[Funland] Lên mặt trăng đâu có đơn giản

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
12,839
Động cơ
298,032 Mã lực
Clip này của cụ ai cũng xem đc trên YT. Mà chính vì xem nó nên càng thắc mắc như thớt này. :D
ngc lại chứ cụ, cc cứ cày kỹ hết 2 clip, phát hiện ra điểm pha ke, clip dựng hô li út là chứng minh đc ông mẽo chỉ loè nhân loại chứ không làm gì cả.

còn không p hiện được thì sự thật đó : rằng mỹ đã làm được trọn 1 vòng- thậm chí nhiều vòng đưa người từ trái đất- mặt trăng và ngược lại- móc được họ từ mặt trăng và thả về trái đất ngon lành.
 

BMW X11

Xe điện
Biển số
OF-833968
Ngày cấp bằng
17/5/23
Số km
2,213
Động cơ
140,509 Mã lực
Tuổi
22
Bây giờ em nghĩ ta nên lập một danh sách những cụ có bằng chứng và suy luận nghiêm túc chứng minh Mỹ chưa/không đưa người lên mặt trăng. Sau đó em sẽ hỗ trợ đưa danh sách các cụ này cũng như bằng chứng/suy luận khoa học cho sứ quán Nga. Chắc chắn đây là điều mà nước Nga rất mong muốn được biết. Còn nếu họ cũng cho đó là trò hề ngớ ngẩn thì … :D

Sợ chém bâng quơ chửi Mỹ thì dễ, chứ động đến nghiêm túc thì tự các cụ ấy lại té sạch để khỏi thành trò cười.
Sao lại đưa cho sứ quán Nga hả bác?
Đưa thẳng cho đồng chí Lavrov, sếp của cậu Đại xứ luôn ấy chứ.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,049
Động cơ
540,373 Mã lực
Cụ hình dùng là sống trên TRẠM vũ trụ nơi nó là trung gian hậu cần ở đấy nó như cái hotel ngoài không gian có điều áp đủ thức ăn uống mặc quần áo như ở nhà luôn. Đây là du hành đến mặt trăng mà không hề có trạm hậu cần không gian nào cả. Tất cả phải sống trong bộ quần áo phi hành gia 6-7 ngày nó khác chứ.
Xin cụ nhớ cho mà trạm Mir Liên Xô chỉ cách trái đất 395km khi ở viễn điểm( tức là tàu vũ trụ phóng mất vài tiếng là đến nơi ) . Còn đến mặt trăng là 400,000km cụ nhé.
Họ trưng bày ở bảo tàng National Air and Space Museum cả chứ có gì bí mật đâu. Hôm nào các bác đi xem phát cho biết.
 

Parejo_10

Xe điện
Biển số
OF-295803
Ngày cấp bằng
18/10/13
Số km
3,575
Động cơ
312,325 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Họ trưng bày ở bảo tàng National Air and Space Museum cả chứ có gì bí mật đâu. Hôm nào các bác đi xem phát cho biết.
Cái họ trưng bày hiện vật là tên lửa với modul của tàu cái đấy với Mỹ thì nó là “ của nhà trồng được “. Bày sao chả được. Cái mọi người đang trao đổi là cách tên lửa hoạt động để người lên mặt trăng cụ ạ.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,049
Động cơ
540,373 Mã lực
Cái họ trưng bày hiện vật là tên lửa với modul của tàu cái đấy với Mỹ thì nó là “ của nhà trồng được “. Bày sao chả được. Cái mọi người đang trao đổi là cách tên lửa hoạt động để người lên mặt trăng cụ ạ.
À thì tôi đang bảo bác nào thắc mắc trong cả tuần ấy các phi hành gia lấy gì ăn, lấy gì thở, thì tôi đưa link có cả ảnh hiện vật và trong đó có ghi chú giải thích theo phong cách phổ thông, ai cũng hiểu được. Thậm chí có cả giải thích cách xử lý chất thải của phi hành gia.

Thử tả lại nhé: lấy gì thở: mang oxy lỏng. Mỗi người mỗi ngày cần 9 lạng oxy lỏng. Một tuần cần 6 cân. Được không? Được chứ.

Các bác rõ đoạn trên rồi nhỉ? Hay cần thêm?

Còn thì việc các bác trao đổi về cách tên lửa hoạt động để đưa người lên được mặt trăng trong khi chỉ có kiến thức phổ thông thì khá là ngớ ngẩn
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,688
Động cơ
281,742 Mã lực
Họ trưng bày ở bảo tàng National Air and Space Museum cả chứ có gì bí mật đâu. Hôm nào các bác đi xem phát cho biết.
Bảo tàng này ở Washington DC. Em có dịp đến rồi. Khác với nhiều bang, bảo tàng thường mất tiền mua vé, DC thì các bảo tàng đều ko mất tiền. À có 1 bảo tàng tư nhân nhỏ về Spy thì có mất tiền vé.
 
Chỉnh sửa cuối:

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,049
Động cơ
540,373 Mã lực
Bảo tàng này ở Washington DC. Em có dịp đến rồi.
Là một cách truyền cảm hứng cho những người ham học hỏi và cũng là một cách làm du lịch rất hay. Tôi có đọc về, nhưng chưa có dịp tham quan một cái tầu sân bay về hiu cũng được người Mỹ chuyển đổi làm bảo tàng. Ở mình thì bảo tàng xây xong nhưng không có hiện vật để bày.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
819
Động cơ
283,079 Mã lực
Cụ hình dùng là sống trên TRẠM vũ trụ nơi nó là trung gian hậu cần ở đấy nó như cái hotel ngoài không gian có điều áp đủ thức ăn uống mặc quần áo như ở nhà luôn. Đây là du hành đến mặt trăng mà không hề có trạm hậu cần không gian nào cả. Tất cả phải sống trong bộ quần áo phi hành gia 6-7 ngày nó khác chứ.
Xin cụ nhớ cho mà trạm Mir Liên Xô chỉ cách trái đất 395km khi ở viễn điểm( tức là tàu vũ trụ phóng mất vài tiếng là đến nơi ) . Còn đến mặt trăng là 400,000km cụ nhé.
Module hậu cần (service module) chứa các bình chứa oxy lỏng đủ lớn (mấy trăm kg) để phục vụ cho toàn bộ hành trình. Oxy lỏng này dùng để thở, phát điện, tạo ra nước...

Ngoài ra còn các bình oxy lỏng nhỏ hơn trên lunar module và module chỉ huy dùng cho quá trình hạ cánh/phóng trên mặt trăng và hạ cánh xuống trái đất.

Cụ gì ở trên tính chuẩn, mỗi người mỗi ngày thở hết khoảng 1kg oxy, 3 người trong 2 tuần chỉ cần khoảng 50-60 kg là thở thoải mái.
 

Parejo_10

Xe điện
Biển số
OF-295803
Ngày cấp bằng
18/10/13
Số km
3,575
Động cơ
312,325 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
À thì tôi đang bảo bác nào thắc mắc trong cả tuần ấy các phi hành gia lấy gì ăn, lấy gì thở, thì tôi đưa link có cả ảnh hiện vật và trong đó có ghi chú giải thích theo phong cách phổ thông, ai cũng hiểu được. Thậm chí có cả giải thích cách xử lý chất thải của phi hành gia.

Thử tả lại nhé: lấy gì thở: mang oxy lỏng. Mỗi người mỗi ngày cần 9 lạng oxy lỏng. Một tuần cần 6 cân. Được không? Được chứ.

Các bác rõ đoạn trên rồi nhỉ? Hay cần thêm?

Còn thì việc các bác trao đổi về cách tên lửa hoạt động để đưa người lên được mặt trăng trong khi chỉ có kiến thức phổ thông thì khá là ngớ ngẩn
Cụ viết cái gì vậy ?? 1 ngày 1 người cần 9 lạng 0,9kg oxi lỏng ???? 1 tuần cần 6kg oxi lỏng . Cụ viết vậy em ko cần trao đổi thêm gì với cụ. 1 ngày 1 người trưởng thành cần hơn số cụ viết gấp cỡ nhiều lần cụ nhé. Đấy là chưa kể thêm về thức ăn nước uống.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,049
Động cơ
540,373 Mã lực
Cụ viết cái gì vậy ?? 1 ngày 1 người cần 9 lạng 0,9kg oxi lỏng ???? 1 tuần cần 6kg oxi lỏng . Cụ viết vậy em ko cần trao đổi thêm gì với cụ. 1 ngày 1 người trưởng thành cần hơn số cụ viết gấp cỡ nhiều lần cụ nhé. Đấy là chưa kể thêm về thức ăn nước uống.
Trình độ bác thế mà cứ lên tranh luận về tầu vũ trụ đổ bộ mặt trăng thì khổ cái tầu vũ trụ quá.
 
  • Vodka
Reactions: 202

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
12,839
Động cơ
298,032 Mã lực
Có đoạn Video Clip Phi hành gia Mỹ làm thí nghiệm trên Mặt trăng : thả cùng lúc 1 quả bóng và 1 cái lông ngỗng cho rơi tự do và kết quả cả 2 rơi chạm bề mặt Mặt trăng cùng lúc mà.
Phi hành gia làm thí nghiệm này để chứng minh không khí trên Mặt trăng gần như là chân không.

Nếu nói cảnh này giàn dựng, thì cũng hơi phi lý đó. :-s
em minh hoạ yt giúp cụ.
Thí nghiệm thả búa và lông vũ trên Mặt Trăng
Vào ngày 2/8/1971, Chỉ huy David Scott của tàu Apollo 15 đã thả một chiếc búa và một chiếc lông chim ưng từ độ cao 1,6m xuống bề mặt Mặt Trăng. Kết quả, trong môi trường chân không, vốn không có lực cản của không khí, cả 2 vật thể này đã chạm đất cùng một thời điểm. Thí nghiệm này cho thấy kết luận của Galileo hoàn toàn chính xác.
NOTE: thử quả này ở trái đất là hết hơi mới làm được cc nhé.
thả ở trái đất phải làm thế này:

PS: quả thí nghiệm này chứng minh nhiều thứ hay ho phết.
 
Chỉnh sửa cuối:

Parejo_10

Xe điện
Biển số
OF-295803
Ngày cấp bằng
18/10/13
Số km
3,575
Động cơ
312,325 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trình độ bác thế mà cứ lên tranh luận về tầu vũ trụ đổ bộ mặt trăng thì khổ cái tầu vũ trụ quá.
Cụ nên nhớ trong môn lặn biển nếu lặn xuống 2 tiếng thì lượng oxi cung cấp phải đủ cho 4-5 tiếng ở dưới biển cụ ạ ko ai chỉ mang đủ oxi vừa đủ thời gian làm nhiệm vụ . Còn lượng thức ăn , nước uống trong vòng 6-7 ngày ở trong ko gian ko có trạm hỗ trợ là rất khó.
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,688
Động cơ
281,742 Mã lực
Cụ nên nhớ trong môn lặn biển nếu lặn xuống 2 tiếng thì lượng oxi cung cấp phải đủ cho 4-5 tiếng ở dưới biển cụ ạ ko ai chỉ mang đủ oxi vừa đủ thời gian làm nhiệm vụ . Còn lượng thức ăn , nước uống trong vòng 6-7 ngày ở trong ko gian ko có trạm hỗ trợ là rất khó.
Em thì cứ nghĩ nó khó ở việc điều khiển module đổ bộ, bay lên lắp ghép, điều khiển này nọ, chứ ăn uống hít thở là khoản hậu cần khó gì đâu nhỉ. Oxy thì bình lỏng, mang gấp đôi số cần cho 6-7 ngày cũng đâu có nhiều. Nước 3 ông ngày uống 2 lít thì mang gấp đôi là 100 lít đi. Ăn thì bỏ yếu tố ngon ra, chỉ cần đủ năng lượng thì lương khô rồi gel năng lượng. Đến em đi trek trong rừng, mang lương khô và gel đi cũng chỉ xếp gọn 1 hộp bé như viên gạch xây cho 2 ngày, 6 ngày thì 3 viên gạch chẳng hạn.
viên gạch xây cho 3 ngày
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
819
Động cơ
283,079 Mã lực
Em trong nhóm không tin Mỹ có thể đưa người đặt chân lên mặt trăng. Kể cả thời điểm 2024 này. Hạ cánh xuống mặt trăng có thể không khó với Mỹ nhưng để phóng tàu vũ tụ ( có 3 phi hành gia Apollo 11 ) từ mặt trăng ( không hề có bệ phóng ) sau đó ghép đôi vào tàu đang là vệ tinh của mặt trăng là điều cực khó.
E cũng răt nghi ngờ vụ từ mặt trăng quay trở lại tàu chờ. Vì có hai người làm sao có thể tính toán và điều khiển modul quay trở lại ăn khớp với tàu chờ. Modul kia từ mặt trăng quay lại tàu chờ mà dễ dàng như ăn kẹo như vậy thì việc phóng tàu từ trái đất lên ko trung đã ko phải huy động sức người sức của nhiều như vậy. Và nên nhớ việc phóng tàu từ trái đất phải có trạm cố định và phải chuẩn bị một lượng công việc đồ sộ. Ngay cả việc lái máy bay phi lên bầu trời cũng phải chuẩn bị cả tỉ công việc. Cứ cho rằng việc phóng modul được chuẩn bị từ trước ngay khi ở trái đất nhưng cơ chế phóng lên của modul nó phải rất dễ dàng thì hai con người đó mới có thể quay trở lại tàu chờ
Để Ascent stage phóng lên và ghép nối với module chỉ huy đang bay vòng trên quỹ đạo, người ta cần lên kế hoạch và tính toán từ trước khi rời khỏi trái đất, chứ không phải là lên đến mặt trăng rồi mới tính.

Việc lắp ghép như trên có thể làm được nếu người ta 1- biết được quỹ đạo bay của module chỉ huy, 2- tính toán được đường bay và thời điểm phóng Ascent stage, và 3- hiệu chỉnh được đường bay của cả 2 tàu khi cần thiết. Cả 3 việc này đều có thể làm được.

Trên cả 2 tàu đều có trang bị các thiết bị xịn nhất thời đó cho phép các phi hành gia và trung tâm chỉ huy ở trái đất biết được vị trí chính xác của cả 2 tàu. Trên cả 2 tàu cũng được trang bị radar để dò bắt được vị trí tương đối của nhau. Cả 2 tàu cũng trang bị các hệ thống máy tính dẫn đường để tính toán được các thông số cần thiết cho việc phóng cũng như điều chỉnh đường bay nếu cần. Thêm nữa, Buzz Aldrin, phi công chính của Ascent stage, là chuyên gia hàng đầu thế giới tại thời điểm đó về kỹ thuật dẫn đường để lắp ghép tàu vũ trụ trong không gian. Aldrin từng là phi công chiến đấu đánh nhau tại Triều Tiên, có bằng tiến sỹ về ngành du hành vũ trụ tại đại học MIT danh tiếng, luận văn tiến sỹ của ông này là "Line-of-sight guidance techniques for manned orbital rendezvous" tạm dịch là "Kỹ thuật dẫn đường trong các vụ lắp ghép trên quỹ đạo có người lái". Cụ nào tò mò có thể vào link này để đọc luận văn của Aldrin.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,688
Động cơ
281,742 Mã lực
Việc phòng lên bắt kịp tàu ở trên rồi lắp ghép dùng kĩ thuật tính toán như bắn tên lửa lên diệt máy bay thôi. Cái module tự bắn mình lên gần như trúng cái module đang bay ở trên. Cả 2 module đều vi chỉnh được trong phạm vi nhỏ làm nốt việc còn lại. Ko dễ nhưng cũng ko quá nan giải với công nghệ thời đó. Như SAM mình bắn B52 đấy. Cũng tính toán tốc độ máy bay, góc bắn, phần tử,... đủ thứ trong nháy mắt rồi phóng tên lửa lên bắt dính máy bay đang bay. Có khó khăn hay mất thời gian gì đâu. Tất nhiên Apollo ở tầm khác. Nhưng kỹ thuật thì có rồi, ko bỡ ngỡ gì nữa. Mặt trăng ko có khí quyển, đỡ được khoản gió máy, nhiễu động ko khí, còn thuận lợi hơn ở Trái đất.
 

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,568
Động cơ
566,776 Mã lực
Bây giờ động lực lên mặt trăng không lớn nên các QG cũng không cố hết sức. Anh Mỹ lên trước bảo rằng “ở trển chẳng có vẹo gì cả” nên mới thế, chứ học Trạng Quỳnh thì chen nhau lên rồi 😂🤣
 

firstXpan

Xe buýt
Biển số
OF-813757
Ngày cấp bằng
7/6/22
Số km
851
Động cơ
-319,331 Mã lực
Cụ nào có thông tin giải thích giúp em. Giả sử Mỹ đưa phi hành gia hạ cánh xuống mặt trăng thành công vậy lúc xong nhiệm vụ cần thoát khỏi mặt trăng họ dùng tên lửa nào để phóng đưa phi hành gia trở về quỹ đạo trái đất và hạ cánh.
Em Wiki thì lực hấp dẫn của mặt trăng bằng 1/6 so với trái đất. Ví dụ tên lửa phóng tàu từ trái đất đi là 300 tấn thì tên lửa từ mặt trăng cũng phải tầm 50 tấn. Họ làm thế nào để hạ cánh 50 tấn xuống mặt trăng.
Đặc biệt là trên mặt trăng không hề có bệ phóng tên lửa vũ trụ vậy họ làm ntn để phóng tàu đưa phi hành gia lên quỹ đạo về trái đất ???
Chung thắc mắc với cụ bấy lâu nay. Còn cả trạm điều khiển nữa ạ. Có phải cứ bảo nó về đi, là tàu vũ trụ nó quay về đâu. Thường ở mặt trăng sướng quá, nên nó ko muốn về ạ.Em đoán thế, cũng chưa được lên mặt trăng bao giờ.😄.Giống kiểu đáp một hòn đá xuống biển thì dễ, chứ lấy nó về lại thì rất khó, trừ khi buộc một sợi dây. Trong tương lai sẽ phải nhờ robot thay con người lên đó mà xây căn cứ chứ ko thì khó ạ.
 

firstXpan

Xe buýt
Biển số
OF-813757
Ngày cấp bằng
7/6/22
Số km
851
Động cơ
-319,331 Mã lực
Việc phòng lên bắt kịp tàu ở trên rồi lắp ghép dùng kĩ thuật tính toán như bắn tên lửa lên diệt máy bay thôi. Cái module tự bắn mình lên gần như trúng cái module đang bay ở trên. Cả 2 module đều vi chỉnh được trong phạm vi nhỏ làm nốt việc còn lại. Ko dễ nhưng cũng ko quá nan giải với công nghệ thời đó. Như SAM mình bắn B52 đấy. Cũng tính toán tốc độ máy bay, góc bắn, phần tử,... đủ thứ trong nháy mắt rồi phóng tên lửa lên bắt dính máy bay đang bay. Có khó khăn hay mất thời gian gì đâu. Tất nhiên Apollo ở tầm khác. Nhưng kỹ thuật thì có rồi, ko bỡ ngỡ gì nữa. Mặt trăng ko có khí quyển, đỡ được khoản gió máy, nhiễu động ko khí, còn thuận lợi hơn ở Trái đất.
Em thấy lắp ráp một cỗ máy khá to(em ko dùng từ khổng lồ) ở trái đất trong điều kiện tĩnh cũng khá khó và tốn thời gian rồi.Mà cụ lại kể chuyện cả việc lắp ráp trên vũ trụ trong điều kiện động.Em nghĩ với kĩ thuật hiện nay thì nói lắp ráp cho sang chứ thực ra chỉ là việc đáp một thiết bị rất nhỏ lên vật chủ đã được tính toán quĩ đạo bay.Chứ khối lượng và tốc độ càng lớn so với vật chủ sẽ phá hủy vật chủ như vụ bắn máy bay ạ.Còn việc lắp ráp những gì to to đẹp đẹp em cho là chỉ có trong phim viễn tưởng hoặc truyện tranh.
Quay trở lại việc đưa tàu đổ bộ trở lại trạm vũ trụ như giả thuyết cc trên đưa ra.Thì trạm vũ trụ bay với quĩ đạo cố định thì ok, có thể thực hiện được.Nhưng việc tàu đổ bộ nhảy xuống mặt trăng lấy một nắm đất rồi bay lại trạm vũ trụ, e nghĩ sác xuất rất nhỏ có thể bay lại được.Nhưng nếu dùng rất nhiều tàu đổ bộ cứ nhảy lên nhảy xuỗng như con ếch thì có thể tăng được sác xuất trở lại.Do đó việc này khó nhưng khả thi và rất tốn tiền khi phải sản xuất nhiều tàu đổ bộ và cho chúng nhảy đi nhảy lại và làm sao một trong số chúng quay được về trạm vũ trụ là thành công ạ.
 

toyota219

Xe điện
Biển số
OF-645333
Ngày cấp bằng
2/5/19
Số km
2,858
Động cơ
151,808 Mã lực
Tuổi
38
Đúng là thời đó đổ tiền của vào chạy đua. Nhưng mà nói j kinh phí ít hơn nên khó làm hơn thì🤣🤣🤣🤣.
Dù sao cũng là căn cứ để đi xa hơn chứ/ hay nơi tập để đổ bộ/ trở về tầu mẹ cho hành tinh khác ( sao Hoả) 😂😂😂😂
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,347 Mã lực
Tuổi
40
Việc nghiên cứu vũ trụ mà các cụ cứ như ráp đồ chơi ấy nhỉ.
Tất cả phải tính toán từ trước tính toán thật chính xác là đằng khác.
Không biết khối lượng mặt trăng sao tính được lực hấp dẫn.
Không biết lực hấp dẫn sao tính được cao độ và vận tốc quay của khoang chỉ huy trên quỹ đạo.
Còn việc ráp nối giữa khoang đổ bộ và khoảng chỉ huy thì như chúng ta vẫn ráp nối các module của trạm ISS thôi. Những module đầu tiên và rất nhiều module sau này cũng ráp nối tự động chứ làm gì có người điều khiển.
Mà trạm ISS di chuyển nhanh hơn nhiều so với khoang chỉ huy nhé vì khối lượng trái đất lớn hơn mặt trăng nhiều.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top