Quyền vay thuộc về bên vay cụ ah.
Bên cho vay toàn quyền đưa ra điều kiện, bên vay cũng toàn quyền chấp nhận hay từ chối.
Đến vay của tín dụng đen nó cũng không kề dao vào cổ bắt phải vay, nó chỉ vác dao đến khi không trả, hoặc không trả đúng hạn.
Em đã trực tiếp nghe một lời phàn nàn pha lẫn sửng sốt của một nhà thầu từ nước cho vay, khi họ đã chứng kiến lễ khởi công hoành tráng, một buổi chiêu đãi trọng thể sau khởi công và tiếp đến là việc mua sắm oto cho dự án.
Khác nào vay tiền mua oto để chạy grab, nhưng lại lấy một phần tiền đó mua cái đồng hồ, bộ quần áo và đôi giầy hàng hiệu với lý do là để hút khách.
Thái độ làm việc rất quan trọng. Theo cụ Nguyễn Hiến Lê, ngày xưa khi Nhật đi tham quan doanh trại lính nhà Thanh, Trung Quốc, thấy quần áo phơi đầy trên nòng súng đại bác, họ xác định là quân đội này không tác chiến được, có lẽ đó là mầm mống của việc Nhật Bản về sau mạnh dạn tiến công, dồn toàn lực xâm lược Trung Quốc, mặc dù cho đến thời nhà Minh thì người Nhật vẫn cử sinh viên sang Trung Quốc học và vẫn tiếp tục tiếp thu văn hóa, triết học Trung Quốc (các trường phái Tân Khổng như của Dương Minh được đón nhận rất mạnh mẽ ở Nhật Bản)
Ở Việt Nam cũng vậy thôi, thái độ đớn hèn của nhà Nguyễn với người Pháp và quân Pháp ngay từ đầu đã tạo cho người ta cái cảm tưởng là Việt Nam hèn, dễ bắt nạt nên Pháp mới kiên quyết tiến hành xâm lược, mặc dù có nhiều tiếng nói phản đối ở Pháp. Pháp cũng tấn công Triều Tiên cùng thời, nhưng nhờ thái độ quyết chiến của lính Triều Tiên, bắn chìm và làm hư hỏng tàu chiến Pháp nên từ đó là thôi và bỏ hẳn ý định xâm lược.
Chính thái độ làm việc không nghiêm túc (chưa nói chuyện tham nhũng) và vọng ngoại quá đáng, nhất là với Nhật, của cán bộ Việt Nam làm người Nhật coi thường và nghĩ đám này mình không bắt nạt thì thằng khác cũng bắt nạt. Nếu người Việt Nam vẫn không bỏ được sự thiếu nghiêm túc trong công việc (thái độ “cái gì cũng cười” mà học giả Phạm Quỳnh đã nói rất chính xác và công kích từ thời Pháp), thì không có Nhật thì các đối tác khác vẫn sẽ tiếp tục lừa (nói lừa cũng không hẳn là đúng) và bắt nạt Việt Nam trong các điều khoản hợp đồng. Từ thái độ (mặt nghiêm, lạnh, cười nói cũng là cười nói ngoại giao, khác với cái cười nói bộc tuệch của nông dân, nói năng dứt khoát, đừng cố thể hiện “giỏi tiếng Anh” rồi nói huyên thuyên trong đàm phán) đến trình độ (ngoại ngữ, hiểu biết về pháp luật, thương mại, chuyên môn, chưa nói đến hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán của đối tác) của cán bộ Việt Nam đều phải được cải thiện nhiều và có lẽ còn cần rất nhiều thời gian.