- Biển số
- OF-73831
- Ngày cấp bằng
- 25/9/10
- Số km
- 25,089
- Động cơ
- 622,206 Mã lực
"TỔNG HÒA CÁC MỐI QUAN HỆ". Vâng. Nói rất đơn giản và đầy đủ.
Để các cụ ấy giải thích thêm chứ cụ? Vì chắc rằng các cụ ấy cũng đang có chủ kiến.
"TỔNG HÒA CÁC MỐI QUAN HỆ". Vâng. Nói rất đơn giản và đầy đủ.
Cụ bắt đầu hay rồi đấy, cụ tiếp tục dẫn dắt đi......Ta trần thuật chứ không sáng tạo,
Tin cổ nhân, mộ đạo cổ nhân....Khổng Tử
Theo cổ nhân, đến trước tiên với Dịch là Vô cực và Thái cực, trong đó :
→Vô cực là căn nguyên tìm hiểu vũ trụ, rồi từ đó là tìm hiểu trời đất.....sau đó mới đến con người - Tư chi nhân bất khả dĩ bất tri thiên
→Rồi đến Thái cực- đó là tâm của Dịch ,nếu ko hiểu nó thì chẳng khác nào đứng trên bờ ngắm thuyền – bởi Thái cực ẩn tàng trong mỗi con người – trong mỗi con ng có cái Bất biến mà cũng có cả sự Biến thiên và cái đích chính là dần dần trài qua các lớp biến hóa mà qua cái Biến để dần tiến về cái Bất
→ Nó cũng thuần nhất với nội dung : Tiên thiên là cái hoàn thiện, Hậu thiên là cái biến đổi . Để rồi cũng là dịch chuyển từ Hậu thiên mà về Tiên thiên
→ Vậy nên đi từ Vô cực Thái cực → rồi đến Hà đồ Lạc Thư → Âm dương Tứ tượng→ Hào quẻ.....
→ từ Nội tâm tĩnh lặng → cho đến cái Ngoại cảnh ồn ào và ngược lại. Ngược xuôi xuôi ngược như 2 con cá âm dương ........để có thực và chứng
Đúng rồi, cụ đã hiểu cái gốc của vấn đề rồi. vậy là cụ cũng chiêm nghiệm nhăn trán chứ không có vô lo vô nghĩ đâu.Ở Đông Y em thấy có 1 điều rất hay là họ nghiên cứu về Kinh Dịch ngũ hành, em thấy có cái cũng đúng. Ví dụ như nội tạng của chúng ta áp theo ngũ hành, cách của đông y là tìm cái sinh, cái khởi nguồn của bệnh mà triệt như ngũ hành. Ví dụ muốn triệt hỏa thì phải dập củi.
Muốn chữa yếu chim thì phải xử lý thận chứ ko phải dùng viagara. Mãi em mới tìm dc 1 điểm tạm hay của ngũ hành với Dịch.
Cụ sâu sắc lắm , tôi thích từ "khải thị " của cụ đắt lắm. lần đầu tiên trong đời tôi được thưởng lãm. hổ thẹn quá nhưng tôi vẫn dũng cảm thừa nhận.Đọc Kinh Dịch lần 1,nhất là cái đoạn kể về lập thuyết,đồ và thư,thánh nhân xem tượng từ giời đất (tượng đây là hình tượng,như hình ảnh trên cái mu dùa),em lại chợt nghĩ cách khác.
Ví thử cụ Ác si mét năm xưa là người Tàu,chắc là sẽ có một diễn giải vô cùng ẩn dụ và nhiều hình tượng hơn hẳn so với cách chúng ta được dạy về sự ra đời của định lý Ác si mét.
Không phải vì người Tàu đơn thuần ưa sự giải thích theo lối huyền hoặc mờ ảo mà bởi vì trong thế giới quan của người Tàu,vai trò của người trong trời-đất-người không được đề cao.Bởi thế,để có bệ đỡ cho những tìm tòi của mình,người ta thay vì xây dựng nền tảng lý thuyết để bảo vệ và chứng minh thì mượn những khải thị từ giời đất đưa vào để rút ngắn giai đoạn.
Vì vậy,vấn đề Dịch ra đời thế nào,chỉ nên chấp nhận như một ước lệ để đọc tiếp với thái độ của một cậu học sinh làm quen với Bảng cửu chương.Cứ đi tiếp,đừng vội sa đà vào những số mệnh hay chiêm mộng.Như thế các cụ các bác mới dự phần không có chỗ chen đã đành,những ai muốn tham gia từ khởi đầu dễ bị sa vào chướng ngại.
Đấy là em lại thẽ thọt tiếp thế!
Tôi đi công tác play mà ruột cứ nóng nóng, tôi dự thể nào cũng có cụ nhắc đến tôi. đúng thật mình phục mình quá cơ. hóa ra là cụ Khương Duy nhắc khéo.Hihi. Hai cụ Trauxanh và Damovi cứ như là tri kỷ tâm giao í ^^. Có điều cảm nhận của em 2 cụ vẫn đang trong giai đoạn tình trong như đã mặt ngoài còn e. Đêm xuân 1 khắc đáng giá ngàn vàng. Đề nghị 2 cụ đứng trên bản lãnh trí tuệ như cụ Damovi nói đề tiếp tục mối lương duyên này. Nhà em xin được kính cẩn nghiêng mình lắng nghe 2 cụ và tài trợ dầu ăn .
May mà anh X mới thẽ thọt thôi chứ anh mà thọt mạnh 1 cái thì trời thủng, đất nghiêng .
Kính mong cụ Vừng tiếp tục ạ. Cám ơn cụ đã hạ cố chỉ bảo thêm cho em.
PS: đề nghị cụ Damovi không được chuẩn bị đường rút bằng lý do đi công tác nhé.
Cụ lại là tốt rồi. Cụ chủ là người giương cung nhưng cụ mới là người bắn đi mũi tên. Để mũi tên tới đúng hồng tâm cần sự chia sẻ của nhiều người: cụ Trauxanh, XPQ, nhadatuytin, Hoalocvung...mợ Dưa, mợ Dứa và rất nhiều cụ, mợ khác nữa.Tôi đi công tác play mà ruột cứ nóng nóng, tôi dự thể nào cũng có cụ nhắc đến tôi. đúng thật mình phục mình quá cơ. hóa ra là cụ Khương Duy nhắc khéo.
Tôi không bỏ cuộc chơi. trên đường kinh lý tôi cũng suy nghĩ và cất nó vào bộ nhớ. khi trở lại forum thì tôi lại mang ra để hí húi mổ cò để các cụ cùng đọc.
Đúng như cụ XPQ nói, hãy bỏ qua những cao siêu, bắt đầu từ những sự đơn giản. để cho các cụ mới tiếp cận thấy được sự lôi cuốn, và à ồ hóa ra ...từ đó mới dẫn dắt vào Dịch.
Với lại nếu đây là topic đào tạo DỊch học thì khác, còn đây là nơi ta trao đổi những mảnh ghép, những lát cắt của Dịch và các ứng dụng , cho nên các cụ mỗi người 1 bắt đầu 1 mảnh ghép để chia sẻ bàn bạc.
Comment sau tôi sẽ bàn về số điện thoại phong thủy mà các cụ buôn sim cứ chém hoài.
Đây, em rất khoái cái ý này....
Đúng như cụ XPQ nói, hãy bỏ qua những cao siêu, bắt đầu từ những sự đơn giản. để cho các cụ mới tiếp cận thấy được sự lôi cuốn, và à ồ hóa ra ...từ đó mới dẫn dắt vào Dịch.
Với lại nếu đây là topic đào tạo DỊch học thì khác, còn đây là nơi ta trao đổi những mảnh ghép, những lát cắt của Dịch và các ứng dụng , cho nên các cụ mỗi người 1 bắt đầu 1 mảnh ghép để chia sẻ bàn bạc.
...
Ơ, cái lão này...Cụ lại là tốt rồi. Cụ chủ là người giương cung nhưng cụ mới là người bắn đi mũi tên. Để mũi tên tới đúng hồng tâm cần sự chia sẻ của nhiều người: cụ Trauxanh, XPQ, nhadatuytin, Hoalocvung...mợ Dưa, mợ Dứa và rất nhiều cụ, mợ khác nữa.
Em nghe bẩu từ hồi vắng cụ, Thanh Ngưu đạo sỹ định hát bài "đập vỡ cây đàn" đó. Cụ xem thế nào ấy ấy cho người ta đi
Ấy chết. Xin cụ chớ nghĩ oan cho kẻ có tội. Quan điểm của em là tình yêu tự nhiên đến, tự nhiên đi. Tình yêu nào có lỗi. Thôi thì hoa thơm mỗi người hưởng 1 tí. Thích nữa thì some cụ nhỉƠ, cái lão này...
Lão mí em giao hợp tự bao giờ rồi mà nay lão phụ tình, em vừa gặp cụ Damovi thì lão đã muốn đá em cho cụ ấy à?
Hay quá cụ Trau ơi. Kính cụ tiếp ạ.Đây, em rất khoái cái ý này.
Nhẽ nên đơn giản và tiếp cận bằng thực tế dễ hiểu chút, chứ mà thêm kinh điển thì người biết rồi sẽ thấy thừa, người chưa biết thì mây mù lại thêm mây mù...
Như cái đồ hình 9 cung 9 số ở trên, tổng 15 ngang dọc chéo đó, là ma phương Hậu thiên. Ai cũng biết.
Giả như cái số 1, là Khảm, là Bắc phương, lợn cá, Nhâm Tí Quý, đen, trung nam, sông hồ, tai thận, hiểm hóc, đen...vân vân và vân vân...các cụ đều thấy trong sách rồi.
Lý do sao chuyển từ Tiên thiên sang Hậu thiên nó lại chuyển từ chính Tây về chính Bắc, đang là 6 lại về 1...thì nhiều sách cũng giải thích rồi.
Em thì cứ chủ trương đơn giản hóa,giả như rằng nước, theo khoa học hiện đại xác định công thức là H2O. 1 phân tử oxy hợp với 2 phân tử hydro thì thành nước. Oxy là dưỡng khí, sự sống không thể thiếu, vậy nó là Dương. Hydro là khinh khí, không có lợi cho hô hấp, vậy nó là Âm. Xem lại quẻ Khảm, quả đúng 2 âm bọc 1 dương. Vậy thấy lý thuyết xưa so với khoa học nay là đồng nhất. Các cụ xưa thật cao thủ!
Lại tiếp, cùng là Khảm, nhưng Khảm Tiên thiên khác Khảm Hậu thiên. Ngay như vị trí đã thấy rồi.
Khảm ở tiên thiên sinh ra như thế nào?
Thoạt khởi thủy thì các tinh cầu (như trái đất chẳng hạn) đều là các khối lửa nóng xuất hiện từ Vụ Nổ Lớn (như mặt trời của chúng ta đây). Các khối này nhiệt lượng rất cao, đại diện cho Dương, lại gặp luồng khí hàn lạnh của vũ trụ, đại diện cho Âm (ta đều biết khoảng không trong vũ trụ là rất lạnh lẽo). Và như vậy tinh cầu nóng cháy, qua hàng triệu năm thì nguội dần, dần tối đi. Hơi nóng trên bề mặt nó làm tỏa ra quanh nó một lớp hơi mù nhiều khoáng chất, như mặt trời hiện nay thì lớp hơi nóng này bao bọc, và tạo ra khái niệm gió mặt trời vậy. Lớp hơi này bị luồng khí lạnh (âm) trong vũ trụ tấn công và chuyển hóa, đọng lại thành hơi nước trên không trung. Ngày càng lạnh, hơi nước chuyển thành mưa mà rơi xuống bề mặt tinh cầu tạo ra đại dương. Đây là nước Tiên thiên, dung hòa các khoáng chất do sức nóng bốc lên cho nên nó mặn.
Còn nước Hậu thiên là thứ nước khác. Khi quan sát hình đồ Tiên thiên và Hậu thiên ta thấy rằng ở Hậu thiên, nước đã thay vào vị trí của Khôn (đất) trong Tiên thiên.
Mà "thổ cam" nên nước Hậu thiên là thứ nước sinh ra từ đất, nên nước ngọt.
Điểm qua mấy cái trên, đã có vài ý lạ rồi, như là Nước được sinh ra từ Lửa ấy, thế mí tài...
Giở lại việc tại sao Khảm hậu thiên lại là số 1, thì hậu thiên là kỳ mà sự sống xuất hiện (Tiên thiên chưa có gì nhé). Dịch có câu "Thiên nhất sinh thủy", liệu có trùng với lý luận khoa học hiện đại rằng "nước là khởi đầu cho sự sống" không? Ta lại tìm thấy điểm chung giữa Dịch và khoa học nhé!
Bản thân Khôn của Tiên thiên là ở Bắc (Hậu thiên thì Khảm thế vào Bắc), mà sự bố trí trên bề mặt quả đất ít bị thay đổi từ thời Tiên thiên sang thời Hậu thiên nhé, ta hãy nhìn trái đất xem, liệu có đúng là phía Bắc trái đất là tập trung lục địa không? Đúng quá đi chứ!
Khôn trong Tiên thiên chính là lực lượng Âm cực đại (Càn thì Dương cực đại rồi), mà ở phía bắc, vậy phía Bắc quá lạnh. Đúng không nhỉ?
Nó lạnh như vậy nên khí nóng trong trái đất (trước đây cũng như các tinh cầu khác, trái đất rực cháy) bị dồn nén âm ỉ bên trong. Ta lại thấy tượng của Khảm nhé.
Quá lạnh nên cái âm lấn át cái dương đến cùng cực, sức nóng bên trong chỉ đủ để tan 1 phần băng giá thành nước thôi chứ không thể làm tan chảy toàn bộ băng được. Vì sự kìm chế này, mà Khảm lại chính là Hãm. Xưa nói vậy mà nay ta vẫn thấy đúng.
Và Khôn là cực Âm trong Tiên thiên, với tính chất lạnh lẽo của nó, nay ta thấy toàn băng giá, tức là nước, là Khảm ở phương bắc.
Hãm là hãm lại, hãm hại, sa vào nguy hiểm. Sức của Khảm quá ghê gớm, nên ta thấy câu Thủy Hỏa Đạo Tặc, Thủy đứng đầu về sự phá hoại. Thế nhưng, Thủy lại là yếu tố sống còn cho sự sống. Vậy nên Khảm ở số 1 là đầy ý nghĩa.
Em thì cứ suy nghĩ vẩn vơ như vậy, tất nhiên còn nhiều khiếm khuyết.
Tự ngẫm cho vui thôi.
Hì hì...Hay quá cụ Trau ơi. Kính cụ tiếp ạ.
Tiếc là không có lão vivu80 ở đây. Cái món âm dương giao hợp này mà gặp lão í thì chém tung giời.