Kỹ thuật lái xe số tự dộng (AT)

mio

Xe hơi
Biển số
OF-8981
Ngày cấp bằng
28/8/07
Số km
128
Động cơ
537,680 Mã lực
Khi lên dốc cao vừa vừa hay cao bình thường vẫn áp dụng chế độ đi số thế thao hay còn gọi là bán tự động và khi đi phải để ý vòng tua máy để tăng giảm số cho phù hợp chứ không phải bấm cái mà chạy.

Nói tới đây em thấy em ngu rồi, cho dù em đúng hay em sai thì em thấy mình đều ngu.

Thôi im lặng là vàng.....
 

SUKHOI47

Xe hơi
Biển số
OF-25589
Ngày cấp bằng
11/12/08
Số km
170
Động cơ
491,110 Mã lực
Chỉ nên chỉnh nghế để tựa lưng nghiêng vừa phải. Cách ngồi đẹp và đúng giúp lái xe thao tác tốt, lái được đường dài mà không mệt,
tựa lưng đúng độ nghiêng giúp cho khi lái đường dài ít bị mỏi cổ, đau lưng hơn cả, hơi thở cũng tràn đầy hơn do lồng phổi không bị ép gò, thế mới giúp cho chinh chiến được tốt.

Cũng không ít lái xe chạy đường miền núi mà luôn cắt cua, ... . Tiết kiệm được bao nhiêu thời gian khi cắt cua, khi đặt mình vào tình huống nguy hiểm nếu đột nhiên xuất hiện xe ở chiều ngược lại, khuất tầm nhìn?
chắc không ít cụ gặp phải rồi, khi đó buộc phải đánh lái ngược chiều cua để tránh xe ngược chiều mà lẽ ra phải ôm cua mới an toàn! lái ngược chiều cua là đánh lái ra mép vực!!!
 

Sapphire

Xe đạp
Biển số
OF-59487
Ngày cấp bằng
19/3/10
Số km
26
Động cơ
443,260 Mã lực
Cách luyện tốt nhất là kẻ hình ziczac mà lái theo, thu hẹp dần độ rộng đường ziczac là cách tốt nhất. Bạn có thể thử tay lái của mình để xem sự khéo léo và cảm giác lái như sau: Xếp cọc tiêu cao ngang với hai gương chiếu hậu ( ở hai bên thành xe trước người lái), hai cọc hai bên, mỗi cọc cách mép ngoài gương chỉ 10 cm. Phóng xe qua với tốc độ khoảng 40 km/g, cọc tiêu có chạm gương không? Phải luyện rất nhiều mới có thể tự tin để lái được như thế. Khái niệm cảm giác lái còn phải đi đôi với tốc độ nữa. Có thể bạn lái qua được bài test với tốc độ chậm, nhưng không qua được với tốc độ nhanh hơn. Hãy luyện cảm giác lái bắt đầu bằng tốc độ chậm rồi nâng dần lên. Cảm giác lái tốt là cảm giác tốt với khoảng cách cộng với tốc độ. Cũng một đoạn đường mà có người lái chậm như rùa bò, trong khi đó lại có người nhẹ nhàng nhanh chóng vượt qua.

Tuanprado
Chiêu này hay quá, em tự nhiên có lý do để được thực hành thêm. Vodka bác :)
 

tuanprado

Xe tăng
Biển số
OF-25066
Ngày cấp bằng
1/12/08
Số km
1,148
Động cơ
502,247 Mã lực
Em mạo muội có đề xuất nhỏ như thế này(không biết có phải là tham lam không): Cụ chủ thread lập 1 bài nữa viết về cách lên dốc (depart) đối với xe số (MT) cả tiến và lùi khi lên dốc vì em thấy trong các bài giảng học lái xe gần như không đề cập chi tiết vấn đề này mà các thầy nói rất qua loa (thực tế TH này áp dụng trong thực tế rất nhiều). Cụ thể là khi đường đông mà gặp phải con dốc, không có phương pháp xử lý tốt, các xe khác bám đuôi nhau sát quá sẽ bị tụt và va chạm với mũi xe đằng sau, khi đó thì phải ga, phanh ra sao là đủ tàmvvà an toàn; Rồi 1 thực tế nữa là khi lùi xe vào nhà chẳng hạn: Trường hợp nền nhà cao hơn mặt đường,đối với xe AT thì còn đỡ nhưng xe MT thì quả là gian nan nếu xử lý chân côn và ga không nhịp nhàng,trong các trường hợp như vậy thì cụ thể thì nên xử lý ra sao theo kinh nghiệm mà cụ đã xử lý.Chính vì vấn đề này mà trong các cuộc thi sát hạch GPLX rất nhiều người bị trượt ngay khi thi bài lên dốc (đợt vừa qua - gấu nhà em đi thi thực hành trên Xuân Mai đã bị out) mặc dù rất chăm chỉ luyện tập thực hành, quả là 1 bài học đắt giá (ở đây em đề cập đến việc luyện tập chăm chỉ nghiêm túc chứ không phải học cưỡi ngựa xem hoa, dùng tiền để mua bằng.....).
Thêm nữa, cụ chủ thread cũng viết 1 bài hướng dẫn qua về kỹ thuật căn đường, lề trái, lề phải, các khó khăn và kinh nghiệm xử lý thực tế, đặc biệt là trong tình huống xe phải đi qua đoạn đường hẹp, các con ngõ nhỏ thì mình phải căn đường ntn cho an toàn nhất, rồi kỹ thuật căn ra sao...
Em chạy xe AT được gần 3 năm rồi nhưng cũng không dám chủ quan cho dù tình huống nhỏ nhất vì chẳng ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra trước mắt mình,ngại nhất là đi trong các ngõ, đường hẹp, chợ, nhiều vật cản dưới tầm mắt (làm sao vừa an toàn cho mình, cho người đi đường vừa tránh xe bị va chạm xước xát)tuy nhiên hơi mất thời gian để xử lý các việc trên sao cho vẹn cả 2 đường.
Những tình huống mà bạn nêu ra đều là những tình huống điển hình mà người lái nào cũng đã từng gặp phải, hoặc nhìn thấy. Với xe MT thì vận hành có phần khó hơn nếu là xe cũ, máy yếu. Trong trường hợp này ta cần luyện cho được sự phối hợp nhịp nhàng giữa Chân côn, Chân phanh, Chân ga và Phanh tay. Hồi còn sử dụng xe MT, tôi cũng bỏ ra khá thời gian để luyện cách đi bằng chân phải cùng một lúc đạp cả phanh và ga, mũi chân thì đạp ga, gót chân thì đạp phanh. Chân trái chỉ làm mỗi việc đạp côn. Đây là chiêu đôi khi cần thiết buộc phải sử dụng. Nếu luyện tốt được chiêu này ta sẽ dễ dàng hơn trong một số trường hợp khi lên dốc mà xe bị chết máy, cần phải khởi động lại xe khi phanh tay không được ăn (nếu không có người khác đi cùng để nhảy xuống chèn bánh xe, sẽ ra sao nếu ta bỏ chân phanh để đạp ga khởi động lại động cơ, xe thì cũ nên không thể khởi động mà không đệm ga, phanh tay thì không ăn? Xe sẽ tụt dốc là chắc chắn phải không bạn?)

Tôi cũng đã viết xong kỹ thuật lái xe oto gồm 2 phần, phần 1 dành cho xe MT, phần 2 dành cho xe AT ( tôi đã đăng phần 2 trong thớt này). Trước khi sử dụng xe AT, tôi cũng có thời gian dài sử dụng nhiều loại xe MT – đây là thời gian dài có nhiều trải nghiệm bổ ích. Những phương pháp mà tôi luyện tay lái cũng được viết kỹ trong phần 1 đó. Đối với tôi: Lái xe là đam mê cháy bỏng vì thế mà tôi luyện rất nhiều, kể cả bây giờ tôi vẫn luyện trong những lúc rỗi.

Thế nào tôi cũng gửi tặng anh em phần 1 vì tôi viết là để tặng anh em OF nhà ta mà. Cho tôi xin thêm tí thời gian để lấy lại hứng khởi nhé. Đôi khi chỉ một vài nét gợn cũng làm chúng ta khó tránh khỏi băn khoan ưu tư.

Chào bạn
Tuanprado
 

conga

Xe tải
Biển số
OF-59293
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
417
Động cơ
447,470 Mã lực
Phải nói niềm đam mê 4b thì các thành viên OF nào chắc cũng có, nhưng mà để có những trải nghiệm và đúc rút ra được những kinh nghiệm cô đọng thành văn như vậy không mấy ai viết được.

Cảm ơn bác Tuanprado.

Mong bác bỏ qua những chuyện lẹ tẹ trẹ con đi để tiếp tục cung cấp cho anh em những kinh nghiệm bổ ích.

Mời bác.
 

Winstorm07

Xe container
Biển số
OF-13886
Ngày cấp bằng
11/3/08
Số km
7,279
Động cơ
588,995 Mã lực
Nơi ở
Seoul-Korea
Bác Sukhoi47:
Ở góc độ nào đấy em thấy cách góp ý của bác La cũng có phần châm chọc, dễ gây phản cảm cho người đọc nhưng cũng có những điều nhìn nhận đó là đúng. Và em cũng thấy cần nói thêm bác đã hiểu sai ý của em diễn đạt. Cái cần gạt số thể thao của em nó khác với cái nút bấm tăng tốc của bác. Bác nào đã đi Santa Fe rồi cũng có thể hình dung ra cái chế độ thể thao này.
Ở bài đầu tiên của bác Tuấn có khẳng định về việc để chế độ D tự động hoàn toàn khi leo dốc và được hiểu là khuyến nghị cho mọi dòng xe, mọi loại dung tích xe. Cho nên khi đề cập đến vấn đề của em, em mới phải nêu cụ thể xe của em là xe gì, có dung tích máy là bao nhiêu để các bác hiểu. Với dòng máy dầu 2.0 kô phải là quá yếu khi chở 4 người leo dốc Tam Đảo, nhưng thực tế của em nó là như vậy nên em muốn cùng chia sẻ những trải nhiệm như vậy với bác Tuấn và mọi người.
Nếu bác thấy bác Tuấn cho rằng việc đi bằng số tự động hoàn toàn để leo dốc Tam Đảo khi chở đủ người đủ tải thì hôm nào bác hãy thử dùng chính chiếc xe của bác để test thử là sẽ rõ ngay thôi.

Một lần nữa xin lỗi bác Tuấn vì đã làm loãng topic của bác,
 

Già làng

Xe tải
Biển số
OF-68888
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
257
Động cơ
433,130 Mã lực
Đèo Gió mà bạn xuống bằng số ở vị trí L mà xe vẫn lao nhanh thì lạ quá. Tôi đã từng lái xe nhiều năm trên mọi cung đường đèo dốc Đông Bắc, Tây bắc, leo dốc núi BÀ Nà lúc đêm tối mà cũng chưa bao giờ phải để số ở vị trí L. Đèo Gió chưa phải là cao là dốc vì vậy có vấn đề ở đây rồi.
Có lẽ bạn nên đưa xe đi kiểm tra xe xem sao. Nếu thấy có gì đặc biệt mong bạn chia sẻ cho anh em được cùng biết nhé.

Tuanprado
Có phải bác lái con BMW biển xanh 80B leo dốc Bà Nà năm 2004 kô?
 

tuanprado

Xe tăng
Biển số
OF-25066
Ngày cấp bằng
1/12/08
Số km
1,148
Động cơ
502,247 Mã lực
Có phải bác lái con BMW biển xanh 80B leo dốc Bà Nà năm 2004 kô?
Dạ không phải, hồi đó tôi lái con Jolie lên núi Bà Nà lúc 8 giờ tối, lên chơi một lúc rồi phải lái xuống luôn vì không thuê được phòng nghỉ. Trên đó họ đốt lửa trại vui quá, xem mà không muốn xuống nữa. Thế nào tôi cũng sẽ bố trí thời gian vào lại lần nữa trong tương lai gần.

Chào bạn
Tuanprado
 

tuanprado

Xe tăng
Biển số
OF-25066
Ngày cấp bằng
1/12/08
Số km
1,148
Động cơ
502,247 Mã lực
Bác Sukhoi47:
Ở góc độ nào đấy em thấy cách góp ý của bác La cũng có phần châm chọc, dễ gây phản cảm cho người đọc nhưng cũng có những điều nhìn nhận đó là đúng. Và em cũng thấy cần nói thêm bác đã hiểu sai ý của em diễn đạt. Cái cần gạt số thể thao của em nó khác với cái nút bấm tăng tốc của bác. Bác nào đã đi Santa Fe rồi cũng có thể hình dung ra cái chế độ thể thao này.
Ở bài đầu tiên của bác Tuấn có khẳng định về việc để chế độ D tự động hoàn toàn khi leo dốc và được hiểu là khuyến nghị cho mọi dòng xe, mọi loại dung tích xe. Cho nên khi đề cập đến vấn đề của em, em mới phải nêu cụ thể xe của em là xe gì, có dung tích máy là bao nhiêu để các bác hiểu. Với dòng máy dầu 2.0 kô phải là quá yếu khi chở 4 người leo dốc Tam Đảo, nhưng thực tế của em nó là như vậy nên em muốn cùng chia sẻ những trải nhiệm như vậy với bác Tuấn và mọi người.
Nếu bác thấy bác Tuấn cho rằng việc đi bằng số tự động hoàn toàn để leo dốc Tam Đảo khi chở đủ người đủ tải thì hôm nào bác hãy thử dùng chính chiếc xe của bác để test thử là sẽ rõ ngay thôi.

Một lần nữa xin lỗi bác Tuấn vì đã làm loãng topic của bác,
Có gì đâu bạn, bạn cứ thoải mái mà. Tôi nghĩ: khi xe leo dốc mà bạn cảm thấy có phần yếu - có thể còn có những lý do khác nữa chứ không hoàn toàn bởi lý do người lái. Những lý do đó thật là khó để phỏng đoán từ xa, đôi khi phải kiểm tra cụ thể mới phát hiện ra được. Xe của bạn là máy dầu dung tích 2.0 là quá dư thừa công suất để chinh phục Tam đảo, chả có gì phải lăn tăn cả. Nếu bạn thấy xe yếu như mô tả thì có lẽ phải đưa xe đi nhờ Bác sĩ khám rồi. Tất nhiên ở đây ta cũng cần xác định rõ: Với dung tích đó thì đi tốc độ tối đa là bao nhiêu là được. Nếu bạn đang cho xe leo dốc mà gặp phải tình huống phải phanh đỡ lại, thì xe mất đà nên cũng thật là khó cho nó leo nhanh liền tiếp khi chưa đủ thời gian để lấy lại sức mạnh. Nhưng theo tôi: dầu thế nào đi nữa, xe của bạn nếu ở tình trạng tốt về máy móc, nhất định không thể ì đến mức khó chịu được. Xe máy dầu leo đèo dốc khỏe lắm chứ bạn, tất nhiên độ bốc tức thời thật khó nếu so với máy xăng.

Tuanprado
 

mio

Xe hơi
Biển số
OF-8981
Ngày cấp bằng
28/8/07
Số km
128
Động cơ
537,680 Mã lực
Những tình huống mà bạn nêu ra đều là những tình huống điển hình mà người lái nào cũng đã từng gặp phải, hoặc nhìn thấy. Với xe MT thì vận hành có phần khó hơn nếu là xe cũ, máy yếu. Trong trường hợp này ta cần luyện cho được sự phối hợp nhịp nhàng giữa Chân côn, Chân phanh, Chân ga và Phanh tay. Hồi còn sử dụng xe MT, tôi cũng bỏ ra khá thời gian để luyện cách đi bằng chân phải cùng một lúc đạp cả phanh và ga, mũi chân thì đạp ga, gót chân thì đạp phanh. Chân trái chỉ làm mỗi việc đạp côn. Đây là chiêu đôi khi cần thiết buộc phải sử dụng. Nếu luyện tốt được chiêu này ta sẽ dễ dàng hơn trong một số trường hợp khi lên dốc mà xe bị chết máy, cần phải khởi động lại xe khi phanh tay không được ăn (nếu không có người khác đi cùng để nhảy xuống chèn bánh xe, sẽ ra sao nếu ta bỏ chân phanh để đạp ga khởi động lại động cơ, xe thì cũ nên không thể khởi động mà không đệm ga, phanh tay thì không ăn? Xe sẽ tụt dốc là chắc chắn phải không bạn?)

Chào bạn
Tuanprado


Cám ơn bác đã cho em một cách đạp phanh đạp phanh, đạp ga bố ích. Em hỏi thêm bác ý này, nếu theo tình huống giả định của bác là xe đang lên dốc thì chết máy phanh tay lại không ăn( xe vẫn trôi nếu sử dụng phanh tay) và không có ai đi cùng để chèn bánh, khi đó chân phải cùng một lúc đạp cả phanh và ga, mũi chân thì đạp ga, gót chân thì đạp phanh như cách của bác là ok rồi, xe sẽ không bị trôi dốc trong khi đợi nổ máy đi tiếp.... Nhưng nếu xe nó chết máy luôn, không nổ được nữa thì mình phải làm sao hả bác ?

 

Winstorm07

Xe container
Biển số
OF-13886
Ngày cấp bằng
11/3/08
Số km
7,279
Động cơ
588,995 Mã lực
Nơi ở
Seoul-Korea
Những tình huống mà bạn nêu ra đều là những tình huống điển hình mà người lái nào cũng đã từng gặp phải, hoặc nhìn thấy. Với xe MT thì vận hành có phần khó hơn nếu là xe cũ, máy yếu. Trong trường hợp này ta cần luyện cho được sự phối hợp nhịp nhàng giữa Chân côn, Chân phanh, Chân ga và Phanh tay. Hồi còn sử dụng xe MT, tôi cũng bỏ ra khá thời gian để luyện cách đi bằng chân phải cùng một lúc đạp cả phanh và ga, mũi chân thì đạp ga, gót chân thì đạp phanh. Chân trái chỉ làm mỗi việc đạp côn. Đây là chiêu đôi khi cần thiết buộc phải sử dụng. Nếu luyện tốt được chiêu này ta sẽ dễ dàng hơn trong một số trường hợp khi lên dốc mà xe bị chết máy, cần phải khởi động lại xe khi phanh tay không được ăn (nếu không có người khác đi cùng để nhảy xuống chèn bánh xe, sẽ ra sao nếu ta bỏ chân phanh để đạp ga khởi động lại động cơ, xe thì cũ nên không thể khởi động mà không đệm ga, phanh tay thì không ăn? Xe sẽ tụt dốc là chắc chắn phải không bạn?)

Cám ơn bác đã cho em một cách đạp phanh đạp phanh bố ích, em thấy mình từ trước tới giờ toàn đạp sai, em toàn làm như thế này: Chân phải đạp thoải mái vào phanh rồi giữ nguyên gót chân làm trụ xoay 1 góc khoảng 45 độ sang chân ga để miết ga và khi phanh vẫn giữ gót làm trụ xoay sang phanh. Em hỏi thêm bác ý này, nếu theo tình huống giả định của bác là xe đang lên dốc chết máy phanh tay lại không ăn thì chân phải vừa phanh vừa ga là rất ok xe sẽ không phải chèn bánh trong khi đợi nổ máy đi tiếp (đang nói trong tình huống không có ai đi cùng).... Nhưng nếu xe nó chết máy luôn, không nổ được nữa thì mình phải làm sao hả bác ?
Em thấy chiêu của bác Tuấn sao pờ rồ quá, chiêu này em sợ luyện hơi lâu mới có thể thành thục được vì nó hơi bị lằng nhằng.
Hồi em học lái ở bển thì được dạy rằng : Một chân từ từ nhả côn, chân phải miết nhẹ phanh cho đến khi nghe tiếng máy có độ gằn rồi lấy gót chân làm trụ xoay chân phải sang chân ga để tì ga cho xe từ từ bò lên dốc, khỏi cần phanh tay làm gì cho thêm thao tác.
Nói chung, em cảm nhận thấy ở một số chi tiết thì cách vận hành của bác Tuấn nó là sự ép buộc chứ chưa có sự cảm nhận thật sự để làm chủ động cơ xe.
 
Chỉnh sửa cuối:

3_banh

Xe điện
Biển số
OF-52404
Ngày cấp bằng
8/12/09
Số km
2,703
Động cơ
479,337 Mã lực
Cám ơn cụ Tuanprado, định votka cụ dưng hết rượu roài, nợ cụ vậy; bài cụ hay quá, có nhiều điểm rất căn bản cho lái xe AT, chẳng cần phải lên, xuống dốc mà ngay đi trong tp cũng phải áp dụng cho đúng kỹ thuật.
Xin hỏi các cụ là nhiều cụ lái AT (kể cả em) đi đến gần đèn đỏ là hay về N cho xe tự trôi (tất nhiên tốc độ chậm), thói quen này có nên ko và có hại gì ko?
 

tuanprado

Xe tăng
Biển số
OF-25066
Ngày cấp bằng
1/12/08
Số km
1,148
Động cơ
502,247 Mã lực
Em thấy chiêu của bác Tuấn sao pờ rồ quá, chiêu này em sợ luyện hơi lâu mới có thể thành thục được vì nó hơi bị lằng nhằng.
Hồi em học lái ở bển thì được dạy rằng : Một chân từ từ nhả côn, chân phải miết nhẹ phanh cho đến khi nghe tiếng máy có độ gằn rồi lấy gót chân làm trụ xoay chân phải sang chân ga để tì ga cho xe từ từ bò lên dốc, khỏi cần phanh tay làm gì cho thêm thao tác.
Nói chung, em cảm nhận thấy ở một số chi tiết thì cách vận hành của bác Tuấn nó là sự ép buộc chứ chưa có sự cảm nhận thật sự để làm chủ động cơ xe.
Bạn thân mến, Như tôi đã nói ở trên, chiêu một chân mà phải cùng lúc vận hành chân phanh và chân ga tôi áp dụng cho vận hành xe MT chỉ trong trường hợp bị lâm vào tình trạng xe chết máy khi lên dốc cùng với việc phanh tay không đủ ăn để có thể đỗ bình yên. Đây là tình thế bặt buộc phải sử dụng để có thể khởi động lại động cơ, khi chả có ai khác để nhờ chèn bánh xe. Nếu phanh tay tốt thì chả bao giờ cần đến chiêu này. Tình huống khởi động lại động cơ ở lưng chừng lên dốc là pha thông thường mà bất cứ ai mới tập lái xe cũng phải tập kỹ. Tôi phải luyện chiêu đặc biệt này vì tôi hay đi đường miến núi, tôi cũng hay đi một mình vì vậy chả có ai khác mà mong giúp đỡ. Thời xa xưa làm gì có xe tốt như bây giờ, xe cũ thường khó nổ máy nên khi khởi động hay phải đệm thêm tí ga. Khi ta bỏ chân phanh để chuyển sang đệm ga cho xe nổ máy vì thế mà xe có thể tụt dốc nếu phanh tay không ăn. Trường hợp này phải là những người đã từng đi xe cũ kỹ hồi xa xưa mới thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn mà tôi mô tả được. Bây giời toàn là xe đời mới nên lái xe ít có cơ hội gặp phải tình trạng mà tôi nêu ra.
Bác Winstorm07, chiêu một chân phải vận hành cả chân phanh và chân ga tôi luyện cho xe MT đấy, dành cho tình huống xe khó nổ máy và phanh tay không ăn, xe lại phải khởi động lại khi đang leo dốc cao. Nếu trong tình trạng bình thường, xe dễ nổ máy, phanh tay ăn thì đâu cần đến chiêu này.

Cách vận hành xe mà bác nói là trong trường hợp thông thường, không có gì đặc biệt. Còn chiêu mà tôi nói là trong trường hợp đặc biệt phải áp dụng để có thể vượt qua. Bác đọc kỹ thì sẽ hiểu ngay ý tôi muốn nói mà. Trong kỹ năng lái xe, có nhiều chiêu đặc biệt phải tu luyện lắm bác ạ, nhiều lái xe cũng có lắm chiêu hay để hóa giải nhiều tình huống mà ta không thể lường trước được. Chiêu này tôi học được của một bạn trẻ cách đây nhiều năm khi tôi đang tập lái xe. Bạn đó là Lính lái xe quân sự, tay nghề tuyệt vời chỉ phải cái tật hay uống rượu.
Lắm khi thoạt đầu mới nghe ta thấy có điều vô lý, nhưng khi đọc kỹ mới thấy cái hay, cái thực tế của những chiêu lạ. Trong trường dạy lái có nghe được những điều gì nhiều đâu, nhiều khi học lẫn nhau lại được nhiều điều bổ ích và có tính thực tế cao.
Câu này của bạn :"Nói chung, em cảm nhận thấy ở một số chi tiết thì cách vận hành của bác Tuấn nó là sự ép buộc chứ chưa có sự cảm nhận thật sự để làm chủ động cơ xe." - e là chưa thỏa đáng đâu. Để có thể luyện được chiêu này ta phải mất không ít thời gian, đây là chiêu cần sự tinh tế rất nhiều của chân phải. Những điều học được ở trong nhà trường chỉ là những cái sơ đẳng nhất mà thôi. Mới chỉ là cần nhưng chưa đủ cho người lái. Chỉ khi có "có sự cảm nhận thật sự để làm chủ động cơ xe" thì mới luyện được chiêu này và mới thấy hết được giá trị của nó.

Thao tác này của bác:" Hồi em học lái ở bển thì được dạy rằng : Một chân từ từ nhả côn, chân phải miết nhẹ phanh cho đến khi nghe tiếng máy có độ gằn rồi lấy gót chân làm trụ xoay chân phải sang chân ga để tì ga cho xe từ từ bò lên dốc, khỏi cần phanh tay làm gì cho thêm thao tác." - mới chỉ là thao tác cơ bản thông thường dành cho tình huống thông thường mà thôi. Nếu dốc cao, độ dốc lớn mà xe lại bị chết máy ở lưng chừng khi đang leo, bạn không thể không sử dụng thêm phanh tay, nếu xe kém bạn cũng không thể nào khởi động lại được nếu không đệm ga, khi bạn chuyển chân phải sang chân ga để khởi động thì xe đã tụt dốc mất rồi còn đâu nữa nếu không phanh tay, kể cả nếu đã kéo phanh tay xe cũng có thể tụt dốc nếu phanh tay không ăn mà dốc thì lớn. Nếu chỉ thao tác như bạn nói - bạn không thể nào khởi động được xe rồi đi tiếp đâu.

Đây là Độc chiêu mà tôi học được của một người Lính trẻ đấy bạn ạ. Trên đây tôi mới chỉ giới thiệu về chiêu này, còn để có thể luyện độc chiêu này thì phải nói kỹ hơn về cách luyện đấy, còn phải luyện chân Côn đạt được sự tinh tế cùng với chân phanh và chân ga. Nếu không "có sự cảm nhận thật sự để làm chủ động cơ xe" thì sao luyện được Chiêu này phải không bạn? Nhìn chung, chỉ những người có đam mê lái xe mới kỳ công để luyện chiêu này, vì có khi luyện đã giỏi mà cả đời cũng không lần nào phải dùng đến ( hy vọng là không phải dùng ).

Tôi tin chắc răng: Nhiều lái xe hoạt động thường xuyên ở miền núi sẽ chẳng lạ lẫm gì chiêu này đâu.

Chào bạn
Tuanprado
 

tuanprado

Xe tăng
Biển số
OF-25066
Ngày cấp bằng
1/12/08
Số km
1,148
Động cơ
502,247 Mã lực


Cám ơn bác đã cho em một cách đạp phanh đạp phanh, đạp ga bố ích. Em hỏi thêm bác ý này, nếu theo tình huống giả định của bác là xe đang lên dốc thì chết máy phanh tay lại không ăn( xe vẫn trôi nếu sử dụng phanh tay) và không có ai đi cùng để chèn bánh, khi đó chân phải cùng một lúc đạp cả phanh và ga, mũi chân thì đạp ga, gót chân thì đạp phanh như cách của bác là ok rồi, xe sẽ không bị trôi dốc trong khi đợi nổ máy đi tiếp.... Nhưng nếu xe nó chết máy luôn, không nổ được nữa thì mình phải làm sao hả bác ?

Bạn thân mến, gặp phải tình huống mà bạn nêu trên, nếu là tôi, tôi sẽ xử lý như sau: Đã không thể khởi động lại động cơ, thì phải xuống xe là điều tất yếu để kiểm tra máy. Cài số tiến nhỏ nhất để tận dụng hộp số hãm bánh xe quay lùi, vẫn cứ kéo phanh tay dù phanh tay không còn ăn nữa ( có thể nó không mất hoàn toàn phanh, chỉ là không đủ phanh khi dốc cao ), sau đó mở của nhanh, nhảy xuống tìm cái gì đấy để chèn bánh xe. Sau khi chèn được bánh xe thì ta ung dung rồi phải không nào?

Chúc lái xe vui ve, an toàn

Tuanprado
 

Lete

Xe buýt
Biển số
OF-54210
Ngày cấp bằng
4/1/10
Số km
826
Động cơ
458,317 Mã lực
Theo hiểu biết của em thì khi đã xuống dốc số L mà vẫn phi ầm ầm thì không còn cách nào khác là phải đệm phanh cho đi chậm lại, còn trường hợp bác đã đi số L mà bấm thêm O/D thì cũng chả có tác dụng gì cả, tốc độ xe giảm em nghĩ đó là do cảm giác của bác thôi.
Mà em chạy đèo Gió suốt chỉ cần dùng số 2 có đệm thêm chút phanh những lúc đà lớn quá, hầu như chưa khi nào phải dùng đến số L, bác dùng đến số L mà vẫn lao ầm ầm là sao nhỉ?
Tốc độ giảm rất nhanh bác ạ, xe ghì lại ngay. Lúc này vòng tua phải lên đến 3500-4000.
 

Lete

Xe buýt
Biển số
OF-54210
Ngày cấp bằng
4/1/10
Số km
826
Động cơ
458,317 Mã lực
Đèo Gió mà bạn xuống bằng số ở vị trí L mà xe vẫn lao nhanh thì lạ quá. Tôi đã từng lái xe nhiều năm trên mọi cung đường đèo dốc Đông Bắc, Tây bắc, leo dốc núi BÀ Nà lúc đêm tối mà cũng chưa bao giờ phải để số ở vị trí L. Đèo Gió chưa phải là cao là dốc vì vậy có vấn đề ở đây rồi.
Có lẽ bạn nên đưa xe đi kiểm tra xe xem sao. Nếu thấy có gì đặc biệt mong bạn chia sẻ cho anh em được cùng biết nhé.

Tuanprado
Đèo Gió chiều từ Cao Bằng xuống em thấy cao và cua gắt đấy chứ ạ. Em cũng lái xe 20 năm nay rồi. hay tại mình cũng đứng tuổi nên sợ tốc độ bác nhỉ ? Theo em biết, L là để xe chạy số 1 phải ko bác ? Vậy mà khi em để L và bấm thêm cái nút ở cần số (bảng táp lô hiện lên chữ HOLD thì phải) thì tốc độ xe bị ghì lại ngay và vòng tua máy nhảy vọt lên 3500-4000. Vậy có phải xe em có vấn đề ko hả bác ?
 

mio

Xe hơi
Biển số
OF-8981
Ngày cấp bằng
28/8/07
Số km
128
Động cơ
537,680 Mã lực
Em hỏi:
Cám ơn bác đã cho em một cách đạp phanh đạp phanh, đạp ga bố ích. Em hỏi thêm bác ý này, nếu theo tình huống giả định của bác là xe đang lên dốc thì chết máy phanh tay lại không ăn( xe vẫn trôi nếu sử dụng phanh tay) và không có ai đi cùng để chèn bánh, khi đó chân phải cùng một lúc đạp cả phanh và ga, mũi chân thì đạp ga, gót chân thì đạp phanh như cách của bác là ok rồi, xe sẽ không bị trôi dốc trong khi đợi nổ máy đi tiếp.... Nhưng nếu xe nó chết máy luôn, không nổ được nữa thì mình phải làm sao hả bác ?
Bác trả lời:
Bạn thân mến, gặp phải tình huống mà bạn nêu trên, nếu là tôi, tôi sẽ xử lý như sau: Đã không thể khởi động lại động cơ, thì phải xuống xe là điều tất yếu để kiểm tra máy. Cài số tiến nhỏ nhất để tận dụng hộp số hãm bánh xe quay lùi, vẫn cứ kéo phanh tay dù phanh tay không còn ăn nữa ( có thể nó không mất hoàn toàn phanh, chỉ là không đủ phanh khi dốc cao ), sau đó mở của nhanh, nhảy xuống tìm cái gì đấy để chèn bánh xe. Sau khi chèn được bánh xe thì ta ung dung rồi phải không nào?

Em có ý kiến:

Em thấy khả năng khi nhảy xuống mà tìm được gì đó để chặn bánh xe là không cao, hơn nữa trôi dốc thì nhanh lắm, khả năng chắc chỉ kíu được người thôi. Cách của em là kiểm tranh phanh của xe trước khi leo dốc, nếu 1 trong 2 phanh không ăn là em không leo đâu, em về. Nói chung là phải kiểm tra bảo dưỡng xe thường xuyên nhất là 2 phanh. Có khi nào phanh tay vẫn tốt nhưng vì dốc cao quá nên không ăn không bác ?

À em còn nghĩ ra được 1 cách khác từ cách bác truyền kinh nghiệm cho chúng em khi đang lên dốc mà xe chết máy, phanh tay không ăn đấy.
Bác nói là: "
chân trái đạp côn, chân phải cùng một lúc đạp cả phanh và ga, mũi chân thì đạp ga, gót chân thì đạp phanh"

Em nghĩ: chân trái đạp côn chân phải đạp phanh bình thường, còn ga thì trước khi lên dốc tìm trước 1 cái que để bên cạnh khi đó tay phải cầm que chọc vào ga là ok không phải tập luyện dày công như bác.

(Đây không phải là kinh nghiệm của em mà là sản phẩm từ trí tượng tượng của em, các bác đừng cười em nhé)
.

 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Winstorm07

Xe container
Biển số
OF-13886
Ngày cấp bằng
11/3/08
Số km
7,279
Động cơ
588,995 Mã lực
Nơi ở
Seoul-Korea
Thôi, giờ em phục bác Tuấn rồi. Kô thắc mắc nữa :D
 

tuanprado

Xe tăng
Biển số
OF-25066
Ngày cấp bằng
1/12/08
Số km
1,148
Động cơ
502,247 Mã lực

Em có ý kiến:

Em thấy khả năng khi nhảy xuống mà tìm được gì đó để chặn bánh xe là không cao, hơn nữa trôi dốc thì nhanh lắm, khả năng chắc chỉ kíu được người thôi. Cách của em là kiểm tranh phanh của xe trước khi leo dốc, nếu 1 trong 2 phanh không ăn là em không leo đâu, em về. Nói chung là phải kiểm tra bảo dưỡng xe thường xuyên nhất là 2 phanh. Có khi nào phanh tay vẫn tốt nhưng vì dốc cao quá nên không ăn không bác ?

À em còn nghĩ ra được 1 cách khác từ cách bác truyền kinh nghiệm cho chúng em khi đang lên dốc mà xe chết máy, phanh tay không ăn đấy.
Bác nói là: "
chân trái đạp côn, chân phải cùng một lúc đạp cả phanh và ga, mũi chân thì đạp ga, gót chân thì đạp phanh"

Em nghĩ: chân trái đạp côn chân phải đạp phanh bình thường, còn ga thì trước khi lên dốc tìm trước 1 cái que để bên cạnh khi đó tay phải cầm que chọc vào ga là ok không phải tập luyện dày công như bác.

(Đây không phải là kinh nghiệm của em mà là sản phẩm từ trí tượng tượng của em, các bác đừng cười em nhé)
.

Tôi đã từng gặp những con dốc cao mà lại là đường đất, phanh tay dù rất tốt nhưng xe vẫn cứ nhấp nhổm muốn tụt, đôi khi còn trôi tụt xuống đấy. Đi đường miền núi lắm khi không thể ngờ được. Về nguyên tắc thì đúng như bạn nói: người lái xe nên kiểm tra phanh trước khi đi đường đèo dốc, nhưng cũng có tình huống dù đã kiểm tra nhưng phanh vẫn hỏng đột xuất. Có lần anh bạn tôi lái xe theo tôi đi Bắc Hà, đường này đèo dốc quanh co. Xe của anh bạn tôi rất tốt vì còn mới, nhưng khi leo đèo xuống dốc đến cái đèo thứ 2 thì xe bốc khói mù mịt, họ phải phanh khẩn cấp để nhảy ra ngoài - Chỉ vì vận hành phanh không đúng, phanh suốt khi xuống đèo thế là làm nỏng cháy phanh, đĩa phanh nóng rực...
Khi xe phải đỗ vì chết máy trên lưng chừng dốc lên, xe lại còn bị kém phanh tay, nếu ta cài số tiến thì hạn chế được rất nhiều khả năng tụt xe xuống dốc đấy bạn ạ, theo tôi: vừa cái số tiến, vừa kéo phanh tay tối đa - trong đa số trường hợp là đã đủ để có thể hãm xe để người lái có thời cơ nhảy xuống tìm cách chèn bánh xe. Nếu đã làm như thế mà cũng không được thì có lẽ chỉ còn cách nói như bạn là : bỏ xe cứu người.
 

mio

Xe hơi
Biển số
OF-8981
Ngày cấp bằng
28/8/07
Số km
128
Động cơ
537,680 Mã lực
Bác cho em hỏi xe của bác khi đi đường đất và xe của bạn bác khi đi Bắc Hà là xe gì ạ ?
Bác thấy ý kiến em đã nói có áp dụng được vào thực tế k bác ? :)


"À em còn nghĩ ra được 1 cách khác từ cách bác truyền kinh nghiệm cho chúng em khi đang lên dốc mà xe chết máy, phanh tay không ăn đấy.
Bác nói là: "
chân trái đạp côn, chân phải cùng một lúc đạp cả phanh và ga, mũi chân thì đạp ga, gót chân thì đạp phanh"

Em nghĩ: chân trái đạp côn chân phải đạp phanh bình thường, còn ga thì trước khi lên dốc tìm trước 1 cái que để bên cạnh khi đó tay phải cầm que chọc vào ga là ok không phải tập luyện dày công như bác.

(Đây không phải là kinh nghiệm của em mà là sản phẩm từ trí tượng tượng của em, các bác đừng cười em nhé)
."
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top