[Funland] Không chiến trên bầu trời VN - nhìn từ hai phía

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp)


......Cũng giây phút đó Lê Minh Huân và Trần Nguyên Năm theo phương án đã hiệp đồng liền nhanh chóng chuyển luôn đội hình vào thế công kích.Hai chiếc máy bay địch (số 3 và số 4) hoảng sợ vội trút nốt bom cho nhẹ và ngơặt trái để thoát thân .
-Mày có chạy đằng trời! - Huân quát to với tên giặc bay phía trước và hét lên trong máy vô tuyến điện cho Năm nghe:
-Yểm hộ , tôi công kích!
Chiếc phản lực siêu âm của Mỹ choán kín trong máy ngắm.Huân bấm cò , những luồng đạn đỏ lừ thẳng căng.Ngay từ loạt đạn đầu hết sức chính xác, anh đã quật trúng vào ngan sườn chiếc thần sấm.Tên đại úy giặc lái Jame Makrson không kịp nhảy dù , chết ngay trên ghế .
Năn cảnh giới phía sau , thấy Huân bắn trúng , sướng quá vừa cười vừa nói rất to:
-Rơi rồi! rất tốt , cứ thế!
Tiếng reo ấy vang vào cáp nghe của Hanh và Giấy , càng làm cho các anh thêm phấn chấn."Thế là cả biên đội đều đã lập công "anh sung sướng cổ vũ Huân và Năm.
Đang yểm hộ cho Hanh , Giấy phát hiện một tốp máy bay địch vòng lại phía sau biên đội .Bọn này xảo quyệt thật.Giấy báo cho Hanh biết , ròi lập tức ngơặt lại, tăng cửa dầu với tốc độ lớn nhất , lao thẳng vào tên bay số 1.Máy bay rung nhẹ .Ba nòng pháo cùng bắn .Tên số 1 bị trúng đạn hốt hoảng lao ngay ra biển , tên số 2 liều lĩnh xông tới.Phạm Giấy lại ngơặt máy bay lao vào , quyết không cho nó bám được biên đội trưởng của mình .Tình bạn chiến đấu ấy càng tăng thêm sức mạnh cho Hanh .Anh biết Giấy sẵn sàng không tiếc thân mình yểm hộ cho anh diệt địch .Hanh chợt thấy phía sau mình và bên trái có mấy chấm nhỏ đang lách giữa 2 dải mây vẩy cá.

Thì ra lũ tiêm kích đã vội vã đến cứu nguy cho lũ cường kích .Tên thiếu tá Jame Eminit chỉ huy bọn máy bay liền tổ chức ngay 1 đợt phản kích quyết liệt .Phát hiện thấy máy bay của Trần Hanh , nó ra sức bám đuôi.Khoảng cách giữa chiếc F-100"thanh đoản kiếm "với chiếc MIG mỗi lúc 1 gần .Tín hiệu rada báo liên tục .Eminit đặt sẵn tay lên nút phóng tên lửa .Tiếng ro ro báo hiệu , những quả tên lửa "Rắn đuôi chuông " đã bắt được mục tiêu .Nhưng Eminit chưa vội ấn nút.Hắn quyết định khi đã phóng ra là "đối phương chỉ còn có việc cầu Chúa " như bọn chỉ huy của hắn thường tuyên bố .Đây lại là lần đầu gặp MIG,hắn quyét phải ra tay đích đáng để giành lấy sự kính nể đối với bọn phi công.Cái máu "anh hùng " ấy càng thúc giuc Eminit quyết để cho chiếc MIG thật gần .Đúng tới cự ly tối thiểu ,Eminit mới ấn tay vào nút phóng .Hai quả tên lửa cùng lúc lao tới chiếc MIG.Tên thiếu tá giặc lái hí hửng .Nhưng hỡi ôi!Vừa lúc 2 quả tên lửa phóng ra thì bỗng dưng như có phép thần thông kì lạ , chiếc Mig lật ngửa và nhào ngay xuống!..
Thì ra Trần Hanh phán đoán địch đã bám được đuôi mình, một tình huống mà đối với bọn phi công Mỹ là hoàn toàn tuyệt vọng , anh không hè nao núng và nhớ lại rất nhanh những biện pháp chống tên lửa mà tập thể đơn vị đã đề ra.Ước lượng khoảng cách, khi biết địch đã đến vị trí phóng tên lửa , lập tức anh làm 1 động tác kĩ thuật vô cùng táo bạo.Chiếc MIG của anh lật ngửa nhào xuống thấp .Do máy bay hạ độ cao đột ngột , gia tốc và áp suất quá lớn , mắt anh hoa lên, ngực như bị nén chặt , tức thở .Thật là nguy hiểm .Trần Hanh xử lý rất nhanh , anh lấy lai thăng bằng , tăng tốc cho máy bay vọt lên , phải tranh thủ chiếm độ cao, tạo thế chủ động tiếp tục tiến công địch.Hanh kéo cần lái sát vào lòng , máy bay vọt lên cao.Tiếng Phạm Giấy reo to:
-Một chiếc nữa cháy rồi !
Phạm Giấy đã đánh vào sườn địch yểm hộ cho anh , 1 tốp 4 chiếc nữa xuất hiện khá gần phía sau Trần Hanh ,nhưng không để chúng lợi thế , bất thần Giấy ngơặt gấp về bên phải rồi nhanh chóng xông thẳng vào giữa đội hình địch với tốc độ khủng khiếp.Đã tới gần tầm bắn có hiệu quả ,bỗng bọn địch bay tõe ra phía dưới, chúng nó chuồn.Hơn lúc nào hết , Trần Hanh càng hiểu thé nào là yếu tố tinh thần.
Đó cũng là giây phút cuối cùng kết thúc trận đọ cánh quyết liệt của biên đội anh . Thế là chỉ trong vòng 4 phút , bằng cuộc tiến công chớp nhoáng và hét sức táo bạo của không quân ta đã làm cho đội hình không quân địch đông hơn gấp nhiều lần vỡ tung tóe .Hai chiếc "Thần sấm "hiện đại của bọn không lực Hoa Kỳ mà chúng đã hết lời quảng cáo đã bị bắn gục trước mũi súng của biên đội Trần Hanh.Những chiếc khác phải vứt bom vung vãi chạy thóat thân.......
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )


Trận đọ cánh vẫn còn tiếp tục , cho đến dịp này , thiếu tướng Trần Hanh mới kể lại đầy đủ các phần sau đó:
"Khi kết thúc trận đánh, tôi định hạ thấp độ cao bay về.Vì làm nhiều động tác quyết liệt trong chiến đấu, nhất là lúc tránh tên lửa địch nên la bàn vô tuyến điện bị hỏng.Nhìn ngọn núi cao phía xa, tôi tưởng đó là điểm kiểm tra, tới gần mới biết mình nhầm.Tôi đã lạc đường .Chiếc máy bay của tôi chẳng khác nào con tàu giữa đại dương mênh mông sóng nước mà trong tay ngườ thuyền trưởng không có la bàn hàng hải.Biết đi hướng nào đây?
Tôi lo lắng tự hỏi -Nhìn vào các đồng hồ trước mặt thì đèn đỏ báo hết dầu .Thêm một mối nguy cơ mới! Tôi càng bay càng đi sâu vào những dải núi trùng điệp .
Nhảy dù!Ý nghĩ này vụt xuất hiện trong óc tôi.
Lúc ấy tôi chỉ cần thu nhỏ đôi vai lại , giơ cao tay giật chiếc khóa dù là sẽ bật ra khỏi máy bay và chiếc dù sẽ đưa tôi trở vê mặt đất.Bằng cách ấy tôi sẽ trở về an toàn hơn.Nhưng nghĩ đến việc phải phá hủy chiếc Mig thân yêu mà nó vừa cung mình bắn rơi máy bay địch , phá hủy phương tiện chiến đấu vô cùng quý giá khi cuộc chiến đang bước vào thời kì quyết liệt, khi nhân dân đang phải chắt chiu từng đồng để đánh giặc , mà về lấy 1 mình , tim tôi như có bbanf tay bóp thắt lại .Ngày hôm qua , khi máy bay hết dầu , Phạm Ngọc Lan cũng đã bình tĩnh, dũng cảm hạ cánh trên bãi cát sông Đuống thành công .Hình ảnh ấy thoáng hiện nhanh trong óc tôi .Sau mấy giây cân nhắc tôi quyết định không nhảy dù ,mặc dù trên địa hình rừng núi , sẽ nguy hiểm hơn nhiều .Tôi vẫn bám lấy ý định giữ máy bay, giữ lấy phương tiện chiến đấu lúc này cũng là đọ cánh,một cuộc đọ cánh quyết liệt nữa là khác.Và tôi cũng rất tin vào tay lái của mình.
tôi cho máy bay lượn 1 vòng , tìm 1 thung lũng gần nhất , kia rồi ! trước mặt tôi hiện ra 1 khoảng trống nhỏ ở sâu dưới dốc núi và cây rừng .Tôi liền cho máy bay lướt xuống ! Nhưng tốc độ máy bay còn lớn , dưới đó lại có nhiều vật chướng ngại, tôi vội kéo cần lái cho máy bay vượt qua tìm cách hạ xuồn thung lũng thứ 2 nằm ở triền núi phía sau.Khoảng trời nhỏ bỗng rung lên như giông bão .Dưới mắt tôi , mặt đất ập đến rất nhanh .Tâm trí tôi tập trung cao độ về phía trước .Mọi sinh lực dồn cả vào tay lái điều khiển cho máy bay vượt qua được khoảng trống nhỏ.Vừa được 1 quãng, lại thấy con suối nhỏ chắn ngang , tôi liền kéo mạnh cần lái sát vào bụng .như con ngựa chiến bất thình lình tung vó ,chiếc Mig ngóc cao đầu lên lướt sang bên kia suối.Vẫn chưa hết nguy hiểm .Lại thêm một lùm cây nữa sừng sững.Tuy tốc độ chỉ còn dưới 100km/giờ, nhưng máy bay xông vào đấy thì có khác gì chiếc ô tô đang phóng nhanh đâm đầu vào lô cốt.Lần nữa, tôi lấy hết sức đạp chân phải điều khiển bánh lái hướng cho máy bay ngơạt sang ngang.Rất may có thêm 1 bụi tre ngà đã níu một bên cánh phải lại , nên tuy bánh lái hướng đã hết tác dụng vì tốc độ máy bay còn lại quá nhỏ, do đó đã vượt qua được nguy hiểm cuối cùng....
Sau phút giây đó tôi bị ngất xỉu đi trong khoang lái .Tôi đã phải trải qua thử thách quyết liệt, căng thẳng nhất từ trước đến nay .Phần nữa , do máy bay bị chấn động mạnh , khi tỉnh dậy tôi mới thấy rõ hơn : máy bay của mình đang nằm trên 1 thửa ruộng xanh rờn , và xung quanh là 1 rừng hia trẩu .Ôi mặt đất , mặt đất thân yêu!Biết là mình còn sống, tôi yên tâm ấn mạnh tay vào nấc mở nắp khoang lái .Không khí mát dịu ùa vào .Trên đầu tôi lúc này là cả 1 khoảng không thoáng đãng , yên bình.Tôi với tay bám chặt lấy cửa khoang lái cố gắng trườn xuống đất.Đến bây giờ tôi mới hoàn toàn tỉnh táo.
Nghĩ lại những phút giây vừa rồi , tôi thấy lạ cả với chính mình.Một việc làm ngoài sách vở .khi học ở trường . đó là chuyện nghiêm cấm.Bình thường tôi cũng không nghĩ rằng mình có thể làm được .Thì ra ở lĩnh vực nào cũng có điều ngoại lệ .Và chính trong hiểm nguy , ý chí, trí tuệ của con người lại bổ xung cho lý thuyết .
Trước khi tạm xa chiếc Mig thân yêu của mình, tôi không quên tháo cuộn phim ghi lại kết quả trận đánh ở chiếc máy ảnh tự động trong cảm giác say say mùi hoa trẩu .Từ giây phút đó, hương vị mùi hoa trẩu đã in sâu vào kỉ niẹm đẹp của tôi.
Tôi thận trọng bước đi giữa những hàng hoa trẩu , lòng cồn cào với bao ý nghĩ:" các đồng chí Giấy , Huân , những người anh em thân thiết trong biên đội bây giờ ra sao?Các đồng chí đó đều đã chiến đấu rất dũng cảm và chắc chắn bắn rơi được máy bay Mỹ.Nhưng đã về được đến sân bay chưa ? ai còn ai mất? Còn bây giờ ở sở chỉ huy và các đơn vị chắc các đồng chí đang lo lắng cho tôi vô cùng.những gương mặt thân yêu đang đăm chiêu chờ đợi .Bao lời gọi thắm thiết đã phát lên không trung với hy vọng cuối cùng là tôi còn trở về được với đồng đội .Tôi ước ao lúc này có phép thần thông để báo về cho các đồng chí ở nhà.Cả Xuyến , bé Hà yêu quý của tôi nữa.Hẳn Xuyến không biết hôm nay tôi đã ra trận .nhưng tôi tin là vợ 1 người lái , Xuyến đã chờ từ lâu những trận đọ cánh của chúng tôi... và Xuyến thấp thỏm lo cho tôi cả trong giấc ngủ.Xuyến bảo: mỗi khi nghĩ đến tôi ,cô lại thơm lên đôi má bé Hà và ôm chặt con vào lòng ,ngắm mãi khuân mặt và đôi mắt mà ai cũng bảo giống tôi.Tuy Xuyến không nói ra , nhưng tôi biết , đôi lúc tim Xuyến thắt lại khi chợt nghĩ tới 1 lúc nào đó chỉ còn được thấy tôi qua gương mặt bé Hà .Tôi thầm mong Xuyến xua đuổi ngay ý nghĩ dại dột ấy đi ....
Trần Hanh không biết rằng từ nãy đến giờ đã có tới 10 đôi mắt tinh tường cùng5 họng súng đang bám sát anh , bất thần 5 bóng người ập đến hô lớn:
-Giơ tay lên!
Anh giật mình , nhưng lại trấn tĩnh ngay .Với khẩu hiệu "quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược!" vừa nhìn thấy , anh đã đoán biết những nòng súng chĩa về phía mình là của ai. Anh vừa làm theo lệnh vừa ôn tồn trình bày.Tấm biển đỏ dính trên ngực anh với dòng chữ "Không quân nhân dân Việt Nam" và ngôi sao vàng bắt đầu có sức thuyết phục ,những đôi mắt xung quanh đang bốc lửa , bỗng dịu xuống.Càng thay đổi hơn khi nghe theo lời đề nghị của anh là" xin cho ngụy trang máy bay ngay".Tuy vậy , đồng chí chỉ huy dân quân cảnh giác vẫn tiếp tục hỏi.Giữa lúc đó, huyện đội phó , quần xắn đến đàu gối , chân đầy bùn, rẽ đám đông đi vào.Đồng chí đó ôm chầm lấy anh rồi quay ra báo cho mọi người biết :Đây là chiến sĩ lái máy bay của Bác Hồ.Lập tức không khí thay đổi hẳn .Anh bị xiết chặt trong vòng tay mọi người.
Tin về "Khăm -cô-lơi" (người nhà trời) của Bác Hồ bắn rơi máy bay Mỹ hạ xuống bản mình truyền nhanh đi khắp núi rừng .Một ông ké có chòm râu bạc vượt 2 quả núi cao đem đến 1 cái gùi đựng toàn trứng gà , gạo nếp, chuối tiêu bắt anh phải nhận bằng được.Khác với trí tưởng tượng của cụ lúc ra đi;"Người nhà trời " diện mạo cũng không có gì phi thừơng , trái lại cũng hiền lành như trai bản.Trên chiếc nhà sàn nơi anh tạm nghỉ , dân bản kéo đến mỗi lúc 1 đông .Nhiều mế nắn tay , vuốt áo anh cảm động rưng rưng nước mắt , bắt anh phải nhận bằng được những món ăn ngon nhất của nhà mình .Các cô gái ,có cô từ tít tận cuối bản cũng hối gả chạy tới lấp ló hồi lâu rồi sung sướng cười vui khi đã nhìn rõ được "con trai nhà trời"....
Ở cơ quan huyện đội , niềm hân hoan cũng không kém.Cán bộ , chiến sĩ đón anh như đón ngừơi thân đi xa trở về .Bỗng 1 người dáng vóccao to, nước da nâu sáng chạy tới reo lên:
- Trần Hanh 48 phải không?? mình ở 64 đây!
-Chao! anh Hà Quế!
anh nhận ra ngay và 2 chiến sĩ ở đại đoàn Đồng Bằng trước đây ôm chặt lấy nhau .Cả 2 cùng hết sức xúc động .Không ngờ trung đoàn trưởng trung đoàn 64 cũ nay lại là tỉnh độ trưởng tỉnh đội Nghệ an .Anh cũng không ngờ rằng đồng chí phi công mình đang đi đón lại là Trần Hanh -bạn chiến đấu cũ .Mấy phút sau chừng như nhớ ra , anh mới giật mình gọi đồng chí cán bộ đi cùng lại bảo:
-Điện về báo cáo ngay lên Bộ:Trần Hanh đã vè tới đây an toàn, mạnh khỏe!
Không lâu , dòng điện tín vắn tắt ấy đã làm dấy lên niềm vui truyền nhanh đi khắp đoàn không quân Sao Đỏ.
Trong 1 bài viết của tên Tướng không quân Mỹ thú nhận chua chát:" Ngày 4 tháng 4 là ngày đen tối của không lực Hoa kỳ"
-Dẫu sao ,đó mới chỉ là trận đọ cánh mở đầu thôi, chứ sau này , anh em hơn chúng tôi nhiều.
Để chứng minh , anh dẫn ra 1 loạt các trận đánh hay,các phi công đánh giỏi như Nguyễn Văn Cốc , Nguyễn Hồng Nhị , Nguyễn Tiến Sâm, Nguyễn Văn Bảy, Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Đức Soát....nhưng rồi câu chuyện lại quay về trận đọ cánh đầu tiên khi đọc lời thú nhận của tướng Mo-ơ tại buổi họp báo ở Sài Gòn tối 4-4-1965:
"các máy bay MIG gắn phù hiệu Bắc Việt đã dùng súng Canong hạ tại chỗ 2 phi cơ phản lực siêu âm của Hoa kỳ ngày chủ nhật 4-4 .Chúng tôi không bắn rơi được chiếc nào vì....."
Vì gì? Khi bị các nhà báo hỏi dồn, MO-ơ đã đổ lỗi cho thiên nhiên , nói rằng"tại thời tiết xấu"
Chính Black Bius viên đô đốc hải quân Mỹ , kẻ đã cùng có công trong việc để 4 chiếc máy bay của cả hải quân và không quân Mỹ bị mất tích trong 2 ngày 3 và 4 tháng 4 ghi lại chuyện đó.Trong hồi kí Bius còn viết "Sự lỡ lời của tướng Mo-ơ (vì thời tiết xấu đâu chỉ có 1 bên phải chịu?) cùng với sự kiện đó là đề tài hấp dẫn đối với giới báo chí.Hôm sau , nhiều tờ báo ở phương Tây kể cả 1 số báo ở Hoa Kỳ đã trương lên những hàng tít lớn: SỨC MẠNH KHÔNG THỂ TƯỞNG TƯỢNG ĐƯỢC CỦA KHÔNG LỰC HOA KỲ BỊ KHÔNG QUÂN BẮC VIỆT CHỌC TIẾT!" ... Cũng qua những kí giả thóc mách ấy mà sau đó , chúng tôi đã được biết, Đêm 4-4 hôm ấy , nhiều Việt kiều ta ở Pháp , ở Nhật đã đến gõ cửa nhà nhau báo tin :"Bà con ơi !Biết tin chưa ? Ta có không quân rồi.Không quân ta bắn rơi được máy bay Mỹ rồi!....."
 

Matizcoi

Xe ba gác
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
22,680
Động cơ
-163,297 Mã lực
Em thấy vụ tẩn b52 cứ dư lào ấy nhể, lại cả bác Tuân Phạm nữa, bọn ********* chúng nói khác, thậm chí ko rõ ở đâu còn truyền khẩu nhau câu "Phạm Tuân quê ở Thái Bình ...." nghe não lắm.
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,218
Động cơ
369,006 Mã lực
SỨC MẠNH KHÔNG THỂ TƯỞNG TƯỢNG ĐƯỢC CỦA KHÔNG LỰC HOA KỲ BỊ KHÔNG QUÂN BẮC VIỆT CHỌC TIẾT!
Vãi cả linh hồn lẫn thể xác!^:)^
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Em thấy vụ tẩn b52 cứ dư lào ấy nhể, lại cả bác Tuân Phạm nữa, bọn ********* chúng nói khác, thậm chí ko rõ ở đâu còn truyền khẩu nhau câu "Phạm Tuân quê ở Thái Bình ...." nghe não lắm.
Cụ không nên nghe đài địch ạ
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,218
Động cơ
369,006 Mã lực
Em thấy vụ tẩn b52 cứ dư lào ấy nhể, lại cả bác Tuân Phạm nữa, bọn ********* chúng nói khác, thậm chí ko rõ ở đâu còn truyền khẩu nhau câu "Phạm Tuân quê ở Thái Bình ...." nghe não lắm.
Vụ này "bọn *********" chúng nó không được tham gia, chỉ nghe hơi nồi chõ thôi thì biết gì mà phán!:-q
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,218
Động cơ
369,006 Mã lực

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
9,220
Động cơ
424,956 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Em tưởng tiêu đề thớt có câu "...2 chiều" mà?
Ô hô. Em mới nghe chiều xuôi thôi nhé. Em chỉ biết vụ DBP trên không, ngày đầu bắn 13 quả tên lửa lên trời làm pháo hoa thôi. Rồi đến 4-5 ăn một. Rồi cán bộ ra lệnh 1 quả tên lửa một máy bay địch :)) Thường thì hai quả đuổi mới chết được :P
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Ô hô. Em mới nghe chiều xuôi thôi nhé. Em chỉ biết vụ DBP trên không, ngày đầu bắn 13 quả tên lửa lên trời làm pháo hoa thôi. Rồi đến 4-5 ăn một. Rồi cán bộ ra lệnh 1 quả tên lửa một máy bay địch :)) Thường thì hai quả đuổi mới chết được :P
Ồ, em dự cụ hiểu sai. Bản thân chủ trương Đánh B52 đã được dự đoán rất sớm và đã có hàng trăm đoàn công tác đi vào vùng lửa Vĩnh Linh để nghiên cứu cách đánh. Thậm chí, Kế hoạch đánh B52 cũng chỉ kịp hoàn thiện và duyệt trước chiến dịch 12 ngày đêm có vài tháng. Thực tế cho thấy, giờ phút đầu tiên đã có chuệch choạc nhưng càng đành càng kinh nghiệm,. Còn chỉ thì 1quar/1B52 là có cơ sở vì cụ đọc kỹ lại mà xem, lỗi lớn là ké hoạch tác chiên của ban chỉ huy không quân chiến lược Mỹ khi kẻ đường cho B52 bay theo làn định sẵn cả khi bay vào cũng như lúc bay ra...Với khả năng ứng biến, kinh nghiệm chiến đấu cũng nhu mẹo vặt của ta thì các chỉ huy VN không khó mà tổng kết , nhận định để đưa ra lệnh đó. Và kết quả 4 ngày cuối, tuy số B52 bị hạ có giảm nhưng 60% số bị rơi là bị hạ bởi one shot one.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Ồ, em dự cụ hiểu sai. Bản thân chủ trương Đánh B52 đã được dự đoán rất sớm và đã có hàng trăm đoàn công tác đi vào vùng lửa Vĩnh Linh để nghiên cứu cách đánh. Thậm chí, Kế hoạch đánh B52 cũng chỉ kịp hoàn thiện và duyệt trước chiến dịch 12 ngày đêm có vài tháng. Thực tế cho thấy, giờ phút đầu tiên đã có chuệch choạc nhưng càng đành càng kinh nghiệm,. Còn chỉ thì 1quar/1B52 là có cơ sở vì cụ đọc kỹ lại mà xem, lỗi lớn là ké hoạch tác chiên của ban chỉ huy không quân chiến lược Mỹ khi kẻ đường cho B52 bay theo làn định sẵn cả khi bay vào cũng như lúc bay ra...Với khả năng ứng biến, kinh nghiệm chiến đấu cũng nhu mẹo vặt của ta thì các chỉ huy VN không khó mà tổng kết , nhận định để đưa ra lệnh đó. Và kết quả 4 ngày cuối, tuy số B52 bị hạ có giảm nhưng 60% số bị rơi là bị hạ bởi one shot one.
Cũng may đúng lúc đạn dược đang thiếu thì ta lại có những kinh nghiệm quý báu nên mới có chuyện one shot one đấy cụ @ Pain ạ.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cũng may đúng lúc đạn dược đang thiếu thì ta lại có những kinh nghiệm quý báu nên mới có chuyện one shot one đấy cụ @ Pain ạ.
Dạ cụ nhầm vì lúc ấy ta không hề thiếu đạn, thực chất do lắp ráp đạn không kịp. Rất nhiều thông tin bị hiểu nhầm đoạn " thiếu đạn" này.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Một trong những bí ẩn của cuộc chiến tranh cục bộ tại Việt Nam là cuộc đối đầu giữa hai lực lượng, một lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới và một lực lượng không quân sinh ra trong khói lửa chiến tranh. Không nói về những khía cạnh chính trị, bài viết cố giải mã những bí ẩn của cuộc chiến tranh có quá nhiều bí ẩn. Ngay cả với những người trực tiếp cầm cần lái và nhấn nút phóng tên lửa.


Bài viết của chuyên gia quân sự độc lập A.I.Trernhusev (А.И.Чернышев)

Ngày 2 tháng 8 năm 1964. Trên vịnh Bắc bộ xảy ra một sự kiện mở màn cho một cuộc chiến tranh khốc liệt. Theo lời phát ngôn của Nhà trắng Mỹ, các xuồng phóng lôi của Hải quân nhân dân Việt Nam đã tấn công 2 tầu khu trục Mỹ là tầu khu trục Maddox và Joy Turner ở ngoài vùng nước tự do hàng hải (Sự kiện nguỵ tạo của Mỹ ở Vịnh Bắc Bộ năm 1964). Có thể hiểu rõ ràng rằng, sử dụng lực lượng bộ binh để đáp trả là không thể, vì trong trường hợp tốt nhất sẽ xảy ra chiến tranh dạng "Triều Tiên lần II” với hàng triệu chí nguyện quân Trung Quốc, trường hợp xấu hơn sẽ là cuộc đối đầu trực tiếp với quân đội Liên bang Xô Viết.

Từ suy luận đó, Lầu năm góc quyết định chọn phương án: Sử dụng lực lượng không quân hùng mạnh của Mỹ tiêu diệt tiềm lực quân sự và chính trị của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuộc không tập ngày 5 tháng 8 năm 1964 vào căn cứ của các xuồng phóng lôi ở Vinh bắt đầu cho Cuộc chiến tranh đường không lần đầu tiên trong lịch sử vào miền Bắc Việt Nam.




F-4B Phantom I

Do không đủ lực lượng và phương tiện chiến tranh được triển khai trong khu vực, trên lãnh thổ của Miền Bắc Việt Nam chỉ có một số lần tập kích. Nhưng người Mỹ đã xây dựng hàng chục căn cứ không quân ở Miền Nam Việt Nam và ở Thái Lan, các căn cứ này chứa khoảng 330 máy bay tác chiến chiến thuật. Bao gồm máy bay tiêm - cường kích F-105. Thunderchief, máy bay F-100 Super Sabre, máy bay tiêm kích đánh chặn F-4C Phantom II.

Để trinh sát, không quân Mỹ sử dụng máy bay RF-101 Voodoo và RF-4C Phantom P. Để bảo vệ sân bay, người Mỹ sử dụng 2 tiểu đoàn máy bay đánh chặn F-102 Delta Dagger, được gọi là loại máy bay vô tích sự nhất trong chiến trường Đông Dương. Ở Vịnh Bắc bộ, người Mỹ thành lập 2 cụm tầu sân bay và tầu chiến, Cụm tầu sân bay Yankee Station sử dụng hơn 200 máy bay cường kích và tiêm kích ở khu vực bờ biển Miền Bắc, Cụm tầu sân bay Dixy Station khu vực bờ biển phía Nam. Các loại máy bay trên boong tầu chủ yếu là F-4B Phantom I, F-8 Crusaider, cường kích А-4 Skyhawk, A-1 Skyraider.

Trong giai đoạn đó, trong lực lượng phòng không, không quân của Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ có 40 đến 60 máy bay chiến đấu. 25 máy bay tiêm kích J-5В (MIG17 bản copy của Trung Quốc) một số không đáng kể máy bay J-2 (MIG15) bản copy của Trung Quốc, và một số máy bay ném bom IL 28.

Để bảo vệ các mục tiêu quan trọng của các cơ quan điều hành, lãnh đạo cấp nhà nước và các mục tiêu quan trọng, lực lượng PKKQ có trong biên chế một số phân đội pháo phòng không cấp tiểu đoàn, người Mỹ dự đoán là khoảng 1000 khẩu súng cỡ nòng các loại.

Tháng 2 đến tháng 6 năm 1965

Ngày 7 tháng 2 năm 1965, Không quân Mỹ thực hiện chiến dịch Flaming Dart (Mũi lao lửa), chiến dịch không tập đầu tiên trong hàng loạt chiến dịch nhằm tiêu diệt các căn cứ quân sự và kinh tế trên Miền Bắc Việt Nam.

Trong giai đoạn này, các máy bay chiến đấu của Mỹ tiến hành các trận ném bom phá hủy dồn dập, sử dụng các chiến thuật tương đối đơn giản. Máy bay cường kích, nhiều khi đạt số lượng đến 80 chiếc, thực hiện chuyến bay đến mục tiêu, lựa chọn độ cao có lợi nhất (khoảng từ 2500 – 4000m), sử dụng kỹ thuật đơn giản ném bom và phóng tên lửa.



Các kỹ thuật ném bom của không quân Mỹ trong 3 giai đoạn chiến tranh,
trước và sau khi Việt Nam sử dụng không quân.

Số lượng đầu đạn đánh trúng mục tiêu rất thấp, do tâm lý là ném hết bom, phóng hết đạn nhiều hơn đánh trúng mục tiêu. Để tránh phải rơi vào lưới lửa phòng không của các hệ thống pháo phòng không đa cỡ nòng dày đặc, kíp lái hầu hết không hạ thấp độ cao vào vùng nguy hiểm.

Phương thức bảo vệ mục tiêu của không quân Việt Nam khá cổ điển: đánh chặn ở khoảng cách trên đường máy bay đối phương bay đến mục tiêu cần bảo vệ.

Các phi công Việt Nam lái MiG-17 đã thực hiện một chiến thuật rất hiệu quả:

Bay ở độ cao thấp và gần với mục tiêu cần bảo vệ, ngụy trang bằng địa hình trên mặt đất, MiG 17 đợi đội hình máy bay cường kích ném bom của không quân Mỹ. Khi phát hiện mục tiêu, cặp đôi MiG 17 bay ra khỏi ổ phục kích, sử dụng ưu thế hơn một chút về tốc độ ở độ cao thấp (200/300 km/h với độ cao 3000m), cơ động trong đội hình những máy bay cường kích ném bom đang mang nặng vũ khí treo dưới cánh và đánh cận chiến, bắn thẳng vào đối phương ở khoảng cách gần.

Sử dụng chiến thuật này ngày 4/4/1965, bốn chiếc máy bay MiG -17 chống lại 8 chiếc F-105D gần vùng trời Thanh Hóa, đại úy phi công Trần Hanh bay số 1 với phi công bay số 2 đã bắn hạ 2 chiếc F105D Thần Sấm do đại úy phi công James Megnesson và thiếu tá Frank Bennet điều khiển. Đây là 2 chiếc đầu tiên trong số 350 máy bay Mỹ bị không quân Việt Nam bắn rơi trên bầu trời miền Bắc.

Sau 5 ngày không quân Mỹ dành được một chiến thắng với cái giá khá đắt: 9 tháng 4 năm 1965, lúc 8h40 phút máy bay F-4B Phantom II số hiệu 151403, kíp lái Trung úy T. Murphy và Robert Fagan từ phi đoàn bay tiêm kích số VF-96 từ tầu sân bay USS Ranger CV-61, tham chiến cùng với 4 chiếc máy bay MiG 17. Tên lửa không đối không tầm trung AIM-7 Sparrow bắn trúng 1 máy bay MiG 17.

Bản thân chiếc F 4 Phantom II rơi vào hỏa lực súng máy của Mig bốc cháy và rơi xuống biển, kíp lái mất tích.

Ngày 3 tháng 5 năm 1965, Trung úy phi công Phạm Ngọc Lan trên Mig 17F bắn cháy 1 chiếc A-4 Skyhawk. Ngày 20 tháng 6 năm 1965 vào lúc 18 giờ 25 phút 2 Mig 17F tấn công 4 chiếc máy bay cường kích hải quân А-1Н Skyraider động cơ pittong cánh quạt của không đoàn cường kích VA-25 cất cánh từ tầu sân bay Midway. Một chiếc MiG 17 khi cơ động không thành công đã rơi vào hỏa lực của súng 20 mm của 2 chiếc A-1H (Phi công C. Hartman và K. Johnson).




Trong toàn bộ giai đoạn đầu tính từ tháng 2 đến tháng 6 năm 1965, theo thông số của Mỹ, Không quân Việt Nam mất 4 chiếc MiG- 17 (hoàn toàn do Hải quân, 3 trong số đó bị bắn rơi bởi F-4B) Mỹ mất 5 máy bay F-105D, 2 máy bay cường kích và 1 F-4.

Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1965

Nhờ sự viện trợ tích cực ngày một tăng cường của Liên bang Xô Viết và Trung Quốc, hệ thống phòng không của Miền Bắc Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tháng 7 năm 1965, một hệ thống vũ khí mới xuất hiện, làm thay đổi hoàn toàn tình hình chiến trường, hệ thống tên lửa phòng không S-75.

Ngày 24 tháng 7 năm 1965, tiểu đoàn tên lửa có sự tham gia của cố vấn quân sự Thiếu tá F.Ilinux và cố vấn kíp trắc thủ Việt Nam Thượng úy V. Konstantinov, phóng đạn tiêu diệt 3 máy bay tiêm kích – ném bom F-4C cách Hà Nội 30 – 40 km về phía Đông Nam.

Máy bay bay với tải trọng vũ khí đầy đủ dưới cánh trong đội hình hành tiến. Người Mỹ công nhận bị rơi 1 chiếc F-4, hai chiếc bị thương nặng. Sau 3 ngày, 6 chiếc F-105 liên tục ném bom vào khẩu đội tên lửa, tổn thất tác giả bài viết không có thông số.





Chiến thuật tấn công của MiG 17 phục kích.

Đến ngày 27 tháng 10, không quân Mỹ đã đánh trúng 8 khẩu đội tên lửa S-75 của bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam. Đồng thời không lực Mỹ cũng tổn thất (theo thông số Mỹ cung cấp) là 3 F-105 Thunderchief, 2 F-8 Crusaider, 2 F-4 Phantom II và 1 А-4 Skyhawk. Rất nhiều máy bay khác bị thương tổn nặng nề. Theo thông số do Việt Nam cung cấp, trong giai đoạn này bộ đội tên lửa đã bắn rơi hơn 30 máy bay tiêm kích-ném bom.

Trong những trận đánh khốc liệt, lực lượng cố vấn quân sự Liên Xô cũng hy sinh và bị thương rất nhiều, quá trình vừa chiến đấu vừa học tập, huấn luyện, các trắc thủ Việt nam đã nhanh chóng nắm chắc tính năng kỹ chiến thuật và đã thành công trong điều khiển tên lửa. Trong suốt cả giai đoạn chiến tranh phòng không, các cố vấn quân sự Xô viết luôn sát cánh cùng các cán bộ chiến sỹ lực lượng phòng không – không quân Việt Nam.

Sự tổn thất tăng vọt của các loại máy bay chiến đấu đồng thời trạng thái tâm lý năng nề bao phủ lên lực lượng không quân Mỹ do lưới lửa phòng không dày đặc và sự tham chiến hiệu quả của tên lửa S-75 đã buộc Nhà trắng và Lầu năm góc phải có giải pháp hạn chế. Đồng thời lực lượng không quân Mỹ cũng phải thay đổi chiến thuật tấn công an toàn.

Phi công Mỹ không áp dụng chiến thuật tấn công tầm cao trung bình mà buộc phải thay đổi do tên lửa S-75 tiêu diệt tất cả các máy bay bay ở tầm trung và tầm cao. Máy bay Mỹ buộc phải chọn khả năng đột kích ở tầm thấp và tầm thấp giới hạn.

Các phi công Mỹ đã cố gắng sử dụng sự che khuất của các dãy núi trên địa hình, do đó khả năng phát hiện mục tiêu và bám dính mục tiêu của radar gặp nhiều khó khăn. Sự thay đổi chiến thuật đó đã lập tức ảnh hưởng đến chiến trường không quân.

Các phi công tiêm kích Việt Nam không nhận được những thông tin chính xác, đầy đủ của các phi đoàn máy bay đối phương bay luồn theo sườn núi và sát mặt nước biển. Các ổ phục kích của MiG- 17 trở lên khó khăn hơn, hiệu quả chiến đấu giảm sút trong các cuộc tấn công theo các mục tiêu máy bay Mỹ tự do cơ động.





Chiến thuật tấn công của MiG 17

Nhưng cùng trong thời gian đó, các cuộc không kích của máy bay Mỹ vấp phải hỏa lực dữ dội của pháo phòng không các cỡ nòng và thậm chí súng bắn thẳng như 12,7mm và súng trường.

Đến cuối năm 1965, số lượng pháo phòng không các cỡ nòng của Miền Bắc Việt Nam tăng lên nhanh chóng và vượt con số 2000. Đặc biệt là hỏa lực của pháo phòng không xô viết 57 mm sử dụng radar đường đạn S-60. Hỏa lực pháo 57 có radar dẫn bắn đã phát huy sức mạnh dữ dội của nó khi bảo vệ các mục tiêu trọng yếu như cầu, đường giao thông.

Tổng kết kinh nghiệm chiến tranh, các chuyên gia quân sự Mỹ nhận ra rằng một nửa số máy bay bị bắn hạ ở Việt nam là do hỏa lực của súng phòng không các cỡ nòng nhỏ như 57mm, 37mm, 14,5mm, 12,7mm và thậm chí súng trường, những loại vũ khí được coi là đã hết khả năng sử dụng trong chiến tranh hiện đại.

Đồng thời, chiến thuật (tầm bay thấp) đã làm giảm đáng kể hiệu quả của các đòn tấn công đường không, do số lượng máy bay trong các phi đội quá nhỏ và đòi hỏi trình độ bay của phi công rất cao.

Tính đến những tổn thất nặng nề của không quân, khi cố gắng tiêu diệt các đơn vị tên lửa, bộ Tổng tham mưu quân đội Mỹ đã ra quyết định áp dụng loại máy bay tác chiến điện tử- máy bay được trang bị thiết bị đặc biệt của không đoàn Wild Weasel . Nhưng máy bay này, thời điểm đầu tiên là F-100F, sau đó là F-105F, đến gần cuối năm 1972 - F-4C và F-105G.

Những máy bay này được trang bị thiết bị phát hiện và chế áp điện tử, sóng của đài phát radar tên lửa, đồng thời sử dụng tên lửa tự dẫn bám theo sóng radar AGM-45 Shrike, sau này hoàn thiện hơn là AGM-78 Standard-ARM giành được quyền chủ động trên không vào ngày 20 tháng 12 năm 1965.

Tính đến ngày 11 tháng 7 năm 1966 bảy máy bay F-100F Wild Weasel đã đánh trúng 9 khẩu đội tên lửa, chỉ có một chiếc bị bắn rơi, 2 chiếc khác đâm vào nhau khi tránh hỏa lực phòng không.

Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 1966

Bắt đầu năm 1966 đánh dấu một giai đoạn mới của không quân cả hai bên, ở giai đoạn này, không quân Mỹ sử dụng các phương thức tác chiến kỹ thuật mới và đồng thời không quân và không quân Hải quân Mỹ xuất hiện nhiều loại máy bay tiêm kích mới.

Nhờ có các thiết bị phát hiện, gây nhiễu và chế áp điện tử, không quân Mỹ đã quản lý được tầm bay thấp và có thể tổ chức được các phi đoàn máy bay với số lượng lớn, chọc thủng tuyến phòng không và tấn công ồ ạt các mục tiêu ở tầm trung trong khoảng cách gần mục tiêu.

Cùng với việc nhân được các máy bay MiG-17 từ Liên bang Xô Viết và Trung quốc, từ năm 1966, không quân Việt Nam sử dụng một số máy bay MiG- 17 cải tiến, dù không được phát triển rộng rãi.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
(tiếp )


Đó là các máy bay MiG-17PF (J-5A) với radar "Emerald" và 3 khẩu pháo HP-23 mm. Theo đơn đặt hàng của Việt Nam, Tiệp Khắc cũng chế tạo mẫu máy bay MiG- 15, trang bị hai khẩu 23mm và tên lửa R-3S ở vị trí của pháo 37mm lắp thiết bị dò tìm hồng ngoại. Sau này, vào năm 1968, Không quân Việt Nam sử dụng MiG 17F với pháo tiêu chuẩn và hai tên lửa tự dẫn R-3S.




Sơ đồ tấn công của máy bay Mỹ và đánh chặn của MiG 17

Sau này, theo các nguồn thông tin không chính thức, tháng 2 năm 1966, không quân Việt Nam tiếp nhận máy bay siêu âm F-6 (MiG -19) sản xuất tại Trung Quốc, có tốc độ cao và trang bị vũ khí mạnh hơn MiG-17. Nhưng không được sử dụng rộng rãi, các hoạt động tích cực của F-6 chỉ bắt đầu vào mùa thu năm 1972 khi chiến tranh trên không đã chấm dứt.

Cú shock thật sự của người Mỹ chỉ bắt đầu khi máy bay MiG- 21 thực sự tham chiến. Từ những năm 1965, Liên bang Xô viết có đề nghị Trung Quốc cho phép triển khai các trung đoàn MiG- 21 ở địa phận Trung Quốc để bảo vệ bầu trời Hà Nội và Hải phòng nhưng bị từ chối.

Máy bay MiG 21 trực tiếp tham gia vào ngày 23 tháng không có kết quả. Ngày 26 tháng 4, không quân Mỹ bắn hạ 1 chiếc MiG 21 đầu tiên. Không quân Việt Nam sử dụng chủ yếu MiG-21PF-V (mẫu số 76-MiG-21PR đã được nhiệt đới hóa, các thiết bị được mạ lớp vật liệu chống rỉ, sau này là MiG-21PFM (Mẫu 94 với ghế phi công kiểu KM-1), trong biên chế của không quân Việt Nam còn có mẫu MiG-21 F-13 ( Mẫu 74 do Tiệp Khắc sản xuất).





Các sơ đồ chiến thuật của MiG 21 khi không chiến với máy bay F-4 Phantom II




Đối thủ quan trọng lúc này của F-4 Phantom II là máy bay siêu âm MiG 21F-13(МиГ-21Ф-13) một phần do Tiệp Khắc sản xuất và MiG 21PF đã được nhiệt đới hóa. Sử dụng radar bám mục tiêu tương tự như máy bay F-4, MiG 21 sử dụng tên lửa có điều khiển và tự dẫn hồng ngoại R-3S hoặc sử dụng các ống phóng rocket không điều khiển S-5.

Bộ tư lệnh không quân và hải quân Mỹ vẫn đặt toàn bộ hy vọng vào máy bay chiến thuật F-4 hiện đại, có vũ khí mạnh, radar điều khiển mạnh, có tốc độ cao và khả năng tăng tốc nhanh cùng với những kỹ chiến thuật chống MiG thành thạo. Về lý thuyết chiến trường, F-4 mạnh hơn MiG-21 nhiều lần.

Nhưng từ khi đối đầu với MiG 21 F-4 mất dần những ưu thế tuyệt đối của nó và bắt đầu chịu các tổn thất nặng nề. từ tháng năm đến tháng 12 năm 1966, lực lượng không quân Mỹ trong các trận đánh trên không đã mất 47 máy bay, phía không quân Việt Nam tổn thất 12 máy bay.

Thông số cơ bản xác định tính cơ động của máy bay tiêm kích là tốc độ bẻ góc, trong đó 85% sự tăng tốc là giảm tải trọng riêng trên cánh, và chỉ có 15% được sử dụng để lấy góc nghiêng. Cơ động là nền tảng của phòng thủ, và phòng thủ tốt là đảm bảo tốt hệ số sống còn trong các trận không chiến.

Tải trọng riêng trên cánh của MiG 21 là 340kg/cm2, còn tải trọng của F-4 là 490kg/cm2. do đó khả năng sống còn của MiG 21 là 0,93 còn của F-4 là 0,83.

Khối lượng tải trọng trên cánh máy bay với tốc độ vòng chậm của máy bay tiêm kích Mỹ, khả năng chịu tải của Phantom so với MiG (6,0 chống lại 8,0 của MiG-21PF) và các góc tấn công của MiG, máy bay F-4 bị bỏ qua. Các chuyên gia không quân Mỹ thừa nhận khả năng bay xoắn lò xo của máy bay Mỹ kém hơn hẳn so với MiG.

Đồng thời, khả năng bay thẳng đúng chiếm độ cao của F-4 cũng kém hơn MiG ( của F-4 là 0,74, của MiG là 0,79). Đồng thời, độ tin cậy bay xoắ ốc của F-4 kém hơn MiG. Khi F-4 đã rơi vào vòng xoắn trôn ốc trên mặt phẳng ngang, các phi công có trình độ trung bình sẽ không thể thoát khỏi.

Theo thông báo của chính bên Mỹ, chỉ riêng năm 1971 do rơi vào vòng xoắn trôn ốc trong các cuộc truy đuổi, Mỹ mất đến 79 Phantom II. Radar của F-4 có khả năng phát hiện mục tiêu rất xa và bám dính, nhưng khả năng chống nhiễu rất kém.

Buồng lái của phi công và hoa tiêu được lắp dầy đặc các bảng điều khiển và nút bấm, công tắc, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của phi công và hoa tiêu. Nhưng F-4 cũng có những điểm nổi trội hơn so với MiG - 21.

Khả năng tăng tốc của F-4 cao hơn, từ tốc độ 600 km/h – 1000 km/h mất 20 s, còn MiG 21 mất 27s. tốc độ cất cánh cao hơn, khả năng nhìn quanh của phi công tốt hơn, sự có mặt của hoa tiêu khi theo dõi bầu trời cũng làm chủ được tình thế, nhanh chóng báo cho phi công biết mối đe dọa từ phía sau.

Đồng thời, lượng vũ khí trên MiG- 21 kém hơn rất nhiều lần so với F-4. Với những máy bay MiG 21 thế hệ đầu tiên, lượng vũ khí ít cộng với radar công suất thấp, không có khả năng chống nhiễu cũng là điểm yếu rất lớn của MiG 21.

Những trận không chiến cho thấy, do nhỏ hơn F-4 về tải trong riêng trên cánh, do đó MiG có khả năng cơ động tốt hơn trên mặt phẳng ngang, đặc biệt trên tầm cao và tầm trung. Các phi công Việt Nam rất dũng cảm lao vào các trận cận chiến. Nhưng máy bay MiG 21 chỉ có 2 tên lửa R-3S, chịu tải trọng rất nhỏ khi phóng ( 1,4 đơn vị) .





Lớn hơn tên lửa không rời khỏi bệ phóng, bộ phận tách tên lửa sẽ khóa an toàn. Chính vì vậy, trong trường hợp cơ động săn đuổi và thoát hiểm, việc phóng R-3S rất khó. Không có súng máy phòng không cũng là điểm rất yếu của MiG 21, sau khi phóng 2 quả tên lửa máy bay MiG không còn vũ khí, và đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến MiG bị tổn thất nhiều.

Trong giai đoạn này, MiG 21 ở Liên Xô có phương án cho MiG 21PF/PFM thêm ổ súng treo GP-9 với pháo GS-23 mm. Súng đại bác GP-9 đã được lắp cho máy bay MiG 21 trong cuộc chiến tranh xung đột Ấn Độ với Pakistan năm 1971. Đồng thời cũng vào thời gian này, súng 23 mm G9 mới được trang bị cho MiG -21 PFM

Với vấn đề này, sau khi Phantom F-4B/D/J khi va chạm với MiG 17 vốn không có súng, đã vội vã trang bị cho máy bay các ổ súng máy treo. Giai đoạn cuối MiG 21 cũng được trang bị thêm súng máy ở cánh, loại máy bay MiG -21M. Đồng thời, MiG có radar tương đối yếu, do đó phụ thuộc nhiều vào các trạm điều khiển mặt đất. Nhưng đồng thời không có radar hạng nặng cũng làm cho máy bay cơ động hơn nhiều.

Vào những năm 1965, trên căn cứ không quân Đà Nẵng để đối phó với MiG 21 đã chuẩn bị một không đoàn máy bay tiêm kích nổi tiếng F-104 S Starfighter. Nhưng chưa kịp xuất kích, phi đoàn này đã cho thấy khả năng không hiệu quả của máy bay và chỉ dùng để tấn công mục tiêu mặt đất, cũng chỉ ở Miền Nam.

Trong 4 tháng đầu tiên của năm 1966, các trận không chiến có 11 máy bay của Mỹ bị rơi, không quân Việt Nam tổn thất 9 máy bay MiG. Tỷ lệ là 1,2:1 ( người Mỹ công nhận là có 6 chiếc) nhưng từ khi đưa MiG 21 vào trận, tỷ lệ tổn thất biến đổi hẳn. Từ tháng 5 đến tháng 12 người Mỹ mất đến 47 chiếc máy bay, trong đó Việt Nam mất 12 chiếc MiG, tỷ lệ đã là 4:1.

Nhận thấy những điểm yếu của MiG 21, các phi công Việt Nam đã áp dụng chiến thuật tấn công tên lửa liên tục, đặc biệt hiệu quả khi đối phương có số lượng đông. Lượng vũ khí tên lửa có trên các đời máy bay sau này (MiG 29, Sukhoi) và những tính năng cơ động đã áp dụng chiến thuật này.

Các máy bay MiG 21 từ ổ phục kích sử dụng tốc độ cao tiếp cận mục tiêu, phóng tên lửa tự dẫn hồng ngoại hoặc bán chủ động dẫn đường radar đuổi theo nhằm vào nguồn nhiệt (lửa) phụt ra từ đuôi máy bay. MiG - 21 phóng tên lửa có điều khiển khi bám đuôi với vận tốc lên đến 1,2 M, sau đó máy bay với vận tốc cao như vậy lướt qua đội hình của đối phương và bẻ cần lái rẽ thoát khỏi trận đánh. Chiến thuật này thông thường phá nát đội hình hành tiến của đối phương buộc các máy bay địch phải cơ động làm mồi cận chiến cho máy bay MiG 17.

Chiến thuật này cũng đòi hỏi trình độ lái vô cùng điêu luyện của phi công chiến đấu, có trình độ điều khiển cao, đồng thời trạm radar dẫn đường cũng phải rất thông minh quyết đoán trong tấn công, đảm bảo tính bất ngờ và khả năng khó bán đuổi của đối phương. Lực lượng không quân Việt Nam thường sử dụng chiến thuật đa tiêm kích, phối hợp giữa MiG 17, 19 và 21.

MiG 17 có tốc độ dưới âm, tấn công buộc máy bay cường kích ném bom phải bay lên phía trên, ở đó MiG 21 đã chờ sẵn, thả thùng dầu phụ và đột ngột cơ động tấn công bằng tên lửa. cũng có những trường hợp máy bay MiG 17 đóng vai trò mồi nhử, F-4 khi tấn công MiG 17 đã tự đưa mình vào tầm tấn công của tên lửa MiG 21.

Về lý thuyết, chiến thuật này không mới, nhưng trên địa hình Việt Nam, với 3 tầng lưới lửa phòng không và số lượng máy bay Mỹ tham chiến thông thường gấp 6 lần hoặc hơn nữa thì đó là một vấn đề quá khó khăn đối với các phi công tiêm kích của Mỹ.

Từ tháng 1 năm 1967 đến tháng 3 năm 1968

Tổn thất ngày một tăng của không quân khiến Mỹ phải có giải pháp khẩn cấp. Phi công tiêm kích, nếu có sỗ giờ bay nhỏ 1500 – 2000 giờ bay, buộc phải quay về các căn cứ đặc biệt để tái huấn luyện.

Chương trình huấn luyện dày đặc và nặng nề có bao gồm cả những chiến thuật cận chiến và cơ động nhanh vốn đã bỏ quên từ lâu nay được khởi động lại với những máy bay mẫu có tốc độ tương đương, đồng thời được áp dụng thêm khả năng tránh và chống lại tên lửa và súng phòng không mọi cỡ nòng. Huấn luyện lại các chiến thuật cơ động tự do, tác chiến cơ động trong đội hình phi đội.




Sau các đợt tập huấn, trình độ bay của phi công cao hơn hẳn, và cũng đã có những kết quả khả quan trong không chiến, nhưng với sức mạnh dữ dội của hỏa lực phòng không, đồng thời các phi công Việt Nam cũng tìm ra cách đánh hiệu quả hơn, theo đề xuất của các chuyên gia quân sự Xô Viêt, các phi đội MiG đánh chặn đối phương trên đường bay hành trình vào mục tiêu, khi máy bay mang nặng vũ khí, tấn công và thoát ly chiến trường, buộc máy bay Mỹ phải ném bom sớm và hạ thấp độ cao, dành trận địa cho tên lửa và pháo phòng không các cỡ nòng.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )



Không quân Mỹ chuyển sang đánh phá các sân bay quân sự của Việt Nam. Nhằm chặn khả năng xuất kích của máy bay MiG, mục tiêu chủ yếu là đường băng và các khu vực kho tàng quân sự.

Mặc dù không quân Mỹ đã rất cố gắng, nhưng tổn thất trên bầu trời Việt Nam tiếp tục tăng. Nếu tuần cuối cùng của tháng 7, 11 máy bay bị bắn hạ, thì tuần đầu tiên của tháng 8 là 13, và sau đó con số 2 máy bay bị bắn rơi một ngày đã trở thành chuyện bình thường trong truyền thông.

Theo những thông số của Bộ Tư lệnh quân chủng phòng không không quân Việt Nam, năm 1967 trong các trận không chiến đã hạ 124 máy bay Mỹ và tổn thất 60 máy bay MiG, theo công báo của không lực Mỹ phía Việt Nam tổn thất 76 máy bay, không quân Mỹ hạ 59, số còn lại do không quân Hải quân Mỹ bắn hạ.

Như vậy, tỷ lệ tổn thất 2:1 được lập ra trong thời kỳ đầu của chiến tranh, lại được thiết lập lại, điều đó khẳng định sự thay đổi thường xuyên về chiến thuật của cả hai bên tham chiến. Với mỗi một phương thức tác chiến mới của không quân Mỹ, lực lượng PKKQ Việt Nam lại nhanh chóng tìm ra giải pháp nhằm khống chế ưu thế trên không của đối phương.

Tháng 6 năm 1971, người Mỹ lại ném bom miền Bắc lần thứ II

Ngày 16 tháng 4 hai chiếc MiG 21MF (đã cải tiến, có thêm pháo GS 23mm) tham chiến cùng với 12 Phantom II, 2 máy bay MiG bị bắn rơi.

Ngày 27 tháng 3 Phi đoàn F4 gặp phi đội 2 chiếc MiG 21 và không chiến, F4 bị bắn hạ một chiếc.

Ngày 6 tháng 5, phi đội F-4 tập kích phi đội MiG 21 đang chuẩn bị tấn công máy bay cường kích A-7. một chiếc MiG 21 bị trúng tên lửa. Cũng trong ngày hôm đó, một phi đoàn F-4 không chiến với phi đội 4 chiếc MiG 21. Một chiếc MiG 21 bị tấn công bởi 6 quả tên lửa, nhưng phi công tránh thoát, sau đó anh quay lại tham chiến và bị tấn công thêm 3 quả tên lửa, máy bay bị thương nặng, nhưng phi công nhẩy dù được.

Ngày 8 tháng 5 Không quân Mỹ bắt đầu chiến dịch Linebacker I, kéo dài đến 23 tháng 10. Trận đánh lớn nhất của không quân Việt Nam là ngày 10 tháng 5 khi không quân Việt Nam thực hiện 64 lần xuất kích, triển khai 15 trận đánh và bắn rơi 7 máy bay F-4. Ngược lại, không quân Việt Nam cũng mất 2 MiG-21, 2 MiG-17 và 1 J-6.

Trong một trận không chiến vào 10 tháng 5 Phi đoàn MiG 17 xuất kích để giải tỏa một sân bay quân sự đang bị không kích. MiG 17 bí mật bay với độ cao thấp, ẩn nấp theo địa hình tiếp cận đối phương và ngay trong lần cận chiến đầu tiên bắn hạ 1 máy bay F-4. Phi đội 2 MiG-17 quần chiến với 4 máy bay F-4 và bị bắn hạ một chiếc.

Nhưng khi F-4 và MiG 17 lăn xả vào vòng xoáy truy đuổi nhau thì từ sân bay đang bị phong tỏa xuất kích 2 MiG 21, nhanh chóng chiếm độ cao, ở khoảng cách 2 km MiG 21 phóng R-3S bắn hạ 2 F-4 với 2 tên lửa.




Sơ đồ tác chiến của MiG 21


Ngày 11 tháng 5 hai máy bay MiG – 21, bay làm mồi nhử kéo 4 chiếc F-4 vào ổ phục kích của 2 chiếc MiG 21 bay ở độ cao thấp, MiG triển khai tấn công và 3 tên lửa tiêu diệt 2 máy bay F-4.

Ngày 13 tháng 6, một phi đoàn MiG21 đánh chặn một nhóm F-4 Phantom II. Lao vào giữa đội hình, 2 máy bay MiG 21 đã làm đội hình chiến đấu của F-4 tan vỡ, các máy bay Phantom hoảng loạn cơ động. Hai máy bay MiG còn lại phóng tên lửa hạ 2 chiếc F-4.

Ngày 18 tháng 5, Không quân Việt nam đã 26 lần xuất kích và triển khai 8 trận đánh, bắn rơi 4 máy bay F-4, phía Việt Nam không có tổn thất. Trong một trận đánh cùng ngày, 2 máy bay MiG 21 đánh chặn một phi đội F-4, chỉ huy trưởng phi đội, đại úy Ngự khi quay nửa vòng xoáy đã phóng tên lửa tiêu diệt một F-4.

Mùa hè năm 1972, tần suất hoạt động của không quân Mỹ giảm xuống. Ngày 12 tháng 6 phi đoàn máy bay Phantom đụng độ với 2 máy bay MiG 21 và bị rơi một chiếc, ngày tiếp sau lại có hai cuộc không chiến giữa F-4 và MiG 21, không quân Mỹ mất thêm 2 chiếc F-4 nữa. Phía Việt nam không có tổn thất.

Như vậy mùa xuân và mùa hè năm 1972, có 360 máy bay Mỹ tham chiến trên chiến trường miền Bắc và 96 máy bay của không quân hải quân, đại đa số là máy bay F-4 mẫu nâng cấp cuối cùng. Chống lại khối lượng vũ khí khổng lồ này là 187 máy bay không quân Việt Nam MiG 17, MiG 21 và J-6. Trong số đó chỉ có 71 máy bay có khả năng tác chiến, trong đó có 31 MiG 21.

Vào tháng 12 năm 1972, không quân Mỹ tiến hành chiến dịch tấn công ồ ạt trên toàn bộ miền Bắc, tập trung vào các thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố khác Linebacker II, nhằm mục đích đạt được mục tiêu chính trị trên bàn hội nghị Pari.

Để đạt được mục tiêu tàn phá các trung tâm kinh tế, quân sự của Miền Bắc Việt Nam, không quân Mỹ đã sử dụng hầu hết máy bay chiến lượng B-52 ở châu Á Thái Bình Dương.

Kế hoạch chuẩn bị một chiến dịch lớn với số lượng máy bay khổng lồ đã không giữ được bí mật, lực lượng Phòng không – Không quân Việt Nam đã chuẩn bị cho Không quân Mỹ một đòn đánh quyết liệt. Các máy bay MiG 21 đã được cất giấu trong những sân bay dã chiến và được ngụy trang kỹ càng. Sẵn sàng xuất kích bằng bộ hỗ trợ tăng tốc bằng thuốc phóng.




Sơ đồ tấn công sân bay của máy bay Mỹ


Tháng 9 năm 1972, duy nhất có một trận không chiến có sự tham gia của cố vấn quân sự, phi công Xô Viết. Trên máy bay MiG 21US huấn luyện 2 chỗ ngồi, không được trang bị vũ khí, phi công tiêm kích Việt Nam và cố vấn quân sự Xô Viết thực hiện chuyến bay huấn luyện thường xuyên.

Ở tầm xa 8km cách sân bay họ nhận được thông báo về một tốp F-4 đang tiếp cận ở độ cao thấp. Lúc đó MiG 21 còn lại 800 lít dầu. Thực hiện kỹ thuật thùng trượt, đội bay thoát khỏi đòn tấn công tên lửa thứ nhất, sau đó F-4 liên tục tấn công bằng tên lửa 2 lần liên tiếp, nhưng MiG US với kỹ thuật xoáy vít đã thoát khỏi, tên lửa bay trượt mục tiêu, lần thứ 3 F-4 lại tiếp tục tấn công và cũng không thu được kết quả.

Nhưng những lần cơ động đó đã tiêu hao toàn bộ lượng dầu còn lại của MiG 21. Quyết định thông minh cuối cùng là nhẩy dù, khi MiG 21 lấy độ cao thì động cơ chết máy, 2 phi công bung dù khi chiếc MiG 21US anh dũng trúng tên lửa trong lần tấn công thứ 4. Đội bay Việt Xô tiếp đất an toàn.

Trong 12 ngày chiến dịch Linebacker II trong 8 trận không chiến, người Mỹ đã triệt để sử dụng kỹ thuật gây nhiễu tích cực, kỹ thuật này đã gây rất nhiều khó khăn cho các phi công MiG 21, do không ít lần trên màn hình radar vũ khí của MiG21 hoàn toàn bị tín hiệu nhiễu phủ kín, các phi công Việt Nam phải bắn bằng kính ngắm thường và sử dụng tên lửa tự dẫn hồng ngoại, nhưng khi sử dụng tên lửa tự dẫn hồng ngoại, tầm bắn bị giảm sút và khoảng cách phóng cũng không chính xác.

Đây cũng là điểm yếu nhất của MiG 21 về radar bám và theo dõi mục tiêu. Dù vậy, trong 8 trận không chiến, không quân Mỹ cũng bị mất 7 máy bay, trong đó có 4 F-4. Đồng thời Không quân Việt Nam cũng mất 3 chiếc MiG 21. Dù với lực lượng phi công đã được huấn luyện kỹ về các chiến thuật chống MiG-21, đồng thời với chiến thuật áp dụng nhiễu dày đặc và bay đêm. Người Mỹ vẫn bị tổn thất nặng nề.




MiG 21 tấn công (Mô phỏng 3D)

 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )


Để phục vụ cho mục tiêu chiến lược, biết được tâm lý sợ MiG 21 và tên lửa SAM S75 của phi công Mỹ, các máy bay MiG 21 thực hiện chiến thuật không tham gia vào không chiến tay đôi, các máy bay MiG được lệnh đánh chặn từ xa, bất ngờ tấn công phóng tên lửa phá đội hình đối phương (không cần kết quả) sau đó thoát ly chiến trường và trở về sân bay, buộc các máy bay tiêm kích ném bom nặng nề F-4 phải hạ độ cao cho hỏa lực phòng không dày đặc trên mặt đất. Mặc dù chiến thuật như vậy, nhưng MiG 21 vẫn chiến ưu thế về tốc độ và khả năng cơ động trong những tầm bay trung bình và thấp trước F-4E và F-4J.

Ngày 22 tháng 12 năm 1972, đánh chặn cuộc tấn công của máy bay Mỹ, phi đội 2 chiến MiG 21 cất cánh, trong không chiến, một MiG bị bắn hạ. Ngày 23 tháng 12, phi đội 4 chiếc MiG 21 cất cánh và bắn hạ 1 F-4, ngày 27 phi đội MiG 21 lại cất cánh và không chiến với phi đoàn F-4, 2 F4 bị bắn rơi. Ngày 27 tháng 12, 2 máy bay MiG 21 trực chiến trên sân bay Nội Bài, theo thông báo của radar mặt đất phát hiện một phi đoàn F 4. MiG 21 bay ở độ cao thấp 300 m so với mặt đất, bí mật tiếp cận mục tiêu, tăng tốc và lấy độ cao.

Mục tiêu được phát hiện bằng mắt thường ở khoảng cách 8 km, sau khí xin lệnh tấn công, MiG 21 bất ngờ tiếp cận mục tiêu, F-4 không kịp triển khai đội hình phòng thủ, MiG 21 đã áp sát và phóng tên lửa diệt 1 F4. Chỉ huy đội bay khi quay về phát hiện thêm 2 F4 đáng bám phi công số 2, bằng 1 kỹ thuật cơ động điêu luyện số 1 đã phá đội hình đối phương, cắt số 2 khỏi tốp F4.

Vòng xoáy hỗn chiến xảy ra giữa từng đôi MiG và Phantom II, kết quả số 1 thoát khỏi truy đuổi của F-4 hạ cánh an toàn, số 2 khi thực hiện xoáy trôn ốc lên cao đã bắn hạ thêm một F-4, nhưng máy bay cũng bị thương nặng do tên lửa Sidewinder nổ gần với ống xả phản lực. Phi công Việt Nam nhảy dù an toàn.

Trong đợt không kích của B-52, do sợ MiG 21 tấn công, F-4 đã đóng vai trò mục tiêu giả và phục kích, phi đội F-4 bay với tốc độ hành trình và đội hình đi sát với nhau. Trên màn hình radar mục tiêu tương tự như mục tiêu B-52, khi MiG tấn công, F-4 sẽ bay tản ra, cơ động tấn công MiG.

Trong các tài liệu của không quân Việt Nam không có nguồn tài liệu nào ghi lại một trận đánh như vậy. Nhưng 2 máy bay B-52 đã bị MiG-21 bắn hạ, một chiếc bị phi công anh hùng Phạm Tuân bắn hạ ở tầm bắn 2000 m. một chiếc bị phi công anh hùng Vũ Quang Thiều bắn trong tầm bắn gần, máy bay đã lao vào điểm nổ. anh hùng phi công Vũ Quang Thiều hy sinh.

Trong cả năm 1972, giữa không quân Mỹ và không quân Việt Nam xảy ra 201 trận không chiến. Phía Việt Nam mất 54 máy bay, trong đó có 36 máy bay MiG 21 và 1 máy bay huấn luyện MiG 21 US. Phía Mỹ thiệt hại 90 máy bay trong đó có 74 máy bay F-4 và 2 máy bay trinh sát RF-4C. Riêng MiG 21 diệt 67 máy bay đối phương.




Chiến thắng kỳ lạ cuối cùng của người Mỹ trong cuộc chiến tranh không quân ở Việt Nam là máy bay F-4J Phantom II cất cánh từ tầu sân bay MidWay, chỉ huy trung úy Victor Covalevski bằng một tên lửa Sidewinder bắn hạ một máy bay MiG 17, nhưng cũng sau hai ngày, chính chiếc F-4J này cũng bị bắn hạ trên bầu trời Việt Nam, nó cố lết ra biển và rơi, 2 phi công được cứu thoát.

Như vậy, tỷ lệ 2/1 gần như được giữ suốt cuộc chiến tranh trên không giữa không quân Mỹ và không quân Việt Nam. Từ góc độ kỹ chiến thuật, có thể nhận thấy rằng: Mặc dù liên tục thay đổi chiến thuật và phương thức tác chiến, vũ khí trang bị, với những phi công dày dạn kinh nghiệm và có số lượng giờ bay hơn rất nhiều lần, nhưng không quân Mỹ cũng không thể tiêu diệt được lực lượng không quân Việt Nam, mà còn bị tổn thất nặng nề, với không gian thu hẹp của chiến trường Miền Bắc Việt Nam, với gần 4000 máy bay bị tổn thất, có thể nói. Người Mỹ đã thua trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam.

Nguyên nhân:

Phi công Mỹ phải chiến đấu trên 2 mặt trận: Vừa phải chống lại những phi công MiG điêu luyện, vừa phải chống lại những khiếm khuyết kỹ thuật của F-4 nặng nề. Nếu phi công được huấn luyện cho phương thức tác chiến năng động, cơ động, nhưng lại phải điều khiển một máy bay kém cơ động.

Đó là một vấn đề, F-4 chỉ có khả năng né tránh một cuộc công kích do quá nặng nề, mà không có khả năng phản kích do máy bay MiG 21 nhẹ hơn, góc ngoặt và khả năng tăng tốc cao hơn để chiếm vị trí thuận lợi cho tấn công.

Trong điều kiện hộ tống máy bay ném bom đến mục tiêu cần đánh phá, nhiệm vụ đặt ra đã làm cho F-4 không có khả năng chủ động tác chiến tự do, cơ động và hỗn chiến cùng với máy bay đối phương, mà chỉ có khả năng chống trả và phòng ngự thụ động.

Khi xuất hiến nhóm tiêm kích "topgun” Tình hình chiến trường có thay đổi, nhưng sức mạnh của tên lửa S-75 và lưới lửa phòng không mặt đất dày đặc đã khóa khả năng tác chiến của những phi công có trình độ chiến thuật cao. Do đó, với sự phối hợp giữa đài radar trinh sát dẫn đường, tên lửa phòng không và pháo phòng không với không quân đã tăng khả năng tác chiến của không quân Việt Nam nhiều lần.

Các phi công Việt Nam đã thành công trong việc áp đặt cách đánh đối với phi công Mỹ, kế hoạch phục kích và tấn công đã buộc không quân Mỹ vào thế phòng thủ bị động, khi chuyển sang tấn công cũng thụ động và kém linh hoạt hơn.

Mặc dù tỷ lệ tổn thất của máy bay Mỹ so với tỷ lệ tổn thất của MiG khá cao 2:1 nhưng rõ ràng khả năng tổn thất sẽ giảm hơn nếu những phi công Việt Nam có số giờ bay cao hơn, kinh nghiệm tác chiến cao hơn và sử dụng triệt để tính năng kỹ chiến thuật của MiG 21.



Sơ đồ hoạt động tác chiến của không quân Việt Nam


Bài học kinh nghiệm: Cuộc chiến tranh trên không phận Việt Nam để lại nhiều dấu ấn đặc biệt, lực lượng không quân còn non trẻ của Việt Nam đã thành công trong việc đối đầu với lực lượng không quân hùng mạnh, dày dạn kinh nghiệm của Mỹ.

Có nhiều vấn đề còn phải bàn cãi, nhưng nếu lực lượng không quân Việt Nam có được sự đầy đủ về vũ khí trang bị và phương tiện chiến tranh, kinh nghiệm tác chiến cũng như thời gian huấn luyện tác chiến, thì tổn thất của người Mỹ trong cuộc không chiến này sẽ không dừng lại ở tỷ lệ 2/1 và chỉ có 2 B52 bị MiG 21 tiêu diệt trên bầu trời Hà Nội.

Không chiến ở Việt Nam đã khẳng định: tốc độ, sức cơ động với chiến thuật thông minh, nắm chắc tính năng kỹ chiến thuật của phương tiện, đồng thời với sự chỉ huy năng động, sáng tạo, đồng bộ chặt chẽ từ ban chỉ huy cấp chiến lược, chiến dịch đến sự tuân thủ tuyệt đối của người phi công với người chỉ huy trực tiếp của mình quyết định sự thành bại trên chiến trường.

Sức mạnh của lực lượng không quân trong không chiến phần lớn phụ thuộc vào sự phối kết hợp các phương tiện hỏa lực, phương tiện trinh sát, cảnh báo sớm và khả năng khai thác tuyệt đối tính năng kỹ chiến thuật của phương tiện bay, đồng thời là sự năng động, sáng tạo, trình độ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của phi công trên cánh bay. Phối kết hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong đội bay và tuân thủ mệnh lệnh.

Trong chiến tranh hiện đại, những máy bay tiêm kích đa dụng như F 16, F18, MiG 29, SU 30MK có rất nhiều điểm mạnh, hệ thống radar công suất lớn, tên lửa không đối khống có khả năng tấn công từ tầm rất xa, súng máy rất mạnh, tính cơ động rất cao. Nhưng cuộc không chiến dường như không phải đơn thuần là cuộc đối đầu về kỹ thuật.

Và còn là cuộc đối đầu vể năng lực tác chiến, kỹ năng cơ động tấn công và phòng thủ, đặc biệt là kỹ năng phát hiện mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, tránh tên lửa không đối không và các kỹ xảo bay phức tạp, cận chiến và thoát hiểm.

Dù chiến tranh đã qua đi rất lâu, nhưng phân tích những bài học kinh nghiệm của các cuộc không chiến, những kỹ năng mà phi công cả hai bên thực hiện trong cuộc đối đầu không cân sức, những chiến thuật mà hai bên thực hiện, những chiến thắng và tổn thất vẫn là bài học quan trọng trong chiến tranh hiện đại.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Dạ cụ nhầm vì lúc ấy ta không hề thiếu đạn, thực chất do lắp ráp đạn không kịp. Rất nhiều thông tin bị hiểu nhầm đoạn " thiếu đạn" này.
Lắp không kịp thì thiếu đạn chiến đấu rồi còn gì nữa cụ ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
9,220
Động cơ
424,956 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Dạ cụ nhầm vì lúc ấy ta không hề thiếu đạn, thực chất do lắp ráp đạn không kịp. Rất nhiều thông tin bị hiểu nhầm đoạn " thiếu đạn" này.
Đấy là báo nói thế. Các thầy dạy quân sự ở trường khi em còn học đại học nói: hết đạn.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Đấy là báo nói thế. Các thầy dạy quân sự ở trường khi em còn học đại học nói: hết đạn.
Không, nói đúng hơn là trên bệ phóng không có đạn để bắn ạ:((:((Nếu mà có đạn thì cũng kiếm được thêm ít xác B52 nữa về đúc nồi nhôm các cụ nhể?
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top