[Funland] Không chiến trên bầu trời VN - nhìn từ hai phía

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Chàng “chăn vịt” hạ gục “chuyên gia không chiến” Hoa Kỳ ( theo báo nongnghiep.vn)


mạnh việt

Quê hương của Ngô Văn Phú mang tên một vị tướng nổi tiếng thời Trần là Phạm Ngũ Lão thuộc đất Hưng Yên. Nơi đây cũng là đất “chuyên chăn vịt”. Vừa bước chân tới đầu làng, đã nghe toàn tiếng vịt kêu.
Anh trai làng Ngô Văn Phú cũng là một tay “chăn vịt” có hạng. Cho đến tận bây giờ, dù không “chuyên nghiệp” nhưng trong nhà vị cựu phi công tuổi đã thất thập này lúc nào cũng có đàn vịt trên dưới chục con để “cải thiện”.
Đầu những năm 60 thế kỷ trước, anh nông dân Ngô Văn Phú lên đường theo học dự bị Trường sĩ quan Lục quân, để lại quê nhà mối tình đầu với cô thôn nữ cùng làng. Mối tình của họ chỉ có thể dùng hai từ “xa - cách”, bởi, vợ chồng Ngâu thì chí ít mỗi năm cũng được gặp nhau 1 lần, còn đôi tình nhân trẻ này thì, kể từ khi cưới nhau, trong vòng 15 năm trời, họ chỉ được gặp nhau đúng 3 lần, y hệt lời ca của Phan Lạc Hoa “…Gặp nhau lần nào cũng vội. Chẳng đủ để mà giận dỗi…”! Đời lính mà, nhất là lính phi công! Lần họ được sống bên nhau nhiều nhất là 5 ngày. Đó là dịp Tết 1962, khi đôi uyên ương tổ chức lễ cưới tại quê nhà xã Phạm Ngũ Lão. Mồng 2 Tết lễ cưới được tổ chức, mồng 6, “tân lang” Ngô Văn Phú phải lên đường về Trường sĩ quan Lục quân nhận nhiệm vụ mới.
Trước đó, bộ đội Không quân về trường để tuyển chọn phi công. Phú trúng tuyển ngay từ đợt đầu, vừa học văn hóa, vừa học lý thuyết về máy bay tiêm kích cho đến cuối năm 1963 thì sang Liên Xô học lái máy bay MIG. Đang học dở, do tình hình chính trị bên nước bạn, Phú lại trở về Việt Nam giữa năm 1964, cho đến lúc nước bạn ổn định, Phú lại sang học tiếp.
Đầu năm 1968, Ngô Văn Phú cùng với 32 phi công trẻ đã tốt nghiệp các khóa huấn luyện phi công lái máy bay tiêm kích phản lực chiến đấu siêu thanh MIG-21 trở về nước. Chính 33 phi công này cùng với lớp phi công đàn anh, làm nòng cốt góp phần không nhỏ vào chiến thắng lịch sử 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội 40 năm trước đây. Trong đó, có những tên tuổi đã đi vào huyền thoại như Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều, Lê Thanh Đạo, Nguyễn Tiến Sâm, Nguyễn Đức Soát, Đỗ Văn Lanh, Phạm Phú Thái, Nguyễn Văn Nghĩa, Đinh Tôn, Trần Việt…

Cựu phi công Ngô Văn Phú
Buổi tiễn đưa các phi công trẻ của Việt Nam trở về Tổ quốc chiến đấu diễn ra thật cảm động. Phi công Nguyễn Công Huy, em út của 33 người, kể lại rằng: Cánh phi công trẻ chúng tôi lúc đó đa phần chỉ ngoài 20 tuổi, nên có nhiều bà mẹ người Nga nhận làm con nuôi. Hôm chia tay, nhiều bà mẹ ôm lấy chúng tôi, nước mắt tuôn trào; có mẹ vừa khóc vừa nói: "Các con ơi, mẹ hiểu thế nào là chiến tranh rồi. Mẹ đã từng tham gia cứu thương, chồng mẹ, con trai mẹ đã hi sinh hết trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại rồi, mẹ chỉ còn mỗi một mình. Các con còn trẻ quá, mà bọn phi công Mỹ thì chúng nó như những con sói già…". Trước lúc lên xe, các mẹ còn nghẹn ngào nói qua nước mắt: Các con phải sống nhé! Sống để gặp lại các mẹ!
Nhiều anh em trong đoàn không kìm được nước mắt, nhưng vẫn quả cảm: Chúng con sẽ chiến thắng, chúng con sẽ trở lại gặp các mẹ…
Mặc dù đã có không ít người trong đoàn hi sinh anh dũng, không bao giờ trở lại, song, Ngô Văn Phú đã giữ trọn lời hứa với các bà mẹ nuôi người Nga, anh đã cùng đồng đội làm nên “Điện Biên Phủ trên không”, sau đó, trở lại theo học tại Học viện chỉ huy Không quân Ga-Ga-Rin, và tìm gặp lại các bà mẹ nuôi để kể lại rằng, “đứa con nuôi” non nớt ngày nào, đã hạ gục một “con sói già” - từng được mệnh danh là “chuyên gia không chiến” của Không lực Hoa Kỳ - viên trung tá Kit-tin-gơ, một phi công lão luyện với 7.300 giờ bay trên các loại máy bay (trong khi phi công trẻ Ngô Văn Phú mới chỉ bay vỏn vẹn trên dưới 250 giờ!).
Đó là trận đánh ngày 11/5/1972 mà cả hai đứa con nuôi của các bà mẹ Nga đều lập chiến công: Ngô Duy Thư - Ngô Văn Phú. Đó là thời điểm giặc Mỹ trở lại đánh phá miền Bắc, mỗi ngày địch huy động hàng trăm lượt máy bay tiêm kích đủ loại vào bắn phá, ném bom dữ dội, đặc biệt trên bầu trời Hà Nội. Tất cả các loại máy bay có tính năng không chiến hiện đại, ưu việt nhất của Mỹ đã được tung ra. Trong khi các phi công của ta tuổi đời còn trẻ, giờ bay quá ít, vừa đánh vừa tìm hiểu, làm quen với các loại máy bay nổi trội của địch. Ngày 10/5/1972, năm Biên đội của ta xuất kích gồm các loại MIG-17, MIG-19 và bốn chiếc MIG-21. Sau một ngày quần đảo, ta bắn rơi được 4 chiến F4 của Mỹ, nhưng 5 phi công trẻ của ta đã hi sinh. Ngay tối hôm đó, Đại tướng - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp nghe Tư lệnh Không quân Đào Đình Luyện báo cáo diễn biến, tình hình chiến đấu trong những ngày qua sau đó chỉ đạo bộ đội không quân cần tạo thế bí mật, bất ngờ, chủ động tiến công, đánh chắc thắng và phải loại trừ ngay tư tưởng “một đổi một”. Tinh thần chỉ đạo đó đã được truyền tới từng Biên đội.


Trưa hôm sau, 11/5/1972, địch lại ồ ạt vào đánh phá khu vực Hà Nội. Kíp trực chiến hôm đó gồm Biên đội Ngô Văn Phú (số 1), Ngô Duy Thư (số 2) và Biên đội Nguyễn Tiến Sâm, Hoàng Hữu Thành (cả 4 phi công đều cùng học ở Liên Xô). Ngay buổi sáng, sau khi ăn sáng, Phú và Thư đã nhóm họp, đề ra mọi phương án, tình huống, cách xử lý. Đến tầm trưa thì có lệnh từ Sở chỉ huy chuẩn bị sẵn sàng. 14 giờ 43 phút, Biên đội Phú - Thư được lệnh cất cánh từ sân bay Đa Phúc (Nội Bài) đón đánh địch vào bắn phá Hà Nội.
Hai chiếc MIG-21 lần lượt cất cánh bay theo hướng Tây - Nam qua vùng trời Hà Nội. Phát hiện ra một máy bay trinh sát, Phú liên lạc với Thư: "Mặc xác cho nó vào, đi tìm lũ tiêm kích!". Một lát sau, Sở chỉ huy thông báo phát hiện máy bay tiêm kích. Quan sát bằng mắt thường, Phú vẫn chưa phát hiện được máy bay địch. Đúng lúc đó, Thư, đang bay bên trái, báo: Có địch. Phú đáp: "Lên công kích đi, tớ yểm trợ". Lập tức, Thư tăng tốc, liệng sang phải Phú, Phú ép theo sau để yểm trợ bạn.
Chỉ mấy giây sau, giọng Thư vang lên: Cháy rồi! Thì ra, Thư đã bắn rơi một “Thần Sấm” (F105). Giọng Thư vừa dứt, trước mắt Phú đã hiện ra một tốp “con ma” F4. Phú liền tăng tốc, khéo léo chọn thế và phóng ngay một quả tên lửa. Viên phi công lái chiếc F4 đó dường như cũng đã phát hiện
ra Phú, định kéo cần, tránh tên lửa của Phú, nhưng không kịp. Phú nhìn rõ chiếc F4 đó khựng lại rồi bật hẳn lên, nhưng vẫn chưa cháy, Phú liền phóng tiếp quả tên lửa còn lại. Chiếc F4 rơi tại chỗ. Viên trung tá phi công đã phải nhảy dù và bị bắt sống. Sau khi vào “khách sạn” Hin-tơn, viên trung tá phi công Mỹ cứ khẩn khoản, ước mong được gặp người đã hạ gục ông ta, tuy nhiên lúc đó (đầu năm 1973), Phú đã lên đường sáng Liên Xô. Thay vào đó, ông ta được gặp Phạm Tuân và Ngô Duy Thư. Lúc đầu, dù là kẻ bị hạ gục, rơi tại chỗ, nhưng “con sói già” này vẫn tỏ ra rất kênh kiệu trước mặt hai viên phi công trẻ măng; ông ta luôn xua tay không cho ai chụp ảnh, hoặc giơ 2 ngón tay ra hiệu hình chữ “V” - Victory, ám chỉ rằng Mỹ sẽ thắng. Nhưng, sau khi biết trước mặt là hai người, một đã hạ gục B52, người kia bắn tan xác F105, sau đó, cả hai hạ cánh an toàn thì ông ta chữa thẹn lại rằng “V là Việt Nam, Việt Nam sẽ chiến thắng!”. Riêng về điều này thì ông ta đã đúng!
Về phần Ngô Văn Phú, sau khi hạ gục “sói già”, anh được đi an dưỡng một thời gian và được chọn đi học tiếp ở Liên Xô, đến năm 1977 tốt nghiệp trở về. Bù cho những năm tháng “vợ chồng Ngâu”, vợ chồng Phú cho “ra lò” liên tiếp hai “con vịt giời” (cộng với con cả là 3) cùng 2 “phi công” tí hon. Đầu những năm 90, thương vợ quá vất vả chăm lo cho cả một đàn 5 đứa con, Ngô Văn Phú xin nghỉ, về quê đi cày và chăn vịt để nuôi con.

 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Oánh tầm gần thì Mig21 rõ ràng lợi thế hơn vì nó nhỏ, gọn được thiết kế là tiêm kích đánh chặn tầm gần .. F4 là chiếc tiêm kích hạng nặng nên nó nặng nề hơn Mig21 nhiều. Ngoài ra do thiết kế chuyên oánh tầm xa nên nó không mang súng .. rất bất lợi khi táng nhau ở gần ...
Tỷ lệ bắn hạ giữa Mig17 & F4 là bi nhiu cụ nhể ..
Bây giờ theo thống kê của tất cả cáo báo thì em thấy VN bắn được 2 thì mẽo mới chỉ bắn được 1. Thực tế thì người mẽo thiết kế con F4 mục đích không phải để đánh chặn, nên khi gặp Mig nhà mềnh kéo vào cận chiến thì anh này bị out. nhưng cũng máy bay đó Israel đánh Ả Rập chạy xiểng liểng luôn đó.
 
Chỉnh sửa cuối:

mabu_210

Xe điện
Biển số
OF-144248
Ngày cấp bằng
2/6/12
Số km
2,561
Động cơ
385,406 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Phi công Mỹ đi tìm lại người bắn rơi mình


TP - Hai phi công ở hai chiến tuyến đã gặp lại nhau trong dịp lễ Giáng sinh 2012. Dịp này 40 năm trước, phi công Trần Việt đã bắn rơi phi công Jack R.Trimble, để bây giờ Trimble mang sang Việt Nam lời nhắn của người mẹ: Mẹ tôi cảm ơn ông vì đã bắn rơi tôi mà không bắn chết tôi.

Vợ chồng Trimble- Rachel cùng Trần Việt bên chiếc Mig-21 mà Trần Việt từng lái. 4 phi công nhảy dù
Tuần trước, biết tôi đang “lang thang” ở “phố Phi công” - (phố Lê Trọng Tấn), một người bạn vốn nhiều lần qua Mỹ, đã gửi vào hộp thư điện tử của tôi một bức thư của Đại tá phi công Dan Cherry.
Cherry giới thiệu người bạn mình là Trung tá phi công Mỹ Jack R.Trimble - nguyên là thành viên phi hành đoàn trên Phantom (con ma) F4 - bị bắn rơi ngày 27 -7 -1972 bởi một phi công Việt Nam lái chiếc Mig-21. Trimble đã kịp nhảy dù và bị bắt làm tù binh.
Sắp tới, J.Trimble sẽ du lịch Việt Nam và ở lại Hà Nội đúng vào dịp Noel, trong hai ngày 24 và 25-12-2012. Sau 40 năm, lần đầu tiên trở lại Việt Nam, Trimble rất mong muốn tìm gặp lại người phi công lái Mig - 21 đã bắn rơi ông ta để “learning more” - học hỏi thêm…
Nhận thấy đây là ý tưởng khá độc đáo và thú vị, tôi đã cùng người bạn để tâm tìm hiểu. Sau khi tra cứu tài liệu, sách báo, và liên lạc với một số tướng, tá, phi công từng lái chiếc Mig - 21 và tham gia chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”, chúng tôi đã có được một số thông tin khá rõ ràng từ hai phía. Các tài liệu của Không quân Mỹ công nhận rằng, trong ngày 27 - 12 - 1972, có hai chiếc F4 bị Mig-21 của ta bắn rơi tại chỗ, cả 4 phi công nhảy dù đều bị bắt sống.
Chiếc thứ nhất do hai phi công Mỹ điều khiển là Đại úy John Wesley Anderson và Trung úy nhất Brian H.Ward thuộc phi hành đoàn 4 - Không đoàn TFW 432.
Chiếc F4 làm nhiệm vụ hộ tống các máy bay cường kích(ném bom - PV) sau khi đánh phá xong. Khi biên đội rời khỏi khu vực đã thả bom thì số 4 của biên đội chỉ kịp nhìn thấy chiếc số 3 bị bắn cháy, tổ bay nhảy dù.
Chiếc F4 thứ hai do Thiếu tá Carl H.Jeffcoat và Trung úy nhất Jack R.Trimble thuộc phi đoàn 13 - Không đoàn 432 TFW điều khiển, khi bay làm nhiệm vụ MIGCAP cho các máy bay tìm kiếm tổ bay F111 (đã bị các máy bay Mig tấn công và bắn rơi tối hôm trước).
Chiếc F4 của Thiếu tá C.Jeffcoat đã bị trúng tên lửa của Mig-21 và rơi xuống cách Hà Nội 35 dặm về phía Tây Bắc. Cả hai phi công nhảy dù nhưng nhanh chóng bị bắt sống.
Sự thừa nhận của Không quân Mỹ rất trùng hợp với sử liệu của Việt Nam, tóm lược như sau: Ngày 27-12-1972, thời tiết tốt, Không quân Hải quân Mỹ tổ chức các đội tấn công lớn trên cả hướng Hà Nội và Hải Phòng bằng các loại bom thông thường và bom laser để đánh phá các trận địa tên lửa và các đài radar phát sóng chỉ huy.
Biên đội Mig - 21 của Trung đoàn Không quân 927 gồm Đỗ Văn Lanh - Dương Bá Kháng trực ban chiến đấu. Đến 13 giờ 34 phút thì cất cánh. Kháng bắn, chiếc F4 rơi tại chỗ, rồi nhanh chóng thoát ly, nhập đội với Lanh về sân bay Nội Bài hạ cánh an toàn lúc 13 giờ 54 phút.
Lúc đó, tại “thung lũng con ma” (các phi công ta đặt tên cho khu vực Hòa Bình là “mồ chôn F4” hoặc “thung lũng con ma”) vẫn có nhiều tốp máy bay Mỹ hoạt động.
Nhận định đây có thể là những tốp máy bay vào tìm cứu các phi công, cho nên, Trung đoàn Không quân 921 đã lệnh cho phi công Trần Việt bí mật phục kích tại sân bay đất Miếu Môn. 15 phút sau khi Lanh - Kháng hạ cánh, Trần Việt được lệnh cất cánh.
14 giờ 11 phút kíp trực ban dẫn đường gồm Lê Thành Chơn - Lê Kiếu dẫn chiếc Mig - 21 của Trần Việt bay hướng 90 độ, đi dưới mây, sau đó vòng phải rồi chuyển hướng bay 150 độ xuyên lên cao 5.000m. 14 giờ 14 phút, địch vòng ở phía Đông Hòa Bình 15 km, Trần Việt đến Kim Bảng, Sở chỉ huy cho vòng phải vào tiếp địch và lên độ cao 7.000m.
14 giờ 16 phút 20 giây, Trần Việt phát hiện 2 chiếc F4 ở phía dưới, bên phải, 45 độ, 8 km, sau đó thấy chúng đan chéo nhau và tăng tốc. Lúc này, nhận thấy Trần Việt đang rơi vào thế bất lợi nên Sở chỉ huy cho phép Trần Việt thoát ly, hạ cánh; trong giây lát, Trần Việt xin phép “vẫn có thể đánh. Xin phép được công kích”.
Sở chỉ huy đồng ý, Trần Việt quyết định để tăng lực, tốc độ 1000km/h, rồi vòng gấp bên phải bám chiếc F4 thứ 2, do làm động tác vòng gấp quá mạnh, tốc độ chiếc Mig-21 giảm xuống còn 800km/h.
Đúng lúc đó, Trần Việt nhanh mắt phát hiện chiếc F4 số 2 bổ xuống, anh tăng tốc bám theo và ổn định kính ngắm, đến cự ly 1500m, tốc độ 1100km/h, Trần Việt ấn nút phóng quả tên lửa bên trái, quả tên lửa lao thẳng vào mục tiêu.
Trần Việt kịp nhìn rõ chiếc F4 khựng lại, gãy làm đôi, bốc cháy, rơi xuống “thung lũng con ma”. Trần Việt nhanh chóng thoát ly ra phía đông, qua sông Hồng, vòng lên hướng Bắc hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài lúc 14h32”.
Chiếc Mig-21 của Trần Việt vẫn còn “để dành” được 1 quả tên lửa (mỗi chiếc Mig-21 chỉ mang được 2 quả tên lửa còn 1 chiếc F4 có thể mang tới 6 quả). Đây là chiếc F4 thứ 3 bị Trần Việt bắn rơi và cũng là chiếc máy bay cuối cùng của Mỹ bị không quân Việt Nam bắn hạ vào ban ngày trên vùng trời miền Bắc.
Từ những thông tin trên, có thể nhận định rằng, người bắn hạ chiếc F4 do Jeffcoat và Trimble điều khiển là một trong hai phi công Dương Bá Kháng và Trần Việt.
Tuy nhiên, để trả lời chính xác ai là người trực tiếp bắn rơi chiếc F4 đó, phải dựa trên ba cơ sở: Sơ đồ trận đánh - thời gian diễn ra trận không chiến và ký ức của phi công hai phía. Xem lại sơ đồ trận đánh, cộng với thời gian chiếc F4 bị bắn rơi mà đại tá phi công Dan Cherry đề cập trong thư, cùng một số thông tin khác, cho thấy nhiều khả năng, người bắn rơi chiếc F4 kia là Thiếu tướng phi công Trần Việt (ở thời điểm đó, cũng như Trimble, phi công Trần Việt đeo quân hàm trung úy - PV).
Tuy nhiên, trước cuộc gặp với Trimble, thiếu tướng Trần Việt cùng chúng tôi thống nhất với nhau rằng, hãy để Trimble kể tỉ mỉ trước về thời gian, diễn biến của trận đánh rồi mới đi đến kết luận cuối cùng.
Cuộc gặp

J.R Trimble, ở giữa, hàng thứ 2, ảnh lưu giữ tại Hỏa Lò.
Tham dự cuộc gặp mặt giữa hai nhân chứng lịch sử, có nhóm phóng viên chuyên mục”camera giấu kín” của truyền hình CAND (ANTV) và phóng viên báo Tiền Phong.
Nhằm đảm bảo tính chính xác tuyệt đối và cũng để tạo bất ngờ, mọi người thống nhất không cho Trimble biết về sự có mặt của Trần Việt. Tại địa điểm gặp gỡ, có hai bàn được kê gần nhau, ở giữa có kệ để hoa, đủ để hai bên nghe được các lời đối thoại.
Thiếu tướng Trần Việt và tôi được đạo diễn sắp xếp ngồi trò chuyện ở một bàn. Khi Trimble đến, sẽ ngồi bàn bên cạnh và trả lời phỏng vấn của các đồng nghiệp, lúc này, thiếu tướng Trần Việt sẽ kiểm chứng lời kể của Trimble.
Một lát sau, hai vợ chồng Trimble cùng tới ngồi vào bàn bên. Các phóng viên của ANTV vào việc ngay, đề nghị Trimble kể lại chi tiết về thời gian, diễn biến trước và sau khi bị bắn hạ. Ở bàn bên này, sau hơn nửa giờ đồng hồ ngồi nghe hồi tưởng của Trimble, Thiếu tướng Trần Việt ghé vào tai tôi: “Chính xác rồi Mạnh Việt à, đúng là anh ta đã bị mình bắn rơi!”.
Đúng lúc đó, ở bên, các phóng viên hỏi: “Ông cảm thấy thế nào nếu ngay bây giờ được gặp mặt phi công Việt Nam đã bắn rơi máy bay của ông”. Trimble thốt lên: “Không còn gì tuyệt vời hơn!”.
Người đó đang ở bên cạnh ông đây!
Hai phi công già tiến tới bắt tay nhau. Trimble lặng đi vì xúc động: “Hôm nay là ngày đặc biệt trong đời tôi, tôi sẽ ghi nhớ mãi mãi không bao giờ quên”.
Người phi công Việt Nam giọng nhẹ nhàng: Chỉ còn đúng hai ngày nữa là tròn 40 năm kể từ lần gặp đầu tiên giữa hai chúng ta trên bầu trời. Lúc đó cả hai đều không biết mặt nhau, tôi chỉ kịp nhìn thấy chiếc F4 khựng lại, gãy gập rồi bốc cháy rơi xuống.
Khi chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng, đã đôi lần tôi tự hỏi không biết số phận của những phi công trong chiếc F4 ấy như thế nào, cuộc sống, gia đình ra sao?
“Sau hiệp định Paris, tháng 3 năm 1973, tôi được trở về đất nước, sống ở Kentucky, sau này được phong hàm Trung tá.Thiếu tá Jeffcoat đã qua đời vì bệnh tật.
Tôi có ba con, trong đó có một đứa con gái theo nghiệp phi công. Lần đầu tiên sau 40 năm trở lại Việt Nam, tôi đưa vợ cùng đi, vợ tôi - Rachel, xúc động lắm. Trước lúc sang bên này, mẹ tôi, 94 tuổi rồi, còn dặn đi dặn lại tôi rằng: Sang bên đó, nếu gặp được người đã bắn rơi máy bay con thì nhớ chuyển lời cảm ơn của mẹ đến anh ta, vì không biết anh ấy bắn thế nào mà máy bay thì rơi còn con vẫn sống để trở về với mẹ…”.
Dứt lời, Trimble lấy ra một tấm ảnh chụp trước lúc bay sang bắn phá miền Bắc và hai mô hình F4, trân trọng tặng Trần Việt. Người phi công già Việt Nam cũng tặng cho Trimble chiếc đĩa đồng in hình Khuê Văn Các và cũng không quên tặng cho bà Rachel chiếc khăn lụa Hà Đông. Rachel tỏ ra vô cùng xúc động, khoác ngay khăn, miệng liên tục: Cảm ơn.
Cuộc gặp gỡ đầy ắp tiếng cười, thi thoảng lại lắng xuống bởi sự xúc động của vợ chồng Trimble- Rachel.
Trong bữa cơm thân mật, mặc dù chưa hợp khẩu vị, nhưng mỗi khi Trần Việt gắp thức ăn (Trần Việt hơn Trimble một tuổi), Trimble đều ăn hết. Trần Việt còn lấy một bát bún đầy, chan xì dầu rồi hướng dẫn Trimble ăn bằng đũa. Dù có đôi chút khó khăn, Trimble vẫn ăn hết bát bún. Mọi người cười vang.
Sau cuộc gặp, mọi người đi thăm Bảo tàng Phòng không- Không quân. Vợ chồng phi công Mỹ không ngờ rằng, mình lại được chụp ảnh cùng “đối phương”, bên chiếc Mig-21 từng bắn rơi chiếc F4 cách nay 40 năm; họ lại bất ngờ và xúc động hơn khi thăm lại “khách sạn Hilton” (Hỏa Lò), khi thấy ảnh của Trimble bị bắt 40 năm trước vẫn lưu lại đây.
Noel 2012
Mạnh Việt
Quá tuyệt, tiếc là mình ko xem đc chương trình này.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Người phi công làm hoang mang không lực Hoa Kỳ

Trong căn nhà đậm chất nghệ sĩ ở một con ngõ nhỏ phía ngoài đê sông Hồng, ông Nguyễn Hồng Mỹ - người phi công bắn rơi chiếc máy bay Mỹ đầu tiên trong trận Điện Biên Phủ trên không - hồi ức về một thời quá khứ hào hùng.

Dội gáo nước lạnh đầu tiên
Không còn trong quân ngũ, nhưng người phi công tiêm kích của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nào vẫn cứ thổn thức với bầu trời. “Anh hiểu trời hơn mọi người. Trời gắn với anh ngay từ những buổi đầu như thuở nào chúng ta đến với nhau bằng tất cả nỗi buồn vui thương nhớ. Em ơi em, máu bọn anh đã đổ. Để giữ cho vòm cao mãi trong lành”. Ông chia sẻ: "Suy nghĩ của anh em phi công chúng tôi hết sức đơn giản - chiến đấu và giành chiến thắng, tất cả chỉ có vậy thôi…”.
Nhớ lại chuyến xuất kích, dội gáo nước lạnh vào không quân Hoa Kỳ, ông Mỹ kể: "Ngày 19/1/1972, tôi nhận lệnh cất cánh chiến đấu. Tôi bay ở vị trí số một cùng thượng úy Lê Minh Dương. Sở chỉ huy báo có tốp máy bay cường kích của địch bay trên độ cao 4.000 mét. Tốp máy bay địch hôm đó có tới 24 chiếc. Nhưng đúng lúc đó, đèn nhiên liệu của tôi cũng báo sắp hết xăng. Tôi xin sở chỉ huy là cố theo một đoạn nữa xem sao. Tôi tăng tốc và lấy độ cao cùng với máy bay địch, khi đến địa phận Nghệ An thì tôi cảm thấy thời cơ tốt nên phóng liền 2 quả tên lửa. Tôi biết đã trúng mục tiêu nhưng cự ly quá gần nên không tài nào tránh được. Máy bay tôi chui luôn vào đám cháy đó và động cơ bị tắt. Sở chỉ huy ra lệnh nhảy dù, tôi cố lượn vòng lại và hạ thấp độ cao. Sau đó, tôi khởi động lại thì động cơ lại nổ và hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa cũng là lúc hết sạch nhiên liệu".
Trong cuộc rượt đuổi gay go trên bầu trời suốt từ Hòa Bình vào đến Nghệ An, Nguyễn Hồng Mỹ đã bắn cháy chiếc F101 của không quân Hoa Kỳ trên bầu trời Nghệ An. Đó là chiếc máy bay Mỹ đầu tiên mà không quân ta bắn rơi trong năm 1972, dội một gáo nước lạnh vào thái độ vênh vang của không quân Hoa Kỳ. Ngay trong ngày hôm đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tới thăm Trung đoàn Tiêm kích 921, khen ngợi, rút kinh nghiệm và động viên. Phi công Nguyễn Hồng Mỹ được gắn Huy hiệu Bác Hồ. Chiến tranh ngày càng leo thang. Ông Mỹ nhớ lại: “Hồi đầu năm 1972, chưa đánh lớn. Lúc ấy chủ yếu là các lực lượng máy bay trinh sát”.
Nguyễn Hồng Mỹ sinh năm 1946, quê ở Nghệ An. Năm 1965, khi đang học Đại học Kinh tế năm thứ nhất thì không quân về tuyển phi công ở các trường đại học, ông Mỹ đăng ký dự tuyển. “Hồi ấy tôi không nghĩ là tôi trúng đâu bởi lúc bấy giờ tôi nhỏ con lắm, chỉ hơn 50 cân thôi. Có những người to, khỏe nhưng cứ bị loại dần. Và tôi thì trúng tuyển”. Trong số 120 thanh niên ưu tú toàn miền Bắc được gửi đi học lái máy bay ở Liên Xô, tốt nghiệp Mig 21 có 19 người, Mig 17 được hơn 30 người.
Cuộc hội ngộ giữa ông Mỹ và người phi công lái chiếc F4 bị ông bắn rơi.
Ông Mỹ kể lại, trong các chuyến được mời sang thăm Mỹ sau này, các sĩ quan không quân Mỹ gọi ông là anh hùng. Ông bảo: "Tôi chưa bao giờ được phong anh hùng". Họ trả lời, họ tôn trọng ông bởi vì ông là người đã bắn rơi chiếc máy bay đầu tiên cùng với chiếc F4 của không quân Hoa Kỳ trong năm 1972, mở màn trận Điện Biên Phủ trên không. Và chính ông đã dội một gáo nước lạnh vào những thứ vũ khí vốn coi là tối tân bất khả xâm phạm, biểu tượng sức mạnh của nước Mỹ. Trong mắt họ, ông là một anh hùng.
Chiến tranh một lần nữa leo thang. Ngày 15/4/1972, không quân Mỹ bắt đầu đánh ra miền Bắc. Ngày 16/4/1972, ông Mỹ được lệnh xuất kích cùng đồng chí Lê Khương tại sân bay Nội Bài. Sở chỉ huy thông báo có tốp máy bay địch cách vị trí hai ông đang bay khoảng 15 km. Hôm đó, tốp máy bay địch quá đông, lúc đầu là 16 chiếc, sau tăng thêm 8 chiếc, tổng cộng có 24 chiếc chia làm nhiều vòng nối nhau. Ông Mỹ kể: "Tôi bị một tốp ba chiếc F4 bám sát đằng sau. Chúng phóng 5 quả tên lửa nhưng tôi tránh được. Sau này, phi công Mỹ vẫn thắc mắc, không hiểu bằng cách nào tôi có thể tránh được đến năm quả tên lửa của họ. Lý do cũng đơn giản thôi. Tên lửa thì được lập trình theo quỹ đạo, chúng không thể bám theo lí trí, không thể bám theo những vòng bay sáng tạo của con người được. Nhưng, đến quả thứ 6 thì tôi thấy có một lực đẩy đi rất mạnh. Biết là dính đòn rồi. Cần lái lúc này không điều khiển được nữa. Máy bay tôi bốc cháy ở địa phận Hòa Bình". Ông Mỹ bị chấn thương ba đốt sống và gãy cả hai tay.
Về điều trị nhưng vẫn cứ đau đáu một điều là làm thế nào để được bay lại tiếp tục chiến đấu. Ông Mỹ kể: “Hôm đồng chí Tư lệnh quân chủng PK-KQ Phùng Thế Tài vào thăm tôi ở Viện 108, tôi xin đồng chí cho tôi về chiến đấu”. Sau đợt điều trị, một tay thì khỏi, còn một tay thì phải khoan bốn lỗ rồi đặt một cái nẹp sắt lên. Về bay được một thời gian, gãy cả nẹp sắt, tạo thành một khớp giả, nhưng không biết. Đến khi phát hiện, phải đi mổ lại, phải lấy xương chậu để ghép lên. Sau khi ghép lại tay thì cũng không thể bay được nữa. Ông Mỹ xin chuyển ngành trong nỗi nhớ da diết bầu trời.
Những người bạn của lịch sử
Người đã bắn rơi máy bay ông Nguyễn Hồng Mỹ ngày 16/4/1972 đó là một viên phi công Mỹ mang tên Daniel Edwards Cherry. Đã có một cuộc hội ngộ đặc biệt giữa hai con người, hai người lính đã từng đối đầu trong lịch sử và họ trở thành bạn của nhau sau cuộc gặp gỡ lịch sử đó.
Để tìm lại người phi công Việt Nam năm xưa, trong lá thư gửi chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly từ Mỹ, ông Cherry đã viết: “Tôi đã từng tham chiến trong một trận chiến với không quân Việt Nam tại một địa điểm cách Hà Nội khoảng 30 dặm vào một buổi sáng ngày 16/4/1972. Người phi công bay chiếc Mig 21 ngụy trang và sau khi điều khiển rất tài ba chiếc máy bay trong nhiều phút, người phi công đã tung dù. Tôi luôn tự hỏi người đàn ông đó là ai? Anh ta còn sống sót sau lần nhảy dù đó không? Anh có gia đình không và có bao nhiêu con? Sẽ là một niềm hân hạnh lớn lao cho tôi được gặp anh. Chương trình có cách nào để tôi liên lạc với người phi công anh dũng đó không? Tuy chúng tôi đã là kẻ thù trong một khoảng thời gian nhưng tôi có cảm giác là chúng tôi có nhiều điểm giống nhau. Biết đâu giờ đây chúng tôi có thể tìm được những điểm chung cho một tình bạn mạnh mẽ”.
Tại trường quay ngày ấy, năm 2008, lần đầu tiên hai cựu phi công từng là đối thủ bầu trời của nhau đã gặp nhau và bắt tay nhau. Họ nhắc lại quá khứ để khép lại quá khứ. Ông Mỹ nói: "Riêng trận này tôi đã thua ông nhưng chung cuộc, chúng tôi đã thắng các ông. Trong không chiến, cái sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc. Điều đó ông rõ hơn ai hết. Và rất may, bây giờ chúng ta vẫn còn ngồi với nhau".
Sau cuộc gặp gỡ, tướng Dan Cherry đã tới Hà Nội, thăm ngôi nhà nhỏ của cựu phi công MiG-21 Nguyễn Hồng Mỹ ở phố Cầu Đất. Họ đã trở thành bạn bè…
Ông Mỹ kể: "Năm 2009, khi lần đầu tiên tôi sang Mỹ, ông Dan Cherry đã bay sang Tampa, tiểu bang Florida để gặp tôi, đưa tôi đi thăm các nơi của nước Mỹ như một người hướng dẫn du lịch. Ông ấy đưa tôi đến Disney World và tham dự một buổi biểu diễn máy bay ở Florida. Và lần đầu tiên, sau 37 năm, ông Nguyễn Hồng Mỹ lái máy bay bay trên bầu trời, và đó là bầu trời nước Mỹ. Các tờ báo Mỹ khi đó đều đưa tin, bài về một phi công Việt Nam bay khai mạc biểu diễn tại triển lãm hàng không quốc tế.
Tại một buổi lễ với hơn 3.000 người, ông Mỹ được trao quyết định bổ nhiệm đại tá danh dự. Năm 2011, ông lại được mời sang Mỹ nói chuyện và khai giảng lớp học Chỉ huy và Tham mưu của Không quân Mỹ. Lớp học có khoảng 500 sĩ quan đến từ khắp nước Mỹ. Tại đây, ông được tặng thưởng Huân chương danh dự.
Cuộc đời người phi công tiêm kích một thời tung hoành oanh liệt trên bầu trời một thời đã làm kinh hoàng không quân Mỹ. Bây giờ, ông sống một cuộc sống giản dị trong căn nhà ở một con ngõ nhỏ tại Hà Nội. Cuộc sống thường ngày không làm mất đi chất lính trong con người ấy. Nỗi nhớ bầu trời vơi đầy trong những cuộc tụ họp của những người đồng chí, anh em cùng chiến đấu năm xưa, nay người còn, người mất. Cuộc sống hiện tại cứ nối tiếp, có những người bạn mới như Cherry ở tít trời Tây cách xa nửa vòng trái đất vẫn thường xuyên sẻ chia những vui buồn cùng ông. Có những người bạn mới biết và tìm đến với ông để được lắng nghe về một thời quá khứ, về câu chuyện của một con người lịch sử.


Theo Nhân dân
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Sau CTVN, Mẽo ra đời con F16 có nhiều ảnh hưởng của Mig21, Jab39 cũng vậy, nhưng Ngố lại không có con nào nối tiếp truyền thống của Mig21. Con F16 không chiến quá hay, tiếc là VN hiện nay không thể tìm được con thay thế cho Mig21.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Sau CTVN, Mẽo ra đời con F16 có nhiều ảnh hưởng của Mig21, Jab39 cũng vậy, nhưng Ngố lại không có con nào nối tiếp truyền thống của Mig21. Con F16 không chiến quá hay, tiếc là VN hiện nay không thể tìm được con thay thế cho Mig21.
Có lẽ Nga ngố có suy nghĩ khác nên mới đẻ ra con tiêm kích hạng nặng Su 35 đấy cụ ạ.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Rút cục đọc mãi nhà cháu chỉ nhận thấy một điều:
Hàng Nga chỉ ăn được hàng Mỹ ở tại Việt Nam bởi con người Việt Nam, ở nơi khác thì hàng Nga toàn bại thảm hại là chính (Ngay cả tại Nga mãi mới xực nổi con U2). Vậy chính con người Việt Nam mới là yếu tố chính chứ không phải vũ khí Nga ngon :D
Nếu Việt Nam mà có cơ hội xài hàng Mỹ thì chắc oánh cho hàng tàu rụng như lá vàng mùa thu luôn.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Rút cục đọc mãi nhà cháu chỉ nhận thấy một điều:
Hàng Nga chỉ ăn được hàng Mỹ ở tại Việt Nam bởi con người Việt Nam, ở nơi khác thì hàng Nga toàn bại thảm hại là chính (Ngay cả tại Nga mãi mới xực nổi con U2). Vậy chính con người Việt Nam mới là yếu tố chính chứ không phải vũ khí Nga ngon :D
Nếu Việt Nam mà có cơ hội xài hàng Mỹ thì chắc oánh cho hàng tàu rụng như lá vàng mùa thu luôn.
Bây giờ cái này sẽ không bao giờ sảy ra đâu cụ ơi
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Bây giờ cái này sẽ không bao giờ sảy ra đâu cụ ơi
Cuộc sống chả có gì là không thể cụ ơi.
Việt Nam cháu thấy có ưu điểm hơn các nước khác ở một cái, không biết dùng từ thế nào cho đúng nên dùng hơi to thiển tí là "Láu cá", chính vì cái này nên khó có một sự phát triển dài hơn nhưng để đối phó với các tình huống bất ngờ, ngắn hạn thì rất hiệu quả.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,357 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Sau CTVN, Mẽo ra đời con F16 có nhiều ảnh hưởng của Mig21, Jab39 cũng vậy, nhưng Ngố lại không có con nào nối tiếp truyền thống của Mig21. Con F16 không chiến quá hay, tiếc là VN hiện nay không thể tìm được con thay thế cho Mig21.
Mig 29 chính là tiêm kích hạng nhẹ đấy.
Nga lại thích anh chàng đa năng F4.
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Mig 29 chính là tiêm kích hạng nhẹ đấy.
Nga lại thích anh chàng đa năng F4.
Mig 29 còn to nặng hơn cả F4, hạng nặng ép cân chứ nhẹ nhõm gì. VN cần một con full load 10-15 tấn, một động cơ, tầm chiến đấu khoảng 1000-1200km, tốc độ M2,5. Chi phí vânhj hành sẽ rẻ hơn.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
10 máy bay chiến đấu 'khủng' nhất mọi thời đại (phần 1)

Ngay từ khi ra đời, không quân đã nhanh chóng đóng vai trò chủ chủ chốt trong tác chiến hiện đại. Cùng với đó, những loại máy bay “siêu khủng” cũng được sản xuất để đáp ứng nhu cầu chiến đấu.



Dưới đây là những loại máy bay chiến đấu khủng nhất của không quân các nước. (Đánh giá trên dựa vào đóng góp của chúng tại thời điểm được "biên chế").
10. F-22 Raptor

F-22 Raptor là sản phẩm của tập đoàn chế tạo máy bay chiến đấu Lockheed Martin. Là máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm, F-22 Raptor được trang bị công nghệ tàng hình thế hệ thứ tư. Khi được đưa vào sử dụng, F-22 Raptor đã giúp không quân Mỹ giành ưu thế trước đối thủ trực tiếp, không quân Nga.
Ngoài những khả năng thông thường của một máy bay chiến đấu, F-22 Raptor có thể đảm nhận nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát. Được biên chế trong không lực hoa Kỳ vào tháng 12/2005 với tên chính thức F-22A, theo giá thành lô hàng đầu tiên, mỗi chiếc F-22A được mua với số tiền 339 triệu USD (bao gồm cả phí nghiên cứu). Sau đó, giá loại máy bay này giảm xuống còn 120 triệu USD và vẫn đang được quân đội Mỹ đặt mua.
9. Messerschmitt Me 262 Schwalbe (Chim Nhạn)

Messerschmitt Me 262 Schwalbe là máy bay phản lực chiến đấu đầu tiên trên thế giới. Được Đế quốc Đức sản xuất trong thế chiến thứ II, máy bay này đã tạo ra cho quân đội Đức một ưu thế vô cùng lớn trong chiến đấu. Chiếc máy bay đầu tiên được đưa vào biên chế quân đội Đức năm 1944.
Sở dĩ chiếc máy bay được đặt tên là Chim Nhạn bởi khả năng cất cánh, tấn công con mồi, tiêu diệt mục tiêu một cách chóng vánh của loài chim này. Tuy không thể giúp quân Đức lật ngược được thế cờ nhưng Messerschmitt Me 262 Schwalbe đã có những ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của máy bay chiến đấu sau này.
8. MiG-25

Mikoyan-Gurevich MiG-25 là tên đầy đủ của loại chiến đấu cơ biên chế trong Không quân Liên Xô một thời thống trị bầu trời. MiG-25 là loại máy bay chiến đấu đánh chặn, trinh sát và ném bom siêu thanh được Liên Xô nghiên cứu và chế tạo. Mẫu MiG-25 đầu tiên được thử nghiệm năm 1964 sau đó được đưa vào biên chế năm 1970.
Được trang bị radar cực mạnh cùng với 4 tên lửa không đối không, sự xuất hiện của MiG-25 đã làm các quan chức quân sự phương Tây hốt hoảng. Mọi thông tin về chiếc máy bay này hoàn toàn nằm trong bí mật cho tới khi một phi công phản bội lái chiếc MiG-25 sang Nhật Bản. Một vài mẫu máy bay chiến đấu MiG-25 hiện vẫn đang phục vụ trong quân đội Nga và nhiều nước khác trên thế giới.
7. British Aerospace Sea Harrie

Là máy bay phản lực của Không quân Hoàng gia Anh, Sea Harrie có khả năng tiêm kích, trinh sát và tấn công. Được đưa vào biên chế tháng 4/1980, Sea Harrier đóng vai trò hết sức quan trọng trong tác chiến của quân đội Anh.
Sea Harrier là loại chiến đấu cơ một chỗ, nó được trang bị tên lửa không đối không nhằm tăng khả năng tác chiến. Những chiếc Sea Harrie cũng đã kịp tham chiến trong Chiến tranh Falkland với Argentina năm 1982. Chúng cũng có khả năng cất cánh từ tàu sân bay và góp phần không nhỏ vào tổn thất của không quân đối phương.
6. Mitsubishi A6M Zero

Là máy bay tiêm kích đặc chủng trang bị trên tàu sân bay, Mitsubishi A6M Zero được Không quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng từ năm 1940. Vào thời điểm được sử dụng, Mitsubishi A6M Zero là máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay hiện đại nhất trên thế giới với động cơ khỏe và tầm bay xa. Khi mới xuất hiện, nó được tôn vinh là một huyền thoại và góp công lớn vào những chiến thắng của quân Nhật.
Tuy nhiên, sau 2 năm làm chủ bầu trời, Mitsubishi A6M Zero đã bị những loại máy bay và chiến thuật tác chiến mới của quân đồng minh khắc chế. Dù vậy, loại máy bay này vẫn được sử dụng tới khi Đế quốc Nhật hoàn toàn bại trận năm 1945.


Trịnh Duy
Theo Infonet.vn
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
10 máy bay chiến đấu ‘khủng’ nhất mọi thời đại (phần 2)


(Zing) - Những máy bay được đề cập đến ở phần trước đã có rất nhiều đóng góp cho không chiến hiện đại nhưng 5 chiến đấu cơ dưới đây mới thực sự tạo ra cuộc cách mạng của những con chim sắt hủy diệt.

>> 10 máy bay chiến đấu 'khủng' nhất mọi thời đại
5. F-16 Fighting Falcon

F-16 Fighting Falcon là máy bay chiến đấu phản lực hạng nhẹ của Không quân Mỹ. Nó đã trở thành loại máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ thành công nhất thế giới với hơn 4.000 chiếc được chế tạo và xuất khẩu kể từ khi được đưa vào biên chế không quân Mỹ năm 1976. Hiện nó đang đóng vai trò quan trọng, chủ lực trong không quân của 24 quốc gia trên toàn thế giới.
Hiện tại, Không quân Mỹ đã không còn sử dụng F-16 Fighting Falcon nhưng loại máy bay này vẫn được chế tạo để phục vụ xuất khẩu nhờ khả năng tăng tốc cực tốt, tốc độ bay nhanh, hoạt động linh hoạt và hỏa lực tấn công mạnh. F-16 Fighting Falcon được trang bị tên lửa không đối không, không đối đất, bom… giúp nó thực sự hủy diệt trong chiến đấu. Đây cũng là loại máy bay tham gia khá nhiều hoạt động chiến đấu bởi độ phổ dụng của nó.
4. MiG-15

MiG-15 là máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ nhất của không quân Liên Xô xuất hiện vào ngày 30/12/1947 và được đưa vào sử dụng trong năm 1950. Được thiết kế với kiểu dáng cánh xuôi, MiG-15 đã làm chủ bầu trời Triều Tiên trong chiến tranh Liên Triều với sự tham gia của không quân Mỹ. Trong những năm đầu cuộc chiến, MiG-15 thực sự là cơn ác mộng đối với phi công đối phương bởi khả năng vượt trội của nó.
Người ta tin rằng, MiG-15 là loại máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất với khoảng 12.000 chiếc và nếu tính cả những chiếc được sản xuất bên ngoài lãnh thổ Liên Xô thì loại máy bay này có tới 18.000 chiếc. MiG-15 đã tạo ra cuộc cách mạng đối với việc sản xuất máy bay chiến đấu trên toàn thế giới bởi thiết kế cách xuôi ưu việt của nó.
3. Messerschmitt Bf 109

Là máy bay tiêm kích chiến đấu của Đức trong Thế Chiến II, Messerschmitt Bf 109 mang những đặc điểm của một loại chiến đấu cơ thực thụ. Messerschmitt Bf 109 luôn chiếm ưu thế trên không, hộ tống ném bom, tiêm kích đánh chặn, tấn công mặt đất và làm nhiệm vụ trinh sát, nó đã ghi được số chiến công nhiều hơn bất cứ loại máy bay nào tham gia Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
Nhờ khả năng ưu việt, một số lượng lớn máy bay tiêm kích Messerschmitt Bf 109 đã được sản xuất trong suốt chiến tranh. Người ta ước tính có tới 30.573 chiếc Messerschmitt Bf 109 được sản xuất. Chúng chiếm 47% tổng số máy bay do Đức sản xuất và chiếm phần đông trong biên chế quân đội Phát xít.
2. F-4 Phantom của Mỹ và MiG-21 của Nga
Cùng được xếp vị trí thứ hai trong danh sách những máy bay chiến đấu khủng nhất mọi thời đại là F-4 Phantom của Mỹ và MiG-21 của Nga bởi sự ngang tài ngang sức của hai loại chiến đấu cơ này.

F-4 Phantom của Mỹ là loại máy bay tiêm kích ném bom tầm xa, có khả năng bay với tốc độ siêu âm và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Nó được trang bị trong không quân Mỹ từ năm 1960 tới 1996, tham gia hàng loạt cuộc chiến lớn trong đó có chiến tranh Việt Nam.
Dù có kích thước khá lớn cùng với trọng lượng tối đa khi cất cánh lên tới 27.000kg nhưng F-4 Phantom vẫn có khả năng đạt tới vận tốc siêu âm cùng khả năng bay lên cao tối đa là 210m/s. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn kể từ khi xuất hiện, F-4 Phantom đã liên tiếp phá 16 kỉ lục thế giới bao gồm kỉ lục bay đạt 2.585.086km/h và đạt độ cao kỉ lục lên tới 30.040m.
Với 9 giá treo vũ khí ở trên thân và cánh, F-4 Phantom có thể mang được 8.480 kg vũ khí bao gồm tên lửa không đối không, không đối đất, các loại bom có điều khiển và không điều khiển, và cả bom hạt nhân.

MiG-21 của Nga là máy bay tiêm kích phản lực được biên chế trong không quân Liên Xô. Chuyến bay đầu tiên của MiG-21 được tiến hành ngày 14/06/1956 sau đó được chính thức giới thiệu năm 1959. MiG-21 được xuất khẩu sang 50 quốc gia ở trên bốn lục địa. Hiện MiG-21 vẫn được sử dụng trong không quân nhiều nước, sau 50 năm kể từ khi nó xuất hiện.
Sự ra đời của MiG-21 đã đưa không quân Liên Xô vượt xa đối thủ trong một thời gian khá dài. Nó cũng là loại máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không và là loại máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất. Dù được sản xuất từ khá lâu nhưng tốc độ tối đa của MiG-21 vẫn là sự phấn đấu của các loại chiến đấu cơ sau này.
MiG-21 là loại máy bay chiến đấu duy nhất có thể tấn công trực tiếp để hạ gục pháo đài bay B-52 của Mỹ cho tới năm 2010. Ba chiếc MiG-21 bắn hạ pháo đài bay B-52 của Mỹ đều do các phi công Việt Nam điều khiển trong hai năm 1971 và 1972.
1. F-15 Eagle

F-15 Eagle là một kiểu máy bay tiêm kích chiến thuật kết hợp với cường kích hai động cơ phản lực của không quân Mỹ. Nó được thiết kế hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, chiếm lĩnh và duy trì ưu thế tấn công trên không. Nó được đưa vào bay thử lần đầu tiên ngày 27/7/1972. Chính thức được đưa vào hoạt động năm 1989, F-15 Eagle được dự kiến sẽ góp mặt trong không quân Hoa Kỳ tới năm 2025.
F-15 Eagle được trang bị 4 loại vũ khí không đối không khác nhau như tên lửa AIM-7F/M Sparrow hay AIM-120 AMRAAM các tên lửa không đối không tầm trung hiện đại ở góc thấp dưới thân, tên lửa AIM-9L/M Sidewinder hay tên lửa AIM-120 tầm xa được trang bị trên hai đầu cánh cùng với một pháo 20mm ở bên cạnh cửa hút gió cánh phải. Ngoài ra, F-15 Eagle có thể tiêu diệt được vệ tinh nếu như nó được trang bị tên lửa thích hợp. Tính tới thời điểm hiện tại, đây là loại máy bay duy nhất có khả năng này.
Tuy nhiên, F-15 Eagle được hoàn thiện dựa trên thiết kể của máy bay Liên Xô MiG-25. Sự tiến bộ vượt trội của MiG-25 đã được phía Mỹ sử dụng khi một viên phi công Liên Xô phản bội đưa chiếc MiG-25 lọt vào tay Mỹ. Nó như một món quà trời ban cho người Mỹ để đưa F-15 Eagle đứng đầu danh sách những chiến đấu cơ “khủng” nhất mọi thời đại.
Trịnh Duy
Theo Infonet.vn
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,218
Động cơ
369,006 Mã lực
Mig 29 còn to nặng hơn cả F4, hạng nặng ép cân chứ nhẹ nhõm gì. VN cần một con full load 10-15 tấn, một động cơ, tầm chiến đấu khoảng 1000-1200km, tốc độ M2,5. Chi phí vânhj hành sẽ rẻ hơn.
Chuẩn cụ, đấy có lẽ chính là con Yak 130 độ thành tiêm kích hạng nhẹ, ngày trước các cụ nhà mềnh cũng quan tâm đến con Mirage 2000 của Phớp mà không được!:-w
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Ít tiền thì cần 1 loại đa nhiệm. Mua máy bay hạng lông khi cần mang vác nặng đối hạm thì tính sao. Chơi 1 dòng bảo trì, bảo dưỡng cũng dễ hơn
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Em thấy cứ su hào mà mua, như su 35 mặc dù là hạng nặng nhưng cũng có thể làm tiêm kích đánh chặn, nếu biển đông có chiến sự mang nó ra tham chiến cũng được, hơn nữa nhà mình bây giờ có nhà máy bảo dưỡng dòng su rồi nên bảo dưỡng sẽ thuận lợi hơn.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Phi công Việt Nam khai thác điểm yếu của B-52 như thế nào?

Theo ĐVO |
Sớm dự đoán B-52 sẽ vào đánh Hà Nội, Không quân Việt Nam đã sẵn sàng "đọ sức" với siêu pháo đài bay từ nhiều năm trước.


Nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, Đất Việt đã có buổi trao đổi với Đại tá phi công Nguyễn Văn Nghĩa, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - nguyên Bí thư **** ủy sư đoàn Không quân 370, nguyên Giám đốc Học viện Hàng không Việt Nam, về công tác chuẩn bị đánh B-52 của bộ đội Không Quân trong chiến dịch này.
Bắn hạ B-52 không hề bất ngờ
Ngay từ những năm 1960 Bác Hồ đã quan tâm đến việc nghiên cứu, chuẩn bị cách đánh B-52. Năm 1967, Người khẳng định “sớm muộn đế quốc Mỹ sẽ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội, rồi có thua mới chịu thua. Ở Việt nam Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”.
Vì vậy, công tác nghiên cứu, chuẩn bị đánh B-52 đã được bộ đội Phòng không – Không quân nghiên cứu, chuẩn bị kỹ từ nhiều năm trước, Không quân đã sẵn sàng “đọ sức” với B-52.
Kết từ khi ra đời, B-52 được Mỹ quảng bá rầm rộ là "siêu pháo đài bay". Điều này hoàn toàn có cơ sở, bởi B-52 được bảo vệ bằng hệ thống gây nhiễu dày đặc. Mỗi máy bay B-52, trang bị hàng chục máy gây nhiễu tích cực lẫn tiêu cực.
Cùng với đó là áo giáp nhiễu bên ngoài do các máy bay máy bay trinh sát/đấu tranh điện tử RB- 66, EC-121 bao bọc. Do đó, việc phát hiện B-52 hết sức khó khăn. Và ngay cả khi tiếp cận, phi công Việt Nam chưa chắc đã hạ gục được chúng bằng tên lửa (dẫn đường bằng radar) trong điều kiện nhiễu mạnh. Không chỉ vậy, đội hình bảo vệ B-52 hết sức hùng hậu với hàng tá tiêm kích các loại mỗi tốp.
Dù vậy, nhiệm vụ bắn hạ B-52 vẫn là một yêu cầu cấp thiết, một tiếng gọi thiêng liêng. Cùng với lực lượng phòng không, lực lượng không quân của ta đã bắt tay tìm phương án đánh B-52 từ rất sớm, nghiên cứu kỹ điểm mạnh và điểm yếu của B-52. Đồng thời, phi công Việt Nam với quyết tâm cao khai thác triệt để tính năng kỹ chiến thuật của MiG-21 để nắm chắc thời cơ tiêu diệt B-52 khi có cơ hội.
Với kết quả nghiên cứu kỹ như vậy và việc bay tập luyện ứng dụng chiến đấu nhuần nhuyễn, lực lượng phi công MiG-21 rất tự tin việc đánh thắng B-52. Sự kiện phi công Vũ Đình Rạng bắn bị thương B-52 vào ngày 20/11/1971 đã đúc kết được nhiều vấn đề về tiếp cận và đánh B-52, cho thấy, B-52 hoàn toàn không hề “bất khả xâm phạm “ như những gì mà Mỹ tuyên bố với thế giới.
"Việc chuẩn bị kỹ lưỡng này đồng nghĩa với chiến thắng oanh liệt của quân và dân Thủ đô nói chung và bộ đội phòng không không quân nói riêng là tất nhiên, không phải bất ngờ, càng không phải vô tình", Đại tá Phi công Nguyễn văn Nghĩa nhớ lại.

Công tác nghiên cứu, chuẩn bị, huấn luyện tác chiến với B-52 đã được Không quân Việt Nam tiến hành từ nhiều năm trước khi diễn ra chiến dịch Linebacker-II.​

Về phía Mỹ, cựu Tổng thống Richard Nixon với ảo tưởng, bằng lực lượng không quân khổng lồ để tiêu diệt không quân tiêm kich MiG-21 Việt Nam, hòng đưa Hà Nội “trở về thời kỳ đồ đá" Đây có thể coi là “chiêu bài” cuối cùng của Nixon trong chiến tranh Việt Nam.
Do tính chất quan trọng của chiến dịch Linebacker-II, Không quân Mỹ cũng chuẩn bị kỹ lưỡng mọi phương án. Trong chiến dịch Linebacker-II, Mỹ huy động hơn 1.000 máy bay các loại, trong đó có 193 pháo đài bay B-52 chiếm gần 50% số B-52 của Mỹ trong biên chế.
Trong đó, khoảng 1.077 máy bay chiến thuật bảo vệ và hỗ trợ cùng với 6 hạm đội tàu sân bay trực chiến. Với lực lượng khổng lồ như vậy, phía Mỹ tưởng chừng sẽ áp đảo đối phương, buộc Việt nam phải khuất phục.
Tuy nhiên, điều mà Mỹ không ngờ tới là những điểm yếu của B-52 bị phía Việt nam khai thác triệt để.

Không quân Việt Nam đã sẳn sàng để hạ gục B-52 trên bầu trời Hà Nội trong chiến dịch Linebacker-II. Ảnh minh họa​

Trước chiến dịch, quyết tâm của Quân chủng Phòng không-Không quân là phải bắn hạ được từ 7-10% trong tổng số B-52 sử dụng trong chiến dịch, bắt sống giặc lái, đồng thời giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về khí tài sản và con người, để chứng minh với thế giới rằng Việt Nam đã đánh thắng B-52.
Ngoài ra, thắng lợi trong cuộc chiến này có ý nghĩa quyết định đối với cục diện trên chiến trường Miền Nam. "Do đó, bộ đội Phòng không - Không quân nói chung và Không quân nói riêng chuẩn bị rất kỹ về kỹ năng tác chiến, ý chí rất sục sôi, rất tự tin và tràn đầy quyết tâm đánh thắng Không quân Mỹ", đại tá Nguyễn Văn Nghĩa hồi tưởng.
Nhiệm vụ của Không quân trong 12 ngày đêm là phối hợp chặt chẽ với hỏa lực phòng không mặt đất bẽ gãy cuộc tập kích đường không quy mô lớn nhất, chưa từng có của Mỹ kể từ sau chiến tranh Thế giới thứ 2.

Pháo đài bay B-52 không phải là bất khả xâm phạm như Mỹ vẫn công bố, trái lại rất dễ bị tổn thương.​

Phát huy tối đa điểm mạnh MiG-21, khai thác triệt để điểm yếu B-52
Công tác huấn luyện chiến đấu với B-52 và đội hình tiêm kích bảo vệ đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ trước. Đương nhiên là các tiêm kích của ta không thể hiên ngang bay ở độ cao 10km để tiếp cận B-52 được vì như vậy chúng sẽ phát hiện sớm.
Tiêm kích đánh chặn MiG-21 của ta thường bay ở độ cao thấp hơn, rồi bất ngờ lấy độ cao, giữ tốc độ lớn tấn công B-52. Đây là điểm mạnh kỹ thuật của MiG-21 được không quân ta khai thác triệt để.
Tuy nhiên, việc bất ngờ lấy tốc độ lên cao cũng đòi hỏi phải vận dụng rất khéo léo, nếu vận dụng không khéo chúng ta sẽ bị vướng ngay vào đội hình tiêm kích bảo vệ và như vậy chúng ta mất đi cơ hội đánh B-52.
Để chọn thời điểm lấy tốc độ lên cao tấn công B-52 cần có sự hỗ trợ từ đài chỉ huy mặt đất về tốc độ bay của đội hình đối phương, cự ly đội hình cũng như kinh nghiệm của phi công.
Ngoài ra, hiệp đồng tác chiến cũng phải rất linh hoạt và chặt chẽ, từ nhiệm vụ nghi binh thu hút sự chú ý của các tiêm kích bảo vệ, đến lực lượng làm nhiệm vụ tấn công B-52. Để phát hiện và tấn công B-52 có thể bằng radar trên MiG-21, tuy nhiên do Mỹ sử dụng các biện pháp gây nhiễu mạnh nên radar của MiG-21 gặp nhiều khó khăn trong việc bắt mục tiêu.
Vì vậy việc phát hiện B-52 bằng mắt thường cũng là một giải pháp cho phi công MiG-21. Ban ngày việc phát hiện mục tiêu bằng mắt thường thuận lợi hơn nhưng trong điều kiện đêm tối thì gặp nhiều khó khăn hơn.
Tuy nhiên, có một điểm yếu của B-52 bay trong đội hình biên đội buộc phải sử dụng đèn hàng hành làm tín hiệu. Dù khi báo động có MiG-21, B-52 thường tắt đèn tín hiệu, nhưng do bay đội hình nên không thể tắt được lâu.
Các phi công của ta thường dựa vào đèn tín hiệu để phát hiện và nhắm mục tiêu trong điều kiện đêm tối. Hai chiếc B-52 bị bắn hạ vào đêm 27, 28/12/1972 của phi công Phạm Tuân và Vũ Xuân Thiều đều căn cứ vào đèn tín hiệu để tấn công B-52 bằng máy ngắm cơ học.
Do yếu tố có tính chất quyết định của chiến dịch, được ví như là một trận “chung kết” chỉ có thắng hoặc thua chứ không hề có chuyện cầm hòa.
Đại tá Nghĩa nhớ lại: Khi diễn ra chiến dịch Linebacker-II, Bộ chính trị đã nhận định và đánh giá về khả năng bắn hạ pháo đài bay B-52 của quân và dân ta. Câu hỏi được đặt ra là “Chúng ta bắn rơi bao nhiêu B-52 thì Mỹ buộc phải chấm dứt chiến dịch?" Con số được dự tính toán là khoảng 5% tức khoảng 8-9 chiếc trong tổng số B-52 được điều động. Nhưng thực tế, chúng ta đã bắn rơi tới 34 B-52, chiếm đến 17% tổng số B-52 tham chiến. Điều đó khiến Mỹ buộc phải chấm dứt chiến dịch.
Trong chiến dịch 12 ngày đêm, bộ đội Không quân đã bắn hạ được 7 máy bay trong đó có 2 chiếc B-52 góp phần cùng toàn quân, toàn dân lập nên kỳ tích chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không lừng lẫy địa cầu, buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris rút quân về nước. Đại tá phi công Nguyễn văn Nghĩa sinh ngày 3/5/1946 tại Quảng Ngãi.
Ngày 1/7/1965, ông trúng tuyển phi công tiêm kích. Từ tháng 9/1956-4/1968, ông học lái MiG-21 tại Liên Xô.
Sau khi tốt nghiệp, ông về nước nhận nhiệm vụ tại đại đội 2 Trung đoàn tiêm kích 921 đoàn Sao Đỏ.
Từ năm 1973-1975 ông là phi đội trưởng các phi đội 3, 9, 11 Trung đoàn tiêm kích 927, đoàn Lam Sơn.
Ông là phi công Việt Nam đầu tiên lái máy bay MiG-21 số hiệu 5033 hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng vào năm 1975.
Ông cũng là phi công Bắc Việt Nam đầu tiên cất cánh trên tiêm kích F-5 của Mỹ thu được sau chiến tranh, sau đó ông đã huấn luyện cho một số phi công khác sử dụng máy bay F-5 tham gia trong chiến dịch biên giới Tây Nam.
Từ năm 198,2 ông chuyển lên làm cán bộ Sư đoàn Không quân 370 với cương vị bí thư **** ủy. Từ năm 1992 ông giữ chức Hiệu trưởng Trường Hàng Không Việt Nam, ông là người có công lớn trong việc xây dựng Học viện hàng không Việt Nam và cũng là giám đốc đầu tiên của học viện.
Từ tháng 4/2007, ông nghỉ hưu. Tháng 8/2007, ông được bầu giữ chức Chủ tịch Câu lạc bộ Hàng không Việt Nam cho đến nay.
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
9,219
Động cơ
424,956 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Không hiểu sao em vẫn yêu F22 thế, Dù F22 chủ yếu chỉ để làm cảnh hoặc hù dọa cho đến thời điểm hiện tại
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Cụ nào thích đọc truyện phi công thì đọc cái này, em cóp được 1 ít bên câu lạc bộ mô hình ạ.

1.TRẬN ĐẦU ĐỌ CÁNH.

Sáng sớm ngày 3 tháng 4-1965.Bình minh trên biển thật hùng vĩ,.Mặt trời ở cái xứ sở nhiệt đới này sao mà dữ dội.Nó như 1 quả cầu lửa khổng lồ ,đỏ rực từ mặt nước chui lên.Bầu trời chói chang mầu máu,và biển gầm rú không ngơi.Những con sóng vỗ lừng lững lao đến chiếc tầu sân bay Cô-rơn-xi của Mỹ hung dữ như bầy quái vật.Chính cái ngày chiến dịch ném bom "Sấm rền 32" của Mỹ đã bắt đầu vào ngày nóng bỏng này.


Ngay từ sáng sớm, tin tức từ các nguồn tình báo và các trạm rada đã liên tiếp truyền về . Sở chỉ huy không quân ta theo dõi rất sát mọi hoạt động của đối phương.
8 giờ 36 phút , máy bay địch tập kích đánh phá Dò Lèn.Phương án tác chiến lập tức được triển khai.Không khí trong sở chỉ huy sôi nổi hẳn lên.Các sĩ quan tác chiến dẫn đường gấp rút tính toán phần tử.Chiến sĩ đánh dấu đường bay hối hả ghi lên tấm bản đồ lồng mica những nét chì xanh ,đỏ , đen cài quấn quýt lấy nhau.
Lệnh báo động! Tất cả đã sẵn sàng ở vị trí chiến đấu.Mấy giây sau, tiếng động cơ phản lực đã rung lên như sấm rền .Những đồng chí thợ máy bàn giao máy bay cho phi công xong, nhìn nhau bằng những ánh mắt đầy khích lệ.Đã từng bao ngày giúp phi công mở máy trong lúc báo động , hôm nay họ đều như có một linh cảm khác thường .Từ nụ cười và bàn tay mang găng màu của Phạm Ngọc Lan, Trần Hanh,Trần Minh Phương..giơ lên trong khoang lái đối với họ đều hứa hẹn quyết tâm , tin tưởng.
9 giờ 47 phút.Ba phát pháo hiệu xanh bay vút lên trên nóc đài chỉ huy.Biên đội thứ nhất làm nhiệm vụ yểm trợ do Trần Hanh chỉ huy trượt trên đường băng cất cánh.Sau đó, biên đội công kích ,đội hình gồm 4 chiếc do Phạm Ngọc Lan chỉ huy rời đường băng lao lên không trung

Biên đội yểm trợ, Trần Hanh bay số 1, Phạm Giấy bay số 2.Từ phía đông Hà Nội , biên đội bay theo đường số 1.Tới Ninh Bình bỗng ngơặt sang phía tây với nhiệm vụ thu hút, nghi binh và chặn máy bay tiêm kích của địch,tạo thời cơ cho biên đội bạn tấn công.
Biên đội tấn công, Phạm Ngọc Lan bay số 1,Phan Văn Tuế bay số 2, Hồ Văn Quỳ bay số 3 và Trần Minh Phương bay số 4.Biên đội dàn đội hình theo phương án xong liền xuyên mây chui lên .Bốn con chim én vút qua sông Đuống, bay xuống phía nam lao về phía huyện Cẩm Thủy , Thanh hóa.Sở chỉ huy thông báo địch đang bay tới mục tiêu rất đông.Tình huống chiến đấu mỗi phút 1 khẩn trương .Ở độ cao 3000m độ hình bắt đầu bay giãn cách rộng để dễ phát hiện địch.Chúng đang rất chủ quan bởi không lường trước được khả năng không quân ta đã xuất kích.


Trong sở chỉ huy, mọi người đều hồi hộp tập trung hết trí tuệ vào những tín hiệu trong cáp nghe và những đường chì xanh đỏ xoắn xuýt trên bản đồ.Sĩ quan dẫn đường Trần Quang Kính dồn hết tâm trí 1 lúc dẫn 2 biên đội theo 2 hướng khác nhau. Trên màn hiện sóng luôn nhấp nháy các tín hiệu sáng xanh màu lân tinh .Biên đội Phạm Ngọc Lan còn cách máy bay địch 100km, 8o rồi 60km. Bỗng rada mất mục tiêu Mọi người nhìn nhau lo lắng .Chiến sĩ đánh dấu đường bay dừng ngọn chì đỏ . ngước nhìn Trần Quang Kính chờ đợi .Vốn có kinh nghiệm trong lần dẫn máy bay 96B đi diệt biệt kích , người sĩ quan dẫn đường hoàn toàn bình tĩnh.Lập tức anh chuyển sang phương án dẫn mò để hướng máy bay ta qua những dãy núi cao.Với cách xử trí thông minh ấy chưa đầy 3 phút sau trạm rada cảnh giới báo về đã bắt được một muc tiêu ở phía nam huyện Vĩnh Lộc .

-Biên đội Phạm Ngọc Lan đây rồi !Trần Quang Kính reo lên.Đường bay anh dẫn mò rất đúng với hướng để biên đội Lan vào tiếp cận .Kính quay sang đồng chí tư lệnh:
-Đề nghị tư lệnh cho Hoa Mai ngơặt vào hướng công kích.
Tư lệnh nhìn lướt nhanh vào bản tiêu đồ.Đường chỉ đỏ nếu ngơặt vào sẽ nhanh chóng cắt ngang một đường chì đen ở thế tiến công có lợi .Ông khẽ gật đầu chỉ thị cho anh:
-Liên tục thông báo khoảng cách tiếp cận địch cho hoa mai
-Rõ!Hoa Mai chú ý!Hoa Mai chú ý!có Mây Đen bên phải phía trước 30km!
-Hoa Mai chú ý!Hoa Mai chú ý!Mây đen bên phải , phía trước 25km!
Bỗng giọng người sĩ quan dẫn đừơng dồn dập:

-Hoa Mai chú ý!Hoa mai chú ý!Mây đen phía trước bên phải 20km, bên phải 30 độ, 15km...

Những đường chỉ đỏ lại chạy lướt đi trên tấm bản đồ lồng mica.Đường bay của 2 biên đội đều rất rõ .Tuy ở 2 độ cao khác nhau,biên độ bay thấp có nhiệm vụ công kích, biên độ bay cao yểm hộ , thu hút địch , nhưng 2 đường chì đỏ gần như trùng lẫn nhau.Sự hiệp đồng từ trên không chứng tỏ rất chặt chẽ.Trong khi ấy kẻ địch vì bất ngờ nên chưa hay biết gì , chúng vẫn thẳng đường bay tới phía cầu Hàm Rồng.
Giọng Trần Quan kính lại dồn dập:
-Hoa Mai chú ý!Hoa Mai chú ý! Mây đen phía trước bên phải 13độ , 12 km!
Đó là khoảng cách rất gần để vào công kích rồi.Nhưng những đám mây lớn chăng kín bầu trời nên cả biên đội vẫn chư thấy mục tiêu.Trần Minh Phương căng mắt nhìn về phía trước .Anh vốn có đôi mắt tinh tường nhất biên đội.Kia rồi! Phương thầm sung sướng reo lên .Thấp thoáng trong mây phía trước đã có những chấm đen di động .Anh lập tức bật công tắc máy phát gọi biên đội trưởng:
- Báo cáo bên phải 45 độ có mục tiêu!
Đó là những chiếc máy bay từ tàu Hen-cốc đang hùng hổ lao vào đánh Dò Lèn đợt 2.Chúng bay theo độ hình hàng dọc , 2 chiếc bay thấp , 4 chiếc bay cao, sau đó là những tốp khác .Cự li giảm dần.Sở chỉ huy cho lệnh công kích , Phạm Ngọc Lan hô lớn:
-Thả thùng dầu phụ !
Những thùng dầu phụ lấp loáng rơi xuống .Kẻ thù đã hiện rõ ngay trước mặt, màu trắng mốc , hình thù thật quái gở.Cả biên đội vô cùng mừng rỡ, bởi bao ngày mong đợi nay mới được giáp mặt kẻ thù.Túc đang ở vị trí thuận lợi ,Lan ra lệnh:
-Số 2 công kích , số 1 yểm hộ , biên độ giữ vững độ hình chiến đấu !
-Rõ!
Túc đáp như reo,anh liền qua trái, tăng tốc lao thẳng tới chiếc F8U đi đầu ."Con quạ sắt" phình rất to trong kính ngắm.Túc đợi cho nó trùm hết lên khuân kính cho chắc ăn, mới mím môi ấn cò súng.Những đường đạn đỏ rực ,thẳng căng.Nhưng đối phương quả là lũ giặc lái tinh ma, già đời .Tuy mới kịp phát hiện ra có đối thủ trên không , nó liền bay vọt lên cao.Hai chiếc tiêm kích phía sau cùng lúc vội chẽ ra 2 bên.Còn 2 chiếc F8"Thập tự quân" tạt ngang sang hướng khác rồi vội vã lao thục mạng ra biển.Đội hình cả tốp bay đầu liền bị tán loạn .Chúng không ngờ có máy bay MIG đánh chặn .Và khi phát hiện được thì đố phương đã bám sát nách , chiếm hoàn toàn ưu thế của 1 trận không chiến.Cú thọc sườn bất ngờ làm cho chúng choáng váng ngay từ phút đầu không sao chịu nổi .Nhưng không để cho chúng thoát.Quỳ và Phương mở hết cửa dầu đuổi theo.2 vệt lửa kéo dài thẳng tắp sau đuôi 2 cánh én.Túc vào cắt bán kính chặn đầu tên giặc vừa lọt lưới.Yên tâm có biên đội trưởng yểm hộ , Túc lao vun vút như 1 mũi tên bám sát kẻ thù, đầu nóng rần rật như có lửa cháy.Loạt đạn thứ 2 nổ . Bỗng trong cáp nghe vang lên giọng nói Quảng Nam của Lan:
-Đạn rơi phía sau , bình tĩnh, vào gần nữa!
Túc lại tăng tốc phóng lên .Vòng sáng máy ngắm của anh như cái thòng lọng thắt chặt vào cổ tên giặc.Túc nghiến răng ấn cò súng lâu hơn.3 khẩu pháo ở đầu máy bay cùng đồng loạt nhả đạn 1 lúc, người Túc rung lên theo nhịp tiếng nổ, từ thân máy bay địch 1 ngọn lửa bùng lên.
-cháy rồi! cháy rồ...ồi!Túc sung sướng reo lên giữa không trung.
chiếc thập tự quân lập tức trở thành 1 khối lửa đỏ lừ bay chếnh choáng rồi vun vút lao xuống để lại 1 vệt khói lớn xám xịt.
Bỗng Lan phát hiện thấy 1 chiếc F8U khác đang bay chếch phía trái .Anh kéo cần lái hạ độ cao lao tới công kích.Cùng lúc đó bên phải Túc xuất hiện những chấm đen đang lao đến.Chúng hiện to dần .Để bảo vệ cho biên đội trưởng mặc dù biết chắc rất nguy hiểm , Túc vẫn cho máy bay ngơặt gấp xuống kẻ thù .Hành độc phản kích mau lẹ vô cùng quả cảm này khiến cho tên địch đi đầu hốt hoảng , nó vội nghiêng cánh chúi đầu xuống chuồn thẳng.Những chiếc sau cũng vội vã bay tóe ra chạy tháo thân .
Quỳ đang hăm hở bám riết đuổi bắn chiếc F8U.Lợi dụng khoảng trống 1 tên khác chọn góc độ khá kín nhào đến tìm cách công kích.nó bắt đầu bám đuôi Quỳ thì Phương nhìn thấy.Tốc độ máy bay địch rất lớn, nếu vòng lại đánh nó từ phía sau sẽ lỡ thời cơ lại không yểm hộ được cho Quỳ, Phương vụt nảy ra ý định táo bạo .Anh xông thẳng vào đối đầu với máy bay địch .Hai đối thủ cùng lao tới nhau với tốc độ rất lớn.Phương nghiến răng, mắt mở sáng quắc giận dữ, mọi thớ thịt trong người anh căng ra .Khoảng cách rút lại rất nhanh,2 chiếc máy bay sẽ lao vào nhau nổ tan tành.Bỗng tên giặc lái Mỹ hốt hoảng lao đầu xuống rúc vào tầng mây mù trốn mất .Nó khiếp sợ và không thể nào chịu nổi lối đánh dũng cảm kì lạ của đối phương.

Phương quành lại .Bỗng anh thấy 4 chiếc A4D từ biển bay vào , chúng đang triển khai độ hình chuẩn bị ném bom.Lập tức anh tăng tốc xông thẳng vào giữa đội hình bọn chim ưng nhà trời của Mỹ này.Bọn chúng lặc lè đeo bom không kịp phản ứng đối phó hốt hoảng chạy né 4 phía rồi quay ngơắt ra biển chuồn mất.
Trong khi đó Quỳ và Lan vẫn bám riết chiếc F8U không cho nó thoát.Thằng Giặc tăng tốc , cố sống cố chết để vượt khỏi vòng vây.Nó là 1 tay lái gian ngoan xảo quyệt .Nó cơ động lúc lật trái khi lật phải đường bay ngơằn ngoèo như 1 con rắn độc không để đối phương ngắm trúng.Lan tăng tốc độ tối đa, cự ly thu ngắn dần lại 400m,300m và 200m.Chiếc máy bay choán kính ngắm.Lan bình tĩnh ấn nút cò súng 3 khẩu pháo cùng nhả đạn .Một khối lửa bùng lên.Lan kéo mạnh cần lái cho máy bay vọt lên cao.Chiếc máy bay địch bỗng chốc trở thành 1 bó đuốc khổng lồ vun vút lao đầu xuống biển.....
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp)


.Không sao tả hết niềm vui khi những cánh én lần đầu xuất hiện đã mang chiến thắng trở về.Phạm Văn Túc , Hồ Văn Quỳ , Trần Minh Phương lần lượt hạ cánh.Phạm Ngọc Lan bị hết dầu phải hạ cánh bắt buộc trên bãi cát sông Đuống.Đúng lúc ấy Tư lệnh quân chủng Phùng Thế Tài đáp máy bay trực thăng từ Hà Nội lên sân bay phát hiện thấy Lan đang bị vây chặt trong những bàn tay và ánh mắt trìu mến của nhân dân địa phương , ông liền cho hạ trưc thăng xuống đón Lan.Sự có mặt bất ngờ của Lan ở giữa sân bay đã làm cho cả đoàn Sao Đỏ nhất là đoàn trưởng Đào Đình Luyện mừng vui đến sửng sốt.Vậy là cả biên đội trở về đông đủ ,trong khi đó 2 tên thập tự quân của Mỹ đã vĩnh viễn bị chôn vùi cùng với uy danh của không lực Hoa kỳ.Các anh bị siết chặt trong những vòng tay.Cả sân bay tưng bừng như ngày hội.Cùng lúc ấy thì bên kia đại dương nhưng tên chóp bu ở lầu năm góc đang điên đàu trước sự kiện "máy bay MIG của Bắc Việt bất thần xuất trận".Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng của Mỹ lệnh cho các nhân viên của y phải bỏ tất cả những cuộc vui chơi và tiếp tận trong ngày chủ nhật hôm sau (4-4-1965) đẻ theo dõi những bức điện mật từ Sài Gòn báo cáo cụ thể về sự kiện trên.Trước chiến thắng của không quân ta, chúng ra sức biện bạch:nào bị bất ngờ , nào chưa "tư duy" đến đối thủ, và ngay hôm đó , tên bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mắc-na-ma-ra đã tức tốc mở cuộc họp.Hắn ra lệnh cho tập đoàn không quân số 7 , phần lớn là F105 được trang bị tên lửa "Rắn đuôi chuông" ra trận đẻ rửa vết nhục .Dạo ấy, với cái biệt hiệu rất hù dọa"Thần Sấm" F105 làm khá nhiều nước trên thế giới run sợ.Chả là ,khi bay thử , chúng đã lắp thêm bộ phận tiếng động để tiếng gầm rít trở nên ghê sợ ,tiếng gầm rú làm rung mái nhà, đổ cốc chén trên bàn và nhiều trẻ em chết ngất.Baó chí Mỹ và phương Tây đã quảng cáo rùm beng :"Đây là 1 hiểm họa không sao trừ khử được".

vì thế, tuy bị mất 2 chiếc F8U Mắc-na-ma-ra vẫn còn sự an ủi , cho đó mới chỉ là loại máy bay của hải quân Mỹ...Y sẽ tung ra loại át chủ bài này của không quân chắc chắn sẽ xơi tái MIG, trả thù xứng đáng cho ngày mồng 3.
Trận chiến đấu tiếp theo vào ngày mồng 4 tháng 4 trên bầu trời Hàm Rồng đã diễn ra từ bối cảnh như vậy.

Hôm ấy , ngay từ lúc nắng hồng vừa tỏa trên sông Mã, vùng trời Hàm Rồng đã rung chuyển , nứt vỡ bởi tiếng bom , tiếng đạn pháo cao xạ và tiếng động cơ của ngót 100 máy bay phản lực Mỹ.Những con quạ sắt lồng lộn trong cơn phẫn uất trả thù . Chúng rạch nát bầu trời, gầm rú hùng hổ trú hết đợt bom này đến đợt bom khác xuống Hàm Rồng .Hàng rào xung kích của chúng dày đặc bảo vệ cho lũ cường kích ném bom.
Cùng chia lửa với các đơn vị bạn , không quân nhân dân Việt Nam lại ra trận lần thứ 2.Từ sân bay X đoàn không quân Sao Đỏ được lệnh tung lên những biên đội chiến đấu , biên đội thứ nhất bay cao 8000m, nghi binh thu hút bọn tiêm kích địch.Biên đội thứ 2 bay quần trên khu vực Tản Viên đề phòng địch thọc sâu vào nội địa và yểm hộ cho các biên đội trở về .Còn biên đội thứ 3 là mũi nhọn xung kích sẽ đánh thẳng vào lũ máy bay địch trên khu vực Hàm Rồng .

Ngay từ sớm, biên đội Trần Hanh đã sẵn sàng . Chiến thắng trận đầu của biên đội Phạm Ngoc Lan càng như chất men say đối với cán bộ chiến sĩ toàn đoàn .Ai nấy đều phấn chấn .Sụ náo nức quyết tâm trận này phải giành chiến thắng lớn hơn , giòn giã hơn trận trước thể hiện rất rõ ở tất cả mọi người .Trong sở chỉ huy , các đồng chí đoàn trưởng , chính ủy có mặt từ sáng sớm cùng với các sĩ quan thông tin , dẫn đường...
Từ lúc tiếp nhận máy bay và cũng là đó nhận cả ánh mắt thân thương tin tưởng của các đồng chí thợ máy đén giờ , nhìn ra quang cảnh tấp nập trên sân bay , các phi công trong biên đội Trần Hanh càng cảm thấy xúc động.
Lên khỏi đường băng , 4 chiếc MIG như 4 mũi tên lao vút đi .Mây phủ kín bầu trời .Ngay từ độ cao 350m , biên đội đã lướt qua những cụm mây tấp dày mờ đục hơi nước .Bay về hướng chiến đấu , biên đội phải xuyên qua 1 lớp mây dày đặc màu sữa.Vượt qua 1 tầng mây, rồi 1 tầng mù nữa thì trước mặt biên đội đã là 1 khoảng trời nắng chói chang.Càng bay về phía Nam, mây càng mỏng dần.Hanh có cảm giác tiếng động cơ máy bay nổ giòn giã hơn .Anh nhìn ra 4 phía.Bốn con chim én với 4 đôi cánh trắng đang hùng dũng bay trong đội hình đẹp quá .Và dưới đôi cánh là đồng bằng sông Hồng đã hiện lên thành đường nét uốn lượn trên khoảng trời xanh thẫm-màu xanh mát rượi của thủ đô yêu dấu.Đã bao lần bay qua khoảng trời này nhưng hôm nay sao Hanh cảm thấy thiêng liêng khác thường .
Vẫn hướng bay quen thuộc nhưng chỉ mấy phút sau , 4 cánh én bất ngờ vòng ra phía đông nam .Bằng đường bay được dẫn dắt rất mưu trí đó , ngay từ những phút đầu biên đội Trần Hanh đã vượt qua được mạng lưới rada của bọn F-100 chăng kín phía Tây , bất thần xuất hiện ngay sau lưng tốp máy bay địch.
Bọn chúng đang tổ chức đợt 2 đánh phá Hàm rồng .Từ trong khoang lái nhìn ra , Trần Hanh thấy máy bay địch như một đàn ruồi đang lao tới.
Bầu trời Hàm Rồng rung chuyển dày đặc lủa đạn.Những tên cướp trời hùng hổ điên cuồng nối đuôi nhau lao tới trút bom.Mỗi đợt lao xuống lại thêm 1, 2 tên bị trừng phạt.Lưới lửa dày đặc từ mặt đất tung lên biến chúng thành những cây đuốc rừng rực bốc cháy.
Tên thiếu tá Frank Becxnet dẫn đầu phi đội không dám lao thẳng về phía cầu .Hắn lệnh cho phi đội bay cao hơn và ngơặt trái 30 độ vòng từ phía biển vào dể tránh những chuỗi đạn lửa dang thi nhau bắn vào giữa đội hình bọn bay trước .Khi Becxnet vừa kéo cần lái vào lòng cho máy bay lên cao bỗng tên số 3 ríu lưỡi kêu thất thanh:
-Ngơặt gấp !Ngơặt gấp sang phải, có MIG! MIG ở hướng 7 giờ.
Becxnet không nghe được tiếng gọi hốt hoảng đó .Chỉ có tên chỉ huy phó nghe được , nhưng hắn phớt lờ , cười mỉa"Không thể có MIG, MIG không thẻ xuất hiện 2 ngày liền trong khu vực này"
Hắn nhíu lông mày khó chịu , nhớ lại bọn không quân ngụy hồi đầu tháng 3 thấy 1 tốp F-100 lại tưởng là MIG của Bắc Việt liền báo động ầm ĩ, suýt nữa bắn nhầm vào nhau.Nhưng vừa ấn mạnh tay ga ,tăbg tốc độ vượt lên phía trước quan sát , bỗng mắt hắn hoa lên sửng sốt , MIG!, 4 chiếc Mig như 4 thanh gươm đang lao đến .
Tên thiếu tá phi đội trưởng bây giờ mới biết.Hắn càng hốt hoảng hơn .Vừa kịp thả cần lái cho máy bay bay bằng , 4 chiếc MIG như 4 mũi tên lao vun vút vào giữa đội hình chúng,Biên đội bay giữa 2 lớp mây trông như 1 làn sương mù nhẹ nên bọn chúng không nghĩ tới.Bởi thế ngay từ lúc đầu chúng đã lâm vào tế bị động hoàn toàn.Nhìn qua khoang lái ,Hanh thấy máy bay địch rất đông bao quanh biên đội anh.Hanh nhíu lông mày , quyết định cho biên đội tiếp cận địch .Cả biên đội nhằm thẳng vào tốp bay đầu .Hanh vút lên bám sát tên bay số 1. Anh đã quyết định đánh trúng đầu rắn ngay từ giây phút đầu tiên,Phạm Giấy theo rất sát yểm hộ cho anh.Vận dụng kịp thời kinh nghiệm chiến đấu hôm qua biên đội giữ vững đội hình chiến đấu , vừa công kích vừa yểm hộ.Hai người quyết tiêu diệt kì được tên địch đang hiện ra trước mắt:thân hình nó mốc thếch, cổ dài ngơẵng, 2 ống lấy hơi như 2 cái bướu nối liền với đôi cánh dài và vắt về phía sau.Đôi mắt anh thơát đỏ lên khi nhìn thấy dưới cánh của chúng lặc lè những quả bom đen trũi.Anh kéo mạnh cần lái .Khoảng cách tên địch lại gần rất nhanh.Nó hiện nguyên hình và mỗi tích tắc càng nằm gọn trong kính ngắm của Hanh.Lập tức ngón tay anh ấn xiết vào nút bắn.Những luồng lửa bỗng vút ra phóng tới phía máy bay địch ,một đán khói bùng lên phía cánh trái của nó .Chiếc phản lực Mỹ bị trọng thương lảo đảo, nhưng liền tăng hết tốc lực cố lết ra biển "Mày không thể thoát được" Hanh lao vút lên quyết bám theo và tự lệnh cho mình :"phải vào gần nữa mới bắn! bắn thật trúng !" .Thực tế chiến đấu và kinh nghiệm bám địch của biên đội Phạm Ngọc Lan mau chóng giúp Hanh tìm ra cách đánh có hiệu quả hơn.Anh cắt 1 đường bay có lợi, rút ngắn dần cự ly hơn nữa.Đến khi nhìn rõ tên giặc đầu đội mũ bay trắng hếu đang hốt hoảng ngọ nguay trong khung kính buồng lái của nó , Hanh mới ấn mạnh tay lên nút cò . Cả 3 khẩu pháo cùng đồng loạt nhả đạn thăng căng vào khoang lái của chiếc máy bay địch .Những mảnh kim khí văng ra loang loáng , một cuộn khói đen phụt dài về phía sau...
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top