[Funland] Không chiến trên bầu trời VN - nhìn từ hai phía

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Năm nay chủ đề Hà Nội ĐBP trên không có vẻ im ắng các Cụ nhỉ?.
Mọi năm em thấy báo chí tung hô dữ lắm. Chắc mấy nhà báo nằm vùng trên OF biết ta mở thớt này rồi nên thôi.:))
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Nhà pháo đưa cái link gốc tài liệu tiếng Anh lên ...cụ nào rỗi trình cao cùng dịch cho ae xem nóa nói gì nhá ..
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
7,962
Động cơ
423,489 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Em đánh dấu để đọc sau.
 

xomo

Xe buýt
Biển số
OF-124567
Ngày cấp bằng
17/12/11
Số km
995
Động cơ
65,687 Mã lực
Em đọc lịch sử hào hùng của cha ông để tự nhắc nhở mình và F1. Cha ông ta đã làm được những việc tưởng chừng không thể, chúng ta bất tài hãy làm những việc có thể làm. :D
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Nhà pháo đưa cái link gốc tài liệu tiếng Anh lên ...cụ nào rỗi trình cao cùng dịch cho ae xem nóa nói gì nhá ..
Mấy ông tua bẩn không như ở mình cụ ạ, mấy ông ấy viết bằng sách rồi bắt mình phải mua, Wiki của các ổng ít thông tin lắm.
Em tìm được cuốn này mà không biết cách thức mua bán nó thế nào:
F-4 Phantom II vs MiG-21: Không quân Hoa Kỳ & VPAF trong chiến tranh Việt Nam (Duel)
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Tìm rồi có thấy nói gì đến phần đối đầu đâu nhể .. cũng nhiều thông tin hay .. lúc nào rỗi e dịch cho ae tí ..
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,636
Động cơ
567,319 Mã lực
em hỏi ngoài lề một tí: các kụ nào sống ở mạn Việt trì những năm 1980-1981 có còn nhớ một dạo rất nhiều Máy bay trực thăng (chắc của LX) bay từng tốp 2-3 chiếc bay từ phía trên về phía HN rất nhiều: một ngày có khi hàng chục tốp, thời gian kéo dài khoảng vài tháng đến một năm. Hồi đấy em nghe nói là TT của LX chuyển vật tư để xây cầu Thăng long hoặc thủy điện HB nhưng bây giờ nghĩ lại thấy không đúng: vật tư thì chuyển bằng đường biển lợi hơn, bay làm sao được từ LX qua VN về cả độ dài đường đi lẫn phải bay qua TQ lúc đấy đang căng thẳng với VN.
Kụ nào biết chuyện này giải thích cho em với.
Cầu không vận của chiến dịch Biên Giới phía Bắc cụ ạ
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
Theo em, chẳng có nguồn nào đủ tiêu chuẩn là khách quan cả. Nguồn tiếng Anh theo cách nhìn phương Tây cũng sục ...ác chiến, nguồn tiếng Việt bị ảnh hưởng tuyên truyền sục...cũng không kém, nguồn tiếng Nga theo số liệu Nga, nguồn tiếng Tàu không biết có nhiều không, còn tiếng Pháp, Đức,,,,. Cứ lấy số liệu của 4,5 nguồn cộng lại chia bình quân là ra số gần đúng. Chẳng hạn, số B52 VN công bố 34 chiếc, Mẽo công bố 15 chiếc, chia bình quân khoảng 25 chiếc là chuẩn.
Những cố gắng cực đoan lấy số liệu một phía rồi cãi sống cãi chết là khách quan hơn đều ít giá trị. Em đã được xem trực tiếp không chiến của 4 Mig17 với MB Mẽo rồi, tầm cao chỉ 1000m rơi búa xua, mình xem tận mắt mà còn chẳng biết bên nào ra bên nào, nữa là các nguồn của nhiều ông copy/paste.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Nỗi kinh hoàng của phi công Mỹ

Thứ tư 05/12/2012 06:12
ANTĐ - Sau trận thắng đầu tiên của Bộ đội tên lửa Việt Nam, yếu tố bí mật của vũ khí không còn nữa. Tuy nhiên, với chiến thuật linh hoạt di chuyển trận địa, đồng thời lập nhiều trận địa giả, tổ chức đón lõng, phục kích bất ngờ; các trung đoàn tên lửa đã tránh được những trận tập kích trả thù và tiếp tục bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Phi công Mỹ khi bay vào vùng trời miền Bắc Việt Nam đều ám ảnh bởi lưới lửa phòng không dày đặc của các đơn vị tên lửa, cao xạ… Đến mức, nhiều phi công cho rằng, trở thành khách bất đắc dĩ trong “khách sạn Hilton” (trại giam giặc lái Mỹ ở Hà Nội - PV) được coi là may mắn, thay vì phải tan xác trên bầu trời.








Chuyên gia Liên Xô và bộ đội Việt Nam bên xác một chiếc máy bay Mỹ bị bắn hạ


Cuộc trả đũa đắt giá

Việc ra quân đánh thắng trận đầu của Bộ đội tên lửa đã làm nức lòng quân dân cả nước ta, đồng thời khiến Lầu Năm Góc choáng váng. Nhằm gây bất ngờ để tiêu diệt và kéo địch ra xa Hà Nội, Tiểu đoàn 61 (Trung đoàn tên lửa 236) cơ động phục kích máy bay địch tại khu vực Xích Thổ (nay thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình). Khu vực này nhanh chóng trở thành một trận địa bí mật, ngoài Tiểu đoàn tên lửa 61, còn có 23 đại đội pháo phòng không.

Theo hồi ức của Đại tá Nguyễn Xuân Đài (nguyên sỹ quan điều khiển Tiểu đoàn tên lửa 61), ngày 11-8-1965, lúc 20h08, kíp chiến đấu của Tiểu đoàn 61 phát hiện một tốp 3 máy bay địch. Đến cự li thích hợp, tiểu đoàn đã phóng 3 quả tên lửa trúng mục tiêu, một chiếc máy bay bốc cháy dữ dội và rơi tại chỗ; những chiếc còn lại bị thương nặng hốt hoảng bay ra biển thì một chiếc nữa bị rơi. Chiếc máy bay còn lại cố hạ cánh xuống tàu sân bay Midway. Theo tin tình báo của ta nắm được sau đó, chiếc máy bay bị thương này là loại A4-E số hiệu 114 do Thiếu tá Robert Geor phải hai lần hạ cánh mới được. Ngay khi chiếc máy bay đáp được xuống đường băng, các nhân viên kĩ thuật đã xúm lại và xác định trên thân máy bay có tới 50 lỗ thủng do mảnh tên lửa của ta phá huỷ. Thân máy bay bị móp méo khiến phi công Robert Geor chỉ thoát ra khỏi máy bay sau khi được các nhân viên kĩ thuật dùng cưa, kích hỗ trợ phá cửa. Tin về 2 chiếc máy bay bị rơi, một chiếc bị thương nặng khiến các phi công trên tàu sân bay Midway xôn xao. Thiếu tá Robert George bị cấp trên cấm tiếp xúc với phóng viên thường trú trên tàu sân bay.


Bức phù điêu bên hồ Trúc Bạch, ghi lại sự kiện bắn cháy máy bay của John McCain

Ngay sau trận thắng giòn giã, Tiểu đoàn 61 được lệnh di chuyển cấp tốc, đồng thời một hệ thống khí tài tên lửa giả (làm bằng tre, cót ép) được triển khai để nhử địch. Đúng như dự đoán, ngày 13-8-1965, xuất hiện nhiều tốp máy bay địch bổ nhào xuống đánh phá trận địa giả và bị 23 đại đội pháo phòng không cùng lực lượng bộ đội địa phương Ninh Bình phục sẵn. Lực lượng hỗn hợp của ta đã đánh trả quyết liệt các trận oanh tạc trả thù và bắn rơi tại chỗ 6 máy bay Mỹ. Ngay hôm sau, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ thừa nhận: “Đây là một ngày thiệt hại nặng nề nhất của không lực hạm đội”. Đồng thời Tham mưu trưởng Không quân Mỹ phải ra lệnh đình chỉ ngay tức khắc việc “đánh trả đũa quá đắt đỏ” này.

Ngoài những trận đánh nổi tiếng trên, Tiểu đoàn 61 cũng giành nhiều thành tích đặc biệt khác, như ngày 7-3-1966 bắn cháy 2 máy bay Mỹ bằng 1 tên lửa. Đó là chiếc thứ 900 và 901 của không quân Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc. Sau đó chưa đầy hai tuần (ngày 18-3-1966, tại huyện Đô Lương, Nghệ An), cũng bằng 1 quả tên lửa trong tình huống tương tự, Tiểu đoàn 61 đã bắn rơi tại chỗ 2 máy bay loại F3D2, diệt 3 giặc lái… Sau những chiến công nổi bật, đơn vị được Bác Hồ đến thăm động viên và khen thưởng. Đến ngày 1-1-1967, Tiểu đoàn 61 vinh dự được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Đại tá Nguyễn Thanh Tân, người tham gia kíp chiến đấu bắn hạ máy bay của John McCain

Vị thượng nghị sỹ tương lai và cú nhảy xuống hồ Trúc Bạch

Đại tá Nguyễn Thanh Tân (nguyên Trưởng phòng Quân huấn, Quân chủng PKKQ, khi đó là trắc thủ góc tà thuộc Tiểu đoàn tên lửa 61) cũng là người tham gia trận đánh bắn cháy chiếc máy bay A4-E do Thiếu tá John McCain điều khiển trong khi bổ nhào xuống đánh phá Nhà máy điện Yên Phụ Hà Nội cuối tháng 10-1967. Thời điểm đó, Tiểu đoàn 61 bí mật triển khai tại trận địa Dương Tế (xã Yên Sở, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Sáng 26-10-1967, Hà Nội vào thu rất đẹp, nắng vàng và nền trời rất trong xanh; đây cũng là điều kiện thời tiết lý tưởng mà máy bay Mỹ lợi dụng đánh phá. Sau những trận đánh ác liệt, hôm đó Tiểu đoàn 61 chỉ còn 5 quả đạn tên lửa. Từ chỉ huy đến cán bộ, chiến sĩ đều băn khoăn nếu địch mở nhiều đợt tập kích thì rất khó được cấp đạn kịp thời. Toàn đơn vị đặt quyết tâm mỗi quả đạn diệt một máy bay địch; ngay quả đạn đầu tiên chính xác có thể làm rối loạn đội hình tấn công của chúng đồng thời bảo vệ an toàn mục tiêu bảo vệ…


Phi công John McCain hiện là thượng nghị sĩ Hoa Kỳ

Đúng như dự đoán, hôm đó không quân Mỹ ồ ạt đánh phá Hà Nội trong “Chiến dịch Sấm Rền 57”. Lúc 11h30, bầu trời Hà Nội xuất hiện hàng chục chiếc máy bay A4, F8, F4 điên cuồng lao vào đánh phá khu vực Nội Bài, Nhà máy điện Yên Phụ, Tổng kho Văn Điển… Nhiều chiếc máy bay đã bị đền tội bởi những loạt đạn tên lửa chính xác của các đơn vị. Với Tiểu đoàn 61, bảo vệ Nhà máy điện Yên Phụ nhưng cũng phải đảm bảo sự an toàn của khu vực Ba Đình, do đây là nơi có những cơ quan đầu não của đất nước, nên có những quy định về “góc cấm” không được phóng tên lửa, đề phòng trường hợp tên lửa mất điều khiển rơi xuống… Khi mục tiêu xuất hiện, trong khoảng thời gian 20 giây, với sự mưu trí sáng tạo và tinh thần dám chịu trách nhiệm, kíp chiến đấu đã chọn đúng thời cơ nhấn nút phóng tên lửa ngay trước khi chiếc máy bay của John McCain bổ xuống cắt bom, vừa bắn cháy máy bay, vừa đảm bảo an toàn Nhà máy điện Yên Phụ…

Chiếc A4-E bốc cháy ngùn ngụt và từ quầng lửa đó bắn ra một chiếc dù. Viên phi công đã rơi xuống giữa hồ Trúc Bạch và được vớt lên, chữa trị các vết thương rồi trở thành vị khách của “Hilton Hà Nội” cho đến khi được trao trả về Mỹ năm 1973. Sau này, John McCain trở thành một chính khách nổi tiếng của Mỹ, năm 2008 là ứng cử viên Tổng thống Mỹ của **** Cộng hoà nhưng thất cử trước ông Obama. Hiện John McCain là thượng nghị sĩ Mỹ; ông đã nhiều lần trở lại Việt Nam và tất nhiên không thể không đến thăm hồ Trúc Bạch.

(Còn nữa)
Duy Anh - Đình Khang
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Giải mã cuộc đọ sức giữa MiG-17 và F-4 ở Việt Nam

(Kienthuc.net.vn) - Dù lạc hậu hơn về mọi mặt nhưng những chiếc tiêm kích MiG-17 của Không quân Nhân dân Việt Nam vẫn giành được những thắng lợi trước F-4 Mỹ.



Nhà nghiên cứu lịch sử chiến tranh Vladimir Ilyin đã có bài viết tổng kết về cuộc đối đầu giữa tiêm kích MiG-17 và MiG-21 của Không quân Nhân dân Việt Nam với “con ma” F-4 của Không quân Mỹ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam.
Dưới đây là nội dung của phần cuộc đối đầu giữa tiêm kích MiG-17 với F-4:
Chiều ngày 2/8/1964, tàu khu trục Maddox Hải quân Mỹ đã ngang nhiên vi phạm lãnh hải Việt Nam. Hành động đó liên tục bị Hải quân Việt Nam theo dõi và giám sát chặt chẽ, có lúc tàu Maddox vào sâu tới 6 hải lý và đã bị các tàu phóng lôi của Việt Nam đánh đuổi tại khu vực đông Hòn Nẹ trong lãnh hải Việt Nam.
Tiếp đó, Mỹ tuyên bố vào đêm 4/8/1964, các tàu phóng lôi của Hải quân Việt Nam một lần nữa lại vô cớ tấn công khu trục Maddox và Tơ-nơ-gioi của Mỹ đang hoạt động bình thường trên vùng biển quốc tế (đây là điều bịa đặt). Vin vào cớ này, ngày 5/8, Mỹ tiến hành chiến dịch “Mũi tên xuyên” huy động 2 biên đội tàu sân bay Constellation và Ticonderoga với hàng chục máy bay tấn công các căn cứ hải quân ở miền Bắc. Các máy bay tiêm kích F-4B từ tàu sân bay USS Constellation (CVA-64) đã yểm trợ các máy bay cường kích. Đây là những phi vụ chiến đấu đầu tiên của F-4 Phantom ở miền Bắc Việt Nam.
Tiêm kích hạm F-4B chuẩn bị cất cánh thực hiện phi vụ ở miền Bắc Việt Nam.

Tuy nhiên trong năm 1964, Việt Nam chỉ phải chịu một ít các trận ném bom hạn chế về quy mô. Trước khi bắt đầu cuộc chiến tranh trên không quy mô, Mỹ phải bố trí lại quân đội và gia tăng lực lượng ở khu vực.
Đến đầu tháng 2/1965, đã có 3 tàu sân bay Mỹ tập trung gần bờ biển Việt Nam với 238 máy bay và 33 tàu hộ tống bảo vệ. Ngày 8/2, từ đảo Okinawa đã bắt đầu chuyển đơn vị tiên của lính thuỷ đánh bộ Mỹ đến căn cứ ở Đà Nẵng, trong đó có 15 tiêm kích F-4B. Đồng thời tại các căn cứ không quân ở miền Nam Việt Nam và Đài Loan các phi đội Không quân Mỹ có biên chế máy bay F-100, F-105 và F-4C đã được bắt đầu triển khai. Ngày 2/3, Mỹ bắt đầu chiến dịch không quân quy mô Sấm Rền kéo dài đến 31/10/1968.
Ở giai đoạn đầu của các hoạt động tác chiến, F-4 của Mỹ được huy động cả để hộ tống máy bay tiêm kích, cả để đánh mục tiêu dưới đất. F-4B của hải quân chủ yếu được dùng để hộ tống các máy bay cường kích hạm AD-6 Skyraider và A-4 Skyhawk và làm hàng rào phòng không cho các liên binh đoàn tàu sân bay chống đòn đánh lại có thể có của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Thời kỳ đầu chống chiến tranh phá hoại, Không quân Nhân dân Việt Nam chỉ có mấy chục chiếc MiG-17F mà quân Mỹ gọi là "cổ lỗ sĩ".

Về phía lực lượng tiêm kích phòng không của Không quân Nhân dân Việt Nam, lúc này chỉ có 25 tiêm kích MiG-17F (nguồn Nga khẳng định là mẫu J-5 được Trung Quốc sản xuất dựa trên MiG-17F), vài chiếc MiG-15bis của Liên Xô, cũng như các máy bay ném bom Il-28.
So với F-4, MiG-17 của Việt Nam thua kém về nhiều mặt khi mà không có radar, chỉ có kính ngắm (quan sát xa 15km trong điều kiện thời tiết tốt), trang bị pháo 23-30mm không có tên lửa và tốc độ cận âm. Trong khi đó, F-4 trang bị radar điều khiển hỏa lực tầm xa, có 8 giá treo mang được tên lửa đối không tầm ngắn – trung, đạt tốc độ siêu âm.
Nhưng nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự Liên Xô và Trung Quốc, người Việt Nam đã nhanh chóng tìm ra chiến thuật sử dụng các máy bay tiêm kích của mình cho phép trong điều kiện thậm chí kẻ địch có ưu thế nhiều lần về số lượng vẫn đánh cho chúng những đòn đau.
Theo đó, các nhóm MiG nhỏ bay tuần tiễu ở độ cao nhỏ, ngoài vùng phát hiện của radar địch (người Mỹ dùng máy bay tuần tiễu radar tầm xa - một loại tiền thân của máy bay AWACS hiện đại, cũng như các trạm điều hành không quân đặt trên tàu chiến đi tuần gần bờ biển Bắc Việt Nam và có các đài radar mạnh). Khi phát hiện máy bay địch, các máy bay MiG bất ngờ tấn công vào đội hình chiến đấu, dùng pháo bắn vào các máy bay cường kích mang đầy bom.
Ngày 2/4/1965, lần đầu tiên các máy bay F-4 Phantom đã đối đầu với máy bay tiêm kích MiG-17 của Việt Nam, những cuộc đụng độ đã không có kết quả (không có máy bay bị bắn rơi).
Trận chiến đấu thực sự với sự tham chiến của F-4 đã xảy ra ngày 9/4. Theo cách diễn giải của Mỹ, nó đã diễn ra như sau: Lúc 8h40 phút máy bay tiêm kích của Hải quân Mỹ F-4B cất cánh từ tàu sân bay USS Ranger bị 4 chiếc MiG-17 của Việt Nam tấn công trên biển. Một trong số đó bị tên lửa Sparrow bắn rơi, song ngay sau đó một chiếc MiG khác bám đuôi Phantom và bằng một loạt pháo đã tiêu diệt nó. Kíp lái máy bay Mỹ gồm phi công T. Murphy và hoa tiêu R. Fagan thiệt mạng.
Tranh vẽ MiG-17 bắn cháy "con ma siêu thanh" F-4.

Ngày 4/6, một biên đội MiG-17F trên bầu trời thành phố Vụ Bản đã tấn công 3 chiếc F-4B. Một F-4 Phantom đã tránh cuộc chiến và tăng tốc động cơ lên chế độ “tối đa” nhả khói bay về phía Đông. Hai chiếc máy bay Mỹ khác bị cuốn vào cuộc cận chiến quần đảo, những chiếc MiG cơ động ở đây có ưu thế, và các phi công Việt Nam đã ngay lập tức khai thác lợi thế này. Sau khi quay 180 độ, chiếc số 1 của biên đội Việt Nam từ cự li 1.000-1.200 m đã bắn vào một trong các máy bay Mỹ. Ngay sau đó anh này đã tiến tới cự ly 700 và lại bắn. Chiếc F-4B cố gắng cơ động cả độ cao và hướng bay để thoát khỏi lưới lửa. Chiếc tiêm kích thứ hai của Mỹ bay theo chiếc số 1, đã cố gắng tuyệt vọng cứu chỉ huy, định từ phía sau, ở cự ly 400-500 m tiêu diệt chiếc MiG (nhiệm vụ hoàn toàn không thể thực hiện được, bởi vì cự ly nhỏ nhất cho phép phóng tên lửa AIM-9 Sidewinder lớn hơn nhiều). Chiếc MiG số 2 bắn một loạt đạn pháo cản đường, và chiếc tiêm kích thứ hai của Mỹ buộc phải chạy khỏi vùng bị bắn bằng cách vòng sang bên và hạ độ cao. Chiếc F-4B ngay lập tức làm theo vì đã dính đạn bị thương (theo xác nhận của Việt Nam, chiếc F-4 Phantom này đã không về được sân bay của mình, nó đã rơi trên đất Lào).
Trận không chiến tiếp theo có sự tham gia của các máy bay F-4 Phantom xảy ra ngày 17/6 trên bầu trời thành phố Ninh Bình. Trong trận này, 4 chiếc MiG-17F đã tấn công từ bán cầu phía sau ở cự ly 100-600m. Họ đã hạ được 2 F-4B, trong khi người Mỹ đã không tỏ ra có gì cố gắng đặc biệt, họ đã rút khỏi trận đánh khá lộn xộn. Phía Việt Nam không bị mất mát gì, dù đội hình chiến đấu có bị phá vỡ và để mất khả năng chỉ huy biên đội. Trên đường về sân bay hai phi công Việt Nam đã buộc phải nhảy dù do hoàn toàn hết nhiên iệu, còn một chiếc MiG đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Hải Phòng.
F-4 có thể mang tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 và tầm trung AIM-7 Sparrow.

Cũng ngày hôm đó, F-4 Phantom đã bắt đầu “mở tỉ số”: F-4B cất cánh từ tàu sân bay USS Midway đã bắn rơi trên bầu trời Hải Phòng một máy bay tiêm kích MiG-17. Ngày 10/7/1965, F-4C của Không quân Mỹ đã có chiến thắng đầu tiên, bắn rơi 2 MiG-17.
Sau đó các cuộc đụng độ trên bầu trời Bắc Việt Nam của MiG và F-4 Phantom trở thành hiện tượng bình thường. Ví dụ, ngày 20/9/1965 phía trên ga Kép (nằm ở Bắc Hà Nội) xuất hiện một tốp máy bay Mỹ, đài radar P-35 của Việt Nam phát hiện ra chúng. Một số F-4 Phantom mang bom đã tấn công ga. Một cặp F-4B yểm trợ các máy bay ném bom, bay tuần tra ở độ cao 3.000– 4.000m. Trên trời có biên đội trực chiến của Việt Nam gồm 4 chiếc MiG-17F.
Số 1 của cặp máy bay Việt Nam đầu tiên bổ nhào từ độ cao 6.000m và tấn công chiếc F-4B vừa đi vào chỗ ném bom khi phát hiện ra quân Mỹ bằng mắt thường. Phi công Việt Nam đã bắn từ cự ly 500m, sau đó F-4 Phantom đã vòng sang trái và hạ độ cao thoát ra khỏi khu vực bị ngắm bắn.
MiG-17 tiếp tục “bám đuôi” địch thủ và từ cự ly 400m bắn loạt thứ hai, F-4 Phantom bốc khói, nhưng vẫn tiếp tục bay. Loạt đạn dài thứ 3 từ cự ly 200m cuối cùng đã hạ chiếc F-4B. Các phi công Mỹ đã không nhảy dù được. Cặp MiG-17 thứ hai đã mở đầu trận đánh ở độ cao 3.000m, khi một chiếc máy bay Mỹ vừa thoát ra khỏi bổ nhào khi ném bom xong, còn chiếc thứ hai vừa bắt đầu bổ nhào để ném bom. Chỉ huy biên đội Việt Nam tấn công chiếc thứ nhất, bắn ở cự ly hơi xa 1.200m. Phi công Mỹ, khi phát hiện ra MiG bám đuôi, đã tăng tốc bỏ chạy.
Chỉ có pháo nhưng tiêm kích "cổ" MiG-17F với "bàn tay vàng, bộ óc thông minh" của phi công Việt Nam vẫn lập nhiều chiến công bắn hạ những tiêm kích tối tân hơn của Mỹ.

Nói chung phải nhận định, cho đến khi MiG-21 chưa tham chiến và chưa bắt đầu sử dụng rộng rãi các tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina, Không quân Mỹ đã “hành xử một cách không cẩn thận” trên bầu trời Việt Nam, không coi số MiG-17 ít ỏi là mối đe doạ thực sự.
Ví dụ, các máy bay F-4 Phantom khi làm nhiệm vụ yểm trợ đã mang bom. Còn các phi công Việt Nam thì cố gắng giữ MiG-17 ở độ cao thấp, ở đó các máy bay nhỏ sơn mầu nguỵ trang khó bị nhận thấy bằng mắt thường và thực tế là vô hình đối với radar trên máy bay của người Mỹ. Bất ngờ tấn công các máy bay tiêm kích– ném bom, các phi công Việt Nam buộc chúng phải vứt bỏ bom và, chiếm lấy cự ly gần, bắn các máy bay Mỹ bằng pháo. Các máy bay hộ tống bay ở hành lang với độ cao lớn hơn thường là không kịp tham chiến với máy bay MiG.
Điều này đã buộc quân Mỹ phải thay đổi chiến thuật và giảm các tốp máy bay yểm trợ xuống độ cao thấp (khi bay cùng hoặc thấp hơn các máy bay tiêm kích Việt Nam, F-4 Phantom có thể “nhìn” thấy MiG bằng radar của mình hoặc bằng mắt thường trên nền trời). Dùng tốc độ lớn hơn, F-4 tiến đến gần đối thủ và hạ bằng tên lửa, sau đó cũng nhanh chóng rút khỏi trận đánh. Nếu giao tranh chuyển thành “quần đảo” thì ưu thế thuộc về các phi công Việt Nam, họ bay đến sát đối thủ tới cự ly dưới 1.000m, khi đó chỉ với tên lửa F-4 thực chất không có gì để cứu mình.
Tiêm kích F-4 của Hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, không lâu sau người Mỹ đã lại hoàn thiện chiến thuật: một số F-4 Phantom chấp nhận trận đánh gần, một biên đội để bị kéo vào quần đảo, còn biên đội khác nhanh chóng chiếm lĩnh độ cao và từ cự ly vài km tấn công các máy bay MiG bằng tên lửa Sparrow. Bị mất 6 máy bay trong tình huống trên, các phi công Việt Nam chuyển sang chiến thuật đã được kiểm nghiệm trước đó là đánh đòn bất ngờ từ vị trí “phục kích” và nhanh chóng rút khỏi trận đánh.
Cuối năm 1966, theo tư vấn của các chuyên gia quân sự Liên Xô, Không quân Nhân dân Việt Nam đã đưa tuyến đánh chặn ra sát biên giới của đất nước, nơi các máy bay Mỹ bay theo đội hình chiến đấu dày đặc, gây khó khăn cho tác chiến cơ động. Một điểm mới nữa là phục kích trên mặt đất được đưa ra với sự tham gia của người Trung Quốc: MiG-17 cất cánh từ sân bay dự bị gần nơi chiến đấu và nhanh chóng tấn công đối phương đang bay trong đội hình dày đặc, sau đó nhanh chóng hạ độ cao và mang màu sơn nguỵ trang giống địa hình, MiG trở về sân bay căn cứ.
Nguyễn V
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Hé lộ đội đặc nhiệm “Chồn hoang” trong chiến tranh Việt Nam

(Kienthuc.net.vn) - Chồn hoang (Wild Weasels) là đơn vị đặc nhiệm trong Không quân Mỹ làm nhiệm vụ chiến đấu chống hệ thống tên lửa phòng không đối phương.



Đơn vị này đã xuất hiện lần đầu tiên trong thời gian chiến tranh Việt Nam, từ đó về sau không có cuộc chiến tranh lớn nào mà Mỹ tham gia lại không có các đơn vị này. Điều đó không có gì lạ, bởi vì chỉ khi tiêu diệt hoặc buộc được các đài radar mặt đất của đối phương “im lặng” thì mới có thể đảm bảo cho mình ưu thế trên không và an toàn cho các chuyến bay.
Ra đời từ cuộc chiến tranh Việt Nam
Chính cuộc chiến tranh ở Việt Nam là cuộc xung đột đầu tiên mà lực lượng không quân hùng mạnh nước Mỹ vấp phải hệ thống phòng không “đáng sợ” nhiều tầng, nhiều lớp. Tất nhiên, việc Việt Nam có một lượng lớn các tổ hợp tên lửa phòng không do Liên Xô sản xuất là một bất ngờ khó chịu đối với người Mỹ và buộc họ phải tìm lối thoát.
Trong các biện pháp chống lại có việc chuyển sang bay ở độ cao thấp và cực thấp (nhưng ở độ cao này pháo phòng không hoạt động mạnh), cũng như sử dụng biện pháp gây nhiễu một cách rộng rãi. Để gây nhiễu, Không quân Mỹ đã sử dụng những máy bay chuyên dụng dùng để vượt qua lưới lửa phòng không của đối phương.
Máy bay chế áp phòng không F-105G mang tên lửa chống radar AGM-45 và AGM-78 hạ cánh xuống sân bay Korat (Thái Lan) năm 1972.

Chương trình chế tạo máy bay để vượt qua lưới lửa phòng không ở Mỹ định danh là Wild Weasel (Chồn hoang). Về sau các máy bay được tiêu chuẩn hoá trong khuôn khổ chương trình này cũng được gọi tên như vậy. Trong giai đoạn Wild Weasel I, được bắt đầu ngay từ năm 1965, người Mỹ đã dùng những máy bay tiêm kích F-100 Super Sabre được chế tạo từ 10 năm trước - đó là những máy bay vượt âm đầu tiên của Không quân Mỹ. Và biến thể tiêm kích F-100 2 người lái đã trở thành cơ sở cho “Chồn hoang”.
Chiếc F-100 có thể phát hiện ra đài radar của đối phương nhờ các máy thu phát xạ chuyên dùng đặc biệt. Sau đó sĩ quan điều khiển chỉ dẫn cho phi công hướng đến mục tiêu, từ đó phát hiện ra vị trí của đài radar mục tiêu bằng mắt thường và tấn công nó.
Nhưng máy bay tiêm kích F-100 không đủ tốc độ để bay cùng các máy bay tiêm kích hạng nặng F-4 Phantom II và cường kích F-105 Thunderchief hiện đại vào thời điểm đó thực thi nhiệm vụ. Vì vậy ở giai đoạn Wild Weasel II đã sử dụng phương án dựa vào máy bay tiêm kích F-105.
Năm 1966, ở các đơn vị đã xuất hiện máy bay EF-105 chuyên dụng, không lâu sau thay thế chúng là biến thể F-105G hoàn thiện hơn. Do việc sản xuất hàng loạt F-105 đã kết thúc từ trước năm 1964, nên số máy bay có thể nâng cấp thành “sát thủ phòng không” bị giảm đi, thêm vào đó thiệt hại của Không quân Mỹ ở Việt Nam là cao.
Kết quả là ở giai đoạn 4-5 của chương trình này đã sử dụng máy bay tiêm kích F-4 Phantom II làm nền tảng phát triển, gồm mẫu EF-4C Wild Weasel IV và F-4G Wild Weasel V.
Biến thể làm nhiệm vụ chế áp hệ thống phòng không F-4G mang tên lửa chống radar AGM-88 Harm của Mỹ.

“Đi trước, về sau”
Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, các đơn vị “Chồn hoang” sử dụng hai biện pháp: Bay cùng các nhóm cường kích của Không quân Mỹ và làm nhiệm vụ “săn lùng tự do”.
Biện pháp thứ nhất, khi các nhóm cường kích làm nhiệm vụ thì các máy bay này bay trước vào vùng phòng không. Trong thời gian ném bom bắn phá, nhóm “Chồn hoang” sẽ chế áp tất cả các vị trí của tên lửa phòng không của đối phương đã phát hiện được. Chúng chỉ rời khỏi khu vực khi máy bay cường kích cuối cùng đã bay đi. Chính vì vậy mà đã có phương châm của “Chồn hoang”: “Đến trước tiên, về cuối cùng”.
Trong khi “săn lùng tự do”, “Chồn hoang” hoạt động theo cách “thợ săn - sát thủ”. Ví dụ, bay sau một chiếc F-105F là một tốp 3-4 máy bay F-105D hay F-4. Đôi khi là tốp gồm 2 “thợ săn” và 2 “sát thủ”. Chiếc máy bay đi đầu tìm ra vị trí của tên lửa phòng không và tấn công vào đó, các máy bay còn lại thấy mục tiêu, sau đó tất cả máy bay cường kích sẽ kết thúc cuộc tấn công.
Các thế hệ mới của “Chồn hoang” được trang bị vũ khí và thiết bị ngày càng hoàn thiện hơn, có cả tên lửa chống radar cũng như các hệ thống tác chiến điện tử.
Hiện nay Mỹ chủ yếu sử dụng mẫu F-16CJ hiện đại hơn.

Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, đơn vị “Chồn hoang” tiếp tục phục vụ ở Tây Âu, cũng như ở Viễn Đông - nghĩa là ở những nơi mà khi cần Mỹ sẽ phải đối mặt với hệ thống phòng không của Liên Xô.
Trong những năm 1990, những chiếc máy bay cuối cùng của “Chồn hoang” đã được loại bỏ. Mỹ quyết định sử dụng các máy bay tiêm kích đa năng đã được nâng cấp hiện đại hoá F-16C cho mục đích này, thay thế mẫu F-4G.
F-16CJ Wild Weasel trở thành phương tiện chế áp hệ thống phòng không đối phương. Máy bay tiêm kích này được dùng để thực hiện nhiệm vụ vượt qua và chế áp hệ thống phòng không đối phương. Loại tiêm kích này có khả năng sử dụng tên lửa chống radar AGM-88 Harm, cũng như hệ thống dẫn đường AN/ASQ-213 HARM để tiêu diệt và chế áp hệ thống phòng không của đối phương. Không quân Mỹ đã dùng những chiếc F-16CJ chế áp hệ thống phòng không của Nam Tư năm 1999.
Ngoài Không quân Mỹ, Không quân Hải quân Mỹ cũng áp dụng biện pháp tương tự trong chiến tranh Việt Nam và cả sau này. Để chế áp hệ thống phòng không, họ đã dùng đầu tiên là EF-10D Skyknight, sau đó là EA-6A và EA-6B Prowler.
Hiện nay, Hải quân Mỹ đang dần chuyển sang các mẫu EA-18G Growler – biến thể của tiêm kích hạm F/A-18F Super Hornet thay thế cho EA-6B lạc hậu trong nhiệm vụ chế áp hệ thống phòng không.
Nguyễn Vũ
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Theo em, chẳng có nguồn nào đủ tiêu chuẩn là khách quan cả. Nguồn tiếng Anh theo cách nhìn phương Tây cũng sục ...ác chiến, nguồn tiếng Việt bị ảnh hưởng tuyên truyền sục...cũng không kém, nguồn tiếng Nga theo số liệu Nga, nguồn tiếng Tàu không biết có nhiều không, còn tiếng Pháp, Đức,,,,. Cứ lấy số liệu của 4,5 nguồn cộng lại chia bình quân là ra số gần đúng. Chẳng hạn, số B52 VN công bố 34 chiếc, Mẽo công bố 15 chiếc, chia bình quân khoảng 25 chiếc là chuẩn.
Những cố gắng cực đoan lấy số liệu một phía rồi cãi sống cãi chết là khách quan hơn đều ít giá trị. Em đã được xem trực tiếp không chiến của 4 Mig17 với MB Mẽo rồi, tầm cao chỉ 1000m rơi búa xua, mình xem tận mắt mà còn chẳng biết bên nào ra bên nào, nữa là các nguồn của nhiều ông copy/paste.
Cụ nói chuẩn ạ .. dư mà có nhiều nguồn thông tin thì cách nhìn ae sẽ toàn diện hơn nhiều ạ .
 

Hoathanhtao

Xe điện
Biển số
OF-143470
Ngày cấp bằng
26/5/12
Số km
4,779
Động cơ
410,300 Mã lực
Theo em, chẳng có nguồn nào đủ tiêu chuẩn là khách quan cả. Nguồn tiếng Anh theo cách nhìn phương Tây cũng sục ...ác chiến, nguồn tiếng Việt bị ảnh hưởng tuyên truyền sục...cũng không kém, nguồn tiếng Nga theo số liệu Nga, nguồn tiếng Tàu không biết có nhiều không, còn tiếng Pháp, Đức,,,,. Cứ lấy số liệu của 4,5 nguồn cộng lại chia bình quân là ra số gần đúng. Chẳng hạn, số B52 VN công bố 34 chiếc, Mẽo công bố 15 chiếc, chia bình quân khoảng 25 chiếc là chuẩn.
Những cố gắng cực đoan lấy số liệu một phía rồi cãi sống cãi chết là khách quan hơn đều ít giá trị. Em đã được xem trực tiếp không chiến của 4 Mig17 với MB Mẽo rồi, tầm cao chỉ 1000m rơi búa xua, mình xem tận mắt mà còn chẳng biết bên nào ra bên nào, nữa là các nguồn của nhiều ông copy/paste.
Đúng thế,ông nào chả muốn nói tốt về mình.:D nhưng thời còn trong quân ngũ(1984.....) trong lúc trà lá em có nghe lời của một Cụ công tác tại phòng quân báo QCKQ kể rằng:
-nếu tính riêng về không chiến thì số máy bay của ta và địch là xêm xêm.
trong khi địch có cả tiêm kích,cường kích,ném bom... và thi đấu tại sân khách.Thì ta chỉ dùng tiêm kích và được chỉ huy từ mặt đất(sân nhà) nên có nhiều lợi thế.
Từ đó suy ra ta rất anh dũng nhưng trình độ còn kém xa đối thủ.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Đúng thế,ông nào chả muốn nói tốt về mình.:D nhưng thời còn trong quân ngũ(1984.....) trong lúc trà lá em có nghe lời của một Cụ công tác tại phòng quân báo QCKQ kể rằng:
-nếu tính riêng về không chiến thì số máy bay của ta và địch là xêm xêm.
trong khi địch có cả tiêm kích,cường kích,ném bom... và thi đấu tại sân khách.Thì ta chỉ dùng tiêm kích và được chỉ huy từ mặt đất(sân nhà) nên có nhiều lợi thế.
Từ đó suy ra ta rất anh dũng nhưng trình độ còn kém xa đối thủ.
Thì thực tế cụ cũng biết rồi, học lái cho nhanh để về còn phục vụ đất nước, số giờ bay của phi công mình ít hơn của mẽo tới mấy lần.
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
Đúng thế,ông nào chả muốn nói tốt về mình.:D nhưng thời còn trong quân ngũ(1984.....) trong lúc trà lá em có nghe lời của một Cụ công tác tại phòng quân báo QCKQ kể rằng:
-nếu tính riêng về không chiến thì số máy bay của ta và địch là xêm xêm.
trong khi địch có cả tiêm kích,cường kích,ném bom... và thi đấu tại sân khách.Thì ta chỉ dùng tiêm kích và được chỉ huy từ mặt đất(sân nhà) nên có nhiều lợi thế.
Từ đó suy ra ta rất anh dũng nhưng trình độ còn kém xa đối thủ.
Vâbg cụ ạh, những anh hùng tuổi chỉ 25-26 quá là hào hùng, anh em mình bây giờ bảo đanh nhau run chắc đứng không nổi. Trong khi đó, xông vào giữa hàng chục thằng to khỏe gấp mấy lần mình, chiến đấu và chiến thắng. Một thế hệ duy nhất, lịch sử chắc chẳng bao giờ lặp lại:-o:-o
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Vâbg cụ ạh, những anh hùng tuổi chỉ 25-26 quá là hào hùng, anh em mình bây giờ bảo đanh nhau run chắc đứng không nổi. Trong khi đó, xông vào giữa hàng chục thằng to khỏe gấp mấy lần mình, chiến đấu và chiến thắng. Một thế hệ duy nhất, lịch sử chắc chẳng bao giờ lặp lại:-o:-o
Đúng cụ ạ .. trình còn non toàn học cấp tốc mà dám đánh với cả đám đông toàn những thằng trang bị tận răng, h bay hàng ngàn h .. & đã có những trận thắng oanh liệt .. thời bây h ae mình còn lâu mới được như các cụ ngày xưa ạ ..
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Đúng cụ ạ .. trình còn non toàn học cấp tốc mà dám đánh với cả đám đông toàn những thằng trang bị tận răng, h bay hàng ngàn h .. & đã có những trận thắng oanh liệt .. thời bây h ae mình còn lâu mới được như các cụ ngày xưa ạ ..
Khi tổ quốc lâm nguy thì nhân tài sẽ suất hiện thôi mà cụ, thời thế tạo anh hùng mà.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top