Cụ ơi, ba điểm (1), (2) và (3) em nhắc đến là những lý do các nhà sáng lập nước Mỹ sử dụng hệ thống đại cử tri ghi chép trong lịch sử mà cụ. Đó đâu phải em tự suy diễn ra đâu. Vì vậy nên nếu cụ cảm thấy điểm nào không hợp lý thì cụ có thể tìm cách nào gọi các nhà sáng lập nước Mỹ lên để phàn nàn, hoặc hỏi các giáo sư sử học. Nói với em đâu có ý nghĩa gì, vì em chỉ nhắc lại những gì trong lịch sử nước Mỹ thôi mà (thế nên em mới nói cụ có thể tìm hiểu lịch sử nước Mỹ tại rất nhiều sách vở tài liệu). Còn nếu cụ cảm thấy trong 3 điểm ấy có điểm vô lý thì càng ủng hộ ý của em, vì đều ấy có nghĩa là, theo cụ (và nhiều người khác, trong đó có em) lí do các nhà sáng lập sử dụng hệ thống đại cử tri đã không phải, hoặc không còn chính xác(1) Em cũng đã đề cập nhiều lần. Nó còn dùng cho trường hợp có sự cố xảy ra, ví dụ tại thời điểm bỏ phiếu đại cử tri có bằng chứng cho thấy tổng thống là gián điệp nước ngoài hoặc phạm tội nghiêm trọng như giết người, lúc đấy các đại cử tri có thể thay đổi lá phiếu thay vì phải đưa một tên tội phạm lên làm tổng thống rồi dùng quyền lực quốc hội để phế truất.
(2) Cụ hiểu thế nào là nhóm đông dân chủ? Đọc lại bài viết của em đi để hiểu nhóm đông dân chủ có nghĩa là gì và tại sao phải tuyệt đối tránh nhóm đông dân chủ. Ví dụ cho cụ dễ hiểu bây giờ em ứng cử tổng thống em tuyên bố sẽ tịch thu tiền của tất cả các tỉ phú đem chia đều cho dân. Làm thế tất nhiên số người bị thiệt hại chỉ có vài nghìn trong khi 300 triệu người hưởng lợi nên theo nguyên tắc nhóm đông dân chủ em sẽ trúng cử. Hệ quả thế nào cụ tự hiểu. Các nhà sáng lập hiến pháp Mỹ đảm bảo cân bằng giữa quyền dân chủ số đông và quyền tự do cá nhân, vì vậy nước Mỹ chưa bao giờ chỉ là một nước dân chủ mà nó là dân chủ cộng hòa.
Em đã nói ý tưởng chính của nước Mỹ là anh có chiếm 90% anh cũng không có quyền áp đặt vô lý cách 10% chúng tôi sống. Nó ngược lại với nguyên tắc nhóm đông dân chủ là số đông được quyết định tất cả mọi thứ.
(3) Cái này cụ sai toét. 90% các tổng thống Mỹ đều vừa thắng phiếu phổ thông vừa thắng phiếu đại cử tri mà đâu có gây ra vấn đề gì tại quốc hội. Không ai đi đề phòng một cái để rồi nó xảy ra 90% trường hợp cả cụ nhé.
Giờ cho cụ một câu hỏi. Nếu Mỹ chuyển sang bầu cử phổ thông và Cali report 100% dân bầu cho một ứng cử viên các bang còn lại sẽ xử lý thế nào? Chiến tranh?
Còn hiện tại, 100% hay 1000% là chuyện nội bộ của chúng mày. 100% hay 51% thì chúng mày cũng chỉ có 55 votes. Giờ cụ hiểu thế nào là nhà nước liên bang chưa?
Còn trong ví dụ cụ nói, Cali 100% dân bầu cho một ứng viên thì có gì mà phải "các bang còn lại xử lý thế nào" hả cụ? Theo em thì chẳng xử lý gì hết chứ sao. Với dân số Mỹ, không một ứng viên nào có thể chiến thắng chỉ dựa vào một, hoặc một số ít bang đông dân - điều này em nhắc đến trong bài của em rồi. Ứng viên nào muốn thắng cũng sẽ phải có sự ủng hộ của ít nhất một vài bang vắng người và / hoặc xa xôi hẻo lánh. Dân số Cali chỉ có khoảng 40 triệu thôi cụ, dân số nước Mỹ là đến khoảng 329 triệu đấy.
Cụ nói "chiến tranh" - tại sao lại phải chiến tranh? Nếu ứng viên ấy chỉ biết chăm chăm lo cho Cali, các bang khác chỉ cần bỏ phiếu cho ứng viên còn lại, xong. Cụ nói những bang xa xôi hẻo lánh sợ sẽ có bang bị lãng quên? Điều ấy sẽ không xảy ra, vì lúc nào họ cũng có ghế trong Quốc Hội để phản ánh ý kiến. Cụ nghĩ xem, hiện giờ, ngoài bầu cử tổng thống thì tất cả các việc bầu bán còn lại tại Mỹ đều là popular vote - sao không có chiến tranh giữa các hạt, các quận, các thành phố? Cụ cũng đừng mang "nhà nước liên bang" ra làm lí do - em quá hiểu nhà nước liên bang là gì, và nhà nước liên bang không có nghĩa gốc của nhà nước không phải dân. Như em đã nhắc đến, các nhà chính trị Mỹ thuộc cả hai đảng đều đã vẫn nhiều lần (cả hai đảng nhé) muốn tìm cách loại bỏ hệ thống đại cử tri, chẳng lẽ cụ nghĩ họ không hiểu "nhà nước liên bang" là gì?