm vụ tác chiến, nắm chắc ý định từng đợt hoạt động và bám sát các phương án đánh địch của Binh chủng, tiến hành hiệp đồng chặt chẽ với các ban thuộc phòng Tham mưu, tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng yếu được giao: Kịp thời triển khai rộng khắp đội ngũ trợ lý dẫn đường tại các sở chỉ huy và đại đội ra-đa dẫn đường ở Hà Tây và Mộc Châu. Tập trung chỉ đạo và cùng với các tiểu ban Dẫn đường tổ chức dẫn máy bay tiêm kích MiG-17 mang bom tập kích trúng tàu khu trục của Mỹ, dẫn đánh thắng trận đầu cho Trung đoàn 925 và 927.

Thực hiện bảo đảm dẫn bay cho Il-28 tập kích tiêu diệt càn cứ Buôn Loọng. Phát huy cao độ mọi mặt thuận lợi trong cách dẫn MiG-21 nhằm đánh bại uy thế của máy bay chiến thuật đa năng F-4 và máy bay ném bom chiến lược B-52, đồng thời kiên trì tìm mọi cách để dẫn MIG-17 và MIG-19 trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn.


Trong năm 1973, Ban Dẫn đường Binh chủng đã kịp thời chuyển trọng tâm công tác của mình vào việc tổ chức bảo đảm dẫn đường cho nhiệm vụ bay chuyển sân điều chỉnh lực lượng theo yêu cầu của Binh chủng, củng cố chất lượng và đẩy nhanh tiến độ học tập dẫn đường phục vụ cho bay huấn luyện và xây dựng các phương án dẫn bay sẵn sàng chiến đấu mới.


Trong suốt quá trình tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình từ tháng 3 năm 1967 đến tháng 11 năm 1973 (trước khi thành lập Bộ Tư lệnh Không quân chiến đấu), Ban Dẫn đường Binh chủng Không quân luôn chủ động khắc phục những bất cập nảy sinh trong tổ chức dẫn đường chiến đấu hai cấp, tổ chức mạng lưới chỉ bay dẫn đường, trực tiếp tham gia tháo gỡ các khó khăn về cách dẫn đánh các mục tiêu trên không, thường xuyên duy trì quân số chất lượng cao, đi đầu trong công tác thu thập' giữ gìn các bản can và tài liệu dẫn đường về các trận đánh của không quân ta, tổ chức rút kinh nghiệm và tìm ra các bài học cho ngành Dẫn đường Không quân.


Giữa năm 1965, được sự giúp đỡ của Liên Xô, không quân ta đã tiếp nhận loạt máy bay ném bom Il-28 đầu tiên. Đến tháng 8 năm 1965, sau khi điều chỉnh trang bị giữa hai trung đoàn 921 và 923; Đại đội 929 với trang bị II-28 đã được thành lập và nằm trong đội hình chiến đấu của Trung đoàn 921. Từ giữa năm 1966, đại đội chuyển sân sang nước bạn để bảo quản máy bay và bay huấn luyện nâng cao kỹ thuật lái, dẫn đường, ném bom và bắn súng cho các tổ bay.
Tháng 10 năm 1968, toàn bộ lực lượng Il-28 được tập trung về Nội Bài và Tiểu đoàn không quân 929 được thành lập trực thuộc Binh chủng Không quân. Nhiệm vụ chính của tiểu đoàn lúc này là sẵn sàng tiến công đánh địch bằng các đòn tập kích đường không tiêu diệt các mục tiêu trên chiến trường Trị Thiên và Lào. Tháng 9 năm 1969, đồng chí Hoàng Cần giữ chức Chủ nhiệm Dẫn đường tiểu đoàn. Đồng chí Hoàng Cần cùng với đội ngũ dẫn đường trên không và trợ lý dẫn đường sở chỉ huy Vũ Ba khẩn trương xây dựng các phương án dẫn bay chiến đấu cho Il-28 tranh thủ luyện tập thêm cách dẫn bay ném bom, bắn súng vào các mục tiêu được giao và duy trì chặt chẽ chế độ hiệp đồng dẫn bay trong trực chiến, sẵn sàng cất cánh khi có lệnh.

Như vậy, trong Tiểu đoàn 929, Chủ nhiệm Dẫn đường và trợ lý dẫn đường sở chỉ huy phối hợp chặt chẽ với nhau cùng thực hiện công tác dẫn đường.


Năm 1970, đội ngũ dẫn đường trên không đã đóng góp sức mình cho tiểu đoàn hoàn thành 272 lần chuyến, 122 giờ bay huấn luyện, trong đó 195 lần/chuyến bay ngày và 77 lần chuyến bay đêm. Tuy nhiên, đêm 30 tháng 5 năm 1971, trong lúc bay huấn luyện ném 8 bom phá 250kg, ở độ cao thấp, tại trường bắn Hòa Lạc, do tính toán và giữ số liệu không chuẩn, 1 chiếc Il-28 đã bị mảnh bom văng lên, gây cháy lớn, tổ bay đã không kịp nhảy dù.


Ngày 17 tháng 8 năm 1972, Tiểu đoàn 929 thực hiện giải thể theo quyết định của Quân chủng
(Lịch sử ngành Kỹ thuật Hàng không Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 1 (1955-1977), Nxb Quân đội nhân dân; Hà Nội. 1997, tr.260), các tổ bay được đưa về Trung đoàn 919. Nhưng khi nhiệm vụ cần đến, những tấm gương tiêu biểu của đội ngũ dẫn đường trên không Il-28 như các đồng chí Thân Xuân Hạnh, Nguyễn Đình Nhẫn đã cùng với các thành viên trong tổ bay hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiến công đánh đích bằng đòn tập kích đường không tiêu diệt căn cứ Buôn Loọng vào ngày 9 tháng 10 năm 1972.

*

* *
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top