Tại sao lại bầu cử Phần Lan đơn giản chỉ tính đến người dân mà không tính đến yếu tố địa lý mà cụ lại nghĩ nó ưu việt hơn hệ thống của Mỹ phức tạp hơn là sự kết hợp cân bằng cả người dân và yếu tố địa lý? Phần Lan là nước bé tí, yếu tố địa lý gần như tương đồng trên cả nước nên họ bỏ qua cũng không gặp vấn đề gì. Còn nước Mỹ với đặc thù như em đã nói ở bài trước: rộng mênh mông nhưng phần đông dân số tập trung ở mấy thành phố lớn. Nếu bây giờ đánh đồng tất cả như nhau sẽ dẫn đến việc các ứng cử viên để dành chiến thắng chỉ chăm chăm đưa ra các chính sách có lợi cho các khu vực đô thị mà phớt lờ các khu vực nông thôn. Đây chính là điều các nhà sáng lập nước Mỹ tuyệt đối tránh và thiết kế chế độ đại cử tri để ngăn chuyện này. Vì vậy nếu cụ nghĩ chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu ưu việt hơn chế độ đại cử tri thì chắc chắn không phải, trừ phi cụ giỏi hơn các bộ óc kiệt xuất đã tạo nên hiến pháp nước Mỹ.
Ngoài ra nước Mỹ là nhà nước liên bang, do đó nó phải có yếu tố đặc trưng của nhà nước liên bang. Bầu cử tổng thư ký liên hợp quốc hay chủ tịch châu Âu có phổ thông đầu phiếu không hay mỗi nước bỏ một phiếu bất luận dân số? Hay cụ định kiến nghị tất cả các cuộc bầu cử kia cũng chuyển sang hình thức phổ thông đầu phiếu cho công bằng, để anh Tàu nắm cả thế giới cho nhanh.
Nói chung cụ nên tìm hiểu sâu về nước Mỹ trước khi đưa ra những đánh giá kiểu phổ thông đầu phiếu ưu việt hơn đại cử tri em nói thật nó hời hợt lắm.
Cụ không thể so sánh với bầu cử tổng thư ký UN hoặc chủ tịch châu Âu được, vì vị trí tổng thống Mỹ (hoặc bất cứ nước nào khác) về bản chất không giống như hai chức vụ kia. Trách nhiệm và quyền hạn của tổng thư ký UN và các chủ tịch châu Âu với các nước châu Âu và các người dân châu Âu hoàn toàn không bằng tổng thống một nước với người dân của mình (cụ thể ở đây là Trump và nước Mỹ).
Nỗi lo rằng các bang xa xôi hẻo lánh sẽ bị bỏ quên nếu như sử dụng bầu cử phổ thông là có, và đó là một trong những điểm tốt của chế độ bẩu cử hiện tại của Mỹ mà em nhắc đến. Tuy nhiên, không thể bỏ qua ý kiến đối lập được: thứ nhất, với dân số nước Mỹ, một ứng viên sẽ không thể chiến thắng chỉ nhờ sử ủng hộ của một bang (hoặc một vài bang trong vùng) đông dân được. Muốn chiến thắng ứng viên sẽ cần thêm, tối thiểu, sự ủng hộ của một vài bang khác. Vì vậy các bang nhỏ sẽ không sợ bị hoàn toàn bỏ quên.
Thứ hai, ừ thì các bang nhỏ không bị bỏ quên, nhưng nếu các ứng viên chỉ chăm chăm tập trung quá nhiều vào khu vực thành thị thì sao? Với vấn đề ấy, nên nhớ rằng nếu bỏ phiếu phổ thông, giá trị của lá phiếu của từng người dân sẽ không giảm. Trong hệ thống hiện giờ, thực tế giá trị của lá phiếu người dân ở những bang vắng người lại được tăng lên so với giá trị lá phiếu dân thành thị. Điều đó không phải bất công sao? Theo chế độ dân chủ và công bằng thì mỗi người dân (bất kể thành thị hay nông thôn) phải có giá trị như nhau, sao lại giảm giá trị lá phiếu của người trong khu vực đông dân? Chưa kể rằng lợi ích của các bang nhỏ đã được tính cẩn thận trong Quốc Hội, các bạn sẽ không bao giờ sợ chính phủ hoàn toàn bỏ qua các bạn (VD như Wyoming trong núi, dân cư chỉ có gần 600,000 người cũng có 2 thượng nghị sĩ, bằng với số thượng nghị sĩ của Cali với dân số đến hơn 39.5 triệu)
Cuối cùng, cụ nói "
Đây chính là điều các nhà sáng lập nước Mỹ tuyệt đối tránh và thiết kế chế độ đại cử tri để ngăn chuyện này" là hoàn toàn sai, em mong cụ nghiên cứu lại lịch sử nước Mỹ, sách vở tại liệu về vấn đề này không ít. Để tiết kiệm thời gian cho cụ thì em xin giải thích luôn, lí do hệ thống đại cử tri được thành lập tại Mỹ là do những nhà sáng lập nước Mỹ không muốn sử dụng một hệ thống hoàn toàn dân chủ. Cụ thể hơn vì các lý do sau:
(1) Nước Mỹ lúc đó đất rộng, các bang ở cách nhau xa, thệ thống thông tin liên lạc còn yếu. Người dân ở một bang xa xôi hoàn toàn có thể không nghe và không biết gì về các ứng viên tổng thống. Vì vậy các nhà sáng lập lo rằng lá phiếu của những người này sẽ không đại diện cho lợi ích của chính họ được, do họ quá thiếu thông tin.
(2) Họ sợ rằng nếu bầu cử theo dân chủ sẽ tạo ra nhóm đông dân chủ (nên nhớ lúc ấy nước Mỹ chưa chia thành hai đảng DC và CH rõ rệt) sẽ lèo lái đất nước đi sai hướng. Vì trong nhân dân, nhóm tinh hoa thì ít, mà dân thường thì nhiều - dân ngu cu đen có biết gì.
(3) Họ không muốn xảy ra trường hợp một tổng thống vừa có quyền lực tổng thống, vừa có sự ủng hộ của đa số dân chúng sẽ áp đảo lại Quốc Hội.
Đó cụ ạ. Như cụ thấy, điều (1) không còn đúng trong thời đại công nghệ thông tin này, còn điều (2) & (3) không phải vì lơi ích các bang hẻo lánh, mà vì lợi ích và quyền lực của quốc hội Mỹ (thêm nữa, dân đen bây giờ, cả ở Mỹ và các nước khác, không còn ù ù cạc cạc như thời đó nữa). Em không dám nhận bộ óc em siêu việt hơn những nhà sáng lập nước Mỹ, nhưng cụ nên hiểu lý do hệ thống đại cử tri tồn tại ở Mỹ
không phải vì dân chủ hoặc vì muốn người dân có quyền quyết định số phận của mình, cũng chẳng phải vì lợi ích của các bang hẻo lánh. Khâm phục người khác thì không có gì sai, nhưng đừng thần thánh hóa họ quá đến mức sai cả về lịch sử
Nhắc lại lần nữa rằng em đã nói vài lần, chuyện hệ thống bầu cử của Mỹ tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến và các ưu tiên của cá nhân. Những gì em, hoặc các nước khác thấy tốt hơn không đồng nghĩa rằng hệ thống ấy phải 100% tốt hơn theo góc độ khách quan, chẳng qua ưu tiên của mỗi cá nhân, tổ chức, đất nước có thể khác nhau thôi. Ngay như trong chính nước Mỹ, cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều từng có thời điểm khác nhau muốn thay đổi phương pháp bầu cử, đâu phải chỉ có em nghĩ rằng hệ thống này không phải tốt nhất thế giới đâu.