[Funland] Không chiến trên bầu trời VN - nhìn từ hai phía

Biển số
OF-177267
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
1,506
Động cơ
354,589 Mã lực
vài món từ đầu máy bay Mỹ rơi đầu làng cháu, sau này (1984-85) người ta bới lên nhà cháu mót được.




Cái ảnh số 1 là vành nối các tầng cánh của máy nén hoặc là tua bin, ở giữa có các đường gân để ôm vào vỏ với mục đích là làm kín áp suất giữa các tầng
Cái ảnh số 2 là đĩa để gắn cánh máy nén - tua bin, các rãnh này có dạng chốt đuôi cá để gài các lá cánh vào
Cái ảnh số 3 là chi tiết của ảnh số 2, chồng lên chi tiết của ảnh số 1 :))
Các vòng tròn nằm trong vành kim loại là mất cái dĩa đựng tách uống nước và gạt tàn. Cái này do VN sản xuất và không có gì liên quan đến không quân hay hàng không cả :))
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Cái ảnh số 1 là vành nối các tầng cánh của máy nén hoặc là tua bin, ở giữa có các đường gân để ôm vào vỏ với mục đích là làm kín áp suất giữa các tầng
Cái ảnh số 2 là đĩa để gắn cánh máy nén - tua bin, các rãnh này có dạng chốt đuôi cá để gài các lá cánh vào
Cái ảnh số 3 là chi tiết của ảnh số 2, chồng lên chi tiết của ảnh số 1 :))
Các vòng tròn nằm trong vành kim loại là mất cái dĩa đựng tách uống nước và gạt tàn. Cái này do VN sản xuất và không có gì liên quan đến không quân hay hàng không cả :))
VN đã sản xuất được cái lày rồi à cụ ? Cụ thật hay đùa đới :-/
Cụ Vulcan bẩu cụ ấy đào được chổ máy bay mẽo rơi mờ :-??
 
Biển số
OF-177267
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
1,506
Động cơ
354,589 Mã lực
VN đã sản xuất được cái lày rồi à cụ ? Cụ thật hay đùa đới :-/
Cụ Vulcan bẩu cụ ấy đào được chổ máy bay mẽo rơi mờ :-??
Ý em chỉ nói đến việc VN sản xuất cái này thôi: "Các vòng tròn nằm trong vành kim loại là mấy cái dĩa đựng tách uống nước và gạt tàn."
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Ý em chỉ nói đến việc VN sản xuất cái này thôi: "Các vòng tròn nằm trong vành kim loại là mấy cái dĩa đựng tách uống nước và gạt tàn."
:)) Em lại tưởng cụ bẩu VN sản xuất được bộ phận của động cơ máy bay kia chứ :))
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,097
Động cơ
667,149 Mã lực
Cái này mà nhà bác làm được 'lớp-lang', bao gồm:
1/ quay phim, chụp ảnh từ đầu đến cuối công tác khai quật chi tiết động cơ máy bay này. Luôn luôn có kèm cảnh quay/chụp ảnh các nhân chứng về thời gian và người chứng kiến. Có người của Chính quyền thì càng tốt.
2/ quay phim, chụp ảnh từ đầu đến cuối công tác sàng rửa, đánh bóng chi tiết động cơ máy bay này. Luôn luôn có kèm cảnh quay/chụp ảnh các nhân chứng về thời gian và người chứng kiến. Có người của Chính quyền thì càng tốt.
3/ quay phim, chụp ảnh từ đầu đến cuối công tác trưng bày chi tiết động cơ máy bay này. Luôn luôn có kèm cảnh quay/chụp ảnh các nhân chứng về thời gian và người chứng kiến. Có người của Chính quyền thì càng tốt.
4/ tra cứu và tìm hiểu lai lịch của chiếc chiến đấu cơ bị rơi: nó là con gì, lý lịch ra sao, tổ bay là ai, lý do rơi, v.v...., Viết tất cả những điều trên thành tư liệu viết có lớp lang.
5/ dịch toàn bộ từ 1-4 sang tiếng Anh.

Tung tất cả lên mạng E-Bay.

Nhà cháu đoan chắc, bác sẽ là triệu phú đô-la trong tầm tay chắc chắn.

Chúc bác thành công ~o)

Trong top pic này, sắp tới, nhà cháu cũng sẽ biên một câu chuyện về 'Số phận ly kỳ của chiếc F4 đường Trường Chinh - Hay là một câu chuyện lạ kỳ trong chiến tranh Việt Nam' :-|
Đa tạ Cụ. Cháu tóm tắt thế này ợ. Khoảng năm 68 chiếc máy bay này bị bắn cháy.0 phi công nhảy dù nhưng lúc tiếp đất thì đã chết.
Đầu máy bay rơi trên bãi đất trống đầu làng cháu, phần đuôi rơi xuống làng bên trúng nhà một gia đình làm cháy nhà và chết đâu 7-8 người.
Cái đầu máy bay tất nhiên bị gỡ những thứ có thể gỡ được chỉ còn nhõn cái khung, cứ lăn lóc mãi chả ai buồn lấy. Những năm 70 bọn trer chúng cháu thường chui vào trong cái lòing ấy cho mấy đứa bên ngoài lăn tròn trên bãi đất.
Rồi một hôm bọn cháu đây tùm nó xuống hố vôi của HTX. Đến năm 1984-85 thì có một tay trong SG về thuê người đào đục đẽo lấy cái trục bên trong. Dân quân du kích ra tịch thu mang về UB nhưng vài năm sau nó cũng được bán đi mất. Mấy món trên là cháu mót được bằng cách xách quẳng xuống mương nước rồi đến tối ra mò về. Những năm ấy thì không thể có điều kiện để quay phim, chụp ảnh...ạ.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,097
Động cơ
667,149 Mã lực
Ý em chỉ nói đến việc VN sản xuất cái này thôi: "Các vòng tròn nằm trong vành kim loại là mấy cái dĩa đựng tách uống nước và gạt tàn."
He he. Đúng là mấy món ấy là hàng made in VN or khựa Cụ ợ. Thêm cái bật lửa nữa ợ.
 
Chỉnh sửa cuối:

titi_oto

Xe tăng
Biển số
OF-164201
Ngày cấp bằng
29/10/12
Số km
1,098
Động cơ
358,454 Mã lực
bác Phạm Tuân người quê em đó các cụ :D. hồi đó VN có MIG huyền thoại nhỉ :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,694
Động cơ
356,850 Mã lực
Cụ lại tự hào quê hương rồi! Thế cụ có biết bài thơ các bác trong quân đội viết về bác PT chưa? :))
Hồi bác ấy 'đi dép lốp-bước lên tầu vũ tru', tụi ở 'Cục Bảo vệ' quân đội, suốt ngày đi rình, chú nào mà ê a câu sau, lập tức bị nhốt vào cô-nét, ngay và luôn. :D
'Không được sờ vào nút, hoặc bất cứ cái gì giống nút' :-|
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,694
Động cơ
356,850 Mã lực
Phi công Xô-viết trên Bầu trời Bắc Việt, thời đường mòn Hồ Chí Minh đời đầu.
(Giai đoạn 1961-1963)

Đầu tháng 2 tại Việt nam bắt đầu lễ mừng Năm Mới theo lịch phương Đông. Người ta tổ chức những cuộc du xuân, tranh tài thể thao ở sân vận động. Nhảy vòng tròn, múa theo đủ điệu, các chàng trai và cô gái trang phục dân tộc sặc sỡ vui tươi trong các mặt nạ kỳ lạ. Mọ thứ có vẻ rất thú vị và bất thường. Người ta mời chúng tôi đi chơi xuân. Một bữa chúng tôi còn tham gia vào một điệu múa chiến đấu với rồng và đã có thể chiến thắng. Vì chiến thắng con rồng nên chúng tôi được thưởng một buồng chuối nặng đến 100 cân mà cả phi hành đoàn cũng không bê nổi. Khi đó các đồm trí (các bạn) Việt nam đã giúp chúng tôi đưa món quà lên xe ô tô chở về khách sạn.

Mọi lúc mọi nơi chúng tôi đều cảm nhận được sự quan tâm chăm sóc hữu nghị và mong muốn làm cho chúng tôi vui vẻ thoải mái. Mọi người Việt Nam tốt bụng mến khách đều đón chúng tôi với nụ cười niềm nở. Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ mãi sự ấm áp và thân tình của những người bạn Việt Nam.

Sân bay Điện Biên Phủ và vùng phụ cận đã được tuyên bố và hình thành nên một khu bảo tàng-tưởng niệm sau chiến thắng trước người Pháp. Tại đây có 17 ngàn quân Pháp bị bao vây và bắt làm tù binh. Vũ khí trang bị người Pháp bỏ lại được trưng bày ngoài trời. Một số nơi vẫn còn mìn, chỉ được phép đi theo những con đường mòn nhỏ.

Đi cùng chúng tôi có một phiên dịch viên đã kể cho chúng tôi nghe rất hay về tất cả những chuyện đó.

Sau rồi chúng tôi bỏ lại phiên dịch viên mà giao tiếp với người Việt Nam bằng điệu bộ cử chỉ và hình vẽ. Mọi chuyện diễn ra tiếp tục như thế cho đến ngày 20 tháng 2 năm 1961. Những ngày cuối chúng tôi nhận thấy dấu hiệu lạ lùng ở người kỹ thuật viên hàng không của chúng tôi. Anh thường lảng đi, tách riêng ra một chỗ, những chỗ mà chúng tôi rất khó tìm thấy anh. Ở anh bắt đầu có những biểu hiện của sự buồn bã, sầu nhớ (anh để lại ở nhà ba đứa trẻ còn nhỏ).

Tôi quyết định hàng ngày làm việc trên trực thăng: khởi động động cơ, chạy không tải toàn bộ hệ thống, vệ sinh sạch sẽ, lau rửa, để làm việc nhiều hơn nữa.

Ngày 20 tháng 2 một chiếc Li-2 bay đến đón chúng tôi. Bộ chỉ huy tập hợp mọi người nhân ngày kỷ niệm Quân đội Xô Viết. Khi chúng tôi vào trong máy bay bỗng thấy mùi hoại tử rất mạnh. Kỹ thuật viên hàng không kể rằng máy bay của họ chở xác các phi công máy bay Il-14 hy sinh ở Lào. Từ anh ấy chúng tôi biết chuyện chiếc máy bay An-12 bay tới Lào chở quan tài khi hạ cánh trong điều kiện mấy thấp cũng đã gặp nạn. Nó húc vào một cái đập được xây dựng để bảo vệ tránh nước tràn khi sông bị lũ. Con đê này nằm ở đầu đường băng cất cánh, Máy bay húc càng phải vào đê và càng bị phá hủy hoàn toàn. Phi công hạ máy bay bằng càng trái nhưng khi chạy xả đà ở vận tốc nhỏ đã quệt cánh phải vào mặt đất làm hư hại cánh.


Chú thích của baoleo: đây là 1 trong 3 chiến dịch cầu hàng không lớn nhất, mà Liên Xô từng giúp Việt Nam trong lịch sử tồn tại của nhà nước Xô Viết.

Chiến dịch cầu hàng không lớn thứ nhất, như bài viết đang kể, là vào năm 1962. Khi đó, Liên Xô đưa toàn bộ 1 trung đoàn không quân vận tải, gồm Li-2 (tương tự Đa-kô-ta DC 3 của Mỹ), IL 14, AN 2, và trực thăng MI 4 sang giúp Việt Nam ta, không vận toàn bộ sư 316 từ Điện Biên sang Lào, để đánh giải vây cho tiểu đoàn dù 2 của Coong-Le (chính thời điểm này, ca sỹ Tường Vi sang hát bài Lăm tơi cho Coong Le nghe, và Coong-Le bị tiếng sét ái tình, đã đòi lấy ca sỹ Tường Vy. Đ…ảng ta thì ủng hộ và khuyến khích, nhưng ca sỹ Tường Vy không đồng ý, thế là chuyện không thành.) và mở rộng vùng chiến khu Sầm Nưa.
Sau khi kết thúc chiến dịch cầu hàng không này, phía Liên Xô chỉ mang phi công về nước, còn toàn bộ máy bay, tặng lại cho không quân ta. (Sẽ có câu chuyện này ở phần tiếp sau)

Chiến dịch cầu hàng không lớn thứ hai, là vào năm 1979. Khi đó Liên Xô lập cầu hàng không, vận chuyển vũ khí và trang thiết bị từ Liên Xô sang Việt Nam ta, trong bối cảnh của cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc vào tháng 2 năm 1979.

Chiến dịch cầu hàng không lớn thứ ba, cũng vào năm 1979. Khi đó Liên Xô lập cầu hàng không, vận chuyển quân đoàn 3 từ Cam Pu Chia về miền Bắc Việt Nam. Cũng như giúp ta vận chuyển, lật cánh một số đơn vị từ Tây Biển Hồ Cam Pu Chia về Đông Biển Hồ Cam Pu Chia.
Tuy nhiên, không giống như Chiến dịch cầu hàng không lớn thứ nhất. Hai chiến dịch cầu hàng không thứ hai và thứ ba này, sau khi kết thúc, Liên Xô đưa cả người và máy bay về, không cho ta. Hị hị.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,694
Động cơ
356,850 Mã lực
Phi công Xô-viết trên Bầu trời Bắc Việt, thời đường mòn Hồ Chí Minh đời đầu.
(Giai đoạn 1961-1963)
(tiếp)

Sau khi bay về tới Hà Nội, chúng tôi gặp toàn bộ các phi công trung đoàn chúng tôi. May mắn thay không ai việc gì. Nhưng tâm trạng của mọi người khó có thể nói là tâm trạng của ngày lễ. Như người ta vẫn nói, một ngày lễ đầy nước mắt và buồn đau.

Chúng tôi đi ô tô về Hải Phòng, tại đây chúng tôi tổ chức mừng ngày 23 tháng 2 trong nội bộ các phi công trực thăng. Ngay sau lễ kỷ niệm người ta gọi chúng tôi về Hà Nội.

Nhiệm vụ đặt ra: Bay tới Điện Biên Phủ trên máy bay Il-14 cùng Hoàng thân Suvanna Phuma và đưa ông ấy bay trực thăng về Bắc Lào. Chúng tôi bay đến Điện Biên Phủ lúc chiều tối. Người Việt Nam tổ chức tiệc tối đón tiếp Hoàng thân, và kíp lái chúng tôi được mời ngồi cùng bàn với Ông Hoàng. Chúng tôi hiểu rằng đó là một vinh dự lớn cho chúng tôi, có lẽ do chúng tôi đã giúp chính phủ Việt Nam trong giai đoạn khó khăn này.

Hoàng thân Suvanna Phuma nâng cốc nói lời chúc mừng. Tất nhiên chúng tôi chẳng hiểu gì, nhưng vẫn uống cạn từng ly vodka của sứ quán. Quanh bàn còn có nhiều người, trước hết là những người từ sứ quán Liên Xô, họ bay trên cùng một máy bay từ Hà Nội với chúng tôi.

Khi bữa ăn kết thúc chúng tôi về phòng của mình thì một trong những người của sứ quán đuổi kịp chúng tôi, anh giữ tôi lại và nói riêng với tôi rằng cần tìm bất kỳ lý do nào để không bay sang Lào. Anh ấy nói đúng từng chữ như sau:

- Chẳng có việc gì cho ông ta làm ở đấy. Người ta sẽ làm được tất cả chẳng cần ông ta.

Ngày hôm sau đương nhiên tôi tìm ra lý do để không bay sang Lào: mây thấp, đỉnh các ngọn núi phủ đầy mây. Chuyến bay không diễn ra. Hoàng thân bay về Hà Nội.

Đại diện đại sứ quán lại đến chỗ tôi, anh kể lý do tại sao hôm qua lại ra mệnh lệnh như vậy. Hai trung đoàn trong vòng một tuần lễ đã chở một sư đoàn vào Cánh Đồng Chum để trao đổi lấy muối. Quân đội thân Mỹ đã bị đánh bật khỏi Cánh Đồng Chum và chẳng bao lâu Lào sẽ được giải phóng khỏi người Mỹ.

Phi hành đoàn chúng tôi lại ở lại Điện Biên Phủ một mình. Chúng tôi muốn bay về Hà Nội với người của mình với bất kỳ lý do nào.
Ban lãnh đạo của chúng tôi sau tai nạn máy bay do mây mù chưa cho phép chúng tôi cất cánh.
Vì vậy, dưới hình thức bay thử trực thăng sau một thời gian dài đậu tại bãi đỗ, chúng tôi bay về Hà Nội mà không xin phép. hix

Lấy xong độ cao an toàn chúng tôi bẻ hướng về Hà Nội. Qua vài phút bay, tầm nhìn xấu đi, bắt đầu rung lắc. Sau đó chân trời biến mất, còn mặt đất chỉ nhìn thấy trực tiếp dưới máy bay. Rung lắc tăng mạnh. Tôi ngẫu nhiên thấy một dòng sông dưới máy bay và hỏi hoa tiêu Naghibovitch sông đó là sông gì. Anh trả lời ngoài sông Hồng ra chẳng còn sông nào khác.

Nghe xong tôi lập tức ngoặt gấp máy bay sang phải gần như 90 độ, Tôi biết rằng trong trường hợp nào cũng không thể cắt ngang sông Hồng bởi vì sau con sông độ cao các đỉnh núi tăng đột ngột. Gió mạnh cuốn chúng tôi về bên trái đường bay. Ngoặt gần như ngược gió, chúng tôi cảm thấy tốc độ hành trình của máy bay giảm đến mức máy bay gần như treo tại chỗ.

Rung lắc mạnh đến nỗi máy đo cao khục khặc lên xuống đến 200 m một. Lái theo thiết bị trong điều kiện rung lắc thế này tôi cảm thấy đã hết sức chịu đựng. Hai mươi phút tiếp tục như vậy. Rồi rung lắc bắt đầu giảm, chúng tôi cảm thấy mình đã ra khỏi khu vực sông và vùng núi cao. Chúng tôi giảm độ cao một chút để cuối cùng nhìn thấy được mặt đất, đường chân trời. Ở độ cao 1500 m tầm nhìn tăng mạnh, chân trời đã hé lộ. Chúng tôi đi vào tuyến bay theo bản đồ, chỉnh la bàn vô tuyến theo đài vô tuyến dẫn đường của sân bay Hà Nội. phia trước đã nhìn thấy đám mây rìa ngoài của thung lũng Hà Nội. Không liên lạc với SCH Hà Nội, chúng tôi quyết định đi vòng, "im lặng" tiến về phía bắc, đi ra đường ô tô Hà Nội-Hải Phòng. Mà chuyện đó là trong điều kiện với chúng tôi la bàn vẫn chạy tốt.

Chúng tôi bay chậm. Không thấy có các chuyến bay, trần mây dưới 70 m. Chúng tôi hạ cánh, lăn vào bãi đỗ, tắt động cơ. Chẳng có ai lại gần chúng tôi. Chúng tôi phát hiện ra kỹ thuật viên hàng không của mình trong khoang hàng, anh nằm trên ghế, thu mình vào với chiếc mũ trùm đầu. Kéo mũ, đánh thức, nhưng trạng thái của anh vẫn cho ta ấn tượng như thể đó là một người vô năng. Rõ ràng sự căng thẳng mà anh phải chịu trong cảnh trực thăng rung lắc tại chuyến bay này đã đè bẹp anh mà dù không có thì vẫn là một trạng thái tinh thần không đơn giản.

Chúng tôi che bạt trực thăng rồi đi bộ vào chỗ các phi công trực thăng của mình. Chẳng ai để ý đến chúng tôi. Chúng tôi đặt người kỹ thuật viên hàng không xuống giường. Tôi đi báo cáo với thủ trưởng trực tiếp, trưởng nhóm trực thăng L.G.Karatchkov, về chuyến bay của mình. Thật lạ lùng là ông cũng chẳng lấy gì đặc biệt ngạc nhiên về chuyến bay về của chúng tôi. Ông tiếp nhận mọi chuyện như nó cần phải thế.

Đến đây kết thúc giai đoạn đầu hoạt động của phi hành đoàn chúng tôi. Có thể nói chúng tôi đã đóng góp phần mình vào chiến thắng trước lực lượng thân Mỹ ở Lào. Đồng thời chúng tôi cũng phải chịu một kiểu tổn thất của mình: kỹ thuật viên hàng không trên máy bay thượng úy Selishev phải đưa vào viện, sau đó theo một chuyến máy bay quay về được đưa trả về Liên bang và có lẽ đã giải ngũ.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,694
Động cơ
356,850 Mã lực
Phi công Xô-viết trên Bầu trời Bắc Việt, thời đường mòn Hồ Chí Minh đời đầu.
(Giai đoạn 1961-1963)
(tiếp)

Kíp bay của chúng tôi được bổ sung một kỹ thuật viên hàng không mới lấy từ số kỹ thuật viên bảo dưỡng máy bay trên mặt đất. Giờ thì tôi không thể nhớ được họ của anh ấy. Đã 47 năm trôi qua kể từ thời ấy. Tiếc là hồi ấy tôi không ghi chép lại, mà cũng không thể. Kỹ thuật viên mới đã tiếp nhận máy bay trực thăng. Toàn bộ kíp bay kiểm tra trực thăng. Tôi cần tự mình khẳng định trực thăng vẫn tốt sau một trận rung lắc trên bờ vực thẳm như vậy (nhớ lại thật kinh hoàng). May mắn thay trực thăng vẫn trong tình trạng hoàn toàn bình thường.

Sau gần một tháng công tác cuối cùng chúng tôi cũng viết thư về cho gia đình và cha mẹ. chúng tôi xuống Hải Phòng. Tại đây chúng tôi mua các đồ bản địa đặc sắc của Việt Nam, những món trang sức nhỏ làm quà, tiêu những đồng tiền tích lũy được (tiền đồng Việt Nam).

Thời điểm đó các cơn mưa rào nhiệt đới đã bắt đầu. Chúng bắt đầu vào nửa sau của ngày, lúc gần nửa đêm. Trong thời gian mưa rào, ngay trước cửa sổ phòng chúng tôi có một màn "trình diễn". Từ trong hang của chúng, những con nhái khổng lồ (kích thước đến 30 cm) bò ra. Còn từ các hang nhỏ, lũ kiến có cánh (với tôi có lẽ là như vậy) bay ra, tụ thành những đám dày đặc trên mặt đất. Lợi dụng cơ hội, bọn nhái đi săn kiến bằng cách bắn những chiếc lưỡi dài ra nhanh như chớp. Ngay khi cơn mưa rào chấm dứt, "sô" diễn thú vị này cũng ngừng luôn. Cả kiến cả nhái đều biến mất. Chúng tôi bất chợt nghĩ rằng không phải ngấu nhiên mà người Pháp, vốn rất yêu thích chân nhái, lại không muốn rời bỏ Việt Nam. Những chú nhái Việt Nam trông ngon làn một cách dễ sợ, chúng tôi vẫn đùa như vậy.

Tháng 2 đã hết. Tuần lễ đầu của tháng 3 cũng đã trôi qua. Rìa mây thấp cũng không còn nữa. Bắt đầu các chuyến bay luyện tập cùng các học viên trên 4 chiếc trực thăng.

Chiếc trực thăng của tôi và kíp bay không tham gia các chuyến bay huấn luyện. Chúng tôi làm dự bị cho Bộ Tổng chỉ huy và chờ các nhiệm vụ mới. Và thực tế đến giữa tháng 3 kip bay chúng tôi được gọi về Hà Nội. lần này người ta bố trí chúng tôi ở cùng các kíp bay của trung đoàn vận tải. Trung đoàn vận tải không hoạt động. Nhu cầu bay sang Lào đã không còn cần nữa. Lào đã được giải phóng hoàn toàn, hiệp định hòa bình đã được ký kết. Nhưng vi những lý do nào đó mà người ta chưa cho trung đoàn về nước. Các tổ bay tập hợp trong sân, to tiếng rằng các phi công đã hy sinh ở đây vậy mà người ta vẫn coi họ là khách du lịch, còn các chuyến bay - các chuyến dạo chơi trên các địa điểm diệu kỳ. Họ yêu cầu các quan chức có trách nhiệm chính thức nào đó phải tính một ngày ở đây bằng ba ngày, giống như trong chiến tranh.

Ngày hôm sau người ta gọi tôi và phi công-hoa tiêu đến sứ quán Liên Xô. Vẫn chiếc minibus ấy vẫn người lái xe ấy. Nhưng tại sứ quán người ta mời chúng tôi vào phòng của ngài đại sứ. Tôi nghĩ rằng nhiệm vụ lần này sẽ quan trọng hơn nhiều.

Sau khi chào hỏi và làm quen, ngài đại sứ nói rằng ông đã biết việc kíp bay chúng tôi hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ lần trước, rằng chính phủ Việt Nam bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với công việc mà chúng tôi đã làm.


- Tuy nhiên các anh sắp phải thực hiện một nhiệm vụ còn quan trọng hơn. Cực kỳ quan trọng. Bây giờ người ta sẽ đem bản đồ lại, các anh sẽ ngồi trong phòng tôi đây để xem bản đồ và chuẩn bị cho chuyến bay.

Đại sứ nhấc ống nói gọi đi đâu đó. Rồi ông bảo chúng tôi ngồi xuống bên bàn. Chúng tôi trải bản đồ bay của mình trên bàn, chuẩn bị tất cả các bước định hành trình.


Các chiến sĩ pháo binh một sư đoàn đóng ở Điện Biên Phủ tặng A.Bobukh bức ảnh tập thể làm kỷ niệm. Tháng 3 năm 1961.

 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,859
Động cơ
544,401 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Tinh thần và ý chí quả cảm làm nên tất cả.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Chỉ tiếc là chúng ta không tự sản xuất được những siêu phẩm
Lại spam, lại Spam, cảnh báo cụ trong bóc thủy lục không quân này nếu cố tình spam sẽ bị tháo bánh hoặc xì hơi lốp 1 tuần đến 10 ngày, cụ muốn spam xin mời sang box cafe nhé
 

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
3,407
Động cơ
537,237 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
Những người lính xô viết thật tuyệt vời.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,694
Động cơ
356,850 Mã lực
Phi công Xô-viết trên Bầu trời Bắc Việt, thời đường mòn Hồ Chí Minh đời đầu.
(Giai đoạn 1961-1963)
(tiếp)

Tùy viên quân sự tướng Antipov cầm một chiếc hộp bước vào phòng, ông đặt nó trên bàn rồi mở ra. Đó là bản đồ địa hình khu vực nơi chúng tôi sắp phải làm việc. Tùy viên quân sự bắt đầu tư vấn cho chúng tôi về cách thực hiện nhiệm vụ. Hành trình bay dẫn về phía nam nước VNDCCH, đến điểm dân cư Đồng Hới. Tại đó có một sân bay mà máy bay An-2 và Li-2 có thể hạ cánh. Đó sẽ là sân đậu cơ bản của chúng tôi, nơi chúng tôi có thể tiếp dầu cho trực thăng. Chúng tôi sẽ được bố trí ăn ở ngủ nghỉ tại thị trấn Đồng Hới.

Tiếp theo viên tướng cầm lấy bản đồ địa hình giải thích cho biết đường giới tuyến (biên giới giữa Bắc và Nam Việt Nam) đi qua chỗ nào, sau đó ông chỉ trên bản đồ nơi đóng đồn biên phòng Bắc Việt Nam. Tại đó, trong khu vực đồn biên phòng sẽ có các cờ hiệu đánh dấu hai sân đáp. Một do chúng tôi chọn, thuộc quyền xử lý của chúng tôi. Các sân đáp trên bản đồ địa hình được ghi chú bằng tiếng Nga, bởi vì bản đồ là sản phẩm của Liên Xô. Mặt sau bản đồ có dấu đóng "Mật. Bộ Tổng tham mưu Quân đội Xô Viết".

Người ta không khuyến cáo chúng tôi đặt hành trình bay từ Đồng Hới đến đồn biên phòng. Chúng tôi ngồi làm công tác chuẩn bị cho chuyến bay. Chúng tôi sắp xếp hành trình bay đến Đồng Hới, tính toán hướng, khoảng cách, thời gian bay. Với mỗi trường hợp chúng tôi đều tính toán khoảng cách, hướng từ trường và thời gian bay đến đồn biên phòng. Các dữ liệu tính toán bằng con số được chúng tôi ghi riêng một chỗ lên bản đồ bay. Sau đó chúng tôi bắt đầu nghiên cứu địa hình cục bộ trên bản đồ đoạn từ Đồng Hới đến đồn biên phòng và đặc biệt là địa hình khu vực sân đáp. Chúng tôi cố gắng ghi nhớ trực quan mọi thứ thật chính xác.

Khi chúng tôi báo cáo đã sẵn sàng, viên tướng cuộn bản đồ vào tấm giấy mang đi. Đại sứ tạm rời công việc của mình, quay sang dặn dò chúng tôi một cách ngắn gọn. Đặc biệt tôi nhớ lời ông nói:

- Chưa hoàn thành nhiệm vụ thì đừng có về!

Ra khỏi phòng ngài đại sứ chúng tôi vừa phân vân vừa đói. Chúng tôi quyết định ăn trưa tại nhà ăn sứ quán. Tìm thấy chỗ nhà ăn, chúng tôi đi vào chiếm lấy một bàn nhỏ. Chúng tôi đọc thực đơn mà phát cuồng. Có đủ thứ để vui mừng: món khai vị - cá trích với xà lách dầu dấm, món chính thứ nhất - xúp mì sợi, bắp cải (!), thứ hai - sườn nướng kiểu Hy lạp, thứ ba - nước táo. Một nữ tiếp viên đi tới thông báo giờ ăn trưa đã hết, cô lấy thực đơn đi nhưng hứa còn gì sẽ mang ra. Chúng tôi gọi với theo:

- Này cô gái! Hãy cho cá trích và bắp cải và nhất định phải có bánh mì!

Thật may cho chúng tôi, cô gái mang ra đúng những thứ chúng tôi yêu cầu (đúng là tiếng kêu của tâm hồn như ta vẫn nói!). Bởi lẽ đã ba tháng chúng tôi chưa được ăn bánh mì và bắp cải, không có một thứ gì mà chúng tôi đã quen dùng ở Tổ quốc. Chúng tôi phải ăn cơm thay cho bánh mì, thịt gà và suốt ngày xơi chuối. Tất cả những thứ cô tiếp viên mang ra chúng tôi đều chén vô cùng ngon miệng và thích thú! Bữa ăn đơn giản này chúng tôi nhớ mãi suốt đời, trong khi đó ít có buổi tiệc nào còn được nhớ đến.

Trở về từ sứ quán chúng tôi ra sân bay. Người ta không ấn định thời gian cất cánh như lần trước. Thời gian biểu trong ngày chúng tôi thiết lập cho chính mình: ăn sáng, kỹ thuật viên ra trực thăng, tôi và Naghibovitch đến SCH, phân tích tình hình trên không, dự đoán thời tiết, nhận biết các tín hiệu vô tuyến. Như tôi đã nói, lúc này rìa mây thấp đã hết, bắt đầu đến mùa mưa nhiệt đới. Sau khi nhận tất cả những số liệu bay cần thiết, chúng tôi ra trực thăng và chờ đợi. Cứ như vậy hai hoặc ba ngày.

Rồi một buổi ngày có 3 chiếc xe ô tô đi đến gần trực thăng. Trong hai chiếc thứ nhất có 6 người, có lẽ là lãnh đạo. Trong chiếc thứ ba - một minibus - người ta chở hang đến: 4 hòm to và khá nặng. Người ta chuyển các hòm lên trực thăng. Một trong những người vừa đến giới thiệu bằng tiếng Nga anh ta là phiên dịch của tôi. Tôi nói với phiên dịch mình đã biết hành trình bay, kíp lái sẵn sàng bay.

Khi kỹ thuật viên hàng không báo cáo hành khách đã ngồi vào chỗ, tôi khởi động động cơ rồi thực hiện cất cánh. Trực thăng bay dọc theo đường bờ biển tiến về phía Nam. Thời tiết tốt, ba giờ sau chúng tôi đã hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới. Lúc này là nửa sau của ngày. Trong khi tiếp dầu và kiểm tra sau chuyến bay thì trời sập tối. Bay đến đồn biên phòng bây giờ là vô nghĩa. Chuyến bay để sang ngày mai.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,694
Động cơ
356,850 Mã lực
Phi công Xô-viết trên Bầu trời Bắc Việt, thời đường mòn Hồ Chí Minh đời đầu.
(Giai đoạn 1961-1963)
(tiếp)

Tôi cùng kíp lái rời sân bay bằng chuyến xe minibus thứ hai, về nơi người ta đã chuẩn bị bữa tối cho mọi người. Khi chúng tôi vào phòng thì nhìn thấy toàn bộ đoàn đại biểu. Họ ngồi sau chiếc bàn dài. Bên phải bàn còn trống. Phiên dịch viên nói chúng tôi hãy ngồi xuống chỗ trống còn anh ta ngồi xuống cạnh tôi.

Có thể thấy ai cũng có tâm trạng hào hứng vì công việc đã định bắt đầu trơn tru. Kíp lái chúng tôi không biết công việc đã định đó thực sự là gì và cũng chẳng muốn biết điều đó.

Trò chuyện với người phiên dịch, chúng tôi tò mò muốn biết anh ta đã học tiếng Nga ở đâu và như thế nào mà khá như vậy. Rất ngạc nhiên là anh ta nói không hề có giọng lơ lớ. Hóa ra anh ta đã tốt nghiệp Học viện Y khoa Kharkov và làm xong nghiên cứu sinh, đã bảo vệ luận án. Tôi nghĩ rằng bây giờ anh ta đang lãnh đạo một học viện của Việt Nam, nhưng anh nói rằng mình đang giữ cương vị Chủ nhiệm Quân Y QĐNDVN. Tiếp theo trong quá trình nói chuyện mới biết rằng nhóm đại biểu này là các đại diện Chính phủ VNDCCH, BCT TUĐCSVN, Bộ Tổng Tham mưu QĐVN. Tôi hiểu đoàn đại biểu đó cao cấp đến thế nào.

Người ta đưa bữa tối đến, như thường lệ cơm với món phụ nào đó. Và người phiên dịch bỗng đùa:

- Chà! Bây giờ mà có một cốc vodka và đuôi cá trích!

Chúng tôi vui vẻ hưởng ứng câu đùa ấy. Chỉ có tôi phát biểu rằng uống vodka trong cái nóng nực thế này thì giống như tự sát. Giờ thì chúng tôi sẽ uống thứ có trên bàn: nước dừa non.

Ăn tối xong người ta chở chúng tôi về một ngôi nhà nhỏ để nghỉ đêm. Ở đây có một phòng 3 giường có màn. Giường khá rộng có đệm rơm hay nhồi một loại cỏ nào đó. Gối cũng được độn cứng. Không khó khăn gì có thể hình dung chuyện gì xảy ra với chúng tôi nếu giường trải đệm lông chim hay đệm bông. Nhiệt độ nóng đến gần 40 độ, độ ẩm không khí đến 90%.

Trong ngôi nhà nhỏ mà cửa sổ là cửa cánh chớp thay cho kính ta cảm thấy sự chuyển động của không khí. Và tương đối mát. Cởi quần áo ngoài chỉ mặc mỗi quần cộc chúng tôi chui vào màn. Thật hạnh phúc biết bao khi cảm được hơi mát lạnh sau sự nóng nực ban ngày!

Hoàng hôn sậm lại, ve sầu ngoài cửa sổ cất tiếng ca "bài ca" của chúng! Giá mà ngủ được! Tuy nhiên chuyến bay chưa biết sắp tới và việc đáp xuống các sân đậu, được đánh dấu trên bản đồ địa hình, làm tôi lo âu. Thứ nhất, các sân đáp được chọn đều nằm trong thung lũng sâu có núi kề sát. Thứ hai, xung quanh sân đáp có thể mọc các loại cây cối buộc tôi phải bay treo máy bay trên độ cao lớn. Khi nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, có mang hàng và người trên trực thăng, việc treo như thế có nguy cơ dẫn đến hạ đột ngột xuống sân đậu mà không phải là hạ cánh.

Khả năng của Mi-4 tôi đã biết trước đây từ thực tế công việc của mình. Nhớ lại những lời căn dăn của ngài đại sứ của chúng tôi ở Hà Nội: "Chưa hoàn thành nhiệm vụ đừng có trở về!" Trong những điều kiện như vậy không thê hoàn thành nhiệm vụ thì chớ trở về. Vì những suy nghĩ ấy mà sau nửa đêm tôi mới ngủ được.

Buổi sáng chúng tôi thức dậy sớm. Trong khi chờ xe ô tô chúng tôi thảo luận trình tự thực hiện nhiệm vụ. Trên bản đồ bay theo trí nhớ chúng tôi đánh dấu vị trí đồn biên phòng và các sân đáp, đặt hành trình bay, hướng từ trường, khoảng cách và thời gian bay đến đồn.

Chẳng mấy chốc ô tô buyt có mặt đón chúng tôi đi ăn sáng. Chúng tôi lại ăn một loại cơm gì đó, chẳng có vị gì. Uống trà, nước dừa, ăn chuối, khi đứng dậy chúng tôi còn cầm theo một nải chuối. Chúng tôi đi xe ra sân bay.

Một người cảnh vệ vũ trang đứng cạnh trực thăng. Từ nhà ra rìa sân đỗ còn có một người mang vũ khí khác, có lẽ là để đốc gác. Cậu kỹ thuật viên hàng không đi đến chỗ anh ta, hươ tay trên đầu làm điệu bộ. "Tốt!" - người cắt gác nói và đi đến chỗ trực thăng. Chúng tôi đi quanh trực thăng, kiểm tra dấu niêm trên cửa vào. "Tốt" - kỹ thuật viên hàng không nói với người đốc gác và giơ ngón tay cái ("tốt!") về phía anh ta. Người gác và người đốc gác đi khỏi. Chúng tôi đến cạnh trực thăng, kinh ngạc một cách đùa bỡn về việc cậu kỹ thuật viên hàng không học tiếng Việt lúc nào mà nhanh thế.

Sau khi chuẩn y trực thăng vơi việc khởi động động cơ, chúng tôi tiến hành kiểm tra xem xét cụ thể. Các hành khách đi tới. Tôi báo cáo kíp lái đã sẵn sàng bay và các vị khách đã có thể vào chỗ ngồi trong máy bay.

Trời không mây, không gió. Chúng tôi bắt đầu lấy hướng. Sau một lúc có vẻ chúng tôi đã đi đúng tuyến bay. Tất cả các ngọn đồi, sông suối, thung khe, toàn bộ các đỉnh núi bên trái và bên phải đường bay chúng tôi đều dễ dàng nhận ra. Qua đó chúng tôi xác định vị trí của mình. Bởi vậy điểm chung cuộc của hành trình - đồn biên phòng - chúng tôi tìm ra nhanh chóng. Ngoặt về bên phải đồn biên phòng chúng tôi phát hiện ra sân đáp chiều dài 50 m được đánh dấu bằng cờ hiệu. Tuy nhiên các sân đó lại nằm giữa các cây cao. Chúng tôi bay qua trên đầu các sân đáp rồi vào tuyến lặp để hạ cánh. Tôi bắt đầu giảm tốc độ để thực hiện động tác treo trên sân đáp. Nhưng ngay khi tốc độ giảm đến 50 km/giờ thì trực thăng bắt đầu rung nhẹ cùng với việc mất độ cao. Vòng quay trục cánh quạt mang lực bắt đầu giảm vì quá tải. Tôi buộc phải chuyển trực thăng sang chế độ tăng tốc độ cùng với việc hạ độ cao. Bay qua trên các ngọn cây vài mét, chúng tôi lại vào vòng.

Chúng tôi chuyển sang sân đáp khác nhưng vào tuyến hạ cánh ở đây còn khó hơn. Những ngọn núi dốc đứng sát gần gây ra nhiều khó dễ. Sau khi lướt qua sân đáp thứ hai ở độ cao cực thấp ngay sát các ngọn cây, tôi đã xác định được cao độ của chúng: khoảng 30 m.

Rốt cuộc đã rõ việc hạ cánh an toàn không tai nạn tại cả hai bãi đáp là không thể. Vòng lại bay trên đầu đồn biên phòng, tôi xem xét vùng phụ cận xung quanh. Chẳng thấy có bãi đáp nào thích hợp.

Chúng tôi quyết định: bay về Đồng Hới. Cần khuyến cáo chính quyền địa phương chặt bớt cây xung quanh sân đậu để đảm bảo tiếp cận được nó ở độ cao thấp, nhằm xuất hiện khả năng treo trực tiếp là là mặt sân đậu.

Chúng tôi bắt đầu rẽ hướng bay về Đồng Hới. Bống hoàn toàn bất ngờ, tôi để ý đến ngọn núi bên phải hướng bay. Trên sườn núi có một đoạn thềm bề mặt tương đối bằng phẳng nằm ngang. Không nghĩ nhiều tôi quay trực thăng lại bay qua thềm núi. Chúng tôi xác định được bề rộng thềm núi khoảng 100 m. Sườn núi và thềm núi phủ một lớp rừng thưa. Đó là món quà của số phận! Tôi kêu lên với phi công-hoa tiêu rằng có thể thu dọn thềm núi làm sân đáp trong một đêm. Chỉ cần chặt một số cây đơn, bụi cây, dây leo.

Lướt qua thềm núi về phía đồn biên phòng, sau đó vòng lại và lại bay qua trên đầu đồn biên phòng về hướng thềm núi. Tôi làm điều đó để chỉ dấn cho những người lính biên phòng đang quan sát chúng tôi định hướng được thềm núi. Tôi ra lệnh cho hoa tiêu đánh dấu lên bản đồ vị trí chính xác thềm núi kia và xét khoảng cách đến đó tính từ đồn biên phòng. Bay qua lần nữa trên thềm núi rồi chúng tôi hướng về Đồng Hới.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,694
Động cơ
356,850 Mã lực
Phi công Xô-viết trên Bầu trời Bắc Việt, thời đường mòn Hồ Chí Minh đời đầu.
(Giai đoạn 1961-1963)
(tiếp)


Sau khi hạ cánh xuống Đồng Hới, tôi và hoa tiêu ra khỏi máy bay mà rất hài lòng về kết quả chuyến bay. Chỉ băn khoăn một điều: liệu có liên lạc vô tuyến với đồn biên phòng để truyền tọa độ thềm núi và mệnh lệnh chặt cây và dọn dẹp tạo dựng một sân đáp kích thước 50x50m trên thềm núi.

Anh phiên dịch từ nhóm hành khách đi tới vẻ lo lắng nói rằng các vị hành khách rất không hài lòng và đòi phải báo cáo tại sao không thực hiện hạ cánh xuống sân đáp. Tôi giải thích ngắn gọn rằng các sân đáp đánh dấu bằng các cờ hiệu không phù hợp để hạ cánh an toàn do chướng ngại vật. Tiếp đó tôi nói chúng tôi đã xác định được từ trên không địa điểm hạ cánh an toàn và cần liên lạc với đồn biên phòng và truyền mệnh lệnh. Tôi trao tờ giấy có phần viết cùng các tọa độ địa điểm cần làm việc để chuẩn bị sân đáp. Nếu liên lạc với đồn biên phòng không có thì cần chuẩn bị cờ hiệu hoặc thư tín để ném xuống lãnh địa đồn biên phòng.

Rất may phiên dịch viên cho biết có đường liên lạc điện báo với đồn biên phòng. Phiên liên lạc ấn định vào buổi chiều.

Người ta đề nghị chúng tôi đi tắm biển, chúng tôi vui vẻ đồng ý. Một cơ hội như vậy trong cái nóng bức nhiệt đới thật là đúng lúc. Người ta lấy xe ô tô chở chúng tôi ra bờ biển "Nam Trung Hoa", nơi có một cửa sông. Người phiên dịch đi cùng chúng tôi. Anh ta, là bác sĩ và người bản địa, cho chúng tôi những lời khuyên về xử sự trên biển. Đặc biệt anh cảnh báo chúng tôi không bơi ra xa bờ vì lũ cá mập luôn săn rình những người liều lĩnh. Chúng tôi lặn ngụp trong nước biển và thấy ngay độ mặn cao của nó: ngứa và rát toàn thân. Bởi vậy chúng tôi không ở lâu trong nước biển mà hụp lặn trong sông để rửa muối. Thủ tục này chúng tôi làm 3 lần rồi xin về nhà trong bóng râm dưới mái nhà, bởi vì trên bờ chẳng có chỗ nào tránh được ánh mặt trời gay gắt không thương xót.

Trong thời gian ăn tối người ta thông báo phiên liên lạc với đồn biên phòng đã diễn ra, thông tin đã được thu nhận. Chúng tôi đi nghỉ, thỏa thuận sáng ngày mai sẽ cất cánh sớm hơn.

Chúng tôi cất cánh ngay sau khi mặt trời lên. Từ cư ly tầm 3 km chúng tôi đã thấy một khu vực phát quang không cây cối, khi tới gần hơn thì thấy nhiều người đang làm việc ở cạnh các bụi cây. Tôi quyết định hạ cánh trong hành tiến. Tôi xác định không có chướng ngại. Treo máy bay và tiếp đất, không hề giảm vòng quay trục cánh quạt. Cậu kỹ thuật viên hàng không khẳng định bánh xe đã nằm trên bề mặt bằng phẳng và ra tín hiệu. Tôi tắt động cơ, hãm vòng quay trục cánh quạt. Kỹ thuật viên hàng không mời hành khách ra khỏi máy bay. Tất cả nhanh chóng rời trực thăng.

Tôi quan sát từ buồng lái thấy những người mới đến vui mừng ra sao, họ ôm nhau thậm chí còn nhảy múa. Khi sự hoan hỉ chấm dứt, tất cả cùng đi rồi khuất sau đám cây. Người phiên dịch của chúng tôi, ông Bác sỹ (tôi bắt đầu gọi anh ta như vậy) nói rằng mọi người đi chọn vị trí để tiến hành các cuộc thảo luận.

- Thảo luận?

- Vâng, thảo luận, - Bác sỹ nói, - với những người tiên phong mở đường của Nam Việt Nam lần đầu tiên đi vòng đường giới tuyến trên lãnh thổ của nước Lào đã được giải phóng.

Các cuộc đàm phán thảo luận đã quen thuộc với chúng tôi từ hồi thi hành nhiệm vụ thứ nhất. Từ sau đám cây một trong các thành viên đoàn đại biểu đi ra nói chuyện với Bác sỹ. Bác sỹ nói với chúng tôi địa điểm đàm phán đã chọn xong nay cần chuyển hàng đến. Tôi chỉ vào các chiến sĩ biên phòng đang tiếp tục mở rộng sân đáp. đề nghị người chỉ huy cho tạm dừng tay và động viên người ra bốc hàng trên trục thăng xuống và chuyển hàng đi.

Bác sỹ chuyển lời của tôi cho người đại biểu, ông ấy lại đi ngay. Rất nhanh chóng ông ấy trở lại cùng một nhóm chiến sĩ biên phòng. Họ lấy hàng mang đi.

Sau một lúc, nhiều người từ sau đám cây đi ra, xét theo trang phục họ là những người mở đường từ phía Nam. Quần áo họ bạc rách nhiều. Vẻ ngoài nhiều người mệt mỏi và kiệt sức. Kèm họ là các chiến sĩ biên phòng giúp một vài người di chuyển. Bốn trong số những người mới đến là người Việt, còn môt người tầm thước có lẽ là người Trung quốc. Bác sỹ của chúng tôi đón họ, nói chuyện với họ một chút rồi mời họ đi theo mình, Tất cả lại khuất sau đám cây.

Mặt trời đã lên khá cao. Những con ruồi trâu hay nhặng tấn công chúng tôi từ mọi hướng. Mặt trời đốt nóng thân trực thăng đã thu hút lũ bọ. Chúng bu kín máy bay, theo cánh cửa mở xông vào trong. Không sao chịu nổi lũ ruồi bọ hung hăng này, chúng tôi chạy ra đám cây, bẻ các cành cây để xua chúng đi. Dễ chịu hơn nhưng chẳng được mấy. Chúng tôi buộc phải tránh lũ côn trùng khát máu bằng cách liên tục di chuyển, chạy, nhảy, vung tay vung chân. Phi công phụ của tôi Alfred Naghibovitch tìm lối thoát bằng cách leo lên nóc trực thăng. Vô ích! Chúng tôi quết định lấy xăng bôi lên người. Chẳng được lâu. Xăng bốc hơi nhanh, chúng tôi tiếp tục lấy các cành cây xua lũ ruồi.

Về chiều muỗi to muỗi nhỏ xông ra cùng ruồi và cả những loại hút máu khác nữa. Bốn giờ chờ đợi như vô tận với chúng tôi. Cuối cùng thì Bác sỹ xuất hiện. Tôi nói với anh ta liệu không thể kết thúc hội họp để có thể bay về đến Đồng Hới khi trời còn sáng hay sao. Trao đổi với đoàn đại biểu, Bác sỹ chuyển đến chúng tôi lời người lãnh đạo đoàn:

- Nếu kíp lái vội thì cứ bay đi!

Tất nhiên bay về mà không có đoàn đại biểu thì chúng tôi không thể làm rồi. Chúng tôi mở động cơ, quay cánh quạt, cho máy bay treo, vòng 180 độ về phía bay đến. Sau các thao tác này chúng tôi lại tắt máy. Có lẽ điều đó có ảnh hưởng đến sự tăng tốc cuộc họp vì 10 phút sau mọi người đã xuất hiện sau đám cây. Họ có 11 người. Phân biệt những người tiên phong mở đường từ phương Nam với người Bắc Việt Nam là không thể. Tất cả bọn họ đều mặc quân phục QDNDVN. Các đại biểu ngồi vào trực thăng và chúng tôi cất cánh.

Tại Đồng Hới, một chiếc Li-2 đã chờ sẵn những người tham gia họp. Bác sỹ thông báo sáng mai chúng tôi có thể bay về Hà Nội. Điều đó làm chúng tôi vui mừng. Trong khi đi trên xe chúng tôi trao đổi ý kiến với Bác sỹ về các cuộc hội họp. Với chúng tôi nó diễn ra quá lâu. Bác sỹ nói anh phải xử lý vết thương cho những người mở đường, chăm sóc các bệnh nhân.

Chơi với trẻ em Việt Nam. Tháng 3 năm 1961.


 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,694
Động cơ
356,850 Mã lực
Phi công Xô-viết trên Bầu trời Bắc Việt, thời đường mòn Hồ Chí Minh đời đầu.
(Giai đoạn 1961-1963)
(tiếp)



Sau bữa tối chúng tôi đi nghỉ ngơi, khoan khoái nghĩ tới giấc ngủ dài bình yên không lo âu. Tuy vậy đêm đến lại khá ầm ĩ, nếu không nói là ác mộng. Khoảng 9 giờ tối bắt đầu cơn dông. Cứ tưởng: thế là tốt sẽ mát mẻ. Chúng tôi mở cánh cửa chớp, đứng bên cửa sổ, hưởng thụ sự mát mẻ. Bỗng ánh chớp chói lòa bùng lên ngoài cửa sổ. Đúng lúc đó tiếng sét đánh đột ngột dữ dội làm rung chuyển căn nhà của chúng tôi. Qua sương mù có thể thấy từ trên trời một màn nước dày đặc bao phủ xung quanh. Nước dội từ mái nhà xuống như dòng thác. Chớp lóe liên tục, tiếng sấm rền biến thành tiếng rú đặc quánh. Có cảm tưởng chớp bay ngay sát ô cửa sổ. Lời của bài hát "trong bóng tôi chớp lóa, sầm rền vang không dứt" minh họa đúng hiện tượng tự nhiên ngoài cửa sổ.

- Này cậu!

- Chính nó đấy!

- Như thể chúng ta cùng ngôi nhà đang lặn ngụp trong biển!

Chúng tôi trao đổi với nhau như vậy về những ấn tượng của lần đầu thấy tận mắt cơn dông nhiệt đới.
Cơn dông đã đi xa nhưng mưa tiếp tục tuôn không hề giảm. Gió mạnh lên. Chúng tôi bắt đầu lạnh cóng, phải nhao vào đệm chui xuống dưới chăn. Giấc ngủ biến mất dần. Trong phòng bây giờ không còn là làn gió nhẹ nữa mà là cơn gió lùa khá mạnh. Tôi lên tiếng:

- Các chàng trai, các bạn ở đó thế nào?

- Đồng chí chỉ huy, hãy quay 180 độ, chí tuyến đã hết. Phía trước là Nam Cực, - Naghibovitch trả lời.

Tôi cũng đùa:

- Tôi sẽ lấy hướng ngược lại buổi sáng, còn đêm thì phải trú đông ở nơi ấm áp. Tôi đề nghị: cứ mặc quần ngắn theo trang phục hàng ngày, thu thập tất cả vải trải trên các giường và tập hợp tất cả dưới một cái đệm. Trong vòng tay hữu nghị siết chặt, dưới toàn bộ các tấm trải giường chúng ta sẽ sống sót, nếu không - chúng ta sẽ chết như những con ma-mút.

Dịu đi trong ba tấm đắp, chúng tôi nằm kề sát vào nhau. Dưới tiếng mưa, được sưởi ấm, chúng tôi bắt đầu giấc ngủ. Bỗng ngoài cửa sổ tiếng gầm vang lên, không phải bò rống mà thực sự là tiếng gầm, rất trầm và to. Xa hơn một chút cũng nghe như vậy, rồi tiếp tục, tiếp tục. Số lượng tiếng gầm tăng lên từng phút. Bản "hòa tấu" bắt đầu. Nó vẫn tiếp tục và trời vẫn cứ mưa. Rồi mưa chấm dứt vào nửa đêm về sáng. Cuối cùng mọi người cũng thiếp đi.

Sáng ra chúng tôi thấy ngôi nhà của mình đúng là nổi trong nước. Nước khắp nơi bất cứ nơi nào mắt nhìn đến. Chúng tôi lên xe đi ăn sáng trên con đường ngập nước. Lúc đang ăn sáng Bác sỹ xuất hiện thông báo khu vực này đang bị thiên tai. Sông trần bờ, nước lũ từ núi đổ về cuồn cuộn, cuốn trôi đê bao, ngập tràn đồng lúa. lúa đổ rạp, tất cả chìm trong nước. Những cơn mưa nhiệt đới to như vậy đã lâu không thấy. Chỉ có những người già nhớ về chúng mà thôi.

Chúng tôi hỏi, trong lúc trời mưa, có "ai" gào rống như vậy. Bác sỹ phá lên cười, anh nói rằng ở đây có những con ễnh ương (sống trong hang). Trong thời gian các cơn mưa nhiệt đới, chúng chui ra khỏi hang và rống lên gọi nhau đi tình tự.

Chúng tôi chia tay với Bác sỹ, cám ơn vì sự nhạy cảm, ân cần và công tác xuất sắc trên cương vị người phiên dịch. Lái xe chở chúng tôi ra sân bay, đóng trên địa thế cao và vẫn khô ráo. Quyết định cho cất cánh nhận được buổi chiều. Chúng tôi sẽ bay về Hà Nội.

Sau chuyến bay chúng tôi đưa trực thăng vào trạng thái sẵn sàng và quyết định xả hơi một chút, uống "Bia Hà Nội". Chúng tôi đứng uống bia, ngắm chiếc Li-2 lăn vào sân đậu. Chúng tôi đã nhìn thấy nó ở Đồng Hới. Chúng tôi hiểu các đại biểu đã bay về. Vài chiếc xe hơi chạy ngang qua chúng tôi hướng đến chô máy bay. Khách bắt đầu từ máy theo thang đi xuống. Những người vừa đến đón họ ở chân cầu thang, siết chặt tay, họ ôm nhau nói ngắn gọn rồi tất cả tản về các xe đi đón. Đoàn xe đi về hướng chúng tôi. Khi đến ngang chỗ chúng tôi, chiếc xe đi đầu ngừng lại, những chiếc đi sau cũng dừng theo.

Từ chiếc xe đầu, một vị khách trang phục kiểu Âu và người phiên dịch của chúng tôi đi ra, anh ra hiệu cho chúng tôi lại gần. Khi chúng tôi đến gần, vị khách mỉm cười thân thiện, ông nói gì đó bằng tiếng việt và bắt tay tôi và các thành viên kíp lái. Rồi ông ra hiệu dịch lời ông sang tiếng Nga. Bác sỹ-phiên dịch viên nói:

- Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng cám ơn các bạn vì đã thực hiện thắng lợi một công tác quan trọng đối với nhân dân Việt nam.

Các thành viên cuộc họp - các hành khách cũ của chúng tôi cũng từ các xe còn lại bước xuống, đến gần và bắt tay chúng tôi. Sau nghi thức đó tất cả tỏa về xe rồi họ đi khỏi. Đó là cuộc gặp duy nhất của chúng tôi với Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng nhưng nó được ghi nhớ đậm nét bởi sự bất ngờ và nồng ấm.
 

hungthan86

Xe máy
Biển số
OF-329319
Ngày cấp bằng
31/7/14
Số km
61
Động cơ
284,210 Mã lực
Nơi ở
Thanh Trì - Hà Nội
Bài quá hay cám ơn cụ chủ thead
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top