Làm thế nào để cho Vịt đỡ lắc đuôi?

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,675
Động cơ
528,800 Mã lực
@Viper2007: Mình xuống gara Trung Tuấn 725 Tam trinh rồi, bới tung hàng (mới tinh) nó ra chỉ có thanh cân bằng cho mazda 323 là có đường kính 20 nhưng không phù hợp với cách lắp của mình. Chỉ hợp với cách lắp của cụ Namvu thôi, người đã giải quyết được "Bổ đề cơ bản" cho Vịt chạy trong TP.
Có người nói chợ Sắt HP có thể có laọi dài, hôm nào xuống ĐS rồi ghé qua xem sao? Cuối tuần này hội Vịt dã ngoại ĐS đê...
 

EZdong

Xe điện
Biển số
OF-39790
Ngày cấp bằng
3/7/09
Số km
3,578
Động cơ
504,780 Mã lực
Em có ý kiến thế này: PA của cụ rất ưu điểm ở chỗ chỉ dùng các mối ghép = bu lông, không phải hàn gì cả, nên chăng cụ chọn lắp thử 1 thanh giằng đáp ứng gần với tiêu chí để lắp.
Trong quá trình sử dụng thanh này cụ sẽ kiểm chứng/phát hiện thêm ưu, khuyết điểm & hoàn chỉnh hơn thiết kế hiện tại. Khi cụ tìm/đặt hàng được thanh chuẩn như thiết kế mới (nếu có) thì cụ sẽ có phương án hoàn thiện nhất!!!!!
 

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,675
Động cơ
528,800 Mã lực
Em có ý kiến thế này: PA của cụ rất ưu điểm ở chỗ chỉ dùng các mối ghép = bu lông, không phải hàn gì cả, nên chăng cụ chọn lắp thử 1 thanh giằng đáp ứng gần với tiêu chí để lắp.
Trong quá trình sử dụng thanh này cụ sẽ kiểm chứng/phát hiện thêm ưu, khuyết điểm & hoàn chỉnh hơn thiết kế hiện tại. Khi cụ tìm/đặt hàng được thanh chuẩn như thiết kế mới (nếu có) thì cụ sẽ có phương án hoàn thiện nhất!!!!!
Không hẳn là không hàn! Mà là vị trí liên kết thanh rotuyn mới là mấu chốt. Vì theo sơ đồ hệ treo của Vịt nếu lắp ở vị trí như mọi người đã làm thì theo suy nghĩ riêng của nhà cháu thì không hiệu quả lắm, liên kết phía sau mới triệt để (Vị trí mà ngay trang đầu thớt này NV đã xác định được ấy) vì nơi đó có biên độ dao động lớn hơn rất nhiều vị trí kia, nên mới cần phải can thiệp.
Vì vậy chỉ khi nào tìm được thanh cân bằng vừa ý nhà cháu mới thực thi, còn không thì cứ chạy lắc lư đầu ông sư vậy.:D Chẳng vội vàng làm gì vì bấy lâu nay người ngồi sau chịu quen rồi, lại chữa được bệnh Tiền Đình cho "họ" nữa. Hi! Hi!
 
Chỉnh sửa cuối:

viper2007

Xe điện
Biển số
OF-22998
Ngày cấp bằng
26/10/08
Số km
2,050
Động cơ
514,411 Mã lực
Không hẳn là không hàn! Mà là vị trí liên kết thanh rotuyn mới là mấu chốt. Vì theo sơ đồ hệ treo của Vịt nếu lắp ở vị trí như mọi người đã làm thì theo suy nghĩ riêng của nhà cháu thì không hiệu quả lắm, liên kết phía sau mới triệt để (Vị trí mà ngay trang đầu thớt này NV đã xác định được ấy) vì nơi đó có biên độ dao động lớn hơn rất nhiều vị trí kia, nên mới cần phải can thiệp.
Vì vậy chỉ khi nào tìm được thanh cân bằng vừa ý nhà cháu mới thực thi, còn không thì cứ chạy lắc lư đầu ông sư vậy.:D Chẳng vội vàng làm gì vì bấy lâu nay người ngồi sau chịu quen rồi, lại chữa được bệnh Tiền Đình cho "họ" nữa. Hi! Hi!
Theo em từng tìm hiểu thì ko phải vậy đâu bác, biên độ dao động ở đây là biên độ của bánh xe so với phần còn lại của xe. Lắp giá vào khung xe thì phía trước hay phía sau là yếu tố chọn sao cho phù hợp thôi.
 

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,675
Động cơ
528,800 Mã lực
Theo em từng tìm hiểu thì ko phải vậy đâu bác, biên độ dao động ở đây là biên độ của bánh xe so với phần còn lại của xe. Lắp giá vào khung xe thì phía trước hay phía sau là yếu tố chọn sao cho phù hợp thôi.
Ðúng rồi, mình sẽ cố vẽ minh họa để Viper hiểu vì sao muốn triệt lẳc thì lắp sau sẽ hiệu quả hơn. Hiện mình kg ở HN
 

NAM VŨ

Xe container
Biển số
OF-77
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
7,575
Động cơ
657,409 Mã lực
Nơi ở
Quận/Huyện
Website
www.namvu.com.vn
Theo em từng tìm hiểu thì ko phải vậy đâu bác, biên độ dao động ở đây là biên độ của bánh xe so với phần còn lại của xe. Lắp giá vào khung xe thì phía trước hay phía sau là yếu tố chọn sao cho phù hợp thôi.
Em cũng nghĩ như bác viper, khung xe coi như ko biến dạng nên lắp rotuyn đứng ở đâu cũng ko quan trọng lắm.
 
Chỉnh sửa cuối:

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,675
Động cơ
528,800 Mã lực
@Viper2007+Namvu: Lúc sáng phải gõ chứ trên ĐT nên kg nói được nhiều. Biên độ dao dộng giữa bánh xe với khung thì cũng như khung với bánh xe, khác nhau gì đâu.
Cái điểm liên kết rotuyn mà nằm ở vị trí trung gian giữa 2 bánh thì như 1 điểm trên nhịp dầm đơn giản mà 2 trục xe là 2 gối tựa, còn điểm sau xe như 1 điểm trên đầu con son. Mà chuyển vị trên phần con son bao giờ cũng lớn hơn trong nhịp dầm đúng không nào, (nếu xét đối xứng qua trục bánh xe).
Chả thế mà ngồi sau xe bao giờ cũng bị sóc nảy tưng lên hơn ngồi vị trí giữa 2 bánh xe (ai mà chẳng đi xe khách vài lần trong đời rồi).
Đuôi xe Vịt cũng vậy, Cần làm tắt dao động này thì liên kết sau có tác dụng hơn.
Lắp giá vào khung xe thì phía trước hay phía sau là yếu tố chọn sao cho phù hợp thôi.
Ý của Viper2007 là khi khung xe lên (xuống) thì tại điểm nào trên khung khu vực bánh sau cũng chuyển vị như nhau đúng không? Bác quên mất rằng khung còn đang bị ràng buộc bởi trục bánh trước nữa mà.

 
Chỉnh sửa cuối:

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,675
Động cơ
528,800 Mã lực
@Thoại cc: Thanh ổn định (cân bằng động) nó như thế này trên hệ bánh xe trước (Vịt đã có sẵn theo nguyên bản):



Các cụ đó đã chế cho bánh sau mà Vịt không có, Cháu đọc cả trang nhưng đừng xem tấm hình này, vì chính chú cũng bị "lừa" tưởng vị trí liên kết đầu thanh giằng nó ở vị trí đánh dấu nên ban đầu không hiểu nó làm việc như thế nào (đấy là hình chụp khi chưa lắp thanh rotuyn vào khung / nhìn thì cứ như là lắp vào cầu sau):






 

viper2007

Xe điện
Biển số
OF-22998
Ngày cấp bằng
26/10/08
Số km
2,050
Động cơ
514,411 Mã lực
tptitoe;4029031 Ý của Viper2007 là khi khung xe lên (xuống) thì tại điểm nào trên khung khu vực bánh sau cũng chuyển vị như nhau đúng không? Bác quên mất rằng khung còn đang bị ràng buộc bởi trục bánh trước nữa mà. [CENTER nói:
Trong hình minh họa của bác, thực ra nó ko thể hiện dc nội dung của thanh cân bằng mà chỉ là của lò xo giảm sóc. Nội dung bác đề cập là các vị trí khác nhau trên khung xe có chuyển vị tương đối khác nhau thì đúng, và đây chỉ là liên quan đến cánh tay đòn mà thôi.
Em thấy cái từ khớp mềm mà bác Nam sử dụng là cực chuẩn, và nếu chọn vị trí có biên độ chuyển vị lớn so với trục xe để gá thanh giằng thì khớp sẽ phải mềm hơn khi gá vào vị trí có chuyển vị nhỏ.
 

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,675
Động cơ
528,800 Mã lực
Trong hình minh họa của bác, thực ra nó ko thể hiện dc nội dung của thanh cân bằng mà chỉ là của lò xo giảm sóc. Nội dung bác đề cập là các vị trí khác nhau trên khung xe có chuyển vị tương đối khác nhau thì đúng, và đây chỉ là liên quan đến cánh tay đòn mà thôi.
Em thấy cái từ khớp mềm mà bác Nam sử dụng là cực chuẩn, và nếu chọn vị trí có biên độ chuyển vị lớn so với trục xe để gá thanh giằng thì khớp sẽ phải mềm hơn khi gá vào vị trí có chuyển vị nhỏ.
Mình chưa hiểu cái phần này. Thế nào là mềm hơn nhỉ? Khi 2 dầu rotuyn đều là khớp?
Khi thanh ổn định làm việc, thì 1 đầu thanh bị nâng lên, còn đầu kia bị dìm xuống, vậy nơi nào có chuyển vị lớn sẽ liên kết rotuyn ắt mang lại hiệu quả hơn.
Mình lấy cái hình này của NV thì viper sẽ hiểu:

 
Chỉnh sửa cuối:

viper2007

Xe điện
Biển số
OF-22998
Ngày cấp bằng
26/10/08
Số km
2,050
Động cơ
514,411 Mã lực
Em moi hình này từ trang 2 lên.

Để giải thích thì chắc phải có hình ảnh mới dc. Em có thể giải thích về cái yếu tố khớp mềm và mềm hơn qua hình 2, nếu bắt vít hay hàn chết đầu thanh giằng vào khung thì coi như là khớp cứng luôn, liên kết như hình 2 dc coi là mềm, mềm hơn nữa là dùng thanh rô tuyn.
 

SAYXE4B

Xe hơi
Biển số
OF-25890
Ngày cấp bằng
16/12/08
Số km
124
Động cơ
490,040 Mã lực
Nơi ở
Phan Kế Bính, Ba Đình
Không hẳn là không hàn! Mà là vị trí liên kết thanh rotuyn mới là mấu chốt. Vì theo sơ đồ hệ treo của Vịt nếu lắp ở vị trí như mọi người đã làm thì theo suy nghĩ riêng của nhà cháu thì không hiệu quả lắm, liên kết phía sau mới triệt để (Vị trí mà ngay trang đầu thớt này NV đã xác định được ấy) vì nơi đó có biên độ dao động lớn hơn rất nhiều vị trí kia, nên mới cần phải can thiệp.
Vì vậy chỉ khi nào tìm được thanh cân bằng vừa ý nhà cháu mới thực thi, còn không thì cứ chạy lắc lư đầu ông sư vậy.:D Chẳng vội vàng làm gì vì bấy lâu nay người ngồi sau chịu quen rồi, lại chữa được bệnh Tiền Đình cho "họ" nữa. Hi! Hi!
theo em vịt trí bắt thanh rotuyn trước hay sau cũng không khác biệt gì với giả thiết khung xe không bị biết dạng. Mà thưc tế thì khung xe luôn ổn định, cho nên mặt phẳng khung xe là không thay đổi. Việc xe rung lắc là do dao động của trục xe so với khung xe. Ý bác tptitoe muốn giảm biên độ này nhiều nhất thì vị trí liên kết thanh xoắn với trục xe phải là vị trí gần bánh xe nhất (xa hộp dầu cầu nhất). vậy theo em mấu chốt vấn đề là bác tìm được thanh xoắn có đỉnh chữ M rộng nhất có thể lắp vừa cho xe Vịt.
 

EZdong

Xe điện
Biển số
OF-39790
Ngày cấp bằng
3/7/09
Số km
3,578
Động cơ
504,780 Mã lực
Hôm qua em đi hash, thấy cái thanh ổn định ngang của Land Rover như thế này, mời các cụ tham khảo:


 

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,675
Động cơ
528,800 Mã lực
Hôm qua em đi hash, thấy cái thanh ổn định ngang của Land Rover như thế này, mời các cụ tham khảo:


Cám ơn bác Ezdong.
2 cái hình trên cho thấy: Về nguyên tắc truyền lực từ khung thì giống ý tưởng của nhà cháu (truyền lực phía sau) Nhưng họ đảo chiều thanh ổn định, lắp thanh rotuyn vào cầu sau. Về nguyên lý làm việc của thanh ổn định thì không thay đổi khi 1 bên bánh bị chênh cao độ với bánh bên kia>>>vẫn làm xoắn thanh ổn định.
@Viper2007: Đến chết với quan niệm "khớp mềm hơn" của các KTS.
Nếu xe nào có điều kiện lắp như hình 2 thì đảm bảo 100% lực từ khung vào đầu thanh ổn định (tối ưu). Thanh rotuyn chỉ là 1 cấu kiện trung gian truyền lực khi đầu thanh ổn định không "với tới" khung, khi thiết kế lắp, nếu 2 đầu của rotuyn mà không vuông góc với khung và trục thanh ổn định thì lực truyền bị tổn thất. Vì lực truyền N lên đầu thanh rotuyn = F.cos@; mà F=P.cos@ (P là lực truyền của khung theo hình 2) Cụ có thấy nó giảm nhiều không? Có thể vì điều này mà các cụ đưa ra 1 khái niệm mới là "khớp mềm hơn" không? Nếu không phải thì "khớp mềm" với "khớp mềm hơn" về bản chất khác nhau ở chỗ nào?
Mình bổ xung thêm để Viper2007 hiểu thêm:


Hình trên bỏ qua 1 thành phần lực N1 vuông góc với N.
 
Chỉnh sửa cuối:

EZdong

Xe điện
Biển số
OF-39790
Ngày cấp bằng
3/7/09
Số km
3,578
Động cơ
504,780 Mã lực
Hôm đi hash em chụp ảnh cái thanh ổn định ngang của Land Rover chưa rõ cho lắm! Mấy cái ảnh dưới đây về thanh ổn định ngang cho xe 4x4 sẽ minh họa rõ hơn để các cụ tham khảo ạ:
Nhìn tổng thể:

Nhìn chênh chếch:

Liên kết phía sau bên phụ:
 

viper2007

Xe điện
Biển số
OF-22998
Ngày cấp bằng
26/10/08
Số km
2,050
Động cơ
514,411 Mã lực
Cám ơn bác Ezdong.
2 cái hình trên cho thấy: Về nguyên tắc truyền lực từ khung thì giống ý tưởng của nhà cháu (truyền lực phía sau) Nhưng họ đảo chiều thanh ổn định, lắp thanh rotuyn vào cầu sau. Về nguyên lý làm việc của thanh ổn định thì không thay đổi khi 1 bên bánh bị chênh cao độ với bánh bên kia>>>vẫn làm xoắn thanh ổn định.
@Viper2007: Đến chết với quan niệm "khớp mềm hơn" của các KTS.
Nếu xe nào có điều kiện lắp như hình 2 thì đảm bảo 100% lực từ khung vào đầu thanh ổn định (tối ưu). Thanh rotuyn chỉ là 1 cấu kiện trung gian truyền lực khi đầu thanh ổn định không "với tới" khung, khi thiết kế lắp, nếu 2 đầu của rotuyn mà không vuông góc với khung và trục thanh ổn định thì lực truyền bị tổn thất. Vì lực truyền N lên đầu thanh rotuyn = F.cos@; mà F=P.cos@ (P là lực truyền của khung theo hình 2) Cụ có thấy nó giảm nhiều không? Có thể vì điều này mà các cụ đưa ra 1 khái niệm mới là "khớp mềm hơn" không? Nếu không phải thì "khớp mềm" với "khớp mềm hơn" về bản chất khác nhau ở chỗ nào?
Mình bổ xung thêm để Viper2007 hiểu thêm:


Hình trên bỏ qua 1 thành phần lực N1 vuông góc với N.
Vấn đề là thanh giằng anti roll bar ko phải để giải quyết cái lực P nào như bác vẽ cả, vậy nên cái yếu tố truyền lực từ khung xe vào đâu thanh giằng là ko nghĩa lý gì. Bác hình dung thế này nhé, nếu xe đỗ tại nơi bằng phẳng thì thanh anti roll bar chả chịu lực gì hết. Nếu khi đó bác chất thêm 500kg hàng lên khoang sau xe (chất sao cho cân đối, ko lệch về bên trái hay phải) làm cho xe bị xệ hẳn xuống thì thanh anti roll bar cũng vẫn chả chịu lực gì cả.
 

EZdong

Xe điện
Biển số
OF-39790
Ngày cấp bằng
3/7/09
Số km
3,578
Động cơ
504,780 Mã lực
Em kính phục các cụ tranh luận về món thanh ổn định ngang này quá!!!!!!!!!!
Để tiết kiệm thời gian (là tiền bạc mà) nên trước khi mang VIT ra Thành Phát & cho đến bây giờ em cũng đã tìm hiểu mới thấy rằng cái món này thế giới người ta đã nghiên cứu & ứng dụng từ nhiều năm nay, phổ biến hơn từ năm 2005 - vì thế là em đã làm theo Nhà Đèn - mục đích là tránh việc nghiên cứu mãi rồi lại phát minh ra .....cái bánh xe! Em đã mạnh dạn hỏi cụ Google một số vấn đề liên quan đến thanh ổn định ngang, ví dụ "Suzuki Vitara 4x4 anti roll bar", "anti-sway bar for car"...... là cũng rõ thêm được một số vấn đề. Tuy nhiên nếu em theo phương án đặt hàng cả bộ (completed anti roll bar kit) & nhận hàng tại VN thì quá đắt (~ 270 Bảng Anh), rồi thuê gara lắp thì chắc phải đội thêm 10 - 15% nữa nên em thấy phương án của Nhà Đèn ở Thành Phát là phù hợp hơn với VIT cũ, điều kiện kinh tế eo hẹp, v.v........
Chúc cụ tptitoe sớm quyết định theo phương án khả thi nhất về cả kinh tế và kỹ thuật!!
 

SAYXE4B

Xe hơi
Biển số
OF-25890
Ngày cấp bằng
16/12/08
Số km
124
Động cơ
490,040 Mã lực
Nơi ở
Phan Kế Bính, Ba Đình
cám ơn cụ Ezdong, 3 bức ảnh minh họa ở trên rõ quá. với PA lắp thanh ổn định như thế thì thanh xoắn đã làm việc ngay khi có chênh lệch nhỏ nhất giữa 2 bánh xe.

và nó sẽ tốt hơn PA này
 

EZdong

Xe điện
Biển số
OF-39790
Ngày cấp bằng
3/7/09
Số km
3,578
Động cơ
504,780 Mã lực
cám ơn cụ Ezdong, 3 bức ảnh minh họa ở trên rõ quá. với PA lắp thanh ổn định như thế thì thanh xoắn đã làm việc ngay khi có chênh lệch nhỏ nhất giữa 2 bánh xe.
và nó sẽ tốt hơn PA này
Cụ lại quá nhời rồi! PA nào cũng có cái (+) cái (-) của nó, tùy thuộc kết cấu của từng loại xe & từng đời xe cụ nhé! 3 ảnh trên em đưa ra cũng chỉ để minh họa cho việc lắp thêm thanh ổn định ngang là có không ít hơn 1 PA thôi cụ ạ!
Trường hợp cụ muốn đầu tư PA tối ưu nhất có thể (hơi nhiều $) thì cụ có thể đặt hàng phù hợp với VIT nhà cụ là chuẩn nhất! Em thì theo PA Nhà Đèn là đã đáp ứng nhu cầu của em rồi! Chỗ $ tiết kiệm được em xài được khối thứ nhé! Hic hic!!!
 

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,675
Động cơ
528,800 Mã lực
Vấn đề là thanh giằng anti roll bar ko phải để giải quyết cái lực P nào như bác vẽ cả, vậy nên cái yếu tố truyền lực từ khung xe vào đâu thanh giằng là ko nghĩa lý gì. Bác hình dung thế này nhé, nếu xe đỗ tại nơi bằng phẳng thì thanh anti roll bar chả chịu lực gì hết. Nếu khi đó bác chất thêm 500kg hàng lên khoang sau xe (chất sao cho cân đối, ko lệch về bên trái hay phải) làm cho xe bị xệ hẳn xuống thì thanh anti roll bar cũng vẫn chả chịu lực gì cả.
Quá đúng.
Vì đây là topic "....vẫy đuôi" nên ta chỉ xét trong trừơng hợp đó. Nhất là khi xe vào cua, mặt đg nghiêng, cac lực ly tâm, hướng tâm, lực quán tính tiếp tuyến... Tác động vào xe sẽ gây ra lực P (+; -) lúc này mới cần thanh ốn định cụ ơi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top