Đây, em rất khoái cái ý này.
Nhẽ nên đơn giản và tiếp cận bằng thực tế dễ hiểu chút, chứ mà thêm kinh điển thì người biết rồi sẽ thấy thừa, người chưa biết thì mây mù lại thêm mây mù...
Như cái đồ hình 9 cung 9 số ở trên, tổng 15 ngang dọc chéo đó, là ma phương Hậu thiên. Ai cũng biết.
Giả như cái số 1, là Khảm, là Bắc phương, lợn cá, Nhâm Tí Quý, đen, trung nam, sông hồ, tai thận, hiểm hóc, đen...vân vân và vân vân...các cụ đều thấy trong sách rồi.
Lý do sao chuyển từ Tiên thiên sang Hậu thiên nó lại chuyển từ chính Tây về chính Bắc, đang là 6 lại về 1...thì nhiều sách cũng giải thích rồi.
Em thì cứ chủ trương đơn giản hóa,giả như rằng nước, theo khoa học hiện đại xác định công thức là H2O. 1 phân tử oxy hợp với 2 phân tử hydro thì thành nước. Oxy là dưỡng khí, sự sống không thể thiếu, vậy nó là Dương. Hydro là khinh khí, không có lợi cho hô hấp, vậy nó là Âm. Xem lại quẻ Khảm, quả đúng 2 âm bọc 1 dương. Vậy thấy lý thuyết xưa so với khoa học nay là đồng nhất. Các cụ xưa thật cao thủ!
Lại tiếp, cùng là Khảm, nhưng Khảm Tiên thiên khác Khảm Hậu thiên. Ngay như vị trí đã thấy rồi.
Khảm ở tiên thiên sinh ra như thế nào?
Thoạt khởi thủy thì các tinh cầu (như trái đất chẳng hạn) đều là các khối lửa nóng xuất hiện từ Vụ Nổ Lớn (như mặt trời của chúng ta đây). Các khối này nhiệt lượng rất cao, đại diện cho Dương, lại gặp luồng khí hàn lạnh của vũ trụ, đại diện cho Âm (ta đều biết khoảng không trong vũ trụ là rất lạnh lẽo). Và như vậy tinh cầu nóng cháy, qua hàng triệu năm thì nguội dần, dần tối đi. Hơi nóng trên bề mặt nó làm tỏa ra quanh nó một lớp hơi mù nhiều khoáng chất, như mặt trời hiện nay thì lớp hơi nóng này bao bọc, và tạo ra khái niệm gió mặt trời vậy. Lớp hơi này bị luồng khí lạnh (âm) trong vũ trụ tấn công và chuyển hóa, đọng lại thành hơi nước trên không trung. Ngày càng lạnh, hơi nước chuyển thành mưa mà rơi xuống bề mặt tinh cầu tạo ra đại dương. Đây là nước Tiên thiên, dung hòa các khoáng chất do sức nóng bốc lên cho nên nó mặn.
Còn nước Hậu thiên là thứ nước khác. Khi quan sát hình đồ Tiên thiên và Hậu thiên ta thấy rằng ở Hậu thiên, nước đã thay vào vị trí của Khôn (đất) trong Tiên thiên.
Mà "thổ cam" nên nước Hậu thiên là thứ nước sinh ra từ đất, nên nước ngọt.
Điểm qua mấy cái trên, đã có vài ý lạ rồi, như là Nước được sinh ra từ Lửa ấy, thế mí tài...
Giở lại việc tại sao Khảm hậu thiên lại là số 1, thì hậu thiên là kỳ mà sự sống xuất hiện (Tiên thiên chưa có gì nhé). Dịch có câu "Thiên nhất sinh thủy", liệu có trùng với lý luận khoa học hiện đại rằng "nước là khởi đầu cho sự sống" không? Ta lại tìm thấy điểm chung giữa Dịch và khoa học nhé!
Bản thân Khôn của Tiên thiên là ở Bắc (Hậu thiên thì Khảm thế vào Bắc), mà sự bố trí trên bề mặt quả đất ít bị thay đổi từ thời Tiên thiên sang thời Hậu thiên nhé, ta hãy nhìn trái đất xem, liệu có đúng là phía Bắc trái đất là tập trung lục địa không? Đúng quá đi chứ!
Khôn trong Tiên thiên chính là lực lượng Âm cực đại (Càn thì Dương cực đại rồi), mà ở phía bắc, vậy phía Bắc quá lạnh. Đúng không nhỉ?
Nó lạnh như vậy nên khí nóng trong trái đất (trước đây cũng như các tinh cầu khác, trái đất rực cháy) bị dồn nén âm ỉ bên trong. Ta lại thấy tượng của Khảm nhé.
Quá lạnh nên cái âm lấn át cái dương đến cùng cực, sức nóng bên trong chỉ đủ để tan 1 phần băng giá thành nước thôi chứ không thể làm tan chảy toàn bộ băng được. Vì sự kìm chế này, mà Khảm lại chính là Hãm. Xưa nói vậy mà nay ta vẫn thấy đúng.
Và Khôn là cực Âm trong Tiên thiên, với tính chất lạnh lẽo của nó, nay ta thấy toàn băng giá, tức là nước, là Khảm ở phương bắc.
Hãm là hãm lại, hãm hại, sa vào nguy hiểm. Sức của Khảm quá ghê gớm, nên ta thấy câu Thủy Hỏa Đạo Tặc, Thủy đứng đầu về sự phá hoại. Thế nhưng, Thủy lại là yếu tố sống còn cho sự sống. Vậy nên Khảm ở số 1 là đầy ý nghĩa.
Em thì cứ suy nghĩ vẩn vơ như vậy, tất nhiên còn nhiều khiếm khuyết.
Tự ngẫm cho vui thôi.