Em nghĩ món này khó cụ ạ. Vì nó liên quan đến ổn định vĩ mô của Việt Nam và cả thế giới trước. Rồi khả năng sinh lời của BĐS. Trước mắt lãi suất sẽ khó tăng, thậm chí giảm vì cầu giảm sẽ hỗ trợ BĐS theo hướng giá nếu có giảm thì không giảm nhiều. Em nói vậy vì em cho rằng khả năng tăng giá chung sẽ khá thấp (trừ khu vực tới đây hưởng lợi từ đầu tư công) và tiền được ưu tiên cho tồn tại trước mắt đã. Nếu theo logic này, sau đây 2-3 quý, quay lại kiểm chứng giá bất động sản sẽ phác thảo cái nhìn rõ hơn. Và nếu Việt Nam (và thế giới) giữ được ổn định vĩ mô theo hướng không để xảy ra kịch bản vỡ nợ dây chuyền như 2008 thì kịch bản cụ đưa ra em thấy có lý về quỹ đạo của giá BĐS ạ. Tất nhiên, tất cả chúng ta ở đây đều mong chờ kinh tế sớm phục hồi và đất nước, thế giới hòa bình, ổn định cụ nhỉ.
Nói về vấn đề ổn định vĩ mô đây là điều kiện tiên quyết để ổn định thị trường bds( lượng tiền bơm ra , hút vào đều ổn định, chính sách lãi suất , tỷ giá....) điều kiện này khó dự đoán vì nó phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà nước.
Còn về lãi suất thì đồng quan điểm với cụ là ý chí của nhà quản lý không muốn tăng mà chỉ muốn ổn định trong ngưỡng nhưng sẽ ưu tiên cho các ngành sx, dịch vụ sau cùng thì mới đến bds.
Về bds thì xu hướng cầu sẽ không tăng và dẫn tới sẽ không có biến động tăng về giá( trừ một số vùng lõm về giá , về sự pt cơ sở hạ tầng , về chính sách phát triển chủ yếu là vùng ven). Còn về lý thuyết dtư bds mà giá không tăng , không có nguồn thu từ đó, thanh khoản kém thì được hiểu là giá giảm rồi, tiếp nữa giá có giảm sâu hay không( do nhiều người phải bán , sức mua yếu...) sắp tới phụ thuộc vào sức chịu đựng của mấy ông lớn bds và ngân hàng liên kết ( mua nhà trả góp) nếu như dòng tiền họ vẫn còn dồi dào và chính sách tỷ giá của nhà nước.