[Funland] Không chiến trên bầu trời VN - nhìn từ hai phía

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Trận huyết chiến lớn nhất trên bầu trời Việt Nam ( theo tienphong.vn lấy tư liệu từ báo nước Nga)

TPO - Tháng 12-1972, lực lượng tên lửa phòng không Việt Nam đã giáng cho các pháo đài bay của lực lượng không quân chiến lược Mỹ những tổn thất nặng nề.
VKO đăng những bài viết, đã được viết và thẩm định từ những năm giữa thập kỷ 1970 của nhóm nghiên cứu bao gồm các tướng lĩnh và các sĩ quan cao cấp thuộc lực lượng phòng không và không quân Xô Viết dưới quyền lãnh đạo của thượng tướng Anatoly Hyupenen với những thống kế về các hoạt động tác chiến của lực lượng phòng không và không quân Việt Nam trong tháng 12-1972.
Lực lượng Phòng không-Không quân Việt Nam
Trong biên chế của các đơn vị thuộc lực lượng Phòng không - Không quân Việt Nam là vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh có nguồn gốc chủ yếu từ Liên bang Xô Viết và Trung Quốc. Trong đó, lực lượng tên lửa phòng không được trang bị các tổ hợp tên lửa SA-75M, máy bay tiêm kích là MiG 17, MiG 21 từ Liên Xô và MiG 19 có nguồn gốc từ Trung Quốc, các đại đội radar bao gồm có các đài radar P-10, P-12, P-15, P-30, P-35, PRV-11, ra dar của Trung Quốc type 406, 513, 514, 843 và radar Hungary loại P-35. Các đơn vị pháo phòng không được trang bị pháo 37, 57, 85 và 100 sản xuất từ Liên Xô và Trung Quốc.
Trong giai đoạn mùa xuân và mùa hè năm 1972, Lực lượng phòng không – không quân Việt Nam đã nỗ lực đánh trả mạnh mẽ các đợt không kích của không quân Mỹ, không quân hải quân Mỹ. Khi các lực lượng này tính từ tháng 2-1972 tiến hành các cuộc ném bom tất cả các mục tiêu có tầm quan trọng sống còn của Miền Bắc Việt Nam. Trong giai đoạn này, lực lượng không quân Việt nam đã tích cực và rất hiệu quả tiến hành các trận không chiến nhằm ngăn chặn và tiêu diệt máy bay đối phương. Không quân đã tiến hành 200 trận không chiến và bắn rơi hơn 80 máy bay Mỹ. Một vị trí vô cùng quan trọng trong phòng không là lực lượng pháo phòng không các cỡ nòng, pháo phòng không đã tiêu diệt gần 150 máy bay đối phương, nhưng vị trí quan trọng hàng đầu trong lực lượng phòng không vẫn là các đơn vị tên lửa phòng không. Đến đầu tháng 12-1972, tên lửa đã tiêu diệt gần 350 máy bay địch, có nghĩa là gần 60% số máy bay địch bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc trước tháng 12-1972.

Phi công Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Việt Nam. Trong cuộc chiến đấu khốc liệt với lực lượng không quân Mỹ trong giai đoạn này, lực lượng không quân Việt Nam cũng có những tổn thất đáng kể: Lực lượng không quân Việt Nam bị mất 50 máy bay và 15 phi công bị hy sinh. Các trận địa tên lửa cũng bị đánh phá nhiều lần bằng bom và tên lửa chống radar Shrike, có lúc gần 50% các tổ hợp tên lửa bị hỏng hóc nặng, không có khả năng chiến đấu. Đối phương đã phá hủy gần 200 tên lửa SA-75M trên trận địa và trong các khu kỹ thuật. Các đài thu phát radar của đơn vị tên lửa bị tấn công bằng Shrike đến 137 lần và hàng chục lần bị tấn công bằng bom, làm hỏng hoặc hư hại hơn 10 đài radar dẫn đường tên lửa các loại.
Cùng với những tổn thất về cơ sở vật chất, năng lực tác chiến của một bộ phận các đơn vị và cấp độ sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị tên lửa và không quân tiêm kích cũng bị suy giảm.
Trước chiến dịch Linebacker II, bảo vệ bầu trời thủ đô Hà Nội được thực hiện bởi 1 sư đoàn phòng không hỗn hợp bao gồm 3 trung đoàn tên lửa và 5 trung đoàn pháo binh. Cụm lực lượng phòng không được chia thành 9 tiểu đoàn tên lửa và 15 khẩu đổi pháo phòng không. Sư đoàn phòng không hỗn hợp bảo vệ Hà Nội là cụm binh lực phòng không mạnh nhất trong số tất cả các đơn vị binh chủng hợp thành phòng không trong quân chủng. Lực lượng phòng không tập trung ngăn chặn và phòng thủ hai hướng chính yếu là phía tây bắc và phía tây thành phố, hướng chính yếu có khả năng địch sẽ tấn công với cường độ lớn.
Nói chung cụm binh lực phòng không phòng thủ Hà Nội có nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ mục tiêu chống lại mọi cuộc tấn công từ tất cả các hướng khác nhau. Để tăng cường phòng thủ Hà Nội, quân chủng phòng không - không quân đã cố gắng thành lập thêm các trung đoàn tên lửa mới, trang bị tên lửa tầm thấp S-125. Nhưng đến thời điểm bắt đầu chiến dịch, các đơn vị này chưa kịp triển khai và không thể tham gia. Do đó tổn thất của không quân Mỹ vì thế cũng đỡ đi phần nào. Thành phố cảng Hải Phòng được bảo vệ bởi sư đoàn phòng không nhẹ bao gồm 2 trung đoàn tên lửa và một trung đoàn pháo phòng không. Tổng số có 7 tiểu đoàn tên lửa sẵn sàng chiến đấu và 5 khẩu đội pháo phòng không. Lực lượng phòng không tập trung vào các hướng chủ yếu là Nam, Đông nam và Đông.
Quân khu 4 tập trung một lực lượng phòng không lớn, bao gồm 2 sư đoàn phòng không, trong biên chế của 2 sư đoàn có 4 trung đoàn phòng không với 16 tiểu đoàn tên lửa (8 tiểu đoàn chưa đủ khả năng chiến đấu do tình trạng hỏng hóc sau các trận đánh của binh khí, kỹ thuật), 8 trung đoàn pháo phòng không (48 khẩu đội pháo các cỡ nòng). Cụm lực lượng phòng không bảo vệ các tuyến đường vận tải từ bắc vào Miền Nam, các tuyến ngầm, kho tàng, khí tài, phương tiện chiến tranh và cơ sở vật chất, hậu cần kỹ thuật, tập trung ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Bình.
Dàn trận chờ địch

Tất cả các trung đoàn Lực lượng không quân tiêm kích có nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu quan trọng trong khu vực Hà Nội và Hải Phòng, các đơn vị tiến hành công tác tuyển chọn các phi công tiêm kích có kinh nghiệm chiến đấu và số giờ bay tác chiến cao. Nhóm phi công chiến đấu được huấn luyện nhằm mục đích sẵn sàng chiến đấu với máy bay B-52 ( tác chiến với mục tiêu giả định là IL-18), cất cánh từ sân bay dã chiến thu ngắn đường băng bằng tên lửa tăng tốc, hạ cánh trên các bãi trống không được trang bị tương tự như sân bay.....
Các đơn vị radars tập trung huấn luyện tác chiến, thực hiện những bài tập tác chiến đảm bảo dẫn đường, chỉ thị mục tiêu và dẫn bắn tên lửa cho các khẩu đội tên lửa, các đơn vị không quân và pháo phòng không trong điều kiện nhiễu dầy đặc (độ che phủ đến 94%) nhờ có sự liên kết phối hợp các đài radars của các đại đội bên các cánh khác nhau.
Các đơn vị thông tin liên lạc: chuẩn hóa và đồng bộ sơ đồ chi tiết hệ thống thông tin liên lạc kép (vô tuyến – hữu tuyến) trong đó chủ đạo là vô tuyến. Thực hiện thông suốt thông tin hai chiều giữa các đài radar và các phân đội trên trận địa tên lửa.
Trong tất cả các đơn vị các phân đội tiến hành các hoạt động bào hành, bảo dưỡng toàn bộ vũ khí trang thiết bị theo định kỳ, bổ sung các bộ phận thay thế, dự phòng chi tiết, cơ sở vật chất đảm bảo chiến đấu ngay trên trận đạ. Trong các đơn vị các trận địa của các tiểu đoàn tên lửa đảm bảo đầy đủ cơ số đạn (6 đạn tên lửa trên bệ phóng, 6 đạn tên lửa trên xe nạp đạn).
Trên các trận địa tên lửa và pháo phòng không, các đơn vị đã tăng cường thêm hầm trú ẩn dành cho bộ đội, tăng cường thêm độ dầy của thành xe đài phát bằng các vận dụng trong tầm tay như tre, gỗ, bao đất, cát.... nhằm giảm thiểu khả năng xuyên phá của bom bi, mảnh đạn và tên lửa Shrike. Trong lực lượng không quân đã triển khai phân tán máy bay sang các sân bay dã chiến hoặc vào các hầm trú ẩn, rãn cách các vị trí từ 15 – 20 km (có chỗ lên tới 120km) cách sân bay căn cứ.
Mặc dù bộ tư lệnh lực lượng Phòng không – Không quân đã tận dụng hết thời gian để chuẩn bị cho lực lượng sẵn sàng đánh trả đợt không tập có cường độ và sức hủy diệt lớn nhất của không quân Mỹ, nhưng cũng không thể thực hiện hết được tất cả các công tác chuẩn bị cho toàn thể lực lượng nằm trong quyền quản lý và đạt được 100% khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị thuộc quyền. Theo thống kê cho thấy đến ngày 18-12, 66% các tiểu đoàn tên lửa nằm trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, và 38% lực lượng máy bay tiêm kích. Số lượng các phi công có kinh nghiệm và khả năng bay đêm là 18, với MiG-21 là 13 và với MiG 17 là 5 người.
Cơ sở căn bản các hoạt động tác chiến đánh chặn và bẻ gẫy các đòn tấn công trên không của lực lượng không quân Mỹ được thực hiện theo mệnh lệnh của Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam: lực lượng tên lửa có nhiệm vụ hàng đầu là tiêu diệt máy bay ném bom chiến lược B-52, lực lượng pháo phòng không – tiêu diệt các máy bay chiến thuật và lực lượng không quân – hải quân; lực lượng không quân tiêm kích – mục tiêu hàng đầu là máy bay ném bom chiến lược 'pháo đài bay' B-52, các máy bay không quân chiến thuật và không quân hải quân được đảm nhiệm bởi lực lượng không quân tuần tiễu.
Ngày 17-12, một ngày trước khi cuộc không tập lớn nhất trong lịch sử không quân Mỹ tính từ sau đại chiến thế giới thứ II bắt đầu, Bộ tổng tham mưu QĐND Việt Nam đã nắm được kế hoạch tấn công đường không của quân đội Mỹ. Lực lượng phòng không - không quân được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Sau khi các đơn vị thực hiện các nội dung công tác cho sẵn sàng chiến đấu, chỉ huy trưởng các đơn vị tên lửa – pháo phòng không được tập trung tại Trung tâm chỉ huy, điều hành tác chiến, Tư lệnh trưởng lực lượng phòng không - không quân trực tiếp thông báo tình hình địch, xác định quyết tâm chiến đấu và nhiệm vụ giao cho các binh chủng. Sư đoàn phòng không bảo vệ Hà Nội được giao nhiệm vụ sử dụng tên lửa chỉ bắn B-52, các sư đoàn phòng không khác được lệnh sử dụng tên lửa để bắn tất cả các mục tiêu phương tiện bay của địch, khi phát hiện mục tiêu thuận lợi cho phòng đạn diệt địch, đặc biệt chú trọng bắn máy bay B-52, ngoài ra, căn cứ vào tình huống địch – ta trước mắt, các đơn vị được lệnh tiết kiệm đạn tên lửa.
Các đơn vị và các phân đội pháo phòng không, nằm trong biên chế của sư đoàn phòng không bảo vệ Hà Nội, được giao nhiệm vụ tiêu diệt các máy bay bổ nhào tấn công mục tiêu, các máy bay bay thấp, đặc biệt chú ý máy bay ném bom F-111, đồng thời bảo vệ các trận địa tên lửa và các sân bay của máy bay tiêm kích.
Tư lệnh trưởng lực lượng không quân tiêm kích nhận nhiệm vụ sử dụng lực lượng thường trực sẵn sàng chiến đấu và lực lượng không quân có nhiệm vụ chủ yếu là tiêu diệt máy bay ném bom B-52.
Thử lửa

Vào cuối ngày 18-12, Bộ tư lệnh lực lượng Phòng không - Không quân được biết tàu sân bay “Saratoga” di chuyển về phía tây của Vịnh Bắc Bộ. Lúc 18h30 đơn vị radar trinh sát tầm xa đóng quân trên biên giới Việt - Lào phát hiện một tốp F-111A trên tầm xa là 250km, tầm cao là 9.000m, đang bay về phía biên giới Việt Nam. Sau 15 – 18 phút phát hiện các phi đội F-4, trong biên chế của lực lượng không kích cường độ cao đợt một.
Đến 19h50 cùng ngày, toàn bộ các trận địa phòng không tên lửa – pháo binh triển khai, phát huy hỏa lực đánh chặn đợt không kích ồ ạt với cường độ rất cao của không quân Mỹ. Đánh trả các đòn tập kích đường không của địch, các đơn vị phòng không trong đêm đã phóng 35 loạt tên lửa SA-75M, hàng trăm loạt đạn pháo phòng không các cỡ nòng, máy bay MiG hai lần xuất kích, kết quả là bắn rơi 7 máy bay, trong đó có 3 máy bay B-52 và một máy bay F-111A. Bộ đội tên lửa đã phóng 69 đạn.
Bộ đội tên lửa của phòng không - không quân Việt Nam trước chiến dịch Linebacker II có trong biên chế 36 tiểu đoàn tên lửa, trang bị chủ yếu là tổ hợp tên lửa SA-75M “Dvina” tên lửa 3 khoang buồng đốt V-750M (11D), đài radar trinh sát và dẫn đường, chỉ thị mục tiêu R-12, 9 tiểu đoàn kỹ thuật tên lửa. Biên chế tổ chức thành 9 trung đoàn tên lửa phòng không, các trung đoàn này được biên chế vào 4 sư đoàn phòng không.
Lực lượng chủ yếu của các đơn vị tên lửa là phòng thủ Thủ đô Hà Nội, các trận địa được bố trí ở các khu vực có sân bay như Nội Bài, Gia lâm, Kép, khu vực ga xe lửa Đông Anh và Yên Viên, Cảng và khu vực công ngiệp thành phố Hải Phòng, đồng thời được bố trí ở các tuyến cầu, ngầm vượt sông, các tuyến đường vận tải huyết mạch, các khu vực tập trung quân trong các tỉnh của quân khu 4. Thanh hóa và Nghệ An. Các đơn vị tên lửa phòng không tập trung thành 3 cụm hỏa lực chủ yếu: Cụm hỏa lực phòng không Hà Nội, cụm hỏa lực phòng không Hải Phòng và cụm hỏa lực phòng không Quân khu 4. Các tiểu đoàn tên lửa trong các cụm hỏa lực tên lửa phòng không chiếm lĩnh các trận địa tên lửa, có khoảng cách so với mục tiêu bảo vệ từ 7 km đến 15 km. Các trận địa tên lửa cách nhau trong cụm phòng không Hà Nội là 8 – 18 km, Hải Phòng 7 – 12 km và quân khu 4 là 6-20 km.
Các đơn vị sẵn sàng chiến đấu tính đến ngày 18-12 của 36 tiểu đoàn tên lửa là 24 tiểu đoàn, chiếm 66,6% tổng số. Trong đó, tỷ lệ đơn vị sẵn sàng chiến đấu ở Hà Nội và Hải Phòng là 75% và 86%, tỷ lệ đơn vị sẵn sàng chiến đấu ở quân khu 4 thấp hơn nhiều, là 50%.
Trong chiến dịch không kích, tại khu vực có các hoạt động tác chiến mạnh mẽ, (chủ yếu cụm binh lực phòng không Hà Nội và Hải Phòng) lực lượng không kích lên đến 1.800 phương tiện bay chiến đấu các loại, trong đó có 390 máy bay B-52, 1200 mát bay chiến đấu cấp chiến thuật và không quân hải quân, gần 70 máy bay cường kích ném bom loại F-111A, khoảng 150 máy bay trinh sát SR-71, 147J, RF-4C và RA-5C.
Trong suốt giai đoạn không kích bộ đội tên lửa đã đánh trả 25 đợt không kích ồ ạt với cường độ cao nhất, tiến hành 181 lượt phóng đạn, kết quả thu được là bắn rơi 54 máy bay, trong đó có 34 máy bay B-52, 13 F4, 10 A-6 và A-7. Mục tiêu máy bay B-52 đã tiến hành 135 lượt phóng đạn (74% tổng số lượt phóng tên lửa), số tên lửa được phóng là 244 quả đạn. Hệ số hiệu quả bắn theo mục tiêu B-52 trung bình cho cả chiến dịch là 0,23. Mức tiêu hao tên lửa trung bình là cứ 1 máy bay B-52 cần bắn 7,9 tên lửa.

Ghi chú: số lượng trên là số lượng tên lửa bắn máy bay B-52, số lượng phía dưới là tên lửa bắn máy bay chiến thuật.
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )


Theo mục tiêu máy bay chiến thuật và máy bay không quân hải quân đã tiến hành 46 lượt phóng đạn (chiếm tỷ lệ 26% tổng số lượt phóng) đã bắn hết 77 quả đạn tên lửa, tiêu diệt 23 máy bay. Hệ số hiệu quả bắn là 0,5, trong đó cứ một máy bay bị tiêu diệt cần 3,3 tên lửa.
Trong tất cả các trận đánh, được tiến hành bởi lực lượng tên lửa phòng không, có hai trận đánh đặc trưng điển hình nhất, đó là trận đánh của sư đoàn phòng không ngày 19-12 từ 4h40 đến 5h46 và cũng của sư đoàn phòng không Hà Nội ngày 26-12 (22h15 đến 23h24).
Không kích ồ ạt

Đợt không kích ồ ạt cường độ cao có sự tham gia của 66 máy bay, 24 máy bay B-52. Mục tiêu là sân bay Bạch Mai và 3 khu vực, nằm ở hướng phía Tây Bắc và phía Tây thành phố, cách trung tâm từ 10 đến 12 km. Đợt không kích đà triển khai từ Hướng Tây Вắc Hà Nội trên một hành lang rộng 20 – 25 km. Mật độ tập kích của các phi đội máy bay chủ công Mỹ là 0,6 máy bay/phút.
Trận đánh này có sự tham gia của 9 tiểu đoàn tên lửa phòng không thuộc sư đoàn phòng không bảo vệ Hà Nội. Nhiệm vụ chiến đấu được chuyển đến cac tiểu đoàn theo các thông tin từ các đài radar trinh sát, Các thông số về chỉ thị mục tiêu máy bay địch được truyền đến theo hệ thống góc phương vị và tầm xa (góc phương vị - tầm) theo vị trí tọa độ sở chỉ huy trung đoàn phòng không. Tính toán phần tử bắn được tiến hành tại trận địa các tiểu đoàn tên lửa. Để xác định được tọa độ và thông số chuyển động của mục tiêu trong điều kiện nhiễu dày đặc, tại sở chỉ huy trung đoàn đã xác định theo phương pháp 3 điểm, theo đó đã sử dụng các thông số của 2 – 3 trận địa tiểu đoàn tên lửa, tính toán góc phương vị được tiến hành theo nhịp độ 10 giây một lần. Số lượng lớn các tiểu đoàn tên lửa, cung cấp thông tin đã làm phức tạp thêm hoạt động của chiến sĩ đồ bản và tiêu đồ, từ đó dẫn đến làm tăng thêm các lỗi trong công tác xác định tọa độ và các thông số chuyển động của mục tiêu.
Để xác định chính xác loại mục tiêu và các thông số liên quan, tại sở chỉ huy trung đoàn tên lửa phòng không đã sử dụng thêm các thông tin nhận được từ sở chỉ huy sư đoàn phòng không, các thông tin nhận được từ đài radar trinh sát tầm xa, các báo cáo từ các trận địa tên lửa các báo cáo từ quan trắc bằng quang học.
Sau khi xác định loại mục tiêu, tọa độ và các thông số về tốc độ chuyển động của mục tiêu, sở chỉ huy trung đoàn xác định và truyền đạt nhiệm vụ chiến đấu cho các tiểu đoàn, chỉ thị về số lượng tên lửa sẽ phóng, trong một số trường hợp đặc biệt đã chỉ thị về khoảng cách (tầm xa của mục tiêu) khi phóng tên lửa.
Trong trận đánh này, các phân đội tên lửa đã phóng đạn 19 lần, bắn 35 tên lửa, nhưng chỉ tiêu diệt được một máy bay B-52. Đến thời điểm bắt đầu trận không kích với cường độ lớn của không quân Mỹ, các trắc thủ và chiến sĩ tiêu đồ của sư đoàn, trung đoàn và cấp tiểu đoàn vẫn chưa có được đầy đủ kinh nghiệm tiến hành các hoạt động tác chiến chống lại một lực lượng không kích cấp chiến lược với cường độ cao trong điều kiện phức tạp các tình huống trên không và nhiễu dầy đặc.
Các chiến sĩ trắc thủ radar hành động không tự tin và chuẩn xác, để xảy ra những thiếu sót không đáng có khi tiến hành đeo bám mục tiêu. Không thành thục khi sử dụng chế độ thu phát chủ động và thụ động của đài radar dẫn đường và chỉ thị mục tiêu tên lửa.
Gần 70% lần phóng tên lửa được tiến hành trên tầm xa từ 32 đến 40 km, khi khả năng bám cụm mục tiêu trong điều kiện bị gây nhiễu dày đặc rất khó khăn. Từ đó dẫn đến khả năng dẫn đạn không có được độ chính xác cao.
Khi giao nhiệm vụ cho các phân đội, sở chỉ huy trung đoàn đã không tính hết được điều kiện, tình huống khi bắn và cơ số đạn dự trữ của các phân đội trên trận địa tên lửa. Hầu hết các tiểu đoàn có cơ số đạn dự trữ khoảng từ 7-8 tên lửa, do đó đã có giới hạn số lần phóng đạn và số đạn trong mỗi lần phóng. Từ 19 lần phóng đạn có 3 lần phóng chỉ có 1 tên lửa, còn lại là 2 tên lửa. Số tên lửa được bắn trong mỗi lần phóng đạn giới hạn bởi chỉ thị cấp trung đoàn, do đó đã cản trở tính chủ động của sĩ quan chỉ huy phóng tên lửa, từ đó làm giảm hiệu quả bắn. Giai đoạn đầu tiên, theo mệnh lệnh của sư đoàn, giao nhiệm vụ mỗi mục tiêu một tên lửa, nhưng khi trung đoàn đã bắn hết 60% cơ số dự trữ đạn, mới quyết định cho bắn 2 tên lửa trong mỗi lần phóng đạn. Đồng thời có những sơ suất khi phát hiện và xác định loại mục tiêu, kết quả là có 5 lần phóng đạn ngoài khu vực giới hạn xạ kích vào mục tiêu là máy bay chiến thuật, bị nhầm tưởng là phi đội máy bay B-52.
Nếm đòn đau

Hiệu quả tác chiến phòng không cao hơn hắn là trận chiến đấu đánh trả đợt tập kích cường độ cao của các đơn vị tên lửa sư đoàn phòng không Hà Nội đêm ngày 26-12, thời gian từ 22h15 đến 23h24. trong đợt không tập này nhằm vào các mục tiêu nằm trong khu vực bảo vệ của sư đoàn phòng không Hà Nội, tham gia đợt cường tập trên không có 80 máy bay, trong đó có 36 máy bay B-52. Mục tiêu tấn công là sân bay Gia Lâm, ga xe lửa Đông Anh, Ga Yên Viên nằm ở phía tây ngoại thành Hà Nội và khu vục nằm cách Hà nội từ 8-10km về phía nam Hà Nội. Cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B-52 được tiến hành trên 3 hướng: Từ phía Tây Bắc theo hành lang rộng 10 km, từ phía Tây theo hành lạng rộng 15 km và từ phía Đông Nam hành lang tiến công là 10 km. Thời lượng ném bom là 24 phút, mật độ cường tập đến 1,5 máy bay/phút.
Trước thời điểm bắt đầu không tập, 2 tiểu đoàn của cụm phòng không Hải Phòng ( tiểu đoàn tên lửa 71 và 72) được cơ động di chuyển vào khu vực phòng ngự của Hà Nội và biên chế vào đội hình chiến đấu. Như vậy trong cơ cấu biên chế của sư đoàn phòng không Hà Nội tăng lên đến 13 tiểu đoàn tên lửa chiến đấu. Tính toán thực tế cơ số đạn dự trữ và đã có trên rãnh đạn, lực lượng phòng không Hà Nội có khả năng tiêu diệt 6 máy bay chiến lược B-52, và nếu tính cả khả năng nạp đạn thì có khả năng tiêu diệt đến 8 máy bay.
Thực tế trong trận đánh này, các đơn vị tên lửa đã phóng đạn 24 lần, bắn 45 quả tên lửa và tiêu diệt 6 máy bay B-52. Như vậy, khả năng hỏa lực tiêu diệt mục tiêu của sư đoàn được hiện thực hóa đến 75%. Hệ số hiệu quả phóng đạn đạt 0,25, mức độ tiêu hao trung bình cho một máy bay B-52 được giảm xuống đến 7,5. Kết quả đạt được nhờ có sự phối hợp ăn ý, hiệp đồng nhịp nhàng hiệu quả của tất cả các trắc thủ các cấp và kinh nghiệm tác chiến được nâng cao qua nhưng đêm chiến đấu liên tục. .

Phân bố các trận địa tên lửa của lực lượng phòng không Hà Nội vào ngày 18.12.1972.
Các trắc thủ trên các xe điều hành tác chiến cấp trung đoàn và các trắc thủ trên các xe điều khiển tên lửa hành động trong trận chiến này thực sự rất tự tin và kiên quyết, độ chính xác đạt cao khi lựa chọn mục tiêu khai hỏa, sử dụng rất tốt các tính năng kỹ thuật của đài radar điều khiển để phát hiện mục tiêu trên nền phông nhiễu dầy đặc, có khả năng thành thục lựa chọn chế độ phát chủ động và thụ động của đài điều khiển tên lửa. Phóng đạn trên tầm xa mục tiêu tối ưu nhất. Trong số 45 tên lửa được phóng có 36 tên lửa được phóng ở tầm xa mục tiêu là 25 – 35 km. Trong năm lần phóng đạn, dẫn đến tiêu diệt mục tiêu, khoảng cách phóng đạn là 28 km đến 32 km.
Nhưng trong trận chiến đấu này cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm. Hai phi đội máy bay B-52 đã bị nhận nhầm là phi đội F-4 và không bị tấn công bằng tên lửa. Một số đơn vị tên lửa đã phóng một lần 1 đạn, mặc dù trong điều kiện tác chiến phức tạp của tình huống và cơ số đạn dự trữ có thể tiến hành thấp nhất là 3 lần phóng. Nguyên tắc phóng đạn tiêu diệt mục tiêu vẫn bị vi phạm. Ví dụ: Từ 24 lần phóng đạn đã có bốn lần phóng chỉ có một tên lửa, trong đó 2 lần là phóng đạn đuổi theo mục tiêu. Chỉ có một lần phóng đến 3 tên lửa, còn lại là 2 tên lửa trong mỗi lần phóng.
Một trong những đặc điểm nổi bật của các hoạt động tác chiến các đơn vị tên lửa phòng không trong các trận đánh trả các cuộc không tập ồ ạt có cường độ cao do lực lượng không quân chiến lược Mỹ tiến hành là tập trung hỏa lực của nhiều trận địa tên lửa cho một mục tiêu lớn (cụm mục tiêu). Hỏa lực tên lửa tập trung của một nhóm các trận địa tên lửa đã đạt được hiệu suất chiến đấu rất cao. Trong 23 lần phòng đạn đã bắn hạ tới 13 máy bay B-52, tiêu hao 98 tên lửa. Hiệu suất trong các lần phóng đạn đạt đến 0,56, gấp 2,5 lần hơn hiệu suất phóng đạn nói chung trong tất cả các lần xạ kích vào các mục tiêu máy bay chiến lược, mức độ tiêu hao tên lửa giảm xuống nhiều hơn mức độ tiêu hao tên lửa trung bình theo điều kiện bắn thông thường. Khả năng phóng đạn tập trung từ 3 đơn vị hỏa lực (trận địa tên lửa) không có kết quả chủ yếu là chất lượng điều hành tác chiến của các trận địa tên lửa thấp.
Các trận địa tên lửa bị tấn công nhiều lần bằng bom thông thường, bom bi và các tên lửa chống radar Shrike. Trong đó chỉ có 9 lần địch đánh trúng mục tiêu (8 lần trận địa tên lửa bị đánh trúng bằng bom phá và bom bi – 1 lần bằng tên lửa Shrike). Có 6 tiểu đoàn tên lửa bị mất sức chiến đấu tạm thời, có 3 dàn anten PA-11 và PA-12, một xe điều khiển PA, 5 máy phát điện DES -75, 9 bệ phóng tên lửa, 15 tên lửa, một xe kéo ATS-59, có 3 tiểu đoàn bị đứt hỏng cáp điều khiển.
Trận địa của tiểu đoàn tên lửa 73 bị tổn thất bởi tên lửa Shrike do kíp trắc thủ đã phạm sai lầm lớn, không tuân thủ chế độ công tác của radar dẫn đường và chỉ thị mục tiêu, trắc thủ đã phát liên tục 80s ở chế độ tích cực dò tìm mục tiêu (với công suất phát rất lớn) do đó, tên lửa Shrike đã đánh trúng đài radar. Các vụ tấn công bằng tên lửa chống radar Shrike khác, do các kíp trắc thủ tuân thủ nghiêm ngặt chế độ công tác, nên tên lửa hầu hết là nổ cách trận địa phóng đạn từ 2 – 3 km.
Một trong những điều kiện đảm bảo sự an toàn bền vững của các đơn vị tên lửa, các đài phát trước đòn tấn công của tên lửa chống radar Shrike là tuyệt đối tuân thủ chế độ phát chủ động công suất lớn. Các trắc thủ chiến đấu bật chế độ phát xung radar chỉ trong giới hạn 15 – 20 giây. Khi bị tên lửa tấn công, chế độ hoạt động chủ động ngắn của radar sẽ làm cho tên lửa Shrike mất khả năng tự dẫn, sẽ tự hủy. Để tăng cường khả năng phát hiện tên lửa chống radar trên màn hiện sóng khóa và bám mục tiêu, các trắc thủ sử dụng chế độ quét thụ động xen lẫn phát chủ động, khi dẫn đạn đến mục tiêu sử dụng chế độ phát chủ động đồng thời nhanh chóng phát hiện mục tiêu tên lửa Shrike. Cũng không thể loại trừ tình huống, đối phương sử dụng nhiễu với mật độ dày đặc che chắn cho máy bay B-52, chính chế độ nhiễu cực đại này đã gây khó khăn cho máy bay chiến thuật của chính đối phương phát hiện và tấn công các đài điều khiển tên lửa và trận địa tên lửa.
'Điện Biên Phủ trên không'

Trong các hoạt động tác chiến đánh trả cuộc không tập ồ ạt với cường độ cao của Không quân chiến lược Mỹ, nhiệm vụ chủ yếu và nặng nề nhất được đặt lên vai của các đơn vị binh chủng tên lửa phòng không. Có thế nhận xét rằng. Mỗi đêm, các đơn vị tên lửa phải thực hiện 10 – 12 lần phóng đạn hoặc hơn nữa. Trong suốt 12 ngày đêm của chiến dịch Linebacker II, bộ đội tên lửa đã tiêu diệt 54 máy bay địch, chiếm 66% tổng số máy bay bị tiêu diệt, trong đó có 34 máy bay ném bom B-52. Hiệu quả tác chiến đạt được cao nhất là ngày 26-12, 36 giờ sau lễ Giáng Sinh, người Mỹ lại tiếp tục chiến dịch ném bom ồ ạt, 63 máy bay B-52 đồng thời không kích 3 thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyện. Lực lượng tên lửa phòng không đã phóng đạn 27 lần và bắn rơi 7 máy bay B-52 và 2 máy bay F-4.
Máy bay tiêm kích của Không quân Việt nam đã tiến hành 31 lượt xuất kích, đánh 8 trận không chiến, bắn rơi 7 máy bay địch (9% tổng số máy bay bị bắn rơi trong suốt thời gian chiến dịch), trong đó có 2 máy bay B-52. Các trận không chiến thông thường do gặp lực lượng không quân tiêm kích của đối phương, biên đội xuất kích 2 MiG 21. Bắn rơi B-52, lực lượng không quân đã xuất kích đơn. Các lực lượng không quân tiêm kích khác như MiG 17, MiG 19 không tham chiến.
Một vị trị có ý nghĩa rất lớn trong chiến dịch phòng thủ chống lại cuộc không tập ồ ạt có cường độ cao của Mỹ, đặc biệt là đánh trả các đòn tấn công của máy bay cường kích chiến thuật và tiêm kích – ném bom hải quân, chủ công là máy bay tiêm kích ném bom F-111A là lực lượng pháo phòng không các cỡ nòng và các lực lượng phòng không dân quân tự vệ thành phố. Lực lượng này đã bắn hạ 20 máy bay (25% tổng số các máy bay bị bắn rơi) trong đó có 5 máy bay F-111A.
Nhưng thực tế cũng cho thấy, giữa lực lượng phòng không chính quy thuộc sư đoàn phòng không Hà Nội với lực lượng dân quân tự vệ, sự hiệp đồng chiến đấu và phối kết hợp rất yếu. Lực lượng các đơn vị dân quân tự vệ rất lớn, (bao gồm cả người già và phụ nữ), được trang bị súng trường và súng máy, súng máy phòng không cỡ nòng 12,7mm và súng máy tự động 14,5mm. Khi địch bắt đầu không kích, (từ thời điểm báo động phòng không) đến khi báo yên (máy bay địch rút lui), các đơn vị này hầu như không ai quản lý và điều hành tác chiến, bất cứ một máy bay nào xuất hiện trong trường nhìn của người chỉ huy đều được coi là máy bay Mỹ và lập tức khai hỏa.

Nói chung, dù không quân Mỹ chiếm được vị thế làm chủ bầu trời, đồng thời có sự tham chiến của các loại vũ khí có sức phá hủy rất lớn, phương tiện chiến tranh hiện đại nhất. Nhưng với sức mạnh của chính nghĩa, của lòng dũng cảm, các đơn vị phòng không – không quân và lực lượng phòng không nhân dân đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích đường không lớn nhất trong lịch sử chiến tranh tính từ sau đại chiến thế giới lần thứ II, bắn rơi 81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 máy bay B-52 và 5 F-111A, gây tổn thất nặng nề cho lực lượng không quân đối phương. Chiến thắng hiển hách này được người Việt Nam mệnh danh là trận 'Điện Biên Phủ trên không'.

Trịnh Thái Bằng - Nguồn: Lịch sử quân sự Nga
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,785
Động cơ
369,006 Mã lực
Nhân tài thì thời nào mà chẳng có, vấn đề là có bản lĩnh và tinh thần quyết chiến như thế hệ cha ông hay không thôi!b-)
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Nhân tài thì thời nào mà chẳng có, vấn đề là có bản lĩnh và tinh thần quyết chiến như thế hệ cha ông hay không thôi!b-)
Phải học hỏi và tiếp bước của ông, cha ta mà cụ. Em thấy trước khi có Mig 21, Mig 17 vẫn bắn F4 ầm ầm đấy.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Phải học hỏi và tiếp bước của ông, cha ta mà cụ. Em thấy trước khi có Mig 21, Mig 17 vẫn bắn F4 ầm ầm đấy.
Thời chống mỹ KHKT của mình có LX chống lưng không hề thua của Mẽo đâu, Mig21 cũng ra cùng đời với F4 mà .. công năng khác nhau thoai ..
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Thời chống mỹ KHKT của mình có LX chống lưng không hề thua của Mẽo đâu, Mig21 cũng ra cùng đời với F4 mà .. công năng khác nhau thoai ..
Mig 21 đã hiện đại lắm rồi, trước khi có mig 21 nhà mềnh dùng toàn mig 17 vẫn bắn rụng F4 bình thường, nhược điểm của F4 lúc đó là không có súng nên nhà mềnh cứ lao vào cận chiến thế là mẽo chết. cụ quay lại trang 6 đọc bài này Giải mã cuộc đọ sức giữa MiG-17 và F-4 ở Việt Nam
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Nghịch lý chiến tranh Việt Nam: Mỹ hối hận vì có tên lửa hiện đại






(Soha.vn) - Không quân Mỹ đã phải hối hận vì tưởng có tên lửa hiện đại thì có thể không cần đến những khẩu súng máy lạc hậu nên không trang bị chúng cho các máy bay.


Lực lượng không quân của Mỹ bước vào bầu trời Việt Nam với suy nghĩ rằng những trận đánh theo kiểu cận chiến đã kết thúc. Cuộc đấu trên bầu trời hiện tại là của những tên lửa hàng không được hiện đại.
Chính vì vậy, cả máy bay của không quân lẫn hải quân Mỹ đều không được thiết kế để cận chiến trên không.​



Máy bay F-4 của Mỹ và các vũ khí

Những chiếc F-4 được thiết kế theo đúng nghĩa là 1 dàn phóng tên lửa công nghệ cao biết bay.
Mỗi chiếc F-4 thường mang 4 AIM-9 và 4 AIM-7, sau này có giai đoạn tên lửa AIM-9 được thay bằng các tên lửa AIM-4.​
Nói rằng F-4 có lợi thế khi phóng tên lửa từ tầm xa không có nghĩa là tên lửa hoạt động tốt. Những tên lửa AIM-7E có radar dẫn đường bán chủ động được F-4 mang theo có hiệu quả rất thấp. Trong 224 quả bắn từ đầu cuộc chiến năm 65 cho đến tháng 3 năm 1968, chỉ có 20 quả trúng mục tiêu, tức 8.9%. Hiệu quả thấp như vậy là do radar của máy bay không thể chỉ dẫn cho tên lửa liên tục vì bản thân máy bay phải cơ động liên tục để tránh MiG và pháo cao xạ cùng tên lửa phòng không các kiểu.
Không quân Mỹ khá đau đầu khi loại tên lửa thế hệ đầu AIM-4 Falcon cũng còn trúng mục tiêu 4 quả trong số 43 quả bắn đi, tức 10.7%. Tên lửa AIM-9B cũng chẳng khá khẩm gì hơn, trong số 175 quả phóng đi chỉ 25 quả trúng mục tiêu, tức 16%.

Tên lửa không đối không tầm nhiệt AIM-4


Tên lửa không đối không tầm nhiệt AIM-7E


Tên lửa không đối không tầm nhiệt AIM-9B

Hiệu quả quá thấp của những loại tên lửa này có chung từ một lí do: chúng không được thiết kế để hạ các máy bay chiến đấu có tính cơ động cao và áp dụng chiến thuật bí mật, bất ngờ áp sát và tận dụng ưu thế cận chiến như MiG.
Ví dụ: Tên lửa tầm nhiệt AIM-4D có hệ thống làm mát đầu dò bằng dung dịch nitơ lỏng nhằm tăng độ nhạy. Tuy nhiên, hệ thống làm mát chỉ hoạt động trong thời gian 2 phút, do đó sau khi kích hoạt tên lửa AIM-4D phải được bắn trong vòng 2 phút nếu không nó sẽ trở nên vô dụng.
Phi công F-4D sẽ có 2 lựa chọn: kích hoạt tên lửa khi bắt đầu trận đánh và hy vọng sẽ có cơ hội sử dụng nó trong vòng 2 phút sau; hoặc chờ và nhớ kích hoạt nó sau khi trận đánh bắt đầu và có mục tiêu. Trong những trận đánh cận chiến cơ hội khai hỏa trôi qua rất nhanh, sự hạn chế này làm lỡ mất thời cơ.
Vẫn còn những vấn đề khác: tên lửa AIM-4D được tuyên bố có tầm bắn tối thiểu rất thấp, 750 m, nhưng thử nghiệm ở cự ly gần nhất thành công là 1500 m. Tên lửa AIM-9B có tầm bắn tối thiểu thấp nhất cũng tới 600 m.
Ngoài ra, có rất nhiều công tắc liên quan đến khai hỏa và trình tự này khá phức tạp.​
Dù có động cơ mạnh và khi tải nhẹ, nhưng độ linh động của F-4 chỉ tương đương với MiG-21 và kém hơn MiG-17. Trong một bản báo cáo được giải mật của không quân Mỹ, trong đó so sánh khả năng của F-4C và MiG-21, các chuyên gia quân sự đã viết rằng: “F-4C chỉ chiếm được lợi thế khi tấn công ở tầm xa (dùng tên lửa có dẫn đường) và là người bắn trước”. Nói cách khác, nếu F-4 bị MiG kéo vào cận chiến, có nhiều khả năng F-4 sẽ là kẻ bị hạ.
Phiên bản đầu tiên của F-4 không được gắn súng máy để tự vệ. Vấn đề thiếu súng máy trở nên trầm trọng khi tên lửa AIM-9B có tầm bắn tối thiểu là 600m.
Vậy nên F-4 có ở ngay sau bên cạnh MiG nhưng khoảng cách ngắn hơn 600m thì F-4 chỉ có thể... nhìn. Điều này tạo nên một nghịch lý cười ra nước mắt, những chiếc F-105 mà đáng lẽ ra F-4 có nhiệm vụ bảo vệ lại phải ứng cứu cho F-4 bằng khẩu súng máy 20mm cổ lổ của mình.​
Mỹ nghĩ ra biện pháp tạm thời là dùng giá treo súng máy kiểu SUU-16 gắn vào giá chính giữa máy bay. Nhưng việc này làm giảm tính cơ động và tăng độ tiêu hao nhiên liệu vì giá và súng máy treo ngoài có độ cản không khí lớn.
Vấn đề không chỉ có như vậy, F-4 không được thiết kế để dùng súng máy nên không có có thiết bị ngắm cho súng máy. Thành thử các phi công đành phải bắn “đoán”.​
Những chiếc F-4D sau này dùng súng máy kiểu SUU-23 có thiết bị ngắm. Dù chỉ là biện pháp tạm thời, những chiếc máy bay kiểu này cũng hạ được 10 máy bay MiG từ 1965-1968 và đây là một thành công ngoài mong đợi (số liệu Không quân Mỹ cung cấp).
Do đó, không quân Mỹ bắt đầu gắn súng máy cho F-4D. Ban đầu số F-4 này được thiết kế để mang 2 thùng dầu phụ - 1 ở cánh ngoài và 1 ở trung tâm. Nếu với mang súng máy ở giá trung tâm có nghĩa là F-4 sẽ không đủ dầu cho tác chiến ở Việt Nam. Mỹ đã giải quyết được bằng cách thay đổi để thùng dầu ở cánh ngoài và súng máy ở giá treo trung tâm. Thay đổi này chi phí thấp và đơn giản nhưng đạt được hiệu quả cao.
Từ đó F-4 được mang thêm súng máy 20 mm, vũ khí tưởng chừng đã thuộc loại vứt đi.

Súng máy 23 mm trên máy bay MiG-21


F-4 và súng máy kiểu SUU-16


Súng máy kiểu SUU-23 được lắp bên trong máy bay F-4 nhằm giảm lực cản, tăng tính cơ động

 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Không chiến trên bầu trời Việt Nam - Nhìn từ hai phía (Kỳ 2)

Kỳ 2: MiG-21 vào trận

Sau khi MiG-21 được trang bị cho Trung đoàn 921, các phi công VN đã tích cực tập luyện để nắm vững kỹ thuật điều khiển và chiến đấu với máy bay mới. Để chuẩn bị tốt cho MiG-21 xung trận lần đầu, Bộ tư lệnh quân chủng đã quyết định tạo điều kiện để MiG-21 đánh thử vài trận nhằm rút kinh nghiệm không chiến.

Đối tượng tác chiến cho những trận đầu này tốt nhất là máy bay cường kích hoặc máy bay trinh sát không người lái. Vinh dự trận đầu xuất kích trên MiG-21 đã được bộ tư lệnh trao cho phi công Nguyễn Hồng Nhị - đoàn trưởng đoàn học bay MiG-21 đầu tiên của Không quân VN. Phi công Nguyễn Đăng Kính trực dự bị.
Phát tên lửa đầu tiên
Tại sở chỉ huy Trung đoàn 921, trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện và phó trung đoàn trưởng Trần Mạnh chủ trì kíp trực.
Thời cơ cho MiG-21 xuất trận lần đầu đã đến. Từ ngày 3-3-1966, không quân Mỹ lợi dụng thời tiết tốt liên tục cho máy bay trinh sát không người lái tầng cao vào các khu vực ngoại vi Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương với thủ đoạn mới là dùng nhiều tốp hai chiếc vào từ nhiều hướng khác nhau. Lúc 13g53, ngày 4-3-1966, khi rađa phát hiện tốp máy bay trinh sát tầng cao bay vào khu vực Việt Trì, Thái Nguyên, đường số 1 và hướng ra phía đông bắc, bộ tư lệnh lệnh cho phi công Nguyễn Hồng Nhị cất cánh. Tuy nhiên, khó khăn cho phi công MiG-21 lần đầu xuất kích là máy bay không người lái bay ở độ cao trên 18.000m, tại độ cao đó tính năng điều khiển máy bay rất kém.
Chiếc MiG-21 đầu tiên về VN tháng 12-1965 và tham gia chiến trận đầu tiên ngày 4-3-1966. MiG-21 được sản xuất và đưa vào sử dụng ngày 14-2-1965. MiG-21 được coi là chiến đấu cơ thành công nhất trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Mặc dù trước đó, trong chiến tranh Trung Đông, các phi công Ai Cập và Syria đã không thành công với MiG-21, nhưng khi về VN MiG-21 đã nhanh chóng được các phi công VN làm chủ và đã chiến thắng trong rất nhiều cuộc không chiến. Trong cuốn Vietnam air war debrief, các chuyên gia quân sự Mỹ đã đánh giá rất cao Mig-21 dù có tầm bay không xa và rất khó khi học bay.
Trong chiến tranh VN, các phi công MiG đã bắn rơi 174 máy bay Mỹ các loại, trong đó có cả B-52, đã có 56 phi công MiG VN bắn rơi máy bay Mỹ, 18 người bắn rơi 4 chiếc trở lên, trong đó phi công Nguyễn Văn Cốc bắn rơi 9 chiếc.
Lúc 13g55, sở chỉ huy lệnh cho phi công Nhị vào cấp 1, đến 14g01 lệnh cất cánh ngay. Sau khi cất cánh, phi công Nhị bay hướng 270 độ, khi lên đến độ cao 6.000m, Nhị xin phép bỏ thùng dầu phụ. Sau khi qua mức 8.000m, sở chỉ huy lệnh mở tăng lực toàn phần lấy tốc độ M 1,8 và lên độ cao 18.000m. Do điều khiển máy bay trên độ cao 18.000m rất khó, phi công Nguyễn Hồng Nhị phải tính toán và điều khiển máy bay rất chính xác để đạt được độ cao và tốc độ cần thiết. Lúc này sở chỉ huy cho bay hướng 90 độ và thông báo mục tiêu cách 60km. Sau đó giây lát, phi công Nguyễn Hồng Nhị đã phát hiện bên trái 40km có vệt kéo khói, anh phán đoán đó là mục tiêu và quyết định bám theo. Khi đến gần, Nguyễn Hồng Nhị đã nhận ra đó là máy bay không người lái, cánh dài và vểnh lên.
Thời điểm lúc 14g21 ngày 4-3-1966 đã đi vào lịch sử của Không quân nhân dân VN khi phi công MiG-21 Nguyễn Hồng Nhị ấn nút phóng quả tên lửa thứ nhất tiêu diệt chiếc máy bay trinh sát không người lái, như phát tên lửa báo hiệu sự xuất hiện của một loại vũ khí mới, một thế hệ phi công mới, mở ra một trang sử mới của Không quân nhân dân VN.
Trích từ nhật ký chiến đấu của phi công Nguyễn Hồng Nhị
“Ngày 4-3-1966, buổi sáng trời nhiều mây, nhưng đến trưa trời quang mây, thuận lợi cho máy bay chụp ảnh tầng cao. Đồng chí trung đoàn trưởng điện thoại và thông báo có tin tình báo máy bay U-2 và không người lái sẽ trinh sát chụp ảnh các mục tiêu, yêu cầu tôi chuẩn bị tất cả các phương án đánh địch. Tôi mở bản đồ xem lại các phương án. Phương án đánh không người lái dễ thì ít mà khó thì nhiều... Sau bữa ăn trưa, tôi đứng trước hiên nhà trực chiến quan sát và dự báo đây là thời điểm chụp ảnh tốt nhất vì tấm ánh sáng đều, không bị bóng che.
Đúng lúc đó tôi nghe tiếng hô: “Một chiếc cao không cấp 1!”. Tôi nhanh chóng mặc quần áo cao không rồi chạy ra máy bay leo vào buồng lái, mở máy. Tôi cho máy bay lăn ra và cất cánh, bay hướng 270 độ, sau 5 phút sở chỉ huy cho bay hướng 210 độ và lên 8.000m, ngay sau đó sở chỉ huy lệnh tăng lực, lên độ cao 16.000m. Khi sở chỉ huy cho khẩu lệnh “Bình Minh”, đó là lệnh mở rađa để sục sạo, tìm kiếm mục tiêu. Tôi báo cáo đã phát hiện mục tiêu và xin phép không kích. Lúc này máu trong người như dồn hết về tim để cho tôi một sức mạnh kỳ diệu là bình tĩnh, chính xác đưa mục tiêu vào tâm vòng ngắm đồng thời ấn nút “bám sát mục tiêu” để xác định cự ly bắn, còn động tác cuối cùng là ấn nút phóng tên lửa!
Quả tên lửa hồng ngoại “K-13” vọt ra khỏi cánh máy bay và bay về phía mục tiêu. Tôi báo cáo về sở chỉ huy: “Đã uống bia xong!” (mật khẩu có nghĩa là đã phóng tên lửa). Sở chỉ huy thông báo trên màn hình mục tiêu đã biến mất, cho tôi quay về hạ cánh...
Tuy bắn rơi máy bay Mỹ nhưng các phi công MiG-21 hiểu rằng đây chỉ là lần tập dượt ban đầu, vì mục tiêu mới chỉ là máy bay trinh sát không người lái. Ngoài yếu tố phức tạp do điều khiển máy bay trên tầng cao không thì đây cũng mới chỉ như một trận tập dượt. Tuy nhiên, chiến thắng trận đầu có tác dụng rất tốt về tâm lý, điều quan trọng hơn là yếu tố tự tin vào khả năng làm chủ kỹ thuật của mình. Đó là các yếu tố tinh thần giúp phi công VN vững vàng khi bước vào trận không chiến với các loại máy bay cường kích và tiêm kích của Mỹ trong suốt những năm tháng tiếp theo.
Ông Nguyễn Văn Bảy “A” (phải), anh hùng số 1 của không quân VN, bắn rơi nhiều máy bay có người lái tối tân nhất của không lực Hoa Kỳ và không lực của hải quân Hoa Kỳ. Ông chỉ sử dụng súng đại bác 37mm trên máy bay chiến đấu phản lực nhỏ bé “lạc hậu“ MiG-17 của Liên Xô, bắn bằng mắt. Các phi công Mỹ sử dụng các tên lửa hồng ngoại tự điều khiển tối tân, có rađa hiện đại, máy bay hiện đại nhất thế giới bấy giờ là F-4, F-105, giờ bay của họ có hàng vài ngàn giờ mà không thể bắn rơi ông Bảy lần nào.
Ông là biểu tượng xây dựng nên tượng đài “Đại tá Tomb” mà các phi công Mỹ truyền miệng nhau về một phi công huyền thoại của VN bắn rơi 13 máy bay Mỹ. Nghe thấy giọng nói của ông trên vô tuyến điện thì lập tức sĩ quan nghe trộm trên máy bay trinh sát điện tử EC 121 lập tức cảnh báo cho các phi công Mỹ trên trời về sự xuất hiện của ông!
Ảnh bên là lúc ông Bảy trao tặng ông P. Peterson (nguyên phi công lái F-4 bị bắt làm tù binh năm 1966 và thả năm 1973, đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại VN) quyển sách Các trận không chiến trên bầu trời VN 1965-1975 - Nhìn từ hai phía tại TP.HCM tháng 11-2013.Phi công Từ Để


Theo Tuổi trẻ
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Nga nói gì về cuộc đấu MiG-21 và F-4 ở Việt Nam(1)

(Kienthuc.net.vn) - Thua F-4 ở radar, vũ khí nhưng MiG-21 lại có tính năng bay ngang ngửa, điều đó góp phần giúp phi công Việt Nam giành thắng lợi trên bầu trời.


Nhà nghiên cứu lịch sử chiến tranh Vladimir Ilyin đã có bài viết tổng kết về cuộc đối đầu giữa tiêm kích MiG-21 của Không quân Nhân dân Việt Nam và “con ma” F-4 của Không quân Mỹ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam.
Với tư liệu khá phong phú từ nhiều phía, tác giả phân tích kết quả không chiến giữa nhiều biến thể MiG-21 và F-4 trong chiến tranh Việt Nam và kết luận về tính ưu việt của MiG-21 cũng như chiến thắng của Không quân Nhân dân Việt Nam đối với Mỹ.
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, do chỉ tập trung phân tích không chiến (hầu như không đề cập đến pháo và tên lửa phòng không), lại chủ yếu xem xét đối đầu của MiG-21 với F-4 nên bài phân tích không tránh khỏi thiếu toàn diện, khách quan trong một vài vấn đề. Dẫu vậy, với đối thủ là F-4 - máy bay tiêm kích đa năng tốt hơn cả của Mỹ ở thời gian này, bài viết cho thấy sự sáng tạo của không quân ta trong không chiến đã phát huy thế mạnh của vũ khí để thắng địch trong so sánh lực lưọng không có lợi cho ta về số lượng máy bay tham chiến.
Dưới đây là nội dung bài viết:
Cuộc chiến tranh trên bầu trời miền Bắc Việt Nam là cuộc xung đột trên không lớn và bi đát nhất sau năm 1945. Cả 2 phía đã có hàng chục loại máy bay tham chiến. Tuy nhiên, cũng như trong chiến tranh Triều Tiên 1951-1953, trọng trách chủ yếu của cuộc đối đầu trên không đã “nằm trên cánh” hai loại máy bay chiến đấu chủ yếu mà kết cục của các cuộc chiến đấu giữa chúng cơ bản quyết định diễn biến của cuộc chiến.
Hai đối thủ mạnh cỡ nào?
Về phía Mỹ, máy bay cơ bản là tiêm kích phản lực siêu thanh F-4 Phantom II. Chiếc máy bay hạng nặng 2 chỗ ngồi (khối lượng cất cánh tiêu chuẩn hơn 20 tấn) được thiết kế chế tạo thành công năm 1958 đầu tiên được dùng để đảm bảo phòng không cho các nhóm tàu sân bay Hải quân Mỹ.
Đến đầu những năm 1960, F-4 sau khi giành nhiều kỷ lục về tốc độ, có lẽ đã là máy bay chiến đấu Mỹ nổi tiếng nhất. Ưu thế đương nhiên của F-4 là tính năng bay tuyệt vời cho thời điểm đó (tốc độ cao nhất 2.260km/h, trần bay thực tế 16.600-17.900m, bán kính bay thực không có thùng dầu phụ 2.380km), đài radar quan sát ngắm bắn RLS trên máy bay mạnh, cũng như bộ vũ khí hiếm có gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 Sidewinder (cơ số chuẩn 4 quả) và tên lửa đối không tầm trung dẫn đường bằng radar AIM-7 Sparrow (4 quả tên lửa treo trên giá dấu một phần trong thân máy bay).
So với MiG-21, F-4 có tốc độ, tầm bay, có radar tầm xa, mang nhiều vũ khí mạnh mẽ.

Không quân hải quân Mỹ tham gia chiến tranh với máy bay tiêm kích hạm F-4B, về sau tham chiến có cả F-4J đã được nâng cấp. Không quân Mỹ bước vào chiến tranh có tiêm kích F-4C. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam có bổ sung thêm F-4D cải tiến, còn vào giai đoạn kết thúc các trận đánh, Không quân Mỹ đã nhận được biến thể cải tiến nhiều hơn cả, F-4E.
Đối thủ chính của F-4 là máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-21 cũng được nghiên cứu chế tạo thành công năm 1958. Khác với máy bay Mỹ, máy bay Liên Xô dùng cho tác chiến trên chiến tuyến không xa sân bay căn cứ thuộc “hạng cân nặng” khác (khối lượng cất cánh tiêu chuẩn của các biến thể đã được sử dụng ở Việt Nam, dưới 8 tấn) và có tầm bay nhỏ hơn, gần 1.500km.
Tuy nhiên, về các tính năng bay còn lại (tốc độ cao nhất 2.175-2.300 Km/h, trần bay thực tế 18.000-19.000m) MiG không thua kém đối thủ Mỹ của mình. Bộ vũ khí của MiG-21 cũng yếu hơn nhiều so với máy bay Mỹ, gồm 2 (về sau tăng lên 4) tên lửa không đối không tầm trung R-3S tự dẫn hồng ngoại và pháo 23-30mm (hoặc không có).
Tính năng bay của MiG-21 ngang ngửa F-4, nhưng radar và vũ khí đều thua kém.

Tên lửa R-3S được cho là bản sao chép mẫu AIM-9 của Liên Xô. Đầu năm 1958 Liên Xô đã được Trung Quốc chuyển cho tên lửa của Mỹ do phi công Đài Loan bắn vào máy bay Trung Quốc nhưng không nổ, bị rơi xuống ruống lúa khi có đụng độ ở eo biển Đài Loan.
Qua đó, có thể thấy, MiG-21 và F-4 là những máy bay rất khác nhau, được chế tạo để làm những nhiệm vụ khác nhau.
Cuộc đọ sức giữa MiG-21 và F-4 ở Việt Nam
Trong giai đoạn đầu năm 1965, đối thủ chủ yếu của F-4 là tiêm kích đánh chặn cận âm MiG-17 của Không quân Nhân dân Việt Nam. Tuy kém hơn về mọi mặt, nhưng phi công Việt Nam đã dùng MiG-17 rất thành công, bắn hạ không ít F-4. Phải tới cuối 1965, đầu 1966, Không quân Nhân dân Việt Nam mới bắt đầu nhận được những biến thể MiG-21F-13, MiG-21PF.
Từ tháng 2/1966, tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-21F-13 (một số trong đó do Tiệp Khắc sản xuất) và MiG-21PFV (biến thể máy bay MiG-21PF bay mọi thời tiết, có trang bị máy ngắm bằng radar chế tạo cho “vùng khí hậu nhiệt đới” – phù hợp với Việt Nam) trở thành đối thủ chủ yếu của F-4.
Cũng như máy bay Mỹ, MiG-21 được trang bị vũ khí - tên lửa có điều khiển R-3S có đầu tự dẫn tìm nhiệt TGS hoặc thùng phóng chứa rocket không điều khiển NAR cỡ 55 mm S-5. Bộ chỉ huy Không quân và Hải quân Mỹ tiếp tục kỳ vọng lớn vào F-4, cho rằng với vũ khí mạnh hơn, radar trên máy bay hiện đại, tính năng tốc độ và tăng tốc cao cùng với những biện pháp chiến thuật mới sẽ đảm bảo cho F-4 Phantom ưu thế đối với máy bay đối phương. Nhưng khi đối đầu với MiG-21 gọn nhẹ hơn, F-4 bắt đầu chịu thất bại liên tiếp.
Thời kỳ đầu đụng độ, MiG-21 Việt Nam liên tiếp lập chiến công bắn hạ nhiều F-4.

Từ tháng 5-12/1966, trong các trận không chiến, Mỹ đã mất 47 máy bay mà chỉ hạ được 12 chiếc của đối phương (Việt Nam). Đã thấy rõ là tải lên cánh cao và tốc độ góc khi bay vòng ít hơn một chút (đặc biệt ở tốc độ trung bình) (về sau người Mỹ đã thừa nhận, là về tổng thể F-4 Phantom kém MiG trong quần đảo), hạn chế quá tải khi khai thác (chỉ có 6,0 so với của MiG-21PF là 8,0) và góc tấn công cho phép, cũng như tính điều khiển kém hơn của máy bay Mỹ đã có tác động hạn chế. F-4 cũng không có ưu thế về hiệu suất nâng (tỷ lệ sức đẩy của động cơ với trọng lượng máy bay) với khối lượng cất cánh tiêu chuẩn F-4B có chỉ tỉêu này là 0,74, còn MiG-21PF là 0,79.
Trước hết, phải kể đến hạn chế của F-4 Phantom về tính năng chống rơi xoắn không đạt yêu cầu. Tồn tại khả năng rơi vào xoắn phẳng mà phi công hạng trung thực tế không thoát ra được. Đã có tin là chỉ đến năm 1971, Mỹ đã mất 79 F-4 Phantom do rơi vào xoắn. Radar trên máy bay tiêm kích Mỹ dù có cự ly phát hiện và bao quát lớn, nhưng chống nhiễu tương đối kém. Buồng lái của phi công và hoa tiêu quá nhiều đồng hồ đo và núm chuyển mạch.
Trong khi đó, phải thừa nhận các ưu thế của F-4 Phantom đã được thể hiện ở Việt Nam là tính năng tăng tốc tốt hơn một chút (F-4B tăng tốc từ 600 đến 1.100 Km/h trong 20 giây, còn MiG-21PF mất 27 giây), lấy độ cao nhanh hơn, quan sát từ buồng lái (cabin) tốt hơn và có người thứ hai trong kíp lái, người này quan sát tình hình trên không và kịp thời thông báo cho chỉ huy về nguy cơ từ bán cầu phía sau.
Đối với MiG-21, phải đánh giá nhược điểm là cự ly ngắm bắn bằng radar nhỏ (không quá 10-12km đối với mục tiêu là tiêm kích), toàn bộ chu trình quan sát của radar trên máy bay mất nhiều thời gian, dấu hiệu mục tiêu trên màn hình trong buồng lái khó nhìn, tầm quan sát từ buồng lái không đủ. Để chuyển phương án dùng vũ khí, phi công phải bỏ một tay khỏi cần lái máy bay. Động cơ của máy bay tiêm kích trong một số chế độ công tác phun khói mạnh, làm lộ máy bay (khi thời tiết trong sáng có thể phát hiện MiG-21 bằng mắt thường ở cự ly 30km).
MiG-21 Việt Nam tham chiến trận đầu ngày 23/4/1966 và kết thúc không có kết quả (dù vậy, theo tài liệu Việt Nam thì ngày 4/3/1966, tiêm kích MiG-21F13 do phi công Nguyễn Hồng Nhị điều khiển đã bắn hạ một UAV Ryan Firebee. Đây là chiến công đầu tiên của MiG-21 ở Việt Nam). Đến ngày 26/4, F-4 Phantom đã hạ được MiG-21 đầu tiên, mở “tỷ số” cho các trận huyết chiến của các máy bay tiêm kích này, cuộc đấu đã tiếp diễn trong nhiều cuộc chiến tranh cục bộ trong hơn 20 năm.
F-4 mang 4 tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 và 4 tên lửa đối không tầm trung AIM-7.

Sự xuất hiện của các máy bay MiG mới đã buộc bộ chỉ huy Mỹ sử dụng F-4 Phantom nhiều hơn làm nhiệm vụ yểm trợ các máy bay cường kích, cuối cùng từ bỏ việc lắp bom cho các F-4 hộ tống.
MiG-21 Việt Nam thường tấn công đối phương với tốc độ vượt âm, phóng tên lửa từ phía sau mục tiêu và nhanh chóng thoát khỏi sự truy đuổi. Người Mỹ đã khó đưa ra gì đó chống lại chiến thuật này, một chiến thuật đòi hỏi sự chuẩn bị tốt cho phi công và sĩ quan dẫn đường trên mặt đất ở sở chỉ huy. Cũng đã bắt đầu sự hoạt động đồng thời của MiG-21 với MiG-17, những chiếc tiêm kích này đẩy đối phương từ độ cao thấp lên độ cao trung bình, nơi chúng bị MiG-21 tấn công.
Năm 1967, người Mỹ đã nâng được trình độ lái và chiến thuật cho phi công lái tiêm kích của mình lên một chút. Các biên đội chiến đấu của Không quân nhận được F-4D đã cải tiến tính đến kinh nghiệm chiến đấu. Ngày 5/6, tiêm kích F-4D mở đầu “tỷ số” chiến đấu của biến thể này bằng việc hạ MiG-17 trên bầu trời Hà Nội. Việc tăng cường chất lượng của không quân tiêm kích Mỹ đã dẫn đến việc nửa đầu năm 1967 trong các trận không chiến không quân của miền bắc Việt Nam chỉ bắn rơi được có 15 máy bay Mỹ.
Tuy nhiên, về sau các máy bay tiêm kích Việt Nam lại tăng hiệu quả của mình lên (kinh nghiệm chiến đấu có được, cũng như việc chuyển sang các loại máy bay mới được cải tiến MiG-21PF và MiG-17F trang bị tên lửa có điều khiển R-3s đã phát huy tác dụng). Nửa đầu năm 1968, trong 40 trận không chiến các phi công Việt Nam đã tiêu diệt 25 máy bay của đối phương.
Chiếc MiG-21 số hiệu 4324 (do nhiều phi công lái) bắn hạ tổng cộng 14 máy bay Mỹ.

Tổng cộng trong giai đoạn một của cuộc chiến tranh trên không, từ tháng 4/1965 đến tháng 11/1968, trên bầu trời Việt Nam đã diễn ra 268 trận không chiến, trong các trận đó đã có 244 máy bay Mỹ và 85 máy bay Việt Nam bị bắn rơi. Trong số đó, 46-48 trận đánh thiệt hại là 27 F-4 và 20 MiG-21 (đây có thể là số trận không chiến có MiG-21 và F-4 tham gia).
Tháng 5/1968, bắt đầu các cuộc đàm phán Việt - Mỹ ở Paris với kết quả là ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ 1/11/1968. Bầu trời Việt Nam trở nên tương đối yên tĩnh, các hoạt động chiến đấu chuyển sang rừng rậm nhiệt đới miền Nam. Từ tháng 12/1968 đến tháng 4/1972 chỉ xảy ra có 5 trận không chiến trên bầu trời các khu vực vĩ tuyến 17 giữa 2 miền, trong đó có 4 trận năm 1971 (phía Mỹ mất một F-4, một OV-10A còn Việt Nam là một MiG-17).
Giai đoạn ngừng bắn này đã được cả hai phía sử dụng để tăng chất lượng của các nhóm tiêm kích. Từ năm 1968, Không quân Mỹ ở Việt Nam bắt đầu nhận được máy bay tiêm kích F-4E có tính năng cơ động tốt hơn, lắp thêm pháo và radar trên máy bay mới. Năm 1970, đơn vị З66 và 588 của Không quân Mỹ đóng ở căn cứ Đà Nẵng thực tế đã được trang bị toàn máy bay mới. Các tàu sân bay của Hải quân Mỹ tham gia vào các hoạt động tác chiến đã nhận được các máy bay tiêm kích hạm được nâng cấp F-4J.
Còn phía Liên Xô đã chuyển cho Không quân Việt Nam máy bay tiêm kích MiG-21PFM với thùng pháo treo GP-9, và sau đó ít lâu máy bay MiG-21MFL có pháo GSh-23 lắp trong thân máy bay. Ngoài ra, Trung Quốc trong hai năm 1968-1969 đã chuyển cho Việt Nam 44 máy bay tiêm kích J-6 (phương án cấp giấy phép sản xuất của MiG-19).
Thấy rõ không thể trong thời gian ngắn giành lấy ưu thế đối với tiêm kích của đối phương, người Mỹ tập trung những nỗ lực chính vào hoàn thiện trình độ tác chiến của các phi công của họ.
Không quân Mỹ tổ chức các khoá huấn luyện đặc biệt đào tạo lại theo chương trình Red flag, trong đó đã luyện tập các trận không chiến với các phi đội “đối phương” được trang bị máy bay tiêm kích F-5 mô phỏng MiG-21. Đối với phi công của Không quân Hải quân theo sáng kiến của Đại uý Frank Oult năm 1969 cũng đã tổ chức “Trường vũ khí tiêm kích Hải quân”, được biết đến như trường Top Gun, ở đó trong 5 tuần lễ tiến hành huấn luyện cường độ cao các phi công trong những điều kiện gần giống nhất với chiến đấu.
Nguyễn Vũ
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Nga nói gì về cuộc đấu MiG-21 và F-4 ở Việt Nam(2)

(Kienthuc.net.vn) - Cuộc chiến ở năm 1972 trong chiến tranh Việt Nam diễn ra hết sức khốc liệt trên nhiều mặt trận, gồm cả cuộc đối đầu trên không giữa MiG-21 và F-4.


“Ăn miếng, trả miếng”
Trong tháng 3-4/1972, các cuộc tấn công mạnh mẽ và rất thành công của các Lực lượng vũ trang Việt Nam đã bắt đầu ở miền Nam. Cố gắng ngăn chặn sự thất bại quân sự hoàn toàn của chính phủ Sài Gòn và gây sức ép lên quá trình đàm phán ở Paris, người Mỹ tăng cường ném bom miền Bắc.
Mùa Xuân năm 1972, Mỹ sau khi tăng lực lượng không quân đến 1.000 máy bay chiến đấu, đã tiến hành chiến dịch không quân quy mô lớn Freedom Train (9/4-7/5), trong chiến dịch, tổng cộng đã có gần 40 trận ném bom mạnh được lập kế hoạch đánh vào các đường giao thông và sân bay của Bắc Việt Nam, làm giảm đáng kể đụng độ giữa F-4 Phantom và MiG-21.
Tiêm kích đánh chặn MiG-21bis của Không quân Nhân dân Việt Nam.

Ngày 16/4, hai chiếc MiG-21MF chấp nhận trận chiến đấu với 12 chiếc F-4 Phantom, và cả hai máy bay Việt Nam đã bị bắn rơi.
Ngày 27/4, biên đội F-4 gặp 2 chiếc MiG-21 và trong trận chiến sau đó đã mất một máy bay.
Ngày 6/5, hai chiếc F-4 Phantom đã chặn hai chiếc tiêm kích MiG-21 định tấn công các máy bay ném bom A-7, một chiếc MiG bị bắn rơi.
Cũng ngày hôm đó, biên đội F-4 vào trận chiến đấu với 4 chiếc MiG-21, trong trận này đã có 6 quả tên lửa được phóng vào một chiếc MiG, song phi công Việt Nam kinh nghiệm đã tránh được chúng. Loạt 3 quả tên lửa Mỹ tiếp theo MiG-21 bị dính đạn, nhưng phi công đã nhảy dù an toàn.
Ngày 8/5, người Mỹ bắt đầu chiến dịch đường không Linebacker, kéo dài đến 23/10. Đỉnh cao của trận chiến trên không mùa xuân năm 1972 là ngày 10/5, khi không quân Việt Nam đã thực hiện 64 lần xuất kích, tiến hành 15 trận không chiến, trong đó đã bắn rơi 7 F-4 Phantom. Máy bay Mỹ, về phần mình, đã hạ được 2 MiG-21, 2 MiG-17 và một J-6.
Trong một trận không chiến ngày 10/5, biên đội MiG-17 cất cánh theo báo động giải vây cho sân bay bên cạnh. Các máy bay MiG bí mật, bay ở độ cao tối thiểu đã tiến đến mục tiêu và ngay trong đợt tấn công đầu tiên đã hạ một F-4 Phantom. Cặp thứ hai của biên đội bị hút vào trận không chiến cơ động với 4 chiếc F-4, kết quả một chiếc MiG bị hạ. Tuy nhiên việc kéo các máy bay F-4 Phantom vào trận không chiến quần đảo đã tạo điều kiện cho hai phi công MiG-21 Việt Nam cất cánh từ sân bay bị phong toả, từ độ cao 2km hai chiếc MiG-21 đã tấn công 2 chiếc F-4 và bắn rơi cả 2 chỉ bằng 2 quả tên lửa R-3s.
Ngày 11/5, hai chiếc MiG-21 làm nhiệm vụ “nhử mồi” đã đưa 4 chiếc F-4 cho 2 chiếc MiG-21 đang bay tuần tiễu ở độ cao thấp. Các máy bay này lập tức nhanh chóng tấn công các F-4 Phantom và bằng 3 quả tên lửa đã bắn rơi 2 chiếc máy bay địch.
Cuộc chiến nửa năm đầu 1972 diễn ra hết sức khốc liệt, F-4 Mỹ bắn hạ không ít MiG-21 của ta trong tháng 4, nhưng sau đó chũng cũng chịu thiệt hại lớn trong tháng 5.

Ngày 13/5, biên đội MiG-21 đã đánh chặn một tốp F-4 Phantom. Xông vào đội hình chiến đấu của Mỹ, 2 chiếc tiêm kích Việt Nam làm cho địch hoảng loạn: “các máy bay F-4 Phantom phá vỡ đội hình và cơ động lộn xộn. Đúng lúc đó cặp MiG thứ hai đã tấn công bằng tên lửa và bắn rơi 2 chiếc F-4”.
Ngày 18/5, Không quân Việt Nam đã xuất kích 26 lần và tiến hành 8 trận không chiến, khiến Mỹ mất 4 F-4 Phantom. Ngày hôm đó các máy bay tiêm kích Việt Nam đã không bị tổn thất.
Mùa Hè năm 1972, nhịp độ các trận không chiến giảm đi, các cuộc đụng độ trên không trở thành ngẫu nhiên, không thường xuyên. Ví dụ, ngày 12/6, biên đội F-4 đã có trận đánh với hai MiG-21 và bị rơi một chiếc F-4. Ngày hôm sau đã có hai trận không chiến, Mỹ đã mất hai chiếc F-4 (phía Việt Nam không có tổn thất).
Kết quả của “cuộc tấn công đường không” do Mỹ tiến hành mùa Xuân và Hè năm 1972, đến mùa thu trên chiến trường chỉ có 187 máy bay tiêm kích của Việt Nam (MiG-17, MiG-21 và J– 6) chống lại 360 máy bay tiêm kích chiến thuật của Không quân Mỹ và 96 máy bay tiêm kích của Hải quân, phần lớn trong đó là F-4 Phantom thuộc các biến thể hiện đại nhất. Cần nhớ là trong số máy bay của Việt Nam chỉ có 71 chiếc (trong đó có 31 MiG-21) là có thể chiến đấu được.
Cuộc đọ sức cuối cùng
Tháng 12/1972, người Mỹ đã thực hiện chiến dịch quy mô cuối cùng Linebacker 2 nhằm giành lợi thế trong đàm phán ở Paris. Trong chiến dịch này Mỹ định tiếp tục phá huỷ cơ sở hạ tầng của Bắc Việt Nam và đánh hỏng các mục tiêu quân sự bằng các đòn đánh tập trung từ trên không có sử dụng số lượng lớn máy bay ném bom chiến lược Boeing B-52.
Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho một đòn đánh mạnh như Linebacker-2 không thể thực hiện bí mật được, và điều này đã cho phép phía Việt Nam chuẩn bị biện pháp chống lại. Điều bất ngờ với người Mỹ là việc sử dụng MiG-21 từ các đường cất cánh được nguỵ trang, máy bay MiG được trực thăng hạng nặng Mi-6 cẩu đến đó và cất cánh có sử dụng thuốc phóng tăng tốc.
Trực thăng hạng nặng Mi-6 cẩu MiG-21 đi sơ tán.

Trong 12 ngày đêm của Linebacker 2 (từ 18-29/12) trong 8 trận không chiến đã có 7 máy bay Mỹ bị bắn rơi (trong đó có 4 F-4 Phantom) và Việt Nam mất 3 MiG-21. Trong các trận này MiG-21 cố ý không để bị cuốn vào quần đảo, mà sau khi đánh chặn ở tốc độ vượt âm (bất kể kết quả ra sao) nhanh chóng thoát khỏi khu vực chiến đấu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp dẫu sao cũng bị buộc phải quần đảo, máy bay tiêm kích MiG-21 vẫn giữ được ưu thế đối với các F-4E và F-4J đã cải tiến ở độ cao trung bình, chỉ bị mất đi ưu thế này ở độ cao thấp gần mặt đất.
Theo đó, ngày 22/12, đã có 2 chiếc MiG-21 xuất kích đánh chặn máy bay Mỹ, một chiếc bị F-4 bắn rơi. Ngày 23/12, có 4 chiếc MiG xuất kích, bắn rơi một F-4. Ngày 27/12, không quân tiêm kích Việt Nam lại chiến đấu với các máy bay Mỹ, tiêu diệt 2 F-4 Phantom.
Ngày 28/12, từ sân bay Nội Bài, biên đội 2 MiG-21 trực chiến cất cánh đánh chặn một tốp máy bay Mỹ do radar mặt đất phát hiện. Trong lúc tiếp cận máy bay địch khi đang ở độ cao thấp (300m) và được dẫn đường từ mặt đất, 2 phút sau khi cất cánh các phi công Việt Nam đã tăng tốc và chiếm lĩnh độ cao. Khi bay vòng sau đó để xếp lại đội hình, chiếc số 2 phát hiện biên đội F-4 Phantom ở cự ly gần 8km bằng mắt thường và xin số 1 tấn công. Máy bay Mỹ đã chậm phát hiện ra sự xuất hiện của đối phương và không kịp bắt đầu cơ động đối phó, kết quả một F-4 bị tên lửa bắn rơi.
Sau khi tấn công xong số 2 bắt đầu bám theo số 1, đúng lúc đó chỉ huy cặp máy bay Việt Nam phát hiện ra 2 F-4 Phantom nữa. Bằng một động tác mạnh mẽ anh đã phá vỡ đội hình chiến đấu của bọn Mỹ và “cắt” số 2 của mình mà lúc đó anh không nhìn thấy được khỏi sự bám đuổi của bọn Mỹ. Bắt đầu hai trận đánh quần đảo riêng biệt. Chiếc MiG số 1 đã cắt được F-4 khi bổ nhào nhanh xuống thấp, còn số 2 quay vòng trong quần đảo đã bắn trúng một F-4 nữa, song khi định thoát ra khỏi trận đánh thì máy bay của anh bị trúng mảnh tên lửa Mỹ nổ cách thân máy bay mấy mét. Phi công Việt Nam đã nhảy dù thành công.
Những phi công MiG-21 tài ba của Không quân Nhân dân Việt Nam.

Trong các chuyến bay của máy bay ném bom hạng nặng B-52 vào Hà Nội đã mấy lần F-4 làm mục tiêu giả: biên đội F-4 đã quen bay với nhau bay theo đội hình dày đặc. Căn cứ vào tín hiệu radar của Việt Nam, chuyến bay là một mục tiêu lớn loại “may bay ném bom”. Trong lúc các máy bay đánh chặn được dẫn đường đến B-52 giả, mục tiêu bỗng biến mất trong không khí, chia thành 4 chiếc máy bay công kích lại các tiêm kích Việt Nam.
Tổng cộng năm 1972, giữa các máy bay Mỹ và Việt Nam đã có 201 trận không chiến, trong đó phía Việt Nam mất 54 (gồm 36 MiG-21, một MiG-21US) và Mỹ mất 90 chiếc (trong đó có 74 tiêm kích F-4 và 2 máy bay trinh sát RF-4C).
Chiến thắng cuối cùng trong chiến tranh Việt Nam (theo số liệu của Mỹ là thứ 197) do F-4 giành được ngày 12/1/1973. F-4J (chỉ huy– trung uý Victor Kovaleski) cất cánh từ tàu sân bay Midway bằng tên lửa Sidewinder đã bắn rơi máy bay tiêm kích MiG-17. Thật trớ trêu, F-4J của Victor Kovaleski cũng là chiếc F-4 Phantom cuối cùng bị bắn rơi trên bầu trời Việt Nam 2 ngày sau (phi công và hoa tiêu đã nhảy dù thoát chết).
Ngày 27/1/1973, Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam, thực tế thừa nhận thất bại của mình trong cuộc chiến tranh này.
Anh hùng phi công Nguyễn Văn Cốc bắn hạ 9 máy bay Mỹ.

Chiến tranh tạo ra các anh hùng của mình. Kíp lái F-4 Phantom có kết quả hơn cả ở Việt Nam là phi công C. Ritchie và hoa tiêu Bellevue bắn rơi 5 chiếc MiG (ngoài ra , Belweu còn bắn rơi một chiếc nữa với phi công khác). Người giữ kỷ lục đặc biệt trong số phi công Việt Nam là phi công Nguyễn Văn Cốc, ông đã bắn rơi 9 máy bay Mỹ với tiêm kích MiG-21.
Phải thừa nhận rằng cuộc đấu giữa MiG với F-4 Phantom trên bầu trời Việt Nam về tổng thể kết thúc với thất bại của máy bay Mỹ: Máy bay tiêm kích F-4 trong suốt thời gian chiến sự từ 1966 đến 1972 đã bắn rơi được 54 máy bay MiG-21, cũng trong giai đoạn này “21” đã tiêu diệt 103 F-4 Phantom. Ngoài ra, việc mất một máy bay Mỹ, thông thường, dẫn đến thương vong hay bị bắt làm tù binh hai thành viên kíp lái. Thêm vào đó, F-4 Phantom gây tổn hại cho những người đóng thuế Mỹ số tiền lớn hơn giá MiG-21 mấy lần.
Mỹ sai lầm trong cách dùng F-4?
Về tổng thể máy bay F-4 đã phải thực hiện ở Việt Nam những nhiệm vụ không thích hợp với chúng. Nó được chế tạo là máy bay đánh chặn hạng nặng, có nhiệm vụ bảo vệ các binh đoàn tàu sân bay xung kích chống tấn công của các máy bay ném bom có tốc độ cao và các tên lửa có cánh chống tàu, nhưng F-4 Phantom được sử dụng trong trận đấu giành ưu thế trên không với máy bay MiG-21 thích hợp hơn với nhiệm vụ này.
Vì vậy, thất bại của người Mỹ được giải thích không phải là vì sai lầm của các nhà thiết kế của hãng McDonnell– Douglas, những người đã tạo ra máy bay chiến đấu xuất sắc cho thời gian đó, mà là vì Mỹ thiếu máy bay tiêm kích chuyên dụng hạng nhẹ cho không chiến có khả năng ngang ngửa đối chọi với MiG-21. Bất kể là Không quân Mỹ đã có các máy bay tiêm kích Conver F-102 và F-106, Lockheed F-104 và Northrop F-5, nhưng những máy bay này thật sự kém MiG-21 và cả F-4 về nhiều tính năng và đã không được dùng cho các trận không chiến trên bầu trời Việt Nam.
Những chiếc F-4 được thiết kế để tấn công máy bay ném bom tốc độ cao nhưng lại được dùng cho cuộc chiến chiếm ưu thế trên không với MiG-21 phù hơn hơn với nhiệm vụ này.

Máy bay tiêm kích hạm siêu âm hạng nhẹ F-8 Crusader mà thoạt đầu người Mỹ đặt nhiều hi vọng (đầu cuộc chiến tranh tỷ lệ những máy bay này và F-4B trên các tàu sân bay Mỹ triển khai ở Vịnh Bắc Bộ là xấp xỉ nhau) cũng không đáp ứng các mong đợi, thua kém MiG-21 về các tính năng bay chủ yếu.
Tuy nhiên, trong vai trò máy bay cường kích chiến thuật F-4 đã tỏ ra rất tốt. F-4 Phantom được sử dụng nhiều để đánh vào các mục tiêu đặc biệt quan trọng (cầu, nhà máy điện) và giao thông đường sắt của đối phương. Để thực hiện các nhiệm vụ này, thông thường, máy bay được trang bị bom và rocket (cỡ 70-127mm) không điều khiển. Từ tháng 4/1965, trên các tuyến đường bộ và đường sắt của Việt Nam đã áp dụng chiến thuật “săn tự do” của các cặp hoặc biên đội F-4. Các máy bay liên tục trà sát đường giao thông của đối phương, nhiều nơi đã làm tê liệt hoàn toàn vận chuyển lúc trời sáng.
Kinh nghiệm của chiến tranh Việt Nam có ảnh hưởng to lớn đến chế tạo máy bay quân sự cả ở Mỹ, cả ở Liên Xô. Người Mỹ đã đáp trả thất bại của F-4 Phantom trong các trận không chiến bằng cách tạo ra các máy bay tiêm kích cơ động cao thế hệ thứ 4 F-15, F-16, mục tiêu là phải vượt qua MiG-21 trong chiến đấu cơ động tầm gần (ảnh hưởng của MiG lên giới quân sự Mỹ lớn tới mức khi xác định hình thù của tiêm kích hạng nặng F-15 ở cấp khá cao, đã có đề nghị nói chung bỏ tên lửa tầm trung AIM-7 Sparrow và radar lắp trên máy bay để tập trung nỗ lực tăng các tính năng cơ động).
Thiết kế tiêm kích F-15, F-16 thành công của Mỹ sau này được rút ra từ kinh nghiệm thất bại của F-4 trước MiG-21.

Trong khi đó “tên lính vạn năng” F-4 lại có ảnh hưởng lên suy nghĩ của các nhà lý luận hàng không Nga, điều đã thể hiện trong các biến thể của máy bay tiêm kích thế hệ thứ 3.
Tuy nhiên, sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, sự đối đầu của MiG và F-4 Phantom trên bầu trời đã không dừng lại. MiG-21 và F-4 đã chạm trán nhau trong các trận không chiến trên kênh đào Suez, trên bầu trời bán đảo Sinai, trên lưu vực sông Nil và Syria năm 1973, ở Lebanon cuối những năm 1970, đầu những năm 1980, trong những năm chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988).
Nguyễn Vũ
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,785
Động cơ
369,006 Mã lực
Kinh nhể!:-s
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Bây giờ VN ko biết lấy cái gì để cẩu Su30 đi giấu khi cần nhỉ?
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Đọc bài của nhà Pháo thấy nhiều phân tích hơi ngược so với nhận xét của phi công VN về Mig 21 vs F4. Các bác nhà mình nhận xét Mig21 ko có ưu thế trong đánh quần vòng vì cơ động mặt bằng kém hơn F4. Ưu điểm của Mig 21 là tốc độ leo cao, cơ động thẳng đứng, khả năng tăng tốc. Bác PTNg đã sáng tạo ra chiến thuật ko chiến theo trục thẳng đứng để tận dụng ưu điểm này của Mig 21. Mig 21 sẽ ko sa vào đánh quần vòng mà sẽ chủ động tham chiến và rút lui ( hit & run). Với cách này, Mig 21 được đài dẫn đến vị trí thuận lợi trên cao phía sau đội hình địch. Mig 21 sẽ tận dụng độ cao tăng tốc lao vào đội hình địch phóng tên lửa rồi tận dụng tốc độ tích lũy leo cao thoát ly về sân bay. Với cách đánh này F4 hầu như ko có cơ hội để trả đòn.
Nhìn thiết kế cánh của Mig21 so với f4 cũng có thể nhận thấy khả năng quần vòng ko thể là lợi điểm của Mig. Điều nữa là Mig 21 có tải trọng nhẹ hơn F4 nhiều nên tỷ lệ lực đẩy so với khối lượng sẽ tốt hơn , khả năng tăng tốc, leo cao là ưu thế.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Đọc bài của nhà Pháo thấy nhiều phân tích hơi ngược so với nhận xét của phi công VN về Mig 21 vs F4. Các bác nhà mình nhận xét Mig21 ko có ưu thế trong đánh quần vòng vì cơ động mặt bằng kém hơn F4. Ưu điểm của Mig 21 là tốc độ leo cao, cơ động thẳng đứng, khả năng tăng tốc. Bác PTNg đã sáng tạo ra chiến thuật ko chiến theo trục thẳng đứng để tận dụng ưu điểm này của Mig 21. Mig 21 sẽ ko sa vào đánh quần vòng mà sẽ chủ động tham chiến và rút lui ( hit & run). Với cách này, Mig 21 được đài dẫn đến vị trí thuận lợi trên cao phía sau đội hình địch. Mig 21 sẽ tận dụng độ cao tăng tốc lao vào đội hình địch phóng tên lửa rồi tận dụng tốc độ tích lũy leo cao thoát ly về sân bay. Với cách đánh này F4 hầu như ko có cơ hội để trả đòn.
Nhìn thiết kế cánh của Mig21 so với f4 cũng có thể nhận thấy khả năng quần vòng ko thể là lợi điểm của Mig. Điều nữa là Mig 21 có tải trọng nhẹ hơn F4 nhiều nên tỷ lệ lực đẩy so với khối lượng sẽ tốt hơn , khả năng tăng tốc, leo cao là ưu thế.
Trong đây có 1 số ý kiến nhà báo mình tổng hợp từ nước ngoài, một số ý kiến của chuyên gia trong nước cụ ạ,. Em đang nghĩ không lẽ quan điểm của các bên tham chiến có sự khác nhau chăng ?
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Phi công Mỹ đi tìm lại người bắn rơi mình


TP - Hai phi công ở hai chiến tuyến đã gặp lại nhau trong dịp lễ Giáng sinh 2012. Dịp này 40 năm trước, phi công Trần Việt đã bắn rơi phi công Jack R.Trimble, để bây giờ Trimble mang sang Việt Nam lời nhắn của người mẹ: Mẹ tôi cảm ơn ông vì đã bắn rơi tôi mà không bắn chết tôi.

Vợ chồng Trimble- Rachel cùng Trần Việt bên chiếc Mig-21 mà Trần Việt từng lái. 4 phi công nhảy dù
Tuần trước, biết tôi đang “lang thang” ở “phố Phi công” - (phố Lê Trọng Tấn), một người bạn vốn nhiều lần qua Mỹ, đã gửi vào hộp thư điện tử của tôi một bức thư của Đại tá phi công Dan Cherry.
Cherry giới thiệu người bạn mình là Trung tá phi công Mỹ Jack R.Trimble - nguyên là thành viên phi hành đoàn trên Phantom (con ma) F4 - bị bắn rơi ngày 27 -7 -1972 bởi một phi công Việt Nam lái chiếc Mig-21. Trimble đã kịp nhảy dù và bị bắt làm tù binh.
Sắp tới, J.Trimble sẽ du lịch Việt Nam và ở lại Hà Nội đúng vào dịp Noel, trong hai ngày 24 và 25-12-2012. Sau 40 năm, lần đầu tiên trở lại Việt Nam, Trimble rất mong muốn tìm gặp lại người phi công lái Mig - 21 đã bắn rơi ông ta để “learning more” - học hỏi thêm…
Nhận thấy đây là ý tưởng khá độc đáo và thú vị, tôi đã cùng người bạn để tâm tìm hiểu. Sau khi tra cứu tài liệu, sách báo, và liên lạc với một số tướng, tá, phi công từng lái chiếc Mig - 21 và tham gia chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”, chúng tôi đã có được một số thông tin khá rõ ràng từ hai phía. Các tài liệu của Không quân Mỹ công nhận rằng, trong ngày 27 - 12 - 1972, có hai chiếc F4 bị Mig-21 của ta bắn rơi tại chỗ, cả 4 phi công nhảy dù đều bị bắt sống.
Chiếc thứ nhất do hai phi công Mỹ điều khiển là Đại úy John Wesley Anderson và Trung úy nhất Brian H.Ward thuộc phi hành đoàn 4 - Không đoàn TFW 432.
Chiếc F4 làm nhiệm vụ hộ tống các máy bay cường kích(ném bom - PV) sau khi đánh phá xong. Khi biên đội rời khỏi khu vực đã thả bom thì số 4 của biên đội chỉ kịp nhìn thấy chiếc số 3 bị bắn cháy, tổ bay nhảy dù.
Chiếc F4 thứ hai do Thiếu tá Carl H.Jeffcoat và Trung úy nhất Jack R.Trimble thuộc phi đoàn 13 - Không đoàn 432 TFW điều khiển, khi bay làm nhiệm vụ MIGCAP cho các máy bay tìm kiếm tổ bay F111 (đã bị các máy bay Mig tấn công và bắn rơi tối hôm trước).
Chiếc F4 của Thiếu tá C.Jeffcoat đã bị trúng tên lửa của Mig-21 và rơi xuống cách Hà Nội 35 dặm về phía Tây Bắc. Cả hai phi công nhảy dù nhưng nhanh chóng bị bắt sống.
Sự thừa nhận của Không quân Mỹ rất trùng hợp với sử liệu của Việt Nam, tóm lược như sau: Ngày 27-12-1972, thời tiết tốt, Không quân Hải quân Mỹ tổ chức các đội tấn công lớn trên cả hướng Hà Nội và Hải Phòng bằng các loại bom thông thường và bom laser để đánh phá các trận địa tên lửa và các đài radar phát sóng chỉ huy.
Biên đội Mig - 21 của Trung đoàn Không quân 927 gồm Đỗ Văn Lanh - Dương Bá Kháng trực ban chiến đấu. Đến 13 giờ 34 phút thì cất cánh. Kháng bắn, chiếc F4 rơi tại chỗ, rồi nhanh chóng thoát ly, nhập đội với Lanh về sân bay Nội Bài hạ cánh an toàn lúc 13 giờ 54 phút.
Lúc đó, tại “thung lũng con ma” (các phi công ta đặt tên cho khu vực Hòa Bình là “mồ chôn F4” hoặc “thung lũng con ma”) vẫn có nhiều tốp máy bay Mỹ hoạt động.
Nhận định đây có thể là những tốp máy bay vào tìm cứu các phi công, cho nên, Trung đoàn Không quân 921 đã lệnh cho phi công Trần Việt bí mật phục kích tại sân bay đất Miếu Môn. 15 phút sau khi Lanh - Kháng hạ cánh, Trần Việt được lệnh cất cánh.
14 giờ 11 phút kíp trực ban dẫn đường gồm Lê Thành Chơn - Lê Kiếu dẫn chiếc Mig - 21 của Trần Việt bay hướng 90 độ, đi dưới mây, sau đó vòng phải rồi chuyển hướng bay 150 độ xuyên lên cao 5.000m. 14 giờ 14 phút, địch vòng ở phía Đông Hòa Bình 15 km, Trần Việt đến Kim Bảng, Sở chỉ huy cho vòng phải vào tiếp địch và lên độ cao 7.000m.
14 giờ 16 phút 20 giây, Trần Việt phát hiện 2 chiếc F4 ở phía dưới, bên phải, 45 độ, 8 km, sau đó thấy chúng đan chéo nhau và tăng tốc. Lúc này, nhận thấy Trần Việt đang rơi vào thế bất lợi nên Sở chỉ huy cho phép Trần Việt thoát ly, hạ cánh; trong giây lát, Trần Việt xin phép “vẫn có thể đánh. Xin phép được công kích”.
Sở chỉ huy đồng ý, Trần Việt quyết định để tăng lực, tốc độ 1000km/h, rồi vòng gấp bên phải bám chiếc F4 thứ 2, do làm động tác vòng gấp quá mạnh, tốc độ chiếc Mig-21 giảm xuống còn 800km/h.
Đúng lúc đó, Trần Việt nhanh mắt phát hiện chiếc F4 số 2 bổ xuống, anh tăng tốc bám theo và ổn định kính ngắm, đến cự ly 1500m, tốc độ 1100km/h, Trần Việt ấn nút phóng quả tên lửa bên trái, quả tên lửa lao thẳng vào mục tiêu.
Trần Việt kịp nhìn rõ chiếc F4 khựng lại, gãy làm đôi, bốc cháy, rơi xuống “thung lũng con ma”. Trần Việt nhanh chóng thoát ly ra phía đông, qua sông Hồng, vòng lên hướng Bắc hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài lúc 14h32”.
Chiếc Mig-21 của Trần Việt vẫn còn “để dành” được 1 quả tên lửa (mỗi chiếc Mig-21 chỉ mang được 2 quả tên lửa còn 1 chiếc F4 có thể mang tới 6 quả). Đây là chiếc F4 thứ 3 bị Trần Việt bắn rơi và cũng là chiếc máy bay cuối cùng của Mỹ bị không quân Việt Nam bắn hạ vào ban ngày trên vùng trời miền Bắc.
Từ những thông tin trên, có thể nhận định rằng, người bắn hạ chiếc F4 do Jeffcoat và Trimble điều khiển là một trong hai phi công Dương Bá Kháng và Trần Việt.
Tuy nhiên, để trả lời chính xác ai là người trực tiếp bắn rơi chiếc F4 đó, phải dựa trên ba cơ sở: Sơ đồ trận đánh - thời gian diễn ra trận không chiến và ký ức của phi công hai phía. Xem lại sơ đồ trận đánh, cộng với thời gian chiếc F4 bị bắn rơi mà đại tá phi công Dan Cherry đề cập trong thư, cùng một số thông tin khác, cho thấy nhiều khả năng, người bắn rơi chiếc F4 kia là Thiếu tướng phi công Trần Việt (ở thời điểm đó, cũng như Trimble, phi công Trần Việt đeo quân hàm trung úy - PV).
Tuy nhiên, trước cuộc gặp với Trimble, thiếu tướng Trần Việt cùng chúng tôi thống nhất với nhau rằng, hãy để Trimble kể tỉ mỉ trước về thời gian, diễn biến của trận đánh rồi mới đi đến kết luận cuối cùng.
Cuộc gặp

J.R Trimble, ở giữa, hàng thứ 2, ảnh lưu giữ tại Hỏa Lò.
Tham dự cuộc gặp mặt giữa hai nhân chứng lịch sử, có nhóm phóng viên chuyên mục”camera giấu kín” của truyền hình CAND (ANTV) và phóng viên báo Tiền Phong.
Nhằm đảm bảo tính chính xác tuyệt đối và cũng để tạo bất ngờ, mọi người thống nhất không cho Trimble biết về sự có mặt của Trần Việt. Tại địa điểm gặp gỡ, có hai bàn được kê gần nhau, ở giữa có kệ để hoa, đủ để hai bên nghe được các lời đối thoại.
Thiếu tướng Trần Việt và tôi được đạo diễn sắp xếp ngồi trò chuyện ở một bàn. Khi Trimble đến, sẽ ngồi bàn bên cạnh và trả lời phỏng vấn của các đồng nghiệp, lúc này, thiếu tướng Trần Việt sẽ kiểm chứng lời kể của Trimble.
Một lát sau, hai vợ chồng Trimble cùng tới ngồi vào bàn bên. Các phóng viên của ANTV vào việc ngay, đề nghị Trimble kể lại chi tiết về thời gian, diễn biến trước và sau khi bị bắn hạ. Ở bàn bên này, sau hơn nửa giờ đồng hồ ngồi nghe hồi tưởng của Trimble, Thiếu tướng Trần Việt ghé vào tai tôi: “Chính xác rồi Mạnh Việt à, đúng là anh ta đã bị mình bắn rơi!”.
Đúng lúc đó, ở bên, các phóng viên hỏi: “Ông cảm thấy thế nào nếu ngay bây giờ được gặp mặt phi công Việt Nam đã bắn rơi máy bay của ông”. Trimble thốt lên: “Không còn gì tuyệt vời hơn!”.
Người đó đang ở bên cạnh ông đây!
Hai phi công già tiến tới bắt tay nhau. Trimble lặng đi vì xúc động: “Hôm nay là ngày đặc biệt trong đời tôi, tôi sẽ ghi nhớ mãi mãi không bao giờ quên”.
Người phi công Việt Nam giọng nhẹ nhàng: Chỉ còn đúng hai ngày nữa là tròn 40 năm kể từ lần gặp đầu tiên giữa hai chúng ta trên bầu trời. Lúc đó cả hai đều không biết mặt nhau, tôi chỉ kịp nhìn thấy chiếc F4 khựng lại, gãy gập rồi bốc cháy rơi xuống.
Khi chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng, đã đôi lần tôi tự hỏi không biết số phận của những phi công trong chiếc F4 ấy như thế nào, cuộc sống, gia đình ra sao?
“Sau hiệp định Paris, tháng 3 năm 1973, tôi được trở về đất nước, sống ở Kentucky, sau này được phong hàm Trung tá.Thiếu tá Jeffcoat đã qua đời vì bệnh tật.
Tôi có ba con, trong đó có một đứa con gái theo nghiệp phi công. Lần đầu tiên sau 40 năm trở lại Việt Nam, tôi đưa vợ cùng đi, vợ tôi - Rachel, xúc động lắm. Trước lúc sang bên này, mẹ tôi, 94 tuổi rồi, còn dặn đi dặn lại tôi rằng: Sang bên đó, nếu gặp được người đã bắn rơi máy bay con thì nhớ chuyển lời cảm ơn của mẹ đến anh ta, vì không biết anh ấy bắn thế nào mà máy bay thì rơi còn con vẫn sống để trở về với mẹ…”.
Dứt lời, Trimble lấy ra một tấm ảnh chụp trước lúc bay sang bắn phá miền Bắc và hai mô hình F4, trân trọng tặng Trần Việt. Người phi công già Việt Nam cũng tặng cho Trimble chiếc đĩa đồng in hình Khuê Văn Các và cũng không quên tặng cho bà Rachel chiếc khăn lụa Hà Đông. Rachel tỏ ra vô cùng xúc động, khoác ngay khăn, miệng liên tục: Cảm ơn.
Cuộc gặp gỡ đầy ắp tiếng cười, thi thoảng lại lắng xuống bởi sự xúc động của vợ chồng Trimble- Rachel.
Trong bữa cơm thân mật, mặc dù chưa hợp khẩu vị, nhưng mỗi khi Trần Việt gắp thức ăn (Trần Việt hơn Trimble một tuổi), Trimble đều ăn hết. Trần Việt còn lấy một bát bún đầy, chan xì dầu rồi hướng dẫn Trimble ăn bằng đũa. Dù có đôi chút khó khăn, Trimble vẫn ăn hết bát bún. Mọi người cười vang.
Sau cuộc gặp, mọi người đi thăm Bảo tàng Phòng không- Không quân. Vợ chồng phi công Mỹ không ngờ rằng, mình lại được chụp ảnh cùng “đối phương”, bên chiếc Mig-21 từng bắn rơi chiếc F4 cách nay 40 năm; họ lại bất ngờ và xúc động hơn khi thăm lại “khách sạn Hilton” (Hỏa Lò), khi thấy ảnh của Trimble bị bắt 40 năm trước vẫn lưu lại đây.
Noel 2012
Mạnh Việt
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Mig 21 đã hiện đại lắm rồi, trước khi có mig 21 nhà mềnh dùng toàn mig 17 vẫn bắn rụng F4 bình thường, nhược điểm của F4 lúc đó là không có súng nên nhà mềnh cứ lao vào cận chiến thế là mẽo chết. cụ quay lại trang 6 đọc bài này Giải mã cuộc đọ sức giữa MiG-17 và F-4 ở Việt Nam
Oánh tầm gần thì Mig21 rõ ràng lợi thế hơn vì nó nhỏ, gọn được thiết kế là tiêm kích đánh chặn tầm gần .. F4 là chiếc tiêm kích hạng nặng nên nó nặng nề hơn Mig21 nhiều. Ngoài ra do thiết kế chuyên oánh tầm xa nên nó không mang súng .. rất bất lợi khi táng nhau ở gần ...
Tỷ lệ bắn hạ giữa Mig17 & F4 là bi nhiu cụ nhể ..
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top