Nếu bác không đề cập đến "ranh giới hiểu biết" thì có lẽ tôi cũng chẳng thèm còm như còm kia. Nhưng một khi đã đề cập thì tôi mới nói cần lắc não.Thảo luận vui, quan điểm có thể đúng sai, thêm thông tin, thêm góc nhìn. Nhận xét vào nội dung, nhận xét người viết làm gì mà dùng từ não niếc cụ.
Em cũng xem 1 số phóng sự nghi vấn vụ Apollo 11, trong đó có ý như cụ nói. Để trả lời cụ em xin nói thế này:
- Sức hút (gravity) mặt trăng =1/6 trái đất. Để phóng từ Mặt trăng và quay trở lại Trái đất, tên lửa cần có lực đẩy đủ lớn để vượt qua lực hấp dẫn của Mặt trăng và đạt vận tốc thoát, khoảng 2,4 km/s.
- Module đổ bộ không được phóng từ mặt trăng để rời khỏi quỹ đạo mặt trăng, nên không cần lực đẩy này và cũng ko cần bãi phóng.
Thực tế sự việc thế này: Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã sử dụng module đổ bộ tên là Eagle để hạ cánh, trong khi Michael Collins ở lại trên module chỉ huy tên là Columbia, cùng tên lửa đẩy, bay vòng quanh mặt trăng đợi. Sau khi khám phá bề mặt mặt trăng, Armstrong và Aldrin dùng Eagle với lực đẩy 4500kg bay lên khớp với Columbia bay đến (trượt thì Eagle rơi lại xuống mặt trăng, đây là rủi ro lớn nhất, nhưng phải chấp nhận vào thời điểm đó). Sau đó tên lửa đẩy (vẫn bay vòng vòng quanh mặt trăng) mới được khởi động để đưa toàn bộ 2 module đã ghép với nhau, thắng lực hút của mặt trăng về trái đất. Tất cả sự việc này được LX quan sát sát sao ngay lúc đó và ko có ý kiến gì khi được công bố rộng rãi trên thế giới.
Cụ có thêm thông tin cụ thể bổ sung gì thì cho em biết với.
Những việc phóng lại module đã đổ bộ lên mặt trăng trở lại quỹ đạo mặt trăng là không đơn giản là 1 đoạn văn mô tả như trên đâu: từ tính toán vị trí phóng, thời điểm phóng cho đến trên lửa đẩy tất cả đều tương tự như phóng từ trái đất lên quỹ đạo địa tĩnh. Mà việc đó cần khơ khớ nhân sự hỗ trợ chứ 2 anh phi công kia không thể đủ để làm.
Việc ghép nối với module "bay chờ trên quỹ đạo" mà làm được thì Mỹ đã dựng trạm vũ trụ từ thời đó rồi, trước cả Mir nhé.
Mọi thông tin liên quan đến vụ đó mà làm được thì mời bác cho xem bằng chứng (ảnh chụp lúc phóng ngược từ mặt trăng và lúc ghép nối).